GS. Phạm Khắc Trí,
một nhà giáo,
một nhà thơ
Chapeau:
Kính gửi Thầy Cô Phạm Khắc
Trí để nhớ kỷ niệm viễn du Hạ Uy Di, Tháng 10, 2013, nhớ đêm
đi dạo biển Waikiki dọc theo đại lộ Kalakaua Blvd., Honolulu. VHLA.
Sau chuyến viễn du Hạ Uy Di
tôi gặp GS. Phạm Khắc Trí, được biết anh Lý Tòng Tôn
theo học toán của vị thầy khả kínhnày tại trường trung
học lâu đời vùng Tây Đô, thuở xưa được gọi
là Collège de Cần Thơ. Ôn qua tí ti tiểu sử tôi được
biết GS. PhạmKhắc Trí giảng dạy toán học tại trường trung
học Phan Thanh Giản, Cần Thơ (các năm 1968-1975), hiện định cư tại
thành phố Plano, Texas. Trước đó giáo sư cư ngụ tại San Diego,
California.
Dù dạy môn toán, môn học mà
căn bản dựa vào những quy tắc logic, những phương pháp chứng
minh cụ thể, và tự căn bản của nó đã nghìn trùng
xa cách khá xa vời vợi với môn văn chương, hihi... thế mà
Thầy Phạm Khắc Trí vô cũng yêu văn chương, thi phú. Xin dẫn
chứng bằng bài viết của nhà văn Nguyên Nhung "Đốm Lửa
Trên Sông" như sau:
"Ông thầy già ngôi trường
Trung Học của tôi thời cắp sách, cho đến bây giờ ngoài
“thất thập cổ lai hi” vẫn mê thơ Đường. Những bài
thơ của Tô Đông Pha, Lý Bạch, Trương Kế từ hơn nghìn
năm trước vẫn được thầy ngồi suy tư nghĩ ngợi, tìm
trong thơ ý tưởng của người xưa, như bây giờ người
ta đi tìm cái bí ẩn nụ cười của Mona Lisa (1479 - 1528), bức
danh họa của Leonard da Vinci. Chắc hẳn thầy đã trăn trở nhiều
đêm với nỗi lòng của người xưa, bài thơ được
thầy dịch đi dịch lại nhiều lần mà vẫn chưa vừa ý,
qua nhiều tháng năm mòn mỏi của đời người, để mỗi
lần đọc lại thầy vẫn thấy còn thiêu thiếu.
Mới
đây, ông thầy già gửi đi một bản dịch bài thơ “Phong
Kiều Dạ Bạc” nguyên tác của Trương Kế, thi sĩ Trung Hoa từ
thế kỷ thứ 8, khoảng trước và sau năm 756, niên hiệu Chí
Đức, đời Đường Tông, sinh quán ở Tương Châu, thuộc
tỉnh Hà Bắc. Tương truyền rằng Trương Kế thi rớt khoa thi năm
đó, đêm neo thuyền ở cầu Phong, nhìn ánh trăng bàng bạc
trên sông nước. Thao thức mãi không ngủ được, quá nửa
đêm về sáng lại nghe tiếng quạ kêu sương, hai bên bờ
hàng cây say ngủ, bỗng đâu nghe vẳng lên tiếng chuông chùa
Hàn San, nỗi u uẩn của lòng hòa thêm tiếng chuông tinh khôi
buổi sáng khiến lòng càng thêm trắc ẩn, ngậm ngùi nên
tức cảnh sinh... Thơ. Bài thơ vỏn vẹn 4 câu đã trở thành
bất hủ:
PHONG KIỀU DẠ BẠC
“Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.”
(Trương
Kế)
Ý tưởng và vẻ đẹp thi ca của người
xưa vẫn còn bàng bạc mãi trong tâm hồn người yêu thơ
cho tới tận bây giờ. Khi dịch bài thơ này, ông giáo già
cứ băn khoăn mãi khi tưởng tượng ra đốm lửa trên chiếc
thuyền chài cá lúc nửa đêm, sương giăng như một dòng
sữa, hàng cây phong ven bờ lim rim ngủ, tiếng quạ kêu khắc khoải
quyện với hồi chuông khuya từ ngôi chùa Hàn San.
“Trăng lẩn, quạ kêu, trời đầy
sương
Ánh
lửa chài xa quyện vấn vương
Hàng cây phong ngủ bên bờ vắng
Văng vẳng chuông khuya vỗ mộng thường.”
