VĂN
Nguyễn Văn Trường Cựu học sinh
Phan Thanh Giản Giảng dạy tại ĐHSP
Huế & Sài Gòn Tùng sự tại
Bộ Giáo Dục VNCH _________________________________________________
Dưới đây là 1 bài viết khác của GS Nguyễn
Văn Trường, cùng đề tài với bài “ Qui Y Tam Bảo” mà
Trang Nhà đã rất hân hạnh đăng trước đây. Cả tháng
nay,Trang Nhà dành cho những bài chủ đề Xuân và Tết nên
mãi đến hôm nay Trang Nhà mới giới thiệu “QUY Y TAM BẢO HAY QUY
Y TAM THÂN” cùng bạn đọc. BBT xin cáo lỗi với những bạn
đọc đã mong đợi bài viết và đặc biệt cáo lỗi
với tác giả. October 24, 2013 Quy Y Tam Bảo hay Quy Y Tam Thân? Nguyễn văn Trường Trong Phật Học Phổ Thông, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
có viết: “Tất cả chúng sanh cùng chư Phật
đồng một thể tánh sáng suốt (gọi là đồng thể Phật
bảo) đồng một pháp tánh từ bi bình đẳng (gọi là
đồng thể Pháp bảo), đồng một thể tánh thanh
tịnh, sự, lý hòa hợp (gọi là đồng thể Tăng
bảo).”
Quý sư sải cũng thường giảng
cho chúng tôi rằng mỗi chúng sinh đều có Phật tính, và
nhờ đó mà ai ai đều có thể thành Phật. Thậm
chí có vị còn xác quyết: ‘chúng ta là Phật
đang thành’ hay ‘Tu để làm gì? Là để thành Phật’. Chúng tôi lấy lời ghi trên của Hòa Thượng Thích Thiện
Hoa làm tín lý. Và nghĩ rằng Quy-Y Tam Bảo
chính yếu ở trong Lý- Quy-Y: Lý- Quy-Y tam bảo là trở về thể tánh, pháp tánh,
và tăng tánh mà hiện hữu ngay trong mỗi người chúng
ta..
Vì vậy mà trong một bài trước, viết về Quy
Y Tam Bảo, chúng tôi có đi đến kết luận
là: Quy y tam bảo là trở về với chính mình.
Cái chính mình ấy là gì ? Nhà Phật bảo : ‘Cái
thể của nó là Không. Tướng của nó là Vọng.’
Nghĩ cho cùng, đó là Tam-Thân-Phật :
Pháp-thân, Báo-thân, Hóa-thân. Tam thân phật—nói gọn
hơn Tam-thân. Trở về với chính mình—với một số người
học Phật— là trở về với Tam-thân trong chính bản thân
mình. Tam-thân là nội dung của bài nầy. Tam thân—Pháp-thân, Báo-thân, Hóa-thân—tùy
trường phái, tùy cái nhìn, có định
nghĩa khác nhau. Thật phức tạp. Phần I: Nhìn sơ khởi theo kinh sách.
1. Theo Wikipedia, “Tam thân (trikāya) là một thuật ngữ được
dùng trong Phật giáo Đại thừa (mahāyāna) chỉ ba loại
thân của một vị Phật. Quan điểm này xuất phát từ
tư tưởng cho rằng Phật—như một nhân vật đã xuất
hiện trên thế gian để hoằng hoá, tiếp độ chúng sinh—chính
là biểu hiện của cái Tuyệt đối, của Chân như và Phật có khi hiện thân thành nhiều
hình tướng khác nhau chỉ vì lợi ích của chúng sinh. Quan niệm
Tam thân Phật được nêu ra nhằm nói lên quan điểm đó.” “Pháp thân (dharmakāya), là thể tính thật
sự của Phật, đồng nghĩa với Chân như, là thể của vũ
trụ. Pháp thân là thể mà Phật và chúng
sinh đều có chung. Pháp thân cũng chính là Pháp (dharma), là quy luật vận hành trong vũ
trụ, là giáo pháp do đức Phật truyền dạy. Phật xuất hiện
trên Trái Đất, với nhân trạng, với mục đích cứu độ
con người. Pháp thân được xem chính là Phật pháp (buddha-dharma)
như Phật Thích-ca giảng dạy trong thời còn tại thế. Sau này
người ta mới nói đến hai thân kia. Pháp thân
được xem là thường hằng, vô tướng, nhất nguyên, là
thể tính chung của các vị Phật, là dạng tồn tại thật
sự của chư Phật. Pháp thân có nhiều tên gọi khác
nhau, tùy trường hợp sử dụng. Có lúc người ta xem nó là
thể tính của mọi sự, là Pháp giới (dharmadhātu, dharmatā),
là Chân như (tathatā, bhūtatathatā), là tính
Không (śūnyatā), A-lại-da thức (ālayavijñāna), hay xem nó là Phật,
Phật tính (buddhatā), là Như Lai tạng (tathāgatagarbha). Trong nhiều trường phái,
người ta xem Pháp thân là thể trừu tượng không có nhân
trạng, có trường phái khác lại xem Pháp thân hầu như có
nhân trạng (xem kinh Nhập Lăng-già, kinh Hoa nghiêm). Đạt trí huệ siêu việt đồng nghĩa với sự trực
chứng được Pháp thân.” “Báo thân
(saṃbhogakāya),
cũng được dịch là Thụ dụng thân, “thân của
sự thụ hưởng công đức”: chỉ thân Phật xuất hiện
trong các Tịnh độ. Báo thân là thân do thiện nghiệp và sự giác ngộ của
các Bồ Tát mà hoá hiện cho thấy—cũng vì vậy mà có lúc được
gọi là Thụ dụng thân, là thân hưởng thụ được
qua những thiện nghiệp đã tạo. Báo thân thường mang Ba mươi hai tướng tốt (dvātriṃśadvara-lakṣaṇa) và tám mươi vẻ đẹp của một vị
Phật và chỉ Bồ Tát mới thấy được trong giai đoạn cuối
cùng của Thập địa (daśabhūmi). Người ta hay trình bày
Báo thân Phật lúc ngồi thiền định và lúc giảng pháp
Đại thừa. Các trường phái thuộc Tịnh độ tông cũng tin rằng Báo thân Phật thường xuất
hiện trong các Tịnh độ.” “Ứng thân (nirmāṇakāya), cũng được gọi là Ứng hoá thân
hoặc Hoá thân, là thân Phật và Bồ Tát hiện diện trên Trái Đất. Ứng thân
do Báo thân chiếu hiện, dựa trên lòng từ bi và có mục
đích giáo hoá chúng sinh. Như thân người, Ứng thân chịu
mọi đau khổ của già chết bệnh tật, nhưng Ứng thân có
thần thông như thiên nhãn thông và thiên nhĩ thông. Sau khi chết,
Ứng thân tự tiêu diệt.” “Cốt tủy của thuyết
tam thân là: Phật được xác định hoặc biểu hiện trong
ba thân, hay cách, hay chiều giác ngộ, và cả ba là
nền tảng tối hậu của sự hiện hữu. Đó
là Pháp thân—dharmakaya—thân của chân như,
sự thật tuyệt đối, chân thật rốt ráo. Báo
thân—sambhogakaya—là thân của sự hứng thú và siêu việt
của Phật; và Hóa thân hay Ứng thân –nirmanakya—là
là thân tứ đại của Phật.” “Hóa thân
là thân của vô thường, vì nó hiên hữu trong thời gian
và không gian. Hóa thân Phật là Đức Phật lịch sử.” “Nói chung, tam thân Phật là: Phật lịch sử--nirmanakya,
Báo thân—sambhogakaya—là thân của cuộc sống tâm linh.
Và Pháp Thân—dharmakya là thân của vũ trụ quan.”
- Trong cái nhìn thế tục, về tam thân có
người đã viết:
‘Nirmanakaya—ứng-hóa-thân—
là con người ‘lịch sử’ của chúng ta trong bối cảnh
lịch sử cụ thể của môi trường, từ khi sinh đến khi chết.
Nói cách khác, “nirmanakaya là kinh nghiệm của
chúng ta về sự liên tục, nói riêng là
nền tảng của cá tính, cái căn cước riêng của chúng
ta.” Sambhogakaya—báo-thân— là thân của
cuộc sống tâm linh của chúng ta. Nói rộng
hơn là “sambhogakaya là
kinh nghiệm của chúng ta vê vô thường, sự luôn
đổi thay, và cũng hiểu là cơ sở cho luân hồi.” Dharmakya—pháp-thân— là thân của vũ
trụ quan. Có thể nghĩ: “dharmakaya là kinh nghiệm của chúng
ta về sự mở rộng vô hạn, tính không hay
cơ cở mà không là cơ sở của mọi sự việc.”
Cũng có thể nghĩ đó là chân như, sự thật,
Phật tri kiến. “Tam thân không là gì khác
hơn ba cơ sở của sự giác
ngộ biểu hiện trong kinh nghiệm
của chúng ta.”Đó là ba cơ sở
kinh nghiệm thực tế mà ta gọi
là tam thân-Phật, hoàn toàn hiện
hữu trong mỗi con người. Ba kayas
là một sự thống nhất đã
có trong mỗi con người và tạo nên
Phật-tính—buddhanature— của chúng ta:
trạng thái hoàn hảo của sự
giác ngộ, Đức Phật hoàn toàn
thể hiện nhưng mà cái tôi của chúng ta có xu
hướng bóp méo.
Vì xu hướng của chúng ta là
che khuất Phật-tính, chúng ta hiếm khi thừa
nhận sự viên mãn của gấp ba lần
kinh nghiệm của chúng ta qua tam thân. Thay
vào đó, chúng ta có xu hướng
chỉ tập trung vào một khía cạnh
kinh nghiệm của con người - hầu hết tập trung trên
sự liên tục, một số người tập
trung trên vô thường, trong khi
những người tu hành có xu hướng
tập trung vào tính không. Nhưng tập trung vào
chỉ một hoặc hai trong số
những kinh nghiệm làm chúng ta không hoàn
toàn giácngộ. Điều này là do nơi: ba kayas là
bất khả phân, và vì
vậy một cách để giác ngộ là
để nắm lấy tất cả ba:
‘Khi chúng ta ở lại trong tự
nhiên vốn có của chúng ta, trong sự thuần khiết của nó (buddhanature
của chúng ta), chúng ta sẽ phát
hiện ra rằng kinh nghiệm của chúng ta là
hiện thân của sự trống rỗng của Pháp
thân, vô thường của Báo
thân, và tính thực tiễn của
các Hóa thân, tất cả
cùng một lúc.’” “Ở cấp
độ này của
cuộc sống, mỗi kaya ngụ
ý hai kayas kia: không kaya nào có thể
tồn tại mà không có hai
kayas kia.” Chúng
tôi chọn hai cái nhìn trên đây, nghĩ rằng: rõ ràng nhất,
thiết thực nhất, và gần chúng tôi nhất. Phần II: Tu hành
là trọn vẹn với chính
mình?
