THƠ đoàn xuân thu Melbourne,
Australia ____________________________________
Dề cơm cháy!
Cơm
chín nồi đồng, già thêm chút lửa, dưới đáy nồi,
dề cơm cháy… vàng rơm, rãi chút đường, má rắc
thêm tóp mỡ của quê nghèo, thương quá..má- quê hương-!
Con nhớ má quê nhà bếp tỏa, khói lên trời ẩm
ướt chiều hôm, già chút lửa, thương dề cơm cháy, cho dòn tan, bùi, ngọt tới quê người!
Dề cơm cháy không phải dề cơm cháy, là bữa cơm chiều: có má, có ba, có anh, có
em, quây quần mỗi tối, có thanh bình,
có những ngày vui!
Rồi binh lửa
cháy lan nhà… quê cũ, bồng bế nhau đi, khói lửa mịt
mờ, đi đi mãi… thương phận người
ủ rũ, dạt quê người đành
nhận đó quê hương!
Nồi cơm điện sao già chút lửa? dưới đáy
nồi, dề cơm cháy… là mơ! bao năm sống quê người…
chạng vạng, nẻo chưa về? chỉ thấy bóng hoàng hôn!
Nước mắt cơm
chiều, người viễn xứ, con mơ về nhà cũ đêm đêm: ba đọc báo, má ngồi may vá, anh em con, dề cơm cháy, bên
hè.
Thương thằng
em, cho mầy một miếng, để sau này mày lãnh anh qua, để má mất anh em mình đều khóc: Má mất rồi, dề cơm cháy còn đâu?!
đoàn xuân thu. melbourne.
Nghĩa
Sỹ đọc thơ đoàn xuân thu. “Dề Cơm
Cháy!”
Má-quê-hương, bà má và quê hương nghèo khổ
ngày nào vẫn luôn là hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm
trí của những kẻ tha hương, đặc biệt là những người
con phải đứt ruột lìa quê mẹ, đang sống lạc loài vất
vưởng ở xứ người. Nơi đây, đời sống vật chất
văn minh, đầy đủ hơn, được thưởng thức nhiều món
ngon vật lạ, đồ ăn thức uống thừa mứa càng gợi nhớ
những món ăn đạm bạc ngày xưa ở quê nhà. Và một trong những
món ăn khiến người con nhớ nhất lại là món ăn giản
dị nhất, tầm thường nhất: “dề cơm cháy”. Ngày ấy
cơm cháy là món ăn của con nhà nghèo, thứ mà ở những
nhà dư ăn dư để họ đổ đi, hoặc cho heo, cho chó ăn.
Tuy nhiên trong “cái khó”, người ta phải tìm cách thích
nghi và cải tiến hoàn cảnh và do đó mà “ló cái
khôn”. Cái món ăn vứt đi ấy đã được các
bà má quê chế biến thành món ăn tuyệt vời: chỉ cần
rưới chút hành mỡ hoặc tóp mỡ, rắc thêm chút đường
thì cái dề cơm cháy “vàng rơm” kia trở thành món
ăn ngon tuyệt vời với đầy đủ tính chất béo ngậy, thơm,
ngon, dòn, ... “Cơm
chín nồi đồng, già thêm chút lửa, dưới đáy nồi,
dề cơm cháy… vàng rơm, rải chút đường, má rắc
thêm tóp mỡ…”
Phải chăng Đoàn Xuân Thu đang muốn ca ngợi cái hương
vị đặc biệt của món ăn VN, dề cơm cháy? Nếu chỉ có
thế thôi thì bài thơ chắc chẳng có gì phải bàn, bởi
nhớ một món ăn ngon chỉ là một chuyện rất thường tình,
như người ta vẫn truyền tụng: “miếng ngon nhớ lâu, điều
đau nhớ đời”. Vì thế, chắc chắn cái mà nhà thơ
muốn nhắc đến không phải chỉ là món ăn ngon, không phải
là “dề cơm cháy” (bởi nếu chỉ có thế thì chắc
cũng chẳng hay ho gì hơn chuyện khai thác các“món ăn đặc
sản” ở trong nước hiện nay. Đi tới đâu cũng thấy quảng
cáo, nào là cơm cháy chà bông Ninh Kiều, cơm cháy Ninh Bình
với thịt bò, tim, cật lợn xào với hành tây, nấm rơm, cà
rốt, cà chua, nào là cơm cháy chà bông Sài gòn với
giá 25, 30 ngàn/dĩa, cơm cháy mắm ớt chiên dòn 10 ngàn/gói,
cơm cháy đặc biệt 15 ngàn/hộp,... thôi thì đủ thứ
đủ loại). Điều nhà thơ muốn nói đến là gì, xin đọc
tiếp câu cuối của khổ đầu:
“của quê nghèo, thương quá
Má-quê-hương!”
Thì ra là thế.“Dề cơm cháy” chỉ là biểu
tượng của quê nghèo và là cái cớ để kẻ xa thương
nhớ về Má, về Quê Hương dấu yêu. Từ đây cho đến
cuối bài thơ, cái tứ thơ này ngày càng hiện rõ lên.
Trước
hết là hình ảnh của bà Má tận tụỵ bên bếp lửa
hằng ngày lo miếng cơm cho con. Sự yêu thương chăm chút của
Má luôn nghĩ đến con, sao cho con có cái ăn ngon miệng ngay trong hoàn
cảnh hết sức nghèo khổ. “Già chút lửa”là một
cố ý đầy lòng xót thương của Má để con có được
dề cơm cháy ngon miệng. Tiếp theo là bốn câu thơ tuyệt đẹp
nói lên tình thương con bao la trời biển của Má thể hiện
ngay trong những chi tiết nhỏ nhặt, bình thường nhất trong cuộc sống.
Tình thương ấy vừa toả rộng ra như “quê nhà bếp
toả” như ấp ủ lấy đàn con, lại vừa vút cao như
khói bốc lên trời như muốn thay đổi, muốn hoán cải cả
hoàn cảnh, cả không gian và thời gian. Để rồi hình ảnh
“dề cơm cháy” dòn tan, bùi ngọt... trở thành cái hương
vị ngọt ngào, đậm đà của tình Má thương con bay xa
tới tận quê người:
“Con nhớ má quê nhà bếp tỏa, khói lên trời ẩm ướt chiều hôm, già chút lửa, thương
dề cơm cháy, cho dòn tan, bùi, ngọt tới quê người!”
Tới đây thì nhà
thơ không cần phải úp mở nữa. Anh khẳng định: “Dề
cơm cháy không phải dề cơm cháy”. Rõ ràng nào phải
chuyện miếng ăn, mà là chuyện gia đình đầm ấm sum vầy,
chuyện quê hương ngày ấy vui vẻ,thanh bình. Đó là nỗi
hoài niệm về một thời đại đã qua, một cái gì đó
đã bị tước đoạt mất rồi. Dề cơm cháy một lần
nữa lại là một cái cớ để người con nhớ về gia đình
về quê hương dấu yêu ngày xưa ấy:
“Dề cơm cháy không phải dề cơm
cháy, là bữa cơm chiều: có
má, có ba, có anh, có em, quây quần mỗi tối, có thanh bình, có những ngày vui!”
Bao năm sống ở xứ người, đứa
con luôn hướng về quê nhà. Mỏi mòn trông đợi một cuộc
đổi đời, nhưng chỉ thấy “chạng vạng” “chỉ
thấy bóng hoàng hôn” để rồi lòng đau xót khôn
nguôi, nhất là vào mỗi bữa cơm chiều nhớ dề cơm cháy,
nhớ Má nhớ quê…để rồi chỉ còn lại niềm mơ ước
hằng đêm, mơ về những kỷ niệm, những ngày vui đã mất.
“Nước
mắt cơm chiều, người viễn xứ, con mơ về nhà
cũ đêm đêm: ba đọc báo, má ngồi may vá, anh em
con, dề cơm cháy, bên hè.”
Tất cả chỉ vì Má đã mất. Má mất rồi
không còn dề cơm cháy. Má mất rồi, không còn những ngày
vui. Má chính là Quê hương: Má-quê-hương, nhà
thơ đã khẳng định ngay từ đầu bài thơ. Má mất
là quê hương đã mất, mất hết những hương vị ngọt
ngào, mất hết những ngày tháng êm đềm của một thời
đại tràn đầy niềm yêu thương và an bình. Bởi thế
nên “anh em mình đều khóc!” Nghĩa Sỹ Sidney _____________________________________________________________________
Santa Claus.
Đêm nay đại
nhân xuống phố. tháp tùng ông
là cả một đoàn quân: phát
thanh, truyền hình, ông phát súp
cho những người cùng khổ.
