ptan_ongdo.jpgTIẾNG HÁN CỔ

với ông đồ

ĐỖ CHIÊU ĐỨC

CHS Phan Thanh Giản

Nguyên GS Trung Học Tân Hưng (Cái Răng)

Nguyên Giảng Viên Hán Văn ĐH KHXHNV (SG)

__________________________________________________________________________

 

Điển Tích Văn Học 25:

                                Ả                                                         

                              DCD_A.jpg

           

                                      Ả vừa là Danh Từ, vừa là Phiếm chỉ Đại từ để chỉ phái yếu, như những câu thơ mà Nguyễn Trãi đã bỡn cợt khi gặp Thị Lộ :

                       Ả ở đâu mà bán chiếu gon,

                       Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn,

                       Xuân xanh phỏng độ chừng bao tuổi, 

                       Đã có chồng chưa được mấy con ?

                                                                             

    Đôi khi Ả được dùng để chỉ sự xem thường, như "Mấy ả bạn hàng", hay tỏ vẻ khinh miệt như "Những Ả gái điếm"... Nhưng trong đàm thoại bình thường thì Ả là từ dùng để chỉ Các Bà, Các Cô, như :

 

                      Tại anh tại Ả, tại cả hai đàng.

 

    Trong Văn học Cổ thì sau từ Ả thường có thêm những Bổ túc từ như : Ả Chức, Ả Hằng, Ả Lý, Ả Tạ ... Ta sẽ lần lược tìm hiểu các Ả sau đây :

 

    * Ả CHỨC : Hay đi với Chàng Ngưu, nên Ả Chức tức là Chưa Nữ đó. CHỨC NỮ 織女 vốn là tên một ngôi sao nằm ở phía bắc sông Ngân Hà, đối diện với sao KHIÊN NGƯU 牽牛 ( dắt trâu ). Chức Nữ và Khiên Ngưu (còn gọi là Ngưu Lang) lại là tên của hai nhân vật thần thoại theo điển tích sau đây :

     

     Theo "Kinh Sở Tuế Thời Ký 荊楚歲時記" : Chc N là cháu ca Ngc Đế, rt gii ngh dt vi. Trn xung trn kết duyên cùng Ngưu Lang, Sanh được mt trai mt gái. Tây Vương Mu gin, xung trn bt Chc N v tri, Ngưu Lang dắt con đuổi theo. Tây Vương Mẫu rút trâm vạch thành dải Ngân Hà ngăn cách hai người, mỗi năm phải nhờ chim ô thước (Qụa đen, Chim khách) bắt cầu mới gặp mặt được một lần. Đó chính là đêm mùng 7 tháng 7 Âm lịch, nên còn gọi là đêm Thất Tịch 七夕. V chng gặp nhau, vui mừng than khóc, nước mắt đổ xuống trần gian thành mưa. Nhân gian gọi đó là "Mưa Ngâu tháng bảy" hay " Tháng bảy mưa Ngâu" cũng thế.

                       DCD_NguuLangChucNu.jpg
                                         
Ngưu Lang Chức Nữ 

 

     Trong Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu có câu :

 

                              Chữ đồng lấy đấy làm ghi, 

                       Mượn điều Thất Tịch mà thề bách niên.  

 

     Trong Lục Vân Tiên của Nguyễ Đình Chiểu cũng có câu :

 

                              Hữu tình chi bấy Ngưu lang,

                      Tấm lòng Chức Nữ vì chàng mà nghiêng.            

      

      Trong Chinh Phụ Ngâm Khúc khi tả tâm sự của của ngàng chinh phụ thương nhớ chồng, nữ sĩ Đoàn Thị Điểm cũng đã hạ câu :

 

                   Khác gì ả Chức, chị Hằng,

             Bến Ngân sùi sụt, cung trăng chốc mòng.

 

      Chị Hằng ở trong câu thơ trên, còn được gọi là ...

 

 * Ả HẰNG tức là Hằng Nga 姮娥, hay Thường Nga 嫦娥, có tích như sau :

                  

      Theo sách Hoài Nam Tử 淮南子, Hằng Nga là vợ của Hậu Nghệ, rất đẹp nhưng có tật đảng trí. Nghệ xin được thuốc trường sinh của bà Tây Vương Mẫu, Hằng Nga trộm thuốc uống vào, cơ thể bèn nhẹ nhõm bay tuốt lên cung trăng, ở trong cung Quảng Hàn một mình lạnh lẽo, như hai câu thơ của Lý Thương Ẩn 李商隱 đã viết trong bài Thất ngôn Tứ tuyệt có tên là Thường Nga :

 

                         Thường Nga ưng hối thâu linh dược,    嫦娥應悔偷靈藥,

                         Bích hải thanh thiên dạ dạ tâm.          碧海青天夜夜心. 

Có nghĩa :

                        Hằng Nga chừng cũng tiếc hoài,

                    Trót đà trộm thuốc ai hoài đêm đêm !

 

               DCD_HuongNga.jpgDCD_PhamTai.jpg
                     Thường Nga ưng hối thâu linh dược

 

     Trong truyện thơ Nôm khuyết danh của ta ở thế kỷ thứ 18 là Phạm Tải Ngọc Hoa 范載玉花 cũng mượn hình ảnh Hằng Nga để chỉ Mặt Trăng, như :

 

                       Có đêm lặng ngắm Hằng Nga,

                 Tưởng người quân tử dật dờ phương nao !

 

     Hay mượn hình ảnh Hằng Nga để chỉ người đàn bà đẹp, như trong truyện Lâm Tuyền Kỳ Ngộ 林泉奇遇 (Bạch Viên Tôn Các) có câu :

 

                      Từ về qua tới chốn thạch tuyền,

                      Xảy gặp Hằng Nga mới kết duyên.

 

     Trong truyện Nôm lục bát khuyết danh là Phan Trần Truyện 藩陳傳 cũng có câu :

 

                          Bây giờ e lệ chưa tường,

                   Lâu lâu lại lắp lánh gương Ả Hằng.

 

  * Ả LÝ : là nàng Lý Ký 李寄 trong truyền thuyết Sưu Thần Ký 搜神记 đời Đông Tấn như sau :

        Nước Đông Việt ở vùng Mân nam (Quảng Đông, Phúc Kiến hiện nay) có nàng Lý Ký là con gái út thứ sau của gia đình. Nhà nghèo không có con trai, trong nước lại có nạn yêu rắn hoành hành, mỗi năm đều phải tế một cô gái trẻ cho rắn ăn thịt. Lý Ký bèn quyết định bán thân mình cho rắn ăn thịt, lấy tiền để nuôi cha mẹ và các chị. Mặc dù cha mẹ can ngăn, Lý Ký cũng lén đi, nàng yêu cầu nhà vua cấp cho mình một thanh bảo kiếm và một con chó săn, rồi đi thẳng đến động rắn. Sau một đêm chiến đấu quyết liệt với sự hỗ trợ của con chó săn thiện nghệ, nàng đã chém chết con yêu rắn. Quốc vương nước Đông Việt cảm phục trước sự dũng cảm của nàng , nên đã cưới nàng về làm hoàng hậu. 

      Trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã cho cô Kiều cân nhắc trước khi quyết định bán mình chuộc tôi cho cha là :

                              Dâng thơ đã thẹn nàng Oanh,

                            Lại thua Ả Lý bán mình hay sao ?!

 

                       DCD_LyKy_1.jpg DCD_LyKy_2.jpg

                                                        Lý Ký chém rắn  

      

       * Ả TẠ : là TẠ ĐẠO UẨN 謝道韞, con của tướng quân Tạ Diệc, cháu của thừa tướng Tạ An, là vợ của Vương Ngưng Chi con trai thứ của nhà thư Pháp nổi tiếng đời Đông Tấn là Vương Hi Chi. 

        Tạ Đạo Uẩn rất giỏi về văn thơ, ngay từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, sắc sảo. Khi Tạ An hỏi các cháu lúc đang ngắm cảnh tuyết rơi là : Có thể lấy gì để ví với tuyết rơi ? Một cháu trai là Tạ Lãng trả lời rằng : Sái viêm không trung sai khả nghỉ 盐空中差可拟 (Có th nói là như rc mui gia không trung). T Đạo Un nói rng : Vị nhược liễu nhứ nhân phong khởi 未若柳絮因风起 !(Chng bng nói là hoa liu bay đầy tri khi có gió thi lên). T An khen hay, T Đạo Un ni tiếng t đấy.

 

     Trong tác phẩm Sãi Vãi của cụ Nguyễn Cư Trinh, khi cho bà Vãi luận về tài trí của phái nữ có câu :

 

                   Gái như Tạ Đạo Uẩn, gái mà hay vịnh tuyết thành thơ,

                   Gái như Thái Văn Cơ, gái mà biết phân cầm nên khúc...

 

     Trong Lục Vân Tiên, cụ Nguyễn Đình Chiểu đã khen tài làm văn thơ của Kiều Nguyệt Nga bằng câu :

 

                        Đã mau mà lại thêm hay,

                  Chẳng phen Tạ  Nữ cũng tài Từ Phi.

 

     Còn trong Truyện Kiều thì cụ Nguyễn Du đã cho Kim Trọng khen tài làm thơ của Thúy Kiều là :

 

                        Khen tài nhả ngọc phun châu,

                     Nàng Ban Ả Tạ cũng đâu thế nầy !

                         DCD_Tadaouan_1.jpgDCD_Tadaouan_2.jpg

                                                          Tạ Đạo Uẩn  謝道韞

 

     Cũng trong Tuyện Kiều của cụ Nguyễn Du ta lại được gặp thêm một "Ả" nữa, đó là ...

 

  * Ả Tố Nga : Tố Nga 素娥 tức là Thường Nga 嫦娥, là Hằng Nga 姮娥 mà ta đã biết ở phần trên, thường dùng để chỉ Mặt Trăng hay Gái Đẹp. Vì mặt trăng có màu trắng (TỐ 素) nên mới gọi là Tố Nga 素娥, theo như lời chú giải của Lý Chu Hàn cho bài Nguyệt Phú của Tạ Trang đời Tống là : Thường Nga thiết dược bôn nguyệt, nguyệt sắc bạch, cố vân TỐ NGA 嫦娥竊藥奔月,月色白,故云素娥. Có nghĩa : Thường Nga trộm thuốc bay lên cung trăng, trăng lại có màu trắng, nên còn gọi là TỐ NGA. 

 

     Khi tả hai chị em Thúy Kiều Thúy Vân đều là "người đẹp", cụ Nguyễn Du đã hạ câu :

 

                             Đầu lòng hai Ả TỐ NGA,

                      Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân. 

 

          Xin được kết thúc bài viết với từ "Ả ĐÀO 妸陶" hay Cô Đào 姑姚 hoặc Đào Nương 陶娘, còn được gọi là Ca Nương 歌娘, là thuật ngữ của Việt Nam ta thường dùng để gọi một dạng kỹ nữ 妓女 trong thời đại cổ. Theo Từ điển tiếng Việt, Cô Đầu là một danh từ thuộc loại từ cũ, khẩu ngữ để chỉ các Ả đào. Ả ĐÀO còn chỉ thể Hát Nói mà các Đào Nương hay hát, ở Hà Nội khi xưa hay gọi là "đi hát Ả Đào". 

                        DCD_Adao.jpg 

 

                                                 Hẹn gặp lại trong bài viết tới.

 

                                                                                               Đỗ Chiêu Đức

 

           

                                   CON CUỐC GỌI HÈ

 

                                      DCD_chimcuoc.jpg

 

                                             Ai xui con cuốc gọi vào hè,

                                      Cái nóng nung người nóng nóng ghê

 

        Con Cuốc, ta còn  gọi là Con Chim Quấc, đồng âm với chữ Quốc là Nước; tên chữ Nho là Chim Đỗ Quyên với thành ngữ Đỗ Quyên Đề Huyết như sau :  

 

        ĐỖ QUYÊN ĐỀ HUYẾT 杜鵑啼血: là Chim Đỗ Quyên kêu đến mửa máu miệng ra vì nhớ nước thương dân. Chim Đỗ Quyên còn có tên là Đỗ Vũ, Tử Quy, Tử Quyên, giới bình dân Miền Bắc gọi là Con Quốc, Miền Nam gọi là con Cuốc. Đỗ Quyên kêu suốt ngày đêm từ đầu xuân cho đến cuối hạ, sang thu thì tắt tiếng. Tiếng cuốc kêu đều đều trầm buồn gợi nhiều cảm xúc trong những đêm hè và khi há miệng ra kêu thì da bên trong miệng toàn một màu đỏ, nên mọi người lầm tưởng là chim kêu đến thổ huyết mà chết. Khoảng thời gian chim cuốc kêu lại nhằm lúc có một loại hoa đỏ thắm nở rất đẹp khắp núi đồi, nên dân gian lại truyền tụng rằng : Hoa có màu đỏ thắm là do nhuộm máu của chim Cuốc thổ ra, vì thế mà gọi loài hoa đẹp đó là Hoa Đỗ Quyên. Theo như bài thơ Ngũ Ngôn của Thành Ngạn Hùng 成彦雄 đời Đường như sau :

                   

                   杜鵑花與鳥, Đỗ Quyên hoa dữ điểu,
                   怨艷两何賒, Oán diễm lưỡng hà xa.
                   疑是口中血, Nghi thị khẩu trung huyết,
                   滴成枝上花.  Trích thành chi thượng hoa !

Có nghĩa :  

      *  Đỗ Quyên là tên của hoa và của cả chim,

      *  Một bên là oán hờn, một bên là đẹp rực rỡ, hai bên cũng

          không xa cách là mấy, nên...

      *  Ngờ là máu ở trong miệng ( của con chim ) đã...

      *  Nhỏ xuống nở thành hoa đẹp ở trên cành !

 

Diễn Nôm :

                        Đỗ Quyên chim với hoa,

                        Oán đẹp có nào xa.

                        Ngờ là máu trong miệng,

                        Nhỏ xuống cành nở hoa !   

                 

                          Tích ĐỖ QUYÊN ĐỀ HUYẾT  杜鵑啼血 theo câu truyện về truyền thuyết sau đây :

      Theo sách Sưu Thần Ký thì Đỗ Vũ là tên một vị vua nước Thục ( tỉnh Tứ Xuyên ngày nay ) thời Chiến Quốc, ông có tính hoang dâm vô độ nên dưới thời ông  làm vua chính sự nước Thục không ổn định. Đỗ Vũ nhân nhà Chu suy yếu bèn tự xưng đế hiệu là Vọng Đế (望帝), vì là vua nước Thục, nên còn gọi là Thục Đế. Ông từng thông dâm với phu nhân của vị tướng quốc lúc bấy giờ là Biết Linh (鳖灵), sau chuyện bị lộ, nên Đỗ Vũ thẹn quá bèn nhường ngôi cho vị tướng quốc này, và vì trước đó Biết Linh cũng đã có công trị thủy, cứu nước Thục khỏi cảnh lũ lục thiên tai. Tuy nhiên sau khi nắm trong tay quyền lực thì Biết Linh ngược đãi Đỗ Vũ, cấp lương thực không đầy đủ khiến ông phải hậm hực mà bỏ nước ra đi, sau khi ông chết linh hồn hóa thành một loài chim suốt ngày chỉ kêu "quốc, quốc" (cuốc cuốc). Người ta bảo đấy là Thục Đế nhớ nước nên mới kêu như vậy, và dân gian đặt tên cho giống chim đó là chim Cuốc.

      Trong văn học cổ điển người ta thường dùng tích Thục Đế, Vọng Đế, Đỗ Vũ hoặc Đỗ Quyên để nói lên việc nhớ nhung quê hương đất nước khi phải đi phiêu bạt nơi đất khách quê người. Trong  Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, lúc Kiều đờn cho Kim Trọng nghe khi Kim Kiều tái hợp có câu:

 

                                   Khúc đâu êm ái xuân tình, 

                            Ấy hồn Thục Đế hay mình Đỗ Quyên ?

 

        ....là lấy điển tích từ vị vua nước Thục này qua câu thơ trong bài thơ Cẩm Sắt 錦瑟 của Lý Thương Ẩn đời Đường là :

 

                           Thục Đế xuân tâm hóa Đỗ Quyên,    蜀帝春心化杜鵑。

 

 Trong thơ Nôm "Tứ Thời Khúc Vịnh" của Hoàng Sĩ Khải cũng nhắc đến Chim Đỗ Vũ kêu vào đầu mùa xuân đến cuối mùa hạ như sau :

 

                                  Cớ chi mày, hỡi con Đỗ Vũ,

                                  Quyến xuân về lại rủ hè sang.

 

        Và như trong Cung Oán Ngâm Khúc, Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều cũng nhắc đến Chim Đỗ Quyên bằng tên Chim Quyên với Điệu Thương Xuân khi nàng cung nữ thất sủng nghe tiếng cuốc kêu :

 

                                 Ai ngờ tiếng Quyên kêu ra rả,

                             Điệu Thương Xuân khóc ả sương khuê !       

    

 .....và trong bài Qua Đèo Ngang bà Huyện Thanh Quan cũng đã hạ một đôi Luận để đời là :

 

                            Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,

                            Thương nhà mõi miệng cái gia gia.

......và đến bài Nghe Cuốc Kêu của cụ Nguyễn Khuyến thì tiếng cuốc kêu mới thật sự bâng khuâng, khoắc khoải làm ngơ ngẩn lòng người nhất là những ai đang xa quê hương lưu lạc gởi thân nơi xứ lạ quê người như chúng ta hiện nay :

                           Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ, 
                           Ấy hồn Thục Đế thác bao giờ. 
                           Năm canh máu chảy đêm hè vắng, 
                           Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ. 
                           Có phải tiếc xuân mà đứng gọi? 
                           Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ? 
                           Ban đêm róng rã kêu ai đó? 

                           Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ.

 

         Đỗ Quyên cũng là con chim Quyên đã đi sâu vào ca dao của dân Nam bộ với :

 

                              Trồng trầu thì phải khai mương,

                          Làm trai hai vợ phải thương cho đồng.

                              Chim Quyên ăn trái nhãn lồng,

                         Thia thia quen chậu vợ chồng quen hơi !

 

  ... và đã được phổ thành bản nhạc Tân cổ Giao Duyên với lời ca Lý Chim Quyên rặc mùi Nam bộ :

 

                         Chim Quyên quầy, ăn trái quay... nhãn lồng này 

                         Nhãn lồng, ơi anh bạn mình ơi... 

                         Ơi anh bạn mình ơi...! 

 

                           DCD_cuoc_nhanlong.jpg
                                    Trái nhãn lồng Nam bộ mọc đầy cả đồng cỏ

 

   

 Trở lại với hai câu thơ mở đầu bài viết nầy là :

 

                                Ai xui con cuốc gọi vào hè,

                          Cái nóng nung người nóng nóng ghê

 

     Có người cho hai câu thơ trong bài VÀO HÈ nầy là Thơ Cổ, có người lại ngờ rằng đây là bài thơ của cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, nhưng lại có tài liệu cho rằng, đây là bài thơ của cụ Dương bá Trạc. Toàn bài thơ như sau :

 

                                      VÀO HÈ 

 

                           Ai xui con cuốc gọi vào hè,

                           Cái nóng nung người, nóng nóng ghê!

                           Ngõ trước, vườn sau um những cỏ,

                           Vàng phai, thắm nhạt ngán cho huê.

                           Đầu cành kiếm bạn, oanh xao xác,

                           Trong tối đua bay, đóm lập loè.

                           May được nồm nam cơn gió thổi,

                           Đàn ta ta gảy khúc Nam nghe.

 

Nguồn:

        1. Sách Quốc văn giáo khoa thư (Trần Trọng Kim, Nha Học Chánh Đông Pháp xuất bản, 1935) ghi bài này là thơ cổ, có lẽ thơ thời Nguyễn chứ không phải thời cổ đại.

 

        2. Thiếu Sử trong bài Ai Là Tác Giả Bài "Vào Hè" đăng trên tạp chí Kiến Thức Ngày Nay số 740, ngày 1-3-2011, mục Trà Dư Tửu Hậu (tr. 45, 46, 133), thì bài này là của Dương Bá Trạc, in trong tập thơ Nét Mực Tình (NXB Đông Tây, Hà Nội, 1937). Cũng theo bài viết này thì hai câu 4 và 5 của bài thơ như sau:

 

                            Hồng rơi thắm rụng tiếc cho huê.

                            Trên cành gọi bạn chim xao xác,


          Phần trên đây trích trong THI VIỆN trên internet để người đọc rộng đường dư luận.

 

 

                                                                                         Đỗ Chiêu Đức

 

                                     
                                    

   Mùa Xuân xa quê, mời đọc lại bài XUÂN VỌNG của Đỗ Phủ .                                                                       

                       XUÂN VỌNG
                                           Đỗ Phủ

DCD_Xuanvong.jpg

 

                             Năm Chí Đức thứ 2 ( 757 ) đời Đường, Đỗ Phủ bị kẹt lại trong thành Tràng An đã lọt vào tay loạn tướng An Lộc Sơn. Thi nhân nhìn cảnh xuân với tâm tình của một con dân mất nước, núi sông vẫn như cũ, nhưng nước đã mất nhà đã tan, xuân về nhưng cả thành Tràng An đều đượm vẻ thê lương, xúc cảnh sanh tình tạo nên lời thơ cảm khái và bi thương qua bài Ngũ ngôn Luật Thi sau đây... 

           

DCD_Xuanvong_2.jpg

春望                   XUÂN VỌNG
                  杜甫                               Đỗ Phủ

    國破山河在,         Quốc phá sơn hà tại,
    城春草木深。         Thành xuân thảo mộc thâm.
    感時花濺淚,         Cảm thời hoa tiễn lê,
    恨別鳥驚心。         Hận biệt điểu kinh tâm.
    烽火連三月,         Phong hỏa liên tam nguyệt,
    家書抵萬金。         Gia thư để vạn kim.
    白頭搔更短,         Bach. đầu tao cánh đoản,

    渾欲不勝簪。         Hồn dục bất thắng trâm. 

 

           CHÚ THÍCH :

           1. Quốc Phá : trong Thành ngữ " Quốc Phá Gia Vong ", tương đương với câu nói " Nước mất nhà tan " của ta.
           2. Thâm : là Sâu, là Đậm, Ở đây nghĩa là Xanh om tươi tốt.
           3. Tiễn : là Ép cho tuôn trào ra. Tiễn Lệ là ứa lệ, là rơi lệ.
           4. Phong Hỏa : Đài cao dùng  đốt lửa để báo hiệu quân địch tấn công. Ở đây chỉ Chiến Tranh.
           5. Để : là Đáng giá, Có giá trị như...
           6. Tao : là gãi. Ở đây có nghĩa là dùng các ngón tay để gom tóc lại.
           7. Hồn Dục : là Gần như, là Hầu như.
           8. Bất Thắng : Ở đây không có nghĩa là Thua ( không thắng ), mà là Không Thể. 
           9. Trâm : Danh Từ là Cây Trâm. Ở đây là Động Từ, nên có nghĩa là Cài Trâm.
          10. Vọng : là Hy Vọng. Ở đây là Trông Ngóng, Mong chờ.


DỊCH NGHĨA :
                                        XUÂN MONG CHỜ
                Nước đã mất, nhưng núi sông thì hãy còn trơ đó , thành Trường An vào xuân cây cỏ vẫn xanh om tươi tốt ( vì cỏ cây đâu biết hờn mất nước ). Lòng đầy xúc cảm vì thời cuộc, nên trông hoa nở cũng khiến lệ rơi,Hận vì chiến tranh cách biệt, nên nghe tiếng chim kêu cũng kinh hãi trong lòng. Chinh chiến tràn lan suốt ba tháng nay, tin nhà đều bặt, nên nhận được thơ nhà thấy quý giá như được ngàn vàng. Tuổi già tóc bạc, vuốt thấy đã rụng và ngắn lại nhiều, hầu như không còn búi được để cài trâm nữa !

           ... Riêng câu 3 và 4 có thể giải là :

 

                   Cảm thương về thời cuộc đão điên, nên hoa cũng ứa lệ.
                   Ly hận của sự biệt ly, làm cho chim cũng cảm thấy kinh hoàng....

 

           Hiểu như trên , lại làm cho ta nhớ đến bài thơ " GIÂY PHÚT CHẠNH LÒNG " của Nhà thơ THẾ LỮ...

 

                    " Hôm nay tạm nghỉ bước gian nan,
                      Trong lúc gần xa pháo nổ rang.
                      Rủ áo phong sương trên gác trọ,
                      Lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang !
          và....
                      Em đứng nghiêng mình dưới gốc mai,
                      Vin ngành sương đọng, lệ hoa rơi,
                      Cười nâng tà áo đưa lên gió,
                      Em bảo : " HOA KIA KHÓC HỘ NGƯỜI ! "
                                                                  .........................................

                    

DCD_Xuanvong_3.jpg DIỄN NÔM : 
                        Nước mất núi sông còn đó,
                        Vào xuân hoa cỏ xanh rì.
                        Đau xót hoa còn rướm lệ,
                        Kinh hoàng chim sợ phân ly.
                        Khói lửa mịt mờ ba tháng,
                        Thư nhà khoắc khoải người đi.
                        Tóc bạc bơ phờ năm tháng,
                        Trâm cài chẳng được còn chi !
 Lục bát :

                       Nước mất nhưng núi sông còn,

                      Thành xuân cây cỏ xanh rờn khắp nơi.

                       Khi buồn hoa cũng lệ rơi,

                       Kinh hoàng ly biệt chim trời bay cao.

                       Lửa binh ba tháng lao đao,

                      Thư nhà nhận được mừng nào cho cân.

                      Bạc đầu tóc lại rụng dần,

                      Lưa thưa khó búi chẳng cần cài trâm !

 

                                                              Đỗ Chiêu Đức

 


TỐNG TÁO THI   
                           
Hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, thì dân Việt Nam ta có tục lệ cúng tiễn đưa Ông Táo về trời, người Hoa thì cúng vào đêm 24. Theo câu nói của dân gian là " Quan tam, dân tứ, thuyền gia ngũ ", có nghĩa là : Làm quan thì đưa ông Táo ngày 23, dân thì đưa ngày 24, còn những người đi ghe theo cuộc sống thương hồ thì đưa ông Táo ngày 25.

         Bỏ qua về xuất xứ của tục lệ nầy, chỉ xét về phần cúng tế. Người Việt và người Hoa ở Việt Nam thường cúng tiễn Táo Quân bằng " thèo lèo ", bánh mức, chè Ỷ... hương hoa trà nước... và giấy tiền vàng bạc kèm theo các hình cò bay ngựa chạy. Ý là để cho ông Táo cởi ngựa cởi cò về trời (trong văn học thì cho là cởi cá Chép ), còn " thèo lèo " bánh mức.... là để ăn cho ngọt miệng đặng báo cáo cho ngọt cho tốt với Ngọc Hoàng Thượng Đế về tình trạng gia đình nơi mà ông Táo đang cư ngụ....    
             
DCD_cangua.jpg
        Nhớ lúc nhỏ, khi gần Tết , tôi đã đọc được một bài thơ " Tống Táo Thi " 送 竈 詩  trên báo để tiễn đưa ông Táo như sau :

     送 竈 詩                      TỐNG TÁO THI      
  麥芽糖餅餞行蹤, Mạch nha đường bỉnh tiễn hành tung,
  拜祝佯癡且作聾。 Bái chúc dương si thả tác lung.
  只有一般應開口, Chỉ hữu nhất ban ưng khai khẩu,
  煩君報我一年窮。 Phiền quân báo ngã nhất niên cùng !
 CHÚ THÍCH :
    1. Đường Bỉnh : là Kẹo bánh. Đường là Đường, mà cũng có nghĩa là Kẹo nữa.
    2. Dương : là Giả đò.Tác : là Làm, ở đây có nghĩa là Làm bộ.
    3. Si : là Ngây, là Dại.  Lung : là Điếc.
    4. Nhất ban : là Mạo từ ( Article )chỉ : Một Điều, Một Cái.
    5. Nhất niên : là Cả năm, suốt năm, chớ không phải MỘT NĂM.
 
DỊCH NGHĨA :
       Mạch nha, Kẹo, bánh... đưa tiễn bước chân ông đi. Khi bái kiến và chúc tụng Thượng Đế xin ông giả ngây giả điếc dùm cho ( đừng nói lung tung những chuyện không tốt của tôi ). Chỉ có một điều ông nên mở miệng nói là.... Cảm phiền ông báo với Ngọc Hoàng là sao tôi lại nghèo suốt cả năm vậy  ?!

 DIỄN NÔM :                

THƠ TIỄN ÔNG TÁO
          Mạch nha kẹo bánh tiễn chân ông,
          Lên đó giả ngây giả điếc dùm.
          Chỉ có một điều nên mở miệng,
          Rằng ta nghèo suốt một năm ròng !
                                                    Đỗ Chiêu Đức.
 
      DCD_theoleo.jpg

TÁI BÚT :                   
     Xin được nói thêm về 2 chữ THÈO LÈO.
     THÈO LÈO là phát theo âm Triều Châu của 2 chữ TRÀ LIỆU 茶料 : là Những Vật Liệu dùng để Uống Trà. VẬT LIỆU ở đây là chỉ những món đồ ngọt như : Kẹo Đậu Phọng, Kẹo mè đen, mè trắng, cốm, và những viên đậu phọng được áo một lớp đường màu trắng mà ta quen gọi là " Cứt Chuột ".
    " Thèo Lèo Cứt Chuột  " là món ngon dùng để uống trà và là món không thể thiếu khi cúng ông Táo ở quê tôi : Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xán, Phong Điền...
        Nhân nói đến thơ đưa Ông Táo, ta không thể không nhắc đến bài " Tống Táo Thi " của Lữ Mông Chính, người mà trong " Hàn Nho Phong Vị Phú " Nguyễn Công Trứ đã viết như thế nầy:          .... Khó ai bằng Mãi Thần, Mông Chính, cũng có khi ngựa cởi dù che. ...
           Sau đây, ta thử tìm hiểu cuộc đời nghèo khó và bài thơ đưa ông Táo nổi tiếng của ông nhé !...
          LỮ MÔNG CHÍNH ( 944 & 946- 1011 ), Tự là Thánh Công, người đất Lạc Dương tỉnh Hà Nam, đậu Trạng Nguyên năm Đinh Sửu đời Tống Thế Tôn năm 977. Sau khi đỗ Trạng, Lữ Mông Chính đã từng giữ các chức vụ Giám Thừa, Thông Phán, Trứ Tác Lang, Tả Bổ Khuyết, Tham Tri Chính Sự. Năm 988, Lữ nhậm chức Tể Tướng. Bệnh mất năm Đại Trung Tường Phù thứ 4 ( 1011 ), hưởng thọ 67 tuổi.          

DCD_LuMongChinh.jpg

     Sau khi cha mất, gia cảnh ngày một suy vi . Lữ Mông Chính cùng mẹ phải tạm trú ngụ trong một lò gạch cũ, làm nghề ăn xin độ nhật.
          Một hôm, thấy trước cửa quan Tể Tướng đông nghịt những người, chen chút nhau rất náo nhiệt. Lữ cũng chen vào để xem, tình cờ một vật gì đó từ trên trời bay xuống rớt đúng vào lòng. Thì ra, thiên kim tiểu thơ của quan Tể Tướng là Lưu Nguyệt Nga đang gieo tú cầu để tìm người hôn phối. Vật bay vào lòng Lữ là trái tú cầu được Lưu tiểu thơ ném từ trên lầu xuống....        
 
Dĩ nhiên là ông bà Tể Tướng không chịu chấp nhận hôn sự nầy, nhưng tiểu thơ Nguyệt Nga thì lại kiên trì chấp nhận từ bỏ tất cả để đi theo Lữ về sống ở lò gạch bể, vì nàng cho đây là duyên trời định và hơn nữa không thể bội tín được.
         Cuối năm đó, đến ngày đưa ông Táo, không hiểu là Lữ Mông Chính đã năn nỉ như thế nào mà ông hàng thịt bán chịu cho một miếng thịt đem về luộc để cúng ông Táo. Nhưng khi bà hàng thịt biết được việc nầy bèn mắng cho ông chồng một trận nên thân : " Nó nghèo kiết xác, làm sao có tiền trả mà bán chịu ?!". Bà ta tức tốc chạy đến lò gạch, thấy miếng thịt đang luộc dở dang trên bếp, bèn hứ một tiếng rồi vớt lấy miếng thịt đem về !. Đến nước nầy, Lữ chỉ còn biết đổ nước luộc thịt vào tô mà đưa tiễn ông Táo về trời thôi.        
Trong khi thắp hương để cúng ông Táo, vì cảm khái trước cái nghèo khó của mình và cũng cảm khái trước cái nhân tình thế thái, Lữ Mông Chính đã làm bài thơ tiễn Ông Táo sau đây :

      一柱清香一縷煙,    Nhất trụ thanh hương nhất lũ yên,
      灶君今日上朝天;    Táo Quân kim nhật thướng triều thiên.
      玉皇若問人間事,    Ngọc Hoàng nhược vấn nhân gian sự,
      為道文章不值錢。    Vị đạo văn chương bất trị tiền ! 
 
DỊCH NGHĨA :

        Một nén nhang thanh thanh tỏa ra một làn khói nhẹ, hôm nay ta đưa tiễn Táo Quân về để chầu Trời. Nếu như Ngọc Hoàng có hỏi đến chuyện của dân gian, thì xin ông hãy vì ta mà đáp rằng, văn chương không đáng giá đồng xu cắc bạc nào cả !

 
DIỄN NÔM :
                  Một nén nhang thanh làn khói nhẹ,
                  Chầu Trời tiễn Táo đến cửa thiên.
                  Ngọc Hoàng nếu hỏi nhơn gian sự,
                  Hãy đáp văn chương chẳng đáng tiền !
                                                         Đỗ Chiêu Đức. 
      
Câu chót của bài thơ làm ta nhớ đến câu thơ lên Hầu Trời của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu :
              " Văn chương hạ giới rẻ như bèo ! "....
      
Trở lại chuyện của Lữ Mông Chính, theo truyền thuyết dân gian thì....
    ....Năm đó, sau khi Táo của các nhà đã báo cáo xong, mà đợi mãi vẫn không thấy Táo của lò gạch nơi Lữ cư ngụ. Mọi người đang nóng ruột, thì thấy Táo của Lữ Mông Chính mặt mà xanh lè, đi cà lếch cà lếch vào chầu. Ngọc Hoàng phán hỏi tại sao, thì được trả lời rằng : " Thần chỉ uống có một tô nước thịt luộc dở dang chưa chín, đã đói lại còn bị... chột bụng nên đi không nổi. ", đoạn trình bài thơ của Lữ lên cho Ngọc Hoàng xem. Ngọc Hoàng phán rằng, số của Lữ sẽ đậu Trạng Nguyên vào khoa sau, đừng lo lắng quá ! Thần Táo mới năn nỉ rằng : " Anh ta đói quá, sợ sống không nổi đến khoa sau đâu, thôi thì trước sau gì cũng đậu, xin Ngọc Hoàng thương tình.  Ngọc Hoàng bèn sai Nam Tào đem sổ sửa lại cho Lữ đậu ngay khoa nầy, vì thế mà Lữ Mông Chính mới đậu được Trạng Nguyên của khoa Đinh Sửu 977 là vậy !
  ... Trên đây là theo truyền Thuyết dân gian, chớ thực sự thì... Đằng sau sự thành công của người đàn ông, thường có bóng dáng của một người đàn bà, còn ở đây, đằng sau sự đậu đạt của Lữ Mông Chính, có tới  bóng dáng của 2 người đàn bà lận : một là Lưu tiểu thơ, 2 là bà Tể Tướng phu nhân, vì thương con gái mà lén chu cấp đầy đủ vật chất cho con và rể sinh sống, vì vậy Lữ mới yên tâm mà dùi mài kinh sử... chứ đói meo thì làm sao đủ sức mà học hành để đậu Trạng Nguyên cho được !
         Đây là ông Tể Tướng xuất thân từ khất cái ( Ăn mày )  duy nhất của lịch sử Trung Hoa : Lữ Mông Chính.
       Nói đến thơ đưa tiễn Ông Táo thì cũng không thể không nhắc tới...       

DCD_laAn.jpg
LA ẨN 羅隱(833-909 ),Tự là Chiêu Gián, người đất Tân Thành ( thuộc trấn Tân Đăng, thành phố Phú Dương, tỉnh Chiết Giang ngày nay ). Ông vốn tên là HOÀNH 橫, vì từ năm 20 tuổi bắt đầu đi thi Tiến Sĩ, nhưng 10 lần vẫn không đậu, nên mới đổi tên là LA ẨN và đi tu theo đạo Lão, là một học giả thuộc Đạo Gia ở cuối đời Đường đầu đời Ngũ Đại. Thơ ông thường mang tính hiện thực, bất cần đời, nổi tiếng với các câu như :    
         

          今朝有酒今朝醉,   Kim triêu hữu tửu kim triêu túy,
          明日愁來明日憂。   Minh nhựt sầu lai minh nhựt ưu.
 Có nghĩa :
                Hôm nay có rượu thì hôm nay say,
                Ngày mai sầu đến thì ngày mai hãy ưu sầu !
       Ông cũng có một bài Tống Táo Thi giống như là của LÃ MÔNG CHÍNH đã nêu ở trên, như sau:
                    

     一盞清茶一縷煙,    Nhất trản thanh trà nhất lũ yên,
     灶君皇帝上青天。  Táo quân hoàng đế thượng thanh thiên.
     玉皇若問人間事,  Ngọc Hoàng nhược vấn nhân gian sự,
     為道文章不值錢。  Vị đạo văn chương bất trị tiền ! 

 
CHÚ THÍCH :
       NHẤT TRẢN : là Một Chung. TRẢN là Ly, Chén nhỏ.
       TÁO QUÂN HOÀNG ĐẾ : Là Ông Hoàng Đế ở trong Bếp mà ta quen gọi là VUA BẾP.( Xuất xứ của từ VUA BẾP là do câu thơ nầy mà ra ).
DIỄN NÔM :
                 Một chén trà thơm làn khói nhẹ,
                 Chầu Trời Vua Bếp đến cửa thiên.
                 Ngọc Hoàng nếu hỏi nhơn gian sự,
                 Hãy đáp văn chương chẳng đáng tiền !
       Ta thấy, chỉ có 2 câu đầu là hơi khác, còn 2 câu sau của bài thơ thì giống y chang như là bài Tống Táo Thi của Lữ Mông Chính, và không cần phải nói ta cũng biết là Lữ đã mượn thơ của La Ẩn để cảm khái cho hoàn cảnh của mình, vì LA lớn hơn LỮ đến 111 tuổi lận, LA ở cuối đời Đường còn LỮ ở đầu đời Tống.                       

 
TỐNG TÁO THI - LỖ TẤN
 
 
 
 

          LỖ TẤN ( 25-9-1881--19-10-1936 ), người huyện Thiệu Hưng, Tỉnh Chiết Giang. Vốn tên là Châu Thọ Nhân, tự là Dự Sơn, Dự Đình, Sau đổi thành Dự Tài. Ông thường mặc một chiếc áo dài giản dị theo truyền thống Trung Hoa. Đầu để trần tóc dựng đứng như bàn chải, râu mép đậm như hình chữ NHẤT viết theo theo kiểu Lệ Thư. Ông là nhà Văn học, nhà Tư Tưởng vĩ đại và là chủ tướng của nền văn hóa Trung Hoa cận đại.
          Sau đây là bài Tống Táo Thi ông làm năm Canh Tí 1901 lúc gia cảnh đang sa sút phải cầm cố đồ đạc để sống qua ngày. 
 

       庚子送灶即事        
CANH TÝ TỐNG TÁO TỨC SỰ           
1901年                        
năm 1901        
只雞膠牙糖,         
Chỉ kê giao nha đường,       
典衣供瓣香。         
Điển y cung biện hương.       
家中無長物,         
Gia trung vô trưởng vật,        
豈獨少黃羊。         
Khởi độc thiểu hoàng dương.                     
魯迅                                       

Lỗ Tấn

 
CHÚ THÍCH :   

 
* GIAO 膠 là chất Keo, chất Nhựa. nên...       
Giao Nha Đường là Kẹo Mạch Nha.   
* ĐIỂN 典 là Cầm Cố. Điển Y là Cầm cái Áo.    
* TRƯỞNG VẬT 長物 : Đồ vật có giá trị, Đồ Quý giá !   
* HOÀNG DƯƠNG 黃羊 : là con Dê màu Vàng. Theo sách " Hậu Hán Thư " quyển 62 có " Âm Thức Truyện《後漢書》卷62《陰識傳》kể rằng : Đời Tuyên Đế, có người tên Âm Tử Phương, rất có hiếu lại có lòng nhân từ. Tháng Chạp hăm ba, nhà chỉ có một con dê màu vàng cũng làm thịt để cúng Táo. Từ đó về sau bỗng phát tích thành cự phú. Vì thế sau này đến ngày tế Táo, mọi người đều làm dê vàng để cúng theo, lâu dần thành lệ.
 

NGHĨA BÀI THƠ :                 

BÀI THƠ LÀM LÚC CÚNG ÔNG TÁO NĂM                              

CANH TÝ 1901       

Chỉ vỏn vẹn có một con gà và chút đỉnh kẹo mạch nha, đó là do vừa đi cầm cái áo mà mua nhang về để cúng đó. Nhà đã không còn vật gì đáng giá nữa, chẳng phải chỉ thiếu có con dê vàng thôi không đâu ! ( Ý muốn nói là còn thiếu nhiều món để cúng nữa ! )        
Chắc vì không có được dê vàng để cúng, nên Lỗ Tấn chịu nghèo suốt cuộc đời mình !
                 DCD_Lotan_2.jpg

DIỄN NÔM :                  

TIỄN TÁO NĂM CANH TÝ 1901
                       Mạch nha kẹo với gà,                       
       Cầm áo cúng hoa loa.                      
                       Nhà không còn gì quý,                      
                       Lấy đâu chú dê già !?    

Lục bát :                       

Con gà với kẹo mạch nha,                 
Nén nhang cầm áo hoa loa cúng Ngài,                       
Hết đồ quý giá trong ngoài,                
Dê vàng đừng nhắc thêm hoài công thôi !
                                                            Đỗ Chiêu Đức
       Để kết thúc bài viết nầy, xin mời cùng đọc câu đối hay và nổi tiếng thường thấy dán cho bàn thờ TÁO QUÂN như sau :
                  有德能司火,   Hữu đức năng ty hỏa,
                  無私可達天。   Vô tư khả đạt thiên.
Có nghĩa :
           Có ĐỨC thì mới có thể trông coi việc củi lửa bếp nút được.
           Phải CHÍ CÔNG VÔ TƯ thì mới được lên chầu trời ( để trình tấu mọi việc ).                 
DCD_Chicongvotu.jpg
       Như vậy là cái TIÊU CHUẨN để được làm ông Táo đâu phải dễ !. Năm mới vui xuân, mong rằng mọi người rán tích đức để tương lai đều được lên CHẦU TRỜI như ông TÁO vậy !
                                                             Đỗ Chiêu Đức 
 
__________________________________________________________________________________ 

Phiếm :
                  Năm Hợi nói chuyện... Trư Bát Giới        
    
       
DCD_Trubatgioi_1.jpg         Image result for 豬八戒DCD_Trubatgioi_3.jpg

          Đọc truyện Tây Du Ký, không ai là không biết đến Trư Bát Giới 豬八戒, nhân vật có cái đầu heo và mình mẩy phốp pháp ú lù như ... Trư Bát Giới ! Vốn dĩ là Thiên Bồng Nguyên Soái 天蓬元帥 ở trên trời, cai quản tám vạn thủy binh ở Thiên Hà, nhưng vì uống rượu say đi lạc vào cung Quảng Hàn, buông lời chọc ghẹo Hằng Nga nên mới bị Ngọc Hoàng Thượng Đế đày phải đầu thay xuống thế gian. Vốn tính hời hợt, lại đang buồn lòng, ù ù cạc cạc chui nhằm vào bụng của con heo nái đang chuyển dạ nên khi chào đời mới có cái hình dạng quái dị mình người mà đầu heo như thế !        
Năm Hợi 亥 nói chuyện ... Trư Bát Giới là nói chuyện bao đồng quanh quẩn chung quanh cái con heo ham ăn ham ngủ mà háo sắc nầy để nghe chơi cho đở buồn khi trà dư tửu hậu.
         Trư 豬 là Heo, thuộc bộ Thỉ 豕 cũng có nghĩa là Heo, Thỉ là một trong 214 bộ của CHỮ NHO ... DỄ HỌC, thuộc dạng chữ Tượng Hình theo diễn tiến của chữ viết như sau :
     Giáp Cốt Văn    Đại Triện   Tiểu Triện   Lệ Thư

                    


Ta thấy :        

Từ Giáp Cốt Văn cho đến Đại Tiểu Triện đều là hình tượng của con heo, với cái mỏ nhọn, bụng bự, lưng cong cong, có 4 chân và đuôi hẵn hoi. THỈ 豕 chỉ chung các loại heo rừng hoang dã. Còn Trư 豬 là con heo đã được thuần hóa nuôi trong nhà, cùng với trâu, dê, chó, gà và ngựa họp thành Lục súc 六畜 là 6 con vật mà ta thường nuôi, nên mới có tác phẩm Lục Súc Tranh Công 六畜爭功 mà ta học ở chương trình cổ văn lớp Đệ Lục khi xưa.  
        Trư là heo, Thỉ cũng là heo, nhưng Hợi không phải là heo. Vì HỢI 亥 là Ngôi thứ 12, ngôi cuối cùng của Thập nhị Địa Chi : Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, HỢI. Hợi không phải là heo, nhưng biểu tượng của Hợi là Con Heo, nên người ta cứ tưởng Hợi là Heo và hễ nhắc đến Hợi là người ta nghĩ ngay đến con heo. Nhất là bà con ở nông thôn hay nói chơi với nhau :       
- Nhà hôm nay ăn cơm với thịt "Hợi".       
- Bà Ba mới bán con "Hợi" được một tạ !...và câu ca dao dân gian về :                   

Tuổi Hợi là con heo ăn hèm,                   
Ở dơ ở dáy mình lem lắm sình !


         Image result for heo mọi con ăn hèm 
DCD_Heo_2.jpg
 
        Hèm là chất bã của gạo sau khi đã cất lên để lấy rượu, trộn thêm cám vào để cho heo ăn thì heo sẽ rất mau lớn. Ở nông thôn Nam kỳ Lục tỉnh, vì khí hậu nóng nực, bà con nuôi heo hay thả rong ngoài vườn, nên heo hay tìm những vũng nước, vũng sình để vùi mình vào đó cho mát. Vì thế mới có câu : " Ở dơ ở dáy mình lem lắm sình !".        

Theo truyện cổ dân gian kể về Trạng Quỳnh, thì một hôm ông Tú Cát nghe đồn Quỳnh thông minh, nên muốn thử tài, mới ra cho vế đối là :                      
Lợn cấn ăn cám tốn, Có nghĩa :       
Lợn Cấn là con lợn đã được thiến để nuôi nâng cho mau lớn, nên ăn rất nhiều rất tốn cám. Nhưng vế ra hóc búa ở chỗ CẤN 艮 và TỐN 巽 là 2 quẻ trong Bát Quái là : Càn 乾、Khảm 坎、Cấn 艮、Chấn 震、Tốn 巽、Ly 離、Khôn 坤、Đoài 兌.
        Nhưng Quỳnh đã rất nhanh nhẩu đối lại ngay :
                      Chó khôn chớ cắn càn. Có nghĩa : Con chó khôn ngoan thì không cắn càn cắn bậy. Mà KHÔN 坤 và CÀN 乾 cũng là 2 quẻ trong Bát Quái nữa, thế mới tài !
        2019 là năm Kỷ Hợi 己亥. Thiên Can KỶ 己 thuộc Thổ, màu vàng. Địa Chi HỢI 亥 thuộc Thủy, màu đen. Con heo màu đen là con heo đi vùi sình; còn con heo màu vàng là con heo đã được quay xong. Người Hoa gọi con heo quay là Kim Trư 金豬, dùng để tế lễ thần thánh, cúng trả lễ hoặc cúng bình an cuối năm. Còn dân ta thì trình làng cũng quay heo, đám cưới cũng quay heo, đám ma theo lệ xưa thì chàng rể phải cúng con heo quay, vợ chồng gấu ó ra làng hòa giải cũng phải khiêng heo ... cho nên con heo trong Lục Súc Tranh Công đã kể lể  là :              

               Kìa những việc hôn nhân giá thú. 
              Không heo ra, tính đặng việc chi? 
              Dầu cho mời năm bảy chuyến đi, 
              Cũng không thấy một người thấp thoáng. 
              Việc hòa giải, heo đầu công trạng, 
              Thấy mặt heo nguôi dạ oán thù. 
              Nhẫn đến khi ngu phụ, ngu phu, 
              Giận nhau đánh giập đầu, chảy máu. 
              Làng xã tới lao đao, láu đáu, 
              Nào thấy ai gỡ rối cho xong, 
              Khiêng heo ra để lại giữa dòng, 
              Mọi việc rối liền xong trơn trải.
              
              Phải chăng, chăng phải, 
              Nghĩ lại mà coi,             
             Việc quan, hôn, tang, tế, vô hồi 
              Thảy thảy cũng lấy heo làm trước !


...và quan trọng hơn nữa là nhà vua tế Nam Giao hàng năm để cầu cho phong điều vũ thuận 風調雨順, quốc thái dân an 國泰民安 cũng phải có con heo mới thành " Tam Sên ", nên con heo lại lên mặt :
            ... Ai sánh đặng mình heo béo tốt ? 
                Vua ngự lễ Nam giao đại đột, 
                Phải có heo mới gọi tam sanh ...  
         
       Tam Sanh 三牲, phát theo âm Tiều Châu thành "Tam Sên". TAM SANH 三牲 là ba loại súc sanh, ba loài súc vật tượng trưng cho Tam giới : Thiên giới, Địa giới và Thủy giới. Nên ta thường thấy trên mâm cúng có con gà là phi cầm, tượng trưng cho Thiên giới. Một con heo. Heo là Tẩu thú, tượng trưng cho Địa giới và một con cá tượng trưng cho Thủy giới. Giới bình dân quê tôi cúng "Tam Sên" rất gọn gồm : Một miếng thịt heo, một con gà con và vài con tép cũng đủ để tượng trưng cho Tam Giới như thường. Dĩ nhiên, nhà giàu có hay quan quyền, vua chúa thì thường cúng bằng nguyên con heo quay cho trịnh trọng.
              Image result for 祭三牲  
DCD_tepheotrung.jpg                     
Tam Sên : Gà Heo Cá                Tép Heo Trứng
       Tam sanh 三牲 thường dùng để cúng TAM THANH 三清, là 3 ông thánh cao nhất của Đạo Giáo : Ngọc Thanh Nguyên Thỉ Thiên Tôn 玉清元始天尊、Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn 上清靈寶天尊、và Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn ( tức Thái Thượng Lão Quân ) 太清道德天尊 (太上老君). Thái Thượng Lão Quân là Lão Tử, người viết ra quyển Đạo Đức Kinh, chủ trương thuyết Thanh Tịnh Vô Vi 清淨無為 ... Nói theo giới bình dân, tu theo Đạo giáo thì thành Đạo sĩ, Đạo cô, Chân Nhân và cảnh giới cao nhất là thành Thần, thành Tiên, biết phép thuật và trường sinh bất tử. Đạo giáo sang đến Việt Nam ta là các Thầy cúng, Thầy bùa, Thầy Pháp ... chuyên trừ bịnh tà, giải nạn, bắt yêu bắt quỷ ...       

Còn "Tam sên"  ở vùng "Cái răng, Bá láng, Vàm xáng, Phong  điền" quê tôi, thường dùng để cúng Thần Tài, Thổ Địa, Đất Đai... là chỉ cần có một lát thịt ba-rọi, một cái trứng luộc và một con khô mực là đủ để tượng trưng cho Tam giới rồi !... và Con heo hay thịt heo là món ăn không thể thiếu trong những ngày giỗ quãy lễ tết, cả những ngày thường nữa, nên các từ thịt nạc, thịt đùi, thịt sườn, ba rọi ... không cần phải có chữ "heo" đi kèm, mọi người vẫn biết đó là thịt heo như thường ! Nhà nghèo nhưng phải cúng trả lễ, không có tiền quay nguyên con heo để cúng thì có thể cúng tượng trưng bằng cái Thủ Vĩ ...       

THỦ 首 là cái Đầu; VĨ 尾 là cái Đuôi; nên THỦ VĨ 首尾 là Đầu Đuôi, là cái Đầu và cái Đuôi của con heo, nhưng thường thì có kèm theo 4 cái Móng Heo và một miếng mỡ chài nữa để tượng trưng cho đủ nguyên con heo. Nhưng vì cái đuôi và bốn cái móng nhỏ qúa để bên cạnh cái đầu heo đã được chẻ đôi ở giữa và lận ra cho lớn để  cúng, người ngoài nhìn chỉ thấy có cái đầu heo, nên lầm tưởng THỦ VĨ có nghĩa là Cái ĐẦU HEO, mới có các câu nói :        
-  Cái mặt như cái Thủ Vĩ.        
-  Giận ai mà cái mặt như cái Thủ Vĩ vậy ?        
-  Thằng đó nó buồn cái gì mà suốt ngày cái mặt của nó giống như là cái Thủ Vĩ Lận vậy ? ( ý nói : Cái mặt chằm dằm).
                 DCD_cungthuvy.jpg
           Cái Thủ Vĩ      Cúng Thủ Vĩ trả lễ sông nước

        Trư 豬 là Heo, còn Bát Giới 八戒 là tám giới cấm theo Giới luật Thanh quy của nhà Phật là : không sát sinh, không trộm cắp, không dâm dục, không nói bậy, không uống rượu, không trang điểm, không sống xa hoa và phải ăn chay. Bát Giới là tên mà sư phụ Đường Tăng đã đặt nhằm nhắc nhở cho cái tính tham ăn tham ngủ mà lại lười biếng làm việc của Trư Bát Giới. Đây là  nhân vật tiêu biểu cho cái nhân bản của con người nhất của tác phẩm Tây Du Ký. Bản chất con người vốn dĩ thích ăn biếng làm, nếu đã có đủ cái để ăn, thì không ai muốn làm gì cả! Con Heo là con vật được chủ ưu tiên cho ăn no rồi ... ngủ cho mau lớn mau mập để gả bán cho chú lái heo. Nên thành ngữ dành cho lão trư là Cao Chẩm Vô Ưu 高枕無憂. Có nghĩa là : Gối đầu cao cao mà ngủ không lo lắng gì cả, giống như câu "Ăn No Ngủ Kỷ" của ta vậy !        

Ta thường nghe câu Tam Quy Ngũ Giới 三皈五戒, Tam Quy là Quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Ngũ Giới là : Sát sanh, Trộm đạo, Dâm dục, Vọng ngôn và Uống Rượu. Năm giới cấm nầy chưa đủ làm cho con người trở nên trong sạch, cho nên phải thêm 3 giới cấm nữa là : Không trang sức, Không sống xa hoa phú quý và Không được ăn mặn. Tổng cộng là Bát Giới thì mới dễ dàng giúp cho người tu hành dễ tu tâm dưỡng tánh hơn, nhất là với bản chất đầy đủ cả tham sân si và sắc dục như Trư Bát Giới. Hằng năm viết liễn, thư pháp để gây quỹ cho chùa Tịnh Luật, ở hai bên chữ PHẬT phía sau lưng, tôi đã viết đôi câu đối sau :             

TỊNH độ thập phương mê chúng, đồng đăng bỉ ngạn;              
淨    渡   十      方     迷     眾,    同    登    彼   岸;            
LUẬT hành bát giới thanh quy,  tốc   xả   mê   đồ !              
律    行   八      戒     清     規,    速    捨    迷   途 。

Có nghĩa :       

* TỊNH là Sạch, nên Tịnh Độ là Độ sạch sẽ, là ĐỘ HẾT cho chúng sinh mê muội ở khắp mười phương. Đồng đăng bỉ ngạn là : Cùng qua được bến bờ bên kia, vì chúng sinh đang chìm trong bể khổ, nên qua được bến bờ bên kia là đã vượt qua bể khổ để đến được niết bàn rồi.     

* LUẬT là Giới luật, Hành là Thực hành, Thực hành tám cái giới luật và những quy tắc làm cho con người trở nên trong sáng trong sạch hơn của nhà Phật. Tốc xả mê đồ là : Nhanh chóng rời bỏ con đường mê muội mà về với chính giác.
        Trư Bát Giới đã không thể "Luật hành bát giới", cho nên mặc dù có công phò Đường Tăng đến tận Tây Phương chầu Phật Tổ để thỉnh kinh, vẫn không thể thành Phật hay La Hán được. Khi thấy Phật Tổ chỉ phong mình làm "Tịnh Đàn Sứ Giả" để làm sạch các bàn thờ, Bát Giới đã khiếu nại và được Phật Tổ giải thích là:       

Tại nhà ngươi ăn khỏe tính lười, dạ dày to lắm. Mà khắp bốn đại bộ châu trong thiên hạ, những nơi ngưỡng mộ đạo ta rất nhiều, phàm các việc Phật, ta giao cho nhà ngươi làm tịnh đàn, cũng là một chức phẩm có được ăn uống, sao lại không tốt ?".( theo Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân ).
               
DCD_Duongtang.jpg
       Cái tật ăn tạp và háo ăn của Trư Bát Giới còn hình thành một câu thành ngữ mà ai đã đọc qua truyện Tây Du Ký đều biết, đó là câu : "Trư Bát Giới thực nhân sâm qủa,( toàn bất tri kỳ vị) 猪八戒食人参果 (全不知其味)". Có nghĩa : Trư Bát Giới ăn qủa nhân sâm, (ý nói Ăn mà không biết được mùi vị gì cả !)". Theo Tây Du Ký :              
       Hồi thứ 24, 25, 26 : Trên đường thỉnh kinh, khi đi ngang qua đạo quan Ngũ Trang của Vạn Thọ Sơn, nơi vị Tổ sư của Địa Tiên là Trấn Nguyên Tử tu hành. Nơi đây có một cây Nhân Sâm Qủa, ba ngàn năm mới ra hoa, ba ngàn năm mới kết trái và ba ngàn năm trái mới chín, ăn một qủa có thể sống đến mười ngàn năm, ngửi một cái thôi cũng có thể sống đến ba trăm năm. Vì bận việc đi xa Trấn Nguyên Tử dặn dò hai đệ tử là Thanh Phong và Minh Nguyệt bẻ hai trái Nhân Sâm thết đãi Đường Tăng. Tam Tạng thấy loại trái hình thù như đứa bé, không dám ăn. Bát Giới thấy thèm mà không được ăn, mới xúi sư huynh Tôn Ngộ Không hái trộm. Khi đã hái trộm về 3 qủa, Tôn Ngộ Không kêu cả Sa Tăng đến để chia nhau 3 sư Huynh đệ cùng ăn. Bát Giới vì thèm qúa cầm trái nhân sâm thơm phức bỏ vào miệng, ngoạp một cái là nuốt trọng luôn, nhìn lại thấy Tôn Ngộ Không và Sa Tăng từ từ nhai từ từ thưởng thức, mùi thơm của qủa nhân sâm bay ngào ngạt lại bắt thèm, năn nỉ hai người cho cắn thêm một miếng để thưởng thức từ từ, vì không ai chịu cho nên Bát Giới đâm ra cằn nhằn cưởi nhưởi mãi khiến cho Thanh Phong Minh Nguyệt nghe thấy, mắng cho một trận và mách với sư phụ, tạo thêm một tai nạn rắc rối nữa trên đường đi thỉnh kinh ...
        Image result for 猪八戒吃人参果 
DCD_satangngokhongbatgioi.jpg

       Vì sự việc trên mà sau nầy hễ ăn một cách vội vả cái gì đó, cứ ăn lấy ăn để mà chưa kịp thưởng thức mùi vị của thức ăn, thì  mọi người đều bảo là : Ăn như Trư Bát Giới ăn nhân sâm vậy!       


Trư Bát Giới còn được Phật Bà Quan Âm đặt cho pháp danh là Trư Ngộ Năng 豬悟能, Ngộ Năng là giác ngộ ra được cái bản năng của con người, của chính mình để mà tu tập sao cho thành chánh giác. Chính vì cái bản tánh của Trư bát Giới thể hiện đầy đủ cả tam độc là Tham Sân Si của con người, nên Quan Thế Âm Bồ Tát mới đặt cho pháp hiệu Ngộ Năng để nhắc nhở, nhưng cố tật tham tài tham sắc vẫn không bỏ được, hễ có dịp là lại thể hiện ra ngay, như hồi thứ 54 qua Nữ Nhi Quốc 女兒國 hay hồi thứ 72 khi đến Bàn Tơ Động 盤絲洞 gặp bảy con yêu nhền nhện cái, Bát Giới đều là người dễ bị mê hoặc, dễ bị dẫn dụ và dễ sa ngã nhất. Bản tánh háo sắc của Trư Bát Giới nổi tiếng đến nỗi làm cho "con heo" cũng bị mang tiếng lây. Bà con bình dân hễ nhắc đến những hành động dâm dục thì đều nói là : Giở trò "con heo". Mắng những người dâm dục hay quan hệ tình dục lăng nhăng thì nói là : Thứ cái đồ "heo nọc"! và phim ảnh khiêu dâm thì gọi là : Phim "con heo"!
            Image result for 盤絲洞 
DCD_heonoc.jpg

       Nhưng "Phim con Heo" ở Mỹ lại là một bộ phim hoạt hình rất dễ thương của gia đình chú heo Peppa Pig mà trẻ em rất thích, kể cả trẻ em Việt Nam. Kể từ lần đầu tiên ra mắt khán giả truyền hình năm 2004 tại Anh, Peppa Pig - con heo hoạt hình mặc váy đỏ 4 tuổi không chỉ khiến các nhóc tì mà cả phụ Huynh cũng thích thú. Việt Nam ta cũng có phim hoạt hình Ba Chú Heo con ...

       Trư Bát Giới cũng luôn đẩy những người đồng hành với mình vào những tình huống rắc rối bởi sự lười biếng, thói ham ăn và bản tính háo sắc trước những cô gái đẹp của mình. Bát Giới cũng luôn tỏ ra ghen tị với sư Huynh Tôn Ngộ Không của mình và lúc nào cũng muốn tìm cách hạ bệ Ngộ Không xuống. Tại hồi thứ 27, khi Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh, Bát Giới đã gièm xiễm rằng Tôn  Ngộ Không đã có ác ý giết chết ba mạng người lương thiện để cho Ðường Tăng nổi giận niêm chú khẩn cô trừng phạt sư huynh, rồi quyết định đuổi luôn về Hoa Quả sơn để đến nổi thầy trò đều lâm nạn lớn. Cái tánh ghét ghen ganh tị đó bị người đời thóa mạ là "Cẩu Trệ Bất Như 狗彘不如". Có nghĩa là : Không bằng Chó Lợn hay "Hành Đồng Cẩu Trệ 行同狗彘" là : Hành động giống như là chó là heo vậy. 
        Image result for 三打白骨精    
dcd_daichienbachhotinh.jpg                       
            Tam đả Bạch Cốt Tinh 
       TRỆ 彘 : là con heo nái; miền Bắc gọi là Con Lợn Sề. Nên cũng có câu mắng để nhục mạ người khác khi có hành vi không đứng đắn, đàng hoàng là : Quân Cẩu Trệ, là Đồ Chó Lợn, mà miền Nam chưởi là: "Thứ cái đồ heo, đồ chó !".       

Như vậy là ngoài Trư 豬 và Thỉ 豕 ra, ta còn có Trệ 彘 cũng là Heo nữa. Năm con Heo là năm Hợi 亥, đứng hàng thứ mười hai, là  ngôi chót của Thập Nhị Địa Chi xếp sau năm Tuất; Tháng Hợi là tháng Mười âm lịch; Ngày Hợi là ngày đứng trước ngày Tý và Giờ Hợi là từ 9 đến 11 giờ đêm (pm), tức ở cuối canh hai gần sang canh ba. Vì thế mà ta mới có giai thoại văn chương sau đây :
        Khi hay tin chị dâu sanh được con gái đầu lòng trong đêm rộn rịp vui mừng, Bà Đoàn Thị Điểm đã đùa với anh  rằng:
                  Bán dạ sinh hài, Hợi Tý nhị thời vị định.
                   
半   夜   生   孩, 亥   子  二  時   未  定 .
Có nghĩa là :
           Nửa đêm sanh con, Hợi Tý 2 giờ chưa định, ý muốn nói không biết là sanh vào giờ Tý hay giờ Hợi.

         Ông anh là Đoàn Viết Luân liền đối lại:

               Lưỡng tình tương phối, Tỵ Dậu song hợp nãi thành.
                  
两      情    相     配,  巳   酉    双    合   乃   成 .
Có nghĩa là :
       Hai tình phối hợp lại với nhau, Tỵ Dậu 2 tuổi hợp lại mà thành.

        Với lối chơi chữ, 2 chữ Hợi 亥 và Tý 子 ghép lại thành chữ Hài 孩; chữ  Tỵ 巳 và chữ Dậu 酉 ghép lại thành chữ Phối 配. Ta còn gọi đây là lối đối chiết tự. Nói thêm ...        

Đúng ra chữ PHỐI 配 là do 2 chữ Dậu 酉 và Kỷ 己 họp lại mà thành, nhưng nếu đối là "Kỷ Dậu song hợp nãi thành" thì KỶ 己 là ngôi thứ 6 của Thiên Can, nên Kỷ Dậu là " Một Can một Chi" sẽ không ăn với " Hợi Tý " ở câu trên đều là 2 ngôi của Địa Chi. Cho nên mới dựa vào tự dạng của 2 chữ KỶ 己 và TỴ 巳 giống nhau mà "Mập mờ đánh lận con đen" đổi KỶ 己 thành TỴ 巳, để cho "TỴ DẬU song hợp nãi thành" ( Vì theo Tử Vi : Tỵ Dậu Sửu là Tam Hợp ). Và như thế thì 2 Địa Chi "HỢI TÝ" sẽ đối với 2 Địa Chi "TỴ DẬU" rất ăn và rất chỉnh!        

Trong văn chương Trung Hoa cũng có giai thoại sau đây :
       Tương truyền, vào giữa những năm Hoằng Trị triều Minh, ở đất Quỳnh Sơn tỉnh Quảng Đông có một học giả  tên là KHƯU TUẤN 丘濬( 1421-1495 ), tự là Trong Thâm 仲深, đậu Tiến Sĩ năm Cảnh Thái thứ 5, làm quan đến chức Lễ Bộ Thượng Thơ, Văn Uyên Các Đại Học Sĩ. Thế mà xém chút nữa đã bị thua một cô gái nhà quê con chủ quán. Truyện kể ...
       Một đêm, khi Khưu Tuấn đang ở trong một quán trọ. Chủ quán có một cô con gái rất thông minh, lại giỏi văn chương, nghe tin có Văn Các Đại Học Sĩ đến, bèn xin ra mắt. Sau khi đàm luận có ra cho ông một câu đố như thế nầy :

              
 二人並坐,             Nhị nhân tịnh tọa,
               坐到二更三鼓,     Tọa đáo nhị canh tam cổ,
               一畏貓兒一畏虎。  Nhất úy miêu nhi nhất úy hổ.Có nghĩa :
               Hai người cùng ngồi ngang với nhau,
               Ngồi cho đến canh hai ba hồi trống đổ,
               Một người sợ mèo, một người sợ hổ !        
        Khưu Tuấn nghĩ ngợi hèn lâu, ông đang cân nhắc giữa câu " hai người ngồi ngang nhau " có thể là 2 chữ " Nhân 人 " mà lại một người sợ mèo một người sợ cọp, thì không phải là " 2 người " nữa, mà là 2 con vật gì đó. Con gì sợ mèo ?! Là ... CÁ là NGƯ 魚. Con gì sợ cọp ?! Là ... DÊ là DƯƠNG 羊. NGƯ 魚 và DƯƠNG 羊 ghép lại cho " ngồi ngang " với nhau thành chữ TIÊN 鮮  : Có nghĩa là Tươi Ngon. Chắc ăn như bắp, suy nghĩ xong, ông bèn vuốt râu mĩm cười nói ra đáp án. 
       Nào ngờ, cô gái cũng mĩm cười lắc đầu bảo : " Sai rồi !". Ông ngạc nhiên hỏi : " Sao lại sai ? ". Cô gái đáp : " Thế thì ông giải thích thế nào về câu : Tọa đáo nhị canh tam cổ ? ( Ngồi cho đến canh hai ba hồi trống đổ ). Khưu Tuấn xịu mặt trầm tư, chợt ông tỉnh ngộ ra, vổ đùi đánh đét một tiếng bảo rằng : " Phải rồi ! Canh hai là giờ HỢI 亥, còn Ba hồi trống đổ là Canh ba giờ TÝ 子. Ghép chữ TÝ 子 với chữ HỢI 亥 lại với nhau, ta có chữ HÀI 孩 là Hài Nhi phải không  ?! Cô gái gật đầu cười đáp : " Đúng vậy ! TÝ là Chuột sợ mèo; HỢI là Heo sợ Cọp !".
       Khưu Tuấn khen lấy khen để, cho đây là câu đố thật tuyệt vời !

                          
DCD_KhuuTuan.jpg
              
Tượng đài và khu mộ chí của Khưu Tuấn

        Tuổi Hợi là tuổi con Heo, trong đề 36, sau nầy là đề 40, thì con heo mang số 7, có tên chữ là Chánh Thuận 正順, nằm trong Ngũ Hổ Tướng gồm có :         

- Số 5 là Chí Cao con Trùng.        
- Số 6 là Khôn Sơn con Cọp.        
- Số 7 là CHÁNH THUẬN con Heo.        
- Số 8 là Nguyệt Bửu con Thỏ.        
- Số 9 là Hán Vân con Trâu.       

Con heo Chánh Thuận làm cho ta nhớ đến lò heo Chánh Hưng, bên kia Cầu Chữ Y Quận Tám ngày xưa, nơi chuyên mỗ và cung cấp thịt heo cho toàn đô thành Sài Gòn Chợ Lớn. Giới bình dân ghiền số đề hiện nay đánh đề theo vé số Kiến Thiết xổ hằng ngày từ 00 đến 99 lại phải thua thêm 2 số nữa; ngoài số 7 là con heo con ra còn có con heo sồn sồn số 47, và một con heo già, lớn cở ... Trư Bát Giới nữa là con số 87. Giới thua đề thường than với nhau :
                  Chánh Thuận chẳng thuận chút nào,                 
                  Thua hoài thua huỷ quơ quào khắp nơi !
                             DCD_3heo.jpg             
        Xã hội còn dân nghèo, còn bất công, tham nhũng, thì nạn đánh đề và vé số còn hoành hành và còn làm khổ dân đen mãi mãi. Vì đâu có làm ăn gì bằng được với trúng số, trúng đề :                
Phải thời một vốn bỗng liền bảy mươi !có nhiều chủ thầu còn cho 1 đồng trúng tới 72, thậm chí 75 nữa là đằng khác. Cho nên dân ghiền số đề cứ cắm đầu vô đó mà chết ! Chánh Thuận 正順 có nghĩa là : Chính trực đàng hoàng thì sẽ được thuận lợi suông sẻ, nhưng Chánh Thuận là con heo của số đề thì không suông sẻ chút nào cả. Vướng vào rồi thì là từ chết đến bị thương mà thôi !
        Xét ra thì cũng tội nghiệp cho con heo hiền lành dễ bị thuần hóa bởi con người, nhưng lại bị số đề và hình tượng đầy tính tham sân si của Trư Bát Giới làm cho xấu đi; con heo ục ịch dễ thương, ủn ỉn như lợn ăn khoai thành con heo dâm dật háo sắc, thấy đàn bàđẹp thì thèm rõ dãi như Trư Bát Giới thì qủa thật là tội nghiệp cho con ... " heo đồng cỏ nội " quá đi thôi !
       Thịt heo lại là món ăn hiền lành nhất, phổ thông nhất trong dân gian, người ta cử ăn thịt trâu thịt bò thịt chó ... chớ không ai cử ăn thịt heo cả ! Trong dân gian ta đầy rẫy những món ngon được chế biến từ thịt heo, như : Giò, chả, nem, lạp xưởng, thịt khô, thịt đông  ... Nhà có tiệc đãi khách, hoặc ngày lễ ngày Tết ... là không thể thiếu thịt heo được, ta hãy đọc một bài thơ rất nổi tiếng của Lục Phóng Ông ( tức Lục Du ) đời Nam Tống tả cảnh xóm tây mời khách ăn Tết trong một cuối năm được mùa như sau :
      遊 山 西 村                  
Du Sơn Tây Thôn
莫 笑 農 家 臘 酒 渾,  
Mạc tiếu nông gia lạp tửu hồn,            
豐 年 留 客 足 雞 豚。  
Phong niên lưu khách túc kê đồn      
山 重 水 復 疑 無 路,  
Sơn trùng thuỷ phục nghi vô lộ        
柳 暗 花 明 又 一 村。  
Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn         
簫 鼓 追 隨 春 社 近,  
Tiêu cổ truy tuỳ xuân xã cận   
衣 冠 簡 樸 古 風 存。  
Y quan giản phác cổ phong tồn           
從 今 若 許 閑 乘 月,  
Tòng kim nhược hứa nhàn thừa nguyệt         
拄 杖 無 時 夜 叩 門。  
Trụ trượng vô thì dạ khấu môn.                              
陸 游                                     
Lục Du
     Image result for 遊 山 西 村 DCD_LucDu_2.jpg

       Đừng cười nhà nông chúng tôi uống rượu Tết không trong, vì rượu chỉ ủ thôi chớ không có cất nấu, và vì được mùa nên mời khách ở lại mà thường thức các món ăn do gà heo làm ra ...                              

                DẠO NÚI XÓM TÂY 
               Thôn dã chớ cười rượu nhạt phèo,              
Cuối năm đãi khách sẵn gà heo.              
Núi liền sông nước ngờ vô lối,              
Liễu rũ đường hoa đến xóm nghèo.              
Tiêu trống rộn ràng Xuân Xã đến,              
Áo xiêm giản dị cổ phong theo.              
Từ nay nếu rảnh đêm trăng sáng,              
Gỏ cửa cùng vui gậy khẳng kheo.
       Bài thơ trên cho ta biết thêm một từ chỉ Con Heo nữa, đó là từ ĐỒN 豚. Kê Đồn 雞 豚 : là Gà và Heo. Trong Tăng Quảng Hiền Văn có dạy :                      
貪 他 一 斗 米, 失 卻 半 年 糧;        
Tham tha nhất đấu mễ, thất khước bán niên lương;                      
爭 他 一 腳 豚, 反 失 一 肘 羊。         
Tranh tha Nhất Cước Đồn, phản thất nhất trửu dương.

Có nghĩa :          

Tham của người ta một đấu gạo, mình lại bị mất hết nửa năm lương thực;( ăn gian chỉ có một đấu, bị phạt đến nửa năm lương );          
Tranh với người ta Một Cái Giò Heo, ngược lại mình bị mất đi một cái đùi dê ! ( tranh nhau cái nhỏ để mất đi cái lớn hơn, ngon hơn !).                  
Ở đời, hễ tham thì thâm là thế !
       Trở lại với nhân vật Trư Bát Giới trong Tây Du Ký, ngoài những thói hư tật xấu đã kể trên, Trư Bát Giới tuy đã xuất gia, nhưng vẫn còn rất nặng nợ với ... gia đình vợ con. Thật vậy, cứ mỗi lần Đường Tăng gặp nạn, bị yêu quái bắt đi hay bị Nữ Vương của Nữ Nhi Quốc giữ lại thì y như là Trư Bát Giới đòi " phân chia tài sản " rồi ai về quê nấy. Tôn Ngộ Không và Sa Tăng thì đâu có "quê" đâu mà về, nhưng Trư Bát Giới thì lại khác, trong lòng y luôn canh cánh nhớ tới Cao Tiểu Thơ của Cao Lão Trang, người vợ mà y thương yêu rất mực và làm việc cật lực hết lòng để làm giàu cho Cao lão Viên Ngoại. Khi đi theo Đường Tăng y cũng có dặn lại rằng : ... Khi nào không thỉnh được kinh thì con sẽ về lại nhà để làm ăn sinh sống như xưa. Cho nên, hễ có dịp là y lại thừa cơ bàn ra và luôn luôn muốn cho tan đàn xẻ nghé !
              Image result for 豬八戒 Image result for 豬八戒
                         Trư Bát Giới và Cao Tiểu Thơ
              Nhưng bên cạnh nhiều nhược điểm như trên, Trư Bát Giới còn là một nhân vật với rất nhiều đức tính tích cực. Đó là, không bao giờ chịu khuất phục trước bất cứ một yêu quái nào dù là loại hung dữ nhất hay gặp phải những hoàn cảnh khủng khiếp nhất, bị yêu quái bắt để ăn thịt chẳng hạn,  mặc dù ngoài miệng y luôn cằn nhằn cưởi nhưởi, nhưng lại là một trợ thủ đắc lực của Tôn Ngộ Không trên con đường  thiên lý đi Tây Thiên thỉnh kinh. Nhân vật Trư Bát Giới trong suốt chặng đường đi đã luôn gây cho người xem các trận cười thoải mái cũng như sự hồi hộp, lòng cảm mến trước những đức tính đáng yêu. Đó là hình tượng một anh nông dân thật thà với những cách nghĩ, cách làm rất... chất phác, dù dưới cái lốp hòa thượng, và y cũng một lòng một dạ đi đến tận Tây phương Lôi Âm Tự để diện kiến đức Thế Tôn : Phật Tổ Như Lai.
        Tóm lại, trong Tây Du Ký nhân vật Trư Bát Giới là nhân vật có lý lịch và tâm lý phức tạp nhất và do vậy, y cũng là nhân vật có nhiều tính chất " nhân bản " nhất, kể cả tính tốt lẫn tật xấu và là nhân vật sinh động nhất trong tác phẩm.   
 

 

 Năm Hợi, mong rằng tất cả mọi người đều cùng vượt qua được tham sân si như Trư Bát Giới để xây dựng nên một gia đình hạnh phúc, một sự nghiệp thành công, một cuộc sống đầy từ bi bác ái tình người và ấm no đầy đủ như là Tịnh Đàn Sứ Giả vậy !

                                                            Đỗ Chiêu Đức
        
         Vịnh Trư Bát Giới
        Image result for Vịnh Trư Bát Giới
Nguyên Soái Thiên Bồng ấy lão Trư,

Ba mươi sáu phép lộng huyền hư.

Tiểu thơ Cao Lão Trang ... là nợ,

Sư phụ Đường Tam Tạng ... phải tu.

Bát Giới tĩnh tâm thôi vướng bận,

Ngộ Năng dưỡng tánh hóa ôn nhu.

Tây phương Phật Tổ công phong thưởng,

Sứ Giả Tịnh Đàn ấy lão Trư !

                                   Đỗ Chiêu Đức 

 

Câu đối cho năm Con Heo KỶ HỢI 2019 :       

- Gâu gâu chó đã vượt rào, Vui vẻ chào Xuân nghinh phúc lộc; 

- Ủn ỉn lợn đà chạm máng, No nê đón Tết chúc an lành !

                                                                           Đỗ Chiêu Đức
_________________________________________  


GIẤC NAM KHA 

                  
                        Inline image

                      GIẤC NAM KHA khéo bất bình,               
Bừng con mắt dậy thấy mình tay không !                    

Hai câu thơ trong Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều nói lên cuộc đời nầy như là một giấc mộng lớn : Phú quý vinh hoa, công danh lợi lộc, nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con khôn... bỗng chốc hóa thành hư không, không còn gì cả. Quá khứ vàng son huy hoàng rực rỡ chỉ thoáng qua như là một ... giấc Nam Kha ! Theo như Điển Tích sau đây :
        Tháng Tám năm Trinh nguyên thứ 18 đời Đường. Lý công Tá đi thuyền từ Ngô Quận đến Lạc Dương, khi thuyền đậu bên bến sông Hoài, đã nghe kể về chuyện của Thuần Vu Phần, nên về viết lại thành NAM KHA THÁI THÚ TRUYỆN 南柯太守傳 như sau :       

                     
                            Inline image
                              Nam Kha nhất mộng
    Thuần Vu Phần 淳于棼, người đất đông bình, thích giao du, trọng nghĩa khí, hay cứu khổn phò nguy. Nhưng tánh tình nóng nảy, bộc trực, thích uống rượu. Gia đình khá giả nên giao du với rất nhiều hào kiệt hiệp nghĩa, lại giỏi võ nghệ, đã từng giữ chức phó tướng đất Hoài Nam.   

Nhà Thuần Vu Phần ở phía đông quận Quảng Lăng, ở mé nam nhà có một cây Hòe xưa, tàn lá rậm rạp, bóng mát che cả một góc vườn. Năm Đường Trinh Nguyên thứ 7, ngày 9 tháng 7. Thuần Vu Phần cùng các hiệp khách uống rượu dưới gốc cây, vì vui nên quá chén. Hai người bạn bèn đỡ vào nằm ngủ ở phía đông lang. Trong mơ mơ màng màng thấy có hai sứ giả áo tía đi vào, quỳ xuống mà thưa rằng :" Chúng tôi phụng mệnh vua xứ Hòe An, kính thỉnh tiên sinh đến nước chúng tôi du ngoạn một chuyến ". Thuần Vu Phần bèn chỉnh đốn khăn áo chỉnh tề, theo hai sứ giả ra cửa thì đã thấy có sẵn một xe tứ mã và bảy tám tùy tùng hầu cận.. Xe ra khỏi ca chạy thẳng về phía hang động dưới gốc cây Hòe và chui thẳng vào đó. Thuần Vu Phần giựt mình nhìn lại thì thấy cây cỏ cảnh trí hai bên đường đều thay đổi cả. Xe chạy một lúc đến một cửa thành lớn, tấp nập người qua kẻ lại. Trên thành có một tấm bảng thật to với các chữ vàng lắp lánh : "Đại Hòe An Quốc". Quan thủ thành trông thấy, bèn cho người vào trong thông báo. Một khoái mã chạy đến hô to :" Hoàng thượng có chỉ, phò mã đi đường xa lao nhọc, hãy tạm vào Đông Hoa Quán nghỉ ngơi ". Tướng quân giữ thành bèn đưa Thuần Vu Phần vào một dịch quán vô cùng hoa lệ để ngh ngơi. Lại có người đến báo là Hữu Thứ Tướng sắp đến viếng. Thừa Tướng đến nói với Thuần Vu Phần rằng :" Hoàng đế bệ hạ nước tôi không hiềm nước nhỏ xa xôi, mời ngài đến để chiêu ngài làm Phò Mã đó ". Thuần vu Phần đáp rằng :" Tôi là một ti chức thấp hèn, lại là kẻ thất phu võ biền, đâu dám trèo cao như thế !" Đọan cùng thừa tường đến bái kiến nhà vua.     

Trên đường đi vào cung,Thuần Vu Phần thấy hai bên lầu các trùng trùng điệp điệp, nguy nga tráng lệ khác với đời thường. Đến một cửa cung lớn, sơn son thếp vàng với các võ sĩ búa việt cờ mao đứng gát uy nghi. Bá quan văn võ đứng chầu hai bên, trong đó có cả một bạn rượu thường ngày là Châu Biền, Thuần Vu Phần mừng quá nhưng không dám kêu, đi theo thừa tướng lên chánh điện, thấy trên ngôi là một ông vua cao lớn uy vũ, đầu đội mũ đỏ, mình mặc áo bào trắng trông bề thế hiên ngang. Thuần cúi lạy ra mắt không dám ngẩn đầu lên. Nhà vua phán :"Ta tuân theo sự gởi gắm của lệnh tôn, không nề hà mình là tiểu quốc, đồng ý chiêu ngươi làm phò mã cho công chúa thứ hai của ta là Dao Phương, người thấy thế nào?" Thuần vui mừng khôn xiết, chỉ còn đồng ý chứ còn biết nói sao. Nhà vua cho về dịch quán để đợi ngày cử hành hôn lễ.     