(Giáo
sư Phạm khắc Trí)
Đọc bản dịch của Thầy,
hình như mấy chữ “ánh lửa chài” trong bài thơ bỗng
làm tôi nhớ đến nỗi buồn mông lung của những Xóm Thuyền
Chài ngày xưa, trên một dòng sông nhỏ thời tôi còn trẻ.
Dễ có đến gần bốn mươi năm khi tuổi còn thanh xuân,
sao những đốm lửa trên sông vẫn in trong lòng tôi một nỗi
buồn khắc khoải mênh mông. Nhất là mỗi buổi tối trời nhập
nhoạng lên đèn, ngồi bên bờ sông trên bến nước, đưa
mắt nhìn ra khoảng sông tối mịt mùng xa xa vẫn thấy ánh lửa
lắt lay trên những chiếc thuyền chài rách nát..."
Thật
vậy, Thầy Trí có đam mê thơ văn, nhất là Đường
thi, Thầy thích sáng tác thơ Đường hay họa thơ Đường.
Tôi có gửi Thầy bài viết về thơ Đường, sau đó
Thầy gửi email thơ do Thầy làm:
Lầu Thơ Vút Cánh
Hạc Vàng, Việt Hải:
http://www.vuonghaida.com/VAN/LTVCHV-VietHai.htm
Người
học trò xưa, Lý Tòng Tôn, gửi thi ca thăm vị thầy giáo
cũ: On Sunday, December 1, 2013 11:32 AM, Ton Ly wrote:
'Thầy Trí
là một người Thầy dạy về Toán nhưng đàng sau những
bài học Toán là những triết lý về đời sống mà
những học sinh đã học được từ Thầy như: Sau mỗi chứng
minh, giải tích... Thầy thường nói 1 câu rất chí lý không
những giúp cho học trò mình nhớ dai như kẹo cao su (45 năm vẫn
còn nhớ) là: "Thôi, quên hết đi nhé..." nhưng làm
sao quên được khi "Người ơi! Khi cố quên là khi lòng
nhớ thêm" đó chẳng phải là một triết lý của đời
sống sao? Và còn nhiều nhiều nữa mà những học trò của
Thầy đã ghi nhớ để sống, để quên cái tôi nhỏ
nhoi của mình đi để hòa đồng cùng xã hội, vũ trụ
và chúng sinh trong cõi đời tạm vô thường này.
LTT"
"Cám ơn Thầy cho một bài phân tích quá
hay buổi sáng chủ nhật làm nhớ lại thưở nào (45 năm) ngồi
nghe Thầy giảng bài mê luôn.
Đúng vậy, đời sống là
một điểm mà từ đó ta có thể vẽ một đường
thẳng đi đến vô cực, nhưng áp dụng vào đời sống
thì điểm ấy có thể thực mà cũng có thể ảo cho nên
nó không vẽ được một đường thẳng mà nhiều khi
có dạng parabol hay hyperbol... hay vòng tròn "Đi dăm phút trở về
chốn cũ...". Ngay cả mộng cũng là thật mà thật cũng đôi
khi hóa thành mộng, như khi chúng ta đang ở bên cạnh người
yêu của mình (có thật) nhưng ta hay để đầu óc bay bay đi
chơi chổ khác mà quên đi người yêu (Ảo) không biết
đâu mà lường, thôi thì quên hết đi cho khỏe phải không
Thầy.
LTT
Mưa gió bảo bùng bên thềm vắng
Nỗi niềm nào biết tỏ
cùng ai
Muốn đi tìm động hoa vàng
Ngày qua tháng lại chẳng màng
đi đâu
Hết Văn rồi Võ trả cho đời
Nay ta nhóm lửa nấu trà
đợi ai
Bình an chuổi hạt ta lần
Ngắm vầng trăng sáng ẩn trong thau vàng
LTT(12/01/2013)"
Ảnh trên: Chúc mừng sinh nhật
Thầy Phạm Khắc Trí 80 tuổi trong lúc chờ xe bus đi Polynessian Hawaii Center. Theo bài viết "Lễ Mừng “Bát Tuần
Thương Thọ” Giáo Sư Phạm Khắc Trí" của vị tác
giả Huỳnh Ngọc Minh tường thuật như sau:
"Dallas-Fort Worth
.- Ngày 01 tháng 9-2013, Nhóm CHS PTGĐTĐ Dallas & Fort Worth, Texas họp mặt
tại nhà cháu Phạm Nguyên Diễm (ái nữ của Thầy Trí) để
Chúc Mừng Lễ “Bát Tuần Thượng Thọ” cho Thầy.
