Trang Mục Góc Sân Trường Nhà là những thông
tin, liên lạc, tin tức vui, buồn xảy ra cho những người PTGĐTĐ khắp
nơi.
Trang Nhà rất
mong nhận được sự cộng tác của nhiều người để Trang
Mục nầy trở thành món ăn tinh thần, là nơi gặp gỡ Thầy
Trò, đồng môn, bạn hữu. Bài cộng tác có thể là
bài văn hay bài thơ kể chuyện vui buồn trong cuộc sống, là những
kỷ niệm, những trang lưu bút cũ, những tấm ảnh cũ, là lời
nhắn tin, v.v…cần trao gởi đến những người trường nhà.
Tin Quê Nhà
______________________________________________________
23, 24 Tết theo tục
lệ cổ xưa mọi nơi, mọi nhà ai cũng đưa ông Táo, nhưng
không thấy ngày rước ông trở về. Chưa thấy ổng bao giờ
mà mình cũng rộn ràng vui nhà, vui cửa.
Với những
cựu học sinh già như chúng tôi, còn chút phước riêng có
ngày vui được đón thầy mình nhân dịp cuối năm. Thầy
là bậc ân sư đã gần gũi
bao nhiêu năm tận tâm đem hết tâm huyết dạy dỗ,chăm sóc,
rèn luyện mở mang trí tuệ cho ta từ cái thuở còn ngây thơ
trong sáng. Để ai cũng có đầy đủ trí đức sống
hội nhập với cuộc đời một cách tốt đẹp. Chúng ta phải
luôn tâm niệm ghi nhớ công ơn thầy.
Những người thầy
ở gần lần lượt về Trời hết chẳng còn ai. Không còn
niềm vui những buổi họp mặt có thầy, có trò.Thỉnh thoảng
có thầy ở xa còn nhớ học trò mình lặn lội về thăm,
thật ngược đời; thật ngại ngùng cho đám học trò như
chúng tôi. Chính vì vậy càng thấy thương thầy vô cùng.
Vào tháng chạp Âm lịch, các bạn trong ban tổ chức năm qua dù
không phải học trò thầy Lê Đức
Cửu cũng thăm dò han hỏi. Có
nghe thầy về không? Tôi chưa nghe gì cả. Mà cũng không dám
hỏi. Hỏi có nghĩa là nhắc thầy...nhưng chúng tôi không
có phương tiện đón thầy chẳng lẽ đành lòng để
thầy lớn tuổi lủi thủi đi xe đò. Nên không dám khơi
màu...chỉ chờ các nhóm Chs PTG trẻ có đầy đủ phương
tiện ra tay lo việc đón rước như mọi năm, chúng tôi đám
già được cơ hội mời thầy ngày 24 Tết.
Đúng thế, ngày 21/1/19 tôi được phone thầy Lê Đức Cửu thông tin "Thầy
sẽ xuống Cần Thơ ngày 23 Tết( 28/1/19) Và sẽ gặp nhóm chúng
tôi ngày 24".Tôi biết thầy về chung theo đoàn cùng các
thầy cô và dỉ nhiên dành ưu tiên cho đám Chs trẻ niên
khóa 61 -68 sau chúng tôi. Thật cảm ơn các bạn trẻ ra tay nghĩa
hiệp mở đường cho chúng tôi hưởng ké ngày 24. Thật
tuyệt vời.
Nhưng có điều đáng nói là thầy vừa trải qua bịnh
Zona mới tạm ổn nhưng do di chứng bịnh gây đau nhức dây thần
kinh, thầy còn đi cà nhắc vậy mà vẫn quyết tâm về Cần
Thơ vì chúng tôi. Ôi tình thầy trò sao nặng tình nặng
nghĩa đẹp đến thế?!
Rất hân hoan chào đón quí thầy cô về tham dự buổi họp
mặt Tất Niên của chúng tôi. Một cuộc họp bỏ túi của
đám Chs thuộc XÓM NHÀ LÁ đang ở độ tuổi U 80 kề
cận các thầy.
Tôi đã thông báo tin nóng nầy và trân trọng mời các
bạn đồng song, đồng môn. Ưu tiên cho các bạn có học
với thầy và khao khát muốn gặp thầy. Các bạn tôi đã
già cả như tôi. Có khi mời mà đến ngày không nhớ
để đi. Tôi phàn nàn thì chị khoe mình đã 80 rồi,
có còn trẻ gì không quên. Còn có chị cứ hỏi tới
hỏi lui ngày giờ nào ở đâu. Nói xong rồi lại quên, tôi
năn nỉ nên viết lại, để có quên thì xem cho chắc ăn.
Cho nên mời các chị tôi cũng cảm thấy trách niệm mình
rất lớn. Mấy bả quên không đi, kể như ế, ăn chết luôn
tới qua Tết. Nếu gặp mửng nầy mấy ông tổ chức sẽ dủa
tôi một chập. Thiệt là khổ!
1/ Đến Khách Sạn Hạnh Phúc
đường Lý Hồng Thanh Cái Khế
Trưa ngày
23 âl được tin thầy đã đến Cần Thơ sẽ nghĩ ngơi
và dự tiệc buổi chiều tại KS Hạnh Phúc, nhóm chúng tôi
do anh Huỳnh văn Hòa hướng dẫn Ngô Văn Thanh, Anh chị Đinh Thị
Hiệp - Phan Văn Tư và Kim Quang tôi đã hẹn nhau đến để
chính thức trân trọng mời quý Thầy Cô dự buổi tiệc Tất
Niên sáng 24 âl của
XÓM NHÀ LÁ chúng tôi.
Đồng môn PTG niên khóa 61-68 vừa là chủ KS vửa là công
ty xuất khẩu trứng vịt muối. Chúng tôi được ông bà
chủ ân cần mời ở lại dự tiệc, chúng tôi cũng mời ngày
hôm sau nhưng cả đôi bên đều từ chối.
Đến đó
mới biết các đồng môn trẻ là đại gia, hằng năm tổ
chức tiệc thịnh soạn. Năm nay có cả 300 người tham dự bằng
nửa Đại Hội trường mình ở hải ngoại .Cho xe đưa rước
thầy cô từ Sài Gòn về Cần Thơ với đầy đủ tiện
nghi quá chu đáo. Nhìn lại chính mình đúng nghĩa là
XÓM NHÀ LÁ...thấy tủi thân già lúc nào cũng chẳng được
chểm chệ tí nào. Là con ếch làm sao phình bụng to cho bằng
con bò được. Các bạn giàu có nhưng không phụ nghĩa,
giữ tấm lòng tri ân thầy cô và hào phóng với đồng
môn. Thời gian trôi xa nhưng các bạn vẫn giữ cái tâm của
mình "Tôn Sư trọng đạo" Các bạn như trăng rằm, thật
sáng giá, đức độ đáng ngưỡng mộ.
2/Tất
Niên tại LÚA NẾP
Buổi Họp Mặt Tất Niên đúng 9g sáng ngày 24 Tết ( 29/1/19 ) tại
nhà hàng LÚA NẾP, ở cái chỗ không có tên đường,
nhưng đi xe ôm, taxi thì họ rành. Còn già lẩm cẩm thì
đi kiếm chắc tới chiều. Tôi đi rồi, vậy mà đi nữa cũng
mù tịt!
8g sáng ngày 24, tiền bối đồng môn Nguyễn Lương Sinh cho sư
tỉ Lệ Huỳnh, Kim Tiền và tôi quá giang xe để tới điểm
hẹn. Thật may phước cho mấy bà già ngớ ngẩn. Giao mạng
cho ông Lương Sinh chỡ, cũng là một ông già sắp 82 lái xe mà không
biết có rành chỗ không nữa. Tôi cứ hồi hộp lo sợ hỏi
hoài xem chừng ổng có nắm địa điểm vửng không. Tôi
ngại đi hoài không tới điểm hẹn, thầy sẽ tới trước
mình.
Cũng may, ông L.Sinh tuy lớn tuổi nhưng còn minh mẩn chưa lẫn nên
đã đưa chúng tôi tới nơi an toàn đúng giờ giấc.
Mừng muốn chết.
Vào tới nơi đã có Ngô Văn Thanh, Trần Phù Thế, Huỳnh
Phước Duyên, Nguyễn Minh Triều và có một số các chị đã
đến trước. Tôi cũng thấy cặp đôi hoàn hão Dương
Văn Gia và Lương Liên Hoa tới nơi. Từ từ các chị đến
đủ và sau cùng anh Huỳnh văn Hòa có xe nhà, anh lại tận
tình đi rước các thầy cô từ khách sạn HẠNH PHÚC
về đến. Thầy trò tay bắt mặt ôm nhau mừng vui khôn xiết...Thầy
trò chúng tôi đi tim niềm vui. Cuối đời có gì để
vui ngoài những giây phút nầy. Một thoáng nghe xúc động trong
lòng.
Chụp ảnh kỷ niệm với
3 Cựu GS: GS Lê Đức Cửu, GS Võ Văn Phi và GS Nguyễn Thị Liễu
Huê
Bây giờ tôi có thể liệt kê danh sách tham dự:
A. Cựu Giáo Sư trường
PTG hiện diện gồm có:
1/ Cựu
GSPTG Lê Đức Cửu ( Sài Gòn)
2/ Cựu GSPTG
Võ Văn Phi ( Sài Gòn)
3/ Cựu GS
PTG Nguyễn Thị Liễu Huê ( Sài Gòn)
4/ Cựu GSPTG Dương Văn Gia ( Mỹ)
B. Cựu Học Sinh PTG gồm có:
1/ Ngô Văn Thanh ( Carolina)
2/
Trần Phù Thế ( Carolina)
3/
Huỳnh Phước Duyên ( Cần Thơ)
4/
Huỳnh Văn Hòa ( Cần Thơ)
5/
LS Nguyễn Hữu Phòng ( Cần Thơ)
6/
LS Hồ Trung Thành ( Cần Thơ)
7/
Vương Thủy Tùng ( Cần Thơ)
8/
Trần Văn Sung ( Cần Thơ)
9/ Nguyễn
Minh Triều ( Trà Ôn)
10/ Hồ Trung Hiển
( Cần Thơ, em của HTT)
11/ Học Trò
Rễ Phan Văn Tư ( phu quân của Đinh Thị Hiệp)
12/ Đoàn Thị Kim Anh ( ái nữ của GS Đoàn Văn
Trương)
13/ Lương Lệ Quỳnh
( Cái Răng)
14/ Nguyễn Thị Kim Tiền
( Cái Răng)
15/ Phạm Thị Tư
Bé .....Cần Thơ
16/ Đinh
Thị Hão ........ ......nt
17/ Trần
Nguyệt Ánh ..........nt
18/ Lâm Kiều
Mỹ ............ ..nt
19/ Bùi Thị Kim
Hoàng ... ....nt
20/ Hàng Ngọc Huệ
......... nt
21/ Nguyễn Thị Thu
22/ Trần Thị Thu Ba ... .......nt
23/ Đinh Thị Hiệp
24/ Lương Thị Liên Hoa ( Mỹ)
25/ Võ Thị Lang.................nt
26/ Phan Thị Ngọc Thanh... nt
27/ Trần Huỳnh Mai............nt
29/ Nguyễn thị Thủy......... nt
29/ Nguyễn Kim Quang (CR)
Anh Hòa rước thầy đến
Lúa Nếp. Bên phải là CHS Lương Liên Hoa
Đứng: Liên Hoa, anh Hòa. Ngồi:
anh PVTư, VTTùng,
Thầy Lê
Đức Cửu, LS/ HTThành, Thầy Võ Văn Phi, Cô Nguyễn Thị Liễu
Huê
Trái:
Võ Thị Lang, Thu Ba, NT Thủy, HMai, Nguyệt Ánh, Tư Bé, Ngoc Thanh, Kim Tiền,
Lệ Huỳnh
Trái: Chị Hão, Chị Hiệp,
Kiều Mỹ, Ngọc Huệ, NgT Thu, Kim Hoàng
Khi Thầy Cô và các bạn
vào bàn chuyện trò, chúng tôi 4 người tủa nhau chụp hình.
Anh Ngô Văn Thanh chào mừng Thầy cô cùng đồng môn và
giới thiệu chương trình buổi họp mặt.
Anh kể lại quá trình
xúc tiến việc tổ chức. Khi được tin thầy về Cần Thơ
là lúc anh đang nằm bịnh viện, vậy mà khi được tin vui đó
anh cảm thấy như phấn chấn, khỏi bịnh ngay, để kịp thời lảnh
nhiệm vụ cùng các bạn của anh nhiệt tâm, nhiệt tình lo hoàn
tất việc tổ chức ... Chính tôi thấy lo khi biết anh trong bịnh viện,
sợ không ai cán đáng việc tổ chức để có được
buổi họp mặt ấm cúng trong tình thầy trò bè bạn hôm
nay. Nhưng mọi việc đều lướt qua đi thật tốt đẹp...Chúng
tôi biết ơn các anh cho chúng tôi những giây phút hội ngộ
cùng thầy cô và bè bạn trong khung cảnh yên tĩnh như thế nầy. Chúng
tôi cảm thấy vui vì thầy vẫn còn nhớ đến học trò
cũ và an ủi học trò già bị khuyết tật, có hoàn cảnh
không sáng sủa như nhóm khác. Điều đó làm chúng
tôi thấy thỏa lòng và xúc động.
Ngô
văn Thanh giới thiệu chương trình, Anh Dương Văn Gia và Thầy
Sau
đó Ngô văn Thanh yêu cầu thầy trò dành một phút mặc
niệm cho các ân sư và các đồng môn đã qua đời.
Một phút mặc niệm
Để nối tiếp chương trình anh giới thiệu tôi lên phát
biểu cảm tưởng buổi họp mặt hôm nay.
Tôi bày tỏ tâm trạng
với niềm hạnh phúc của người học trò xưa khao khát hằng
năm có dịp gặp lại thầy cũ tìm lại kỷ niệm thời trẻ
vẫn sống mãi trong lòng dù thời gian trôi qua hơn 60 năm đủ
cho một đời người. Còn sống vẫn còn nhớ từng thầy
cô. Chúng tôi rất cảm động khi thấy thầy trở về tìm
dòng sông cũ bến đò xưa để gặp lại học trò của
mình. Cái tình của thầy làm chúng tôi nhớ mãi khó quên.
Trong dịp nầy chúng tôi cựu học sinh già có mặt hôm nay, trân
trọng cảm tạ các anh trong ban tổ chức:
1/ Ngô văn Thanh
2/ Trần Phù
Thế
3/ Dương văn Gia
4/ Nguyễn Hữu Phòng
5/ Huỳnh văn Hòa
Đã tích cực yểm trợ cho buổi họp mặt hoàn thành tốt
đẹp.
Kim Quang phát biểu cảm tưởng của mình
Thầy Lê Đức
Cửu đại
diện đồng nghiệp phát biểu. Thầy đánh giá cao tình thầy
trò, quí giá biết bao. Sau bao nhiêu năm trò còn nhớ đến
thầy, vẫn dành cho thầy bằng tất cả tấm lòng. Tình thầy
trò mãi mãi bất tận. Mỗi lời chan chứa tình cảm thân
thiết. Giọng thầy êm đềm lưu loát lướt qua những vần
thơ ngọt ngào như dòng suối mát. Đám học trò già
há hốc, thả hồn lắng nghe một cách say sưa.
Thầy Lê Đức Cửu phát biểu
Sau đó tới
mục trao quà cho thầy cô. Anh Hòa trân trọng trao 2 phong bì qùa
cá nhân đến 2 thầy. Tôi đại diện nhóm trao 3 phong bì,
quà khiêm tốn nói lên một chút tấm lòng của nhóm học
trò già gởi đến cho 2 thầy và Cô.
Đến lúc nầy
anh Vương Thủy Tùng trao cho tôi trang thơ nhờ tôi đọc giùm
bài thơ anh nắn nót tặng thầy. Vì bởi anh hết xí quách
không còn hơi để thở làm sao đọc cho nổi nhưng dù vậy
anh luôn có mặt mỗi khi thầy về Cần Thơ. Đọc xong bài thơ
anh, tôi đọc tiếp bài thơ Con Cóc của tôi, rồi chị Đinh
Thị Hiệp cũng lên đọc tặng thầy một bài thơ. Chúng
tôi dù có nói bao nhiêu cũng không đủ đầy cái tình
của người học trò đã mang nặng ân nghĩa thầy.
Mừng Gặp Lại Thầy Xưa
Sáng nay trời mưa bóng mây
Vui mừng gặp lại dáng thầy
thanh tao
Trường mình mái
cũ ngày nào
Bây giờ
cất mới nghe ngào nghẹn tim.
Đón thầy "Lúa Nếp"
đi tìm
Như con sông rộng,
nỗi niềm thầy trao
Thầy
đưa em sang bến đò
Quay
đầu trở lại dặn dò tốp sau.
Thầy ơi bến
cũ lao xao
Đón thầy trở
lại cùng nhau sum vầy
Sông
Hậu năm nay nước đầy
Như
tình trò cũ vẫn dầy mãi thêm.
Ngày nào
lớp học êm đềm
Những
điều thầy dạy em đều khắc tâm
Không lâu, thầy tóc hoa răm
Bây giờ, tóc trắng : nảy mầm thật mau.
Kính mong gặp lại năm sau
Thầy bình an như ngày nào : em vui.
Mưa mây rụng xuống bến đời
Trắng con sông rộng giữa trời
mùa Đông.
Thương thầy biển cả mênh
mông
Cầu thầy sức khỏe
trăm năm tuyệt vời !
Dương hồng Thủy
* Kỷ niệm gặp lại Thầy Lê
đức Cửu tại "Lúa và Nếp"
Bãi Cát - Cần Thơ ngày 29/01/2019 (24 tháng
Chạp)
Thầy
Tôi
Viết choThầy
LÊ ĐỨC CỬU
Nhân ngày họp mặt 24 Tết năm Mậu Tuất
( 29/1/2019)
Hân hoan đón, thầy trở lại vườn
xưa
Để lắng nghe bầy
chim gìa hay hót
Dư hương
ngày cũ, nồng nàn vị ngọt
Nên thầy trò còn mãi miết đi tim
Mùa
Xuân đến, thầy nhớ nơi kỷ niệm
Bước chân về miền đất cũ Cần Thơ
Bao hình ảnh tuy xa vẫn chưa mờ
Nghe vướng víu nặng tình trong
nỗi nhớ
Dòng sông cũ nắng ươm vàng
nơi đó
Nước lung linh
hòa quyện gió hiu hiu
Những
cánh hạc vờn bay dưới bóng chiều
Như nuối tiếc khung trời xanh một thuở
Thầy
tám lăm, không ngại khó sợ khổ
Gặp gỡ thăm môn đồ cũ ngày xưa
Thương nhớ thầy, sao nói
hết cho vừa
Nghe tràn ngập
tình thầy trò khôn xiết
Nói với thầy
bằng tấc lòng tha thiết
Cầu
mong sao thầy khỏe thật lâu dài
Giữ tình thương còn đẹp tới ngày mai
Hong trái tim thầy trò luôn
ấm áp.
20/1.19
kimquang
Gặp Lại Thầy
Kính tặng thầy Lê Đức
Cửu
Nghe
tin thầy đến Cần Thơ
Chúng
em sung sướng như mơ ngày nào
Lòng luôn rộn rã nao nao
Con tim thổn thức xuyến xao ngập tràn
Nhớ từng ánh mắt dịu dàng
Lời nào giảng dạy âm vang khắp
phòng
Hòa cùng ánh
nắng sáng trong
Sân trường
xào xạc thong dong hàng dừa
Nét
ghi trên bảng ngày xưa
Rõ
ràng kiến thức đủ vừa nội dung
Dù cho cách biệt nghìn trùng
Thời gian xa tít mịt mùng bao nhiêu
Cũng không phai nhạt những điều
Mà lời dạy bảo bao chiều thân
thương
Chúng em lo nghĩ
vấn vương
Tình hình
sức khỏe có thường bình an
Ngắm trăng trà nhắp hưởng phần
Xuân về Tết đến muôn vàn phúc ân
Tinh thần minh mẫn vô ngần
Bách niên giai lão muôn phần
yên vui
Đinh Thị Hiệp học sinh của thầy
niên khóa ( 55-56, 56-57)
Để không khí thoải mái hơn anh Ngô Văn Thanh vốn có máu
văn nghệ, nên anh hào hứng lên trình diển một bài hát
"Và Tôi Cũng Yêu Em". Vừa đàn Guitar vừa hát giúp
vui.
Mục sau cùng là những ai còn ghi nhớ kỷ niệm về các thầy
lên nhắc nhở gợi nhớ cho các bạn ôn lại kỷ niệm cũ.
Chị Đinh thị Hiệp, anh Huỳnh Văn Hòa và anh Hồ Trung Thành
tuần tự nhắc về các thầy Lê Đức Cửu, Võ văn Phi và Đoàn
văn Trương...và nhiều thầy khác với những tính cách
đặc biệt vui vẻ dễ gần gũi với học trò và những tính
cách làm học trò ngán ngại..Những ấn tượng đẹp về
thầy vẫn sống mãi với thời gian
Đinh Thị Hiệp nhắc lại kỷ niệm về các thầy
Anh Huỳnh Văn Hòa kể chuyện về các thầy
Trái: Anh Huỳnh Phước Duyên, chị Võ Thị Lang, Anh Huỳnh
Văn Hòa
Anh
Trần Phù Thế, Minh Triều, Lương Sinh
Tiễn Thầy Cửu
Tiễn Thầy Phi
Tiễn Cô Liễu Huê
3 Ảnh trên: Các bạn tiễn các Thầy Cô ra xe
Hơn 12g trưa các thầy, cô tạm biệt, chúng tôi đưa tiễn
thầy ra xe về Sài Gòn dù anh Hùynh Văn Hòa đã lên kế
hoạch trước sẽ đưa Thầy Cô đi thăm viếng những chỗ đặc biệt của Cần Thơ
như vườn Sinh Thái Mỹ Khánh, Thiền Viện Phương Nam...nhưng
chương trình của các Thầy Cô không thể tiếp tục như
thế, sẽ trễ chuyến trở về thành phó trong ngày.
Chia tay, thầy trò bè bạn còn quyến luyến nhau, còn nấn
ná thêm chút thời gian. Thầy đi tình thầy còn ở lại.
Tình trò còn mãi miết theo sau.
Cái duyên Thầy trò còn dài, sẽ nối tiếp trong
tương lai. Hãy lạc quan một ngày không xa thầy trò ta sẽ hội
ngộ.
Thầy kính yêu ơi! Chúng em rất cảm động và cảm ơn
thầy. Dù cuộc đời nhiều đổi thay, dù chúng em có già
đi nữa, có nghèo khổ ra sao, thầy không bỏ mặc, vẫn dành
cho chúng em một chỗ trong lòng thầy.Tinh thầy bao la như biển cả mênh
mông. Thế là quá đủ, chúng em cảm thấy vô cùng hạnh
phúc ở cuối cuộc đời khi nghĩ về thầy.
Cai Răng ngày 31/1/2019
Hai buổi họp mặt với Gia đình
chị Tôn Thị Mỹ ở Canada
Tại
Resto và Lúa Nếp ở Cần Thơ ngày 6 và 9/1/19
Nghe tin chị TÔN THỊ
MỸ cùng gia đình ở Canada _người bạn học cùng lớp với
tôi thời trẻ_ sẽ về tới VN tại Cần Thơ vào ngày 6/1và
lưu lại Cần Thơ đến sáng ngày 10 tháng 1/ 2019 sẽ rời VN
Chị và
phu quân cùng với Linh_đứa con gái và cậu cháu ngoạ_ chung
chuyến từ Canada sang Singapore để thăm con trai Út làm việc tại đây
.Sau đó hai con trai lớn là Hoàng và Bảo làm việc Thái Lan
sang Singapore họp mặt gia đình để cùng nhau xuất phát về Việt
Nam. Tổng gia đình gồm 6 người lớn và đứa cháu ngoại
sẽ lên đường về VN
Đó là giấc mơ của các cháu, khao khát về thăm quê
hương và Sóc Trăng là quê cha mẹ. Thật đáng quí
khi các cháu ra đi lúc còn nhỏ mà giữ được cái
tình đối với quê hương tổ quốc. Ngay cả cậu bé
cháu ngoại mới 9 tuổi không biết nói tiếng Việt vậy mà
cũng biết xác định dòng giống Lạc Hồng "I am Vietnamese. My homeland
is VietNam". Nghe bà ngoại thuật lại, mấy lời cháu nói tôi thật
xúc động thấy thương cháu biết bao. Tuy còn nhỏ, không nói
được tiếng mẹ đẻ mà cũng biết được cội nguồn.
Chị Mỹ
và gia đình đáp chuyến bay từ PHÚ QUỐC tới Cần Thơ
lúc 14g30 và đặt khách sạn ở VinPearl ở đường 30 tháng
4 trên con đường cũ từ Cái Răng đến Cần Thơ. Chị
vừa đến nơi liền gọi tôi cho hay chị đã nhận tin bè
bạn cùng lớp sẽ gặp chị tại quán ăn Resto ở Lý Tự
Trọng. Tôi hết sức vui mừng trực tiếp nghe được tiếng nói
của Mỹ. Chúng tôi xa nhau đã lâu, 57 năm xa cách lần nầy
chúng tôi được hội ngộ cùng nhau.
Tôi có cảm giác như
mình đang mơ...Ngày nào chúng tôi còn trẻ, thoáng một
cái, bây giờ đã đến tuổi U 80 mới gặp lại, ai nấy
cũng đã già rồi. Tôi nghe bùi ngùi tiếc một thời đã
đi qua vội. Cái tuổi thần tiên đáng yêu tít tít đã
biệt mù .... Nhớ thầy cô ban bè thời ấy vô cùng.
Tuổi thần
tiên một thời đi qua vội.
Bởi dâu bể tóc xanh đã bạc màu
Ta ngỡ ngàng gặp lại
tưởng chiêm bao
Nghe nuối tiếc một thời đầy hoa mộng (KQ)
1/ Ở
Resto Lý Tự Trọng Cần Thơ
17g20 PTG Ngô văn Thanh chở tôi tới điểm hẹn... Lúc đó
còn sớm.. tôi đến trước để các bạn thấy tôi để
các bạn già yên lòng, không e ngại phải nhầm chỗ.
Tôi bước
vào quán thấy ngay chị Phan thị Ngọc Thanh - con của Giáo Sư Pháp
Văn PTG Phan Văn Đặng có mặt ngồi chờ. Chị than phiền vì
không thấy ai tới chị sợ đi không đúng chỗ định đi
về...Chị đi đúng chỗ nhưng sớm hơn giờ mời. Tôi thấy
một bà già đi đúng chỗ rất mừng có nghĩa là người
già còn minh mẫn.
Họp mặt buổi chiều tôi rất ngại, người già mắt mờ,
tai lãng đi ban đêm khi trời sẩm tối như mộng du, không nhận
ra nơi chốn đi và đến. Nhưng cũng may lời mời được
hưởng ứng, mời chị nào cũng không từ chối, tất cả đều
háo hức đến, mong muốn được gặp lại bạn cũ.
Người tuy
già nhưng vẫn mong đợi...một niềm vui.
Tôi nhìn ra cửa đã thấy
đôi uyên ương già Dương Hồng Thủy đang xuống xe đi
vào. Sư huynh DHT mấy bửa nay bị huyết áp lên tới 20, tưởng
đâu đứt bóng, nhưng nghe tiểu muội về Cần Thơ nôn nao
quyết tâm đi đón. Bởi vậy hôm nay đi có bà xã theo
hộ tống không dám bỏ đi một mình sợ người lính già
gục ngã tại chiến trường. Trông mặt mày hớn hở, cười
hơi móp méo nhìn quanh có lẽ quan sát tìm nhân vật chính
hôm nay. Gia đình Tôn Thị Mỹ đến sau một lát. Nhờ thấy
hình TT Mỹ mấy năm qua tôi nhận ra ngay, mừng quá bèn chạy ra
ôm chầm bạn. Sau 57 năm cô bạn nhỏ xiếu ngày xưa - như nàng
Út trong truyện cổ tích - trong lớp ngồi ở bàn nhì bây giờ
đã thay đổi ngoại hình, người tròn tròn, sắc diện
rạng rỡ còn phảng phất hương Xuân. Mỹ phục sức rất
giản dị không xa hoa. Tôi cảm thấy bạn của mình thật dễ
gần gũi, thật dễ thương. Anh DV Hiền, ông xã của Mỹ cao to,
rất đàn ông, vui vẻ năng động, dù mới gặp lần đầu
nhưng chúng tôi thấy anh dễ hòa nhập với bạn bè của bà
xã. Anh rất dễ mến. Các con, lịch sự từ tốn, chúng tôi
có thiện cảm ngay từ lúc đầu mới gặp, nhất là cháu
ngọai đẹp trai đáng yêu. Một gia đình thật hoàn hảo.
Sau đó xe đưa Huỳnh Mai tới nơi. Các bạn thấy HM hay quá
phải không? Mắt lòa mà vẫn lạc quan tích cực đi bất cứ
nơi đâu để họp mặt, chẳng e ngại tí nào cả. Đi
không lạc và cũng chẳng ngán ai, chỗ nào cũng xông xáo.
Chị ấy có nhiều cái gương để học tập, đó là
"bình tâm và vui vẽ chấp nhận nghịch cảnh". Mấy bửa
nay chị mong ngóng Tôn Thị Mỹ vô cùng...
Đôi bạn ôm
nhau vui mừng khôn xiết. Một người bạn đi xa biệt mù không
biết tin tức. không hề liên lạc, mình nghĩ chắc hết đời
không mong gì gặp gỡ lại.
Vậy mà tới lúc nầy tay bắt mặt mừng vui biết bao...!Còn chị
Thu Ba và Đinh Thị Hiệp sao chưa thấy? Đúng là mấy bà già!
Một bà tới mà chẳng dám vô, vì mắt lờ lệch không
thấy ai quen. Còn Đinh thị Hiệp lẩn thẩn tưởng ngày giờ
hẹn vào ngày hôm sau.
Tôi phải phone để hú, cuối cùng mấy bà lão cũng đến
đủ. Tôi thở cái khì cảm thấy trút được cái
lo... vì cứ nom nóp sợ không đến đủ sẽ bị ế...
Bây giờ có thể báo cáo thành phần gồm có
1/ Chs PTG Tôn
Thị Mỹ, Canada
2/ Học trò rễ Dương văn Hiền ( phu quân của chị MỸ)
3/ Chs PTG Đinh Thị Hiệp
4/ Học Trò Rễ Phan Văn Tư ( phu quân của chị Hiệp)
5/ Chs
PTG Dương Hồng Thủy, Cái Răng
6/ Học Trò Dâu ( phu nhân của của VTT)
7/ Chs PTG Ngô Văn Thanh, Carolina
8/ Chs
PTG Võ thị Lang, Cần Thơ
9/ Chs PTGTrần Thị Thu Ba, Cần Thơ
10/ Chs PTGTrần Huỳnh Mai, Cần Thơ
11/ Chs PTG Nguyễn Kim Quang
Và các con của chị Tôn Thị Mỹ
Gia Đình chị Tôn Thị
Mỹ
Chị Mỹ và các bạn cùng lớp> Đứng >KimQuang
Ngồi> Ngoc Thanh, Huỳnh Mai, Đinh Thị Hiệp,
TT Mỹ
Từ Trái> Thu Ba, Dương Hồng
Thủy,TT Mỹ,
Chị Tùng, Huynh
Mai, Ngoc Thanh
Anh DV Hiền, Ngô Văn Thanh, Thu Ba,
Phan văn Tư
Bửa ăn chiều được diễn ra trong không khí thoải mái, khiêm
tốn, đơn giản.
Vừa ăn vừa nói chuyện rất cởi mở vui vẻ. Dù chúng tôi
mới gặp anh DV Hiền lần đầu hoàn toàn chưa hiểu biết một
chút khái niệm gì về anh, nhưng anh lịch sự tế nhị nói
chuyện thật thân thiện không làm chúng tôi bỡ ngỡ xa lạ.
Anh có giọng nói thật khỏe, đầy nghị lực. Chúng tôi bạn
của TTM tất cả đều có ấn tượng đẹp với anh ngay từ
đầu. Chúng tôi khen Mỹ từ lúc trẻ đã biết nhìn,
biết chọn người bạn đời có phong cách thật tuyệt vời.
Chị Đinh Thị Hiệp và Huỳnh Mai lúc xưa đi học ngồi gần
Tôn Thị Mỹ ở phía trước vì tất cả các bạn có
dáng người tí tẹo, nên cả 3 có lắm chuyện chất chứa
nhiều năm, có cơ hội nhắc nhở bộc bạch nói với nhau. Hồi
xưa dù tôi cùng tuổi với Huỳnh Mai nhưng tôi cao cao nên ngồi
phía dưới xóm nhà lá gần các bạn lớn như Hồng Chị
ThHạnh, Huỳnh Thị Kiều, chị Thu Ba... Ngồi xa thầy cô nên tôi
hay giỡn, chọc ghẹo khều móc các chị ngồi gần... Thu Ba thường
la tôi như con lật đật không ngồi cho đàng hoàng yên ổn,
cứ lăng xăng lít xít. Môn gì tôi cũng có khả năng
học và khoái học, trừ môn Toán. Có lẽ trong lớp may ra, tôi
chỉ học toán hơn nhiều lắm là một người.
Nhớ hồi đó
thấy vui ghê, bây giờ già không được giỡn tiếc quá.
Bao nhiêu kỷ niệm đã trở thành ký ức khó quên.
Lớp
tôi ngày xưa học chung với con trai, nhưng chúng tôi ai nấy rất
đàng hoàng, không có ai lu bu, lộn xộn. Lần họp mặt nầy
có mời anh Trưởng Lớp Ngô Văn Lăng là giáo sư trường
Kỹ thuật mà không biết lý do gì không đi. Còn ông
Mã Hùng Dũng không đi ...tôi nghĩ có lẽ vợ không cho vì
sợ ảnh nhậu quắt cần câu, đi lọt xuống mương (?!). Bạn
cùng lớp còn nhiều, có bạn già trước tuổi, sức khỏe
yếu không góp mặt. Có nhiều bạn ở xa, có những bạn đã
qua đời và có bạn không biết ở phương trời nào nữa.
Chỉ còn liên lạc được chừng ấy bạn đếm không hết
trên đầu ngón tay.
Tôi nghĩ các bạn gặp nhau có nhiều chuyện để nói say sưa.
Tôi thì không ngồi vào bàn mà cứ đi tới đi lui để
rình rập chụp hình. Ngoài ra còn có huynh DHT mặc dù hơi
yếu giọng nói có độ rung, nhưng cũng đứng ở góc
nầy góc nọ bấm máy lia lịa.
Vậy mà DHT cũng đã nắn nót 2 bài thơ dành cho TTM trong
buổi họp mặt hôm nay. Nhưng anh chẳng còn hơi đọc, anh nhờ
tôi đọc giùm, mặc dù tôi cũng rệu rạo lắm nhưng nhờ
hồng phúc nên còn tốt mã, đi còn vửng vàng, và bộ
phận volume còn rất tốt, nghe rổn rảng như sấm vang
Em Sẽ Về (*)
Anh biết rồi đây em
sẽ về
Thăm trường
gặp bạn viếng vùng quê
Bỏ quên sắc thắm mùa hoa phượng
Gởi lại vầng trăng lỗi hẹn thề
Vương vấn em mơ chiều bảng
lảng
Nhớ thương
mái lá cạnh bờ đê
Hân hoan buổi hẹn ra chào đón
Gặp mặt em rồi vẫn tưởng mê !
Dương hồng Thủy
06/01/2019
(* ) kỷ niệm ngày họp mặt chào
đón gia đình đồng môn PTG - chị Tôn thị Mỹ, từ Etobicoke
ONTARIO - CANADA về VN, tại nhà hàng Ý Resto 44 Lý tự Trọng Cần
Thơ, lúc 18 giờ ngày
Ngày
Em Về
Ngày em về
anh ra đón em
Sương
tối mùa Đông trải lụa mềm
Ong bướm ngỡ ngàng người em gái
Đi đâu mất biệt họ cùng tên.
Vui vẻ bên em dáng mẹ hiền
Em đi xứ lạnh đẫy đà thêm
Đón em buổi tối nay vui quá
Đi cạnh em mà ngỡ dáng
tiên.
Cảnh cũ Saint Paul của thuở nào
Pháp văn cùng lớp học xôn
xao
Nhớ lần ngược
gió thơm mùi tóc
Lởn
vởn bên vai quá ngọt ngào.
Dáng cũ
ngày xưa em thật xinh
Phải
chi ngày ấy đừng làm... thinh
Thì nay đâu phải ra chào đón
Và cứ bâng khuâng tủi phận mình.
Mừng đón em về lúc tối thui
Cớ sao lòng dạ mãi bùi ngùi
Người ở bên nầy lao đao
quá
Người đi chưa
chắc hẳn là vui.
Nay gặp em rồi đôi mắt cay
Tối qua thao thức suốt đêm
dài
Mong sao trời sáng
ta hội ngộ
Thỏa nguyện
trông chờ cả tháng nay...
Dương hồng Thủy
* Kỷ niệm lần họp mặt PTG Tôn thị Mỹ từ Etobicoke
ON
về Cần
Thơ ngày 06/01/2019
Đọc xong mọi người vổ tay như pháo nổ, khen
hai bài thơ chan chứa tình cảm ngọt ngào như mía lùi. DHT đã
cúp xương sống mài dủa 2 bài thơ cho TTM cảm động nhưng
không ướt át vì đã hết mùa mưa rồi.
Anh DHT trao cho
TTM 2 bài thơ lưu niệm trong sơ mi đẹp để người về còn
giữ chút kỷ niệm tình đồng môn PTG
Còn tôi chẳng
có gì hết, tôi chỉ biết luôn nhớ về người bạn của
mình tuy xa mà gần. Xa mấy chục năm, tôi vẫn còn người
bạn đáng trân quí và cái tình của bạn dành cho
tôi. Đó là tấm lòng rộng mở của bạn sau mấy chục
năm gặp lại. Dù tôi có nói gì đi nữa cũng không nói
hết được ý nghĩa tốt đẹp đó.
Tôi gởi đến
bạn những cảm xúc chân thật trong lòng, không phải là những
sáo ngữ được sơn phết màu mè
Bước Chân Người về
Viết cho Tôn Thị Mỹ từ Canada - người
bạn cùng lớp
về
Cần Thơ ngày 6.1.2019
Nghe tin bạn từ xa về quê cũ
Mới vào đông mình cứ tưởng xuân về
Nghe trong lòng hoa rộn nở xum xuê
Ôi hao hức chờ bạn hiền
họp mặt
Năm mươi bảy năm đường
quê lạnh ngắt
Chưa
bao giờ mình hội ngộ với nhau
Xa tổ quốc, biền biệt khoảng trời nào
Tuổi thanh xuân, bạn miệt mài
đất khách
Thế giới ảo, không hẹn hò
mà gặp
Dẩu quá
xa, nhưng ngào ngạt tình thân
Trong sâu thẳm tình nghĩa thật trong ngần
Tuổi hoàng hôn, bạc đầu càng thắm
thiết
Bạn trở về ôi mừng vui khôn
xiết
Những vòng tay
ôm chặt những vòng tay
Những đôi mắt nhìn nhau lưu luyến hoài
Nghe ấm áp dâng tràn niềm yêu dấu
Cánh chim chiều tìm cành xưa để đậu
Dòng sông nào còn chan chứa
hồn quê
Khiến người
đi còn khao khát quay về
Nghe nhịp đập trái tim mình thổn thức
Kimquang
Chúng tôi ngồi bên nhau đến 20g, trước khi từ giã anh
DV Hiền ân cần mời tất cả chúng tôi 17g chiều ngày 9/1/19 đến
quán ăn LÚA NẾP để gặp gỡ và thưởng thức những
món ăn đặc sản đồng quê mà người Việt ở nước
ngoài rất ưa thích. Có lẽ quân sư Ngô Văn Thanh vẽ đường
cho anh DV Hiền chọn chỗ lý tưởng đó. Bởi thời gian gặp
gỡ hiếm hoi, lần nầy chưa biết có bao giờ được gặp lại
không, bởi ai cũng già hết nên bảo đi là đi không chối
từ.
Chúng
tôi còn cố kéo thời gian gặp gỡ thêm giây lát rồi lần
lượt rời khỏi tụ điểm.
2/ Ở Restaurant Lúa Nếp
Lần trước
Ngô Văn Thanh đề nghị mời các bạn đến Lúa Nếp nhưng
tôi không đồng tình vì 2 lý do
- Tôi nghĩ sai các bạn ở hải ngoại không
ăn cá đồng... Thành ra thất bại đến Resto không thích hợp
với các bạn từ nước ngoài về
- Các bạn già ở đây, mắt lờ
mờ, nhát gan, không biết địa điểm ngại đi xa nhất là
buổi tối. Tôi muốn chọn trong thành phố để các bạn dễ đi
dễ tìm. Vì có chị hơi lẩm cẩm...
Nhưng hôm nay có thêm
chị Võ Thị Lang một con chiên ngoan đạo từ lúc còn trẻ.
Tới già thời gian của chị để dành cho công tác nhà thờ
hướng dẫn và dạy giáo lý cho đám trẻ và theo đoàn
đi thăm và giúp đở người già bịnh tật và neo đơn
trong đạo. Nhưng khi mời chị sắp xếp đến ngay. Chị sống
rất tích cực. Vẫn với nét mặt và dáng dấp của ngày
xưa, không đượm nét phong trần. Thời gian không làm thay đổi
ngoại hình của chị chút nào.
Khi tôi và Ngô Văn Thanh đến đã thấy chị Lang đang đứng
ở ngõ vào chờ đợi. Một chút xiếu thì thấy gia đình
Tôn Thị Mỹ đi Taxi đến. Tôi có tật lo đi lạc mất nhau
nên hay ngóng trông người nầy người nọ. Đúng là tính
cách của người già lẩm ca, lẩm cẩm. Cũng may là tôi không
con cháu, nếu không chắc nó bực mình cằn nhằn chết luôn.
Thế là chúng tôi chụp hình tại biển hiệu LÚA NẾP để
ghi nhớ kỷ niệm hôm nay
Trái>KimQuang, Võ Thị Lang,
Tôn Thị Mỹ,
Dương Văn
Hiền , Ngô văn Thanh
Rồi kìa, chi Thu Ba cũng đã tới, tôi
khen một bà già thiệt giỏi không đi lạc và Huỳnh Mai cũng
được đưa tới - một cô bạn mờ mắt nhưng rất sáng
tâm sáng ý.
Vợ chồng anh DHT cũng
đến nơi đông đủ, trừ Ngọc Thanh. Rất tiếc vì không
nghe lời mời nên chị vắng mặt.
Tất cả chúng tôi vào bên trong. Tôi như trong Hóc Bà Tó
ra, lần đầu tiên tôi tới đây. Nhìn ngơ ngơ, ngáo ngáo.
Ô chỗ nầy rộng mênh mông trời đất, như bằng khu vực
thị trấn Quận Cái Răng. Rộng gấp đôi siêu thị Co.opMart Cần
Thơ, một chỗ ăn thoáng mát ngoài trời được che mái
đơn giản...tiếp giáp với bờ sông mênh mông im lìm như
mặt hồ mát mẽ. Nếu không phải là quán ăn thì có
thể địa điểm thích hợp cho người có máu mơ mộng
và lãng mạn làm thơ. Với chị Võ thị Lang thì đã
quen đi lại chốn nầy. Còn các bạn Cần Thơ và tôi là
khách lạ mặt ở đây.
Mọi người tự chọn chỗ ngồi. Các con của anh chị Hiền - Mỹ
chọn ở cuối bàn thật xa để được thoải mái hơn
gần chỗ mấy ông bà già.
Cậu Đạt, con trai Út của
Anh Hiền_Mỹ đã chọn thức ăn cho mọi người thưởng thức.
Óc bươu
luộc nè, cá kèo ướp muối ớt nướng, con hào nướng,
tôm nướng, cá lóc nướng, mực nướng, lẩu tôm cá...Các
bạn thấy chưa, thực đơn tấp nập bao nhiêu đó, ăn
té khói luôn. Còn tôi được một dĩa mì xào rau củ
tổ chảng, tôi phải mời 4,5 người ăn tiếp... sạch dĩa không
để rơi rớt một sợi mì, một cọng cải nào. Thật
đáng đồng tiền!
>Chị Tùng và Huỳnh Mai
Nhờ buổi gặp gỡ hôm nay chúng tôi được biết thêm
anh DV HIền rất chân thật một người có ý chí phấn đấu
vượt hoàn cảnh khó đi lên.
Anh tâm sự lúc nhỏ nhà nghèo không có ăn là học sinh
của trường Sóc Trăng chỉ biết ham chơi hơn ham học. Một hôm
thầy gọi người bạn lên hỏi gì cũng biết trả lời, còn
anh thì không biết gì hết. Anh cảm thấy tự ái bị tổn
thương nên bắt đầu chuyên tâm ráo rốt học lấy được
bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp và tốt nghiệp Sư Phạm Cấp
Tốc Sài Gòn khóa 60-61. Đi dạy là nhu cầu của đời sống,
là nấc thang tiếp sức để anh cất cánh. Anh ra trường chính
thức được bổ nhiệm dạy ở XA TÀI VĂN huyện Mỹ Xuyên
Tỉnh Sóc Trăng. Năm sau được thăng chức Hiệu Trưởng
Anh tiếp tục
học lấy 2 bằng Tú Tài và cùng TT Mỹ vào Đai Hoc Luật
Khoa -ban Kinh Tê ́ ở Cần Thơ - học hàm thụ ( công chức
được miễn dự thính) , Đậu 2 chứng chỉ
năm 1971, anh được cải ngạch Giáo sư Đệ Nhất Cấp. Tốt
nghiệp Cử Nhân kinh tế năm 1973, một lần nữa anh được
cải ngạch Giáo Sư Đệ Nhị Cấp dạy Anh Văn, Công Dân tại
trường Trung Học Hoàng Diệu - Sóc Trăng
. Thật đáng nể phục, anh là
một tấm gương cầu tiến, phấn đấu không ngừng có được
học vị xứng đáng trong xã hội thời trước.
Rất tiếc nếu
hồi nhỏ tôi biết anh, sẽ noi gương học tập tốt, nhất là
Toán không tệ. Nói thật tôi bị ám ảnh, nếu chết đầu
thai lại tôi sợ đi học dở toán qúa. Chẳng biết kiếp nào
mới được thông minh học toán giỏi như hoc sinh Sóc Trăng?!
Huỳnh
Mai tò mò hỏi: Anh và Mỹ quen nhau lúc nào? Anh bảo cả hai học
chung lớp. Khi học Đệ Tam, Mỹ lên PTG Cần Thơ. Thỉnh thoảng anh
tới thăm và đưa Mỹ đi chơi. Hahaha! Thì ra mối tình học
trò có từ độ tuổi cấp sách chung lớp chung trường. Mối
tình của hai người thật đẹp. Càng về già càng nồng
nàn. Con cái xinh đẹp, thành đạt và hiếu thảo. Cháu thông
minh rất ngoan. Một gia đình thật lý tưởng.
Sau 75 cặp Hiền - Mỹ
có 5 đứa con. Vậy mà bồng bế nhau đi vượt biên trót
lọt tới bến bờ bên kia một cách an toàn. Phục 2 người sát
đất. Tôi chỉ nghe thôi, phải nín thở vì thấy sợ hết
biết.
Còn tôi cảm thấy yêu mến TT Mỹ lắm những ân tình của
bạn làm tôi nhớ mãi bởi bạn tôi có một trái tim Bồ
Tát, tấm lòng mở rộng giàn trải. Sau mấy chục năm gặp
lại nhau trên nhịp cầu PTG, bạn quan tâm thăm hỏi lo lắng hoàn
cảnh tôi tuổi già sống đơn độc một mình. Còn quan
tâm tới mùa nước nổi nhà tôi có bị ngập không? Và
tôi phải khắc phục ra sao? Nghe bạn ân cần thăm hỏi tôi rất
xúc động. Bạn muốn biết để an ủi chia sẽ một cách
thiết thực chứ không chỉ là lời nói suông. Tình bạn làm
tôi thấy ấm áp vô cùng. Khiến tôi cảm thấy mạnh mẻ
lên như tăng thêm nghị lực, tôi không còn tủi thân cô
độc, mà quanh tôi còn có những người bạn quí báu.
Không phải bạn chỉ đối tốt với một mình tôi thôi,
mà đối với bạn khác cũng như vậy. Năm nào bạn cũng
gởi tiền về cho chúng tôi.
Một lời nói cũng đủ thúc đẩy tinh thần mình phấn chấn
lên để mình tiếp bước hết chặn đường cuối.
Từ ngày
gặp thầy, bạn ngoài đời hay trên mạng trường đã cho
tôi nhiều niềm vui để sống.
Anh DV Hiền có kiến thức hiểu biết nhiều lảnh vực... còn là
người có kinh nghiệm đối phó với bịnh tật..Anh từng trải
qua 15 bịnh viện ở nước ngoài và nhiều ca giải phẩu. Anh
hướng dẫn tôi tự chăm sóc sức khỏe bằng nhiều cách
cho từng loại bịnh, có cả việc tập thể dục và việc xoa
bóp phải thường xuyên lâu dài. Tôi nghĩ người già
như chiếc xe chạy lâu năm rệu rạo, cố sửa để xài tạm
vậy thôi..nhưng tôi sẽ thực hiện lời anh, để chiếc xe tôi
còn thêm hơi tàn lết bánh tới điểm cuối.
Thời gian bên
nhau rất ít, những giây phút trôi qua sao thật nhanh....Nói gì
nói rồi cũng tới điểm dừng
Đã đến 20g30, các bạn bịn rịn từ giã nhau ra về.
Tôi và Ngô Văn Thanh tuy đường rất xa, nhưng còn nấn ná
đến 21g từ biệt 2 anh chị HIỀN - MỸ. Ngày mai bạn lại lìa
xa nơi nầy...Những hoài niệm về bạn còn trong lòng chúng tôi.
Hy vọng See you again.
Nghĩ đến thế
hệ mình rồi sẽ đi qua . Mình sắp trải hết một đời
người, mấy chục năm sương gió vui, buồn, đau khổ cũng đủ
đầy.
Mọi thứ còn ở lại, bàn tay buông xuôi. Tất cả vuột mất.
Mình lui về với quá khứ. Bây giờ còn thấy nhau, cứ vui để
thưởng thức hương vị ngọt ngào trong đó tình người,
tình bạn thật đẹp mà ta có duyên đã gặp trong cõi
nầy.
Gặp nhau hôm nay rồi ngày mai bạn lên đường, bỏ lại quê
hương, ở đó còn có những người bạn luyến lưu nhớ
về người đi xa, mơ một ngày hội ngộ.... Thế là tiếp
tục thời gian ngóng trông người đi xa trở về chốn cũ. Dù
bạn bỏ đi nhưng quê hương còn mãi mãi trong ký ức
bạn... Chúng tôi sẽ chờ một ngày đẹp trời, nghe bước
chân bạn quay về...trên mảnh đất thân yêu nầy....
Xin đừng bỏ quê hương trong
quên lãng
Nhớ dòng
sông còn đợi bóng ai về
Thương cánh đồng xanh ngát rộng lê thê
Dang tay đón người xưa về
chốn cũ
Cái Răng 12/1/19
Buổi
Họp Mặt của CGS Lê Đức Cửu
và CHS PTG tại Hồ Sen Cần Thơ
Từ tháng tư 2018, GS Lê Đức Cửu có hẹn "Nếu tháng 5 không
đi dự ĐHPTG&DTD thì tháng 7 thầy sẽ về Cần Thơ thăm các
em".
Tui bèn thông báo các bạn hay tin cho mọi người nôn nao...háo
hức.
Nhưng đến cuối tháng 6 im re, không nghe thầy ở đâu cả.
Huỳnh Mai phone thì người
nhà nói thầy đi Mỹ cuối tháng 7 về. Tôi mail cho thầy, thầy cũng
nói như thế, khi nào về thầy sẽ xuống Cần Thơ.
Thấy Hồ Trung Thành từ MỸ về từ đầu tháng 7, chúng tôi
mừng có thêm người với tâm trạng chờ thầy...cho đến
hết tháng 8. Mọi người sắp thành hươu cao cổ hết. Ai cũng
hỏi tui. Tui nghĩ có lẽ thầy "Lèo" rồi.
Thôi đành
tiếp tục mòn mõi chờ tới cuối năm, lúc ông Táo về
Trời sẽ thấy niềm tin và hy vọng.
Có lẽ sợ học
trò hết hơi, thầy bèn châm ngòi tiếp sức, nên đầu
tháng 9 thầy gọi cho hay hẹn gặp nhau vào ngày 9 tháng 9 tại Cần
Thơ. Tôi bèn rung chuông báo động ầm ỉ cho các bạn chuẩn
bị có mặt đầy đủ ngày đó.
13g
ngày 8/9 trên đường từ Sài Gòn xuống Cần Thơ thầy
hẹn gặp các bạn tại nhà Hồ Trung Thành lúc 16g. Tới giờ
hoàng đạo anh Huỳnh Văn Hòa đưa thầy đến với chiếc
vali đầy ấp quà dành cho đám bậu xậu của chúng tôi.
Nhưng chiều đó chỉ có Dương Hồng Thủy, chị Đinh Thị
Hiệp, Anh Phan Văn Tư học trò rễ, anh Huỳnh Phước Duyên là
những người vô công rổi nghề có mặt, còn bao nhiêu bận
chuyện chồng con cháu chắc, chóng mặt, nhức đấu chi đó,
không đến được.
Thầy Trò ở Quán Cây Sung
Anh Tùng, anh Tư, chị Hiệp, anh Duyên & Thầy
HTT và
Thầy
Chúng tôi nhìn vali quà nặng nề thấy xót xa vô cùng. Chỉ
vì quan tâm đám học trò già mà thầy phải vất vả
mang quà từ bên Mỹ về cho. Thấy thương ông già thiệt tình...đi
chơi bên Mỹ mà khổ thân đến vậy. Người ta nói khi thương
ai mình cảm nhận thật hạnh phúc. Nhưng riêng thầy thương
học trò, tui thấy vất vả thân già. Đáng lẽ đám học
trò già đi thăm thầy, đàng nầy ông già cùm nụm cùm
nịu phải đi thăm học trò. Các bạn nghĩ sao? Tui thì thấy
thương thầy hết biết. Hồi trẻ thầy lo dạy mình, tới già
còn nhớ tới phải lui cui lên xuống thăm cho thấm đậm tình
nghĩa thầy trò.
Thấy cái cảnh nầy giống cha mẹ già nhớ con cháu lặn lội
từ quê cắp nắp từng thức ăn đi thăm. Cả đám lóc chóc mừng quà mà thấy cái
cực của thầy nghe xót xa.
Thầy về không quên ưu ái với món quà đặc biệt cho
học trò già bệnh hoạn của thầy đó là Hồ Trung Thành
cho nên anh ta vui như Tết đấy. Đúng vậy, học trò cảm thấy
không có gì sung sướng nào bằng được thầy khen, thầy
thưởng cho mình. Tâm trạng lúc trẻ cũng như lúc già đều
không có gì khác cả. Thật hảnh diện được thầy cưng.
Thầy
trò kể chuyện cho nhau nghe thật vui. Và trọng tâm thầy chỉ nhắc
nhở tình thầy trò và mong muốn ngày mai họp mặt, thầy đặc
biệt đải chúng tôi. Thực lòng ai cũng mong muốn gặp thầy
là chính để thỏa lòng mong ngóng, còn ăn chỉ là tìm
chỗ ngồi bên nhau lắng nghe tâm tình thầy trò sau bao năm xa cách
mà thôi. Chứ có muốn báo thầy chi cho tội. Tôi đặt kế
hoạch trước là tôi sẽ lảnh phần chi không để thầy bận
lòng. Huỳnh Mai tuy khiếm
thị, đôi mắt khép lại nhưng trái tim chị luôn mở rộng,
chị muốn nhào vô dành phần. Nhưng tôi ỷ mình sáng mắt
nên muốn lấn lướt không nở để bạn tôi chen vào cuộc
chiến đấu tay ba: Thầy, tôi và HM
TẠI ĐIỂM HẸN
HỒ SEN:
Trước 8g ngày mai Chủ Nhật 9/9/18 chúng tôi rộn rịp đến
điểm hẹn tại Hồ Sen phía sau Tòa Tỉnh Trưởng cũ ngày
xưa đường Nguyễn Trải ( còn gọi là đường nhà Đèn).
Anh Huỳnh Phước Duyên chọn nơi nầy chỗ cách biệt yên tỉnh
dễ trò chuyện không bị chung quanh làm ồn. Có lẽ Huỳnh Mai
chuồn, nếu không sao đi muộn quá xá lâu. Tôi thắc mắc định
phone để hỏi thì chị ấy đến nơi.
Trước khi thầy đến, chúng tôi tề tụ đông đủ, điểm
danh các bạn hiện diện:
1/ Chs PTG/Huỳnh Phước Duyên
2/ ChsPTG/ Nguyễn Lương Sinh
3/ ChsPTG/LS/ Nguyễn Hữu Phòng
4/ ChsPTG/LS/ Hồ Trung Thành
5/ ChsPTG/ Dương Hồng Thủy
6/ ChsPTG/ Thái Thị Phượng
7/ ChsPTG/ Lương Lệ Huỳnh
8/ ChsPTG/ Nguyễn Thị KimTiền
9/ ChsPTG/ Lê Thị Thảo
10/ ChsPTG/ Lâm Kiều Mỹ
11/ ChsPTG/ Bùi Thị Kim Hoàng
12/ ChsPTG/ Lâm Minh Phụng
13/ ChsPTG/ Hàng Ngọc Huệ
14/ ChsPTG/ Nguyễn Thị Thu
15/ ChsPTG/ Trần Huỳnh Mai
16/ ChsPTG/ Trần Thị Thu Ba
17/ ChsPTG/ Nguyễn thị Thủy
18/ ChsPTG/ Trần Nguyệt Ánh
19/ ChsPTG/ Trần Thị Minh Nguyệt
20/ Chs PTG/ Võ Thị Lang
21/ ChsPTG/ Phan Thị Ngọc Thanh
22/ ChsPTG/ Nguyễn Kim Quang
Anh Duyên chào mừng Thầy. Niên trưởng Nguyễn Lương Sinh (áo xanh)
Thầy trò tưởng nhớ những ân
sư và đồng môn đã khuất núi
8g20 chị Thái Thị Phượng (
em của Bác Sĩ Thái Ngọc Ẩn ở Mỹ) đưa thầy đến nơi bằng xe nhà. Hôm nay anh Hòa
không đến vì tới kỳ tái khám bịnh ở Sài Gòn. Vắng
anh mất vui... Mỗi lần thầy về đôi uyên ương Hòa Phượng
rất nồng nhiệt đón tiếp thầy một cách chu đáo. HTT ganh
tị thầy không ở nhà anh ấy. Còn thầy thấy anh bịnh hoạn
nên không muốn làm anh bận bịu. Chúng tôi vô cùng cảm
kích tấm chân tình của anh chị Hòa Phượng đối với
Thầy rất nồng hậu.
Thầy vào tới nơi, các bạn đều hớn hở vui mừng Thầy.
Thầy rất vui nhìn thấy đám học trò tóc trắng như mây
cũng không thua thầy, đều có mặt đông đủ. Không biết
thầy trò nghĩ gì? Ngày xanh qua mau 60 năm cách biệt. Học trò
cháu Nội Ngoại đầy nhà. Vậy mà khi nghe thầy về Cần Thơ
vui mừng lật đật đến nơi đón thầy với tâm trạng
của người học trò thuở thiếu thời. Có vài chị tôi
liên lạc được để thông tin Thầy về, các chị hỏi
thăm rối rít nhắc kỷ niệm lúc học với thầy. Có chị
đôi chân yếu đuối khó đi, có chị lưng còm, đi
đứng nặng nề ngồi lâu không được vì xương sống
có gai nên vắng mặt nhờ chuyển lời thăm thầy. Nhìn các chị tôi thấy buồn vô
cùng sức khỏe còn kém hơn thầy nữa. Kết quả lớp tôi
chỉ có chị Thu Ba, Võ Thị Lang, Phan Thị Ngọc Thanh, Huỳnh Mai và
tôi.
Cuộc đời không ai biết được ngày mai sẽ ra sao. Không biết
ai đi trước đi sau. Thầy đã ngoài 80 còn lặn lội xuống
thăm chúng tôi mỗi năm một hai lần. Còn chúng ta có ai đi
thăm thầy đâu. Thật xấu hổ làm sao các bạn! Tôi cảm
thấy lỗi đạo cùng Thầy. Chắc ít nhất tôi phải có
một lần thăm thầy, kẻo lỡ tôi sắp theo ông bà sẽ tiếc
hối.
Nhìn thầy dáng nhỏ nhắn nhưng sức khỏe còn tốt, bước
chân thầy còn rất vững vàng, tinh thần minh mẫn trí nhớ rất
mạch lạc với chuyện đã qua mấy mươi năm. Những bài
văn, bài thơ nhập tâm, nhắc lại cho mọi người nghe làu
làu không quên chỗ nào. Mỗi lời nói của thầy đều
được thầy khắc họa bằng văn thơ rất thâm trầm êm
ái như giờ giảng văn thầy lên lớp xưa kia. Còn chúng ta
già rồi lẩm cẩm lúc nào cũng thua thầy có chỗ nhớ, chỗ
quên. Tôi sợ có lúc mình sẽ quên hết...gặp lại thầy
không nhớ, mới thật ghê làm sao! Có một chị bạn đã
đi vào quên lãng... cuộc đời trở nên vô nghĩa khiến
tôi bị ám ảnh
Anh Huỳnh Phước Duyên đại diện nhắc nhở các bạn đồng
loạt đứng dậy chào mừng thầy biểu hiện tinh thần tôn sư
trọng đạo. Cảm ơn tấm lòng bao la của thầy và cầu chúc
sức khỏe cho thầy. Anh đề nghị chúng tôi dành một phút
mặc niệm tưởng nhớ đến các ân sư và các chs khuất
bóng. Anh rất trân trọng cảm ơn thầy không quên học trò
xưa thỉnh thoảng quay về thăm. Anh gợi lại cho mọi người nhớ
thời gian cách biệt 60 năm dài đăng đẳng. Vậy mà đến
lúc gặp gỡ tình thầy trò chẳng phai nhạt càng gắn bó,
tình nghĩa thật ấm áp. Trong lòng thầy và trò nghe xao xuyến
làm sao. Thầy tuy cao tuổi mà không hề nao núng, vượt đường
xa về thăm chúng tôi. Mang cả món quà nặng nghĩa tình chia sẻ
cho học trò của thầy.Thật cảm động vô cùng, tôi rất
muốn òa lên khóc, thấy thương thầy quá hà!...Mình có
đáng được thầy thương thế không ? Có đáng cho thầy
bận tâm cực lòng vậy không.? Còn thầy rất vui khi thầy được
trải lòng ra đối với chúng tôi
Anh HPD giới thiệu những
bản nhạc hay về Trường Xưa của những nhạc sĩ nổi tiếng
được thầy chép lại tặng cho mỗi người. Ai muốn nghe những
bản nhạc nầy, thì lên máy, bấm đề tựa là được
nghe thỏa thích. Thầy mang về cho chúng tôi đầy đủ quà
vật chất lẫn tinh thần. Phải nói thầy chịu khó nhọc công
nhọc của vì đám lu bu đứng hàng thứ ba sau Quỉ, Ma.
Tiếp
theo, Thầy với giọng điệu chứa chan tình cảm ngọt ngào, thầy
rất xúc động và cảm ơn tất cả đã dành bao ưu
ái đón tiếp thầy với tình thầy trò thắm thiết. Thầy
bày tỏ tấm lòng quí mến đối với chúng tôi...dù
năm tháng có trải qua bao nhiêu dâu bể vẫn mãi mãi không
phai mờ. Mỗi lời nói của thầy như điểm thêm nhiều bông
hoa, toát lên hương thơm ngào ngạt của văn thơ tuyệt vời.
Thầy tôi là thế ấy. Thầy để lại trong lòng chúng tôi
cái tình sao mà tha thiết khó quên.
Sau
cùng anh Duyên yêu cầu các bạn từng người lần lượt
tự giới thiệu trước thầy. Ai có kỷ niệm gì nhắc cho thầy
và các bạn nghe. Đa số là các chị nhắc nhở thời học
với thầy thật đẹp. Có chị già tóc bạc trắng, khi
thầy hỏi chị đứng dậy 2 tay khoanh lại trước ngực như thuở
còn đi học thật lễ phép. Trông thấy thương các chị
rất giữ lễ độ với thầy, đúng đạo thầy trò!
Chị Huệ tự giới thiệu
Chị Thu chào hỏi thầy. Nữ
phóng viên Trang Nhà KQ đang "tác nghiệp"
Chị
Thảo, Huỳnh Mai, Chị Thủy chào Thầy
Thầy giàu lòng yêu thương thân thiện gần gũi với
học trò nên ai nấy đều rất yêu mến thầy vô cùng.
Hơn nữa thế kỷ các bạn vẫn nhớ thầy, mỗi khi nhắc nhở
thầy với lòng trìu mến khôn nguôi. Cái gương tốt đep
của thầy, tôi rất ngưỡng mộ nhưng không kịp học tập,
noi gương, nên một đời làm nhà giáo tôi không được
tình cảm nồng nàn của học trò mình được như thế.
Trong đạo Phật có dạy phải phát triển tình thương với
tất cả chúng sinh không phải chỉ là sự cho đi đáp lại
mà mở rộng tình thương trong vô ngã. Thầy thành công không
mong cầu không chờ đợi sự phản hồi. Thật sự tôi rất
tình cảm và thật ướt át , có điều tôi luôn khép
kín không bộc lộ,
mềm mỏng như thầy.
Thầy là tấm gương Sống của chúng tôi.
Anh
Dương Hồng Thủy tuy bịnh hoạn yếu đuối, đi lom khom như ông
già 90 dù còn trẻ hơn thầy nhưng trông dáng dấp còn thua
thầy. Nhưng khí thế còn "hăng tiết vịt" lên đọc
bài thơ, anh viết rất hay khiến mọi người đều xúc động.
Thầy Tôi
(viết cho thầy Lê đức
Cửu về Cần Thơ
họp
mặt sáng 09/09/2018 tại Hồ Sen quán )
Thầy về Cần Thơ quê tôi
Đò đưa kể chuyện một thời lãng
quên
Tôi xa bến nước
buồn tênh
Quên thầy
quên cả cái tên bạn bè.
Nắng lên lay động bên hè
Bạn Thành bệnh - cũng cười toe toét cười
!
Sáng nay muối biển
mặn môi
Bên thầy
bạc trắng giữa trời chiều Thu.
Thương thầy từ xa tít mù
Mang quà họp mặt - suy tư mũi lòng
Nhìn thầy nước mắt lưng
tròng
Như cây hứng
bão ngô đồng ngoài sân.
Mong sao níu lại thời gian
Cùng thầy nối bước quan san phố phường
Tình ân sư - nắng sân trường
Ơn thầy dìu dắt con đường
em đi...
Dương hồng
Thủy
Thấy anh châm ngòi hâm nóng, tôi cũng rộn ràng hăng
máu. Thầy là GS dạy văn rất hay thời đó. Đã dìu
dẫn chúng tôi biết thưởng thức, biết yêu thích và cảm
xúc văn thơ nên ít nhiều tôi cũng bị ảnh hưởng. Tôi
là học trò dở. Cuối đời tôi cũng bập bẹ làm thơ
con cóc và bây giờ tôi cũng phải góp mặt cho thầy vui
Thắm Tình Thầy Trò
( Viết cho thầy tôi GS Lê
Đức Cửu
Họp mặt ngày 9/9/ 2018 tại Hồ Sen
Cần Thơ)
Tấm lòng thầy nặng tình ngày hội
ngộ
Niềm vui dành
trọn vẹn đất Cần Thơ
Vì nơi đó học trò cũ đang chờ
Những ánh mắt mỏi mòn
luôn mong ngóng
Thầy đã hẹn, thắm tình
thêm cảm động
Mong
gặp thầy...như đợi nắng mùa thu
Buổi ban mai khoác nhẹ lớp sương mù
Nghe háo hức sưởi lòng
nhau ấm áp
Tình thầy trò sao ngọt ngào
bát ngát
Mấy mươi
năm mãi mãi vẫn không phai
Dẫu cách ngăn, nhưng tình nghĩa càng dài
Thật thắm thía, reo vui mừng
đoàn tụ
Ông lái đò... trở về
dòng sông cũ
Nhìn
bến xưa nay đổi sắc thay màu
Đợt sóng lòng cuồn cuộn thật xôn xao
Bao cảm xúc... dạt dào trong
tâm tưởng
Thầy với trò nghe nhạc lòng
giao hưởng
Những cung
bậc tha thíết thật thâm trầm
Thời gian trôi một thoáng chợt xa xăm
Bao giai điệu bâng khuâng... còn níu
lại
Kimquang
Sắp kết thúc buổi họp, Niên trưởng Nguyễn Lương
Sinh tặng thầy hai quyễn sách được anh dịch từ sách nước
ngoài đó là Ben Hur và Những Hoa Chuông.... Thầy rất cảm kích, đón nhận quà tặng từ
người bạn đồng lớp của Cựu Hiệu Trưởng trường PTG
Trương Quang Minh vào trường PTG từ niên học 1949...
