TL_aug11_bamboo.jpg

GÓC
VIỆT CỔ THI
______________________________________________________________________________________ 

 

 

Gối Cỏ Đầu Xuân

Với Đôi Vần Thơ Xuân Của Tiền Nhân  

 

 

Tác giả là một bậc anh quân đời nhà Trần và là Sư Tổ sáng lập Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử. PKT 02/18/2019

 

SƠN PHÒNG MẠN HỨNG

Trần Nhân Tông  (1258 - 1308)

 

Thùy phược cánh tương cầu giải thoát

Bất phàm hà tất mịch thần tiên

Viên nhàn mã quyện nhân ưng lão

Y cựu vân trang nhất tháp thiền

 

Thị phi niệm trục triêu hoa lạc

Danh lợi tâm tùy dạ vũ hàn

Hoa tận vũ tình sơn tịch tịch

Nhất thanh đề điểu hựu xuân tàn

 

Mạn Hứng Ở Sơn Phòng

PKT - Mây Tần

 

Có ai trói buộc mình đâu mà phải cầu giải thoát  / Bụi trần đã không còn vướng mắc rồi thì hà tất đi tìm thần tiên làm chi nữa  / Bầy vượn nhởn nhơ, con ngựa đã mỏi, người nay đã già / Am mây và chiếc giường thiền ngày nào vẫn  còn đó / / Nỗi thị phi phải quấy đã được rũ bỏ theo từng cánh hoa rụng rơi ban sáng / Niềm hám danh hám lợi đã được cuốn theo từng đợt  mưa lạnh trong đêm / Hoa đã rụng hết, mưa đã tạnh hẳn, núi non tịch mịch trước mắt / Một tiếng chim hót, ừ nhỉ , cái lẽ tuần hoàn trời đất, xuân đến rồi đi  



SƠN PHÒNG MẠN HỨNG

PKT  - Mây Tần

 

Ai trói buộc đâu mà cầu giải thoát,

Lòng đã thoát phàm hà tất tìm Tiên.

Vượn nhàn, ngựa mỏi, thân lão,

Chốn cũ, am mây, một chiếc giường thiền.

 

Sáng ngắm hoa rơi, thị phi rũ bỏ,

Ðêm nghe mưa lạnh, danh lợi buông trôi.

Hoa tàn, mưa tạnh, núi vắng,

Một tiếng chim hót tiễn Xuân ngang trời.        

 

Tri Khac Pham
Phamid1934@gmail.com

 

 

 

Đỗ Chiêu Đức, Mailoc, Phương Hà, Mùi Quý Bồng 

HAI BÀI THƠ XUÂN

của ÔNG VUA Trần Nhân Tông

DCD_VuaTranNhanTong.jpg 

         Trong dịp xuân về, Kính gởi đến Quý Thầy Cô và Anh Chị Em Vườn Thơ Thẩn  2 bài thơ "Xuân" của ông Vua Trần Nhân Tông...

       

DCD_Xuanhieu.jpg

                      Xuân hiểu   

 

,      Thụy khởi khải song phi, 
。      Bất tri xuân dĩ quy.  
,      Nhất song bạch hồ điệp,  
。      Phách phách sấn hoa phi.

 

CHÚ THÍCH : 

 * Thụy Khởi : là Ngủ dậy, chỉ Vừa thức giấc.

 * Khải : là Mở ra, giống như chữ KHAI ( thanh BẰNG, còn KHẢI là thanh TRẮC ).

 * Song Phi : Cánh cửa của Cửa sổ.

 * Phách Phách : là Vổ vổ(cánh), ở đây có nghĩa là Vổ Phần phật.

 * Sấn : là Nhân(dịp), ở đây có nghĩa là Hướng về...

 NGHĨA BÀI THƠ :

                              Sáng Sớm Mùa Xuân

          Vừa mới ngủ dậy, ta mở toang hai cánh cửa sổ ra... Đâu biết rằng mùa xuân đã về đến rồi !( Trông kìa,) một đôi bướm trắng nỏn nà đang vổ vổ cánh bay về các khóm hoa ( đang nở rộ !). 

DIỄN NÔM :

        SÁNG XUÂN

     Thức giấc mở song ngay,

     Xuân đến nào có hay.

     Một đôi bươn bướm trắng,

     Hướng hoa vổ cánh bay !

Lục bát :

     Vừa thức giấc, mở cửa song,

     Nào hay xuân đã về trong đất trời.

     Một đôi bướm trắng xinh tươi,

     Khóm hoa bay lượn thành đôi chập chờn.

                                                         

DCD_VuaTranNhanTong.jpg

 Trần Nhân Tông 陳仁宗 (7 tháng 12 năm 1258 - 14 hoặc 16 tháng 12 năm 1308) là vị hoàng đế thứ ba của vương triều Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1278 đến năm 1293, sau đó làm Thái thượng hoàng từ năm 1293 cho đến khi qua đời. Trần Nhân Tông được nhiều sử gia đánh giá là một vị vua anh minh, đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững của Đại Việt cuối thế kỷ 13, cũng như việc bảo vệ nền độc lập và mở rộng cương thổ đất nước. Ngoài ra, ông cũng là một thiền sư lớn của Phật giáo Việt Nam thời trung đại.              

DCD_Xuanvan.jpg


   Xuân Vãn

  Trần Nhân Tông

                           

        

春晚                          Xuân Vãn

               陳仁宗                          Trần Nhân Tông

年少何曾了色空     Niên thiếu hà tằng liễu sắc không, 

一 春心在百花中    Nhất xuân tâm tại bách hoa trung.

 如今勘破東皇面    Như kim khám phá đông hoàng diện, 

 禪板蒲團看墜紅    Thiền bản bồ đoàn khán truỵ hồng.

 

Dịch Nghĩa:                           Xuân Muộn

     Câu 1 : 年少何曾了色空     Niên thiếu hà tằng liễu sắc không,


     Từ HÀ TẰNG : HÀ là Như thế nào, là Ra Làm Sao ?. TẰNG là Từng, là Đã Từng. Nên :
     HÀ TẰNG : là một NGHI VẤN TỰ dùng theo cách PHẢN VẤN có nghĩa : Làm sao mà nói được đã từng ?
     LIỄU : là Kết thúc, là Hết.( kết liễu ). Nên...
     HÀ TẰNG LIỄU có nghĩa : Làm sao nói được là đã kết thúc...? Đưa đến nghĩa cả câu là :
     " Tuổi còn trẻ thì làm sao mà có thể nói là đã kết thúc với chuyện sắc không cho được ?!" Nghĩa bóng là :
     " Thanh niên thì làm sao mà có thể nói là không còn nghĩ đến chuyện sắc không nữa ?!". Đưa đến nghĩa của...

 

     CÂU 2 :   一 春心在百花中    Nhất xuân tâm tại bách hoa trung.


      NHẤT XUÂN TÂM : có nghĩa là Một tấm lòng xuân, là Một tấm lòng son trẻ. Nghĩa cả câu là...
      " Một tấm lòng xuân đều ở trong trăm hoa " Nghĩa bóng là : " Một tấm lòng xuân ( son trẻ ),( như cánh bướm cứ xuyên suốt mê mẫm mãi ) trong trăm ( ngàn ) đóa hoa ( đẹp ).
      Câu 2 nầy còn có thể ngắt câu như thế nầy :
     " NHẤT XUÂN, Tâm tại bách hoa trung " !
     Có nghĩa :
         " Hễ đến mùa xuân là lòng cứ vướng bận mãi với trăm hoa ". Nhưng dù ngắt câu như thế nào thì nghĩa của nó vẫn ăn với Câu 1 cả !

 

      CÂU 3, CÂU 4 thì nghĩa đã rõ :


          如今勘破東皇面    Như kim khám phá đông hoàng diện,

          禪板蒲團看墜紅    Thiền bản bồ đoàn khán truỵ hồng.


      KHÁM PHÁ : là Nghiệm ra được, là Thấu hiểu một cách rõ ràng. là Nhìn rõ bộ mặt thật.
      ĐÔNG HOÀNG : là Ông Hoàng ở hướng đông, ta gọi là Chúa Xuân. Ông Chúa của mùa Xuân ở hướng đông.
      THIỀN BẢN, BỒ ĐOÀN...
      THIỀN BẢN : là Miếng Ván dùng để ngồi Thiền.
      BỒ ĐOÀN : là Cái Vòng tròn được kết bằng cỏ Bồ, dùng để ngồi đọc kinh hay ngồi thiền.
        Cho nên...
        THIỀN BẢN và BỒ ĐOÀN là 2 thứ đồ đều dùng để ngồi thiền. Hai từ nầy hô ứng và nhấn mạnh cho nhau chỉ sự tu tập.
        Nghĩa của câu 3, câu 4 là :
        Như hiện nay ( Bây giờ ), đã nhìn rõ được bộ mặt thật của Chúa Xuân rồi ( Xuân đến rồi cũng sẽ đi, hoa nở rồi cũng sẽ tàn ! ). Nên, dù ngồi trên Thiền bản hay Bồ Đoàn gì cũng được ( đã tu tập thiền rồi, đã hiểu rõ nghĩa luân hồi đào thải rồi ) thì lòng rất thản nhiên mà nhìn những cánh hồng rơi rụng ! ( Nhìn hoa tàn mà không còn thương hương tiếc ngọc hay xót liễu vì hoa gì nữa cả, vì đã giác ngộ được lẽ tuần hoàn của tạo hóa ! ).

Xin được góp bài DIỄN NÔM :


          VÃN : là Tối, là muộn, là Cuối, nên...
          XUÂN VÃN là Xuân Muộn, là

                    

DCD_cuoixuan.jpg

  CUỐI XUÂN

  Tuổi trẻ sắc không sao khỏi vướng,
  Lòng xuân quyến luyến mãi trăm hoa.
  Nhưng nay đà tỏ khi xuân tận,
  Hoa rụng lòng thiền chẳng xót xa!

Lục bát :

                   Tuổi xuân nào dứt sắc không,

                   Lòng xuân chìm đắm mãi trong sắc màu.

                   Như nay đà tỏ âm hao,

                   Tâm thiền hoa rụng chẳng nao lòng trần !
                                        
                                                               Đỗ Chiêu Đức.

GÓP THƠ DỊCH: Mailoc, Phương Hà, Múi Quý Bồng

SÁNG  XUÂN

(1)

Sớm mai thức dậy mở song ngoài

Xuân tới kia rồi chẳng có hay.

Bướm trắng một đôi đang đập cánh

Chập chờn theo đuổi cánh hoa bay!

(2)

Sáng dậy mở song ngoài

Xuân về chẳng có hay

Nhởn nhơ đôi bướm trắng

Đập cánh theo hoa bay!

        Mailoc

 

       CHIỀU  XUÂN

 

(1)

Sắc không tuổi trẻ chẳng tinh tường

Xuân đến hoa cười dạ vấn vương.

Mặt thật chúa xuân nay khám phá

An nhiên tịnh toạ ngó rơi hường!

(2)

Sắc không niên thiếu lòng chẳng bận

Rộn rã xuân về vấn vương hoa.

Chúa xuân mặt thật hiểu ra

Bồ đoàn tịnh tọa mặc hoa tơi bời!

        Mailoc

 

I- Phỏng dịch bài Xuân Hiểu

 

(1) Sáng Xuân

 

Sáng ra thức giấc tựa song ngoài

Xuân đến bao giờ đâu có hay

Bướm trắng một đôi âu yếm lượn

Hướng về hoa thắm nhởn nhơ bay.

 

(2) Sáng Xuân

 

 Sớm mai ra tựa song ngoài

Mới hay rộn rã đất trời vào xuân

Một đôi bướm trắng tưng bừng

Nhởn nhơ đập cánh trên từng đóa hoa.

 

                    Phương Hà phỏng dịch

 

 

II- Phỏng dịch bài Xuân Vãn

 

(1) Cuối Xuân

 

Tuổi trẻ lòng sao khỏi sắc không

Muôn hoa vương vấn mãi trong lòng

Nhưng nay biết được khi xuân tận

Hoa rã...tâm thiền đã lĩnh thông.

 

(2) Cuối Xuân

 

Tráng niên nào khỏi sắc không

Hoa xuân phơi phới trong lòng rộn say

Lẽ đời khi đã tỏ hay

Xuân tàn, hoa rụng...tâm này thản nhiên 

 

                  Phương Hà phỏng dịch

 

XUÂN SỚM

 

Mở cửa sáng vừa thức,

Xuân đến mà không biết.

Chập chờn đôi bướm bay

Vào vườn hoa diễm tuyệt.

 

Mùi Quý Bồng

01/24/2019

 

XUÂN MUỘN

 

Tuổi trẻ mơ hoài chuyện sắc không. 

Trăm hoa đua nở giữa lòng xuân.

Xuân đến, xuân đi, nay đã tỏ.

Rụng, rơi, hoa chẳng động lòng thiền.

 

Mùi Quý Bồng

01/24/2019 

 

 

 

 

TRẦN QUANG TRIỀU, MỘT THI NHÂN ĐỜI TRẦN 

 

Kính chuyển đến bạn vài bài thơ của Trần Quang Triều, một thi nhân đời nhà Trần .Mời bạn đọc giải khuây, sắp cuối tuần nữa rồi!

Thân kính

ML

Trn quang Triu ( 1286-1325 ) là con trai của Trần quốc Tảng , cháu nội của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn .Năm 14 tuổi được phong tước Văn huệ Vương. Tài cả văn lãn võ , tuy nhiên ông không ham công danh phú quý ,khi vợ mất ông đã có ý muốn cáo quan về. Cuối cùng được về ẩn cư nơi am Bích Động , gần chùa Quỳnh Lâm , nay thuộc huyện Đông Triều , tỉnh Quảng Ninh ,Ông lập ra thi xã Bích Động xướng họa cùng các bạn thơ như Nguyễn Sưởng , nguyễn trung Ngạn ... Năm 1324 vua Trần minh Tông triệu ông ra gánh vác việc nước , nhưng chẳng được bao lâu thì mất . Tác phẩmcủa ông còn tập Cúc Đưong Di Cảo đã thất lạc,hiện chỉ còn một ít bài thơ .

DCD_quichutucsu_1.jpg

QUY CHU TỨC SỰ

                          ( Trần Quang Triều )

 

Quy chu tc s

Qủy ngộ niệm thù khinh,

Quy tâm mộng tự vinh (oanh).

Ðiểu đề yên thụ một,

Phàm đới tịch dương hành.

Thu tước sơn dung sấu,

Triều khai thủy giám minh.

Túy ông hồn vị tỉnh,

Hồng diệp mãn giang thành.  

Dịch nghĩa

 

Thuyn v tc cnh

Nghĩ đến những cuộc gặp gỡ giả dối lòng càng coi nhẹ,

Cho nên giấc mộng về cứ vương vấn mãi.

Chim kêu khuất trong đám cây lồng khói,

Cánh buồm đi ngang theo bóng chiều tà.

Hơi thu đẽo gầy dáng núi,

Triều lên, mặt nước như gương sánh.

Ông già say vẫn chưa tỉnh,

Lá đỏ rơi đầy thành ven sông

 

 

--Bản dịch của MaiLộc-

 

Thuyn v tc cnh

 

Đời gian dối lòng nầy chẳng bận ,

Mộng quay về vương vấn khôn vơi .

Chim kêu cây khuất khói mờ ,

Cánh buồm ngang lướt lơ mơ chiều tà .

Thu gậm nhấm núi xa mảnh khảnh ,

Nước triều dâng sóng sánh gương trong  .

Lão say chưa tỉnh giấc nồng ,

Lá vàng tan tác trên sông rơi đầy .

 

 

Đ Gia Lâm t

Tâm hôi oa giác mộng,
Bộ lý đáo thiền đường.
Xuân vãn hoa dung bạc,
Lâm u thiền vận trường.
Vũ thu thiên nhất bích,
Trì tịnh nguyệt phân lương.
Khách khứ tăng vô ngữ,
Tùng hoa mãn địa hương.

       TQT



Dch nghĩa

Lòng nguội lạnh với giấc mơ sừng con sên
Dạo bước đến cửa thiền
Xuân muộn, dáng hoa mỏng mảnh
Rừng sâu, tiếng ve ngân dài
Mưa tạnh, trời xanh biếc một màu
Ao trong, trăng mát dịu toả xuống
Khách ra về, sư chẳng nói
Mặt đất thơm ngáy mùi hoa thông.

Chùa Gia Lâm ở xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội

 

 

Bản dịch của Mailoc


      Đề Thơ Nơi Chùa Gia Lâm

Vòng danh lợi lòng đà nguội ngắt

Dạo cửa thiền thanh thoát bước chân .

Hoa đang mỏng mảnh tàn xuân

Tiếng ve rừng vắng như ngân khúc sầu .

Trời sau mưa một bầu xanh ngát

Mặt ao hồ trong vắt ánh trăng .

Khách đi sư chẳng nói năng

Hoa thông rụng khắp hương dâng ngạt ngào .

                                                   Mailoc



Chu trung đc chước

Thu mãn sơn thành bội tịch liêu,
Gia thư bất đáo hải thiên diêu.
Nhân tình sơ mật xao bồng vũ,
Thế thái cao đê phách mạn triều.
Tùng cúc cố lưu ta dị lộ,
Cầm thư tuế vãn hỷ đồng điều.
Kỷ đa lỗi khối hung trung sự,
Thả hướng tôn tiền thí nhất kiêu.

Dch nghĩa

Thu về đầy núi, càng khiến hiu quạnh bội phần,
Thư nhà không đến miền biển xa xăm này.
Tình người thưa nhặt như mưa gõ mui thuyền,
Thói đời lên xuống như nước triều vỗ bờ.
Tùng cúc bạn cũ, than ôi, nay đã khác nẻo,
Tuổi già đèn sách, mừng rằng hợp điệu.
Biết bao nỗi niềm chồng chất trong lòng,
Hãy thử giả khuây trước chén rượu xem sao.

 Dịch Thơ :



     Uống Rượu Một Mình Trong Thuyền


 Núi vào thu trông càng hiu ht

Nơi bin xa vng bt tin nhà.

Tình người thưa nht mưa sa

Thói đi lên xung sóng va mt ghnh

Bn tùng cúc bun tênh r hướng

Bên sách đèn vui hưởng tui thu.

Ngn ngang tâm s mt mù

Th xém chén rượu có vơi ni lòng.

             Mailoc

Đ Phúc Thành T Đường

Vân tự du du tuế nguyệt thâm,
Từ đường lưỡng bạn bách sâm sâm.
Hoa ngưng túc vũ thiên hàng lệ,
Nguyệt ấn hàn đàm nhất phiến tâm.
Ðài hạ thảo phân kim nhật lộ,
Tùng trung hạc thức cựu thời cầm.
Dạ lai ký đắc đăng tiền mộng,
Hải khoát thiên cao hà xứ tầm.


Dch nghĩa

Mây bay man mác năm tháng lâu rồi,
Hai bên nhà thờ cây bách um tùm.
Những hạt mưa đêm đọng lại trên hoa như nghìn hàng lệ,
Mặt trăng in xuống đầm lạnh như một mảnh lòng.
Dưới đài, cỏ rẽ thành lối đi ngày nay,
Trong cây thông, chim hạc nhớ cung đàn thuở trước.
Đêm đến ghi nhớ giấc mộng trước đèn,
Nhưng trời cao biển rộng biết tìm đâu?

 
Nguồn: Thơ văn Lý Trn (tập II), NXB Khoa học xã hội, 1988

Dch Thơ:


      Đ Nhà  T Đường Phúc Thành

 

Mây lng l tháng năm man mác

Bách âm u bên vách t đường.

Trên hoa mưa l còn vương

Mnh lòng như nguyt đáy gương lnh đm.

C dưới đài r phân li nh

Trong bóng tùng hc nh đàn xưa

Bên đèn mng cũ mi va

Tri cao bin rng biết đâu tìm v

             Mailoc


Trường An hoài c

Hà nhạc chung tồn cố quốc phi,
Sổ hàng lăng bách bối tà huy.
Cựu thời vương khí mai thu thảo,
Mộ vũ tiêu tiêu dã điệp phi.



Dch nghĩa

Sông núi rốt cuộc vẫn còn mà nước cũ đã đổi khác,
Mấy hàng bách trồng trên gò đứng phơi lưng dưới nắng chiều.
Khí đế vương triều xưa chôn vùi dưới cỏ mùa thu,
Mưa chiều hiu hắt bướm nội bay.

 Dch Thơ :

     Trường An Hoài C

Sông núi đây, đâu ri triu cũ?

Bách lăng su đng rũ tà dương.

Khí vương vùi dưới c đường

Mưa chiu hiu ht bướm đng ta bay

      Mailoc



Hoàng Châu đo l tác

Hành lộ thạch đầu hoạt,
Loan vân tạp chướng yên.
Khách phàm thu vũ ngoại,
Sơn tự tịch dương biên.
Lục ám tang ma địa,
Hồng minh quất dữu thiên.
Đăng xa không hữu ức,
Quy tứ hựu thê nhiên.



Dch nghĩa

Đường đi đá núi trơn,
Mây ngàn lẫn với khói lam chướng.
Cánh buồn khách ngoài trời mưa thu,
Ngôi chùa trên núi trong bóng chiều tà.
Mầu xanh che rợp đất dâu gai,
Mầu hồng chiếu sáng trời quýt bưởi.
Lên xe luống những nhớ nhung,
Ý trở về lại thêm man mác.

 Dịch Thơ :

    Làm Trên Đường Đi Hoàng Châu

Đường đá núi trt trơn sườn dc

Khói mây ngàn lam đc l m.

Mưa thu bum khách pht phơ

Ht hiu chùa núi đng phơi nng tàn.

C gai dâu xanh rn mt đt,

Bưởi quit tươi đ gc tri hng.

Lên xe se st chnh lòng,

Tâm tư trĩu nng dường không mun v.

       Mailoc

DCD_tuccanh.jpg

 

Giang thôn tc s

Tây lân thôn hạng cách đông lân,
Kê khuyển tương văn cận yếu tân.
Hải yến nhật tà đê lộng ảnh,
Giang hoa phong tế viễn tuỳ nhân.
Ðạo phùng mai vũ liên vân thục,
Tàm đáo tang thiên trước diệp tân.
Khước tiếu ngâm ông tham thắng thưởng,
Ngọc kinh quy trạo dĩ kiêm tuần.

Dch nghĩa

Ngõ xóm Tây cách với xóm Đông,
Tiếng gà gáy chó sủa vọng sang nhau gần bến sông chính.
Dưới ánh trời tà, én biển là là bay giỡn bóng.
Trong làn gió nhẹ, hoa bên sông xa xa hướng theo người.
Lúa gặp mưa mai, chín liền đến chân mây,
Tằm đến mùa dâu, theo lá mà đổi khác.
Buồn cười cho nhà thơ mãi ngắm cảnh đẹp,
Đi thuyền về kinh sư đã trọn tuần.

Dịch Thơ :

     Xóm Bên Sông Tc Cnh

 Xóm Tây-Đông cách nhau mt ngõ

Trên bến sông gà chó xác xao.

Én chiu lượn bóng đùa nhau

Hoa sông gió nh lao xao vy người.

Lúa, mưa xung rp đng chín ti

Tm, lá dâu ăn ri đy nong.

Thi nhân cười ngt cnh trông,

V kinh phi chc hôm ròng thuyn đi.

          Mailoc

 

MXT xin phép góp vui một bài "Quy Chu Tức Sự" : Thuyền Về Tức Cảnh như sau :

 

Gặp gở mà chi dối trá thêm

Tơ vương mộng mãi giấc êm đềm

Khói mờ lồng khuất cây chim hót

Bóng xế buồm dong sóng gió êm

Vách núi hơi thu về nhựt nguyệt

Thủy triều mặt nước chiếu gương đêm

Ông già chưa tỉnh còn say khướt

Lá đỏ xây thành rụng rớt thêm

Mai Xuân Thanh

Ngày 20/09/2018

 

Đỗ Chiêu Đức tham gia với các phần sau đây :

 

1. Bản chữ Hán của bài thơ :

 

 歸舟即事             QUY CHU TỨC SỰ

     

詭遇念殊輕,     QUỶ ( NGỤY ) ngộ niệm thù khinh, 
歸心夢自縈。     Quy tâm mộng tự vinh.( OANH ).
鳥啼煙樹沒,     Điểu đề yên thụ một, 
帆帶夕陽行。     Phàm đới tịch dương hành. 
秋削山容瘦,     Thu tước sơn dung sấu, 
潮開水鑑明。     Triều khai thủy giám minh. 
醉翁渾未醒,     Túy ông hồn vị tỉnh, 
紅葉滿江城。     Hồng diệp mãn giang thành.

 

              陳光朝                                  Trần Quang Triều.

 

2. Chú Thích :
       Về nghĩa của bài thơ thì Thầy đã giảng rõ rồi, em chỉ chú thích thêm vài từ đặc biệt mà thôi :


  (1). QUỶ 詭 : là Gian xảo, Dối trá, như QUỶ KẾ Đa Đoan. Từ nầy còn được đọc là NGỤY, Ví dụ như NGỤY BIỆN chẳng hạn. Trong bài thơ được phiên âm là QUỶ NGỘ, e là không được chính xác, thiết nghĩ, nên phiên âm là NGỤY NGỘ thì đúng hơn. NGỤY NGỘ có 2 nghĩa :
    a ). Sự gặp gỡ được xếp đặt một cách giả dối.
    b ). Gặp phải toàn những chuyện dối gian xảo trá.

 

  (2). THÙ 殊 : là Khác nhau, là Đặc Biệt. nên THÙ KHINH là : Đặc biệt xem nhẹ, có nghĩa là Xem rất nhẹ.


  (3). VINH( OANH ) 縈 : Từ nầy đúng ra phải đọc là OANH, nhưng vì muốn cho ăn vận với từ KHINH ở trên nên mới đọc là VINH ( Ví dụ như : Cổ Kim đọc trại thành Cổ Câm vậy ). 
    OANH 縈 : có nghĩa là Quanh Quẩn, Lòng Vòng, Lởn vởn, Vương Vấn... Trong bài thơ là : Mộng Tự Oanh là Cứ lởn vởn mãi trong giấc mộng của mình hoài !

         Hai câu thơ đầu có nghĩa :
     Trong Ý niệm thì rất xem nhẹ những cuộc gặp gỡ giả dối, không chân thật. Nhưng, trong lòng ( quy TÂM ) thì khi  về ( những cái giả dối đó ) cứ lởn vởn mãi cả trong giấc ngủ ( Cứ bận lòng mãi về những chuyện đó ). Cho nên...
     2 câu Thực :
           Chim kêu khuất trong đám cây lồng khói,
           Cánh buồm đi ngang theo bóng chiều tà.
     Một câu tả cảnh mơ hồ không rõ ràng, một câu là hình ảnh hiển hiện trước mắt của cánh buồm trong buổi chiều tà...
     2 Câu Luận cũng thế :
           Hơi thu đẽo gầy dáng núi,
           Triều lên, mặt nước như gương sáng.
     Cảnh trí cũng như cuộc đời, cái giả dối gian trá mơ hồ hòa lẫn trong cái rõ ràng chân thật của cuộc sống, nên chi...

 

      2 câu Kết :
        醉翁渾未醒,     Túy ông hồn vị tỉnh, 
        紅葉滿江城。     Hồng diệp mãn giang thành.


     Ông già say hầu như ( hồn渾 là Hầu như ) chưa chịu tỉnh dậy ( vì ngán ngẫm cho nhân tình thế thái ), để mặc cho lá thu đỏ thắm rơi đầy cả trên sông chảy ra ngoại thành !

 3. DIỄN NÔM :

 

        TỨC CẢNH SỰ ĐỜI KHI THUYỀN VỀ


               Xem thường đời gian dối,
               Sao lòng mãi vấn vương.
               Chim kêu trong mây khói,
               Thuyền đi dưới gió sương.
               Thu về sơ xác lá,
               Nước đầy lắp lánh gương.
               Lão say chưa muốn tỉnh,
               Mặc lá đổ muôn phương !

Lục bát :

               Tình đời giả dối xem khinh,

               Trở về với mộng tự mình lân la.

               Khói vương cây, tiếng chim ca,

               Nắng chiều nghiêng đổ buồm xa đi về.

               Núi thu xơ xác  ủ  ê,

               Nước thu trong vắt tư bề lăn tăn.

               Say mèm chẳng tỉnh riêng ông,

               Lá thu rơi đỏ cả sông cả thành !

                                                      Đỗ Chiêu Đức.

 

___________________________________________________________________________________ 

              

 


Đỗ Chiêu Đức
  Chu Văn An 
                                         
                                             DCD_ChuVanAn.jpg
                     
 
Chu Văn An 朱文安 (1292-1370) hiệu là Tiều Ẩn,tên chữ là Linh Triệt, tên thụy là Văn Trinh. Tên thật là Chu An, được phong tước Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An. Ông người làng Văn Thôn , xã Quang Liệt, huyện Thanh Ðàm (nay là huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội). 
             Sau khi thi đậu thái học sinh, Chu Văn An không ra làm quan, chỉ ở nhà dạy học.Học trò theo học rất đông, trong số đó có Phạm Sư Mạnh, Lê Quát. 
            Năm Khai Thái đời Trần Minh Tông ông mới nhận chức Quốc Tử Giám tư nghiệp,dạy cho thái tử học.Ðời Trần Dụ Tông (1341-1369) nhà vua mải mê chơi bời, bỏ bê việc nước, bọn quyền thần thì lộng 
quyền,hà khắc,tham nhũng; Chu Văn An bèn dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần, nhưng vua không nghe. Ông xin từ chức, lui về ở ẩn tại núi Phượng Hoàng , làng Kiệt Ðặc , huyện Chí Linh . Ông mất năm Thiệu Khánh thứ nhất. Ðời Trần Nghệ Tông (1370), được vua làm lễ tế và đặt tên thuỵ là Văn Trinh. 
             Tác phẩm: Chu Văn An từng có những tác phẩm như: Thất trảm sớ, Tiều ẩn thi tập, Tiều ẩn quốc ngữ thi tập, Tứ thư thuyết ước. Nhưng cho đến nay mới chỉ tìm được 12 bài thơ chữ Hán chép trong  Toàn Việt thi lục.              

Sau đây là những bài thơ tiêu biểu của ông :    
 1. Nguyên bản chữ Hán của bài thơ  

 
  DCD_XuanDan.jpg
                 春旦                               XUÂN ĐÁN                    
寂寞山家鎮日閒,    Tịch mịch sơn gia trấn nhựt nhàn,   
竹扉斜擁護輕寒。    Trúc phi tà ủng hộ khinh hàn.    
碧迷草色天如醉,    Bích mê thảo sắc thiên như túy    
紅濕花梢露未乾。    Hồngthấp hoa tiêu lộ vị can.    
身與孤雲長戀岫,    Thân dữ cô vân trừơng luyến tụ    
心同古井不生瀾。    Tâm đồng cổ tỉnh bất sanh lan.    
柏薰半冷茶煙歇,    Bá huân bán lãnh trà yên yết,    
溪鳥一聲春夢殘。    Khê điểu nhất thanh xuân mộng tàn.                             
 朱文安                                                     Chu Văn An

   *  Dịch Nghĩa :
           Suốt ngày nhàn hạ rảnh rổi với ngôi nhà quạnh quẽ vắng lặng ở trên núi nầy. Chiếc cửa tre xiêu vẹo ôm ấp lấy căn nhà che chắn bớt cái cơn lạnh nhè nhẹ đang lan tỏa. Nhìn xuống xa xa bãi cỏ non xanh biếc, bầu trời cũng xanh biếc như ngất ngây say. Những đóa hoa hồng lên trên cành rực rỡ với các giọt sương còn lóng lánh chưa khô. Tấm thân ta như đám mây đơn lẻ kia cứ mãi quyến luyến không nở rời đỉnh núi, và lòng ta thì đã khô cằn như chiếc giếng xưa kia đã không còn dậy sóng nữa. Những nhánh tùng bách cháy tàn nửa vời lạnh lẽo, trà thuốc cũng đã cạn rồi. Những con chim bên khe vổ cánh bay tiếng kêu oang oác làm chợt tỉnh giấc, mộng xuân cũng tàn lụi theo luôn.
   * DIỄN NÔM :
                          Ngày  Xuân 
              Nhà tịch mịch núi cao nghe vắng vẻ,
              Cửa phên tre nghiêng ngã lạnh lan tràn.
              Trời như say thảm cỏ biếc mênh mang,
              Hoa đỏ thắm đầu cành sương chưa ráo.
              Thân nầy tựa như mây còn luyến núi,
              Lòng thì như giếng cạn sóng đà an.
              Lửa tắt trà khô thuốc hết đêm tàn,
              Chim oang oác giật mình tan giấc mộng !
Lục bát :
             Nhà cao vắng vẻ an nhàn,
             Cửa tre xiêu vẹo lạnh tràn gió đông.
             Trời xanh đồng cỏ mênh mông,
             Ngậm sương mấy đóa hoa hồng nở xinh.
             Thân như mây nổi linh đinh,
             Lòng như giếng cạn không sinh sóng hời.
             Đêm tàn lửa tắt trà vơi,
             Chim kêu tỉnh giấc một trời xuân mơ !
                                                                      Đỗ Chiêu Đức.
         Image result for Ðêm trăng dạo bước dưới rặng thông ở núi Tiên Du

 
2. Bài thơ Nguyệt Tịch Bộ Tiên Du Sơn Tùng Kính :
       月夕步仙                Nguyệt Tịch Bộ
       遊山松徑            Tiên Du Sơn Tùng Kính
                朱文安                                         Chu Văn An
緩緩步松堤,     Hoãn hoãn bộ tùng đê
孤村淡靄迷。     Cô thôn đạm ái mê
潮回江笛迥,     Triều hồi giang địch quýnh
天闊樹雲低。     Thiên khoát thụ vân đê
宿鳥翻清露,     Túc điểu phiên thanh lộ
寒魚躍碧溪。     Hàn ngư dược bích khê.
吹笙何處去,     Xuy sinh hà xứ khứ, 
寂寞故山西。     Tịch mịch cố sơn tê (tây)
* Dịch Nghĩa :
                Ðêm trăng dạo bước dưới rặng thông ở núi Tiên Du
Lửng thửng dạo bước trên bờ đê dưới bóng tùng. Mây khói mơ  hồ như che khuất làng quê hẻo lánh. Nước thủy triều lên trong tiếng sáo xa xa trên sông vắng. Trời cao rộng, nên mây như là là thấp xuống gần ngọn ngọn cây hơn.Chim về tổ bay trong làn sương mát nhẹ. Cá gặp lạnh nhảy dưới khe nước trong biêng biếc. Đâu rồi  tiếng tiêu sáo văng vẳng trên sông. Để núi tây cũ thêm quạnh hiu, vắng lặng !
* Diễn Nôm :
      Ðêm trăng dạo bước dưới rặng thông ở núi Tiên Du
               Chầm chậm dưới bóng tùng,
               Xóm nhỏ sương mông lung.
               Nước về vang tiếng sáo,
               Trời cao cây mây chùn.
               Chim chiều bay về tổ,
               Cá lạnh vượt khe rừng.
               Tiêu thiều đà vắng ngắt,
               Núi tây lại lạnh lùng.
Lục Bát :
               Thẩn thơ đi dưới bóng tùng,
               Làng quê sương khói mông lung mơ màng.
               Nước về tiếng sáo vẳng sang,
               Trên cao mây thấp cây ngang lưng trời.
               Chim bay về tổ sương rơi,
               Lạnh căm khe nước quẩy đuôi cá về.
               Tiêu thiều lặng ngắt tư bề,
               Quạnh hiu làng cũ tái tê núi đồi !
                                                 Đỗ Chiêu Đức
3. Bài thơ Linh Sơn Tạp Hứng :
    靈山雜興                Linh Sơn Tạp Hứng
萬疊青山簇畫屏,    Vạn điệp thanh sơn thốc họa bình,
斜陽淡抹半溪明。    Tà dương đạm mạt bán khê minh 
翠蘿徑裏無人到,    Thúy la kính lý vô nhân đáo,
山鵲啼煙時一聲。    Sơn thước đề yên thời nhất thinh.
               朱文安                                       Chu Văn An

    Inline image

* Chú Thích :   
   - Linh Sơn 靈山 : Tức núi Chí Linh, là một ngọn núi thuộc huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa, cao và hiểm yếu bậc nhất ở thượng du sông Chu (nay thuộc xã Giao An, giữa Lang Chánh và Thường Xuân).
   - Điệp 疊 : là Chất chồng lên nhau, nên Vạn Điệp là Chất chồng cả muôn cả vạn lên với nhau.
   - Thốc 簇 : là Lượng từ, chỉ(một) Cuộn, Bó, Bức, Tấm...
   - Đạm Mạt 淡抹 : là Thoa một lớp mỏng, trong bài thơ chỉ Ánh nắng chiều chiếu nhàn nhạt.
   - Thúy La 翠蘿 : là những dây leo màu xanh biếc.
   - Sơn Thước 山鵲 : là những con qụa núi.   - Thời 時 : là Thỉnh thoảng, là Chốc chốc.
* Nghĩa bài thơ :
                        Chợt Hứng ở núi Chí Linh
     Cả muôn cả vạn ngọn núi xanh chồng chất lên nhau, trông như một bức bình phong tranh vẽ. Ánh nắng chiều nhàn nhạt chiếu làm cho dòng khe tranh tối tranh sáng. Trên con đường cỏ phủ đầy dây leo xanh biếc vì không người đi tới, thỉnh thoảng một vài tiếng qụa núi kêu vang trong sương khói mơ hồ.
     Qủa là một bức tranh núi non hùng vĩ thâm u, nơi đã từng là căn cứ địa của nghĩa quân Bình Định Vương Lê Lợi trong công cuộc kháng chiến chống quân Minh.
                    Inline image
* Diễn Nôm :                

Núi non trùng điệp tựa như tranh,
                 Nắng chiếu chập chờn khe nước xanh.
                 Cỏ biếc dây leo đường núi vắng,
                 Đâu đây tiếng qụa khói mờ quanh.
  Lục bát :
                 Điệp trùng núi biếc tựa tranh,
                 Nắng chiều mờ tỏ khe xanh chập chờn.
                 Dây leo đường núi trống trơn,
                 Một vài tiếng qụa khói sương mơ hồ.
                                                      Đỗ Chiêu Đức
4. Bài thơ Thanh Lương Giang :
     Image result for thuyền câu về bến
     清涼江                 Thanh Lương Giang
山腰一抹夕陽橫,   Sơn yêu nhất mạt tịch dương hoành,
兩兩漁舟畔岸行。   Lưỡng lưỡng ngư chu bạn ngạn hành.
獨立清涼江上望,   Độc lập Thanh Lương Giang thượng vọng,
寒風颯颯嫩潮生。   Hàn phong táp táp nộn triều sinh.
              朱文安                                       Chu Văn An
* Chú Thích :
 - Sơn Yêu 山腰 : là Cái eo của núi, là Sườn núi.
 - Nhất Mạt Tịch Dương 一抹夕陽 : là Một vệt nắng chiều.
 - Bạn Ngạn 畔岸 : là vựa sát theo bờ sông.
 - Táp táp 颯颯 : là Phần phật, là Vi vút, là Vù vù...
 - Nộn Triều Sinh 嫩潮生 : Nước Thủy triều bắt đầu lên.
* Nghĩa Bài Thơ :
                          Dòng Sông Thanh Lương 
      Một vệt nắng chiều vắt ngang qua sườn núi. Trên sông từng đôi từng hàng thuyền câu đang dọc theo bờ sông mà về bến. Ta đứng một mình trên dòng sông Thanh Lương mà nhìn ngắm. Gió lạnh thổi vi vút từng cơn trong khi con nước thủy triều đang bắt đầu dâng cao.

                     Image result for thuyền câu về bến 

* Diễn Nôm :
                  Một vệt nắng chiều núi vắt ngang,
                  Thuyền câu về bến xếp song hàng.
                  Một mình đứng ngắm Thanh Lương chảy,
                  Vi vút gió về nước lại sang.
  Lục Bát :
                  Nắng chiều sườn núi vắt ngang,
                  Song đôi về bến hai hàng thuyền câu.
                  Thanh Lương đứng ngắm hồi lâu,
                  Vụt vù gió lạnh lên mau thủy triều !
                                                   Đỗ Chiêu Đức

5. Bài thơ Thôn Nam Sơn Tiểu Khế :
    Image result for 村南山小憩
   村南山小憩      Thôn Nam Sơn Tiểu Khế   
閑身南北片雲輕,   Nhàn thân nam bắc phiến vân khinh,
半枕清風世外情。   Bán chẩm thanh phong thế ngoại tình.
佛界清幽塵界遠,   Phật giới thanh u trần giới viễn,
庭前噴血一鶯鳴。   Đình tiền phún huyết nhất oanh minh.               

朱文安                                       Chu Văn An          


* Chú Thích :
  - Khế 憩: là nghỉ ngơi, Nghỉ mệt. Tiểu Khế 小憩 : là nghỉ xả hơi một chút.
  - Nhàn Thân : Tấm thân nhàn hạ.
  - Bán Chẩm : là Nửa gối.
  - Phún huyết : là Phun máu, mửa máu.
* Nghĩa Bài Thơ :
                    Nghỉ Tạm Ở Một Thôn Của Nam Sơn
       Vì bản thân nhàn rổi nên như đám mây nhẹ trôi từ nam đến bắc. Làn gió mát thổi nhè nhẹ bên gối, tâm tình lâng lâng như vượt khỏi cuộc đời nầy. Cỏi Phật rất thanh tịnh u nhã như xa hẵn cỏi trần. Trước sân một con chim oanh hót đến mửa máu ra ( vì phải mang cái nghiệp ca hót của cỏi trần thế !).
* Diễn Nôm :
                  Thân nhàn nam bắc dõi mây xa,
                  Nửa gối ngoài đời gió thoảng qua.
                  Cỏi Phật thanh u xa cỏi tục,
                  Ngoài sân mửa máu một oanh ca !
  Lục bát :
                  Thân nhàn nhẹ tựa mây bay,
             Thoát tình nhân thế gió lay gối đầu.
                  Lánh trần cỏi Phật thanh u,
          Trước sân nặng nghiệp máu trào oanh ca !
                                              Đỗ Chiêu Đức
6.   Bài thơ Vọng Thái Lăng :
     Image result for Vọng Thái Lăng miếu
     望泰陵                      Vọng Thái Lăng
松秋深鎖日將夕,  Tùng thu thâm tỏa nhựt tương tịch,
煙草如苔迷亂石。   Yên thảo như đài mê loan thạch
黯淡千山風更愁,   Ảm đạm thiên sơn phong cánh sầu
消沉萬古雲無跡。   Tiêu trầm vạn cổ vân vô tích.
溪花欲落雨絲絲,   Khê hoa dục lạc vũ ti ti,
野鳥不歸山寂寂。   Dã điểu bất quy sơn tịch tịch.
幾度躊躇行復行,   Kỷ độ trù trừ hành phục hành,
平蕪無盡春生碧。   Bình vu vô tận xuân sanh bích.            
朱文安                                       Chu Văn An

* Chú thích :
  - Vọng : là Trông ngóng, là Nhìn về...
  - Tùng thu : Những cây thông vào mùa thu.
  - Thâm Tỏa : là Khóa kín, ở đây có nghĩa là Phủ trùm.
  - Yên Thảo : Cỏ xanh mờ như khói.
  - Tiêu Trầm : là Chìm đắm.
  - Dã Điểu : Những con chim ngoài đồng nội.
  - Bình Vu : là Cánh đồng hoang vu, là Đồng trống.
    Trong bài thơ có 2 từ Hán Việt mà nghĩa rất thông dụng là :
  - Trù Trừ 躊躇 : là Do dự không quyết.
  - Ảm Đạm 黯淡 : là Trời mờ mờ tối. Vì là trời của mùa thu, như cụ Nguyễn Du đã tả trong Truyện Kiều :
            Bạc phau cầu giá, đen rầm ngàn mây.
* Nghĩa bài thơ :
                      Trông Ngóng về hướng Thái Lăng
        Những cây thông vào mùa thu vẫn xanh om phủ kín khi ánh nắng đã về chiều, cỏ xanh mờ ảo như rêu phủ mờ các tảng đá ngổn ngang. Ngàn núi chìm trong ảm đạm nên gió thổi càng cảm thấy buồn hơn, từ vạn cổ tiêu trầm tan biến nên mây không còn để lại vết tích gì nữa cả. Hoa trong khe suối muốn rụng cả trong cơn mưa phùn lất phất như tơ, những con chim ngoài đồng nội không bay về nên núi rừng càng vắng lặng. Mấy lần ta do dự trù trừ muốn đi rồi lại muốn đi, trong cảnh hoang vu mênh mông vô tận trong sắc màu biêng biếc tựa mùa xuân.
* Diễn Nôm :
                 Rừng thông phủ kín nắng chiều tắt,
                 Cỏ phủ rêu xanh đá chất ngất.
                 Ảm đạm ngàn non gió gợi sầu,
                 Tiêu trầm muôn thuở mây bay mất.
                 Chim không về tổ núi im lìm,
                 Hoa rụng theo dòng mưa lất phất.
                 Mấy lượt trù trừ đi lại đi,
                 Hoang vu vô tận xuân ngây ngất !
  Lục bát :
                 Rừng thông phủ kín nắng tàn,
             Cỏ mờ rêu nhạt ngổn ngang đá luồn.
                 Âm u ngàn núi gió buồn,
           Tiêu tan mất hút mây tuôn muôn đời.
                 Bên khe hoa rụng mưa rơi,
           Chim chiều đâu vắng núi đồi lặng yên.
                 Trù trừ cất bước chẳng nên,
          Mênh mông xuân biếc gợi thêm nỗi niềm !
                                        Đỗ Chiêu Đức 
 
______________________________________________________________________________________________________ 

THƠ CHU VĂN AN

Bản dịch: Mailoc, Đỗ Chiêu Đức, Kim Oanh, Songquang, Phương hà, Mai Xuân Thanh

__________________________________________________________ 

 

Vài bài thơ của thi nhân Chu Văn An gi bn cui tun

ML

 

XUÂN ÐÁN


Tịch mịch sơn gia trấn nhật hàn
Trúc phi tà ủng hộ khinh hàn
Bích mê thảo sắc thiên như tuý
Hồng thấp hoa sao lộ vị can
Thân dữ cô vân trường luyến tụ
Tâm đồng cổ tỉnh bất sinh lan
Bách huân bán lảnh trà yên yết
Khê điểu nhất thanh xuân mộng tàn


       Chu Văn An *

 Dịch Nghĩa :

    Sớm Xuân

Nhà trên núi vắng vẻ, suốt ngày thảnh thơi,

Cửa phên nghiêng chắn hơi lạnh nhẹ .

Màu biếc mây trời làm đắm say

Hoa hồng ngậm sương chưa tan

Thân như mây cô đơn lưu luyến núi

Lòng như giếng cổ không gợn sóng

Khói thông tan, trà hết khói

Một tiếng chim bên suối  làm tan giấc mộng xuân    

 

SỚM MAI  ĐẦU  XUÂN

 

Ngày nhàn hạ trên non lều vắng ,

Cửa trúc phên nghiêng chắn gió hàn .

Trời trong cỏ biếc ngút ngàn ,

Hồng dầm sương sớm chưa tan lệ tràn .

Thân tựa mây núi ngàn lưu luyến ,

Sóng lòng như cổ giếng lặng căm .

Hương phai trà nguội khói tan ,

Chim kêu trong suối mộng tàn giấc Xuân .

                                      Mailoc phỏng dịch

 

 

Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính

。                           Chu Văn An 

Hoãn hoãn bộ tùng đê, 
Cô thôn đạm ái mê. 
Triều hồi, giang địch quýnh, 
Thiên khoát, thụ vân đê. 
Túc điểu phiên thanh lộ, 
Hàn ngư dược bích khê. 
Xuy sinh hà xứ khứ, 
Tịch mịch cố sơn tê (tây). 

Dich Ngh
ĩa:


Ðêm trăng dạo bước dưới rặng thông ở núi Tiên Du 

Lững thững dạo chơi trên đê tùng 
Làn mây nhạt che khuất làng hẻo lánh 
Triều xuống tiếng địch trên sông nghe xa vắng 
Trời rộng, mây là là ngọn cây 
Chim về tổ bay qua sương mát 
Cá gặp lạnh nhảy dưới khe trong 
Người thổi sáo đi đâu vắng? 
Để núi tây cũ thêm quạnh hiu. 


    ĐÊM TRĂNG TRÊN NÚI TIÊN DU

(1)

Trên đê tùng , dạo chơi  thong thả ,

Làn khói mờ che cả cô thôn .

Triều hồi , địch vẳng bến sông ,

Trời quang mây lượn ngàn thông la đà .

Chim xao động sương ngà đêm mát ,

Nước lạnh tanh cá quạt khe trong .

Tiếng sênh im bặt mênh mông ,

Núi xưa hiu quạnh hư không một màu .

                             Mailoc phỏng dịch

(2)

Lửng thửng trên bờ thông ,

Sương khói mờ cô thôn .

Triều lui tiếng sáo vẳng ,

Trời tạnh rừng mây lồng .

Sương rung chim lũ lượt ,

Cá lạnh quẫy khe trong .

Sênh ai vừa bặt tiếng ,

Non cũ quạnh trời không

                    Mailoc

 

Linh sơn tp hng

Vạn điệp thanh sơn thốc họa bình,
Tà dương đạm mạt bán khê minh.
Thuý la kính lý vô nhân đáo,
Sơn thước đề yên thời nhất thanh.

 

Dch nghĩa

Muôn lớp núi xanh tụ lại như bức bình phong vẽ,

Bóng chiều nhạt dọi tới sáng nửa lòng khe.
Trong lối cỏ biếc, không người đến,
Thỉnh thoảng một tiếng chim thước kêu trong khói mù.

Dịch Thơ

    Vịnh Cảnh Núi Chí Linh

(1)

Núi chp chùng ta tranh xanh ngát

Na khe sâu nng nht chiu tà.

Li mòn vng lng người qua,

Kêu sương tiếng thước vng xa tng hi.

(2)

Trùng trùng núi biếc đp như tranh,

Nhàn nht na lòng sui nng hanh.

C biếc đường quanh người vng ngt,

Tng hi thước quát xé tri thanh.

                               Mailoc

 

 Thanh Lương giang

Sơn yêu nhất mạt tịch dương hoành,
Lưỡng lưỡng ngư chu bạn ngạn hành.
Độc lập Thanh Lương giang thượng vọng,
Hàn phong táp táp nộn triều sinh.

 

Dch nghĩa

Một vệt bóng chiều vắt ngang sườn núi,
Dọc theo bờ sông, thuyền câu đi từng đôi một.
Đứng một mình trên sông Thanh Lương ngắm cảnh,
Gió lạnh vi vút, nước triều dâng lên.

Dịch Thơ:

    Sông Thanh Lương

Nng chiu mt vt vt lưng đi,

Thuyn cá xuôi b c cp đôi

Lng ngm Thanh Lương hn lng đng,

Lao xao gió lnh nước lên ri.

       Mailoc

  Thôn Nam sơn tiu khế

Nhàn thân nam bắc phiến vân khinh,
Bán chẩm thanh phong thế ngoại tình.
Phật giới thanh u, trần giới viễn,
Đình tiền phún huyết nhất oanh minh.

 

Dch nghĩa

Thân nhàn như đám mây nhẹ bay khắp nam bắc,
Gió mát thổi bên gối, tâm tình để ngoài cuộc đời.
Cõi phật thanh u, cõi trần xa vời,
Trước sân, hoa đỏ như máu, một chiếc oanh kêu.

Dịch Thơ :

  Núi Thôn Nam Tạm Nghỉ

 

Thân như mây bnh bng nam bc

Na gi trăng gió mát tâm an.

Thanh u cõi Pht, lánh trn,

Oanh kêu, hoa r máu loan sân ngoài

      Mailoc

 

Vng Thái Lăng

Tùng thu thâm toả nhật tương tịch,
Yên thảo như đài mê loạn thạch.
Ảm đảm thiên sơn phong cánh sầu,
Tiêu trầm vạn cổ vân vô tích.
Khê hoa dục lạc vũ ti ti,
Dã điểu bất đề sơn tịch tịch.
Kỷ độ trù trừ hành phục hành,
Bình vu vô tận xuân sinh bích.

 Dch nghĩa

Cây tùng cây thu khoá kín trời sắp về chiều,
Cỏ non xanh rợn, như rêu che lấp những hòn đá ngả nghiêng.
Ngàn non ảm đạm, gió thổi càng thêm buồn,
Muôn thuở tiêu tan, mây không để lại dấu vết.
Hoa bên suối sắp rụng, mưa lất phất,
Chim ngoài đồng nội im tiếng, núi quạnh hiu.
Mấy lần dùng dằng, đi rồi lại đi,
Cỏ rậm bát ngát, sắc xuân xanh biếc.

 Dịch Thơ :

     Trông V Thái Lăng

 Thông giăng kín ngày thu sp tt,

Đá rêu phong xanh ngát cỏ rn,

Ngàn non m đm gió vn,

Mây tan muôn thu đâu còn du xưa.

Hoa sui rng chiu mưa lt pht,

Bt tiếng chim hiu ht núi ngàn.

Dùng dng ct bước my ln,

Đng xanh bát ngát sc xuân mơ màng.

           Mailoc

  -- Chu Văn An 朱文安 (1292-1370) hiệu là Tiều Ẩn,tên chữ là Linh 

Triệt, tên thụy là Văn Trinh. Tên thật là Chu An, được phong tước 
Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An. Ông người 
làng Văn Thôn , xã Quang Liệt, huyện Thanh Ðàm (nay là huyện 
Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội). 

Sau khi thi đậu thái học sinh, Chu Văn An không ra làm quan, chỉ 
ở nhà dạy học.Học trò theo học rất đông, trong số đó có Phạm Sư 
Mạnh, Lê Quát. 

Năm Khai Thái đời Trần Minh Tông ông mới nhận chức Quốc Tử 
Giám tư nghiệp,dạy cho thái tử học.Ðời Trần Dụ Tông (1341-1369) 
nhà vua mải mê chơi bời, bỏ bê việc nước, bọn quyền thần thì lộng 
quyền,hà khắc,tham nhũng; Chu Văn An bèn dâng sớ xin chém bảy 
tên nịnh thần, nhưng vua không nghe. Ông xin từ chức, lui về ở ẩn 
tại núi Phượng Hoàng , làng Kiệt Ðặc , huyện Chí Linh . Ông mất 
năm Thiệu Khánh thứ nhất. Ðời Trần Nghệ Tông (1370), được 
vua làm lễ tế và đặt tên thuỵ là Văn Trinh. 

Tác phẩm
: Chu Văn An từng có những tác phẩm như: Thất trảm 
sớ, Tiều ẩn thi tập, Tiều ẩn quốc ngữ thi tập, Tứ thư thuyết ước. 
Nhưng cho đến nay mới chỉ tìm được 12 bài thơ chữ Hán chép trong 
Toàn Việt thi lục. 

 

ĐỖ CHIÊU ĐỨC: 

  Đỗ Chiêu Đức tham gia với các phần sau đây :

1.   Nguyên bản chữ Hán của bài thơ :

 

        春旦                               XUÂN ĐÁN                

寂寞山家鎮日閒,    Tịch mịch sơn gia trấn nhựt nhàn,

竹扉斜擁護輕寒。    Trúc phi tà ủng hộ khinh hàn.

碧迷草色天如醉,    Bích mê thảo sắc thiên như túy

紅濕花梢露未乾。    Hồngthấp hoa tiêu lộ vị can.

身與孤雲長戀岫,    Thân dữ cô vân trừơng luyến tụ

心同古井不生瀾。    Tâm đồng cổ tỉnh bất sanh lan.

柏薰半冷茶煙歇,    Bá huân bán lãnh trà yên yết,

溪鳥一聲春夢殘。    Khê điểu nhất thanh xuân mộng tàn.

                 朱文安                                                   Chu Văn An

 

   2. Dịch Nghĩa :
           Suốt ngày nhàn hạ rảnh rổi với ngôi nhà quạnh quẽ vắng lặng ở trên núi nầy. Chiếc cửa tre xiêu vẹo ôm ấp lấy căn nhà che chắn bớt cái cơn lạnh nhè nhẹ đang lan tỏa. Nhìn xuống xa xa bãi cỏ non xanh biếc, bầu trời cũng xanh biếc như ngất ngây say. Những đóa hoa hồng lên trên cành rực rỡ với các giọt sương còn lóng lánh chưa khô. Tấm thân ta như đám mây đơn lẻ kia cứ mãi quyến luyến không nở rời đỉnh núi, và lòng ta thì đã khô cằn như chiếc giếng xưa kia đã không còn dậy sóng nữa. Những nhánh tùng bách cháy tàn nửa vời lạnh lẽo, trà thuốc cũng đã cạn rồi. Những con chim bên khe vổ cánh bay tiếng kêu oang oác làm chợt tỉnh giấc, mộng xuân cũng tàn lụi theo luôn.

