TBT_Mot ben la nui

ba.JPGTRUYỆN

trần bang thạch

Houston, Texas

_____________________________________________________

 

CHUYỆN THÁNG TƯ ĐEN

Chuyện 1.

HAI MÀU ÁO TẠI HỘI TRƯỜNG

TRONG 1 NGÀY 30/4

TL_Hoahongtrang.jpg 

Chị ngồi trên chiếc ghế của chiếc bàn tròn cuối cùng kê nơi góc phải hội trường. Chỉ một mình chị. Các bàn ghế vẫn còn trống phía hội trường này. Bên góc trái đã có vài chục người ngồi chuyện trò vui vẻ. Chương trình Tưởng Nhớ Ngày 30 Tháng 4 còn hơn nửa tiếng nữa mới bắt đầu. Hình như tôi chưa hề gặp chị ở đây. Chắc hẳn chị không phải là người thường xuyên đến trung tâm sinh hoạt này. Không phải chị là một trong vài chục người đến hội trường sớm mà tôi để ý đến chị. Chính bộ bà ba đen chị đang mặc và dáng ngồi thẳng, mắt hướng về phía trước và gương mặt trông rất buồn, không một chút phấn son của người đàn bà trên sáu mươi làm tôi không thể nào không để ý đến chị. Không biết từ hồi nào tôi có thói quen hay quan tâm tới những người nữ mặc toàn đen với gương mặt buồn. Dấu hiệu của tang chế. Bình thường đàn bà thích ăn mặc đẹp với những màu sáng và khi ra ngoài thì thường có chút phấn son. Gặp chị tại một buổi tưởng niệm, linh tính cho tôi nghĩ rằng người đàn bà nầy chắc có điều gì trắc ẩn. Suy từ chính mình, hôm nay tôi đang mặc chiếc áo trắng. Màu trắng để tang cho một ngày buồn thảm. Màu trắng cũng để tự nhắc mình rằng hãy từ màu trắng sáng nầy mà nuôi hy vọng, mà dắt dìu nhau đi về vùng trời trong sáng hơn.Từ ngày đến Hoa Kỳ hơn 30 năm nay, hàng năm cứ mỗi lần ngày 30/4 đến tôi mặc chiếc áo trắng này. Lúc đầu thì vợ con tôi cũng làm theo để tôi vui lòng, lâu dần họ bỏ cuộc; chỉ còn tôi. Chiếc áo trắng nầy cũng kiên trì theo tôi từ đó, không sờn rách cũng không đổi màu.Từ chiếc bàn kế bên tôi thấy trên bàn, trước mặt chị 1 bao ny-lon đựng mấy tấm ảnh 4x6 đen trắng và cành hoa trắng  làm bằng vải, giống như hoa lài. Tôi thầm mong có người nào đó đến ngồi gần chị để chị không cảm thấy lẻ loi và xa lạ.

Gần tới giờ bắt đầu chương trình. Trong hội trường người ra kẻ vào, tiếng nói cười xen với tiếng nhạc nhẹ. Chị vẫn âm thầm ngồi đó. Chiếc bàn chị có thêm hai bà cụ và 1 ông cụ cùng với hai bé gái bốn, năm tuổi, chắc là cháu của ông bà. Các cụ già thường ít nói và các cháu bé thường không làm quen với người lạ nên chị vẫn ngồi đó, không chuyện trò với ai. Chị có vẻ chăm chú nghe các diển giả nói chuyện, rồi ăn trưa như mọi người và cùng thưởng thức văn nghệ như mọi người. Chiếc bao ny-lon vẫn trước mặt chị. Tôi không đọc được một nỗi xúc động nào trên gương mặt chị. Hay chị có xúc động mà tôi không bắt gặp hoặc chị ém sâu nó vào lòng mình. Hình như chị không thích chuyện trò nên tôi cũng ngại làm quen. Bộ bà ba đen và cành hoa lài trắng vẫn là điều bí ẩn đối với tôi.

Khi chương trình chấm dứt, ngó quanh, tôi không thấy chị. Không biết người đàn bà ăn mặc toàn đen ấy đã biến đi từ hồi nào.

Chị đi rồi mà đầu óc tôi vẫn còn vẽ ra nhiều điều về chị. Chị có thể là góa phụ của một người tù đã bỏ thân nơi nào đó trong núi rừng Việt Bắc sau ngày 30/4/75. Chị có thể là người mẹ đã phải thủy táng con mình trên biển Đông. Chị có thể là người vợ trẻ vài mươi năm trước sống trong giây phút hải hùng khi chứng kiến chồng mình đã liều thân cứu vợ thoát khỏi nanh vuốt của bọn hải tặc khát máu trong vịnh Thái Lan... Anh yêu quí, em bây giờ còn sống mà như đã chết. Những tấm ảnh ngày cưới chúng mình và những tấm ảnh giày saut nón sắt của anh đang sống với em từng giờ từng phút. Từng giờ, từng phút em sống với anh. Còn cánh hoa lài trắng nầy em sẽ mang theo cho đến cuối đời như 1 giải khăn sô cho duyên phận chúng mình. Và bộ đồ đen nầy em mặc hàng năm để tưởng nhớ ngày tang khó 30 tháng 4.

Thưa chị, dù không được nói một lời nào với chị, cũng như không nghe chị nói một tiếng nào, nhưng tôi biết chị. Và biết cả tên chị nữa. Chị chính là một trong hàng triệu phụ nữ Việt Nam sanh ra, lớn lên, lê đôi bàn chân rướm máu trên núi Sọ và gánh chịu muôn ngàn đau thương, oan khiên, khổ nhục của một thời Việt Nam thập tự giá. Thưa chị, cảm ơn chị đã đến với chúng tôi. Màu áo đen của chị và màu áo trắng của tôi đã hòa nhập tuyệt vời trong ngày tưởng niệm 30/4 hôm nay, nơi đây. Trắng hay đen đều là màu tang chế. Chúng ta cùng để tang cho một cái tang chung. Phải không, thưa chị, chị Nguyễn Thị Việt Nam?

Chuyện2.

CẦU BÀ NỘI

web_bridge.jpg

Trong mắt bà Tư căn nhà bây giờ bỗng nhiên trống hoác. Nằm trên giường bịnh bà Tư cũng hình dung được  căn buồng bên trái cửa đã đóng kín, cái bàn học kê bên cửa sổ còn xấp bài chưa chấm của con dâu. Chiếc áo lính cũ của con trai còn máng trên vách buồng. Chai sữa nấu bằng gạo rang thằng cháu nội chưa uống hết đang nằm bên cạnh bà đây. Mới hôm qua cả nhà còn đông đủ. Hôm nay chỉ còn một mình bà. Trống vắng.

Đêm qua trời tối đen như mực, cỗng thằng cháu nội mới hơn 1 tuổi trên lưng, bà Tư lần mò từng bước trên cây cầu khỉ bắc ngang Rạch Bần. Mưa lớn và gió mạnh. Cầu lắc lư hay chân tay bà lão sáu mươi đi đứng không vững? Cha mẹ thằng bé đã đi trước với 2 đứa con và mấy túi đồ ăn, thức uống. Hồi chiều có tin cơ quan xã đã nghe phông thanh chuyến vượt biên này. Mọi người phải chạy đua với xã đội, hối hả xuống "taxi" đang đậu chờ ở ngoài vàm để đi ra "con cá lớn". Khi chiếc ghe nhỏ rời bến, bà Tư trở về. Dâu con đã năn nỉ bà cùng đi, bà nói bà phải ở lại để rủi có bề gì thì còn nhà cửa để con cháu trở về. Bà đi thất thểu dưới mưa mà tưởng chừng như mình bay trong gió. Bà thấy thân thể nhẹ tênh mà trái tim thì nặng như chì. Bà Tư đã vừa bứt ruột, nát lòng đưa tiễn những người thân nhứt của bà ra đi. Sống chết thế nào chưa biết. Từ nay một thân già yếu bà Tư cũng không biết mình sẽ ra sao. Bà bước trở lại cây cầu khỉ. Đi mới được nửa cầu, bà muốn đứt hơi, mắt hoa, chân run, bà dựa vào tay vịn để thở. Khi thân cầu gãy, bà Tư mới hoàn hồn, cố gắng hết sức già, bà Tư mới lội được vào bờ, lê lết về  nhà. Cơn sốt bắt đầu ngay sau đó.

Tin vượt biên thành công của con cháu nhắn gởi từ Songkla bà Tư không nhận được. Bà Tư đã vĩnh viễn ra đi chỉ hai ngày sau cái đêm mưa tầm tả ấy.

Lối xóm nói cơn sốt không thể vật ngã được người đàn bà nhà quê dạn dày sương gió ấy. Chắc chỉ tại nỗi buồn quá lớn khi bà bỗng chốc mất hết những người thân yêu.

Gần ba mươi năm trôi qua, Rạch Bần đã thay bao nhiêu cây cầu khỉ. Xóm giềng vẫn nghèo xác nghèo xơ. Hôm nay cây cầu đúc bắt qua con rạch vừa xong. Không có lễ khánh thành nhưng một số người ở gần đến chờ giờ khai thông cây cầu. Trong làng ai cũng biết cầu này do một kỹ sư cầu đường trẻ nổi danh của Mỹ tự tay thiết kế và xây dựng cả tháng nay. Đứng trước ba má và anh chị, người thanh niên trạc ba mươi tự tay vén tấm vải điều che mặt bia đặt bên này cầu. Người ta đọc mấy chữ trên tấm bia: "BÀ NỘI, con thương Bà".

Từ đó người làng gọi cầu nầy là Cầu Bà Nội. Một cây cầu gãy gần ba mươi năm trước bây giờ đã được bắt lại, đẹp đẽ, vững chắc. Ở một nơi nào đó trên mây, có người đàn bà quê nhìn xuống đàn con cháu, niềm vui bừng sáng một góc trời chiều.

 

Chuyện 3.

CẮT RUỘT THẢ XUỐNG BIỂN ĐÔNG

web_boat.jpg 

 

Con thuyền chật cứng lúc bắt đầu ra Bãi Giá. Bây giờ chắc không ai chợt thấy lòng thuyền bỗng rộng hơn. Mọi người đã đói lã, không còn nghĩ gì ngoài cái ăn. Sau 39 ngày lênh đênh trên biển, hơn một nửa đã vắng mặt vì bịnh và vì đói khát. Xác họ đã làm mồi cho cá mập. Cơn đói khát và mất người thân khiến nhiều người phát điên. Chị Út V. ôm cứng con vào lòng bằng tất cả sức lực còn lại của mình. Con bé mới tuổi rưỡi cũng đang thoi thóp. Từ hai hôm nay những người trên thuyền chỉ muốn ăn thịt con bé. Họ nói dầu gì thì con bé không thể sống được. Chị Út V. biết chị không thể nào chống trả hay kêu gọi nhân tính của họ, những người tìm mọi cách để sống còn. Nửa đêm chị Út V. lần mò ra trước mủi thuyền, nhẹ nhàng thả con trên lượn sóng biển Đông.

Chị thấy từng đoạn ruột của mình đang rỉ máu trên những ngọn sóng vô tình.

 Houston, để nhớ ngày này hơn 30 năm trước

Trần Bang Thạch

 

Trần Bang Thạch

Cũng một dòng sông

MP3 đọc truyện 

________________________________________________________________________________________ 

Vài hôm trước 1 chị đồng môn từ New Jersey lượm 1 link MP3 đọc truyện trên net và gởi cho TBT. MP3 nầy TBT chưa từng nghe tuy nó có trên net từ 2002. Cám ơn chị đồng môn PTGĐTĐ.

Kính mời đọc giả Trang Nhà nghe: 

http://ndclnh-mytho-usa.org/Audio%20Book/Cung%20Mot%20Dong%20Song%20-%20Tran%20Bang%20Thach.mp3     

 

___________________________________________________________________________________________________ 

 

KHÓC THẦY       

ptghou_jan31_GSTRuongSelf.jpg 

 

GS Nguyễn Văn Trường là 1 trong rất ít người mà tôi tự hãnh diện làm học trò suốt đời dù mình chưa 1 lần ngồi trong lớp thầy.

Bây giờ Thầy đã đi rồi nhưng hình dáng, nét cười, lời nói, ý tưởng vẫn còn quẩn quanh nơi đây. Dáng Thầy cao sừng sững trong đời, nghĩa đen lẩn nghĩa bóng. Cái dáng đó là cái khung vàng, là thước ngọc cho chúng tôi, những môn sinh, những đồng môn PTG của Thầy. Thầy cũng là người thầy suốt đời của chính mình khi Thầy không ngừng đọc, suy nghĩ và viết; khi Thầy kiên trì tập luyện thân thể với câu nói mà tôi nhớ hoài: Không đọc thì không biết đầu óc của tui tùm lum như thế nào. Không tập thì tui đã chết lâu rồi. Cái tâm của Thầy còn lan tỏa tới mọi người quen biết khi Thầy nói anh ấy, chị ấy, thằng ấy rất dễ thương! Chưa bao giờ tôi nghe Thầy ghét hay nặng lời với 1 người nào. Hình như từ lâu tôi đã siêng năng tập thể dục hơn và nhìn ai cũng thấy dễ thương hơn. Đây là1bài học quý không từ sách vở mà tôi học được từ Thầy, Người Thầy suốt đời của tôi.

Một cách rất cục bộ và chủ quan, tôi thầm nghĩ Gia đình PTGĐTĐ Houston chúng tôi được nhiều ưu đãi, trong đó có việc Thầy cùng gia đình cư ngụ tại Houston để những sinh hoạt của thầy trò chúng tôi được thuận tiện hơn từ hơn 20 năm nay. Chúng tôi thường nói với nhau: Thầy là linh hồn của sinh hoạt PTGĐTĐ hải ngoại.

Thưa Cô và thưa các em, Thầy vốn là người chồng tốt, người cha, người ông tốt, người VN tốt. Bằng những cái tốt nầy, kính mong Cô và các em sớm vượt qua nỗi đau và sự mất mát quá lớn nầy. Trên vùng trời bao la, Thầy đang gởi xuống những nụ cười hiền.

Thưa Thầy, Thầy đã ra đi nhưng chúng tôi biết Thầy không bỏ chúng tôi và chúng tôi luôn nhớ Thầy, luôn vịn cái dáng sừng sững của Thầy, cái tâm bao la của Thầy để đứng và để suy nghĩ. Thầy ơi, các em vẫn nhớ Thầy. Nhớ mãi. 

TBT, Houston Jan 4, 2018 

Ike_eye.jpg

LAN MAN

TRONG

MẮT BÃO

.

____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ 

HarveyEye.jpg

BBT: Trong khi chờ cơn bão dữ Harvey đến Houston 12 tiếng nữa với tốc độ 120 miles/giờ vào Thứ Bảy 26/8 và Chủ Nhật 27/8/2017, xin nhắc lại bão IKE, được mệnh danh là Cơn Bão của thế kỷ, tháng 9 năm 2008 tại Houston qua bài viết đúng 9 năm trước. Cầu nguyện cho mọi người bình an.

 Mắt bão Harvey Sept 25, 2017 

____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ 

1.

Ngay khi con chữ đầu tiên của bài viết nầy rơi trên mặt monitor thì bão Ike còn cách bờ biển Galveston 52 dặm. Tính ra còn khoảng 4 tiếng đồng hồ nữa Ike mới đánh vào bờ. Đường kính của Ike rộng quá, 500 dặm, choáng gần hết Gulf of Mexico, từ Palacios ở mạn Đông lên mạn Tây giáp với tiểu bang Louisiana. Đường kính rộng như vậy cho nên dù là bão đang ở cấp 2 nhưng mạnh tương đương cấp 4. Sẽ trở thành cấp 4 chỉ vài giờ nữa với tốc độ gió là 143 miles/giờ. Gió thì đã bắt đầu thổi mạnh từ lúc hơn 6 giờ chiều. Ngoài khơi, có lúc sức gió lên đến 105 dặm/giờ. Trên màn ảnh truyền hình, đã thấy những con sóng cao gần 20 feet. Có chiếc tàu chết máy đậu ngoài khơi, 23 thủy thủ đã được cứu. Có chiếc truck với 2 người thanh niên bị mắc lầy trên bãi biển Galveston giữa cơn cuồng nộ của sóng và gió. Họ cũng được cứu nhưng phải nghe vài lời cằn nhằn của toán cấp cứu. Nghe nói có tới hơn 40% dân chúng thuộc vùng ven biển không theo lịnh di tản bắt buộc của chánh quyền. Chắc rồi khoảng 20,000 người nầy cũng phải kêu cứu khi nước đến chân mà chưa nhảy kịp, hay chỉ nhảy kịp lên... nóc nhà! Trên đất liền từ vùng Đông Nam Texas cho tới Trung Nam Louisiana gió lên đến trên 70 dặm/giờ.

Cho tới giờ nầy, gần 11 giờ đêm Thứ Sáu 12-9-2008, nghe báo cáo nói là đã có trên 30 căn nhà ở Matagorda County town of Sargent bị sóng biển làm hư hại nặng. Vùng phía trên của Texas GulfCoast thì chưa thấy thiệt hại gì. Nhưng theo dự đoán thì sẽ có tới vài chục quận hạt và thành phố ven biển sẽ là nạn nhân của cơn bão chết người nầy.

Các dự báo thời tiết cũng giữ vững lập trường là bão sẽ vào thẳng Galveston, rồi tiến theo trục xa lộ I- 45 lần lên phía bắc Houston với bán kính 70 dặm, sức gió sẽ giãm thành cấp 1. Cũng hơi yên tâm nhưng không khỏi lo sợ khi trên màn ảnh sóng cao như cái nhà lầu, và bên ngoài gió mỗi lúc một mạnh thêm.

Con sóng và ngọn gió nầy  làm nhớ tới những ngày lênh đênh trên biển rộng gần ba mươi năm trước. Suốt 3 ngày đêm chiếc ghe dài 20 thước với 120 con người như chiếc lá có lúc lặn sâu xuống chân sóng rồi trồi lên ngọn sóng cao như tòa building 20 tầng. Hình như lúc đó không ai tỏ ra sợ sệt, hay nỗi sợ hãi tan loãng trong tiếng kinh cầu. Hay nỗi sợ ấy không đáng gì so với nanh vuốt của con hổ luôn rình mò, chực chờ để bóp nghẹt mỗi phận người. Con hổ ấy mình vừa bỏ lại. Bão to, sóng cả gì cũng phải đi tới, dù sóng cao bằng tòa building 100 tầng. Mọi người và cả cây cột đèn, nếu may mắn có cơ hội thì cũng ra khơi. Nghĩ cũng ngộ: quê hương tôi trên đất liền mà có sóng đỏ như máu phủ chụp trên thân mọi người đã hơn ba mươi năm rồi, và còn bao nhiêu năm nữa?!!!

.

2.

Ike_gal_2.jpg

Ike. Bão nầy tên là Ike. Sẽ là cơn bão dữ dội nhất kể từ bão Alicia đánh thẳng vào Houston ngày 18-8-1983 với sức gió 127 dặm/giờ và với 23 trận cuồng phong lớn (tornadoes) trên đất liền làm cây cối ngã; sau cơn bão, nếu gom số cây nầy chất thành đống sẽ đầy diện tích 1 sân football với độ dầy là 1,200 feet. Như một quả núi lớn. Nghĩ tới Alicia mà đâm ra sợ Ike. Sợ nhưng không trách mình đã tử thủ. Không muốn gặp cái cảnh kẹt xe 3 năm trước trong trận bão Rita nên dù không muốn cũng phải "lì".

Ike. Sao lại Ike? Thật là trớ trêu. Ike là cái tên gọi thân thương trên miệng của người Mỹ một thời. Tận trời 

PrDwightDEisenhower.jpgĐông bên kia biển Thái, kẻ viết bài nầy, lúc còn tấm bé, cũng đã một thời ngưỡng mộ người mang tên Ike. Đó là cái tên thân mật để gọi vị Tổng Thống thứ 34 của Hoa Kỳ (1953-1961) : Tổng Thống  Dwight D. Eisenhower. Nếu Hiến Pháp Mỹ Quốc cho phép vị  Tổng Thống đương nhiệm tái ứng cử thêm lần thứ 2 thì chắc vị tướng 5 sao anh hùng của Thế chiến thứ 2 sẽ đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa. Người ta yêu thương đứa con cưng của Texas nầy vì tài thao lược trong thời chiến và vì đức độ và tài năng của một chánh khách đã lèo lái một nước Mỹ trở thành một siêu cường trước áp lực của Liên Bang Xô Viết trong thời gian chiến tranh lạnh. Ike cũng là người đẫy mạnh cuộc chạy đua chinh phục không gian với Liên Bang Xô Viết.


Vậy mà cái tên Ike lần nầy sao mà đáng sợ và đáng ghét !

 

3.

NeilArmstrong.jpg

Ghét luôn cái anh chàng Neil Armstrong ! Tự nhiên từ mặt đất, đeo phi thuyền Apollo 11, vượt 240 ngàn dặm, đặt chân xuống mặt trăng lúc gần nửa đêm ngày 20-7-1969, gởi ngay mấy chữ ngắn gọn xuống địa cầu: "Magnificient desolation" (vùng hoang địa tuyệt vời). Sau đó, cùng với bạn đồng hành Buzz Aldrin còn ghi chép, chụp ảnh mặt trăng suốt 2 tiếng rưỡi đồng hồ. Còn nhớ sau đó vài tháng, tại thư viện Abraham Lincoln trên đường Lê Quí Đôn Sài Gòn người ta xếp hàng dài cả cây số để xem những mẫu đá lấy từ mặt trăng.

Ghét Armstrong, ghét các mẫu đá trong hộp thủy tinh vì huyền thoại Hằng Nga, Cung Quảng từ trăm ngàn năm bỗng một sớm một chiều bị phá vỡ. Đường Minh Hoàng nếu còn sống đến ngày nay cũng phải vỡ mộng du Nguyệt Điện. Trước mắt là các em thiếu nhi, kể từ Apollo 11, có còn mỗi độ Trung Thu, xách lồng đèn tung tăng đi dưới trăng, ngước nhìn trăng thấy nơi xa thăm thẳm ấy là Chàng Cuội bên gốc cây đa với chị Hằng và chú thỏ bạch? Chuyện kể ngày xưa...xưa lắm có vợ chồng nhà kia sống trong cánh rừng bên cạnh cây thuốc cứu, rồi người vợ một hôm...có còn được các em bé nghe say sưa đến quên con trăng đã xế?

Appolo11.jpg

Lúc đó, sau khi bước ra khỏi cổng thư viện Abraham Lincoln, muốn quên hết những mẫu đất đá, quên hình ảnh Apollo 11, quên anh chàng Armstrong in trên các trang ảnh màu lộng lẫy treo trên tường thư viện. Quên hết để cái thơ mộng của cung trăng còn sống mãi trong tâm trí ngây thơ tuổi nhỏ.

Đó là mùa Trung Thu đầu tiên tuổi trẻ trên mặt đất thấy Trăng không còn là thơ với mộng. Từ đó trẻ em đón trăng chỉ như một dịp vui chơi, hội hè. Chú Cuội, Chị Hằng chỉ còn là hình ảnh thân thương trong trí nhớ.

.

4.

Nói nhiều về Ike và về Armstrong vì những dự định tổ chức Tết Trung Thu cho các cháu tại nhiều nơi trong thành phố vào cuối tuần nầy phải bỏ dở. Ike làm thời gian bị trở ngại. Armstrong làm Trung Thu với Trăng Rằm mất phần nào thơ mộng.

.

5. Viết thêm, sau cơn bão.

Phần sau nầy viết tiếp sau hơn một tuần lễ mất điện.

Không ngờ chỉ mới đi lan man tới phần 4 trên đây thì điện bị mất. Sau này mới biết thêm về bão. Lúc đó, khoảng 2 giờ sáng, bão đã vào đất liền với sức gió lên tới 75 dặm/giờ. Galveston và các vùng lân cận bị chôn vùi dưới nước. Bước chân tàn phá dữ dội của Ike đã đặt trên các vùng ven biển. Gió tiếp tục lướt về hướng Bắc tỉnh hạt Harris làm cả một đồi thông ngã rạp trong vùng Conroe. Ngồi trong nhà nghe gió rít mà nhớ đêm gió nổi rùng rợn ở quê nhà mấy mươi năm trước ngồi đọc Wuthering Heights của Emily Bronte. Nghe gió đi mà như thấy gió cuộn mình kêu vun vút. Hết cơn nầy tới cơn khác, như tiếng đại bác đi trên đầu. Quéo, quéo...Cây oak hằng trăm tuổi trước nhà gãy đổ, may là không trúng mái nhà.

Bây giờ thì Ike đã đi lâu rồi. Điện cũng không có . Đèn dầu làm nhớ những ngày thôn quê cũ. Không điện thoại. Không Internet. Bỗng khám phá một khoảng trống quá lớn. Trước đây hình như mình ít khi thấy những thứ nầy là món ăn không thể thiếu. Lệ thuộc nhiều quá vào những tiện nghi nầy! Một trưa Thứ Bảy, sau 8 ngày mất điện, các bóng đèn điện cùng sáng lên một lúc. Tâm trạng mình cũng bừng sáng lên như ngày xưa thấy mẹ đi chợ về từ gốc phố.

Ike_Gal.jpg

Vội vàng mở Email. Hơn 500 cái! Delete cũng mõi tay. Giữ lại hơn trăm email thăm

Một mái nhà đứng trơ vơ giữa đống đổ nát sau cơn bão. Magical & exceptional!

hỏi của thầy, cô, đồng môn, của người quen, kẻ thân. Có những người gởi tới hơn 3 lần. Trên TV, trên computer có nhiều hình ảnh các nơi cơn bão đi qua. Một cái nhà đứng chơ vơ giữa hàng trăm nhà khác đã thành những đống gỗ đá vụn. Những cái quan tài trôi lềnh bềnh trên nước, lật nghiêng, lật ngửa. Con cá sấu lội trong thành phố đỗ nát. Chiếc ghe nằm chồng lên chiếc xe trên đường...

Một tổng kết sơ khởi: 88 thị trấn và thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp của Ike. Người chết là 195. Thiệt hại trên 37.5 tỉ Mỹ Kim. Những con số quá lớn sẽ làm những nỗi đau kéo dài nhiều ngày sau cơn bão. Thiệt hại tài sản thì có thể bù đắp được, nhưng người thân, những vật kỷ niệm, những hình ảnh và những sách quí thì làm sao tìm thấy được. Và tàng cây, ghềnh đá của một thời hẹn hò đâu còn như xưa.

 

6.

Vừa trở về nhà sau hơn 4 tiếng đồng hồ cùng các cháu thanh thiếu niên vui Tết Trung Thu tại một trung tâm sinh hoạt. Tưởng Đêm Trung Thu năm nay cũng đã bay theo Ike.

Gặp lại đêm nay âu cũng là đúng lúc. Người lớn thì thăm nom, hỏi han sau cơn bão nổi. Trẻ em thì hình như đã quên hết cái ông Ike đáng ghét. Và cũng không màng nghĩ tới mấy cục đá của cái ông gì đem xuống từ cung trăng. Cho nên đêm nay, Đêm Trung Thu, ai nấy đều vui. Người lớn vui theo người lớn. Trẻ em vui theo trẻ em. Chuyện Ông Trăng Chú Cuội ngày xưa...xưa lắm...cứ thế mà còn hoài. Còn hoài như sự hồn nhiên, tươi tắn của tuổi thơ.

Được gặp nhau ở đây sau cơn giông tố mà mọi người đều vui thì quả là nhiều phước hạnh trên cái cõi đời đầy giông bão nầy.

Trong những ngày hoạn nạn, tình thầy trò, tình đồng môn luôn có mặt. Trân trọng cảm ơn sự có mặt vàng ngọc này.

 

Houston TX, đêm 20-9-2008

trần bang thạch 

 






Mời nghe PV-XNV THANH PHƯƠNG

đọc truyện THẦY GIÁO LÀNG

của Trần Bang Thạch 

 

 

Hôm qua, 25/3/2017, 1 vị Thầy khả kính ở Santa Clara, California, gởi cho TBT cái link MP3 phát thanh truyện THẦY GIÁO LÀNG của TBT qua giọng đọc THANH PHƯƠNG, nguyên Phóng viên-Xướng ngôn viên đài VOA và các đài phát thanh ở California, Houston.... Truyện nầy đã được phát thanh lần đầu từ hơn 10 năm trước.

Gởi cho Trang Nhà truyện nầy chắc Thầy NNH muốn hâm nóng "tình nghĩa thầy trò" trong cái không khí nao nức chờ ngày có mặt thầy trò, đồng môn nhân ĐH XXI PTGĐTĐ Hải Ngoại tại Houston Texas từ ngày 4 đến14 tháng 5/2017 của hơn 40 cựu GS PTG/ĐTĐ và gần 600 CHS & thân nhân từ khắp nơi đã ghi danh và trong sự cố gắng hết mình của BTC/ĐH từ hơn năm nay.

Trong tâm trạng đó, xin mời nghe Thầy Giáo Làng: (click link dưới đây)

 http://ndclnh-mytho-usa.org/Audio%20Book/Thay%20Giao%20Lang%20(Trang%20Bang%20Thach).mp3

 



 

Nguyễn Cát Đông, vẫn ngàn năm con quốc gọi hè

Posted: 07/01/2016 in Ngô Nguyên NghiễmTùy Bút / Tản Mạn
Tags: Nguyễn Cát Đông

Ngô Nguyên Nghiễm

TBT nhận được bài viết nầy từ bạn văn Hoàng Thị Tố Lang, chủ biên Trang Nhà lyhuong-rachgia.blogspot.com. Đây là bài viết của Nhà Thơ, Nhà Biên Khảo Văn Học Ngô Nguyên Nghiễm (Sài Gòn) post trên Trang sangtao.org ( nhóm chủ trương: Song Thao, Luân Hoán, Hoàng Xuân Sơn, Phan NiTấn, Đặng Đình Nghiêm và Bắc Phong). 

NgoNguyenNghiem_TBT.jpg
Nhà thơ Nguyễn Cát Đông

" Nhớ thật nhiều những bước đi xa/ Mẹ đứng dang tay trên hai bờ Bassac/ Nối những dòng kinh với Cửu Long Giang bát ngát/ Nghe ngọt ngào từng vóc phù sa". Văn nghệ sĩ nhất là kẻ làm thơ, hình như trong tâm khảm bao giờ cũng tha thiết mãnh liệt, với những tình cảm rung động trước mọi cảnh tượng vây quanh. Chiêm ngưỡng qua nhiều hồn thơ của bằng hữu, ngoài sự phiêu lãng trước thế sự, bao giờ người thơ cũng thấm đậm trong nguồn cội và nghĩa tình. Thơ bộc phát như một tinh thể kim cương bất hoại, khiến ngôn ngữ kết tinh vượt thoát khỏi sự băng hoại theo thời gian không gian. Thế nhân làm sao không u hoài nỗi nhớ, khi lặng lẽ ngồi bên ngôn ngữ thơ được hóa thân trong cõi tâm thanh khiết bất biến như thế.

Chân dung hồn quê, hình ảnh mẹ già bao giờ cũng thống thiết trong nỗi nhớ, với Lâm Hảo Dũng u hoài bên kỷ vãng:" Mẹ có mắt sầu riêng cao chất ngất/ Nên hồn con lạnh lẽo đến bao giờ/ Nhà chắc dột bởi từ khi vắng mặt/ Những thằng con đủ cánh để bay xa//.Và dòng sông thương những hàng rơm mục/Những hàng cau buồn chết được lòng con/ Thuở mẹ già biết cau còn kết trái/ Biết con còn thấy mẹ lúc hoàng hôn/".Tôi cũng từng nghẹn ngào khi đọc bài thơ Còn Không Ngày Về của Lâm Hảo Dũng, Cũng như, hình ảnh chân phương của Mẹ già được Nghiêu Minh khắc khoải trong Mùa Xuân Nào Con sẽ về Thăm Má :" Thương má gian nan may vá tảo tần/ Ba mất, má chưa tròn ba mươi bảy/ Giờ nhớ lại càng thương má vô ngần/Đường có dài, đại dương có rộng/ Trong âm dương con tjhấy ba về/ Hình ảnh má là chùm mây sống/ Bay quanh con vẽ một trời quê/". Nguyễn Cát Đông cũng vậy, như bóng dáng ngựa hồ hí gió bắc, những nghĩa khí của con người luôn thấm đậm trong nguồn cội và dòng máu. Chính vậy, có lúc tôi cảm xúc những tình huống quan hoài như thế, đã đánh động cả tâm cang. Và hiểu rằng, chính sự rung động chân phương của con tim, quả thật đã hóa thân vào hình từ bóng chữ, bằng sự chân thật bật dậy tận đáy lòng, nên đã chất ngất tâm huyết sâu lắng:" Mẹ ngày đêm phạt những đường dao/ Chân đất, đầu trần, quần gai, áo bố/" để rồi "Thương đàn con đứa còn đứa mất/ Mẹ nghẹn ngào giấu giọt châu sa/".

Tôi đi vào thơ Nguyễn Cát Đông từ những thi tập Áo Mây Bay những năm 1971, đến những bài thơ khuynh khoái đậm hồn người, trong những tuyển tập 17 tác giả miền Nam, tuyển thơ 7 nhà thơ trong và ngoài nước. Quà tình, thơ Nguyễn Cát Đông tuyệt diệu khiến chất ngất lòng nhân thế, và thơ Ông dàn trải một bản ngã tâm thông, hóa hiện từ chân tâm giúp ngôn ngữ vượt thoát chữ nghĩa. Vì vậy, thơ Ông có một cõi sống riêng mình.

Những bài thơ khác của nhà thơ nhà văn Nguyễn Cát Đông, mà sau nầy Ông ký tên trên tác phẩm với bút danh mới là Trần Bang Thạch, càng tiệm tiến theo thời gian, càng bộc bạch nhiều về kỷ vãng, quê nhà và bằng hữu. Những sáng tác mới, dù thơ hay văn cũng chất ngất sự phiêu bạt của vầng trăng ly hương, và thấm đẫm nỗi niềm chân chất ban xưa....

Ông ẩn diện trong một tư thái đôn hậu, khiêm cung vì thi ca và giáo nghiệp trôi nổi suốt chiều dài cuộc sống. Vì vậy, thơ đến với Nguyễn Cát Đông như kinh thư của bậc hiền triết và văn chương vẫn là bóng dáng của nho gia đứng giữa chân cầu mà trầm mặc, ghi lại sự trôi nổi của thế sự quanh mình.

Quả thật vậy, những bước đi diệu vợi của Ông trên văn chương, ngày càng sâu lắng và u trầm, vì bao giờ bóng thời gian cũng chập chờn quanh đời sống hiện tại. Tháng giêng, năm 2002 Thư quán bản thảo tập ba, giới thiệu truyện Cũng Vẫn Là Chuyện Buồn của Ông, cũng trải đầy quá khứ chất ngất cõi lòng, làm sao quên lãng cho được :" Làng Thường Đông của chúng tôi là một làng nhỏ nằm trên nhánh sông Cái Răng bắt nguồn từ con sông cái Bassac ngoài Cần Thơ và cách thị trấn Cái Răng chừng một giờ đi bộ. Con đường nằm dài bên dòng sông, nhà cửa vườn tược sầm uất. Có những cái mương ranh cắt ngang lộ với những cây cầu dừa hay cau, trời mưa cầu dính đất, người đi rất dễ bị té xuống mương. Nói rõ như vậy để cụ thể hóa con đường tình bằng đất dài gần ba cây số của tôi thời đó. Chúng tôi lớn lên ở đây, nhởn nhơ như lục bình rau mác trên sông đầy, tươi non như chuối dừa cỏ cây hoa lá, nồng nàn như nước ngọt phù sa....

Đêm trăng. Những đêm trăng tuyệt vời ở quê tôi đã góp phần lớn vào tâm hồn lãng mạn của cậu bé con là tôi thời đó. Những năm năm mươi rất ít người sắm được cái máy hát quay tay, xài kim con gà le coq, nên đêm trăng các thanh niên thiếu nữ hàng xóm hay tụ tập ngồi trên cây cầu xi măng cốt sắt rộng chừng hai xãy tay bắt ngang con rạch Bà Vèn, nghe tiếng hát cải lương từ các đĩa Pathé hay Asia 33 vòng quay, phát ra từ cái loa mắc trên ngọn dừa cao thuộc khu doanh trại của một đại đội Hòa Hảo đồn trú bên kia sông; nghe tiếng được tiếng mất tùy theo chiều gió, nhưng có hề gì, những gái trai nầy họ cần gặp nhau, nhìn nhau là đủ....

Những tập cải lương 50 xu nhỏ bằng bàn tay, những chuyện cổ bằng thơ của tác giả Đoàn Trung Còn , những bộ truyện Tàu của nhà Tín Đức thư xã... chất đầy trên giường tre trong khu nhà canh. Buổi trưa êm ả trong khu vườn tịch mịch mà nghe chị Hạnh nói thơ Vân Tiên thì nhịn đói cả ngày cũng được. Đầu óc tôi và chị Hạnh tấm đẫm những vệt nắng trưa xuyên qua kẻ lá với tiếng ve râm ran bất tận khắp vườn và các điệu ca Vọng cổ, Đão ngũ cung, Thủ phong nguyệt, Xàng xê, Hướng mã hồi thành...xen lẫn với Trần Minh khố chuối, Phạnm Công Cúc Hoa, Thoại Khanh Châu Tuấn, rồi Càn Long du Giang Nam, Vạn Huê Lầu, Tiết Nhơn Quí, Na Tra, Dương Tiễn, Tôn Ngộ Không, Đường Huyền Trang, Tôn Tẩn...Như vệt nắng loang trong khu vườn khi mặt trời dần dần xuống thấp, chúng tôi lớn lên và vẫn thấy mình gắn bó với nhau như hình với bóng , như tiên nữ với gã tiểu đồng....