Đêm cử hành hôn lễ, hoàng cung trang hoàng lộng lẫy rực rỡ vô cùng, với đầy đủ lễ nghi tiết nhạc. Có ba quan viên trẻ ăn mặc thật đẹp đến bái kiến Thuần Vu Phần bảo là nhà vua phái đến làm phù rể, trong đó lại có một người là bạn cũ. Thuần Vu Phần mừng quá hỏi : " Bạn có phải là Điền Tử Hoa không, sao lại ở đây ? Có biết là Châu Biền cũng ở đây không ?" Điền Tử Hoa đáp : " Tôi du sơn ngoạn thủy, lạc đến nơi nầy, hữu thứa tướng thấy tôi có tài nên lưu tôi lại đây làm một quan võ, còn Châu Biền có tài hơn tôi, hiện đang giữ chức Tư Lệ của triều đình. Hai người bạn cũ gặp nhau cười nói thỏa tình. Tử Hoa cũng nhắn nhủ Thuần nhớ cất nhắc mình sau nầy. Đang lúc nói cười vui vẻ thì thấy một toán nữ nhạc đẹp như tiên kéo đến, tấu lên những khúc hát rất lạ tai, rồi cung phi mỹ nữ cùng dẫn đường đưa phò mã vào động phòng hoa chúc. Khi đến Tu Nghi Cung của công chúa, lại thấy có hoàng thân quốc thích đến chúc mừng dự tiệc. Kịp đến khi vào được loan phòng thì đà nửa đêm rồi, và khi giở tấm nhiễu điều che mặt công chúa ra thì Thuần muốn bay bổng lên mây. Công chúa chỉ khoảng mười lăm mười sáu tuổi và đẹp như tiên nga giáng thế.           

Từ đó Thuần Vu Phần đắm say trong hạnh phúc như từ trời rơi xuống. Một hôm, công chúa hỏi Thuần có muốn làm quan không. Thuần bảo mình chỉ là một võ phu, đâu có biết việc an bang tế thế. Công chúa hứa sẽ hỗ trợ cho Thuần làm việc quan cho thật tốt. Nhân có quận Nam Kha đang thiếu người cai quản, công chúa bèn xin cho Thuần đến trấn nhậm nơi đó. Nhà vua bèn phong cho Thuần làm Thái Thú quận Nam Kha. Thuần cung kính nhận lệnh, nhưng lại xin với vua cho hai người bạn của mình là Châu Biền và Điền Tử Hoa theo làm phụ tá giúp đỡ cho mình trong các việc quan. Nhà vua chuẩn thuận. Hoàng hậu còn căn dặn công chúa là :" Phò mã tính khí cương trực lại thích uống rượu, con phải tùy lúc khuyên răn và giúp đỡ chồng con làm tốt chức trách của phụ mẫu chi dân, làm một ông quan tốt ". Công chúa bái biệt vua và hoàng hậu rồi cùng chồng lên đường.
                           
dcd_namkhathaithutruyen.jpg                             

NAM KHA THÁI THÚ TRUYỆN
       Một đoàn người ngựa với khí thế hiên ngang cùng tiến thẳng về quận Nam Kha. Nghe có Thái Thú mới đến trấn nhậm tất cả quan viên và những bậc đức cao vọng trọng cùng dân chúng đều kéo ra thành để nghinh tiếp thật là long trọng rình rang. Sau khi nhậm chức, Thuần Vu Phần rất chăm chỉ việc quan, xem xét nhân tình phong hóa của địa phương, chăm lo đến đời sống của nhân dân trong quận, lại được sự hỗ trợ khuyến khích của công chúa bên trong, còn bên ngoài thì có Châu Biền và Điền Tử Hoa giúp đỡ, nên chẳng bao lâu, đời sống của dân chúng được nâng cao hẵn lên. Mọi người dân đều ca tụng công đức của Thái Thú, tiếng đồn đến kinh đô, nhà vua và hoàng hậu cũng rất vui lòng. Vua lại ban hàm phong cho Thuần Vu Phần được ngang hàng với Tam Công Tể Tướng trong triều.     

Cứ thế, hai mươi năm trôi qua, Thuần Vu Phần và công chúa sanh được năm trai hai gái, tất cả đều khôn lớn và nên người. Nhờ có phụ ấm, nên con trai cũng hiễn đạt làm quan và con gái thì cũng gả về cho các bậc vương hầu quyền quý. Quả là "Một cây cù mộc một sân quế hòe !" như cụ Nguyễn Du đã tả trong Truyện kiều.     Năm đó, có quân của Đàn La Quốc đến xâm lược. Thuần Vu Phần phái Châu Biền cầm quân chống cự. Châu Biền tuy già nhưng dũng mãnh phi thường dẫn quân tiến sâu vào lòng địch, chẳng may bị địch phục kích. Bại trận bị thương, về dinh mấy hôm thì mất. Công chúa lo buồn nên cũng nhuốm bệnh, ít lâu sau cũng qua đời. Nhờ có Điền Tử Hoa đẩy lui được quân địch. Nhưng trước cảnh chiến tranh điêu tàn, công chúa lại mất. Thuần Vu Phần giao quận Nam Kha lại cho Điền Tử Hoa rồi từ chức đưa linh cửu của công chúa về kinh. Nhà vua thương con, phong thụy là Thuận Nghi Công Chúa, nhưng lại lạnh nhạt với Thuần, nên cả triều bá quan văn võ qua lại hai mươi năm nay rất thân thiết đều tỏ ra tẻ nhạt với Thuần. Buồn tình nên Thuần tối ngày chỉ biết uống rượu tiêu sầu. Nhà vua cũng đâm ra bực mình nên truyền lệnh đuổi chàng về quê cũ. Thuần Vu Phần mới giật mình suy nghĩ đây là nhà của mình rồi còn về quê cũ nào nữa ?!... 
                   Inline image

      Khi xe tứ mã đưa Thuần Vu Phần ra khỏi hang động dưới gốc cây hòe, thì chàng ta mới mơ mơ hồ hồ lúc đầu cũng từ hang động nầy đi vào Đại Hòe An Quốc. Còn đang ngơ ngơ ngẩn ngẩn thì nghe tiếng gọi giật ngược bên tai của hai gia nhân đang quét dọn trong sân. Bừng tỉnh mở mắt ra thì thấy hai người bạn nhậu vẫn còn ngồi đó rửa chân, trên bàn đồ ăn và rượu thừa vẫn còn rơi vải đầy ra đó. Ánh nắng buổi ban chiều còn chưa tắt hẵn, vài tia nắng yếu ớt còn len lỏi qua tàn lá của cây hòe rậm rạp ở góc sân. Cảm khái trước giấc mơ dằng dặc hiếm có như sống cả một đời của mình chỉ diễn ra trong một hai thời khắc của nhân sinh, Thuần bèn kể lại cho hai người bạn nghe. Tất cả đều cùng ngạc nhiên và cùng đi đến gốc của cây hòe to lớn thì thấy có một hốc cây thật to bên có mấy con kiến bò qua bò lại. Thuần bèn cho gia nhân đào sâu vào, thì lại thấy có một ổ kiến thật to, có con kiến vương đầu đỏ mình trắng giống như là nhà vua trong giấc mơ, đào về phía nam lại thấy có một ổ kiến nhỏ, giống như là quận Nam Kha của mình trấn nhậm trong mơ, xa xa xéo một bên lại có một ổ kiến đen đã bỏ đi chỉ còn xót lại vài con, giống như là Đàn La Quốc đã đem binh xâm lược quận Nam Kha trong mơ vậy. Thuần Vu Phần vô cùng cảm khái, cho gia nhân lấp ổ kiến lại một cách cẩn thận như cũ mà không cho phá đi.     


Thuần Vu Phần lại chợt nhớ đến hai người bạn mà mình đã gặp trong mơ, bèn cho người đến thăm nom thì mới biết rằng Châu Biền đã nhuốm bệnh mà chết còn Điền Tử Hoa thì đang nằm thoi thóp trên giường bệnh chưa biết sống chết ra sao. Thuần Vu Phần cảm khái cho cuộc đời hư ảo tựa khói tựa mây, phú quý vinh hoa như một giấc mộng dài. Cho nên, tự đó về sau chỉ chuyên tâm tu đạo, không uống rượu, không gần nữ sắc, theo thuyết thanh tịnh vô vi. Ba năm sau thì mất khi tuổi mới vừa 47, là tuổi trung bình của người đời lúc bấy giờ.                          
 dcd_namkha_2.jpg                               
NAM KHA THÁI THÚ TRUYỆN
        Vì trong giấc mộng Thuần Vu Phần thấy mình được làm Thái Thú của quận Nam Kha, nên người đời thường gọi là " GIẤC NAM KHA ", và vì nằm ngủ gần gốc cây Hòe, nên còn gọi là GIẤC HÒE, như trong Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, khi tả Thúy Kiều " Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình " để qua thăm Kim Trọng :                         

Gót sen sẻ động GIẤC HÒE,                     
Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần.
hay như trong Bích câu kỳ Ngộ, anh chàng Tú Uyên sau khi gặp Giáng Kiều trở về đã mang bệnh tương tư :                          Lầu trăng ngơ ngẩn ra về,                 

Đèn thông khêu cạn GIẤC HÒE chưa nên !
hay còn gọi là GIẤC HÒE AN vì Thuần Vu Phần mơ thấy mình lạc đến Hòe An Quốc, như trong Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập của ông vua Lê Thánh Tông:
                     Phú quý bao nhiêu người thế gian,                     

Mơ mơ bằng thuở GIẤC HÒE AN.
      Sau Giấc Nam Kha, Giấc Hòe,  Giấc Hòe An... ta còn có Giấc kê vàng, Giấc Hoàng Lương, Giấc Bướm, Giấc Mai, Giấc Xuân... Mời đọc tiếp trong bài viết tới cho đủ... GIẤC !
                                                         
 
Đỗ Chiêu Đức 

 
___________________________________________________________________________________________________ 
   
       
           

Cuối năm mời đọc một bài thơ Xuân : 

                              KÝ LÝ ĐÃM NGUYÊN TÍCH 

         

           DCD_KyLydam.jpg

          

  寄李儋元錫             KÝ LÝ ĐÃM NGUYÊN TÍCH

去年花裡逢君別,             Khứ niên hoa lý phùng quân biệt,    

今日花開又一年。          Kim nhựt hoa khai hựu nhất niên.
世事茫茫難自料,          Thế sự mang mang nan tự liệu,

春愁黯黯獨成眠。          Xuân sầu ảm ảm độc thành miên.

身多疾病思田里,          Thân đa tật bệnh tư điền lý,

邑有流亡愧俸錢。          Ấp hữu lưu vong quý bổng tiền.
聞道欲來相問訊,          Văn đạo dục lai tương vấn tín,

西樓望月幾回圓。          Tây lầu vọng nguyệt kỷ hồi viên !

             韋應物                                    Vi Ứng Vật

           

       DCD_Kylydam_2.jpg
*CHÚ THÍCH :

   -  LÝ ĐÃM NGUYÊN TÍCH : là bạn của Vi Ứng Vật, Họ LÝ tên ĐÃM, tự là Nguyên Tích, đang giữ chức Điện Trung Thị Ngự Sử ở Trường an.

   - Mang Mang : là Mờ mịt, mông lung.

   - Ảm Ảm : là Vẻ sầu thương buồn bã.

   - Điền Lý 田里 : Điền là Ruộng, Lý là Làng. Ruộng Làng ở đây chỉ Quê Hương, Xứ sở.

   - Ấp : ở đây chỉ cái địa phận cai quản của quan chức địa phương.

   - Lưu Vong : là Những người lưu lạc vì loạn lạc đói kém.

    - Quỹ : là Tàm Quỹ, là Thẹn thùng, là Lấy làm thẹn về việc gì đó ...

   - Quý Bổng Tiền : Thẹn vì lãnh lương bổng mà làm không được việc.

   - Văn Đạo : Nghe nói rằng ...

*NGHĨA BÀI THƠ :

                         Gởi cho Lý Đãm Nguyên Tích

          Năm ngoái khi gặp anh rồi thì lại phải chia tay. Ngày hôm nay hoa lại nở mới biết rằng đã lại qua một năm nữa rồi ! Chuyện đời mờ mịt không biết đâu mà liệu định cho được. Mùa xuân buồn bã ta ngủ đi một mình trong sầu thương áo não. Tấm thân già nua nhiều bệnh tật lại luôn tưởng nhớ đến quê hương. Trong thôn ấp có nhiều người lưu vong lại càng cảm thấy thẹn thùng vì hưởng bổng lộc mà làm quan không trọn. Nghe nói bạn muốn đến đây để thăm hỏi nhau, nên ta lên lầu tây mà trông ngóng mãi suốt mấy con trăng tròn rồi !( Không biết tới chừng nào mới gặp được bạn đây ?!).

         Câu " Ấp hữu lưu vong quỹ bổng tiền 邑有流亡愧俸錢 " Vi Ứng Vật được khen là ông quan thanh liêm, có lương tâm, tự thẹn vì không làm tròn bổn phận của một quan phụ mẫu, để cho dân chúng phải sống lưu vong lang thang mà mình vẫn hưởng đầy đủ bổng lộc của triều đình, không như những tham quan của thời buổi ngày nay, dân chết mặc dân, chỉ lo cho mình vinh thân phì gia là trên hết ! Vi Ứng Vật lại buồn vì già nua bệnh tật và nhớ quê nữa.

         Làm quan xa nhà đã buồn rầu áo não là thế, huống hồ với thân phận lưu vong tha phương cầu thực như chúng ta hiện nay, gởi thân nơi xứ lạ quê người, có về lại làng quê thì cũng không tìm đâu ra người xưa cảnh cũ ! Quê hương thì vẫn còn là quê hương, tỉnh thành vẫn là tỉnh thành, làng quê thì vẫn là làng quê, nhưng tất cả đều như xa lạ, ngỡ ngàng ... đâu rồi những tháng ngày qua với người xưa cảnh cũ !!!

*DIỄN NÔM :

DCD_Kylydam_3.jpg 

     Chia tay năm trước mùa hoa thắm,

                    Hoa nở năm nay lại một năm.

                    Mờ mịt chuyện đời khôn định liệu, 

                    Ngổn ngang thế sự khó đi nằm.

                    Thân nhiều bệnh tật mơ quê cũ,

                    Ấp lắm lưu vong thẹn chẳng chăm.

                    Nghe bạn đến thăm mừng xiết kể,

                    Lầu tây trông ngóng biết bao rằm !

  Lục bát :

                    Mùa hoa năm trước chia tay

                   Nay hoa lại nở cho dài một năm.

                   Chuyện đời mờ mịt xa xăm,

                   Sầu xuân khó ngủ buồn nằm riêng ta.

                   Thân nhiều tật bệnh la đà,

                   Dân lưu vong mãi lòng ta thẹn thầm.

                   Nghe tin bạn đến viếng thăm,

                   Lầu tây ngóng đợi mấy rằm trăng qua !

 

                                                                                  Đỗ Chiêu Đức

 

ĐIỂN TÍCH VĂN HỌC:                    
CẦU LAM 
 
dcd_caulam.jpg 
CẦU LAM là cây cầu màu xanh lam, mà cây cầu mà màu xanh lam là cây cầu đẹp và nên thơ vô cùng, vì nơi đó là chỗ ở của người đẹp, của các nàng tiên, của người trong mộng... nên khi muốn nghe Thúy Kiều đờn, Kim Trọng đã phải rào đón trước :
                        Sinh rằng : Gió mát trăng trong,
                        Bấy lâu nay một chút lòng chưa cam.
                        Chày sương chưa nện CẦU LAM,
                        Sợ lần khần qúa ra sởm sỡ chăng ?

Hay như trong Lâm Tuyền Kỳ Ngộ :
                        CẦU LAM hội ấy đành khôn hẹn,
                        Con tạo trời kia bỗng khéo xây.
       

Cầu Lam là LAM KIỀU, là nơi ở của người đẹp mà ta hằng ao ước. Nên khi dò la tìm chỗ ở của Thúy Kiều, cụ Nguyễn Du đã viết về chàng Kim Trọng như sau :
                        Tình riêng nhớ ít tưởng nhiều,
                    Xăm xăm đè nẻo LAM KIỀU lần sang.
      

Ngay cả Mã Giám Sinh khi đến trả giá để mua Thúy Kiều cũng phải làm ra vẻ cao qúy nho nhã lịch sự :
                        Rằng mua ngọc đến LAM KIỀU,
                    Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường.
         

Lam Kiều hay Cầu Lam còn có liên quan đến CHÀY SƯƠNG là cái Chày dùng để giả thuốc trường sinh làm sính lễ cưới vợ, như Kim Trọng đã nói ở trên :
                        CHÀY SƯƠNG chưa nện CẦU LAM,
Có nghĩa  là : Chưa trình sính lễ để hỏi cưới, để hợp thức hóa mối duyên của đôi lứa yêu nhau.
       Lam Kiều cũng làm cho người ta nghĩ đến QUỲNH TƯƠNG, là thứ rượu được ướp bằng trái cây, như rượu cocktail của ta bây giờ, nhưng ngày xưa Quỳnh Tương là rượu qúy chỉ dùng để đãi khách qúy mà thôi. Nên để trân trọng cho lần đầu tiên gặp gỡ, Kim Trọng đã dùng chén HÀ là chén có hoa văn như mây ở trên trời, rót rượu Quỳnh Tương vào để đãi Thúy Kiều :
                          Chén HÀ sánh giọng QUỲNH TƯƠNG,
                         Dải là hương lộn bình gương bong lồng !
        

Để tìm hiểu một cách thấu đáo, chính xác sự liên quan giữa các điển tích Lam Kiều, Cầu Lam, Chày Sương, Quỳnh Tương ... như thế nào, mời tất cả cùng đọc và tìm hiểu xuất xứ sau đây :
         Thật ra LAM KIỀU không phải là Cây cầu màu xanh lam, mà là LAM KIỂU DỊCH 藍橋驛, là Dịch 
DCD_chungthuyen.jpg
quán Lam Kiều, nằm ở đông nam của xứ Lam Khê( Dòng sông xanh ) thuộc huyện Lam Điền tỉnh Thiểm Tây ngày nay. Nơi nổi tiếng là đường cái quan ra vào kinh thành Trường An của đời Đường. Lam Kiều còn nổi tiếng với câu chuyện của Bùi Hàng cưới được vợ đẹp là Vân Anh và vợ chồng đều lên tiên theo tích sau đây...
                     
                    
          Theo sách Thái Bình Quảng Ký, quyển 50: Đời Đường Mục Tông (795-824), năm Trường Khánh có Tú tài Bùi Hàng 裴航 lai kinh ứng thí, nhưng thi rớt. Buồn vì vô tích sự nên định đi du ngoạn Tương Dương một chuyến để giải khuây. Khi đến bến để thuê thuyền thì chỉ còn một khoang thuyền nhỏ, khoang chính của thuyền đã có một phu nhân thuê rồi. Mặc dù có rèm sáo che chắn, nhưng vì ở chung trên một chiếc thuyền, lúc lên xuống ra vào, khi gió động rèm châu, Bùi Hàng cũng lén ngắm nhìn dung nhan của vị phu nhân chung thuyền. Chàng chợt ngẩn người ra và mê mẫn trước sắc đẹp như tiên giáng thế của vị phu nhân mà ngày thường chỉ nghe tiếng nói thanh tao như ngọc của nàng qua bức rèm châu. Hỏi thăm thị nữ theo hầu thì được biết đó là Phàn Phu Nhân. Chàng bèn làm một bài thơ tỏ tình ái mộ của mình, rồi nhờ thị nữ chuyển đến cho phu nhân bài thơ sau đây :
             
   同舟胡越猶懷想,   Đồng chu Hồ Việt do hoài tưởng.
                況遇天仙隔錦屏。   Huống ngộ thiên tiên cách cẩm bình.
                倘若玉京朝會去,   Thảng nhược Ngọc kinh triều hội khứ,
                願隨鸞鶴入青雲。   Nguyện tùy loan hạc nhập thanh vân.
Có nghĩa :
                Cùng thuyền Hồ Việt cũng thương nhau,
                Huống gặp người tiên cách sáo rào.
                Nếu đó Ngọc Kinh về phó hội,
                Nguyện cùng chắp cánh vút trời cao !

       Phàn phu nhân xem xong mỉm cười nói thầm : Rõ khéo đa tình, rất tiếc ta không phải là đối tượng của chàng ! Bèn lấy ra một mảnh hoa tiên, cất bút đề thơ hồi âm :
               
 一飲瓊漿百感生,   Nhất ẩm quỳnh tương bách cảm sanh,
                玄霜搗盡見雲英。   Huyền sương đão tận kiến Vân Anh.
                藍橋便是神仙窟,   Lam Kiều tiện thị thần tiên quật.
                何必崎嶇上玉京?   Hà tất khi khu thướng Ngọc Kinh ?
Có nghĩa :
                  Một chén quỳnh tương trăm cảm sanh,
                  Chày sương giã thuốc gặp Vân Anh.
                  Lam Kiều chốn ấy thần tiên ngụ,
                  Sao phải gập ghềnh đến Ngọc Kinh ?!

        Bùi Hàng đọc thơ mà không hiểu ngụ ý của Phu nhân muốn nói chi. Huyền sương là cái gì và Vân Anh là ai, sao lại ở trong thần tiên quật (hang động của thần tiên). Chàng cứ ngẩn ngơ suy nghĩ mãi không hiểu nàng muốn ám chỉ việc gì. Chừng định hồn lại thì phu nhân và thị nữ đã lên bờ đi mất. Dò la mãi cũng không biết được mãi mai tin tức gì. Buồn lòng, chàng bèn quay trở lại Trường an định chờ khoa thi tới. Khi về đến Lam Kiều Dịch, xa xa trông thấy có mấy mái nhà tranh thật nên thơ, sẵn đang khát nước chàng bèn ghé lại xin chén nước uống. Sau khi hỏi xin bà lão đang ngồi quay tơ trứơc cửa, thì bà lão gọi vói vào trong nhà : " Vân Anh, bưng nước ra mời khách !". Bùi Hàng ngẩn người ra nhớ lại bài thơ của Phàn phu nhân có nhắc đến Vân Anh. Chàng hồi hộp nhìn vào bên trong bình phong, quả nhiên một người con gái khoảng mười lăm mười sáu tuổi đẹp như tiên nga bưng nước ra mời khách. Chàng uống cạn ly nước mát ngọt lịm tận tim gan. Tuy nàng đã lui vào bên trong mà hương thừa vẫn còn phảng phất đâu đây. Chàng lấy cớ là đi đường người mệt ngựa mõi mà nấn ná ở lại nghỉ ngơi.
          Sau khi làm quen và trao đổi hàn huyên với bà lão, Bùi Hàng mới khẩn khoản ngỏ ý muốn xin cưới Vân Anh, thì bà lão bảo rằng :" Đó là cháu gái của lão, bà cháu sống nương tựa lẫn nhau, nếu muốn cưới nó thì phải giúp lão giả xong thang thuốc Huyền Sương, vì là thuốc của tiên ban nên phải giả bằng chày ngọc cối ngọc. Nếu trong một trăm ngày mà chàng tìm được chày ngọc cối ngọc đến đây giả thuốc cho ta , thì ta sẽ gả nó cho chàng ". Bùi Hàng vui mừng hớn hở từ biệt bà lão để ra đi tìm chày ngọc cối ngọc.
         Chàng lang thang suốt hơn hai tháng trường, bỏ cả khoa thi để quyết chí tìm chày cối ngọc. Nhưng vẫn biền biệt không tìm đâu ra cả. Buồn lòng và lo lắng, gặp ai cũng chỉ hỏi có chày ngọc cối ngọc mà thôi. Một 
DCD_BuiHangdangthuoc.jpg
hôm đang lang thang để hỏi thăm tin tức ở kinh thành, tình cờ gặp được người buôn ngọc cho chàng biết là có người đang rao bán chày cối ngọc, nhưng lại đòi đến hai ngàn lượng bạc. Chàng đành phải bán cả hành trang, cả ngựa và cả tên gia đồng theo hầu mới đổi được chày ngọc cối ngọc mang về Lam Kiều cho bà lão. Bà lại bảo chàng phải ở lại Lam Kiều để giã thuốc Huyền Sương cho đúng một trăm ngày nữa. 
                    
Khi thuốc đã giã xong và khi bà lão đã uống xong thuốc, bèn dẫn Vân Anh ra đi và bảo chàng hãy nán đợi. Hôm sau, có đoàn ngựa xe từ đâu đến đón chàng đi đến một nơi mây mù vần vũ, lầu các nguy nga, tòa rộng dãy dài, tiêu thiều nhạc sáo vang vang, trúc tơ dìu dặc như tiên cảnh. Bà lão không còn nghèo nàn như trước mà hiện ra như một lão Phật gia trong cung tiên, cô dâu Vân Anh đẹp rực rỡ với " Hoa quan chấp chới hà y rỡ ràng " được thị tì hai bên đở ra để làm lễ tơ hồng. Bùi Hàng bàng hoàng ngây ngất, sung sướng đê mê bên cô dâu thơm phức và đẹp như ... tiên !                   
       Sau khi cử hành hôn lễ, bà lão còn đưa hai vợ chồng đến ra mắt một tiên nương chị của cô dâu Vân Anh là Vân Kiều. Bùi Hàng mới giật mình nhận ra đây là Phàn phu nhân đi cùng thuyền với mình lúc trước. Thì ra Vân Kiều Phàn phu nhân đã báo trước mối duyên giã thuốc của mình với Vân Anh ở Lam Kiều rồì, mà trước đây mình đâu có biết.
DCD_BuiHang.jpg       Sau những năm tháng sống vui vẻ bên nhau, vợ chồng Bùi Hàng cũng cùng tu và cùng đắc đạo thành tiên cả.
                          
       Đây cũng là câu chuyện xung đột giữa đạo Nho và đạo Lão. Vì chuyện của Bùi Hàng mà một số Nho sinh bỏ Nho theo Lão để tu tiên. vừa có vợ đẹp vừa có cuộc sồng thoải mái như ... tiên. Không bị ràng buộc bởi công danh phiền toái mà còn phải biết a dua nịnh bợ với cấp trên và cũng chưa chắc đã được yên thân trong quan trường đầy hiễm họa.
                                                                         
Đỗ Chiêu Đức
                    
DCD_Lamkieu.jpg
                     ________________________________     


Bài thơ Đường có tựa dài nhất trong đời Đường :
                       
DCD_LongTitle_1.jpg                  
         自河南經亂,關內阻飢,兄弟離散,各在一處。因望月有感,聊書所懷,寄上浮樑大兄、於潛七兄、烏江十五兄,兼示符離及下邽弟妹。    TỰ HÀ NAM KINH LOẠN, QUAN NỘI TRỞ CƠ, HUYNH ĐỆ LY TÁN, CÁC TẠI NHẤT XỨ. NHÂN VỌNG NGUYỆT HỮU CẢM, LIÊU THƯ SỞ HOÀI, KÝ THƯỢNG PHÙ LƯƠNG ĐẠI HUYNH, Ư TIỀM THẤT HUYNH, Ô GIANG THẬP NGŨ HUYNH, KIÊM THỊ PHÙ LY CẬP HẠ QUẾ ĐỆ MUỘI. ( 50 chữ )
DCD_BachCuDi.jpg時難年荒世業空,    Thời nạn niên hoang thế nghiệp không,
弟兄羈旅各西東。    Đệ huynh ký lữ các tây đông.
田園寥落干戈後,    Điền viên lieu lạc can qua hậu,
骨肉流離道路中。    Cốt nhục lưu ly đạo lộ trung.
弔影分爲千里雁,    Điếu ảnh phân vi thiên lý nhạn,
辭根散作九秋蓬。    Tứ căn tán tác cửu thu bồng.
共看明月應垂淚,    Cộng khan minh nguyệt ưng thùy lệ,
一夜鄉心五處同。    Nhất dạ hương tâm ngũ xứ đồng !
                   白居易                                 Bạch Cư Dị                            

 
     Từ Hà Nam sau loạn trong Quan Nội, anh em đói kém ly tán mỗi người một nơi. Nhân ngắm trăng mà hoài cảm viết nên những dòng tâm tình nầy gởi lên anh cả ở Phù Lương, anh bảy ở Ư Tiềm, anh mười lăm ở Ô Giang, cùng gởi đến em trai và em gái ở Phù Ly và Hạ Quế. (63 chữ)
*CHÚ THÍCH :  - Tựa của bài thơ có thể viết gọn lại thành VỌNG NGUYỆT HỮU CẢM là : Cảm Xúc Khi Ngắm Trăng.  
- Thời Nạn Niên Hoang : Thời buổi hoạn nạn lại nhằm năm mất mùa. 
- Thế Nghiệp : Cơ nghiệp của ông cha để lại. Không: là Trống lỏng, Tiêu Tan. 
- Ký Lữ : là gởi thân ở nơi đất khách xa nhà.  
- Can Qua : Can là cái Mộc, cái Thuẫn để đở. Qua là Giáo Mác để đâm để chém. Nên Can Qua là Đánh nhau,  là Chiến tranh. CAN QUA HẬU là Sau Cuộc Chiến, Sau Chiến tranh.                                  
DCD_Canqua.jpg
                        CAN QUA là Biểu tượng của Chiến Tranh            
- Lưu Ly : là Lưu lạc phân ly. - Điếu Ảnh : Tự so sánh hình bóng của mình. 
- Từ Căn : Từ biệt căn nguyên, là Rời xa gốc rễ. 
- Hương Tâm : là Tấm lòng thương nhớ quê hương.

   *NGHĨA BÀI THƠ : 

           Thời buổi hoạn nạn loạn ly lại nhằm năm mất mùa, cơ nghiệp của cha ông để lại cũng tan hoang. Anh em ly tán kẻ đông người tây mỗi người một nơi. Ruộng vườn sau chiến tranh thì hoang sơ tiêu điều, anh em ruột thịt thì lưu lạc trên đường chạy loạn. Thân nhân như hình với bóng giờ cũng phải phân ly như chim nhạn bay ngoài ngàn dặm, bay tản mác khắp nơi như cỏ bồng khô trong ba tháng mùa thu.  Cùng ngắm trăng thu trong sáng mà chắc cũng cùng rơi lệ, cũng trong một đêm nhưng lòng thương nhớ quê hương ở năm nơi chắc cũng giống như nhau mà thôi.
           Hoàn cảnh thật giống như sau chiến tranh Việt Nam 1975, gia đình ly tán, anh em cha mẹ vợ chồng con cái kẻ cải tạo, người vượt biên ... phân ly thất tán mỗi người một nơi, tha phương cầu thực, định cư rải rác khắp các nơi trên thế giới. Câu " Nhất dạ hương tâm ngũ xứ đồng " của Bạch Cư Dị chỉ 5 nơi mà anh em lưu lạc là : Phù Lương, Ư Tiềm, Ô Giang, Phù ly và Hạ Quế; còn bây giờ " Ngũ Xứ " của anh em VN trước mắt có thể là : Mỹ, Úc, Pháp, Đức, Canada hay cùng trên nước Mỹ như : Cali, Texas, Phi la, Newyork, Washington DC ... Từ đó cho ta thấy rằng, chiến tranh luôn luôn gieo rắc đau thương tang tóc, chết chóc, ly tan cho dân lành, cho dù " Nó " đã chấm dứt gần nửa thế kỷ rồi mà những hệ lụy của NÓ mang đến vẫn còn ray rức mãi trong lòng những người tha hương dị quốc !
                          
dcd_ngamtrang.jpg*DIỄN NÔM :
                            NGẮM TRĂNG HOÀI CẢM
                      Thời loạn mất mùa sản nghiệp không,                     
 Anh em tứ tán khắp tây đông.                     
Ruộng vườn hoang phế sau chinh chiến,                     
Cốt nhục chia lìa những ngóng trông.                     
Bốn hướng  bay đi như cánh nhạn,                     
Ba thu phơ phất tựa bồng bông.                    
Ngắm trăng cùng đổ đôi dòng lệ,                    
Năm xứ một đêm thổn thức đồng !
 Lục bát :             
Loạn ly tổ nghiệp tiêu vong,                    
Anh em thất tán tây đông khắp cùng.                    
Ruộng vườn hoang phế bỏ không,                    
Chia lìa cốt nhục hết mong sum vầy.                    
Bóng hình như nhạn cao bay,                    
Phất phơ tựa cỏ thu ngoài đồng không.                    
Ngắm trăng lệ nhỏ đôi dòng,                    
Một đêm năm xứ chung lòng nhớ quê !
                                                              

Đỗ Chiêu Đức                                                                                       
diễn Nôm

DU SƠN TÂY THÔN

 

DCD_Duson_1.jpg 

                  

             Sơn cùng thuỷ tận nghi vô lộ,         山窮水盡疑無路,

             Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn !  柳暗花明又一村!

Có nghĩa :

     Núi đã cùng, nước đã tận, ngỡ là đã cùng đường rồi, không ngờ phía trước lại có ... Liễu xanh om hoa rực rỡ lại đưa ta đến một thôn làng khác nữa !

     Câu nầy còn dùng để chỉ : Những việc tưởng đâu đã hết hi vọng rồi, nào ngờ lại mở ra được hướng giải quyết mới còn tốt hơn là cơ hội cũ nữa ! Ta hay đọc thấy câu nầy trong  các truyện xưa, nhất là trong các truyện võ hiệp kỳ tình Trung Hoa :

                 Non cùng nước cạn ngờ vô lối,

                 Liễu biếc hoa hương lại một thôn !

 

     Thực ra đó là 2 câu Thực trong bài Du Sơn Tây Thôn của Lục Du đời Tống. Hai câu thơ đó nguyên là :

 

        山重水復疑無路, Sơn trùng thuỷ phục nghi vô lộ,        

        柳暗花明又一村。 Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn.          

 

       Nhưng trong THIÊN GIA THI 千家詩 đã chép sai  " Sơn Trùng Thủy Phục 山重水復 " thành " Sơn Cùng Thủy Tận 山窮水盡 " là câu nói quen miệng của dân gian. Hai cách nói nầy khác nhau rất xa, nếu ta phân tích theo văn chương, còn đối với giới bình dân thì cho là " Ý nghĩa của NÓ cũng tương đương với nhau " mà thôi !

 

     * SƠN TRÙNG THUỶ PHỤC 山 重 水 復 : SƠN TRÙNG là Núi trùng trùng điệp điệp, hết núi nầy đến núi khác, nên ở xa nhìn thì thấy toàn núi là núi. THỦY PHỤC là Hết dòng nước nầy đến dòng nước khác, nên nhìn thấy toàn nước là nước.

        Vì NÚI và NƯỚC trùng phục ở trước mặt, cho nên mới NGHI VÔ LỘ 疑 無 路 : là " Ngỡ là đã hết đường đi rồi ". Nên mở ra câu sau rất thú vị không ngờ là :

         Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn !  柳暗花明又一村!

  Còn nếu là ...

     * SƠN CÙNG THỦY TẬN 山窮水盡 : là Núi đã Cùng đường rồi, Nước cũng đã tận cùng rồi, là ở nơi Cuối Đất Cùng Trời rồi, thì đâu có NGHI VÔ LỘ nữa, mà là CHUNG VÔ LỘ 終無路 là Rốt cuộc đã " Hết Đường Đi Thật rồi !" thì làm sao còn có câu sau là : Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn  柳暗花明又一村 cho được !

 

        Bây giờ thì ta hãy đọc toàn bài thơ của bài Du Sơn Tây Thôn này nhé :

 

    遊 山 西 村                     Du Sơn Tây Thôn

莫 笑 農 家 臘 酒 渾,    Mạc tiếu nông gia lạp tửu hồn,            

豐 年 留 客 足 雞 豚。    Phong niên lưu khách túc kê đồn      

山 重 水 復 疑 無 路,    Sơn trùng thuỷ phúc nghi vô lộ        

柳 暗 花 明 又 一 村。    Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn         

簫 鼓 追 隨 春 社 近,    Tiêu cổ truy tuỳ xuân xã cận   

衣 冠 簡 樸 古 風 存。    Y quan giản phác cổ phong tồn           

從 今 若 許 閑 乘 月,    Tòng kim nhược hứa nhàn thừa nguyệt         

拄 杖 無 時 夜 叩 門。    Trụ trượng vô thì dạ khấu môn.          

                    陸 游                                      Lục Du

DCD_duson_2.jpg 

 

        CHÚ THÍCH :           

    * LẠP TỬU : Lạp là Tháng Mười Hai Âm Lịch, ta đọc trại thành Thánh CHẠP, nên Lạp Tửu là rượu của tháng Chạp, rượu được ủ để uống vào dịp Tết Âm Lịch.

    * PHONG NIÊN 豐 年 : là Năm Được Mùa.

    * KÊ ĐỒN : Kê là Gà, Đồn là Heo.

    * XUÂN Xà春 社 : là Ngày Mậu Nhựt thứ 5 sau tiết Lập Xuân làm ngày XUÂN Xà để cúng tế Thần Làng, như ta cúng Đình Làng vậy, để cầu cho sang năm lại được trúng mùa. Vì thế mà có thổi tiêu đánh trống ...

     * 從 今 若 許 閑 乘 月 Tòng kim nhược hứa nhàn thừa nguyệt : là Từ nay về sau nếu như có rảnh rổi thì hay thừa lúc trăng sáng ...

     * 拄 杖 無 時 夜 叩 門 Trụ trượng vô thì dạ khấu môn : là Hãy chống gậy mà đến gỏ cửa nhà ta bất cứ lúc nào trong đêm ( cũng hổng sao !). VÔ THÌ : là Bất cứ lúc nào.

 

NGHĨA BÀI THƠ : 

                         Dạo Chơi Thôn Xóm Núi Tây

          Xin đừng cười chê thứ rượu tế lễ không được trong của nhà nông trong tháng Chạp. Năm nay được mùa, nên giữ khách lại, đủ cả heo gà để đãi khách. Đừng vì núi liền với núi sông liền với sông mà ngỡ rằng đã không còn đường để đi tới, vì thấp thoáng trong bóng râm rặng liễu và khóm hoa tươi đẹp rực rỡ phía trước sẽ lại mở ra một thôn làng mới. Trống tiêu như giục giã vì ngày tế lễ đầu xuân đang gần kề. Áo mũ giản dị nhưng vẫn theo tục lệ cũ còn giữ lại. Từ nay về sau nếu như có rảnh rổi thì cứ thừa lúc trăng sáng ... Hãy chống gậy mà đến gỏ cửa nhà ta bất cứ lúc nào trong đêm ( cũng hổng sao, vì ta luôn luôn sẵn sàng đón tiếp ! )

 

        Đây là cảnh nông dân ăn Tết ở Tây Thôn là một làng miền núi của một năm được mùa, chất phác chân thật mà nhiệt tình của đời sống thôn dã sau một năm cày sâu cuốc bẫm.

 DCD_Duson_3.jpg

            DIỄN NÔM :

 

                       DẠO NÚI XÓM TÂY

 

                Thôn dã chớ cười rượu nhạt phèo,

                Cuối năm đãi khách sẵn gà heo.

                Núi liền sông nước ngờ vô lối,

                Liễu rũ đường hoa đến xóm nghèo.

                Tiêu trống rộn ràng Xuân Xã đến,

                Áo xiêm giản dị cổ phong theo.

                Từ nay nếu rảnh đêm trăng sáng,

                Gỏ cửa cùng vui gậy khẳng kheo.

 Lục bát :

                Chớ cười rượu lễ nhạt phèo,

                Được mùa đãi khách gà heo sẵn sàng.

                Non liền nước ngỡ hết đàng,

                Hoa chào liễu đón thôn làng lại sang.

                Trống tiêu xuân xã rộn ràng,

                Tục xưa áo mão nghiêm trang chỉnh tề.

                Từ nay trăng sáng đi về,

                Thăm nhau gỏ cửa chẳng nề đêm thâu.

 

                                                    Đỗ Chiêu Đức   

        

DCD_LucDu.jpg

Lục Du 陸 游 (1125─1210), tự là Vụ Quan 務觀, hiệu là Phóng Ông 放翁, là nhà thơ rất nổi tiếng thời Nam Tống. Hoạn lộ thăng trầm, tình duyên trắc trở. Ông chủ trương kháng Kim đến cùng, chống đối lại với phái hòa Kim, vì thế mà bị bãi quan lúc mới có 42 tuổi, nên có nhiều bài thơ mang tâm trạng ưu thời mẫn thế như Đỗ Phủ hay tình cảm phóng túng lãng mạn như Lý Bạch. Ông có bài Từ "Vịnh Mai" rất sâu sắc, tỏ chí khí quật cường. Du Sơn Tây Thôn là một trong những bài thơ hay để đời của ông trong số 9300 bài vừa từ vừa thơ mà ông còn để lại.

 

                                                        Đỗ Chiêu Đức


DU SƠN TÂY THÔN

                  

             Sơn cùng thuỷ tận nghi vô lộ,         山窮水盡疑無路,

             Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn !  柳暗花明又一村!

Có nghĩa :

     Núi đã cùng, nước đã tận, ngỡ là đã cùng đường rồi, không ngờ phía trước lại có ... Liễu xanh om hoa rực rỡ lại đưa ta đến một thôn làng khác nữa !

     Câu nầy còn dùng để chỉ : Những việc tưởng đâu đã hết hi vọng rồi, nào ngờ lại mở ra được hướng giải quyết mới còn tốt hơn là cơ hội cũ nữa ! Ta hay đọc thấy câu nầy trong  các truyện xưa, nhất là trong các truyện võ hiệp kỳ tình Trung Hoa :

                 Non cùng nước cạn ngờ vô lối,

                 Liễu biếc hoa hương lại một thôn !

 

     Thực ra đó là 2 câu Thực trong bài Du Sơn Tây Thôn của Lục Du đời Tống. Hai câu thơ đó nguyên là :

 

        山重水復疑無路, Sơn trùng thuỷ phục nghi vô lộ,        

        柳暗花明又一村。 Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn.          

 

       Nhưng trong THIÊN GIA THI 千家詩 đã chép sai  " Sơn Trùng Thủy Phục 山重水復 " thành " Sơn Cùng Thủy Tận 山窮水盡 " là câu nói quen miệng của dân gian. Hai cách nói nầy khác nhau rất xa, nếu ta phân tích theo văn chương, còn đối với giới bình dân thì cho là " Ý nghĩa của NÓ cũng tương đương với nhau " mà thôi !

 

     * SƠN TRÙNG THUỶ PHỤC 山 重 水 復 : SƠN TRÙNG là Núi trùng trùng điệp điệp, hết núi nầy đến núi khác, nên ở xa nhìn thì thấy toàn núi là núi. THỦY PHỤC là Hết dòng nước nầy đến dòng nước khác, nên nhìn thấy toàn nước là nước.

        Vì NÚI và NƯỚC trùng phục ở trước mặt, cho nên mới NGHI VÔ LỘ 疑 無 路 : là " Ngỡ là đã hết đường đi rồi ". Nên mở ra câu sau rất thú vị không ngờ là :

         Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn !  柳暗花明又一村!

  Còn nếu là ...

     * SƠN CÙNG THỦY TẬN 山窮水盡 : là Núi đã Cùng đường rồi, Nước cũng đã tận cùng rồi, là ở nơi Cuối Đất Cùng Trời rồi, thì đâu có NGHI VÔ LỘ nữa, mà là CHUNG VÔ LỘ 終無路 là Rốt cuộc đã " Hết Đường Đi Thật rồi !" thì làm sao còn có câu sau là : Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn  柳暗花明又一村 cho được !

 

        Bây giờ thì ta hãy đọc toàn bài thơ của bài Du Sơn Tây Thôn này nhé :

 

    遊 山 西 村                     Du Sơn Tây Thôn

莫 笑 農 家 臘 酒 渾,    Mạc tiếu nông gia lạp tửu hồn,            

豐 年 留 客 足 雞 豚。    Phong niên lưu khách túc kê đồn      

山 重 水 復 疑 無 路,    Sơn trùng thuỷ phúc nghi vô lộ        

柳 暗 花 明 又 一 村。    Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn         

簫 鼓 追 隨 春 社 近,    Tiêu cổ truy tuỳ xuân xã cận   

衣 冠 簡 樸 古 風 存。    Y quan giản phác cổ phong tồn           

從 今 若 許 閑 乘 月,    Tòng kim nhược hứa nhàn thừa nguyệt         

拄 杖 無 時 夜 叩 門。    Trụ trượng vô thì dạ khấu môn.          

                    陸 游                                      Lục Du

 

        


CHÚ THÍCH :           

    * LẠP TỬU : Lạp là Tháng Mười Hai Âm Lịch, ta đọc trại thành Thánh CHẠP, nên Lạp Tửu là rượu của tháng Chạp, rượu được ủ để uống vào dịp Tết Âm Lịch.

    * PHONG NIÊN 豐 年 : là Năm Được Mùa.

    * KÊ ĐỒN : Kê là Gà, Đồn là Heo.

    * XUÂN Xà春 社 : là Ngày Mậu Nhựt thứ 5 sau tiết Lập Xuân làm ngày XUÂN Xà để cúng tế Thần Làng, như ta cúng Đình Làng vậy, để cầu cho sang năm lại được trúng mùa. Vì thế mà có thổi tiêu đánh trống ...

     * 從 今 若 許 閑 乘 月 Tòng kim nhược hứa nhàn thừa nguyệt : là Từ nay về sau nếu như có rảnh rổi thì hay thừa lúc trăng sáng ...

     * 拄 杖 無 時 夜 叩 門 Trụ trượng vô thì dạ khấu môn : là Hãy chống gậy mà đến gỏ cửa nhà ta bất cứ lúc nào trong đêm ( cũng hổng sao !). VÔ THÌ : là Bất cứ lúc nào.

 

NGHĨA BÀI THƠ : 

                         Dạo Chơi Thôn Xóm Núi Tây

          Xin đừng cười chê thứ rượu tế lễ không được trong của nhà nông trong tháng Chạp. Năm nay được mùa, nên giữ khách lại, đủ cả heo gà để đãi khách. Đừng vì núi liền với núi sông liền với sông mà ngỡ rằng đã không còn đường để đi tới, vì thấp thoáng trong bóng râm rặng liễu và khóm hoa tươi đẹp rực rỡ phía trước sẽ lại mở ra một thôn làng mới. Trống tiêu như giục giã vì ngày tế lễ đầu xuân đang gần kề. Áo mũ giản dị nhưng vẫn theo tục lệ cũ còn giữ lại. Từ nay về sau nếu như có rảnh rổi thì cứ thừa lúc trăng sáng ... Hãy chống gậy mà đến gỏ cửa nhà ta bất cứ lúc nào trong đêm ( cũng hổng sao, vì ta luôn luôn sẵn sàng đón tiếp ! )

 

        Đây là cảnh nông dân ăn Tết ở Tây Thôn là một làng miền núi của một năm được mùa, chất phác chân thật mà nhiệt tình của đời sống thôn dã sau một năm cày sâu cuốc bẫm.

 

            

 

DIỄN NÔM :

 

                       DẠO NÚI XÓM TÂY

 

                Thôn dã chớ cười rượu nhạt phèo,

                Cuối năm đãi khách sẵn gà heo.

                Núi liền sông nước ngờ vô lối,

                Liễu rũ đường hoa đến xóm nghèo.

                Tiêu trống rộn ràng Xuân Xã đến,

                Áo xiêm giản dị cổ phong theo.

                Từ nay nếu rảnh đêm trăng sáng,

                Gỏ cửa cùng vui gậy khẳng kheo.

 Lục bát :

                Chớ cười rượu lễ nhạt phèo,

                Được mùa đãi khách gà heo sẵn sàng.

                Non liền nước ngỡ hết đàng,

                Hoa chào liễu đón thôn làng lại sang.

                Trống tiêu xuân xã rộn ràng,

                Tục xưa áo mão nghiêm trang chỉnh tề.

                Từ nay trăng sáng đi về,

                Thăm nhau gỏ cửa chẳng nề đêm thâu.

 

                                                    Đỗ Chiêu Đức   

        Lục Du 陸 游 (1125─1210), tự là Vụ Quan 務觀, hiệu là Phóng Ông 放翁, là nhà thơ rất nổi tiếng thời Nam Tống. Hoạn lộ thăng trầm, tình duyên trắc trở. Ông chủ trương kháng Kim đến cùng, chống đối lại với phái hòa Kim, vì thế mà bị bãi quan lúc mới có 42 tuổi, nên có nhiều bài thơ mang tâm trạng ưu thời mẫn thế như Đỗ Phủ hay tình cảm phóng túng lãng mạn như Lý Bạch. Ông có bài Từ "Vịnh Mai" rất sâu sắc, tỏ chí khí quật cường. Du Sơn Tây Thôn là một trong những bài thơ hay để đời của ông trong số 9300 bài vừa từ vừa thơ mà ông còn để lại.

 

                                                        Đỗ Chiêu Đức

 

______________________________________________________________________________________________ 



Mấy Vần Thơ Thẩn Đầu Thu

 

Cảm Thu

Trời trong gió nhẹ sớm mai,

Một mình thức giấc rèm ngoài nhìn ra.

Ô , nàng thu đã thướt tha,

Một trời thu đẹp la đà quanh đây !

 

 

Vì Đâu ?

Ri rỉ vì ai dế rỉ sầu ?

Vì ai én liệng bởi vì đâu ?

Vì đâu bướm mãi vờn hoa rụng ?

Hoa rụng vì ai vẫn mãi sầu !!

 

Nắng Chiều

Hoa lá buồn thiu dưới nắng chiều,

Lạnh lùng giọt nắng ngã xiêu xiêu.

Không hồn chân bước nghe xa vắng,

Mây trắng ngừng trôi giữa nắng chiều !

 

Chiều Lên Đồi

Bóng chiều bảng lảng sầu dâng,

Lên cao lặng ngắm mênh mông núi đồi.

Chiều thu đẹp muốn chết người,

Hoàng hôn quê cũ ngậm ngùi hoàng hôn !

 

Vườn Thu

Vườn thu hoa lá trăng soi,

 Im lìm ghế đá hiên ngoài nằm trơ.

Tóc xanh giờ đã bạc phơ,

Nghẹn ngào xao xuyến hồn thơ lạnh lùng !

 

Một Tuần

Lịch bay như lá vàng bay,

Một tuần theo lá  lịch dày mỏng đi.

Lịch bay mấy vạn qua thì,

Qua thì thì qúa  qúa thì vẫn yêu !

 

Bóng Thời Gian

Nắng sáng lóe lên chiều lại tắt,

Thứ Hai qua lật đật cuối tuần.

Thu tàn đông hết lại xuân,

Hè qua thu đến bâng khuâng mắt già !

 

Gặp Người

Người xưa giờ đã da mồi,

Đâu rồi ánh mắt bồi hồi nhìn nhau.

Má hồng xưa thẹn đỏ au,

Giờ đà nhăn nhíu theo màu thời gian !

 

Nhật Tụng

Ngồi nhàn ôn lại chuyện xưa,

Thị phi thành bại như vừa xảy ra.

Khoan dung từ ái vị tha,

Thứ người mà cũng thứ ta khác gì !

 

Tuổi Thu

 Đường đời sau bảy mươi thu,

Tòng tâm sở dục ôn nhu thuận hòa.

Giờ thì đã hết bôn ba,

An nhàn tùy cảnh ấy là thần tiên !

 

Đỗ Chiêu Đức

( Houston thu 2018)

 

VÔ NGÔN THÔNG 

                              Đốn Ngộ

dcd_vongonthong_1.jpg 

                        

 

         VÔ NGÔN THÔNG ( 無言通 ), 759?-826, là một vị Thiền sư Trung Quốc, đệ tử của Thiền sư nổi tiếng Bách Trượng Hoài Hải.

         Sư họ Trịnh 鄭, quê ở Quảng Châu 廣州, xuất gia tại chùa Song Lâm 雙林寺, Vụ Châu 務州. Tính tình sư điềm đạm ít nói, nhưng thông minh nên người đời gọi là Vô Ngôn Thông 無言通 (Cảnh Đức Truyền đăng lục ghi là Bất Ngôn Thông 不言通).  

        Một hôm, sư lễ Phật, có một thiền khách hỏi: "Toạ chủ lễ đó là ai?", sư thưa: "Là Phật." Khách liền chỉ tượng Phật hỏi: "Đây là Phật gì?", sư không trả lời được. Đến tối, sư y phục chỉnh tề đến lễ vị khách, vị này chỉ đến Mã Tổ. Sư lên đường đến Mã Đại sư nhưng nghe tin Tổ đã viên tịch bèn đến Bách Trượng. Nhân nghe Bách Trượng trả lời một vị tăng khác là " Nếu giữ bản tâm ta được tịnh không, thì mặt trời trí huệ tự nhiên sẽ chiếu đến " (tâm địa nhược không, huệ nhật tự chiếu 心地若空惠日自照) sư bỗng triệt ngộ ( giác ngộ một cách triệt đễ ). 

         Năm 820 ( Canh Tí ), niên hiệu Nguyên Hoà đời nhà Đường, Sư sang An Nam ở chùa Kiến Sơ làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Ở đây mấy năm liền Sư chỉ quay mặt vào vách toạ thiền và không ai biết tông tích của Sư. Vị trụ trì nơi đây là Cảm Thành thầm biết Sư là Cao tăng đắc đạo nên hết sức kính trọng. Sắp sửa tịch, Sư gọi Cảm Thành đến đọc bài kệ này. Đọc xong Sư chắp tay viên tịch. Cảm Thành thiêu lấy hài cốt và xây tháp thờ trên núi Tiên Du. Sư thành lập phái thiền Vô Ngôn Thông, mất năm 826, và phái thiền của sư kéo dài được 17 thế hệ.

          Bài kệ có tên là THỊ TỊCH  示寂  là " Lời bày tỏ trước khi Viên tịch " thuộc Thiền phái VÔ NGÔN THÔNG ( không cần phải dùng lời mà thông suốt tất cả ). Nguyên văn như sau :

 

       示寂                                 THỊ TỊCH
一切諸法皆從心生       Nhất thiết chư pháp giai tòng tâm sinh,
心無所生法無所住       Tâm vô sở sinh pháp vô sở trụ. 
若達心地所住無礙       Nhược đạt tâm địa sở trụ vô ngại,
非遇上根慎勿輕許       Phi ngộ thượng căn thận vật khinh hứa.



Nghĩa của bài kệ :

     Câu 1. NHẤT THIẾT là Tất cả; CHƯ PHÁP là Mọi ý niệm kể cả thiện ác; GIAI là Đều. TÒNG là từ ... Nên Câu 1 có nghĩa :

     " Tất cả mọi PHÁP đều từ lòng ta sinh ra "

     Câu 2. VÔ SỞ SINH là Không có cái được sinh ra; VÔ SỞ TRỤ là Không có cái được giữ lại. nên Câu 2 có nghĩa :

     " Nếu lòng không có cái gì được sinh ra, thì Pháp cũng không có cái gì để giữ lại " Câu nầy nghe có vẻ " huề vốn ", nhưng chính những cái nghe như đơn giản nhất là những cái mà người ta sơ hốt lơ là nhất mà không buồn nghĩ  đến cái huyền vi của nó : Ta có luôn luôn giữ được cho lòng mình " không có cái gì được sinh ra không ?". Rất khó ! Vì lòng người luôn luôn chuyển động !.

      Câu 3. NHƯỢC là Nếu như; TÂM ĐỊA là Lòng dạ ( chớ không phải " lòng đạt đất " gì gì cả !); SỞ TRỤ là Cái mà được giữ lại; VÔ NGẠI là Không có trở ngại, không có vấn đề rắc rối nào cả. Nên Câu 3 có nghĩa :

      " Nhược bằng lòng dạ đạt đến mức có thể giữ lại được tất cả những cái phát sinh mà không có trở ngại gì cả ".

      Câu 4. PHI là Trừ phi; NGỘ là gặp được; THƯỢNG CĂN là người có căn cơ thượng thừa, ta nói là " Người có căn cơ tốt ". THẬN là Thận trọng, cẩn thận; VẬT là Đừng , là Không nên; KHINH là nhẹ, là khinh suất, là tùy tiện; HỨA là Hứa hẹn, là Đồng ý, là Chấp nhận. Nên Câu 4 có nghĩa :

     " Trừ phi đó là người có căn cơ tốt và phải rất thận trọng không dễ dàng mà chấp nhận cái gì đó hoặc ai đó cả !".

 

Có nghĩa :
               Vạn pháp đều do lòng sinh ra,
               Lòng không sinh pháp giữ chi mà ?
               Nếu lòng chứa được muôn điều phát,
               Là đấng thượng căn chớ lở qua !

                                            Đỗ Chiêu Đức diễn Nôm

 

        Thiền phái Vô Ngôn Thông nhấn mạnh thuyết Đốn Ngộ 頓悟, chủ trương con người ai cũng có sẵn Phật tánh, nên đều có thể trong một phút giây nào đó bỗng nhiên giác ngộ, mà khỏi cần đi qua nhiều giai đoạn tiệm tiến tu tập lâu dài. Vô Ngôn Thông, ngay từ buổi đầu tại pháp hội của Bách Trượng, đã nghe một câu hỏi về vấn đề đốn ngộ do một vị thiền giả hỏi Bách Trượng rằng : "Pháp môn đại thừa nào có thể giúp ta đạt được giác ngộ tức khắc" ( 如何是大承頓悟法門?Như hà thị đại thừa đốn ngộ pháp môn?). Chính câu trả lời của Bách Trượng đã làm cho Vô Ngôn Thông bừng tỉnh:" Nếu giữ bản tâm ta được tịnh không, thì mặt trời trí huệ tự nhiên sẽ chiếu đến " (tâm địa nhược không, huệ nhật tự chiếu 心地若空惠日自照). 

        Đốn Ngộ 頓悟 cũng có nghĩa như câu :" Phóng hạ đồ đao lập địa thành Phật 放下屠刀立地成佛, có nghĩa : Buông con dao đồ tể (vừa sát hại sinh linh) xuống, (rồi do một cơ duyên nào đó đưa đến) là có thể thành Phật ngay tức khắc.

        Ở Việt Nam ta, những Thiền sư quan trọng của dòng thiền Vô Ngôn Thông này là Khuông Việt (?-1011), Thông Biện (?-1134), Mãn Giác (?-1096), Minh Không (mất 1141) và Giác Hải. Thế hệ cuối cùng là khoảng cuối thế kỷ 13. Phái Vô Ngôn Thông theo đúng dòng Thiền của Huệ Năng, chủ trương đốn ngộ (giác ngộ nhanh chóng). Các vị thiền sư dòng Vô Ngôn Thông đều có tâm hồn thi sĩ. Riêng thiền sư Không Lộ vừa được cho là thuộc thiền phái Vô Ngôn Thông, nhưng cũng thuộc thiền phái Thảo Đường.

 DCD_vongonthong_2.jpg

                

        Đáp lời thầy Nguyễn Văn Trường hỏi về Đốn Ngộ ...
 

Thưa Thầy,



       Câu hỏi của Thầy nằm trong Phật Môn Đại Thừa Thiền Tông ĐỐN NGỘ MÔN của Đại Châu Tuệ Hải Thiền Sư lấy TÔNG, CHỈ, THỂ, DỤNG làm lý luận nhập môn. Theo Vấn Đáp sau đây :



问:此顿悟门以何为宗。以何为旨。以何为体。以何为用?

Vấn : Thử Đốn Ngộ Môn dĩ hà vi TÔNG, dĩ hà vi CHỈ, dĩ hà vi THỂ,

         dĩ hà vi DỤNG ?

Hỏi : ĐỐN NGỘ MÔN nầy lấy gì làm TÔNG, lấy gì làm CHỈ, lấy gì

         làm THỂ, lấy gì làm DỤNG ?

 

答:以無念为宗。妄心不起为旨。以清净为体。以智为用

 

Đáp : Dĩ VÔ NIỆM vi TÔNG, VỌNG TÂM BẤT KHỞI vi CHỈ, dĩ

         THANH TỊNH vi THỂ, dĩ TRÍ vi DỤNG.

Đáp : Lấy VÔ NIỆM làm TÔNG, VỌNG TÂM BẤT KHỞI làm CHỈ, lấy THANH TỊNH làm THỂ, lấy TRÍ làm DỤNG.

 

       Bây giờ thì ta tìm hiểu từng Từ, từng Vế một :

 

    1. Lấy VÔ NIỆM làm TÔNG :

        TÔNG 宗 còn được đọc là TÔN, là cái Ý Đồ, cái Mục Đích mà ta nhắm tới, là cái Tôn Chỉ.

        VÔ NIỆM 無念 là không còn ý niệm, tạp niệm,không còn những suy nghĩ vẩn vơ. Nên ...

       " Lấy VÔ NIỆM làm TÔNG " là " Giữ lòng cho không còn những tạp niệm vẩn vơ khác mà chỉ hướng tới mục tiêu chính ( TÔNG ) mà thôi.

 

    2. VỌNG TÂM BẤT KHỞI làm CHỈ :

        CHỈ 旨  là Chiếu Chỉ, là Chỉ Thị, ở đây có nghĩa là Cách Thực Hiện, Cách Làm.

        VỌNG TÂM 妄心 là cái Lòng suy nghĩ vượt qúa lẽ thường, đòi hỏi, yêu cầu qúa đáng. BẤT KHỞI là Không trổi dậy. Nên ...

       "VỌNG TÂM BẤT KHỞI làm CHỈ " là Khi Thực Hiện tu tập phải giữ sao cho cái Vọng Tâm đừng có trổi dậy.

 

   3. Lấy THANH TỊNH làm THỂ :

       THỂ là cái Bản Thể, là cái Thực Thể Vốn Có của con người, đó chính là Phật Tánh của mỗi người.

      THANH TỊNH 清净 THANH là Trong, TỊNH là Sạch, là Yên Lành. THANH TỊNH là Rất Trong Sạch An Lành, không chút vẩn đục nào cả ! Nên ...

     " Lấy THANH TỊNH làn THỂ " là  giữ cho cái Bản Thể, Cái Phật Tánh vốn có luôn luôn trong sạch không chút vẩn đục nào cả !.

 

    4. Lấy TRÍ làm DỤNG :

        DỤNG 用 là Dùng, ở đây là Cái Trí Tuệ, cái Bát Nhã mà ta có được.

        TRÍ 智  là Trí Tuệ, là Trí lực. Nên ...

       " Lấy TRÍ làm DỤNG " là Những cái Trí Tuệ có được do cái Tâm Thanh Tịnh tác dụng sinh ra chớ không phải do Vọng Tưởng sinh ra.

 

       Nói tóm lại :

 

       ĐỐN NGỘ lấy TÔNG, CHỈ, THỂ, DỤNG làm lý luận nhập môn cũng giống như là ta muốn xây một Căn Nhà vậy :

 

     1. TÔNG là Cái Ý Định, Cái Mục Tiêu là XÂY 1 CĂN NHÀ. ( Lấy

         Vô Niệm làm TÔNG là Xây nhà thì chỉ lo xây nhà thôi đừng

         nghĩ đến xây ... cái khác nữa ! ).

     2. CHỈ là Cái Bản Vẽ chỉ CÁCH XÂY CĂN NHÀ. ( lấy Vọng Tâm

         Vô Khởi làm CHỈ là đừng nổi hứng sảng đổi cách xây nhà

         cho khác thường thì coi chừng nhà sẽ bị ...xập!).

     3. THỂ là Gạch Ngói Vật liệu vốn có để XÂY NHÀ. ( Lấy Thanh

          Tịnh làm THỂ là dùng vật liệu vốn có để xây nhà chớ khỏi

          phải tìm đâu xa nữa !).

     4. DỤNG là Công dụng của CĂN NHÀ khi đã xây xong. ( lấy TRÍ

         làm DỤNG là Tiện nghi của căn nhà như cái Trí tuệ được

         sinh ra từ tác dụng của sự tu tập vậy !).

 

      Thưa Thầy,

             Trên đây chỉ là Ví dụ ngô nghê của em, so sánh tạm cho dễ hiểu, chớ lý luận Phật Môn về Đốn Ngộ rất cao siêu, càng dùng từ cầu kỳ thì lại càng dễ làm " rối loạn " tư duy và càng dễ " Tẩu hỏa nhập ma " hơn.

             Mong Thầy châm chước mà hiểu cho !

                                                                    Nay kính,

                                                                 Đỗ Chiêu Đức  

_________________________________________________________________________________________________________ 

 



Bài thơ             
                   CẨM SẮT                       
                 của Lý Thương Ẩn                    

                   DCD_camsat.jpg


      Bài thơ CẨM SẮT nổi tiếng của Lý Thương Ẩn đời Đường như sau :     


錦瑟                             CẨM SẮT

錦瑟無端五十弦,      Cẩm sắt vô đoan ngũ thập huyền,
一弦一柱思華年.      Nhất huyền nhất trụ tư hoa niên. 
莊生曉夢迷蝴蝶,      Trang Sinh hiểu mộng mê hồ điệp
蜀帝春心托杜鵑.      Thục Đế xuân tâm thác đổ quyên.
滄海月明珠有淚,      Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ,
藍田日暖玉生煙.      Lam điền nhật noãn ngọc sinh yên. 
此情可待成追憶,      Thử tình khả đãi thành truy ức,
只是當時已惘然.      Chỉ thị đương thời dĩ võng nhiên.              
李商隐                                   Lý Thương Ẩn  

 Image result for 錦瑟無端五十弦一弦一柱思華年 Image result for 錦瑟無端五十弦一弦一柱思華年 


CHÚ THÍCH :
  * Cẩm Sắt : Cẩm là Gấm, Sắt là Đàn, nên Cẩm Sắt là Cây Đàn Gấm. Ý chỉ Cây Đàn có hoa văn đẹp như gấm. Nói thêm về chữ SẮT 瑟: là cây đờn có 36 hoặc 50 dây được gỏ bằng 2 cây phím mà ta thường thấy trong các gánh hát Tiều hoắc hát Dù-Kê của Miên còn có tên là Tam thập Lục huyền cầm hay Ngũ thập huyền cầm. Trong bài thơ nầy là Ngũ Thập Huyền Cầm.
 * Vô Đoan : là Khi khổng khi không, là Bỗng dưng... chỉ những điều không ngờ được, không tính trước được. Trong bài thơ có nghĩa Sao mà lại...
 * Huyền là Dây đàn; Trụ là Trục đàn.
 * Hoa Niên 華年 : Hoa là Tươi đẹp rực rỡ, nên Hoa Niên là Những năm tháng tươi đẹp rực rỡ, tức là chỉ Khoảng thời gian còn trẻ. Tuổi Hoa Niên là Tuổi lúc còn trẻ. (chớ không phải chữ Hoa 花 là Bông).
 * Trang Sinh là Trang Chu tức là Trang Tử trong Đạo giáo, đạo tu để thành Tiên đó.
 * Hiểu Mộng là Tỉnh Mộng, thức dậy sau một cơn mơ. Mê Hồ Điệp : là còn mơ màng tưởng mình là bướm.
 * Thục Đế là ông Vua nước Thục, còn được gọi là Vọng Đế. Người bị mất nước rồi hoá thành chim Đỗ Quyên là con chim Quốc ( con Cuốc ) của ta thường rống cổ kêu mãi suốt mùa hè rồi mửa máu mà chết.. Như bà huyện Thanh Quan đã tả : 
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc    ... hay cụ thể hơn như trong thơ của Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến :   
                  
         Khoắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ,
                       Ấy hồn Thục Đế thác bao giờ,
                       Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
                       Sáu khắc hồn tan bóng ngụyêt mờ.
                       Có phải tiếc xuân mà đứng gọi,
                       Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ ?
                       Ban đêm róng rả kêu ai đó ?
                       Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ !
 
 

* Châu Hữu Lệ : là những hạt châu có những giọt lệ trong đó. Theo Thần Tiên Truyện, giao nhân( người cá ) trong đêm trăng sáng ngước nhìn vào bờ mà rơi hai hàng lệ, và mỗi giọt nước mắt đều là những hạt châu rơi xuống biển xanh.
 * Ngọc Sanh Yên : Theo tích xưa ở hụyên Lam Điền chuyên nuôi trồng và sản xuất ngọc. Vì tránh sự tranh giành của sai nha và quan lại địa phương, thần tiên đã mách bảo cho dân nghèo là nơi nào có khói bốc hơi nhè nhẹ trong núi là nơi đó có thể trồng ngọc được.
 * Võng Nhiên : Không có để tâm đến, phớt lờ cho qua.

NGHĨA BÀI THƠ :
                                    Đàn Gấm
        Cây đàn gấm sao khi không lại có  tới năm mươi dây. Mỗi một dây mỗi một trục đều làm cho người ta nhớ lại tuổi hoa niên. Như Trang Tử sau khi thức giấc cứ mơ màng hoài không biết là mình mơ được hóa bướm hay là bướm đã hóa ra mình. Cũng như Thục Đế lòng xuân chưa dứt nên hóa thành chim Đỗ Quyên kêu khóc suốt đêm thâu. Hay như Giao nhân ngắm trăng sáng mà rơi thành châu lệ, hay như Lam Điền nắng ấm nên ngọc mới bốc khói mờ. Trong tình huống, tình cảnh nầy đáng lẽ phải được người ta nhớ đến, tiếc thương đến, nhưng không biết vì sao trong lúc đó người ta lại phớt lờ và quên khuấy nó đi !
         Bài thơ nầy đã đươc Nguyễn Du mượn ý để tả lại tiếng đờn của cô Kiều đờn khi Kim Kiều tái hợp :
              ... Khúc đâu đầm ấm dương hòa,
                  Ấy là hồ điệp hay là Trang Sinh ?
                  Khúc đâu êm ái xuân tình,
                  Ấy hồn Thục Đế hay mình Đổ Quyên ?
                  Trong sao châu rỏ duềnh quyên,
                  Ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đong !
        
                

Image result for Kim Kiều tái hợp 
                  
DIỄN NÔM :
                               
   CẨM SẮT                   
   Năm chục dây đàn gấm tuyệt vời,
                   Mỗi dây mỗi trục nhớ xuân thời.
                   Trang Chu tỉnh mộng còn ngờ bướm,
                   Thục Đế lòng xuân cuốc gọi trời.
                   Trăng sáng biển xanh châu rướm lệ,
                   Lam Điền nắng ấm ngọc thành hơi.
                   Tình nầy ý ấy hoài ghi nhớ,
                   Sao lúc bấy giờ lại để lơi ?!

Lục bát :
                   Đàn gấm có năm mươi dây,
                   Mỗi dây mỗi trục chứa đầy tuổi xuân,
                   Trang Sinh ngỡ bướm hóa thân,
                   Cuốc kêu Thục Đế âm thầm xót xa. 
                   Lệ rơi thương hải châu sa,
                   Lam Điền nắng ấm ngọc đà bay hơi.
                   Tình nầy dằng dặc khôn nguôi,
                   Chỉ vì lúc ấy không người cảm thông !

                                                               Đỗ Chiêu Đức   
________________________________________________  

Đôi Điều Tâm Sự

 

           Nhân đọc bài thơ "Giáo Già Tự Tình" của thầy Phạm Khắc Trí, ĐCĐ tôi cũng muốn nói lên Đôi Điều Tâm Sự sau đây...

  

GSPhamKhacTri.jpg

Giáo Già Tự Tình
PKT 09/12/2014

Cõi đời gió bụi bao gian khổ,
Suốt kiếp phong sương lắm đoạn trường.
Lòng đỏ khôn nguôi niềm biệt xứ,
Trời xanh khéo bỡn khách tha phương.
Ba chìm bảy nổi còn ngơ ngác ,
Chín ghét mười thương những vấn vương.
Năm tháng tuổI già quay ngó lại ,
T
ội nhau khôn dại chốn vô thường.


                                       PKT 09/12/2014

 

 

Kính Thưa Thầy, Bạn,


        Hổm rày đọc hết Giáo Già tự trào, tự bạch, tự trách , tự thán , tự vịnh , nay lại tự tình. Làm Đỗ Chiêu Đức tôi cũng xúc động với nghề Thầy Giáo nầy. Theo tôi biết thì ngoài Thầy Lộc, Thầy Trí, Thầy Vạn ( Trầm Vân ), Thầy Trường, Thầy Chân Diện Mục ... thì anh HUỲNH HỮU ĐỨC, anh CAO LINH TỬ, Niên Trưởng SONG QUANG, niên Trưởng mà cũng là người giữ vườn của trang mạng PTG&ĐTĐ USA là Nhà Văn Trần Bang Thạch cũng là Nhà Giáo, và cuối cùng là người mang tiếng là Thầy Đồ là tôi đây cũng là... một Thầy Giáo Già, vì ai trẻ nhất cũng trên 60 và gần 70 tuổi  cả rồi !!!
        Không biết chị PHƯƠNG HÀ ( LỘC MAI ), Cô KIM OANH, KIM PHƯỢNG... có phải là Cô Giáo hay không ?  chớ Cô KIM QUANG thì là Hiệu Trưởng TTH TÂN HƯNG Cái Răng ngày xưa của tôi đó !

        

DCD_Pic1.jpg

Riêng tôi, xuất thân con nhà nghèo, thất học sớm, mà lại mơ ước làm Thầy giáo  ( nghèo mà ham ! ) , trong khi chữ Hoa chỉ học có Tiểu Học, chữ Việt thì mới học hết lớp Đệ Lục là... tốt nghiệp rồi. May nhờ có quới nhân phù trợ giới thiệu cho vào một trường dạy tiếng Hoa ở tuốt tận Ban Mê Thuộc cho vừa học vừa dạy vừa... run, nên chỉ có 18 tuổi đã trở thành Thầy Giáo dạy lớp Hai Tiểu Học rồi, rồi cứ cái đà vừa học vừa dạy vừa... đi lính, lại được lên dạy Trung học ở các lớp đêm Chợ Lớn của các trường Quảng Nhã, Phước Đức.... Sau 1975, cũng vừa học vừa dạy ở các Trung Tâm Ngoại Ngữ của các Đại Học ở Sài Gòn và Trời xui Đất khiến  lại được Thỉnh giảng vào Khoa Trung của Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn  ( Đại Học Văn Khoa ngày trước ở 12 Đinh Tiên Hoàng Quận I ) đến năm 1998 thì định cư ở HOA KỲ !

         Dạy học và Tự Học mấy chục năm, học trò cũng nhiều mà Thầy học thì cũng lắm, chẳng những học ở Thầy , ở bạn, mà gần đây còn phải Học Ở Các Học Trò Cũ của mình nữa, về Máy Tính, về Computer..... Cho nên lại càng thắm thía hơn với lời dạy của Đức Khổng Phu Tử là " Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên 三人同行必有我師焉 "( Trong 3 người cùng đi, thế nào cũng có một người là Thầy của ta đó ! ). Trạch kỳ thiện giả nhi tòng chi, kỳ bất thiện giả nhi cải chi 擇其善者而從之,其不善者而改之 ( chọn người giỏi mà học theo cái giỏi của họ và người dở thì biết cái dở đó mà tránh ).

          

DCD_Pic2.jpg

Bây giờ ngồi đây nghĩ lại, ai đó than van oán trách cho nghề giáo là nghề nghèo nàn bạc bẽo, riêng tôi, thì tôi rất thỏa mãn với cái nghề giáo của mình : Thứ nhất, là thỏa mãn được ước mơ làm Thầy Giáo của mình từ nhỏ. Thứ hai, là nhờ dạy học mà bắt buộc phải tự học, nên kiến thức ngày càng phong phú hơn. Thứ ba, là trước mắt, Thầy học,bạn học, học trò ở khắp Năm Châu Bốn Bể. Đi đâu cũng có người quen hết. Thứ tư, là được dạy cả 3 bậc học, từ Tiểu Học, Trung Hoc, cho đến Đại Học.( Đụng " La Phong " rồi còn gì ! ). Chẳng những thỏa mãn ước mơ được làm thầy giáo của mình, mà tôi còn vươn đến đỉnh cao nhất của nghề Thầy Giáo, nhất là được đứng trên bục giảng của trường Đại Học Văn Khoa ngày xưa để giảng cho sinh viên. Thú thật, trước đây dù có nằm mơ tôi cũng không dám mơ được như thế ! Và ......


        Niềm VUI lớn nhất là cho đến trước mắt thì Thầy cũng như là bạn, bạn cũng như là Thầy, học trò mà cũng là bạn, và cũng là THẦY nữa ! Đâu có nghề nào được như nghề nầy, đâu có nghề nào Vui hơn nghề nầy nữa đâu ?!


       Trong niềm VUI đó, xin được HỌA VẬN bài GIÁO GIÀ TỰ TÌNH của Thầy PHẠM KHẮC TRÍ kính mến sau đây :



                 GIÁO GIÀ TỰ TÌNH


           Bụi phấn suốt đời dù có khổ,
           Niềm vui chan chứa khắp bao trường.
           Tiểu Trung Đại học luôn ba cấp,
           Âu Á Mỹ Châu khắp bốn phương.
           Đồng học bạn bè tình mãi thắm,
           Thầy Cô anh chị nghĩa còn vương.
           Học Thầy, học Bạn, học...Trò nữa !
           Cầu học " Tam Nhân " ấy lẽ thường !!!


                                                       Đỗ Chiêu Đức.

                                                           2014

Phiếm về 
                      
         KIM là VÀNG


              Image result for KIM là VÀNG              

Kim 金 là Vàng, là kim loại qúy có ký hiệu hóa học là Au (L. aurum) và số nguyên tử là 79. Nhưng người đời chỉ biết đến vàng 24K hoặc vàng 4 số 9 mà thôi. Vàng 24K, giới bình dân quen gọi là Vàng ròng, nghĩa là vàng không có pha thêm tạp chất nào cả, là Vàng thứ thiệt !       
Kim 金 cũng là một trong 214 bộ của CHỮ NHO ... DỄ HỌC, thuộc dạng chữ Hội Ý theo diễn tiến của chữ viết như sau :
     Chung Đỉnh Văn    Đại Triện    Tiểu Triện   Lệ Thư 
                         

Ta thấy :       

Chung Đỉnh Văn và Đại Triện đều được ghép bởi chữ Nhân 人 ở trên, tượng trưng cho sự che đậy như hình ngọn núi; chữ Thổ 土 là đất và chữ Nhị 二 là số 2 ở phía dưới; hàm ý là thứ vật thể được vùi chôn dưới 2 lớp đất của một ngọn núi, đó chính là Khoáng vật kim loại nói chung, mà Vàng là tiêu biểu nhất cho các kim loại đó. Đến Tiểu Triện và chữ Lệ thì đã thành hình chữ viết như ngày hôm nay KIM 金 là Vàng. Nên ta có từ...        

Ngũ Kim 五金 để chỉ chung cho tất cả kim loại mà vàng được xếp đầu tiên là : Kim, Ngân, Đồng, Thiết, Tích 金、銀、銅、鐵、錫 là Vàng, Bạc, Đồng, Sắt, Nhôm. Ta thấy các chữ Ngân, Đồng, Thiết, Tích 銀、銅、鐵、錫 đều có Bộ KIM 金 đi bên trái và có tất cả 694 chữ có bộ Kim để chỉ tất cả những gì có liên quan đến Kim Loại .       

Kim 金 là Vàng, là kim loại qúy nhất trong các kim loại, có màu vàng óng ánh và không sợ lửa, lửa có đốt như thế nào cũng không sao làm phai đi màu vàng của ...kim được . Nên ông bà ta thường nói " Vàng thật không sợ lửa " là thế ! Từ ngàn xưa vàng đã được tôn vinh cho sự cao sang quyền qúy, nhà của người giàu luôn được sơn son thếp vàng, nhà để cho người đẹp ở thì phải là nhà vàng, nhất là những người đẹp lại tài hoa như Thúy Kiều, khiến cho Hoạn Thư cũng phải buộc miệng :
                         Ví chăng có số giàu sang,
                  Giá này dẫu đúc Nhà Vàng cũng nên!

         Vàng chẳng những Phú mà còn Qúy nữa, cái bảng đề tên các sĩ tử thi đậu ngày xưa được gọi là Bảng Vàng, như các cụ đồ Nho thường kháo nhau về Tứ Khoái của người đời là :
                Cữu hạn phùng cam võ,     久旱逢甘雨,                
                Tha hương ngộ cố tri .        他鄉遇故知.                
                Động phòng hoa chúc dạ,   洞房花燭夜,               
                Kim Bảng quải danh thì !    金榜掛名時 !

Có nghĩa :                
                Hạn lâu mưa như trút,               
               Xứ lạ gặp người quen,               
               Đêm động phòng hoa chúc,               
              Bảng Vàng thấy đề tên !
         Ngày xưa đâu còn có gì hơn là thi đậu sau những tháng năm đèn sách dùi mài kinh sử : " Thập niên song hạ vô nhân thức, nhất cử thành danh thiên hạ tri ! 十年窗下無人識,一舉成名天下知!" là : Mười năm dùi mài dưới song cửa không người biết đến, nhưng hễ thi đậu một cái là cả thiên hạ đều biết tên. Cho nên Trần Tế Xương mới ngông nghênh khi thấy tên mình trên bảng vàng :
                  Ông trông lên bảng thấy tên ông,                 
                  Ông tợp rượu vào ông nói ngông !...
    ... Ý là chỉ mới đậu có Tú Tài thôi đó, chớ đậu cao hơn nữa thì ai chịu đời cho thấu với ông Tú Vị Xuyên đây ?!
        Nhà quyền qúy thì vào sân chầu đeo ngọc như ý, nhà giàu sang thì cửa sơn son thếp vàng, nên khi gặp Kim, Kiều đã xem tướng mạo của chàng và bi quan cho số phận của mình như sau :
                     Nàng rằng trộm liếc dung quang ,                         
                     Chẳng sân Ngọc Bội cũng phường Kim Môn.                    
                     Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn,              
                     Khuôn duyên biết có vuông tròn mà hay !?           

Ngày xưa, nam thì trông công danh thi cử, nữ thì chỉ mơ ước được một tấm chồng có tình có nghĩa, mười hai bến nước trong nhờ đục chịu, nên khi bán mình và sau khi trối trăn với Thúy Vân xong, thì Kiều đã kêu lên trước khi ngất xỉu :
                     Ôi Kim lang, hỡi Kim lang,               
                     Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

           Image result for truyện kiềuImage result for truyện kiều
       Phận gái khi xưa, rất khó tìm được người thương mình thật sự, nên khi gặp gia biến phải bán thân và phải rời xa Kim Trọng, cô Kiều mới đau xót đến thế. Người xưa cũng thường nói :
               Dị cầu vô giá bảo,            易求無價寶,              
               Nan đắc hữu tình lang.     難得有情郎。

Có nghĩa :          
Vật báu dù vô giá cũng dễ cầu để mà có được, còn ...          
Đàn ông thì khó mà tìm được một người có tình nghĩa lắm !      
Đàn ông xưa nay vốn nổi tiếng là "bạc tình" mà ! Nhất là đàn ông Á Đông với truyền thống năm thê bảy thiếp, thì làm sao có thể chung tình cho được.       
Kim Lang 金郎 là Chàng Kim, là chàng Kim Trọng 金重, mà chữ Kim 金 ghép với chữ Trọng 重 là chữ CHUNG 鍾, nên khi thất thân với Mã Giám Sinh, cô Kiều đã than rằng :
                       Biết thân đến bước lạc loài,               
                       Nhụy đào thà bẻ cho người tình CHUNG.
      Sao cô không nói :               
Nhụy đào thà bẻ cho người tình LANG.      
hay ...
Nhụy đào thà bẻ cho người tình XA ...v.v. và...v.v. mà phải là "người tình CHUNG" ? À, thì ra cụ Nguyễn Du nhà ta đang chơi chữ một cách rất tài tình, vì "người tình CHUNG 鍾" là " người tình tên KIM TRỌNG 金重 ! Không phải là tôi cố bới lông tìm vết để ... bóc thơm cụ Nguyễn Du, cũng không phải cụ Nguyễn Du ngáp phải ruồi mà sử dụng đúng từ CHUNG 鍾 là tên của KIM TRỌNG 金重, mà nói có sách mách có chứng đàng hoàng :      

Cuối đời nhà Minh, có một thư sinh họ Cổ tên Tấn, ở đảo Hải Nam lai kinh ứng thí. Khi đi đến Quế Lâm, nơi nổi tiếng với bún gạo thật ngon, vì là thư sinh nghèo phải ở trọ trong chùa, nên chỉ ăn ké được có bửa ngọ trai. Buổi chiều dạo ngang qua hàng bún gạo Quế Lâm thơm phức nhưng chỉ dám đứng nhìn mà thôi. Bất ngờ ông lão chủ quán thấy điệu bộ thèm thuồng của anh ta, bèn cất tiếng hỏi : "Này anh thư sinh, lão có một vế đối tả lại công việc hàng ngày của lão, nếu anh đối được, lão sẽ mời anh một tô bún khỏi trả tiền !" Cổ Sinh khẩn khoản xin vế đối, Ông lão chủ quán bèn đọc là :
               Bát đao phân mễ phấn,        八刀分米粉,
      Mễ Phấn 米粉 là Bột Gạo, mà cũng có nghĩa là Bún Gạo nữa, nên vế  đối trên có nghĩa : Xắt tám dao để chia bún gạo ra thành từng sợi. Câu đối mới nghe tưởng dễ, chừng nhẫm đọc lại anh chàng Cổ sinh mới tá hỏa, vì chữ Bát 八 chồng lên chữ Đao 刀 thành chữ Phân 分, mà chữ Phân 分 ghép với chữ Mễ 米 thì thành chữ Phấn 粉 là Bột. Vế ra qúa hay và qúa hóc búa . Còn đang ngồi thừ ra đó để suy nghĩ, thì ông lão chủ quán đã nấu xong tô bún gạo thơm phức mang tới và cười bảo : " Ăn trước cho no bụng đi, rồi thủng thẳng hãy đối cũng chưa muộn, không sao đâu !". Vừa thẹn vừa ngỡ ngàng nhưng bụng đói qúa, anh chàng thư sinh đành cắm đầu ăn hết tô bún, nói lời cám ơn rồi đi riết về chùa. Nằm bên mái hiên chùa trằn trọc mãi không sao ngủ được. Trăn trở đến nửa đêm bỗng nghe trên chánh điện vang lên một tiếng "Boong" thật lớn, chạy lên xem, thì ra một chú mèo ăn đêm làm rơi một miếng ngói rớt trúng qủa chuông vàng trên chánh điện. Cổ Sinh như chợt tỉnh ngộ ra, mình từ ngàn dặm đi thi mới đến được đây để nghe tiếng chuông vàng nầy, bèn ứng khẩu đọc ra vế đối : Thiên lý trọng kim chung 千里重金鍾, có nghĩa : "Ngàn dặm đến đây để trân trọng tiếng chuông vàng nầy". Hôm sau, vừa sáng sớm, Cổ Sinh bèn tươi cười ra gặp ông lão chủ quán mà đọc rằng:                
Bát đao phân mễ phấn,        八刀分米粉,               
Thiên lý trọng kim chung.     千里重金鍾.      