Không để thời gian chết... thầy tôi dù tuổi cao nhưng rất
nhạy bén không một phút phân tâm lơ là, thầy làm chủ
tình hình. Thấy thầy cương quyết, anh Duyên theo lệnh của thầy
đi chi trả phần ẩm thực. Một phen thầy trò phản đối
kịch liệt, nhưng rồi chúng tôi chịu thua thầy. Kế đến các
bạn tặng quà cho thầy. Tôi là người nhiều chuyện đề
xuất việc nầy, nên tôi phải đại diện trao phong bì. Thầy
từ chối, hai bên đôi co. Thầy nhất định không nhận, thầy
đem hết văn thơ ra khống chế quyết tâm của chúng tôi. Các
bạn không đồng ý. Bởi vì "Tình đã cho không lấy
lại bao giờ". Chúng tôi bất lực, cuối cùng cầu cứu, giao
nhiệm vụ cho anh LS Nguyễn Hữu Phòng uốn ba tấc lưỡi Tô Tần thuyết phục thầy. Thầy vì
thương chúng tôi nên đành chấp nhận cho cả đám được
vui hả hê. Chúng tôi khoái chí, phe ta chiến thắng thầy, thật
vẻ vang. Ít ra một trận thua một trận thắng kể như hòa. 1/1,
hai bên đều vui.
Đến 10g thầy trò lưu luyến chuẩn bị chia
tay. Chúng tôi cùng chụp chung một tấm hình lưu niệm với thầy
trước khi tiễn biệt thầy lên xe.
Cảm ơn Thầy đã trở về bến đò xưa, cho chúng tôi
sống lại những giây phút thật đẹp của tình thầy trò
với dư hương ngọt ngào của ngày tháng xa xăm thời trẻ
dại.
Mỗi lần thầy đến rồi
đi để lại cho chúng tôi nỗi bùi ngùi
Thầy đã đi tình thầy còn để lại.
Tình của trò mãi quấn quýt theo sau
Nhìn
về phía trước với một chút bâng khuâng...còn bao nhiêu
thời gian để thầy trò gặp gỡ. Còn bao nhiêu lần nữa? Nghĩ
thôi cũng thấy buồn...bởi tuổi già không có ngày mai.
Mọi người bao quanh thầy không muốn rời... Tôi vẫn tin tưởng
cuối năm sẽ gặp lại thầy. Nhất định tất cả phải
sống an vui, sống khỏe mạnh để còn nhiều
cơ hội trùng phùng hội ngộ cho tình thầy trò được
thắm thiết lâu dài.
Chúc Mừng Thầy còn khỏe mạnh, minh mẩn.
Chúc Mừng các anh chị quê nhà có những hạnh
ngộ quí hơn vàng và những niềm vui lóng lánh hơn kim cương.
Trần Bang Thạch & Trang Nhà ptgdtdusa.com
________________________________________________________________________________________________________________________
Tôi hăng
hái đến điểm Họp mặt Tất Niên từ 8 g sáng mặc dù
ban tổ chức mời 9g đến nhưng tôi ngại thầy đến chưa có
ai.
Tôi
là dân miệt vườn,không phải người trong thành phố. Nên
ngơ ngơ ngác ngác.đứng trước con đường lạ quắc.
Con đường nầy từ hồi tạo thiên lập địa tới giờ
tôi chưa từng đi qua. Vào hẻm quanh co nhưng tôi vẫn vui vẻ tìm
được vì đây là ngã vào mặt hậu của quán ăn
Tô Châu. Chỉ ngại các anh, các chị đi tìm " buồn tình"
sẽ nản chí mà thôi. Tôi tự thấy mình tuy già nhưng còn
dễ chịu dấn thân và thích khám phá cái mới. Tôi dẫn
đường cho hai chị Lệ Quỳnh và Kim Tiền. Bản tính tôi xưa
nay thích độc hành rong rỗi để tự mình quyết định
việc mình làm theo ý muốn không bị ai đổ thừa, lằng nhằng.
Quán ăn
ở trên lầu nhìn xuống dòng sông rất nên thơ. Chỉ ngại
người già ngán ngẩm đi tìm mà thôi. Tới nơi chỉ thấy
anh Ngô Văn Thanh thành viên trong ban tổ chức đang loay hoay gắn ampli, micro
và giàn giá chỗ đứng dẫn chương trình
Một lúc sau các anh
chị tới lần, chị Trần Huynh Mai đôi mắt đã lòa mà
cũng tìm ra địa điểm tài tình, còn có thể tự bước
lên lầu thật hay
Gần 9g30 chưa thấy thầy đến tôi rất lo, các anh trong ban tổ
chức sẽ la tôi thỉnh không được thầy. Tôi nghĩ thầy đi
với LS Hồ Trung Thành thì không thể lạc vì anh đã đi dò
đường từ bửa trước rồi.
Chao ôi! Không hiểu sao anh chàng không tìm ra chỗ. Có lẽ đàn
ông ít há miệng hơn phụ nữ, nên biệt mù không tìm
ra. HTT phone về nhà tôi 3 ,4 lần để nhăn nhó trong khi tôi đã
đến điểm từ lâu rồi. Dù có xài xuể gì tôi
cũng không nghe. Chỉ có người nhà tôi nghe thế mà thôi.
Anh ta bịnh nên cuống quít rối trí. Biết vậy tôi trực tiếp
đi rước các thầy
cho chắc ăn.
Để xãy ra sự việc nầy thật đáng hối tiếc. Đây
cũng là bài học kinh nghiệm
Cuối cùng chỉ có thầy tôi và ba vị thầy nữa
đến nơi.
Còn các vị kia phật ý bỏ thầy đi về Sài Gòn...
Điều nầy
càng làm chúng tôi thấy thương thầy mình nhiều hơn. Hiểu
được tấm lòng thấy vì thương học trò mà thầy
gặp chuyện bối rối
lâm cảnh
" Thân thầy ví xẻ làm đôi"
Một buổi bình minh rực rỡ
bỗng thoáng chút mây mù thật đáng tiếc. Giá các vị
hoan hỉ cùng vào chung vui với thầy trò chúng tôi thật hoan nghênh
vô cùng.
Chúng tôi đành chấp nhận những gì hiện hữu.
Gặp được
thầy là mừng quýnh rồi, thấy nhẹ lòng như bay bỗng trên
mây
Tất
cả đã đông đủ ngồi vào bàn, anh Ngô văn Thanh chào
mừng giới thiệu quí thầy và mở đầu chương trình buổi
họp mặt
_
Đại diện tổ chức ngõ lời
_ Tặng quà cho các thầy
_ Cảm tưởng và huấn thị của thầy
_.Cảm tưởng của các vị GS và
các đồng môn
_ Văn nghệ ca nhạc và thơ
_ Ẩm thực
Trước tiên tôi thay mặt các bạn nóí mục đích
và ý nghĩa của buổi họp mặt nầy....
Để tiếp bước các
sh tiền bối đã chọn ngày 23 tháng chạp hằng năm làm ngày
Họp Mặt Tất Niên
Ban tổ chức năm nay với thành phần mới., những đồng
môn từ ngoài yểm trợ buổi họp mặt nầy, cố giữ ngày
truyền thống có từ nhiều năm qua được tốt đẹp đúng
với thời điểm và ý nghĩa của nó
Các anh thuộc thành phần
nồng cốt
1/ Chs &GS PTG Dương Văn Gia ở Cali
2/ Chs Ngô Văn Thanh ở South Carolina
3/ Chs Trần Phù Thế...tiểu bang South Carolina
thực hiện tốt chương trình dự
định để có buổi họp mặt vui vẻ hôm nay
Và tôi cũng không
quên cảm ơn Luật sư Phòng với nghĩa cử cao đẹp
tài trợ buổi họp mặt khi thầy về Cần Thơ lần trước
Hoan nghênh
tinh thần tích cực của các anh vì mọi người
Chúng tôi hết sức
trân trọng giới thiệu quí GS tham dự hôm nay gồm có
1/ GS Lê Đức
Cửu
2/ GS Lê Văn Quới
3/ GS Võ Văn Phi
4/ GS Trần Văn Dinh
5/ GS Dương Văn Gia
Cùng đám
lão sinh gồm có
_ Chs Ngô văn Thanh
_ Chs Trần Phù Thế
_ Chs Ls Nguyễn Hữu Phòng
_ Chs Ls Hồ Trung Thành
_ Chs Kts Đào Thanh Tòng
_ Chs BS Vương Thủy Tùng
_ Chs Nguyễn Lương Sinh
_ Chs Huỳnh Văn Hòa
_ Chs Nguyễn Minh Triều
_ Chs DS Nguyễn Công Đức
_ Chs Gv Đinh Thị Hão
_ Chs Gs Đinh Thị Hiệp
_ Học Trò Rễ Phan Văn Tư
_ Chs Gv Bùi Thị Kim Hoàng
_ Chs Quách Thị Phụng
_ Chs Lê Thị Thảo
_ Chs Phạm Thị Tư Bé
_ Chs Trần Huỳnh Mai
_ Chs Phạm Thị Hồng Hạnh
_ Chs Lương Liên Hoa
_ Chs Trần Nguyệt Ánh
_ Chs Lương Lệ Huỳnh
_ Chs Nguyễn Thị Kim Tiền
_ ChsTrần Thị Thu Ba
_ Chs Nguyễn Kim Quang
Trái>Huỳnh Phúc Duyên, Gs Cữu, Gs Quới, Gs Gia, GS Dinh, LsHTT, GS
Phi, Ls Phòng
Trái> Huỳnh Phước Duyên,
Thầy Lê Đức Cữu, Hồ Trung Thành
Thầy
đang phát biểu
Trái>anh Trần Phù Thế, Thầy
Lê Đức Cửu, Thầy Lê Văn Quới
Trái> Vương Thủy Tùng,
Nguyễn Công Đức
Trái>
Kim Quang, Kim Hoàng, Huỳnh Mai, Thu Ba
Trái >Nguyệt Ánh, Lệ Huỳnh, Thu Ba, Đinh Thị
Hiệp, Kim Hoàng
Đứng, Trái>Liên Hoa, Kim Quang, Công Đức,
Hữu Phòng
Chị Thảo,
Huỳnh Văn Hòa
Ngồi,
Trái> Thầy Dinh, Thầy Quới. Thầy Phi, Hồ Trung Thành
Năm nay chúng
tôi không tổ chức ngày 23 tháng chạp như hằng năm. Bởi
nhóm chúng tôi U80 nên chậm chạp chịu thua một bước nên
phải nhường cho nhóm trẻ thỉnh thầy suốt ngày 23
Hôm
nay họp mặt tất niên 24 tháng Chạp, tiển Năm Cũ đón Năm
Mới và cũng là cơ hội Thầy Trò , Đồng Song , Đồng môn
trường PTG chúng tôi gặp gỡ, khơi dậy ngọn lửa ấm để
hâm nóng tình cảm trong lòng của mọi người mà vì thời
cuộc vì sự sống khiến mỗi ngày như xa cách dần. Nhân ngày
nầy cùng về hội tụ, để nhắc nhở, gìn giữ truyền thống
của trường nhà với tinh thần
"
Tôn Sư Trọng Đạo"Gợi lại những công ơn của thầy
cô đối với chúng ta
Nhờ thầy cô ngày ấy đã đem hết tâm huyết truyền đạt
cho ta những kiến thức phong phú về xã hội, đạo đức,
văn hóa... để chúng ta biết mà áp dụng vào đời sống
thực tế của mình được tốt đẹp
Ăn
Trái nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa *
Những thầy cô
từ xưavà nay đúng nghĩa là kỷ sư tâm hồn
Ơn thầy soi lối mở đường
Cho con vững bước dặm trường tương lai*
Mỗi dịp găp gỡ để nhắc nhở tưởng nhớ
những vị ân sư qua đời, và hăm hở đón mừng các
vị thầy từ xa trở về chung vui cùng chúng ta
Sau cùng gọi mời
bước chân của các đồng môn xa gần hằng năm trở về
hội ngộ tìm lại nguồn cội. Để lắng nghe con tim thổn thức
với kỷ niệm đẹp tuổi học trò, đi tìm lại chính
mình trong thế giới tuổi thơ
Từ
lâu rồi các vị ân sư cao niên đã lần lượt rời
cõi đời. Những vị thầy, những ông lái đò vỉ đại
lặng thầm cống hiến một đời cho tuổi trẻ của chúng tôi
.Năm qua vị thầy duy nhất còn lại ở Cần Thơ là thầy Mạc
Kỉnh Trung vì tuổi già sức yếu cũng đã ra đi.... Chúng
tôi mất cột trụ một chỗ tựa tinh thần, khiến chúng tôi
cảm thấy chơi vơi hụt hẫng. Những buổi họp mặt không còn
ai chủ trì thiếu vắng ý nghĩa tình thầy trò...
Nhưng năm nay tôi
cung thỉnh được thầy, một vị thầy đã từng đón
đưa chúng tôi ở tuổi thơ ngây mới bắt đầu vào
trung học, đó là Thầy Lê Đức Cửu GS Văn người
thầy chúng tôi yêu quí đã cách biệt hơn 60 năm. Thầy
tuổi cao nhưng thầy không ngại đường xa xôi trở về chốn
cũ, trường xưa để thầy trò họp mặt nhau. thật cảm động
"Chúng em vô
cùng cảm ơn thầy người thầy kính mến độc nhất hiện
nay. Đó là niềm hãnh diện và là niềm hạnh phúc của
chúng em. Thầy không bỏ chúng em dù thời gian 60 năm dai dẳng , bao
dâu bể cuộc đời cũng không làm sao ngăn cách, tình nghĩa
thầy trò chúng ta vẫn nồng nàn như xưa"
. Mong thầy khỏe mạnh
để thầy trò tìm nhau giây phút ấm áp ngọt ngào như
hôm nay, và mỗi năm các anh chị sẽ có nhiều may mắn hưng
thịnh tiếp sức cho buổi họp mặt mang ý nghĩa đại đoàn
kết trở về trùng phùng bên nhau càng đông vui.
Trước thềm Xuân Mậu
Tuất đại diện Ban Tổ chức cầu chúc quí thầy được
hưởng tràn trề Phước Lộc Thọ suốt năm và các anh chị
đồng môn An khang Thịnh vượng, có nhiều niềm vui trong cuộc
sống
Sau đó chúng tôi trao quà Tết
cho các thầy
Thầy tôi lên phát biểu, nói lên tình cảm thầy trò mấy
chục năm vẫn nồng nàn, ấm áp. Thầy khiến chúng tôi vô
cùng xúc động.... Tất cả chúng tôi ai cũng rất thương
thầy thời gian dù xa cách nhưng không ai quên thầy, từ cử
chỉ, giọng nói đến cách phát âm dấu hỏi ngã của
thầy theo miền Bắc. Thầy lúc nào cũng tươm tất, y phục chỉnh
tề...Hình tượng của một người thầy gương mẫu.
GS Văn Lê Văn
Quới vang danh dạy hay dạy giỏi trường Phan Thanh Giản, từ trước
và sau 75 thầy thường xuất hiện trên Đài Truyền hình VTV
Cần Thơ Trung Ương trong chương trình Văn Hóa Xã hội.
Hôm nay thầy
lên đọc một bài thơ tình rất dễ thương thật ấn
tượng về tình yêu ngôi trường có trước mở lối
cho tình yêu bạn đời. Cả hai tình yêu đều tha thiết vô
cùng. Rất tiếc tôi không có được bài thơ ấy để
minh họa cho các bạn thưởng thức.
Tiếp nối một sư huynh lên ca mấy câu vọng cổ giúp vui
Cặp uyên ương
GS Dương Văn Gia & Lương Liên Hoa nổi tiếng trong các Đại
Hội trường PTG ở hải ngoại trình bày nhiều bài hát thật
thú vị. Chị Liên Hoa còn có tài thổi Harmonica, ca vọng cổ
hay số dách. Hôm nay anh chị diễn cặp đôi hoạt cảnh với
bài nói lên tâm trạng xót xa vì sự mất mát của 2 ngôi
trường.Và tôi rất thích chị Liên Hoa hát bài Tình và
Tiền thật tự nhiên và rất duyên dáng
Anh Trần Phù Thế nhà văn&
nhà thơ đọc bài thơ CHỊ TÔI chính anh sáng tác hôm
qua tặng Huỳnh Mai. Lời thơ xúc động, chạm đến trái tim khiến
chị cố nén lòng để khỏi bật ra tiếng khóc ngay lúc đó
CHỊ TÔI
Chị tôi bóng tối vây quanh
Ngày đêm là cõi u minh mịt mờ
Mắt nhìn vào cõi hư vô
Từ lâu đau khổ bám mờ con tim
Có
lần chị giết niềm tin
Có
lần bỏ cuộc oan khiên phận mình
Vứt đi mang sống chông chênh
Giết đi hơi thở buồn tênh mỗi ngày
Mong chi
giọt nắng ban mai
Trái tim hy vọng
mệt nhoài từng đêm
Chị
tôi ý sống đã mềm
Ôm
cây đau khổ ôm thêm ích gì
Chẳng thà dứt
khoát ra đi
Ảo sinh là chuyện
trở về ban sơ
Một lần chị
niệm nam mô
Ánh quang đã
chiếu đường vô cõi hồn
Bình minh đã đuổi
hoàng hôn
Tâm tư đã
sạch không còn bợn nhơ
Mắt
như sáng tỏ không ngờ
Tâm
thân bình lặng như tờ giấy trong
Phút nầy chị
đã ngộ thông
Bỏ buông
tất cả tình không hận đời
Tiếng cười luôn nở trên môi
Ngày mai, mai nở hoa mai đầy cành
Trần Phù Thế
Anh Ngô Văn Thanh một người có
máu văn nghệ xưa nay vừa đàn vừa hát bài Và Tôi
Cũng Yêu Em của Đức Huy.
Anh Đào Thanh Tòng cũng nóng mủi bèn lên đọc 4 câu thơ
ngẩu hứng làm ngay tại chỗ
Không khí mỗi lúc càng sôi động
Chị Nguyệt Ánh kể chuyện tếu về
học trò mình trong đời làm cô giáo của chị
Tôi cũng hứng chí đọc
bài thơ con cóc của tôi. Đó là bài có tựa đề
Yêu Dấu nói lên tình thầy trò
xa cách nhau hơn 60 năm vẫn thắm thiết nguyên vẹn như thuở nào
Yêu dấu
Mùa Xuân đi qua hơn sáu mươi
Bao mùa tóc đã điểm phong sương
Ngun ngút hương lòng bao tình nghĩa
Thầy trò xa cách thấm yêu thương.
Nửa
đời biền biệt khắp bốn phương
Thầy đây trò đó rảo mắt tìm
Trôi nổi tuổi đời buông chiều tím
Thổn thức nỗi niềm vẫn nhớ nhung.
Tưởng
hết mong gì được trùng phùng
Nào ngờ tái ngộ ngập niềm vui
Thầy trò thắm thía nguồn an ủi
Bạn bè giây phút được gần nhau.
Thầy
ơi bạn hởi, thương biết bao
Thời
gian còn lại được bấy lâu?
Quí giá vô cùng càng yêu dấu!
Nâng niu lưu luyến... thấy bâng khuâng.
Những
cánh đào mai được đón mừng
Nghe lòng rộn rịp với Xuân sang
Nắng sớm mây hồng trời quang đảng
Thầy trò hớn hở thật hân hoan.
kimquang
8/2/18
Đến hơn 12g trưa chưa ai muốn chia tay, nhưng thầy phải từ biệt
để trở về thành phố.Thầy rất tình cảm ôm đầu
từng đứa một tôi tưởng tượng như Cha Xứ làm phép
cho con chiên. Tình thầy trò sao mà đẹp vô vàn và dễ
thương biết bao. Các lão sinh vây quanh thầy...Thầy từ biệt khá
lâu mới rời khỏi đó. Chúng tôi tiển thầy ra xe nghe bùi
ngùi
Xe anh Huỳnh Văn Hòa chờ sẳn đưa thầy, thầy Trần văn
Dinh, thầy Vỏ văn Phi ra bến xe
Tôi nhìn theo nghe lòng buâng khuâng vương vấn... Hy vọng còn
gặp thầy nhiều lần tới. Nhìn dáng thầy còn rất khỏe,
tiếng nói còn thanh thoát. Thầy ơi, phải luôn khỏe để thầy
trò ta còn hội ngộ! Duyên thầy trò chắc chỉ có trong
kiếp nầy thôi thầy ơi!? Cho nên em rất trân trọng.những lần
gặp gỡ hiếm hoi như hôm nay.
Cai
Răng 11/2/18
Buổi họp mặt
GS Phạm Khắc Trí
17/12/17 tại Nesta TP Cần Thơ
Tôi chẳng biết GS Phạm Khắc Trí về
Cần Thơ từ lúc nào.
Nhưng đến chiều thứ Sáu 15/12 tôi chính thức nhận
mail thầy báo cho biết sẽ về họp mặt với môn sinh niên khóa
68 - 75 vào chiều thứ 7 ngày 16/12/2017
Và ngày Chủ Nhật 17/12/17 sẽ họp tại NESTA học trò, đồng
nghiệp, và sẽ gặp VTT, lsHTT, và tôi trong dịp nầy. Tôi nhận
tin vui mừng hết lớn.
Tôi là chs 56 nên không hân hạnh là học trò của thầy.
Thầy và tôi lạ hoắc kẻ Nam người Bắc chưa từng gặp.
Khi thầy đến nhiệm sở trường PTGĐTĐ thì tôi rời trường
1963
Cuộc đời trôi nổi chẳng có cơ hội nào gặp. Vậy mà
cơ duyên dung rủi khi tôi lên mạng trường từ cuối năm 2011
do câu chuyện đời chs Đại úy Huỳnh Mai mù được giới
thiệu lên mạng trường. Tôi là bạn cùng lớp với chị,
có khi tôi thay mặt viết thư cảm tạ các đoàn thể đã
nhiệt tình giúp đỡ chị trong cảnh khó khăn.
Nhờ
thế rồi tôi có mặt trên mạng trường từ lúc đó
Đầu tiên tôi nhận được thầy cũ là GS toán Võ Văn
Vạn. Và bài viết đầu tiên của tôi viết về thầy là
Hương Xưa. Sau đó tôi nhận ra thầy của mình là GS HT Pháp
Văn Võ Văn Trí qua các khung thơ và Slideshow mà tôi hết sức
ngưỡng mộ.
Thơ văn các thầy gởi cho GS Phạm khăc Trí, GS Phạm Huy Viên, Gs
Võ Văn Vạn và GS Võ Văn Trí và nhiều vị khác, trong
đó có tôi - một tên vô danh tiểu tốt. Tôi được
thưởng thức những bài thơ, văn tuyệt vời. Nhờ vậy biết
thêm 2 thầy PKTvà PHV.
Với thầy Phạm Huy Viên tôi rất quí trọng và được
găp thầy tại Rach Giá 3 người bạn của tôi là môn đồ
cũa thầy : Hoàng thị Tố Lang (người điều hành trang Blog Tha Hương
thuộc nhóm trường Nguyễn Trung Trực Rạch Giá), Chị Đông
An và chị Hồ Nguyễn. Tôi nổi dậy tánh ganh tị không thích
làm học trò nuôi, yêu cầu thầy nhận tôi làm học trò
ruột như các bạn kể từ đó.. . Dĩ nhiên với tính
khí trẻ con hay cà nanh của tôi thầy cũng cảm động nhận
tôi tuốt luốt. Hihihi!
Thầy Cô về CT 2012: Thầy Cô, Kim Quang & Thảo (Hậu Giang
Bóng Bàn)
Nhưng
năm 2012 lần đầu tiên tôi đã được hội ngộ
cùng thầy Phạm Khắc Trí nhân ngày lể nhà Giáo VN tại
HOA SỨ CầnThơ, được thấy thầy một người thật không
phải chỉ là người ảo. Và năm nay là lần thứ 2 tái
ngộ.
Có lẽ với thầy Phạm Khắc Trí thì khác, rất đặc
biệt, tôi nghĩ thầy như ông Bố mặc dù thầy bằng tuổi
chị cả tôi thôi. Có lẽ Bố tôi có dáng dấp hao hao thầy,
và cách nói chuyện giống Bố khiến tôi nhớ bố quá.
Đặc
biệt đối với thầy Phạm Khắc Trí gợi tôi nhớ lại ông
bố của tôi cũng say sưa cũng thích làm thơ cổ. Bố tôi
từng rèn luyện cho chị tôi lúc 9 tuổi cũng biết làm thơ
và viết văn. Từ đó đến năm 18 tuổi chị tôi làm
nhiều thơ văn nội dung thể hiện tinh thần yêu quê hương, đất
nước. Thế nên 18 tuổi chị qua đời nhà văn Sơn Nam đã
tới tìm bản thảo đăng trên Tuần Báo Nhân Loại thời
52,53.
Đọc thư thầy PKT nhớ về Bố vô cùng tự nhiên thấy thương
thầy như bố. Thơ thầy tôi đọc cảm thấy cách diễn đạt
sâu sắc thâm thúy chạm vào trái tim người đọc, những
từ dùng rất thắm thiết hết sức tình cảm đối với quê
hương từng nơi thầy sống, thầy không kỳ thị đây là
miền Nam....Thầy yêu miền Nam như quê hương miền Bắc của chính
thầy, thật cảm động.
Thầy về CT 2017:
Thầy và Hồ Trung Thành (phải)
Kim Quang và Thầy
Sáng
nay 8g 45 tôi đã có mặt ở điểm hẹn tại Nesta đường
Trần Phú (đường cầu Bắc cũ) khi thầy chưa đến
Các em Chs niên khóa 68 đến khá đông, và em Đức người
chăm chút, tổ chức buổi họp mặt cho thầy trò và đồng
nghiệp của thầy hôm nay. Tôi đoán có khoảng trên 20 người
già trẻ.
Một lúc sau Thầy cùng
Hồ Trung Thành được các bạn trẻ hộ vệ vô tới.
Hồ Trung Thành chống gậy vào nhưng nét
mặt tươi vui không vẻ gì bịnh hoạn thật đáng mừng.
Tính lac quan của anh cũng khiến mọi người vui lây. Nhất là gần
đây nhiều thầy về ghé thăm nên HTT cũng tăng thêm sức
sống, nhờ thế có hy vọng sớm hồi phục.
Bây giờ tôi chợt nhận
ra thầy đang đi bên trái... tôi mừng quá chạy ra ôm chầm
sư phụ. 2 Thầy trò ôm nhau thật chặt như sợ vụt mất, vui
mừng bao xiết kể. Mừng quá đến xúc động đôi mắt
tôi mờ lệ, rưng rưng, thật cảm động vô cùng. Thầy nhìn
tôi cười và hết sức tế nhị sâu sắc chỉ cho tôi lưu
ý thấy chiếc áo thầy đang mặc chính do tôi tặng thầy hồi
gặp lần trước năm 2012...nhân ngày nhà Nhà Giáo VN lúc
thầy về Cần Thơ. Thầy cố tình mặc để nhắc nhở cho tôi
nhớ. Trong tôi cảm thấy lẫn lộn bao niềm vui khó tả...
Thầy 85
tuổi đấy vẫn còn phong độ một ông già đẹp lão
vô cùng. Giọng nói rất hào sảng. Này nhé da thầy không
nếp nhăn theo thời gian, nét mặt trắng hồng, tròn trịa chứ không
phải khô héo đâu nghe. đôi chân hết sức vững chắc.
Mong sao thầy luôn vững vàng như như Tùng Bách để thầy
trò còn hội ngộ lâu dài.
Mọi người, mọi vật như vui hơn khi Thầy về, đúng
như 4 câu thơ của sư huynh VTT:
THẦY
VỀ
Thầy về tóc bạc sân trường
cũ
Ngõ ngách rong rêu cũng mượt
mà
Giọt nắng bên hàng sao nhảy
múa
Rộn ràng liếp cỏ cũng
đơm hoa.
VTT
Tôi muốn đọc bài thơ sáng hôm đó để mọi người
nghe tiếng lòng tôi. Nhưng không gian rộng, loảng quá, gió ven sông
ùa lạnh ai cũng co ro nên tôi gởi vào đây một chút tình
của đứa Em GÁI mà sáng đó tôi rất cảm động
được thầy giới thiệu với các em khóa sinh trẻ như thế.
Mừng Thầy
Nhớ về Thầy Phạm Khắc
Trí
nhân
buổi gặp gỡ ngày 17/12/17 ở Cần Thơ
Đã tàn
thu, đang thời khắc chuyển mùa.
Xuân
chưa tới, sao rộn ràng phơi phới
Nghe biển lòng sóng sánh đang đón đợi
Mừng thầy xưa từ xứ lạnh biệt mù.
Niềm
vui trổ mầm xanh nơi đất cũ
Những
bàn tay nắm chặt những bàn tay.
Bao trìu mến, thân thương được tỏ bày.
Trong ánh mắt long lanh đang mờ lệ.
.
Tình
đồng nghiệp, thầy trò bao xiết kể .
Những sợi lòng xoắn xít chẳng muốn xa.
Những mái tóc trắng phau tuổi xế
tà.
Trẻ hay già bâng khuâng
bao lưu luyến.
Thầy về cho lòng người thêm xao xuyến.
Như gió xuân ươm mát cỏ cây
xinh.
Cho thầy trò, bè bạn
ấm nghĩa tình.
Từng trái
tim, tràn ngập niềm hạnh phúc.
16/12/17
kimquang
Huynh Vương Thủy Tùng đi sớm mà lạc đâu mất.
Có lẽ đi nhầm vào đại sảnh của khách sạn hay Restaurant
của Nesta. Đến lúc nầy anh mới tìm ra điểm tập trung. Anh và
thầy gặp nhau vui mừng quá. Nhưng trông thầy khỏe mạnh đẹp
lão vô cùng còn VTT héo hắt như cây mùa Đông, nhưng
vẫn đến nơi là quá tốt. đáng mừng. Anh VTT ngồi bên
trái thầy , tôi ngồi bên phải...
Tôi ngồi cạnh thầy trò chuyện thăm hỏi sức khỏe thầy
và cô...Thầy hết sức thân tình với học trò dù học
trò đã xa cách lâu năm và đều đã lão thành.
Thầy vốn dĩ là người tình cảm nên học trò ai cũng
mến thương thầy. Tôi từng nghe học trò nữ kể thầy thường
tâm sự, các em rất thương thầy mình đến nỗi ao ước
phải chi thầy có con trai lớn có lẽ các cô tranh nhau để được
làm dâu thầy. Là thầy dạy Toán mà học trò ai cũng thương
đó đúng là nghệ thuật đắc nhân tâm chinh phục được
tất cả. Người Bắc ăn nói khéo léo khiến tôi rất e
dè vậy không biết sao tôi chưa thấy sợ thầy. Có lẽ thầy
có vẻ trung thực, sống thực với trái tim mình và hết
sức khiêm cung. Nên ở gần thầy rất an tâm, bình ổn.
Còn tôi trái với thầy, tôi không dạy Toán nhưng học trò
rất sợ tôi. Không phải tôi đáng sợ mà tôi rất
sợ các em nổi loạn tôi không kịp thời ngăn ngừa nổi. Nên
tốt nhất phải lập hàng rào phòng thủ chắc ăn. Cho đến
bây giờ nhiều em có cháu nội còn bảo "em vẫn còn sợ
Cô". Nghe ngây thơ và thấy thương làm sao.
Trong khi các thương
phế binh gặp tôi vui vẻ, họ gọi tôi là " Đại ca ",
Sư Phụ" "Cô"nghe buồn cười giống như tôi đầu
đảng dân xã hội đen. Họ mời tôi đi uống cà phê
vì cũng có lúc họ tâm sự hoặc nhờ tôi tư vấn những
điều họ thắc mắc nhờ giúp trong việc xin trợ cấp khó khăn...cũng
cảm thấy vui với tình người.
Tôi rất thích bài thầy viết trong MÂY TẦN trong đó có
bài "Bố muốn dẫn con về thăm xứ ..." Thấy cái tình
thầy dàn trải trên khắp phương Nam, nơi thầy đến, thầy
sống nặng nghĩa nhân tình, nghĩa xóm làng và thầy muốn
dìu dẫn nhắc nhở các con thầy sống có thủy có chung
những nơi mình đã từng sống, những nơi mình đã được
cưu mang. Tôi đọc chừng ấy thấy thương thầy vô cùng,
một người thầy một người cha sống có hậu hữu. Tôi chưa
từng học thầy một con số nào nhưng tôi thật sự thương
thầy vô cùng. Tôi cũng từng tỏ bày với thầy những nghĩ
suy của tôi về chiều sâu thăm thẳm trong trái tim mình.
Tôi
nhớ Trần Bang Thạch có lẽ cùng quan điểm với tôi đã
nói: "Có những người thầy ta chưa từng học một chữ
nào nhưng chính là người thầy của cả một đời ta".
Đó có phải là cái điều diễm phúc mà mỗi người
phải thấu hiểu và để nhận biết?
Tôi và VTT mạnh ai nấy lo đi chộp hình
để lưu niệm.
Các bạn nam nữ trẻ vui ghê lắm được gặp thầy cũ cùng
nhau chụp hình lia chia. Chưa lần nào nhiều máy chụp đến vậy,
mạnh ai nấy bấm tá lả. Ai cũng muốn chụp với thầy. Ngàn
năm một thuở thầy về vui quá các cô cậu không để lỡ cơ
hội chụp đủ kiểu cọ.
Tôi cũng được chụp chung với thầy mấy tấm. VTT cũng tỏ
vui mừng nhờ tôi chụp giùm anh và thầy. VTT rất thương thầy,
anh hay ca tụng với lòng kính mến vô biên. Anh ấy và tôi không
phải học trò mà cũng đều mê thầy vô cùng. Đúng
là thầy có duyên với bầy trẻ...Không phải ai cũng được
bọn trẻ quí mến và gần gũi như thế đâu. Cả nhóm
quấn quít theo thầy trông thấy thương làm sao!
Nhìn thầy dáng dấp thật phúc hậu, ông già thấy thương,
Buổi họp mặt sắp tàn mà không ai muốn về. Tôi từ giã ...rồi
cũng chần chờ xem khi nào thầy đi để tiễn bước. Các
bạn khác lại muốn nói lời sau cuối cùng với thầy, tôi
kiên trì chờ đợi nhưng chưa thấy có chiều hướng tạm
dừng...
Thế là tôi và nhiều bạn đành ra đi để thầy lại
cùng các bạn trẻ.
Đi rồi lại nghe chừng hối hận.
Muốn đi mà lại ngập ngừng
Dừng chân chờ đợi, nỗi mừng chưa tan
Dùng
dằng đâu nở đi ngang
Thương thầy rời bước, mang mang bên lòng
Nghe
như sóng lượn trên sông
Trò đi ngoảnh lại bồn chồn bâng khuâng
Thời gian hỡi hãy dừng chân
Mong sao hội ngộ nhiều lần ước mơ...
Chỉ
trong khoảnh khắc gặp gỡ nhưng để lại trong lòng chúng tôi
biết bao tình thầy trò của trường xưa nghĩa cũ.
Rất hy vong thời gian còn dài, còn duyên may thầy trò ta còn gặp
lại thật lâu và vui hơn. Những quyến luyến hôm nay sẽ là
sợi dây thân ái cột chặt nghĩa tình thắm thía hơn để
tình thầy trò vẫn đẹp mãi mãi đến tận ngày sau.
Chúng em luôn
nhớ thương thầy...kiếp nầy dù không phải là học trò,
nhưng có lẽ duyên thầy trò đã có từ đời đời
kiếp kiếp...nên cứ lẫn quẫn trong kiếp nầy.
Cai Răng18/12/17
_____________________________________________________________________________________________________
Nghĩ
về Cựu GS/HT/ PTG Nguyễn Trung Quân
trong buổi họp
mặt ngày 21/11/17 tại Cái Răng
Sáng nay nhận được mail của
ông em họ từ Pháp về VN, cũng là người đồng môn của
thầy Mạc Kỉnh Trung thuộc trường Chasseloup Laubat hỏi tôi "Thầy
đã mất gần một năm, các anh chị là học trò không
quên chứ?" Đọc câu đó tôi xúc động bật khóc.
Tôi là đứa học trò dở Toán nhất của thầy nhưng cuối
đời dù đã quên nhiều hơn nhớ nhưng thầy vẫn hay phone
cho tôi.
Đối với thầy, tôi rất thương kính, luôn cả các
thầy dù không học chỉ biết trên mạng trường nhà, tôi
cũng hết sức quí trọng như thầy ruột của mình, vì thế
thầy Phạm Khắc Trí, thầy Phạm Huy Viên dù chỉ có một,
hai lần gặp đã để trong lòng tôi kỷ niệm thật đẹp...
Cuối
tháng 10 lão đệ Trần Bang Thạch báo tin GS/HT Nguyễn Trung Quân từ
Mỹ về Cần Thơ, ngoài các cuộc gặp gỡ bạn đồng học,
đồng nghiệp, học trò, thầy còn dành cho nhóm Cái Răng
buổi gặp gỡ ngày 21/11 tại nhà tôi. Thật bất ngờ nhưng
cũng hết sức thú vị vô cùng.
Qua trực giác, tôi cảm
nhận được lý do tại sao thầy chọn nhà tôi làm địa
điểm họp mặt với nhóm Đồng ...Thập Cẩm Cái Răng. Mặc
dù thầy chưa biết mặt tôi..chỉ biết qua bài viết trên trang
trường nhà.
Trước ngày giờ đã hẹn thầy có trực tiếp phone cho tôi
để chính thức xác định thời gian gặp gỡ. Dù thầy
không nói, từ lâu tôi đã biết thầy là Phật Tử đã
giác ngộ đạo, trường chay nhiều năm và từng tham dự nhiều
khóa tu học ở hải ngoại.
Sau đó, ngày 14/11 một buổi họp mặt sơ bộ, tôi và một
số các bạn trực tiếp được diện kiến cùng thầy tại
nhà LS Hồ Trung Thành ở Cần Thơ.
Thầy rất nồng nàn
với tất cả các bạn và học trò của thầy từng người
thật ấm áp. Là GS dạy Văn, thầy thao thao nhiều vấn đề qua
từng thời kỳ lúc đi học, đi dạy tại trường PTG. Thầy
rất hào hứng kể chuyện bài thơ Cây tre của chị Phạm Thị
Hồng Hạnh. Một nữ sinh lớp Đệ Ngũ vào thời điểm năm
57, 58.. dưới nền Đệ Nhất CH của cố TT Ngô Đình Diệm.
Và hậu quả là chị bị nhà trường đuổi học. Một
lần nào đó thầy về cố tìm cơ hội gặp tác giả
bài thơ để lý giải những hoài nghi về xuất xứ và
tác giả đích thực là ai? Vì thầy nghĩ chị HH bị lợi
dụng, như vật tế thần với tội danh châm biếm chế độ....Câu
chuyện đó đến nay trở thành huyền thoại.
Và khi ra nước
ngoài thầy vẫn trực tiếp đấu tranh với cấp lãnh đạo
nhà nước đòi lại danh hiệu cho trường PTG ...Một giấc mơ,
một ước vọng mỗi lúc một xa dần và cho đến một ngày
thật sự mất cả tên lẫn trường. Nhưng thực tế trường
vẫn còn tồn tại trong lòng của mỗi chúng ta trừ khi chúng
ta không còn nữa.
Chiều đó chúng tôi gặp thầy từ 4g cho đến 6g chiều mới
giã biệt nhau và hẹn gặp lại lần tới vài hôm nữa. Tôi
ra về với món quà quí giá mang ý nghĩa tinh thần là những
dĩa DVD Đại Hội 2017 Kỷ Niệm 100 năm ngôi trường thân yêu
với 150 lần giỗ cụ PTG.
Thầy trở về với trái tim tràn đầy, ấm áp tấm lòng
thầy giàn trải từ Sài Gòn về Cần Thơ cho đồng song, đồng
nghiệp, đồng môn, học trò... không quên ai thiếu ai. Thầy là
người rất đôn hậu khiến tôi vô cùng cảm kích
Rồi 11g trưa ngày 21/11 đã đến với điểm hẹn là tệ
xá. Ngôi nhà 100 năm cùng tuổi với ngôi trường vừa bị
hủy hoại. Còn nhà tôi do "đỉnh cao trí tuệ", mặt đường
được sáng kiến của nhà nước nâng lên 7 tấc để
chống nước ngập vào mùa nước rong hằng năm, nhà tôi
trở thành cái hang sâu hơn mặt đường 7 tấc. Rồi cũng
chờ ngày tự hủy diệt...Dân nghèo như chúng tôi phải chiến
đấu với cuộc sống thật mệt mõi.
Hôm nay mấy chị náo
nức 9g đã đến, sớm hơn giờ hẹn. Các sư huynh lần lượt
tới, rồi 10g taxi đưa GS Nguyễn Trung Quân, 2 cha con Luật sư Hồ Trung
Thành đến nơi. Thầy vô nhà, tôi ôm chầm mừng thầy
muốn khóc. Tôi thật sự cảm động khi thầy đến nơi nầy...
Như chuyện cổ tích, tôi chưa dám tưởng tượng hay nghĩ
đến...Thầy và anh Huỳnh Phước Duyện trân trọng đốt nhang
cho bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ nhà tôi. Đó là nghi thức
của người Phật tử giữ lể cung kính người đã khuất
khi đến nhà người có đạo hay bạn bè...
Và tôi cũng
hớn hở nhận quà của thầy, những món ăn bổ dưỡng cho
người ăn chay. Đúng là tu hành chẵng được bao nhiêu
mà được hưởng phước báu. Mới gặp thầy chưa làm
gì xứng đáng, đã được phần thưởng danh dự. Tôi
cảm thấy hạnh phúc được thầy nghĩ đến, thật thích
thú vô cùng. Mặt tôi đang bèo nhèo héo hắt, bỗng nở
tròn, sáng rực như trăng rằmTrung Thu.
Học Trò Già HTT tuy bịnh đi
đứng chưa bình thường vẫn vượt khó khăn chống gậy
đến nơi với đứa con trai cũng nối nghiệp cha làm luật sư
tại Thành Phố Cần Thơ. Nhìn HTT bịnh nhưng đẹp trai hơn lúc
mạnh, có lẽ ít đi long rong nên thiếu nắng trông trắng trẻo.
Anh là người sống rất tình cảm và là học sinh hết sức
dễ thương của thầy. Tôi cảm nhận anh chàng rất hạnh phúc
đi bên cạnh thầy. Những niềm vui sẽ giúp anh ta trẻ ra và mau
lành bịnh.
Huynh Vương Thủy Tùng chụp hình thầy và các anh em lia lịa xong
chạy về nhà lên máy in thành tập chung những bài thơ của
sư huynh và Hồ Nguyễn trong những ngày gặp Thầy mấy bữa trước.
Huynh Tùng lo thầy không lên mạng nên không thấy bài viết của
huynh và Hồ Nguyễn nên phải làm tức khắc để chuyển tận
tay trước khi thầy rời Cần Thơ. Hôm sau mới được biết
thầy vẫn lên mạng và thường xuyên theo dõi sinh hoạt trường
nhà.
Thầy rộn rã đón nhận niềm vui. Huynh VTT được Thầy khen ngợi
thật sung sướng tươi cười tít mắt. Huynh đã tằn mằn
thực hiện tập thơ hình đó đến phát bịnh lên máu
đến 19, suýt chút nữa đã đứt bóng. Huynh kể tôi nghe
những nhập nhằn như Tào Tháo kể lể công khó với Lưu
Bị. Thầy mà biết chắc cảm động nhiểu nhảo...luôn.
Cặp
uyên ương Đinh Thị Hiệp và Phạm văn Tư đèo nhau đến
sau cùng...Thế là tất cả vào bàn để bắt đầu cuộc
vui. Một bữa ăn đạm bạc, chay lạt. Không phải cao lương mỹ
vị, nhưng đượm nồng hương vị thiết tha nhất là cái
tình thầy trò chung trường. Thầy yêu cầu tôi ngồi bên cạnh
thầy, nhưng tôi phải giữ nhiệm vụ của mình. Là trưởng
bếp lúc nào tôi cũng giữ vai trò sắp đặt và sẹc
via mà. Tôi đã quen với công việc của mình....
Nhóm tham
dự hôm nay hiện diện đông đủ trừ Ngô Văn Thanh Carolina vắng
mặt vì bịnh
1/ GS/HT NguyễnTrung Quân
2/ PTG Huỳnh Phước Duyên
3/ PTG Hồ Hữu Hậu
4/ PTG Vương Thủy Tùng
5/ PTG Hồ Trung Thành
6/ PTG Nguyễn Lương Sinh
7/ PTG Đào Thanh Tòng
8/ Anh Nguyễn Quang Tuyến
9/ Học Trò Rễ PTG Phạm Văn Tư
10/ Cháu Hồ Tấn Danh con của
Hồ Trung Thành
11/ PTG Lương Lệ Quỳnh
12/ PTG Nguyễn thị Kim Tiền
13/ PTG Phạm Thị Hồng Hạnh
14/ PTG Trần Thị Huỳnh Mai
15/ PTG Lê Thị Thảo
16/ PTG Quách Thị Phụng
17/ ĐTĐ Nguyễn Thị Khâm
18/ PTG Đinh Thị Hiệp
19/ PTG Phạm Thị Tư Bé
Tôi đại diện, nhóm Đồng... Thập Cẩm CR, long trọng giới thiệu
GS/ HT Trường Trung Học Phan Thanh Giản đã dành tình cảm đặc
biệt thân thiết cho chúng tôi. Xin vinh hạnh chào mừng Thầy
đã đến với nhóm CR. Tôi muốn tên thầy gắn liền với
nhà trường để mãi mãi là mối tương quan đáng
nhớ đời.
Các bạn vỗ tay chào mừng thầy. Không biết thầy nghĩ gì,
riêng tôi thật sự xúc động. 55 năm trước tôi biết thầy
là GS của trường. Thầy nói thầy tốt nghiệp chính thức
về trường PTG vào năm 1962. Tôi chỉ biết thầy chừng đó,
nhưng rồi năm 1963 tôi rời khỏi trường...Đến hôm nay, 55 năm
gặp lại thầy đúng là cái duyên kỳ ngộ. Nói như Trần
Bang Thạch đã nói với nhóm CR trong bài Hơi Thở Cái Răng
Không phải tình cờ mà ta gặp nhau đâu
Như nước nhớ thuyền như đò nhớ bến
Như nắng hạn chờ cơn mưa chợt đến
Biết đâu chừng ta đã mõi mắt chờ nhau
Chúng tôi cảm ơn thầy dù 55 năm muộn màng gặp lại thầy
cũng đủ nói lên tình thắm thiết giữa thầy trò của
trường nhà vẫn thắt chặt không rời. Thầy là người
thầy thâm niên của trường nhà, đào tạo ra những nhân
tài cần cho quê hương tổ quốc. Các thầy là những lái
đò vĩ đại mà chúng tôi luôn luôn phải biết tôn
sư trọng đạo
GS Nguyễn Trung Quân cảm ơn và bày tỏ tình cảm chân thành
đối với nhóm CR. Các bạn hết sức hân hoan cùng thầy.
Buổi họp mặt nầy có sự hiện diện của chị Phạm thị
Hồng Hạnh người hùng của bài thơ Cây Tre được thầy
yêu cầu tới... Tôi cũng không quên giới thiệu anh Nguyễn Lương
Sinh là người cùng lớp với CHS/GS/HT Trương Quang Minh và CHS/Trung
Tá Trần Bá Xử. Anh Nguyễn Lương Sinh cũng là dịch giả của
nhiều sách Pháp. Thầy nghe ra ân cần hỏi thăm người đồng
môn vào trường trước niên khóa của thầy.
Tôi rất vui khi thầy chọn chỗ tôi
làm giao điểm gặp gỡ. Đó là cơ duyên dẫn đến
giây phút hôm nay. Tại sao thầy không chọn nơi nào khác mà
lại nơi nầy? Bởi thầy và tôi là đạo hữu sợi dây
liên kết huyền vi, rõ ràng có sự câu thông từ trường.
Tôi thấy rất vui mừng gặp sư huynh đạo hữu. Tôi hết ngưỡng
mộ thầy Nguyễn văn Trường và thầy như cây cao bóng cả
để tôi có thể nương bóng khi mất phương hướng, khi
hụt hẫng, khi mệt mõi, khi nản chí do nghiệp lực, chướng ngại
làm cản trở bước đường tìm về nguồn cội. Thầy
là cái gương là nơi tôi đặt niềm tin, thêm sức mạnh
để bước đi vững vàng. Các thầy là những người
trí thức uyên thâm mà còn giác ngộ hướng về Phật
Pháp. Chứng tỏ không phải nông nổi mê tín hay hoang đường
mà thật đúng nghĩa sống rất minh triết. Tôi hướng theo thầy
không còn phải chao đảo, giúp tôi vững tâm tập rèn tu
học.
Tôi giác ngộ theo triết lý đạo Phật chứ không một chút
mê tín nào mà tôi khao khát muốn hướng tâm về chân
lý.
Cuộc đời là vô thường, kiếp người thật đáng sợ...
Sao nhiều lúc tôi vẫn còn mê muội như người chưa tỉnh
thức. Tôi đã hiểu Vô Ngã là Niết Bàn, đối với
tôi đó là kim chỉ nam để tôi trực chỉ. Thấy Niết Bàn
tại thế trong cõi Ta Bà đó là diệt trừ bản ngã, đoạn
trừ phiền não, biết bao dung rộng lượng, biết yêu thương để
cái tâm được bình yên, an lạc. Còn Niết Bàn vượt
ra khỏi tam giới ở cõi vô hình, dễ gì tìm thấy được.
Tôi nghĩ chỉ Phật mới thành Phật. Nếu có cũng mất mấy
trăm kiếp.
Thầy và tôi gặp nhau ở ngưỡng cửa Phật pháp, đó chính
là cái duyên đạo có cảm giác như gặp lại người
anh em từ nhiều kiếp của mình. Tôi hết sức vui gặp thầy, nhưng
thời gian gặp hiếm hoi nên có nhiều điều thắc mắc muốn mở
mang thêm không giải bày được...
Tôi chỉ tiếc
gặp sư huynh đạo hữu một thoáng không lâu chưa thỏa lòng,
để học được nhiều điều hay. Đúng vậy, nhờ cái
duyên đạo sau mấy chục năm thăng trầm tôi được gặp
sư huynh trường đời lẫn trường đạo.
Từ Trái: Anh Huỳnh Phước Duyên,
Thầy Nguyễn Trung Quân
Trên, từ trái: VTT, NQ Tuyến, HP
Duyên, Thấy NTQ, HHH, NLS, HTT
Dưới:
Tư Bé, ĐT Hiệp
Duyên, thầy Quân, Lương Sinh (áo
xanh), HTThành (áo sọc)
Từ phải: Kim Tiền(trước
cây cột), Lệ
Huỳnh, Huỳnh Mai,
Phụng, Thảo, Hồng Hạnh, Tư Bé, Hiệp
Đã tới lúc thầy và các bạn dùng bữa, thưởng thức
những món ăn mà chúng tôi tự tay làm:
1/ Súp Nấm thập cẩm
2/ Bánh Hỏi Kim Tiền
3/ Cơm rang
4/ Lẩu Thái
5/ Chè Hột Sen
Hồ Nguyễn có sáng kiến nêm thêm chút gia vị khôi hài
với bài thơ vui gởi Thầy và các bạn:
Nhóm
thất kim xin ra trình diện
Bao ước mơ tiếp kiến đại huynh
Hôm nay phỉ chí phỉ tình
Xin trân trọng đón làm tin người về
Nói về vị tài hoa lỗi
lạc
Huynh Thủy Tùng uyên bác nhiệt tình
Nhóm trưởng của nhóm thất tinh
Là Kim Tây Bự, in hình tuyệt chiêu
Tỉ Kim Quang tu nhân tích đức
Ăn chay trường mặc sức thành tiên
Ôn hòa, nhẫn nại, dịu hiền
Xứng danh đàn chị, trước
tiên đứng đầu
Là
người Việt họ Hồ chính gốc
Thích Kim Chi Hàn Quốc món ăn
Sài Gòn không lắm khó khăn
Biết có về được? Món
ăn đang chờ
Một
Kim nữa tên là Kim Phượng
Ít gặp nhau, những tưởng xa xôi
Trùm Sò, biệt hiệu ôi thôi!
Nghe danh thì biết: chúng tôi
nhịn thèm
Công chúa
út Kim Oanh muội muội
Xứ
Úc châu theo đuổi công danh
Tuy nay mộng đã dệt thành
Hoài hương vẫn giữ tuổi xanh xứ người
Là họ Nguyễn nhưng mang Hồ
Hậu
Tên dữ dằn
Đầu Sấu qua sông
Nam cực
rồi đến biển Đông
Cánh cụt lội nước, chân cong vòng kiềng
Tên rất đẹp là anh Quang Tuyến
Gốc Hà Nam xuất hiện
Cần Thơ
Chưa từng
Chích heo bao giờ
Nhưng
danh bị đặt đành chờ sữa tên
Nhóm thất kim mỗi người một vẻ
Vẹn mười phân cả trẻ lẫn già
Hôm nay chào đón người
xa
Không lân, không
pháo nhưng mà thật vui./.
Đầu Sấu 21.11.2017
Hồ Nguyễn
Hồ Nguyễn đọc vừa xong, tôi bèn mời thầy và các
bạn vừa dùng bữa, vừa nghe tôi làm thầy bói, đoán xem
thầy một quẻ có đúng không? Nếu không, chắc trúng tôi!
Tôi muốn nói tâm trạng của người tu cố buông bỏ nhưng
vẫn vướng mắc với cuộc đời. Vì con người luôn sống
bằng trái tim. Bởi lẽ Đạo ở trong Đời. Phật pháp ở
trong Thế Gian pháp .
Sắc Sắc Không Không
Kính tặng cựu GS/HT/PTG Nguyễn Trung Quân
Bước chân đời lê thê
trên đất khách
Ngoảnh
nhìn lại thấp thoáng bóng quê nhà
Nghe thắt ruột, nỗi lòng thật xót xa
Mấy mươi năm, nghìn
trùng sầu cách biệt
Lặng thầm hỏi, biết bao điều
tha thiết
Tình quê
hương còn canh cánh bên lòng
Một lần về để ngắm dãi non sông
Thăm bè bạn, thỏa nỗi niềm
ôm ấp
Bao mất mác biết làm sao vun
đấp
Hiểu sự đời
từng ý nghĩa sắc không
Đã giác ngộ, vô trụ mãi xuôi dòng
Bởi nhân quả thấm sâu từ
Phật pháp
Với Tổ Quốc biết làm sao
đền đáp
Với
lòng dân, đâu xóa hết hận cuồng
Một đời trôi, ngơ ngẩn lúc chiều buông
Nghe ngậm ngùi, bâng khuâng đời
với đạo?
Nương trí huệ buông đời
trong tỉnh táo
Đạo
mở đường hóa giải vẫn chưa nguôi
Đạo bất ly không thoát khỏi dòng đời
Còn nấm níu... bởi tâm
chưa an trụ?!
20/11/17
kimquang
Nghe xong thầy nói đúng tâm trạng thầy nhớ quê hương
da diết, Thầy nghĩ mọi người còn ở lại sống được
thầy cũng sống được. Khi quyết định ra đi chỉ vì nghĩ
đến tương lai con cái sau nầy. Đó mới chính là tương
lai đất nước. Giờ đây trở về thăm đất cũ thầy
nghĩ gì? Sau mấy chục năm...lại tiếp tục chờ một ngày mai
tốt đẹp hơn. Nghe thật nản lòng. Người già chờ được
bao lâu, rồi sẽ ra đi, để lại gánh nặng cho lớp trẻ sau nầy.
Anh Lương Sinh thấy chúng tôi diễn tuồng cũng hứng chí.Từ
trước tới giờ anh chưa bao giờ háo hức như thế. Anh nhờ tôi
đọc giùm bài thơ được anh dịch từ nguyên tác của
Puskin người Nga nói đến Tuổi Già sẽ ra đi nhường chỗ
cho lớp trẻ, nhưng nguyện vọng vẫn muốn yên nghĩ trên đất
mẹ yêu thương. Đúng vậy ai đi đâu rồi vẫn khao khát
một bước quay về với quê hương yêu dấu.
Không Đề
Dù lang thang trên hè phố
Hay trầm tư giữa đền thánh đông người
Dù hiện diện rõ ràng
trong hội nghị
Giấc
mơ nào đeo đẳng mãi không thôi
Ôi
cứ lặng nhìn thời gian trốn chạy
Tất cả chúng ta rồi sẽ một ngày
Nối gót đi vào lãng quên
mãi mãi
Giờ đã
điểm rồi đến lượt ai đây
Ta nói
khẻ với cây sồi cô độc
Chúa tể uy nghiêm giữa chốn rừng già
Mi sống lâu hơn ông cha ta hết
thảy
Và sau ta mi vẫn
còn sống mãi
Khi ôm bé vào lòng ta bảo
nhỏ
Vĩnh biệt em này
dấu yêu ơi
Ta ra đi
nhường chỗ lại cho em thôi.
Ta sắp lụi tàn còn em chớm nở!
Ta
ngoảnh nhìn ôi ngày tháng xa xăm
Bao kỳ niệm với hương đời gió thoảng
Tưởng chừng như phút giây
định mạng
Sẽ bất
ngờ ập đến sau lưng
Có thể nào
ta chết đi lặng lẽ
Nơi
trận chiến giữa đường hay giữa bể
Di hài ta thiên hạ sẽ chôn vùi
Phía xa kia trên một ngọn đồi...
Thân xác ta bất động rũ mềm,
Sẽ phân hóa nơi đâu chẳng được
Dù sao lòng vẫn thiết tha mơ
ước
Được yên
nằm trên đất mẹ yêu thương
Trước
mộ phần ta đó
Cuộc
sống lại đùa vui,
Và
thiên nhiên hờ hững
Vẫn
xôn xao chói lọi muôn đời
Nguyễn Lương Sinh dịch
Điếu
đáng nói hôm nay, Huỳnh Mai hết sức xúc động vì sự
ưu ái của thầy đặc biệt đối với chị hòa lẫn niềm
vui đang khấp khởi trong lòng. Chị cảm xúc rưng rưng muốn khóc
khi chị tâm sự cùng tôi. Thầy để lại cho chị một nỗi
nhớ khó quên khiến chị vô cùng biết ơn "Anh Ba"
Thầy đã đến với mọi nơi, mọi người bằng cả tâm
đạo của mình. Ngọn lửa từ bi, bác ái của thầy thắp
sáng trong lòng chúng tôi.
Buổi họp mặt cho tới gần 14g thầy từ biệt. Tất cả chụp
hình chung cùng thầy để lưu niệm. Sau khi rời nơi đây thầy
về Sài Gòn để nghỉ ngơi một ngày cho thoải mái rồi
chuẩn bị chuyến đi Thái Lan hôm sau với mong muốn được viếng
thăm người thầy dìu dẫn nhiều năm qua trong cuộc hành trình
hướng về Phật pháp.
Thầy đến như cơn gió lốc, rồi lặng lẽ ra đi. Điều
gì đó còn ấm ức trong lòng tôi. Tôi muốn trau đổi
học tập nhiều với thầy về quan điểm tu hành, cách khắc
phục chướng ngại trong suốt chặn đường đi tới, nhưng thời
gian khiêm tốn cho tất cả mọi người không phải của riêng
tôi.
Ngàn năm một thuở... không dễ dàng có được lần thứ
hai.Thầy đã đi tôi còn nghĩ mãi. Cái duyên của thầy
và tôi chỉ có chừng đó, những tri kiến về đạo pháp
còn nhỏ nhoi và tôi cứ nương ngọn đuốc ở thật xa, một
mình mò mẩm con đường có cảm giác như đang độc
hành, thật tội nghiệp cho chính mình
Với
chuyến về nầy không biết bao giờ thầy về nữa. Tôi tin vào
sự an bài của Thiêng Liêng. Còn gặp lại không là do cái
duyên.
Sáng hôm ngày 23/11 khoảng gần 10g tại phi trường Tân Sơn Nhất,
thầy gọi tôi để cảm ơn sự nhiệt tình của các bạn
và chào từ biệt để bay sang Thái Lan. Thầy đến đãnh
lễ sư phụ và thầy sẽ khấn nguyện cho tôi - một Phật tử
bốn mươi mấy năm trước mong muốn được làm đệ
tử sư phụ nhưng đã đánh mất cơ hội từ lúc trẻ
và hôm nay tuy chim chiều đã mõi cánh, nhưng vẫn hướng
về ánh đạo từ bi, mơ cuối đời được qui hồi Tịnh
Quốc.
Tôi và thầy chào nhau, cầu mong thầy luôn luôn khỏe mạnh không
lệ thuộc tuổi tác, để có sức tu hành mãi mãi được
thăng hoa " Em hy vọng còn sống để được hạnh ngộ cùng
thầy cô trong tương lai thật gần để học được nhiều
điều quí báu"
Cái
Răng 23/11/2017
Chs PTG mừng gặp
lại thầy LÊ ĐỨC CửU
Ngày 16/10/17, TP Cần Thơ
Giữa tuần Hồ Trung Thành cho hay Cựu
Giáo Sư PTG Lê Đức Cửu thứ Bảy sẽ xuống Cần Thơ,
ai là học trò muốn gặp hãy đến nhà HTT. Chỉ thông báo
chừng ấy thôi...Chẳng biết chương trình của thầy xuống ở
đâu? Ở lại bao lâu? Thời gian nào ghé lại HTT... Thông báo
một cách chung chung mơ hồ. Ai cũng thắc mắc, vậy lúc nào đến
gặp thầy...?
Sáng thứ Bảy một số bạn cùng lớp tập trung
lại nhà HTT chờ... Chờ dài cổ, đến gần 11g chẳng thấy tâm
hơi. Tôi ở nhà phone tới đó hỏi thăm coi thầy đến
chưa. Chẳng thấy động tịnh gì.
Tôi chợt nhớ có
số cell phone của thầy, sao không trực tiếp gọi. Thế là tôi liên
lạc được biết thầy mới tới Cai Lậy. Như vậy phỏng đoán
khoảng 1g trưa thầy tới Cần thơ. Tôi bèn nhắc với thầy: Huỳnh
Mai học trò thầy đã mù hơn 20 năm, mong gặp thầy, nhưng nó
tiếc không còn thấy thầy và thầy cũng không biết nó. Nên
nó rất buồn. Thầy nghe rất cảm động và bảo hãy tạo
điều kiện cho thầy gặp HM...
Tôi bèn báo cho các bạn đang ngóng cổ cò biết tin cập
nhật để kịp thời đừng vội hóa đá. Hãy cố lên.!
Tôi
bắt đầu tới điểm hẹn lúc 12g 30 trưa , khi đó các lão
sinh "phục kích" ngồi đợi thầy từ sáng, mặt bèo nhèo
chảy xệ, mòn mõi cho tới quá trưa phải về ...Bây giờ chỉ
còn chị Đinh Thị Hiệp vì đau khớp gối đi đứng khó
khăn nên còn neo bến. HTT và Đinh Thị Hiệp sắp đuối sức
bèn kêu cơm dỉa tiếp hơi...
13g30 thầy biệt mù không thấy... HM và chị Lâm Kiều Mỹ lếch
thếch tới để tiếp sức trò chuyện nổi đình nổi đám
cho đở buồn ngủ. Hôm nay tôi nghiệp HTT ngồi tiếp bè bạn
từ sáng không được nghỉ ngơi. Chúng tôi thông cảm nhắc
nhở anh đi nghỉ một chút lấy sức vẫn không chịu, muốn giữ
phong cách của người lịch sự. Chưa bao giờ tôi thấy HTT vui tươi
cười nói ngây ngất một cách sản khoái như vậy. Tôi
chỉ sợ anh hết hơi.
Tới giờ nầy chưa thấy bóng thầy...Tôi uốn éo cằn nhằn:Thầy
ơi là thầy! Không biết thầy biệt mù sương gió đâu
rồi? ĐTH bèn gọi thầy thì thầy nói sắp tới, nhưng thầy
phải ghé qua Vợ chồng Anh chị Hòa Phượng trước ( em của
BS Thái Ngọc Ẩn đang chuẩn bị tiệc đải thầy ở đó
)
Bọn chúng tôi lố nhố như đám học trò quỉ ngày xưa,
bèn tả oán đòi thầy phải ghé trước vì
một số người chờ thầy ngất ngư
tới xiểu, chở đi về rồi...
Nghe vậy thầy chuyễn hướng chấp nhận nhịn đói để tới
với chúng tôi trước. Tội nghiệp ông già hết sức nói
Hồ
Trung Thành
14g30 tôi nhìn ra cửa thấy dáng thầy từ xe trung chuyển bước
xuống băng qua đường. Tóc thầy trắng như tuyết, dáng đi
vững chắc như một người trẻ tuổi. Tôi phóng ra cửa dìu
thầy vào. Các bạn ùa ra, mừng húm, vui làm sao! Chúng tôi
như Tào Tháo kể lể quá trình chờ đợi thầy từ sáng
tới giờ nầy. Thầy nói
sẽ đải chúng tôi một chầu cho đáng
công chờ thầy. Đứa nào xiểu thầy đải 2 tô...Thấy thương
thầy chúng ta vô cùng quá các bạn. Thầy mãi mãi là
người thầy rất giàu tình cảm, dễ gần gủi, dễ thân
thiện. Lúc trẻ cũng khi già thầy vẫn ngọt ngào ấm áp
không thay đổi. Nghĩa là thầy tuy cao tuổi không sanh tật khó
khăn, chấp nhất... Thầy rất hòa đồng với đám học trò
già...
Thầy và
HTT. phía sau là PTG Đinh Thị Hiệp
Thầy tặng quà cho bịnh nhân học trò già HTT, anh chàng sung sướng
cảm động mặt mày hớn hở như con nít được quà,
miệng cười tươi như hoa. Anh chàng nhờ tôi bấm mấy tấm
hình lưu niệm với thầy... Rồi cả bọn chúng tôi cũng được
chụp hình với thầy vui ghê!? Đứa nào cũng khoái chí. Người
vui mừng hết lớn là Trung Úy Huỳnh Mai,Trưởng phòng Xã hội
Tiểu Khu Bình Dương. Thầy đã nhận ra chị ấy. Phải nói
trí nhớ của thầy number one còn quá tuyệt vời!? Tôi còn hay
lẩm cẩm quên trước quên sau chứ đâu được như thầy.
Tôi cảm thấy thầy còn có thể an nhiên tự tại sống khỏe
sống vui vượt qua khỏi cây số 90, tiếp cận cây số 100 luôn
Thầy hấp tấp gặp chúng tôi chừng ấy thôi, thầy phải đến
chỗ đã hẹn trước, vì thế không còn thời giờ kêu
gọi các bạn đã về nhà hồi trưa được.
Thầy trò hẹn nhau gặp lại sáng thứ hai lúc 8g tại quán GIÓ
và NƯỚC ở bờ hồ cuối đường Hoa Viên ( Đề
Thám)
Sáng
16 /10/17 tôi đến điểm hẹn để tiếp đón thầy, bạn
cùng lớp của mình và các anh chị đồng môn. Trước
nhất tôi gặp anh Nguyễn Hữu Phòng đồng môn trước niên
khóa của tôi và cũng là lần đầu tiên tôi được
biết anh, nguời có hảo ý, tài trợ cho buổi họp mặt hôm
nay. Rất cảm ơn đàn anh đã có lòng vì mọi người.
Một chập sau tôi đã thấy xe đưa thầy và các anh chị
Huỳnh Văn Hòa và Thái thị Phượng đến.Và người
khách danh dự được thầy mời dự hôm nay là CHS PTG Vương
Thủy Tùng. Các chị bạn lớp của tôi cũng đã đến.
Chị Đinh Thị Hiệp và GS Văn, từng mơ ước gặp lại thầy
để nói lên lòng tôn kính và biết ơn thầy cho thỏa
lòng chị mong muốn
Người đến sau cùng là Chs PTG/ Luật sư HTT anh là người hăng
say viết bài gởi về trường không biết mệt không ngừng nghỉ.