....Người ta gọi là chợ Nhà Bàng có lẽ từ khởi thủy nơi đây lá rừng bàng, người địa phương đã đốn những cây bàng để lập chợ.Chợ là vài mươi căn nhà nhỏ mái lợp bằng lá thốt lốt, vách ván tạm bợ. Bây giờ đã xế chiều. Nắng đã dịu bớt. Có tiếng bò rống từ phía đồng cỏ trước chợ. Chợ vắng người. Chỉ có quán bán cà phê là có vài người vừa hút thuốc vừa nói chuyện trên trời dưới đất. Khách bước vào quán kiếm chút gì ăn đỡ dạ. Bên trái quán, người đàn bà Khờ-me ngồi ngủ gục bên gánh hàng bán nước thốt lốt, ruồi bu như đậu đen. Kế đó, ông tàu già ngồi ho sù sụ sau tủ thuốc lá lẻ. Một căn nhà nhỏ ở cuối chợ, mái hiên có treo cờ đỏ sao vàng. Chắc đó là đồn công an. Tại vùng Năm Non Bảy Núi nầy, cái chợ nhỏ vậy mà ở vị trí tốt, gần nhị biên, Khách từ thị xã Châu Đốc, sau khi vượt núi Sam với đền thờ Bà Chúa Xứ chừng năm sáu cây số thì thấy một ngả rẽ. Nếu khách rẽ mặt thì đi về hướng Tịnh Biên, sát ngay biên giới Việt Nam- Campuchia, với những rừng cây thốt lốt làm tiền trường cho dãy núi Dài xanh lam bên kia biên giới. Còn đi thẳng khách sẽ về hướng Nhà Bàng, Chi Lăng, Tri Tôn, Ba Chúc với các núi con Két, núi Trà Sư, núi Tượng, núi Cấm, núi Giài, cũng nằm dọc theo biên giới.Ăn xong tô bún nước lèo, vấn xong điếu thuốc rê, bập bập mồi lửa, rồi khách lên xe lôi đi về phía núi Trà Sư, đối diện với núi con Két. Giữa hai quả núi nầy là con đường đá dẫn tới Chi Lăng, trước 75 là một trung tâm huấn luyện; sau 75 là nhà tù rồi trại lính. Núi con Két là quả núi trọc nằm cách khu chợ Nhà Bàng chừng 2 cây số. Từ lộ xe nhìn chếch lên cao, khách thấy một chõ núi y như hình dạng cái đầu con két với cái mõ thật rõ rang, càng nhìn càng thấy giống. Phía sau cái đầu con két có những phiến đá trông giống như những tiên ông đang ngồi đánh cờ. Lưng chừng quả núi nầy, hướng xe chạy có một cái tháp cao 18 tầng giữ tro cốt những vị sư liễu đạo tại ngọn núi nầy. Xuống xe, khách tìm lối mòn đi lên núi Trà Sư. Quả núi nầy có cây cảnh xanh um, nhiều loại cây trái. Những mái nhà nhỏ rộng chừng bằng chiếc đệm ẩn khuất trong những chòm cây hay vách đá. Có những người cư ngụ hoàn toàn trong hang đá, không có cửa nẻo gì hết, người ta chỉ thấy những cái lu sànhhứng nước mưa để ở bên ngoài hang. Đa phần những người nầy là những nhà tu khổ hạnh. Chung thân diện bích. Người ta đồn rằng họ chỉ uống nước mưa mà sống. Cọp beo chồn khỉ rắn rít tình cờ bước tới cửa hang đều cúi đầu một cái rồi quày quà bỏ đi. Người ta cũng nói hai thời kỳ chiến tranh không có một hòn đạn nào rớt ở đây. Chiến tranh không thể có trên đất Phật. "

Dạo quanh khu vườn đầy hoa trái thơ của văn Nguyễn Cát Đông-Trần Bang Thạch, những dẫn chuyện như trên là những bộc phát tận chân tâm của Ông, bởi không gì quảng đại và thống thiết hơn tự đáy lòng hiền giả, vẫn ngàn năm con quốc gọi hè....

Ngô Nguyên Nghiễm
Thư trang Quang Hạnh
Ngày hướng về Thất Sơn tìm bạn cũ, Quý Tỵ.

Thơ NGUYỄN CÁT ĐÔNG

 

Ta Nghe Chừng Thiếu Một Hơi Quen

Nên mỗi ngày qua

thêm một nỗi buồn riêng
thêm một chút ngậm ngùi cố thổ
ở ở, đi đi ta làm khách trọ
sớm nắng chiều mưa bóng nhỏ bên đường

Để mỗi đêm dài điếm cỏ cầu sương
ta mơ làm người Lý Bạch
đê đầu tư cố hương
thấy hồn mình lượn lờ nơi viễn phố

Thấy mẹ lưng còng
trên sân rêu phủ
mắt lệ nhòa từ buổi con đi
ngày ngóng đêm trông từng cánh chim về
nghe sao nặng tháng ngày đứt ruột

Thấy cha một mình
trên dòng kinh nước đục
đêm ba mươi một chiếc xuồng câu
tiếng độc huyền cầm chảy suốt đêm thâu
(cha muốn gởi gì trong hơi đồng sũng nước?)

Thấy mái chùa cong
thấy ngôi trường buổi trước
ta nhìn ta một thuở rong chơi
ta nhìn em tóc bím, môi cười
trao ánh mắt cho ta
mà con tim giữ lại

Và cứ giữ nghe em
những ngày xưa ấy

Giữ giùm ta một góc trời quê
để hồn ta còn có chỗ trở về
khi đất lạ ta mồ xanh cỏ.

Nguyễn Cát Đông
(Trần Bang Thạch)

 

NgoNguyenNghiem_NgCatDong.jpg
Chân Dung Nguyễn Cát Đông
(Ảnh tư liệu tác giả)

-Tên họ thật: Nguyễn Công Danh, 1942 sanh quán tại Cần Thơ.
-Làm thơ, văn, phóng viên...đăng trên các báo và tạp chí văn học trước 1975, bút hiệu Nguyễn Cát Đông. Từ 1980, tại Hoa Kỳ dùng bút hiệu Trần Bang Thạch.
-Trong nhóm Chủ trương Tạp chí Văn học Tiếng Động (Cần Thơ/ Sài Gòn) 1963-1965
-Tổng Thư Ký tạp chí Chỗ Đứng do Ban đại diện SV ĐHSP/SG chủ trương 1967-1969
-Trong BBT tạp chí VHVN, Houston Texas, từ 1998 đến nay
-Trong nhóm Chủ trương Tạp chí Văn học Thư Quán Bản Thảo từ ngày đầu, tháng 10-2001

-Tác phẩm:

Đường sang đất trích, 1966, kịch thơ, do Nhóm Nhân Văn ĐH Văn Khoa SG in ronéo (Tuyệt bản)
Tuyển Truyện Nguyễn Cát Đông, 1967, tập truyện, do Ban Đại Diện SV/ĐHSP/SG ấn hành, in ronéo. (Tuyệt bản)
Áo Mây Bay, thơ, chung với Huỳnh Phan, 1971, do nhà sách Nam Việt (Châu Đốc) xuất bản (Tuyệt bản)
Tuyển Tập Truyện 18 tác giả Miền Nam Trong & Ngoài Nước, 2003, Thư Ấn Quán xuầt bản.
Bên Trời (Tuyển tập Thơ 14 tác giả miền Nam, 2004, Thư Ấn Quán.
Tuyển Tập Thơ 7 tác giả Trong và Ngoài Nước, 2004, Thư Ấn Quán.
Quẩn Quanh Chuyện Đời, trập truyện, 2006, Thư Ấn Quán.
Truyện trước 1975 in trong Văn Miền Nam, Tập 4, Thư Ấn Quán, 2009.

Từ lúc bắt đầu viết, thường hay viết chuyện của những người yêu nhau; thơ cũng vậy. Những năm gần đây hay viết chuyện về xã hội chung quanh.

Quan niệm sáng tác của mình không nhất thiết phải tùy thuộc vào đọc giả; cần nhứt là dàn trải được ý tưởng của mình. Nếu truyện nào có đọc giả thích thì đó là điều may và thật là hạnh phúc.

Muốn có nhiều thì giờ để viết cho đã. Chắc cũng không còn bao lâu.

GHI THÊM của Trần Bang Thạch:

Bài thơ trên đây tác giả trích thiếu phần đầu như sau:

CÓ MỘT CHỖ ĐỂ VỀ

Đường sá của người

Đâu phải của ta

Sao ta cứ miệt mài đi, về năm tháng

Dù đông lạnh căm

Dù hè cháy nắng

Ta ngựa già nối những dặm xa

 

Gió ở đây cũng là gió của người ta

Đâu phải gió đồng bằng

Đâu phải mưa châu thổ

Nước mặn Đại Tây Dương

Đâu bằng nước ngọt phù sa quạch đỏ

Ta nghe chừng thiếu một hơi quen

(tiếp phần trên)............................................................................. 

  

 

 

  

 

Trần Bang Thạch

CHUYỆN THÁNG TƯ ĐEN

Chuyện 1.

HAI MÀU ÁO TẠI HỘI TRƯỜNG

TRONG 1 NGÀY 30/4

TL_Hoahongtrang.jpg 

Chị ngồi trên chiếc ghế của chiếc bàn tròn cuối cùng kê nơi góc phải hội trường. Chỉ một mình chị. Các bàn ghế vẫn còn trống phía hội trường này. Bên góc trái đã có vài chục người ngồi chuyện trò vui vẻ. Chương trình Tưởng Nhớ Ngày 30 Tháng 4 còn hơn nửa tiếng nữa mới bắt đầu. Hình như tôi chưa hề gặp chị ở đây. Chắc hẳn chị không phải là người thường xuyên đến trung tâm sinh hoạt này. Không phải chị là một trong vài chục người đến hội trường sớm mà tôi để ý đến chị. Chính bộ bà ba đen chị đang mặc và dáng ngồi thẳng, mắt hướng về phía trước và gương mặt trông rất buồn, không một chút phấn son của người đàn bà trên sáu mươi làm tôi không thể nào không để ý đến chị. Không biết từ hồi nào tôi có thói quen hay quan tâm tới những người nữ mặc toàn đen với gương mặt buồn. Dấu hiệu của tang chế. Bình thường đàn bà thích ăn mặc đẹp với những màu sáng và khi ra ngoài thì thường có chút phấn son. Gặp chị tại một buổi tưởng niệm, linh tính cho tôi nghĩ rằng người đàn bà nầy chắc có điều gì trắc ẩn. Suy từ chính mình, hôm nay tôi đang mặc chiếc áo trắng. Màu trắng để tang cho một ngày buồn thảm. Màu trắng cũng để tự nhắc mình rằng hãy từ màu trắng sáng nầy mà nuôi hy vọng, mà dắt dìu nhau đi về vùng trời trong sáng hơn.Từ ngày đến Hoa Kỳ hơn 30 năm nay, hàng năm cứ mỗi lần ngày 30/4 đến tôi mặc chiếc áo trắng này. Lúc đầu thì vợ con tôi cũng làm theo để tôi vui lòng, lâu dần họ bỏ cuộc; chỉ còn tôi. Chiếc áo trắng nầy cũng kiên trì theo tôi từ đó, không sờn rách cũng không đổi màu.Từ chiếc bàn kế bên tôi thấy trên bàn, trước mặt chị 1 bao ny-lon đựng mấy tấm ảnh 4x6 đen trắng và cành hoa trắng  làm bằng vải, giống như hoa lài. Tôi thầm mong có người nào đó đến ngồi gần chị để chị không cảm thấy lẻ loi và xa lạ.

Gần tới giờ bắt đầu chương trình. Trong hội trường người ra kẻ vào, tiếng nói cười xen với tiếng nhạc nhẹ. Chị vẫn âm thầm ngồi đó. Chiếc bàn chị có thêm hai bà cụ và 1 ông cụ cùng với hai bé gái bốn, năm tuổi, chắc là cháu của ông bà. Các cụ già thường ít nói và các cháu bé thường không làm quen với người lạ nên chị vẫn ngồi đó, không chuyện trò với ai. Chị có vẻ chăm chú nghe các diển giả nói chuyện, rồi ăn trưa như mọi người và cùng thưởng thức văn nghệ như mọi người. Chiếc bao ny-lon vẫn trước mặt chị. Tôi không đọc được một nỗi xúc động nào trên gương mặt chị. Hay chị có xúc động mà tôi không bắt gặp hoặc chị ém sâu nó vào lòng mình. Hình như chị không thích chuyện trò nên tôi cũng ngại làm quen. Bộ bà ba đen và cành hoa lài trắng vẫn là điều bí ẩn đối với tôi.

Khi chương trình chấm dứt, ngó quanh, tôi không thấy chị. Không biết người đàn bà ăn mặc toàn đen ấy đã biến đi từ hồi nào.

Chị đi rồi mà đầu óc tôi vẫn còn vẽ ra nhiều điều về chị. Chị có thể là góa phụ của một người tù đã bỏ thân nơi nào đó trong núi rừng Việt Bắc sau ngày 30/4/75. Chị có thể là người mẹ đã phải thủy táng con mình trên biển Đông. Chị có thể là người vợ trẻ vài mươi năm trước sống trong giây phút hải hùng khi chứng kiến chồng mình đã liều thân cứu vợ thoát khỏi nanh vuốt của bọn hải tặc khát máu trong vịnh Thái Lan... Anh yêu quí, em bây giờ còn sống mà như đã chết. Những tấm ảnh ngày cưới chúng mình và những tấm ảnh giày saut nón sắt của anh đang sống với em từng giờ từng phút. Từng giờ, từng phút em sống với anh. Còn cánh hoa lài trắng nầy em sẽ mang theo cho đến cuối đời như 1 giải khăn sô cho duyên phận chúng mình. Và bộ đồ đen nầy em mặc hàng năm để tưởng nhớ ngày tang khó 30 tháng 4.

Thưa chị, dù không được nói một lời nào với chị, cũng như không nghe chị nói một tiếng nào, nhưng tôi biết chị. Và biết cả tên chị nữa. Chị chính là một trong hàng triệu phụ nữ Việt Nam sanh ra, lớn lên, lê đôi bàn chân rướm máu trên núi Sọ và gánh chịu muôn ngàn đau thương, oan khiên, khổ nhục của một thời Việt Nam thập tự giá. Thưa chị, cảm ơn chị đã đến với chúng tôi. Màu áo đen của chị và màu áo trắng của tôi đã hòa nhập tuyệt vời trong ngày tưởng niệm 30/4 hôm nay, nơi đây. Trắng hay đen đều là màu tang chế. Chúng ta cùng để tang cho một cái tang chung. Phải không, thưa chị, chị Nguyễn Thị Việt Nam?

Chuyện2.

CẦU BÀ NỘI

web_bridge.jpg

Trong mắt bà Tư căn nhà bây giờ bỗng nhiên trống hoác. Nằm trên giường bịnh bà Tư cũng hình dung được  căn buồng bên trái cửa đã đóng kín, cái bàn học kê bên cửa sổ còn xấp bài chưa chấm của con dâu. Chiếc áo lính cũ của con trai còn máng trên vách buồng. Chai sữa nấu bằng gạo rang thằng cháu nội chưa uống hết đang nằm bên cạnh bà đây. Mới hôm qua cả nhà còn đông đủ. Hôm nay chỉ còn một mình bà. Trống vắng.

Đêm qua trời tối đen như mực, cỗng thằng cháu nội mới hơn 1 tuổi trên lưng, bà Tư lần mò từng bước trên cây cầu khỉ bắc ngang Rạch Bần. Mưa lớn và gió mạnh. Cầu lắc lư hay chân tay bà lão sáu mươi đi đứng không vững? Cha mẹ thằng bé đã đi trước với 2 đứa con và mấy túi đồ ăn, thức uống. Hồi chiều có tin cơ quan xã đã nghe phông thanh chuyến vượt biên này. Mọi người phải chạy đua với xã đội, hối hả xuống "taxi" đang đậu chờ ở ngoài vàm để đi ra "con cá lớn". Khi chiếc ghe nhỏ rời bến, bà Tư trở về. Dâu con đã năn nỉ bà cùng đi, bà nói bà phải ở lại để rủi có bề gì thì còn nhà cửa để con cháu trở về. Bà đi thất thểu dưới mưa mà tưởng chừng như mình bay trong gió. Bà thấy thân thể nhẹ tênh mà trái tim thì nặng như chì. Bà Tư đã vừa bứt ruột, nát lòng đưa tiễn những người thân nhứt của bà ra đi. Sống chết thế nào chưa biết. Từ nay một thân già yếu bà Tư cũng không biết mình sẽ ra sao. Bà bước trở lại cây cầu khỉ. Đi mới được nửa cầu, bà muốn đứt hơi, mắt hoa, chân run, bà dựa vào tay vịn để thở. Khi thân cầu gãy, bà Tư mới hoàn hồn, cố gắng hết sức già, bà Tư mới lội được vào bờ, lê lết về  nhà. Cơn sốt bắt đầu ngay sau đó.

Tin vượt biên thành công của con cháu nhắn gởi từ Songkla bà Tư không nhận được. Bà Tư đã vĩnh viễn ra đi chỉ hai ngày sau cái đêm mưa tầm tả ấy.

Lối xóm nói cơn sốt không thể vật ngã được người đàn bà nhà quê dạn dày sương gió ấy. Chắc chỉ tại nỗi buồn quá lớn khi bà bỗng chốc mất hết những người thân yêu.

Gần ba mươi năm trôi qua, Rạch Bần đã thay bao nhiêu cây cầu khỉ. Xóm giềng vẫn nghèo xác nghèo xơ. Hôm nay cây cầu đúc bắt qua con rạch vừa xong. Không có lễ khánh thành nhưng một số người ở gần đến chờ giờ khai thông cây cầu. Trong làng ai cũng biết cầu này do một kỹ sư cầu đường trẻ nổi danh của Mỹ tự tay thiết kế và xây dựng cả tháng nay. Đứng trước ba má và anh chị, người thanh niên trạc ba mươi tự tay vén tấm vải điều che mặt bia đặt bên này cầu. Người ta đọc mấy chữ trên tấm bia: "BÀ NỘI, con thương Bà".

Từ đó người làng gọi cầu nầy là Cầu Bà Nội. Một cây cầu gãy gần ba mươi năm trước bây giờ đã được bắt lại, đẹp đẽ, vững chắc. Ở một nơi nào đó trên mây, có người đàn bà quê nhìn xuống đàn con cháu, niềm vui bừng sáng một góc trời chiều.

 

Chuyện 3.

CẮT RUỘT THẢ XUỐNG BIỂN ĐÔNG

web_boat.jpg 

 

Con thuyền chật cứng lúc bắt đầu ra Bãi Giá. Bây giờ chắc không ai chợt thấy lòng thuyền bỗng rộng hơn. Mọi người đã đói lã, không còn nghĩ gì ngoài cái ăn. Sau 39 ngày lênh đênh trên biển, hơn một nửa đã vắng mặt vì bịnh và vì đói khát. Xác họ đã làm mồi cho cá mập. Cơn đói khát và mất người thân khiến nhiều người phát điên. Chị Út V. ôm cứng con vào lòng bằng tất cả sức lực còn lại của mình. Con bé mới tuổi rưỡi cũng đang thoi thóp. Từ hai hôm nay những người trên thuyền chỉ muốn ăn thịt con bé. Họ nói dầu gì thì con bé không thể sống được. Chị Út V. biết chị không thể nào chống trả hay kêu gọi nhân tính của họ, những người tìm mọi cách để sống còn. Nửa đêm chị Út V. lần mò ra trước mủi thuyền, nhẹ nhàng thả con trên lượn sóng biển Đông.

Chị thấy từng đoạn ruột của mình đang rỉ máu trên những ngọn sóng vô tình.

 Houston, để nhớ ngày này hơn 30 năm trước

Trần Bang Thạch

  

 

Nguyễn Cát Đông

THẢ KHÓI LÊN TRỜI

- truyện thời chiến -

Truyện này đã đăng trên Bách Khoa số 306 ngày 1-10-1969 do nhà văn Trần Hoài Thư sưu tầm và do Thư Ấn Quán in lại trong Tuyển Tập VĂN MIỀN NAM Tập 4 năm 2009.

Cuối truyện tác giả ghi chú: “Viết cho đêm Bảo Việt chào đời 12-7-69”. Bảo Việt nay đã ngoài bốn mươi và mới có con gái đầu lòng2013.

Nguyễn Cát Đông là bút hiệu ký trước tháng 4-1975. Tại hải ngoại, từ 1980 là Trần Bang Thạch.

 

Chiếc ghe tam bản của vợ chồng thằng Bé đi ngang qua bến. Thằng Bé buông lơi tay chèo nói với lão Thụ: vợ chồng tui đi nghen. Con vợ thằng Bé đang ngồi vạch vú cho con bú trước mũi ghe cũng nói vói lên bờ: mơi mốt tụi tui dìa thăm, ở lại mạnh giỏi! Chiếc ghe ra khỏi vàm. Lão Thụ vẫn còn đứng trên bến ngó mong theo. Con nước trong rạch vào mùa nầy đục lừ. Mấy dề lục bình theo dòng nước trôi ra khỏi bến. Con chim thằng chài lông xanh mỏ đỏ đập cánh bay lên từ cây bần trụi lá. Buổi chiều trôi bồng bềnh trên từng nhánh cây khô, từng bụi cỏ úa. Lão Thụ thấy sự cô đơn thật sự có mặt trong con rạch này chiều nay. Lão tặc lưỡi mấy cái rồi vén quần ngồi lên băng gỗ trên bến sông.

Vợ chồng thằng Bé đã bồng bế nhau đi! Như vậy, lão nghĩ thầm, chỉ có gia đình lão còn ở lại trong làng nầy. Từng gia đình, từng gia đình lần lượt chèo ghe ra khỏi vàm từ hơn tháng nay. Trong nỗi kinh hoàng, người ta đã ra đi. Trong tiếng khóc nghẹn ngào, người ta phải từ giã nơi chôn nhau cắt rún. Trong tâm trạng bơ vơ lạc lõng, người ta phải bỏ làng để bất đắc dĩ nhập vào cái xô bồ bon chen của thành phố. Cho đến bây giờ lão Thụ cũng không hiểu sao gia đình lão chưa hề nghĩ đến chuyện bỏ làng ra đi như hơn năm mươi gia đình khác đã sống những ngày, những đêm trong hầm núp. Bao nhiêu nỗi kinh hoàng vẫn thường trực trùm úp lên mái nhà lá dột nát của lão, đè nặng trái tim già cằn, thoi thóp của vợ chồng lão. Sự khủng khiếp không buông tha con rạch này ngày nào. Những-người-bên-nầy, những-người-bên-kia hầu như lúc nào cũng nhìn con rạch nhỏ bé này bằng đôi mắt cú vọ! Những tiếng khóc thét nửa đêm không làm át tiếng đạn bay vèo vèo. Những giọt nước mắt buổi sớm không dập tắt được những đám cháy từ đầu hôm. Và sự chịu đựng cũng mỏi mòn. Người ta vừa rớt nước mắt vừa bước xuống ghe, ra khỏi vàm. Từng buổi chiều, lão Thụ ngồi trên băng gỗ dưới bến nhìn từng chiếc ghe tam bản xuôi ra chợ. Rất nhiều những khuôn mặt đen đúa, bơ phờ ngước lên nhìn lão Thụ, nhìn cây cau gãy ngọn, nhìn lại chiếc cầu khỉ bắt ngang qua vàm, nhìn ngôi trường sơ cấp đã mấy lần được dùng làm tòa án nhân dân. Lão Thụ cứ ngồi đây tiễn họ đi như vĩnh biệt người thân thuộc. Bây giờ thì không còn ai ra đi nữa để lão Thụ ngó mong mỗi buổi chiều. Đi. Người ta bỏ làng mà đi hết rồi! Bây giờ chỉ còn gia đình lão và nỗi khủng khiếp ở quanh đây!

Lão Thụ ngó lên căn nhà. Một ánh lửa đang leo lét cháy. Vợ lão Thụ đang đốt nhang khấn vái ở bàn thông thiên. Căn nhà nhỏ nhoi thêm trong cái tịch mịch của buổi chạng vạng. Hình ảnh vợ lão Thụ nhạt nhòe động đậy sau giàn hoa giấy. Giàn hoa này tới chừng gả con nhỏ chắc đơm bông rồi, ông há, thêm mấy cây đủng đỉnh nữa là xong nhà đãi khách! Lão Thụ nhìn vợ đang thành kính trong những lần lạy. Những cái lạy, những lời cầu nguyện đó rồi sẽ mang đến cho người ta những cái gì? Bao nhiêu bàn thông thiên, bao nhiêu bàn thờ tổ tiên, bao nhiêu mồ mã ông bà đã hương tàn, nhang lạnh từ mấy mươi năm rồi? Lão Thụ thấy sự cô độc mỗi lúc một đè nặng trên thân xác khô cằn lụ khụ của lão. Những ngày chạy loạn năm bốn chín, năm hai, năm ba. Thanh niên tiền phong. Lính bạc-ti-dăng. Quốc Trưởng Bảo Đại muôn năm. Máy bay bà già. Tàu mũi bằng. Rồi được yên thân vài năm hồi thời Ngô Tổng Thống. Bao nhiêu những biến động dập dồn đã chất chồng trên thân xác này biết bao nhọc nhằn, vất vả. Nó làm cho lão đờ đẫn trong tuổi già bóng xế, làm cho lão mất đi hơn nửa kiếp làm người. Nỗi bất hạnh đã chất đầy ứ trong cuộc đời lão. Nỗi nhọc nhằn đã thấm đẫm từng lỗ chân lông. Để bây giờ lão chỉ còn biết mỗi chiều ngồi trên bến sông nhìn con nước phù sa chảy siết dưới lòng rạch.

 

Tiếng cú rúc từ xa, vừa ỡm ở, vừa đe dọa.

-Ông ơi lên ăn ba hột đi, tối rồi. Ngồi dưới hoài hổng chán sao hổng biết nữa!

Bà Thụ nói với xuống bến sau khi cắm mấy cây nhang vào cái hộp lon dán giấy hồng đơn nhạt màu.

Lão Thụ quăng đuôi thuốc rê xuống lòng rạch rồi đi lên nhà.

Mâm cơm đạm bạc với mấy trái cà nướng, mấy chục con cá lòng tong. Bà Thụ bưng nồi cơm từ dưới bếp đem lên.

-Con Thắm đâu rồi, không lên ăn một thể?

Bà Thụ vừa ngó ra vườn vừa trả lời chồng:

-Nó cho heo ăn ở đằng sau á.

Rồi bà nói vói ra sau:

-Thắm, riết đi. Cơm nước cho rồi mầy.

Tiếng con gái vọng từ sau nhà:

-Tía má ăn trước đi. Tui lên liền.

Bà Thụ bới ra từng chén cơm. Những hột cơm trắng trên hai chiếc đũa bếp loáng thoáng sáng dưới ánh đèn dầu. Gạo mới còn thơm phức mùi rạ. Mấy con heo vừa ăn bập bập trong máng vừa kêu ột ột. Tiếng muỗi vo ve trên vách lá.

-Vợ chồng thằng Bé ra chợ rồi, bà hay hông?

-Sao hông! Hồi xế tui có gặp vợ nó. Tui cho nó mấy chục trái cà đem ra chợ ăn đỡ. Nó nhờ coi nhà cửa với mấy liếp khoai lang.

-Tui thấy vợ con nó sợ quá cũng tội nghiệp, không bàn ra bàn vô làm gì. Ra chợ cũng khó sống lắm chớ bộ, dễ đâu. Lạ cảnh, lạ người, làm sao mà bon chen lại người ta. Lại còn cái nạn pháo kích nữa chớ.

-Ôi! Trâu đạp cũng chết, chó đạp cũng chết, hơi đâu mà lo. Người ta sống được thì mình sống được.

-Bà nói dễ như ăn cơm bữa! Thằng Lượm, thằng Tư đi vác lúa nhà máy bị dân chợ đánh phun máu đầu rồi đó! Con Lý, con thằng Xệ hư thân rồi đi Sài Gòn lấy Mỹ nuôi miệng. Thằng Thùng dẩn con vợ đi Sài Gòn sống không kham, trờ dìa rồi. Hôm kia người ta gặp con nó đi bán báo ngoài Cần Thơ, rách rưới lắm.

-Ông nói sao chớ tui cũng ngán ở đây lắm. Chừng mấy con heo trọng trọng một chút, lo gả con nhỏ xong mình cũng ra nhà dì năm nó mà ở.

Lão Thụ cắn trái ớt hiểm, và miếng cơm. Tự nhiên lão thấy lòng quặn đau trước ý kiến của vợ. Lão không muốn nói thêm lời nào trong lúc nầy. Bà Thụ cũng đã hơn nửa đời người gắn chặt vào nỗi bất hạnh, nỗi kinh hoàng của một thôn quê máu lửa. Bà sống như một cái bóng trong những thét gào của chiến tranh. Bà nhọc nhằn thời làm con gái. Bà đầu tắt mặt tối trong phận vợ hiền. Bà cần cù, chịu đựng, nhẫn nhục nuôi con. Một thằng đã chết vì bịnh rét rừng trong thời chạy loạn năm hai. Một thằng chết cách đây mấy năm vì mìn trên đường đi dạy học bằng xe lam. Người đàn bà nhỏ thó đó hầu như được sanh ra để mà hứng chịu cực nhọc. Suốt ngày bà dầm mình trong mưa, đẫm mình dưới nắng vun quén từng cây cà cây ớt. Mùa cấy bà bì bõm dưới ruộng sâu gieo từng cây mạ non dưới nước phèn. Mùa khô bà bỏng da chưn trên những lổ chưn trâu khô cứng. Bà gặt từng cọng lúa, mót từng hạt thóc rớt trên cánh đồng chang nắng. Bà thường nói với chồng về tương lai con Thắm:

-Tui thấy con Thắm ở đây với mình cực khổ mà nguy hiểm quá ông à. Để khi thằng Sang dìa phép thường niên mình gả con nhỏ cho xong.

-Bà nói làm vợ lính sướng lắm chắc?

-Dẫu sao mình đỡ lo mà con nhỏ cũng yên thân.

-Cả năm rồi đó, nó có dìa được để cưới vợ đâu. Không khéo mình lại lo cho thằng đó nữa đa!

 

Hơn một năm để chờ mấy ngày phép! Hai con heo bây giờ đã quá trăm ký rồi. Con Thắm vẫn nhìn tháng ngày trôi qua trên sắc lông mỗi ngày một mướt trên lưng hai con heo. Nỗi mong đợi cứ kéo dài trên những lá thơ viết nghuệch ngoạc khi thì từ Chương Thiện, khi thì từ Năm Căn, khi thì Đức Lập…

Con Thắm từ dưới bếp đi lên nhà trên, hai ống quần đen xăn lên tới gối. Đôi tay nó vuốt mấy sợi tóc lất phất trước trán. Chiếc áo bà ba cũ thấm ướt mồ hôi. Nó ngồi ké bên tấm ván, bưng chén cơm và, trông ngon lành. Hai bàn tay sạm nắng vẫn không mất vẻ dịu dàng. Những ngón tay mũm mĩm sáng lên dưới ánh đèn dầu. Lão Thụ nhìn đứa con gái rồi nhớ tới lá thơ thằng Sang gởi về hôm trước: “…ông xếp con định cho con về hậu cứ tháng tới, không đi đánh giặc nữa, mà chỉ kê cái bàn ngoài góc chợ, mỗi ngày ghi tên tân binh tình nguyện; chừng đó con mướn nhà rước tía má cùng em Thắm ra chợ ở…”. Lão Thụ thấy việc về hậu cứ của thằng Sang chỉ là một sự đổi chác với mấy vết thương ở hai bên đùi và trên cánh tay trái. Lão Thụ và hết phần cơm trong chén rồi buông đũa bước xuống đất. Lão kéo lê đôi guốc vông đi ra ngoài sân. Bà Thụ nói vói theo:

-Ông coi trải chiếu dưới hầm đi, một lát rồi làm không kịp!

Lão Thụ ừ ừ cho qua rồi đi thẳng ra giàn bông giấy. Trải chiếu dưới hầm! Công việc này lão đã làm bao nhiêu lần rồi lão không sao nhớ hết được. Cứ mỗi chiều tối sau khi ăn cơm xong, lão đốt cây đèn trứng vịt tay cắp chiếc chiếu rách, khom lưng chui xuống hầm, trải chiếc chiếu rồi đưa cây đèn dầu xung quanh hầm xem coi có rắn rít ở trong hầm hay không. Xong, lão đặt cây đèn gần miệng hầm, vặn thấp ngọn đèn rồi chui ra. Chờ đợi. Công việc đó lão làm mà không có một chút chú tâm nào. Thế mà hôm nay tự nhiên lão không muốn diễn lại bao nhiêu động tác quen thuộc này nữa. Lão Thụ đi vào nhà. Lão nhắc ra cái ghế đẩu, đặt ra giữa sân ngồi vấn thuốc hút. Từng vệt khói bay lên trời, khỏa vào mặt. Lão thấy dễ chịu. Còn ai ở đây nữa mà bom đạn tìm đến chớ? Lão Thụ nghĩ thầm, họ đã đi hết cả rồi! Họ lần lượt để lão ở lại sống với những oan hồn của người đã chết trong những lần lửa đạn trước, những lần thủ tiêu trước. Ở đây chỉ còn là tịch mịch hoang vu. Những người bên kia trước đây đã về để vét cơm vét áo, để làm biệt tích vài người trong làng. Bây giờ thì đây là một vùng đất chết, họ còn trở về làm gì nữa cho phí công! Còn những người bên nầy lẽ nào lại chẳng buông tha một vùng đất chết? Lão Thụ rít dài một hơi thuốc. Từng vệt khói bay lên trời, quấn quit trong gió chiều. Lão nhìn mấy thân cau gãy ngọn in rõ trên nền trời. Bầu trời không một ánh sao. Dầu vậy lão cũng có thể nhắm mắt hình dung những vết tích trên từng cây cau trước cửa và từng bụi chuối sau hè. Lão cũng có thể, trong đêm đen, thấy được những hố bom thật sâu ở ngoài vàm, cạnh ngôi trường sơ cấp. Lão cũng không quên mấy ngôi mộ mới đắp của gia đình thầy giáo Ba gần ụ cá vồ bên vệ đường. Mấy ngôi mộ của một gia đình đã bao đời tận tụy với xóm làng chắc đang lạnh dưới sương đêm. Vài ngày nữa đây ai sẽ trở về để cúng trăm ngày cho họ? Lão Thụ thấy bùi ngùi trong dạ. Lão ném tàn thuốc xuống chân, di cho tắt hẳn rồi đứng dậy xách ghế đi vào nhà.

Bây giờ là đêm. Đêm trải dài. Đêm thâm u. Đêm bí ẩn. Đêm vô tâm trên từng chồi cây ngọn cỏ. Đêm lạnh ngắt dưới con rạch nước đục lừ. Đêm quạnh hiu trong những căn nhà lá trống không. Bỗng chốc đêm sáng hực lên. Đêm bùng nổ. Đêm bắt đầu xòe cánh, vươn nanh. Đêm ác quỷ. Đêm của nỗi kinh hoàng chết điếng. Những loạt đạn lớn nhỏ, những chùm hỏa châu ở lưng chừng trời đã cho đêm hồng hoang âm thanh để thét gào, để thảm sát; cho ánh sáng để đêm nhìn rõ móng vuốt của mình đang càn lướt trên muôn vật, để nhìn rõ cơn địa chấn đang bùng bùng xô đẩy dưới vết chân. Và đêm phải được thắp sáng để đêm nhìn rõ ba trái tim đang thoi thóp trong một mái nhà lá nhỏ, phía trước có một bàn thông thiên với mấy cây nhang chưa tàn và một giàn hoa giấy. Khói của nhang đang bay vút lên trời. Lời nguyện cầu nào đang cùng bay lên với khói trong giây phút tử sinh nầy?

-Tui thấy ở trong nhà không yên rồi đó bà. Mình nên chạy ra cái hầm sau vườn chắc ăn hơn.

-Sáng quá đâu dám chạy ra ngoãi, tía.

-Hai con heo mầy cột đâu hả Thắm?

-Thì ở chỗ mọi khi má cột đó!

-Ừ! Được

-Coi bộ có mùi khói khét lẹt rồi bà. Ra sau vườn đi!

-Tao tức quá. Hồi chiều kêu mầy hái cho xong mấy liếp cà, mầy cũng hổng hái. Bây giờ chắc tiêu hết rồi!

-Sao bà cứ lo chuyện bao đồng. Có nín đi hông!

…………………………………………………………

-Có nhiều tiếng nổ quá bà ơi.

-Chắc có rớt quanh nhà mình rồi ông ơi.

-Tui thấy cái hầm như quay tròn, tía à.

-Sao lỗ tai tui lùng bùng quá, nhức đầu nữa, ông à.

-Thì tui biểu ra ngoài sau chắc hơn.

-Hổng xong đâu, tía ơi, sáng lắm, nó thấy mình chạy ra là chết hết.

…………………………………………….

-Tui ngộp thở quá má ơi tía ơi!

-Để tao ra miệng hầm coi bớt sáng chưa.

-Khéo đa ông!

…………………………………………………..

Ba bóng người rời khỏi hầm, khom người chạy ra hầm núp ngoài sau vườn.

Đêm bây giờ đang bốc lửa. Những lưỡi lửa đã thiêu rụi mấy cái nhà bên kia con rạch. Hơn một giờ qua đêm, thần chết đã để rơi rớt bao nhiêu trái nổ trên vùng đất chết này rồi. Những cây cau gãy ngọn bay đi đâu mất. Giàn hoa giấy cạnh bàn thông thiên cháy nám. Mấy cây nhang trên bàn thông thiên đã nhả khói lên trời. Có còn gì không sau cơn đại hồng thủy? Có không một ông Noé với con thuyền cứu rỗi trên lượn ba đào?