Santa Claus có phải là ông? trong buốt giá đêm đông cho người cùng đinh niềm hy vọng được
no! dù chỉ một đêm thôi!
Không! Santa Claus không
phải là ông; ông mập quá!
giữa bao người ốm đói. ông
chỉ là một diển viên truyền hình xuất hiện trước ống kính cho bản tin sẽ phát lúc bình minh.
Sáng mai mặt trời
vẫn mọc, bất công vẫn y thinh. Khi giai cấp cùng đinh là con cừu mùa hạ đã bị hớt hết lông. khẩu phần ăn: cỏ khô, rơm, rạ đem công sức dệt cho người giàu được
ấm. đời là thiên đàng
của thiểu số, là địa ngục
của đám đông. người giàu
giàu thêm; kẻ nghèo hóa mạt.
Bất công! thì bát súp đêm đông còn có nghĩa gì đâu?
Không! Santa Claus! người
đã chết. người chỉ
là ước mơ! là que diêm cuối
cùng trong bao diêm đà cháy hết. này
em bé bán diêm yêu dấu! ta sẽ
đốt những thùng các tông chia cùng
em chút ấm khi gió rít ngoài
song. “ Đêm đông lạnh lẽo
Chúa sinh ra đời...”
Santa Claus người đã chết! đời thôi đã hết ước mơ!
.
Theo cùng anh đất nước Đại
Nga! .
Olga! Mùa Giáng sinh! nhưng
anh đã chết, dưỡng khí trong tàu sắp hết* vĩnh
biệt Olga! vĩnh biệt quê mình! Anh không về được nữa, em
một mình trong ánh lửa chiều đông. không còn
ai giũ tuyết trên thềm cửa tiếng reo mừng! ôi em yêu!
Olga!
Ôi Moskva! mùa đông băng giá. con
gấu Nga đã chìm sâu trong lòng biển cả Bắc
băng dương. Anh gởi lại em thương những
điều anh suy nghĩ: về cuộc sống mà chúng ta hằng
yêu quý, giờ phút cuối cùng của phần số tai
ương. Nước Nga với những người con không được
bình thường: Lenin, Stalin, Putin!!! nhưng chúng mình vẫn có
Pushkin. Chúng ta đã làm ra AK 47 niềm tự
hào của nước Nga vĩ đại. lịch sử nước Nga đã
viết ra những điều kinh hãi máu người dân vô
tội khắp hành tinh những người đã chết dưới
họng súng AK của Kalashnicov.
Tàu đã chìm xuống
đại dương dưỡng khí đà sắp hết. anh
sẽ chết! vĩnh biệt em thương! nhưng
một điều sẽ sống: hòa bình thôi! không tái võ
trang!
Con gấu Nga từ miền Siberia băng giá đã
chìm sâu trong lòng biển cả. theo cùng anh mãi mãi đế
quốc Nga.
Linh hồn anh về lại Moskva, về
lại rừng taiga, thảo nguyên bạt ngàn… lộng
gió. Chúng ta sinh ra không phải là làm lính, cho
đất nước Đại Nga danh từ phù phiếm! đã
huyễn hoặc chúng ta.
Ôi! con gấu Nga đã chìm
sâu trong lòng biển cả theo cùng anh đất nước Đại
Nga.
Vĩnh biệt Olga! đừng buồn em nhá!
đoàn
xuân thu Melbourne.
*Tiềm thủy
đỉnh Kursk của Nga nỗ và chìm ở Biễn Barents ngày 12 tháng
8 năm 2000. 118 người đã không về nhà nữa mùa
Giáng Sinh năm ấy!
Té sông mùa nước
nổi !
Con đã
từng té sông mùa nước nổi; má la làng, "hàng xóm! cứu con tôi!" thân tím ngắt, bà con đem
xốc nước, trễ chút thôi, chắc con đã đi rồi.
Người ta nói có ba hồn bảy vía, con té sông... hồn vía mất hai phần, con chậm, dở... biết bao
lần ngơ ngẩn, má thương con mình: "tội nó té sông!"
Con bên má mỗi năm mùa nước
nổi, mênh mông đất trời, mênh mông thơ, suy nghĩ thơ,
suốt ngày không nói, má thương con mình: "tội nó té sông!"
Sông không chết, con tìm đường
ra biễn, xa má rồi! mùa nước nổi thương mong, đêm
quê người làm thơ... nhớ má: nhớ vô cùng, thương
câu nói "...té sông !"
đoàn xuân thu melbourne
NGHĨA SỸ Ðọc
bài thơ “Té sông mùa nước nổi” của Ðoàn Xuân Thu
Một lần nữa hình ảnh Má lại xuất hiện trong thơ ÐXT,
một Bà Má quê chân chất, đơn sơ và cũng như bao bà
Má khác, thương con vô hạn. Thằng con được nuôi nấng,
được ấp ủ trong tình thương bao la ấy, lại được lớn
lên giữa đất trời mênh mông sông nước, giữa một vùng
quê đầy ắp tình người, hỏi sao không nảy sinh ra một tâm
hồn thơ mênh mông, lai láng. Trong bài thơ, tác giả đã
mượn câu chuyện xảy ra trong thời thơ ấu, một kỷ niệm trong
một mùa nước nổi nơi vùng quê để nói về Má
mình. Mùa nước nổi xảy ra hằng năm ở đồng bằng sông
Cửu Long ấy đem phù sa, tôm cá về nuôi sống những người
dân quê trong đó có Má. Và cũng như Má, nếp sống
của họ đơn sơ, bình dị, đậm đà tình nghĩa láng
giềng, tối lửa tắt đèn, hoạn nạn có nhau, nên khi con bị
té sông, “Má la làng: ‘cô bác, cứu con tôi!”. Họ
cùng chung một tín ngưỡng, cũng đơn sơ bình dị như thế.
Tác giả có nhắc tới cụm từ “ba hồn bảy vía”,
“té sông” là những cụm từ rất bình dân, xuất
phát từ vùng quê hương này, nơi có nhiều sông nước
và chuyện té sông có thể xem là rất phổ biến. Khi có
người bị té sông chết hoặc suýt chết thì người ta
phải hú, phải gọi ba hồn bảy (chin) vía về nhập lại với
xác. Và khi một người cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn như mất hồn,
người ta giải thích vì nó từng bị té sông, té giếng. Má cũng chỉ hiều đơn giản như thế. Má còn thương,
còn tội nghiệp cho thằng con trai mình mỗi khi nhìn thấy nó chậm,
nó khờ, ngơ ngơ ngáo ngáo. Má không biết hoặc chẳng cần
biết con mình đang mơ mộng, thơ thẩn tìm tứ thơ, hoặc đang
chìm đắm thả hồn trong vùng trời mây trăng nước. Má
chỉ cần biết có thằng con bé bỏng, khờ khạo đang cần đến
sự đùm bọc, che chở của Má. Cho dẫu sau này khi con đã
khôn lớn, con có thành vương, thành tướng hay chỉ là một
cu li, cù bơ cù bất, có cận kề bên Má hay đang lưu lạc
nơi phương trời xa … con vẫn là thằng con té sông tội nghiệp
của Má. Vì thế, không phải vô tình mà tác giả đã
nhắc đi nhắc lại điệp khúc này: “Má thương con
mình: ‘tội nó, té sông!”. Và từ đó, Tình
Quê, Tình Mẹ cứ mãi quay cuồng trong thơ ÐXT, thằng bé té
sông năm nào. Nghĩa Sỹ ___________________________________________________________________________________
Rót xuống chiều nhạt
nắng!
mail bạn gởi,
gởi hình đang nhậu: Hennessy vàng ánh, lưng lưng; xịn XO, tưởng chừng như quá đả, vui quá mà, sao mắt lệ rưng rưng?
bởi rượu rót xuống chiều nhạt nắng, râu tóc buồn, râu tóc bạc phơ; vầng
trán nhăn xẻ dốc đời đi xuống, nhưng
gặp nhau, còn uống, đã là mừng!
mai mốt đây, ông già chống gậy*, sóng sánh ly, rượu cứ đổ hoài, gặp bạn cũ, thấy ông hình quen quá! chắc tụi mình có gặp ở đâu đây?! say ngà ngà, nhớ toàn chuyện nhỏ, đời
lưu vong sót lại bạn già, cũng một
câu, hỏi hoài...cứ hỏi đã uống
rồi hay chưa uống đây ta? say hết
biết, nhớ hoài chuyện lớn, đời
lưu vong sót lại bạn già, cũng một
câu, hỏi hoài...cứ hỏi tại sao mình
lại lạc lối đến đây? tưởng
hỏi khó, câu trả lời dể ợt, tại
mình thua...chạy tuốt ra đây, thân mất
nước bạn sầu nên bạc tóc ? ta
cũng sầu đứt ruột, sỉn... rồi say! *johnnie
walker đoàn xuân thu. melbourne.
