|
|
|
Thơ, Truyện lê trúc khanh Cần Thơ
- CHS-GS PTG______________________________________
CUỐI
NĂM,VỀ CHỢ MỚI
Gởi Nguyễn
Hùng Dũng
Phà An Hòa,
An Giang Tôi về như
máu dạt về tim Một
chút tình kia vạn nỗi niềm Bát ngát trời thơ vào tháng Chạp Phải mùa hoa sứ nở trong đêm?
Mấy chục năm xa lòng vẫn nhớ Một thời áo trắng- một thời
tươi Áo cơm oằn
nặng mùa chinh chiến Sao
vẫn hồn nhiên những nụ cười ? Chúng
ta là những dòng sông nhỏ Chảy bốn phương trời mới gặp nhau Bởi vậy, khi tôi về cố xứ
Qua phà Rạch Miễu, nhớ Vàm
Nao! Bạn ở quê nghèo thời chiến
loạn Tôi thì
lưu lạc bỏ quê hương Mỹ Luông -Tân Thạch xa lăng lắc Mà rất gần theo mấy dặm đường.
Trường xưa nằm cạnh đường liên tỉnh.
Rau ngỗ xanh đầy dọc lối
đi Một khúc lươn
thôi là quá đủ Lai
rai rượu thuốc nhấp vài ly! Học
trò ngang tuổi thầy cô giáo Tôi thích làm thơ, bạn thích đàn Một đám thư sinh thời mới lớn
Bây giờ đầu bạc nhớ
mang mang...
Theo bạn về quê ngày nghỉ
dạy Qua phà, qua mấy
quảng đường xa Giáo
đường xưa vẳng hồi chuông muộn, Ngọn khói hoàng hôn ấm mái nhà...
Mộng ước một thời trơ gió cát
Qua rồi ba lượt tuổi hai mươi.
Dũng ơi- Đoản khúc rời
xuân ấy Trang Đuốc
Hồng kia phủ bụi rồi!
Cần Thơ, những ngày cuối năm. LÊ TRÚC KHANH _________________________________________________________________
HÃY
THẮP LÊN NGỌN LỬA TÌNH YÊU ! Thương gởi tất cả các học trò tôi, thế
hệ học sinh 1985-1988 với lòng trân trọng. LTK Chiều ấy- hình như đang
bão rớt Mà sao rất ấm những tình thân Các em về
giữa mùa giông tố Nhưng lại bình yên gấp vạn lần! Vạt nắng ban mai vừa trở lại Khung trời xanh lắm bóng mây
xa Tiếng ai rộn rã cầu đi bộ Sao giữa hoàng hôn mắt
lệ nhòa? Ba chục năm dài bao biến động Những dòng
trong đó chảy trăm miền Bến lạ trời xa mù ký ức Phù sa ân nghĩa vẫn y nguyên...
Hơn hai mươi
lớp thời đi học Ai biết ngày mai sẽ đến đâu Nên
rất hồn nhiên thời trẻ dại Tháng ngày, kỷ niệm cũng
thêm sâu... Có bạn ra trường đi dạy học Bạn làm
công chức, bạn lao đao Trăm nghề nên cũng trăm lần khổ Đôi lúc gần nhau chỉ kịp chào. Có bạn trầm luân
nơi đất khách Lòng quê đau đáu nỗi hồi hương Có bạn nghỉ yên lòng đất mẹ Và bao nhiêu bạn giữa
trùng dương? Chiều nay, xin bỏ bao phiền muộn Giai cấp,
hèn, sang... gởi lại đời Hãy khoác lên ta màu áo tím Vạn lòng như một để cùng vui. Ta vui với bạn
bè năm cũ. Bên cạnh thầy cô tự buổi đầu A một
(A 1), A mười (A 10), Nga (N) hoặc Pháp (P). Cần Thơ- Hưng Phú cũng
như nhau! Hãy nhắc cùng nhau thời tuổi ngọc Sân trường
rưng nắng đẹp như tranh Tuổi sắp năm mươi đầu sắp
bạc Ngậm ngùi trong đáy mắt long lanh... Bài hát vang
lên lời quá khứ: Hành khúc trường ta vẫn tự hào Tiếng hát học trò mười tám tuổi Đêm nầy
sao vẫn cứ bay cao ? Ngọn lửa thầy cô gởi các em
Cùng nhau ta thắp sáng trong đêm Lung linh cả một trời thương
nhớ Ôi những tình yêu ứa máu tim! Thầy muốn
ngồi yên trong bóng tối Quanh mình ngọn nến bập bùng soi Học trò tôi đó - thầy cô đó Xin giữ dùm nhau suốt cuộc đời... Ngày mai chia biệt về muôn ngã Bạn sẽ rời quê - tôi ở đây Mong ước bao nhiêu lần
tái ngộ Đêm nào - ai biết - giống đêm nay? Thôi
giã từ nhau - nhé - các em Một bình minh lại nối đêm
đen Vì muôn tia sáng lần tương hội Sẽ tiếp đường
bay vạn cánh chim! Cần Thơ, 17/07/2018.
LÊ TRÚC KHANH.
KHÔNG GIỮ
TRƯỜNG, NHƯNG PHẢI GIỮ HỒN XƯA.. 2 viên ngói của Trường
PTG do GS LPN đem qua Houston, tháng 5/2017 -Viết thay học trò tôi, thế hệ 85-88 nhân mùa
kỷ niệm. -Gởi Mỹ
Phượng và A 10 thân yêu. Ai nhặt dùm ta những chùm phượng đỏ
Tháng năm về vang vọng tiếng
ve ngân Chưa đến mùa
thi, dạt dào biển gọi Ôi
mùa hè bỗng chốc hóa mùa xuân! Rồi một
sớm khi ta mười tám tuổi Bước
xuống đời sao lại thấy bâng khuâng Giã biệt thầy cô - mái trường ân nghĩa
Nét hồn nhiên đã mất
giữa vô chừng....
Và chúng ta như những dòng
sông nhỏ. Ba mươi năm
biền biệt chảy trăm miền Đất
Mỹ, trời Âu - nặng lòng cố xứ Cùng ngược nguồn trong một sớm bình yên.
Ta về đây, vẫn Cần Thơ nắng đẹp Như những lần nao nức buổi liên
hoan Đêm cắm trại hát
hò bên ánh lửa Má
ai hồng nên ai nhớ mang mang....
Rồi ‘'ai đó'' và bao người
bạn trẻ Chỉ chung trường,
chung lớp, chẳng chung đôi. Xin
quá khứ một lần quay trở lại Để ngậm ngùi khi tuổi chớm năm mươi...
Khi về đây, cổng trường xưa đã khép
Đường Ngô Quyền mưa
đẫm gót chân ta Trời
tháng bảy có em còn đứng đợi Lời chia tay gởi lại chốn quê nhà... Ôi bạn đồng song, người còn kẻ mất Bốn dãy bàn - mấy chục chỗ
ngồi quen Ba năm học dù
ít nhiều thay đổi Nhưng
bạn bè thì không thể nào quên... Trường
mới cất vẫn trên nền đất cũ Thời học trò phong kín giữa lòng sân. Thương lớp nhỏ, thương bạn bè
thuở trước. Một tình
yêu hoài niệm đến hai lần! Ta về đây
như một người khách lạ Lớp
sóng sau đùa mất bãi bờ xa Muốn tìm lại dãy hành lang thân thuộc Khung cửa nào gởi trọn trái tim ta ?
Đã mất rồi sao, hình hài buổi trước
Thế kỷ qua, thương biết mấy
cho vừa. Dù gạch đá
trăm năm là cát bụi, Không
giữ trường, nhưng phải giữ hồn xưa ! LÊ TRÚC KHANH.
GỞI NGƯỜI TRĂM NĂM CŨ Tôi về buổi ấy trời hoen nắng
Một dãy Tiền
Giang sóng gợn buồn Từng chuyến xe qua cầu Rạch Miễu Bồi hồi kỷ niệm nhớ quê
hương....
Người vẫn
nằm đây- vẫn ở đây Nhói lòng nghe súng vọng phương tây
" Bến Nghé
của tiền tan bọt nước Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây"
Hào khí miền
Nam vùi đáy mộ Thành xưa đã bặt tiếng quyên sầu Một giấc Long Hồ vang chiến
sử Xin
làm mây trắng miệt Ngao Châu... Thắp vội tuần hương rời Bảo Thạnh
Ba Tri tăm tắp
một dòng trôi Nhớ người, nhớ cả ngôi trường cũ Giấc mộng trăm năm lỡ
hẹn rồi.... LÊ
TRÚC KHANH
TRANG "ĐUỐC HỒNG"
KIA PHỦ BỤI RỒI.... LÊ PHƯỚC NGHIỆP ---------------------------------------------------
Sáng thứ
tư 16/11/2016 , tôi về lại Ô Môn để thực hiện một đề
tài về Ngày Nhà Giáo Việt Nam cho chương trình Cần
Thơ Phố. Gặp lại những học trò cũ nay đã là đồng
nghiệp và cũng sắp về hưu. Lòng chợt rưng rưng vì mới
hay thời gian đã không chờ đợi. Từ góc quán cà phê
đến sân trường quen thuộc, thầy trò huyên thuyên nhắc lại
bao kỷ niệm một thời qua. Trần Ngọc Hải -GV Hóa của trường
Lưu Hữu Phước hiện nay- cho tôi biết đầu năm 2017, Hải về
hưu và sẽ lên Sài gòn sinh sống, gần khu vực Phú Mỹ Hưng.Tôi
chợt nhớ thầy Lê Hùng Dũng cũng đang
sống cùng con trai ở gần đó. Hải mừng rỡ xin số điện
thoại để sau nầy thầy trò có dịp gặp nhau.
Buồi trưa về lại Cần Thơ, nhận một lúc
mấy tin nhắn từ Trần Như Tất Đạt, một dồng nghiệp
trẻ ở trường THPT Châu văn Liêm, trước kia là học sinh trường
Trung học Mỹ Luông (chợ Mới-An Giang), báo tin:Thầy Lê Hùng
Dũng đột ngột qua đời ở tuổi 70 !
Một chút choáng váng, một chút nghèn nghẹn trong tim không thể
nào giải thích, bạn qua đời mà cứ ngỡ như giấc chiêm
bao.Xin được nhắc lại nhựng tháng năm đầy ân nghĩa
của riêng mình khi tôi quyết tâm chọn nghề dạy học :
Tháng 12, năm 1970. Mùa đông đến sớm nên
trên nhữngcánh đồng hoa lau
nở trắng đã lãng đãng sương mù.Nơi tôi "khởi
nghiệp" là một ngôi trường mới vừa hình thành nằm
ven tỉnh lộ, lúc bấy giờ, nhà cửa, dân cư rất còn thưa
thớt.Con đường từ Cần Thơ đến Ô Môn dằn xóc,
khói bụi mịt mù, chưa được hai mươi cây số mà
gần trọn tiếng đồng hồ mới tới.Trường có cả cấp
2,3, mang tên TRUNG HỌC PHONG PHÚ.Bỏ lại sau lưng bao nhiêu
vất vả , bao nhiêu điều trăn trở trên một quê hương đang
chìm trong khói lửa, tôi đã sống ở đây những tháng
ngày vô cùng hạnh phúc. Thời chiến , học trò đi học tuổi
tác thường không chính xác, vì thế thầy trò chênh lệch
nhau chừng dăm ba tuổi, thậm chí có em mới học năm cuối cấp
hai mà đã lập gia đình! Trong khi đó, thầy cô giảng
dạy đa số đều độc thân : Lê Hùng Dũng, Khưu Ngoán,Trần
Quốc Mậu, Huỳnh Kim Chi, Huỳnh Trung Dung, Nguyễn văn Thọ, Trần thị Ngọc
Mai, Đỗ Quang Châu, Thái Kim Phụng, Nguyễn thị Thu Cúc, Thạch
Ngọc Hải, Nguyễn Đăng Hòa, Vũ Lâm Tùng, Tống văn Ưu,Thái
Gia Hưng, Trần Nhựt Hưng, Lê Phước Nghiệp.... Bao nhiêu
đó đã đủ lực để chúng tôi tạo nên một dàn
"đồng ca" có hạng của tỉnh Cần Thơ thuở đó!
Đối với học sinh, có lẽ vì khoảng cách tuổi tác
ngắn ngủi, các em cũng có những nghĩ suy, mơ ước như chúng
tôi, nên thầy trò rất dễ gần nhau.