Thiết nghĩ:
1. Đạo Phật không là lý luận, không
chỉ là triết thuyết—bao
nhiêu tạng Kinh Điển của Phật-gia là một kho tàng, quí báu
vô cùng của loài người—nhưng vẫn là không, nếu không hành tu.
Cho
nên, đi vào cửa Phật là: không nương tựa, cũng không
phục tùng hay vâng lời một Phật, một pháp,
một tăng, hay bất cứ một thần thánh nào ở bên ngoài,
càng không phài là phục tùng hay vâng lời một tổ chức
tôn giáo thế gian, mà là trở về với tam thân
trong chính mình. Trong
một giới hạn nào đó là tìm chính mình trong tam thân,
hay tìm tam thân trong chính mình, qua những kinh nghiệm sống..
Cuộc
sống tu hành là hành trình tìm lại bản thân, qua một chuổi
dài trải nghiệm để nhận thức cái bản chất chân thật
của mình. Cái bản chất đó, theo kinh sách, là Phật tính,
tam-thân-phật. Nhưng tam-thân-Phật không
chỉ là chữ nghĩa, lý luận. Chữ nghĩa, lý luận, logic dẫn
đến quan niệm, chủ thuyết và những thứ ấy chỉ là kết
quả của những trò chơi trừu tượng của trí tuệ. Trong một
giới hạn nào đó, tam-thân-phật nêu ở phần I trên đây,
có thể là ‘ngón tay của Phật chỉ mặt trăng’—chớ
không là mặt trăng. ‘Nhìn theo ngón tay Phật thì thấy mặt
trăng, ngón tay Phật không là mặt trăng.’ Tam-thân-phật nên
hiểu là con đường hành tu, là cuộc hành trình
thực tiển kinh nghiệm, thật sống, trực nghiệm trong giòng đời Ngón tay của Phật không là mặt trăng.
Kinh sách, lời dạy của các tổ, của Phật vẫn là kiến
thức sách vở, có thể là một trò chơi trí tuệ, có
thể cần thiết và hữu ích, trong mức độ mà nó không
trở thành ngục tù—ngục tù xây trên những nguyên tắc,
đạo lý, giáo điều, phương cách, mà ta khẳng định
là tất yếu, phải như vậy, không thể khác, tối thượng
thừa, ‘chân thật bất hư’,…— để tự giam mình
vào đó, với lòng tự mãn rằng đã tìm được
minh sư, giáo chủ, chỉ dạy cho con đường đạo an bình và
chắc chắn, hay chi chi khác. An bình trong am cốc của các tín lý,
có thể là rất tốt cho một sự vị kỷ ẩn tàng trong vô
thức. Nhưng đạo
Phật là đạo giác ngộ và giải thoát. Tín
lý là xác quyết khả năng giác ngộ và giải thoát của
con người. Tín lý không là sự giác ngộ. Tín
lý gợi ý một con đường—con đường giác ngộ, con
đường giải thoát, nhưng cuộc hành trình của người tu
Phật không là theo một con đường mòn—‘đường xưa
lối cũ’ hay ‘con đường cổ xưa’ nào đó.
Con đường ấy, ta phải tự tìm lấy. ‘Hãy tự đốt
đuốc lên mà đi.’ Đó là lời Phật dạy. Không có
bữa ăn miễn
phí. Cái gì cũng có cái giá của nó mà ta phải trả. Hành tu không có nghĩa
là lười biếng—dành cho các sư sải cái nhiệm vụ đọc
và tìm hiểu kinh sách—rồi để sư sải ‘ban’ cho mình
một pháp tu. Nói theo người bình dân, là sư sải cho mình
ăn cái gì thì mình ăn cái nấy—món ăn tinh thần. R. Tagore có viết: ‘Tên tôi là một nhà tù. Tôi tự nhốt
mình trong đó , và tôi đang khóc Ngày qua ngày, tôi đã
dày công tô đắp bức tường chung quanh ; trong bóng tối của
nó tôi không thấy tôi đâu nữa.’ Ông ngộ ra rằng Ông đã tự
giam mình trong tên Ông. Đọc lên, tôi cảm nhận
một nhu cầu giải thoát : thoát ra nhà giam của cái tên, hay
cái tôi, mà suốt đời ta xây đắp. Không khéo
tín lý của Phật gia là một nhà tù khác cho con người. Hành
tu cũng không có nghĩa là tụng niệm kinh kệ, mà không hiểu
nghĩa, và khi hiểu, lại không đưa vào thử thách trong thực
tế. Hành tu là một quá trình kinh nghiệm
thực tế, nói gọn hơn, hành
tu là một quá trình thực nghiệm. Nói: “nirmanakaya là nói kinh nghiệm của chúng
ta về sự liên tục, nói riêng là nền
tảng của cá tính, cái căn cước riêng của chúng ta.” Nói: “sambhogakaya
là nói kinh nghiệm của chúng ta về vô thường, sự luôn đổi thay, và cũng hiểu là
cơ sở cho luân hồi.” Nói:“dharmakaya là kinh nghiệm
của chúng ta về sự mở rộng vô hạn, tính không
hay cơ sở mà không là cơ sở của mọi sự việc.” Và xin lặp lại: “Tam thân
không là gì khác hơn ba cơ sở
của sự giác ngộ biểu
hiện trong quá trình thực nghệm. Trong quá trình nầy ba thân mà là một, bất khả phân. *** Thay
lời kết: Tuần
qua, bạn tôi, anh Mai Lộc có gởi cho chúng tôi một điện thơ,
nội dung : “Cùng Bạn , Cali
trời đang giữa thu , hôm nay cây cối mới bắt đầu úa
vàng , không như các tiểu bang miền đông , mùa thu lá vàng
đến sớm hơn. Công viên nơi đây hôm nay lá vàng
đã rơi đầy . Tôi cố giữ tâm tư mình thật yên
lặng trong những bước thiền hành hằng ngày nhưng rồi cũng
không ngăn được nỗi cảm xúc mênh mang len lén vào hồn
mình khi nhìn những chiếc lá vàng buông cành , chao đảo
rồi nằm im lìm dưới chân tôi . Mùa thu lúc nào cũng đẹp
và buồn man mác nhất là cho những người tuổi vào thu như
chúng ta . Xin gởi bạn một cảm tác mùa thu, Thân mến Mailoc L Á THU
. Lâng lâng chiều nhẹ
mắt say say , Tan tác rơi rơi lá thở dài . Hiu hắt gió đâu từ vạn dặm , Nỗi sầu vạn cổ nắng thu phai . Sương xuống
mơ hồ ướt mắt mi , Bên đường
lạnh lẽo đóa tường vi . Bóng người
mờ ảo xa xa khuất , Trong bước phong sương nghĩ ngợi gì ? Nắng chiều nhàn nhạt gió lơi lơi , Lạnh cả không gian thấm
cuộc đời . Đường vắng bâng khuâng
nghe lá khóc , Trong mây trong khói mắt xa
vời .
Quây quây trong gió
lá thu rơi , Xao xuyến hồn ta đến cuối
trời .
Xanh tươi mới đó, đùa
chim chóc ,
Nắng hạ vẫy chào, xác tả
tơi .
Bên nhau đất khách những năm
trường ,
Mỗi độ thu về mỗi vấn vương
. Hương lửa ba sinh ngày một ngắn , Mái đầu hai đứa trắng như sương , Mailoc 11-16-13 Thiền sinh “cố giữ tâm tư yên lặng trong những
bước thiền hành hằng ngày nhưng rồi cũng không ngăn được
nỗi cảm xúc mênh mang len lén vào hồn mình khi nhìn những
chiếc lá vàng buông cành , chao đảo rồi nằm im lìm dưới
chân tôi. Mùa thu lúc nào cũng đẹp và buồn man mác
nhất là cho những người tuổi vào thu như chúng ta.” Đọc lên, nghe âm vận,
thì đó là thơ, thơ trong văn xuôi, gieo hạt giống
thiền. Thế mà có người nói: “Thơ-thiền
không là thơ. Văn-thiền không là văn. Nàng-thơ, mặc áo tràng, đầu lại
trọc, không thơ thẩn, không văn vẻ với trăng gió tình trường,
thì còn đâu là chất thơ, chất văn của nàng.
Thơ-thiền hay văn-thiền cũng không là thiền, vì ngoại hình
là ngôn từ và âm vận thuộc ta bà thế tục, mà tâm
tư thì vướng bận bởi sắc, thanh, hương, vị của trần gian.
Tương tự, thiền hành không là thiền, cũng không
là đi đứng bình thường, như người bình thường,
‘hằng ngày’ với ‘tâm vô quái ngại.’ Thiền hành
là đi theo qui ước của nhà thiền. Đời người
sớm bị cột trong những qui định của xã hội. Tỉnh
ngộ, con người muốn giải thoát ra những ràng buộc của lễ
nghi trần tục hay của tham, sân, si, mạn, nghi,…hay của vọng ngã,
thì lại vội vã tròng thêm vào mình những phương cách
thoát vọng, tịnh tâm…của nhà Thiền. Thiết
nghĩ—trong bối cảnh ‘thu’ của anh bạn tôi: ‘Lá thu’ là ‘tiếng chuông tỉnh thức’.
Tâm đang muốn tự nhốt mình trong yên lặng, với mộng ước—ngầm
sâu trong tiềm thức, ẩn tàng trong vô thức—một tâm-thức
tìm cầu yên lặng. Nhưng rồi ‘những chiếc lá vàng buông
cành , chao đảo rồi nằm im lìm dưới chân’ đã
làm thiền sinh thức ngộ, trở về thực tại: Thu về,
thu đẹp, thu buồn. Buồn man mác. Thiền ở đâu? Mà Nàng Thơ
ở đâu? Phải chăng ở thời điểm ấy, mình
đã trở về với chính mình, trọn vẹn với mình. Nhờ vậy, tôi hưởng được ‘Lá Thu’
của Anh. *** ‘Trở về với chính mình’ là
câu tôi thường nói, thường hay viết. Mới đây tôi dại dột, thêm
một lần nữa, viết lên giấy trắng mục đen. Một
ông bạn già của chúng tôi, anh Phạm Khắc Trí, hỏi lại:
Cái mình của anh là ai? Tôi lúng túng, làm thinh.