Từ mấy tháng nay anh ngã bịnh anh thèm khát đi đứng bình
thường để lên mạng trường, tiếp cận quí thầy và
bè bạn gần xa. Dù còn đang thời gian tịnh dưỡng anh cũng
đến mừng thầy cũ. Anh chống gậy ba chân, đi vào bên trong
khó khăn và còn nặng nề phải có người dìu...Nhưng
cũng đáng mừng và hết sức cảm động vì thấy anh còn
sức sống. Rất hâm hở nhiệt tình biểu hiện tấm lòng học
trò cũ sau mấy chục năm đối với ân sư chỉ có tăng
không giảm.
Anh chị Hòa Phượng tận tình đưa thầy đến
với chúng tôi.Thầy vào... mọi người mừng rỡ hiện lên
mặt. Hơn 60 năm dài đăng đẳng mới có cơ hội gặp
lại thầy mình mong đợi. Và buổi họp mặt hôm nay có sự
diện cùa các anh lớp trên, và chúng tôi những học sinh với
niên hoc1955, 1956
1/ Chs PTG Vương Thủy Tùng
2/ Chs PTG Đào Thanh Tòng
3/ Chs PTG Huỳnh Phước Duyên
4/ Chs PTG Nguyễn Hữu Phòng
5/ Chs PTG Lê Thị Thảo
6/ Chs PTG Phạm Thị Tư Bé
7/ Chs PTG Lâm Kiều Mỹ
8/ Chs PTG Bùi Thị Kim Hoàng
9/ Chs PTG Lâm Thị Minh Phụng
10/Chs PTG Nguyễn Kim Quang/
11/Chs PTG Trần Huỳnh Mai
12/ Chs PTG Huynh Văn Hòa
13/ Chs PTG Thái Thị Phượng
14/ Chs PTG Nguyễn Hưng
15/ Chs PTG Đinh Thị Hiệp
16/ Chs PTG Hồ Trung Thành
17/ Chs PTG Đinh Thị Hiệp
18/ Hoc Trò rễ PTG Phan Văn Tư
19/ Chs PTG Trần Nguyệt Ánh
20/ Chs PTG Lê Minh Phán
Tùng, Duyên, Thầy Cửu, Hiệp
Đầu tiên thầy
hân hoan nói lên niềm hạnh phúc của thầy được học
trò cũ chào đón một cách nồng nhiệt làm thầy cảm
động vô cùng... Là người lái đò đưa khách sang
sông, nhưng tình nghĩa xưa giữa thầy và trò vẫn tồn tại
mãi với thời gian không phai nhạt. Thầy kể lại ngày hôm
trước xuống Cần Thơ quá trể , thầy thật khó xử giữa
gia đình anh chị Hòa Phượng và bọn học trò đang ngồi
chờ đợi ở nhà HTT. Thầy xốn xang nghe ai cũng chờ đợi nên
thân thầy phải xẻ làm đôi cho trọn tình đôi bên...được
hả dạ. Thầy nói nhiều lắm, lời lẽ đượm hương vị
nồng nàn của văn thơ như khi xưa thầy giảng văn vậy.
Anh Huỳnh Phước Duyên hăng máu khai pháo. Anh tán thán thầy
mình từ thưở xưa phong cách đến trang phục nghiêm túc...Anh
đã nói lên lòng kính mến đối với người thầy
của mình.
Trải bao thế kỷ xã hội ta từ xưa ảnh hưởng đạo Khổng
Mạnh nên đã tôn vinh ngôi thứ Quân, Sư, Phụ được
đặt lên hàng đầu. Trên nền tảng đó trảỉ qua bao
thời đại cho đến bây giờ, mãi mãi được phát huy
truyền thống tinh hoa Tôn Sư Trọng Đạo. Đó là truyền thống
tốt đẹp của dân tộc ta được gìn giữ lâu đời
còn tồn tại đến ngày nay.
Thầy trò chuyện với từng người không bỏ sót một ai. Thầy
lúc nào cũng ấm áp đôn hậu. Trò lúc nào cũng chờ
ơn mưa mốc. Thầy trò cảm thấy hạnh phúc vô cùng... không
thể diển tả niềm vui nào bằng. Tôi cảm thấy mọi người
vui quá vui, có khi tôi là người vui nhất và tôi nghĩ viển
ảnh xa hơn để có giây phút bâng khuâng tiếc rẽ vì
ngày vui hiếm hoi và quá ngắn, vì thầy trò đều ở tuổi
U80,và U90
Hình ảnh thầy xưa vẫn còn như in đậm trong tim của từng người
học trò già. Hồi đó thầy hay mặc complet trắng giày trắng
, tóc chảy bóng mướt rượt. Rất tươm tất nhưng rất
uy nghi
Lúc xưa thầy quá trẻ, còn chúng tôi là đám học
trò quá nhí,
Từ tiểu học ngơ ngác vào trung học, mọi thứ đều lạ
lẩm, phong cách của người thầy cũng khác hơn. Thầy vào
lớp giảng Kim văn, Cổ văn chúng tôi nghe rất say sưa. Từ giọng
trầm bỗng theo từng cung bậc cảm xúc của bài thơ, hay bài văn,
nghe say mê đến nổi ngẩn ngơ ra. Thầy là thần tượng của
tất cả học trò...hồi đó. Chúng tôi thích thú giờ
giảng của thầy_ hay quá_ nghe không biết chán, không biết buồn
ngủ. Như ru chúng tôi vào mộng quên cả thời khắc chung
quanh
60 năm tôi chưa quên được thầy, khao khát được gặp
thầy được ngồi nghe thầy kể chuyện. Bao nhiêu ký ức hiện
về thời đó, đẹp làm sao
Gặp thầy xúc động mừng muốn òa lên khóc... Gặp nhau chỉ
một thoáng thầy trò lại tiếp tục kẻ chân mây người
cuối trời.
Tôi đã thay mặt các bạn tôi la to. Tôi muốn thốt lên tiếng
nói từ trái tim mình cho thỏa lòng.
-Thầy ơi chúng em rất thương
kính thầy lắm.
Thầy cảm động và mắc cười.. có lẽ thầy buồn cười
tính nhóc con của học trò già như tôi.
Các anh nhắc nhở các bạn ai có kỷ niệm gì với thầy lên
bày tỏ và để chia sẽ cùng các bạn. Thấy các bạn
rụt rè không thấy ai lên, tôi bèn lên trước. đứng
bên cạnh thầy
-Thưa thầy khi xưa chúng em với những tâm hồn non dại
vừa chớm nở nhờ thầy đã khai phá khả năng tiềm ẩn
biết nhận thức và biết rung động, thổn thức trước khung cảnh
mùa thu nên thơ và lãng mạn của những bài văn hay, những
bài thơ đẹp
Miền Nam mưa nắng hai mùa, có bao giờ thấy được mùa Thu
rực rỡ như miền Bắc của thầy. Nào ai thấy được mây
thu bàng bạc, gió heo may man mác thế nào. Nên hình ảnh Mùa
Thu là hình ảnh mộng mị được thầy khắc họa vào tâm
hồn của chúng em như tờ giấy trắng thuở nào. Cảm ơn thầy_
người thầy của Mùa Thu _ nhờ thầy chăm sóc những măng non
trưởng thành. Em xin gom hết cảm nghĩ của em hôm nay vào bài
thơ
Ngược Dòng
Sông Cũ
Thương Kính gởi
thầy tôi LÊ ĐỨC CỬU
Cựu GS Trường Phan Thanh Giản CT
Nhớ mãi mùa thu vẫn chưa mờ
Những mùa thu đẹp chỉ trong mơ
Khắc họa hình ảnh ngày xưa ấy
Hương sắc ngọt ngào với tuổi thơ
Sáu
mươi mùa thu đã đi qua
Bao thứ
mộng mơ vẫn đậm đà
Gặp
lại trò xưa thầy bỡ ngỡ
Thầy
trò nhìn nhau tóc bạc phơ
Mừng gặp thầy vui thật bất ngờ
Ngỡ ngàng cứ tưởng ở trong mơ
Bao nhiêu dâu bể đời xuôi ngược
Tao phùng hạnh phúc thỏa mong chờ
Vẫn
nhớ không quên giọng của thầy
Êm
đềm trầm bỗng vẫn chưa phai
Sáu
mươi năm chẳng, còn vang mãi
Trăm
năm còn lại, nghĩa tình dài.
Sáu mươi năm cách biệt thầy trò
Biết bao tình cũ khó đong đo
Công thầy vun vén ngôi vườn nhỏ
Thương dòng sông cũ, nhớ đò
xưa
kimquang
15/10/17
Sau tôi, chị Đinh Thị Hiệp đã đến bên , thỏ thẻ tâm
tình
Chị nhắc
công ơn nhờ thầy mà chị từ học trò Văn ở hạng trung
bình đã nhuần nhuyển lời giảng dạy của thầy nên chị
thông suốt thâm nhiểm theo văn phong của thầy. Thầy hết lòng dìu
dẫn nên chị vượt bậc lên hạng giỏi. Thầy là giáo
sư đặc biệt tuyệt vời, vừa dạy Văn vừa dạy Toán. Chị
ĐTH đã nhờ thầy hướng dẫn tận tình dễ hiểu nên
môn Toán chị đã lên hạng khá trong lớp.
Chị ĐTH
thích thú với môn Văn nên chị không ngừng tôi luyện để
trở thành GS Văn dạy giỏi. Chị đã nối nghiệp thầy và
chị chính là bản sao của thầy
Các chị lần lượt lên to nhỏ với thầy những tình cảm
thầy trò mấy chục năm bây giờ mới kể...
Thầy
rất vui cùng chúng tôi, hơn10 giờ trưa kết thúc. Thầy trò
quyến luyến mãi. Hết nhóm nầy tới nhóm nọ như muốn
giữ thầy lại, cứ dùng dằng không rời khỏi được.
Lên xe tiển thầy đi chưa bao giờ buồn thế...trời mùa thu Cần
Thơ, mây bàng bạc... Chuyến xe chuyễn bánh nghe như nặng nề
bao tình cảm còn vương vấn giữa thầy trò.
Thương mến bao nhiêu rồi cũng chia tay. Biết bao giờ gặp thầy lại.
Câu hỏi không lời đáp. Bao thứ
trên cõi đời có vấn vương thế mấy khi đi cũng chẳng
còn lại gì. Cõi đời sao ngắn ngủi không cho ta được
hưởng từng hạnh phúc thật lâu dài. Hạnh phúc chỉ thoáng
qua như cơn gió. Như nắm cát trong tay dễ tuột mất.
Cho đến tuổi già thầy vẫn là người hùng cô đơn.
Thầy vẫn độc hành trên mọi nẽo đường. Cũng may thầy
còn khỏe, nhưng khi ương yếu một mình tự lo toan thật tủi
thân, thật xót xa. Tôi cũng đơn độc nên rất cảm thông
cùng thầy. Nhưng là phụ nữ tôi dễ sống hơn thầy...
Kiếp sống con người vốn dỉ đã cô đơn , tuổi già
càng nghe cô đơn gậm nhấm. Từ lúc thầy về Cần Thơ,
Huỳnh Mai và tôi hay thao thức cả đêm nhớ về
quá khứ với từng kỷ niệm về
thầy cô và bè bạn . HM rất cảm động trước tình cảm
của thầy đặc biệt dành cho chị ấy và cảm thấy thấm
thía tình nghĩa thầy trò đẹp biết bao.
Thầy về
đất Cần thơ như mưa thu tưới lên vườn hoa cuối mùa
khô héo được hồi sinh tươi tắn. Chúng tôi nao nức hồn
nhiên như đàn chim non bên cạnh thầy ngày nào. Được
sống lại dù chỉ giây phút cũng làm niềm vui được thắp
sáng trong lòng một cách rực rỡ. " Thà một phút huy noàng
rồi chợt tắt"
Cảm ơn thầy đã về... cho Cần Thơ được thắm thiết
tình thầy trò sau mấy mươi năm vắng lặng im lìm bỗng chốc
chổi dậy làm tăng thêm sức sống cuối đời. Thầy đã
ra về nhưng cái tình vẫn còn ở lại với chúng tôi
Món quà lớn nhất của thầy đã ban tặng cho học trò xưa
là niềm hạnh phúc vô cùng. "Một đời chúng em luôn
nhớ về thầy. Thầy mãi mãi ở trong trái tim của chúng em"
Cái Răng 17/10/17
Để nhớ buổi họp mặt ngày 2/10/17 Cần Thơ với
Sư huynh TRƯƠNG CÔNG HẠNH
từ Houston trở về quê hương
tháng 9/17
Chuông điện thoại reo vang, tôi bắt máy... Tiếng người rất
lạ. Người đầu dây lên tiếng thật rõ
-Tôi là đồng môn. Có phải
chị Kim Quang không?
Nghe tiếng đồng môn tôi rất vui mừng
Đó là Sư
huynh Trương Công Hạnh, bạn cùng lớp với Sh Vương Thủy Tùng
niên khóa 1955. Người từ Houston về...thăm gia đình ở quê
nhà.
Tôi chưa từng biết mặt huynh, huynh đọc qua danh sách đồng môn
Cần thơ biết số phone nên gọi tôi.
Đúng là huynh tạo một
bất ngờ... thật lý thú. Tôi hỏi huynh, khi nào được gặp
mặt huynh
Huynh nói sẽ cho tính sau... vì chuyến về nầy để thăm ông
anh thứ Bảy hiện giờ đang hấp hối...ở Vị Thanh. Thì ra gia đình
có hữu sự, tôi bèn hỏi được biết tình hình ông
anh có vẽ ổn cũng đáng mừng. Có lẽ ông anh mong được
gặp người em yêu quí. Khi được thỏa lòng mong muốn, ông
anh như hồi sinh. Sự trở về của ShTCH có tính quyết định
sự mất còn của ông anh.
Nghe vậy cũng mừng chuyến về của Sh có ý nghĩa vô cùng
Vắng đi hơn một tuần, ngày 29/10 Sh phone gọi tôi một lần nữa
thông tin sẽ có buổi họp mặt trong tuần tới. Tôi hỏi thăm
sức khỏe của ông anh thì nghe huynh cho biết ông đã qua đời
đã hai ngày
Đây là ông anh chí tình với cốt nhục, chính ông
anh đã tiếp sức cho Sh và các con có điều kiện rời khỏi
quê hương một thuở mà cột đèn cũng muốn đi. Sh đi
xong mấy năm sau bảo lảnh chị và các cháu còn lại.
Sh đã lo nơi an nghỉ của người anh vừa xong. Liền nghĩ tới
bạn bè thân ái. Phải nhìn nhận anh rất có nghĩa, chu đáo
trong mọi thứ tình cảm... gia đình và bè bạn. Tuy tôi chưa
từng biết huynh nhưng cảm nhận qua giọng nói là người rất
hào sảng, dễ cởi mở và dễ tâm tình....
Huynh hỏi
thăm tôi một chị năm xưa ở Bà Vèn có một chút liên
quan tới huynh...nhưng không có duyên, cũng chẳng có nợ nần
gì... không có ông Tơ bà Nguyệt nhúng tay cột sợi chỉ
hồng vào: bởi huynh mang trầu cau đến quá trễ nên đã
lỡ một chuyến đò. Sh/ TCH dễ mến, dễ thân thiện làm sao,
chuyện riêng tư mà cũng dám nói cho tôi nghe dù chỉ biết
mà chưa gặp.. Sẵn sàng bật mí khỏi cần dấu diếm làm
gì ở tuổi quá xế chiều. Nói cho nhẹ lòng, hơn nữa chị
bây giờ là người rất tế nhị và cảm thông.
Chính
vì như thế huynh mới có cơ hội đến với chị - là con
của thầy huynh. Mỗi ngày ôm sổ cho thầy, tới tới, lui lui riết
rồi huynh rinh con gái của thầy! Phải công nhận huynh cũng giỏi
giang bản lảnh ghê dám vớt con gái cưng của thầy. Phục huynh
sát đất!
Chuyện huynh kể
nghe rất hấp dẩn như viết tiểu thuyết. Không biết huynh có
sáng tác thêm cho ly kỳ không nữa. Tôi không thấy huynh viết
bài lên trường nhưng qua cách nói chuyện của huynh rất có
duyên, giá mà huynh viết chắc mọi người thích đọc và
có lẽ còn say sưa nữa đấy.
Mới biết huynh mà đã nghe nhiều chuyện như vậy, khiến tôi
cũng háo hức muốn gặp xem sao. Tôi có cảm giác lúc nhỏ
chắc huynh quậy hết cỡ "thợ mộc"
Huynh còn nói
lúc 20 tuổi huynh mới thi vào vào lớp Đệ Thất năm 1955. Tôi
nói đùa
- Trời ơi...lúc còn nhỏ huynh đi đâu tới đó mới
vào PTG. Bộ đi vô bưng kháng chiến chống Pháp hay sao, tới lúc
đó mới ló mặt ra? Chắc huynh lo ký hiệp định Genève rồi
mới về thành luôn phải không..???
Nhiều anh ở miền
quê lúc đó ra trể, vô PTG muộn nên chạy đua với thời
gian. Quýnh quá học nhảy lớp cho mau kịp. Chỉ có mấy năm đã
tốt nghiệp. Giỏi hơn học sinh thành thị.
Sau đó Sh/ TCH đã rẽ hàng vào binh nghiệp nhập
ngũ Võ Bị Thủ Đức. Số huynh phải làm quan. Khi vào PTG thì
huynh đã LỚN và khi vãn tuồng hát, huynh ở cấp bậc ĐẠI...Cuối
cùng để chấm dứt những ngày đen tối huynh phải vượt
trùng dương thay đổi số phận...
Thứ Bảy 1/10 SH/
TCH gọi cho tôi biết 2/10 có thể gặp bạn bè. Huynh nhờ tôi liên
lạc với huynh Vương Thủy Tùng tìm chỗ và mời bạn không
giới hạn giúp huynh. Sở dỉ Sh/ TCH không trực tiếp nhờ anh VTT
vì huynh VTT khiếm thính 2 tai, sợ không nghe rõ. Cũng may tôi còn
được một tai để nghe thế.
Như vậy tôi là trung gian cho 2 huynh. Vì thời gian cấp bách, nghe
xong tôi tức tốc truyền chỉ thị đến huynh Tùng...bằng email cho
chắc, tránh sơ suất vì nghe không rõ. Sau khi Huynh VTT mời khách
xong, chọn quán GIÓ và NƯỚC bên bờ hồ là nơi họp
mặt và ấn định giờ giấc, tôi thông tin cho Sh/ TCH hay liền.
7g
30 sáng ngày thứ Hai 2/10/17 là ngày giờ họp mặt các lão
nam nữ bạn cùng lớp và các đồng môn nhiều thế hệ
khác nhau. Hôm nay trong sáng không mưa, nắng ráo. ...rất đẹp
trời.
Từ lúc nhiều thứ bịnh tập trung khảo đảo tôi trở nên
ngố ra, trông ngáo ngáo... Tôi rất muốn lặn vì tuần nay tôi
bịnh dạ dày hoành hành nhưng không dám...đào tẩu vì
tổ chức họp mặt hôm nay trưởng bối đã phân công tôi
không làm gì, mà chỉ truyền chỉ thị, tôi có trách nhiệm
đối với 2 bên.
Thế là không thể trốn được. Phải đối mặt trước
thiếu sót nếu có. Phải dũng cảm đối mặt với khen chê...từ
hai phía.
Nhưng tôi lo sợ nhất là Huynh TCH đi lạc nơi nào do tôi chỉ
đường mà huynh chưa rõ... Tôi quên mất không cho huynh số
cell phone của tôi để liên lac lúc cần như thế.
Tôi
vừa đi vừa lo lắng... lọ mọ cũng đến điểm hẹn đúng
giờ... Đến nơi, quán rộng quá nhìn khái quát... tôi dáo
da dáo dác tìm kiếm đồng bọn đang núp ở lùm nào
...Lúc đó, Sh/VTT đưa tay lên vẩy, ra hiệu cho tôi thấy vị
trí tụ họp dễ dàng. Tôi lội vô và thấy các bạn
có mặt cũng sắp đủ đầy, chỉ còn trống vài chỗ.
Tôi nhớ loáng thoáng ai đã giới thiệu người Sh/ TCH ốm
ốm...nên tôi nhìn quanh bàn thấy có ông ốm khẳng khiu . Tôi
không dùng đến bộ óc phán đoán, bèn hỏi huynh Tùng
một cách sớn sa sớn sác.
- Ông đó là sư huynh Trương Công Hạnh phải
không?
- Ừ
Chẳng biết Sh Tùng có nghe tôi hỏi gì không. Ổng ừ. Hôm
nay huynh Tùng có mang máy trợ thính mà.
Tôi liền chào
TH/TCH và nói mấy câu sao nghe chừng ổng chẳng hiểu gì. Không
nghe ổng nổ như trong điện thoại??? Thấy hơi kỳ kỳ, nhìn không
có vẽ là ông Việt Kiều chút nào. Tôi chỉ một thoáng
thắc mắc rồi thôi không bận bịu thêm chút gì khác.
Chị Cẩm Vân dược sĩ ngồi cạnh hỏi tôi
- Anh Tùng có chuyện gì vui,
mời đãi mình hôm nay vậy?
- Người chủ trì và chiêu đãi hôm
nay là Sh/ TCH từ Houston về
Tôi đưa tay chỉ. Một lúc có chị khác hỏi nữa, tôi
làm tàng chỉ về phía
đó.
Chứng tỏ mình người hiểu biết!
Bây giờ mọi người đầy đủ.
Tôi thấy
1/ Trưởng Bối PTG Trương Công Hạnh
2/ PTG Huỳnh Hữu Hậu
3/ PTG ĐàoThanh
Tòng
4/ Học trò Rể Phạm Văn Tư
PTG Vương Thủy Tùng chào
mừng bạn cùng lớp Trương Công Hạnh
Từ trái: Trương Công Hạnh, Vương Thủy
Tùng, Nguyễn Công Đức, Ngô Văn Thanh
5/ PTG Đinh Thị Hiệp.
6/ PTG Trần Huỳnh Mai
7/ PTG Quách Thị Phụng
8/ PTG Pham thị Tư Bé
9/ ĐTĐ Trần Cẩm Vân
10/ PTG Nguyễn Kim Quang
11/ PTG Vương Thủy Tùng
12/ PTG Trần Lực Sĩ
13/ PTG Đặng Hữu Còn
14/ PTG Ngô Văn Thanh
15/ PTG Nguyễn Công Đức
16/ PTG Nguyễn Lương Sinh
Huynh VTT lên giới thiệu mục đích buổi họp mặt... Mọi người
hướng về huynh để nghe ngóng.
Rất tiếc, không gian quá rộng âm thanh loãng khó nghe. Thêm vào
đó Huynh VTT nói nhỏ nhẹ theo hơi hướm của anh, nên chúng
tôi ngồi cuối bàn không ai nghe gì ráo, giống như người
lãng tai. Nghe phía bên trên vỗ tay, đàng cuối thêm một phen
các chị cũng vỗ tay hùa theo, chẳng biết Ất Giáp gì cả.
Trong khi mọi người chọn thức ăn thức uống, tôi chụp hình
Việt Kiều / TCH ( cái ông ốm khẳng khiu) và các bạn để
lưu niệm, tôi không nghĩ để minh họa cho bài viết hôm nay.
Vì tôi nghĩ huynh VTT là bạn cùng lớp sẽ viết bài này
có nhiều ý dồi dào và hấp dẩn với những kỷ niệm
xa xưa. Dấu ấn của một thời vào tuổi quậy của các huynh
đã có hơn nữa thế kỷ trước. Không biết có phải
tại huynh VTT nhờ tôi bấm máy vụng về ra mấy tấm hình mờ
ảo quá không minh họa được làm mất cảm hứng của anh
không nữa. Khi tôi hỏi lý do Sh Tùng không viết bản tin nầy.
Huynh nói vì mệt không viết nổi...
Những gì
tôi biết về Sh/TCH còn quá ít, không đủ cung cấp cho bài
viết nầy. Nên tôi đắn đo... nhưng tôi không muốn Sh hiểu
lầm chúng tôi là những đồng môn vô tình và khô
như ngói. Nên bài viết nầy muộn vì...đủ thứ lý lẽ
có thể chấp nhận và cũng không không chấp nhận được.
Trong lúc từng nhóm ngồi gần nói chuyện với nhau. Trưởng bối
ngồi xa bạn cùng lớp quá cũng khó nói chuyện tâm tình
sau mấy chục năm xa cách. Nào có cơ hội được nói gì
cho thỏa lòng. Huynh VTT tìm chỉ ra được 5 người bạn cùng
lớp , kể cả Trưởng Bối Trương Công Hạnh. Còn lại
là đồng môn mà thôi.
1/ TB/ Trương Công Hạnh
2/ SH/Nguyễn Quang Quới
3/ SH/Vương Thủy Tùng
4/ SH/ Đặng văn Còn
5/ SH/Trần Lực Sỉ ( nhà thơ Hà Hoài Thủy)
Theo tam đoạn luận cái gì hiếm là cái đó quí.
Bạn bè hiếm là bạn bè quí... Tìm bạn như tìm
kim cương
Những người khác ở phương trời nào nhỉ. Còn ở cõi
nầy hay cõi nào?
Nhìn những mái đầu bạc ngồi bên nhau tôi nghe bùi ngùi
làm sao. Không biết gặp nhau lần nầy còn có gặp lần khác
không? Trần gian như cõi mộng. Một thoáng đi về trong chớp mắt.
Người già như cây không có rễ bám, không có chỗ
nào để níu lại, rồi từ từ tuột mất ra khỏi hành
tinh
Lương Sinh,Ng Công
Đức, Văn Thanh, Văn Còn, Lực Sĩ, KQ, Sh Hạnh và Cẩm Vân
Tư Bé, Sh Trương Công
Hạnh, Quách Thị Phụng
Sư huynh từ xóm
trên lần xuống xóm nhà lá để tiếp cận đám
đồng môn nữ. So với tuổi tác của các sư huynh chúng tôi
vẫn là con nit . Vâng chúng tôi là những đứa con nít sống
lâu năm. Sư huynh trông ốm yếu giọng thân thiết, mở máy cho
chúng tôi xem hình dự Đại Hội. Huynh hỏi chúng tôi có
nhìn ra những ai trong hình không. Người nầy nọ lần lượt
đều nhận ra.... Tôi bèn hỏi
- Anh có đi dự Đại Hội kỳ rồi sao?
- Tôi ở tại Houston
mà. Bà xã túc trực ở phi trường đón khách.
Tôi bèn hỏi
- Anh là em của anh TCH phải không?
- Không! Tôi là TCH.
Trời
đất ơi! Tôi ngố hết cỡ nói... Hình như tôi không
còn ở trong tôi nữa. VTT chơi trác tôi thiệt tình. Làm tôi
nhằm lẫn ông Còn và ông Hạnh!
Nếu tôi là
phóng viên thì kể như đã thất bại hoàn toàn chỉ
còn nước bỏ nghề về quê thôi. Hỏi và nói toàn những
điều vớ vẩn. Quê làm sao đâu!.
Xin lỗi Sư
huynh vì sự nhằm lẫn ngay từ đầu một cách ngu ngơ vô ý
thức. Tôi tiếc đã có cơ hội gặp gỡ con người thật
chứ không phải trong thế giới ảo. Có bao điều để nói...
nhưng vì hiểu lầm mà ra cớ sự.....đánh mất thời gian quí
báu chỉ giải tỏa được vài thắc mắc sau cùng.
Sh/TCH nói chuyện với chúng tôi cho đến lúc ra về thật
thân thiện từng người một. Bây giờ tôi mới bấm máy
để lưu hình của nhân vật CHÍNH trong buổi họp mặt nầy.Thời
gian Sh ở VN còn rất ngắn... không biết đến bao giờ Cần Thơ
còn là nơi hội ngộ trưởng bối và các đồng môn
PTG và ĐTĐ nầy nữa không? Đó chỉ là mơ ước
và hy vọng mà không có câu trả lời hay lời hẹn hò nào
cả...
Sh nói chuyện hết người nầy đến người nọ. Ngô Văn
Thanh ở Carolina từ xóm trên cũng xuống để nói chuyện với
Sh. Tôi và Văn Thanh khai thác chuyện ngày xưa của Sh có liên
quan tới Bà Vèn. Và Sh có nói đến sự mật thiết đối
với Sh /Trần Bá Xử ở Massachusetts....!!!???
Rồi cũng đến giờ phút chia tay... một số có phương tiện
đã đi về trước. Thấy mọi người bao quanh Sh/TCH như người
ngưỡng mộ vây chặt siêu sao bóng đá hay ca nhạc vậy. Tôi
bèn từ giả ra về, vì tôi phải quá giang...
Nhưng cuối cùng làm tôi thêm một hối tiếc nữa khi biết
mọi người lần lượt về hết không có người tiễn
biệt Sh phút cuối. Rõ ràng nhiều sải không ai đóng cửa
chùa. Rất mong người anh phương xa sẵn sàng bỏ qua cho đàn
em lóc chóc, thiếu tế nhị và sâu sắc.
Dù
là người Việt trở về với quê hương của mình nhưng
mọi thứ đều xa lạ đổi khác. Sư huynh như viễn khách
bỡ ngỡ trước mọi thứ....Cũng may Huỳnh Mai chờ đợi xe đến
đón về, còn Sh nhờ cửa hàng gọi Taxi giùm. Thế là hai
anh em cùng ngồi chờ xe cho có bạn. Cùng ngồi trò chuyện khá
lâu, cùng chia nhau một ly cà phê...cho thắm tình huynh muội đồng
môn. Huỳnh Mai chờ cho đến khi Taxi đón Sh xong, HM về sau.
Một người khiếm thị như HM đã đại diện anh em đồng
môn tiễn bước ông anh cho vơi bớt cảm giác lạc lõng. HM
bạn ấy đã làm một việc có ý nghĩa đáng vui mừng.
HM vớt vát bớt lỗi lầm cho chúng tôi.
Tôi
vô cùng ray rứt, cùng nhau chia xẻ niềm vui mà vô tình giờ
phút cuối...nghe sao quá vô tình và hờ hững. Không biểu hiện
được trọn vẹn nghĩa tình đồng môn để người
về còn thấy một chút hạnh phúc ấm áp với lối cũ
trường xưa....
Chung
Một Mái Trường
Điện thoại
vang, giọng người nghe xa lạ
Một
cơ hội chưa từng có bất ngờ
Lần đầu tiên nhận biết tưởng như
mơ
Người tuy lạ
chợt quen trong khoảnh khắc
Anh đồng môn, tuy chưa từng
biết mặt
Dẫu thật
xa, nhưng chung một mái trường
Chim một đàn nên rất dễ mến thương
Líu lo hót như chích chòe buổi
sáng
Bởi thân tình là anh em bè bạn
Mở tấc lòng, chuyện nhỏ
với chuyện to
Anh mộng
mị sang sông lỡ chuyến đò
Đất Bà Vèn, ước mơ duyên không bén
Rồi tới lúc anh được thầy vun vén
Anh hạnh phúc bên chị quá
đẹp đôi
Bước
công danh võ bị được đấp bồi
Và thời cuộc... anh tìm miền đất hứa
Về quê cũ, một thời anh nghiêng ngửa
Thăm cốt nhục, hâm nóng
lại thâm tình
Thương
bạn bè, còn nặng nghĩa đệ huynh
Nghe náo nức, tìm nhau cho thỏa dạ
Người đi xa muốn quay về chấp vá
Từng sợi lòng tơi tả lúc ra đi
Giờ nhìn nhau ai nấy cũng đã
già
Họp mặt nhau mừng
vui cho phỉ chí ( KQ)
Cái Răng 10/10/17
TIN TỨC VỀ BỊNH TRẠNG Học Trò Già
HTT
Hôm nay 18/9/2017, lúc 8g
sáng, PTG KQ đến
thăm Hồ Trung Thành.
Tay phải
anh chàng giơ lên cao tới càm. Cầm được vật gì
nhẹ. Chống gậy đi vào trong nhà lấy cuốn ĐS 2017 cho người
bạn mượn. Đi đứng coi cũng được, không giống Charlot.
Dĩa cơm sáng ảnh ăn 1 tiếng 30 mới xong, tại cái tật ham nói
chuyện quá trời. Rủ KQ và 2 người bạn hôm nào đi taxi qua
khu thương mãi chơi....
Tình
trạng lạc quan, mỗi ngày 2 lần chuyên viên đến tập vật lý
trị liệu.
Hay tin "tháng
11 thầy Q về, Học Trò Già phải cố gắng mau bình phục để
mừng thầy". Ảnh vui vẻ nhưng ảnh sợ không nói được
gì. Có lẽ bộ não phục hồi chậm.
Thấy anh chàng vẫn tính năng động hiếu khách
rất dễ thương. Ai đến thăm trông ảnh rất vui mừng. Hy vọng
tới Tết chắc tiến triển tốt
Cần thông tin đến bạn bè biết để mừng
cho HTT
Họp Mặt
ĐỒNG... THẬP CẨM
( Rằm Tháng Giêng Năm Đinh Dậu)
Năm nào Rằm Tháng Giêng cũng họp bạn tại nhà. Mời
bạn xa gần đều hưởng ứng nhiệt tình. Người có đạo
tới chùa lễ Phật. Xong lễ Phật mới tới tụ điểm. Còn
cái đám nhứt quỉ, nhì ma, thứ ba là học trò. Dù hoc
trò đã già cũng không bỏ tật.Thích ồn ào náo nhiệt,
thích nhắc chuyện xưa tích cũ.Thích bày trò đùa cho vui.
Sống là để vui mà. Và vui là để sống. Sống dai, sống
dài đem tiếng cười đến với bè bạn thật thú vị!
Ngày Rằm,
tôi mời bạn bè ăn chay đạm bạc không phải cao lương mỹ
vị vì thường khi mỗi năm có thầy và mấy bà bạn ăn
chay ngày Rằm nên hợp rơ đồng điệu. Gặp nhau như vậy
thấy hiếm khi mới có.
Năm nay sau khi dự buổi họp 23 Tết thấy thầy MKTyếu tôi không dám
mời thầy vui với đám đồ đệ . Để thầy có
thời gian ngơi nghỉ có lợi cho sức khỏe lâu dài hơn.
Tôi mời
từng cặp bạn ở gần, từ học tiểu học, trung học là đồng
song, bạn đồng môn, đồng nghiệp, đồng hương, đồng
xóm vì thế tôi gọi chung là đồng thập cẩm.
. Thấy vậy, dù ăn
chay, mời mấy ông cũng vui vẻ đi tuốt luốt. Miển có chỗ để
mạn đàm là khỏi ăn cũng vui vì đã no hơi rồi. Nói
chung là cái bịnh nhiều chuyện 99% mắc phải. Đừng tưởng
chỉ đàn bà nhiều chuyện nghe. Đàn ông chịu nói: nói
dai, nói dài, nói dóc. Nói một hồi máy nóng nổ to tưởng
như mấy ông đang lên lớp. Không ai nói tới nói lui thành
ra độc thoại trên diển đàn. Tôi xét từ bản thân người
già đầu óc ít tập trung. Người nghe muốn bịnh, chứ không
phải im lặng là lắng nghe đâu nghe. Ai mà nói kiểu đó
quá 15 phút là lỗ tai người nghe đi ra chợ chơi rồi. Tui mần
thinh như tượng đá khỏi nghe. Còn nguời nói "Thà như
hạt mưa rớt trên tượng đá". Chúng ta gặp nhau để
đàm đạo chứ đâu phải lên lớp giảng bài. Người
nghe làm thinh, còn thú vị gì mà nói, cứ thao thao như thuyết
trình làm người nghe vì mất hứng thấy buồn ngủ.
Năm nay tôi dự
trù thỉnh 30 vị đồng thập cẩm, ai cũng hứa nhưng kết cụôc
vắng 7 người. Đáng tiếc. Đó là tiếng nói của những
con ma nhà họ Hứa.
11g30 ngày Rằm họp mặt không có thầy chắc mấy anh tha hồ
cười nói hả hê. Giống như ngày xưa hôm nào thầy nghỉ
một giờ dạy y như rằng lớp như cái chợ chòm hỏm lao nhao
lố nhố. Tâm lý lúc già sao cũng giống y chang như lúc trẻ.
Đúng giờ chúng tôi khai mạc, khi còn thiếu vài người phải
kêu gọi còi hụ tập họp thiếu mấy cặp trong thành phố.
Cuối cùng hiện diện:
1 Trưởng
bối Trần Bá Xử Springfield, MA
2
chs Nguyễn Thanh Dân Springfield, MA
3
chs Nguyễn Lương Sinh
4 chs Ngô Văn
Thanh
5 chs Vương Thủy Tùng
6 chs Hồ Hữu Hậu
7. Ông Sui gia của sh HH Hậu
8. chs LS Hồ Trung Thành
9. chsTrần Phù Thế nhà thơ, South Carolina
10 chs Mục Sư Nguyễn Kim Lưỡng, Georgia
11.chs KTS Đào Thanh Tòng
12 ht Rễ GS Nguyễn Văn Tư
13
chs GS Định Thị Hiệp
14 chs Nguyễn
Tương Trợ
15 chs Ngô Ngọc Điệp
16 chs Trần Huynh Mai
17 chs Lương Lệ Huỳnh
18
chs Bùi thị Kim Hoàng
19 chs Nguyễn
Thị Kim Tiền
20 chs Phạm thị Tư Bé
21 chs Nguyễn thị Khâm
22 chs GS Phạm Thị Nghĩa
23
chs Lê Thị Thảo
24 chs Nguyễn Kim Quang
Niên trưởng
Mục Sư Nguyễn Kim Lưỡng, Georgia, về từ Rạch Giá, có mặt lúc 9g sáng
Niên trưởng Trần Bá Xử, Springfield,
từ SàiGòn đến điểm hẹn lúc 10g
Từ trái qua : Lương Sinh,
Sh Trần Bá Xử, Văn
Thanh, Thanh Dân
Đó là các niên trưởng lớn nhất mà đến trước
nhất. Thấy thương mấy ông già hết biết. Mấy ông luôn
làm gương cho tốp trẻ đó!
Sư tỉ Lệ Huỳnh cũng thấy thương, biết tôi đơn chiếc
nên đến sớm để chia sẽ công việc tiếp khách giùm.
Anh Trần Phù Thế
người của thời xưa vượt khó khăn ra nước ngoài thay đổi
số phận. Hiện anh đã là nhà thơ nổi tiếng hải ngoại.
Cặp Nguyễn
Tương Trợ và Ngô Ngọc Điệp đến áp chót khiến
tôi lo âu anh chị đào tẩu. Cũng may phước hiện diện, mặt
mày tươi rói.
Trong lúc người
đến trể nhất là LS Hồ Trung Thành. Mặc dù bình thường
anh chàng nhanh nhẹn năng động.Thích đi ta bà thế giới. Ngày
nào không đi nơi này nơi nọ để chụp hình gởi khắp
Năm Châu Bốn Bể thì dường như anh ăn không ngon, ngủ không
yên. Ba tháng ở Canada rồi Mỹ vừa về tới, xách máy chụp
hình đi rong chơi với chiếc xe máy khắp miền quê. Thú vui
mà không ai bắt chước nổi. Đã hứa với tôi là
hạ quyết tâm đến đúng giờ.
Vậy hôm nay là người chót về tới sau cùng. Có lẽ hôm
nay..anh ta mắc trang điểm kỹ hơn mọi khi!
Từ trái qua Anh Trần Phù
Thế, HTT, Sui gia của HHH
Từ Trái :Ngô Văn Thanh, Lương
Sinh, SH Trần Bá Xử, Nguyễn Thanh Dân, Hồ Hữu Hậu, Trần Phù
Thế
Mỗi
lần thấy HTT là thấy sự trẻ trung như một bức tranh tô điểm
theo trường phái hiện đại nhiều sắc màu rực rỡ tôi
phải đưa tay che mắt nheo nheo nhìn muốn lé con mắt thiệt đấy
HTT lúc nào
cũng chơi technicolor tưởng tượng mùa xuân đã về trên
quê hương đẹp lắm Anh chàng chơi nổi bật thiên hạ Ngoài
ra còn hay nói chuyện tếu chọc cười mọi người. Nói chung
nhìn thấy mặt trẻ mãi không già dù rằng tóc đã
bạc nhưng tâm hồn vẫn trẻ trung
Tôi cảm ơn các anh chị đã đến chung vui với bửa ăn đạm
bạc, thể hiện tình cảm của anh chị em dành cho tôi thật nhiều
khiến tôi hớn hở, yêu đời lắm
Cảm ơn và xúc động muốn khóc thấy 2 trưởng bối Trần
Bá Xử và Nguyễn Kim Lưỡng cao niên vượt đường xa hằng
trăm cây số tới nơi góp niềm vui với mọi người.Tôi thật
lòng kính mến 2 vị cao niên.
Cảm ơn sư đệ Nguyễn Thanh Dân tận tình đã giúp phương
tiện đưa Sh đến trước giờ hẹn.
Người bạn chung lớp với
tôi Đinh Thị Hiệp cùng phu quân đã chịu khó đi tìm
ra điểm hẹn thấy yêu quí bạn vô cùng. Vì đôi chân
của bạn bị giải phẩu đi đứng khó khăn. Vậy mà bạn
tôi cố gắng không để tôi hụt hẩng thất vọng. Chúng
tôi xa nhau từ năm 62 cuối cấp, mới gặp lại được từ tháng
8 năm vừa qua. Xa cách thời gian biền biệt 55 năm. Chúng tôi gặp
lại nhau tóc đã bạc màu sương gió... Không biết chúng
tôi còn gặp được bao nhiêu năm nữa để nói lời
yêu thương dành cho nhau.
Ngoc Điệp con của giám thị Ngô Văn Đặng trường PTG chúng
tôi học chung lớp trường tiểu học. Vẫn làm tôi nhớ mãi
không quên bao giờ. Khi lớn lên chị hoc trường nhà Dòng, chúng
tôi ít khi gặp nhau, nhưng với tôi những người bạn xa xưa
còn mãi khó quên.
Những đồng môn chỉ chung trường gặp nhau thường xuyên cũng
tạo nên những tình cảm ngọt ngào. Có khi cũng hợp ý trở
nên thân thiện như cùng lớp thương nhau.
Sư muội Phạm thị Nghĩa
Cựu GS trường Châu Văn Liêm tuy mới biết cũng thấy tình cảm
thân thiết, thứ nhất là con của thầy mình, ngoài ra em có
tính dễ hòa đồng nên rất dễ gần gũi với tất
cả. Em có nụ
cười rất dễ thương.
Từ
trái qua: Hồ Nguyễn và Phạm thị Nghĩa
Buổi họp mặt hôm nay
có phần văn nghệ văn gừng giúp vui cho bà con lên dây cót.
Mục nầy do Ngô Văn Thanh chơi đàn guitar...Già Trẻ ai cũng có
thể tham gia được.
Trưởng bối Trần Bá Xử xung phong lên hát bài Chiếc Lá
Cuối Cùng để tưởng niệm người bạn đời đã
khuất bóng. Tiếng hát của giọng ca 8 bó mấy que lẽ, còn trầm
ấm ngọt ngào tha thiết quá chứ.Giọng Sh cất cao như cánh diều
lượn lên rồi lượn xuống thâm trầm. Mọi người vổ
tay khen nức nở cái tình nồng thấm dù bao năm vẫn cứ giữ
mãi hương nồng. Đó là người sống biết giữ đạo
thủy chung cùng bạn đời yêu dấu khó tìm được trên
đời, dù SH tôi đôi khi cũng lả lướt một chút nhưng
vẫn giữ gia phong ...rất mực. Tôi nói thật lòng nhưng có khi
SH nghĩ tôi kiếm chuyện để xuyên tạc, xỏ ngọt ....hihihi!!!
Tôi định
hát một bài và tự đàn một mình cho mọi người nghe
bật cười ha hả cho hết hơi luôn. Ngại vậy nên tôi né,
giới thiệu sư muội Hồ Nguyễn một Vườn Thơ xum xuê, sẽ
đọc bài thơ Chúc Tết.
XUÂN ĐẤT
TRỜI- XUÂN LÒNG NGƯỜI
Kính tặng Trần hiền huynh
Xuân đất
trời vẫn còn hiện diện
Xuân lòng người bất biến trong
ta
Hạnh
phúc hôm nay nở hoa
Khi cùng ngồi
lại cả nhà vui xuân
Trời đất mới người
càng đổi mới
Thấy gần nhau phơi phới tuổi già
Vì đời là một
bài ca
Nửa vòng trái đất vẫn
là anh em
Luôn mong muốn có ngày hội ngộ
Ngồi bên nhau ôn cố
tri tân
Tuy xa nhưng thấy thật gần
Mỗi năm
gặp lại thêm lần thăng hoa
Rằm tháng giêng là
rằm kỷ niệm
Dự tiệc chay kiểm điểm bản thân
Đường tu được
vạn phúc ân
Trong tâm đắc đạo
cũng gần như tu
Người tài đức mến
người nghĩa khí
Lấy chữ tâm tu chí làm đầu
Tình cảm gắn
bó thâm sâu
Tinh thần thoát tục là
câu răn mình
Đến dự tiệc
có vài câu chúc
Thọ
trăm năm hạnh phúc đầy tràn
NGŨ KIM mãi mãi cao sang
Vạn sự
như ý hành trang trọn đời.
Đất Cần, 7.2.2017
Hồ Nguyễn
Cảm ơn
Hồ Nguyễn lúc nào họp mặt cũng có bài thơ sẳn sàng
như tầm nhà tơ..Người trẻ bao giờ cũng nhanh nhẹn nhạy cảm...Tôi
và sư muội dạy chung trường Trung học Cái Tắc trước 75. Sau
đó đổi về Trường Cai Răng 1. Vừa đồng môn vừa
đồng nghiệp nên chúng tôi dễ khắn khích nhau
Tết năm rồi Vương Thủy
Tùng bịnh suốt tới héo queo, Tết nầy anh tạm gọi là khỏe
không bèo nhèo như năm rồi. Anh cũng ráng lấy lại khí
thế họp mặt cho vui cùng bè bạn.
Mừng cho người nầy Cũng dành
một giây tưởng niệm 2 người bạn thuộc nhóm Cái Răng
Anh Huỳnh Văn Tư và Lâm Thành Trung đã qua đời vào tháng
8 và tháng 10 năm qua. Hai anh rất yếu đuối nhưng mỗi khi mời
anh sốt sắng không bao giờ vắng mặt. Nhìn dáng vẻ anh rệu hơn
thầy. Anh lom khom , thầy lúc nào cũng thẳng đứng. Thế mà anh
đã ra đi nhanh không ngờ để lại cho mọi người nỗi suy
tư tưởng niệm
Buổi
ăn trưa tôi cố làm sao mọi người không thấy chán ngấy
ăn chay vì không quen thiếu thịt. Tội nghiệp các bạn vì tôi
nên cố ăn cho gia chủ vui
1/ Súp Thập cẩm
2/ Bánh Bao + Cánh gà Chay chiên
3/ Thịt nướng Chay+ xôi vò
4/ Lẩu Thái Chay + Rau + Bún
5/ Tráng miệng Rau Câu nước dừa tươi
Có lẽ bàn phối họp
có nam và nữ là ăn tích cực sạch sẽ. Gia chủ thấy vậy khoái chí cười
Bàn toàn
nữ ăn tương đối nhưng còn chừa một ít
Bàn toàn nam ăn
yếu nhất có lẻ thèm thịt thứ thiệt
Ăn xong các vị còn
trò chuyện một lúc, có bạn nói 14g mới tạm biệt Hồ Trung
Thành nói đùa đòi 20g mới rã đám. Tôi chẳng ngán
tí nào chỉ sợ khách nhớ tôm cua gà trứng tội nghiệp.mà
thôi. Đi về nhà sớm để còn lục nồi chứ. Ăn chay thật
tội nghiệp. Năm tới mời nữa chắc không đi
Cứ cái kiểu nầy lập lại chắc mấy anh chạy
dài
14g chụp
hình tập thể để rồi chia tay tạm biệt. Một nhóm rã hàng
như VVT và Đào Thanh Tòng vọt mất dạng vì VTT không được
khỏe lắm .Chỉ còn số còn lại còn lưu luyến chưa rời
cuộc vui
Từ trái sang, hàng ngồi: Hồ
Nguyễn, PT Nghĩa, Anh Kim Luỡng
Đứng bên phải Trân Phù Thế, Kim Quang, Kim Hoàng, Ngọc Điệp,
Lệ Huỳnh
Hàng đứng
trước :Chị Thảo, Tư Bé, HTT, SH Trần Bá Xử,Trần Phù
Thế
Hàng Đứng
sau: Thanh Dân, Tương Trợ, Lương Sinh, Văn Thanh
Mỗi năm cùng
vui hội họp gần xa các bạn tụ về. Lúc xum họp rồi lại nghĩ tới phút chia
tay nghe buồn vời vời. Bao nhiêu anh chị em ta đây đó đi tứ
hướng mỗi nơi khác nhau, như những cánh chim chiều lang bạt. Nghĩ
vậy thôi đủ nghe rưng rưng trong lòng. Ta còn được thấy
nhau bao nhiêu lần nữa? Thỉnh thoảng ta gặp nhau cho thỏa lòng. Đầu
năm chúc nhau an vui hạnh phúc, quanh năm sung túc. Chúc các sư huynh,
sư đệ, sư tỉ sư muội: Một năm mới tràn đầy Phước
Lộc Thọ. Muốn có được những thứ đó, thì ta hướng
tâm cầu nguyện
Xuân Đinh Dậu về
trên quê hương điều mơ ước chung cầu cho dân an quốc thái:
nhà nhà được ấm no không còn cảnh có người lầm
than đói khổ
Phải
san bằng giai cấp xã hội. Người người biết thương yêu
nhau không có kẻ gian manh lợi dụng quyền thế để hưởng cuộc
sống đế vương... Cầu cho đất nước ta thật sự có
được Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc
Mùa Xuân nào là mùa Xuân đẹp nhất
Mùa Xuân nào mộng đẹp
được nở hoa
Dân
an lành đất nước được thái hòa
Khắp ba miền
chung một lòng đoàn kết
Những hận thù xóa sạch không còn vết
Những bàn tay xiết chặt những
bàn tay
Lửa con tim bốc cao tận đỉnh đài
Diệt
lòng tham! Quyết bảo tồn sông núi (KQ)
Cai Răng 15.2.17
kimquang
LỜI CẢM ƠN
Của Sư
huynh PTG Huỳnh Phước Duyên
Trong ngày 23 Tết Bính Thân, buổi họp mặt
anh chị em chs PTG& ĐTĐ diển ra tại TP Cần Thơ
So với năm rồi
lần nầy vắng nhiều người, bù lại có nhiều người mới...
Sự thiếu vắng không hiểu rõ lý do. Riêng trường họp Anh
Huỳnh Phước Duyên vắng mặt vì lý do bịnh đau cột sống.
Nên hôm đó sau khi buổi họp kết thúc, tản hàng tạm biệt,
các anh chị đại diện đến thăm anh Duyên tại nhà và
tặng quà an ủi ( Quà từ quỷ của Nhóm)
Gồm có
1/ Sh Đặng
Phi Long Georgia
2/ Sh Trần Phù Thế
SC
3/ Sh Ngô Văn Thanh SC
4/ SM Lê Kim Lệ
VN
5/ ST Lê Thị Thảo
VN
Anh
Huỳnh Phước Duyên hiền lành, tính tình kính đáo nhưng
cũng dễ xúc động trước nghĩa cử của anh em đồng môn
đến thăm hỏi anh ngày hôm 20/1/17.
Tình nghĩa anh em khiến anh
Duyên cảm kích và anh cũng cảm thấy ấm lòng với tình
bằng hữu.
Tình đồng môn rất đẹp, không phải chỉ có tình
đồng song mới nặng nghĩa nặng tình mà thôi. Bởi chung một
nguồn cội không nên phân biệt. Có khi đồng môn hợp tình
hợp ý còn thấy gần gủi hơn nhiều, mối giao tình càng
sâu đậm hơn nữa.
Phật hay Chúa cũng đều dạy ta phải biết yêu thương nhau. Sợi
dây thân ái kết chặt tình người với người thật gần
gủi nhau thêm. Hãy mở lòng để thêm bạn bớt thù.
Cổ nhân với tấm lòng biển cả để lại lời quí báu
" Tứ hải giai huynh đệ"
Sống trên đời thiếu bè bạn, thiếu tình thương yêu ta
sẽ nghe giá buốt vô cùng, sự sống còn thú vị gì trên
đời nầy nữa
Anh Phước Duyên phone cho tôi tâm sự nỗi lòng: tình đồng
song và đồng môn làm anh cảm thấy hạnh phúc vô biên. Anh
ân cần nhờ tôi chuyển lời trân trọng cảm ơn các anh, các
chị đã dành cho anh những tình cảm vô cùng sâu đậm
và thắm thiết.
Cái Răng 2/2/17
Một năm trôi qua thật nhanh như giấc mộng... thoáng một
cái đã tròn một chu kỳ 12 tháng.
Mỗi năm đồng
môn các cấp thuộc khu vực Cần Thơ họp mặt Truyền Thống 23
Tết. Âm hưởng như còn vướng víu ít nhiều nỗi
nhớ năm qua.
Hôm nay 23 Tết cuối năm Bính Thân, các tiền bối , trung bối,
và hậu bối như những cánh chim từ muôn phía bay về chốn
cũ tề tựu một ngày hội ngộ cùng nhau, vui mừng hớn hở và
cũng để điểm danh Huynh Đệ Tỉ Muội ai còn ai đi xa.
Trong niềm vui chen lẫn chút hoài niệm những bạn xa rời mình vĩnh
viễn.
10 g30 sáng ngày 20/1/ 17 tức ngày đưa ông Táo về
Trời. Tôi và Lương Sinh được phân công đi rước Thầy.
Khi xe đến chúng tôi thấy thầy trang phục chỉnh tề đang chực
chờ sẵn. Chứng tỏ thầy chuẩn bị thật đúng giờ, không
cần chúng tôi phải chờ đợi giây phút nào thêm. Thầy
luôn luôn nguyên tắc và lịch sự.
Điều đáng vui mừng,
thầy phục hồi sau thời gian bịnh mấy tháng qua. Nhưng bây giờ
thầy phải chống gậy thầy cố gắng đến với các môn đồ,
hoà mình vào niềm vui chung. Điều nầy khiến tôi lo âu suy nghĩ...
thầy mất sức nhiều, mà tuổi già không bình phục tức khắc
được.
Thầy bước lên xe ngồi vào thật khó khăn tôi tiếp đỡ
thầy vào xe.
Khi xuống xe cũng vậy...
Xe đến điểm hẹn: CHỐN CŨ.Cà Phê...
Với Chút Hương Xưa. Đó là nơi
bên kia bờ sông ở khoảng giữa cầu Đôi và cầu Nhị Kiều.
Tới nơi
các sư huynh chạy ra đón thầy. Thầy bước xuống chống gậy
đi vào một cách chậm chạp.Thầy thay đổi nhiều, bây giờ
tôi mới nhận ra thầy đã yếu hơn năm rồi.
Các huynh đệ tỉ
muội đưa thầy vào trong. Nơi đây là ngôi nhà trong khu vườn
rất tĩnh lặng. Địa điểm thật lý tưởng.
Sư huynh Đặng Phi Long dìu
thầy Mạc Kỉnh Trung
Từ trái:
Tư Bé, Kim Quang, Thầy Mạc Kỉnh Trung, Thảo (Hậu Giang Bóng Bàn)
Tất
cả tề tựu đông đủ. Mọi người bao quanh chào thầy. Các
anh chị trò chuyện vui vẻ Mừng gặp bạn xưa nên không ngớt
lời.
Nhìn chung, tôi cứ ngỡ mình đang đi vào chợ 30 Tết lăng
xăng, lộn xộn. Nghe và thấy rất vui. Mọi người như trẻ
lại kể chuyện hồi năm nẳm cho nhau nghe. Mọi người ríu rít
rất vui tai. Tôi mơ màng cảm giác như mình đi vào cõi
mộng...Vui thiệt! Tôi biết các anh rất ít, vì các anh thuộc
hàng tiền bối. Tuy xa lạ nhưng cũng cảm thấy thân tình gần
gũi, rất vui. Tôi nhớ có nhiều anh năm rồi hop mặt ..năm nay sao
không thấy. Hy vọng các anh chỉ bận bịu thôi. Điểm danh
các anh chị được 34 chư vị:
1/ Thầy Mạc Kỉnh Trung
2/ Đặng Phi Long
3./ Nguyễn Thành Nhơn
4/
Nguyễn Minh Triều
5/ Ngô
văn Tấn
6/ Lê Hoàng
Nhi
7/ Lê Kim lệ
8/ Đặng Hữu Còn
9/ Bùi Hữu Thọ
10/ Võ Hồng Thao
11/ Tạ công Trân
12/ Đặng Tấn Bút
13/ Trần Nguyệt Ánh
14/ Phạm Bằng Nguyên
15/
Nguyễn Văn Nam
16/ Trần Văn
Quang
17/ Quách Hữu Dần
18/ Trần Hữu Lầu
19/ Phạm Thị Tư Bé
20/Trần Đinh Phương
21/Tô Huyền Thông
22/ Đặng văn Liêm
23/ Đào Thanh Tòng
24/ Trần Văn Mãnh
25/ Trần
thị Yến Tuyết
26/ Võ
Trọng Lâm
27/ Nguyễn Văn
Hòa
28/ Hồ Công Nghiệp
29/ Trần Phù Thế
30/ Nguyễn Kim Quang
31/ Pham Thị Hồng Hạnh
32/ Ngô văn Thanh
33/ Trần Huỳnh Mai
34/ Nguyễn
Lương Sinh
Hôm nay điểm danh thiếu vắng nhiều người trong đó có
anh Huỳnh Phước Duyên. Tiếc quá anh bị đau cột sống. Ngô
Văn Thanh thay vai trò làm MC trong buổi họp mặt nầy.
Trước
tiên Ngô Văn Thanh chào mừng và cảm ơn thầy đã đến
với đám đồ đệ.
Mừng thầy qua khỏi bệnh, hồi phục sức khỏe, dù chân còn
yếu nhưng vẫn đến với học trò của mình. Điều đó
đã nói lên tình nghĩa thầy trò thắm thiết sâu đậm
vô cùng.
Ngô Văn Thanh đại diện đồng môn chúc thầy dồi dào sức
khỏe, an vui, và đầy đủ PHƯỚC LỘC THỌ trong năm mới.
Ban Tổ Chức chiêu đãi xôm tụ.
Được chủ quán tận tình phục vụ chu đáo.
Thực đơn hôm nay không kém phần thịnh soạn:
1/
Thịt Nguội Tứ Xuyên
2/ Tôm
Lăn Bột Chiên
3/ Bánh Bao+ Gà Xối Mỡ
4/ Lẩu Nấm + Bún
5/ Dưa Hấu Tráng miệng
Thực khách vừa thưởng thức
vừa trao đổi chuyện xưa, chuyện thời sự. Trên môi tươi
tắn nụ cười. Một năm chỉ một buổi họp mặt thật ý
nghĩa vô cùng. Tuy nhiên tôi khao khát mong muốn tất cả CHS PTG
qui tụ về một mối thật hùng hậu không lẻ tẻ từng nhóm.
Nhất định nhóm sẽ đoàn kết rộng mở hơn hôm nay.
Ở nước ngoài còn tụ họp mấy trăm người, mình cũng
có thể tề tựu cả trăm thuộc thành phố Cần Thơ. Vậy
mới thấy hả dạ. Hiện nhóm mình còn cần sự hỗ trợ
từ các đồng môn nước ngoài. Nhưng nếu "quân số"
tăng lên, cá nhân có thể tự túc. Ai không khả năng thì
dùng phần tiền hỗ trợ của các vị hảo tâm tiếp sức.
Mình tổ chức vén khéo ít chi phí để anh em khó khăn
có thể tham gia. Mục đích họp mặt chủ yếu là để vui.
Ăn uống chỉ là cái cớ tạo cơ hội gặp gỡ bạn bè
cùng nhau thế thôi. Tôi hy vọng và tin tưởng chúng mình làm
được.
Ngô văn Thanh giới thiệu chương trình giúp vui với những
ca sĩ không chuyên. Năm nay đặc biệt có nhạc cụ hẳn hoi: đàn
Piano, Guitar, trống, kèn... đủ thứ. Tuy nhiên tôi thấy ít ai
để ý nghe, mà chỉ thích nói nhiều hơn. Tội nghiệp các
ca sĩ cố trình diễn mà thực khách hờ hững không buồn
nghe.
Sư muội KIM LỆ nguyên là
Phát Thanh Viên của phòng Tâm Lý Chiến với bài hát TRỞ
VỀ BẾN MƠ giọng ca, ngọt ngào, dễ thương và dù ở tuổi
nầy Kim Lệ vẫn còn nét duyên dáng.
Ngô
Văn Thanh vừa là người dẫn chương trình vừa đàn vừa
hát bài PHƯỢNG HỒNG dân chiến tranh tâm lý mà, nên giọng
ca trữ tình vừa thâm trầm sâu lắng.
Duy nhất
có sư huynh Quách Mậu Dần hát bài MÙA THU LÁ BAY trông rất
khỏe người, cất giọng vang rền như tiếng sấm của núi Ngũ
Hành Sơn vỡ òa lúc Tề Thiên trỗi dậy sau mấy trăm năm
bị Phật Tổ biến bàn tay thành 5 ngọn núi đè bẹp.... Đó
chính là lúc tiếng hát của sư huynh vượt thoát ai cũng
phải chú ý. Tội nghiệp sư huynh hát khàn cả giọng, chắc
hôm đó sư huynh bị viêm thanh quản. Cho tới cường độ
tột đỉnh mới chạm đến trái tim của người nghe. Thật
khủng khiếp! Hôm đó sư huynh trở thành ngôi sao sáng chói
thật tuyệt vời. Điều đáng tiếc tôi mê nghe nên quên
nhiệm vụ phải làm gì. Đó là quên chụp hình
lúc sư huynh hát....để minh họa lời tôi nhận xét rất trung
thực.
MC Ngô Văn Thanh
Tôi không biết Sư huynh Quách Mậu Dần có hay hát không, nhưng
tôi cảm thấy hát rất hay. Cái điều chắc chắn tất cả
đều lắng nghe. Nói thực lòng, sư huynh đã thành công với
bài hát của mình.
Còn tôi đọc bài thơ CÒN ĐÂU
cho quí vị nghe. Điều thứ nhất chắc chắn bài thơ tôi viết
dở ẹc nên không ai thèm nghe. Thứ hai tôi đọc nhỏ (có micro)
khiến quí vị buồn ngủ. Nói tới đây tôi chợt nhớ Sư
tỉ Phạm thị Hồng Hạnh (đang ngồi chung bàn tôi) năm xưa vang
bóng một thời với bài Vịnh Cây Tre dưới thời Đệ Nhất
Cộng Hòa của Ngài Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Chị Hồng Hạnh ngồi bên
trái
Sư Tỉ Hồng Hạnh viết bài Vịnh Cây Tre không có ý
xỏ xiên nhà nước thời đó. Tại người có quyền
đầu óc phong phú cảm thấy ý nghĩa trúng tim đen. Tại người
có tịt thì hay giựt mình. Sư tỉ Hồng Hạnh trở thành là
nạn nhân của thời cuộc và tên tuổi cũng đã nổi
tiếng thuở đó. Ai ai cũng biết khiến tôi dù chưa một lần
gặp mặt cũng rất ngưỡng mộ. Sư tỉ bị hàm oan!!! Tôi
tiếc quên chụp hình sư tỉ cho rõ.
. Hôm đó tôi đọc
cho các huynh muội nghe tâm sự của tôi - người hoc trò PTG xót
xa khi nghe trường mình xây cất lại. Còn Cựu học sinh muốn duy
trì, gìn giữ lại nét cổ kính. Coi đó là di tích lịch
sử. Trong khi tháng 5 năm 2017 tới đây Houston tổ chức Đại Hội
mừng tuổi trường 100 năm. Sự đời thật éo le ngang trái. Các
huynh đệ tỉ muội ở nước ngoài xôn xao, tâm không an trụ
được.
Còn
Đâu
Ngôi
trường cũ đã già... đành khai tử
Với tinh thần muốn cải tiến mà thôi
Sẽ luân hồi mang hình hài đổi mới.
Em hãy về, kẻo trễ lúc đã rồi.
Em đi
xa, thành phố buồn đã đổi
Tìm tuổi thơ, đường cũ dấu chân xưa
Nhớ ngôi trường, tình bạn mãi đong đưa
Ôm kỷ niệm ngập đầy thời trẻ dại
Cuộc
đời nầy có biết bao điều oan trái
Chuyện hữu hình một thoáng có như không
Em vấn vương điều chi ở trong lòng?
Xa lâu lắm, cứ quay về để nhớ
Ta gặp
nhau, không thấy mình bỡ ngỡ
Em hiền hòa như dòng nước trong xanh
Không ba hoa, không kiểu cọ, rất chân thành
Đem hơi thở an bình cho bè bạn
Chung cội
nguồn, không có gì rào cản
Được vun trồng, mầm móng đã trổ hoa
Siết chặt tay, thân thiết chung mái nhà
Và chia sẻ buồn vui khi nghiêng ngửa
Ngôi
trường cũ tương lai không còn nữa.
Dòng sông xưa tắt nghẽn lối về nguồn
Như lưu vong mất nước giọt lệ tuôn
Thương thành quách mang nỗi niềm Do Thái
Kimquang
Có lẽ chúng ta nên chấp nhận thực tại. Đó chỉ là
một trong muôn vạn lần thứ mất mát. Mà qui luật tất yếu
của cuộc đời không có gì bất di bất dịch.
Tự do
đã mất, non sông cũng mất...Ta còn gì quí báu hơn? Ta
cố giữ ngôi trường, giữ di tích lịch sử hằng trăm năm
... Không còn gì để mất. Ta níu trường, níu như níu
một cành cây khô đang gãy. Mọi thứ ta yêu thương rồi
cũng sẽ mất.. Tất cả trở thành hoài niệm mà thôi!
Hằng năm còn được gặp lại nhau để nhớ thuở
xa xưa. Ngồi bên nhau nhắc ký ức tuổi thơ thấy ấm áp trong
lòng. Quên đi những ngày tháng cơ cực của cuộc sống, ta
có được giây phút quí báu ngồi bên bạn xưa thật
thú vị.
Tôi cứ tưởng khi già ta sẽ quên hết. Nhưng không, tất cả
còn cô đọng trong tim, chỉ một giây phút gợi lại ta sẽ
nhớ tất cả thầy cô và bè bạn. Bao yêu thương và hạnh
phúc bừng dậy như ngọn đuốc rực cháy sáng lên trong đêm...
Trừ khi ta mắc bịnh Alzheimer thì mọi ký ức đã chìm vào
quên lãng mà thôi.
Ước gì mỗi năm sẽ có nhiều người quay về chốn cũ
để gặp nhau, để nói cho nhau nghe biết bao điều nhung nhớ, vừa
rưng rưng rồi cười ha hả lên một cách khoái chí tử.
Ôi hạnh phúc vô biên những ánh mắt rạng ngời nhìn nhau...
Cảm ơn các Sư huynh đồng môn thuộc hàng tiền bối có
sáng kiến quá hay có ý tưởng đẹp tạo thành ngày
họp mặt Truyền Thống mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc để
cho tất cả đồng môn được gặp nhau để tâm tình,
tìm lại sự trẻ trung của tâm hồn ở tuổi hoàng hôn.
Trước thềm năm Đinh Dậu, kính chúc quí gia đình của
quí vị Mạnh Thường Quân và gia đình tất cả các đồng
môn cao niên hay trung niên luôn luôn giàu Sức khỏe, giàu Phúc
Lộc và giàu Tuổi Thọ. Hy vọng Năm Con Gà sẽ cất cao tiếng
gáy to cho mọi người gần xa nghe thấy quay về bên nhau sẽ đông
hơn và vui hơn thành một khối đại đoàn kết, chung một
cội nguồn....?!
CR 26/1/2017
Bảng Tổng Kết Chi Thu
Sau khi tạm biệt chia tay vào lúc 13 g
Các sư huynh còn lại:
1/ SH Đăng Phi Long Georgia
2/ Ngô Văn Thanh SC
3/ Trần Phù Thế SC
để công khai tổng kết tài
chánh của nhóm chs PTG& DTD năm 2017 và trân trọng cảm ơn
những Mạnh Thường Quân đã hỗ trợ cho buổi họp mặt tất
niên được hoàn hảo.