Nhớ biết bao những ngày làm văn nghệ, báo xuân, những lần
cắm trại ở Vàm Nhon, Ca My..và xa hơn nữa là ở tận Hòn
Tre.Các bạn đồng nghiệp thời ấy tuổi cũng còn rất trẻ,
đa số độc thân, nên chúng tôi đã gắn bó cùng
nhau trong công tác giảng dạy, trong các hoạt động xã hội, trong
các cuộc vui ..và thường thường các lớp học của trường
ban đêm cũng là "quán trọ" tuyệt vời ! Tôi đọc
cho Lê Hùng Dũng hai câu thơ cổ đã được "cải
biên" :
Ô
Môn vô lữ quán,
Kim
dạ đáo thuỳ gia ?
(
Ô Môn không quán trọ,
Đêm
nay ngủ nhà ai ? )
Tôi và Dũng gắn bó với nhau còn bởi phog trào văn nghệ
,báo chí sôi nổi của trường Trung học Phong Phú.Chỉ cần
một cây guitar, Dũng có thể tập cho cả mấy chục lớp các
tiết mục văn nghệ. Khi tôi dàn dựng kịch thơ, thì Dũng tập
cho học sinh bài "Tiếng sáo thiên thai" để kết hợp
trong vở kịch"Một chút lòng quê". Vậy mà anh chị em chúng
tôi dám tổ chức văn nghệ gây quỹ giúp đồng bào miền
Trung trong lũ lụt, đi trình diễn giao lưu với các đơn vị bạn
khắp nơi. Một trong những điều làm cho thế hệ học sinh Trung học
Phong Phú nhớ nhất là phong trào Văn Nghệ-Báo Chí của nhà
trường vô cùng sôi nổi. Thời ấy. cứ mỗi lần tết dến,
thì trong tất cả các trường Trung học ở Cần Thơ, họa chăng
chỉ có trường Trung học Tổng hợp Phan Thanh Giản là xuất bản
được báo xuân. Thế mà, một trường Trung học thuộc
hàng "sinh sau đẻ muộn" , lại "cư trú ở một vùng
quê nghèo -là trường Trung học Phong Phú- mà có thể
xuất bản đặc san "Đuốc Hồng" như một sự lên tiếng
tuy khiêm tốn mà cũng không thiếu tự hào.Tờ báo xuân thời
đó còn đơn sơ lắm, quay roneo , mực lúc đậm lúc nhạt
không đều, nhưng nội dung thì chẳng thua gì với các đơn
vị thuộc lớp đàn anh Năm 1974, tờ báo
Xuân của trường đạt giải Nhì toàn miền Nam trong
kỳ thi "Báo xuân học đường" cùng
với nhiều giải cá nhân..Ban tổ chức kỳ thi đã hết lời
khen tặng- bởi vì trong cùng thời điểm ấy- không có tờ
báo Xuân học đường nào của khu vực đồng bằng
sông Cửu Long đạt giải.
Tôi
và Lê Hùng Dũng cùng 4 học sinh là các em XuânThọ , Ngọc
Hải, Điều, Bá Nghệ..đi xe đò từ Cần Thơ lên Sài
gòn lãnh thưởng.Hai thầy trẻ đắt 4 học sinh- tuổi không
nhỏ hơn bao nhiêu- đi du ngoạn Sài Gòn hoa lệ suốt 3 ngày.
Tội nghiệp biết bao các học sinh của tôi. Các em sinh ra và lớn
lên ở vùng quê nghèo khó, chiến tranh.. đã làm
cho những người bạn trẻ quá nhút nhát trước cảnh phố
thị ồn ào xe cộ, thậm chí băng qua đường cũng phải đợi
thầy dẫn bước.
Tình thầy trò sâu đậm như thế, nên cho tới hôm nay- dù
có người qua tuổi 60- các em vẫn nhắc tới thầy Lê Hùng
Dũng bằng cả lòng trân trọng.
Thời đó, dù chỉ là lương khởi điểm,
nhưng chúng tôi sống thật thoải mái. Ngoài phần tiền lo cho
gia đình, ba má , các em..còn lại cuối tuần , anh em rủ nhau
đi du ngoạn. Anh Trần Quốc Mậu có xe 4 chỗ, thường kéo thêm
anh Lầu, Dũng , Dung và tôi đi Sài Gòn- Vũng Tàu rồi về
lại Cần Thơ chiều chủ nhật . Những ngày vui đó qua mau và
đã phủ mờ lớp bụi thời gian....
Trên tờ báo Xuân "Đuốc Hồng". Dũng có viết
một bài tựa đề "Đoản khúc rời",
với câu "đề từ"là: "Về chuột tý".Tôi
dư biết người đó là ai nhưng cũng trêu chọc bạn
mình:" Văn chương lủng củng, đã chuột mà
sao còn tý nữa ?".Mấy năm sau, bạn đã đưa
con "Chuột tý " đó "về dinh" và
sống hạnh phúc cho tới bây giờ.
Sau những biến động lớn lao của lịch sử năm 1975, anh em chúng
tôi như những nhánh sông đời trôi về muôn nẽo. Người
trôi nổi đất khách quê người, kẻ còn bám theo nghề
trong những năm tháng đầy gian lao và nghiệt ngã. Tôi về
lại nội ô Cần Thơ, Thọ, Châu, Phụng, Mai về quê cũ Bến
Tre. Mậu, Dung, Chi , Liêm đang sống cách một vòng trái đất...Dũng
về công tác tại trường Trung học Mỹ Luông ( Chợ Mới-An Giang)
cho đến lúc nghỉ hưu. Khoảng năm 1980, nhớ bạn, nhớ trường,
tôi có viết một bài thơ khá dài tặng Dũng. Bài thơ
đăng trên nhật báo Cần Thơ. Tôi cắt trang báo, gửi cho Dũng
theo đường bưu điện. Về sau, muốn tìm lại thì không
còn bản thảo. Dũng cho biết còn giữ bài nầy và cả nhiều
bài khác của tôi, hôm nào ghé Cần Thơ sẽ mang theo.
Con đường Chợ Mới không xa nhưng đã nhạt nhòa ký ức.
Khoảng tháng 5/1972, tôi và Dũng đi xe đò về đó. Đến
Long Xuyên, phải qua "băc" An Hòa rồi đi khoảng vài chục
cây số nữa mới đến nhà anh. Con đường nhỏ, nhưng râm
mát những hàng cây và thật bình yên trong thời khói lửa.
Bỗng dưng tôi thèm một chỗ dừng chân. Dũng rũ tôi cùng
xin chuyển về đây dạy học.Anh em tôi còn có cả tham vọng
mở một trường tư thục ở nơi nầy ! Rồi cái mơ ước
lãng mạn mà không kém phần ngông nghênh đó cũng nhạt
phai cùng năm tháng.Chỉ còn hẹn gặp lại trong những lúc hàn
huyên để nhắc về trường xưa , lớp cũ...Thế mà.....
Nghe tin Lê Hùng Dũng mất, tôi cố gắng nhớ lại bài thơ.
Tuổi càng cao thì trí nhớ càng sa sút. Cả bài, chỉ nhớ
hai câu cuối mà thôi :
Dũng ơi, "Đoản khúc rời" xuân ấy.
Trang "Đuốc Hồng" kia phủ bụi mờ..
Mà
thôi, tôi muốn quên bài thơ cũng như muốn quên đi quá
khứ, quên những năm tháng nhiệt tình sôi nổi của tuổi thanh
niên để khỏi nhớ về những người bạn cũ. Có
lẽ như thế, ta sẽ bớt cô đơn, bớt buồn trong buổi tàn
niên. Cố nhân ơi, xin xem mấy dòng tâm sự ngắn ngủi
nầy như những lời ai điếu... Cần Thơ, ngày
17/11/2016.
LÊ TRÚC KHANH
"HOA BẦN THÔI RỤNG XUỐNG
PHÙ SA"
( Viết cho tập thơ của nhà thơ Kiên Giang-Hà Huy Hà
sắp tái bản ) 1.
Tôi làm quen với "Chương
trình thi văn Mây Tần" trên đài phát thanh Sài Gòn từ
thập niên 60 của thế kỷ trước qua bài thơ ‘QUÊ NGOẠI".
Mấy chục năm dài trôi qua, bây giờ đọc lại, mới thấy
rõ những vụng về trong vần điệu, ngôn từ...của thơ thời
học trò hồn nhiên, trong sáng. Nhưng tôi yêu quí bài thơ
vô cùng , bởi nhờ nó mà tôi mới có cơ hội gặp gỡ,
gắn bó lâu dài với một nhà thơ lớn miền Nam :
Kiên Giang-Hà Huy Hà. Bài
thơ được diễn ngâm liên tục hai kỳ trong chương trình
"Thi văn Mây Tần". Sau đó, qua phần nhắn tin, anh Kiên Giang muốn
gặp tôi để thực hiện môt cuộc phỏng vấn về nhóm Về
Nguồn-Tây Đô mà tôi và một số anh em văn nghệ tại
Cần Thơ như Huyền Vân Thanh, Trân Khanh, Lăng Cảnh Huy... sáng lập
từ năm 1964..Tôi và anh Lê Hà Uyên lên Sài Gòn để
trả lời phỏng vấn. Cần Thơ-Sài Gòn chỉ hơn trăm cây
số, nhưng phải qua hai phà Cần thơ, Mỹ Thuận lại thêm những
bất trắc của đoạn đường thời chiến, nên dù đi từ
sáng sớm mà đến xế trưa anh em tôi mới tới Sài Gòn!
Nơi gặp là môt quán cà phê nhỏ nằm trên đường
Phát Diệm, cạnh tòa soạn báo Tin Sáng lúc bấy giờ. Điều
tôi không ngờ được là trong buổi chiều hôm đó,
tôi lại vô cùng vinh hạnh được diện kiến đến hai ngôi
sao trên khung trời văn nghệ miền Nam : nhà thơ Kiên Giang và nhà
văn Sơn Nam. Bằng thái độ hết sức chân tình, hai anh đã
hỏi thăm chúng tôi về những hoạt động văn nghệ ở
Cần Thơ, trao đổi về các sáng tác của nhóm Về Nguồn.
Tôi không thể nào quên được buổi chiều hôm ấy dù
đã trên 40 năm với bao nhiêu sao dời vật đổi. Hình ảnh
những bậc đàn anh văn nghệ lại rất mực gần gũi, khiêm
tốn ngay cả với những thế hệ đi sau-cho đến hôm nay-vẫn
mãi là một ấn tượng khó phai trong lòng tôi. Suy cho
cùng, bài học về đạo lý làm người nầy, chắc
hẳn đâu chỉ riêng tôi, mà còn cho bao nhiêu người làm
văn nghệ trong cuộc sống hôm nay. Cũng trong chiếc quán nghèo
đó, ngồi cạnh bàn chúng tôi , còn có diễn viên điện
ảnh La Thoại Tân và nhà văn đang "ăn khách" Nghiêm
Lệ Quân. Những người "muôn năm cũ" đó, giờ ai còn,
ai mất, hay đang trôi dạt nơi xứ lạ trời xa? Từ lần gặp gỡ nầy, tôi được
hai anh hết lòng giúp đỡ. Qua anh Kiên Giang, tôi có dịp làm
quen với bao nhiêu người bạn văn nghệ khắp miền đất nước
: Trần Ngọc Hưởng, Như Uyên Thủy, Mặc Tuyền, Ngô Nguyên Nghiễm,
Việt Chung Tử...Năm 1970, tôi và các bạn thực hiện tạp chí
KHƠI DÒNG, thì cũng chính hai anh Kiên Giang và Sơn Nam góp tiếng
với các sáng tác của mình mà không hề đòi hỏi
một đồng nhuận bút. Kiên Giang với bài thơ "Lúa
sạ miền Nam" và Sơn Nam với truyện ngắn "Người
đẹp Cần Thơ". Đây là những sáng tác của
hai anh chưa từng đăng trên bất kỳ tạp chí, nhật báo nào
ở miền Nam. (Lúc đó, tập thơ "Lúa sạ miền Nam" của
Kiên Giang cũng chưa xuất bản). Nếu bạn là những người làm
văn nghệ ở miền Nam trước 1975, hiểu được vị trí
của hai cây "cổ thụ" nầy trên văn đàn, thì bạn
mới biết đây là một góp mặt lớn lao và ý nghĩa
đến dường nào. Cũng từ sự động viên của hai anh,
tôi đã cùng các anh chị em văn nghệ tại Cần Thơ cộng
tác với Đài phát thanh Cần Thơ để thực hiện "Chương
trình thi văn Về Nguồn", hoạt động liên tục từ năm
1968 cho đến tháng 4 năm 1975.
2.