Hôm nay, thiền sinh cho tôi một ý: Trong cuộc sống vô
thường, ồn ào, năng động, đầy dẫ ô nhiểm—ô
nhiễm môi trường, ô nhiễm tâm-linh— thiền sinh tìm sự thanh
tịnh, tĩnh lặng trong lòng. Có thể đó là thái độ
bỏ vọng tìm chân. Muốn tìm về với cái chân
thật nhất của mình, mà mình bị che lấp, mà mình nghĩ
rằng vốn là thanh tịnh. Hằng ngày, người thiền hành,
ung dung tự tại. Nhưng chiếc lá thu, một chiếc thôi, ở ngay thời lúc ấy, vô tình đưa người
trở về thực tại, thực cảnh, thực tâm; nghe lòng buồn man mác,
cái buồn sang thu, buồn cũng vì tuổi đã sang thu, buồn vì thân
phận. Rổi thả hồn mình với thơ văn, với âm vận. Rồi
chia xớt chút gió thu, lá thu, tình thu với bè bạn. Cái
quá trình ngắn ngủi nầy là biểu hiện cái ‘mình’
của thiền sinh. Ở mỗi thời điểm, cái ‘mình’ ấy hiện
hữu, rất thật.Với thiền sinh, ‘Nó’ thật có,
‘Nó’ không là hư giả. Chỉ
vì ‘Nó’ chỉ hiện hữu—ở một
thời điểm—mà thời điểm thì không có chiều thời
gian (một sát na đã là nhỏ, thời điểm thì vô-cùng-nhỏ,
nhỏ hơn một sát na), chỉ vì vậy, vì không nắm
bắt được, hay giữ lại bất cứ cái gì xảy
ra trong thời điểm, mà có người nghĩ ‘Nó’
không thật; và ‘xúi quẩy’ người khác đi
tìm chân. Còn tìm, ắt chưa gặp, càng
tìm thì càng thấy xa vời. Cho nên, cái chân như
mà thiền sinh tìm trong thiền hành, thật ra là vọng tưởng. Có thể nghĩ: ‘Nó’ do tâm, do thất tình
lục dục—một phần của tâm— mà ta ý thức được.
‘Nó’ là hiện tượng biểu hiện ‘Tâm’.
Tâm—Pháp thân, Phật tính— là Chân-như, Vĩnh-hằng,
Bất- biến, Bất-sinh-diệt, như các thầy, sư sải thường giảng?
Nhìn ‘Nó’
suy ra chân như. Suy ra là logic. Logic thuộc lý luận.
Cái mà suy ra từ lý luận là concepts, quan niệm. Quan niệm là một
cấu trúc của tư duy : không thật có , không hiện
hữu.. Trong cái nhìn đó, chân-như-suy-ra-từ-logic là vọng mà
hiện tượng là thực. hiện tượng hiện hữu ở mỗi thời lúc. Nhưng hiện tượng như bọt biển, không nắm
bắt được, có đó rồi mất đó, nên xem là vọng,
phát xuất từ một cái gì hằng tồn bất biến, vô tử,
vô sanh. Cái vòng lẫn quẫn, đúng sai, thị phi, chân vọng. Vậy, không nên cột mình vào vọng hay chân. Cũng
đừng xung đột nhau vì phải trái đúng sai, hay dỡ.
Đừng cố chấp, đừng chấp. Bất chấp, không có nghĩa
là không biết phải trái, đúng sai, mà là ý thức—hay
tỉnh thức—rằng đúng sai, hay dỡ, phải trái là theo tiêu
chuẩn nào của người đời, ý thức những tham số của
sự đánh giá, ý thức rằng sự đánh giá
phải được qui về một khoảng thời gian và bối
cảnh nhất định. Thời gian qua, bối cảnh không còn, thì nên
buông bỏ, xả bỏ. Ôm vào lòng làm chi để lòng thêm
nặng. Vậy, cái ‘mình của anh, của tôi’ có thể
là những hiện tượng có thật ở một thời điểm.
Một thời điểm, ngắn lắm, không chuyển được thành
lời. Nên phải làm thinh. Đó là nói với
nhau, trong vòng thân mật, giữa chúng mình là điều dễ cho phép,
vì còn có một thời mình được học các
khái niệm về điểm, đường thẳng, …, vận tốc của
một điểm di động ở một thời điểm nhất định. Câu
hỏi của Anh đã đưa tôi trở lại những trăn trở tuổi
trung niên, khi làm quen với nghề dạy học. Tôi là ai? Rồi dạy
học là gì? Là giáo dục. Mà giáo dục phải chăng là
vạch sẵn một con đường mòn—con đường ‘thành nhơn
chi mỹ’. Rồi lùa tuổi trẻ vào đó. Xưa,
đã có người, và rất nhiều, đã ‘khóc cho một
hôn quân vô đạo’, vì theo con đường thánh hiền vạch
sẵn là trung với vua, thì nay cũng có cái đạo ‘yêu
nước là yêu xã hội chủ nghĩa,’…. Và mỗi lần,
câu hỏi trở lại với tôi, tôi lại nhớ bài thơ của Tô
Đông Pha : Lô Sơn
yên tỏa Triết Giang triều Vị đáo sinh bình hận bất tiêu Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự Lô Sơn yên tỏa Triết Giang triều Thiền sinh muốn trờ
về lại chính mình. Mình là ai? Nhưng mãi
đến tuổi nầy, quá bát thập, đã cận ngày về với
ông bà, cận lắm rồi, thế mà vẫn chưa biết mình là
ai? Cuộc sống là có khổ, có lạc. Khổ lạc là
do thị phi hai ngã: đúng sai, chân vọng, giỏi dỡ, giàu nghèo,
sang hèn, mạnh yếu,…Nhưng Sư dạy: ‘Đời là
khổ, tu là con đường thoát khổ’. Sư bỏ chữ
lạc, và nhấn mạnh lên cái khổ: Sư dọa thế nhân. Nhưng
sư cũng thuyết phục: Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên,
nhìn qua thì thật là logic. Một cái logic trừu tượng—dầu
có nhiều thí dụ minh họa—lấy trong kinh sách. Làm
như thế để mình đi vào một tổ chức tôn giáo: một
trật tự xã hội, với những đẳng cấp, lễ nghi, qui ước—nhiều
qui ước còn khắc khe gấp mấy ngoài đời của người dân
giả—gọi đó là con đường thoát khổ. Mượn kinh
sách, Sư dạy rằng bước đầu tiên để thành người
Phật tử là quy y tam bảo, nương tựa, vâng lời và phục tùng
tam bảo, mà trong tam bảo, có cái bóng của Sư. Đạo Phật là đạo của sự giải thoát. Không
những giải thoát con người ra khỏi những qui định của thế
gian, mà còn giải thoát ra khỏi sinh tử luân hồi, đưa con người
đến cõi vô sinh vô tử. Nhưng nghe lời sư, nguyện
quy y tam bảo, là tròng thêm vào cổ những qui định mới—
thở sao cho đúng, tọa thiền hay thiền hành sao cho phải, ..; nào là
quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường,
quán pháp vô ngã, đã nói là quan sát, thì để
cho chủ thể cái tự do nhận xét, thế mà lại buộc người
ta phải thấy là ‘thân bất tịnh, thọ thị khổ, tâm vô
thường, pháp vô ngã.’ Nói cách khác là đã rào
đón, cột con người trong một cái nhìn; điều nầy trái
với tinh thần Vô-trước của Đạo Phật, cũng trái với mục
tiêu giải thoát ban đầu của Phật gia. Sống đạo—Đạo
Phật—là vô trụ ‘Không trụ ở chánh, không trụ ở
tà, không giam mình trong những triết thuyết, giáo lý, tín lý—dù
chúng có siêu việt, có vô-đẳng, vô thượng đến
đâu. Cũng không trụ ở chỗ vô trụ,’ để
trí tuệ không bị giam nhốt trong thành kiến, trong định kiến.
Tôi là ai? Vọng Chân? Tam Bảo? Tam-Thân?
Những câu hỏi ấy ở trong di sản người xưa để lại.
Kẻ hậu học theo đó mà tìm. Có tìm ắt có gặp.
Nhưng rồi như người bắt bóng. Gặp đó rồi mất đó.
Càng tìm, càng mở rộng tầm nhìn. Càng tìm nó
càng biến dạng, càng xa. Đó là ‘vị đáo sanh bình’;
nhưng không để hận, mà để thấy rằng mình may mắn. ‘Đáo
đắc’ rồi thì còn gì để mà nói, phải bàn.
Phải biết vui vì chưa đến, chưa đạt, vì lúc nào mình
cũng là Phật đang thành. Đó là một hồng ân.
Houston, 01/15/2014 Phỏng theo The Trinity & World Religions: The
Buddhist Trikaya (pt.2). Nguồn: Internet.
VỀ
LÁ THU _____________________________ November 23, 2013 Anh Mai Lộc ơi, Tôi có được email của Anh. Nội dung: Cùng Bạn
, Cali trời đang giữa
thu , hôm nay cây cối mới bắt đầu úa vàng , không như
các tiểu bang miền đông , mùa thu lá vàng đến sớm hơn.
Công viên nơi đây hôm nay lá vàng đã rơi đầy
. Tôi cố giử tâm tư mình thật yên lặng trong những bước
thiền hành hằng ngày nhưng rồi cũng không ngăn được nỗi
cảm xúc mênh mang len lén vào hồn mình khi nhìn những chiếc
lá vàng buông cành , chao đảo rồi nằm im lìm dưới
chân tôi . Mùa thu lúc nào cũng đẹp và buồn man mác
nhất là cho những người tuổi vào thu như chúng ta . Xin gởi bạn
một cảm tác mùa thu, Thân mến Mailoc L Á THU
.
Lâng lâng
chiều nhẹ mắt say say , Tan tác rơi rơi
lá thở dài . Hiu hắt gió đâu từ vạn dặm , Nỗi sầu vạn cổ nắng thu phai
.
Sương xuống mơ hồ ướt mắt mi , Bên đường lạnh lẽo đóa
tường vi . Bóng
người mờ ảo xa xa khuất , Trong bước phong sương nghĩ ngợi
gì ? Nắng chiều nhàn nhạt gió lơi lơi
, Lạnh
cả không gian thấm cuộc đời . Đường vắng bâng khuâng
nghe lá khóc , Trong mây trong khói mắt xa vời . Quây
quây trong gió lá thu rơi , Xao xuyến hồn ta đến cuối trời
. Xanh tươi
mới đó, đùa chim chóc , Nắng hạ vẫy chào, xác tả
tơi . Bên nhau đất khách những năm trường , Mỗi độ thu về mỗi vấn
vương . Hương
lửa ba sinh ngày một ngắn , Mái đầu hai đứa trắng như sương
,
Mailoc
11-16-13 Cám ơn Anh đã cho một
bài thơ rất dễ thương. Âm vận nghe như tiếng nhạc. Lâng lâng, say say, rơi rơi, xa xa, lơi lơi,
quây quây, như nhảy múa nhè nhẹ trong gió thu, đùa
cợt với lá thu, nắng thu. Lại thêm một thoảng buồn. Buồn vì
thu? vì tuổi đời đã sang thu? ... hay chỉ vì thói quen, buồn mỗi
độ thu vế? Nhưng dễ thương nhất
là bốn câu kết: Bên nhau đất khách những năm trường , Mỗi độ thu về mỗi vấn
vương . Hương lửa ba sinh ngày một ngắn , Mái đầu hai đứa trắng
như sương ,
*** Thiền sinh “cố giữ tâm tư yên lặng trong những bước thiền hành
hằng ngày nhưng rồi cũng không ngăn được nỗi cảm xúc
mênh mang len lén vào hồn mình khi nhìn những chiếc lá vàng
buông cành , chao đảo rồi nằm im lìm dưới chân tôi.
