LeCanTho_NewPortrait.JPGTHƠ &

TRUYỆN

Lê Cần Thơ - Huyền Vân Thanh - Lê Hoàng Viện

____________________________________________________________

CHÂU LÊ 

 

"HÙM CHẾT ĐỂ DA

NGƯỜI TA CHẾT ĐỂ TIẾNG"

 

Có lẽ ai trong cuộc sống nầy, ít nhất đã một lần nghe câu nói của người xưa "hùm chết để da, người ta chết để tiếng", nhằm để nhắc nhở về đạo lý ở đời, cố làm điều tốt, điều thiện, tránh xa cái xấu, cái ác... Chẳng hạn, vị vua cuối cùng nhà Hậu Lê là Lê Duy Khiêm (B. tuất 1766 - Q. sửu 1793) miếu hiệu Mẫn đế, vì hiệu năm là Chiêu Thống nên cũng gọi là vua Lê Chiêu Thống. Năm M. thân 1788, Tây Sơn ra Thăng Long lần II, ông bỏ ngôi chạy trốn quanh quất trong hai miền Kinh Bắc và Sơn Nam. Rồi vì ông cầu cứu với nhà Thanh, dẫn đường cho Tôn Sĩ Nghị đem quân Thanh xâm lược nước ta. Đến tháng giêng năm K. dậu 1789, Tây Sơn đánh tan quân Thanh, Chiêu Thống và đám quần thần lưu vong ở Trung Quốc, bị bạc đãi, hắt hủi, vua tôi ông xiết bao tủi nhục. Bọn quan lại nhà Thanh bắt một số tòng thần cho lên xe trâu đày ra xa ngoài 300 dặm. Tình thế ngày càng tuyệt vọng, Chiêu Thống bịnh nặng, đến ngày 16 tháng 10-1793 chết tại Yên Kinh (*). Cuộc đời Lê Chiêu Thống là một bài học xấu muôn đời trong lịch sử. Còn Trần Ích Tắc là con thứ của vua Trần Thái tông, tước Chiêu Quốc vương, khi quân Mông Nguyên sang xâm lược (Â. dậu 1285), ông ta đầu hàng quân Nguyên rồi theo chúng về Trung Quốc, ngụ ở Hán Dương (thuộc tỉnh Hồ bắc). Lúc đầu, vua Nguyên phong ông ta làm An Nam Quốc vương, định dùng ông ta làm chiêu bài để thi hành mưu chước xâm lược lần  nữa, nhưng thất bại, sau chỉ làm Bình chương ở Hồ Quảng. Khi Nguyễn Đại Pháp đi sứ sang Trung Quốc có gặp Trần Ích Tắc nhưng không chào hỏi. Ông ta ngạo mạn bảo Đại Pháp: "Nhà ngươi là gia đồng của Chiêu Đạo vương ngày trước phải không?". Đại Pháp đáp: "Việc đời thay đổi, Đại Pháp tôi ngày trước là tên hầu trà của Chiêu Đạo vương, mà nay là sứ thần. Cũng như ngài, trước là con vua mà nay là tên hàng thần nước người!". (*) Câu trả lời của vị sứ thần là cái tát vào mặt Trần Ích Tắc để đời trong lịch sử.

Nhắc lại hai sự kiện trên trong lịch sử trên đây, tôi lại nhớ đến những chuyện, dù xảy ra mới hơn nửa thế kỷ mà tôi được nghe và biết liên quan đến số phận dân tộc Việt Nam ta. Tôi xin đề cập một nhân vật đi vào lịch sử, biết rằng những người thân tính, có thể gia tộc hoặc người thân của ông ấy hiện còn có mặt trong cõi nhân sinh nầy, nhưng tôi vẫn phải nói lên cảm nhận của mình: đó là tướng Dương Văn Minh. Tôi biết tên ông là một trong những quân nhân cầm đầu cuộc đảo chánh lật đổ vị Tổng thống Đệ nhất cộng hoà Ngô Đình Diệm ngày 1 tháng 11 năm 1963, nhưng khi Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu bị giết chết (rạng sáng ngày mùng 2 tháng 11-1963), ông chẳng làm nên thành tích nào để đời cả. Nền đệ nhị cộng hoà, do những phức tạp khác mà dẫn đến hệ lụy năm 1975, tôi xin nhắc đến những ngày cuối cùng có sự xuất hiện của ông lần hai (xin được giao quyền Tổng Thống) rồi để đời câu nói lịch sử "buông súng đầu hàng vô điều kiện!". Sau Hiệp định Paris ký ngày 27 tháng giêng 1973, Mỹ lần lượt rút quân ra khỏi Việt Nam, viện trợ của Hoa Kỳ đã cắt giảm nhiều, trong đó vũ khí đạn dược trang bị cho quân lực ngày càng cạn kiệt, trong khi miền Bắc Việt Nam, Nga Sô và Trung Cộng tăng cường viện trợ, trang bị vũ khí đạn dược tối tân cho bộ đội để ào ạt chuyển quân vào đánh cướp miền Nam. Trên chính trường miền Nam, những thành phần chủ hoà, thân cộng... đã gây áp lực buộc Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu phải từ chức, Cụ Trần Văn Hương - Phó Tổng Thống theo Hiến pháp - lên thay chức Tổng Thống. Tôi xin nhắc lại chi tiết nầy, vì nghĩ rằng ai trong chúng ta cũng xem và nghe được trên đài truyền hình Sài Gòn. Cụ Trần Văn Hương kể: "Đại tướng Dương Văn Minh nói với tôi: "Thưa Thày, suốt cuộc đời Thày đã hy sanh vì dân vì nước nhiều rồi. Bây giờ thày hy sanh một lần nữa cũng chẳng sao. Thày giao chức Tổng Thống lại cho tôi". Cụ Hương trả lời: "Xin lỗi Đại Tướng, chức Tổng Thống do dân bầu ra chớ không phải là cái khăn mu-soa, một tờ giấy bạc trong tay tôi móc ra muốn trao ai thì trao nghe Đại tướng!". Dù nói khẳng khái như vậy, nhưng do áp lực của những người làm chánh trị trong Lưỡng Viện Quốc Hội, lúc 5 giờ chiều ngày 28 tháng 4 năm 1975 tại Hội trường Diên Hồng trong Dinh Độc Lập, với sự hiện diện của khoảng 200 người gồm đại diện Thượng và Hạ Viện, Tối Cao Pháp Viện, Giám Sát Viện và một số tổng bộ trưởng trong chánh phủ Nguyễn Bá Cẩn, và hàng trăm ký giả chứng kiến buổi lễ "trao quyền". Cụ Tổng Thống Trần Văn Hương đọc bài diễn văn cuối cùng "trao quyền" cho ông Dương Văn Minh, để rồi chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, ông đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Hãy nghe nhân chứng có mặt trong Dinh Độc Lập kể:

TL_TTTranVanHuong.jpg

"Sau khi cựu TT Trần Văn Hương trở về chỗ ngồi, bục diễn đàn vẫn trống trơn. Dương Văn Minh vẫn ngồi yên không hề nhúc nhích. Một người lính tiến vào dưới hàng đèn phản chiếu và gỡ hai lá cờ đem ra khỏi phòng. Sau đó anh ta trở lại tháo gỡ quốc huy cũ của Việt Nam Cộng Hoà gắn trước bục diễn đàn rồi một người lính khác mang đến gắn huy hiệu mới của Dương Văn Minh, đó là hình hoa mai năm cánh nằm trong dấu hiệu âm dương của người Trung Hoa, tượng trưng cho hai yếu tố đối nghịch tạo thành sự đồng nhất trong vũ trụ". Ông Dương Văn Minh chỉ đọc diễn văn mà không hề tuyên thệ. Như vậy, cho tháo gỡ hai lá quốc kỳ trước khi đọc diễn văn và không thèm tuyên thệ khi nhậm chức Tổng Thống VNCH, phải chăng ông Dương Văn Minh muốn gián tiếp nói với phe Cộng sản rằng ông ta đã xé bỏ bản Hiến Pháp năm 1967 của Việt Nam Cộng Hoà, không còn liên hệ gì đến chế độ Đệ Nhị Cộng Hoà nói riêng và cả lịch sử ba mươi năm chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam để bảo vệ tự do cho những người Việt Nam không chịu sống chung với Cộng sản từ miền Bắc cho đến miền Nam sau này nói chung?"(**).

Vào lúc 10 giờ 24 phút sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, "Tổng Thống" Dương Văn Minh đã đọc nhật lệnh trên đài phát thanh Sài Gòn ra lệnh cho tất cả mọi quân nhân thuộc Quân Lực VNCH phải buông súng đầu hàng. Ông Dương Văn Minh tuyên bố như sau:

"Đường lối, chủ trương của chúng tôi là hoà giải và hoà hợp dân tộc để cứu sinh mạng đồng bào. Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hoà giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu của người Việt Nam. Vì lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà hãy bình tĩnh ngưng nổ súng và ở đâu thì ở đó.

"Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng, vì chúng tôi ở đây đang chờ gặp Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong vòng trật tự, tránh sự đổ máu vô ích cho đồng bào".(**).

Lúc 12 giờ 15 trưa ngày 30-4, khi chiến xa mang số 879 của Lữ Đoàn Thiết Giáp 203 của quân đội Cộng sản Bắc Việt ủi sập hàng rào sắt tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, "Tổng Thống" Dương Văn Minh thấy vị sĩ quan Cộng Sản đeo đầy sao vàng trên cầu vai nền đỏ, vì không biết cấp bậc của Quân đội Nhân Dân miền Bắc nên ông Minh tưởng rằng đang đứng trước một tướng lãnh cao cấp: "Thưa Quan Sáu, tôi đã chờ ông từ ban sáng để trao quyền cho ông". Viên sĩ quan Bắc Việt chỉ huy đoàn chiến xa nầy là Thượng Tá Bùi Tùng đã dùng danh từ "mày, tao" xẳng giọng hách dịch và đanh đá lên tiếng:

"Mày dám nói trao quyền hả? Mày chỉ là một kẻ cướp quyền và một bù nhìn. Mày làm gì có quyền nào để trao cho tao? Chúng tao lấy được quyền đó bằng khẩu súng này đây. Ngoài ra tao xác nhận với mày là tao không phải là tướng mà chỉ là một trung tá ủy viên chính trị của một đơn vị chiến xa. Kể từ bây giờ tao cấm mày không được ngồi xuống!" (**). [Đoạn trích trên đây được Trần Đông Phong tác giả cuốn VNCH Mười Ngày Cuối Cùng ghi chú ở cuối trang 362: "Dương Hiếu Nghĩa: "Hồi Ký Dang Dở", kể lại theo lời của Trung Tá Nguyễn Văn Binh, cựu Quận Trưởng Gò Vấp, cựu dân biểu, có mặt tại Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi quân Bắc Việt chiếm Sài Gòn. Xuân Thời Luận, California 2004, trang 141 - CL ghi  thêm].

Thế nhưng, chiều hôm đó bọn chúng không cho phép Dương Văn Minh đọc lời đầu hàng tại Dinh Độc Lập tức là Phủ Tổng Thống VNCH mà áp giải đến đài phát thanh Sài Gòn để đọc lời kêu gọi như sau: "Tổng Thống chính quyền Sài Gòn kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng Hoà hạ vũ khí, đầu hàng vô điều kiện Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn, từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam".

Khác với hình ảnh và tư cách của ông Minh, tôi lại muốn đem so sánh đến hành xử và tư cách của một vị tướng khác mà tôi vừa đọc được bài viết của tác giả Lê Văn Hưởng. [xin mở ngoặc nhắc chi tiết: Sở dĩ tôi để ý đến vị tướng nầy, vì thời ông làm Tỉnh Trưởng Phong Dinh thì tôi là học sinh trường trung học Phan Thanh Giản, từng được lãnh thưởng danh sự của Tổng thống Ngô Đình Diệm và của Tỉnh trưởng tặng mỗi cuối năm học. Khi miền Nam bị cộng sản cưỡng chiếm thì ông là Thiếu Tướng, còn tôi chỉ là Trung Úy biệt phái ngoại ngạch, cùng lúc ra trình diện tại Quân trấn Cần Thơ trên đường Ngô Quyền (đối diện trường Nữ tiểu học). Tôi nhớ khoảng hơn 9 giờ sáng ngày 5 tháng 5 năm 1975, những quân nhân chúng tôi gồm Thiếu tướng Trần Bá Di (vừa mới chết tại Florida), Đại Tá Bùi Quang Hiền (phụ tá Tư lệnh Quân đoàn - đặc trách Nhân Dân Tự Vệ QĐ IV - quân khu 4 - đã chết), Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Lựu (phụ tá Tỉnh Thị Trưởng - đặc trách Nhân Dân Tự Vệ tỉnh Phong Dinh và thị xã Cần Thơ - đã chết), Đại Úy Huỳnh Quang Toản (Trưởng Ty Nhân Dân Tự Vệ tỉnh Phong Dinh - ông là anh em bạn rể với hai tướng Đặng Văn Quang và Nguyễn Xuân Trang - đã chết trong trại tù ở Cù lao Dung), Trung Úy Huỳnh Long Nhựt (Trưởng Ban Kế hoạch phòng NDTV thị xã Cần Thơ - không biết tin), Trung Úy Lư Hinh (Trưởng Ban Tuyên Huấn phòng NDTV thị xã Cần Thơ - Calgary Canada) và tôi - Trung Úy biệt phái ngoại ngạch - phụ trách Trưởng Ban Tuyên Huấn kiêm Kế Hoạch ty NDTV tỉnh Phong Dinh. Đóng ngoặc].

Xin phép tác giả Lê Văn Hưởng cho tôi đưa trọn bài viết ngắn "Ông Lão Bán Kem" được ghi chú thời gian năm 1994 tại địa điểm khu giải trí Splendid China, Orlando để giới thiệu cùng bạn đọc trang sổ tay kỳ nầy.

TL_TuongTranBaDi.jpg

"Trời nắng chang chang, với cái nóng nung người của tiểu bang Florida vào mùa hè lối 90 độ F (32 độ C). Trước cửa tiệm bán hàng lưu niệm (Gift Shop) đông người, một ông lão người Việt Nam đứng bán kem cho du khách. Xe bán kem có hình dáng như cái thùng vuông dài, bên ngoài có sơn chữ và hình vẽ mấy bịch kem đông lạnh. Khách khá đông, ông tươi cười với mọi người. Cách đó không xa, một du khách Việt Nam khác, đứng tuổi, nhìn ông bán kem một cách chăm chú, nghĩ mình đang gặp lại một người quen biết từ khi còn ở quê nhà mấy mươi năm về trước. Khách lạ bước đến gần xe kem trong khi ông bán hàng đang bận rộn với khách. Nhìn bảng tên gắn trên áo ông lão bán kem, khách lạ mừng thầm vì đúng tên người mình quen biết. - Chà! "Tha hương ngộ cố tri", còn gì quý cho bằng? - ông suy nghĩ. Đợi đến khi xe kem vắng khách, người khách lạ lên tiếng: - Xin lỗi ông, có phải khi xưa ông làm tỉnh trưởng tỉnh Cần Thơ không? Ông bán kem giật mình, phản ứng ngay: - Không phải đâu, chắc ông lầm người rồi! Người khách lạ "cụt hứng" rồi tự trách: - Mình hấp tấp quá, không lẽ khi xưa ông làm tỉnh trưởng, giờ nầy lại đứng ở đây? Suy tới suy lui, khách lạ chưa chịu thua, nghĩ thầm: - Rõ ràng tên ông trên thẻ trước ngực, sao lầm được? Dáng vóc cũng cao ráo như xưa, nét mặt, cũng vậy, tuy phong trần hơn trước? Khách lạ trở lại ông lão bán kem: - Thưa ông, tôi không lầm đâu, tôi nhớ ơn ông lắm, nhờ ông mà anh em nhà thầu chúng tôi làm ăn rất thoải mái dưới thời ông về làm đầu tỉnh Cần Thơ. Thấy người khách lạ quả quyết, ông bán kem mỉm cười: - Đúng là tôi, nhưng đó là chuyện xa xưa rồi, nhắc làm gì? Từ đó, người khách lạ kết thân với ông bán kem, vì thương mến một công bộc liêm chính mà giờ này sa cơ thất thế. Trong mấy lần gặp gỡ sau đó tại tiệm ăn ngoài Splendid China, khách lạ tâm tình với ông bán kem: - Em thường đấu thầu xây cất cho tỉnh, đời mấy ông tỉnh trước, tụi em gặp khó khăn nhiều, nhưng từ khi ông về làm tỉnh trưởng mấy năm 63 tới 65, tụi em dễ thở hơn nhiều, người nào làm đúng luật lệ thì được trúng thầu, tụi em làm ăn thoải mái, bởi vậy, tụi em nhớ ơn ông hoài... Gặp người tri kỷ, ông lão bán kem thổ lộ: - Tôi có giúp gì ông đâu, đó chẳng qua là nhiệm vụ của tôi thôi. Tổng Thống tín nhiệm tôi, giao chức vụ tỉnh trưởng là để tôi lo an ninh cho người dân, công tác chánh của tôi là về mặt quân sự, dẹp CS quấy rối đồng bào. Dưới quyền tôi, có ông phó tỉnh trưởng dân sự, mọi việc về hành chánh, tôi giao cho ông phó làm hết, nhưng tôi có đặt tiêu chuẩn làm việc, là phải hết sức liêm chánh, không được ăn lối lộ hay có hành vi tham nhũng, v. v... thì ta mới được lòng dân. Trong thời gian ông bán kem tại khu giải trí SC, cũng có một số du khách người Việt Nam nhận ra ông, tỏ lòng thương mến, "tội nghiệp" ông. Ông khẳng khái trả lời: - Cám ơn quý vị đã còn nhớ tới tôi, có cảm tình với tôi nhưng xin quý vị đừng tỏ ra tội nghiệp cho tôi, tôi không thích như thế. Có gì đáng phải tội nghiệp đâu? cộng sản nhốt tôi, giam cầm mấy mươi năm tù, ra được xứ tự do, làm nghề gì đi nữa, miễn chính đáng, vẫn còn sướng hơn ở với CS mà! Nhắc đến việc CS giam cầm, ông nhấn mạnh: - Không nên dùng chữ "tù cải tạo" đối với chúng tôi, nhà tù CS là nơi chúng hành hạ, trả thù, hạ nhục người Quốc Gia, tù là tù chớ không có "cải tạo" gì hết. Ông bán kem trong khu giải trí Splendid China nói trên là cựu Thiếu Tướng Trần Bá Di. Vinh danh một bậc đàn anh gương mẫu.