Từ sau 1975, anh em chúng tôi như những nhánh sông đời trôi
về vạn nẽo. Nhóm Về Nguồn xẻ đàn tan nghé, mỗi người
một cuộc đời riêng. Tôi mỏi mòn chạy theo"nghiệp dĩ",
gắn với nghề dạy học. Con đường xa tăm tắp, nặng nợ áo
cơm, thêm bao nhiêu đổi thay sau ngày 30-4 ở miền Nam, đã làm cằn khô trong tôi
những ước mơ, nhiệt tình về văn nghệ. Đôi khi nhớ
quay quắt kỷ niệm một thời, nhớ bạn bè ..nhói lòng, nhưng
cũng cố quên...Với ước mơ ngày đất nước thanh bình
của một người trẻ lớn lên từ ly loạn, trong bài viết nhân
kỷ niệm 7 năm (1971) thành lập nhóm Văn nghệ Về Nguồn-một
nhóm văn nghệ học trò-tôi đã nói lên cảm xúc tự
lòng mình :" Ngày nào
thôi làm văn nghệ,tôi sẽ bắt chước Kiều Phong , đưa A
Châu về bên kia ải Nhạn Môn quan chăn cừu độ nhật. Kiều
Phong rữa tay gác kiếm, bỏ một bên những ân oán giang hồ. Tôi
sẽ hứa với nàng là chẳng làm thơ nữa, nếu có chăng
là đặt vài câu lục bát để nàng thay ca dao hát ru con
ngủ. "Cái ước mơ
mang hơi thở " kiếm hiệp Kim Dung" có pha chút ngông nghênh thời
trai trẻ đến hôm nay phần nào đã bị thời gian ma chiết.
Nhưng cũng có lẽ chính ước mơ nầy đã thắp
lại ngọn lửa nhen nhúm trong lòng. Một điều lạ là những
năm đầu tiên sau 1975, tôi lại gặp anh Kiên Giang nhiều hơn. Anh
thường xuống Cần Thơ và lần nào cũng ghé nhà tôi.
Trong những lần đó, anh luôn động viên phải gắng "giữ
lửa", gắng đi tiếp con đường văn nghệ. Cũng trong những
lần đó, tôi mới hiểu thêm một phần về sự thủy chung,
ân nghĩa trong trái tim nhà thơ lớn. Lần nào , anh cũng rũ
tôi ( có khi có cả anh Lê Hà Uyên), đến thắp hương
cho cố nhân trong bài thơ "Hoa trắng thôi cài trên áo tím". Trong ngôi nhà nhỏ nằm phía sau nhà thờ Chánh
tòa Cần Thơ, anh thường ngồi yên lặng nhìn lên chân dung
người đã mất sau làn khói hương nghi ngút. Hai người
con của chị hiện sống ở đây -đều là giáo viên- rất
hiền lành, mực thước , rất quí trọng nhà thơ và gọi
anh là cậu. Một điều cũng rất lạ là tên anh em trong gia đình
đều bắt đầu bằng vần Tr..( Ba của các em cũng có tên
Trinh, giống như tên nhà thơ Kiên Giang.Có phải chăng từ một góc sâu thẳm trong
trái tim người con gái xóm đạo vẫn là nỗi hoài niệm
khôn nguôi về một mối tình thời học trò thơ dại?
Ít nhất một lần,
anh Kiên Giang rủ tôi cùng theo anh vào nghĩa trang Công giáo viếng
mộ người xưa. Nhìn anh đứng lặng lẽ thật lâu trước
ngôi mộ trong buổi trưa cuối năm vắng ngắt, lòng tôi dâng
lên bao nỗi cảm hoài tha thiết. Hình như hôm đó, trời đất
đã chuyển mùa, gió bấc phương Nam đủ làm se lạnh lòng
người, mái đầu nhà thơ qua mấy mươi năm xuôi ngược
giang hồ cũng đã ngã màu sương gió. Trong khoảnh khắc đó,
tôi nhận ra cái phù du của kiếp người, cuối cùng rồi cũng
lấp vùi trong cát bụi thời gian. Và cũng trong khoảnh khắc đó,
càng thấm thía hơn hai câu thơ của anh:
" Trong lòng con- giữa màu hoa trắng,
Cứu rỗi linh hồn con, Chúa ơi!". Mấy
năm sau nầy,vì tuổi tác, anh Kiên Giang ít có dịp lên xuống
Cần Thơ. Giật mình khi chợt nghĩ nhà thơ đã vượt tuổi
tám mươi. Đọc báo, nghe tin anh bị người khác mượn danh
làm chuyện không tốt do anh ưa để mất điện thoại di động,
càng ngậm ngùi hơn khi nhớ lại cuộc gặp gỡ năm nào chỉ
như là giấc mộng! Tuổi già làm cho ta dễ nhớ, dễ quên,
con đường "phiêu bạt giang hồ" của người thi sĩ tài
hoa ấy cũng ngắn lại như con đường thời gian của một kiếp
người mong manh , là hạt bụi trong vũ trụ vô cùng. Nhưng tôi
tin rằng,với tâm hồn đầy ắp lòng nhân ái đó, Kiên
Giang vẫn mãi mãi là một " hạt bụi nghiêng mình
nhớ đất quê"... 3.
Tôi sinh
ra ở một vùng quê nghèo nằm ven bờ sông Tiền bốn mùa
miên man sóng vỗ. Từ những năm thơ ấu, trong tâm hồn đứa
học trò nhà quê nhiều mơ mộng đã không biết bao lần
bâng khuâng khi nhìn những cánh hoa bần rụng xuống trường giang.
Hồi đó, tôi chưa quen và cũng chưa được đọc bài
thơ nào của anh Kiên Giang. Sau nầy, khi đã vào Trung học có
dịp biết đến tập thơ "Hoa trắng thôi cài trên áo
tím", tôi rất tâm đắc mấy câu thơ anh viết trong bài
"Đẹp Hậu Giang" :
Nếu cô thôn nữ ngừng câu hát,
Nếu bạn thương hồ bặt tiếng ca
Đờn nguyệt không hòa câu vọng cổ
Hoa bần thôi rụng xuống phù sa.
Có lẽ những câu thơ nầy tác giả viết ra từ nguồn rung cảm
về những tiếng hát câu hò một thời trên sông nước
miền Nam. Khi tôi vừa lớn lên , cũng là lúc chinh chiến tràn
lan, tiếng đạn nổ bom gầm đã giết chết bao âm thanh ngọt
ngào, trong trẻo của những chàng trai, cô gái miệt vườn cất
lên trong những đêm trăng trải dài theo từng vàm sông, ngọn
rạch. Nhưng, bất chấp qui luật khắc nghiệt của những đổi thay
từ cuộc sống, bất chấp chiến tranh, và ngay khi cả tiếng đàn
nguyệt lắng sâu vào quá vãng, thì hoa bần vẫn rụng
xuống phù sa! Có phải chăng đó chính là
nguồn mạch quê hương, là tự tình dân tộc vẫn âm
thầm cuộn chảy trong trái tim ta khi bao lượn sóng đời cứ
muốn xô dạt ân nghĩa, thủy chung về cuối trời quên lãng?
Và cũng phải chăng
cánh bông bần mang sắc trắng tinh anh đó, cũng chính là
tấm lòng của những con người nặng nợ văn chương như Sơn
Nam, Kiên Giang, như bao nhiêu đứa con của vùng đất phương Nam,
góp hương làm đẹp cho đời rồi cuối cùng âm thầm
gửi trọn kiếp nhân sinh cho mạch đất phù sa ngọt ngào ân
tình quê mẹ? Bài
viết ngắn ngủi nầy xin được gửi đến anh, một đàn
anh văn nghệ mà tôi vô cùng yêu mến và trân trọng.
Mấy mươi năm gặp gỡ và quen biết quả thực không nhiều
so với đất trời vô tận, nhưng riêng tôi, là những tháng
năm đầy hạnh phúc. Anh Kiên Giang ơi, biết đến bao giờ
anh em mình mới có dịp qua chuyến đò Xóm Chài trong buổi
hừng đông, bỏ lại sau lưng thành phố Cần Thơ rộn ràng
xe ngựa để anh viết trọn những dòng thơ đầy lãng mạn:
"Cô lái đò ngang cười chúm chím-Thầm trêu hàn
sĩ lúc sang sông"?....
Cần
Thơ, những ngày cuối năm.
LÊ TRÚC
KHANH
NGHĨ VỀ NGÔI TRƯỜNG TRĂM
TUỔI Kỷ niệm 100 năm trường Nam tiểu học Cần Thơ 1. Vào những năm đầu thế kỷ XIX, vùng đất Trấn Giang đã
được “Gia Định thành thông chí” nhắc đến
như là một trong những trung tâm thương mại phồn thịnh
nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu. Địa danh Tân An, Thới
Bình đã có rất sớm ngay trong buổi đầu khai hoang mở đất.
Trong thời điểm này, giao thông chủ yếu vẫn là hệ thống
sông rạch thiên nhiên “nhiều như mạng nhện”, dẫn
đến việc hình thành hệ thống làng xã dọc theo các con
sông với những xóm ấp, chợ búa, đình chùa,… mang nét
riêng của văn hóa miền sông nước. Với những người
lưu dân sống đời “gạo chợ nước sông” như
thế, phải đấu tranh với thiên nhiên để tìm cái sống,
nên buổi đầu - không chỉ Trấn Giang- mà cả vùng Nam Bộ,
người dân ít chú trọng đến việc học hành, thi cử.