Mùa thu lúc nào cũng đẹp và buồn man mác nhất là
cho những người tuổi vào thu như chúng ta.” Thơ trong văn
xuôi, gieo hạt giống thiền. Thế mà có người nói:
“Thơ-thiền không là thơ. Văn-thiền không là văn. Nàng-thơ,
nàng-văn, mặc áo tràng và bỏ đi mái tóc diễm lệ,
không thơ thẩn, không văn vẻ với trăng gió tình trường,
thì đã mất cả cái chất thơ, chất văn của của
nàng. Thơ-thiền hay văn-thiền cũng không là thiền, vì ngoại
hình là ngôn từ và âm vận là của ta bà thế tục,
mà tâm tư thì còn vướng bận bởi sắc, thanh, hương,
vị của trần gian. Tương tự, thiền hành không là thiền,
cũng không là đi bình thường, như người bình thường,
‘hằng ngày’ với tâm vô quái ngại.’ Thiết
nghĩ: ‘Lá thu’ là
‘tiếng chuông tỉnh thức’. Tâm đang muốn tự nhốt mình
trong yên lặng, với mộng ước—ngầm sâu trong tiềm thức, ẩn
tàng trong vô thức—một tâm-thức tìm cầu yên lặng. Nhưng
rồi ‘những chiếc lá vàng buông cành , chao đảo rồi
nằm im lìm dưới chân’ đã làm thiền sinh thức ngộ
trở về thực tại: Thu về, thu đẹp, thu buồn. Buồn man mác.
Thiền ở đâu? Mà Nàng Thơ ở đâu? Phải chăng ở
thời điểm ấy, mình đã trở vể với chính mình, trọn
vẹn với mình.
Nhờ vậy, tôi hưởng được ‘Lá
Thu’ của Anh. ***
‘Trở về với chính mình’
là câu tôi thường nói hay viết. Mới đây tôi dại
dột, thêm một lần nữa, viết lên giấy trắng mực đen.
Một ông bạn già của tụi mình, anh Phan Khắc Trí, hỏi lại:
Cái mình của anh là ai? Tôi lúng túng, làm thinh.
Hôm nay, thiền sinh cho tôi một ý: Trong cuộc sống vô thường, ồn ào, năng động, đầy
dẩy ô nhiểm, thiền sinh tìm sự thanh tịnh, tĩnh lặng trong lòng.
Có thể đó là thái độ bỏ vọng tìm chân. Muốn
tìm về với cái chân thật nhất của mình, mà mình bị
che lấp, mà mình nghĩ rằng vốn là thanh tình. Hằng ngày,
người thiền hành, ung dung tự tại. Nhưng chiếc lá thu, một
chiếc thôi, ở ngay thời lúc ấy, vô tình
đưa người trở vế thực tại, thực cảnh, thực tâm, nghe
lòng buồn man mác, cái buồn sang thu, buồn vì tuổi đã sang
thu, buồn vì thân phận. Rổi thả hồn mình với thơ văn, với
âm vận. Rồi chia xớt chút gió thu, lá thu, tình thu với bè
bạn. Cái quá trình ngắn ngủi nầy là biểu hiện
cái ‘mình’ của thiền sinh. Ở mỗi thời điểm,
cái ‘mình’ ấy hiện hữu, rất thật, Với thiền sinh,
nó thật có, ‘Nó’ không là hư giả. Chỉ vì
‘Nó’ chỉ hiện hữu--ở một thời điểm—mà
thời điểm thì không có chiều thời gian (một sát na đã
là nhỏ, thời điểm thì vô-cùng-nhỏ hơn một sát na),
chỉ vì vậy, vì không nắm bắt được, hay nhốt bất
cứ cái gì xảy ra trong thời điểm, mà có người nghĩ
‘Nó’ không thật; và xúi quẩy người khác đi
tìm chân. Còn tìm, ắt chưa gặp. càng tìm thì
càng thấy xa vời. Cho nên, cái chân như mà thiền sinh tìm
trong thiền hành, thật ra là vọng tưởng. Có thể
nghĩ: ‘Nó’ do tâm, do thất tình lục dục—một phần
của tâm— mà ta ý thức được. ‘Nó’ là
hiện tượng biểu hiện ‘Tâm’. Tâm—Pháp thân, Phật
tính— là chân như, vĩnh hằng, bất biến, bất sinh diệt, như
các thầy, sư sải thường giảng. Nhìn ‘Nó’ suy ra chân như. Suy ra là logic. Logic thuộc lý
luận. Cái mà suy ra từ lý luậc là concepts,
quan niệm. Quan niệm là một cấu trúc của tư duy : không
thật có , không hiện hữu.. Trong cái nhìn đó, chân-như-suy-ra-từ-logic
là vọng mà hiện tượng là thực, hiện tượng hiện hữu
ở mỗi thời lúc. Nhưng hiện tượng như bọt biển, không nắm bắt
được, có đó rồi mất đó, nên có thể xem là
vọng, phát xuất từ một cái gì hằng tồn bất biến vô
tử vô sanh. Cái vòng lẫn quẫn, đúng sai, thị phi, chân vọng.
Vậy, không nên cột mình vào vọng hay chân. Cũng
đửng xung đột nhau vì phải trái đúng sai, hay dỡ. Đừng
cố chấp, đừng chấp. Bất chấp, không có nghĩa là không
biết phải trái, đúng sai, mà là ý thức—hay tỉnh thức—rằng
đúng sai, hay dỡ, phải trái là theo tiêu chuẩn nào của người
đời, ý thức những tham số của sự đánh giá, ý
thừc rằng sự đánh giá phải được qui vế một khoảng
thời gian và bối cảnh nhất định. Thời gian qua, bối cảnh
không còn, thì nên buông bỏ, xả bỏ. Ôm vào lòng làm
chi để lòng thêm nặng. Vậy, cái ‘mình của anh,
của tôi’ có thể là những hiện tượng có thật
ở một thời điểm. Một thời điểm, ngắn lắm, không
chuyển được thành lời. Nên phải làm thinh. Đó
là nói với nhau, trong vòng thân mật, giữa chúng mình là
điều dễ cho phép, vì còn có một thời mình được
học các khái niệm về điểm, đường thẳng, …, vận
tốc của một điểm di động ở một thời điểm nhất định[1]. Câu mở đầu email của Anh,
đã đưa tôi trở lại những trăn trở tuổi trung niên, khi
làm quen với nghề dạy học. Tôi là ai? Rồi dạy học là
gì? Là giáo dục. Mà giáo dục phải chăng là vạch sẵn
một con đường mòn—con đường thành nhơn chi mỹ.
Rồi lùa tuổi trẻ vào đó. Xưa, đã có người,
và rất nhiều, đã ‘khóc cho một hôn quân vô đạo’,
vì trunng với vua, thì nay cũng có ‘yêu nước là yêu xã
hội chủ nghĩa,’…. Và mỗi lần, câu hỏi trở lại với
tôi, tôi lại nhớ bài thơ của Tô Đông Pha; Lô Sơn yên tỏa Triết Giang triều Vị đáo sinh bình hận bất tiêu Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự Lô Sơn yên toả Triết Giang triều Thiền sinh muốn trờ về lại chính mình. Mình là ai?
Nhưng mãi đến tuổi nầy, quá bát thập, đã cận ngày
về với ông bà, thế mà vẫn chưa về đến. Kể là
một cái may lớn mà thân phận dành cho mình. Lần
nữa cám ơn Anh. ‘Lá Thu’ đã làm tôi xao động, Câu
mở đầu đã dẫn tôi đi lung tung. Thân chúc Anh Chị
một thu đời thật đẹp. Thân, Trường
P.S.: Đồng kính gởi quí anh: Pham Khắc Trí, Trần Bang Thạch
và Đổ Chiêu Đức. ___________________________________________________________________________
QUY Y TAM BẢO Thoạt nhìn thấy tựa bài,
chắc không ít người nghĩ đề tài về quy y tam bảo
mình đã đọc hay đã được nghe giảng hơn 1 lần rồi.
Và đã hiểu theo kinh điển cũng như đã sống nhiều năm
nay : quy y tam bảo là sự-quy-y mà thôi : đi chùa, lạy tượng,
nghe pháp, kính tăng, theo những nghi lễ được dạy. Nhưng khi lần
lượt nghe tác giả, qua nghiên cứu và qua nhận định rất cá
biệt của mình- nếu không muốn nói là đi ngược với
cái lý thông thường (controversial) -, người đọc không khỏi
ngỡ ngàng như được bước ra từ một áng mây mù
để thấy : Quy y tam bảo là trở về với chính mình, tỉnh
thức trước hiện tình, và tự tri, tự giác. Như tác giả
nhận định : Phật , Pháp, Tăng đã sẵn có trong mình,
nhưng vì vọng tưởng che lấp, tâm mình bị giao động. Quy y
tam bảo không là đánh mất mình trong sự-quy-y ; và không
lúc nào là ‘kính vâng hay phục tòng’ bất cứ ai.
Trân
trọng cảm ơn tác giả - một Niên Trưởng Đồng Môn - đã
cho phép Trang Nhà đăng bài này trước tiên. Xin ân cần
gởi đến Bạn Đọc Trang Nhà.
BBT Trang Nhà
Quy Y Tam Bảo Nguyễn
Văn Trường Tôi chân thành cám ơn Ông Đồ Đổ Chiêu Đức,
nhà văn Trần Bang Thạch của chúng tôi. Hai ông đã giúp
tôi rất nhiều trong việc hình thành bài viết nầy ____________________________________________________________ Học, thường thì phải có thầy. Quy y Tam
Bảo lễ bái sư và cũng là bài học đầu tiên của
người Phật tử. Bài này gồm hai phần[1]: I, II,
Phần I: Chủ yếu là tóm lược những điều
mà chúng tôi học được—về quy y tam bảo— từ quý
thầy, thiện tri thức—sư sải, cư sĩ, quý anh chị Phật tử:
nghe thuyết pháp ở chùa, pháp đàm trên You Tube, đọc sách
hay internet, …. Tuy nhiên, đối với những người sơ cơ như
chúng tôi, thiết nghĩ không gì bằng Bài Thứ 4: Quy
Y Tam Bảo, Khóa I, trong Phật Học Phổ Thông, của Hòa
Thượng Thích Thiện Hoa. Cho nên, phần I dành tóm lược
Bài thứ 4 nầy. Trong phần I nầy, những đoạn trích dẫn
được để trong ngoặc đơn . Thí dụ: ‘Quy-y là trở
về nương tựa’. Đối với đông đảo bạn bè
tôi, và riêng với chính tôi, Hòa Thượng Thích Thiện
Hoa là một bậc chân tu. Bộ Phật Học Phổ Thông là
là bộ sách đầu giường của chúng tôi, khi chưa có
Internet. Với tôi, đó là một cuốn bách khoa toàn thư về
Phật Học—kiến thức phổ thông, rõ, súc tích và chính
xác. Phần II. Là những suy nghĩ của riêng chúng tôi. Nếu chúng tôi
theo quý thầy trong Lý-Quy-Y—Quy Y là trở về với chính mình—,
thì có một sự dị biệt rõ ràng về Sự-Quy-Y. Dị biệt
không có nghĩa là bài bác. Dị biệt nói lên một
cái nhìn khác, với thành tâm kính trọng bậc tu hành.