Bài viết ngắn hôm nay chỉ nêu vài sự kiện nổi bật, chớ không thể nói lên hết sự nghiệp to lớn của ông trên chiến trường. Lúc còn là tỉnh trưởng Cần Thơ, cấp bực ông là Thiếu Tá, sau lên Trung Tá. Ông nổi tiếng trong các trận đánh như sau: - Giải tỏa tỉnh Vĩnh Long trong Tết Mậu Thân 1968. Sự việc diễn tiến như dưới đây: Gần Tết Mậu Thân, (tháng 1/1968), hai ông đầu tỉnh là Trung Tá Nguyễn Ngọc Diệp và Phụ Tá đi hành quân. Trên đường về, hai ông bị VC phục kích và bị thương, phải chở vào bệnh viện điều trị. Tỉnh Vĩnh Long như rắn không đầu. Thiếu Tướng Lâm Quang Thi, Tư Lệnh Sư Đoàn 9, chỉ định Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa tạm thời phòng thủ Vĩnh Long. Khi tiếng súng Tết Mậu Thân bùng nổ, Thiếu Tá Nghĩa đã về Sài Gòn thăm gia đình và bị kẹt lại đó. Tướng Thi chỉ thị Đại Tá Trần Bá Di, đang là Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 9, vào Vĩnh Long để nghiên cứu tình hình và đối phó với Việt Cộng. Vào chiều tối, một mình với máy truyền tin trên lưng, ông được trực thăng chở đi, dự định đáp vào khuôn viên của tỉnh, nhưng trực thăng bị VC bắn rát quá, phải thả ông tại cầu tàu, rồi từ đó, ông chạy bộ vài chục bước vào được dinh tỉnh trưởng. Tại đây, ông bắt đầu liên lạc với các đơn vị chiến đấu để lo việc phòng thủ, chỉ dẫn trực thăng, pháo binh... bắn vào các điểm tập trung của VC. Nhưng VC vẫn cầm cự, quyết tâm đánh úp tỉnh lỵ, ông phải xin tướng Thi cho tăng viện, nhờ vậy, mấy ngày sau, một Trung Đoàn của ta mở đường tiến vào căn cứ của tỉnh. Sau cùng, ông chỉ huy phá tan lực lượng VC, chúng bị giết hay đầu hàng gần hết. - Trận đánh vào đất Miên, danh ông càng nổi lên năm 1970, khi ông làm Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Bộ Binh đánh vào mật khu Ba Thu của VC trên đất Miên (tỉnh Tà Keo), phá hủy cơ sở của chúng, tịch thu vô số chiến lợi phẩm... Ngoài ra, quân ta còn tìm thấy nhiều nhà in và máy in tiền của Mặt Trận Giải Phóng, tiền này chúng tính đem ra thay thế tiền VNCH nếu chúng thắng Miền Nam năm 1968. Ông được thăng cấp đặc biệt tại mặt trận này. Anh hùng sa cơ. Đến năm 1975, khi VC vào chiếm miền Nam, chúng bắt ông và đày ải vào các trại tù trong hơn 17 năm trời. Hai năm sau khi VC thả, ông qua Mỹ năm 1993 theo diện HO (Humanitarian Operation: Chương trình định cư tại Mỹ dành cho người bị CS giam cầm sau 1975). Ba tháng sau khi hoàn tất thủ tục nhập cư, y tế, bằng lái xe, ông bắt đầu đi làm  tại hãng Dobbs, hãng chuyên cung cấp thức ăn cho hành khách trên máy bay. Làm việc tại đây hơn 6 tháng, ông qua khu du lịch Splendid China như có nói trên. Thời gian sau, ông xin vào làm tại Disney World với nhiệm vụ "trưng bày hàng lên kệ" (floor stacker). Ông làm việc tại đây trong 12 năm trời, từ 1999 đến 2011, chỉ thôi việc vì bị đau nhức vào tuổi 80. Tổng cộng thời gian làm việc tại Dobbs, Splendid China và Disney World, ông đã đóng thuế Liên Bang Hoa Kỳ 18 năm, quá tiêu chuẩn 10 năm để được tiền hưu. Có lần, một giám thị ở Disney World khuyên ông: - "You" lớn tuổi rồi, sao "you" không ở nhà nghỉ cho khỏe? - Tuy tuổi đã cao nhưng sức khỏe còn tốt là tôi không nghỉ!- ông đáp ngay. Cũng có người thấy ông cao tuổi, hỏi ông: - Cụ đi làm chi cho khổ, ở nhà lãnh tiền trợ cấp có sướng hơn không? Câu trả lời: - Tôi không "chơi" mấy thứ đó. Tôi rất tự hào không "ăn" một ngày tiền an sinh xã hội, tiền già, tiền tàn tật... Đối với anh em chúng tôi ở tù CS, người Mỹ dành một chương trình đặc biệt để đem chúng tôi đến xứ tự do, hưởng được cuộc sống an toàn trong công bằng, chừng đó thôi đủ để mình biết ơn chính phủ và nhân dân Hoa kỳ rồi, vì lẽ đó, tôi không muốn ngồi chơi để lãnh tiền cấp dưỡng, tạo thêm gánh nặng xã hội cho đất nước này trong khi tay chân còn lành lặn, còn đủ sức khỏe để đi làm. 

Theo trên, tướng Trần Bá Di là một người rất đặc biệt. Khi còn trong Quân Đội, ông là một công bộc liêm chính, một cấp chỉ huy tài ba, gan dạ, bình dân, yêu thương lính. Đến tuổi cao niên, ông vẫn giữ khí phách của một người hùng. Thiếu Tá Nguyễn Kim Sơn, cựu Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Đoàn 9 Bộ Binh, từng làm việc dưới quyền của tướng Trần Bá Di, có viết trong tuyển tập "Cái Chết Của Một Dòng Sông" như sau: "Thiếu Tướng Trần Bá Di có tấm lòng hiền hòa đức độ nên được thuộc cấp kính trọng và thương mến. Ngày ông rời khỏi Sư Đoàn 9 Bộ Binh, quân dân tỉnh Vĩnh Long đã giăng biểu ngữ khắp đường phố trong tỉnh lỵ để tỏ lòng thương mến và luyến tiếc ông". Mặt khác, trong phúc trình 6 trang giấy gởi về chánh phủ Hòa Kỳ ngày 5 tháng 12 năm 1973, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Graham Martin, có ca ngợi cuộc đời và binh nghiệp của tướng Trần Bá Di trải qua mấy mươi năm chỉ huy các đơn vị tác chiến trên chiến trường miền Nam, từ cấp Trung Đội, Đại Đội, Tiểu Đoàn, Trung Đoàn, đến Sư Đoàn... Nhắc đến sự liêm chính của tướng Di, phúc trình của Đại Sứ Martin có ghi một đoạn như sau: "Gia đình có 4 con, ba trai một gái từ 17 đến 8 tuổi. Báo cáo cho biết là gia đình ông sống bằng lương bổng nhà binh của ông và không có ghi nhận hành vi tham nhũng nào của ông hay của phu nhân ông". Nguyên văn Anh văn như sau: "They have four children, three boys and a girl from 17 to 8. The Di's reportedly live on his military income and there has been no mention of corrupt activities on his or his wife part". Tài liệu trên được chánh phủ Hoa Kỳ giải mật ngày 13 tháng 8, năm 2009. Thiếu Tướng Trần Bá Di mất ngày 23 tháng Ba, năm 2018, tại Orlando, Florida, hưởng thọ 87 tuổi. Người đời có câu: "Hùm chết để da, người ta chết để tiếng", Tướng Trần Bá Di ra đi để lại danh thơm muôn đời! 

 Tôi đã dài dòng như trên để muốn gợi lại một chi tiết quan trọng khác, mà một nhân vật cũng là tướng lãnh quân lực VNCH, theo tôi thật xứng đáng được đời đời nhắc nhở và thương kính (dù biết rằng cũng có nhiều người chỉ trích ông), đó là cố Trung Tướng - cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Câu nói để đời trong lịch sử: "Đừng tin đừng ghe những gì Cộng sản  nói, mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm". Với riêng tôi, tôi rất tâm đắc câu nói nầy, và rất kính phục khi đọc lại, nghe lại bài nói chuyện của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ngày 24 tháng 10 năm 1972, trước khi Việt Nam Cộng Hoà bị áp lực buộc phải ký vào Hiệp định Paris 1973. Xin trích như sau:

         "Tôi thiết tha kêu gọi những ai, ở miền Nam này, đang ăn cơm miền Nam, đang thở không khí miền Nam, đang được sự che chở của xương máu Dân Quân miền Nam, mà đến ngày nay, còn âm thầm tiếp tay với Cộng sản, còn lén lút đi đêm với Thực dân, Ngụy hòa, còn tính đâm sau lưng chiến sĩ đồng bào... Tôi kêu gọi lương tri của mấy người, vì đất nước, vì dân tộc, hãy dừng chân lại, hãy dừng tay lại, hãy từ bỏ ý định đó đi mà cùng với 17 triệu rưỡi Dân Quân miền Nam chiến đấu chống kẻ thù Cộng sản. Tôi kêu gọi mấy người hãy suy nghĩ, nếu thích Cộng sản thì hãy có can đảm ra ngoài Bắc ở với Cộng sản, như vậy Cộng sản còn ít khinh rẻ mấy người hơn là làm tay sai cho chúng ở miền Nam này.

         Có thể không ai ở miền Nam tự do này giết mấy người đâu, nhưng chính Cộng sản sẽ giết mấy người.

         Mấy người nếu muốn có tên trong lịch sử, thì cũng có hai lối có tên trong lịch sử. Một đàng khi nhắc đến, thì toàn dân cúi đầu khâm phục, con cháu lại ngẩng đầu lên hãnh diện. Một đàng khác, khi nhắc đến, thì toàn dân ngẩng đầu lên nguyền rủa, còn con cháu mấy người lại cúi đầu tủi nhục. Tôi chắc mấy người sẽ được lịch sử ghi tên vào hạng thứ hai này.

         Nếu mấy người không cầm súng xông pha lửa đạn để chiến đấu, nếu không làm được một việc gì hữu ích cho hậu phương thì mấy người đừng làm gì hại dân bán nước.

         Một hành động ngu xuẩn, phản bội Tổ Quốc, Chiến Sĩ và Nhân Dân, dù có gạt được ai 5, 3 tháng, 5, 3 năm, rồi cũng sẽ bị lịch sử lôi ra chứng minh và cũng sẽ bị trừng trị nghiêm khắc.​​​ Họ là những kẻ góp phần lớn vào sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa. Họ không ngừng cực lực lên án chính phủ Quốc gia và không ngừng xuống đường liên tục với đủ sắc áo màu cờ nhân danh phản chiến và hòa bình. Những chiến sĩ VNCH hy sinh biết bao xương máu ngoài mặt trận trong suốt 21 năm trời để bảo vệ hậu phương cho họ tự do lợi dụng và khai thác thể chế dân chủ và tự do để gây rối loạn ở hậu phương. Vô tình hay hữu ý hay thơ ngây, họ trở thành ngọn giáo nối dài của Cộng sản đâm vào hậu phương từng nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ họ và gia đình. Họ là những sinh viên, trí thức, văn nghệ sĩ, chính trị gia, tu sĩ, và thành phần thứ ba ở miền Nam.

         Những kẻ phản chiến và ngụy hòa này, tức những kẻ đối lập cửa trước rước giặc cửa sau vì, xét cho cùng, trung lập trong chiến tranh chính là bạn của kẻ thù. Nhưng cuối cùng khi cuộc chiến tàn, họ bị Cộng sản bỏ rơi, coi thường, hay cả bị tù đày. Họ chính là những kẻ mà Lenin đặt tên là "những kẻ ngu xuẩn có ích" cho cộng sản. Họ hiện diện thường xuyên trên các đường phố ở miền Nam và Mỹ kêu gọi hòa bình mà thực tế mở đường cho cuộc chiến tranh mới không tiếng súng nhưng tàn ác gấp bội lần".

 

Cựu Tổng Thống từ chức Nguyễn Văn Thiệu đã ra người thiên cổ, nhưng qua lời phát biểu trên rất hay và chính xác; câu nói để đời của ông nhân định về cộng sản với cái nhìn cùng sự hiểu biết rất đáng khâm phục, nghĩ rằng những người viết lịch sử chân chính không nên bỏ qua. Cũng như tác giả Lê Văn Hưởng đã viết: Người đời có câu: "Hùm chết để da, người ta chết để tiếng", Tướng Trần Bá Di ra đi để lại danh thơm muôn đời! Tôi nghĩ, cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và các vị tướng lãnh, quân nhân các cấp dũng cảm tuẫn tiết khi nghe Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, dù chết đi cũng đã để lại danh thơm muôn đời.

 

CHÂU LÊ

 

[(*) Nhân Vật Lịch Sử Việt Nam của Nguyễn Quyết Thắng - Nguyễn Bá Thế - NXB Khoa Học Xã Hội 1992, bản in lần thứ 2, tr 330 và tr 866)

(**) Việt Nam Cộng Hoà, Mười Ngày Cuối Cùng của Trần Đông Phong - S Nam Việt 2006     

 

 

THƠ HUYỀN VÂN THANH

 BÓNG THỜI GIAN

 

HTT_ThayDinh_DSC08868.jpg

* kính nhớ Thầy Cô và bạn học năm xưa

* riêng tặng học trò già HTT với "bộ tự điển kỷ niệm vô giá"

 

Đầu năm lục lại chồng ảnh cũ

Chợt thấy lòng nghe nỗi ngậm ngùi

Những bạn, những Thầy Cô buổi trước

Dậy lên thương cảm nhớ khôn nguôi.

 

Có thể giờ nầy nơi chụp ảnh

Còn ai chạnh nhớ chỗ ngồi xưa

Còn ai điểm lại người bên cạnh

Để nhắc nhau kỷ niệm sớm trưa.

 

Nhớ mặt quên tên sao tránh khỏi

Thời gian mòn xoáy trí con người

Nếu chưa lẫn lộn quanh cuộc sống

Diễm phúc nào hơn một kiếp đời.

 

Bao nhiêu chuyện cũ về trong trí

Thoáng hiện... dường như mới thuở nào

Cái tuổi học trò nhiều mộng mị

Xa vời như một giấc chiêm bao.

 

Ảnh cũ người xưa nhoà sắc nét

Thầy Cô đứng giữa học trò yêu

Bạn bè hoan hỉ vui ra mặt

Đọng lại niềm thương đẹp mỹ miều.

 

Nhớ lắm một thời thơ mộng cũ

Giờ đây khép chặt bóng thời gian

Kẻ còn người mất đời rêu phủ

Muôn kiếp mờ phai giữa dặm ngàn.