 

   3. DIỄN NÔM :
                
              Nhà tịch mịch núi cao nghe vắng vẻ,
              Cửa phên tre nghiêng ngã lạnh lan tràn.
              Trời như say thảm cỏ biếc mênh mang,
              Hoa đỏ thắm đầu cành sương chưa ráo.
              Thân nầy tựa như mây còn luyến núi,
              Lòng thì như giếng cạn sóng đà an.
              Lửa tắt trà khô thuốc hết đêm tàn,
              Chim oang oác giật mình tan giấc mộng !
Lục bát :
             Nhà cao vắng vẻ an nhàn,
             Cửa tre xiêu vẹo lạnh tràn gió đông.
             Trời xanh đồng cỏ mênh mông,
             Ngậm sương mấy đóa hoa hồng nở xinh.
             Thân như mây nổi linh đinh,
             Lòng như giếng cạn không sinh sóng hời.
             Đêm tàn lửa tắt trà vơi,
             Chim kêu tỉnh giấc một trời xuân mơ !
                                                               Đỗ Chiêu Đức

KIM OANH:

Sớm Xuân

Núi cao nhà vắng thanh nhàn

Phên thưa gió lạnh lan tràn giá đông

Trời pha sắc cỏ  xanh đồng

Sớm mai long lánh hoa hồng điểm sương

Thân đây mây luyến núi vương

Lòng như giếng cạn sóng dường lắng tan

Trà vơi lửa tắt canh tàn

Chim kêu tỉnh mộng ngỡ ngàng giấc xuân

Kim Oanh

  

 

SONGQUANG: 

SQ xin được phỏng dịch các bài thơ Cổ Việt thi của CVA qua sự giải nghĩa và phỏng dịch của ML.SQ nghĩ rang những bài phỏng dịch nầy chỉ cốt mua vui chứ khg thể nào diển tả nổi ý nguyên thuỷ của tiền nhân CVA.

Sáng Xuân

Nhà bên núi dìu hiu,lòng thanh thản

Hơi lạnh lan,phên cửa chắn len vào

Màu da trời biêng biếc,cỏ xanh xao

Sương mai sớm chưa tan,hồng ngậm giọt

Thân khách tựa mây đơn lưu luyến núi

Cơn sóng lòng như giếng cổ nằm phơi

Trà thuốc cạn,lửa thong khói tan rồi

Bên suối vắng,tiếng chim tàn Xuân mộng

songquang

 

Đêm trăng dạo bước núi Tiên Du

Trên đê tùng,dạo chơi đi lững thững

Làn mây che khuất nẻo cảnh cô thôn

Triều nước xuống,tiếng sáo vẳng bên sông

Trăng trong sáng,mây la đà ngọn bách

Chim về tổ bay qua làn sương mát

Nước khe sâu,cá lạnh nhảy lung tung

Tiếng sáo im,người thổi sếnh đã ngưng

Phía tây núi,cảnh xưa càng hiu quạnh

songquang

 

Vịnh cảnh núi Chí Linh

Núi xanh trùng điệp như tranh họa sỉ

Nửa lòng khe mây hé buổi chiều tà

Lối cỏ mòn chẳng thấy bóng người qua

Tiếng chim thước vọng xa mù sương khói

songquang

 

Sông Thanh Lương

Vệt nắng chiều vắt ngang trên sườn núi

Dọc dòng sông thuyền cá cặp từng đôi

Bờ Thanh Lương ngắm cảnh một mình thôi

Gió vi vút,nước triều dâng thấy lạnh

songquang

 

Núi Thôn Nam nghĩ chân

Thân tựa mây bồng bềnh bay Nam Bắc

Bên gối trăng tâm xao nhảng sự đời

Tìm cõi Phật,đường trần nên xa lánh

Nghe tiếng chim,nhìn hoa nở thảnh thơi

songquang

 

Vọng Thái lăng

Chiều sắp tắt rừng tùng thu chen kín

Cỏ xanh rờn,rêu che đá ngã nghiêng

Non ngàn ảm đạm,gió vờn buồn thêm

Mây muôn thuở tan không còn lưu dấu

Hoa bên suối rung,mưa chiều lất phất

Ngoài đồng hoang tiếng chim núi bặt im

Lựa lần do dự cất bước chân lên

Cỏ cây  rập rạp,sắc Xuân xanh rờn

songquang

 

PHƯƠNG HÀ: 

1/ Phỏng dịch bài XUÂN ĐÁN

 

Sáng Đầu Xuân

 

Núi cao, nhà vắng, sống an nhàn

Phên nứa vẹo xiêu tránh lạnh sang

Ngây ngất trời say màu cỏ biếc

Long lanh hoa ửng giọt sương lan

Thân như mây lẻ ôm non thẳm

Lòng tựa giếng cằn cạn sóng loang

Lửa rụi, khói tan, trà nguội lạnh

Chim kêu thảng thốt mộng phai tàn.

                     Phương Hà 

 

2- Phỏng dịch bài NGUYỂT TỊCH BỘ TIÊN DU SƠN TÙNG KÍNH

 

Đêm Trăng Dạo Bước Dưới Rặng Tùng Ở Núi Tiên Du

 

Dưới tùng, lững thững dạo bờ đê

Ẩn khuất thôn làng mây khói che

Sông vắng, triều dâng, tiêu vẳng giọng

Trời cao, mây thấp, lá vươn khoe

Chim bay về tổ sau sương tỏa

Cá nhảy trong khe trốn lạnh về

Tiếng sáo lịm dần trên sóng nước

Non tây lặng lẽ cảnh sầu tê.

                        Phương Hà

 

3- Phỏng dịch bài LINH SƠN TẠP HỨNG

 

Ngẫu Hứng Ở Núi Chí Linh

 

Núi xanh trùng điệp tựa bình phong

Ánh nắng chiều phai, nước sẫm dòng

Cỏ phủ tràn lan đường vắng lặng

Quạ kêu đứt quãng khuấy mù không.

                          Phương Hà

 

4- Phỏng dịch bài THANH LƯƠNG GIANG

 

Sông Thanh Lương

 

Sườn núi chiều in vệt vắt ngang

Thuyền câu từng cặp sóng đôi sang

Một mình ngắm cảnh Thanh Lương ấy

Gió lạnh vi vu sóng nước tràn

                   Phương Hà

 

5- Phỏng dịch bài THÔN NAM SƠN TIỂU KHẾ

 

Tạm Nghỉ Ở Thôn Nam

 

Nhàn nhã như mây nhẹ nhõm trôi

Hiu hiu gió mát dạ an thơi

Thanh u cõi Phật xa trần thế

Hoa đỏ nhuộm sân, nhạn cất lời.

                               Phương Hà

 

6-Phỏng dịch bài VỌNG THÁI LĂNG

 

Trông Về Thái Lăng

 

Tùng che rợp bóng kín trời chiều

Phiến đá cỏ che tựa mọc rêu

Gió thổi miên man, non ảm đạm

Mây trôi biền biệt, cảnh tiêu điều

Hoa rơi bên suối, mưa lay lắt

Chim lặng ngoài nương, núi quạnh hiu

Nửa ở nửa đi ngần ngại mãi

Điệp trùng cỏ biếc ngọn liêu xiêu.

                      Phương Hà

 

 Mai Xuân Thanh:

Xuân Sớm

(Qua thơ diễn Nôm của thầy Mailoc)

 

Vắng vẻ trên non ở hưởng nhàn

Phên tre xiêu vẹo lạnh tràn lan

Mênh mông bãi cỏ xanh biêng biếc

Bát ngát sương hoa thắm chứa chan

Đỉnh núi mây ngàn cao quyến luyến

Lòng ta giếng cạn thấp bình an

Năm canh lửa tắt trả vơi thuốc

Một tiếng chim xuân giấc mộng tàn

 

Mai Xuân Thanh

Ngày 13/08/2018

  

 

 

 

THƠ NGUYỄN ỨC

Bản dịch: Mailoc, Phương Hà, Đỗ Chiêu Đức

 

Vài bài thơ ca Nguyn c , mt thi nhân đi Trn, xin chuyn đến bn đ có vài phút

nh nhàng cho tâm hn cui tun.

Thân

ML

 Nguyn c 阮億 hiệu là Lan Trai. Chưa rõ quê quán ở đâu, sinh và mất năm nào. Chỉ biết dưới triều Trần Minh Tông, ông từng làm quan ở viện hàn lâm. Nguyễn Ức còn là bạn thân của Văn Huệ Vương Trần Quang Triều, có tham gia thi xã Bích Động do Trần Quang Triều sáng lập.


Tác phẩm của ông hiện còn 20 bài thơ chép trong "Toàn Việt thi lục".

 

Thu d d c nhân Chu Hà thoi cu 

Thu lai ngu bng cúc hoa tùng, 
Nh
t tht chi lan xú v đng. 
Th
ế s phiếm luân đăng nh ngoi, 
Giao t
ình thâm ký tu bôi trung. 
K
hành bch phát thì tương vãn, 
V
n lý thanh vân tín v thông. 
Ðc đi bt lai kim tch mng, 
T
ây phong xuy vũ lc ngô đng.

                            Nguyn c

Dch nghĩa 

Mùa thu về, ngẫu nhiên ngồi bên khóm hoa cúc, 
Cùng một nhà chi lan, hương như nhau. 
Bên ánh đèn bàn phiếm việc đời, 
Tình bầu bạn gửi hết vào chén rượu. 
Vài sợi tóc bạc, báo tuổi đã sắp già, 
Đường công danh vạn dặm, nay vẫn chưa tỏ lối. 
Riêng gặp mặt nhau, đêm nay khỏi phải nằm mộng, 
Gió tây hắt mưa làm rụng lá ngô đồng.

 Dch Thơ :

   Đêm Thu Cùng Bn Chu Hà Ôn Chuyn Cũ

 

Bên cúc vàng ngu nhiên cùng ngm

Chung mt nhà cùng đm chi lan

Bên đèn thế s phiếm bàn,

Tình thâm gi trn chén tràn ly bôi.

Vài si tóc như vôi, già ti,

Đường công danh vi vi ngàn xa.

Gp nhau đêm trng thiết tha,

Gió tây mưa dp xót xa ngô đng .

               Mailoc  phng dch

 

Bc chu ng Phong đình ngu đ 

Hệ lãm giang đình mịch thắng du, 
Tiền triều hành điện dĩ hoang khâu, 
Oanh hoa bất thức hưng vong sự, 
Liêu loạn xuân quang vị khẳng hưu.

                       Nguyn c

Dch nghĩa 

Buộc thuyền cạnh đình bên sông tìm chơi thắng cảnh, 
Hành cung triều trước, đã thành gò hoang. 
Mùa xuân chẳng biết việc hưng phế, 
Làm rối nắng xuân mãi chưa thôi!

 Dịch Thơ :

     Bên Đình ng Phong Ngu Hng

(1)

Buc con thuyn bên đình do cnh,

Đin xưa đâu đ lnh gò hoang.

Phế hưng thế s mơ màng,

Oanh-hoa nào biết hót vang xuân v

(2)

Bên đình thuyn buc ngm quan san,

Cung đin triu xưa đã phế tàn.

Thế s hưng vong oanh chng đoái,

Trong hoa xuân nng líu lo vang.

              Mailoc

 

Chu quá Bc Giang Tiên Du tác 

Khách phàm lịch lịch quá Tiên Du, 
Tu kiến thanh sơn đối bạch đầu. 
Bán tháp tịch dương cô sát quýnh, 
Nhất giang minh nguyệt tứ kiều thu. 
Sương dư hồng đạo liên vân thục, 
Vũ hậu đan phong cách ngạn vu.  
Quy tứ bất kham phùng nghịch thuỷ, 
Chỉ trình hà nhật đáo Thần Châu.

                                            Nguyn c

Dch nghĩa 

Buồm khách chặng chặng qua Tiên Du, 
Thẹn thấy non xanh đối cùng đầu bạc. 
Bóng chiều rớt lại trên nửa ngọn tháp, xa tít một ngôi chùa cô đơn, 
Một giòng sông trăng sáng, bốn nhịp cầu thu. 
Sau khi sương sa, lúa chín vàng liền với chân mây, 
Sau lúc mưa tạnh, chòm phong đỏ bên kia sông xa lắc. 
Chịu sao nổi, khi lòng muốn về, lại gặp giòng nước ngược. 
Đường đi tuy gang tấc, biết ngày nào tới Thần Châu.

Dch Thơ

    CmTác Thuyn Qua Núi Tiên Du

Bum lp lp qua Tiên Du chng,

Trước non xanh đu trng thn thùa.

Tà dương hiu ht tháp chùa,

Cu thu trăng sáng bóng đùa dòng sông.

Sương va tan lúa đng vàng i,

Bên sông thu lá đ sau mưa.

Mun v nước ngược kh chưa?

Thn Châu gang tc như rùa thuyn đi.

                   Mailoc phng dch

 

 Biên tp Cúc Đường di co cm tác 

Lăng bách âm âm toả thuý vi, 
Sổ thanh đề điểu tống tàn huy. 
Đỉnh hồ ba phiếm long du viễn, 
Hoa biểu vân thâm hạc vị quy. 
Khách lộ kỷ niên ta lạo đảo, 
Quân thiên ngọ dạ mộng y hi. 
Ỷ lan vô hạn thương tâm sự, 
Mục đoạn sơn thành lệ ám huy.

                                             Nguyn c

Dch nghĩa 

Những cây bách trên lăng mộ âm u, một màu xanh biếc trùm kín, 
Vài tiếng chim tiễn đưa bóng chiều tàn. 
Sóng rập rờn quanh đỉnh bên hồ, rồng càng xa vắng, 
Mây hoa biểu mù mịt, hạc vẫn chưa về. 
Ôi, lận đận bao năm trên con đường đất khách, 
Mộng chập chờn giữa trời lúc nửa đêm. 
Tựa lan can, chuyện đau lòng không kể xiết, 

Vời trông rặng núi , những lệ gạt thầm

 

Dch Thơ :

Cm Tác Khi Biên Tp Di Co Ca Cúc Đường

 

Lăng m âm u, bách rm rì,

Chim chiu my tiếng tin tà huy.

Đnh h sóng cun rng càng vng,

Hoa biu mây m hc mãi đi.

Đt khách tháng ngày ln đn bước,

Bên tri hn mng chp chn mi.

Chuyn lòng man mác lan can ta,

Núi thm trông vi gt l bi.

           Mailoc phng dch

 Tng Nhân Bc Hành

Ðô môn hi th th thương thương,
L
p mã tn châm khuyến khách trường.
Nh
t đon ly tình câm bt đc,
Tân đ
u chiết liu hu tà dương.

 

Dch nghĩa

Ngoảnh lại cửa đô thành cây cối xanh xanh,
Dừng ngựa liên tiếp rót rượu mời khách.
Không sao ngăn nổi, một khúc tình ly biệt,
Bên bến sông bẻ cành liễu trong bóng chiều tà.

Dch Thơ :

     Tin Người Đi Phương Bc

Ca kinh thành cây xanh ngonh li,

Nga dng cương rót mãi mi anh.

Nghn ngào tin bit khôn đành

Bên sông b liu chiu tàn mênh mang

              Mailoc

 

PHƯƠNG HÀ PHỎNG DỊCH:

1- Phỏng dịch bài Thu d d c nhân Chu Hà thoi cu 

 

Hàn Huyên Trong Đêm Thu Xưa Cùng Bạn Chu Hà

 

Thu xưa, gặp bạn bên chòm cúc

Thơm ngát hương lan tỏa khắp nhà

Dưới ánh đèn đêm, người phiếm luận

Trong tình thân hữa, rượu dần pha

Tóc nay điểm bạc, già đang tới

Mây mãi mờ xanh, bạn vẫn xa

Đêm vắng dẫu mơ nào gặp lại

Ngô đồng lá rụng khắp hiên nhà.

                 Phương Hà phỏng dịch

 

2- Phỏng dịch bài Bc chu ng Phong đình ngu đ 

 

Ngẫu Hứng Làm Thơ Bên Đình Ứng Phong

 

Bên đình, buộc mái chèo, lên dạo

Cung điện ngày xưa nay bỏ hoang

Vô thức, chim hoa cùng rộn rã

Xôn xao khuấy động nắng xuân vàng.

            Phương Hà phỏng dịch

 

3- Phỏng dịch Chu quá Bc Giang Tiên Du tác 

 

Cảm Tác Khi Thuyền Qua Tiên Du

 

Tiên Du từng chặng, chiếc thuyền qua

Thấy cảnh non xanh thẹn tuổi già

Ánh nắng lụi tàn trên tháp quạnh

Sông trăng lấp lóa dưới cầu xa

Sương vừa tan giọt, đồng vàng trải

Mưa mới ngừng cơn, lá đỏ pha

Bất lực khôn về khi nước ngược

Thần Chầu sát cận vẫn mờ nhòa

                     Phương Hà phỏng dịch

 

4- Phỏng dịch Biên tp Cúc Đường di co cm tác 

 

Cảm Tác Khi Biên Tập Di Cảo Cúc ĐƯờng

 

Trên lăng, tán bách xanh rì tỏa

Khắc khoải lời chim tiễn nắng tàn

Sóng vỗ miên man, rồng mãi vắng

Mây lan mờ mịt, hạc chưa sang

Lạc loài đất lạ, bao năm tủi

Khắc khoải canh sầu, một giấc hoang

Đứng tựa lan can lòng nặng trĩu

Vời trông núi thẳm lệ đôi hàng....

                Phương hà phỏng dịch

 

5-Phỏng dịch Tng Nhân Bc Hành

 

Tiễn Người Đi Phương Bắc

 

Ngoảnh lại cửa thành xanh bóng lá

Ngựa dừng mỗi chặng, rượu say cùng

Ngậm ngùi tấc dạ, sầu ly biệt

Liễu vẫy tạ từ nơi bến sông.

               Phương Hà phỏng dịch 

 

Bản dịch ĐỖ CHIÊU ĐỨC:

 

Đỗ Chiêu Đức tham gia với các phần sau đây (có chỉnh vài từ không chính xác theo bản của Thi Viên, mong Thầy soi xét):


* Bản chữ Hán cổ của bài thơ Thu Dạ Dữ Cố Nhân Chu Hà Thoại Cựu :


秋夜與故人朱何話舊       Thu Dạ Dữ Cố Nhân Chu Hà Thoại Cựu 

    秋來偶伴菊花叢,          Thu lai ngẫu bạn cúc hoa tùng,
   一室芝蘭嗅味同。          Nhất thất chi lan khứu vị đồng.
   世事泛談燈影外,          Thế sự phiếm đàm đăng ngoại ảnh
   交情深寄酒杯中。          Giao tình thâm ký tửu bôi trung
   幾莖白髮時相晚,          Kỷ hành bạch phát thời tương vãn,
   萬里青雲訊未通。          Vạn lý thanh vân tín vị thông.
   獨對不來今夕夢,          Độc đối bất lai kim tịch mộng,
   西風吹雨落梧桐。         Tây phong xuy vũ lạc ngô đồng.


                  阮億                                               Nguyễn Ức

 

* CHÚ THÍCH :
  - Cố Nhân : là Người Xưa, là Bạn Cũ.
  - Thoại Cựu : Nhắc chuyện xưa, chuyện cũ.
  - Ngẫu Bạn 偶伴 : Ngẫu nhiên được bầu bạn. Thi Viên ghi chữ Bàng 徬 là Bàng Hoàng 徬徨. 
  - Khứu 嗅 : là Ngửi, nên Khứu Vị là Ngửi mùi. Còn Thi Viên ghi chữ XÚ 臭: là Mùi Hôi, thối. Nên Xú Vị Đồng 臭味同 là Mùi hôi thối giống như nhau. 
  - Phiếm Đàm : là Nói chuyện phiếm. Bản của Thi Viên là Phiếm Luận 泛論: là Luận chuyện phiếm, không sát nghĩa bằng Phiếm Đàm, hơn nữa Phiếm Luận chữ LUẬN lại sai Luật Bằng Trắc trong câu.
  - Kỷ Hành : là Mấy Cọng , mấy Sợi.
  - Tín 訊 : là Âm Tín 音訊 là Tin Tức. Thi Viên ghi là Tín 信 là Thư Tín, không sát nghĩa với từ Vị Thông 未通 ở phía sau. Tín Vị Thông 訊未通 Có nghĩa là Không thông, không biết tin tức gì của nhau cả !

* DỊCH NGHĨA :
                      Đêm Thu Nhắc Chuyện Cũ Với Người Xưa Là Chu Hà
         Nhớ thuở thu về, ngẫu nhiên được bầu bạn cùng bạn bên khóm cúc, nên một nhà cùng sực nức mùi của hoa chi lan. Bên ánh đèn đêm, ta cùng nhau bàn phiếm về chuyện đời, và cái giao tình của ta càng sâu đậm thêm qua chung rượu. Nay thì, lơ thơ mấy cọng tóc trắng khi tuổi đã về chiều, lại cách trở vạn dặm mây xanh bặc vô âm tín. Một mình ngồi dưới ánh đèn biết bạn cũng không tới được trong giấc mộng đêm nay, ngoài kia, gió tây đang thổi những giọt mưa thu làm rơi rụng lá ngô đồng.

         Khóm cúc tượng trưng cho sự thanh cao nhàn nhã như ẩn sĩ Đào Tiềm đời Tấn " Thái cúc đông ly hạ (Hái cúc ở bờ giậu phía đông), còn hoa chi lan tượng trưng cho tình bạn cao nhã thắm thiết. Nhắc chuyện cũ với bạn xưa vì quan san cách trở, lại bặc vô âm tín, lại tuổi già sức yếu, biết là khó có thể gặp lại nhau, dù là trong mộng ! Tình cảm quả là thắm thiết não nề trong đêm mưa thu rả rít gió cuốn làm rơi rụng cây lá ngô đồng !

* DIỄN NÔM :


                   Nhớ thu gặp bạn cúc vừa hoa,
                   Hương ngát chi lan sực nức nhà.
                   Chuyện phiếm bên đèn bàn thế sự,
                   Tình sâu chung rượu gởi lòng ta.
                   Lơ thơ tóc bạc già đeo đẵng,
                   Vạn dặm mây xanh tin vắng xa.
                   Dẫu mộng khó mong còn gặp lại,
                   Ngô đồng rơi rụng gió mưa sa !


                                                   Đỗ Chiêu Đức

 

 

2. Bài thơ Bạc Chu Ứng Phong Đình Ngẫu Đề :

 

泊舟應豐亭偶題      Bạc Chu Ứng Phong Đình Ngẫu Đề

  繫纜江亭覓勝遊,   Hệ lãm giang đình mịch thắng du
前朝行殿已荒丘。   Tiền triều hành điện dĩ hoang khâu.
鶯花不識興亡事,   Oanh hoa bất thức hưng vong sự

撩亂春光未肯休。   Liêu loạn xuân quang vị khẳng hưu.

                 阮億                                               Nguyễn Ức

 

* CHÚ THÍCH :
   - Bạc Chu :là Ghé thuyền, đậu thuyền lại.
   - Ngẫu Đề : là Ngẫu nhiên đề thơ, là bất chợt viết nên bài thơ.
  - Hệ Lãm : Hệ là Buộc, Lãm là Quấn quanh bằng dây luộc( dây chão ), nên Hệ Lãm là Từ Kép chỉ việc trói buộc, cột chặc.
  - Thắng Du : Thắng cảnh để du ngoạn, chỉ Cảnh đẹp.
  - Hành Điện : Cung điện xây tạm cho vua chúa ở khi đi ra ngoài, thường gọi là Hành Cung 行宮, ở đây vì muốn cho hợp Bằng Trắc nên mới đổi Hành Cung thành Hành Điện 行殿.
  - Oanh Hoa : Chim Oanh và Hoa là 2 biểu tượng của mùa Xuân.
  - Liêu Loạn : là Rối loạn, là lộn xộn.
  - Vị Khẳng : là Không chịu, nên Vị Khẳng Hưu 未肯休 là Không chịu ngừng nghỉ.

* DỊCH NGHĨA :
                        Ngẫu Nhiên Đề Thơ Ở Đình Ứng Phong Khi Đậu Thuyền 
        Cột chặc thuyền ở cái đình ven sông để lên bờ tìm thắng cảnh du ngoạn. Chỉ thấy hành cung của triều trước nay đã là những gò đất hoang. Chim oanh và hoa cỏ không biết đến việc hưng vong thạnh suy gì cả, cứ nở tràn lan và hót liú lo làm rối loạn cả ánh nắng xuân vẫn chưa chịu ngừng nghỉ.( vẫn dửng dưng trước cảnh tang thương biến đổi của cuộc đời !)

       Đọc bài thơ nầy làm cho ta nhớ đến bài " Sơn Phòng Xuân Sự 山房春事 " của Sầm Tham với hai câu :
                 庭樹不知人去盡,   Đình thọ bất tri nhân khứ tận,
                 春來還發舊時花。   Xuân lai hoàn phát cựu thời hoa.
Có nghĩa :
                Cây cỏ biết đâu người đà vắng,
                Xuân về vẫn trổ những hoa xưa !

 

* DIỄN NÔM :
                Thuyền buộc giang đình tìm thắng cảnh,
                Hành cung ngày trước đã hoang tàn.
                Oanh hoa chẳng biết chi hưng phế, 
                Ríu rít chào xuân mãi chẳng màng !
  Lục bát :
                Buộc thuyền tìm cảnh du xuân,
                Hành cung triều trước đã thành gò hoang.
                Oanh hoa chẳng biết thương tang,
                Líu lo hoa nở rộn ràng nắng xuân !


                                                    Đỗ Chiêu Đức
          

3. Bài thơ "Chu Quá Bắc Giang Tiên Du Tác":


舟過北江仙遊作        Chu Quá Bắc Giang Tiên Du Tác

  客帆歷歷過仙遊,     Khách phàm lịch lịch qúa Tiên Du,
羞見青山對白頭。     Tu kiến thanh sơn đối bạch đầu
半塔夕陽孤剎迥,     Bán tháp tịch dương cô sát quýnh,
一江明月四橋秋。     Nhất giang minh nguyệt tứ kiều thu.
霜餘紅稻連雲熟,     Sương dư hồng đạo liên vân thục,
雨後丹楓隔岸迂。     Vũ hậu đan phong cách ngạn vu,
歸思不堪逢逆水,     Quy tứ bất kham phùng nghịch thủy,
咫程何日到神州 ?     Chỉ trình hà nhật đáo thần châu ?

               阮億                                               Nguyễn Ức

 

* CHÚ THÍCH :
   - Bắc Giang Tiên Du : là huyện Tiên Du thuộc phủ Bắc Giang, nơi xuất hiện một nhân vật huyền thoại đời nhà Trần qua truyện cổ " Tuyền Kỳ Mạn Lục " của Nguyễn Dữ, đó chính là anh chàng Từ Thức gặp tiên ở hang động Từ Thức còn lưu dấu đến hiện nay.
   - Khách Phàm : Không phải là Khách phàm tục, mà là Thuyền buồm của khách.
   - Cô Sát : là Ngôi chùa đơn độc.
   - Quýnh 迥 : là Xa xôi vắng vẻ, nhưng ở đây dùng để tả Ngọn Tháp của chùa, nên Quýnh có nghĩa là vượt lên cao chót vót theo như thành ngữ "Tháp Thế Cô Quýnh 塔勢孤迥" có nghĩa : Thế tháp đứng một mình cao lên chót vót.
   - Vu 迂 : là Xa xôi lòng vòng.
   - Quy Tứ : Ý muốn về lại quê nhà.
   - Nghịch Thuỷ : là Nước ngược.
   - Chỉ Trình : là hành trình chỉ gần trong gang tấc. Hà Nhật : là Ngày nào ? là Bao giờ ?
   - Thần Châu : Tên ngọn núi tiên ở, tức non Thần. Đoạn trường tân thanh có câu :
                        Bâng khuâng đỉnh Giáp non Thần.

                    Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng.

        Thần Châu còn được dùng để chỉ vùng đất kinh đô, đất của vua.

* DỊCH NGHĨA :
                        Cảm Tác Khi Thuyền Đi Qua Tiên Du Bắc Giang
         Những cánh buồm của thuyền khách lần lượt đi qua núi Tiên Du. Ta thẹn vì núi xanh vẫn còn đó mà đầu ta thì đã bạc trắng cả rồi. Ngôi chùa đơn độc trong ánh nắng chiều với nửa ngọn tháp vượt lên trên trời cao chót vót, và một dòng sông đầy ánh trăng sáng với bốn nhịp cầu thu. Sau tiết Sương Giáng đồng lúa chín đỏ rực như liền tận chân mây, và sau cơn mưa lá phong đỏ  rực lên xa xa ở bên kia bờ sông uốn khúc. Ta có ý trở về quê nhưng không được vì gặp phải con nước ngược, hành trình từ đây đến Thần Châu rất ngắn, nhưng bao giờ mới tới được Thần Châu đây ?
         Rõ khéo ngớ ngẩn, ngang qua núi Tiên Du, nhớ chuyện Từ Thức gặp Tiên, rồi thác cớ là muốn về quê nhưng gặp phải nước ngược, nên muốn đến Thần Châu để gặp tiên một chuyến, vì nơi tiên ở nếu nói xa thì ở ngoài ngàn dặm, còn bảo gần thì chỉ trong gang tấc mà thôi !

* DIỄN NÔM :
                   Thuyền khách Tiên Du lũ lượt qua,
                   Núi xanh trông thẹn trắng đầu ta.
                   Nắng chiều nửa tháp chùa cao vút,
                   Trăng sáng một dòng cầu bắt qua.
                   Sương giáng liền mây đồng lúa chín,
                   Mưa thu đỏ lá bến bờ xa.
                   Muốn về chẳng được vì con nước,
                   Gang tất Thần Châu mấy thuở qua ?
    Lục bát : 
                   Tiên Du lớp lớp buồm qua,
                   Thẹn cùng núi biếc đầu đà trắng tinh.
                   Nắng chiều chùa tháp vươn mình,
                   Cầu thu sông nước nguyệt minh một dòng.
                   Sương pha lúa chín đầy đồng,
                   Sau mưa lá đỏ bên sông bàng hoàng.
                   Muốn về nước ngược khó sang,
                   Non Thần ngắn ngủi mơ màng đến chơi !


                                                            Đỗ Chiêu Đức

 

 

4. Bài thơ " Tống Nhân Bắc Hành ":

 

DCD_Tongnhan_1.jpg

    送人北行                 Tống Nhân Bắc Hành t

都門回首樹蒼蒼,    Đô môn hồi thủ thọ thương thương,
立馬頻斟勸客觴。    Lập mã tần châm khuyến khách trường.
一段離情禁不得,    Nhất đoạn ly tình cấm bất đắc,
津頭折柳又斜陽。    Tân đầu chiết liễu hựu tà dương.
                 阮億                                               Nguyễn Ức

*CHÚ THÍCH :
   - Đô Môn : là Cửa của Kinh đô, kinh thành.
   - Lập Mã : là Dừng ngựa lại. 
   - Tần Châm : là Thỉnh thoảng lại rót (rượu).
   - Trường 觴 : là Chén uống rượu.
   - Cấm Bất Đắc : là Cấm không được, có nghĩa là " Không ngăn được ".
   - Tân Đầu : là Bến nước.

 

* NGHĨA BÀI THƠ :
                               Đưa Người Đi Về Phương Bắc
         Quay đầu nhìn lại cửa kinh đô chỉ thấy cây xanh một màu. Dừng ngựa lại không ngừng rót rượu khuyên mời khách, nhưng cũng không sao ngăn được cái đoạn ly tình nầy, nên nơi bến nước ta vẫn phải bẻ cành liễu để tặng bạn làm roi ngựa lên đường khi trời lại ngã về chiều.


        Tống quân thiên lý, chung tu nhất biệt 送君千里,終須一別。Có nghĩa : Dù cho có đưa nhau một ngàn dặm đi nữa, rốt cuộc rồi cũng phải chia tay mà thôi ! Tình cảm tiễn đưa quyến luyến thật thắm thiết làm sao ! Đọc câu Đô môn hồi thủ thọ thương thương 都門回首樹蒼蒼 lại làm ta nhớ đến nàng chinh phụ tiễn chồng :
                        Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
                        Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu !

 

dcd_tonggiang_2.jpg

                 

* DIỄN NÔM :
                  Cửa kinh ngoảnh lại một màu xanh,
                  Dừng ngựa chén mời đưa tiễn anh.
                  Một khúc ly tình ai thấu hiểu,
                  Bên bờ bẻ liễu bóng chiều nhanh !
  Lục bát :
                  Cửa kinh ngoảnh lại xanh xanh,
                  Chén đưa rót mãi tiễn anh lên đường.
                  Ly tình một khúc ai tường,
                  Bên bờ bẻ liễu sầu vương nắng chiều !

                                                 Đỗ Chiêu Đức 

 

 

 

 

  

 



 

 

THƠ PHẠM ĐÌNH HỔ

Bản dịch:  Mailoc, Phương Hà, Songquang, Đỗ Chiêu Đức

 

 

Cuối tuần xin gởi đến VTT cùng thi hữu vài  bài thơ củaPhạm Đình Hổ, một thi nhân nổi tiếng đời Lê Nguyễn. 

Thân 

ML

Quá Kim Liên tự

Bình ngạch phiêu phù khách cố kinh,
Kim Liên tự lý kỷ hồi kinh.
Tam thu thụ sắc liên thôn thuý,
Vạn khoảnh hồ quang nhất kính bình.
Ngoã tước sào biên tham định tướng,
Thạch lựu tùng bạn độ kinh thanh.
Phù sinh tự thị đa lao lộc,
Thời hướng không môn đắc tĩnh danh.

                Phạm Đình Hổ

Dịch nghĩa

Cánh bèo trôi nổi, làm khách kinh đô cũ
Nơi chùa Kim Liên, đã mấy lần qua
Sứac lá ba thu, liền với xóm làng xanh biếc
Vạn khoảnh hồ sáng, phẳng lặng như một tấm gương
Tổ sẻ ngói ở bên, tham định tướng
Khóm thạch lựu gần cạnh, đón tiếng kinh
Kiếp phù sinh tự gặp nhiều vất vả
Thường hướng cửa thiền để được yên than

Dịch Thơ :

      Qua Chùa Kim Liên

Khách bèo dt nơi kinh thành c

Chùa Kim Liên my đ thăm qua.

Ba thu, cây biếc, xóm nhà,

H trong phng lng như là mt gương.

T s ngói như dương đnh tướng

Khóm thch hu đang tưởng li kinh,

Phù sinh thương xót phn mình

Ca thin thanh tnh tâm tình lng yên

         Mailoc phng dch

 

 Đông Ngạc lữ trung

Nhị thập niên lai nhất lữ nhân, 
Đông phong hồi thủ lệ triêm cân.
Gia hương phao trịch nan vi hiếu,
Cơ lữ bôn trì chỉ vị bần. 
Khách lý hựu phùng mai vũ dạ, 
Sầu trung do mộng cố viên xuân. 
Hà đương quy phỏng Lâm Đường cảnh,
Toạ thính tùng cầm đối bạch vân.

 

Dịch nghĩa

Hai mươi năm nay là một lữ nhân
Trong gió đông ngoái đầu nhìn lại nước mắt đẫm khăn
Vứt bỏ quê nhà khôn gọi là hiếu
Ngược xuôi lữ thứ cũng chỉ vì nghèo
Chốn đất khách lại gặp đêm mai vũ
Trong nỗi sầu còn mơ đến mùa xuân ở vườn xưa
Biết lấy gì để khi trở về tìm hỏi cảnh Lâm Đường
Ngồi nghe tiếng thông đàn ngắm mây trắng trôi

 Dch Thơ :

 

   CNH L TH ĐÔNG  NGC

 

Hai mươi năm xa quê lòng chnh,

Ngonh đu nhìn đông lnh l sa.

Hiếu đâu? rung b quê nhà!

Bi nghèo , l th bôn ba mit mài.

Đêm đt khách thương mai tan tác,

Mng vườn xưa man mác tình quê.

Lam Đường cnh cũ tái tê,

Thông reo su lng, lê thê mây ngàn.

          Mailoc phng dch

 

Giao hành

Tảo khởi độc hành hành,
Quyện ỷ lệ chi hạ.
Cách ngạn điểu nhất thanh,
Giang sơn quang như hoạ.

 

Dịch nghĩa

Sớm dậy một mình thủng thẳng đi
Đi mệt ngồi tựa dưới gốc vải
Bên kia bờ sông một tiếng chim kêu
Non sông sáng rực như bức vẽ

 

 Dịch Thơ :

 

       ĐI  CHƠI

 

Sng mt mình do chơi thoi mái,

Đi mt ri gc vi ta lưng

Bên sông mt tiếng chim hng,

Đp như tranh v núi sông rng ngi!

             Mailoc phng dch

 

 

Hạ nhật giao hành

 

Gia hương hà xứ thị,
Nhật tại thiên chi đông.
Chú vọng bất khả kiến,
Ngã tâm không xung xung.
Trường không đa bạch vân,
Khoáng dã đa phiêu phong

Trĩ lập bội trù trướng,
Vô kế ký chinh hồng.

          Phạm Đình Hổ

Dịch nghĩa

Quê nhà nơi đâu nhỉ?
Vầng dương đang ở bên trời đông
Chăm chú nhìn mà không thể thấy được
Lòng ta luống buồn rầu
Trên khoảng không mênh mông thật nhiều mây trắng
Dưới cánh đồng khoáng đãng đầy gió lang thang
Đứng lặng người, lòng thêm thổn thức
Không có cách nào gửi theo cánh chim hồng

Dịch Thơ :

 

    NGÀY HÈ ĐI CHƠI

Quê nhà gi đâu nh ?

Mt tri đang ti đông

Chăm chú mà không thy,

Cho ta phút chnh lòng.

Trên không chùm mây trng,

Gió vi vu trên đng.

Lng người trong su lng

Làm sao nhn chim hng ?

         Mailoc phng dch

 

Giang lâm mộ tuyết

 

Ngư chu phản trạo chính hoàng hôn,
Tán nhứ đôi diêm tố ảnh phồn.
Đảo trám vãn hà kim thế giới,
Tầm mai hữu khách tự tiền thôn.

            Phạm Đình Hổ

Dịch nghĩa

Thuyền chài trở mái chèo đúng lúc chiều buông
Tuyết rơi như bông gieo muối chất ánh trắng lấp loáng
Ráng chiều hắt ngược lại, thế giới như bằng vàng
Có người khách tìm mai, từ thôn trước đến

 Nguồn: Tuyển tập thơ văn Phạm Đình Hổ, NXB Khoa học xã hội, 1998

Dịch Thơ :

 

       TUYẾT CHIỀU TRÊN SÔNG

 

Chiu đã buông, thuyn chèo tr mái,

Trên mt sông tuyết gii trng ngn.

Ráng chiu phn chiếu vàng sông,

Trước thôn có khách mt lòng tìm Mai

          Mailoc phng dch

 

Xã từ hữu hoài

 

Sùng từ môn ngoại thảo thiên thiên,
Nhất độ đăng lâm nhất trướng nhiên.
Hoang thụ cựu truyền ca vũ địa,
Tàn bi do thức Cảnh Hưng niên.
Đài phong thạch hiện trình tân lục,
Sương nhiễm đan phong táo mạc thiền.
Lữ thứ quy lai hà sở kiến,
Hàng hàng kiều mộc chính lăng thiên.

             PĐH

Dịch nghĩa

Ngoài cửa ngôi đền cao, cỏ chen chúc
Mỗi bước lên tới, mỗi buồn rầu
Chỗ cây hoang mọc, xưa truyền là nơi ca múa
Trên tấm bia nát, còn thấy niên hiệu Cảnh Hưng
Rêu phong nền đá bày rõ màu xanh mới
Sương nhuộm cây phong đỏ, tiếng ve chiều kêu
Chốn lữ thứ trở về có gì để thấy
Dãy dãy cây cao đang vươn lên bầu trời

 

Dịch Thơ :

 

      CẢM HOÀI ĐỀN CŨ

Ngoài ca đn c gai chen chúc,

Mi bước lên mt chút vương bun.

Bãi hoang xưa chn vũ trường,

Bia tàn niên hiu Cnh Hưng chưa m.

Nn đá cũ xanh lơ rêu bám,

Rng phong sương bun thm tiếng ve.

Lng nhìn, l th st se,

Rm rì c th vươn che nn tri

        Mailoc phng dịch

 

 Quy cố viên hương

Đoạn ngạnh phiêu bồng tuế lưỡng chu,
Thôi biều trùng tác cố hương du.
Tùng kinh tu trúc tương cao hạ,
U thảo hoang khâu bán hữu vô.
Chinh vụ ảnh hòa triêu ải sắc,
Cô thiền thanh nhập tịch dương thu.
Bằng lan hồi tưởng đương niên sự,
Nghĩ hướng thương thương vấn cố ngô.

             Phạm Đình Hổ

Dịch nghĩa

Lìa cành phiêu bạt hai năm tròn
Bơ phờ lại làm kẻ về chơi quê cũ
Bụi gai khóm trúc lô nhô cao thấp
Gò hoang cỏ tối nửa thực nửa hư
Bóng cò bay xa lẫn vào màu sương sớm
Tiếng ve đơn độc chìm trong chiều thu
Tựa lan can nhớ lại việc buổi đương niên
Muốn hướng lên trời biếc hỏi việc cũ của ta

  Dịch Thơ :

      VỀ QUÊ CŨ

 

Xa quê nhà, hai năm phiêu bt,

Tm thân tàn, ph phc v thăm.

Trúc-gai cao thp chen chân,

Gò hoang c ti na gn na xa.

Bóng cò lượn m pha sương sm,

Ve ngân su lúc chm thu sang.

Nghĩ xưa, khi ta lan can,

Vic mình tri có thu cùng ta chăng ?

                Mailoc phỏng dịch

 

Phạm Đình Hổ (chữ Hán: 范廷琥, 1768-1839) tên chữ là Tùng Niên (松年), Bỉnh Trực (秉直), hiệu: Đông Dã Tiều (東野樵), tục gọi là Chiêu Hổ. Ông là nhà nghiên cứu văn hóa, nhà văn và nhà thơ của Việt Nam ở khoảng cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19.

Phạm Đình Hổ sinh năm Mậu Tý (1768), người làng Đan Loan, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương).

Sinh trong một gia đình khoa bảng, cha ông là Phạm Đình Dư, đậu cử nhân, làm Hiến sát Nam Định, thăng Tuần phủ Sơn Tây, rồi cáo quan về ở phường Hà Khẩu (Hàng Buồm) năm Giáp Ngọ (1774).

Ngay từ nhỏ, Phạm Đình Hổ đã tỏ chí rằng: Làm người con trai phi lp thân hành đo...Ly văn thơ ni tiếng đi...[1]. Tuy học & đọc nhiều sách (năm 9 tuổi, ông đã học sách Hán thư), nhưng ông chỉ đỗ đến sinh đồ (tức tú tài) vào khoảng cuối đời Chiêu Thống.

Gặp buổi loạn lạc, vua Lê Chiêu Thống cho người chạy sang cầu viện nhà Thanh, rồi triều đình Lê Trịnh sụp đổ, nhà Tây Sơn lên cầm quyền... Suốt quãng thời gian này, Phạm Đình Hổ sống đời cơ hàn dạy học ở quê.

Đến khi Gia Long lên ngôi, cho khôi phục lại việc học hành thi cử; ông có đi thi Hương ba lần, nhưng đều không đỗ. Hồi ấy ông đang dạy học ở phường Thái Cực, huyện Thọ Xương trong thành Thăng Long, hằng ngày rèn luyện học trò và biên soạn sách. Tại đây, ông kết bạn thơ với nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Năm Canh Thìn (1820), có chỉ triệu ông và Phan Huy Chú vào Huế đợi mệnh cất dùng, nhưng vì ốm ông không vào được.

Năm Tân Tỵ (1821), vua Minh Mạng ra Bắc. Khi ấy, Phạm Đình Hổ ở tuổi 53, được vời ông đến hỏi về học vấn, thi cử và tình hình nhân tài đất Bắc. Lại khuyên hễ có những sách tiền triều, sách trước thuật... nên đem tiến trình. Ông bèn dâng lên nhà vua những sách do mình biên soạn, bèn được triệu vào Huế làm Hành tẩu Viện Hàn lâm, được ít lâu, ông xin từ chức.

Năm Minh Mạng thứ 7 (1826), vua lại triệu ông, cho làm Thừa chỉ Viện Hàn Lâm, tiếp đến làm Tế tửu Quốc Tử Giám. Năm sau, xin nghỉ bệnh rồi từ chức. Sau, ông lại vào sung chức, được thăng Thị giảng học sĩ.

Năm Nhâm Thìn (1832), ông xin về hưu luôn. Năm Kỷ Hợi (1839), Phạm Đình Hổ mất, thọ 71 tuổi

 

 

PHƯƠNG HÀ phỏng dịch

Phương Hà xin cố gắng theo bước anh Mai Lộc , gởi đến Thầy và VTT các bài phỏng dịch sau đây:

 

1- Phỏng dịch bài Quá Kim Liên Tự của Phạm Đình Hổ

 

Qua chùa Kim Liên

 

Thân tựa cánh bèo dạt cố kinh

Chùa xưa ghé lại, nặng ân tình

Trời thu sắc nhuộm, cây ngời biếc

Mặt nước gương soi, cảnh lặng thinh

Sẻ ngói gật gù, tâm chánh niệm

Lựu vườn đứng lặng, trí an nhiên

Phù sinh một kiếp đầy lo lắng

Tìm đến cửa thiền dạ ổn yên

                Phương Hà phỏng dịch

 

2- Phỏng dịch bài Đông Ngạc Lữ Trung của Phạm Đình Hổ

 

Đời Lữ Khách Ở Đông Ngạc

 

Sống cảnh tha phương hai chục năm

Gió đông ngoái lại, lệ đằm khăn

Xa lìa quê mẹ, rời câu hiếu

Xuôi ngược xứ người, lo miếng ăn

Đất lạ đêm mưa, mai trút cánh

Vườn xưa ngày mộng, dạ vời xuân

Lấy gì gợi cảnh Lâm Đường cũ

Chỉ tiếng đàn thông, mây trắng lan

                 Phương Hà phỏng dịch

 

3- Phỏng dịch bài Giao Hành của Phạm Đình Hổ

 

Đi Chơi

 

Một mình lên đường chơi

Mệt, tựa gốc vải ngồi

Chim hót bên sông vẳng

Nước non đẹp rạng ngời

        Phương Hà phỏng dịch

 

4- Phỏng dịch bài Hạ Nhật Giao Hành của Phạm Đình Hổ

 

Ngày Hè Đi Chơi

 

Quê nhà ở tại phương nào nhỉ ?

Sáng rực mặt trời đang hướng đông

Chói lọi mắt nhìn không thấy ảnh

Bùi ngùi dạ nghĩ chẳng an tâm

Tầng không mây tụ đan trùng điệp

Ruộng rẫy gió qua thổi lộng lồng

Đứng lặng bên đường, tim thổn thức

Làm sao nhắn được cánh chim hồng ?

            Phương Hà phỏng dịch

 

5- Phỏng dịch bài Giang Lâm Mộ Tuyết của Phạm Đình Hổ

 

Tuyết Chiều Trên Sông

 

Thuyền chài trở mái lúc chiều buông

Tuyết xuống mênh mông trắng ngập sông

Vàng óng ráng chiều soi phản chiếu

Khách tìm mai đến tự bên thôn.

            Phương Hà phỏng dịch

 

6-Phỏng dịch bài Xã Từ Hữu Hoài của Phạm Đình Hổ

 

Cảm Hoài Tại Ngôi Đền Trong Xã

 

Ngoài sân đền cổ, cỏ đan dầy

Bước đến gần bên dạ nẫu ngây

Sân khấu nơi này đâu dấu cũ

Cảnh Hưng năm ấy vẫn bia đây

Rêu loang lổ mọc trên nền đá

Ve nức nở gào giữa đám cây

Về lại, bùi ngùi khi chỉ thấy

Điệp trùng cổ thụ vút trời mây.

          Phương Hà phỏng dịch

 

7-Phỏng dịch bài Quy Cố Viên Hương của Phạm Đình Hổ

 

Về Quê Cũ

 

Hai năm phiêu bạt biệt quê hương

Về lại, xác xơ, lặng lẽ buồn

Trúc lão, bụi dầy, cành hỗn độn

Gò hoang, lau úa, cảnh hoang đường

Lửng lơ bông cỏ, sương mai tỏa

Sầu não lời ve, bóng tối buông

Đứng tựa lan can mơ thuở trước

Chuyện ta, tròi thẳm có am tường ?

             Phương Hà phỏng dịch

 

SONGQUANG: 

Qua Chùa Kim Liên

Thân bèo trôi nổi cổ thành

Chùa Kim Liên đã bao lần ghé qua

Ba năm cách biệt quê nhà

Hồ trong phẳng lặng như là gương soi

Tổ sư thiền định đang ngồi

Mõ chuông bên cạnh,vang lời kệ kinh

Xét than cũng kiếp phù sinh

Thôi thì hồi hướng để mình được yên.

 

Đời lử khách ở Đông Ngạc

Hai mươi năm kiếp tha hương

Giờ đây nghĩ lại khiến tuông lệ nhòa 

Hiếu gì ?? Ruồng rẩy quê cha

Bởi nghèo,bỏ nước bôn ba xứ người

Sống đất khách,lỡ một đời

Mà còn mơ đến xưa :thời còn Xuân

Lam Đường luống dạ bâng khuâng

Còn trông mây trắng,nghe thong dạo đàn.

 

 

Du hành

Môt mình sáng dậy dạo chơi

Mệt rồi ,gốc vải làm nơi tạm dừng

Bên sông chim hót vang lung

Nước non tươi đẹp như lồng vào tranh

 

Ngày hè dạo chơi

Quê hương giờ ở phương nào nhỉ ?

Ánh nắng mặt trời chiếu hướng Đông

Tìm hoài chẳng thấy -- như không

Khiến ta giây phút chạnh lòng chẳng an

 

Nhìn mây trắng bay đang vần vũ

Gió vi vu như phủ ngập đồng

Lặng người thổn thức trong lòng

Làm sao nhắn được chim hồng cho quê ??

 

Tuyết chìm trên sông

Thuyền chài gát mái chèo buông

Nhìn bông tuyết đỗ trên sông trắng ngần

Ráng vàng phản chiếu mặt sông

Trước thôn khách đến dốc lòng tìm Mai

 

Cảm hoài ngôi đền cổ trong Xã

Cửa đền nền cổ cỏ đan

Bước lên dạ thấy ngổn ngang nổi buồn

Khi xưa là chốn vũ trường

Cảnh Hưng bia hiệu hoang tàn còn đây

Rêu xanh bám đá loang đầy

Rừng phong sương nhuộm rạc rài tiếng ve

Chạnh lòng lữ khách buồn se

Điệp trùng cổ thụ ngăn che vòm trời

 

Vê thăm quê cũ

Hai năm cách biêt quê hương

Trở vê thăm lại sâu vương ngâp tràn

Bụi gai khóm trúc đã tàn

Gò hoang cỏ úa nửa gần nửa xa

Bóng cò bay lượn la đà

Ve sầu rả rít báo là thu sang

Mơ xưa đứng tựa lan can

Hỏi trời cao thẳm tường am chuyện mình ?

 

Songquang

 

ĐỖ CHIÊU ĐỨC:  

Kính Thầy,

 

        Mặc dù "rất vất vả để theo dõi FiFa world-cup 2018", Đỗ Chiêu Đức cũng rán tham gia với các phần sau đây :

 

1. Bản chữ Hán cổ của bài thơ "Qúa Kim Liên Tự 過金蓮寺 " của Phạm Đình Hổ 范廷琥 :

                      Qúa Kim Liên Tự 

,   Bình ngạnh phiêu phù khách cố kinh,
。   Kim Liên Tự lý kỷ hồi kinh.
,   Tam thu thọ sắc liên thôn thúy,
。   Vạn khoảnh hồ quang nhất kính bình.
,   Ngõa tước sào biên tham định tướng,
。   Thạch lưu tùng bạn độ kinh thinh.
,   Phù sinh tự thị đa lao lộc,    
。   Thời hướng không môn đắc tịnh danh.

             范廷琥                                   Phạm Đình Hổ

 

2. CHÚ THÍCH :

    * Kim Liên Tự 金蓮寺 : Là ngôi chùa nổi tiếng ở Thăng Long, nằm sát bên Hồ Tây, nay thuộc phường Quảng Bá, quận Tây Hồ, Hà Nội.

    * Bình Ngạnh 萍梗 : Bình là Bèo, Ngạnh là Cành Nhánh; nên Bình Ngạnh là Cánh bèo có rể mà không nơi bám, thường dùng để ví với những người sống rày đây mai đó, không có chỗ ổn định.

    * Phiêu Phù 漂浮 : Phiêu là Trôi, Phù là Nổi; nên Phiêu Phù có nghĩa là Trôi Nổi Nôi Trôi.

    * Vạn Khoảnh 萬頃 : Một trăm mẫu là một KHOẢNH, nên Vạn Khoảnh là chỉ không gian hoặc mặt bằng rất to lớn.

    * Ngõa Tước 瓦雀 : Ngõa là Ngói, Tước là Chim Se Sẻ; Ngoã Tước là tên riêng của Chim Sẻ, vì loại chim này hay làm ổ và sống ở giữa rường nhà và mái ngói mà có tên Ngõa Tước. Nên, Ngõa Tước Sào chỉ có nghĩa là Tổ Chim Sẻ mà thôi.

    * Tham Định 參定 : là Tham thiền nhập định.

    * Thạch Lựu 石榴 : là Cây Lựu, Trái Lựu; ở đây vì muốn đọc cho đúng Luật Bằng Trắc nên mới đọc là Thạch Lưu. Thạch Lựu Tùng là Cái Khóm hoặc Cái Chòm cây lựu.

    * Độ Kinh 渡經 : là Hồi kinh siêu độ.

    * Tự Thị 自是 : là " Tự nó đã là ..."; nên có nghĩa là "Vốn Dĩ..."

 

3. DỊCH NGHĨA :

                     Ghé Ngang qua chùa Kim Liên

        Như cánh bèo trôi nổi, nay ta lại làm khách của đất kinh thành cổ xưa nầy, nơi chùa Kim Liên mà ta đã mấy lần ghé qua. Đã ba mùa thu qua rồi, nhưng màu sắc của cỏ cây nơi đây vẫn xanh biếc đến cuối thôn, và mặt Tây Hồ mênh mông trước mắt vẫn như một tấm gương phẵng lặng loang loáng. Các nhà sư vẫn đang tham thiền nhập định vô sắc tướng bên các tổ chim sẻ ríu rít trên rường, và tiếng tụng kinh siêu độ thế nhân vẫn văng vẳng bên chòm thạch lựu trước hiên chùa. Kiếp phù sinh vốn dĩ đã nhiều lao nhọc rồi, cho nên đôi lúc ta cũng nên hướng về cửa không để tìm chút yên tĩnh nào đó cho tâm hồn.  

         Cảnh chuà Kim Liên thật yến ắng thanh tịnh, làm cho tâm hồn của người lãng tử phiêu bạt trôi nổi đó đây của Phạm Đình Hổ khi đi ngang qua đây cũng tìm lại được chút yên tĩnh của kiếp phù sinh vốn đã nhiều vất vả nổi chìm !

 

4. DIỄN NÔM :

 

                 Qua Chùa Kim Liên

 

          Trôi nổi lại làm khách cố kinh,

          Kim Liên chùa cũ đến bao lần.

          Ba thu cây cỏ liền thôn biếc,

          Muôn khoảnh hồ gương phẳng nước xanh.

          Kinh độ thế nhân vang khóm lựu,

          Sư thiền nhập định ngẫm nhân sinh.

          Cuộc đời vốn dĩ nhiều lao nhọc,

          Tìm chút an nhàn chốn cửa không !

 

                                             Đỗ Chiêu Đức

         Đây là bài diễn Nôm tệ hại nhất, vì 5 vần, không vần nào ăn vần nào cả !

