BBT: Xin chuyển email của 1 CHS ĐTĐ
thuộc thế hệ thứ 2: cháu Đặng Hoàng Trân, hiện cư ngụ
tại Bắc Cali, là con gái của PTG Phan Thị Huệ
(Houston, TX). Cháu Trân đã rất quan tâm đến tình trạng
thất
hoc của
cả triệu trẻ em tại VN, nên từ lâu cháu đã tìm hiểu tại chỗ
và cả trên các văn kiện của LHQ và các báo chí,
các cơ quan truyền thông
trong nước và
hải ngoại để hôm nay tiến hành 1 bước kế tiếp là kêu
gọi càng nhiều người
càng tốt cùng góp tiếng để, qua cơ quan LHQ,
tình trạng trẻ em thất học tại VN được
cải thiện chút nào chăng.
Kính thưa Quý Thân Hữu, Quý Thầy Cô, và
Quý Cựu Học Sinh PTGĐTĐ!
Xin tự giới thiệu: Hoàng Trân là cựu học
sinh ĐTĐ, hiện cùng gia đình cư ngụ tại Bắc California,
con gái của CHS Phan Thị Huệ (Houston, TX).
Năm mới, Hoàng
Trân kính chúc Gia Đình PTGĐTĐ nhiều sức khỏe và hạnh
phúc!
Như chúng ta mừng năm mới, Hoàng Trân muốn mời Gia Đình
PTGĐTĐ tham gia trong một
nỗ lực mà
Trân hy vọng thực sự sẽ làm nên một khác biệt trong năm
2015! Điều này chính là
để
ngăn chặn các hành vi vi phạm nhân quyền đã và đang
tồn tại với trẻ em ở Việt Nam.
Xin dành một chút thời gian để đọc file đính kèm
sẽ được gửi đến Liên Hiệp Quốc về
hoàn cảnh
thực tế của trẻ
em Việt Nam hiện nay, đặc biệt là những trẻ từ các gia
đình nghèo, bị khuyết tật,
hoặc thuộc bộ tộc thiểu số. Rất
đau buồn khi có những trẻ em trong nước (đáng lẽ là
tương lai
của thế giới) vẫn
còn chưa một ngày nào được cắp sách đến
trường.
Sẵn dịp Liên Hiệp Quốc vừa hoàn tất
1 cuộc nghiên cứu về vấn đề này và đã
trình bày với
nhà cầm quyền
Việt Nam, chúng tôi muốn tiếp tục vận động
Liên Hiệp Quốc yêu cầu Việt
Nam
(một quốc gia thành viên) tạo ra (nếu chưa tồn tại) và thực
hành pháp luật để bảo vệ
nhân
quyền cho các trẻ em nghèo ở Việt Nam được hưởng
quyền lợi giáo dục.
Nếu Quý Thân Hữu, Quý
Thầy Cô, và Quý Cựu Học Sinh PTGĐTĐ muốn tham gia vào
nỗ lực này, xin vui lòng trả lời email cho TranBoelsterli@gmail.com với các thông tin
dưới đây
(trước ngày 31 tháng 1 năm 2015):
Last name, First name:
Nationality:
Postal address:
Telephone
with area code:
Email address:
Những chi tiết cá
nhân trên của quý vị sẽ được Liên Hiệp Quốc
giữ kín.
Dưới đây là các liên kết với
các chi tiết về thủ tục và Hỏi đáp.
http://www.ohchr.org/EN/HRBodies/HRC/ComplaintProcedure/Pages/HRCComplaintProcedureIndex.aspx
http://www.ohchr.org/EN/HRBodies/HRC/ComplaintProcedure/Pages/FAQ.aspx
Xin
liên lạc TranBoelsterli@gmail.com nếu cần thêm chi tiết:
Các vị đã từng về Việt Nam
gần đây chắc hẳn đã chứng kiến nhiều
cảnh trẻ em không được
ngồi
dưới mái trường trong giờ học. Hy vọng là sức
mạnh tập thể của chúng ta sẽ có thể làm
nên một sự thay đổi tốt đẹp trong cuộc sống
của những trẻ em nghèo ở Việt Nam. Một sự thay
đổi tối cần thiết mà các em rất xứng
đáng được hưởng.
