Đông An
THÁNG TƯ BÃO NỔI
Chiều trước biển tôi cuối đầu thầm
lặng
Sóng bạc đầu trắng
xóa vở ngoài khơi
Gió
nghẹn ngào miên man dìu dặt thổi
Hồn ngẩn ngơ lạc lõng nẽo chơi vơi
Con sóng vỗ tự tình thương bờ bãi
Vồ dập gần giây phút lại
chia xa
Thuyền lênh đênh dong
ruổi mãi quan hà
Triều
lên xuống theo vầng trăng tròn khuyết
Hoàng hôn đến nắng vàng buồn lịm tắt
Những dòng sông xuôi ngược
trở về nguồn
Nhiều
cánh buồm no gió chở niềm thương
Tìm lẽ sống giữa phong ba bão nổi...
Nay trước biển - thuyền trôi xa vời vợi
Sóng bạc đầu thao thức mãi
ngóng trông
Trăng mờ
nhạt chập chờn soi hình bóng
Những ngày nào của năm tháng Tư xưa
Biển đã ngủ yên bao mùa trăng định
mệnh
Sóng vẫn chòng chành
tiềm thức một tình yêu.
MƯA THÁNG TƯ
Tháng tư nối tiếp tháng tư heo may
Bước lan man ngơ ngẩn gió lay phay
Đi dọc Duy Tân
trôi dài chốn cũ
Về thăm trường Luật
như kẻ mộng du
Cỏi vô thường -tháng
tư mùa nhung nhớ
Bên giảng đường đôi
chim nhìn trời cao
Ngoài thềm xưa cỏ rãi
thảm rêu mờ
Bình minh xanh rực rỡ cả
trời thơ
Chân đơn côi lặng thầm phố tang thương
Ta về đâu tìm vạt nắng vàng vương
Nước non mòn - con đường cũ đổi thay
Ngôi trường Luật bây giờ tên xa lạ !!!
Tháng tư xưa nghẹn ngào tháng tư sang
Đôi mi quầng thâm ngơ ngác - dậm ngàn
Thay sắc nắng tháng tư lòng ướm lệ
Thay trời xanh bằng mắt ngậm hơi sương
Mưa tháng tư - tình yêu thành huyền thoại
Rớt loanh quanh thổn thức đến ngu ngơ...
Trận
cuồng phong xua áng mây phiêu bạt
Một nửa hồn
rơi lạc lõng dại khờ...
Đông
An
Nguyễn Thị Thanh Dương
NGƯỜI TÙ TRỞ VỀ.
( Cảm
tác theo hình ảnh đón người tù trở về
tại ga xe lửa Sài Gòn năm
1988)
Anh trở về từ trại tù “cải tạo”,
Trại tù
miền Bắc heo hút trong rừng,
Ga Sài Gòn
như mọi ngày bình thường,
Có một hành khách thấy đời rất lạ.
Đã bao
nhiêu năm không về cảnh cũ,
Phố phường xưa không còn chỗ cho anh,
Nào vì
gió bụi đã xóa bước chân !
Nào vì
thời gian vô tình chia cách !
Chuyến xe lửa đến Sài Gòn từ miền Bắc,
Đã đưa anh qua khắp nẻo quê hương,
Nơi ấy một thời là những chiến trường,
Anh và đồng đội đổ mồ hôi xương máu.
Tàu đưa anh qua những vùng lửa khói,
Nơi xóm
làng xưa dù đã đổi tên,
Nhưng người lính xưa không thể nào quên,
Nơi ấy một thời đóng quân gần gũi.
Hình ảnh quê hương lòng anh mừng tủi,
Như đứa con yêu lạc mẹ trở về,
Tàu đến Sài Gòn bước xuống sân ga,
Anh nghẹn ngào bên người thân yêu cũ.
Vợ mỉm cười sau nhiều năm nhỏ lệ,
Nắm tay chồng mà tưởng giấc mơ thôi,
Người
thân đón anh nước mắt tuôn rơi,
Anh đã về. Người tù không kỳ hạn .
Anh đã về. Người tù không tuyên án,
Kẻ bại binh cũng là kẻ tội đồ,
Anh bây giờ trông gìa yếu hơn xưa,
Râu, tóc anh đã bạc màu trắng xóa.
Da ngăm đen, gương mặt buồn khắc khổ,
Manh áo nâu
anh quen mặc trong tù,
Chẳng đủ ấm thân
khi gío sang mùa,
Trong lán trại vách nứa tre trống trải.
Anh héo gầy những tháng ngày ăn đói,
Miếng khoai khô, miếng cơm hẩm chia phần,
Bàn tay anh
cầm tay vợ rưng rưng,
Gặp lại nhau hai người cùng xơ xác.
Chào ga Sài Gòn,
chào tàu Nam Bắc,
Chào lán trại tù rừng núi nơi xa,
Hôm nay người tù đã trở về nhà,
Dù thế nào còn chút tình vẫn đợi.
Nguyễn
Thị Thanh Dương
( March 31, 2013 )
THÁNG BA
TRÊN TỈNH LỘ 7B.
( Cảm
tác theo hình ảnh và bài viết của
Phi Loan- Hoàng Thị Cỏ May).
Tháng Ba
trên tỉnh lộ 7B,
Đoàn người chạy loạn dài lê thê,
Người mẹ tất tả đôi quang gánh,
Gia tài là
những đứa con kia.
Thằng anh túm áo mẹ bước
theo,
Thằng em ngồi trong thúng thơ ngây,
Chắc nó tưởng trò chơi chốc lát,
Mẹ gánh về nhà như mọi ngày.
Theo dòng người mẹ nó bước mau,
Cha nó còn
cố thủ dãi dầu?
Người lính tan hàng không đơn vị,
Những ngày cuối cùng anh ở đâu
?
Có người di tản từ Pleiku,
Phố núi cao, phố núi sương mù,
Hoa Dã Quỳ vẫn vàng đâu đó,
Nước
vẫn trong xanh nước Biển Hồ.
Có người di tản từ Kontum,
Đạn bom xé nát rừng cao nguyên,
Người
dân ngơ ngác rời thành phố,
Nỗi buồn cao như đỉnh Ngọc Linh.
Người ta gọi nhau trong hãi hùng,
Kẻ ngược người xuôi, đường mịt mùng ,
Về Tuy Hòa hay đi Phú Bổn ?
Có nơi nào bình yên hơn không?
Tiếng khóc, tiếng súng,
tiếng còi xe,
Rợn người như từ ác mộng về,
Bên đường đồ đạc nằm vương vãi,
Người bên người mà vẫn phân ly.
Bao quân, dân, cán, chính miền Nam ,
Trên tỉnh lộ này đã hi sinh,
Quân đoàn 2 rút quân,
triệt thoái,
16 tháng Ba năm 75.
Đường liên tỉnh lộ 7B ơi,
Bao tháng Ba qua, bao ngậm ngùi,
Bốn phương tám hướng đời dâu bể,
Ai có thể quên kỷ niệm này.
Nguyễn Thị Thanh
Dương.
( March 20, 2013 )