-Ông ơi sao hai con heo la quá kìa?

-Chắc nó sợ súng chớ gì.

-Hồi nào tới giờ nó có biết sợ đâu?

-Thì bữa nay bắn nhiều, nó sợ.

-Ông cứ nói cho qua lề! Tui chắc mấy con heo bị đạn rồi.

-Thì kệ nó chớ biết sao bây giờ đây?!

Trong thoáng chốc bà lão thấy lờ mờ trước mặt mình hai con heo to béo mà mẹ con bà đã đổ bao nhiêu mồ hôi nước mắt nuôi nấng từ hơn năm nay. Đồng thời bà cũng thấy những cây đủng đỉnh kết hoa kết lá dựng trước sân, bên cạnh giàn hoa giấy đang trổ bông hồng nhạt trong ngày gả con sắp tới. Mắt bà thấy đứa con gái mặc áo mới về nhà chồng. Mũi bà ngửi thấy mùi ba xi đế nồng nặc thoát ra từ nhà tiệc, họ hàng bà con lối xóm đang vui như ngày được mùa. Rồi những tiếng kêu khản cổ của mấy con heo hòa lẫn với trăm ngàn tiếng nổ kinh hồn. Bà lão thấy choáng váng. Trước mắt bà, hai con heo của bà lăn ra, dãy đành đạch, miệng hộc ra từng ngụm máu tươi nóng bỏng. Bà lão còn thấy hình như có cả một đàn quạ từ trên cao đáp xuống. Trăm con, ngàn con, triệu triệu con quạ đang bay lên, đáp xuống hai đống thịt bầy nhầy, ứ máu. Rồi những cọng lông mướt mượt mà bà hằng ngày ve vuốt, tắm rửa; những miếng thịt thơm mùi tấm cám lần lượt bị hằng triệu con quạ đen cắn trên mỏ, kẹp dưới đôi chân đem đi mất. Bà hoa cả mắt, ù cả tai. Bà chới với trong cơn mê nặng chịch. Hai con heo dành cho tiệc cưới! Bất thần bà lão chui ra khỏi hầm. Có tiếng gọi thất thanh của hai người còn lại trong hầm.

Ánh hỏa châu bây giờ thật sáng. Tiếng động cơ và tiếng nổ thật gần, thật chát tai.Tưởng chừng như đất đang đổ lở, cây cối đang bung gốc rễ. Thật là một cơn địa chấn khủng khiếp!

Bỗng thêm một bóng người chạy ra khỏi hầm. Mái tóc dài phơi phới, đậm nét dưới ánh hỏa châu. Một vài tiếng thét ở đâu đó vang lên, rồi im phắc.

Đêm gầm gừ. Đêm xếp cánh. Đêm đi

xXx

Trời chưa sáng hẳn thì những chiếc xe bọc sắt đã có mặt trong làng. Những nòng súng đen ngòm trên từng chiếc xe lấm đầy bùn đất. Mấy người xạ thủ ngồi nhìn bâng quơ, những dây đạn đại liên để trước mặt họ như món đồ trang sức. Trên cây cầu khỉ đầu vàm, năm sáu người lính vừa đi vừa hát. Anh là lính chung tình gió sương đâu ngại chúng mình. Một tốp lính khác ngồi trên thân cây dừa gãy, lỗ chỗ vết đạn, lắng nghe tiếng ca Thành Được rối bời từ chiếc máy phát thanh nhỏ  xíu. Một người lính nhịp nhịp khẩu M16 vào cái nón sắt lật úp. Viên chuẫn úy trẻ lấy máy ảnh chụp cây cột đang cháy dở, nghun ngút khói đứng chơ vơ trên nền nhà đổ nát, phía trước sân có bàn thông thiên ngã đổ và giàn hoa giấy trơ trui. Nước cạn sát lòng rạch. Những thân cây bần lả ngọn, lá rụng trên bãi sình non. Mấy con chim thằng chài không buồn đến ăn những bông bần tím ngon ngọt. Bánh xe bọc sắt làm rạp những ụ cỏ cao quá đầu người. Phía sau căn nhà đổ nát, mấy trái cà tím rụng vãi dưới đất. Một người lính vừa lượm cà bỏ vào hai túi trây di vừa nói: Trời cho mình ăn cái này đây, trung sĩ, hí hí hí! Anh ta cười đưa hàm răng trắng hếu. Viên trung sĩ ngồi trên bực đất, phía sau máy truyền tin, nói: Trời cho cái con bú dù! Chủ nhà họ trồng đó con! Ở đây đâu có người ở, trung sĩ? Con tưỏng ở đây là địa phủ sao chhớ! Viên trung sĩ nói xong bèn đứng dậy vạch quần đái lên một khúc gỗ còn cháy.

Trời sáng dần. Đoàn quân được lịnh dừng lại đây cho đến trưa. Họ phân nhau bố phòng. Những người không nhiệm vụ trải pông sô dưới mấy gốc dừa nằm ngủ, nghe vọng cổ hay nói chuyện tiếu lâm ngày xưa có ông trạng Quỳnh đá bèo trên ao. Mọi người cười ngất ngất.

Bỗng một lịnh báo động làm giựt mình mọi người. Tất cả hướng về bụi lùng rậm rạp. Từ bụi lùng đó, Lão khập khiễng bước ra. Thân hình lão chỉ còn độc một cái quần đùi rách bươm, hở hang và một cái khăn ăn trầu vắt ngang vai. Đoàn quân nhìn lão ngạc nhiên. Đây là vùng đất chết mà! Phải chăng họ đang sống trở lại thời hoang sơ với con người tiền sử đang đứng trước mặt họ? Lão lẳng lặng bước ra khỏi bụi rậm, dáng đi thất thểu, miệng như hé cười. Chốc chốc lão đưa khăn lau dãi chảy tràn ra hai bên mép miệng. Đôi môi lão khô nứt. Lão bước đi như bộ xương khô đang di động. Mấy cái xương sườn như bật hẳn ra khỏi lớp da nhăn nheo cáu ghét. Mọi người đổ dồn về phía lão. Lão cứ chệnh choạng bước và cứ mĩm cười. hai bên mép dãi chảy lòng thòng như hai dòng sữa loãng. Lão đi về hướng bờ rạch. Viên chuẩn úy trẻ đến bên lão, nói:

-Ông là người từ đâu đến đây?

Lão vẫn bước những bước đi đờ đẫn, gương mặt nhăn nheo, đôi môi khô như luôn mĩm cười, đôi tay quờ quạng trong không khí, đôi mắt như đang kiếm tìm một vật gì ở cõi vô biên. Viên chuẩn úy đến phía trước mặt lão, nắm đôi vai lão dừng lại. Lão chới với đứng lại, hơi nghiêng về phía viên chuẩn úy. Đôi môi khô hơi mĩm cười.

-Ông có nghe tôi hỏi không? Ông là ai? Lão nheo nheo đôi mắt đục ngầu, đôi đồng tử mất hút trong sâu. Lão kéo khăn đội lên đầu rồi đưa bàn tay khẳng khiu quẹt dãi. Môi luôn mĩm cười.

-Ông trả lời cho chúng tôi đi! Sao đến bây giờ ông còn ở đây? Ông có biết đây là vùng oanh kích tự do không?

Một người lính khác chen vào: Chắc ông lão này câm chuẩn úy à.

Họ đỡ lão ngồi xuống đống gạch vụn của chiếc bàn thông thiên đổ, bên cạnh giàn hoa giấy trơ xương. Lão ngồi chống đôi tay như cây que trên gối, đôi mắt đờ đẫn nhìn đâu đâu. Thỉnh thoảng lão gục gặc đầu mỉm cười một mình. Mấy người lính đứng bên thích chí cười theo. Viên chuẩn úy nói: anh em đừng làm ồn, để ông già định thần rồi mình sẽ hỏi chuyện sau. Một anh hạ sĩ đốt điếu bát tô quân tiếp vụ đưa cho lão. Lão nhận lấy điếu thuốc hút ngon lành. Lão ngửa mặt lên trời, cong đôi môi khô, từ từ nhả khói. Những cuộn khói xám bay lên trời. Không biết nghĩ gì mà bỗng nhiên lão cười sặc sụa, cười cong cả người, cười tím cả môi, cười xanh cả mặt, cười ra nước mắt. Cười như con nít được quà.

Nguyễn Cát Đông

(Viết cho đêm Bảo-Việt chào đời 12-7-69)

 

 

XUÂN SỚM

- Chút quà văn chương gởi anh VTT & nhóm thiện nguyện Cái Răng nhân dịp Xuân về

TL_Feb3_2013.jpg

    Bà Phước bóp nhẹ mấy ngón tay xương xẩu của chồng rồi cùng con trai bước ra khỏi phòng. Người nữ y tá cũng bước ra theo, sau khi chúc ông Phước ngủ ngon. Ông Phước còn lại một mình trong phòng. Hai chiếc giường kia đã bỏ trống từ hồi trưa. Một người được xuất viện, người kia trở bịnh nặng, phải đưa về khu cấp cứu; không biết có còn trở lại đây nữa không, hay được đưa thẳng xuống nhà xác, như ông Mễ nằm giường ấy cách đây hai tuần. Ba tuần trước, ông Phước từ phòng cấp cứu được chuyển vào phòng này. Coi như bịnh trạng của ông đã qua thời kỳ nguy hiểm. Bây giờ là thời gian điều trị. Ống chân trái của ông Phước bị gãy, các lóng xương bể đã được sắp xếp lại và nẹp bằng một thanh bạch kim. Bác sĩ nói tuần tới chân ông sẽ được bó bột. Nhưng việc xuất viện thì chưa biết, vì có dấu hiệu xuất huyết đường ruột nên vài thử nghiệm phải tiến hành song song với việc chữa trị vết thương chân.

    Từ ngày ông rời nước, đến thành phố này vào năm 1994 đây là lần đầu tiên ông Phước vào nằm bịnh viện vì một tai nạn, có thể gọi đó là tai nạn nghề nghiệp. Số là sáng sớm hôm ấy, như thường lệ, ông Phước đẩy cái xe thùng tự chế của ông đến khu công viên gần nhà, rồi đến khu thương mại sầm uất nằm trên ngả tư trục lộ giao thông. Hơn mười lăm năm rồi, chỉ trừ khi mưa giông hay khi đau yếu, hiếm khi ông Phước bỏ sót một ngày đẩy xe trên các con đường này. Ông đi  vừa là một cách tập thể dục, vừa là dịp để ông thu lượm những lon nhôm bên đường, tại khu công viên, hay từ các bao rác tại các cơ sở thương mại. Ông Phước rất cẩn thận mỗi khi băng qua đường. Hôm ấy nhiều sương mù, khi đến ngả tư, tuổi già mắt kém, nhìn gà hóa cuốc, ông Phước nhìn đèn xanh tưởng là đèn đỏ, liền đẩy xe tay tự chế xuống lộ qua đường bên kia. Khi thấy chiếc xe đen thui trờ tới thì mắt ông đã tối sầm. Ông Phước được đưa vào bịnh viện ngay sau đó. Bác sĩ cho biết ống chân trái của ông bị gãy, nhưng không quá trầm trọng.

    Đúng là một phút xui xẻo, may mà không mất mạng. Bao nhiêu năm nay ông đã biết bao lần đi trên lộ trình đó. Lộ trình nằm trong khu nhà ở nên xe cộ lưu thông rất chừng mực. Từ nhà đi hơn nửa dặm đường thì tới công viên. Từ công viên đi thêm độ một dặm đường nữa là tới khu thương mại. Đoạn đường dài vừa đủ cho một người già đi bộ thể thao mỗi ngày. Khu công viên khá rộng lớn tọa lạc giữa trường tiểu học và các sân bóng rổ, sân quần vợt. Rải rác trong công viên có những nhà bát giác và những lò nướng lộ thiên, rất tiện lợi cho các buổi picnic cuối tuần. Vào các ngày thường cũng có nhiều người tụ tập buổi chiều và buổi tối, già cả bé lớn đều có đủ. Họ đi bộ, chơi thể thao, hẹn hò, gặp gỡ, ăn uống, chuyện trò...Cho nên khu công viên là địa điểm cung cấp cho ông Phước nhiều lon nhôm nhứt; nhiều hôm lượm đầy một bao, ông Phước phải bỏ lên xe tay, đẩy về nhà rồi trở lại tiếp tục. Còn tại khu thương mại thì từ hai năm nay công việc thu nhặt lon nhanh và gọn hơn trước sau khi ông trình bày ý nghĩa của việc ông làm với các chủ nhân. Họ hiểu và rất thông cảm nên mỗi cơ sở cho ông Phước để một cái thùng loại đựng rác, bên trong lót sẵn những bao ny-lông. Mỗi thùng đều có đề chữ “Aluminium Cans Only” hẳn hòi. Mỗi sáng sớm ông Phước chỉ gom các bao lon ấy chất lên xe đẩy. Trước kia thì ông Phước phải vất vả bươi tìm lon trong một cái thùng rác công cộng to, cao và, dĩ nhiên, rất dơ bẩn; nhiều khi ông phải đứng hẳn vào trong thùng rác mới kiếm được nhiều lon nhôm. Mấy tuần nằm trong bịnh viện, bao nhiêu công việc bị trễ nải hết. Lon liếc, bao bị đang chờ ông. Chân ông đau không bằng ngọn lửa đốt trong lồng ngực ông. Ông Phước không biết chân ông rồi sẽ ra sao? Và các dự  định của ông? Ông Phước có ý muốn là sẽ mở thêm phạm vi hoạt động tới các vùng xa hơn. Ông cũng sẽ thực hiện đúng kế hoạch mà ông gọi là Kế hoạch Diều hâu, theo đó thì ông để sẵn tại mỗi tiệm, mỗi văn phòng dịch vụ một thùng chứa lon, mỗi ngày ông ghé qua xớt gọn nguyên bọc, như diều hâu xớt mồi. Nhanh và gọn. Chừng đó thì cái xe thùng nhỏ của ông sẽ chỉ được sử dụng cho những nơi gần nhà. Như vậy càng tốt. Ông sẽ dùng cái xe truck để đi các tuyến đường xa.  Nhiều lon thì nhiều tiền hơn. Ông Phước nghĩ tới cả một vùng Tây Bắc là vùng ông đang ở, rồi lan sang vùng Tây Nam là địa bàn thương mại của người Á Châu, là nơi họ sẽ dễ dàng thông cảm và giúp đỡ ông. Nếu tiện thì ông xoay qua vùng Đông Bắc là nơi bạn ông có mấy nhà hàng và cây xăng, tha hồ mà gom lon. Rồi tại Hội Chợ Tết Việt Nam sắp tới, hội chợ Tết tại các chùa, các nhà thờ…ông Phước sẽ đặt sẵn những cái thùng để đồng bào đi du xuân bỏ những lon không vào. Cả chục ngàn người thì biết bao nhiêu là lon. Những bạn bè của ông nơi quê nhà sẽ có thêm chút tiền mua bánh trái, kẹo mứt cúng kiến ông bà, các cháu nhỏ có bộ quần áo mới. Tết nhứt sắp tới rồi mà chân cẳng thì như vầy, thiệt là họa vô đơn chí.

        

    Nghĩ xa rồi ông Phước không khỏi nghĩ gần. Cái gần chính là cái gia đình gồm vợ con ông. Họ ở bên cạnh ông mà ý nghĩ của họ và ý nghĩ của ông xa nhau hàng ngàn dặm. Thật sự thì ông Phước đã thấy việc này từ ngày ông còn ở Việt Nam. Ông nhớ hồi năm 1984 khi ở tù về, ông được vợ bảo lãnh theo diện đoàn tụ. Lúc đó cha mẹ ông già yếu, ông là con một, nên ông Phước không chịu đi. Đến khi có vấn đề HO, ông Phước cũng chưa chịu đi vì cha ông vừa mất, mẹ thì già yếu thêm. Do vậy vợ con ông trách ông rất nhiều, cho rằng ông không nghĩ gì đến họ. Không chừng họ còn nghi ông có bồ nhí ở quê nhà! Từ đó thỉnh thoảng vợ ông gởi tiền cho ông mà không có một thư từ nào, không có cả thư của các con. Ông bắt đầu biết mọi người đã không hiểu nhau rồi. Khi đến Mỹ ở chung với vợ con, sự cách biệt càng rõ, từ cách sống cho đến cách nghĩ. Vợ ông thay đổi nhiều quá. Các con cũng vậy. Anh em nói tiếng Mỹ cả ngày với nhau làm ông nhức đầu. Càng chán ngán tình cảnh của gia đình mình, ông Phước càng nghĩ nhiều đến những người bạn đồng cam cộng khổ của ông ở quê nhà. Tài chánh eo hẹp với đồng lương quá thấp, ông Phước phải tìm phương cách khác để giúp họ. Ông nghĩ tới việc đi lượm lon nhôm. Ông Phước không quên những ngày đầu của công việc này. Thật sự thì thời gian đầu rất là êm thắm. Ông bắt đầu công việc ngay tại gia đình ông. Ông Phước cũng muốn nhân cơ hội lượm lon giúp người nghèo để cho các con cháu ông biết về lòng thương người và biết quí trọng đồng tiền. Muốn dạy cho con cháu bài học vở lòng về đạo làm người. Nhà ông con cháu đông lại hay uống nước ngọt, vợ chồng thằng con lớn thì hay uống bia, cuối tuần thì hay có tiệc tùng,  nên lon bia, lon nước ngọt cũng nhiều, bỏ đi thì uổng, mỗi pound lúc đó giá là 42 xu. Mỗi tháng ông Phước có trên 20 pounds lon không tại chính nơi ông ở, trị giá cả chục đồng. Riêng tại chỗ làm của ông là một tiệm giặt lớn, có để máy nước ngọt, ông chỉ lượm lon không bỏ vào bao đựng rác. Cứ mỗi cuối tuần  ông đem về nhà một bao  đầy, nặng ba, bốn chục pounds. Đầu tiên ông Phước chứa những lon trong thùng rác, để phía sau vách nhà; rồi đợi khi rảnh, ông Phước cùng hai đứa cháu nội đạp dẹp mỗi lon cho bớt cồng kềnh. Đầu tiên hai cháu chỉ làm lấy vui; sau nghe ông nội nhét vào đầu mỗi ngày một vài chữ, chúng nó hiểu công việc ông cháu đang làm là một loại charity. Rồi ông cháu hì hục mang ra xe đem đi bán. Hai đứa cháu nội trên mười tuổi có vẻ thuộc bài học mà ông muốn dạy. Những người khác thì chưa. Một hai tháng đầu thì trong nhà chẳng ai để ý hay phàn nàn gì về việc làm của ông Phước. Đến tháng thứ ba thì những con kiến, đặc biệt là những con gián từ đống lon làm cả nhà chú ý. Trước hết là vợ ông rồi tới con trai, con gái, rồi con dâu. Bà Phước vượt biên sang Mỹ từ năm 79 với 3 con, thằng lớn lúc đó mới 14 tuổi; thằng Út sanh ra năm 75, khi ông mới vào tù  vài tháng. Bà Phước làm công chức cho City hơn ba chục năm nay. Bà có cái nhìn khác ông về nhiều vấn đề. Chỉ một con gián trước mắt bà đã là chuyện lớn rồi. Ba đứa con thì lúc nào cũng cùng chiến tuyến với mẹ. Con dâu người Tô Cách Lan thì sợ gián hơn sợ ma. Tình trạng này thì thật nguy. Vợ con ông mà không cho ông để lon ở nhà thì không biết ông phải làm sao. Trước mắt là ông Phước cấp tốc dời địa điểm. Ông chuyển tất cả lon ra cái góc sân sau, sát hàng rào, rồi che kín mít bằng mấy tấm vỉ thiếc. Hy vọng không ai thấy; nhứt là không thấy những con gián. Khi đống lon nhiều đủ cho một chuyến truck thì ông đem đi bán. Việc làm ăn của ông Phước coi mòi trôi chảy. Nhưng có một lần ông tưởng rằng kế hoạch của ông bị ngưng. Chuyện xảy ra hồi hè năm trước. Đó là một hôm vợ ông làm sinh nhựt cho cô con gái bằng bữa BBQ ngoài sân sau. Mẹ con bàn tính với nhau, ông Phước không biết chi tiết. Bạn bè của vợ ông, bạn bè của các con, có cả người tình của con gái và của cậu út tham dự. Tất cả trên năm chục người, đầy cả sân sau. Chuyện rắc rối bắt đầu khi tấm vỉ thiếc bị ai đó làm ngã xuống, bày ra một đống lon nhôm, cộng với hàng ngàn con gián to bằng ngón tay, mập ú, láng coóng.  Nghe được mùi thịt nướng, các chú gián càng linh động, bò lổn ngổn khắp sân như những con ma đói. Mạnh ai nấy la làng. Mạnh ai nấy nhảy cà tưng. Thịt thà trà rượu văng tứ tung. Tiệc thịt nướng Tếch-xịt mà phải dời vào trong nhà, thành indoor Bar-B-Q, thì... 12 con giáp chẳng giống con giáp nào. Mặt mày ai nấy đều dài thoòng, nhăn nhó như cái bánh bao chiều, nhứt là phu nhân và các quí tử của ông Phước. Đâu có ai ngờ được là phía sau căn nhà rộng, hai từng, trướng gấm màn nhung, mặt trước hoa kiểng ngay lối thẳng hàng, trong nhà ghế bành, tràng kỷ, đàn piano lung tung... mà phía sau nhà chứa hộp lon để bán! Ai đời nhà của một bà phụ tá trưởng phòng mãi dịch thành phố, nhà của một kỹ sư trưởng công ty điện lực, nhà của cô ba dược sĩ vv... mà chứa cả đống hộp lon dơ dáy trị gía vài xu một cái! Tình cảnh y như cô đào thương sau khi diễn tuồng gột rửa hết mấy lớp phấn son. Thôi thì hôm ấy Mỹ tây, Mỹ ta đều có một big surprised party! Và dĩ nhiên là ông Phước đâu tránh khỏi một big, big problem! Cái mà ông thấy rõ trước hết là cô con gái cưng của ông chạy vào phòng ngủ, đóng kín cửa, chắc là để khóc cho đã vì xấu hổ với người tình đang hành nghề thầy thuốc. Cậu út thì cũng chẳng khác gì cô chị, bạn gái nó cứ đập cửa, kêu ho-ni ơi,  ho-ni à hoài mà nó không mở, chắc để giấu cái cục quê to bằng cái nhà nó đang ở. Vợ ông, con trai lớn, con dâu... chắc cũng có cùng tâm trạng như vậy. Họ cũng cố nói nói, cười cười mà cái cười như mếu. Cũng phải thôi, họ không hiểu một tí gì về ý nghĩa việc làm của ông thì họ xấu hổ trước bàng dân thiên hạ là phải. Còn ông Phước ư? Lúc khách khứa nhảy cà tưng cà tang giữa sân cỏ, lúc vợ con ông tóc tai dựng ngược, muốn chôn sống mấy con gián qủi sứ và một đống lon nham nhở, thì ông Phước đang ung dung đứng sau cửa sổ trên lầu, vén màn nhìn xuống. Ông muốn làm nhà hùng biện nói trước công chúng. Ông sẽ dõng dạc, hùng hồn mà dang tay nói rằng: Các người đang thấy những con gián bò đi tìm mồi dưới chân các người. Vài người bạn của tôi nơi quê nhà hiện giờ cũng như con dế, con giun đang vất vả đi tìm miếng sống. Tôi hãnh diện làm cái việc lượm hộp lon này. Các người cứ thảy ra đi, tôi lượm hết. Tiền của các người vứt bỏ, tôi lượm về, rồi thân ái gởi cho bạn tôi, có gì là xấu hổ! Các người đâu có biết một pound thịt bò để nướng ngày hôm nay ở đây đủ cho bạn tôi mua gạo ăn 2 tháng. Cả mấy chục pounds thịt bò và rượu, và bia...hôm nay có giá trị tương đương với cả ngàn ngày bạn tôi bò lê trên vĩa hè bằng hai đầu gối, giữa nắng trưa, giữa mưa dầm, giữa bụi bặm, bán từng tấm vé số. Nghĩ như vậy cho vui vậy thôi chớ ông Phước dư biết mỗi người có số, các người dưới kia có số tốt thì cứ tận hưởng cái số tốt của mình, cũng không sao, không chết thằng tây nào. Không nói thì ai cũng biết là sau hôm đó ông Phước bị vợ, rồi các con hành hạ tơi bời. Để giữ hòa khí trong gia đình, lần này ông cố giải thích, ông nói cho mọi người biết hoàn cảnh của từng người mà ông giúp đỡ. Tình hình tạm yên, tuy rằng còn có những chống đối ngầm. Họ có vẻ chống đối vì họ không hiểu hết mục đích lượm lon của ông; hay họ biết mà không thể hiểu nỗi. Sống tại nước Mỹ này mà có người kỳ cục, ở nhà lầu, vợ con thành danh, thành đạt...mà nhịn ăn, nhịn mặc, lượm từng cái lon dơ mà không biết xấu hổ. Chuyên cần lượm lon để bán lấy tiền đem cho người khác ở tận đâu đâu! Thiệt hết chỗ nói! Các dâu và con không hiểu đã đành, vợ ông mà không hiểu thì đáng buồn và thêm rắc rối. Cái rắc rối là bà thường xuyên ngăn cản việc làm của ông, còn chê ông làm cái nghề hạ tiện, làm mất mặt mẹ con bà. Quả thật là vợ ông đã quên hết cái khổ của chính bà trong những năm sau 75, quên cái khổ của bao nhiêu người thân quen khác. Ông Phước nói với vợ rằng ông sang Mỹ nhưng những người lính thuộc cấp ngày trước của ông, những bạn bè đã cùng chiến đấu với ông không có điều kiện để đi, họ đang sống trong nghèo nàn, đói khát, bịnh tật. Ông nhắc tới hạ sĩ Cang, người lính truyền tin của ông ở trung đoàn 31, cụt cả hai chân, đang bán vé số tại bến bắc Cần Thơ; binh nhì Nam, người đã cỗng ông cả cây số khi ông bị thương ở trận Tầm Vu, đang nằm một chỗ vì chứng tai biến mạch máu não, vợ con bữa no bữa đói. Hôm ấy mà Nam chạy bỏ ông thì ông chỉ nằm chờ chết. Rồi những An, những Thiện, Đồng...đã một thời sống chết với ông, đang cần sự giúp đỡ, dù ít dù nhiều. Ông Phước là người đến Mỹ muộn màng, sau khi mẹ ông qua đời, nên ông thông hiểu từng hoàn cảnh của những người lính cũ của ông. Sang được bên này, ông muốn tự mình làm ra đồng tiền gởi về cứu giúp họ. Mỗi người vài chục đồng mỗi tháng để họ vui mà ông cũng vui. Mỗi lần lượm những chiếc lon rỗng mà ông Phước thấy lòng mình thêm đầy. Đầy niềm vui. Lúc còn ở quê nhà, nhận tiền gởi về từ vợ con, ông Phước đã ân cần chia sẻ với họ. Cái gọi là tình chiến hữu của ông đơn giản là như vậy, không đao to búa lớn gì hết. Ông biết khi tuổi già sức yếu, ông sẽ không giúp họ được nhiều, nhưng còn hơi thở là ông biết rằng ông chưa bỏ cuộc.

    Điều trước mắt là ông Phước sẽ không bỏ cuộc trong việc vận động vợ con ông tham gia cùng với ông. Ông Phước biết trước đó là một việc vô cùng khó khăn. Cái “lì” trong công việc của ông từ mười mấy năm nay cũng là một cách để khẳng định rằng ông đã suy nghĩ đúng và làm đúng. Tốt hơn hết là họ nên xét lại lối suy nghĩ của mình. Hai đứa cháu nội chỉ hơn mười tuổi mà đã biết giúp ông nội, biết cầm đồng tiền khó khăn kiếm được từ những lon nhôm, cùng với ông đem gởi về quê nội. Thỉnh thoảng, làm như là tình cờ, ông Phước cho vợ xem mấy bức thư hay những tấm ảnh của những người nhận tiền của ông hàng tháng tại quê nhà. Đại để những dòng thư như: “ ...nhờ món tiền của ông thầy gởi về kịp lúc mà má em được chữa trị kịp thời, nếu không thì...” hay: “...số tiền của ông thầy gởi về lần này em dùng hết để bốc mộ vợ em, đưa nó về nằm gần với ông bà cha mẹ, chờ em xuống nằm chung với nó cho đỡ lạnh chưn”…. Đặc biệt là có một thư rất vui: “ Ông thầy biết hông, thằng con lớn của em vừa mới ra kỹ sư. Đó là nhờ bốn năm nay ông thầy cho nó tiền đóng học phí. Từ đây thằng anh sẽ lo cho mấy đứa em”. Còn những bức hình thì có thể làm bà Phước xúc động: hình chụp hạ sĩ Cang bò trườn trên bến bắc, cố mời một ông khách mua vé số; hay hình trung sĩ Lộc có đôi mắt trũng sâu như hai cái hố thẳm, quần áo, mủ nón, tay chân rách nát, chỉ có cây gậy trên tay là còn nguyên hình dáng. Bà Phước biết Cang và Lộc từ khi hai người lính này phục vụ trong đại đội của ông Phước. Cứ như vậy mà ông Phước thi hành chiến thuật tầm ăn dâu, thỉnh thoảng cho vợ đọc những bức thư hay xem vài tấm ảnh, hay những khi vợ chồng vui chuyện, ông Phước nói về người này, người nọ nhờ món tiền của ông gởi về mà giải quyết được bao nhiêu vấn đề khó khăn. Nhứt là những món tiền gởi vào dịp Tết tuy không nhiều nhưng niềm vui của họ thì thật nhiều; niềm vui của ông còn nhiều hơn nữa! Mới nghe vài lần đầu bà Phước ậm ừ cho qua.  Những lần sau bà có ý hỏi lại hay góp vài lời. Qua thời gian, sắt đá còn phải mòn, huống chi là lòng người. Ông Phước nghĩ như vậy. Còn đối với các con thì ông nói chuyện với chúng nó về những gì đang xảy ra tại đây, một cách cụ thể, giấy trắng mực đen hẳn hòi.  Chẳng hạn như chuyện Hội Người Cùi Việt Nam tại Nam Cali kết hợp với Hội Blessed Damien Society thuộc giáo phận New Orleans ở tiểu bang Louisiana làm bao nhiêu việc tốt đẹp cho người cùi Việt Nam từ cả chục năm nay. Bác sĩ trẻ Trần Mai Khanh là điển hình của những tấm lòng vàng nầy. Chỉ cần 140 dollars tiền thuốc men là có thể chữa hết bịnh cùi cho một người cùi. Hay nói ngược lại: vì không có đủ 140 dollars mà một người cùi phải chịu khổ suốt đời, chịu rụng tay, rụng chân, mù mắt.... Nghe như vậy có đứa gục gặt đầu ra điều thông cảm. Cô dâu Tô Cách Lan thì cứ  really, really liền miệng, có vẻ xúc động. Bà Phước tuy không trực tiếp ngồi nghe nhưng coi bộ đồng tình. Ông Phước ghi cho các con cái web site của Hội để chúng nó tìm hiểu thêm. Cũng như ông Phước đã nói về Quỹ Từ Thiện Têrêsa cho các con nghe. Chúng nó có vẻ thích thú khi biết chỉ cần 2 dollars là mua 10 kí gạo cho một người già ở Việt Nam có cơm ăn một tháng. Xem như vậy thì làm nhân đạo đâu có tốn tiền, tốn sức nhiều ! Hôm người phụ trách Quỹ Từ Thiện Têrêsa là Phó tế Vũ Thành An từ Portland về Houston tổ chức một buổi họp mặt, ông Phước rất ngạc nhiên là chỉ cần một lời đề nghị của ông mà cả gia đình đều muốn đi tham dự để biết thêm về quỹ từ thiện nầy. Bữa đó về nhà cô dâu Tô Cách Lan và bà mẹ chồng nói nhiều về chuyện này. Họ còn biết hơn ông là hiện đã có cả ngàn cụ tại Việt Nam đang được sự trợ cấp này. Tình hình trong ngôi nhà này có vẻ khả quan lắm. Tằm ăn dâu mà! Biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Ông Phước biết chẳng sớm thì muộn cả nhà sẽ cùng góp sức với ông. Tiên trị kỳ gia, hậu trị kỳ quốc. Giải quyết xong những người nhà, ông Phước sẽ gợi ý với những bằng hữu khác, tại đây và tại các nơi khác... Rồi cả ngàn thùng “Aluminium Cans Only” sẽ rải đều khắp nơi.        

    Việc thiện thì nhiều, nhưng mỗi người một tay thì sẽ...vỗ nên bộp. Người xưa đã nói  vậy rồi.

    Ông Phước bỗng nhớ ra là mình đã nghĩ ngợi quá nhiều trên giường bịnh.

    Ba tuần lễ nay chuyện giúp người cùi hay người già xảy ra như thế nào ở nhà thì ông Phước không biết. Ông chỉ biết là ông nằm đây cả tháng thì làm sao mà đi lượm hộp lon, mấy cái thùng “Aluminium Cans Only” của ông chắc đã đầy ứ. Nằm đây thì làm sao mà có tiền gởi về kịp đầu tháng tới. Hôm nay đã gần cuối tháng rồi. Tết cũng cận kề rồi.

    Đêm nay ông Phước suy nghĩ nhiều quá, khiến ông mất ngủ.

                                                              xxx

    Cuối cùng thì ông Phước được xuất viện với cái chân băng bột. Ông có thể xê dịch chút ít được với cây nạng. Chân ông coi như không có vấn đề. Ruột gan ông cũng không có vấn đề gì. Nhưng khi về đến nhà, vào căn phòng riêng của ông thì lòng dạ ông có vấn đề. Ông Phước thấy những tấm giấy biên nhận gởi tiền để trên bàn ngủ của ông. Tên TL_Feb3_goiquatet.jpgngười gởi là tên vợ ông, còn tên người nhận trên các hóa đơn là Cang, là Lộc, là Nam, là An, Thiện, Đồng... Ngày gởi thì mới hôm qua, ngày đầu tháng. Ông Phước thấy tim mình quả thật có vấn đề, nó đập liên hồi, đập không thứ tự, điều mà ông không gặp từ thật nhiều năm nay. Cầm những tờ biên nhận gởi tiền mà tay ông run. Tên vợ ông đó. Tên những người bạn nghèo khổ của ông đó. Ông đâu có hoa mắt, đâu có lầm lẫn gì. Ông Phước với tay cầm cây nạng, lê bước về phía cửa sổ, ông biết trời hôm nay phải đẹp. Ông muốn nhìn bầu trời đẹp hôm nay. Ngước mắt nhìn lên bầu trời trong xanh, không gợn môt chút mây, ông nghĩ tới những nụ cười của bằng hữu quê nhà, rồi nhìn xuống phía cuối sân sau, chỗ góc sân bên trái, nơi ông dùng để chứa hộp lon. Trời! Có thật không đây? Niềm vui òa vỡ. Ông Phước thấy một đống lon đầy vun. Rõ ràng mà! Một đống lon đầy vun! Hai mắt ông Phước bây giờ tuy có ướt nhưng ông không lầm lẫn đâu. Ông thấy rõ mà. Ông nhớ trước khi bị tai nạn ông đã bán hết số lon. Bây giờ một đống lon đầy tại góc sân, không có một tấm vỉ thiếc nào che chắn hết. Một đống lon đầy đó bà con ơi! Dưới ánh nắng chiều, màu sắc từ các hộp lon như nhảy múa rộn ràng. Từ hồi nào mà vợ con ông đã mở lòng, đã xăn tay áo làm công việc của ông vậy cà? Như vậy là quà Tết cũng sẽ đến sớm như mọi năm. Mùa Xuân năm nay cũng đến sớm với bằng hữu của ông, như mười mấy năm qua.

    Ông Phước thấy lòng mình no đầy một niềm vui, và gan ruột ông cũng đang rộn ràng nhảy múa.

    Tết chưa đến mà ông Phước nghe có tiếng pháo nổ thật giòn và thật rộn rã. Nghe như pháo tết của quê nhà.

Trần Bang Thạch

THỦY TÁN

Gà chưa gáy sáng thì ghe đã rời bến. Nhờ nước xuôi nên ông Giáo nhẹ đẩy hai mái chèo chiếc ghe cũng đi ngọt sớt. Bà Giáo ngồi trước mũi ghe, vừa bỏm bẻm nhai trầu vừa cột những chiếc bánh ú thành chùm. Ông bà Giáo ép thằng Nhứt nằm trong mui ghe tam bản ngủ thêm một chút để dưỡng sức. Thằng cháu nội này sẽ phải dùng sức trai chèo mấy chặn nước ngược trước khi tới nơi thấy mặt ba nó.

