Trang VĂN - THƠ - HỌA Phan Thị Liên Vinh Massachusetts
_______________________________
Góc Haiku HỒN QUÊ II
Vì
sao tôi thích thơ
Haiku? Có thể tìm thấy ở đó một tinh thần Thiền tông khoáng đạt, cái dung dị mà sâu lắng trong thơ tứ tuyệt, nhưng lại không
gò bó niêm luật. Mỗi bài thơ cứ như 1 góc nhỏ của
thiên nhiên, cuộc sống và mảnh hồn con người. 4-
U minh mây nước hồng. Mái
chèo vỗ sóng. Lưới tung.
5- Đồng Tràm mênh mông,
ánh vàng khua động. Mái chèo.
6- Đi giữa màu xanh,
sắc Tràm in đáy nước.
Xẽo Đước.
7- Trời chiều lặng gió, vẫn
nghe xao động Vườn Cò.
8- Trăng vàng, sương bạc. Cánh
cò chao nghiêng. Diệu
huyền.
9-
Trăng lên cao rồi. Cánh cò thao thức.
Chơi vơi.
.
10- Trắng xóa ngàn lau Chống
sào đuổi cá. Sóng tỏa.
11- Đọc sách đầu
bờ. Trưa hè
mát rợi. Tràm
xanh.
12- Vòi vọi xa xanh.
Nắng vàng doi cát. Sáo diều.
13- Mở cửa sổ
thấy núi. Nhuốm
màu nắng hoàng hôn. Ti- gôn.
14- Nhóm bếp lửa
hồng.
Đọc sách đêm đông. Ấm lòng.
15- Dẫn trâu ra đồng. Gánh hàng
đi chợ. Thu
phong.
16- Ta yêu mưa bong bóng. Xin đừng
là bong bóng. Mong manh.
Góc Haiku HỒN QUÊ I
Ai
cũng bảo: Đời người ngắn ngủi, vì thời gian trôi nhanh.
Thế nên, vốn đã định viết mấy bài thơ cho Tháng 7(
AL) mưa Ngâu, tháng 7 Vu Lan, mà rồi lại để trôi tuột đến
tháng 8, mùa Trung Thu. Nhưng không sao, vẫn là mùa sum hợp Gia đình,
mùa Thu lá vàng xuyến xao, nhung nhớ…Vì đã có biết
bao thi phẩm nổi tiếng về Trăng nước mùa Thu, nên chỉ xin học
tập thi pháp thơ Hai-cư, họa vận mấy bài:
1-
Nước chảy liu riu,
Lục bình trôi líu ríu.
Đò chiều.
-
2
Đêm trăng tháng Bảy,
Tiễn đèn lồng trôi.
Gọi: Mẹ…ơi !
3-
Mẹ đi đường làng,
Con tới trường xa.
Đôi
bờ lau trắng.
-------- Cái gọi là hồn Quê,
hay chút cảm xúc đơn sơ, chân thật gửi vào thơ và
tranh, tôi đã đem thử nghiệm lần nữa ở stART in the Park in Worcester
City( September, 16-2012). Lại thấy ấm lòng, vì có những đồng hương
VN và những người bạn Mỹ đón nhận.
Liên Vinh.
BẾN ĐÒ XƯA Chẳng hiểu sao, từ lúc đến với Trang Nhà
PTG-ĐTĐ, tôi lại nhớ nhiều về cái thời đi học. Ngày
2 lượt qua đò, đi tắt đường trong, quảng giữa 2 cầu Đôi
cũ và mới, đến trường Đ T Đ. Chỉ đến năm 12, biết
mơ mộng 1 chút, có bữa ngẫu hứng, vòng qua Đại lộ Hòa
Bình, ngang Dinh Tỉnh trưởng ngày xưa, gần bên Thư viện, lang thang
dưới hàng cây phượng , hàng cây Dầu, xa gấp 3 lần qua đò
. Mấy năm nay, người ta mở lộ ngay "bến đò xưa",
bắc cây cầu lớn, nhà lá, lộ đất, bỗng trở thành
phố thị! Liên Vinh. Bến đò
xưa
Lênh đênh, bến nước, con đò
Đường gần, bỗng thấy như xa hơn nhiều…
Gặp ngày mưa gió đìu hiu,
Gọi hoài, chẳng thấy con đò sang ngang.
Rồi khi nắng ấm, hoa vàng
Lang thang dạo bước, vòng qua đường ngoài.