Cháu
Diễm là người đứng ra tổ chức buổi tiệc mừng thân sinh
của cháu vừa tròn 80 tuổi.
Giáo sư Phạm Khắc
Trí về trường Phan Thanh Giản dạy từ năm 1968 đến tháng 04-1975.
Sau ngày “Đại họa” 30-04-1975 của đất nước, gia đình
Thầy Cô Trí rời khỏi Việt Nam để sang định cư tại Hoa
Kỳ.
Lúc bấy giờ (1968-1975) trong trường PTG có đến
3 vị giáo sư mang tên TRÍ: GS VÕ VĂN TRÍ, dạy Pháp văn
là Hiệu Trưởng; GS MAI ĐỨC TRÍ, dạy Lý Hóa, đã mãn
phần tại D.C; và GS PHẠM KHẮC TRÍ, từ Sa Đéc chuyển qua, dạy
Toán. Để phân biệt 3 vị giáo sư cùng tên Trí, Thầy
Phạm Khắc Trí được các học sinh gọi tên rất thân thương
là “THẦY TRÍ ÁO KHAKI 3TÚI”. Thầy dạy toán vừa giỏi
nổi tiếng vừa thân mật và thương mến học trò nên học
sinh PTG rất kính nể và khâm phục thầy mình.
Cháu Phạm
Nguyên Diễm rất dễ thương, khéo léo nấu nướng tổ chức
bữa tiệc với những thức ăn ngon miệng. Cũng xin nói thêm, người
giúp đỡ một cách đắc lực trong buổi lễ chính là
phu quân của cháu Diễm, anh DAVID, đã tận tình tiếp tay với
vợ mình.
Buổi tiệc mừng “BÁT TUẦN
THƯỢNG THỌ” được tổ chức trang nghiêm, long trọng nhưng
không kém phần thân mật ấm cúng , thể hiện tình Thầy
Trò như thuở nào.
Các cựu giáo sư và cựu học sinh PTGĐTĐ (khoảng
20 người) có mặt và kính chúc tuổi thọ cho Thầy Trí.
Nhóm
cựu học sinh Dallas-Fort Worth kính tặng GS Phạm Khắc Trí một tấm
plaque lưu niệm sinh nhật thứ 80 của Thầy và kính chúc Thầy
Cô dồi dào sức khỏe, an hưởng tuổi già với con cháu ngoan
hiền, hiếu thảo.
Thay mặt Nhóm CHS PTGĐTĐ, tôi xin chân
thành cảm ơn gia đình cháu Diễm và David đã tổ chức
Lễ Mừng Thượng Thọ cho thân phụ mình thật thân tình và
chu đáo.
Các CHS PTGĐTĐ đề tỏ lòng nhớ công
ơn dạy dỗ của GS PhạmKhắc Trí, nêu cao truyền thống “TÔN
SƯ TRỌNG ĐẠO”."
Link tham khảo: http://www.ptgdtdusa.com/id1621.html
Tôi
đồng ý với tác giả Huỳnh Ngọc Minh viết, ở Thầy các
học trò hay người đối diện có thể tìm thấy sự điềm
đạm, tính hiền hòa, thân thiện và nét khiêm cung; Sự
ôn tồn, nói năng từ tốn là đặc điểm tôi chú
ý khi gặp Thầy suốt thời gian đi chơi cùng Thầy tại Honolulu,
Hạ Uy Di vào tháng 10 vừa qua.
Sáng nay thức giấc, cụ thi hào Khalil Gibran lại
nhắc nhở tôi ý tưởng vô cùng cao quý:
"Cảm ơn đời mỗi sáng
mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương", ("To
wake at dawn with a winged heart and give thanks for another day of loving”, The Prophet, Kahlil Gibran).
Kahlil
Gibran ít nhiều cám ơn cuộc đời này, với đám học
trò "lục thập nhi nhĩ thuận như những Cao Thái Hải, Bùi
Quốc Cường, Bửu Tịnh, Vũ Duy Toại, Lý Tòng Tôn, VHLA,... vẫn quý ý tưởng Tôn
Sư Trọng Đạo, tac giả Nhung Nguyên hay Huỳnh Ngọc Minh đã viết
về vị thầy xưa thật khả kính qua cung cách sống vá kiến
thức uyên bác của ông.
Thầy Cô Phạm Khắc Trí
chụp chung với Học Trò Già HTT tai Cần Thơ.