Người viết là một ông thầy giáo dạy toán. Vốn
liếng về kiến thức triết học gần như là không. Cho nên
những gì chúng tôi nêu lên không là triết thuyết. Cốt
tủy là những suy nghĩ của chúng tôi, về những gì học hỏi
được với nhiều thầy—sư sãi, thiện tri thức—đối chiếu với cuộc sống tu học của đông
đảo Phật tử trong đó có chúng tôi. Nghi thức
quy y là nội dung của một bài khác. Giờ thì xin mời đọc giả vào đề.
Phần I
Tóm lược Bài 4. Khóa
I. Quy Y Tam Bảo. Phật
Học PhổThông. 1.
‘Ðịnh Danh Và Giải Nghĩa. 1.1- ‘Quy là trở về. Y là nương tựa, Quy-y là
trở về nương tựa nơi mà mình đã vì si mê, phóng đãng lìa
bỏ ra đi, như đứa trẻ khờ dại đã rời bỏ cha mẹ
để ra đi trong hoan phá, bây giờ biết sự dại khờ do kinh nghiệm
khổ đau, quay trở về nương tựa lại dưới bóng hạnh phúc
và yêu thương của cha mẹ. Chữ Quy-y nguyên dịch nghĩa là kính vâng hay phục tòng.’ 1.2- ‘Tam bảo là ba ngôi báu: PHẬT, PHÁP,
TĂNG.’ ‘a) PHẬT: Chữ Phật
do chữ Phạn Bouddha phiên âm ra. Tàu dịch là Giác Giả nghĩa
là: Bực đã giác ngộ sáng suốt hoàn toàn về ba phương
diện: Tự giác, giác tha, giác hạnh
viên mãn.’ ‘b) PHÁP: Pháp là do chữ Phạn Dharma mà dịch nghĩa
ra. Pháp là phuơng pháp tu hành mà Phật đã phát huy ra để
diệt trừ mọi mê muội, khổ đau và chứng được quả
Phật. Ba Tạng Kinh Ðiển đều gọi chung là Pháp.’ ‘c) TĂNG:
Tăng hay Tăng già là do chữ Phạn Shanga mà phiên âm ra; Tàu
dịch là: Hòa hợp chúng, nghĩa là một đoàn thể tu hành
từ bốn người sắp lên, cùng nhau sống chung một chỗ, đồng
giữ giới luật của Phật, đồng chia sớt cho nhau một cách hòa
thuận những gì đã thâu nhận được, từ vật chất
đến tinh thần.’ 1.3- ‘Quy-y Tam-bảo là trở về nương tựa
ba ngôi báu: PHẬT, PHÁP, TĂNG.’ ‘Phật là đấng
hoàn toàn sáng suốt, từ bi vô lượng, phước huệ vô
biên, đức hạnh viên mãn’
‘Pháp của Phật là
đầy đủ công năng để đưa chúng ta qua khỏi bể khổ,
đến bờ giải thoát.’
‘ Tăng là người
đã hy sinh gia đình, tiền của, danh vọng... để tình nguyện
theo Phật dắt dẫn chúng sanh trên đường Ðạo.’”[2] 2. Sự-quy-y Tam Bảo
2.1
– ‘Sự Quy-Y Phật: Hằng
ngày chúng ta phải nhớ tưởng luôn đến Phật, niệm danh hiệu
Phật, chiêm ngưỡng tượng Ngài, và nguyện suốt đời theo
bước chân Ngài, ấy là sự quy-y Phật.’ 2.2 – ‘Sự Quy-Y Pháp: Hằng ngày tụng đọc Kinh, Luật, Luận; sớm hôm
hai thời công phu, tìm hiểu nghĩa lý
thâm huyền của Pháp bảo. Khi đọc
tụng Kinh điển tâm trí ta không nghĩ
xằng bậy, không nhớ tưởng những việc không hay, không bàn
mưu tính kế để lợi kỷ, tổn nhơn. Chúng ta trừ bỏ được
dục vọng, tâm trí được sáng suốt, an lành, thanh tịnh.’ 2.3- ‘Sự Quy-Y Tăng: Thế gian thường nói: "Trọng Phật,
phải kính Tăng". Cho nên, nếu chúng ta thành tâm thờ Phật
bao nhiêu, thì chúng ta phải thật dạ kính Tăng bấy nhiêu. Người
thực hành sự quy-y Tăng, hễ thấy người đầu tròn áo
vuông, chân chính tu hành, giữ gìn giới luật, thì liền kính
nể, quý trọng, xem như đó là vị đại diện cho Ðức
Phật. Làm như thế là sự quy-y Tăng.’ ‘Tóm lại, thờ
Phật, tụng Kinh, giữ Giới, nghiên cứu Phật pháp, kính trọng
Tăng già chân chính, đó chính là sự-quy-y tam-bảo.’ 3. Lý-quy-y Tam
Bảo ‘Lý là bên trong. Lý-quy-y Tam-bảo nghĩa là quy-y Tam-bảo trong tâm chúng
ta. Nếu chúng ta chỉ thực hành sự-quy-y,
chỉ dong ruổi theo Tam-bảo bên ngoài, mà quên lý quy-y, nghĩa là
quên Tam-bảo bên trong tâm chúng ta, thì chúng ta chưa thực hành
đúng nghĩa Tam-quy. Thật thế, bên trong tâm chúng ta cũng có đủ
Tam-bảo. Chúng ta cần thực hành lý-quy-y, hay Tam Tự-Quy-Y:’ 3.1- ‘Tự Quy-Y Phật: Tự nghĩa là
mình đối với tự tâm mình. Tư quy-y Phật là mình tự trở về với Phật tánh sáng suốt của
tâm mình, - Vâng mỗi người đều
có Phật tánh, và đều có thể thành Phật. Ðó là
lời Phật Thích Ca đã dạy. Nhưng Phật tánh ấy bị mê
lầm, vọng tưởng che lấp. Vọng tưởng như mây mờ, Phật
tánh như trăng. Mây mờ có thể che khuất, chứ không thể tiêu
diệt được trăng sáng.’ 3.2- ‘Tự Quy-Y Pháp:
nghĩa là vâng theo pháp tánh của mình. Trong tâm ta có đủ tất cả các Pháp: Từ-bi, Trí-tuệ,
Bình- đẳng, Sáng-suốt, Nhẫn-nhục, Tinh-tấn... chúng ta cần phát
huy những đức tánh ấy và hành động theo chúng, tuân theo
chúng. Như thế là Tự Quy-Y Pháp.’
3.3- ‘Tự Quy-Y Tăng: nghĩa là vâng
theo Thầy trong tâm mình, Thầy trong tâm mình
là đức tánh hòa hợp thanh tịnh của mình, như Tăng già là hiện thân của sự hòa hợp
thanh tịnh bên ngoài. Bấy lâu vì mình mê muội, không nhận
thấy được ông Thầy trong tâm, nay nhờ Phật chỉ dạy, mình
nhận thấy được ông Thầy thanh tịnh ấy, thì mình phải
quy-y Thầy của mình trước đã chứ!’ Nói tóm lại,
mình phải nương tựa, quay về với Phật trong tâm mình là
tánh sáng suốt; với Pháp trong tâm mình là các đức
tính Từ-bi, Hỷ-xả v.v..., với Tăng trong tâm mình là sự hòa
hợp, thanh tịnh của bản tâm. Như thế là Lý Quy-Y Tam-bảo.’
Phần II Thiết nghĩ : 1. Về Sự-quy-y : 1.1. Quy Y Phật ? Phật là
một nhân vật lịch sử. Thái Tử Tất Đạt Đa Cổ Đàm
tu và thành Phật. Người cũng là truyền thuyết của một
gương sáng vĩ đại về sự giác ngộ. Tự giác, giác
tha, giác hạnh viên mãn. Người tu hành noi gương Đức Phật mà
hành trì tu tập, thiết nghĩ là một việc tốt, nên làm.
Thiếu đức tin, khó mà kiên trì, tu tập, giữ được lời
nguyện. Đức tin là cấn thiết. Tuy nhiên, Cũng đừng vì đó mà
luyện thiên lý nhản, hay thuận phong nhĩ, hay,..để được thần
thông như Tề Thiên Đại Thánh. Thời bây giờ, trong mỗi
việc, gần như đều có những phương tiện thích ứng.
Không cần biết đằng vân, con người vẫn có thể đi nửa
vòng trái đất không quá một ngày-đêm. Cũng không
để thành Phật. Chưa xuất thế, thì còn là người
trần tục. Càng đạo cao đức trọng, càng thấy mình
còn xa Phật quả. Còn là người thì còn lăn trong giòng
chảy
vô thường. Đời người là một quá trình biến đổi
không ngừng— uninterrupted process of transformations, mà mọi việc đều tương
đối. Tốt xấu, đúng sai, thiện ác, giàu nghèo, sang hèn,...thị
phi đôi ngả : cái nầy khác hẳn cái kia nhưng xác định
cái kia. Nói cách khác là không có cái nầy thì cũng
không có cái kia. Cho nên, có tự giác, giác tha, thì trong giới
hạn khả năng của người đời, hạnh
giác ấy không bao giờ viên mãn.
Là người không là Phật, cũng không
thể là những xuất thế gian tăng bảo. Luôn ý thức về điều nầy, thì
có thêm nghị lực hành trì tu học, thì có khả năng
mở rộng sự thấy, biết, hiểu của mình, mở rộng và
đào sâu tính giác của mình, và nhờ đó mà cảm
nhận rằng sự giác ngộ của mình có giới hạn. Mình có
khả năng luôn nới rộng giới hạn nầy, nhưng bên kia lằn ranh
giới hạn là phần mù của mình. Nói cách khác là hành
tu là làm cho cuộc sống của mình và của môi trường chung
quanh mỗi ngày một tốt hơn cho mình, cho tha nhân và vạn vật.
Ngày nào mà mình thấy mình đạt đạo, đắc quả,
ngày ấy phải tự xét lại mình, coi chừng mình ‘chết’
vì thành đạt, nếu không là ‘chết’ vì sự cao ngạo.
Cuộc sống không có điểm đến : Vừa
đạt được một thành quả, thì trực nhận ngay rằng nó
không hoàn hảo, hoặc có những cái khác mà mỉnh phải
học hỏi và tìm hiểu thêm. Hoàn thành một giai đoạn thì
ngay thời lúc đó, là khởi điểm của một giai đoạn
mới.
1.2. Quy Y Pháp ? Pháp là văn chương, ngôn
từ. Hầu hết là truyền khẩu từ đời Đức Phật Thích
Ca cho đến kiết tập lần thứ nhất, rồi lần thứ nhì,....
Rồi sang các tổ. Rồi chuyển từ tiếng Phạn sang chữ Hán,
rồi chữ Hán sang Việt Nam. Tam sao thất bổn,
không ít. Ngay di
sản của các tồ cũng vậy, ít nhiều không là chân truyền.