Nghĩa Sỹ đọc:
“Rót xuống chiều nhạt nắng”
thơ đoàn xuân thu. .
Giáo Thu và các bạn
thân mến ! .
Hổng phải tụi này chơi ngông
đâu ! Toàn là dân “cu li”, kiếm cơm thôi, chớ có phải thầy bà, cán
bộ đâu mà dám uống “XO”.
Chẳng qua là vì trong tuần rồi
Hội NDCLNH mình ở Sydney có tiễn một người bạn đột
ngột về bên kia thế giới khi tuổi đời chưa tới
mức “cổ lai hy”. Anh Huỳnh Ngọc Hùng, cựu hs NĐC,
đại uý Võ bị DL khoá 24, thể dục buổi sáng đi bộ
trong công viên rồi ngã xuống… không trở về
nhà nữa!
Mười Trí sau khi đưa đám
tang về quyết định "phải chơi xả láng" kẻo biết
đâu có ngày đẹp trời nào đó ông trời gọi về
bất tử. Chờ cho Thẩm về, mượn lý do mừng tái ngộ bạn
hiền để uống cho đã. Lần này không thèm chơi bia như
mọi khi nữa. Bởi thế mới có buổi họp mặt hôm đó.
Và
cũng nhờ đó mà có thơ Thu. .
Đọc bài thơ "ứng khẩu" theo kiểu “ instant
message” của bạn, sao mà nó "đã" như được nhấp
ly xohennessy đầu tiên vậy. Ly rượu rực lên sắc "vàng
ánh lưng lưng" đủ để tỏa ra mùi hương thơm
dịu dàng và đậm đà như tình bạn thâm giao, tri kỷ trong
ngày tái ngộ, còn "gặp nhau, còn uống, đã là
mừng". Không vui, không mừng
sao được khi vừa có rượu ngon lại vừa có bạn
hiền. . Cứ uống đi kẻo sau này lại phải hối tiếc
như Nguyễn Khuyến khóc Dương Khuê ngày
xưa, phải không các bạn?
Nhưng tiếc
thay, hình ảnh huy hoàng, lộng lẫy ấy vừa lóe lên
bỗng nhập nhòe trong "mắt lệ rưng rưng"
khi tất cả chợt nhận ra một thực
tế buồn: Tất cả đang đứng ở bên kia triền
dốc thời gian, đã kinh qua gần hết chu kỳ sinh lão bệnh
tử trong kiếp sống nhân sinh thì dẫu có muốn
vui, muốn uống với bạn hiền cũng không trọn vẹn: "Mai mốt đây, "ông già chống gậy", *
sóng sánh ly, rượu cứ đổ hoài...”
*johnnie walker .
Hai câu chuyển ý dưới
đây thật tuyệt. Thu đã sử dụng một hình ảnh
ẩn dụ hết sức tài tình, vừa gợi tả hoàn
cảnh, lại vừa gợi mở một chương kế tiếp
không mấy vui của kiếp người:
“bởi rượu
rót xuống chiều nhạt nắng, râu tóc buồn, râu tóc bạc
phơ.” .
Ly rượu bây giờ vừa cay lại vừa nồng như kiếp
sống nhân sinh phù du, mong manh, tạm bợ đầy dẫy những
bất trắc ấy. Rồi cứ thế, như khi đã uống ta
chỉ muốn uống cho say, thưởng thức cả những hương
vị ngọt ngào, chấp nhận cả những sầu thương
của thân phận làm người. .
Uống, uống mãi cho tới
khi cơn đau thật sự đến. Bởi chỉ trong cơn say túy
lúy, ta mới thật sự nhận ra nỗi đau của chính
mình, nỗi đau đã ám ảnh, ray rứt, dằn vặt làm
ta thất điên bát đảo khiến thân không còn là thân,
mình không còn là mình:
“thân mất nước, bạn
sầu nên bạc
tóc ta cũng sầu đứt ruột,
xỉn ... rồi say !” .
Rượu ngon, bạn hiền,
thân phận làm người… cứ ngỡ đã là chuyện
lớn, bỗng trở thành nhỏ bé trước cơn đau của
cả một thời đại, của cả một dân tộc. .
Nghĩa Sỹ Sydney. _________________________________________
Hãy cho anh chìm men rượu đắng!
Em Úc Châu tóc vàng sợi nhỏ, “đất nước này nhiều thứ
cho anh: thơ anh nói sao hoài
chuyện cũ ? khi tình yêu, cơm áo
đủ,đầy”.
“Hãy quên đi, xóa ngày
tháng cũ, quên đọa đầy,
cay đắng, lưu vong” anh cũng muốn
nghe lời khuyên đó, cày như trâu.. hết kiếp...cho
xong.
Nhưng tiếng thơ- tiếng lòng bão nổi, bao năm rồi cay đắng khôn nguôi.
Anh vẫn nhớ
lệ sầu mắt đỏ, đưa anh
buồn qua bắc Hàm
Luông, về Mỏ Cày, đêm
xuôi Ba Động tiếng
người thương còn gọi anh ơi!
Thập tự giá
đóng đinh tỵ nạn, tháng tư đen...đời
đứt phim rồi, đêm đêm chiếu
là thời lạng quạng di tản trong khói đạn
mịt trời!
Đêm ác mộng tràn... thời dữ dội
, lại cứ mơ... lại thấy nhà
xưa; chim xa rừng thương cây nhớ
cội, người xa người
lệ ướt như mưa.
Quá khứ bám sâu
sầu sao nặng, vệt đen dài kẽ tới tương lai, hãy cho anh chìm men rượu đắng, để nhà xưa..về lại...đêm nay!
đoàn xuân thu. melbourne.
Tháng
tư tình cũ! .
“Bước qua cầu sắt, anh hỏi gắt bạn chung
tình: bướm xa hoa tại nhụy anh xa mình tại ai?”* .
Người
xưa bị tình phụ, quyết đón đường cô dâu, hỏi một câu, cho rõ; một
câu đầy đắng cay: . "Chung tình, như em nói: sao nỡ phụ
tình nhau?
Em đã phụ anh rồi, dĩ nhiên anh cay đắng,
chịu đựng mình anh thôi, ngu sao
mà anh hỏi?
Tù cải tạo anh về, bến sông, âu sầu, quán . em yêu
bước qua cầu. người
ta vui rước dâu, về bên kia
nhà chồng, nhà họ là
cán bộ, . dĩ nhiên họ rất giàu nóc bằng cơi lầu đúc.
Anh không
chận em lại, để hỏi
gắt một câu, . thừa cái thân anh biết, thói đời...chớ gì đâu?!
Anh rót đầy
ly rượu, cạn hết nỗi
đắng cay . của một người mất nước mất hết...còn cơn say...
Dẫu
sao cám ơn em để anh bỏ
quê mình... .
Anh nhớ
tình năm cũ, nước mắt
và tháng tư, già rồi...
anh hay khóc, khóc tình cũ, em xưa! *Ca dao
Nhân đọc bài
“Tháng tư tình cũ” của Đoàn Xuân Thu
Bạn hiền thân mến,
Thì thói đời vẫn thế
mà! Mấy bữa nay mắc chứng gì
mình lại tìm đọc Lục Vân Tiên - cái anh chàng bị bò
đá đau điếng. Ngày ấy em Võ Thể Loan đẹp đẽ nhu
mì, ngây thơ, yếu đuối biết bao khi đứng trước một chàng
Lục Vân Tiên hùng dũng “Mày tằm, mắt phụng, môi son,
mười phân cốt cách vuông tròn mười phân” cho nên
lời lẽ của em cũng êm ái, ngọt ngào, đầy tín thác: Thưa rằng: Quân tử phó
công Xin thương bồ liễu chữ tòng ngây thơ Tấm lòng
thương nhớ gió mưa Ðường xa ngàn dặm xin đưa một
lời...
...Chàng
dầu cung quế, xuyên dương Thiếp xin hai chữ tào khương cho
bằng Xin đừng tham đó bỏ đăng Chơi lê quân lựu,
chơi trăng quên đèn. Ngờ đâu, cũng từ cái miệng duyên dáng,
ngọt ngào đó, lại có thể thốt ra những lời cay nghiệt,
đanh thép sau đây:
Loan rằng: Gót đỏ như
son Xưa nay ai nỡ đem chôn xuống bùn Ai cho sen muống một bồn Ai từng chanh khế sánh phồn lựu lê Thà không trót chịu
một bề Nỡ đem mình ngọc dựa kề thất phu Dốc lòng
chờ đợi danh nhu Rể đâu có rể đui mù thể nay... Vậy nên dứt
tình tráo duyên. Thói đời vẫn thế mà! Phải chăng Vân
Tiên nhà ta quá tin vào lời nói ngọt ngào ngày xưa? Phải
chăng Vân Tiên quá khờ khạo không biết được thế thái
nhân tình đen bạc nên chàng vẫn lê tấm thân tàn ma dại
về nhà nhạc gia? Không, Lục Vân Tiên không đến
nỗi khờ khạo thế đâu. Bởi trong thời đại của Lục Vân
Tiên, cái nền tảng đạo lý còn rất vững chắc. Những
giềng mối tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức còn
được mọi người tuân thủ, trân trọng và giữ gìn.