On Sunday, December 1, 2013 9:59 AM, Tri Pham wrote:
Thời Điểm
Vô Cùng Cực Nhỏ Và Đời Sống Con Người
PKT 12/01/2013
Nhân
đọc được bài viết của niên trưởng Nguyễn Văn Trường
luận về "Mình Là Ai" tôi rất thích thú trong xúc động
,ngồi viết lung tung ra đây những điều tôi đã học được
để mọi người thân quí đọc cho vui thôi.
(1)
Toán học nói chung, và riêng môn Toán Giải Tích (Vi Phân/Tích
Phân), thuần túy là một khái niệm, ảo mà lại là thực
, vì chứng minh được. Vật thể có cùng các tính cách
đặc thù như vậy là tất nhiên phải dẫn đến kết
luận như vậy, không thể khác được. Không thay đổi, khi
cho là A thì trước sau luôn là A, đúng và sai phân biệt
rõ rệt . Ví dụ như vận tốc của một chiếc xe hơi đang
chạy ớ một thời điểm nào đó chỉ có một đáp
số và chỉ có một đáp số đúng mà thôi.
(2)
Còn đời sống nói chung, và đời người nói riêng, tuy
là một thực thể có thực, nhưng thực mà lại là ảo,
vì không thể chứng minh được. Cùng có các hiện tượng
xẩy ra liên quan nhưng không chắc đều có cùng một kết luận.
Khi cho là X thì có thể tìm thấy nhiều X khác nhau ,không biết
X nào mới đúng là X thực , thực giả lẫn lộn, không có
ranh giới. Ví dụ như cái tôi trong dòng đời ỏ một thời
điểm nào đó, dù trong khoảnh- khắc- vô -cùng- nhỏ- không-
còn- có- thể- nhỏ- hơn- được- nữa (infinitesimally small), cái
tôi ấy đã thay đổi không còn y nguyên là cái tôi
mới nói đến nữa, ta có thể tìm thấy nhiều cái tôi,
khiến ta lúng túng, không thể xác định được cái tôi
nào mới là cái tôi thực (như trong truyện Tây Du Ký, Tề
Thiên Đại Thánh ,nhiều lúc phải bứt 1 sợi tóc hóa phép
thành nhiều Tề Thiên Đại Thánh để kháng cự với cường
địch). Theo niên trưởng NVT, cái thời điểm ở một khoảnh
khắc trong đời người này , nhỏ hơn cả một sát na của
nhà Phật , là "không có chiều thời gian " , tuy là có
thực nhưng lại là số ảo , không phải là 1 tham số được
xác định như trong một hàm số (đạo hàm, nguyên hàm)
ở trong một phương trình toán học.
(3)Thực hay ảo như
thời gian tâm lý, khoảnh khắc ngồi bên cạnh người bạn gái
thuở đầu đời hoa bướm? Ta đang là bướm mơ thành
người hay đang là người mơ thành bướm? Vọng hay chân?
Chứng minh được hay không chứng minh được?... Tất cả còn
có nghĩa gì nữa đâu. Bao lâu, còn gì vui hơn, ở tuổi
này, mỗi sáng thức dậy, còn cảm nhận được hương
vị của một tách cà phê ngon, cảm tình thân ái của mọi
người đã dành cho, và được phép nói năng đầu
Ngô mình Sở mà không phải lo ngại bị phiền trách. Tiện
đây, cao hứng chép lại mấy câu thơ của Tô Đông Pha để
mọi người cuối tuần đọc cho vui. Tình ở ngoài lời. Cầu
chúc an lành cho tất cả chúng ta.