Cộng đồng dân cư ở Trấn Giang bao gồm: một bộ phận là
binh lính và gia đình của quân binh Hà Tiên, Rạch Giá và
một bộ phận là những lưu dân từ miền ngoài vào, từ
miền Đông xuống. Vì thế, những dấu vết văn hoá truyền
thống từ miền ngoài còn được lưu giữ trong tập tục
thờ cúng của nhiều địa phương trong vùng. Nhưng qua năm tháng,
ý thức hệ Nho giáo cùng với những chế định
về văn hoá - giáo dục, những quy tắc về đạo đức và
chuẩn mực ứng xử ngày càng phát triển. Nói như thế, việc
giáo dục ở phương Nam vẫn theo khuôn mẫu cửa Khổng sân Trình
như ở miền Trung, miền Bắc. Những bậc trí thức khai khoa làm
vinh dự cho vùng đất lầy, đất đứng như Phan Thanh Giản, Nguyễn
Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa, Phan văn Trị,...đã góp mặt
vào giới khoa bảng dân tộc bằng tài năng và nhân cách
mang đậm “sĩ khí miền Nam”. Nhưng cuối thế kỷ XIX, đầu
thế kỷ XX là giai đoạn lịch sử có nhiều biến động
dữ dội ở Nam Kỳ lục tỉnh. Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền
Đông theo hoà ước nhượng bộ của triều đình Huế
năm 1862. Ngày
20, 22 và 24 tháng 6-1867, thực dân Pháp đã vi phạm hoà ước
1862, chiếm 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Ngày 1-1-1868, Thống đốc Nam Kỳ Bonard
quyết định sáp nhập huyện Phong Phú (Trấn Giang - Cần Thơ) với
Bãi Sào (Sóc Trăng) đặt thành quận, lập toà bố tại
Sa Đéc. Ngày 30-4-1872, Thống đốc
Nam Kỳ ra Nghị định sáp nhập Phong Phú với Bắc Tràng (một
vùng thuộc phủ Lạc Hoá, tỉnh Vĩnh Long) lập thành một hạt,
đặt toà bố tại Trà Ôn. Một năm sau, toà bố Trà Ôn
lại dời về Cái Răng (Cần Thơ). Ngày 23-2-1876, Soái phủ Sài Gòn ra Nghị định mới lấy
huyện Phong Phú và một phần huyện An Xuyên và Tân Thành để
lập hạt Cần Thơ (Arrondissement de Cantho) với thủ phủ là Cần Thơ
(làng Tân An, huyện trị của huyện Phong Phú cũ). Năm 1889, Pháp
đổi các đơn vị hành chính cấp hạt thành tỉnh và
huyện đổi thành quận. Như
vậy, từ năm 1876 đến năm 1954, Cần Thơ – một phần đất
của Nam Kỳ lục tỉnh - nằm trong sự cai trị của chính quyền thực
dân Pháp. Khi đã tạm ổn định về an ninh, chính quyền xâm
lược tiến hành việc khai thác thuộc địa: không chỉ
tiềm năng kinh tế mà còn cả chất xám của người dân
bản xứ. Trong chiều hướng đó, tại các địa phương
nhiều trường học đã được người Pháp lập ra. 2. Nói đến các trường
học ra đời tại Cần Thơ, ta thường nghĩ tới trường College
de Can tho, nay là trường THPT Châu văn Liêm được
xây dựng từ năm 1917. Thực ra, có những ngôi trường ra đời
còn sớm hơn cả trường Trung học Cần Thơ. Đó là trường
Tiểu học Phong Phú (nay là trường Tiểu học Trần Hưng
Đạo) có mặt đã 101 năm! Và trong thành phố Cần Thơ,
trường Nam Tiểu học (nay là trường Tiểu học
Mạc Đỉnh Chi) vừa tròn trăm tuổi. Trường
Tiểu học Mạc Đỉnh Chi được xây dựng và đi vào hoạt động cách đây
đúng 100 năm (1913-2013). Nó ra đời trước trường College de Cantho
(nay là Trung học phổ thông Châu Văn Liêm) đúng 4
năm. Trường tọa lạc trong địa phận làng Tân
An, nay thuộc phường An Hội - Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, là
một trong những ngôi trường nội ô lâu đời nhất của thành
phố Cần Thơ và cả miền Tây sông Hậu. Trường gồm 3 khu vực, địa giới ban đầu gần
bên nhau với tổng diện tích 6750m2. Khu
vực chính (Khu A - vị trí của trường tiểu học Mạc Đỉnh
Chi hiện nay) xây dựng năm 1913, diện tích rộng 4560,9m2, nằm giữa
4 con đường chính. Mặt chính của trường hiện nay là đường
Xô Viết Nghệ Tĩnh (đường Phan Thanh Giản cũ), bên trái là
đường Trương Định, bên phải là đường Võ Thị
Sáu (trước là đường Pasteur), phía sau của trường là
đường Ngô Hữu Hạnh (trước đây là đường Trịnh
Tấn Truyện). Vị trí này rất thuận lợi cho việc đi lại học
hành của học sinh và cả việc đưa rước con em của các
bậc phụ huynh. Khu B: Trước còn gọi
là trường Võ Tánh xây dựng năm 1948 (nay là Trung tâm GDTX –
KTTHHN TP. Cần Thơ tọa lạc ở góc đường Trương Định
– Xô Viết Nghệ Tĩnh). Khu C: (tức là Mẫu
giáo An Hội) xây dựng năm 1949, hiện nay không còn sử
dụng. 100 năm qua, những thế hệ học
sinh đã lớn lên từ mái trường này luôn làm rạng
danh nhà trường bởi thành tích học tập, rèn luyện của
mình. Nhiều học sinh thành đạt ở nhiều lĩnh vực
kinh tế - xã hội, làm việc ở mọi nơi của Tổ quốc. Nhiều
cựu học sinh có học hàm, học vị cao, nhiều học sinh giữ cương
vị lãnh đạo chủ chốt cấp thành phố, cấp quận, các
tổ chức , đoàn thể, quân đội… Nói không quá lời,
hầu như những nam công dân cư ngụ trên địa bàn
trung tâm thành phố, từ những năm 13 của thế kỷ trước, đều
bước chân qua cổng trường Nam tiểu học với bao nhiêu kỷ niệm
ngọt ngào của thời thơ ấu. Sức lan tỏa của ngôi trường
không chỉ ở địa phương Cần Thơ, mà nó còn đi theo
bước chân những học sinh ngày nào đến mọi miền Tổ
quốc để cùng nhân dân góp sức dựng xây, bảo vệ quê
hương bằng tri thức, bằng cả tuổi thanh xuân đã một thời
được sự dạy dỗ của bao bậc ân sư đất Cần Thơ
cây lành trái ngọt. 2. Khi tôi đến Cần Thơ thì đã trưởng thành
và cũng qua rất lâu thời học trò tiểu học. Chính vì thế,
tôi không có được vinh dự là học sinh của ngôi
trường tuổi tròn thế kỷ. Nhưng không biết bao nhiêu lần,
tôi đứng tần ngần trước những dãy phòng học cũ kỹ,
nằm lặng lẽ dưới những cây còng rợp bóng ban trưa, hay những
đêm mưa, ánh đèn từ bên ngoài đường Phan Thanh Giản
hắt ánh sáng vàng vọt vào khoảng sân trường ngập nước.
Sao mà trường Nam Tiểu học Cần Thơ giống vô cùng trường
Tiểu học Tân Thạch ở quê tôi, vùng đất Bến Tre trong những
năm mịt mờ khói lửa. Rồi lại nhớ lan man đến
Thầy cô, những người gần gũi biết bao với đám học trò
quê áo quần không lành lặn, mỗi sáng ôm chiếc cặp đan
bằng đệm, lội qua mấy đoạn đường ngập nước, qua mấy
chiếc cầu gãy nát vì bom đạn, rồi lại tiếp tục qua “mấy
gian đồng” mắt đã mờ vì bụng đói đường xa
mà ngôi trường vẫn còn xa thăm thẳm!... Có lẽ vì
thế mà tôi quý trọng biết bao những thầy cô dạy tại trường
Nam tiểu học Cần Thơ. Có thầy về sau chuyển sang làm Giám thị
tại trường Phan Thanh Giản, rất được học trò kính nễ
vì đức độ, nhân cách, nhất là việc đối xử với
học sinh bằng cả tấm lòng nhân ái. Quý Thầy Cô ngày
nào kiên trì tận tụy với nghề, giờ đây hầu hết đã
bước vào cõi trường sinh. Một trăm năm đi qua đã có
biết bao thế hệ Thầy Cô nối bước để viết tiếp những
trang đời. Và... bao lớp học trò lớn lên, rời khỏi ngôi
trường thân yêu bước xuống cuộc đời, sao khỏi bồi hồi
khi nhớ về những tháng ngày thơ ấu? Qua tuổi sáu mươi,
mỗi sáng tôi lại đến trường Nam tiểu học ngày nào
với một công việc khác hơn: đưa cháu vào lớp học.
Ngôi trường đã hoàn toàn thay đổi với những dãy lầu
cao, những phòng học khang trang, làm ta hơi hụt hẫng. Nhưng
trên sân trường như vẫn còn đọng lại chút hồn xưa.
Đứng bên này nhìn qua cánh cổng, tôi vẫn còn thấy được
bên kia là mái ngói cổ kính rêu phong, là dãy lầu với
khung cửa sổ lá sách quen thuộc của trường trung học Cần Thơ.
Đây cũng là nơi tôi từng đứng hơn 40 năm trước. Từ
điểm “định vị” này, tôi đã quyết tâm tiếp
bước thầy cô. Khi tóc bắt đầu nhuốm bạc, khi bỏ lại
hết ảo vọng phù hoa, ta mới thực sự trải lòng ngược dòng
kỷ niệm và trong phút giây chợt thấy mình trở
lại tuổi hai mươi!
Phía sau tôi, tiếng cười đùa của các học sinh như
tiếng chim ríu rít gọi bình minh. Trong vô cùng những âm thanh rộn
rã đó, chắc chắn có sự góp phần của đứa cháu
ngoại thân yêu, cũng là một kỳ vọng của riêng tôi cho một
tương lai rực nắng. Và có lẽ, cũng là cách tôi đền
ơn bao nhiêu bậc ân sư dù không trực tiếp dạy mình nhưng
đã cho tôi những bài học sâu xa về cuộc sống thanh cao, về
điều không gì so sánh được trong trái tim thấm đẫm
chất nhân văn mãi rạng ngời trước bao biến động của
thời gian. Thành
phố Cần Thơ đang bước vào những ngày cuối năm.
Chút nắng lên cho đất trời thêm rạng rỡ. Và càng đẹp
biết bao, ngôi trường bước qua tuổi đời tròn thế kỷ
mà vạn tấm lòng vẫn phơi phới mùa xuân ! Lê Phước Nghiệp
NHỮNG NẼO ĐƯỜNG MÙA
XUÂN
1. Mùa hè năm
1965, tôi về thăm quê người bạn học ở Mái Dầm
trên một chuyến tàu xuôi dòng sông Hậu. Ở quê tôi “chiếc
tàu” nhỏ bé thế nầy chỉ được gọi là “đò
máy” và rất ngại mỗi lần ngược
sóng sông Tiền trong mùa gió chướng . Tàu nhỏ, dòng sông
cuồn cuộn phù sa, lại thêm đất trời trắng xóa một màn
mưa, nên trong lòng không chút nào yên. Tôi ngồi nhấp nhổm
trên băng gỗ phía trước , mắt cứ ngóng về phía tay phải
dòng sông. Theo lời bạn tôi, khi nào nhìn thấy cột ống khói
lò gạch, cũng có nghĩa là tới Mái Dầm. Một tiếng-rồi
hai tiếng trôi qua. Dòng sông dậy sóng, hàng đàn lục bình
trôi tăm tắp, xuôi về đâu mà hối hả như một cuộc
đuổi bắt không có điểm dừng chân? Lẫn trong tiếng máy,
trong tiếng sóng vỗ vào mạn tàu, tôi còn nghe được cả
âm thanh của những tràng đại liên vang lên đâu đó trên
bờ. Thời chiến, hình như mọi người cũng ít nói hơn.
Nụ cười trẻ thơ cũng tắt hẳn trên môi. Cái cảm giác
phập phòng lo sợ như một ám ảnh không rời. Khi mọi người trên tàu reo mừng, tôi nhìn qua cửa sổ,
thấy trước mắt mình là cột ống khói xây bằng gạch
thức thật cao đang thả từng ngụm khói lên bầu trời tháng
năm bây giờ sau cơn mưa đầu mùa đã trong vắt
gờn gợn mấy làn mây trắng. Bất chợt, nhìn trên bến, dọc
theo bờ sông, những cánh bằng lăng nở tím đung đưa trong gió.
Bao nhiêu lo lắng, băn khoăn bất chợt tan biến để trải lòng
ra hòa nhập cùng đất trời vô tận:
Em Mái Dầm sông xa lớp lớp
Bằng lăng mọc tím lối lên trời Khói
tàu bay trắng vàm kinh nhỏ
Đôi mắt em- màu xanh biển khơi… Chút lãng mạn thời học trò được
gửi qua mấy dòng thơ.Yêu dòng sông Hậu cuồn cuộn phù sa,
yêu bến nước phủ sắc tím bằng lăng, nhưng không khỏi
ngán ngẫm vì chuyến hành trình hơn ba tiếng đồng hồ trong
khi khoảng cách giữa bến Ninh Kiều và Mái Dầm chỉ trên dưới
mười cây số! Có lẽ không chỉ riêng tôi, mà bao nhiêu
khách đi tàu buổi ấy, vẫn thầm mong có một con đường
nối liền phố thị với vùng quê. Nhưng ước mơ nầy sớm
chìm trong lửa đạn. Thời chiến, sinh mạng con người mong manh, nói
chi là đắp bồi, xây dựng? Năm tháng dần qua, chiến tranh kết
thúc. Bao nhiêu gia đình trở về chốn cũ. Buổi đầu còn
nhiều khó khăn, di chuyển chủ yếu vẫn là sông nước. Con
đường nối các vùng quê được người dân tự
lực sửa chửa, nhưng vẫn là những con đường đất mùa
mưa lầy lội. Họa hoằn lắm mới có một số ít đường
quê lót xi măng, nhưng thường ngắn và chủ yếu
dành cho người đi bộ. Như vậy có nghĩa là mơ
ước năm nào của tôi và của những hành khách trên
chuyến tàu xa xôi kia ví như những cánh lục bình trôi về
biển cả… Tháng
12 năm 2010, tôi trở lại Mái Dầm không phải trên chuyến tàu
năm cũ mà bằng xe gắn máy. Qua khỏi cầu Quang Trung, rẻ phải,
bỏ lại sau lưng cái ồn ào của một thành phố đang chuyển
mình theo bước đi thời công nghiệp hóa, con đường nhựa
phía trước trải rộng thênh thang.Tháng Chạp phương Nam thoáng
chút gió mùa Đông Bắc, cái nắng không gay gắt nhưng bầu
trời thì xanh thăm thẳm làm lòng ta chợt nôn nao khi trời đất
giao mùa.Về mái Dầm lần nầy, không chỉ thăm người bạn
cũ mà còn để tiễn bạn tôi vào cõi vô cùng.Thời
học trò, chúng tôi đã từng mơ ước một con đường
như thế nầy, nhưng tiếc cho bạn tôi: sau năm 1975, anh về
quê sống cuộc đời nông dân bình dị rồi ngã bệnh liệt
giường suốt mấy năm dài. Điều đó cũng có nghĩa
là anh không có cơ hội để nhìn và để được
đi trên con đường dẫn về quê mẹ.Và có bao nhiêu người
như bạn tôi - như những người dân tay lấm chân
bùn, giống như cánh đom đóm nhỏ bé kia lập lòe mơ
ước từ một góc quê hương rồi cuối cùng chìm khuất
trong bão táp thời gian? Mấy mươi năm dài sau chiến tranh, còn nhiều
điều chưa vừa ý và cần thay đổi, nhưng rõ
ràng ai cũng nhìn thấy được những thay đổi rất lớn của
Cần Thơ. Con đường nhựa thênh thang đâu chỉ đến
Mái Dầm, mà còn qua Cái Côn, còn về Kế Sách. Cuối
năm 2011, tôi và các bạn đồng nghiệp cùng làm một cuộc
viễn du. Từ con đường nầy, chúng tôi qua Kế Sách, ghé Sóc
Trăng, xuống Vĩnh Châu rồi trở lại Cần Thơ theo quốc lộ. Con
đường chúng tôi đi qua hai bên là những cánh đồng tăm
tắp một màu xanh, có lúc là một thị trấn trẻ với cửa
nhà san sát. Đẹp và tự hào biết bao quê hương
tôi trong những năm tháng thanh bình… 2. Thêm một lần đất trời
chuyển nhịp. Cũng buổi chiều cuối năm se lạnh, Thành phố nhộn
nhịp chuẩn bị vào Xuân. Con đường Hòa Bình lung linh ánh
đèn với sắc màu rực rỡ. Xuôi theo dòng người hối
hả , tôi lại qua cầu Quang Trung, nhưng rẽ trái theo đường dẫn
cầu Cần Thơ về hướng Hậu Giang. Miền Nam nhiều sông
rạch nên đường đi cũng san sát những nhịp cầu! Nhưng có
lẽ đặc biệt và độc đáo hơn, nếu bạn dừng xe, đứng
trên cầu và hướng tầm mắt về xa. Dưới kia là
dòng sông hiền hòa, đục nước phù sa, uốn quanh những vùng
quê yên tĩnh. Cặp theo dòng sông, không chỉ một con đường,
mà có đến năm bảy lối đi, kết lại tựa như những
cánh hoa tỏa về muôn nẽo. Những con đường nầy dẫn về
đâu? Một thôn xóm yên bình, một chợ quê ồn ào ban
sáng, hay một ngôi trường rộn tiếng đùa vui? Yêu biết bao nhiêu - những con đường quê
như thế. Những con đường - giống như đường về Mái
Dầm - là ước mơ từ bao nhiêu năm tháng để hôm nay trở
thành hiện thực. Chợt nhớ thời thơ ấu, đứa học trò
nhà quê chân đất đầu trần, mùa mưa phải bấm từng
bước chân trên con đường trơn trợt, mùa khô đất
nứt trắng, lại bước thấp bước cao nên hầu như các móng
chân không bao giờ nguyên vẹn! Con đường đi tìm tri thức của
thế hệ chúng tôi sao mà vô cùng gian khổ. Có những ngày
bụng đói, phải vượt mấy “gian đồng”, mắt đổ
hào quang mà trường tôi vẫn còn xa thăm thẳm. Tuổi thơ hôm nay thật vô cùng hạnh phúc.