Trong xã hội bấy giờ, nếu có những hạng người xấu, gian
manh, hiểm độc như Trịnh Hâm, Bùi Kiệm thì cũng còn rất
nhiều những con người tốt, biết trọng nghĩa, khinh tài, như
Vương Tử Trực, Hớn Minh, Ngư ông, Ông quán... Cho nên Vân
Tiên vẫn còn lý do để mò về nhà nhạc gia. Và khi bị
phụ bạc chàng mới có lý để ngỡ ngàng, thắc mắc.
Còn cái thói đời trong thời đại của bạn
thì nó đã đen tối hết mức rồi. Cái biến cố tháng
tư quái ác này đã làm cho mọi trật tự xã hội đều
thay đổi, mọi chân lý bị biến thành hư ảo, chính nghĩa
biến thành tà đạo, anh hùng thành quân cướp, ông biến
thành thằng, thằng hoá ông, man rợ thành văn minh, khỉ biến
thành người... thì những gì là chân chính, đạo đức,
lương tâm phải sụp đổ tan tành, nhanh chóng. Cho nên thói đời đen bạc nay trở thành một quy luật của cuộc
sống, một lẽ đương nhiên không cần tranh cãi thì còn
có gì để thắc mắc, để trách móc.
Anh không chận em lại, để
hỏi gắt một câu, thừa cái thân anh biết, thói đời… chớ
gì đâu?!
Chàng trai đã không trách người yêu phụ bạc bởi
suy cho cùng nàng cũng chỉ là nạn nhân của cả một xã
hội đã suy đồi đến tận gốc rễ. Nên chàng vẫn
trân trọng, vẫn cám ơn em. Và hơn nữa, vẫn thương vẫn
nhớ tình xưa mỗi độ tháng tư về....
Dẫu sao cám ơn em để anh bỏ quê mình...
Anh nhớ tình năm cũ, nước mắt và tháng
tư, già rồi... anh hay khóc
Nhưng tại sao mỗi độ tháng tư về anh khóc? Chắc chắn
không phải chỉ vì mất mối tình xưa – nó quá nhỏ
bé trước những mất mát lớn lao hơn – cái làm anh đắng cay và khóc
là nhìn thấy quê hương mình không còn như xưa nữa.
Nó đã bị huỷ diệt, băng hoại đến không còn gì
cả. Và thế là anh tức tưởi khóc:
Anh rót đầy ly rượu, cạn hết nỗi đắng
cay của một người mất nước mất hết...còn cơn
say...
Nghĩa Sỹ
Chú thích thêm:
Chàng trai thời đại sau tháng tư đen “khôn” hơn thời
xưa trong ca dao hoặc trong Lục Vân Tiên nhiều. Hắn chẳng hơi đâu mà chặn em lại hỏi gắt một câu,
tại sao em phụ bạc anh. Đó là lý do tại sao sau này người
ta không còn thấy quyển Lục Vân Tiên xuất hiện trên các
kệ sách của Thư Viện và Nhà Sách. Cũng không thấy bóng
dáng Lục Vân Tiên trong chương trình giảng dạy ở các Trường
Học. Đó cũng là lý do vì sao sư phụ Nguyễn Đình Chiểu
phải đui mù.
** Kính
tặng chị Thu
Trong số mấy chục bài thơ tình của Đoàn Xuân
Thu, hình ảnh người vợ hiền đã được nhà thơ nhắc
đến nhiều lần. Ngoài những bài trực tiếp viết cho vợ như
Cám ơn em đã yêu anh, Thương em quê mùa lũ, Đêm đêm
đèn sáng, Giặt áo,... còn trong những bài khác, hình ảnh
người vợ hiền đâu đó vẫn hiện lên trong thơ anh - ngay
cả trong những bài viết cho tình nhân. Đây có thể xem là
nét đặc biệt trong thơ tình Đoàn Xuân Thu.
Không biết Đoàn Xuân Thu có bao nhiêu người tình,
nhưng nhà thơ hiện đang sống gắn bó và thuỷ chung với người
vợ lấy nhau từ thuở hàn vi. Trong bài thơ mới nhất, nhà thơ
đã mượn chuyện giặt áo cho vợ để điểm lại cuộc
tình duyên của hai người:
Vò nhè nhẹ, nhớ mình thuở đó, thiệt là gan... cho cái hôn đầu thân áo... tóc, vướng vài sợi bạc, mới hay tình ta.... thọ rất lâu. (Giặt áo)
“Tình ta thọ rất lâu”, bởi họ lấy nhau vì tình, một cuộc tình vô
tư, không hề tính toán thiệt hơn:
Nhớ
má rầy: “con dại... lấy ai! sao
không lấy? lại lấy nó - nhà thơ... nhà thơ... nghèo
biết mấy!”
Em cãi lời của má, ngoan cố... em lấy anh, giàu,
nghèo em đâu sá, đâu ngăn được tình ta. (Cám ơn em đã yêu
anh)
Vợ của nhà thơ thì cũng như bao người con gái
VN khác khi xuất giá, nàng đã phải đứt ruột lìa bỏ
gia đình, lìa xa cha mẹ để theo chồng:
Con theo chồng, chỉ cách
một bến sông; má nghĩ xa ngàn dặm. Chiều bến sông, con buồn ra giặt áo phía kia bờ, má ảo não đứng trông. (Chuông ơi đừng reo nữa!)
Đoàn Xuân Thu đã khắc hoạ
hình ảnh người vợ trẻ, ngay từ trong thời gian đầu về nhà
chồng bằng nét buồn và nỗi thương nhớ mẹ cha. Ngày ngày
nàng ra bến sông giặt áo, dõi mắt về quê nhà bên kia
sông. Con sông chắc không lớn lắm nên vẫn có thể nhìn
thấy hình bóng má ảo não đứng trông mé bên
kia. Hai má con chỉ buồn nhớ dõi mắt trông nhau, không một lời
than vãn, bởi họ đều biết, một khi đã lấy chồng thì
phải theo chồng. Phải có cái nhìn tinh tế và niềm cảm thông
sâu sắc, nhà thơ mới khắc hoạ được nỗi đoạn trường
sâu thẳm và lặng câm của người vợ trẻ, khi chỉ cách
một bến sông mà thấy như xa ngàn dặm.