Ký Hữu
Tô
Đông Pha (1037 - 1101)
Không giai dạ vũ tự thanh tuyệt
Thùy
sử yểm ức đề cô quỳnh
Ngã dục tiên sơn chuyết dao
thảo
Khuynh khuông tọa thán hà thời doanh
Bạc thơ tiên phốc tận
điền ủy
Chử minh tiêu lật nghi tiêu chinh
Khất thủ ma ni chiếu trược thủy
Cộng
khan lạc nguyệt kim bồn doanh
Phụ Chú : Ký Hữu được trích từ
8 câu cuối trong bài Thứ Vận Tăng Tiềm Kiến Tặng ( Họa Bài
Thứ Vận Tăng Tiềm Kiến Tặng ) của Tô Đông Pha. Đề bài
là do người chuyển dịch tự ý đặt ra. PKT 12/01/2013
Dịch
Xuôi : Gứi Bạn
(Mây Tần - PKT 12/01/2013 )
Thềm
vắng, mưa đêm, nghe thê thiết
Một mình tâm sự u ẩn không
biết than với ai
Từ lâu những muốn qui ẩn, tìm lên non tiên hái cỏ quí
rồi
Nhưng sao cứ lần lữa nay rồi mai, nghiêng giỏ rỗng ngồi than mãi
Chuyện
chép sách, đánh roi, cũng đã kể như xong
Còn chuyện
đốt củi, nấu trà, hẹn nhau đêm nào chăng đây
Cùng
lần chuỗi hạt ma ni, mượn mắt Phật
Ngồi ngắm ánh trăng
thanh lạc trong thau vàng
Thơ Gửi Bạn
PKT 12/01/2013
Đêm khuya,
thềm vắng, mưa thê thiết,
U ẩn nỗi mình ngỏ với ai.
Những muốn
núi tiên hái cỏ quí,
Sao lần lữa mãi, nay rồi mai.
Trường văn,
trận võ, kể xong nợ,
Gầy lửa, nấu trà, một tối chăng.
Lần
chuỗi ma ni, mượn mắt Phật,
Ngắm trăng thanh lạc trong thau vàng.
__________________________________________________________________
“Gặp
nhau, tay bắt mặt mừng, lời nói là thừa. Mấy ngày họp mặt
vừa qua ở Houston đã thật vui, đã ắp đầy tình nghĩa,
và đã... không còn chỗ cho dù chỉ là “đôi lời
tình nghĩa”. Gửi để mọi người đọc cho vui mà thôi.
Thân kính”.
TRÍ PHẠM
Tôi vốn không hay
nói vì một trong những lý do là biết mình nói không được
hay. Mấy năm gần đây, có đôi chút thì giờ riêng tư,
tôi đã tìm đọc, học hỏi qua lời hay ý đẹp của
người xưa, những mong lời nói sẽ giúp mình hiểu biết được
người nhiều hơn, sẽ khiến người hiểu biết được mình
nhiều hơn, và khiến mình sẽ hiểu biết được chính mình
nhiều hơn, để... thương nhau nhiều hơn. Nhưng cho đến nay, phải
thú nhận là chuyện học ăn học nói của tôi cũng chưa
ra đâu vào đâu cả, mà hôm nay lại có vài điều
muốn được nói, nên đành phải có lời xin lỗi trước,
xin và muốn được thứ lỗi từ các bậc huynh trưởng đã
coi tôi như một đứa em trong nhà, từ các CHS hai trường PTG và
ĐTĐ, dù đã đổi đời, vẫn lấy cái lễ Thầy
trò đối xử với anh chị em nhà giáo chúng tôi, từ các
em học trò, dù đã bao nhiêu nước chảy qua cầu, vẫn giữ
được chút cảm tình thân ái ngày xưa dành cho một
người thầy cũ, và từ nhà tôi, người bạn đời và
cũng là một tấm gương soi, giúp tôi giữ được mình,
để hôm nay còn có thể nói được vài lời tình
nghĩa với các anh chị em mà tôi hằng kính mến.
Vâng
xin được nói 3 điều
Điều thứ nhất là chúng tôi
mới ở Pháp về tuần trước. Ở Paris, đã gặp được
anh Dương Hồng Đức giáo sư Pháp Văn PTG và em Phạm Minh Toàn
CHS PTG 1970 là con của cố GS Phạm Minh Đức GS Sử Địa PTG. Em Toàn
hiện là Kiến Trúc Sư ở Paris. Em đã dành một ngày nghỉ,
lái xe cho tôi đi Blois cách Paris khoảng 150 km, để gặp gia đình
anh Phùng Quang Lộc GS Công Dân, Việt Văn và Triết PTG. Chị Lộc
lại chính là Chị Phạm Thị Đức Hạnh GS Sử Địa PTG.
Không nói hết được nỗi vui mừng gặp lại nhau ở xứ người
sau bao nhiêu năm xa cách. Các anh chị Đức, Lộc, Hạnh và em Toàn
đều đã có một đời sống ổn định, con cháu học
hành thành đạt, có nhờ tôi chuyển lời thăm hỏi đến
mọi người và cũng bày tỏ sự cảm kích về những hoạt
động kết nối tình đồng môn nghĩa sư đệ của đại
gia đình PTG – ĐTĐ chúng ta ở bên này. Anh chị Đức
và anh chị Lộc ơi, ráng thu xếp qua đây ít nhất một lần
cho vui để người bạn của các anh chị, tuy danh lợi có bao giờ
ham muốn đâu, nhưng người bạn của các anh chị vẫn còn
rất ham được uống café sáng, suốt một tháng liền, do Danh
Nguyệt, đôi uyên ương thật dễ thương của đại gia đình
PTG – ĐTĐ ở Houston khoản đãi như đã hứa, nếu tôi
mời được các anh chị qua đây.