Con đường quê các em đi bằng phẳng, thênh thang mà
lối vào đời cũng phủ kín hoa hồng. Xin được ghi ơn những
hy sinh lặng thầm của bao nhiêu người khai hoang
mở đất. Xin gửi chút ngậm ngùi quá khứ như một hạt
bụi chôn vùi để nẫy mầm hoa cỏ .Và, để những con đường
Cần Thơ tôi yêu mãi mãi là những nẽo đường xuân… Cần Thơ, tháng Chạp 2012. LÊ TRÚC KHANH.
LÊ TRÚC KHANH BẾN NINH KIỀU- NĂM THÁNG VÀ
NỖI NHỚ.
1. Tôi đến Ninh Kiều lần đầu tiên vào những
năm 60 của thế kỷ 20.Lúc bấy giờ, dù trong thời chiến, nhưng
Cần Thơ vẫn là thành phố sầm uất nhất ở vùng đồng
bằng sông Hậu mà người dân gọi bằng mỹ từ “Tây
Đô” với tất cả sự tự hào.Suốt những năm học trò
Trung học,tôi học ở trường Trung Học Nguyễn Đình Chiểu và
nhà ở cạnh hồ Nước ngọt, cách trung tâm thành phố Mỹ
Tho chỉ một con đường. Chẳng biết tự bao giờ,câu ca dao quen thuộc
đã đi vào lòng tôi: Đèn
Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu.. Điều đó, chứng tỏ rằng có một
thời , Mỹ Tho chỉ “thua chị kém em” là so với Sài Gòn,
chớ Cần Thơ chưa xứng mặt “anh tài”!Thế mà những
năm 60, chưa bao giờ tôi thấy nhà lồng chợ Mỹ Tho mở cửa
quá bốn giờ chiều.Vườn hoa Lạc Hồng cũng là
nơi khách nhàn du lui tới, phía bên kia sông là Cù Lao Rồng
xanh ngắt những vườn cây, nhưng ánh đèn đêm
vàng vọt đã giục khách nhanh chân về nhà vì phía cuối
trời xa, những ánh hỏa châu long lanh trên sóng nước Tiền
Giang như nhắc nhở mọi người quê hương còn chìm trong
lửa đạn. Với suy nghĩ đó, tôi vô cùng ngạc nhiên khi chợ Cần
Thơ hầu như buôn bán suốt đêm và bến Ninh Kiều lúc
nào cũng rộn ràng xe ngựa. Hình như cánh tay bạo lực của
chiến tranh không chạm tới nơi nầy?Cũng không cần phải
đi tìm trong tư liệu về nguồn gốc tên gọi Bến Ninh Kiều.Đó
là cái tên bắt nguồn từ giai thoại về Chúa Nguyễn Ánh
trong một lần thả thuyền trên sông Bassac vì mến tiếng đàn
câu hát mà đổi lại là Cầm thi giang. Đó là những
năm sau 1955, chính quyền miền Nam đổi tên Bến Hàng
Dương thành Bến Ninh Kiều bởi con đường cặp theo dòng sông
lúc bấy giờ có tên là đường Lê Lợi? Những điều
nầy với tôi không có gì quan trọng. Cảm nhận trước hết
của tôi về Bến Ninh Kiều là nét đẹp trong sáng hồn nhiên
của cô gái miệt vườn, nhưng đã thay đổi
y phục người phố chợ cộng thêm một chút trang điểm nhẹ
nhàng, thành ra vừa dễ gần mà lại đậm đà hương
sắc làm say đắm lòng người. Khi đất trời chuyển mùa, tháng Chạp
trở về mang theo chút gió heo may từ phương Bắc.Ấn tượng
rõ nhất của mùa Đông là buổi sáng ngợp mắt vì
những chiếc áo ấm đủ màu xuôi ngược trên đường.
Có lẽ những người cùng thế hệ tôi đều có chung suy
nghĩ: hình như thời đó, mùa đông lạnh hơn bây giờ
rất nhiều? Trong những ngày nầy, Bến Ninh Kiều
càng rực rỡ hơn với ngàn hoa khoe sắc. Từ Ngã ba cột đèn
ba ngọn cho đến sát khu vực Hải Quân ( nay là khu nhà hàng
Ninh Kiều), hàng trăm loại hoa kiểng từ khắp nơi được thương
lái đưa về bày bán . Hàng đoàn ghe thương
hồ nối đuôi nhau, cắm sào phía dưới bờ sông.Phía
bên kia, xóm Chài vốn dĩ ngày thường trầm mặc ,dường
như cũng rộn rã hẳn lên.Từ các loại cúc đại đóa,
cúc mâm xôi, cho đến vạn thọ, hoa xác pháo, trạng nguyên,
ngọc nữ… và bao nhiêu loại hoa vừa lạ vừa quen mà tôi
không làm sao nhớ hết.Cứ mỗi năm, những nghệ nhân dân gian
lại sáng tạo thêm nhiều tên gọi mới, như một
mong ước: sống lâu, sống giàu sang, hạnh phúc..và các loại
hoa mang tên như thế cũng rất được người Cần Thơ đón
nhận nhiệt tình. Bùng binh
Đại lộ Hòa Bình Tết Mậu Thân 1968 Thời chiến, tiếng súng hòa lẫn
vào tiếng pháo.Càng gần đến ngày đưa ông
Táo về trời , hai thứ âm thanh nầy lại càng chen nhau
như một điệp khúc đầy nghịch lý. Nôn nao khi sắp đón
một mùa Xuân, nhưng tự lòng tôi không khỏi thoáng chút
ngậm ngùi.Cần Thơ thanh lịch, Cần Thơ rộn ràng xe ngựa, nhưng
vẫn không che giấu được những ánh mắt đượm buồn,
nhưng chiếc áo sờn vai, những bàn tay chai sần.. của người dân
nghèo trôi nổi sông hồ trên những con thuyền
chất đầy hương sắc mùa Xuân để đem bán cho đời! Nhưng có lẽ, điều mà tôi nhớ nhất về Bến Ninh
Kiều vào xuân là những kỷ niệm ngọt ngào của một thời
thơ mộng. Những năm trước 1975, học sinh các trường công lập
ở miền Nam thường được chia tách nam, nữ học riêng.
Nam sinh thì quần xanh áo trắng, còn nữ sinh thì mới vào lớp
Đệ Thất ( nay là lớp sáu) đã phải mặc áo dài.Cần
Thơ có hai trường trung học lớn và nổi tiếng khắp vùng
sông Hậu : trường Trung học Phan Thanh Giản và
Trung học Đoàn thị Điểm. Hai trường cách nhau một con đường
nhỏ ( trước mang tên Pasteur, nay là đường
Võ thị Sáu) mà lại bị cấm đi vì ở gần khu quân
sự.Biết bao nhiêu chàng “ thi sĩ học trò” đã gửi
lòng mình qua những sáng tác thơ văn đầy lãng mạn cho
một bóng hồng nào đó thoáng hiện qua chiếc cầu thang bên
kia ngôi trường “kín cổng cao tường”.Những mối tình
thơ câm lặng đó rồi cũng như một con sóng nhỏ trên mặt
trường giang, sẽ phai dần đi để trở thành kỷ niệm khi chúng
ta bước xuống cuộc đời.Nhưng , mùa Xuân và Bến Ninh Kiều
đã khơi một dòng chảy cho nước về nguồn , cho bao nhiêu câu
chuyện tình học trò cứ tưởng mong manh như sương khói mà
lại bền bĩ với thời gian. Hạnh phúc nhất với tuổi học trò chúng tôi thời
đó là những buổi sáng giáp Tết, cũng ôm cặp sách
tới trường , nhưng không vào lớp , mà điểm hẹn là
Bến Ninh Kiều ! Mặt trời lên, mang theo chút nắng ấm, gió từ
sông Hậu thổi vào lồng lộng,bạn cứ ngỡ đi trong chợ hoa
mà như lạc tới Đào Nguyên! Chung quanh ta, hàng trăm
tà áo dài trắng nữ sinh tung bay trong gió, những nụ cười,
ánh mắt, những câu chuyện không dứt..Mùa Xuân hình như
tràn ngập trong mỗi trái tim người.. Giã từ năm tháng học trò, bước
vào cuộc sống với bao nhiêu hệ lụy, hình ảnh một thời
đó đã bị phủ kín bởi lớp bụi thời gian.Mấy mươi
năm- dù vẫn sống ở Cần Thơ- nhưng rất ít khi tôi đi
chợ Tết Ninh Kiều. Cuộc sống bộn bề lo toan chuyện áo cơm, con
cái..Những ngày giáp Tết thì tất bật nên nếu có ghé
vào phiên chợ tết thì cũng vội vàng . Một điều nữa
là hiện nay, nữ sinh cũng rất hiếm khi mặc áo dài trắng như
ngày xưa, nên chợ hoa Xuân -với cảm nhận riêng tôi- hình
như cũng giãm phần sinh động. 2. Mùa Xuân lại về. Bến Ninh Kiều hôm nay đẹp
hơn với những công trình xây dựng. Lối đi rộng
hơn, con đường cặp sát bờ sông thoáng
đãng và không còn lồi lõm như nhiều
năm trước. Phía bên kia, Xóm Chài cũng đang dần thay chiếc
áo cũ kỹ năm xưa để bước vào thiên niên kỷ mới.Chợ
hoa sau bao nhiêu lần đổi chỗ , cuối cùng nơi đây vẫn là
điểm chính. Thực ra, khách có thể đến chợ hoa Nhị Kiều,
làng hoa Bà Bộ, hay những con đường hoa tự phát dọc theo lối
dẫn về Bình Thủy-Long Tuyền. Nhưng có lẽ trong suy nghĩ của những
cư dân “cố cựu” Cần Thơ, thì không nơi nào phù
hợp hơn Bến Ninh Kiều.Điểm đặt chợ hoa không chỉ thuận
tiện cho người mua mà còn cho kẻ bán.Vị trí phải là
“trên bến dưới thuyền”, để ghe thuyền dễ dàng lui tới,để
có nước sông tưới mát giữ được sắc hoa bền lâu
trong suốt thời gian bán Tết.