                ....................................................           

 

         Dưới đây là tài liệu văn học tìm thấy trên THI VIÊN  ( thivien.net ). Nhận thấy có nhiều từ và câu giải thích chưa đúng nghĩa ( chỉ theo ý của riêng tôi ). Nên trích ra đây để THAM KHẢO, chớ không dám chê trách việc làm của người đi trước.

                                                                              ĐCĐ

Quá Kim Liên tự

Bình ngạch phiêu phù khách cố kinh,
Kim Liên tự lý kỷ hồi kinh.
Tam thu thụ sắc liên thôn thuý,
Vạn khoảnh hồ quang nhất kính bình.
Ngoã tước sào biên tham định tướng,
Thạch lựu tùng bạn độ kinh thanh.
Phù sinh tự thị đa lao lộc,
Thời hướng không môn đắc tĩnh danh.

Dịch nghĩa

Cánh bèo trôi nổi, làm khách kinh đô cũ
Nơi chùa Kim Liên, đã mấy lần qua
Sứac lá ba thu, liền với xóm làng xanh biếc
Vạn khoảnh hồ sáng, phẳng lặng như một tấm gương
Tổ sẻ ngói ở bên, tham định tướng
Khóm thạch lựu gần cạnh, đón tiếng kinh
Kiếp phù sinh tự gặp nhiều vất vả
Thường hướng cửa thiền để được yên thân

 

           Chỉ trích ra để tham khảo và trao đổi mà thôi !

                                                           Nay kính,

                                                         Đỗ Chiêu Đức

________________________________________________________________________________________ 

  

 

NGUYỄN VĂN SIÊU: Thi Nhân đời Nhà Nguyễn

 Bản dịch Mailoc, Mai Xuân Thanh, Phương Hà                                     

Cùng Bạn, 

Mấy ngày nay gần đến 30 -4, xem TV, thấy lại hình ảnh những ngày hấp hối của VNCH chúng ta , đau xót muốn bung cái đầu bạn ơi! Để bớt stress, tôi đọc, phỏng dịch lại vài bài thơ cũ của thi nhân chúng ta ngày trước mong thư thả cái đầu một chút.

Xin chuyển đến bạn thưởng thức và chia sẻ vài bài thơ của Nguyn Văn Siêu, một thi nhân nổi tiếng đời nhà Nguyễn.

Thân mến 

Mailoc

 

Nguyễn Văn Siêu 阮文超 (1798-1872) tên khác là Định 定, tự Tốn Ban 遜班, hiệu Phương Đình 方亭 và Thọ Xương cư sĩ 壽昌居士, thuỵ Chí Đạo志道, người làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông. Đỗ phó bảng năm 1838 đời vua Minh Mệnh. Ông là người cùng thời với Cao Bá Quát, hai người nổi tiếng có tài văn thơ mà dân gian hay truyền tụng là "thần Siêu thánh Quát". Nguyễn Văn Siêu làm quan đến chức án sát, có sang sứ Trung Hoa.

Nguyễn Văn Siêu sáng tác rất mạnh, các tác phẩm của ông khá đồ sộ. Về thơ ca, cơ bản ông có các tập thơ:
- Anh ngôn thi tập 英言詩集 (2 quyển, 141+162 bài) gồm các bài thơ sáng tác khi ông ở Thăng Long
- Lưu lãm tập 流覽集 (2 quyển, 177+128 bài) gồm các bài thơ sáng tác khi ông ở Huế
- Mạn hứng thi tập 漫興詩集 (187 bài) gồm các bài thơ sáng tác khi ông rời Huế về Thăng Long
- Vạn lý tập ... 

 ( nguồn : Thiviennet )

Xuân nhật hiểu khởi

Túc hoả minh thư dũ,
Hiểu chung văn Phật đài.
Chủ nhân thôi bị khởi,
Tiểu tử báo hoa khai.
Dạ khí dung cô trúc,
Tình quang lộng tiểu mai.
Lưu oanh chuyên bất dĩ,
Ưng hữu cố nhân lai.

                 Nguyễn Văn Siêu

Dịch nghĩa

Ngọn đèn khuya loè song sách
Tiếng chuông sớm vang bên chùa.
Chủ nhà tung chăn dậy
Trẻ con mách hoa nở
Hơi đêm đã chui vào trong ngọn trúc đứng trơ trọi kia
Ánh mặt trời nô giỡn trên cành mai nho nhỏ xinh xinh.
Chim hoàng oanh (sao mà) gióng giả kêu hoài?
Chắc phải có ông bạn xưa nào sắp tới chơi)

Dịch Th ơ :

     Ngày Xuân Dậy Sớm

Thư phòng đèn đêm ht

Chuông sm ngân Pht đài

Ch nhà tung chiếu dy,

Con tr báo hoa khai.

Hơi đêm lng bi trúc,

Nng sáng gin cành mai

Hoàng oanh líu lo mãi,

Có khách, chc không sai !

       Mailoc

 

Hiểu toạ

Hiểu toạ đối trà âu,
Không tâm lãn ứng tiếp.
Kê điểu thanh phục thanh,
Tình vân bố loạn điệp.

               Nguyễn Văn Siêu

Dịch nghĩa

Buổi sáng ngồi uống trà,
Lòng trống trải không muốn tiếp khách.
Gà và chim chóc kêu liên tiếp,
Lúc tạnh mưa, bướm bay ra cùng với đám mây.

Dịch Thơ :

       Buổi Sáng Ngồi

Chén trà sm mình ta ngi ung,

Lòng trng không chng mun ai ry.

Chim gà tíu tít gi by

Tan mưa tri sáng bướm bay lon vườn.

               Mailoc

 

Tĩnh toạ

Thư vĩnh ngọ kê thần nhất khiếu,
Liêm thuỳ đáo địa nhân quá thiểu.
Vô phong bán thụ vi vi diêu,
Diệp lý đả trùng xuyên xuất điểu.

                   Nguyễn Văn Siêu

Dịch nghĩa

Đọc sánh hồi lâu thì đến lúc gà gáy trưa,
Rèm buông sát đất, bên ngoài ít người qua lại.
Không có gió nên cây chỉ dao động nhè nhẹ,
Con chim bay ra mổ sâu trong lá cây.

Dịch Thơ :

          Ngồi Lặng Yên

Đc sách mãi ti trưa gà gáy

Buông sát rèm, qua li người thưa.

Gió thm cây ci nh đưa,

Bt sâu trong lá chim va vt ra.

             Mailoc

 

Đình tiền bộ nguyệt

Trảo trửu phần hương toạ,
Không tâm đãi nguyệt sinh.
Thanh ảnh di mai chí,
Tây sương nhiễu trúc hành.

                Nguyễn Văn Siêu

Dịch nghĩa

Quét đất, đốt hương rồi ta ngồi xuống,
Với cái tâm trống rỗng, ta chờ trăng lên.
Trăng lên làm cho hình bóng cây mai di chuyển đến chỗ ta ngồi,
Và bên mái tây, ánh trăng bao xung quanh những hàng trúc.

Dịch Thơ :

  

Trước Sân Tản Bộ Dưới Trăng

 Quét xong, đt lò hương chiu ti,

Thanh thn lòng ngi đi trăng lên.

Bóng mai nhích li k bên,

Mái tây khóm trúc bng bnh sương trăng.

           Mailoc

 

Thu dạ thính vũ

Hải quốc tam thu bán,
Sơn thành nhất vũ sơ.
Tiêu liêu quần động tức
Quyên trích dạ thanh
Tuỳ diệp không đìnhtế
Sao kim vạn ngoã dư,
Hoàn gia thử tịch mộng,
Bất uý lộ tự như.

              Nguyễn Văn Siêu

Dịch nghĩa

Ở vùng biển gần ba thu,
Thành trên núi bắt đầu mưa.
Mọi vật đều vắng lặng,
Chỉ nghe từng giọt mưa rơi trong đêm.
Lá cây chạm vào mái hiên,
Tiếng mưa rơi trên vạn miếng ngói như tiếng gõ vào kim loại.
Đêm nay ta mộng trở về nhà,
Không sợ đường bùn lầy.

Dịch Thơ :

   Đêm Thu Nghe Mưa

Hơn ba thu sng nơi min bin

Mưa đầu mùa vang tiếng trên ngàn.

Nơi nơi cnh vt lng trang,

Ch nghe tiếng nước mênh mang rì rào.

Trên mái hiên xc xào cành lá,

Ngói nóc nhà ra r thanh la.

Đêm nay mng tr v nhà,

Đường xa chng ngi bùn pha mưa dm.

                 Mailoc phỏng dịch

 

Dã Khê độ

Tế vũ mai tiền lộ,
Phi hoa đoạn dã kiều.
Tiểu đồng thoa lạp túc,
Cô đỉnh cách khê chiêu.

           Nguyễn Văn Siêu

Dịch nghĩa :

Mưa bụi lấp nơi đường trước
Hoa bay chận cái cầu giữa đồng
Cậu bé (đưa đò) lăn tơi nón nằm ngủ
Có một cái đò cách sông phải kêu

Dịch Thơ :

    Bến Đò Dã Khê

Mưa bi giăng con đường trước mt,

Trên cu quê hoa rt li m.

Nón tơi lăn ngũ bé thơ,

B kia ơi i con đò trơ trơ.

         Mailoc

        4-29-18 

 

 

MAI XUÂN THANH:

1) Dậy Sớm Ngày Xuân

 

Song sách đèn khuya sáng lập lòe

Chuông chùa cúng Phật vọng ngân nghe

Chủ nhà tỉnh giấc tung chăn dậy

Thằng bé xem hoa búp nở xòe

Trơ trọi hơi đêm vào ngọn trúc

Nô đùa ánh nắng rọi mai khoe

Hoàng oanh giục giả sao vang thế ?

Bạn cũ nào đây ghé lại hè ?

                                      Mai Xuân Thanh

 

2) Ngồi Một Mình

 

Sáng sớm ngồi đây nhấp chén trà

Lòng ta trống vắng chớ phiền hà

Gọi bầy rối rít chim gà đói

Mưa tạnh hừng đông bướm lại qua

                                    Mai Xuân Thanh

 

3) Ngồi Im

 

Đọc sách trưa lâu gà gáy xa

Buông rèm vắng vẻ ít người qua

Gió đâu nhẹ khẽ cành im lặng

Trong lá chim sâu mổ xuống đà

                                 Mai Xuân Thanh

 

4) Thả Bộ Dưới Trăng

 

Ngồi xuống lò hương đã đốt xong

Tịnh tâm thanh thản ánh trăng lồng

Bóng mai di ảnh Hằng Nga hiện

Khóm trúc mái tây sương trắng trong                                 

                                     Mai Xuân Thanh

 

5) Nghe Mưa Đêm Thu

 

Ba thu ở biển sóng rì rào

Mưa gió đầu non lồng lộng cao

Vắng lặng đêm nghe từng giọt nước

Êm ru lá rụng mỗi bờ ao

Dường như lộp độp ngôi nhà ấy

Lại ngỡ gõ vô ống sắt nào

Đêm mộng về nhà ta cứ tưởng

Đường xa lầy lội nước bùn chao

                             Mai Xuân Thanh

 

6) Dã Khê Lụy Đò

 

Mưa bụi giăng mù trước bộ hành

Cầu quê mờ mịt đống hoa tranh

Đưa đò thằng bé nằm phơi ngủ

Tới bến đò ngang réo gọi nhanh

 

Mai Xuân Thanh

Ngày 29 tháng 04 năm 2018

 

PHƯƠNG HÀ: 

Phương Hà xin góp bài phỏng dịch cùng anh Mai Lộc và VTT

 

1- Phỏng dịch bài Xuân Nhật Hiểu Khởi của Nguyễn văn Siêu

 

Ngày Xuân Dậy Sớm

 

Ngọn đèn rọi xuống án thư

Tiếng chuông chùa sớm vẳng đưa xa gần

Chủ nhà tung vội mảnh chăn

Trẻ con tíu tít báo rằng hoa khai

Hơi đêm len bụi trúc ngoài

Mặt trời giỡn ngọn cành mai nõn mầm

Giọng oanh rộn rã hòa âm

Hẳn là sắp có bạn thân ghé nhà.

                          Phương Hà

 

2- Phỏng dịch bài Hiểu Tọa của Nguyễn Văn Siêu


Ngồi Chơi Buổi Sáng

 

Một mình buổi sáng uống trà

Lòng yên chẳng muốn rầy rà tiếp ai

Chim muông tíu tít bên tai

Tan mưa đàn bướm vui vầy giỡn mây.

                             Phương Hà

 

3-Phỏng dịch bài Tĩnh Tọa của Nguyễn văn Siêu

 

Ngồi Tĩnh Lặng

 

Say sưa đọc sách đến trưa

Rèm buông kín mít, người thưa cổng ngoài

Cành cây không ngọn gió lay

Có con chim nhỏ ra ngoài bắt sâu.

                           Phương Hà

 

4- Phỏng dịch bài Đình Tiền Bộ Nguyệt

 

Tản Bộ Ngắm Trăng Trước Sân Đình

 

Quét sân, ngồi cạnh lò hương

Tâm hồn thanh tịnh vô thường đợi trăng

Bóng mai nhích lại thêm gần

Hiên tây bụi trúc sáng ngần ánh trăng.

                            Phương Hà

 

5- Phỏng dịch bài Thu Dạ Thính Vũ của Nguyễn văn Siêu

 

Đêm Thu Nghe Mưa

 

Ở nơi vùng biển ba thu

Núi ngàn mưa chuyển âm u đầu mùa

Xung quanh vắng lặng như tờ

Trong đêm chỉ có tiếng mưa rì rào

Mái hiên cành lá xạc xào

Giọt mưa như thể chạm vào sắt ngân

Mộng quay về lại cố hương

Khó khăn không ngại đường trơn vũng lầy.

                                 Phương Hà

 

6- Phỏng dịch bài Dã Khê Độ của nguyễn văn Siêu

 

Bến Đò Dã Khê

 

Trước đường mưa bụi phủ đầy

Giữa đồng, cầu đã giăng đầy hoa bay

Trẻ đò nằm ngủ lăn quay

Đành kêu đò khác xa ngoài, cách sông.

                            Phương Hà

 

 

 

_______________________________________________________________________________________________________________________ 

 

  

  

 

 Mailoc, Phương Hà, Đỗ Chiêu Đức, Quên Đi, Songquang, Mai Xuân Thanh:

Thi nhân đi Nhà Nguyễn: 

TÙNG THIỆN VƯƠNG MIÊN THẨM

 

Cuối tuần, mời bạn nếu rảnh đọc và thưởng thức vài bài thơ của Tùng Thin Vương, thi nhân nổi tiếng đời nhà Nguyễn chúng ta ngày trước.

ML

 

Liu 

                                              Miên Thẩm

Khứ tuế, xuân tàn, hoàng điểu quy, 
Thu dung tiều tụy, nguyệt minh tri, 
Đông phong tạc dạ xuy hà xứ, 
Cánh nhạ tân sầu thướng hiểu mi.

 

Dch nghĩa 

Năm ngoái, mùa xuân đã tàn, chim hoàng oanh bay về 
Dung nhan tiều tụy chỉ có ánh trăng sáng kia biết 
Đêm qua gió xuân thổi ở xứ nào 
Lại rước lấy mối sầu mới dâng lên nét mày thanh.

 

Dch Thơ :

(1)

Năm ngoái oanh v xuân sp phai

Dung nhan tiu ty ánh trăng hay

Gió xuân đêm trước t đâu thi

Su sát li thêm đng nét ngài.

(2)

Năm ngoái oanh v xuân phai

Dung nhan tiu ty, th dài, trăng hay.

Gió xuân đâu đến lay lay,

Su thêm cao ngt đong đy b mi!

 

Lc thu 

                            Miên Thẩm

Lục thuỷ thanh sơn thường tại, 
Cô vân dã hạc đồng phi. 
Đoản đĩnh liễu biên khách điếu, 
Tiểu kiều  nguyệt hạ tăng quy.

 

 Dịch Thơ :

         Nước Biếc

Nước biếc non xanh mãi vy thôi

Mây đơn hc ni vn song đôi.

Thuyn con b liu ai câu cá?

Cu nh sư v bóng nguyt trôi !

          Mailoc

Kim tnh oán 

Mỹ nhân chiếu kim tỉnh, 
Tỉnh để hoa nhan lãnh. 
Không phòng dạ bất quy, 
Nguyệt chuyển ngô đồng ảnh
.

 

Dch nghĩa :

Người đẹp soi giếng vàng 
Đáy giếng lộ ra dung nhan lạnh nhạt 
Phòng không đêm không (dám) về (ngủ) 
Trăng chuyển bóng ngô đồng

Dịch Thơ :

     Nỗi Oán Nơi Giếng Vàng

Giếng vàng người đp mt gương soi,

Đáy nước dung nhan thy kém ri.

Tr li phòng không đêm chng dám

Ngô đng bóng chuyn ánh trăng lơi.

                      Mailoc

 

Giếng vàng người đp soi

Dung nhan kém tươi ri,

Phòng không v chng dám

Ngô đng bóng trăng lơi.

                    Mailoc

Nam khê 

Loạn sơn thâm xứ nhất khê hoành, 
Thập nhị niên tiền trú mã tình. 
Lưu thuỷ tự tri nhân sự dị, 
Sàn viên bất tác tích lai thanh
.

                               Miên Thẩm

Dch nghĩa 

Nơi chốn sâu núi chập chùng, khe nước chảy ngang 
Mười hai năm trước đã có tình dừng ngựa nghỉ tại đây 
Dòng nước chảy như biết việc người đời đã đổi khác 
(Nên) tiếng róc rách không giống như năm xưa nữa

Dịch Thơ :

(1)

Sâu thm sui xuyên núi đip trùng

Hai mươi năm trước vó câu dng.

Vic người thay đi sui dường biết

Tiếng nước gi nghe khác l lùng !

(2)

Sui xuyên trùng đip núi rng,

Hai mưới năm trước nga dng nơi đây.

Vic người thay đi sui hay,

Nước xưa róc rách ngày nay khác ri!

 

 

Văn thin 

Tống quân tằng thử địa, 
Nhất biệt hốt kinh niên. 
Sầu sát trường đình liễu, 
Thu phong khởi mộ thiền.

 Dch Thơ :

(1)

         Nghe Tiếng Ve

 

Tin chàng tng nơi đây,

Bit ly mt thoáng đã đy mt năm

Trường đình liu rũ bun căm,

Thu phong vang dy tiếng ngân ve chiu.

                    Mailoc

(2)

Tng tin chàng nơi đây,

Ly bit mt năm đy

Trường đình bun liu rũ,

Thu phong dy ve su.

             ML

 

D bc Nguyt Biu 

Trúc âm lương xứ dạ đình thuyền, 
Thuỷ nguyệt, giang phong, vị nhẫn miên, 
Cách ngạn chung lâu Thiên Mụ tự, 
Thanh thanh sao phá viễn đinh yên
.

                     Miên Thẩm

 

 

Dch nghĩa 

Dưới bóng tre yên lặng, ở nơi mát mẻ, chiếc thuyền đậu lúc ban đêm, 
Trăng dưới nước, gió trên sông, chưa đành ngủ, 
Bờ bên kia, có lầu chuông Thiên Mụ, 
Dội vang từng tiếng, phá tan làn khói ngoài xa, trên mặt sông.

Dịch Thơ :

     Đêm Đậu Bến Nguyệt Biều

Dưới bóng tre, đêm yên thuyn đ,

Trăng-nuc-sông khó d gic nng

Bên sông Thiên M hi chuông

Ngân nga xua hết khói sông đêm trường

         Mailoc

 

Xin cám ơn anh Mai Lộc đã giới thiệu những bài thơ rất hay của Thi Sĩ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, người mà khi còn ngồi ở ghế nhà trường, PH đã nghe danh qua hai câu thơ truyền tụng:

" Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán

Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường "

Vô cùng hâm mộ tài dich thuật của anh ML, PH xin bắt chước phỏng dịch sau đây, xin gởi đến Thầy và các bạn:

 

 

 LIỄU

(!)

Oanh về năm ngoái lúc xuân phai

Tiều tụy dung nhan, nguyệt cảm hoài

Nay gió xuân xa vừa chớm thổi

Đã nghe sầu nặng nét mi ngài

 

(2)

Oanh quay lại khi xuân đà úa

Nét tàn phai lộ rõ dưới trăng

Đêm qua nghe gió xuân sang

Lòng vương tê tái sầu dâng nét ngài

 

(3)

Cuối xuân năm ngoái, oanh về 

Dung nhan tiều tụy, ủ ê trăng sầu

Nay xuân vừa chớm nơi đâu

Đã nghe lòng trĩu buồn cau nét ngài.         

 

                    Phương Hà phỏng dịch

 

NƯỚC BIẾC

(1)

Non xanh nước biếc mãi nơi đây

Mây lẻ hạc đồng đã vút bay

Thuyền khách buông câu bên gốc liễu

Trên cầu sư dạo dưới trăng lay.

 

(2)

Non xanh nước biếc nơi này

Mây đơn hạc nội cùng bay thuở nào

Dưới thuyền, bên liễu, khách câu

Trên cầu sư bước lẫn vào đêm trăng.

 

                     Phương Hà phỏng dịch

 

KHÚC OÁN THAN NƠI GIẾNG VÀNG

(1)

Người đẹp soi gương mặt giếng vàng

Thấy mình tiều tụy mảnh dung nhan

Đêm về phòng chiếc khôn yên giấc

Nhìn bóng ngô đồng trăng tỏa lan.

 

(2)

Mỹ nhân soi mặt giếng vàng

Nhìn trong đáy nước dung nhan héo tàn

Phòng đơn đêm lạnh bẽ bàng

Ngô đồng soi bóng mơ màng dưới trăng.

 

                    Phương Hà phỏng dịch

 

KHE SUỐI PHÍA NAM

 

(1)

Trùng điệp núi non, khe suối len

Năm nào kỵ sĩ đã dừng chân

Nước như hiểu rõ người thay dạ

Nên tiếng rì rào đã đổi âm.

 

(2)

Núi non trùng điệp, suối len

Nhớ chàng kỵ sĩ dừng chân năm nào

Lòng người thay đổi ra sao

Nước đà hiểu rõ, rì rào khác xưa.

 

(3)

Hẽm núi, khe suối len

Xưa, kỵ sĩ dừng chân

Nước biết người đổi dạ

Nên lặng lẽ thay âm

 

                     Phương Hà phỏng dịch

 

NGHE TIẾNG VE

 

(1)

Tiễn chàng năm ấy tại nơi đây

Thoắt đã tròn năm nỗi nhớ đầy

Rặng liễu âm thầm chau nét mặt

Tiếng ve theo gió thoảng ngân dài.

 

(2)

Tiễn chàng chính tại nơi này

Thoắt đà trọn một năm đầy xa nhau

Âm thầm rặng liễu mày chau

Gió thu vẳng tiếng ve sầu xót xa.

 

                     Phương Hà phỏng dịch

 

ĐÊM ĐẬU BẾN NGUYỆT BIỂU

 

(1)

Dưới tre, thuyền đậu giữa đêm thanh

Trăng nước, gió sông ngủ chẳng đành

Thiên Mụ hồi chuông xa vọng lại

Xua màn khói sóng tỏa vây quanh.

 

(2)

Đêm thanh thuyền đậu bóng tre

Ngủ không đành giữa tứ bề gió trăng

Hồi chuông Thiên Mụ vẳng sang

Xua tan khói sóng mơ màng trên sông.

 

                   Phương Hà phỏng dịch

 

Đỗ Chiêu Đức mới tham gia với các bài dịch thơ của Tùng Thiện Vương - Miên Thẩm sau đây :


1. 

        柳                        LIỄU
去歲春殘黃鳥歸,      Khứ tuế xuân tàn hoàng điểu quy,
秋容憔悴月明知.      Thu dung tiều tụy nguyệt minh tri.
東風昨夜吹何處,      Đông phong tạc dạ xuy hà xứ ?
更惹新愁上曉眉.      Cánh nhạ tân sầu thướng hiểu my.


Diễn Nôm :
                          LIỄU
         Năm ngoái xuân tàn oanh vội bay,
         Dáng thu tiều tụy mảnh trăng soi.
         Đêm qua gió cuốn về đâu nhỉ ?
         Lại rước thêm sầu liễu sáng nay !

Lục bát :
         Xuân tàn oanh vội bay về,
         Nét thu tiều tụy não nề trăng soi.
         Đêm qua gió thổi nhà ai,
         Sáng nay sầu đượm nét ngài ủ ê !

 

2. 

     淥水                     LỤC THỦY

淥水青山常在,     Lục thủy thanh sơn thường tại,
孤雲野鶴同飛。     Cô vân dã hạc đồng phi.
短艇柳邊客釣,     Đoản đĩnh liễu biên khách điếu,
小橋月下僧歸。     Tiểu kiều nguyệt hạ tăng quy.


CHÚ THÍCH :


 * Lục Thủy : là Dòng nước trong. Chữ LỤC 淥 có 3 chấm thủy 氵, có nghĩa là Trong trẻo. Chữ LỤC 綠 có bộ Mịch 糸 là sợi tơ mới có nghĩa là Màu Xanh. 
 * Đoản Đĩnh : là chiếc xuồng con.


DIỄN NÔM :

                 Nước biếc núi xanh còn đó,
                 Mây đơn hạc lẻ cùng bay.
                 Xuồng con thả câu bờ liễu,
                 Sư về cầu nhỏ trăng lay !
Lục Bát :
             Núi xanh nước biếc còn đây,
             Hạc đơn mây lẻ cùng bay ven trời.
             Xuồng con bờ liễu câu hời,
             Dưới trăng cầu nhỏ sư hồi thiền môn.

 

3.

   金井怨             KIM TỈNH OÁN


美人照金井,   Mỹ nhân chiếu kim tỉnh,
井底華顏冷。   Tỉnh để hoa nhan lãnh.
空房夜不歸,   Không phòng dạ bất quy,
月轉梧桐影。   Nguyệt chuyển ngô đồng ảnh.


CHÚ THÍCH :
 * Kim Tỉnh : Giếng vàng, là giếng của các nhà quyền qúy, trên mặt miệng giếng có dát vàng. Trong Kiều khi chuyển mùa Nguyễn Du cũng đã viết :
                     Thú quê thuần hức bén mùi,
                 Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô.

 * Hoa Nhan : là dung nhan của tuổi hoa niên, chỉ nét mặt son trẻ.


DIỄN NÔM :
                    Người đẹp soi giếng vàng,
                    Dưới giếng dung nhan lạnh.
                    Phòng không cũng chẳng màng,
                    Trăng soi ngô đồng ảnh.
 Lục Bát :
                Săm soi người đẹp giếng vàng,
                Lạnh lùng nhan cắc ngỡ ngàng tái tê.
                Phòng không đêm chẳng buồn về,
                Ánh trăng lay động đã xê ngô đồng !     

 

4.

       南溪                       NAM KHÊ


亂山深處一溪橫,     Loạn sơn thâm xứ nhất khê hoành, 
十二年前駐馬情。     Thập nhị niên tiền trú mã tình 
流水自知人事異,     Lưu thủy tự tri nhân sự dị, 
潺湲不作昔來聲。     Sàn viên bất tác tích lai thinh


CHÚ THÍCH :


 * Khê : Ta nói là Khe, là dòng nước từ trong núi chảy ra, là con sông nhỏ được hình thành bởi các dòng suối, mà ta quen gọi là SƠN KHÊ 山溪.
 * TRÚ : là Trú đóng, là dừng lại để nghỉ ngơi, ăn uống, cắm trại... khác với Đình Mã 停馬 là chỉ dừng chân một chút rồi đi.  

 * Sàn Viên : từ Tượng Thanh, chỉ tiếng Róc ra róc rách của nước chảy.

 

 DIỄN NÔM :
                          Khe Suối Nam


                 Ngổn ngang ngàn núi dòng khe cũ,
                 Dừng ngựa mười năm tình ấp ủ.
                 Nước chảy như tình người đổi thay,
                 Róc ra róc rách không như cũ !
Lục Bát :
               Vắt ngang trong suối dòng khe,
               Mười hai năm trước ấp e hàm tình.
               Nước trôi nhân sự điêu linh,
               Chẳng còn róc rách hàm tình như xưa !


                                                      Đỗ Chiêu Đức

 

Quên Đi xin tham gia và bổ sung thêm bản chữ Hán bài thơ Văn Thiền:

Liễu

Năm ngoái xuân tàn oanh ghé qua

Dáng thu xơ xác dưới trăng ngà  

Gió đông đêm trước từ đâu thổi 

Lại khiến mi buồn thêm xót xa.

 

Lục Thủy

        Còn đây nước biếc non xanh

  Hạc hoang mây lẻ đồng hành về đâu

     Thuyền neo cạnh liễu khách câu

Dưới trăng nhẹ bước qua cầu bóng sư.

 

Kim Tỉnh Oán

     Giếng vàng người đẹp thay gương

Nhìn nơi mặt nước má hường nhạt phai

       Phòng không đêm vắng thiếu ai

Ngô đồng bóng chiếc ngã dài theo trăng

Nam Khê

Trùng điệp non cao suối chảy thầm

Nơi đây dừng ngựa quá mười năm

Phải chăng nước biết đời thay đổi

Nên tiếng bây giờ đã đổi âm.



   聞蟬                      Văn Thiền

送君曾此地,  Tống quân tằng thử địa,  

一別欻經年。  Nhất biệt hốt kinh niên.  

愁殺長亭柳,  Sầu sát trường đình liễu,

秋風起暮蟬。  Thu phong khởi mộ thiền.  



Dịch Thơ

Nơi này hai kẻ xa rời

Thế rồi cũng trọn năm trời chia tay

        Bên đình liễu úa xót thay

Chiều thu ảm đạm gió lay ve buồn.



Quên Đi

 

Kính các bạn vtt

SQ  nối tiếp các bạn ĐCĐ, PH, QĐ xin cùng vui với ML qua bài thoát dịch và ý của bài thơ cổ Việt của Tùng Thiện Vương.Với công phu sưu tầm của ML và chú thích them của Thầy đồ ĐCĐ, mà SQ chỉ là kẻ ăn theo để thay nhịp cầu thăm hỏi và cầu chúc đến vtt mọi sự bình an và sức khoẻ.

 

LIỄU

 

Từ năm trước, Xuân phai Oanh đến

Dưới trăng vàng xơ xác bóng Thu

Đêm qua gió thổi về đâu?

Khiến long tê tái, giọt sầu dâng mi.

 

LỤC THỦY

 

Vẫn còn đây non xanh nước biếc

Hạc lạc đàn, mây lẽ bay đâu?

Thuyền neo gốc liễu buông câu

Dưới trăng Sư bước qua cầu bóng lay

 

KIM TỈNH OÁN

 

Nước giếng vàng làm gương soi mặt

Thấy má hường phai nhạt dung nhan

Phòng không đêm vắng bẽ bàng

Ngô đồng lay động trăng loang bóng dài

 

NAM KHE SUỐI

 

Núi trùng điệp lách len khe suối

Mười hai năm trước, ngựa dừngchân

Dòng đời thay đổi bao lần

Róc rách nước chảy đổi âm rì rào

 

NGHE TIẾNG VE

 

Tại nơi đây, tiễn chàng mt thuở

Đã xa nhau tính nhẩm tròn năm

Trường Đình, rặng liễu buồn căm

Gió Thu văng vẳng xa xăm ve sầu

 

ĐÊM BẾN NGUYỆT BIỀU

 

Đêm yên tĩnh, răng tre thuyền đỗ

Ngủ đành sao, nước vỗ trăng lồng

Tiếng chuông Thiên Mụ bên sông

Ngân nga vang vọng xua toang khói mờ

 

songquang

MAI XUÂN THANH: 

1) Liễu

 

Oanh bay năm trước bóng xuân tàn

Nguyệt tỏ gương thu thấy võ vàng

Gió ở đâu đêm đông thổi lại

Muộn sầu mắt lệ đẫm tuôn tràn

                                        MXT

 

2) Nước trong veo

 

Núi xanh nước biếc đó bao ngày

Hạc chiếc mây đơn có bạn bay

Bờ liễu xuồng con câu bắt cá

Dưới trăng cầu nhỏ bóng sư thầy

                                        MXT

3) Giếng Vàng

Giếng vàng đáy nước bóng giai nhân

Nét mặt như hoa thấm lạnh dần

Gối trống phòng không lòng chẳng đoái

Ngô đồng di ảnh dưới trăng ngân

                                            MXT

 

4) Suối Khe Nam

Chập chùng núi thẳm suối khe ngang

Vó ngựa mười năm đó ngỡ ngàng

Khác biệt chi người qua nước chảy

Còn đâu róc rách cũ tình lang !

 

Mai Xuân Thanh

Ngày 03 tháng 04 năm 2018

  

 

   Tiểu sử[

Tùng Thiện vương là con trai thứ 10 của Minh Mạng, sinh ngày 24 tháng 10 năm Kỷ Mão (tức 11 tháng 12 năm 1819) tại cung Thanh Hòa trong cấm thành Huế. Mẹ ông là Thục tần Nguyễn Thị Bửu (阮氏寶), người Bình ChươngGia Định, con gái của Tư không Nguyễn Khắc Thiệu (阮克紹), rất giỏi chữ nghĩa.

Thuở lọt lòng, ông được ông nội đặt tên là Hiện (晛)[1][2]. Đến năm 1832, khi đã có Đế hệ thi, ông được cải tên là Nguyễn Phúc Miên Thẩm (阮福绵审).

Ông nội ông là Gia Long rất vui mừng, thưởng liền 10 lạng vàng[3]. Khi còn nhỏ, tính hay khóc, Thục tần rất lo mà không biết thế nào. Bỗng có đạo sĩ nói rằng: "Đây là sao Thái Bạch Kim Tinh giáng sinh, làm lễ tiễn thì khỏi.". Sau làm lễ, quả nhiên khỏi hẳn.

Năm lên 7 tuổi, Miên Thẩm cùng với các em vào Dưỡng Chính đường (養正堂), được thầy Thân Văn Quyền[4] dạy chu đáo. Ông rất chịu khó học tập, nên mới 8 tuổi (1827), nhân theo hầu Minh Mạng dự lễ Nam Giao, ông làm bài Nam Giao thi, rất được tán thưởng.

Năm 1839, ông được phong làm Tùng Quốc công (從國公), mở phủ ở phường Liêm Năng, bên bờ sông An Cựu, Huế.

Năm 1849, ông lập thêm Tiêu Viên sau phủ, đón mẹ (Thục tân Nguyễn Thị Bửu) và ba em gái (Nguyệt ĐìnhMai Am và Huệ Phố) ra phụng dưỡng chăm nuôi. Khi các em lần lượt có chồng, rồi mẹ mất, ông cải tạo phủ chính làm nhà thờ, còn mình lui về ở Tiêu Viên và dựng lều tranh bên cạnh mộ mẹ cư tang ba năm.

Năm 1854, mãn tang, ông được gia phong Tùng Thiện công (從善公). Năm 1858, ông mua 12 mẫu ruộng ở xã Dương Xuân, làm nhà ở gọi là Phương Thốn thảo đường.

Năm 1865, ông giữ chức Tả Tôn Nhân phủ, trong thời gian này xảy ra sự biến giặc Chày vôi. Trước đó, ông đã gả con gái là Thể Cúc cho Đoàn Hữu Trưng, một thanh niên ở làng An Truyền (tức làng Chuồn). Năm 1866, Hữu Trưng ngầm làm cuộc nổi dậy nhằm lật đổ Tự Đức. Việc thất bại, Hữu Trưng và nhiều người bị hành hình. Mặc dù trước đó, Hữu Trưng đã lấy cớ vợ cư xử trái lễ với mẹ chồng mà trả về để tránh liên lụy cho nhà vợ, Miên Thẩm cũng trói cả con gái và cháu ngoại, quỳ dâng sớ xin chịu tội.

Tự Đức không kết tội chỉ nói ông: "Chọn rể không cẩn thận để mất thanh danh, nay trừ bổng trong tám năm". Suốt những năm bị trừ bổng ấy, ông lên ngôi chùa cổ Từ Lâm hoang tàn ở xã Dương Xuân làm nơi cư ngụ, vợ con phải canh tác trồng cây quả đem ra chợ bán để có cái ăn hàng ngày.

Ông mất ngày 30 tháng 3 năm Canh Ngọ (tức 30 tháng 4 năm 1870), lúc 51 tuổi. Thụy là Văn Nhã (文雅). Năm 1878, ông được Tự Đức gia tặng là Tùng Thiện Quận vương (從善郡王).

Năm 1936[5]Bảo Đại mới truy phong ông là Tùng Thiện vương (從善王), tước vị mà ngày nay người ta quen gọi.

Tùng Thiện Vương là bạn thơ chí tình của Cao Bá Quát

 ( Ngun gc :  Wikipedia VN )

  






 

 

 

THI NHÂN ĐỜI TRẦN: LÊ CẢNH TUÂN

Mailoc, Đỗ Chiêu Đức, Phương Hà

__________________________________________________________________

Cùng Bạn, 

  Đọc mấy vần thơ dưới đây của Lê Cảnh Tuân, một thi nhân đời nhà Trần khiến tôi vô cùng xúc dộng thương xót cho ai trong cảnh tù tội, bị giam cầm nơi đất quân thù . Xuân năm ngoái lại về, ngày Tết, càng gợi thêm niềm nhớ quê hương da diết mà ngày về chẳng biết bao giờ.  Nhớ nhà , nhớ cội mai già ( hình ảnh mẹ già đang ngóng đợi ) chắc nó cũng cằn cỗi xác xơ vơí thời gian rồi. Xin cùng bạn chia xẻ.

Thân 

Mailoc

 

Nguyên nht 

Lữ quán khách nhưng tại, 
Khứ
niên xuân phục lai. 
Quy kỳ hà nhậ
t thị
Lão tậ
n cố hương mai.

            Lê Cảnh Tuân

 

 Dch nghĩa 

Vẫn làm khách ở nơi quán trọ, 
Mùa xuân năm ngoái lại trở về. 
Ngày về biết lúc nào, 

Cây mai nơi vườn cũ đã cỗi hết!

 

Dịch Thơ :

(1)  Ngày Đầu Năm

Vò võ bên trời nơi khách quán

Xuân năm rồi lảng đảng ngoài song.

Ngày về ai biết mà mong,

Mai già vườn cũ cõi lòng nát tan.

(2)

Bên trời nơi khách quán,

Xuân năm ngoái lại về

Bao giờ được quay gót,

Xót mai già chốn quê

              Mailoc

 

Mộng Lý Dịch Ngẫu Thành

 

Đoản trạo các tình sa,

Tiền thôn nhật dĩ tà.

Tự vô hoàn tự hữu,

Yên tế lưỡng tam gia.

 

Dịch Nghĩa:

 

Mái chèo ngn gác lên bãi cát 

Nhìn v xóm trước, mt tri đã xế chiu.

Cnh hư o như không li có,

Trong lp khói m có hai ba mái nhà.

 

Dịch Thơ:

   Nơi Trạm Mộng Lý

(1)

Mái chèo ngắn vừa tựa trên cát,

Thôn trước mặt nắng gác non tây.

Nửa hư nửa thực cảnh nầy

Vài ba mái lá khói xây lam chiều.

(2)

Chèo vừa gác trên bãi,

Thôn trước nắng về tây.

Cảnh mơ màng thực ảo,

Mái lá khói chiều xây.

             Mailoc

Lê Cnh Tuân sinh năm 1350 (Canh Dần) người làng Mộ Trạch, huyện Đường An, trấn Hải Dương xưa (nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Tuy nhiên, nguyên quán của ông lại là ở hương Lão Lạt, huyện Thống Bình, châu Ái, trấn Thanh Đô (nay thuộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa), sau mới dời ra nơi ấy[2].

Sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú cho biết Lê Cảnh Tuân đỗ thi Hương (cử nhân) khoảng năm Xương Phù (niên hiệu của Trần Phế Đế, ở ngôi: 1377-1388)[3].

Đến năm 1381, thì ông đỗ Thái học sinh (được xem là tương đương học vị Tiến sĩ sau này) [4].

Đầu năm 1400Hồ Quý Ly truất ngôi Trần Thiếu Đế, tự lên ngôi vua, lập nên nhà Hồ. Tức giận, ông bày mưu khuyên bạn thân là Bùi Bá Kỳ (một tỳ tướng của Trần Khát Chân) sang Yên Kinh (Bắc KinhTrung Quốc ngày nay) xin quân đánh Hồ[3].

Năm 1406nhà Minh mượn cớ "phù Trần diệt Hồ" sang xâm lược nước Việt. Do Bá Kỳ làm tiên phong dẫn đường [3], ngày 12 tháng 5 (âm lịch) năm Đinh Hợi (1407), Hồ Quý Ly và hai con (Hồ Nguyên Trừng và Hồ Hán Thương) đều bị quân đối phương bắt sống tại Kỳ La (Kỳ AnhHà Tĩnh), rồi bị áp giải về Kim Lăng (Nam KinhTrung Quốc). Kể từ đó, nhà Hồ mất, cả nước Việt rơi vào ách thống trị của nhà Minh.

Lập được công lớn, Bùi Bá Kỳ được nhà Minh cho làm chức Hữu tham nghị. Thất vọng vì biết vua quan nhà Minh không có ý định tái lập nhà Trần, năm Hưng Khánh thứ nhất (1407) đời vua Giản Định Đế, ông viết Vn ngôn thư (Bức thư một vạn chữ) khuyên Bùi Bá Kỳ yêu cầu nhà Minh giữ lời hứa (xem bc thư bên dưới).

Gặp khi Bá Kỳ vì cớ khác phải tội [5], quân Minh đến khám nhà Bá Kỳ bắt được bức thư của ông, nên truy lùng bắt tác giả. Lê Cảnh Tuân phải đổi tên đi trốn một thời gian.

Năm 1411, quân Minh lập Giao Châu học hiệu tại Thăng Long, ông muốn đến xem. Nghe con ông thiết tha ngăn cản, ông nói:

Nhà ta đi đi ăn lc (nhà Trần). Mt bc thư "Vn ngôn" đã tiết l không thành. Nay ta hết lòng thành báo nước, dù chết còn vinh, tiếng trung nghĩa muôn đi còn ghi s xanh. Ta có s gì.

Nói rồi ông giả làm người khách đến chơi, nhận chức dạy học với ý định ngầm thu phục chí sĩ để tính việc phục quốc. Việc bại lộ, ông và người con là Lê Thái Điền đều bị quân Minh bắt giải về Yên Kinh (Bắc Kinh). Minh Thành Tổ hỏi ông rằng: "Mày khuyên Bá Kỳ âm mưu làm phản. Vì sao vậy?" Ông nói: "Người Nam thì mong nước Nam còn. Chó ông Trích thì cắn người không phải chủ nó. Hỏi làm gì?"[6]

Theo Lch triu hiến chương loi chí và Đi Vit s ký toàn thư, vua Minh tức giận, giam cha con ông vào ngục Kim Lăng (Nam Kinh), được 5 năm (1416, tức năm Bính Thân) thì đều mắc bệnh chết[7]. Tuy nhiên, T đin bách khoa Vit Nam lại cho rằng cha con ông mất ở Yên Kinh (Bắc Kinh).

 

 

Đỗ Chiêu Đức xin được tham gia với các phần sau đây :

 

BAI 1.


1. Bản tiếng Hán cổ của bài thơ :

    

          元日           NGUYÊN NHẬT

 旅館客仍在,   Lữ quán khách nhưng tại, 
 去年春復來。   Khứ niên xuân phục lai. 
 歸期何日是?   Quy kỳ hà nhật thị ? 
 老盡故園梅。   Lão tận cố viên mai !
         黎景詢                 Lê Cảnh Tuân


2. Chú thích :
  * Nguyên Nhật : là Ngày đầu, ta phải hiểu là Ngày ĐầuCủa Một Năm, như chữ Nguyên Đán.
  * Nhưng : là Vẫn, Vẫn Cứ...
  * Phục : là Lại, là Trở lại.
  * Quy Kỳ : Cái kỳ hạn trở về, là Ngày Về.
  * Lão Tận : là Già đến tận cùng, là Già khú,già chát, già khằng !

3. Nghĩa Bài Thơ :

          Người khách tha hương vẫn còn ở nơi quán trọ nầy, nhưng mùa xuân của năm rồi, năm nay lại trở lại. Biết ngày nào mới là ngày về đây ? Chắc cành mai già ở quê nhà đã già cỗi hết rồi !

         Não nùng thay tâm trạng của người lìa quê xa xứ trong những ngày xuân đến Tết về. Cội mai già còn cằn cỗi huống hồ chi là các đấng sanh thành chắc cũng không tránh khỏi buồn thương sầu não mà càng héo tàn lụm cụm !

 4. Diễn Nôm :

           Mùng Một Tết


         Khách còn nơi quán trọ,
         Xuân năm trước lại sang.
         Biết ngày nao trở lại ?
         Cội mai đã cỗi tàn !


  Lục bát :
              Trọ nơi lữ quán khách còn
         Mùa xuân năm trước lon ton lại về
              Ngày nao mới được hồi quê ?
         Cội mai vườn cũ xuân về khẳng khiu !


                                               Đỗ Chiêu Đức

BÀI 2 :


濛裡驛偶成  MÔNG LÝ DỊCH NGẪU THÀNH 


短棹擱晴沙,  Đoản trạo các tình sa, 
前村日已斜。  Tiền thôn nhựt dĩ tà. 
似無還似有,  Tự vô hoàn tự hữu, 
煙際兩三家。  Yên tế lưỡng tam gia !


Chú Thích :


 * Mông Lý Dịch : Dịch quán tên là MÔNG LÝ.
 * Ngẫu Thành : Ngẫu nhiên mà làm thành.
 * Trạo là Mái chèo; Các là Gác lên;Tình là Nắng, là Khô ráo.
 * Yên Tế : là Khói mờ ở chân trời.

Dịch nghĩa :


                       Ngẫu nhiên viết thành ở quán dịch Mông Lý


         Mái chèo ngắn vừa gác lên bãi cát khô lúc thuyền vừa cặp bến, khi ánh nắng chiều đà nghiêng chiếu xóm thôn trước mặt; ta nhìn thấy xa xa trong sương khói mơ màng mấy nóc nhà ai ẩn hiện như có như không ở phía chân trời.


       " Tự vô hoàn tự hữu ", như có lại như không; mơ hồ vô định " Sắc tức thị không, không tức thị sắc ". Bài thơ mang một ý thiền của " sắc sắc không không !"

Diễn Nôm :


                  Chèo vừa gác lên cát,
                  Xóm trên ánh nắng tà.
                  Khói mờ không như có,
                  Xa xa mấy nóc gia !


  Lục bát :

            Chèo vừa gác bến cát khô,
           Xóm trên nắng ngã mơ hồ chiều rơi.
              Có không sương khói chơi vơi,
           Chập chờn mấy nóc bên trời nhà ai !


                                                  Đỗ Chiêu Đức

                                                   01-17-2018

PHƯƠNG HÀ:

 

I- Phỏng dịch bài NGUYÊN NHẬT


1- 

 Ngày đầu năm

 

Khách vẫn còn nơi quán trọ này

Mùa xuân năm ngoái lại về đây

Ngày hồi hương vẫn xa mù mịt

Thương gốc mai già cỗi lắm thay !

           

2-

Ngày đầu năm

 

Khách còn trọ ở quán này

Thêm mùa xuân nữa lạc loài xa quê

Chắc rằng đến lúc trở về

Cội mai vườn cũ thảm thế cỗi tàn 

              

3- 

Ngày đầu năm

 

Khách còn nơi quán trọ

Lại một mùa xuân qua

Hẳn ngày về quê cũ

Mai vườn xưa đã già !

 

            Phương Hà phỏng dịch

 

 

II- Phỏng dịch bài  MÔNG LÝ DỊCH NGẪU THÀNH 

 

1- 

Ngẫu Hứng Đề Thơ ở trạm Mông Lý

 

Mái chèo gác bãi cát vàng

Nhìn về thôn xóm bóng hoàng hôn buông

Mơ hồ thực thực không không

Vài ba mái lá sương lam phủ mờ

                    

2-

Ngẫu Hứng Đề Thơ ở trạm Mông Lý

 

Chèo gác trên bãi cát

Hoàng hôn buông bát ngát

Xóm thôn khuất sương mờ

Ẩn hiện nhà rải rác.

 

                Phương Hà phỏng dịch

  

 

_________________________________________________________________________________ 

            

 

NGUYỄN SƯỞNG: THÔN CƯ 

Bài dịch / phỏng dịch:

Mailoc, Phương Hà, Cao Linh Tử, Đỗ Chiêu Đức, Songquang, Song Mai Lý Lệ, Mai Xuân Thanh

_____________________________________________________________________________________________________ 

 

Cuối năm đất khách, lòng chợt thấy bùi ngùi, nhớ lại quê hương xa tít ở bên kia bờ đại dương, mong ước được sống lại cảnh " Nước thanh bình ba trăm năm cũ ! "... Ngồi đây, soạn lại " Góc Việt Thi " của Vườn Thơ Thẩn, đọc lại bài " THÔN CƯ " của Nguyễn Sưởng đời Trần, lại càng làm xúc động tâm tư nhớ về quê hương cố thổ... Kính mời tất cả cùng " đốt lại " lò hương cũ nầy để gây thêm chút hơi ấm cho những ngày cuối đông lạnh lẽo !...

 

                        THÔN CƯ

                                 Nguyễn Sưởng

 Cùng Bạn

               Xin chuyển đến Bạn một bài thơ của Nguyễn Sưởng . Cụ đã vẽ lên bức tranh vừa mơ màng vừa dễ thương  cuộc sống an nhàn ngày xưa ở thôn quê :  ngày tai lắng tiếng chim ca , mơ màng theo giậu trúc phất phơ gió mát, đêm có trăng với bóng hoa lồng, có những ván cờ tướng chậm rãi hào hứng đang tính nước nát óc , khi bước về nhà thì đã ngà ngà say chân nam đá chân xiêu chập chờn nửa mơ nửa tỉnh, tai đã văng vẳng tiếng gà eo óc nhà gần bên .Trời gần sáng. Ôi tuyệt vời cuộc sống  thanh bình thơ mộng của thôn quê ta ngày xưa !

 

              Nguyễn Sưởng 阮鬯hiệu là Thích Liêu sống cùng thời với Trần Quang Triều (1286-1325), Nguyễn Trung Ngạn (1289-1368), có làm quan dưới triều Trần , nhưng sớm chán công danh , lui về vui với bầu bạn và thiên nhiên. Ông tham gia thi xã Bích Động . Tác phẩm lưu lại chỉ mấy bài thơ .

                                                                                                                         Thân kính 

                                                                                                                                            Mailoc

             THÔN CƯ

                                   Nguyễn Sưởng

Thông thông xuân dĩ hạ ,

Thụ để điểu thanh mang .

Thiềm nguyệt hoa di ảnh ,

Song phong tá trúc lương .

Vi kỳ nhàn đắc địa , 

Đối tửu túy vi hương .

Hoán xuất Hoa tư quốc ,

Lân kê cách đoản tường .

 

  Dịch thơ :

Thấm thoát xuân qua đã lại hè ,

Vòm cây ánh ỏi tiếng chim quê .

Giậu trúc phất phơ hơi mát thoảng ,

Thềm trăng lẩn thẩn bóng hoa xê .

Cuôc cờ thủng thỉnh thêm cao nước ,

Chén rượu ngà ngà dẫn lối về .

Chập chờn sực tỉnh Hoa tư mộng ,

Một tiếng gà bên xóm gáy te .

                            Vô danh

 

          Ở LÀNG

Lật bật hè về xuân lại qua ,

Trong vườn ríu rít tiếng chim ca .

Thềm trăng chầm chậm bóng hoa chuyển

Bụi trúc dật dờ gió tối xoa

Thong thả cuộc cờ đang tính nước ,

Lâng lâng chén rượu lúc về nhà .

Mơ màng chợt tỉnh Hoa tư mộng ,

Eo óc tường bên một tiếng gà .

                         Mailoc phỏng dịch

         Theo gót anh Mai Lộc với bài dịch rất hay, PH xin góp bài phỏng dịch sau đây gởi đến Thầy và các bạn:

          SỐNG Ở THÔN QUÊ

Thoáng chốc xuân tàn, hạ đã sang

Trong vòm, chim chóc hót ca vang

Ánh trăng in bóng chùm hoa muộn

Làn gió đung đưa khóm trúc vàng

Thanh thản cuộc cờ, tâm sảng khoái

Say sưa chén rượu, dạ bình an

Hồn mơ chợt tỉnh, rời cơn mộng

Một tiếng gà sau bức giậu ngang.

 

                                         Phương Hà phỏng dịch

 

      Không biết chị Phương Hà đang ở nước ngoài hay trong nước, đọc bài phỏng dịch của chị mà thoáng buồn cho thực trạng thôn quê hôm nay. Thời hội nhập mức sống nâng cao, người ta tất bật để chạy theo cho kịp nên cảnh nhàn tảng như xưa chẳng còn nữa đâu. Tôi xin họa với chị mà gởi nên mấy ý để gọi là....là gì cũng được !

 

THÔN QUÊ HỘI NHẬP

 

Thu đông xuân hạ mấy ai sang

Chim chóc đâu rồi hết hót vang

Vận tải tàu xe thi nhả khói

Bán mua đất ruộng  đẻ ra vàng

Cuộc cờ nhàn nhã người chơi  hiếm

Bữa  rượu  mẹp mèm giấc ngủ an

Tra tấn âm thanh thời hội nhập

Hương linh tiền bối thử về ngang...

                                               Cao Linh Tử

                                                 2/8/2014

 

                 Đỗ Chiêu Đức tham gia với các phần sau đây :

 

1.   Nguyên bản chữ Hán của bài thơ :

 

     村居                           THÔN CƯ

匆匆春已夏,       Thông thông xuân dĩ hạ,

樹底鳥聲忙。       Thọ để điểu thanh mang.

簷月移花影,       Thiềm nguyệt di hoa ảnh,

窗風借竹涼。       Song phong tá trúc lương.

圍棋閒得地,       Vi kỳ nhàn đắc địa,

對酒醉為鄉。       Đối tửu túy vi hương.

喚出華胥國,       Hoán xuất Hoa Tư Quốc,

鄰雞隔短牆。       Lân kê cách đoản tường.

                 阮鬯                                   Nguyễn Sưởng

 

2.       Chú thích :

 

 * Thông thông : là Vôi vả, tất bật, chỉ khoảng thời gian rất nhanh.

3.        * Thiềm : là Mái hiên nhà.

 * Vi Kỳ : là Cờ Vây. Một loại cờ xưa phân biệt bang hai loại quân đen trắng. Trong Truyện Kiều tả lúc Thúc Sinh mê mẩn Thúy Kiều, suốt ngày cứ :

                                   Bàn VÂY điểm nước, đường tơ họa đàn.

 * Hoa Tư Quốc : là nước của họ Hoa Tư. Tương truyền là nơi ở rất thanh bình không có vua, mọi người dân đều hạnh phúc. Điển cố theo sách "Liệt tử", Hoàng Đế trưa nằm ngủ mơ thấy đến nước Hoa Tư. Sau thường dùng tích này để chỉ cảnh thái bình, hoặc chỉ cảnh mộng mị.    

 

4.       Dịch nghĩa :

 

                                    Cuộc Sống Ở Thôn Làng

          Trong thoáng chốc thế mà đã xuân đi hạ về. Dưới các chòm cây lá tiếng chim hót rộn ràng. Bên thềm nhà ánh trăng chiếu làm lay động các bóng hoa. Gió vờn bên song cửa như mượn nhờ hơi mát từ các khóm trúc sang. Rảnh rổi nên cờ vây là môn giải trí đắc địa nhất. Chén rượu ngà ngà say là thú vị của quê nhà. Cứ ngỡ là mình lạc trong mơ đến được nước Hoa Tư. Nhưng tiếng gà bên vách hàng xóm gáy vang đã làm cho tỉnh mộng !

 

4. Diễn Nôm :

                                                                         

   Cuộc Sống Ở Xóm Làng

 

Thoáng chốc xuân đà sang hạ,

Trên cành rộn tiếng chim ca.

Dưới thềm bóng hoa thấp thoáng,

Bên song cành trúc la đà.

Thư thả bàn vây điểm nước,

Ngà say chén rượu quê nhà.

Cứ ngỡ lạc Hoa Tư Quốc,

Cách tường xao xác tiếng gà !