 
Ông lão nghe xong vế đối, bèn nấu bưng ra một tô bún gạo Quế Lâm thơm phức để đãi chàng thư sinh tài hoa, vì vế đối qúa hay : Chữ Thiên 千 chồng lên trên chữ Lý 里 thành chữ Trọng 重, chữ Trọng 重 ghép với chữ Kim 金 thành chữ Chung 鍾 là Cái Chuông. Và cũng vì thế mà ta mới có được 2 câu thơ tuyệt vời của cụ Nguyễn Du để cho cô Kiều nuối tiếc khi phải thất thân với Mã Giám Sinh :
                    Biết thân đến bước lạc loài,            
                   Nhụy đào thà bẻ cho người tình CHUNG.

            Image result for 八刀分米粉,                             
            Bún gạo Quế Lâm

       Để kể chuyện cho có hậu, kính mời đọc tiếp phần cuối của câu truyện trên ...      
... Sau khi ăn xong tô bún thưởng, ông chủ quán còn cho tiền lộ phí để Cổ Tấn lai kinh ứng thí. Khoa đó chàng đậu ngay Tiến Sĩ cập đệ, khi vinh quy bái tổ trở về ngang Quế Lâm, chàng ghé lại thăm và tạ ơn ông chủ quán, mới biết ông cụ họ Trịnh, mấy đời đều sinh nhai bằng nghề làm và nấu bún gạo bán. Thấy hoàn cảnh ông cụ cũng neo đơn, Cổ Tiến bèn nhận ông làm nghĩa phụ và phụng dưỡng ông cụ suốt đời.    
         Theo âm dương ngũ hành thì Tây phương Canh Tân Kim, nên Vàng thuộc hướng Tây, gió hướng tây là gió mùa thu, nên còn được gọi là Kim Phong là Gió Vàng, như Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều đã mở đầu Cung Oán Ngâm Khúc bằng 2 câu :
                   Trải vách quế Gió Vàng hiu hắt,                   
                  Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng.
         Kim là Vàng, nhưng Kim Ngư 金魚 không phải là Cá Vàng, mà là Cá Thia Thia Tàu. Kim Ô 金烏 không phải là con quạ Vàng, mà là chỉ Mặt Trời, Ta thường nghe nói "Vầng Kim Ô vừa ló dạng", có nghĩa là "Mặt trời vừa mới mọc". Kim Kinh 金經 không phải là quyển sách vàng, mà là chỉ chung các quyển kinh Phật ( có thể là do từ Kim Cang Kinh mà ra). Kim Liên 金蓮 không phải là hoa sen vàng, mà là chỉ các gót sen nhỏ nhắn dễ thương của các bà các cô ngày xưa với : Tam thốn Kim Liên tứ thốn yêu 三寸金蓮四寸腰, có nghĩa là : "Ba tấc gót sen bốn tấc eo" mà thôi. Trong Kiều tả lúc cô Kiều đi tìm Kim Trọng sau khi "Thời trân thức thức sẵn bày" là :
               Gót sen thoăn thoắt dạo ngay mái tường....
và khi tả hồn ma Đạm Tiên đến báo mộng cho Kiều, cụ Nguyễn Du cũng viết :                    
              Sương in mặt tuyết pha thân,                
              Sen vàng lãng đãng như gần như xa !...
       Kim Hầu 金猴 Không phải là con khỉ vàng, mà là con khỉ mặt xanh có bộ lông vàng lắp lánh. Kim Khẩu 金口 Không phải là cái miệng bằng vàng, mà là chỉ cái miệng của những người quyền quý, ngày xưa dùng để chỉ cái miệng của ông vua, còn trong văn thơ Tiền Chiến nhà thơ Xuân Diệu dùng để  chỉ cái miệng của những người  đẹp :                 
                 Mở miệng vàng... và hãy nói yêu tôi...
                 Dẫu chỉ là trong một phút mà thôi...                    
        Kim Lan 金蘭 Không phải chỉ hoa lan bằng vàng, mà chỉ tình bạn bè gắn bó, có xuất xứ từ kinh "Chu Dịch-Hệ Từ thượng" : Nhị nhân đồng tâm, kỳ lợi đoạn KIM; Đồng tâm chi ngôn, kỳ khứu như LAN《周易·系辞上》:"二人同心,其利断金;同心之言,其嗅如兰"。

Có nghĩa :        
Theo Hệ Từ thượng của kinh Chu Dịch có câu : Hai người cùng đồng lòng thì cái lợi (sự bén nhọn) có thể làm đứt KIM loại; Những lời nói đồng lòng thì có mùi thơm như hoa LAN. Nên ... Kết nghĩa Kim Lan 結義金蘭 là hai người bạn thề cùng đồng tâm hiệp lực, sống chết có nhau như anh em ruột thịt. Ta có thành ngữ Kim Lan Chi Giao 金蘭之交 cũng đồng nghĩa với ...      
Kim Thạch Chi Giao 金石之交 : Kim là Kim loại rắn chắc không đổi màu; Thạch là Đá, cứng ngắt và bền vững. Nên Kim Thạch Chi Giao là sự giao tình bền vững và rắn chắc như vàng như đá vậy. Tương tự ta có thành ngữ ...       
Kim Thạch Chi Ngôn 金石之言 : là lời nói hoặc lời hứa chắc chắn như vàng như đá không hề thay đổi. Ta nói là Những lời vàng đá hoặc đá vàng, là những lời nói " Chắc như đá, vững như vàng", của trai gái dùng để hứa hẹn thề thốt khi yêu nhau, như khi Kim Trọng tỏ tình trong cảnh "Chiều xuân dễ khiến nét thu ngại ngùng" thì cô Kiều cũng nhận lời bằng câu đổ thừa rằng :
                        Đã lòng quân tử đa mang,               
                       Một lời vâng tạc ĐÁ VÀNG thủy chung !
... và kịp đến khi " Trên hai đường với cùng là hai em, Tưng bừng sắm sửa áo xiêm" để mừng sinh nhật ngoại gia, để lại có một mình Thúy Kiều ở nhà, nên nàng mới hẹn ước để gặp chàng. Trai đơn gái chiếc trong đêm thanh vắng, nên khi " Sóng tình dường đã xiêu xiêu, Xem trong âu yếm có chiều lả lơi" Nàng mới stop chàng lại bằng chuyện tình dưới Mái Tây :                       
             Ngẫm duyên kỳ ngộ xưa nay,                
             Lứa đôi ai lại đẹp tày Thôi Trương,                       
            Mây mưa đánh đổ ĐÁ VÀNG,                
            Qúa chìu nên đã chán chường yến anh !


           Image result for truyện kiều Image result for truyện kiều 
... khi Thúc Sinh muốn chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, cô kiều lo cho thân phải làm lẽ mọn của mình, lại sợ Thúc Ông chê mình là " liễu ngõ hoa tường" rồi " lầu xanh lại bỏ ra phường lầu xanh", thì chàng Thúc đã vổ ngực nói là :                        
                    Đường xa chớ ngại Ngô Lào,
                   Trăm điều hãy cứ trông vào một ta .
                         Đã gần chi có điều xa ?
                ĐÁ VÀNG đã quyết phong ba cũng liều !

... và khi Kim Trọng trở lại vườn Thúy để tìm Kiều, chàng cũng đã nói với Vương Ông là :                      
                Rằng: Tôi trót quá chân ra,                 
               Để cho đến nỗi trôi hoa dạt bèo.                      
              Cùng nhau thề thốt đã nhiều,                 
              Những điều VÀNG ĐÁ phải điều nói không!

       Đá Vàng là Vàng Đá là Kim Thạch, là biểu tượng của Rắn chắc và Bền vững. Nhưng nhắc đến Kim Thạch lại làm cho ta nhớ đến vở tuồng KIM THẠCH KỲ DUYÊN của Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa kể lại chuyện tình của 2 họ Kim và họ Thạch nhằm đề cao Trung hiếu tiết nghĩa của người đời.      
Ngoài Duyên Kim Thạch, ta còn có Duyên Kim Cải do thành ngữ Châm Giới Tương Đầu 針芥相投, có xuất xứ từ câu nói trong Tam Quốc Chí là " Từ thạch dẫn châm, Hổ phách thập giới 磁石引针,琥珀拾芥"。Có nghĩa : Đá nam châm hút kim loại, cón hổ phách thì hút hạt cải; Ý chỉ thứ nào thì hút theo thứ đó, tình đầu thì ý hợp, như trai gái, vợ chồng gắn bó khắng khít với nhau vậy. Trong truyện Nôm Quan Âm Thị Kính tả lại mong ước của Thị Kính khi lấy chồng là Thiện Sĩ có câu :                         
                  Kể từ Kim Cải duyên ưa,.
                 Đằng leo cây bách mong chờ về sau.


            Image result for Quan Âm Thị Kính 

        Trong Kiều tả lúc Kiều bán mình chuộc cha, Vương Viên Ngoại cũng vì nàng mà than oán :                                      Vì ai rụng Cải rơi Kim,                
             Để con bèo nổi mây chìm vì ai ?!
... và lúc Kim Kiều tái hợp, trong buổi tiệc đoàn viên, khi " Tàng tàng chén cúc dở say" Thúy Vân cũng đã nói lẫy :                     
Gặp cơn bình địa ba đào                
Vậy đem duyên chị buộc vào duyên em.                      
Cũng là phận Cải duyên Kim,               
Cũng là máu chảy ruột mềm chớ sao !...              
        Nhưng, trong Phật Giáo thành ngữ Châm Giới Tương Đầu 針芥相投, là Duyên kim cải theo kinh Phật, ý nói hột cải ném ra ghim trúng đầu mũi kim, là một chuyện khó xảy ra. Nhà thiền mượn cụm từ này để chỉ thầy trò nhân duyên tương hợp, ăn khớp với nhau thật đặc biệt hiếm thấy. Tiểu truyện Thiền Sư Tĩnh Lực trong kinh TUTA ghi : Du học thì, ngộ Tiên Du Đạo Huệ, châm giới tương đầu, thê tâm Phật địa 遊學時遇仙遊道惠針芥相投棲心佛地。Có nghĩa : Khi du học, sư được gặp thiền sư Đạo Huệ ở Tiên Du, thầy trò nhân duyên tương  hợp một cách thật đặc biệt hiếm thấy, bèn dốc lòng nương nhờ đất Phật.        
        Kim là Hoàng Kim 黃金, là Vàng ròng mà người đời trân qúy nhất, nên Thời Đại Hoàng Kim 黃金時代 là khoảng thời gian rực rỡ nhất thành công nhất trong đời của một người, trong sự nghiệp tiến hóa của một dân tộc, trong một giai đoạn lịch sử huy hoàng nhất của bất cứ quốc gia dân tộc nào trên thế giới nầy. Thời đại hoàng kim là vang bóng một thời của dĩ vãng, là rực rỡ huy hoàng của hiện tại, là kỳ vọng vươn tới của tương lai. Mỗi người đều có thời đại hoàng kim của riêng mình, nên phải biết trân trọng, lợi dụng và kiến tạo riêng cho mình một thời đại hoàng kim mà người khác không sao có được !
        Kim còn là Tiền, Hiện Kim 現金 là Tiền mặt. Nguyệt Kim hay Tân Kim 薪金 là Tiền lương hàng tháng. Chức Kim 職金 là Tiền trả cho chức vụ đảm nhiệm. Dưỡng Kim 養金 là Tiền cấp dưỡng nuôi nấng. Bảo Kim 保金 là Tiền Bảo trợ hay Bảo đãm việc gì đó. Tư Kim 私金 là Tiền của riêng tư. Mỹ Kim 美金 là tiền "Đô", tiền của nước Mỹ mà ai cũng thích cả ...

        Kim là Vàng, là tượng trưng cho những gì cao qúy, hiếm hoi hay được mọi người chiêm ngưỡng trọng vọng như Kim Thân 金身của đức Phật, là tượng Phật được thếp vàng. Kim Bài 金牌 là cái Huy chương Vàng cho hạng Nhất; Kim Bài còn là những khuôn có chữ vàng lộng kiếng để mừng sinh nhật, tân gia ... Ngày xưa, Kim Bài còn là những lệnh bài của vua ban ra, nhất là những tấm Miễn Tử Kim Bài 免死金牌 dành cho những người có công to với triều đình thì vừa qúy giá vừa hãnh diện biết bao. Kim Hôn 金婚 là chỉ những cặp vợ chồng kết hôn và chung sống với nhau 50 năm mà vẫn còn đủ cả 2 người, còn được gọi là Kim Khánh 金慶 hay Kim Giai Ngẫu 金佳偶 là Cặp Đôi Vàng. Kim Long 金龍 là Rồng Vàng, con vật thần thoại tượng trưng cho vua chúa thời phong kiến, chỉ có vua mới được mặc áo thêu hình Kim Long mà thôi. Ở cạnh cố đô Huế, không ai không biết đến bến đò Kim Long qua câu dân ca nổi tiếng :
                         Thuyền về Đại Lược,                        
Duyên ngược Kim Long.                       
Đến đây là ngã rẽ của lòng,                 
Gặp nhau còn biết trên sông bến nào ?
... các cô gái Huế dễ thương đã đổi lại 2 câu chót như sau :                       
Đến đây là ngã rẽ của lòng,               
Biết nơi mô bến đục, bến trong cho em nhờ !                             

Kim Qui 金龜 là Rùa Vàng, tượng trưng cho sự phú qúy. Theo Tân Đường Thư-Xa phục chí 新唐書·車服志 có ghi lại :         

Đời sơ Đường, nội ngoại quan viên từ ngũ phẩm trở lên đều phải đeo túi thêu hình cá, gọi là Ngư Đại 魚袋. Đến đời Võ Tắc Thiên mới đổi hình cá thành hình rùa, gọi là Qui Đại 龜袋. Từ tam phẩm trở lên thì thêu bằng chỉ màu vàng kim, tứ phẩm màu bạc và ngũ phẩm màu đồng. Nên Kim Qui tượng trưng cho quan quyền phú qúi, từ Kim Qui Tế 金龜婿 còn dùng để chỉ chàng rể hoặc chồng có thân phận cao qúi giàu sang. Như trong bài thơ Vị Hữu 爲有 của Lý Thương Ẩn 李商隱 sau đây :
         Vị hữu vân bình vô hạn kiều ,          爲有雲屏無限嬌,
         Phụng thành hàn tận phạ xuân tiêu. 鳳城寒盡怕春宵.
         Vô đoan giá đắc Kim Qui tế ,            無端嫁得金亀婿,
         Cô phụ hương khâm sự tảo triều  .   辜負香衾事早朝.

Có nghĩa :        

Vì có bức bình phong vẽ mây ngũ sắc đẹp vô vàn, nên ở đất Kinh thành nầy lúc cuối đông hết lạnh, lại thấy lo sợ cho những đêm xuân, vì  khi khổng khi không lại lấy phải ông chồng làm quan lớn thế nầy, nên chi sáng xuân ( là thời khắc mặn nồng nhất của đôi lứa ) ông ta lại phụ rãi bỏ mặc nệm ấm chăn êm thơm phức để đi chầu Vua mỗi buổi sáng sớm !
                  
Diễn Nôm :
                Bình phong đẹp đẽ yêu kiều
                Phụng thành đông hết, xuân tiêu đêm dài
                Vô duyên lấy phải quan ngài
                Gối chăn bỏ hết mặc ai,... đi chầu !
       Kim Qui Tế của thời buổi hiện nay là các chàng kỹ sư, bác sĩ, các thương gia, đại gia ... lắm tiền nhiều của!
      Còn ở Việt Nam ta thì Kim Qui là vị thần khả kính trên hồ Hoàn Kiếm, đã tặng gươm thần cho Lê Lợi đứng lên khởi nghĩa ở Lam Sơn, dựng nên nhà Hậu Lê. Trong bài thơ Nước Tôi của nhà thơ Nguyễn Văn Cổn thời tiền chiến có câu hỏi ví von như sau :
                   Rùa thiêng nổi trước thuyền rồng,                  
  Trên hồ Hoàn Kiếm anh hùng là ai ?
... và trong một vế thơ sau, ông đã xác định là :                  
Gươm thần Lê Lợi ghi thiên anh hùng !

       Kim Tháp 金塔 là cái tháp bằng vàng, mà cũng là tên riêng của thành phố Phnom-Penh, còn được gọi là Kim Biên 金邊, Nam- Vang thủ đô của nước Cambodia mà ta quen gọi là xứ Chùa Tháp, vì các tháp chùa ở đây thường được dát vàng nên mới có tên là Kim Tháp. Nếu thêm vào giữa từ Kim Tháp một chữ Tự, thì ta sẽ có ...     

 
Kim Tự Tháp 金字塔 là những cái tháp khổng lồ đầy bí ẩn của Ai Cập có hình dáng giống như chữ Kim 金 mà thành tên. Đến năm 2008, có tất cả 138 Kim Tự Tháp được khám phá, hầu hết là các lăng mộ của các vua (Pharaon) và hoàng hậu Ai Cập, trong hai thời kỳ Cổ Vương Quốc và Trung Vương Quốc ( từ 2630-2611 trước Công Nguyên).   
        
  Image result for kim tự tháp ai cập 

        Các thành ngữ có liên quan đến chữ Kim thì rất nhiều, ta chỉ điểm qua các thành ngữ thường thấy mà thôi. Nhớ hồi nhỏ đọc các Truyện Tàu như Tiết Nhân Qúi Chinh Đông, Tiết Đinh San Chinh Tây, La Thông Tảo Bắc, Thuyết Đường Diễn Nghĩa ... hay gặp thành ngữ "Minh Kim Thu Binh 鳴金收兵" mà không hiểu là nghĩa gì. Sau học lõm bõm chữ Nho mới biết Minh Kim 鳴金 là "Làm cho kim loại kêu lên", có nghĩa Gỏ kẻng, gỏ chiêng hay gỏ phèng-la để thâu binh về. Nghề võ thì có thế Kim Kê Độc Lập 金雞獨立, một chiêu thức võ công độc đáo, đứng thẳng một chân với nhiều tư thế, hai tay cung ra hai bên với nhiều điệu bộ khác nhau. Đây cũng là một chiêu thức của môn Thái Cực Quyền, đồng thời cũng là một phương pháp dưỡng sinh độc đáo có một không hai để phòng ngừa các bệnh như Tiểu đường, Cao huyết áp, Mất trí nhớ ...         

Cuối Truyện Kiều được kết thúc bằng một thành ngữ có từ  KIM rất có hậu, đó là khi Kim Trọng thi đậu làm quan đã nhớ đến Thúy Kiều :
                       Ấy ai dặn ngọc thề vàng,
               Bây giờ KIM MÃ NGỌC ĐƯỜNG với ai ?!

        KIM MÃ NGỌC ĐƯỜNG 金馬玉堂, thành ngữ có xuất xứ từ đời Hán. KIM MÃ là KIM MÃ MÔN, là Cửa Kim Mã, nơi mà các Học Sĩ đợi chiếu chỉ của nhà vua ban xuống. NGỌC ĐƯỜNG là NGỌC ĐƯỜNG ĐIỆN, nơi nghị sự của các Học Sĩ, là Hàn Lâm Viện của các Hàn Lâm Học Sĩ. Thành ngữ Kim Mã Ngọc Đường dùng để chỉ sự đổ đạt vinh hiển làm quan, đắc ý vì công thành danh toại.             

Nhất Tiếu Thiên Kim 一笑千金, cười một cái giá đáng ngàn vàng. Có xuất xứ ở đời Hán, từ câu nói "Thôi Nhân -Thất Y": Hồi cố bách vạn, nhất tiếu thiên kim 回顾百万,一笑千金. Có nghĩa : Quay nhìn một cái giá đáng trăm vạn, Mĩn cười một cái giá đáng ngàn vàng. Trong Truyện Kiều, khi đã rước được cô Kiều về đến "trú phường", Mã Giám Sinh đã ngầm đánh giá nàng Kiều :
                       Đã nên quốc sắc thiên hương,                
Một Cười này hẵn Ngàn Vàng chẳng ngoa.                       
Về đây nước trước bẻ hoa,               
Vương tôn qúi khách ắt là đua nhau !...
... Qủa nhiên gặp phải Thúc Sinh là tay ăn chơi bạt mạng :                      

Thúc Sinh quen thói bốc rời,                
Trăm nghìn đổ một trận cười như không !

         
               Nhất Khắc Thiên Kim 一刻千金, là Một khắc giá đáng ngàn vàng. Có xuất xứ từ câu thơ đầu tiên trong bài thơ Xuân Dạ 春夜 (Đêm Xuân) của Tô Đông Pha đời Tống như sau :              
春宵一刻值千金      Xuân tiêu nhất khắc trị thiên kim

Có nghĩa :          
Đêm xuân một khắc giá đáng ngàn vàng.       

Ý của Tô Đông Pha là đêm xuân khí trời êm ả trong mát, thanh tịnh, khiến con người cảm thấy thoải mái dễ chịu ... Nhưng sau nầy người ta thường hiểu nghĩa của câu nói với một ý khác hẵn ý của Tô Đông Pha lúc ban đầu.
       Kim Ngọc Mãn Đường 金玉滿堂 là Vàng ngọc đầy nhà, là câu nói chúc phúc thường được dán trên các bàn thờ vào dịp Tết Nguyên Đán để cầu mong cho năm mới giàu sang sung túc. Ai cũng ao ước có được thật nhiều vàng, nên ta còn có thành ngữ ...         

Điểm Thạch Vi Kim 點石為金 là chỉ đá hóa vàng, theo như tích sau đây :       

Xưa có một người rất nghèo khổ, nhưng lại rất tin tưởng và thờ phượng Lữ Tổ 呂祖, tức là Lữ Thuần Dương Tổ Sư 呂純陽祖師 Lữ Động Tân 呂洞賓, là một trong những tổ sư của Đạo Giáo. Cảm vì lòng thành của anh ta, nên một hôm, Lữ Tổ hiện ra, thấy cảnh nhà tiêu điều nghèo khổ, động lòng thương xót, mới chỉ vào tảng đá trước sân nhà, trong một thoáng, tảng đá bỗng hóa thành vàng rực rỡ, đoạn quay sang hỏi anh ta : " Cho anh  tảng vàng này, anh có thích không ?". Người kia lạy phục dưới đất đáp rằng :" Không thích !". Lữ Tổ rất cảm động bảo rằng :" Khá lắm, anh không có lòng tham lam, thật qúy hóa vô cùng, ta sẽ truyền đạo pháp cho anh tu tập !" Người kia đáp : " Không phải thế, tôi chỉ muốn xin ông cho tôi cái ngón tay chỉ đá hoá vàng của ông mà thôi !". Lữ Tổ nghe xong, giật mình biến mất.             

 Image result for 呂洞賓點石為金 

      Lòng tham của con người qủa là không đáy, khiến thần tiên cũng phải hoảng sợ. Tảng vàng tuy to lớn nhưng xài lâu thì cũng hết, chỉ có "ngón tay chỉ đá hóa vàng" là không bao giờ hết vàng được mà thôi ! Vì tích nầy mà ngạn ngữ lại có câu : Chỉ thạch hóa vi kim, nhân tâm do vị túc 指石化為金,人心猶未足。Có nghĩa : Chỉ đá hóa ra vàng mà lòng người còn chưa thấy đủ !".

      Kim Thiền Thoát Xác 金蟬脫殼, là Ve sầu lột xác, là kế thứ 21 trong 36 kế theo binh pháp ngày xưa : Để nguyên doanh trại, để nguyên cờ xí rực rỡ, rồi âm thầm rút lui. Đến lúc quân địch biết được thì quân ta đã đi xa rồi, như ve sầu đã lột xác, chỉ để lại cái xác không mà thôi. 36 kế còn gọi là 36 chước, mà chước cuối cùng là bỏ trốn, như Sở Khanh đã dụ cô Kiều :                        
Thừa cơ lẻn bước ra đi,                
Ba mươi sáu chước chước gì là hơn ?!           

Kim Cốc Tửu Số 金谷酒數 là số rượu ở Kim Cốc, có xuất xứ từ bài Tự của Lý Bạch : Xuân Dạ Yến Đào Lý Viên Tự 春夜宴桃李園序, câu cuối của bài tự là : Như thi bất thành, phạt y Kim cốc tửu số 如詩不成,罰依金谷酒數. có nghĩa : Nếu thơ làm không xong, thì sẽ bị phạt theo số rượu ở Kim Cốc. Kim Cốc Viên là vườn nhà của cự phú Thạch Sùng đời Tấn, luôn có yến tiệc chiêu đãi tao nhân mặc khách. Nếu trong tiệc, ai không làm được thơ thì sẽ bị phạt uống ba đấu rượu. Cho nên Kim Cốc Tửu Số là 3 đấu rượu, 3 chung rượu hay 3 ly rượu như ngày nay trong tiệc rượu ta hay phạt những người đến trễ vậy !Các bợm nhậu quê tôi thường phạt nhau bằng câu thiệu sau đây : Vô cửa "bửa" một ly; ngồi xuống "uống" một ly và gắp mồi "bồi" một ly nữa là đúng 3 ly, như Lý Bạch đã nói :
              三杯通大道,   Tam bôi thông đại đạo,             
      一斗合自然。   Nhất đấu hợp tự nhiên.
              但得酒中趣,   Đản đắc tửu trung thú,             
勿為醒者傳。   Vật vi tỉnh giả truyền ! Có nghĩa :                 

Ba ly khai thông đạo lớn,                
Một đấu hợp lẽ tự nhiên.                
Muốn được vui say trong rượu,                 
Đừng làm kẻ tỉnh huyên thuyên !
          Image result for 三杯通大道 一斗合自然
         
Vàng qúy giá thật, nhưng có những thứ còn qúy giá hơn vàng, đó chính là đàn ông, mà là đàn ông ... hư  biết quay đầu trở lại . Các cụ Đồ Nho thường nhắc câu : Lãng tử hồi đầu kim bất hoán 浪子回頭金不換!Có nghĩa : Các chàng lãng tử giang hồ ăn chơi mút mùa, nếu chịu quay đầu làm lại cuộc đời thì ... vàng cũng không thể đổi được ! Tại sao ? Thưa, vì các chàng đó đã quá rành qúa chán và qúa ngán với cảnh ăn chơi trác tang rồi, bây giờ chịu chí thú làm ăn sẽ không còn sợ bị cám dỗ và sa ngã nữa, sẽ dễ dàng làm nên sự nghiệp một cách vững chắc không sợ lung lay ! Nhưng dù sao thì bà con ta vẫn còn ngại câu "Ngựa quen đường cũ"...
        Chỉ có một thứ chắc chắn là vàng 24K hoặc vàng 4 số 9 cũng không mua nổi, đó chính là thời gian, như câu nói Nho sau đây :
        Nhất thốn quang âm nhất thốn kim,    一寸光陰一寸金,
        Thốn kim nan mãi thốn quang âm !     寸金難買寸光陰。
Có nghĩa :
              Một tấc thời gian là một tấc vàng, nhưng ...
              Tấc vàng không thể mua được tấc thời gian !
        Quang là Sáng, Âm là Tối; Sáng là Ban ngày, Tối là Ban đêm; hết sáng đến tối, hết ngày tới đêm. Nên Quang Âm là Ngày đêm là thời gian, mà thời gian đã qua đi rồi thì không bao giờ còn có thể trở lại được. Ta chỉ có thể quay ngược được kim đồng hồ, chớ không thể quay ngược được thời gian trở về với qúa vãng. Trong Tăng Quảng Hiền Văn có câu khuyên rằng :
              Thiếu tráng bất nổ lực,     少壯不努力,
              Lão đại đồ bi thường !      老大徒悲傷。
Có nghĩa :
        Còn trẻ còn khoẻ mà không biết cố gắng, đến ...
        Khi lớn khi già rồi có tiếc thương thì cũng vô ích mà thôi !
        Mong rằng tất cả các bạn trẻ, bạn già ... đều phải nên trân trọng cái "thời gian" mà ta "còn" có được, vì "nó" qúy hơn VÀNG !

                                                 Đỗ Chiêu Đức    

           

Phiếm về                             
                         VÂN là MÂY


                         Image result for lò cừ nung nấu sự đời                          
Lò cừ nung nấu sự đời,               
Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương
        
Hai câu thơ trên trong Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều, lấy ý từ hai câu thơ trong bài Khả Thán Thi 可嘆詩của Thi Thánh Đỗ Phủ :          

  Thiên thượng phù vân như bạch y,   天上浮雲如白衣,
          Tư tu cải biến như thương cẩu .       斯須改變如蒼狗。

Có nghĩa :               

Mây nổi trên trời như áo trắng,               
Phút giây chợt tựa chó xanh lơ.       

Từ hai câu thơ trên cho ta thấy, Phù Vân 浮雲 là mây nổi bay trên trời có thiên hình vạn trạng và biến đổi vô thường, mới thấy như tà áo trắng đó, mà trong phút chốc đã thành như một chú chó màu xanh. Vì ...            Vân 雲 là mây, mà mây là hơi nước, là những hạt nước nhỏ li ti ngưng tụ lại mà thành, nên hình dáng không ổn định, khi tụ khi tán, khi bay nhanh khi lơ lửng, và mang đủ cả các màu sắc tùy theo thời điểm và thời tiết, ta thường nghe câu ca dao miền Bắc :
                      Trên trời có đám mây xanh,              
Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng.                     
   Ước gì anh lấy được nàng ...             

Mây Vàng 黃雲, mây thường xuất hiện sau cơn mưa lớn, nhất là sau một trận tuyết lớn, khi trời quang mây tạnh, do sự phản chiếu của ánh nắng mặt trời hắt ngược từ mặt đầt trở lên, nên mây mang màu vàng cả một vùng rộng lớn như bài thơ Biệt Đổng Đại của Cao Thích  đời Đường  :         

 
 Inline image Image result for 千里黃雲白日曛北風吹雁雪紛紛            

 


    千里黃雲白日曛,  Thiên lý hoàng vân bạch nhật huân,
            北風吹雁雪紛紛。  Bắc phong xuy nhạn tuyết phân phân.
            莫愁前路無知己,  Mạc sầu tiền lộ vô tri kỷ,
            天下誰人不識君。  Thiên hạ hà nhân bất thức quân.Diễn nôm :                                           
                Ngàn dặm mây vàng nắng úa hanh,
                Tuyết rơi gió cuốn nhạn bay nhanh
                Đừng sầu trước mặt không tri kỷ,
                Thiên hạ ai người chả biết anh !


       Vân 雲 thuộc dạng chữ Hội Ý Chỉ Sự, theo diễn tiến của chữ viết như sau :       

Giáp Cốt Văn   Đại Triện   Tiểu Triện    Lệ Thư         
          

Ta thấy :       

Từ Giáp Cốt Văn cho đến Đại Triện đều là hình tượng của hơi nước bóc lên cuộn thành những cuộn mây, đến Tiểu Triện thì được chồng thêm bộ Vũ 雨 là Mưa lên phía trên thành hình chữ Vân 雲 là Mây như chữ Lệ hiện nay. nên từ ghép đầu tiên của Vân là ...       
Vân Vũ 雲雨 : là Mây Mưa, có mây mới có mưa và mưa xuống là nhờ có mây, nên mây và mưa không thể tách rời ra được. Từ Mây Mưa còn chỉ sự ân ái giữa nam nữ với nhau do tích Vu Sơn Thần Nữ 巫山神女 như sau:        
Theo thần thoại Trung Hoa, con gái của Xích Đế 赤帝 là Dao Cơ 瑶姬, chết trẻ, chôn ở Vu Sơn, hồn phách không tan, biến thành Thần Nữ. Trong bài Cao Đường Phú của Tống Ngọc nước Sở thời Chiến quốc có ghi lại: Sở Vương đi chơi ở Cao Đường, mơ thấy Thần Nữ đến cùng ân ái, khi chia tay còn nói là "Đản vi triêu vân, mộ vi hành vũ 旦为朝雲,暮为行雨"( Thiếp kéo mây ở buổi sáng, làm mưa ở buổi chiều ). Theo quan niệm cổ xưa thì nữ thần và vua giao hợp có thể làm cho phong điều vũ thuận, ngũ cốc phong đăng. Có nghĩa : Mưa thuận gió hòa, lúa thóc được mùa. Nhưng dân gian lại không chịu hiểu theo nghĩa đó, hễ nhắc đến Sở Vương và Thần Nữ thì sẽ nghĩ ngay đến " Mây mưa ân ái giữa trai gái " mà thôi ! Vì thế, sau nầy hễ nhắc đến Thần Nữ Vu Sơn, Cao Đường Thần Nữ là người ta nghĩ ngay đến một giai nhân tuyệt sắc gợi tình, và nói đến Kéo mây làm mưa, hay nói gọn thành Mây Mưa, là người ta lại nghĩ ngay đến việc ái ân trai gái. Như cô Kiều đã ngăn Kim Trọng lại trong đêm gặp gỡ khi "Sóng tình dường đã xiêu xiêu",  mà kể lể rằng :

                   Ngẫm duyên kỳ ngộ xưa nay,
                Lứa đôi ai lại đẹp tày Thôi Trương.
                   
Mây Mưa đánh đổ đá vàng,
              Quá chìu nên đã chán chường yến anh...

                  Image result for 巫山神女 Inline image
                     Vu Sơn Thần Nữ  巫山神女
       Hay như trong Cung Oán Ngâm Khúc, Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều đã diễn tả nàng cung nữ tài sắc vẹn toàn, vừa đẹp vừa giỏi và cũng vừa ... gợi tình nữa, nàng hấp dẫn đến nỗi :
                       Bóng gương lấp ló dưới mành,                  
Cỏ cây cũng muốn nổi tình Mây Mưa !
       Trong bài Thanh Bình Điệu thứ hai, khi tả về nhan sắc và sức quyến rũ gợi cảm của Dương Quý Phi, Lý Bạch cũng đã nhờ tới Vu Sơn Thần Nữ :            

     一枝紅豔露凝香,   Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương,
             雲雨巫山枉斷腸.   Vân Vũ Vu Sơn uổng đoạn trường.
             借問漢宮誰得似,   Tá vấn Hán cung thùy đắc tự,
             可憐飛燕倚新妝.   Khả lân Phi Yến ỷ tân trang.
Diễn Nôm :
                Một cành hoa đẹp ngậm sương thơm,
                Mưa móc Vu Sơn cũng dỗi hờn.
                Dám hỏi Hán cung ai dám sánh,
                Thương nàng Phi Yến mới soi gương.
        

Dương Thái Chân đẹp đến nỗi Thần Nữ cũng phải hờn dỗi đoạn trường và Triệu Phi Yến mới soi gương để tân trang lại nhan sắc cũng phải chào thua ! Vì thế mà mở đầu cho bài Thanh Bình Điệu thứ nhất, thi tiên Lý Bạch đã phải hạ câu :
             雲想衣裳花想容, Vân tưởng y thường hoa tưởng dung,            

     春風拂檻露華濃。 Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng.

Có nghĩa :               

Mây ngỡ xiêm y hoa ngỡ dung,              
Gió xuân phe phẩy đẹp vô cùng !             
       Mây buổi sáng thì gọi là Triêu Vân 朝雲, là những mảng mây màu vàng màu bạc rực rỡ ở phía trời đông khi mặt trời vừa mọc, nhưng buổi chiều thì lại gọi là Vãn Hà 晚霞, mà ta quen gọi là Ráng Chiều, là những áng mây màu rực rỡ phía trời tây khi mặt trời sắp chen lặn. Hà 霞 là Mây đủ màu đẹp đẽ, nên Hà Y 霞衣 là áo có thêu hình chim phượng hoàng và mây màu ngũ sắc rất đẹp cho hoàng hậu và các qúy phi mặc. Trong Truyện Kiều, Khi đã "nghênh ngang một cỏi biên thùy" rồi,  thì Từ Hải cho mười vị tướng quân và cung nga thể nữ đi đón Thúy Kiều với :
                  Sẵn sàng phượng liễn loan nghi,                 

Hoa quan chấp chới HÀ Y rỡ ràng !
            Image result for phật tổ như lai Image result for mây màu ngũ sắc Image result for quan âm bồ tát    
       Trên thực tế, ta chỉ thấy mây đủ màu sắc khi hoàng hôn xuống ở phía trời tây, nhưng trong hội họa hay điện ảnh thì mây ngũ sắc xuất hiện ở dưới chân hoặc sau lưng của các Thần Thánh Tiên Phật, và những đám mây đó được gọi là Tường Vân 祥雲, là Mây Lành rực rỡ để tôn tạo thêm hình tượng thiêng liêng khả kính của các vị Bồ Tát đó mà thôi. Chớ ban ngày ban mặt làm sao có được mây ngũ sắc để mà thấy ! Ta chỉ thấy mây với ba màu thường xuyên là : Xanh, Trắng và Đen .
       Mây xanh là Thanh Vân 青雲 : Có thể đây chỉ là ảo giác và lầm tưởng của " người trần mắt thịt ", vì Mây Xanh mà ta thường nhìn thấy chính là bầu khí quyển dày trên 100 cây số bao bọc quanh địa cầu. Nên ta cũng thường hay nghe câu : Cao vút tận mây xanh ! Thanh Vân ngày xưa vốn dùng để chỉ chí hướng của những người quân tử đức cao vọng trọng, sau mới dùng để chỉ những người hiển đạt làm quan, và  vì thế mà người xưa ví với việc thi đậu Tiến sĩ, Trạng Nguyên là Nhẹ bước Thanh Vân, là lên tận mây xanh rồi đó. Nên ta lại có các thành ngữ như : Thanh Vân Đắc Chí 青雲得志, hay Bình Bộ Thanh Vân 平步青雲, mà trong tiếng Nôm ta gọi là Nhẹ Bước Thang Mây, hay nói như cụ Nguyễn Công Trứ trong bài Chí Làm Trai là :                

Đường Mây rộng thênh thang cử bộ,                
Nợ tang bồng trang trắng vổ tay reo.
       Hay như cụ Nguyễn Du trong Truyện Kiều khi viết tiếp " Vương Kim cùng chiếm bảng xuân một ngày " để diễn tả Kim Trọng và Vương Quan thi đậu cùng khoa là :
                    Cửa trời rộng mở Đường Mây,              
Hoa chào ngõ hạnh hương bay dặm phần.   
       Và cụ thể hơn là tâm trạng rất có hậu của Kim Trọng khi thi đậu là nhớ ngay đến nàng Kiều :
                    Kim từ nhẹ bước Thanh Vân
               Nỗi nàng càng nghĩ xa gần càng thương
         

Thanh Vân không chỉ chỉ thi đậu, mà còn chỉ chung cho tất cả bá quan văn võ khi đạt đến đĩnh hiễn vinh, như khi cô Kiều khuyên Từ Hải quy hàng, vì : " Nghĩ mình mặt nước cánh bèo,Đã nhiều lưu lạc lại nhiều gian truân ", nếu quy thuận triều đình vẫn hơn suốt đời làm một loạn tướng :  
                   Bằng nay chịu tiếng vương thần,
             Thênh thang đường cái Thanh Vân hẹp gì !
         

Sau mây xanh là mây trắng, là Bạch Vân 白雲. Đây mới là mây thật sự mà bất cứ lúc nào ngước nhìn lên bầu trời ta cũng thấy được. Nhắc đến mây trắng, ta cũng nhớ ngay đến câu : " Bạch vân thiên tải không du du 白雲千載空悠悠 " trong bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu, mà cụ Tản Đà đã thoát dịch rất hay là :
               Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay ...                      

Image result for Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay   
      Hay như trong bài Ức Đông Sơn 憶東山 của Thi tiên Lý Bạch :
               不向東山久,    Bất hướng Đông sơn cữu,
               薔薇幾度花?    Tường vi kỷ độ hoa ?
               白雲還自散,    Bạch vân hoàn tự tán,
               明月落誰家?    Minh nguyệt lạc thùy gia ?Diễn Nôm :
                Đông Sơn lâu quá không qua,
                Tường vi mấy độ hoa đà phôi phai ?
                Ngẩn ngơ mây trắng còn bay,
                Trăng vàng rụng xuống nhà ai đêm này ?!

     ... và như mây trắng quyện lấy núi xanh trong bài " Ỷ Hồ 欹湖 " của Thi Phật Vương Duy :
               吹簫凌極浦,    Xuy tiêu lăng cực phố,
               日暮送夫君。    Nhựt mộ tống phu quân. 
               湖上一回首,    Hồ thượng nhất hồi thủ,
               山青卷白雲。    Sơn thanh quyển bạch vân.
                    Image result for 欹湖
Diễn Nôm :   
                     Thổi tiêu ra tận bờ,
                     Tiễn chàng chiều ngẩn ngơ.
                     Bên hồ quay nhìn lại,
                     Núi xanh mây trắng mờ !

Lục Bát :
                Thổi tiêu vẳng tận bến bờ,               
Trời chiều lòng thiếp ngẩn ngơ tiễn chồng.
                Quay đầu lòng những bâng khuâng,
        Núi xanh quyện lấy bạch vân ngỡ ngàng !

      " Ôi, cảnh biệt ly sao mà buồn vậy !" Thổi tiêu ra tận bờ hồ để tiễn chàng đi, nhưng khi người đà khuất bóng vẫn còn lưu luyến nhìn theo để chỉ còn thấy " Núi xanh quyện lấy bạch vân ngỡ ngàng " mà thôi!                                                                            
        Nhìn mây trắng bay còn làm cho kẻ ở miền xa nhớ nhung về quê cũ, vì tự ngàn xưa đã có biết bao nhiêu là thơ văn tả cảnh nhìn mây trắng bay mà nhớ thương về cố quốc. Như tâm trạng của Thúy Kiều khi hầu hạ Hoạn Thư :
                 Bốn phương mây trắng một màu,
                 Trông vời cố quốc biết đâu là nhà.

        Nhìn mây trắng bay mà nhớ nhà, có xuất xứ từ điển tích ghi trong Toàn Ðường Thư : Ðịch Nhân Kiệt 狄仁傑 (630-700) đời Ðường khi bị biếm làm quan tham quận ở Tinh Châu, nhưng cha mẹ ông cư ngụ ở Hà-Dương. Một hôm, lên núi Thái Hàng ngắm nhìn mây trắng bay nơi chân trời, ông nói với thuộc hạ rằng : "nhà cha mẹ ta ở dưới đám mây trắng kia kìa !". Từ đó văn học cổ lấy hình tượng mây trắng để nói lên nỗi nhớ thương cha  mẹ, và nơi chôn nhau cắt rốn đã sản sinh ra mình.        

Nhìn mây nhớ nhà còn là tích của Hàn Dũ (768-824), sau khi " Nhất phong triêu tấu cửu trùng thiên, Mộ biếm Triêu Dương lộ bát thiên 一封朝奏九重天 夕貶潮陽路八千 " ( Một phong tấu sớ buổi sáng  dâng lên vua, thì buổi chiều đã bị đày đi Triều Dương xa tám ngàn dặm  đường ). Khi đi đến Lam Quan thì trời đổ tuyết lớn, nên ông lại viết thêm hai câu thơ bất hủ là :
              雲橫秦嶺家何在,  Vân hoành Tần Lĩnh gia hà tại ?              
      雪擁藍關馬不前。  Tuyết ủng Lam Quan mã bất tiền.

Có nghĩa :                 

Mây ngang Tần Lĩnh nhà đâu tá  ?                 
Tuyết phủ Lam Quan ngựa khó đi !
        Image result for 雲橫秦嶺家何在 雪擁藍關馬不前 Image result for 雲橫秦嶺家何在 雪擁藍關馬不前
       Mây vắt ngang Tần Lĩnh, gọi tắt là Mây Tần, như lòng của cô Kiều nhớ nhà sau mười mấy năm lưu lạc :
                   Đoái thương muôn dặm tử phần,                 
Hồn quê theo ngọn Mây Tần xa xa !
       Hay như Nguyễn Bính, một thi nhân Tiền Chiến khi đi theo kháng chiến, lưu lạc vào Nam đã nhớ về đất Bắc mà kể lể với "Chị Trúc" là :                     
  Em ra bến nước trông về Bắc
                  Chỉ thấy Mây Trôi chẳng thấy làng !
       Hay như Quang Dũng, nôỉ tiếng là nhà thơ tài hoa của xứ Đoài mây trắng. Thơ ông hào sảng mà kiêu hùng, đầy thi vị như hai câu thơ sau đây :                 

...Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm 
                    Em có bao giờ em nhớ thương ?

       Trong ca dao dân gian, hình ảnh mây trắng cũng rất nên thơ gợi cảm với các câu :                   
         Trên trời mây trắng như bông,              
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.                       
Cô kia má đỏ hây hây,              
Đội bông như thể đội mây về làng !
          Image result for   Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây. Inline image
        Hết mây trắng thì đến mây đen. Mây Đen là Hắc Vân 黑雲 mà còn gọi là Ô Vân 烏雲 nữa. Ta có thành ngữ Ô Vân Mật Bố 烏雲密布 là Mây đen dày đặc, là mây đen mù mịt như bài học thuộc lòng ngày xưa của lớp Đồng ấu :                    
Ác vàng đang lúc tỏ trời,             
Bỗng đâu mây kéo khắp nơi mịt mù.                    
Giông giục giục, gió vù vù,             
Cây run lá đổ lao xao chật đường.                    
Bộ hành gặp cảnh thê lương,             
Tiểu thương buôn bán tìm phương ẩn mình.                     
Trên không sấm nổ liên thinh,              
Bên trời lửa nháng đầu ghềnh sóng xao.                    
Mưa tuôn xối xả ào ào,              
Giọt dài giọt vắn phủ bao mịt trời ...


           Inline image Inline image

       Lần đầu tiên xa nhà, lại phải theo cái tên Mã Giám Sinh còn chưa biết rõ lai lịch ra sao, lại ra đi một cách vội vã tất bật với " Đùng đùng gió giục mây vần, một xe trong cỏi hồng trần như bay ", cụ Nguyễn Du đã miêu tả tâm trạng Thuý Kiều với :
                      Nàng thì dặm khách xa xăm,          
      Bạc phau cầu giá Đen Rầm Ngàn Mây.                       
Vi lô san sát hơi may,                 
Một trời thu để riêng ai một người !
        Một điều thú vị nữa là Ô Vân 烏雲 còn có nghĩa các lọn tóc  được bới cao có hình thù như là những vần mây đen trên trời của các giai nhân cổ điển, như một câu trong bài từ của Hoa Nhạc 華岳đời Tống :              

金钗不整烏雲侧     Kim thoa bất chỉnh ô vân trắc

Có nghĩa :               
Thoa vàng không chỉnh tóc mây nghiêng.          

Cái búi tóc trên đầu của các người đẹp, còn gọi là Vân Kế 雲髻, Vân Mấn 雲鬢, như trong Trường Hận Ca của Bạch Cư Dị tả lúc Dương Qúy Phi tiếp sứ giả của Đường Minh Hoàng :
              雲髻半偏新睡覺,  Vân kế bán thiên tân thụy giác,
              花冠不整下堂來.    Hoa quan bất chỉnh hạ đường lai.
Có nghĩa :
              Tóc mây nghiêng lệch vừa tan mộng,
              Hoa miện nghiêng chao bước xuống giường .
       
Tóc mây dã dượi cũng là một nét hấp dẫn của người đẹp !


              Inline image Inline image Inline image
     Ô Vân, Vân Mấn hay Vân Kế, là Búi Tóc của các giai nhân xưa

             Image result for có bao nhiêu kiểu búi tóc của người xưaInline image
         Khi mới tấn cung, mới được nhà vua yêu dấu, thì Dương Quý Phi đã đủng đỉnh nũng nịu làm dáng với:              
雲鬢花顏金步搖   Vân Mấn hoa nhan kim bộ diêu

Có nghĩa :        

Tóc mai buông xõa như mây khi mới tắm xong với nét mặt  đẹp như hoa và cành trâm vàng "kim bộ diêu" lắc lư trên mái tóc. 

        Các bà các cô ngày xưa làm đẹp với làn tóc Mây, thề thốt với làn tóc Mây, như cô Kiều đã cắt tóc ăn thề với Kim Trọng : " Tóc Mây một món dao vàng chia đôi, Vầng trăng vằng vặc giữa trời, Đinh ninh hai mặt một lời song song ... ". Vợ chồng lấy nhau thì gọi là Kết tóc xe tơ, như Hoạn Thư với Thúc Sinh đã " Cùng chàng kết tóc xe tơ những ngày, Ở ăn thì nết cũng hay, Nói điều ràng buộc thì tay cũng già ..." Đến khi chán đời thì cắt tóc đi tu, như Thuý Kiều ở Quan Âm Các : " Tam quy ngũ giới cho nàng xuất gia, Áo xanh đổi lấy cà sa, Pháp danh lại đổi tên ra Trạc Tuyền... ". Khi về với Thúc Sinh và khi khuyên Thúc về thăm Hoạn Thư, thì Kiều cũng nhớ đến Kim Trọng với : " Tóc thề đã chấm ngang vai, nào lời non nước nào lời sắc son ...". Đến khi được sư Giác Duyên cứu về thảo lư thì lại sống với cuộc sống của Thiền môn : " Bốn bề bát ngát mênh mông, Triều dâng hôm sớm mây lồng trước sau "....
        Các giai nhân hồng nhan tạ thế còn được ví như Mây tan, hoa tàn, trăng khuyết ... như giai thoại văn chương lý thú sau đây:       

Mạc Đĩnh Chi (1284 - 1361) tự là Tiết Phu, người làng Lan Khê huyện Bàng Hà lộ Lạng Giang. Ông tướng mạo xấu xí, nhưng trí tuệ cực kỳ thông minh mẫn tiệp.
       Năm Hưng Long thứ 12 (1304) đời Trần Anh tông, ông đỗ trạng nguyên, làm Thái học sinh hỏa dũng thủ, sung Nội thư gia, sau thăng đến Tả Bộc Xạ dưới thời Trần Hiến Tông (1329-1341). Ông học rộng thông minh, tính liêm khiết, thẳng thắn, làm quan nhưng vẫn nghèo. Năm 1308 phụng mệnh Trần Anh tông đi sứ Nguyên, nhiều lần bị thử tài nhưng đều ứng đối trôi chảy, tỏ ra rất nhanh trí, tài năng và phẩm chất thông minh của ông khiến Nguyên triều trên dưới đều phải nể phục, nên được phong là Lưỡng Quốc Trạng Nguyên.
      Truyện kể rằng công chúa nhà Nguyên mất, sứ thần An Nam vào tế lễ, vua Nguyên đưa cho chánh sứ ta bài điếu văn viết sẵn, bảo đọc lên cho mọi người cùng nghe. Mạc Đĩnh Chi mở ra thì chỉ thấy viết có một chữ  Nhất 一, biết rằng đó là cách vua Nguyên thử tài, ông bèn lấy chữ "Nhất" đó làm đề văn, ung dung ứng khẩu đọc luôn:
              

青天一朵雲,     Thanh thiên nhất đóa vân
               烘爐一點雪,     Hồng lô nhất điểm tuyết
               上苑一枝花,     Thượng uyển nhất chi hoa
               瑤池一片月,     Dao trì nhất phiến nguyệt
               噫! 雲散 雪消 花殘 月缺.    Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!
Có nghĩa :
              Trời xanh một đóa mây,
              Lò hồng một điểm tuyết,
              Thượng uyển một cành hoa,
              Dao trì trăng một mảnh,
          Ôi ! Mây rả, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết !

       Qủa là một bài điếu văn thương tiếc cho một giai nhân cành vàng lá ngọc một cách ngắn gọn mà vô cùng thương cảm với lẽ vô thường : Mây rả, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết !
                                                            Đỗ Chiêu Đức
 


Phiếm về                      

THIÊN là TRỜI


                        Image result for THIÊN là TRỜI      

          Thiên 天 là Trời, Thiên 千 là Một Ngàn, Thiên 偏 là Thiên Lệch, Thiên 遷 là Di Dời ... Ở đây, ta chỉ nói đến chữ Thiên 天 là Trời, là phần không gian ở trên đầu của ta mà thôi. Theo "Chữ Nho ...Dễ Học", ta có chữ Nhân là người được viết như thế nầy 人. Đây là chữ Tượng Hình đơn giản nhất, cơ bản nhất và cũng ... Tượng hình nhất : Hình người đứng xoạt 2 chân hiên ngang giữa trời đất đúng như sách Tam Tự Kinh ngày xưa dạy : Tam tài giả, THIÊN ĐỊA NHÂN 三才者,天地人。( TAM TÀI là TRỜI, ĐẤT và NGƯỜI ). Con Người là một thành viên của vũ trụ, hợp với Trời và Đất tạo nên cái thế giới nầy !Nên ...
          Khi cần diễn tả sự to lớn thì chữ nhân 人 dang thêm hai tay ra theo lối CHỈ SỰ 指事  ( Mượn việc dang hai ta ra để chỉ sự to lớn gọi là Chỉ Sự  ) thành chữ ĐẠI 大 , theo diễn tiến của chữ viết sau đây :
    Giáp Cốt Văn     Đại Triện     Tiểu Triện     Lệ Thư
                           
  Nên...
          ĐẠI là To, là Lớn, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng phát sinh : là Vĩ Đại, là Trưởng thành ... Nhưng ...
          Con người dù cho có cao lớn đến đâu cũng không thể cao lớn bằng Trời được, cho nên thêm một nét ngang tượng trưng cho bầu trời lên phía trên chữ Đại 大, thì ta có chữ THIÊN 天 là TRỜI, được hình thành theo lối HỘI Ý 會意 , theo diễn tiến của chữ viết như sau đây :
    Giáp Cốt Văn     Đại Triện     Tiểu Triện    Chữ Lệ 
                                 

Theo như Giáp cốt văn và Đại Triện ở trên, ta thấy rõ ràng hình người có cái đầu to tượng trưng cho Đầu Đội Trời, Chân Đạp Đất, gọi là " Đỉnh thiên lập địa 頂天立地 " như Từ Hải trong Truyện Kiều vậy :
                    ĐỘI TRỜI đạp đất ở đời,
              Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.

 Nên ...
          Chữ Thiên 天 chỉ phần cao nhất của cơ thể con người, vượt lên trên đĩnh đầu cao vòi vọi, đó là Trời.
          Về mặt thể chất, thì con người không thể cao bằng Trời, lớn bằngTrời được, nhưng về chí khí thì cũng có những người có chí lớn muốn CHỌC TRỜI Quấy Nước làm nên những chuyện Kinh Thiên Động Địa. Cho nên, chữ Thiên 天 mà nhô đầu lên theo chiều dọc để CHỌC thủng Trời thì sẽ thành chữ PHU 夫 là người đàn ông cao lớn mạnh khỏe hiên ngang đứng giữa trời đất, theo diễn tiến của chữ viết như sau :
 
 

 Giáp Cốt Văn    Đại Triện       Tiểu Triện       Lệ Thư 
                   

Nên ...                     

PHU 夫 : là Người đàn ông trưởng thành, mạnh mẽ, hiên ngang mà các bà các cô ai cũng ước mong trở thành người hôn phối của mình, nên ...
         PHU 夫 còn có nghĩa là CHỒNG với các từ ghép nghe cho êm tai và âu yếm là : Phu Tế 夫婿, Phu Lang 夫郎, Phu Tướng 夫相, Trượng Phu 丈夫 ... Như trong Truyện Kiều tả lúc Từ Hải chia tay với Kiều để  lên đường lập nghiệp ....
                      Nửa năm hương lửa đang nồng,
             TRƯỢNG PHU thoát đã động lòng bốn phương.

         Chữ PHU 夫 lại làm cho ta ....
... Nhớ lại 2 câu thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong bài "Không Chồng Mà Chửa" là :
                Duyên THIÊN chưa thấy nhô đầu dọc,
                Phận LIỄU sao đà nẩy nét ngang ?!

         Nữ sĩ đã chơi chữ bằng cách chiết tự rất lý thú và lí lắt như sau :        

Duyên THIÊN 天 là duyên trời run rủi, chưa thấy nhô đầu dọc, là chưa thành chữ PHU 夫, nghĩa là chưa có chồng.
         Phận LIỄU 了 (là Liễu bồ, là Phận gái) sao đà nẩy nét ngang ? Chữ LIỄU 了 mà " nẩy " nét ngang thì sẽ thành chữ TỬ 子 là CON. Nên 2 câu thơ trên có nghĩa :
                  Duyên trời nào thấy đâu run rủi,
                  Phận gái sao đà đã có con ?

        Trong dân gian Nam Kỳ Lục Tỉnh, ở Cái Răng Ba Láng quê tôi, lúc nhỏ tôi cũng thường nghe bà con lối xóm hát rằng :
                  Không chồng có chửa mới ngoan,
               Có chồng có chửa thế gian sự thường !

        Về chữ LIỄU 了 là Kết thúc, kết liễu, đồng âm với chữ LIỄU 柳 là Dương Liễu chỉ phái nữ mềm yếu dịu dàng ẻo lả như nhánh liễu. Ở đây, Hồ Xuân Hương đã chơi chữ bằng cách sử dụng từ Đồng Âm để đánh đồng 2 chữ Liễu theo âm Hán Việt. Chớ chữ Liễu là Dương Liễu thì làm sao có được nét ngang mà "nẩy" ?!
        Thiên 天 là Trời, chữ đầu tiên trong sách Tam Thiên Tự 三千字 của soạn giả Đoàn Trung Còn khi mới bắt đầu học chữ Nho hồi xưa :
        天 Thiên trời, 地 Địa đất, 舉 Cử cất, 存 Tồn còn, 子 Tử con, 孫 Tôn cháu, 六 Lục sáu, 三 Tam ba, 家 Gia nhà, 國 Quốc nước, 前 Tiền trước, 後 Hậu sau...                    
              Image result for thiên trời địa đất cử cất Image result for thiên trời địa đất cử cất 
         Thiên 天 là Trời, là phần không gian cao ngất ở trên đầu ta, nhưng trong dân gian theo tín ngưỡng của người dân Đông Á chịu ảnh hưởng của Nho Thích Đạo, thì Trời là thế giới của cỏi trên, có đủ các thành phần Tiên Phật Thần Thánh của thượng giới, và có đời sống giống như ở dân gian, đứng đầu là Ngọc Hoàng Thượng Đế mà ta quen gọi là Ông Trời, và ông Trời hiện diện đầy đủ trong các mặt vui buồn của cuộc sống con người, ta vẫn thường nghe các câu :       
- Vui qúa Trời !       
- Buồn qúa Trời !       
- Sướng qúa Trời !       
- Khổ qúa Trời !....         

Vui buồn sướng khổ gì đều kêu Trời cả ! Nên theo truyện cổ tích dân gian thì ... Ngày xửa ngày xưa, ông Trời ở rất gần ta, chỉ cao khỏi ba xào một chút mà thôi, nhưng vì hễ động một chút là người ta kêu Trời : Hôm nay ăn no qúa Trời; Con đói qúa Trời ơi ! Cái con nhỏ đó đẹp qúa Trời ! Nhỏng nhẻo qúa Trời; Thấy "ghét" qúa Trời đi !... Nhất nhất cái gì cũng kêu Trời, kể cả "Con mắc  ...  qúa Trời ơi !". Nên ... Ông Trời nghe thét rồi chán qúa mới "vọt" tuốt lên 9 từng mây mà ở trển luôn cho yên thân ! Chẳng những giới bình dân kêu trời, mà trong văn chương trí thức cũng kêu trời, như Vương Viên Ngoại trong Truyện Kiều, khi biết cô Kiều đã bán mình, ông cũng đã kêu lên :
                   Trời làm chi cực bấy Trời,             
          Này ai vu thác cho người hợp tan !?
hay lúc cô Kiều kể cho Vương Bà nghe về nhân cách của Mã Giám Sinh "Gẫm ra cho kỹ như hình con buôn" thì :                                       
                Vương Bà nghe bấy nhiêu lời, 
               Nỗi oan đã muốn vạch Trời kêu lên.  

hay khi bị Sở Khanh gạt, rồi còn muốn hành hung nữa, thì cô Kiều cũng đã kêu trời :
                 Nàng rằng : Trời nhé có hay !                 
            Quyến anh rủ yến sự này tại ai ?                 
                   Đem người đẩy xuống giếng khơi,                 
            Nói lời rồi lại ăn lời được ngay !                                                 

Thiên 天 là Trời, là phần đầu của con người như chữ Tượng Hình Hội Ý đã nói ở phần trên, nên trong sách tướng số gọi cái trán là Thiên Đình 天庭, phần giữa trán gọi là Thiên Môn 天門 và phần xương phía trên trán gọi là Thiên Linh 天靈, nên ta mới có từ Thiên Linh Cái 天靈蓋 là cái Mỏ Ác. Lúc còn bé thì phần Mỏ Ác nầy chỉ là một lớp sụn rất mềm, nên người lớn bắt nạt con nít hay nói câu : " Coi chừng tao cú cho một cái lủng Mỏ Ác bây giờ !". Khi lớn, Mỏ Ác đã cứng khó mà "cú" cho lủng, thì lại trở thành "cứng đầu cứng cổ"!.
          Image result for mỏ ác nằm ở đâu Inline image

        Từ Thiên Linh Cái 天靈蓋 còn tượng trưng cho cả Cái Đầu, cái Xương Sọ hoặc cái Đầu Lâu, như các thầy Pháp, thầy Phù Thủy luyện Thiên Linh Cái là chuyên sưu tập đầu lâu và xương sọ của các cô gái đã chết và như trong truyện "Trang Tử Cổ Bồn Ca 莊子鼓盆歌", mà ta quen gọi là truyện "Trang Tử Thử Vợ", thì  Thiên Linh Cái tượng trưng cho cái đầu với nội dung  câu truyện như sau :
         Trang Tử tên Chu 周 ( Châu ), tự là Tử Hưu 子休, người nước Tống 宋 thời Chiến Quốc (690-286 TCN), cùng vợ là Điền Thị ẩn cư ở phía nam núi Hoa Sơn. Một hôm, trên đường về nhà, trông thấy một thiếu phụ dùng quạt để quạt một nấm mộ bên đường. Trang Tử thấy lạ bèn hỏi, thiếu phụ cho biết là mộ của chồng mình, vì khi còn sống hai vợ chồng rất thương yêu nhau, nên có hẹn nhau là khi chồng chết, thì sau tang lễ, phải đợi cho mộ khô rồi mới tái giá, nhưng gần đây mưa gió cứ dập dìu, mộ không khô được, nên phải quạt cho mộ mau khô ! Trang Tử nghe nói, thầm cười cho thế thái nhân tình nhưng cũng thi triển pháp lực giúp thiếu phụ quạt khô mộ chồng. Khi về nhà, đem truyện kể lại với vợ là Điền Thị, Điền Thị vô cùng phẫn nộ, chê trách thiếu phụ và bảo rằng : " Trung thần bất sự nhị quân, Liệt nữ bất sự nhị phu 忠臣不事二君,烈女不事二夫". Có nghĩa " Tôi trung không thờ hai chúa, gái tiết liệt chẳng lấy hai chồng ". Mấy tháng sau, Trang Tử bệnh chết, có một thiếu niên anh tuấn dắt theo một lão bộc, tự xưng là Vương tôn của nước Sở, vì mộ tiếng của Trang Tử mà tìm đến để theo học đạo. Nay tuy Trang Tử đã mất, nhưng cũng nguyện thủ tang theo lễ thầy trò, ở lại cư tang một trăm ngày và để đọc Nam Hoa Kinh của Trang Tử. Điền Thị rất vui dạ vì cảm cái vẻ cao sang tuấn tú của Vương tôn, mới nhờ lão bộc làm người mai mối, rồi xuất tiền lo cho hôn sự của hai người. Đêm động phòng hoa chúc, Vương tôn bỗng phát bệnh đau tim, thoi thóp sắp đứt hơi. Lão bộc cho biết là nếu có óc của người sống hoặc của người chết chưa quá bốn mươi chín ngày hòa với rượu uống vào thì khỏi bệnh. Điền Thị bèn xách búa bổ quan tài của Trang Tử định lấy óc ra làm thuốc cứu mạng Vương Tôn.. Không ngờ khi quan tài vừa vỡ ra thì Trang Tử cũng vừa sống lại. Điền Thị cả thẹn, biết mọi việc đều do Trang Tử biến hóa an bày, nên treo cổ mà chết. Trang Tử gỏ bồn làm nhịp ca bài điếu tang rồi cảm khái ngâm rằng :
           從茲了卻冤家債, Tòng tư liễu khước oan gia trái,
           你愛之時我不愛。 Nhĩ ái chi thời ngã bất ái.
           若重與你做夫妻, Nhược trùng dữ nhĩ tố phu thê,
           怕你斧劈天靈蓋。 Phạ nhĩ phủ phách Thiên Linh Cái.
Có nghĩa :
              Từ nay đã hết nợ oan gia,
              Nàng bảo yêu, ta hết thiết tha.
              Tiếp tục vợ chồng như thuở trước,
              Có ngày búa bổ vỡ đầu ta.

        Ngâm xong, nổi lửa đốt sạch nhà cửa quan tài ở dưới núi Hoa Sơn rồi đi mất. Dân chúng quanh vùng chỉ nhặt lại được hai quyển Đạo Đức Kinh và Nam Hoa Kinh chưa bị thiêu rụi mà thôi.
        Inline imageInline image

       "Phủ phách Thiên Linh Cái" là búa bổ cho vỡ sọ đầu ra ! Đây là chuyện "Trang Tử Thử Vợ" thường tình của " cải lương ", của phim ảnh theo như truyện kể của dân gian đời Tống (960-1279), những người theo Tống Nho dùng để khuyến thế răn đời, chớ con người cao khiết siêu thoát với tư tưởng của Lão Trang như Trang Tử sao lại có thể dùng tiểu xảo gài bẫy để thử vợ một cách không quang minh chính đại như thế !?
        Trở lại với Thiên 天 là Trời, trong Nho Giáo THIÊN 天 không phải là Ông Trời, mà là Thiên Lý 天理 là cái Lẽ Trời, nói theo bình dân, là Cái Lý Lẽ tự nhiên công bằng chính trực, chí công vô tư, chí cao vô thượng của Trời, nên cái gì hợp với tự nhiên của nhân tình thế thái thì cái đó là ... Thiên. Ví dụ như :       -Thiên Lương 天良: là Tấm lòng lương thiện ngay thẳng bẩm sinh của trời ban, là cái Lương Tâm vốn có của con người, mà cụ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu đã gán cho mình cái nghĩa vụ thiêng liêng là phải phổ biến, gợi mở, khơi dậy cái thiên Lương ở trong lòng mỗi người, nên ông mới mượn bài thơ " Hầu Trời " để nói thác :
              Trời rằng : " Không phải là Trời đày,
              Trời định sai con một việc này
              Là việc 
"thiên lương" của nhân loại,
              Cho con xuống thuật cùng đời hay"... 

    - Thiên Bình 天平: là Sự cân bằng thẳng hàng không thiên lệch về bên nào cả, là biểu tượng của Cán Cân Công Lý ở các tòa án, pháp đình, và là cái cân có 2 dĩa cân của các tiểu thương buôn bán ở ngoài chợ, một bên để trái cân một bên để hàng hóa lên đến khi nào cân bằng thì thôi. Nên... Thiên Bình là sự bình đẵng tự nhiên của trời, sự công bằng không thiên lệch cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.          Inline image Image result for 天平 Image result for 天平      
Biểu tượng cái cân của tòa án ngầm bảo rằng mọi người đều bình đẵng trước pháp luật và trước... Trời !
   - Thiên Võng 天網: là Cái Lưới của Trời, nó không phải là cái lưới có thật, mà nó là biểu tượng của cái công cụ bảo vệ công lý của trời. Ai làm trái cái lý trời thì sẽ bị cái lưới nầy tóm lấy để trừng trị, như câu nói sau đây:
               Chủng qua đắc qua,     種瓜得瓜,
               Chủng đậu đắc đậu.     種豆得豆,
               Thiên võng khôi khôi,   天網恢恢,
               Sơ nhi bất lậu !            疏而不漏。

Có nghĩa :
               Trồng dưa thì được dưa,
               Trồng đậu thì được đậu.
               Lưới trời lồng lộng, 
               Tuy thưa nhưng không lọt !
      Ý muốn nói, gieo nhân nào sẽ gặt qủa nấy, làm lành sẽ gặp lành, làm ác sẽ gặp ác, không sai chạy bao giờ, chỉ sớm hay muộn mà thôi !
        Inline image Inline image
                      Thiên võng khôi khôi,   天網恢恢,
       Ông trời luôn luôn đứng về phía người hiền, người lương thiện, nên Tăng Quảng Hiền Văn cũng có câu :
             Nhân hữu thiện nguyện,   人有善願, 
             Thiên tất hựu chi !            天必祐之!
Có nghĩa :
             Người mà có những ước nguyện tốt lành, thì...
             Trời sẽ phù trợ ủng hộ cho người đó !
    - Thiên Chức 天職 : Không phải là cái chức tước do trời ban, mà là trách nhiệm vốn có mà trời đặt để cho mỗi con người trong xã hội. Như Thiên Chức của Cha Mẹ là phải nuôi dạy con cái cho nên người, và con cái thì phải biết hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ...
   - Thiên Bẩm 天禀, Thiên Tài 天才, Thiên Phú 天賦, Thiên Tư 天資 : đều là những cái sanh ra đã có sẵn mà trời ban riêng cho người nào đó mà người khác không thể có được. Như cụ Nguyễn Du đã khen cô Kiều :
                     Thông minh vốn sẵn Tư Trời,
                 Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
            
Tư Trời là Thiên Tư của trời ban cho đó !      

Cái gì thuộc về tự nhiên thì đều gán hết cho Trời, và được gọi là  Thiên Nhiên 天然, ví dụ như Trời Mưa, Trời Nắng, Trời Gió... và Tai họa do những thứ đó gây ra như Mưa lũ, Hạn hán, Gió bão...đều được gọi là Thiên Tai 天災, là tai họa chết chóc, đổ vỡ do trời gây ra cho con người. Song song với Thiên Tai thì Trời cũng set-up sẵn một chỗ để tưởng thưởng cho những người lương thiện, mà tôn giáo nào cũng có, đó chính là Thiên Đàng 天堂, nơi yên vui sung sướng nhất mà mọi người đều mong ước. Tất cả những hiện tượng thời tiết mùa màng xảy ra chung quanh cuộc sống con người đều là những thứ sỡ hữu của trời như câu nói :
           Thiên hữu tứ thời xuân tại thủ,       天有四時春在首,
           Nhân sanh bách hạnh hiếu vi tiên.  人生百行孝為先。
Có nghĩa :
           Trời có bốn mùa thì mùa xuân là mùa đứng đầu, còn...
           Người thì có cả trăm phẫm hạnh, hiếu là phẩm hạnh trước tiên.
           Ông Trời làm nên tất cả, cả thân phận của con người cũng do trời đặt để, như cụ Nguyễn Du đã nói :
                 Trời kia đã bắt làm người có thân,
                 Bắt phong trần phải phong trần,
                 Cho thanh cao mới được phần thanh cao

       Bỉ sắc 彼嗇 thì tư phong 茲豐, có nghĩa Cái kia cạn thì cái nầy đầy, hết cơn bỉ cực thì đến ngày thái lai. Ông trời luôn bắt người ta phải " phong trần " trước, rồi mới cho " thanh cao " sau. Bắt cô Kiều phong trần mười lăm năm rồi mới cho gặp lại Kim Trọng. Thế mà khi đoàn viên lại phải cảm kích cái lòng tốt của ông trời :
               Trời còn để có hôm nay,
               Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời.
               Hoa tàn mà lại thêm tươi,
               Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa !

          Khéo mà nói sạo để... nịnh ông trời !
      Còn giới bình dân thì không khách sáo gì cả, vợ chồng cứ đẻ sòn sọt năm một, mỗi năm một đứa, nhà trên mười anh chị em là chuyện " thường tình " ở quê tôi, đời sống nheo nhóc nhưng lại rất lạc quan mà... đổ thừa cho ông trời :
            - Trời sanh trời nuôi.
            - Trời sanh voi sanh cỏ !
      Tội nghiệp cho ông trời, cứ đẻ cho đã rồi đổ thừa cho ông trời là xong ngay ! Nhưng... nói cũng lạ, " nhờ Trời " rồi tất cả cũng đều khôn lớn nên người, lắm gia đình lại còn trở nên khá giả giàu có nữa là đằng khác! Các Thầy Đồ ta ngày xưa thường nói :
                 Hữu nhi bần bất cửu,      有兒貧不久,
                 Vô tử phú bất trường.     無子富不長。
Có nghĩa :
              Có con thì nghèo không lâu, vì khi lớn lên con sẽ làm ra thêm của cải.. Còn ...    Không có con thì giàu không bền, vì không có ai làm thêm của cải cho mình. Nên các Cụ cứ... đẻ thả giàn !           

Thiên 天 là Trời, nên Thiên Hạ 天下 là dưới gầm trời nầy, là núi non sông nước, là đất đai ruộng vườn mầu mở của dân cư, là lãnh thổ, là cương thổ mà theo quan niệm phong kiến ngày xưa thì ai có tài thao lược giỏi giang, ai có đức trị dân thì sẽ là chúa tể của cái Thiên Hạ nầy, nên mới có thành ngữ Trục Lộc Thiên Hạ 逐鹿天下, có nghĩa là Đuổi bắt con nai trong thiên hạ nầy theo xuất xứ sau đây : 
             Inline imageImage result for 逐鹿天下典故                            

                                  Trục Lộc Thiên Hạ 逐鹿天下         

Theo "Sử Ký Hoài Âm Hầu Liệt Truyện 史記˙淮陰侯列傳": Tần chi cương tuyệt nhi duy thỉ, sơn đông đại nhiễu, dị tính tịnh khởi, anh tuấn ô tập. Tần thất kỳ lộc, thiên hạ cộng trục chi, ư thị cao tài tật túc giả tiên đắc yên.秦之綱絕而維弛,山東大擾,異姓並起,英俊烏集。秦失其鹿,天下共逐之,於是高材疾足者先得焉。Có nghĩa :
    " Giềng mối của nhà Tần đã hết nên lỏng lẻo, đất Sơn Đông đại loạn, các họ khác đều nổi lên, anh hùng các nơi tập hợp. Tần như làm sổng mất con nai, nên thiên hạ đều cùng đuổi bắt, vì thế, ai tài giỏi và nhanh chân thì sẽ bắt đựơc." Và...
      Các lộ anh hùng lại tiêu diệt lẫn nhau, cuối cùng đưa đến thế Hán Sở Tranh Hùng, như World-cup vào đến vòng chung kết vậy ! Nên...   
      Thiên Hạ là của chung, ai giỏi thì giành được. Ngày xưa, quan niệm Thiên Hạ là đất Trung Nguyên mầu mở với dân cư đông đúc, nên thành ngữ trên còn được nói là 
Trục Lộc Trung Nguyên 逐鹿中原, và tại sao phải là Lộc mà không phải là con vật khác ? Vì chữ Lộc 鹿 là con Nai đồng âm với chữ Lộc 祿 là Thiên Lôc 天祿, có nghĩa là " Lộc của trời ban", chính là cái ngôi vua của Thiên Tử 天子 là con trời, vì Thiên Tử mới là người xứng đáng hưởng Thiên Lộc mà thôi !
       Còn "Thiên Hạ" trong tiếng Việt Nam ta là Phiếm Chỉ Đại Từ, có nghĩa là : Người ta, Người Khác hay chỉ chung Quảng Đại Quần Chúng...như :
       - "Thiên hạ" đồn rằng...
       - Đó là chuyện của "thiên hạ", đâu phải chuyện của mình.
       - Hơi sức đâu mà lo chuyện của "thiên hạ" !...      

Ông tú Vị Xuyên Trần Tế Xương trong bài tứ tuyệt "Chợt Giấc" cũng đã buồn cho thời cuộc mà lẫy rằng :
                     Nằm nghe tiếng trống, trống canh ba,
                     Vừa giấc chiêm bao chợt tỉnh ra.
                     Thiên Hạ dễ thường đang ngủ cả,
                     Việc gì mà thức một mình ta ?!


       Còn Thiên Hạ trong đạo Phật là cỏi Ta-Bà, là bể khổ trầm luân, nên khi Bổn sư Thích Ca Mâu Ni thác sinh làm Thái Tử Tất Đạt Đa, sau khi đi bảy bước nở ra bảy đóa hoa sen thì một tay chỉ Trời, một tay chỉ đất và nói câu : Thiên Thượng Thiên Hạ Duy Ngã Độc Tôn 天上天下唯我獨尊, có nghĩa : " Trên trời dưới trời duy chỉ có TA là tôn qúy ". Cái TA hay cái NGÃ đó chính là Chân Ngã 真我, là Pháp Thân 法身thường trụ, không bao giờ hoại, bao trùm khắp không gian và thời gian mà chúng sinh đều có. TA đó chính là Phật Tánh 佛性, là Chân Tâm 真心 để giải thoát cho tất cả mọi loài khỏi trầm luân trong bể khổ của cái Thiên Hạ Ta-Bà nầy! Chính cái Phật Tánh đó là Thiên Hạ độc tôn, chớ không phải Đức Như Lai tự cho mình là độc tôn trong Thiên Hạ.
                   Inline image Image result for thien thuong thien ha duy nga doc ton  
        Trong quyển tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng của Kim Dung là " Thiên Long Bát Bộ " có một nhân vật nữ theo Đạo Gia là Thiên Sơn Đồng Mỗ,nhưng lại tu tập môn võ công của Phật Gia là " Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn Công " rất lợi hại, bà ta cầm đầu và khống chế cả 81 Động và 72 Đảo võ lâm bàng môn tả đạo đều phải nghe theo lệnh của bà ta răm rắp .  
       Còn Thiên Hạ của Đạo Giáo 道教 ( Lão Giáo ) là Cỏi Hồng Trần 紅塵, nơi bụi bặm mịt mù mà con người chỉ là những cái hình chiếu từ cuộc sống thực tế ở trên trời, như Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều đã viết trong Cung Oán Ngâm Khúc là :
                      Cái quay búng sẵn trên trời,
                 Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm !

nên con người phải biết tu tập theo đạo pháp để trở về với cuộc sống thực ở trên trời, tức là thành Tiên để về nơi Thượng Giới !
       Thiên Hạ của ngày nay là Năm Châu Bốn Bể, là bề mặt của qủa địa cầu nầy, là cả thế giới như bài học thuộc lòng ngày xưa của lớp Đồng Ấu:
               ... Người bốn giống : đen, vàng, đỏ, trắng,
                   Trời bốn phương : nam, bắc, đông, tây.
                   Đi cho biết đó biết đây,
                   Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn ?!

       Thiên 天 là Trời, khi nào thì ta thấy được trời : Ban Ngày, nên Thiên 天 là Ban Ngày, như Tam Thiên Tam Dạ 三天三夜 là Ba ngày ba đêm. Thiên còn có nghĩa là Ngày, nên Kim Thiên 今天 là ngày hôm nay; Khi trời sáng trở lại là ngày hôm sau, nên Minh Thiên 明天 là ngày mai...          

Thiên còn có nghĩa là Thời Tiết, Mùa Màng, như : Thiên Vũ 天雨 là Trời mưa, nhưng Vũ Thiên 雨天 là Mùa Mưa. Tương tự, Thiên Tình 天晴 là Trời nắng, Tình Thiên 晴天 là Mùa nắng. Như thời tiết ở Miền Nam nước ta, mỗi năm chỉ có 2 mùa Mưa và Nắng, theo như câu nói :
                    Tứ thời vô xuân hạ,         四時無春夏,
                    Nhất vũ tiện thành thu.   一雨便成秋。
Có nghĩa :
             Bốn mùa không có xuân hạ gì cả, hễ...
             Mưa xuống một cái thì thành mùa thu ngay !
        Thiên còn là cái gì cao quý nhất, cần thiết nhất, như câu nói trong sách Hán Thư 漢書 : Vương giả dĩ dân vi thiên, nhi dân dĩ thực vi thiên 王者以民為天,而民以食為天. Có nghĩa : " Bậc vương giả lấy dân làm cao nhất, còn dân thì lấy cái ăn làm cao nhất."
                    Inline image

        Ý nói : Vua thì coi dân là cần thiết nhất, vì không có dân thì làm vua với ai đây ? Còn dân thì coi cái ăn là cần thiết nhất, vì không có cái ăn thì làm sao mà sống ?! Câu nói nầy thường hay bị nói sai thành : Dân dĩ thực vi TIÊN 民以食為先, có nghĩa : Dân thì lấy cái ăn làm trước hết. Sai mà không Sai, chỉ là một cách nói khác đi mà thôi, nhưng ý của chữ TIÊN 先 không mạnh bằng ý của chữ THIÊN 天 là Cao nhất, là Cần thiết nhất.  
       Thiên 天 là Trời, Thăng Thiên 升天 là Lên trời, Phi Thiên 飛天 là Bay lên trời, còn Quy Thiên 歸天 là Về trời, là chết. Nhưng không phải ai chết cũng được về trời, vì trời chỉ có 9 tầng mà thôi, ta hay nghe nói Cửu Trùng Thiên 九重天, còn địa ngục thì có tới 18 tầng lận, gấp đôi số tầng của trời. Điều nầy cho thấy là ở trên đời người xấu nhiều gấp đôi người tốt, nên Địa Ngục phải xây 18 tầng mới đủ chỗ chứa !         Về từ Cửu Trùng Thiên 九重天, ngoài nghĩa là 9 tầng trời ra, Cửu Trùng Thiên còn được dùng để chỉ ông vua thời phong kiến ngày xưa, như 2 câu thơ mở đầu trong bài thơ Tả Thuyên chí Lam Quan thị điệt tôn Tương 左遷至藍關示侄孫湘 của Hàn Dũ đời Đường :
             Nhất phong triêu tấu Cửu Trùng Thiên,   一封朝奏九重天,
             Tịch biếm Triều Dương lộ bát thiên.        夕貶潮陽路八千 .
 Có nghĩa :
             Buổi sáng trình lên nhà vua một phong tấu sớ,
             Buổi chiều bị đày đi Triều Dương xa tám ngàn dặm đường.
             Image result for 一封朝奏九重天  Inline image

       Cửu Trùng Thiên 九重天 là Vua, còn được gọi là Đấng Cửu Trùng, hay Cửu Trùng mà trong tiếng Nôm ta gọi là Chín Tầng, như câu thơ trong đoạn mở đầu của Chinh Phụ Ngâm do Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm diễn Nôm :
                Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt,
                Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây.
                CHÍN TẦNG gươm báu trao tay,
                Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.

       Thiên còn là Thiên Thời 天時, ngoài nghĩa chỉ Thời tiết mùa màng ra, Thiên Thời còn có nghĩa là Thời Cơ của Trời, là cái cơ trời vận hành đến một lúc nào đó, như Thúy Vân đã phân bua :
                        Cơ Trời dâu bễ đa đoan,
                Một nhà để chị riêng oan một mình !