Rồi nàng cũng phải thực sự
xa má để theo chồng. Như nước phải chảy xuôi dòng, tình
cảm của nàng từ nay phải dành để cho chồng, để “đi
đâu cho thiếp theo cùng”, cùng chịu chung số phận với chồng,
chấp nhận mọi hiểm nguy:
em không theo chồng lên núi em rời mẹ, xa cha theo anh, làm vợ
lính. Em gởi tình em ra mặt trận đêm chiến trường, em luôn ở bên anh. (Đêm đêm đèn sáng)
Làm vợ một người lính trong
một hoàn cảnh đặc biệt khi miền Nam sụp đổ, như hầu
hết người vợ chiến sĩ khác, nàng còn phải trải qua trăm
ngàn gian khó, thăm nuôi chồng trong chốn lao tù, chấp nhận chia xa
để chồng được thoát thân trên đường vượt biên:
Em đứt ruột, khi miền
nam sụp đổ. em gởi niềm thương,
nỗi nhớ từng bước anh đày cõi bắc
xa. Anh tan tù, tìm đường vượt
biển. Em chèo xuồng đưa anh ra ngã ba sông. nơi tình ta đôi ngả. ngã nầy thương nhớ, ngã kia mong. (Đêm đêm đèn sáng)
Không phải chỉ chấp nhận số phận của người vợ
lính trong thời ly loạn, nàng còn chấp nhận số phận làm vợ
nhà thơ nghèo. Hồi đó, người ta thường nói: “nhà
thơ, nhà giáo, nhà báo, nhà nghèo”, người chồng
mà nàng chọn có đến hai trong ba thứ nghề nghèo đó. Nàng
đã can đảm chấp nhận cái nghèo, cái khổ, cái cay đắng
nhọc nhằn luôn đeo đẳng trong cuộc sống. Bằng hình ảnh cái
cò lặn lội bờ sông - một hình ảnh truyền thống, tiêu
biểu, gợi cảm - được nhà thơ sử dụng để ca ngợi
người vợ tảo tần, đảm đang của mình, nâng nàng lên
ngang tầm với những người phụ nữ VN đáng kính khác trong
thơ văn bình dân và bác học:
Thơ anh dán đầy vách, khạp gạo em cạn rồi, thương
cánh cò lặn lội, cuối bãi tới đầu sông, em gánh
gạo nuôi chồng, lồng tiếng khóc nỉ non. (Cám ơn em đã yêu
anh)
Người vợ
ngày xưa tảo tần nuôi chồng, nay lại một thân một mình
vừa là mẹ, vừa là cha, nuôi dạy con cái trong một hoàn cảnh
hết sức ngặt nghèo. Vẫn với cái phong cách vận dụng hình
ảnh cũ trong ca dao, Đoàn Xuân Thu đã diễn tả cảm
xúc của mình một cách thật giản dị và tự nhiên. Câu
thơ gần như lời nói suông, không cần trau chuốt, nhưng được
tác giả ngắt thành từng đoạn ngắn nghe như tiếng nấc nghẹn
ngào của anh khi nhớ về người vợ còn kẹt lại chốn quê
nhà trong mùa lũ:
Đèn nào cao bằng
đèn Châu Đốc thổi
ngọn gió nào độc cho bằng
gió Gò Công thổi ngọn
gió đông lạc vợ xa chồng nằm
đêm nghĩ lại nước mắt hồng tuôn rơi
Câu ca dao ngày cũ em ở lại ru
con trong mùa lũ Anh quê người nhớ câu hát cũ mà đau (Thương em quê mùa lũ)
Để rồi... người phụ nữ đơn chiếc, yếu đuối
trong cơn nước lũ ấy bỗng hoá thân thành Quê Hương, một
quê hương “Cần Thơ quê mình” êm đềm, thơ
mộng ngày trước và cũng là một quê hương khổ đau,
tang tác bây giờ đang chìm trong cơn thác lũ – theo cả nghĩa
đen lẫn nghĩa bóng. Tình cảm thuỷ chung của nhà thơ đối
với người vợ hiền bây giờ được quyện chặt vào
tình cảm sắt son của anh đối với quê hương. Nỗi thương
nhớ càng trở nên quay quắt khôn nguôi:
Chiều quê người em ơi! Mùa nầy lá
rụng mà đời anh là chiếc
lá bay bay.
Chiếc lá bay bay về
đâu? Về đâu? Có
về quê cũ cho anh gởi về em về Cần thơ quê mình đang chìm trong mùa lũ niềm
thương nhớ khôn nguôi. (Thương
em quê mùa lũ)
Cho đến khi
vợ chồng được đoàn tụ, người vợ vẫn chưa hết
khổ đau. Đoàn tụ với chồng nơi quê xa cũng có nghĩa là
ngàn trùng xa cách với cha mẹ già còn ở lại quê nhà.
Nhà thơ đã thấy lòng quặn thắt khi nghe tiếng thở
dài của vợ:
“Em
còn có mẹ già bên đó!” tiếng
thơ buồn như tiếng thở than ! anh
đọc thấy : “ ...hai hàng lụy nhỏ... ...có mẹ già biết bỏ cho ai ?!”
(Lau lệ mình ên)
Và
còn một nỗi đau âm thầm, day dứt luôn ám ảnh người
đàn bà có chồng là một nhà thơ đa tình. Mặc dù
biết chàng vẫn giữ tròn đạo làm chồng, nhưng đã bao
lần tiếng thơ chàng đã dành riêng cho những người tình,
không phải là nàng:
Em trách... “anh yêu
em?! làm thơ cho người khác, anh biết... yêu là ghen,
anh làm em tan nát.”
(Cám ơn em đã yêu anh)
Nhà thơ thấu hiểu nỗi day dứt ấy của vợ mình, nhưng “biết làm sao? khi nói thật lòng nhau”, vẫn không làm sao thay đổi
được bản chất lãng mạn, đa tình của mình, chàng chỉ
còn biết bày tỏ lòng biết ơn sâu xa, mong đưọc nàng
thông cảm! Cám ơn em đã
yêu anh, cám ơn em đã làm bài thơ anh dở dang!
“còn có một bài thơ không
bao giờ viết nổi... chữ nghĩa dẫu khôn cùng cũng còn
là giới hạn để diễn tả tình em.”
“cám
ơn em yêu đã... làm bài thơ dở dang!”
Vâng, cuộc tình nào
mà không có vị đắng cay, nhất là trong đời sống vợ
chồng. Nhà thơ đã tự nhủ lòng, người vợ hiền hôm
nay cũng từng là “tình nhân” ngày xưa ta đã từng
si mê, đeo đuổi. Vì thế, muốn giữ Hạnh phúc cho khỏi bị
những cơn lốc đời cuốn hút, không phải chỉ cầu mong nơi
sự “cảm thông” hay những lời nói cám ơn suông, mà
phải biết “tẩn mẩn”, “nhè nhẹ” để giữ
cho cuộc tình luôn được “thẳng thớm”:
Giũ áo cho em tình thẳng thớm để em quên những lúc giận hờn...
...Anh cẩn trọng phơi dây
hạnh phúc áo thương xưa nay dẫu bạc màu (Giặt áo)
Tấm áo ấy đã bạc màu không chỉ do thời gian và
còn vì cuộc đời dâu bể. Những biến
cố tang thương nơi quê nhà dẫn đến bao chia lìa, mất mát
trong đời sống gia đình và ngay cả trong tình cảm. Tất cả phải làm lại từ đầu, phải hàn gắn những
hư hao đổ vỡ, hướng về tương lai, tạo dựng cuộc sống
mới. Nơi xứ người, người vợ hiền tảo tần ngày trước,
vẫn giữ được nét cần cù, đảm đang cố hữu. Ngày
qua ngày, nàng cặm cụi may vá để cùng với chồng xây dựng
một đời sống mới. Tác giả đã hình tượng hoá
“những mũi chỉ đường kim” thật tài tình, như là
phương tiện hàn gắn lại một đời rách nát, tang thương:
Tan ca! xe anh qua đường phố vắng. thành
phố đà ngủ say. nhà mình đèn vẫn
sáng. em cắm cúi ngồi may đêm quê người dài lắm ở chung quanh. Những mũi chỉ, đường kim, em khâu lại đời
ta. rách nát!
(Đêm đêm đèn sáng)
Hình ảnh người vợ cắm cúi ngồi may giữa đêm
khuya thanh vắng, giữa lúc mọi người đang ngủ say loé lên như
một tia chớp, khiến người chồng có lẽ đang mệt mỏi trở
về nhà sau ca làm đêm chợt bàng hoàng. Vợ chàng bây
giờ chắc không còn trẻ nữa, mái tóc đã điểm sương,
nét mặt có lẽ đã hằn lên nhiều nếp nhăn năm tháng,
lưng nàng đã còng xuống vì những gian lao ngày trước và
những vất vả bây giờ. Nhưng lúc nào và bao giờ nàng cũng
như cái bóng bên chàng, âm thầm và nhẫn nhục. Tiếng thơ
bỗng vỡ oà lên như tiếng khóc:
Ôi! em yêu của anh! cho anh hôn lên vầng trán. hôn lên những vết hằn- của trăm cay nghìn đắng. em theo chồng, từng bước, nẻo gian nan. (Đêm đêm đèn sáng)
Đêm đêm đèn sáng,
bây giờ không còn là ánh đèn điện mà chính là
ánh sáng rực rỡ toả ra từ vầng trán hằn những vết nhăn
cay đắng ấy. Nó phản chiếu đức tính cần cù cao quý
của người phụ nữ Việt Nam đang toả sáng nơi đất khách
quê người, mang lại niềm kính phục và lòng cảm mến sâu
xa cho mọi người. Và cho riêng Đoàn XuânThu:
Em
mang Việt nam cần cù qua xứ lạ. đêm đêm
đèn vẫn sáng. em khâu lại đời ta!
Nghĩa Sỹ
(Nhân ngày Valentine 2011)
_________________________________________________________
Tình Bidong! . Boston em, mùa này tuyết
lạnh; Melbourne anh, mùa này rừng cháy, anh nhớ em, tình ơi! Bidong, tình Bidong... có list
thì dông! . Phần số khiến
xui trời Bidong, kinh hoàng vượt
biễn, mình sống sót, xuyên vào nhau
hai ánh sao băng, tình Bidong... có list thì dông! . Biễn gầm
thét, em tựa vào anh, biển nói gì? nói: đời ngắn lắm, em yêu... nồng nàn... tình bão
giông, tình Bidong... có list thì dông! . Điên dại tình ta...tình ngắn ngủi, tỉnh lại anh! con thơ, vợ dại; tỉnh lại em! chim hót trong lồng, tình Bidong...có
list thì dông! . Tan tành mơ, thương
tình pháo bông, rực rỡ, huy hoàng rồi chợt tắt, cuồng nhiệt
tình ta...nỗi kinh hoàng, tình Bidong... có list thì dông! . Vĩnh biệt anh, bay về tuyết lạnh; vĩnh biệt em, bay
về rừng cháy, vượt rào lễ giáo,
em tiếc không? tình Bidong... có list thì
dông! . Ngắn ngủi tình... xin là hư không! chôn tình ta... xa trời Bidong! rực rỡ tình ta... sắc
pháo bông! tình Bidong… có list thì dông! .