 

                                        Đỗ Chiêu Đức 

 

Thôn thanh bình

(Qua ý thơ "Thôn cư" của tiền bối Nguyễn Sưởng)

và qua sự diển nôm của Đỗ Chiêu Đức)

 

Thoáng chốc Xuân qua hè đã đến

Vòm cây chim hót líu lo vang

Thềm hoa nguyệt chuyển bóng tàn

Dật dờ giậu trúc gió tràn đong đưa.

Cuộc cờ Tiên tìm chưa được nước

Rượu lâng lâng chân bước về nhà

Mơ màng ngỡ lạc "Quốc Hoa"

Tường ngăn eo óc tiếng gà đưa sang

 

songquang

12/25/17

Sống nơi thôn dã thuở an bình

 

Hè đến,Xuân qua đà mấy chốc

Trong vườn cây ,chim chóc líu lo

Thềm trăng di chuyển bóng mờ

Gió lùa ngọn trúc vẩn vơ buông mành

Cờ Tiên đấu sao đành thất nước ?

Men rượu say rảo bước về nhà

Chập chờn tưởng lạc Quốc Hoa

Tường ai sáng sớm tiếng gà gáy vang

 

      Song MAI Lý Lệ

Nông Thôn An Lạc

 

Thấm thoát hết xuân rồi đến hạ

Lùm cây chim hót khí dương hoà

Là đà khóm trúc phơi sương gió

Thơ thẩn thềm trăng phủ cụm hoa

Bí nước bàn cờ ngồi tại chỗ

Cạn chung vò rượu dậy về nhà

Hoa Tư đất thịnh hồn thơ mộng

Bừng tỉnh tường bên vẵng tiếng gà

 

Mai Xuân Thanh

Ngày 25 tháng 12 năm 2017

_____________________________________________________________________________________ 

 

 

NGUYỄN DU: ĐỘ LONG VĨ GIANG

Bản dịch: Mailoc, Mai Xuân Thanh, Đỗ Chiêu Đức, Songquang, Quên Đi, Mai Thắng, Song Mai Lý Lệ, Danh Hữu

_____________________________________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________

 Độ Long Vĩ Giang *

                                  Nguyn Du

C quc hi đu l,

Tây phong nht l trn.

Tài qua Long Vĩ thy,

Tin th d hương nhân.

Bch phát sa trung kiến,

Ly hng hi thượng văn.

Thân bng tân khu vng,

V ngã nht triêm cân.

Mailoc: 

Dch nghĩa:

Ngonh nhìn quê hương nước mt rơi,

Gió tây thi bi sut dc đường.

Va qua sông Long Vĩ,

Đã là người đt khách.

Đi gia bãi cát, càng trông càng rõ mái tóc bc,

Nghe chim hng lìa đàn ngoài bin kêu.

Bn bè thân thích đng trên bến nhìn theo,

Vì ta mà nước mt ướt khăn.

 *Long Vĩ giang: ch khúc sông Lam gn quê hương ca c Nguyn Du phía gn bin

 Dch Thơ:

Qua  Sông Long-Vĩ

 Ngonh nhìn li quê nhà l ngn,

Gió tây v bi vn đường m.

Va qua Long-vĩ bến b,

Đã nghe thân khách bơ vơ vương su.

Gia cát vàng bc đu rõ nét,

Nhn hng lc thm thiết bin khơi.

Thân quen dõi mãi bóng người,

Vì ta khăn ướt l rơi khôn cm.

                             Mailoc phng dch

 

Quê nhà mt ngonh li,

Gió tây tung bi đường.

Va qua bến Long Vĩ

Thân khách đã su vương.

Cát vàng rõ đu bc,

Hông nhn lc kêu sương.

Người thân còn đng ngóng,

Vì ta l cm thương .

                           ML

                       8-16-17

Mai Xuân Thanh: 

 Qua Sông Long Vĩ

 

Nhìn lại cố hương đẫm lệ tràn

Dặm đường bụi bốc gió tây sang

Qua sông Long Vĩ còn chân ướt

Dừng bước quê người cũng ngỡ ngàng

Đầu bạc nổi lên vàng bãi cát

Chim hồng lạc giữa biển kêu đàn

Bạn bè dõi mắt xa bờ khuất

Giọt lệ thấm khăn dạ xốn xang

 

Mai Xuân Thanh

 

Quê hương ngoãnh mặt lại

Bụi đường bay gió tây

Qua sông mới Long Vĩ

Xa xứ lạ chân mây

Cát vàng bạc đầu tóc

Hồng nhạn biển khơi bay

Anh em nhìn khuất bóng

Ướt khăn đẫm lệ này

 

Mai Xuân Thanh

Ngày 16 tháng 08 năm 2017

Đỗ Chiêu Đức:
 

 Đỗ Chiêu Đức tham gia với các phần sau đây :

1. Nguyên bản chữ Hán của bài thơ :  

            Độ Long Vĩ Giang 

,      Cố quốc hồi đầu lệ, 
西。      Tây phong nhất lộ trần.
,      Tài qúa Long Vĩ Thủy,
便。      Tiện thị dị hương nhân. 
,      Bạch phát sa trung kiến,
。      Li hồng hải thượng văn. 
,      Thân bằng tân khẩu vọng, 
。      Vị ngã nhất triêm cân.

          阮攸                               Nguyễn Du

 

2. Chú Thích :

    * CỐ QUỐC  : là Nước Cũ, cũng có nghĩa là Quê Cũ.

    * LỆ  : là Nước mắt. Động từ có nghĩa là : Rơi nước mắt.

    * TRẦN  : là Cát Bụi. Nhất Lộ Trần là Dọc đường gió bụi.

    * TÀI  : là Mới, là Mới vừa.

    * TIỆN 便 : là Bèn. Tiện Thị : Bèn là ...

    * TÂN KHẨU  : là Bến nước, Bến đò.

    * TRIÊM CÂN  : là Ướt Khăn, ý nói lệ rơi thấm ướt khăn. 

 

3. Nghĩa Bài Thơ :

                          Qua Sông LONG VĨ

LONG VĨ GIANG là khúc sông Lam gần quê hương của Nguyễn Du, cạnh biển. Sông Lam từ nguồn cho đến ngã ba Hưng Nguyên còn có tên gọi là Thanh Long giang.

         Ngoảnh đầu trông lại quê hương mà khôn ngăn hai hàng lệ nhỏ. Lại thêm gió tây thổi suốt dọc đường gió bụi. Vừa qua khỏi sông Long Vĩ thì thân ta đã là người tha hương rồi. Làn tóc bạc in rõ trên bãi cát trắng và tiếng chim hồng nhạn lìa đàn còn oang oác ở ven sông. Bạn bè thân thích còn đứng ngóng trông ta bên bến nước, vì ta mà lệ rơi ướt cả khăn là.

         Tình cảm luyến lưu ướt át đến thế là cùng, thảo nào người ta thường bảo Nguyễn Du thuộc "túp" nòi tình chính hiệu !

 

4. Diễn Nôm :

 

           Ngoảnh đầu quê cũ lệ rơi,

           Dọc đường cát bụi tơi bời gió tây.

           Vừa qua Long Vĩ mới đây,

           Thoát đà đã hóa ra người tha hương !

           Tóc mây cát trắng còn vương,

           Lìa đàn tiếng nhạn kêu thương não lòng.

           Thân bằng bến nước vời trông,

           Vì ta ướt cả khăn hồng lệ rơi ! 

 


                                                Đỗ Chiêu Đức

 
Songquang: 

Qua bờ sông Long Vỹ

(Phỏng dịch qua nguyên bản"Độ Long Vỹ giang " của cụ Nguyễn Du)

   và phần diển giảng của Mai Lộc

 

Ngó lại quê nhà,nước mắt tuông

Gió Tây thổi bụi mịt mờ đường

Qua sông Long Vỹ thành thân khách

Đất lạ ,xứ người dạ vấn vương

Giữa cát,bạc đầu càng hiện rõ

Chim hồng lạc bạn phải tha phương

Người thân dõi mắt nhìn theo mãi

Khăn lệ khôn nhoà dấu cố hương

 

songquang
 
Quên Đi:  
 
 

     Qua Sông Long Vỹ

1/

Lệ đổ nhìn quê hương

Gió Tây tốc bụi đường

Vừa qua Long Vỹ bến

Thành khách lạ tha phương

Trên cát trơ đầu bạc

Tiếng chim ngoài đại dương

Người thân còn đứng tiễn

Buồn ướt đẫm khăn hường.

2/

               Ngoái nhìn quê cũ lệ sa

    Gió Tây theo bước đường xa bụi mờ

            Qua sông Long Vỹ thẩn thờ

       Chỉ vừa mới đó mà giờ tha hương

              Trên bãi cát rõ tóc sương

Biển khơi vẳng tiếng bi thương chim Hồng

          Người thân trên bến còn trông

    Khăn đầm nước mắt đau lòng tiễn ta.

                                      Quên Đi

Mai Thắng: 
 

QUA SÔNG LONG VĨ 

 

Ngoãnh mặt nhìn quê cũ 

Gió tây cuốn bụi đường 

Thanh Long vừa quá bến 

Lữ thứ đã ly hương 

Cát trắng in màu tóc 

Chim hồng lạc khúc thương 

Bến quê bè bạn tiễn

Khăn lệ dầm hơi sương 

Mai Thắng 

 

Song Mai Lý Lệ:
 

 Kính Thầy ML và các bạn thơ vtt

Song MAI Lý Lệ cũng xin góp vui với bài phỏng dịch theo  nghĩa của Thầy ML

 

Qua dòng Long Vỹ

 

Quê nhà ngoảnh lại lệ tuông

Gió Tây bốc thổi bụi đường mờ tung

Vừa qua Long Vỹ bên sông

Làm thân lữ khách sầu dâng nảo nùng

Bạc đầu tựa cát tuyết sương

Chim hồng nhạn lạc sầu vương lẻ bầy

Thân bằng đưa tiển còn đây

Khăn lau ngấn lệ ngắn dài vì ta

 

Song MAI Lý Lệ

 

Mai Xuân Thanh: 

 

Lục bát góp vui của MXT

 

Qua Sông Long Vĩ

 

Xa nhà ngó lại khóc ròng

Dọc đường bụi bốc tây phong thổi về

Qua sông Long Vĩ tái tê

Mới hay đất khách ủ ê quê người

Cát pha tóc bạc giữa trời

Chim kêu lẻ bạn biển khơi lạc đàn

Bến quê thân thích ngóng sang

Vì ta đỗ lệ bàng hoàng thấm khăn

 

Mai Xuân Thanh

(Phỏng theo bản dịch của thầy Mailoc)

Ngày 17 tháng 08 năm 2017

 

Danh Hữu:  
 
         Hôm nay cuối tuần, đọc mấy bản dịch của quí bạn trong vườn thơ, dịch một bài Tâm Thi của Nguyễn Du. Tôi thấy mình cũng nên đóng góp một chút và nhất là để tặng các anh : Lộc Nguyên, Trí Khắc Phạm, lý do là tôi đã dịch nhiều thơ của Nguyễn Du, nhất là đã dịch trọn cả tập Bắc Hành Tạp Lục của ông nên cũng phần nào hiểu thơ ông. Tất nhiên thơ Nguyễn Du không dễ dịch, vì ông là một trong số 5 người nổi tiếng nhất đương thời, mà thơ ông lại phần lớn chỉ là thơ bày giải tâm sự, ông không làm thơ tả cảnh, thơ tả cảnh chỉ có ở trong Kiều.

Mời quí bạn thưởng thức :

 

  渡 龍 尾 江                  Độ Long Vĩ Giang

故 國 回 頭 淚           Cố quốc, hồi đầu lệ;

西 風 一 路 塵           Tây phong, nhất lộ trần.

纔 過 龍 尾 水           Tài quá Long Vĩ thủy,

便 是 異 鄉 人           Tiện thị dị hương nhân.

白 髮 沙 中 見           Bạch phát, sa trung kiến;

離 鴻 海 上 聞           Ly hồng, hải thượng văn.

親 朋 津 口 望           Thân bằng tân khẩu vọng;

為 我 一 沾 巾           Vị ngã, nhất triêm căn.

            阮 攸                               Nguyễn Du

 

  Qua cuối khúc sông rồng

Triều Lê, nhớ rơi lệ !

Tây sơn, khổ một thời :

Mới qua khúc Long vĩ,

Đã thành khách quê người.

Cát lầm, tóc trắng xóa;

Biển xa, hồng chơi vơi.

Ngó bà con trên bến;

Khiến ta, khăn đẫm rồi.

 

Ghi chú :

Bài thơ này nằm ở phần cuối tập Thanh Hiên tiền hậu tập, là tập thơ gồm hai tập, tập đầu, thơ làm trong vòng 10 năm sống ở quê vợ, tập này còn 26 bài, và tập sau, là làm trong những ngày ông về sống ở quê cha vùng Nghệ Tĩnh, tập này còn 33 bài và đây là bài thứ 31. Theo nội dung, ta có thể thấy, bài thơ này làm lúc ông đang sắp muốn rời Nghệ Tĩnh để đi Huế làm quan.

Thơ Nguyễn Du đa số là thơ tâm sự, bài này cũng là bài giải bày tâm sự của ông. Nó thể hiện nỗi lòng của ông đối với chuyện quá khứ mà ông đã phải chịu đựng trước khi ông rẻ bước qua một đời sống khác, phục vụ một thể chế mới.

Bài thơ này ông làm khi sắp tách bến, vào đầu bài thơ, ông đã rơi lệ khi nhớ về nhà Lê (cố quốc) và một thời (nhất lộ) sống dưới phong trào Tây sơn (Tây phong), một triều đại mà cha, anh của ông đã phục vụ, kể cả ông dù trong thời gian không dài. Cuối bài thơ, ông cũng để lệ rơi. Một bài thơ mà câu đầu, câu cuối đều nói đến sự mũi lòng, là một bài thơ khá đặc biệt. Câu đầu, ông khóc cho Triều đại nhà Lê mà ông đã phục vụ, câu cuối, ông khóc, mừng cho bản thân đã sắp chấm dứt những ngày khổ ải.

Ngoài ra, tựa bài thơ là Độ quá Long Vĩ Giang, do đó các sách đều dựa theo Lời chú của các ông Lê Thước, Trương Chính, bảo đó là tên chỉ khúc sông Lam từ ngã ba Hưng Nguyên trở xuống vùng quê tác giả, còn khúc sông đi qua làng Tiên Điền (làng của Nguyễn Du) thì có tên là Long vĩ giang. Chúng ta không ở Nghệ Tĩnh, nên không biết lời chú đó có đủ tin cậy không. Tại sao sông Lam lại có một khúc mang tên là Long Giang, rồi khúc khác gần biển lại có tên Long vĩ giang ? Nếu đã có Long vĩ tất phải có Long đầu chứ ! Vậy Long đầu là ở khúc sông nào ? Tôi cho đây chỉ là ông Lê Thước tưởng tượng ra thôi vì bài thơ này ông đã dịch không thoát. Cụm từ "Long Giang" ở đây, theo tôi là từ ám chỉ "non sông Việt" chứ không có khúc sông nào tên là Long giang và Long giang vĩ cả. Long có thể hàm ý Thăng Long, vĩ là cái đuôi, là cuối đường. Độ quá Long vĩ giang = Đã đi qua hết thời của Thăng Long (hàm ý nhà Lê). Nghĩa là dù có luyến tiếc chế độ cũ (non sông nhà Lê), nhưng nó đã qua rồi, ta nên đoạn tuyệt thôi.

Bài thơ này, tóm lại, tôi nghĩ, là một bài ông trình bày nỗi lòng của một trí thức đang có ý định qua sông: từ một thể chế cũ, Triều Lê, bước sang phục vụ một thể chế mới, Triều Nguyễn (Gia Long). Giữa 2 thể chế đó là Triều đại Tây Sơn của 15 năm ông phải chịu đựng mà ông tóm lược trong 2 cặp đối. Ở Triều đại đó, ông chỉ là người khách lạ trên chính quê hương của mình, ông đã sớm bạc đầu vì khổ cực, ông phải sống im ắng như con chim hồng lìa bể khơi, không còn đất vùng vẫy.

Danh Hữu

(Paris, 19 août 2017)

_______________________________________________________________________________________ 

        




TRẦN NHÂN TÔNG: SƠN PHÒNG MẠN HỨNG
Bản dịch: Phạm Khắc Trí, Mailoc, Trầm Vân 
 

SƠN PHÒNG MẠN HỨNG

Trần Nhân Tông  (1258  -  1308)


Thùy phược cánh tương cầu giải thoát

Bất phàm hà tất mịch thần tiên

Viên nhàn mã quyện nhân ưng lão

Y cựu vân trang nhất tháp thiền


Thị phi niệm trục triêu hoa lạc

Danh lợi tâm tuỳ dạ vũ hàn

Hoa tận vũ tình sơn tịch tịch

Nhất thanh đề điểu hựu xuân tàn


Mạn Hứng Ở Sơn Phòng

PKT - Mây Tần 2015


Có ai trói buộc mình đâu mà phải cầu giải thoát  /  Bụi trần đã không còn vướng mắc rồi thì hà tất đi tìm thần tiên làm chi nữa  /  Bày vượn nhởn nhơ  , con ngựa đã mỏi , người  nay đã già  / Am mây và chiếc giường thiền ngày nào vẫn  còn đó   / /  Nỗi thị phi phải quấy đã  rũ bỏ theo từng cánh hoa rụng rơi ban sáng  / Niềm hám danh hám lợi đã gửi theo từng đợt  mưa lạnh trong đêm  / Hoa đã rụng hết , mưa đã tạnh hẳn , núi non tịch mịch trước mắt  / Một tiếng chim hót , ừ nhỉ , cái vòng tuần hoàn trời đất , xuân đến rồi đi    

SƠN PHÒNG MẠN HỨNG

PKT  - Mây Tần  2015


Ai trói buộc đâu mà cầu giải thoát

Lòng đã thoát phàm hà tất tìm Tiên

Vượn nhàn , ngựa mỏi , thân lão 

Chốn cũ , am mây , một chiếc giường thiền


Sáng ngắm hoa rơi , thị phi rũ bỏ

Ðêm nghe mưa lạnh , danh lợi buông trôi

Hoa tàn , mưa tạnh , núi  vắng

Một tiếng chim hót tiễn Xuân lưng trời      

Lời Thêm : Ðây là một bài thơ , mạn hứng của vua Trần nhân Tông , Sư Tổ dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử , một vị Phật nước Việt Nam ta , người đã đắc đạo , bất phàm , ngoài vòng thị phi danh lợi và đã ngộ được lẽ tuần hoàn sinh diệt của Tạo Hóa . Còn chúng ta ? Những ngày cuối năm , tôi xin được mạo muội chia sẻ cùng  với thân quen và tất cả các anh chị em con cháu trong nhà một niềm mong ước . Là phàm tục đời thường , sống trong vòng thị phi danh lợi , không mấy ai  tránh khỏi được chuyện khen chê tốt xấu . Nếu như chỉ nên biết đến chuyện tốt của nhau thôi thì có lẽ  chúng ta sẽ có nhiều hy vọng được sống vui với mình và với người  trong thông cảm , tôn trọng, và thương yêu lẫn nhau hơn . Vâng, năm mới , xuân mới , hy vọng mới , mong  là sẽ  được như vậy . Cầu chúc an vui .  PKT 01/18/2017

 

Tri Khac Pham
Phamid1934@gmail.com

 

Xin góp vần cùng anh  Trí

Thân kính

ML 

SƠN PHÒNG MẠN HỨNG

 

Ai trói đâu mà cầu giải thoát ?

Phàm tục rời nào khác tiên gia 

Vượn nhàn ,ngựa mỏi, người già

Am mây chốn cũ mình ta chõng thiền .

 

Thị phi như hoa mai tan tác

Lợi danh buông như hạt mưa đêm.

Hoa tàn , mưa tạnh, non êm

Chim kêu một tiếng buồn tênh xuân tàn  .

            Mailoc phỏng dịch

 

Sơn Phòng Mạn Hứng

Có ai trói buộc mình đâu

Mà mong giải thoát qua cầu tìm Tiên

Vượn nhàn ngựa mỏi chân rêm

Am mây một chiếc giường thiền thảnh thơi

 

Sáng ra ngồi ngắm hoa rơi

Đêm nghe mưa lạnh thả trôi muộn phiền

Hoa tàn mưa tạnh nắng lên

Tiếng chim hót tiễn Xuân bên lưng trời

 TrầmVân ( phỏng dịch ) 

____________________________________________________________________________________ 

  

 

Bài Tứ Tuyệt của Phật Hoàng Trần Nhân Tôn

VŨ LÂM THU VÃN

Bản dịch: Quên Đi, Phương Hà, Đỗ Chiêu Đức, Mai Xuân Thanh, Danh Hữu, Song Quang, Nguyễn Đắc Thắng  

 

                       Vũ Lâm Thu Vãn

             陳仁宗                              Trần Nhân Tôn



畫 橋 倒 影 蘸 溪 橫  Hoạ kiều đảo ảnh trám khê hoành  

一 抹 斜 陽 水 外 明  Nhất mạt tà dương thuỷ ngoại minh  

寂 寂 千 山 紅 葉 落  Tịch tịch thiên sơn hồng diệp lạc  

濕 雲 和 露 送 鐘 聲  Thấp vân hoà lộ tống chung thanh. 
  

Dịch nghĩa: Chiều Thu Nơi Vũ Lâm

 

Cây cầu và cái bóng đảo ngược vắt ngang qua suối giống như vẽ

Một vạt nắng chiều chiếu sáng bên ngoài dòng nước.

Ngàn núi lặng yên lá đỏ rụng rơi

Mây ướt lẫn sương giăng tiếng chuông vang xa.

 

Dịch Thơ

 

     Chiều Thu Vũ Lâm

 

Như tranh vẽ suối cầu soi bóng

Bìa nước chiều nghiêng vệt sáng vàng

Yên ắng ngàn non hồng lá rụng

Sương mờ mây ẩm tiếng chuông vang

                               Quên Đi

 

 

 

CHIỀU THU Ở VŨ LÂM

 

Cầu soi xuống suối như tranh vẽ

Vệt nắng chiều nghiêng mép nước tràn

Lá đỏ rụng trên ngàn núi lặng

Mây mù sương tỏa tiếng chuông ngân

 

Phương Hà 

 

Xin được tham gia diễn nôm bằng Lục Bát :

 

    CHIỀU THU Ở VŨ LÂM

 

Cầu soi bóng nước trên sông,

Nghiêng nghiêng vệt nắng chiếu hồng tà dương.

Lá bay tơi tả trời sương,

Mây chùn xuống thấp  tiếng chuông ngân dài !

 

                                        Đỗ Chiêu Đức

 

THEO BẢN DỊCH "CHIỀU THU NƠI VŨ LÂM CỦA ANH QUÊN ĐI

      ( QUA THƠ " VŨ LÂM THU VÃN  -  TRẦN NHÂN TÔN )

  

BÀI 1 :

VŨ LÂM MỘT CHIỀU THU

 

Như tranh hình bóng suối cầu ngang,

Ánh nắng chiều soi phản chiếu vàng.

Lá đỏ non ngàn rơi lát đát,

Sương mây ẩm thấp vọng chuông vang.

 

Mai Xuân Thanh



 

BÀI 2 : CHIỀU THU TẠI VŨ LÂM

 

 

Soi bóng cầu ngang suối tựa tranh,

Nắng chiều phản chiếu nước trong xanh.

Non ngàn lá đỏ rơi êm ả,

Sương ướt mây mù chuông vọng thanh.

 

Mai Xuân Thanh

(theo bản dịch của anh Quên Đi)

Ngày 28 tháng 09 năm 2016

 

BÀI 03 :

CHIỀU THU Ở VŨ LÂM

 

Như tranh ngang suối cầu quay ngược,

Nắng chiếu tà dương nước ánh vàng.

Chiều rơi lá đỏ non ngàn,

Mây mù sương đẫm ngân vang chuông rền.

 

Mai Xuân Thanh

( theo bản dịch của nhà thơ Quên Đi qua bài Vũ Lâm Thu VÃn - vua Trần Nhân Tôn )

Ngày 28 tháng 09 năm 2016 

 

       武林秋晚

畫橋倒影蘸溪橫

一抹斜陽水外明

寂寂千山紅葉落

濕雲和露送鍾聲

            陳仁宗       

          Vũ Lâm thu vãn 

Họa kiều đảo ảnh trám khê hoành, 
Nhất mạt tà dương thuỷ ngoại minh. 
Tịch tịch thiên sơn hồng diệp lạc, 
Thấp vân hoà lộ tống chung thanh.

 

     Chiều thu ở làng Vũ Lâm (*)

Cầu soi bóng ngược, ngang dòng khe,

Mặt nước lung linh, vệt nắng về.

Lặng lẻ non Thiên, hồng điệp rụng;

Mây, sương cùng tiễn tiếng chuông quê.

                                   Danh Hữu

 

(*) Làng Vũ Lâm ở xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình ngày nay. Năm 1293, Trần Nhân Tông nhường ngôi vua cho con và trở thành Thái thượng hoàng. Năm sau, ngài đến thăm nơi đây và làm bài thơ này. Bài thơ mang ý hướng định xuất gia.

Ghi chú : Bài thơ này, câu đầu nhiều người hiểu sai. Họa kiều đảo ảnh là cây cầu soi ngược bóng mình xuống dòng nước; Trám khê hoành là nằm vắt ngang dòng khe.

 

 

CHIỀU THU Ở VŨ LÂM

                           (Phỏng theo bài thơ Vũ Lâm Thu vãn của Trần nhân Tôn)

                                      qua phần dịch nghĩa của Quên Đi

 

                               Cầu soi bóng,cầu in đáy nước

                               Nắng chiều nghiêng như ngược tranh treo

                               Lá vàng rơi chẳng tiếng vèo

                               Mây giăng sương ẩm chuông chiều vẳng xa

 

                                            SONGQUANG

CHIỀU THU Ở VŨ LÂM

Cầu treo ảnh ngược ngang dòng suối

Mép nước chiều in vệt nắng tàn

Lá đỏ non ngàn rơi tĩnh mịch

Mây hòa sương ẩm tiếng chuông vang!

Nguyễn Đắc Thắng 

  

  

 

  

 

 THƠ NGUYỄN TỬ THÀNH

Bản dịch: Mailoc, Đỗ Chiêu Đức, Phương Hà

________________________________________________________________________________________________________ 

Cuối tuần xin chuyển đến VTT vài vần thơ của Nguyễn Tử Thành. Ông  hiệu là Tùng Hiên, đời Trần . Quê quán, năm sinh, năm mất cùng sự nghiệp của ông đều chưa rõ, chỉ còn 11 bài thơ chép trong Toàn Việt Thi Lục.

ML

C  VIÊN

                   Nguyn T Thành

 

Tây phong nhim nhim mn biên hoa ,

Bc hon lưu nhân kh c  gia.

Quy t chính su, thu chính ho

Nht đoàn hàn l v khai hoa .

 

Dch Nghĩa :

 

Gió tây lai đng hoa bên mái tóc

chc quan bc bo gi người ta li , kh nôĩ  nh nhà.

Ý mun v đang day dt, mùa thu đang đp

Mt chòm móc lnh trên n hoa chưa n

 

Dch Thơ :

 

 Vườn Cũ Quê Nhà

 

Gió tây vn mái đu hiu ht,

B hon su se tht hn quê .

Tri thu khc khoi mong v ,

N hoa hàm tiếu dm d giá sương .

              Mailoc phng dch

 

Thu Nht Ngu Thành

                                  Nguyn T Thành

 

Thiên thôn mc dip tn hoàng lc,

Đc lp tây phong pht mn ti.

Tuế nguyt đường đường lưu bt đc,

Tc phi kim th ch tâm tri .

 

Dch Nghĩa:

 

Lá cây ngàn thôn đu vàng rng hết,

Đng mt mình, ngn gió tây thi bay mái tóc.

Năm thang lng lng trôi đi không gi được

Trước sai , nay đúng ch lòng mình biết .

 

Dch Thơ :

 

Ngu Hng Ngày Thu

 

Lá ngàn thôn vàng bay l t

Gió tây v lõa xõa tóc mai.

Tháng năm lng l nào hay ,

Trước sai nay đúng lòng này biết thôi .

                 Mailoc phỏng dịch

 

Sơ Xuân

 

Lp mai khai tn, tuyết phiêu linh,

Lão đi tình hoài tiết vt kinh.

Bàng thy nhân gia dương liu nn,

Hàn thiên khách vin bán âm tình .

Du phong trích mt xuyên hoa kh,

Dã dip thâu hương đi phn khinh.

Kim đim danh viên cung thng thưởng,

Xuân hoa nht dng bách ban sinh.

                                                         Nguyn T Thành

Dch nghĩa :

 

Tháng chp hoa mai đã n hết, tuyết bay l t,

Người già nghĩ ti thi tiết cnh vt mà kinh

Nhà ai mé nước, dương liu xanh non

Phòng khách na râm na sáng

Ong đi ly mt xuyên qua c chòm hoa

Bướm ni trm hương, nh nhàng mang theo phn

Do qua khu vườn danh tiếng đ thưởng ngon cnh,

Trăm loài hoa xuân đua n, loài nào cũng đp

 

Dch Thơ :

           Đu Xuân

 

Mai tháng chp , tuyết bay l t,

Nhìn tiết tri, già c lòng kinh .

Nhà ai mé nước liu xinh,

Khách phòng sáng-nht, nng in lnh v .

Ong hút mt vo ve trong khóm,

Bướm trm hương lm đm phn hoa .

Khu vườn nc tiếng do qua,

Trăm loài trăm v xuân hoa yêu kiu .

                          Mailoc phỏng dịch

 

C  VIÊN

                   Nguyn T Thành

 

Tây phong nhim nhim mn biên hoa ,

Bc hon lưu nhân kh c  gia.

Quy t chính su, thu chính ho

Nht đoàn hàn l v khai hoa .

      故園  V
西風冉冉鬢邊華, 
薄宦留人苦憶家。 
歸思正愁秋正好, 
一團寒露未開花。
                 阮子成                 

Thầy ơi,

Dch Nghĩa : HOA 華 ở đây là HOA NIÊN, tóc mai của tuổi Hoa Niên đã b Gió Tây ( Gió Thu ) thi cho bc đi ri.

Gió tây lai đng hoa bên mái tóc

chc quan bc bo gi người ta li , kh nôĩ  nh nhà.       BC HON : là Chc quan Nh Nhoi ch không phi Bc Bo.

Ý mun v đang day dt, mùa thu đang đp

Mt chòm móc lnh trên n hoa chưa n

 

D ch Th ơ :

 

 Vườn Cũ Quê Nhà                                                        QUÊ NHÀ

 

Gió tây vn mái đu hiu ht,                         Gió thu thi bc tóc hoa niên,

B hon su se tht hn quê .                         Chc nh gi chân nh c viên.

Tri thu khc khoi mong v ,                        Bun mun v nhà thu đang đp,

N hoa hàm tiếu dm d giá sương .               Hoa còn chưa n bi sương đêm.

              Mailoc phng dch                                                    Đ Chiêu Đc din nôm

 

Thu Nht Ngu Thành

                                  Nguyn T Thành

 

Thiên thôn mc dip tn hoàng lc,

Đc lp tây phong pht mn ti.

Tuế nguyt đường đường lưu bt đc,

Tc phi kim th ch tâm tri .

 

  秋日偶成  V
千村木葉盡黃落, 
獨立西風拂鬢絲。 
歲月堂堂留不得, 
昨非今是只心知。
 

Dch Nghĩa:

 

Lá cây ngàn thôn đu vàng rng hết,

Đng mt mình, ngn gió tây thi bay mái tóc.

Năm thang lng lng trôi đi không gi được

Trước sai , nay đúng ch lòng mình biết .

 

Dch Thơ :

 

Ngu Hng Ngày Thu                                            NGÀY THU NGU HNG

 

Lá ngàn thôn vàng bay l t                          Ngàn thôn cây lá cun vàng bay,

Gió tây v lõa xõa tóc mai.                            Thơ thn mt mình tóc gió lay.

Tháng năm lng l nào hay ,                         Năm tháng lnh lùng khôn gi được,

Trước sai nay đúng lòng này biết thôi .         Thi phi sai đúng ch mình hay !

                 Mailoc phng dch                                                                  Đ Chiêu Đc din nôm

 

Sơ Xuân

 

Lp mai khai tn, tuyết phiêu linh,

Lão đi tình hoài tiết vt kinh.

Bàng thy nhân gia dương liu nn,

Hàn thiên khách vin bán âm tình .

Du phong trích mt xuyên hoa kh,            KH : là ( bay )  Đi

Dã dip thâu hương đi phn khinh.           KINH : là ( bay ) Ngang qua.

Kim đim danh viên cung thng thưởng,

Xuân hoa nht dng bách ban sinh.

                                                         Nguyn T Thành

    初春  V
臘梅開盡雪飄零, 
老大情懷節勿驚。   KINH : Ngoài nghĩa SỢ ra, còn có nghĩa là : Giật Mình, là Lấy làm lạ.
傍水人家楊柳嫩, 
寒天客院半陰晴。   HÀN THIÊN : là Mùa Lạnh.
遊蜂摘蜜穿花去, 
野蝶偷香帶粉經。 
檢點名園供勝賞, 
春花一樣百般生。

 

Dch nghĩa :

 

Tháng chp hoa mai đã n hết, tuyết bay l t,

Người già nghĩ ti thi tiết cnh vt mà kinh               Tâm tình ca người già biết tiết chê, nên không ly làm l

Nhà ai mé nước, dương liu xanh non

Phòng khách na râm na sang                                 Phòng khách trong mùa lnh na nng na râm.

Ong đi ly mt xuyên qua c chòm hoa

Bướm ni trm hương, nh nhàng mang theo phn

Do qua khu vườn danh tiếng đ thưởng ngon cnh,     Đim qua hết các vườn hoa ni tiếng đ mà thưởng ngon, thì...

Trăm loài hoa xuân đua n, loài nào cũng đp               Cũng ch là trăm v hoa xuân cùng đp như nhau mà thôi !

 

Dch Thơ :

           Đu Xuân                                                                 ĐU XUÂN

 

Mai tháng chp , tuyết bay l t,                       Tuyết rơi mai n báo xuân sang,

Nhìn tiết tri, già c lòng kinh .                        Già c nhìn quen chng ng ngàng.

Nhà ai mé nước liu xinh,                                  Bến nước nhà ai xanh liu mi,

Khách phòng sáng-nht, nng in lnh v .          Tri đông phòng khách nng râm vàng.

Ong hút mt vo ve trong khóm,                          Ong vui hái mt đùa bay lượn,

Bướm trm hương lm đm phn hoa .                Bướm hút nhu hoa vi tách ngang.

Khu vườn nc tiếng do qua,                              Đim hết xưa nay bao thng cnh,

Trăm loài trăm v xuân hoa yêu kiu .              Hoa xuân trăm v đp mơ màng.

                          Mailoc phng dch                                                                         Đ Chiêu Đc din nôm

Phương Hà xin góp bài phỏng dịch:

 

I- Phỏng dịch bài CỔ VIÊN

 

VƯỜN CŨ QUÊ NHÀ

 

Gió Tây nhuốm bạc tóc trên đầu

Chạnh nhớ quê nhà dạ nhói đau

Bận chức tiểu quan chưa dứt được

Nụ hoa ướt đẫm giọt sương thu

 

               Phương Hà phỏng dịch

 

II- Phỏng dịch bài THU NHẬT NGẪU THÀNH

 

NGẪU HỨNG NGÀY THU

 

Cây lá ngàn thôn sắc úa vàng

Tóc bay trước ngọn gió thu sang

Tháng năm hờ hững trôi qua mãi

Tâm sự nào ai biết, sẻ san

 

           Phương Hà phỏng dịch

 

III- Phỏng dịch bài SƠ XUÂN

 

CHỚM XUÂN

 

Tháng chạp mai tàn, tuyết lạnh rơi

Tâm già bình tĩnh chẳng lo vời

Nhà ai liễu rũ xanh bờ nước

Gian khách đông sang sáng nửa vời

Chộn rộn, ong tìm hoa hút mật

Xôn xao, bướm trộm phấn rung vòi

Ung dung dạo bước trong vườn thắm

Rực rỡ ngàn hoa khoe sắc tươi.

 

           Phương Hà phỏng dịch

 

THANH HIÊN THI TẬP (NGUYỄN DU)

Tiếp theo: Tạp Nhâm kỳ 3

Bản dịch: Mailoc, Mai Xuân Thanh, Quên Đi, Kim Phượng 

Tạp ngâm ( kỳ 3 )

                                  Nguyễn Du

Mạc mạc thu quang bát nguyệt thâm, 
Mang mang thiên khí bán tình âm. 
Thu phong cao trúc minh thiên lại, 
Linh vũ hoàng hoa bố địa câm (kim). 
Viễn tụ hàn xâm du tử mộng, 
Trừng đàm thanh cộng chủ nhân tâm. 
Xuất môn từ bộ khan thu sắc, 
Bán tại giang đầu phong thụ lâm.

Dịch nghĩa :

Tháng tám cảnh thu già lặng lẽ

Khí trời mênh mang , nửa râm nửa nắng

Buji trúc cao gió thu thổi, tiếng sáo trời nổi lên

Hoa cúc sau trận mưa, rơi xuống rắc vàng trên mặt đất

Khí lạnh ở rặng núi xa thấm vào mộng người du tử

Nước đầm trong vắt như lòng chủ nhân

Ra cửa thong thả ngắm sắc thu

Thấy một nửa giải rừng phong mé đầu sông.

 

Dịch thơ :

 

Nét thu già im lìm tháng tám,

Tri na m na sáng mênh mang.

Gió thu trúc tri sáo đàn

Sau mưa mt đt tri vàng cúc hoa.

Hơi núi lnh đêm xoa khách mng,

Nước đm trong lng đng lòng ai.

Thong dong thu ngm ca ngoài,

Rng phong in na tri dài đu sông .

               Mailoc phng dch

TRUNG THU

 

Tháng tám Trung Thu bóng nguyệt rằm,

Âm u khí hậu dưới trời râm.

Gió lay cành trúc du dương sáo,

Bông cúc sau mưa rớt rụng thầm.

Cái lạnh núi xa len giấc mộng,

Hồ thu trong vắt khách tri âm.

Cử ngoài ngắm cảnh trời Thu sắc,

Hiện nửa rừng phong sông nước thâm.

 

Mai Xuân Thanh

(Phỏng theo bản dịch của thầy Mailoc qua Cổ Thi Tạp Ngâm Kỳ 3- của Thi Hào Nguyễn Du)

Quên Đi góp vui cùng Thầy  và anh Mai Xuân Thanh:

 

    雜吟其三                   Tạp Ngâm Kỳ 3

                阮攸                    Nguyễn Du

 

漠漠秋光八月深   Mạc mạc thu quang bát nguyệt thâm    

茫茫天氣半晴陰   Mang mang thiên khí bán tình âm     

秋風高竹鳴天籟   Thu phong cao trúc minh thiên lại  

零雨黃花布地金   Linh vũ hoàng hoa bố địa câm (kim)    

遠岫寒侵遊子夢   Viễn tụ hàn xâm du tử mộng 

澄潭清共主人心   Trừng đàm thanh cộng chủ nhân tâm     

出門徐步看秋色   Xuất môn từ bộ khan thu sắc

半在江頭楓樹林。Bán tại giang đầu phong thụ lâm.

 

Dịch Thơ : Tạp Ngâm Kỳ 3

 

Tháng tám hơi thu đã phủ đầy

Mênh mông cảnh sắc nắng cùng mây

Gió tây trúc hát vang trời vắng

Mưa tạnh đất vàng cánh cúc rây

Núi lạnh vào mơ người khách lạ

Đầm trong ví dạ chủ nhân nầy

Rời nhà thả bước nhìn thu toả

Phong ở đều dòng chen chúc cây.

                             Quên Đi

Tạp Ngâm 3

 

Tháng Tám mùa thu trọn vẹn là

Mênh mông tỏ sáng nửa mờ ra

Gió lùa ngọn trúc trời vang tiếng

Mưa tạnh cúc vàng đất ngợp hoa

Núi lạnh thấm hồn người lữ khách

Đầm trong tợ dạ chủ nhân ta

Hiên ngoài rảo bước màu thu ngắm

Phong chiếm đầu sông nửa dãy xa

 

Kim Phượng 

______________________________________________________________________ 

  

 

Thanh Hiên Thi Tập ( Nguyễn Du)

Bản dịch: Mailoc, Mai Xuân Thanh, Phương Hà

 

 

DCD_NguyenDuStatue.jpg

Cùng Bạn ,

 Cuối tuần , trời Cali đang đắm chìm trong làn sương mờ ảo dưới làn mưa xuân phơn phót cảnh vật nên thơ không thể tả.Trong thơ phòng đọc lại vài bài thơ của Cụ Nguyễn Du lúc người về ẩn dưới chân núi Hồng ở quê nhà khiền lòng tôi cảm khái vô cùng . Xin chia sẻ cùng VTT và các bạn thân để quên một phần nào nỗi bùi ngùi  tháng Tư Đen sầu thãm trong lòng từng người chúng ta..

Nguyễn Du ( 1765-1820), tác giả Truyện Kiều , đệ nhất thi phẩm trường thiên của văn họv ViệtNam, ngoài ra còn có 3 tâp thơ chử Hán, trong đó Thanh Hiên Thi Tập (78) bài chia ra ;àm 3 phần :

  A Mười Năm Gió bụi ( 1786-1795) ,thời gian lẫn trón ở Qùynh Côi

  B Dưới Chân Núi Hồng (1796-1802) về ẩn quê nhà .

  C Làm Quan Ở Bắc Hà 91802-1804)

Thân kính 

Mailoc

 

Dưới Chân Núi Hng  ( 1786-1802 )

Tạp ngâm kỳ 1 

Thu thanh nhất dạ độ Lam hà, 
Vô ảnh vô hình nhập ngã gia. 
Vạn lý tây phong lai bạch phát, 
Nhất song thu sắc tại hoàng hoa. 
Bách niên ai lạc hà thời liễu? 
Tứ bích đồ thư bất yếm đa. 
Đình thực cô tùng cao bách xích, 
Bất tri Thanh đế nại nhân hà?

 

Dịch nghĩa 

Tiếng thu bỗng một đêm vượt qua sông Lam, 
Không bóng, không hình luồn vào nhà ta. 
Gió tây muôn dặm làm cho mái tóc ta thêm bạc, 
Sắc thu trên khóm hoa vàng đầy cửa sổ. 
Cuộc vui buồn trăm năm bao giờ mới hết? 
Sách vở đầy bốn vách, bao nhiêu cũng vừa. 
Trước sân, ta trồng một cây tùng cao trăm thước, 
Không biết chúa xuân sẽ làm gì được người trồng cây?

Dch Thơ :

 

Tiếng thu vượt Nam Hà mt ti ,

Không bóng hình men ti nhà ta .

Gió tây đu bc thêm ra ,

Song thu vàng nhum cúc hoa rc màu .

Đi kh vui biết bao gi sch ,

Sách v đy bn vách như không .

Ngoài sân trăm thước cô tùng ,

Chúa xuân ghen vi người trng hay sao ?

                                 Mailoc

 

Tạp ngâm kỳ 2 

Long Vĩ giang đu c nht gian, 
U c
ư su cc ht tri hoan. 
Đ
t nhân tâm cnh quang như nguyt, 
X
sĩ môn tin thanh gi san. 
Ch
m bn thúc thư phù bnh ct. 
Đăng ti
n đu tu khi suy nhan. 
Táo đu chung nht vô yên ho
Song ngo
i hoàng hoa tú kh xan.

 

 Dch nghĩa 

Đu sông Long Vĩ có mt căn nhà, 
Ng
ười n đó đang bun cc đ, bng trong lòng thy vui. 
Cõi lòng ng
ười khoáng đt, sáng t như vng trăng, 
Tr
ước ca nàh x sĩ toàn là núi xanh. 
C
nh gi, có chng sách đ tm thân bnh tt, 
Tr
ước đèn, ung chén rượu cho sc mt tiu tu tươi tnh lên. 
Su
t ngày, bếp không đ la, 
Ngoài c
a s, đoá cúc vàng tươi tt có th ăn được.

 

Dịch Thơ :

Đu Long Vĩ mt gian nhà lá ,

n cư bun bng hóa vui sao .

Cõi lòng thanh thoát nguyt lào ,

Trước nhà x sĩ núi cao xanh màu .

Gi đu sách , đ đau xương ct ,

Rượu bên đèn mt tt tươi da .

Lnh tanh bếp núc ngày qua ,

No lòng đ ba hoàng hoa hiên ngoài

              Mailoc

 

DƯỚI CHÂN NÚI HỒNG

 

Tiếng thu đêm vắng vọng Lam giang,

Lặng lẽ vô hình nhập cửa hàn.

Muôn dặm gió tây lồng tóc bạc,

Ngàn hoa vàng ánh rực song ngang.

Trăm năm bất tận vui buồn bực,

Bốn vách thi nhân sách vở tràn...

Sân trước cây tùng cao ngất ngưởng,

Chúa xuân bỡn cợt kẻ trồng chăng !

 

MAI XUÂN THANH XIN GÓP VUI VƯỜN THƠ THẨN

NGÀY 09 THÁNG 04 NĂM 2016 

(QUA BẢN DỊCH CỦA THẦY MAILOC)

 

 ẨN CƯ ĐẦU SÔNG LONG VĨ


Long Vĩ đầu sông một mái nhà,

Buồn hiu ẩn sĩ bỗng vui à !

Như trăng tỏ rạng lòng thanh thản,

Tợ núi cao xanh trước cửa ta.

Xương cốt ê chề nên gối sách,

Rượu ngon đèn sáng mặt hồng da.

Bếp sao lạnh ngắt ngày không lửa,

Đại đóa vàng song đỡ dạ qua !

 

BÀI GÓP VUI VÀO VƯỜN THƠ THẨN CỦA MAI XUÂN THANH

(QUA BẢN DỊCH THƠ TRONG " THANH HIÊN THI TẬP " ( NGUYỄN DU )

CỦA THẦY MAILOC)

 

Phương Hà xin góp bài phỏng dịch:

DƯỚI CHÂN NÚI HỒNG

Bài 1

 Tiếng thu một tối vượt sông Lam

Chẳng dáng hình riêng, ghé đến thăm

Phơ phất gió Tây lùa tóc bạc

Dịu dàng song cửa phủ hoa vàng

Buồn vui cõi thế hoài đeo đẳng

Sách vở thư phòng mãi ngổn ngang

Sân trước cội tùng vươn bóng cả

Người trồng cười cợt chúa Xuân chăng ?

                      Phương Hà phỏng dịch

 Bài 2

 Long Vĩ đầu sông, một mái nhà

Người đang buồn khổ bỗng vui ra

Trong lòng rạng rỡ trăng bừng sáng

Trước cửa xanh ngời núi trải xa

Lưng mỏi, sách kê làm gối dựa

Sắc suy, rượu uống để tươi da

Suốt ngày bếp lạnh không mồi lửa

Khóm cúc ngoài sân lót dạ qua.

                      Phương Hà phỏng dịch 

  

__________________________________________________________________________________ 

  

 
HAI BÀI THƠ
CỦA THIỀN SƯ KHÔNG LỘ ĐỜI NHÀ LÝ
 
Ngôn hoài
Thiền Sư Không Lộ (1016 - 1094)
 
Trạch đắc long xà địa khả cư
Dã tình chung nhật lạc vô dư
Hữu thì trực thướng cô phong đỉnh
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư
 
Phụ Chú :
1- Long xà địa = Vùng đất rồng rắn hoang dã ,không người ở
2- Dã tình = Tình quê chơn chất, buồn vui hồn nhiên  
3- Thái hư = Trời đất vô cùng 
 
Dịch Xuôi : Đôi Lời Hoài Cảm
PKT 03/16/2016
 
Chọn được chỗ đất rồng rắn hoang vu để làm nơi ở 
Tình quê chỉ biết suốt ngày vui 
Đôi lúc trèo thẳng lên tận đỉnh núi đứng chơ vơ vắng lặng 
Hú một tiếng dài nghe lạnh cả càn khôn

Ngôn Hoài
PKT 03/16/2016
Chọn đất hoang vu làm chỗ ở,
Lòng quê vui đạo với thiên thu.
Đôi khi lên thẳng đầu non đứng,
Cất tiếng hú dài lạnh thái hư.
-----------------------------------------------------------------------
Ngư Nhàn
Thiền Sư Không Lộ (1016 - 1094)

Vạn lý thanh giang vạn lý thiên
Nhất thôn tang giá nhất thôn yên 
Ngư ông thụy trước vô nhân hoán
Quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền 
 
Dịch Xuôi: Quang Cảnh Thanh Nhàn Ở Một Xóm Chài
PKT 03/16/2016 
Trời nước trong xanh muôn dặm một màu
Khói bếp tỏa trắng trên xóm nhà trồng dâu đay ở ven sông  
Lão chài ngủ say không ai đánh thức
Quá trưa , tỉnh dậy , tuyết một thuyền đầy 

Ngư Nhàn
PKT 03/16/2016

Trời nước, một màu, xanh vạn dặm,
Xóm dâu ,khói bếp, tỏa bình yên.
Lão chài, ngon giấc , không ai gọi ,
Thức dậy, quá trưa , tuyết ngập thuyền .
 
Phụ Chú : 
Thiền Sư Không Lộ , đời nhà Lý , thuộc dòng Thiền Vô Ngôn Thông , để lại cho hậu thế trong Thiền Uyển Tập Anh , 2 bài thơ Ngôn Hoài và Ngư Nhàn.  Có nghi vấn cho là bài Ngư Nhàn này chính là bài Túy Trước của Hàn Ốc (844 - 923), bên Tàu. Hai bài này chỉ khác nhau ở câu 3 , trong Túy Trước hai chữ "túy trước" có nghĩa là "say mèm" đã được đổi lại là "thụy trước" có nghĩa là "ngủ say" trong Ngư Nhàn. 

Lời Thêm : Về thơ xưa, trường hợp cần phải xác định: tác giả đích thực là ai, khi chuyển dịch có giữ được ý của nguyên tác và, chữ dùng có đúng nghĩa hay không, là nằm ngoài giới hạn hiểu biết của tôi. Vả lại , tình thực mà nói, tôi cũng không có tham vọng này. Chỉ là, đã cố gắng tới mức có thể, để chia xẻ ở đây, với mọi người mà tôi quý mến, nỗi rung động nhẹ nhàng, cảm nhận được, khi đọc được một bài thơ hay.Thế thôi. Vâng, chỉ là thế thôi. PKT 03/16/2016

Tri Khac Pham
Phamid1934@gmail.com

      

 NGUYỄN DU: BẤT MỊ                  

 

DCD_NguyenDuStatue.jpg

Ai tng b mt ng mi thông cm vi c Nguyn Du ca chúng ta '

Mailoc

 

Bt m 

            Nguyn Du

 

Bất mị thính hàn canh, 
Hàn canh bất khẳng tận. 
Quan san dẫn mộng trường, 
Châm chử thôi hàn cận. 
Phế táo tụ hà ma, 
Thâm đường xuất khâu dận. 
Ám tụng "
Thiên vấn" chương, 
Thiên cao hà xứ vấn?

 

Dch nghĩa 

Không ngủ nằm nghe tiếng trống canh trong đêm lạnh. 
Trong đêm lạnh, trống canh điểm không thôi. 
Quan san làm giấc mộng dài thêm, 
Tiếng chày nện vải càng giục hơi lạnh đến gần. 
Cóc nhái tụ họp quanh bếp, 
Giun từ góc sâu trong nhà bò ra. 
Thầm đọc bài ca hỏi trời, 
Trời cao, biết đâu mà hỏi?

 

Dịch Thơ

 

      Không Ngủ

 

Không ngủ được trống canh tê tái ,

Trng lạnh lùng điểm mãi buồn thay .

Quan san mãi miết mộng dài ,

Trời khuya hơi giá tiêng chày giục mau .

Bếp lạnh tanh đùa nhau cóc nhái ,

Giun xó nhà lải rải bò ra .

Lâm râm miệng hỏi " Trời Già "

Trời cao trong cõi ta bà nơi đâu ?

                                 Mailoc phỏng dịch

                                  12-17-15

           MẤT  NGỦ

 

Đêm lạnh nằm nghe tiếng trống canh,

Suốt đêm trống điểm vọng âm thanh.

Mơ màng giấc điệp ngoài quan ải,

Văng vẳng chày khuya giục mộng lành.

Bếp ấm sao quanh đây nhái cóc,

Góc sâu giun cũng hiện bò nhanh.

Khấn thầm dám hỏi ông trời đỏ,

Thăm thẳm trên cao chỉ xám xanh.

 

Mai Xuân Thanh, phỏng theo bản dịch của thầy Mailoc

Ngày 17 tháng 12 năm 2015

  

Thức Đêm

 

Thao thức đếm canh tàn

Đêm dài trống lạnh vang

Miền xa dường lắm mộng

Chày vẳng lạnh ùa sang

Bếp ễng ương tề tụ

Nhà côn trùng ngổn ngang

Thì thầm "Thiên Vấn" khúc

Muốn hỏi biết đâu đàng.

                     Quên Đi 

Đỗ Chiêu Đức tham gia với các phần sau đây :

1. Bản chữ Hán Cổ của bài thơ :

 

    不寐                       BẤT MỊ

不寐聽寒更,       Bất mị thính hàn canh,
寒更不肯盡。       Hàn canh bất khẳng tận. 
關山引夢長,       Quan sơn dẫn mộng trường, 
砧杵催寒近。       Châm Chữ thôi hàn cận. 
廢灶聚蝦蟆,       Phế táo tụ hà ma, 
深堂出蚯蚓。       Thâm đường xuất khưu dẫn. 
暗誦天問章,       Ám tụng Thiên Vấn chương,
天高何處問?       Thiên cao hà xứ vấn ?

           阮攸                                  Nguyễn Du

 

2. Chú Thích :

        Mị : là Ngủ mê. Mộng Mị là chữ Mị nầy.

        Châm Chữ : Châm là Tấm Thớt, Chữ là Cái Chày. Chày và Thớt ở đây dùng để giặt quần áo bằng vải thô ngày xưa, nhất là quần áo mặc lạnh rất dầy. Để quần áo ướt lên trên thớt, rồi dùng chày để đập cho sạch, nên tiếng đập vang rất xa. CHÂM CHỮ là Tiếng động do giặc quần áo gây ra. Giặc đồ bằng chày chứng tỏ mùa lạnh sắp tới rồi ( thôi hàn cận ).

        Hà Ma : là Cóc Nhái ểnh ương.

        Khưu Dẫn hay Khâu Dận là con Trùng đất.

        Ám Tụng : là Đọc thầm.

        Thiên Vấn : Tên bài thơ trường thiên của Khuất Nguyên nước Sở đời Xuân Thu. Thiên Vấn là Hỏi Trời, hỏi đủ thứ  về thiên nhiên vạn vật, hỏi cả về lịch sử nhân sinh ... 

 

DIỄN NÔM :

                           MẤT NGỦ

                  Mất ngủ suốt canh thâu,

                  Canh thâu dài bất tận.

                  Cách trở núi non xa,

                  Tiếng chày sao vội vả.

                  Táo đổ ếch nhái kêu,

                  Góc phòng giun ra rả.

                  Nhẩm đọc thơ Vấn Thiên,

                  Trời cao hỏi chi hả ?!

                                            Đỗ Chiêu Đức 

 KHÔNG NGỦ

Thao thức đêm canh tận
Trống hồi vang mấy bận
Quan san mờ lối xa
Tiếng gió khơi sầu hận
Cóc nhái tìm phù du
Dế trùng bò hụt hẫng
Trời cao có rõ không?
Sao chẳng hề vương vấn?
Nguyễn Đắc Thắng

20151218 

TL_templeOnMount.jpg

DU SƠN TỰ                       

 


Nguyễn Trãi (1380 - 1442)

 

Đoản trạo hệ tà dương

Thông thông yết thượng phương

Vân quy thiền tháp lãnh

Hoa lạc giản lưu hương

Nhật mộ viên thanh cấp

Sơn không trúc ảnh trường

Cá trung chân hữu ý

Dục ngữ hốt hoàn vong

 

Dịch Xuôi : Lên Núi Thăm Chùa 

PKT  12/12/2015

 

Buộc mái chèo ngắn ,neo thuyền trong ánh nắng cuối ngày,

Vội bước lên chùa để bái yết phương trượng .