Điều thứ hai là
mấy năm trước đây, vào dịp Tết, nhà thơ Trầm Vân
tức là anh Võ Văn Vạn, GS Toán PTG, từ bên nhà có gửi
cho tôi mấy câu thơ thăm hỏi:
Xuân về nhẹ gót chân
son
Trí ơi 4 túi thơ còn phấn không.
(Trong thời gian dạy học, tôi được
gán cho cái biệt hiệu là Trí 3 túi, anh Vạn chắc vì quá
quí mến nhau, nên đã cho tôi thêm 1 túi nữa thành Trí
4 túi).
Xuân về nhẹ gót chân son
Trí ơi 4
túi thơ còn phấn không
Trò xưa bạn cũ nhớ mong
Có nghe tình
trải suốt lòng mình đây.
Trong xúc động, tôi cũng võ vẽ
mấy câu thơ họa lại:
Xuân về ngơ ngẩn lòng
son
Hỏi chi thơ phấn có còn hay không
Ngắm thân bèo giạt
não lòng
Cuối đời còn chút ấm lòng này đây.
Vâng, chút ấm lòng
trong câu thơ chính là điều thứ ba mà tôi muốn được
nói với các anh chị em ở đây hôm nay. Chính là chút
ấm lòng mỗi lần nghe được tiếng gọi “Thầy ơi!”
từ một người học trò cũ hay nhận được những lời
thăm hỏi của các anh chị em PTG – ĐTĐ từ Đức, từ Úc,
từ Canada, từ Anh, từ Pháp, từ các tiểu bang ở Mỹ... Chính
là chút ấm lòng gặp lại được các bạn và học
trò cũ trong ngày họp mặt thường niên mỗi năm từ 10 năm
trở lại đây. Chính là chút ấm lòng đọc được
những dòng chữ thân thương về một quãng đời bảng xanh
phấn trắng ngày trước trong Đặc San, Bản Tin... Chính là chút
ấm lòng nghe được những hoạt động tình nghĩa thăm hỏi
và giúp đỡ CHS/CGS bên nhà của các anh chị em bên này...
Không biết nói gì hơn... Hy vọng ở những lần họp mặt những
năm tới, lời nói của tôi sẽ được trang trọng hơn, đầy
đủ hơn, ý nghĩa hơn như mong muốn, còn hôm nay, tôi chỉ
biết nói như thế này. Anh chị em chúng ta là những người,
sau một quãng đời sóng gió nổi trôi, vẫn còn ráng đi
tìm chút Tình chút Nghĩa ở nhau để mà sống, tôi nghĩ
là chúng ta đã tìm thấy được chút Tình Nghĩa này
ở đây, hôm nay. Xin được phép cảm ơn Nhóm Houston, nếu
không trân trọng thương quí nhau đến như vậy, thì đã
không thể bỏ công sức ròng rã cả một năm trời chuẩn
bị thật chu đáo để có được mấy ngày họp mặt
gia đình thật ấm cúng và thật thân mật như mấy ngày
hôm nay.
Đọc trong sách xưa, có câu “người trí
thì không nói, người nói thì không trí”.
Trong
tình anh chị em trong nhà, tôi đã không ngại là người
không trí, chỉ ngại là mình không nói được hết lời
mà thôi. Vậy, xin được nói thêm một lời nữa. Xin được cảm ơn nhau
và xin được cùng nhau gìn giữ chút tình thân ái này
để được cùng nhau đi trọn con đường Tình Nghĩa ở
phần đời còn lại.
Thi phẩm Mây Tần của thi sĩ Phạm
Khắc Trí
Trân
trọng kính chào và cảm ơn tất cả các anh chị em.