Đêm giã từ Kế Sách.
Sáng bước vô trường, nghe bị đuổi; về
nhà lúi húi xếp hành trang: bài thơ tình cũ... quần
áo cũ, hết thời dạy giáo... giờ lang thang. .
Đến
quán em quen, để trả tiền " anh bị đuổi rồi,
cuốn nóp thôi " em buồn, con mắt rưng rưng
nói "hia giáo bỏ đi... chợ chắc buồn."
.
Em hỏi làm sao anh bị đuổi
? "anh là thầy giáo ngụy em ơi!" chợ quận
anh xa, về xứ cũ "cám ơn tình em... cám ơn
đời." .
Đôn Ta ...Dù Kê... em với
anh, thương người dũng sĩ, chàng Thạch Sanh, chỉ
vì tin bạn mà bạn phản, bởi tại Lý Thông, phải sa hầm... .
Tiệc tiển hành anh, em thết đãi: cá
sặt rằn khô, xoài thanh ca, đường rắc chút,
thêm vài lát ớt uống cạn đời đi, lắm đắng
cay! .
Nửa khuya thức giấc
đò Ngọc Diệp, tình ta như chiếc lá giữa dòng, "dậy
đi anh yêu... về cho kịp!" lỡ nhịp tình ta... sông cách
sông. .
Melbourne anh ở trời lưu lạc, Kế
Sách quê mình vẫn thấy đau, thương người
con gái Tiều lai ấy, xin mình sum họp lại kiếp
sau.
Quê nhà
. .
Footscray nhà
thương thí miền tây con thăm ba lần cuối, ráng
chiều hấp hối cháy chân mây, ba nhìn con trăn trối: "quê nhà trong trái tim ba!" vàng thu những lá đời
bay... ba ơi! con biết một ngày sẽ xa. . Altona chầm chậm
chiếc xe tang,
lăn về
nơi vĩnh biệt; còn lại chút tro than, của
một đời trôi nổi, muốn về lại cố hương. . Hòa
TịnhMộ má
nhìn ra lộ Đông Dương như trông như ngóng người thương trở
về, người thương nay đã trở về dẩu tro than vẫn
câu thề ngày xanh. "Chừng nào xe lửa Mỹ bung vành tàu Tây kia liệt máy
anh mới đành xa em.”* . * ca dao . đoàn xuân thu melbourne.
Chưa mưa đã lụt !
.
Thương em dải miền Trung, “chưa mưa đã lụt!” quân anh đi tầm tã em sùi sụt, trong gió Lào bỏng cháy, rát làn da! . Thương miền Trung “mô, tê,
răng, rứa” đêm cùng em hẹn lần, hẹn
lữa.. hỏi ngày về, vời vợi : “biết chi mô!” “mai tiểu đoàn anh ra tuyến lửa, theo anh hoài
câu hát thiết tha: “Răng chừ
nước ráo Đồng Nai Sông Gianh hết chảy mới
phai lời nguyền”*” ... . Thương
người lính, miền Trung ở lại, mãi mãi
không về được chốn quê, thân
là lính, thét roi cầu
Vị* chết chiến trường, da ngựa bọc thây. Thủy
quân lục chiến! Thủy
quân lục chiến! chết
chiến trường, thây
bọc chiếc poncho. . Mạnh Khương xưa khóc chồng, mưa
nước mắt, nỗi thương đau Vạn Lý sập Trường Thành! giờ anh hiểu: “sao chưa mưa đã lụt ?” bởi khóc người ngã xuống
đất quê em! .
. *Ca dao *Chinh Phụ Ngâm
Ngày
30-7-2009 và ngày 2-8-2009 vừa qua, tờ Jakarta Post tại Nam Dương loan tin nhà
cầm quyền Cộng Sản Việt Nam lại tiếp tục áp lực chính
phủ Nam Dương, lần này họ yêu sách đòi Nam Dương triệt
hạ di tích trại tị nạn Galang. Được biết, di tích
này đã được chính quyền và cư dân địa phương
tại đảo Batam trùng tu và bảo quản hàng chục năm nay để
làm di tích lịch sử và công viên di sản dành cho khách hành
hương, khách du lịch và cư dân địa phương đến chiêm
bái và ngơi nghỉ. (Theo
tin của Archive of Vietnamese Boat People)
Ba mươi năm về lại Ku Ku chiều thu lá rụng sóng biển
khóc, khóc thương người uổng tử ! rụng lá vàng, sao nỡ rụng lá xanh? . Vượt trùng dương, ngàn cơn bão, em đã
đến Nam Dương: đất nước
ngàn, vạn đảo; em chạm cửa thiên
đường, cửa chưa mở... cơn sốt rừng ập tới, chiều thu buồn, em nằm
lại Kuku... . Hòm cao uỷ
phủ thân người yêu dấu, thay vòng tay anh ấm... tấm nilong, mộ chí đề tên,
ngày em mất, mả lạn... tàn phai
sương gió thời gian; mộ chí khắc bằng dao để lòng đau... anh nhớ... . Rượu cay đắng mang theo rửa cốt người yêu dấu... chiếc nhẩn cưới còn đeo, thương hoài...tay áp út . Anh hú, anh kêu: tiếng
hú chiều tuyệt vọng ... ôi! em yêu!
ôi! đất hỡi! trời ơi
! sao nỡ đóng cửa thiên đường
khi bàn tay em chạm tới. . Bài thơ khóc em chiều Kuku ngàn thu vĩnh
bíệt; anh mang hài cốt em theo mình vĩnh biệt Kuku! . Kuku! chiều
thu lá rụng, rụng lá vàng, sao nỡ
rụng lá xanh !
Tân Phú Trung*. .
Chuẩn úy
sữa về Bình Đại, giặc
bắn vu vơ, hầm nhảy đại, lính cụ rung râu, cười như dại mặt chuẩn úy bồ quân, rồi tím tái . nạt
lính đùa: ai một lần không hãi?
Rồi cũng ngầu
dần theo tháng năm băng đồng,
lội ruộng, nước phèn ngâm. quần nhau với giặc hơn mươi trận . râu, tóc bồm xồm, tua tủa đâm.
Chiều nay giận quá! thằng giặc láo! bắn chẳng nhằm ta trúng bình toon. rượu đẫm mình ta, ta tưởng máu. . đổ rượu! trời ơi!
chết sướng hơn!
Chiều! chiều mưa nhiệt đới
đẫm đồng bằng, trùm
kín poncho về Tân Phú Trung giọt ngắn, giọt dài xuôi triền nón sắt . bàn tay che khói thuốc đời
mong manh.
Phố chợ Tân Phú Trung buồn như mưa tạ ơn quán em cho bình toon rượu nếu không có em, đìu hiu phố chợ không rượu chiều nay lấy gì ta say. .
Dẫu là rượu tiển lời vĩnh biệt ngã xuống đời ta kín poncho không tiếc đâu em, ta không tiếc ngẫu nhiên về em Tân Phú Trung. .
Bình Trung* chuệnh choạng một bến sông. xuồng ai chợ tết chở đầy bông. trăm, ngàn vạn thọ tưng bừng nở chúc phúc cùng ta một nhánh bông. .
Em nhá đừng yêu người lính trận lính trận mà em chẳng có về! Túy ngọa sa trường quân mạc
vấn Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi. .
* Tân Phú
Trung một xã thuộc quận Bình Đại, Tỉnh Kiến Hòa.
Ngọn đèn chong mắt.
Con xa rồi đất
quê,
đêm xuống thuyền vượt biển; có ngọn đèn
chong mắt, đăm đăm đợi con về.
Con đã qua
mùa
đông quê người lạnh thấu xương! để con nhớ quê nhà
ta cả
một trời nắng ấm.
Con đã qua
mùa hạ quê người cháy
rát da! để con nhớ quê nhà ta cuối năm trời chớm lạnh.
Đất
quê người,
thân con, đời cô quạnh; tha thiết hoài, nỗi nhớ
má, thương quê.
Xưa bến cũ con đi;
nay bến cũ con
về, mòn mõi má đợi mong, trong sức tàn, lực kiệt: đèn
khô dầu, lụi bấc đôi mắt khép lại rồi.