 

10-15-2013

HUYỀN VÂN THANH

(Về Nguồn - Tây Đô)

 

 

 

Nhân 1 bạn đồng lớp vừa mới ra đi, cùng nhìn lại những người Đệ Thất D 60-61:

 

LẠI NHỚ BẠN

LỚP ĐỆ THẤT "D" NĂM XƯA

                           

Lê Hoàng Viện

(CHS PTG (1960 - 1968)

         Hôm nay là ngày 31 tháng 12 năm 2006, thời hạn cuối nhận bài cho đặc san 12 PTG & ĐTĐ, nhìn số bài gởi về tôi rất vui, vì thầy cô và đồng môn đã dành nhiều tình cảm cho BBT. Nhưng có một bao thư của đồng môn ở Watertown MA gởi, tôi nhớ có 12 tấm ảnh mà bị thất lạc không có trong số bài nầy, bởi chị gởi rất sớm, gởi ngay sau khi dự đại hội X ở Hoa Thịnh Đốn về. Gần cả ngày bỏ công tìm kiếm, sau cùng mới nhớ ra là vì sợ bị mất số ảnh quý báu đó nên tôi đã cất vào hồ sơ riêng của gia đình để mang theo khi phòng chống bão lụt. Nhờ lục tìm như vậy mà chợt nhiên trong tâm trí tôi lại hiện lên hình ảnh bạn bè cùng trường rồi cùng lớp của thời Trung học Phan Thanh Giản trong một ký ức thật xa vời. Tôi nhớ Kiều Tâm Khánh Lê Công Sinh với bài thơ 16, 17, 18, 19 đăng trong giai phẩm Phan Thanh Giản số đầu tiên năm Giáp Thìn 1964 mà trong số báo đó tôi có bài viết ngắn "Nếu Tôi Còn" ký tên Huyền Vân Thanh và bài thơ Bâng Khuâng ký tên Trang Yến Linh. Anh Lê Công Sinh đã chết rồi!. Tôi nhớ Hồ Trung Thành với bài viết vui "Tự điển bỏ túi" cũng trên giai phẩm đó, rất "ăn khách" nên năm sau anh viết "Lá Số Tử Vi", để rồi anh rời trường, tôi phải mở mục "Gỡ Rối Tơ Lòng... Thòng" với tên Bác Tú Dại để các bạn "giới thiệu" khi dẫn các đoàn đi bán giai phẩm ở trường bạn. Tôi nhớ bạn Nguyên Thy, bây giờ là BS Đặng Hiếu Nghĩa ở California lúc cùng làm nguyệt san Triều Sống Xanh của trường; nhớ Phương Mai Yên với bài thơ "Lời tỏ bày của nhân chứng" bây giờ là Hàn Văn Lâm Văn Yến ở Bắc Cali; nhớ Ngô Hiếu Chí lúc cùng viết bài "Chất Dương" trong giai phẩm xuân năm Đệ Nhất B1 (1966-1967) mang tên chung là "Nhóm Đại Khoa Học Gia"; nhớ Đoàn Ngọc Tấn với bút hiệu Đoàn Kim Sắc lúc mới vô Phan Thanh Giản, chúng tôi tập tễnh làm thơ trong nhóm Ái Hữu của Lại Minh Tâm; nhớ Dương Huỳnh Long và nhóm bạn nửa đêm tụ lại "chòm mả" trong hẻm 2A Pasteur để chơi "cầu cơ" mà cầu hoài chẳng thấy tăm hơi gì! (dù đã tìm cách làm cơ bằng "ván hòm tại nghĩa địa mà người ta vừa lấy cốt".... Nhớ đủ thứ lúc ngồi soạn tìm bao thư đựng ảnh cho đặc san chẳng có lớp lang gì giống như trong một giấc mơ chập chờn. Chợt nhiên tôi lại nhớ cả nguyên một lớp Đệ Thất D niên học 1960-1961, năm đó lớp học bên khu Đệ Nhất cấp (Trường Đoàn Thị Điểm sau nầy), từ ngoài cổng nhìn vào là dãy lầu nằm ngang, bước lên nhiều bậc cầu thang bằng gỗ phía nhà vệ sinh, tới lầu rẽ phải phòng số 4. Rồi tôi lại "lẩn thẩn" làm thơ theo cách của anh Cao Thanh Tùng. Tôi viết TÊN, HỌ và CHỮ LÓT của các bạn nhưng chẳng hiểu có đầy đủ chưa đây? Bài thơ không phải đường luật, mà bài thơ có tới 12 câu như sau:

 

 NHỚ BẠN LỚP ĐỆ THẤT "D" NĂM XƯA

* gởi các bạn thân mến của tôi

 

Ẩn Bảo Bằng Bình Bảy Chí (1, 2) Dung

Điền Hai Lập Nghiệp Hiếu Tăng Nhung

Nguyên Thành Tuấn Nghĩa Sanh Tâm (1)Trạng

Viện Tiếp Vinh Môn Hiệp (1, 2) Phúc Trung

Tỷ Tấn Tư Thanh Tây Trí Tỏ

Viễn Long (1) Thịnh Thiệt Thạnh Sơn Hùng (1)

Phước Long (2) Phú Lợi  Tâm (2) Măng Tiễng

Ngọc Thái Quan Công Đức Hữu Trung

Minh Tấn Huỳnh Thiên Hoàng Hồng Việt

Hồng Thanh  Thành Phước Hiếu Hùng (2)

Lại Trương Đào Đặng Tô Huỳnh Phạm

Dương Nguyễn Trần Ngô Lý Đỗ Ung.

 

Xin chú thích:

  • Các chữ viết Hoa đậm nét là TÊN (51 bạn, hình như còn thiếu hai hay bốn bạn mà tôi cố nhớ mãi không ra).
  • Các chữ viết xiên là CHỮ LÓT (trong số 51 bạn trên đây chỉ có 19 chữ lót)
  • Các chữ viết Hoa thường là HỌ (trong 51 bạn lớp Đệ Thất D có 18 họ)
  • Số trong ngoặc đơn (..) là chỉ các bạn trùng tên khác họ.

 

CÂU 1:

Nguyễn Ngọc Ẩn (ở Cần Thơ)

Nguyễn Thái Bảo (bán tạp hoá ở Cần Thơ)

Nguyễn Văn Bằng (ở Bình Minh)

Nguyễn Trung Bình (không biết tin)

Đổ Văn Bảy (ở Cần Thơ)

Ngô Hiếu Chí (1) (ở San Jose)

Phạm Văn Chí (2) (làm ruộng ở Mỹ Khánh Cần Thơ)

Huỳnh Trung Dung (ở Canada) [ vừa qua đời 8:00 sáng ngày 9 tháng 3-2018]

CÂU 2:

Nguyễn Hữu Điền (Cầu Trắng - Phụng Hiệp)

Nguyễn Văn Hai (không biết tin)

Nguyễn Thành Lập (không biết tin)

Đào Công Nghiệp (trường Đại học Cần Thơ)

Nguyễn Văn Hiếu (Thợ May ở Rạch Gòi Cần Thơ) [đã qua đời năm 2016]

Huỳnh Phước Tăng (đi lính Quân Cảnh - chết)

Nguyễn Văn Nhung (ở chợ Ô Môn Cần Thơ)

CÂU 3:

Huỳnh Ngọc Nguyên (ở Chicago USA)

Nguyễn Văn Thành (tu ở chùa Nam Nhã ở Bình Thủy CT)

Dương Anh Tuấn  (đã chết trước 1975 ở Cần Thơ)

Nguyễn Văn Nghĩa (không biết tin)

Đặng Thái Sanh (bỏ lớp Đệ Lục D theo VC - chết)

Nguyễn Văn Tâm (1)  (không biết tin)

Trần Trung Trạng (tu sĩ ở Sa Đéc)

CÂU 4:

Lê Hoàng Viện (ở Houston Texas)

Trần Thanh Tiếp (ở Virgina)

Vinh (không biết tin)

Nguyễn Văn n (chết)

Nguyễn Đức Hiệp (1)  (chết); Tô Thái Hiệp (2)  (bỏ lớp Đệ lục D theo VC - chết)                                  

Lại Hồng Phúc (ở Cầu Trắng Cần Thơ)

Trần Thanh Trung (ở Melbourne VIC - Úc Châu)

CÂU 5:

Trần Tỷ (ở Canberra  ACT -  Úc Châu)

Đoàn Ngọc Tấn (ở San Jose California)

Trương Quan (Con thầy Trương Quan Liêm  ở Cần Thơ ?)

Lê Văn Thanh (không biết tin)

Đỗ Thành Tây (tự sát sau năn 1975)

Nguyễn Hữu Trí (không biết tin)

Trương Văn Tỏ (ở Thới Lai Cần Thơ)

CÂU 6:

Lương Minh Viễn (ở Louisiana)

Dương Huỳnh Long (1)  (ở Vancouver Canada)

Trương Văn Thịnh (không biết tin)

Lê Văn Thiệt (không biết tin)

Ung Tấn Thạnh (San Jose)

Nguyễn Văn n (ở Hawaii)

Hồng Việt Hùng (thương phế binh cụt chân, ở VN) [chết]

CÂU 7:

Nguyễn Hữu Phước (không biết tin)

Nguyễn Minh Long (2)  (chết)

Đặng Thiên Phú (ở Nam California)

Lợi (không biết tin)

Nguyễn Thành Tâm (2)  (không biết tin)

Huỳnh Văn Măng  (ở Cần Thơ, có lúc vấn thuốc lá lẻ vô bao để bán)

Nguyễn Thành Tiễng (chết)

 

CÂU 8:

Chữ lót Ngọc

Chữ lót Thái

Chữ lót Quan

Chữ lót Công

Chữ lót Đức

Chữ lót Hữu

Chữ lót Trung

CÂU 9:

Chữ lót Minh

Chữ lót Tấn

Chữ lót Huỳnh

Chữ lót Thiên

Chữ lót Hoàng

Chữ lót Hồng

Chữ lót Việt

CÂU 10:

Họ Hồng

Chữ lót Thanh

Chữ lót Thành

Chữ lót Phước

Chữ lót Hiếu

Họ Lê

Lê Văn Hùng (chạy xe lôi ở Cần Thơ)

CÂU 11:

Họ Lại

Họ Trương

Họ Đào

Họ Đặng

Họ Tô

Họ Huỳnh

Họ Phạm

CÂU 12:

Họ Dương

Họ Nguyễn

Họ Trần

Họ Ngô

Họ Lý

Họ Đỗ

Họ Ung

(thiếu 1 chữ lót Văn trong bài thơ, là chữ lót nhiều nhất trong lớp, và chữ lót Anh chỉ có 1. Mong các bạn có chữ lót nầy thông cảm tác giả, vì bài thơ chỉ có 84 chữ mà thôi. Chữ Văn, chữ Anh nếu dùng thì nó là chữ thứ 86.)

 

Houston, ngày 31 tháng 12 năm 2006

Cập nhật và sửa chi tiết ngày 11 tháng 3 năm 2018

 

LHV

___________________________________________________________________________ 

  

 

LÊ CẦN THƠ

(Houston - Texas)

 

THẦY ƠI...

XIN GỞI "LỜI XIN LỖI MUỘN"

 

Tôi lặng người nghe điện thoại báo tin

"Mười lăm phút nữa... Thầy Trường sẽ được rút ống"

Mười lăm phút nữa Thầy sẽ giã từ cuộc sống (*)

Sẽ xa rời mọi vướng bận kiếp nhân sinh...

 

Vừa đậu xe vào driveway chưa kịp tắt máy thì điện thoại reo. Bên kia đầu dây anh Trần Bang Thạch hỏi tôi "có biết tin gì chưa?". Tôi hỏi anh "tin gì?". "Mười lăm phút nữa Thầy Trường sẽ được rút ống". Tôi lặng người ngồi yên hằng mấy phút, thoáng trong đầu mấy câu chữ trên đây... rồi tắt máy xe và lầm lủi bước vào nhà định viết tiếp những dòng chữ về người Thầy (dù tôi chưa học một giờ nào trong trường học với Thầy) mà tôi hằng thương kính khi tiếp xúc ngoài đời ở hải ngoại - cụ thể từ khi được gặp Thầy trong sinh hoạt gia đình Phan Thanh Giản và Đoàn Thị Điểm tại Houston Texas khởi đầu từ những ngày gần cuối năm 1995 cho đến bây giờ. Vậy mà từ khi được tin cho đến suốt ngày hôm đó (3 tháng 01-2018) tôi không viết thêm được dòng chữ nào, bởi ngồi trước máy, trong đầu cứ dồn dập thoáng hiện hình ảnh của Thầy, hết lần họp mặt nầy đến lần họp mặt khác suốt hơn hai mươi hai năm qua, đan xen không lớp lang, không trật tự nào hết. Khi thì trong buổi họp một nhóm anh chị cựu học sinh tại nhà hàng Mekong hay nhà riêng của anh chị Lương Minh Khóa, nhà hàng Kim Sơn, Ocean Palace, tiệm ăn trong khu chợ Lê Lai, tại nhà Thầy Cô, tại nhà anh chị Đạt - Bích, anh chị Danh - Nguyệt, anh chị Trang - Hoa, anh chị Nghi - Thơ, anh chị Tuấn - Thu Nguyệt, GS Đặng Xiếu, anh chị Tước - Hương, anh chị Hạnh - Phước, anh chị Thoại - Sương v.v..., tại địa điểm họp mặt đông đảo Club House 9600 Keegan wood vùng South west Houston..., tại điểm sinh hoạt Duy Thành 8 trong khu Downtown, trong các lần đại hội thế giới khắp nơi ở hải ngoại. Đại hội lần đầu năm 1997 tại tửu lầu Kim Sơn Downtown Houston, chợt nhiên tôi nhớ rất rõ Thầy đã được Ban Tổ Chức và nhóm thực hiện giai phẩm số 2 kỷ niệm 80 năm thành lập Trường, mời lên giới thiệu phát hành cuốn báo một cách bất ngờ... khiến Thầy xúc động, vui cười giơ cao cuốn giai phẩm mà đôi mắt Thầy long lanh ngấn lệ!. Rồi có lúc nhớ hình ảnh của Thầy và Thầy Hồ Văn Chiếu phát hành đặc san số 9 trong Đại hội thứ VIII-2004 tại Phoenix Arizona và hình ảnh Thầy đang ngắm thắng cảnh du ngoạn Grand Cayon. Thấp thoáng thấy hình ảnh Thầy, đôi khi cùng Cô dự các bữa cơm hàng tháng của gia đình PTGĐTĐ Houston, lần nào không thấy hiền thê tôi, Thầy đều hỏi "Sao chị không đi? Kỳ rồi đọc bài Diễm Phượng trong Văn Hoá Việt Nam, nhà tôi nhắc chị hoài!." Mới đây hình ảnh Thầy sừng sững lên diễn đàn đọc lời chào mừng trước 756 Thầy Cô và đồng môn về tham dự Đại hội XXI-2017 

LCT_GSNgVTruong.jpg
tại Houston Texas... Các lần sinh hoạt của Hội Giáo Chức Houston mà tôi có dịp may tham dự, nghe Thầy thuyết trình đề tài chọn lọc cũng thoáng hiện lên trong tâm trí mình.

 

Ảnh: "Thầy xúc động, vui cười giơ cao cuốn giai phẩm mà đôi mắt Thầy long lanh ngấn lệ!"

 

Thầy Nguyễn Văn Trường cũng là một trong ba người cộng tác đặc biệt từ ban đầu với tạp chí VĂN HOÁ VIỆT NAM tại Houston Texas phát hành số đầu tiên mùa Hè 1998 cho đến hôm nay, là nhà văn Hương Giang Thái Văn Kiểm ở Pháp, BS Nguyễn Lưu Viên ở Virginia (đều đã qua đời). Tạp chí VHVN số 80 - mùa Xuân 2018 với bài viết mà tôi đã dàn trang xong trong lúc Thầy còn khoẻ mạnh, Thầy nói với tôi "bài viết nầy đã sửa chữa bổ sung đầy đủ hơn lúc nói chuyện buổi họp mặt tưởng nhớ anh Võ Văn Nghi do chị Thơ tổ chức hôm đó:"AI ĐIẾU TƯỞNG NHƠ BA NGƯỜI BẠN... ".  Không ngờ đây là bài viết sau cùng mà Thầy Trường đã trao cho tôi để in trong VHVN. Có thể tôi sẽ sưu tập các bài viết mà Thầy đã đưa lên trang nhà ptgdtdusa.com trước đây để giới thiệu và gìn giữ những gì mà Thầy đã bõ công sức viết ra để lần lượt giới thiệu tiếp cùng bạn đọc trên tạp chí những số sau nầy.

Tôi biết rằng, sẽ có nhiều bài viết tưởng niệm Thầy, viết về Thầy với sự tôn kính, tiếc thương, với cái nhìn rất riêng biệt của từng cây viết về Thầy. Phần tôi, chỉ xin nhắc lại chút kỷ niệm mà mãi đến hôm nay, tôi lấy làm tiếc là... đã không trả lời sự thật một chuyện mà hơn hai mươi năm qua tôi đã "chưa nói thật" với Thầy, một câu hỏi thật đơn giản. Năm đó... lần sinh hoạt gia đình PTG & ĐTĐ Houston tại Club House 9600 Keegan wood, Thầy có nói đại ý (không nhớ đầy đủ nguyên lời của Thầy): "Tôi là Thầy giáo dạy môn TOÁN, từ thời đi học cho đến đi dạy và mãi sau nầy, tôi vốn KHÔNG ĐỌC THƠ bởi KHÔNG THÍCH THƠ. Nhưng vừa qua khi đọc cuốn giai phẩm số đầu tiên mùa Hè 1996 do nhóm thân hữu cựu học sinh trung học Phan Thanh Giản & Đoàn Thị Điểm tại Houston Texas Hoa Kỳ thực hiện, thấy trang thơ "lục bát lê thị minh trang, mang tựa NGƯỜI DƯNG"rất hay của một người con gái, tự nhiên tôi RẤT THÍCH THƠ. Các bạn chịu khó về lật trang 109 của cuốn giai phẩm số đầu tiên, sẽ thấy mấy bài thơ nầy, rất hay các bạn ơi". Sau đó, Thầy có hỏi riêng tôi "anh biết tác giả là ai không?". Tôi trả lời: "Thưa Thầy... đó là một nữ sinh đang học lớp 12 còn ở Cần Thơ". Trả lời với Thầy như vậy là tôi có lỗi rất nhiều, vì tôi đã không nói thật với thầy. Sự nói dối nầy khiến tôi bị "ray rứt" hoài, định tìm dịp để thố lộ... nhưng lần lữa cho đến khi Thầy qua đời mà tôi vẫn chưa "giải toả", khiến bây giờ tôi hối hận. Thà cứ nói thật "có sao đâu?", vậy mà tôi vẫn không làm được. Chi tiết nầy tôi đã có ghi trong tập thơ đã in "NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG THƠ" - Bản Thảo Lưu Lại - ký bút hiệu HUYỀN VÂN THANH, do Thư Ấn Quán của anh Trần Hoài Thư giúp thực hiện năm 2007. Tập thơ dầy 264 trang mà từ trang 235 đến trang 254 tôi có tiết lộ việc nầy. Bởi số lượng in không nhiều, nên tôi không phổ biến rộng rãi và chắc Thầy cũng không có dịp đọc tập thơ nầy.

Nơi trang 235, tôi có viết: CHÙM THƠ KÝ TÊN LÊ THỊ MINH TRANG "Đây là chùm bài rất đặc biệt, tôi đã viết và đã phổ biến với tên LÊ THỊ MINH TRANG (là tên thật của một đứa cháu) suốt nhiều năm. Tôi cố giữ kín chi tiết nầy, nhưng đây là BẢN THẢO LƯU LẠI của một đời người, tôi buộc phải đưa vào để lưu giữ lại chút kỷ niệm trong những ngày tôi cho là "rong chơi trong rừng chữ nghĩa". Xin nói thêm đôi điều như vậy, trước là để "minh oan" và xin lỗi cháu tôi vốn chẳng làm thơ... và dịp nầy mời quý bạn đi vào tâm sự của cô nữ sinh LÊ THỊ MINH TRANG".[sau những dòng nầy là 24 bài thơ (trong đó có 6 bài in trong cuốn giai phẩm mà Thầy đã đọc và thích), thêm một đoạn văn ngắn CHỌN LẤY NIỀM VUI thay lời bạt cho chùm thơ Lê Thị Minh Trang].