(Người đâu không thấy ,chỉ thấy) mây bay phủ chiếc giường thiền lạnh ,

Hoa rụng trôi tỏa hương thơm bên khe suối chảy róc rách ,

Tiếng vượn kêu nghe cấp thiết vang động trời chiều , 

Và, bóng trúc đổ dài khắp sườn núi vắng .

Trước cảnh tình này ,ta đã ngộ được chân ý ,lẽ vô thường của Tạo Hóa , 

Bao lời muốn nói ra bỗng nhiên quên hết tất cả .

 

Du Sơn Tự

PKT 12/12/2015

 

Neo thuyền vào nắng cuối ,

Hối hả lên chùa xưa .

Mây lạnh giường thiền đón,

Hoa thơm dòng suối đưa .

Vượn kêu chiều núi vắng ,

Trúc đổ bóng rừng thưa .

Đối cảnh, ngộ chân ý ,

Lời nào nữa cũng thừa. 

 

Lời Thêm : Khoảnh khắc đốn ngộ "thấy"  được chân ý là ở ngoài diễn tả bằng ngôn ngữ trần tục. "Dục ngữ hốt hoàn vong - muốn nói bỗng quên lời"  hay "lời nào nữa cũng thừa " cũng chỉ là một cách nói cho vui vậy thôi. Không thể nói được nên lời . Thôi thì , năm nay sắp hết, một năm mới sẽ tới , Giáng Sinh đã về đến đầu ngõ , trong giới hạn 100 năm sinh tử trước vô cùng mênh mang của Đất Trời , tôi xin được gửi đến mọi người thân quí, lời Cầu Chúc: Một Giáng Sinh 2015 Ơn Phước, Một Năm Mới 2016 An Lành , Một Tết  Xuân Bính Thân 366 Ngày Tình Nghĩa và Hạnh Phúc. PKT 12/12/2015       

 

 

Tri Khac Pham
Phamid1934@gmail.com

 

 

 

TL_CBQuat.jpg

CAO BÁ QUÁT:

SA HÀNH ĐOẢN CA 

 

Bản dịch: Phạm Khắc Trí 

 

_____________________________________________________________________________________________ 

 

Chút tâm sự cuối đời qua một bài thơ của người xưa. Đọc cho vui để thương nhau hơn. Cầu chúc an lành. PKT 12/04/2015 

 

SA HÀNH ĐOẢN CA

Cao Bá Quát (1808 - 1855) 

TL_CBQuat2.jpg

Trường sa phục trường sa                

Nhất bộ nhất hồi khước. 

Nhật nhập hành vị dĩ

Khách tử lệ giao lạc

 

Quân bất học tiên gia mỹ thụy ông

Đăng sơn thiệp thuỷ oán hà cùng

Cổ lai danh lợi nhân

Bôn tẩu lộ đồ trung. 

 

Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu

Tỉnh giả thường thiểu tuý giả đồng

Trường sa, trường sa nại cừ hà 

Thản lộ mang mang uý lộ đa

 

Thính ngã nhất xướng cùng đồ ca

Bắc Sơn chi bắc sơn vạn điệp

Nam Sơn chi nam ba vạn cấp 

Quân hồ vi hồ sa thượng lập

 

NGƯƠI SAO CÒN ĐỨNG TRÊN ĐỒI CÁT?

PKT 12/04/2015

 

Đồi cát, lại đồi cát,

Mỗi bước, tới như lui.

Hết ngày, đi chưa đến,

Nước mắt nào rơi rơi.

 

Không học phép tiên, vừa đi vừa ngủ,

Lội suối trèo non, thật lao đao.

Xưa nạy, đường danh lợi,

Ngược xuôi, trời hành sao?

 

Trước quán bên đường, gió thoảng hơi rượu,

Nào mấy người tỉnh, mà ta không say.

Đồi cát, đồi cát, gối mòn, chân mỏi,

Đường dài mịt mùng, hung hiểm nào hay.

 

Xin nghe ta ca bài hát đường cùng,

Bắc Sơn, về bắc, núi vạn dẫy, 

Nam Sơn, đi nam, sóng muôn trùng, 

Hỏi chi người còn đứng trên đồi cát?

 

Chú Thích :

 

1 -  Sa hành đoản ca = Một khúc ca ngắn nói về người đi trên sa mạc. 

2 -  Tiên gia mỹ thụy ông = Một tiên ông có phép thuật vừa đi vừa ngủ , không mệt.

3 -  Cùng đồ ca = Một khúc ca đường cùng, không còn đường nào để đi. 

4 -  Bắc Sơn, Nam Sơn, tên 2 ngọn núi đâu đó ,một ở miền Bắc, một ở miền Nam, chỉ nơi lánh đời của các bậc "trí giả sinh bất phùng thời"(!) .

 

Lời Thêm : Đường Cùng. Bắc Sơn, ngược bắc, núi muôn trùng. Nam Sơn, xuôi nam, biển sóng dữ. Con đường cát dài trước mắt, đi hoài không tới. Ngược hay xuôi thảy đều khó. Trách nhau chi tội quán rượu bên đường. "Lập công bất thành / học bất tựu / thiếu tráng hữu cơ thần hề / tọa thị bách niên thân thế khu âm dương / Phủ chướng cuồng ca /vấn tư thế / mang mang thiên địa / an đắc tri nhất tri kỷ hề / thí lai đối chước hữu dư thương ".( Nam Phương Ca Khúc - Nguyễn Bá Trác (?) - 1881 - 1945 ). Chức nghiệp không tròn / Học hành dang dở / Tuổi trẻ một thời / Ngồi nhìn trăm năm thân thế tháng ngày trôi /  Vỗ tay cuồng hát nghêu ngao / Hỏi cõi đời này / Đất trời mang mang / Nào ai tri kỷ / Cùng ta chén cạn chén đầy ? PKT 12/04/2015

 

 

Tri Khac Pham

Phamid1934@gmail.com

  

    NGUYỄN DU: THU CHÍ

Bản dịch: Mailoc, Phương Hà, Đỗ Chiêu Đức, Kim Phượng 

TL_NguyenDuStatue.jpg 

_________________________________________________________________________ 

Cùng bạn,

Trời sắp vào cuối thu , nằm đọc mấy bài mùa thu của cụ Nguyễn Du mà cảm thấy nao nao lòng , phải chăng lớp già chúng ta đang ngậm ngùi khắc khoải cho tuổi già bóng xế , man mác nhớ về quê hương ? Mời bạn chia sẻ .

Thân 

Mailoc

Thu chí (I) *

Hương Giang nhất phiến nguyệt 
Kim cổ hứa đa sầu 
Vãng sự bi thanh trủng 
Tân thu đáo bạch đầu 
Hữu hình 

Kim cổ hứa đa sầu 

Vãng sự bi thanh trủng 

Tân thu đáo bạch đầu 

Hữu hình đồ dịch dịch 
Vô bệnh cố 

Vô bệnh cố câu câu 
Hồi thủ Lam Giang phố 
Nhàn tâm tạ 

Hồi thủ Lam Giang phố 

Nhàn tâm tạ bạch âu.

 *Bài thơ ny là mt trong 39 bài trong Nam Trung Tp Ngâm thi kỳ Ông làm quan

Qung Bình và Huế (1804-1814 ) Năm 1804, Nguyễn Du cáo bệnh, xin về hưu, từ quan, nhưng chỉ được có hơn một tháng thì có chỉ vua triệu vào cung giữ chức Đông các điện học sĩ, nên đành phải đi. Bài "Phượng Hoàng lộ thượng tảo hành" làm lúc lên đường trẩy kinh (tháng giêng năm Ất Sửu, 1805). 

Dch nghĩa 

           THU TI

 

Sông Hương một mảnh nguyệt 

Xưa nay gợi không biết bao nhiêu mối sầu 

Chuyện cũ chạnh thương mồ cỏ xanh 

Thu mới tới trên đầu tóc bạc 

Có hình nên phải chịu vất vả 

Không bệnh mà lưng vẫn khom khom 

Ngoảnh đầu trông về bến sông Lam 

Lòng nhàn xin tạ từ chim âu trắng

 

Dịch Thơ 

           THU TỚI

 

Dòng sông Hương một vầng trăng sáng ,

Từ cổ kim lai láng tơ sầu .

Mộ xanh chuyện cũ rầu rầu ,

Ngập ngừng thu ti mái đầu hoa râm .

Mang hình hài xót thân vất vã ,

Chưa bệnh hoạn lưng đã khòm rồi ,

Bến Lam mặt ngoảnh trông vời ,

Hải âu từ tạ chơi vơi trong lòng .

 

                                   Mailoc phỏng dịch

 Thu chí (II) *

      THU TỚÍ

Tứ thì hảo cảnh vô đa nhật, 

Phao trịch như thoa hoán bất hối. 

Thiên lý xích thân vi khách cửu, 

Nhất đình hoàng diệp tống thu lai. 

Liêm thuỳ tiểu các tây phong động, 

Tuyết ám cùng thôn hiểu giốc ai. 

Trù trướng lưu quang thôi bạch phát, 

Nhất sinh u tứ vị tằng khai.

 *Bài thơ nầy nằm trong Thanh Hiên Thi Tp trong phần Mười Năm Gió Bụi

Thanh Hiên thi Tập g ồm 78 bài có thể chia làm 3 phần :

A-      Mười Năm Gió Bụi (1786-1795) thời gian lẫn trốn ở Quỳnh Côi

B-      Dưới Chân Núi Hồng (1796-1802) , về ẩn ở quê nhà .

C-      Làm quan ở Bắc Hà (1802-1804)

Dch nghĩa 

Trong bn mùa, không được my ngày cnh đp. 
Thi gian vun vút trôi qua như thoi đưa, gi không tr li. 

Trơ tri mt mình ngoài ngàn dm, nơi đt khách đã lâu ngày, 

Gi đây mt sân đy lá vàng thu đưa đến. 

Ngn gió tây lay đng bc mành trước gác nh

Nơi thôn xóm, sương xung mt mù, tiếng tù và bui sm nghe đến não nùng! 

Thi gian thm thot làm cho mái tóc chóng bc. 

Nghĩ mà ngm ngùi, sut đi ta chưa h g được mi u su.

Dịch Thơ

        THU TỚI

Cnh bn mùa đp tươi được my ,

Thoi thi gian gi mãi không quay .

Dm ngàn cô khách năm dài ,

Thu v xào xc sân đy vàng bay .

Gió tây thi rèm lay gác nh ,

Còi sm bun tuyết đ đy thôn .

Tóc sương ngày tháng bn chn ,

C đi u un ngp hn không vơi .

                                        Mailoc phỏng dịch

 

 Phương Hà phỏng dịch:

 THU TỚI ( I )

 

Vầng trăng soi bóng Hương Giang

Ngàn năm khơi gợi miên man nỗi sầu

Người xưa mộ cỏ xanh màu

Sương thu dần nhuộm mái đầu bạc phơ

Xót thân dầu dãi sớm trưa

Lưng khòm gối mỏi xác xơ hình hài

Ngoái trông bến cũ u hoài

Rưng rưng tạm biệt xa bầy hải âu.

 

               Phương Hà phỏng dịch

 

      THU TỚI ( II )

 

Bốn mùa đẹp được mấy ngày

Thời gian vun vút trôi hoài biệt tăm

Một mình ngàn dặm xa xăm

Sân nhà đầy lá, thu sang ngậm ngùi

Mành thưa ngọn gió dập vùi

Tù và ngân vọng, sương rơi não nùng

Phơ phơ đầu bạc tháng năm

Nỗi sầu chất chứa trong tâm trọn đời.

 

                   Phương Hà phỏng dịch

 

Đỗ Chiêu Đức tham gia với các phần sau đây :

 

1. NGUYÊN BẢN CHỮ HÁN CỦA BÀI THƠ :

 

                            THU CHÍ

,        Hương Giang nhất phiến nguyệt,

。        Kim cổ hứa đa sầu.

,        Vãng sự bi thanh trủng,

。        Tân thu đáo bạch đầu.

,        Hữu hình đồ dịch dịch,

。        Vô bệnh cố câu câu.

,        Hồi thủ Lam Giang phố,

。        Nhàn tâm tạ bạch âu !

          阮攸                             Nguyễn Du

 

   DCD_NguyenDuStatue.jpg DCD_ThoNgDu.jpg

                                                  Thư pháp 4 chữ HỒNG SƠN LIỆP HỘ

 

2. CHÚ THÍCH :

    THU CHÍ : Mùa thu đến.

    HƯƠNG GIANG : Con sông chảy giữa kinh thành Huế, một thắng cảnh của tỉnh Thừa Thiên. Năm Ất Sửu (1805), Nguyễn Du được thăng hàm Đông Các Điện Học Sĩ, tước Du Đức Hầu và làm việc tại Kinh đô Huế. Nhưng lòng vẫn đeo nặng mối sầu thiên cổ.

     HỨA ĐA : là Biết bao nhiêu, chỉ Rất nhiều.

     THANH TRỦNG : Trủng là gò đất cao. Thanh Trủng là gò đất xanh vì cỏ mọc, thường dùng để ví với các nấm mồ.

     DỊCH DỊCH : Chỉ sự làm việc vất vả như ở trong quân lữ.

     CỐ : là Vì, là Cho Nên ( Chỉ lý do ).

     CÂU CÂU : Chỉ lom khom như gù lưng. Làm quan luôn luôn phải giữ vẻ khúm núm như là kẻ mắc bệnh gù lưng. Vẻ khúm núm của giới quan trường.

     PHỐ  : Có 3 chấm thuỷ bên trái, nên Phố là Bến nước.

     BẠCH ÂU : là Những con hải âu màu trắng.

 

3. NGHĨA BÀI THƠ :

                                MÙA THU TỚI

            Một mảnh trăng trên dòng Hương Giang đã khơi dậy biết bao là nỗi sầu kim cổ. Chuyện đã qua thì bi thảm như những nấm mộ xanh rì, thu mới đến thì lại làm cho bạc trắng cả mái đầu.  Vì mang thân xác của con người nên luôn luôn phải làm việc cật lực vất vả. Và vì không có bệnh nên lại phải tiếp tục khúm núm trong quan trường. ( Nếu ngọa bệnh thì khỏi làm việc và khỏi phải khúm núm trước quan trên ). Quay đầu nhìn lại bến Lam Giang, ta muốn cám ơn những con chim hải âu trắng xóa đang bay lượn trên bến sông đã giúp cho lòng ta cảm thấy thanh nhàn hơn !

 

4. DIỄN NÔM :

 

                              THU CHÍ

 

                    Hương Giang trăng một mảnh,

                    Khơi dậy cổ kim sầu.

                    Chuyện qua mồ xanh cỏ,

                    Thu tới khiến bạc đầu.

                    Vì thân nên vất vả,

                    Không bệnh lại câu mâu.

                    Lam Giang trông bến nước,

                    Lòng nhàn với hải âu !

    Lục bát :

                 Hương Giang một mảnh trăng treo,

                 Cổ kim khơi động lòng sầu bao thu.

                 Chuyện qua buồn tựa cổ khâu,

                 Bâng khuâng thu đến bạc đầu không hay.

                 Mang thân nên vất vả hoài,

                 Quan trường khúm núm vì ai ngỡ ngàng.

                 Quay đầu nhìn bến Lam Giang,

                 Cám ơn âu trắng gợi nhàn bên sông !

 

                                                          Đỗ Chiêu Đức  

Bản dịch Kim Phượng:

Thu Tới 1
 Sông Hương kìa mảnh trăng treo
Sinh tình cám cảnh nặng gieo mối sầu
Mồ xưa ngọn cỏ rầu rầu
Sắc thu vừa chuyển trên đầu điểm sương
Mang thân vất vả trăm đường
Lưng còng như thể đang dường ốm đau
Bến Lam trông đến nghẹn ngào
Hải âu từ biệt nao nao cõi lòng
 
Kim Phượng
************
Thu Tới 2
 
Bốn mùa rực rỡ bao ngày
Thời gian trôi mãi gọi hoài công thôi
Dặm ngàn thân lữ đơn côi
Sân ngoài vàng lá thu ôi phủ dầy
Gác cao màng động gió tây
Tù và não nuột xóm đầy sương mai
Tóc kia sớm bạc chóng thay
Sầu khôn gỡ mối đắng cay một đời
 

Kim Phượng 

_____________________________________________________________________________ 

 

 

 NGUYỄN DU: ĐỐI TỬU

Bản dịch: Phạm Khắc Trí, Mailoc, Song Quang, Quên Đi, Đỗ Chiêu Đức 

 

Đối Tửu

Nguyễn Du (1765 - 1820)

 

Phu tọa nhàn song túy nhãn khai

Lạc hoa vô số há thương đài

Sinh tiền bất tận tôn trung tửu

Tử hậu thùy kiêu mộ thượng bôi

Xuân sắc tiệm thiên hoàng điểu khứ

Niên quang ám trục bạch đầu lai

Bách kỳ đản đắc chung triêu túy

Thế sự phù vân chân khả ai

 

Dịch Xuôi : Đôi Lời Tâm Sự Với Rượu

PKT 09/09/2015

 

Tỉnh say , ngồi nhàn bên cửa sổ, đưa mắt nhìn quanh

Hoa rụng rơi xuống vương vãi đầy thềm rêu xanh 

Lúc sống , đã không uống cạn được một bầu rượu

Thì sau khi chết , chén rượu ai người tưới trên mồ cho đây

Sắc xuân dần dần thay đổi , con oanh vàng đã bay đi mất

Ngày tháng âm thầm trôi qua , tóc trên đầu bạc đến nơi rồi

Cuộc sống trăm năm chỉ còn ước mong được say như suốt buổi sáng này 

Chuyện đời mây nổi ngẫm thật đáng buồn, còn ngồi than thở ích gì nữa đâu 

 

Chú Thích : "Phu tọa " nghĩa là ngồi xếp bằng tròn tĩnh tọa , kiểu ngồi thiền của các nhà tu ; "nhàn song" nghĩa là nhàn nhã bên cửa sổ , "túy" nghĩa là say rượu; "nhãn" nghĩa là con mắt ; "khai" nghĩa là mở ; cả câu có thể hiểu một cách giản dị là " ngồi nhàn bên cửa sổ ,rượu say, đưa mắt nhìn cảnh vật bên ngoài " ; nhưng "túy nhãn khai " là "mắt say nhìn" hay còn có ngụ ý gì nữa đây? Ôi chữ với nghĩa của người xưa ! Viết đến đây , xin được phép nói đến Chị Thảo Nguyên , giáo sư Toán,  một thời dạy ở trường Nữ Trung Học Đoàn Thị Điểm , Cần Thơ ,trước 1975 ,tác giả cuốn ĐỌC VÀ DỊCH THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU . Đối Tửu là 1 trong số 55 bài được chị lựa chọn từ hơn 200 bài thơ chữ Hán của tác giả Truyên Kiều . Đọc các bài dịch kèm theo phần bình chú , lòng riêng khôn ngăn được xúc động và cảm phục về tính nghiêm cẩn cúa chị ,trong việc tìm hiểu ý nghĩa đến từng con chữ một của nguyên tác. Về phần chuyển dịch, giữ được nguyên ý , cùng lúc với chất thơ , tìm được "nhãn tự" và từ đó khai mở được "phần chìm" cúa bài thơ , để cho người đọc hiểu được phần nào tâm sự u ẩn của tác giả là một điều không dễ . Thiển nghĩ , cho đến nay , về dịch thơ chữ Hán của Nguyễn Du , không mấy người đạt được thành quả tốt đẹp như chị.  Với tấm lòng kính mến, xin được mạn phép chép ra đây bài Trước Chén Rượu của Thảo Nguyên ,bản dịch bài Đối Tửu , để mọi người thân quí trong nhà được biết thêm về một người yêu chuộng chữ nghĩa . PKT 09/09/2015

 

Trước Chén Rượu

Thảo Nguyên - Đọc Và Dịch Thơ Chữ Hán Của Nguyễn Du

 

Ngồi nhàn bên cửa mắt ngà say

Hoa rụng thềm rêu phấp phới bay

Khi sống chẳng nghiêng bầu cạn rượu

Chết đi ai tưới mộ ly đầy?

Sắc xuân dần chuyển oanh bay mất 

Năm tháng ngầm đưa trắng tóc lay

Ước được trăm năm say khướt mãi

Buồn ơi, thế sự khác gì mây!        

 

Đối Tửu

PKT 09/09/2015

 

Tỉnh say , đưa mắt ngoài song cửa ,

Hoa rụng, thềm rêu , những cảm hoài.

Sống đã chén vơi, ta với bóng ,

Chết rồi mộ tưới, rượu cho ai?

Sắc xuân dần đổi, oanh vàng biệt , 

Ngày tháng lặng trôi , tóc trắng bay.

Nào muốn trăm năm , say suốt sáng,

Chuyện đời mây nổi , nỗi thương vay .

 

Lời Thêm : Theo Thảo Nguyên , trong Đọc Và Dịch Thơ Chữ Hán Của Nguyễn Du , bài Đối Tửu được làm ra trong thời kỳ ở Hồng Lĩnh (1796 -1802) , tác giả tuy sống ớ quê nhà ,nhưng "vẫn rất nghèo khổ".  Từ nguồn tin này ,tôi lại lẩn thẩn nghĩ đến 2 chữ "túy nhãn" trong câu mở đầu . Rượu uống thiếu , nhìn bầu rượu cạn , nhà nghèo quá, không tiền mua thêm . Cho nên "túy nhãn" mắt say nhưng người uống đã  say đâu. Cho nên mới than lúc sống không đủ rượu uống , mong gì chết rồi ai đổ rượu trên mồ cho. Cho nên mới nghĩ đến tuổi xuân dần qua ,thời gian nghiệt ngã , tóc đã bạc rồi ,chuyện đời mây nổi , không buồn sao được , trăm năm đành thôi , chỉ còn ước được một sáng cùng rượu say vùi. Ôi chao , có thể nào sự thật trần trụi thảm thương đến độ như vậy sao? Cho nên đáng lẽ , 2 câu cuối là : " Chỉ muốn trăm năm say suốt sáng / Nỗi đời mây nổi ngẫm buồn thay " , thật tình không hiểu sao tôi lại đổi thành : "Nào muốn trăm năm say suốt sáng / Chuyện đời mây nổi, nỗi thương vay ". PKT 09/09/2015

   

 

Tri Khac Pham

Phamid1934@gmail.com

 

Trước  Chén  Rượu 

Ngồi bên song ngà say mắt thả ,

Thềm rêu xanh lả tả hoa rơi .

Chén quỳnh chưa cạn trên đời ,

Chết rồi ai rưới rượu mời mộ ta !

 

Oanh bay mất , phôi pha xuân sắc ,

Tháng năm dần hiu hắt bạc đầu .

Trăm năm say khướt mong cầu ,

Mây trôi thế sự , dàu dàu lòng ai !

              Mailoc phỏng dịch 

                 Cali 9-9-15

       

 

TRƯỚC  CHÉN RƯỢU

 

                      Đang tỉnh say,mắt nhìn quanh song cửa

                      Hoa rụng đầy ,vương tơi tả thềm rêu

                      Lúc sanh tiền cạn chén được bao nhiêu ??

                      Đến khi chết mộ ta ai chuốc rượu ?! 

 

                       Tuổi Xuân phai như chim oanh bay mất

                       Tóc bạc màu theo năm tháng trôi qua

                       Ước được sao say khướt mãi hồn ta

                       Mặc thế sự nổi chìm...buồn cũng thế !

 

                                    SONG  QUANG 

 

 

https://ssl.gstatic.com/ui/v1/icons/mail/images/cleardot.gifTrước Rượu



Ngồi thiền bên cửa mắt còn say

Lả tả thềm rêu hoa phủ dày

Lúc sống rượu bầu không thể cạn

Chết rồi nấm mộ tế nào hay

Thời xuân dần đổi chim vàng bỏ

Ngày tháng trôi qua tóc bạc phai

Cứ muốn trăm năm say mỗi sáng

Đời như mây nổi thật buồn thay.

                                  Quên Đi

 

Đỗ Chiêu Đức tham gia với các phần sau đây :

 

1. Bản chữ Hán cổ của bài thơ :

      對酒

 
 
 
 
 
 
 

                  阮攸

            Đối tửu

Phu toạ nhàn song tuý nhãn khai, 
Lạc hoa vô số hạ thương đài. 
Sinh tiền bất tận tôn trung tửu, 
Tử hậu thuỳ kiêu mộ thượng bôi ? 
Xuân sắc tiệm thiên hoàng điểu khứ, 
Niên quang ám trục bạch đầu lai. 
Bách kỳ đãn đắc chung triêu tuý, 
Thế sự phù vân chân khả ai.

                                   NGUYỄN DU

 

2. CHÚ THÍCH :

   * PHU TỌA : Ngồi xếp bằng kiểu nhà Phật .

   * NHÀN SONG : là Caí Cửa Sổ không có trang trí gì cả, không có rèm sáo gì hết. Chớ không phải caí cửa sổ nhàn nhã .

   * BẤT TẬN : là không hết. TÔN TRUNG TỬU : là Rượu trong chai. Câu nầy ý nói Uống không hết rượu trong chai, chớ không phải Trong chai đã hết, không có rượu để uống ! 

   * KIÊU : là Tưới .

   * TIỆM THIÊN : là Dần dần dời đổi . Đổi thay dần .

   * ÁM TRỤC : là Lặng lẽ đi mất. NIÊN QUANG : là Thời gian.

   * BÁCH KỲ : Trong cái kỳ hạn trăm tuổi, ở đây chỉ cuộc đời cuả một đời người .

   * TRIÊU : là Buổi sáng. Ở đây chỉ có nghiã là BUỔI mà thôi. Như trong câu : " Dưỡng quân thiên nhật, dụng tại nhất triêu " là " Nuôi quân ngàn ngày, nhưng chỉ dùng trong một BUỔI ". Trong bài thơ là CHUNG TRIÊU TUÝ, có nghĩa : Say suốt buổi, ý nói là Buổi nào cũng được say, ngày nào cũng được say !

 

3. DỊCH NGHĨA :

                     ĐỐI TỬU là Đối diện với rượu, nên

                           có nghĩa là UỐNG RƯỢU

        Ngồi xếp bằng trước cửa sổ, mở con mắt say ra mà nhìn, thấy vô số là hoa rụng xuống bãi rêu xanh. ( Hoa rụng có nghĩa là xuân sắp qua đi, nên mới cảm khái rằng... ) Ta còn sống đây mà còn uống không hết rượu ở trong chai  ( vì không có người tri kỷ cùng uống ), không biết rồi khi chết đi còn có ai  ( là người tri kỷ ) tưới lên mộ ta ly rượu tri âm hay chăng ?  ( Ý 2 câu nầy giống như 2 câu : Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ? vậy !). Xuân sắc đã dần dần thay đổi, chim hoàng oanh hót vào mùa xuân cũng đã bay đi mất rồi ! Thời gian cũng âm thầm lặng lẽ ra đi, đầu cũng đã bạc đến nơi rồi. Trong cuộc sống trăm năm của người đời ước gì mỗi ngày đều được say tuý lúy, vì sự đời như phù vân trôi nổi, thật đáng buồn thay !

 

4. DIỄN NÔM :

 

                                 UỐNG RƯỢU

 

                   Ngồi buồn trước cửa mắt say nhìn,

                   Hoa rụng tơi bời xuống thảm xanh.

                   Còn sống không người cùng cạn chén,

                   Chết rồi ai tưới rượu cho mình  ?

                   Xuân qua lặng lẽ oanh bay mất,

                   Tuế nguyệt âm thầm tóc trắng tinh .

                   Ước được trăm năm say khướt mãi,

                   Chuyện đời mây nổi xót thay tình !

Lục bát :

                   Trước song ngồi nhướng mắt say,

                   Tơi bời hoa rụng nào ai đoái hoài.

                   Sống không có bạn cùng say,

                   Chết rồi biết có còn ai uống cùng  ?

                   Xuân qua lặng lẽ âm thầm,

                   Oanh bay, tóc trắng xóa dần thời gian.

                   Trăm năm ước được say tràn,

                   Chuyện đời mây nổi làm tan nát lòng !

 

                                                        Đỗ Chiêu Đức

_________________________________________________________________________________________________________________ 

 

  

 

 

THƠ THIỀN VIỆT NAM

 web_DCD_Thien.jpg

1. VẠN HẠNH THIỀN SƯ  萬 行禪師

 

        Thiền sư VẠN HẠNH 萬行禪師 (?-1018) Nguyên họ Nguyễn, người làng Cổ Pháp (nay thuộc phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), thuộc thế hệ thứ mười hai dòng Thiền Nam Phương Tì Ni Đa Lưu Chi. Ông học thông tam giáo ( NHO - THÍCH- ĐẠO ), đã từng hết sức giúp vua Lê Đại Hành chống ngoại xâm, dựng xây đất nước, sau lại khuông phò Lý Công Uẩn lên ngôi nên rất được kính trọng. Theo sách Thiền Uyển Tập Anh (1337), Ông còn để lại một số bài thơ, trong đó đặc biệt có bài THỊ ĐỆ TỬ (Bày tỏ với đệ tử) - Nhan đề nầy là do người đời sau đặt ra. Sách Thiền Uyển Tập Anh chép rằng : " Ngày 15 tháng 5 , năm Thuận Thiên thứ 9 (1018), sư không bệnh, gọi chúng tăng đệ tử đến, rồi đọc bài kệ:
               
                      示 弟 子

              身 如 電 影 有 還 無 
              萬 木 春 榮 秋 又 枯 
              任 運 盛 衰 無 怖 畏 
              盛 衰 如 露 草 頭 舖

 

                    THỊ ĐỆ TỬ

         Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
         Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô
         Nhậm vận thịnh suy vô bố uý
         Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

 

      Sư lại bảo với các đệ tử rằng : " Các ngươi muốn đi về đâu ? Ta không lấy chỗ trụ để mà trụ, cũng chẳng dựa vào chỗ vô trụ để mà trụ ". Ý muốn bảo ƯNG VÔ SỞ TRỤ ... Một lát sau thì Sư qua đời. Vua cùng các quan làm lễ hỏa táng cho Sư, xây tháp Xá Lợi để hương khói phụng thờ ....

         CHÚ THÍCH BÀI KỆ TRÊN :

      THỊ ĐỆ TỬ : THỊ có 2 nghĩa : CHỈ THỊ là Chỉ điểm, Chỉ vẽ, Ra lệnh. BIỂU THỊ là Bày tỏ, Tỏ Vẻ, Tượng Trưng. Nên THỊ ĐỆ TỬ có thể hiểu là : CHỈ ĐIỂM cho đệ tử, cũng có thể hiểu là BÀY TỎ lòng mình với đệ tử.
       ĐIỆN ẢNH : ĐIỆN là Tia Chớp, ẢNH là Cái bóng. Cái Bóng có được nhờ tia Chớp. nên rất mong manh, thoáng cái thì đã mất.
       ĐIỆN ẢNH : Ngày nay ta gọi là Chớp Bóng, là Chiếu Bóng, là nghệ thuật thứ 7 của hiện đại.
       NHẬM : Ở đây là Phó Từ, có nghĩa : Mặc cho... là Phó mặc.
       VẬN là Thời Vận, là Vận Hạn.
       BỐ ÚY 怖 畏 : BỐ là chữ Hài Thanh, gồm bộ TÂM bên trái chỉ Ý, chữ BỐ là Vải Vóc bên phải chỉ Âm, nên BỐ là KHỦNG BỐ, là Sợ Hãi. ÚY là chữ Hội Ý, theo Giáp Cốt Văn thì phần trên là Cái đầu của chữ QUỶ, phần dưới là QUỶ cầm cây gậy để đánh người, nên ÚY là ÚY KỴ, là Sợ Sệt, là E Ngại. 
       BỐ ÚY là từ kép chỉ sự Sợ Hãi, E Ngại. Nghĩa trong câu thơ BỐ ÚY là LO LẮNG.
       LỘ 露 : Chữ Hài Thanh, phần trên bộ VŨ là Mưa chỉ Ý, phần dưới là chữ LỘ chỉ ÂM, nên LỘ có nghĩa là HẠT MÓC, là GIỌT SƯƠNG.
       PHÔ 舖 : Chữ Hài Thanh, phần trái là chữ XÁ là Nhà chỉ Ý, phần phải là chữ PHỐ chỉ Âm. PHÔ là Cái ngạch cửa nằm ngang bên dưới, nghĩa rộng là TRÃI RA, là PHÔ TRƯƠNG, là Bày ra cho người ta thấy. Trong câu thơ có nghĩa :... như giọt sương bày ra trên đầu ngọn cỏ ( Sẽ biến mất ngay khi tia nắng đầu tiên chiếu rọi ! )

 

NGHĨA BÀI KỆ :
      Cái xác thân của ta hiện diện trên đời nầy giống như là cái bóng của tia chớp, có cũng như không, thoắt hiện đó rồi liền mất đó ! Muôn loài cây cỏ mùa xuân thì xanh um tươi tốt, đến khi mùa thu thì héo úa vàng khô !  Mặc cho thời vận của cuộc đời thịnh hay suy gì cũng đừng nên lo lắng mà chi. Vì việc thịnh suy như là giọt sương phủ ở trên đầu ngọn cỏ vậy. Chóng đến chóng tàn đổi thay liên tục và rất nhanh !


DIỄN NÔM :
             Thân có tựa không như ánh chớp,
             Lá xanh thu úa ấy lẽ thường.
             Thịnh suy tùy vận không lo lắng,
             Suy thịnh như đầu cỏ nhuốm sương !
                                                               Đỗ Chiêu Đức

 

2. MÃN GIÁC THIỀN SƯ 滿覺禪師
           Mãn Giác Thiền Sư ( 1052-1096 ), là một Thiền sư Việt Nam thuộc đời thứ 8 của dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Sư nối pháp Thiền của sư Quảng Trí và truyền tâm ấn lại cho đệ tử là Bản Tịnh. Với bài kệ " CÁO TẬT THỊ CHÚNG 告疾示眾 ", ông được nhiều người coi là một nhà thơ đại biểu của dòng văn thơ đời Lý-Trần.
     Năm 1096, cuối tháng 11, Sư gọi chúng đệ tử đến, đọc bài kệ " Cáo tật thị chúng " như sau:

Kệ rằng:


        春去百花落,            Xuân khứ bách hoa lạc,
        春到百花開.            Xuân đáo bách hoa khai.
        事逐眼前過,            Sự trục nhãn tiền quá, 
        老從頭上來.            Lão tòng đầu thượng lai ! 
        莫謂春殘花落尽,      Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
        庭前昨夜一枝梅 !     Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

             

    CHÚ THÍCH :

     CÁO TẬT THỊ CHÚNG 告疾示眾 : Bố cáo cho mọi người biết là mình bị bệnh.
     TRỤC 逐 : Chữ thuộc dạng HỘi Ý, gồm chữ THỈ là Loài heo ở bên trong trên và bộ Xước là Bước đi bên trái dưới. Ý là Đuổi Theo. Chữ TRỤC có 2 nghĩa chính :
     a). Đuổi, là Cưởng bức ai đó rời đi. Như Trục Xuất, Trục Khách.
     b). Lần lược theo thứ tự. Như Trục Bộ là Bước từng bước một. Trục Niên là Hằng năm, hết năm nầy đến năm khác.
     VỊ 謂 : Chữ thuộc dạng Hài Thanh, gồm bên trái bộ Ngôn là lời nói chỉ Ý, bên phải là chữ VỊ chỉ âm. Nên Vị có nghĩa là Nói Rằng, Bảo Rằng.
     MẠC VỊ : Đừng bảo rằng, Chớ nói rằng.

 

NGHĨA BÀI KỆ :
       Mùa xuân đã đi qua thì trăm hoa rơi rụng,
       Khi mùa xuân đến thì trăm hoa lại đua nở.
       Sự đời lần lược đi qua diễn ra trước mắt.
       Tuổi già thì lại đến từ trên đầu già xuống. ( Ý chỉ tuổi già trước tiên được thể hiện qua mái tóc bạc đập vào mắt mọi người trước nhất ! Ta cũng thường hay nói : Già từ trên đầu già xuống !).
       Chớ bảo rằng xuân tàn thì trăm hoa rụng hết.
       Đêm qua, trước sân, một cành mai đã nở rộ ( trong tiết đông lạnh lẽo.). Ý muốn nói : Không phải chỉ có mùa Xuân trăm hoa mới đua nở, trong mùa Đông giá lạnh cũng vẫn có những loại hoa nở rộ như thường ! .

 

DIỄN NÔM :


           Xuân tàn trăm hoa rụng,
           Xuân đến trăm hoa tươi.
           Việc đời qua trước mắt,
           Già đến trên đầu người.
           Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
           Ngoài sân, đêm trước, nở cành mai !


                                                     Đỗ Chiêu Đức

 

3. HƯƠNG HẢI THIỀN SƯ  香海禪師
       Hương Hải Thiền Sư 香海禪師 (1628 - 1715), không rõ họ tên thật, tục gọi là Tổ Cầu, là một thiền sư Việt Nam ở thời Hậu Lê. Sư và Thiền sư Chân Nguyên là hai người đi đầu trong công cuộc phục hưng phái thiền Trúc Lâm đã có từ thời nhà Trần .
      "Vô tâm" là danh từ và phương châm rất đắc ý của Hương Hải. Hình ảnh đẹp nhất về vô tâm là hình ảnh mà ông đã trình bày cho vua Dụ Tông nghe, khi nhà vua hỏi về thâm ý của đạo Phật:

 

             Nhạn quá trường không,        

             鴈 過 長 空

             Ảnh trầm hàn thủy                    

             影 沉 寒 水

             Nhạn vô di tích chi ý                  

             鴈   無   遺   跡   之   意

             Thủy vô lưu ảnh chi tâm            

             水   無   留   影   之   心

          

     CHÚ THÍCH :

     TRƯỜNG KHÔNG 長 空 : TRƯỜNG là Dài, KHÔNG là Không gian. TRƯỜNG KHÔNG là Từ Ghép chỉ BẦU TRỜI, chớ không phải Trời dài Trời ngắn gì cả !.
     DI TÍCH 遺 跡 : DI là Để lại. TÍCH là Dấu Vết. DI TÍCH là Để lại Vết Tích.
     LƯU ẢNH 留 影 : LƯU là Giữ lại. ẢNH là Hình Bóng. LƯU ẢNH là Giữ lại Hình bóng.


NGHĨA BÀI KỆ :
      Con chim nhạn bay ngang qua bầu trời, cái bóng của nó in xuống dưới dòng nước lạnh. Con nhạn đó không có Ý để lại vết tích của mình dưới nước, mà nước cũng không có lòng giữ lại hình bóng của chim nhạn. Tất cả đều là lẽ tự nhiên của VÔ TÂM, của TÂM VÔ SỞ TRỤ 心無所住 !

 

DIỄN NÔM :


            Nhạn bay cao vút trên không,
            Bóng chìm dưới nước lạnh căm vô tình.
            Nhạn không có Ý để hình,
            Nước không lòng giữ bóng hình nhạn đâu !
                                                              Đỗ Chiêu Đức

 

4. HUYỀN QUANG THIỀN SƯ 玄光禪師 .
         Huyền Quang Thiền Sư ( 1254-1344 ). Tên thật là Lý Đạo Tái người châu Nam Sách. Từ nhỏ, ông có khiếu văn chương, năm 21 tuổi đỗ đầu kỳ thi Hương , được bổ làm quan ở Hàn Lâm Viện và nhận mệnh vua tiếp sứ Trung Quốc. Khi ông theo vua Trần Anh Tông đến chùa Vĩnh Nghiêm ở huyện Phượng Nhãn để nghe sư Pháp loa giảng kinh, liền có ý muốn xuất gia. Sau đó mấy lần ông xin từ chức để đi tu , được vua Trần Anh Tông chấp nhận và giao cho sư Pháp Loa hướng dẫn. Ông trở thành vị tổ thứ ba của dòng thiền Trúc Lâm.
         Mời đọc một bài thơ có Ý Thiền của ông sau đây :

      泛舟

小艇乘風泛渺汒,

山青水綠又秋光。

數聲漁笛蘆花外,

月落波心江滿霜。

 

            Phiếm Chu 

Tiểu đĩnh thừa phong phiếm diểu mang,

Sơn thanh thuỷ lục hựu thu quang.

Sổ thanh ngư địch lô hoa ngoại,

Nguyệt lạc ba tâm giang mãn sương.

 

CHÚ THÍCH :

       PHIẾM CHU 泛舟 : PHIẾM có 3 chấm thủy một bên, nên có nghĩa là TRÔI NỔI. CHU là Ghe Xuồng. PHIẾM CHU là Để mặc cho chiếc Thuyền trôi nổi trên sông. Trong bài TIỀN XÍCH BÍCH PHÚ mở đầu bằng câu : " Nhâm Tuất chi thu, thất nguyệt kí vọng, Tô Tử dữ khách PHIẾM CHU..." là chữ PHIẾM CHU nầy đó.

 

       CÂU 1 : Tiểu đĩnh thừa phong phiếm diểu mang.

TIỂU ĐĨNH : là Chiếc Thuyền nhỏ. THỪA PHONG : là Cởi gió, là Đón gió. PHIẾM là Trôi nổi. DIỂU MANG : là Mênh mông Vô tận. Câu 1 có nghĩa :

     " Chiếc thuyền con trôi nổi theo chiều gió trên dòng nước mênh mông vô tận ".

 

       CÂU 2 : Sơn thanh thuỷ lục hựu thu quang.

SƠN THANH : là Núi Xanh. THỦY LỤC : là Nước Xanh. HỰU là Lại. THU QUANG : là Quang cảnh Mùa Thu. Câu 2 có nghĩa :

     " Lại cũng quang cảnh của mùa thu với núi xanh nước biếc ".

 

       CÂU 3 : Sổ thanh ngư địch lô hoa ngoại,

SỔ THANH : SỔ là Một Vài. SỔ THANH là Một vài âm thanh, là Một vài tiếng. NGƯ 漁 nầy có 3 chấm Thủy, có nghĩa : Thuộc Về Cá, nên NGƯ ĐỊCH : là Tiếng Sáo của những người đánh cá. LÔ HOA : là Hoa Lau Hoa Sậy. NGOẠI : là bên ngoài, phía ngoài. Câu 3 có nghĩa :

    " Ngoài xa của đám hoa lau là tiếng sáo vẳng đưa của các dân chài ". ( Tiếng sáo không thể đếm được, nên không thể nói là MỘT VÀI tiếng sáo. Vì tiếng sáo trên sông vẳng đưa theo gió nên nghe khi được khi mất. Chớ không phải có NHIỀU NGƯỜI thổi sáo ! Chữ SỔ được thoáng dịch là Văng Vẳng là vì thế ! ).

       CÂU 4 : Nguyệt lạc ba tâm giang mãn sương.

NGUYỆT LẠC : là Trăng lặn. BA TÂM : là Giữa lòng sóng. GIANG MÃN SƯƠNG : là Sông đầy cả sương. Câu 4 có nghĩa :

     " Khi trăng lặn xuống giữa lòng sóng nhấp nhô ( ở tận chân trời ) thì sương cũng xuống tràn ngập cả dòng sông.

 

DIỄN NÔM :

 

              Thả Thuyền

Thuyền con trôi nổi gió xuôi dòng,

Nước biếc núi xanh thu mênh mông.

Tiếng sáo vẳng đưa bờ lau sậy,

Sóng dìm trăng lặn móc đầy sông!

 

        Ai bảo thơ thiền Việt Nam không nên thơ và không có Ý Thiền chứ ?!

 

                                                                Đỗ Chiêu Đức

___________________________________________________________________________________________ 

 

XUÂN VÃN (Trần Nhân Tông)

Dịch, phỏng dịch: Quên Đi, Mai Xuân Thanh, Mailoc, Nguyễn Đắc Thắng, Kim Oanh, Đỗ Chiêu Đức

___________________________________________________________________________________________________________________________________ 

Trong dịp xuân về, Kính gởi đến Quý Thầy và Anh Chị Em bài thơ "Xuân Vãn" của Vua Trần Nhân Tông

 

        春晚                          Xuân Vãn

               陳仁宗                          Trần Nhân Tông

年少何曾了色空     Niên thiếu hà tằng liễu sắc không, 

一 春心在百花中    Nhất xuân tâm tại bách hoa trung.

 如今勘破東皇面    Như kim khám phá đông hoàng diện, 

 禪板蒲團看墜紅    Thiền bản bồ đoàn khán truỵ hồng.

 

Dịch Nghĩa: Chiều Xuân

 

Lúc nhỏ chưa hề biết thế nào là Sắc với Không
Nên mỗi khi xuân về, khiến lòng xao động gởi vào trong trăm hoa .
Ngày nay đã hiểu rõ được bộ mặt của chúa xuân, 
Khi ngồi trên tấm thảm cỏ nơi thiền phòng, tâm vẫn lặng khi thấy cánh hoa rụng.

 

Dịch Thơ: Chiều Xuân

 

Lúc trẻ nào tường sắc với không

Xuân về hoa nở ngất ngây lòng

Nhưng nay mặt chúa xuân đà rõ

Tâm tịnh dù rơi mấy cánh hồng.

                          Quên Đi


* * *

 

 CHIỀU XUÂN CẢM TÁC

 Ông Vua trẻ nói sắc và không,

Nào thấu hoa Xuân ngắm thật lòng.

Hòang Thượng nhìn ra Xuân rõ mặt,

An nhiên, rả cánh đóa hoa hồng !

 

Mai Xuân Thanh xin cảm tác

Ngày 10 tháng 01 năm 2015
* * *
CHIỀU  XUÂN

Sắc không lúc trẻ chẳng tinh tường ,

Xuân đến hoa cười dạ vấn vương .

Mặt thật chúa xuân nay khám phá ,

Thiền phòng tịnh tọa ngó rơi hường .

                        Mailoc

Sắc không niên thiếu chưa rành lắm ,

Xuân đến rộn rã cánh hoa lòng .

Chúa xuân mặt thật nay thông ,

An nhiên tịnh tọa nhìn hồng rụng rơi !

                           Mailoc

                  Cali 01-10-15

* * *

CHIỀU XUÂN

Lúc nhỏ hiểu gì sắc với không

Trăm hoa xuân thắm gửi tâm lòng

Chúa xuân hiện mặt cho đời hiểu

Thảm tịnh nhìn xuân rụng cánh hồng.



Nguyễn Đắc Thắng

20150111
* * *

Thơ dại hiểu gì sắc với không
Hoa xuân hé nở xuyến xao lòng
Chúa xuân ngự đến nay tường tận
Tâm lặng chẳng dao bởi sắc hồng
Kim Oanh

                                   CUỐI XUÂN
                    Tuổi trẻ sắc không sao khỏi vướng,
                    Lòng xuân quyến luyến mãi trăm hoa.
                    Nhưng nay đà tỏ nàng xuân muộn,
                    Hoa rụng lòng thiền chẳng xót xa !
                                        
                                                               Đỗ Chiêu Đức.
              

 

VÃN CẢNH                            

Mạc Đỉnh Chi 

Bản dịch, phỏng dịch:

Huệ Chi, Mailoc, Phương Hà, Mai Xuân Thanh, Quên Đi, Song Quang, Danh Hữu, Đỗ Chiêu Đức 

___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Xin chuyển đến Bạn Thơ một cảm tác  cùng tiểu sử của Mạc Đỉnh Chi .

Thân kính

Mailoc

 

Vãn Cảnh

Bản chữ Hán

晚景

空翠浮煙色, 
春藍發水紋。 
墻烏啼落照, 
野雁送歸雲。 
漁火前灣見, 
樵歌隔岸聞。 
旅顏悲冷落, 
借酒作微醺。

Phiên âm Hán Việt

Vãn cảnh
                Mạc Đỉnh Chi
Không thuý phù yên sắc, 
Xuân lam phát thuỷ văn. 
Tường ô đề lạc chiếu, 
Dã nhạn tống quy vân. 
Ngư hoả tiền loan kiến, 
Tiều ca cách ngạn văn. 
Lữ nhan bi lãnh lạc, 
Tá tửu tác vi huân.

Dịch nghĩa


Cảnh chiều


Sắc khói nổi giữa màu biếc của nền trời,

Sóng nước gợn giữa màu xanh của mùa xuân.

Quạ đầu tường kêu trong nắng chiều,

Nhạn ngoài đồng tiễn đám mây về.

Nhìn thấy lửa thuyền câu trước vũng,

Nghe tiếng ca người hái củi bên kia bờ sông.

Vẻ mặt lữ khách buồn ủ ê,

Mượn chén rượu để say chếnh choáng.

Các bản dịch thơ

     Cảnh chiều

Khói bồng bềnh trời biếc,

Sóng gợn nước xuân xanh.

Quạ xế chiều kêu rộn,

Nhạn theo mây về nhanh.

Lửa chài, loe trước vũng,

Tiều hát, vẳng bên ghềnh.

Mặt khách buồn tê tái,

Mượn chén giải u tình.

                           Hu Chi

    Cnh Chiu

 

Tri xanh biếc bnh bng khói quyn ,

Nước sông xuân sóng gn chiu xuân .

Bên tường qa réo chiu dn ,

Theo mây đng qunh bâng khuâng nhn v .

La thuyn chài lp lòe sông vng ,

Tiu hát ca văng vng bên ghnh .

Dàu dàu mt khách bun tênh ,

Rượu nng mượn chén đ quên u tình .

                               Mailoc  phng dch

 Tiu s

MC ĐĨNH CHI (1272-1346)
Nhà văn Vi
t Nam, danh sĩ đi Trn Anh Tông, t là Tiết Phu. Vn người làng Lan Khê, huyn Bình Hà, châu Nam Sách, l Lng Giang; sau di đến làng Lũng Đng, huyn Chí Linh (nay thuc tnh Hi Dương). 
Năm 1304, ông đ
Trng nguyên. Vua thy tướng mo xu có ý chê, ông dâng bài phú "Ngc tnh liên" (sen giếng ngc) khiến Vua khâm phc, b chc Ni thư gia. 
Ông làm quan tr
i ba triu Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông; gi các chc: Nhp ni hành khin, T tư lang trung, thăng Thượng thư T bc x, kiêm Trung thư coi vic quân dân, tước Ði liêu ban. Tính ông liêm khiết, được sĩ phu trng vng. Ông tng đi s Trung quc 2 ln, được các danh sĩ nước ngòai khen ngi, khâm phc. 
Sau khi v
trí sĩ, ông m trường dy hc. Nhân dân đi sau vn quen gi là "Trng nguyên c đường". 
Ông m
t năm Bính Dn- 1346. 
Ông là cháu 5 đ
i ca Trng nguyên Mc Hin Tích (khoa Bính Dn niên hiu Qung Hu th 2 (1086), đi Lý Nhân Tông). Ðến đi Mc Ðăng Dung là cháu 7 đi ca ông lên cưới ngôi nhà Lê xưng đế, truy phong ông là Hu Cm Linh Khánh vương, có lp đin Sùng Ðc đ th ông ti phn m làng Lũng Đng.
Tác ph
m chính: 
"Ng
c tnh liên phú" (trong "Qun hin phú tp" ) 
B
n bài thơ: "Quá Bành Trch phng Ðào Tim cu cư"; "To hành"; "H tình"; "Vãn cnh" (trong "Vit âm thi tp" và "Tòan Vit thi lc")

Trng Kh

Ngoài Phùng Khc Khoan, Mc Đĩnh Chi cũng là trng nguyên ca hai nước Nam và nước Tàu.
Sách "Nam H
i D Nhân" chép rng Mc Ðĩnh Chi t là Tiết Phu, người làng Lũng Ðng huyn Chí Linh (Hi Dương) nguyên v giòng giõi quan thái thú Mc Hin Tích v triu nhà Lý (Hin Tích đ trng nguyên đi vua Trung Tôn nhà Lý, làm đến Li b thượng thư)
T
c truyn làng Lũng Ðng có mt khu rng rm, cây ci bùm tum, lm ging hu (con kh) . M ông y thường khi vào rng kiếm ci, phi con hu đc bt hiếp. V nói vi chng, chng ăn mc gi làm đàn bà, git sn con dao sc vào rng, con hu quen thói li ra, b ông kia chém chết b thây ti đy.
Sáng hôm sau ra xem thì m
i đã đùn đt lp hết, thành gò m.
Bà kia t
đy th thai, đ tháng sinh ra Mc Ðĩnh Chi, mt mũi xu xí, người nh lot chot ta như ging hu.
M
c Ðĩnh Chi ln lên bn năm tui, tư cht thông minh hơn người. By gi Hoàng t là Chiêu Quc Công m trường dy hc trò, Mc Ðĩnh Chi vào hc. Ðến năm gn hai mươi tui là năm Giáp Thìn đi vua Anh Tôn nhà Trn, Mc Ðĩnh Chi thi đình văn đáng đ đu c mi người nhưng vua trông thy người hình dáng xu xa, toan không cho đ Trng nguyên, Ðĩnh Chi làm mt bài phú "Ngc tnh liên" đ ví vào mình, vua mi li cho đ Trng Nguyên.
Khi M
c Ðĩnh Chi phng mênh sang s nhà Nguyên bên Tàu, có hn trước vi người Tàu ngày m ca i. Bt ng hôm y tri li mưa, Mc Ðĩnh Chi sai hn; hôm sau mi đến thì người Tu đóng ca không cho vào. Ðĩnh Chi nói t tế xin cho m ca. Người Tu ra mt câu t trên i ném xung và bo h đi được thì m ca.
Câu ra:
"Quá quan trì, quan quan b
ế; nguyn quá khách quá quan".
Nghĩa là: Qua
i chm, người coi i đóng ca i, mi khách qua đường qua i mà đi.
Ðĩnh Chi vi
ết nagay mt mnh giy, đi li đưa lên:
"Xu
t đi d, di đi non, thnh tiên sinh tiên đi".
Nghĩa là: Ra đ
i d, đi li khó, mi tiên sinh đi trước.
Ng
ười Tàu khen có tài nhanh nhu, mi m ca i cho vào. Khi đến ca Yên Kim, người tàu thy ông xu xa, có bng khinh b. Mt hôm, viên t tướng Tàu mi vào ph đường ngi chơi, Ðĩnh Chi trông thy trên bc tường có thêu con chim s vàng đu trên cành trúc, tưởng là chim thc, đng dy chy li bt. Người Tàu cười m c lên. Ðĩnh Chi xé tan ngay bc trướng y ra.
Chúng ng
c nhiên hi c làm sao thì thưa rng:
- Tôi có nghe ng
ười ta thường v chim s đu cành mai không ai v đu cành trúc. Nay t tướng sao li cho v thế. Trúc là ging cây quân t, chim s là loài vt tiu nhân, v thêu như thế là ra cho tiu nhân trên quân t, tôi e rng đo tiu nhân mi ngày thnh lên, mà đo quân t mi ngày suy đi, nên tôi tr giúp cho thánh triu đy thôi.
Chúng ch
u là bin bác có l.
Ð
ến khi vào chu, nhân có ngoi quc dâng mt đôi qut quý. Vua Tàu xai Ðĩnh Chi và mt người s Cao Ly, mi người đ mt bài tán vào qut.
S
Cao Ly làm xong trước.