Hoàng Trân xin thành thật cảm
ơn Quý Thân Hữu, Quý Thầy Cô, và Quý Cựu Học
Sinh PTGĐTĐ!
Kính trọng,
Đặng
HoàngTrân
_________________________________________________________________________________
Tuổi Thơ Ngày Xưa
Với
Trái Cây Miền Tây
Hoàng Trân,
CHS Đoàn Thị Điểm
San Francisco, CA _________________________________________________
.
Hương vị trái cây tươi trên cành vẫn
còn ngọt lịm,
mọng nước trong tâm khảm tuổi thơ ở m
Gần đây, tôi kết nối được với các bạn của tôi ở Cần Thơ trên Facebook. Chúng tôi theo dõi cuộc sống của nhau thật vui vẻ,
trao đổi hình của các con cháu mình ngày nay,
và cũng không quên nhắc lại những ngày tháng tuổi thơ thân ái của chúng tôi ngày xưa.
Bạn tôi
gửi hình ảnh những trái cây miền Tây, làm tôi thật
nhớ cuộc sống ngây thơ của
tôi, sao êm đềm và dễ thương quá... Hồi xưa tôi thơ ngây, lụp chụp, bon chen, và đã
không biết quý mến cuộc sống
đó.
Tôi lớn lên trong gia đình có ông bà Ngoại, ba mẹ và sáu chị em. Nhà tôi ở
hẻm Võ Tánh, cầu Cả
Đài, cách nhà thầy Lưu dạy Thể
Thao (trường Phổ
Thông Cấp III, nay là trường Đoàn Thị Điểm) một
căn, cùng hẻm với thầy Phú dạy Pháp Văn (trường Phổ Thông Cấp II, hồi xưa là trường Phan Thanh Giản, nay là trường Châu Văn Liêm).
Hẻm còn là nhà của
nhiều thầy cô khác nữa, nhưng tôi không học nên không nhớ
hết. Ví dụ
như mẹ của Thúy Oanh
và Chí Trung ở đầu hẻm cũng là hai cô giáo. Nhà cô Trương xéo nhà tôi có giàn hoa lý thật tuyệt!
Trong sân trước nhà tôi có một cây xoài khoảng
mười
năm tuổi. Cây thật cao, có nhiều tàn tỏa rộng. Tôi thích
nhất lúc cây xoài trổ hoa, mùi thơm tỏa ra man
mác cả mấy căn nhà lân cận. Hoa xoài rớt xuống
phủ đầy sân trước, nhưng cây vẫn sai trái mỗi năm. Chúng tôi xỏ
từng hoa xoài trắng nhỏ xíu qua sợi chỉ để làm xâu chuỗi đeo trên cổ hay tay. Tôi nhớ những đêm mưa, nghe gió thổi bên ngoài,
rồi những trái xoài rụng trên mái tôn lốp đốp. Nếu trái nào nhỏ thì tiếng nhỏ, còn trái lớn thì rớt một cái nghe hết hồn!
Rồi
tôi nằm đó mà tiếc, "Sao xoài rớt nhiều vậy?" Sáng hôm sau tôi
chạy ra trước sân nhà, nhìn lên thì thấy cây xoài của tôi vẫn còn thật nhiều trái trên cành, đong
đưa theo gió! Đến khi có nhiều trái chín trên cây, ba tôi tổ
chức một buổi leo cây hái xoài
rất trịnh trọng, chỉ một mình
ba leo.