Tan trường, tà áo tung bay
Rợp trời, Phượng vĩ gọi sang mùa Hè …
Thế rồi, năm tháng trôi qua…
Quay về bến cũ, còn đâu
bóng đò?
Giữa Cầu Đôi cũ- mới, xưa
Giờ thêm cầu lớn mở đường sang sông. Xóm
làng, bờ đất ven sông,
Gốc
đa, miếu cổ, lui vào miền xưa.
Phố phường sớm nắng chiều mưa
Chẳng còn mong đợi, gọi hoài:’’ đò..ơ” !
Nhớ bài “Sông lấp” (cụ Trần),
Cũng may, còn đó dòng sông êm đềm.
Lục bình sóng nước dập dềnh,
Gợi buồn man mác: đời người phù du…
(Liên
Vinh cảm tác và họa tranh). _________________________________________________________
THƠ ĐỖ PHỦ: ĐĂNG CAO
登高
| 風急天高猿嘯哀,
渚清沙白鳥飛回。 無邊落木蕭蕭下,
不盡長江滾滾來。 萬里悲秋常作客,
百年多病獨登臺。 艱難苦恨繁霜鬢,
潦倒新停濁酒杯。 |
Liên Vinh họa thơ: ĐĂNG CAO Liên
Vinh phỏng dịch: Lên cao
Gió thốc tầng cao, vượn ỉ ôi,
Bến trong, cát trắng, lượn chim trời.
Mênh mông cây lá xạc xào rụng, Trùng
điệp sông dài, sóng cuộn trôi.
Muôn dặm Thu sầu,dạ khách não,
Đài cao, trăm bệnh, tấm thân côi.
Gian lao, hận uất, đầu thêm bạc,
Đau ốm, đành kiêng chén rượu bồi.
Liên Vinh
Liên Vinh họa thơ và tranh: Ngẫu hứng họa mấy
bài thơ trên Trang Nhà . BÀI XƯỚNG: LINH SƠN TỰ (*) Thấp-thoáng
chùa xưa dưới nắng tà , Sân ngòai bướm trắng
nhởn nhơ hoa . Phật đài nhang khói , hương thoang-thoảng
, Cổ tháp rêu phong , liễu mượt-mà . Tĩnh-lặng
nhà sư gom xác lá , Ê-a kinh mõ lắng hồn
ta . Thâm nghiêm cổ tự chiều thanh vắng , Vương-vấn lòng ai chẳng nhạt-nhòa . Mailoc 7-26-12
Họa bài thơ LINH SƠN TỰ:
Lên núi Yên Tử
Dốc cũng nghiêng theo bóng xế tà
Lối mòn thưa cỏ, rợp ngàn hoa.
Mái chùa lẩn khuất cùng cây lá,
Lữ khách dồn chân, kịp bước mà.
Phật pháp vô vi về một lối,
Đường trần lạc nẻo, tự lòng ta.
Hỏi ai vương vấn chi phiền não?
Chốc mấy mươi năm, cũng nhạt nhòa.
XƯỚNG : BẾN VẮNG
CHIỀU QUÊ
Thấp thoáng bên sông chút nắng vàng Chiều nghiêng hoang lạnh buồn mênh mang Bãi xa hờ hững con thuyền nát Bến
vắng thờ ơ nước chảy ngang. Thương lắm
Thu đi phiền nỗi nhớ Ghét chi Đông đến
hận Hè sang Em đi bỏ lại ân tình cũ Tôi tiếc bâng quơ chuyện phủ phàng ! Dương hồng Thủy (tháng 07/2012 .
Họa
bài Bến Vắng Chiều Quê:
Thang Giang
Quạnh vắng cô thôn nhuộm lá vàng,
Gió lùa khóm trúc, gió mênh mang.
Bờ lau hờ
hững, dòng sông lạnh.
Đò nhớ mong hoài khách sang ngang.
Năm tháng chuyển mùa trên sắc lá,
Xuân tàn, hạ hết, lại thu sang.
Tình người ấm lạnh như hoa cỏ,
Chẳng trách làm chi kẻ phụ phàng!
VỀ MÁI NHÀ XƯA Bấy lâu
xuôi ngược mãi trời xa , Dừng bước phiêu lưu trở lại
nhà . Ngõ trước vườn sau gai gốc choán , Tường xiêu mái đổ gió mưa sa . Lâu ngày nhớ chủ
, mai tàn úa , Mỏi mắt trông tin, trúc cỗi già . Thềm cũ rêu phong vàng kỷ niệm , Buồn về lai láng ngập
hồn ta ! Quang Tuấn .