Hơn nữa, ngôn ngữ thay đổi theo
thời gian, và từ ngữ cũng thay đổi nghĩa theo bối cảnh, và
câu văn. Cùng
là quy y tam bảo, nhưng có người hiểu là sự-quy-y mà thôi :
đi chùa, lạy tượng, nghe pháp, kính tăng, theo những nghi lễ được
dạy. Có người thì hiểu quy y là trở về với Phật
tánh, với Pháp tánh, với cái tâm thanh tịnh, vốn biết sống
trong lục hòa; tất cả--Phật, Pháp,Tăng—đều sẵn có
trong mình. Cho nên, trở về với tam bảo là trở về với
chính mình[3]. Nói cách khác là quí vị nầy thiên
hẳn về lý-quy-y. Và theo Hòa Thượng Thiện Hoa,
và đông đảo Phật tử thì quy y tam bảo có cả sự-quy-y
và lý-qui-y. Xưa có câu : Y Kinh giảng nghĩa, tam thế Phật
oan, Ly Kinh nhất tự, tất đồng ma thuyết. Y, không được !
mà ly cũng không được ! Kiến thức trong sách vở--nói riêng trong ba tạng kinh điển, là
kiến thức trơ, vô hồn—inert, có khi đã thuộc một ngôn ngữ chết.
Người học phải làm chúng sống lại, căn cứ vào thực
nghiệm tu tập, làm cho chúng có nghĩa lý, và đổi trao với
thầy, với bạn theo đó mà trải nghiệm, để ‘liễu tri,
liễu nghĩa’. Liễu là tỉnh thức. Đừng mê ngủ mà
nghĩ mình đã giác ngộ rốt ráo, cũng đừng tự ti. Tỉnh thức để
thấy thật biết thật. Cái thật ấy có thể là ý thức
những giới hạn của mình, phần sáng và phần mù của mình,
và mạnh bước vào một giai đoạn mới. Tri và hành thường
có khoảng cách ; sống đạo—trong
một giới hạn nào đó—là thực sống, ý thức và
hành trì thu hẹp khoảng cách đó. "Ðạo Bổn
Vô Ngôn Thuyết" .Thường thường, con người chụp cái nhìn riêng của
mình —sở đắc, thói quen, cái tôi vọng tưởng—trên
sự việc, và hiểu pháp theo cái nhìn chủ quan đó. Ai ai cũng
như vậy mà thôi. Cho nên, đừng chụp cái tôi vọng
tưởng trên Pháp, rồi ‘ngộ’ đó là chân Pháp.
Và nếu có thật ngộ, cũng không ỷ lại nơi Pháp. Và
chắc chắn là : Pháp không là
những công thức. 3.2. Quy y tăng ? Cái hiểu biết của con người—của sư,
của thiện tri thức, của chính mình— là chủ quan và giới
hạn ; theo đó, cái ánh sáng của con người thật giới
hạn, dầu rất hữu ích. Hữu ích vì cuộc sống thật, trong một giới hạn
nào đó, rõ ràng là giao lưu,
đối thoại, đổi trao, nói riêng những hiểu biết và
kinh nghiệm. Cuộc
sống vốn là mở, mở rộng trên môi trường. Cho nên tu
không là đóng cửa rút cầu, thu mình trong một tháp ngà,
đời đục ta trong. Nói như vậy, không phài là xúi
quẩy rằng đời đục thì ta quậy nó cho đục thêm. Thời của chúng ta là thời kinh tế thị trường.
Trong các thị trường kinh tế có thị trường tu hành : sách báo, truyền thanh, truyền
hình, đại hội văn nghệ sĩ giúp vui gây quỹ xây chùa,
nhà thờ, tu viện, nhà nguyện, thiền đường, dịch vụ ma chay,
cúng sao, cầu siêu, cầu hồn, xin xăm,..... và còn nhiều thứ
khác nữa. Đồng tiền do đó mà quay, một số người
nhờ đó mà sống. Người bằng lòng mua, kẻ vui vẻ bán,
góp phần vào sự phồn thịnh chung của cộng đồng. Không có cái gì đáng trách. Có chăng là đông
đảo sư sải—hay nói chung các nhà tu hành— trở thành
lái buôn. Mục đích của người buôn bán kinh doanh là :
lợi nhuận. Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi,
là câu châm ngôn của người khéo buôn, khéo bán.
Cho nên cũng không có gì đáng trách. Nhưng quy y người lái buôn hoặc nhà kinh doanh thì
thật không nên, nhất là quy y trong cái
nghĩa ‘nương tựa, kính vâng hay phục
tùng’. Cũng không nên quơ đũa cả nắm, nói rằng thời nay là thời mạt pháp, quỷ ma đầy
dẫy trong các nơi dành cho công quả tu hành. Thời nào
cũng có bậc chân tu, tâm hướng về Phật, về Chúa. Cũng nên ghi : Tăng ni ngày nay, ít nhất là trong giới
hạn của cuộc sống thực tiễn của các sư sải trong các chùa,
không có ‘hy sinh gia đình, tiền của, danh vọng’. Thông
thường, như họ giảng, tu là để thoát khổ. Đi tu
Phật, trước tiên là tìm đường thoát khổ cho chính
bản thân mình. Tìm con đường thoát khổ cho chính bản thân
mình, đặt tham vọng—rất chính đáng—trong cứu cánh
là siêu thoát—thoát khỏi sinh tử luân hồi—nhằm ‘đạt
Niết bàn tuyệt đối’, mà nói rằng mình hy sinh, thì
có thể đó là hy sinh cái kim sợi chỉ đỗi lấy đền
vàng điện ngọc. Tóm lại, sự-quy-y là hướng ngoại : Phật, Pháp,
Tăng ở ngoài ta. Có nhìn hướng ngoại, thì phải dè dặt.
Đừng thấy ma mà tưởng là Phật, gặp lái buôn—dầu
có chứng chỉ xác nhận là tăng hay ni của giới thẩm quyền
-- mà nhận là bậc chân tu. Đừng nghe Pháp mà tâm đầy
vọng tưởng. Trong sự-quy-y, tin phải có nghi. Tin rắng cái biết của
mình giới hạn, và cũng tin rằng mình có khả năng mở rộng
giới hạn nầy. Nghi vì có lắm việc mà mình mù không
thấy biết. 2. Về Lý-Quy-Y : Lý quy y là trở
vế với chính mình. ‘Tự quy-y
Phật là mình ‘tự
trở về với Phật tánh sáng suốt của tâm mình’ ‘Tự
Quy-Y Pháp: nghĩa là ‘vâng
theo pháp tánh của mình. Trong tâm ta có đủ tất cả
các Pháp: Từ-bi, Trí-tuệ, Bình đẳng, Sáng-suốt, Nhẫn-nhục,
Tinh-tấn... chúng ta cần phát huy những đức tánh ấy và hành
động theo chúng’ Tự Quy-Y Tăng: nghĩa là ‘vâng theo Thầy trong tâm
mình, Thầy trong tâm mình là đức tánh hòa hợp
thanh tịnh của mình.’ Phật , Pháp, Tăng đã
sẵn có trong mình, nhưng vì vọng tưởng che lấp, tâm
mình bị giao động. Tài, sắc danh, lợi, những sở đắc
và giá trị mà mình thu lượm và thiết tha bảo quản suốt
giòng đời là cái màn che lấp đó. Do đó, mình
không thấy được chân tâm ; mình điên đảo, mê
muội.
Rồi duyên đưa đẩy, mình sực tỉnh, biết mình đang mê. Thế
nên, tìm thầy, tìm ‘dược sư’, tìm một bài thuốc
an tâm. Khởi đầu học Phật có thể là bỏ vọng tìm
chân : vọng che lấp không cho ta thấy cái chân tâm ; vọng
rơi, chân tâm hiện rõ. Đó là quá trình tu tập logic
để ‘khai, thị, ngộ, nhập, tri kiến Phật.’ Lý luận
nghe dễ ợt. Nhưng logic, lý lẻ chỉ là một phần của cuộc
sống tâm linh. Nó thuộc cái lớp trên mỏng dính của tâm
linh mà các nhà tâm lý gọi là ý thức. Ý thức
ví như cái phần mỏng nhỏ nổi trên mặt nước của tảng
băng trôi. Cái phần chìm sâu trong tâm thức con người, tìềm
thức—the unconscious, không khác cái phần khuất dưới nước
của tảng băng trôi. Nó chiếm gần hết tâm thức, nó
là người chỉ đạo vô hình, vô tướng, nó là ông
thầy tuồng trong bóng tối, chỉ huy và sai bảo, và ta thì theo đó
mà làm trò, múa nhảy. Ý thức và tiềm thức là
tảng băng ngã vọng của con người, là nguyên nhân che lấp
cái thật, cái chân thật của sự vật, nói riêng che lấp
chân tâm. Vọng ngã, vọng tâm là cánh cửa ngục
tù, giam nhốt con người trong vô minh, nhưng đó là một ‘vô
môn quan’-- ải quan mà không có cửa—vì thực chất nó
là lớp sương mù dày đặc, che lấp không cho ta thấy cửa
quan. Cho nên, không qua được quan ải, không về được với
chân tâm. Cho nên quy y tam bảo là một sự thức tỉnh.
Tỉnh ngộ : biết mình đang trong mê, điên đảo vì
các sở đắc, tạp niệm, và nguyện khởi xướng một hành
trình mới trở về với tự tánh ngay trong chính mình.
Đó là :‘Từ-bi, Trí-tuệ, Bình đẳng, Sáng-suốt,
Nhẫn-nhục, Tinh-tấn, Thanh tịnh’ để sống theo lục hòa, để
tu và hành, ‘tự đốt đuốc lên mà đi’ để
tiến về bến giác. Kết luận : 1. Tu không có nghĩa là hy sinh. Còn
thấy mình hy sinh, mất mát một cái gì đó, là còn lắm
vấn đề--nhất là thuộc lãnh vực tâm linh, mà có khi còn
tệ hại hơn cả người bình thường thế tục. Đó
có thể là dấu hiệu của một sự vị kỷ ẩn tàng,
và sâu đậm. Đó cũng có thể là ảo tưởng
bắt gặp chân lý, và được cái thiên chức là dẫn
dắt chúng sanh trên đường Ðạo. 2. Tăng ni ngày nay đông đảo theo kinh tế thị trường,
và là những nhà kinh doanh. Nghi lễ kinh doanh của nhà chùa
thường thường là: Sư phải được thỉnh, sư giáng
lâm, sư ban pháp, đại nhạc hội của sư không gọi
là kết thúc mà gọi là hoàn mãn, mọi việc
của sư đều tròn--viên mãn, viên giác, viên thông
...và gần như tất cả những nghi lễ kinh doanh ấy, để cho tròn,
cho trọn, phải có cái giá của chúng, giá trị thị trường.