Phạm
Khắc Trí
Email: Phamid@msn.com
CGS PTG 1968-1975
Houston 05/27/2007
_______________________________________________________________________
Bài
viết của Thầy Trí đưa tôi về những kỷ niệm của ngày
xưa dù trong sân trường tại Sài Gòn hay ở các campus tại
California, những ngày nghe lời ông giáo Nguyễn Văn Sâm vì "Con
trai phải đọc sách", con trai phải ôm sách, làm toán cho
thật nhuyễn nhừ, con trai giỏi toán được thầy giáo khen thưởng,
và nhất là được các cô bạn gái khen tặng cho dốp
tutor trong thư viện, thế là nhất xứ của thuở đi học rồi
còn gì nữa chứ ? Thầy khen, em gái khen thế là ta về đêm
mộng mơ những differential math, integral math, em tạ ơn ta, ta tạ ơn em, tạ
ơn quý thầy một thuở Sài Gòn như Trần Thành Minh, Vũ Bảo
Ấu, Nguyễn Xuân Nghiên, Bùi Hữu Sủng, Bùi Hữu Đột,...
quý thầy của campus Huê Kỳ thân thương như Dr. Gottlieb, Dr. Griffiths,
Dr. Higgs, Dr. Kaplan,… Và tạ ơn luôn các vị toán học gia vì
trí tuệ thông minh phi thường của họ đã khai mở một chân
trời tóan học bao la để Trần Văn Tui một kẻ hậu sinh được
hưởng ké, bao công trình cao quý xây dựng trải dài cả
cuộc đời những toán học gia mang hoài bão, những đam mê
vào những con số, những chuỗi số, những phép tính, những định
lý,... mà ta học lại từ thầy ta, để khi ta kèm em môn toán,
một góc kín đáo, vắng người nào đó trong thư viện,
em khẽ bảo: "Ồ, sao mà anh hay vậy?". Đấy là cái hay của
môn toán học, đấy em gái ban biology! dù rằng ngày Tạ ơn
đã lững thững trôi qua 2 ngày, nhưng hãy tạ ơn tinh thần
toán học, này những bộ óc tiên phong đi trước mở đường
như Joseph Liouville, Evariste Galois, Gottfried Wilhelm Leibniz, Meyer Hirsch, David de Bierens de Haan, Henri-Leon
Lebesgue, Jean Le Rond d'Alembert, Johann Friedrich Pfaff, Sir Charles Vernon Boys,Leonhard Euler, Friedrich Wilhelm Bessel,
Pierre Simon Laplace, Joseph Fourier,...
Vá rằng có những lý thuyết thân
thương Laplace Transform, Fourier Transform, mà sự khác nhau trong toán ứng dụng
của môn học Control Systems Engineering quay chong chóng sinh viên ban điện tử
bởi hai cụ Pierre Simon Laplace và Joseph Fourier. Khi nào người ứng dụng
toán vác hai cụ ra nhờ vã nhỉ ?
Để thiết kế
(design) một hệ thống điện (electrical networks) hoàn bi, bền vững (stability),
an toàn hay ổn định ông giáo toán Dr. Roger Gottlieb của Trần Văn
Tui năm xưa khuyên mấy trò sinh viên ban kỹ sư khi nào dùng bùa
nào, ví dụ trong điều kiện đơn giản không chú ý đến
sự thể xa xăm, vị lai, prospective conditions, thì hai cụ Laplace và Fourier ta
tương đồng, f(t)=0 với thời gian t<0, xét về biến đổi Laplace
các cực (poles) và số zero trung dung cho ta biết về sự ổn định
của hệ thống (networks) đang được phân tích. Tóm lược
thì phép biến đổi Laplace (Laplace transform) là phương pháp toán
học chuyến đổi tích phân (integral) và cùng với phép biến
đổi Fourier (Fourier transform) là hai phương pháp biến đổi rất
hữu ích và thông dụng để giải các bài toán vật
lý, nhiệt cơ học hay điện học. Qua sự biến đổi Laplace, các
phép toán giải tích phức tạp như khía cạnh vi phân (dìffenrential),
và tích phân được đơn giản hóa thành các phép
tính giải tích (calculus). Vì vậy nó rất hữu dụng trong việc
giải đáp các phương trình vi phân, hay phương trình tích
phân, những phương trình thông thường nghe qua phải mê hoặc
của một thuở học trò dù trung học hay đại học, học cho
đến não chạm điện, sì-trốc te tua vẫn còn mê ly trong tâm
hồn ta, dù trong toán học vi phân (differential math) hay toán học tích
phân (integral math). Sự biến đổi Laplace khiến cho các phương trình
đề cập này có thể chuyển thành các phương trình
giải tích (calculus equations) được đơn giản hóa hơn.