        Ta thường nghe câu nói trong sách Mạnh Tử là "Thiên thời bất như địa lợi, địa lợi bất như nhân hòa 天時不如地利,地利不如人和". Có nghĩa : Thời cơ của trời không bằng lợi thế của đất, cái lợi thế của đất không bằng cái hòa đồng hòa hợp của con người. Ví dụ như :            
Fifa World-cup 2018 kỳ rồi tổ chức ở Russia, nên đội bóng Nga có lợi thế về THIÊN THỜI là đã quen với thời tiết giá lạnh của xứ mình; ĐỊA LỢI vì được đá ở sân nhà; NHÂN HÒA vì có cổ động viên đông nhất so với các đội bóng khác. Nên đội Nga đã thắng đậm ngay trận đầu 5-0 trước Saudi Arabia và đi một lèo đến Tứ Kết, trở thành 8 đội bóng mạnh nhất hành tinh! 
            Inline image

       Thiên thời 天時, Địa lợi 地利, Nhân hòa 人和 còn được nói thành Thiên Tường 天祥, Địa Nghi 地宜, Nhân Thuận 人顺. Có nghĩa :
      * Thiên Tường 天祥 : là cái Điềm lành của trời, là cái mặt tốt về thời cơ, thời vận, là Thiên Thời đó.
      * Địa Nghi 地宜 : là cái Tiện nghi của đất, của cái nơi mà ta định làm hay cái chỗ mà sự việc xảy ra, là Địa Lợi đó. 
      * Nhân Thuận 人顺 : là Nhân sự được suông sẻ, mọi người đều đồng ý, không ai chống đối, là Nhân Hòa đó.
       Nhưng đối với bà con lối xóm ở quê tôi thì THIÊN TƯỜNG là " Thương Tiền ", từ dùng để chỉ những người keo kiệt hà tiện mà tham lam chỉ biết có TIỀN, cả câu như thế nầy :                    
"Thiên tường tác biệt hựu thu sương ". Có nghĩa là :" Thương tiền, Tiếc bạc lại Thương xu ".       
Có một câu chuyện vui kể rằng : Có ông trưởng giả nhà quê nọ mời bạn ăn mừng thọ lục tuần. Thiệp mời có kèm theo môt câu như thế nầy : Sách có câu chữ rằng " Xuân đình hiền tạ tống mặt khơi ". Câu sách đó có nghĩa là : " Xin đừng hà tiện tới mặt không !".
          Cái Thời Cơ của Trời, chính là cái Thiên Lý  đã được đề cập ở phần đầu bài viết nầy, nói lên cái lý lẽ công bằng tự nhiên của Trời, như câu : 
                      Tử sinh hữu mệnh,   死生有命,
                      Phú quý tại thiên.     富貴在天.
Có nghĩa :
                 Chết sống đều có số mạng,
                 Giàu sang là do trời ban.
    ... và không phải ai cũng được trời ban, phải đúng với cái lẽ trời thì mới được, như trong Minh Tâm Bửu Giám ghi lại câu nói nổi tiếng của Khổng Minh Gia Cát Lượng là :  
                Mưu sự tại nhân,                       謀事在人,
                Thành sự tại thiên.                    成事在天,
                Nhân nguyện như thử như thử,  人願如此,如此,
                Thiên lý vị nhiên vị nhiên !         天理未然,未然!
Có nghĩa :
               Mưu tính công việc là ở người, còn...
               Thành công hay thất bại là do trời,
               Người muốn như thế nầy, như thế nầy đây, nhưng...
               Cái lẽ trời cho biết là còn chưa được, còn chưa được ! 
                  Image result for 謀事在人 成事在天 Inline image

       Gia Cát Khổng Minh là người giỏi cả binh thư thao lược, trên thông thiên văn dưới thông địa lý, mang chí lớn muốn khôi phục lại nhà Hán, lập rất nhiều công lớn trong việc giúp Lưu Bị tam phân thiên hạ, lập nên nhà Thục Hán, nhưng lục xuất Kỳ Sơn đều thất bại, cuối cùng đành ôm hận mà chết với câu than bất hủ là " Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên " như đã nêu trên.
       Con người khi còn nằm trong bụng mẹ, chưa được sanh ra, chưa thấy trời, thì gọi là Tiên Thiên 先天. Được sanh ra rồi, mở mắt đã thấy trời rồi, thì gọi là Hậu Thiên 後天. Hằng ngày phải đầu tắt mặt tối đội trời để làm việc kiếm sống, thì gọi là Thiên Thiên 天天. Vui vẻ trong cuộc sống thì gọi là Lạc Thiên 樂天. Buồn thảm trong cuộc sống thì gọi là Bi Thiên 悲天. Khi nhắm mắt xuôi tay rồi thì gọi là Quy Thiên 歸天. Tuổi thọ và những năm tháng mà ta có được gọi là Thiên Niên 天年.
      Mong rằng tất cả đều quy thiên 歸天 trong cái tâm tình lạc thiên 樂天 để đều được vui  hưởng những thiên niên 天年 tuyệt vời trong cuộc sống!
                                                                        Đỗ Chiêu Đức





 
Phiếm về                             

ĐỊA cũng là ĐẤT


                       alt
       Thổ 土 là Đất, Địa 地 cũng là Đất, là Địa Cầu 地球 , là qủa đất mà chúng ta đang cư trú. Theo bài học thuộc lòng của lớp Đồng Ấu ngày xưa :
                    Đi cho biết đó biết đây,
                    Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.
                    Kìa thế giới năm châu quanh quất,
                    Đường bao nhiêu thì đất bấy nhiêu,
                    Sông to núi lớn cũng nhiều,
                    Đường đi lối lại trăm chiều ngổn ngang...

       Thế giới có Năm Châu Bốn Biển.       

Năm Châu là :
       Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc ( còn gọi là Châu Đại Dương  ). Nhưng theo quy ước của đa số các nước trên thế giới thì có đến 6 Châu, vì sau nầy người ta còn khám phá ra một vùng đất mới ở Nam Cực, gọi là Châu Nam Cực. Nhưng... lại nhưng, theo Mỹ thì Châu Mỹ gồm 2 châu lục là Nam Mỹ Châu và Bắc Mỹ Châu. Nên Thế Giới của người Mỹ có đến 7 châu lục, chớ không còn là 5 châu nữa ! Còn ...        Bốn Bể là bốn Đại Dương gồm có : Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Ngày trước còn có thêm một Nam Băng Dương nữa, vì người ta cứ ngỡ là nếu băng tan chảy hết thì sẽ là một đại dương như ở vùng Bắc Cực, nhưng nay đã biết rằng nó là một châu lục : Châu Nam Cực chớ không phải là một băng dương nữa !                        
Image result for 地球


         Bốn Biển là do từ Tứ Hải 四海 của người Hoa mà ra. Khi xưa, khoa học địa lý chưa phát triển, người Hoa cứ tưởng Thiên Hạ là đất Trung Nguyên, và mảnh đất nầy được bao quanh bởi 4 biển Đông Tây Nam Bắc. Theo cái Thế Giới Quan nầy, Bốn Biển tức là Thiên Hạ đó, cho nên trong thi từ ca phú của văn học xưa hay nhắc đến câu : Tứ Hải giai Huynh đệ 四海皆兄弟 là " Bốn bể đều là anh em ". Vân du tứ hải 雲遊四海 là : Lang bạt khắp nơi, và để chứng tỏ có chí hơn người còn lớn giọng mà ngâm rằng : Đại trượng phu tứ hải vi gia 大丈夫四海為家 là : Đấng đại trượng phu thì lấy bốn biển làm nhà, để tỏ ra ta đây có chí lớn !       


Trở lại với từ Địa Cầu 地球 là Trái Đất, là hành tinh xanh trong Thái dương hệ có sự sống của trên hàng triệu sinh vật, trong đó có con người, có chúng ta. Chữ Địa 地 vốn nghĩa là "Mảnh đất" thuộc bộ Thổ 土 là Đất theo diễn tiến của chữ viết như sau :             

          Đại Triện       Tiểu Triện          Lệ Thư  
                                  

Cách tính năm theo Tử Vi Đẩu Số thì trên có Thiên Can 天干 là : Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Qúy 甲、乙、丙、丁、戊、己、庚、辛、壬、癸, gọi là Thập vị Thiên Can; còn dưới thì có Địa Chi 地支 là: Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi 子、丑、寅、卯、辰、巳、午、未、申、酉、戌、亥", gọi là Thập Nhị Địa Chi. Cứ một Thiên Can thì ghép với một Địa Chi, như :              

Giáp   ghép với   Tý là     Giáp Tý 甲子.
              Ất      ghép với   Sửu là   Ất Sửu 乙丑.
              Bính   ghép với   Dần là   Bính Dần 丙寅 ...cứ thế mà ghép... Nhưng vì Thiên Can chỉ có 10 mà Địa Chi đế 12, cho nên ghép đến khi giáp một vòng trở lại Giáp Tý là 60 năm. Nói cho dễ hiểu : Đứa bé nào sanh ra trong  năm nay là năm Mậu Tuất 2018 ( 1 tuổi ), thì đến năm 61 tuổi ta  cũng sẽ là năm Mậu Tuất ( 2078).      
Thập Nhị Địa Chi còn dùng để tính giờ theo Tử Vi Đẩu Số, như :
      * Giờ Tý là từ 11 giờ đêm hôm trước cho đến 01 giờ sáng của ngày hôm sau. Cho nên ta mới thường nghe câu : 
                      Nửa đêm, giờ Tý, canh ba,
                   Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi !

               ... tất cả đều "sem-sem" như nhau !
      * Giờ Sửu là từ 01 giờ đến 03 giờ sáng.
      * Giờ Dần là từ 03 giờ đến 05 giờ sáng. Nên ta mới có câu : " Trời sáng giờ Dần, Nắng lên giờ Mão ". Vì...
      * Giờ Mão là từ 05 đến 07 giờ sáng. Nên các cụ Đồ xưa lại có câu :                    

                     Mạc ẩm Mão thời tửu,  莫飲卯時酒,
                    Hôn hôn túy đáo Dậu.  昏昏醉到酉。
Có nghĩa :
         Đừng bao giờ uống rượu vào giờ Mão, vì sẽ...
         Say say xỉn xỉn cho đến giờ Dậu (là 05 giờ chiều đến 07 giờ tối).         

Vậy là suốt ngày sẽ say xỉn mà không làm ăn gì được cả !, Và vì ...
      * Giờ Dậu là từ 05 giờ chiều cho đến 07 giờ tối, nên lại có câu :
                    Mạc mạ Dậu thời thê,   莫罵酉時妻,
                    Nhất dạ thụ cô thê.      一夜受孤悽。
Có nghĩa :
        Đừng mắng vợ vào giờ Dậu, vì mắng vào giờ nầy thì...
        Suốt đêm phải chịu cô đơn lạnh lẽo một mình !( Vợ chồng cải lộn vào buổi chiều tối thì suốt đêm cũng sẽ chẳng "làm ăn" gì được cả !). Ông bà ngày xưa cũng "tâm lý" chán !
            Địa 地 là Đất, cho ta các từ Địa Cầu 地球 là Trái đất; Địa Xác 地壳 là Vỏ trái đất, Địa Chất 地質 là Chất cấu tạo và giá trị lịch sử của các lớp đất, Địa Tâm 地心 là Lòng đất, Địa tâm dẫn lực 地心引力 là Sức hút của lòng trái đất tạo nên trọng lượng trên mặt đất ... Nếu bỏ chữ Tâm ra phía trước ta sẽ có từ ...
     * Tâm Địa 心地 : Chỉ lòng dạ sâu kín của con người, như Tâm Địa Thiện Lương 心地善良 là Lòng dạ hiền lành; Tâm Địa Hiễm Độc 心地險毒 là Lòng dạ nham hiễm ác độc, như cô Kiều đánh giá Sở Khanh :
                       Nàng rằng thề thốt nặng lời,
                    Có đâu mà lại ra người hiễm sâu.

hay như cụ Nguyễn Du nói về Hoạn Thư :
                       Bề ngoài thơn thớt nói cười,
             Mà trong nham hiễm giết người không dao !
     

Trong tiếng Nôm ta cũng có từ " Độc Địa " vốn để chỉ " Tâm địa độc ác ", nhưng sau dùng rộng ra để chỉ tất cả những thứ gì có hại, không có lợi, như : Món ăn đó độc địa lắm; lời nói đó thật độc địa....
       Mặt đất bằng phẵng thì gọi là Bình Địa 平地, nên thành ngữ Bình Địa Ba Đào 平地波濤 là Đất bằng dậy sóng, như khi về nhà thấy Thúc Sinh đã chuộc Thúy Kiều là một cô gái lầu xanh về chung sống, Thúc Ông đã " sốt gan ông mới cáo quỳ cửa công ", gây nên cảnh :
                      Đất Bằng Nổi Sóng đùng đùng,
                 Phủ đường sai lá phiếu hồng thôi tra.

.... và như  trong bửa tiệc đoàn viên, sau khi đã " Tàng tàng chén cúc dở say " Thúy Vân mới đứng dậy phân bua :
                      Rằng : Trong tác hợp cơ trời,
                    Hai bên gặp gỡ một lời kết giao.
                      Gặp cơn 
Bình Địa Ba Đào,
               Vậy đem duyên chị buộc vào duyên em...

             Image result for  Vậy đem duyên chị buộc vào duyên em...  Image result for  Vậy đem duyên chị buộc vào duyên em...
        Bỏ hết đi phần ao hồ, sông ngòi, biển cả, thì một phần ba còn lại của qủa địa cầu nầy là Lục Địa 陸地, là phần Đất Liền mà chúng ta đang ở. Lục 陸là Bờ bến, là đất liền, nên Đăng Lục 登陸 là Đổ Bộ, như Đăng Lục Nguyệt Cầu 登陸月球 là Đổ Bộ lên mặt trăng; ; Thuỷ quân lục chiến 水軍陸戰 là Lính Thủy đánh bộ, Lục Quân 陸軍 là Lính tác chiến trên bộ để phân biệt với Hải quân 海軍 là Lính đánh nhau dưới biển và Không quân 空軍 là Lính bay trên trời bỏ bom xuống !
        Tất cả đất đai trên bề mặt địa cầu đều gọi là Thổ nhưỡng 土壤 hay Thổ Địa 土地. Đất để canh tác ruộng nương là Điền Địa 田地, đất để ở là Cư Địa 居地, ta gọi là Địa Cư. Cơ quan trông coi và quản lý đất đai gọi là Địa Chính 地政. Người sỡ hữu đất đai gọi là Địa Chủ 地主. Hình thể của miếng đất là Địa Hình 地形, Cái thế cao thấp hiễm trở hay thuận lợi của đất là Địa Thế 地勢...
        Địa 地 còn là từ chỉ nơi chốn, như Địa Điểm 地點, Địa Chỉ 地址, Địa Phận 地份, Địa Khu 地區, Địa Bàn 地盤, Địa Đầu 地頭 ... Ta có thành ngữ :
     * Địa Đầu Giới Tuyến 地頭界線 là nơi giáp ranh biên giới với nước láng giềng, nơi mà các anh lính thú ngày xưa trấn thủ lưu đồn, hay các anh lính chiến VNCH gát giặc ở tiền đồn hiu hắt.     

* Thử Địa 此地 là Đất nầy, là Nơi đây, như bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt rất hay của Sầm Tham đời Đường như sau :
                 此地曾居住,   Thử địa tằng cư trú,
                 今來宛似歸。   Kim lai oản tự quy.
                 可憐汾上柳,   Khả lân Phần thượng liễu,
                 相見也依依。   Tương kiến dã y y !
                  Inline image 
Có nghĩa :
              Nơi nầy trọ những năm qua,
              Nay về thăm lại như là người thân.
              Thương thay hàng liễu sông Phần,
              Gặp nhau quyến luyến như không nở rời !

       Bề mặt của Địa Cầu là Mặt Đất, Nơi sinh sôi nẩy nở của các nguồn sống, kể cả động vật và thực vật, mà cũng là nơi an nghỉ cuối cùng cho muôn loài vạn vật. Vui từ đất mà ra, buồn cũng từ đất mà ra và oán hận thì lại tìm về với đất. Ta hãy nghe lời thơ của Vi Thừa Khánh 韋承慶 với bài Nam Hành Biệt Đệ 南行別弟 ( Giả biệt em trai xuôi về Nam ):                

                澹澹長江水,    Đạm đạm Trường giang thủy,
                悠悠遠客情。     Du du viễn khách tình.
                落花相與恨,     Lạc hoa tương dữ hận,
                到地一無聲。     Đáo địa nhất vô thinh!
Nghĩa bài thơ :
       Nước sông Trường Giang lửng lờ nhạt nhẻo trôi một cách vô vị ( đạm đạm ), cũng như cái tình của kẻ xa quê hương dài dằng dặc và dai dẵng kia ( du du ). Cánh hoa rụng cũng tựa như cái hận sầu của kẻ xa quê, âm thầm rơi trên mặt đất mà chẳng buồn gây nên một tiếng động nào cả !
        Ví hoa rụng như lòng kẻ lưu vong, oán hận mà âm thầm không bày tỏ cùng ai được !
                  Inline image
DIỄN NÔM :
                 Lơ lửng nước Trường Giang,
                 Mênh mang tình viễn khách.
                 Hoa rụng hận chứa chan,
                 Im lìm không oán trách !
  Lục bát :
                 Lửng lơ giòng nước Trường Giang,
                 Như tình viễn khách mênh mang bời bời.
                 Hận cùng như cánh hoa rơi,
                 Âm thầm trên mặt đất rồi lặng yên !
 
DCD_Dia.jpg
 
                                    Bản viết tay của ĐCĐ năm 1972
       Bề mặt địa cầu còn có những cơn động đất làm sập đổ lâu đài, chôn vùi thành phố, tạo nên những đợt sóng thần cuốn trôi nhà cửa, hoa màu súc vật... mà ta gọi là những cơn Địa Chấn 地震, tác hại lắm khi còn hơn cả chiến tranh. Trong chiến tranh thì ta có các từ về Địa như :
  - Địa Lôi 地雷: Ta quen gọi là mìm, chôn dưới đất.
  - Địa Đạo 地道 hay Địa Huyệt 地穴 là những con đường hay hang hầm được đào ở dưới đất nhằm phục vụ cho chiến tranh du kích.
  - Địa Cần 地勤 : là những chuyên viên kỹ thuật của Không Quân phục vụ ở sân bay dưới đất.
  - Chiến Địa 戰地: là Nơi mà hai bên dàn quân để đánh nhau, như trong Chinh Phụ Ngâm của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm :                      
                     Xưa nay chiến địa dường bao. 
                Nội không muôn dặm xiết bao dãi dầu.                    

Chiến Địa còn gọi là Chiến Trường 戰場 hay Chiến Tuyến 戰線. Nhắc đến từ chiến tuyến lại làm ta nhớ đến lời hát của bài hát "Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông :
           ... Dù nơi chiến tuyến ... mịt mờ mưa bay, Lòng anh vẫn nhớ ... tình người hôm nay...                    Inline image  Inline image

         Nói đến chữ Địa, ta không thể không nhắc đến Địa Lý 地理, Địa Lý là cái Lý của Đất, là môn học chuyên nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên mặt Đất. Từ xa xưa đã có môn học nầy rồi, nên ta hay nghe các cụ khen những tướng cầm quân tài giỏi như Khổng Minh Gia Cát Lượng là " Trên thông Thiên Văn, dưới thông Địa Lý ", biết lúc nào thì trời có mưa gió sương mù, biết nơi nào có địa thế núi non hiễm trở mà điều binh khiển tướng...         

Địa Lý còn là những địa hình phong thủy có liên quan mật thiết đến đời sống con người mà các thầy Địa Lý phong thủy đã bày vẽ thêm để hù dọa và ăn tiền của những người cả tin nhẹ dạ. Ví vụ như nói " Nhà ở phải Bối Sơn Diện Thủy 背山面水 ". Có nghĩa là : Nhà ở phải cất xây mặt về hướng có nước và phía sau nhà phải dựa vào núi cho vững chãi. Điều nầy rất hợp với thực tế của cuộc sống mà không cần phải có thầy Địa Lý nói ta cũng thấy được : Nhà cất xây mặt về hướng sông nước sẽ dễ dàng cho việc lấy nước uống, chài lưới và tiện lợi cho việc giao thông bằng đường thủy... Sau nhà có núi sẽ dễ dàng cho việc tìm củi, hái rau trái, săn chim muông, thú rừng... Nên dân gian mới có câu nói mĩa mai rằng :
                            Hòn đất mà biết nói năng,
                     Thì thầy Địa Lý hàm răng chẳng còn !
 
           Image result for Địa Lý thế giới Image result for Địa Trung Hải 地中海
                      Địa Lý thế giới                 Địa Trung Hải
         Học Địa Lý thế giới còn để mở rộng thêm kiến thức, biết thêm nhiều Địa Phương 地方 và Địa Danh 地名 của những nước khác, đồng thời cũng biết được thêm nhiều phong tục tập quán của tất cả các dân tộc trên thế giới nầy. Học Địa Lý để biết được rằng trong một phần ba đất liền nhỏ bé của Địa Cầu còn có một cái biển mà mấy năm nay đã nhấn chìm và chôn xác biết bao người Libya, Syria, Irak, châu Phi ... tìm cách vượt biên sang Châu Âu để tìm đất sống mới. Đó chính là Địa Trung Hải 地中海, phần biển cả ở giữa châu Á châu Phi và châu Âu.        

Học Địa Lý để còn biết được cái Địa Vị 地位, cái chỗ đứng của nước ta trong Đông Nam Á và trên trường quốc tế quan trọng đến cở nào, tác động đến những nước chung quanh ra sao, để còn biết tự hào mà đóng góp công sức nhỏ nhoi của mình để xây dựng và bảo vệ đất nước.         

Địa Vị 地位 là cái Vị trí địa lý được đặt để bởi thiên nhiên cho một nơi, một địa phương hay một nước. Dùng rộng ra Địa Vị còn chỉ vị trí, chức vụ, quyền hạn của một người nào đó trong công ty, trong xã hội... Nhưng ở đời hễ " Càng cao danh vọng thì càng dày gian nan ". Biết thế nhưng mọi người đều muốn với cao hơn để có một địa vị xã hội mà mình hằng mong ước, cho dù " gian nan" cũng mặc !       

Địa là đất, đất linh thiêng sẽ sản sinh ra người tài giỏi, như đất Hoa Lư sản sinh ra Đinh Tiên Hoàng Đinh Bộ Lĩnh , đất Lam Sơn sản sinh ra Bình Định Vương Lê Lợi, đất Bình Định sản sinh ra vua Quang Trung Nguyễn Huệ... Nên ta có thành ngữ Địa Linh Nhân Kiệt 地靈人傑 : Cuộc đất linh thiêng sẽ tạo nên những anh hùng hào kiệt. Thành ngữ này có xuất xứ từ bài " Đằng Vương Các tự 滕王閣序 " của Vương Bột 王勃, một trong Tứ kiệt đời sơ Đường :
           Image result for 滕王閣序 王勃 Image result for 滕王閣序 王勃                    
Vương Bột 王勃 (650-676), tự là Tử An 子安, người đất Giáng Châu,  Long Môn (tỉnh Sơn Tây ngày nay) cha là Vương Phúc Cơ làm huyện lệnh Châu Hoan. Giao Chỉ. Lên sáu tuổi đã nổi tiếng thần đồng, thuộc làu kinh sử. 14 tuổi đoạt khôi nguyên kỳ thi đối sách của triều đình. Năm 16 tuổi trên đường đi thăm cha, hay tin Đô Đốc Diêm Bá Dư trấn nhậm Hồng Châu trùng tu Đằng Vương Các mở cuộc thi thơ văn và khoản đãi tân khách bốn phương. Chủ ý muốn khoe tài con rễ là Ngô Tử Chương, nên đã cho Chương trau chuốt sẵn một bài phú thật hay để ngày hôm đó viết lại. Bột hay tin muộn, thời may có cụ già mách cho Bột rẻ thuyền vào Chương Giang sẽ có gió giúp đưa đến Đằng Vương Các. Bột nghe theo lời, đến đêm quả có gió lớn nổi lên chỉ trong một đêm mà vượt qua 800 dặm đường ( có thể là nhờ gió của đêm Trùng Cửu mùng 9 tháng 9 ). Kịp lúc Đằng Vương Các vừa phát giấy bút chiêu đãi khách làng văn. Thấy Bột chỉ là một thằng bé con, Đô Đốc Diêm Bá Dư không muốn cấp giấy bút, nhưng Bột kiên quyết muốn làm văn. Diêm bèn cho người đứng phía sau lưng Bột, hễ Bột viết được câu nào thì chép lấy dâng đến cho Diêm xem, hễ thấy không xong là tống cổ ra khỏi buổi tiệc ngay. Khi Bột mở đầu bài văn bằng câu : Nam Xương cố quận, Hồng Đô tân phủ 南昌故郡,洪都新府 ( Xưa là quận Nam Xương, nay là phủ Hồng Đô ), thì Diêm cười và bảo : Cũng là sáo ngữ của các thầy Đồ Nho mà thôi. Đến câu : Tinh phân Dực Chẩn, Địa tiếp Hành Lư 星分翼軫,地接衡廬 ( chỉ địa thế của Đằng Vương Các : Phân chia giữa sao Dực và sao Chẩn, còn đất thì nối tiếp giữa Hành Sơn và Lư Sơn ) thì Diêm lặng thinh. Lại đến câu : Vật hoa thiên bảo, long quang xạ Ngưu đẩu chi Khư. Nhân kiệt địa linh, Từ Trĩ hạ Trần Phồn chi tháp 物華天寶,龍光射牛斗之墟;人傑地靈,徐稚下陳蕃之榻 ( Của đẹp báu trời, ánh long quang chiếu sao Ngưu sao Đẩu; Đất linh người giỏi, cao nhân Từ Trĩ hạ giường Trần Phồn ) thì Diêm lại tỏ ra vô cùng kinh ngạc. Kịp đến câu : Lạc hà dữ cô vụ tề phi, thu thủy cộng trường thiên nhất sắc 落霞與孤鶩齊飛,秋水共長天一色 ( Ráng chiều cò trắng cùng bay, Long lanh thu thủy nước mây một màu ) thì ông không còn dằn được cảm xúc, vỗ bàn đứng dậy khen là tuyệt cú ! Rồi giấu nhẹm luôn bài phú làm sẵn của con rể không dám trình làng. Vương Bột nổi tiếng luôn từ đấy và bài Tự của Vương Bột cũng được lưu truyền thiên cổ với các câu trở thành Thành Ngữ như :
     * Lão Đương Ích Tráng 老當益壯 :  Già mà còn mạnh khỏe.
     * Cùng Thả Ích Kiên 窮且益堅 : Nghèo mà biết kiên trì phấn đấu.
     * Thiên Cao Địa Quýnh 天高地迥 : Trời cao đất rộng.
     * Hứng Tận Bi Lai 興盡悲來 : Hết vui tới buồn.
     * Quan San Nan Việt 關山難越 : Núi non khó vượt.
     * Bình Thủy Tương Phùng 萍水相逢 : Bèo nước gặp nhau .....
           Image result for 滕王閣序 王勃 Image result for 滕王閣序 王勃      
    Vì tích của Vương Bột, nên ta lại có câu :
             Thời lai phong tống Đằng Vương Các    時來風送滕王閣
Có nghĩa :
        Khi thời đã đến rồi thì sẽ có gió đưa đến Đằng Vương Các ngay. Trong Truyện Kiều để tả tình duyên thuận lợi của Hoạn Thư với Thúc Sinh, cụ Nguyễn Du cũng mượn tích nầy :
                   Duyên Đằng thuận nẽo gió đưa,
              Cùng chàng kết tóc se tơ những ngày.
  
... và như trong Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca của Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái, bài thứ 8 tả lại mối tình giữa Công chúa Tiên Dung và Chữ Đồng Tử có câu :
                   Tiên-dung gặp buổi đi chơi, 
            Gió đưa Đằng-Các, buồm xuôi Nhị-Hà,
     

Hay như trong Bích Câu Kỳ Ngộ, tả lại mối tình tiên tục giữa Tú Uyên và Giáng Kiều cũng có câu :
                   Gác Đằng Vương mấy dặm khơi, 
                 Có duyên đành đã gió trời thổi đưa.

              Inline image Inline image

      Trên trời thì có Thiên Đàng, tương tự dưới đất cũng có Địa Đàng. Nhưng Vườn Địa Đàng trong Kinh Thánh là câu chuyện thường được sử dụng để giải thích nguồn gốc của tội lỗi và sai phạm của con người. Theo quan niệm Á Đông thì đối chiếu với Thiên Đàng 天堂 nơi dành cho những người tốt, là Địa Ngục 地獄, nơi mà những người xấu xa tội lỗi phải bị đày đọa trừng trị. Phật Giáo thì gọi là Địa Ngục A Tỳ 地獄阿鼻, Tiếng Phạn là Avīci Naraka. A Tỳ là Không gián đoạn, nên A Tỳ Địa Ngục là nơi những người ác phải chịu khổ nhục liên tục không gián đoạn. Theo Đạo Giáo thì 18 Tầng Địa Ngục do Thập Điện Diêm Vương cai quản, và A Tỳ Địa Ngục nằm ở tầng thứ 18 nầy, dùng để chứa những người làm ác nhất thiên hạ !     

Địa Tạng Vương Bồ-tát 地臟王菩薩 là vị Bồ tát giàu lòng nhân ái, được biết đến bởi lời nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ sau khi Phật Thích-ca Mâu-ni nhập Niết-bàn cho đến khi Bồ-tát Di Lặc hạ sanh, và nguyện không chứng Phật quả nếu địa ngục chưa trống rỗng. Ngài qủa là vị Bồ-tát của chúng sinh dưới địa ngục. Hình tượng trên các bàn thờ Phật của Ngài trong các đám tang, đội mũ thất phật và mặc cà-sa màu đỏ, có tạo dáng giống như là Đường Tăng trong Tây Du Ký vậy.
            Inline image Inline image                            
                Địa Tạng Vương Bồ-tát 地臟王菩薩
        Con người sống giữa trời đất, hợp với trời đất thành TAM TÀI 三才 : THIÊN ĐỊA NHÂN 天地人, nên hễ có bất cứ sự cố vui buồn gì xảy ra là cứ lôi cả trời đất vào trong cuộc sống của con người, vì thế mà ta có rất nhiều thành ngữ, khẩu ngữ liên quan đến Trời Đất như :
    1. Đĩnh Thiên Lập Địa 頂天立地 : Ta nói là Đội trời đạp đất.
    2. Kinh Thiên Động Địa 驚天動地 : Ta nói là Động trời động đất.
    3. Hôn Thiên Ám Địa 昏天黯地 : Ta nói là Tối trời tối đất.
    4. Phiên Thiên Phúc Địa 翻天覆地 : Ta nói là Nghiêng trời lở đất.
    5. Mai Thiên Oán Địa 埋天怨地 : Ta nói là Than trời trách đất.
    6. Đàm Thiên Thuyết Địa 談天說地 : Ta nói là Nói trời nói đất.        

Nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất.
    7. Hoa Thiên Tửu Địa 花天酒地 : Hoa trời rượu đất, ý nói là :        
Ăn chơi đàn điếm mút mùa. Ăn chơi lu bù trời đất.
    8. Hồ Thiên Hồ Địa 胡天胡地 : Quậy trời quậy đất, ý nói là : Quậy cho tới bến. Quậy đến nỗi không còn biết trời đất gì cả!
    9. Hoan Thiên Hỉ Địa 歡天喜地 : Mừng trời vui đất, ý nói là :  Vui mừng qúa đỗi. Vui qúa trời qúa đất !
  10. Tạ Thiên Tạ Địa 謝天謝地 : Ta nói là Tạ trời tạ đất, là :  Cám ơn trời cám ơn đất, là Cám ơn Trời Đất!        Mười thành ngữ trên, lúc còn đi học, chúng tôi gọi cho vui là " Thập Đại Thiên Địa 十大天地 ". Mười cái TRỜI ĐẤT lớn nhất mà ta thường thấy trong cuộc sống hàng ngày !      

Từ Địa cuối cùng của bài viết nầy là từ Nghĩa Địa 義地 : Vốn là nơi công cộng để chôn cất người nghèo; sau nầy là những nơi của tư nhân mua để cho người trong dòng họ chôn cất hay của đoàn thể, đồng hương mua để an táng người qúa cố. Ở Việt Nam ta thì thường là của người Quảng Đông hay Triều Châu lập nên để chôn cất đồng hương. Nghĩa Địa 義地 âm Quảng Đông là " Dì tì "; âm Triều Châu là " Nghì tỳ ", nên người Việt ta đọc trại thành " Nhị Tì ", và vì vậy mà ta có kiểu nói để chỉ cái chết là " Hui Nhị Tì nhập thổ ", hay đơn giản hơn là: " Nó đã Hui Nhị Tì rồi !"      

Từ Nhị Tì lại làm cho ta nhớ đến bài hát " Nủa Đêm Ngoài Phố " của Trúc Phương là :
          ... Buồn vào hồn không tên. Thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời. Đường phố vắng đêm nao quen 
một người. Mà yêu thương trót trao nhau trọn đời....           Inline image  Inline image đã được các danh hài Tùng Lâm, Phi Thoàng sửa lại thành :
          ... Buồn vào hồn Ma-ri, tôi nhớ cái đêm nàng đi dưới ánh đèn bên Nhị Tì, nàng bước tới... trao tôi...khúc bánh mì, và đưa luôn cho con gà rô-ti ...
     Xin được kết thúc bài viết nầy, không phải với " Thâp Đại Thiên Địa ", mà với... khúc bánh mì , ... con gà rô-ti, nhưng không có Nhị Tì. Ở Mỹ nầy chỉ có Funeral home ( nhà Tang lễ ) và nhà Hỏa táng mà thôi ( Đất chôn người chết mắc quá không kể !)..
                                                            Đỗ Chiêu Đức

      Thơ NGUYỄN VĂN SIÊU

 DCD_NgVSieu.jpg

              Chân dung Nguyễn Văn Siêu

 

       Nguyn Văn Siêu 阮文超 (1798-1872) tên khác là Định 定, tự Tốn Ban 遜班, hiệu Phương Đình 方亭 và Thọ Xương cư sĩ 壽昌居士, thuỵ Chí Đạo 志道, người làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông. Đỗ phó bảng năm 1838 đời vua Minh Mệnh. Ông là người cùng thời với Cao Bá Quát, hai người nổi tiếng có tài văn thơ mà dân gian hay truyền tụng là "thần Siêu thánh Quát". Nguyễn Văn Siêu làm quan đến chức án sát, có sang sứ Trung Hoa.

       Nguyễn Văn Siêu sáng tác rất mạnh, các tác phẩm của ông khá đồ sộ. Về thơ ca, cơ bản ông có các tập thơ:
- Anh ngôn thi tập 英言詩集 (2 quyển, 141+162 bài) gồm các bài thơ sáng tác khi ông ở Thăng Long
- Lưu lãm tập 流覽集 (2 quyển, 177+128 bài) gồm các bài thơ sáng tác khi ông ở Huế
- Mạn hứng thi tập 漫興詩集 (187 bài) gồm các bài thơ sáng tác khi ông rời Huế về Thăng Long
- Vạn lý tập ... 

                                                                                    ( nguồn : Thiviennet )



       Vua Tự Đức đã từng khen :


                        Văn như SIÊU QUÁT vô Tiền Hán,


để chỉ văn tài siêu việt của Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát, nhưng có biết đâu rằng Nguyễn Văn Siêu cũng giỏi thơ không thua TÙNG TUY chút nào cả !


       Mời đọc các bài thơ sau của Nguyễn Văn Siêu sẽ rõ !...



1. Bản chữ Hán cổ của bài Xuân Nhật Hiểu Khởi :


春日曉起      XUÂN NHẬT HIỂU KHỞI

t
宿火明書牖,    Túc hỏa minh thư dũ,
曉鍾聞佛臺。    Hiểu chung văn Phật đài.
主人催被起,    Chủ nhân thôi bị khởi,
小子報花開。    Tiểu tử báo hoa khai.
夜氣融孤竹,    Dạ khí dung cô trúc,
晴光弄小梅。    Tình quang lộng tiểu mai.
流鶯囀不已,    Lưu oanh chuyển bất dĩ,
應有故人來。    Ưng hữu cố nhân lai !
         阮文超                       Nguyễn Văn Siêu

 DCD_NgVSieu_Truc.jpg

     

 * Chú Thích :


  - Túc Hỏa : Đèn hoặc nến ban đêm để thắp sáng.
  - Thư Dũ : Cửa sổ bên bàn học.
  - Hiểu Chung : Chuông chùa công phu buổi sáng.
  - Thôi Bị Khởi : Đẩy cái mền ra ngồi dậy, ý chỉ thức giấc.
  - Tiểu Tử : Ở đây không có nghĩa là CON NHỎ mà là Tiểu Đồng, Thư Đồng để đối với chữ CHỦ NHÂN ở trên.
  - Dung : là Hòa, Tan, lẫn vào.
  - Tình Quang : là Ánh Nắng.
  - Chuyển : là Uyển Chuyển, là tiếng hót véo von, líu lo.
  - Ưng Hữu : Chắc có, Có thể có.

* Nghĩa Bài Thơ :
                                   SÁNG XUÂN THỨC GIẤC 
          Đèn đêm còn chiếu sáng song cửa sổ, đã nghe tiếng chuông công phu buổi sáng ở Phật đài. Chủ nhân vừa tung chăn thức giấc thì tiểu đồng đã báo cho biết là hoa sáng đã nở rồi. (Mở cửa ra thì thấy) Hơi đêm còn như đang tan vào bụi trúc cô đơn trước ngõ và ánh nắng ban mai le lói như đang ghẹo cành mai nhỏ trước sân, tiếng chim oanh bay lượn không ngừng hót líu lo, như báo trước chắc là có bạn cũ đến chơi.

* Diễn Nôm :
                   Đèn đêm còn soi song cửa,
                   Đã nghe chuông sớm ngân nga.
                   Chủ nhân tung chăn thức giấc,
                   Tiểu đồng báo sáng nở hoa.
                   Hơi đêm tan vào tre lạnh,
                   Nắng sớm ghẹo cội mai già.
                   Tiếng oanh líu lo không ngớt,
                   Chắc là bạn đến thăm ta !

  Lục bát :
                   Đèn còn hắt sáng cửa song,
            Phật đài đã vẳng chuông ngân đầu ngày.
                   Chủ nhân thức giấc vươn vai,
            Thư đồng đã báo nở vài cành hoa.
                   Hơi đêm nhành trúc la đà,
            Vài tia nắng sớm ghẹo hoa mai vàng.
                  Chim oanh ríu rít rộn ràng,
            Chắc là có bạn thuận đàng ghé chơi !


                                                  Đỗ Chiêu Đức

 

DCD_NgVSieu_sangXuan.jpg

 

2. Bản chữ Hán cổ bài Hiểu Tọa :


  曉坐  t         HIỂU TỌA
曉坐對茶甌,   Hiểu tọa đối trá âu,
空心懶應接。   Không tâm lãn ứng tiếp.
雞鳥聲復聲,   Kê điểu thanh phục thanh,
晴雲布亂蝶。   Tình vân bố loan điệp.
      阮文超             Nguyễn Văn Siêu


* Chú Thích :
  - Trà Âu : Bình sành, chén sành dùng để uống trà. 
  - Lãn : là Lười biếng.
  - Tình Vân : là Mây tạnh, là Trời quang mây tạnh.
  - Bố : là Phân tán, rải khắp.


* Nghĩa Bài Thơ :

                                  Ngồi Chơi Buổi Sáng
          Buổi sáng ta ngồi đối diện với bộ đồ trà mà trong lòng cảm thấy trống trải, lười biếng không muốn ứng tiếp với ai cả. Hết tiếng gà gáy rồi tiếng chim kêu nối tiếp nhau, trời quang mây tạnh nên đàn bướm đổ xô ra bay loạn khắp nơi ( thật là bực mình hết sức !).


          Qủa là, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ! Ngồi uống trà buổi sáng, trời quang mây tạnh, có gà gáy, có chim hót, có bươm bướm lượn bay, cảnh đẹp là thế, nhưng vì tâm lý của tác giả không vui, nên mới đâm ra uể hoải lười biếng chẳng muốn giao tiếp với ai và bực mình cả với tiếng gà gáy chim kêu bướm lượn !
                            
 * Diễn Nôm :
                      Sáng ngồi trước ấm trà,
                      Lòng buồn chẳng thiết tha.
                      Gà gáy rồi chim hót,
                      Mây tạnh bướm nhởn nha

 Lục bát :
                 Sáng buồn ngồi trước bình trà
                 Cỏi lòng trống trải chẳng tha thiết gì
                 Chim kêu gà gáy liền khi, 
                 Trời quang lũ bướm loạn phi khắp cùng ! 


                                                              Đỗ Chiêu Đức 

     

 DCD_NgVSieu_Ga.jpg

3. Bản chữ Hán cổ của bài thơ Tĩnh Tọa :


      靜坐  t                      TĨNH TỌA
書永午雞辰一叫,      Thư vĩnh ngọ kê thần nhất khiếu
簾垂到地人過少。      Liêm thùy đáo địa nhân qua thiểu.
無風半樹微微搖,      Vô phong bán thụ vi vi diêu,
葉裡打蟲穿出鳥。      Diệp lý đả trùng xuyên xuất điểu.

             阮文超                                  Nguyễn Văn Siêu


* Chú Thích :
  - Tĩnh Tọa : còn được đọc là Tịnh Tọa, là Ngồi yên một chỗ.
  - Thư : là Động từ, có nghĩa là Đọc sách.
  - Ngọ Thần : là Giờ Ngọ; Ngọ Kê Thần : là Con gà gáy vào giờ Ngọ.
  - Đả Trùng : Không phải Đánh Sâu, mà là Bắt Sâu.
  - Xuyên Xuất : là Chui ra.

 

* Nghĩa Bài Thơ :
                                        Lặng Ngồi
            Đọc sách cho đến lúc gà gáy trưa gáy lên, Ta lặng ngồi trong phòng có rèm phủ đến mặt đất và rất ít người qua lại mà ngắm cảnh bên ngoài. Trời không có gió lớn nên nửa thân cây chỉ hơi giao động, ta thấy một con chim bắt sâu chui ra khỏi đám lá xanh !

 

* Diễn Nôm :
                               Lặng Ngồi
                   Đọc sách đến trưa gà gáy nắng,
                   Buông rèm tới đất người qua vắng.
                   Gió yên cây lặng lá lay lay,
                   Trong lá bắt sâu chim một móng !

 Lục bát :
                   Đọc sách đến gà gáy trưa,
                   Rèm buông sát đất đường thưa vắng người,
                   Gió yên cây lặng êm trời,
                   Chui ra trong lá chim loài bắt sâu !


                                                         Đỗ Chiêu Đức

DCD_NgVSieu_TienDinh.jpg 

4. Bản chữ Hán cổ của bài thơ Đình Tiền Bộ Nguyệt :


 庭前步月    ĐÌNH TIỀN BỘ NGUYỆT


掃地焚香坐,  Tảo địa phần hương tọa,
空心待月生。  Không tâm đãi nguyệt sanh.
清影移梅至,  Thanh ảnh di mai chí
西廂遶竹行。  Tây sương nhiễu trúc hành.

          阮文超                      Nguyễn Văn Siêu


* Chú Thích :
  - Đình : là Sân nhỏ ở trong khuôn viên nhà; ĐÌNH TIỀN là Trước sân.
  - Phần Hương : là Đốt nhang, thắp hương.
  - Đãi Nguyệt Sanh : là Đợi trăng mọc.
  - Tây Sương : là Mái nhà mé tây.
  - Nhiễu : là Vòng quanh

 

* Nghĩa Bài Thơ :
                            Đi Bách Bộ Ngắm Trăng Trong Sân Nhà
            Quét sạch đất, thắp nhang rồi ngồi đó, giữ cho lòng thanh thản để đợi trăng lên. Cái bóng của cây mai thanh thanh đang di chuyển đến gần ta, thì ra trăng đã lên rồi, ta theo hướng mái tây mà đi vòng theo những hàng tre bên đó.


     Từ TÂY SƯƠNG ( Mái Tây ) làm cho ta nhớ đến bài thơ trong Tây Sương Ký của Nguyên Chẩn đời Đường :


                待月西廂下,  Đãi nguyệt Tây sương hạ,
                迎風戶半開。  Nghinh phong hộ bán khai.
                拂墻花影動,  Phất tường hoa ảnh động,
                疑是玉人來。  Nghi thị ngọc nhân lai.
Có nghĩa :
                Đợi trăng dưới mái tây,
                Cửa hé gió hây hây.
                Bên tường hoa lay động,
                Phải người ngọc tới đây ?!
                                             Đỗ Chiêu Đức

DCD_NgVSieu_maiTay.jpg              

 

* Diễn Nôm :
                   Quét đất thắp hương ngồi,
                   Thảnh thơi chờ trăng mọc.
                   Bóng mai đã di dời,
                   Mái tây vòng tre trúc !

  Lụcbát :
               Thắp hương quét đất ta ngồi,
               Thảnh thơi đợi giữa lưng trời trăng lên.
               Bóng mai đã xế kề bên,
               Vòng theo bờ trúc bên thềm mái tây !


                                                   Đỗ Chiêu Đức

DCD_NgVSieu_Thuda.jpg 

5. Bản chữ Hán cổ của bài thơ Thu Dạ Thính Vũ :


 秋夜聽雨     THU DẠ THÍNH VŨ


海國三秋半,  Hải quốc tam thu bán,
山城一雨初。  Sơn thành nhất vũ sơ.
寂寥群動息,  Tịch liêu quần động tức,
涓滴夜聲疏。  Quyên trích dạ thanh sơ.
隨葉空庭際,  Tùy diệp không đình tế,
敲金萬瓦餘。  Xao kim vạn ngõa dư.
還家此夕夢,  Hoàn gia thử tịch mộng,
不畏路沮洳。  Bất uý lộ tự như.
         阮文超             Nguyễn Văn Siêu

 

* Chú Thích :
   - Hải Quốc : Tỉnh thành ở gần biển hay Các nước ở sát bờ biển như VN ta vậy.
   - Tịch Liêu : Tịch mịch cô liêu là Buồn bã vắng vẻ.
   - Quyên Trích : Tiếng mưa dột lộp độp, tí tách.
   - Xao Kim : là Gỏ vào kim loại.
   - Ngõa : là Ngói lợp nhà.
   - Tự Như : là Bùn sình lầy lội.

 

* Nghĩa Bài Thơ :
                                 Đêm Thu Nghe Mưa
      Ở gần vùng biển đã hơn ba mùa thu rồi, cái thành ở trên núi cao nầy bắt đầu vào mùa mưa. Mọi hoạt động đều ngưng trệ trong vắng lặng buồn bã, tiếng mưa cứ thánh thót rơi đều suốt đêm, tiếng lá cây cứ xào xạt trong sân và hạt mưa đập lên muôn vạn tấm ngói trên mái nhà như tiếng kim loại chạm vào nhau. Đêm nay nếu như mơ được về nhà thì không phải sợ đường xa trơn trợt lầy lội nữa !

 

* Diễn Nôm :
                    Hơn ba thu gần biển,
                    Thành cao mưa vào mùa.
                    Buồn thiu ngày vắng lặng,
                    Rả rít đêm gió lùa.
                    Lá xạc xào sân vắng,
                    Ngói tí tách nước khua.
                    Mộng về đêm nay sẽ,
                    Chẳng sợ đường lầy mưa !

  Lục Bát :
                 Gần biển hơn ba năm nay,
                 Thành cao trên núi mưa ray rức buồn.
                 Im lìm vắng lặng mưa tuôn,
                 Tí ta tí tách mưa luồn suốt đêm.
                 Xạc xào sân vắng bên thềm,
                 Ngói khua chí chát như kim loại hòa.
                 Đêm nay nếu mộng về nhà,
                 Sẽ không phải sợ mưa sa bùn lầy !


                                                       Đỗ Chiêu Đức

 DCD_NgVSieu_Dakhedo.jpg

6. Bản chữ Hán cổ của bài thơ Dã Khê Độ :


   野溪渡             DÃ KHÊ ĐỘ
細雨埋前路,    Tế vũ mai tiền lộ,
飛花斷野橋。    Phi hoa đoạn dã kiều.
小童簑笠宿,    Tiểu đồng toa lập túc,
孤艇隔鸂招。    Cô đĩnh cách khê chiêu.
         阮文超                Nguyễn Văn Siêu


* Chú Thích :
   - DÃ KHÊ Độ : là Bến đò Dã Khê.

   - Tế Vũ : Mưa bụi, mưa lất phất.
   - Mai : là Chôn, ở đây có nghĩa là Che lắp.
   - Đoạn : là Đứt, là Gãy, ở đây có nghĩa là Làm cho bít lối.
   - Toa Lạp 簑笠 : Còn đọc là Thoa Lạp, là Áo tơi nón lá.
   - Cô Đĩnh : Chiếc xuồng con nho nhỏ đơn độc.
   - Chiêu : là (đưa tay) Ngoắt, gọi.

 

* Nghĩa Bài Thơ :
                              Bến Đò DÃ KHÊ
          Mưa lất phất rơi làm mờ mịt cả con đường trước mắt, hoa rụng bay khắp lối che khuất cả chiếc cầu ngoài đồng nội. Một chú bé con chèo đò nho nhỏ với nón lá áo tơi đang ngủ trên chiếc xuồng con, mặc cho khách ở bên kia bờ sông đang vẩy tay réo gọi !

 

* Diễn Nôm :
                     Trước mặt mưa che lối,
                     Cầu khuất trong hoa rơi.
                     Tiểu đồng say giấc bướm,
                     Mặc khách gọi ới ơi !
  Lục bát :
                 Mưa rơi che khuất đường dài,
                 Hoa bay phủ kín cầu ngoài đồng không.
                 Áo tơi nón lá giấc nồng,
                 Đưa đò say ngủ... mặc lòng khách kêu !


                                                   Đỗ Chiêu Đức

                                                Tháng 6 năm 2018.

_____________________________________________________________________ 





Biên Khảo

           CÁC CÂU ĐỐI HIỆP THIÊN CUNG CÁI RĂNG

           DCD_HiepThienCung_1.jpg

 

          Bước vào vòng rào của Hiệp Thiên Cung, ta thấy ngay đôi câu đối chữ vàng viết trên đôi cột to màu đỏ như sau :


                    聖  駕  賁  臨,  欣  蒙  到  處  即  福  地,
               Thánh giá bí lâm, hân mông đáo xứ tức phước địa,
                    神  恩  戾  止,  且  觀  這  裡  樂  春  光。
               Thần ân lệ chỉ, thả quan giá lý lạc xuân quang.


Chú thích :
  * Thánh Giá : Từ gọi chung Thần Thánh hoặc Vua Chúa.
  * Bí Lâm : là ăn mặc đẹp đẽ tề chỉnh để đến đâu đó.
  * Hân Mông : Vui mừng mà mang ơn.
  * Đáo Xứ : là Khắp nơi, là nơi mà thần ngự đến. 
  * Lệ Chỉ : là Đến nơi, là soi rọi đến.
  * Thả Quan : là Hãy xem, chờ mà xem.
  * Xuân Quang : là Quang cảnh của mùa xuân.


Có nghĩa :
          Thần thánh ngự đến nơi đâu, thì nơi đó đó nên mừng là vùng đất phước.( Ý nói sẽ sống yên ổn là làm ăn phát đạt ).
          Ơn của thần thánh ban đến nơi nào, thì hãy chờ mà xem, nơi đó dân chúng sẽ vui sống trong quang cảnh của mùa xuân.


Diễn Nôm :
                  Thánh ngự đến nơi, mừng đội ơn trên là đất phước,
                  Thần ân ban phát, hãy xem khắp chốn thảy vui xuân.

    Hai bên cửa ra vào chính có hình của Thần Đồ Uất Luỹ 神荼鬱壘, cũng có đôi câu đối ở phía dưới 4 chữ Tam Dương Khải Thái 三陽啟泰 là :


              元旦參神添百福,     Nguyên đán tham thần thiêm bách phước,
              新年入廟納千祥。     Tân niên nhập miếu nạp thiên tường.


Có nghĩa :
        Tết Nguyên Đán( ngày đầu của một năm ) mà đến đây để tham kiến thần linh, thì sẽ thêm được trăm điều phước.
        Năm mới mà vào chùa ( miếu ) để cúng bái, thì sẽ nhận được ngàn điều lành.

               DCD_hiepthiencung_2.jpg 


Diễn Nôm :
                    Nguyên Đán lạy thần thêm trăm phước,
                    Đầu năm vào miếu nhận ngàn lành.   

 Ngoài ra, hai bên vách của cổng chính cũng có vẽ các bức tranh về sự tích Đào Viên Tam Kết Nghĩa 桃園三結義 giữa Lưu Bị, Quan Công và Trương Phi, như hình của Lưu Quan Trương thử binh khí 劉關張試兵器 (Lưu Quan Trương thí binh khí), Quan Công Xá Tào Tháo 關公赦曹操 (Tích Quan Công tha cho Tào Tháo ở Huê Dung Đạo),Lưu Quan Trương theo kế của Khổng Minh, Hình của Châu Thương và Quan Bình hai người con nuôi đứng hầu hai bên của Quan Công, một người cầm cây Thanh Long yễm Nguyệt Đao, một người bưng cái ấn Hán Thọ Đình Hầu của Quan Công....

 
         Hai bên vách nơi nhô ra còn có 2 bài thơ của Thi Tiên Lý Bạch, bên trái là bài " Sơn Trung Vấn Đáp":    



            山中問答                SƠN TRUNG VẤN ĐÁP


         問余何意棲碧山,      Vấn dư hà ý thê bích sơn,
         笑而不答心自閒。      Tiếu nhi bất đáp tâm tự nhàn.
         桃花流水窅然去,      Đào hoa lưu thủy yểu nhiên khứ,
         別有天地非人間。      Biệt hữu thiên địa phi nhân gian.
                          李白                                            Lý Bạch


CHÚ THÍCH :
 * Dư : Nhân xưng Đại từ ngôi thứ nhất, là Tôi, Ta, Tao...
 * Thê : là Đậu trên cây, ở đây có nghĩa là Ở, là Cư ngụ.
 * Bích Sơn : tên núi ở TP An Lục tỉnh Hồ Bắc, dưới núi có Đào Hoa Động là nơi Lý Bạch ăn ở và học tập.

 * Đào Hoa Lưu Thủy : Theo Đào Hoa Nguyên Ký của Đào Tiềm có ghi : Vào đời Đông Tấn, ở đất Võ Lăng, có người đánh cá đi lạc vào rừng hoa đào, cuối rừng có núi, trong núi có con đường nhỏ dẫn vào Đào hoa Nguyên, trong đó dân chúng sống thanh bình an cư lạc nghiệp như trong tiên cảnh.
 * Yểu Nhiên : chỉ Âm thầm, Lặng lẽ.
 * Biệt Hữu Thiên Địa : là Có trời đất riêng biệt.

NGHĨA BÀI THƠ :
        Bạn hỏi tôi sao tôi lại chọn nơi Bích Sơn mà ở, là có ý gì ? Tôi chỉ cười mà không trả lời câu hỏi của bạn, vì trong lòng tôi tự cảm thấy nhàn nhã là được rồi. Hãy xem kìa, dòng nước cuốn những cánh hoa đào lặng lẽ trôi đi như ở xứ Đào Nguyên tiên cảnh, có trời đất riêng biệt chớ không phải như ở chốn nhân gian nầy !

DCD_HiepThienCung_3.jpg

DIỄN NÔM :
                    HỎI ĐÁP NHAU TRONG NÚI


                  Bạn  hỏi  ý gì chọn Bích Sơn ?
                  Cười thôi chẳng đáp nhàn là hơn.
                  Hoa đào nước cuốn trôi êm ả,
                  Là cảnh Đào Nguyên há phải thường !
Lục bát :
                  Bích Sơn bạn hỏi ý chi ?
                  Cười mà không đáp lòng thì thảnh thơi.
                  Hoa đào rụng, nước cuốn trôi,
                  Đào Nguyên há phải cảnh đời nhân gian !
                                                         Đỗ Chiêu Đức

 

 

DCD_HiepThienCung_4.jpg

Bên trái là bài thơ LỤC THỦY KHÚC :


              淥水曲                Lục Thủy Khúc


           淥水明秋月,     Lục Thủy minh thu nguyệt
           南湖採白蘋。     Nam hồ thái bạch tần.
           荷花嬌欲語,     Hà hoa kiều dục ngữ,
           愁殺盪舟人。     Sầu sát đãng chu nhân.
                        李白                          Lý Bạch


CHÚ THÍCH :
 * Lục Thủy Khúc :Là Tên của một khúc hát xưa, có nghĩa là Khúc hát về Dòng Nước Trong.
 * Nam Hồ : là Phía nam của Động Đình Hồ.
 * Bạch Tần : Một loại rau nổi trên mặt nước có hoa màu trắng như rau muống, rau ngổ vậy.
 * Hà Hoa : là Hoa Sen, tức là Liên Hoa 蓮花 đó.
 * Sầu Sát : chữ SÁT 殺 đứng sau Động từ là Trạng từ chỉ Mức độ, có nghĩa như Rất, Rất là. Nên Sầu Sát có nghĩa là Rất buồn, là Buồn muốn chết !

 * Đãng Chu Nhân : là Người chèo thuyền, người bơi xuồng.

NGHĨA BÀI THƠ :
          Dòng nước trong trẻo làm cho trăng thu như sáng hơn lên, ta thả thuyền ở phía nam Hồ Động Đình để hái rau bạch tần. Nhìn thấy bông sen nở trên hồ thật đẹp thật sống động như muốn nói chuyện cùng ta, làm cho ta cảm thấy buồn muốn chết đi được vì ta không thể nào đối thoại được với hoa.

DIỄN NÔM :
                     LỤC THỦY KHÚC


                Nước trong sáng trăng thu,
                Bạch tần hồ nam hái,
                Sen đẹp như muốn nói,
                Sầu chết người đãng chu !
Lục bát :
               Nước trong làm sáng trăng thu,
               Rau tần tìm hái bên hồ phía nam.
               Lá xanh bông trắng nhị vàng,
              Tựa như muốn nói sầu sang người chèo !
                                                          Đỗ Chiêu Đức


           

DCD_HiepThienCung_5.jpg

Đứng từ ngoài nhìn vào chùa, ta còn thấy hai bên có hai dãy Nghi Trượng. (NGHI TRƯỢNG là những cờ xí binh khí giàn giá khi các quan ngày xưa đi ra ngoài hoặc thăng đường xử án). Nghi Trượng Sự Thần 儀仗事神 là các giàn giá để thờ thần linh, với các tấm bảng Nghi Trượng hai bên như sau :


   * 協天大帝 Hiệp Thiên Đại Đế : Tước hàm được phong của Quan Công.
   * 天后元君 Thiên Hậu Nguyên Quân : Tước hàm của bà Thiên Hậu.
   * 肅靜迴避 Túc tĩnh Hồi tỵ : là Giữ  Nghiêm túc yên lặng và Tránh sang một bên.
   * 污穢勿近 Ô uế Vật cận : Những gì dơ dáy không sạch sẽ thì tránh sang một bên (đừng đến gần).

 

          Ngoài cửa chánh vào chùa ra, ta còn thấy có 2 cửa hông hai bên, cửa hông bên phải cũng có đôi câu đối :


                 入是門必恭敬止,     Nhập thị môn tất cung kính chỉ,
                 由斯道惟孝友于。     Do tư đạo duy hiếu hữu vu.


   * Thị Môn : là Cánh cửa nầy, là lối vào nầy. 
   * Tư Đạo : là Con đường nầy, là Lối đi nầy.


Có nghĩa :
       Đi vào cửa nầy, phải có thái độ cung kính ( để nhớ đến các bậc tiền nhân đã tạo ra nó ).
       Do đường nầy( tư đạo ) mà vào, duy chỉ có những người hiếu thảo ( với cha mẹ anh em ). 

         

DCD_HiepThienCung_6.jpg

Cửa hông bên trái, nơi có treo bảng Ban Quản Lý Chùa 協天宮理事會, cũng có đôi câu đối :


                 出入禮門咸迪吉,     Xuất nhập lễ môn hàm địch kiết,
                 往來義路盡亨通。     Vãng lai nghĩa lộ tận hanh thong.
Có nghĩa :
                   Ra vào cửa lễ đều lành tốt,
                   Vãng lai đường nghĩa thảy hanh thông.
Ý nói :
           Đi ra đi vào ở cánh cửa lễ nghi nầy thì mọi việc đều được tốt lành. Và...
           Qua lại ở con đường có nghĩa nầy, thì mọi việc đều được suông sẻ.

 

          Nói thêm về 4 chữ Tam Dương Khải Thái 三陽啟泰. Khải là Mở ra, mà Khai 開 cũng là Mở ra, nên 4 chữ nầy còn được viết là TAM DƯƠNG KHAI THÁI 三陽開泰...  


      Theo sách Chu Dịch. Sau tiết Đông Chí thì khí âm hàn bắt đầu tiêu thoái, và khí dương thì bắt đầu sanh trưởng, ta thường nghe các Thầy Bói gọi là Âm Tiêu Dương Trưởng, đêm sẽ ngắn dần, ngày sẽ dài thêm ra, cho nên Tháng Mười Một là tháng Tý, thuộc quẻ Phục 復 là Nhất Dương Sanh, Tháng Mười Hai là Tháng Sửu, thuộc quẻ Lâm 臨 là Nhị Dương Sanh, và Tháng Giêng là Tháng Dần, thuộc quẻ Thái 泰 là Tam Dương Sanh. Vì thế nên Tết Nguyên Đán của tháng Giêng mới dùng câu Tam Dương Khai Thái 三陽開泰 mà chúc mừng cho năm mới mở ra vận hội mới, lấy Ý chữ Thái là Lớn, là Thông, như trong tiếng Việt ta thường nói "Hết vận Bỉ rồi thời lại Thái", hoặc "Bỉ cực thì Thái lai" và "Hết cơn Bỉ Cực, đến hồi Thái lai". Có nghĩa: Hết lúc Bế tắt, nghèo khó thì đến lúc Hanh Thông, khá giả !

 

                                  Vì 2 chữ Dương 陽 và 羊 Dương đồng âm, nên ta thường gặp những bức tranh vẽ hình 3 con dê thay thế cho khí dương của trời đất mà chúc nhau bằng câu Tam Dương Khai Thái như ta thường  trông thấy!    


        Bước vào cửa chánh, bên trong là một cái sân lộ thiên rồi mới đến chánh điện với 4 chữ hoành phi trên cao :


                        丹心貫日           ĐAN TÂM QUÁN NHẬT
Có nghĩa :
            Một tấm lòng son ngang bằng với mặt Trời.( để chỉ lòng trung thành bền vững của Quan Thánh Đế Quân ).


         Dưới 4 chữ trên trên hoành phi là 2 cặp câu đối, cặp bên ngoài là :



               九天日月開新運,        Cửu thiên nhật nguyệt khai tân vận,
               萬國笙歌樂太平。        Vạn quốc sanh ca lạc thái bình.


Có nghĩa :
             Trên chín từng trời, mặt trăng mặt trời đang mở ra vận hội mới, và ở dưới đất...
             Muôn nước muôn nhà đều ca hát mà vui cảnh thái bình.
     Theo quan niệm xưa thì : Trời có 9 từng, gọi là Chín Từng Trời, còn Địa Ngục thì có 18 từng, nên gọi là Mười Tám Từng Địa Ngục

          Cặp câu đối bên trong là :


                  萬古桃園生秀色,     Vạn cổ Đào viên sanh tú sắc,
                  千秋義武見英風。     Thiên thu nghĩa vũ kiến anh phong.
Có nghĩa :
           Chuyện Đào viên kết nghĩa thì muôn năm sau vẫn còn mang màu sắc đẹp đẽ, và...
          Cái vũ dũng nghĩa khí đó thì đến ngàn năm sau vẫn còn thấy được là phong cách của anh hùng.
     

          Kế đến, là đôi cột thứ nhì của chính điện, và đây có thể là câu đối hay nhất,có ý nghĩa nhất, sát sao nhất với cuộc sống của toàn thể cư dân Quận Cái Răng :


           被聖澤,本市匹民安樂業,   Bị thánh trạch, bổn thị thất dân an lạc nghiệp,
           謝神恩,周城合境保平安。   Tạ thần ân, châu thành hợp cảnh bảo bình an.

* Bị : Danh từ là cái Mền đắp. Động từ là Phủ kín, là Mang, là Đội. Nên BỊ THÁNH TRẠCH là Chịu ơn của thần thánh.

  * Thất Dân : là Dân chúng bình thường.
  * Châu Thành : là Khắp cả Thành phố, Thị Trấn.
  * Hợp Cảnh : là Toàn cảnh, ý chỉ cả cái khuôn viên của nơi ta ở.


Có nghĩa :
              Mang ơn mưa móc của ông Thánh, mà dân thường trong bổn chợ của ta đều được an cư lạc nghiệp,
             Tạ ơn phù hộ của Thần, mà toàn thể khuôn viên của quận ta đều giữ được bình yên. 

            Và đôi câu đối trên bảng đỏ chữ đen của hàng cột tiếp là :


           擎天一柱,鐵石為心是漢室,   Kình thiên nhất trụ, thiết thạch vi tâm thị Hán thất, 
           拔地齊峰,春秋得力與尼山。   Bạt địa tề phong, Xuân thu đắc lực dữ Nê sơn.
Có nghĩa :
              Như một cây cột trụ chống trời, sắt đá quyết lòng phò nhà Hán,
              Vượt khỏi mặt đất để lên bằng ngọn núi, Xuân Thu đắc lực cùng với Nê Sơn.( NÊ SƠN là nơi sanh của Khổng Tử. Khổng Tử soạn ra sách Xuân Thu, còn Quan Công thì đọc sách Xuân Thu để noi theo những cái gương trong đó. Ở đây có ý đề cao Quan Công một cách quá đáng, so sánh Quan Công ngang bằng với Khổng Tử vì cả 2 đều được phong Thánh ).     



        Hàng cột kế tiếp là đôi câu đối ca ngợi công đức của Quan Thánh Đế Quân một cách văn chương thi vị :


                        清  夜  讀  春  秋, 半  朵  燭  花  籠  月  色,

             Thanh dạ độc Xuân Thu, bán đóa chúc quang lung nguyệt sắc, 
                        赤  心  伸  討  伐, 一  鞘  劍  氣  繞  星  寒。

             Xích tâm thân thảo phạt, nhất sao kiếm khí nhiễu tinh hàn.
Có nghĩa :
            Đêm thanh vắng ngồi đọc sách Xuân Thu, Nửa đóm lửa từ ngọn nến lay động làm lung linh cả ánh trăng, 
            Một tấm lòng thành giúp vua thảo phạt( đánh giặc), một làn kiếm khí vút cao làm lạnh lẽo cả các vì sao.
            Qủa là một câu đối đầy tính văn chương và thi vị.



       Câu đối ở hàng cột áp chót là :


                  萬古勳名垂竹帛,    Vạn cổ huân danh thùy trúc bạch,
                  千秋義勇壯山河。    Thiên thu nghĩa dũng tráng sơn hà.
Có nghĩa :
          Muôn đời sau chiến công ( của Quan Công ) vẫn còn ghi lại trên tre, trên vải.( vì ngày xưa chưa có giấy, nên sử sách đều được khắc trên các thanh tre cuốn tròn lại như quyển sách, ta thường gọi là Thanh Sử 青史, hay Sử Xanh. Sau nầy còn được chép lên Vải, lên Lụa. BẠCH 帛 là Vải là Lụa.)
          Ngàn thu sau cái nghĩa khí và cái dũng cảm ( của Ngài ) vẫn còn làm cho núi sông trở nên hùng tráng hơn.

DCD_HiepThienCung_Nghiaquan.jpg DCD_HiepThienCung_ThienCo.jpg 

 

         Hai bên hông chánh điện còn có các bức hoành phi như :

* 義貫千秋    Nghĩa quán thiên thu

Có nghĩa :
     Cái nghĩa của Quan Thánh xuyên suốt từ ngàn thu đến nay và về sau nữa.


                       * 千古一人   Thiên cổ nhất nhân
Có nghĩa : 
              Ngàn xưa đến nay chỉ có một người ( trung nghĩa như là Quan Công vậy !).

 

             Cuối cùng là đôi câu đối ở 2 bên kham thờ của Quan Thánh Đế Quân là :


                  聖德無疆沾萬古,   Thánh đức vô cương triêm vạn cổ,
                  帝恩靡極頌千秋。   Đế ân mĩ cực tụng thiên thu.
Có nghĩa :
      Cái đức của bậc thánh nhân ( ở đây chỉ Quan Công ) còn thấm nhuần đến muôn đời sau,
      Ơn vua thì vô cùng, còn ca tụng mãi đến ngàn thu sau.

DCD_HiepThienCung_Quangnhatdien.jpg

Quay ngược ra phía trước, đứng từ trong nhìn ra ngoài, ta thấy mặt trong phía trước có một hoành phi với 3 chữ HIỆP THIÊN CUNG bằng chữ Quốc Ngữ, bên dưới là đôi câu đối 4 chữ :

 

 廣種福田,    Quảng chủng phước điền,

                   為善最樂。    Vi thiện tối lạc.
Có nghĩa :
          Cố gắng mà trồng cho rộng ra cái mảnh ruộng phước đức, và nên hiểu rằng...
          Làm việc thiện là điều vui vẻ nhất trên đời.

          Và đôi câu đối 2 bên là :


                  帝錫龍章開泰運,    Đế tích long chương khai thái vận,
                  千秋神武見英風。    Thiên thu thần võ kiến anh phong.
Có nghĩa :
             Cờ của vua ban cho các Đại tướng đi chinh phạt (  Đế tích long chương : ở đây chỉ cờ của Quan Thánh Đế Quân ) mở ra thời vận lớn,
             Cái thần uy và võ dũng của Ngài, ngàn thu sau vẫn còn mang phong độ anh hùng.

    

            Ở sát mặt trong của cửa ra vào, còn có một hoành phi với 4 chữ :


                            萬物並育    Vạn vật tịnh dục
Có nghĩa :
               Muôn vật muôn loài cùng nhau phát triển mà không xâm hại lẫn nhau.

      

DCD_HTCung_DuThien.jpg

Ngoài ra,ta còn thấy rải rác các hoành phi trong chính điện như :


                           與天地參    Dữ thiên địa tham
Có nghĩa :
               Bất cứ việc gì cũng phải kết hợp giữa Trời Đất và Con Người, thì mới thuận lý tự nhiên, như ta thường nói phải có " Thiên thời địa lợi và nhân hòa vậy !".


                           義炳乾坤   Nghĩa bỉnh càn khôn
Có nghĩa :
               Cái nghĩa khí tràn đầy cả vũ trụ, trời đất (càn khôn).

 

 浩氣配天   Hạo khí phối thiên

Có nghĩa :
               Cái chí khí to lớn đến có thể  phối xứng ngang bằng với trời.


                           氣壯山河   Khí tráng sơn hà
Có nghĩa :
               Cái hào khí có thể làm cho núi sông trở nên hùng tráng hơn.

      Phía bên trái thờ Phước Đức Chánh Thần, còn có các hoành phi sau :


                        * 人民福地    Nhân dân phước địa
Có nghĩa :
                Đây chính là nơi đất Phước của nhân dân.




                        * 大義聯光    Đại nghĩa liên quang
Có nghĩa :
               Cái nghĩa lớn sáng cả các thần có liên quan với nhau ( chỉ cả Quan Thánh Đế Quân, Phước Đức Chánh Thần và Thiên Hậu Nguyên Quân ).

 

           Phía bên phải của chánh điện thờ bà Thiên Hậu với các Hoành phi :


                        * 聖德如天   Thánh đức như thiên
Có nghĩa :
                Cái đức của ông Quan Thánh ngang bằng như là Trời vậy !


                       * 至大至剛    Chí Đại Chí Cương
Có nghĩa :
     CHÍ : là Đến cùng, là hết mức.
     ĐẠI : là Chính Đại quang minh.
     CƯƠNG : là Cương Trực ngay thẳng. Nên...
    CHÍ ĐẠI CHÍ CƯƠNG là Quang minh chính đại tới cùng, Cương trực ngay thẳng tới cùng !

DCD_HTCung_Chidai.jpg DCD_HTCung_Thanhduc.jpg 

 


Chí Đại Chí Cương    Thánh đức như thiên

        Dười đây là hai hình ảnh, một ban ngày một ban đêm của Hiệp Thiên Cung được trang hoàng rực rỡ để đón Tết Mậu Tuất 2018.
       DCD_HTCung_Mattien.jpg

          Mặt tiền Hiệp Thiên Cung tết Mậu Tuất 2018

            DCD_HTCung_HTCungatnight.jpg 

     Cảnh đêm : Mặt tiền Hiệp Thiên Cung tết Mậu Tuất 2018

     Trên đây là tất cả các câu đối, hoành phi đã đọc thấy được trong Chùa HIỆP THIÊN CUNG Quận CÁI RĂNG, Phường LÊ BÌNH, Thành phố CẦN THƠ. Chép ra đây để cùng tìm hiểu, chiêm nghiệm và đọc chơi tiêu khiển khi trà dư tửu hậu.


                                                                                              Đỗ Chiêu Đức
                                                                                                 kính bút
                                                                                         Xuân Mậu Tuất 2018

 

THỔ là ĐẤT

                        

DCD_Tho.jpg

 

                                           

          THỔ 土 là ĐẤT, đất là ĐỊA 地, trong chữ Địa có Bộ Thổ, nên Địa cũng là Đất. Ta có từ kép Thổ Địa 土地 là Đất Đai. Thổ cũng thuộc một trong 214 bộ của CHỮ NHO... DỄ HỌC, theo diễn tiến của chữ viết như sau :


          
Giáp Cốt Văn      Kim Văn        Đại Triện       Tiểu Triện     Lệ Thư

 

               DCD_Tho_2.jpg

Ta thấy :
         Từ Giáp Cốt Văn cho đến Đại Triện đều là hình tượng của một mô đất trên mặt đất, nên Thổ vừa là chữ Tượng Hình vừa là chữ Chỉ Sự, chỉ một đống đất trên mặt đất, đến Tiểu Triện thì các nét mới được kéo thẳng ra thành biểu tượng của chữ viết, cho đến Chữ Lệ thì mới hoàn chỉnh như chữ viết hiện nay THỔ 土 là ĐẤT.

 

         Có tất cả 463 chữ được ghép bởi bộ Thổ nầy để chỉ những gì có liên quan đến Thổ là Đất. Ta có các từ về Thổ là Đất rất lý thú và cũng không kém phần rắc rối như sau :


  - Thổ Địa 土地 : là Đất Đai, chỉ tất cả các loại đất trên đời nầy.
  - Thổ Nhưỡng 土壤 : cũng là Đất Đai, chỉ tất cả các loại đất dùng để trồng trọt.
  - Thổ Cư 土居 : chỉ tất cả các loại đất dùng để ở.
  - Thổ Canh 土耕 : là tất cả các loại Đất dùng để canh tác, làm ruộng.
  - Thổ Trạch 土宅 : là tất cả các loại Đất dùng để cất nhà ở, biệt thự.
  - Thổ Mộ 土墓 : là tất cả các loại Đất dùng để chôn cất người trong gia tộc, còn gọi là Đất Hương Hỏa, là đất dùng để lo nhang đèn hương khói cho người thân đã chết.   

 

          Theo Tử Vi đẩu số ta còn có 6 loại đất sau đây :


  * Lộ Bàng Thổ 路旁土 : Đất bên đường.
  * Thành Đầu Thổ 城頭土 : Đất đầu thành.
  * Ốc Thượng Thổ 屋上土 : Đất trên mái nhà.
  * Bích Thượng Thổ 壁上土 : Đất trên vách.
  * Đại Trạch Thổ 大澤 土 : Đất trong đầm lầy lớn.
  * Sa Trung Thổ 沙中土 : Đất trong cát.
    và...
           Mặc dù Mộc khắc Thổ, cây cối mọc lên hút hết chất bổ của đất làm cho đất trở nên cằn cỗi, và cây gỗ để ở dưới đất lâu ngày sẽ bị đất làm cho mục nát hết. Cái nầy kêu bằng tương khắc với nhau, nhưng...
           Lộ Bàng Thổ (đất ven đường), Đại Trạch Thổ (Đất trong đầm lầy lớn) và Sa Trung Thổ (Đất pha cát) không sợ Mộc, vì cây không sống giữa đường cái quan hay trên bãi cát, đầm lầy. Cả ba hành Thổ này nếu gặp Mộc không khắc dù Mộc khắc Thổ, trái lại còn có đường công danh, tài lộc thăng tiến không ngừng.

          Thành Đầu Thổ (Đất đầu thành), Bích Thượng Thổ (Đất trên vách) và Ốc Thượng Thổ (Đất mái nhà) đều sợ Mộc, nhất là Tang Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc, như thân tự chôn xuống mộ. Ba hành Thổ này tuy không sợ Bình Địa Mộc, Đại Lâm Mộc, Tùng Bách Mộc nhưng không bền vững vì hình kỵ.

               DCD_Tho_3.jpg

               
    
Thổ là Đất, giá trị của đất tăng theo tỉ lệ thuận với số lượng của đất, chưa có một vật chất nào có giá trị từ số không, rồi sau đó cứ tăng dần đến vô tận như đất cả ! Hốt một nắm đất cho không, không ai thèm lấy cả, mặc dù họ không có đất để cắm dùi, nhưng nếu cho một vuông đất để che chòi ở, để cất nhà, thì không ai nở... từ chối cả ! Và cứ thế tăng dần, một công đất để trồng rẩy, một mẫu đất để cày ruộng... cho đến một xã, một làng, một huyện, một tỉnh, một nước... giá trị của đất cứ tăng mãi đến vô cực là... Trái Đất, là cả Quả Địa Cầu nầy !  

 

        Ông bà ta nói:
                   Tiền tài như phân thổ,        錢財如糞土,
                   Nhân nghĩa trị thiên kim.    仁義值千金。
Có nghĩa :
            Tiền của tài sản như phân như đất,
            Nhân nghĩa mới đáng giá ngàn vàng.
là ý ông bà muốn đề cao nhân nghĩa mà xem nhẹ tiền tài, tiền tài chỉ như phân như đất mà thôi, cũng như lời cô Kiều đã nói với Kim Trọng khi biết Kim đã nhặt được chiếc kim thoa của mình :


                         Chiếc thoa là của mấy mươi,
                  Mà lòng trượng nghĩa khinh tài xiết bao !

 

         Nhưng người đời thường xem trọng kim tiền hơn nhơn nghĩa, nên câu nói trên còn được sửa lại một cách mĩa mai như sau :


                      Tiền tài như... ông tiên tổ,
                      Nhơn nghĩa tợ... cục cứt khô !


         Ông bà ta lại dạy rằng : " Tấc đất là tấc vàng " để con cháu biết quý trọng cái cuộc đất mà ta đang sở hữu, nếu biết sử dụng đất một cách thích đáng, biết bỏ công sức lao động canh tác trồng trot, thì " tấc đất sẽ cho một tấc vàng " như chơi mà thôi !


        Nhớ khi xưa cái miếu Thổ Địa ở đầu làng quê tôi có đôi câu đối như sau :

 

                     THỔ năng sanh bạch ngọc,       土能生白玉,
                     ĐỊA khả xuất hoàng kim.          地可出黃金。
Có nghĩa :
               Đất có thể sanh ra ngọc trắng, và 
               Đất cũng có thể cho ra vàng ròng !


       Hạt ngọc trắng ở đây chính là hạt gạo trắng ngần đã nuôi sống chúng ta hàng ngày, còn vàng ròng sẽ có được nếu chúng ta chịu cày sâu cuốc bẫm. Đất chẳng những cho ta chỗ ở, cho ta việc làm, còn cho ta cái ăn cái mặc nữa, nên ông bà ta rất coi trọng đất và luôn quan niệm rằng : " Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá ". Thổ Công là ông thần đất, còn được gọi là Thổ Thần, nên khắp cả các thôn làng, nơi nào cũng có Thổ Công của nơi đó, và ông thần đất nầy cũng luôn luôn được cúng tế đầy đủ ở bất cứ lễ lạc nào. Trong Truyện Kiều tả lúc Bạc Hạnh thành thân với cô Kiều, cụ Nguyễn Du cũng đã viết :    

               
                                Bạc sinh qùy xuống vội vàng,
                      Qúa lời nguyện hết Thành Hoàng Thổ Công.


                               
Câu đối thường thấy nhất của các miếu Thổ Thần ở vùng Nam Kỳ Lục Tỉnh quê tôi là :


                       土旺人從旺,     Thổ vượng nhân tòng vượng,
                       神安宅自安。     Thần an trạch tự an.
Có nghĩa :
             Đất có vượng thì người cũng sẽ vượng theo, và...
             Thần có được yên ổn, thì nhà cũng sẽ tự nhiên được yên ổn mà thôi !

 

       Thổ ngoài nghĩa là Đất ra, còn có nghĩa là : Cái gì đó thuộc về bản xứ, bản địa. Ta quen miệng gọi là đồ lô-can (local). Bây giờ thì Thổ được sử dụng như là một Hình Dung Từ (Tính Từ), như :


  - Thổ Dân 土民 : Dân cố hữu của một địa phương hay của một vùng nào đó. Ví dụ : Thổ Dân của Châu Mỹ là những Bộ tộc mọi Da Đỏ chẳng hạn...
  - Thổ Sản 土產 : là Đặc sản riêng của một vùng nào đó , Như Thổ Sản của Lái Thiêu là Sầu Riêng chẳng hạn...

  - Thổ Cẩm 土錦 : là Gấm được dệt ở địa phương, là Gấm nội hóa.
  - Thổ Âm 土音 : là Tiếng nói và Âm sắc riêng của địa phương nào đó. Như Giọng Bắc, Giọng Huế, Giọng Nam của ta vậy...
  - Thổ Hào 土豪 : là Cường hào ác bá ở địa phương.
  - Thổ Phỉ 土匪 : là các phe nhóm băng đảng cướp bóc ở địa phương.
  - Thổ Công 土公 : là Ông Thần Đất của địa phương nào đó như ta đã nói ở trên...

  - Thổ Quan 土官 : là Ông quan ở địa phương, như Trưởng thôn, Trưởng Làng, hay cao hơn là Tri Châu, Tri Huyện... Như trong Truyện Kiều, Hồ Tôn Hiến sau khi ngủ với cô Kiều một đêm rồi sợ mang tiếng " Quan trên ngó xuống người ta trông vào ", nên sáng ngày mới ép nàng lấy Thổ Quan : 


                             Lệnh quan ai dám cãi lời,
                      Ép tình mới gán cho người Thổ Quan.

 

        Thổ còn là cái Phong Thổ 風土, là phong thủy thổ nhưỡng, phong tục tập quán, là nếp sống của một địa phương nào đó, mà người ta thường gọi là Phong Thổ Nhân Tình 風土人情, Đi đến đâu, ta cũng phải tìm hiểu cái phong thổ nhân tình của nơi đó để dễ dàng hòa nhập vào nếp sống của địa phương đó.

       Ngoài Phong Thổ, ta còn có Thủy Thổ 水土, là Nước và Đất của một nơi nào đó kể cả khí hậu thời tiết nắng mưa của nơi đó luôn. Nếu không hợp với Thủy Thổ của nơi đó sẽ làm cho con người sanh ra bệnh hoạn, súc vật thì gầy còm, cây cỏ thì èo ọt... như câu chuyện ứng đối lý thú của Tướng quốc nước Tề với vua nước Sở thời Xuân Thu Chiến Quốc như sau :

      
       Yến Anh 晏嬰, còn được gi là Án Anh, người đời sau tôn trng ông, nên còn gi là Án T, ông sinh năm 578 TCN Sơn Đông, mt năm 501 TCN Truy Bác, t Bình Trng là mt nhân vt lch s ni tiếng, sng và làm quan hai triu vua T Trang Công và T Cảnh Công thời Xuân Thu Chiến Quốc. Ông có dáng thấp nhỏ như đứa bé, nhưng có trí tuệ thông minh và là một vị quan có tài ứng đối giỏi của nước Tề.

       Một lần Án Tử vâng lệnh vua Tề đi sứ sang nước Sở. Vua Sở định làm nhục để thử tài của Án Tử, nên sau khi ban rượu, thì cho lính dẫn một người bị trói đi ngang qua. Vua Sở mới hỏi là người đó phạm tội gì ? Lính đáp, đó là một người ở nước Tề, phạm tội ăn trộm ngựa. Vua Sở bèn cười mà quay sang hỏi Án Tử là : " Người nước Tề hay ăn trộm lắm hay sao ? ". Án Tử mới đứng dậy chắp tay thưa rằng : " Thần nghe nói, cây quít trồng ở phương bắc thì cho trái to và ngọt, nhưng khi đem trồng ở phương nam thì lại cho trái nhỏ và chua, là bởi vì đâu ? Đó là đều do Thủy Thổ mà ra cả ! Nay người nước Tề ở nước Tề thì không trộm cắp, sang qua ở nước Sở lại sinh ra trộm cắp, thần nghĩ chắc cũng do cái Thuỷ Thổ bất đồng mà sinh ra như thế chăng ?! ". Vua Sở cười rằng : " Ta vì muốn nói chơi mà bị nhục ! ". Thế mới biết kẻ cả không nên nói chơi bao giờ !