Danh
sách Mạnh Thường Quân
1/ Văn
Thanh California
100USD
2/ Trần Văn Mãnh Texas
100USD
3/ Dương
Van Gia California
80USD
4/ Tăng Xuân An California
50USD
5/ Lê Văn Quan Virginia
50USD
6/ Ca Văn Dương Oregon
1.000.000 VNĐ
7/
Đăng Thanh Liêm VN
1.000.000VNĐ
8/ Trần Phù Thế South Carolina
500.000VNĐ
9/ Võ Trọng Lầm California 500.000VNĐ
10/ Lê Thị Thảo
VN
500.000VNĐ
Tổng
Cộng: 380USD + 3.350.000 VNĐ
Tổng
cộng thu thành tiền VNĐ # 12.050.000 VNĐ
Chi
-
Chi phí họp mặt 23/ chạp :
8.700.000 VNĐ
- Thăm Huỳnh
Phước Duyên bệnh 500.000 VNĐ
- Phúng điếu vợ anh Hiệp
1.000.000 VNĐ
- Phúng
điếu Anh Lê Tấn Phát 1.000.000 VNĐ
Tổng cộng Chi ...................... 11.200.000
VNĐ
Quỹ còn lại
850.000
VNĐ
Quỹ Cũ Còn
700USĐ
Quỹ Cũ và Mới 700USD+
850.000VNĐ
Về Miền Đất Ấm
(Viết cho tiền bối
Trần Bá Xử 17.12.16)
Vừa tròn
một năm trôi qua, kể từ lần trước 20.12.2015 tôi có duyên
gặp Đại huynh Trần Bá Xử..Và lần thứ 2 ngày 17.12.2016_ một
người lạ hoắc tôi chưa từng biết mặt bỗng gặp rồi trở
nên thân thiết như anh em như họ hàng ruột thịt. Là tiền
bối trên tôi 8,9 lớp. Theo cách nói của Đh : Tôi " Chỉ là
con nít, con nôi hôi bọ chét"
Lần trước khi trở về Mỹ trước Tết Âl, Đại huynh
rên rỉ lảnh đủ một mùa băng giá rét buốt quá khắc
nghiệt nhất là đối với người cao niên... Tự đó rút
kinh nghiệm hằng năm phải về quê hương trốn lạnh và cũng
là lúc có được cơ hội để trở về tìm một
chút ấm áp trong tình bạn bè cũ xa xưa nơi quê nhà. Đó
là cách giải quyết thiết thực cho sức khỏe và tinh cảm
sâu nặng với các bạn đồng song.
Tôi biết kế hoạch của Đại
huynh và thời gian đặt chuyến bay cuối năm về VN được chuẩn
bị từ 8 tháng trước
Tôi đã thông tin những người bạn gần bên cạnh tôi
Nguyễn Lương Sinh _ bạn cùng lớp với SH_ Vương Thủy Tùng,
đôi uyên ương Hồ Hữu Hâu và Hồ Nguyễn " Đại
huynh sẽ về nữa", Đúng là Đại huynh mang hương vị ngày
lễ Giáng Sinh và Tết về cho anh em. Ai cũng vui mừng.( Chỉ tiếc lần
nầy Hồ Trung Thành còn du hí ở Canada)
Còn hy vọng hội ngộ, cuộc
sống có cái gì để đợi chờ. Có đợi chờ cuộc
sống thêm chút hương thơm ngọt ngào nhất vì thời gian chờ
đợi xóa đi thứ vô vị trống trải chán ngắt những ngày
cuối đời
Mọi người mong đợi và cuối cùng ngày đó cũng đến.
Người háo hức nhất là Lương Sinh, sau 63 năm mới gặp lại
người bạn cố tri thời trẻ dại. Tưởng chừng sắp hết cuộc
đời không trông mong gì có cơ hội trông thấy nhau. Có một
hôm tình cờ tôi kể chuyện buổi họp mặt 2015 do tiền bối
Trần Bá Xử tổ chức gặp gỡ bạn bè cùng lớp tại Cần
Thơ. Tôi là con nít ( sống lâu năm) và cũng không ăn nhập
gì mà được Đh lôi vô tham dự...
LS thảng thốt lên " A, TBX
là bạn cùng lớp với tui đó. Sao cô gặp mà tui không hay
biết. Nếu có lần nữa cô phải gọi tui nghe."
Tôi tưởng đâu hắn
nói trong cơn mê sản, nhầm lẫn ai đâu. Thì ra mấy chục năm
người già vẫn nhớ nhau ký ức không dễ bôi xóa hình
ảnh những người bạn thời bé bõng của mình. Dễ thương
làm sao!. Tôi nghe hớn hở như chính lòng mình đang lóe lên
tia nắng ấm buổi bình mình khi có ai gợi đến thời thơ
ấu của mình.
1/ Về Cần
Thơ
Lần nầy Đh đặt chân đến trung tâm thành
phố Cần Thơ đúng vào lúc trời mưa bão cuối năm...
Bầu trời mờ đục, mưa giăng khắp nơi. Trời buồn hay chính
lòng mình buồn. Nghe thương nhớ cái gì không biết da diết
trong lòng
Đh
tha thiết mong muốn được gặp riêng người bạn vong niên Nguyễn
Kỳ Phương. Hai người dường như có mối ân tình từ
những năm về trước mà Đh muốn biểu lộ chút tình với
người đã từng ân cần quan tâm tới mình...những khi Đh
về Cần Thơ. Nhưng lần nầy Đh thất vọng, không được
toại ý vì KP từ chối với lý do bận việc nhà nên không
thể đến được... Đh Trần bá Xử rất buồn và cảm
thấy hụt hẫng vô cùng với lần quyết tâm nầy không thực
hiện được. Không biết anh Nguyễn Kỳ Phương có hiểu tấm
lòng của Đh rất chân thành chăng?
Tâm trạng Đh trĩu nặng, tôi thật
sự cũng thấy buồn lây. Con người quá nhạy cảm. đa tình,
nặng tình nặng nghĩa. Cuộc đời chỉ còn mấy bước nữa
tới điểm hẹn vậy mà cứ vướng víu canh cánh bên lòng...không
thấy yên vì chưa được cởi mở tấc lòng.
Tôi khác Đh mọi
thứ tình cảm hay hận thù như lớp sương mù sẽ tan nhanh khi
mặt trời mỉm cười. Người như tôi thật vô tình vì
cứ nghĩ...mọi thứ rồi sẽ qua...Tôi cứ theo kiểu nhà Phật.
Chỉ là do cái nhân duyên mà ra; còn duyên thì đến, hết
duyện thì đi. Cho nên tôi cũng rất dễ trở nên kẻ bạc
tình. Tôi là phái yếu mà y như phái mạnh. Nình bà
mà như nình ông. Đh ướt át còn tôi thì khô đét.
Sáng hôm 14 tôi đưa Đh đi tìm
người bạn già là GS Nguyễn Trung Nghĩa về hưu...Chuyện tìm
nhà cũng rất lôi thôi. Vì thành phố ban ngành thiếu cái
đầu khoa học lảnh đạo, sắp xếp nhà cửa không trật tự
ngăn nấp nên tìm đỏ con mắt không phải dễ chút nào..Hết
lội bộ tới đi xe. Tội nghiệp tôi quên Đh cao niên, báo hại
phải theo tôi lội ngược, lội xuôi cũng đủ rạc cả
đôi chân và thấm mệt.
GS Nguyễn Trung Nghĩa và Đại Huynh Trần Bá Xử
Năm rồi ông bạn Nguyễn
Trung Nghĩa còn lặn lội đễ gặp bạn. Năm nay đôi chân
đã gìa, đi lại rất khó khăn chậm chạp, từng bước
nặng nề. Nhìn ông bạn của Đh làm tôi nghĩ tới viễn
ảnh của chính mình nghe buồn và lo cho đời mình ở giai đoạn
cuối. Muốn lìa bỏ chốn nầy không dễ dàng. Thật vất vả
và cô đơn. Đh TBX cùng ông bạn thân hẹn gặp lại ngày
cuối để trao quyễn lưu bút ngày xanh hồi năm nẳm. Chắc đúng
vào thời điểm ông vua Bảo Đại cuốn gói chạy vắt giò
lên cổ, bỏ mất ngai vàng.
Mấy ông già quí tình bè bạn thật cảm động và thấy
thương hết biết. Thật đáng quí trọng vô cùng. Tôi
là lớp hậu sinh tới tuổi nầy mà đã từ chối không
muốn nhận và giữ thứ gì. Bởi thân người còn không
giữ được nói gì đến vật ngoài thân. Tất cả chỉ
là không. Tôi một mình không có hậu nhân ai thay tôi giữ
những vật kỷ niệm. Ai là người thừa kế những di sản đó.
Rồi mọi thứ theo thời gian thành cát bụi...mà thôi
Tôi ngồi nhắm mắt
tưởng tượng thấy thương mấy ông già làm sao? Mình không
có được trái tim nồng nàn như thế. Sau 63 năm còn nhớ
tới nhau, khư khư ôm chặc kỷ niệm không quên...như kỷ vật
của người tình, nâng niu không nở rời. Đáng nể phục
biết chừng nào. Đh và những người bạn già sống rất
có
thủy có chung. Đó chính là biểu
tượng về tình bạn tuyệt vời!
Trên cầu Cái
Răng
Như kế hoạch định sẳn cặp uyên ương HHH và Hồ Nguyễn
mời sh ăn chiều và nghĩ ngơi qua đêm tại đó. Tôi là
hướng dẫn viên đưa Đh tới nhà Sh Vương Thủy Tùng
cùng chờ Quan Chí Kiên_ một huynh đệ chi binh thuộc đàn em xuất
thân cùng trường Vỏ Bị Đà Lạt như Đh TBX
Thế là cả
bọn cùng nhào lên Taxi tới nhà gia chủ.
Một buổi cơm thân mật
thấm tình bè bạn được gia đình Sh Hồ Hữu Hậu hết
sức săn đón ưu ái Đh TBX, còn chúng tôi chỉ là người
tham gia để góp phần thêm phần lộn xộn .
Riêng tôi tham dự cho vui lòng
gia chủ, rồi lật đật từ biệt về trước, vì trời tối
tôi còn phải lội bộ về cái hang của mình ở bên kia cầu
Cái Răng ...
2. Thiền Viện
Trúc Lâm Phương Nam
9g sáng ngày 15.12.16 tôi đến đón ĐhTBX đi
Chùa Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam ở xã Mỹ Khánh huyện
Phong Điền thuộc khu vực thành phố Cần Thơ.
Đó là ngôi chùa
đẹp nhất của TP do Đại Tướng Phạm Văn Trà vận động,
quyên góp với kinh phí 146 tỉ. Việc làm nầy công đức rất
lớn, nhưng mục đích hướng tới Phật pháp hay nghĩ gì,
làm gì không ai hiểu nổi ! Ông từng tham mưu các trận chiến
đẩm máu, sao dễ giác ngộ, hướng tâm đi về với Đạo
dễ dàng như vậy ? Hay muốn khoe khoan sự giàu có để che đậy
sự nghèo nàn của đất nước đối với thế giới..!
Cũng có thể ông muốn chuộc tội lỗi đã tàn sát nhân
sinh, dù 2 chiến tuyến nhưng vẫn là đồng bào chúng sinh. Tôi
nghi ngờ vì đến giai đoạn người ta sống thực dụng, cất
chùa với tính cách kinh doanh, thu hút khách thập phương cúng
dường...làm việc từ thiện...để trục lợi.
Công trình xây cất chùa khởi công
từ 16.7.13 và lễ Khánh Thành ngày 17 5.14
Thiền Viện Trúc Lâm Phương
Nam
Ban Trị Sự Hội Phật Giáo TPCT bổ nhiệm Thiền sư Thích Bình
Tâm trụ trì Chùa
Vào Thiền môn là cửa tam quan, mái lợp ngói đỏ ao. Từ
cổng vào chính điện có 18 tượng La Hán. Cảnh trí đẹp,
không gian rộng thênh thang có 3,8016 hecta. Công trình chạm trổ nhiều
tượng Phật bằng đá và bằng gỗ quí, công phu khéo
léo đẹp đẽ. Tại chính điện tượng Phật Thích Ca
được đúc nặng nhất 3,5 tấn. Hồng Chung nặng 1 tấn ...
Bên ngoài tượng
Phật Nằm, dài chừng 3 m trắng muốt từng nét chạm trổ sắc
sảo hết sức nghệ thuật
Trong vườn LỘC UYỄN có nhiều tượng Phật khác nhau. Những
bia hết sức trân trọng ghi lại Phật ngôn và lời của các
thiền sư bằng thư pháp thật đẹp mắt quá chừng.
Nhìn đâu
cũng thấy Phật. Trông thật mê. Có cảm tưởng hồn phách
chơi vơi, mơ hồ...như đang lạc vào cõi Niết Bàn.
Ở miền Nam tôi
chỉ thấy 2 chùa đẹp nhất là Thiền Viện Trúc Lâm Phương
Nam ở Mỹ Khánh và Chùa Phước Hậu trên đường đi
Trà Vinh, nhưng chùa Phước Hậu xây cất lâu đời
đã 300 năm rồi
Chúng tôi cảm thấy tiếc
chưa ngắm đầy đủ các nơi trong khuôn viên chùa giờ hẹn
đưa Đh trả về
nhà Sh Hồ
Hữu Hậu để quí ông nhậu nhẹt buổi trưa... Còn chúng
tôi không phải người đồng điệu dính dáng tới Lưu
Linh, nên lui về nhà, ăn muối mè cơm gạo lứt....!
Đại huynh và PTG Trần văn Kiệt
Tại Hợp Phố
3. Họp Mặt Tại Hồ Sen TPCT
Sáng
ngày 17 Đại Huynh TBX, Sh Hồ Hữu Hậu và Sư muội Hồ Nguyễn,
Sh Vương Thủy Tùng cùng ra Hồ Sen trước ( phía sau Tòa Tỉnh
Trưởng khi xưa), lúc 7g sáng để chờ mọi người
Các vị
lão tướng lần lượt đến điểm hẹn. Dù hoàn cảnh
đất nước thế nào đi nữa, mấy chục năm qua trải bao dâu
bể thăng trầm, nhưng còn có thể hẹn hò, còn thấy nhau
là hạnh phúc lắm rồi.
Những mái đầu tóc trắng như tuyết sương, chân yếu, bước
khập khiểng trên đường, nhiệt tình đến sớm để chờ
bạn già. Trong số các tiền bối được mời vắng mặt vì
yếu, đi lại khó khăn không tới được... khiến Đại
huynh TBX hiển lộ trên mặt nét ưu tư không vui. Bởi ai cũng cao
niên còn biết gặp nhau bao nhiêu lần nữa đâu!?
Mục đích về
để điểm danh từng bạn năm xưa. Gặp người nầy vắng
người kia. Tuy vậy cũng còn chút hy vọng ở ngày mai những ông
bạn già sẽ bình phục lại, lấy sức tiếp tục rong chơi cho
thỏa thích một kiếp phù du ở cõi ta bà
Cuộc đời dù có
là cõi mộng nhưng ta vẫn tìm thấy niềm vui trong mộng. Còn
sống còn vui, còn yêu thương. Nếu không có những thứ đó
ta sống còn có ý nghĩa gì nữa đâu. Mỗi thời khắc
mỗi nơi có giá trị riêng của nó. Mộng hay thực gì cũng
có cái giá của nơi đó. Miễn ta không phung phí vô ích,
tích cực sống tốt lợi ích đối với chung quanh đem niềm vui
cho bè bạn và tất cả coi như đã sống ý nghĩa rồi.
Đó là để lại một chút giá trị tinh thần trên cõi
đời nầy. Điều đó Đh luôn tích thiện, đã làm
và đang làm, dù đã cao niên Đh vẫn chắc mót tạo
từng công đức tích lủy cho đời sau.
Các vị tiền bối đến
đầy đủ. Sh Vương Thủy Tùng giới thiệu mục đích
yêu cầu buổi họp mặt hôm nay .
Đ/h với giọng nói từ tốn và hết sức tình cảm đã
tuyên bố lần hội ngộ nhằm mục đích kết nối bền chặc
tình huynh đệ đồng song sau mấy chục năm xa cách. Đã nhiều
năm đứt đoạn, dù Đh lìa xa đất nước nhưng luôn
nhớ lại kỹ niệm thời học trò, nhớ bạn cùng lớp cùng
trường thân thương. Hai năm qua mới có cơ hội gắn bó
tình bằng hữu và rộng mở những anh em chung một trường , chung
nguồn cội, chung một dòng sông. Đh cảm ơn tất cả đã
nhiệt tình đến với nhau, mở rộng vòng tay anh em không phân biệt
kẻ trước người sau, kẻ nhỏ người lớn. Và Đh cũng
không quên quan tâm tới anh em chung trường Vỏ Bị Đà Lạt
khi xưa.
Đại
huynh bIểu lộ lòng quí mến đến tất cả, mỗi năm còn
được một lần gặp gỡ khiến Đh vô cùng xúc động.
Với tuổi đời đã cao Đh không dám đặt niềm tin và
hy vọng còn những buổi tái ngộ kế tiếp. Nên mỗi lần được
gặp nhau Đh cảm thấy trân trọng và quí báu vô ngần.
Khi Đh dứt
lời mọi người vỗ tay thay lời cảm ơn và chào mừng sư
huynh
Tiền
bối Nguyễn Ngọc Lưu nối tiếp bày tỏ nỗi vui mừng gặp gỡ
bạn xưa. Mỗi năm Đh về nước có dịp để anh em họp
mặt cùng hâm nóng mối giao tình bè bạn trước sau ....
Một tình bạn
đáng được tôn vinh. Hậu sinh như chúng tôi xin ghi tâm và
ngưỡng mộ
Tiếp theo tiền bối Nguyễn Ngọc Lưu, tôi đọc bài thơ
biểu dương tình bằng hữu của các vị tiền bối đáng
tôn kính
_ NGÀY
VỀ
Nhưng
thơ tôi không vui vẽ ngọt ngào, chất chứa một nỗi niềm để
suy gẩm, nhắc nhở nỗi đau chung của tất cả những ai còn tha thiết
đến quê hương đất nước
Hồ Nguyễn GS Văn phát biểu bằng
2 bài thơ vui để chọc cười các đại huynh, thật vui nhộn.
Nghe xong ai cũng mắc cười rộ lên Đó là bài
_ HUYNH VỀ MỪNG HẾT
LỚN
_TÂM TÌNH
ĐỒNG MÔN
10g30
sáng buổi họp mặt khép lại, nghe như ưng ức trong lòng. Giá
Đh TBX không về Sài Gòn ngay sau đó, thì có thể buổi
họp kéo dài cho tới chiều, vui biết mấy. Vậy mới vui hả hê
chứ! Tuy nhiên
mấy ông già ngồi tới chiều chắc
cúp xương sống quá!
Tôi nghĩ cứ vui một lần cho tởn. Quả vậy ăn món
gì ngon mà chỉ một chút thì tức tưởi lắm, mà ăn
nhiều vào, mình sẽ thất kinh hồn vía. Niềm vui chắc cũng vậy.
Cứ dừng lại nửa vời có lẽ hay hơn, đẹp hơn. Để
lại một chút tiếc nuối trong lòng nhớ hoài không quên.
Hồ Nguyễn đọc thơ
Chờ
đợi cảm giác dường như lâu vô cùng. Vậy mà chỉ
một buổi gặp gỡ sau 2 tiếng rưỡi trôi qua thật nhanh như cơn
gió. Chia tay để lại trong lòng tiếc tiếc, thương thương. Và
thêm một lần để nhớ nhau...rồi mong ngóng đợi chờ. Điệp
khúc cứ lập đi lập lại hằng năm như bám víu với nỗi
lòng chưa nguôi. Đó trạng thái vô bờ đối với người
ở 2 đầu nỗi nhớ
Người đi dõi mắt mãi nhìn theo
Bóng ai khuất
nẽo nắng lụa mờ
Người đi mỗi lúc càng xa thẳm
Nghe sao hồn phách thật
ngẩn ngơ
Không hẹn, mỗi
năm vẫn cứ chờ
Hoàng hôn lần bước giữa màn đêm
Ai biết ngày
mai còn gặp lại?!
Hay như chiếc lá rụng bên thềm
Người ngút đại dương, kẻ cuối ghềnh
Khoảng cách muôn
trùng quá mông mênh
Bằng hữu nghĩa tình lòng đau đáu
Nhớ nhau xin hẹn
đến mùa sau
Nói cho mấy cũng
không vừa. Người về rồi sẽ đi...
Gió mùa Đông đã
len lén về... Đại Huynh về quê hương để chắn gió để
hong lại một chút tình cho mọi người. Có giây phút bên
nhau tâm sự, được an ủi, sẻ chia và để lại trong lòng
háo hức niềm vui
Sau buổi gặp gỡ ngày
17, Đh TBX trở về Sài Gòn bên con cháu còn ở lại nơi đó
Đh còn
chỗ để quay về. Nơi ruột thịt dành cho nhau ngày tháng yêu
thương thắm thiết nơi quê nhà. Không phải như nhiều người
trở về với tâm trạng như kẻ tha hương dừng chân trên
đất khách nghe xa lạ và cô đơn
Rồi đầu tháng 3/17 Đh
lại ra đi, trở về quê hương thứ hai. Nơi đất lành chim
đậu, đó chính là nơi đã đó nhận và cưu
mang làn sóng người từ quê ta tràn tới, tìm bến bờ tự
do đã tồn tại từ mấy chục năm qua.
Hằng
năm cứ đi qua đi lại như con thoi. Trở về tìm một chút ấm
áp của thời tiết trên mảnh đất phương nam thân thương.
Tìm cái ấm của tình quê hương ngọt ngào. Và tìm
lại sự thân thiết của tất cả anh em đồng song, đồng môn
vẫn còn lưu luyến không nguôi, dành cho Đại huynh từng phút
giây ấm áp chân tình. Và đáng ghi nhớ chính Đh là
ngọn đuốc đã khơi dậy ngọn lửa hồng sưởi ấm những
trái tim mùa đông của anh em ta nơi quê nhà.
Các tiền bối hãy
quên tuổi tác..hôm nay. Hãy hy vọng một ngày mai, ngày mà
anh em chúng ta nắm chặc tay nhau tạo thành vòng tay thật to lớn...đầy
tình người...
Cái Răng 21/12/16
kimquang
___________________________________________________________________________________________________________________________
Viết cho các bạn lớp Đệ Nhị A4 (niên học 61-62)
Năm
2014 Trần Thanh Duyên lọ mọ về VN, lo giải quyết việc riêng gia đình
nhưng nặng tình bè bạn nên tranh thủ thời gian cũng ráng mò
xuống Cần Thơ họp bạn.
Tưởng tới già không biết còn trận nào gặp lại nhau
không nữa!
Và đây là lần thứ 2 Duyên quay về, vẫn tha thiết muốn
có giây phút vui với bè bạn.
25 tháng 8/16 tôi nhận phone bạn từ SG. Ôi cực kỳ thú vị! Có
lẽ khi già ta mới thắm thía vô cùng tình bè bạn quí
báu làm sao. Tôi là người ướt át dễ xúc động
nên cảm nhận hạnh phúc khi gặp lại bạn xưa.
Ngày xưa tuy học
cùng lớp nhưng Duyên và tôi ngồi ở 2 xóm khác nhau. Tôi
ngồi xóm giữa áp chót thuộc xóm nhà lá. Duyên ngồi
xóm nhà giàu bên phải. Xóm bên trái là xóm nhà quan
của bọn con trai. Thường ngồi gần nhau thì có cơ hội thân
thiết. Dù vậy khi xa mấy chục năm chúng tôi vẫn không quên
nhau.
Tôi
nhớ sau 75 tôi gặp bạn tại phi truờng TSN, lúc đi lãnh hàng
từ nước ngoài gởi về. Tôi đang kê đầu trên thùng
nằm cho đỡ mỏi chờ hải quan buổi chiều xét hàng. Thì bỗng
nghe tiếng ai hỏi
-
Chị à chị. Nguyễn Kim Quang là tên của ai vậy?
Tôi nghe hỏi hơi bực.
Tên ai thì mắc mớ gì hỏi chứ. Quen biết đâu mà hỏi
tào lao. Tui không thèm nhìn. Người nọ hỏi tiếp.
- Tôi có người bạn
tên NKQ ở Cái Răng.
Tôi ngẩng lên nhìn
A! Thanh Duyên. Thế là chúng tôi gặp nhau bất ngờ, sau 20 năm kể
từ rời khỏi trường. Chúng tôi vui mừng tíu tít một cách
chân tình.
Duyên đang có cuộc sống tốt đẹp ở giữa thành phố
sau 75 mà không chê bạn. Duyên ân cần mời tôi đến nhà
chơi. Tôi bèn xin địa chỉ khi nào có dịp tới SG tôi sẽ
ghé thăm. Tôi định chỉ dùng cái đầu để ghi nhớ.
Duyên không chịu, bắt tôi ghi vào cái thùng kiện hàng
cho chắc ăn không quên.
Vì thế tôi có lần nào đã mò đến đường
Ngô Tùng Châu quận 1 gần chợ Bến thành (tên mới là
Lê Thị Riêng)
chơi với bạn một lúc. Tôi nhớ Duyên rất
mở lòng với bạn bè như chị Nguyễn thị Ngoc Ẩn ở xóm
Chài, dạy Văn trường cấp 3 Nguyễn Việt Hồng (cái tên sau
75) cầu Đầu Sấu. Khi bệnh chị phải lên SG để điều trị
và giải phẩu thận, chị xuyên suốt ở nhà Duyên và
khi về Duyên đã cho xe nhà đưa bạn đến tận Cần
Thơ. Các bạn có nhớ Ngọc Ẩn không? Người nhỏ nhỏ
duyên dáng, dịu dàng, quá xá nữ tính. Sau nầy chị bị
Stroke gần 10 năm không đi đứng được đã qua đời cách
nay 2 năm .
Gia đình Duyên giàu có nổi tiếng ở Phong Điền, là
địa chủ, ruộng mênh mông cò bay thẳng cánh, nhưng không
kênh kiệu. Tôi cũng quên hỏi sau 75 gia đình có bị cải tạo
thành phần địa chủ không. Không giống bọn nhà giàu khác
chưa nuôi ai bữa nào đã lên mặt làm phách đáng ghét.
Gặp phải tôi học dở, nhà nghèo còn làm phách tàn bạo
hơn; chả cần, chả thèm lòn cúi ai cho mỏi mệt
Trong số các bạn cùng lớp chỉ có Duyên mỗi lần
về cố gắng thu xếp việc nhà để gặp cái bọn ma đầu.
Chị mở lòng giúp bạn có hoàn cảnh khó khăn, bịnh hoạn
khiến tôi rất cảm động. Hùm chết để da người ta chết
để tiếng! Chị để lại những gì chị đã cho. Đó
là cái tình nồng ấm, ngọt ngào dành cho bạn xưa.
Các bạn có nhớ
Tôn Thị Mỹ, Triệu Nguyệt Ánh không ? Hai cô bé quê Sóc
Trăng ngồi bàn nhất đó. Dân Sóc Trăng tuy nhỏ xiếu nhưng
hiền lành học giỏi. Hiện nay Ánh ở Mỹ, còn Mỹ ở
Canada...Có lần về mà không liên lạc được ai để gầy
sòng. Bây giờ thấy mình tụ tập nên tiếc lắm.
Hai cô bạn
cùng lớp nhưng tôi ngồi cách xa nên không có dip tâm tình.
Khi ra trường, rồi
thời cuộc biến chuyễn càng xa biệt mù. Vậy mà có lần
mình bị mổ ở Sài Gòn. Không hiểu sao Lệ Thúy biết cho
Ánh hay nên 2 đứa gởi tiền về tiếp sức. Còn Mỹ, mình
chỉ mới gặp lại năm vừa qua trên mạng. Vậy mà cô bé
cứ băn khoăn nặng tình lo lắng số phận của mình về già
còn lại chèo queo không có người thân. Nên năm nay dù
mình vẫn khỏe, Mỹ cũng gởi tiền về cho mình ăn quà và
uống cà phê để lấy sức vui chơi với bè bạn. Mình
vô cùng hạnh phúc và cảm động cái tình thắm thiết
của các bạn đối với mình.
Cảm ơn Thượng Đế cho tôi có những người bạn sống
bằng cả trái tim. Thật ấm áp!
Lớp Đệ Nhị A4 ( 61 - 62) của chúng tôi Âm thịnh Dương
suy. Nam còn rất ít ỏi mấy ngoe. Vốn dĩ ít mà còn tứ
tán đâu mất....
Tôi nhớ Trịnh Cẩm Văn trong Đặc San nào đó có nhắc
cái mùi học trò thật quyến rũ và chính tôi cũng cảm
thấy ngất ngây nghe cái hơi hướm đó.
Tôi thích nhóm
của Học Trò Già HTT (Đệ Thất niên khóa 58 - 59)
mỗi lần nghe tin tập họp mấy lão đệ già lọm khọm, rụng
hết răng, chống gậy, chống nạn đi. Từ xa tít mù ở
khắp nơi lội về thấy mà thương hết biết. Thật đáng
ngưỡng mộ, thấy cái tình mà ham. Cái tình sao mà ngọt
ngào, thắm sâu đến tận xương tủy thấy cảm động
muốn khóc.
Lớp tui thấy ghét, như bắt cóc bỏ vô dĩa. Tìm được
người nào thì mừng húm...Hai năm trước, có bà Hồng
Loan. Hứa đi nhưng phút cuối né vì thấy có mấy sư huynh
bả e lệ.
- Thôi
có con trai, tao không đi đâu!
Nghe bả nói là phát quạu rồi. Con trai, con
gái đều ở hàng U80. Cháu ngoại, nội đầy đàng
mà còn cổ lổ xỉ Nam Nữ thọ thọ bất thân! Bà... Cố
ơi! Lúc xưa học chung còn không thèm ngán, hà cớ gì
tới già lại e ngại. Hahaha! Đây là một nhân vật kỳ đời
đã từ chối không gặp bạn năm 2014 chỉ vì sự có mặt
của đám con trai. Nghe câu nói nầy ai cũng mắc cười. Mấy
ông con trai khi xưa bây giờ thành ông nội, ông ngoại rất dễ
thương.
Tôi nghĩ năm 2016 lần nầy, còn chơi kiểu đó thì tẩy
chay bả luôn!
Nghe
Duyên về nên tôi tìm liên lạc bạn nầy, bạn nọ mong sao
tìm ra được nhiều hơn. Duyên là đầu mối, là sợi
dây kết nối bạn bè cũ. Cho nên tôi cũng muốn làm một
chút gì góp niềm vui cho bạn mỗi khi trở về.
À, lúc bây
giờ trong đầu tôi lóe lên hình ảnh của Đinh Thị Hiệp,
tôi phải bắt liên lạc từ Tôn Thị Mỹ ở Canada, cho số không
chính xác. Cuối cùng nhờ có số nhà nên kêu Tổng Đài
Bưu Điện tìm giùm số phone của bạn ấy.
Bất ngờ gặp
gỡ tôi xưng tên - 54 năm, xa rời từ năm 1962 - Đinh Thị Hiệp không
nhớ tôi là ai, bởi vì tôi khi xưa học toán dở ẹc, một
tên vô danh tiểu tốt không ai nhớ là đúng thôi. Tôi bèn
nhắc Duyên một người đẹp của lớp vừa hiền lành nết
na học giỏi được thầy cô và bè bạn đều quí mến
khó mà quên, Hiệp nhớ liền...Hiệp nói hồi đi học Hiệp
khoái bà Duyên lắm. Tôi báo để bạn ấy biết trước,
khi Duyên về Cần Thơ sẽ có cuộc họp mặt lớp. Hiệp vui mừng
hưởng ứng ngay.
Đinh Thị Hiệp ngày xưa học các môn giỏi đồng
đều. Đáng nể mặt là bạn học giỏi toán. Đó là
nền tảng vững chắc để Hiệp tiến bước đi lên dễ
dàng vào đại học.Tôi không hiểu sao nhiều bạn học rất
giỏi mà lại rẽ ngang Sư Phạm Vĩnh Long...rồi mới tiếp
nối vào đại học...làm mất thời gian bạn quay trở lại.
Và với ước mơ mà tuổi trẻ kỳ
vọng, bạn không dừng bước, đã đạt tới hoài bảo
mong muốn. Hiệp là GS Văn Cấp 3 ( Đệ Nhị Cấp). Sau 75 bạn
dạy trường Phan Ngọc Hiển. Đó là trường tư thục của
GS Lưu Thị Mừng trường PTG, bị nhà nước XHCN quốc hữu hóa.
Hiệp dạy nơi đó cho đến khi nghỉ hưu. Chị Đinh Thị Hiệp và ông xã (2016)
Ông Xã
của Hiệp CHS trường Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho. Là GS Hiệu
trưởng của trường tại quê nhà.
Sau 75 cuộc sống khó khăn...dù
biết bao cơ cực, anh chị không rời bỏ quê hương. Cả hai phấn
đấu tạo điều kiện thuận lợi cho các con học hành. Bậc
làm cha mẹ tích cực dìu dắt cho đàn con chấp cánh bay cao
bay xa. Anh chị thành công và đáng tự hào vì các cháu
đều thành đạt. Con gái tốt nghiệp BS tại Pháp và làm
việc tại Pháp. Con trai kế là giáo sư Đại Học Cần Thơ
và con trai Út là kỹ sư điện Sài Gòn.
Sau mấy chục năm chỉ mới gặp Hiệp qua phone, thế mà cô bạn
làm tôi quá cảm động. Bạn tỏ ra rất hiếu khách, tình
cảm nồng nàn và lịch sự mời mọc " Em đến nhà
chị liền đi. Chị sẽ đưa em đi ăn sáng". Bà nầy ngon
thiệt! Chưa thấy bản mặt tôi già cở nào miệng có ăn
trầu bỏm bẻm không mà dám gọi tôi là em. Tôi cứ nghĩ
bằng nhau thôi. Có nhỏ cũng một chút xiếu.
- Mình từ Cái Răng gọi Hiệp
mà.
Hiệp căn dặn chừng nào ra Cần Thơ ghé nhà Hiệp dẫn nhau
đi ăn sáng.
Nghe giọng Hiệp ngọt ngào hậu hỉ lắm khiến lòng mình
mát rượi như đang đi trên sa mạc Sahara bỗng được một
cơn mưa hồi sinh. Lòng tôi bỗng nở hoa. Hahaha! Vui quá trời! Bỗng
có người từ trên trời xuống hẹn hò dắt díu cho ăn
uống. Chỉ nghe thôi cũng đủ rộn ràng, háo hức như được
hẹn với bồ đi chơi hồi còn trẻ vậy.
Có một tin thật đau lòng, mà có lẽ các bạn không hay
biết.Tôi vừa nghe thông tin nầy từ Đinh Thị Hiệp: Bùi thị
Thu Lan người bạn ngày xưa tiệm vàng DANH ở bến Ninh Kiều
(hình như là em họ của Bùi Tuyết Sơn) học giỏi dịu
dàng dễ thương, mình cứ nghĩ đang sống một cuộc đời
sáng lạng, huy hoàng...Nhưng không ngờ Thu Lan bịnh thuộc dạng thần
kinh không hiểu từ lúc nào và ngày nay không còn bình thường
nữa. Nào ai biết cuộc đời mình ngày mai sẽ ra sao?!
Số phận
mỗi người, ta cố tích cực xây đắp cho đời mình, còn
phần còn lại thuộc về định mệnh an bài. Không có gì
là của ta nên không làm chủ được cuộc đời mình.
Bởi vậy sắp hết đời tôi vẫn nơm nớp lo sợ không biết
con đường còn lại trước mặt sẽ là họa hay là phúc???
Và cuối cùng sẽ chết bằng kiểu gì!? Ghê quá....Tôi cảm
thấy sợ sống lẫn sợ chết.
Cứ đi tìm bạn, nghe lòng bâng khuâng. Con đường còn rất
ngắn và mỗi người như chiếc lá sẽ lìa cành, ta sẽ
trở về chỗ mà ta đã bắt đầu.
Tôi cũng không biết Duyên có chắc chắn trở về Cần Thơ
chăng, nhưng tôi cứ cố gom góp bạn bè để chuẩn bị một
bước xa. Mà thật nếu không về sẽ buồn vô cùng, nghe như
vuột mất một cái gì khó tìm lại cơ hội.
Hồng Hạnh
cũng hứa hẹn mà không biết có lèo không? Sau mấy chục
năm gió đổi chiều, tôi nhìn ai cũng đem dạ nghi ngờ.
Lần trước
Lưu Minh Nguyệt vì cái gì...từ chối không đi. Lần nầy
tôi hăm he dùng bạo lực chưởng, nên nó sợ phải tuân
lịnh. Tôi nhát nó "Tụi mình sắp hàng chờ Thượng
Đế gọi về...Không biết có lần sau không. Biết đâu chừng
tao là người đi trước nhất. Vậy là một chiến sĩ sẽ
ngã xuống. Nếu có nhớ tới tao chỉ còn tưởng niệm mà
thôi"
Diệp Ngọc Nhung thì lão hóa rồi không thể đi xa ngồi lâu
được. Nếu có thể bạn bè đến thăm Nhung nghe.
Chị Thu Ba nhắc
NTL nhưng không có số phone làm sao liên lạc
Ạ... chị NTL con nhà
giàu nổi tiếng. Cha chả, liên hệ nhà giàu cũng ngán ngại
vì mình ở giai cấp hạng cá kèo mà. Nhưng kệ, vì bạn
phải liều mình. Tôi liên lạc Tổng Đài rồi gọi chị
L. Tôi gặp người nhà chị, bảo tôi gọi lại sau, để
báo cho chị ấy. Tôi gọi 2 lần nữa không được. Phải
nói tôi lì hết biết, chưa có ai lì bằng tôi. Gọi lần
thứ 3 tôi gặp chị. Tôi cần phải xác định có phải
chị L của ngày xưa không. Phải chị NTL ở ... không? - Phải. Có
phải chị tốt nghiệp Sư Phạm Anh Văn không? - Phải.
Tôi tự xưng
cái tên vô duyên đầy ám chướng của tôi chị không
nhớ. Tôi bèn đem mấy cái tên khác có máu mặt: vừa
giàu vừa đẹp lại học giỏi trong lớp ra nhát như Trần Thanh
Duyên , Nguyễn Hồng Oanh, Nguyễn Hồng Yến, Đinh Thị Hiệp, Bùi
thị Thu Lang, Võ thị Lang...Kể tên một đám. Chị L lạnh lùng
đầy băng giá nói: Không nhớ. Chỉ nhớ 2 anh nào đó
thôi.
Tôi
nói đó là 2 anh học chung Đại Học ban Anh Văn mà. Tôi nhắc
lớp trung học chị nhớ ai không? - Không tôi không nhớ ai cả.
Bảy mươi mấy tuổi rồi làm sao mà nhớ.
Ủa, tôi cũng bảy
mươi mấy que mà thuộc làu từng tên bạn từ tiểu học,
trung học, đại học. Có khi còn nhớ tới tên bồ tụi nó
nữa....
Sư Huynh Trần Bá Xử 80 xuân xanh còn nhớ điểm danh đầy
đủ bạn bè khi về VN.
Nghe bà L, tôi đã chán ngấy xin lỗi cúp phone. Không cần nói
mục đích lý do tôi gặp chị làm gì. Có gặp cũng
chẳng nhớ hay chẳng thèm nhớ mấy cái mặt mẹt ai, thì gặp
làm gì?! Bái Bai chị L. Tôi chưa dựng chị lên tượng đài,
chưa tạo nên một hình tượng trong lòng tôi...mà đã
như nắm cát trôi tuột theo dòng sông.
Những giai cấp lãnh đạo ở
Châu Âu cuồng tín theo chủ nghĩa CS, thần thánh hóa Karl Marx,
Lénine... mà bây giờ thần tượng đó còn sụp đổ
tanh banh huống chi chị chưa đủ sức để lại một chút tình
để nhớ đối với bạn bè.
Học giỏi chỉ là hành trang giúp bản thân bước đi vào
đời tìm một chỗ đứng được vững vàng trong xã
hôi không vất vả. Nhà giàu là phước báu để cho mình
hưởng sung sướng, cho người trưởng giả có dịp làm sang,
ăn chơi, hưởng thụ cho đã tật. Nhân cách tỏa sáng
mới là thước đo lường đẳng cấp giá trị của một
con người.
Chị không để lại một chút gì cho bè bạn. Và chị
đem sự giàu có của chị làm lợi ích cho xã hội, cho đất
nước chưa mà chị tự hào. Cả đời chị vẫn là con
nợ của xã hội có gì chị làm phách chứ.Tôi tức
tối vì cảm thấy mất một người bạn
Những người đi xa bao
năm không mờ phai trong lòng chúng tôi.
Còn chị ở lại với quê
hương, không trôi nổi, không ảnh hưởng ngoại lai sao lại có
thể lạc mất như một con chim cô đơn bị bão tố lạc đàn!
Tuy nhiên nếu
chị có mắc bịnh Alzheimer thì tôi thật sự đắc tội và
ngàn lần xin lỗi chị.
Tình cảm như con sông khi lớn, khi ròng, khi cạn queo..Nói theo đạo,
thế là hết duyên rồi, hãy bình tâm chấp nhận.
Cuộc đời
có cái còn cái mất, cái có cái không...cứ trôi đi
và mất hút là lẽ thường tình. Tiễn cái cũ đi, đón
cái mới đến. Có những người xa lạ ta chỉ gặp một lần
mà cứ nhớ mãi không quên. Họ như ánh trăng hay vì sao
lấp lánh trong đêm...Khiến ta phải mong ngóng. Cuộc đời còn
đẹp là ở chỗ đó... Những luyến lưu không nỡ rời
bỏ mà cứ cố níu lấy cõi đời...
Còn Một Chút Tình
"Cáo
chết ba năm quay đầu về núi"
Sao bạn bè không giữ được chút tình
Không ruột rà cũng ý nghĩa
đệ huynh
Tình tỉ
muội bao năm chung đèn sách
Bởi
thời cuộc bạn bè mình chia cách
Mấy mươi năm cuộc sống phải bôn ba
Cố quay về tìm nhau lúc tuổi
già
Tìm trường
xưa thầy cô tình bạn cũ
Ôn kỷ
niệm tuổi thơ vui thích thú
Thật ngọt ngào quí báu biết bao nhiêu
Tuổi học trò bay bỗng như cánh
diều
Giữa bầu trời
ráng chiều màu ngũ sắc
Ta nhớ nhau thèm thuồng được
thấy mặt
Một chút
tình đủ chạm tới trái tim
Được khắc sâu, dù dòng chảy nổi chìm
Ta thỏa lòng khi cuộc đời
khép lại
Có những cánh chim chưa quen
hồ hãi
Đã vô
tình quên hết chẳng hoài mong
Rất bạc bẽo, xóa kỷ niệm trong lòng
Lối cũ trường xưa không còn
hoài niệm
Chim lac đàn...
khô cạn máu con tim ?!( KQ)
Sáng
2/9 Trần Thanh Duyên được người em trai đưa về quê
ở Phong Điền để thăm phần mộ tổ tiên hết một ngày.
Duyên về tới Cần Thơ rủ rê Phan Thị Ngọc Thanh - người bạn
chí cốt khi còn đi học đến nhà tôi thì trời đã
sụp tối rồi.
Gặp nhau vui quá. Bất ngờ không có gì đãi bạn,
tôi bèn cho ăn chay...
Tối đó kể chuyện Ngày Xưa Hoàng Thị....và
đủ thứ chuyện trên đời cho tới khuya lơ, khuya lắc. Bà Duyên kể
chuyện ngày xưa, còn bà Thanh say sưa nghe tới thiêm thiếp.... Thế
là hai bà đi ngủ và hẹn sáng hôm sau, chúng tôi có
thêm Đinh Thị Hiệp đi thăm thầy Mạc Kỉnh Trung.
Vào lúc
8g sáng ngày 3/9 chúng tôi tới thăm thầy trước. Đinh Thị
Hiệp đã giải phẩu khớp gối nên đi đứng chậm chạp,
ông xã đưa tới tận nơi.
Ai cũng nhận thấy thầy rất ốm, xanh xao, có lẽ vì không ra nắng
nên trông da dẻ trắng bệt. Cườm tay thầy nhỏ xiếu bằng nửa
tôi. Bình thường thầy ăn ít làm sao mập mạp. Bây
giờ bịnh hoạn càng khó lại sức được. Khi ngồi nói
chuyện tôi nhìn thấy chân thầy hum húp.
Tôi lấy ngón tay đè
trên chân thầy lún xuống sâu. Cho thấy mức độ sưng hơi
nhiều...Không biết nguyên nhân bịnh gì. Con trai lớn của thầy
cho biết thầy không chịu đi khám vì bị ám ảnh ngày xưa
cô đi khám phát hiện nhiều thứ bịnh bật ra cùng một lúc...
Tôi
làm tàng nói với thầy: Có lẽ máu không tuần hoàn
tốt, chỉ xuống chân mà không trở về não. Chính vì
thế thầy bị quên rất nhiều. Thầy thường lặp đi lặp lại
một chuyện nhiều lần...
Thăm thầy hơi lâu sợ thầy mệt, nên tôi và Duyên đưa
thầy vào phòng nằm. Tôi nói thầy nên nằm đầu thấp
và 2 chân phải đặt trên gối cao, để máu dễ tuần hoàn
về não. Thầy nằm im để mặc bọn tôi muốn làm gì thì
làm.
Khi xưa đi học sợ thầy lấm la lấm
lét. Thế mà về già chúng tôi cầm tay cầm chân thầy
chẳng chút e dè, sợ hãi.!
Chị Ngọc Thanh (2014)
Bốn đứa
trôi tới nhà Ngọc Thanh. Các bạn có nhớ Phan Thị Ngọc Thanh
ngày xưa không? Cô bé nhỏ xiếu đèo đẹt ngồi bàn
nhất đó. Và lúc đó em Thanh hiền như ma-xơ. Nói năng
nhỏ nhẹ dễ thương, tôi tưởng nó nhỏ thiệt. Ai dè bây
giờ tôi vỡ lẽ ra chị ấy lớn hơn tui 2 tuổi. Thế mà cứ
gọi mầy mầy, tao tao hoài. Là phụ nữ trong xã hội chủ nghĩa
mà chị ấy không có tinh thần đấu tranh dành quyền...làm
lớn. Các bạn nào về Cần thơ nhớ đến nhà chị (12 Ngô
Gia Tự TPCT) quậy cùng với 2 cháu nội của chị cho banh bọng luôn.
Xưa
kia chị làm ở sở "My Ngã"...có cơ hội mà sao không
tung cánh chim...Có lẽ chị yêu nước, thương nòi không đành...
Tôi rất khâm phục chị sau 75 ai cũng điên khùng với thời
cuộc đổi thay. Chị đi làm việc ở cơ quan Thủy Sản đồng
lương khiêm tốn. Cho đến 1990 chồng chị qua đời. Con chị còn
rất nhỏ, chị bỏ nghề và mở lớp dạy Anh văn tại gia. Cứ
2g chị dạy một lớp. Dạy cho đến 9g đêm mới buông ra. Cái
duyên dạy tư gia kéo dài 7, 8 năm đủ cho chị vững vàng nuôi
con thành tài. Cháu tốt nghiệp Kiến Trúc Sư đã có vợ
với 2 con.
Và nhờ dạy chị tạo dần nhà cửa cơ ngơi như bây giờ.
Chị không ỷ lại tài sản của cha (GS Phan văn Đặng)
Thấy chị
hiền lành khiến tôi nghĩ chị cắn hột cơm không bể. Vậy
mà cô bé nhỏ xiếu năm xưa làm nên tất cả. Còn tôi
thì dở ẹc chỉ có miệng lét chét không làm nên tích
sự gì. Cuối cùng là con người thật sự vô sản với
tất cả.
Còn Đinh Thị Hiệp
có cuộc hôn nhân thật đẹp. Chị tâm sự hai người gặp
nhau như bị coup de foudre, chị ấy khen ông xã hết mức mà tôi
chưa nghe ai hài lòng như thế. Từ ngày chị giải phẩu khớp
gối đã lâu rồi cho đến nay đã hồi phục đi lại
được nhưng không tự nhiên, anh vẫn làm nhiệm vụ gia đình
thay cho vợ. Từ việc đi chợ, cơm nước, giặt giũ, lau nhà...mọi
thứ tất bật. Vợ cần đi đâu anh đưa rước.
Hiệp khen ông xã hồi trẻ, đẹp trai như La Thoại Tân, biết
lo lắng cho vợ con gia đình... vẫn một lòng thủy chung cho đến
nay. Có một điều các bạn lưu ý Hiệp vô tư khẳng
định và gợi ý với tôi rằng "nếu gặp ông xã
bạn, tui sẽ yêu liền". Nghe xong ai cũng cười ha hả. Ủa, chỉ
có tui yêu liền còn 2 bà kia Duyên và Thanh không biết yêu
sao? Vậy Hiệp đánh giá mình háo sắc nhạy cảm, còn 2
bà già kia trở nên vô cảm lão hóa.
Tôi cảm thấy khoái
Hiệp cái kiểu nói chuyện chưa ai từng có. Nghe rất vui ngồ ngộ
nhưng gần gũi ghê. Hiệp làm tui háo hức trông anh ấy đến
đón Hiệp để mình gặp và lắng nghe trái tim sống lại
thời trẻ coi cái cảm giác về già yêu thế nào?!
Cha mẹ ơi! Ông Platon nói "Tình yêu là sưu tầm và khám
phá". Tui ở vào tuổi thất thập, cái gì chưa trải
qua mà còn tò mò khám phá nữa chứ.
Và vì đã
gặp toàn chuyện vô duyên, nên tôi rất sợ hãi. Đi
vào tình yêu như lội vô đường sình, nhào vô đống
dây chì gai. Và mới đây nghe câu nói rất thú vị,
rất chân lý không biết có từ xưa hay kinh nghiệm của bọn
trẻ nữa "Tình yêu làm cho người ta mù mắt, còn hôn
nhân làm cho người ta mở mắt ra" Hahaha hay thiệt.
Kinh nghiệm đầy mình
rồi làm sao mà lọt xuống hố chứ!
Khi ông xã Hiệp đến đón,
tôi thấy ông rất đẹp lão, không mập, bụng không phệ.
Dáng vóc thon thả chứng tỏ không ăn uống vô độ. Anh ăn
nói nho nhả điềm đạm như tâm sự cùng chúng tôi.
Anh than thở phải làm osine cho vợ. Làm đủ thứ hết việc trong
nhà, nhờ chúng tôi khuyên bà xã nới tay cho anh nhờ.
Tôi bèn nói: "Vợ làm cho chồng
gần hết đời nào có than làm osin đâu. Khi người ta yêu
nhau có làm vất vả cũng hả lòng. Anh làm mới một năm đã
rên rỉ. Dù sao anh cũng nên nhớ " ngày xưa hai đứa yêu
nhau nghe".
Ôi, trời ban cho ai điều gì nấy hưởng. Không ai muốn của
ai được. Gặp một người đẹp lão đâu hẳn đã
muốn yêu. Nếu như thế những ông xấu quắc, vô duyên lãng
xẹt chẳng ai rinh sao. Còn nữa, người đời hay nói:"Chơi với
bạn mà yêu chồng bạn là đồ có hạng!?"
Tôi rất ngưỡng
mộ mối tình đẹp từ lúc đầu tới đuôi của Hiệp.
Không phải cặp nào cũng được thế. Họ tin tưởng
nhau, không lo sợ ai cuỗm của mình. Đúng là cái gì của
mình là của mình. Thật tuyệt vời! Chứ không phải như tôi
quăng gánh giữa đường.
Tôi chợt nhớ Nguyễn
Thị Ngân là phó lớp mà lần trước anh trưởng lớp hỏi
thăm. Từ lúc xa trường tới giờ tôi chưa bao giờ gặp lại.
Khi xưa chị ở chợ Cao Đài Cần Thơ. Nhờ chị Lương
Thị Tuyết Nga từ Mỹ về cho số điện thoại của Ngân vì
một thời gần nhau ở Thị Nghè SG. Nghe chị Nga nói bây giờ Ngân
giàu dữ lắm. Tôi vô tư tìm bạn cho dù hiện nay bạn có
là chủ tịch nước cũng kệ.
Thật sự khi gọi, nói KQ thì Ngân biết liền, dù ngày xưa
không ngồi gần nhau không thân thiết lắm. Thế mà một cú
điện thoại chúng tôi vui mừng hạnh phúc vô cùng. Ngân
nói với tôi ngọt như đường mật, gọi bằng CƯNG, Bả
làm giọng chị, chưa chắc lớn hơn tôi. Ngân bây giờ hướng
tới tu hành thường đến chùa. Tôi ngại gọi lúc bạn
công phu tịnh niệm. Nhưng Ngân ân cần dặn dò cứ gọi. Bạn
có đi đâu thì tôi để số điện thoại để bạn
biết gọi lại.
Ngân không hứa sẽ về Cần Thơ gặp nhau trong dịp Duyên
về. Bạn nói trên SG chùa hay tổ chức hành hương về Cần
thơ - Cái Răng, từ đó tới giờ bạn chưa đi. Nhưng sắp
tới bạn sẽ đi để có dịp gặp tôi. Một trăm lần
nghe không bằng một lần thấy, nhưng tôi cũng đã cảm động
quá rồi, bởi tôi là người sống bằng nhịp đập lộn
xộn của trái tim, nên dễ cảm, dễ tin cho nên tôi chết nhiều
lần trước khi chết thật...Thế nên tôi nói với Ngân "Vậy
là Ngân mượn đường chùa không phải tìm Phật mà
để tìm bạn hahaha!!!"
Sợi dây thân ái dễ cột chúng tôi là vì tình bạn
cũ và hơn nữa chúng tôi đồng điệu trong cuộc hành trình
hướng về Phật pháp.
Sau mấy chục năm gặp Ngân tôi nghe lòng
thanh thản như niềm vui lâng lâng trong hồn, có lẽ nhờ sự thuần
khiết của bạn và tấm lòng của bạn đã thật sự chạm
tới trái
Thanh Duyên và
Huỳnh Mai ( 2014)
tim tôi. Vài
ngày sau tôi có dịp gặp Ngân tại nhà Duyên qua phone. Tôi nhắc
Huỳnh Mai đã mù. Nhân hỏi thăm nhiều và nghe Huỳnh Mai bị
Bác Sĩ từ chối hết cách. Và cuối cùng bạn đã quyết
định sẵn sàng hiến một mắt cho Huỳnh Mai nếu y khoa có thể
ghép mắt thành công
Nếu ngay lúc đó bạn ở bên cạnh, tôi đã ôm và
hôn bạn để nói lên sự quí trọng và lòng ngưỡng
mộ của tôi đối với bạn. Bạn có một trái tim Bồ Tát
muốn xan xẻ nỗi thống khổ cùng thế gian. Thật vô cùng vĩ
đại.
Ngân, người bạn của tôi, tôi rất yêu bạn. Bạn có biết
chiều đó tôi cứ nghẹn ngào và muốn khóc vì bạn.
Bạn đã sống bằng cái tâm. Tôi cảm thấy bạn là ánh
sáng từ bi soi rọi khắp cùng. Tôi nhìn lại chính mình để
hổ thẹn vì tôi vẫn còn mê muội với cuộc sống phù
du. Bạn là cái gương cho tôi học tập, rèn luyện lại bản
thân để sống có ích cho đời.
12/9 tôi gọi Duyên và Duyên đã
khẳng định bạn không trở lại CầnThơ như chúng ta mong đợi.
Duyên đã hết thời gian ở VN. Chuyện nhà vẫn chưa giải quyết
xong, chị trở lại Mỹ ngày 20 tháng 9 /2016
Chúng ta không có
duyên gặp nhau, mà lần nầy tôi cố gắng kết nối vòng tay
lớn hơn lần trước. Tôi mới là người thất vọng nhiều
nhất.
Chị cáo lỗi và sẽ cố gắng để có cơ hội trở
về trong thời gian sớm nhất và dài hơn để tâm tình, để
sống lại giây phút quí báu mà ta cố níu lại
Ngày
mai của người già là khi nào? Người già còn bao nhiêu
thời gian để hẹn hò và có ngày đó không? Các bạn
ơi tôi rất lo sợ.
Tôi nhắm mắt mơ màng ngày đó, chỉ thấy tăm tối.Thế
là ta cứ hoài mong ảo vọng. Cái ngày mai không kỳ hạn tìm
kiếm một chút hy vọng để chờ đợi.
Và tôi cứ tưởng
trước khi rời khỏi VN, Duyên sẽ phone từ giã chúng ta. Không
biết Duyên có tạm biệt các bạn khác không, còn tôi
thì không. Bả đã âm thầm đào tẩu mất rồi...Tôi
bàng hoàng, hụt hẫng, vô vọng như cảm giác bị người
tình bội bạc bỏ đi..
Điều đau lòng lớn nhất là đất nước mình có còn
là nơi để bạn trở về nữa không? Và những người
đang ở lại nơi nầy có còn tồn tại được dưới
gót giày xâm lược của Trung Quốc chăng? Có còn được
bám chặc mảnh đất thân yêu để chờ đợi bạn quay
về?
Khi Quê hương Tổ quốc không còn nữa, thì sẽ mất tất
cả...Rồi đây dân tộc ta sẽ mang số phận chẳng khác gì
Do Thái lúc trước hay Tây Tạng bây giờ!
Bạn ơi có biết
chúng tôi đang sống... để chờ chết không!?
.
CR.20/9/16
kimquang
Sáng nay thứ bảy
ngày 23/7 /2016 chúng tôi đồng môn trường nhà, không cùng
lớp, hẹn lúc 8g gặp nhau đông đủ trước nhà thầy Mạc
Kỉnh Trung, GS Toán của trường PTG toa lạc ở : 85 đường Nam Kỳ
Khởi Nghĩa TP Cần Thơ.
Mấy ngày trước, được tin thầy bịnh chúng tôi định
hẹn thăm thầy, nhưng sợ làm phiền người nhà. Cả nhà
thường xuyên đi làm, đi học, không ai mở cửa, nên chọn
ngày thứ 7 cuối tuần, thuận tiện cho tất cả. Và cũng tránh
lác đác đi thăm làm phiền sự ngơi nghỉ của thầy.
Có lẽ tôi là
người đầu tiên hay tin thầy bịnh...
Thầy gọi lúc tôi vắng nhà. Lần
sau thầy gọi, thầy nói thầy bịnh chóng mặt, rối loạn tiền
đình và đau ở thắt lưng. Thầy nói BS Nguyễn Quốc Gia, Khoa
Sản Thành Phố Cần Thơ tặng thầy chiếc gậy chống nhưng
thầy chưa dùng. Thầy không dám dùng, vì e ngại giống kiểu
Charlot.
Tôi
nghe tưởng thầy cũng còn khỏe, không đến nỗi gì nên
chưa đi thăm.
Tôi đang bận
việc riêng đầu tuần. Tôi chỉ có thể đi cuối tuần. Vì
thế tôi thông báo cho các bạn gần nhà thầy như chị Lê
Thị Thào - đấu thủ bóng bàn ngày xưa - ở trên con đường
song song với thầy.
Thảo và Tư Bé là 2 người tiên phong đi thăm thầy trước
xem bịnh tình thầy ra sao để tùy tình hình cần giúp gì
cho thầy.
Thảo đi thăm thứ 2, báo cáo bịnh trạng thầy chưa phải ngại,
nhưng cái điều quan tâm là thấy thầy trong tình trạng rất
lẻ loi. Chỉ một mình với cháu nhỏ. Chỉ sợ khi cần thiết
cháu không giúp được ông.
Sáng nay đã hẹn Vương Thủy Tùng cùng đi nhưng đêm
qua, anh đã bị nhói tim gan phèo phổi chi đó, nên chúng tôi
bỏ anh lại không ghé đón anh cùng đi vì sợ vạ lây.
Từ đầu năm anh bịnh tới giờ, anh không thể lấy phong độ
lại được. Giai đoạn anh bịnh, chính thầy rất lo sợ cho bịnh
tình của anh. Thầy rất quan tâm học trò của thầy nên thường
xuyên hỏi thăm...
Sư tỉ Lệ Quỳnh, chị Kim Tiền và tôi đã đến sớm
hơn nửa giờ đã hẹn. Chúng tôi ngồi băng bên kia đường
chờ ngóng các bạn đến đông đủ rồi mới xông vô
một lúc. Trước tiên chúng tôi thấy SH Huỳnh Phước Duyên
ngừng xe trước nhà thầy và rảo mắt nhìn như tìm kiếm
đồng bọn. Rồi chị Phụng, Thảo...xuất hiện từ từ đủ
cả.
Hôm
nay chúng tôi hiện diện:
1/ PTG Huỳnh Phước Duyên
2/ PTG Lương Lệ Quỳnh
3/ PTG Quách Thị Phụng
4/ PTG Lâm Kiều Mỹ
5/ PTG Bùi Thị Kim Hoàng
6/ PTG Lý Kim Quỳnh
7/ PTG Lê thị Thảo
8/ PTG Nguyễn thị Kim Tiền
9/ PTG Đào Thị Xuân Thu
10/ PTG Nguyễn Kim Quang
Bây giờ tất cả tề tựu trước nhà thầy, nhóm chúng
tôi đi vào rất dễ dàng vì có người nhà mở cửa
sẵn rồi.
Chúng tôi vào thẳng phòng thầy ngay tầng dưới trong lúc thầy
vừa ăn sáng xong, chưa kịp uống ly sữa.
Hiện trước mắt chúng tôi lúc
bây giờ là hình ảnh thầy - khi xưa đã ốm, hôm nay còn
ốm thêm nhiều - trông gọn nhỏ lại. Thấy thầy có vẽ tiều
tụy xanh xao, có lẽ thiếu nắng gió và không khí vì nằm
trong phòng lạnh suốt.
Các bạn thăm hỏi đủ thứ, như trắc nghiệm trí nhớ
của thầy. Thầy nhìn ra các học trò giỏi của thầy, với
ấn tượng khó quên như anh Huỳnh Phước Duyên, Lý Kim Quỳnh,
Lâm Kiều Mỹ ( Việt Kiều Mỹ có 2 Quốc Tịch , 11 năm ở VN
thường xuyên).
Đối với các bạn ít gặp thầy, chẳng biết các
bạn có nhận ra không? Thầy quên nhiều lắm rồi. Các bạn
thường xuyên gặp thì thấy rõ điều đó.
Có hôm thầy phone
tôi...nói một lúc, thầy hỏi tôi gọi thầy có chuyện gì???
Khi nói chuyện
, thầy quên nói đi nói lại nhiều lần, trí nhớ không tập
trung
lâu được. Đó là
tình trạng hầu hết ở người già mắc phải.
Những năm qua chính
thầy cũng nhận biết mình quên nhiều...Nên chúng tôi thường
nhắc nhở thầy nên về quê hương để khi đau ốm có
con cháu kề bên chăm sóc tận tình. Ngoài ra thầy còn có
bạn bè và đám học trò của thầy tới thăm lăng xăng
lít xít cho vui.
Không hiểu thầy có mong muốn điều nầy thật sự hay do đám
học trò xúi quẩy. Đầu năm 2016, thầy ở hẳn VN, an dưởng
tuổi già.
Tôi chỉ sợ thầy về đây, cuộc sống quê nhà thiếu
phương tiện mọi thứ. Quan trọng nhất là ngành y dược, khả
năng và thiết bị chuyên môn có cứu giúp bịnh nhân một
cách hữu hiệu hay không? Ở xứ mình làm sao so sánh với các
nước tiên tiến mà thầy từng sống nơi đó.
Dân nghèo ở đây
chấp nhận được, nhưng thầy sống đầy đủ phương
tiện văn minh hiện đại khi về đây hụt hẫng với mọi thứ.
Tôi hỏi thăm
dò điều trên đây xem thầy có an vui không?...Thầy tỏ ra
không ân hận. Vì về đây có con cháu gần gủi an ủi
thầy cảm thấy vui lắm rồi.
Đúng vậy, từ ngày cô qua đời, thầy một mình
nơi xứ người, không người thân bên cạnh lúc vui buồn
đau yếu. Thầy quay về nơi đây cho ấm áp tuổi già.
Ngày xưa lúc
học với thầy, đứa nào đứa nấy cũng sợ thầy.
Ngày nay về
già tình thầy trò không xa cách. Chúng tôi có buổi họp
mặt nào cũng mời thầy cho ấm tình. Ngay chính tôi, học trò
dở toán, mà bây giờ dám ngồi gần hỏi chuyện với thầy.
Trong lúc
nói chuyện với chúng tôi thầy tìm hộp thuốc có 7 ngăn
để thuốc trong tuần cho thầy uống mỗi ngày. Nhưng trong hộp chẳng
còn ngăn nào có thuốc. Tôi e ngại không biết thầy có
uống chưa, hay thầy quên.
Tôi nghi hộp đựng thuốc 7 ngày, có khi thầy quên uống một
ngày 2, 4 lần Thế là trong 2 ngày sạch sẽ!
Thầy đưa tay vói lấy
rỗ thuốc. Tôi hỏi thầy cần lấy thuốc gì tôi lấy cho thầy.
Nhưng thầy nói thầy không nhớ... Thấy... và nghe thầy nói kiểu
đó, ai cũng có cảm giác lo âu về trí nhớ của thầy.
Nếu ở một mình... càng rất đáng sợ!
Tâm trạng học trò
ít nhiều bàng hoàng...
Một đời trôi thật nhanh. Mới ngày nào thầy trẻ khỏe,
trải qua 2 thời kỳ :
-Thời trẻ thầy là GS dạy toán ở Nhất cấp và Nhị cấp
của trường. Một thời chúng tôi cảm thấy hình ảnh thầy
rất nghiêm túc đáng kính nể trước đám học trò
-Và thời trung niên
thầy là vị thẩm phán uy nghi trước tòa... tôi nghĩ lúc
đó tâm trạng bị cáo rất sợ hãi... chờ đợi lời
phán quyết của thầy vừa công bằng vừa cương nghị.
Năm 75
, giai đoạn lịch sử làm thay đổi cơ chế của đất nước,
mọi giai cấp xã hội đảo lộn. Như bao gia đình khác, gia
đình thầy trải qua một thời sóng gió. Thầy với bao thăng
trầm mất mác. Phải điêu đứng với mấy năm đi cải
tạo và lìa bỏ quê hương theo diện HO.
Thay đổi hoàn cảnh,
thầy cũng phải bon chen với cuộc sống ở xứ người.
Cuộc sống với hai người già quạnh hiu.. cho
đến một ngày chỉ còn lại thầy một mình thui thủi cô
đơn... Hằng năm thầy cứ đi đi, về về cho đến lúc
gìa yếu.
Chúng tôi đến thăm thầy, thật sự chẳng giúp
được gì cho thầy nhưng chỉ để hong nóng chút tình
nghĩa thầy trò, một chút ấm áp trong lòng người thầy ở
tuổi xế chiều.
Ai có thân tất phải có bịnh, nhưng mong sao bịnh nhè
nhè, để thầy không phải vất vả khổ thân. Qui luật Sinh,
Lão, Bịnh, Tử thật khổ, chỉ mong thầy luôn có sức chóng
chỏi chịu đựng nổi cho đến lúc già mỗi khi cơn đau hoành
hành.
Các bạn nào tới thăm, khi về trong lòng nhiều nỗi băn
khoăn về thầy, cảm thấy thương thầy...mới đó đã
già, một thời đã đi qua. Như mặt trời đã chìm khuất
dần dưới bóng hoàng hôn vậy....
Nhìn thầy, chợt nhớ tới
thân phận mình cũng già, sẽ nối tiếp theo bước thầy trong
nay mai. Tháng 5 đi trước tháng 10 theo sau, đó là định luật
tất yếu tuần tự phải tới, không ai tránh khỏi.
Cái Răng
25/7/2016
2011 tôi đã có
dịp hội ngộ cùng Sư Huynh /PTG/Nguyễn Kim Lưỡng, người anh cùng
xóm có nhiều kỷ niệm thời thơ ấu. Anh đã rời khỏi
quê hương từ 1979
Tháng 4/5/16 đúng ngày Thanh Minh, tôi bất ngờ gặp lại anh Kim Lưỡng.
Anh chọn nhà tôi làm điểm hẹn với con cháu để tụ
họp đi viếng mộ. Nhưng lần vui mừng chỉ thoáng chừng 15 phút
rồi anh đi ngay. Và anh không hứa hẹn gặp lại chỉ nói "
Nếu Chúa muốn, thì hãy làm đẹp lòng Chúa ".
Và mới
đây, sau hơn 2 tháng anh trở lại, vào trung tuần tháng 6/ 2016 anh
không hẹn nhưng đã đến 18/6 và định đi liền ngay chiều
đó.
Lương Sinh biết anh Kim Lưỡng có ghé qua tôi, nên rất tha thiết
muốn gặp anh, đã nhắn gởi khi đến phải báo cho biết
để gặp người bạn cũ năm xưa. Nên chiều 18 tôi mời
Lương Sinh đến để
hai người bạn học từ tiểu học sau mấy chục năm được
hội ngộ. Thật một bất ngờ đầy thú vị!
Tôi và Lương Sinh yêu cầu anh Nguyễn Kim
Lưỡng ở lại một ngày để có đủ thời gian qui
tụ bè bạn đồng xóm...hầu hết là đồng hương, đồng
môn và một thời trước khi đi lính còn là đồng nghiệp.