 

Bây giờ Thầy Nguyễn Văn Trường đã vĩnh viễn đi vào cõi vĩnh hằng. Thầy ơi..., một lần nữa, xin thầy tha thứ cho đứa học trò nầy "đã dối Thầy một sự thật" khi trả lời câu hỏi của Thầy về tác giả trang thơ NGƯỜI DƯNG mà Thầy nói là RẤT THÍCH THƠ. Em đã thắp hương quỳ lạy khi viếng linh cữu Thầy hôm qua tại nhà quàn Forest Park East Funeral Home. khi nhìn mặt Thầy lần sau cuối hôm nay, em có thầm nói riêng "LỜI XIN LỖI MUỘN' khi chắp tay xá vĩnh biệt Thầy với đôi mắt rưng lệ của em, hy vọng bên kia cuộc đời mới, hương linh Thầy sớm an nhiên tự tại và buông xả điều không nói thật về tác giả mấy bài thơ mà Thầy nói là RẤT THÍCH THƠ, khi biết được lời xin lỗi muộn của em,... THẦY ƠI...

 

LÊ CẦN THƠ

07 tháng 01-2018 

 

 

(*)  theo tin chánh thức của gia đình: rút ống trợ sinh đúng 12 giờ 30 trưa ngày 3 tháng 01-2018, và BS bệnh viện xác nhận tim Thầy ngừng đập lúc 1giờ 45 phút, là ngày giờ Thầy đã vĩnh biệt cõi nhân sinh. (LCT) 
 
 
_____________________________________________________________________________________________________________________ 


 

 

                   DCD_TatnienAtMui.jpg

        NHỚ CẦN THƠ

(CHÀO MỪNG CẦN THƠ

HỌP MẶT ĐỒNG HƯƠNG)

* Tặng đồng hương Cần Thơ

   và những thân hữu có tấm lòng với Cần Thơ quê hương tôi.

Dẫu xa đất nước quê nhà

Dù không máu thịt ruột rà, vẫn thân

Đồng hương từ khắp xa gần

Về đây họp mặt mừng Xuân ấm lòng.

 

Kể nhau nghe nỗi hoài mong

Kể nhau chia sẽ tấc lòng đa đoan

Kể nhau kỷ niệm vàng son

Kể nhau thành tựu cháu con mang về

Kể nhau tình nghĩa phu thê

Kể nhau bao nỗi cận kề gian truân

Kể nhau, kể mãi... tình thân

Phút giây họp mặt vạn lần... bên nhau!

 

Quê hương - một thoáng xa lâu

Con đường, góc phố, cây cầu, dòng sông

Làng quê, chợ quận... nằm lòng

Vườn cây ươm trái, tràn đồng lúa khoai.

Cái Răng, Bình Thủy, Xóm Chài,

Ô Môn, Cờ Đỏ, Thới Lai, Bảy Ngàn

Ba Se, Bông Giếng, Kinh Ngang,

Vàm Nhon, Ba Mít, Cả Lang, Trà Niềng

Xà No, Cầu Nhiếm, Trường Tiền

Rạch Vông, Cầu Trắng, Ba Ngàn, Xẻo Môn

Bà Vèn, Bang Thạch, Cái Muồng

Búng Tàu, Lái Hiếu, Cây Dương, Lầu Bà

Cái Sâu, Phú Hữu, Cái Da

Ngã Tư Giồng Đá, Xuân Hoà, Rọc Ngay

Vàm Bi, Chệt Thợ, Hàng Xoài

Bà Đầm, Thác Lác, Thầy Cai, Hàng Bàng

Lò Đường, Kinh Dậy, Tổng Cang

Bằng Tăng, Trà Nóc, Thới An, Mái Dầm

Bảy Thưa, Xáng Bộ, Cái Trâm

Rạch Gòi, Cái Tắc, Láng Hầm, Bàu Hang

Thầy Cầu, Rạch Ngổng, Cồn Khương

Ninh Kiều, Đầu Sấu, Lò Tương, Rạch Bần

Đàn Tiên, Cầu Củi, Sáu Thanh

Rau Râm, Ba Láng, Rạch Chanh, Long Tuyền...

Châu Thành, Phụng Hiệp, Phong Điền

Thuận Trung, Phong Phú, dịu hiền

                                                      Thuận Nhơn

Nghĩa tình Phong Thuận... (*) mênh mang

Cái Côn nằm dọc Hậu Giang hiền hoà

Cù lao Phong Nẫm (**) xa xa

Bần xanh toả bóng nhập nhoà lung linh.

Câu hò sông nước hữu tình

Chợt thương chợt nhớ bóng hình ngày thơ...

 

Về Cần Thơ nhớ trường xưa

Phan Thanh Giản mái rêu mờ bủa giăng

Nam Hưng, Bassac, Hậu Giang

Đoàn Thị Điểm nở muôn vàn hoa thơm

Đồng Tâm, Khải Trí, Trinh Vương,

La San, Ngọc Phú, Thọ Nhơn, Bồ Đề

Saint Paul - Văn Thanh cận kề

Võ Văn, Đức Trí, nhớ về Hưng Văn.

An Thôn Trang, Thủ Khoa Huân,

Văn Hoá Quân Đội, Tân Văn lặng thầm

Dạy nghề Tân Tiến chuyên cần

Nông Lâm Súc đã ươm mầm xanh tươi

Cần Thơ Đại Học vươn đời

Quê Hương - Đất Nước - Con Người thăng hoa

Bỗng dưng oan trái xót xa

Khiến người biệt xứ cách chia thâm tình...

 

"Ninh Kiều bến nước đẹp xinh

Xa lâu mới thấy Phong Dinh tuyệt vời

Dẫu đi cuối đất cùng trời

Cũng không quên được tình người Cần Thơ"

 

(khai bút đầu năm dương lịch 01-01-2009)

 

LÊ CẦN THƠ

(Huyền Vân Thanh)

[Thi văn VỀ NGUỒN - Tây Đô]

_____________

(*) Những chữ viết Hoa in xanh đậm là tên 7 quận của tỉnh Phong Dinh  (màu xanh dương đậm) và tên các trường học (màu xanh lá cây).

(**) Những chữ viết xiên (màu đỏ đậm) là tên địa danh thường gọi trong dân gian, có thể không có ghi trong bản đồ.

thơ

HUYỀN VÂN THANH

(Về Nguồn - Tây Đô)

 

 

VIẾT GIỮA MÙA XUÂN

 

1.HOA TẾT AN BÌNH (*)

 

Ðất màu mỡ thêm sức người vun bón

Hoa năm nay khoe sắc thắm đẹp xinh

Giữa rừng hoa Tết nghe xao xuyến

Thương đất quê hương đượm nghĩa tình.

 

2.GÓC CHỢ HÀNG DƯƠNG

TRƯA HĂM CHÍN

 

Người người hối hả lo mua sắm

Vai lấn chen vai chật phố phường

Trưa nắng Cần Thơ đâu toả hết

Niềm thương trong giếng mắt người thương.

 

3.GIAO THỪA KHAI BÚT

 

Râm ran pháo nổ giữa giao thừa

Mừng đón đầu năm rộn phố khuya

Ngồi viết mấy dòng thơ khai bút

Mà nghe lòng rộn nỗi sau xưa.

 

4.Ý NGHĨ ÐẦU NĂM

 

Sáng nay đường phố người thư thả

Ði giữa rừng hoa thắm sắc màu

Ðất nước nghìn năm đang hiển hiện

Chợt nghe thời khắc chớp qua mau!

 

Cần Thơ, Tết Ðinh Mùi 1967

những ngày hưu chiến

________

(*) Ở Cần Thơ, hằng năm vào dịp Tết, hoa tươi từ Sa Ðéc chở sang bán rất nnhiều; tuy nhiên, người dân xã An Bình ven thành phố Cần Thơ cũng trồng bông và cây kiểng mang ra Bến Ninh Kiều để bán vào mỗi dịp Tết Nguyên đán.

 

HUYỀN VÂN THANH

Về Nguồn - Tây Đô

 

  

 

NHỮNG SUY NGHĨ BAN ĐẦU

KHI THEO DÕI XUYÊN SUỐT

GIAI PHẨM

PHAN THANH GIẢN

& ĐOÀN THỊ ĐIỂM

CẦN THƠ HÈ 1998

SẼ RA MẮT TẠI TORONTO CANADA NGÀY 4 THÁNG 7 NĂM 1998

VÀ TẠI HOUSTON TEXAS HOA KỲ VÀO ĐẦU THÁNG 8-1998.

 

Web_LHVien.jpg

 

 

 LÊ CẦN THƠ

(Lê Hoàng Viện)

CHS. PTG 1960-1968

 

BBT: Dưới đây là những suy nghĩ của tác giả Lê Cần Thơ về Giai Phẩm số 3 PTGĐTĐ nhân ĐH II tổ chức tại Toronto tháng 7/1998. ĐH XIX-Toronto 2015 cũng vừa chấm dứt tuần trước. Chúng tôi được biết bài viết nầy đã đăng trên bán nguyệt san Dân Ta xuất bản tại Houston tháng 6/1998, nhưng chưa đăng trên ĐS PTGĐTĐ nên trong chuyên mục về ĐH XIX của Trang Nhà tháng 7 nầy, chúng tôi xin trân trọng gởi đến Quý đoc giả Trang Nhà bài viết nầy nhằm nhắc nhớ lại giai đoạn đầu của bước đường thực hiện ấn phẩm cần thiết cho mỗi lần Đại Hội.

TBT

 

         108 bài viết của 72 tác giả là Giáo Sư và cựu học sinh đồng môn trường trung học Phan Thanh Giản & Đoàn Thị Điểm Cần Thơ, do cựu học sinh hai địa phương Houston Texas USA và Toronto Canada phối hợp thực hiện nhân kỷ niệm ngày hợp mặt Hè 1998 tại Toronto Canada, là một trường hợp đặc biệt mà người ta cho rằng đó là con số "hên", con số cộng lại đúng "chín nút" thật là hi hữu. Số tác giả, số bài viết, số năm 1998... tự cộng hoặc cộng chung lại đều rơi vào đúng con số 9, phải chăng đó là "điềm hên" cho lần gặp gỡ nầy tại xứ lạnh tình nồng như Canada?

         Giai phẩm Phan Thanh Giản & Đoàn Thị Điểm năm nay là năm thứ III tại Hải Ngoại, cựu học sinh hai trường đã kết hợp ngày càng đông đồng môn, cùng chia sẻ những tâm tư tình cảm của mình đối với trường lớp, Thầy Cô, bạn hữu có chung dòng suy nghĩ về một mái trường - xem như một tổ ấm tâm hồn của đời người trong thời niên thiếu, mà bây giờ khó tìm thấy được trong cuộc sống. Những bài viết đậm đà màu sắc "học trò" dù tuổi đời đã cao, nhiều thế hệ nối tiếp nhau bước vào rồi lặng lẽ đi ra cổng trường với nhiều cảnh ngộ khác nhau. Bây giờ cựu học sinh ngày xưa có người đã thành danh, tên tuổi lẫy lừng, có người cũng âm thầm sống bình lặng chẳng ai nghe tên biết tiếng... Vậy mà, vì hai chữ "đồng môn" mà đến với nhau, xích lại gần nhau thật đậm đà mật thiết, xoá tan đi lằn ranh cách biệt của cuộc sống bon chen ngoài xã hội - mà xã hội thì quá nhiều dị biệt về quan điểm, xu hướng, lập trường v.v... kể cả hành xử trong giao tiếp hàng ngày!

         Có lẽ thấy được nhiều dị biệt và nhiều trạng huống cứ hàng ngày diễn ra quanh cuộc sống, mà trang KHÉP NGÕ của giai phẩm tôi đã viết: "Được kết quả như vậy, trước tiên phải nói đến mọi tấm lòng của đồng môn chúng ta - dù đôi khi va chạm quan điểm, ý kiến, nhưng sau cùng vẫn thống nhất với nhau một điểm: vì trường cũ, Thầy Cô và bạn hữu chung trường, chung lớp, vì tình đồng môn cao quý, mỗi người lúc nào cũng mong được xích lại gần nhau, cùng chia sẻ tình cảm yêu thương trong sáng, bất vụ lợi. Chúng ta, đồng môn Phan Thanh Giản & Đoàn Thị Điểm bước ra ngoài xã hội có quá nhiều dị biệt về đoàn thể, quan điểm, chính kiến và phương cách thể hiện cuộc sống, nhưng có chung một tấm lòng của người Việt quốc gia chọn cuộc sống Tự Do làm căn bản, nghĩ rằng, đồng môn chúng ta không nên biến tập thể mình thành một đoàn thể riêng để ngã theo một xu hướng chính kiến riêng nào, có thể sẽ sứt mẻ tình đồng môn và sẽ phải đổ vỡ ý niệm chung mà mỗi cựu học sinh chúng ta mong muốn vun bồi". Và gần cuối bài nầy, cũng đã bày tỏ ý nguyện: "Hy vọng từ những năm tới, các địa phương có đông đồng môn như California, các tiểu bang vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, các nước Pháp và Âu Châu, Úc Châu... sẽ tiếp tục tổ chức họp mặt, tiếp tục xuất bản Giai Phẩm như Houston Texas USA đã làm trong mấy năm qua. Dĩ nhiên mỗi nơi có một sáng kiến riêng, một phương cách riêng, nhưng chúng ta nghĩ, tất cả như một dòng chảy không ngừng, liên tục và cùng hướng về một cội nguồn, một tổ ấm: "Mái trường mang tên Phan Thanh Giản & Đoàn Thị Điểm Cần Thơ thân yêu của chúng ta".

         Giai phẩm số đầu tiên xuất bản mùa hè 1996 được khởi động trong sự dè dặt của nhóm thực hiện, vì chưa thể ước tính được "tấm lòng" của đồng môn đối với vùng kỷ niệm thời còn mài đũng ghế nhà trường, bởi chưa bắc được nhịp cầu với nhiều nơi, nên tôi đã nhờ họa sĩ Phạm Thông vẽ giúp mẩu bìa theo yêu cầu - dù hoạ sĩ không phải là cựu học sinh của trường, nhưng rất cảm thông với tấm lòng của chúng ta đối với ngôi trường sắp bước vào tuổi 80 ở thời điểm đó. Bây giờ, một lần nữa, tôi xin trang trọng biết ơn tài năng và tấm lòng mà họa sĩ Phạm Thông đã thể hiện từ giai phẩm đầu tiên của chúng ta.

         Giai phẩm số 2 kỷ niệm 80 năm thành lập trường... đã thực sự sử dụng "cây nhà lá vườn", họa sĩ nguyên là cựu học sinh của trường thập niên 1950 là anh Nguyễn Đồng từ California đã dành nhiều thời gian phác thảo và thực hiện mẫu bìa, (vì số đầu hoạ sĩ Phạm Thông đã vẽ cổng trường nên họa sĩ Nguyễn Đồng xoay qua sân trường với tượng Cụ Phan). Năm nay cũng chính họa sĩ Nguyễn Đồng thực hiện mẩu bìa là vẽ cổng trường Đoàn Thị Điểm, là một tìm tòi độc đáo để phục vụ cho một trong những chủ đề của giai phẩm năm nay.

         * Một là, vinh danh các cựu học sinh đã hy sinh trọn đời hay một phần cuộc đời mình cho quê hương, cho dân tộc; các nữ sinh cả hai trường thuộc nhiều thế hệ đã trăm đắng nghìn cay khổ cực nuôi con, thăm chồng, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của gia đình trong và sau cơn quốc nạn 30 tháng 4 năm 1975.

         * Hai là, xin dành một phần sáng tác để giới thiệu về "CANADA, đất nước, con người"... trong đó có "con người" đồng môn của chúng ta đang sinh sống và nhất là đang tất bật chuẩn bị tổ chức họp mặt đại gia đình Phan Thanh Giản & Đoàn Thị Điểm Cần Thơ tại hải ngoại Hè 1998.

         Do vậy, giai phẩm III đã thể hiện qua các cụm bài: VINH DANH NHỮNG BÀ VỢ CHÚNG TA, TẤM LÒNG CANADA, TRƯỜNG TÔI TRONG TRÍ NHỚ, AI MẤT CÒN AI GIỮA LẶNG THẦM, CẦN THƠ ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI, NGHỆ SĨ CỦA CHÚNG TA... và SINH HOẠT GIA ĐÌNH CHÚNG TA.

         Đề tài liên quan đến "tên trường" là  một sự xuyên suốt của những giai phẩm qua, chứng tỏ việc mong muốn hoàn trả lại tên trường Phan Thanh Giản mà một đòi hỏi xác thực, là tâm nguyện không những của cựu học sinh hải ngoại mà ngay cả trong nước, đồng môn chúng ta cũng đang mong mỏi sớm được thực hiện. "Cái gì của Césa phải trả lại cho Césa"! Cho nên, nhìn bức ảnh từ trong nước gởi ra in nơi trang 73, ai trong chúng ta cũng bùi ngùi xúc động và sung sướng. Biểu ngữ "BUỔI HỌP MẶT CỰU HỌC SINH TRUNG HỌC PHAN THANH GIẢN LẦN THỨ 7 -1998" đã treo ngay cổng trường ngày trước, che mất cả tên trường hiện hữu hôm nay, mà dòng chú thích của ảnh, chúng tôi dùng các chữ "đã nằm đúng chỗ tại cổng chánh năm xưa của trường chúng ta".