Lá rụng
phải về cội!
sao con lạc lối về? bởi ngọn đèn chong mắt giờ đã
tắt thiên thu.
Chuông ơi! đừng reo nữa!
“Lỡ
mai cha yếu mẹ già
chén cơm, đôi đũa, bộ kỹ trà
ai dâng?” *
Con theo chồng chỉ cách một bến sông;
má nghĩ xa ngàn dặm. Chiều bến sông,
con buồn ra giặt áo phía kia bờ, má ảo não đứng trông.
Nước
mất nhà tan,
con lên đường vượt biển cách một bến
sông, giờ thêm ngàn dặm biển; con đâu ngờ xa má lần này
là
vĩnh viễn ngàn năm.
Điện thoại viễn liên,
bên kia, trời nổi nhớ sao em lặng yên? rồi nức nở! ôi má
ơi! cả trời thương sụp đổ. con không kịp về, giờ phút cuối
má thương ơi!
Con vào, ra, tựa cửa, bóng tang thương!
xưa
dải khăn sô cho quê hương. giờ dải khăn sô cho má. má là
quê hương; quê hương là má.
Ngôi
vườn cũ ai sẽ ngồi đốt lá?
khói lên trời tìm kiếm đứa
con xa.
Điện thoại viễn liên, con không buồn nghe nữa; thôi
đã tắt đời con bếp lửa! má mất rồi! chuông reo nữa mà
chi!
*ca dao.
Nhận
của con nếu có chỉ là thơ !
Lẻ công bằng có cho và có
nhận,
má chỉ cho chưa có nhận bao giờ: má cho con cà
một đời lận đận; nhận của con nếu có chỉ là
thơ.
Ngàn pho kinh sách con đã đọc,
hữu hạn vô
cùng chữ nghĩa ơi; cho vô hạn một đời lao nhọc, những
lầm than, má đã cưu mang!
Câu nhạc Y Vân thường hay bảo:
“
Mẹ thương con như biển Thái bình” Thái Bình! Con vượt
trong giông bão, còn má thương con chỉ dịu êm!
Chiếc
đòn vai
thả sợi dây dài, đưa cỗ quan tài từ từ xuống
huyệt; kèn đưa đám trổi giọng
buồn thê thiết, tiếng đàn cò đẫm lệ rủ khăn
sô. gậy tang chống, sao nâng đời con được? bờ huyệt sâu,
ba
tấc đất. Má đâu?
Chiếc đòn vai
thả sợi dây
dài, đưa cỗ quan tài từ từ xuống huyệt. cỗ quan
tài mang hình hài má của con yêu dấu. họ chôn má
rồi, họ đã chôn cả thời thơ ấu của con!
Ôi! má của con, má của con! từ nay thôi chắc chẳng còn ai, thương
con như thế nữa? bếp lửa chiều hôm chợt tắt rồi,
mờ bóng má chập chờn
trên vách lá, má về đâu? sinh, tử : cõi vô thường.
Ôi! má
của con, má của con! từ nay thôi chắc chẳng còn ai, thương
con như thế nữa? xiêu lạc tha hương, phiêu bạt sầu, côi cút
bay giữa đời giông bão, ước vọng tương phùng là
ảo vọng má thương ơi !
Đừng tin con gái Mỹ
Tho! Nhỏ đưa anh, mặt mày ủ dột Mỹ
Tho buồn, rớt hột, lâm râm. xe lô Minh Chánh,
vừa lăn bánh nhỏ lấy mù soa, chấm chéo
khăn?! Chéo khăn,
sao ngăn dài giọt lệ “Xa anh rồi chẳng… dễ
gì quên nhỏ xa anh, ngọn đèn vàng
võ biếng châm
dầu, lụi bấc, thâu đêm?!” Nhỏ viết thư, chục lần
căn dặn: “Sài Gòn! đèn ngọn đỏ,
ngọn xanh học hành
nha, đừng mê bóng sắc. Mặc ong ve, nhỏ vẫn chờ anh?!” Anh tin nhỏ, Mỹ Tho, thề hẹn Cách mặt xa lòng, mới bốn năm; lặng
lẽ, nhỏ ôm cầm thuyền khác nhỏ chờ
anh? rốt cuộc, anh lầm!! Anh
về trường cũ dạy môn văn từ chung thủy,
băn khoăn, ai biết ? “chung thủy gì? phụ anh đi
biệt!” ngượng ngùng không? khi nói trăm
năm! chuyện tình
ta đâu phải cải lương sao nhỏ vai đào
thương rất đạt? đã vong phụ vẫn còn
vớt vát tiếng ru buồn nhỏ hát bên song! “Ngày đi lúa chửa đơm
bông ngày về em đã con bồng con mang*” *Ca dao Lau lệ mình ên! “Em còn có mẹ già bên ấy!” tiếng thơ buồn như một tiếng than! anh đọc thấy hàng hàng nước mắt; Sydney buồn mà anh lại quá xa. Anh cũng có mẹ già bên
ấy: mẹ anh đã nằm dưới mộ sâu, cỏ trên mồ chắc xanh thương nhớ, mẹ
chắc nhớ anh, nhớ để rầu. Hai lăm tháng chạp về tảo mộ hẹn
lần, hẹn lữa, hẹn năm sau, năm nào
cũng vậy, tiền không có; không tiền,
không có vé máy bay! Ngày khánh tận mà anh khánh kiệt, chỉ
biết tàng xe đến phi trường, “ai về
xứ Việt, quê hương đó cho
ké, dùm tôi, nỗi đoạn trường!” Em nhớ mẹ,
áng chừng em khóc, vẫn còn ai đó vỗ về
em, ai đó làm em không khóc nữa; nỗi buồn nhớ mẹ chắc rồi quên. Anh nhớ mẹ, rồi anh cũng khóc Melbourne buồn, anh lau lệ mình ên!
Vết khắc thời thơ dại! Trường
cũ anh về xưa lối thơ hành lang chập choạng,
mắt anh mờ run run kính lão, dò vô lớp trường
xưa tạn mặt! người xưa mơ! Anh giờ
về lại lơ ngơ quá ai chỉ dùm anh chỗ hẹn
thề? cuối lớp: “đây rồi bàn năm cũ! còn
khắc tên mình: hai chữ T”. Cái thời
mười bảy yêu say đắm anh khắc tên mình quấn
quít nhau ai ngờ đất nước trời binh biến thương
hải tang điền, em biển dâu. Bạn bè
chung lớp giờ tản lạc đứa chết bỏ thây
tại chiến trường đứa chiếc xe lăn về cố quận đứa
thì thua trận, sống tha phương. Em trước,
anh sau, trồi ra biển chữ tình, sóng dữ, vạt làm
đôi một nửa em mang về xứ Mỹ xứ
Úc anh về, ta rẽ đôi. Trường
đi không được nên ở lại sầu: thương
lớp cũ, khóc bàn xưa tàn, lạc tình ta, theo
vận nước thầy, cô, trường cũ, buồn
như mưa. Chiều nay, một nửa anh,
về lại một nửa em, còn mãi chân mây tên
mình, vết khắc, thời thơ dại trái tim rướm máu
hãy còn đây. Run run chạm lại thời hoa
mộng vết khắc tình sâu dẫu bụi mờ (gợi
nhớ thầy rầy: “không lo học!” ai ngờ
cấm túc hóa thành thơ). Xế nửa
dốc đời trời sắp tối anh sợ không về kịp
nữa đâu “một nửa mang về!” em yêu
dấu! ráp lại tình ta sau biển dâu. Thương cánh cò
lặn lội! người cho em là dại “lấy
ai? sao không lấy! lại lấy một nhà thơ nhà
thơ nghèo biết mấy!” tình
cũ chẳng trăm năm cố nhân đã ôm cầm thản
nhiên sang thuyền khác người tham đó bỏ đăng rằng
thơ: “toàn phù phiếm!” thuyền hoa đi biền biệt bóng
nhạn đã mù tăm sao thơ còn tha thiết? thơ
anh dán đầy vách; khạp gạo em cạn rồi thương
cánh cò lặn lội cuối bãi tới đầu
sông em gánh gạo nuôi chồng lồng
tiếng khóc nỉ non. đôi ta đã qua chiều,
cuộc đời, trời sắp tối. cuối
cùng rồi anh nói: “còn có một bài thơ không
bao giờ viết nổi... chữ nghĩa dẫu khôn cùng cũng
còn là giới hạn để diễn tả tình
em.” “cảm ơn em yêu đã... làm
bài thơ dở dang!”
THE LIGHT’S ON EVERY NIGHT
The
shift’s over!