Họa bài Về Mái
Nhà Xưa:
Vạn lí
Nặng lòng năm tháng, kẻ đi
xa,
Cảnh cũ, người xưa…một chữ: Nhà.
Lạnh lẽo, ấm nồng nơi đất khách,
Dãi dầu quê cũ, lệ tuôn sa.
Ngày đi, mơ phỉ tang bồng chí,
Thấm thoắt thoi đưa, chợt thấy già.
Ai hỏi ngày về, sao khó giải?
Nỗi niềm canh cánh ủ lòng ta.
Liên Vinh (họa thơ và tranh)
_____________________________________________________________________
Trang Nhà PTGĐTĐUSA đón mừng thành viên mới: CHS/ĐTĐ PHAN THỊ LIÊN VINH (Massachusetts_____________________________________________
Lời
chào thân ái của một thành viên mới
trong Gia đình Phan Thanh Giản –Đoàn Thị Điểm. Kính thưa Quý Thầy Cô và
các vị Huynh trưởng – Đồng môn ! Thấm thoắt đã hơn 30 năm xa mái trường
xưa. Cuộc sống thăng trầm vẫn khiến bước chân ngập ngừng
quay về lối cũ. Tình cờ làm
sao, trong buổi đầu lạc lõng giữa xứ người, bỗng
nhận được hơi ấm ở Trang Nhà PTGDTD. Kính mong được mở rộng vòng tay tiếp nhận
: một học trò –một người em –một người bạn xưa. Vài hàng ngắn ngủi thay lời tự
bạch: Họ
tên : Phan Thị Liên Vinh
Niên khóa : 1971-1978. Cấp
III, học lớp 10A3 (Cô Bạch Mai Chủ Nhiệm ), 11A4 (Cô Tuyết Thu CN ),12A4 (Thầy Võ
CN)
Học
Sư phạm 4 năm: Đại học Cần Thơ - ngành Ngữ Văn. Cuộc sống
hiện tại, xem như lại chập chững bước đi. Khó
khăn chất chồng như núi. Chỉ mong được trao đổi ý kiến,
sẻ chia trong mái ấm Cộng đồng.Sau đây là vài
hình ảnh đơn sơ mong được đóng góp vào Trang Nhà
PTGDTD: Tham dự Triển
lãm Từ thiện (Tranh sơn dầu) Art in the City, May 4, 2012, tại 324
Main Street, Worcester, MA.
Tham dự 9th Asian Festival 2012, Sunday June 24th
noon till 6pm, tại The Italian American Cultural Center,
28 Mulberry Street Worcester, MA. Cùng phụ trách gian hàng Vietnamese Culture Burmese.
Xin tường thuật vắn tắt
về 9th Asian Festival 2012: Tham dự
9th Asian Festival gồm có 33 gian hàng Triển lãm về
Y tế , Văn hóa Xã hội, Ngân hàng, Bảo hiểm …như Family
Health Center, E.Kennedy Comm.Health Center, Falun Dafa Association of New England, Fallon Community Health Plan,Worcester
Family Partnership, Umass Med School-Conquering Disease, UnitedHealthcare Community Plan, Worc.Healthy Star Initiative,
Worcester Adult Daycare, Senior Whole Health, Elder Services, Sovereign Bank, United Bank, New York Life, Blood Pressure,
Lead& SEAC, Goetz-Tran Attorneys, Vietnamese Culture Burmese, Filipino Culture, Chinese Culture, Thai/Lao
Culture, Japanese Culture, Nepalese Culture, Cambodian Culture, India Society Culture, Bhutanese Culture,… Ngoài
ra , còn có 6 gian hàng ẩm thực của Japanese, Vietnamese, Indian, Chinese và
Thai. Chương trình biểu diễn
khá phong phú, với mười chín điệu múa cổ truyền, hiện
đại của các nước Châu Á, 4 tiết mục múa
Lân và trình diễn võ thuật ( Tae Kwon Do, Kung
Fu).
Qua đây , có thể tìm thấy niềm vui được
đóng góp một phần công sức vào Cộng đồng, trong đó
cũng có các Đồng hương Cần Thơ yêu dấu . Hi vọng có thể trao đổi nhiều hơn những
kỷ niệm một thời áo trắng sân trường trên mảnh đất
Cần Thơ. Kính chúc sức khỏe
của tất cả Quý Thầy Cô và thân hữu. Phan
Thị Liên Vinh
|
|