Xuân nầy, tôi lại có dịp đi chợ hoa Ninh Kiều, nhưng bên
cạnh là đứa cháu ngoại vừa ở tuổi biết cảm nhận cái
đẹp của hoa và cũng có hàng trăm câu hỏi về hoa mà
đôi lúc ông ngoại phải chào thua vì không có lời giải
đáp ! Lại nhớ lan man về những người bạn học,trong đó
có nhiều người đã vĩnh viễn ra đi.Một đêm
nào trong mùa xuân chiến tranh, tôi và Hà Huy Thanh đã đi chợ
Tết Ninh Kiều với cả tấm lòng phơi phới tuổi hai mươi :
Ra chợ đêm chờ xem pháo bông
Bến bờ bên ấy vẫn mênh mông.
Hai thằng bạn rũ đi trên pháo
Để thấy tình yêu vẫn đẹp hồng.. Rồi người bạn thân ấy cũng đã
nói lời vĩnh biệt.Ngày bạn mất, lòng tôi đau nhói vì
Hà Huy Thanh ra đi là đã mang theo một phần đời thanh
niên của tôi ở đất Cần Thơ .Điều đó, hôm nay tôi
cũng không thể tâm sự với cháu mình mà chỉ giấu kín
trong lòng .Rồi lại nhớ cô bé học trò mỗi ngày với tà
áo trắng bay trên đường Phan Thanh Giản để cho ai kia cứ theo bước
giai nhân, khoảng đường gần mà mắt thì xa dịu vợi ! :
Đại lộ và mười lăm cột đèn
Bây giờ nghe khoảng cách dài thêm
Dấu chân hai đứa nhòa sương bụi
Anh ngẩn ngơ- thời gian lãng quên… Cố nhân nay cũng đã là bà
nội, ngoại, tóc bạc màu theo năm tháng và có lẽ những
câu thơ vụng về chắc cũng không còn nhớ nổi
dù hồi nào tôi đã nắn nót từng dòng trên
giấy poluer xanh để kín đáo gửi cho nàng.Mà thôi, nhắc
làm gì cái thời hoa bướm đó. Tôi chợt ngước nhìn
lên khung trời tháng chạp.Quê hương tôi đang bước vào
xuân với không gian bát ngát màu xanh,cao vời vợi như nhữn g
niềm mơ ước không cùng. Lẫn tron g cái nền xanh bình yên
đó, có một vầng mây trắng phiêu bạt cuối trời xa,trôi
rất chậm như có chút gì lưu luyến nên bất chợt trong
khoảnh khắc dừng lại phía vàm sông.Có phải
đó là Hà Huy Thanh, là Lăng Cảnh Huy, …hay bao nhiêu người
khác nữa, những người cùng tôi góp mặt trong chợ
Tết Ninh Kiều mà giờ đây đã là
“bạch vân thiên tải” ? Đi giữa những hàng hoa “ nghìn tía muôn
hồng”, lòng ta phơi phới khi đất trời đang chuyển bước
vào xuân.Đẹp biết bao-quê hương Cần Thơ- nơi tôi đã
gửi trọn hoài bão một thời thanh niên đầy ắp những ước
mơ hồng.Nhưng tự sâu thẳm lòng mình, tôi vẫn thấy nhớ
tiếc những tà áo dài năm nào như đàn bướm trắng
mùa Xuân đang hút mật cuộc đời để gửi lại nhân
gian những dòng thơ ngọt ngào hương sắc.Những tà
áo trắng một thời- cũng như bạn bè tôi- giờ như vầng
mây kia trên khung trời xanh thẳm … Nữ sinh các trường Trung học trong Thành phố Cần
Thơ giờ rất ít khi mặc áo dài (trừ ngày thứ hai), nên
dù có vào chợ hoa ngày Tết , thì hầu như chỉ là đồng
phục ngắn.Tuổi trẻ hôm nay hồn nhiên, trong sáng và đẹp
hơn so với tuổi trẻ ngày xưa, bởi các em lớn lên trên một
đất nước thanh bình , mà những ám ảnh chiến tranh đã
lùi xa vào quá khứ.Nhưng đi giữa ngàn hoa Bến Ninh Kiều, lòng
tôi vẫn có chút bâng khuâng.Giá mà… Bất chợt, ước ao phải chi trở
lại thời mười tám tuổi , trở lại một Ninh Kiều hôm nay nhưng
lại tung bay sắc trắng tinh anh của chiếc áo học trò bên hàng
trăm loài hoa đang chào đón mùa Xuân.Để tôi
được cùng bạn bè chen chân trong rừng người đón Tết,
để viết trọn những vần thơ thời mới lớn :
Trên những đường xưa rợp áo dài
Em về- gió động tóc thề bay… Hoặc ngồi trên chiếc ghế đá
nào đó cạnh bờ sông mà mơ một chuyến đi đầy lãng
mạn : theo đoàn ghe thương hồ trở về các vùng quê khắp
mọi miền đất nước khi kết thúc chợ hoa vào trưa ngày
ba mươi tết.Ninh Kiều ơi, yêu biết bao nhiêu….. Cần thơ, những ngày cuối năm. LÊ TRÚC KHANH. _____________________________________________________________
LÊ TRÚC KHANH
“ĐỒNG TƯỚC XUÂN THÂM TỎA NHỊ KIỀU”
Ngày mới tới Cần Thơ, khi
xe qua hai chiếc cầu sắt song song nối liền đôi bờ sông Cái Khế,
trong đầu tôi đã hiện ra một câu thơ Đường quen thuộc:
“Đồng tước xuân thâm tỏa Nhị Kiều”. Dĩ
nhiên, câu thơ cổ nầy chẳng chút liên quan nào đến hiện
tại, bởi đó là một giai thoại từ thời Tam quốc! Nhưng chỉ
vì “Nhị Kiều” lại là một mỹ danh để gọi chiếc
cầu đôi. Ôi, hiền lành và nhỏ bé biết bao, con sông nối
mạch Cần Thơ để rồi len lỏi vào tận vườn cây trái
xanh tươi miệt Bình Thủy, Phong Điền.Trong thời học trò, không
biết bao nhiêu lần, tôi ngẩn ngơ đứng trên bến Nhị Kiều
mà trông vời chiều mưa Cái Khế. Những đám mây đen
đó, rồi sẽ theo gió trôi giạt về đâu, cứ để con
sông bập bềnh muôn lượn sóng. Sát bờ sông, có một
công viên nho nhỏ, đặt vài băng ghế đá, bãi cỏ xanh,
bóng cây mát rượi là chỗ dừng chân cho khách nhàn du.
Kỷ niệm một thuở trong sáng hồn nhiên chừng như theo con
nước lớn, ròng với những đám lục bình vô định
trôi tăm tắp về đâu.
Rồi theo qui luật muôn đời “Sông sâu bên lỡ bên
bồi”, phía bên nầy bờ bị dòng chảy Cái
Khế xoáy mòn và chỉ trong một khoảng ngắn thời gian, công viên
nhỏ bé kia đã chìm theo bao lượn sóng vô tình. Ở ngay
giao điểm ngả ba con đường Phan Thanh Giản và Duy Tân (Nay là đường
Xô Việt Nghệ Tĩnh và Hoàng Văn Thụ) sát bờ sông, có
một gốc phượng già, đến mùa hè trổ bông rực rỡ.
Bạn bè tôi đều đồng ý đó là cây phượng
đẹp nhất thành phố Cần Thơ. Những cánh phượng hồng
rơi trong gió, bay lả tả trong không gian rồi cũng tự giấu mình
trên mặt sông dài. Phượng giống như chúng tôi, vùi lấp
tuổi thơ ở một góc quê hương ngạt ngào mộng tưởng.
Theo năm tháng, tôi trưởng thành từ trong khói lửa chiến tranh
và bước vào nghề dạy học. Đôi lúc giữa nợ nần,
cơm áo vây bủa, chợt nhớ lại ngày thơ, lòng không khỏi
ngậm ngùi :
Bảy tám năm rồi xa lớp học
Xa trường- xa hết cuộc rong chơi
Dòng sông Cái Khế buồn thiu đó,
Đã cuốn tình trôi vạn nẻo đời….
Vậy đó, mà đã gần 50 năm trôi
qua. Có biết bao cuộc đời, bao thế hệ lớn lên trên một quê
hương đang từng ngày đổi mới. Cây phượng cũ không
còn. Hai chiếc cầu sắt hiền lành, nhỏ nhắn được thay bằng
chiếc cầu bê tông hiện đại, nhưng cái tên Nhị Kiều
vẫn tồn tại với thời gian. Mấy năm sau nầy, bờ sông Cái
Khế được kè đá cả hai bên, phía đường Hoàng
Văn Thụ xây dựng công viên mới, cũng tấp nập trên bến
dưới thuyền. Đặc biệt hơn, cứ mỗi lần giáp Tết, những
dãy hàng hoa san sát, nối liền hai đầu cầu bên nầy là
An Cư, và bên kia là An Hội. Dưới bến sông, chen chúc ghe xuồng
chở hoa từ các vùng quê tới: An Bình, Long Tuyền, Bình Thủy,
Vàm Xáng, Phong Điền... Lại có cả người bán hoa Tết từ
các vùng cù lao, từ Sa Đéc, Đồng Tháp... cũng ghé vào
đây để góp thêm sắc màu cho mùa xuân mới. Nhị Kiều
rộn ràng với vạn thọ, hoàng mai, đỗ quyên, trạng nguyên,
ngọc nữ... và hàng trăm loại hoa mà tôi không làm sao nhớ
hết. Cái không khí vui tươi, rạo rực ấy bắt đầu sau
rằm tháng Chạp cho đến xế trưa ngày ba mươi Tết. Khi chiếc
ghe thương hồ cuối cùng rời bến, Nhị Kiều trở lại với
bình lặng cố hữu của nó như mọi ngày, để cùng nhân
gian nhẹ bước vào xuân.
Lòng tôi lại bồi hồi vì một cảm xúc mênh mang, như
muốn ngược dòng ký ức. Vẫn là Nhị Kiều quen thuộc của
tôi, của một thời học trò hồn nhiên trong trắng. Chắc hẳn
là do chủ quan, tôi yêu Nhị Kiều hơn cả bến Ninh Kiều! Trong cảm
nhận của riêng tôi, Ninh Kiều đẹp và sắc sảo như một
cô gái thành phố, trong khi cái đẹp của Nhị Kiều là một
nét duyên quê, một thứ “hoa đồng cỏ nội” mà gặp
một lần ta chẳng dễ gì quên.
Lại thêm một lần đất trời chuyển nhịp. Mùa Xuân trở
về để Nhị Kiều thêm rực rỡ, để tôi có dịp
nhìn từng hàng ghe thuyền san sát mà trở lại ước mơ
thời trẻ: chờ đợi một chuyến đi xa với điểm khởi đầu
là con sông Cái Khế thân quen. Tuổi tác, năm tháng, cuộc đời...
đã làm mòn dần trong ta bao nhiêu khát vọng. Thì thôi, xin
nguyện làm một giọt phù sa, lắng giữa dòng trong để giữ
tròn kỷ niệm hôm qua và gởi lại nghìn sau chút lòng yêu
đất nước…
Cần Thơ, những ngày cuối năm 2011
LÊ TRÚC KHANH
MỘT CHÚT LÒNG QUÊ
*Tặng Trần Bang Thạch, Lê Cần Thơ và
những người xa xứ. .
1. Cuối năm,trời
mênh mang trở lạnh.Mùa đông đến sớm với chút mưa bụi
lất phất đường như điểm thêm một nét duyên ngầm
cho vùng đầt phương Nam chỉ có hai mùa mưa nắng.
Buổi tối, xem phóng sự ngắn của Đài THVN về sự chuyển
đổi đột ngột của thời tiết buổi tàn niên.Người
miền Nam khi được phỏng vấn “ Bạn nghĩ gì về cái
lạnh và cơn mưa bụi?” thì thích thú, hài lòng vì
được cái “ hương vị” của mùa đông chỉ biết
từ sách vở.Những người miến Bắc, từ một viên chức,
công nhân ..đến người lao động thủ công đang ngược
xuôi mưu sinh ở đất Sài Gòn , đều có chung
cảm xúc “thương nhớ mười hai” và nỗi nhớ càng
thiết tha hơn khi đất trời đang chuyển nhịp.Mới thấy tình
quê thật là sâu nặng.... 2.