         Đề tài Vinh Danh Những Bà Vợ Chúng Ta được thể hiện đậm nét trong bài viết cùng tựa của tác giả Phạm Bá Hoa, bên cạnh có truyện ngắn Bên Bờ Vực Thẳm của tác giả Nguyễn Thị Nhung, hay chùm thơ diễn tả tâm trạng phụ nữ trong cuộc sống và tình cảm của Diễm Phượng, có trang ảnh "Chia Sẻ Niềm Vui" và bài thơ viết tặng vợ... đều tập trung cho mảng đề tài nầy.

         Canada tổ chức họp mặt, đề tài dành cho miền "đất lạnh tình nồng" nầy đã nêu bật với các bài Bông Hồng cho Canada, Một thoáng Canada, Mời em lên kiệu, Thiền trong lớp học, Niềm nhớ, Nỗi lòng v,v... Viết thế nào Cần Thơ vẫn là đề tài gần gũi với mọi tấm lòng tha thiết với quê hương đất nước. Chúng ta có Xóm Cái Khế và Cầu Bac, Cần Thơ có Bến Ninh Kiều, Cần Thơ của bạn của tôi, Cần Thơ là xứ ăn chơi..., và bài viết bổ sung tư liệu quý báu về việc trùng tu mộ cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa do chính Giáo sư Phan Thông Hảo (trong cuộc) kể lại qua bài viết Những Bàn Tay Nhỏ Bị Lãng Quên, kèm hình ảnh thật sinh động. Từ đó, trang bài NGHỆ SĨ CỦA CHÚNG TA, anh Cao Nghi Bình đã viết về cựu học sinh Hoạ sĩ Nguyễn Đồng và tác phẩm Quê Nhà Nơi Đất Lạ, và có bài đọc sách GIỮ LẠI CHO ĐỜI MỘT CHÚT HƯƠNG tập truyện của Diễm Phượng thuộc gia đình Phan Thanh Giản & Đoàn Thị Điểm vừa mới được NXB Đại Học Đông Nam phát hành tại hải ngoại, là bài viết của một niên trưởng trong nhóm thực hiện giai phẩm.

         Sinh, Lão, Bệnh, Tử là một vòng xoay của cuộc sống. Thế nhưng đối với mỗi chúng ta, sự ra đi vĩnh viễn nào cũng có niềm đau và nỗi buồn đong đầy trong tâm khảm. Giai phẩm số 1 chúng ta có gợi lại cái chết của cựu học Mai Huỳnh Văn; giai phẩm số 2 chúng ta có đề cập đến cái chết của chị Đinh Thị Quỳnh Lan và anh Lê Công Sinh (tức nhà thơ Kiều Tâm Khánh) và tất cả đều mất ở trong nước. Giai phẩm số 3, xúc động hơn, bàng hoàng, chúng ta vĩnh viễn mất một niên trưởng mà chỉ mấy tháng trước đây đã làm trưởng nhóm lo tổ chức Đại Hội kỷ niệm 80 năm thành lập trường, đó là cựu học sinh, Cựu Đại Tá Huỳnh Vĩnh Lại [(anh mất lúc 2 giờ 10 phút sáng ngày 19 tháng 3 năm 1998, nhằm ngày 21 tháng 2 năm Mậu dần tại Houston Texas Hoa Kỳ, hưởng thọ 66 tuổi)]. Bởi vậy, có bài viết Vĩnh Biệt Anh, Anh Lại, có bài Gởi Theo Anh và bài Tình Khúc Cuối Cho Em... xem như biểu lộ những tấm lòng dành cho nhau. Trước đó chúng ta đã mất các anh niên trưởng Trung Tướng Trần Văn Minh (tư lệnh Không Quân), Đại Tá Võ Văn Sĩ (không đoàn 63 Chiến Thuật) v.v... Thầy Võ Văn Lợi (Cựu GS Lý Hoá PTG & ĐTĐ 1960- 1963) đã được nhiều anh chị cựu học sinh hai trường thương mến cũng đã vĩnh viễn ra đi ở tuổi 62 vào ngày 17 tháng 4-1998 tại California Hoa Kỳ. Khi trang bản thảo giai phẩm đã giao cho nhà in thì hay tin Giáo sư Phạm Minh Đức dạy Sử Địa đã qua đời tại Pháp, nhưng không thể bổ sung được là điều đáng tiếc cho nhóm thực hiện.

         Nổi bật nhất vẫn là đề tài TRƯỜNG TÔI TRONG TRÍ NHỚ. Nhiều cựu học sinh đã cố lục tìm trong tâm trí mình những thiết thân, gần gũi, những kỷ niệm hằn sâu mà mấy mươi năm qua đã chìm trong quên lãng, nay vực dậy như mới xảy ra hôm nào! Càng đọc càng thấy thương, thấy nhớ, thấy tiếc nuối, ngậm ngùi... để rồi, bất chợt từ trong sâu thẳm tâm hồn, đã hỏi AI MẤT, CÒN AI GIỮA LẶNG THẦM? Vâng, câu hỏi đó đã đáp lại bằng 17 trang ảnh xưa cũ (mà hai cuốn giai phẩm trước chỉ có 7 trang, rồi 12 trang). Rải rác suốt tập giai phẩm, những hình ảnh sinh hoạt cũ mới được đưa lên như để nhắc trong chúng ta những tình cảm yêu thương, sâu đậm, dù sao cũng khó mà nhạt phai, khó mà quên đi, dù cuộc sống có nhiều đổi thay, biến động - đôi khi cảm tưởng như vĩnh viễn xa rời trong cả cuộc đời mình!

         Dĩ nhiên, giai phẩm số 3 nầy cũng đạt kỷ lục về... hình thức lẫn nội dung. Giai phẩm số 1 dầy 256 trang, trong đó có 212 trang bài viết; thì giai phẩm số 2 dầy 328 trang với 280 trang bài. Giai phẩm số 3 vượt lên 356 trang, mà bài viết đã chiếm 316 trang... Từng câu văn, dòng chữ, đoạn thơ, hay từng ý, từng lời biểu hiện của mỗi bài, mỗi tác giả có khác nhau, nhưng chung quy đều hướng về một điểm: tấm lòng sáng trong, chân thật của cựu học sinh đối với trường cũ, thầy cô và bạn hữu ngày xưa, về quê hương, đất nước, con người nơi mình được sinh ra, lớn lên, và nơi mình đang sống trong những ngày cuối đời. Dù tâm tư tình cảm mỗi tác giả có khác nhau, nhưng đâu ai buộc phải đi theo một quỹ đạo sáo mòn để khi đọc lên phải nhàm chám?

         Là một thành viên trong nhóm thực hiện giai phẩm lần nầy, với suy nghĩ bước đầu khi đọc xuyên suốt bản thảo giai phẩm số III, tôi rất vui mừng, vì phần nào hiểu được, ít ra trong cuộc sống nầy, dù ai cũng bận rộn lo cơm áo gạo tiền, lo thoả mãn những nhu cầu cuộc sống, nhưng... hễ khi có dịp gợi lên những kỷ niệm êm đềm của một thời áo trắng, là ai cũng sẵn sàng dành hẳn một góc để cùng sẻ chia. Và nhờ vậy mà tình đồng môn thắm đượm, lòng tôn  sư trọng đạo được trang trọng tôn thờ. Tôi vô cùng thắm thía những câu ca dao, tục ngữ đã kẻ lên tường của ngôi trường ngày xưa, những câu đó đã in sâu trong tâm khảm khó thể phai mờ. "Không Thầy đó mầy làm nên", "Trọng Thầy mới được làm Thầy, Những phường bội bạc sau nầy ra chi"...

         Để kết thúc những dòng suy nghĩ nầy, tôi xin phép anh Trần Bang Thạch được trích lại ở đây bài thơ của anh đã chọn đăng nơi trang 53 của giai phẩm, giới thiệu cùng bạn đọc:

 

         BỐN MƯƠI NĂM ĐỌNG LẠI NƠI ĐÂY

           cho đêm Hội Ngộ PTG & ĐTĐ 8-2-97

 

         Đâu có ngờ gặp em đêm nay

         Sân cỏ mượt rộn ràng tiếng dế

         Mái ngói rêu phong cũng thành tuổi trẻ

         Gốc cổ thụ bên nhà bỗng hoá thanh xuân.

 

         Em mượt mà như thuở mười lăm

         Thuở nữ sinh trâm cài lược giắt

         Tôi cũng thấy mình chàng trai Đệ Nhất

         Áo trắng quần xanh rộn rã sân trường.

 

         Có chút gì như chút yêu thương

         Còn sót lại từ đây bốn mươi năm trước

         Em thuở đó làm sao hiểu được

         Em làm sao hiểu được tình yêu.

 

         Nên tôi cứ làm người lẽo đẽo theo sau

         Cứ ra vẻ thật thà đứng đắn

         Em bước nhỏ chim khuyên liến thoắng

         Có bao giờ em rảnh đọc tim tôi.

 

         Nên hồn nhiên em cứ nói cười

         Cứ chao lượn tung tăng cánh mỏng

         Cứ theo gió theo mây vào những vùng trời cao rộng

         Tôi vẫn thật thà nên để lạc đường bay.

 

         Rồi bốn mươi năm đọng lại nơi đây

         Tôi  muốn đêm nay đêm dài thêm một chút

         Để được nghe em nói cười như trước

         Để bù trừ tôi đã mất bốn mươi năm.

 

         TRẦN BANG THẠCH

 

 

Houston, đầu tháng 6-1998

(đã đăng trên BNS DÂN TA tại Houston TX đầu tháng 6-1998)

 

LÊ CẦN THƠ 

__________________________________________________________________________________________________ 

 

 .

SUY NGHĨ RIÊNG TÔI 

VỀ  

ĐẠI HỘI XII 

GIA ĐÌNH PHAN THANH GIẢN

&

ĐOÀN THỊ ĐIỂM 

CẦN THƠ 

HẢI NGOẠI  2008 

TẠI CALGARY –  

TỈNH BANG ALBERTA 

CANADA 

bài và ảnh của 

LÊ HOÀNG VIỆN  (Houston, Texas – USA)

.

 

 

Bài dưới đây viết về ĐH PTGĐTĐ Hải Ngoại lần XII tổ chức tại Calgary, Alberta, Canada năm 2008. Đúng ra thời điểm thích hợp nhất để bài này xuất hiện là ngay sau Đại Hội XII, nên Tác giả đã gởi cho BBT Đặc San 14 của ĐH XIII tại Nam Cali để giới thiệu 1 ĐH được dư luận xem như là một trong những ĐH thành công nhất. Một ĐH với nhiều giọt nước mắt trong niềm xúc động ngọt ngào của tình nghĩa Thầy Trò nồng ấm. Tiếc thay vì lý do nào đó mà bài này không có mặt.

ĐH XVII tại Hawaii kết thúc vài tháng nay với nhiều âm vang và ĐH XVIII tại Phoenix, AZ, sắp khai mạc trung tuần tháng 10/2014. Cho nên vào thời điểm này, BBT Trang Nhà xin giới thiệu bài viết để hy vọng góp phần nhỏ cho nội dung chương trình trong việc tổ chức 1 ĐH: Vui họp mặt theo truyền thống Tôn Sư Trọng Đạo và Tình Nghĩa Đồng Môn để mỗi ĐH là 1 Kỷ Niệm Đẹp.

TBT

 

 

 

         T ôi không tường thuật chi tiết Đại Hội XII – 2008 đã diễn ra trong ba ngày 18 – 19 và 20 tháng 7 năm 2008 tại Calgary thuộc tỉnh bang Alberta CANADA  vì nghĩ rằng có nhiều đồng môn tham dự sẽ thực hiện và phổ biến diễn tiến đó trong điều kiện có được của mình. Ở đây tôi chỉ nêu lên những suy nghĩ riêng tôi về một đại hội, có thể do cảm nhận khách quan của mình, cho là “nhiều đổi mới, nêu bật lòng “Tôn Sư Trọng Đạo” và “thật sự sum họp - ấm cúng trong một đại gia đình PTG & ĐTĐ” đúng như lòng mong ước của mình suốt 12 lần tham dự đại hội đã qua. Dĩ nhiên cảm nhận đó có thể không được sự đồng nhất của nhiều người, nhưng nếu tôi không nói hôm nay... để một thời gian sau mọi sự đã rơi vào quên lãng là điều đáng tiếc. Tôi xin đề cập thẳng các điểm đặc biệt đó, có khi phải dài dòng để diễn đạt ý mình.

         1. Trước hết là nghi thức khai mạc. Phần đông trước khi vào nội dung chính của chương trình là phần chào quốc kỳ và hát quốc ca (Canada và VNCH) đến phút mặc niệm là xong. Nhưng ở đại hội lần nầy, trước khi nhạc mặc niệm gần chấm dứt là tiếng sáo đưa theo âm thanh từ nhỏ đến lớn dần để một giọng nữ ngâm bốn câu thơ trích trong các giai phẩm, đặc san từ số đầu tiên đến số 13 được sử dụng cho chuyên mục giới thiệu TRANG ẢNH LƯU NIỆM: “Xa tắp rồi em những tháng năm. Sân trường lớp học đã mù tăm. Bạn bè ngày cũ giờ trôi giạt. AI MẤT, CÒN AI GIỮA LẶNG THẦM?”... đã minh hoạ thêm cho giây phút thiêng liêng mặc niệm tưởng nhớ đến Thầy Cô và đồng môn quá vãng thật xúc động trong không khí nghiêm trang, sâu lắng. Được biết, đây là sáng kiến của một thành viên trẻ trong ban tổ chức, nhưng để được chấp nhận đưa vô chương trình không phải là chuyện dễ dàng. Qua những lần ráp nối, tập thử từ lúc không có đệm sáo đến khi âm thanh của tiếng sáo được hoà quyện vào giọng ngâm ở những lần tập sau cuối, đã gây được sự đồng thuận của toàn ban tổ chức mới chính thức xuất hiện trong đại hội lần nầy.

 

         2. Phần trao Plaque luân lưu. Thông lệ thì Trưởng Ban Tổ Chức đại hội năm trước 2007 (CHS Võ Lê Thơ) được mời lên để trao Plaque luân lưu cho Trưởng Ban Tổ Chức năm nay 2008 (CHS Lư Hinh). Nhận được Plaque luân lưu xem như chính thức nhận lãnh trách nhiệm và Trưởng Ban Tổ Chức sẽ đọc diễn văn tuyên bố khai mạc đại hội; địa phương nầy sẽ lưu giữ Plaque cho đến đại hội năm sau lại tiếp tục bàn giao qua nghi thức trao plaque như vậy. Nhưng sáng kiến mới của BTC Calgary là, khi đồng môn Trưởng Ban nhận được Plaque, không đọc diễn văn khai mạc, lần lượt chuyền tay cho tất cả thành viên trong BTC với lời giới thiệu tên từng người khi được cầm tấm Plaque giơ cao trong niềm hân hoan cho đến người sau cuối (được sắp xếp di chuyển đến đứng xen chính giữa giơ cao lên) rồi tất cả đồng hô to bốn chữ “KHAI MẠC ĐẠI HỘI” vang cả hội trường.

         Công việc thật sự đã diễn ra rồi xem như đơn giản, nhưng suốt mười một lần đại hội trước, chưa có ai nghĩ ra được sự tổng hợp vai trò tổ chức nầy. Để có được hình ảnh biểu hiện sự đồng nhất như thế, tôi nghĩ chắc BTC đã phải hội họp, bàn bạc tranh cãi nhiều lắm mới thông qua được. Bởi vì không riêng người Trưởng Ban Tổ Chức phải đọc lời phát biểu với bài viết sẵn, mà với sự tuyên bố ngắn gọn trên đã chứng minh được giây phút hân hoan nhất khi toàn ban tổ chức cùng tuyên bố, xem như chính mình đã long trọng nhận lãnh trách nhiệm chớ không riêng một người. Điểm nổi bật qua sáng kiến mới chính là ở chỗ nầy – niềm vui và hãnh diện ở chỗ nầy.

lhv_jan5_1_DHCalgary.jpg LHV_Jan5_2_DHCalgary.jpg

 Chú thích ảnh 1&2: CHS Võ Lê Thơ (trưởng ban tổ chức XI-2007) trao Plaque luân lưu cho CHS Lư Hinh (trưởng ban tổ chức ĐH XII – 2008) và các thành viên lần lượt nhận để sau đó tất cả đồng hô to 4 chữ KHAI MẠC ĐẠI HỘI vang cả hội trường.  

   3. Lòng “Tôn Sư Trọng Đạo” gây xúc động đến rơi nước mắt. Tôi từng là thành viên trong BTC hai lần đại hội tại Houston, và cũng đã tham dự tất cả 12 lần đại hội toàn thế giới (kể cả lần nầy), mới khám phá ra lòng “Tôn Sư Trọng Đạo” được tô đậm nét ở kỳ Đại Hội XII – 2008 tại Calgary.

             Làm sao không dằn được nước mắt khi thấy trên sân khấu quý Thầy Cô được trân trọng mời lên ngồi trên những chiếc ghế có chỗ dựa, nhìn xuống hội trường, mà tất cả bên dưới là môn sinh và gia đình, không có nhiều quan khách hay thân hữu bên ngoài gia đình PTG & ĐTĐ như các năm trước. Có thể nói thành phần tham dự Đại Hội lần nầy đúng là họp mặt gia đình cựu học sinh trung học PTG & ĐTĐ Cần Thơ từ khắp nơi trên thế giới về đây sum họp – nói rõ hơn là vui “XUÂN TRONG NẮNG HẠ”, vì trước khi mời quý Thầy Cô lên sân khấu, với tiếng trống thúc giục đoàn lân từ ngoài cửa vào, gợi nhớ những cái Tết năm xưa nơi LHV_Jan5_3_DHCalgary.jpgquê nhà. Ba đầu lân đã múa chào Thầy Cô và đồng môn rồi một lên sân khấu, một bên góc phải và một ở giữa hội trường tiếp tục múa. Trước khi kết thúc, mỗi đầu lân đã phun ra một tấm biểu ngữ mang dòng chữ: “CHÀO MỪNG THẦY CÔ”. “ĐỒNG MÔN THÂN HỮU”. “THAM DỰ ĐẠI HỘI”... trong tiếng vỗ tay cả hội trường.   