Vì thế tôi gọi là Người Anh Bốn Đồng.
Cuối cùng thì
anh cũng đồng ý sáng ngày hôm sau sẽ gặp lại nhau.
Tôi là
người có nhiệm vụ tìm kiếm và qui tụ bạn bè cũ của
anh từ thời tiểu học cho đến trung học.
7g30 sáng ngày 19/9/2016 tất cả gặp nhau tại nhà hàng Ngọc
Lan ở đường Lê Bình phường Lê Bình, Quận Cái Răng.
Tôi đã mời được:
1/
Đào Thanh Tòng
2/ Vương Thủy
Tùng
3. Nguyễn Lương Sinh
4/ Lâm Thành Trung
5/ Mai Viết Sanh
6/ Huỳnh
thị Xuyến
7/ Đào Thị Xuân
Thu
8/ Nguyễn Kim Lưỡng
9/ Nguyễn Thị Năm( chị NKL)
10/Nguyễn Kim Quang
Từ trái:Lâm Thành Trung, Đào Thanh
Tòng, Mai Viết Sanh, Nguyễn Kim Lưỡng, Chị Lưỡng Xuân Thu,
Huỳnh Thị Xuyến, Lương Sinh
Từ trái: Xuân Thu, Huỳnh T
Xuyến, Lương Sinh, Kim Quang, Vương Thủy Tùng, Lâm Thành
Trung, Đào Thanh Tòng
Tổng số 12
nhưng vắng 2 : Ngô Văn Thanh và sư tỉ Lệ Quỳnh
Lý do 2 vị nầy
không có mặt tại quê nhà.
Anh Nguyễn Kim Lưỡng cùng phu nhân Nguyễn Thị Năm và
tôi đến địa điểm Ngọc Lan lúc 7g15 lúc chưa có ai đến.
Sau chúng
tôi là anh Đào Thanh Tòng ,Vương Thủy Tùng xuất hiện. Từ
lúc bịnh tới giờ, mỗi lần họp mặt, anh Tòng vẫn là người
hộ tống Vương Thủy Tùng như cặp bài trùng
Hôm nay Chủ Nhật khách hàng
đủ thành phần cũng đông.
Sau
chúng tôi là chị Đào thị Xuân Thu đã đủng đỉnh
từ ngoài vào, người có phong cách Việt Kiều nhưng cốt
lỏi là vẫn hàng nội địa..
Chị có mái tóc nhuộm vàng, với chiếc quần váy
rộng ... trông giống Việt Kiều. Thầy cũng có cái nhìn giống
như thế. Chị rất tươi tắn chào mọi người và ngồi
bên cạnh chị KLưỡng.
Lâm Thành Trung xuất hiện với dáng đi nặng
nề, nghiêng nghiêng bơi bơi như chim cánh cụt. Mỗi lúc anh không
còn khỏe như trước, mất đi vẽ nhanh nhẹn. Và đôi mắt
bị thoái hóa, không mỗ được chỉ nhìn tạm bợ không
rõ lắm, không đọc được chữ và nhìn bè bạn cũng
không còn sắc nét. Đó là hình ảnh của người bước
vào tuổi hoàng hôn đang lần vào xẩm tối.
Cái anh chàng
Lương Sinh mỗi lần đi họp thường đi xém trể, có lẽ
trang điểm hơi kỹ trước khi ra sắm tuồng. Anh ta đi vào ngồi
bên Vương Thủy Tùng. Lương Sinh mong gặp anh Nguyễn Kim Lưỡng vì đi đến chậm một
chút nên không còn chỗ gần kề để anh có thể xù
xì tâm sự.
Tôi cũng e ngại
những lần trước không mời anh Mai Viết
Sanh vì không cùng
cấp lớp và anh Sanh là người có học vị cao, còn bọn tụi
tôi thuộc hạng cá kèo. Lần nầy rất đặc biệt chúng
tôi là người cùng xóm...dễ hòa đồng hơn
Cặp
đẹp nhất của xóm tôi là PTG/ Mai Viết Sanh và PTG Nguyễn Thị
Xuyến. Anh Sanh là GS Trường Đại Học Cần thơ. Bà xã sau
75 dạy trường Tân Phú Thạnh trên đường đi tới Cái
Tắc. Hai anh chị đến sau cùng trông cũng còn tươi rói, còn
sáng giá. Đây là cặp mới tham gia lần đầu trong buổi họp
chs PTG thuộc khu vực Cái Răng.
Anh
Sanh tay bắt mặt mừng Nguyễn Kim Lưỡng. Người đồng xóm với nhau.
Ba mươi mấy
năm mọi người mới gặp lại anh Lưỡng nên ríu rít thăm
hỏi không ngớt. Tôi không biết hai bên có họ hàng không
mà Mai Viết Sanh gọi
anh Nguyễn Kim Lưỡng bằng chú.
Mở đầu có lẽ mọi
người trước nhất
phải giải quyết bao tử. Sau đó là hàn huyên tâm sự đã
nhiều năm chưa có dịp thố lộ tâm tình...
Anh Thành Trung, VTTùng,
ĐTTòng gọi mì khô+ xương đem ra phục vụ cũng tạm nhanh,
đến kế tiếp Lương Sinh gọi, hết món đó. Các bà gọi Hủ tiếu Xương
thì đã mất tiêu xí quách. Gọi thức ăn mình thích
chẳng có, đành chấp nhận thứ gì nhà hàng còn . Nhưng
thật sự gọi họ như kêu đò qua sông. Từ tháng 5 tới
tháng 10 mới thấy mang thức ăn tới
Đúng là phong cách tư sản
( từ mới)
Ô! Mấy cô rề rà ẻo lả. Tui bà già U80 còn nhanh hơn.
Kêu cái gì cũng chậm lục. Nhà Hàng Quận CR chỉ bao nhiêu
khách làm không xong. Có lẽ nhà hàng thường xuyên ế
ẩm nên hàng ngày không dám chuẩn bị làm thức ăn nhiều.
Ở
đây làm ăn nhỏ khó sống...phải dựa vào thế lực đương thời thì mới
dễ vươn lên
Nhiều lúc cũng thấy tiếc, trước đây sao mình ngu muội
có cơ hội được nhà nước ưu ái sao không tham gia việc
nước để có ngày làm quan thì bây giờ đâu nghèo
khổ, bà con dựa hơi cũng đỡ. Hoặc nhạy bén thời cuộc thì đi tu phức cho rồi,
để bây giờ làm trụ trì không phải khó nhọc kiếm
ăn từng ngày.
Cũng vì lợi ích trước mắt như thế mà ngày nay trên
khắp miền đất nước chùa chiền thi đua nhau lo xây cất thật
lộng lẫy hoành tráng thấy ham.
Chỉ tiếc Phật không không dám léo hánh tới, chỉ có
người tu còn nặng mùi thế tục ở thôi...
Tu không cần giác
ngộ đạo, mà phải biết giác ngộ đời!!!
Tôi phục, không
cần học nhiều cũng có bằng cấp cao.
Và dốt đặc cán
mai cũng biết cách làm vô tiền ào ạt.
Hahaha! Chị NK Lưỡng
và Xuân Thu nản chí không thèm ăn uống gì hết.
Chỉ có
tôi không chờ đợi ăn uống cũng thấy mắc quạu.
Tội nghiệp
thực khách mời đến nhìn thấy như vậy cũng nản chí
anh hùng. Lần trước đã bị nạn một lần vậy mà tôi
không nhớ rút kinh nghiệm nên gặp trở ngại.
MVSanh và anh NKLưỡng
đã dính chặt ngay từ khi gặp gỡ, say sưa nói có lẽ nhắc
chuyện hồi nhỏ, nên chuyện ăn không còn quan trọng, chẳng đếm
xỉa phàn nàn.
Anh Nguyễn Kim Lưỡng và tôi nhà cạnh
nhau. Hai dãy phố chúng tôi không hiểu có từ bao giờ. Ông Bà
Ngoại tôi từ Châu Đốc xuống, xây nhà lúc đó chưa
có ai. Ông tôi làm tiệm thợ bạc, còn bà tôi mở chỗ
buôn bán vải. Kế tiếp ông bà Nội anh NKL cũng cùng nghề
với ông bà tôi đến sau...do giàu có nên xây nhiều căn
nhà thành dãy phố.
Lúc lớn lên tôi biết ba anh Nguyễn Kim Lưỡng là ông Nguyễn Kim Muôn. Tôi
gọi Cậu Chín . Hai gia đình thân thiết như ruột thịt và
gọi nhau theo vai chứ không gọi nhau theo tuổi. Hai gia đình thân thiết
từ cấp lớn tới cấp nhỏ.
Nhà anh Mai Viết Sanh ở
dãy đối diện với chúng tôi. Ông Nội là ông Cả Thống.
Ba anh là ông Chủ Mai Văn Giỏi ở trong làng..Đối xử với
mọi người rất tình nghĩa. Chính vì thế nên gia đình
tôi rất quí trọng và rất thân tình.
Không hiểu sao , Ông
Nội MVSanh và Ba tôi coi như cấp anh em. Tôi gọi ông Nội MVS bằng
bác. Cho nên Ba của MVS và tôi vào vai anh em. Còn tôi thấy ngại
quá bởi tôi đáng tuổi con của Ba anh Sanh nên tôi né, cứ
gọi bằng Chú Ba. Hahaha. Xưng hô theo vai thì Mai Viết Sanh phải kêu tui bằng cô lận.
Hồi nhỏ tôi chơi với anh NKLưỡng và MVSanh.
Anh Nguyễn Kim Lưỡng như anh của tôi. Anh thường
cất nhà chòi. Anh làm có kỹ thuật nên chơi lâu suốt ngày
không bị sập. Bọn trẻ chúng tôi vì thế rất thích anh.
Khi anh
sáng tạo ra máy chiếu phim: Một họp khoét trống mặt tiền, mặt
hậu, để một bóng đèn có đựng nước treo ở giữa
hộp và đặt hộp chỗ có nắng. Phim hình lấy từ trong mấy
cục kẹo. Đem phim lia qua mặt tiền , hình sẽ chiếu lên vách tường.
Bọn trẻ khoái chí coi đã. Anh thông minh biết bày nhiều trò
hay lắm.
Anh rất hiền và chân thật. Anh vào PTG năm 1950.. Sáu năm
sau tôi mới vào sau anh. Cho đến lúc đó tôi vẫn còn lẽo
đẽo nhờ anh việc nầy, việc nọ. Nhất là lúc GS Cường
dạy về Hội Họa, đến kỳ thi tôi phải tìm nhờ anh trang trí
tờ giấy để thi họa cho thật đẹp, với chút hy vọng được
điểm cao.
Hồi
đó tôi thấy anh thật tài ba chuyện gì anh cũng biết làm.
Đối với tuổi nhỏ như tôi, anh như một thần tượng đáng
phục sát đất.
Rồi anh đi dạy mấy năm, anh đi lính tôi ít khi gặp lại.
Anh lập gia đình ở Sa Đéc....cho đến năm 75.
Năm 1979, anh về bàn chuyện vượt biên. Anh cho tôi đi
không tốn tiền. Tôi nghe kế hoạch từ bắt đầu đến đi,
thời gian gấp rút, khiến tôi lo âu, không dám tham gia. Tôi từ
chối, trong vòng 2 tuần anh ra đi không trở lại đón tôi như
đã bàn trước.
Mọi việc tiến hành như chớp đến nổi vợ con không
thể thu xếp kịp để đi cùng chuyến. Anh chỉ kịp dắt 3 đứa
con trai lớn, bỏ lại vợ và một đứa con trai út. Không thể
chờ đợi lâu, sợ lộ chuyện, làm vở kế hoạch.
Chuyến
đi thành công, đến đất Mỹ anh với cảnh gà trống nuôi
3 con...12 năm sau anh mới đón vợ và con đoàn tụ gia đình
trọn vẹn.
Và
sau đó không biết thời gian nào anh đã ngộ đạo có
được niềm tin với Chúa và trở thành Mục Sư ở Georgia.
Giờ thì anh lớn tuổi đã về hưu.
Anh để lại
trong tôi kỷ niệm thời niên thiếu, rất tình nghĩa như anh em ruột
thịt. Khi ba tôi qua đời, mẹ con tôi có điều gì cần, dù
lúc đó anh vẫn còn nhỏ, nhưng anh vẫn hết lòng sẵn sàng không từ chối. Và
tôi vô cùng cảm động tấm lòng của anh nghĩ và lo cho số
phận của tôi trong thời kỳ đen tối với chuyến vượt biển
tìm tự do năm đó.
Anh Mai Viết Sanh và
tôi cùng một tuổi, nhưng con gái thường già dặn hơn con
trai. Cùng xóm nên hay rủ rê bày trò chơi với nhau. Chơi hát
cải lương: Mai Viết Sanh là kiếm khách, diễn tuồng. Tôi là
bầu gánh, xếp sòng. Bọn nhỏ ngồi coi say mê trên lầu "tiệm
cầm đồ". Địa điểm nầy bị Tây rồi nhà nước
trưng dụng tài sản của dân để làm GIA BINH - chỗ ở cho gia
đình sĩ quan và lính. Lúc đó họ dời đi đâu hết,
nên tụi tôi lên chiếm" căn cứ" chơi thả ga.
Khi lớn
lên tôi không thích chơi với Mai Viết Sanh...Tôi cũng không hiểu tại sao, tôi cảm
thấy Mai Viết Sanh rất xa lạ.
Anh Lâm ThànhTrung kể hồi nhỏ Mai Viết Sanh là đứa trẻ hay quậy trong xóm... Đám
lớn hơn chơi bắn cu li. Hắn ta tới là nhào vô hốt hết bỏ
đi tỉnh bơ...Hình như đứa trẻ nào lúc nhỏ năng động
đều thể hiện bản chất thông minh...Sao lúc tôi chơi chung với
Mai Viết Sanh không thấy quậy quạng gì cả.. Hình như lúc
đó chúng tôi học cùng cấp lớp Nhì trường làng.
Lâm Thành Trung
nói nhờ có cô Xuyến như thiên thần nhỏ bé, hiền lành,
xinh đẹp ở nhà Mai Viết Sanh đi học. Ngày ngày bên
cạnh đã cảm hóa được anh chàng nghịch ngợm trở nên
một thanh niên vừa đẹp trai thuần hậu, học giỏi dễ thương.
Cô Xuyến sau nầy trở thành bạn đời của anh Mai Viết Sanh.
Nói như anh LThành Trung thì quê tôi có Dương Văn Gia, Mai Viết
Sanh và Lâm Thành Hiếu đều là mấy tên quậy. Đúng
như người ta nói : Người đàn ông thành công là nhờ
đàng sau có người phụ nữ tuyệt vời.
Ở xóm tôi
có anh Lâm Thành Mỹ (GS Đại Học ở Pháp), Dương Văn
Bửu (BS ở Mỹ). Còn Mai Viết Sanh là GS Đại Học Cần Thơ. Tất cả là những nhân tài
nổi nhất như những ngôi sao tỏa sáng đáng vinh danh... làm đẹp
mặt, vẻ vang cho đất Cái Răng quê hương tôi. ...
Hồi đó
quê tôi ai cũng hiền lành, nhân hậu, sống rất nghĩa tình,
không thấy ai xấu xa ích kỷ cả. Luôn quan tâm tới bà con lối
xóm và thích chia sẽ cho nhau. Còn bây giờ thấy mọi người...
vì lợi ích bản thân, lợi dụng, sẵn sàng tranh dành, dẫm lên nhau mà đi. Có khi sinh ra
thù hận. Có lẽ lương tâm họ đã rụng hết răng
nên không còn cắn rứt. Kể cả người trí thức cũng tỏ
ra nhỏ nhen ti tiện phát sợ...
Xã hội nầy muốn bươi ra nói, chuyện lớn chuyện nhỏ
biết bao giờ mới hết. Tôi vốn dỉ là người nhiều chuyện,
ít ăn mà ham nói, ngứa miệng thích xỏ xiên nầy nọ.
Mà
thôi, có lẽ phải thắng lại đây, trở về với thực tế.
Chúng
tôi chuyện trò năm trên năm dưới tới 9g30 kết thúc tuồng
hát...
2 nhân vật chính trở về Rạch Giá, và sẽ rời VN vào cuối
tháng 6/16.
Trước phút chia tay MVSanh cầm tay anh NKLưỡng hỏi:
- Ở vào tuổi nầy sao chú
không nghĩ đến việc trở về quê hương?
Anh NKL trả lời:
- Thế hệ mình đã
qua. Chỉ mong thế hệ sau tốt đẹp rất cần cho đất nước
hơn.
Buổi họp mặt dừng lại đây, không hứa hẹn gì trong tương
lai...
Niềm tin và hy vọng giúp ta có cuộc sống lâu dài để mơ
mộng có cuộc gặp gỡ thân tình và cảm động hơn. Với
những mái đầu bạc trắng vẫn còn minh mẩn nhận ra nhau với
đôi môi mấp máy, với đôi mắt ướt vì xúc động...Ôi
! Một bức tranh thật đẹp của người già.
Nhân dịp anh Nguyễn Kim Lưỡng về nước, mới có cơ hội
anh em cùng xóm cùng quê gặp lại nhau, cùng ngồi lại với nhau
để có vài phút tâm tình. Tất cả cảm thấy vui hết
biết. Nhưng nói chưa thỏa lòng. Mấy chục năm xa cách không
thể nói gì một tiếng đồng hồ mà giải tỏa được
nỗi niềm
Buổi gặp gỡ hôm nay chỉ tạm thời giải quyết một chút khát
khao mong muốn nhìn mặt nhau lúc về già. Ai cũng làm ông bà
cả rồi. Ngồi bên nhau khơi lại ngọn nến sắp tàn, một chút
ánh sáng mập mờ sắp phụp tắt, để tiếc bao ngày tháng
kẻ thì nổi trôi, người thì đua bơi với sự sống
còn gần hết cuộc đời. Không có giây phút tận hưởng
niềm vui cùng nhau.
Trong không khí vui hôm nay có một chút gì bùi ngùi nuối
tiếc. Một tình cảm kết hợp bởi nhiều thứ tình, có lẽ gần gũi nhất là
đồng xóm có biết bao nhiêu kỷ niệm thiếu thời... thật dễ
thương vô cùng.
Tôi nhìn thấy từ trong sâu thẳm trái tim anh Nguyễn Kim Lưỡng
thổn thức, xúc động vì sau mấy chục năm xa rời quê hương,
đây là lần đầu anh về và được họp mặt cùng
anh em. Những kỷ niệm thời thơ ấu sống lại, sau bao nhiêu năm tất
bật, bộn bề vì cuộc sống ở xứ người.
Anh phải đương
đầu và trường kỳ chiến đấu để gia đình anh được
tồn tại và xây đắp tương lai cho thế hệ kế tiếp được
tươi sáng hơn trong kiếp sống tha hương.... Sau mấy chục năm
có dịp trở về mới thấy cái tuy xa nhưng thật gần tưởng
chừng như quên nhưng thật sự vẫn còn nhớ mãi: "Quê
hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi..
Quê hương nếu ai không nhớ. Sẽ không lớn mãi thành người"
Mấy mươi năm tha phương
nơi đất khách
Lìa
quê nhà, ôm lý tưởng tự do
Vượt trùng dương sống chết chẳng hẹn hò
Đã chấp nhận đi vào miền gió
cát
Nơi đất lạ dung thân, đời phiêu bạt
Nhìn mây chiều thổn thức nhớ quê
nhà
Bao thứ tình nặng nợ
thật thiết tha
Nghe khao khát đường
về thăm chốn cũ
Nhớ vô cùng, biết bao cho vừa đủ?!
Nhớ dòng sông xưa...tuổi nhỏ năm
nào
Nhớ thầy cô bè bạn,
dạ xôn xao
Nghe ngút ngàn biển
lòng đầy thương nhớ
(Nỗi
Niềm_ KQ)
Dù đất nước nầy có ra sao, nhưng không thể nào hủy
diệt tình yêu quê hương đất nước trong lòng của chúng
ta.
Mong anh
em mình còn thời gian để thêm những lần gặp gỡ tiếp nối...
Và cầu mong
còn chỗ cho những người con xa Quê Hương Tổ Quốc trở về...
gởi trọn tình quê và để nước mắt yêu thương hạnh
phúc nhỏ xuống trên mảnh đất nầy thêm xanh tươi và
ấm áp
CáiRăng 23/6/16
kimquang
______________________________________________________________________________________________________________________
Bây giờ đã vào Hè.
Ngày xưa khi còn đi học, thời điểm nầy mùa phượng
vỉ đã rực màu. Đó là dấu hiệu đến mùa chia
tay tuổi học trò... Trải qua mấy chục năm mùa phượng thuộc
thế hệ khác...Thế hệ chúng ta đã lùi vào quá khứ
với tuổi đời bạc màu sương gió...Thỉnh thoảng tìm
nhau khơi lại chút kỷ niệm thuở xa xưa hong ấm tình bè bạn
Vì
thế sáng 24/4/2016, nhóm CR chúng tôi có dịp là không ngại
ngùng hẹn hò dù vào mùa nóng cháy da. Năm nay nhiệt độ
hết sức nồng nàn từ 37 - 38 độ vào buổi trưa. Chỉ có
thể gặp nhau vào buổi sáng còn tiếp nhận được hơi
gió phơn phớt nhẹ, còn có chút không khí để thở.
Anh Dương
Văn Gia & Liên Hoa, muốn bù lỗ cho chuyến rồi, mọi người đến
điểm hẹn Trạm Chợ Nổi Cái Răng, bởi miền sông nước
nên chỉ uống nước thôi. Nếu ở Rạch Giá có khi mùa
nầy còn không có nước để uống .
Nhân dịp gặp lại
cũng là lúc chuẩn bị tiễn biệt người đi kẻ ở. Để
làm một cuộc chia tay: tiễn anh DVG & LH trở về Mỹ và Nguyễn Viết
Tân về Pháp. Một buổi tạm biệt còn hứa hẹn tái ngộ
ở cuối năm.
Lần nầy phối họp nhóm PTG/CR và nhóm bạn cùng lớp
ĐTĐ với Liên Hoa. Và điểm hẹn nhau ở Nhà Khách số
2. Nơi nầy còn có tên gọi Nhà Khách Tỉnh Ủy. Thấy 2 chữ
Tỉnh Ủy cảm giác không an toàn, nghe ớn ớn, ngán ngại. Đó
là cơ sở của Đảng, nhưng ở đó không có ai Tai Mắt...
Họ cho tư nhân thuê kinh doanh. Các bạn ở xa có thể hình dung
đó chính là địa điểm Ngân Hàng VN Thương Tín
ngày xưa đối diện với XÓM CHÀI
7g30 sáng tôi cùng Lương
Sinh, và Nguyễn Viết Tân từ CR ra, đại diện cho nhóm đến
đón GS Mạc Kỉnh Trung, thầy của chúng tôi. Khi chúng tôi đến
điểm thì mọi người đã hiện diện đông đủ cả.
Anh Gia chu đáo đặt chỗ trước, từ chiều hôm qua. Không dám
tự tin để lỡ một chuyến hẹn hò đáng tiếc như kỳ
rồi. Hôm nay Chủ Nhật, khách đông nếu không được lo
xa có lẽ lập lại điệp khúc như lần trước, có
khi chỉ còn chỗ đứng thôi. Đúng vậy đó, bàn phe ta
chiếm chỗ lớn nhất trong nhà khách... Anh Gia cũng rất ân cần
quan tâm điểm danh từng người đã mời mà không thấy
tới. Đó là sư tỉ Lệ Quỳnh và Kim Tiền
Buổi họp mặt hôm
nay gồm có
Từ trái Văn Thanh, Văn Gia, Thầy, Thanh Tòng, VTT, Thành Trung,
Công Đức, Lương Sinh, Tương Trợ
Từ
trái Nữ: Xuân Thu, Ngọc Điệp, Kim Quang, Nguyễn Thị Trương, Liên
Hoa, Thanh Vân, Thu Kiểu, Nguyễn Thị Nhương, Kim Xoa
Từ trái Nam: Lương Sinh, Thầy, Công Đức, Thành Trung, Tương
Trợ
1/ GS Mạc Kỉnh Trung
2/ Nguyễn Viết Tân đồng môn với
thầy ở Chasseloup du học từ 1958
3/
PTG Dương Văn Gia
4/ PTG Nguyễn
Lương Sinh ( niên khóa1950)
5/
PTG Lâm Thành Trung
6/ PTG/ DS Nguyễn
Công Đức ( Nhà Sách Văn Nhiều)
7/ PTG Vương Thủy Tùng
8/
PTG Ngô Văn Thanh
9/ PTG Đào
Thanh Tòng
10/ PTG Nguyễn Tương Trợ
11/ ĐTĐ Tăng Thi Thu Kiểu
12/ ĐTĐ Đăng Thị Kim Xoa
13/ ĐTĐ Trương Thị Thanh Vân
14/ ĐTĐ Nguyễn Thị Trương
15/ ĐTĐ Lương Liên Hoa
16/
ĐTĐ Nguyễn Thị Nhương
17/ ĐTĐ
Ngô Thị Ngọc Điệp
18/ PTG Đào
thị Xuân Thu
19/ PTG Nguyễn Kim Quang
Lưc
lượng cũng khá hùng hậu, cũng thấy có khí thế lắm
chứ
Anh DVG lên tiếng ngõ lời: mục đich buổi gặp gỡ hôm nay cùng
thầy cùng bạn. Mong mọi người có giây phút vui tươi tâm
tình để rồi tạm biệt
Tôi nói nhỏ các bạn biết: Lúc tôi đến đón thầy,
thầy đưa tôi xách hộp bánh Danisa tổ chảng để cho đám
học trò thưởng thức hương vị ngọt ngào của tình thầy
trò. Tôi nói với thầy: Thầy làm giống như đi đám
giỗ. Thật ra tui có ý dành ăn, muốn nói với thầy " Thầy
đừng mua gì cả...chuyện của học trò tự lo. Thầy để
tiền bao giờ tới ngày rằm cho em ăn ké với thầy còn có
lý hơn"
Hôm nay thầy mặc đồ đen thui như Hắc Y Hiệp Sĩ. Khi đi với
thầy, tôi hay nắm cánh tay để dìu thầy. Tay thầy ốm nhách,
ốm nhom, bằng nửa tay tôi thôi. Càng ngày trông thầy ốm hơn
và thầy cũng thường quên nhiều...Thầy trên 80, nhưng thầy
còn nhớ tên đám học trò cũ thầy thường gặp cũng
quá siêu.!
Từ
trái Ngoc Điệp, Trương thị Nhương, Liên Hoa, Nguyễn thị Trương,
Kim Xoa, Thanh Vân, Tương Trợ, Thanh Tòng, Thu Kiểu
Đầu bàn> phải Tương Trợ,Thanh Tòng, Thu Kiểu, Văn
Thanh, VTT, Công Đức
Dù lìa xa quê hương mấy chục năm, nhưng Thầy, Gia Hoa, 6 Thành,
Viết Tân vẫn khao khát muốn về để nhìn ngắm lại quê
hương mình, như tìm kiếm cái gì đã mất...mà
trong đó có cả tình nhà, tình bạn còn ở lại. Khó
mà nói hết cái gì thắc thẻo dằn dặt ruột gan. Quê hương
là gì mà không thể quên được. Nghe mộc mạc nhưng chất
chứa bao thứ tình thiết tha
Bình thường được ấp ủ, không cảm nhận được
sự hiện hữu của quê hương. Khi xa mới mới thấy thiếu vắng
và thương nhớ vô cùng
Tất cả ai cũng đều có cùng tâm trạng đó. Cho nên dù
ở đâu cũng đều mang theo cả tình quê trong lòng.
Và khi về
ai cũng bộc lộ thân tình dưới mọi hình thức: Tình
họ hàng, tình bè bạn tình hàng xóm...Muốn nhìn lại
lũy tre xanh, cây dừa, con sông, cái cầu...Và buổi họp mặt
hôm nay các bạn đã thể hiện một trong những tính cách
đó...
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón
lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc
ngủ đêm hè.
Quê hương là vòng tay ấm
Con
nằm ngủ giữa đêm mưa
Quê hương là đêm trăng
tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm ...
Đỗ Trung Quân
Gia Hoa về, thường đèo nhau đi suốt như muốn tìm kiếm,
muốn nhìn lại tất cả hình ảnh quê nhà khắp mọi nơi...
Háo hức tìm lại bạn cũ cho thỏa lòng mong nhớ. Và bây
giờ đang cùng các bạn ngồi gần bên nhau để trút cạn
nỗi niềm tâm sự. Kẻ ở người đi, thỉnh thoảng có dịp
mới có cơ hội gặp lại. Cái quí dù mấy chục năm xa
cách, vẫn còn mong muốn tìm nhau, để khơi lại niềm vui thuở
nào
Tình bạn đẹp làm sao! Tôi cũng rất thích tụ tập bè
bạn để đấu hót. Bạn càng cũ càng thấy trìu mến
nhiều hơn. Xa cách nhưng vẫn nhớ, nhớ cả tính tình và
thói quen của nhau.
Trong dịp nầy tôi được biết thêm các đồng môn bạn
cùng lớp của LH và sự hiện diện của Sư huynh Nguyễn Công
Đức là anh họ của sư đệ Nguyễn Công Danh( Houston)
Tới nơi,
nhóm quen biết xưa nay khỏi cần giới thiệu. Nhóm mới đối
với chúng tôi, cần giới thiệu để thầy và các bạn
trong nhóm biết một chút lý lịch cá nhân.
1/ Người đầu tiên vừa lạ vừa quen với chúng tôi là
sư huynh DS Nguyển Công Đức. Lạ vì chưa tham dự nhóm chúng
tôi lần nào. Quen vì tôi biết anh ở Nhà Sách Văn Nhiều,
là anh họ Nguyễn Công Danh ở Houston. Anh là trưởng bối trong nhóm
của thầy Nguyễn Trung Quân, Hồ Hữu Hậu, Nguyễn Văn Muôn, Huỳnh
Hữu Duyên...Tôi hậu bối nên ít dịp gặp gỡ các bậc
đàn anh kỳ cựu thành đạt vẻ vang vào thời vàng son thuở
trước.
Thầy và Sh Nguyễn Công Đức
Thầy và ĐTĐ Trần
thị Kim Xoa
2/ ĐTĐ/ DS Tăng Thị Thu Kiểu là phu nhân của Sh NCĐ. Một cặp
đôi hoàn hảo. Đây là một cặp trong những nhân vật
danh giá của trường
3/ ĐTĐ/GS Nguyễn Thị Trương của Trường Trung Học Đoàn thị
Điểm. TPCT
4/ ĐTĐ Nguyễn Thị Kim Xoa Cựu Hiệu Phó quản lý cơ sở vật
chất trường Trung học Đoàn Thị Điểm TPCT
5/ ĐTĐ Trương thị
Thanh Vân Giáo Viên TPCT
6/ ĐTĐ Nguyễn thị Nhương ái nữ của thầy Nguyễn Văn Dưỡng
Giám Thị trường THPTG
Trong những lần gặp bè bạn như thế nầy tôi chợt nhớ bạn
cùng lớp trên 30 năm trước vắng bóng hết biết đường
kiếm. Nó là người bạn nết na dịu dàng
Bỗng tình cờ liên
lạc nhau qua điện thoại...tôi tía lia, nghí ngố. Nó bèn hỏi.
-Bộ mày cũng giống
hệch như ngày xưa vậy sao?
-Vẫn y ngày nào ...Là con nít ...sống lâu năm
mà
Thì ra nó đã thành bà Ngoại, bà Nội. Tôi vẫn đơn
thân nên còn giữ bản chất cũ, thích vui đùa, khoái chọc
cười .. Muốn cho nó họp mặt bè bạn, nó thối thác vì
không có thì giờ, lo chợ buá chăm sóc cho các cháu. Nó
còn e dè sợ thầy vì hồi xưa môn toán nó hoc dở ẹc
giống như tôi.
Trong đám già chỉ còn tôi cứ lềnh bềnh như lục bình
trôi sông hay trái chín mùi treo lững lơ, lũng lẳng chờ rụng.
Nhưng lúc nào vui được cứ vui. Lúc nào tới chuyến thì
cứ đi.
Văn Thanh , VTT, Công Đức
Nhóm CR hôm
nay đặc biệt có Vương Thủy Tùng...Sau cơn bạo bịnh mấy
tháng qua, đây là lần đầu tiên anh cố gắng góp mặt
cùng thầy và bạn. Anh không đi xe như lúc trước. Anh Đào
Thanh Tòng là người bạn chí cốt đưa đón anh.. Tháng
trước tình hình sức khỏe còn kém nên anh từ chối gặp
gỡ. Hình ảnh anh hôm nay coi như là chứng liệu báo cáo về
trang trường nhà để quí thầy và các bạn ở hải ngoại
thấy được VTT xuất hiện trong phim hôm nay là có thật.
VTT như mập ra,
nhưng nhìn có cảm giác như mất tính linh hoạt ngày trước.
Không gầy héo nhưng giống như con cá lóc mít kỳ kỳ..
Như một người khác vậy. Ít lải nhải hơn. Chắc tại hết
xí quách.
Thêm anh Lâm Thành Trung sau bịnh bây giờ gặp lại, thấy ngồ ngộ...
mập ra như xì thẩu, nhưng hơi già đi, cũng ít nói, thấy
dễ chịu hơn. Mập là già, là xuống sắc. Bởi thế các
diển viên trong phim ảnh, ngoại hình nở nang thường cho sắm vai
lão. Ai già còn muốn đẹp phải giữ dáng như người
mẫu.
Các bạn Lương Sinh, Viết Tân, 6 Thành, Tương Trợ, Đào
Thanh Tòng, Ngọc Điệp, Xuân Thu toàn là ma cũ.. của lần trước.
Mọi người mặc sức ồn ào tâm tình, ăn uống bù trừ
lần rồi bị đói, chỉ giải quyết ăn theo kiểu thổi kèn
như đoàn quân nhạc lễ hội.
Buổi họp mặt hôm nay thỏa một chút lòng nhớ tới nhau ai cũng
vui, nhưng thật sự hình như chưa mãn túc. Tôi nghĩ mấy
bà còn muốn nói cù nhây như làm phim nhiều tập...
10g trước
khi chia tay, chúng tôi chụp hình lưu niệm. Có tới 4,5 người
chụp lia lịa...ai cũng giữ một chút xiếu kỷ niệm hôm nay cho riêng
mình
***
Chúng tôi lúc đi
cũng như lúc về, cùng nhau hộ vệ thầy về đến nhà.
Cảm ơn
thầy dù đã nhiều tuổi cũng vui lòng dành thời gian đến
cùng với hoc trò của mình, biểu lộ tình thân ái thầy
trò thật cảm động
Cặp DVG & LH là cặp đẹp nhất về hình thức lẫn nghĩa
tình.
Có lẽ tháng 5 Chàng và Nàng sẽ ra đi, tạm biệt hẹn
mùa sau. Cứ hẹn lại về.
Cảm ơn các đồng môn nhiều thế hệ đã
đến với nhau hôm nay, cho nhau những giây phút gặp gỡ để
nhớ và nhắc nhở mãi không quên.
Hy vọng thầy vẫn khỏe mãi và
tất cả các bạn có mặt hôm nay cũng giữ được sắc
màu. Để chúng ta còn có những buổi hội ngộ đáng
ghi nhớ ở ngày mai của tương lai gần. Xin đừng quên.
Ta sống vui trên đời nhờ có
bạn
Quí nào hơn, chỉ
cần một chút tình
Ta
nhấp cạn ngọt ngào nghĩa đệ huynh
Men hạnh phúc cho nhau đầy hương vị
Quê hương quyện trong hồn mùi tinh túy
Thật dịu dàng nhưng bất tử trong ta
Dẫu đi xa nhung nhớ mãi quê nhà
Bóng mây Tần bừng lên niềm
khao khát
Người trở về với nỗi lòng bát
ngát
Sóng nhấp nhô tình
nghĩa lượn sông chiều
Nghe thì thầm qua tiếng gió hiu hiu
Thương kỷ niệm tuổi thơ mùa phượng đỏ
29.4.16
BA ĐỒNG
Tình
Nghĩa.
kimquang
Anh Dương Văn Gia và Liên Hoa, hằng năm
về VN đón Tết. Nhưng đặc biệt năm nay về sau Tết và
theo chu trình: Về VN đi Úc dự Đại Hội PTGDTD. Sau đó trở
lại VN... rồi quay về Mỹ. Thời gian ở VN là để sum họp gia đình
và chia sẻ niềm vui cùng bè bạn.
Ngày 9/3 Gia -Hoa tới Sài
Gòn, cho đến 11/3 mới về Cái Răng.
Hôm qua 12/3 vào lúc
9g sáng LH hẹn đến nhà để thăm có cả sư tỉ Lệ
Quỳnh nữa. Ba người có dịp một phút tâm tình.
LH trao cho
món quà mà tôi mong muốn: một cái dĩa hướng dẫn làm
slideshow.
Đó là thú vui của người già còn ham chơi.
Sau khi học
làm PPS với thầy Võ Văn Trí từ 2012 tôi chuyển sang tò mò
muốn làm Slideshow và YouTube nhưng mức độ ham muốn lúc nầy không
háo hức như hồi lúc ấy nữa. Đó là một thời ngồi
miệt mài tới 3, 4 giờ sáng... rồi có lúc bịnh, thầy bảo
tôi bị PPS hành.
Hồi ấy vui ghê, đam mê như hồi còn trẻ. Vậy mà mới
đây tôi đã buông xuống rồi. Có lẽ đó là tâm
trạng của những người đang trong thời kỳ chờ đợi một
chuyến đi không hẹn trước.
Liên Hoa trao cho cái dĩa có software Pro Show Gold không biết có nghiên
cứu nổi không.
Và nhân dịp gặp gỡ nầy LH đề nghị mời các bạn Cái
Răng đi ăn sáng ở Chợ Nổi Cái Răng vào 7g30 ngày Chủ
Nhật 13/3/2016. Giao cho tôi nhiệm vụ phone mời các bạn BA ĐỒNG tập
họp: các bạn đồng hương, đồng môn, và đồng nghiệp
đông đủ ngày đó.
7g15,
tôi và chị Lệ Quỳnh vừa lên Cầu Cái Sơn thì xe Anh Gia
và Ngô Văn Thanh chạy ngược chiều, ra hiệu ngừng và trở
lại. Chúng tui băng qua đường trên cầu để nghe hot news. Gì
vậy?
Thì ra mấy ông tới nhà hàng Chợ Nổi, ở cầu Cái Sơn
trên sông Cái Răng. Giờ đó Nhà hàng đã không còn
chỗ.
Có lẽ hôm nay Chủ Nhật khách đông đột xuất. Họ xuôi
ngược cả 2 chuyến đi về phía Chợ Nổi.
Ông tướng Dương
Văn Gia tham mưu ra quyết định dời điểm. Định đi chỗ khác.
Đi nhà hàng Ngọc Lan CR, nhưng làm sao thông báo cho những người
chưa kịp đến , không thuộc số cell phone của họ, phone bàn thì
họ đã đi rồi chẳng ai nghe. Như thế đám chim cánh cụt
(người già đi lạch bạch như chim cánh cụt) sẽ lạc đàn
nếu quay về phía nam CR.
Suy nghĩ một lúc bèn kéo trở lại chỗ hẹn đợi thực
khách ra...và chờ các bạn đến. Chịu khó nhẫn nại cũng
tới mùa nở hoa. Chờ đợi... một chút... cũng có chỗ
rồi kìa! Mặc sức ngồi. Bây giờ dư bàn ghế. Muốn nằm
hay ngồi gì cũng thoải mái. Chúng tôi chọn lựa chỗ ngồi
cho thích nghi không có nắng. Và bây giờ thong thả chờ người.
Kiểm điểm
quân số đầy đủ chỉ thiếu Vương Thủy Tùng chưa phục
hồi sức lực. Sợ ráng sức đi, có khi làm ảnh hưởng
mọi người mất vui. Nên cáo lỗi vắng mặt.
Từ trái: AnhVăn Gia,
Anh Tương Trợ, anh Thanh Tòng, Anh Văn Thanh
Từ trái: anh Ngọc Thanh, anh Lương Sinh,
anh Văn Gia, anh Tương Trợ
1/ Dương Văn Gia
2/ Lương Liên Hoa
3/ Lê Ngọc Thanh
4/ Nguyễn
Lương Sinh
5/ Ngô Văn Thanh
6/ Đào Thanh Tòng
7/ Nguyễn Tương Trợ
8/ Ngô thị Ngọc Điệp
9/ Lương Lệ Quỳnh
10/
Nguyễn thị Kim Tiền
11/ Đào thị
Xuân Thu
12/ Nguyễn Kim Quang
Thế là cùng nhau gọi
thức ăn....Bồi Nhà Hàng nói hết trơn hết trọi rồi, không
còn gì ăn cả. Hahaha! Vui thiệt à nghe, chưa bao giờ gặp cảnh
"ngang trái" như vậy. Model mới đấy.
Thiệt kỳ cục, chưa tới 8g sáng,
sạch bách thức ăn. Tui hỏi:
- Cà
phê còn hay hết luôn vậy?
- Còn
- Vậy được rồi
Uống cà phê khỏi ăn,
cũng đủ hơi sức nói chuyện chơi tới trưa ai về nhà nấy
"xực phành"với con cháu. Miễn chủ Nhà Hàng không đuổi...cũng
có thể nhịn ăn, ngồi đồng tới chiều cũng được. Có
chỗ để nói chuyện trời ơi đất hỡi là thú vị
lắm rồi.
Anh Gia, ông chủ xị không an lòng, băn khoăn lo lắng không chu tất
trong việc chiêu đãi bạn bè. Riêng tôi nghĩ được đi
chơi, được họp mặt, được nói khào đủ rồi.
Cái đám nầy ham nói chứ đâu ham ăn. Ăn mấy chục năm
cũng quá đủ. Đâu thiếu thốn gì. Chỉ thấy khát khao
nói chưa hả hơi thôi
Anh Tương Trợ, anh xã của Ngoc Điệp đề nghị kêu bánh
mì không, uống cà phê sữa, giống như ăn chay. Nhưng nhà
hàng cũng không có bánh mì...Một ngày thật đặc biệt
dành cho chúng tôi.
Chỗ nầy hoạt động mỗi ngày đông đảo nhất từ 3
g đến 7, 8 g sáng cho khách trong và ngoài nước tham quan Chợ Nổi
Cái Răng.
Chỗ cho thuê tàu đi vào trung tâm Chợ Nổi và ăn uống chờ
tàu đưa đi đưa về tấp nập.
Hết giờ đó coi như Chợ
Nổi vãn hát. Còn ai tới làm gì nữa....Có cái gì
ngộ để coi đâu, chỉ thấy nước chảy qua cầu.
Từ trái: Chị Lệ Quỳnh, Chị Kim
Tiền, Chị Liên Hoa, Chị Xuân Thu, anh Lê Ngọc Thanh
Chị XuânThu mặc dù cái chân đi cà nhắc cũng ráng tới
với bạn bè hôm nay. Như vậy đó, mà cũng còn trí
óc minh mẩn, sáng suốt tức khắc giải quyết vấn đề. Phone
về nhà kêu con gái đi mua 12 ổ bánh mì thịt đem tới cho
mọi người lót dạ. Mọi người uống hết ly cà phê đá,
cà phê sữa nóng, trà lipton rồi ngồi chờ thời.
Nửa tiếng
sau, con bé ôm bánh mì một đống như ôm củi. Phát cho mỗi
em một ổ làm cơm tay cầm ăn sáng. Em nào em nấy mặt mày
hớn hở tươi rói ra như cái hồi 75, dân nghèo đói được
Nhà Nước cho mua nhu yếu phẩm. Mừng hết lớn vậy.
Dòm đi dòm
lại, chỉ có tui được lảnh thưởng 2 ổ bánh mì thịt
chay - mặc dù tui đã bảo khỏi mua phần tui, vậy mà được
đặc biệt gấp đôi. Bởi vậy tu là được phước.
Không tu uổng lắm. Mới tu một chút mà được vậy. Nếu
làm trụ trì còn ngon lành cỡ nào. Có phần không cần
gì lo. Tui sẽ ăn cả buổi chiều khỏi lo cơm gạo trong ngày.
Hahaha!!! Kể
như mượn chỗ nhà hàng ngồi dai nhách chơi cho bỏ ghét.
Đối
với tui, chuyện cũng vui đáng kể cho bà con gần xa nghe để có
dịp cười hả hả lên và rút kinh nghiệm để né tránh
gặp cái model như thế....Nếu chọn nhà hàng nào phải báo
trước cho chắc ăn.
Vừa ăn, mấy ông nói chuyện năm trên năm dưới nhắc cái
thuở còn trẻ, còn hào hoa phong ngứa...nào là có bồ nầy
bồ nọ, vợ nọ vợ kia.
Trong đám có anh Lê Ngọc Thanh là con dì của Ngọc Điệp.
Hồi xưa rất bảnh trai, ở trong đám có máu văn nghệ văn
gừng chiều nào cũng đờn ca xướng hát rân trời ca hát
dậy cả xóm làng tới khuya. Anh nổi tiếng hát bài Dư Âm
rất hay từng làm bọn con gái chết lên chết xuống. Dĩ nhiên
không có tui đâu, vì lúc đó tui thuộc loại nhí. Còn
con nít ke. Chưa tới tuổi xí xa xí xọn. Còn chơi đánh
đủa, nhảy dây, đá cầu, bắn cu li với tụi con trai.
Hồi đó
anh Đào Thanh Tòng ở đâu không thấy mặt mủi. Tui có
cảm giác anh rất xa lạ. Bộ lúc đó anh còn ở trong bưng
sao vậy? Bộ mắc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ á hả?
Anh học ở PTG không lâu rồi lên Sài Gòn mất tiêu
cho đến khi anh ra trường Kiến Trúc. Kể ra cũng là phần tử
làm vẻ vang cho trường PTG
Thời còn
trẻ anh Dương Văn Gia là người hiếu động nên hay quậy
nhưng học giỏi và rất có hiếu...Bản chất đó thể hiện
tài và đức của anh đủ đầy là điều kiện để
dễ dàng tiến thân. Chính những phẩm chất sáng giá đó
khiến Liên Hoa người bạn cùng xóm phải cảm kích, sẵn sàng
làm người nâng khăn sửa túi..
Anh Dương văn Gia là hiệu trưởng trường TRUNG HỌC CÁI TẮC
trước 75. Hồi đó tôi là nhân viên trường anh, cho đến
73 anh thuyên chuyển về dạy trường PTG. Lúc đó anh Lê Hữu
Nghĩa lên chỗ của anh. Rồi 75 tới anh Lê Minh Phán. Trong giai đoạn
xáo trộn nhân sự, hoán đổi nơi công tác, mọi người
đều lo sợ số phận mình không biết đi hay ở. Nên lúc
đó tôi bỏ Cái Tắc về trấn Tân Hưng CR. Vì ở đó
gần nhà, tôi phải nhanh tay chụp bắt cơ hội. Phải thừa nhận
tôi sáng suốt tính toán linh như thần. Ngành giáo dục để
yên, không đổi tôi đi đâu cả, tôi trụ tại đây
cho đến khi tôi quyết định từ bỏ nghề nghiệp.
Sau 75 anh Dương Văn Gia
bị đi cải tạo 2 hay 3 năm gì đó. Khi anh trở về vài tháng
sau, anh biến mất tiêu. Thật tài tình. Rồi lần lượt rước
cả vợ con đi định cư tại Mỹ.
Anh từng kể tôi nghe lúc bị
cải tạo ...ở chung với thầy. Biết thầy thích ăn chè CHÍ
MÈ PHỦ, anh dặn người nhà đi thăm nuôi mua mè đen cho anh.
Trong tù đâu có cối xây, anh bèn nẩy sinh sáng kiến từ
cái ý: cho mè vào khăn tắm, sau đó lấy cục đá nặng
đập bạch bạch cho nát chứ không nhuyễn nổi. Đem nấu lên
với đường. Không biết có cho bột và nước cốt dừa
sền sệt không nữa. Thế là anh đãi thầy ăn vậy đó.
Không có gì ăn, chắc cảm thấy ngon lắm. Nghe kể cũng thấy
vui vui. Trong khó khăn anh cũng có một chút nghĩa với thầy. Và
trong cảnh khổ tối tăm, cũng có một chút gì để vui cho qua
ngày tháng.
Nghe anh kể lại như vậy, tui bèn tìm mua bột mè đen hột sen.
Đây là sản phẩm của công ty doanh nghiệp, mỗi bọc 20 gói.
Thầy có thể ăn hay uống bất cứ lúc nào có nước sôi
bình thủy là có thể làm được
Cái điều tôi muốn
nói là anh sống rất tình nghĩa đối với thầy, đối với
bạn bè ĐỒNG HƯƠNG, ĐỒNG MÔN, ĐỒNG NGHIỆP. Dù bao
nhiêu năm cũng một mực không thay đổi. Mỗi lần về, anh mời
thầy và tìm kiếm mọi người để thăm và tụ tập
với những buổi nhậu nhẹt hoặc điểm tâm để có dịp
gặp gỡ trò chuyện tâm tình.
Tôi lúc nhỏ ở xóm trên, anh và Liên Hoa ở xóm Cầu Tàu
không có dịp chơi chung, thân tình như chị Kim Tiền và Ngọc
Điệp.
Trong nghề nghiệp, anh ở cương vị lãnh đạo rất có uy. Mà
người lãnh đạo bao giờ cũng cô độc... nhưng anh không
đánh mất thiện cảm đối với nhân viên các cấp. Tất
cả đều quí trọng và thương mến anh mãi cho đến bây
giờ.
Một nhân cách tỏa sáng có sức chinh phục được tình
cảm của mọi người. Điều mà không phải ai cũng có thể
thành công dễ dàng được như anh.
Còn phu nhân của anh là
Liên Hoa em của chị bạn Lương Tuyết Nga cùng lớp với tôi
năm Đệ Nhất. Nhà đó có 2 ả tố nga rất nết na, thuần
hậu. Cho đến giờ ai cũng khen Liên Hoa trẻ mãi không già.
Không
biết phép mầu nào làm như thời gian ngừng lại trước
nhan sắc của cô em. Tôi còn nhớ hồi đó Liên Hoa là họa
đồ viên kiến trúc. Hiện giờ có ngôi nhà 2, 3 tầng ở
Cái Răng của cửa hiệu CHÁNH HIỆP vẫn còn rất đẹp,
không lạc hậu đã được xây cất theo họa đồ
của Liên Hoa thiết kế.
Và tôi thích nghe chuyện tình thật đẹp của GIA- HOA vào cái
tuổi tràn đầy hoa mộng. Đó là một cặp hết sức hoàn
hảo rất đáng ngưỡng mộ.
Từ trái: Chị Lệ Quỳnh, Chị Kim
Tiền, Chị Ngoc Điệp, Chị Liên Hoa
Hãy nhìn Ngô Văn Thanh U80 ai cũng biết ảnh là ai một thời...
bây giờ vẫn trẻ và còn mướt rượt. Hôm nay còn mặc
áo màu hồng, làm tăng vẽ xì tin. Không ai đoán ra bao nhiêu
niên kỷ nữa. Trông ảnh có thể đi huốt 100 như chơi.
Cái
anh chàng Lương Sinh cũng vậy sát nút 80 mà thấy không thua ai.
Chưa thấy chữ già hiện trên mặt. Anh nầy rất công tử, được
vợ con chăm sóc nên rất phè phởn. Trước đây ảnh từng
làm "dịch sĩ" các sách truyện bên Tây.
Chồng chị Xuân Thu là anh Lê Văn Trước hiệu trưởng Trung Học
Bán Công Cái Răng bị bịnh mất khi chị còn trẻ. Chị ở
vậy nuôi con. Không bước thêm bước nữa.
Chị Kim Tiền chồng
sĩ quan tử trận. Chị vất vả ở vậy nuôi 3 đứa con nên
người. Cả 2 chị Xuân Thu và Kim Tiền nếu thời xưa Vua sẽ
ban cho 4 chữ TIẾT HẠNH KHẢ PHONG.
Chưa nói sư tỉ Lệ Quỳnh trên cả tuyệt vời. Sau 75, chồng
bị cải tạo. Một mình nuôi 7 đứa con lút chút. Trông thấy
toát mồ hôi lạnh. Vậy chứ chị cũng trồng được cây
ở xứ người. Chị đã có con đinh cư tại Mỹ. Tuổi
già chị cũng thảnh thơi.
Anh Tương Trợ và Chị Ngoc Điệp là một cặp Sư Phạm Vĩnh
Long. Thời bình thì quá ngon. Đến 75 nghề giáo lo cho con thấm mệt.
Chị Điệp là tiểu thơ đài các phong lưu, quen sung sướng.
Thế mà cái thời nào đó chị cũng phải dấn thân vào
cuộc mưu sinh tiếp sức với chồng nuôi dạy con chu toàn cũng
đáng nể phục người phụ nữ đảm đang nầy.
Nói
với nhau chắc cũng đã đời rồi. Ai không khỏe, người bận
bịu chuyện gia đình từ từ trước sau rã hàng. Chia tay nhau
lúc nắng lên .
Tui và sư tỉ Lệ Quỳnh đi bộ 2 cây số đường về.
Một
buổi sáng đầy kỷ niệm để nhớ đời...
Thật thú vị
vô cùng.
Như vậy có chuyện để nói. Cảm ơn Nhà Hàng có chỗ
ngồi. Thằng chủ nhỏ nhà hàng còn rất nhí chỉ 28 tuổi
chưa có kinh nghiệm thâm niên về tổ chức được đội
ngũ phục vụ khách. Lăng xăng lộn xộn rối nùi, tui còn mắc
làm công quả tiếp như lau bàn...dẹp ly tách giùm bọn nó
để yên tâm có chỗ ngồi sạch sẽ.
Nhìn tuổi trẻ
giỏi giang cũng hay, hơn mình ở tuổi đó.
Có lẽ xã hội
gần nửa thế kỷ cứ như thế....
Vì mục đích tồn
sinh nên con người phải cố ngóc lên.
Hình như trong cái khó
nó ló cái khôn...Và khi cái khôn đâm chồi quá kích
cở thì sẽ sản sinh thêm tệ nạn. Đó là chuyện bên
ngoài....
Hy vọng còn gặp lại
cặp Gia Hoa sau khi 2 bạn đi dự Đại Hội PTGĐTĐ ở Úc trở
về. Chúng ta sẽ tiếp tục cuộc vui, vui hơn hôm nay.
Buổi họp mặt nầy
mang ý nghĩa 3 ĐỒNG, để nhớ mãi về GIA -HOA. Một thứ tình
cảm chân phương mà hai người đã dành cho chúng tôi,
và khiến trong lòng mọi người như được sợi dây thân
ái kết nối cùng nhau hơn.
Nghe thương quá bao thứ tình thật quí
Cứ vang lên thành
điệp khúc tương giao
Một chút tình, một chút nghĩa ngọt ngào
3 thứ đồng trong
ta xây thành quách
Ta còn nhau, dẫu
bao nhiêu hết sạch
Bảy tám mươi, như nước cạn ngược dòng
Cánh chim chiều
bay mãi giữa hư không
Níu hạnh phúc nghe mát tình bè bạn.
CáiRăng
13/3/2016
KIM QUANG ♦ Viết từ
quê nhà
BUỔI HỌP MẶT
Đầu Năm Bính Thân ( 2016)
Tại Cái Răng
(Học trò mừng tuổi Thầy Mạc Kỉnh Trung)
Tết Nguyên Tiêu là một trong
những ngày rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người
Việt theo Phật giáo. Bởi vậy có câu: "Lễ Phật quanh năm
không bằng rằm tháng Giêng". Rằm Thượng Ngươn, người
dân thường đi chùa lễ Phật, cầu an cho bá tánh, gia đình
và bản thân. Việc cúng rằm tại nhà cũng được hết
sức chú trọng.
Và Tết Nguyên Tiêu được giới Thi Văn chọn là NGÀY
THƠ VN để tôn vinh thi ca của nước Việt.
Tôi chọn ngày Rằm đầu
năm để hop mặt thầy và bạn vì là ngày Rằm lớn nhất
trong năm nhiều gia đình ăn chay. Thầy ăn chay ngày nầy theo truyền
thống gia đình. Các bạn nữ và tôi cũng theo tập tục như
vậy. Việc đải đằng hợp với nhà tôi kiêng cữ sát
sanh. Thầy và bạn đến nhà tôi như vào chùa, nên chay lạt
là điều tất nhiên.
Còn 4 ngày đến Rằm tôi mời Thầy và các bạn rồi.
Chỉ có VTT êm re. Thì ra hắn bịnh trầm trọng. Chúng tôi vẫn
theo kế hoach sẵn là vẫn gặp nhau. Mặc dù rất xốn xang không
an tâm " Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ".
Lần nầy tôi
có mời SH Huỳnh Hữu Duyên trong nhóm tổ chức 23 Tết người
dẫn chương trình Chiếc Lá Yêu Thương. Nhưng rất tiếc
phút chót anh báo bị bịnh Tào Tháo rượt ...không đến
được. Nhưng năm nay tôi muốn cho buổi gặp gỡ thêm thú
vị hơn, nên tăng cường mời một số bạn cũ cùng lớp
và cùng cấp lớp nên tuy có vắng vài bạn hằng năm, nhưng
không đến nổi phải gọi là ế ẩm. Trong nhóm vắng, chị
Đào Xuân Thu bị té trặc chân, Huỳnh Mai bận làm sân nhà,
VTT bịnh ....cặp đôi Hồ Nguyễn (Hậu+ Khâm) GS trường Châu
Văn Liêm bận việc. Và có những bông hoa lạ góp mặt trong
lần nầy: Lâm Kiều Mỹ , Bùi Kim Hoàng, Ngô thị Ngoc Điệp,
Lâm Minh Phụng.
Dự định 11g30 là
thời gian qui tụ đông đủ, để các bạn đi Chùa không
phải rối rít, vội vã lắm. Năm nay con gái và rễ tôi bận
bịu lên sóng truyền hình nên không đón thầy tới được.Thầy
dường như không khỏe như lúc trước. Tôi bèn nhờ chị
Thảo lấy Taxi tới đón thầy lúc 11g như đã thông tin
với thầy trước. Không biết sao chị thay đổi kế hoạch chị
lại đón sớm hơn dự định. Không biết có làm thầy
bối rối không.
10 g thầy đã tới. Và đặc biệt tôi được món quà
của thầy: Môt hộp bánh to từ nước ngoài. Dỉ nhiên tôi
rất vui mừng vì được thầy lì xì đầu năm. Dù
tôi đã già, nhưng tôi vẫn thấy lòng mình rộn ràng
với niềm vui khó tả, y như trẻ thơ được phần thưởng.
Tôi cảm thấy già hay trẻ cảm xúc vẫn như nhau. Cảm ơn tấm
lòng thầy dành cho đứa học trò dỡ ẹc nầy.
Hôm nay có ông
em họ Việt kiều Pháp là bạn đồng môn của thầy ở Chasseloup
ra tiếp thầy khiến thầy cũng vui có bạn già không phải chỉ
có đám môn đồ như mọi khi.
Các bạn lần lượt đến đủ.
Mọi người lần lượt đến chào hỏi thầy xong. Họ bèn
rảo mắt tìm bạn. Gặp nhau, nhưng có người xa cách mấy chục
năm nhìn không ra, vì ngoại hình đổi khác. Tóc bạc trắng,
vẻ xinh xắn của ngày xưa biến đâu mất tiêu. Đến lúc
nhận ra vui mừng khôn xiết...
Thầy và các bạn hôm đó gồm:
1/ Chs Nguyễn Lương Sinh
2/ Chs Đào Thanh Tòng
3/
Chs Ngô văn Thanh
4/ Chs Lâm Thành
Trung
5/ Nguyễn Viết Tân (chs Chasseloup,
đồng môn của thầy)
6/
Chs Lương Lệ Quỳnh
7/ Chs Nguyễn
Thị Kim Tiền
8/ Chs Lê thị
Thảo
9/ Chs Trần Thị Cúc
10/ Chs Trần thị Tư Bé
11/ Chs Quách thị Phụng
12/
Chs Trần Thị Thu Ba
13/ Chs Lâm Kiều Mỹ
14/ Chs Bùi thị Kim Hoàng
15/ Chs Lâm Minh Phụng
16/
Chs Ngô thị Ngọc Điệp
Bàn trong, từ trái > phải:
Anh Đào Thanh Tòng, Anh Nguyễn Lương Sinh, Thầy, Nguyễn Viết Tân,
Ngô Văn Thanh
Tôi tự phong cho mình làm mặt bự. Mừng tuổi thầy và chúc
Thầy Năm Mới hưởng đầy đủ PHƯỚC LỘC THỌ. Còn
các bạn dồi dào sức khỏe sống dai, sống dài. Có nhiều
niềm vui. Có nhiều yêu thương cho mình và cho người.
Tôi rất vui vì tạo cơ
hội cho mọi người gặp gỡ ...Bạn bè cảm thấy vô cùng
hạnh phúc có cuộc hội ngộ như thế nầy. Ngọc Điệp trách
móc sao tôi không rũ rê sớm từ những năm trước đó.
Chị Điệp nầy chung với tôi từ tiểu học. Chị đẹp và
khôn lanh. Chị là con gái út của thầy giám thị Ngô Văn
Đặng trường PTG.
Buổi giao thời chị Điệp cũng bước xuống đời
đi buôn giống như tôi. Chị tốt nghiệp Sư Phạm Vĩnh Long, như
chị Lâm Kiều Mỹ, Lâm Minh Phụng. Không biết sao các chị học
trò giỏi toán mà không tiếp tục vào Đại học mà
cớ gì lo xa ngã ngang qua Vĩnh Long, lo gì chuyện nghề nghiệp sớm
vậy. Có lẽ mấy chị chuẩn bị con đường ngắn gọn để
lên xe Bông..
Trái sang phải :Chị Kiều Mỹ, Chị
Kim Tiền, Chị Ngoc Điệp, Chị Lệ Quỳnh
Từ trái> phải: Chị Lệ
Quỳnh, Chị Thu Ba, Chị Thi Cúc, Chị Tư Bé, Chị Thị Phụng
Chị Lâm Kiều
Mỹ bạn cùng cấp lớp. Chị rất dễ thương và rất bình
dị không lòe loẹt theo thời trang. Đối với bạn bè rất chân
tình. Là học sinh giỏi toán của thầy. Lúc ở Mỹ chị thường
liên lạc với thầy. Chị là Việt Kiều cùng chồng là Chs
PTG Bùi Quang Đức trở về nước, sống ở VN từ nhiều năm
qua ở đường Nguyễn An Ninh TPCT
Chị Bùi thị Kim Hoàng trước kia làm ở ty Tiểu Học Cần
Thơ cho đến thời thầy Trương Quang Minh làm Giám Đốc Sở
Học Chánh tỉnh CT. Chị rất hiền lành, người nho nhã nết
na là bạn thân với tôi năm Đệ Nhất. Chị học lớp Pháp
Văn, tôi lớp Anh Văn. Trải qua nhiều năm chúng tôi vẫn giữ
tình bằng hữu keo sơn gắn bó. Chồng chị là GS Anh Văn Đệ
Nhị Cấp trường Tân Quới tỉnh Vĩnh Long và là nhà thơ
Hoàng Triều, thành viên trong hội nhà văn của TPCT. Và anh đã
xuất bản nhiều tập thơ....được bạn bè ngưỡng mộ.
Trái> phải: Quách Thị Phụng,
Lê Thị Thảo, Bùi Thị Kim Hoàng, Lâm Minh Phụng, Lâm Kiều Mỹ
Lâm Minh Phụng
cùng cấp lớp với tôi, tốt nghiệp Sư Phạm Vĩnh Long đầu
thập niên 60 và là phu nhân của Chs Mã Hùng Dũng.
Trước khi vào bàn
tiệc Chay, các bạn ì xèo kể cho nhau nghe bao nhiêu chuyện. Chị Điệp
tỏ ra thích thú với cuộc gặp gỡ nầy lắm. Dường như
không đủ thời gian cho chị hàn huyên tâm sự với các bạn
đồng môn cùng xóm ngày xưa. Chị rời khỏi Cái Răng
trước 75 và có gia đình, thế là chị mãi miết không
trở về CR một lần thăm bè bạn... Chị trở thành dân Thành
phố Cần Thơ không phải dân CR nữa.
Bây giờ thì tôi dọn thức
ăn chay lên...đãi từng món.
Và mời thầy thưởng
thức món chay do tôi tự làm. Tôi quan sát và có ý kiến:
các bạn chỉ nên mời thầy ăn sáng . Buổi trưa tôi lưu
ý thầy ăn rất ít.
Món ăn chay của tôi là món khai vị.
-Khô lóc chay + dưa chua+ bánh phồng tôm
chay
Rồi
đến các thứ
-Súp thập cẩm
-Bánh Bao + Cánh gà Chay chiên
-Lẩu Thái + Rau+ Bún
Tôi cố tình kể lể để bạn nào không đi sẽ tiếc
không dự tiệc Chay hôm nay có vẽ như tiệc mặn.Tôi nghĩ người
không quen ăn chay cũng có thể dùng được.
Trong
bàn thầy có anh Đào Thanh Tòng là sôi động nhất. Anh
có nhiều đề tài bàn luận không ngớt khiến không khí
trở nên sôm tụ. Thấy mọi người vui lắm ... nhưng bên trong
có điều gì chất chứa cảm thấy ưu tư lo lắng đến
bịnh tình của VTT.
Trước Rằm tôi mail đùa với VTT: "Nếu từ đây đến
Rằm, Trời không sập và tôi còn sống nhăn răng thì mời
huynh tới tệ xá tôi, để mừng tuổi thầy và gặp bạn
Năm Mới.
Lần nầy VTT im thinh thích. Tôi cứ tưởng anh còn giận vì kỳ
rồi tôi từ chối không họp mặt tại nhà anh. Đến bữa
nọ anh Đào Thanh Tòng cho hay VTT bịnh nhiều. Và theo anh Tòng xem can
chi, ngũ hành gì đó. VTT mạng Thủy gặp năm Bính Thân là
Hỏa. Nước gặp Lửa lâm nguy. Trong nhóm có anh ĐTT là kiến
trúc sư kiêm thầy tướng số. Bàn tá lả tùm lum khiến
động tâm người già thêm sợ hãi.
VTT còn gởi gấm anh ĐTT lo
tiếp hậu sự khi anh theo ông bà ông vãi. ĐTT tới thăm VTT trông
còi cọc, xuống sắc, mất hết thần khí, thấy 10 phần tiêu
hết 9. Vậy mà cứ ở nhà nằm trên ghế dựa... Tôi khuyên
vào viện tức khắc , đừng có đoán già đoán non cho
mệt. Nếu không đi là chết liền tại chỗ. Mà tôi biết
VTT, dù đời đầy vẩy những thứ xấu xa đáng ghét, anh
vẫn yêu đời.
Sau tiệc tôi dặn
chị Lê Thị Thảo - bạn cùng lớp của VTT - ở ngang bịnh viện
đến thăm anh VTT sẽ cho biết tình hình để thông tin cho quí
thầy và các bạn từ trong và ngoài nước đang mong tin tức.
Buổi họp
mặt vừa tàn thì Ngô văn Thanh vọt trước vì các bạn
từ nước ngoài đã tới Cần Thơ kêu hú phải đi đón
rước.
Một nhóm rời theo sư tỉ Quỳnh để đi thăm Đào Xuân
Thu. Vì chân chị Thu bị té trật khớp mấy tháng qua.
Chị Thảo, chị Tư
Bé, chị Quách Thị Phụng làm hộ vệ đưa thầy về Cần
Thơ bằng Taxi. Và các chị sẽ vào bịnh viện thăm VTT ngay sau
đó.
Cuộc vui hôm nay dường như chỉ được chừng một nửa còn
một nửa thầy và bạn dành cho VTT. Bên ngoài thấy vui, bên trong
thầy rất băn khoăn lo nghĩ tới học trò của thầy. Còn các
bạn sốt ruột muốn biết tin tức về VTT.
Cảm ơn thầy và bạn đã
tranh thủ thời gian đến để chung niềm vui bên nhau. Cho dù lần
nầy thực chất chỉ ngần ấy thôi.
Hy vọng năm tới sẽ có niềm vui
mới, để bù lại năm nay.
Nhân Tết Nguyên Tiêu tất cả bè bạn nên cầu nguyện an lành
cho người bạn nhiều năm qua đã tất bật chăm lo, chia sẽ, nâng
đỡ, an ủi đồng môn, những người cùn khổ trong cảnh bịnh
hoạn, nghèo khó và người tàn tật...đã vì hòa
bình cho đất nước, dân tộc ta....Hôm nay VTT lâm bịnh chúng
ta chỉ lo âu nhưng không thể làm gì được. Những việc
gì ta có thể làm để có một chút an ủi tinh thần cho
anh trong giờ phút nầy.