Năm 1923, nhà cách mạng Nguyễn
An Ninh vừa tròn 24 tuổi. Có người nhận xét rằng ông mang tâm
hồn nghệ sĩ, ít nghĩ tới việc tổ chức lực lượng cách
mạng.Nhưng chắc chắn ở ông là lòng nồng nàn yêu nước,
yêu dân mà cụ thể là tình yêu đất, yêu
người. Trong bài “Cao vọng của bọn thanh niên An Nam”
ông có viết : “ Ta cần
phải lên một chỗ non cao, ở một nơi yên tịnh mà tra mình
cho biết các thân của mình thế nào, rồi lấy con mắt hoà
hảo, tương ái mà ngó cả vũ trụ, xã hội chung quanh mình.
Chừng ấy, ta mới bỏ chỗ non cao mà trở về với xã hội,
cái xã hội ấy ta có thể dùng trọn cái tinh thần tạo
lập của ta được. Nghĩa là ta đây là người An Nam, ta
phải trở về với xứ Nam Việt nầy vì ta là người sanh trong
xứ nầy, ta quen biết với non sông, nòi giống của ta thì ta làm
việc làm của ta, ta khỏi mất công lần mò vô ích.”
Văn phong quốc ngữ những năm hai mươi của thế kỷ trước
có thể hơi dài dòng, khó hiểu với thế hệ hôm nay, những
nội dung của nó vẫn là những điều còn tươi rói :
Yêu nước gắn liền với tình yêu quê và luôn luôn,
quê hương vẫn là nơi đẹp hơn tất cả.
Từ mối đồng cảm với người xưa, lòng ta chợt thoáng
chút bồi hồi khi cuối năm nhớ về quê cũ.Quê tôi nằm
bên kia Thành phố Mỹ Tho, cách một dòng sông cửa Đại mênh
mông bốn mùa miên man sóng vỗ.Hồi đó, chiếc cồn cát
chắn ngang vàm sông chưa nổi lên, nên tới mùa gió chướng
thì sóng bủa trắng chân trời. Trên dòng sông, hàng đàn
le le không biết từ đâu, đúng hẹn trở về dập dềnh bơi
lội, như báo cho mọi người biết là năm cùng tháng tận.Chúng
dạn dĩ đến độ chẳng thèm tránh ghe tàu xuôi ngược,
nên đôi khi chết dưới “chân vịt” mấy chiếc phà.
Loài vật nầy giống hệt loài “vịt Tàu”, có điều
nhỏ hơn một chút, và tôi cũng chưa thấy ai săn bắt chúng
làm thức ăn.Rồi khi mùa đông sắp hết, tiết
trời ấm áp chuyển sang xuân, cả đàn rủ nhau bay đi, trả
lại cái mênh mông của dòng sông với hàng vạn cánh lục
bình nối nhau trôi về vô tận.
Khoảng vài mươi năm nay, tự dưng không còn thấy đàn
le le xuất hiện ( Nếu có chăng, chúng trở thành một trong
những món ăn “ cao cấp” ở các quán nhậu đầy
dẫy trong thành phố Cần Thơ ! ). Có phải vì nòi giống
chúng bị tận diệt hay vì cuộc sống ồn ào náo nhiệt của
thành phố ngàycàng sôi động làm mất đi hình ảnh
một thời qua ? Nối hai bờ sông
lúc đó, là những chiếc phà nhỏ chỉ có 1 đầu để
xe cộ và khách bộ hành lên xuống. Khi phà cặp bến, khách
lên xong, mới đến lượt xe di chuyển và dừng lại ở bàn
cầu gỗ đặt trên cầu phao. Cái sàn cây nầy
cũng thật đặc biệt : hình chữ thập, lót gỗ chắc chắn,
có hệ thống bánh xe lăn phía dưới.Những người công
nhân bến phà sẽ dùng sức đẩy cầu, để xe được
trở đầu thuận chiều lên bến. Từ những năm 70 của thế
kỷ trước, dạng cầu phao nầy cũng đi vào quá vãng, bởi
đã có phà 2 đầu và cầu phao cũng vững vàng,
rộng rãi hơn. Nhiều lúc qua phà, lòng lại chợt bâng khuâng.
Trong cái se lạnh cuối năm, khoảnh khắc dừng lại trên chiếc cầu
phao mới, lòng ngậm ngùi nhớ “ người muôn năm cũ”
! Rồi những ngày sóng
lớn, qua phà ướt đẫm cả người. Công nhân
phà phải cột chặt các xe lớn bằng dây luộc vào hai bên
lan can phà. Những bà mẹ, người chị đi chợ tết Mỹ Tho về,
đang tíu tít nói cười, trong phút chốc mặt mày xanh mét
ngồi nép mình bên thành phà, miệng lâm râm cầu Trời
Phật cho được bình yên, phà mau cặp bến. Nhiều bà mẹ
quá sợ, quăng bớt hàng của mình xuống sông lớn để
cho “ nhẹ phà, không chìm” ! Khổ thay, đó lại là dưa
Tết- những trái dưa loại nhứt- chẳng những không chìm mà
lại dật dờ trên sóng nước. Và suốt thời thơ ấu cho
đến khi được đi trên những chiếc phà lớn, rộng rãi,
an toàn như hôm nay, tôi chưa bao giờ nghe có một chiếc phà nào
chìm trên dòng cửa Đại! Có điều, những hình ảnh
ngộ nghĩnh, buốn cười với bao nhiêu con người chơn chất, thật
thà đã mãi mãi chìm sâu trong con sông đời vô tận.....
Mùa Xuân miền Nam hình như thường hay đến sớm.Đến
trong âm thanh tiếng quết bánh phồng từ làng trên xóm dưới.
Đến trong tiếng guốc rộn rã đường quê.Người dân
quanh năm đầu trần, chân đất, lối đi thì mùa mưa lầy
lội, mùa nước nổi thì di chuyển bằng xuồng ghe. Nhưng khi bắt
đầu trở gió bấc, con đuờng khô trắng, buồi
sáng dẫm lên mát rượi bàn chân.Nhớ biết bao hàng vĩ
đan bằng lá dừa phơi bánh tráng, gác trên giàn cao, đủ
cho tôi bóng râm với giấc ngủ bình yên những ngày trưa
tháng Chạp. .
Nêu mới vươn trời ru gió bấc,
Mười lăm tháng Chạp đã vào xuân
Bỏ manh áo vá từ năm ngoái,
Khua guốc đường mơ pháo lại gần.... . Nhưng
với thời thơ ấu, kỷ niệm tuyệt vời nhất của tôi là
những sớm cuối năm qua đò Rạch Miễu. Một vùng sông nước
trắng xoá sương mù, phà trôi nhẹ nhàng, sóng gợn lăn
tăn.Tâm hồn cậu học trò nhà quê nhiều mơ mộng như gởi
tận đâu đâu.Tôi hình dung phía sau vùng sương mù ấy,
chiếc phà sẽ đưa tôi đến cõi Đào Nguyên! Bồi
hồi nhớ truyện Từ Thức gặp tiên “Từ buộc thuyền lên
bờ coi, thì thấy khí núi xanh biếc, vách đá dụng thẳng,
cao hàng ngàn trượng. Rồi theo lối nhỏ mà lần vào,.Cửa
vách đá khép lại ngăn lối về trần.Và từ
đó, nhân gian bảo rằng Từ Thức đã lạc lối Thiên thai...” .
Tuổi thơ ai lại chẳng một lần ước mơ như thế? Huống
chi khi tôi vừa lớn lên thì quê hương mịt mù
khói lửa.Nhưng khi bước vào cuộc đời nghiệt ngã, trôi
dạt nơi xứ lạ quê người, mới hiểu rằng Đào Nguyên
không có thực. Nhưng không thể phủ định rằng chính những
điều đáng nhớ đáng thương của thời thơ ấu đã
chắp cánh cho tôi bằng những ước mơ hồng..... . 3. Cho
đến hôm nay, câu chuyện cổ tích của hơn 600 năm trước
vẫn còn nao lòng ngưòi. Có điều, chưa ai lý giải rõ
ràng nguyên nhân nào Từ Thức lại cương quyết rời bỏ
cõi tiên để trở về cõi tục. Phải chăng giữa người
xưa và thế hệ hôm nay vẫn chung dòng suy nghĩ: Đào Nguyên
đẹp, nhưng thiếu hẳn tình người và Từ Thức quay về
bởi chàng còn một chút lòng quê?
Cần Thơ, đầu năm 2010.
Lê Trúc Khanh.
VÙNG ĐẤT PHƯƠNG NAM VÀ TINH THẦN
TÔN SƯ
TRỌNG ĐẠO .
o Lê Trúc Khanh
(Về Nguồn - Tây đô)
1 Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hoá,
dinh phủ đặt tại làng Ái Tử, thuộc huyện Đăng Xương,
Quảng Trị ngày nay. Theo chân ông, những người lưu dân VN đã
có mặt trên một vùng đất mới, đất của những dân
tộc Chiêm Thành, Chân Lạp, Bồn Man, Lão Qua, Phù Nam... đầy
lạ lùng, kỳ bí mà càng tiến về Nam như đi vào thời
hồng hoang với rừng tràm rừng đước bạt ngàn, sơn lam chướng
khí, muỗi, mòng, đĩa vắt, "dưới sông sấu lội trên
rừng cọp đua". Năm 1658 Hiền Vương Nguyễn Phước Tần
tiếp nối quá trình chinh phục và khai thác, sáp nhập vùng
Mô Xoài (Bà Rịa - Biên Hoà) vào lãnh thổ VN. Hai mươi
năm sau (1679) các tôi thần nhà Minh vượt biển Đông sang xin thần
phục chúa Nguyễn và tiếp tục khai thác vùng Lộc Dã (Đồng
Nai) và Mỹ Tho. Năm 1695, thêm Mạc Cửu đến khai thác vùng Rạch
Giá - Hà Tiên. Như vậy, theo đà Nam trấn, từ năm 1757 vùng
đất về sau được gọi là "Nam kỳ lục tỉnh" đã
hoàn toàn là một phần máu thịt của đất nước VN.
Vì đây là vùng đất mới, nên đối với lưu dân,
không phải là hưởng thụ, thụ động chờ thời vận mà
phải là tích cực khẩn hoang. Bằng chính nổ lực tự thân,
qua bao nhiêu năm tháng, người lưu dân đã có thể an tâm
với cuộc sống vật chất do mình tạo dựng "Ở Gia Định,
có khách đến nhà lần đầu tiên gia chủ dâng trầu cau,
sau dâng tiếp cơm bánh, tiếp đãi trọng hậu, không kể người
thân sơ, quen lạ, tông tích ở đâu, ắt đều thâu nạp
khoản đãi, cho nên người đi chơi không cần đem tiền
gạo theo, mà lại có nhiều người trốn xâu, trốn thuế đi
đến xứ nầây ẩn núp, bởi vì có chỗ dung dưỡng
vậy" (Trịnh Hoài Đức - Gia Định Thành thông chí) cũng
trong quyển nầy tập Hạ, Trịnh Hoài Đức còn chép "Đất
Gia Định nhiều sông, kinh, cù lao, bãi cát nên trong 10 người
đã có 9 người biết nghề bơi lội, chèo thuyền, lại
ưa ăn mắm, ngày ăn ba bữa cơm mà ít khi ăn cháo". Hay
Doãn Uẩn từng là thự án sát tỉnh Vĩnh Long vào năm 1833
có chép trong Trấn Tây Kỷ Lược. "Cũng có kẻ nghèo
phải đi ăn xin, nhưng mỗi tháng họ chỉ đi xin một lần cũng
đủ sống rồi. Họ thường tựu nhau nơi đình miếu, mỗi
người đều có mùng màn riêng. Trộm cắp cũng ít xảy
ra, trâu thì có chuồng nhốt ngoài đồng... họ rất thích
ca hát, không ngày nào là không có múa hát".
Như vậy, từ một vùng đất đầy những khó khăn,
trở ngại về thiên nhiên, bao lớp người đi trước như thân
cây đước cây tràm ngã xuống để cho lớp sau nối tiếp
màu xanh bất tận. Cuộc sống sung túc đổi bằng mồ hôi, nước
mắt và cả sinh mạng nữa... phải chăng làm cho họ ít quan tâm
đến chuyện học hành, thi cử, không chịu ràng buộc bởi lễ
giáo thánh hiền như ở Đàng Ngoài với niềm tự hào
"ngàn năm văn vật"? Cũng phải chăng vì thế mà ta vẫn
nghe cách nói theo kiểu bất cần đời của một điền chủ
miền Nam nào đó "lấy giạ đong lúa chớ không ai lấy
giạ đong chữ". Vậy thì, với vùng đất phương Nam, có
hay không tinh thần "Tôn sư trọng đạo"?