Sáu đứa con của ba tôi hồi
hộp chia nhau đứng trong, ngoài sân, giữa đám khán giả
tí hon khác trong hẻm hí hửng ngửa mắt ngóng chờ. Bây giờ nghĩ lại cũng còn sợ vì không có dây cột ngang hông khi
ba leo lên tít cao! Ba dùng cây sào cán dài, láng
mướt, có cái lồng bằng tre đan thưa, hình bầu dục, để
hái lấy những trái chín trên
cành cao, xa. Mỗi khi ba lừa một trái vào lồng, các chị em tôi
tròn mắt nín thở, và khi ba kéo
cây sào giựt mạnh, trái đứt cành thì mấy chị em la to hí hửng! Trước
khi ba tôi kéo trái hơi khó lọt vào lồng, thì người
ra hiệu cho các con dưới đất. Chị em tôi vội cố
gắng đến thủ bao quanh chỗ trái ấy, nhưng nếu nó
rớt xuống đất, thì bọn trẻ con hàng xóm lập
tức ùa tới giành lượm. Không bao giờ
chị em tôi giành lại với chúng, và cứ đứng tức
tối hậm hực, trong khi ba tôi cười lớn tiếng
từ phía trên. Buổi thu
hoạch nào cũng được mấy
chục trái xoài thơm phức, xanh có, hườm vàng có, cam,
đỏ cũng có. Trái nào cũng to tròn, căng cứng,
vài giọt mũ tươi trong suốt còn chảy từ cuống, để cả tuần
vừa tặng,
vừa ăn,
vừa bán cho hàng xóm, vẫn còn nguyên hương vị đặc
biệt của trái cây tươi trên cành. Hồi
còn nhỏ tôi không thích xoài chín, chỉ thích xoài sống chấm với muối ớt, vừa
ăn vừa hít hà mà vẫn thích! Bây giờ con trai của tôi cũng thích ăn xoài sống nhưng chấm với nước mắm
đường dầm ớt hiểm. Trời ơi, nó sinh ở Mỹ mà còn "chơi điệu" rành kiểu
ăn hơn tôi! Không nói thì cũng hiểu được: hồi nhỏ nó lớn lên gần bà Ngoại.
Kế
nhà tôi là nhà của chị Mỹ Duyên nổi tiếng khôn lanh trong xóm. Chị và má chị ở nhà này lâu rồi, nên rất
thân thiện với gia đình tôi. Nhà chị có một cây mận
trắng cũng khá cao. Má chị hay hái những trái to đẹp nhất, gởi qua cho ông bà Ngoại của tôi cúng. Hồi đó tôi vừa biết hoa mận đẹp, nhưng chưa biết thưởng thức hết vẻ đẹp của hoa. Bây giờ nhìn hoa
mận trong
lòng cảm thấy thật bình yên, giống như những sợi tóc non của
em bé dựng đứng lên vậy, thật dễ thương. Cây mận của chị Duyên giống cây xoài nhà tôi, năm nào cũng rất sai trái. Khác với trái xoài, khi xanh thì căng cứng
phải dùng dao gọt, cắt, khi chín thì mềm mại, mát mắt. Trái mận trên cây chị Duyên da ngoài láng bóng, dòn
dòn, thịt bên trong lại mềm xốp, trắng trẻo.
Chỉ cần phủi kiến, ghé răng cắn một cái,
nghe tiếng “tách” là đầy đủ hương vị chua
chua ngọt ngọt. Chị em tôi luôn để ý đếm
những chùm mận vừa kết trên cành vươn qua sân
nhà chúng tôi, nhưng trước khi mận chín lớn thì
đã biến đâu mất. Một buổi đẹp trời,
tôi và em trai lên lầu chơi với ông Ngoại.
Tôi gợi ý, "Ông Ngoại ơi, mận nhà chị Duyên nhiều quá và trái
to quá!" Hình như ông Ngoại
nghĩ chị Duyên và má chị vắng nhà, nên đem cây sào hái xoài ra sân thượng, chìa
qua cây nhà bên, hái mận! Tôi nhớ rất rõ em trai và tôi bụm miệng lại vì không dám cười to. Ông Ngoại có vẻ rất khó khăn vì không lồng mận vào được. Rồi từ từ ông
Ngoại cũng tìm được một chùm mận lồng vào. Ông giựt một cái, 1
trái mận rớt xuống sân nhà chị Duyên. Em trai và tôi mở
to mắt, co rúm. Ông Ngoại giựt thêm một cái nữa,
2 trái rơi vào lồng, nhưng 3 trái rớt xuống sân. Ngay lúc đó chị Duyên bỗng dưng từ trong nhà chạy ra,
nhìn lên lầu và nói, "Ông à, ông muốn mận thì con hái cho. Ông coi chừng té đó." Ông Ngoại tôi mỉm cười, gật đầu rồi kéo cây sào vô, trong lồng sào còn 2 trái mận làm chứng!