Chúng tôi nhóm CR mong anh khỏe lại tiếp tục công việc vá víu
hàn gắn những thương đau cho cuộc đời.
23/2/16
PHỤ
ĐÍNH: Email từ CHS KIM QUANG
THẦY
CÔ & ĐỒNG MÔN NGHĨ VỀ CHS VƯƠNG THỦY TÙNG:
23/2/16
Kính gởi quí thầy
và các bạn,
Kim Quang đã có
nhận số tiền 850USD và đã gởi tới tay chị VTT sáng sớm
ngày 25/2/16.
KQ vừa đi cùng anh Đào
Thanh Tòng , chị Lê thị Thảo và Quách Thị Phụng đến thăm
VTT tại bịnh viện 9g sáng nay 26/2/16
Bịnh
tình tiến triển tốt.
Ăn còn
ít , tay còn run.
Hôm 24/2 còn
bị nhồi máu cơ tim.
Bịnh tình
có giảm nhưng chưa phải tốt hẳn.
VTT quyết định chiều nay xuất viện.. mọi người khuyên
không được. Chẳng biết lý do gì?
Có lẽ trở ngại các con đi làm, nghĩ
lâu không tiện.
Chị VTT luôn túc trực giữ nhà nguyên
khu vực cho cả con cái vì nơi nầy hay trộm đạo.
Ngày mai , mốt là cuối tuần không có BS
chăm sóc.
VTT định về nhà
uống thuốc rồi đi tái khám.
Thật
sự tại bịnh viện chỗ VTT nằm chỉ là tạm bợ không phải
giường dành cho bịnh nhân.
Báo
tin đến thầy và các bạn được rõ về VTT hôm nay
KQ
** Không
có địa chỉ anh Thái Thành nhờ TBT gởi mail nầy tới anh Thái
Thành giùm
Đây
là danh sách quí Thầy Cô và các bạn tiếp tay với gia đình
anh chị VTT trong việc trị liệu:
GS Nguyễn
Trung Quân: $100
GS Phạm Khắc Trí: $100
GS Nguyễn Hồng Ẩn (Anh Tú): $100
GS Phạm Thị Kim Chi: $100
Đỗ Chiêu Đức: $100
Thái Thành (Giám): $100
Mindy Hà:
$100
Danh-Nguyệt: $100
Tuyết Phượng (Phượng Trắng): $50
Cộng : $850
Cô
Loan Anh gởi tới nhà chị VTT nhận $200.
Cũng
có tin PTGĐTĐ Toronto Canada đang gởi về 200 CAD
__________________________________________________________________________________________________________
Thông Điệp Yêu Thương
Buổi Họp Mặt CHS PTG &
ĐTĐ
Tại
Cần Thơ ( 23 Tết Âl Ất Mùi)
Hôm
nay 23 Tết - ngày mà tục lệ cổ truyền đưa ông Táo về
Trời diễn ra mọi nhà.
Tôi cũng không hiểu
sao các sư huynh chọn ngày 23 làm ngày truyền thống, để
qui tụ anh chị em 2 trường Phan Thanh Giản và Đoàn Thị Điểm
họp nhau tất niên. Tạo cơ hội cho những cánh chim bạt ngàn ở
khắp 4 phương trời có chung điểm hẹn quay về tìm lại dòng
sông cũ để có dịp hội tụ vào lúc tàn Đông,
khi thời tiết giao mùa đang nhón bước sang Xuân.
Cũng chẳng biết, ngày nầy có từ khi nào...và đây là
lần thứ mấy rồi? Và theo các trưởng bối, ngày được
lựa chọn thật sự mang ý nghĩa gì.
Có lẽ lâu lắm rồi, mà tôi chưa bao giờ được tham dự.
Có 2 lý do không hứng thú.
1/ Bây giờ đã vào tuổi già, có họp mặt cũng thật
lẻ loi, không tìm thấy bạn cùng thời.
2/ Mặc cảm mình chẳng
phải là người thành đạt làm vẻ vang cho trường, cho quê
hương và cho bản thân mình, nên ếch cứ ở mãi trong đáy
giếng.
Nghe như người khai sáng ngày Truyền
Thống từ những năm 71, 72 là SH Sáu De Gaulle (đã quá cố)...Rồi
tới SH Nguyễn Thành Nhơn tiếp bước người tiền nhiệm. Từ
đầu thập niên 90 những buổi họp cuối năm của Nhóm 23 Tháng
Chạp được tường thuật trên các Đặc San PTGĐTĐ hải
ngoại và trên Trang Nhà. Từ đó thêm nhiều người biết Nhóm 23 tháng Chạp.
Bây giờ SH Nguyễn Thành Nhơn biết mình hơi già,
nên lui vào hậu trường để các sư đệ diễn màn kế tiếp.
SH/Nguyễn Thành Nhơn chọn mặt gởi vàng cho SH Đặng Phi
Long. Hằng năm SH Phi Long về VN cán đáng vai trò nầy cũng đã
4 năm qua.
Với việc làm đầy ý
nghĩa: tất cả vì đoàn thể, vô vị lợi nên được
sự ủng hộ nhiệt tình của các trưởng bối ở hải ngoại
giúp sức tài trợ cho buổi họp mặt nầy liên tục hằng năm.
Những
năm trước các SH vô tình hay cố tình bỏ quên nhóm CR,
nhưng điều đó không làm tôi thắc mắc, bởi tôi là
người đi vào cuộc hành trình dẹp bỏ cái tôi để
khỏi phiền nhiễu...Có
lẽ năm nay là năm bản lề ( nói theo ngôn ngữ mới ...) Ngô
Văn Thanh thay mặt ban tổ chức mời nhóm CR đứng đầu là Vương
Thủy Tùng. Nhưng VTT bận việc riêng không tham dự.... Chúng tôi
vẫn hăm hở vô tư thẳng tiến về điểm hẹn hòa nhập
niềm vui cùng anh em chung một dòng sông. Vì chúng tôi rất khao
khát có cơ hội để bơi về nguồn.
23 Tết ông Táo về Trời để gặp Ngoc Hoàng. Còn chúng
tôi 11g trưa, tất cả huynh đệ CHS trường Phan Thanh Giản và Đoàn
Thị Điểm đi về Quán Ăn Gia Đình Cò Bằng 178 đường
30 tháng 4 Thành Phố Cần Thơ để gặp nhau. Có ai tưởng tượng
nổi hôm nay thời tiết tại CT trời nóng muốn điên khùng,
trong khi nơi khác lạnh buốt..Vậy mà trên khuôn mặt của mọi
người ai nấy hớn hở vui mừng như mùng 1 Tết.
Đến nơi
trước 30 phút, thấy huynh đệ tụ vị xúm xít nhau gần đầy
đủ. Còn chờ Ngô Văn Thanh đi đón thầy. Tất cả đều
tìm ghế ở bên ngoài quán ngồi chờ đợi giờ hoàng
đạo khai mạc. Giống chờ giờ đắc lợi rước dâu vậy.
Tôi nhìn sắc
diện của các SH có mặt, đúng là các truởng bối, lạ
hoắc, lạ hoảnh chắc là vào trường hồi giữa thế kỷ. Có lẽ tôi ở 3/4. Còn lại
là hậu bối : các sư đệ, muội ở vào phút cuối cái
thời sắp hạ màn.
SH Phước Duyên đưa sổ cho mọi người để trao
nhau ghi tên tất cả vào sổ phong thần hay sổ lưu niệm...gì đó.
Trong khi chờ đợi, tôi gặp một SH chưa từng gặp ngoài đời.
Hỏng biết sao ảnh biết tôi, hay thiệt. Thời buổi nầy chẳng lẽ
con người có thần thông!?
- Phải chị Kim Quang không???
- Ủa,... anh là ai vậy? Anh rất thân thiện
kéo ghế tới chỗ mát cho tôi ngồi tránh nắng, rồi tự giới
thiệu giống như trong chương trình nghệ sĩ " Lần đầu tiên
mới kể"
-
Tôi là Hà Hoài Thủy
- Ạaaa... tôi có nghe VTT giới thiệu anh là nhà thơ
có tầm cở. Và là bạn của VTT nữa. Cái điều đáng
nói là tôi có đọc thơ của anh trong Đặc San rồi. Hậu
bối xin bái phục ....
Nghe Trưởng bối có đọc thơ văn của tôi trong đặc
san nghe không dám mừng. Giá SH cứ nói thơ của tôi dở ẹc
phức cho xong. Như vậy đở hồi hộp hơn chẳng biết Ngài nghĩ
gì khi mình viết toàn chuyện vớ vẫn, xỏ xiên, chọc cười..
Tôi nghe chừng mồ hôi lấm tấm trên mặt. HHT ở vào tuổi
trên thất thập nhưng còn phong độ.
Dẫu mùa Xuân đã trôi qua lặng lẽ
Nửa đời còn phảng phất chút hương thu...
Tôi và anh
chưa nói được bao nhiêu thì Thầy và Ngô Văn Thanh về tới nơi. Mọi người
xúm nhau chào ra mắt thầy...Còn tôi lo xàng xê cống líu một
lúc mới chào thầy. Cái mặt tôi cũ rích mốc thít, và
đặc biệt là học trò dở toán nên thầy không dễ quên.
Hihihi! Thầy nói
- Chỉ có KQ là không quên
Tôi khoái chí cười toe toét
Các ghế lúc nãy, bây giờ dàn ra một hàng dài để
thầy và các tỉ muội ngồi trước, huynh đệ đứng phía
sau cho đủ chỗ chụp hình lưu niệm. Tôi lo chụp hình để
minh họa cho bản tin. Nên khi thợ chụp ảnh nhắc tôi vào hàng
ngũ thì lở bộ hết chỗ, bèn ngồi dưới đất.
1/
Huỳnh Phước Duyên
2/ Nguyễn Phước Thậm
3/ Phan Thị Hồng Hạnh
4/ Lê Thị Thảo
5/ Quách Thị Phụng
6/ Phạm Thị Tư Bé
7/ Phan Công Bình ( Mỹ)
8/ Trần Nguyệt Ánh
9/ Phan Lương Hiển
10/ Tạ Công Trân
11/ Đăng Hữu Còn
12/ Lê Hoàng Nhi
13/ Bùi Hữu Thọ
14/ Nguyễn Minh Triều
15/ Lê Kim Lệ
16/ Ngũ Hài
18/ Trương Minh Hiệp
19/ Trần Lực Sĩ
20/ Nguyễn Đình Phương
21/ Võ Hồng Thảo
22/ Quách Mậu Dần
23/ Nguyễn Lương Sinh
24/ Lương thị Lệ Quỳnh
25/ Trần Huỳnh Mai
26/ Nguyễn thị Kim Tiền
27/Trương thị Tố Cầm
28/ Lê Đình Phương
29/ Nguyễn Kim Quang
30/ Trần Hữu Lầu
31/ Đào Thanh Tòng
32/ Nguyễn Thành Nhơn
33/ Ngô Văn Thanh ( Mỹ)
34/ Đặng Phi Long ( Mỹ)
. Tổng số chư vị : 34 nam nữ lão sinh họp mặt
cùng với Mạc ân sư .
Đa số là tiền bối thuộc niên khóa trước ở hàng ngũ
U80.. Chắc tới cở tôi là " trung bối" 7 bó thêm mấy que
lẽ. Sau đó là tầng lớp hậu bối vào trường 58....cho tới
lúc tản hàng.
Bây giờ là lúc mọi người
vào bên trong quán. Và tất cả an vị tròn đầy 4 bàn.
SH Huỳnh Phước
Duyên khai mạc chương trình
SH Phi Long là Đại
Úy thuộc khối Chiến Tranh Chánh Trị Tiểu Khu Phong Dinh, hiện định
cư tại Mỹ.
SH Huỳnh Phước Duyên là Đại Úy Chi Khu Phó Chi Khu Quận CR giai
đoạn tiếp cận 75. Hiện còn ở VN.
Vào cái thuở nào đó..
chưa nổi cơn gió bụi...Dù SH đồn trú tại CR nhưng tôi...hình
như chưa gặp lần nào ( cái ông Trịnh Cẩm Văn tiền nhiệm,
tôi có biết.). Tuy nhiên cái tên Phước Duyên mang ý nghĩa
nghe rất gần gũi với Đạo lắm. Mong huynh sẽ mở lòng với mọi
phía, vì Đạo ở trong Đời..
Đó là hai nhân vật chính trong ban tổ chức buổi
họp Truyền Thống hôm nay
SH/HPD dẫn chương trình khai mạc buổi họp...
Kính chúc
thầy và đồng môn sức khỏe dồi dào, có nhiều niềm
vui.... Trước thềm năm mới an khang, thịnh vượng.
SH giới thiệu
buổi họp mặt hằng năm nhằm mục đích trở về nguồn cội
đi tìm kỷ niệm
tuổi hoc trò...Để bạn bè thỏa mản mong muốn gặp nhau...
Dù hôm nay ta đã già nhưng tâm hồn
ta vẫn là tâm hồn ta ngày cũ.
Ta vẫn nghe khát khao gặp lại thầy cô của mình...
Giờ
đây chỉ còn gặp người thầy độc nhất của chúng
ta ở Cần Thơ là thầy Mạc Kỉnh Trung. Ngoài ra còn ai đâu!
Đã đi nước ngoài hoặc đã về bên kia bờ sinh tử.
Thế nên gặp lại thầy cũ trò xưa, đám đồ đệ
cứ mời thầy hết đi chỗ nầy đến chỗ nọ. Nhiều lúc
tôi nghĩ thầy cảm thấy mệt cũng không nở từ chối
Hoặc lúc tham dự kéo dài thầy nghe đám đồ đệ lải
nhải thấy ngán muốn về... mà học trò vô tình, vô tâm
cứ ham vui cứ dần dà nọ nọ kia kia hoài...
Tôi hay xúi thầy
nói chữ KHÔNG. Đứa nào mời, thầy bận hay không hứng thú
thì cứ nói Không? Thầy là bậc trưởng lão không cần
làm vui ai hết.
Hồi còn đi học đứa nào cũng lấm lét
sợ thầy thấy bà... Vậy mà bây giờ tôi dám nói con cà
con kê và rất hãnh diện khoe mình là học trò dở nhất
của thầy. Được ngồi gần thầy, nghe thầy tâm sự một góc
cạnh nào đó như mở tấc lòng...tôi cảm thấy gần gũi
và thương thầy vô cùng. Thầy trò ta còn giây phút chót
của vở tuồng trên sân khấu đời. Rồi sẽ đến lúc
chấm dứt vai diễn...
Ánh đèn sân khấu sẽ tắt
lịm..
Sư Phụ Mạc Kỉnh Trung cùng
các đồ đệ
Ban tổ
chức chơi xịn chiêu đãi tiệc rất thịnh soạn. Ông chủ Quán là người nhà
của Đồng môn nên rất hào phóng yễm trợ cho đoàn
thể mình...
Bốn món ăn chơi...trong buổi tiệc hôm nay như dự
tiệc cưới. Tôi ghi nhận đó là
1/ Gỏi tôm sứa.
2/ Gà
sốt me.
3/
Bao tử nấu tiêu
4/ Lẩu hải sản
5/ Trái cây
Trông hấp dẫn lắm mà thật sự không biết có ngon
không nữa? Vì tôi có ăn miếng nào đâu. Tôi nói với
ban tổ chức: Tui không ăn, tui chỉ lấy tiền thôi nghe. Khỏi lo cho tui.
Khi vui, khi
yêu thương, hình như ăn món gì cũng thấy ngon.
Khi ghét hoặc
buồn dù cao lương mỹ vị cũng thấy dở ẹc.
Lúc đó thực
bất tri kỳ vị!
Để giúp vui cho thầy và bạn, chs Ngô
Văn Thanh ( Đ/UTâm lý Chiến, định cư ở Mỹ) vừa đàn
vừa hát cho thầy và các bạn nghe bài "Và tôi cũng yêu
em" của Đức Huy. Giọng hát hơn 70 vẫn ngọt ngào như ca sĩ
trẻ. Anh chàng nầy còn rất phong lưu, trẻ mãi không già, đẹp
nhất bạn bè và cũng rất dễ thương nữa. Anh ta là đồ quí của họ hàng
tôi đó.
CHS Lê Kim
Lệ (ảnh tài lệu www.ptgdtdusa.com)
Trông người mà
bắt hình dong, tình cảm ướt át như mắc mưa. Nên tuổi
đó mượn lời thỏ thẻ: già gì già thì " tôi
cũng yêu em" Nghe mà nổi da gà luôn....
Sau đó sư muội
Lê Kim Lệ thuở nào đó là Phát Thanh Viên trẻ trung tươi
mát của phòng Tâm Lý Chiến vùng 4.... Lên hát " Một
Cõi Đi Về" của Trịnh Công Sơn. Rồi thêm bài nữa "
Tình Xa"... để giúp vui.
Cả 2 bài như nhắc nhở đến chuyến đi mà kiếp
người sắp lìa bỏ hết mọi thứ cả tình lẫn tiền...
Tôi trông chờ dài cổ hươu ra,
mà tới giớ phút nầy SH/ Phi Long không xuất hiện. Thì ra SH đến
các bàn trò chuyện thăm hỏi với mọi người... chia sẻ chút
tình cảm ấm áp cùng bè bạn. SH không quên quan tâm đến
chi Huỳnh Mai, một đồng
môn, một chiến hữu. Sau khi tốt nghiệp trường cải tạo...trở
về cùng gia đình chị đã mù trên 20 năm qua. Cử chỉ
thân thiện của SH khiến chị lộ vẽ hân hoan.
Thì
ra, SH Phi Long muốn làm Chiến Sĩ Vô Danh chỉ cống hiến công sức
vô ngả. Cố gìn giữ công trình được tạo dựng để
bạn bè thong dong vui bước. Hạnh phúc của mọi người là
niềm vui của kẻ tự nguyện dâng hiến.
SH Phi Long thăm hỏi Chị Trung Úy Huỳnh Mai (mù)
Thế
là SH/ Huỳnh Phước Duyên lại đến với mọi người thêm lần nữa.
Bởi trọng tâm buổi họp mặt là gợi lại tuổi thơ, kỷ niệm
học trò. Nên anh đọc lại những bài học để nhớ lại
thuở thiếu thời. Người già thường nắm níu thời trẻ
dại, nhớ mãi không quên những bài học kinh điển lớp Đồng
Ấu. Và những bài hoc thời trung học như: Thu Điếu, Chiến
Sĩ Vô Danh và Hỗ Nhớ Rừng của Thế Lữ.
Anh đọc lại
bài thơ của HỒ NGUYỄN GS trường Châu Văn Liêm (Trường
Phan Thanh Giản cũ): Nhớ Về Trường PTG, nhớ về Thầy Cô cho mọi
người nghe, gợi lại hình ảnh từng thầy cô ngày xa xưa...
Sau
cùng SH phát động tại chỗ tinh thần tương trợ CHIẾC LÁ
YÊU THƯƠNG. Kêu gọi giúp đỡ đồng môn là Cô Nguyễn Thị Kim Loan giáo
viên trường Lê Quí Đôn CT bị mù. Chồng chết. Đồng
lương hưu ít ỏi. Con gái cũng chết bỏ lại 2 con cho bà ngoại
nuôi. Địa chỉ Cô Kim Loan 388 Z 16 Nguyễn Văn Cừ. Phường An Khánh
TP Cần Thơ.
SH chỉ yêu cầu quá khiêm tốn, mỗi người giúp 20 đồng
VN. Kết quả 36 người đóng góp 3. 035000đ (3 triệu không trăm
ba mươi lăm ngàn đồng
VN). Bao nhiêu tạm giúp cho gia đình bà cháu sống vui vẻ, ấm
cúng trong 3 ngày Tết. Và trong lòng mỗi chúng ta đang lấp lánh
niềm vui. Cảm ơn chương trình của quí SH với việc làm đầy
ấp nghĩa tình đối với đồng môn tuổi già tàn tật.
Và
cuối chương trình tôi gởi lại chút tình với bài thơ
"Tìm dòng Sông Cũ" để nói lên nỗi lòng tha thiết
của chs 2 trường muốn tìm về nguồn cội
Tìm Dòng Sông Cũ
Giọt nắng cuối đông ấm lên tình
nghĩa.
Những bước chân náo
nức vội quay về
Ân tình
cũ bừng dậy ngỡ cơn mê
Như
chim én tìm mùa Xuân ríu rít
Những tiếng cười
hân hoan thỏa thích
Cả biển
lòng, cũng dậy sóng lung linh
Tìm
bên nhau chia sẽ một chút tình.
Những ánh mắt vui mừng thật cảm động
Mấy
chục năm thăng trầm trong cuộc sống
Giờ gặp nhau mái tóc điểm tuyết sương
Ta nhìn nhau thắm thía nghĩa vô thường
Vui hôm nay, nỗi niềm ta trút cạn
Gởi
tiếng cười tiếng hát theo ngày tháng
Chút hương nồng còn ấp ủ cho nhau
Chung một dòng sông, tình vẫn ngọt ngào
Nghĩa đồng môn sáng ngời.
Ôi bất diệt ! ( KQ)
13g trưa thầy trò tạm biệt nhau....Và mọi người rời khỏi
điểm hẹn.
Một nhóm nồng cốt còn ở lại để tâm tình rút kinh
nghiệm cho năm tới
Quả
thật mục đích và ý nghĩa buổi họp mặt hằng năm là
để nối kết yêu thương đoàn thể mình...Và huynh
đệ chúng ta đã thể hiện tinh thần tương thân tương
trợ " Lá lành đùm lá rách" Một chút tình làm
ấm lòng đồng môn.
"Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm một ngày nữa để yêu thương" (
Kahlil Gibran)
Tôi ao ước một điều duy nhất: Huynh đệ ta, ai còn vướng
mắc một chút gì ẩn khuất không hài lòng trong anh em, thì
nên xóa hết cho nhau để đúng nghĩa một khối đại đoàn
kết. Đó mới là cốt lỏi của vấn đề cần được
bảo tồn. Hãy lắng nghe để tha thứ. Hãy lắng nghe để phục
thiện... Xin hãy san bằng mọi góc cạnh để tạo thành một
dòng chảy tương thông.
Chúa và Phật yêu loài người không phải vì
loài người đáng yêu, mà vì các Ngài có lòng
yêu loài người. Kinh giáo của đạo là yêu thương muôn
loài.
Huynh đệ ta sẽ lấy bài hát "Hãy yêu nhau đi" làm biểu
tượng. Để lắng nghe trái tim ta bừng dậy yêu thương mãi
mãi không còn ranh giới ngăn cách
Hãy trao cho nhau muôn ngàn yêu dấu
Hãy trao cho nhau hạnh phúc lẫn
thương đau
Trái tim cho ta nơi về nương náu
Được quên rất nhiều ngày tháng tiêu điều
( Trịnh Công Sơn)
Tôi ao ước các nhóm
sẽ có ngày xích lại gần nhau để hòa hợp thành một
khối đồng nhất.
Chúng ta sẽ có Đại Hội toàn trường như hải ngoại.
Tôi
rất khát khao ngày đó mà không biết có được hay
không? Tôi sẽ chờ ngày Đại Hội và đón tất cả
các bạn trên quê hương và đồng môn bên kia sẽ vượt
trùng dương quay về bên nhau vô cùng hạnh phúc. Thật sự
tuổi già chẳng có gì mơ ước nữa cả...ngoài niềm
vui đoàn tụ.
Trước khi chia tay và hẹn nhau năm tới... tôi muốn la to
lên. Tiếng nói xuất phát từ trái tim tôi như thông điệp
gởi đến thầy và bè bạn
"Tôi rất yêu kính thầy cô mãi mãi
Và
vô cùng yêu quí tất cả đồng môn...."
kimquang
24 âl/ tháng Chạp Ất Mùi
02/02/16
Vào thời điểm
tháng chạp hằng năm những đứa con quê hương nao nức tìm
về nguồn cội
Từ trung tuần tháng 10 cho đến giờ phút nầy tôi lần lượt
được gặp lại, thầy và bè bạn cùng người thân
từ Âu, Mỹ quay về để hop mặt gia đình chuẩn bị
mừng Tết Nguyên Đán.
Sau 40 chục năm xa quê mọi người không quên truyền thống tổ
tiên và bản sắc dân tộc vẫn một lòng hướng về nơi
chôn nhao cắt rốn.
Tôi là người ở lại bám quê hương đất tổ, trong
nỗi thất vọng ê chề lại có những phút giây vui vẻ gặp
lai mọi người nơi đây
Sau em họ tôi từ Pháp về, đến lượt Mạc sư phụ phone
báo tin thầy đã về đến Cần Thơ vào đầu tuần tháng
11
Tháng
12 gặp lại Nhuận Nguyệt, người bạn thân như ruột thịt từ
lúc học tiểu học. Tới cuối tháng 12 đến Lâm Hầu Sáng
về. Vào giữa tháng tới vợ chồng Bảy Tuấn- Phan Thị Công
Đức...
Tôi còn chờ 2 đám nữa sắp về vào giáp Tết. Ôi rần
rộ vui quá! Giá tôi cũng đi được trong chuyến sau cùng năm
1983 thì biết đâu chừng đã bị cá mập xơi hay hôm nay
quay về trong nỗi bơ vơ không người thân đón đợi
CĐ về
12 /1/16 chỉ mới một ngày chưa đi thăm ruột thịt chị em trong gia
đình và những người ân nghĩa. Vậy mà đã thông
báo tập họp bè bạn để gặp nhau nóng hổi vào 8g sáng
ngày 14/1. Điểm hẹn ở dạ cầu CÁI RĂNG bên bờ thuộc
quận Ninh Kiều
Buổi sáng Lâm Hầu
Sáng hẹn đến, để 2 chị em bắt đầu khởi hành vào
lúc 7g30. Đi bộ tà tà qua cầu sẽ vừa đúng 8g.
Nhưng mới 7g
10 thì CĐ từ điểm hẹn phone hối thúc hãy đến sớm vì
bạn bè đã tới. Tôi mắc cười, họp bạn sao giống
như chuyện ăn đám cưới, đám giỗ ở thôn quê. Chủ
nhà mời 10, 11g mà lờ mờ sáng khách đã ùn ùn
tới rồi. Các bạn đến sớm kiểu nầy thì cũng y như vậy.
Tôi chưa biết địa điểm, chỉ theo bước LHS., đi một lúc
gặp chs Thi Hữu Tuấn_ bạn đồng song của LHS_ chở vợ đi về
hướng đã hẹn. Mặc dù đồng hương đồng môn,
mà tôi nhận không ra vì lâu quá em đã định cư ở
Canada.
Chúng tôi đến nơi thì mọi người đã có mặt gần
đủ cả.
Mọi người ồn ào lên khi gặp lại bạn xưa
Còn tôi chỉ
biết có gia chủ và một nửa số bạn trẻ U70
Trái qua phải: Dương thị Kim Oanh,
Hồ thị Đỏ, Đinh Kim Chi, Lâm văn Tỷ, Lê Văn Bé, Mã Hùng
Dũng, Nguyễn Thành Nhơn, Nguyễn Thị Tuấn, Lâm Hầu Sáng, Thi Hữu
Tuấn
1/ Học trò rễ
PTG Nguyễn văn Tuấn (Cali)
2/ Chs Phan thị Công Đức 58( Cali)
3/ Chs Lâm Hầu Sáng 63 (Cali)
4/ Chs Hồ thị Đỏ 58 ( Austin, Texas)
5/ Chs Nguyễn Thành Nhơn 52
6/ Chs Thi Hiền
Tuấn ( Canada)
7/ Chs Duong thị Kim Oanh
8/ Chs Mã Hùng Dũng 56 chung lớp Đệ Nhị Cấp với tôi
9/
Chs Châu Hữu Phước 58
10/ Chs Lê Văn Bé 58
11/ Chs Lâm Nguyệt Thu 58
12/
Chs Tô Ngoc Hiếu
13/ Lâm Văn Tỷ
14/ Đinh Kim Chi
15/ Dương Vỉnh Cường
16/ Chs Nguyễn Kim Quang
Một số khác vì lý do riêng không tới được
Những
người gặp nhau mừng rơn lên... thăm hỏi , kể chuyện xưa tích
cũ hồi còn đi học. Người ta thường nói người già
hay nói chuyện năm trên năm dưới.. Đúng là gặp nhau có
muôn ngàn chuyện để nói. Nói hoài không hết. Bao nhiêu
thời gian cũng cảm thấy không đủ. Chuyện gì cũng nói... không
đầu đuôi.
Các bạn không cùng lớp nhưng cũng hòa đồng với nhau thật
vui
Gia chủ nhắc nhở mọi người chọn thức ăn thức uống theo ý
thích. Nếu anh Bảy Tuấn không nhắc thì có lẽ cũng chỉ
lo Tám quên chuyện ẩm thực.
Gặp nhau là để vui. Phải tranh thủ vui kẻo không kịp, cần
chị ăn..
Mã Hùng
Dũng giới thiệu và pha trò SH Nguyễn Thành Nhơn là người ở
lại VN, trước đây
tích cực vận động đồng môn hải ngoại hằng năm gởi
tiền tài trợ tổ chức cuộc họp mặt trường. Ngày 23 Tết
được coi như ngày truyền thống của trường PTG & ĐTĐ
được tổ chức rộng rãi hoành tráng tại TP Cần Thơ mục
đích để duy trì tình nghĩa đồng môn trường nhà.
Những cánh chim ở khắp mọi nơi quay về bên nhau khơi lại ngọn
lửa ấm áp thân tình.
Từ trái sang
phải; Mã Hùng Dũng, Nguyễn Thành Nhơn, Nguyễn Văn Tuấn
Hôm
nay SH đã hơi lớn tuổi, hình như 78. Nếu tôi có quên nói
hơi lớn thì kể như nói trước cho những năm kế tiếp thế
thôi. Chứ không phải tôi dám nói SH già. Về sức khỏe
SH không còn được như hồi thanh niên nên hiện giờ một
vị sư huynh khác trẻ hơn từ nước ngoài ( Canada?) đã tiếp
tục gánh vác trách nhiệm tổ chức..từ năm qua.
Tôi đến
tiếp cận SH, để hỏi thăm nên biết SH là Đại Úy Bộ
Binh các bạn ví von giới thiệu đồng tiền duyên dáng trên
má SH không phải bẩm sinh mà qua Mỹ Viện của VC trước 75. Một
viên đạn hôn nhẹ trên má để lại kỷ niệm nhớ đời. Và một viên đạn
tàn ác cướp đi ánh sáng mắt phải của SH... Thời
chiến có biết bao người đã ra đi không trở lại, cống
hiến cả tuổi thanh xuân của mình.
Tôi thật sự chỉ biết ngậm
ngùi và biết ơn SH cùng các chiến sĩ trước đây đã
hy sinh một phần thân thể mình để bảo vệ quê hương tổ
quốc...
Tôi cũng ngưỡng mộ Sư muội Phan thị Công Đức với
trái tim hướng thiện đầy nhiệt huyết ngoài những việc giúp
người nghèo ăn Tết đã làm những gì có thể, cho những
người có hoàn cảnh bất hạnh của TPB
SM đã nộp hồ sơ
cho các người bạn quen biết ở quê nhà, được đoàn
thể cựu chiến binh ở nước ngoài chấp thuận tài trợ nhân
đạo cho họ. SM cảm thấy hạnh phúc làm một chút gì mang
ý nghĩa tình người
Người
mà tôi thấy già khú đế là Sư huynh Tô Ngọc Hiếu
dạy chung trường với MHD và PTCĐ ở trường Tân Phú Thạnh
3. Anh ốm nhom và móm sọm vì" hăng rết", không còn cái
răng nào để nhai. Tôi quên nhìn lúc anh ăn ra sao? Và anh hiền
như ông Bụt chỉ cười không nói năng gì, mỗi khi ai giới
thiệu tốt xấu về anh. Mặc kệ mọi người xúm nhau cười
anh. Tôi không biết anh hết hơi, hay làm thinh là chấp nhận sự
thật, hoặc không thèm cải với đám bạn tấn công phá
phách với những lời nói xàm xí dai nhách đó.
Nhưng thấy
cảm động, tuy đã già cả mà còn muốn gặp bạn đồng
môn, đồng nghiệp. Ráng lặn lội tới nơi để trông thấy
mặt nhau cho thỏa lòng.
Tao ở nhà tao tao nhớ mi
Nhớ mi nên phải bước chân đi
Tình bè bạn có lực hấp dẫn thiệt tình. Khiến người
già không ngại khó còn khoái vượt đường xa tìm bạn.
Thật thấy thương hết biết.
Tôi trở về chỗ ngồi, chợt nhận ra cô giáo chs Hồ
Thị Đỏ trước kia nhà bên kia Thạnh Mỹ. Đã rời
bỏ quê nhà sang ở Austin hồi nào cũng không biết, cứ tưởng
lấy chồng xa đâu đó.
Tôi và LHS có cái nhìn giống nhau thấy nụ cười của HTĐ
hao hao giống Trần thị Ánh Nguyệt ( phu nhân của TBT). Không biết có
bà con nhau không?
Em ấy dí dỏm vui tính
_ Giống thật sao chị, nhưng chắc em đẹp hơn phải không?
Tôi cười
và khen em
_ Sau mấy chục năm gặp lại, em vẫn như hồi cũ, trẻ mãi không thấy già
HTĐ nhìn lâu
mới nhận ra tôi, vì bây giờ tôi trở thành lão làng.
HTĐ thấy tôi như gọn nhỏ lại so với hồi còn trẻ. Bự
cở nầy, nào có nhỏ bớt chút nào đâu. Nhưng nếu nhỏ
lại càng mừng. Tôi thích được thế. Khi mình bịnh gần
chết người quen có thể khiêng mình nhẹ nhàng đở phiền
phức tội nghiệp
Bên
phải qua trái Hồ Thị Đỏ, Phan Thị Công Đức, Dương Vĩnh Cường Châu Hữu Phước,
Thi Hiền Tuấn, Lâm hầu Sáng, Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Thành Nhơn
Lâm Hầu Sáng về
VN thăm chị em bên mình và bên vợ. Còn bà mẹ vợ cũng
đã lẫn mất rồi. Gặp thằng rễ quí mà chẳng còn biết
là ai nữa thật là buồn.
Trong những chuyến đi về em hay làm việc nghĩa giúp đở người
trong cảnh khổ. Có lẽ tuổi trẻ của em trong hoàn cảnh khó khăn
nên dể thông cảm với chung quanh.
Em là hoc trò của bạn tôi. Tôi biết em từ thuở tôi còn
trẻ. Tôi rất yêu quí em. Em tìm tôi và tự giới thiệu.
Từ đó 2 chị em thân cận nhau. Em hay quan tâm đến người khác
biết chia sẽ an ủi khi tôi đau khổ vì mất mẹ. Những ngày
nghỉ em thường đến thăm, để tôi đở cô đơn..
Trải qua mấy
chục năm ở Mỹ em vẫn giữ một mực chân tình không thay đổi
gì khác. Em vẫn tràn đầy ấm áp. Tôi nhớ em hồi còn
trẻ khi còn đi học rất đẹp trai, học giỏi và dễ thương.
Em hay đến chơi, Má tôi cũng rất quí em. Em biết làm cho mọi
người chung quanh phải cảm động và thương em
Hồi đó em sống
với bà mẹ đã lòa vì khóc chồng rời VN thăm quê
hương bên Tàu. Về đó gặp thời CS bùng lên, bị kẹt
luôn bên ấy, bỏ lại người vợ đơn thân yếu đuối
ở VN. Bà thật đáng thương gồng gánh nuôi dạy 4,5 đứa
con thật khó khăn. Và với hoàn cảnh như thế, LHS rất kiên
trì, phấn đấu vượt khó để thành đạt.
Nghĩ lại
lúc đó, tôi hối tiếc vì mình vô tâm, vô tình không
hề biết chia sẽ, an ủi cùng em một lần. Có những bước đi
trong cuộc đời nhìn lại mình cảm thấy hổ thẹn, bất mản
với chính mình.
Bởi thế sống phải biết làm việc tốt, khi nhìn lại chặng
đường đi qua, mình sẽ thấy hài lòng, thưởng thức lại
những việc mình đã làm một cách thú vị.
Lần nầy nghe tôi
bịnh em bèn mua thuốc về cho tôi. Tuy không ruột thịt nhưng không
biết sao tôi cảm thấy rất thân tình với em... .
Tới giờ phút nầy mọi người đã chia nhau từng cụm
để tâm sự những riêng tư ấp ủ nhiều năm chưa bộc
bạch tâm tình về đời sống gia đình và thời sự, chuyện
trời gió trời mưa....
Nói đã đời
rồi cũng tới lúc phải chia tay vào 11g trưa. Nhiều bạn cảm thấy
vui quá nên trong lòng chưa muốn rời xa ...
Chưa đủ.. nhưng sẽ có ngày
khác nói nữa. Mọi người đều rời nơi đó bằng xe
Honda
Chỉ
riêng tôi và LHS, 2 chị em thả bộ qua cầu dưới trời nắng
mùa Đông mà chẳng hơi hám của mùa Đông, thật nực
nội như cảm giác đi giữa mùa Hạ rất oi bức. Tôi đang
đổ mồ hôi .. và tôi lén nhìn LHS coi có nhăn nhó hay
không. Có lẽ em giữ ý không phàn nàn như những Việt kiều
khác mới về chưa thích nghi với thời tiết xứ mình..
Buổi họp
mặt hôm nay đúng là buổi họp mặt thập cẩm, không cùng
cấp lớp. Vừa đồng môn vừa đồng nghiệp nên tôi không
hiểu hết mọi người. Nhưng chắc chắn tình cảm của họ
gắn bó nhiều năm còn nồng nàn tha thiết nên trải qua mấy
chục năm vẫn còn kết nối tới hôm nay. Thật đáng quí
vô cùng.
Cặp Phan Thị Công Đức và Nguyễn Văn Tuấn toan tính lần nầy
sẽ ở lại quê nhà rất lâu. Để thỏa lòng mong mõi,
khi ở Mỹ họ cứ bảo rất nhớ quê nhà, và thương cả
những con đường lúc nào cũng đầy rác!!!Dù quê hương
có là chùm khế ngọt hay chua, cũng không thể nào chối bỏ
được hai từ QUÊ HƯƠNG thắm thía trong lòng của chúng
ta.
Tất nhiên
chương trình còn có những buổi gặp gỡ dài dài. Bởi
họ quan niệm hiện tại là quí báu nhất. Những năm tháng
còn lại cuối đời phải sống chí tình với tất cả bè
bạn
Cho nhau
niềm vui kẻo hối tiếc vì đã phung phí, không tận hưởng
hết những chân tình đẹp đẽ lúc bên nhau. Rồi sẽ có
một ngày nào đó chúng ta không còn thấy dòng sông nầy,
không còn đối diện với mặt trời le lói ở phía trước
và mãi mãi ta không còn thấy nhau
Hãy để lại cho nhau một chút hay
nhiều chút gì để nhớ...Và hãy hình dung và lắng
nghe dư âm tiếng cười của chúng ta còn vang lên bên bờ sông
Cái Răng buổi sáng hôm nay
CáiRăng 16/1/2016
Quà Tình Thương
Cho Đồng Môn
. kimquang
Gần
6g chiều Hồ Nguyễn đến nhà báo tin Trưởng bối Trần Bá
Xử về VN và đến Cần Thơ để họp mặt cùng đồng
môn PTG ĐTĐ vào 8g30 sáng Chủ Nhật 20/12/15 tại Hồ Sen sau Cung Thiếu
Nhi (CTN là dinh Tỉnh Trưởng ngày xưa)
Nghe rất vui mừng, vậy mà tôi ngán
ngại tại có bịnh đáng ghét. Tôi rất sợ bịnh, nên
cố đi trị liệu vì Tết năm nay các bạn đồng môn về
nhiều hơn mọi năm. Mặc sức họp mặt chẳng lẽ đem cái
bản mặt bèo nhèo thảm hại ra đón bè bạn....
Tôi rên rỉ với HN
-Thôi xí muội ơi. Chắc tỉ không
đi được. Thứ 5 tái khám. Nếu BS để yên cứ trị
tà tà theo hướng cũ thì yên lòng đi. Nếu BS thay đổi
tích cực thì đành xin tỉ ở nhà.
Buồn vì bịnh và rất buồn vì tiếc không được đi
họp mặt SH và tất cả
HN thiết tha nhắn nhủ cố lên, cố lên!!!
...Một buổi
sáng chuông phone reo. Tôi bắt máy
-Alô, xin lỗi ai gọi?
-Tôi, Trần Bá Xử đây
Thật bất ngờ đến độ
vui mừng hết biết.
-Aha Trưởng Bối đã về. Dù chưa lần nào gặp mặt,
em đã biết trưởng bối nhiều qua tất cả hình ảnh và
bài viết trên trường rồi.
SH hỏi:
-Bây giờ
có thể gọi bằng gì đây?
-Tiểu muội hoặc xí muội!
Em đã nói với HN có lẽ
em không đi gặp được trưởng bối. Nên nhờ hôm đó
HN hoặc Hồ Trung Thành đọc giùm bài thơ cho SH nghe.
-Không được, phải đi
chứ. Tết nầy tôi đã 80, nên nghĩ đâu biết còn cơ
hội về để gặp anh em nữa hay không?
SH nhắc một số bằng hữu thân
thiết cùng thời đã vào độ tuổi trưởng lão như
SH sẽ được mời trong ngày hôm đó.
Nghe những lời chân tình
như thế, tôi thật cảm động vô cùng. Bởi cuộc đời
vô thường ai biết chuyện ngày mai ra sao. Nghe SH nói chí tình, sợ
quá... tôi bèn DẠ liền, không dám hó hé nói tới chữ
KHÔNG.
Thật
ra cũng chưa biết ai đi trước ai. Đâu có phải sắp hàng
thứ tự, ai lớn đi trước nhỏ đi sau ! Xe du lịch ưu tiên cho di chuyển trước xe tải!
Cuộc gặp gỡ
chỉ để thỏa lòng trao gởi chút tình thân ái cho nhau. Tôi
không ngờ tình cảm đồng môn thế hệ đàn anh đẹp
đẽ và sâu sắc đến như vậy!
SH là một người giàu tình
cảm mới trải lòng với mọi người mọi nơi như vậy. Tôi
nhớ trong bài viết nào không nhớ tựa, SH nhắc nhở có 2 nơi
là quê hương ở VN đó là SA Đéc, Quãng Ngãi và
Massachusetts ở Hoa Kỳ. Đi tới đâu cái tình như gắn kết nơi
đó.
Đừng
nghĩ Lính khô khan, vô cảm. Lính ướt át lắm!
Lính như SH nặng tình
nặng nghĩa với những nơi từng đặt chân tới. Vì thế một
thời người ta yêu lính thiết tha như chúng ta thường nghe trong
bài hát của Trần Thiện Thanh đó.
Tuy chỉ mới nghe SH nói thôi, cũng đủ
cho mình thấy xúc động vô cùng với lời lẽ chân thành.
Những ngày già như bây giờ tôi nghĩ khi mình cảm phục ai,
quí mến ai mình cần nói ra, để không phải muộn màng lúc
mình ra đi mà chưa nói được.
Từ thuở nào giờ tôi có biết gì đến SH đâu,
chỉ gặp nhau trên mạng trường qua hình ảnh và bài viết.
Đọc hết một loạt bài chuyện nào cũng hấp dẫn nhưng
chuyện tình và chuyện 8 năm cải tạo ấn tượng nhất. Đó
là biến cố trong cuộc đời của SH về đường tình ái
và sự nghiệp như một thoáng mây bay.
. Chỉ biết SH như thế, tôi thường
nghĩ đã gặp nhau trong thế giới ảo. Bao giờ mới có
cơ hội gặp, làm sao giống như chuyện cổ tích người đẹp
trong tranh hiện ra. Nhất là mấy anh chị tài giỏi thành đạt
thời đó làm vẻ vang cho trường. Những nhân vật quan trọng
toàn là tai mắt mủi họng ai cần biết mấy đứa hạng cá
kèo, vô danh tiểu tốt như mình. Tôi hoàn toàn không dám
tưởng tượng.
Bởi hay nghĩ lan man một cách chủ quan, bây giờ nhìn lại thấy
mình hàm hồ đáng trách..
Tôi xin thành khẩn khai báo, mong trưởng bối khoan hồng (nói theo kiểu thú tội trước
cán bộ)
Thế là sáng ngày 20/12 tôi
khăn gói lên đường với lòng mong muốn được gặp
các vị trưởng lão. Và tôi cũng cảm nhận được
ý nghĩ đẹp đẽ của tình đồng môn là thế nào.
Tôi xuống xe trên
đường Nguyễn Trãi
(Nhà Đèn cũ) đã thấy anh Hồ Hữu Hậu đứng ở đầu
cầu cạnh Cung Thiếu Nhi chờ đón để hướng dẫn bè bạn
vào điểm hẹn.
Tôi đến trước giờ hẹn 20 phút, nhưng nguời đến
trước nhất cùng anh Hậu là nhân vật chính đã vào
trong chờ mọi người. SH nhiệt tình đến thế đấy, đến
thật sớm để chào đón bè bạn. Một ông già như
thế ai mà không thương cho được
Thường thấy ông già ai cũng
e ngại. Già khó tính hay chấp nhất, lỗi phải. Ông già nầy
thật dễ chịu quá
đi thôi .
Cỡ tôi nhỏ hơn
mà cũng có tính một chút khó chịu khi thấy chuyện không
vừa ý
Tôi còn già chuyện với anh Hậu một lúc, cho tới khi sư muội
GS Phạm thị Nghĩa (trường Châu Văn Liêm) ái nữ của GS Phạm
Kim Liêu đến. Tôi và cô em cùng đi vào. Có lẽ cùng
chung nguồn cội, cùng một lò đào tạo ra nên chúng tôi
dễ thân thiện tức
khắc
Đi quanh co trong khuôn viên HỒ SEN, chúng tôi vào tới nơi. Tôi
chào trình diện SH và mọi người đồng thời giới thiệu
PTN . Ai cũng hân hoan đón chào em - con của vị cựu GS mà tất
cả ai cũng kính ngưỡng. SH ân cần với chúng tôi rất thân
tình, gần gũi. Có lẽ vì thế em Nghĩa mới thấy hết ái
ngại.
Gặp
SH đâu có giống ông già 80 đâu! Còn phong độ quá.
Đẹp lão nữa! Tôi thấy ngoại hình còn tráng kiện, còn
minh mẫn. Nhiều người
tôi biết ở vào độ tuổi nầy đã lẩn thẩn không
được tươi tốt hoa lá cành đâu. Cỡ như tôi
còn có thể đi trước SH bất cứ lúc nào.
Tôi biết SH đã
giải phẩu tim, nhưng tôi có niềm tin SH chắc chắn sẽ sống
vượt qua khỏi con số 90 một cách khiêm tốn như chơi. Niềm
vui quanh ta cũng là yếu tố giúp con người sống lâu hơn. Ngoài
ra điều kiện y học ở nước ngoài hiện đại chăm sóc
sức khỏe quá tốt. Nên con đường trước mặt của SH còn
dài và rộng thênh thang. Có thể mặc sức thong dong vui cùng con
cháu và bè bạn ở khắp nơi
SH đang tươi cười nói chuyện
suốt với mọi người và còn đến tận nơi hỏi thăm,
trò chuyện từng người. Điều đó làm cho mọi người
thật ấm lòng. SH có phong cách rất lịch sự, và biểu hiện
tình cảm nồng nàn với mọi người.
Không khí vui nhộn. Mọi người
rất tự nhiên, lựa chọn thức ăn thức uống theo ý mình. Ăn
là vấn đề phụ . Gặp nhau để hàn huyên tâm sự là
chính. Cho nên ai cũng cười nói không ngừng nghỉ
SM Hồ Nguyễn đến
trễ vì phải tham dự
buổi họp mặt hàng tháng với đám cựu học sinh trường
Châu Văn Liêm. Ăn sáng xong với đồng nghiệp và hoc trò mới
tiếp tục sang đây gặp SH.
Tôi không ăn cũng thấy vui. Thức ăn tinh thần đầy ấp tình
thương làm tôi cảm thấy trong lòng no đầy và vô cùng
hạnh phúc
Nhiều bạn chụp hình để lưu niệm trước khi mọi người
tạm biệt. Sau buổi họp mặt xong mọi người lần lượt về
gần hết, còn lại một ít...
HTT mê chụp hình lia chia chưa thấy đủ vậy mà còn hăng tiết
vịt lựa cảnh cây thông, bắt tất cả đứng lại chụp để
lấy mùi Giáng Sinh và Năm Mới.
Có lẽ gặp
nhau gần 3 tiếng đồng hồ. Kể từ lúc SH đến hồi 8g.
Mọi người tản hàng lúc11g trưa.
Tôi cảm thấy chưa đủ. Tôi chưa
hỏi thăm gì về SH, tôi có chuyện tò mò muốn biết nhưng
ngồi xa lắc xa lơ có hỏi gì được đâu. Thôi kệ,
ngắm dung nhan SH cũng được rồi. Những chuyện khác để dành
phỏng vấn vào lúc gặp nhau những năm tới vậy. Để khi gặp
còn nhiều chuyện nói mãi không hết. Đời còn có gì
chờ đợi thì cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Tôi chỉ nghe SH nói người yêu
cũ qua đời đã mấy năm....Tội nghiệp SH, chắc buồn thê
thảm lắm. Mà người yêu cũ câm lặng một đời đau
khổ vì SH mới đáng thương làm sao. Bởi vậy ông Phật
khuyên "tu là cội phúc tình là dây oan" là như vậy.
Mấy chục năm vẫn còn nhớ nhau hoài với nỗi sầu thiên thu...
Tới giờ phút nầy
ai cũng về hết rồi, chỉ còn năm người chúng tôi thả
trôi sau cùng... Ra đến đường còn đứng cà kê dê
ngỗng một mách mới
chia tay.
SM Nghĩa
đi rồi tới SH lên xe với cháu. Cặp Hồ Hữu Hậu và tôi
lên xe buýt đi về Đầu Sấu, Cái Răng.
Tôi nghĩ SH sống trọng nghĩa tình có tấm lòng rộng
mở đối với tất cả như thế phải sống thật lâu để
ban phát niềm vui hạnh phúc đến cho mọi người.
Anh đã đến cho CầnThơ bớt
lạnh Trời lập đông mà giọt nắng
thật hồng
Những bạn già đưa mắt
thiết tha mong
Anh đã đến, bao trái
tim thật ấm !
Hãy là mây cho
khung trời xanh thẳm
Hãy là gió làm
mát cả quê hương
Hãy là hoa làm rực
rỡ con đường
Là
thái dương, soi khắp cùng vũ trụ
SH là tấm gương
để hậu bối như tôi phải học tập về cách tiếp nhân
xử thế thật ngọt ngào và rất được lòng người.
SH là người đầy nhân cách không chê vào đâu được
. Ước gì SH còn nhiều lần hội ngộ với đồng môn CT
trong khoảng thời gian từ đây đến 20 năm nữa. Đạo Phật
nói tất cả do nhân duyên mà ra. Có duyên tất sẽ gặp
nữa. Tôi tin như thế.
Mong được gặp lại nhau dù lúc đó tất cả có
ai phải chống gậy hay đi hết nổi cũng vẫn phải cố gắng lếch
tới họp mặt như hôm nay.
SH đến Cần Thơ như...ông già Noel đến để trao cho mọi
người món quà tình thương nhân ngày lễ Giáng Sinh 2015.
Tất cả đồng môn
Cần Thơ luôn nhớ về SH và mong người anh đáng kính sẽ
đón nhận được nhiều hồng ân của Thiên Chúa nhân
mùa Giáng Sinh và Năm Mới 2016.
Nhất định với ý chí mạnh mẽ Trưởng bối và
Hậu bối chúng ta phải gặp lại không được bỏ cuộc.
Mùa Giáng Sinh 2015
21/12/15
Chim Chiều
Mõi Cánh
kimquang
Vào ngày 10/11 tôi và các bạn
nhóm CR ( thuộc nhiều cấp lớp) đã mừng thầy Mạc Kỉnh Trung
về VN hồi cuối tháng 10/2015 tại HỢP PHỐ. Sau đó sư tỉ Lệ
Quỳnh và Kim Tiền tiếp bước mời thầy ngày 22/11 tại quán
ANH ĐÀO Cái Răng
Sư huynh Vương Thủy Tùng những lúc sau nầy sức khỏe không
tốt, đi đâu cũng được sư huynh Đào Thanh Tòng đèo
đi. Tình hình giống y như trái cây quá date sắp rụng cuống.
Vì thế nên tôi được phân công mời các bạn giùm
sư tỉ. Tôi hăm hở mở đầu, phone mời mẹ con Đào Xuân
Thu_ Cái bà tóc nhuộm vàng như Việt Kiều và hay mặc quần
váy. Bà học trước tôi một lớp và là học trò giỏi
Toán của thầy vì thế khi lên Đệ Nhị Cấp bà ấy
học ban B. Bà Thu năn nỉ để từ chối
_ Mầy làm ơn tha cho tao đi
_ Bộ bịnh
lếch đi không nổi hả..?
_ Tao đang có chuyện không vui...
_ Ừ thôi tha. Lần sau nắm được không buông nghe
Mở đầu có
huông bị ế
Tôi liền mời chị Thu Ba. Chị lè nhè
_ KQ xin lỗi chị Quỳnh giùm
nghe, chị không khỏe
Ai cũng trên 7 bó, nên rệu rạo cả rồi.
Ông em họ của tôi là
Nguyễn Viết Tân từ Pháp về ( là đồng môn với thầy
ở trường Chasseloup) về trước thầy một tuần. Sau lần gặp thầy
xong, đi ẩn náo bên Cái Dứa, lo trị khớp gối đã mòn
hết sụn rồi theo phương pháp Đông Y, Xoa Bóp, Bó Thuốc..Thế
là cũng "ấp săng" luôn. Người nầy không biết có
vượt biển nổi không, hay về được vài lần rồi lặn
mất. Đây là người xếp thứ tự sau thầy vài tuổi. Tết
đến vô hàng 8 bó
Vậy còn 14 người sẽ mừng thầy nhân ngày 22/11 .
Trước 8 giờ sáng, tôi đã có mặt tại quán Anh Đào
CáiRăng. Mặc dù tôi cũng què quặc một cánh tay, đêm
về không ngủ được vì cái cổ có gai chèn dây thần
kinh vai tay rất nhức nhối. Tôi cũng bèo nhèo có hơn ai đâu.
Ôi đời
là bể khổ. Càng về già ai cũng phải nếm trải cái mùi
kinh hoàng nầy. Giá ra đi nhẹ nhàng được thật khỏe biết
mấy. Đến thì dể mà đi sao thật là khó!
Mặc dù bịnh
không biết khi nào liệt địa, nhưng tôi vẫn muốn gặp thầy,
gặp bạn. Vì biết đâu không có lần nữa để thấy
nhau thì sao? Tôi sẽ ra đi trước hay ai đi đây???
Lần nào bịnh tôi cũng nghĩ có lẽ
lần nầy chết thiệt, nhưng bịnh nhừ tử rồi cũng qua luôn
Chị Kim Tiền, sư tỉ
Lệ Quỳnh, Lương Sinh, Mạc Kỉnh Hiếu
Tôi lếch tới điểm hẹn
đã thấy sư tỉ Lệ Quỳnh và Kim Tiền đang lăng xăng chuẩn
bị...Tôi cũng nhào vô phụ một tay....
Anh
Đào Thanh Tòng chở Vương Thủy Tùng tới trước khi tôi
đến. VTT trông ú ra, nhưng giống bánh tráng mắc mưa gần
nát vụn . Trò Tùng ngon lành hơn lúc trước về ngoại hình.
Hà hà hà...!!! Tốt mã rã đám. Chắc mập do thuốc Corticoit
?!
Anh Tòng lớn hơn trò Tùng nhưng mạnh
mẽ hơn nhiều. Là một kiến trúc sư về già tuy nhiên anh
rất năng động và hoạt bát. Tóc tuy bạc như ông tiên.
Bạc nhất bọn, nhưng chưa thấy có sao. Nể ông già nầy còn
sáng giá quá trời.
Từ trái sang phải: Thầy , anh ĐTTòng, VTT, LTT
Luơng Sinh cũng
đã 78 mùa Xuân còn tỉnh bơ ra chưa thấy úa vàng tí
nào.. Trông cũng đẹp lão ra chứ. Có lẽ nhờ ăn no ngủ
kỹ, không phải vất vả xuôi ngược sau khi đi học tập về...cho
đến giờ. Vẫn còn giữ được phong thái ung dung tự tại
của một công chức về hưu thời xưa.
Một lát sau đó, Thầy và Mạc Kỉnh Hiếu _con trai và cháu
Cốc của thầy cùng tới điểm...Chúng tôi chạy ra chào thầy...và
đưa thầy vào ghế giữa, chỗ đặc biệt dành cho chủ tọa.
Trông thầy ốm nhom hơn năm rồi nữa đấy, nhưng thầy còn
phong độ hơn đám đồ đệ già của thầy nhiều.
Thầy thường
nói bây giờ thầy rất lẩm cẩm! Thật ra chúng tôi cũng đâu
thua thầy về điểm nầy. Tôi khoe với thầy khi tôi phone cho ai, còn
chờ bên kia bắt máy. Đến khi họ lên tiếng tôi quên không
biết đã gọi ai và định nói việc gì nữa?! Hết biết
nói sao khi đã ở vào tuổi đã già, có lẽ chuẩn
bị thành bà già lẫn
Thầy lúc nào cũng ốm. Lúc trẻ thầy cũng vậy, có bao giờ
thầy mập mạp ra đâu. Hồi cái thuở đó, tôi chưa quên
phong cách của thầy rất giản dị từ mái tóc tới trang phục.
Thầy không thích diện kẻng lên. Trong khi các thầy khác quần
áo mướt mát, tóc chải brillantine bóng lượn khiến cho ruồi
đậu phải chống gậy.
Chính vì tính cách nghiêm túc của thầy khiến học trò
sau mấy mươi năm nhớ mãi không quên.
Rồi Huỳnh Mai cũng đến. Cách đây
4 tháng sau ca mổ đại tràng bả khỏe lại không sao cả.
Chị Quách thị Phụng, Trần
Huỳnh Mai
Ca mổ lành tính không vướng mắc nghiệp chướng ung thư,
ung thiết như BS nghi đoán. Thoát khỏi bịnh nên HM vẫn yêu đời,
yêu người. Tinh thần luôn sảng khoái. Trông vẫn trẻ vẫn
đẹp so với ngày xưa khi còn đi học nhiều. Cuộc hành trình
còn lại không biết dài hay ngắn? Ngựa tuy đã già nhưng
còn sức tiếp tục phi đường xa.
Cùng lúc chị Phụng và chị
Thảo Bóng Bàn đến vừa đúng giờ. Hai chị cũng chịu
khó đi xe buýt để tới gặp thầy và bạn bè. Chưa thấy
mệt còn hớn hở, tươi cười chí chóe như đang đón
mùa xuân tới vậy
Mọi người đến gần đủ, chỉ còn thiếu Châu Hữu Phước
và 6 Thành. Tôi nhờ Lương Sinh phone cho 6 Thành để kiểm tra lý
do đến trể có phải hắn đang ngủ nướng không? Thật ra
hắn là người có uy tín mỗi khi tôi nhờ hắn đi sớm
để rước thầy, rất y hẹn. Lần nầy không có nhiệm vụ
đặc trách dành cho hắn...
Thì ra hắn đang bịnh vì bạn bè rũ đi nhậu beer quá độ
khiến bị đau Gout, nên không lội đi nổi. Lại vắng thêm một
người nữa. Người nầy có tiếng già
còn đẹp mà sang nhất trong bọn. VTT, LTT, Thảo Bóng Bàn
Người lọ mọ đến sau cùng là Lâm Thành Trung còn trẻ
hơn nhiều người như Lương Sinh, Anh Tòng và sư tỉ Quỳnh.
Từ Cần
Thơ vào bằng xe Honda ôm. Xuống xe hơi loạng choạng một chập, dáng
dấp xuôi cò, xuôi xị, thất thần, sắc mặt trắng bệt. Chị
Quỳnh chạy ra giúp ảnh bước xuống xe. Trời đất quỉ thần
! Không khỏe thì cứ ở nhà dưỡng bịnh. Vậy mà cũng
lội đi, lỡ có bề gì tội nghiệp người mời phải ăn
năn, hay ăn củ chuối, củ xắn gì đó.... Ham vui cái nổi gì
đánh đổi cái mạng thấy sợ... Ảnh nói ở nhà buồn,
còn bịnh nặng hơn.
Cái Răng là quê hương của anh. Thế mà
tìm địa điểm quen thuộc không ra. Ghê thiệt, lội ngược
lội xuôi, tối tăm mày mặt tìm hoài không ra chỗ. Bảo xe
ôm chạy tít mù, rồi cứ quay đi quay lại như ông già lẫn.
Thấy anh như thế, chợt lo tới phiên mình, biết đâu tới lúc
sẽ tệ hơn thế nữa. Thấy cảnh người, chợt băn khoăn lo
lắng cho số phận của mình mai sau
Trông LTT lúc đó bệ rạc ra, như hết xí quách. Bơ
phờ râu tóc. Học trò gì đâu còn thua thầy nữa.
Trong khi thầy thần
sắc còn tươi tốt thì anh LTT thấy héo queo héo quẳng ra thấy
mắc rầu
Anh vào suốt buổi chưa thấy khỏe còn ăn uống gì được
nữa. Làm sao cười nỗi. Đi cho tốn tiền xe, thêm mệt mõi
mà không thấy vui chút nào cả.
Tưởng tượng anh lăng xăng liếu xiếu không giống họp mặt
thầy và bạn mà giống như người đi trình diện nghĩa
vụ quân sự vậy...Cái mặt bù trất. Thật tội nghiệp anh
học trò già...!
Tới giai đoạn nầy anh giống như hàng dể vở. Đụng tới
là mang họa! Phải né thôi.
Khi buổi họp mặt đã đầy đủ VTT giới thiệu lý
do ngày họp mặt là ngày 20/11 được dời qua ngày 22/11 hôm
nay... vì ngày đó thầy bận đi xét nghiệm máu.
Anh đại diện chúc
sức khỏe thầy và hân hoan chào mừng lần về nầy,
thầy ở hẳn VN... Từ ngày cô qua đời thầy sống một mình
nơi đất Mỹ, vui buồn mạnh yếu một mình tự lo liệu. Năm
vừa qua thầy cảm thấy thầy quên nhiều, nên thầy quyết định
về gần con cháu ở VN.
Sau đó VTT giới thiệu tôi đọc bài
thơ Thầm Lặng mang ý nghĩa tình thầy trò nhân ngày Nhà
Giáo VN. Đây
là bài cũ của tôi trong Đặc San 20 năm vừa qua, được
hâm lại vì bị bịnh nên tôi không viết nổi bài mới.
Tiếp theo, không biết
vì sao anh nhắc đến nhac sĩ Trịnh Lâm Ngân tôi cứ tưởng
ông nầy là chs PTG. Nhưng không phải, ông là GS Quốc Văn trường
trung học PTG Đà Nẳng. Đang vào Đông mắc mớ gì nhắc
đến bài hát XUÂN NẦY CON KHÔNG VỀ. Anh nói như hụt hơi,
rồi lặng thinh không biết vì quên hay vì xúc động hay
hết hơi nữa?
Hát chưa xong
bài đó...không biết cái gì nhập, anh còn hứng chí lôi
ra bài MỘT NGÀY DÀI TRÊN QUÊ HƯƠNG của Trịnh Công Sơn.
Cũng như bài trước, anh hát chỉ một câu rồi tắc volume. Y
như viên sỏi rớt xuống hồ tắc ngủm, im re. Tôi không biết
thầy và các bạn ngày hôm đó có mắc cười không.
Tôi thấy chị Thảo che miệng cười khúc khích. Còn tôi và
HM mắc cười điếng lên mà ráng nín...Những ngày khỏe
mạnh sao VTT không hừng chí, để bửa nay như người sắp đứt
bóng mà còn lè nhè hát hò gì không biết.
Tôi và HM cười trong ấm ức, cười chưa thỏa mản. Nếu
hôm đó không có thầy, chỉ toàn các bạn già chắc
chắn tôi phá lên cười ha hả mất rồi....và tất cả
sẽ cười rần lên không cần phải nhịn nữa.
Buổi họp mặt kéo
dài gần 10g trưa. Thầy trò chúng tôi còn lưu luyến...một
lúc mới rời xa. Tiển Thầy và các bạn gần xa về hết. Tôi
là người rời nơi đó sau cùng vì cái anh chàng Lâm
Thành Trung chờ xe ôm vô rước về Cần Thơ. Tôi không dám
bỏ đi. Lở anh "xụm bà chè", trong quán đám trẻ không
ai biết anh ở đâu gọi cho hay.
Tôi lửng thửng đi về một mình dưới
nắng sáng mùa Đông mà như nắng Hè oi ả...với tâm
trạng bơ vơ, vui buồn lẫn lộn.
Những lần gặp gỡ như để níu kéo
lại một thời đã qua. Tình cảm thầy trò, bè bạn được
hâm nóng lại. Mỗi lần gặp nhau ôn kỷ niệm cũ, và tạo
những kỷ niệm mới
Tuổi già như trời xẩm chiều đang chìm dần vào bóng
tối
Người già như chiếc lá cuốn theo chiều gió...
Như chim chiều sắp
rũ cánh...
Thế là chúng tôi còn gặp bao nhiêu lần nữa???
Mỗi lần gặp gỡ như để điểm danh..và lắng nghe một chút
suy tư lắng đọng lại trong lòng. Và ngày nào đó, tất
cả chỉ còn là hoài niệm mơ hồ mà thôi.
( 25/11/2015)
___________________________________________________________________________________
Tình
QUÊ HƯƠNG
Cặp Công
Đức _ Bảy Tuấn về VN vào đầu tháng 4/15 và sẽ đi đầu
tháng 5/15
Gặp
là xí xô xí xào, cười khà khà như ngày xưa không
chút gì thay đổi. Có những người đi khi trở về giống
như lột xác. Như một người khách lạ đối với quê
hương
Còn
cặp nầy lúc nào cũng ồn ào náo nhiệt. Dễ gần gũi,
dễ thân tình.
Gia đình Phan Công chị em gái đông đảo nhất Cái Răng,
cả chục người chỉ độc nhất người em trai út
Chị nào cũng xinh đẹp
và đặc tính khôi hài, nên nơi nào có mặt các chị
cũng rộn tiếng cười
Cái thời mà nhiều người hay nói ...nếu cột đèn có
chân nó cũng bỏ đi. Thì lần lượt gia đình họ Phan Công
đi gần hết. Và họ đi đủ kiểu: vượt biển, HO, bảo
lãnh ( người đi trước bảo lãnh gia đình đi sau)
Phan Thị Công Đức
là em thứ 7 của chị Phan Thị Công Tánh ở Toronto, trong ban tổ
chức ĐH PTG năm 2015.
CĐ là đồng môn PTG niên khoá 58. Là giáo viên dạy
trường Tân Phú Thạnh 3 vào cái thời lu bu lộn xộn, nghề
giáo nghèo khô cháy nóp.
Ông xã là Nguyễn Văn Tuấn là học trò rể PTG, là
bạn học thời tiểu học cùng tôi.
Vì ba anh trong quân đội, đồn trú
không cố định cứ thuyên chuyển nên việc học của anh cũng
ảnh hưởng theo. Năm cuối anh theo gia đình nơi khác, nên không
vào đệ thất trường công và từ đó mút chỉ học
trường tư cho đến khi đi lính
Trước 75 anh làm ở Quân Y Viện Phan Thanh Giản Cần Thơ.
Sau 75 anh ở nhà kiếm
ăn bằng nghề cũ tại nhà, trong xóm lao động.
Dân nghèo đau ốm đều
tới anh đỡ tốn hơn đi bác sĩ.
Người ở đây gọi anh là Bảy
Tuấn.
Gia đình
Bảy Tuấn cho con đi chui giống như trồng cây xứ người. Và
kết quả an toàn nhất 2 bạn đã đi theo diện con bảo lãnh
tới Bắc Cali 1996
Từ trái: Mã Hùng Dũng,
Châu Hữu Phước, Bảy Tuấn, Công Đức. Thái thị A
Ai cũng muốn ra đi, và
tìm mọi cách để đi
Tôi cũng vậy, mấy phen xuống tàu ra khơi rồi trở lại. Cũng
may đi không được nhưng không vô hộp.
Cao trào rần rộ ra đi, đến
nỗi tôi nghĩ người đã đi chắc hết mong ngày về...
Vậy mà rồi
cũng có ngày... mọi người ồ ạt trở về với nỗi khao
khát tình quê hương.
Hồi
nào đi bị mang tiếng phản động bây giờ về được
danh hiệu Việt Kiều Yêu Nước. Ngóng đi, rồi ngóng về ...đó
là tâm trạng háo hức hầu hết của người bỏ xứ ra đi.