2 Cuộc
sống "gạo chợ nước sông" như thế đã tạo cho người
lưu dân nhiều tính tốt mà cũng nhiều tật xấu: máu "anh
chị" trọng nghĩa bạn bè, sẵn sàng kết thân và hy sinh vì
người khác miễn là người ấy tỏ ra rộng lượng, anh hùng
như mình. Họ cũng không phân biệt giàu nghèo, chủng tộc,
đôi khi sống vô kỷ luật, thinh biểu dương võ lực để
giải quyết mọi xung đột, ưa hài hước và đôi khi lãng
phí. Nhưng cũng có một nghịch
lý lịch sử thật vô cùng độc đáo. Thực ra, nếu như
giặc Pháp không xâm chiếm Nam kỳ từ những năm cuối thế kỉ
19, thì dân VN không để tràn xuống Rạch Giá, Cà Mau quá
nhanh như thế. Các tỉnh Cần Thơ, Long Xuyên, Sóc Trăng... còn
nhiều vùng phì nhiêu chưa khai phá đến.
Có nhận định như thế, chúng ta mới hiểu được
lòng yêu nước vô bờ bến và sự cố gắng khai hoang của
họ. Bởi quá căm thù thực dân, họ "sanh nhiều tật kỳ
khôi": không đóng thuế cho Pháp, không muốn gặp mặt người
Pháp, lắm cụ già bảy tám mươi tuổi đã giữ trọn
tiết tháo ấy mãi đến lúc chết. Các cụ cất nhà
giữa rừng, ở chót núi, vàm sông, ở cù lao cô tịch...
không bao giờ đi chợ. Không ai biết được danh tánh các cụ.
Rõ ràng, những con người vô danh đó có thể chưa hề
xuất thân từ cửa Khổng sân Trình, chưa hề bước chân
vào chốn quan trường, thế mà sống đúng đạo lý "uy
vũ bất năng khuất" đâu khác người xưa?
Đó là đạo lý nhân dân, là quan niệm của những
vị thầy vĩ đại xuất thân từ chốn quần bôù áo
vải. Người dân kính trọng và ca ngợi họ, xem đó là
những tấm gương thực tế để noi theo. Người miền
Nam không gọi cha là "Thầy" như miền Bắc. Hình như từ
"Thầy" chỉ dùng để gọi những người dạy dỗ, nâng
bước cho mình không chỉ ở tứ thứ ngũ kinh mà còn ở
mọi ngành nghề trong xã hội.
Đại Nam Nhất thống chí cũng từng ghi lại, "Dân Gia Định
có tục chuộng khí tiết, khinh tài trọng nghĩa, sĩ phu ham đọc
sách cốt yếu cho hiểu rõ nghĩa lý mà lại vụng
về văn từ". Đánh giá nầy từ những năm 1850 (thời Tự
Đức) đã khẳng định một quan niệm sống hết sức thực
tế của người phương Nam. Đối với họ lòng tôn kính
tuyệt đối luôn dành cho những bậc thầy có công tác tạo
cho mình. Do đặc thù của đời sống xã hội, ở đây
có thầy hò (dạy hò hát) thầy tuồng (dạy các tuồng tích
diễn xướng) thầy đờn (dạy đờn) đều được kính
trọng như nhau chớ không hề có quan niệm "xướng ca vô loại".
Nhiều cụ già tuy nghèo tả tơi nhưng dám vay nợ, mua đờn,
rước thầy về dạy vọng cổ cho con. Đôi khi, cả làng hùn
tiền mời thầy dạy hò để khỏi mắc cỡ khi có một khách
thương hồø nào đó lên tiếng trên sông mà trong làng
không ai đối đáp!. Xa và cao hơn nữa, nhiều vị sáng lập
tôn giáo ở phương Nam cũng được gọi bằng "Thầy":
Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên, Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ...
Có phải chăng, với nhiều lưu dân, tinh thần "tôn sư trọng
đạo" luôn gắn chặt với thực tế cuộc sống, đạo nghĩa
thầy trò cũng giống như bao thứ ân tình khác mà họ vẫn
mang theo trong lòng từ buổi đầu khai hoang, vỡ đất? 3 Hơn mười năm trước, tôi có dịp nghe một
thầy giáo già kể lại một kỷ niệm "kinh khủng" trong cuộc
đời mình mà thầy đang ngấp nghé giữa lằn ranh sinh tử.
Đó là khoảng những năm sau 1945, quê hương chìm trong lửa
đạn. Vào một ngày cuối năm, thầy về thăm quê mình
ở huyện Bình Minh (nay thuộc tỉnh Vĩnh Long), lúc nầy đang nằm
trong sự khống chế của lực lượng quân sự thuộc giáo phái
H... Chẳng may, ngay trong đêm thầy bị bắt cùng một số người
khác (do nghi ngờ sao đó), và bị nhóm nầy trói tay bịt mắt,
đưa ra hành hình trên sông Hậu. Thầy đã cầm chắc mười
mươi cái chết. Những tên đao phủ máu lạnh lần lượt
kéo từng người ra phía trước mũi ghe, lột khăn bịt mặt
và dùng dao bầu chặt đứt cổ rồi đạp xuống dòng sông
đang lặng lẽ chảy xuôi dòng dưới ánh trăng vàng vọt
cuối năm mà không hề thương tiếc. Thầy giáo là người
thứ tư sắp bị hành hình. Nhưng điều thầy không ngờ
được là khi tấm vải che mặt vừa được giật ra thì
có tiếng kêu khe khẽ từ tên đao phủ "Trời ơi! Thầy!"
Trong lúc "thập tử nhất sinh" đó, thầy cũng không nhớ
nổi tên đứa học trò cũ của mình. Anh ta nói nhanh trong hơi
thở đứt quảng "Con sẽ giả bộ chặt đầu, nhưng đẩy
thầy qua phía tay phải tức là mé Cần Thơ, thầy rán lội
vào bờ và nhớ đừng qua đây nữa".
Mọi việc diễn ra êm đẹp, không ai biết trừ hai thầy trò.
Chắc chắn dù anh học trò không căn dặn, thầy cũng chẳng dám đặt chân lần thứ hai đến
vùng đất ấy! Hôm nay thầy đã đi xa và anh học trò
kia cũng không còn trong cõi đời nầy. Nhắc lại câu chuyện
lòng thoáng chút ngậm ngùi vì qui luật đổi đời dâu
biển, nhưng cũng vô cùng ấm áp bởi đạo nghĩa thầy trò
- trong đêm đen của quê hương thời ly loạn - vẫn mãi rạng
ngời như muôn vì sao sáng cuối trời xa!.
Có một điều mà ngay cả các nhà xã hội học chắc
cũng bất lực đi tìm lời đáp. Đó là trong những năm
thực dân Pháp đô hộ, miền Nam xuất hiện một tầng lớp
"anh chị" sống ngang nhiên trong xã hội, hành xử theo kiểu giang
hồ: đứng bến xe, cờ bạc, trộm cắp, thanh toán lẫn nhau... Ở
đất Cần Thơ, chắc những người lớn tuổi không thể quên
tên nhân vật Sáu Thanh. Đây cũng là một tên tuổi vang bóng
một thời: tiêu xài như nước, có vô số đàn em, sẵn
sàng cho em út thanh toán những kẻ cậy thế ỷ quyền không chút
nao núng. Nhưng đối với thầy giáo, thì các nhóm "giang
hồ" lại có một biệt đãi, không bao giờ để xảy
ra đụng chạm, xích mích làm mất lòng quí thầy. Nếu có
một tên đàn em nào đó vì không biết, lỡ "cầm
nhầm" của thầy một chiếc xe đạp, một số tiền... giữa
chợ, chỉ cần thầy lên tiếng là lập tức có người mang
đến trả và xin lỗi! Không chỉ Sáu Thanh mà hầu như các
tay "anh chị" nào cũng đều cư xử như thế! Có thể
coi đây là một nét độc đáo của tinh thần "tôn
sư trọng đạo". 4 Đất trời lại thêm một lần chuyển nhịp. Trong
cái se lạnh cuối năm, lòng bâng khuâng nhớ về thời thơ ấu.
Quê tôi nằm ở bên kia sông Tiền, thuộc tỉnh Bến Tre. Ở quê
tôi, trong những ngày cận tết, bên cạnh bao nhiêu lo toan vất vả,
người dân quê vẫn không quên hai điều quan trọng: "Tết
Mụ và tết Thầy". Nhớ ngày nào - như mới hôm qua - má tôi chuẩn bị cho
hai anh em đội mâm lễ vật đến nhà "Tết Mụ". "Mụ"
là tiếng gọi dân dã, là người đã giúp cho đứa
bé lọt lòng. Thời đó, hầu như không một sản phụ nào
đến nhà bảo sanh (mà cũng chưa có) nên việc "đi biển
một mình" của người mẹ đều trông cậy hoàn toàn
vào những bà "mụ vườn" giàu kinh nghiệm. Có thể nói,
gần như tất cả trẻ con trong làng, thời anh em tôi, đều được
bà dắt tay vào cuộc sống qua tiếng khóc đầu tiên.
Lễ vật cũng chẳng có gì quí giá: Một gói trà
"Tam quan kỳ chưởng", một bịt thèo lèo, vài phong bánh
in... nhưng quan trọng là lòng tri ân sâu xa với người đã
tạo tác cho mình. Khi đến nhà bà mụ, anh em tôi cũng nhận
ra không chỉ có mình mà còn biết bao gia đình khác cũng
bày tỏ lòng biết ơn như thế. Mấy chục năm trời trôi
nổi, qua nhiều vùng đất nước, tôi chưa gặp ở đâu
một nét phong tục độc đáo và ngộ nghĩnh như thế. Trong
đầâu óc non nớt trẻ thơ, ấn tượng sâu sắc về lòng
biết ơn, về đạo nghĩa "uống nước nhớ nguồn" đã
trở thành những vết khắc vô hình mà trọn đời ta không
quên được. Chợt nhớ thời thơ ấu, say mê vì bao câu chuyện
cổ phương Nam. Đặc biệt là mối quan hệ giữa cọp và
người. Đó là chuyện cọp rước mụ về sinh cho vợ cọp.
Người nhà bà mụ kinh hoàng vì nghĩ là bà đã chết,
không dè mấy ngày sau, cọp cõng bà trả về nhà cũ, lại
còn đền ơn bằng cả một con heo rừng to tướng! Bà cũng
kể lại, sau khi sanh xong, sợ cọp cái đói sẽ ăn thịt bà
mụ nên cọp đực vội vàng đưa bà giấu biệt trong rừng
sâu để đảm bảo an toàn. Có lẽ trong cuộc sống chung với
dã thú ở cùng trời cuối đất người lưu dân đã
nhìn ra được đâu là công ơn của những người đã
góp phần giúp họ duy trì nòi giống, đảm bảo nhân số
lao động để chiến thắng thiên nhiên, nên cọp cũng như
người, đều quí trọng những "bà mụ vô danh",
người thầy đầu tiên ở vùng "tràm xanh củi lục"
? Từ
những suy nghĩ lan man đó, ta có thể khẳng định: tinh thần "tôn
sư trọng đạo" của vùng đất phương Nam thật là đơn
giản, bình dị. Nó không là một thứ giáo điều, khuôn
thước theo lối lý luận, sách vở - mà thấm đẫm trong lòng
người như bao nhiêu mồ hôi đã thấm vào lòng đất
theo mỗi bước chân người xưa mở cõi. Để cũng từ
đó, ta tự hào biết bao về một lớp trí thức, cũng khoa bảng
mà cũng thật bình dân: Võ Trường Toản, Phan Thanh Giản, Huỳnh
Mẫn Đạt, Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa... đã sinh ra và lớn
lên từ nhân dân nên trọn đời gắn bó với nhân dân,
để ngọn đuốc "tôn sư trọng đạo" không chỉ thắp
sáng nơi cửa Khổng sân Trình mà còn soi rọi khắp ruộng
lúa, cánh đồng, ngọn núi, dòng sông...
Xin được lắng lòng nghe lại truyền thống đáng tự hào
này để tự răn mình và không hỗ thẹn với người
xưa... . Lê Trúc Khanh
(Về Nguồn - Tây đô)
|
|
|