Có khi cũng đắc (giá vé cao) lắm. Sư không chết, sư viên
tịch, nói khác là chết tròn. Thí chủ là con chiên,
được dạy cúng dưởng, tu phước. Chùa chiền lắm
khi là nơi tổ chức đại nhạc hội, ‘múa đôi’, xin
xăm, cầu hồn… Công việc của sư là cầu siêu, cầu an,
tổ chức những ngày ‘lễ lớn’—Phật Đản Sinh, Phật
Thành Đạo, Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu,…. và những đại
nhạc hội gây quỹ,... Thỉnh thoảng sư có nhập thất, công
bố cho mọi người biết, để không ai khuấy rầy sư. Sát
suất về những điều nêu trên đây rất cao. Nếu sư
có sa ngã, lỗi là tại Phật tử làm hư sư. Không phải
tại sư. Cũng không phải do những biến cố thị trường.
Chắc chắn người tìm đạo, không làm lễ bái sư với
quí vị sư-kinh-doanh nầy. Tuy nhiên, nói đi rồi cũng phải nói
lại. Trong giới kinh doanh
có đủ hạng người. Đừng khư khư khẳng định như
người xưa rằng ‘thương nhân đa trá’. Có những
thương nhân đa trá, nhưng cũng có những người chân chất. Có
những người cúng sao, ‘mở cửa địa ngục’, chiêu hồn
về từ cõi âm, cũng có những người giỏi kinh giỏi kệ,
và giảng kinh kệ có phẩm chất. Không nên in trí rằng những
điều họ nói điều là rao hàng. Có trách chăng là
một số đông ăn trên ngồi trước, sống một cuộc sống
chăn ấm nệm êm, luôn có thị giả ở bên,... mà lòng
trơ đi, gọi như vậy là chay tịnh trong lòng. Có trách chăng
là một số tín hữu, nhẹ dạ hay vì thói quen trong thị trường
danh lợi, nên muốn đầu tư cho kiếp sau : phước huệ song tu,
cả hai đều có lợi. Vậy, nên lắng nghe cho biết giả lẫn
thiệt, để đối chiếu cái học và cuộc sống—nói
riêng cuộc sống tu hành. Gọi như vậy là học về cuộc
đời, cuộc đời thật sống. Nghĩ cho cùng, tu Phật
là sống thật, thật với mình, thật với tha nhân. Tóm lại,
Quy y tam bảo không
là đánh mất mình trong sự-quy-y ; và không lúc nào là
‘kính vâng hay phục tòng’ bất cứ ai. Quy y tam bảo là
trở về với chính mình, tỉnh thức trước hiện tình, và
tự tri, tự giác. Tri là biết, giác –bộ kiến, trong
Hán Việt, kiến là thấy—hàm ý một khám phá. Xưa
nay mê lầm, không thấy, nhờ tâm hư được tĩnh lặng, nên
mới thấy, mới khám phá, tỉnh thức, ra khỏi cơn mê, bắt
gặp cái thật : cái chơn như, cái chính thật là mình. Cái chính mình ấy là gì ?
Nhà Phật bảo : Cái thể của nó là Không. Tướng
của nó là Vọng. Nghĩ cho cùng, đó là Tam-Thân-Phật :
Pháp-thân, Báo-thân, Hóa-thân. Ba mà là một ; một mà
là ba. Nhưng đó lại là nội dung của 1 bài khác. NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Tháng 10-2013 _________________________________
Sơ lược sách tham khảo : -Hòa
Thượng Thích Thiện Hoa. Phật Học Phổ Thông, Khóa I Bài 4 Quy
Y Tam Bảo -Vương Thúy Nga. Chúng tôi học kinh -Hòa Thượng
Thích Viên Minh, Quy Y Tam Bảo. Pháp Đàm.. -Thượng Tọa Thích Minh Thành,
Quy Y Tam Bảo. Pháp Đàm. You Tube. -Tỳ Khưu Thích Chân Tuệ.
Tiền làm Động Tâm. Tiền sinh Bất Tịnh. Internet Việt Nam, Chúa
chiền và tiền bạc. BBC http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/04/130415_vn_religious_profits.shtml
[1] Chúng tôi theo trình
tự của Phật Học Phổ Thông của
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa. [2] Trích Phật Học Phổ
Thông. Quy Y Tam Bảo. [3] Hòa Thượng Viên
Minh: Quy Y tam bảo là trờ về với sự sánh suốt, bình tĩnh, trong
lành sẳn có trong chính mình. Thượng Tọa Thích Minh Thành:
Quy Y tam Bảo là trờ vế với ngọn đuốc tình thương, với
từ bi và bình đẳng, với tính thanh tịnh của chính mình.
Nguồn: Internet. Pháp Thọai ______________________________________________________________________________________________________________
Bạch Mã Phi Mã ◙ Đằng Giao Tiểu
Muội ◙ Cựu học sinh trường Phan Thanh Giản, Cần Thơ và Le Myre De Vilers, Mỹ Tho
BBT: Bút hiệu mới nhưng người viết chính
là bậc trưởng thượng của Trường Nhà, cũng là ngòi
bút từng xuất hiện trên Trang Nhà. Bài viết mở ra 1 cái nhìn
thật độc đáo và sâu sắc về hiện trạng đất nước
mình. Người đọc hình như không thấy đầu óc nặng
nề với cái ý chánh trị của toàn bài vì tác giả
đã khéo léo hòa quyện nó trong ý văn bi hài. Vừa đọc
vừa suy nghĩ. Vừa suy nghĩ vừa buồn cười. Cười châm biếm
với những “người-thánh” đầy dẫy khắp nơi, đặc
biệt là ở quê nhà! Ở tuổi tam thập, tôi tiếp cận với câu ‘Con ngựa
trắng không phải là con ngựa.’ Hán Việt nói gọn hơn:
‘Bạch mã phi mã.’ Đó là câu nói của Công
Tôn Long, khi ông qua một cửa ải, bị quân lính chận bảo ông
phải xuống ngựa. Ông bảo: ‘Bạch mã phi mã.’ Con ngựa của
Ông là con ngựa trắng. Vì ngựa trắng thì không là ngựa,
nên ông không xuống ngựa. . Câu chuyện
chỉ là vậy. Thế mà, Công Tôn Long, một nhân vật của Danh
gia—sắp vào hàng thứ tư trong Bách Gia Chư Tử--nổi tiếng
là ngụy biện. Từ ấy, nhiều triết gia văn học bàn về
‘ngựa trắng không phải là ngựa.’ Cụ Giản Chi, trong Đại
Cương Triết Học Trung Quốc cũng có nói qua, và trên net có
nhiều học giả bàn tới. Nhưng thú thật, càng đọc tôi
càng mù mờ. Ôi triết học sao mà cao siêu quá lắm vậy!
Thế nhưng gần đây, nhớ lại thời trung niên—gần hai
thập niên sống với những người quân tử thời hiện đại:
‘ăn chỉ gần no, mặc chỉ gần đủ ấm’, tôi mới ngộ
ra cái nghĩa của ‘con ngựa trắng không phải là ngựa.’ Số
là: Họ là những con người ‘thánh thiện’. Họ nói cái gì cũng đúng. Người người, nhà nhà
đều hồ hởi, phấn khởi, vỗ tay, đồng loạt khen rằng họ
đúng. Mọi người đều ghi tâm khắc cốt rằng: ‘sông
có cạn, núi có mòn, nhưng chân lý ấy của họ thì
luôn không bao giờ thay đổi’. Họ là ‘lương tri của
thời đại, đỉnh cao trí tuệ của loài người’. Họ
là những nhà tiên tri—prophets— thời nay. Mà là tiên
tri tức thuộc bậc thánh. . Trong thực
tế, họ là thánh. Họ là những tông đồ khai đạo. Đạo Xã
Nghĩa của Hội Xích Thánh, dịch nôm là Hội Thánh Đỏ.
Tổ chức Hội Thánh Đỏ và cách hành xử gần như thời
kỳ các tòa án dị giáo—Inquisition— ở Tây Ban Nha, thế
kỷ thứ 16, xử thiêu các người dị giáo. Trong thực tế, ít
nhất là trong giới hạn những kinh nghiệm mà tôi trải qua, thì
trong thế giới do các thánh quản lý, ai mà nghĩ khác, làm khác lời
các thánh dạy, đểu là dị giáo— heretic— đáng lên
giàn hỏa. Kẻ dị giáo không có chỗ đứng dưới sự
cai quản của các thánh.
Thánh không là người. Chính danhh chi thuyết, thì nếu là người
làm sao gọi là thánh được. Vì thế nên: là thánh thì khó mà
biết tình người, không hiểu tình người. Thánh chỉ biết Giáo Hội, giữ gìn đề cương của Giáo
Hội. Thế giới các thánh không có cái ác. Chỉ có thiện. Mà
thiện ác tương sinh: không có ác thì làm gì có thiện.
Vậy, thế giới các thánh cũng không có thiện. Không ác, không thiện.
Nói đúng ra, thế giới các thánh là thế giới phi thiện
phi ác. Cho nên khi đọc Beyond the good and evil—tựa của một quyển
sách của Nietzsche, tôi giựt mình, và lo sợ. May mà tôi chưa
có cái tò mò đi vào nội dung. Nói riêng, vào trong thế
giới phi thiện phi ác của các thánh tôi sợ mình lạc đạo. Mà lạc đạo
là dị giáo. Sống với các thánh, một trong những
phản ứng của tôi là thèm muốn, ước mong, thiết tha trở
về cái thế giới loài người: Thế giới của thiện ác,
của sự bất toàn, của sự đổi thay, thế giới phù du, nhưng
cũng là thế giới của sự góp phần, của hy vọng, của lòng
tin ở sự tiến bộ của loài người. Không chắc vô thường
là tiến bộ, vô thường không là điều kiện đủ cho
tiến bộ. Vô thường là điều kiện cần và tối quan trọng
cho tiến bộ. Còn cái thế giới vĩnh hằng, miên viễn, nước
của chư Phật, của Thiên Chúa, cũng là một thế giới toàn
thiện, tuyệt đối tốt, tuyệt đối chân thật—không có
ác, không có cái xấu, không có giả dối— cũng là
một thế giới phi thiện phi ác. Và ở đó, có gặp các
thánh thì cũng vui thôi. Mọi chúng sinh đều bình đẳng trước
Phật, và trước Chúa! Trong xã hội lãnh đạo
do các thánh—mà các thánh muốn là phi thiện phi ác—thì mọi người đều
trở thành người-thánh. Người-thánh không khác người thường. Người-thánh in hệt người
thường về thể chất. Nhưng về trí tuệ tâm linh thì là
thánh.
Người-thánh, tương tự như trẻ con VN sinh trưởng ở Châu Âu, lớn lên
ở Châu Âu, nói tiếng địa phương, nghĩ như người địa
phương, thất tình lục dục như người địa phương. Chúng
giống như trái chuối—ngoài vàng, trong trắng như Mỹ trắng.