Quê hương
là chùm khế ngọt hay khế chua gì cũng thấy thèm một bước
trở về, tìm lại quê hương để nếm chút vị ngọt,
đắng của một thời êm đẹp và một thời cay đắng
đau thương...nào đó.
Quê hương gợi lên nỗi lòng tha thiết của người đi xa.
Người ta nhớ quê hương như nhớ bóng dáng người tình.
Không ai có thể quên được bao kỷ niệm thân thương thời
trẻ dại của mình, hình ảnh những rặng dừa xanh những cánh
đồng lúa chín những cây cầu khỉ...qua sông. Những hình
ảnh dù nghèo nhưng đã gắn bó bên ta tự thuở nào
như khúc ruột cắt rời nghe thật đau đớn..
Và rồi nhớ đến
ngôi trường xưa, nơi mà thời thơ ấu ta cùng nấu sử sôi
kinh. Muốn nhìn lại tất cả...
Tôi không đi đâu nhưng vẫn cảm thấy nghèn nghẹn trong lòng
khi nghĩ tới một ngày đi thiệt là xa theo ông bà, xa bè bạn.
Vợ chồng Bảy Tuấn mỗi năm hoặc 2 năm một lần họ lại
về tìm hương vị quê hương, tìm bè bạn cũ, để
thỏa lòng mong nhớ. Khát khao gặp để nói cho đã thèm...
Sáng nào
vợ chồng Bảy Tuấn cũng rủ khi bạn nầy khi bạn nọ, và hình
như ưa rủ Mã Hùng Dũng đi ăn sáng. Hai người là một
cặp nhậu khắng khít. Rồi đi tìm từng người...
Tôi đề nghị
qui tụ hết để gặp một lèo cho vui. Cứ lắt nhắt kẻ có
người không đâu có ra đình ra đám. Nghe tôi nói thế
2 vợ chồng hứng chí điểm danh hốt hết bạn đồng hương,
đồng môn, đồng rận còn ở quê nhà cùng họp mặt
tại Trạm Dừng Chân Chợ Nổi Cái Răng lúc 7g30 sáng ngày
26/4/15. Hầu hết là đồng hương, còn đồng môn ở nhiều
cấp lớp. Không thuần nhất chung lớp.
Vì thế sáng nay tôi lỗi
hẹn buổi họp mặt ăn sáng với các sư đệ Hồ Trung Thành
và Nguyễn Thới Đông. Tiếc không được nghe HTT kể chuyện
dí dỏm. Không có những phút để gặp Nguyễn Thới Đông
lâu hơn.
6g45 sáng, tôi lơn tơn
đi qua cầu Cái Răng như thể dục mỗi sáng hướng tới cầu
Cái Sơn. Chỗ đó là điểm hẹn, Bảy Tuấn đã đến
trước chuẩn bị chọn chỗ dọc bờ sông cho mát mẻ và
để ngắm nhìn dòng sông với chiếc cầu Cái Răng. Đó
là biểu tượng của quê tôi, không thể thiếu được.
Nhớ CR là
nhớ dòng sông, nhớ chiếc cầu năm xưa. Nhưng bây giờ đã
xóa sạch hình ảnh cũ. Chiếc cầu móng đã thay vào chiếc
cầu dài ngoằn, dù mới xây đây mà cứ vá víu hằng
năm hằng tháng...giống như ta cố hàn gắn nỗi đau trong lòng
mà không lành được....
Bây giờ gần 7g30 rồi, Bảy Tuấn không an lòng, chờ đón các
bạn tận bên ngoài..
Chúng tôi ngồi đợi một lúc hơi lâu, các bạn đã
xuất hiện dần. Tôi chỉ sợ họ đi huốt tới Mỹ Khánh.
Mười
mấy ông bà già nhỏ lớn. Đa số là từng cặp già.
Sau khi gặp
mặt giới thiệu các nhân vật hiện diện. Hầu hết tôi đều
biết, có điều không gặp lâu nay, đã già nhìn không
ra.
Từ
thiếu niên giờ thành các cụ.
Điểm tổng số khách mời thiếu 2 người không đến, chẳng
biết lý do..là chị Kim Tiền và chị Lệ Quỳnh
Người sau cùng
vừa vào tới, thấy như lạ như quen.
Tôi hỏi có phải anh Hữu
(ở cầu Đầu Sấu) không?
Công Đức nói Phước đó. Ai biết Phước nào? Tôi
ngớ ra một lúc mới nhớ trong số mời có Dách. Phuớc là
Dách? Tôi bèn hỏi
_Dách đó hả?
_ Nó đó.
_Trời ơi, gì mà già khú vậy? Sao nhìn ra được, ngày
xưa là thằng nhóc, mới đây sao thành ông già!
Tất cả cười
rộ lên. Phước là con của thầy Châu Văn Giàu _thầy
tôi thời tiểu học. Tên ngoài của Phước là DÁCH. Dách
là cái nghĩa lý gì? Thầy chọn tên các chị đẹp lắm
mà.
Tôi chợt nghĩ ra, thầy sinh đầu lòng 2 ả tố nga, chắc cũng
hơi ngán ngán. Đến lần thứ 3 cầu Trời khẩn Phật ước
muốn như ý... có được thằng quí tử. Thầy khoái chí
đưa ngón tay lên. Đó là số MỘT # số DÁCH. Vì thế
nó có tên là DÁCH
Thầy nổi tiếng rất nghiêm. Vào lớp, học trò sợ mặt mày
xanh lè xanh lét. Thầy kêu tới thất kinh hồn vía, tóc dựng
đứng lên .
Dách kể lại chuyện thiệt, không phải tiếu lâm. Mấy thằng
con trai hay phá phách, lười biếng thường bị thầy quánh... Tụi
nó tức lý tan học trên đường về lôi thằng Dách ra
quánh một trận trả thù " Ba mầy đánh tao, tao đánh
mầy".
Thằng Dách bị một cú đấm " binh" bay lên như quả
bóng, rớt xuống đất cái "bạch" mấy cái ba sườn
muốn long ra hết. Giận cành hông nhưng phải câm họng không dám
mét với bề trên, sợ bị đánh tiếp trận khác.
Các bạn
già nghe xong liền phán một câu "Đời cha ăn mặn, đời
con khát nước". Nghe kể chuyện đó ai cũng lăn ra cười
ha hả....khoái chí. Một chuyện khó tin nhưng có thiệt. Một
câu chuyện thật lý thú. Phuớc là nạn nhân của cuộc trả
thù giữa thầy và trò. Học trò đúng là đồ quỉ
hại!
Phước
là sĩ quan trước đây và bây giờ lui về vườn, an phận
với ngày tháng về già. Phước cũng gần thất tuần, đâu
còn nhí nữa.
Từ Trái: Đặng Văn Mới
&Thái Thị A, Phan Thị Công Đức& Nguyễn Văn Tuấn, Lê Hữu
Bé &Lâm Thị Ngọc Thu, Trương Tố Cầm & Lê Đình Phương,
Mã Hùng Dũng, Châu Hữu Phước, Tôi, Lê Văn Bảy
Trong số khách
mời hôm nay gồm có các chs PTG ở nhiều niên khóa khác nhau,
không cùng một lớp. Coi như cuộc họp mặt thập cẩm.
1&2 Nguyễn
Văn Tuấn & Phan Thị Công Đức
3&4
Lê Đình Phương & Trương Tố Cầm
5&6 Lê Hữu Bé & Lâm Thị Nguyệt Thu
7&8 Đặng Văn Mới & Thái Thị
A
9. Lê Văn Bảy
10. Châu Hữu Phước
11. Mã Hùng Dũng
12. Tôi
Lê
Đình Phương và Lê Văn Bảy cùng lớp với Hồ Trung Thành
Mã Hùng Dũng cùng lớp với
tôi
Mọi người vui mừng kể chuyện
tếu tếu thời trẻ của mình
Nói nhiều nhất là Mã Hùng Dũng y như cái máy phát
Có lẽ
hôm nay không có vợ theo nên nói nhiều thế đây.
Lần trước
họp mặt lớp, ảnh êm re tịnh khẩu như cái máy hết pin
Khi tôi
chưa bỏ nghề, lúc đó anh Lê Đình Phương làm ở
phòng giáo dục huyện Châu Thành. Trông cũng hiền mà không
biết hiền thiệt không?... Anh ở trong bốn bức tường, mà không
làm ngã bức nào cả. Có lẽ nhờ có bà xã là
Tố Cầm cũng cùng ngành không rời mắt quan sát.
Anh Đặng
Văn Mới và chị Thái thị A là giáo viên. Anh chị ít nói
đùa, hiền thiệt là hiền, không như tôi dù đã già,
nhưng có cơ hội là phải giởn cho hả gan. Hồi đi học sợ
thầy, ở nhà sợ Ngoại và Má, không dám nhúc nhích cục
kịch. Vì thế tôi thành bà già trước tuổi.
Và tới phút
cuối tôi mới biết anh Lê Hữu Bé là nhà thơ.
Trong đời thường,
cuộc sống bề bộn... anh tìm sự yên tĩnh cho tâm hồn, sống
với thơ ca, một thú vui tao nhã. Và anh ngõ ý tặng tôi tập
thơ đã xuất bản từ lâu
Rất tiếc anh không sử dụng máy tính nên tôi không thể
giới thiệu thơ anh lên trường được.
Thì ra Châu Hữu
Phước và Lê Hữu Bé, Lê văn Bảy, Đăng văn Mới đều
học chung lớp với HTT và Nguyễn Thới Đông
Từ trái sang phải
Tố Cầm , Bảy Lê, Mã Hùng Dũng, Châu
Hữu Phước, Phan thị Công Đức, Thái Thị A
Bày biện ăn uống chỉ là cái cớ để tụ họp, để
nói với nhau cho thỏa tình vậy thôi
Ăn uống, các bạn tự ý chọn
lựa thứ gì mình thích.
Tôi được ly cà phê sữa nóng và ổ bánh mì đủ
no nê
Vừa
ăn vừa nhắc chuyện xưa tích cũ thời còn trẻ, thật thú
vị
Xong phần
đầu, các ông được chuyển sang mục lai rai uống bia. Mỗi ông
nhâm nhi vài lon. Tôi sợ mục nầy nhứt vì thường kéo dài
thời gian, khó dừng. Người xỉn xỉn giống như bị đứt
thắng, hết tự chủ, tuốt luốt luôn.
Trong lúc các ông còn tỉnh tuồng
tôi đọc một bài thơ " Phút Tương Phùng" tặng mọi
người. Tôi viết trong lúc đi tập thể dục bữa trước
Phút Tương Phùng
Bởi trận cuồng phong dạ xót
đau
Mỗi người ôm ấp
nỗi nghẹn ngào
Người
đi mãi hướng về quê cũ
Giấc mộng tương phùng luôn khát khao
Khi
áo thanh xuân đã úa màu
Tuổi già đầu bạc lại gặp nhau
Níu kỷ niệm xưa thời trẻ dại
Một nửa bâng khuâng nửa ngọt
ngào
Mấy khi họp mặt để đón chào
Trút cạn lòng mình để
đổi trao
Nỗi niềm chở
nặng bao tình nghĩa.
Kẻ
ở người về mãi nhớ nhau
25/4/15
Tiếp theo Bảy Lê thấy hứng hát một
bài để tặng các bạn do chính anh sáng tác từ thơ đến
nhạc. Mà âm điệu nghe giống nhạc đồng quê lai lai một chút
mùi gì là lạ...như muốn xỏ xiên ai vậy!?
Và người tạm biệt về trước
là Lê văn Bảy vì chuyện nhà....
Bảy Lê học cùng lớp với Hoc Trò
Già Hồ Trung Thành. Đậu ĐH Sư Phạm nhưng không học.
Lại đứng núi nầy trông núi nọ, theo đuổi Đại Hoc Khoa
Học...nửa chừng bị đi Thủ Đức.... Rồi tốt nghiệp vào
Đại Học Cải Tạo, rồi về quê luôn...
Đến khi già anh không chịu thảnh
thơi, không muốn lệ thuộc con cái, nên mắc vô nghiệp dạy
học tại tư gia đến bây giờ
Những người còn
lại nói cà kê dê ngổng đến gần 10g trưa chia tay giải tán.
Bạn bè lâu quá
mới được gặp nên lưu luyến mãi chưa muốn rời...còn
xúm xít nói lời tạm biệt ở góc sân.
Chỉ có tôi sợ nắng quá.
Buổi trưa 36 độ, tôi không thể thả bộ như lúc đi nữa
Đi trong nắng
có thế mỡ trong máu chảy ra hết.
Nhưng vừa ra ngoài... tôi nhanh chân phóng
lên xe ôm chạy mất dạng.
Thời gian còn lại một
tuần nữa CĐ và Bảy Tuấn trở về quê hương thứ 2
Cứ hẹn nhau một, hai năm
lại tái ngộ
CĐ_ Bảy Tuấn sẽ về thăm quê hương, họ hàng, bè bạn.
Những lần về họ chẳng
những trải lòng mình san sẻ cho người cùng khổ. Mà còn
đại diện các bạn bên ấy thể hiện tấm lòng tích cực
chia sẻ một chút tình cho người có hoàn cảnh bất hạnh
kém may mắn nơi quê nhà "Một miếng khi đói bằng một
gói khi no".
Nơi xứ người
an lành chim cứ đậu
Đừng
thả lòng vọng ngoại bỏ cội nguồn
Sương trên cành rưng rức giọt lệ tuôn
Còn thương xót quê nghèo
trong tăm tối
Dù biển có động, bão
không ngừng thổi
Thương
vầng trăng, về lối cũ đường xưa
Giữ đôi bờ xanh mát rợp bóng dừa
Ấm dòng máu nối liền chung
khúc ruột
( Còn Mất )
Mong rằng các bạn mãi mãi
đừng quên nơi đây, còn thân tình và bè bạn chờ
đợi....
Hãy đem niềm vui và nụ cười đến với những người
đang khổ.
Hãy an ủi, xoa dịu nỗi đau, giúp họ có thêm sức sống nối
tiếp cuộc đời còn lại
"Khi chúng ta chết, tất cả của cải đều thuộc về người
khác, bạn chỉ còn lại những gì bạn đã cho"
CR 27/4/15
___Chung Một
DÒNG SÔNG_____
19g tối, dù
có đèn đường, nhưng bên ngoài vẫn là đêm, tôi
nhận điện thoại của Vương Thủy Tùng thể theo lời mời
của LS HỒ TRUNG THÀNH Cần Thơ và DS NGUYỄN THỚI ĐÔNG Sài
Gòn , tôi phải đến quán cà phê Pha Lê 3 đường 3 tháng
2 TP Cần Thơ để gặp 2 Ngài.
Giờ nầy vào thời nào đó là giờ giới nghiêm,
kín cổng cao tường, giờ nghỉ ngơi của người già, vậy
mà họ chơi ác mời tôi đi cái giờ quỉ quái như thế.
Họ cứ tưởng tôi là masculin chắc!
Muốn đi giờ nào cứ xách đi.
Y như đi tác chiến!
VTT hướng dẫn Pha Lê cách vòng xoáy Đầu Sấu khoảng
100m . Đừng tưởng bỡ, hơn một cây số dài ngoằn. Có
lẽ nói thế cho tôi đừng nản chí anh hùng
Không có xe đi...giờ nầy
tìm xe ôm cũng không dễ. Hồi nào có đi đêm bao giờ.
Tôi nói qua điện thoại KHÔNG ĐI. Huynh Già VTT tai nghễnh ngãng
hỏi:
_ Hả? Hả? Đi
tới đâu rồi? Đang đứng chờ ngoài đường nè.
Trời đất ơi! Tôi
mắc la ôm sồm phát quạu.
Nghĩ Thới Đông rất khó có cơ hội gặp, nên
tôi khăn áo lên đường, mượn nhỏ cháu cùng xóm
đưa đi.
Đi
ban đêm tôi có cảm giác như mộng du, đèn ngoài đường
chớp choá. Đôi mắt giả đâu phải thứ thiệt, đâu
phải thiên lý nhãn để nhìn thấu không gian, không thể
xác định phương hướng. Xe chạy lâu không thấy ai kêu
réo phải nhảy xuống hỏi thăm 2, 3 chặng. Đến khi gặp ông
thần VTT ra đón mừng hết lớn. Tưởng chạy tới sáng mới
gặp mấy ông thần thừ nầy.
Tới nơi, vô quán tôi cất giọng la làng...
- Bộ tưởng tôi là đàn ông hay
sao, mà nửa đêm gà gáy, cứ réo bất cứ giờ giấc
gì. Nếu không có TĐ là không đi đâu.
Cái miệng HTT nhanh nhạy phải
biết:
- Thấy chưa, có
NTĐ mới đi , phải tui là không đi đâu.
- Đương nhiên TĐ muốn gặp đâu
dễ. Người Cần Thơ lúc nào gặp không được.
Cằn nhằn một
chút hã gan cũng thấy vui.
Thực tế tôi chỉ gặp mặt HTT lần thầy Phạm
Khắc Trí về Cần Thơ. Gặp như coi diễn viên trên tivi có
quen có nói lời gì đâu.
Lần thứ 2, thỉnh HTT đến ăn sáng tại Hoàng Cung.
Nói được mấy câu đã tản hàng.
Còn cái anh chàng TĐ gặp
chỉ một lần như giai thoại. Lần nầy là lần thứ 2.
Thấy thương TĐ
từ Sài Gòn bao xe xuống, đi đứng bằng đôi chân rất
khó khăn. Vậy mà thỉnh thoảng xuống để họp mặt bạn
bè. Ít có ai chơi với bạn chí tình đến như thế.
Nếu tôi
là TĐ chắc không có chuyện tìm ai cả. Ở nhà ngủ cho khỏe
ra. Ngồi nhà xù xì với bồ còn vui hơn. Tội gì vượt
đường xa đến Cần Thơ cho nhọc xác. Mấy người chân
tay khỏe thì đi thăm bạn yếu . Có đâu để bạn mình
lê tấm thân bề bộn thăm đám bạn già xa đến gần
200km.
Chính
thế mới cảm động tình bạn hiếm thấy.
Gặp
nhau nói cà kê dê ngỗng và phone mời bạn bè ngày mai
họp mặt, như kiểm điểm quân số. Trong số khách mời, có
Lê Minh Phán là hiệu trưởng của tôi lúc dạy ở trường
Trung Học Cái Tắc. Và các bạn rất tế nhị mời đồng
nghiệp, đồng môn DS Cẩm Vân cho tôi có bạn, chắc sợ
tôi ái ngại chỉ vì mình tôi là féminin.
Có thêm bạn thì vui,
chứ có đâu ngại. Già tóc bạc còn ngại chi nữa chứ.
Già khú chai lì mắc cỡ gì nữa.
Tôi uống xong ly sữa dâu cũng đã
8 giờ mấy rồi.
Còn
hẹn sáng hôm sau gặp tất cả tại nhà Học Trò Già, lúc
8 g sáng trước khi đi ăn nhậu.
Thật ra, tôi có hẹn lần nầy TĐ xuống tôi mời
các bạn một buổi ăn sáng, nhưng rốt cuộc TĐ phỏng tay trên
làm người chiêu đãi
........................................................................
Tôi có thói quen
đến trước giờ hẹn 5 , 10 phút. Chứ không giống mấy
ông làng xã 7g họp 8, 9 g mới tới khiến cho dân ngồi chờ muốn
rũ ra.
Mặc dù
đối với các bạn tôi chỉ mới sơ giao. Vì tôi học trước
2 lớp. Tôi là lão sư tỉ còn tất cả là lão sư đệ.
Vậy mà tình đồng môn có sức mạnh kéo chúng tôi
xích lại gần nhau thật thân thiết, không phân biệt cấp lớp
và tuổi tác.
Những lần gặp các bạn từ xa về chỉ biết nhau trên
trang trường có lần nào thấy mặt đâu. Vậy mà tôi
cảm nhận hương vị ngọt ngào thân thiết của tình đồng
môn thật đáng quí.
Sau khi tập họp đủ tất cả ra xe của TĐ lên đường
về hướng về Hậu Giang đến nhà hàng Hoa Súng. Đây còn
gọi là vườn sinh thái Nhà hàng nằm trong khu vườn rộng
mênh mông. Hình như cái từ nầy có sau 75. Trước đó
mình đâu có biết xài từ như thế đâu. Bởi vậy
rau nào màu nấy!
HTT
là hướng dẫn viên thành thạo số một đã đưa mọi
người tới nơi mà từ trước tới giờ tôi chưa từng
biết. Biết sao được mà biết. Nhưng có lẽ cũng nên biết
để có dịp đưa các bạn nào chưa có dịp tới
đây lần nào.
Chỗ nầy xa thành phố, thế mà cũng tấp nập xe cộ du
lịch đậu đầy sân trong ngoài không ngờ nỗi. Xứ sở nghèo,
nhưng ở đâu cũng có người ăn nhậu cả!
Chỗ chúng tôi ngồi thanh thiên
bạch nhật, còn tuốt tuốt trong kia.... thực khách có thể chọn
cái tum nào thuận lợi theo ý trong sáng hay đen tối của mình
(?!)
Cẩm Vân,
Hồ Trung Thành, Nguyễn Thới Đông, Lê Minh Phán, VH, CD không ai
kiêu kỳ, rất gần gũi, hòa đồng vui vẻ. Đồng môn của
mình người nào người nấy thật dễ thương làm sao.
Tôi ăn chay nên được mọi người quan tâm mời gọi rất
nồng nhiệt. Ưu tiên nhường cho tôi món nầy món nọ những
món thích hợp cho người ăn chay.
Trong dịp gặp gỡ thế nầy mới biết HTT ngoài nghề luật sư
còn có tính khôi hài tiếu lâm như hoạt náo viên rất
sinh động khiến chuyến đi vui nhộn. Lúc nào cũng rộn tiếng
cười không ngớt của các bạn già. Có HTT thấy rậm đám.
Đúng đấy,
cuộc họp mặt không thể thiếu HTT được.
Tôi nghĩ HTT là linh hồn của
những buổi gặp gỡ. HTT để lại những ấn tượng khó quên
trong chuyến đi nầy.
Phải nói dù mới quen biết nhưng tôi rất quí HTT, cuối đời
gãy gánh giữa đường nhưng vẫn giữ tấm lòng trong sáng
như cái tên. Giữ được hình tượng thật đẹp đáng
kính trong lòng các con .
Thới Đông cũng thế, vợ con ở nước ngoài. Nhưng thấy vất
vả vì bịnh đi lại khó khăn nhưng vẫn tự phấn đấu
với cuộc sống không yếu đuối nương nhờ. Tôn trọng hạnh
phúc của vợ con, không đòi hỏi gì cả.
Đó là những gương tốt
của những người đàn ông không yếu đuối, không dễ ngã
gục trước hoàn cảnh cô đơn.
Tôi
biết Thới Đông trong dịp bất ngờ thật thú vị vào
đầu tháng 9 năm 2014.
Cũng cái ông VTT cho số điện thoại. Từ quán cà phê nào
ở Cần Thơ. Thới Đông một anh chàng lạ huắc gọi mời
tôi uống cà phê , muốn gặp tôi vì có liên quan tới đoạn
thơ của tôi.
Trời đất. Không hiểu thơ tôi có chuyện gì xãy ra ...Lành
hay Dử bỗng nhiên có người gặp để nói cái gì. Bị
cá nhân nào chữi hay liên can tới vụ gì. Thật tình thơ
của tôi đôi khi cũng có xiên xỏ nọ kia. Tôi là phụ
nữ nên cũng có hơi nhiều chuyện...
Mỗi lần họp khu phố tôi cũng hay phát
biểu...tùm lum cho đỡ tức...lý. Mà thật tình cũng
biết mình có nói tới đâu thì cũng như chó sủa ma
thôi chẳng ăn nhằm gì tới bề trên.
Vậy bữa nay chuyện gì nữa đây?
Khoảng 30 phút
VTT gọi tôi đến trên đường gần nhà để gặp TĐ
vì lý do đau khớp đi đứng khó khăn nên tôi phải tới
chỗ đang chờ. Tới nơi tôi lên xe ngồi cạnh. TĐ móc trong
túi ra đọc 8 câu thơ ...Nghe xong thấy thơ quen quen mà chưa biết
của ai. Một lúc cố moi trong óc, mới nhận biết thơ của mình
và đã viết trong bài viết HẠNH PHÚC LONG LANH
2 đồng môn Vương Thủy Tùng (Cái
Răng) &
Nguyễn Thới Đông
(SG) gặp nhau tại Cần Thơ:
Tình mỗi ngày cứ càng
sâu càng đậm
Không
dễ gì,
ta có thể quên nhau
Tình
đồng môn sao thấm thía ngọt ngào
Thấy hạnh phúc long lanh từng nhịp thở
Có phải đời nào, kiếp nào ta có nợ.
Ngồi chờ nhau trả cho hết ân
tình
Xa lắc lơ không
thấy bóng thấy hình
Sao
bỗng gặp cho nặng tình nặng nghĩa
Đó là 8 câu ngẫu hứng viết để diễn tả cái tình
đồng môn sao mà đẹp đến thế. Vậy có gì cần kiếm
tôi. Đâu có đụng địa tới ai đâu.
TĐ nói. Có cô bạn
tâm sự gì gì đó.... Đọc mấy câu thơ của tôi
vô tình như nói trúng tâm trạng cô nên muốn có nguyên
bài thơ để nhâm nhi khi buồn trong những đêm không ngủ được.
Vì vậy TĐ sống chết vì bạn mà, trèo xe vượt đường
xa kiếm cho ra bài thơ tình ướt nhẹp giùm.
Thật ra 8 câu thơ đó
là thơ cho đồng môn chứ có phải thơ tình đâu. Vậy
có người đọc méo mó ra thơ tình. Ha ha ha!!! Hình như quí
vị nầy chắc đều là dược sĩ nên biến thơ tôi thành
thuốc penicilline, nhiễm trùng nhiễm độc gì cũng trị được.
Mỗi lần nhớ tới chuyện nầy tôi cười tủm tỉm...
Hồi xưa
lúc học Văn. Đem thơ các tác giả bình luận. Tôi đã
nghĩ thật sự mình có hiểu tác giả được bao nhiêu mà
bình với luận chỉ nói càn xiên...
Bởi vậy thơ tôi viết một
đường bị hiểu một nẻo.
Khi tôi nhắc mùa Đông lúc còn nhỏ lạnh quéo da,
sáng không dám thò tay vào nước để rửa mặt, thế
mà mấy chục năm qua, mùa đông đó đi đâu mất rồi.
Mùa Đông lúc trẻ khác mùa Đông lúc già.
Nguyễn Thới Đông & Kim Quang
Những tà áo trắng rũ hơi
sương
Gió lẻn lướt
qua gợn tóc mềm
Bàn tay
áp nhẹ lên đôi má
Co
ro đứng đợi, nắng bên thềm
Đã mấy
mươi năm vẫn cứ chờ
Mùa
đông đi mãi thấy bơ vơ
Mang theo cái rét ngày xưa đó
Để lại hương thừa nỗi ngẩn ngơ
Vậy mà VTT tưởng bài thơ tình bèn họa lại.
Chu choa ơi! Bây
giờ cũng có người tưởng thơ tình. Nhưng thôi cũng được,
uống thuốc bậy bạ hết bịnh là phước chủ may thầy. Hên
thiệt. Cảm ơn TĐ lăng xê thơ của mình. Khỏi tốn tiền
mất công quảng cáo.
Viết mấy trăm bài thơ tôi vẫn là tên vô danh tiểu tốt.
Chỉ có TĐ cảm nhận được thơ tôi. Ôi đó chính
là Tri Âm . Một khách hàng dễ thương nhất
Lúc đó tôi
hỏi T Đ:
- Bây giờ
không có bài thơ thì làm sao ?
Tuy nói thế, nhưng cũng thấy thương
đâu nỡ để tiu nghỉu đi về tay không. Bỏ công tìm
tôi chẳng lẽ để thất vọng não nề .... Tôi hỏi nửa
đùa nửa thật:
- Vậy đặt hàng phải không?
TĐ đồng ý.
Cái duyên gặp gỡ giữa tôi và Thới Đông là thế đấy.
Ngộ chưa?!
Mấy bữa sau đó tôi vẽ thêm đầu thêm đuôi
cho tròn bài thơ TĐ muốn.
Tánh tình TĐ rất hào phóng thỉnh thoảng mượn tay
trung gian VTT mua quà cho tôi. Anh ta nghĩ như ân nghĩa gì vậy...Cứ
cảm thấy mắc nợ tôi không bằng!
Nhận quà của Thới Đông
vừa mắc cười vừa mắc cỡ.
Tôi hay nói, TĐ chơi ác, cứ tặng quà làm tôi bức rức
mắc nhớ tới TĐ hoài hũy.
Phải nói cuối đời bất ngờ và thú vị nhất là được
quen TĐ.
Buổi tối ở quán cà phê Pha Lê nghe HTT nói TĐ cà nanh. Nói
HTT mới quen tôi mà được tặng bài thơ còn TĐ quen lâu
hơn mà không được bài nào hết.
Nghe lão đệ cà nanh
thấy thương hết biết.
Thật ra tôi viết lâu rồi mà không vừa ý như thiếu thiếu
cái gì không thấy thỏa lòng. Tôi cứ chờ thời khắc chín
mùi như sung rụng nên cho đến tận bây giờ...để nói
nhiều về TĐ.
Thấy TĐ nặng tình bè bạn tôi rất cảm động và quí
mến vô cùng.
Đầu năm tôi vui vì được hội ngộ cùng đồng môn
HTT, NTĐ và những người bạn đáng quí mến để lại
trong tôi dấu ấn thật đẹp.
Lúc chia tay tôi còn tiếc nuối...
Cảm ơn các bạn nhóm Hoc Trò Già cho tôi những phút giây
kỷ niệm nhớ mãi.
Dù biết cuộc đời như giấc mộng chỉ là một thoáng
sương khói nhưng cũng phải biết trân quí những chân tình
trong cuộc đời mình.
Cuộc sống của người già là sức khỏe và niềm vui. Nếu
không có, thì chẳng còn ý nghĩa gì để sống tiếp
Hạnh phúc là con đường, nên chúng ta phải lạc quan cảm
nhận niềm vui trên từng bước đi.
Mong các bạn luôn khỏe
để có dịp chúng ta cùng nhau tái ngộ
Cái
Răng 11/3/2015
kimquang
HẠNH PHÚC
Long Lanh________
* kimquang
Thật
thú vị khi nghe bạn hữu hẹn về, lòng mình cũng cảm thấy
trôi nổi từng ngày. Ngày nào cũng nghĩ đến, cứ chờ,
cứ đợi, cứ ngóng, cứ trông. Còn cả tháng các bạn
mới về tới VN mà cứ bị ám ảnh dài dài
Ngộ thiệt, hai
cặp TRẦN BANG THẠCH& ÁNH NGUYỆT và NGUYÊN NHUNG & NGUYỄN VĂN
ĐÔNG còn miệt mài ở ÚC để dự Đại Hội mà
ở đây cứ ngóng cổ hươu...
Từ ngày lên mạng trường
gặp các bạn thường xuyên liên lạc tuy chưa hề biết mặt
mà cũng nghe thương thương. Lòng mình như trải rộng chân
tình không dè dặt, không một chút nghi kỵ . Không biết có
phải vì được đào tạo ra từ một trường hay tới
tuổi sắp đi xa mà nghe núm níu yêu thương ở năm tháng
cuối đời
Không ngờ được gặp nhau trong thế giới ảo mà
lại phát sinh ra tình nghĩa thật như vậy
Không biết nhờ cái gì
đã tưới lên cho cái tình càng xanh mướt như thế. Người
nào người nấy hân hoan hơn bao giờ hết. Cái cảm giác như
được đi đón người thân về quê hương
Hội
Ngộ Tại Chợ Nổi Cái Răng
Đoàn người về đã
khẳng định giờ hẹn
1/5 lúc 10g30 sáng nhóm chúng tôi tề tựu đến
điểm hẹn Trạm Dừng Chân Chợ Nổi Cái Răng chờ đón
các bạn.
Các
bạn ở xa có hình dung được Trạm Dừng Chân Chợ Nổi
Cái Răng ở đâu không? Các bạn cứ tưởng tượng đi.
Vừa đổ dốc
cầu Cái Sơn( đường về Mỹ Khánh, Phong Điền) bên tay
trái là TRẠM CHỢ NỔI nằm ven sông..Từ 4, 5 giờ sáng ghe xuồng
lái buôn từ nhiều hướng đổ về tấp nập trên sông.
Cung cấp hàng miệt vườn cho chợ Cái Răng và An Bình, nhưng
càng về sáng tàu ghe vắng dần không đông đảo như lúc
trời về khuya...chấm dứt buổi họp chợ vào rạng đông
Đây là
nơi du khách trong nước và nước ngoài hay dừng lại để
tham quan Chợ Nổi Cái Răng tức là tàu ghe họp chợ trên sông
Chúng tôi chọn
chỗ đó làm điểm hẹn có thể thả mắt nhìn tàu
bè xuôi ngược qua lại không ngừng và cũng có thể nhìn
cầu Cái Răng
Hai năm truớc tôi lần đầu tiên gặp được hai siêu
sao TBT và AN với những ấn tượng khó quên. Lần nầy thêm
2 diển viên mới rất gạo cội chưa gặp NN và NVĐ, tuy biết
mà chưa thấy.
Mọi người nóng lòng chờ đợi.... Bỗng chiếc xe hiện ra trước
sân Trạm Dừng. Bao cặp mắt dán vào đó chầm chầm.. Người
xông xáo xuống xe vào trước là anh chàng đẹp lão mặt
áo đỏ... rồi cô nàng mặt sáng rỡ như trăng rằm
với áo hoa xanh... Lúc nào cũng thấy Chàng đâu Thiếp đó.!
Đúng vậy căp
TBT & AN các bạn vẫn còn giữ nguyên hình ảnh đó, không
già thêm chút nào nữa. Hai bạn cũng với nụ cười hiền
lành trong sáng... nghĩa là còn rất duyên dáng, dể thương...
NN
trẻ hơn trông hình, nhưng dáng vẽ y chang dể nhận ra. Cô em vừa
xuống xe, tôi chạy ra mừng và ôm chầm lấy NN ...Trời nóng bừng
bừng , đôi má NN ửng hồng như cô gái Đà Lạt. NN tròn
tròn...nho nhỏ.. NN đi với phu quân_ Anh chàng KHÔNG QUÂN của ngày
xưa, điềm đạm ít nói khác với mấy anh chàng Không
Quân ba hoa .
Phu Quân của NN hiền như ông BỤT người bạn đời tốt
nết không động tâm trước bốn bức tường cám dổ
không thèm đụng ngã tường nào cả. Nghe nói Không Quân
là phải biết lả lướt cở nào. Vào trong phong nhả ra ngoài
hào hoa .
Vậy
mà NN có một gia đình hạnh phúc yên bình. Con
cháu đầy đàn. Thật tuyệt, không phải
ai cũng có thể chạm tới niềm mơ ước đó được
Tôi tò
mò mong được gặp Cô Em Bắc Kỳ Nho Nhỏ thì bây giờ
có thể ngồi gần nhau tâm tình thỏai mái . Tôi muốn nghe giọng
NN có giống như khi đọc truyện trong CD. Xem NN có làm điệu không...
mỗi khi luyện đọc theo giọng Nam , hoặc những lúc đọc theo
giọng Bắc ra sao...
Tất cả những gì mình biết NN thì khi gặp không khác gì
. NN rất chân tình. giọng nói nhỏ
nhẹ dể thương không làm điệu, làm dáng chút nào,
cũng không tự hào về tên tuổi của mình
Càng gần gủi hơn nghe
NN đọc truyện với giọng miền Nam. Điều đó chứng tỏ
NN sống rất hòa đồng tính cách của người miền Nam
Tôi thật sự rất
hảnh diện trường ĐTĐ có nhà Văn, Thơ NN làm nở mặt
cho cánh nữ chúng ta. Sự nghiệp văn chương của NN sáng giá
trên Diển Đàn ở hải ngoại trong và ngoài nước đều
biết đến
NN viết nhiều thể loại sáng tác, hồi ức...tùy bút.
Thơ tình sâu lắng nhưng không đến độ ủy mị ...thơ
NN còn mang màu sắc triết lý.
Tôi rất thích đọc truyện
và thơ NN mang ý nghĩa sâu sắc. Những truyện viết về quanh quẩn
đời thường, truyện ví von thật vui vào tưổi học trò
như truyện XÓM NHÀ LÁ. Và NN không ngờ tôi rất thích
Những Câu Chuyện Nhỏ Mùa Tạ Ơn trong đó NN có viết đến
tôi_ một người sinh ra mùa thu mà chưa lần biết mùa nầy.
Cả đời khát khao mơ ước viễn vong một lần nhìn mùa
Thu....
Có
lần NN lên tiếng vì phát hiện trong bài thơ CÒN NHỚ của
tôi có 2 lỗi chính tả mà thầy Võ Văn Trí làm PPS cho
tôi. Chừng đó tôi chợt nhận ra mình đã già thật.
Lẫn lộn về chính tả và quên mất ngữ văn vì thế có
khi bối rối đi tìm ngôn từ để diển ý một cách ngớ
ngẩn và còn phải lẩm nhẩm đánh vần..như học trò
lớp tiểu họ. Như thế đủ hiểu đã bị lão hóa mất
rồi.
Và
đồng thời gõ chữ không nhuần nhuyễn khi dư khi thiếu con chữ
Và còn nhiều
bài sai sót như thế. Tôi không muốn đỗ lỗi cho cái gì...
Mấy chục năm tôi quen dùng những con số quên đi chữ nghĩa
lúc nào không biết nữa.
Dù tôi vẫn còn nguyên nơi
quê nhà không ảnh hưởng gì từ nước ngoài. Tôi tự
trách mình đầu óc hỏng bét. Và bây giờ khi viết, trên
bàn luôn có cuốn tự điển Việt nhắc nhở
Mỗi lần NN đi du lịch đều quay phim gởi
cho bè bạn xem những cảnh đẹp mà cả đời chắc chắn
tôi không một lần tới đó. Tôi cảm thấy như được
du lịch.... Như thế cũng quá thú vị và vui vì sự chia sẽ
của NN
Phải nhìn nhận cái gì cũng phải có duyên thì
mới có thể gần gũi. Và mới phát sinh cái tình lâu bền.
NN với tấm lòng chia cơm sẽ áo với người nghèo ở
quê nhà...thỉnh thoảng gởi tiền hưởng ứng hoạt động
từ thiện tiếp sức với nhóm Cái Răng khiến tôi rất cảm
động...
Khi vào Web
trường tôi được thầy TV dẫn vào nhóm có thầy VVT .
CDM có thầy PKT. Đám học trò có NN, TBT, ĐA, TL. Tôi có
cảm tưởng trở về ngôi nhà thật ấm cúng... Chính
nhờ thế mới biết và thường xuyên gặp NN.
NN còn làm
pps rất giỏi và đặc biệt với những hình ảnh đẹp cây
nhà lá vườn, lồng vào những bài thơ hay chọn nhạc nền
rất tuyệt. Với tôi NN như một ánh đuốc sáng khiến tôi
ngút mắt nhìn theo. Quả thật là Hậu
Sinh Khả Úy
Từ 2011 tôi trở về trường cũ gặp lại thầy
xưa , biết thêm thầy mới. Thầy dạy mình mình thương là
chuyện bình thường. Thầy không học sao cũng thương giống như
thế.
Thầy PKT là thầy của Thúy Bình , Lâm Hầu Sáng , Nguyễn
Hữu Hoàng ...
Khi thầy báo tin thầy về Cần Thơ ...Đươc gặp thầy
lần đầu tiên nhưng cảm thấy thương ông già làm sao.
Cảm giác như thầy của mình Thầy lúc nào cũng nhỏ nhẹ
khiêm cung và hết sức thân thiện. Lúc nào cũng mở lòng
chia sẽ niềm vui cùng tất cả
Tôi thú vị nhất, nghe Thúy
Bình ( Chicago) kể khi học với thầy. Thầy là thầy dạy toán
học trò không bị ám ảnh sợ hãi. Thầy hiền ai cũng thương
thầy . Chỉ tiếc thời điểm đó thầy không có con trai lớn
để cả bọn nữ sinh chen chân mong được làm con dâu của
thầy!!!
Thầy
CDM là thầy của TL ĐA và NN, mình đâu có học thầy. Khi
mình ra trường thầy mới tới. Vậy mà mình cũng nhiều chuyện
cà nanh bày đặt ăn ké đòi làm học trò thầy...Học
trò ruột chứ không chịu làm hoc trò nuôi.
Ảnh: Nguyệt chuyện trò với cháu
Khiêm (áo xanh) và PTG Ngô Văn Thanh
Chưa gặp thầy, cảm thấy
ông già hiền từ rất tình cảm. Thỉnh thoảng có gì hay
hay ngồ ngộ thầy gởi cho, có khi nghe bịnh thầy cũng hỏi thăm làm
mình cảm động muốn khóc. Y như thầy ruột không khác
gì.
Thầy vừa là cây cao bóng cả của trường nhà và là
một nhà thơ tầm cở. Thầy viết rất đa dạng... Tôi thích lục
lạo đọc trên các diễn đàn và cả web riêng của thầy.
Tự đó tôi hiểu được tính cách của thầy...Là
bậc tiền bối nhưng thầy rất mực từ tốn khiến tôi hết
sức kính trọng và ngưỡng mộ...
Chương trình tháng 5 là
thời điểm hội tụ cuộc gặp gỡ tại Cần Thơ và Rạch
Giá. Tôi cũng nhân cơ hội nầy nhất định phải gặp thầy,
nhân dịp TBT và Tố Lang về VN.
Chúng tôi hết sức xúc động
qua mail " Thầy sẽ trải thảm đỏ đón các em và thầy
chờ các em từng sát na" Vậy mà NN không thể về Rạch Giá
gặp thầy sau mấy chục năm vắng bóng....Đông An đi Nhật mất
cơ hội gặp thầy. Với ĐA không sao vì thỉnh thoảng thầy tới
Sài Gòn thầy gọi ĐA thầy trò cũng có lúc gặp nhau
Xuyên suốt
thời gian mình nói chuyện với NN, chuyện nầy chuyện nọ, chuyện
đời chẳng biết bao giờ mới dứt. Rồi thì HUYNH MAI đòi ngồi
gần NN để tâm sự to nhỏ những giây phút cuối cho đến
lúc chia tay
Chúng tôi họp mặt từ 11g đến cho đến 15 g trưa
thì tạm biệt
Mọi người đồng cảm thấy cuộc gặp gỡ vội vàng
và ngắn ngủi chưa đủ để tâm tình, nhưng thỏa mản
được nhìn thấy các bạn từ xa trở về đủ làm mát
lòng người ở quê nhà. Nhưng vẫn nghe tiếc tiếc những giây
phút quí báu nầy
Thế là hôm sau các bạn lại lên đường tiếp tục cuộc
hành trình về phía Nam : Sóc Trăng, Bac Liêu....Cà Mau
Tới trưa 4/5 TBT và AN trở lại Cần Thơ( để
giữ hẹn, tái họp mặt 11g trưa 5/5 tại nhà chs PTG Nguyễn Văn Thanh
( ở Bà Vèn kế nhà em gái của anhTBT)
NN xé lẻ
đi về Tỉnh Sơn Tây phía Bắc.
Bửa trưa 4/5 hôm
đó chỉ có sư huynh Vương Thủy Tùng và tôi gặp các
bạn . TBT và NN gởi tiền tiền tiếp sức công tác từ thiện
và quà tình cảm từng cá nhân tùy từng hoàn cảnh mà
các bạn tế nhị trao cho VTT, HM, sư Tỉ Lệ Quỳnh và tôi
Chuyến
đi xa vòng quanh nhưng các bạn rất chu đáo biểu lộ tình
cảm với tất cả bạn bè thuộc nhóm Cai Răng . Khiến cả bọn
xóm nhà lá rất xúc động. Quá thắm thía trước tình
nghĩa các bạn dành cho chúng tôi.
Tình
mỗi ngày cứ càng sâu càng đậm
Không
dể gì, ta có thể quên nhau
Tình
đồng môn sao thắm thía ngọt ngào
Thấy hạnh phúc long lanh từng nhịp thở
Có phải đời nào, kiếp nào ta có nợ.
Ngồi chờ nhau trả cho hết ân tình
Xa lắc lơ không thấy bóng thấy hình
Sao bỗng gặp cho nặng tình nặng nghĩa
Kỳ
Ngộ Tại Thành Phố Biển Rạch Giá
Tiếp
sau đó do lời mời hết sức chân thành và tha thiết nhất
của Hoàng thị Tố Lang_ người điều hành blog Tha Hương ở
CANADA thuộc nhóm trường Nguyễn Trung Trực Rạch Giá về VN cùng
khoảng thời gian với nhóm trường nhà.
Ngày 12/5 TBT& AN
anh Út Rạch bạn học một thời với TBT cùng tôi hẹn
nhau một chuyến về miền biển Rạch Giá. Để gặp thầy Chân
Diện Mục và Tố Lang
Tôi xuất phát từ Cái Răng,
xe chở thực phẩm chay đã được nấu nướng sẳn mà
TL giao phó cho tôi nhiệm vụ hỏa đầu quân ,
cho nên phải chở lỉnh kỉnh. Mang theo thùng nước đá để
giữ đồ nguội và gỏi không bị hư vì trời nóng bức.
Một nồi súp được nấu xong từ sáng sớm dành cho 3(+1 dự
trù) bàn tiệc
Thầy và Các bạn TH có biết TL đòi thứ gì không ? Tôi
sẽ kể cho các bạn nghe cho hết hồn luôn.
Đó là những
thứ tôi phải đi mua sáng sớm là 5 đòn bánh Tét thập
cẩm nổi tiếng ở Cần Thơ, 20 cái bánh dừa mà ở Rạch
Giá gọi là bánh Cà Bắp, 15 bánh Bao chay( định mua nhiều mà
sáng sớm họ bỏ mối hết chỉ còn bấy nhiêu), 20 miếng bánh
phòng nướng sẳn để bọc xôi vò
Tôi mà biết TL
thích tới vậy, đã lấy lượng gấp đôi, tôi cứ nghĩ
TL thích theo kiểu hồi tưởng. Cái thuở Ngày Xưa Hoàng Thị.
Ai biết cô nàng mê thiệt tình đâu...
Tôi chuẩn bị không
sót thứ gì ...thế mà quên phần quà đồ chay dành cho
bà Má, bởi Má là người đồng điệu cùng tôi,
không thể thiếu được. Nhưng mãi trên xe khi trở về tôi
mới biết đã để quên ở nhà. Thật phí công sắp
xếp. Đáng tiếc thiệt.
Đúng
7g30 tôi đến Khách Sạn TÂN PHƯỚC 2 đường Lê Thánh
Tôn Cần Thơ để đón các sư đệ, sư muội trường
PTG. Tôi hăm he phải ăn sáng sớm, khi tôi đến là đi ngay.
Vì tới RG tôi cần có thời gian vào bếp. Nếu chưa kịp ăn
tôi sẽ phát mỗi em 1 ổ bánh mì Lý Ngầu( dỏm) và
bánh mì xiếu mại.
Hahaha. Tội nghiệp, không ai để tôi chờ lâu. 3 anh em lên xe nhanh
nhẹn, thoăn thoát như nhà binh phóng lên xe như đi hành quân..Tôi
mang theo 6 ụ đồ chành ành nặng đến nổi tới nơi anh chàng
TBT và Út Rạch ga lăng mang xuống è ạch thấy tội nghiệp.
Tôi đã
hẹn 9g30 chúng tôi sẽ đặt chân bước vào lòng thành
phố biển. Lên xe là trực chỉ một lèo...
Hy vọng về miền biển các
bạn sẽ thấy mát dể chịu hơn Cần Thơ.. Xe đi suốt 2 tiếng
đồng hồ theo hướng Vị Thanh không đi ngang lộ tẻ Rạch Giá
theo lối đi cũ trước 75 rút ngắn thời gian hơn và cũng nhờ
thế được dịp biết đến những con đường mới mẻ
xuyên qua đường cao tốc được xây dựng sau nầy . Đẹp
lắm các bạn!!!
Tôi đến Rạch Giá một lần mà không có ấn tượng
nào hết, vì chưa đi qua đường phố trung tâm.Vì thời
gian hạn hẹp.
Không biết trước 75 Rạch Giá có dáng vẻ thế nào. Có
mở rộng ra chừng ấy không. Bây giờ thì trông rất đẹp.
Ngày nay Rạch Giá đã nâng cấp Thành Phố. Rạch giá đúng
là một thành phố Biển. Và
tôi cũng được đi qua ngắm bờ biển....lần nầy
Có lẽ các
bạn cũng như tôi tò mò nhìn Rạch Giá...để khám phá
điều gì giữa cái cũ và mới của thời trước và
bây giờ...
Xe
chạy đến nơi mất đúng 2 tiếng và tìm được nhà
43 Huỳnh Tịnh Của. Em trai của TL có quán cơm tấm nổi tiếng nhất
RG. Việc kinh doanh rất thành công đáng nói. Bên cạnh là nhà
dành riêng cho Má rất mát mẻ và đẹp đẽ và yên
tỉnh.
Tố Lang vui mừng gặp được anh chị Trần Bang Thạch người mà
TL mong muốn được gặp lần nầy. Vì 3 năm qua TL chỉ biết anh
với hình ảnh trừu tượng. TBT lần đầu mới biết TL.
Còn tôi
biết TL trong hình giống như NN. Vì thế khi gặp là nhận ra ngay. Chúng
tôi ôm nhau thật lâu như trút hết những gì muốn nói.
Cô
em gái miền biển có khác, bởi yêu biển thích
mặc áo màu xanh của biển lúc nào cũng màu xanh dương,
tôi vẫn thấy trong hình như thế. Định lần nầy tôi
sẽ đồng phục cho giống TL ...
Nhưng khi đi
Rạch Giá, tôi đổi ý không mặc áo màu xanh mà mặc
áo trắng... quà của NN vừa tặng trong
dịp gặp nhau ở Cần Thơ. Muốn NN thấy tôi
rất hạnh phúc với món quà của NN và vô cùng trân quí
cái tình của NN dành cho tôi . Chắc cô em cũng mỉm cười
vì chị già cũng còn thích điệu...lắm. Đúng vậy ,
đó là niềm vui của phụ nữ.
Lương Minh
Nhựt Bạn của TL , Cô PHV, TL,Thầy CTC, Thầy PHV,
thầy TBT
TL
cũng như nghe trong phone, dịu dàng, vui tính...và cụ thể là lòng
nhân ái đấy các bạn. Luôn luôn quan tâm đến mọi người
chung quanh.
TL rất biết Tôn Sư Trong Đạo quí trọng các thầy trường
PTG trên blog THA HƯƠNG như thầy mình vậy. TL là học trò của
thầy Phạm Huy Viên khi thầy dạy ở Rạch Giá là học trò
giỏi được thầy cưng nhất.
TL nối nghiệp thầy dạy
Văn ở trường NTT trước 75. Hiện nay trên blog TL viết nhiều hồi
ức và nội dung quanh đời thường . Bút pháp dể gợi
sự tò mò của đọc giả với nhiều bút hiệu HTTL, Kiên
Giang Tiểu Thơ... Thơ rất súc tích trử tình, mùi mẫn... với
bút hiệu Giáng Xưa và Viễn Xứ
Và sau khi rời khỏi Trường
Đoàn Thi Điểm thầy CDM đổi về trường Nguyễn Trung Trực
và trong thời gian nầy thầy mọc rể ở Rạch Giá.
Bà chủ nhà
hàng chay Kim Quang & TL đứng 2 bên thầy Phạm Huy Viên
|
Chúng
tôi đến nhà TL khá lâu 1g trước khi thầy đến... |
Trong
khi chờ đợi tôi sẽ giới thiệu với tất cả các bạn,
người Má kính yêu của TL, Bà là phụ nữ từng nếm
trải qua sự cần cù vất vả mấy chục năm nuôi con khôn lớn
và tất cả đàn con ngày nay ai cũng đều có cơ ngơi,
thành đạt..
Sự cam khổ chịu đựng đó ngay từ khi còn trẻ, đã
khiến bà thấu hiểu sâu sắc cái nghiệp khổ của thế gian.
Và bà đã tìm an tịnh trong Phật pháp từ 50 năm qua. Bà
là người mẹ, người bà hiền lành, vừa là cư
sĩ tại gia.
Và không ai ngờ bà là người lao động cật lực nhưng
là người có tư chất về văn chương, thi phú rất đáng
phục. Bà có tài làm thơ và có bộ nhớ đáng nể..
Bà đã 85 tuổi mà còn rất minh mẫn thuộc lòng trọn vẹn
quyễn Chinh Phụ Ngâm của Bà Đoàn Thị Điểm
Có lẽ
TL và Cát Vân tiếp nhận cái Gien di truyền từ người Mẹ
tuyệt vời nầy...nên cả hai văn hay thơ giỏi. Rất tiếc chỉ
đến Rạch Giá thời gian hạn hẹp tôi không được tiếp
chuyện nhiều với bà Má để nghe bà đọc những bài
thơ của chính mình.
Chưa gặp bà lần nào nhưng
tôi rất ngưỡng mộ bà một người phụ nữ hết sức
đặc biệt rất hiếm thấy
Trên blog TH chúng ta cũng
đã đọc qua THƠ CỦA MÁ. Tôi hỏi sao TL không làm cho Má
vui, hãy in thơ ra tập cho Má. TL cười hả hê một cách khoái
chí vì đã làm việc đó rồi. Yêu cầu TL giới
thiệu công khai tập thơ nầy cùng các bạn
Hãy làm cho Má vui cùng thế giới của chúng ta.
Cho đến lúc thì thầy dã đến
Taxi ngừng lại người bước ra đầu tiên mà tôi đoán
chính là thầy Cao Đình Vưu là GS Sử Địa và là nhà
thơ Cao Thoại Châu Tôi chào thầy, trông ông già thật nghệ
sĩ. Tóc xoăn xoăn dài dài. Suýt chút nữa là tôi không
có dịp gặp thầy vì thầy nói thầy từ Sài Gòn xuống
tới Rạch Giá lúc 3 g chiều.
Thầy xuống
giờ đó coi như vãn tuồng rồi, đâu còn khí thế hào
hứng gì nữa. Thầy cứ tưởng tôi là người tổ chức
cuộc gặp gỡ nên nghĩ quấy cho tôi không mời, thầy không đến.
Tôi phone
thầy 2 lần để đính chính đính tà, thầy không thèm
bắt máy để nghe tôi nói gì . TL phải uốn éo 3 tấc lưởi
TÔ TẦN hay TRƯƠNG NGHI gì đó, để thuyết phục thầy chịu
xuống RG trước một ngày.
Tôi ríu rít mừng rở
gọi thầy như thầy dạy của tôi vậy. Thầy bảo thầy không
có dạy tôi sao tôi gọi thầy. Tôi cười, khẳng định:
_Thầy
một đời dạy dỗ bao thế hệ, thầy góp công sức đào
tạo từng lớp nhân tài cho đất nước thì sao không coi là
bậc thầy được.
Đó
là sự suy nghĩ đơn thuần của tôi về hình tượng của
một người thầy, không phải vì tôi từng
làm thầy nên tự tôn vinh nghề nghiệp của mình,
trong đó hoàn toàn vô ngã.
Tam nhân đồng hành tất
hữu ngã sư
Cho nên đời ta có được nhiều người thầy không thấy
quí hơn sao?!
Thầy
Cô Phạm Huy Viên bước vào ...mọi người vui mừng chào đón.
Nhưng
tôi thấy Cô liền khi đó , có lẽ vì
cô tỏa sáng quá.
Cô rất
xinh đẹp so với tuổi đấy các bạn, không nếp nhăn nhỏ
nào thoáng qua. Thầy điềm đạm hiền từ, hơi gầy hơn
một chút nhưng rất đẹp lão ... vẫn còn giữ nét điển
trai cái thời xa xưa nào đó
Tôi hỏi thầy
_ Thầy ơi! Thầy biết
em là ai không? Kim Quang nè thầy
Thầy nắm tay tôi
_ KQ không giống trong
hình
_ Già xấu hơn là cái chắc
_ Không, khác hơn
trong hình.
_ Nhưng chính nó đó thầy
Có lẽ thầy nhầm
tôi với ai rồi. Trong hình tôi gầy , bây giờ
thì mập lù ra..
Chắc thầy không nở nói xấu hay già. Nhưng sự thật vẫn là
sự thật.. Cái điều đáng nói là niềm vui lấn áp
tất cả
Ngoại mạo bất cầu như
mỹ ngọc
Tâm trung thường thủ tự
kiên kim ( NK)
Phải không thầy. Hihihi...!!!
Mọi
người đứng từng nhóm nói quá trời, quá đất, nói
vui hết biết. Tôi cứ mời thầy cô và các bạn, không
ai chịu ngồi nói mà thích đứng nói...
GS/Nhà thơ Cao Thoại Châu & TBT
Trông
giống như bửa tiệc ở nước ngoài mỗi người cầm ly rượu
vừa nhấm nháp vửa trò chuyện với người
nầy rồi người nọ..
Thầy Trần Bang Thạch gặp thầy Cao Thoại Châu bất ngờ sau
mấy chụccnăm không hẹn mà gặp một cách thú
vị vì trước đây 2 Ngài
dạy cùng trường trung hoc Thủ Khoa Nghĩa Châu Đốc thời gian trôi qua, biền biệt gặp lại cũng thấy vui quá trời.
Tôi chạy theo thầy cô PHV để
xí xô xí xào tăng thêm phần lộn xộn... Hầu hết các
thầy chọn NỘI TƯỚNG từ trường là những người đẹp
đệ nhất thiên hạ. Hớt tay trên còn cù cặn chừa lại
cho thiên hạ. Thật vậy đó. Nè nghe, phu nhân PKT , phu nhân VVT và
phu nhân PHV tôi tận mắt thấy không phải là mấy bà già
đâu. Hương sắc còn mặn hết chỗ nói
Các bạn có biết thầy PHV vừa vào nhà
thầy đã giới thiệu cô 72 t rồi đấy. Tôi hiểu ý thầy
nói " 72 mà sắc nước hương trời không dể tìm ai như
thế đâu" Thầy khoe cô với bọn tôi..đấy!
Thật sự
hết sức ngưỡng mộ thầy cô hạnh phúc đến từng tuổi
nầy rất quí hiếm trên đời. Đâu dể gì hạnh phúc
theo ta đến cuối đời như vậy.
Bản chất tôi hay nghi ngờ cuộc
đời nên khi đọc 2 câu thơ của thầy CTC tôi bắt gặp
chính mình ở đó. Như thầy nói giùm tôi điều tâm
niệm.
Hạnh phúc không là điều có thật
Dù
ở ngoài hay hay ở trong ta...
Nên khi thấy ai được hưởng
phước báu cũng thấy vui và trân quí vì trên đời đâu
phải ai cũng có được thế đâu.
Trong lúc tất cả
đông đủ hai Nhóm PTG và NTT tôi nghĩ đến hai người
thầy của tôi là thầy VVT ( Canada) và VVV ( Sài Gòn) không
thể có mặt để cùng với tôi trong niềm vui hôm nay. Nhất
định khi tôi viết bài nầy xong tôi sẽ gởi các thầy xem
trước nhất, giống như con cái trong nhà " Đi phải thưa về
phải trình" vậy. Và cũng để hai thầy tưởng tượng
như có dự buổi họp mặt nầy.
Trước
khi nhập tiệc là show chụp hình các thầy trò lưu niệm. Mạnh
ai nấy bấm tá lả. Và TL đã có lời giới thiệu khách
hiện diện, chào mừng thầy cô và tất cả bạn bè. Một
ngày đặc biệt ...vô cùng hạnh ngộ !
Tới bửa tiệc
tôi hết sức ngại ngùng. Hai người tiên phong nghĩ ra tiệc chay
là TL và Cóc Con. Tôi rất hiểu và không dám nghĩ làm
tiệc đãi chay. Người ăn mặn không cảm giác ngon. Bởi vì
ăn chay cũng không thể tức khắc thành Phật Có lẽ TL nghĩ
nhân lễ Phật Đãn muốn tránh nghiệp sát sanh và cúng
dường Phật thân khẩu ý, nên đề nghị tôi phụ trách
việc ẩm thực. Tôi rất sẳn sàng để tất cả cùng vui
nhưng ngại các thầy và bạn bè không quen dùng mất hứng.
Tôi cố chọn thức ăn để
người ăn mặn không cảm giác khó ăn
1/ Đồ nguội
( Chả lụa , giò thủ, ham)
2/ Súp ( Nấm hầm bà lằn)
3/ Gỏi + Bánh phòng tôm chay
4/ Bánh ướt thịt nướng
chay
Ảnh: 2 thầy thân
ái. TL nhỏng nhẻo với thầy CDM
Có 2 bàn khách: 1 bàn dành
cho các bạn thuộc trường NTT , một bàn dành cho nhóm blog TH.
Thực khách
ăn lịch sự, khiêm tốn... chỉ cốt cho chủ nhà và người
phuc vụ vui. Có lẽ chỉ như nếm thử mỗi thứ một ít cho biết
qua vậy. Tôi cảm nhận điều nầy rất đúng.
Thật sự
mọi người đều có cảm nhận niềm vui dâng tràn. Không
còn thấy muốn ăn gì nữa. Vui quá nên cảm giác no đầy.
|
Sau
buổi tiệc các bạn trường NTT từ biệt... |
Thầy Cao Thoại Châu trao cho TL những tập thơ mới nhất của thầy
MỜI EM UỐNG RƯỢU chuyển tặng các bạn nhóm THA HƯƠNG. Thầy
TBT và tôi cũng được hân hạnh đón nhận quà tặng
của thầy.
Nội dung thi phẩm là thân phận, cảm nghĩ đời thường. Những
ý tưởng rất lạ và rất chân phương. Tôi rất thú
vị tìm thấy mình qua cảm xúc của thầy....Đó có thể
là con đường khiến người đọc dể đến gần với
tác phẩm....
Và
TL cũng đã trao quà cho Thầy CDM, CTC tôi và Mã Quốc Thái Con
trai của thầy Mã Sanh Long Trưởng Ty tiểu học RG. ( Vắng mặt vì
vợ đang giải phẩu). Ngoài phần quà riêng của TL..còn phần
quà của các anh chị em blog TH( Bạn Láng Giềng, Trần Phiêu,
Cát Dương, Cóc Con, Hồ Lý Ngọc, Cát Vân và Tố Lan)
Thầy
CDM nhìn bao bì thấy một tên lạ vừa quen, thầy hỏi
_ Cóc Con là ai vậy? TL lên tiếng
_ Học trò chị KQ đó thầy
Thầy
nhận xét qua thơ Cóc, là người rất am hiểu đạo như
chân tu
Nhân khi thầy hỏi, tôi có dịp nói thêm về Cóc luôn một
lèo
_ Nó trẻ nhưng thâm sâu đạo pháp hơn em nhiều đó thầy.
Tôi
thường gọi đùa Cóc là thầy chùa nhỏ. Có lẽ
kiếp trước Cóc là nhà sư được tái sinh. Kinh sách
em ngốn dể dàng lắm. Tôi thì không thích đọc nhiều thêm
rối. Chỉ tích cực quan tâm phần hành hơn
Đúng
thế, tôi không thổi phồng về trình độ hiểu biết Phật
pháp của Cóc. Em ấy chí thú tìm cho mình một hướng
đi ngay từ nhỏ.
Với tuổi trẻ có nhiều khát vọng,
say sưa thú vui của thế gian, thì Cóc có lý tưởng sống
đạo...biết cách tu học để giải thoát, đoạn trừ phiền
não tìm an lạc. Em biết nắm vững cốt lỏi của đạo...
Có lẽ nhờ chuyên tâm nên em có từ trường hết sức
trong sáng khiến em dể tiếp cận và được mọi người
có thiện cảm .
Cóc thấy tôi nói nhiều đến vậy chắc Cóc rút đầu
le lưởi, chạy trốn...
Các bạn có nghi ngờ
hàng quảng cáo nhiều là hàng dỏm không?
Đây là
hàng chính hiệu đó các bạn ơi...
Các bạn Blog TH quí mến, Thầy trò chúng
tôi ở quê nhà vô cùng
xúc động và cảm ơn các bạn đã dành cho chúng tôi
ân tình sâu đậm khó quên nầy
Tôi
đã nghe biển lòng tràn hạnh phúc
Niềm
vui nầy đang tỏa sáng hôm nay
Blog
TH tình nghĩa thật sâu dầy
Đời
đáng yêu, những ân tình lấp lánh
Buổi họp mặt
ngàn năm một thuở mới có được hôm nay đối với
tôi thật ý nghĩa và quí báu. Biết thế giới nầy có
tồn tại để thầy trò còn có dịp trùng phùng chăng?
Một cuộc hội ngộ kỳ thú nhất hôm nay. Người bên đông,
bên tây cùng quay về giao điểm Rạch Giá để có thể
gặp được các thầy. Cũng nhờ thế tôi mới được
cơ hội gặp tất cả
Rất cảm ơn các thầy và các
bạn
Buổi hạnh ngộ, đã thỏa tình chờ đợi
Tuy khác nguồn cùng dòng chảy tương thông
Từ bốn phương, chung tiếng nóí một lòng
Cứ hy vọng sẽ có thêm ngày mới
Bao tiếng gọi cũng đều
do tâm khởi
Và bắt nguồn bởi hai chữ thiện duyên
Dù cách xa nhau ở khắp mọi miền
Đồng
nhất thể đi về chung một hướng
Chuyến
đi RG 12/5/14 vừa rồi của chúng tôi đã nói lên sự kết
hợp từ hoạt động văn hóa luôn đến cả tình nghĩa
giữa hai nhóm trường PTG và NTT ở hải ngoại đã và đang
kết nối thật chăc chẽ với nhau.
Thầy và trò trường
PTG luôn có mặt trên diển dàn TH của thầy trò trường trung
hoc NTT .
Cả hai thắt chặc tay nhau hướng về phía trước. Trong tinh thần
dân tộc chúng ta sẽ cố gắng bảo tồn và phát huy tinh hoa văn
hóa Việt hiện tại để làm nền cho thế hệ kế tiếp.
Cần
Thơ 17/5/2014
KÝ ỨC MÙA THU
=======================================================================
Nhớ về: GS Anh Văn Trần Thị Nhơn
GS Pháp Văn Nguyễn Văn Ngọc
GS
Việt Văn Lê Đức Cửu
KIMQUANG
Tôi là học sinh Lớp Nhất, lớp cuối cấp trường Tiểu
học Cái Răng, một quận nhỏ xíu nằm sát tỉnh Cần Thơ.
Trong lớp, tôi học thua 3 bạn nữ đứng đầu lớp là Ngoc Tuyết
và Phương Tâm, Hoàng Oanh… nhất là về môn toán. Tôi
không dám tự tin mình sẽ đậu vào trường Tỉnh. Vì
môn toán là môn quyết định cho kỳ thi mà mình dở ẹc...nên
cứ bị ám ảnh sẽ rớt... Rớt thì làm gì tiếp, chẳng
vẽ ra một cận cảnh tương lai nào cho kế hoạch đời mình.
Không ấp ủ một ước mơ nào mà giống như lục bình
trôi sông, nước chảy tới đâu, lục bình trôi tới đó…
Cái
tuổi nhỏ dại ăn chưa no lo chưa tới, ngớ ngẩn trước cuộc
đời. Tôi lớn lên với Ngoại và Má không ai
dìu dắt tôi những suy nghĩ thích hợp cho mai sau. Có lẽ người
già chỉ nghĩ đơn giản : gái lớn lên gả chồng thế là
xong. Cho nên tôi thấy hai bà gìa thản nhiên không một chút
lo lắng gì. Chẳng lẽ, cuộc đời tôi dừng lại ở đây,
vác lều chỏng về nhà nấu cơm.
Nhưng bây giờ tôi tin con người có cái số.
Mọi thứ do Thượng Đế an bài không ai muốn mà được.
Năm đó chỉ một lần thi, tôi đã đậu vào Đệ
Thất trường Phan Thanh Giản, tuy khó tin nhưng có thật. Bản thân
tôi còn nghi ngờ, không biết giám khảo chấm bài có nhầm
lẫn chăng? Trong khi các bạn cùng lớp xuất sắc không đậu.
Phe nam thì đậu nhiều, các anh rất giỏi, nữ chỉ có Hồng
Ánh, Nhung Nguyễn và tôi được trời chiếu cố có mặt
trong bảng phong thần.
Đúng là “Một sợi tóc rụng cũng do Thánh ý”.
Cứ thế tôi an tâm bước đi không sợ hãi . Cuộc đời
là một dòng sông, con nước cứ đưa ta đi không ai biết
số phận mình.