 

Li tâu rng:
"U
n lòng trùng trùng, y Doãn Chu Công, Vũ tuyết thê thê, Bá Di Thúc T".
Nghĩa là: Ðang lúc n
ng nc, thì như ông Y Doãn, ông Chu Côn (ý là đc dng vi thi). Ðến khi mưa tuyết lnh ngt thì như Bá Di, ông Thúc T (ý nói là xếp xó mt ch).
B
y gi Mc Ðĩnh Chi chưa nghĩ ra ý t làm sao, nhác trông sang qun bút bên kia, biết là li l như thế mi suy ra mà đ mt bài như sau này:
"L
ưu kim thước thnh, thiên đa vi lô, nhi ư tư thi h Y, Chu c nho! Bc phong kì lương, vũ tuyết tái đ; nhi ư tư thi h Di, T ngã phu. Y! Dng chi tc hành, x chi tc tàng, dng ngã nh hu th phù ?"
Nghĩa là: N
ng chy vàng tan đá, tri đt như lò la, người v lúc y ví như Y, Chu, hai ông quan to. Gió bc lnh lo, mưa tuyết lp đường, người v lúc y ví như Di T, hai người chết đói. Than ôi! Khi dùng đến thì ra khi không dùng đến thì ct đi, ch ta vi người đuc thôi.
Ð
xong dâng lên, vua Tàu cm bút khuyên ch "Y" (Duyt!), phê rng "Lưỡng quc trng nguyên" nghĩa là trng nguyên hai nước.
Th
ường khi Mc Ðĩnh Chi cưỡi la đi đường, chm phi nga Tàu. Người kia đc lên mt câu rng:
"Xúc ngã k
mã, Ðông di chi nhân dã? Tây di chi nhân dã?".
Nghĩa là: Ch
m vào nga ca ta cưỡi, y là người Ðông di hay Tây di?
M
c Đĩnh Chi đáp lin:
"Át d
ư tha lư, Nam phương chi cường dư? Bc phương chi cường dư?"
Nghĩa là: Ch
n đường la ta đi, th xem người Nam phương mnh hay ngoi Bc phương mnh.
L
i thường đi đáp người Tàu, Tàu ra rng:
"An n
kh, th nhp vi gia"
(
安女去豕入為家)
Nghĩa là ch
An, b ch N, ch Th (con heo) vào là ch Gia (nhà). (Rt xc xược!)
Ð
i rng:
"Tù, nhân xu
t; vương lai thành quc"
(
囚人出王來成国)
Nghĩa là: Ch
 Tù b ch Nhân, chũ Vương đến thì là ch Quc. (Rt có chí khí!)
Ng
ười Tàu phê rng:
- Con cháu v
sau tt c người làm đến đế vương nhưng him v ch quc đơn thì hưởng nước không được tràng cu my ni.
L
i ra:
"Nh
t ha vân yên; bch chú thiêu tàn ngc th".
nghĩa là: L
a mt tri khói đám mây, ngày trng đt tàn con th ngc.
Ð
i:
"
Nguyt cung tinh đn, hoàng hôn x lc kim ô".
Nghĩa là: Cung m
t nguyt, dn nhôi sao chiu hôm bn rng cái ô vàng.
Ng
ười Tàu phê rng:
- Con cháu v
sau tt có người cướp nước. (Mc Ðng Dung v sau giết vua cướp nước).
M
t khi bà hoàng hu Tàu mt, vua Tàu sai ông Mc Ðĩnh Chi vào đc văn tế. Ðến lúc quì xung cm bn văn đc thì ch thy mt t giy trng, có bn ch "nht". Ðĩnh Chi không nghĩ ngi gì, đc ngay rng:
"Thanh thiên nh
t đóa vân, hng tô nht đim tuyết, Thượng Uyn nht chi hoa, Dao Trì nht phiến nguyt. Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyt khuyết".
Nghĩa là: M
t đám mây trên tri xanh, mt git tuyết trong lò đ, mt cành hoa vườn Thượng Uyn, mt vng trăng ao Dao Trì. Than ôi, mây rã, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết.
Bài văn nà
y còn chép vào s Tàu. Người Tàu ai cũng chu tài ng biến nhanh.
Ðĩnh Chi làm quan liêm chính h
ết sc, vua Minh Tôn thường sai người đem mười quan tin, rình lúc ti b vào ca nhà ông y. Sm mai, ông vào tâu ngay vi vua, xin b tin y vào kho.
Vua b
o rng:
- Ti
n y không có ai nhn thì nhà ngươi c vic ly mà tiêu.
B
y gi Mc Ðĩnh Chi mi ly. Ðến triu vua Hin Tôn, làm nên đến chc T bc x (T tướng). Văn chương lưu truyn li v sau rt nhiu. Con ông là Khn, Trc, cùng làm đến Ngoi lang. Cháu là Ðch, Toi, Viên cùng có quyn thế, làm quan lúc nhà Minh cai tr. Ði cháu cht thiên (di) sang làng C Trai, huyn Nghi Dương thì có Ðăng Dung là cháu 7 đi, làm vua nhà Mc.

 

NGẮM CẢNH CHIỀU HÔM

 

Giữa nền trời biếc, khói lan ra...

Sông nước mùa xuân óng mượt mà

Tiếng quạ  tường rêu kêu nắng muộn

Bóng chim đồng rộng tiễn mây qua

Lửa chài thuyền cá soi vàm hẹp

Giọng hát tiều phu vọng  khoảng xa

Lữ khách cô đơn buồn áo não

Rượu nồng chuếnh choáng, mắt cay nhòa.

                             Phương Hà

                           Phỏng dịch 

 

Bài góp vui của Mai Xuân Thanh

 

CẢNH TÌNH NGƯỜI LỮ THỨ

 

Bồng bềnh khói quyện trời trong vắt,

Lấp lánh lăn tăn sóng biếc xuân.

Rộn rã quạ kêu nghe xế bóng,

Chập chờn bóng nhạn khuất mây từng.

Ghe chài ánh lửa soi dòng nước,

Gánh củi tiều phu hát trước ghềnh.

Tê tái buồn thiu người lữ khách,

U tình cạn chén bước gian truân...

 

Mai Xuân Thanh kính bút góp thơ cùng quý anh chị thân mến

Ngày 31 tháng 12 năm 2014

Cảnh Chiều

Khói toả nền trời biếc

Xuân tươi sóng nước lan

Quạ kêu trong nắng xế

Nhạn lạc giữa mây ngàn

Trước vũng đèn câu nhạt

Bên bờ tiều hát vang

Nét buồn trên mặt khách

Mong rượu xoá sầu tan.

                      Quên Đi

 

 TRỜI  CHIỀU ĐẤT KHÁCH

 

                                    Trời xanh khói trắng nổi bồng bềnh

                                    Sóng gợn chiều xuân bến vắng tênh

                                    Lũ quạ đầu tường kêu rộn rả

                                    Nhạn bầy đồng quạnh lướt bay nhanh

                                    Lửa thuyền chài loé trên sông lạnh

                                    Tiều hát nghiêu ngao vẳng cuối ghềnh

                                    Lữ khách dào dào buồn nét mặt

                                    Để quên,mượn rượu giãi sầu tình

 

                                                       SONG  QUANG 

  Phỏng dịch 

 

 Đầu năm góp lời

 

      晚  景                           Vãn cảnh                            Cảnh chiều

 

空  翠  浮  烟  色        Không thúy phù yên sắc     Trời xanh, khói trợ sắc;

春  藍  發  水  紋        Xuân lam phát thủy văn      Dòng biếc, nước khơi làn.

墻  烏  啼  落  照        Tường ô đề lạc chiếu          Quạ tường réo nắng nhạt;

野  鴈  送  歸  雲        Dã nhạn tống quy vân         Nhạn đồng tiễn mây lan.

漁  火  前  灣  見        Ngư hỏa tiền loan kiến        Bên vũng, chài nhóm lửa;

樵  歌  隔  岸  聞        Tiều ca cách ngạn văn        Cách sông, tiều ca hoan.

旅  顏  悲  冷  落        Lữ nhan bi lãnh lạc              Khách buồn, đìu hiu lắm;

借  酒  作  微  醺        Tá tửu tác vi huân                Rượu nhạt, chếnh choáng toan.

       莫  挺  之 詩              Mạc Đĩnh Chi thi                                Danh Hữu dịch

 

Cùng các bạn,

Trên đây là bài thơ của Mạc Đĩnh Chi (1280-1346) được chép trong Hoàng Việt Thi Tuyển, có lẽ ông làm trên đường đi sứ, vì cảnh tả thường thấy trên các dòng thơ của thi gia Tầu và đó là cảnh bên Trung quốc hơn là bên ta. Trong thi pháp của thơ Đường luật là 8 câu 5 vần, thì nếu bài thơ chỉ có 4 vần, tức câu đầu là vận trắc, thì cặp câu ở đầu đó phải là một cặp đối, đồng nghĩa với bài thơ có 3 cặp đối. Bạn đừng quên nhé !

Bài thơ này có một đặc điểm là toàn bài đều là những cặp đối, tức có 4 cặp đối.

Bài thơ đã được bạn Lộc giới thiệu đâu tuần trước mà hôm nay, nhân đầu năm rảnh rang tôi mới có dịp đọc và nhân tiện gỏ lại và dịch luôn, tặng các bạn thưởng thức mấy ngày đầu năm Dương lịch.

Dịch thơ là giới thiệu một nội dung ở một ngôn ngữ khác đến với người đọc, do vậy, ta nên cố gắng giữ sao cho đạt mức trung thành tối thiểu với nội dung mà tác giả đã diễn tả, nếu không là ta đã phạm lỗi làm sai lệch nội dung của nguyên tác và tuy không ai bắt bẻ chúng ta, cũng là chuyện không nên.

Đầu năm, viết vài lời tâm sự của một người chuyên làm công việc dịch thơ, chỉ với thiện ý, xin đừng nghĩ khác.

Cũng nhân tiện đầu năm, xin gởi đến quý bạn Thi Hữu, lời chúc <gồm vạn lời chúc trên thế gian> để cầu mong tất cả chúng ta đều đầy những hy vọng và hân hoan.

Danh Hữu

(Đại Paris, ngày 03 Janvier 2015)

 

 CẢNH CHIỀU


             Khói quyện bầu trời xanh biếc,
             Sóng xuân nước dợn lăn tăn.
             Quạ kêu chiều rơi tường vắng,
             Nhạn trời đưa tiễn phù vân.
             Lửa chài bên vàm thấp thoáng,
             Tiều phu cất tiếng cách sông.
             Lữ khách buồn thân cô quạnh,
             Giải sầu mượn chén đêm thanh !


                                                           Đỗ Chiêu Đức

_____________________________________________________________________________________________________________ 

 

  Thu D Tc S

  ______________ Pham Tông Ng

    Bản dịch: Mailoc, Quên Đi                                                 

     

 

 

Cùng Bạn 

Cuối tuần xin chuyển đến qúi Bạn Thơ  mộtcảm tác của Phạm Tông Ngô , một thi nhân Việt Nam đời nhà Trần  , bài thơ đã để lại trong tôi nỗi xúc cảm đặc biệt . Ai là khách ly hương mới nếm , mới thắm thiá cái cảnh tịch mịch đêm thu nơi xứ người 

 Chúc an vui 

Thân 

ML

 

 Thu D Tc S

                      Pham Tông Ng

Phá ốc khan tinh dạ vị ương 

Tiêu tiêu tứ bích nhiễu hàn tương .

Thanh đăng đối ảnh song bồng mấn,

Hoàng quyển luân tâm nhất chú hương .

Phong tống thu thanh tuỳ thụ viễn,

Nguyệt phân dạ khí nhập song lương.

Ky hoài lãnh khước hồn vô sự .

Thời thính đình ngô lạc hiểu sương .

Ðêm Thu Tc Cnh

Nhà dột trông sao, đêm vấn vương

Nỉ non dế lạnh khóc quanh tường.

Ðèn xanh đối bóng hai màu tóc,

Sách cũ nao lòng một nén hương .

Gió quyện tiếng thu luồn khóm lá .

Trăng chia hơi mát tỏa bên giường,

Tha hương lạnh cả lòng chăn gối,

Sân vắng cành ngô lác đác sương .

 

  ĐÊM THU TC CNH

Đêm khuya vng nhìn sao mái rách ,

Dế t tê than trách bên tường .

Cùng đèn đi bóng tóc sương ,

Bên chng sách cũ nhan hương nao lòng .

Tiếng thu vng reo trong rng thm ,

Trăng mơ màng , hơi ln vào song .

Tha hương but giá tâm hn ,

Cành ngô sương đim mênh mông sân ngoài

       Mailoc phỏng dịch

 

  Tiểu sử tác giả

Phm Ng 范悟 cũng thường gọi là Phm Tông Ng 范宗悟 hiệu Liêu Khê, sinh và mất năm nào chưa rõ. Người hương Kính Chủ huyện Giáp Sơn, phủ Tân Hưng, nay thuộc tỉnh Hải Hưng, là anh em ruột của Phạm Mại. Ông nguyên họ Chúc tên Kiên sau vì vua Trần Nhân Tông cho rằng họ Chúc không phải là họ lớn nên đổi làm họ Phạm. Còn Kiên thì lại trùng với tên của Phán thủ Huệ Nghĩa nên đổi làm Ngộ. 


Pham Ngộ tính tình ngay thẳng, làm quan nổi tiếng thanh liêm. Bắt đầu vào triều với chức Thị nội học sinh, dưới triều Trần Minh Tông (1314-1329) ông giữ chức Tri thẩm hình viện sự, sau được thăng Tả ty lang trung rồi lại thăng Tri chính sự, đồng tri thượng thư tả ty sự.


Về thơ văn, sáng tác của Phạm Ngộ hiện còn rất ít, tuy vậy cũng có thể nhận ra ở ông một ngòi bút tả cảnh và trữ tình tinh tế, một thi vị man mác của người hiểu rõ ý nghĩa cuộc đời. Thơ ông rất cô đọng, nhiều ý ít lời. 


Tác phẩm: hiện còn 8 bài thơ, chép trong các bộ hợp tuyển. 

Bản dịch Quên Đi:

   秋夜即事                 Thu Dạ Tức Sự
              范宗悟                        Phạm Tông Ngộ              
破屋看星夜未央, Phá ốc khan tinh dạ vị ương
簫簫四璧遶寒螿。 Tiêu tiêu tứ bích nhiễu hàn tương. 
青燈對影雙蓬鬢, Thanh đăng đối ảnh song bồng mấn, 
黃卷論心一炷香。 Hoàng quyển luân tâm nhất chú hương
風送秋聲隨樹遠, Phong tống thu thanh tuỳ thụ viễn
月分夜氣入窗涼。 Nguyệt phân dạ khí nhập song lương. 
羈懷冷卻渾無事, Ky hoài lãnh khước hồn vô sự
時聽庭梧落曉霜。 Thời thính đình ngô lạc hiểu sương.


Dịch Nghĩa :  Chuyện Đêm Thu
Ở trong ngôi nhà rách nát, nhìn sao chưa qua nửa đêm.
Quanh bốn tấm vách, vang tiếng côn trùng thở than
Bên ngọn đèn xanh, đối diện với bóng, hai mái tóc rối bù
Châm chú vào quyển sách cũ vàng bên một thẻ nhang
Gió tiễn tiếng thu theo đám cây từ xa
Trăng hắt hơi đêm vào cửa sổ nghe mát mẻ
Nơi quê người với cõi lòng lạnh vắng, chán nản, không còn tha thiết đến chuyện gì
Thỉnh thoảng nghe từ cây ngô đồng ngoài sân giọt sương ban sớm rơi.

Dịch Thơ
     Chuyện  Đêm Thu
Mái lủng nhìn sao đêm mới nửa
 
Quanh nhà tiếng dế não nùng than
 
Bên đèn đối bóng hai đầu bạc
Trước sách chuyên tâm một thẻ nhang
Thu đến rừng cây trong tiếng gió
 
Đêm len song cửa lạnh trăng tàn
Quê người buồn bả lòng ngơ ngẩn
Sương sớm sân ngoài từng giọt tan

                                  Quên Đi

  

_______________________________________________________________________________________________ 

 

 QUI CÔN SƠN CHU TRUNG CẢM TÁC

Nguyễn Trãi ____________________________________________________________________________________

Quy Côn Sơn chu trung tác 
                                    Nguyễn Trãi 

Thập niên phiêu chuyển thán bồng bình 
Qui tứ dao dao nhật tự tinh 
Kỉ thác mộng hồn tầm cố lí 
Không tương huyết lệ tẩy tiên oanh 
Binh dư cân phủ ta nan cấm 
Khách lí giang sơn chỉ thử tình 
Uất uất thốn hoài vô nại xứ 
Thuyền song thôi chẩm đáo thiên minh 


- Dịch nghĩa - 

Trong thuyền về Côn Sơn cảm tác 

Mười năm phiêu giạt than thân bồng bèo 
Lòng muốn về ngày ngày lay động như đuôi cờ 
Bao lần nhờ chiêm bao đi tìm làng cũ 
Luống đem nước mắt lẫn máu rửa mồ tổ tiên 
Sau cơn binh lửa, thương ơi, nạn búa rìu khó ngăn 
Non sông đất khách chỉ đeo đẳng mối tình này 
Tấc lòng bùi ngùi chẳng biết làm sao 
Nằm ở cửa sổ thuyền trăn trở gối đến sáng 

 

--Bản dịch của Mailoc-

 

Thân bèo giạt mười năm tất bật ,

Lòng mong về lất phất đuôi cờ .

Gởi hồn quê cũ trong mơ ,

Muốn đem máu lệ rửa mồ tổ tiên .

Sau binh lửa búa rìu khó tránh ,

Nơi đất người canh cánh tình quê .

Tấc lòng sao mãi ủ ê ,

Song thuyền trăn trở suốt đêm dật dờ .

 

TRÊN THUYỀN VỀ CÔN SƠN

 

Mười năm trôi nổi thân bèo giạt

Đau đáu lòng riêng muồn trở về

Khắc khoải đêm mơ làng xóm hẹn

Thiết tha lệ rửa mộ bia thề

Búa rìu khó cản sau binh lửa

Sầu nhớ khôn cầm  lúc giã quê

Tấc dạ bùi ngùi ai thấu hiểu

Khoang thuyền trằn trọc suốt canh khuya.

                Phương Hà phỏng dịch

 

 

Về Côn Sơn Trên Thuyền Viết

Mười năm trôi nỗi phận bèo bồng

Trở lại quê nhà dạ vẫn trông

Theo mộng hồn về thăm đất tổ

Máu tràn lệ nhỏ nhớ cha ông

Qua binh lửa nảy lời đàm tiếu

Ở xứ người tình vẹn núi sông

Ray rức tấc sầu khôn ngủ được

Gối lay chờ sáng thức bên song.

                           Quên Đi

 

Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác

Nguyễn Trãi__________________________________

 

 

Cùng Bạn .

Chuyển đến bạn thơ một cảm tác của Nguyễn Trãi nói lên tâm trạng của mình sau bao năm loạn lạc trở về quê nhà .Đọc lên tôi nghe dường như cũng là tâm sự chính mình khi trở về quê bao năm xa cách .

Thân kính

Mailoc 

 

 Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác


Nguyên tác: Nguyễn Trãi


亂後到崑山感作 

阮廌 


一別家山恰十年 

歸來松匊半翛然 

林泉有約那堪負 

塵土低頭只自憐 

鄕里纔過如夢到 

干戈未息幸身全 

何時結屋雲峰下 

汲澗烹茶枕石眠 



- Phiên âm - 


Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác 

Nguyễn Trãi 


Nhất biệt gia sơn kháp thập niên 

Quy lai tùng cúc bán tiêu nhiên 

Lâm tuyền hữu ước na kham phụ 

Trần thổ đê đầu chỉ tự liên 

Hương lí tài qua như mộng đáo 

Can qua vị tức hạnh thân tuyền 

Hà thời kết ốc vân phong hạ 

Cấp giản phanh trà chẩm thạch miên 



- Dịch nghĩa - 


Sau loạn về Côn Sơn cảm tác 


Từ giã quê hương vừa đúng mười năm 

Nay trở về, tùng cúc một nửa đã tiêu sơ 

Đã hẹn với rừng suối mà sao nỡ phụ 

Trong cát bụi cúi đầu tự thương mình 

Vừa qua làng, tưởng như chiêm bao 

Chiến tranh chưa dứt, may được toàn thân 

Bao giờ được làm nhà dưới núi mây 

Múc nước suối nấu trà, gối lên đá mà ngủ 

 

--Bản dịch của MaiLộc -

 

Xa quê hương mười năm ròng rã ,

Nay trở về tùng nửa tàn phai .

Suối rừng ước hẹn chẳng sai ,

Cúi nhìn cát bụi xót thay nỗi mình .

Vừa qua làng tưởng chừng như mộng ,

Chiến chinh dài còn sống là may .

Ước nhà xây giữa ngàn mây ,

Pha trà gối đá lăn quay ngủ vùi .

                                          ML

 

 

Đỗ Chiêu Đức tham gia với các phần sau đây :


1. BẢN CHỮ HÁN CỔ CỦA BÀI THƠ.

 

LOẠN HẬU ĐÁO CÔN SƠN CẢM TÁC     亂後山感作

 

Nhất biệt gia sơn kháp thập niên,             家山恰十年

Quy lai tùng cúc bán tiêu nhiên.               歸來松菊半

Lâm tuyền hữu ước na kham phụ,           林泉有那堪

Trần thổ đê đầu chỉ tự liên.                      塵土低只自憐

Hương lý tài qua như mộng đáo,             纜過

Can qua vị tức hạnh thân tuyền.              干戈未息幸身全

Hà thời kết ốc vân phong hạ,                   時結峰下

Cấp giản phanh trà, chẩm thạch miên      烹茶枕石眠

                                      NGUYỄN TRÃI                   

2. CHÚ THÍCH :

     1. GIA SƠN 家山 : Nhà ở trên núi, thay vì nói GIA HƯƠNG là Quê Hương, thì ông nói là GIA SƠN vì Quê hương của ông là Vùng Núi.

     2. KHÁP 恰 : Phó Từ chỉ Vừa Vặn, Đúng Lúc.

     3. NA KHAM 那堪 : Đây là từ BẠCH THOẠI lẫn trong VĂN NGÔN, tức là Văn nói lẫn trong Văn Viết. Tiếng Hán Hiện Đại vẫn còn sử dụng từ nầy. Có nghĩa : Làm sao mà..., Làm sao có thể...

     NA KHAM PHỤ : Làm sao mà Phụ rãi cho đành. Làm sao mà có thể quên được !

     4. TÀI QUA 纔過 : Phó Từ, cũng là Bạch Thoại, Tiếng Hán Hiện Đại còn rất thông dụng từ nầy trong Đàm Thoại.

     TÀI QUA : là Mới vừa qua. Đáng lẽ phải đọc là TÀI QUÁ, như DƯƠNG QUÁ trong Thần Điêu Hiệp Lữ của KIM DUNG vậy, có bản dịch là DƯƠNG QUA. Tất cả đều do bằng trắc mà thôi !

    5. CAN QUA 干戈 : CAN là Cái Mộc để đở, QUA là ngọn Giáo để đâm. Một đâm một đở, chỉ sự đánh nhau, nên CAN QUA nghĩa rộng là CHIẾN TRANH. 

 

3. DỊCH NGHĨA :

                    CẢM TÁC ĐẾN CÔN SƠN SAU BUỔI LOẠN LY.

       Rời xa quê hương vùng núi nầy thoắt cái mà đã mười năm rồi. Nay về thăm lại thì hỡi ôi những cây tùng và các khóm hoa cúc ngày xưa đều đã tiêu điều quá nửa. Nhưng vì có ước hẹn trước với  rừng xanh và dòng suối nơi đây cho nên phải quay trở lại ( không nở phụ ước ), cúi đầu nhìn xuống đất quê nơi cố thổ mà tự cảm thương thân mình lưu lạc . Làng xóm năm xưa vừa thoáng qua như trong cơn mộng, chiến tranh còn dai dẵng chưa yên, may mà thân mình vẫn còn được bảo toàn. Không biết đến bao giờ thanh bình để được kết một mái tranh dưới đĩnh núi phủ đầy mây trắng nầy, lấy nước suối để pha trà và gối đầu lên các tảng đá mà ngủ ( 1 giấc cho ngon lành ! ).

 

4. DIỄN NÔM :


             Quê nhà cách biệt thoát mười năm,

             Tùng cúc tiêu điều trở gót thăm.

             Hẹn ước lâm tuyền sao phụ rãy,

             Cúi đầu cố thổ những bâng khuâng.

             Xóm làng như mộng vờn qua đó,

             Chinh chiến chưa yên chẳng lụy thân.

             Ước dưới núi mây ta kết cỏ,

             Suối trà gối đá ẩn lều tranh !


    Lục bát :


             Xa quê thoắt đã mười năm,

             Tiêu điều tùng cúc âm thầm xót xa.

             Lâm tuyền ước hẹn cùng ta,

             Cúi nhìn đất Tổ quê Cha chợt buồn.

             Xóm làng như mộng vấn vương,

             Chiến tranh dai dẳng xót thương thân mình.

             Khi nào dưới núi kết tranh,

             Suối trà gối đá rừng xanh ngủ vùi !


                                                                 Đỗ Chiêu Đức.

HỮU SỞ CẢM (Phạm Đình Hổ)

 Bản dịch: Mailoc, Phương Hà, Đỗ Chiêu Đức, Quên Đi, Kim Phượng

_______________________________________________________________________________________________________ 

 

Cùng Bạn 

Xin gởi đến Bạn một bài thơ nửa của Phạm Đình Hổ , ý thơ thật duyên dáng dễ thương .

       Phạm đình Hổ sinh năm Mậu Tý (1768) người huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương .Từ nhỏ 9 tuổi ông đã học Hán thư , nhưng chỉ đổ đến sinh đồ ( Tú Tài) vào cuối đời Lê chiêu Thống . Trong thời loạn lạc , vua LcTchạy sang cầu viện nhà Thanh , rồi Lê-Trịnh sụp đổ, Tây Sơn cầm quyền , PĐH sống cơ cực dạy học ở quê nhà. Năm 1821 Vua Minh Mạng ra Bắc, ông được triệu vào Huế làm Hành tẩu Viện Hàn Lâm, được ít lâu ông xin từ chức .. Năm Minh Mạng thứ 7 ( 1826 )vua lại triệu ông cho làm Thi giảng học sĩ .Năm 1832 ông về hưu luôn , mất năm 1839 , thọ 71 tuổi .

Trong thơ ông , bên cạnh những bài viết về cái nghèo khổ , cái bất đắc chí của mình ,cái tình cảm bạn bè cùng cảm quan lịch sử còn có một số bài viết về các thiếu nữ trẻ trung ngây thơ thật độc đáo .

Chúc tất cả an vui cuối tuần .

Thân kính

Mailoc

Hữu Sở Cảm

Nguyên tác: Phạm Đình Hổ


有 所 感 

長安小兒女, 
纖手丱丫鬟。 
深閨不知苦, 
猶掃落花看。 

長安小兒女, 
眉黛月雙彎。 
為愛梅花潔, 
臨風不覺寒。 

長安小兒女, 
花前獨倚欄。 
只怕檀郎聽, 
橫琴笑不彈。 

Hữu Sở Cảm 

Trường An tiểu nhi nữ; 
Tiêm thủ quán nha hoàn. 
Thâm khuê bất tri khổ; 
Do tảo lạc hoa khan. 

Trường An tiểu nhi nữ; 
Mi đại nguyệt song loan. 
Vị ái mai hoa khiết; 
Lâm phong bất giác hàn. 

Trường An tiểu nhi nữ; 
Hoa tiền độc ỷ lan. 
Chỉ phạ đàn lang thính; 
Hoành cầm tiếu bất đàn. 

--Bản dịch của Mailoc-

  

         Cảm Xúc

(1)

Nơi Trường An mt cô bé gái

Tay thon thon hai mái bn dài .

Phòng khuê nào biết u hoài ,

Nhìn hoa rơi rng sân ngoài quét chơi .

 

Nơi Trường An mt cô bé gái ,

Đôi mày cong nguyt hãy còn non .

Vì yêu mai đp trng trong ,

Ngm hoa quên lnh gió đông rc rào .

 

Nơi Trường An mt cô gái nh ,

Ta lan can bên đóa mai vàng .

Ngi ngn đng đến tai chàng ,

Nhon cười không gy ôm đàn lng yên .

 

(2)

Trường An mt gái nh ,

Ngón thon tóc bn dài  .

Phòng khuê nào biết kh ,

Lng nhìn quét hoa bay .

 

Trường An mt cô bé ,

Trăng non mày cong cong .

Vì yêu n mai hé ,

Quên lnh gia gió đông .

 

Trường An cô gái nh ,

Bên hoa ta lan can .

S chàng tai thính rõ ,

Không gy cười ôm đàn .

 

GIAO CẢM

 

Cô gái Trường An nho nhỏ

Đôi tay nâng bím tóc xinh

Khuê phòng biết chi là khổ

Nhặt hoa rụng trước hiên thềm.

 

Cô gái Trường An nho nhỏ

Mày cong như cánh cung trăng

Bởi yêu cánh mai trong ngần

Ra gió trời đông, chẳng rét.

 

Cô gái Trường An nho nhỏ

Một mình tựa cửa ngắm hoa

Ôm ngang đàn cầm, không gảy

Sợ người yêu chợt đi qua !...

   Phương Hà phỏng dịch.

         ( 20/10/2014 )

CÓ NIỀM CẢM XÚC


                 Trường An cô thiếu nữ,
                 Tay ngọc bới tóc cao.
                 Phòng khuê nào biết khổ,
                 Quét hoa dạ chẳng nao !

 

                 Trường An cô thiếu nữ,
                 Mày trăng mới cong sao !
                 Thương mai hoa tinh khiết,
                 Gió bấc chẳng lạnh nào !

 

                 Trường An cô thiếu nữ,
                 Ngắm hoa tựa lan can.
                 Vì sợ chàng nghe ngóng,
                 Cười e ấp không đàn ! 

    
                                       Đỗ Chiêu Đức 
                                          Diễn nôm

Xúc Cảm

Cô nhỏ xứ Trường An

Tay vấn tóc đôi hàng

Khuê phòng sao biết khổ

Quét hoa rụng ngẩn ngơ

               Cô nhỏ xứ Trường An

               Đôi mày cong vành trăng

               Yêu hoa mai trong trắng

               Gió về không thấy lạnh

Cô nhỏ xứ Trường An

Trước hoa đứng dựa giàn

Sợ tình lang nghe thấy

Ôm đàn cười chẳng khảy.

                      Quên Đi

 Cảm Xúc

 

Người con gái Trường An

Đôi hàng tóc búi cao

Phòng khuê khổ nào biết

Thong thả quét hoa rơi

 

Cô gái nơi Trường An

Mày ngài vòng nguyệt cong

Lòng yêu nụ mai trắng

Chẳng lạnh khi gió về 

 

Cô gái quê Trường An

Tựa lan can cạnh hoa

Sợ tình lang nghe tiếng

Chẳng khảy ôm đàn cười

 

Kim Phượng

VÃN HỨNG (Nguyễn Trãi)    

 Cùng Bạn.

Cuối tuần xin gởi đến bạn một bài thơ của Nguyễn Trãi ,cảm hứng trong chiều ở thôn quê nghèo .

Thân,

Mailoc

 

Vãn hứng 
                         Nguyễn Trãi 

Cùng hạng u cư khổ tịch liêu, 
Ô cân trúc trượng vãn tiêu dao. 
Hoang thôn nhật lạc, hà thê thụ. 
Dã kính nhân hi, thủy một kiều. 
Kim cổ vô cùng giang mạc mạc, 
Anh hùng hữu hận diệp tiêu tiêu. 
Quy lai độc bẵng lan can tọa, 
Nhất phiến băng thiềm quải bích tiêu. 


- Dịch nghĩa - 

Hứng buổi chiều 

Trong ngõ cùng, ở nơi vắng vẻ, buồn nỗi quạnh hiu, 
Khăn đen, gậy trúc đi dạo chơi buổi chiều. 
Nơi thôn vắng, mặt trời xế, ráng đậu trên cây, 
Con đường ngoài nội ít ngườiqua lại, nước ngập cầu. 
Xưa nay thời gian không cùng như sông chảy xuôi mờ mịt, 
Anh hùng mang hận như tiếng gió thổi cây lá nghe vu vu. 
Trở về một mình ngồi tựa lan can, 
Một mảnh trăng sáng lạnh như băng treo trên nền trời biếc. 

--Bản dịch của MaiLộc-

  Cảm hứng trong chiều

Quạnh quẽ thôn nghèo ngõ vắng sâu ,

Khăn đen gậy trúc dạo hồi lâu .

Bóng chiều xóm vắng cây vương ráng ,

Đường ruộng người thưa nước ngập cầu .

Kim cổ triền miên sông lặng lẽ ,

Anh hùng lận đận lá dàu dàu.

Một mình quay lại lan can tựa ,

Trời biếc lạnh lùng mảnh nguyệt treo.

         Mailoc phỏng dịch

                     

Cảm Hứng Khi Chiều Xuống

Ngõ cùng vắng vẻ chạnh buồn thiu

Gậy trúc khăn đen dạo cảnh chiều

Đêm xuống xóm hoang cây đội ráng

Đường quê người vắng nước leo cầu

Thời gian vô tận sông mịt mịt

Ôm hận anh hùng lá hiu hiu

Một bóng quay về lan can dựa

Giữa trời xanh biếc mảnh trăng yêu.

                                    Quên Đi


CẢM HỨNG TRONG BUỔI DẠO CHIỀU

 

Hoàng hôn xóm vắng buồn thiu

Khăn đen, gậy trúc liêu xiêu bóng dài

Ráng chiều nhuộm ửng vòm cây

Đường xa quạnh quẽ , nước lay mặt cầu

Thời gian: dòng chảy trôi mau

Anh hùng ôm hận rầu rầu gió mang

Trở về, đứng tựa lan can

Mảnh trăng sáng lạnh in vàng trời xanh.

                    Phương Hà phỏng dịch

CHIỀU CẢM

 

Ngõ cùng quy ẩn giữa hoang liêu

Gậy trúc lang thang bước mỗi chiều

Đường vắng ráng soi tia lấp lánh

Cầu trơ nước ngập dáng xiêu xiêu

Thời gian lặng lẽ trôi mờ mịt

Tiếng lá rì rào nhuốm quạnh hiu

Ngồi trước hiên thềm nghe gió tắp

Vầng trăng sáng lạnh mảnh băng treo

 Nguyễn Đắc Thắng - 20140928

 

Đỗ Chiêu Đức tham gia với các phần sau đây :


    1. BẢN CHỮ HÁN CỔ CỦA BÀI THƠ " VÃN HỨNG " :
           晚興                                     VÃN HỨNG 
                   阮豸                                               Nguyễn Trãi

窮巷幽居苦寂寥                   Cùng hạng u cư khổ tịch liêu,  
烏巾竹杖晚逍遙                   Ô cân trúc trượng vãn tiêu diêu.
荒村日落霞棲樹                   Hoang thôn nhật lạc, hà thê thụ,
野徑人稀水沒橋                   Dã kính nhân hi, thủy một kiều. 
今古無窮江漠漠                   Kim cổ vô cùng giang mạc mạc, 
英雄有恨葉蕭蕭                   Anh hùng hữu hận diệp tiêu tiêu.
歸來獨凭欄杆坐                   Quy lai độc bẵng lan can tọa,
一片冰蟾掛碧霄                   Nhất phiến băng thiềm quải bích tiêu.

        

    2. DỊCH NGHĨA :
                  NIỀM CẢM KHÁI HỨNG KHỞI LÚC BAN CHIỀU
           Ở chỗ thanh u trong hang cùng ngõ hẹp nầy chỉ khổ một nỗi là quá tiêu điều vắng lặng, nên mỗi chiều ta đều chống gậy trúc, bịt khăn đen rất tiêu dao mà ngắm cảnh chiều tà. Cảnh thôn trang hoang vắng khi mặt trời chen lặn với ráng chiều như còn lưu luyến trên các ngọn cây, và trên đường mòn vắng vẻ người qua lại nầy, dòng nước như cuộn chảy ngập cả cầu. Chuyện cổ kim xưa nay không dứt như dòng sông lờ lững chảy hoài, còn mối hận của kẻ anh hùng thì cũng xạc xào mãi như lá trong gió chiều. Ta trở về một mình ngồi tựa lan can mà cảm khái trong bầu trời xanh biếc với mảnh trăng treo lạnh lẽo ở tầng không.

 

   3. DIỄN NÔM :

                            VÃN HỨNG      
              Ngõ hẹp hang cùng sống quạnh hiu,
              Khăn đen gậy trúc vẻ tiêu diêu.
              Ráng chiều thôn vắng mây vương ngọn,
              Cầu ngập người thưa nước cuốn nhiều.
              Kim cổ vô cùng sông cuộn cuộn,
              Anh hùng ôm hận lá liu xiu.
              Trở về ngồi tựa lan can ngắm,
              Một mảnh trăng treo lạnh cả chiều !


                                                               Đỗ Chiêu Đức.

 

 

 THU DẠ ( Nguyễn Du)

Cùng Bạn ,

Bây giờ trời đang vào thu , mới chớm Thu mà tiểu bang South Dakota Hoa Kỳ tuyết đã rơi .

   Tình cờ đọc hai bài Thu Dạ của Nguyễn Du , lòng tôi thấy nao nao cho tâm trạng  của ông trong hoàn cảnh khốn đốn tản cư lánh nạn giữa thời ly loạn . Hai bài thơ nầy được trích trong Thanh Hiên Thi Tâp ( 78 bài ) nằm trong phần " Mười năm gió bụi" ( 1786-1795 )thời gian ông lẫn trốn ở Quỳnh Côi quê vợ thuộc Thái Bình. Hai bài thơ buồn thật ! Nhân đây xin Bạn lướt sơ lại ở phần dưới tiểu sử của cụ Tiên Điền để thấy cái bối cảnh lịch sử thời Lê-Trịnh  -Tây Sơn -Nguyễn thời bấy giờ mà có lẽ phần lớn chúng ta đã quên mất . Xin cám ơn

Thân kính 

Mailoc

 

       THU D  (1)

Phn tinh lch lch l như ngân ,

Đông bích hàn trùng bi cánh tân

Vn lý thu thanh thôi lc diêp ,

Nht thiên hàn sc to phù vân .

Lão lai bch phát kh liên nh ,

Trú cu thanh sơn d yếm nhân .

Ti thi thiên nhai quyn du khách ,

Cùng niên nga bnh Tuế giang tân .

 

Dch nghĩa :

Sao đy rõ mn mt , sương trng như bc

Vách phía đông ,dế lnh kêu bun thm

Muôn dm tiếng thu gic lá rng

Bu tri màu lnh ngt không mt vn mây ,

Gìa rôi. làn tóc bc này trông mà đáng thương

mãi nơi đây núi xanh chưa chán người

Nht là du khách bên tri đã mõi mt

Sut năm đau m nm bến Tuế giang

Dch Thơ :

        Đêm Thu (1)

Sương bàng bc sao tri lp lánh ,

Quanh tường đông dế lnh su than .

Tiếng thu lá đ dm ngàn ,

Bu tri lnh ngt trong ngn mây tan .

Thương ni mình mái đu bc trng .

Núi xanh đây chưa chán chê người ,

Khách du thm mt bên tri ,

C năm nm bnh bên b Tuế giang .

                              Mailoc phng dch

 

     THU D (2)

Bch l vi sương thu khí thâm ,

Giang thành tho mc cng tiêu sâm .

Tin đăng đc chiếu sơ trường d ,

Ác phát kinh hoài mt nht tâm .

Thiên lý giang sơn tn trướng vng .

T thi yên cnh đc trm ngâm .

To hàn dĩ giác vô y kh ,

Hà x không khuê thôi m châm .

 

Dch nghĩa :

Móc trng thành sương , hơi thu đã già

Cây c quanh thành bên sông đu có v tiêu điu .

Mt mình khêu ngn đèn trong ,đêm bt đu dài .

Vt tóc vn lo cho cái chí nguyn trong nhng ngày chót .

Non sông nghìn dm nhìn mà bun

Phong cnh bn mùa riêng mình ngm ngùi

Mi rét mà đã thy kh vì không áo ,

Nơi đâu tiếng đp vi ca người khuê ph rn rã trong bóng chiu .

Dch Thơ :

          ĐÊM THU (2)

Móc như sương hơi thu lnh ngt ,

Quanh thành sông xơ xác c cây .

Đèn khêu đc chiếu đêm chy ,

Ngn ngang chí nguyn tháng ngày lo toan .

Núi sông xa dm ngàn bun ngóng , ,

Khói bn mùa mt bóng su mang .

Lnh v không áo dao hàn ,

Tiếng chày khuê ph chiu tàn gic mau .

                                Mailoc phng dch

(tài liệu lấy từ  Wikipedia )

 

Nguyễn Du (chữ Hán阮攸; Sinh năm Ất Dậu 1765- mất năm Canh Thìn 1820tên chữ Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵), là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỷ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm năm sinh của ông [1][2].

Tiu s[|

Theo gia ph ca dòng h Nguyn làng Nghi Xuân, Nguyn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu (tc ngày 3 tháng 1 năm 1766 ti phường Bích Câu, Thăng Long. Cha là Nguyễn Nghiễm (1708 - 1775), sinh làng Tiên Đin, huyn Nghi Xuân, Hà Tĩnh, tên t Hy Di, hiu Nghi Hiên, có bit hiu là Hng Ng cư sĩ đu Nh giáp tiến sĩ, làm quan đến chc Đi tư đ (T tướng), tước Thượng thư b H triều Lê. M là bà Trn Th T[3] (24 tháng 8 năm 1740 - 27 tháng 8 năm 1778), con gái mt người làm chc câu kế. Quê làng Hoa Thiu, xã Minh Đo, huyn Tiên Du (Đông Ngàn), x Kinh Bắc, nay thuc tnh Bắc Ninh. Bà Tn là v th ba caNguyễn Nghiễm (kém chng 32 tui sinh được năm con, bn trai và mt gái).[4][5]

T tiên ca Nguyn Du có ngun gc t làng Canh Hoch, huyThanh Oai, trSơn Nam (nay thuHà Nội), sau di cư vào Hà Tĩnh, có truyn thng khoa hon ni danh làng Tiên Đin v thLê mạt. Trước ông, sáu by thế h vin t đã tng đ đt làm quan.

Năm Đinh Hợi (1767), khi Nguyn Du mi mt tui, Nguyễn Nghiễm được thăng Thái t Thái bo, hàm tòng nht phm, tước Xuân Qun công nên Nguyn Du thi đó sng trong giàu sang phú quý.

Năm Giáp Ngọ (1774), cha Nguyn Du sung chc t tướng, cùng Hoàng Ngũ Phúc đi đánh chúa Nguyn Đàng Trong. T thi gian này Nguyn Du chu nhiu mt mát:

Năm 1775 (Ất Mùi) anh trai cùng m là Nguyn Tr (sinh 1757) qua đi.

Năm 1776 (Bính Thân) cha Nguyn Du qua đi.

Năm 1778 (Mậu Tuất) bà Trn Th Tn, m Nguyn Du qua đi. Cũng trong năm này, anh th hai ca Nguyn Du là Nguyn Điu (sinh năm 1745) được b làm Trn th Hưng Hóa. mi 13 tui, Nguyn Du m côi c cha ln m nên ông phi vi người anh khác m là Nguyễn Khản (hơn ông 31 tui)

Năm Canh Tý (1780), Nguyn Khn là anh c ca Nguyn Du đang làm Trn th Sơn Tây b khép ti mưu lon trong Vụ án năm Canh Tý, b bãi chc và b giam nhà Châu Qun công. Lúc này Nguyn Du được mt người thân ca Nguyn Nghim là Đoàn Nguyn Tun đón v Sơn Nam Hạ nuôi ăn hc.

Năm Nhâm Dần (1782), Trịnh Sâm mt, Kiêu binh phế Trịnh Cán, lTrịnh Tông lên ngôi chúa. Hai anh ca Nguyn Du là Nguyn Khn được làm Thượng thư bộ Lại, tước Ton Qun công, Nguyn Điu làm Trn th Sơn Tây.

Năm Quý Mão (1783) Nguyn Du thi Hương  trường Sơn Nam, đu Tam trường (Tú tài). Ông ly v là con gái Đoàn Nguyn Thc và ông được tp m chc Chánh th hiu hiu quân Hùng hu ca cha nuôi h Thái Nguyên. Cũng trong năm này anh cùng m ca Nguyn Du là Nguyn Đ (sinh 1761) đ đu kỳ thi Hương  đin Phng Thiên, và Nguyn Khn đu năm thăng chc Thiếu Bo, cui năm thăng chc Tham tng.

Năm Giáp Thìn Tháng 2 năm (1784), kiêu binh ni dy đưa hoàng tôn Lê Duy Kỳ lên làm thái t. Tư dinh ca Nguyn Khn phường Bích Câu, Thăng Long b phá, Nguyn Khn phi trn lên vi em là Nguyn Điu đang là trn th Sơn Tây. Đến năm 1786 thì Nguyn Khn b mc bnh ri chết  Thăng Long.

Năm Kỷ Hợi (1789Nguyễn Huệ đi phá quân Thanh. Đoàn Nguyn Tun hp tác vTây Sơn, gi chc Th lang b Li. Lúc này Nguyn Du v quê v (Quỳnh Côi, Thái Bình).

Tháng mười, năm Tân Hợi (1791), anh th tư cùng cha khác m vi Nguyn Du là Nguyn Quýnh do chng Tây Sơn nên b bt và b giết, dinh cơ h Nguyn Tiên Đin Hà Tĩnh b Tây Sơn phá hy.

Năm Quý Sửu (1793), Nguyn Du v thăm quê Tiên Đin và đến cui năm ông vào kinh đô Phú Xuân thăm anh là Nguyn Đ đang làm thái s vin cơ mt và anh v là Đoàn Nguyn Tun.

Năm Giáp Dần (1794), Nguyn Đ được thăng T phng nghi b Binh và vào Quy Nhơn gi chc Hip tán nhung v. Đến năm 1795 Nguyn Đ đi s sang Yên Kinh d l nhường ngôi ca vua Càn Long nhà Thanh, đến năm 1796 tr v được thăng chc T đng ngh Trung thư snh.

Mùa đông năm Bính Thìn (1796), Nguyn Du trn vào Gia Đnh theo chúa Nguyễn Ánh nhưng b Qun công Nguyn Thn bt giam ba tháng  Nghệ An. sau khi được tha ông v sng Tiên Đin. Trong thi gian b giam ông có làm thơ My trung mn hng (Cm hng trong tù)

Mùa thu năm Nhâm Tuất (1802), Vua Gia Long dinhà Tây Sơn. Nguyn Du ra làm quan Tri huyn Phù Dung, ph Khoái Châu, trn Sơn Nam (nay thuc tnhHưng Yên). My tháng sau thăng tri ph Thường Tín, trn Sơn Nam Thượng (nay thuHà Nội).

Năm Quý Hợi (1803), Nguyn Du được c lên ải Nam Quan tiếp s nhà Thanh sang phong sc cho vua Gia Long.

Năm Ất Sửu (1805) ông được thăng Đông các đi hc sĩ (hàm Ngũ phm), tước Du Đc hu và vào nhm chc kinh đô Phú Xuân. Năm Đinh Mão1807 được c làm giám kho kỳ thi Hương  Hi Dương. Mùa thu năm Mậu Thìn1808 ông xin v quê ngh.

Năm Kỷ Tỵ (1809) ông được b chc Cai b (hàm T phm)  Quảng Bình

Năm Quý Dậu (1813) ông được thăng Cn chánh đin hc sĩ và được c làm chánh s sang nhà Thanh. Năm 1814 ông đi s v, được thăng Hu tham chi b L (hàm Tam phm).

Năm Bính Tý ((1816)), anh r Nguyn Du là Vũ Trinh vì liên quan đến v án cha con Tng trNguyễn Văn Thành nên b đày vào Quảng Nam.

Năm (Canh Thìn1820 Gia Long qua đMinh Mạng ni ngôi. Lúc này Nguyn Du được c đi làm chánh s sang nhà Thanh báo tang và cu phong nhưng ông b bnh dch chết ngày mng 10 tháng 8 âm lịch (16 tháng 9 năm Canh Thìn (1820) lúc 54 tui.

Năm Giáp Thân (1824), di ct ca ông được ci táng v quê nhà là làng Tiên Đin, Hà Tĩnh[6].

 

 

ĐÊM THU ( I )

 

Sao sáng đầy trời, sương trắng trong

Dế kêu sầu lạnh vách tường đông

Tơi bời lá úa, thu se sắt

Hiu quạnh trời buồn, mây vẩn không

Tuổi ấy, ngậm ngùi làn tóc bạc

Nơi này, trùng điệp núi non lồng

Đường xa du khách chồn chân bước

Sông Tuế nằm xoài suốt cả năm

                Phương Hà phỏng dịch

 

ĐÊM THU ( II )

 

Thu đã phai tàn, móc chuyển sương

Quanh thành, cây cỏ nhuốm thê lương

Đêm dài bên ánh đèn hiu quạnh

Ngày muộn trong sầu tư vấn vương

Nghìn dặm non sông, tim thổn thức

Bốn mùa phong cảnh, dạ buồn thương

Rét về không áo càng thêm khổ

Văng vẳng chày khua nơi cuối thôn.

                   Phương Hà phỏng dịch

 

 

 

 THU NHẬT KÝ HỨNG-Nguyễn Du

Cùng Bạn ,

Thu dường như ngập ngừng trước ngỏ , lòng khách tha hương nhớ quê nhà da diết , thương thân phận mình nơi xứ người , rồi bỗng nhiên giựt mình thấy cái già xồng xộc qúa nhanh . Thu lại về , lá vàng tan tác đầy sân !  

Tâm sự của Nguyễn Du cũng là tâm sự chúng mình , ngơ ngác nhìn thời gian vun vút .

Xin gởi đến Bạn cảm tác của thi nhân nhìn mùa thu đến .

Chúc an vui

Thân kính 

Mailoc

 

 

      THU  NHẬT  KÝ  HỨNG

                                                    Nguyễn Du

Tây phong tải đáo bất qui nhân ,

Đốn giác hàn uy dĩ thập phần  .

Cố quốc hà sơn khan lạc nhật ,

Tha hương thân thế thác phù vân .

Hốt kinh lão cảnh kim triêu thị ,

Hà xứ thu thanh tạc dạ văn .

Tự thẩn bạch đầu khiếm thu thập ,

Mãn đình hoàng diệp lạc phân phân ,

 

Dịch nghĩa

     Ngày thu cảm hứng 

Gió tây mới đến người chưa về ,

Mà đã thấy khí trời lạnh lắm .

Non sông nước cũ trông vẻ chiều tà

Thân thế đất người gửi đám mây nổi

Hôm nay chợt sợ cảnh già ,

Đêm qua nghe tiếng thu ở đâu nổi lên .

Cười mình đầu bạc vụng thu xếp ,

Đầy sân lá vàng rụng tơi bời !

 

Dịch Thơ :

(1)

Gió tây vừa đến , khách tha hương ,

Đã thấy lạnh lùng với tuyết sương .

Quê cũ núi sông chiều bóng xế ,

Xứ người thân thế áng mây nương .

Hôm nay bỗng sợ cái già tới ,

Đêm trước đâu về tiếng nhạc vương .

Đầu bạc cười mình còn vụng tính ,

Tơi bời sân trước lá thu vàng .

                             Mailoc phỏng dịch

(2)

Người chưa về gió tây đang tới  ,

Trời căm căm lạnh với tuyết sương .

Cố hương sông núi chiều vương ,

Quê người thân phận mây nương la đà .

Hôm nay kinh cái già mau quá !

Tiếng thu dường trong lá đêm qua .

Bạc đầu chưa ổn cười ta  ,

Vàng bay lác đác  , lá đà đầy sân !

                               Mailoc

             Cali 8-28-14

CẢM HỨNG NGÀY THU

 

Gió tây thổi đến, bóng người xa

Trời chuyển lạnh dần, sương tuyết pha

Non nước quê xưa chiều nắng nhạt

Tấm thân đất khách bóng mây nhoà

Giật mình nghĩ cảnh già đang tới

Ngơ ngẩn nghe mùa thu mới qua

Đầu bạc vẫn còn luôn vụng tính

Tơi bời lá rụng khắp sân nhà.

            Phương Hà phỏng dịch

 

MAI MÙA THU

 

Ửng đỏ chân trời rạng góc xa

Lơ thơ cành lá gió mưa pha

Sân ngoài lững thững màn đêm nhạt

Cổng trước lao xao vệt nước nhòa

Mấy đóa mùa ngâu mai mới nở

Vài con chim khách bóng vừa qua

Trời thu lạc lõng màu hoa tết

Điểm xuyết làm thêm lạ cảnh nhà .

 

Cao Linh Tử

29/8/2014

Thân gởi anh Mai Lộc và các bạn trong Góc Việt Thi

Bài thơ mà anh Mai Lộc giới thiệu tuần này là bài của Nguyễn Du, trích trong tập Nam Trung Tạp Ngâm. Thơ Nguyễn Du không dễ dịch, vì thường là thơ ngụ ý, tức mượn cảnh mà bày tỏ ý mình. Bài thơ làm tại đất thần kinh, tức ở Huế, sau vụ xử Nguyễn Thành khiến ông này phải tự tử và anh rể ông là Vũ Trinh bị vào tù. Ông không dám xin nghỉ lúc ấy vì sợ bị khép tội đồng lõa, sau này ông bị bệnh nhưng không chịu uống thuốc, và để con bệnh giết ông.

 

    秋日寄興                    Thu phong ký hứng

西風纔到不歸人       Tây phong tài đáo, bất quy nhân;

頓覺寒威已十分       Đốn giác hàn uy dĩ thập phần.

故國河山看落日       Cố quốc hà sơn, khan lạc nhật;

他鄉身世托浮雲       Tha hương thân thế thác phù vân.

忽驚老境今朝是       Hốt kinh lão cảnh, kim triêu thị;

何處秋聲昨夜聞       Hà xứ thu thanh, tạc dạ văn.

自哂白頭欠收拾       Tự thẩn bạc đầu, khiếm thu thập;

滿庭黃葉落分分       Mãn đình hoàng diệp lạc phân phân.

            阮攸                                                   Nguyễn Du

 

Gởi chút hứng nhân ngày thu

 

Gió tây vừa thổi, đã đâu về

Cái rét dầu hay, rất tái tê !

Nước cũ sơn hà, nom bóng tắt;

Tha hương thân thế, gởi mây quê.

Thoáng e cảnh lão, sáng nay bổng ...

Nào xứ, tiếng thu, đêm qua nghe ...

Tự diểu bạc đầu, thu nhập ít,

Ngập sân, lác đác, lá tư bề.

                        Danh Hữu dịch

 

Bài thơ này trích trong tập Nam Trung Tạp Ngâm, là tập thơ tác giả làm trong những ngày làm quan ở Huế. Bài thơ tuy không ký chú về trường hợp sáng tác, nhưng xét ý thơ thì chắc chắn là ông làm lúc anh rể ông, là Vũ Trinh, bị liên can và phải vào ngục trong vụ Nguyễn Thuyên, Nguyễn Thành.

Câu một : Gió tây (ở đây là chỉ Giặc rợ Hồ đến từ hướng tây, theo thơ Đường), là ám chỉ vụ bê bối chính trị, gió tây mới vừa thổi mà đã đâu phải xin về (tức trốn chạy). Bất quy là không xin nghỉ hưu.

Câu hai : Gió tây (đối với nước Tầu là rất lạnh). Tác giả muốn bảo là : tuy cũng biết ở lại là phải chấp nhận rủi ro, vì cái lạnh đó rất ác, có thể nguy đến tính mạng (dĩ thập phần)

Câu ba : Tác giả đã chứng kiến cảnh nhà Lê bị tan tác (lạc nhật). Cố quốc hà sơn là sơn hà của nước cũ tức nhà Lê. Khan lạc nhật là chứng kiến cảnh vua bị truất phế.

Câu bốn : Tác giả phải trốn chạy đến nơi khác. Tha hương là quê khác, chỗ khác, và tác giả lúc đó, chỉ còn biết phó thác cho cuộc sống tạm bợ; phù vân là cuộc sống trôi nổi.

Câu năm : Cảnh già đáng sợ, sáng nay mới chợt biết. Hàm ý là nếu mình mà xin nghỉ hưu thì cảnh già đến, mình sống ra làm sao (tức nói không lương bổng thì sống bằng gì). Hàm ý là mình đã kinh qua cái thời trẻ, bỏ quan trốn chạy, không lương hướng, sống thất thểu qua ngày.

Câu sáu : là nhắc tích Trương Hàn, khi nghe gió thu đến thì bỗng nhớ quê, nhớ món gõi cá vược mà xin từ quan, vua gọi cũng không quay lại. Hà xứ là nói một xứ khác, không phải xứ mình. Tạc dạ văn là đêm qua đọc thơ mà biết được chuyện xưa Trương Hàn.

Câu bảy : Tự thẩn là mỉm cười một mình : Cười mình bạc đầu mà chẳng để dành được gì nhiều. Muốn nói là mình thu nhập kém, nếu xin nghỉ hưu thì lấy gì sống.

Câu kết : Lá vàng lác đác mà đã rơi đầy sân. Ngụ ý cái việc ông không rút lui mà lời bàn tán của thiên hạ đã như lá vàng ngập cả sân. Hàm ý có nhiều chê trách.

Bài thơ này tóm lại, là bài thơ ông tự thanh minh việc ông không rút lui khi anh rể ông bị vua Gia Long bắt bỏ tù vì tội bênh học trò.

 

Vài hàng góp ý gởi đến các bạn đọc chơi.

Danh

 

Xin được góp mặt , dù muộn , để thay lời cám ơn anh Mai Lộc đã cho đọc một bài thơ hay của Nguyễn Du và bác Danh Hữu về ý nghĩa chìm của nguyên tác. 