I drive along deserted roads. The whole city’s fast asleep, But the light’s still on at home. You sew the clothes in patience Amid the long night on foreign soil. With each stitch, you mend our lives, Torn up! By war, by defeat, by exile, By loneliness! Life as refugees! (East Sea we have passed! Homesickness won’t sink.) Oh! My
love! Let me kiss your forehead, Wrinkled by bitterness and suffering. You followed your husband, every step, through difficult times. “Mother, don’t marry me faraway, Birds sing, gibbons howl, which way back home?” * But you didn’t go to the mountains. Leaving your mother and father, To be with me, as a soldier’s wife. You sent your love to the front. On battle nights, you stayed with me always. You were tormented when the South collapsed. All the love and nostalgia that you sent, Followed my steps in the far North. Out of concentration camp, I tried to flee. You rowed the boat, taking me to the confluence, Where our love was divided, One half
was longing, the other hoped. You carried
the Vietnamese hardworking spirit to the new shore, Where the
light’s still on every night, For you
to mend our lives!
*Folk song
Doan xuan Thu
Đêm đêm đèn sáng.
Tan ca! xe anh qua đường
phố vắng. thành phố đà
ngủ say; nhà mình đèn
vẫn sáng, em cắm cúi ngồi
may, đêm quê người
dài lắm ở chung quanh. Những
mũi chỉ, đường kim, em khâu lại đời ta: rách nát! bởi lửa binh, bởi thất trận, bởi lưu đày; bởi cô đơn! một đời
tỵ nạn! (Biển Đông
ta đã vượt! nỗi
nhớ nhà khôn qua!) Ôi!
em yêu của anh! cho anh hôn lên
vầng trán; hôn lên những
vết hằn - của trăm cay nghìn đắng, em theo chồng, từng bước, nẻo gian nan. “Má ơi đừng gả con xa chim kêu, vượn hú, biết nhà
má đâu.” * em không
theo chồng lên núi, em rời
mẹ, xa cha theo anh, làm vợ
lính. Em gởi tình
em ra mặt trận đêm chiến
trường, em luôn ở bên anh. Em đứt ruột, khi miền nam sụp đổ; em gởi niềm thương, nỗi nhớ từng bước anh, đày cõi
bắc xa. Anh tan tù, tìm
đường vượt biển; em chèo
xuồng đưa anh ra ngả ba sông: nơi tình ta đôi ngả: ngả nầy thương nhớ, ngả kia mong. Em mang Việt nam cần cù qua xứ lạ: đêm đêm đèn vẫn sáng. em khâu lại đời ta!
*ca dao
đoàn
xuân thu.
Lời người phụ trách:Kèm theo bài thơ trên đây, một cách thân mật,
tác giả viết cho người phụ trách Trang Nhà: "Bài
thơ nầy được mấy thằng Úc cho 500 đô. Hồi nhỏ tới
lớn viết nhiều, nhưng chưa được cắc nào nên được
"tiền trên trời rớt xuống" bèn bỏ ống heo để bạn
bè văn nghệ tới nhà chơi, trút ống, mua rượu uống cho vui". Sẽ có một ngày rửa tay gác kiếm,Trần mỗ chu du Melbourne
để cùng Đoàn đệ ngồi trên Port Phillip Bay lai rai ba sợi, cho
dzui.
Trang Nhà vừa nhận được bản
dịch bài thơ The Light's on every night của Trầm Vân. Xin giới thiệu với
bạn đọc và trân trọng cảm ơn thi sĩ Trầm Vân.
DỊCH BÀI THƠ THE LIGHT'S ON EVERY NIGHT ÁNH ĐÈN ĐÊM TÌNH NGHĨA
Tan ca xe chạy quanh đường Ngủ say thành phố thân thương vắng lời Nhà mình đèn
vẫn sáng ngời Mải may em cắm cúi ngồi cong lưng Vòm đêm khuya ngậm sương lòng Em khâu vá lại đời
chồng thương đau Tù đày gian khổ rối nhàu Trầm tư vầng
trán hằn sâu nếp dài Cho anh hôn nhé bàn tay Đường kim mũi chỉ vá ngày
xa xưa Biển đông đã vượt bao mùa Tình quê da diết còn cưa
bóng tà "Má ơi đừng gả con xa Chim kêu vượn hú biết nhà
má đâu" Chồng em khói lửa bạc đầu Thương anh nỗi nhớ bắc cầu
tìm sang Từ hôm thất trận miền Nam Thân tù gầy guộc võ vàng khói
sương Ra tù cơm áo chải bươn Tóc em vẫn thả con đường hương
quen Chèo
xuồng qua ngã ba đêm Con sông nghĩa nặng sóng mềm tình em Tiễn anh một buổi vượt
biên Lệ em sương đẫm mái hiên quê nhà Rồi em cũng tới nơi
xa Từng đêm
khâu lại đời ta đời mình TRẦM VÂN
Lời thầy dạy! Con xa trường,
chữ không đầy lá mít
học ít, chơi nhiều, hiểu chẳng bao
nhiêu rơi
rớt hết, chỉ một điều, con nhớ “Nhân chi sơ tính bản thiện!”
thầy khuyên. Lời thầy dạy, hành trang, cuộc binh đao
nơi máu đào, sao tìm ra cái thiện? ai làm chiến
tranh giống nòi dân Việt? người Việt mà! sao mải miết giết nhau? Con đã qua biết
bao nhiêu làng, xóm
đâu giọng ầu ơ, đâu tiếng học bài? em thơ dại,
võng đưa vào cõi chết ca dao buồn, ru sao hết, bi ai. Con đã qua bao giáo
đường đổ nát
duy chỉ còn sót lại gác lầu chuông chuông gọi
hồn ai? chiều thôi óng ả Chúa gục đầu, nhỏ máu, khóc
tang thương Con đã qua bao ngôi trường đổ nát
duy chỉ còn sót lại
trống trường xưa vết xé đạn thù, tanh bành mặt trống thì
làm sao con gọi bạn tựu trường Tháng tư đau thương tìm về trường
cũ
cái
thiện đâu? khi nước mất, nhà tan thánh hiền dạy, phấn, bảng, thầy
ngã xuống cái thiện thua rồi, cái ác vênh vang.
Cặp
đệm, nắm xôi.
Suốt một thời thơ ấu con mang theo:
cặp đệm má đương,
nắm xôi má nấu xôi nếp một, bếp chiều hôm khói toả mía lau đường,
thơm vị ngọt, con yêu! Xuồng ba lá má là con đò dọc
hai lượt:
đến trường, tan học, đón đưa ngày tựu học, con trốn về với má (số phận
đùa! sau lại phải đi xa.) Con lớn lên, con đi vào chiến trận
hành quân
hoài mấy bận lội đồng bưng vòng vọng mãi tiếng chày đôi
má giã giã cỏ bàng, đan cặp đệm, nhớ thương! Nhớ má đồng
bưng, ruộng, vườn, rẫy bái
chưn sình lầy, lúa nếp, cánh đồng
mưa chiều
dừng quân trợn trạo nhai gạo sấy bùi ngùi con, nhớ lại nắm xôi
xưa. Má
đồng bưng rưng rưng tình mẫu tử
thương má nhiều, thương cặp đệm,
nắm xôi!
Con vẫn muốn về quê gánh mận.
con tha thiết gọi quê mình
xứ mận máu,
mồ hôi trộn
lẫn với phù sa máu
của ông cha một
thời khai khẩn mồ hôi từng dòng của má, của ba
làng quê Đạo Thạnh sao bất hạnh! quê mình nghèo, đâu có nhà bảo sanh má sanh con, tại nhà, trời giông bão số phận sau này, con, chiếc lá bay xa
con tha thiết
gọi quê mình xứ mận nơi con khóc chào đời lận đận cắt rún bằng miểng chén khỏi
kinh phong!
con tha thiết
gọi quê mình xứ mận nơi cuống nhau ba vùi trong quê, đất con dẫu sống tha phương khi chết nhớ trở về.
con tha thiết gọi quê mình xứ mận nhớ má của con một đời lận đận lận đận theo chồng,
lận đận nuôi con.
con tha thiết gọi quê mình xứ mận má lấy chồng nghèo, chiếc
áo bà ba vai
áo bà ba sờn
theo năm tháng con
ra đời chiếc
áo má vá vai mụn
vá dày thêm ngày
con lớn tiền
học, tiền trường, quần áo má một
tay.
con tha thiết gọi quê mình
xứ mận mùa
cuối năm mận
đơm hoa, kết trái má cho con hái trái mận đèo, “nhà mình nghèo; mận mặt bán người ta.”
cuối năm, nhớ quê nhà, nhớ
má nhớ bông
mận nở, trắng vuờn xưa bao năm đã cùng trời cuối đất vẫn muốn về gánh mận má ơi!
|
|