Tôi
còn nhớ ông giáo tốt mã điển trai như tài tử Robert Redford
là Dr. Jeremy Griffiths, ăn nói lưu loát, tính nhẫm khi giải toán
học cao (advanced math) nhanh như máy còm-piu-tơ. Ông diễn giảng bài
"Discrete Fourier Transform" (DFT), tức là một phương cách phân tích
Fourier dựa theo sự phân tích một tín hiệu làm thành các
hàm số mang dạng sóng lượng giác, dạng sine waves. Biến đổi
Fourier rời rạc (DFT) là một dạng thức toán được phân tích
khi dùng với những tín hiệu đã được mã số hóa,
những thành phần tần số (frequency components). Chung qui thì Fourier transform có
những pha hấp dẫn, say mê của nó, những học trò kỹ sư học
cao không biếng nhác khi dính dáng đến các phạm vi Spread Spectrum
Analysis, Digital Imaging, Radar Signal Procesing, hay các ngữ của phạm vi Computational Physics
và Numerical Simulation Systems, những môn học về Engineering, Heat Transfer, Thermodynamics,
Fluid Flow Dynamics,... dùng toán ứng dụng (Aplied Mathematics), môn Signal Processing với
sách gối đầu giường, hồng thư nhựt tụng như ”Digital
Signal Processing", hay "Discrete-time Signal Processing” của hai ông giáo Alan V. Oppenheim,
Ronald W. Schafer cho các học trò kỹ sư ít biếng nhác táy máy
với những Gyroscopes, GPS Systems, Airborne Systems, Avionic Systems, Navigation Systems,... dù là
hệ thống không hành hay hải hành,... các ông bà chủ Lockheed
Martin, Northrup-Gramman, General Dynamics, Raytheon, Boeing,... sẽ thu dụng vào thị trường
dốp không khó.
Ngày nay nhị vị ân
sư Albert Einstein và Kurt Gödel không còn nữa, tiếc quá sá! Học
trò đam mê ban toán 12B4 chỉ cần một lần nghe danh nhị vị mà
tâm hồn trò ban B có thể vương vấn mãi mãi về sau, hồn
ta mãi mãi tư lự, mãi mãi tương long: Neo Math hay Tóan Bất
Toàn, hoặc đặc ân học trò khỏi học thuộc làu vì
có HP calculator, có Apple Ipod cho đáp số cửu chương, bấm bấm
hay quẹt quẹt vài cái là xong thì hà cớ gì phải giáo
dục nhồi nhét "child abuse" như lối cổ điển của thế kỷ
cũ chứ lị!? Vì thế cho nên ta đang chèo thuyền trên dòng
sông Tương, xin kính gửi thơ Tương giang đến Thầy Phạm
Khắc Trí, ở miệt Plano, gần Dallas của xứ Bushland: “Nhân đạo Tương
giang thâm
Vị để tương tư bạn
Giang thâm chung hữu để
Tương
tư vô biên ngạn
Thiếp tại Tương giang đầu
Quân tại
Tương giang vĩ
Tương tư bất tương kiến
Ðồng ẩm Tương giang thuỷ”
(Lương Ý
Nương)
Theo bản dịch của Đinh Vũ Ngọc là:
“Người bảo sông Tương sâu
Sâu chưa bằng nỗi nhớ
Sông
sâu còn có đáy
Tương tư không có bờ.
Đầu sông
Tương em đợi
Cuối sông Tương chàng mong
Nhớ nhau mà
chẳng gặp
Cùng
uống nước chung dòng”
VHLA Trần Văn Tui viết
kỷ niệm trên để nhớ những ngày vui tại Hạ Uy Di mừng dịp
sinh nhật 80 của Thầy Phạm Khắc Trí tại Ala Moana Hotel,
Vinh danh thầy tại Đại hội Hawaii
10/2013
Honolulu và buổi dạo phố biển
midnight Waikiki, mà thầy trò đã đàm đạo văn chương
và cuộc đời. Một kỷ niệm khó quên. Aloha Mahalo, Thầy Cô
Phạm Khắc Trí!
Việt Hải Los Angeles - Trần Văn Tui.
Nancy Tô, Thầy Cô Phạm Khắc Trí, Kim Lý,
Huệ Nguyễn (Chụp với học trò
Thầy)
GS Đặng thanh Liêm, Kim Lý, Thầy Trí,
Lý tòng Tôn, Cô Trí, Ô.Bà Ngô thị Khỏe (pháp) tại
Đại hội Hawaii