 

                      Thổ là Đất, mà đất còn là quê hương đất nước. Cố Thổ 故土 là Cố Hương 故鄉, là quê cũ, quê xưa, quê nhà , là Cố Quốc 故國, là nơi chôn nhau cắt rốn, là nơi mà ta được sinh ra và lớn lên, như trong bài Độ Long Vĩ Giang 渡龍尾江 của cụ Nguyễn Du :


                    故國回頭淚,   Cố quốc hồi đầu lệ, 
                    西風一路塵。   Tây phong nhất lộ trần.
Có nghĩa :
                        Ngoảnh đầu quê cũ lệ rơi,
                   Dọc đường cát bụi tơi bời gió tây.


         Ngoảnh đầu trông lại quê hương mà khôn ngăn hai hàng lệ nhỏ. Lại thêm gió tây thổi suốt dọc đường gió bụi. Vừa qua khỏi sông Long Vĩ thì thân ta đã là người tha hương rồi... Trong Truyện Kiều, tả lúc Hoạn Thư bắt Kiều về làm nô tì, nguyễn Du đã viết :

 

                        Lâm truy chút nghĩa đèo bòng,
                        Nước non để chữ tương phùng kiếp sau.
                        Bốn phương mây trắng một màu,
                        Trông vời Cố Quốc biết đâu là nhà.


... và như lời than của một cung nhân đời Đường qua lời thơ của Trương Hỗ 張祜 là :


                   Cố quốc tam thiên lý,          故國三千里,
                   Thâm cung nhị thập niên.    深宮二十年.
Có nghĩa :
                   Quê cũ ba ngàn dặm,
                   Thâm cung hai mươi năm !


        Cách xa quê hương ba ngàn dặm và bị nhốt trong cung hai mươi năm thì còn gì là tuổi xuân nữa ! Trông người lại ngẫm đến ta, chúng ta đã lưu vong ở Mỹ trên bốn mươi năm và cách xa quê hương trên hai mươi ngàn dặm, chỉ còn đợi gởi nắm xương tàn nơi " Ngoại Thổ 外土" mà thôi !

 

        Theo Ngũ hành Sinh khắc thì Thổ khắc Thủy, có nghĩa là Đất khắc chế được Nước. Nói theo binh pháp ngày xưa là Binh đến thì Tướng ngăn, Nước đến thì Đất ngăn như cụ Đào Duy Từ  đã khuyên Chúa Sãi không nhận sắc phong của vua Lê do Chúa Trịnh áp đặt, với diễn tiến câu chuyện như sau :

 

      Năm 1627, chúa Trịnh Tráng muốn lấn vào Nam bèn sai Nguyễn Khắc Minh đi sứ, mang tiếng là phong tước cho chúa Nguyễn nhưng đồng thời cũng để dò xét tình hình đàng trong. Lúc bấy giờ Đào Duy Từ là Tham Tán bèn khuyên chúa Nguyễn che giấu lực lượng và tạm nhận phong để hòa hoãn với chúa Trịnh. Chúa Trịnh cũng đồng thời đòi chúa Nguyễn cho con ra Bắc chầu, nộp 30 voi đực và 30 chiến thuyền để đi cống nhà Minh bên Trung Quốc, Duy Từ khuyên là không  thực hiện rồi bày kế cho chúa Nguyễn đắp lũy Trường Dục để phòng thủ, với ý là Binh đến thì Tướng ngăn, Nước đến thì Đất ngăn . Chúa Nguyễn nghe theo và thực hiện ngay.

       Về việc sắc phong, vào năm 1630 Duy Từ cho người làm một cái mâm đồng hai đáy bên trong đựng sắc của chúa Trịnh, trên phủ lụa vàng rồi sai Trần Văn Khuông đi sứ. Trần Văn Khuông theo lời Duy Từ dặn dò, đối đáp, dâng mâm cho chúa Trịnh, rồi kiếm cớ trốn về. Chúa Trịnh thấy sứ đoàn vội vã đi về, sinh nghi, bèn cho lục mâm đồng thì thấy tờ sắc của mình trước đó còn có kèm theo một bài thơ như sau :


                  Mâu nhi vô dịch,          
矛而無剔,

                  Mịch phi kiến tích.        覔非見迹.

                  Ái lạc tâm trường,        愛落心腸,

                  Lực lai tương địch!        力來相敵 !

Có nghĩa :

                Cây mâu mà không đâm, không khều.

                Tìm mãi mà không thấy tung tích gì cả.

                Thương đến nỗi rớt cả lòng dạ ruột gan.

                Nếu dùng sức mạnh đến đây, thì sẽ đối địch với nhau mà thôi !


         Cả triều không ai hiểu là ý muốn nói gì ?!. Giai thoại kể rằng :

         Chúa Trịnh cho mời Phùng Khắc Khoan (1528 -1613, trong khi sự kiện này xảy ra năm 1630 nên không chính xác) đến hỏi thì mới vỡ lẽ, trong chữ Hán cổ, chữ MÂU  viết không có dấu phết thì thành chữ DƯ , nghĩa là ta; Chữ MỊCH  mà bỏ chữ KIẾN  chỉ còn lại chữ BẤT  nghĩa là không. Chữ ÁI   nếu viết thiếu chữ TÂM  thì ra chữ THỤ nghĩa là nhận.  Chữ LỰC   ghép với chữ LAI  sẽ thành chữ SẮC   là sắc phong. Ghép 4 chữ của bốn câu trên lại ta có câu :

      Dư Bất Thụ Sắc 予 不 受 勑 ( Có nghĩa là : Ta không nhận sắc phong ). Chúa Trịnh hiểu ý là Chúa Nguyễn trả lại sắc phong, nổi giận, cho người đuổi theo sứ đoàn của Chúa Nguyễn, thì cả sứ đoàn của Trần Văn Khuông đã đi xa rồi !

      Chuá Trịnh cả giận cử binh hỏi tội, nhưng đụng phải lũy Trường Dục của Đào Duy Từ, nên bị Chúa Nguyễn đánh cho thua chạy tơi bời ! 

                                            DCD_DaoDuyTu.jpg 

             Đào Duy Từ được tiếng là nhà chính trị quân sự, vừa là thầy giáo, vừa là bậc khai quốc công thần lớn nhất của 9 đời Chúa Nguyễn và 13 đời vua nhà Nguyễn, trong khi Gia Cát Lượng chỉ phò trợ có 2 đời Thục Hán mà thôi !

 

         Thổ là Đất, mà Đất còn là Nước, ta có từ kép Đất Nước để chỉ Lãnh thổ 領土 của một quốc gia, còn được gọi là Quốc Thổ 國土, Cương Thổ 疆土 là phần đất ở sát biên cương với nước láng giềng mà ta có được, nói theo lịch sử của thời phong kiến, thì đó là Hoàng Triều Cương Thổ 皇朝疆土 là đất của vua , đất của triều đình. Hoàng Triều Cương Thổ lớn nhất, mở mang nhất nước ta là dưới thời vua Minh Mạng, tiêu diệt và đồng hóa Chàm (Champa), lấn chiếm Chân Lạp (Campuchia), sát nhập đất Phù Nam (Hà Tiên, Rạch Giá, Cà Mau) để có được bản đồ hình cong chữ S như hiện nay. Nên, không có Đất là không có Nước, dân không có đất là dân vong quốc, chính quyền không có đất là chính quyền lưu vong, sẽ không làm nên trò trống gì cả ! Từ đó cho thấy ĐẤT quan trọng biết chừng nào ! Nhưng, nếu chính quyền lưu vong mà lập quốc được như dân Do Thái, thì chữ Nho gọi là "Quyển thổ trùng lai 卷土重來" Có nghĩa là : Cuốn đất mà trở lại, theo như ý của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt "Đề Ô Giang Đình 題烏江亭" của Đỗ Mục khi đến bến Ô Giang nơi mà Hạng Võ Sở Bá Vương đã tự sát :


              勝敗兵家事不期,     Thắng bại binh gia sự bấtkỳ
              包羞忍恥是男兒.       Bao tu nhẫn sĩ thị nam nhi
            江東子弟多才俊,     Giang Đông tử đệ đa tài tuấn
              捲土重來未可知。     Quyển thổ trùng lai vị khả tri !

Có nghĩa :
                   Thắng bại chuyện binh ai biết trước ,
                   Làm trai nhịn nhục cứ dửng dưng.
                   Giang Đông tuấn kiệt còn đầy rẫy,
                   Cuốn đất làm nên chửa biết chừng !


        
                Ý của Đỗ Mục là : Nếu như Hạng Võ cố chịu nhục mà về Giang Đông chiêu mộ thêm anh tài 

DCD_Israel.jpg

còn đầy rẫy nơi đó mà phất cờ đánh lại Lưu Bang, thì chưa biết chừng đã làm nên cơ nghiệp lớn ! Cũng như Nhà nước Israel hiện đại đã được hoàn thành năm 1948 sau hơn 60 năm nỗ lực của các nhà lãnh đạo phái Zion (Chủ nghĩa lập quốc Do Thái) nhằm thiết lập chủ quyền và quyền tự quyết trên một Tổ quốc Quốc gia Do Thái vậy.

                Thổ là Đất, Nhất Phầu Hoàng Thổ 一抔黃土 là Một nấm đất vàng, thường dùng để chỉ một nấm mộ, nhất là những nấm mộ hoang như của Đạm Tiên :


                              Xè xè nấm đất bên đường,
                       Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.


          Còn sống thì phong lưu tiêu sái, hương trời sắc nước, nguyệt thẹn hoa nhường hay sự nghiệp lẫy lừng, danh vang bốn bể, anh hùng cái thế ... Nhưng khi chết đi rồi thì tất cả cũng đều vùi chôn dưới một nấm đất vàng ô trọc mà thôi ! Nên chi, Tào Tuyết Cần mới cho người đẹp u sầu muôn thuở Lâm Đại Ngọc chôn xác hoa rơi với " Nhất Phầu Tịnh Thổ 一抔淨土 " là một nấm đất tinh khiết không ô nhiễm bụi trần :

          Người đẹp Lâm Đại Ngọc 林黛玉 trong Hng Lâu Mng 紅樓夢 ca Tào Tuyết Cn 曹雪芹, là người đẹp đa su đa cm đa tài, rt gii v văn thơ đã thương khóc cho nhng cánh hoa rơi như thương cho thân phn ca chính mình, ri chôn hoa, ri ngâm thơ điếu hoa hn hoi vi bài TÁNG HOA NGÂM 葬花吟 vi nhng li thơ tht đẹp như sau :


              ... 願儂此日生雙翼﹐      Nguyện nông thử nhật sanh song dực,
                  隨花飛到天盡頭         Tùy hoa phi đáo thiên tận đầu.
                  天盡頭!何處有香丘﹖Thiên tận đầu ! Hà xứ hữu hương khâu ?
                  未若錦囊收艷骨         Vị nhược cẩm nang thu diễm cốt,
                  一抔淨土掩風流﹐      Nhất phầu tịnh thổ yễm phong lưu !...

Có nghĩa :
        Ước gì hôm nay ta chắp được đôi cánh, để cùng với các cánh hoa rơi bay đến tận cuối chân trời. Ở nơi cuối chân trời kia, không biết là nơi đâu có mồ hoa thơm đẹp. Ta chưa kịp may túi gấm để thâu táng thân xác đẹp đẽ của hoa, thôi thì đành mượn một nắm tịnh thổ để vùi chôn một kiếp phong lưu diễm lệ !...
       Lục bát :
                   .... Theo hoa bay đến cuối trời,
                  Chắp đôi cánh đẹp rạng ngời như hoa.
                        Cuối trời xa, cuối trời xa !...
                   Tìm hương mộ đẹp la đà xác thơm.
                        Chưa may túi gấm chiều hôm,
                   Vùi nông một nắm tủi hờn phong lưu !...
              

                 Người xưa để lại một câu nói ý vị sâu xa để khuyên răn người đời là :


                        Đản tồn phương thốn thổ,      但存方寸土,
                        Lưu dữ tử tôn canh.               留與子孫耕。
Có nghĩa :
           Làm sao cũng phải chừa lại một tấc đất nào đó, để cho con cháu sau nầy có đất mà canh tác.


       Một tấc Ta ngày xưa chưa bằng được ba phân Tây bây giờ, thế thì một tấc đất làm sao mà canh tác ?! À, thì ra câu nói còn có " ý tại ngôn ngoại ". Đất là một thực thể chứng minh cho sự sở hữu ngày xưa, ai chiếm hữu đất nhiều thì người đó sẽ giàu có, sẽ là chủ đất đầy quyền uy. Nên đất được mượn để chỉ mọi vật chất qúy giá và khi dùng rộng ra thì chỉ cả những giá trị tinh thần nữa. Như câu "Quảng chủng phước điền 廣種福田" có nghĩa : Trồng cho rộng ra mảnh ruộng phước đức. Ruộng Phước đức không phải là mảnh ruộng có thật, mà là muốn khuyên ta nên làm nhiều chuyện phước để "để đức" lại cho con cháu. Nên câu nói " Đản tồn phương thốn thổ, lưu dữ tử tôn canh " có ý khuyên ta :


   - Làm việc gì đó, đừng qúa cạn tàu ráo máng, đừng qúa tuyệt tình, hãy chừa một chút gì đó để lại cho con cháu về sau. Như đừng qúa cậy thế hiếp người, đừng ví người khác vào bước đường cùng, hãy chừa cho người ta một con đường sống, biết đâu sau nầy cũng vì thế mà con cháu ta cũng được người khác niệm tình mà tha cho con đường sống như thế.

 

   - Đừng sử dụng hết những uy tín, tín dụng mà mình có được, phải biết chừa lại cho con cháu. Ví dụ như : Ta dùng uy tín và sự tín dụng của mình để lừa hết người nầy đến người khác để thủ lợi, thì con cháu sau nầy sẽ bị mang tiếng là "Con cháu của tên lừa đão", chẳng những mọi người không chịu kết giao giúp đỡ, mà còn không tin tưởng để giao phó công việc nữa. Con cháu sẽ không còn "chút đất nào để cày bừa" nữa cả !


     Nói theo trào lưu trước mắt là :
   - Phải biết yêu qúi và bảo vệ môi trường sống trước mắt, đừng quá phung phí không khí trong lành mà phải biết tiết chế để chừa lại phần nào môi trường và không khí trong sạch cho con cháu sau nầy !

     Nói theo bình dân mà ông bà ta thường nhắn nhủ : "Làm việc gì đó phải cho có hậu". Đừng làm việc đoản hậu, mà phải biết chừa cái hậu cho con cháu sau nầy. Đó là tất cả những gì mà cổ nhân đã gói ghém trong câu : " Đản tồn phương thốn thổ, lưu dữ tử tôn canh " là thế !

 

        

DCD_CungOan.jpg

Bà con vùng đồng bằng sông Cửu Long thường hay nói chơi với nhau rằng : " Làm cho lắm tắm cũng ở truồng !". Ý muốn nói dù cho thị phi thành bại gì hễ nhắm mắt buông xuôi thì đều "Nhập thổ vi an 入土為安" mà không thể mang theo thứ gì cả, như "tắm" thì làm sao mà "mặc đồ" cho được ! Bôn ba vất vả một đời, cuối cùng thì cũng đành chịu vùi sâu dưới ba tấc đất. Con người sống nhờ đất, chết lại về với đất, và cứ thế mà luân hồi mãi như Nguyễn Gia Thiều đã nói trong Cung Oán Ngâm Khúc:

 

                           Tuồng huyễn hóa đã bày ra đấy, 
                      Kiếp phù sinh trông thấy mà đau.

                           Trăm năm còn có gì đâu,
                    Chẳng qua một nắm cổ khâu xanh rì !

 

 

Xin được kết thúc bài phiếm luận " Thổ là Đất " ở nơi đây, và để thực hiện câu :


                           Đản tồn phương thốn thổ,     但存方寸土,
                           Lưu dữ tử tôn canh.              留與子孫耕。

     
xin mọi người hãy hỏa thiêu thân xác sau khi chết, để chừa lại tấc đất và môi trường sạch cho con cháu sau nầy!


                        Mong lắm thay !

Đỗ Chiêu Đức       

 

                                   HỎA là LỬA

                                                                DCD_Hoa.jpg

 

     Theo Phật giáo, cơ thể con người là do Tứ Đại : Phong Thủy Hỏa Thổ, tức là Đất Nước Gió Lửa kết hợp lại mà thành, nên bản thân con người đã có một phần tư là lửa ở trong đó rồi, ngọn lửa đó cứ âm ỉ mãi trong ngũ tạng lục phủ tạo nên sự ham muốn mãnh liệt mà ta gọi là Lửa Dục Vọng. Trong văn chương Phật giáo thì gọi nhẹ nhàng hơn : Lửa Lòng. Như cụ Nguyễn Du đã diễn tả tâm trạng của Thúy Kiều khi tu ở Quan Âm Các :


                                Cho hay giọt nước cành dương  
                         Lửa Lòng tưới tắt mọi đường trần duyên ...


và như lời của Thúy Kiều đã phân bua với Vương Viên Ngoại khi ông muốn nàng từ giả sư Giác Duyên để theo mọi người về nhà đoàn tụ :


                                 Sự đời đã tắt Lửa Lòng,
                         Còn chen vào chốn bụi hồng mà chi ?!

 

       " Tắt Lửa Lòng " còn là một tiểu thuyết tình cảm lãng mạn nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Công Hoan, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1933. Tác phẩm này nhanh chóng trở nên phổ biến, và rất nhiều người chuyển thể thành các vở kịch nói, phổ nhạc... trong số đó phải kể đến Soạn giả Trần Hữu Trang đã biên kịch lại và chuyển thể thành vở cải lương năm 1936 với tên của 2 nhân vật đi vào huyền thoại kịch nghệ Việt Nam là " Lan và Điệp ". Chuyện tình " Lan và Điệp "của Việt Nam ta có thể sánh ngang với chuyện tình " Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài " của Trung Hoa xưa, và còn có phần vượt trội hơn về mặt bình dân, được phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp quần chúng nhân dân. Nhớ khi xưa, yêu một cô bạn cùng trường, tôi cũng lấy chuyện tình Lan và Điệp để ví dụ :


                         Anh với em như Điệp với Lan,
                         Thanh mai trúc mã đẹp muôn vàn.
                         Vỏ vẻ thơ Đường anh đọc thấy,
                         Chuyện mình sao giống khúc Trường Can...


    Chả trách mối tình đầu học sinh tan vỡ theo khói mây như bao mối tình đầu khác !

                                           dcd_ngconghoan.jpg 

 

                  Trong Cung Oán Ngâm Khúc Nguyễn Gia Thiều cũng đã gọi ngọn lửa âm ỉ đốt trong lòng người cung nữ là Tâm Hỏa với các câu :


                        Ngọn tâm hỏa đốt dàu nét liễu, 
                        Giọt hồng băng thấm ráo làn son. 
                        Lại buồn đến cảnh con con, 
                        Trà chuyên nước nhất, hương đùn khói đôi !

 

         Trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du cũng mượn chữ Tâm Hỏa nói thành "Lửa Tâm" để tả ngọn lửa ghen tuông trong lòng của Hoạn Thư là:


                        Lửa Tâm càng dập càng nồng,
                  Trách người đen bạc ra lòng trăng hoa.

                        Ví bằng thú thật cùng ta,
                  Cũng dung kẻ dưới mới là lượng trên !

 

 

           Hỏa là Lửa, và là chữ Tượng Hình của một trong 214 bộ của Chữ Nho... Dễ Học, theo diễn tiến của chữ viết như sau :
 

               Giáp Cốt văn         Đại Triện          Tiểu Triện          Lệ Thư

                   DCD_Hoa_3.jpg

Ta thấy :
           Giáp Cốt Văn là hình tượng của một ngọn lửa được vẽ cách điệu để tượng trưng cho lửa, qua Đại Triện, Tiểu Triện dần dần diễn tiến thành chữ viết, cho đến Chữ Lệ thì đã định hình giống như chữ viết hiện nay HỎA 火 là LỬA. Có tất cả 407 chữ được ghép bởi bộ Hỏa nầy để chỉ những gì có liên quan tới Lửa như đèn đóm đuốc nến, nóng nực sáng sủa, nấu nướng chiên xào ... đều thuộc bộ Hỏa cả , Cho thấy là Lửa quan trọng biết bao trong đời sống của chúng ta.


         Lửa cháy đỏ rực, hừng hực với ngọn lửa đỏ bốc cao là Dương Hỏa, còn lửa cháy âm ỉ với ngọn lửa xanh dịu dàng chập choạng là Âm Hỏa. Nhưng dù âm dù dương thì lửa vẫn cho ánh sáng và sức nóng có thể thiêu đốt hoặc làm thay đổi hình dạng của những vật chất khác, kể cả Vàng cũng bị chảy thành chất lỏng, mặc dù ông bà ta nói " Vàng thật không sợ lửa ", cũng là để chỉ màu sắc của vàng không hề bị suy suyển mà thôi.

 

                    DCD_Hoa_4.jpg

                      Thiên Thượng Hỏa              Tích Lịch Hỏa 

 

         Theo Tử Vi đẩu số thì có 6 hình thức lửa, đó là : Thiên Thượng Hỏa 天上火 là Lửa trên trời là Lửa của Mặt Trời, Tích Lịch Hỏa 霹靂火 là Lửa Sấm sét là Lửa của điện chớp, Sơn Đầu Hỏa 山頭火 là Lửa đầu núi là Núi lửa, Sơn Hạ Hỏa 山下火 là Lửa dưới núi là Lửa cháy rừng, Lô Trung Hỏa 爐中火 là Lửa trong lò là Lửa nấu ăn và Phúc Đăng Hỏa 覆燈火 là Lửa của cây đèn dầu là Lửa dùng để thắp sáng. Nên được chia làm hai nhóm :
      * Thiên Thượng Hỏa 天上火, Tích Lịch Hỏa 霹靂火, Sơn Đầu Hỏa 山頭火 thì không kỵ thủy, không sợ nước, có nước lại càng nổ lớn cháy lớn hơn.
      * Sơn Hạ Hỏa 山下火, Lô Trung Hỏa 爐中火, Phúc Đăng Hỏa 覆燈火 thì gặp nước, gặp mưa đổ xuống là tắt queo ngay !

 

        Theo thần thọai xưa thì Lửa có 2 nguồn gốc như sau :


       * Toại Nhân 燧人, hay Toại Nhân thị 燧人氏, là người sáng tạo ra lửa trong Thần thoại Trung Hoa cổ đại, có thuyết xưng ông là một trong Tam Hoàng Ngũ Đế. Theo Cao Đài từ điển, Toại là khoan gỗ lấy lửa, còn Nhân là người.
        Theo Sách Hàn Phi tử - Ngũ Đố chép rằng: " Thời thượng cổ, dân ăn quả, củ, thịt sống nên bị đau bụng, bệnh tật rất nhiều. Có thánh nhân bổ củi để lấy lửa nấu chín thức ăn, dân ca ngợi tôn làm vua trong thiên hạ, hiệu là Toại Nhân thị ". Nhờ có Toại Nhân, loài người có lửa, không còn đứng ngang hàng với cầm thú như trước nữa.

 

       * Chúc Dung 祝融, vốn tên là Trọng Lê 重黎, sáng tạo ra cách nấu qua vật cách nhiệt như: nồi đất, ấm đất, niêu đất; khiến món ăn có mùi vị và thơm ngon hơn, ông lại nghiên cứu ra các chất để khi cần là có lửa ngay mà khỏi phải dùi cây hay mài đá nữa. Ví dụ như ông ép dầu lạc (dầu phọng) tích trữ làm chất cháy, hoặc chế ra ngọn đuốc để có thể giữ lửa và di chuyển được trong bóng tối. Ông giữ chức Hỏa Chính cai quản về việc chế tạo và sản xuất lửa trong thiên hạ với danh hiệu là Chúc Dung 祝融, được dân gian truyền tụng như là một ông Thần Lửa sau Toại Nhân.

         Từ sau khi La Quán Trung viết quyển Tam Quốc Chí có nhân vật Chúc Dung Phu Nhân là vợ của Man Vương Mạnh Hoạch, thì lại có thuyết cho thần lửa Chúc Dung là phái nữ, và có lẽ vì thế mà ta có từ " Bà Hỏa " để chỉ lửa củi hỏa hoạn chăng ?! Sau PHONG DI là " Dì Gió ", ta còn có CHÚC DUNG là " Bà Hỏa " nữa, cho thấy từ ngàn xưa Phái Nữ đã không phải là phái yếu đuối tầm thường !

                 DCD_Hoa_5.jpg

       Toại Nhân thị 燧人氏      Chúc Dung 祝融    Bà Hỏa Chúc Dung   

   

        Theo Dịch Lý Bát Quái về âm dương ngũ hành thì NAM PHƯƠNG BÍNH ĐINH HỎA. Bính là Dương hỏa, Đinh là Âm hỏa và đều thuộc Phương Nam, ăn với mùa hè là mùa nóng nực nhất trong năm, mùa của " Lựu phun lửa hạ..." thích hợp với các loài hoa màu đỏ rực như Hoa  Phượng, Hoa Đỗ quyên, hoa Thạch lựu... và như cụ Nguyễn Du đã chuyển mùa trong Truyện Kiều khi ông cho cô Kiều đi tắm :


                             Dưới trăng quyên đã gọi hè,
                        Đầu tường lửa lựu lặp lòe đâm bông.

                             Buồng the phải buổi thong dong,

                        Thang lan rủ bức trướng hồng tắm hoa.       

 

           Hỏa là lửa, lửa chẳng những mang lại sự ấm áp, mang lại ánh sáng cho con người, mà còn đưa con người ra khỏi cảnh sống hoang sơ ăn lông ở lổ lúc ban đầu nữa. Lửa còn mang lại những niềm vui, hạnh phúc cho con người khi trời đông gía rét mà được quây quần bên bếp lửa hồng ấm cúng của gia đình như lời ca trong bài "Về Dưới Mái Nhà" của Y Vân và Xuân Tiên :


                     "...Người ơi, mau về đây, 
                         về bên bếp hồng tay cầm tay...

                         Cười lên chan chứa tươi làn môi ...

                         nhớ phút vui đêm nay !

và...

                      ...Nhà ai trong chiều nay
                         Lửa đêm đốt hồng vai kề vai
                         Và nghe câu hát yêu đời ai
                         Hát mãi sao không nguôi..."


... và cái " bếp hồng " ấm áp hạnh phúc kia theo mãi trong tâm thức của những con người tha phương cầu thực như chúng ta mãi mãi cho đến trọn đời :

               Ơi,... nỗi lòng chan chứa, 
               Hỡi người ơi ... biết sao cho vừa... tình thương... của bếp hồng soi !

và bâng khuâng ray rức thiết tha hơn với ...


                     ...Chiều nay mưa còn rơi
                        Chiều nay bếp hồng đang còn say
                        Chiều nay vui sống trong tình yêu.
                        Nhớ phút vui không nguôi.


                Nào ai xa ngàn nơi.
                Kìa bao mái nhà đang chờ ai
                Kìa bao bếp hồng đang còn tươi
                Thương nhớ lên đầy vơi..."


         Ôi, qủa là những lời ca ray rức, não nuột làm xúc động lòng người xa xứ !... Bài hát " Về Dưới Mái Nhà " đã ăn sâu vào tâm thức của tôi khi tôi vừa mới lớn, khoảng cuối thập niên năm mươi của Thế Kỷ trước, lúc Tổng Thống Ngô Đình Diệm mới về nước chấp chánh, nên... đến bây giờ định cư trên đất Mỹ nầy, lời của bài hát càng âm ỉ râm rang hơn làm ray rức mãi lòng người viễn xứ như tôi, nhất là vào những ngày cận Tết với trời đông gía lạnh.....

 

         Trong thi ca cổ cũng vẽ nên một bức tranh ấm áp của những người bạn xa quê tìm đến với nhau trong những đêm xuân cận Tết với các nét chấm phá thật nên thơ như trong bài Hàn Dạ ( đêm lạnh ) của Đỗ Tiểu Sơn đời Tống :


                  寒夜客來茶當酒,     Hàn dạ khách lai trà đương tửu,
                  竹爐湯沸火初紅。     Trúc lô thang phất hỏa sơ hồng.
                  尋常一樣窗前月,     Tầm thường nhất dạng song tiền nguyệt,
                  才有梅花便不同。     Tài hữu mai hoa tiện bất đồng.   
Có nghĩa :
                Đêm đông bạn đến rượu thay trà,
                Quanh bếp than hồng nước mới pha.
                Bên cửa thường ngày trăng vẫn chiếu,
                Thêm cành mai nữa, nhớ quê xa !...

                         DCD_Hoa_6.jpg

                                         Đêm đông bạn đến rượu thay trà,

 

          Hỏa là Lửa, ngoài nghĩa Bếp Lửa ra, Hoả còn có nghĩa là Đèn Đóm, đèn đuốc thắp lên ban đêm để vui chơi trong cung như nàng cung nữ thất sủng nhìn về nơi có ánh đèn lửa tiệc tùng mà tủi thân tủi phận :


                  火照西宮知夜飲,    Hỏa chiếu Tây cung tri dạ ẩm
                  分明復道奉恩時。    Phân minh phúc đạo phụng ân thì.

                                                                     ( Tây Cung Thu Oán )
Có nghĩa :
                        Lửa chiếu Tây cung đang dạ tiệc,
                        Rõ ràng nơi đó hưởng ơn vua !


...và buồn như nàng cung nữ trong Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu :


                        Hóa công sao khéo trêu ngươi, 
                        Bóng đèn tà nguyệt tẻ mùi ký sinh.
 


  ... cũng là đèn lửa nhưng buồn vui có khác, và không chỉ có buồn vui, có những ánh đèn còn rất nên thơ, như đèn của lửa chài trong Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế :

 

                   江楓漁火對愁眠      Giang phong ngư hỏa đối sầu miên


mà Tản Đà đã diễn Nôm rất nên thơ là :


                            Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ...


           ... hay như hai ba đóm lửa lặp lòe của một bến đò xa xa trong đêm tối trong bài Đề Kim Lăng Độ của Trương Hỗ đời Đường :


                金陵津渡小山樓,    Kim Lăng tân độ tiểu sơn lâu,
                一宿行人自可愁。    Nhất túc hành nhân tự khả sầu.
                潮落夜江斜月裡,    Triều lạc dạ giang tà nguyệt lý
                兩三星火是瓜州。    Lưỡng tam tinh hỏa thị Qua Châu
Có nghĩa :
                      Kim Lăng bến nước cạnh đồi cao,
                      Lữ khách qua đêm tự cảm sầu.
                      Triều xuống trăng mờ chênh chếch chiếu,
                      Lặp lòe đóm lửa ấy Qua Châu !


           

DCD_Hoa_7.jpg

Trong cảnh đêm khi nước thủy triều đang xuống dưới ánh trăng nghiêng nghiêng mờ chiếu, thấp thoáng hai ba đóm lửa đèn nhà ai như những vì sao lạc kia, chính là bến đò Qua Châu đối diện đó vậy ! Qủa là một bức tranh chấm phá với cảnh đèn đóm trong đêm vô cùng nên thơ và thi vị !

 

          Lửa dịu dàng là thế, ấm áp là thế, nên thơ là thế... nhưng khi nổi " tam bành " thì " Bà Hỏa " hoạn đến không buông tha cho ai cả, không buông tha cho vật chất nào cả, mà thiêu rụi sạch sành sanh. Bão tố giật xập nhà cửa, nước lụt cuốn trôi nhà cửa, nhấn chìm ghe xuồng... nhưng cũng còn vớt vát lại được chút đồ đạc còn trôi nổi trên sông, chớ sau một cơn hỏa hoạn thì tất cả còn lại chỉ là đống tro tàn của dĩ vãng mà thôi !

           Lửa còn đi liền với chiến tranh với các từ Binh Lửa, Khói Lửa, Tên lửa, Đạn lửa hay Lửa Đạn là vùng lửa cháy đạn bay, là nơi tuyến đầu, nơi mà người ta bắn giết lẫn nhau, là các vùng Hỏa Tuyến 火線, nơi mà ban đêm luôn có " Những đóm mắt Hỏa Châu 火珠 " soi sáng chiến trường .  Tội nghiệp cho tuổi trẻ Miền Nam, tội nghiệp cho các anh lính trẻ Việt Nam Cộng Hòa như tôi  " xếp bút nghiên theo việc binh đao " để đêm đêm phải tâm sự cùng " Những ánh mắt Hỏa Châu " như trong bài hát của Nhạc sĩ Hàn Châu :

                     Có những đêm dài ... anh ngồi ...nhìn hỏa châu rơi ...
                     Nghe vùng tâm tư ... cháy đỏ ...xoay ngang lưng trời ...
                     Những đóm mắt hỏa châu, bừng lên trong màn tối ,
                     Như mắt em sáng ngời, theo anh đi ngàn lối ...
                     Những đêm không ngủ... anh ngồi tâm sự ...cùng hỏa ...châu rơi.....
 

          

         Qủa là tội nghiệp cho tuổi trẻ của Miền Nam khoảng thập niên 60-70 thế kỷ trước , tuổi trẻ của Việt Nam nói chung đã bị cuốn vào vòng chiến tranh ý thức hệ một cách oan uổng...


         Ngày xưa, gọi chiến tranh là Phong Hỏa 烽火, là những lửa khói bốc lên do chiến loạn, mà cũng là những lửa khói được đốt lên để báo hiệu chiến tranh đang diễn tiến đến nơi nào, là những Phong Hỏa Đài 烽火台 dùng để cảnh báo cho dân chúng hậu phương biết trước mà tránh xa và nhất là để cho quan binh hậu phương biết đường mà ứng phó. Nên Phong Hỏa là chiến tranh như Đỗ Phủ đã viết về chiến loạn do An Lộc Sơn gây ra :


                  Phong Hỏa liên tam nguyệt    烽火連三月


là Chiến tranh kéo dài suốt ba tháng liền... đã gây ra rất nhiều chết chóc khổ đau tang thương khắp chốn, huống chi cuộc chiến Nam Bắc Việt Nam kéo dài những ba mươi năm, nhân dân cả nước phải hứng chịu biết bao nhiêu là đau thương đồ thán do bom đạn gây ra !  

 

           Hỏa là Lửa, là Đèn đuốc là Đăng Hỏa 燈火. Hỏa là Tinh Hỏa 星火 là những vì sao lắp lánh trên trời, là Hỏa Tinh 火星 một trong 4 hành tinh của Thái Dương Hệ, có tên la-tinh là Mars. Theo khoa học giả tưởng trên Hỏa tinh có Người Hỏa Tinh và có sự sống như trên Trái đất. Hoả Tiển 火箭 là Tên Lửa, vừa là vũ khí sát thương, vừa là phương tiện chuyên chở trong và ngoài không gian. Hỏa Thạch 火石 là Đá lửa, đá dùng để đánh lửa. Hỏa Sơn 火山 là núi lửa, là Hỏa Diệm Sơn 火焰山. Hỏa Khanh 火坑 là Cái Hầm Lửa, từ dùng để chỉ các cô gái điếm sống cuộc sống đày đọa đồi trụy ngột ngạt như bị nhốt trong hầm lửa vậy, nên cụ Nguyễn Du đã gọi là "Lửa Nồng" khi cho cô Kiều phân tách để Thúc Sinh hiểu được là sống cảnh lẻ mọn bị vợ lớn ghen tuông hành hạ (giấm chua) còn tội nghiệp hơn là sống đời kỹ nữ nữa :

 

                          Cúi đầu luồn xuống mái nhà
                     Giấm Chua lại tội bằng ba Lửa Nồng !

 
          Hỏa còn dùng để chỉ vũ khí của quân đội như từ Hỏa Thương 火槍 là Súng Ống, Hỏa Dược 火藥 là Thuốc súng, Hỏa Lực 火力 là sức mạnh của vũ khí quân đội, Hỏa Tốc 火速 là Nhanh Chóng, Hỏa Công 火攻 là Tấn công bằng lửa, dùng lửa để Hỏa Thiêu 火燒 đốt cháy quân địch, như trận Hỏa Thiêu Xích Bích 火燒赤壁 của Khổng Minh Gia Cát Lượng đã đốt tiêu 81 vạn quân của Tào Tháo trên dòng sông Xích Bích vậy. Cuối cùng để nuôi sống quân đội hàng ngày còn có anh Hỏa Đầu Quân 火頭軍 mà sau nầy trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa gọi là Lính Nhà Bàn, còn Bộ đội Bắc Việt thì gọi là Anh Nuôi. 

           Ngoài trận hỏa công để đời nổi tiếng trong lịch sử thời Tam Quốc ra , còn một trận hỏa công rất đặc sắc nữa ở thời Xuân Thu Chiến Quốc, đó chính là Hỏa Ngưu Trận 火牛陣. Theo Sử Ký Điền Đan Liệt Truyện...


          Đời Yên Chiêu Vương, tướng Yên là Nhạc Nghị đem binh đánh Tề. Tướng Tề là Điền Đan cố giữ thành Tức Mặc. Năm 279 trước Công Nguyên, Yên Huệ Vương nối ngôi, Điền Đan dung kế ly gián để Yên vương dùng tướng Kỵ Kiếp thay cho Nhạc Nghị, đoạn lại dùng kế trá hàng để Kỵ Kiếp không phòng bị, rồi đang đêm gom hết cả ngàn trâu bò trong thành, buộc gươm đao nhọn vào sừng trâu, đuôi trâu buộc cỏ rơm có tẩm dầu, rồi đốt lửa lên, trâu bị nóng cắm đầu cắm cổ phóng về phiá quân Yên, lại cho 5000 lính cảm tử xung phong giết tới. Quân Yên đại bại, Kỵ Kiếp chết trận, Điền Đan thừa thế xua quân đánh chiếm lại hơn 70 thành đã bị mất.

 

         Vì tích Hỏa Ngưu Trận ở trên mà trong văn học Việt Nam có một bài thơ vịnh Con Trâu Già rất hay như sau :


                         Một nắm xương khô, một nắm da
                         Bao nhiêu cái ách đã từng qua
                         Đuôi cùn biếng vẫy Điền Đan hỏa
                         Tai nặng buồn nghe Nịnh Thích ca
                         Sớm thả đồng đào ăn đủng đỉnh
                         Tối về chuồng quế thở nghi nga
                         Có người toan giết tô chuông mới
                         Ơn đức vua Tề, lại được tha.

        Bài thơ trên có người cho là của cụ Huỳnh Mẫn Đạt, có người cho là của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến. Nhưng dù của ai thì đây vẫn là một bài thơ hay.

                                       DCD_Hoa_8.jpg 

                   Hỏa Thiêu Xích Bích           Hỏa  Ngưu  Trận

                 

         Hỏa là Lửa, nhưng Hỏa Kê 火雞 không phải là Con Gà Lửa mà là con Gà Tây, bình dân gọi là con Gà Lôi, ở Mỹ gọi là Turkey. Lễ Gà Lôi là Lễ Tạ Ơn của Mỹ (ngày Thứ Năm của tuần thứ 3 trong tháng 11), hằng năm dân Mỹ phải "hỏa thiêu" đến mấy triệu con Hỏa Kê nầy để ăn mừng. Hỏa Trùng còn gọi là Huỳnh Hỏa Trùng 螢火蟲, không phải là con sâu lửa mà là con Đom Đóm với ánh đèn lân tinh chớp sáng phía sau đuôi trên các ngọn cây bần ở quê tôi. Cũng như Hỏa Hầu 火候 không phải là con Khỉ Lửa, mà là chỉ cái tiêu chuẩn mức độ đạt đến cở nào. Như hấp bánh còn thiếu hỏa hầu nên bánh chưa thật chín thật ngon, Công phu luyện chưa tới hỏa hầu nên chặt cục gạch còn chưa bể hai... Hỏa Hầu cũng không phải là Tề Thiên Đại Thánh 齊天大聖, vì Tôn Ngộ Không 孫悟空 là con Thạch Hầu 石猴, con khỉ từ trong đá nứt ra, chứ không phải là con khỉ lửa; chỉ sau khi bị Thái Thượng Lão Quân đốt trong lò Bát quái bảy bảy bốn mươi chín ngày ra, thì Tôn Ngộ Không mới có được Hỏa nhãn Kim tinh 火眼金睛, có nghĩa : Con mắt rực như lửa và tròng mắt sáng như vàng có thể nhìn thấu mọi sự vật do yêu quái biến hình. Nhưng Hỏa Xa là Xe Lửa, Hỏa Long 火龍 thì lại là con rồng lửa chính hiệu có màu đỏ rực như lửa. Gần đây, người Hoa lại dùng từ Hỏa Oa 火鍋 là Cái Nồi Lửa để chỉ Cái Lẩu (cái Cù Lao) mà ta thường ăn khi có tiệc. 

   

      Theo phép tạo chữ Nho ngày xưa, một chữ Hỏa 火 là Lửa; 2 chữ Hỏa chồng lên nhau là Viêm 炎 là Nóng, ta có từ kép Viêm Nhiệt 炎熱 là Nóng nực; 3 chữ Hỏa ghép lại thành chữ Diễm 焱 là Lửa cháy rực rỡ, đọc là Diệm thì đồng âm với từ Hỏa Diệm Sơn 火焰山 là Núi Lửa, HỎA DIỆM SƠN còn là từ dùng để chỉ các bà các cô có thân hình với 3 vòng thật "nóng", thật gợi cảm, thật bốc lửa !  

 

                      Những thành ngữ có chữ Hỏa 火 mà Hoa Việt đều thông dụng là :


 * Hỏa thượng gia dầu 火上加油 : Ta nói là "Lửa cháy thêm dầu" hay là "Đổ thêm dầu vào lửa", ý nói đã không chửa cháy mà còn làm cho nó cháy lớn thêm hơn ! 


 * Hỏa hải đao sơn 火海刀山 : Ta nói là "Núi đao biển lửa" để chỉ những nơi vô cùng nguy hiểm, những chỗ mất mạng như chơi !


 * Can sài liệt hỏa 乾柴烈火 : là Củi khô lửa mạnh, ta nói là "Lửa gần rơm" lâu ngày cũng bén.


 * Sấn hỏa đả kiếp 趁火打劫 : Thừa lúc lửa cháy để cướp đồ của người khác, ta nói là " Thừa nước đục thả câu".


 * Phong hỏa liên niên 烽火連年 : Chiến tranh năm nầy liền năm khác, ta nói là " Chiến tranh dai dẳng" như cuộc nội chiến của Việt Nam ta ngày xưa làm cho quân dân đều chán ngán.

 

         Trong Tăng Quảng Hiền Văn cũng có những câu ngạn ngữ rất thực tế như :


                   Viễn thủy nan cứu cận hỏa,     遠水難救近火,
                   Viễn thân bất như cận lân.      遠親不如近鄰。
Có nghĩa :
                 Nước xa không thể cứu được lửa gần ,
                 Bà con xa không bằng láng giềng gần.

 Hay như câu :

                    Thành môn thất hỏa,      城門失火,
                    Ương cập trì ngư.           殃及池魚。 
Có nghĩa :
               Cửa thành bị lửa cháy, bị hỏa hoạn, thì làm cho lũ cá ở trong ao cũng bị tai ương, bị vạ lây, vì... người ta sẽ vét hết nước ở trong ao để chửa lửa, nên cá sẽ không còn nước để sống nữa ! Giới bình dân gọi là : "bị văng miểng", bị họa lan can !

 

         Hỏa là Lửa cũng như Mộc là Cây là 2 nhân tố không thể thiếu trong đời sống con người. Hỏa là Đăng Hỏa 燈火 là Đèn đóm để thắp sáng; là Hỏa Lô 火爐 là cái Lò lửa để nấu ăn. Trong thời đại văn minh hiện nay ta còn có Điện Lô 電爐 là Lò điện, Mai Lô 煤爐 là Lò Gas... Lửa còn dùng để sưởi ấm, nấu nướng chiên xào, chế biến thức ăn, xúc tác phản ứng hóa học trong phòng thí nghiệm, để luyện kim... kể cả những hoạt động vui chơi như Bắn pháo bông, Đốt lửa trại... đều không thể xa rời được lửa. Thử nghĩ nếu một ngày không có lửa thì cuộc sống sẽ ra sao và thế giới nầy sẽ ra sao ?!

 

        Những đêm nguyện cầu, những đêm thắp nến, đều nhờ vào ngọn lửa của ánh nến để thắt chặc thêm tình đoàn kết, để ung đúc thêm ý chí đấu tranh, để càng hạ quyết tâm phấn đấu hơn để đạt mục đích cuối cùng. Ta hãy nghe lại lời của bài hát Nhạc Rừng Khuya mà nhạc sĩ Lam Phương đã sáng tác khi ông còn chưa đầy 20 tuổi :


             ... Bập bùng bấp bung ...đêm khuya thêm não nùng... 
                 Lửa càng bừng cháy, siết tay nhau... chúng ta cùng múa 
                 quanh lửa hồng... cháy trong rừng khuya
 
và...
             ... Lửa cháy, hăng lửa giục lòng dân ...đoàn kết 
                 Lửa reo, vang lửa gào lòng ta ...nguồn sống 
                 Lửa Tự Do ...muôn năm vẫn reo ...rừng ơi !

 

                Trở lại với đề tài lúc ban đầu, theo quan niệm của Phật Giáo, cơ thể con người là do TỨ ĐẠI : Đất Nước Gió Lửa khi đã đủ cơ duyên thì kết hợp lại mà thành, nên khi chết đi thì thân Tứ Đại sẽ trả về cho Tứ Đại. Nhớ năm 1963 khi Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu xong thì còn lại ... trái tim vẫn không chịu cháy trong  lò thiêu lên đến 4000 độ C tại Đài hỏa táng An dưỡng địa ở Phú Lâm (Sài Gòn). Thì ra, vẫn có những cái mà lửa không thể thiêu rụi được, đó là Trái Tim của đấu tranh, tức là Ý Chí Đấu Tranh thì không có ngọn lửa nào thiêu rụi được cả ! Xin được mượn 2 câu thơ sau đây trong bài thơ ca ngợi Hoà thượng Thích Quảng Đức để kết thúc cho bài phiếm luận nầy :


                          Thân Tứ Đại trả về Tứ Đại,
                          Tim của ngài tồn tại thế gian !


       Lửa là Hỏa và Hỏa là Lửa. Lửa thiêu rụi tất cả, nhưng không thể thiêu rụi được Tinh thần đoàn kết và ý chí đấu tranh !


Đỗ Chiêu Đức

 

 

Nên gọi

            QUAN ÂM hay QUÁN ÂM

 

DCD_QuanAm.jpg 

                  Những năm gần đây, hầu như tất cả các chùa chiền, tăng ni, cư sĩ, Phật tử ... kể cả trong nước lẫn ngoài nước, đều có thói quen gọi QUAN Thế Âm Bồ Tát thành QUÁN (có dấu SẮC) thế Âm Bồ Tát ?!


         Mới nghe một hai lần đầu, tôi cứ ngỡ là người ta đọc sai, đọc lộn âm, nhưng chẳng những tín đồ Phật tử, cư sĩ tăng ni mà ngay cả các Tỳ kheo Đại đức, Thượng tọa Cao tăng khi tụng kinh hay đăng đàn thuyết giảng, hễ có dịp nhắc đến QUAN Âm Bồ Tát thì đều đọc là QUÁN Âm Bồ Tát cả !


        Tôi vô cùng ngạc nhiên, ngạc nhiên hết sức... Không biết tại sao Phật hiệu Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT nghe hiền hòa là thế, từ bi là thế, êm tai là thế, bỗng dưng lại bị bỏ thêm cái Dấu Sắc vô duyên nghe chói tai muốn chết ! Ấy thế, mà tại sao mọi người đều nghe theo và đọc theo cái Phật hiệu chói tai có dấu sắc kia ?!  

 

        Theo "Chữ Nho...Dễ Học" thì chữ Quan 觀 là chữ thuộc dạng Hình Thanh theo diễn tiến của chữ viết như sau :  

 

             Chung Đỉnh Văn     Đại Triện    Tiểu Triện      Lệ Thư

                             DCD_Apr19_Quan.jpg

Ta thấy :
         Từ Chung đình văn cho đến Đại triện, Tiểu triện diễn tiến cho đến Lệ Thư đều do chữ QUÁN 雚 (một loại Lát để dệt chiếu, đệm) dùng làm ÂM kết hợp với Bộ KIẾN 見 là Thấy, là Gặp để chỉ Ý đúng theo phép tạo chữ của HÀI THANH (còn gọi là HÌNH THANH). Nên chữ 觀 được đọc là :


  * QUAN thì có nghĩa là Nhìn Ngắm, Xem Xét, như Tham quan 參觀, Quan sát 觀察... là Cách nhìn, như Quan Niệm 觀念, Quan Điểm 觀點...

     Nếu đọc là :
  * QUÁN thì có nghĩa là Cái chùa của các đạo sĩ ở và tu, như Bạch Vân Quán 白雲觀, Tử Dương Quán 紫陽觀...

 

        Nhưng để truy nguyên tìm hiểu nguyên nhân của cái "dấu sắc" vô duyên kia, tôi còn tìm lật các Tự điển, Từ điển... À, thì ra chữ QUAN 觀  là Xem xét còn được đọc là QUÁN với nghĩa Xét thấu theo các tài liệu sau đây (chỉ trích những phần có liên quan) : 

 

 * Từ điển Hán Nôm :

    QUAN 觀 là...
       - xem, quan sát.
  1. (Động) Xem xét, thẩm thị, Ngắm nhìn, thưởng thức. 
  2. (Danh) Cảnh tượng, quang cảnh, Cách nhìn, quan điểm, quan niệm.
  3. Một âm là "Quán". (Động) Xét thấu, nghĩ thấu. ◇Bát-nhã ba-la mật-đa tâm kinh 般若波羅密多心經: "Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách" 觀自在菩薩行深般若波羅蜜多時, 照見五蘊皆空度一切苦厄 Bồ Tát Quán Tự Tại, khi tiến sâu vào Tuệ Giác Siêu Việt, nhận chân ra năm hợp thể đều là (tự tánh) Không, liền độ thoát mọi khổ ách.

 

* Từ điển Thiều Chửu :
       Giải thích âm QUÁN như sau :
       QUÁN : là Xét thấu, nghĩ kĩ thấu tới đạo chính gọi là quán. Như Chỉ Quán 止觀 yên định rồi xét thấu chân tâm, như Kinh Dịch 易經 nói Quán ngã sinh vô cữu 觀我生無咎 xét thấu cái nghĩa vụ của đời ta mới không mắc vào tội lỗi. Đạo Phật có phép tu dùng tai mà xem xét cõi lòng, trừ tiệt cái mầm ác trở nên bậc Vô thượng, nên gọi là phép quán 觀. Như Quan âm bồ tát 觀音菩薩, vì ngài tu bằng phép này, sáu căn dùng lẫn với nhau được, mắt có thể nghe được, nên gọi là Quán thế âm 觀世音.  

   

         À, thì ra QUAN 觀 là Xem Xét, là Nhìn Ngắm... Nếu đọc là QUÁN thì có nghĩa là Xét Thấu, Nghĩ Thấu... Nhưng suy cho cùng thì Xét Thấu Nghĩ Thấu đều là nghĩa phát sinh của Xem Xét Nhìn Ngắm ra mà thôi ! Và QUÁN còn là một phép tu tập về lục căn như có thể dùng tai để nhìn và dùng mắt để nghe được... Như trong "Bát-nhã ba-la mật-đa tâm kinh 般若波羅密多心經 "..vv.. và..vv...  Nhưng,
        Ở đây tôi không nói về phép tu tập (Vì tôi có biết gì đâu mà nói ), tôi chỉ thắc mắc, ray rức không hiểu vì sao một Phật hiệu của một Bồ Tát khả kính đọc lên nghe êm ái nhẹ nhàng là QUAN THẾ ÂM Bồ Tát lại bị ai đó hô hào rồi thô bạo thêm dấu sắc vào thành QUÁN THẾ ÂM nghe thật trúc trắc chói tai. Nếu bảo là gọi cho đúng cái con đường tu tập của Bồ Tát thì càng sai hơn, vì Phật hiệu là cái tên gọi, còn con đường tu tập là cái việc làm. Hơn nữa cái Phật hiệu đại từ đại bi Cứu khổ Cứu nạn QUAN THẾ ÂM Bồ Tát mà mọi người còn gọi một cách thân mật gần gũi với cuộc sống hơn là Mẹ Hiền Quan Âm đã có từ hơn một ngàn năm trăm năm nay, từ thời Bắc Chu của Nam Bắc Triều ( 420-589 ) đời vua Diệu Trang Vương với Quan Âm Diệu Thiện và trên hai trăm năm với truyện nôm Quan Âm Thị Kính của ta dưới triều nhà Nguyễn (1802---). Phật hiệu QUAN ÂM BỒ TÁT đã đi sâu vào lòng quần chúng nhân dân, đã ăn sâu vào tâm khảm của muôn vạn tín đồ Phật tử, thì tại sao lại phải vì một lý do nào đó mà thêm vào "Dấu Sắc" cho trúc trắc khó đọc và nghe không êm ái chút nào cả !

 

         Xin được lạm bàn về Phật hiệu QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT. Như các Từ điển nêu trên...


       QUAN 觀 là Quan sát, là Xem xét. THẾ 世 là Thế giới, là Cuộc đời nầy. ÂM 音 là Âm tín, Âm hao. Vậy thì...
       QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT 觀世音菩薩 là vị Bồ Tát quan sát xem xét hết những âm tín âm hao của cuộc đời nầy, của cả thế giới nầy, để cứu khổ cứu nạn với tấm lòng đại từ đại bi của mình cho tất cả chúng sinh. Vì thế mà ta thường nghe mọi người niệm câu " Nam mô Đại từ Đại bi Cứu khổ Cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát " với một tấm lòng thuần thành và lắng lòng với Mẹ Hiền QUAN ÂM nhẹ nhàng êm ái. Nhưng nếu đọc là QUÁN ÂM thì vừa khó nghe, vừa chói tai lại vừa có vẻ Bá Đạo nữa, vì ...

 

      Âm QUÁN dễ làm cho người ta liên tưởng và hiểu lầm thành...


    * QUÁN 冠 : là Bao trùm, Phủ trùm, như từ Quán Quân 冠軍 là Bao trùm cả Tam quân, là Hạng Nhất. Ngày xưa chỉ có những cuộc thi đua so tài trong quân đội, nên từ Quán Quân là Hạng Nhất được sử dụng thông dụng cho đến hiện nay. Nếu hiểu nhầm QUÁN THẾ ÂM là chữ QUÁN 冠 nầy, thì QUÁN THẾ 冠世 có nghĩa là Bao trùm cả thế giới, là Hạng Nhất ở trên đời nầy ! Nên tôi nói có vẻ Bá Đạo là thế, không thích hợp với Mẹ Hiền Quan Âm chút nào cả ! Còn như hiểu nghĩa... 

 

    * QUÁN 貫 là Quán Triệt 貫徹, Quán Xuyến 貫穿, là Xuyên suốt, thì QUÁN THẾ 貫世 là Xuyên suốt lo toan cho cả thế giới, nên có vẻ ôm đồm hết mọi việc của người đời. Mẹ Hiền Quan Âm chỉ Cứu khổ cứu nạn để giúp cho con người thoát khỏi bể khổ bến mê, chớ không phải ôm đồm làm hết mọi việc cho người đời. Còn nếu phát âm theo dân Nam Kỳ Lục Tỉnh chúng tôi không phân bịêt có "g" hay không "g" mà đọc là QUÁNG thành QUÁNG ÂM thì lại càng tội lỗi hơn ! Cho nên...

      Thiết nghĩ, QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT là tên gọi của Phật Bà Quan Âm đã hơn ngàn năm nay, đã thành TẬP QUÁN NGÔN NGỮ là thói quen của tiếng nói, đã ăn sâu vào tâm thức của mọi người kể cả những người không phải là tín đồ Phật Giáo thuần túy như tôi, nhưng trong đời sống ở làng quê thôn xóm với ngôi chùa ở đầu thôn hay cuối làng, mọi người đã quen rồi với từ Quan Âm Bồ Tát, nay bỗng dưng lại đổi thành Quán Âm Bồ Tát; Mẹ Hiền Quan Âm thành Mẹ Hiền Quán Âm, nghe chua xót và ngỡ ngàng làm sao ấy ! Đã là thói quen của TẬP QUÁN NGÔN NGỮ, sao ta không duy trì giữ nguyên mà lại thay đổi một cách không cần thiết như thế ? Vì mọi người, mọi tín đồ bình dân đâu cần biết đến cái phép tu tập, cái lối tu tập hay cái con đường tu tập của các bậc cao tăng chính giác mà chi, họ chỉ biết Quan Âm Bồ Tát là Mẹ Hiền Quan Âm cứu khổ cứu nạn mà thôi !    

   Nhớ...
        Khoảng giữa năm 1994, dân Sài Gòn đọc được một bài đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng của Giáo Sư Lương Duy Thứ, Trưởng Khoa Trung của Đại Học Tổng Hợp vừa chuyển sang thành Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn (Vốn là Đại Học Văn Khoa Sài Gòn cũ), nội dung bài báo đề cập đến việc nên dùng từ "CHÚNG CƯ 眾居" thay thế cho từ " CHUNG CƯ " với lý do CHUNG CƯ là từ kép được thành lập theo văn phạm Hán Việt, vì Tính Từ đứng trước Danh Từ cho nên cả 2 từ phải đều là Hán Việt. Thế mà từ CHUNG 終 Hán việt không có nghĩa là Chung chạ mà có nghĩa là Cuối cùng. Nên CHUNG CƯ 終居 không phải là nơi nhiều người ở chung mà là nơi ở Cuối Cùng, tức là mồ chôn hay nghĩa địa. Vậy phải đổi từ CHUNG CƯ 終居 thành CHÚNG CƯ 衆居 thì mới ổn.Vì CHÚNG 衆 là Quần Chúng 群眾, nên CHÚNG CƯ 衆居 mới là nơi Nhiều người cùng ở chung. Sau đó, các báo, đài đều hưởng ứng dùng từ CHÚNG CƯ thay thế cho CHUNG CƯ, nhưng , chỉ một thời gian sau và mãi cho đến hiện nay, đã hơn 20 năm qua , thì... đâu vẫn hoàn đấy ! Tập thể Quần Chúng nói tiếng Việt vẫn thích dùng từ CHUNG CƯ hơn là CHÚNG CƯ ! Tại sao ? Vì CHUNG CƯ là từ viết tắt của nhóm từ 4 chữ "CÙNG CHUNG CƯ NGỤ", hơn nữa từ CHÚNG CƯ nghe nó chỏi cái lổ tai làm sao ấy !. Nên, trước mắt tất cả báo đài đều quảng cáo cho các CHUNG CƯ CAO CẤP, chớ không phải CHÚNG CƯ nữa, như CHUNG CƯ CAO CẤP Phú Mỹ Hưng chẳng hạn !  

 

       Trở lại với Phật hiệu QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT, thiết nghĩ giới Phật tử quần chúng bình dân đã quen miệng với các cách gọi thân thương là :
    - Quan Âm Bồt Tát,
    - Phật Bà Quan Âm,
    - Mẹ Hiền Quan Âm....
đã thành một Tập Quán Ngôn Ngữ rồi, nếu bây giờ phải gọi Bà Quan Âm là Bà QUÁN Âm thì nghe rất chướng tai và... không giống ai cả ! Nên, theo thiển ý thì...
     Khi tu tập hay khi nghiên cứu về giáo lý cao siêu của Phật Giáo thông qua các phép, các cách hay các con đường tu tập thì qúy Tỳ Kheo Đại Đức Thượng Tọa hay Hòa Thượng ... muốn gọi sao thì gọi, nhưng khi thuyết giảng giáo pháp trước quần chúng nhân dân thì nên giữ theo lối gọi truyền thống trước đây là QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT, chứ đừng cho máy phóng thanh cứ oang oang là " QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT" như chọc vào tai của muôn vạn người nghe một cách bá đạo và khó chịu vô cùng !

       Trên đây chỉ là những suy nghĩ cá nhân của người viết thông qua những phản ánh của bạn bè thân hữu chung quanh, xin chân thành gởi đến các vị chức sắc trong Giáo Hội Phật Giáo và quảng đại thiện nam tín nữ trong và ngoài nước để cùng nhau trao đổi và góp ý về tên gọi của một vị Bồ Tát rất gần gũi thân thương với tất cả chúng sinh còn chìm đắm trong biển khổ !

         Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn QUAN THẾ ÂM Bồ Tát Ma Ha Tát !

 

                                                                                        
                                                                                           Đỗ Chiêu Đức

 

 

 Tùng Thiện Vương và các thi nhân đời Đường  

 

                   

                 DCD_VuongDuyTungThienVuongLybach.jpg

              VƯƠNG DUY     TÙNG THIỆN VƯƠNG        LÝ BẠCH

 


           Tùng Thiện vương là con trai thứ 10 của Minh Mạng, sinh ngày 24 tháng 10 năm Kỷ Mão (tức 11 tháng 12 năm 1819) tại cung Thanh Hòa trong cấm thành Huế. Mẹ ông là Thục tần Nguyễn Thị Bửu (阮氏寶), người Bình Chương, Gia Định, con gái của Tư không Nguyễn Khắc Thiệu (阮克紹), rất giỏi chữ nghĩa.

           Thuở lọt lòng, ông được ông nội đặt tên là Hiện (晛). Đến năm 1832, khi đã có Đế hệ thi, ông được cải tên là Nguyễn Phúc Miên Thẩm (阮福绵审).

           Ông nội ông là Gia Long rất vui mừng, thưởng liền 10 lạng vàng. Khi còn nhỏ, tính hay khóc, Thục tần rất lo mà không biết thế nào. Bỗng có đạo sĩ nói rằng: "Đây là sao Thái Bạch Kim Tinh giáng sinh, làm lễ tiễn thì khỏi.". Sau làm lễ, quả nhiên khỏi hẳn.

          Năm 1839, ông được phong làm Tùng Quốc công (從國公), mở phủ ở phường Liêm Năng, bên bờ sông An Cựu, Huế.

         Năm 1854, ông được gia phong Tùng Thiện công (從善公). Năm 1858, ông mua 12 mẫu ruộng ở xã Dương Xuân, làm nhà ở gọi là Phương Thốn thảo đường.

         Năm 1865, ông giữ chức Tả Tôn Nhân phủ, trong thời gian này xảy ra sự biến giặc Chày vôi. Trước đó, ông đã gả con gái là Thể Cúc cho Đoàn Hữu Trưng, một thanh niên ở làng An Truyền (tức làng Chuồn). Năm 1866, Hữu Trưng ngầm làm cuộc nổi dậy nhằm lật đổ Tự Đức. Việc thất bại, Hữu Trưng và nhiều người bị hành hình. Mặc dù trước đó, Hữu Trưng đã lấy cớ vợ cư xử trái lễ với mẹ chồng mà trả về để tránh liên lụy cho nhà vợ, Miên Thẩm cũng trói cả con gái và cháu ngoại, quỳ dâng sớ xin chịu tội.

         Tự Đức không kết tội chỉ nói ông: "Chọn rể không cẩn thận để mất thanh danh, nay trừ bổng trong tám năm". Suốt những năm bị trừ bổng ấy, ông lên ngôi chùa cổ Từ Lâm hoang tàn ở xã Dương Xuân làm nơi cư ngụ, vợ con phải canh tác trồng cây quả đem ra chợ bán để có cái ăn hàng ngày.

         Ông mất ngày 30 tháng 3 năm Canh Ngọ (tức 30 tháng 4 năm 1870), lúc 51 tuổi. Thụy là Văn Nhã (文雅). Năm 1878, ông được Tự Đức gia tặng là Tùng Thiện Quận vương (從善郡王).

        Năm 1936, Bảo Đại mới truy phong ông là Tùng Thiện vương (從善王), tước vị mà ngày nay người ta quen gọi.

        Tùng Thiện Vương là bạn thơ chí tình của Cao Bá Quát

                                                                         ( Nguồn gốc :  Wikipedia VN )

 

       Vua Tự Đức, ông vua rất có văn tài đã từng khen :


                  "Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán           文如超适無前漢,
                   Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường"     詩到從绥失盛唐。


      Sau đây ta hãy thử so sánh thơ của Tùng Thiện Vương với các nhà thơ lớn của các đời Đường, để thấy được cái hay của mỗi bên và để thấm thía hơn với lời bình phẩm nhận xét của ông vua tài hoa văn nghệ : " Thi đáo Tùng,Tuy thất thịnh Đường !".

 

                          
DCD_Lieu.jpg1. 

        柳                         LIỄU
去歲春殘黃鳥歸,      Khứ tuế xuân tàn hoàng điểu quy,
秋容憔悴月明知.      Thu dung tiều tụy nguyệt minh tri.
東風昨夜吹何處,      Đông phong tạc dạ xuy hà xứ ?
更惹新愁上曉眉.      Cánh nhạ tân sầu thướng hiểu my.

                                                          Tùng Thiện Vương

CHÚ THÍCH :
  * Khứ Tuế : là Năm Ngoái, năm trước, giống như chữ Khứ Niên vậy.
  * Hoàng Điểu : là Con chim vàng, chỉ chim Hoàng Oanh.
  * Nhạ : là Vây đến, Đụng đến, Ghẹo đến... cũng có nghĩa là Nhuốm lấy, Rước lấy...
  * Hiểu My : là Chân mày buổi sáng( chưa kịp vẽ )


Diễn Nôm :
                          LIỄU
         Năm ngoái xuân tàn oanh vội bay,
         Dáng thu tiều tụy mảnh trăng soi.
         Đêm qua gió cuốn về đâu nhỉ ?
         Lại rước thêm sầu liễu sáng nay !

Lục bát :
         Xuân tàn oanh vội bay về,
         Nét thu tiều tụy não nề trăng soi.
         Đêm qua gió thổi nhà ai,
         Sáng nay sầu đượm nét ngài ủ ê !

                                       Đỗ Chiêu Đức

 

 

    * Sau đây là bài " Mộ xuân quy cố sơn thảo đường 暮春歸故山草堂 của Tiền Khởi 錢起 đời Đường :


           谷口春殘黃鳥稀,     Cốc khẩu xuân tàn hoàng điểu hi,
           辛夷花盡杏花飛。     Tân di hoa tận hạnh hoa phi.
           始憐幽竹山窗下,     Thủy lân u trúc sơn song hạ,
           不改清陰待我歸。     Bất cải thanh âm đãi ngã quy.


CHÚ THÍCH :
  * Cốc : là Sơn Cốc, là Thung lủng núi. Nên Cốc Khẩu là Đường đi vào thung lủng núi.
  * Hoàng Điểu : chỉ Chim Hoàng oanh.
  * Tân Di Hoa : là Hoa của cây Mộc lan, còn gọi là Vọng Xuân Hoa 望春花, nở trước hoa Hạnh.
  * Lân : ở đây không có nghĩa là Tội nghiệp, mà là Thương, là Thích.
  * Thanh Âm : là Hình dung từ, chỉ Cây cối xanh tươi mát mẻ.

 

DIỄN NÔM :
         Cửa núi xuân tàn oanh biếng ca,
         Tân Di hoa rụng hạnh la đà.
         Thương thay song cửa rừng tre trúc,
         Mát mẻ như xưa đợi đón ta.
Lục Bát :
         Xuân tàn núi vắng oanh ca,
         Mộc lan rụng hết hạnh hoa bay đầy.
         Trước song rừng trúc phủ dày,
         Thanh u mát mẻ đợi ngày đón ta !

                                            Đỗ Chiêu Đức

          Cũng là chim hoàng oanh, nhưng khi xuân tàn chim hoàng oanh của Tùng Thiện Vương bay về tổ chỉ còn lại nét thu tiều tụy dưới bóng trăng soi, lại không biết gió xuân tối đêm qua thổi về đâu, nên sáng nay lại rước thêm nổi sầu bâng quơ lên mi mắt ! Còn Tiền Khởi đời Đường thì khi xuân tàn đã vắng tiếng chim hoàng oanh thì ông quay về bên song cửa sổ giữa rừng tre trúc mát mẻ luôn luôn sẵn sàng chào đón ông về khi ngoài trời hoa Mộc Lan đã tàn và hoa hạnh đang la đà bay theo gió !
          Mỗi người mỗi vẻ đều nên thơ và có nét thi vị riêng của mình.

DCD_Sen.jpg               

 2. 

     淥水                 LỤC THỦY

淥水青山常在,     Lục thủy thanh sơn thường tại,
孤雲野鶴同飛。     Cô vân dã hạc đồng phi.
短艇柳邊客釣,     Đoản đĩnh liễu biên khách điếu,
小橋月下僧歸。     Tiểu kiều nguyệt hạ tăng quy.

                                                     Tùng Thiện Vương


CHÚ THÍCH :


 * Lục Thủy : là Dòng nước trong. Chữ LỤC 淥 có 3 chấm thủy 氵, có nghĩa là Trong trẻo. Chữ LỤC 綠 có bộ Mịch 糸 là sợi tơ mới có nghĩa là Màu Xanh. 
 * Đoản Đĩnh : là chiếc xuồng con.


DIỄN NÔM :

                 Nước biếc núi xanh còn đó,
                 Mây đơn hạc lẻ cùng bay.
                 Xuồng con thả câu bờ liễu,
                 Sư về cầu nhỏ trăng lay !
Lục Bát :
             Núi xanh nước biếc còn đây,
             Hạc đơn mây lẻ cùng bay ven trời.
             Xuồng con bờ liễu câu hời,
             Dưới trăng cầu nhỏ sư hồi thiền môn.

                                                      Đỗ Chiêu Đức


           

          Thi Tiên Lý Bạch đời Đường cũng có một bài LỤC THỦY KHÚC, nhưng mượt mà ướt át hơn của Tùng Thiện Vương nhiều. Mời xem bên dưới :   

      

*  Sau đây là bài LỤC THỦY KHÚC của Lý Bạch đời Đường : 


              淥水曲                Lục Thủy Khúc


           淥水明秋月,     Lục Thủy minh thu nguyệt
           南湖採白蘋。     Nam hồ thái bạch tần.
           荷花嬌欲語,     Hà hoa kiều dục ngữ,
           愁殺盪舟人。     Sầu sát đãng chu nhân.
                        李白                          Lý Bạch


CHÚ THÍCH :
 * Lục Thủy Khúc :Là Tên của một khúc hát xưa, có nghĩa là Khúc hát về Dòng Nước Trong.
 * Nam Hồ : là Phía nam của Động Đình Hồ.
 * Bạch Tần : Một loại rau nổi trên mặt nước có hoa màu trắng như rau muống, rau ngổ vậy.
 * Hà Hoa : là Hoa Sen, tức là Liên Hoa 蓮花 đó.
 * Sầu Sát : chữ SÁT 殺 đứng sau Động từ là Trạng từ chỉ Mức độ, có nghĩa như Rất, Rất là. Nên Sầu Sát có nghĩa là Rất buồn, là Buồn muốn chết !

 * Đãng Chu Nhân : là Người chèo thuyền, người bơi xuồng.

NGHĨA BÀI THƠ :
          Dòng nước trong trẻo làm cho trăng thu như sáng hơn lên, ta thả thuyền ở phía nam Hồ Động Đình để hái rau bạch tần. Nhìn thấy bông sen nở trên hồ thật đẹp thật sống động như muốn nói chuyện cùng ta, làm cho ta cảm thấy buồn muốn chết đi được vì ta không thể nào đối thoại được với hoa.

DIỄN NÔM :

                     LỤC THỦY KHÚC


                Nước trong sáng trăng thu,
                Bạch tần hồ nam hái,
                Sen đẹp như muốn nói,
                Sầu chết người đãng chu !
Lục bát :
               Nước trong làm sáng trăng thu,
               Rau tần tìm hái bên hồ phía nam.
               Lá xanh bông trắng nhị vàng,
              Tựa như muốn nói sầu sang người chèo !

                                                          Đỗ Chiêu Đức

 

           Nhưng bài thơ của Tùng Thiện Vương là bài thơ 6 chữ, lại làm cho ta nhớ đến bài "Quy Sơn Tác 歸山作" của Cố Huống 顧況 đời Đường :


               心事數莖白髮,    Tâm sự sổ kinh bạch phát,
               生涯一片青山。    Sanh nhai nhất phiến thanh sơn 
               空林有雪相待,    Không lâm hữu tuyết tương đãi,
               古道無人獨還。    Cổ đạo vô nhân độc hoàn.


CHÚ THÍCH :
  * Quy Sơn : là Về núi, ý nói đi ở ẩn.
  * Kinh : là Sợi. Sổ Kinh : là Mấy sợi.
  * Sanh Nhai : là Mưu sinh để sinh sống.  

 

DIỄN NÔM :
                  Tâm sự, lơ thơ tóc bạc,
                  Sinh nhai, một dãy núi xanh.
                  Bầu bạn, núi không tuyết trắng,
                  Đường về, một bóng vắng tanh.


         Âm điệu của thơ 6 chữ vừa dứt khoát vừa khẳng định một cách mạnh mẽ, chính xác, cứng rắn nhưng cũng không kém phần thi vị. 

 3.

   金井怨          KIM TỈNH OÁN


美人照金井,   Mỹ nhân chiếu kim tỉnh,
井底華顏冷。   Tỉnh để hoa nhan lãnh..
空房夜不歸,   Không phòng dạ bất quy,
月轉梧桐影。   Nguyệt chuyển ngô đồng ảnh.

                                               Tùng Thiện Vương


CHÚ THÍCH :
 * Kim Tỉnh : Giếng vàng, là giếng của các nhà quyền qúy, trên mặt miệng giếng có dát vàng. Trong Kiều khi chuyển mùa Nguyễn Du cũng đã viết :
                     Thú quê thuần hức bén mùi,
                 Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô.

 * Hoa Nhan : là dung nhan của tuổi hoa niên, chỉ nét mặt son trẻ.


DIỄN NÔM :
                    Người đẹp soi giếng vàng,
                    Dưới giếng dung nhan lạnh.
                    Phòng không cũng chẳng màng,
                    Trăng soi ngô đồng ảnh.
 Lục Bát :
                Săm soi người đẹp giếng vàng,
                Lạnh lùng nhan cắc ngỡ ngàng tái tê.
                Phòng không đêm chẳng buồn về,
                Ánh trăng lay động đã xê ngô đồng !
 

                                                          Đỗ Chiêu Đức    

 

   * Sau đây là bài KIM TỈNH OÁN 金井怨 của Tào Nghiệp 曹鄴 đời Đường :


               西風吹急景,    Tây phong xuy cấp cảnh,
               美人照金井。    Mỹ nhân chiếu kim tỉnh.
               不見面上花,    Bất kiến diện thượng hoa,
               卻恨井中影。    Khước hận tỉnh trung ảnh !


DIỄN NÔM :
                  Gió tây thổi bàng hoàng,
                  Người đẹp soi giếng vàng.
                  Chẳng thấy hoa trên mặt,
                  Chỉ hận ảnh ngỡ ngàng !

Lục Bát :
                  Gió tây vi vút lạnh tràn,
                  Bâng khuâng người đẹp giếng vàng săm soi.
                  Nét hoa đâu chẳng thấy cười,
                  Âu sầu lại hận ảnh người giếng kia !

                                                      Đỗ Chiêu Đức

 

           

DCD_Girl.jpg

Một người đẹp soi bóng xuống giếng nước xong, thấy dung nhan mình lạnh lẽo buồn bã nên không muốn về phòng, thơ thẩn để nhìn bóng ngô đồng đang lay chuyển như tâm sự của mình đang lay chuyển vậy; còn một người đẹp soi xuống giếng xong lại hận cho dung nhan của mình đã tàn phai đã già nua theo năm tháng trong lúc gió tây đang giục vù thổi mạnh.
          Mỗi bài đều nêu lên một trạng thái tâm lý độc đáo và rất nhân bản thực tế của phái đẹp.

 

                 Âu sầu lại hận ảnh người giếng kia          

 4.

       南溪  V                    NAM KHÊ


亂山深處一溪橫,     Loạn sơn thâm xứ nhất khê hoành, 
十二年前駐馬情。     Thập nhị niên tiền trú mã tình 
流水自知人事異,     Lưu thủy tự tri nhân sự dị, 
潺湲不作昔來聲。     Sàn viên bất tác tích lai thinh

                                                    Tùng Thiện Vương


CHÚ THÍCH :


 * Khê : Ta nói là Khe, là dòng nước từ trong núi chảy ra, là con sông nhỏ được hình thành bởi các dòng suối, mà ta quen gọi là SƠN KHÊ 山溪.
 * TRÚ : là Trú đóng, là dừng lại để nghỉ ngơi, ăn uống, cắm trại... khác với Đình Mã 停馬 là chỉ dừng chân một chút rồi đi.  

 * Sàn Viên : từ Tượng Thanh, chỉ tiếng Róc ra róc rách của nước chảy.

 

 DIỄN NÔM :
                          Khe Suối Nam


                 Ngổn ngang ngàn núi dòng khe cũ,
                 Dừng ngựa mười năm tình ấp ủ.
                 Nước chảy như tình người đổi thay,
                 Róc ra róc rách không như cũ !
Lục Bát :
               Vắt ngang trong suối dòng khe,
               Mười hai năm trước ấp e hàm tình.
               Nước trôi nhân sự điêu linh,
               Chẳng còn róc rách hàm tình như xưa !

                                                     Đỗ Chiêu Đức

 

* Sau đây là bài Di Gia Biệt Hồ Thượng Đình 移家别湖上亭 của Nhung Dục 戎昱 đời Đường :


          好是春風湖上亭,     Hảo thị xuân phong hồ thượng đình,
          柳條藤蔓系離情。     Liễu điều đằng mạn hệ ly tình.
          黃鶯久住渾相識,     Hoang oanh trú cửu hồn tương thức,
          欲別頻啼四五聲。     Dục biệt tần đề tứ ngũ thinh.
 
CHÚ THÍCH :
     DI GIA : là Dời nhà, dọn nhà, đổi chỗ ở.
     BIỆT HỒ THƯỢNG ĐÌNH : Chia tay với cái đình ở trên hồ.
     ĐẰNG MẠN : là dây leo, dây chùm gởi.
     HỆ : là Trói, buộc, ràng buộc.
     HỒN 浑 : HỒN có 3 chấm Thủy, nghĩa gốc là NƯỚC ĐỤC. Nghĩa bóng là ĐẦN ĐỘN. Ở đây HỒN là TRẠNG TỪ nên có nghĩa là : Rất, cả thảy. 
     HỒN TƯƠNG THỨC : Rất là quen biết nhau.
     TẦN 频 : là Thường, là Liên Tục.
     TẦN ĐỀ : Hót liên tục.
 

DCD_ho.jpg


DIỄN NÔM :
              Gió xuân hây hẩy trước hồ đình,
              Cành liễu dây leo buộc lấy tình.
              Oanh vàng quen biết nên ly biệt,
              Hót liền mấy tiếng đoạn làm thinh !
   Lục bát :          
              Gió Xuân mát mẻ hồ đình,
              Dây leo nhành liễu buộc tình biệt ly !
              Oanh vàng quen biết từ khi...
              Chia tay hót tặng người đi mấy hồi !

                                                       Đỗ Chiêu Đức

 

             Cả hai bài thơ, cuối câu 2 và cuối câu 4 đều cùng gieo vần TÌNH 情 và THINH 聲 giống nhau, cùng sử dụng thủ pháp Nhân Cách Hoá sự vật giống nhau, cùng tả tình như nhau, nhưng mỗi bài lại nêu lên một tình huống trái ngược lẫn nhau; Tùng Thiện Vương cho là nước biết được nhân sự thay đổi cho nên cũng thay đổi tiếng róc rách khi chảy, còn Nhung Dục thì bảo là con chim oanh vì ở lâu nên như là rất thân thiết, cho nên khi sắp chia tay lại hót liên hồi như để tiễn biệt.

                      

5.
   聞蟬             Văn thiền


送君曾此地,    Tống quân tằng thử địa, 
一別忽經年。   Nhất biệt hốt kinh niên. 
愁殺長亭柳,   Sầu sát trường đình liễu, 
秋風起暮蟬。   Thu phong khởi mộ thiền.

                                    Tùng Thiện Vương - Miên Thẩm


CHÚ THÍCH :
 * Văn Thiền : Nghe tiếng Ve kêu.
 * Tằng : Từng, đã từng.
 * Sầu Sát : là Buồn thúi ruột, buồn muốn chết.
 * Mộ Thiền : Tiếng ve kêu trong buổi chiều tà.


 DIỄN NÔM :
                     Nghe Tiếng Ve Kêu


                   Nơi nầy từng đưa bạn,
                   Bỗng chốc đã tròn năm.
                   Buồn sao bờ dương liễu,
                   Ve sầu gió thu căm !
Lục Bát :
                   Tiễn người đi ở nơi đây,
            Biệt ly thoáng chốc đã đầy một năm.
                   Gió thu nổi lạnh căm căm,
            Trường đình vẳng tiếng ve ngâm chiều tà !

                                                            Đỗ Chiêu Đức

 

               Bài " Văn Thiền " của Tùng Thiện Vương lại là cho ta nhớ đến bài " Ỷ Hồ " của Thi Phật Vương Duy...

 

  * Sau đây là bài "Ỷ Hồ 欹湖" của Thi Phật Vương Duy 王維 đời Đường :


              吹簫凌極浦,    Xuy tiêu lăng cực phố,
              日暮送夫君。    Nhựt mộ tống phu quân. 
              湖上一回首,    Hồ thượng nhất hồi thủ,
              山青卷白雲。    Thanh sơn quyển bạch vân.


CHÚ THÍCH :
 * Lăng : là Lướt, là Vượt lên trên.
 * Cực Phố : Ở cuối bờ, cuối bãi.


DIỄN NÔM :
                     Thổi tiêu cuối tận bờ,
                     Tiễn chàng chiều ngẩn ngơ.
                     Bên hồ quay nhìn lại,
                     Núi xanh mây trắng mờ !
Lục Bát :
                Thổi tiêu vẳng tận bến bờ,

                Trời chiều lòng thiếp ngẩn ngơ tiễn chồng.
                Quay đầu lòng những bâng khuâng,
                Núi xanh quyện lấy bạch vân ngỡ ngàng !

                                                           Đỗ Chiêu Đức 

                     

 

DCD_Ho_2.jpg

 " Ôi, cảnh biệt ly sao mà buồn vậy !" Cả 2 bài thơ đều tả cảnh ly biệt của người vợ tiễn chồng. Một nàng đến nơi tiễn chồng hồi năm trước để chỉ còn thấy những cành liễu buồn nơi trường đình năm cũ và tiếng ve cuối mùa đang rít tàn hơi trong gió thu hiu hắt; còn một nàng thì thổi tiêu ra tận bờ hồ để tiễn chàng đi, nhưng khi người đà khuất bóng vẫn còn lưu luyến nhìn theo để chỉ còn thấy " Núi xanh quyện lấy bạch vân ngỡ ngàng " mà thôi !

        

6.
         夜泊月瓢                   Dạ bạc Nguyệt Biều

     竹陰涼處夜停船,   Trúc âm lương xứ dạ đình thuyền, 
     水月江風未忍眠。   Thuỷ nguyệt, giang phong, vị nhẫn miên, 
     隔岸鐘樓天姥寺,   Cách ngạn chung lâu Thiên Mụ tự, 
     聲聲捎破遠汀煙。   Thanh thanh sao phá viễn đinh yên.
                                                      Tùng Thiện Vương 
CHÚ THÍCH :
 * Nguyệt Biều : là một làng cổ thuộc phường Thuỷ Biều, nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của thành phố Huế, cách trung tâm thành phố Huế 7km. Phường Thuỷ Biều có ba mặt giáp sông Hương. Làng Nguyệt Biều xưa nổi tiếng về thi ca khoa bảng.

NGHĨA BÀI THƠ :

                              Đêm Đậu Thuyền ở Bến NGUYỆT BIỀU

          Dưới bóng tre yên lặng, ở nơi mát mẻ, chiếc thuyền đậu lúc ban đêm, Trăng dưới nước, gió trên sông, chưa đành ngủ, Bờ bên kia, có lầu chuông Thiên Mụ, Dội vang từng tiếng, phá tan làn khói ngoài xa, trên mặt sông.

DIỄN NÔM :
                    Dưới bóng mát tre đêm đu thuyn,
                     Gió trăng sông n
ước ng nào yên.
                     Cách b
Thiên M lu chuông vng,
                     Văng v
ng xua tan khói sóng thuyn !
L
c Bát :
                    D
ưới bóng tre, đêm đu thuyn,  
                    Trăng soi sông n
ước ng yên được nào.
                    Cách b
Thiên M chuông cao,
                    Ngân nga khói sóng tan vào h
ư không.
                                                                       Đỗ Chiêu Đức

                   DCD_ThienMu.jpg

                                      Cách b Thiên M chuông cao,         

* Bài thơ nầy của Tùng Thiện Vương lại làm ta nhớ đến bài "Phong Kiều Dạ Bạc" 楓橋夜泊 của Trương Kế 張繼 đời Đường :

DCD_nguyetlac.jpg

 


                 月落烏啼霜滿天,   Nguyệt lạc Ô đề sương mãn thiên
                 江楓漁火對愁眠。   Giang phong ngư hỏa đối sầu miên.
                 姑蘇城外寒山寺,   Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự,
                 夜半鐘聲到客船。   Dạ bán chung thinh đáo khách thuyền.