        Ra khỏi sông Vàm Ngo thì trời vừa đứng bóng. Thằng Nhứt đã thức dậy từ lâu, đã lót bụng bằng mấy cục xôi vò và mấy trái chuối nấu cọng thêm một bụng nước sông nên trông tươi tỉnh. Nó bò ra phía sau chèo thay ông nội. Tội nghiệp thằng nhỏ, từ lúc mới đẻ cho tới bây giờ là 14 tuổi nó nào có biết chèo chống gì đâu, bơi lội thì cũng bì bõm, vừa đủ để bắt cá, giăng câu cho ra vẻ con nhà đồng áng. Nghe nói phải đi thăm ba bằng chiếc ghe tam bản mượn của bác Năm, hôm qua thằng Nhứt quyết lòng tập chèo từ trưa cho tới tối mò để chuẫn bị cho chuyến đi ngày hôm nay. Quanh năm suốt tháng, ngay từ hồi còn trong bụng mẹ nó đã theo cha ở hết hậu cứ này đến hậu cứ khác. Ngay sau ngày giải phóng, ba nó đưa mẹ con nó về sống nhờ ông bà nội. Non một tháng sau nó nghe nói ba nó đi học tập cải tạo vì là sĩ quan ngụy. Sau mấy tháng sống cơ cực ở quê chồng, má nó gởi nó cho ông bà nội, nói là đi tìm chồng rồi dông mất tiêu. Hai hôm trước, sau cả năm không tin tức, ông bà nội nó mới biết chỗ ba nó đang học tập. Những chữ như học tập, cải tạo, giải phóng, ngụy... thằng Nhứt chỉ mới nghe người lớn nói, nó cũng bắt chước nói theo mà chẳng biết ý nghĩa gì. Thằng Nhứt tuy nhỏ tuổi nhưng nhờ ăn nhiều mau lớn nên tay chèo khá mạnh. Ông Giáo cầm dầm ra trước mũi ghe bơi tiếp thằng cháu. Ngồi trong mui nhìn ra sau lái, bà Giáo thấy tự nhiên sao hôm nay thằng cháu lớn xộn, chắc tại trong lòng nó đang vui. Tay chèo của nó khá vững nhờ đôi tay dài. Cái điệu bỏ chưn mặt ra đằng sau rồi nhún mình một chút, hất mặt lên một chút mỗi khi đẩy hai mái chèo tới trước coi sao mà giống thằng cha nó quá. Tội nghiệp thằng con trai của bà, vợ chồng nó đặt tên con trai đầu lòng là Nhứt để mong tiếp tục với con Nhì, thằng Ba...Rốt lại cũng giống như vợ chồng bà : một cây sanh vỏn vẹn một trái. Bây giờ thì coi như hết rồi.

      Khi bắt đầu đi vào sông Yên, thằng Nhứt đẩy mạnh mái chèo tay mặt, lơi mái chèo tay trái để đưa chiếc ghe  cập theo cái voi rộng trồng lát. Dễ chừng có tới cả công lát xanh mịt. Mũi ghe lần lần đi vào sông Yên. Nước bắt đầu ngược. May mà chiếc ghe nhỏ nên cũng nhẹ chèo. Sông thì rộng mà nhà cửa hai bên thì chẳng có bao nhiêu, thưa thớt như đồng hoang. Ngồi trước mũi ghe, ông Giáo đẩy mạnh thêm cây dầm. Có lúc thằng Nhứt dở cả hai cây chèo khỏi mặt nước để tránh mấy dề lục bình đang trôi ngược thì chiếc ghe gần như đứng lại. Bà Giáo ngồi trong mui ghe, hai tay vịn chặt be ghe như ngầm tiếp sức đẩy ghe về phía trước. Trước khi đi tới một nơi hoàn toàn xa lạ này, ông bà Giáo đã nghe ngóng, hỏi han đường đi nước bước. Họ biết trước là sẽ phải đi nước ngược trên sông Yên. Rồi đi nước ngược trên sông Thượng, sông Đối, trước khi đến Khu Trại Ngọc Trai nằm trong vùng U Minh Hạ. Trại Ngọc Trai, không phải chỉ ông bà Giáo  mới nghe lần đầu, mà cả những người lối xóm như ông bà Chín Nâu, ông Hai Cảnh là những người từng ở vùng U Minh Hạ cũng chưa nghe tới bao giờ. Họ chỉ nghe mang máng là trại Ngọc Trai mới có sau ngày giải phóng. Ông Hai Cảnh nói nếu muốn đi nước xuôi thì ngay sau khi ra khỏi sông Vàm Ngo, đậu ghe lại năm bảy tiếng, chờ nước lớn thì đi dễ hơn, đỡ vất vả. Lúc đầu ông bà Giáo vì tay chân già yếu chỉ muốn đi đường bộ, nhưng người ta nói đi đến đó chỉ có xuồng ghe là phương tiện tiện lợi nhứt, lại chở được nhiều đồ tiếp tế. Vùng đó dẫy đầy sông rạch, ít cầu, nhiều nơi nước nổi, có khi dễ gặp mìn bẫy vì ở đó nghe nói trước kia là vùng trái độn, mặc bên nào nấy chôn mìn, bẫy, lựu đạn. Khi nghe người ta nói đã có nhiều người học tập bị đạp mìn, chết không còn miếng thịt, ông bà Giáo càng lo hơn. Thật sự thì ông bà Giáo đã mất ăn mất ngủ từ cả năm nay, từ ngày thằng con trai giả từ gia đình, nói là chỉ đi học tập một tháng rồi về. Một tháng, rồi hai, ba tháng vẫn không thấy về; chỗ ở cũng không biết. Hỏi đầu làng cuối xóm cũng không ai biết; hỏi xã, hỏi huyện thì cũng chẳng ai cho tin. Có đứa học trò cũ nay đang làm Chủ Tịch Huyện, hỏi nó, nó nói để nó dọ hỏi giùm. Nó còn khuyên ông thầy đừng nóng, để ảnh học tập tốt, lao động tốt rồi cũng sớm về. Cả năm rồi có nghe nó cho tin tức gì đâu. Tới cơ quan tìm nó thì lần nào cũng cho hay là bận họp hành. Tới nhà thì nói nó đi vắng. Ông Giáo nhớ ngày xưa nó là thằng trốn học có tiếng trong cái lớp tư của ông dạy; lên các lớp trên nó cũng đi học bữa đực bữa cái. Cuối năm lớp nhứt, thi rớt vào lớp đệ thất trường tỉnh, nó bỏ học đi bưng. Phải nó siêng hơn một chút, chắc bây giờ là thủ tướng! Nhưng  ông bà Giáo cũng có cái số may. Hai hôm trước, ông Giáo đang ngồi uống cà phê ngoài vàm,  tình cờ có người khách lạ cho biết chỗ ở của thằng con. Nghe tin con, ông bà Giáo vui hơn đào được hũ vàng, vội vã cơm gạo đi thăm và tiếp tế. Ông bà Giáo dư biết là con trai họ đang đói khổ vì làm người tù sau ngày mất nước, chớ chẳng phải giải phóng giải phiết hay học tập cải tạo cải tiết gì hết. Lòng già thương con càng nghĩ càng đau. Đi tới trời, ông bà cũng đi tới nói chi mấy khúc sông con.

     Ghe càng đi vào sông Yên thì gặp thêm gió ngược thổi mạnh. Sóng lớn. Ghe nhỏ lại chở đồ nhiều nên chòng chành. Nóng lòng gặp con, ông bà Giáo quyết đi không nghỉ ngơi gì hết. Thằng Nhứt cũng nóng lòng gặp ba nên chèo hoài không biết mệt. Nước ngược cũng đi. Sóng gió cũng đi. Hơn một năm chờ đợi, lâu quá rồi. Ông Giáo đã nghe nói nhiều về con sông Yên. Tên là Yên nhưng nhiều sóng gió. Sông Yên là con sông cái nối những con sông nhỏ, đưa nước ra biển qua ngả Bảy Giá. Ngày xưa người địa phương nặng mê tín, và cũng vì lòng ước ao nên đặt là sông Yên để hy vọng sông sẽ trở thành yên lặng, bình yên, không sóng to gió lớn; cũng như người dân quê nghèo rớt mồng tơi, sanh con đặt tên là Giàu, là Đủ, là Dư...Người ta chỉ đoán sông Yên rộng chừng hơn trăm thước, dài chỉ non cây số, nhưng là con sông dữ, có nhiều ghe xuồng bị chìm, nhứt là ghe xuồng của người từ xa mới tới lần đầu. Có lời đồn đãi là người ta đã vài lần thấy cá mập từ Bãi Giá lội vào. Thời chiến tranh bốn lăm năm mươi, sông Yên là nơi tập hợp các thằng chõng chết trôi, những xác người cụt đầu, cụt chưn, cụt tay trôi về từ các nhánh sông con. Có ngày nhiều quá chôn không kịp, người ta đẩy xác luôn ra biển. Thủy táng. Bây giờ thì ông bà Giáo và thằng cháu nội thấy thế nào là con sông dữ khi chiếc ghe tam bản đến gần chỗ giao lưu của sông Yên với ba con sông nhỏ là sông Thượng, sông Hạ và sông Giữa. Nước từ ba con sông nhỏ đổ vào sông Yên tạo thành vùng nước xoáy mạnh. Chỗ này lòng sông rộng hơn và gió thì thêm mạnh. Ra khỏi vùng nước xoáy, nước chảy xiết. Trời đã xế chiều mà chiếc ghe vẫn còn trong vùng nước xoáy, vài phút đồng hồ mới đi được một xãy tay. Thằng Nhứt giữ vững tay chèo, cốt sao cho ghe đỡ chồng chành và không bị lật úp. Thằng nhỏ chưa quen chèo nhưng nhờ mạnh tay nên giữ được ghe đi gần bờ. Ông Giáo cũng ráng hết sức giữ cho mũi ghe không quay vòng. Bà Giáo thì ngồi yên, lâm râm niệm Phật.

      Trong tiếng cầu kinh, trong tiếng gió vù vù và tiếng nước xoáy, cả ba người trên chiếc ghe tam bản bên này bờ sông bỗng thấy phía bên trái, chỗ vàm sông Hạ, thấp thoáng trong màu chiều, một bè rồi hai, rồi ba, bốn, năm... chiếc bè gỗ trôi ra từ sông Hạ, nhập vào sông Yên rồi dừng lại ở đầu voi. Ông Giáo nhớ ngay lời người ta nói về những người tù và những chiếc bè tràm từ thượng nguồn sông Hạ theo con nước ròng đổ vào sông Yên. Tại chỗ nước xoáy này, khi vừa tới voi, những bè tràm sẽ cắm sào dừng lại, đợi khi nước lớn sẽ theo sông Thượng bè tiếp về trại tù Ngọc Trai ở thượng nguồn sông Đối. Khi thêm một chiếc bè vừa ra khỏi vàm sông Hạ, lúc ráng chiều nhuộm đỏ khúc sông, thằng Nhứt dụi mắt hai ba lần, nó thấy người đàn ông ngồi trên bè hơi quen. Nó lớn tiếng kêu ông bà nội cùng nhìn người đàn ông. Có phải đây là sự nhiệm mầu, hay là vì thần giao cách cảm, để linh tính cho người tù trên bè tràm và ba người trên ghe tam bản biết rằng họ là những người máu mũ ruột thịt. Họ đã cùng cất tiếng gọi nhau. Ba. Má. Con. Ba. Con. Con. Ba. Má....Những tiếng gọi lẩn vào nhau, chồng chất lên nhau. Gọi nhiều lần. Tiếng gọi bay trong gió,  vang trong chiều tà. Có một tíc tắc, thằng Nhứt đã quên tay chèo, cúi khum người, hai tay nó bụm miệng kêu lớn ba, ba. Thiếu người cầm lái, chiếc ghe xoay vòng, ngã nghiêng như chiếc lá trong phong ba. Ông Giáo ngồi phía trước dồn hết sức lực trên đôi tay già, cầm chắc cây dầm giữ cho ghe thăng bằng. Khi bà Giáo  thấy đầu hai cây chèo đập vào sau ót thằng Nhứt, máu phun thành vòi thì thằng Nhứt đã lọt tũm xuống sông. Ngay lúc đó người tù cũng bỏ bè tràm, phóng mình về phía chiếc ghe. Nước xoáy. Gió mạnh. Bà Giáo la một tiếng thất thanh, bà thấy một vùng tối mênh mông trước mặt mình. Ông Giáo thì thấy một màu đỏ ối nhuộm hết khúc sông, nhuộm hết bầu trời. Những con sóng như những bàn tay máu vung cao. Nước xoay vòng bè tràm như cây tăm trong ly nước khuấy. Chiếc ghe cũng xoay vòng rồi trôi theo dòng nước. Bè tràm như ngựa không cương, trôi nhanh về phía hạ lưu. Người tù cũng trôi đâu mất, không thấy trồi lên mặt nước. Những bạn tù chưa kịp lặn tìm xác bạn thì bị nòng súng chĩa sau lưng. Có một người tù nhanh trí vội vã lấy hai cây tràm làm thành hình thập tự giá cắm ngay tại vàm sông Hạ, chỗ đất bồi.

    Ba ngày sau, xác người tù tấp vào một tay đáy ở Bãi Giá, bụng sình chương, hai hốc mắt trống hoác. Xác thằng Nhứt thì không ai thấy; có lẽ trôi tuốt ra biển. Bà Giáo chết đi sống lại nhiều lần trước cái xác tròn như trái banh lông và trước cửa biển mênh mông trời nước, không một bóng người. Ông Giáo thì cứ ngậm hoài trên đôi môi điếu thuốc rê không cháy.

   Từ đó ông bà Giáo cúng hết vườn đất cho chùa, dọn nhà về vùng sông Yên. Căn nhà sàn nhỏ dựng ngay dưới bến  sông, chỗ ngả ba nước xoáy, nơi có cắm cây tràm thập tự giá. Mỗi buổi chiều, khi ráng đỏ nhuộm một gốc trời ông bà Giáo bắt ghế ngồi ngoài hàng hiên, mỗi người một góc. Nước vỗ như lời than khóc dưới chân. Nhiều khi nước phát ra những tiếng Ba. Má. Nội. Ba. Má. Nội....thành những tràng dài như tiếng hú rớt xuống từ cõi xa xăm mộng tưởng. Có khi dưới chân, nước là những con bạch tuột có hàng trăm vòi. Là máu. Là cái bụng sình chương. Là đôi con mắt thiếu tròng. Là giọt máu phun ra từ cái đầu xanh non như lá cỏ. Sóng nước ở một bãi bờ xa lạ trong một đất nước bỗng nhiên xa lạ đã thủy táng hai người thân yêu nhứt của ông bà giáo già. Nhưng mà, lạ chưa, bây giờ ông bà cũng muốn sống hết đời ngay trên những lớp phong ba của một dòng sông dữ! Ôi! Cũng là một cách thủy táng đau thương! Ông bà ngồi đây mà tâm hồn thì đang bập bềnh trên sóng nước. Muôn đời oan hồn người con trai duy nhứt và đứa cháu nội duy nhứt đang trôi nổi bồng bềnh đâu đây trong khói, trong sương, trong màu chiều đỏ như máu và trong màn đêm đen như mực.    

     Trời nước mênh mông, phong ba cuồng nộ đã chôn sống hai người thân yêu nhứt của họ, cũng đang chôn sống thể xác họ, nhưng không chôn hết được nỗi buồn của người bỗng khánh tận lúc cuối đời.

x Xx

Từ đó và mãi cho đến bây giờ, sau gần bốn mươi năm, người địa phương gọi khúc sông nầy là Sông Oan.

TBT

________________________________________

 CÓ MỘT NGƯỜI DƯNG

KissSmile

    Tới giờ nầy mà nàng vẫn không thể phát âm trúng tên chàng. Còn chàng thì đâu có khá gì hơn. Tên người ta viết là Phương mà chàng thì cứ bừa bãi phát ngôn là Pung, Pung. Làm như dùi đục gõ lên trống chầu. Còn tên chàng là Charles,…y như tên vị hoàng tử xứ Hồng Mao, quen tên và dễ kêu muốn chết vậy mà nàng cứ Chặt, Chặt…Miệng thì nói dẽo queo còn tay thì chặt chặt, khứa khứa, như chặt đầu lá lóc! Nghe mà ớn da gà! Gần 1 năm hương lửa mặn nồng chớ có ít ỏi gì đâu mà cứ Pung,  Pung, Chặt Chặt. Mà dù có phết thêm con số 1 hay số 2 trước cái con số 1 đó thì cũng vẫn cứ là Chặt Chặt, Pung Pung. Vui miệng nói chơi với bạn một chút xíu về cái gọi là ngôn ngữ bất đồng mà người đời thường nói tới trong những cuộc hôn nhân gọi là dị chũng, chớ ngày ngày mà cứ tự nhiên Pung Pung, Chặt Chặt thì tình nghĩa mặn nồng vẫn cứ là nồng mặn, chẳng hề giảm một gờ ram muối khoáng nào. Bạn đừng cười, một khi mà chàng ôm gọn ngang eo ếch nàng thì nàng muốn “bung” ra hay muốn “chặt” bỏ cái gì đó…hì, hì…thì đâu phải dễ. Khắn với nhau thì có. Lúc đó hai người muốn gì thì chỉ có…giường chiếu chăn nệm gối gắm biết.

    Chàng là tui đó bạn. Còn nàng thì bạn biết rồi đó. Phải, chính nàng. Nàng là người cùng xứ duy nhứt với bạn, là người hàng xóm của bạn trong khu gia cư nầy. Đối với tôi thì trước đây hơn 2 năm, nàng chánh hiệu là một người dưng của tôi. Thuở ấy trước mắt tôi, nàng lạ lẫm vô cùng. Dáng dấp, gương mặt, tiếng nói, điệu bộ…thật sự là không giống ai chung quanh đây. Ở cái thị trấn nhỏ bằng bàn tay trên dưới trăm nóc gia nầy hầu như ai cũng quen biết nhau. Vậy mà chẳng ai biết nàng. Hơn chục năm trước chắc bạn có xem phim giả tưởng E.T kể chuyện những con người tay chưn mình mẫy thì nhỏ xíu mà cái đầu to như trái dừa khô từ một hành tinh xa lạ nào đó bay xuống trái đất. Thoạt gặp nàng lần đầu tôi có ý nghĩ nàng là một trong những người ấy còn yêu thích trần gian nên cố tình đi lạc vào thị trấn nầy ở chơi cho hết mấy tuần vơ-cấy-sân. Ý tưởng nầy nhiều lúc nhớ lại tôi muốn nhắc với nàng cho vui, nhưng nghĩ lại đó là một ý tưởng hết sức tầm bậy, đáng đánh cho trăm hèo.

    Tôi gặp nàng lần đầu tại tiệm Wal-Mart. Nói cho cùng thì ở đây ai cũng phải tới cửa hàng duy nhứt nầy để mua sắm. Người ta gặp nhau ở đây cũng là lẽ đương nhiên. Vậy mà chuyện tôi gặp nàng ở đây thì vừa đương nhiên vừa khác thường. Nó khác thường vì hôm đó chẳng những chúng tôi gặp nhau mà còn đeo theo nhau nữa. Gặp tình cờ, mà đeo theo nhau cũng tình cờ. Nói như vậy thì cũng oan cho nàng, chính thật tôi mới là người đeo, còn nàng thì hình như tạo cái cớ cho tôi đeo theo. Đến giờ nầy tôi vẫn không muốn tìm hiểu xem cái gọi là hình như nầy. Có biết bao điều về nàng tôi còn chưa hiểu nổi thì tìm hiểu làm chi cái việc hình như hình nhiếc ấy cho mệt bộ óc đang bắt đầu lão hóa. Câu chuyện nó như thế này: Hôm đó, hơn 2 năm trước, tôi đi chợ Wal-Mart mua ít đồ cho tuần lễ sắp tới. Tôi đang đứng trước kệ tủ bày các hộp cereal trên cao. Tôi chọn một hộp. Bỗng tôi nghe tiếng nói từ sau lưng: “one more for me”. Tôi chưa hiểu hết ý nghĩa của câu tiếng Anh lạ tai thì mắt tôi cũng cảm thấy là lạ khi tôi xoay thân hình 6 feet tư của tôi lại để thấy một người nữ đứng chỉ cao ngang bụng mình. Không phải một bé gái mà là một bà có tuổi với mái tóc muối tiêu. “ One more!” Lần này nàng nói mà như ra lịnh. Tôi bỏ một hộp cereal vào xe đẩy của nàng như một cái máy. Nàng gật đầu rồi đẩy xe đi. Không nói thêm một lời nào. Tôi theo sau nàng để tìm thêm vài món hàng nữa ở dãy kệ đằng kia. Nhìn từ phía sau lưng nàng tôi chợt nhớ một đoạn phim E.T trong đó người đàn bà E.T đang đẩy cái xe với một baby E.T nằm ngủ. Tôi mỉm cười một mình. Sao mà giống hịt! Tôi muốn xem lại đoạn phim E.T nầy thêm nữa nên cứ đẩy xe đi sau nàng. Tới nơi trưng bày thuốc men, nàng dừng lại. Tôi cũng dừng lại. “Please!” Nàng nói với tôi rồi chỉ hộp thuốc ho trên cái kệ cao nhứt nhờ tôi lấy giùm. Lần nầy nàng lí nhí: “Thank you so much”. Phát âm có lạ một chút nhưng thật dễ hiểu. Rồi thì ai nấy lo việc của mình. Có vài lần tôi ở đầu dãy hàng  gặp nàng ở cuối dãy, cả hai hơi cúi đầu chào và hơi mỉm cười với nhau. Cả buổi chọn món nầy, bỏ món kia, tính tiền rồi đẩy cái xe ra chỗ đậu xe, tôi lại gặp nàng. Nàng đang loay hoay nơi cốp xe, hì hục với mấy bao phân bao đất làm vườn. Trông nàng thảm não quá. Mồ hôi mồ kê nhễ nhại mà mấy bao đất vẫn nằm yên trong xe đẩy. Ngẫng lên thấy tôi mắt nàng như sáng lên, nàng hướng hai tia mắt tới các bao phân nằm lọt lòng trong cái xe đẫy, rồi liếc đến cái cốp xe đang mở. Tôi biết tôi phải làm gì rồi. Cái thân hình 6 feet tư đâu có ngại gì ba cái lẻ tẻ ấy. Bao bị đâu vào đó, tôi nhẹ nhàng đóng cốp xe, chưa kịp xoa tay phũi bụi thì nàng đã lái xe đi sau cái mỉm cười và cái gật đầu tỏ ý cảm ơn. Đó là lần gặp gỡ đầu. Buổi gặp gỡ mà nàng chỉ hơi mỉm cười và chỉ nói trống không mấy tiếng, còn tôi thì chưa kịp thốt một lời nào. Lần thứ nhì thì ồn ào và khẩn cấp hơn trước. Hôm ấy, tôi đang cắt cỏ sân sau, nghe tiếng chó sủa dồn dập trước nhà, chạy ra nhìn, tôi thấy nàng Wal-Mart đứng thu lu trước cửa nhà tôi. Nàng như cố thu người cho thật nhỏ. Tôi áng chừng cái thân hình không quá 5 feet, nặng không đầy trăm pounds chỉ có thể nhỏ đến như vậy là cùng. Miệng nàng há hốc, mắt nàng trợn trừng trong nỗi sợ hãi cao độ. Nhánh cây  cụt ngủn trên tay nàng cũng buông xuôi. Bây giờ kể lại thì hơi dài dòng, chớ lúc ấy, ngay cái lúc tôi vừa mở cửa, thấy nàng đứng bất động giữa hai con chó đen sì đang chõm mõ vào nàng, sũa dữ dội, tôi đã là gã hiệp khách hành, lách mình một cái ào xung vào giữa trận tiền, cắp nách nàng bay ra khỏi trận địa. Hai con chó có lẽ vì quá ngạc nhiên hay vì quá bất ngờ mà lùi lại mấy bước rồi cong đuôi chạy mất, để lại trong tay tôi một thân người mềm nhũn với gương mặt xanh như tàu lá. Chàng hiệp sĩ bất đắc dĩ này chắc đã thành bị thịt nếu hai con chó không phải là hai con chó … quen từ ngôi nhà kế cận. Nhiều khi làm bạn với chó cũng có lợi! Sau đó là những gặp gỡ hằng ngày khi nàng mỗi sáng đi bộ ngang qua nhà chàng. Còn chàng thì mỗi sáng  đúng giờ, đúng phút ấy đứng trước nhà mình làm bộ như tỉa cành, cắt nhánh mấy khóm hoa kiểng để chờ dịp good morning với nàng. May là cái sự làm bộ nầy không kéo dài nên các hoa kiểng chưa trụi lũi cành lá. Sau mấy lần good morning thì chàng bắt đầu đi bộ sau lưng người dưng. Người dưng đi tới đâu chàng đi tới đó, cứ lẽo đẽo theo sau. Đường ta ta cứ đi. Ruộng người ta thì ta chớ có cày. Cho tới một hôm hình như cái chất người dưng với nhau bắt đầu nhạt dần thì nàng đi chầm chậm như cố ý chờ. Phải tới lúc thôi. Cứ làm hoài cái đuôi để thiên hạ cười sún răng hết sao. Có dịp sánh vai đi song đôi, người dưng trở thành người quen lúc nào không ai biết. Nàng không nói được nhiều tiếng Anh; còn chàng thì cố học hoài mấy tiếng anh, chị, em, ông, bà, cô, chú… mà lúc dùng thì cứ lộn tùng phèo. Khi chàng gọi nàng là anh thì nàng cười ngất, ra điều thông cảm cho anh Mỹ già học nói tiếng Việt; khi gọi là bà, hay chị thì nàng cười mím chi, làm như gọi sao cũng được. Nhưng hình như, lại hình như, khi chàng vô tình hay cố ý gọi nàng là em thì nàng có vẻ bối rối thấy rõ, mắt nàng chớp chớp, chân nàng bước hơi trật xuống lề đường; vói tay dìu nàng đi lại cho ngay ngắn thì nàng lại bối rối hơn .Chàng biết nàng mới dọn về vùng nầy sau khi đứa con trai út lấy vợ rồi mua nhà mới, vừa lúc nàng tới tuổi hưu non. Đã nhiều năm ở chung với vợ chồng thằng con trai lớn mà nàng đã ý nhị gọi là những năm dài đáng quên, người mẹ góa chồng từ hơn ba mươi năm nay thấy cần phải dọn về đây để có một nơi yên tĩnh sống những ngày còn lại. 

    Bạn ạ, một nơi xa thành phố, xa các trục lộ chánh, nằm gọn trong một cánh rừng thưa với một cái hồ Livingston thiên nhiên rộng lớn, có hơn 80% cư dân là những người hưu trí, thì đích thị nơi đây là nơi yên tĩnh rồi; còn người đồng hương của bạn có sống yên tĩnh hay không, có an hưởng tuổi vàng của mình không thì… mời bạn hãy nghe hết câu chuyện nầy để mà thẩm định.

    Đến đây thì chắc bạn đã biết câu chuyện của tôi và bà Phương đã đi đến đâu rồi. Phải, chúng tôi đã bắt đầu một chuyện tình. Chuyện tình nầy không biết nó rớt vào đâu: Tình vợ chồng? Tình bạn đường? Tình già? Cho tới nay chúng tôi cũng không mấy quan tâm. Mà có cần không để quan tâm khi một mối tình đã thật sự có mặt, một hạnh phúc với đầy những niềm vui đang có mặt? Bà Phương rất ít nói và hiểu rất ít những gì tôi muốn nói, nhưng không phải vì vậy mà chúng tôi không hiểu nhau. Ngược lại, chúng tôi hiểu nhau rất nhiều. Nhiều khi ngôn ngữ không đóng vai trò chánh cho sự cảm thông. Có người nói một khi mà người ta rất thương yêu nhau và lo lắng cho nhau từng chút một thì sự thông hiểu nhau sẽ đi liền theo đó. Trường hợp của chúng tôi thì đúng y như vậy. Không nói thì bạn cũng biết, chuyện tình của chúng tôi không phải bắt đầu bằng tiếng sét, tiếng sấm, hay bằng lời ngon tiếng ngọt nào hết; nàng 62, chàng 66 thì đã qua rồi những thứ ấy; mà nó đã bắt đầu bằng sự lo lắng của chúng tôi dành cho nhau. Những tháng đầu khi mới quen nhau, chúng tôi đã thật sự tương kính như đôi bạn già tri kỷ. Mỗi sáng đúng 6 giờ tôi đã đến trước nhà bà Phương cùng bà đi đến công viên gần đó để đi bộ. Đi sớm để tránh nắng. Trước kia khi chưa có ông hộ pháp là tôi làm bảo vệ thì bà Phương đi bộ rất trễ, chờ khi có nhiều người nơi công viên, cho an toàn. Còn tôi thì thú thật với bạn, trước khi gặp bà Phương tôi không có thói quen đi bộ. Trời hè nắng sớm mà đi chỉ mấy vòng thôi đã thấy khói ra lỗ tai. Ngày đông tháng giá, khăn áo giày vớ mũ nón nặng nề, đi chưa tới góc đường đã nhảy mũi khì khịt. Mấy cái đó tôi sợ lắm. Nằm khoèo đắp chăn ngủ cho sướng, nướng cho đủ. Nhưng, như bạn biết rồi đó, trên đời có những cái còn sướng hơn ngủ, phải vậy hông, ông bạn trẻ? Ai bảo walking là khổ? Walking với nàng sướng lắm chứ!!! Quen nhau gần bốn tháng như vậy mà mỗi chúng tôi không ai bước qua khỏi khung cửa nhà của mỗi người. Đi ba đồng bảy đỗi mỗi ngày một tiếng đồng hồ rồi bà mở cửa vào nhà mình, còn tôi thẳng bước về nhà tôi. Sau này tôi mới biết, theo tập tục của dân tộc bà, lúc ấy tình thân của chúng tôi chưa đến độ để người đàn bà góa chồng mời một ông độc thân vào nhà, dù chỉ để mời một ly nước mát.

    Nhưng có một hôm thì nàng đã trải qua những đêm dài với chàng! Nghe có vẻ hấp dẫn và rùng rợn quá bạn nhĩ? Hấp dẫn thì không có đâu, mà rùng rợn thì có. Trở về từ cõi chết dù chưa thấy cảnh hãi hùng của địa ngục a tỳ thì khi sống lại cũng thấy tóc gáy của mình còn dựng ngược! Hôm ấy khi tôi mở mắt thì đã thấy người đàn bà ngồi trước mặt mình; hình ảnh rất nhạt nhòa nhưng tôi cũng biết ngay đó là bà Phương. Tôi đã bất tỉnh hơn mười tiếng đồng hồ sau khi bị đụng xe trong lúc nhoài người đẫy bà Phương vào lề. Người thân duy nhứt ở bên cạnh tôi tại bịnh viện suốt đêm hôm đó là bà Phương. Cả một tuần sau cũng vậy. Người ta nói đủ thứ về tôi, nào là anh hùng, nào là quên mình để cứu người. Tôi thấy những điều này sai hết. Trong lúc một thân người cứ băng qua lộ, không hề để ý tới cái xe chẳng những không giảm mà còn có vẽ như tăng tốc độ, thì tôi còn giây phút nào nữa mà nghĩ với ngợi, anh hùng với tiểu nhân. Nằm tại bịnh viện một tuần thì tôi về nhà với hai ống chân bó bột. Bà Phương vẫn là người giúp tôi nhiều nhứt. Đến giai đoạn này thì dù không nói chắc bạn cũng biết là bà Phương đã lọt vào phía trong của cánh cửa nhà tôi rồi. Và tôi, dù đang bịnh, vẫn còn đủ sáng suốt để hiểu rằng tình bạn bấy lâu nay của chúng tôi đang bước sang một ngả rẽ. Tôi cũng mang máng thấy rằng cái tập tục gọi là tiết phụ gặp hoàn cảnh này đã thay đổi vài góc độ cho hợp tình hợp lý. Cái tình, cái lý ở đây thì đã khá rõ ràng: Chúng tôi chắc đã thương yêu nhau từ hồi nào rồi, nay thấy tôi bịnh hoạn, một thân một mình, chẳng lẽ thương nhau mà làm ngơ sao.  Tôi đâu có ngờ người đàn bà nhỏ nhoi ốm yếu, tuổi trên lục tuần mà sức chịu đựng như một người khổng lồ. Tôi không có nói ngoa đâu. Đỡ đần, chăm nom từng miếng ăn, từng viên thuốc, từng ly nước…bà Phương làm còn chuyên nghiệp hơn một y tá chánh cống, cả đêm lẫn ngày. Đặc biệt những chén cháo thịt bầm nấu với gừng, tiêu và hành lá làm cho cơn sốt của tôi tan mau; còn những bữa cơm rau đậu, ngon mà đơn giản, ít dầu mỡ làm nhẹ bụng và ngủ ngon. Sự có mặt của nàng với những chăm sóc chu đáo, không nệ khó, với dáng vẻ dịu dàng, cử chỉ chừng mực làm cho thế giới quanh tôi sáng lóng lánh như có nạm vàng dát bạc. Khi nàng chuyện trò với con cháu, hay nói điện thoại với người thân quen bằng những lời lẽ nhỏ nhẻ, lên bỗng xuống trầm, tôi nghe như có tiếng chim hót trong nhà. Có lẽ nhờ vậy mà tôi bình phục nhanh. Không biết tôi có nên nói với bạn là tình yêu đã làm cho tôi có thêm sức lực và thêm niềm vui để sớm vượt qua cơn bịnh?

    Tình yêu đã thật sự có mặt giữa hai chúng tôi. Tôi coi đó như là một niềm vui và một hạnh phúc mà tôi đã chờ đợi từ lâu.  Nhưng đối với riêng nàng Phương của tôi thì đó không phải là chuyện dễ. Bạn hãy nghĩ xem một người đàn bà Á Đông đã có hơn ba thập niên thủ tiết nuôi con, nay ở cái tuổi gần đất xa trời lại đi thêm bước nữa với một người khác chủng tộc đâu phải là chuyện dễ tính toán. Tôi biết người đầu tiên mà bà Phương phải đối diện là tập quán phong tục của đất nước bà, người kế tiếp là chính bà, rồi tới các con trong một buổi họp gia đình.

    Cảm ơn Trời đất mọi chuyện đều trôi chảy để từ cái ngày bà Phương bán căn nhà dọn về nhà chồng thì căn nhà tôi đã sống từ thuở thiếu thời bỗng trở thành một mái ấm. Hết rồi cái thời tối ám, âm u, bừa bãi của căn nhà. Hết rồi cái thời người đàn ông ra vào một mình một bóng, sống ngày nay mà chẳng có một tính toán gì cho ngày mai. Sống chung với nhau suốt thời gian qua tôi thấy mình có một đời sống hoàn toàn khác trước. Một người đàn ông độc thân làm sao tránh khỏi những tật xấu. Những đêm cuối tuần khuya lơ ở các quán rượu đã mất đi. Mỗi ngày một bao thuốc lá đã thành dĩ vãng. Tánh bừa bãi, hoang phí không cánh mà bay đi đâu mất tiêu. Những viên thuốc cao máu, cao mỡ trước đây thì bữa đực bữa cái, nay thì người nội tướng của tôi nhắc nhỡ hàng ngày. Nhiều khi có cả viên thuốc và ly nước trước mặt. Đi tiệc tùng mà nàng của tui cũng không quên lận theo mấy viên Glucotrol! Còn ba cái thứ Coke, Sprite hay Cake thì …cái thằng tui chớ có dại mà lăm le trước đôi mắt của nàng. Chuyện ăn uống của tôi cũng bị kiêng cử tối đa. Nhiều khi vui bữa với bạn bè dùng nhiều thịt, nhiều bơ thì liền bị nhắc khéo. Tự nhiên mà cái bắp vế nhói đau thì biết mình phải làm gì rồi; không cần đợi cái thứ hai đau hơn. Nói chung thì sức khỏe của tôi được vợ nhà chăm sóc tối đa, làm tôi có ý nghĩ chắc đời trước tôi đã yêu một bác sĩ mà không thành, nay thì...ố là la! toại nguyện! Toại nguyện rồi bà con ơi!

    Hình như bạn cho là tôi quá nhờ vã vào vợ mình? Bạn này kỳ! Vợ mình mình nhờ chớ nhờ vợ người ta sao mà sợ! Hì hì! Giỡn với bạn cho vui vậy thôi chớ bây giờ chúng tôi chỉ có nhau thôi, không tựa vào nhau thì làm sao mà đứng vững. Trước hết tôi là vệ sĩ trung thành nhứt của nàng. Nàng đi bộ mỗi sáng, nàng đi chợ búa, nàng dạo bờ hồ, nàng đi câu: Dạ bẩm nàng, có hạ tướng. Lâu lâu nhớ cháu nội dưới phố xa, muốn đi thăm: Có gã lái xế vô cùng tận tụy này. Ồ! vỏ xe bị xẹp rồi hả?: Có qua đây cưng. Cái máy xe kêu khục khặc hay tới ngày thay dầu mỡ: Có tui đây mình ơi! Có một chuyện thuộc loại phòng the nói ra không biết có mang tội công xúc tu sỉ không, đó là chuyện tui đấm bóp nàng hầu như thường xuyên. Bạn thử nghĩ nếu nàng cứ mang bo bo cái tiết phụ khả phong của nàng thì chuyện này ai mó tay vào được, họa chăng là vài năm một lần khi nàng dành dụm tí tiền sang quê hương của chàng Yao Ming làm mấy phùa mát-say mát-xiết cho đỡ ghiền.

    Nói như vậy thì có thể bạn cho là chưa đủ hết đâu, phải không? Còn đời sống tình cảm với nhau nữa chớ! Chuyện này mà nói ra thì có khi là thừa. Nghe tôi thao thao bất tuyệt từ nãy giờ bạn đã hiểu rồi mà. Chỉ vắn tắt với bạn là chúng tôi tự thấy mình là đôi uyên ương hạnh phúc nhứt trên trần đời. Phát ngôn như vậy nếu có ai thưa thì chúng tôi vác chiếu đi hầu 3 tòa quan lớn. 

    Thương yêu, nhường nhịn, giúp đỡ, chăm sóc, giữ gìn, quí trọng nhau …thì bạn thử cho tôi một chữ gì khác ngoài chữ Hạnh Phúc đi, có được không?

    Tới đây thì chắc bạn đồng ý với tôi là hôn nhân dù là dị chủng hay đồng chủng mà thiếu những cái trên đây thì Hạnh Phúc sẽ không bao giờ có mặt. Vậy thì đặt ra là “Đồng”, là “Dị”  làm chi rắc rối cho cuộc đời vốn đã có quá nhiều cái rắc rối. Cho nên ngôn ngữ bất đồng cũng không phải là cái làm cho thiếu Hạnh Phúc. Hơn một năm rồi vợ tôi có học thêm được một chữ Anh, chữ Mỹ nào đâu mà Hạnh Phúc thì cứ theo năm tháng mà tăng hoài.