Chú thích ảnh 3: Múa lân chào mừng Đại Hội. Ba đầu lân đã “phun” ra 3 tờ liễn: CHÀO MỪNG THẦY CÔ (Nguyễn Kim Long – bìa phải), ĐỒNG MÔN THÂN HỮU (Lê Tuấn Khải – bìa trái), THAM DỰ ĐẠI HỘI (Lư Hinh – giữa, cầm). 

Đồng môn Diệp Tấn Thông bước ra cúi chào Thầy Cô và anh đã phát biểu (xin lược ghi đầy đủ lời phát biểu nầy):

         Kính thưa Thầy.

         Kính thưa Cô,

         Lẽ ra hàng năm –   mỗi độ Xuân về – chúng con phải đến tận nhà Thầy để thăm viếng, để chúc THỌ, để TỎ LÒNG HIẾU ĐẠO – Công Thầy Ơn Cô đã chăm lo dạy dỗ chúng con trở thành những người có tri thức, có đạo nghĩa để phụng sự cho quê hương đất nước.

         Nhưng vì thời cuộc, vận nước đổi thay, Thầy trò chúng ta mỗi người phải xa quê đi mỗi ngã. Mùa Xuân cũng biền biệt mù tăm. Có chăng là những ngày Đông lạnh, Thu buồn, ngồi hẩm hiu nhớ về ngôi trường cũ, đếm lại bạn cũ trò xưa, nhẩm lại xem Ai mất còn ai giữa lặng thầm!

         Kính thưa Thầy, Kính thưa Cô,

         Dù mùa Xuân không còn trên đất khách; dù hoàn cảnh chúng con ly hương tản mạn, vất vả khó khăn. Cho dù ... và dù lý do gì đi nữa, chúng con luôn cảm thấy mình thật có lỗi vì phải để Thầy Cô tuổi đã già, sức đã yếu mà còn phải vất vả lặn lội ngàn trùng về dự Đại Hội hàng năm, để thăm lại những đứa học trò một thời ngỗ nghịch của mình.

LHV_Jan5_5_DHCalgary_GS.jpg

 

                       Chú thích ảnh 4: Mời quý Thầy, quý Cô lên ngồi hàng ghế đặt trên sân khấu nhìn xuống, CHS Diệp Tấn Thông bày tỏ lòng “tôn sư trọng đạo”, BTC đã mang dâng “trà Hiếu Đạo” và khoát lên vai Thầy Cô chiếc “áo Nghĩa Tình”. Xin kể từ trái sang phải: GS Nguyễn Trường Hải, GS Phan Thanh Thư (hai GS đã bị khuất sau Diệp Tấn Thông), GS Chung Phước Khánh, GS Nguyễn Trung Quân, GS Phạm Văn Đàm, Thầy Hồ Văn Chiếu, GS Lưu Khôn, GS Nguyễn Văn Bằng, Cô Trương Thị Bích Thủy (phu nhân cố GS Trương Quang Minh), GS Huỳnh Thị Hoàng Mai, GS Nguyễn Thị Hường và GS Phan Thoại Cúc.

 

         Dù vẫn biết rằng, Thầy không BUỒN, Cô không TRÁCH, nhưng chúng con luôn cảm thấy mình thật BẤT ĐẠO; và hôm nay xin được dâng chén TRÀ HIẾU ĐẠO nầy để tạ lỗi cùng Thầy Cô...

         Các bạn trong ban tổ chức đã bưng các tách trà ra mời từng Thầy Cô với lòng cung kính khiến mọi người bên dưới chứng kiến hình ảnh tuyệt vời của “Tôn Sư Trọng Đạo” mà đồng môn Thông vừa nói “xin được dâng chén trà hiếu đạo để tạ lỗi cùng Thầy Cô”. Bạn Thông rưng rưng nước mắt, tiếp:

         Kính thưa Thầy, kính thưa Cô,

         Trải dài trong đời sống đã qua và ngay cả trong tương lai, chắc hẳn Thầy Cô có nhiều lúc rất vui, rất hãnh diện, rất mãn nguyện khi nhìn thấy HỌC TRÒ mình, con cháu mình đã được THÀNH DANH, HIỂN ĐẠT.

         BLHV_Jan5_4_huyHieu.jpgên cạnh đó, chắc không sao tránh khỏi những tháng ngày CÔ ĐƠN, QUẠNH QUẼ,  thậm chí đôi khi lại âm thầm chịu đựng một cơn đau nào đó đang hoành hành trong thân thể của mình. Thầy Cô không muốn thố lộ cùng ai, vì sợ con cháu, học trò của mình thêm bận tâm lo lắng.

  Chú thích ảnh 5: Dòng chữ thêu trên chiếc “áo Tình Nghĩa”.                                                             

         Để được chia xẻ cùng Thầy Cô trong những tháng ngày CÔ ĐƠN, LẶNG LẼ đó, chúng con xin được khoát lên vai Thầy Cô chiếc áo NGHĨA TÌNH, chất chứa tất cả tấm lòng  TÔN SƯ TRONG ĐẠO của chúng con, và mong Thầy Cô cảm nhận được: Chúng con luôn ĐANG Ở BÊN THẦY CÔMÃI MÃI NHỚ ƠN THẦY CÔ.  

 

Khi bạn Thông phát biểu gần cuối, các  thành viên  trong BTC đã lần lượt bước lên bên phải  sân khấu, rồi đi hàng dọc đứng phía sau mỗi Thầy Cô. Mọi động tác rất đều đặn và cân xứng, để khi bạn Thông nói “Chúng con xin được khoát lên vai Thầy Cô chiếc áo NGHĨA TÌNH... thì các chiếc áo đó được cung kính quàng lên vai Thầy Cô. Chiếc áo phía trước có thêu hiệu đoàn Thanh Thanh Giản, hai bên có chữ PTG & ĐTĐ và dòng chữ Đại Hội XII – 2008  Calgary – Alberta – Canada bên cạnh lá cờ đất nước Canada.

         Nếu bạn có máy quay phim ghi được hình ảnh đầy xúc động nầy, và máy được “lia” qua từng bàn sẽ nhìn thấy được những giọt nước mắt làm nhoà đi những đôi kính lão trong khắp hội trường. Chính tôi cũng ràn rụa nước mắt trước hình ảnh vô cùng xúc động và quý hiếm nầy trong một phòng của nhà hàng chứa trên 250 người thật sự trong gia đình PTG & ĐTĐ mà không có thân hữu bên ngoài. Đây cũng là điểm son mà BTC đã tạo được nét mới cho đại hội lần nầy.

 4. Phát hành Đặc san 13. Đặc san để trên bàn đặt giữa sân khấu, có đậy bằng lá cờ hiệu đoàn PTG & ĐTĐ màu xanh dương đậm. Khi giới thiệu ra mắt mới được giở ra và đưa lên trình diện trước hội trường. Cũng không chuyển đặc san đến từng bàn như các đại hội trước đã làm, BTC nêu lý do không phát tại chỗ ngại bị thức ăn trên bàn có thể làm dính dơ, mời tất cả khi kết thúc đại hội, khi ra cửa sẽ được nhận tận tay để mang về lưu niệm. Đây cũng là một ý kiến cần trân trọng, bởi vì, tôi nghĩ rằng BTC muốn mọi người cùng theo dõi diễn tiến phần còn lại của chương trình, nếu có cuốn báo trên tay sẽ bị phân tâm và làm cho không khí họp mặt trong hội trường sau khi phát hành báo sẽ ồn ào và loãng dần đi. Đó là không đề cập tới việc người tham dự ra về trước khi kết thúc đại hội.

  LHV_Jan5_6_calgary_DS.jpg

  N hư ban đầu tôi có nêu, “tôi không tường thuật chi tiết Đại Hội...”, nên không dám lạm bàn đến nhiều vấn đề “gai góc” khác. Tôi chợt

Chú thích ảnh 6: Bìa Đặc san 13 phát hành tại Đại Hội 2008 tại Calgary Canada.

nhớ đến ý kiến của đồng môn Phan Thị Thu Mai, một thành viên trong BTC đã viết trong LÁ THƯ THÁNG BA đăng trên trang nhà ptgdtdcanada.com, sau đó trang nhà ptgdtdusa.com đã giới thiệu lại trên mục HƯỚNG VỀ ĐẠI HỘI 2008. Kết thúc lá thư nầy Thu Mai viết: “những thành viên “trẻ trẻ” trong BTC đều bận đi làm toàn thời gian, không thể cáng đáng phần ẩm thực cho ngày Tiền hội, nên đành liều mà đặt mấy trăm phần ăn buffet tại nhà hàng chứ không phải giàu có chi cả” “Nỗi ưu tư của quý Thầy Cô và Niên trưởng là làm sao có được “những thế hệ tiếp nối” để Đại hội hằng năm của trường chúng ta mãi còn tiếp tục và tiếp tục tổ chức, cho nên nhóm người “trẻ trẻ” Calgary chúng em đã can đảm tiên phong đứng lên, ước mong Đại gia đình PTG-ĐTĐ hải ngoại dang tay đón đỡ, xin hãy ủng hộ và giúp đỡ chúng em: ỦNG HỘ TUYỆT ĐỐI và GIÚP ĐỠ TỐI ĐA để những kỳ Đại hội sau sẽ còn thêm những đôi vai dám đứng ra gánh vác”. Lời “trần tình” đó, qua 3 ngày Đại Hội đã chứng minh được sự trung thực của nó. Ngoài các anh Lư Hinh, chị Lê Ngọc Bạch và anh Ngô Minh Hoàng, anh Nguyễn Kim Long... là thế hệ rời trường giữa thập niên 1960 về trước..., còn lại đều rời trường vào thập niên 1970 như Diệp Tấn Thông, Phan Thị Thu Mai, Nguyễn Ngọc Thạch, Thái Thị Danh, La Mỹ Yến, Lê Tuấn Kiệt, Đặng Thành Tài,... thậm chí Lê Tuấn Khải rời trường năm 1980. Có già có trẻ cùng nhau chung lo tổ chức Đại Hội là một yếu tố cần thiết, quan trọng... để mang lại hiệu quả, bởi tôi bắt gặp ở đó từng vụ việc đưa ra bàn bạc đều có sự đắn đo cân nhắc của người lớn tuổi và tính năng động tháo vát của thế hệ trẻ. Mọi người ai cũng “hy sinh” điều kiện và thời gian của riêng mình để lo cho Đại Hội. Chẳng hạn vợ chồng Nguyễn Ngọc Thạch – Thái Thị Danh đã hai lần về lại Cần Thơ để chạy lo đủ điều, từ hình ảnh, tài liệu đặc biệt, đến phông màn trang trí sân khấu, tiếp xúc và thực hiện Video clif (đáng lý có một công trình to lớn khác để trình chiếu trước đại hội, nhưng không thành vì nhiều vấn đề tế nhị và cũng để an toàn cho

LHV_Jan5__7_Calgary_BTC.jpg

Chú thích ảnh 7: Toàn BTC Đại Hội (từ trái sang phải): Lư Hinh, Lê Tuấn Kiệt, Đặng Thành Tài, Lê Tuấn Khải, Thẩm Khang, Trương Thị Mỹ Nhung, Lê Thị Thanh Thủy, Lê Ngọc Bạch, Phan Thị Thu Mai, Thái Thị Danh, La Mỹ Yến, Nguyễn Thị Anh Phụng, Nguyễn Kim Long, Diệp Tấn Thông, [(trong ảnh thiếu Ngô Minh Hoàng (đứng bên phải Lư Hinh và Nguyễn Ngọc Thạch đứng bìa bên trái Diệp Tấn Thông chỉ thấy nửa mặt, máy ảnh không ghi được, thành thật xin lỗi)].

quý Thầy Cô còn đang ở quê nhà), lại còn túc trực tại phòng 911 của khách sạn Delta để trực tiếp giải quyết suốt thời gian Đại Hội. Anh Nguyễn Kim Long và hiền thê là Nguyễn Thị Anh Phụng đã phải “vật lộn” với từng trang bài và in ấn đặc san, còn phải lo phần đổi mới văn nghệ tập trung đi vào chủ đề nhằm đáp ứng tâm tư tình cảm của người dân đồng bằng miền Nam khi dự đại hội. Lê Tuấn Kiệt & Lê Thị Thanh Thủy và La Mỹ Yến & Thẩm Khang lo việc tiếp xúc khách sạn và du ngoạn; trong khi Đặng Thành Tài, Lê Tuấn Khải và Lư Hinh, Ngọc Bạch, Minh Hoàng v.v... lo việc đưa rước lui tới như con thoi. Tất cả đều mệt nhọc vất vả với ước mong Đại Hội tại thành phố Chân Đồi “XUÂN TRONG NẮNG HẠ” mang lại cho quý Thầy Cô, quý đồng môn những ngày họp mặt sum vầy trong tình gia đình thắm đượm yêu thương. Và, theo tôi ước mong đó đã thành sự thật.

Tổ chức nào cũng có những điều khó khăn vượt ra ngoài ý muốn; có những vấn đề gây nên ray rứt trong lòng không sao tránh khỏi. Nhưng tôi nhớ, chị Võ Lê Thơ trong bài phát biểu trong đại hội lần thứ VIII năm 2004 tại Phoenix – Arizona – Hoa Kỳ, đại ý: “trong bàn bạc tranh luận nhau để tìm một sự thống nhất chung, có thể bất đồng nhưng không nên để bất hoà. Những điều nào đã thống nhất ý kiến với nhau thì cùng thực hiện và phổ biến rộng rãi để nhiều người cùng chia sẻ. Điều nào tranh luận chưa kết thúc hoặc không đi đến kết quả thì khi ra khỏi phòng họp nên bỏ lại bên trong, đừng nên tiết lộ ra ngoài, vì chẳng mang lợi chút nào mà còn có thể bị luồng thông tin nhiễu gây mất đoàn kết”. Tôi xin muợn ý kiến trên để kết thúc bài viết nầy. Chân thành cảm ơn toàn thể BTC đại hội XII Calgary đã tạo nên môt đại hội mà tôi nghĩ rằng thật sự thành công như mong ước và đã để lại trong lòng người tham dự một dấu ấn đậm sâu. Xin lặp lại 4 câu thơ tôi viết cách đây 21 năm, thời gian bài thơ ra đời cách đây bằng với cuộc nội chiến Bắc Nam của quê hương chúng ta (1954 – 1975) đã in trang 107 tập thơ NHỮNG CHẶNG ĐƯƠNG THƠ - bản thảo lưu lại của tôi, mà khi ngồi trên chuyến xe du ngoạn trở về tôi đã đọc sau khi nghe nhiều lời cảm ơn, chia biệt nhau đến rơi nước mắt: “Có sáo mòn khi nói tiếng cảm ơn? Nhưng ngôn ngữ khó tìm lời thay thế. Bởi tình người muôn đời vẫn trẻ. Cảm ơn nhau. Xưa cũ. Mãi thâm sâu!” (tháng 10/1987)

Xin cảm ơn quý Thầy Cô và quý đồng môn, quý bạn đọc đã dành thời gian quý báu đọc những dòng ghi vội về suy nghĩ của riêng tôi nhân đại hội XII – 2008 năm nay đã diễn ra và kết thúc.

Houston, 24 tháng 7 năm 2008

LÊ HOÀNG VIỆN

(CHS. PTG 1960-1968)

 

LHV_Jan5_7_Calgary_NuSinhDTD.jpgẢnh sưu tầm: Trong tà áo dài trắng quen thân, các Nữ sinh hân hoan trước cổng trường nhân ngày đầu tiên treo băng vải mang tên Nữ trung học ĐOÀN THỊ ĐIỂM năm 1964

 

     T H Ơ

     QUA TRƯỜNG CŨ

    MÙA KHAI HỌC

         * tặng các bạn cựu học sinh Phan Thanh Giản Cần Thơ có

             chung kỷ niệm thời gian chung trường (1960-1968)

          * đặc biệt tặng các chị đã hỏi xin bài thơ trong Đại Hội XII...

 

     Xa tắp rồi em những tháng năm

     Sân trường, lớp học đã mù tăm

     Bạn bè ngày cũ giờ trôi giạt

     Ai mất, còn ai giữa lặng thầm?

 

     Có lẽ hành lang dẫm bước chân

     Mặt bàn in khắc vết tình thân

     Bảng đen, phấn trắng, khung trời hẹp

     Mãi hoá tình xa xích lại gần?

 

     Để nhớ về nhau tuổi học trò

     Ngày ngày sách vở - nỗi buồn lo

     Những năm thi cử không thành đạt

     Kẻ ở, người đi lỗi hẹn hò!

 

     Thoáng chốc - chừng như mới thuở nào

     Muôn vàn kỷ niệm chớp qua mau

     Soi gương chợt thấy chùng tâm sự

     Nhăn nếp thời gian tóc ngã màu.

 

     Sáng nay len giữa khoảng đường vui

     Áo trắng vờn bay rộn tiếng cười (*)

     Mới biết mình qua trường lớp cũ

     Đang mùa khai học - nhớ khôn nguôi...

 

      Cần Thơ, mùa khai trường 1991

      (*) Nói thêm về lý do viết bài thơ nầy:  Trường PTG đã bị mất tên từ sau ngày 30-4-1975, và mang tên Phổ Thông Trung Học Cần Thơ suốt 10 năm. Đến năm học 1985 về sau trường mang tên Châu Văn Liêm. Suốt thời gian từ tháng 4/75 đến năm 1991, các nữ sinh học tại ngôi trường nầy mặc quần áo tự do, không có đồng phục. Đặc biệt mùa khai trường năm học 1991-1992 về sau, nữ sinh trường nầy được mặc đồng phục ÁO DÀI TRẮNG như ngày xưa nữ sinh trườngPTG & ĐTĐ đã mặc.  Nhìn các em nữ sinh trong tà áo dài giống năm xưa nên tôi đã xúc động viết bài thơ nầy, dù lúc đó tôi đang chạy xe đạp ôm.