PKT 09/02/2014

 

THU NHẬT KÝ HỨNG

PKT 09/02/2014

Chớm thu người vẫn chưa về được ,

Trời lạnh mùa sang thấu nỗi hàn.

Nước cũ núi sông nhìn nắng tắt ,

Tha hương thân thế gửi mây tan.

Sáng nay chợt ngại cảnh già lão,

Đêm trước thoảng nghe gió thở than.

Tóc trắng cười ta thu vén vụng ,

Đầy sân lả tả lá rơi vàng. 

 

 Ngày Thu cảm Hứng

 

Gió tây đến người chưa về

Bầu trời lạnh buốt tái tê cõi lòng

Trông chiều nhớ nước núi sông

Xứ người trôi nổi lòng vòng mây trôi

Tấm thân gầy guộc già rồi

Đêm qua nghe tiếng thu rơi não buồn

Bạc phơ mái tóc hoàng hôn

Đầy sân lá rụng thu buông gió sầu

 Trầm Vân

_________________________________________________________________________________________ 

 

 

TIÊN DU TỰ ( Nguyễn Trãi, Chu Văn An)

Bản dịch: Mailoc, Phương Hà, Chân Diện Mục, Trầm Vân 

 

Cùng Bạn ,

Xin chuyển đến bạn hai bài thơ  của hai thi nhân khét tiêng trong văn học nước nhà , đó là hai cụ Nguyễn Trãi và Chu Văn An . Tuy trong cùng một bối cảnh núi Tiên Du nhưng hai người tâm trạng mênh man khác nhau , một người vội vã lên chùa để lễ Phật , một người ung dung thong thả dạo núi trong đêm trăng đẹp lòng an nhiên tự tại . Cả hai bài đều tuyệt vời , hồn thơ lai láng .

 Thân kính 

Mailoc

 

 Tiên Du tự

                             Nguyễn Trãi 

Đoản trạo hệ tà dương, 
Thông thông yết thượng phương. 
Vân quy Thiền sáp lãnh, 
Hoa lạc giản lưu hương. 
Nhật mộ viên thanh cấp, 
Sơn không trúc ảnh trường. 
Cá trung chân hữu ý, 
Dục ngữ hốt hoàn vương (vong). 

-- Dịch nghĩa:-- 

Chùa Tiên Du (1) 

Mái chèo ngắn buộc trong bóng xế 
Vội vàng lên chùa lễ Phật 
Mây kéo về làm lạnh giường Thiền 
Hoa rụng xuống khiến dòng suối thơm. 
Chiều hôm tiếng vượn kêu rộn 
Núi trống và bóng trúc dài ra 
Trong cảnh ấy thật có ý 
Ta muốn nói ra bỗng lại quên lời. 

(1) Còn có tên là chùa Vạn Phúc, chùa Phật Tích; nay thuộc tỉnh Bắc Ninh 

--Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh:(2)-- 

Bóng xế thuyền con buộc, 
Vội lên lễ Phật đài. 
Mây về giường sãi lạnh, 
Hoa rụng suối hương trôi. 
Chiều tối vượn kêu rộn, 
Núi quang trúc bóng dài. 
Ở trong dường có ý, 
Muốn nói bỗng quên rồi. 

(2) Trong Nguyễn Trãi toàn tập, Ức Trai thi tập 

 

--Bản dịch của MaiLộc-

 

Buộc con thuyền trời đà bóng xế ,

Bước vội vàng lên lễ Phật đường .

Giường sư lạnh lẽo mây vương ,

Hoa trôi trên suối đưa hương khắp vùng .

Chiều dần tối vượn rừng lanh lảnh ,

Bóng trúc dài quang tạnh núi trong .

Dường như cảnh cũng ý lòng ,

Lời đâu quên mất nên không tỏ bày .

 

 

Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính

                                     Chu Văn An 

Hoãn hoãn bộ tùng đê, 
Cô thôn đạm ái mê. 
Triều hồi, giang địch quýnh, 
Thiên khoát, thụ vân đê. 
Túc điểu phiên thanh lộ, 
Hàn ngư dược bích khê. 
Xuy sinh hà xứ khứ, 
Tịch mịch cố sơn tê (tây). 

Ðêm trăng dạo bước dưới rặng thông ở núi Tiên Du 

Lững thững dạo chơi trên đê tùng 
Làn mây nhạt che khuất làng hẻo lánh 
Triều xuống tiếng địch trên sông nghe xa vắng 
Trời rộng, mây là là ngọn cây 
Chim về tổ bay qua sương mát 
Cá gặp lạnh nhảy dưới khe trong 
Người thổi sáo đi đâu vắng? 
Để núi tây cũ thêm quạnh hiu. 

    ĐÊM TRĂNG TRÊN NÚI TIÊN DU

(1)

Trên đê tùng , dạo chơi  thong thả ,

Làn khói mờ che cả cô thôn .

Triều hồi , địch vẳng bến sông ,

Trời quang mây lượn ngàn thông la đà .

Chim xao động sương ngà đêm mát ,

Nước lạnh tanh cá quạt khe trong .

Tiếng sênh im bặt mênh mông ,

Núi xưa hiu quạnh trời không một màu .

                             Mailoc phỏng dịch

(2)

Lửng thửng trên bờ thông ,

Sương khói mờ cô thôn .

Triều lui tiếng sáo vẳng ,

Trời tạnh rừng mây lồng .

Sương rung chim lũ lượt ,

Cá lạnh quẫy khe trong .

Sênh ai vừa bặt tiếng ,

Non cũ quạnh trời không

                    Mailoc

-- Chu Văn An 朱文安 (1292-1370) hiệu là Tiều Ẩn,tên chữ là Linh 
Triệt, tên thụy là Văn Trinh. Tên thật là Chu An, được phong tước 
Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An. Ông người 
làng Văn Thôn , xã Quang Liệt, huyện Thanh Ðàm (nay là huyện 
Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội). 

Sau khi thi đậu thái học sinh, Chu Văn An không ra làm quan, chỉ 
ở nhà dạy học.Học trò theo học rất đông, trong số đó có Phạm Sư 
Mạnh, Lê Quát. 

Năm Khai Thái đời Trần Minh Tông ông mới nhận chức Quốc Tử 
Giám tư nghiệp,dạy cho thái tử học.Ðời Trần Dụ Tông (1341-1369) 
nhà vua mải mê chơi bời, bỏ bê việc nước, bọn quyền thần thì lộng 
quyền,hà khắc,tham nhũng; Chu Văn An bèn dâng sớ xin chém bảy 
tên nịnh thần, nhưng vua không nghe. Ông xin từ chức, lui về ở ẩn 
tại núi Phượng Hoàng , làng Kiệt Ðặc , huyện Chí Linh . Ông mất 
năm Thiệu Khánh thứ nhất. Ðời Trần Nghệ Tông (1370), được 
vua làm lễ tế và đặt tên thuỵ là Văn Trinh. 

Tác phẩm: Chu Văn An từng có những tác phẩm như: Thất trảm 
sớ, Tiều ẩn thi tập, Tiều ẩn quốc ngữ thi tập, Tứ thư thuyết ước. 
Nhưng cho đến nay mới chỉ tìm được 12 bài thơ chữ Hán chép trong 
Toàn Việt thi lục. 

PHƯƠNG HÀ phỏng dịch:

Phương Hà xin được góp bài phỏng dịch cùng anh Mai Lộc:

 

I/ Phỏng dịch bài TIÊN DU TỰ của Nguyễn Trãi

 

CHÙA TIÊN DU

 

Buộc mái chèo trong bóng xế tà

Lên chùa vội vã một mình ta

Giường Thiền mây phủ màn vương lạnh

Suối mát hoa rơi hương thoảng xa

Vượn hót rộn vang chiều tối muộn

Núi in dài trải bóng tre già

Cành tình ẩn chứa muôn ngàn ý

Muốn nói mà sao khó thốt ra

            Phương Hà phỏng dịch

 

II/ Phỏng dịch bài NGUYỆT TỊCH BỘ TIÊN DU SƠN TÙNG KÍNH của Chu Văn An

 

DẠO BƯỚC ĐÊM TRĂNG TRÊN NÚI TIÊN DU

 

Trên đê, dạo bước dưới hàng thông

Mây nhạt che mờ xóm cuối thôn

Tiếng địch xa đưa triều nước xuống 

Ngọn cây mờ phủ áng mây lồng

Chim bay về tổ sau sương lạnh

Cá quậy bên khe dưới nước trong

Người thổi sáo đâu sao chắng thấy

Non tây hiu quạnh mãi hoài trông.

               Phương Hà phỏng dịch

Bản dịch C.D.M & Trầm Vân: 

ĐÊM TRĂNG DẠO BƯỚC DƯỚI RẶNG THÔNG NÚI TIÊN DU

 

Lững thững dưới hàng thong

Thôn ngủ dưới mây hong

Nước ròng tiêu réo rắt

Trời rộng cây mây long

Chim ngủ sương thánh thót

Cá nhảy dưới khe trong

Tiếng tiêu đà xa vắng

Cô đơn núi lạnh lung

 

C.D.M.

 

Chùa Tiên Du

 

Bóng chiều buộc chiếc thuyền con

Vội lên lễ Phật thả buông muộn phiền

Mây về kéo lạnh giường thiền

Suối trôi hoa rụng hương mềm cánh trôi

Vượn kêu trời đã tối rồi

Núi xanh bóng trúc dài khơi nỗi niềm

Cảnh dường muốn tỏ niềm riêng

Lòng ta muốn nói lại quên mất lời

 Trầm Vân

 

Dạo Bước Tiên Du

 

Trên đê dạo dưới hàng thông

Khói mờ che cả cô thôn gió lồng

Triều hồi tiếng địch ru sông

Là đà cây biếc mây bồng bềnh trôi

Chim bay về tổ, sương rơi

Dưới khe quá quẫy bồi hồi nước trong

Đâu người thổi sáo ru lòng

Non tây hiu quạnh ngóng trông u hoài

 Trầm Vân 

  ___________________________________________________


 

THUẬT HOÀI - Đặng Dung

Bản dịch: Tản Đà, Phan Kế Bính, Đào Hữu Dương, Mailoc, Đỗ Chiêu Đức, Chân Diện Mục, Trầm Vân

 Cùng Bạn 

Xin chuyển đến Bạn một bài thơ của một Thi nhân Tráng sĩ đời nhà Trần đã làm biết bao thi nhân đời sau rung động cảm khái , đó là Tráng Sĩ Đặng Dung .

Thân kính

Mailoc

 

        THUẬT HOÀI

                                        Đăng Dung

Thế sự du du nại lão hà ,

Vô cùng thiên địa nhập hàm ca .

Thời lai đồ điếu thành công dị ,

Vận khứ anh hùng ẩm hận đa .

Trí chúa hữu hoài phù địa trục ,

Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà .

Quốc thù vị báo đầu tiên bạch ,

Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma .

 

Dịch nghĩa 

                Cảm Hoài

Việc đời dằng dặc mà mình đã già mất rồi

(Vậy nên ) Đất Trời mênh mông thu lại la một cuộc say hát mà thôi .

Gặp thời bọn giết heo , bọn câu cá cũng thành công dễ ,

Nhưng lỡ vận thì anh hùng cũng đành nuốt hận nhiều

Giúp chúa có lòng đỡ trục đất

Nhưng tiếc rằng rửa binh không có đường kéo sông trời

Nợ nước chưa báo đầu đã sớm bạc

Tiếc thay đã bao phen mài gươm Long Tuyền dưới ánh trăng

 

   --Bản dịch của Tản Đà-

Việc đời man mác tuổi già thôi  !

Đất rộng trời cao chén ngậm ngùi .

Gặp gỡ thời cơ may những kẻ

Tan tành sự thế luống cay ai .

Phò vua bụng những mong xoay đất ,

Gột giáp sông kia khó vạch trời .

Đầu bạc giang san thù chưa trả ,

Long Tuyền mấy độ ánh trăng soi .

 

   --Bản dịch của Phan kế Bính -

 

Việc đời bối rối tuổi già vay ,

Trời Đất vô cùng một cuộc say .

Bần tiện gặp thời lên cũng dễ ,

Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay .

Vai khiêng trái đất mong phò chúa ,

Giáp gột sông trời khó vạch mây .

Thù trả chưa xong đầu đã bạc ,

Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày .

 

-- Bản dịch của Đào hữu Dương -

 

Tuổi già lận đận nỗi tình đời ,

Vô tận vần xoay khoảng đất trời

Ti tiện gặp thời lên chẳng khó  ,

Anh hùng lỡ bước hận nhiều thôi .

Vác non phò chúa trên vai nặng ,

Gột giáp qua mây mặt nước trôi

Thù nước chưa xong đầu sớm bạc ,

Dưới trăng mài kiếm mấy thu rồi .

 

--Bản dịch của Mailoc-

 

Lê thê thế sự , đã già mất !

Rượu ngà ngà trời đất cùng say .

Lên voi , đê tiện thời may ,

Anh hùng tàn vận đắng cay muôn phần .

Vai phò chúa mong vần trục đât ,

Nước thanh bình rửa giáp sông Ngân .

Quốc thù chưa trả bạc đầu !

Dưới trăng loang loáng bao lần mài gươm .

 

Bài thơ đã mở đầu  bằng một câu bi phẫn của thi nhân tráng sĩ , ngao ngán cho việc đời còn ngổn ngang , mà tuổi mình đã già mất rồi ! Bi phẫn rồi lại ngậm ngùi , thôi thì chỉ còn chén rượu say say nghêu ngao với đất trời .Gợi hình nhất ở hai câu cuối : hình ảnh một tráng sĩ bạc đầu  mài gươm loang loáng dưới ánh trăng . Một bài thơ đã khiến bao nhiêu người cảm khái !

 

ĐẶNG DUNG  sinh và mất năm nào không rõ chỉ biết ông người huyện Can Lộc , tỉnh Nghệ An . Thân phụ ông là Đặng Tất làm quan triều Trần . Khi quân Minh do Trương Phụ xăm chiếm nước ta , năm 1407 Đặng Tất cùng đồng liêu là Nguyễn Cảnh Chân theo giúp Giản Định Đế chống quân Minh . Nhưng GĐĐ nghe lời xiểm nịnh giết cả Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân . Đặng Dung và Nguyễn cảnh Dị, con của Nguyễn cảnh Chân vì đại cuộc , quên thù nhà, đem quân từ Thuận Hóa về Thanh Hóa , tôn Trần Qúy Khoách lên làm vua , đó là Trùng Quang Đế , để tiếp tục sự nghiệp chống Minh . Chiến công đáng ghi nhớ trong đời ông là một lần đánh úp doanh trại quân Minh trong một đêm tháng 9 năm 1413 , ông và một tướng khác là Nguyễn Súy cầm đầu một toán xung kích nhảy lên thuyền giặc định bắt sống tướng Minh ,nhưng Trương Phụ nhờ đêm tối đã thoát hiểm .

Thời bấy giờ nghĩa sĩ  tham gia kháng chiến rất đông như kẻ sỉ cương cường  Nguyễn Biểu (*) tráng sĩ Nguyễn Súy v..v..nhưng nghiêp nhà Trần đến hồi suy  , các cuộc khởi nghĩa đều thất bại , Trùng quang Đế và ông đã bị bắt . Trên đường giải về Yên Kinh ông và nhà vua đã nhảy xuống sông tự vận .

(*)  NGUYỄN BIỂU : người huyện La Giang tỉnh Hà Tỉnh , thi đổ Thái Học Sinh ( Tiến Sĩ) khoảng năm 1357 cuối đời nhà Trần , ông làm quan đến chức Điện Tiền Đô Ngự Sử , cùng thời với Đặng Dung và Nguyễn cảnh Dị .

Trong cuộc khánh Minh , nhiều lần thất bại , ông được cử làm sứ giả gặp Trưong Phụ , để mong mua thời gian xây dựng binh lực. Tướng Minh là Trương phụ tiếp sứ thần một cách ngạo mạn , sai quân đem ra một cái đầu người luộc chin , ép NB ăn , NB ung dung ngồi vào mâm và nói rằng :" Mấy khi được ăn thịt người phương Bắc( người Tàu ), nói đoạn lấy đủa khóet đôi mắt , chấm muối ăn một cách ngon lành , vưà ăn vưà ngâm bài thơ Cổ đầu người khiến Trương Phụ kính phục toan tha về .Hàng tướng là Phan Liêu  lại ton hót rằng Nguyễn Biễu đã nói " Năng sảm nhân đầu , năng sảm Phụ "(ý nói nuốt được đầu người , cũng có thể nuốt tươi Trương Phụ )  .TP giận lắm , đưa câu ấy ra bắt ông phải đối lại . Đối được thì cho về bằng không phải chém  . NB ung dung đối lạirằng " Hựu tồn ngô thiệt , hựu tồn Trần "( Còn ba tâc lưỡi của ta , Nhà Trần vẫn còn ). TP đổi ý không tha nữa lại sai cắt lưỡi ông : Thử để xem cắt lưỡi nó đi , nhà Trần có còn được nữa không ? Đoạn trói ông vào chân cầu cho thủy triều  lên dìm chết Thật là một tấm gương anh hùng để ngàn thu , một cái chết đau thương để chúng ta thấy sự bào tàn dã man của Tàu 

Hỡi những ai còn mê muội , hỡi những kẻ ương hèn hãy nhìn rõ , chỉ có gươm khua máu đỗ mới bảo vệ được giang sơn gấm vóc mà tổ tiên ta đã bao đời xây dựng. 

Mong lắm thay !

ĐỖ CHIÊU ĐỨC:                

Xin được trình bày lại bài thơ " Thuật Hoài " của Đặng Dung như sau :

 

       述 懷                         THUẬT HOÀI


世事悠悠奈老何       Thế sự du du nại lão hà !
無窮天地入酣歌       Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
時來屠釣成功易       Thời lai đồ điếu thành công dị,
運去英雄飲恨多       Vận khứ anh hùng ẩm hận đa. 
致主有懷扶地軸       Trí chúa hữu hoài phù địa trục,
洗兵無路挽天河       Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
國讎未報頭先白       Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
幾度龍泉戴月磨       Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma !

 

               Xin được dịch nghĩa từng câu như sau :

 

     1. Việc đời còn dằng dặc mà ta đã già mất rồi, biết sao đây !

     2.Trời đất mênh mông như đắm chìm trong cuộc rượu hát ca.

     3.Khi gặp thời, người làm nghề hàng thịt, kẻ câu cá cũng dễ dàng thành công,     

     4.Lúc lỡ vận, nhiều bậc anh hùng cũng  đành phải nuốt hận mà thôi !    

     5. Hết lòng giúp chúa, những mong đỡ lại trục trái đất . ( xoay lại thời cuộc ).

     6.Rửa vũ khí vì đã hết đường, nhưng làm sao kéo  sông Ngân xuống được ( để rửa ! ).   

     7.Thù nước còn chưa trả  mà mái tóc đã sớm bạc phơ,   

     8.Biết bao phen mang gươm Long Tuyền ra mài dưới bóng trăng rồi !

 

        Thưa Thầy,

        Câu 6 có xuất xứ ( lớn lắm ! ) như sau :

 

        Điển tích lấy từ hai câu thơ trong bài Tẩy Binh Mã (Rửa khí giới) của Đỗ Phủ:

 

             An đắc tráng sĩ vãn thiên hà;            安得壯士挽天河,
             Tịnh tẩy giáp binh trường bất dụng.  淨洗甲兵長不用.

 

Dịch nghĩa:

           Làm sao có được một tráng sĩ nào đó kéo nước sông Ngân xuống (dịch chữ thiên hà); Rửa sạch khí giới và áo giáp, mãi mãi không dùng đến nữa.  ( Ý chỉ có người tài giỏi, dẹp yên chiến tranh để dân chúng được an hưởng thái bình, nhưng mà... thực tế thì đâu có được người như thế ! )

 

DIỄN NÔM :
                      THUẬT là Kể lại, là Bày tỏ.
                      HOÀI là Vòng tay, là Lòng dạ.
                      THUẬT HOÀI là

 
                 BÀY TỎ NỖI LÒNG


           Thế sự còn vương đã lão rồi,
           Đất trời say khước hát ca chơi.
           Có thời câu cá thành công dễ,
           Hết vận anh hùng nuốt hận thôi.
           Giúp chúa những mong xoay lại cuộc,
           Bãi binh còn muốn kéo sông trời.
           Quốc thù chưa báo đầu đà bạc,
           Mài mãi Long Tuyền dạ chẳng nguôi !


                                                           Đỗ Chiêu Đức
                                                                        diễn nôm.

Bản dịch Chân Diện Mục 

NỖI LÒNG

 

Rối nùi việc nước đã già sao

Tay kiếm tay ly níu hỏi trời

Thời may kẻ dở thành công dễ

Vận hết ta đây luống ngậm ngùi

Phò chúa lòng mong xoay thế cục

Khôn hay rửa giáo giữa sông trời

Nửa đường đầu bạc , ôi đầu bạc

Mài kiếm trông trăng mấy độ rồi

 

                                  C.D.M.

Bản dịch Trầm Vân 

Bày Tỏ Nỗi Lòng

 

Việc đời chưa dứt đã già rồi

Nâng chén tiêu sầu rượu đỏ môi

Nghèo khó gặp thời lên mộng dễ

Anh hùng lỡ vận nuốt hờn thôi

Giữ lòng giúp Chúa mong xoay cuộc

Nung dạ vung đao muốn kéo trời

Chưa báo quốc thù đầu đã bạc

Long Tuyền mài mãi ánh trăng trôi

 Trầm Vân

  

  

 

THÔN CƯ                     

Nguyễn Sưng

Bản dịch/phỏng dịch: Vôdanh, Mailoc, Phương Hà 

 

Cùng Bạn

Xin chuyển đến Bạn một bài thơ của Nguyễn Sưởng . Cụ đã vẽ lên bức tranh vừa mơ màng vừa dễ thương  cuộc sống an nhàn ngày xưa ở thôn quê :  ngày tai lắng tiếng chim ca , mơ màng theo giậu thúc phất phơ gió mát, đêm có trăng với bóng hoa lồng, có những ván cờ tướng chậm rãi hào hứng đang tính nước nát óc , khi bước về nhà thì đã ngà ngà say chân đá chân xiêu chập chờn nửa mơ nửa tỉnh, tai đã văng vẳng tiếng gà eo óc nhà gần bên .Trời gần sáng. Ôi tuyệt vời cuộc sống  thanh bình thơ mộng của thôn quê ta ngày xưa !

 

Nguyễn Sưởng hiệu là Thích Liên sống cùng thời với Trần Quang Triều , Nguyễn Trung Ngạn, có làm quan dưới triều Trần , nhưng sớm chán công danh , lui về vui với bầu bạn và thiên nhiên. Ông tham gia thi xã Bích Động . Tác phẩm lưu lại chỉ mấy bài thơ .

 Thân kính 

   Mailoc

 

             THÔN CƯ

                                   Nguyễn Sưởng

Thông thông xuân dĩ hạ ,

Thụ để điểu thanh mang .

Thiềm nguyệt hoa di ảnh ,

Song phong tá trúc lương .

Vi kỳ nhàn đắc địa ,

 

Đối tửu túy vi hương .

Hoán xuất Hoa tư quốc ,

Lân kê cách đoản tường .

 

  Dịch thơ :

Thấm thoát xuân qua đã lại hè ,

Vòm cây ánh ỏi tiếng chim quê .

Giậu trúc phất phơ hơi mát thoảng ,

Thềm trăng lẩn thẩn bóng hoa xê .

Cuôc cờ thủng thỉnh thêm cao nước ,

Chén rượu ngà ngà dẫn lối về .

Chập chờn sực tỉnh Hoa tư mộng ,

Một tiếng gà bên xóm gáy te .

                            Vô danh

    Ở LÀNG

Lật bật hè về xuân lại qua ,

Trong vườn ríu rít tiếng chim ca .

Thềm trăng chầm chậm bóng hoa chuyển

Bụi trúc dật dờ gió ti xoa

Thong thả cuộc cờ đang tính nước ,

Lâng lâng chén rượu lúc về nhà .

Mơ màng chợt tỉnh Hoa tư mộng ,

Eo óc tường bên một tiếng gà .

                         Mailoc phỏng dịch

SỐNG Ở THÔN QUÊ

Thoáng chốc xuân tàn, hạ đã sang

Trong vòm, chim chóc hót ca vang

Ánh trăng in bóng chùm hoa muộn

Làn gió đung đưa khóm trúc vàng

Thanh thản cuộc cờ, tâm sảng khoái

Say sưa chén rượu, dạ bình an

Hồn mơ chợt tỉnh, rời cơn mộng

Một tiếng gà sau bức giậu ngang.

            Phương Hà phỏng dịch 

____________________________________________________________________________________________ 

 

CỔ LOA HỮU CẢM

Chu Mạnh Trinh________________________

Cùng Bạn

Cuốituần  xin chuyển đến Bạn một bài thơ của Chu Mạnh Trinh , tôi thấy hay hay và ý nghĩa nênlấy từ internet xuống mời các Bạn đọc chơi giải khuây cuối tuần .

Thân mến

Mailoc

 

古螺有感

Cổ Loa hữu cảm

                              Chu Mạnh Trinh

 

郎君情重父恩深, 

不白奇冤直到今。 
機爪無靈龜亦去, 
明珠有淚蚌猶沉。 
黃碑古樹千年國, 
碧海遙天一片心。 
寂寞前朝宮外廟, 
杜鵑啼斷月陰陰。

Lang quân tình trọng, phụ ân thâm 
Bất bạch kỳ oan trực đáo câm. 
Cơ trảo vô linh quy diệc khứ, 
Minh châu hữu lệ bạng do trầm. 
Hoàng bi cổ thụ thiên niên quốc, 
Bích hải dao thiên nhất phiên tâm. 
Tịch mịch tiền triều cung ngoại miếu, 
Ðỗ quyên đề đoạn nguyệt âm âm...

 

        CỔ  LOA  HỮU  CẢM

Ơn cha sâu  , tình chàng một khối ,

Biết bao giờ giải mối oan khiên .

Rùa đâu cung nỏ hết thiêng  ,

Minh châu lệ ngấn trai chìm đáy sâu .

Bia hoang tàn nghìn thu cây cỗi ,

Biển trời xanh một nỗi thương đau .

Triều xưa cung lạnh miếu sầu ,

Tiếng quyên khắc khoải , trăng thâu lờ mờ .

                             Mailoc phỏng dịch 

 

Chu Mạnh Trinh (朱孟楨, 1862-1905), tự Cán Thần, hiệu Trúc Vân, là một danh sĩ thời Nguyễn, tác giả bài phú Hàm Tử quan hoài cổ.

Thân thế sự nghiệp

Ông sinh năm 1862, người làng Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Cha ông là Chu Duy Tĩnh, từng làm quan đến chức Ngự sử.

Từ nhỏ, ông nổi tiếng thông minh, có tài văn phú. Khi 19 tuổi, ông đỗ Tú tài. Sau đó ông sang thụ giáo Phó bảng Phạm Hi Lượngvà được thầy gả con gái cho. Đến 25 tuổi, ông đỗ Giải nguyên trường Hương khoa thi Bính Tuất (1885). Khoa thi Hội năm Nhâm Thìn (1892), ông đậu Tiến sĩ.

Sau khi thi đỗ Tam giáp tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (đời Thành Thái thứ tư), ông được bổ làm Tri ph Lý Nhân, tỉnh Hà Nội, có tiếng là công minh chính trực. Có lần ông đã phạt đánh roi một tu sĩ người Pháp có hành động cậy thế lộng hành.

Làm Tri phủ ít lâu thì cha mất, Chu Mạnh Trinh xin cáo quan về cư tang. Sau đó, ông được giao chức Án sát tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Nguyên.

Ông mất năm 1905, khi mới 43 tuổi.

Cổ Loa là kinh đô của nhà nước phong kiến Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và của nhà nước dưới thời Ngô Quyền thế kỷ 10 sau Công nguyên.

Hiện nay, di tích Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Bi cnh đa lý[

Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa. Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng. Con sông này qua nhiều thế kỷ bị phù sa bồi đắp và nay đã trở thành một con lạch nhỏ, nhưng xưa kia sông Hoàng là một con sông nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu, con sông lớn nhất trong hệ thống sông Thái Bình. Như vậy, về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có một vị trí vô cùng thuận lợi hơn bất kỳ ở đâu tại đồng bằng Bắc Bộ vào thời ấy. Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình. Hai mạng lưới đường thủy này chi phối toàn bộ hệ thống đường thủy tại Bắc bộ Việt Nam

Địa điểm Cổ Loa chính là Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng, dân chúng đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng Trung Du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng. Việc định cư tại đồng bằng chứng tỏ một bước tiến lớn trong các lãnh vực xã hội, kinh tế trong giao tiếp, trao đổi con người dễ dàng đi lại bằng đường bộ hay bằng đường thủy; trong nông nghiệp có bước tiến đáng kể về kỹ thuật trồng lúa nước, mức độ dân cư cũng đông đúc hơn.

Trung tâm quyền lực của các cư dân Việt ở đồng bằng sông Hồng cũng thể hiện sự phát triển về chiều rộng của Văn Hóa Đông Sơn.

Xây dng thành[]

Thành Cổ Loa được xây bằng đất do thời ấy ở Âu Lạc chưa có gạch nung. Thành có 3 vòng. Chu vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km... Diện tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5 m, có chỗ 8-12 m. Chân lũy rộng 20-30 m, mặt lũy rộng 6-12 m.  cổ về sự tồn tại của hàng chục vạn mũi tên đồng, có thể dùng nỏ liên châu ở đây. Xem thêm truyền thuyết Cổ Loa.

Về mặt quân sự, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm. Với các bức thành kiên cố, với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy, Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đô. Đồng thời là một căn cứ kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ binh. Nhờ ba vòng hào thông nhau dễ dàng, thủy binh có thể phối hợp cùng bộ binh để vận động trên bộ cũng như trên nước khi tác chiến.

Về mặt xã hội, với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính, thành Cổ Loa là một chứng cứ về sự phân hóa của xã hội thời ấy. Thời kỳ này, vua quan không những đã tách khỏi dân chúng mà còn phải được bảo vệ chặt chẽ, sống gần như cô lập hẳn với cuộc sống bình thường. Xã hội đã có giai cấp rõ ràng và xa hội có sự phân hóa giàu nghèo rõ ràng hơn thời Vua Hùng.

Về mặt văn hóa, là một tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích, Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt Cổ. Đá kè chân thành, gốm rải rìa thành, hào nước quanh co, ụ lũy phức tạp, hỏa hồi chắc chắn và nhất là địa hình hiểm trở ngoằn ngoèo, tất cả những điều làm chứng nghệ thuật và văn hóa thời An Dương Vương. Hàng năm, vào ngày 6 tháng giêng âm lịch, cư dân Cổ Loa tổ chức một lễ trang trọng để tưởng nhớ đến những người xưa đã có công xây thành, và nhất là để ghi ơn An Dương Vương.

Hiện nay Cổ Loa là 1 trong 21 khu du lịch quốc gia Việt Nam và vào ngày 6/1/2013 âm lịch cổ loa đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.

Trọng Thủy và chuyện tình với công chúa Mỵ Châu

Theo Đại viêt sử ký toàn thư, sau nhiều lần giao tranh với An Dương Vương không thắng được, Triệu Đà sai Trọng Thủy sang nước Âu Lạc, hầu trong cung An Dương Vương làm túc vệ, rồi cầu hôn công chúa Mỵ Châu. An Dương Vương bằng lòng, cho Trọng Thủy lấy con gái mình.

Trong thời gian ở Âu Lạc gửi rể, Trọng Thủy đánh cắp các bí mật quân sự của Âu. Truyền thuyết kê rằng, Trọng Thủy dỗ Mỵ Châu để xem trộm nỏ thần, rồi ngầm bẻ gãy lẫy nỏ, thay cái khác vàoSau khi phá được bí mật quân sự của Âu Lạc, Trọng Thủy xin An Dương Vương về thăm cha mẹ. An Dương Vương bằng lòng. Trọng Thủy báo lại cho Triệu Đà mọi việc.

Triệu Đà lại phát binh đánh Âu Lạc, sai Trọng Thủy cầm quân. An Dương Vương chủ quan vì có vũ khí "nỏ thần", khi ra trận mới biết vũ khí không còn hiệu nghiệm, thua trận mang Mỵ Châu chạy về phía nam.

Trọng Thủy theo lời dặn của Mỵ Châu trước khi chia tay, cứ theo dấu lông ngỗng mà Mỵ Châu rắc ra đường làm dấu mà đuổi theo. An Dương Vương nhận ra chính con gái tiếp tay cho họ Triệu, liền giết chết Mỵ Châu rồi tự vẫn. Trọng Thủy đuổi theo đến nơi, thấy Mỵ Châu đã chết, thương khóc ôm xác đem về chôn ở Loa Thành. Vì thương tiếc nhớ tiếc Mỵ Châu, Trọng Thủy trở lại chỗ Mỵ Châu tắm gội trang điểm khi trước, cuối cùng nhảy xuống giếng mà chết..

LẠM BÀN

 Qua câu chuyện Trọng Thủy -Mị Châu , ngừời Việt mình có kẻ lên án sự phản bội tổ quốc , phản bội cha  , làm mất nước của Mị Châu; cũng có người  nhỏ lệ bênh vực tha thứ cho nàng vì sự nhẹ dạ , chìều  chồng , đem bí mật quốc gia thộ lộ cho người , Chu mạnh Trinh cũng thương xót nàng , ôm mối oan khiên  .Riêng tôi , tôi cũng tha thứ sự dại khờ , ngu xuẩn của người con gái trong phút giây đê mê nào đó bên chồng  , đã quên tự hỏi chồng mình là ai ? sao lại hỏi chuyện cơ mật quốc gia ? nhưng không thể tha thứ cho nàng khi quân thù đã rượt đuổi hai cha con cận kề mà nàng vẫn còn ngu dại rắc lông ngỗng cho thằng chồng bất nhân  chạy theo giết cha mình .Thử hỏi một nàng con gái không đầu óc như vậy để sống bằng thừa . Vì thế người ta đã dựng một ngôi miếu tưởng nhớ nàng , trong miếu có tượng đá cụt mất đầu to lớn gắp  mây lần người thường  trông thật ấn tượng .Không đầu tượng trưng cho sự vô đầu óc .

   Câu chuyện Trọng Thủy -Mị Châu cũng cho ta thấy sự ngây ngô tin người của An Dương Vương Thục Phán . ông đã qúa tin nơi mười sáu chử vàng và bốn tôt của tình thông gia và sự giúp đỡ của thần KiM QUY nên đưa đến mất nước ê chề , tội của ông còn đáng trách hơn tội của đứa còn gái ngây thơ  , dại dột. Đây chỉ là câu chuyện truyền thuyết nhưng vô cùng ý nghĩa là bài học muôn đời của dân Việt mà chúng ta còn chưa thuộc . Đau lòng thay ! !

Xin gởi đên bạn một cảm tác của Thanh Mai dưới đây :

           

            VỊNH CỔ LOA 

 

Nước tan tành một trời uất hận ,

Giận con khờ , càng giận chính ta .

Chiều chồng , con trẻ thật thà ,

Còn ta " bốn tốt " thông gia tin người .

Giang sơn nầy bao đời xây dựng ,

Liệt oanh còn sừng sửng Trời Nam .

Giặc kia muôn thuở tham tàng ,

Đỉnh cao trí tuê mơ màng tỉnh chưa ?

                                 Thanh Mai

___________________________________________________________________________ 

 

Nguyễn Thượng Hiền Hỏi Hoa

Nguyễn Thượng Hiền qua Tầu , tìm gặp Phan Bội Châu ... hoạt động ...
Sau Phan Bội Châu sang Nhật ... thất bại ...
Có lẽ Nguyễn Thượng Hiền chán ngán trước cảnh : có những kẻ báo cho mật thám bắt đồng chí mình !
Ông vào tu ở một ngôi chùa ở Hàng Châu . Chơi rất thân với nhà sư Viên Giác . Người Tầu tôn ông là một vị Cao Tăng .

              HỎI HOA

Hỏi hoa xin mượn mùi hương
Hỏi trăng xin mượn gương vàng thử soi
Hỏi non xin mượn đá ngồi
Hỏi sông mượn nước tắm chơi sạch mình

                              N.T. Hiền

Hỏi trăng trăng chẳng trả lời
Hỏi hoa hoa chỉ mỉm cười làm ngơ
Hỏi sông sông lặng như tờ
Hỏi non non đứng trơ trơ một mình

                    Viên Giác Thiền Sư

  tôi xin phép hai cụ ăn theo mấy câu :

Hỏi sông sông chỉ lững lờ
Hỏi non ngạo nghễ trơ trơ một mình
Hỏi trăng nghiêng ngả đầu ghềnh
Hỏi hoa xin chút hương trinh hoa cười

                                    C.D.M.

VỌNG PHU

 

Hỏi người người cứ hững hờ ,

Hỏi mây sao lại lững lờ ngàn thu .

Hỏi thông sao mãi vi vu  ,

Hòi non non nói chinh phu chưa về !

                                         Mailoc

Quên Đi xin hưởng ứng

 

Hỏi hoa khoe sắc vì ai

Hỏi em tình cũ đã thay lâu rồi

Hỏi mây mây hững hờ trôi

Hỏi lòng lòng mãi bồi hồi nhớ thương.

                                          Quên Đi

 

HỎI- ĐÁP

 

Hỏi trăng xin mượn cây đa

Hỏi sông xin mượn thuyền xa chửa về

Hỏi mây mượn ráng chiều hè

Hỏi em mượn nụ hôn e ấp tình

 

Rằng đa cuội đã mượn rồi

Thuyền đà tách bến chở người sang sông

Ráng chiều không nhuộm trời đông

Nụ hôn em tặng cho chồng đã lâu !

 

                     Phương Hà

___________________________________________________________________

 

 NGUYỄN LỘ TRẠCH & NGUYỄN THƯỢNG HIÊN

1. NGUYỄN LỘ TRẠCH

Nguyễn Lộ Trạch con quan tổng đốc Nguyễn Oai , nhưng ông không thích đi thi làm quan . Ông thích đọc Tân Văn ( Lương Khải Siêu ... ) , thích bàn chuyện thời sự ! Kết giao với những chí sĩ , những nhà ái quốc . Ông được mệnh danh là Cậu Ấm Tàng Tàng . Ông và Nguyễn Thượng Hiền ... bị các quan đại thần gọi là tụi thiếu niên hiếu sự !

                  THU HOÀI
                    ( bài 1 )

Cực mục tiêu sơ hồng diệp lâm
Thiên Sơn tĩnh lập ảnh sâm sâm
Tiều lâu đoạn giác minh sương lãnh
Chiến lũy trầm luân khốc nhật âm
Thảo muội kinh dinh tiên thế nghiệp
Giang hồ ưu ái hủ nho tâm
Vạn gia chinh phạt hàn y tận
Sầu sát thu khuê xứ xứ châm

                        Nguyễn Lộ Trạch

                  THU HOÀI

Ngút mắt tiêu điều lá đỏ rơi
Núi sông u ám dạ tơi bời
Tháp canh đứt nối trong sương lạnh
Chiến lũy ma hờn quỷ khóc thôi
Đời trước kinh doanh bao vất vả
Hủ nho ôm hận biết cùng ai
Nhà nhà đói rét trong tao loạn
Khuê phụ phòng không sầu chết người

                              C.D.M.

Đỗ Chiêu Đức tham gia với các phần sau đây :


   1. BẢN CHỮ HÁN CỔ CỦA BÀI THƠ :
       
            THU HOÀI                                                 秋懷
Cực mục tiêu sơ hồng diệp lâm                     極目蕭條紅葉林,
Thiên Sơn tĩnh lập ảnh sâm sâm                   千山靜立影森森。
Tiểu lâu đoạn giác minh sương lãnh              小樓斷角鳴霜冷,
Chiến lũy trầm luân khốc nhật âm                  戰壘沉淪哭日陰。
Thảo muội kinh dinh tiên thế nghiệp              草昧經營先世業,
Giang hồ ưu ái hủ nho tâm                            江湖優愛腐儒心。
Vạn gia chinh phạt hàn y tận                         萬家征伐寒衣盡,
Sầu sát thu khuê xứ xứ châm                       愁殺秋閨處處砧。
                    Nguyễn Lộ Trạch                                          阮露澤



   2. CHÚ THÍCH :


       CỰC MỤC : là nhìn mút con mắt.
       TIÊU SƠ : là Thưa thớt, Lèo tèo.
       ẢNH SÂM SÂM : là Cái bóng Âm U, Mờ Mịt.
       TIỂU LÂU : là Lầu Nhỏ, Ở đây là Vọng Gác.
       ĐOẠN GIÁC : là Dứt tiếng Tù Và( thổi khi gác ).
       MINH 鳴 : là Thổi, là Kêu, là Hót, là Gỏ.
       TRẦM LUÂN : là Chìm Đắm. Ở đây Nghĩa là Bị Che Phủ, Mờ Mịt.
       THẢO MUỘI : là Buổi Ban Sơ,
       HỦ NHO : là Nhà Nho Hủ Lậu, đây chỉ là lời nói khiêm nhường.
       CHÂM : là Tấm Thớt. Ngày xưa dùng lót ở dưới để đập chỉ, tơ hoặc quần áo... cho sạch. Đây là cách giặt giũ ngày xưa, vì vải vóc ngày xưa rất thô kệt, đọc thơ Đường ta hay thấy từ nầy, tiếng ĐẬP( GIẶT ) quần áo hay làm cho người ta buồn hoặc nhớ nhà....



   3. NGHĨA BÀI THƠ :
                                     THU HOÀI CẢM
            Nhìn mút con mắt cũng chỉ thấy rừng lá đỏ tiêu điều lèo tèo thưa thớt. Ngàn núi đứng yên trong cảnh thâm u mờ mịt của mùa thu. Trên vọng gác đã dứt tiếng tù và thổi lên trong sương lạnh, và chiến lũy thì mờ mịt như đang khóc trong trời thu ảm đạm. Sự nghiệp kinh doanh của đời trước mờ mịt như thuở ban sơ. Sông hồ thì như còn ưu ái với lòng của kẻ hủ nho nầy. Muôn nhà vì chinh chiến mà  hàn Y đã cạn kiệt, nên kẻ trong phòng khuê buồn muốn thúi ruột khi nghe tiếng chày giặt áo quần vải vóc vang lên khắp nơi ( để gấp rút may thêm áo lạnh gởi ra chiến trường ).

 

   4. DIỄN NÔM :


                 Mút mắt tiêu điều rừng lá đỏ,
                 Đứng yên ngàn núi bóng thâm u.
                 Gác canh vắng ngắt trong sương sớm,
                 Chiến lũy mịt mờ lúc sáng thu.
                 Sự nghiệp cha ông con cháu giữ,
                 Tấc lòng nho hủ nước sông lưu.
                 Muôn nhà chinh chiến hàn Y hết,
                 Tiếng giặt chày vang buồn chiến khu !


                                                                    Đỗ Chiêu Đức



 2.NGUYỄN THƯỢNG HIỀN

Nguyễn thượng Hiền , tự Mai Sơn . Đậu Hoàng Giáp . Cha làm quan đại thần , ông có hai bà vợ cũng làm quan đại thần . Tưởng đường hoạn lộ sẽ cực kỳ hanh thông ! Nhưng không ! Ông đọc tân văn , và chỉ thích chơi với những cậu ấm tàng tàng , nhà chí sĩ , kẻ đông du , người ở ẩn !

          KHẤP NGUYỄN KỲ AM

Nhất đổng thiên môn tịch chiếu trầm
Nho y phiêu bạt đáo như câm
Giang sơn phóng dật tài nhân bút
Phong vũ bi ca liệt sĩ tâm
Tứ tọa do văn đàm Bắc Hải
Cửu thu tằng cộng phỏng Đông Lâm
Ma sa hạp kiếm tri thùy tặng
Hồi thủ Nam minh tích vụ thâm

                        Nguyễn thượng Hiền

phóng dịch

               KHÓC KỲ AM

Chiều âm u ai khóc bên trời
Bạc áo nhà nho đến thế thôi
Lưu lạc nhân tài bên trời thẳm
Gió mưa chí sĩ hát cuồng lơi
Đàm luận nhiều phen không lối thoát
Cao ngâm cửa Phật lại buông lời
Mài hoài kiếm sắc trao ai đó
Ngoảnh lại trời Nam tối mịt rồi

                             C.D.M.

________________________________________________________________ 

 

 

 

 PHẠM ĐÌNH HỔ

Cuối tuần xin gởi đến bạn một bài thơ thật dễ thương của cụ Phạm Đình Hổ, một thi nhân Việt Nam, đọc giải khuây và cũng để thân tặng bạn Phạm Đình Lân thân mến của tôi,

Thân 

Mailoc
 

Hoài cổ

Nguyên tác:
Phạm Đình Hổ

懷 古 
去歲桃花發, 
鄰女初學笄。 
今歲桃花發, 
已嫁鄰家西。 



去歲桃花發, 
春風何凄凄。 
鄰女對花泣, 
愁深眉轉低。 

今歲桃花發, 
春草何萋萋。 
鄰女對花笑, 
吟成手自題。 

Hoài cổ 

Khứ tuế đào hoa phát; 
Lân nữ sơ học kê. 
Kim tuế đào hoa phát; 
Dĩ giá lân gia tê. 



Khứ tuế đào hoa phát; 
Xuân phong hà thê thê. 
Lân nữ đối hoa khấp; 
Sầu thâm mi chuyển đê. 



Kim tuế đào hoa phát; 
Xuân thảo hà thê thê. 
Lân nữ đối hoa tiếu; 
Ngâm thành thủ tự đề.  

 Dịch Nghiã : 

     Cảm nhớ chuyện cũ  

    Năm ngoái hoa đào nở
    Cô láng giềng mới học cài trâm  
    Năm nay hoa đào nở, 
    Cô đã lấy chồng nhà láng giềng ở phiá tây  

  Năm ngoái hoa đào nở,
  Gió xuân sao lành lạnh
  Đứng trước hoa cô láng giềng khóc  
  Buồn quá đôi lông mày sa xuống . 

    

Năm nay hoa đào nở , 
Cỏ xuânsao mà xanh tươi  
Đứng trước hoa cô láng giềng tươi cười
Thơ làm xong tự tay cô viết .

--Bản dịch của MaiLộc-- 
(1) 
Năm ngoái hoa đào nở , 
Em láng giềng bỡ ngỡ cài trâm
Năm nay hoa đào nở , 
Em lấy chồng nhà ở xóm trên .

Năm ngoái hoa đào nở , 
Gió xuân ơi ! sao chở men sầu .
Ngồi nhìn hoa rầu rầu lệ nhỏ, 
Em chau mày biết tỏ cùng ai! 

Năm nay đào lại nở , 
Cỏ xuân xanh rực rỡ, lay lay. 
Trước hoa rộn rã lòng ai ,
Mấy vần thơ ngẫm qua tay em đề. 

(2) 

Năm ngoái hoa đào nở , 
Em mới học cài trâm . 
Năm nay đào lại nở , 
Bước theo chồng bâng khuâng. 

Năm ngoái hoa đào nở , 
Gió xuân sầu lê thê , 
Ngồi nhìn hoa , lệ nhỏ, 
Em chau mày ủ ê . 

Năm nay đào lại nở , 
Rực rỡ cỏ xuân tươi. 
Hoa cười , em hớn hở , 
Qua tay mấy vần thơ . 

                    Mailoc phỏng dịch 

Phạm Đình Hổ (chữ Hán: 范廷琥, 1768-1839) tên chữ là TùngNiên (松年), BỉnhTrực (秉直), hiệu: Đông DãTiều (東野樵), tục gọi là Chiêu Hổ. Ông là nhà nghiên cứu văn hóa, nhà văn và nhà thơ của Việt Nam ở khoảng cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19. 

Phạm Đình Hổ sinh năm Mậu Tý (1768), người làng Đan Loan, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). 

Sinh trong một gia đình khoa bảng, cha ông là Phạm Đình Dư, đậu cử nhân, làm Hiến sát Nam Định, thăng Tuần phủ Sơn Tây, rồi cáo quan về ở phường Hà Khẩu (Hàng Buồm) năm Giáp Ngọ (1774). 

Ngay từ nhỏ, Phạm Đình Hổ đã tỏ chí rằng: Làm người con trai phải lập thân hành đạo...Lấy văn thơ nổi tiếng ở đời...[1]. Tuy học & đọc nhiều sách (năm 9 tuổi, ông đã họcsách Hán thư), nhưng ông chỉ đỗ đến sinh đồ (tức tú tài) vào khoảng cuối đời Chiêu Thống. 

Gặp buổi loạn lạc, vua Lê Chiêu Thống cho người chạy sang cầu viện nhà Thanh, rồi triều đình Lê Trịnh sụp đổ, nhà Tây Sơn lên cầm quyền... Suốt quãng thời gian này, Phạm Đình Hổ sống đời cơ hàn dạy học ở quê. 

Đến khi Gia Long lên ngôi, cho khôi phục lại việc học hành thi cử; ông có đi thi Hương ba lần, nhưng đều không đỗ. Hồi ấy ông đang dạy học ở phường Thái Cực, huyện Thọ Xương trong thành Thăng Long, hằng ngày rèn luyện học trò và biên soạn sách. Tại đây, ông kết bạn thơ với nữ sĩ Hồ Xuân Hương. 

Năm Canh Thìn (1820), có chỉ triệu ông và Phan Huy Chú vào Huế đợi mệnh cất dùng, nhưng vì ốm ông không vào được. 

Năm Tân Tỵ (1821), vua Minh Mạng ra Bắc. Khi ấy, Phạm Đình Hổ ở tuổi 53, được vời ông đến hỏi học vấn, thi cử và tình hình nhân tài đất Bắc. Lại khuyên hễ có những sách tiền triều, sách trước thuật... nên đem tiến trình. Ông bèn dâng lên nhà vua những sách 
do mình biên soạn, bèn được triệu vào Huế làm Hành tẩu Viện Hàn lâm, được ít lâu, ông xin từ chức. 


Năm Minh Mạng thứ 7 (1826), vua lại triệu ông, cho làm Thừa chỉ Viện Hàn Lâm, tiếp đến làm Tế tửu Quốc Tử Giám. Năm sau, xin

nghỉ bệnh rồi từ chức. Sau, ông lại vào sung chức, được thăng Thị giảng học sĩ. 

Năm Nhâm Thìn (1832), ông xin về hưu luôn. Năm Kỷ Hợi (1839), Phạm Đình Hổ mất, thọ 71 tuổi. 

NHỚ CHUYỆN XƯA
Năm trước, hoa đào chớm nở

Em vừa bẽn lẽn cài trâm

Năm nay hoa đào rực rỡ

Thì em cất bước theo chồng


Năm trước hoa đàochớm nở

Gió xuân lành lạnh vừasang

Nhìn hoa, mi sầu lệ ứa

Cong cong mày trĩu hai hàng.


Năm nay hoa đào lại nở

Cỏxuân mơn mởn xanh tươi

Nhìn hoa, tủm tỉm em cười

Trải nỗi niềm vui, nắn bút.
              Phương Hà phỏng dịch

 Đỗ Chiêu Đức cũng xin được tham gia...

NHỚ XƯA

Năm ngoái hoa đào nở,
Cô hàng xóm cài trâm.
Năm nay hoa đào nở,
Cô em đã lấy chồng !

Năm trước hoa đào nở,
Gió xuân vờn hây hây.
Cô bé sầu hoa khóc,
Ủ dột khép đôi mày !

 

Năm nay hoa đào nở,
Mơn mởn cỏ xanh tươi,
Thơ ngâm thành  tay chép,
Cô em nhoẻn miệng cười !
                                
Đỗ Chiêu Đức diễn nôm. 

Nhớ  Xưa 

Năm trước đào vừa nở

Em đến tuổi trâm cài

Năm nay hoa đào rộ

Nàng lấy chồng thôn tây

 

Năm qua đào mới nở

Xuân về lạnh tái tê

Nhìn hoa nàng đổ lệ

Sầu trĩu nặng đôi mày

 

Năm nay đào khoe sắc

Cỏ mượt đón xuân tươi

Cùng hoa em mỉm cười

Khe khẻ đề đôi câu.

                   Quên Đi

 

 

NH XƯA 

Năm ngoái hoa đào n ,

Em mi hc cài đu .

Năm nay hoa đào n ,

Nhà người em làm dâu .

 

Năm ngoái hoa đào n ,

Man mác gió xuân su .

Nhìn hoa em nc n ,

Tê tái , đôi mày chau .

 

Năm nay đào li n ,

Xanh tươi c rc màu .

Em cười xuân đang đ ,

Tay dt my vn mau .

                Thanh Mai 

               Cali 7-1-14

 

Nhớ Xưa

Năm rồi đào nở đầy sân

Em vừa độ tuổi phân vân trâm cài

Năm nay đào nở hồng vai

Em ra riêng lấy chồng ngoài thôn tây

Năm rồi đào nở sầu rây

Gió xuân lành lạnh chau mày cô em

Trước hoa rơi giọt lệ mềm

Cô đơn em thả buồn lên mái lầu

Năm nay đào nở thắm màu

Nụ cười em nở trên đầu cỏ xuân

Hồn say thơ thả mấy vần

Niềm vui mở cửa lâng lâng gió lùa

     Trầm Vân

 

NHỚ LẠI NGÀY CŨ

 

                                Mùa trước,cành đào hoa nở rộ
                                Nhà bên,cô gái học cài tram
                                Năm nay,đào nở thêm lần nữa
                                Em đã theo chồng ở xóm trên.
 
                                Cành đào năm trước đầy hoa nở
                                Ngọn gió Xuân sang thổi lạnh lung
                                Cô gái láng giềng lau ngấn lệ
                                Đôi mày ủ rủ mắt rưng rưng      
 
                                Năm nay,cành đào hoa lại nở
                                Ngọn cỏ xuân về trổ sắc tươi
                                Cô láng giềng xưa đang  hớn hở
                                Vần thơ cô viết đón xuân đời
 
                                             SONG QUANG 

DCD_Jun25_TrGiaMo.jpg

CHÍ SĨ TRƯƠNG GIA MÔ

 Bản dịch: Chân Diện Mục, Mailoc, Phương Hà, Đỗ Chiêu Đức, Kim Oanh, Quên Đi

 

Trương gia Mô con quan đại thần Trương gia Hội . Ông chịu ảnh hưởng của phong trào Tân Văn ( Lương Khải Siêu ... ) và ảnh hưởng Nga Nhật chiến tranh - Nhật thắng Nga . Ông bỏ gia đình ở Phan Thiết vào Nam hô hào Đông Du ( lúc đó phong trào Đông Du ở Miền Nam mạnh hơn ở Trung Bắc ) . Phong trào tàn dần , ông uống rượu giải buồn nhưng lời thơ luôn đượm thẫn tình nhớ nước thương dân . Cuối cùng ông buồn chết ở miền Tây Nam Việt !

 ĐĂNG CHIÊM THÀNH CỔ THÁP


Lâm Ấp Khu Liên thác quốc cơ
Thế lực lăng lê cái hải thùy
Chỉ nhân bất thiện sự thời biến
Cánh sử Tam Phan cận kiết di

Di tích như kim duy cổ tháp
Thảo thụ tiêu điều . thu táp táp
Giang san y cựu khách đăng lâm
Độc điếu tàn dương hoàn ẩm khấp

                           Trương gia Mô

phóng dịch

          CỔ THÁP CHIÊM THÀNH

Từ xưa dựng nước nơi đây
Hùng tâm bám biển đêm ngày lo toan
Ấy ai hèn yếu chóng quên
Để cho sông núi lặng chìm vào mơ
Đền thiêng còn đó trơ trơ
Ruộng nương rừng thẳm bây giờ tiêu tan
Lên cao nghẹn tủi khóc than
Anh hùng đâu hết , chiều tàn hỏi ai

                                 C.D.M.

               GỬI NGƯỜI TÌNH

Văng vẳng canh khuya mấy tiếng gà
Trong chiêm bao luống nhớ nhau mà
Đá vàng một mực bền sau trước
Non nước ngàn trùng thiệt thẳm xa
Tháng đợi năm chờ thương nỗi đó
Ngày lo đêm tính ngán cho ta
Trời đâu có phụ người ngay thảo
Nam Bắc rồi đây cũng một nhà

                              Trương gia Mô

  xin kính họa

                       ĐỢI

Lòng trống không ngồi đợi tiếng gà
Hơi đêm quấy nhiễu mãi nhau mà
Giang san diễu cợt người đi trước
Non nước như đùa con cháu xa
Điên đảo người ngây tin theo bợm
Thẹn thùng vô kế tủi thân ta
Bốn phương tao nhiễu nhiều mây bụi
Một xó trời Nam nhớ nỗi nhà

                                    C.D.M.