    Là Pung, là Chặt… hay là gì đi nữa thì…thưa bạn, xin cho phép tôi nói với cái “House” của tôi: “Honey, I love you!”

Trần Bang Thạch

TƯỢNG PHẬT

tl_PhatQuanAm2.jpg

     Khi người học trò cũ từ quê nhà trở lại Houston trao cho tôi một bao thơ, trong có lá thơ thật dài của em gái tôi và một tượng Phật Bà Quan Thế Âm, tôi thấy mình choáng váng, muốn ngã quị. Đó là ngày gia đình chúng tôi làm cái thất thứ hai cho má tôi, tức là mười bốn ngày sau khi má tôi mất. Từ ngàn trùng tôi đã âm thầm khóc và cầu nguyện cho vong linh má tôi được sớm về cõi phúc. Bất ngờ nhận được tượng Phật, tôi nghĩ ngay rằng má tôi chưa đi đâu hết mà đang đến với tôi. Má muốn đem tượng Phật, đem cái may mắn đến cho tôi dù má đã xa đời. Trời ơi, người con bất hiếu là tôi đang biền biệt phương nào trong những giờ phút cuối đời của má, để vong linh má phải đi tìm tới tận nơi nầy. Còn nhớ hồi năm 2000 chúng tôi về thăm má tại quê nhà, má đã lẫn nặng, lúc nhớ lúc quên, nói năng khó khăn, thiếu đầu thiếu đuôi. Nhưng có một câu mà má tôi cứ hỏi tôi hoài: “Không biết đến lúc má già con có về được không?”. Mỗi lần nghe câu hỏi đó tôi đã vuốt đôi vai gầy của má, thế cho câu trả lời, vì nghĩ rằng xa xôi quá chỉ sợ về không kịp. Quả thật là không kịp. Má tôi ngã bịnh nhanh quá, ra đi nhanh quá và chôn cất cũng nhanh trước khi một năm mới sắp đến. Cũng là lỗi của tôi, cứ nghĩ má còn ở với con cháu lâu hơn nữa, cứ nghĩ vài tuần lễ nữa sẽ về, như lịch trình đã xin phép ở sở làm, chắc còn kịp. Tôi đã không về kịp thì hôm nay, qua tượng Phật, má tôi đã đến với tôi. Má bao dung của tôi chắc không trách, nhưng tôi thấy cái lỗi của mình quá nặng.

    Trên mười trang giấy đầy chữ em gái tôi kể lể từng chi tiết một kể từ ngày má trở bịnh cho đến giờ má nhắm mắt. Dòng cuối, em tôi viết: “Đúng 8 giờ 15 tối ngày 28 Tết má đã bỏ anh em mình mà ra đi!”. Tôi biết em gái tôi đã không cầm được nước mắt khi viết câu nầy nên bức thư phải chấm dứt ở đó, cũng như nước mắt tôi chảy nhiều hơn mỗi lần tôi đọc câu ấy.  Từ nhỏ cho tới giờ em gái tôi chưa hề sống xa mẹ, cho nên bên nầy tôi buồn một thì bên kia em gái tôi phải buồn mười. Mỗi lần nói chuyện với tôi trên điện thoại, em tôi chỉ khóc và khóc. Trên một tờ giấy nhỏ khác em tôi cho hay đã tìm thấy trong mớ tập vở cũ của tôi cái tượng Phật đã được để trong bao thơ với tên người nhận là tôi, nên em gởi sang cho tôi. Bị run tay và mất trí nhớ từ vài năm nay, má tôi chắc phải khó khăn lắm mới nhớ được và viết ra được tên tôi với nét chữ ngoằn ngoèo và dán thơ bằng cơm nguội. Chút cơm nguội khô còn dính trên bao thơ cho biết lá thơ nầy má dán không bao lâu trước ngày má mất. Má tôi trí óc đã lú lẫn mà ở những ngày cuối đời vẫn còn nhớ tới đứa con ở xa. Còn đứa con xa xôi nầy có bao nhiêu lần tưởng nghĩ tới má? Áp tượng Phật vào tim mình, tôi nghe hơi ấm của má. Tôi chợt hiểu rằng vĩnh viễn người mẹ luôn ấp ủ con cái của mình dù mẹ có đi tới đâu, dù con đang ở một chân trời góc biển nào. Và tôi cũng chợt nhớ rằng đã từ thật lâu tôi đã quên hết những cử chỉ, lời nói thương yêu đối với má. Bây giờ cầm tượng Phật trên tay, tôi như đang thấy má, muốn nói “má ơi con thương má” thì còn má đâu để mà nghe!

    Tượng Phật Bà Quan Thế Âm bằng đồng chỉ nhỏ bằng ngón tay út nhưng đối với má tôi nó trọng đại vô cùng. Tượng đã ở trên cổ má từ những ngày má mới chào đời. Má là đứa em gái út của 8 anh trai. Bà ngoại sanh má khi ngoại đã 49 tuổi, sau 12 năm ngưng sanh nở và sau bao nhiêu lần vào ra các chùa chiền, lăng miễu xin phật trời ban cho một đứa con gái. Má thuật lại chuyện bà ngoại cùng với hai người hầu gái một buổi chiều chạng vạng ghé cái miễu hoang nằm bên bờ rạch nhỏ của con sông Kế Sách, sau khi cắm 3 nén nhang vào kẻ hỡ ba cục đá trong miễu, ngoại thấy một vật sáng trước mặt, ngoại cầm lên coi thì thấy đó là tượng Phật Bà Quan Thế Âm nhỏ xíu. Hai người hầu gái trước đó cũng làm như ngoại nhưng họ không thấy một đóm sáng nào. Những miễu trong thôn ấp thường được dựng lên sơ sài để thờ mấy cục đá coi như là thổ địa. Nhưng miễu nầy lại có tượng Phật là điều lạ, ngoại không dám lấy về dù trong thâm tâm rất muốn. Đêm đó về nhà ngoại nằm mơ thấy có con bướm vàng bay vào bụng ngoại rồi bay lộn trở ra. Ba đêm liên tiếp như vậy. Chuyện ấy rồi cũng qua đi cho tới ba tháng sau thì mọi người bỗng nhớ lại cái tượng Phật và con bướm vàng khi ngoại thổ huyết nặng, ngoại ọc ra từng bụm máu tươi. Ông ngoại nghĩ tới tượng Phật và cái bào thai không thành nên khuyên mọi người nên trở lại cái miễu hoang ở Kế Sách để cầu nguyện. Sau khi cắm 3 nén nhang vào kẻ hỡ 3 cục đá như lần trước, bà ngoại và những người tháp tùng chờ một nguồn sáng từ đâu đó trong miễu. Không có một vệt sáng nào hết. Chờ một hồi lâu cũng không có gì mọi người phải rời khỏi miễu vì đã quá khuya. Khi mọi người đã an vị trong khoang ghe bầu thì ông ngoại mới nhớ là đã để quên cây dù dưới gốc cây mù u bên miễu. Đi chưa tới gốc mù u thì ông ngoại đã thấy một đóm sáng thật nhỏ ở đoạn đường ngắn chừng xảy tay giữa gốc mù u và cái miễu. Tưởng là con đom đóm, thoạt đầu ông ngoại không chú ý; khi đến thật gần, đóm sáng vẫn còn, nhìn kỹ thì đó là tượng Phật Bà. Ông ngoại trở lại ghe kêu bà ngoại trở lên bờ thỉnh cái tượng Phật. Bà ngoại không muốn lấy, ông ngoại bảo đó là vật trời phật cho mình, không lấy thì ban ngày ban mặt người trong làng cũng thấy và họ sẽ lấy thôi. Đem về nhà, ngoại đeo tượng Phật vào cổ. Ba tháng sau thì ngoại có mang. Đúng 10 tháng 10 ngày sau thì má mới ra đời. Ngoại nói má là đứa con cầu tự. Ngoài cái tên cúng cơm, ông ngoại còn gọi con gái là Trích Tiên, nàng tiên bị đọa xuống dương trần để làm con nhà họ Lê của ngoại. Về sau tôi cứ nghĩ cái tên Trích Tiên này đã vận vào má suốt đời để má trở thành nàng tiên mắc đọa quanh năm sầu khổ. Từ ngày có đứa con gái út, ông ngoại tôi không còn cái tật rượu chè, trai gái. Trong hai năm liền, ngoại tôi miễn hẳn việc thâu lúa ruộng của cả mấy chục tá điền ở rải rác khắp vùng đồng ruộng ở Bãi Xàu, Kế Sách, Vũng Thơm... thuộc tỉnh  Sóc Trăng. Còn bà ngoại thì đi khắp chùa chiền đình miếu đem tiền bạc thóc gạo bố thí. Má tôi trở thành con gái rượu của ông ngoại, được cưng chiều như trứng mỏng, tối ngày không ngồi trên lưng ngoại thì cũng cỡi trên vai 8 ông anh. Lúc bốn tuổi má tôi đã ngồi ghe bầu hay ngồi ngựa với ông ngoại đi thăm các sở ruộng mênh mông. Ngoài chuyện làng nước, tối ngày ông ngoại lẩn quẩn ở nhà chơi với con gái. Lúc má tôi được hơn 5 tuổi thì bà ngoại tôi trở bịnh nặng rồi mất. Ông ngoại tôi buồn bã trở lại rượu chè và mất sau đó không lâu. Trước khi mất ông ngoại tôi nhờ vợ chồng người bạn đồng liêu làm hương chủ ở Cần Thơ đem má tôi về làm con nuôi. Đi đưa má tôi về làm con nhà họ Nguyễn có bầu đoàn thê tử của cả 8 ông anh ngồi chật cả chiếc ghe chài mấy trăm giạ có mui và có giàn hát máy hát suốt đoạn đường sông. Đi kèm theo ghe lớn còn có hàng chục ghe nhỏ của những tá điền, làm rộn rã những khúc sông đoàn ghe đi qua. Má tôi được đưa về làng Thường Đông, cách quận Cái Răng hơn một giờ chèo ghe cùng với bốn cái rương gỗ to cẩn xa cừ và tượng Phật Bà trên cổ. Hôm đó ông bà ngoại nuôi mở đại tiệc mừng có đứa con gái nuôi. Gian nhà khách to lớn cùng cái rạp che lá dừa trên sân phơi lúa rộng hàng trăm chiếc đệm chật ních người, có cả quan cai tổng và quan bố chánh về dự. Đờn ca hát xướng 2 đêm 3 ngày liền. Một con lân trắng, một con lân đen và bốn ông địa thay nhau múa suốt buổi. Trống lân vang dội tới cuối làng. Xác pháo đỏ ngập sân. Sau nầy má nói tuy mới 6 tuổi nhưng hôm đó má buồn khóc như mưa, mấy ông lân và mấy ông địa làm đủ trò cho má cười, nhưng má chỉ có khóc, má chỉ muốn theo các ông anh trở về nhà cũ. Trước đó hai năm, Cậu Hai tôi cũng được đem về làm con nuôi từ một gia đình ở Cái Côn vì ông bà ngoại nuôi tôi có nhiều ruộng đất mà không có mụn con nào. Sau đó cũng nhờ có cậu Hai lúc nào cũng chơi đùa bầu bạn nên má cũng nguôi ngoai. Rồi má cùng cậu Hai đi học trường làng rồi trường quận. Khi cậu Hai đi học ở chợ Cần Thơ thì má ở nhà để ngoại dạy công dung ngôn hạnh, chờ đến khi lấy chồng. Má nói má bớt cô đơn cũng nhờ cái tượng Phật, má như thấy mẹ ruột lúc nào cũng ở bên cạnh mình, vỗ về, an ủi. Má nói đó là vị thần hộ mạng của má. Còn tôi thì từ ngày còn nhỏ đã coi tượng Phật chính là má tôi. Tôi nhớ khi đã sáu bảy tuổi rồi mà tôi vẫn thích nằm trong lòng má, tay mân mê tượng Phật má lúc nào cũng đeo trên cổ, gọi má là Phật Bà. Má tôi thì gọi tôi là Na Tra bởi lúc nhỏ tôi là thằng bé mũm mĩm, đầu chừa ba vá cho tới khi biết mắc cỡ khi tắm sông ở truồng. Năm tôi lên chín tuổi thì ba tôi có vợ hai. Vào một ngày mưa giông tầm tã, sau lần nói chuyện với ba tôi mà trong đó má tôi khóc nhiều hơn là nói, má tôi rời nhà chồng ở Xẽo Môn cùng với hai anh em tôi, đem theo mấy bộ đồ và món nữ trang duy nhứt là cái tượng Phật Bà. Trước khi rời nhà chồng, má tôi bắt tôi cùng với má vào nhà từ đường lạy khắp nơi có bàn thờ, rồi lạy ông bà nội mỗi người bốn lạy coi như là mẹ con tôi xin được ông bà tha cho tội bất hiếu, đã không thể ở đây để thờ phụng ông bà. Tôi không quên được con đường đất trơn trợt từ Rạch Xẽo Môn dẫn tới chợ Bang Thạch nằm trên liên tỉnh lộ 4. Người đàn bà yếu ớt vừa mới sanh con hơn hai tháng, từ nhỏ chỉ biết may vá thêu thùa, bánh mứt, chưa một lần rời khỏi đôi guốc, đôi dép; bây giờ phải bồng con nhỏ vừa khóc vừa đi như chạy dưới mưa, chân trần bấm từng tấc đất để khỏi bị té. Lúc bắt đầu học làm thơ hồi 14 tuổi, bài thơ đầu tiên của tôi nói về suối nước mắt của má đã đổ xuống nhiều gấp trăm ngàn lần nước mưa của cả bầu trời quê nội hôm đó, suối nước mắt để khóc cho thân phận mình. Hôm ấy tuy còn nhỏ, té lên té xuống, mà tôi đã biết dìu má và biết nhìn tượng Phật trên cổ má  khấn thầm cho trời đất thương mẹ con tôi mà chấm dứt cơn mưa để mẹ con tôi bớt khổ. Tới quốc lộ, bên trái là về Cần Thơ với cha mẹ nuôi, bên phải là về Sóc Trăng với các anh ruột, má tôi cuối cùng lên xe về hướng Sóc Trăng, rồi dừng lại nửa đường. Sau nầy tôi mới biết là má không muốn bất cứ người thân nào của hai bên ngoại biết hoàn cảnh gia đình bất hạnh của má, số phần của má thì chỉ có má là người nhận chịu, nên khi xe đò Cosara ghé trạm kiểm soát ở ngả ba An Trạch thì má bồng con xuống xe, đón xe bò đi rẽ vào một sóc Miên cách quốc lộ vài cây số.

    Vào một ngày mưa gió, với một đứa con đỏ hỏn trên tay và một đứa lúp xúp vừa chạy vừa té, má đã can đảm chấp nhận ngả rẽ cho duyên phận của mình, thì từ đây con đường đời của má cũng dẫy đầy những ngả rẽ, những khúc quanh, những ghềnh thác mà má một đời phải chịu đựng. Khúc quanh lớn nhứt trong đời má chắc chắn phải là việc ly hôn khi tuổi đời chưa tới ba mươi, ở cái thời buổi xã hội coi đó là một điều không chấp nhận được, nhứt là miệng đời chỉ kết tội cho người đàn bà. Họ có thói quen cho rằng người đàn ông có thể năm thê bảy thiếp, còn gái chính chuyên thì chỉ một chồng. Trước mắt nhiều người, thời buổi đó mà má tôi không chịu cho chồng mình có vợ bé mới là điều kỳ cục! Nhưng khi má tôi đã dắt con rẽ vào một sóc Miên toàn là người xa lạ thì người đàn bà tiểu thơ bất hạnh ấy đã có một quyết định cho đời mình. Đó là tham gia phong trào kháng chiến đang rầm rộ nổi lên ở khắp vùng Nam bộ. Người ta nói tới việc đuổi Pháp, việc chống xâm lăng, nói tới tự do, độc lập, dân chủ, hòa bình, cơm ăn áo mặc; nhứt là khẩu hiệu giải phóng người phụ nữ khỏi áp bức, giải phóng người nông dân khỏi bóc lột bởi nạn cường hào ác bá. Chánh trị hay chủ nghĩa nầy nọ thì má tôi đâu có hiểu gì, nhưng má nghĩ tới mình rồi nghĩ tới hàng ngàn những phụ nữ như má, nghĩ tới cả trăm ngàn những thân phận đàn bà hẩm hiu trong những góc tối gia đình phong kiến. Cách mạng đối với má chỉ đơn giản như vậy, không dài dòng Engel Karl Marx Đệ Tứ Đệ Tam hay Nam Tào Bắc Đẩu gì hết. Má hăm hở tham gia hội Phụ nữ Cứu quốc vì chính cái ý nghĩa cao đẹp của các từ ngữ này, hơn là những gì khác nằm sau lưng của nó. Má tôi không phải là cán bộ cốt cán vì có gốc là thành phần tiểu tư sản, nên lúc nào cũng làm phó và cho đến ngày ngưng bắn tháng 7 năm 1954 má vẫn là dự bị đảng viên. Má tôi không màng chuyện đó. Chánh yếu là trong kháng chiến má tôi đã dạy hàng ngàn người đàn bà, trẻ con, người lớn nơi các vùng sâu biết đọc biết viết, biết địa vị con người của mình dù phải sống dưới bất kỳ hoàn cảnh nào; đặc biệt đi đến đâu má tôi cũng nói với người phụ nữ về quyền bình đẳng đối với nam giới, quyền làm vợ, quyền làm người. Má tôi không ra mặt trận, nhưng những thương bịnh binh ở cả hai bên từ mặt trận đưa về, má tôi đều săn sóc chu đáo. Không ai tưởng tượng được tại vùng giải phóng ở Trà Lồng có người nữ cán bộ vừa băng bó vết thương cho thằng Tây Ma-Rốc rạch mặt, vừa nói chuyện với nó bằng tiếng Tây. Có những thằng Tây tù binh non choẹt kể cho má tôi nghe nỗi nhớ mẹ, nhớ cha, nhớ nhà, nhớ người yêu. Nó khóc, má tôi dỗ nó như đứa con nít. Mẹ con chúng tôi theo cơ quan đi khắp khu 9 miền Tây Nam bộ. Bao nhiêu nguy hiểm như có mặt hằng ngày với má, nhứt là khi má đi công tác vùng ven. Một lần trốn dưới một bàu bông súng ngay sát con lộ đám lính Tây đang ruồng bố, má tôi ngậm tượng Phật Bà và thầm nguyện Phật Bà cứu độ. Nhiều lần như vậy, má tôi đều thoát. Chuyện nầy khi người nữ thủ trưởng của má tôi biết được, bà bắt má tôi phải không được tin những điều nhảm nhí như vậy. Còn cái tượng Phật mà má tôi đeo, theo họ, chỉ làm mất bản chất của người cách mạng, cũng không được đeo. Má tôi nhứt quyết không nghe. Sau đó má tôi nhiều lần bị hạ từng công tác, cuối cùng chỉ còn nhiệm vụ là lo cơm nước, lo nuôi heo, gà cho cơ quan. May mắn là mỗi tối dưới ánh đèn mù u má tôi còn được dạy mấy lớp bình dân học vụ mà đa số học viên là trẻ con chăn trâu mướn và phụ nữ quần thô áo vá. Má nói làm được như vậy là đã quá đủ cho cái gọi là lý tưởng của má rồi. Rất đơn giản, má tôi nói cách mạng là làm cho các trẻ chăn trâu ngồi trên chính con trâu của mình và biết ê a đọc sách; là làm cái áo cái quần của người đàn bà lành lặn để ngước mặt mà đi tham gia việc làng việc xã. Tôi nhớ lúc phong trào chống Bảo Đại trong vùng kháng chiến, với bức tranh vẽ Vua Bảo Đại mắc câu, có một ông gì lớn lắm nghe nói từ trung ương ghé qua cơ quan mở hội nghị với các cán bộ cốt cán toàn khu Tây nam Bộ. Xong hội nghị, ông ra tận sàn nước dưới bến sông, nơi má tôi đang rửa một đống nồi ơ, chén bát, nói chuyện với má thật lâu, rồi bỗng nhiên tôi thấy má quày quả bỏ đi, người đại cán đứng ngẩn người một lúc, vỗ mạnh vào cái xắc cốt bằng da bò láng bóng mang bên hông, rồi mới hậm hực bước xuống xuồng chèo, rời khỏi cơ quan. Sau đó tôi có hỏi, má nói vẫn là chuyện cái tượng Phật và những lời đe dọa của một người có tánh lăng nhăng mèo mã gà đồng. Má nói má ghét cay ghét đắng những người như vậy, nhứt là những ai đụng chạm tới cái tượng Phật của má.

    Cái tượng Phật nhỏ xíu như vậy mà đã làm cho má xấc bất xang bang suốt mấy năm trong vùng kháng chiến. Cho tới một ngày sau Hiệp Định Genève 1954  má trở về làng Thường Đông nuôi bịnh mẹ thì tai nạn mới hết.

    Những năm tháng còn sống trong gia đình, cứ mỗi lần sắp đưa ông táo về trời là tôi có bổn phận đánh bóng tất cả mấy bộ lư đồng, thích nhứt là được tỉ mỉ đánh bóng tượng Phật trên sợi dây chuyền của má. Tôi tẩn mẩn dùng bông gòn hay sợi chỉ thấm dầu bóng lau từ những kẻ ngón tay nhỏ bằng sợi tóc cho tới từng nếp áo, từng giọt nước cam lồ chảy ra từ cái bình nhỏ bằng hột gạo. Mỗi khi đánh bóng xong, tôi muốn được má khen và muốn tự mình đeo tượng Phật vào cổ má, để thừa dịp má không để ý, hun má một cái chụt rồi chạy mất. Còn nhớ năm đầu vào đại học trên Sài Gòn, má tôi đeo tượng Phật vào cổ tôi, nói là để được may mắn. Tới năm sau thì tự nhiên tôi cảm thấy mắc cỡ với đám bạn bè sinh viên của Sài Gòn hoa lệ, vì nghĩ rằng đàn ông con trai mà mang dây chuyền dây cổ với cái tượng Phật sao có vẻ quê mùa tỉnh lẻ quá, nên tôi trả về cho má. Càng lớn, đi học xa, rồi đi làm xa, tôi càng ít nghĩ tới  tượng Phật. Tôi không nhớ là đã bao nhiêu năm tôi không còn nghĩ tới tượng Phật nhỏ xíu ấy nữa. Hai mươi bốn năm ở xứ người, hình như tôi đã quên phứt cái tượng Phật mà hồi nhỏ tôi gọi là Má. Cũng quên luôn mình đã từng được má thương yêu gọi là Na Tra. Có lẽ tôi cũng ít khi nghĩ tới sẽ có một ngày rất gần mình phải mồ côi mẹ.

         Hôm nay thì tượng Phật đang áp sát trên ngực trái của tôi, ướt sũng những giọt nước mắt.

Trần Bang Thạch

CHẤP CHỚI BÀN TAY MẸ

TL_MeVN.jpg

       

                Trong một tấm hình trên báo, bé Jordan gợi cho ta hình ảnh một tàn binh đang lang thang trên trận địa hoang tàn sau trận đánh long trời lở đất. Chiếc mũ lưỡi trai nhà binh trên đầu, cái bình đựng nước bên hông, một cây gậy trên tay, thằng bé sáu tuổi nầy đang khập khiễng chui qua những thân cây ngã, lội qua những con lạch, bước qua những mãnh tôn, những gỗ ván gạch đá, rác rưỡi. Cả một vùng rộng lớn nầy với đầy chướng ngại sau trận cuồng phong hai hôm trước hình như không một nơi nào thiếu bước chân của bé Jordan. Suốt một ngày trời, bé Jordan đã thấy hằng ngàn cây nhỏ, cây to đứt ngọn, những tấm tôn quấn quanh các thân cây như tấm giấy thiếc bọc chiếc hotdog. Khóm cây pecan sau nhà mà Jordan thường leo trèo nay chỉ là những thân cây cụt ngọn, còn sót những cành treo lủng lẳng như những cánh tay gãy. Giữa những hoang tàn đỗ nát đó, bé Jordan đã tìm lại được nhiều thứ lắm. Trước hết là chiếc xe hơi của mẹ. Chiếc xe bị đè dưới một thân cây to, mui xe dẹp gần tới tay lái, các cửa kính đã bể nát. Một bức ảnh trên báo chụp Jordan đang đứng trên cái thùng gỗ để đủ cao nhìn vào bên trong cửa xe. Chiếc xe nầy từ bao năm nay, dù mưa giông, dù nắng gió, mẹ đã đưa đón Jordan từ những năm nhà trẻ cho đến nay là năm Jordan học lớp một. Chiếc xe nằm đây mà mẹ thì đâu rồi! Cây gậy đánh khúc côn cầu của Jordan nằm chơ vơ bên chiếc thùng phuy móp méo cạnh khung gỗ của cái sofa. Ðôi găng tay chơi banh thì vắt vẻo trên một nhánh cây cao. Và chiếc xích đu. Chiếc xích đu mẹ đã mất trọn một tuần nghỉ phép để cưa, để đục, sơn phết, rồi hì hục leo lên cây sồi trước nhà máng hai sợi dây xích vào một nhánh to. Sau đó gần như mỗi năm, mẹ lại hì hục trèo lên nhánh cây để thâu ngắn hai sợi dây xích theo chiều cao lớn của Jordan. Chiếc xích đu bây giờ nằm lăn lóc trong vũng nước cạn, lấm lem bùn sình. Cái màu đỏ tươi của những miếng ván đã bay đâu mất. Bé Jordan nhớ lắm cái ngày bé nằng nặc đòi mẹ phải thay màu cam bằng màu lục; rồi ít lâu sau Jordan lại khóc lóc đòi mẹ thay màu lục bằng màu đỏ. Mỗi lần như vậy mẹ đã phải tháo gỡ cái đu xuống, dùng giấy nhám đánh đi từ những mãng sơn nhỏ trên mấy miếng gỗ, rồi tỉ mỉ sơn lên màu khác. Mẹ vừa làm vừa hát những bài hát thật vui. Mẹ nói mẹ muốn chính mẹ tự tay làm cái xích đu nầy cho Jordan, theo ý thích của Jordan. Jordan không thể hiểu mẹ muốn nói gì, lúc đó. Nay thì cái xích đu đã bay xa khỏi thân cây cổ thụ mà Jordan vẫn chỉ hiểu lờ mờ ý nghĩa câu nói của mẹ. Jordan cũng tìm thấy mấy bức ảnh gia đình. Có một bức chụp mẹ và Jordan đang xích đu, chân mẹ đong đưa, một tay mẹ quàng cổ Jordan, một tay mẹ cầm quyển truyện nhi đồng đang mở rộng. Jordan nhớ quá những buổi chiều mẹ con say sưa hay buồn vui ngậm ngùi theo từng chuyện cổ tích. Những cánh chim trên cành cao như cũng ân cần góp chuyện. Lạch nước kế bên miên man chảy, hình như không bao giờ ngưng những tiếng róc rách, thầm thì. Lòng của Jordan hình như lúc nào cũng ấm vì hơi thở của mẹ miên man phả chung quanh cho dù Jordan đang ở trường hay đang chạy chơi nơi một góc vườn hay một góc phố. Còn tiếng nói của mẹ hình như lúc nào cũng róc rách, thầm thì bên tai, ân cần, ngọt dịu, thương yêu, trìu mến. Mẹ là cả một thế giới riêng của Jordan.

             Mẹ Kara từ hồi nào đã là con lạch nước bên nhà, là cây sồi cổ thụ trước nhà, là cả một vườn pecan rợp bóng sau nhà, là chái nhà, là góc bếp. Căn mobile home nhỏ nhoi như một túp nhà chòi nhưng đầy tiếng cười, giọng hát của hai mẹ con. Mẹ thấp thoáng trong dáng dấp những bà tiên hiền từ mẹ đã kể cho Jordan nghe trong những đêm hai mẹ con ôm nhau nghe mưa rầm rì trên mái tôn, hay những buổi chiều êm ả hai mẹ con tay trong tay đi dưới vòm pecan cao nghệu. Mẹ là vòng tay ôm, là hơi thở ấm. Vậy mà bỗng chốc mẹ hoàn toàn biến mất. Mẹ đã biến mất hoàn toàn. Jordan không thể nào tin được điều ấy. Chẳng lẽ sau một cơn lốc dữ mẹ cũng biến dạng như cả một rừng cây nầy, như căn mobile home nầy, như cái xe móp méo kia? Hay mẹ vốn là một bà tiên, giữa cơn phong ba đã bay về cõi khác? Không. Chắc chắn mẹ đang ở quanh đây. Mẹ Kara thương yêu Jordan lắm mà. Mẹ sẽ không bỏ Jordan mà đi đâu hết. Mẹ đang thất lạc ở một nơi nào đó, hay đang bị kẹt dưới một gốc cây to. Mẹ. Mẹ. Mẹ. Jordan đã trăm ngàn lần gọi mẹ suốt một ngày nay, gọi khan cả tiếng, gọi nát cả tim, gọi bong cả phổi. Jordan đã nằm bịnh viện mấy hôm nay để được băng bó ba cái xương sườn gãy, được chửa trị cái chân sưng vù và cái lưng đầy vết trầy trụa. Ðây là lần đầu tiên trong đời Jordan thiếu mẹ bên cạnh khi Jordan đau ốm, nhất là khi phải nằm bệnh viện. Vừa ra khỏi bịnh viện sáng nay, Jordan đã nói với bà ngoại , “Chúng ta phải đi tìm Mẹ”. Rồi với đôi giày bố và cây gậy, cái mũ và bi-đông nước, Jordan đã khập khiễng trở về căn nhà giờ đây chỉ là một đống ngổn ngang những tôn, những ván giữa những thân cây gãy ngọn. Nơi trú ngụ đã không còn, chắc mẹ đang lẩn quẩn đâu đây. Jordan nhớ rõ lắm mà: Mới ngày hôm kia, trong cơn lốc xoáy dữ dội, căn mobile home rung rinh như cành cây bị gió giật trên cao. Các cửa kính đã bể hết. Mẹ đã ôm chặt Jordan. Rồi mấy miếng tôn trên mái lần lần bay mất. Khoảng trống trên đầu là mưa, là gió, là sấm, là sét. Một cành cây lớn đã rơi ngay giữa phòng khách. Mẹ càng ôm Jordan chặt hơn, thân người bé nhỏ của mẹ như cố trùm phủ Jordan, chở che Jordan khỏi trăm ngàn mảnh vụn bay loạn đả từ tứ phương tám hướng. Tường nhà kêu răng rắc như cũng sắp bay đi. Trời tối thui nếu không có những tia chớp trên nền trời. Mẹ con lần tìm lối đi vào phòng tắm, chỗ duy nhất trong nhà còn một chút mái che. Mẹ túm tất cả mấy cái khăn lông trùm đầu và quấn quanh mình Jordan. Hai mẹ con tay chặt trong tay cùng cầu nguyện. Gió vẫn đánh sầm sập chung quanh. Tiếng bay vun vút của những cành cây gãy, những tôn, những ván , những cát, những đá....càng làm cho Jordan lạnh run thêm. Có một khắc giây nào thật là ngắn Jordan cảm thấy thân mình như được nhấc bng, đôi tay mình nắm  một khoảng hư không chớ không phải là đôi bàn tay ướt sủng của mẹ.

         Jordan chỉ thực sự thấy mất mẹ khi được chú Jim hàng xóm kéo lên từ con lạch gần nhà.

         Vừa thất thểu đi tìm mẹ, bé Jordan cứ nói với những người bé gặp trên đường, “Phải chi mình nắm tay Mẹ chặt hơn nữa, chặt hơn nữa”. Bé vừa khập khiễng đi vừa nói, “Phải chi...Phải chi ....” Bé Jordan bây giờ là một kẻ mộng du trên vùng đất vừa quen thuộc vừa lạ lùng, ác độc.

                                                                      xXXx

              Em Jordan thương quí,

         Mấy hôm nay anh có theo dõi cơn thần phong ở Oklahoma qua truyền hình và báo chí. Anh biết đó là một cơn lốc dữ dội có cây ngã, có nhà cửa bị cuốn đi, có người chết và mất tích. Thực tâm anh có thương cảm cho các nạn nhân, có, nhưng không nhiều. Cho đến hôm nay được nhìn mấy tấm ảnh của em trên tờ báo địa phương và được đọc một bài báo ngắn về em, anh đã xúc động thật nhiều. Anh như thấy trước mặt mình đứa bé sáu tuổi ở cái thị trấn Bridge Creek xa xôi, lạ hoắc kia là một biểu tượng tuyệt vời, đầy ý nghĩa đối với anh.

         Jordan ơi, em có muốn biết anh là ai không? Anh là người đang muốn được là em bây giờ đó. Anh đang muốn là đứa bé con sáu tuổi luôn nghĩ rằng mẹ mình đang bị lạc đường để suốt ngày lang thang tìm mẹ, suốt ngày chơi trò trốn tìm cùng mẹ. Thật là hạnh phúc cho em khi em không tin lời xác nhận của người giảo nghiệm tử thi. Lão nói gì mặc lão. Bà ngoại Mary, dì Susan, cậu Steve, chỉ là những người mau nước mắt thôi. Bà Dì Darlene còn nói lằng nhằng nào là từ nay Jordan phải ở với Ngoại, nào là Jordan phải nghe lời Ngoại.... Jordan thấy những lời nầy sao lạ tai quá! Mẹ Kara của Jordan chắc đang ở một nơi nào đó. Trên một tầng mây cao, hay một chân đồi thấp. Ở đâu thì Mẹ Kara vẫn kề cận bên em đó Jordan ạ. Em là người con xứng đáng được mẹ thương yêu cận kề. Còn anh, Jordan biết không, anh ước muốn được trở lại cái tuổi ngây thơ, hồn nhiên, trong trắng như em, như hằng trăm ngàn trẻ thơ khác được mẹ ấp ủ trong lòng, được nói với mẹ muôn lời thương yêu. Ước muốn, có nghĩa là trong thực tế anh đã qua rồi cái tuổi ngây thơ của em. Hai mươi sáu năm làm người (hay nói cho đúng là hai mươi sáu năm có mặt trên đời), anh đã có tám năm làm người con bất hiếu, anh đã có quá nhiều tội lỗi đối với mẹ; khi nhận biết điều nầy thì mẹ đã không còn nơi cõi thế nầy cho anh nói lời xin lỗi hay bày tỏ một cử chỉ yêu thương, và ôm mẹ mà nói rằng: Mẹ ơi con thương Mẹ vô cùng.

             Jordan à, chuyện của anh thì buồn lắm, anh không định kể cho em nghe vì không muốn em lây cái buồn của anh. Nhưng anh nghĩ rồi đây sau những ngày lặn lội đi tìm mẹ, sẽ có lúc em cảm thấy buồn. Và anh cũng biết một ngày nào đó em sẽ buồn lắm, buồn vô cùng tận. Nghe chuyện buồn của anh có thể làm em bớt buồn chăng, vì em biết có một người lạ hoắc lạ huơ ở một nơi xa xôi nầy đang muốn cùng em chia sẻ nỗi buồn mất mẹ, nỗi buồn lớn nhất của một đời người đó em.

              Nói chuyện với em cũng là một cái cớ: anh đang nói với chính mình, đang mượn những lời nầy để mong làm dịu bớt nỗi buồn của mình. Cho nên em đừng nên cảm thấy xốn xang khi em không thể hiểu  hết những điều anh nói, nhe em.

              Tấn thảm kịch hình như chỉ thật sự bắt đầu tám năm trước khi anh vừa xong trung học và quyết định theo đại học tại một trường cách xa nhà hơn ba giờ lái xe.

         - Như vậy là con thật sự muốn sống xa gia đình ?

         - Con đâu có nói như vậy. Con chỉ muốn đi học trường con thích thôi.

         - Hay là mẹ con mình dời đến thành phố đó ở cho tiện ?

         - Con thấy không cần thiết đâu.

         - Nếu má thấy cần thiết thì sao ?

         - Còn nhà cửa, việc làm của má ở đây ?

         - Ðối với má, có cái gì trên đời nầy quí hơn con của má, hả con ?

         - Má tính sao cũng được hết.

         Thâm tâm anh là muốn có một đời sống tự do không bị dòm ngó, ràng buộc; mà mẹ anh thì hình như lúc nào cũng dòm, cũng ngó, cũng nhắc nhở, hỏi han, cũng ngăn cái nầy, cấm cái nọ... nên anh đã nói dối một cách rất tài tình :

         - Má cứ ở đây. Có gia đình bên cạnh học hành khó khăn lắm. Vài tuần con sẽ về một lần.

         - ...

         Từ đó anh như con chim chưa đủ lông, đủ cánh nhưng sớm sổ lồng, nên đã bước những bước chuệnh choạng, nghiêng bên nầy, ngã bên kia, lắm lúc lạc phương, lạc hướng. Bắt đầu năm học thứ hai anh đã có một vài lầm lỗi cá nhân trầm trọng. Tuy ở xa nhưng với giác quan thứ sáu của người mẹ, mẹ anh đã có vài lần dạm hỏi anh về chuyện nầy chuyện nọ. Sau nầy em sẽ biết là khi ta có một lỗi lầm nào đó, ta ít khi muốn gặp gỡ hay chuyện trò với những người thân, những người hằng quan tâm đến ta, nhất là cha mẹ ta. Cụ thể là càng ngày anh càng thấy xa mẹ, thấy mất dần những sự ràng buộc gia đình. Anh ít khi điện thoại về nhà. Những lần về nhà cũng càng ngày càng thưa. Mẹ anh thì vẫn đều đặn gọi anh mỗi tuần đôi lần như từ trước. Không gọi được ban ngày, mẹ gọi anh khi nửa đêm hay lúc một hai giờ sáng để mẹ được an tâm. Số lần mẹ nhắn tin trên máy nhiều gấp trăm lần mẹ con trực tiếp nói chuyện với nhau. Mẹ anh thì chỉ có thể lái xe loanh quanh vài dặm từ nhà đến chỗ làm, đâu có lái được trên xa lộ, nhất là lái đường xa vài trăm dặm, nên họa hoằng lắm mẹ mới quá giang người quen đi thăm anh. Vài lần mẹ đi không rồi về không vì không gặp con. Hình như những lúc đó anh bận những gì khác, không phải là bận chuyện sách đèn trường ốc. Nhưng khi mẹ hỏi, anh chỉ có thể trả lời là bận học cho an ổn mọi bề.