         Xin cảm ơn nhiều chị CHS tham dự Đại Hội XII Calgary sau khi nghe Cựu Nữ sinh ĐTĐ Phạm Thu Nguyệt diễn ngâm bài nầy đến gặp tôi và xin trọn bài thơ nầy, nhưng tôi không có thời gian để đáp lại mong ước đó. Nay xin phép BBT đặc san 14 giúp đăng lại để tỏ lòng tri ân các chị Niên trưởng, đồng môn đã ưu ái muốn xin bài thơ nầy kỷ niệm.

 

HUYỀN VÂN THANH (Về guồn – Tây Đô)

NĂM THÁNG QUA MAU
truyện ngắn

LÊ CẦN THƠ
(Houston, Texas
, Hoa Kỳ)

* Kính dâng MÁ tôi đang sống mòn mỏi với tuổi già xế bóng ở quê nhà
* Viếng hương linh em trai Lê Hoàng Tâm nhân ngày giỗ thứ 17 (năm 2000)

1

Houston, ngày 30 tháng 4 năm 1983

MÁ kính yêu

Vậy là con đã rời xa Má vừa tròn hai năm. Hai năm mà con cứ ngỡ như như hằng bao nhiêu năm cách ngăn dịu vợi. Trong khi con ở trên đất nước hoàn toàn tự do, cơm ăn áo mặc đủ đầy, đời sống vật chất thật là thần tiên so với quê mình nghèo khổ nhục nhằn thì Má phải nhận chịu bao nhiêu cay đắng tủi buồn. Nhớ lần con vượt biên đầu tiên bị bắt và nằm ở trại giam Cái Nước (Cà Mau) thì Ba ở quê nhà lâm trọng bệnh rồi mất. Ngày con được thả ra thì gia đình ta đã cúng tuần 21 ngày cho Ba. Má ôm chầm con mà khóc. Lúc đó con thương Má vô cùng, bởi vì con hiểu rằng từ đây cuộc đời Má bắt đầu cô độc và buồn khổ cho đến cuối đời. Con không còn ý định bỏ nước ra đi, thì Má lại trách con: “Vì tương lai của vợ chồng con và hai đứa nhỏ, hãy tìm cách ra nước ngoài, đừng bận bịu Má, hãy nghe lời Má. Trước khi nhắm mắt, Ba con cũng thường căn dặn Má hãy can đảm gạt lệ cho con yên dạ ra đi tạo lập cuộc đời”. Má ơi... nay chốn quê người, con đang tìm cho mình một cuộc sống mới đúng nghĩa của nó, nhưng sao con cảm thấy quanh mình như có những nẻo chông gai, phải chăng mỗi người có một số phận, khó mà cưỡng lại được. Con phải quyết làm sao không tủi vong linh của Ba và không phụ lời căn dặn của Má. Bởi phải cuốn hút theo dòng đời nghiệt ngã, nên nếu vắng bặt tin con, xin Má đừng buồn. Dù gặp phải bất trắc nào, con cũng thương nhớ về Má, vì Má là nguồn sống của đời con... Kèm theo thư nầy, con có gởi chút ít tiền nhờ anh chị Bảy mua cho Má những thứ cần thiết trong sinh hoạt thường ngày. Má thích ăn xoài chín, con có dặn anh ấy thường xuyên mua cho Má ăn. Má ăn ngon là con vui rồi. Kính thăm và chúc sức khoẻ Má. Con của Má. Út TÂM.

Galveston, Texas, ngày 30 tháng 4 năm 1984

MÁ kính yêu,

Con nhớ Má có chứng bệnh ho. Lúc còn ở nhà con thường đưa Má đi Bác sĩ khám bệnh và chụp hình phổi. Bác sĩ bảo phổi Má tốt, ho chỉ vì Má bị viêm họng hạt (?). Bác sĩ cho toa mua thuốc uống. Bớt đôi ba ngày rồi ho vẫn tiếp tục. Nhiều đêm nghe Má ho mà con nóng ruột. Nhưng biết làm sao bây giờ! Con gởi tiền và dặn anh chị Bảy mua thuốc ho cho Má. Má hãy nghe lời chỉ dẫn của anh chị Bảy, uống thường xuyên, vì ho để lâu không tốt đâu. Mùa xoài năm nay Má thèm thì cứ mua ăn, đừng hà tiện tiền bạc nghe Má.

Một năm con mới rảnh ngồi viết thư thăm, chắc Má trông và trách con nhiều lắm phải không? Biết Má buồn, nhưng như thư viết năm trước, con phải bươn chải đó đây để lo cho cuộc sống gia đình tụi con, mới chân ướt chân ráo nơi xứ lạ quê người, hầu như mọi chuyện phải làm lại từ đầu. Quên báo tin với Má, khi sang tới trại Songkla Thái Lan, vợ con sanh một bé trai, con đặt tên là Nhựt, hai đứa cháu gái của Má thì khỏi phải nói, bé Thúy càng lớn càng giống Bà Nội lắm. Bé Thanh thì lanh lợi hơn lúc còn ở quê nhà. Con có bảo vợ con thỉnh thoảng thay con gởi tiền về cho anh chị Bảy cất giữ mà lo cho Má, Má hãy an tâm. Phần con, đã theo nghề cào tôm biển nên ở ngoài biển nhiều hơn đất liền. Lý do đó mà con ít viết thư thăm Má. Không ngờ bây giờ con lại theo nghề “hạ bạc” của Ba năm xưa mà con nhớ có lần anh Bảy làm bài thơ “ghe đăng” có mong ước: “Nếu phải non sông ngừng chiến trận. Yên vui thôn xóm rộn hoan ca. Con về bên chiếc ghe đăng cá. Sưởi ấm lòng Ba lúc tuổi già” mà dù ở xa xôi cách mấy con cũng còn nhớ!

Năm nay sức khoẻ Má vẫn tốt phải không? Con mừng và cầu nguyện hương linh ba lúc nào cũng phù hộ cho Má. Con của Má. Út TÂM.

Florida, ngày 30 tháng 4 năm 1985

MÁ kính yêu,

Con biết Má trông thư và tin tức của con nhiều lắm. Nhưng, thưa Má, do công việc làm ăn, con đã để ba đứa nhỏ với vợ con ở lại Houston, con đi Florida với ông bà chủ cũng bận rộn quanh năm. Bải biển ở Miami đẹp lắm Má ơi. Ước chi có Má bên nầy, con sẽ lái xe đưa Má đi ra biển chơi vào mỗi cuối tuần, để Má được đổi không khí trong lành của biển cả. Má nhớ dặn anh chị Bảy, vào dịp cúng giỗ Ba là ngày mùng 8 tháng 8 âm lịch, gần Tết Trung Thu, mua bánh Trung Thu cúng Ba nghe Má. Ngày trước con nhớ cứ mỗi mùa Trung Thu, Ba mua rất nhiều bánh cho tụi con, mỗi đứa thích một loại khác nhau mà ba vẫn cố mua đầy đủ. Phần Ba, Ba nói chỉ thích bánh nhưn khoai cau mà thôi. Vậy khi mua cúng ba, má dặn anh chị Bảy mua bánh nhưn khoai cau nghe Má. Riêng Má thì con vẫn không thể nào quên: Má thích ăn bánh Trung Thu nhưn đậu xanh hột vịt. Còn trái cây thì Má thích ăn xoài chín nhứt phải không? Bên Mỹ nầy, trong các chợ, hầu như lúc nào cũng có bán xoài, nhưng xoài bên Mỹ sao không ngon bằng xoài ở quê mình. Phải chi có Má bên nầy, con sẽ mua xoài cho Má ăn quanh năm. Ðang viết cho Má thì ông bà chủ đến tìm và gọi con đi làm. Xin phép Má con tạm dừng ở đây. Chúc sức khoẻ Má. Con của Má. Út TÂM.

California, ngày 30 tháng 4 năm 1986

MÁ kính yêu,

Các trung tâm đông người Việt bên nầy bây giờ có nhiều tiệm bán băng nhạc lắm. Chả bù ở quê mình ngày xưa, thuở con mới vào bậc trung học, ở đường hàng dừa có một tiệm bán radio và dàn hát máy mà thôi. Con nhớ, Má rất thích nghe hát máy với những vở cải lương tuồng cổ như Lưu Kim Ðính Giải Giá Thọ Châu, Tiết Ðinh San Cầu Phàn Lê Huê, Bao Công Tra Án Quách Hoè... Vọng cổ thì Má thích nghe Út Trà Ôn ca Sầu Vương Biên Ải, Văn Hường ca Vợ Tôi Nói Tiếng Tây, Minh Cảnh ca Em Bé Ðánh Giày, Thanh Hải ca Trái Khổ Qua, Thanh Hương ca Em Bán Ðèn Hoa Giấy, Hùng Minh ca Hoa Xưa Bướm Cũ, Hữu Phước ca Tần Quỳnh Khóc Bạn, Đội Gạo Đường Xa... Nhà mình ở trong quê, lâu lâu mới có dịp ra thăm con trọ học tại Cần Thơ một lần, Má thường đi với chị Tám của con, bơi xuồng chở đầy lá sen, bông súng để bán. Nhà mình quá nghèo sau khi đình chiến, nhưng Ba Má vẫn ráng lo cho con được ăn học đàng hoàng. Biết vậy nên vừa thi đậu vào Ðệ Thất trường Phan Thanh Giản, con đã tự lo cho mình trong việc học hành: con nhận dạy kèm trẻ em tại tư gia vào buổi chiều và buổi tối để lấy tiền đóng tiền ăn và nhà trọ; sách vở thì con chỉ mượn của Thư viện trường mà không mua sắm như bạn bè có tiền khác. Má ở quê chịu khó chống xuồng ra đồng cắt lá sen, nhổ bông súng chở ra chợ Phong Ðiền bán để độ nhật qua ngày lúc mùa nước nổi, vì mùa nầy Ba con không thể đi đăng cá dưới sông được nữa. Mỗi lần thăm con, Má cứ đưa tiền bảo “cất để dành xài, mua thêm sách vở”. Con không nhận, Má giận. Bởi đồng tiền chắt mót cực khổ của Má, làm sao con lại đành lòng tiêu xài cho riêng mình? Con chợt nghĩ, thôi cứ nhận cho Má vui, rồi đi mua những dĩa hát máy nào hay tìm cách gởi về cho Má nghe. Những dĩa hát của hãng ASIA, Hồng Hoa ngày càng nhiều trong nhà mình, phần đông là tiền của Má cho con... bây giờ nghĩ lại con thật xấu hổ. Phải chi chính con trích khoản tiền mình kiếm được mà mua những món quà Má thích thì ý nghĩa biết bao nhiêu. Còn tiền Má cho, con cứ cất giữ hay gởi tiết kiệm để dành cho Má phòng khi thắt ngặt sẽ hay biết chừng nào. Nhưng thôi, chuyện đã qua rồi, nhắc lại càng thêm buồn.

Vậy là con đã xa Má sáu năm rồi phải không? Tóc Má năm nay bạc nhiều chưa? Má cố gắng giữ gìn sức khoẻ, nhớ uống thuốc đừng để ho dai dẳng nghe Má. Mùa xoài con có dặn anh chị Bảy thường xuyên mua xoài ngon cho Má ăn. Má ăn ngon miệng là con mừng. Lúc nào con cũng thương và nhớ Má. Con của Má. Út TÂM.

Arizona, ngày 30 tháng 4 năm 1987

MÁ kính yêu,

Hôm gia đình tụi con sắp vượt biên lần sau, Má gặp con đang trốn để chờ chuyến ra khơi tại nhà thằng Phước ở trong lộ 19 gần ngã ba Mây Tường, có nói: “Má dốt không biết đọc chữ, nhưng qua bển được rồi, nhớ viết thơ về thăm Má. Gởi về chỗ anh chị Bảy con đọc cho Má nghe. Má đêm đêm cầu Trời khẩn Phật và van vái vong hồn Ba con phù hộ cho chuyến đi nầy của con thành công, để đời tụi con bớt khổ”. Má ơi, con rất hiểu nỗi lòng của Má khi biết mình sắp mất vĩnh viễn thằng con trai Út mà Má thương yêu nhứt trong đời... chỉ vì tai trời ách nước, hoàn cảnh đổi đời biết phải làm sao hơn là cắn răng nuốt hận riêng mình! Nhớ lời Má dặn, nên con cố gắng viết thư để nhờ anh chị Bảy đọc cho Má nghe đây.

Tiểu bang nầy nóng quá. Con viết thư thăm Má lúc con có dịp sang đây thăm chị Chín – Má còn nhớ chị Chín con của Mợ Bảy ở Cầu Nhiếm không? Hồi đó chị ra trọ nhà mình bên Xóm Chài đi học trường Phan Thanh Giản mấy năm? Bà con với mình, con nhắc vậy chắc Má nhớ rồi. Gia đình chị Chín sang đây từ năm 1975 nên cuộc sống đã ổn định. Chị chỉ có năm người con gái mà con chợt nghĩ đến ngày xưa ông bà mình thường trầm trồ khen tặng hoàn cảnh gia đình như vầy là có “ngũ long công chúa”! Anh chị Chín có chuyển lời kính thăm Má và chúc mừng sức khoẻ của Má. Chị có nhờ con chuyển về cho Má một ít tiền để mua trầu cau và chi xài. Con sẽ gởi cho anh chị Bảy nhận và trao lại cho Má. Nếu Má thấy giữ tiền nhiều bất tiện thì nói với anh chị Bảy gởi vào trương mục tiết kiệm để khi cần Má rút ra xài, phòng khi bên nầy con thay đổi chỗ làm không thể gởi về giúp Má thêm được. Má hãy bảo trọng. Con của Má. Út TÂM.

Louisiana, ngày 30 tháng 4 năm 1988

MÁ kính yêu,

Nhiều đêm con suy nghĩ, phải chi lúc vượt biên Má cùng đi với tụi con thì bây giờ ở đất nước tự do nầy, đời Má sẽ bớt khổ vì lo buồn thương nhớ thằng con trai Út của mình. Con từng nghe Má nói: “Tội nghiệp Út Tâm, nó còn bé bỏng lắm, cần phải có sự che chở dắt dìu của của Má mới không bị ai bắt nạt, ăn hiếp!”. Câu nói đó là lúc con còn ấu thơ, nhưng sao cứ đeo đẳng hoài cho đến bây giờ? Má ơi, chuyến ra biển kỳ rồi con bị tai nạn, khi khiêng bao tôm nặng lên bờ, một đuôi con tôm đâm trúng chân phải của con gây đau nhức. Ông bà chủ cho con đi bác sĩ khám bệnh, chụp hình nhưng không thấy gì, chỉ cho thuốc uống trị đau nhức thôi. Bây giờ chân con vẫn còn đau nhức, và được ông bà chủ cho nghỉ ở nhà dưỡng bệnh. Con được người bạn chở đi qua tiểu bang kế cận để chơi cho biết. Con thấy được cây cầu bắc qua sông Mississippi lớn nhứt nước Mỹ mà hồi còn đi học con có nghe nói. Cầu lớn và đẹp thật Má ơi. Buổi chiều ngồi tại bờ sông chỗ khu phố cổ rộn rịp người đi chơi, nhìn sang chiếc cầu, với ánh nắng vàng trải rộng, chợt nhiên con nhớ quê nhà vô cùng. Nhớ những chuyến phà muộn qua sông Hậu dưới ánh nắng yếu ớt còn sót lại, mà con đang đậu xe đạp chờ rước khách đi bộ để chở vào thành phố. Nhớ những cuốc xe chở khách ngồi phía sau, sức nặng gần gấp đôi sức nặng thân con, phải gò lưng chở họ để sau đó nhận mấy đồng bạc ít ỏi, là một dấu ấn không thể phai mờ trong tâm trí con. Xe đạp mình mua, đạp xe bằng chính sức mình, mà hằng ngày phải đóng tiền bến đậu, phải “đăng ký” để có bảng số được phép chạy xe đạp ôm, và... phải chịu đóng thuế cho địa phương gọi là “tổ lao động hợp tác”... Chuyện dài, nói hoài không hết phải không Má? Thôi con xin dừng ở đây. Chúc sức khoẻ đến Má. Con của Má. Út TÂM.

Houston, ngày 30 tháng 4 năm 1989

MÁ kính yêu,

Chợt nhiên cái chân bị đuôi tôm đâm năm trước lại trở nhức lạ lùng. Bác sĩ khám và trị bệnh cho con trước năm 1975 có phòng mạch trong Lộ 19, nói tên chắc Má không biết đâu. Ông trị cho con liên tiếp mấy tháng, thấy bệnh không thuyên giảm và ngại gia đình không đủ khả năng chi trả nên đã giới thiệu con vào bệnh viện chánh phủ. Ở đây họ khám đủ cách, cố tìm ra nguồn gốc bệnh để chữa trị. Viết thư thăm Má trong lúc con đang ở trong bệnh viện, nên không viết dài được. Má và các anh chị ở quê nhà đừng lo gì cho con, bởi vì con người sinh ra trên cõi đời nầy ai cũng có số mạng, và Trời kêu ai nấy dạ, lo chi cho mệt trí. Con sẽ thư cho Má và các anh chị khi hết bệnh và trở lại làm việc. Chúc sức khoẻ Má. Má hãy bảo trọng. Con của Má. Út TÂM.

Houston, ngày 30 tháng 4 năm 1990

MÁ kính yêu,

Bệnh con vừa bình phục thì con lại tiếp tục theo tàu ra biển, cứ lênh đênh với sóng nước mênh mông. Nghề cào tôm biển mà con đeo đuổi ngay từ khi đặt chân lên đất Mỹ đã trở nên cái nghiệp như ngày xưa lúc sinh thời, Ba con đã làm nghề đăng cá suốt hai mươi bốn năm vậy. Con nghĩ, ở đời nghề nào cũng được, miễn mình làm ăn lương thiện thì thế nào cũng được ơn trên che chở lúc hoạn nạn, tai ương.