 

DIỄN NÔM :
                     Trăng tà lạnh, tiếng quạ kêu sương xuống
                     Giấc sầu miên, sông vắng, đối lửa chài
                     Chùa Hàn San ngoại thành Cô Tô ấy
                     Nửa đêm buồn, chuông vẳng đến thuyền ai !

                                                                     Đỗ Chiêu Đức
Lục Bát :                      
                           Trăng tà, tiếng quạ kêu sương,
                     Lửa chài, cây bến, sầu vương giấc hồ.
                           Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
                     Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

                                                                            Tản Đà

            Một người vì thuyền đậu dưới bóng tre, có trăng thanh gió mát mà không đành lòng ngủ đi trước cảnh trí hữu tình. Thức để ngắm nhìn và để đắm mình vào cảnh đẹp khi thêm vào đó là tiếng chuông của chùa Thiên Mụ bên kia sông ngân nga vang động làm lung linh và tan biến những làn khói sóng trên sông Hương thơ mộng... Còn một người vì ưu thời mẫn thế, nằm nhìn cây bến lửa chài mà sầu không chợp mắt để rồi lại chìm đắm vào tiếng chuông văng vẳng vọng từ chùa Hàn San ở ngoại thành Cô Tô mà viết nên một bài thơ tuyệt tác...
           Cả 2 bài thơ đều đề cập đến tiếng chuông một cách mầu nhiệm nên thơ, đã điểm xuyết chấm phá cho một bức tranh đêm  êm ả tuyệt đẹp trên bến sông với những làn khói sóng tan biến theo tiếng chuông chùa Thiên Mụ. Còn tiếng chuông kia vẳng đến lúc nửa đêm như vuốt ve như khuyên lơn an ủi giữa cảnh lửa chài hiu hắt, lúc trăng lặn qụa kêu sương xuống đầy trời dưới hàng phong lặng lẽ, xoa dịu thêm lòng người lữ thứ trong một đêm dài không sao chợp mắt....

 Lời Kết :

          Qua các so sánh nêu trên, ta thấy thi tài của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm qủa không thua sút với các thi nhân nổi tiếng như Lý Bạch, Vương Duy, Trương Kế...dưới đời nhà Đường, chả trách vua Tự Đức đã dám cả quyết mà phê rằng :


                   "Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán           文如超适無前漢,
                   Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường"     詩到從绥失盛唐。

 

          Xin được nghiêng mình trước các bậc tiền nhân lỗi lạc trong đất nước có bốn ngàn năm văn hiến. Thiết nghĩ, nếu biết phát huy hết cái sức mạnh tiềm ẩn của dân tộc thì Việt Nam sẽ không thua một đất nước nào trên thế giới nầy cả !


                                                                                        Đỗ Chiêu Đức

                                                                                         Xuân 2018

__________________________________________________________________________________________________________________________________________________ 

       

MỘC là CÂY


       Theo âm dương ngũ hành thì Đông phương Giáp Ất Mộc. Nên hành Mộc thuộc hướng đông. Mộc 木 là tên gọi chung của tất cả cây cỏ lá hoa, nên ta lại có từ Thảo Mộc 草木 để chỉ chung cho các loài thực vật. Cỏ cây hoa lá sinh sôi nẩy nở được là nhờ ánh nắng của ba tháng mùa xuân, nên ông bà ta lại có câu :


                  Hướng dương hoa mộc tảo phùng xuân       向陽花木早逢春
Có nghĩa :
             Hoa cỏ nào hướng về ánh nắng mặt trời thì sẽ đón nhận mùa xuân sớm ngay từ ánh nắng ban đầu của mùa xuân !


     Mộc là Cây cỏ thực vật có hình dáng hẵn hoi, nên chữ Mộc cũng thuộc dạng chữ Tượng Hình theo diễn tiến của chữ viết như sau :

 

  Giáp Cốt Văn        Kim Văn           Đại Triện             Tiểu Triện          Lệ Thư

 

             dcd_mar24_5words.jpg 

Ta thấy :

    Từ Giáp Cốt Văn cho đến Kim Văn và Đại Triện đều là hình vẽ của một cây con có hai lá mầm đưa lên trên và hai nhánh rể ăn xuống dưới; cho đến Tiểu Triện thì các nét vẽ được nối lại cho liền lạc và khi đến chữ Lệ thì các nét đã được kéo thẳng ra thành các biểu tượng của chữ viết như ngày hôm nay : MỘC 木 là Cây Cối.


     MỘC 木 còn là Kiều Mộc 喬木 là loại cây có thân cao to thẳng đứng. Chương Chu Nam trong Kinh Thi có bài :
                        南有乔木,     Nam hữu kiều mộc,
                        不可休思.       Bất khả hưu tư.
Có nghĩa :
              Phía nam có cây kiều mộc, mà...
              Ta không thể nghỉ ngơi dưới cây nầy được !

 

      Kiều Mộc là cây cao bóng cả, tại sao lại không thể hóng mát dưới cây được ? À thì ra còn hai câu sau nữa :
                       漢有游女,     Hán hữu du nữ,
                       不可求思。     Bất khả cầu tư.
Có nghĩa :
           Bên dòng sông Hán có cô gái đang bơi lội trên đó, mà ta không thể cầu xin nhớ nhung được ( Ý nói : Không thể tỏ tình để yêu nàng được ).


     Xin được diễn Nôm bài Kinh Thi đó theo Ca dao của ta như sau :


                        Phía nam cao ngất có cây,
                 Ta không thể hóng mát ngay dưới tàn.
                        Bên sông Hán thủy có nàng,
                 Thầm thương trộm nhớ ai màng đến ta !

                          dcd_mar24_girl.jpg dcd_mar24_text2.jpg 

Người mà chàng yêu dấu, có thể gặp mà không thể cầu. Đối tượng mà chàng trai theo đuổi chẳng ở đâu xa, chỉ ở bên kia sông thôi, có thể nhìn thấy nàng nhưng không thể tiếp cận với nàng được, chỉ mãi mãi tương tư tưởng nhớ về nàng và biết sẽ mãi mãi không bao giờ có được nàng. Vì sao ? thì người đọc tự suy diễn và tự hiểu lấy !


       Ngoài Kiều Mộc 喬木 ra, ta còn có từ Cù Mộc 樛木, cũng là một loại cây to nhưng thân uốn lượn bên dưới thẳng bên trên, cành lá xum xuê như cây sồi, cây da... Chương Chu Nam Quốc Phong trong Kinh Thi cũng có bài :


                     南有樛木,    Nam hữu cù mộc, 
                     葛藟累之。    Cát lũy luy chi.
                     乐只君子,    Lạc chỉ quân tử,
                     福履绥之。    Phúc lý tuy chi.

 

Có nghĩa :
                     Phương nam cù mộc một cây,
                Kóc kèn bìm bịp mọc đầy leo quanh.
                     Vui thay quân tử chí thành,
                Trên hòa dưới thuận yên lành tề gia.


      Cù Mộc cũng là cây cao bóng cả, chỉ người chồng và vợ lớn, còn Cát Lũy 葛藟 là Dây sắn, dây bìm bịp, kóc kèn leo quanh cây Cù Mộc, được ví như vợ bé vợ mọn. Cô Kiều đã mượn ý nầy để ví với thân phận lẻ mọn của mình khi về với Thúc Sinh là :


                          Sắn Bìm chút phận con con,
                Khuôn duyên biết có vuông tròn cho chăng?

và...
       Khi khuyên Thúc Sinh về thăm Hoạn Thư là vợ cả, cô Kiều cũng đã biết thân biết phận của mình mà nói với Thúc đừng có :


                    Mặn tình Cát Lũy, nhạt tình tào khang.

 

      Trong đoạn kết của Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du lại mượn hình tượng của cây Cù Mộc để ví với cái gia đình vinh hiển của Kim Trọng là :


                       Thừa gia chẳng hết nàng Vân
                    Một cây Cù-Mộc, một sân quế hòe, 


  
   Một sân Quế Hòe chỉ Thúy Vân sanh nhiều con trai và đều thành đạt.


     Trong Cung Oán Ngâm Khúc, Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều cũng cho nàng cung nữ ngao ngán cho cái thân phận phải chờ đợi của mình là :

 

                        Ngán thay cái én ba nghìn,
                  Một cây Cù-Mộc biết chen cành nào ?   
 

                                     dcd_mar24_tree_man.jpg dcd_mar24_text.jpg 

 Mộc 木 là Cây, nhưng song mộc liền nhau thì không phải là Cây nữa mà là LÂM 林 là Rừng, theo như câu nói của các ông Đồ Nho ngày xưa :


                  Song mộc thành lâm        雙木成林 
   và...
                  Tam mộc thành sâm        三木成森 
Có nghĩa :
             Ba cây chồng lên nhau là Rừng Rậm.


   Nên...
                 Độc mộc bất thành lâm      獨木不成林
Có nghĩa :
               Một cây thì không thành rừng được.


như ông bà ta đã nói :
                       Một cây làm chẳng nên non,
                  Ba cây chụm lại nên... hòn núi cao.

 

      Nhưng trong chữ Nho thì có tới.. 5 cây lận, 5 chữ Mộc ghép lại thành một Từ. Đó là từ :
SÂM LÂM 森林 : có nghĩa là Rừng Rậm âm u che khuất cả ánh sáng mặt trời, như câu hát mở đầu bài " Chiều Trong Rừng Thẳm " của tác giả Anh Việt :


                Trong rừng xa vắng âm u nhuộm ánh sương mờ...

                Tiếng gió rít lên . . . ngàn cây xác xơ...


làm cho tôi nhớ lại hồi nhỏ hay nghe các cô chú lớn tuổi hơn sửa lời hát lại thành :


                Cô mười cô chín hai cô anh muốn cô nào?
                Lén lén dắt đi... đừng cho má nó hay !...

 

      Mộc 木 là Cây, Nhưng nếu ghép với bộ Nhân 亻 là Người ở bên trái thì đọc là HƯU 休 theo phép Hội Ý là Người đứng hay ngồi dựa vào cây, nên có nghĩa là Nghỉ Ngơi. Từ đó ta có các nghĩa phát sinh là Hưu Trí, về Hưu, nghỉ Hưu ...

                           dcd_Mar24_moc.jpg 

 Mộc 木 là Cây, Nhưng nếu thêm một nét ngang ngắn phía trên để chỉ phần ngọn, thì đọc là VỊ 未, có nghĩa là CHƯA, chỉ phần cây còn chưa lớn. Vị Ngộ 未遇 là Chưa gặp, ý chỉ Chưa gặp thời, như một câu trong bài Kẻ Sĩ của Nguyễn Công Trứ là :


                               Lúc Vị Ngộ hối tàng nơi bồng tất
có nghĩa là :
        Khi chưa gặp thời còn ở ẩn trong gian nhà cỏ. Và ta lại nhớ đến câu thơ của La Ẩn là :


                 Ngã Vị công thành khanh Vị giá         我未功成卿未嫁
là....
                 Ta Chưa đậu đạt nàng Chưa gả !


       Nhưng nếu nét ngang ngắn nằm ở phía dưới nét ngang dài, thì ta có chữ MẠT 末, có nghĩa là Cuối, là Tận Cùng. Như Mạt Lộ 末路 là Cuối đường, là cùng đường. Anh Hùng Mạt Lộ 英雄末路 là Anh hùng đã đến bước đường cùng. Từ đó ta có các từ như Lê Mạt là Cuối đời Lê; Mạt Vận là Vận cùng, là Hết Thời rồi....

Và...
       Nếu trên đầu chữ MỘC 木 có thêm một nét phẩy về phía bên trái như một bông lúa trổ nặng oằn đầu xuống 禾, thì đọc là HÒA, có nghĩa là Cây Lúa, như ông bà xưa đã dạy :


                   Học giả như HÒA như đạo,         學者如禾如稻,
                   Bất học giả như cảo như thảo.   不學者如稿如草,
có nghĩa :
     Người có học thì như Cây Lúa, hạt lúa, còn...
     Người không có học thì như cọng rơm cọng cỏ.


    Cây lúa hạt lúa nuôi sống con người thì giá trị cao hơn là cọng cỏ cọng rơm chỉ nuôi sống có trâu bò mà thôi !

                    dcd_Mar24_6words.jpg


                                VỊ là Chưa           MẠT là Cuối                  HÒA là Cây Lúa

 

       Ngoài ra, nếu phía dưới phần rể của  Mộc 木 là Cây có thêm một nét ngang ngắn nữa, thì đọc là BỔN 本, có nghĩa là Cái Gốc cây, cái Cội Cây, như ông cha ta đã dạy :


                       MỘC BỔN Thủy Nguyên        木本水源
là...
                       Cây có cội, nước có nguồn.


       Nên BỔN hiểu rộng ra là cái nguồn gốc, cái Vốn Liếng lúc ban đầu. BỔN là Tiền vốn, nên khi khai trương buôn bán hay khi Tết nhứt, giới thương buôn hay chúc nhau câu :


                      Nhứt BỔN vạn lợi               一本萬利
có nghĩa :
      Một đồng vốn, một muôn ( mười ngàn ) đồng lời ! Quả là tham lam quá độ, trong khi người Việt Nam ta chỉ chúc nhau có :


                      Một đồng Vốn Bốn đồng lời ...  mà thôi !

 

     BỔN 本 là Vốn, cả đến khi dùng làm Phó Từ Bổn Lai 本來 cũng có nghĩa Vốn Dĩ, Vốn Là, như trong thành ngữ Bổn Lai Diện Mục 本來面目 : là Mặt Mũi Vốn Có, là Mặt mũi gốc, là Bộ mặt thật. Hai câu chót trong bài kệ : Bồ Đề bổn vô thọ, Minh kính diệc phi đài 菩提本無樹,明鏡亦非臺 của Lục Tổ Huệ Năng là:


                   BỔN LAI vô nhất vật,       本來無一物,
                   Hà xứ nhạ trần ai ?          何處惹塵埃 ?
Có nghĩa :

               Vốn dĩ không có vật gì cả, thì chỗ nào để mà nhuốm bụi trần đây ?


       Mộc là cây, nhưng Mộc Nhĩ 木耳 không phải là Lổ Tai Cây, mà là Nấm Mèo, một loại nấm có hình dạng giống như là Lổ Tai của con mèo. Cũng như Mộc Ngư 木魚 không phải là Con cá bằng cây, mà là cái Mỏ của các nhà sư dùng để gỏ lốc cốc khi tụng kinh niệm Phật. Và Mộc Kê 木雞 không phải là Con gà gỗ, mà là Hình Dung Từ chỉ sự Ngẩn Ngơ như con gà bằng gỗ, đứng Đực ra một chỗ. MỘC NGẪU 木偶 : là Hình Cây, là con rối, có nghĩa như là Bù Nhìn, thường dùng để chỉ người không linh động, phải giựt dây mới nhúc nhích ! Còn đối với dân bợm nhậu thì ta có từ Mộc Tồn. Mộc Tồn 木存 không phải chỉ Cây Còn mà là chỉ... Con Cầy, một loại chó nhỏ như con chồn thịt rất ngon, nhậu rất bắt.

Mộc là Cây, nhưng cây cũng dùng để xẻ thành ván, nên Mộc cũng có nghĩa là Ván, như trong thành ngữ Mộc Dĩ Thành Chu 木已成舟. Ta nói là Ván Đã Đóng Thuyền, như trong lời nói của Vương Viên Ngoại an ủi Kim Trọng khi chàng trở lại Vườn Thúy tìm Kiều :


                          Bây giờ Ván Đã Đóng Thuyền,
                   Đã đành phận bạc khôn đền tình chung.


      Nhưng cũng có những chiếc thuyền không cần phải đóng, chỉ khoét bọng thân cây lớn là ta đã có ngay một chiếc Thuyền Độc Mộc. Còn Cầu Độc Mộc thì chỉ cần một thân cây bắt ngang qua mương rạch là ta đã có ngay một Độc Mộc Kiều 獨木橋, với câu tục ngữ : " Anh đi đường cái quan của anh, còn tôi qua cầu độc mộc của tôi ".Ý chỉ việc ai nấy làm, không nên chen vào việc làm của người khác . Người Hoa nói là : Nễ tẩu nễ đích dương quan đạo, ngã qúa ngã đích độc mộc kiều 你走你的陽關道,我過我的獨木橋 ! Và như câu thơ đầu tiên của Thế Lữ trong bài Giây Phút Chạnh Lòng :

 

                        Anh đi đường anh, tôi đường tôi,

                        Tình nghĩa đôi ta có thế thôi !...

 

     Mộc còn là tên gọi chung cho Hoa Thảo Thọ Mộc 花草樹木, ta nói là Cỏ Cây Hoa Lá, là những thực vật khô héo úa tàn trong mùa đông lạnh lẽo, chỉ hồi sinh và sống lại trong ánh nắng ấm áp của mùa xuân mà thôi. Nên ông bà ta cũng thường nhắc nhở con cháu bằng câu :


                 Khô mộc phùng xuân do tái phát,      枯木逢春猶再發,
                 Nhân vô lưỡng độ tái thiếu niên.        人無兩度再少年。
Có nghĩa :
          Cây khô khi gặp mùa xuân còn tái phát để xanh tươi trở lại, chớ...
          Con người thì không có hai lần được trẻ lại bao giờ. Cho nên phải cố gắng mà trân trọng lấy tuổi xuân của mình để phát huy hết những ưu thế của tuổi hoa niên như bài thơ Vãn Xuân 晚春 của Hàn Dũ 韓愈 sau đây :


             草木知春不久歸,     Thảo mộc tri xuân bất cửu quy,
             百般紅紫鬥芳菲。     Bách ban hồng phấn đấu phương phi.
             楊花榆莢無才思,     Dương hoa du giáp vô tài tứ,
             惟解漫天作雪飛。     Duy giải mạn thiên tác tuyết phi.


Có nghĩa :

                   Cây cỏ biết xuân sắp " bái bai "(bye-bye).
                   Muôn hồng ngàn tía trổ khoe hay.
                   Vô tài nở trắng hoa dương liễu,
                   Chỉ biết đầy trời giả tuyết bay !


        Vãn Xuân 晚春 là xuân sắp tàn, nàng xuân sắp từ biệt để ra đi, nên tất cả các loài hoa đều cố gắng nở bung ra để khoe hết cái đẹp của mình trong mùa xuân; chỉ có du giáp ( như hoa lau của ta ) và dương liễu không có hương sắc gì đặc biệt, chỉ biết nở hoa trắng xóa để giả làm tuyết bay mỗi khi có cơn gió xuân thổi đến mà thôi ! Mùa xuân mà giả làm tuyết bay thật không hợp thời chút nào cả, nhưng khả năng chỉ có thế, và chỉ biết làm hết sức của mình mà thôi. Hàn Dũ muốn khuyên ta hãy cố gắng thi thố hết khả năng của mình để đừng uổng phí tuổi xuân, mặc dù cái năng lực của mình không bằng được người, không đáp ứng được thực tế trước mắt, nhưng ít ra cũng tạo được một cảm giác đẹp như hoa dương liễu giả tuyết bay trắng cả trời xuân. Còn hơn không có gì cả !

                   dcd_Mar24_duonglieu_tuyet.jpg 

                             Vô tài nở trắng hoa dương liễu,

                             Chỉ biết đầy trời giả tuyết bay !

 

          Mộc là Thảo Mộc 草木, là cây cỏ, tuy vô tri vô giác, mềm mại hiền lành, nhưng nếu ta biết khéo lợi dụng thì Cây Cỏ sẽ có sức mạnh còn hơn là thiên binh vạn mã nữa ! Xin mời đọc về tích của thành ngữ Thảo Mộc Giai Binh 草木皆兵 sau đây sẽ rõ :


          Công Nguyên năm 383, Tiền Tần Vương Phù Kiên sau khi thống nhất một dãy ven sông Hoàng Hà, định tập trung đủ 90 vạn quân sẽ đem quân đánh ụp tiêu diệt nước Đông Tấn, bèn phái em là Phù Dung làm tiên phong chiếm lấy thành Thọ Dương. Phù Dung đánh lấy thành một cách dễ dàng, biết Đông Tấn binh yếu lại thiếu lương thực, mới đề nghị với Phù Kiên nhanh chóng  đánh chiếm  Đông Tấn. Phù kiên không đợi binh lực tập trung đầy đủ, lập tức đem quân tấn công Đông Tấn ngay.
       Tướng Đông Tấn là Tạ Thạch biết được binh lực của Tần chưa tập trung đầy đủ, bèn dùng kế khích tướng  thách Phù Kiên nếu muốn phân cao thấp thì hãy lui binh một dặm, mình sẽ đem binh qua sông Phì Thủy quyết một trận hơn thua, bằng nếu sợ thua thì hãy đầu hàng ngay đi. Phù Kiên cả giận, định giả vờ lui binh, đợi cho binh Tấn qua sông nửa chừng sẽ quay lại đón đánh một trận cho tan tác binh nhung. Nào ngờ, lòng binh Tần đã chán nản vì chinh chiến lâu ngày, nay thấy sứ giả quân địch vừa rời trại thì chủ tướng bèn ra lịnh lui binh, nên lòng càng hoảng sợ mạnh ai nấy chạy người ngựa ngổn ngang dẫm đạp lên nhau hổn loạn thành một khối. Phù Kiên ra lệnh dừng lại thì đã không còn kịp nữa. Bên kia sông Tạ Thạch thấy thế bèn thừa cơ hạ lịnh quân sĩ cấp tốc sang sông truy sát. Quân Tần thấy quân Tấn qua sông ráo riết càng hoảng sợ hơn dẫm đạp lên nhau mà chạy trốn, đến nỗi nghe cơn gió thổi qua cây cỏ lào xào cũng tưởng là quân Tấn đã đuổi đến nơi rồi.  Sự kiện nầy đưa đến câu thành ngữ THẢO MỘC GIAI BINH
草木皆兵, có nghĩa : C cây cũng đều là binh lính cả ! Điều nầy làm ta nhớ lại đầu tháng 4 năm 1975 với DI TẢN CHIẾN THUẬT của Miền Nam, dân quân của Vùng 1 và Vùng 2 Chiến Thuật chỉ biết cắm đầu cắm cổ chạy trối chết, làm hỗn loạn cả Miền Trung, Cộng Sản Bắc Việt bất chiến tự nhiên thành, chiếm trọn Miền Trung một cách dễ dàng và uy hiếp Sài Gòn trong chớp mắt... 
        Còn trận đánh trên quân Tần cũng đại bại. Phù Dung chết trong đám loạn quân, còn Phù Kiên trúng tên bị thương may mà chạy thoát được. Sử gọi trận đánh nầy là PHÌ THỦY CHI CHIẾN
淝水之戰. 
         Tạ Thạch cũng như Cộng Sản Bắc Việt đã biết lợi dụng cái nhược điểm của kẻ địch để làm cái thuận lợi cho sự chiến thắng của mình, cũng như biết lợi dụng thời cơ biến cỏ cây hoa lá của núi rừng Tây Nguyên có sức mạnh như là thiên binh vạn mã vậy ! Âu cũng là cái khí số của quân dân Miền Nam đã đến hồi mạt vận, nên mới dẫn đến cái chiến thuật sai lầm làm cho Miền Nam chết một cách tức tưởi, và ngay cả cấp chỉ huy của Bắc Việt cũng không ngờ được là chiến thắng đến một cách nhanh chóng như thế.

                                    dcd_mar24_word_grp.jpg 

 Sang qua sử VN, chữ Mộc 木 còn làm cho ta nghĩ đến chữ LÊ 梨 là Cây Lê là Trái Lê, là chữ đồng âm với chữ Lê là họ LÊ 黎 trong bài Sấm trên cây Gạo làng Diên Uẩn như sau :


         Tương truyền, năm 1009, sau 73 năm tồn tại, cây gạo làng Diên Uẩn bị sét đánh nhưng không chết. Theo ghi chép của sử sách ( Việt Sử lược, Đại Việt Sử Ký toàn thư, Việt Sử tiêu án, Khâm định Việt Sử Thông Giám cương mục ), tại chỗ sét đánh trên thân cây có bài thơ sấm mà có ý kiến cho rằng tác giả chính là sư Vạn Hạnh. Bài sấm như sau :               

                    樹根杳杳      Thụ căn diểu diểu

                    木表青青      Mộc biểu thanh thanh

                    禾刀木落      Hòa đao mộc lạc

                    十八子成      Thập bát tử thành

                    東阿入地      Đông a nhập địa

                    木異再生      Mộc dị tái sinh

                    震宮見日      Chấn cung kiến nhật

                    兑宮隠星      Đoài cung ẩn tinh

                    六七年間      Lục thất niên gian

                    天下太平      Thiên hạ thái bình

Có nghĩa :

        "Thụ căn diểu diểu", chữ căn nghĩa là gc, gc tc là vua, ch diu đồng âm vi yu là Non nt, nên hiu là yếu. "Mc biu thanh thanh", ch biu là b ngoài, nghĩa là ngn, ngn tức là bề tôi, chữ thanh là Màu xanh, âm gn ging vi ch thnh nghĩa là thnh; Hòa, đao, mc, ghép li là ch Lê ; Thp, bát, t là ch Lý ; Đông A là ch Trn ; nhp địa là phương Bc vào cướp: "Mc d tái sinh" là h Lê khác li sinh ra. "Chn cung kiến nhật", chấn là phương Đông, kiến là mọc ra; nhật là thiên tử. "Đoài cung ẩn tinh", "đoài" là phương tây, "ẩn" cũng như lặn, "tinh" là sao, nghĩa là thứ dân. Mấy câu này ý nói là vua thì non yếu, bề tôi thì cường thịnh, họ Lê mất, họ Lý nổi lên, thiên tử ở phương đông mọc ra thì thứ nhân ở phương tây lặn mất, trải qua 6, 7 năm thì thiên hạ thái bình.

 Cách CHIẾT TỰ chơi chữ của bài thơ :

      Câu 3: chữ Hòa (禾) + bộ Đao (刂 ) + chữ Mộc (木) bên dưới, ghép lại thành chữ Lê (梨) là Trái Lê, đồng âm với chữ (黎) là họ LÊ. Câu 3 tiên đoán : Lưỡi đao mỏng như lá lúa đốn ngã cây, có nghĩa nhà Tiền Lê ( Lê Đại Hành ) sẽ mất.

      Câu 4: chữ Thập (十) + chữ Bát (八) thành chữ Mộc 木, + chữ Tử (子) bên dưới thành chữ Lý (李). Câu 4 tiên đoán nhà Lý sẽ lên thay nhà Lê.

      Câu 5: chữ Đông (東) ghép với chữ A (阿) thành chữ Trần (陳). Câu 5 tiên đoán họ Trần vào nước Việt làm vua.

      Câu 6: cây khác lại sinh. Sấm ra đời thời Lê. Cây lê khác lại sinh, tiên đoán nhà Hậu Lê ( Lê Lợi ) kế tục nhà Trần.

      Câu 7: phương Đông có mặt trời, ứng vào nhà Mạc khởi xuất từ phía Đông (Hải Dương) thay nhà Hậu Lê.

      Câu 8: sao ẩn mình phía tây. Có các ý kiến khác nhau về câu này. Có ý kiến cho rằng câu này chỉ chúa Trịnh đóng phủ ở phía Tây kinh thành Thăng Long, " ẩn mình " là không ra mặt xưng vua nhưng lại nắm thực quyền hơn vua. Có ý kiến cho rằng " phía Tây " trong câu 8 là ám chỉ nhà Tây Sơn.

     Câu 9 và câu 10: Có ý kiến cho rằng " lục thất " chỉ nhà Nguyễn, triều đại cuối cùng của Việt Nam. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng chưa có lời giải đáp cụ thể cho 2 câu này.

         Tổng quát, bài thơ được giải mã mang nội dung tiên đoán việc nhà Lý nối nghiệp nhà Tiền Lê, cũng như tên các triều đại kế tục tiếp theo trong lịch sử Việt Nam suốt từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 20, từ khi nhà nước Phong kiến trung ương tập quyền ở Việt Nam hình thành ổn định tới khi kết thúc thời phong kiến.

         Điều đáng lưu ý là Việt sử lược ra đời thời Trần nhưng không chép 2 câu: "Đông a nhập địa, Mộc dị tái sinh" liên quan tới chính nhà Trần và nhà Hậu Lê. Các nhà nghiên cứu căn cứ vào đây mà cho rằng :
         Bài sấm này được Vạn Hạnh Thiền Sư làm ra để tạo dư luận cho Lý Công Uẩn lên ngôi một cách thuận lợi theo ý trời.

         Hai câu này do người đời sau (Trần, Hậu Lê) sáng tác xen thêm vào cho đủ các đời vua từ Ngô, Đinh, rồi đến LÊ ( tiền ), LÝ, TRẦN, LÊ ( hậu ), còn Tây Sơn và Nguyễn thì hãy còn mơ hồ.

          dcd_mar24_TSVanHanh.jpg         

 

         Mộc 木 là một trong Ngũ hành 五行 : Kim, MỘC, Thủy, Hỏa, Thổ, theo Kinh Dịch là 5 tố chất tạo nên tất cả mọi sự vật trong vũ trụ nầy. Như Mộc Vương 木王 là Vua Cây, ý chỉ trong mùa Xuân thì lấy cây cỏ làm chủ tể tượng trưng cho sức sống đang hồi sinh một cách mãnh liệt. Mộc Hành 木行, ta nói là Hành Mộc, chỉ Mộc Đức là cái đức của mùa xuân, của trời đất cho cây cối đâm chồi nẩy lộc. Mộc Khí 木气 là cái hơi hám, mùi hương của cỏ cây hoa lá, là cái Can Khí 肝气 điều hòa trong lá gan của con người. Mộc Tinh 木星 là Sao Mộc, theo chiêm tinh học thì đây là vì sao may mắn cho ai có lưu tinh là Mộc Tinh trong năm. Bài vị cúng sao trong ngày vía Ngọc Hoàng của mồng 9 Tết hằng năm ghi : Đông phương Giáp Ất Mộc Đức Tinh quân chi vị 東方甲乙木德星君之位. Khác với... 

        Mộc Tinh trong Thái Dương Hệ hiện nay là Jupiter, đứng ngôi thứ 5 và là một hành tinh lớn nhất trong Thái Dương Hệ, lớn hơn cả Địa Cầu có màu xanh của cây cỏ.

                  DCD_MAR24_MOCtINHtHAIdUONGhE.jpg 

               Mộc Tinh 木星 trong Thái Dương Hệ là Jupiter

 

         Ngoài nghĩa là cây, Mộc 木 còn có nghĩa là LÁ, như trong thành ngữ Mộc Lạc Quy Bổn 木落歸本. Có nghĩa như là Diệp Lạc Quy Căn 葉落歸根, ta nói là Lá Rụng Về Cội. Hay như 2 câu trong bài thơ Đăng Cao của Đỗ Phủ là :


                 無邊落木蕭蕭下,       Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ,
                不盡長江滾滾來。      Bất tận Trường Giang cổn cổn lai.
Có nghĩa :
                      Rạt rào lá đổ bên trời thẳm,
                     Cuồn cuộn Trường Giang nước chảy dài !

 

     Hay như 2 câu đầu trong bài Tảo Hàn Giang Thượng Hữu Hoài của Mạnh Hạo Nhiên :

 

                  木落雁南渡,      Mộc lạc nhạn nam độ,

                  北風江上寒.      Bắc phong giang thượng hàn.

Có nghĩa :

                  Lá rụng nhạn xuôi nam,

                  Trên sông gió bấc tràn.

 Mộc là Cây, mà cây hiện diện trong tất cả các mặt của đời sống, từ cây ngô, cây khoai, cây lúa cho gạo thóc để nuôi sống con người , cho đến nhà cửa vật dụng chung quanh đời sống nhất nhất đều bằng... Mộc, như muổng, đủa, bàn, ghế, tủ, giường, phòng ôc ... kể cả cỏ cây hoa lá để điểm tô làm đẹp thêm cho đời sống con người đngều có gốc... Mộc cả ! Ngạn ngữ Trung Hoa xưa có câu :


                 Nhất niên thọ đạo,       一年樹稻,
                 Thập niên thọ mộc,      十年樹木,
                 Bách niên thọ nhơn.     百年樹人!
Có nghĩa :
              - Vì lợi ích trong một năm thì trồng lúa,
              - Vì lợi ích của mười năm thì trồng cây,
              - Vì lợi ích của trăm năm thì phải đào tạo con người !

                                  DCD_MAR24_lastpic.jpg 

                 Đời sống của con người không thể rời xa chữ Mộc được, kể cả khi chết đi rồi vẫn còn phải nằm trong Quan Mộc 棺木, mà ta quen gọi là Quan Tài 棺材, là cái hòm đựng thây người chết ! Nhớ khi xưa, các danh hài Tùng Lâm và Phi Thoàng đã từng đố nhau : Trên Mộc dưới Thổ là ...  Cái Quan tài chưa chôn, trên Thổ dưới Mộc là ... Cái quan tài đã chôn rồi và câu đố hóc búa là : Trên Thổ giữa Mộc dưới Thổ là... " Thằng Thổ mang guốc " !

 

        Người xưa để lại 4 chữ " Cái Quan Luận Định 蓋棺論定 " ý nói : Khi nắp quan tài đã đóng lại rồi thì mới biết chắc chắn con người đó là như thế nào, mới luận định một cách chính xác thị, phi, thành, bại, hơn thua, anh hùng hay tiểu nhân, có công hay có tội... Nắp quan tài chưa đóng thì còn chưa biết ai như thế nào và ai đã hơn ai !?

 

       Xin được khép lại bài phiếm " Mộc là Cây " ở đây khi... nắp quan tài còn chưa khép lại và mùa xuân chỉ mới bắt đầu mang sức sống mới đến với tất cả hoa lá cỏ cây !

 

Đỗ Chiêu Đức____________________________

Phiếm về...

               TUẤT CHÓ CẨU KHUYỂN 

                      dcd_2018dog.jpg
     

 

       Tuất là ngôi thứ mười một của Địa Chi, cầm tinh con Chó, mà chó thì chữ Nho gọi là Cẩu, mà chữ cẩu lại nằm trong bộ Khuyển, và năm khuyển lại là năm Tuất. Cứ thế, vòng vòng trở lại cắn đuôi con ... khuyển. Năm Tuất nói chuyên con CHÓ, con CẨU, con KHUYỂN là nói chuyện bao đồng về con vật bốn chân nầy để nghe chơi đỡ buồn khi trà dư tửu hậu.

        KHUYỂN là một trong 214 bộ của CHỮ NHO ... DỄ HỌC theo diễn tiến của chữ viết như sau :

    Giáp Cốt Văn  Kim Văn     Đại Triện     Tiểu Triện    Lệ Thư    

       

dcd_cauwords.jpg

 Ta thấy :

       Giáp Cốt Văn là hình tượng của con chó được nhìn từ góc độ sau ra trước, đuôi chó cong lên đang cất cao đầu vểnh hai tai như đang sủa trăng, đến Kim Văn ( Chung Đỉnh Văn ) thì mình chó được đơn giản hóa bằng một nét vẽ hót vào như ... bụng chó, đến Đại Triện thì các nét  được viết bằng nhau. Tiểu Triện thì nét chữ đã thành hình bằng các nét biểu tượng và đến chữ Lệ ở cuối đời Tần thì các nét chữ đã được kéo thẳng ra như chữ viết hiện tại 犬.

      KHUYỂN 犬 là Chó nói chung, con vật bốn chân được thuần hóa rất sớm, cùng với con ngựa thành một cặp Khuyển Mã 犬馬, cùng sống chung và cùng tiến hóa với con người.

      Bộ Khuyển 犬 khi ghép với các bộ khác để tạo chữ mới (18 chữ), thường  được đặt nằm bên tay phải, như chữ  THÚ 獸 là từ chỉ chung các con vật bốn chân. Ta có thành ngữ Phi Cầm Tẩu Thú 飛禽走獸 có nghĩa : Loài chim thì bay loài thú thì chạy. Nhưng ...

      Thường thì bộ Khuyển 犬 được đặt nằm bên phía trái của chữ ( khoảng 198 chữ ) và được viết cách điệu 犬 thành 犭để viết cho nhanh và chữ được ghép sẽ đẹp hơn, tiêu biểu là chữ CẨU 狗.

      CẨU 狗 nguyên nghĩa là Con Chó Nhỏ, thường dùng trong văn nói, sau thông dụng với KHUYỂN, rồi tùy theo tập quán của từng vùng quen sử dụng CẨU hay KHUYỂN mà ta có các từ như : Liệp Cẩu 獵狗 là Chó Săn, Tẩu Cẩu 走狗 là Làm Tay Sai cho ai đó, Cảnh Khuyển警犬 là Chó Cảnh Sát, Quân Khuyển 軍犬 là Chó Quân Đội ...

                        Năm nay 2018, Thiên Can nhằm ngôi thứ 5 là chữ Mậu, hợp với Địa Chi ngôi thứ 11 là Tuất, nên ta có năm MẬU TUẤT 戊戌. Mậu Kỷ thuộc Thổ, biểu tượng là màu Vàng. Con chó mà màu vàng dân Nam Kỳ Lục Tỉnh chúng tôi gọi nó là con Phèn, có thể là do những vùng đất mới khai phá khi nước rút đi còn để lại một lớp bùn màu vàng đậm, bà con ta gọi là đất phèn. Phải qua vài mùa nước chắc cho sạch phèn thì đất mới trồng tỉa được. Đời sống của dân miệt vườn miệt ruộng luôn gắn liền với các con Phèn, con Mực, con Vện, con Vá ... mà người nước ngoài học nói tiếng Việt luôn đau đầu vì các tên gọi nầy ...

      Con chó màu vàng thì gọi là con Phèn, màu đen thì gọi là con Mực, có sọc vằn vện đen trắng lẫn lộn thì gọi là con Vện, có đốm đen đốm trắng thì gọi là con Vá, và nếu toàn một màu trắng thì gọi là con Chó Cò như các câu vè về 12 con giáp :

 

                       Tuổi Tuất là con Chó Cò,

                 Nằm khoanh trong lò lổ mũi lọ lem.

 

      Theo Tử vi Đẩu số thì con chó hợp với con ngựa con cọp thành một bộ Dần Ngọ Tuất tam hạp. Chó và Ngựa hợp nhau vì cùng tiến hóa với con người, chớ Cọp thì làm sao mà hợp cho được. Chúa sơn lâm chỉ cần gầm lên một tiếng là chó và ngựa qụy xuống không còn chạy nổi nữa ! Trừ phi nó là con cọp ... lạc đường đi xuống đồng bằng như câu ông bà ta thường nói :

            Hổ lạc bình dương bị khuyển khi   虎落平陽被犬欺

Có nghĩa :

       Cọp mà đi lạc xuống đồng bằng thì cũng bị chó khinh khi, dễ ngươi, như anh hùng thất thế bị kẻ tiểu nhân khi dễ vậy. 

                 Tứ Hành Xung thì có Thìn Tuất Sửu Mùi, bốn cung nầy đều thuộc thổ và đều ở trung ương. Mậu Kỷ cũng thuộc thổ ở trung ương, nên Năm Mậu Tuất 2018 nầy là con chó hoàn toàn bằng đất, đất cả Thiên can lẫn Địa chi. Bản thân con chó đất đã khó bảo toàn còn mong gì phù hộ giúp đỡ cho ai được nữa ! Tháng Tuất là Tháng 9 âm lịch trong năm, người Quảng Đông phát âm Cửu và Cẩu giống nhau, nên họ gọi tháng 9 là tháng Chó, là tháng bắt đầu ăn thịt chó cho ấm vì trời đã cuối thu sắp sang đông.  Nhớ khi xưa trên đường Nhân Vị ( sau 1963 đổi thành Trần Hoàng Quân, sau 1975 đổi thành Nguyễn Chí Thanh ) đoạn bên hông nhà thương Chợ Rẩy bên kia đường Quận 11 là các quán lề đường bán thịt chó ngon nổi tiếng Sài Gòn Chợ Lớn với chiêu bày " Hương Nhục 香肉 " là Thịt Thơm. Theo giới ăn nhậu thì thịt chó dính răng của đêm trước, sáng hôm sau xiả ra miếng thịt vẫn còn thơm ! Thật vậy, hễ đèn đường nổi lên là cả khu vực nầy bát ngát mùi Hương Nhục mà không cần phải có :

 

                    Con chó khóc đứng khóc ngồi 
                    Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng... gì cả !

 

       Còn giờ Tuất là từ 7 đến 9 giờ tối, giờ của cuối canh một, là giờ của anh chàng họ Sở hẹn với Thúy Kiều " Ba mươi sáu chước chước gì là hơn ? " để bỏ trốn khỏi lầu xanh bằng một bức tiên mai, với rành rành TÍCH VIỆT có hai chữ đề. Cô Kiều đã qúa thông minh nên mắc bẫy :

                        Lấy trong ý tứ mà suy.

               Ngày hai mươi mốt Tuất Thì phải chăng ?

Vì 2 chữ TÍCH VIỆT 昔越 chiết tự ra thành 廿一日走戌 trấp nhất nhựt tẩu tuất. Có nghĩa : Ngày hai mươi mốt sẽ bỏ trốn vào giờ Tuất.


       Trong " Lục Súc Tranh Công " giữa trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn thì con chó cũng đã kể lể rằng :

 

        .... Đêm năm canh, con mắt như chong, 
             Đứa đạo tặc nép oai khủng động. 
             Ngày sáu khắc, lỗ tai bằng trống, 
             Đứa gian tham thấy bóng cũng kinh.

             Lại đến ngày kỵ lạp tiên sinh,
             Cũng ra sức săn chồn, đuổi sóc.
             Bao quản chui gai, lước góc,
             Chi này múa mỏ, lòn hang....

      Rất thực tế, toàn là những việc tầm thường chung quanh cuộc sống với con người : Canh nhà giữ cửa, đề phòng kẻ gian trôm cắp, chui gai lướt góc, đuổi sóc săn chồn ... không có thành tích chiến công to lớn như những con vật khác, nhưng con chó rất thân mật. sát sao và gần guĩ với con người, nhất là lòng trung thành của chó với chủ nhà thì không có con vật nào dám so bì cả, kể cả con ... người, có lắm người lòng trung thành cũng không bằng được chó !  Thế nên, thành ngữ đầu tiên ca ngợi chó là bốn chữ Trung Trinh Bất Nhị 忠貞不二, Có nghĩa là Lòng trung thành của chó luôn luôn bền vững, không có hai lòng, dù cho có xa cách bao nhiêu năm trường, khi gặp lại chủ cũ, con chó vẫn còn nhớ để vẩy đuôi chào mừng như thường. Có rất nhiều truyện kể cả Đông lẫn Tây, khi chủ chết đi, chỉ có con chó là còn quanh quẩn chung quanh mộ của chủ, và lắm con còn nằm chết luôn bên mộ chủ nữa mới thật là cảm động !

  dcd_trungtrinhbatnhi.jpg                 

      Trung Trinh Bất Nhị

 

      Một lòng với chủ, theo chủ hết lòng, nên ta còn có thành ngữ : Kiệt Khuyển Phệ Nghiêu 桀犬吠堯. Có nghĩa : Con chó của vua Kiệt sủa vua Nghiêu. Kiệt là hôn quân bạo chúa của đời nhà Hạ; Nghiêu là một minh quân nhân đức của đời cổ đại. Thành ngữ nầy có xuất xứ từ Chiến Quốc Sách, chỉ nêu lên lòng trung thành của chó luôn luôn hết lòng vì chủ, không cần biết đến việc chủ tốt hay là xấu, chỉ biết một mực trung thành với chủ, cũng như những người luôn đi theo ca ngợi Tổng thống Donald Trump vậy, chỉ biết có ông Trump là số một mà thôi ! Theo Chiến Quốc Sách ...

         Vào thời vua Cảnh Đế đời Tây Hán, có danh sĩ giỏi mưu lược là Trâu Dương, theo về và làm việc dưới trướng của Ngô Vương Lưu Tị. Sau Lưu Tị định làm phản, Trâu Dương nhiều lần can gián, nhưng Tị vẫn không nghe, Dương bèn bỏ Tị theo về với Lương Hiếu Vương Lưu Võ. Mưu thần tâm phúc của Lưu Võ là Công Tôn Ngụy có lòng đố kỵ Trâu Dương, bèn đem việc trước đây Dương theo Ngô Vương định làm phản nói cho Hiếu Vương nghe. Vương giận, nên bắt Trâu Dương giam vào ngục, định sẽ xử tử hình. Trong ngục, Trâu Dương viết một bức thơ nổi tiếng để lại trong văn học, đó là " NGỤC TRUNG THƯỢNG LƯƠNG VƯƠNG THƯ 獄中上梁王書 " Có nghĩa : Thơ viết trong ngục gởi đến Lương Vương. Nôi dung bức thơ nêu ra rất nhiều nhân vật lịch sử bị nghi oan, thậm chí bị bức hại đến chết trong ngục tối, thực ra họ đều là những trung thần liệt sĩ. Cuối thơ, ông nêu lên câu " Kiệt Khuyển Phệ Nghiêu 桀犬吠堯 " với hàm ý : Ai vì chúa nấy, lúc đó tôi đang theo phò Ngô Vương, nên phải hết lòng với Ngô Vương mà bài bác ông, bây giờ tôi theo về với ông rồi thì tôi cũng sẽ hết lòng với ông mà thôi ! Trước đây tôi " sủa " ông, bây giờ  tôi sẽ " sủa " người khác. OK !

     dcd_trietkhuyenphephieu.jpg       


    Kiệt Khuyển Phệ Nghiêu

 

       Một con chó nữa rất nổi tiếng trong văn chương, đó là con chó xanh trong thành ngữ BẠCH Y THƯƠNG CẨU 白衣蒼狗. Có nghĩa là Áo Trắng Chó Xanh. Theo tích sau đây :

       Thư sinh Vương Qúy Hữu đời Đường , có vợ là Liễu Thị, gia cảnh cơ hàn, nên vợ chồng rau cháo có nhau. Sau vì qúa nghèo túng bửa đói bửa no, nên Liễu Thị mới bỏ chồng mà đi. Bà con lối xóm đều không biết nội tình, ngỡ là Vương Qúy Hữu đuổi vợ đi, nên xúm nhau trách móc chàng. Nhà thơ Đỗ Phủ thấy vậy mới làm một bài Thất ngôn trường thiên minh oan cho Vương, gọi là " Khả Thán Thi 可嘆詩, có nghĩa : Bài thơ đáng Than Thở , nói lên sự đời, tình đời hay đổi thay, biến ảo khôn lường. Mở đầu bài thơ là 4 câu :

 

            天上浮云似白衣,    Thiên thượng phù vân tự bạch y,

            斯须改变如苍狗。  Tư tu cải biến như thương cẩu.

            古往今来共一时,  Cổ vãng kim lai cộng nhất thì,

            人生万事无不有 !   Nhân sinh vạn sự vô bất hữu !

Có nghĩa :

         Đám mây nổi ở trên trời tựa như là tà áo trắng,

         Chỉ trong phút chốc đã biến thành con chó màu xanh.

         Từ xưa đến nay cũng đều giống như thế cả,

         Muôn việc trên đời không có gì là không có cả !

 

     Hai câu thơ đầu đã được Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều mượn để diễn ý trong Cung Oán Ngâm Khúc rất hay là :

                       Lò cừ nung nấu sự đời,

            Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương !

                Thành ngữ trên có thể nói trại đi thành BẠCH VÂN THƯƠNG CẨU hay Thương Cẩu Bạch Y gì cũng được.

            dcd_bachythiencau.jpg

        Trong văn chương ta còn thấy một cái ... đuôi chó nữa, đó là câu Cẩu Vĩ Tục Điêu 狗尾續貂. Có nghĩa là lấy đuôi của con chó nối thay cho đuôi của con điêu. Điêu 貂 là một loài chồn sóc, to như con rái cá, lông đuôi dài màu vàng có khoan đen rất đẹp. Xưa kiểu phục sức của nhà Hán, mũ của các quan Thị-trung thường-thị hầu cạnh bên vua đều cắm đuôi con điêu, đúc con ve vàng đeo vào cho đẹp, vì thế gọi các kẻ quyền quý là "nhị điêu" , hoạn quan gọi là "điêu đang" . Thành ngữ Cẩu Vĩ Tục Điêu 狗尾續貂 có tích như sau :

        Sau khi Tấn Võ Đế Tư Mã Viêm chết, con trai là Tư Mã Trung nối ngôi là Tấn Huệ Đế. Huệ Đế bất tài, lại không rành việc triều chính, nên tất cả quyền hành đều lọt vào tay của Giả Hậu. Giả Hậu lại tính tình rất hung ác nham hiễm, nên Triệu Vương Tư Mã Luân mượn cớ nầy đem quân vào cung giết Giả Hậu, rồi tự phong mình làm tướng quốc. Vì muốn mua chuộc triều thần để mở rộng thế lực của mình, cho nên Tư Mã Luân phong quan tước bừa bãi, cả những  đứa trẻ 12, 13 tuổi cũng  được phong Hầu Tước. Khi vây cánh đã vững, bèn phế Huệ Đế đi để xoán ngôi vua. Theo quy định lúc bấy giờ, các vương công đại thần đội mão đều được trang sức bằng đuôi của con điêu. Nhưng vì Tư Mã Luân phong quan tước quá nhiều, nên không đủ đuôi điêu để làm mão, phải dùng đở đuôi chó để thêm vào, nên dân gian mới có câu vè nhạo rằng :" Điêu bất túc, cẩu vĩ tục 貂不足,狗尾续 ". Có nghĩa : Đuôi điêu không đủ, nên lấy đuôi chó nối vào. Vì thế thành ngữ Cẩu Vĩ Tục Điêu 狗尾續貂 có nghĩa là lấy tạm đồ dõm,đồ hạng hai để thay cho đồ tốt, đồ hạng nhất. Dùng rộng ra là đem cái dở mà nối liền với cái hay, như cô Kiều đã rất khiêm nhường nói với Thúc Sinh, khi Thúc sinh làm thơ vịnh cô đang tắm là :

                        Hay hèn ví cũng nối ĐIÊU,

                  Nỗi quê nghĩ một hai điều ngang ngang.

và vì ...

                        Lòng còn gởi áng mây vàng,

nên ...         Họa vần xin hãy chịu chàng hôm nay !

 

       Còn một con chó nổi tiếng trong Truyện Phong Thần là con HẠO THIÊN KHUYỂN 昊天犬 của Nhị Lang Thần Dương Tiễn. Theo sách Sưu Thần Ký 搜神记 thì ...

       Hạo Thiên Khuyển là một con chó nhỏ truyền kỳ của dân gian, lang thang kiếm ăn, bửa đói bửa no, chẳng những bị người đời đánh đuổi, mà còn lo sợ bị chó sói xé thịt. May sao mỗi lần gặp nạn đều được Nhị Lang Thần Dương Tiễn lúc bấy giờ là một tiểu đạo đang tu tập cứu giúp. Nói cũng lạ qua ba lần gặp nạn, con chó nhỏ nầy đều được Dương Tiễn cứu giúp kịp thời, nên Dương nghĩ rằng chắc nó có duyên với mình, mới dạy cho nó cách tu luyện và dẫn theo bên mình. Đến khi viên mãn thì cả chó lẫn người đều tu thành chánh qủa. Chiến công hiển hách của Hạo Thiên Khuyển được nhắc đến 2 lần trong Tây Du Ký, Lần thứ nhất là Hồi thứ Sáu khi Tôn Ngộ Không đại náo Thiên cung đánh với Nhị Lang Thần, Hạo Thiên Khuyển đã nhảy đến cắn vào bắp chuối làm cho con khỉ đá phải té nhào. Lần thứ hai là Hồi thứ 36 khi đánh với Cửu Đầu Trùng. Khi Cửu Đầu Trùng bay đến, áp sát mình Nhị Lang Thần, bên hông bỗng nhiên lại mọc ra thêm một cái đầu nữa định cắn Dương Tiễn. Hạo Thiên Khuyển vội vàng nhanh nhẹn phóng lên, sủa " Gâu " một tiếng, cắn đầu của con quái thú rơi xuống đất.

 

           dcd_DuongTien.jpg         

           Tượng  Dương Tiễn và Tạo hình trong Điện Ảnh

 

       Cũng cái con Hạo Thiên Khuyển nầy không chịu yên phận ở trên trời, nên có một lần trốn xuống trần gian để tác yêu tác quái. Lúc đó Lữ Động Tân, một trong Bát Tiên ở núi Bồng Lai, chỉ mới bắt đầu tu đạo, phụng mệnh dùng pháp bảo Bố Họa hồ lô đi thu phục. Khi Hạo Thiên Khuyển đã bị nhốt trong hồ lô rồi, Lữ Động Tân lại động lòng nhân đạo, sợ con chó trong hồ lô sẽ bị đốt thành tro bụi tội nghiệp, nên mới thiện tiện mở nút hồ lô thả nó ra. Không ngờ, vừa ra khỏi hồ lô, Hạo Thiên Khuyển quay đầu cắn cho Lữ Động Tân một phát rồi chạy tuốt. Vì vậy, nên ta lại có thêm một thành ngữ còn thông dụng đến hiện nay Là : CẨU GIẢO LỮ ĐỘNG TÂN, BẤT THỨC HẢO NHÂN TÂM 狗咬呂洞賓, 不識好人心。Có nghĩa : Chó cắn Lữ Động Tân, không biết là người có lòng tốt. Câu nầy thường chỉ được sử dụng có một vế đầu là Cẩu Giảo Lữ Đông Tân, có nghĩa giống như là " Làm ơn mắc oán " của ta vậy !

        Tích trên có xuất xứ từ Hồi 83 & 84 trong quyển truyện Thần thoại Trung Hoa " Bát Tiên Đắc Đạo Truyện 八仙得道傳 " hoặc Đông Du Bát Tiên 東遊八仙 ".

   dcd_caugiaoLudongtan.jpg           


 Cẩu giảo Lữ Động Tân, bất thức hảo nhân tâm 

    

      Chó hay sủa và hay cắn người. Mặc dù người dân Lục Tỉnh có câu " Chó sủa chó cắn ai !", ý nói : Chó chỉ sủa để " hù " người ta mà thôi chớ ít khi cắn ai lắm. Nói thì nói thế, chớ khi thấy con chó sủa quấu quấu, chòm tới nhe nanh múa vút thì ai cũng ... ớn cả, lở mà nó cắn cho một phát thì phải chích ... 60 mũi thuốc ngừa chó dại vào bụng. Nên đi đường mà gặp chó thì ai cũng " ngán " cả, nhất là giới ăn xin ăn mày, chẳng những sợ chó cắn mà còn sợ chó dành cả những thức ăn mà mình xin được trong ... miểng vùa. Vì thế mà trong tất cả những truyện võ hiệp của Kim Dung, ta thấy giới Cái Bang thường có cây gậy đánh chó, gọi là Đả Cẩu Bổng và Đả Cẩu Bổng Pháp là một môn võ công thượng thừa của Bang chủ Hồng Thất Công, một trong Võ Lâm Ngũ Bá, chẳng những dùng để đánh chó mà còn dùng để đánh cả những người xấu ... hơn chó nữa, lại có cả một Đả Cẩu Trận Pháp hẵn hoi. Các chiêu thức của Đả Cẩu Bổng Pháp thường đều có kèm theo một chữ Cẩu hay chữ Khuyển, như :

   * Ác cẩu lan lộ 惡狗攔路 : là Chó dữ chặn đường.
   * Bổng đả song khuyển 棒打雙犬 : là Gậy đánh hai con chó.
   * Bổng đả cẩu thủ 棒打狗首 : là Dùng gậy đánh vào đầu chó.
   * Tà đả cẩu bối 斜打狗背 : là Đánh xéo vào vai chó.

   * Thiên hạ vô cẩu 天下無狗 : là Thiên hạ không còn chó nữa.

      v.v... và... v.v.... Tất cả gồm 36 đường, xin tham khảo thêm trên web : CLB Vovinam Nguyễn Văn Cưng. Những Tuyệt Chiêu Của Đả Cẩu Bổng Pháp.
 

 dcd_HoangDung.jpg           


  Nữ hiệp Hoàng Dung với Đả Cẩu Bổng
 

     Thành ngữ tục ngữ về chó thì thật nhiều, như năm con Gà vừa qua, ta đã biết qua thành ngữ Kê Minh Cẩu Đạo 雞鳴狗盜 là Gà gáy chó trộm để chỉ những tên " Đầu trộm đuôi cướp ". Thành ngữ liên quan tới chó mà Hoa Việt gì đều thông dụng cả là : 

   * Đả cẩu khán chủ 打狗看主 ta nói là : Đánh chó kiên chủ nhà. 

   * Cẩu trệ bất như 狗彘不如 ta nói là : Không bằng heo chó, người Miền Bắc nói là : Không bằng chó lợn. Trệ 彘 là con heo nái, người Miền Bắc gọi là con Lợn Xề.

   * Lang tâm cẩu phế 狼心狗肺 là Lòng lang phổi chó, ta nói là : " Lòng lang dạ sói ".

   * Đả kê mạ cẩu 打雞罵狗 là Đánh gà chưởi chó, ta nói là " Chưởi chó mắng mèo ".  

   * Quải dương đầu mãi cẩu nhục 掛羊頭賣狗肉 : Ta nói là " Treo đầu dê bán thịt chó ". Chỉ các con buôn làm ăn gian dối. 

   * Cẩu chủy lý trưởng bất xuất tượng nha 狗嘴裡長不出象牙 : Ta nói là : " Miệng chó không mọc ra được ngà voi ". 

   * Họa hổ bất thành phản loại khuyển 畫虎不成反類犬 : Ta nói là " Vẽ cọp không xong lại giống chó ", Chỉ sự vụng về, không khéo léo về mọi mặt. Trong Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu, dân làng đã khuyên Vân Tiên khi chàng định đi đánh tướng cướp Phong Lai :

                         E khi họa hổ bất thành,

                Khi không mình lại xô mình xuống hang.

   * Cẩu bất thực phân 狗不吃屎 là Chó không ăn cứt, ta nói là " Chó chê cứt " để chỉ sức khỏe không tốt, vì Cứt là món khoái khẩu của chó mà lại chê, chứng tỏ là khẩu vị hoặc sức khỏe có vấn đề. Nếu không thì là " làm bộ chó ". Vì ca dao của ta có câu :

                       Thân em như cục cứt trôi sông,

              Phận anh như con chó đói chạy rông trên bờ !  

còn gì đau khổ hơn là thấy đồ ăn mà mình yêu thích lại không thể " quằm " được !  Như chàng trai thấy cô gái mà mình thương hơ hớ ra đó mà không sao " thương " được, vì môn đang hộ đối, vì thân phận nghèo hèn ... Thật đau khổ và tội nghiệp vô cùng, khi :

 

                       Mây trôi nước chảy hững hờ,
               Cứt trôi chó chạy biết bao giờ gặp nhau ?

Nên đâm ra mơ ước vẩn vơ ...

                       Ước chi cứt dạt vào bờ,
                Để cho con chó đói hết chờ hết mong.

       Nhưng ...

        Qua đến đất Mỹ thì con chó... lên ngôi, về thứ tự ưu tiên trong xã hội Mỹ thì thứ nhất là Đàn bà Lady first mà, thứ nhì là Trẻ em, thứ ba là con Chó và thứ tư mới tới phiên Đàn ông !

         Nuôi chó phải có nhà ở cho chó hẵn hoi, phải nuôi bằng thực phẩm chó đàng hoàng, phải được chích ngừa, phải có bảo hiễm và phải có bác sĩ chó khám bệnh chăm sóc sức khỏe. Phải được tắm rửa làm đẹp như hớt tóc, cắt móng chân ... Khi thiến phải gắn dịch hoàn giả cho chó để khi đi ra ngoài chó khỏi mắc cở. Chưa kể mỗi buổi sáng phải dẫn chó ra đường cho đi đái đi ỉa, rồi phải dùng bao rác hốt sạch những cái mà chó thải ra, chăm sóc chó còn hơn là chăm sóc cho cha mẹ, con cái nữa !

        Thức ăn của chó là dog food, thức ăn của người là hot dog, một loại xúc xích trông giống như bộ phận sinh dục của con chó đực, người Anh gọi là saveloy, mằn mặn ăn không ngon lành gì cả, thua xa lạp xưởng của ta. Các quyển sách cũ lật tới lật lui lâu ngày, các góc sách bị cuốn kèn lại, người Mỹ gọi là tai chó : dog eared. Ghét ai ta mắng là : Đồ chó đẻ ! thì Mỹ lại nói là : Con của con chó cái " Son of a bitch " hay " son of a gun ". Chỉ tánh tham lam bo bo giữ của thì ta nói như Chó Già Giữ Xương, còn Mỹ thì nói Dog in the manger. Nhưng dù đông dù tây gì thì chó vẫn là bạn thân với người Man's best friend, nhưng con chó ở Mỹ thì lại được các cô chủ của nó nâng lên thêm một bậc nữa : Love me, love my dog, có nghĩa : Nếu có yêu tôi thì hãy yêu luôn con chó của tôi nữa ! Cái nầy thì hơi "căng" một chút, chả lẽ mỗi lần hôn em phải hôn luôn con chó của em nữa sao ?!

 

        Không nói chuyện chó tây chó Mỹ nữa, trở lại với con chó tội nghiệp của Việt Nam ta, hễ ghét ai là cứ lấy con chó ra làm đối tượng để chưởi xéo người đó. Ngoài tiếng " Đồ chó đẻ " ra, còn có " Đồ chó chết, Quân chó má, Cái thằng chó, Cái con đĩ chó ..." Có " văn hoá " một chút thì mắng người ta là " Thứ cẩu đầu, Quân Cẩu Trệ " ... Chỉ những kẻ chuyên làm tay sai cho người ác thì là " Thứ cái đồ khuyển ưng, ưng khuyển " như trong Truyện Kiều lúc Hoạn Thư cho người đi bắt Thúy Kiều, 2 câu 1623-1624 là :

                       Sửa sang buồm gió lèo mây,
               Khuyển Ưng, lại chọn một bầy côn quang.

           

          dcd_hophu.jpg   

        Để chỉ những thằng con không ra gì thì bảo là : Hổ phụ sanh khuyển tử 虎父生犬子, có nghĩa : Cha thì hùng dũng oai phong như cọp, còn con thì nhu nhược cụp đuôi như chó ! Nhưng từ " khuyển tử 犬子 " lại là từ khiêm nhường để chỉ " Con của Mình " khi giới thiệu với người khác, như : Đây là khuyển tử, có nghĩa như " Đây là thằng chó con của tôi !". Ngoài ra, ta cũng có từ Khuyển Mã 犬馬 cũng là từ khiêm nhường của các bề tôi nói với vua chúa hoặc chủ cả ngày xưa

: Nguyện làm thân Khuyển Mã để đáp đền, ý nói làm Chó làm Ngựa để báo đáp, nhưng ta lại nói là Làm thân Trâu Ngựa để báo đáp, như cô Kiều trước đêm phải đi theo Mã Giám Sinh đã trối lại với Thuý Vân rằng :

                    Tái sinh chưa dứt hương thề
              Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai 

                                                       ( câu 707-708 )

      Nhân năm chó, lại nhớ đến một chuyện cười dân gian thuở xưa, chuyện kể ...

      Xưa có một nhà nho thanh liêm, rất được dân làng trong vọng,  thấy các quan lớn quan nhỏ từ Hương quản, Hương tuần, Lý trưởng đến Tri huyện, Tri Châu đều giở trò tham nhũng, hạch sách dân đen, nên ... Một hôm, ông làm một tiệc lớn, mời cả phủ huyện, hương chức hội tề đến dự. Nào tiết canh, dồi chả, thui nướng ... món ngon thơm phức dọn lên, các quan được một bửa chén no say. Có người đứng lên đáp tạ nhà chủ và hỏi các món ăn làm bằng thịt gì ? Nhà Nho thủng thỉnh đứng lên cười đáp : Chó, mâm trên mâm dưới, mâm trong mâm ngoài, tất cả đều là CHÓ cả !

       Chuyện nầy làm ta lại nhớ đến ... Nghe tiếng rao bán thịt chó ngoài đường. Có người trong nhà lớn tiếng gọi : CHÓ ! CHÓ ! Người bán thịt chó cũng không phải tay vừa, cao giọng hỏi lại : Ai CHÓ đó ?! Quả là tám lạng nữa cân, ăn miếng trả miếng.

       Cao cấp hơn là chuyện của Cao Bá Quát ...

       ĐẤU 鬥 là Đánh nhau, nhưng Đấu Khẩu 鬥口 là Cãi lộn nhau, Chưởi lộn nhau như Cao Bá Quát đã diễn tả lại cho vua nghe cuộc cãi cọ rồi ẩu đả nhau giữa hai vị quan trong triều là Phan Văn Nhã và Võ Văn Khải đánh nhau vì chuyện văn chương. Ông Khải xem bài ông Nhã chê kém và nói Văn như thế Chó nó cũng làm được. Thế là sinh sự đánh nhau đến sứt đầu mẻ trán, khi vua hỏi, Cao Bá Quát đã tường thuật lại như thế nầy :

                Bất tri hà sự,                            不知何事,

                Lưỡng tương đấu khẩu.             兩相鬥口。

                Bỉ viết Cẩu,                              彼曰狗,

                Thử diệc viết Cẩu.                     此亦曰狗。

                Bỉ thử giai Cẩu.                         彼此皆狗。

                Dĩ trí đấu ẩu,                            以致鬥毆,

                Thần kiến thế nguy thần tẩu !    臣見勢危臣走!

Có nghĩa :

                Chẳng biết việc chi,

                Hai người cùng Đấu Khẩu với nhau.

                Người nầy nói Chó,

                Người kia cũng nói Chó.

                Cả hai đều Chó.

                Đến nỗi ẩu đả nhau,

                Thần thấy thế nguy nên thần chạy !

               
   

       Cũng Cao Bá Quát, trước khi khởi nghĩa, bị thất sủng, triều đình đưa đi làm Giáo Thụ ở Quốc Oai, vùng đất thuộc Sơn Tây, xa chốn kinh đô thành thị. Học trò ít, cảnh sinh hoạt tiêu điều. Ông đã viết đôi câu đối dán ngoài nhà học như sau :

          Nhà trống ba gian, một thầy, một cô, một chó cái.
          Học trò dăm đứa, nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi. 

 

       Câu đối hắc búa, tương truyền là của ông Tú Cát ra cho Trạng Quỳnh là :

                 Lợn Cấn ăn cám Tốn,

Có nghĩa con lợn đang cấn thai thì ăn thật nhiều, nên phải tốn thêm nhiều cám. Nhưng Cấn 艮 và Tốn 巽 là hai quẻ trong Bát Quái.

        Quỳnh đã ứng khẩu đối ngay là :

                Chó Khôn chớ cắn Càn.

Có nghĩa con chó khôn ngoan thì không cắn càn cắn bậy, mà Khôn 坤 và Càn 乾 cũng là hai quẻ trong Bát Quái. Thế mới tài ! ( Bát Quái là : Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài  八卦是:乾,坎,艮,震,巽,離,坤,兌")。

 

        Chuyện " Chó Đá Quẩy Đuôi " tuy có vẻ hoang đường, nhưng cũng nói lên được cái tinh thần đề cao và kính trọng nhân tài đất nước của dân tộc ta. Đó là truyện của Trạng Lường ...

        Lương Thế Vinh 梁世榮 (1441 - 1496), tục gọi là Trạng Lường, tên tự là Cảnh Nghị, tên hiệu là Thụy Hiên, là một nhà toán học, Phật học, nhà thơ Việt Nam thời Lê sơ. Ông đỗ trạng nguyên dưới triều Lê Thánh Tông và làm quan tại viện Hàn Lâm. Ông là một trong 28 nhà thơ của hội Tao Đàn Nhị Thập Bát Tú 騷壇二十八宿 do vua Lê Thánh Tông sáng lập năm 1495. Tương truyền ...

         Khi Vinh lên 7-8 tuổi đi học ở làng bên, bên đường có con chó đá, hễ Vinh đi qua là nó vẫy đuôi mừng. Lấy làm lạ, Vinh về nhà kể cho cha nghe. Cha Vinh nói: "Nó đã biết mừng thì ắt biết nói, con thử hỏi nó xem vì cớ gì mà nó mừng". Hôm sau, khi chó quẩy đuôi mừng, Vinh bèn hỏi, con chó đá đáp bằng tiếng người, rằng: "Vì ông sẽ là Trạng nguyên, nên tôi mừng ông".

       Lại kể ...

            Theo " Tam khôi bị lục 三魁備錄 "... có ghi lại : Bà mẹ vua Lê Thánh Tông là Thái hậu Quang Thục có lần nằm mơ, thấy đi tới chỗ Thượng Đế. Thượng Đế ban cho bà một tiên đồng làm con, và một tiên đồng để giúp đỡ. Lúc tỉnh dậy, bà có mang Lê Tư Thành (tức vua Lê Thánh Tông). Sau Lương Thế Vinh thi đỗ, Thái hậu xem hình dáng, giống hệt tiên đồng đã thấy trong mộng, bèn kể lại cho vua Thánh Tông hay. Từ đấy, Lương Thế Vinh trở thành một lương thần đắc dụng dưới thời Hồng Đức. Và ...

        Lê Thánh Tông chẳng những là một minh quân mà còn là một nhà thơ có khẩu khí của bậc đế vương, ông làm thơ vừa ca tụng mình vừa nhắc nhở triều thần phải hết lòng phò vua báo quốc. Cái hay của các bài thơ ông làm là không nói thẳng mà mượn một sự việc hay sự vật nào đó để nói lên cái ý muốn của mình. Ta hãy đọc 2 bài thơ CHÓ ĐÁ của ông sau đây sẽ rõ.

   dcd_choda.jpg             


                             Bài 1.

              Quyền trọng ơn trên trấn cõi ngoài, 
              Cửa nghiêm chem chẻm một mình ngồi. 
              Quản bao xương tuyết nào chi kể, 
              Khéo giữ cao lương cũng chẳng nài. 
              Mặc khách thị phi giương tráo mắt, 
              Những lời trần tục biếng vào tai. 
              Một lòng thờ chúa, nghìn cân nặng, 
              Bền vững ai lay cũng chẳng dời.

                              Bài 2.

              Lần kể xuân thu biết mấy mươi, 
              Cửa nghiêm thăm thẳm một mình ngồi. 
              Đêm thanh nguyệt dãi màng trông nguyệt, 
              Ngày vắng ruồi bâu biếng ngáp ruồi. 
              Cắn kẻ tiểu nhân, nào đoái miệng ? 
              Chào người quân tử, chẳng phe đuôi. 
              Phỏng trong sức có ngàn cân nặng, 
              Dầu nhẫn ai lay cũng chẳng dời.

 

        Qủa là giọng điệu khẩu khí của một vì vua có khác !

 

        Trở lại với Đề 36 của hai sòng bài lớn Kim Chung ở Sài Gòn và Đại Thế Giới ở Chợ Lớn trước khi bị Tổng Thống Ngô Đình Diệm đóng cửa (1954). Con CHÓ thuộc nhóm Thất Sanh Ý, là bảy người làm nghề buôn bán, từ số 10 đến số 16 có tên như sau :   

        Số 10 là Giang Từ : con Rồng bay,

        Số 11 là Phước Tôn : con CHÓ.

        Số 12 là Quang Minh : con Ngựa.

        Số 13 là Hữu Lợi : con Voi.

        Số 14 là Chỉ Đắc : con Mèo Rừng.

        Số 15 là Tất Đắc : con Chuột.

        Số 16 là Mậu Lâm : con Ong.

        Một sự trùng hợp ngẫu nhiên rất hợp với dân đánh đề, con chó tên chữ là  Phước Tôn mang số 11, lại là ngôi thứ 11 trong Địa Chi, nên hễ nằm chiêm bao hay đi đâu, hoặc tình cờ gặp được người tuổi Tuất là mua ngay số 11. Sau nầy áp dụng vào xổ số kiến thiết từ 00 đến 99, dân thua đề lại phải thua thêm 2 con nữa là : Con Chó sồn sồn 51 và con Chó già 91 nữa, vì bây giờ 11 đã trở thành con Chó nhỏ rồi. Nhớ bài Vè Thua Đề 36 của thầy giáo Kiến ở ấp Yên Thượng Trị trấn Cái Răng, huyện Châu Thành tỉnh Phong Dinh ngày xưa, có câu :

 

                 Cầm quần mà đánh Thượng Chiêu,

                 Sổ ra Bản Quế mất tiêu cái quần !

 

 Thượng Chiêu là con chim én, một trong Tứ Phu Nhân, số 21.

 Bản Quế là con Ốc, một trong Tứ Trạng Nguyên, số 2.

         Có một ông câu, ban đêm hay đi giăng câu và hò hát trên vàm Ba Láng, không biết là buồn tình vì thua đề hay vì vợ quá mê đánh đề mà sửa lại câu vè của thầy giáo Kiến thành :

 

                 Cầm quần mà đánh Phước Tôn,

                 Sổ ra Bản Quế để  l... chê hê !

 

       Dân chúng mê đánh số đề, không phải chỉ cầm quần, cầm áo, mà cầm cả xe cộ, ghe xuồng, nhà cửa, đất đai ... và bất cứ thứ gì cầm cố được. Số đề mê hoặc dân nghèo như một câu trong bài vè của thầy giáo Kiến :

 

               Phải thời một vốn bỗng liền ba mươi.

 

       Sau nầy đánh theo xổ số Kiến Thiết thì càng mê hoặc lòng tham của con người hơn với : Một đồng trúng bảy mươi ! Trước mắt, dân nghèo trong nước cũng đang vật vả, sống dở chết dở với vé số và số đề được xổ hằng ngày, mỗi ngày nhiều khi đến 2 hay 3 đài xổ nữa là đằng khác !

       Song song với số đề là tệ nạn ăn nhậu, lớn nhậu theo lớn, nhỏ nhậu theo nhỏ, sang thì nhậu nhà hàng, hèn thì nhậu lề đường. Hễ  đỏ đèn là các quán nhậu lại trở nên nhộn nhịp, nhất là các quán lẫu dê, thịt chó bình dân. Dân ăn thịt chó thường kháo nhau về thịt chó là : Nhất bạch nhì hoàng tam khoang tứ đốm. Có nghĩa : Thịt ngon nhất là chó lông trắng, chó Cò. Thứ nhì là lông vàng, chó Phèn. Thứ ba là lông có khoang, chó Vện. Thứ tư là lông có đốm, chó Vá. Thịt chó bổ dương lại thêm vào ba xị đế, nên cảnh " Tửu nhập tâm như cẩu cuồng tại thị 酒入心如狗逛在市 ". Có nghĩa : Uống ba hột rượu vào rồi thì con người dễ mất kiểm soát mà chạy lòng vòng ngoài chợ như con chó hoang, vừa khuấy rối trật tự công cộng vừa cản trở xe cộ giao thông là việc thường xảy ra với dân nhậu nhẹt.

            Chó là Cẩu, ngày xưa đọc đồng âm với âm cửu là số 9. nên ta lại có một câu chuyện dân gian về Chỉ Sự thay cho chữ viết sau đây :

       Ngày xưa, có một anh lính thú ở xa, nhân có bạn được phép về thăm nhà, mới nhờ bạn đem về cho vợ ở nhà trăm quan tiền và một bức thư.
        Giữa đường, anh bạn tò mò giở thư ra xem, không thấy  ghi số tiền gửi là bao nhiêu cả, chỉ thấy vẽ bốn con chó, một hình bát quái, hai con dê và một cái chũm chọe, nên nảy ra cái ý ăn bớt. Về đến nơi, anh ta chỉ giao cho vợ bạn bức thư và bốn chục quan thôi.
        Người vợ xem thư biết thiếu tiền, lên quan nhờ phân xử.  Quan hỏi :
- Chồng chị gửi người ta bốn mươi quan tiền, người ta mang về đưa tận tay cho, còn kiện cáo nỗi gì?
 Người vợ đáp :
- Bẩm quan lớn, anh ta ăn bớt ạ! Chồng con gửi cho con tới một trăm quan kia ạ!
- Sao chị biết?
- Bẩm quan lớn, thư chồng con viết rành rành ra đấy xin quan xem thư, sẽ rõ!
      Quan giở bức thư quái gở kia ra xem, không hiểu gì cả liền hỏi:
- Thế là thế nào? Bức thư không có chữ nghĩa gì cả, sao chị lại biết chồng chị gửi một trăm quan?
- Bẩm quan lớn, chồng con vẽ rõ ràng ra đấy. Bốn con chó là tứ cẩu, cẩu là cửu, tứ cửu là tam thập lục, là ba mươi sáu ( 36 ). Bát quái có tám cạnh, bát bát là tám lần tám vị chi là lục thập tứ, là sáu mươi tư ( 64 ). Sáu mươi tư với ba mươi sáu chả là một trăm quan đó sao?
       Quan cho là phải, bắt anh kia phải trả đủ số tiền. Nhưng ngài còn thắc mắc hỏi chị kia:
- Thế còn hai con dê và cái chũm choẹ là ý thế nào?
      Chị ta sượng sùng không nói. Quan hỏi mãi mới thưa:
- Ðấy là nhà con vẽ đùa thôi ạ !.
- Ðùa thế là có ý gì, phải nói ra cho rõ ràng.
- Bẩm quan lớn, hai con dê và cái chũm chọe là nhà con muốn hẹn con rằng, đến Tết Trùng Dương ( ngày 9 tháng 9, còn gọi là Trùng Cửu ) thì nhà con sẽ về thăm cái chũm chọe, ơ... không, thăm con... đấy ạ!

 

       Đó, ta thấy CHỈ SỰ hay là thế, thú vị là thế, ngày xưa nước ta cũng đã có vô vàn cách Chỉ Sự để truyền đạt ý nghĩa và sự việc một cách độc đáo của riêng mình rồi !

 

       Xin được kết thúc bài phiếm về năm TUẤT là năm con CHÓ, mà chó chữ Nho là CẨU, cẩu lại thuộc bộ KHUYỂN nầy  ở đây.

       À, mà còn quên, để vui Xuân đón Tết, mời tất cả cùng giải đáp câu đố nghe rất trái tai sau đây, đó là câu :

 

             Chó đậu, chuồn chuồn sủa !

                                               ( đố là Trái gì ? )

 

       Cầu chúc cho tất cả mọi người đều có được một mùa xuân Mậu Tuất 2018 Như Ý, An Khang và Thịnh Vượng !

 

                                                                 Đỗ Chiêu Đức

    

                   

Thơ Vịnh :

 

      Mậu Tuất 2018

 

Mậu Tuất là con chó đất quèn,

An thân khuyển mã chẳng bon chen.

Đen thui đen thủi là con Mực,

Vàng khẻ vàng khè ấy chú Phèn.

Trắng nỏn chó Cò co cẳng chạy,

Sặc rằng con Vện vẩy đuôi quen.

Lốm đa lốm đốm ồ em Vá.

Nhà cẩu trung thành  nức tiếng khen !

 

                                  Đỗ Chiêu Đức

 

Câu đối cho năm Mậu Tuất 2018 :

 

      Đinh Dậu gà đi qua, Gát hết thiên tai cùng đón Tết;

      Mu Tuất chó chạy đến, Mừng thêm phúc lộc thảy vui Xuân.

__________________________________________________________________________________________________________________ 

 

                      

 

 

 

 

KHÓC THẦY


                    Mới vừa hai tám chớm xuân
                 Sao thầy nở vội bỏ trần lên tiên !


Ngỡ ngàng làm sao khi nghe tin thầy mất,
Lòng bàng hoàng không nén nổi bi ai.
Tin như sét đánh ngang mày,
Thôi rồi một kiếp trần ai đi về !


  Ngày mười lăm tháng rồi thầy còn nhắn,
  Ý đẹp lời hay phổ biến đến trang nhà.
  Tiếng thầy vọng bên tai còn chưa dứt,
  Bóng hình đà lẫn khuất tựa sát-na.


Nhàn, vô, bất, không, nhớ khi cùng phiếm,
Tĩnh lặng thầy trò trãi nghiệm nhân sinh.
Quy y Phật, Pháp, Tăng cùng bát giới,
An trụ rồi tâm mới hết linh đinh.


   Chân và Vọng theo nhau lòng vô trụ,
   Chứng Đạo Ca vang vọng cỏi mênh mông.
   Hoàng Giác Đại Sư cùng thầy bầu bạn,
   Tứ đại trả về sắc sắc không không !


          Vô minh thực tánh trả về,
     Mong thầy siêu thoát an bề qui chơn.
          Niết bàn chẳng nệ thiệt hơn,
     Hữu duyên, hữu đức, bảo sơn hữu phần !


                                                   Đỗ Chiêu Đức
                                                     Khấp điếu

  

HAI NỮ THI SĨ ĐỜI ĐƯỜNG

 

   A. KÝ PHU của Trần Ngọc Lan.

 

1. Bản chữ Hán cổ của bài thơ :

 

     寄夫                           KÝ PHU

               陳玉蘭                        Trần Ngọc Lan

夫戍邊關妾在吳,     Phu thú biên quan thiếp tại Ngô,

西風吹妾妾憂夫。     Tây phong xuy thiếp thiếp ưu phu.

一行書信千行淚,     Nhất hàng thư tín thiên hàng lệ,

寒到君邊衣到無?      Hàn đáo quân biên y đáo vô ?

DCD_2nuthisi_1.jpg 

                     CHÚ THÍCH :

    * Thú : Đi lính xa. Thú Biên Quan : là Đi lính đóng đồn ở ngoài biên ải.

    * Ngô : Đất Ngô, nước Ngô xưa, chỉ một dãy của tỉnh Giang Tô ngày nay.

    * Tây Phong : là Gió tây, chỉ Gió mùa thu hiu hắt.

 

NGHĨA BÀI THƠ :

                             GỞI CHỒNG

         Chồng đi lính xa tận ngoài biên ải, còn thiếp thì ở lại đất Ngô của xứ Giang Nam. Khi gió tây thổi đến thiếp lại càng lo lắng cho chồng, nên viết thư thăm hỏi, mỗi một hàng thư là cả một ngàn hàng lệ nhỏ, chỉ lo sợ rằng khi cái lạnh của mùa đông ập đến bên chàng thì không biết chiếc áo ngự hàn của thiếp gởi đã đến kịp lúc bên chàng chưa ?

         Tình cảm thật da diết thiết tha. Toàn bài thơ là những tiểu đối khéo léo nêu bật nỗi lòng của người chinh phụ vọng phu : Chàng  phải đi ngoài biên ải xa xôi, còn thiếp thì được ở lại quê nhà. Khi gió tây thổi, thiếp thấy lạnh, nên lại lo cho chàng. Một hàng thơ viết cho chàng là cả ngàn hàng lệ của thiếp đã nhỏ ra. Cuối cùng, là cái lo đáng lo nhất : Khi cái lạnh đến bên chàng thì áo của thiếp gởi có đến kịp lúc hay không ?

         Cả bài thơ bốn câu, câu nào cũng nêu lên tình ý của một CHÀNG một THIẾP, nhưng không phải là "Tình chàng Ý thiếp ai sầu hơn ai" nữa, mà là sự ưu tư lo lắng khoắc khoải của người cô phụ hết dạ thương chồng đang xông pha ngoài biên ải ! Hai điệp từ PHU, ba điệp từ THIẾP càng làm cho bài thơ tha thiết và gần gũi với người  đọc hơn, nhất là câu : " Tây phong xuy thiếp thiếp ưu phu " vừa chơn chất vừa thật thà dễ đi vào lòng người. Câu " Nhất hàng thư tín thiên hàng lệ " càng nhấn mạnh thêm sự thương cảm xót xa của người chinh phụ trông chồng.

      

         Trần Ngọc Lan là nữ thi sĩ đời Đường, không rõ năm sanh năm mất, bà là thê tử của thi nhân Vương Giá 王驾. Giá đậu tiến sĩ năm Đại Thuận nguyên niên 大顺元年, làm quan đến chưc Lễ Bộ Viên Ngoại Lang, mà ta đã biết ông qua bài Xuân Tình 春晴 với 2 câu thơ bất hũ :

 

         蜂蝶紛紛過牆去,   Phong điệp phân phân quá tường khứ,

         卻疑春色在邻家 .    Khước nghi xuân sắc tại lân gia.  

 

 ... mà nhà thơ Tiến Chiến Jean. Leiba đã phỏng dịch rất hay là :

 

                      Tơi bời ong bướm bay qua ngỏ,

                      Những tưởng màu xuân ở xóm ngoài !    

 

DIỄN NÔM :

                  Thiếp ở quê nhà chàng lính thú,

                  Nhớ chàng gió lạnh nói sao vừa.

                  Một hàng thơ viết ngàn hàng lệ,

                  Lạnh đến bên chàng áo đến chưa ?