         Tình trạng cứ như vậy mà kéo dài cho đến hết niên học thứ tư là năm anh đỗ bằng cử nhân thương mại, ngành quản trị xí nghiệp. Lúc bấy giờ mẹ anh đã muốn trực tiếp can thiệp vào công việc của anh, điều mà từ lâu anh đã không bằng lòng. Cho nên chẳng những không về gần mẹ như mẹ muốn mà anh còn đi xa hơn, tới một tiểu bang khác, lấy cớ là có được một việc làm lương cao, giờ giấc không bị bó buộc nên thuận tiện cho việc tiếp tục học để lấy bằng cao hơn. Anh nhớ như in cái khắc giây ngay sau khi mẹ nghe anh tính toán như thế: lưng mẹ đang cong oằn trên cái bàn may máy, đầu mẹ cố ngẩng lên nhìn anh đang đứng cao lêu nghêu kế bên, miệng mẹ mở rộng mà không nói lên được tiếng nào. Anh thấy rõ đôi mắt mẹ đỏ lên sau đôi tròng kính lão, và hai hàng nước mắt. Jordan ơi, hai hàng nước mắt, hai hàng nước mắt của mẹ đêm hôm ấy, bây giờ là hai con trốt xoáy trong lòng anh mãi cho đến suốt đời.

         Vài ngày sau anh khăn gói đi nhận việc ở tiểu bang xa. Sáng hôm đó, trước giờ ra sân bay, mẹ còn cẩn thận nhắc anh nhớ đem theo các giấy tờ cần thiết và cái túi nhỏ mẹ để sẵn những thuốc men trị bịnh thông thường. Mẹ đứng ngay cửa tiễn anh đi. Anh đã bước qua khung cửa, chỉ kịp nói với mẹ: con đi. Vỏn vẹn hai chữ ấy. Và không có một cử chỉ thân yêu nào. Anh nghe tiếng khóc của mẹ sau lưng.

Ði làm xa nhà, chi tiêu nhiều, đồng lương có cao nhưng anh có giữ lại được bao nhiêu đâu. Mẹ anh vẫn ngày ngày đi quét dọn mấy tòa biệt thự gần nhà, đêm đêm thức đến khuya lơ khuya lắt bên chiếc máy may, bên đống áo quần vải vóc. Một mình một bóng.

         Jordan ơi, một đồng lương của anh đã chưa nằm trong túi mẹ, cái bằng MBA anh chưa có trong tay mà anh đã vĩnh viễn mất đi người mẹ của anh rồi !

                                                

                                                                  xxXxx

              

                 Con trai yêu của má,

                

          Má không biết phải bắt đầu từ đâu và phải ăn nói thế nào để con còn có thể đọc tiếp lá thư nầy. Má nhớ mẹ con mình hơi khó chuyện trò với nhau vì má vốn ít học, ăn nói luộm thuộm, rầy trách không có căn cứ mà diễn tả lại không rõ ràng, nên ít khi mình đưa câu chuyện đến bờ đến bến; thường thì má đành yên lặng, tiếp tục việc may vá, còn con thì hoặc lớn tiếng với má bằng lý nầy lẽ nọ hay không nói gì hết, không nghe gì hết mà chỉ việc bỏ đi. Nghĩ cũng kỳ: mẹ muốn bàn chuyện với con mình mà phải chờ cơ hội, phải thế nầy, thế nọ, phải chuẩn bị kỹ lưỡng những lập luận, phải ăn nói tế nhị, mềm mỏng để không chạm tự ái con, phải biết tiến, biết thối... Cho nên có biết bao nhiêu chuyện má muốn nói với con mà nào có cơ hội, trong đó có chứng tức ngực thường xuyên từ vài năm nay của má, mà nếu có cơ hội liệu má nói với con được bao nhiêu và con nghe má được bao nhiêu. Trên cái xứ lạ quê người nầy chỉ có hai mẹ con mình là gần gũi nhất, mà không thường được chuyện trò vui vẻ với nhau thì chắc không có nỗi bi đát nào hơn phải không con? Ở những ngày tháng gần xa con vĩnh viễn như bây giờ má thấy má muốn nói với con vài điều, kẽo má không còn dịp nào nữa. Mà không nói với con được những điều nầy thì khi chết làm sao má nhắm mắt được hỡ con?

          Trước hết má muốn nói thật lớn với con rằng má yêu thương con lắm. Má cứ thắc mắc hoài điều nầy: Má đã có lỗi gì với con đến nỗi hình như con không còn thương yêu má nữa. Má cạn nghĩ ví dù cha mẹ có làm lỗi với các con chẳng lẽ không được con cái tha thứ hay sao? Ngược lại lỗi lầm của con lớn cách mấy mà con cho má biết má cũng tha thứ và tìm cách giúp đỡ con hoàn thiện. Má biết con cứ nghĩ là má chỉ thương anh chị con với đám cháu nội ngoại ở quê nhà nên má phải cật lực làm hai ba công việc để gởi tiền về. Người mẹ nào cũng yêu thương các con bằng nhau hết. Còn việc con cứ muốn sống xa má, muốn được tự do bay nhảy, tự do phung phí đồng tiền và tuổi trẻ, chứng tỏ rằng con quá ích kỹ, chỉ biết có mình, cả mẹ mình mà mình còn không nghĩ đến thì rồi đây con sẽ làm được gì cho người khác. TL_clouds.jpgMá dốt nát không biết cái bằng cử nhân, cao học của con nó lớn thế nào nhưng má biết trái tim con chưa đủ lớn để làm người, nhất là làm người con; cái tài quản trị xí nghiệp của con má không biết đã tuyệt vời đến đâu nhưng trong cái ý nghĩ nông cạn của má con chưa biết quản trị cuộc đời của chính con. Má ít học nhưng có một câu mà má còn nhớ nằm lòng, là : Có học phải có hạnh. Con có học, có bằng cấp nầy nọ, má có thấy mừng nhưng cũng thấy buồn: con đã không có cái hạnh, không có cái hiếu để, không có cái lòng vị tha. Mẹ mình càng ngày càng già cả bệnh tật, mà cứ làm lụng vất vả. Sao con không nghĩ một ngày nào đó người hàng xóm tình cờ khám phá thân xác má đã nguội lạnh từ lâu mà không ai biết sớm?

          Ðôi bàn tay của má ở gần mà con không chịu nắm thì nói gì đến việc nắm tay các anh, chị, các cháu của con ở quê nhà, hay nắm tay người khác.

          Linh hồn má sẽ hoài hoài cầu nguyện cho con để con sớm NÊN NGƯỜI.

         Má của con, người suốt đời thương yêu con.

                                                        xxXxx

         Jordan thương quí,

         Lá thư trên đây mẹ anh viết cho anh nhưng có lẽ người không muốn cho anh đọc nên đã để một chỗ rất khó thấy. Anh chỉ tìm được sau gần một tháng an táng mẹ.

         Em, đứa bé sáu tuổi, đã nắm thật chặt tay mẹ em trong cơn lốc dữ, vậy mà em, đứa bé sáu tuổi, cứ hối hận là để vuột tay mẹ và cứ ngày ngày đi tìm mẹ. Còn anh, tay mẹ cứ đưa ra, cứ chấp chới đưa ra cho đến cuối đời mà anh không chịu nắm lấy một lần!

              

             

             

TRẦN  BANG  THẠCH

.

Một bên là núi, một bên là rừng

TaiLieu_Nui_Rung.jpg 

MỘT.

.

Quán là một túp lều nhỏ nằm dưới chân đồi, bên lề con đường mòn dẫn từ hương lộ đến tận đỉnh đồi. Phía sau quán là bãi cỏ tranh cao khỏi đầu. Hương lộ là con đường đất trộn cát nhiều hơn đá, đầy ổ gà, rộng vừa đủ cho một chiếc xe hơi. Cách đó vài trăm thước là một ngã ba với khu chợ gồm mấy dãy hàng quán vách ván lợp tôn. Gần tới ngã ba, phía bên trái khu chợ là nhà máy xay lúa đã từ lâu không còn hoạt động, tấm bảng hiệu đã trốc hết sơn, cột ống khói gãy ngoặt như bị cứa cổ, vách trống hơ bốn phía, nhiều tấm tôn trên nóc đã bị lấy mất. Nằm xéo cái quán cốc, bên kia hương lộ là ngôi giáo đường mà người ta chỉ thấy ngọn tháp chuông nhọn hoắt nhô lên khỏi rừng cây xanh. Từ lâu tiếng chuông hình như không  ngân lên đều đặn mỗi chiều, hay chuông có ngân mà vì người bõ già đã không đủ sức kéo chuông nên âm thanh không vượt thoát ra khỏi bức trường thành bằng một rừng cây lá. Thật lâu mới có một chiếc xe đò hay xe nhà nước chạy trên khúc đường vắng vẻ này, còn đa số xe thì quẹo mặt chỗ ngã ba để tới thị trấn miền biển. Cho nên trên khúc hương lộ này người ta lưu thông bằng xe đạp hay đi bộ; khi chuyên chở nặng, xe bò là phương tiện hữu hiệu nhứt.

.

Nhìn trong quán người ta thấy một người đàn bà tuổi ngoài năm mươi đang ngồi trên cái sạp gỗ, mắt ngó bâng quơ con đường trước mặt. Mấy chai nước ngọt, vài cái keo đựng  ít bánh, kẹo, đậu phộng, hạt dưa ... để trên kệ; mấy khúc khô cá thiều, cá đuối, mấy con khô mực mốc cời bọc trong cái túi ny lông, cùng nải chuối sứ còn sót mấy trái, da đã thâm kim, treo lủng lẳng trên sợi dây gai căng ngang hai vách lá. Trên chiếc bàn hẹp té kê bên góc nhà, một chai rượu trắng đầy và một chai lưng hơn phân nửa có chiếc ly thủy tinh trong vắt úp ngược trên miệng chai. Chiều đã xuống từ lâu. Tiếng chim chiều nghe rõ hơn khi khắp cả ngọn đồi tiếng búa đẽo đá đã ngưng. Chiếc xe bò cuối cùng của lão lưng gù đã đổ dốc rồi khuất sau một vòm đá bên đường. Những người lấy củi và đập đá đã về nhà hết rồi. Con đường mòn dẫn lên đồi và con hương lộ không còn một bóng người. Hàng ngày vào khoảng giờ này, sau hồi chuông từ ngôi giáo đường, người đàn bà không mong có người khách nào ghé quán, nhưng bà biết người đàn ông đó sẽ tới, sẽ từ khu rừng cây bên kia băng qua đường rồi bước vào quán ngồi trên chiếc ghế độc nhất đó, như mọi khi. Bà sẽ rót đầy ly rượu trao cho người đàn ông; ông đón lấy bằng hai ngón tay, rồi nhẹ nhàng để trên bàn. Hai bàn tay của hai người vẫn hơi rung, như mọi khi. Người đàn ông sẽ không uống vội. Họ sẽ nói với nhau vài điều mưa nắng, như mọi khi. Thường thì chỉ có người đàn ông nói, giọng khàn khàn của người cao tuổi, còn người đàn bà thì thỉnh thoảng mới góp vào vài lời. Ngồi một lúc, nhiều khi không nói với nhau lời nào, trước khi đứng dậy, như mọi khi, người đàn ông cầm ly rượu uống ực một cái cạn ly rồi bước ra khỏi quán, nói gọn tui về nhen. Người đàn bà bây giờ mới thật sự đóng cửa quán, và bắt đầu lên đèn.

.

HAI

.

Mấy hôm nay người đàn bà không nghe tiếng chuông chiều, như mọi khi. Người đàn ông cũng không thấy đến, như mọi khi. Tiếng  xe bò lốc cốc, kẻo kẹt của lão gù lưng đã chìm sau vòm đá. Tiếng chim cu rút  từ vách đá phía sau quán, nghe sao não nùng. Người đàn bà đóng cửa quán mà nghe lòng thật nặng. Cửa đã cài then nhưng đôi mắt người đàn bà còn vẩn vơ ở đâu bên kia lộ và ở đâu bên kia rừng. Thêm một đêm nữa người đàn bà không muốn lên đèn.

.

Trong bóng đêm, người đàn bà thấy rõ cái tháp chuông cao nghệu vươn khỏi tấm thảm đen kịt. Tấm thảm ấy đã một lần cuốn lấy chàng, dìm chàng đâu đó trọn một thời thanh xuân giữa bốn bên tường gạch. Hình như mỗi đêm, từ trong lòng tấm thảm ấy người đàn bà thấy người con gái mười lăm mười bảy đứng thập thò sau vách núi nhìn chàng tay chân cuồn cuộn với những nhát búa đập nhịp nhàng lên từng khối đá xanh. Chàng. Chàng như một chúa tể. Chàng như một thiên thần giữa trùng trùng đá tảng. Núi rừng nầy đâu phải của riêng chàng, nhưng tại sao chàng ngang nhiên chiếm ngự tất cả những con dế con trùng, tất cả những đồi cao, bãi thấp, những lá cỏ, nhành cây. Cả cái trái tim nhỏ nhoi của người con gái ngoại đạo này đã chui vào đôi bàn tay chàng từ hồi nào vậy? Những ngón tay chàng không khép, nhưng hơi ấm từ lòng bàn tay cũng đủ thiêu sống một thời thanh xuân của người con gái tội nghiệp.

.

  BA

.

Chiều nay người đàn bà tưởng mình lầm khi nghe hồi chuông thứ nhất. Đến hai hồi chuông kế tiếp thì bà mới biết rằng rừng cây bên kia đường đã thực sự lên tiếng, những tiếng ngân vang thân thuộc từ nóc giáo đường. Và người đàn ông quen thuộc cũng vừa bước ra khỏi khu rừng, như mọi khi. Người đàn bà thấy như hòn đá tảng bà mang mấy ngày nay bỗng rớt khỏi lòng mình.  Người đàn ông băng qua đường, dừng lại trước quán, hai tay vịn thành cửa, đầu hơi cúi xuống giữa hai ống tay toàn xương khiến cho chiếc thánh giá rơi ra từ cái cổ áo không kịp cài nút trên. Ông thở một hơi dài rồi mới bước vào quán, ngồi xuống chiếc ghế quen thuộc. Hôm nay trông người đàn ông có vẻ khác với mọi khi.

“Mấy hôm nay tôi bị cảm thương hàn”.

“Vậy sao? Cơ khổ! Tôi nào có biết”.

Tay chưn mình mẩy lạnh ngắt, lại ho thật nhiều, tưởng đã không ngồi dậy nổi”.

“Trời ơi, thật khổ cho ông. Hôm nay thì ông thấy thế nào? Đã bớt nhiều chưa? Uống những thuốc gì? Sao ông không mặc thêm áo ấm? Chưa hết bịnh mà đi đứng làm chi hổng biết nữa!”

 Lần đầu tiên bà thấy mình nói quá nhiều, khác với mọi khi.

“Thì tôi cũng uống mấy thứ lá rừng. Chưa bớt nhưng cũng ráng xuống đây”.

 .

Chưa bớt nhưng cũng ráng xuống đây, câu nói sao nghe nặng hơn chì khiến người đàn bà chừng như muốn khóc. May mà người đàn ông, như thường lệ, đã nốc xong ly rượu, nói tui về nhen, rồi bước ra cửa, dáng đi lạng quạng, muốn té. Chiếc áo sơ mi màu cháo lòng mỏng dánh không cản được ngọn gió va vào lồng ngực kẹp lép như một cánh lá khô. Mấy sợi tóc trắng phau phất phơ trong trời chiều, cô đơn như người đàn ông đang tan dần trong màu xanh của lá và đang mất dần trong màu tối của đêm. Tấm thảm đêm đen kịt, như mọi khi, cuốn lấy người đàn ông thêm một lần nữa.

.

Cửa quán đã đóng rồi mà tầm mắt người đàn bà vẫn còn lẩn quẩn bên kia rừng. Rừng đang trôi hun hút vào bóng đêm. Hòn đá vừa mới rơi xuống hồi nãy bỗng ai đó đã nhặt lên rồi bỏ vào lòng người đàn bà. Hòn đá bây giờ nghe nặng hơn trước thật nhiều.

.

Tối nay người đàn bà cũng không buồn lên đèn. Bà đọc mấy câu chú Quán thế âm trong bóng đêm.

.

Đêm vẫn đen và nặng như chì.

.

 CUỐI CHUYỆN

.

Khi biết mình còn mấy hơi thở cuối, người bõ già cố trèo lên tháp chuông, nắm sợi dây như một thói quen từ mấy chục năm nay, nhưng tiếng chuông không vượt khỏi cái dày đặc thâm u của cây rừng. Tấm thảm đen muôn đời vẫn đen kịt. Sau đó thì tiếng chuông vĩnh viễn im bặt từ tháp giáo đường. Cái quán cốc thì cũng vĩnh viễn đóng cửa. Không còn người khách mỗi chiều nhô ra từ bên kia con đường, chỗ bìa rừng, như mọi khi, thì quán mở cửa làm chi. Tiếng niệm chú Quán Thế Âm mỗi đêm cũng không  một âm vang nào để dội từ vách núi.

.

Phía xa đằng kia khu chợ vẫn người đi kẻ đến; đâu có ai biết một chút đổi thay đã xảy ra trên khúc hương lộ vắng tanh này.

.

Con hương lộ tuy không rộng đủ cho hai chiếc xe hơi qua mặt, nhưng cũng đủ để chia đôi một bên là núi, và một bên là rừng.

.

Trần Bang Thạch

TRẦN BANG THẠCH

Truyện

._______________________________

.

NGƯỜI

SUỐT ĐỜI

LẮC CHUÔNG GIỮA CHỢ

TL_Red_Kettle1.jpg

.

      Gần cuối tháng 12 dương lịch năm nay có một thiệp chúc Xuân đến với tôi thật sớm, trước Tết Nguyên Đán cả tháng . Đó là một điều lạ. Tôi chưa hề nhận một thiệp xuân nào sớm như vậy, từ trước đến nay. Điều lạ thứ hai là cùng một bao thư với thiệp chúc xuân này, tôi có cả một thiệp chúc mừng Giáng Sinh đến trễ cả tuần. Hai điều lạ này được giải thích trong một mảnh giấy nhỏ viết tay kèm theo. Qua mảnh giấy nhỏ này, thắc mắc của tôi được giải tỏa: anh con thấy trong các giấy tờ để lại của người cha mới chết một thiệp Giáng Sinh và một thiệp chúc mừng Năm Mới Ất Dậu. Mỗi tấm thiệp được để trong một bao thơ có đề sẵn địa chỉ của tôi. Anh con bỏ cả hai tấm thiệp vào một bao thơ rồi gởi cho tôi. Coi như thay người chết gởi lời chúc tới ông bạn còn sống. Lá thư bất ngờ cũng báo cho tôi biết một cái chết bất ngờ. Cùng một lúc với những lời chúc tốt đẹp là một nỗi buồn thật lớn đến với tôi. Tôi biết từ nay tôi vĩnh viễn mất một ông bạn hàng xóm tốt bụng của tôi từ hơn hai mươi lăm năm qua. Tội nghiệp ông già, biết mình tuổi đã cao, sống nay chết mai, nên ông đã chuẩn bị sẵn những gì cần phải làm. 24 lần Giáng Sinh và 24 lần Tết Nguyên Đán đã qua chưa lần nào gia đình tôi thiếu các tấm thiệp chúc mừng của ông. Năm nay, năm thứ 25, ở giờ phút thứ 25, giờ phút cuối của cuộc đời, ông vẫn không quên chúng tôi.

.

      Thật sự thì chúng tôi là bạn hàng xóm chỉ trong hai năm đầu khi chúng tôi đến Mỹ. Mới chân ướt chân ráo nhập vào một dòng sống hoàn toàn mới lạ, không có một người thân quen, chúng tôi thấy tạm yên lòng cư ngụ trong một căn nhà nhỏ tại một khu khá tạp nhạp, toàn là dân da đen và dân Nam Mỹ có lợi tức thấp; hiếm thấy một người da trắng lạc lõng đi ngang qua xóm. Sau hai năm gia đình chúng tôi làm ăn có khấm khá hơn và các con cũng cần có những trường tốt hơn nên chúng tôi dời đến một nơi khác, cách chỗ cũ hơn một giờ lái xe. Hai năm ở cạnh nhau đã đủ cho một tình hàng xóm nẩy nở. Những năm còn lại chúng tôi vẫn hay gặp gỡ, nhứt là vào những dịp lễ lạc hay ăn mừng năm mới, mừng sinh nhật....hoặc thăm hỏi tin tức nhau qua thư từ và điện thoại. 

.           

      Thuở đó là vào khoảng cuối năm 80, chúng tôi đến Mỹ trong cái lạnh cóng da của một nhiệt độ đông đá. Căn nhà chúng tôi mướn thuộc căn nhà đã quá cũ, cả trăm năm tuổi, vách ván, sàn gỗ kê trên những cục gạch xi măng khiến gió lạnh chui vào nhà một cách dễ dàng từ bốn bên và từ dưới sàn nhà. Ba đứa con tôi tuổi từ một rưỡi đến 12 tuổi, chúng mặc vào nhiều lớp áo quần mà răng vẫn đánh lặp cặp. Đó là những giờ đầu tiên khi chúng tôi mới dọn vào nhà. Tôi thấy một cái máy sưởi đặt âm trong vách nơi phòng khách, tôi vặn hết nút nầy đến nút nọ mà vẫn không thấy hơi nóng phát ra. Túng cùng, vợ tôi đưa ý kiến là nên nhờ người ở nhà kế bên sang chỉ dẫn. Tôi rất ngại ngùng khi phải gõ cửa nhà người hàng xóm không quen vì lúc đó đã hơn mười giờ đêm. Chỉ cần không đầy một phút, ông hàng xóm đã làm chiếc máy sưởi tỏa hơi nóng. Rồi vợ con ông mang cả đống quần áo ấm cho chúng tôi, có cả mấy bao potato chips họ nói là ăn cho ấm bụng. Cả nhà chúng tôi cảm ơn. Ông hàng xóm nắm chặt tay tôi, ông nói rõ và chậm từng lời, sợ rằng tôi chưa quen tiếng Mỹ. Tôi vẫn còn nhớ như in hình dáng cao gầy, gương mặt đen mun làm rõ hàm răng trắng và đôi tròng mắt trắng nhìn thẳng vào mắt tôi. Ông nói là ông luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi, đừng ngại ngùng gì hết. Ông cho tôi số điện thoại, bảo cứ gọi ông hay vợ con ông bất cứ khi nào chúng tôi cần. Ông nói ông tên là Otis Clark, nhưng ông thích được gọi là The Bell Ringer, hãy gọi ông là Ringer cho gọn. Thuở đó cả nhà chúng tôi gọi ông là Ringer, coi như là một cái tên riêng; sau nầy mới biết ý nghĩa của nó và  biết vì sao ông Otis thích được gọi như vậy. Sau cái đêm đầu tiên đó thì chúng tôi cần họ nhiều trăm lần nữa trong suốt hai năm ở gần nhau và cả khi ở xa nhau. Ông bà là cố vấn của gia đình chúng tôi về đủ mọi chuyện. Từ chuyện ông Ringer dạy tôi cách sử dụng máy cắt cỏ, máy xén cỏ đến việc thay nhớt cái xe. Bà Ringer thì từ việc đưa vợ tôi và các con đi ghi danh ở trường, đến việc dạy vợ tôi tiết kiệm bằng cách mua hàng sale và cách dùng coupons khi đi chợ. Khi chuyện trò với chúng tôi, họ nói chậm rãi, rõ ràng từng tiếng. Đặc biệt là họ hay gợi chuyện để chúng tôi nói. Tiếng Mỹ chúng tôi khá hơn nhờ gia đình này. Cách sinh hoạt chúng tôi được xuôi chèo mát mái hơn trong cái xã hội lạ lẫm nầy phần lớn là nhờ họ. Cũng qua gia đình nầy chúng tôi có cái cảm tưởng đầu tiên là người Mỹ tử tế.Về sau chúng tôi biết ông bà Otis không những chỉ tử tế với riêng gia đình chúng tôi hay vài gia đình trong khu xóm, mà ông bà nầy tử tế với tất cả mọi người. Điều nầy thì tôi xin được nói sau. Cái ấm áp của đêm đầu tiên đó đã bắt đầu cho một nghĩa tình lân lý kéo dài suốt hai mươi lăm năm nay. Suốt thời gian đó chúng tôi thương mến và hiểu nhau hơn. Bà Otis mất 12 năm trước, sau đó cậu con trai duy nhứt đi làm xa, ông già Otis đã nghỉ hưu từ hơn hai mươi năm trước. Ông sống một mình trong căn nhà cũ, nhưng ông không cô đơn vì chừng như công việc chiếm hết thì giờ của ông. Muốn đến thăm ông, chúng tôi phải thông báo vài ngày trước. Hoặc đôi khi tự dưng ông ghé nhà tôi ngủ một đêm để kể cho chúng tôi nghe chuyện đời. Các con tôi rất thích nghe Uncle Ringer kể chuyện. Càng hiểu tâm tình của ông và càng biết nhiều những sinh hoạt của ông, chúng tôi càng quí trọng ông. Bây giờ thì ông đã đi rồi. Tấm thiệp Xuân Ất Dậu tôi chưa kịp gởi cho ông. Những dòng tưởng nhớ này như lời cuối cùng chúng tôi tiễn đưa ông, người hàng xóm tốt bụng.

.

       TL_bellRinger.jpgNhớ tới ông Otis là tôi nhớ tới điều mà ông đã nói với tôi khi hai người ngồi uống bia ở sau nhà ông hơn hai mươi năm trước. Ông chỉ nói có một lần mà tôi mãi nhớ hoài. Ông Otis nói ông nợ cuộc đời quá nhiều, sợ rằng cả đời của ông, ông cũng không trả nổi. Ông mất ở tuổi tám mươi lăm. Một đời người như thế cũng gọi là dài. Nhưng cái nợ với cuộc đời mà ông tự nguyện gánh trên vai đã hết chưa hay ông vẫn còn khệnh khạng vác xuống tuyền đài? Nghĩ tới điều nầy khiến tôi càng thương ông, vì tôi biết một khi thế giới nầy còn hỏa hoạn, thiên tai, chiến tranh, bịnh tật và xã hội này còn những kẻ nghèo đói, tật nguyền, không nhà, không miếng ăn, không cái mặc... thì The Bellringer thỏi đồng đen của tôi vẫn ngày ngày muốn làm người lắc chuông nơi cửa chợ. Tôi biết ông muốn mãi mãi là người lắc chuông, dù cho trăm năm, dù cho ngàn năm nữa. Người đàn ông da đen cao, gầy, xương xẩu, ít học mà có trái tim to như trái núi, một tấm lòng dào dạt mênh mông như nước đại dương. Gần cả đời lắc chuông giữa chợ kêu gọi tình thương, chắc chỉ có một ông Otis Clark nầy. Ông nói từ khi nhận diện được những đau khổ của cuộc đời đến với riêng ông, ông muốn được góp phần nhỏ mọn của mình làm vơi đi ít nhiều những đau khổ cho càng nhiều người càng tốt. Ông Otis kể với mọi người về cuộc đời của ông. Cậu bé Otis lúc mới 5 tuổi đã là một bé mồ côi cả cha lẫn mẹ. Người ta nói cha mẹ cậu một hôm từ thị trấn Cheyenne của tiểu bang Wyoming mang đứa con trai Otis 5 tuổi xuôi nam lập nghiệp, mong thoát khỏi kiếp tôi đòi. Lúc tới gần dãy Rocky Mountains thì ông bà Clark mất tích trong một trận bão tuyết. May mắn được cứu, cậu bé Otis sống lang thang không nhà với người cha nuôi nghiện rượu và với một con chó đói. Cha con ngày ngày kiếm miếng ăn nơi khu Lincoln Park của tiểu bang Colorado. Khi cha nuôi chết, cậu Otis 10 tuổi đã biết phải tìm cái sống bằng chính sức lực và ý chí của mình. Tiếp tục ước muốn của cha mẹ, Otis xuôi nam, sống vất vưởng trên các đường phố với đủ ngành nghề, từ bán báo đến quét dọn nhà hàng, lau chùi cầu tiêu công cộng.... Lớn hơn một chút, Otis về vùng đồng cỏ Texas làm các công việc nơi trang trại, chăn bò, vắt sữa, lái máy cày. Cuộc đời Otis thật sự thay đổi ở tuổi 18 khi một ân nhân đem Otis về thành phố lớn, dạy cho ít chữ nghĩa và dạy nghề thợ tiện. Từ đó Otis đứng vững vàng trên hai chân mình. Cũng từ đó chàng thanh niên Otis bắt đầu nghĩ tới một sự trả ơn cho người đã cứu mình ra khỏi vùng u tối. Otis cũng không thể quên những cảnh khổ chung quanh, cảnh khổ mà suốt quãng đời niên thiếu mình đã chịu. Những ngày cuối tuần người ta thấy chàng thanh niên Otis la cà nơi các công viên, hay các góc đường dưới cầu xa lộ mang những bịch đồ ăn thức uống cho những người không nhà. Nhiều người trong số nầy đã được Otis giới thiệu việc làm, tạo dựng lại cuộc đời và tiếp tục trả ơn đời như anh Otis. Một thanh niên da trắng thất tình thất chí, bỏ học, bỏ nhà cửa đi làm homeless, Otis tới lui, chuyện trò, khuyên nhủ, rồi đem về nhà nuôi ăn học. Ngày anh thanh niên nhận bằng kỹ sư điện, anh đã ôm Otis giữa hội trường mà khóc như một đứa con nít. Nhiều lần Otis đến các nhà tạm trú cùng với các người thiện nguyện phục vụ những bữa ăn cho người vô gia cư. Sau khi tham dự  thế chiến thứ Hai, người lính giải ngũ Otis biết được các hoạt động cứu trợ rất hữu hiệu của hơn 3000 đơn vị phục vụ thuộc tổ chức thiện nguyện The Salvation Army. Otis bắt đầu tham gia hoạt động cho The Salvation Army kể từ đó. Cũng kể từ đó Otis chỉ thích được gọi là Người Lắc Chuông- The Bell Ringer. Từ mùa đông năm 1945 The Bellringer tên Otis bắt đầu mặc bộ đồng phục của The Salvation Army, cầm cái chuông đồng đứng tại các cửa chợ vào những ngày lễ để kêu gọi lòng hảo tâm của con người đối với con người.

.

      Những ngày đầu ở Mỹ, không ai trong gia đình tôi biết The Salvation Army là gì. Chúng tôi chỉ biết tổ chức thiện nguyện Đạo Binh Cứu Khổ này qua người hàng xóm mà chúng tôi gọi là Ringer. Vào những ngày cuối tuần hay những ngày lễ như Thanksgiving hay Christmas chúng tôi thấy Ringer cùng các bạn của ông mặc vào  tấm áo choàng màu đỏ, choàng phủ phía trước ngực và phía lưng, trên có in dấu hiệu của The Salvation Army và có dòng chữ: I Am A Bellringer. Người  bell ringer tay cầm cái chuông đồng nhỏ đứng lắc chuông bên cạnh cửa ra vào tại các khu chợ. Người hảo tâm bỏ tiền vào cái thùng đỏ có nắp  khóa kín, treo trên cái giá 3 chân. Hai năm ở bên cạnh ông tôi biết thêm rất nhiều điều về The Salvation Army, một tổ chức quốc tế  được hình thành từ năm 1865 tại Luân Đôn để giúp đỡ về mặt tinh thần và vật chất cho cho những người kém may mắn trên toàn thế giới, không phân biệt chủng tộc hay tôn giáo. Bằng vào cố gắng tích cực của cô bé 16 tuổi tên Eliza Shirley, một di dân gốc Anh, Tổ chức được du nhập vào Mỹ từ năm 1880 với chi nhánh đầu tiên ở New York City. Các con tôi thì có bên cạnh một nhân vật sống để nghe, để biết và để học những bài học quí giá về tình người. Thằng con lớn của tôi đã gia nhập The Salvation Army ngay sau khi tốt nghiệp đại học hồi năm 1992. Ông Ringer trông thật hào hứng mỗi lần nói chuyện với chúng tôi về công việc lắc chuông của ông. Công việc nào thì cũng có niềm vui, nỗi buồn. Nhưng với ông Ringer thì suốt mấy mươi năm lắc chuông, ông chỉ có niềm vui, ông quả quyết nói với chúng tôi như vậy. Ông không có nỗi buồn. Ông lắc chuông xin tiền, có người cau có với ông, ông cười tươi đáp lễ. Có người ngước mặt làm ngơ, ông thương cho họ và cầu nguyện cho họï.Thỉnh thoảng có người mua cho ông bữa ăn trưa hay một chai nước uống, ông vui vẻ cảm ơn. Trên chục năm trước, có em nhỏ tự nhiên rời tay mẹ, chạy tới kéo ông ngồi xuống, hun một cái chụt vào má ông, rồi bé kề tai nói với ông rằng bé thương ông quá, khi lớn bé sẽ làm như ông. Chuyện đã xảy ra thật. Cô bé 5 tuổi lúc ấy đã không đợi khi lớn mới thực hiện được lời hứa với người Bell Ringer nơi cửa chợ. Lúc 7 tuổi, cô bé biết bày ra một cái bàn đặt bên lối ra vào công viên gần nhà để bán nươc giải khát vào mỗi cuối tuần. Cô bé đã kiếm được vài chục đồng mỗi tháng. Người ta mua nước lemonade của em như là một cách giúp em thực hiện ước muốn của mình. Mỗi năm, đúng vào buổi chiều trước ngày Lễ Giáng Sinh,  Christmas Eve, như một hẹn ước bất thành lời, cô bé đến gặp người Bellringer của cô, thân mật nói những lời chúc lành với ông rồi nhét vội món tiền góp nhặt cả năm vào cái thùng 3 chân màu đỏ. Năm nào cô cũng làm như vậy, hơn chục năm rồi. Cô bé gọi ông là Ringer. Ông gọi cô là Little Santa. Như vậy là đã đủ cho một sự quen biết nhau. Có lẽ cả hai không thấy cần phải biết tên thật của nhau. Họ biết họ đang làm gì. Có một lần vào đầu năm 82, ông Ringer hăm hở nói với tôi về một đồng tiền vàng,  một loại gold coin, trị giá hơn 200 đô la, lần đầu tiên được một người bí mật nào đó bỏ vào thùng tiền tại Chicago. Rồi sau đó cứ mỗi lần một nơi nào đó nhận những đồng gold coins thì ông Ringer đều cho tôi hay để cùng vui với ông. Nhiều khi ông chỉ ghé nhà tôi một vài phút đồng hồ chỉ để thông báo những tin vui như vậy. Chẳng hạn như hồi năm 85, một người nào đã bỏ vào thùng ở thành phố Kirsville, bang Missouri,  một đồng gold coin sản xuất 20 năm trước cuộc Nội Chiến, có giá trị cả ngàn đô la; đủ cho một nhóm hơn trăm người nghèo có một bữa ăn Giáng Sinh thịnh soạn. Hàng năm, như là một trò chơi nhân hậu tốt đẹp từ một hay nhiều nhà hảo tâm bí mật, những đồng gold coins cứ rơi vào nơi nầy, nơi nọ; đến nay tổ chức The Salvation Army nhận được hơn 300 đồng gold coins. Năm năm trước, ông Ringer của tôi muốn có một đồng gold coin rớt vào cái thùng của ông coi như quà sinh nhật thứ 80 của ông. Mùa Giáng Sinh năm đó rồi cũng qua, lễ mừng sinh nhật của ông cũng đã qua mà đồng gold coin cũng chưa chịu đến với ông. Ông than với tôi là các đồng gold coins vẫn chưa chịu xuôi Nam. Tôi an ủi ông rằng ông đã nhận và đã cho biết bao nhiêu là những đồng gold coins từ cả sáu mươi năm nay rồi. Một tuần trước lễ Giáng Sinh năm nay, từ một nơi cách xa tỉnh nhà hàng ngàn dặm, xem báo tôi thấy loan tin nhân viên Salvation Army tìm thấy một đồng vàng tên là South African Krugerrand bọc trong một đồng bạc giấy, có lẽ người bí mật muốn tránh tiếng kêu khi bỏ vào thùng ở trước cửa một tiệm Walgreens trên đường West University của Houston. Đây là lần đầu tiên một đồng gold coin trị giá 400 đô la đã xuôi Nam, đã đến Houston. Tự nhiên tôi thấy vui và nghĩ ngay tới ông bạn già Ringer của tôi. Tôi bỏ lững cột báo tại đây, không muốn đọc tiếp tên người bell ringer để được hồi hộp mà nghĩ rằng chính cái thùng tiền của người Ringer thân mến của tôi đã nhận được đồng tiền quí hiếm ấy. Có thể lắm chứ. Ở cái tuổi 85, người Bellringer của tôi không còn bao nhiêu ngày tháng nữa. Chẳng lẽ niềm mơ ước của ông không thành sự thật sao?

.