 

THU TRỰC CẤM CUNG

Ảm vân thảm đạm tỏa trường không
Nguyệt sắc vô quang thu sắc lung
Khổng tước điện đầu đề tế vũ
Ngô đồng tri giác lạc sơ phong
Viễn biên vũ hịch lai hà cấp
Đại nội sanh ca lạc vị chung
Hàn thấu trùng liêm miên bất đắc
Tịch liêu độc đối nhất đăng hồng

                          Trương gia Mô

  dịch nghĩa :

Mây mù buồn thảm phủ khắp không gian
Trăng tối mù , sắc thu lồng
Chim công ở đầu điện kêu dưới mưa nhỏ
Lá ngô đồng rơi trước gió chớm thu
Ngoài biên hịch về việc binh bay về tới tấp
Trong cung ca múa vui vầy chưa dứt
Lạnh thấu qua nhiều lớp rèm , ngủ không được
Một mình cô đơn đối diện ngọn đèn hồng

   dịch thơ

             MÙA THU VÀO CUNG

Mây mù thảm đạm không trung
Trăng treo èo uột thu lồng bóng ma
Đầu cung chim nghẹn mưa sa
Lá rơi lác đác như là tiễn ai
Ngoài biên tới tấp sớ bay
Trong cung hoan lạc đêm dài lại đêm
Trước rèm lạnh thấu vào tim
Mình ta bạn với ngọn đèn âm u

                            C.D.M.

         MÙA THU VÀO CUNG 

Trời u ám mây giăng bàng bạc ,

Đêm thu lng , m nht trăng thâu .

Đầu cung tước khóc mưa ngâu .

Ngô đồng lả tả gió sầu chớm thu .

Sớ khẩn từ biên khu tới tấp ,

Trong hoàng cung tất bật lạc hoan ,

Xuyên rèm gió but tâm can ,

Một mình đối bóng đèn vàng suốt đêm .

                                   Mailoc phỏng dịch 

                                     Cali  6-14-14 

         MÙA THU VÀO CUNG 

Trời u ám mây giăng bàng bạc ,

Đêm thu lng , m nht trăng thâu .

Đầu cung tước khóc mưa ngâu .

Ngô đồng lả tả gió sầu chớm thu .

Sớ khẩn từ biên khu tới tấp ,

Trong hoàng cung tất bật lạc hoan ,

Xuyên rèm gió but tâm can ,

Một mình đối bóng đèn vàng suốt đêm .

                                   Mailoc phỏng dịch 

                                     Cali  6-14-14

MÙA THU NƠI CUNG CẤM

 

Mây mù ảm đạm khắp không gian

Thu nhuộm trời mây, bóng nguyệt tàn

Mưa bụi giăng mờ, chim cất tiếng

Ngô đồng rơi ngập, gió ngân đàn

Biên cương, hịch đến bao dồn dập

Cung điện, tiệc bày vẫn rộn vang

Lạnh thấm qua rèm không ngủ được

Cô đơn đối diện ngọn đèn vàng.

               Phương Hà phỏng dịch 

Mùa Thu Nơi Cung Cấm
 
Mây xám buồn phủ không gian
Sắc thu lồng lộng trăng man man sầu
Mưa sa chim khóc điện đầu
Ngô đồng lá đỗ úa nhầu bi ai
Tới tấp biên ải tin bay
Trong cung hoan lạc hết ngày lại đêm
Chập chờn gió buốt xuyên rèm
Cô đơn đối bóng ngọn đèn hồng soi
 
Kim Oanh

Thu Nơi Cấm Cung

Không gian giăng kín xám mậy sầu

Dáng thu thơ mộng bóng trăng đâu

Mưa nhẹ đầu cung chim công gáy

Ngô đồng nhánh ngọn gió đùa bay

Tin giặc ngoài biên về vội vã

Trong cung vọng mãi tiếng đàn ca

Gió lạnh xuyên rèm ngăn giấc mộng

Một mình thao thức với đèn hồng.

                               Quên Đi

  

                     TỰ TRÀO


           Tảo tuế thiết hư dự

           Nhĩ thân cố bất trường

           Cầu thi khổ dục tử

           Đắc tửu hỉ thành cuồng

           Lũy lủy táng gia cẩu

           Hành hành luy giác dương

           Giang thiên không độc lập

           Lưu thủy hạ tàn dương


                            Trương gia Mô

dịch :


           Thuở nhỏ dược tiếng hão

           Ngẫm lại chẳng nên thân

           Mần thơ khổ muốn chết

           Hớp rượu vui như điên

           Lông bông chó mất nhà

           Vướng sừng dê mắc dậu

           Bơ vơ không chốn đậu

           Sông chảy dưới chiều tà


                                  C.D.M.


                      TỨC SỰ


           Chấn y du đế lý

           Đê thủ nhập công ty

           Bổng hướng bạc ư chỉ

           Bộ thư phần nhược ty

           Kính trung nhan sắc hậu

           Mộng lý thần hồn bi

           Dao chỉ Nam Sơn tế

           Chung đương dữ ngã kỳ


                            Trương gia Mô

dịch :


           Sửa áo vào kinh kiếm chút chi

           Lò dò ngần ngại đến nha ty

           Ai ngờ lương mỏng như tờ giấy

           Sổ sách lu bù rối quá đi

           Mặt mũi soi gương nào thấy tệ

           Mà sao nhắm mắt chỉ sầu bi

           Ngẩng đầu , chỉ núi , quê ta đó

           Về quách đi thôi luyến tiếc gì


                                       C.D.M.

CDM_Jun23_ChinhTrungTiet.jpg 

 Đỗ Chiêu Đức xin hưởng ứng với các phần sau đây :


    (1). TIỂU SỬ TÁC GIẢ :
         Trương Gia Mô (1866-1929) hiệu Cúc Nông, tên tự lúc đầu là Sư Thánh, sau đổi là Sư Quản, biệt hiệu Hoài Huyền Tử, khi làm quan ở Huế, còn được gọi là Nghè Mô; là sĩ phu yêu nước, quan triều Nguyễn, và là nhà thơ Việt Nam ở những năm đầu thế kỷ 20.


                                     

 

     (2). Bản chữ Hán Cổ của bài thơ :


       秋值禁宮                 THU TRỰC CẤM CUNG


  黯雲慘淡鎖長空,   Ảm ân thảm đạm tỏa trường không,
  月色無光秋色籠。   NguYệt sắc ô quang thu sắc lung.
  孔雀殿頭啼細雨,   Khổng Tước điện đầu đề tế ũ,
  梧桐枝角落初風。   Ngô đồng chi giác lạc sơ phong.
  遠邊武檄來何急,   Viễn biên ũ hịch lai hà cấp,
  大內笙歌樂未終。   Đại nội sanh ca lạc ị chung.
  寒透重簾眠不得,   Hàn thấu trùng liêm miên bất đắc.
  寂寥獨對一燈紅。   Tịch liêu độc đối nhất đăng hồng.
                 張家模                               Trương Gia Mô

 

(3). NGHĨA BÀI THƠ :


                         VÀO CUNG NHẰM LÚC MÙA THU
        Mây xám buồn bã giăng giăng che kín cả không gian, ánh trăng mờ nhạt làm cho sắc thu thêm mờ ảo mông lung. Ở đầu cung điện, chim khổng tước đang cất tiếng gáy ( Chim Công khi bị lạnh chân thì sẽ cất tiếng gáy , tôi sẽ kể một giai thoại văn chương về việc nầy sau. ) Trên đầu cành cây ngô đồng lá đã rụng vì gió thu bắt đầu thổi. Nơi biên tái xa xôi, hịch của võ quan đã bay về rất gấp. Nhưng cuộc vui đờn ca hát xướng trong nội cung còn chưa kết thúc. Hơi thu lạnh đã thấu qua mấy lớp rèm châu khiến cho không thể nào ngủ được, cô tịch lẻ loi một mình với ngọn đèn khi mờ khi tỏ.

 

CHÚ THÍCH :
   * TỎA : là Khóa. Mây xám KHÓA cả không gian, có nghĩa là PHỦ KÍN cả không gian đó.
   * TRI GIÁC bản của Thầy. Em nghĩ nó phải là CHI GIÁC 枝角: là CÀNH GỐC, có nghĩa là Đầu Cành đó. để đối với ĐIỆN ĐẦU là Ở đầu cung điện.
   * HỒNG ĐĂNG : là Đèn Đỏ, có nghĩa là đèn không còn sáng nữa. Màu đỏ là chỉ đèn khi mờ khi tỏ.

 

DIỄN NÔM :
                        LỤC BÁT 
           Mây mù sầu khóa không gian,
           Trăng mờ lơ lửng thu càng mông lung.
           Chim công gáy, mưa lạnh lùng,
           Ngô đồng rơi rụng mịt mùng gió thu.
           Hịch ngoài cấp bách biên khu,
           Sanh ca đại nội vui thu chưa tàn.
           Lạnh vào rèm, ngủ sao đang ?
           Đèn tàn chiếc bóng bàng hoàng năm canh.
           Đỗ Chiêu Đức.

 

 VÀI BÀI THƠ CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG

Cùng Bạn , 

Xin chuyển đến các bạn vài bài thơ của Trần nhân Tông đọc giải khuây, và cũng để giảm bớt stress về tình hình đất nước .

Không nói bạn cũng đã biết lịch sử oai hùng của Đại Việt  đã ba lần chống giặc ngoại xâm phương bắc, bảo vệ toàn vẹn giang sơn đất nước.  Ngài không những là vị vua anh minh thao lược, mà còn là một thiền sư Tổ của phái Trúc Lâm Yên Tử nữa. Bài thơ nào của Ngài cũng nhuốm mùi thiền thật thâm thúy .

Chúc các bạn cuối tuần an vui 

Thân mến 

Mailoc

 

       

Đăng Bảo Đài sơn

Ðịa tịch đài du cổ, 

Thời lai xuân vị thâm. 

Vân sơn tương viễn cận. 

Hoa kính bán tình âm. 

Vạn sự thủy lưu thủy, 

Bách niên tâm dữ tâm. 

Ỷ lan hoành ngọc địch, 

Minh nguyệt mãn hung khâm.

                           Trần Khâm ( Trần nhân Tông )

 

Lên núi Bảo Đài

Nơi tch mch đài trông thêm c

Theo tiết tri xuân đ chưa lâu .

Núi mây lng lng xa gn ,

Đường hoa na rp na vàng nng xuyên .

Muôn vic đi trin miên nước chy ,

Cuc trăm năm lòng mãi nh lòng .

Lan can sáo ngc tay nâng ,

Ánh vàng đy ngc mt vng trăng trong .

                                     Mailoc phỏng dịch

 

Lạng Châu vãn cảnh

             ( Trần Nhân Tông )

Cổ tự thê lương thu ái ngoại, 

Ngư thuyền tiêu sắt mộ chung sơ. 

Thuỷ minh sơn tĩnh bạch âu quá, 

Phong định vân nhàn hồng thụ sơ.

Cảnh Chiều Lạng Châu

 

Chùa cổ lạnh , trời thu sương khói ,

Quạnh thuyền câu chuông tối xa ngân .

Nước trong núi lặng chim âu

Gió im lá đỏ lâng lâng mây trời .

                          Mailoc phỏng dịch

 

                    NGUYT

Bán song đăng ảnh mãn sàng thư ,

Lộ trích thu đình dạ khí hư .

Thụy khởi châm thanh vô mịch xứ ,

Mộc tê hoa thượng nguyệt lai sơ .

                             Trn Nhân Tông  ( Trần Khâm 1258-1308)

Nghiã:         TRĂNG

Nửa cửa sổ bóng đèn soi giá đầy sách ,

Khí trời đêm loãng dán những giọt sương trong sân .

Ngủ dậy nghe tiếng chày không biết từ đâu ,

Trên cây hoa quế trăng mới mọc .

 

 

Đèn chiếu qua song giá sách đy ,

Sương thu ,sân trước dưới tri mây .

Thong nghe mt tiếng chày khua đng ,

Ánh sáng trăng non chiếu ngn cây .

                                                                     Võ Hiệp kỳ Tình

Qua song giá sách ánh đèn soi ,

Đêm mát ngoài hiên móc trng ngi .

Tnh gic chày ai đâu vng li ,

Trên chùm hoa quế nguyt va khơi .

                              Mailoc   

___________________________________________________________________________________________ 

 

 

Giang thôn thu vng

 Nguyên tác: Bùi tông Quán

Bản dịch: Mailoc, Quên Đi, Đỗ Chiêu Đức, Phương Hà, Song Quang

___________________________________________________________________________________________________________________

 

Cùng Bạn,

Gần cuối tuần , xin hân hạnh chuyển đến bạn một bài thơ của Bùi Tông Quán  . Bức tranh mùa thu nơi một xóm nhỏ ven sông mà thi nhân diển tả đẹp vô cùng , khiến người đọc cảm thấy như chính ta đang bâng khuâng  ngắm cảnh  : một mình khoác áo đứng lặng nhìn sắc thu vàng mênh mông trước mắt , với nhạn bay từng đàn , với những cánh buồm xa thấp thoáng , với mái chùa bên khe vắng ẩn mình trong đám lá đỏ , với mái nhà bên hàng trúc có làn khói vương , cùng cánh đồng xanh lúa gợn xanh rì . tất cả khiến tác gỉa mải mê , mà ta cũng  mơ màng ngẩn ngơ trước cảnh thu trong tưởng tượng . Bức tranh thu của thi nhân phác họa đẹp thật !

Bùi tông Quán hiệu là Thủy Hiên, làm quan dưới thời vua Trần anh Tông  . Tác phẩm hiện còn chỉ mấy bài thơ .

Xin chúc tất cả an vui

Mailoc

 

 

Giang thôn thu vng

                                           Bùi tông Quán

Phi y đc t lp giang thiên, 
Thu sc thuỳ tương đáo nhãn biên. 
L nhn hàng hàng qua bit ph
Khách phàm đim đim lc tình thiên. 
Khê đu Pht t y hng dip, 
Trúc ngoi nhân gia cách đm yên. 
Nht m thuỳ tri ngưng tr x
Lc vân ám dã khán phong niên.

 

Bn dch ca Mailoc                                                                             

Ven sông mt bóng áo bay bay ,

Ai rc thu vàng trước mt ai .

Nhn lướt  hàng hàng trên bến vng ,

Bum dong lp lp  gia tri say .

Đu khe chùa n cây hng nhum ,

Sau trúc nhà chìm khói xám xây .

Chiu xung có người còn đng ngm ,

Đng xanh lúa gn gió cùng mây .

                            Mailoc

 

                               Cali 6-6-14

 

 

Bản dịch: Quên Đi

    裴宗灌 - Bùi Tông Quán (Việt Nam)



江村秋望             Giang Thôn Thu Vọng

 

拂衣獨自立江阡   Phất y độc tự lập giang thiên

秋色誰將到眼邊   Thu sắc thuỳ tương đáo nhãn biên

旅雁行行過別浦   Lữ nhạn hàng hàng quá biệt phố

客帆点点絡晴天   Khách phàm điểm điểm lạc tình thiên

溪頭佛寺依紅葉   Khê đầu phật tự y hồng diệp

竹外人家隔淡煙   Trúc ngoại nhân gia cách đạm yên

日暮誰知凝佇處   Nhật mộ thùy tri ngưng trữ xứ

菉雲暗野看豐年   Lục vân ám dã khán phong niên.

 

Dịch Nghĩa:

 Ngắm Thu Nơi Xóm Ven Sông

Áo phất phơ một mình đứng ở ven sông
Ai đem vẻ đẹp của mùa thu đến trước mắt
Chim nhạn từng hàng bay đi qua bến sông
Cánh buồm khách từng chấm giữa trời quang đãng
Nơi đầu khe ngôi chùa phật tựa vào đám lá hồng
Ngoài bụi tre nhà dân chúng bị che bởi khói mờ
Trời đã về chiều ai biết được ta đứng lặng rất lâu nơi đây
Đám mây xanh tuy che tối nhưng vẫn thấy cánh đồng rộng được mùa

Dịch Thơ:

Ngắm Thu Nơi Xóm Ven Sông

Một mình khoát áo đứng ven sông
Trước mắt màu thu đẹp cả lòng
Nhạn xếp từng hàng ngang bến cũ
Buồm gương bao cánh giữa trời trong
Đầu khe chùa phật nương cây rậm
Cạnh trúc nhà dân ẩn khói lồng
Lặng ngắm cả ngày ai có biết
Xanh trời ruộng trúng chẳng hoài công

                                         Quên Đi


   



Đỗ Chiêu Đức tham gia với các phần sau đây :


    (1). Đôi hàng về Tác giả :


       Bùi Tông Quán (chữ Hán: 裴宗瓘), có sách chép là Bùi Tông Hoan (裴宗驩), hiệu: Thủy Hiên (có sách chép là Thúy Hiên), không rõ năm sinh và năm mất; là nhà thơ Việt Nam thời nhà Trần. Ông chỉ lưu lại 4 bài thơ bằng chữ Hán.  Giang Thôn Thu Vọng - 江村秋望 là một trong 4 bài còn lại đó.


    (2). Bản chữ Hán cổ của bài thơ :


  江村秋望            GIANG THÔN THU VỌNG


披衣獨自立江阡,  Phi Y độc tự lập giang thiên, 
秋色誰將到眼邊。  Thu sắc thùy tương đáo nhãn biên. 
旅雁行行過別浦,  Lữ nhạn hàng hàng qua biệt phố, 
客帆點點落晴天。  Khách phàm điểm điểm lạc tình thiên. 
溪頭佛寺依紅葉,  Khê đầu phật tự Y hồng diệp, 
竹外人家隔淡煙。  Trúc ngoại nhân gia cách đạm yên. 
日暮誰知凝佇處,  Nhật mộ thùy tri ngưng trữ xứ , 
綠雲暗野看豐年。  Lục vân ám dã khán phong niên.


(3). CHÚ THÍCH :

   1. PHI Y hay PHẤT Y gì cũng đều có nghĩa là KHOÁT ÁO LÊN MÌNH hoặc LÊN VAI, tức là mặc áo mà không có gài nút đó ! Ở đây chắc Tác Giả khoát ÁO TƠI của ngày xưa là ÁO VỐN KHÔNG CÓ NÚT.
   2. ĐỘC TỰ : là Một mình " ên ".
   3. THÙY TƯƠNG : là AI ĐEM ( Thu sắc : là Hương sắc, là cái VẺ của mùa thu ).
   4. LỮ NHẠN : Lữ là Lữ Hành. Lữ Nhạn là chỉ Đàn Nhạn bay đến nơi xa.
   5. BIỆT PHỐ : là bến khác, Bến nước xa hơn.
   6. KHÁCH PHÀM : là Thuyền buồm của khách ( ai đó ) đi.
   7. TÌNH THIÊN : là Trời Quang Mây Tạnh, Nắng ráo.
   8. KHÊ ĐẦU : là ở Đầu Khe, túc là Đầu SÔNG đó.
   9. Y : là Nương tựa, nhưng Y HI 依稀 là THẤP THOÁNG, là Thoang Thoảng, là Mơ Hồ.
   10. NHẬT MỘ : là Trời Chiều.
   11. NGƯNG TRỮ : là Đứng lặng rất lâu, Đứng Lặng Thinh.
   12. XỨ : là Nơi, Chốn , Chỗ.
   13. LỤC VÂN : là Mây có màu xanh lục.
   14. ÁM DÃ : DÃ là DÃ NGOẠI là Ngoài Đồng Trống. ÁM DÃ là Cánh đồng đã tối lại trong trời chiều.
   15. PHONG NIÊN : là Năm Được Mùa, Trúng Mùa.

 

  (4). NGHĨA BÀI THƠ :

 

                                 NGẮM THU Ở XÓM VEN SÔNG


        Khoác áo lên vai đứng một mình bên bờ sông, bạn sẽ thấy như là ai mang cái hương sắc của mùa thu đến trước mắt của mình vậy. Hãy nhìn kia, từng hàng từng hàng chim nhạn đang bay về bến nước khác, và xa xa những cánh buồn khách từng chấm từng chấm thấp thoáng dưới nắng chiều. Trên đầu khe một kiểng chùa Phật đang lẫn khuất trong rừng lá đỏ, và sau lũy tre làng mấy nóc nhà dân ẩn hiện trong làn khói nhạt mờ. Giữa trời chiều bãng lãng ngẩn ngơ không biết là mình đang đứng ở đâu đây , Mây đã ngã màu xanh, cánh đồng cũng đã mờ tối, nhưng vẫn thấy được sự được mùa trong năm.

 

  (5). DIỄN NÔM :

 

              Khoát áo bờ sông cảm xúc nhiều,
              Ai đem thu sắc trải đìu hiu.
              Nhạn bay lớp lớp sang bờ khác,
              Buồm chạy xa xa dưới nắng xiêu.
              Thấp thoáng cửa chùa trong lá đỏ,
              Chơi vơi làn khói quyện lam chiều.
              Trời hôm đứng lặng nhìn mây xám,
              Đồng tối được mùa bớt tịch liêu.


                                                              Đỗ Chiêu Đức.  

THU VỀ TRÊN XÓM VEN SÔNG



Khoác hờ chiếc áo, bước ra sông

Ngắm cảnh trời thu nhuộm khoảng không

Đàn nhạn hàng hàng qua xứ lạ

Cánh buồm thấp thoáng giữa mênh mông

Đầu khe, chùa lẫn rừng phong đỏ

Sau trúc, nhà vương bụi khói hồng

Ngơ ngẩn trong chiều buông bãng lãng 

Vụ mùa hứa hẹn trĩu trên đồng.

             Phương Hà phỏng dịch 

 

                                  VÀO THU NƠI BẾN SÔNG      

 

                                  Một mình khoát áo đứng ven sông

                                  Hương sắc vào thu khiến chạnh lòng

                                  Chim nhạn từng đàn bay chốn khác

                                  Cánh buồm ẩn hiện giữa chiều loang

                                  Đầu khe Phật tự chen rừng lá

                                  Dưới xóm nhà dân khói tỏa lồng

                                  Đứng lặng ngẩn ngơ ai biết nhỉ ??

                                  Được mùa lúa trổ hạt xanh đồng

 

                                                     SONG QUANG 

 ____________________________________________________

 

VỌNG PHU THẠCH

Nguyên tác: Nguyễn Du - Cao Bá Quát

Dịch / Phỏng dịch: Mailoc, Đỗ Chiêu Đức, Quên Đi, Phương Hà

____________________________________________________________________________________________ 

 

Cùng Bạn .
Lên internet , nhân đọc được bài thơ Vọng Phu Thạch của đại thi hào Nguyễn Du và Cao bá Quát sáng tác , tôi thích quá , cứ đọc đi đọc lại trầm ngâm nghĩ ngợi  . Cùng đứng trước cảnh núi non hùng vĩ ,trước một tảng đá có hình thù một thiếu phụ ôm con  , cả hai đều xúc động bồi hồi , nhưng mỗi người có một cái nhìn riêng biệt .Với Cao bá Quát , với bản chất đa tình lãng mạn , ông thương xót cho người phụ nữ phải phấn nhạt môi phai , thương cho lệ máu chan hòa, thương cho ngàn ngàn năm hiu quạnh tóc tai rũ rượi rong rêu làm bạn cùng trờimây trăng gió . Còn cụ Tiên Điền cũng xót thương cho một người đằn bà xa chồng, quên hết ái ân , ngàn năm trơ trọi giữa rêu phong mưa dầm . Đặc biệt Nguyễn Du ca ngợi tuyết trinh cuả người phụ nữ như một áng văn còn đậm nét trên rong rêu , ông ca ngợi cương thường đạo lý của người đàn bà Á Đông được thắm nhuần gia phong nho giáo .. Còn Cao bá Quát ông ca ngợi cái chung tình của người vợ , nó sắt son , nó chung thủy đời đời như Trời và Đất ; trời có già , đất có cỗi em vẫn một lòng cùng chàng .  
Tôi xin chuyển dến các bạn một bài ngắn trên internet xem chơi . Tôi  xin Thầy Đồ nhà ta , Đỗ Chiêu Đức nhín chút thì giờ qúi báu dịch nghiã giùm hai bài thi trên ,  tôi cũng xin các thi hữu góp vần thêm như thường lệ để cho góc Việt Thi chúng ta thêm phong phú .  Xin đa tạ .

Thân

Mailoc

 

                                                      VNG PHU THCH

Độc lập sơn đầu đệ nhất phong

Chu điêu phấn tạ vị thùy dung

Âm thư cữu đoạn nhân hà xứ

Thiên hải vô nhai lộ kỷ trùng

      Huyết lệ yên hòa minh nguyệt thấp,
      Hương hoàn vân tích lục đài phong.

    Thiên hoang địa lão tình do tạc,
  Dạ dạ xao tàn bích đổng chung.

CAO BÁ QUÁT

 

 

                                                               HÒN VNG PHU

 

                                                         Sng sng đng, đu non hóa đá

                                                         Cũng vì ai nht má phai son !

                                                         Người đi , tin vng, mõi mòn ,

                                                         Bin tri thăm thm nước non nghìn trùng .

                                                         Hòa l máu,  khói lung linh nguyt ,

                                                         Tóc tai dm rêu biếc mây giăng .

                                                         Tri già đt ci , tình chung ,

                                                         Đêm đêm đng vng hi chuông vang rn .

                                                                                                Mailoc phng dch

 

                                                                 VNG PHU THCH


Thạch da? Nhân da ? Bỉ hà nhân?
Độc lập sơn đầu thiên bách xuân.
Vạn kiếp điếu vô vân vũ(*) mộng,

Nhất trinh lưu đắc cổ kim thân.

Lệ ngân bất tuyệt tam thu vũ,

     Đài triện trường minh nhất đoạn văn.

Tứ vọng liên sơn diêu vô tế,

Độc giao nhi nữ thiện nhi luân.

                                 NGUYN DU

Vng Phu Thch : Bài ny không thy chép trong Bc hành Tp LMà ch chép trong Thanh Hiên thi Tp . Như vy  là Nguyn Du t núi Vng Phu  Lng Sơkhi đi nghênh tiếp s thn nhà Thanh sang sc phong cho Gia Long , mùa đông năm Qúi Hi (1804)

                                                         NÚI TRÔNG CHNG

 

                                                        Đá hay người là ai chng biết ,

                                                        Đng mt mình mi miết rêu phong .

                                                        Mây mưa (*) mt thoáng xa xăm  ,

                                                        Tiết trinh mt thu tm thân trng ngn .

                                                         L không ng, mưa dm thu rét ,

                                                         Rêu phong còn hn nét áng thơ .

                                                         Bn phương núi biếc vô b ,

                                                         Cương thường nhi n đo th riêng mang .

                                                                                                Mailoc phng dch  

                          (*)Vân vũ : thn n  núi Vu Sơn ,làm mây bui sáng , làm mưa bui chiu .

                                           V sau người ta dùng đin ny đ ch chuyn tình ái

 

 

Tại Đông phương, hình ảnh người vợ trông chồng hóa đá, được các dân tộc cụ thể hóa qua hình ảnh Núi Vọng Phu như ở Trung Quốc, Nam Dương, Việt Nam...

Ở Nam dương, tại đảo Bornéo, có núi Mont Kinabalu (4.095m) là Hòn Vọng Phu nổi tiếng tại vùng Đông Á (Mã Lai-Nam Dương-Brunei) 

 

Ở Việt Nam, có hai địa danh được gọi là Hòn Vọng Phu :

- Một ở tỉnh Lạng Sơn - Nàng Tô Thị 

 

-Một ở tỉnh Bình Định - Núi Bà

 

Từ hình ảnh đau thương và cảm động của người chinh phụ chờ chồng hóa đá này, các văn, thi sĩ thể hiện qua nhiều hình thái: Nhạc, Thơ, Tuồng... làm phong phú và đa dạng các bộ môn văn học nghệ thuật nước nhà

 

  1.- Về âm nhạc, nhạc sĩ LÊ THƯƠNG (1914-1996-Hình phải), vốn từ miền Bắc vào ở trong miền Nam rất sớm,năm1941. Ông là một trong các nhạc sĩ hàng đầu của nền tân nhac Việt Nam, từ thập kỷ 30 của thế kỷ trước. Theo tài liệu viết của bác sĩ Phạm Anh Dũng  thì khoảng năm 1943, tại tỉnh Bến Tre, ông viết bản nhạc HÒN VỌNG PHU 1, bằng âm điệu gần gũi âm giai Ngũ cung của dân ca Việt Nam với ảnh hưởng từ Chinh Phụ Ngâm, thơ chữ Hán của Đặng Trần Côn mà Đoàn Thị Điểm, đã dịch ra chữ Nôm. Sau đó, ông viết tiếp HÒN VỌNG PHU 2 (Ai xuôi vạn lý 1946), HÒN VỌNG PHU 3 (Người chinh phu về 1947). Đây là những bản nhạc hay nhất của nền âm nhạc Việt Nam.

 

2.- Về cải lương, có vỡ tuồng tâm lý xã hội Hòn Vọng Phu, do TRUNG TÂM LÀNG VĂN, sản xuất tháng 6 năm 2006. Đây là một việc làm rất đáng ca ngợi, nhất là nhằm phục vụ giới thưởng ngoạn của thế hệ thứ 2 của cộng đồng người Việt hải ngoại. Mong rằng, Trung Tâm Làng Văn tiếp tục, các vở tương tự, kế tiếp.

 

3.- Về thơ chữ Hán, có bài hai bài VỌNG PHU THẠCH của CAO BÁ QUÁT và NGUYỄN DU

Từ sự tích chuyện Trầu Cau, Thiếu Phụ Nam Xương... đến Hòn Vọng Phu, quả thật người Việt ta, rất đáng tự hào về sự thủy chung của các truyện truyền kỳ lịch sử của chính mình vậy.

THÊM BẢN DỊCH của ĐỖ CHIÊU ĐỨC & QUÊN ĐI:

ĐỖ CHIÊU ĐỨC :

                              

DCD_May1_vongphu_1.jpg

  ... Đá Vọng Phu nhớ thương thổn thức,
     Tay bồng con non nước  vời trông.
     Xa xa mặt biển mênh mông,
     Đầu non tượng đá tỏ lòng tiết trinh !...

 

                Đó là một vế Song thất Lục bát trích trong bài " NƯỚC TÔI " của một Thi sĩ Tiền Chiến : NGUYỄN VĂN CỔN, mà tôi được học thuộc lòng từ nhỏ. Bây giờ đọc lại vẫn còn xúc động, gởi đến QUÝ VỊ đọc khai vị trước khi tìm hiểu nghĩa của 2 bài VỌNG PHU THẠCH mà Thầy Lộc đã diễn nôm...

 

BÀI 1 : Của CAO BÁ QUÁT.

 

      望夫石                       Vọng Phu thạch

 

獨立山頭第一峰, Độc lập sơn đầu đệ nhất phong, 
朱凋粉謝為誰容。 Chu điêu phấn tạ vị thuỳ dung ? 
音書久斷人何處, Âm thư cửu đoạn nhân hà xứ ? 
天海無涯路幾重。 Thiên hải vô nhai lộ kỷ trùng ? 
血淚煙和明月濕, Huyết lệ yên hoà, minh nguyệt thấp, 
香鬟雲跡綠苔封。 Hương hoàn ân tích lục đài phong.
天荒地老情猶昨, Thiên hoang địa lão tình do tạc, 
夜夜敲殘壁古鐘。 Dạ dạ xao tàn bích cổ chung. 
                                                                       Cao Bá Quát.
 

NGHĨA BÀI THƠ :
       Đứng lẻ loi trên đầu núi, xứng danh là ngọn núi hạng nhất ở đây. Son đã tàn phấn cũng đã phai rồi còn điểm trang cho ai nữa đây ?. Âm hao thư tín đã bặt tin lâu rồi, giờ thì chàng ở nơi nao ?. Trời biển ngút ngàn mênh mông không bờ không bến, Máu lệ hòa theo khói sóng làm nhòa ướt cả vầng trăng. Tóc mây giờ cũng dã dượi vì bị phủ kín bởi rêu xanh. Mãi cho đến lúc trời già đất cỗi tình nầy vẫn tha thiết như ngày hôm qua, Đêm đêm cứ âm ỉ vổ vào vách đá như tiếng chuông tàn trong cổ tự.

 

DIỄN NÔM :
                 ĐÁ VỌNG PHU
           Chơ vơ đầu núi dáng ai đang,
           Phấn nhạt son phai chẳng điểm trang.
           Vắng bặt tin thơ người mấy kiếp,
           Mênh mông trời nước lộ bao đàng.


           Lệ hòa khói sóng nhòa trăng ướt,
           Tóc rối rêu xanh phủ mặt nàng.
           Đất cỗi trời già tình vẫn thắm,
           Đêm đêm âm ỉ tiếng chuông vang !

                             

 BÀI 2 : Của NGUYỄN DU.

         
      望夫石                    VỌNG PHU THẠCH

 

石耶人耶彼何人?   Thạch da nhân da bỉ hà nhân ?
獨立山頭千百春。   Độc lập sơn đầu thiên bách xuân.
萬劫杳無雲雨夢,   Vạn kiếp yêu vô vân vũ mộng,
一貞留得古今身。   Nhất trinh lưu đắc cổ kim thân.
淚痕不絕三秋雨,   Lệ ngân bất tuyệt tam thu vũ ,
苔篆長銘一段文。   Đài triện trường minh nhất đoạn văn. 
四望連山渺無際,   Tứ vọng liên sơn diễu vô tế,    
獨教兒女擅彝倫。   Độc giao nhi nữ thiện di luân.
                                                                    NGUYỄN DU.

 

NGHĨA BÀI THƠ :
        Người ư, đá ư, nàng là ai đây ?. Đứng chơ vơ một mình trên đầu núi đã hàng trăm hàng ngàn mùa xuân rồi ! Muôn kiếp vẫn không còn mơ gì đến chuyện mây mưa nữa, Một thân trinh trắng vẫn còn giữ được mãi từ xưa đến nay. Ngấn lệ không vơi như mưa thu dai dẵng suốt ba thu, Vết rêu phủ vòng vèo như bản văn trạm trổ trên đá. Quay nhìn bốn phía núi liền núi biển mênh mông không thấy chân trời,
Luân thường lễ giáo sao lại chỉ riêng giới nữ lưu phải gìn giữ mà thôi ?!.

 

DIỄN NÔM :


                HÒN VỌNG PHU


       

 

DCD_May1_HonVongPhu_2.jpg

 Nàng là ai, là người hay đá ?

  Chiếc bóng đầu non ngàn năm trường.

  Muôn kiếp chẳng mơ niềm ân ái,
  Một thân còn giữ trắng như gương.
  Lệ hằn chẳng dứt thu mưa gió,
  Rêu phủ không thôi nét đoạn trường.
  Bát ngát bốn bề non núi thẳm,
  Sao riêng nhi nữ chịu luân thường

 

                                                         Đỗ Chiêu Đức diễn nôm.

 

 

 

QUÊN ĐI: 
Quên Đi xin phỏng dịch cùng Thầy và Anh Chị hai bài "Vọng Phu Thạch" của Cao Bá Quát và Nguyễn Du :

 

          望夫石                    Vọng Phu thạch

 

獨立山頭第一峰,Độc lập sơn đầu đệ nhất phong,    
朱凋粉謝為誰容。Chu điêu phấn tạ vị thuỳ dung ?     
音書久斷人何處,Âm thư cửu đoạn nhân hà xứ ?   
天海無涯路幾重。Thiên hải vô nhai lộ kỷ trùng ?    
血淚煙和明月濕,Huyết lệ yên hoà, minh nguyệt thấp,    
香鬟雲跡綠苔封。Hương hoàn vân tích lục đài phong.     
天荒地老情猶昨,Thiên hoang địa lão tình do tạc
夜夜敲殘壁古鐘。Dạ dạ xao tàn bích cổ chung.  

               高伯适                               Cao Bá Quát


Dịch Thơ:
            Đá Vọng Phu
Chơ vơ một bóng đỉnh non cao
Son phấn tàn phai bởi lẽ nào
Sông núi người đâu thư chẳng thấy
Biển trời không bến biết phương nao
Khói nhoà máu lệ vầng trăng khóc
Hương tóc đường mây rêu phủ bao
Đất cỗi trời hoang bày thuở trước
Chuông đêm tắt lịm thấy nao nao
                                       Quên Đi

 

*******

       望夫石                    Vọng Phu thạch

 

石耶人耶彼何人? Thạch da? Nhân da? Bỉ hà nhân?    
獨立山頭千百春。 Độc lập sơn đầu thiên bách xuân    
萬劫杳無雲雨夢, Vạn kiếp liểu vô vân vũ mộng,     
一貞留得古今身。 Nhất trinh lưu đắc cổ kim thân.     
淚痕不絕三秋雨, Lệ ngân bất tuyệt tam thu vũ  
苔篆長銘一段文。 Đài triện trường minh nhất đoạn văn.    
四望連山渺無際, Tứ vọng liên sơn diểu vô tế,    
獨教兒女擅彝倫。 Độc giao nhi nữ thiện di luân

                   阮攸                                Nguyễn Du          

 

Dịch Thơ:

              Đá Vọng Phu


Là đá hay người đích thực ai
Đầu non một bóng  đứng trông hoài
Kiếp phần mờ mịt vu sơn chẳng
Giữ phận sáng ngời trinh tiết thay
Mưa đổ ba thu còn lệ ngấn 
Văn xưng một đoạn dấu rêu dày
Mịt mùng bốn phía non liền núi
Gương sáng truyền lưu đến tận nay
                                      Quên Đi

PHƯƠNG HÀ: 

 I- Phỏng dịch bài của Cao Bá Quát:

 

HÒN VỌNG PHU

 

Một mình chót núi đợi ai đây

Phấn nhạt son phai với tháng ngày

Biền biệt bóng chàng, tin nhạn vắng

Mênh mông trời biển, gió mưa bay

Nhạt nhòa máu lệ, vầng trăng đẫm

Bạc phếch màu rêu, mái tóc phai

Chung thủy chờ chồng ngàn vạn kiếp

Thương nàng, chuông đổ tiếng ngân dài....

            Phương Hà phỏng dịch

 

II- Phỏng dịch bài của Nguyễn Du

 

HÒN VỌNG PHU

 

Là người, là đá, bóng ai đây ?

Mà đứng trơ vơ đỉnh núi này ?

Ân ái không màng từ vạn kiếp 

Lòng trinh vẫn giữ tận xưa nay

Sầu hoen ngấn lệ, mưa mờ phủ

Muộn khắc bờ rêu, nắng nhạt phai

Biển núi mênh mông , trời đất rộng

Luân thường riêng nữ nhận chua cay ?!

           Phương Hà phỏng dịch

 

  

TRẦN QUANG KHẢI (1241-1294)

Cùng Bạn ,

Cuối tuần , Mailoc xin chuyển đến bạn hai bài thơ của Trần quang Khải . Qua hai bài , chúng ta vừa thưởng thức cái nét đẹp trong thi văn Đại Việt , vừa thấy cái hùng khí ngùn ngũt ngất trời của thi nhân chúng ta ngày xưa ,và sau cùng là tóm luợc tiểu sử của vị đại Anh Hùng Trần Quang Khải  triều đại nhà Trần một thời liệt oanh đã 3 lần đại thắng quân Nguyên ( tài liệu từ Bách khoa toàn thư Wikipedia ).Cám ơn 

Thân

M L

 

 

 XUÂN NHẬT HỮU CẢM

                                 Trần quang Khải

 

Xuân nhật hữu cảm  (bài 1)

 

Vũ bạch phì mai tế nhược ty ,

Bế môn ngột ngột tọa thư si .

Nhị phần xuân sắc nhàn sai quá ,

Ngũ thập suy ông dĩ tự tri .

Cố quốc tâm hoàn phi điểu quyện ,

Ân ba hải khoát túng lân trì .

Sinh bình đởm khí luân huân tại ,

Giải đáo đông phong phú nhất thi .



Dịch nghĩa :

 

Mưa muốm làm tươi tốt cây mai nên gội ướt cành tơ

Đóng cưả ngồi sừng sửng một con người nghiện sách

Nửa phần sắc xuân đã hờ hửng trôi đi

Năm mươi tuổi tự biết mình suy yếu

Tấm lòng cố hương mỏi mệt theo cánh chim bay

Ơn vua như biển rộng , nên còn chần chờ như con cá giương vây

Riêng chí dũng cảm lúc bình sinh vẫn còn nguyên đó

Say ngả nghiêng trước gió đông , ngâm một bài thơ .

 

      Cảm Xúc Ngày Xuân  ( I )

Mai tắm dưới mưa phùn mờ ảo

Khép phòng thư đau đáu lặng ngồi

Nửa đời xuân sắc trôi trôi ,

Năm mươi tuổi đã lần hồi yếu ra  .

Cố hương xa chim đà mỏi cánh ,

Ân biển trời khiến cá giương vây .

Bình sinh hào khí còn đây ,

Ngâm thơ trong gió say say xuân về .

                                 Mailoc phỏng dịch

                               Cali 5-23-14

     Cảm Xúc Ngày Xuân ( bài 2)

 

Nguyệt sắc vi vi dạ hướng lan ,

Đông phong đặc địa khởi xuân hàn ..

Phiên không liễu nhứ niêm cao các ,

Giác mộng Tương quân bốc họa lan .

Bị vật nhuận tòng thiên ngoại vũ ,

Kinh tâm hồng thoái tích thì nhan .

Khử sầu lại hữu tam bôi tửu ,

Phủ kiếm du du ức cố san .

                                T Q K

 Dịch Nghiã :

     

Bóng trăng mờ mờ , đêm đã gần tàn

Gió đông đột ngột khơi dậy cái rét mùa xuân

Bay múa trên không , tơ liễu dính vào gác cao

Tỉnh mộng , cành trúc đập vào lan can chạm vẽ

Cảnh vật thêm tươi nhờ trận mưa ngoài trời

Lòng kinh sợ sắc mặt hồng hào thời xưa đã phai

Tiêu sầu nhờ có  vài chén rượu

Vỗ kiếm , vời vợi nhớ non xưa .

Dịch Thơ :

        Cảm Xúc Ngày Xuân  ( 2)

Đêm hồ tàn , trăng mờ hiu hắt ,

Gió đông về lạnh ngắt hơi Xuân .

Lầu cao liễu múa rộn ràng ,

Cành tre khuấy mộng lan man ngoài thềm .

Mưa gội sạch cảnh thêm tươi mát ,

Bỗng giật mình đâu nét thời xuân ?

Tiêu sầu vài chén lâng lâng ,

Vỗ gươm , núi cũ  bâng khuâng nhớ về .

                                Mailoc phỏng dịch

                                 Cali  5-23-14

 

Trần Quang Khải (chữ Hán: 陳光啓; 1241-1294) là một quý tộc, đại thần nhà Trần, làm đến chức Tể tướng đời Trần Thánh Tông, coi cả mọi việc trong nước. Sang đời Trần Nhân Tông, năm Thiệu Bảo thứ 4, khi quân Nguyên xâm lăng bờ cõi nước Nam, ông được phong chức Thượng tướng Thái sư, lãnh binh trấn giữ mặt Nam đất Nghệ An, lập công lớn tại Chương Dương Độ. Khi dẹp tan quân Nguyên, triều đình xét công, ông đứng vào bậc nhất.[1]

 

Ông sinh vào tháng 10 âm lịch năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 10 (1241) đời Trần Thái Tông[2]. Về danh nghĩa, ông là con thứ ba của Trần Thái Tông, với Thuận Thiên hoàng hậu Lý Ngọc Oanh. Trên thực tế, ông là em ruột với Thái tử Trần Hoảng. Người anh đầu Trần Quốc Khang của ông, dù cùng mẹ sinh, nhưng lại là con của An Sinh Vương Trần Liễu.ông còn được phong làm Nam Thiện vương

Sử chép:

"

"Quang Khải lúc mới sinh, phát chứng kinh suýt chết, Thái Tông lấy áo của Thượng hoàng và thanh gươm báu truyền quốc để bên cạnh rồi bảo ông: "Nếu sống lại, sẽ ban cho những thứ này".

Đến khi sống lại, Thái Tông nói:

"Gươm báu truyền quốc, không thể trao bừa, chỉ ban cho áo của Thượng hoàng thôi".

"

-Đại Việt Sử ký Toàn thư[3]

Đại thần trụ cột

Từ nhỏ, ông đã được vua cha phong tước Chiêu Minh Vương (昭明王) và cho thụ giáo với Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử Viện giám tu, Bảng nhãn Lê Văn Hưu[4]. Sử chép ông là người có học thức, hiểu tiếng nói của các bộ tộc ít người.[3]

Năm Nguyên Phong thứ 8 (1258), ông được vua cha gả Công chúa Phụng Dương (cũng là em gái nuôi của Trần Quang Khải), ban cho thái ấp Độc Lập, phủ Thiên Trường (nay thuộc xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Ðịnh)[4]. Sau khi Trần Thánh Tông lên ngôi, ông được phong tước Chiêu Minh Đại vương[5].

Năm Thiệu Long năm thứ 4 (1261), ông được phong làm Thái úy, chính thức tham gia công việc triều chính khi vừa 20 tuổi. Sử chép: "Bấy giờ, anh vua là Quốc Khang lớn tuổi hơn, nhưng tài năng tầm thường, nên phong Quang Khải làm tướng"[6]. Năm Thiệu Long năm thứ 8 (1265), ông được phong làm Thượng tướng, vào trấn thủ Nghệ An. Trại trạng nguyên Bạch Liêu là môn khách của ông[6].

Đầu năm Thiệu Long năm thứ 14 (1271), ông làm Tướng quốc thái úy, trở thành đại thần đầu triều nắm giữ việc nước[6], đứng trên cả Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Quan hệ với Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn[

Trần Quốc Tuấn là con Trần Liễu, Trần Quang Khải là con Trần Cảnh. Hai người với Trần Quốc Khang đều là anh em nửa dòng máu[7]. Ngoài mâu thuẫn giữa dòng chính và dòng thứ, giữa hai ông còn có cả mối bất hòa cá nhân.

Cuối năm 1257, Trần Quốc Tuấn được cử làm chỉ huy các đạo quân thủy bộ ở biên giới[2], lập nhiều công lao cho triều đình. Tuy nhiên, sau khi đánh đuổi được quân Nguyên Mông, ông vẫn giữ nguyên tước cũ và trở về thái ấp ở Vạn Kiếp. Trong khi đó, không lâu sau Trần Quang Khải được phong tước Đại vương và thăng làm Thái úy.

Đầu năm Bảo Phù thứ 5 (1277), Trần Thánh Tông thân chinh đánh các bộ tộc thiểu số ở động Nẫm Bà La (nay thuộc Quảng Bình). Sử chép:

"

Trước kia, Thánh Tông thân đi đánh giặc, Quang Khải theo hầu, ghế tể tướng bỏ không, vừa lúc có sứ phương Bắc đến. Thái Tông gọi Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn tới bảo:

"Thượng tướng đi theo hầu vắng, trẫm định lấy khanh làm Tư đồ để tiếp sứ phương Bắc".

Quốc Tuấn trả lời:

"Việc tiếp sứ giả, thần không dám từ chối, còn như phong thần làm Tư đồ thì thần không dám vâng chiếu. Huống chi Quan gia đi đánh giặc xa, Quang Khải theo hầu mà bệ hạ lại tự ý phong chức, thì tình nghĩa trên dưới, e có chỗ chưa ổn, sẽ không làm vui lòng Quan gia và Quang Khải. Đợi khi xa giá trở về, sẽ xin vâng mệnh cũng chưa muộn".

Đến khi Thánh Tông trở về, việc ấy lại bỏ đấy, vì hai người vốn không ưa nhau.

"

-Đại Việt Sử ký Toàn thư[3]

Đầu năm 1281, sứ nhà Nguyên là Sài Thung đến Thăng Long với thái độ rất ngạo mạn:

"

Vua sai Quang Khải đến sứ quán khoản tiếp. Thung nằm khểnh không ra, Quang Khải vào hẳn trong phòng, hắn cũng không dậy tiếp. Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn nghe thấy thế, tâu xin đến sứ quán xem Thung làm gì. Lúc ấy Quốc Tuấn đã gọt tóc, mặc áo vải. Đến sứ quán, ông đi thẳng vào trong phòng. Thung đứng dậy vái chào mời ngồi. Mọi người đều kinh ngạc, có biết đâu gọt tóc, mặc áo vải là hình dạng nhà sư phương Bắc. Ông ngồi xuống pha trà, cùng uống với hắn. Người hầu của Thung cầm cái tên đứng sau Quốc Tuấn, chọc vào đầu đến chảy máu, nhưng sắc mặt Quốc Tuấn vẫn không hề thay đổi. Khi trở về, Thung ra cửa tiễn ông.

"

-Đại Việt Sử ký Toàn thư[8]

Nhờ cách ứng xử khéo léo của Hưng Đạo Vương, Sài Thung thay đổi thái độ. Khi Sài Thung về lại Đại Nguyên, Trần Quang Khải đã làm tặng một bài thơ, trong đó có câu:

Vị thẩm hà thời trùng đỗ diện

Ân cần ác thủ tự huyên lương.

Tạm dịch:

Chưa biết ngày nào cùng tái ngộ

Để ân cần tay nắm chuyện hàn huyên

Cuối năm Thiệu Bảo thứ 4 (1282), Trần Quang Khải được thăng làm Thượng tướng Thái sư nắm cả quyền quân sự lẫn hành chính[8]. Tuy vậy, trước tình hình áp lực quân Nguyên Mông gia tăng, cuối năm Thiệu Bảo thứ 5 (1283), triều đình tiến phong Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội toàn quốc[8]. Như vậy, về thực quyền quân sự, Hưng Đạo Vương trở thành cấp trên của Chiêu Minh Đại vương.

Mối bất hòa giữa 2 chi họ cũng như bất hòa cá nhân giữa 2 người trở thành một hiểm họa sâu sắc, có khả năng làm đổ vỡ công cuộc kháng Nguyên. Nhận ra điều này, Hưng Đạo Vương chủ động tìm cách giải hòa:

"

Một hôm, Quốc Tuấn từ Vạn Kiếp tới, Quang Khải xuống thuyền chơi suốt ngày mới trở về. Lại Quang Khải vốn sợ tắm gội, Quốc Tuấn thì thích tắm thơm, từng đùa bảo Quang Khải:

"Mình mẩy cáo bẩn, xin tắm giùm", rồi cởi áo Quang Khải ra, dùng nước thơm tắm cho ông và nói:

"Hôm nay được tắm cho Thượng tướng".

Quang Khải cũng nói: "Hôm nay được Quốc công tắm rửa cho".

Từ đó, tình nghĩa qua lại giữa hai người càng thêm mặn mà. Bản thân làm tướng văn, tướng võ, giúp rập nhà vua, hai ông đứng hàng đầu.

"

-Đại Việt Sử ký Toàn thư[3]

Đây cũng là một trong những lý do quân Nguyên Mông phải thêm 2 lần thất bại ở Đại Việt.

Trận Nghệ An[

Đầu năm 1285, quân Nguyên tràn sang tấn công Đại Việt với sức công kích rất mạnh. Thái sư Trần Quang Khải suýt tử thương khi thuyền của ông đang ngủ bị bốc cháy, may nhờ có vợ là công chúa Phụng Dương đánh thức, thoát được.[9]

Tuy nhiên, dưới sự điều động tài tình của Hưng Đạo Vương, quân Đại Việt đã thực hiện các cuộc nghi binh, đưa quân Nguyên vào thế bị động. Năm Ất Dậu (1285),Toa Đô từ Chiêm Thành theo đường bộ kéo ra Nghệ An tấn công quân Nam, có Ô Mã Nhi dẫn quân đi đường biển tiếp ứng. Được tin, Hưng Đạo Vương tâu vua xin cho Thượng tướng Trần Quang Khải đưa binh vào đóng mặt Nghệ An, và cho Trần Bình Trọng giữ Thiên Trường, rồi rước xa giá ra Hải Dương. Trần Quang Khải vào đến Nghệ An, chia quân phòng giữ. Thấy thế giặc quá mạnh, ông cho lui quân ra mặt biển và giữ các nơi hiểm yếu [10]. Quân của Toa Đô đánh mãi không được, cạn lương, bèn cùng với Ô Mã Nhi dẫn quân xuống thuyền trở ra Bắc. Trần Quang Khải hay tin cho người về Thanh Hóa cấp báo. Vua cho Chiêu Văn VươngTrần Nhật Duật cùng Trần Quốc Toản và Nguyễn Khoái đem 5 vạn quân ra đón đánh tại Hàm Tử Quan thuộc huyện Đông An, tỉnh Hưng Yên. Quân Nguyên thua to chết hại rất nhiều.[11]

Trận Chương Dương Độ, khôi phục Thăng Long[sửa 

Lúc bấy giờ đại binh của Thoát Hoan đóng tại Thăng Long, còn chiến thuyền thì đóng ở bến Chương Dương, thuộc địa phận huyện Thượng Phúc. Trần Quang Khải được lệnh vua, cùng Trần Quốc Toản và Phạm Ngũ Lão đem quân từ Thanh Hóa đi thuyền vòng đường biển ra đến bến Chương Dương tấn công chiến thuyền của quân Nguyên. Quân Nguyên địch không nổi phải bỏ thuyền lên bờ chạy. Trần Quang Khải đem quân lên bờ đuổi đánh về đến chân thành Thăng Long, nhưng ông lập mưu cho phục binh đóng sẵn ngoài thành. Thoát Hoan đem quân ra đánh, bị phục binh đánh úp, quân Nguyên đại bại phải bỏ thành Thăng Long vượt sông Hồng giữ mặt Kinh Bắc (Bắc Ninh ngày nay)[12]. Trần Quang Khải cho quân vào thành chiếm lại Thăng Long, và cho quân về Thanh Hóa báo tin. Trong vòng hai tháng, đại phá quân Nguyên hai lần tại Hàm Tử và Chương Dương, nên khí thế quân nhà Trần trở nên rất mạnh, sau đó thắng nhiều trận liên tiếp và đuổi được Thoát Hoan về Trung Quốc.[13]

Vinh danh[

Chính sử không chép rõ Trần Quang Khải tham gia trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 3 như thế nào. Sau chiến thắng này, triều đình luận công ban thưởng, Trần Quốc Tuấn có công lớn nhất, được phong tước Đại vương. Trần Quang Khải cũng được xếp công thần hạng nhất.

Sử chép:

"

"Quang Khải lúc làm tướng võ, lúc làm tướng văn, giúp vương nghiệp nhà Trần, uy danh ngang với Quốc Tuấn."

"

-Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục[14]

Ông tiếp tục phụng sự triều đình cho đến khi mất ngày 3 tháng Bảy âm lịch năm Hưng Long thứ hai (tức 26 tháng 7 năm 1294) đời vua Trần Anh Tông[3]. Vợ ông là công chúa Phụng Dương đã mất trước đó 3 năm. Ông bà được chôn cất tại thái ấp của mình, được thờ làm Thành hoàng làng Cao Đài.[4]

Con ông là Văn Túc Vương Trần Đạo Tái cũng rất có tài văn học, được Thượng hoàng ưu ái hơn các em thúc bá khác, nhưng đáng tiếc mất sớm.[3]

Trần Quang Khải được người dân Việt Nam lập đền thờ ở một số nơi; như tại đình làng Phương Bông, ngoại thành thành phố Nam Định. Tại Phường Bông cũng lưu lại điệu múa "bài bông" được người dân ở đây cho là khởi xướng bởi Trần Quang Khải trong tiệc "Thái bình diên yến" do Trần Nhân Tông tổ chức sau khi chiến thắng quân Nguyên.[15][16] Tại đền Thái Vi ở Hoa LưNinh Bình ông cùng với Trần Hưng Đạo được đúc tượng phối thờ trong hậu cung cùng với các vị vua nhà Trần.

Tác phẩm[

Trần Quang Khải, cũng như một số quý tộc đời Trần, là người học rộng và có viết văn, làm thơ. Ông viết Lạc đạo tập, và tác phẩm của ông nay còn lại một số bài thơ, liệt kê dưới đây:

       Tòng giá hoàn kinh

       Phúc hưng viên

       Lưu gia độ

       Dã thự

       Xuân nhật hữu cảm

 



Enter supporting content here