Một
học sinh trường làng mặt mày ngơ ngáo như lọ lem khép nép
bước vào trường lớn nhìn giống Lý Toét ra Tỉnh thật
tội nghiệp. Nếu Ba tôi còn sống chắc vui mừng lắm… Ngày
xưa chị tôi đẹp và thông minh mà nhà không cho học tiếp
vì định kiến lạc hậu. Tôi thoát ra khỏi suy nghĩ lỗi thời
của ngoại tôi thời đó…Tôi được giải phóng, hưởng
được sự ưu đải đặc biệt. Tôi là đứa không
phải giỏi dang nhưng số phận giúp tôi đã xé toạc bức
màn sắt bước ra ngoài không gian rộng lớn, nhìn thấy bốn
phương tám hướng không còn chướng ngại cản lối. Thật
là sướng con mắt. Tôi hả hê khoái chí như chim sổ lồng.
Như vậy, nối bước theo các cậu, tôi là người
được học trường mà ngày xưa gọi là trường COLLÈGE
đấy.
Nhìn cái trường đồ sộ mắc ngộp, cái bảng trường
Trung học PHAN THANH GIẢN tổ chảng trước cổng trường…
Tôi xúng xính đi vào, trong chiếc áo dài may vụng về
do tay thợ may vườn trông rất buồn cười làm sao. Nhưng trong lòng
tôi rất vui sướng như bay lên tận mây xanh. Phơi phới như đỗ
được ông Nghè ông Cống. Tôi vào lớp tìm bạn cũ
và hớn hở hòa đồng cùng các bạn mới. Tôi và các
bạn lôi thôi lếch thếch, ngây ngô hết biết. Con nít chưa
biết giữ dáng vẽ là gì.
Trời ơi cái trường “bự kềnh” so với cái
trường làng nhỏ xíu ở quê tôi.
Trường có
nhiều dãy ngang dọc nối liền nhau, có sân cỏ xanh mênh mông
, chúng tôi
chạy nhảy
tung tăng ở đó vào giờ tập thể dục. Ở hành lang ngang doc,
tôi còn có thể thấy những tà áo của các cô lung linh
khoe sắc thật đẹp mắt.
Ôi trường còn có lầu nữa, đã thiệt! Tôi học
lớp cuối dãy mặt tiền bên phải dưới lầu. Lớp gần phòng
giám thị, mỗi khi qua lại rón rén, sợ mấy ông già bắt
gặp lỡ khi vào lớp hơi trể chỉ một chút...
Cái lạ với người học
trò vườn, là ở trường Trung học mỗi thầy dạy
một môn theo chuyên khoa của mình. Hồi đó tôi còn học
một lúc hai sinh ngữ. Với môn Pháp văn đã được học từ tiểu học
nên tôi không thấy ngán. Tôi được người nhà chăm
chút thường xuyên trong mỗi kỳ Hè.
Nên nhờ chút vốn liếng cũng thấy an
lòng.
Pháp văn học với GS Nguyễn Văn Ngọc, người miền Nam. Thầy
nhỏ người và còn rất trẻ, mặt non choẹt búng
ra sữa. Tóc xoăn dáng đi nhanh nhẹn và đặc biệt khi quẹo
trái, quẹo phải, thầy đánh một vòng lớn bẻ cua thật gắt
đứa nào đứa nầy khoái chí nhìn theo để cười.
Thầy vào lớp dạy rất vui, cả lớp đều thích, không khí
rất thoải mái. Nhờ căn bản khi học tiểu học nên vào Đệ
Thất học Pháp văn thấy khỏe re. Thầy dạy dễ hiểu nên rất
ham học. Ai cũng cảm thấy thích thú học với thầy môn nầy.
Đó là môn học thuận lợi khi vào trung học khiến tôi
vô cùng hân hoan nhất, lúc còn bỡ ngỡ
đến với ngôi trường thân yêu nầy
Mấy
chục năm qúa xa tôi vẫn nhớ thầy, nhưng không còn dịp nghe
thấy. Nếu thầy còn ở VN tôi sẽ tìm thăm thầy. Tôi rất
biết ơn những người thầy đã khai trí cho mình cái thời
ngu ngơ khờ dại. Tôi sống với nghề nên tôi biết dạy bọn
nhóc rất mệt. Từ ngày lên mạng trường đến giờ tôi
chưa nghe ai nhắc đến thầy. Nếu thầy
ở nước ngoài sao thầy không đến với đại hội để
họp mặt đồng nghiệp và nhìn lại
đám học trò già khú ngày nay mà cũng là dịp để
hoc trò nhìn lại thầy cũ của mình cho thỏa lòng.
Chỉ có môn Anh Văn, trời đất ơi lạ quắc!
“Dốt đặc cán mai” mà bản chất mình vốn khờ khạo.
Thầy đâu biết học trò như tôi đâu có sáng trí,
dân miệt vườn ra, lờ khờ hết chỗ nói. Thầy
dạy tôi ngơ ngác chẳng hiểu mô tê gì cả. Chẳng hiểu
dựa vào nguyên tắc gì gì mà có thể đọc cho đúng
được nữa.
Suốt năm Đệ Thất tôi hoc 2 thầy. Thầy dạy đầu hoc kỳ
2, tôi biết chỉ được chút đỉnh. Phải nói tội nghiệp
cho thầy có học trò tối dạ dạy, như nước đỗ đầu
vịt. Tôi biết lo sợ buồn rầu với môn Anh Văn, sợ cầm cờ
hạng chót uổng công đậu vào trường nầy. Không sợ ai
chê cười chỉ tự mình tôi thất vọng nản chí không
cất đầu lên cũng đau lắm rồi, vì ở nhà có muốn
tôi đi xa học đâu.
.
Người thầy giúp tôi thoát khỏi cái dốt đó là
GS TRẦN THỊ NHƠN
Đến năm Đệ Lục cô vừa là thầy hướng dẫn
lớp vừa dạy môn nầy. Cô rất trầm tỉnh, tận tâm cô
ít khi cười nhưng dễ thân thiện. Có lẽ vì thế mỗi
lần cô cười chúng tôi rất hạnh phúc và mát cả lòng.
Phương pháp dạy của cô đã mở lối cho tôi thấu hiểu
để nắm vững căn bản của môn học. Tôi được học
với cô liên tiếp 2 năm nên tôi rất an tâm không chao đảo
sợ hãi. Tôi không còn cảm giác bơ vơ như cảnh “Bỏ
con giữa chợ” nữa.
Từ đó tôi rất thích học môn nầy với một tâm
trạng thích thú yêu đời. Hai năm liền, cô hướng dẫn
lớp tôi, để lại trong lòng tôi những ấn tượng sâu sắc
khó quên. Và nhờ cô năm Đệ Ngũ tôi tự tin dũng cảm
chọn lựa học lớp ANH VĂN, khi Đệ Nhất Cấp được
cải cách chỉ chọn học một sinh ngữ mà thôi. Cô là người thầy đã nâng bước tôi đi tới
với tất cả niềm tin đầy hy vọng.
Tôi không quên năm đó học Văn với GS Lê Đức Cửu
người miền Bắc, dáng người nho nhỏ.Mái tóc thầy đen
lúc nào cũng mướt khiến chúng tôi nói lén
ruồi đậu phải chống gậy. Thầy trẻ măng. Thầy
dạy văn bọn tôi nghe say sưa. Với giọng Bắc, thầy giảng nghe ngọt
ngào êm dịu như ru vào mộng. Hồi học tiểu học mỗi lớp
chỉ một thầy. Nghe mãi một thầy không thấy cãm giác gì
đặc biệt.
Và có lần nào nghe qua giọng Bắc Kỳ đâu. Đến khi
nghe như bị trúng phép thuật mê man bất tỉnh. Nghe thầy diển
cảm bài thơ trầm bổng bọn tôi há hốc say mê không còn biết trời đất gì.
Nói đến
thầy LĐC như gợi nhớ về mùa Thu. Đó là người thầy
của mùa Thu. Thầy vẽ vời vào trong đầu chúng tôi hình
ảnh của mùa Thu miền Bắc Mà hầu hết học sinh miền Nam không
ai từng thấy mùa Thu bao giờ.
Chúng tôi ai cũng biết hai mùa mưa,
nắng. Chưa ai gợi lên cho tôi một chút khái niệm về mùa
thu. Đối với tôi thật xa lạ như chuyện cổ tích. Mùa nầy
lá trên cành chín vàng, đỏ rực…lá rơi
đầy trên đường như trải thảm vô cùng đẹp.
Ở
đây có ai thấy lá rơi đầy đâu. Thỉnh thoảng vài
chiếc lá khô héo rơi bay xuống đường là chuyện bình
thường. Trên cành lá vẫn xanh lè, xanh lét bám
chặt không muốn lìa. Mùa thu không đến với chúng tôi.
Chỉ người miền Bắc thấy được mùa Thu đẹp đẽ
nầy mà thôi..
Chính thầy đem mùa Thu đến gần chúng tôi. Làm cho chúng
tôi cảm nhận hương sắc mùa Thu như thế nào.
Tôi nhớ mãi hai bài văn tiêu biểu nhất mà
ngày xưa thầy bắt chúng tôi phải thuộc lòng. Đó là
CẢM THU và TÔI ĐI HOC. Có lẽ nhờ thế bao năm qua đứa nào
cũng còn nhớ dù ngày tháng đã xa mất rồi. Có dịp
chúng tôi vẫn đọc cho nhau nghe như hồi nào, để tỏ mình
tuy già trải bao thăng trầm trong cuộc đời vẫn còn trí óc
minh mẫn nhớ những bài giảng hay của thầy, về kỷ niệm học
trò đẹp như mùa Thu
Làm sao tôi quên được, thầy khắc họa
CẢM THU của nhà thơ ĐINH HÙNG, chúng ta trở về thời khắc
xưa cũ để theo bước nhà thơ nói lên tâm
trạng gì với mùa Thu:
“Thu năm nay, tôi
lại đi trên con đường vắng này nghe từng chiếc lá rơi
trên bờ cỏ. Nước
trong như một cặp mắt tuyệt vời. Những cây liễu xanh đứng
buồn như những nàng Cung nữ thời xưa, và trong vườn nhà
ai thấp thoáng, hoa phù dung nở trắng như một linh hồn còn trẻ.”
Nên
thơ làm sao! Bao nhiêu đó cũng đủ gợi hình, gợi sắc,
gợi cảm và âm vang lên trong lòng ta. Một bức tranh tuyệt
đẹp chưa đủ đâu, thầy còn chau , bàchuốt, tô vẽ
thêm cho nỗi bậc lên càng sắc nét trong lời giảng…
Nắng ở đây vẫn là nắng vàng
ngày xưa và linh hồn tôi vẫn là linh hồn tôi năm trước.
Tôi vẫn ngờ như không sự thay đổi, vì lại thấy mình
đi trên con đường này.
Thu năm nay, giữa lúc cây vàng rơi lá. Ðường này hiu
hắt, tôi đem lòng về để gặp mùa Thu thương nhớ cũ,
và nay cũng thấy Thu về để nước hồ xanh. Chân ai đi xa vắng
đằng kia, hay đó chỉ là gió thoảng mong manh? Và gió nào
vương vấn hồn tôi, hay cũng chỉ là dư thanh của một ngày
xưa cũ.”
Tôi chỉ nhớ chừng ấy thôi, những đoạn mà tôi thích
nhất.
Thầy giảng bài nầy đã 57 năm qua , hơn nửa thế kỷ
thế mà tôi vẫn còn nhớ. Một bài văn êm ả như dòng
suối chảy y như bài thơ mượt mà chứa ngập mùi lãng
mạn …Tôi rất thích cho đến độ tuổi về chiều sắp
tắt. Ngày nay chưa thấy ai diển tả hình ảnh và tâm trạng
trước mùa Thu hay đến thế. Tất cả đã đi vào hồn
tôi và đã khắc sâu với thời gian.
Thầy tập cho chúng tôi biết cảm xúc, biết rung động trước
khung cảnh đáng yêu của mùa Thu, hay do chính chúng tôi bắt
đầu đến tuổi chớm nở, khiến tâm hồn biết thổn thức
trước một khung cảnh đẹp đầy thơ mộng nầy?.
Tôi cũng không quên bài TÔI ĐI HỌC của nhà văn THANH
TỊNH, chắc không bạn nào quên được cả. Cùng nhớ về
một thuở để xem mấy chục năm qua còn chút rung động nào
còn sót lại không? Tôi nghĩ đó là những bài
văn kinh điển khi ta bắt đầu vào lớp đầu tiên bậc trung
học.
Đọc đoạn nầy tôi nhớ thời còn bé Ba tôi cũng
nắm tay tôi dẫn đến trường. Tôi cũng giống Thanh Tịnh …Tôi
rất chì, không nhúc nhát, nhảy nhóc đi theo với niềm
háo hức được đi học, không sợ hãi như những trẻ khác khóc
lóc trên đường. Ba hỏi “ Con dám vào lớp một
mình không” Tôi nói” Dạ dám”. Ba tôi đưa giấy
giới thiệu bảo vào lớp trinh giấy cho thầy., vì ba đã gởi
gấm thầy từ hôm trước. Tôi làm phách đi một mạch.
Tôi biết Ba dò xét quan sát nhìn tôi. Hồi nhỏ tôi rất
muốn được khen nên việc gì Ba Má bảo, tôi cũng hăng
hái làm …
“
Hằng năm cứ vào cuối Thu,
lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những
đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm
hoang mang của buổi tựu trường.
Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong
sáng ấy nẩy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm
cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì
hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết.
Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón
mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng
rộn rã.
Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương
thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên
con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã
quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ.
Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi
đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học”.
Khung cảnh cuối thu thật đẹp tác
giả biết quan sát chi tiết ngoại cảnh hòa lẫn tâm trạng mình
như người lớn..
Thầy đã tập cho chúng tôi biết thưởng thức một áng
văn hay một bài thơ đẹp, chứa đựng một nội dung vô cùng
đầy cảm xúc. Đã dẫn chúng tôi đến nơi để
khai mở những tâm hồn còn khép kín chưa biết rung động
trước ngoại cảnh.
Mùa Thu có biết bao điều hàm xúc mà tùy mỗi chúng
ta nghĩ để tìm kiếm và đón nhận ở đó.
Và dường như, từ đó tâm hồn tôi được mở ngỏ
và đã biết lắng nghe mùa Thu mặc dù mùa Thu ở nơi đâu
chưa đến bao giờ.
Mùa Thu của yêu thương , mùa Thu của mất mát, mùa Thu
của nhớ nhung…. Mùa Thu như chứa được tất cả mọi tâm
tình…
Thầy đã đưa chúng tôi đến với mùa Thu để
nghe lòng mình thổn thức. Cái giá trị là đã gợi
chúng tôi biết rung cảm trước thiên nhiên, biết thổn thức
với ngoại cảnh . Biết nhìn ra, biết cảm nhận cái hồn cuả
cảnh vật và cho tiếng lòng ta có chỗ để bừng dậy cảm
xúc .
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức ?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ ?
Em không nghe rừng Thu,
Lá thu kêu
xào xạc,
Con nai vàng
ngơ ngác
Đạp
trên lá vàng khô ?
Bài thơ của Lưu Trong Lư
khiến tôi khao khát nghe lá Thu rơi, nhìn con nai vàng ngơ ngác.
Tôi sinh trong cái nôi mùa Thu, nhưng tôi chưa nhận ra hình ảnh
nầy. Cái nôi của tôi không lót lá vàng, không
nghe gió heo may hiu hắt, không thấy mây trời bàng bạc. Tôi vô
cùng cảm thấy cô độc với cái nôi của mình
Khi ta đến lúc trăng tròn óng ả
Nôi ta nằm không lót lá vàng bay
Mây mùa Thu không bàng bạc nơi nầy
Không có gió heo may thì thầm
gọi…
Không ai đón chỉ mình ta
một cỏi
Giọt sương buồn rớt nhẹ xuống
hồn côi
Thu
vắng bóng chung quanh chợt bồi hồi
Ta đơn điệu giữa khung trời nhạt
nắng…( Mơ Thu. KQ ))
Mùa Thu của tôi là khát khao mong đợi, tôi vẽ
vời chỉ trong tưởng tượng, chỉ là ý niệm đóng khung
từ thầy và sách vỡ. Mùa Thu với tôi như người tình
không chân dung. Mùa Thu mãi mãi lung linh mơ hồ. Có lẽ cái
gì xa, không nắm giữ được bao giờ cũng đẹp mãi không
rời.
Và bao nhiêu năm qua nhờ thầy tôi đã có chỗ để
gởi gấm và là nơi để tìm kiếm những kỷ niệm đẹp
thời học trò nhớ lại thầy cô và bè bạn.
Đó là Mùa Thu Nhớ Nhung
gợi lại tất cả bao hình ảnh yêu thương trong đời, không
thể quên dù thời gian đã xa thật xa hơn nửa thế kỷ.
Chúng tôi từ
những cô bé vô tư trở thành những bà nội ngoại, ngồi
nhắc lại với con cháu những chuyện thú vị của ngày xửa
ngày xưa ấy.
Dường
như Chợ nổi Cái răng cũng có chút gì bàng bạc của
mùa Thu
.
Tôi viết để nhớ về thời học trò với
những năm tháng ngọc ngà của tuổi thần tiên. Đó chính
là mùa thật đẹp và quí giá vô cùng với hình
ảnh của thầy cô, những công lao vun trồng cho cây xanh trổ đầy
hoa trái muôn màu, làm đẹp cho cuộc đời. Những ký ức
đi cùng năm tháng khó quên, chỉ thật sự xa rời khi tôi
đã nằm xuống vĩnh viễn.
Cái Răng 09/ 07/2013
.
KIM QUANG
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Một thời đã qua
Nhớ về một người thầy
đã khuất…
Viết cho Nhuận Nguyệt
- về quê hương 2013
KQ
Có lẽ … mà cũng đúng, tôi là người
có nhiều bất mãn với đời và nhiều nhất đối với
chính mình. Đó chính là tâm trạng của người thiếu
sáng suốt không biết nắm bắt ứng xử đúng lúc với
từng tình huống.
Nhưng bất mãn với đời, tôi cho là dễ chịu hơn vì
có thể né tránh. Nhưng với mình thì không chối bỏ, không
trốn chạy mà cứ bị dằn dặt khổ sở bất cứ lúc nào.
Tôi luôn bị nghiền nát vì những chuyện mình đã lỡ
lầm…và tôi thì có nhiều chuyện lầm lỡ không
nói hết, cho nên cả đời tôi cứ phiền muộn ăn năn, hối
hận. Tôi chưa một lần hạnh phúc vì mình.
Người ta tự hào những thành công, tạo ra những thành
tích đáng được nhắc nhở. Còn tôi luôn khoe những điều
đáng tiếc….
Sau 75 , nhà nào cũng có nỗi khổ như đang chết đuối
trên sông, hay đang rơi lăn lốc xuống vực thẵm… Mỗi nhà
có hoàn cảnh và nỗi khổ riêng phải đối mặt để
thắm thía với cuộc đời..
Bản thân tôi nhẹ nhất không có chồng con đi học tập
cải tạo, không mất nhà cửa nhưng cũng điêu đứng theo
thời cuộc. Lương hướng bỗng nhỏ lại thật khiêm tốn không
đủ chi xài. Giải quyết vấn đề trước mắt trong nhà có
cái gì bán cái nấy. Bán thứ gì nho nhỏ có giá trị.
Đó là nữ trang. Ăn cho hết cạn khô thì lại đem quần
áo, sách vở ra bán. Tôi nói đùa đó là cái thời
tôi ăn từ đồ cứng đến đồ mềm. Lúc
đó có người chịu mua là may mắn , phước đức quá
rồi. Nếu không chắc phải treo cổ phức cho xong. Nhờ vậy
mới có tiền sống qua ngày nguy khốn.
Nhà nào trước kia mà
không có nghề nghiệp nhưng chẳng còn nuôi nổi gia đình
, phút chốc bỗng ai cũng biết mua bán kiểu đó thật thảm
thiết. Không phải một cách ăn nên làm ra, mà làm
cho lụn bại tàn mạng ra như thế. Trời ơi, trong
lúc nhà nhà điêu đứng vậy mà có nhà còn vui lo
đám cưới. Vui nỗi gì . Yêu thương nỗi gì nữa mà
cũng lo cưới. Báo hại nghèo như tôi lọ mọ chôm đồ
nhà ra bán để đi đám cưới. Vàng hết rồi. Tôi
thấy cái bình thủy, mới tinh coi cũng được, chưa xài bèn
đem bán. Nhà nào chẳng thế. Chủ nhà mà ngắm nghía thứ
gì là vài hôm biến mất.
Làm công nhân
viên thì được mua gạo và nhu yếu phẩm. Hàng tháng được
cấp gạo, một chút bột ngọt, 1 chút
đường …Gạo thì thập cẩm
lẫn lộn trấu, bông cỏ.. .Sao nhà máy xay lúa gạo đều trời bỗng dưng như
thế. Mỗi ngày muốn ăn, phải ngồi lựa cúp xương sống.
Một người đồng nghiệp nói với tôi: Gạo nầy lảnh về chỉ để
ở nhà cho heo ăn. Nghe thật phũ phàng, chợt nhận ra giá trị của
mình ngang hàng với heo của nhà người ta…Biết họ nói
vô tình , nhưng nghe sao xót cho thân phận của một kiếp người.
Đối với những người sống nhờ đồng lương
thì thật bế tắc. Những gia đình có chồng con học tập cải
tạo còn thảm khổ hơn, lo sợ nhiều.
Gần
nhà tôi, má của anh Lâm Thành Mỹ -
một tiến sĩ ở PHÁP - có 2 con trai đi hoc tập kiểu
đó, bà mẹ ở nhà lo rầu không biết con mình có còn
hồn xác trở về không. Thêm nỗi nhà cao cửa rộng có tiền dư dả, sợ
không biết mình có phải là đối tượng tư sản hay không.
Bà ăn không ngon ngủ không yên. Thoáng một cái bà ốm
nhom tong teo da nhăn nheo như cái bị rỗng phát sợ..
Biên lai thu tiền và thẻ xã viên ký ngày 06/01/1978
Nhà nghèo
học trò bỏ học, một anh thầy giáo Nguyễn Hoàng Triều ở
Tân Quới khuyên hoc trò mình nên ráng học cho hết cấp để
tương lai có cuộc sống tốt hơn. Em hoc sinh đã nói: Em có
học cho nhiều thì cũng như thầy thôi. Nhà nghèo tiền đâu
mà ăn với học.Thà bây giờ ra kiếm sống cho gia đình đỡ
khổ… Thầy giáo không còn lời để khuyên…
Đúng vậy, học như thầy còn không có chỗ
đứng, vậy mà còn chỗ nào cho em??? Thầy nghe thầy cứng hàm
khỏi nói. Thời nầy không còn chỗ dành cho chúng ta. Một
lời khuyên chân thành nhưng hình như có vẻ gượng gạo…
Có khi về đi
buôn lậu gạo, thịt heo cũng tạm cho gia đình qua cơn
ngặt nghèo còn hơn đi học. Mỗi gia đình tủa người đi
kiếm ăn như ong dậy tổ. Mà cũng không đủ ăn.
Tôi nhớ cái thời thật xót xa …mà nhà giáo phải
thêm một nghề nữa để nuôi nghề chính. Tôi còn nhớ
anh hiệu trưởng Lâm Minh Nhật trường Tân Phú Thạnh, anh Sáu Trọng hiệu
phó trường Trường Long sáng làm việc công, còn buổi chiều
làm nghề chạy xe lôi tại thành phố Cần Thơ. Nhìn các
anh chấp nhận cuộc sống cay đắng thấy mà thương. Thỉnh thoảng
tôi cũng đi xe của các anh thật vui. Như một trò chơi quái
ác. Vậy mà khi gặp, nhìn mặt nhau thấy ngồ ngộ, chúng tôi
cũng còn cười vô được. Quên một chút đắng cay trong
lòng!
Tôi cũng không quên anh Lê Hữu Nghĩa trước 75 là hiệu
trưởng trường Cái Tắc sau anh Dương Văn Gia, khi đổi về
trường Cái Răng I của huyện. Một buổi dạy, một buổi anh chở
thùng thuốc hút, bánh kẹo trẻ em chewing gum ra Cần Thơ bán ở
các rạp hát. Anh Nghĩa hiền lành tưởng chừng như không thể
thích ứng với cuộc sống kỳ lạ như một cơn ác mộng.
Không ngờ 2 vợ chồng chịu đựng được cố vượt
qua mọi chướng ngại để tồn tại.
Sổ mua gạo ký ngày 04/04/1977
Tôi cũng từng bỏ nghề để mưu sinh, nhà
không còn gì để bán ăn, tôi như chết đuối dựa
bờ. Tôi mạnh dạn rời bỏ trường từ độ đó.
Người
giúp vốn tôi đi buôn đầu tiên trước khi tôi chính thức
nhập cuộc là Tô Hoàng Anh vợ Trầm Quốc Mình. Số tiền
đó là tiền mót chắc, dự trù đi thăm nuôi chồng
cải tạo…Tôi chỉ mượn tạm ngắn hạn đi buôn chuyến
thuốc tây từ SG về tỉnh mà thôi. Từ nghề dạy tôi trở
thành con buôn lậu thuế. Nếu một lần bị bắt, thì kể như
hết vốn. Một người như tôi rất vô duyên trong chuyện mua bán,
vậy mà cái nghiệp đưa đẩy tôi với cái trò chơi
ú tim. Một chuyến đi về tỉnh nhà, tôi phải né tránh thuế
vụ trên đường mua, Xa Cảng , Mỹ Thuận , Cầu Bắc Cần thơ.
Tôi trải qua
cuộc sống hồi hợp mất khoảng 6, 7 năm khi thị trường bắt đầu đổi mới
được tự do, cho mở tiệm thuốc tây. Tôi dè dặt không
dám tin vì tôi nghi ngờ nhà nước địa phương ra chiêu
mới để chiêu dụ cho mọi người ra mặt sẽ “vùa”
hết. Nên tôi không dám mạo hiểm. Sự lo sợ thái quá làm
tôi mất cơ hội tiếp tục phát triển nghề nghiệp vững
vàng hơn…để có thể bước đi thong dong cho đến
tuổi về già khỏi nhọc nhằn.
Vậy
mà tôi cũng đã trải qua mấy chục năm…sống không
đúng nghĩa sống. Môt thời đầu óc tôi phải bần
thần vì nó.
Như vậy đấy, tôi
cũng giống mọi ngươi ai cũng cắm đầu lo sự sống, tôi
cũng không để ý nhớ tới ai, quên hết chung quanh.
Một buổi nọ tôi
đi qua đường Hòa Bình ở Cần thơ, ngang qua vỉa hè chỗ trường
Thọ Nhơn cũ. Dưới tàng cây lớn một bàn nhỏ
thuốc hút được bày bán. Ủa, người ngồi bán… ai giống như thầy
dạy tôi hoc năm chót của tiểu học. Có lầm không ? Ừ đúng
là thầy. Tôi lao vào chào thầy. Thầy vẫn vui vẻ
nói chuyện như xưa, chứ không phải né tôi như ông
thầy trong bài thơ Có Một Chiều Tháng Năm của Đỗ
Trung Quân. Tôi hỏi thăm thầy. Thầy trò tôi gặp nhau
mừng hết biết. Hồi còn trẻ gia đình ở góc
đường Đồng Khởi và Võ Văn Tần.
Phiếu mua vải 1978 và 1979 (còn phiếu vì không
tiền mua vải)
Sau 75 như có phép
mầu biến nhà giàu thành nhà nghèo thật mau. Tôi có
nền tảng nghèo bẩm sinh nên cứ thế càng ngất
ngư thêm. Tôi nghèo không đáng tội nghiệp vì tôi
lười không thích bon chen. Tôi tiếc công khi chết bỏ
lại thế gian chẳng mang theo được thứ gì
. Nên chỉ cần hai bữa ăn đạm bạc không phải đi xin là
tốt rồi. Sau 75, một lúc thật lâu đầu óc tôi
có “khuynh hướng cách mạng”, thay đổi cách nhìn,
cách nghĩ, cách sống, thế là dấn thân vào chốn
lao xao để kiếm miếng ăn.
Thầy tôi nhờ thời cuộc, ngồi bán thuốc
hút suốt ngày ở ven đường. Lúc còn trẻ thầy
thương học
trò hiếu học, có hoàn cảnh nhà nghèo đáng thương
ở trong quê ra tỉnh học. Lúc đó nhà thầy ngang trường
nữ tiểu hoc. Thầy đã tận tình giúp
sức để hoc trò của thầy có nơi ăn chốn ở, an tâm
học hành đến nơi đến chốn.
Thầy thật hiền nhưng lúc dạy thầy rất nghiêm
khắc, đứa nào cũng sợ quéo. Tôi cũng từng bị
đòn và quì gối vì cái tật chọc phá bạn trai cùng
trường. Tuy nhiên chúng tôi rất thương thầy. Khi đến
thăm thầy, thầy rất gần gũi thân mật xử
sự với chúng tôi như con cái trong nhà. Tình thầy trò
rất khắn khít, nên hay lân la không e ngại…
Sau 75 chúng tôi thưa thớt thăm thầy. Trong thành phố
mà như xa cách không tới được. Các bạn nuôi đàn
con nheo nhóc và nuôi chồng hoc tập ở tận miền Bắc
miền Trung đủ làm họ điên đầu. Bổn
phận trước mắt còn không xong thì còn đứa nào
nhớ thầy. Đứa nào cũng lâm vào ngõ cụt, giờ
gặp thầy thật xót xa.
Thầy tâm sự nhà đông con, nuôi ăn cũng đủ
mệt…Cô lại bịnh liên miên, đi bác sĩ không tiền
trả. Nhờ bác sĩ cảm thông cho thiếu nợ, biết khi
nào trả … Thầy ốm yếu còn chạy xe đạp ôm,
đưa con cháu nhà người ta mỗi bữa đi học để
kiếm thêm tiền. Nghe thầy kể lể tôi nghe đau
lòng mà không thể nào làm việc gì được khi
tôi còn đương đầu với cuộc sống nghèo
đói. Tôi không dám bật ra lời than thở nào…
Tôi yên lặng chịu
đựng nỗi đau. Biết làm gì bây giờ thầy
ơi.
Thầy trò cùng nhau thoi thóp…
Trong lúc nghe thầy tâm sự, tôi suy nghĩ quẩn quanh và
quyết tìm ra lối thoát cho thầy, mà không biết
có ổn chăng? Biết có mở ra con đường sáng sủa
cho thầy mình chăng đây? Người bạn tôi định nhờ
cậy mà từ chối là tôi sẽ chết điếng hết
mong gặp lại thầy. Cố gắng hết sức bằng
chính sức mình thì thật quá nhỏ như hạt muối bỏ
xuống biển có nghĩa gì, chẳng thắm vào đâu.
Được rồi, tôi chỉ còn cách kêu réo người
bạn thân nhất từ lúc hoc tiểu hoc, sẽ nhờ Nhuận
Nguyệt đã đi Mỹ cứu thầy khi lâm nguy. Tôi xin địa chỉ thầy
và cố làm cho được việc cứu thầy trong lúc
hữu sự. Cả đời thầy đã vì học sinh
thân yêu và luôn mở vòng tay cứu vớt học trò khốn
khó, chẳng ai cứu thầy. Bác sĩ Lễ cũng học trò thầy nhưng
cũng lâm ly bi đát.
Tôi không hiểu sao thầy tôi và thầy MSL ăn hiền
ở lành mà sao cả đời con cái chịu cảnh gian truân thật
không hiểu nỗi lẽ trời. Hai gia đình đó tu
nhân tích đức thật nhiều mà các con không được
phước báu vinh quang, phải chịu nhiều vất vả theo đuổi
thật đáng thương. Cho nên người đời họ chẳng
muốn tu cho phí đời , cứ sống cho phỉ chí khỏi
ân hận, nên họ hay châm biếm rất buồn cười
Đời tận thế cứ lo cướp giựt
Tu hành chi cho cực tấm thân…
Tôi về nhà, thư cho bạn
kể mọi nỗi khó khăn của thầy, kêu gọi
sự giúp đỡ. Thế là Trầm Thị Nhuận Nguyệt
đã trực tiếp gởi tiền về an ủi, giúp thầy.
Thầy nhẹ nhõm vui mừng như trút gánh nặng. Thầy viết
thư cảm ơn người học trò năm xưa còn nặng nghĩa thầy
trò đã nhiệt tâm cứu thầy qua cơn hoạn nạn. Và
thầy hớn hở tìm tôi để bày tỏ niềm
vui. Thầy coi như tôi là người đưa cái
phau tới gần
thầy. Nghe thầy nói khiến tôi xấu hổ vô cùng….
Thầy như tràn ngập niềm hạnh phúc tình thầy trò,
tôi cảm thầy vui lây cùng thầy.
Nhưng rồi thầy gặp hết đòn nầy
tới đòn khác…Cuối cùng cô ra đi trước rồi
tới thầy, từ biệt cái khổ của cuộc đời
trong lúc cái nghèo hoành hành bám riết.
Chúng tôi thật sự buồn biết bao, tiễn thầy
đi trong đau xót. Giá như lúc đó hoàn cảnh như bây giờ
chúng tôi mỗi đứa một cánh tay tiếp sức thầy
qua cơn giông tố bão bùng..
Mỗi khi nhớ về thầy nghe xốn xang trong lòng
không thấy vui. Tôi tự trách mình chưa xông xáo làm hết
khả năng vì thầy, chưa tận tâm tận lực, còn ngại khó. Lúc
cần báo chút ân nghĩa tình thầy trò thì tôi chưa tích
cực, tôi vội bó tay trước cái khó, thiếu sự vận
động cầu cứu rộng rãi. Bạn bè giống như tôi suốt đời
bị ray rức mỗi khi nghĩ về thầy của mình. Cứ đặt
ra nhiều câu hỏi tại sao và tại sao…???
Và bây giờ, dù tôi không có điều kiện làm
việc có tính rộng mở nhưng tôi vẫn là
người có tật hay than van để bạn bè và thân nhân mở
lòng giúp đỡ những cảnh đời tội nghiệp không có
người biết để mở vòng tay tương trợ, mà tôi một
mình đơn lẻ không đủ khả năng gánh vác
.
Nên
những năm qua các bạn đã nhờ tôi công việc từ thiện
tự nguyện, hoặc đột xuất tôi cầu cứu các bạn hưởng
ứng. Họ đã sẵn sàng dành tấm lòng cho quê hương.
Chị Nhuận Nguyệt là một điển hình. Tôi thấy chị thật sự
hạnh phúc vô cùng trong việc chia xẻ với những kẻ khốn cùng
ở quê nghèo của chị trong dịp mừng năm mới 2013.
Về quê lần nầy chị tích cực việc làm từ thiện tại Cầu Nhiếm
2 đợt nhằm an ủi bà con cô bác nơi chị lớn
lên từ đó. Và cũng thật mầu nhiệm chị đã được
Chúa ban ân điển để gia tăng đức tin. Chúa hổ
trợ chị tiếp bước theo Ngài trải lòng nhân ái đến
với cuộc đời. Chị đúng là con chiên được Chúa
chọn, với sứ mệnh vì mọi người…
Cái Răng11/12/2012
________________________________________________
Mây Tần
Quê Hương
Tuổi Thơ
Kính
gởi thầy cô PHẠM KHẮC TRÍ
KIM QUANG
Mấy chục năm xa trường, lặn lội, chiến
đấu với cuộc sồng… mọi hình ảnh như lắng
sâu đến độ mình nghĩ như mất hút theo thời gian…Nhưng
không, mọi
thứ được cất dấu ở một góc nào rồi có lúc nghe nhớ nhung kỷ niệm
xa xưa quay về thật gần gũi…nhớ thầy nhớ bạn
vô cùng…
Tuổi thơ đi qua xa lắc lơ. Từ cái thuở tóc còn
xanh mướt, vậy mà thoáng chốc tóc cả thầy lẫn trò trắng
bong như tuyết phủ trên núi Phú Sĩ Sơn. Tiếc quá tiếc.
Một kiếp rong chơi chưa phỉ chí. Chắc tâm trạng các
thầy cô cũng vậy, cũng tiếc một thời trẻ trung sực nức yêu
đời, yêu người rộn rịp với tương lai thật rạng rỡ…
Khi tôi vào mạng trường gặp được thầy, bạn…tôi
rất sung sướng hạnh phúc Tôi như được sống
lại tuổi học trò. Và tâm trạng thật ngộ nghỉnh
như không có tuổi tác, tôi nghe mình thật trẻ
thơ nhỏ xíu như lúc còn đi học mỗi khi trò chuyện
với bất cứ thầy nào và cũng khát khao được
nghe thầy khen. Mình rất cảm động và vui rộn ràng
như khi còn đi học được điểm giỏi vậy.
Nhưng tôi không
gặp hết thầy cô. Có lẻ không phải thầy cô nào
cũng xuất hiện và thỉnh thoảng nghe tường thuật cuộc hội
ngộ thầy trò từ bên kia hoặc bên nầy mà mình mất cơ
hội để được gặp. Lòng nghe háo hức để được
nhìn thầy mình bây giờ ra sao? Và để thầy tận mắt thấy
đám học trò của mình ngày nào giờ cũng có đầy
cháu nội ngoại, có người có cả cháu cóc nữa. Nói
ngắn gọn là học trò đã già khú cả rồi. Nhưng các
thầy cô sẽ thấy hạnh phúc khi thấy học trò của
thầy có người được vinh danh làm vẻ
vang cho thầy cho trường.
Mỗi
ngày nhìn mình, mà thấy như ai chứ không phải là mình
ngày xưa nữa,
Mỗi lúc ta xa tít mù… Bây giờ tôi đang đối diện
với mình một người vào tuổi xế chiều thật tội
nghiệp, vừa xấu xí, vừa mắt mờ, tai lãng. Mặt đầy vết
chân chim, dấu thời gian khắc họa trên khuôn mặt.
Tôi
nhớ một hôm có một người lớn tuổi hơi móm, tóc
cũng khá bạc đi tìm quá khứ hỏi tôi về thầy xưa
và những người bạn chung lớp hồi ấy
- Cô có nhớ tôi không?
- Hãy nhắc cho tôi nhớ anh là ai?
-
Ngày xưa tôi học chung lớp với cô, tháng nào tôi cũng
đứng bảng Tableau d”honneur. NHẢ nhớ không?
- À…tên NHẢ thì còn trong trí nhớ của tôi, nhưng
anh thì không. Vì mấy chục năm trước anh là thằng
nhỏ, còn bây giờ anh là một ông già, nhìn sao ra được.
Chúng tôi công nhận ra mình đã già…cho dù cuộc
sống có bộn bề chìm nổi nhưng cũng có lúc
khát khao quay về tìm kiếm nơi đầy ấp kỷ niệm tuổi học trò nơi có thầy, có bạn thân yêu, mà thứ gì càng xa ta nghe nhung
nhớ vô vàn. Khi tôi viết đến đây tôi rất
nhớ, nghe nghèn nghèn rưng rưng nước mắt. Tôi thật
sự xúc động khi nhớ đến nơi mà tôi gọi
quê hương của tuổi thơ.
Thời gian… đốt cháy mọi thứ, ta đã biến thành kẻ
khác và là một hành khách đang chờ một chuyến đi…mà
giây phút cuối đời còn núm níu những yêu thương
vô cùng của thời cắp sách đến trường. Thầy cô
ơi , bạn bè ơi… rất nhớ !!!
Nghe Nguyên Nhung
kể thầy Phạm Khắc Trí sang đến Houston ghé thăm gia
đình Nguyên Nhung và thầy rất cưng cháu Nội của NN. Nghe thầy
đem lại chút mật ngọt cho gia đình NN như người người
cha , người ông thấy ấm lòng và thắm thiết làm
sao! Ở xứ xa mà gặp được người đồng hương đã
thấy ấm áp, huống gì gặp được thầy dạy mình hoặc
thầy cùng trường là thấy hạnh phúc vô cùng. Nghe NN nói
thế trong lòng tôi bỗng có chút ganh tị khát khao …giá thầy
về VN để được gặp thầy…
Nhưng thật ly kỳ, không ai ngờ được, có lẻ tâm
nguyện tôi rất chính đáng nên cho tôi được
thỏa lòng. Đúng thế.. bổng nhiên chỉ mấy hôm sau tôi
nhận được mail thầy cho biết thầy đang ở VN và thầy cho hay
đến gặp thầy tại Cần Thơ.
Tôi rất mừng vì tôi không
phải học trò ruột, nghĩa là tôi chưa hoc với thầy ngày nào.
Khi tôi ra khỏi trường, thầy mới về Cần thơ. Tôi chỉ gặp thầy trên mạng trường
trong nhóm có nhiều thầy và các bạn, đệ tử của các
thầy. Vậy mà thầy cũng nhớ tới tôi dành cho tôi nhưng giây
phút quí báu được gặp thầy đồng hạng như học
trò ruột. Tôi thỏa lòng tham lam, đã lạm nhận như tôi
là hoc trò của thầy vậy. Tôi háo hức …nhưng cũng
hơi ngại. Trong mail thầy báo tin toàn là masculine chỉ mình
tôi feminin. Chắc thầy quên tưởng tôi là thằng nào chăng?
Tôi chỉ sợ mấy ông vui nhậu quắc cần câu, tôi bị kẹt
ngồi chết cứng, chắc phải chuồn…Nhưng sư huynh Vương Thủy
Tùng nói không phải chỉ phe cánh Cần Thơ mà còn Trường
Sa Đéc, nơi thầy dạy đầu tiên nữa.
Mà có gì đâu mà ngại. Già rồi còn biết ngán
ai. Chỉ thua là không biết nhắm nháp thôi. Nhưng mục đích
mình chỉ muốn gặp thầy để biết thầy. Trên mạng tôi
chỉ biết thầy qua thơ Đường mà thôi. Mà tôi thì không
nghiên cứu, am hiểu nhiều về thơ cổ nên tôi chỉ làm
thơ tự do để tránh lỗi lầm. Thỉnh thoảng thấy thầy dịch
thơ Đường tôi cũng hứng ẩu tham gia. Tôi không dịch mà
dựa theo thơ của thầy làm từ 4 câu đến 8 câu là
đã đuối hơi rồi. Tôi mà biết gì là thơ Đường,
thơ của tôi thuộc đường chảy hay đường lộ. Nhưng
thương thầy và thầy CDM làm sao, khi thấy tôi mặc cảm hay
dở. Thầy an ủi, khuyến khich làm, cốt để vui mà thôi…Tôi
thấy thầy qua hình ảnh khi còn thật trẻ. Nói chung thầy
nào còn trẻ cũng đẹp trai hết biết hihihi…
Cái nhận biết của tôi về thầy khi chưa gặp: Thầy là
người nghiêm túc, từ tốn, không thể hiện tính cách của
một vị thầy, không khoa trương cái tôi, rất hiền nhu, trầm
mặc…tôi quí trọng thầy từ điểm đó. Mà thật sự tôi thích thú làm sao
vì tôi nhận xét đúng 100% và thầy có nhiều điểu
nổi bật khiến chúng ta yêu quí thầy nhiều hơn.
Chiều thứ sáu 16/11/2012 thầy có mặt tại Cần
Thơ. Nơi đất Tây Đô từ nửa thế kỹ trước
đã đón thầy đến và… hôm nay đón thầy
từ nước ngoài trở về và đặc biệt
dành cuộc gặp gỡ thân tình cho các cựu đồ
đệ của thầy…ở các trường thầy đã
dạy… trước 75
Điểm họp mặt
được tổ chức tại nhà hàng HOA SỨ. Thuộc
khu vực Cái Khế ngày nay. Các lão sinh từ trường
Sa Đéc tới, trường PTG… Cần thơ..Và chúng tôi
5 người từ Cái Răng hăm hở đến với lòng
ngưỡng mộ một bậc thầy nhiều năm trước
đã cống hiến nhiệt huyết và tài năng để
đấp xây tầng lớp trí thức cho thế hệ
tương lai của thành phố nầy.
Ai cũng
có vẽ háo hức mong gặp thầy mình đã bao năm xa cách
Thầy
đến.. từng đoàn đến chào thầy. Tôi nghe có anh lật
lại trang ngày xưa gợi nhớ trong thầy “ “Em là hoc trò
được thầy miển hoc phí đó…” Nghe nói thấy
thương, mắc cười vui vui..làm sao! Tôi nghĩ thầy nhớ
đại khái, làm sao nhớ cho hết nổi 50 năm trôi theo những
dòng sông đều chảy.
Đoàn chúng tôi tới chào thầy. Sư huynh
Vương Thủy Tùng và thầy rất thân ái đã từng
gặp nhau rồi. Tôi mới gặp thầy lần đầu.
Lúc chưa gặp thầy, VTT diển tả
“ Thầy nhỏ nhỏ, đừng thấy hình mà
tưởng thầy to người đấy” Vì vậy hình
ảnh thầy vẽ trong đầu tôi như thế nhưng khi gặp
thầy tôi thấy thầy chẳng nhỏ chút nào, mà trông
thầy uy nghi, bệ vê như ông Bộ Trưởng. VTT mừng
gặp thầy và hỏi đố thầy
- Thầy
ơi thầy thử đoán trong 4 cô, Kim Quang là ai?
Thầy
nhìn 4 đứa thật lâu không nhận ra đứa hoc trò
giả mạo là ai? Sư tỉ Lệ Quỳnh liền giải tỏa cho thầy.
Chỉ vào tôi
- KQ nè thầy. Tôi bật cười vì nãy giờ tôi
giả vờ để thầy đoán
Tôi
và thầy ôm nhau vui mừng như 2 thầy trò nhiều năm
xa cách. Tôi mang cảm giác rất thật như đứa học
trò ruột của thầy_ rất hạnh phúc và cảm động_.Tôi
thấy hình như chỉ có tôi biểu hiện sự xúc
động nầy mà thôi.
Thầy trò cùng vào họp mặt quanh bàn thật dài
tôi đoán khoảng trên dưới 30 người. Hoc trò thì đông
nhưng có lẻ một số bận việc hoặc hoàn cảnh
sức khỏe không cho phép..Nhìn tổng thể các ông bà
cựu hoc sinh đa số ở tuổi từ 60_ 70 trở lên
tóc muối tiêu hoặc trắng phếu. Tất cả lão
sinh họp mặt hôm nay trên nét mặt biểu hiện sự
hân hoan khi được gặp lại thầy cũ của mình…
Thầy đã 80, tóc bạc trắng
nhưng trông thầy khỏe, dáng dấp tròn trịa. Mắt còn
tinh anh.Tai rất thính. Giọng Bắc kỳ nhẹ nhàng trầm ấm.
Ngữ điệu chan chứa tình cảm rất thân thiện
với tất cả không một chút xa cách. Bây giờ tôi
chợt hiểu tại sao VTT mê thầy, ca tụng thầy. Trông thầy
như người cha hiền trước con cái. Rất đáng mừng
thầy còn khỏe. Tôi mong thầy cứ như thế để
chúng ta còn gặp thầy dài dài. Nhất định tôi
không bỏ cuộc đi trước thầy để có được
những giây phút thật quí báu như hôm nay.
Thầy
rất cảm động mọi người như cánh chim ở bốn
phương trời quay về tổ ấm dù ở xa nhưng không
ngại đến để họp mặt cùng thầy, tuy đã bao năm xa cách
nhưng vẫn đậm tình thầy trò.
Thầy
giới thiệu mọi người _ phu nhân của thầy_ Cô rất
đẹp. Cô rất giản dị với chiếc áo sơ mi trắng
nhưng trông cô rất trẻ trung sang trọng và xinh xắn. Các bạn
nào chưa từng gặp cô, chỉ xem hình thấy cô trẻ
đẹp như thế là chưa đúng mức. Với tuổi
đó cô đúng là trẻ mãi không già. Thật sự
cô trẻ nhiều hơn trong hình. Ở vào tuổi nầy mà
chúng ta không thấy vết hằn trên khuôn mặt xinh đẹp
của cô. Tôi nghĩ lúc còn độ tuổi thanh xuân cô
đẹp hết ý. Thế nên “ Anh hùng không qua nổi ải
mỹ nhân” Sư đệ Trần Bang Thạch nói ngày xưa thầy
là người hùng hiên ngang trường chinh đánh gục tất
cả các cây si và đã chinh phục được trái tim người
đẹp Sa Giang. Cô còn là Nội tướng tài ba
quán xuyến hết việc gia đình để thầy thảnh
thơi lo việc lớn. Chỉ trong lời giới thiệu ngắn
gọn nhưng tôi hiểu lòng thầy yêu và quí
cô đến ngần nào. Và điều đáng quan tâm nữa,
cả một đời sống bên cô, có lẻ vì yêu cô
nên thầy cũng có chút biến chuyển theo tính cách của người miền Nam .
Các bạn thấy đấy tôi rất khôn, chiếm chỗ
ngồi cạnh cô nên tôi có giây phút thú vị nghe cô thỏ
thẻ tâm tình.Tôi rất háo nghe chuyện thầy cô như
người ham mộ thích nghe chuyện đời tư của nghệ
sĩ vậy. Đó là chuyện tình dài thật đẹp của
thầy cô
Mà cho đến phút nầy
vẫn còn đầy thơ mộng. Và điều đáng nói
gia đình đầy phước báu, thầy cô đã thành
công trong việc nuôi dạy các con, tất cả được thành
đạt. Một gia đình thật vinh hiển vô cùng. Một
tấm gương đáng cho ta ngưỡng mộ.
Buổi họp mặt bắt đầu….trước tiên
ban tổ chức chào mừng thầy và mọi người…
và kế tiếp giới thiêu đoàn Cái Răng. Sư huynh Vương
Thủy Tùng đọc
3 bài thơ nhắc nhở công ơn người thầy. Thầy
đến Cần Thơ đúng vào ngày truyền thống “Chào mừng ngày Nhà Giáo VN” .
Một anh dại diện trong đoàn Sa Đéc chào thầy
nói lên tấm lòng kính mến của mình về thầy
đã tận tụy với nghề và tình thương của thầy
dành cho học trò
mình nhất và đặc biệt đối với hoc trò
hiếu học nhưng có hoàn cảnh khó khăn ngày xưa. Cái mà
tôi thú vị và tâm đắc nhất là anh khẳng định
ngày xưa anh rất dở toán nhưng từ khi được học
với thầy anh đã tiếp nhận sự giảng dạy của
thầy một cách hiệu quả. Anh thoát ra khỏi cái dốt
của người học trò dở toán. Thật giống tâm
trạng của tôi. Tôi nghe mà tiếc, giá ngày xưa tôi được
học thầy và có khi nhờ phép mầu của thầy tôi
cũng được mở mắt ra. Mà biết đâu thầy
“ bó tay” hết cách bởi không ai cứu tôi
nổi ra khỏi cái dốt vì tôi không có tư
chất thông minh như học trò Sa Đéc.
Anh luật sư Hồ Trung Thành đại diên cho cánh
Cần thơ nhắc nhở tình thầy trò.. anh thao thao bất
tuyệt tôi mê nghe đến quên mất ý định phát
biểu sau cùng… Lở chuyến đò bởi không nói
gì với thầy, cho nên bây giờ tôi phải viết những
điều tôi nghĩ .
Mọi người lần lượt tặng quà cho thầy
vì muốn lưu lại chút kỷ niệm buổi gặp gỡ
hôm nay.Thầy đến tận nơi thăm hỏi từng hoc trò
của thầy thật cảm động. Sau cùng thầy tặng
mọi người quyễn thơ MÂY TẦN thật đẹp, tất
cả là tâm huyết của thầy gởi gấm vào đó
trong thời gian canh cánh bên lòng nỗi sầu ly hương. Chúng
ta sẽ đọc để nhớ về người thầy một
hình tượng đẹp cuả chúng ta.
Phút cuối
ai cũng xúm xít vây quanh thầy, khát khao, ráng nói
với thầy một lời gì muốn nói quá.. Đoàn
chúng tôi như thông cảm được điều nầy nên
thôi chúng tôi nhường cho các anh chị bởi vì
có lẻ các anh chị khó lắm mới gặp được
thầy. Còn VTT và tôi còn có cơ hội tranh thủ gặp
thầy trên mạng trường tiếp.
Tình thầy trò đẹp biết bao. Tôi nghĩ nét đẹp
không diển tả được bằng lời mà mỗi người
chúng ta hãy lắng nghe tâm hồn rung cảm một cách chân
thật . Tôi nghĩ nếu tình thầy trò chỉ có kiếp
nầy thôi, thì hình như chưa đủ vẽ hết đường
nét của bức tranh đẹp, có lẻ cần mượn thêm kiếp tới nữa.
Thầy ơi thời gian gặp nhau quá ít chưa nói hết lòng
nhau…thì đã chia tay rồi. Uổng qúa thầy cô ơi!
Tuyết ủng lam quan mã bất tiền
Vân hoành Tần
lĩnh gia hà tại.
Thầy
Cô là quê hương
tuổi thơ, đây là thời gian đẹp nhất của một
đời người. Em mượn MÂY TẦN của thầy làm
đề tựa cho bài nầy_ dù mây có che khuất, núi Tần Lĩnh vẫn
sừng sửng_
để nhớ Thầy Cô và cũng nói lên tấm lòng của tất cả
môn đệ tha thiết hướng về nguồn
cội. Dù cuộc đời có ngăn cách nhưng lòng luôn
nhớ thầy cô như nhớ về quê hương thân yêu
của mình vậy!
CT 18/11/2012
PPS TẠC
DẠ: https://www.box.com/s/cbo61e6ngphy9p3c22er
Đóa
hồng này, Người Giữ Nhà thân tặng tác giả bài viết
trên đây như 1 lời cảm ơn chân tình
HAI TRÁI TIM
KIM QUANG
Hồi còn đi học, vài ngày tôi lại tới chỗ
tiệm sửa xe đạp Bá Phùng để sửa xe hoặc tìm
Hồng Ánh vì cả 2 học cùng lớp. Lúc đó tôi
gặp sư huynh Vương thủy Tùng ở đấy_ Anh họ hàng với
Hồng Ánh_nhưng tôi không quen mà cũng chẳng cần quen. Còn anh
chàng cũng chẳng thèm dòm tới mặt tôi . Trong số các bạn
gái tới đó, anh ta mê nhìn lén cô bạn Ngọc Cẩm qua kẻ
gác. Nghe thật buồn cười, thế mà anh chàng thích nhắc cho các
bạn biết thành tích nầy lắm , mỗi khi có cuộc
hội họp bạn bè có cả vợ chồng Ngọc Cẩm sau mấy chục
năm gặp lại.
Sau nầy qua các cuộc họp mặt, anh bày tỏ gia đình quá
nghèo ở trọ nhà Bá Phùng đi học về sửa chửa xe đạp.
Có bữa đi học tay anh còn dầu nhớt không kịp rửa. Nhưng
anh học rất giỏi có khiếu thơ, văn , toán từ những ngày
đầu vào trường Trung học Phan thanh Giản. Anh là bạn cùng lớp
với Bs Thái ngọc Ẩn, Nha sĩ Phạm thị Minh, Gs Dương văn Gia, Trần
văn Lầu…
Nhờ chẳng quan
hệ gì nên chẳng có chút ân oán giang hồ nào giữa
tôi và anh. Chúng tôi không thấy nhau và rồi lớn lên ai nấy
đi về một phương trời riêng của mình theo sắp xếp an bài
của số phận.
Anh cũng một thời lên xe xuống ngựa . Một thời vinh quang, một
thời thân bại danh liệt… Một thời giông bảo cuốn hết mọi
thứ êm đẹp của đời mình. Mọi thứ mộng mơ đổ
xuống vụn nát…Cuốn đi luôn tuổi trẻ sau mấy chục năm
đau lòng thật uổng phí…Nghe đâu trước 30/04/75
anh có một bãi phế thải sắt, thép, quân cụ ở Cam Ranh trị
giá hơn 100 triệu đồng thời đó. Rồi bị mất trắng…
Một
thời đã qua… tôi cũng bị mất mác mọi thứ. Từ nhà
giáo tôi trở thành con buôn. Tên buôn chuyến…những ngày
trôi qua lặng lẻ như chiếc lá cuốn theo dòng. Nước cuốn
tới đâu mình trôi tới đó, phí mất một đời còn
lại cho cái vô nghĩa nhưng vẫn cố dặn lòng:
Ta phải sống. Những bảo giông của
cuộc đời dồn dập, tôi đã trải qua tất cả để biết
mùi vị của thời cuộc, của tình người mà không
phải ai cũng giống nhau. Mọi thứ cơ hội không nắm bắt
đưa tôi đến tận cùng của bờ vực. Rồi
tiếp tục tồn tại với cuộc sống què quặc…gập
ghềnh, gian khó.
Tôi lặng thầm sống khép kín,
ngao ngán không thích nhào lộn bên ngoài . Tôi chấp
nhận tìm sự yên ổn cho tâm hồn. Một sự
bình lặng cảm thông trước thiêng liêng. Tôi
quên hết mọi thứ phiền não của cuộc đời…qua
triết lý đạo . Lòng tôi trở nên thanh thản…bình
yên
Một ngày nọ sư huynh VTT và sư tỷ Lệ Quỳnh
báo tin thầy MẠC KỈNH TRUNG về nước…đã
có cuộc họp mặt nhiều lần nhưng các
bạn muốn cùng thầy họp mặt tại nhà tôi . Tôi
sẵn sàng đón tiếp các bạn đồng môn cùng
gặp lại thầy vào tháng 11/2010 và dịp đầu
năm Rằm tháng Giêng năm 2012
Gặp thầy xưa bạn cũ vui vô cùng, thật thú vị
khi nhớ những kỹ xa xưa còn đó. Trong số khách
mời, tôi đặc biệt mời người bạn cùng lớp là HM mù_
chị ấy muốn gặp được thầy_ Đó
là đề tài mà VTT muốn nắm bắt để khai
thác và cần mở rộng kêu gọi sự giúp đở mọi
phía. VTT rất tận tâm trong công việc cứu giúp mọi
người cũng như cứu giúp bạn HM. Và sự giúp đở đó
rất hữu hiệu từ Mỹ, Canada và Australia… khiến bạn HM sau 20 năm
được mọi người quan tâm, thật cảm động.
Từ lúc
đó tôi bắt đầu có mối quan hệ cùng anh,
một đồng môn trên tôi một lớp. Tôi gia nhập
vào nhóm VTT. Lớn nhất là sư tỷ Lê Quỳnh.
Thỉnh thoảng chúng tôi đi uống cà phê hay ăn sáng
và mỗi ngày trở nên thân thiết. VTT báo cáo những
việc đạt được trong hoạt động nhân đạo
giúp bạn đồng môn hoặc những Thương phế binh mẽ
sứt, cụt tay chân…
Anh đã xin tiền hoặc bạn
bè gởi tiền về muốn cất nhà cho ai đó. Tôi biết anh đã
cất vừa sửa chửa trên 8 căn nhà cho các con của
đồng môn đã quá cố hay một anh TPB nào đó. Căn nhà
sau cùng vừa hoàn thành cuối tháng 5/2012 là của 1 TPB cụt chân
đi bươi rác để sống ở Cầu Nàng Mao, huyện Vị Thủy
tỉnh HG.
VTT hành nghề y rất nổi tiếng
( gốc QuânY ). Gần như khắp thị Trấn Cái răng mà người
Hoa đều là thân chủ của anh. Ngoài ra còn thêm nghề tái
tử nhà văn, nhà thơ tuyệt vời. Người rất
đa cảm nên thơ tình sướt mướt, ướt át không
thua ai…
Có một sự ngộ ngận thật buồn cười như sau : Một ngày
nọ chị Quách thị Phụng trao cho chúng tôi cuốn Đặc SanTây
Đô 3 do nhóm Gia đình PTG&ĐTĐ Cần Thơ tại Atlanta thực
hiện năm 2006. Trong đặc san trang 45 có bài viết của bạn Trần
kim Minh với đề tựa : “Bức thư tình 45 năm sau mới công bố
“. Trong bài tác giả nói theo lời kể bạn Đồng hóa Hải
– một bạn thân của Tùng – đọc thuộc lòng nguyên văn
bức thư tình cho tác giả chép. Bức thư thực ngây ngô, khá
hay, lời lẻ học trò tỏ tình với một cô gái tên L. Khi
họp mặt chúng tôi xúm lại hỏi, anh cười nói bạn Trần
kim Minh và Đồng hóa Hải bị thuốc rồi, vì bức thư đó
anh viết trên nguyệt san hàng tháng năm 1957 (chứ không có thật
ngoài đời).
Phải nhìn nhận VTT viết thành công với điều kiên
sẳn có về tài viết ký sự , viết văn làm
thơ giỏi thiệt. Nhờ lúc trẻ anh chàng mê viết văn.
Hoc trò của thầy Phan Văn Kha GS dạy Văn đấy. Khi nói đến
tên VTT thầy hỏi có phải cái thằng viết văn dài
lê thê không? Bài luận văn viết đến 50 trang hay thiệt
. Ý tứ dồi dào đến thầy cũng khiếp luôn
. Đó là tính cách đặc biệt của VTT thật là
chuyện hi hữu nhưng có thật và buồn cười hết
biết. Thế là lúc trẻ trung anh chàng viết thơ tình
chắc các cô chết ngợp ráo. Hồi đó
ở kế bên nhà VTT có cửa hiệu cho mướn
sách của bà Yến Nga –cũng có bà con với anh - ,
anh mê đọc đến hết tủ có cả ngàn quyển.
Luyện văn kiểu đó thầy đọc mệt nghĩ. Có
lẻ vì vậy nên ngày nay thầy già phải mang bịnh… bởi
đọc văn của anh đến hết hơi.
Tánh anh vui vẻ cũng dể ưa, thỉnh thoảng anh hay
mang đến bạn bè bánh trái từ trong vườn anh có tùy
4 mùa, hoặc những bài văn thơ làm quà hoặc
những bữa hợp mặt tại nhà anh. Vợ chồng
anh cho chúng tôi những buổi tiệc ngon lành, thân mật.
Hình như VTT
già nhiều rồi, nên tinh thần không phóng khoáng không còn
giữ được tính cách trẻ trung nữa. Ở anh
ngoài cái dể ưa cũng có những cái đáng ghét
của một con người thường tình bảo thủ, cực đoan, tính
cương đậm hơn nhu, cố chấp hay nỗi cáu phi lý. Ít
chịu lắng nghe. Đánh giá sự việc chủ quan
thiếu tinh tế làm mất phương hướng, trở nên lệch
lac, làm mai một tình cảm đáng quí mà không phải ai cũng
có được giống như anh. Trời sinh mỗi người
mỗi tật tánh….không ai giống ai nên khác nhau ở
sự cảm nhận thật đáng tiếc.
Anh có cái
tốt nhất là trái tim rất từ bi, biết nghĩ đến
những người cùng khổ. Năm 2007, cầu Cần Thơ đang thi
công bị sập. Anh và nhóm của anh thực hiện 2 lần cứu trợ
thật là ngoạn mục do PTG Houston quyên góp và PTG Nam Cali tổ chức
lạc quyên. Trong nhóm chết cầu ở Vỉnh Long và Cần Thơ có
45 người, nhóm anh đều đến tận nhà thăm viếng , phúng
điếu…cả 2 lần.
Anh tích cực không ngại khó để tận tình với
hoạt động nhân đạo giúp người khổ ở quê
nhà bằng chính công sức mình. Tài vật có
được nhờ sự kêu gọi từ
những tấm lòng bác ái của các nhà hảo tâm trong đoàn
thể, bạn bè mình… tài trợ.( Anh rất nhiều
bạn. Từ bạn học điều dưỡng, bạn lính, bạn thuở thiếu
thời, bạn cùng trường PTG và các bạn xe ôm, khuân vác,
bạn bè uống cà phê sáng…Tôi nghĩ, không ai nhiều bạn
như anh).
Tôi cũng biết yêu thương người kém may mắn
hơn mình, nhưng tôi giúp trong khả năng của mình, còn làm như
anh tôi vốn dỉ ngại khó sợ khổ nên không
có mặt tích cực như anh . Lúc cần anh xông xáo, bươn
chải , đi truy tìm đối tượng đúng tiêu chuẩn
để cứu giúp.…Mỗi lần làm xong một việc
anh rất hạnh phúc như chính mình được chia xẻ…
Đường xa , khó tìm cũng không làm anh nản
chí, luồn lách qua những nơi sông hào, mương rạch anh
không lùi bước. Anh say sưa với công việc như
của chính mình. Tôi quí anh từ chỗ đó , mặc dù
trên đời nầy đâu phải ai cũng vừa ý ai . Nhưng
đối với tôi, anh vẫn là người giỏi giang có
tinh thần phuc vụ và có cả một tấm lòng; nhưng
ở mức độ nào tùy người không thể đòi
hỏi tiêu chuẩn tuyệt đối được. Tôi rất
dễ thông cảm với việc làm của người khác có
lẻ tại tôi không có khả năng làm được việc.
Sự cống hiến của anh làm tôi cảm
phục . Tôi mong anh sống lâu tiếp tuc cống hiến,
cho người nghèo vơi bớt được nỗi khổ cũng
là vết thương đau trên quê hương được chút
nào hay chút nấy. Mười phần làm được nửa
cũng quí không thể đòi hỏi tuyệt đối , một
chút việc làm từ thiện cũng cũng xoa dịu
được vết thương đau cho bà con.
Nhiều
lúc thấy anh cán đáng nhiều công việc , tôi muốn
tìm anh bạn nào có thể giúp anh đở việc.
Nhưng rõ ràng không thể được. Cần người
năng dộng thì có, nhưng họ bận việc riêng tư. Có
những việc anh làm không ai dám làm vì sợ vướng
mắc lôi thôi phiền phức…Tôi nghĩ anh có chỗ
nương dựa vững vàng, có lợi thế hơn mọi người,
thuận tiện cho việc anh thực hiện. Ngoài ra, anh có
đủ điều kiện vật chất như máy computer, máy ảnh và
những thủ thuật khéo léo của anh…
Bên
trong căn nhà mà anh VTT vừa xây dựng cho TPB Võ văn Mạnh xong cuối
tháng 5/2012 tại cầu Nàng Mao – Vị Thủy – HG.
Lần rồi, khi anh Trần Bang Thạch về
tôi hỏi : Nếu một ngày anh VTT ra đi ai sẽ là
người tiếp nối? Câu hỏi được đặt
ra, nhưng cả đám bạn bè không có câu trả lời…
Sở dỉ
tôi hỏi vậy vì VTT mắc bịnh hở van tim 2,3 lá trầm
trọng . Vài ngày lên cơn mệt, thở hổn hển như
sắp đứt hơi. Đi giải phẩu nhiều tiền không khả năng và cũng
ái ngạị không an tòan. Chỉ còn cầm cự
qua ngày, sống được ngày nào vui ngày đó. Chúng
tôi đã hùn nhau mua 1 bình oxy đem đến tận buồng ngủ của
anh để anh thở lúc mệt.
Khi qua cơn, anh làm việc rất hăng say. Anh cặm
cụi viết bài lên trường để báo cáo những
việc vừa làm. Xách xe chạy xác nhận đối tượng
hoặc lo liệu những việc cần kíp. Hoặc thăm viếng
bạn đồng môn khi hay tin vừa mắc bệnh. Anh lấy công việc
làm niềm vui. Anh tận dụng những ngày cuối
của đời mình làm lợi ích cho người khác. Cuộc
đời không phải chỉ có những ngày vui chơi
mà phải sống cho có ý nghĩa trước khi ra đi vỉnh viển.
Anh cố quên mình một chút để nghỉ đến mọi
người.
Trái tim oằn oại hành hạ thân xác anh
những ngày cuối đời nhưng không làm tắt đi
ngọn lửa yêu thương đồng bào ruột thịt , đồng
môn và chiến hữu tàn phế, cả nhưng mầm non tương
lai đất nước, mồ côi, trong cảnh khổ khó
lòng nối tiếp học hành để vươn tới ngày
mai .
Căn nhà đã xong nhưng cửa
nẻo chưa sơn. Được sư huynh NVT Úc Châu nhắc nhở, anh VTT xuống
Vị Thủy chỉ huy sơn cửa nhà…
Bên cạnh trái tim bịnh hoạn là trái tim đầy nhiệt
huyết, muốn sưởi ấm những tâm hồn
đơn côi đầy giá lạnh thiếu vắng tình người.
Anh muốn chia xẻ cho tất cả bằng sự kêu gọi lòng
nhân đạo của những trái tim thắp sáng niềm mơ ước
cho những người bất hạnh. Anh là nhịp cầu nối
cho hai đầu CỨU GIÚP và TIẾP NHẬN mở
ra một chân trời tươi sáng hơn trên quê hương mình.
Xin hãy
ủng hộ anh, cùng tích cực chung sức với
công tác từ thiện của anh, để vơi bớt nỗi
khổ còn nhiều ở cùng khắp mọi nơi quê nhà./.
Saturday, 7 July 2012.