       Bây giờ nhận được tin ông mất, tôi thấy dù cho đồng tiền ấy có rơi vào thùng của ông hay không thì ông cũng là người đón nhận và TL_bellRinger2.jpgphân phát nó, cũng như ông đã đón nhận hàng vạn tấm lòng vàng và phân phát hàng ngàn đồng tiền vàng trong suốt hơn sáu mươi năm làm người lắc chuông giữa chợ.

      Cả cuộc đời ông, ông cũng đã cho thiên hạ rồi!

.

      Ông Otis Clark, người Bellringer của tình thương, chúc ông ngàn đời yên ngủ trong niềm mến yêu của những người khốn khó. Ông ngủ nhưng tiếng chuông đồng của ông vẫn còn rung trên tay của cả ngàn người khác tiếp nối ông. Khi những trái tim còn biết thổn thức thì tiếng chuông đồng còn ngân vang. Bằng cách nầy hay bằng cách khác, tình thương luôn có mặt trên thế gian nầy. Cô bé 7 tuổi đã biết đem những đồng tiền nhân nghĩa đến gởi gấm ông. Cô bé ấy bây giờ là một thiếu nữ và vẫn là người Santa Nhỏ Bé của ông, vẫn hàng năm làm nhiệm vụ của một Ông-Già-Nô-En-Có-Thật.        

.

      Ngủ đi ông, The Bellringer , người hàng xóm tuyệt vời của tôi.

.

Trần Bang Thạch

           

trần bang thạch

Truyện

_____________________________

CHUYỆN NEW YORK,

MỘT NGÀY

TL_NY_LibertyStatue.JPG

Ảnh Nguyễn Như Hùng

.

    G ần nửa đêm rồi mà chị Suzanne vẫn còn ngồi trước ông bạn mặt vuông là cái computer. Xung quanh chị  ngổn ngang giấy tờ, hồ sơ trên bàn, trên kệ, trên thảm...Đã nhiều lần chị Suzanne muốn đặt lưng xuống cái khoảng thảm còn trống nơi góc phòng, hay cứ gục đầu xuống bàn mà ngủ một giấc, rồi mọi sự ra sao thì ra. Nhưng nghĩ tới công việc chưa xong chị cố nhướng mắt tiếp tục sục sạo, tìm tòi, rồi ghi chép, rồi lướt 10 ngón tay trên dàn chữ. Sáng mai là một ngày thật quan trọng cho chị. Đúng ra là ngày quan trọng của công ty nơi chị làm việc. Công ty sẽ ký một hợp đồng thương mại với một khách hàng khổng lồ hoàn toàn mới và khó nuốt, đó là bộ công thương nghiệp Trung Quốc. Thất bại lần này công ty chắc phải chuẩn bị khai phá sản. Từ vài tháng nay, do kinh tế suy trầm, công ty bị ảnh hưởng nặng. Nhân viên lần lượt ra đi. Còn hơn một tháng rưỡi nữa mới tới ngày lễ Halloween mà bóng ma thất nghiệp cứ lảng vảng trong các phòng làm việc của cái cao ốc 110 từng phía nam này. Còn cái cao ốc anh em sanh đôi ở mặt bắc kia chắc cũng không khá gì hơn, người đi làm càng ngày càng thưa thớt. Nhiều khung cửa sổ đã không thấy ánh đèn. Hôm qua còn hẹn nhau đi ăn trưa, hôm nay phải dành giờ ăn phụ tiếp bạn dọn dẹp nơi làm việc để move out ! Bạn bè hôm trước còn nói cười rôm rã, còn chat nhau trên net, hôm sau ứa nước mắt chia tay. Phút bịn rịn họ chỉ có thể nói với nhau lời chúc may mắn. Người đi, kẻ ở không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra cho mình trong những ngày sắp tới.

.

    Cho nên chuyện thành bại của công ty ngày mai chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những người còn lại, trong đó có chị Suzanne. Đúng ra tuần này chị Suzanne vẫn còn nghỉ bịnh. Chứng dị ứng thời tiết cứ làm chị khốn đốn mỗi năm mấy tuần. Nhưng người chủ trực tiếp của chị là bà phó giám đốc Helen sau mười ngày đi Bắc Kinh, khi trở về tức tốc yêu cầu chị Suzanne đi làm từ sáng hôm nay. Bà nói  kết quả chuyến đi của bà đến sớm không ngờ: Xế chiều ngày mai, thứ Ba, một phái đoàn từ Bắc Kinh sẽ đại diện chánh phủ đến Công ty duyệt xét toàn bộ vấn đề để chánh thức ký hợp đồng hay không. Hơn một tháng nay công sức của bà phó giám đốc Helen đã đổ quá nhiều trong cái dịch vụ này, nó không thể thất bại được. Công ty không thể chết được. Bà nói bà cần tới cái tài cung ứng tài liệu của chị Suzanne để trình với phái đoàn ngày mai. Đến gần sáng thì chị Suzanne đã có những printouts cần thiết với chi chít những con số và những biểu đồ đủ màu sắc để cung cấp cho bà Helen. Chị Suzanne đứng dậy, rời bàn giấy. Chị đi đến cửa sổ, vén màn rồi mở tung hai cánh cửa kính. Chị vươn vai hít thở không khí trong mát buổi sáng tinh mơ của New York. New York như người thiếu phụ nửa chừng xuân, lịch lãm, sang cả và rực rỡ như kim cương. Chị Suzanne tự thưởng cho mình một ly sữa lạnh rồi sang phòng ngủ của hai con, đắp lại tấm chăn, hôn mỗi đứa trước khi lên giường rón rén nằm cạnh chồng, anh Frank. Thật sự thì anh Frank chưa ngủ. Anh không thể nào mà ngủ được khi người vợ đang đau ốm của mình sau một ngày vất vả tại sở làm còn đem về nhà hàng đống hồ sơ để làm tiếp cho xong. Anh Frank thì không thể tiếp gì được cho vợ. Anh vốn là người thợ hàn nên chuyện hồ sơ giấy má anh chỉ biết đứng đó mà nhìn. Nhiều lúc nghe vợ mình cố đè nén những cơn hắt hơi sợ làm thức giấc chồng con, anh Frank thấy thương và tội nghiệp vợ vô cùng. Cái lồng ngực mỏng manh lép kẹp đó không biết ngày nào sẽ nổ tung vì chứa chấp nhiều thứ quá: những tràng hắt hơi như cơn địa chấn nhỏ trong nội tạng và bao nỗi lo toan của một người đang gánh nặng cái gánh gia đình với hai đứa con nhỏ và người chồng thất nghiệp. Phải, từ hơn bảy tháng nay, từ ngày anh Frank mặt mũi méo xệch nhận tờ giấy màu hồng của sở thông báo anh tạm nghỉ việc tại hãng hàn xì này thì  người vợ ốm yếu của anh phải mang thêm trên vai vài hòn đá tảng. Một cái xe đã bị chủ nợ kéo đi. Tiền lương khiêm nhường của một nữ thư ký và chút ít tiền trợ cấp thất nghiệp, anh chị vén khéo lắm mới tạm đủ chi tiêu cho việc ăn uống sinh sống hàng ngày và hàng tháng trả tiền thuê căn chung cư cũ kỹ trong vùng Manhattan mắc mỏ này. Tuy vợ không nói ra nhưng anh Frank biết vợ anh đang lo lắng cho những ngày sắp tới, những ngày mà cả hai vợ chồng đều thất nghiệp. 

.

    Chị Suzanne thức dậy lúc gần tám giờ. Anh Frank đang mớm sữa cho con bé Michelle đang nằm trong nôi. Thằng Bobbie nơi bàn ăn với chén cereal trộn với sữa tuơi. Gần đây Frank lo hết mọi chuyện trong nhà, kiêm luôn người giữ trẻ. Người father mom này mỗi khi đi chợ búa hay đi xin việc đều có con bé chưa đầy tuổi trên tay và thằng bé mới hơn ba tuổi xoắn xít dưới chân. Thấy mà tội nghiệp. Chị Suzanne sửa soạn qua loa, hôn tạm biệt chồng và hai con rồi ra trạm xe buýt. Cái samsonite trong tay chị Suzanne như phòng lên cao hơn so với bình thường, một phần vì giấy tờ quá nhiều, một phần vì nó có chứa thêm niềm hy vọng của cả nhà chị Suzanne trong đó. Nghĩ đến đây chị Suzanne chợt mỉm cười: Phải rồi, biết đâu con bé Michelle 8 tháng tuổi cũng cố nhét cái hy vọng nhỏ tí xíu của nó vào cái samsonite của chị? Chiếc xe buýt số 32 B tấp vào lề, vẫn đúng giờ như thường lệ. Vẫn những tiếng hi, hi quen thuộc, thân mật, rộn rã. Một ngày như mọi ngày. Gió vẫn mát lạnh từ dòng Hudson. Đường phố vẫn đông nghẹt người. Xe cộ vừa thở vừa bò. Người bạn đồng hành người Á đông với mấy lớp áo mũ nặng chình chịch luôn luôn trên người mỗi ngày vẫn đón chuyến búyt ở đường 14 rồi xuống xe ở đường Canal để vào làm việc tại khu China Town trên đường Broadway. Vẫn tiếng chẫu sành quen thuộc từ người Tàu già khi gặp chị Suzanne hay bất cứ nguời nào ông gặp trên xe. Vẫn cái mùi từ ly cà phê ngửi mà phát thèm sáng nào cũng trên tay của ông Do Thái ngồi ở băng cuối. Và cũng như thường ngày, khi chị Suzanne đọc hết tin tức trang đầu của tờ Wall Street Journal thì xe buýt dừng lại nơi chị phải bước xuống, đó là toà cao ốc phía nam của Trung tâm thương mại thế giới. Từ dòng Hudson ở hướng Tây gió vẫn mát lạnh. Và lá vẫn chớm vàng khi  New York đang bước vào thu. Tượng Nữ thần Tự do vẫn mịt mờ trong sương ở vùng vịnh Upper Bay. New York vẫn là New York vừa cao ngạo, vĩ đại, vừa thân thương, gần gũi.

.

   TaiLieu_2bldgs.JPG Một buổi sáng như mọi buổi sáng New York. Như mọi buổi sáng của người New York.

    Tuy giờ làm việc bắt đầu từ chín giờ nhưng khoảng  tám giờ rưỡi thì hầu hết nhân viên và ban giám đốc đã có mặt. Bà Helen và vài nhân viên khác đã đến đây từ sáng sớm. Bà nói mọi chuyện phải sẵn sàng cho một ngày quan trọng. Mọi người đều biết đó là ngày gì. Mọi người có vẻ ăn mặc trang phục đẹp nhất của mình. Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao. Bà Helen mừng ra mặt khi chị Suzanne bày trước mặt bà những đồ biểu và tài liệu, kể cả những negative phóng ảnh. Giọng bà Helen chắc nịch: “Như vầy là ăn chắc. Cái khế ước thương mại này không chạy đi đâu được”. Rồi mọi người hỉ hả nâng cao cốc cà phê buổi sáng như thầm nói với nhau: Mình còn làm việc nơi tầng cao thứ 101 này thêm ít nhất là 3 năm nữa. Chị Suzanne gọi cho Frank để chia sẻ niềm vui đầu ngày này. Chị còn cho  Frank hay ngày mai chị được nghỉ phép cho đến hết tuần để đánh vật với thằng dị ứng đã theo chị từ hơn tháng nay. Chị nói chị sẽ ném xác nó xuống Đại Tây Dương nên đề nghị với Frank là ngày cuối tuần sẽ đi xuống cực nam của Brooklyn cho hai con chơi ở Astroland, rồi ghé Kings Plaza shopping center mua sắm ít đồ mùa đông đang đại hạ giá. Bao giờ họ cũng chấm dứt điện đàm bằng câu: I love you. See you soon, Honey.

.

    Vậy mà sau câu nói thương yêu đó họ không còn gặp nhau nữa. Không bao giờ gặp nhau nữa. Vĩnh viễn họ đã mất nhau. Thật sự thì lúc 8 giờ 45 phút ngay sau khi một trái lửa vĩ đại phụt ra từ tòa cao ốc phía bắc cùng với tiếng nổ kinh hồn, trong nỗi thảng thốt cùng tột, chị Suzanne có gọi chồng, gọi nhiều lần. Không có tiếng trả lời. Từ tòa cao ốc phía nam này nhiều người chạy ra cửa sổ nhìn tòa nhà phía bên kia. Khói. Lửa. Tiếng nổ. Không ai biết chuyện gì đang xảy ra. Hay đầu óc mọi người cũng đang nổ tung để không ai còn biết trời trăng mây nước gì nữa hết.

.

    Rồi ầm ầm như sấm nổ, như sét rền, như đất chuyển trời rung. Như trời sập. Mọi người mạnh ai nấy chạy. Tiếng kêu gào thất thanh. Tiếng la. Tiếng khóc. Có người chạy loanh quanh, không còn biết đâu là lối ra cầu thang hay thang máy. Trời đất tối sầm. Người ta dồn cục khắp hành lang.

    Ở một khắc giây nào đó chị Suzanne thấy mình bay bỗng lên không trung rồi như một mảng bông tuyết tan ra trắng xóa trên bầu trời New York.

Trong căn phòng khách ở tầng thứ 41 của tòa chung cư trên đường số 23, anh Frank thấy mặt thằng Bobbie bỗng nhiên ngơ ngơ, đôi bàn tay nhỏ nhắn xòe ra xoay xoay trong không khí, mồm nói với anh mấy lời mà anh không nghe rõ; anh nhìn màn ảnh truyền hình trước mặt thì những chú thỏ con nhiều màu đã biến mất, thay vào đó là một trái lửa vĩ đại từ tòa cao ốc. Anh Frank mở cửa chạy ra hành lang chung cư, tai còn nghe giọng nói hoảng hốt của người xướng ngôn viên. Anh Frank tận mắt thấy trái lửa. Anh chạy vào nhà, trái lửa choán hết màn ảnh truyền hình. Anh Frank đã dùng hết điện thoại nầy đến điện thoại khác mà anh có trong nhà để gọi vợ. Không có tiếng trả lời. Anh chạy ra hành lang. Cục lửa bây giờ là một đụn khói khổng lồ bao trùm gần hết vòm trời Manhattan. Rồi anh Frank có hoa mắt không khi thấy một chiếc phi cơ ghim ngay giữa tòa nhà phía nam, nơi vợ anh đang làm việc? Không, không thể nào có chuyện như thế được. Lửa. Lửa. Tất cả là khói, là lửa. Là sấm động, phong ba. Cả dòng Hudson cũng là lửa khói. Ở tít phía nam kia, tượng Nữ thần Tự do thoát hiện, thoát biến trong màn khói đen.

.

   TaiLieu_2burningBlgs.JPG Không còn nghi ngờ gì nữa: hai tòa cao ốc đang bốc cháy. Cũng không cần biết gì thêm từ cái truyền hình, anh Frank bỏ hai con vào một xe đẩy, hộc tốc đi thang máy xuống chỗ để xe, lái về hướng đám lửa to như quả núi . Xe anh chỉ chạy được một đoạn đường thật ngắn thì phải dừng lại, không thể nhích thêm một thước nào nữa. Mọi người đang đổ ra đường. Tiếng la hét, tiếng còi hụ inh ỏi một góc trời. Anh Frank bỏ xe bên vệ đường rồi hai tay bồng hai đứa nhỏ cố đi ngược dòng người để đến gần hai tòa cao ốc. Đến ngả tư đường HoustonPark Avenue thì anh hoàn toàn bị cảnh sát chận lại. Trước mặt anh trái lửa như con ác quỉ vĩ đại đen ngòm với hàng ngàn cái lưỡi đỏ lòm như máu tươi. Con bé Michelle đã ngủ trên vai anh, còn thằng Bobbie thì ngơ ngác trước cảnh tượng trên đường và cụm khói trước mặt. Không thể đi thêm được nữa, anh Frank rẽ vào trường đại học New York, bế hai con lên từng cao, hy vọng thấy vợ mình trong đám người đang hơ hải chạy phía duới. Từ đây anh Frank thấy hết mũi Manhattan trong khói lửa và trong hỗn loạn. Hàng ngàn người chen lấn trên cầu Brooklyn và cầu Manhattan. Vô số người đổ dồn về phía bến cảng số 11 để lên phà sang New Jersey. Khắp nơi là đầu người nhấp nhô. Ở một giây bất ngờ, anh Frank thấy một thân người phóng ra từ  cửa sổ của một từng lầu gần chót vót trên cao, thân người chơi vơi như tờ giấy trắng bay phất phơ trong gió. Rồi như cảnh tượng trong phim ảnh, hai toà nhà lần lượt sụp đổ theo sau những tiếng nổ kinh hoàng, như hai người khổng lồ bị trúng tên độc ngã chúi trên hào thành. Hàng trăm xe cứu hỏa, xe cảnh sát từ khắp nơi và hàng đoàn xe cứu thương từ khu Bịnh viện Cựu chiến binh cách mấy block đường hụ còi inh ỏi hướng về phía hai trái núi sắt đang bốc lửa. Nhìn xuống con đường West Broadway anh thấy khói xám bốc lên từng đợt như sóng lượn. Tro than bao trùm các con phố. Anh Frank cố giương mắt thật to tìm cái áo len màu hồng phấn mà vợ anh mặc sáng nay. Tất cả là những áo quần xám ngoẹt đầy tro than. Không biết bây giờ là lần thứ mấy trăm anh Frank bấm số gọi vợ. Cái điện thoại ác ôn vẫn im tiếng. Đường giây đã bị cắt đứt từ lâu rồi. Đôi mắt vô hồn, nhìn ngó bâng quơ, anh Frank bây giờ chỉ biết đứng bên đường, ôm chặt hai con mà khóc.

                                                                   xXx

    TaiLieu_candle.jpgKhông biết hôm nay là ngày thứ mấy anh Frank dẫn hai con đứng nơi góc đường West và Chambers nầy. Trước mặt anh và xung quanh khu đổ nát là những bảng cấm vượt qua. Cảnh vật ở đây sao lạ lẫm vô cùng với sự vắng mặt của hai tòa cao ốc. Có phải nơi đây vẫn là New York? Anh Frank đang đứng giữa lòng New York hay đang bơi giữa hành tinh xa lạ nào? Khắp nơi là gạch đá vương vãi, là sắt thép trần trụi, cong queo, ám khói. Có những cột sắt đen thui đứng thẳng như trời trồng, như còn ngạc nhiên cho cái tai họa từ một chốn u minh nào chợt tới. Khắp nơi là nỗi kinh hoàng còn bám dính trên từng mảnh gạch vụn, là hàng ngàn oan hồn uổng tử với cái chết tức tưởi đang chấp chới bay trong không gian đầy tro bụi. Hàng trăm xe cần trục, xe xúc, xe ủi, xe vòi rồng ... cùng với hàng ngàn con người làm việc ngày đêm từ mấy hôm nay vẫn chưa đem về cho Frank người vợ thương yêu. Hình như mỗi người lái xe cần TaiLieu_18000menLibertyStatue.JPGtrục, mỗi người lính cứu hỏa đang làm phận sự tại hiện trường đều có nghe người cha đầu bù tóc rối với hai đứa con còn nhỏ hỏi han về một cái áo len màu hồng phấn. Người đàn ông với đôi mắt thất thần nhiều khi nói mà như mê. Con bé Michelle hình như cũng biết trông ngóng mẹ nên mỗi ngày nơi góc phố này nó nằm yên trong xe đẩy, mở mắt thao láo nhìn phía trước mặt. Còn thằng Bobbie thì cứ khóc đòi mẹ. Tới ngày hôm nay thì tiếng nó đã khan rồi. Anh Frank như đứt từ đoạn ruột. Đường dây điện thoại đã nối. Anh Frank  gọi vợ hàng trăm lần mỗi ngày, anh mong được nghe tiếng vợ mình đang đi lạc ở một khu phố nào đó, hay đang điều trị tại một bịnh viện; hay trong tình huống xấu nhất là được nghe tiếng rên thoi thóp của nàng từ dưới đống gạch vụn. Anh Frank viết tên vợ trên những tấm giấy cứng rồi đeo trước ngực và sau lưng mình. Thằng Bobbie cũng mang một tấm trước ngực chạy lăng xăng vừa khóc vừa gọi mẹ.

.

    Có nhiều lúc ba cha con ngồi ôm nhau mà khóc giữa tiếng ầm ầm của các loại xe cơ giới và trong hơi gió âm u như tiếng nấc của các oan hồn.

    Nữ Thần Tự Do từ đằng xa kia chắc cũng đang rơi nước mắt.

.

Tháng 9 – 2001

Trần Bang Thạch

Trần Bang Thạch

truyện

VNMekong.jpgTrên vách núi

một dòng sông

Lúc tôi đến thì ông K. đang ở sân sau.  Ông đang ngồi trên một khúc cây sần sùi, hướng mặt về ngọn đồi thấp sau nhà. Xa nữa là dãy núi cao như đụng trời. Nửa điếu thuốc trên tay ông không còn một chút lửa. Đêm ở đây đến thật muộn. Gần một giờ trước, khi tôi vừa tới trạm xe buýt thị trấn thì đèn đường đã sáng choang. Vậy mà ở đây, bây giờ, trời vẫn chưa tối hẳn, để tôi còn có thể nhìn dáng dấp ông K. nhỏ nhoi, bất động in trên nền trời xanh nhạt có những dãy mây chết cứng. Chừng như gió cũng không tới thung lũng này. Trước mắt tôi là một bức tranh tĩnh vật có đồi có núi và có người đàn ông của mấy mươi năm cũ. Thiên nhiên mênh mông mà im lặng quá. Người tình có đó mà như không. Tôi đang đứng sau lưng K. mấy bước mà như ngàn ngàn dặm xa.

“ Chứng bịnh của ba con mấy tuần nay trầm trọng quá. Ba con hầu như quên hết mọi chuyện đã qua. Có một cái tên duy nhất mà ba cứ nhắc hoài. Đó là tên của cô đó, cô T. ạ. Đôi mắt của ba bây giờ tệ lắm, chỉ thấy mờ nhạt dáng người. Nhiều lúc Ba cũng chẳng nhận ra con. Chuyện vặt trong nhà ba vẫn làm được, nhờ quen tay và quen chỗ”

 Tôi nghe tiếng khóc của cháu Nga bên kia đầu giây điện thoại. Tôi như nghe cả cái quặn thắt của cõi lòng Nga từ hàng trăm dặm xa xôi. Hay là chính cõi lòng tôi đang trùng trùng sóng vỗ?

“ Ngày nào cũng như ngày nấy, dù nắng dù mưa dù sáng dù tối, ba một mình ngồi lặng lẽ ở sân sau, mắt vô hồn nhìn ngọn đồi trước mặt. Chắc đã nhiều ngày rồi ba không gọi cô?”.

“ Phải, nhiều ngày rồi. Con biết đó, cả tháng nay cô chỉ có thể nói chuyện với con thôi. Có lẽ ba cũng đã quên người cố vấn tâm thần nầy rồi”.

“Chắc con phải đưa ba trở lại bệnh viện tuần tới. Cô T. à, tự nhiên con nghĩ rằng sự có mặt của cô tại đây rất là cần thiết, trong lúc này. Cô đồng ý đến đây một lần nhe cô, cô T.?”

“ Ừ. Đón cô tại trạm xe buýt thị trấn lúc 6 giờ chiều mai”. Tôi nói nhanh , chỉ sợ mình đổi ý.

“ Cô nói thật phải không cô? Phải không cô T. ?”

“ Thật”.

“ Cám ơn Trời Phật. Cô làm con ngạc nhiên quá. Con cảm ơn cô”.

 “ Cô sẽ khoác cái áo gió màu tím than, đó là dấu hiệu để con dễ nhận ra cô”.

“ Không khó nhận nhau đâu, thưa cô. Vì vào giờ đó, tại thị trấn đèo heo hút gió nầy, chắc chỉ có hai người Việt Nam là cô cháu mình thôi. Cô làm con mừng quá. Với sự có mặt của cô, con nghĩ bệnh của ba con sẽ giảm”.

.

Kể cũng thật là lạ.Tôi đã có một quyết định quá nhanh mà tôi không ngờ. Tôi sẽ phá bỏ một lề luật mà tôi đã cố giữ từ hơn hai năm nay. Tôi đã đầu hàng dễ và nhanh đến vậy sao? Tôi sắp tới một nơi mà tôi nghĩ suốt đời tôi sẽ không tới. Không nên bao giờ đặt chân tới. Phố núi Prairie View, chưa thấy lần nào mà đã sợ, chưa đến lần nào mà chừng như đã quá thân quen. Từ ba năm trở lại đây, nơi chốn ấy đã cất giữ gần hết phần hồn của tôi, chứ không phải phố biển Seal Beach này với người chồng tên Steven, là nơi tôi đã gởi tấm thân từ hơn ba mươi năm nay.

Phố núi Prairie View nghe chừng ngọt ngào như hơi thở. Vì nơi đó có K.

.

 K. đã đến đất nước nầy thật muộn màng. Nhưng chàng đã đến trong đời tôi thật sớm, và ở lại thật lâu, cho tới tận bây giờ. Ở một khắc giây nào đó của hơn ba mươi năm trước, Steven đã đan cho tôi một chiếc lồng muôn hồng ngàn tía, rồi nhấc bỗng tôi đi, vượt bao sông dài biển lớn tới cái xứ sở lạ hoắc lạ lơ nầy. Nhưng K., chính K. mới là người sập xuống cánh cửa lồng nhốt chặt mảnh linh hồn của tôi, để con tim tôi cứ đập rộn rã ở quê nhà, cõi lòng tôi vẫn cứ bập bềnh theo con nước lớn nước ròng trên dòng sông cũ, và ánh mắt tôi cứ dõi về một phương trời lửa đạn ở một chiến trường xa. Và người xưa ...

.

 Người xưa đã vì tôi mà một ngày thật xa nào đó, đã bỏ lớp, bỏ trường đi vào binh lửa, cố quên hình bóng một người tình. Rồi một ngày sau hơn bốn mươi năm, người lính trở thành người tù đó đến xứ sở nầy với một tấm thân bệnh hoạn, một trí não lúc nhớ lúc quên, lúc mê lúc tỉnh, nhưng con tim vẫn hướng về người tình phụ năm xưa.

.

 Bóng tối đang lên, xóa mờ những đỉnh núi xa. Ở đó bây giờ là bóng đêm. Vùng đồi thấp sau nhà cũng bắt đầu nhạt nhòa sương khói. Tôi không nghe một hơi thở nào quanh đây, nhưng tôi nghe chút gió bay qua tóc mình, và nghe một tiếng chim cô đơn lạc lõng giữa buổi chiều tà. K. đứng lên, ném nửa điếu thuốc đã tắt từ lâu, định quay vào nhà.

“ Ông K. Kính chào ông K. Thành thật xin lỗi nếu tôi đã làm ông bất ngờ”.

“ Dạ ...Dạ ...”

“ Tôi là Cindy Trần, người thường nói chuyện với ông qua điện thoại đó. Ông K. không nhận ra tiếng tôi sao?”

“ Có, có. Dạ, kính chào bà Trần. Tôi không ngờ được gặp bà hôm nay. Thật là không ngờ. Bà làm tôi ngạc nhiên quá, thưa bà Trần”.

“ Trái đất nầy tròn mà ông K. Mình là bạn từ hơn 2 năm nay thì sao không có ngày gặp !”

“ Ờ...Ờ...Phải, phải. Hơn 2 năm nay cứ nghe tiếng nói nhau mà hôm nay cha con tôi mới được hân hạnh gặp bà. Kính mời bà Trần vào nhà. Trời sắp lạnh rồi”.

 Tôi bước theo K., vào nhà. Căn nhà như một cái lều nhỏ của người dân da đỏ quanh đây. Vách là những khúc gỗ chưa lột da xếp chồng lên nhau làm thành bốn góc của cái hộp hình chữ nhựt. Hai mái nhà cao chụm lại trên chóp như một nóc giáo đường. Cửa trước hướng ra chiếc sân rộng. Chiếc sân ngó xuống ga xe lửa dưới chân đồi, có con đường liên tỉnh chạy ngoằn ngoèo hai bên thành đá dựng . Chỉ một bóng đèn mờ nơi gọi là phòng khách, không đủ sáng để tôi nhìn rõ mặt người đàn bà trong khung ảnh nhỏ đặt trên đầu tủ ngăn phòng khách với căn phòng phía sau, có lẽ là nhà bếp.

.

 Nga khoác lên người chiếc áo dạ, nói con phải xuống phố mua ít món đãi cô Cindy một bữa ăn vùng núi mới được.

Tôi kiếm chỗ máng cái áo gió rồi ngồi trên cái ghế sắt cạnh cửa ra vào. Ông K. đứng giữa phòng khách cứ xoa xoa hai bàn tay với nhau, có vẻ khó mở lời.

“ Dạ...Kính mời bà Trần ngồi nghỉ. Xin phép bà Trần cho tôi mấy phút để pha bình trà”.

“ Dạ...Không dám làm phiền ông, ông K. ạ”.

Trời ơi , chúng tôi phải ăn nói lịch sự, trang trọng, khách sáo đến như vậy sao? Từ bao giờ chúng tôi chỉ là hai người quen, hai người đồng hương bình thường, chớ không phải là hai người đã có thời yêu nhau tha thiết? Cái mặc cảm thua thiệt của K. hơn mấy mươi năm trước hay chứng bịnh quên trước nhớ sau, quên hình nhớ bóng của K. bây giờ? Hay là cái mặc cảm tội lỗi quá lớn của tôi đã giăng một màng sương tuy mỏng mà lạnh căm, để chúng tôi thành hai pho tượng băng giá đứng giữa trời đông nhìn nhau mà không cất lên được lời nào. Hơn hai năm qua , mỗi tháng đôi lần trên đường giây điện thoại có lẽ chúng tôi đã nói quá nhiều, quá đủ về một chuyện tình thật xa nhưng không bao giờ cũ. Chuyện người nữ sinh mười tám tuổi đã bỏ cái thị trấn tuổi nhỏ nghèo nàn để bước vào đời; đã bỏ người tình từ thuở học trò để lấy chồng rồi về quê hương chồng ở một chốn xa xôi Seal Beach đó. Chuyện người con trai hai mươi đã không giữ được người yêu thì màng chi đến việc đèn sách. Chuyện tình như vậy thì đâu có gì là lạ trong thế gian. Và người tình si suốt đời, thế gian cũng đâu bao giờ cấm cản. Qua điện thoại, người mang bệnh tâm thần tên K. cứ tiếng còn tiếng mất, lúc tỉ tê, lúc ngọt ngào, khi giận hờn, khi tức tối ...Chuyện tình cũ theo đó mà mới hoài. Từ hơn hai năm nay tôi dần dà trở thành người kịch sĩ thượng thặng trong vai trò người chuyên viên khoa tâm lý trị liệu bất đắc dĩ với cái tên Cindy Trần. Tôi diễn xuất nhập vai đến nỗi bên kia đầu giây tại phố núi Prairie View, K. không ngờ mình đang nói chuyện với người tình tên T. của gần bốn mươi năm trước. Và tôi, lắm khi trí não tôi cũng lững lững lơ lơ, tâm trạng tôi cũng mờ mờ ảo ảo trong câu chuyện tình của chính mình. Có lúc tôi thấy mình là T., cô Phan Ngọc T. của thị trấn đìu hiu Long Thạnh đang lắng nghe tâm sự của người tình cũ; có lúc tôi thấy mình thật là khốn đốn, khổ sở trong vai trò người chuyên viên tâm lý Cindy Trần của phố biển Seal Beach. Trong những lần điện đàm như vậy, có thể có lần tôi khóc, hay từ bên kia đầu giây chính K. cũng khóc; có thể một lúc nào đó hai trái tim chúng tôi cùng một nhịp, cùng thổn thức, cùng nghẹn ngào. Chúng tôi đã sống lại những ngày yêu thương cũ tại hai nơi hoàn toàn xa lạ đối với mỗi người “ Bà Trần biết không, có bao giờ tôi nghĩ tới một ngày tôi phải bỏ con sông thân yêu chảy lặng lờ phía trước nhà, nơi tuổi trẻ tôi đã từng ngụp lặn, nơi chúng tôi đứng bên nhau hàng giờ nhìn từng cụm lục bình bình thản trôi. Những đêm trăng sáng, con nước lớn như ngừng trôi để chúng tôi thấy bóng mình in trên sóng nước. Làm sao tôi biết được một ngày nào đó tôi phải vĩnh viễn mất T., người yêu đầu đời của tôi. T. bỏ đi. Tôi cũng bỏ lại sau lưng dòng sông tuổi nhỏ, bỏ lại đoạn quốc lộ sụp lở vào những mùa nước nổi”. Trời ơi, K. đã nhắc tới những góc thật nhỏ của quê hương tôi, đã rung hồi chuông thật khẽ mà làm từng giây thần kinh tôi đau nhức. Làm sao tôi không nhớ được những đêm trăng trên bến nước, nhớ lắm, nhớ thật nhiều, nhớ từng cánh lục bình trôi; tôi như thấy trước mắt mình hình ảnh K. đã từng dìu tôi bước qua đoạn quốc lộ tróc lở đó để vào trường tiểu học. Rồi cũng chính K. là người dìu tôi qua mấy đoạn đường trơn trợt để vào trường trung học. Vậy mà có một ngày tôi đã bỏ lại tất cả. Và bây giờ định mệnh nào đã trớ trêu để chúng tôi gặp nhau trong tình cảnh lỡ làng nầy. Suốt hơn hai năm chuyện trò qua điện thoại, nhiều lần tôi phải tự nhủ mình : hãy đi theo con đường mình đã chọn từ khi hay tin K. đến Mỹ: Chuyện tình của hơn bốn mươi năm trước, từ thuở tóc hãy còn xanh, đã trót dỡ dang; mỗi người bây giờ tóc đã hoa râm, mỗi người có một hoàn cảnh riêng, trân quí giữ trong sâu thẳm lòng mình những thân ái cũ chẳng phải là một hạnh phúc sao?

 K. trở ra phòng khách với bình trà. Ông đã mặc vào bộ bà ba trắng còn nguyên nếp gấp. Râu ria cũng được cạo sạch nên trông K. bớt đi cái vẻ tiều tụy so với lúc tôi vừa mới gặp. Nhưng đôi mắt K. thì vẫn vậy: như có lớp mây mỏng che ngang khiến sự di chuyển có phần nghiêng chao. Hình như tôi chưa tìm gặp dấu vết thân quen nào đó trên dáng dấp của người đàn ông dấu mặt đã từ hơn bốn mươi năm nay vẫn đi bên cạnh đời tôi. Tôi kịp nén một tiếng thở dài.

“ Để bà Trần ngồi lâu một mình, tôi thành thật xin lỗi. Kính mời bà Trần dùng ly trà nóng”.

“Dạ không dám. Kính mời ông K.”

“Dám hỏi bà Trần, cơ may nào đưa bà Trần ghé thăm nhà chúng tôi ?”

“Chỉ tiện đường ghé qua thôi. Thưa ông K.”.  Tôi hơi nhếch mép cười sau câu trả lời không thật ấy.

“Cảm ơn, rất cảm ơn bà Trần”.

“Dạ, không dám, thưa ông K.”

.

 Những lời vô cùng khách sáo như vậy cứ như thế mà tuôn ra suốt buổi hay sao ? Cách nhau cái bàn chỉ rộng mấy gang tay mà trước đôi mắt mờ mịt của K. tôi vẫn là Bà Trần xa xôi chớ đâu phải là người tình tên Phan Ngọc T. của khung trời yêu thương bốn mươi năm cũ! Về phần tôi, đã bao năm nước chảy qua cầu với bao nhiêu mây trôi gió nổi, mấy bận đất ngã trời nghiêng, tôi đâu còn tôi của những đêm trăng cùng K. đứng trên bến sông nhìn những dề lục bình rau mát lặng lẽ trôi dưới gậm cầu. Tôi đâu còn tôi của những ngày lễ nghỉ học cùng K. ngồi xe lam từ thành phố Cần Thơ về thăm thị trấn đìu hiu Long Thạnh. Tôi thật sự đã làm mất tôi trong cuộc tình đầu. Cánh cổng của một tòa lâu đài tình yêu đã đóng. Tôi ngác ngác ngơ ngơ giữa trời cao đất rộng. Tôi chới với chơi vơi giữa mộng và thực. Có lúc tôi thấy mình như tận lực dang tay ra cố chụp bắt một chiếc bong bóng nhiều sắc màu đang lửng lơ trước mặt. Đồng thời tôi cũng thấy mình co lại đôi tay, nén chặt vuông ngực để trái tim đừng lên tiếng nói.Tôi là gì và K. là ai, hai kẻ đang ngồi cách nhau mấy gang tay ? Tôi nghĩ tình cảnh này sao chua xót quá. Hơn bốn mươi năm cách xa nhau có chua xót bằng mấy giây hội ngộ đêm nay không? Tôi biết tôi đang khóc. Tôi cũng biết K. sẽ không thấy vài giọt nước đọng trên mi tôi đâu, cả cái dáng hình tôi trước mặt bây giờ K. cũng còn không nhận ra nữa kia mà. Có cần thiết để nhận nhau trong giây phút này? Hay hãy để tình yêu xưa muôn đời ngủ thiếp trong từng ngăn kéo kỷ miệm riêng tư?. Tôi vụt nói với K. tôi phải rời đây ngay bây giờ. K. ngỡ ngàng đứng lên, hơi nghiêng ngã làm đổ chén trà trên tay, nói, sao bà Trần vội quá vậy, không chờ cháu Nga về đưa bà Trần ra trạm xe buýt. Tôi tưởng Bà Trần ở lại dùng bữa cơm với cha con tôi mà. Bà Trần. Bà Trần. Cái tên nghe mà chua xót! Cái tên giả mà thực bỗng được nhắc tới liên tục ngay trong giờ phút này càng khiến bước chân tôi rời khỏi căn nhà càng nhanh càng tốt, trước khi tôi lỡ buột miệng nói với K. tôi là T., Phan Ngọc T. của thị trấn Long Thạnh. Là em đây. Là em đây. Hãy nhìn thật rõ trước mắt anh là T. của ngày nào. Tôi thoát đi như chạy. Chân tôi còn nhanh hơn những lời tôi sắp nói.