   Lục bát :

                  Chàng biên tái, thiếp quê nhà,

             Gió tây thổi thiếp thiết tha nhớ chàng.

                  Một hàng thư, lệ ngàn hàng,

             Áo len thiếp gởi kịp chàng mặc chăng ?! 

DCD_2nuthisi_2.jpg                    

   Bản viết tay 2011

                   

      B. KIM LŨ Y của Đỗ Thu Nương.

 

1. Bản chữ Hán cổ của bài thơ :

 

     金縷衣                 KIM LŨ Y

        杜秋娘                   Đỗ Thu Nương

勸君莫惜金縷衣,    Khuyến quân mạc tích kim lũ y,

勸君惜取少年時.    Khuyến quân tích thủ thiếu niên thì.

花開堪折直須折,    Hoa khai kham chiết trực tu chiết,

莫待無花空折枝!    Mạc đãi vô hoa không chiết chi !           

DCD_2nuthisi_3.jpg

 

2. Chú thích :

    * Kim Lũ Y : là áo được dệt bằng những sợi tơ vàng óng. Ý chỉ quần áo hoa lệ đẹp đẽ.

    * Tích : là Tiếc, là thương, là xót, là Tiếc rẻ.

    * Kham : là Nên, là Được, là Đúng lúc.

    * Trực : là Ngay, là Thẳng, là Tức khắc.

    * Đãi : là Đợi, là Lần lừa.

 

3. Nghĩa bài thơ :

                              ÁO TƠ VÀNG

         Khuyên chàng đừng tiếc rẻ những chiếc áo tơ lụa vàng qúi giá, mà hãy nên tiếc nuối lấy tuổi thanh xuân của mình. Cũng như khi hoa đang nở đẹp thì hãy kịp lúc mà bẻ lấy ngay, đừng để cho đến khi hoa rụng rồi thì chỉ bẻ được cái cành không mà thôi !

         Khéo mà ví von khuyên nhủ những chàng công tử phong lưu chỉ biết ăn ngon mặc đẹp, mà không biết tranh thủ lấy tuổi thanh xuân của mình để trao dồi kiến thức, cố gắng học hành để mong có ngày tiến thủ, lập chữ công danh ... Cứ mãi miết ăn chơi trác táng ở lầu xanh, ở các nơi trà đình tửu điếm, để đến khi ăn năn thì đã qúa muộn màng


DCD_2nuthisi_4.jpg
 

3. Tác giả :

        ĐỖ THU NƯƠNG 杜秋娘 ( cuối Thế kỷ 8 ) tên thật là Đỗ Thu, người đất Kim Lăng đời Đường. Bà là một ca kỹ múa giỏi hát hay và giỏi cả thi ca, 15 tuổi đã  được Tiết Độ Sứ Lý Kỹ 李錡 mua về làm tì thiếp. Sau Lý Kỹ tạo phản thất bại, bà bị biếm vào cung. Khi Đường Mục Tông 唐穆宗 (821-826) lên ngôi, phong bà làm Phó Mẫu là giáo tập ở trong cung nuôi dạy Thái Tử. Mục Tông mất, Thái tử bị phế, bà bị thải về quê. Khi Đỗ Mục đi ngang qua Kim Lăng, trông thấy hoàn cảnh của bà vừa già vừa nghèo khổ, ông đã làm bài Đỗ Thu Nương Thi 杜秋娘詩 để kể lại thân thế của bà.

 

4. Diễn Nôm :

                    Khuyên chàng chớ tiếc áo tơ vàng,

                    Hãy tiếc tuổi xuân chớ để tàn.

                    Hoa nở đúng kỳ tua bẻ lấy,

                    Đừng đợi cành không bẻ muộn màng !

    Lục bát :

                        Tiếc chi chiếc áo chỉ vàng,

                Khuyên chàng trân trọng tuổi đang xuân thì.

                        Hoa đang độ, hãy bẻ đi,

                  Đợi khi hoa rụng bẻ gì cành không ?!   
                                   
DCD_2nuthisi_5.jpg

  Bản viết tay năm 2011

 

KIM OANH Phỏng dịch:

 

Gởi Chồng (Ký Phu - Trần Ngọc Lan)​

Thiếp ở khuê phòng chàng ngoài biên ải

Gió Tây lạnh thổi lòng mãi nhớ lo

Viết một hàng thư ngàn hàng lệ nhỏ

Đan áo gởi đến chàng kịp mặc cho.

 

Kim Oanh

----------------------------

Áo Tơ  Vàng

​ ​

(Kim Ly - Thu Nương)​

 

Tiếc gì chiếc áo tơ vàng  

Xin chàng đừng để xuân tàn qua nhanh

Hái hoa đúng độ tươi xanh

Kẻo khi cánh rụng trơ cành còn chi 

Kim Oanh

___________________________________________________________________________________________________________________ 

 

                                                    TIẾT TRÙNG CỬU

                   Lễ Ông Bà ngày xưa của ta

 

         Sau Tết Trung Thu là Tết Trùng Cửu, chữ Tết do chữ Tiết đọc trại ra mà thành. TIẾT 節 là Thời Tiết 時節 chỉ Khí hậu có liên quan đến mùa màng. TIẾT cũng có nghiã là ngày Lễ Tết trong năm. Một năm có mấy cái Tết lớn. Nguyên Đán là cái Tết lớn nhất mở đầu cho một năm nằm trong tháng Giêng, Thanh Minh là Tết nằm trong tháng 3, Đoan Ngọ là Tết của tháng 5, Tháng 8 thì có Tết Trung Thu và Tháng 9 thì ta có Tết Trùng Cu.

         Trùng Cửu, Trùng là Trùng lắp, là lặp lại. Cu là số 9. Nên Trùng Cu 重九 là 2 số 9 được lặp lại, tức là ngày mùng 9 tháng 9 Âm lịch. Theo Kinh Dịch thì số 9 thuộc Dương, nên Trùng Cu còn được gọi là Trùng Dương 重陽. Đây là cái Lễ tiết cuối cùng sau mùa thu hoạch, rồi trời sẽ trở lạnh để vào đông cho đến Tiết Đông Chí về, sẽ lại chuẩn bị để đón mừng năm mới !

DCD_Oct28_1.jpg 

             Ngoài việc được gọi là Tiết Trùng Dương 重陽節 ra, Trùng Cu còn được gọi là Tiết Đạp Thu 踏秋節, có nghĩa là Đạp lên lá vàng khô của mùa Thu, tức là Đi dạo chơi trong mùa Thu trước khi trời trở lạnh. Trong dân gian xưa còn gọi ngày này là Ngày Của Người Già : LÃO NHÂN TIẾT 老人節 hoặc KÍNH LÃO TIẾT 敬老節. Có thể là do sau khi mùa màng được thu hoạch vào mùa Thu, con cháu có nhiều món ngon vật quý để dâng hiến cho Ông Bà, hoặc đã có tiền để chăm lo săn sóc đến đời sống của Ông Bà hơn. Khi ông bà cha mẹ già đã quá cố, thì con cháu cũng nhân dịp Đạp Thu mà kéo nhau lên núi để Tảo Mộ  ( Ở những nơi có đồi núi thì người chết được chôn cất ở trên cao, vùng đồng bằng để trồng trọt canh tác. Cho nên ta thấy Cụ Nguyễn Du tả cảnh Tảo mộ của Tiết Thanh Minh là : " Ngổn ngang gò đống kéo lên, Thoi vàng hồ rắc tro tiền giấy bay, là thế ! ). Vì vậy, mà Tiết Trùng Cu còn được gọi là Tiết ĐĂNG CAO 登高節. Ngoài ra, Tiết Trùng Cu cón được gọi là Tiết THÙ DU 茱萸節, Tiết CÚC HOA 菊花節....

 DCD_Oct28_2.jpg       

             Cây lá và trái Thù Du  ( trái cherry ở Mỹ )

 

        THÙ DU là loại cây ăn trái được thu hoạch vào khoảng cuối tháng 6. Cây lá có tính sát trùng tiêu độc, ngừa phong đón gió, nên trong ngày Lễ Trùng Cửu dân gian hay bẻ một nhánh lá nhỏ giắt bên mình để " trừ tà ", để được bình an khoẻ mạnh nên ngày lễ nầy còn được gọi là Tiết Thù Du là vì thế.  

 DCD_Oct28_3.jpg  

       Hoa Cúc và tục lệ uống rượu Cúc trong ngày Trùng Cửu

 

        Trong bài thơ " Bốn mùa ăn chơi " của người xưa thì câu thứ 3 là " Thu ẩm Hoàng Hoa tữu ". Hoàng Hoa tức là Hoa Cúc đó, loại hoa có màu vàng và nở vào mùa thu, nên được dùng để ủ rượu uống cho ấm vào những ngày cuối thu lạnh lẽo nầy, để ngừa cảm cúm, như ta chích " flu shot " vào mùa nầy ở Mỹ vậy ! Nên Tiết Trùng Cửu còn được gọi là Tiết Cúc Hoa là vì  thế !

         Theo truyền thuyết thì ...

         Vào thời Nam Bắc Triều, người của Nam Triều là Ngô Quân Chi thuộc nước Lương, ghi trong " Tục Tề Hài Ký " rằng :

 Đời Đông Hán, ở huyện Nhữ Nam có một người tên là Hoàn Cảnh, cha mẹ đều chết vì bệnh ôn dịch ở cuối thu, nên anh ta quyết định lên núi tầm sư học đạo để trừ ôn dịch ôn thần. Đạo nhân Phí Trường Phòng dạy cho phép tiên dưỡng sinh và y học. Một năm, sau Trung Thu, đạo nhân gọi Hoàn Cảnh đến mà bảo rằng : Mùng 9 tháng 9 năm nay, ôn thần lại đến gieo rắc bệnh dịch, con hãy về quê mà cứu nhân độ thế. Nói đoạn bèn trao cho anh ta một cây Thanh Long Kiếm, một bao lá Thù Du và một bình Rượu Cúc, căn dặn mọi người phải lên cao mà tránh nạn.

         Đến hôm mùng 9 tháng 9, Hoàn Cảnh gọi hết bà con lối xóm cùng đăng cao lên núi, giắt cho mỗi người một lá Thù Du và uống một ly rượu Cúc, rồi đơn thân độc mã đứng chặn ở sườn núi, chiến đấu và tiêu diệt ôn thần. Từ đó về sau không ai còn bị chết về bịnh dịch nữa, và cũng từ đó về sau mới có tục Đăng Cao, cài lá Thù Du lên áo và uống rượu Cúc trong ngày Tiết Trùng Cu cho  đến hiện nay.

DCD_Oct28_4.jpg

               Trùng Cửu xưa          Trùng Cu nay

 

     Trong văn học, nhất là trong Đường Thi, ngày Trùng Cửu luôn luôn được nhắc đến một cách thân thiết gần gũi qua các thi nhân nổi tiếng như Lưu Trường Khanh với ...   

 

      九日登李明府北樓 CỬU NHẬT ĐĂNG LÝ MINH PHỦ BẮC LÂU

          九月登高望,          Cửu nguyệt đăng cao vọng,

          蒼蒼遠樹低。          Thương thương viễn thọ đê.

          人煙湖草裡,          Nhân yên hồ thảo lý,

          山翠現樓西。          Sơn thuý hiện lầu tê. ( tây )

                       劉長卿                        Lưu Trường Khanh

Diễn nôm :

                  NGÀY CHÍN LÊN BẮC LÂU CỦA LÝ MINH PHỦ

                          Tháng chín lên cao ngắm,

                          Xanh xanh cây cỏ xa.

                          Hồ mờ sương người vắng,

                          Lầu tây núi biếc nhòa !

                                                 Đỗ Chiêu Đức diễn nôm 

 DCD_Oct28_5.jpg

 

      Còn Thi tiên Lý Bạch với ...

 

         九月十日即事      CỬU NGUYỆT THẬP NHẬT TỨC SỰ

          昨日登高罷,           Tạc nhật đăng cao bãi

          今朝再舉觴。           Kim triêu tái cử trường.

          菊花何太苦,           Cúc hoa hà thái khổ,

          遭此兩重陽。           Tao thử lưỡng Trùng Dương .                    

            李白                                       Lý Bạch

Chú Thích :

          Mùng 9 tháng 9 gọi là Tiết Trùng Dương, hái hoa cúc, uống rượu cúc, nhưng...

          Mùng 10 tháng 9 gọi là Tiểu Trùng Dương, lại hái hoa cúc, lại uống rượu cúc.

          Chỉ trong hai ngày, hoa cúc BỊ HÁI, BỊ VÙI DẬP đến 2 lần. Lý Bạch ví thân phận đi đày của mình giống như là hoa cúc liên tiếp bị vùi dập vậy, nên mới hạ 2 câu cuối là : " Cúc hoa hà thái khổ, Tao thử lưỡng Trùng Dương ". Có nghĩa : Hoa Cúc sao mà lại khổ thế, phải gặp cái nạn của 2 lễ Trùng Dương nầy !

          KHỔ 苦 là Khổ sở, Cực khổ. KHỔ cũng có nghĩa là ĐẮNG nữa ! Tân là Cay, nên Tân Khổ là Cay Đắng, Đắng Cay!

       Diễn nôm :

                      Chuyện của ngày mười tháng chín

                            Hôm qua sau leo núi,

                            Sáng nay lại nâng ly.

                            Hoa Cúc sao mà khổ,

                            Trùng Dương đến nhị kỳ !

                                                Đỗ Chiêu Đức diễn nôm

 

        Nhưng nổi tiếng và tiêu biểu nhất cho lễ Trùng Cửu là bài thơ của Thi Phật Vương Duy....

     CỬU NGUYỆT CỮU NHẬT ỨC SƠN ĐÔNG HUYNH ĐỆ    

DCD_Oct28_6.jpg

            Đôc tại dị hương vi dị khách,

           Mỗi phùng giai tiết bội tư thân.

           Diêu tri Huynh đệ đăng cao xứ,

           Thiên tháp thù du thiểu nhất nhân !

                                                      Vương Duy

Chú Thích :

        Khi làm bài thơ nầy Vương Duy chỉ mới 17 tuổi, đang xa nhà đến Trường An để mưu cầu công danh. Nhà ông ở Bồ Châu, phía đông của núi Hoa Sơn, nên mới đề tựa là " Ức Sơn Đông Huynh Đệ ". Bài thơ nổi tiếng với 2 câu đầu mà không có người du tử nào không trầm trồ với 2 từ " dị hương, dị khách ".

 

Nghĩa bài thơ :

               Mùng chín tháng chín nhớ anh em ở phía đông núi.

         Ta một mình ở nơi đất lạ làm người khách lạ, nên mỗĩ lần gặp Lễ Tết là lại nhớ người thân thêm bội phần. Ta biết rằng ở nơi xa xôi kia, anh em ta đang đăng cao trong ngày lễ nầy, và mỗi người đều có giắt một lá Thù Du lên áo, chỉ thiếu có một người không được giắt là ta mà thôi !

 

 Diễn nôm :

                   Xứ lạ quê người làm khách lạ,

                   Mỗi lần lễ tết nhớ khôn nguôi.

                   Anh em mùng chín đăng cao đó,

                   Đều giắt thù du thiếu một người !

   Lục bát  :

                   Đơn thân xứ lạ quê người,

                   Mỗi khi lễ tiết ngậm ngùi nhớ nhau.

                   Quê xa huynh đệ đăng cao,

                   Thù du giắt áo nghẹn ngào riêng ta !

 DCD_Oct28_7.jpg                          

                                                 Đỗ Chiêu Đức biên khảo.

______________________________________________________________________________________________________ 

 

 Cuối tuần kể chuyện vui.

 

                  VƯƠNG AN THẠCH và Chữ SONG HỈ 

 

DCD_Oct28_2_Songhi.jpg

 

 

 

                    

       Sau đây, xin kính mời Quý Thầy Cô, Quý đồng môn Cựu Học Sinh Trung học PTG & ĐTĐ, các bạn Vườn Thơ Thẩn và Các Em học sinh trường TÂN HƯNG cũ, cùng nghe lai lịch của chữ SONG HỈ 囍 rực rỡ đỏ tươi trong các Hôn Lễ Trung Hoa xưa và mãi cho đến ngày nay, bất cứ nơi nào trên thế giới có Lễ cưới của người Hoa, người Việt thì ta sẽ thấy chữ SONG HỈ vui tươi rực rỡ nầy xuất hiện. Nó được viết bằng 2 chữ HỈ 喜 liền nhau, nên gọi là SONG HỈ 囍, ý chỉ đây là ngày vui của 2 HỌ. Nhưng, lúc đầu nó là 2 niềm vui đến cùng một lúc với Văn, Thi Hào và là Tể Tướng VƯƠNG AN THẠCH đời Tống. Xin kính mời Quý vị cùng tiêu khiển với câu chuyện Văn chương lý thú sau đây....

DCD_Oct28_2_VuongAnThach.jpg

Vương An Thạch ( 18-02-1021-- 21-05-1086 ), Tự là Giới Phủ, hiệu là Bán Sơn, được phong là Kinh Quốc Công, nên người đời còn gọi là Kinh Công. Người đất Lâm Xuyên thuộc Vũ Châu đời Bắc Tống. Ông là Thừa Tướng của triều Bắc Tống, lãnh tụ của Tân Đảng ( Đảng Cải Cách ). Âu Dương Tu đã ca ngợi ông như sau :

 

           Hàn lâm phong nguyệt tam thiên thủ, 翰林風月三千首,

           Lại bộ văn chương nhị bách niên.        吏部文章二百年。

           Lão khứ tự lân tâm thượng tại,           老去自憐心尚在,

           Hậu lai thùy dữ tử tranh tiên.             后來誰與子爭先。  

Có nghĩa :
               Ba ngàn bài gió trăng phong nguyệt,
               Hai trăm năm Lại bộ văn chương.
               Già đi tự cảm thương thân phận
               Hậu thế ai người dám sánh ông ?!


         Tác phẩm gồm có " Vương Lâm Xuyên tập, Lâm Xuyên tập Thập di,... ". Ông còn giỏi về thi, từ. Lưu truyền nổi tiếng nhất trong dân gian là 2 câu thơ trong bài " Bạc thuyền Qua Châu ( Thuyền ghé bến Qua Châu ) là :
         Xuân phong hựu LỤC Giang nam ngạn,  春風又綠江南岸,
         Minh nguyệt hà thời chiếu ngã hoàn ?    明月何時照我還。
Có nghĩa :
         Gió xuân lại thổi làm cho bờ Giang nam XANH biếc,
         Trăng bao giờ mới soi sáng trên đường ta về quê ?!

 

    Chữ LỤC 綠 là Hình Dung Từ, có nghĩa là : Màu xanh lá cây. Ở đây được tác giả sử dụng làm Động Từ một cách thật khéo léo và thật gợi hình :
      " Gió xuân lại làm cho XANH cả bờ bãi của xứ Giang Nam."
Có nghĩa :
     Khi gió xuân về tức là mùa xuân cũng đã về làm cho cây cỏ đâm chồi nẩy lộc mang đến màu xanh cho xứ Giang Nam, chớ bản thân gió xuân không thể làm cho xứ Giang Nam xanh lên được. Nên...
     Chỉ một chữ XANH ( Lục ) thôi đã mang lại đầy đủ sức sống của hoa cỏ mùa xuân và như chiếc đủa thần của tạo hóa : Gió xuân thổi tới đâu là mang màu xanh đến nơi đó ngay !

 

        " 囍 " 的来历

LAI LỊCH CỦA CHỮ SONG HỈ

  

         Chữ SONG HỈ lớn màu đỏ, treo ở trước cửa phòng Hoa chúc, chẳng những tạo thêm không khí vui tươi mà còn tượng trưng cho SONH HỈ LÂM MÔN ( Hai niềm vui đến nhà cùng một lúc ). Căn cứ theo ghi nhận của Sử liệu, thì lai lịch của chữ SONG HỈ nầy xuất phát từ Tể Tướng Vương An Thạch đời Bắc Tống, Câu chuyện như sau.....
         Tương truyền năm 20 tuổi, khi từ Lâm Xuyên Vũ Châu đến kinh đô Lạc Dương để ứng thí, khi nghỉ ở khách sạn Mã gia trấn để chờ dự thi. Một hôm, sau buổi cơm tối, ông thả bộ ra phố, khi đi ngang qua nhà Mã viên ngoại, thấy phía trước cửa nhà treo 2 cái lồng đèn kéo quân, bên cạnh có đôi câu đối như sau :


             Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức mã đình bộ.

               走  馬   燈,    燈   走   馬,   燈   熄   馬   停   步。
 Có nghĩa :
        Tẩu Mã Đăng là Đèn Chạy Ngựa, ta gọi là Đèn Kéo Quân.
 Nên câu trên có nghĩa : 
         Đèn chạy ngựa, ngựa chạy trên đèn, đèn tắt ngựa ngừng chạy.
 Theo nghĩa của ta thì là :
         Đèn kéo quân, quân kéo đèn, đèn tắt quân ngừng kéo.

 DCD_Oct28_2_denkeoquan.jpg

                                            2 loại Đèn Kéo Quân
  
         Vương An Thạch xem xong trầm ngâm giây lát, bỗng vỗ tay đánh đét một tiếng khen : " Câu đối hay tuyệt, nhưng rất tiếc là không có vế đối lại ! ". Người quản gia nghe thấy vội vàng chạy vào bẩm báo với Mã viên ngoại, nhưng khi Mã viên ngoại ra tới cửa thì Vương An Thạch đã đi xa rồi.
         Sự đời cũng lắm việc trùng hợp ngẫu nhiên, hôm sau khi đi thi, vì văn tài mẫn tiệp,làm bài nhanh nộp quyển sớm, nên được quan chủ khảo chú ý ngợi khen và gọi lên hạch miệng. Ông chỉ ra cột cờ trước sân, nơi có treo lá cờ thêu hình một com hổ bay với đôi cánh vươn ra và đọc :
                Phi hổ kỳ, kỳ phi hổ, kỳ quyển hổ tàng thân.

                飛  虎 旗, 旗  飛  虎,旗    捲    虎  藏    身。
 Có nghĩa :
             Cờ cọp bay, cọp bay trên cờ, cờ cuốn cọp ẩn mình.

 DCD_Oct28_2_phihoky.jpg

                        Phi Hổ kỳ
 
         Vương An Thạch buộc miệng đọc ngay câu đối của Mã viên ngoại :" Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức mã đình bộ ", để đối lại.  Quan chủ khảo vô cùng tán thưởng và kinh ngạc trước tài ứng đối mau lẹ và chính xác của Vương An Thạch, và không ngớt lời ngợi khen.
        Rời khỏi trường thi, Vương vô cùng đắc ý, trong lúc hớn hở đi về nhà trọ, thì người Quản gia nhà họ Mã nhận ra Vương và mời về phủ ra mắt viên ngoại. Khi vào đến phòng khách thì đã thấy trên bàn bày sẵn văn phòng tứ bảo, giấy mực hẳn hoi. Mã Viên ngoại đọc ngay câu đối " Tẩu mã đăng..." cho chàng đối . Vương An Thạch chẳng ngần ngừ chút nào cả, hưu bút viết ngay câu đối mà Quan chủ khảo đã ra cho chàng là " Phi hổ kỳ..."  để đối lại. Viên Ngoại vô cùng đẹp dạ, kinh ngạc trước tài ứng đối mau lẹ của Vương và rất vui vẻ mà cho Vương biết rằng, ông ra câu đối nầy là để kén rể, nay mến tài mẫn tiệp của Vương nên quyết định gả con cho chàng. Chọn ngày lành tháng tốt và làm lễ thành hôn ngay tại Mã phủ.
        Trong lúc cô dâu chú rễ sắp làm lễ bái đường, thì có sứ đến tuyên đọc kết quả kỳ thi vừa qua, và cho biết Vương An Thạch vừa đậu Tiến sĩ cập đệ, ngày mai được mời vào cung Quỳnh Lâm dự yến. Mã Viên ngoại vô cùng mừng rỡ, truyền bày thêm tiệc rượu để khoản đãi quan khách. Riêng Vương An Thạch cũng vui mừng vô hạn, đang cơn hứng chí bèn sẵn giấy bút viết ngay HAI chữ Hỉ sát vào nhau dán lên cửa để mừng cho Hai niềm Vui lớn đến cùng một lúc, Hỉ thượng gia Hỉ, Đại tiểu Đăng Khoa cùng một lúc. 

 DCD_Oct28_2_cacchusonghi.jpg

            Các kiểu chữ SONG HỈ


        Từ đó dân gian mới có lệ, chú rể được mặc áo Trạng Nguyên Tiến Sĩ trong ngày cưới và dán chữ SONG HỈ ở khắp nơi trong nhà khi làm lễ Thành hôn cho đến hiện nay. Ngay cả ở nước Mỹ nầy, trước mắt các nhà hàng đều có sẵn chữ SONG HỈ và hình rồng phụng hai bên trong các phòng ăn rộng dành riêng cho cô dâu chú rể đãi khách trong ngày lễ Tân Hôn.

 

                                                             Đỗ Chiêu Đức

____________________________________________________________________________________________ 

 

 

TRỌN BỘ: CHỮ NHO... DỄ HỌC

 

Click hàng chữ dưới đây để đọc trọn bộ:

Chữ Nho Dễ Học - TÂN HƯNG CÁI RĂNG

 

Xin hân hạnh giới thiệu quyển " Chữ Nho... Dễ Học " của Thầy Đỗ Chiêu Đức với quý Thầy Cô và anh chị em bà con gần xa  .

Với tấm lòng của một Thầy giáo dạy văn muốn ghi lại những hiểu biết về chữ nho bằng lời cắt nghĩa tỉ mỉ dễ hiểu ,giọng văn đơn sơ chân chất của người nam kỳ lục tỉnh , gây nhiều thích thú khi đọc được những điển tích xa xưa mà thuở nhỏ mình chưa hề biết hoặc đã hiểu không chính xác nên làm lệch lạc ý tưởng ngoài ý muốn , thí dụ như ý nghĩa khác nhau của  "bàn hoàn "và " bàng hoàng" hay tại sao mình viết " cầm sắt " bằng chữ t .

Quyển sách được chia thành 38 bài , người đọc không nhứt thiết phải đọc theo số bài thứ tự mà vẫn hiểu được tường tận vấn đề ,và bằng lời viết nhẹ nhàng, tự nhiên mà dí dõm gây cho người đọc cảm giác gần gũi thân tình .

" Chữ nho ... dễ học " như quyển tự điển lôi cuốn với nhiều hình minh họa được sưu tầm đẹp mắt, càng đọc càng thấy mình nhỏ bé trước sự hiểu biết uyên thâm mà Thầy đã rất công phu ghi chép lại cho những ai thích tìm hiểu chữ Việt chữ Hoa và chữ Nho.

Xin trân trọng cám ơn Thầy Đỗ Chiêu Đức đã lưu lại cho chúng em một kho tàng quý giá .!

Học trò THCR

_________________________________________________________________________________________________ 

  

TẢI NGUYỆT MINH QUY

                               Thơ Thiền

______________________________________________________________________________ 



              Bài thơ nầy vốn có tựa là " THUYỀN TỬ HÒA THƯỢNG KỆ " 船子和尚偈, vì Đức Thành Thiền Sư, người gốc Tứ Xuyên,  là một cao tăng ở cuối đời Đường, thọ pháp với Dược Sơn Duy Nghiêm Thiền Sư. Ngày thường ẩn cư ở Tú Châu Hoa Đình, làm nghề đưa đò ở bến đò Ngô Giang, thường thả một lá thuyền con trôi theo dòng nước, tùy duyên mà độ nhật, nên người đời mới gọi là THUYỀN TỬ HÒA THƯỢNG 船子和尚 ( là Hòa thượng Chèo thuyền ), còn có hiệu là Hoa Đình Hòa Thượng 華亭和尚. Sư soạn 39 bài PHẤT TRẠO CA 撥棹歌 ( Bài ca Chèo Thuyền ) ca ngợi đời sống của Ngư dân nhưng lại ngụ Thiền lý trong các lời ca đó.

              Dưới đây là bài thứ nhất trong 3 bài Thất Ngôn tuyệt cú, là bài kệ có ý Thiền được nhiều người biết đến nhất :

 

DCD_Taitrangve_1.jpg

 

                             千尺絲綸直下垂,
                             一波才動萬波隨;
                             夜靜水寒魚不食,
                             滿船空載月明歸。

                  Thiên xích ty luân trực hạ thùy,

                  Nhất ba tài động vạn ba tùy .
                  Dạ tĩnh thủy hàn ngư bất thực,
                  Mãn thuyền không tải nguyệt minh qui !

NGHĨA BÀI THƠ :

                           BÀI KỆ của HÒA THƯỢNG CHÈO ĐÒ
             Sợi tơ nhợ câu cá ngàn thước buông thẳng xuống dưới nước, nước bèn nổi lên một dợn sóng, và dợn sóng nầy lan tỏa thành muôn vạn dợn sóng khác tỏa rộng ra. Đêm yên ắng, nước lạnh căm, nên không có cá cắn câu, đành chở đầy một thuyền trăng trống không mà về !



CHÚ THÍCH :
               TY LUÂN : Dây tơ, dây nhợ, là sợi chỉ. Chữ TY là Tơ. LUÂN là Chỉ dùng để may bìa vải lại cho đừng xút xổ , mà bây giờ ta gọi là chỉ " Vắt Xổ " đó, nên LUÂN THƯỜNG là cái GIỀNG MỐI mà ta phải giữ cho cuộc sống có nề nếp. 
              3 chữ cuối của câu 1 là TRỰC HẠ THÙY, nghĩa là BUÔNG THẲNG XUỐNG, THÙY 垂 là rũ xuống.

              TẢI : là Chở, VẬN TẢI là Chuyên chở.

 Ý BÀI KỆ :  

      
        2 Câu đầu lấy ĐỘNG để tả TĨNH, động tác buông câu là động tác thật nhẹ nhàng, dây câu chạm mặt nước cũng là động tác thật nhẹ nhàng, gợn sóng phát sinh lại càng nhẹ nhàng hơn, tuy nhẹ nhàng nhưng lại lan tỏa ra thành muôn vạn dợn sóng khác, Nhất ba động, vạn ba tùy. Một Ý niệm nảy sinh, gây mầm cho muôn vạn Ý niệm khác nảy sinh, đây chính là Ý THIỀN của 2 câu thơ đầu.
        2 câu thơ cuối đều qui về một chữ KHÔNG. Đêm vắng lặng, nước lạnh lẽo, cá chẳng cắn câu, tất cả là nhân tố của cái kết quả : " Chở đầy một thuyền toàn là ánh trăng mà về ! ". Thuyền đầy ánh trăng là " Sắc tức thị Không ". Ánh trăng huyền ảo mông lung đẹp đẽ nhưng lại " Không có gì cả ! ",  là "Không tức thị Sắc" đó!

DIỄN NÔM :

 

DCD_taitrangve_2.jpg

                     BÀI KỆ CỦA HÒA THƯỢNG CHÈO THUYỀN


                    Ngàn thước dây câu vừa thả xuống,
                    Muôn ngàn dợn sóng gợn li ti.
                    Đêm thanh nước lạnh không tăm cá,
                    Chở một thuyền trăng chẳng có chi !


LẠI DIỄN :
                   Ngàn thước nhợ câu thả xuống sông,
                   Một dợn muôn ngàn sóng lăn tăn,
                   Đêm yên nước lạnh im hơi cá,
                   Chở một thuyền về chỉ ánh trăng !


                                                              Đỗ Chiêu Đức.

Mailoc phỏng dịch: 

      Chở Trăng Về

Tơ nghìn thước dây câu sông thả,

Một sóng đầu lan toả vạn sau.

Đêm yên nước lạnh cá đâu!

Thuyền không đầy ấp trăng thâu người về.

                 Mailoc phỏng dịch

Bản dịch Phạm Khắc Trí: 

 

             Tải Nguyệt Minh Quy  

PKT 07/07/2014

 

Ngàn thước dây câu buông thẳng xuống ,

Sóng lan thành vạn sóng lăn tăn  ̣

Đêm thanh , nước lạnh , không tăm cá ,

Thuyền trống , đường về , đầy ánh trăng  ̣

PKT 

 


Mai Xuân Thanh:

Theo Bản Dịch & Diễn Nôm Ý Bài Kệ - ĐCĐ :

1) : Sắc Sắc Không Không

 

Chỉ tơ nghìn thướt thả buông sông

Sóng tỏa một lan  nối vạn vòng

Nước lạnh đêm thanh đâu thấy cá

Thuyền đầy, chở ngập ánh trăng không...

 

Mai Xuân Thanh

Ngày 13 tháng 08 năm 2017

 

2) : Bài kệ : Chỉ chở Trăng không, thấy ngập thuyền

 

Nghìn thước dây, sông thả xuống ngang

Sóng xao cứ một tỏa lan ngàn

Đêm thâu lạnh lẽo nào đâu cá

Thuyền vớt trăng không, ngập ánh vàng

 

Mai Xuân Thanh

Ngày 13 tháng 08 năm 2017

 

Phương Hà: 

Chở ánh trăng về

 

Sợi tơ ngàn thước thẳng buông sông

Sóng một vòng lan tỏa vạn vòng

Nước lạnh trời đêm không gợn cá

Thuyền về chở ngập ánh trăng trong.

 

 Phương Hà phỏng dịch

_______________________________________ 

 

Bốn bài NGŨ NGÔN TỨ TUYỆT

 

1. TƯ QUY của VƯƠNG BỘT.
      VƯƠNG BỘT ( 650-676 ), tự là Tử An. Người đất Giáng Châu Long Môn ( thụộc Hà Tân Sơn Tây hiện nay ). Ông nội là Vương Thông, hiệu là Văn Trung Tử, học giả nổi tiếng cuối đời nhà Tùy. Cha là Vương Phước Chỉ, giữ chức Thái Thường Bác Sĩ, Ung Châu Tư Công đời Đường.
      VƯƠNG BỘT cùng với Dương Quýnh, Lư Chiếu Lân, Lạc Tân Vương văn tài thi tài ngang nhau, người đời xưng là " Sơ Đường Tứ Kiệt ". Bột đứng đầu Tứ Kiệt, nổi tiếng bất hủ với bài " Đằng Vương Các Tự ", để lại một giai thoại văn chương về câu nói " Thời lai phong tống Đằng Vương Các ", và còn để lại rất nhiều ảnh hưởng cho văn học đời sau bằng các thành ngữ còn thông dụng đến hiện nay.
       Sau đây là một bài Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt nổi tiếng của ông.


    思歸                     TƯ QUY
長江悲已滯,       Trường Giang bi dĩ trệ,
萬里念將歸。     Vạn lí niệm tương quy. 
況屬高風晚,       Huống thuộc cao phong vãn, 
山山紅葉飛。     Sơn sơn hồng diệp phi.
           王勃                             Vương Bột

dcd_vuongbot_1.jpg 

CHÚ THÍCH :

       Câu 3 & 4 của bài nầy còn có dị bản là :
           Huống PHỤC cao SƠN VIỄN,          況復高山遠,  
           Sơn sơn HOÀNG diệp phi.              山山黃葉飛。
    HUỐNG THUỘC hay HUỐNG PHỤC gì đều có nghĩa là : Hơn nữa, Vả lại...
    CAO PHONG VÃN : là Gió thu trên cao thổi vi vút vào buổi chiều tối, còn ...
    CAO SƠN VIỄN : là Núi cao chập chùng xa xăm diệu dợi.
    BI DĨ TRỆ : là Nỗi sầu cô đọng lại như nước Trường Giang lửng lờ ( như không trôi chảy ).
    NIỆM TƯƠNG QUY : là Chỉ mới có Ý niệm sẽ quay trở về mà thôi. ( Ý nói: Muốn về mà không về được!)
    HỒNG DIỆP hay HOÀNG DIỆP gì cũng đều là lá mùa thu, và cũng đều nên thơ cả ! Có điều, người Việt ta thì hay dùng " Lá Vàng " để chỉ mùa thu, còn người Hoa thì hay dùng " Lá Đỏ ", vì họ có nhiều rừng phong đỏ thắm lúc thu về, còn ta thì lại có :
                   " Lá VÀNG trước gió sẻ đưa vèo ! "...
  hoặc thi vị hơn như Tản Đà :
                  " Trận gió thu phong cuốn lá VÀNG,
                    Lá bay hàng xóm lá bay sang....
       để rồi...
                    Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng ! "

dcd_vuongbot_2.jpg

 

DIỄN NÔM :

                    MUỐN VỀ
           Trường Giang sầu nước lửng,
           Muôn dặm muốn về ngang.
           Núi cao ngăn quê cũ ,
           Non non rụng lá vàng !
   Lục bát :
           Trường Giang nước đọng lòng sầu,
           Xa nhà muôn dặm mấy thâu muốn về.
           Núi cao ngăn cách làng quê,
           Muôn chiều lá đổ ủ ê lòng sầu !
                                                 Đỗ Chiêu Đức

2. TUYỆT CÚ của ĐỖ PHỦ : 

        Bài thơ nầy được làm vào cuối xuân năm Quảng Đức thứ 2 đời Đường Đại Tôn ( 764 ), lúc bấy giờ, Thi Thánh Đỗ Phủ đang ở Thành Đô ( Tứ Xuyên ), mặc dù tha hương nhưng cuộc sống đã tạm ổn định, nhớ quê nhưng tâm lý đã khá thoải mái.


      絕句                   TUYỆT CÚ   
   江碧鳥逾白,     Giang bích thủy du bạch,
   山青花欲燃。     Sơn thanh hoa dục nhiên.
   今春看又過,     Kim xuân khan hựu quá,
   何日是歸年.       Hà nhật thị qui niên ?!
              杜甫                               Đỗ Phủ

dcd_DoPhu_3.jpg 

 

 

CHÚ THÍCH :

      Bài thơ nầy được Thi Thánh Đỗ Phủ làm vào mùa xuân năm Quảng Đức thứ hai đời Đường Đại Tôn. Lúc nầy ông đang tạm cư ở Thành Đô, cuộc sống tạm ổn định, mặc dù xa quê nhưng trong lòng cũng tạm thoải mái bớt day dứt, nên lời thơ cũng nhẹ nhàng gợi cảm hơn.
    BÍCH 碧 : là BIẾC. Ta thường hiểu là XANH thì mới BIẾC. Thật sự BÍCH là chỉ cái sắc ÓNG ÁNH, như Cẩm Thạch  " Lên Nước " thì gọi là BÍCH, bất cứ nó ửng lên màu gì đều là " BÍCH " cả !.   
    DU 逾 :là Càng hơn, là Vượt quá.
    DỤC 欲 :là Muốn, là Giống Như.
    NHIÊN 燃 :là Cháy, Ở đây có nghĩa là Rực Rỡ.
    QUÁ 過 :là Qua, là Đi Qua.
    HÀ 何 :Nghi Vấn Từ, có nghĩa là GÌ, NÀO, SAO... Như : HÀ SỰ là Việc gì ?, HÀ NHÂN là Người Nào?, HÀ CỐ là Cớ Sao ?. Trong câu thơ HÀ NHẬT là Ngày Nào ?

 

DỊCH NGHĨA :
        Nước của dòng sông càng xanh biếc thì những cánh chim bay lượn trên sông càng trắng hơn thêm, núi càng xanh hơn thì muôn hoa càng như rực rở hơn lên như muốn bốc cháy. Trước mắt ta mùa xuân lại sắp đi qua nữa rồi, không biết là đến năm nào mới có được ngày quay trở lại quê hương đây ?!.

dcd_DoPhu_4.jpg

 

DIỄN NÔM :         


                     TUYỆT CÚ
             Nước biếc chim càng trắng,
             Núi xanh hoa rực hương.
             Nay nhìn xuân lại hết,
             Biết thuở nào hồi hương ?!


 Thất ngôn :
            Trắng xóa cánh chim làn nước biếc,
            Hoa như rực lửa núi càng xanh.
            Mắt trông xuân lại qua lần nữa,
            Quê cũ năm nào lại gặp anh ?!


                                                Đỗ Chiêu Đức

           

3. KIẾN VỊ THỦY TƯ TẦN XUYÊN của SẦM THAM .


        SẦM THAM 岑參 ( 715-770 ), người gốc Nam Dương ( thuộc Tân Dã, tỉnh Hà Nam hiện nay ), sau thuyên cư về Giang Lăng ( Tỉnh Hồ Bắc hiện nay ), đậu Tiến Sĩ năm Thiên Bảo thứ ba năm 30 tuổi. Ông là thi nhân nổi tiếng đời Đường, chuyên về thơ biên tái 7 chữ, giọng thơ hào hùng, sức tưởng tượng phong phú, đầy màu sắc lãng mạn. Ông mất lúc 56 tuổi.

 

     見渭水思秦川      KIẾN VỊ THỦY TƯ TẦN XUYÊN

            
  渭水東流去,        Vị Thủy đông lưu khứ, 
      何時到雍州。        Hà thời đáo Ung Châu ?
  憑添兩行淚,        Bằng thiêm lưỡng hàng lệ,
      寄向故園流。        Kí hướng cố viên lưu  !

                 岑參                                    Sầm Tham

dcd_samTham.jpg 

CHÚ THÍCH :

      VỊ THỦY 渭水:Còn gọi là Vị Hà, từ Cam Túc chảy qua Thiểm Tây đổ vào sông Hoàng Hà ra biển.
      TẦN XUYÊN 秦川:Địa danh xưa, tức tỉnh Thiểm Tây ngày nay. Trong thơ chỉ đất Quan Trung, là một dãi đất ở trung bộ tỉnh Thiểm Tây.
      UNG CHÂU 雍州:Một trong chín Châu ngày xưa, bao gồm một phần của tỉnh Cam Túc và một dãi của tình Thiểm Tây ngày nay.
      CỐ VIÊN 故园:Vườn Cũ, chỉ Cố Hương, nơi được sanh ra và lớn lên.

DỊCH NGHĨA :
              THẤY DÒNG SÔNG VỊ MÀ NHỚ TẦN XUYÊN
     Dòng sông Vị chảy về đông, không biết bao giờ mới đến được xứ Ung Châu quê ta.( Nay ta thương nhớ quê hương mà không về được, nên...) chỉ còn có nước nhỏ thêm hai hàng lệ nhớ quê xuống sông, nhờ nước sông mang hai hàng lệ nhớ thương nầy về với cố hương quê ta mà thôi !

 

DIỄN NÔM :


             TRÔNG SÔNG VỊ NHỚ TẦN XUYÊN


                   Xuôi đông sông Vị chảy,
                   Ung châu ngang quê nhà.
                   Ta thêm hai hàng lệ,
                   Về tận cố hương xa !

  Gián Cách :
                   Sông Vị chảy về đông,
                   Uông Châu bao giờ đến ?
                   Ta thêm lệ đôi dòng,
                   Gởi cố hương yêu mến !
    Lục Bát :
                  Về đông sông Vị chảy mau,
              Bao giờ mới đến Ung Châu quê nhà ?
                  Nhỏ hai hàng lệ thiết tha,
              Gởi về tận chốn quê xa mịt mùng !


                                                         Đỗ Chiêu Đức

 

4. TĨNH DẠ TƯ của LÝ BẠCH :


       Bài thơ TĨNH DẠ TƯ của Thi Tiên LÝ BẠCH với lời lẽ mộc mạc, giản dị, nhưng lại rất thực tế, nhân bản, dễ đi sâu vào lòng những người tha hương cô thân chiếc bóng, lòng nhớ quê luôn canh cánh khôn nguôi !


    靜夜思                    TĨNH DẠ TƯ
  床前明月光,          Sàng tiền minh nguyệt quang,
      疑是地上霜。        Nghi thị địa thượng sương.
    舉頭望明月,        Cử đầu vọng minh nguyệt,
      低頭思故鄉。        Đê đầu tư cố hương !
                 李白                            LÝ BẠCH

dcd_LyBach.jpg 

CHÚ THÍCH :

    Chữ 靜 được phát bằng 2 âm TỊNH và TĨNH, nhưng nghĩa thì lại như nhau. TĨNH DẠ 靜夜 : là Trong đêm thanh vắng. Đêm vắng lặng.
    NGHI 疑 : là Nghi Ngờ. Ở đây có nghĩa là NGỠ là , Tưởng là. 
    CỬ ĐẦU : là ngước đầu, là ngẩn đầu lên.
    ĐÊ ĐẦU : là Cúi đầu xuống.

 

NGHĨA BÀI THƠ :
                     NỖI NHỚ NHUNG TRONG ĐÊM VẮNG VẺ
       Trước giừơng ta nằm, ánh trăng sáng vằng vặc đang chiếu rọi, ánh trăng huyền ảo mơ màng như có một làn sương mỏng phủ trùm cả đất trời. Trong đêm vắng lặng nầy, ta không sao chợp mắt được. Ngước đầu nhìn lên vầng trăng sáng như thuở nào, nên khi cúi đầu nhìn xuống lại tưởng nhớ đến quê hương !

       Tình cảm mộc mạc mà chân thật biết bao, nên chi bài thơ với những từ rất giản dị lại cũng rất dễ đi vào lòng người suốt trên ngàn năm nay !

 

DIỄN NÔM :     


                     NHỚ QUÊ ĐÊM VẮNG


                 Trước giừơng nhìn trăng sáng,
                 Mông lung ngỡ sương đêm.
                 Ngữa trông vầng trăng bạc,
                 Nhớ quê dạ buồn thêm !
 Lục bát :
                 Trước giừơng nhìn ánh trăng trong,
              Mông lung cứ ngỡ sương lồng bóng mây.
                 Ngữa trông trăng sáng đêm nay,
              Cúi đầu lòng những ai hoài nhớ quê !


                                                   Đỗ Chiêu Đức 

____________________________________________________________________________________________________________________ 

 

 

 

                                                  THƯƠNG HOÀI NGÀN NĂM

 Nhân Hội Cao Niên của Trung Tâm VIỆT MỸ Houston TX tổ chức  wedding  Anniversary  cho các cặp đôi Cao Niên.  Đỗ Chiêu Đức có làm một bài thơ tặng cho " Bà Xã " để kỉ niệm 43 năm ngày cưới.  

DCD_weddingAnni.jpg

 

                        Thương hoài mãi ngàn năm,
                        Trót nên duyên sắt cầm.
                        Vấn vít tình sinh nghĩa,
                        Vợ chồng : Nghĩa trăm năm !


       Một nửa đây rồi một nửa ơi !
       Bốn mươi năm lẻ mấy xa vời ?
       Đồng cam cộng khổ bao năm tháng,
       Thoáng chốc tuổi già đã đến nơi !!!


                     Nhớ hồi son giá mắt em cười,
                     Xao xuyến lòng anh biết mấy mươi.
                     Đôi lứa chung lưng tìm hạnh phúc,
                     Con thơ từng đứa điểm tô đời !


       Rồi những tháng ngày khói lửa,
       Lên đường nhập ngũ phận trai,
       Nuôi dạy con thơ, cha mẹ,
       Thân cò lặn lội đêm ngày !


                     Thương em vất vả lòng luôn nhớ,
                     Tiếng mẹ hát ru vẳng đáy lòng...
                     Ầu ơ...Con cò lặn lội bờ sông,
                     Tuổi xuân mòn mõi má hồng phôi pha !...

          

          Em là hiền phụ,
          Quán xuyến trong ngoài.
          Thờ cha kính mẹ,
          Chẳng chút đơn sai !


                Tào khang là tấm mẵn,
                Cùng chịu cảnh cơ hàn.
                Mong một ngày lại sáng,
                Hết cơ cực lầm than !

                 ................................


         Qua rồi những tháng ngày cay nghiệt,
         Sống chết cận kề thật mỏng manh.
         Hết cơn vận bỉ thời lại thái,
         Đoàn viên dệt lại mộng ngày xanh !

 

 

                 Quê người xây dựng lại,

                 Cuộc sống lứa đôi mình.
                 Bốn mươi năm kỉ niệm,
                 Hạnh phúc lại hồi sinh !

Nay thì...
         Trưởng thành con cái nên danh,
         Yên bề gia thất cho đành lòng nhau.
         " Trải qua một cuộc bể dâu ",
         Giờ là hạnh phúc còn cầu gì hơn ?!


               An bày hiện hữu vuông tròn,
               An cư lạc nghiệp không còn bôn ba.
               Đoàn viên sum họp một nhà,
               Hấp Hôn VIỆT MỸ ông bà đều vui.


         Tào khang nghĩa nặng ai ơi !
         Răng long đầu bạc chẳng rời xa nhau.
         Nội ngoại con cháu lao xao,
         Vui nầy còn có vui nào vui hơn ?!



                 Bền lòng một dạ sắt son,
                 Thong dong đi hết đường trần chông gai.
                 Phu thê đã biết bao ngày,
                 Ngàn năm gắn bó, THƯƠNG HOÀI NGÀN NĂM !!!


                                                                  Đỗ Chiêu Đức 

dcd_weddingAnni_2.jpg

 

  Xin chúc mừng 43 năm ngày cưới của anh chị Đỗ Chiêu Đức- Lương Tố Quyên bằng hai câu thơ tiếp vần với hai câu trong bài Thương Hoài Ngàn Năm:

Một nửa đây rồi một nửa ơi!

Bốn mươi năm lẻ mấy xa vời? " ( ĐCĐ )

 

Thêm ngàn năm tới luôn kề cận

Gắn bó yêu thương mãi chẳng rời. (PH )

 

Dù cho vật đổi sao dời,

Đôi ta kiếp kiếp đời đời bên nhau (QĐ)

 

Bốn ba năm trãi ngọt ngào

Hôn nhân, đằm thắm biết bao ân tình (MXT)

 

Dẫu đã biết ba sinh hương lửa

nhưng nào ai chọn lựa cơ trời

Bốn ba năm nặng nợ rồi

thì xin giữ lấy trọn đời bên nhau (TBT) 

 

Hương ba sinh biết bao thử thách,

 Nghĩa tào khang son sắt sáng ngời.

 Em là một nửa của tôi,

 Bốn mươi năm lẻ tuyệt vời tình ta. (ML) 

 

    Mái ấm gia đình chung cảnh ngộ

    Vượt qua bao gian khổ mới an

    Thương chồng chia xẻ với chàng

     Bách niên giai lão tào khang mặn nồng (MXT)

 

Đời đẹp mảng sương pha màu tóc

Lòng thủy chung hái lộc ân tình

Thời gian ấp bóng ôm hình

Nàng ơi thương gọi là mình với ta. (Mai Thắng)

 

Duyên nợ ba sinh tròn đạo nghĩa

Bốn ba năm hương lửa bền lâu

Xin gìn giữ lấy bên nhau

Răng long tóc bạc nghìn sau vững vàng.(Song Quang)

             

Sách Tăng Quảng ngày xưa có dạy,

Vợ chồng là kim cải nhân duyên :

" Bách thế tu lai đồng thuyền độ,

  Thiên thế tu lai cộng chẩm miên." ( Đỗ Chiêu Đức )

 

GHI CHÚ :

           百 世 修 來 同 船 渡,   Bách thế tu lai đồng thuyền độ,

           千 世 修 來 共 枕 眠.   Thiên thế tu lai cộng chẩm miên.   
   
 Chú Thích :   
         THẾ : là Đời, Kiếp. BÁCH THẾ : là Trăm đời, Trăm kiếp. THIÊN THẾ : là Ngàn đời, ngàn kiếp. VẠN THẾ : là Muôn đời, Muôn kiếp. Khổng Tử được xưng tụng là " VẠN THẾ SƯ BIỂU " : là Người Thầy tiêu biểu của Muôn đời.
         ĐỘ : có 3 chấm thủy, nên có nghĩa là : Đi ngang qua Sông Hồ Ao Biển. Đồng Thuyền Độ : là  Cùng đi chung một thuyền.  
         CHẨM : là Cái Gối để nằm. Cộng Chẩm Miên : là Cùng nằm chung Gối để ngủ.


NGHĨA 2 CÂU trên :    
      
         Cùng tu với nhau một trăm kiếp, mới có cái duyên được đi chung thuyền với nhau. ( đồng hội đồng thuyền ). Cùng tu với nhau một ngàn kiếp mới ngủ chung gối với nhau được ! 

   
         Dù nói cách nào, cũng cho thấy là phải khó khăn vất vả lắm mới thành vợ thành chồng với nhau được, và quan hệ vợ chồng là cái gì đó thiêng liêng cao cả lắm, được gởi gắm vào 2 chữ Nhân Duyên do nơi tiền định, thiên định, chớ không phải sức người mà làm nên được. Nên ta phải biết trân trọng tình nghĩa vợ chồng , không thể động một chút là ly thân, ly dị.... mà phải biết gắn bó nhau để xây dựng hạnh phúc gia đình. Quan hệ vợ chồng là một trong ba cái giềng mối của xã hội phong kiến ngày xưa : Quân Thần, Phụ Tử, Phu Phụ. Nên không thể xem thường được, cho dù trong xã hội ngày nay, đơn vị Gia Đình vẫn là nền tảng chủ yếu của bất cứ xã hội hay quốc gia nào, mà  trong Gia Đình thì không thể vắng bóng cặp đôi nồng cốt là Vợ Chồng cho được.

 

tl_2birds.jpg

 

CHÚC MỪNG! CHÚC MỪNG                        

Đức Khổng Tử Nói Về Mình

 

.

            Mùng 5 tháng 8 Âm lịch là ngày sanh của Đức Khổng Phu Tử. Năm nay nhằm ngày Thứ Năm  17 tháng 9 Dương lịch. Cuộc đời của ông Thánh nầy cũng lắm gian truân chìm nổi cũng như  cuộc đời của bao người khác, Ông mất lúc 73 tuổi, là tuổi thượng thọ lúc bấy giờ, và để lại một câu nói bất hủ thu tóm toàn bộ cuộc đời của ông như sau...

      《論語 · 為政第二》講要.
       ◎子曰:吾,十有五,而志于學,三十而立,四十而不惑,五十而知天命,六十而耳順,七十而從心所欲,不踰矩。

      [Luận Ngữ. Vi Chính đệ nhị] Giảng Yếu.

   Tử viết: Ngô, thập hữu ngũ, nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục, bất du củ.

DCD_KhongTu.jpg 

 

Chú thích:

      * Tử Viết: là Khổng Tử Nói rằng.
      * Ngô: là Đại Danh từ Ngôi thứ Nhất: Tôi, Ta, Tao...
       *Nhi: là Thì, Là (Verbe Auxilière).
       *Vu: là Về.. cái gì đó. Ở... việc gì đó.
       *Lập: là Lập Thân, là Đứng vững được trong cuộc sống, là Thành Tài rồi. Có sự nghiệp, có công ăn việc làm rồi.
       *Bất Hoặc: là Không còn Nghi Hoặc, Ngờ Vực gì nữa. Chỉ Kiến thức đã chín chắn, ổn định.
       *Tri Thiên Mệnh: là biết được cái Mệnh Trời, An phận theo cái mình đã có, theo khả năng của mình , mà không đòi hỏi, so bì, bon chen nữa!.
       *Nhĩ Thuận: là Lỗ Tai Xuôi, có nghĩa là đã biết phân biệt một cách rõ ràng, nghe điều gì đó là biết ngay điều đó tốt hay xấu, thiện hay ác, đúng hay sai....
       *Tòng Tâm Sở Dục: Tòng tâm là Theo Lòng Mình. Sở dục là Cái mà Mình Muốn. Tòng Tâm Sở Dục là Làm những cái mà lòng mình muốn làm, có nghĩa Muốn gì thì cứ làm nấy!
       *Bất Du Củ: Du 踰 có bộ Túc là Cái Chân ở bên Trái, nên Du có nghĩa là Trèo qua. Trong Truyện Kiều giảng tích "Tường đông ong bướm đi về mặc ai "bằng câu" Du đông lân nhi lâu kì xứ nữ", tức là "Trèo qua bức tường phía đông để ôm lấy cô gái bên đó.". Nhưng...
        ... trong câu nói trên Du có nghĩa là Vượt qua. Còn...
       *Củ 矩: là Cái Khuôn dùng để kẻ Hình Vuông, là Cái Ê-Ke. Nghĩa bóng là Cái Khuôn Phép. Nên...
       Bất du củ là: Không vượt qua cái khuôn phép đúng đắn bình thường trong cuộc sống. Sẵn nhắc lại chữ...
       *Quy 規: là Dụng cụ dùng để kẻ đường tròn, là Cái Com-pa đó. Nên...
       Không có Quy thì Kẻ không Tròn, không có Củ thì Vẽ không Vuông. Nên Quy củ là cái khuôn phép mà ta phải tuân theo. Nội quy là những điều khoản Quy định của một Tổ chức, Cơ quan... nào đó mà tất cả thành viên trong đó phải tuân hành. Nên câu nói của Đức Khổng Tử...

     Có thể hiểu nghĩa một cách đơn giản như thế nầy:

      Khổng Tử nói rằng: Ta, lúc 15 tuổi, thì chí ở học hành, 30 tuổi thì đã lập thân được, 40 tuổi thì không còn nghi hoặc điều gì nữa, 50 tuổi thì biết đến mạng trời, 60 tuổi thì nghe đã biết điều phải trái, 70 thì có thể làm theo những gì mà trong lòng mình muốn, vì nó không có đi quá lố ngoài khuôn phép nữa .

      Đây là câu nói của Đức Khổng Tử nói về bản thân Ngài, nhưng thường được người đời đem ví với bản thân mình, thậm chí đem... áp dụng chung cho tất cả mọi người, cho nên ta thường nghe nói...

... Ba chục tuổi là tuổi Lập Thân, Năm chục tuổi là tuổi Tri Thiên Mệnh... thậm chí nói Tam Thập Nhi Lập là... Đàn Ông con trai tới tuổi ba mươi là phải lấy vợ, phải lập gia đình, thì mới lập thân được, nhưng vì điều nầy cũng hợp lí và thực tế , cho nên mọi người đều noi theo. Tôi còn nhớ một câu Nho mà Ba tôi thường nói khi... ép tôi cưới vợ là:

                      Nam đại bất hôn như liệt mã vô cương.  男大不婚如烈馬無韁

    Có nghĩa:

       Con trai lớn mà không kết hôn thì giống như con ngựa chứng (Liệt mã là con ngựa xấu, ngựa chứng!) mà không có dây cương vậy (sẽ phóng càn, phóng ẩu, phóng... túng, vì không có ai kềm chế, cưới cho con vợ để có người "cằn nhằn" và xì-tóp bớt lại, thì mới Trụ và mới làm nên sự nghiệp được!). Nên ông bà ta cứ nghĩ...

       Tam thập nhi lập là 30 tuổi thì phải Lập Gia Đình, không lập gia đình thì... Nó sẽ nổi máu "giang hồ" rồi không làm nên cơm cháo gì cả!.  Còn

     Ngũ Thập Tri Thiên Mệnh, là đến tuổi 50 nên an phận mà không còn muốn bon chen nữa, vì số trời đã định như thế rồi ! Sự thật thì ở Mỹ hiện nay, tuổi 50 là tuổi đã chín chắn về mọi mặt, kiến thức đã phong phú, kinh nghiệm sống dồi dào, nghề nghiệp đã vững chắc ổn định, tiềm năng về kinh tế cũng đã có cơ sở, credit đầy đủ... chính là cái tuổi phát triển sự nghiệp tốt nhất của con người.... chớ không phải Tri Thiên Mệnh mà buông xuôi tất cả!!!. Khổng Tử chỉ muốn nói về mình, khi đến 50 tuổi thì biết được mệnh trời, tức là biết được cái hoàn cảnh xã hội chung quanh mình đang sống, biết được cái khả năng và cái tài năng của mình như thế nào, để không đòi hỏi đua đòi những điều quá đáng mà phải biết an phận với cái mà mình đang có trước mắt hợp với sở năng của mình, chớ không phải mê tín buông xuôi cho số phận!. Về...

          Tứ thập nhi bất hoặc: 40 tuổi thì không còn Nghi hoặc gì nữa, Ý nói, tuổi 40 thì sự hiểu biết đã Chính chắn, gặp chuyện gì đó đã biết và dám đưa ra quyết định theo nhận thức của mình, chớ không còn Nghi hoặc chần chừ không biết phải quyết định như thế nào của tuổi 30 nữa! Bất hoặc là thế!

           Lục thập nhi nhĩ thuận là: 60 tuổi thì tai đã xuôi, đã thông. Có nghĩa: Khi nghe điều gì đó thì đã biết ngay là điều đó đúng hay sai, phải hay không phải, nên hay không nên nghe theo, cũng có nghĩa là sự nhận xét phán đoán đã nhuần nhuyễn. Trái với Nhĩ thuận là Nhĩ nghịch là Trái Tai Gai Mắt!

           Thất thập nhi tòng tâm sở dục, Bất du củ là: 70 tuổi thì có thể làm theo những điều gì mà mình đã nghĩ đã muốn làm, vì những điều đó không có vượt quá qua khuôn phép đâu! Ý muốn nói, trong phép tu thân thì đến tuổi 70 đã hoàn hảo lắm rồi, có thể làm theo những gì mình muốn mà không sợ quá đáng! Đây là câu nói hướng thiện, luôn luôn theo hướng phấn đấu tốt mà vươn lên, chớ không phải câu nói Tự hào là mình đã Hoàn thiện không còn sai sót nữa!  Và cũng không có nghĩa là hễ đến 70 tuổi là làm việc gì cũng đúng cả như người đời thường lầm tưởng!

        Vì là câu nói của ông Thánh, cho nên người đời hay lấy đó làm chuẩn mực để phân định tuổi tác của mọi người, mặc dù cái chuẩn mực đó đã bị lệch nghĩa so với Ý chính của câu nói ở lúc ban đầu, như...

       Tuổi 30 thì gọi là " Tuổi Nhi lập ", và hiểu là đã đến tuổi phải Lập Gia Đình, phải Thành Gia Lập Thất, phải Cưới Vợ, phải Ổn Định Sự Nghiệp...

       Tuổi 40 thì gọi là " Tuổi Bất hoặc ", và gọi thì gọi thế, nhưng rất nhiều người không hiểu Bất Hoặc là gì, chỉ nghe người ta gọi thì gọi theo mà thôi! Hoặc chỉ hiểu nghĩa lờ mờ, Bất Hoặc là không còn nghi hoặc gì nữa, mà không biết tại sao lại không còn nghi hoặc, và tại sao lại gọi thế ?!.

       Thông dụng nhất là tuổi 50, được gọi là " Tuổi Tri thiên mệnh ", và thường hay có tâm lí an phận và buông xuôi mà không muốn phấn đấu để vươn lên nữa! Và cũng thường dùng để tự an ủi khi thất bại hoặc trắc trở về mặt sự nghiệp trong độ tuổi nầy!.

       Sáu mươi tuổi thì gọi là " Tuổi Nhĩ Thuận ", Nhĩ thuận là xuôi tai, nhưng lại nghe rất lạ tai, mà không hiểu tại sao gọi thế, cũng như...

      Tuổi 70, thì gọi là " Tuổi Tòng tâm sở dục, Bất du củ! " Rất nhiều người không hiểu câu nói nầy có nghĩa gì cả! Khác với dân gian hay gọi 70 tuổi là tuổi Cổ lai hy, theo Ý của 2 câu thơ trong bài Khúc Giang của Thi Thánh Đỗ Phủ đời Đường là:

                      Tửu trái tầm thường hành xứ hữu,   酒債尋常行處有,
                      Nhân sanh thất thập Cổ lai hy.         人生七十古來稀.

   .... nghe thi vị và hay hơn nhiều!

       Nhưng...

        Vì là câu nói của ông Thánh Khổng nên mọi người đều muốn nhái theo xem có được như... Thánh hay không? Âu cũng là việc tốt mà thôi!

       Theo tài liệu thống kê dân số đời Đường, thì tuổi thọ của con người ta lúc bấy giờ chỉ trên dưới 45 tuổi mà thôi, nên mới bảo là "Thất thập Cổ Lai Hy", chớ bây giờ, nhất là ở nước Mỹ nầy thì 70 tuổi hễ ra đường là thấy liền ngay mấy cụ...

        Càng ngày tuổi thọ con người càng cao, nên ngày Lễ Ông bà càng cần thiết và càng có Ý nghĩa hơn lên!

 Đỗ Chiêu Đức

 

TỪ đời Minh :

 

                       LÂM GIANG TIÊN

                                                            DƯƠNG THẬN

 

         DƯƠNG THẬN 楊慎 ( 1488-1559 Tương đương thời kỳ Văn Hoá Phục Hưng của Phương Tây ). Ông là Văn Học gia đời Minh, tự là Dụng Tu 用修, hiệu là Thăng Am 升庵. Người đất Thành Đô. Đậu Tiến Sĩ hạng nhất năm Chánh Đức thứ 6 đời Minh Võ Tông. Ông là người đất Thục ( tỉnh Tứ Xuyên ) duy nhất đậu Trạng Nguyên dưới triều nhà Minh. Dương Thận tính tình cương trực, gặp việc thì nói thẳng, nên vào đời Minh Thế Tông năm Gia Tĩnh thứ 3 bị biếm đến Vân Nam và mất ở nơi nầy sau hơn ba mươi năm đi đày. Đến năm Thiên Khải đời Minh Hi Tông ( 1621-1627 ) mới được truy phong " Văn Hiến ". Trứ tác của ông còn để lại trong " Thăng Am Tập ".

       Dương Thận là người học rộng biết nhiều, Minh Sử ghi ông là người trứ tác phong phú. Trong " Nhị Thập Nhất Sử Đàn Từ " kể lại lịch sử từ đời Tam Đại cho đến đời Nguyên và cuối đời Minh, văn phong lưu loát, được truyền tụng rộng rãi trong dân gian.

       LÂM GIANG TIÊN là bài từ của ông viết để mở đầu khai quyển cho TAM QUỐC DIỄN NGHĨA của La Quán Trung đã làm tăng thêm sức thu hút của quyển truyện nầy.

       LÂM GIANG TIÊN 臨江仙 là " Tiên trên bến sông ", là TÊN của một THỂ LOẠI " Từ " chuyên tả Thủy Tiên mà thành tên. Với nhịp đôi gồm 58 hoặc 60 chữ, đều gieo thành vần Bằng.

        Bài " Lâm Giang Tiên " của Dương Thận viết để đề từ cho quyển Tam Quốc Chí rất nổi tiếng, gồm có 60 chữ và được gieo vần Bằng như sau :

 

    臨江仙.                           LÂM GIANG TIÊN

              楊慎                                     Dương Thận

 

滾滾長江東逝水,   Cổn cổn Trường Giang đông thệ thủy, 
浪花淘盡英雄。      Lãng hoa đào tận anh hùng.
是非成敗轉頭空。   Thị phi thành bại chuyển đầu không. 
青山依舊在,         Thanh sơn y cựu tại,

幾度夕陽紅。         Kỷ độ tịch dương hồng. 
白髮漁樵江渚上,   Bạch phát ngư tiều giang chử thượng, 
慣看秋月春風。      Quán khan thu nguyệt xuân phong. 
一壺濁酒喜相逢。   Nhất hồ trọc tửu hỉ tương phùng.
古今多少事,         Cổ kim đa thiểu sự,

都付笑談中.           Đô phó tiếu đàm trung !

 

CHÚ THÍCH :

   1. ĐÔNG THỆ THỦY : THỆ là Mất, là Chết. THỆ THẾ 逝世 là Từ trần. Nên Đông Thệ Thủy 東逝水 là Nước chảy mất hút về hướng đông không trở lại.

   2. ĐÀO TẬN : là Đào thãi hết, đào thãi sạch sẽ không chừa ai cả.

   3. CHUYỂN ĐẦU : là Quay đầu nhìn lại, chỉ thời gian rất nhanh.

   4. BẠCH PHÁT : Tóc trắng, chỉ người gìa.

   5. NGƯ TIỀU : là Ngư Ông và Tiều Phu, nhưng ở đây là Động Từ, có nghĩa là : Bắt cá và đốn củi.

   6. CHỬ : là Bãi nước, là Bến nước , là Cồn ở giữa sông.

   7. QUÁN KHAN : đã quen nhìn, đã thường thấy.

   8. THU NGUYỆT XUÂN PHONG : chỉ Thời gian lần lựa, hết thu nguyệt thì tới xuân phong và ngược lại.

   9. TRỌC TỬU : không phải là rượu dơ, mà là rượu thường của giới bình dân uống thường ngày, chưa được tinh chế chắc lọc.

  10. PHÓ : là Phó mặc, là mặc cho.

 

NGHĨA BÀI TỪ :

      

         Sông Trường Giang sóng xô nước cuốn cuồn cuộn chảy về biển đông rồi không bao giờ còn trở lại nữa; cũng như biết bao anh hùng hào kiệt đều như hoa sóng kia tan biến biệt tăm và chịu đào thải theo dòng lịch sử. Bất luận là thị hay phi, là đúng hay sai, là thành hay bại, trong chớp mắt quay  đầu nhìn lại thì đã không còn gì nữa. Chỉ có núi xanh vẫn như cũ đứng trơ gan cùng tuế nguyệt và nắng chiều vẫn biết bao lần hồng lên rồi chợt tắt. Những ông lão đốn củi và đánh bắt cá trên bến nước, họ đã quen rồi với thu nguyệt rồi lại xuân phong, thời gian cứ thế trôi đi. Nên khi gặp nhau thì cứ cùng vui với nhau bên chung rượu lạt. Biết bao nhiêu là chuyện lớn chuyện nhỏ trên đời nầy từ xưa đến nay, chẳng qua cũng chỉ là những chuyện nói cười trong lúc nhậu, là chuyện phiếm chuyện gẫu khi trà dư tửu hậu của người đời mà thôi !

      Thật là cảm khái ! Tam Quốc Chí chẳng những viết lại lịch sử, mà còn viết lại những cuộc đời anh hùng, sự chìm nổi hưng suy của anh hùng, cái khí thế và khí phách của anh hùng, cái thành công và thất bại của anh hùng, cuối cùng đều phải chịu chung sự đào thải vô tình của thời gian và lịch sử. Lịch sử đã sang trang, thời gian đà biền biệt, rốt cuộc họ còn được gì ? Chẳng qua chỉ là những câu chuyện khề khà với nhau khi trà dư tửu hậu của hậu thế mà thôi ! Tất cả đều qui về một chữ KHÔNG to lớn !. 

      Bài Từ rất thực tế và sát sao với cuộc sống, nên có những từ Hán Việt cũng rất sát sao với cuộc sống thực tế, không cần phải diễn Nôm mà ai cũng đã hiểu nghĩa cả rồi. Như : Thị Phi Thành Bại, Thu Nguyệt Xuân Phong ...

 

DIỄN NÔM :

                     LÂM GIANG TIÊN

 

         Trường giang cuồn cuộn nước về đông,

         Sóng xô đào thải hết anh hùng.

         Thị phi thành bại quay đầu : hết !

         Núi xanh vẫn còn đó,

         Bao lượt nắng chiều hồng.

         Ngư tiều đầu bạc trên sông nước,

         Đã quen rồi thu nguyệt với xuân phong,

         Một bầu rượu lạt thắm tình nồng,

         Xưa nay bao thế sự,

         Cười nói cũng như không !

 

Lục bát :

             Trường Giang cuồn cuộn về đông,

         Anh hùng như sóng theo dòng trôi xuôi.

             Thị phi thành bại trên đời,

         Quay đầu là hết núi đồi còn đây.

             Núi xanh sừng sửng tháng ngày,

         Hoàng hôn mấy lượt thêm dài hoàng hôn.

             Ngư tiều đầu bạc ven thôn,

         Trên dòng sông nước vùi chôn tháng ngày.

             Một bầu rượu lạt ngà say,

         Cổ kim thế sự nào ai có lòng ?

             Nói cười nhấp rượu như không !

 

                                                 Đỗ Chiêu Đức.

MAI XUÂN THANH:

Tiên Trên Bến Sông

Trường Giang sóng dữ cuộn xuôi đông,

Chiến sĩ anh hùng thác mạng vong.

Thành bại thị phi ai có biết,

Non xanh nước biếc nắng chiều hồng.

 

 

Tiều phu đốn củi nay đầu bạc,

Bắt cá ngư ông tóc trắng bông

Mấy độ xuân phong thu tuế nguyệt,

Bạn già cạn chén rượu ngon nồng.



Hàn huyên thế sự ngoài tai bỏ,

Say khướt cười khà rốt cuộc không !

Tam quốc ngày xưa nhiều dũng tướng,

Khổng Minh, Mã Ý thuộc nằm lòng...



                                                Mai Xuân Thanh

 

 

Phiếm: 

NƯỚC LÀ THỦY

dcd_nuoc.jpg 

 

                  Nước là chất lỏng có ký hiệu là H₂O, từ Hán Việt là Thủy 水, thuộc dạng chữ Tượng Hình trong CHỮ NHO ... DỄ HỌC, được hình thành theo diễn tiến của chữ viết như sau :

 

       Giáp Cốt Văn  Kim Văn   Đại Triện     Tiểu Triện    Lệ Thư

 dcd_5words.jpg


 Ta thấy:

       Từ Giáp Cốt Văn cho đến Đại Tiểu Triện đều là hình tượng của một dòng nước, 4 chấm 2 bên là tượng trưng cho dòng nước đang chảy. cho nên, có nước là có dòng nước chảy, như suối, khe, sông, biển ... và nơi nào có suối, khe, sông, biển là nơi đó có nguồn sống, có dân cư. Cái quần thể dân cư nầy sinh sống phát triển là nhờ dựa vào nguồn nước. Cho nên ông bà ta có câu " Uống nước phải nhớ nguồn ", và có phải vì thế mà dân ta gọi một Quốc Gia là Một Nước ? Không có nước sẽ không có người sinh sống và cũng sẽ không có quốc gia nào hình thành được cả !

       Nước mất thì nhà tan, quốc phá thì gia vong ! Không có nước sẽ không có nhà, mà không có Nhà thì cũng không thành ... Nước ! Cho nên, ta lại có từ Nhà Nước để chỉ Chính Quyền của một Quốc Gia.

 

       Nước là thủy, thủy là nước. Bên dòng nước là bên dòng sông, nên thủy cũng là sông, như Hương Giang còn gọi là dòng Hương Thủy; tương tự, Tương Giang cũng gọi là Tương Thủy như trong bài thơ " Tảo hàn giang thượng hữu hoài " của Mạnh Hạo Nhiên đời Đường :

                 我家襄水曲,    Ngã gia Tương Thủy khúc,

                 遥隔楚云端.    Dao cách Sở vân đoan.

Có nghĩa :

                   Sông Tương quê cũ vời trông,
              Ngẩn ngơ mây Sở cách ngăn mấy lần.
 

 

      H₂O là phân tử nước do 2 nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử oxy kết hợp mà thành, đó là theo công thức Hóa học. Còn theo Âm Dương Ngũ Hành của Kinh Dịch thì Kim sanh Thủy. Nước là do ... vàng sinh ra, và theo một câu trong sách Thiên Tự Văn 千字文 là KIM SANH LỆ THỦY 金生麗水. Có nghĩa:  Khi vàng bị nung chảy thì trở thành một chất lỏng lắp lánh đẹp đẽ. Nhưng căn cứ vào thực tế thì không phải như thế, vì chất lỏng lóng lánh của vàng sẽ rất nhanh đong cứng lại thành chất rắn của kim loại. Nên ...

      KIM SANH LỆ THỦY ở đây là chỉ dòng sông Kim Sa Giang ở tỉnh Vân Nam thuộc nước Sở thời Chiến Quốc. Vì có rất nhiều cát vàng ở trong lòng sông, nên nước sông lắp lánh rất đẹp, vì thế mà dân chúng mới gọi Kim Sa Giang là LỆ GIANG 麗江 hay là dòng LỆ THỦY 麗水, là dòng nước đẹp ! Đẹp vì cái Thần của con sông là vàng là Kim, nên chi vị Thủ Tướng đầu tiên của nước Việt Nam ta là cụ Trần Trọng KIM mới lấy hiệu là LỆ THẦN, là cái THẦN của dòng sông LỆ, chính là KIM đó vậy !

             DCD_ThTTrTrKim.jpg   

            Nội các của Thủ Tướng Lệ Thần Trần Trọng Kim

      Trong mùa xuân thì nước gọi là Xuân Thủy. Từ những băng tuyết trên nguồn tuôn chảy thành những khe suối trong veo vào mùa xuân, rồi chảy thành những dòng sông len lỏi qua thôn xóm mang lại nguồn sống cho dân cư, như trong thơ của Đổ Phủ :

                  一徑野花落,   Nhất kính dã hoa lạc,

                  孤村春水生.     Cô thôn xuân thủy sinh.

Có nghĩa :

                      Bên đường hoa dại rụng đầy, 

               Nước xuân trong vắt đâu đây xóm nghèo.

      Nước xuân trong vắt như ánh mắt của các cô thôn nữ mộc mạc ngây thơ như lời thơ của Thôi Ngọc trong Đường Thi :

            两臉夭桃從镜發,  Lưỡng kiểm yêu đào tòng kính phát,

            一眸春水照人寒。  Nhất mâu xuân thủy chiếu nhân hàn.

Có nghĩa :

                        Má đào ửng đỏ trong gương

                Một làn xuân thủy vấn vương lòng người.

      Xuân thủy là ánh mắt xuân của các cô gái ngây thơ trong trắng, khác với thu thủy là ánh mắt gợn buồn đa sầu đa cảm của các giai nhân tài hoa bạc mệnh như Thúy Kiều :

                        Làn Thu Thủy, nét xuân sơn,

                Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh !

     Thu Thủy là nước mùa thu, trong veo, lạnh lùng mà se sắt dễ làm rung động và cũng dễ làm tê tái lòng người.

 

     Theo Âm Dương Ngũ Hành, thủy thuộc cung Hợi và Tý, có màu đen và nằm ở phương bắc. Bắc phương Nhâm Qúy Thủy mà ! Nên, ở Bắc bán cầu nầy, thường các dòng sông đều phát nguyên từ vùng Tây Bắc và chảy về hướng Đông Nam mà đổ ra biển theo như một câu nói xưa :

                 世間無水不朝東.    Thế gian vô thủy bất triều đông.

Có nghĩa :

        Trên đời nầy không có dòng nước nào mà không chảy về hướng Đông cả !

      Hãy nghe Lý Bạch mở đầu bài Tương Tiến Tửu bằng câu :

             君不見  

                        黃河之水天上來,奔流到海不復回? 

      Quân bất kiến

                 Hoàng hà chi thủy thiên thượng lai bôn lưu đáo hải

                                     bất phục hồi ?

Có nghĩa :

     Bộ bạn không thấy sao, nước sông Hoàng Hà như từ trên trời đổ xuống, chảy cuồn cuộn về biển rồi không quay trở lại nữa ?  

          Nước chảy cuồn cuộn mất hút vào biển đông, cũng như thời gian cứ vùn vụt mất hút về qúa khứ, cho nên ông viết tiếp :

               人生得意須盡歡, Nhân sinh đắc ý tu tận hoan,

               莫使金樽空對月。 Mạc sử kim tôn không đối nguyệt !

Có nghĩa :

                   Đời người đắc ý nên vui thích,

                   Chớ để chai vàng hết dưới trăng !

      Có dịp vui chơi đắc ý thì hãy vui cho đến cùng, đừng để cho cụt hứng nửa chừng mà hết rượu dưới ánh trăng còn đang vằng vặc !

 

      Khác với Tản Đà trong " Thề Non Nước " vì không phải " Nước đi đi mãi không về cùng non ", mà ...

                    Nước đi ra bể lại mưa về nguồn,

      để cho ...
                    Nước non hội ngộ luôn luôn.

      và ...

                    Nghìn năm giao ước kết đôi 
             Non non nước nước không nguôi lời thề !

      " Thề Non Nước " là Hải thệ sơn minh, là " Thề non hẹn biển ". Biển và Non cũng là thế thân của Non và Nước. Nhưng Non và Nước sống động hơn, khắng khít hơn với cái vòng tròn hóa thân của nước, nước chảy ra bể bốc hơi rồi lại mưa về nguồn với non xanh đang mõi mòn chờ đợi !   

           

DCD_TanDa.jpg

 Nước là nguồn tươi mát mang lại sức sống cho con người và vạn vật. Không có nước con người sẽ khô cằn, cỏ cây sẽ héo úa. Nước đem sinh khí đến cho muôn loài. Nên trong ca dao dân gian của ta mới ví :

                       Công cha như núi Thái Sơn,

                Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra !

       Nước trong nguồn chảy ra thì không bao giờ cạn kiệt, cũng như tình mẹ bao la không bờ không bến vậy. Sự mát mẻ của nước còn được ví như trong đêm thanh vắng, êm ả dịu dàng như câu thơ của Đỗ Mục trong bài Thu Tịch :

            Thiên giai dạ sắc lương như thủy    天街夜色涼如水

Có nghĩa :

        Đường phố trong Kinh thành lúc về đêm cũng mát mẻ như nước vậy.

        Trong đêm thanh vắng, nước là những giọt sương khuya mờ ảo mát lạnh mà nên thơ, làm cho lòng người lâng lâng như 2 câu thơ toàn là thanh bằng trong bài Nhị Hồ của Xuân Diệu :

 

                 Sương ngưng theo trăng ngừng lưng trời,

                 Tương tư nâng lòng lên chơi vơi !...

 

       Nước được ví như những tình cảm nhe nhàng, tình yêu nồng thắm làm mát dịu tâm hồn với thành ngữ NHU TÌNH TỰ THỦY 柔情似水 êm ái mát mẻ như nước hồ thu làm say đắm lòng người, nhẹ nhàng trôi chảy như những dòng sông dài êm đềm về tận chốn xa xăm :

                         Sông dài cá lội biệt tăm,

              Phải duyên phu phụ ngàn năm em cũng chờ ...

 

      Nhưng lắm khi ...

            Lạc hoa hữu ý mà lưu thủy lại vô tình, làm cho lỡ vỡ mộng ngày xanh, lỡ làng duyên cá nước ! Như lời than thở của cô gái xóm đông :

                  Cây da tróc gốc, thợ mộc đang cưa,

                  Đôi đứa ta ra đi cũng xứng mà ...

                  Đứng lại cũng vừa.

                  Tại cha với mẹ còn kén lừa suôi gia !

        " Kén lừa suôi gia " nên để lỡ làng " duyên cá nước !"

 

       Nhắc đến duyên cá nước lại nhớ đến câu NHƯ NGƯ ĐẮC THỦY 如魚得水 với tích của Lưu Bị trong Thục Thư thời Tam Quốc :

       Lúc bấy giờ, Lưu Bị đang nương nhờ vào Lưu Biểu ở Kinh Châu, đóng quân ở Tân Dã để cầm cự với quân Tào Tháo. Nhờ sự tiến cử của Từ Thứ và lòng thành của Lưu Bị phải Tam cố thảo lư 三顧草廬 ( 3 ln đến cu cnh gian nhà c nơi Nga Long Tiên Sinh ở ) mới gặp được mặt Khổng Minh Gia Cát Lượng, bất chấp sự phản  đối quyết liệt của Quan Vũ và Trương Phi. Lưu Bị nói rằng : " Cô chi hữu Khổng Minh, do ngư chi hữu thủy dã 孤之有孔明,猶鱼之有水也 ". Có nghĩa : " Ta mà có được Khổng Minh, thì như là cá mà gặp được nước vậy !". Khiến cho Quan Trương 2 người đành im hơi, không dám phản đối nữa !

 

                  dcd_tamcothaolu.jpg
                                      Tam cố thảo lư
 

       Còn " Cá Nước " bây giờ thường được dùng để chỉ về duyên đôi lứa, tình yêu trai gái khi gặp được đối tượng xứng ý vừa lòng :

                       Đôi ta như lúa đòng đòng,

                 Như cá gặp nước thỏa lòng mẹ cha. 

     hoặc ...

                       Tình anh như nước lên cao,

                   Tình em như cá lội vào nước anh ...    

 

      Nước là Thủy, đi với Sơn thì thành SƠN THỦY 山水, mà Sơn Thủy là ... Phong cảnh. Nhớ hồi nhỏ đến rạp hát xem các họa sĩ vườn vẽ phong cho gánh hát, bà con cứ nói là : " Đi coi cái thằng cha đó vẽ SƠN THỦY !". Thực tế thì phong cảnh cũng phải có sơn có thủy có núi có nước thì mới đẹp, và ít nhất thì cũng phải có nước, phải có những dòng sông con rạch với những ngọn dừa lả bóng như đồng bằng sông Cửu Long thì mới là cảnh đẹp được ! Trong văn chương cổ điển thì ca ngợi  cảnh đẹp bằng Sơn Minh Thủy Tú 山明水秀, Thanh Sơn Lục Thủy 青山綠水, là non xanh nước biếc như trong ca dao của ta :

 

                   Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,

                Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.  

                         Ai vô xứ Nghệ thì vô !   