Bên ngoài, chúng là da vàng mũi tẹt, VN rặt, nhưng bên trong
tâm lý, nghĩ suy,…, tất tất đều là như người địa
phương da trắng, trắng tinh. Người-thánh cũng tương tự như vậy; xác người
mà hồn thánh. Một cách nói khác –và thực tế hơn—thì
đó là những con người như người thường, nhưng đã cầm bán linh hồn cho các thánh, nên
nghĩ như thánh, lý luận như thánh, hành sự như thánh. Thế nào
là hành sự như thánh? Một thí dụ: Với
các thánh này, cứu cánh biện minh cho phương tiện. Cứu cánh:
một thế giới đại đồng, không có người bóc lột
người, không giai cấp; làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu; người
người, nhà nhà sống hài hòa trong hòa bình an lạc. Cái
cảnh thanh bình lạc thiện, mà từ xửa từ xưa đến nay, các
đạo giáo— Khổng, Lão, Phật, Thiên Chúa, Hồi Giáo, Ấn
Độ Giáo,…— đều bất lực, không đem lại cho nhân
loại được, thì các thánh có một con đường khoa học—con đường
xã nghĩa— tất yếu đưa nhân loại đến Niết Bàn trần
thế. Nói theo các thánh, nàng tiên xã nghĩa rộng mở cho mọi người,
nhưng hoa đẹp nào cững có gai, nhưng đó là ‘hướng
đi tất yếu của lịch sử loài người.’ Đường
nào rồi cũng đến đó, nhưng con đường xã nghĩa là
con đường ngắn nhất. Mọi phương tiện—cả gian giảo,
lừa lọc, bạo lực, khủng bố, giết người, giết lầm hơn
là tha lầm— đều tốt, buộc mọi người phải ôm lấy
nàng tiên xã nghĩa nầy. Vì vậy, mọi người phải
là người-thánh, bằng không thì là dị giáo. Hồi xưa, chưa
văn minh, còn đem thiêu sống. Giờ, thời đại khoa học, bị nghi
là dị giáo thì bị tù khổ sai mọt gông, gọi như vậy
là rộng lượng, bao dung, cải tạo để tri-kiến-ngộ-nhập xã
nghĩa, và nhập thành người-thánh. Thế nhưng phải làm thế nào
để thành người-thánh. Muốn trở thành người-thánh phải biết ‘tiên ưu hậu lạc’—‘lo
trước thiên hạ và vui sau thiên hạ.’[1]. Nói rõ hơn là biết quên mình
vì đại nghĩa, mà đại nghĩa là ở các thánh. Vậy, phải có ý thức cao độ về việc ‘bảo
vệ các thánh’; ‘bảo vệ thánh thể’ là từ mới
trong kinh xã nghĩa. Ngoài ra, phải được công nhận là: ‘có
cái tự do là tự ý từ bỏ quyền làm người của mình
và ủy nhiệm cho một thánh, đại diện cho mình—gọi là đại biểu.’ Sau
đó, mình phải bằng lòng và vui vẻ hồ hởi, nạp tất
cả sản phẩm mình tạo ra cho Hội Thánh, rồi Hội Thánh sẽ
phát trở lại ‘công bằng’ cho mỗi người. Mọi người
nhờ đó mà được ấm no. Còn con cái? Hồn mình
đã giao cho thánh, thì con cái mình đương nhiên là đồng
nhi của Hội Thánh. Hội thánh nuôi dạy, giáo dục, và đương
nhiên là theo Kinh…Thánh, và cuối cùng là nhằm cho chúng
thành... thánh, bằng không cũng thành người-thánh. Người-thánh không cần phải
suy nghĩ, không lo âu, khỏe ru, vì đã có các thánh nghĩ cho mình. Trong
giáo dục, các thánh chú trọng đặc biệt về tính chất nầy. Trong
thực tế, Hội Thánh dạy ‘dám nghĩ, dám làm’. Nhưng
phải dạy sao cho trẻ con giác ngộ rằng nghĩ suy làm mệt trí,
mà có khi còn nguy hiểm. Dành quyền tư duy cho các thánh—các nhà tiên
tri đã thấu rõ ‘con đường tất yếu của lịch sử..’—và
hành xử y theo các thánh dạy thì an toàn trên xa lộ đời người.
Cho nên thường người ta huấn luyện để trẻ con biết ‘hồ
hởi’, ‘vổ tay’ (khi thánh vổ tay), và nhất trí với những điều
thánh phán.
Dưới chế độ các thánh, con người hoàn toàn có an ninh và cơm
no ấm áo! Vì không còn mâu thuẫn giai cấp, không còn người
bóc lột người. Cách đây hơn hai tuần, tôi
có đi học đạo, Thầy G.Đ. thuyết về Thơ Thiền, Thơ Đạo,…
Tôi nghĩ đến con ngựa trắng, đến những người-thánh—xác người-hồn
thánh, và theo đó tôi ngộ ra: Người-thánh không là người. Vì linh hồn đã cầm
bán cho thánh Thơ thiền không là thơ. Nàng Thơ xuất gia, rời
cõi tục, luyện tập tâm không, Nàng trở thành sư nữ hay
một vị thiền sư. Thơ đạo không là thơ. Nàng
Thơ quên mình cho Đạo cả. Thơ thánh cũng không là
thơ. Nàng Thơ phải trọn vẹn với các đề cương thánh. Vậy
thì rõ mồn một rằng bạch mã phi mã. Dầu
vậy, dầu có nghĩ thơ thiền, thơ đạo không là thơ. Dầu
có hiểu biết người-thánh không là
người, tôi vẫn còn vấn hỏi tại sao con ngựa trắng không
là con ngựa? Vì rằng ngựa là thú không là người, không
thể so người với ngựa? Dù có những văn nhân nói đến
người ngựa—người kéo xe. Đã sống trong một xã
hội có nhiều thánh (cũng may mà không mấy khi được gặp thánh), mà được về với xã hội loài người
mà Ma-Phật lẫn lộn, tôi cảm nhận như được một ân
sủng lớn của Trời Phật. Cho nên, tôi ân cần dặn các cháu:
‘Trong xã hội văn minh ngày nay, thánh đông lắm, đâu
đâu cũng có, ở thánh đường, ở các chùa, ở chính
trường, ở doanh nghiệp, …, khắp năm châu.’ ‘Lịch sử
loài người phong phú về ‘gương’ các thánh vĩ đại: Thánh chiến-Crusades—thời Trung Cổ ở Trung Đông,
và ngày nay vẫn còn đông đảo thánh tử đạo. Trong
lịch dử cận đại có những tên tuổi vĩ đại: Adolf Hitler,
Benito Mussolini, Francisco Franco, Nicolae Ceausescu, Joseph Stalin, Mao Trạch Đông, họ Kim ba đời
cha truyền con nối, Hồ Chí Minh, .. và gần đây, có những tên
tuổi nhỏ hơn như Sun Myung Moon (Unification Church), Jim
Jones (Jonestown) David Koresh (The Branch Davidians).… và gần đây nữa
có sư Wirathu –mà có người gọi là Burma Bin Laden, lãnh đạo
nhánh Phật giáo xu hướng triệt để-- kích động cuồng
tín và bạo lực[2]. Danh sách nầy còn dài cho thấy các
thánh hiện diện ở mọi lãnh
vực sinh hoạt của xã hội ngày nay: tôn giáo, chính trị, doanh
nghiệp,…., từ lớn đến bé.’ ‘Thánh và người lẫn
lộn, khó phân biệt. Đừng nhẹ dạ tin vào kinh vào pháp,
do các ‘giáo chủ’—mà hầu hết là thánh—tiên tri và giảng giải. Là người thì: nếu tin thì
phải có nghi. Qui y pháp không có nghĩa mất mình vì pháp,
nói rộng ra cho một lý tưởng, qui y tăng không có nghĩa giao mạng
mình cho tăng. Mặc áo chùa hay các giòng tu, chưa hẳn đã
là tu. Chánh yếu phải biết thân phận mình là người
mà lánh xa các thánh. Người với người, dễ sống hơn. Gần thánh, dễ bị cám dỗ, hoặc biến thành người-thánh
hoặc trở thành dị giáo. Cả hai con đường đều như
César qua sông Rubicon.[3]’
Kết Luận: ‘Cô vọng
ngôn chi vọng thính chi.’ Tôi có thói quen, sau khi viết
xong, hay gần xong một bài thì hay hỏi ý bạn bè, lấy lời phê
phán, để trao chuốt, gọt lại cho hoàn hảo hơn. Một ông bạn
tôi đáp bằng một câu của người xưa: ‘Cô vọng ngôn chi vọng thính chi.’ Tôi mù,
không hiểu mô tê gì cả? Ông có giảng. Nhưng muốn hiểu
sâu hơn, tôi lên net. Cũng không được sáng thêm một tí
nào. Thôi thì phải hỏi ông Đồ của tôi, Thầy Đồ
họ Đỗ. Ông ban cho một cẩm nang. Sau đây là trích một đoạn: ‘Đây là (câu đầu) bài Thất ngôn Tứ Tuyệt của
Hình Bộ Thượng Thơ lúc bấy giờ ( đời Thanh ) là Vương
Sĩ Trinh, 4 câu thơ kết thúc cho bài Bình về quyển Liêu Trai
Chí Dị của Bồ Tùng Linh mà Vương rất thích, chỉ vỏn
vẹn 4 câu thôi mà nêu hết được cái ý chính và
chủ đích của tác giả về tác phẩm bất hủ " Liêu
Trai Chí Dị ". Toàn bài thơ như sau : Cô vọng ngôn chi cô thính
chi. Đậu bằng qua giá vũ như ti. Liệu ưng yếm tác nhân
gian ngữ, Ái thính thu phần quỷ xướng thi ! Bản Diễn Nôm của Cụ Đào Trinh Nhất : “Nói láo”
mà chơi, nghe láo chơi Giàn dưa lún phún hạt mưa rơi Chuyện đời
đã chán không buồn nhắc Thơ thẩn nghe ma kể mấy lời.’ Tôi cảm nhận như Ông dạy: ‘Nói quấy mà chơi, nghe quấy chơi’[4] Trong cảnh tha hương, tuổi xế chiều Chuyện đời chưa chán, còn vương vấn. Nhắn gời ai ơi
chuyện thánh thần.. Người xưa nói chuyện ma, hậu
sinh nói chuyện thánh, phải chăng cũng là chuyện con ngựa trắng
không là ngựa? Riêng tôi, thật thà mà thưa: ‘Khi cảm
thấy mình là thánh, thì phải xét lại xem mình có là
một tai họa cho gia đình mình và rộng hơn là cho môi trường
chung quanh? Và nếu phải tiếp cận với bậc thánh, thì dứt khoát:
kính nhi viễn chi.’ . Lời cuối: Quá nhiều nạn nhân (do ý thánh), thây chất thành núi,
máu và nước mắt chảy thành sông, sao có thể đơn giản
một câu‘Cô vọng ngôn chi, vọng thính chi’ mà nghe được?
Houston, Texas July 1st, 2013
[1] Nguồn: Internet [2] TimeVOL 182, N0. 1, 2013, July
1st. Page 4 and 42. The face of Buddhist Terror by Hannach Beech. [3] Một ra đi là
không trở lại. [4] Đồ chiêu Đức.
Nguyên văn: ‘Nói quấy nói quá, nghe quấy nghe quá chơi mà
thôi.’
|
|