Năm lớp chín là năm cuối ở trường Phổ Thông Cấp II, tôi xin ba mẹ đi vườn quít của cô bạn. Lúc đầu ba mẹ không cho vì chưa bao giờ tôi được đi đâu chơi cả, nhưng năn nỉ gần
hết hơi chắc ba me tội nghiệp nên cho đi. Tôi mừng quá lo
chuẩn bị với các bạn một chuyến đi xa. Hồi đó mỗi đứa
có một chiếc xe đạp, đôi khi hai đứa đi chung xe. Chúng tôi cập
kè đạp
xe vào vườn quít ở Xã Long Thạnh, Huyện
Phụng Hiệp. Con đường vào vườn bị ướt
nhiều vì mưa hôm qua, chúng tôi phải hồng
hộc nhấc xe đạp, lần lượt từng đứa bước qua những vũng sình. Tôi còn giữ tấm hình cái ống loa quần jean của tôi bị ướt nhèm, nhưng thật khoái
chí! Tôi nhớ rất rõ, một
cô bạn có chiếc xe đạp to
nặng, anh bạn học chung từ lâu thích cô nên hôm đó ra tay anh hùng, nhấc xe đạp của cô qua
những vũng sình như Hercules nhấc một
tảng đá to vậy! Bọn con gái tủm tỉm che
miệng cười.
Tuổi
thơ của chúng tôi thật hồn nhiên, lúc đó chưa biết gì... Vào đến vườn bên trong, chúng tôi như bị lạc vào cõi Tiên! Những cây quít trái thật sai, chín, màu cam,
tòn teng trên cành như những lồng đèn nho nhỏ. Tôi không nhớ ăn được bao nhiêu trái, hình như lúc đó chỉ biết nhìn thôi, không thích ăn nhiều. Nhưng chúng tôi giữ lại những tấm hình thật dễ thương,
có đứa cầm cây đàn guitar của ông anh cô bạn, cả đám ngồi ở gốc cây quít,
say sưa dưới bóng mát trông có vẻ thi sĩ lắm, tuy không đứa nào biết chơi guitar!
Tôi rời Việt Nam đầu năm học lớp mười. Lúc tôi và chồng trở về thăm
Việt Nam năm 2006, bạn tôi đưa
chúng tôi đến hẻm Võ Tánh thăm thầy Lưu và thầy
Phú.
Tôi dừng trước cổng nhà cũ của tôi mà lòng buồn thiu, thì ra cây xoài không còn nữa... Bà con ở đó nói chủ nhà đã đốn cây xoài xuống
lâu rồi. Tôi thấy như mình đã mất một người thân trong
gia đình
vậy...
Cây mận của chị Duyên cũng không còn.
Chị Duyên và má của chị đã qua đời. Năm 2011, tôi đi
công tác ở Australia và ghé qua Việt Nam sau đó. Bạn bè ở Sài
Gòn và
Cần Thơ ưu ái mua
thật nhiều
trái cây cho tôi thưởng thức.
Tôi được vài người bạn đưa đi vườn mận ở Rạch Gòi. Chúng tôi thỏa thích ngắm những nụ hoa mận, cũng dùng cây sào hái mận, có đứa còn sức leo cây nữa!
Tôi chụp được vài tấm hình, nhìn mặt cô bạn này thật... lém!
Tuy ngày
nay tôi có thể vào chợ mua xoài, mận,
quít quanh năm, nhưng không thể nào sánh được với những giây phút êm đềm, thơ ấu ngày xưa khi tự tay tôi
gặt hái trái với gia đình, bạn bè. Hương vị trái cây tươi trên cành vẫn còn ngọt lịm,
mọng nước trong tâm khảm tuổi thơ ở miền Tây
quê tôi.
Ngày
31/03/2013
Hoàng
Trân
(Nêm nếm bởi: Hoàng Thắm)