Má năm nay đã 76 tuổi Tây, 77 tuổi ta rồi. Tóc Má chắc bạc trắng phải không? Hồi xưa lúc còn đi học, con thích đọc thơ của thi sĩ Kiên Giang viết về hình ảnh người Mẹ, bài thơ Xe Trâu của Kiên Giang con cho là hay vì diễn tả hình ảnh cuộc đời làm dâu, làm vợ, làm mẹ của một người con gái miền quê Việt Nam rất sống động và tinh tế. Mẹ của nhà thơ Kiên Giang đã được thi tài của ông đưa vào thi ca và lưu lại đời sau, là niềm hãnh diện. Chẳng bù con của Má, không có tài năng thiên phú nên không đưa được hình ảnh Má vào trang viết nào để lại đời sau. Nghĩ rằng đó là nỗi bất hạnh của Má và sự bất hiếu của con. Xin Má hãy thương xót cho những non kém của thằng con trai Út của Má - chỉ duy nhứt một điều Má hãy tin con là, dù bất cứ hoàn cảnh nào, con cũng nguyện sống xứng đáng là con của Má, người đã mang nặng đẻ đau và nuôi con nên vóc nên hình. Nếu sau nầy chẳng may Má khám phá ra điều sai trái của con, là chuyện chẳng đặng đừng, Má trót thương con thì hãy thứ tha cho con nghe Má.

Má nhớ uống thuốc ho, và mùa xoài nhớ ăn xoài chín. Con muốn anh chị Bảy phải thay con mua xoài thật ngon cho Má. Kính chúc Má vạn an. Con của Má, Út TÂM.

Houston, ngày 30 tháng 4 năm 1991

MÁ kính yêu,

Cái tuổi của con sao mà lận đận quá. Nghe người lớn nói lề là “Ba mươi mốt bước qua, ba mươi ba bước lại” là tuổi xấu. Năm nay con mới có hai mươi chín tuổi thôi, đâu vướng vào cái vòng oan nghiệt đó, mà vận xui cứ đến không lường trước được. Chỉ bị một đuôi con tôm đâm trúng vào chân, mấy năm nay cứ hành đi hành lại hoài. Bây giờ con bị đau nhức trở lại khó chịu quá. Ði bác sĩ tư ở ngoài thì không đủ tiền chữa trị. Nhập viện thì không có bảo hiểm sức khoẻ. Một người bạn chạy xin được cho con một “Thẻ Vàng”, họ mới cho nhập viện. Vì mức thu nhập của con còn thấp nên được miễn trả tiền bệnh viện. Con vái trời cho bệnh của mình chóng hết, để trở lại làm việc mà lo cho vợ con. Trên đất Mỹ nầy, giàu nghèo khó phân biệt. Con người ai cũng có sỉ diện và tự ái, không muốn để phải mang tiếng “ăn bám” người khác. Con đã dặn vợ con, nếu không cần thiết lắm đừng nên làm phiền lòng gia đình bên vợ con, sau nầy khó xử! “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”, câu nói đó của tiền nhân ngẫm lại thật là đúng. Ví dụ một ngày nào đó con có chết đi – nói thí dụ thôi – ở quê nhà Má đừng buồn thương làm gì, mà hãy bình thản sống cho đến suốt cuộc đời, sống trong hãnh diện vì con của Má đã không làm điều gì sai quấy cả. Má hãy tin con.

Về phần Má, con nghĩ năm nay anh chị Bảy cũng đã thường xuyên lo cho Má đủ đầy như mong ước của con, phải không? Má ơi, cuộc đời sao có chuyện tre già khóc măng đau lòng đến vậy – à không, con quên kể Má nghe, ở trong chung cư với con, có một gia đình nọ sang định cư ở đây chỉ có hai mẹ con, thằng con vừa bị tai nạn chết trẻ, bà mẹ vật vã khóc đến tội nghiệp. Nhưng biết làm sao hơn, khi mà thực tế cuộc sống đã diễn ra như vậy. Con muốn Má đừng bao giờ sống trong tâm trạng đau buồn như thế đó, ít nhứt là mười năm sau ngày con của Má thật sự về với tro bụi cuộc đời!

Thôi, nhìn thấy cảnh quan xung quanh, gợi cho tâm trí con hình ảnh chẳng vui chút nào. Má nghe qua rồi bỏ. Con luôn mong Má vẫn khoẻ mạnh và vui sống cùng cháu con. Con thích nhìn màu tóc bạc trắng của Má như màu mây bông gòn đang chao nghiêng bên khung cửa sổ hiên nhà vào buổi chiều nhạt nắng. Nguyện cầu Má mãi yên bình. Con của Má, Út TÂM.

Houston, ngày 30 tháng 4 năm 1992.

MÁ kính yêu,

Ðây là lá thư thứ mười con gởi về Má. Mười năm đằng đẳng trôi qua, mười hai năm con lìa xa Má để đi tìm bến bờ tự do. Mười năm con làm cái việc chẳng đặng đừng, mà trong những lá thư trước con thỉnh thoảng có đề cập đến, đó là con đã “không thật” với Má một chuyện quá đỗi đau lòng con, nhưng con buộc phải làm vậy vì con nghĩ, khi nghe đọc lá thư thứ mười nầy, Má cũng gần tuổi tám mươi, cái tuổi phần đông nhớ và quên hay lẫn lộn nhau: việc buồn thương, trách móc cũng không phân ranh rõ ràng. Như vậy, tâm hồn của Má cũng bớt khổ, mà chính lòng con cũng không bao giờ muốn thấy Má phải khổ vì con!

Má ơi, con xin nói thật điều nầy: Mười lá thư con viết để anh chị Bảy đọc cho Má nghe suốt mười năm qua, chỉ đề duy nhứt có một ngày, một tháng và khác năm. Ngày tháng đó chính là cái ngày chia biệt của con với Má, khi con bước chân lên chuyến xe đò xuống Phụng Hiệp rồi đi ghe ra biển, làm chuyến vượt biên thứ hai trong đời. Lênh đênh trên biển mười mấy ngày, với năm lần bị cướp, tàu của con đi đã tắp vào địa phận Thái Lan, rồi dòng đời đưa đẩy, con sang học Anh Văn tại Philippine chưa đầy sáu tháng thì gia đình bên vợ con bảo lãnh cho tụi con vào định cư ở Mỹ. Tưởng mình đã đến bến bờ tự do thì mọi chuyện đã an bài, ngờ đâu... chỉ sống tại Houston vừa đúng một năm thì con của Má đã phải vào bệnh viện và con biết, không đầy mấy tháng sau cái ngày con viết liên tiếp mười bức thư nầy, là con sẽ vĩnh viễn không còn hiện diện trên cõi đời nầy.

Ở quê nhà, anh chị Bảy là người theo dõi liên tục diễn tiến bệnh của con. Con cũng đã đề nghị được anh chị Bảy chấp thuận là giấu Má ít nhứt mười năm, đừng bao giờ cho Má biết là con trai Út của Má đã nhắm mắt xuôi tay trên đất lạ quê người. Con đã gởi cho anh chị Bảy cùng lúc mười lá thư, mà con nhiều đêm nằm trong bệnh viện, bị đau nhức ngủ không được, thao thức rồi viết, tập trung gởi về và dặn anh chị Bảy hãy theo thời gian mà đọc cho Má nghe những lời thăm hỏi, dặn dò của con, dù lúc Má nghe đọc thư, thân xác con đã mục rã giữa lòng đất lạnh! Con nghĩ, mười năm sau – mười năm đối với một đời người không phải là dài, nhưng cũng chẳng phải là ngắn để duy trì một lời ước hẹn thiêng liêng, đừng bao giờ để cho Mẹ của chúng con sống trong nỗi khổ đau của một người mang tâm trạng “tre già khóc măng”. Con tin anh chị Bảy sẽ làm được chuyện đó, và con tin là Má vẫn còn mạnh khoẻ để mà đón nhận lá thư sau cùng thứ mười của con.

Khi viết thư nầy thì con vẫn còn nằm trên giường bệnh, và thú thật, chính vợ và những đứa em vợ của con hay bạn bè tới lui thắm viếng cũng chưa hề biết chuyện con đã biết trước cái chết và đã viết liên tiếp nhiều thư thế nầy (mọi người đều giấu con căn bệnh ngặt nghèo!). Con cũng đã viết sẵn một lời dặn dò vợ con rất kỹ, gồm năm điều, mà chắc chắn sau nầy vợ con sẽ có dịp công bố với gia đình bên chồng. Con biết Má thương bé Thúy và bé Thanh; và con tin Má cũng sẽ thương bé Nhựt – dù Má chưa một lần biết mặt nó –, nên trong một điều con đã căn dặn vợ, vì con biết vợ con tuổi hãy còn quá trẻ, không thể sống mãi như vậy để tiếc thương con, cô ấy cần phải có chồng khác để lo cho tương lai lâu dài, cho nên con đã dặn: “Nếu em bước thêm một bước nữa, hãy giao con của anh lại cho Ngoại chúng nuôi, vì anh không muốn bất cứ ai hành hạ con anh”. Nếu số phần của con đã kết thúc vào đúng cái tuổi 30 như có lần vợ con nghe ai đồn, đã đến xác Cậu Chín Kiên Giang cầu hồn. Nghe vợ con kể lại rằng, xác Cậu Chín nói tiền kiếp của con là một vị tiên trẻ trên trời có tính háo thắng, một hôm đi chơi đã đánh vị tiên bạn đến hộc máu dở sống dở chết nên bị Ngọc Hoàng phạt xuống trần gian. Vị tiên kia ôm mối hận quyết phải trả, ông ta trốn thiên đình xuống trần gian tìm suốt ba mươi năm mới gặp và quyết rửa mối thù xưa. Bởi vậy nếu tin có số mạng và những điều huyền bí mầu nhiệm thì năm nay con phải trả món nợ vay trong tiền kiếp, âu đó cũng là “trời kêu ai nấy dạ”, con không tiếc rẻ gì đâu. Mỗi lần thay mặt vào thăm Má tôi, đứa cháu thường mang thuốc ho, xoài và bánh bao cho bà.


Những khoản tiền trước đây con gởi về, anh chị Bảy đã gởi vào quỹ tiết kiệm, mỗi khi cần mua sắm gì thì anh chị ấy rút ra để lo cho Má, Má hãy an tâm. Anh chị Bảy con nghèo, con biết, nhưng anh chị là người trực tính, chân thực, con tin là sẽ đóng trọn vai trò mà con đã ký thác trước khi nhắm mắt xuôi tay. Con có dặn anh chị Bảy, nếu hoàn cảnh đưa đẩy, gia đình anh chị được xuất cảnh ra nước ngoài, thì giao tiếp phần lo cho Má (nếu lúc đó Má hãy còn sống bên cạnh cháu con), cho anh chị Năm (là anh cả của tụi con), kể cả quỹ tiết kiệm nữa. Chắc chắn anh chị Bảy sẽ làm tròn ước nguyện đó của con. Những điều trăng trối và chia biệt tình anh chị em của con, con đã gởi riêng cho anh chị Bảy, để anh chị ấy thông báo riêng với các anh chị Năm, anh chị Sáu và anh chị Tám của con rồi. Con đã tha thiết yêu cầu mọi người, thương con thì hãy giữ kín giùm, để anh chị Bảy hằng năm làm cái công việc đọc thư của con cho Má nghe. Má đã hiểu lòng con trai Út của Má chưa?

Vậy đây là những dòng cuối cùng con trai Út của Má viết cho Má. Xin phép Má cho con căn dặn vợ con, là khi con từ giã cõi đời, hãy chít lên đầu con một vành khăn tang trắng, xem như con là đứa con bất hiếu đối với mẹ già phải chịu cảnh tre già khóc măng! Ðời nầy, kiếp nầy, Mẹ con ta mãi mãi chia lìa nhau. Hôn Má và vĩnh biệt Má thương kính nhứt đời con. Hãy tha thứ những gì không phải của con đối với Má suốt ba mươi năm qua, từ khi con mở mắt chào đời và trong vòng tay chở che dắt dìu của Má. Một lần sau cuối, con xin lạy Má hai lạy để tạ ơn sâu và vĩnh biệt. Con bất hiếu của Má. Út TÂM.

2

Trời Houston bây giờ đã sang thu. Thời tiết ở đây bất thường quá. Nóng đó rồi lạnh đó. Trung thu đã trôi qua. Tôi sang định cư tại Hoa Kỳ giữa năm 1993, nghĩa là sau khi làm tròn lời ký thác của em trai tôi – Út Tâm, là liên tiếp mười năm, vào đúng cái ngày cúng giỗ của chú ấy, tức ngày 13 tháng 7 âm lịch hằng năm, tôi mang thư ra đọc cho Má tôi nghe. Tôi không dám nói là mình đã cúng ai, mà chỉ nói là cúng rằm tháng bảy cho yên nhà yên cửa. Má tôi nghe đọc thư thì sụt sùi khóc và trách “Thằng Út Tâm đã quên mất Má nó rồi. Ði gì mà biền biệt hổng chịu dìa thăm. Má có chết đi chắc không thấy mặt nó”. Mỗi lần nghe câu đó, tôi xốn xang nước mắt trào ra, nhưng tôi vẫn cố đóng kịch, dù rằng trong lòng đã đẫm ướt lệ thầm. Ðến khi đọc lá thư thứ mười, Má tôi chẳng khóc mà lại cười. Bà nói rằng, “Thằng Út Tâm giỡn gì mà kỳ cục vậy, Má mà đi qua tới bển thì nó chết với Má!”. Và chuyện Út Tâm đã chết, từ đó đến mãi sau nầy, Má tôi xem như nửa đùa nửa thật – bán tín bán nghi – , gặp ai bà cũng hỏi “Thằng Út Tâm sao lâu quá không về thăm Má? Nó có gởi thơ từ dià nữa không?”. Có lần Má nói: “Tao qua Xóm Chài gặp vợ Bảy Hữu nói có nghe tin thằng Út Tâm chết, tao la bả quá chừng. Ðừng có nói bậy!”. Chúng tôi mới nói với Má là “Dì Bảy nói đúng Má à, Út Tâm đã chết thật rồi, nó bệnh, Má vẫn không tin sao?”. “Tin”. Sau đó bà lại cười... Những lúc đó tôi như bị hụt hẫng trong một cõi hư vô nào đó. Tôi vẫn nhớ lời căn dặn của Út Tâm, thường xuyên mua thuốc ho, mua xoài cho Má tôi ăn, kể cả bánh bao mà Má tôi thích. Má tôi vẫn sống trong quê với anh chị Năm của tôi, cách một vài tuần vợ chồng tôi đèo nhau trên chiếc xe đạp ôm của tôi vượt hơn hai mươi cây số để về thăm Má, mua đồ cho Má ăn, đưa tiền cho Má bỏ túi xài... Cho đến một ngày giữa năm 1993, tôi phải bịn rịn chia tay Má tôi một lần nữa để chính thức ra đi theo diện HO. Ban đầu tôi nói: “Con được đi qua Mỹ, sẽ tìm thăm mộ của Út Tâm”. Má tôi cười: “Út Tâm ở đâu mà con đi thăm mộ nó?”. “Út Tâm chết ở Mỹ, Má không nhớ sao?. “Nhớ chớ! Mà con lại bỏ Má nữa sao? Con không còn thương Má nữa sao?”. Nghe câu hỏi đó, tôi chợt cảm nhận khoé mắt mình nóng lên bởi hai dòng lệ tự nhiên chảy dài xuống má. Tôi nghẹn ngào không nói được lời nào, ôm vai Má hồi lâu mới nói vỏn vẹn mấy chữ: “Con thương Má lắm, nhưng hoàn cảnh con phải đi. Má thương con hãy vui lên cho con được yên tâm ra đi”. Má không khóc mà lấy tay vò đầu tôi tỏ vẻ âu yếm khiến tôi càng chạnh lòng hơn. Năm đó, Má tôi tròn 80 tuổi. Tôi ra đi xem như vĩnh viễn không còn gặp lại người mẹ hiền thương kính của mình, nếu như hoàn cảnh chưa cho phép tôi trở về quê hương thăm Mẹ.

Bây giờ tôi vẫn thường xuyên làm công việc của em tôi – Út Tâm – là liên lạc thư từ về một đứa cháu ở thành phố Cần Thơ, để mỗi tháng hai ba lần vào Trường Long thăm Má tôi đang chung sống với gia đình anh chị Năm của tôi. Tôi không viết thư để đọc cho Má nghe nữa, vì dù sao Út Tâm đã nghĩ ra một cách làm hết sức thiêng liêng của một con người đối với Mẹ kính yêu, chưa chắc gì đã có một trường hợp thứ hai tương tự. Tôi rất trân trọng lòng hiếu thảo của một đứa em, biết mình sắp vĩnh viễn từ giã cõi đời, mà vẫn muốn tấm lòng chăm lo săn sóc Mẹ tiếp tục cho đến mười năm sau mới chính thức kết thúc. Tuổi đời 30 của em tôi hiện diện trong cuộc sống nầy, cộng với mười năm sau đó vô cùng ý nghĩa. Năm tháng qua mau, nhưng việc làm cao đẹp của một con người mãi mãi hằn sâu ít nhứt trong lòng của những người trong cuộc. Cảm ơn Út Tâm – em tôi – đã cho tôi thắm thía lòng hiếu thảo đặc biệt của một con người trong cõi nhân sinh nầy.


13 tháng 7 âm lịch năm Canh thìn 2000
cúng giỗ thứ 17 của em tôi.


LÊ CẦN THƠ

Enter supporting content here