 Con dốc ngắn, ngoằn ngoèo, lỡm chỡm đá sỏi đưa tôi xuống dòng xe cộ dưới chân đồi. Đi hơn nửa con dốc, tôi ngoái nhìn lên để thấy căn nhà gỗ nhạt nhòa trong sương đêm, và thấy một cái bóng trắng cao, gầy giữa khung cửa mở. Phía sau căn nhà là vách núi cao như chạm trời. Ô kìa trên vách núi ! Tôi có hoa mắt không ? Ai ? Ai đã thần tình chạm trỗ một dòng sông đêm với cánh lục bình nằm lẻ loi dưới bến?

.

 Nhìn xuống chân đồi tôi thấy người con gái tên T. nào đó đang bồng bềnh trôi trong dòng xe cộ giữa hai vách đá. Con tàu đêm rú một hồi còi dài, dừng lại mấy giây rồi tiếp tục húc đầu vào núi.

.

 Mọi sự đang ở phía sau lưng.

.

trần bang thạch

TRẦN BANG THẠCH

truyện.

_____________________________

ÔNG GIÀ TRÊN BÃI RÁC BÓT SỐ 10

Qua khỏi thị trấn Cái Răng, chỗ gần đường Lộ Tẽ Hàng Gòn thì bánh xe sau của chiếc Honda ôm bắt đầu xẹp. Bánh trước cũng lần lần xẹp theo. Chú tài xế tên Chi càu nhàu:

-Biết mà vẫn không tránh khỏi!

Gió ngược. Ngồi phía sau xe, ông Năm cố nói lớn tiếng:

-Chú biết cái gì vậy?

-Thì cái vụ rãi đinh xuống mặt đường.

-Thường xảy ra lắm sao?

-Không thường thì bọn nó lấy gì ăn.

-Ăn đinh?

-Bố ơi, mấy thằng vá vỏ xe ở đằng trước kìa. Nó không ăn đinh, nhưng mình bị ăn đá.

-Chuyện gì nghe lạ quá vậy?

-Chuyện xã nghĩa mà bố. Cái gì cũng lạ hết. Ai mà dám mở miệng cằn rằn mấy thằng vá xe về cái việc chúng nó rãi đinh, cả cái việc tụi nó tính tiền thẳng tay, thì coi chừng bị tụi nó. Bánh xe mình ăn đinh còn mình thì ăn đòn.

-Dân Cần Thơ, Cái Răng mình hồi nào tới giờ hiền lành lắm mà. Bây giờ sao lạ vậy?

-Thì có những kẻ lạ từ đâu kéo tới đây từ sau cái ngày ông cột đèn biết vượt biên nên cớ sự mới ra nông nỗi nầy. Dân Cái Răng mình cũng đi tứ tán nhiều. Kẻ lạ càng ngày càng nhiều và càng hung hăng con bọ xít.

-Còn chánh quyền ở đâu?

-Ở khắp nơi, nhưng cá mè một lứa. Có quyền mà không có chánh thì trị ai được. Mỗi người ăn mỗi kiểu. Chức quyền ăn theo quyền chức. Dân khu đen ăn theo dân đen khu. Bố lưu lại vài tuần ở cái Việt Nam nầy, bất cứ nơi đâu, bố sẽ thấy hết những điều mà mấy mươi năm cuộc đời của bố chưa từng thấy.

Ông Năm không nghe rõ vì còn bận nghĩ tới cái vỏ xe sắp hết hơi. Định xuống Phụng Hiệp thăm thằng bạn nối khố từ thời tiểu học, nhậu quắc cần câu với nó một bữa rồi chiều tối trở về Cần Thơ để sáng mai lên Sài Gòn bay về Mỹ. Trục trặc kỷ thuật như thế nầy thì biết bao giờ mới tới Phụng Hiệp. Ông Năm cũng chợt nhớ đoạn đường nầy lúc ông còn là cậu học trò trung học hàng tuần từ nhà trọ ở Cần Thơ về thăm nhà ở Cái Chanh. Ngay ở đây ngày xưa là bót Tây số 9. Thêm 1 cây số nữa ở đằng trước là bót số 10. Thuở đó ông Năm mười mấy tuổi nhưng ông vẫn còn nhớ người lớn bàn tán thật nhiều về trận đánh đoàn công-voa Tây trên đoạn đường nầy. Trận đó có một thiếu niên trạc tuổi ông tên là Hai Cọp đã gan dạ chạy lăn xả vào chiếc xe jeep có viên đại úy Tây tên gọi là Tây Râu Đỏ. Cậu bé quăng trái lựu đạn vào xe, giết ngay tên Tây Râu Đỏ. Dân quân thắng lớn. Từ đó người thiếu niên Hai Cọp phải bỏ xứ đi đâu mất. Cũng từ đó Tây dựng thêm bót số 10 ở ngay nơi xảy ra trận đánh.

Đến lúc hai bánh xe bắt đầu xẹp lép thì cũng là lúc ông Năm thấy hai, ba cái lều nhỏ che tạm bên lề đường với những vật dụng vá xe lỉnh kỉnh. Khỏi mấy cái lều là đống rác to và cao như một quả đồi nhỏ. Gió từ hướng phía trước đưa mùi rác rưởi về phía hai người. Ông Năm lấy tay che mũi. Xe chưa dừng lại hẳn trước cái lều đầu tiên thì đã có mấy thằng nhỏ giành giựt khách. Đứa thì nắm cổ xe, đứa thì đẩy yên xe về phía lều vá xe của nó. Tài xế Chi hình như đã quen với cảnh nầy nên để mặc mấy đứa nhỏ muốn làm gì thì làm với cái xe xẹp bánh của mình. Chi dẫn khách vượt khỏi đống rác, đi về hướng cái quán nước trên gió. Quán cũng lụp xụp nhưng được hai mái che bằng lá, vách thì bằng mấy tấm giấy dày. Hai cái bàn thấp với mấy cái ghế mũ cũng thấp lè tè, đầy bụi bặm. Bà chủ quán đon đả mời khách, còn người đàn ông đang nằm võng trong góc đang đọc báo, không buồn ngó đến khách, có lẽ là ông chủ quán.Tháng mười trời hơi âm u, sắp mưa. Gió thổi mạnh nên mát. Tài xế Chi kéo ghế.

-Ngồi xuống đi bố, nghỉ chưn một chút. Bây giờ muốn đi gấp cũng không được.

Hàng trong quán thật sơ sài, trên kệ mấy chai nước lọc bên cạnh mấy chai 7-up, vài chai bia Hậu Giang và một rỗ ổi, cốc, chuối xiêm, chuối già. Tất cả mốc cời vì bụi.Tài xế Chi kêu một ly đá lạnh, Chi biết ông khách sẽ không dám rớ tới ly nước đá ở đây; kể cả nước lọc trong chai đóng nút, nên không mời. Chi biết mọi thứ bày bán tại những nơi kém sang trọng như vầy mấy Việt kiều mười người như một sẽ không dám đụng tới. Họ nói đó là nước lọc giả, bia giả, thuốc lá giả. Một số còn nói cả tánh tình, tâm sự, lời nói của người ta cũng giả. Nghĩ cũng ngộ. Thời nầy ở đây cái gì mà không giả! Giả từ lâu lắm rồi. Nhớ hồi hai, ba mươi năm trước thằng bé Chi nghe người lớn nói anh y tá đi bộ đội lâu năm trở thành bác sĩ. Có ông cán bốn túi từ Bắc vào chễm chệ ngồi vào ghế Viện trưởng cái đại học duy nhứt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long này; về sau biết ra thì cán ta chỉ xong lớp 7! Còn bây giờ thì anh công an huyện cũng có bằng phó tiến sĩ. Chị giám đốc thì cái bằng tiến sĩ coi như bình thường; ai không có mới là điều lạ. Chiều nay có hoa vàng trước ngõ. Lúc trước người ta ca như vậy. Bây giờ thì chiều nay tiến sĩ giấy bay đầy trước ngõ! Có nhiều giai thoại nói về các tiến sĩ hàm đời nầy. Người ta kháu nhau rằng có cô tiến sĩ chủ nhiệm nông trường gốc miền ngoài trong một bữa tiệc chiêu đãi báo chí, tới món tráng miệng bằng kem, cô tiến sĩ giám đốc dùng bàn tay bự như cái quạt ba tiêu lia lịa quạt quạt ly cà-rem đang bốc khói, người bên cạnh thắc mắc hỏi nhỏ, cô giám đốc nói là “nàm cho cà-lem bớt lóng mà lồng chí ” !!! Đồng rận lúc đó chắc chỉ muốn chui xuống gầm bàn huống chi là “lồng chí”. Không biết cà-lem xã hội chủ nghĩa “lóng” hay cái hàm tiến sĩ của cô sắp cháy! Bằng cấp để treo chơi thì có chết thằng tây nào đâu. Tài xế Chi nghĩ tới đó bỗng cười. Ông Năm không biết nó cười vì cái gì. Ông lấy cái bị đeo sau lưng để xuống bàn, lấy ra chai nước lọc, tu ngon lành. Ông Năm ngó lơ ngơ về hướng bãi rác. Bên kia bãi rác là hai hàng xoài chạy dọc theo con lộ nhỏ dẩn vào xóm nhà và khu vườn nằm phía sau cánh đồng sát mặt lộ. Ông Năm loáng thoáng nhớ là bót số 10 lúc trước nằm bên nầy lộ, đối diện với con lộ hàng xoài. Hơn năm mươi năm rồi, hàng xoài đã bao lần thay cây đổi lá. Bãi rác nay đã thay chỗ của cái bót số 10. Ông Năm bắt gặp một ông già đi về hướng quán. Gió ngược làm cho cái bọc ny lông to ông quẩy trên vai như muốn bay về phía sau. Ông già cẩn thận để cái bọc ny lông dựa vào vách, uể oải bước vào quán, kéo ghế ngồi bên chiếc bàn trống. Ông già mặc cái quần kaki xanh lá mạ bạc màu, vá tứ tung và cái áo thun 3 lỗ màu đất, ướt mồ hôi. Có điều ông Năm lấy làm lạ về cái đôi dép bằng vỏ xe trên đôi chân ông già; loại dép nầy trước ngày xuống tàu hải quân tại bến Bạch Đằng vào đêm 29 rạng 30 tháng Tư bảy lăm, chàng thanh niên Năm Hùng chưa hề thấy nhưng nghe nói nó đã biến mất từ mấy năm nay rồi mà. Bây giờ cán bộ văn minh hơn nhiều, giày da, áo vest, xách samsonite. Ông Năm đoán ông già cỡ tuổi mình, chắc cũng đã trên bảy mươi. Tự nhiên ông Năm xàng qua ngồi chung bàn với ông già. Ông muốn mời ông già giải khát. Ông già từ chối. Ông Năm hỏi chuyện, ông già không mặn mà trả lời, có thể vì ông mệt, cũng có thể ông không muốn nói chuyện nhiều với người lạ, mới gặp ngoài đường.

-Khá hông ông anh?

-Lượm rác mà khá cái nỗi gì!

-Không, tui muốn hỏi là nghề nầy sống được hông?

-Nghề nào mà sống hổng được. Không nghề cũng đâu có chết. Có khi còn làm cha thiên hạ.

Biết ông già nói ngang như cua bò, ông Năm chuyển đề tài:

-Hồi tui còn ở đây, đống rác nầy hình như chưa có?

Tài xế Chi chen vào:

-Có rồi. Có từ trước bảy lăm. Lúc đó rác rưỡi đã có nhưng chưa nhiều. Sau bảy lăm thì rác nhiều hơn, rác khắp nơi.

Biết tài xế Chi ưa nói chuyện ngoắc nghoéo, ông Năm không muốn xen vào. Nhưng ông già lượm rác như bắt được cái ý lắc léo của tài xế Chi:

-Rác từ làng lên tỉnh, từ trên xuống dưới. Chú em còn nhỏ mà rành chuyện đời nay bộn há.

Ông Năm giả vờ đưa chai nước lên miệng, uống một ngụm.

Tài xế Chi vỗ tay vào vế một cái bạch rồi oang oang:

-Đúng y chang! Tiá nuôi nói trúng hết xẫy! Rác từ từng dưới lên từng trên, từ từng trên leo tuốt lên sân thượng, từ đồng bằng ra hải đảo!

-Có cái gì mà không trúng. Hỏi bất cứ thằng nhỏ nào trên đống rác kia, nó cũng biết như vậy. Nó biết cái tòa biệt thự nầy có mấy đống rác, biệt thự kia có mấy ổ chí, ổ rận. Nó còn biết cái tỉnh nầy có bao nhiêu chuột lớn, chuột nhỏ đụt khoét khắp mọi nơi.

Thấy câu chuyện mỗi lúc thêm trầm trọng, ông Năm lại chuyển đề tài một lần nữa :

-Ông anh có con cháu gì nhiều hông ?

-Có mà như không.

-Chắc các cháu đi xa ?

-Cũng có đứa ở gần.

-Vậy thì cũng có con săn sóc cho ông anh được.

-Thời nầy mạnh ai nấy lo ông bạn ơi.

Nghe ông già gọi mình bằng bạn, ông Năm biết ông già đang có vẻ cởi mở rồi đây. Ông Năm đi xa hơn một chút, mục đích là để cho qua thì giờ đang khi chờ cái vỏ xe vá xong.

-Ông anh chắc là dân cố cựu ở đây ?

-Ừ. Nhưng mà chỉ đúng một nửa.

Bà chủ quán xen vào :

-Tui mới là người cố cựu. Còn anh Hai đây chỉ mới trở về sau bảy lăm.

-Chắc ông anh đi làm ăn hay đi lính ở xa ?

Ông già ngó lơ, làm như không muốn trả lời. Bà chủ quán chen vào gọn hơ :

-Đúng là đi lính xa. Xa thiệt là xa. Mút mùa lệ thủy.

-Ở đâu lận ?

Bà chủ quán hăm hở :

-Thì tận ở ngoải. Ở ngoài Bắc đó, phải không anh Hai ? Kể chuyện Lạng Sơn Cao Bằng cán gáo cho người ta nghe chơi đi anh Hai, nhứt là cái chuyện mấy anh tập kết nổi loạn đòi dìa đó. Còn chuyện vượt Trường Sơn nữa.

Ông Hai vẫn làm thinh. Câu chuyện có vẻ lý thú, ông Năm hỏi tiếp:

-À! Vậy là ông anh đi làm cách mạng. Thật là hiển hách.

-Tui xin lỗi anh Hai nhen : Hiển hách hay không thì không thấy chớ tui thấy anh Hai bây giờ càng ngày càng rách như cái túi ny lông cũ.

Bà chủ quán buông tiếng ứ hự ở cuối câu nói rồi cầm cây quạt mo cau đuổi ruồi bay quanh mấy nải chuối. Mưa bắt đầu rải hột lắc rắc. Thằng bé dẩn cái xe tới, dựng trước quán. Tài xế Chi trả tiền. Một phần vì trời sắp mưa lớn, phần khác là ông Năm thấy câu chuyện tới hồi khá thích thú nên muốn ngồi nán lại một chút nữa. Ông Năm biết gặp phải một đồng chí lão thành nên ăn nói cẩn thận hơn :

-Sau nhiều năm phục vụ nhân dân chắc ông anh về nghỉ hưu từ lâu rồi ?

Ông Hai vẫn ngó mông lung ra ngoài con lộ, tay vo vo mấy cọng râu bạc dưới càm. Bà chủ quán trả lời thế :

-Nếu được cho về hưu cũng là may. Cái nầy là bỏ việc đó. Chửi lộn một trận rồi bỏ hết sạch, phải không anh Hai ? Lon lá, chức tước, đảng điếc, nhà cửa...bỏ hết. Không ở tù là may. Nói đi anh Hai, nói hết nghe chơi.

Ông Hai vẫn làm thinh. Tài xế Chi xen vào :

-Uổng vậy tía. Một đời đi cầm bảng đỏ, giận một chút rồi bỏ...đảng sao tía ?

Ông Năm kề tai nói nhỏ với tài xế Chi : 

-Nói nhỏ nhỏ vậy, nên cẩn thận nhen chú mầy. Tai vách mạch rừng.

-Bố đừng có lo. Thời nầy những câu chuyện như vầy là chuyện nghe qua rồi bỏ. Người ta bận rộn với mấy cái « cây » và mấy tờ  « đô xanh». Chẳng ai mà để ý mấy cái chuyện bây giờ được xếp vào loại chó cán xe như vầy. Chỉ những Việt kiều như bố mới run. Tụi tui thì...còn khuya mới sợ. Nói đi tía nuôi, nói cái chuyện giận một chút đó đi tía.

Bây giờ thì bà chủ quán dừng tay đuổi ruồi. Bà ngồi xuống ghế, cạnh tài xế Chi :

-Không phải chuyện một chút đâu à chú em. Ở trong chăn mới biết chăn có rận.Tui nghe anh Hai nói cái gì là đạo đức cách mạng, cái gì là cần kiệm liêm chánh gì đó. Anh Hai nói ảnh không sống nổi với mấy cái cách mạng giả, liêm chánh giả nên nghỉ chơi, phủi áo một cái xạch rồi về nhà làm ruộng. Không chơi với mấy thằng người giả đó nữa. Già, làm ruộng không nổi, đi lượm bao ny lông cho nhẹ. Coi như bao nhiêu năm đi làm cách mạng mất cả chì lẫn chài. Đâu có sao. Dân Nam Kỳ mà, đã chịu chơi thì không bao giờ chơi chịu. Cũng có nhiều người cán bộ hồi kết tàng tàng như anh Hai vậy đó. Cuối cùng chỉ còn cái xác ốm o, thui thủi một mình. Con cái đứa thì đi lính bên nầy, đứa bên kia rồi chết trận, đứa thì đi học tập. Có đứa lại nghe lời mẹ, không nhận ông già.

-Con mà không nhận cha ? Sao vậy ?

Tài xế Chi ra vẻ sành đời :

-Nhiều nguyên nhân lắm bố ơi. Nào là có ngài hồi kết đem bà vợ do cơ quan cưới từ Bắc vào, bà vợ cũ và con cái không nhìn ; nào là có ông quan to nón cối súng ngắn súng dài đâu dám đứng ra bảo lãnh đứa con đang học tập cải tạo. Vậy là hai đàng ô rờ lui, ba đường ba, tui đường tui, tình nghĩa đen thui của cha con mình có thế thui ! Ôi thôi, cả một ngàn lẻ một cái « nào là ».

Đến đây thì nét mặt ông già hình như chùng xuống, ông lia lịa vò vò mấy sợi râu rồi không nói không rằng ông đứng lên định bước ra khỏi quán. Ông Năm kịp nắm tay ông già giữ lại :

-Ủa ? Đi sao ông anh? Ngồi cho hết mưa cái đã.

Ông già cố rút tay về. Ông Năm phải buông tay ông già để lấy trong túi áo tờ 50 đô-la đưa cho ông già. Thật bất ngờ, ông già cầm tờ giấy bạc để trên bàn, nhìn thẳng vào mắt ông Năm, nói từng tiếng:

-Tui không phải là người ăn xin. Không có danh nghĩa là kẻ ăn mày nên tui không nhận của bố thí. Xin lỗi.

-Không, đây là tôi tự nguyện giúp đỡ ông anh chút ít hút thuốc lá mà.

Ông già chừng như không muốn nghe thêm. Ông bước ra khỏi quán, vát cái bọc ny lông, dòm hai đầu quốc lộ rồi bước qua bên kia đường. Bóng ông khuất giữa hai hàng xoài dưới trời mưa lất phất.

Nhìn cái vẻ tiu nghỉu của ông Năm, bây giờ ông chủ quán mới buông tờ báo, rời võng đến bên ông Năm, cắt nghĩa:

-Ông đừng ngạc nhiên. Ông Hai Cọp là như vậy. Ông không bao giờ nhận sự thương sót của ai. Ông còn có cái mộng khác người là lượm hết rác của cái xã hội nầy, cho nên chung quanh căn chòi của ông đầy những rác, thượng vàng hạ cám. Ông nói một ngày không còn đất chứa rác, ông sẽ đốt. Có người cắc cớ hỏi :« Như vậy là ông đốt cái chòi của ông luôn sao ? » ông Năm không ngần ngại : Đốt luôn. Cái chòi mình nằm giữa một đống rác to tổ bố của cả nước thì còn tiếc cái gì nữa. Cái nhà lầu cũng không tiếc. Ông anh và chú tài nghĩ coi : Nhiều lắm là ông Hai  sống thêm chừng mươi năm nữa, không biết ông sẽ hốt hết rác hay đống rác sẽ mọc tay mọc chưn tiến qua phía bên kia đường, chôn luôn căn chòi của ông Hai lúc ông đang lum khum trong chòi, chưa kịp đốt lên cái mồi lửa.

Ông Hai Cọp ? Hai Cọp ? Ông chủ quán mới nhắc tới cái tên nầy, phải không ? Ông Năm bóp trán. Hai tiếng nầy bỗng hiện ra trong đầu óc ông Năm, mới đầu còn lờ mờ, sau rõ dần, rõ dần. Hai Cọp. Cái tên Hai Cọp hiện ra cùng với cái tên Tây Râu Đỏ và trận đánh đoàn công-voa của Tây. Hơn nửa thế kỷ rồi ! Đứa con của Cái Răng trước sau vẫn vậy.

-Đúng rồi. Đúng cha nầy ! Hèn chi!

Ba người trong quán không biết ông Năm nói cái gì. Nhưng ông Năm biết ngày mai ông chưa về Mỹ được. Ông muốn trở lại đây một lần nữa.

Rớt xuống từ trời bây giờ là cơn mưa lớn. Những giọt mưa như những giọt lệ sót thương cho một đất nước đầy rác mà ông Hai Cọp suốt một đời phục vụ và ông Năm đã nửa đời bỏ lại.

Trần Bang Thạch

(để tặng những người bạn Cái Răng và anh chị Huỳnh)

Trần Bang Thạch .Truyện

MÓN QUÀ GIÁNG SINH

arbre7.gif

Không thể như thế được. Anh Armin nói thầm với mình nhiều lần như vậy. Không thể có chuyện nầy. Nhưng cuối cùng Armin phải nhận đó là sự thật. Chữ nghĩa lõm bõm, nhưng Armin có thể đọc và hiểu được. Trước mắt anh là bản tin nhỏ nằm khiêm nhường dưới góc mặt của trang báo Tin Địa Phương : Tin về cái chết của bà Jean DeLong. Đúng hai tuần lễ sau khi đưa bà Jean lên xe cứu thương, Armin mới biết được tin tức của bà. Một tin rất buồn đối với anh. Tên của bà Jean nằm giữa 12 tên khác. Đây là tên của những người mới chết, tử thi đã được giảo nghiệm nhưng vẫn còn để trong nhà xác của quận hạt Harris vì không có thân nhân nhận xác. Bài báo cũng có nói là chuyện này xảy ra rất thường. Tháng nào cũng có vài trường hợp như vậy. Sau một thời gian thông báo, tử thi nào vẫn không có người nhận thì văn phòng chung sự quận hạt sẽ lo việc chôn cất, dĩ nhiên là tại một nghĩa trang công cộng nghèo nàn và thiếu hẳn những nghi thức an táng trọng thể trước khi hạ huyệt. Sẽ không có một thân nhân nào khóc thương hay nói lời giả biệt cuối cùng với người chết. Sẽ không có một cành hoa từ bàn tay thân nhân thả rơi xuống nắp quan tài. Nghĩ đến điều nầy Armin thấy đau lòng thêm. Con mèo, con chó khi chết còn có người chủ mình khóc lóc tiễn đưa và trang trọng chôn cất nơi nghĩa trang đặc biệt dành cho những con vật thương yêu. Có con chó chết đi còn để lại món tiền kếch sù do cái “ will” của người chủ đã chết. Có con mèo chết đi khiến người chủ khóc lóc suốt tuần, mất ăn, biếng ngủ. Armin không phải là thân nhân bà Jean, cũng không có khả năng tài chánh để làm người hảo tâm tình nguyện đứng ra lo việc chi tiêu mai táng người đàn bà mà nhiều năm nay Armin đã coi như người thân nhứt của mình. Armin nghèo quá, lại một thân một mình nơi xứ lạ này.

Armin không quên được giờ phút cuối cùng anh thấy bà Jean. Hôm đó, hai tuần lễ trước, bà Jean quị ngã sau cánh cửa bà vừa mở để Armin bước vào nhà. Armin buông vội túi giấy đựng thực phẩm và mấy món gia dụng trên tay để kịp thời đỡ bà Jean không va đầu xuống nền nhà. Ngồi dựa vào anh, bà Jean ngoẽo đầu sang một bên, hơi thở nặng nề, đứt quãng. Bà cố nói, tiếng được tiếng không, Armin không hiểu gì nên càng lúng túng, nhưng anh cũng biết điều cần thiết phải làm ngay. Armin bồng bà Jean để nằm trên sofa rồi bấm số 911.

Khi nhân viên xe cứu thương đến làm vài động tác cấp cứu, bà Jean trông tĩnh hơn một chút, bà arbre6.gifcầm tay Armin thì thào hai tiếng “cám ơn”. Armin cũng muốn nói tiếng “cám ơn” với bà nhưng mọi chuyện bây giờ khẩn cấp quá. Armin phải đứng dang xa để nhân viên cấp cứu làm phận sự. Armin nắm vội mấy ngón tay xương xẫu của bà Jean trước khi người ta đưa bà lên xe. Armin khóa cửa nhà rồi trao chìa khóa cho nhân viên cứu cấp. Armin biết từ đây sẽ không có ai vào ra căn nhà nhỏ nầy ngoại trừ bà Jean khi bà mạnh khỏe trở về. Từ đó Armin mỗi ngày trông ngóng bà Jean trở về. Điện thoại nhà bà không có người trả lời. Cửa nhà vẫn khóa, bên trong không một ánh đèn.Vốn tiếng Anh tiếng Mỹ nghèo nàn, lại mang thân phận người di dân thiếu giấy tờ hợp pháp, Armin không biết đi tới bịnh viện nào để thăm viếng bà Jean. Cũng không có ai là thân nhân của bà Jean để hỏi. Ngày ngày trôi qua. Trong lòng Armin như có lửa đốt. Bản tin ngắn gọn hôm nay đã làm thành ngọn lửa đốt cháy niềm mong đợi của Armin.

Như vậy là vĩnh viễn người đàn bà già nua, nghèo khó, cô đơn ấy sẽ không trở lại căn nhà nầy nữa rồi. Armin cũng không còn mỗi tuần một lần mang đến cho bà Jean túi thực phẩm đủ để bà dùng suốt tuần lễ. Công việc nầy Armin đã làm từ gần hai năm nay. Lúc đó Armin vừa chân ướt chân ráo đến thành phố nhỏ Waller này từ một làng nhỏ thuộc tỉnh Lerado nằm bên kia biên giới Mỹ và Mễ Tây Cơ. Armin may mắn được nhận chân bán hàng tại một tiệm bách hóa nằm ngoài rìa thành phố với đồng lương thật thấp, chỉ vừa đủ trả phòng trọ và hai bữa ăn. Nhà bà Jean cũng ở gần tiệm, cách chừng hai dặm đường. Mỗi tuần một lần bà Jean đi bộ đến tiệm mua thức ăn và vài món cần dùng cho nhà cửa. Khi biết được sức khỏe bà Jean không tốt và bà đi đứng rất khó khăn với cái tuổi trên bảy mươi, Armin tình nguyện làm người mang thực phẩm cho bà hàng tuần. Vốn là đứa bé thiếu mẹ từ lúc mới chào đời, mười tám năm nay Armin lúc nào cũng thấy mình bất hạnh, không có mẹ để được thương yêu. Chỉ cần vài lần tới lui với bà Jean, dù hai người rất khó khăn khi nói chuyện với nhau vì vấn đề ngôn ngữ, nhưng tình người hình như lúc nào cũng đi trước nên bà Jean và Armin càng ngày càng thấy gần gũi. Armin như tìm được điều mình đã mất là tình mẫu tử. Armin cũng thấy bà Jean đối với mình như người mẹ. Giáng Sinh năm arbre1.gifngoái là lần đầu tiên Armin biết thế nào là bữa Tiệc Nửa Đêm. Bữa ăn rất đơn sơ với mấy miếng thịt gà chiên và chai rượu chát đỏ nhưng thật đậm đà tình nghĩa. Hai người nghèo khó chung một niềm vui Giáng Sinh trong căn nhà nhỏ. Đêm đó trong ánh nến lung linh huyền ảo của Đêm Thánh Vô Cùng,  lần đầu tiên Armin đã khóc trên cánh tay của người đàn bà mà Armin thấy trước mặt là dáng hình Đức Mẹ Maria nhân ái. Đêm đó, không nói một lời, bà Jean đã tháo sợi dây chuyền trên cổ, bà thân ái đeo vào cổ Armin. Đó cũng là quà Giáng Sinh đầu tiên của đứa con côi cút trong suốt gần hai mươi năm có mặt trên đời. Sợi dây chuyền bằng bạc đơn sơ với tượng thánh giá nhỏ bằng ngón tay út. Có lẽ đó là món đồ quý giá nhất của bà Jean. Bà Jean nghèo lắm, nhiều lần bà Jean nhờ chủ tiệm cho bà mua thiếu. Chủ tiệm cũng là người tốt bụng. Ông nói ông biết bà Jean từ vài năm nay. Đó là người đàn bà hoàn toàn cô đơn, sống một thân một mình trong căn nhà biệt lập với các nhà hàng xóm. Nói là nhà chớ thật sự nơi bà cư ngụ là túp lều nhỏ nằm phía sau một nền nhà còn dấu vết của một cơn hỏa hoạn nhiều năm trước; cây cỏ xung quanh mọc tự do. Con lộ lót sỏi dẫn vào nhà, cách xa đường xe cộ lưu thông, thiếu bước chân đi lại nên cỏ mọc lan ra tới gần giữa đường. Khi có những cơn mưa lớn, con lộ ngập đầy nước. Căn nhà của bà cũng ngập nước. Thỉnh thoảng vào những ngày nghỉ việc, Armin chỉ đủ sức dọn dẹp cỏ rác quanh nhà cho phong quang một chút. Hai năm qua tới lui với bà, Armin chưa một lần nghe bà Jean nói tới một thân nhân nào; dễ chừng bà Jean đã sống cô đơn như thế nầy từ nhiều năm rồi.

Như vậy những năm tháng cô đơn trên thế gian của bà Jean đã hết. Nhưng sự cô đơn cố bám theo cái tử thi tàn lạnh của bà thì đau đớn quá, bi thảm quá. Một tử thi vô thừa nhận nằm mười mấy ngày trong nhà xác để từ mấy hôm nay người ta phải rêu rao trên báo tìm thân nhân. Hàng trăm, hàng ngàn bàng dân thiên hạ biết rằng trên thế gian nầy có những người vô cùng bất hạnh. Đánh mất một món đồ người ta còn tìm kiếm. Còn bà Jean, cho tới chết vẫn biệt tăm thân nhân để lo bề an táng. Hay thân nhân có biết nhưng vẫn làm ngơ? Chồng con bà đâu? Cháu chắt bà đâu? Rồi đây người đàn bà xấu số của mấy mươi năm trên đời sẽ từ giả cõi đời trong lặng lẽ, âm thầm, không tang lễ. Thân xác bà sẽ vùi chôn trong một nghĩa trang công cộng, không người viếng thăm.

Không được. Không thể nào như vậy được. Người đàn bà đã có lần là hiện thân của Đức Mẹ trước mặt Armin trong đêm Giáng Sinh năm ngoái không thể ra đi cô đơn như vậy được. Món quà Giáng Sinh của bà Jean, Armin đang đeo trên cổ, phải chăng đêm ấy bà Jean muốn nói với Armin rằng “con là người thân nhất của ta bây giờ”? Trong trí nhớ của Armin là một bà Jean  ít nói, sống khép kín với lối xóm chung quanh, nhưng không buồn bã. Mỗi lần gặp bà Jean là Armin thấy nụ cười trên gương mặt già nua nhăn nheo của bà, mười lần như một. Armin nghĩ bà Jean vừa lòng với số phận và hoàn cảnh của mình, không một tiếng oán than, không trách mình cũng không trách người. Nhiều khi Armin có cảm tưởng bà Jean chỉ thích nói chuyện với  mình, nhứt là mỗi khi hai người dọn dẹp cỏ rác, cây cối quanh nhà. Giữa thiên nhiên trông bà Jean thật vui và thật năng động. Bà vừa vun bón mấy chậu hoa, vừa hát khẽ một bài hát có âm điệu vui mà Armin đã nghe nhiều lần. Gặp con sâu, con dế hay cả con rắn nhỏ bà Jean chỉ xua chúng đi chỗ khác. Có khi bà nói về dãy mây lang thang trên nền trời, mây bay vô định, không cửa không nhà, vô thân tứ cố, nhưng mây có cuộc sống vô tư, có ai nói là mây có tâm sự buồn đâu. Con sóc, con chim trên cây sau nhà cứ chạy nhảy, ca hót, nào có nghĩ tới nhà cao cửa rộng, mồ yên mã đẹp gì đâu. Phải rồi. Lúc sống bà Jean  sống an bần, lạc đạo trong căn nhà nhỏ bằng cái hộp, thiếu những tới lui, thăm hỏi của thân nhân ruột thịt…thì khi chết chắc bà cũng không nghĩ gì tới những lễ nghi, lắm khi hời hợt, theo lề theo thói. Có nghĩa gì mấy lời thương tiếc của những người thân đã quên mất bà từ lâu. Ý nghĩ nầy đưa đến cho Armin một quyết định dứt khoát. Armin phải làm một cái gì trước khi quá trễ. Thêm một Giáng Sinh sắp tới rồi. Giáng Sinh năm ngoái, Armin không có một món quà nào cho bà Jean thân thương của mình. Năm nay phải có. Armin tuy nghèo nàn, không một đồng xu dính túi nhưng phải có một món quà Giáng Sinh cho bà Jean. Bà Jean cũng nghèo nàn, nhưng bà đã cho Armin cây thánh gíá, vật gần gũi của bà. Trong giây phút nhiệm mầu của một đêm Thánh, Bà Jean nghèo tiền, nghèo bạc nhưng giàu tình thương, qua món quà là vật thiết thân của mình,  đã cho Armin niềm tin và tình mẫu tử, cái mà mười mấy năm làm người Armin còn thiếu.

Nghĩ là làm. Armin đem chuyện an táng bà Jean bàn với ông chủ của mình. Ông chủ cũng đồng ý với Armin là có lẽ bà Jean cũng không mong có thân nhân đọc tin báo rồi tìm đến nhận xác bà rồi đem chôn cất nơi đàng hoàng tử tế. Giá mà có ai thương tình mà tình nguyện làm việc đó thì chắc bà Jean cũng không hài lòng. Sống thế nào thì thác thế ấy. Sống đơn giản, chết đơn giản.

-Nhưng tui muốn được đưa tiễn bà Jean.

-Đưa tiễn thì được, nhưng lãnh bà về chôn cất thì chắc mình không làm nổi. Tốn kém lắm.

-Nhờ ông chủ liên lạc với nhà xác để cho tui biết ngày giờ họ đưa bà ra nghĩa trang.

-Việc ấy thì không khó.

Chiều nay thời tiết trở nên lạnh hơn những ngày trước. Gió tháng chạp lạnh như dao cắt. Trời rắc những hạt mưa nhỏ, vừa đủ ướt áo. Ngày mai là Giáng Sinh rồi. Armin mặc phong phanh chiếc áo gió nên run lập cập. Armin đã tới nghĩa trang từ trưa. Nghĩa trang nằm cạnh cánh rừng, trong vuông đất trũng có thật nhiều cây cao xung quanh, xa phố xá và nhà cửa. Đường đi trơn trợt, nhiều đất hơn đá. Mộ là những phần đất nhỏ, bằng mặt. Không có lấy một núm mồ. Mộ bia là những trụ xi măng nhỏ, thấp, nhiều cái nghiêng ngã. Không một cây hoa kiểng. Có nơi cỏ mọc cao che hết phần mộ.Lúc chập tối đoàn đưa xác mới đến. Người ta để bốn cái quan tài chung trong một chiếc xe mui đen. Không có xe mô-tô cảnh sát hộ tống.Bốn cái lỗ huyệt đã được đào sẵn, nằm gần nhau. Như vậy là những tử thi khác theo thông báo đã có người nhận. Khi bốn quan tài đưa xuống từ chiếc xe thì thủ tục an táng làm thật nhanh, cũng có vị mục sư đọc kinh tập thể rất ngắn cho bốn quan tài. Ai cũng muốn làm xong cho nhanh để về. Chỉ có mấy nhân viên nhà xác và Armin. Không có một thân nhân nào của bốn người chết. Khi các quan tài hạ xuống huyệt, Armin đọc thầm mấy lời kinh rồi ném một bó hoa huệ trên mỗi nắp áo quan, tiễn đưa người chết. Riêng phần huyệt của bà Jean thì Armin cúi đầu thật lâu, miệng thì thầm mấy lời vĩnh wreath9.gifbiệt. Ngoài bó hoa huệ, Armin bỏ xuống lòng huyệt vòng nguyệt quế với dãy lụa trắng viết chữ đen :  « Thành kính tặng Mẹ món quà Giáng Sinh năm nay ».

Đoàn người và xe đã về từ lâu. Armin vẫn còn muốn ở lại đây cho tới khuya để trông thấy một thiên thần bay lên vùng trời cao rộng  với vòng nguyệt quế còn ấm tay mình.


 

Xmas 2007 .  Trần Bang Thạch

cadeau8.gif

          

Enter supporting content here