 

      Khi Dương Qúy Phi bị bức tử ở Mã Ngôi Pha rồi, Đường Minh Hoàng chỉ còn lại một mình chạy vào đất Thục, mà lòng vẫn không nguôi thương nhớ đến Dương Phi. Bạch Cư Dị đã viết trong Trường Hận Ca là :

             Thục giang thủy bích Thục sơn thanh,  蜀江水碧蜀山青,

             Thánh chúa triêu triêu mộ mộ tình !    聖主朝朝暮暮情。

Có nghĩa :

                  Sông Thục kia nước xanh biêng biếc,

                  Núi Thục kia biêng biếc non xanh.

                  Ngày sầu đêm thức năm canh,

                  Não lòng thánh chúa tình thành chiêm bao !

 

      Nước ướt át là thế, tình tứ là thế, dịu dàng là thế. Thế nhưng, khi gặp phải phong ba bão tố thì nước lại trở nên cuồng nộ hung hăng, nhấn chìm tất cả xuống lòng sông, lòng biển, lòng đại dương một cách vô tình không thương xót.

       Người con gái chết đuối đầu tiên thời thượng cổ là con gái của Viêm Đế : Nữ Oa ( Trung Hoa cổ xưa gọi các cô gái chưa chồng là  Nữ Oa, như ta gọi các cô gái con của vua Hùng là Mỵ Nương vậy ). Trong một lần đi chơi ở biển đông, Nữ Oa đã bị chết bởi một trận ba đào cuồng nộ. Ức lòng vì chết trẻ, hồn Nữ Oa đã hóa thành con chim Tinh Vệ, hàng ngày tha sỏi đá cỏ cây để lắp bằng biển đông cho hả giận.

        Trong Truyện Kiều lúc lập đàn tế  Thúy Kiều trên sông Tiền Đường, cụ Nguyễn Du cũng đã mượn tích nầy để tả nổi oan khiên của cô Kiều :

                      Tình thâm bể thảm lạ điều,

                Nào hồn Tinh Vệ biết theo chốn nào ?

      Trong truyện Sãi Vãi, khi bàn về chữ MUỐN, cụ Nguyễn Cư Trinh cũng cho ông Sãi nói rằng :

                  Đá Tinh Vệ muốn lắp sao cho cạn biển,

                  Đất nghỉ phù muốn đắp để nên non ...

 

                  dcd_datinhve.jpg  

                 Đá Tinh Vệ muốn lắp sao cho cạn biển,

      

       Không phải chỉ riêng chim Tinh Vệ, mà những người Việt Nam vượt biên tìm tự do sau 1975 cũng muốn lắp cho cạn biển Đông, cũng như những người Syria tị nạn hiện nay muốn lắp cho cạn Địa Trung Hải vậy. Nước đã nhấn chìm biết bao sinh linh, biết bao là hy vọng, biết bao niềm mơ ước để đến được bến bờ tự do, để đến được miền đất hứa, để xây dựng một cuộc sống mới trong hòa bình thịnh vượng. Hết ý thức hệ rồi lại đến chiến tranh khủng bố làm rối loạn, xáo trộn cuộc sống yên bình của cư dân địa cầu, và ... để cho nước lại có dịp dìm chết những dân thường vô tội, vì chẳng đặng đừng mới phải bỏ quê Cha đất Tổ, nơi chôn nhau cắt rốn để ra đi !         

       Hơn 2000 năm trước, Tuân Tử đã ghi lại lời nói giữa Khổng Tử và Lổ Ai Công là : Quân dã, chu dã; thứ nhân dã, thủy dã. Thủy tắc tải chu, thủy tắc phúc chu. 君者,舟也;庶人者,水也。则载舟,水则覆舟. Có nghĩa : " Vua là thuyền, dân là nước. Nước có thể chở thuyền thì nước cũng có thể lật thuyền ". Đó là 2 mặt của nước, khi bình thường trôi chảy thì nước có thể chở thuyền đi muôn ngàn dặm; còn lúc ba đào dậy sóng thì nước sẽ nhấn chìm thuyền trong chớp mắt mà thôi. Nếu biết lợi dụng cái ưu thế " Nước " của mình, thì tất cả những dân tị nạn sẽ không phải bỏ đi đâu cả, cứ nhấn chìm cái " Thuyền " mình đang chở là được ngay !

        Nhưng, thực tế cũng đâu phải dễ, vì muốn cho thuyền chìm thì nước cần phải có cuồng phong yễm trợ, không có gió to thì nước làm sao có thể dậy sóng để nhấn chìm thuyền cho được ! 

 

             dcd_nuocthuyen.jpg   

           Nước có thể chở thuyền, cũng có thể lật thuyền.
     

       Nước mang đến cái lợi mà cũng mang đến tai họa nữa. Cái lợi  do nước mang đến cho con người gọi là THỦY LỢI 水利. Trước tiên, nước là thức uống không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Ta có thể ba ngày không ăn chớ không thể 3 ngày không uống nước. Nước dùng để tưới tiêu, nước dùng để tắm gội, nước dùng để giặt giũ, nước dùng để nấu ăn ... Cái LỢI của nước thật to lớn vô cùng, nhưng người đời thường chỉ biết THỦY LỢI là dẫn thủy nhập điền, là đưa nước vào với ruộng đồng cho tiện việc tưới tiêu, tăng gia sản xuất mà thôi ... Thậm chí sau 1975, hễ nhắc đến từ THỦY LỢI là thanh niên ở thành thị đều xanh mặt, vì đi làm công tác Thủy Lợi là đi ... Đào Đất !

       Còn tai họa lớn nhất do nước đem đến là Lũ Lụt, là THỦY HỌA 水禍. Nước lụt cuốn trôi tất cả nhà cửa, đồ đạc, xe cộ, trâu bò, gia súc... Ruộng đồng tan hoang, vườn tược xơ xác, nhà cửa điêu tàn... như đồng bào miền Trung của ta hằng năm phải gánh chiụ :

                  Trời rằng, trời hành cơn lụt mỗi năm,

              Khiến đau thương thấm tràn ngập Thuận An... 

       Còn đồng bào Nam Kỳ Lục Tỉnh vùng An Giang Châu Đốc thì lạc quan hơn. Bà con gọi mùa lũ lụt hằng năm bằng " Mùa Nước Nổi ". Mùa nước nổi cũng là mùa len trâu ( đọc truyện của nhà văn Sơn Nam ) bà con xoay qua đánh bắt thủy sản, mọi người đều hối hả đua nhau đặt dớn, bơi xuồng giăng câu, thả lưới... ai cũng vui đón mùa nước nổi về để được thưởng thức các món ngon như : Lẩu cá linh, canh chua nấu bằng bông điên điển, cá lóc bọc lá sen nướng hay chuột đồng nướng trui là những món đặc sản ngon nổi tiếng của Đồng Tháp trong mùa nước nổi.

 

           dcd_batca.jpg

            Đặt dớn bắt cá    Đặt trúm bắt chuột, lươn.

 

       Cơn lụt lớn nhất của nhân loại là cơn Đại Hồng Thủy trong  Thánh Kinh Cơ  Đốc, nhưng cơn lụt để lại nhiều huyền thoại nhất là cơn Đại Hồng Thủy do sông Hoàng Hà gây nên, khiến Cổn phải bị tội vì suốt 9 năm mà không trị được thủy. Con ông Cổn là Hạ Vũ phải mất thêm mười ba năm đôn đốc toàn dân phá núi khai kinh dẫn nước từ cao xuống thấp, lại mở rộng thêm cửa song cho nước chảy ra biển, mới chấm dứt được cơn hồng thủy, nên cửa biển mới được gọi là Vũ Môn, nơi mà theo tương truyền cá chép nào vượt qua được sẽ hóa thành rồng (nên còn gọi là Long Môn) Nhưng không phải con cá nào cũng muốn hóa rồng cả. Ta hãy nghe cô gái Nam Bộ hát trên sông nước như sau :

                         Khá khen con cá hóa long,

                Hóa long không hóa, hóa lòng thương anh !

             ...qủa là tình nghĩa thắm thiết biết bao nhiêu !

 

       Trở lại chuyện Hạ Vũ trị thủy, trong qúa trình làm cái công việc của một Công Trình Sư thủy lợi, tương truyền ông đã sáng chế ra  Viên Quy 圓規 ( compasses ), Phương Củ 方矩 là Thước vuông góc ( Rectangular ) ta quen gọi là cái " Ê-Ke " ( Không có QUY thì vẽ không TRÒN, không có CỦ thì kẻ không VUÔNG. Nên QUY CỦ 規矩 là cái nguyên tắc phải tuân theo để làm việc, không có QUY CỦ 規矩 sẽ bị méo mó mà chẳng làm nên cơm cháo gì cả !) và ông cũng quy  định lại thước tấc để đo đạc và vẽ đường cho ... nước chảy ! Trong Tây Du Ký, Ngô Thứa Ân đã huyền thoại hóa cây thước nầy thành Cây  Định Hải Thần Châm của Đông Hải Long Vương để dằn dưới rốn biển cho biển  đừng dao động, bị Tề Thiên  Đại Thánh Tôn Hành Giả lấy làm binh khí và gọi nó là Như Ý Kim Cô Bổng mà ta quen gọi là cây Thiết Bản của Tề Thiên, chính là cây thước đo đạc dùng để trị thủy của Hạ Vũ ngày xưa đó. Vì trị thủy mang lại cuộc sống ổn định cho dân chúng, nên mọi người tôn xưng ông là ĐẠI VŨ 大禹 ( là ông VŨ vĩ ĐẠI : xin đừng nói lái ) và vua Thuấn nhường ngôi cho ông để lập nên nhà HẠ. Nhà Hạ truyền được 471 năm, qua 17 đời vua, đến vua Kiệt 桀 vì si mê Muội Hỉ, hoang dâm vô độ, dân tình khốn khổ, nên bị Thành Thang tiêu diệt, lập nên nhà Thương.

         Vua VŨ vì giúp dân trị thủy, thoát khỏi thãm họa do lũ lụt gây nên mà được nhường ngôi vua. Còn vua KIỆT 桀 vì ham mê nữ sắc mà mất ngôi vua. nên sử sách ví cái họa của nữ sắc như là cái họa do nước mang đến. Vì thế mà có thành ngữ HỒNG NHAN HỌA THỦY 紅顏禍水. Và cái HỌA THỦY của HỒNG NHAN nầy còn được chứng minh dài dài qua các triều đại kế tiếp, như ...

        Nhà Thương truyền được 526 năm, đến đời vua Trụ, vì si mê Đắc Kỷ giết hại công thần, mà bị Châu Võ Vương tiêu diệt, lập nên nhà Châu. Nhà Châu truyền 803 năm, đến đời U Vương lại vì si mê Bao Tự muốn cho nàng cười mà phải đốt Phong Hỏa Đài để gạt chư hầu rồi ... bị mất vào tay nước Tần sau đó. Đến thời Chiến Quốc, Ngô vương Phù Sai cũng bị mất nước vì mê Tây Thi, Hạng Võ Sở Bá Vương cùng Ly Cơ tự vẫn trên bến Ô Giang, Đường Minh Hoàng vì Dương Qúy Phi mà phải chạy loan An Lộc Sơn ẩn mình nơi đất Thục  ... Nên sử sách  đều cho là Muôi Hỉ, Đắc Kỷ, Bao Tự, Tây Thi, Ly Cơ, Dương Qúy Phi ... đều là Hồng Nhan Họa Thủy, mà không biết rằng tại các hôn quân đó qúa ... mê gái rồi tự làm cho mình mất nước, mắc cở và quê qúa nên mới đổ thừa cho HỒNG NHAN là HỌA THỦY ! Nhưng ...

          Họa Thủy thì họa thủy, thi sĩ thì vẫn cứ yêu người đẹp như thường, gần ba ngàn năm sau, Xuân Diệu đã viết :

 

                   Tôi yêu Bao Tự mặt sầu bi,

                   Tôi mê Ly Cơ hình nhịp nhàng,

                   Tôi muốn tôi là Đường Minh Hoàng,

                   Trong cung nhớ nàng Dương Qúy Phi !

 

       
         Muội Hỉ            Đắc Kỷ           Bao Tự           Tây Thi
 
        Sự thật thì " Đằng sau sự thất bại của người đàn ông, lúc nào cũng có bóng dáng của một người đàn bà !". Đây gần như là sự thật hiễn nhiên, không sai bao giờ !.

       Nhưng dù cho thánh hiền, vua chúa, hiền nhân quân tử hay anh hùng hảo hán ... gì gì đi nữa, thì cũng phải chịu chung cái quy luật của thời gian. Thời gian sẽ cuốn trôi và xóa nhòa tất cả như bài đề từ của Hứa Thận đời Minh cho quyển Tam Quốc Chí của La Quán Trung như sau :

 

      滾滾長江東逝水,   Cổn cổn Trường Giang đông thệ thủy, 
      浪花淘盡英雄。      Lãng hoa đào tận anh hùng.
      是非成敗轉頭空。   Thị phi thành bại chuyển đầu không. 
      青山依舊在,         Thanh sơn y cựu tại,

      幾度夕陽紅。         Kỷ độ tịch dương hồng. 
      白髮漁樵江渚上,   Bạch phát ngư tiều giang chử thượng, 
      慣看秋月春風。      Quán khan thu nguyệt xuân phong. 
      一壺濁酒喜相逢。   Nhất hồ trọc tửu hỉ tương phùng.
      古今多少事,         Cổ kim đa thiểu sự,

      都付笑談中.           Đô phó tiếu đàm trung !

 

NGHĨA BÀI TỪ :

         Sông Trường Giang sóng xô nước cuốn cuồn cuộn chảy về biển đông rồi không bao giờ còn trở lại nữa; cũng như biết bao anh hùng hào kiệt đều như hoa sóng kia tan biến biệt tăm và chịu đào thải theo dòng lịch sử. Bất luận là thị hay phi, là đúng hay sai, là thành hay bại, trong chớp mắt quay  đầu nhìn lại thì đã không còn gì nữa. Chỉ có núi xanh vẫn như cũ đứng trơ gan cùng tuế nguyệt và nắng chiều vẫn biết bao lần hồng lên rồi chợt tắt. Những ông lão  đốn củi và đánh bắt cá trên bến nước, họ đã quen rồi với thu nguyệt rồi lại xuân phong, thời gian cứ thế trôi đi. Nên khi gặp nhau thì cứ cùng vui với nhau bên chung rượu lạt. Biết bao nhiêu là chuyện lớn chuyện nhỏ trên đời nầy từ xưa đến nay, chẳng qua cũng chỉ là những chuyện nói cười trong lúc nhậu, là chuyện phiếm chuyện gẫu khi trà dư tửu hậu mà thôi !

      Thật là cảm khái ! Tam Quốc Chí chẳng những viết lại lịch sử, mà còn viết lại những cuộc đời anh hùng, sự chìm nổi hưng suy của anh hùng, cái khí thế và khí phách của anh hùng, cái thành công và thất bại của anh hùng, cuối cùng đều phải chịu chung sự đào thải vô tình của thời gian và lịch sử. Lịch sử đã sang trang, thời gian đà biền biệt, rốt cuộc họ còn được gì ? Chẳng qua chỉ là những câu chuyện khề khà với nhau khi trà dư tửu hậu của hậu thế mà thôi ! Tất cả  đều qui về một chữ KHÔNG to lớn !. 

 

DIỄN NÔM :

 

         Trường giang cuồn cuộn nước về đông,

         Sóng xô đào thải hết anh hùng.

         Thị phi thành bại quay đầu : hết !

         Núi xanh vẫn còn đó,

         Bao lượt nắng chiều hồng.

         Ngư tiều đầu bạc trên sông nước,

         Đã quen rồi thu nguyệt với xuân phong,

         Một bầu rượu lạt thắm tình nồng,

         Xưa nay bao thế sự,

         Cười nói cũng như không !

 

Lục bát :

             Trường Giang cuồn cuộn về đông,

         Anh hùng như sóng theo dòng trôi xuôi.

             Thị phi thành bại trên đời,

         Quay đầu là hết núi đồi còn đây.

             Núi xanh sừng sửng tháng ngày,

         Hoàng hôn mấy lượt thêm dài hoàng hôn.

             Ngư tiều đầu bạc ven thôn,

         Trên dòng sông nước vùi chôn tháng ngày.

             Một bầu rượu lạt ngà say,

         Cổ kim thế sự nào ai có lòng ?

             Nói cười nhấp rượu như không !

 

       Xin được kết thúc bài Phiếm luận về NƯỚC theo dòng đào thải của thời gian ở nơi đây !

 

NNA_DCDGSMailoc.jpg
ÔB Đồ Đỗ Chiêu Đức - Tố Quyên & ÔB GS Mailoc tại Đại Hội PTGĐTĐ XXI-Houston Texas May 2017 

                                                        Đỗ Chiêu Đức. 

 

MAO ỐC VỊ THU PHONG SỞ PHÁ CA 

                                    ĐỖ PHỦ

 

       ĐỖ PHỦ 杜甫  ( 712-770 ) tự là Tử Mỹ 子美, thường tự xưng là Thiếu Lăng Dã Lão 少陵野老( Ông già ở vùng hoang dã của đất Thiếu Lăng ). Thi Tiến Sĩ mãi không đậu. Từng đãm nhận chức Kiểm Hiệu Công Bộ Viên Ngoại Lang, nên người đời thường gọi ông là Đỗ Công Bộ. Ông là nhà thơ hiện thực vĩ đại của đời Đường, hợp cùng với Lý Bạch thành một cặp Lý Đỗ của thời Thịnh Đường. Từ đời Tống về sau mọi người đều xưng tụng ông là Thi Thánh. Thơ của ông vạch trần mâu thuẫn của xã hội đương thời, tỏ nỗi cảm thông sâu sắc với đời sống cơ cực của dân nghèo trong chiến tranh loan lạc ( loạn An Lộc Sơn ). Ông để lại nhiều bài thơ tuyệt tác, nhất là luật thi của ông luôn luôn rất nghiêm cẩn thâm thúy với một kỹ thuật siêu việt tự nhiên và rất đa dạng. Ông để lại " Đỗ Công Bộ Tập ", gồm hơn 1400 bài thơ.

        Sau đây là một bài thơ tiêu biểu của ông khi chạy loạn An Lộc Sơn ...

DCD_MaoOc_1.jpg   dcd_maooc_2.jpg

                 

 

茅屋為秋風所破歌        MAO ỐC VỊ THU PHONG SỞ PHÁ CA 

 

八月秋高風怒號,          Bát nguyệt thu cao phong nộ hào, 

卷我屋上三重茅。          Quyển ngã ốc thượng tam trùng mao. 
茅飛度江灑江郊,          Mao phi độ giang sái giang giao. 

高者掛罥長林梢,          Cao giả quải quyến trường lâm sao, 

下者飄轉沈塘坳。          Hạ giả phiêu chuyển trầm đường ao. 
南村群童欺我老無力,    Nam thôn quần đồng khi ngã lão vô lực, 

忍能對面為盜賊。          Nhẫn năng đối diện vi đạo tặc. 
公然抱茅入竹去,          Công nhiên bão mao nhập trúc khứ,

脣焦口燥呼不得,          Thần tiều khẩu táo hô bất đắc. 

歸來倚杖自歎息。          Qui lai ỷ trượng tự thán tức. 
俄頃風定雲墨色,          Nga khoảnh phong định vân mặc sắc,

秋天漠漠向昏黑。          Thu thiên mạc mạc hướng hôn hắc. 
布衾多年冷似鐵,          Bố khâm đa niên lãnh tự thiết. 

嬌兒惡臥踏裏裂。          Kiều nhi ác ngọa đạp lý liệt. 
床頭屋漏無乾處,          Sàng đầu ốc lậu vô can xứ,

雨腳如麻未斷絕。          Vũ cước như ma vị đoạn tuyệt. 
自經喪亂少睡眠,          Tự kinh táng loạn thiểu thụy miên

長夜霑溼何由徹!          Trường dạ chiêm thấp hà do triệt. 
安得廣廈千萬間,          An đắc quảng hạ thiên vạn gian, 

大庇天下寒士俱歡顏,    Ðại tí thiên hạ hàn sĩ câu hoan nhan,

風雨不動安如山!          Phong vũ bất động an như san. 
嗚呼!                        Ô hô !

何時眼前突兀見此屋,    Hà thời nhãn tiền đột ngột kiến thử ốc, 

吾廬獨破受凍死亦足!    Ngô lư độc phá thụ đống tử diệc túc.

                      杜甫                                          Đỗ Phủ

 

1. CHÚ THÍCH :

    * THU CAO 秋高 : Không phải mùa thu ở trên cao, mà là gần cuối thu. Tháng 7 là SƠ THU 初秋 là Đầu thu. Tháng 8 là TRUNG THU 中秋 là Giữa mùa thu. Tháng 9 là THÂM THU 深秋 là Tàn thu. Ở đây THU CAO chỉ thời gian cuối Tháng 8 là gần Cuối Thu rồi.

    * NỘ HÀO 怒號 : là Gào Thét. Chỉ gió rít như thét gào.

    * TAM TRÙNG MAO 三重茅 : là 3 lớp cỏ tranh. Chữ TAM ở đây là phiếm chỉ, có nghĩa là NHIỀU, chứ không nhất thiết phải là 3.

    * QUẢI QUYẾN 掛罥 : Bị cuốn dính treo tòn ten.

    * LÂM SAO 林梢 : là Ngọn cây. Chữ LÂM ở đây là Cây, chớ không phải chỉ Rừng.

    * ĐƯỜNG AO 塘坳 : là những ao chuôm nước đọng.

    * NHẬP TRÚC KHỨ 入竹去 : là Chạy vào trong khóm tre, rừng tre.

    * THẦN TIÊU KHẨU TÁO 脣焦口燥 : là Môi khô miệng khản. Ta còn nói là Miệng đắng môi khô.

    * NGA KHOẢNH 俄頃 : là Trong khoảnh khắc.

    * BỐ KHÂM 布衾 : là Cái mền bang vải thô.

    * ÁC NGỌA 惡臥 : là Cái tật ngủ xấu ( hay đạp lung tung ).

    * SÀNG ĐẦU ỐC LẬU 床頭屋漏 : là Đầu giường mưa dột, ở đây chỉ cả nhà bị mưa dột, vì VÔ CAN XỨ 無乾處 : là không nơi nào khô cả. 

    * VŨ CƯỚC NHƯ MA 雨腳如麻 : Những giọt mưa như là những sợi tơ sợi gai, VỊ ĐOẠN TUYỆT 未斷絕 : là chưa chịu dứt hẵn.

    * TÁNG LOẠN 喪亂 : Chỉ Chạy loan An Lộc Sơn.

    * TRIÊM THẤP 霑溼 : là Ướt át, là Thấm ướt.

    * QUẢNG HẠ 廣廈 : là Nhà cao cửa rộng.

    * ĐẠI TÍ THIÊN HẠ 大庇天下 : là Che chở hết khắp thiên hạ ...

    * ĐỘT NGỘT 突兀 : là Bỗng nhiên, là Bất chợt.

    * THỤ ĐỐNG TỬ 受凍死 : Chịu lạnh mà chết.

    

2. NGHĨA BÀI THƠ :

                 BÀI CA GIÓ THU THỔI TỐC MÁI NHÀ TRANH

 

          Cuối tháng tám gần tàn thu, gió thu thét gào cuốn đi mấy lớp cỏ tranh trên mái nhà của ta. Cỏ tranh bay cả sang Hoán Hoa Khê rơi rớt cả trên bờ phía bên kia, những cọng bay cao thì vắt vẻo trên đầu cành cây, những cọng bay thấp thì rơi rớt trên ao chuôm gần đó.

          Mấy đứa trẻ ớ xóm nam khinh khi ta gìa yếu không làm gì được chúng, nên nở nhẫn tâm làm giặc trước mặt ta, chúng chẳng uý kỵ gì cả ôm lấy cỏ tranh của ta chạy vào trong rừng trúc. Ta lại miệng đắng môi khô không nạt nỗi để ngăn cản chúng lại, đành than thở một mình mà chống gậy trở về nhà.

        Một lát sau gió ngừng mây tạnh, mây trên bầu trời chuyển đen như mực. Trời cuối thu ảm đạm dần dần tối đen xuống theo bóng đêm. Tấm vải thô làm mền đắp lâu năm vừa lạnh vừa cứng như sắt, cũng bị đứa con thơ xấu tánh khi ngủ đạp rách tả tơi. Khi mưa xuống thì từ đầu giường đến cuối giường, cả nhà đều không có chỗ nào là khô ráo cả, từng sợi mưa lất phất vẫn không ngừng rơi xuống. Từ lúc có loạn An Lộc Sơn đến giờ, ta luôn ngủ rất ít, đêm dài dằng dặc, nhà dột cột xiêu làm sao chịu được tới sáng đây.

        Làm sao để có được ngàn vạn căn nhà cao cửa rộng, để kẻ sĩ khắp nơi trong thiên hạ được che chở yên thân, để họ được vui khi ngoài trời mưa gió mà trong nhà vẫn vững như bàn thạch ? Ôi ! Biết đến bao giờ trước mắt bỗng nhiên có được những ngôi nhà như thế. Khi đó thì dù cho căn nhà tranh nầy của ta có bị gió thu thổi cho tơi tả và ta có bị lạnh cóng mà chết thì ta vẫn cam lòng !

 

3. BỐI CẢNH SÁNG TÁC :

        Bài thơ được sáng tác năm 761 ( Năm thứ 2 Thượng Nguyên đời Đường Túc Tôn ). Mùa thu năm 759, Đỗ Phủ từ quan đến Tần Châu ( Cam Túc ), rồi lần lừa lưu lạc đến Đồng Cốc ( Thành Huyện ), Ba Lăng. Mùa xuân năm 760, nhờ bạn bè thân hữu giúp đỡ mới cất được một mái nhà tranh ở Hoán Hoa Khê ( Thành Đô, Tứ Xuyên ), tạm gọi được là đã có chỗ yên thân. Nào ngờ đến cuối thu tháng tám của năm 761, giông gió nổi lên làm tốc mái nhà, lại phải chịu đựng cơn mưa đêm ập đến, ướt át suốt đêm không ngủ được, đêm dài khoắc khoải, cảm khái muôn vàn mà viết nên bài thơ hiện thực được nhiều người biết đến nầy.

 

4. BỐ CỤC CỦA BÀI THƠ :

          Đây là bài thơ Trường thiên Thất ngôn Cổ phong, câu dài ngắn tùy tình tiết, nhưng chủ yếu là thơ 7 chữ, gieo vần tự do cả trắc lẫn bằng theo diễn tiến và ý thơ của tác giả.

          Toàn bài thơ đi một mạch từ câu đầu đến câu cuối, nhưng ta cũng thấy được 4 ý chính sau đây :

    A. Từ câu đầu đến câu thứ 5 : Nỗi thống khổ của người nghèo trong cơn mưa bão ban đêm.

    B. Từ câu 6 đến câu 10 : Sự bất lực của tuổi gìa trước lũ trẻ nghịch ngợm vô tri.

    C. Từ câu 11 đến câu 18 : Nỗi vất vả khổ cực của những người nghèo phải chiụ cảnh mưa bão trong đêm.

    D. Từ câu 19 đền câu 24 : Cái ước mơ kỳ vọng cho mình và cho tất cả mọi người cùng khổ.

        Ba đoạn đầu là tự sự, miêu tả thực tế và kể lể nỗi niềm của những người nghèo khổ trong đêm mưa giông bão với nhà dột cột xiêu; đoạn cuối nêu lên cái ước mơ lý tưởng hóa cuộc đời, muốn thăng hoa cuộc sống của kẻ sĩ nghèo khó.

 

5. NHẬN XÉT :

        Bài thơ kể lại cảnh nghèo khó trong cơn giông bão cuối thu, mấy gian nhà tranh bị gió cuốn tốc cả nóc, lại thêm cơn mưa đêm ập xuống làm ướt át cả nhà không sao ngủ được . Từ đó, Đỗ Phủ  đã nói lên cái cảm khái và bất lực trước cái nghèo, cái gìa của mình rồi liên hệ đến những kẻ sĩ cơ hàn như mình, những dân chúng phải lưu lạc thất tán trong cơn binh biến do An Lộc Sơn gây nên còn đang âm ỉ chưa thôi. Rồi ước mơ sao cho có được một nơi chốn yên thân cho tất cả mọi người nghèo khó. Đây chính là cái ưu thời mẫn thế, còn nghĩ đến dân đến nước của nhà thơ. Không phải đương không mà mọi người tôn xưng ông là Thi Thánh, thơ của ông luôn luôn diễn tả và phản ánh trung thực của cuộc sống thực tế trước mắt, như những câu :

                 Chu môn tửu nhục xú,    朱門酒肉臭,

                 Lộ hữu đồng tử cốt.        路有童子骨。

Có nghĩa :

        Trong cửa son của nhà giàu thì rượu thịt thừa mứa đến thối rữa; còn ở ngoài đường thì xương của những đứa trẻ bị chết đói rẫy đầy.

       Trong khi cảm khái trước cảnh nhà dột cột xiêu lại gặp phải mưa đêm của mình, ông cũng nghĩ đến những người cùng cảnh ngộ, những người cùng khổ. Vì cái cái khổ của mình cũng là cái khổ chung của dân của nước trước cảnh chiến tranh loan lạc do An Lộc Sơn gây nên. Không phải chỉ riêng căn nhà tranh của ông bị tốc nóc mà tất cả những căn nhà tranh của " thiên hạ hàn sĩ " đều tốc nóc cả !

     ... và cảm khái làm sao khi trong bài Xuân Vọng ông đã hạ một câu mở đầu bất hũ là :

                 Quốc phá sơn hà tại,     國破山河在,

Có nghĩa là :

            Nước tuy mất nhưng núi sông vẫn còn đó !

      dcd_maooc_3.jpg DCD_Maooc_4.jpg 

 

               6. DIỄN NÔM :

                 GIÓ THU TỐC MÁI NHÀ TRANH

 

                Tháng tám tàn thu gió thét gào,

                Cuốn phăng mấy lớp mái tranh cao.

                Tranh bay tơi tả trên sông vắng,

                Vắt vẻo trên cành cây trước ao.

                Rải rác bên bờ chuôm nước đọng,

 

                Bất lực thân già đành trơ mắt,

                Lặng nhìn lũ trẻ ngang nhiên cướp,

                Ôm tranh lủi mất xóm tre xa,

                Môi khô giọng khản thét không ra,

                Chống gậy về nhà ngồi than thở.

 

                Cơn gió trở, phút giây mây xám,

                Phủ đầy trời hắc ám tối đen,

                Nhà nghèo xót cảnh mưa đêm,

                Con thơ mền rách càng thêm nỗi niềm.

                Giường ướt dột khắp nơi tơi tả,

                Mưa từng cơn vẫn rả rít rơi,

                Từ ngày loan lạc đến nay,

                Đêm đêm khó ngủ ai hoài thở than.

 

                Mong ước được ngàn gian nhà trống,

                Chở che cho hàn sĩ bốn phương,

                Vững như bàn thạch mưa tuôn,

                Yên lòng nghèo khó những luôn ước thầm.

                Bao giờ bỗng được như lòng,

                Nhà tranh ta đổ cũng không tiếc gì.

                Thân này lạnh chết có chi !

 

                                                     Đỗ Chiêu Đức

                                                        diễn nôm    

CHỮ NHO DỄ HỌc....bài 37
 Vị trí của các bộ thủ  
 
Click hàng chữ dưới đây: 
 

 

 CHỮ NHO ... DỄ HỌC  (36)                        

    Các bộ 14, 15, 16, 17 nét                               

                                 

Click here: https://drive.google.com/drive/folders/0B6-GwvjUy0dHUjA2VUVXMjdRckE?usp=sharing 

Sau khi trang bài hiện ra, double left click để đọc toàn bài 

NGÀY XUÂN ĐỌC THƠ TIỀN CHIẾN

dcd_ngayXuan.jpg 

 

                                               Tôi muốn tắt nắng đi,

                                                    Cho màu đừng nhạt mất,

                                                    Tôi muốn buộc gió lại,

                                                    Cho hương đừng bay đi !

                                                                    Xuân Diệu

        NGÀY XUÂN ĐỌC THƠ TIỀN CHIẾN là chỉ nói cho " xôm tụ " thôi, chẳng lẽ đọc Thơ Đường mãi, thay đổi không khí, ta đọc thơ Thời Tiền Chiến. Nhưng nói là đọc thơ Thời Tiền Chiến cho oai thôi, chớ chỉ điểm qua vài bài có vẻ Xuân và hoa Đào hoa Mai của Nguyễn Bính và Jean Leiba mà thôi !

       Nào, bạn đã thấy Xuân về như thế nào chưa ? Nếu chưa, hãy nghe Nguyễn Bính nói đây :

 

                    Đã thấy xuân về với gió đông,

                    Với trên màu má gái chưa chồng.

                    Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm,

                    Ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong !

 

Gợi cảm và làm xao xuyến rạo rực lòng người biết bao với " Gió đông, với màu má gái chưa chồng, và với đôi mắt trong của nàng thiếu nữ !", Mùa xuân như hiển hiện ở màu má màu mắt của cô Xuân nữ tràn đầy nhựa sống của lứa tuổi hoa niên. Mùa xuân mang lại sức sống mới cho tuổi trẻ, mùa xuân cũng mang lại những kỷ niệm khó quên của tuổi xuân thì, khơi lại tình tự mộng mơ của quá khứ làm não nuột lòng người :

 

                   Xuân đã đem mong nhớ trở về,

                   Lòng cô lái ở bến sông kia.

                   Cô hồi tưởng lại ba xuân trước,

                   Trên bến cùng ai đã hẹn thề !...

 

                   Nhưng rồi ... Người khách tình quân ấy,

                   Đi biệt chẳng về với nước sông,

                   Đã mấy lần xuân trôi... trôi mãi ...

                   Mấy lần cô lái mõi mòn trông !

                                              ( Cô lái đò )

               
  
Não nùng thay, đáng thương thay cho tâm sự của " nàng xuân " trên bến nước ! Thơ Nguyễn Bính thường đi vào lòng ta bằng những hình ảnh thật nhẹ nhàng gợi cảm, tế nhị mà làm xao xuyến lòng người ! Ta hãy nghe ông ví von :

 

                   Ai đi chắp lại cánh hoa rơi,

                   Bắt bóng chim xa tận cuối trời.

                   Có lẽ ngày mai đò ngược sớm,

                   Thôi nàng ở lại để ... quên tôi !

                                       ( Thôi nàng ở lại )

       Rất nhẹ nhàng nhưng cũng có pha chút gì chua xót ! Chua xót như những cánh hoa đào rơi rụng :

 

                    Hoa đào từng cánh rơi như tưới,

                    Xuống mặt sân rêu những giọt buồn.

                    Như mảnh tim tình tan vỡ ấy,

                    Nhện già giăng mắc sợi tơ đơn !....

 

                Cuối năm, đọc những câu thơ tình của Nguyễn Bính làm cho lòng ta  chùn xuống, xót cho từng cánh hoa đào rơi như những mảnh tim tình tan vỡ, khéo mà ví von làm thương cảm lòng người ! Sau này, khi lưu lạc vào Nam, lúc xuân về Tết đến, Nguyễn Bính vẫn khoắc khoải day dức băn khoăn tự nhủ : 

 

                    Xuân này xứ Bắc ra sao nhỉ,
                    Đào có hây hây ? Cúc có vàng ?
                    Câu đối có còn ôm đỏ cột, 
                    Nêu dài tiếng khánh có khua vang ?

   ... và não lòng người làm sao với :

 

                    Em ra bến nước trông về Bắc
                    Chỉ thấy mây trôi chẳng thấy làng !

 

                   Nguyễn Bính xưng " em " chắc có lẽ thi sĩ đang nhớ đến người chị mà tác giả thường hay nhắc trong thơ :

 

               ... Cho đến một hôm em mới nhớ:
                  "Lòng người...." Chị Trúc nhớ hay quên?

                                                    ( Khăn Hồng )

    ... Chị Trúc là chị TRÚC ĐƯỜNG, một người chị trong thơ, trong mơ, mà Nguyễn Bính không bao giờ với tới, cũng không dám với tới, chỉ nhớ, chỉ mơ rồi ... thơ thẩn, thế thôi ! Mà như thế lại nên thơ hơn, da diết hơn và gợi cảm mơ mộng hơn nhiều ! Và nhờ thế mà ta mới có được những vầng thơ tuyệt diệu của " Lỡ Bước Sang Ngang ". Sau này khi lưu lạc giang hồ, trong "Xuân tha hương" và "Xuân vẫn tha hương", Nguyễn Bính đều gửi tâm sự về quê nhà, kể lể nỗi niềm cùng chị Trúc:

 

                        Tết này chưa chắc em về được 
                        Em gửi về đây một tấm lòng 
                        Ôi chị một em, em một chị
                        Trời làm xa cách mấy con sông ...

         và ...

                        Rượu say nhớ chị hồi con gái 
                        Thương chị từ khi chị lấy chồng...

 

                        Đêm ba mươi Tết quê người cũng 
                        Tiếng pháo giao thừa dậy tứ phương 
                          .................................
                        Đất khách tình dâng nhòa mắt lệ 
                        Ôi nhà, ôi chị.. ôi quê hương !

  Khá thương thay tâm sự của kẻ tha hương và cũng ngạc nhiên thay, ngạc nhiên đến thú vị !... Ai đời nhớ quê hương, nhớ nhà lại đi kèm với " nhớ Chị ", hẵn người Chị nầy phải vô cùng đặc biệt, đặc biệt đến trở thành ... tự nhiên trong thơ của Nguyễn Bính !

 

        Hoa Đào là biểu tượng cho hoa xuân ngoài Đất Bắc, còn hoa Mai là biểu tượng của hoa xuân Miền Nam. Ta thường nghe nói Đào Bắc Mai Nam, nhưng hoa mai lại thích ứng cả 2 miền Nam Bắc, ta đã từng biết qua  2 câu thơ của nhà sư Tề Kỷ ở cuối đời Đường đầu đời Tống là :

                  Tiền thôn thâm tuyết lý,    前村深雪裡,

                  Tạc dạ sổ chi khai.            昨夜數枝開。

Có nghĩa :

                Đêm trước hôm qua trong tuyết lạnh,

                Xóm trên lấm tấm mấy cành mai.

 

                  Bây giờ, thì ta hãy điểm qua bài thơ Mai Rụng của Jean Leiba thời Tiến Chiến nhé :

 

                    Nụ hồng rải lối, liễu tơ phai, 
                    Vườn cũ rêu lan, cỏ mọc dài, 
                    Bên gốc mai già, xuân vắng vẻ, 
                    Âu sầu thiếu nữ khóc hoa mai...

 

     " Thiếu nữ khóc hoa mai " như khóc cho thân phận của mình, khóc vì nuối tiếc cho ngày vui đã qua mau, nuối tiếc cho những ngày xuân mà tim hồng rộn rã, khi :

 

                    Tường đông, xuân ấy gặp tình lang, 
                    Chàng nhủ cùng em nỗi nhớ thương. 
                    Ngơ ngẩn em về, sầu chẳng mối: 
                    Ngây thơ, em mới biết yêu chàng.

 

       Ôi, đẹp biết bao khi lòng người xuân nữ vừa chớm hương yêu trong lứa tuổi xuân thì !... Nàng  e ngại thẹn thùng bắt đầu làm đẹp, làm dáng và thấy mùa xuân càng đẹp hơn lên khi con tim yêu đang rạo rực :

                    Yêu chàng, em cố chuốt hình dong, 
                    Tô cặp môi son, điểm má hồng. 
                    Em thấy xuân nay hoa nở đẹp, 
                    Cảm tình Thanh đế, tạ đông phong !

 

              Hạnh phúc biết bao trong mùa xuân..." hoa nở đẹp ". Thực ra thì xuân nào mà hoa chẳng nở đẹp ?! Nhưng khi đang ngây ngất trong men yêu thì đâu có xuân nào đẹp hơn được nữa ! Nàng Cảm ơn Chúa Xuân, cảm ơn gió Xuân, cảm ơn hết những gì mà mùa xuân mang đến ... Nhưng rồi, ngày vui qua mau, mùa xuân cũng chóng tàn, khi :

                    Hoa tặng vừa tàn bông thược dược, 
                    Tìm chàng bỗng vắng, bóng chàng xa...

 

   ... Và từ đó, cuối xuân sang hạ, hết thu lại đông, nàng sống trong âm thầm chờ đợi mõi mòn, mong ngóng bóng ai kia ở cuối nẽo chân trời ...  

                    Xuân tàn, hạ cỗi, cảnh thu sầu, 
                    Mờ mịt hơi đông ám ngọn lau. 
                    Xuân tới cành đào hoa lại nở, 
                    Mong chàng mỏi mắt, thấy chàng đâu ?! 

 Ủ rủ não nề như người cô phụ trông chồng " Thẩn thờ trâm lệch lỏng vòng lưng eo " đến đổi không còn nhận ra mình trong gương nữa ...

                    Sầu đối gương loan, bóng lạ người, 
                    Chàng không lại nữa, đẹp cùng ai? 
                    Bơ phờ tóc rối, vành khăn lệch, 
                    Ủ rũ hoa gầy, má đỏ phai !  

 

                    Qủa là thương cảm cho nàng thiếu nữ khi đã vuột khỏi tầm tay, đánh mất một tình yêu nồng thắm của tuổi xuân thì. Xuân chửa đi qua mà tình yêu đà biền biệt, nên mơ hồ nghi ngại là nàng xuân vẫn còn lẫn khuất đâu đây :

 

                    Xuân hết, đào phai, lý rụng rồi, 
                    Hoa đình tịch mịch vẻ xuân phai. 
                    Tơi bời ong bướm bay qua ngõ, 
                    Những tưởng màu xuân ở xóm ngoài.  

       

       Đọc những câu thơ trên lại làm cho ta nhớ đến 2 câu cuối trong bài XUÂN TÌNH của Vương Giá

              蜂蝶紛紛過牆去,  Phong điệp phân phân qúa tường khứ,

              卻疑春色在鄰家。  Khước nghi xuân sắc tại lân gia.

Có nghĩa :

          Lũ lượt bướm ong bay hết qua tường hàng xóm, nên ...  

          Ngờ rằng hương sắc của mùa xuân còn ở nhà kế bên !!!

 

     Tơi bời ong bướm bay qua ngõ, 

                    Những tưởng màu xuân ở xóm ngoài.  

 

       Tình yêu bao giờ cũng là đề tài muôn thuở của nhân sinh, là đề tài không bao giờ cạn kiệt của văn nhân thi sĩ. Tình yêu mang lại sức sống yêu đời, tình yêu nhuộm hồng cuộc sống nhân sinh, mang lại sức sống vui tươi cho mọi lứa tuổi, mọi lứa đôi ... Nhưng tình yêu cũng mang lại sầu thương buồn thảm, đố kỵ ghét ghen, ưu phiền chán nản, làm nhục chí anh hùng, khiến cho bao người không còn thiết tha với cuộc sống, muốn buông xuôi tất cả như Jean Leiba lúc cuối đời, mặc dù ông chỉ mới có 29 tuổi đầu mà thôi :

 

                    Phù thế đã nhiều duyên nghiệp quá !

                    Lệ lòng mong cạn chốn am không.

                    Cửa thiền một đóng duyên trần dứt,

                    Quên hết người quen chốn bụi hồng !

 

       Xin được khép lại bài viết về mùa xuân nhưng không được vui như xuân nầy !

 

                                                                     Đỗ Chiêu Đức

                                                                      06-01-2017

 

                    VÕ TRẮC VÃNG NAM CÔ

 

        Trước khi nghe Giai Thoại Văn Chương Việt Nam nầy, Xin mời tất cả cùng đọc một bài thơ Đường rất ư là mượt mà tình tứ của một cô dâu mới về nhà chồng của Châu Khánh Dư như sau :

 

     近試上張水部       CẬN THÍ THƯỢNG TRƯƠNG THỦY BỘ

 

   洞房昨夜停紅燭,     Động phòng tạc dạ đình hồng chúc,

   待曉堂前拜舅姑。     Đãi hiểu đường tiền bái cựu cô.
   妝罷低聲問夫婿:     Trang bãi đê thanh vấn phu tế, 

「畫眉深淺入時無?」 " Họa mi thâm thiển nhập thời vô ?!" 

                  朱慶餘                                Châu Khánh Dư

 

Chú Thích :

      Châu Khánh Dư  朱慶餘, không rõ năm sanh năm mất, tên là Khả, người đất Đường Châu, đậu Tiến sĩ giữa năm Bảo Khánh, là môn đệ của Trương Tịch. Ông giỏi về thơ, còn để lại một Thi Tập.

    CẬN THÍ : Gần đến ngày đi thi.

    TRƯƠNG THỦY BỘ : là Trương Tịch 張籍 (766─830 ), tự là Văn Xương, người đời thường gọi là Trương Tư Ngiệp hay Trương Thủy Bộ; thơ nhạc phủ của ông thường phản ánh hiện thực của xã hội đương thời. Nổi tiếng ngang hàng với Vương Kiến, người đời xưng tụng là " Trương Vương ". Tác phẩm để lại : Trương Tư Nghiệp Tập.

    ĐÃI HIỂU : là Chờ sáng, là Đợi đến sáng ngày.

    CỰU CÔ : CỰU 舅 là Cậu, là Anh Em trai của mẹ. CÔ 姑 là Chị Em gái của cha. Nhưng theo Tập quán Ngôn ngữ của người Hoa xưa, CỰU CÔ 舅姑 là Ông Già Chồng và Bà Già Chồng. Trong bài thơ :

    BÁI CỰU CÔ 拜舅姑 là Ra mắt Ông Bà già Chồng.

    TRANG BÃI : là Trang điểm xong xuôi.

    PHU TẾ : là Chàng rễ, là tiếng gọi Chồng một cách thân mật.

    NHẬP THỜI : là Hợp thời trang, đúng trào lưu, nói một cách bình dân là : Đúng "Gu", đúng "Mốt" ( à la mode ) hiện tại.

 

Nghĩa Bài Thơ :

                    GẦN THI DÂNG LÊN TRƯƠNG THỦY BỘ

       Động phòng đêm hôm qua, đuốc hoa cũng đã ngừng cháy rồi. Đợi đến sáng ngày để lạy ra mắt cha mẹ chồng. Sau khi trang điểm xong, nàng mới kề tai hỏi nhỏ chàng rằng : " Đôi mày của thiếp kẽ như thế nầy, đậm nhạt kiểu dáng có hợp thời hay không ?". Ý muốn hỏi : có làm đẹp lòng của cha mẹ chồng không ?!

 

Diễn Nôm :

                 Đêm qua hoa chúc động phòng xong,

                 Chờ sáng ngày ra mắt mẹ chồng.

                 Trang điểm xong hỏi chàng nho nhỏ :

               " Mày ngài đậm nhạt hợp thời không ?"

Lục bát :

                 Động phòng hoa chúc vừa ngưng,

                 Sáng ra trang điểm lạy mừng thầy me.

                 Kề tai hỏi nhỏ e dè :

               " Mày ngài đâm nhạt còn e ... chăng chàng !?"

 

        Đây là bài thơ của Châu Khánh Dư làm trước ngày ứng thi Tiến sĩ, gởi cho Trương Tịch bình phẩm; vì lúc ấy Trương đang là Thủy Bộ Lang Trung ở kinh thành, nổi tiếng về văn thơ và có thể sẽ là phó chủ khảo của khoa thi. Châu Khánh Dư tự ví mình như là cô dâu mới về nhà chồng, còn Trương Tịch là chàng rể, quan chủ khảo là cha mẹ chồng, còn mày ngài đậm nhạt như là phong cách thơ văn của mình. Châu hỏi Trương xem NÓ có hợp với ý của quan chủ khảo chăng để còn biết mà uyển chuyển điều chỉnh lại. Trương đã ca ngợi và biểu dương cái ý chân thành nầy của Châu, nên khoa đó Châu đã đậu ngay Tiến Sĩ Cập Đệ.

 

        Bây giờ thì ta trở lại với Giai Thoại Văn Chương Việt Nam " VÕ TRẮC VÃNG NAM CÔ " của một Thủ Khoa đất Bình Thủy Cần Thơ :  Ông Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa nhé !

        Ông sinh năm Đinh Mão (1807) tại làng Long Tuyền, tổng Định Thới, huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh (nay thuộc phường An Thới, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ). Cha ông tên Bùi Hữu Vị, làm nghề chài lưới.
        Năm 1835 ông đỗ Giải nguyên (thủ khoa) kỳ thi Hương ở Gia Định, vì thế ông được gọi là Thủ Khoa Nghĩa.
        Khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, năm 1862, Bùi Hữu Nghĩa xin từ quan về quê dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân và làm thơ (lúc này ông lấy hiệu là "Liễu Lâm chủ nhân"). Nhà ông là nơi các sĩ phu yêu nước gặp gỡ, bàn bạc việc chống Pháp cứu nước. Ông lâm bệnh và mất ngày 21 tháng giêng năm Nhâm Thân (1872), thọ 65 tuổi.

        Sinh thời, Thủ Khoa Nghĩa nổi tiếng với vở tuồng " Kim Thạch Kỳ Duyên " được nhà vua khen ngợi. Nghe nói khi soạn vở tuồng nầy có sự giúp sức và góp ý của ông Huỳnh Mẫn Đạt, nên mới có câu chuyện sau đây ...

        Tương truyền, ở xứ Gia Định có Tú Tài VĂN BÌNH, văn hay chữ tốt, nhưng thi cử lận đận, thi mãi mà vẫn chỉ đậu có ...Tú Tài ! Nghe đồn Thủ Khoa Nghĩa soạn tuồng Kim Thach Kỳ Duyên được vua khen, thì trong lòng không phục, lại nghe nói có sự góp sức của cụ Huỳnh Mẫn Đạt nên lại càng không phục hơn. Một hôm Tú ta quyết định " Đem chuông đi đấm xứ người ", mới khăn gói mò xuống đất Bình Thủy tìm gặp Thủ Khoa Nghĩa để thử tài một chuyến xem lời đồn có đúng hay không ?...

        Khi đến Bình Thủy, đang đi lang thang để hỏi thăm nhà Thủ Khoa Nghĩa thì gặp phải một ông già dáng vẻ nhà quê ngồi hóng mát trước cửa, anh ta bèn ghé lại hỏi thăm :

      - Thưa bác, bác có biết nhà ông Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa ở đâu không ạ ? Ông già nhướng mắt lên hỏi lại :

      - Cậu là ai, kiếm ông Thủ Khoa có việc gì không ?

      - Dạ, cháu là Tú tài Văn Bình ở Gia định, nghe đồn ông Thủ Khoa rất giỏi về văn thơ, nên tìm đến hỏi thăm cho biết vậy mà ! Ông già nghe xong rất sốt sắn :

      - Vậy hả, Tú tài Văn Bình hả, mời vào nhà ngồi chơi, uống ly nước, rồi tôi sẽ biểu sấp nhỏ dẫn tới nhà ông Thủ Khoa cho !

       Sau khi vào nhà ngồi yên chỗ xong, ông già mới rót hai ly nước trà mời khách. Tú tài Văn Bình ngó quanh thấy trong nhà có treo mấy câu đối nên lẩm nhẩm đọc. Ông già bèn cười nói rằng :

     - Đó là mấy câu đối của ông Thủ Khoa làm đó. Còn tụi tôi thì học ít, hổng biết làm câu đối dài tới vậy, chỉ biết đối từng chữ một mà thôi. Nếu cậu không chê thì mình đối chơi với nhau một vài chữ cho vui ! Thấy ông già tử tế và vui tính, nên Văn Bình cũng rất vui vẻ nhà  nhận lời. Ông già bưng ly trà lên nhấp nhấp đọc :

     - VÕ  武. Văn Bình đối lại :

     - VĂN 文.  Ông già lại đọc :

     - TRẮC 仄.  Văn Bình đối là :

     - BÌNH 平.  Ông già lại tiếp :

     - VÃNG 往. Văn Bình đối ngay :

     - LAI 來. Ông già lại ra :

     - NAM 南. Văn Bình lại đối :

     - BẮC 北. Ông già lại đọc :

     - CÔ. Văn Bình lại đối là :

     - CỤ. Tất cả các chữ đều đối với nhau chan chát. Đến đây, thì ông già ngưng lại đề nghị :

     - Bây giờ thì mình ghép các chữ đã đối với nhau lại nghen. Câu của tui là : VÕ TRẮC VÃNG NAM CÔ ! Văn Bình cũng đọc to các chữ mà mình đã đối là :

     - VĂN BÌNH LAI BẮC CỤ ! Vừa đọc xong, anh ta chợt giật mình, đứng dậy bẽn lẽn chấp tay xá ông già một cái mà nói rằng :

     - Ông ơi, Ông chính là ông Thủ Khoa rồi, tú tài này xin bội phục !

       Ông già cũng đứng lên cười xòa, nắm tay Văn Bình bảo anh ta ngồi xuống; đoạn 2 người cùng nhau đàm luận văn chương rất ư là tương đắc. Thì ra ...

       Câu VÕ TRẮC VÃNG NAM CÔ của Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa không có nghĩa gì cả; nhưng câu VĂN BÌNH LAI " BẮC CỤ " của Tú Tài Văn Bình thì thật ... khó chơi, mà lại do chính miệng mình nói ra ... cái mới chết chớ !

 

      Lúc nhỏ, khi đọc xong giai thoại nầy, tôi cứ thắc mắc mãi : VÕ 武 đối với VĂN 文; TRẮC 仄 đối với BÌNH 平; VÃNG 往 đối với 來; NAM 南 đối với 北; đối nhau chan chát không có gì để nói, nhưng bảo CÔ với CỤ cũng " đối nhau chan chat ", thì tôi không phục chút nào cả ! CÔ là CÔ nào ? là CÔ ĐƠN 孤單 hay CÔ 姑 là Chi Em Gái của Cha ? Còn CỤ là CỤ nào ? là CÔNG CỤ 工具 hay CỤ 懼 là Sợ ? Nhưng theo các nghĩa trên thì CÔ và CỤ không thể đối nhau được, đừng nói tới chuyện " đối nhau chan chát "! Còn bảo CÔ là Bà Cô, CỤ là Ông CỤ thì càng sai hơn nữa, vì Ông CỤ chữ CỤ nầy là tiếng Nôm, không thể đối với CÔ là từ Hán Việt được ! Muốn đối được với chữ CÔ 姑 là Chị em gái của cha thì có THÚC 叔 là Chú, BÁ 伯 là Bác hay CỰU là Cậu mà thôi ! Nhưng nếu như thế thì cái giai thoại văn chương nầy bị " hỏng " mất, vì Tú Tài Văn Bình có thể dùng từ THÚC hoặc BÁ để đối với từ CÔ, và câu đối sẽ là :

               " VĂN BÌNH LAI BẮC THÚC hay BẮC BÁ "

thì cũng hỏng bét, vì không nói lên được cái " thâm ý " của Ông Thủ Khoa. Nhưng tại sao Ông lại ra chữ CÔ và tại sao Văn Bình lại buộc phải đối là CỤ ? Tôi đem thắc mắc nầy hỏi rất nhiều thầy dạy chữ Hán, nhưng đều không được giải đáp thỏa đáng !... Đến sau nầy, khi tôi đã trở thành thầy dạy chữ Nho, tôi cũng không dám kể giai thoại nầy cho bạn bè nghe, vì sợ họ thắc mắc như tôi, nếu họ hỏi thì làm sao mà trả lời đây ?!...

        Mãi cho đến hơn ba mươi năm sau, khi tôi đang mò mẫm để dịch thơ Đường, lúc dịch đến bài " CẬN THÍ THƯỢNG TRƯƠNG THỦY BỘ " của Châu Khánh Dư, khi đến câu " Đãi hiểu đường tiền bái CỰU CÔ 待曉堂前拜舅姑 " tôi mới chợt " Ngộ " ra rằng :

      CỰU là Ông già Chồng đối với CÔ là Bà già Chồng.

      CƯU là Anh em trai của Mẹ đối với CÔ là Chị em gái của Cha. 

      Nên ...

      Khi ông Thủ Khoa Nghĩa ra chữ CÔ 姑 thì Tú Tài Văn Bình mới đối ngay là CỰU 舅. CÔ đối với CẬU thì không còn gì chỉnh hơn được nữa; và " Ông già Chồng " đối với " Bà già Chồng " thì qủa là " đối nhau chan chát " thật sự !

      Nhưng... " VĂN BÌNH LAI BẮC CỰU " thì vẫn chưa " đạt yêu cầu " của ông Thủ Khoa. Đây chính là điểm chính yếu, là cái mấu chốt của giai thoại nầy. Ông Thủ Khoa đã khéo lợi dụng lời ăn nói và cách phát âm giản dị, tùy tiện của dân Nam Kỳ Lục Tỉnh như " uống rượu " thì nói là " uống gụ ", " đời cô Lựu " thì nói là " đời cô Lụ ", " Quốc Cựu " thì nói là " Quốc Cụ " ... nên mới khiến cho Tú Tài Văn Bình là người Gia Định tự mình ... LAI BẮC CỤ !

 

       Xin được kết thúc " Võ Trắc Vãng Nam Cô " ở đây. Mong tất cả đều có được một giây phút ... thư giản và vui tươi trong " ba ngày Xưng con Gà " !

 

                                                                  Đỗ Chiêu Đức

  

NĂM GÀ NÓI CHUYỆN ... CON KÊ !

 dcd_namga_1.jpg

               

 

        KÊ 鷄 là từ Hán Việt chỉ Con Gà, Gà là Kê, Kê là Gà, là ... Gà Kê Dê Ngỗng. Bà con ta thường nói thành " Cà Kê Dê Ngỗng ". Năm Gà nói chuyện...con Kê là nói chuyện phiếm, chuyện tào lao, chuyện bao đồng về con gà để nghe chơi khi trà dư tửu hậu.

        GÀ được xếp hàng thứ Mười, thuôc chi DẬU trong Thập Nhị Địa Chi. Năm nay Thiên Can nhằm chữ Đinh, nên năm 2017 là năm ĐINH DẬU. Nam phương Bính Đinh thuộc Hỏa là Lửa, hợp với chi Dậu là Con Gà. Nên ĐINH DẬU là Con Gà Lửa ... mà con gà bỏ vô lửa thì thành ... Con Gà Quay. Vậy là năm 2017 nầy bà con ta tha hồ mà hưởng lộc " Gà Quay " nhé ! Không sợ bị đói như năm ẤT DẬU 1945. Vì Đông Phương Giáp Ất thuộc Mộc, nên ẤT DẬU là con gà bằng ...Mộc, bằng Cây, mà gà bằng Cây thì làm sao ăn cho được, không đói mới là lạ !

        GÀ là KÊ 鷄, KÊ là chữ Tượng Hình trong Lục Thư, là cách đầu tiên trong 6 cách tạo hình của Chữ Nho ... dễ học, theo diễn tiến của chữ viết như sau :

       Giáp Cốt Văn   Đại Triện       Tiểu Triện      Lệ Thư 

                         

      Ta thấy :

     Giáp Cốt Văn là hình tượng của con gà trống hiên ngang với cái mỏ hướng về bên trái và cái vương miện vươn cao ở trên đầu, hai cánh bên dưới xòe ra như đang đập cánh chuẩn bị cất cao tiếng gáy vào buổi sáng. Nhưng qua Đại Triện và Tiểu Triện do sự biến thiên của chữ viết qua các thời đại, chữ KÊ 鷄 được hình thành bởi Hình Thanh ( Cách tạo chữ thứ 4 của Chữ NHO ... dễ học ) với chữ HỀ 奚 bên trái chỉ Âm và chữ ĐIỂU 鳥 bên phải chỉ Ý, nên chữ KÊ hiện tại được viết như thế nầy 鷄, chữ Điểu bên phải có thể thay bằng bộ CHUY 隹 là Loài chim đuôi ngắn, nên chữ KÊ cũng được viết như sau 雞. Ta có 4 hình thức của chữ KÊ :

                  Giản thể                   Phồn thể

               鸡           鳮             雞              鷄

             7 nét      13 nét       18 nét       21 nét

 

       Vì đến 2 hình thức chữ Phồn Thể, mà chữ phức tạp nhất có đến những 21 nét, nên KÊ thuộc dạng chữ khó nhớ ngày xưa khi học chữ Nho, cho nên mới có câu chuyện vui " Tam Đại của Con Gà " sau   đây về ông Thầy Đồ...dốt. Truyện kể :

        Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời " Xấu hay làm tốt, dốt hay ... xổ Nho ", đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.

 Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.

        Một hôm, đang dạy sách Tam Thiên Tự 三千字, sau chữ " Tước " là chim sẻ, đến chữ " KÊ " là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy quýnh qúa, nói đại nói càn : " Dủ dỉ là con dù dì ". Thầy cũng khôn, sợ lỡ sai người nào biết thì mắc cở, mới bảo học trò đọc nhỏ thôi, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn lo âu thấp thỏm.

        Nhân trong nhà có bàn thờ Thổ Địa Thần Tài, thầy mới đến khấn thầm xin ba keo âm dương để xem chữ đó có phải thật là " dù dì " không. Thổ công cho ba keo đều được cả ba.

        Thấy vậy, thầy lấy làm đắc ý lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:

      - Dủ dỉ là con dù dì ! Dủ dỉ là con dù dì...

        Ông cha của sấp nhỏ đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng con học, ngạc nhiên mới bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, rồi hỏi thầy :

     - Thầy ơi ! Chữ " KÊ " là gà, sao thầy lại dạy thành " dủ dỉ " là con " dù dì " ?

       Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm : " Mình đã dốt, Thổ Địa Thần Tài nhà nó còn dốt hơn mình nữa ", nhưng Thầy cũng lanh trí, nên vội nói đỡ là :

     - Tôi cũng biết chữ đó là chữ " kê  ", mà " kê " nghĩa là " gà ", nhưng tôi dạy cháu như thế là dạy cho chúng nó biết tận Tam Đại 三代 của con gà kia !

      Chủ nhà càng không hiểu ất giáp gì cả, hỏi :

    - Tam Đại 三代 của con gà là nghĩa ra làm sao?

    - Là ba đời của con gà đó ! Này nhé," Dủ dỉ là chị con Công, con Công là ông con Gà." Thế, chả phải Tam Đại của con gà là gì ?! 

     

            DẬU đứng hàng thứ Mười trong Địa Chi, nhưng lại là Tháng Tám Âm lịch. Ngày Dậu là ngày được xếp sau ngày Thân và trước ngày Tuất. Giờ Dậu là từ 5 đến 7 giờ chiều tối, nên ông bà ta ngày xưa có để lại mấy câu nói sau đây :

              Mạc ẩm Mão thời tửu,    莫飲卯時酒,

              Hôn hôn túy đáo Dậu.    昏昏醉到酉.

              Mạc mạ Dậu thời thê,     莫罵酉時妻,

              Nhất dạ thụ cô thê.        一夜受孤凄.
 Có nghĩa :

  *  Đừng uống rượu vào giờ Mão ( từ 5 đến 7 giờ sáng ). Vì sẽ bị...

      Say sưa mơ màng cho đến giờ Dậu ( từ 5 đến 7 giờ tối ). Vậy là

        suốt ngày sẽ không làm ăn gì được cả !

  *  Đừng mắng vợ vào giờ Dậu, vì chiều tối mà vợ chồng giận nhau

        thì suốt đêm sẽ chịu lạnh lẽo cô đơn có một mình, cũng sẽ

        không " làm ăn " gì được cả !

      Tâm lý qúa cở " thợ mộc "! Ai bảo là ông bà ngày xưa không biết tâm lý tình cảm và bảo vệ hạnh phúc gia đình đâu !?

      

      DẬU kết hợp với TỴ và SỬU thành Tam Hạp. Trâu Bò hợp với Gà thì còn được, chớ Trăn Rắn làm sao mà hợp với gà cho được, thấy gà là chúng quấn cho nát xương rồi nuốt trửng nguyên con như chơi. Không biết mấy thầy Tử Vi tướng số ngày xưa căn cứ vào cái gì mà  xếp cho con Gà và con Rắn hợp nhau ? Rắn thì chắc OK rồi, nhưng gà mà gặp rắn là chạy " tét ghèn " luôn, làm sao mà hợp cho được !

      DẬU lại cùng với TÝ, NGỌ và MÃO, ta gọi là Tý Ngọ Mẹo Dậu thành một bộ Tứ Hành Xung. Ba lần bốn mười hai, cho nên hễ vợ chồng cách nhau 3, 6 hoặc 9 tuổi là lọt vào Tứ Hành Xung ngay ! Nên ngày xưa đi cưới vợ phải coi tuổi là vì thế ! Tuyệt đối kỵ 3, 6, 9, nhất là  cách nhau 6 tuổi sẽ lọt vào số Chánh Xung, như : Dần và Thân, Tỵ và Hợi, Tý và Ngọ, Mẹo và Dậu, Thìn và Tuất, Sửu và Mùi đều cách nhau 6 tuổi, bảo đãm không xung không lấy tiền !

dcd_12congiap.jpgdcd_namga_3.jpg 

 

       Trong thần thoại, GÀ là MÃO NHẬT KÊ 昴日雞, là ngôi thứ tư trong Bạch Hổ Thất Tinh, thuộc 7 vì sao nằm ở phương Tây của Nhị Thập Bát Tú 二十八宿, hướng Tây thuộc mùa Thu, cũng là mùa thu hoạch nông phẩm xong, cửa nhà đã đóng. Nên Mão Nhật Tinh thuộc nhóm Hung Tinh ( Sao dữ ), thường mang đến tai ương bất lợi, hung đa kiết thiểu ( cho những người chưa thu hoạch hay bị mất mùa thất thu : Chắc chắn sẽ bị đói !). 

                dcd_namga_4.jpg 

            

          Mão Nhật Kê được tạo hình trong phim Tây Du Ký
      

       GÀ là một trong lục súc sống cùng với con người qua mấy ngàn năm lịch sử. Dựa theo các giả định Cổ Khí Hậu Học, có làm một nghiên cứu vào năm 1988 cho rằng gà được thuần hóa ở vùng Hoa Nam vào năm 6000 trước Công nguyên. Nhưng, một nghiên cứu khác vào năm 2007 cho rằng Gà xuất xứ từ Văn minh lưu vực sông Ấn (2500-2100 trước Công nguyên), nơi mà ngày nay thuộc lãnh thổ của Pakistan, có thể là nguồn chính cho sự lan truyền của các giống gà trên toàn thế giới.

        Trong Lục Súc Tranh Công, một tác phẩm văn học dân gian của ta, trước đây được xếp trong chương trình Cổ Văn của lớp Đệ Thất, đã cho con Gà nói về mình như sau :

 ................................

Này này! gà ngũ đức thẳm sâu:
Nhân, dũng, tín, võ, văn, gồm đủ.
Trên đầu đội văn quan một mũ;
Dưới chân đeo hai cựa thần thương.
Đã ghe phen đến chốn chiến trường.
Lập công trận vang tai, lói óc,
Thủa Tây Lũng tam canh trống thúc;
Gà gáy đầu ba tiếng đêm khuya,
Một tiếng rằng: thiên nhật tác thì;
Hai tiếng rằng: quốc tộ tác xương,
Ba tiếng rằng: nhân gian tác lạc,
Đã cứu nạn Mạnh Thường đặng thoát;
Lại khuyên người Tấn sĩ năm canh.
Hễ ai toan cải dữ về lành,
Gà cũng biết tỉnh, mê, giấc điệp.
Coi giò gà xét biết thịnh suy.
Dóng canh khuya vui dạ kẻ tiêu y,
Cất tiếng gáy, toại lòng người đãi đán,
                ...............................................

 

       Ta thấy bài kể công trên, Gà có nhắc đến "...cứu nạn Mạnh Thường ...". Mạnh Thường đó là Mạnh Thường Quân của nước Tề, một trong Chiến Quốc TỨ CÔNG TỬ 戰國四公子, là bốn Vương Tôn hào hiệp, chiêu hiền đãi sĩ thời Chiến Quốc, đó là :

 

 齐国孟尝君田文    Mạnh Thường Quân ĐIỀN VĂN của nước Tề.

 赵国平原君赵胜    Bình Nguyên Quân TRIỆU THẮNG của nước Triệu.   魏国信陵君魏无忌 Tín Lăng Quân NGỤY VÔ KỴ của nước Ngụy.

 楚国春申君黄歇    Xuân Thân Quân HOÀNG YẾT của nước Sở.

 

          dcd_namga_5.jpg
           Tứ Công Tử qua Minh họa và qua Điện ảnh

 

       Không phải đương không mà Tứ Công Tử nầy bỏ tiền của ra để nuôi ba ngàn thực khách trong nhà, mục đích chiêu hiền đãi sĩ của những vị nầy là để chiêu mộ tất cả nhân tài trong thiên hạ để chống lại nước Tần lớn mạnh đang lăm le thôn tính Thất Hùng....

       Trở lại với MẠNH THƯỜNG QUÂN, người nổi tiếng nhất trong Tứ Công Tử và ... con Gà đã cứu ông ta :

       Tần Chiêu Tương Vương nghe nói Mạnh Thường Quân tài giỏi, nên mời đến nước Tần, định phong làm Tể Tướng, nhưng lại lo ông ta là người nước Tề chỉ lo cho quyền lợi của nước Tề. Không dùng, lại định giết đi. Mạnh Thường Quân biết tin lo sợ, mới tìm người sủng thiếp của Tần Vương mà cầu cứu. Người thiếp nầy thấy trước đây  Mạnh Thường Quân có tặng cho Tần Vương một chiếc áo hồ cừu rất đẹp nên cũng muốn có một chiếc mới chịu giúp. Bí lối, vì chỉ có một chiếc duy nhất. Cũng may trong đám môn khách đi theo có một người chuyên đào tường khoét vách, đã lẻn vào cung vua Tần trộm chiếc áo hồ cừu đó ra để ông đem tặng cho người sủng thiếp. Nghe lời ỏn ẻn của người thiếp khi đầu gối tay ấp, Tần Vương thả Mạnh Thường Quân về nước. Không kịp đợi trời sáng, cả đoàn người ngựa kéo nhau lên đường. Tần Vương thả người xong thì hối hận, bèn cho binh lính đuổi theo bắt lại. Khi đoàn người của Mạnh Thường Quân chạy đến cửa thành thì trời chưa sáng, cửa thành chưa mở. Lại một

môn khách đi theo có người giỏi nhái tiếng gà gáy, khi ông ta cất tiếng gáy lên thì tất cả gà trong thành đều cất tiếng gáy theo. Lính canh thành tưởng trời đã sáng bèn mở toang cửa thành ra. Thế là cả đoàn người của Mạnh Thường Quân ra thành... chạy tuốt ! Khi quân Tần đuổi tới thì đoàn người đã đi xa lắc xa lơ rồi !

       Con Gà cứu Mạnh Thường Quân là con Gà...trong ba ngàn thực khách của ông ta, còn bầy Gà chỉ hùa theo tiếng gáy mà thôi ! Con Gà trong Lục Súc Tranh Công không biết thấu đáo mà cho là công lao của mình. Nhưng xét cho cùng, không có bầy gà cùng gáy thì chưa chắc lính canh đã chịu mở cửa thành ! Và ... cũng vì tích nầy mà ta có được thành ngữ :

       KÊ MINH CẨU ĐẠO 雞鳴狗盜 : là Gà gáy Chó trộm. Ý chỉ hai thực khách của Mạnh Thường Quân, một người chui lổ chó vào cung trộm áo; một người giả làm gà gáy sáng. Ý muốn nói những người tầm thường du thủ du thực nhiều khi cũng đắc dụng, cũng làm nên việc có ích hoặc cứu giúp lúc lâm nguy, chớ không phải hoàn toàn vô dụng. Nhưng thành ngữ nầy hiện nay thường dùng để chỉ hạng đầu trộm đuôi cướp, ba que xỏ lá, trộm gà bắt chó... mà đã mất đi ý nghĩa tốt đẹp của lúc ban đầu !

                        dcd_namga_6.jpg 

       
                               Kê Minh Cẩu Đạo

 

       Con Gà của Lục Súc Tranh Công còn kể lể :

 

              Lại khuyên người Tấn sĩ năm canh.

 

       TẤN SĨ 晉士 : là Kẻ sĩ của nước Tấn; ở đây chỉ TỔ ĐỊCH 祖逖 ( 266-321 ) và LƯU CÔN 劉 琨 ( 271-318 ) của thời Đông Tấn và Tây Tấn theo tích sau đây :

      Tổ Địch tự là Sĩ Nhã, người đất Yên Sơn. Ông là một Đại Tướng đầu đời Đông Tấn, có chí muốn khôi phục Trung Nguyên nên ra sức bắc phạt, từng lập được nhiều chiến công. Ông cùng với người bạn trẻ là Lưu Côn, tự là Việt Thạch, người đất Hà Bắc, là danh tướng đời Tây Tấn, là hậu duệ của Hán Trung Sơn Tịnh Vương. Lúc nhỏ cùng với Tổ Địch kết giao. Hai người thường bàn luận về chính sự, quốc sự đều tỏ ra rất tâm đắc, tuổi trẻ lòng đầy nhiệt huyết đều muốn cống hiến sức lực của mình cho Tổ quốc, nên mỗi đêm về sáng khi nghe được tiếng gà gáy là cùng nhau thức dậy để múa gươm luyện võ, trao dồi thể lực để mong có cơ hội ra giúp nước. Đêm đêm như thế, chẳng hề chểnh mảng đơn sai.

        Vì thế mà hình thành được thành ngữ VĂN KÊ KHỞI VŨ 聞雞起舞 : là Nghe tiếng Gà gáy thì dậy mà múa. Múa ở đây là Múa Gươm, vừa rèn luyện thân thể, vừa ôn tập võ nghệ. Thành ngữ nầy còn dùng để chỉ những người có chí muốn phục vụ cho quốc gia dân tộc, sẵn sàng cống hiến sức lực và tài năng của mình kịp thời và đúng  lúc để đáp lời sông núi. VĂN KÊ sẽ KHỞI VŨ ngay !

             dcd_namga_7.jpg
                                 

                            Văn Kê Khởi Vũ
 

     Tiếng gà gáy sáng khi màn trời còn phủ sương đêm, làm ta chợt nhớ đến cô Kiều " Đêm khuya thân gái dặm trường, Phần e đường xá phần thương dãi dầu !" khi trốn khỏi Quan Âm Các của Hoạn Thư một thân một mình với cảnh :


                        Mịt mù dặm cát đồi cây,
             Tiếng gà điếm nguyệt dấu giày cầu sương.

 

     " Tiếng gà điếm nguyệt dấu giày cầu sương " là lấy ý và thoát dịch một cách tuyệt vời 2 câu thơ trong bài THƯƠNG SƠN TẢO HÀNH 商山早行 của Ôn Đình Quân 溫庭筠 đời Đường là :


           Kê thanh mao điếm nguyệt,   雞聲茅店月,
           Nhân tích bản kiều sương.     人跡板橋霜.

Có nghĩa :
   Tiếng gà xao xác gáy ở quán lá ven đường khi trăng còn chênh chếch bên trời, và...
   Trên chiếc cầu ván nhỏ bắt ngang qua lạch nước còn đẫm sương đêm đã có một vài dấu chân người đi qua.
   Cảnh vắng vẻ lạnh lùng của buổi sớm mai càng làm tăng thêm nỗi cô đơn thấp thỏm của người đang tìm đường tị nạn !...

 

                dcd_namga_8.jpg

               Tiếng gà điếm nguyệt dấu giày cầu sương.

 

     Con GÀ của Lục Súc Tranh Công còn tự hào về hình dáng của mình :

                 Trên đầu đội văn quan một mũ;
                 Dưới chân đeo hai cựa thần thương.
     Qủa là Văn Võ Song Toàn với " văn quan một mũ " và " hai cựa thần thương ". Hình dáng của con gà trống thì qủa thật không chê vào đâu được. Mỏ vàng mồng đỏ, lông cánh lông đuôi màu sậm, lông mình sặc sở đỏ vàng xanh, bước đi bệ vệ, vỗ cánh phần phật làm cát bụi tung bay đầy trời trước khi cất cao tiếng gáy : " Ò  Ó  O Ò  O ... " đó là Gà Việt Nam; còn Gà Tàu thì gáy : " wu wu ti 喔喔啼 ... ". Hồi xưa khi mới đậu Đệ Thất, tới giờ học Pháp Văn mới lần đầu tiên nghe tiếng gà Tây gáy : " Cocorici, co-co-ri-co ...". Bây giờ định cư ở Mỹ, nghe mấy đứa cháu nội cháu ngoại cho gà gáy bằng tiếng Anh : " Cock-a-doodle-doo, cock-a-doodle-doo ... !". Thật cảm khái vô cùng !!!

      Gà oai phong là thế, đẹp rực rỡ là thế, nhưng khi có một con Hạc lạc vào thì lại trở nên tầm thường nhỏ bé, nên ta lại có thành ngữ : HẠC LẬP KÊ QUẦN 鶴立雞群 có nghĩa là " Hạc đứng giữa bầy gà ". Đương nhiên Hạc trông cao ráo thanh thoát hơn hẵn bầy gà thấp lè tè bên dưới. Tiếng Việt ta còn nâng lên một cấp nữa, ta nói là " PHỤNG LỘN VỚI GÀ " Phụng chẳng những cao lớn hơn mà còn đẹp rực rỡ hơn gà nhiều ! Câu " Hạc lập Kê Quần " có xuất xứ từ điển tích " Trúc Lâm Thất Hiền luận " của Đái Mục đời Tấn như sau :

        KÊ THIỆU làm quan Thị Trung cho Tấn Huệ Đế, người khôi ngô cao lớn thông minh anh tuấn, văn võ song toàn. Lúc bấy giờ hoàng tộc nhà Tấn đang tranh quyền đoạt vị, giết hại lẫn nhau, mạnh ai nấy xưng vương, sử gọi là " Bát Vương Chi Loạn ". Kê Thiệu vẫn một mực trung thành với Tấn Huệ Đế. Lúc kinh thành có loạn Kê Thiệu đứng chặn trước cửa cung, loạn quân thấy vẻ hiên ngang hùng dũng của Kê Thiệu khiếp đãm đến không dám xạ tiễn. Khi Tấn Huệ Đế thua chạy ở Thang Dương, tướng sĩ chết vô số, Kê Thiệu vẫn theo sát để bảo vệ Huệ Đế đến nỗi thân mình trúng mấy mũi tên, máu nhỏ cả lên long bào của Huệ Đế và ông đã hy sinh trong trận chiến nầy. Sau đó, những người tùy tùng định tẩy giặt những vết máu trên long bào, Huệ Đế đã ngăn lại bảo đó là máu của Thị Trung Kê Thiệu không được giặt đi. Khi Kê Thiệu lần đầu đến Lạc Dương, đi trong đám đông người, thân hình cao lớn, khí vũ hiên ngang, như là con Hạc đứng giữa bầy Gà vậy, từ đó mà hình thành thành ngữ HẠC LẬP KÊ QUẦN 鶴立雞群 để chỉ những người vượt trội hơn người khác chẳng những về sức vóc mà cả về tài năng nữa !

         KÊ THIỆU là con của KÊ KHANG, một trong TRÚC LÂM THẤT HIỀN:Gồm có Nguyễn Tịch 阮籍、Kê Khang 嵇康、Sơn Đào 山涛刘伶 Lưu Linh、阮咸 Nguyễn Hàm、向秀 Hướng Tú、王戎 Vương Nhung; Họ sống và ở ẩn giữa đời Ngụy và đời Tấn. KÊ KHANG chẳng những là Nhà Tư Tưởng, nhà Văn Học mà còn là Nhà Âm Nhạc nổi tiếng lúc bấy giờ với bản đàn Quảng Lăng Tán 廣陵散, mà cụ Nguyễn Du đã mượn NÓ để khen tài đờn của Thuý Kiều, khi cô đờn cho Kim Trọng nghe lần đầu tiên là :

                      Kê Khang nầy khúc Quảng Lăng,

                   Một rằng lưu thủy hai rằng hành vân.

        dcd_namga_9.jpg

              Hạc Lập Kê Quần                 Trúc Lâm Thất Hiền 

 

      YAO MING 姚明 : là Diêu Minh ( người mặc áo đỏ trong hình trên ), cầu thủ bóng rổ của Trung Quốc được Hội Bóng Rổ nhà nghề Rocket của thành phố Houston ký hợp đồng từ năm 2003 đến 2008 để tranh Giải Bóng Rổ Toàn Quốc Hoa Kỳ NBA. Yao Ming có thân hình cao 7'6" ( 226cm )= 2 mét 26, nên khi đứng giữa các cầu thủ khác thì như là  HẠC LẬP KÊ QUẦN 鶴立雞群 vậy ! 

      Con GÀ trống oai vệ mạnh mẽ là thế, nên có những con người yếu đuối không thể khống chế nỗi con gà, ngay khi cả con gà đã bị kềm chế ... thúc thủ chịu trói rồi mà còn trói không chặc, để đến đỗi mang tiếng là THỦ VÔ PHƯỢC KÊ CHI LỰC 手無縛雞之力 là Tay không đủ sức để trói gà. Thành ngữ nầy thường dùng để chỉ những chàng thư sinh ngày xưa, tối ngày chỉ biết ôm lấy quyển sách, miệng luôn đọc câu THI VÂN 詩云 ...TỬ VIẾT 子曰 ... ( Kinh Thi nói rằng... Khổng Tử dạy rằng ... ) mà không chịu rèn luyện thân thể cho khỏe mạnh để đến nỗi không có sức trói nỗi con gà, ta nói là " Thứ cái đồ thư sinh trói gà không chặc !".

       Nhưng dù " Trói gà không chặc " nhưng các bà các cô ngày xưa cũng vẫn cứ ... xáp vào ! Và còn biện bạch là :

                       Chẳng tham ruộng cả ao liền,

                    Tham vì cái bút cái nghiên anh đồ !

       Khéo mà nói xạo ! Chẳng là vì " Cái bút cái nghiên " của anh đồ, một khi " ảnh " Kim Bảng Đề Danh thì sẽ có được " Ruộng cả Ao liền " như chơi mà thôi ! Nên khi còn hàn vi thì đành bóp bụng mà GIÁ KÊ TÙY KÊ, GIÁ CẨU TÙY CẨU 嫁雞隨雞,嫁狗隨狗 Là Gả cho Gà thì theo Gà, Gả cho Chó thì theo Chó, mười hai bến nước, trong thì nhờ, đục thì  ... chịu khó " lóng phèn " mà thôi !

       Con Gà rất gần gũi với người nông dân Việt Nam, là gia cầm quen thuộc và gắn bó mật thiết với đời sống hàng ngày của dân nước nông nghiệp, nó còn xuất hiện rất nhiều trong ca dao, tục ngữ để khuyên nhủ, nhắc nhở hay chê trách một điều gì đó trong cuộc sống, đôi khi lại cảm thông tưởng thưởng, như những người góa vợ mà chịu khó " Gà trống nuôi con "; những người biết nhẫn nhịn, không như " Con gà tức nhau vì tiếng gáy ". Khi chê trách thì không thiên vị người nào, kể cả các bậc vua chúa như Lê Chiêu Thống cũng bị quở là " Cõng rắn cắn gà nhà "!. Anh em trong nhà thì luôn được nhắc nhở là " Anh em như thể tay chân ", nên :

                     Khôn ngoan đá đáp người ngoài,

                   Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau !

        Khuyên thì khuyên vậy, chớ đôi khi vì quyền lợi, tài sản, thậm chí chỉ vì miếng cơm manh áo vẫn có thể " Gà nhà bôi mặt đá nhau như thường !". Có được đứa " Con gái rượu " lấy chồng giàu sang quyền quý, thậm chí được làm Thiếp làm Phi của vua, như Dương Qúy Phi ngày xưa, hoặc như cô Giả Nghinh Xuân trong Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần thì cả nhà đều được vinh hoa phú qúy như có được " Con Gà đẻ trứng vàng " vậy ! Trước mắt, các cô lấy chồng ngoại quốc, hay Việt Kiều Mỹ, Úc, Canada ... thường xuyên gởi " đồ tiên " ( là  Tiền Đô ) về cho gia đình chi dụng, cũng gọi được là có " Con Gà đẻ trứng vàng ", hay mĩa mai hơn thì nói là " Gia đình đó có được miếng đất xéo ở bên Mỹ đó !".

 

        dcd_namga_10.jpg
          Gà trống nuôi con    " Đồ Tiên "      Gà đẻ trứng vàng
 
        Con GÀ đi liền với con người từ bé đến lớn, từ nhỏ đến già. Hình ảnh đàn gà con tíu tít bên gà mẹ, hay hình ảnh gà mẹ dang rộng đôi cánh ra để che chở cho con mình, luôn là hình ảnh đẹp trong hội họa, trong nhiếp ảnh ... Không buồn như cảnh :

                         MẸ GÀ CON VỊT chít chiu,

                   Mấy đời mẹ ghẻ thương yêu con chồng !

        Nhắc đến " Mẹ Gà Con Vịt " lại nhớ đến bốn chữ " Đầu Gà Đít Vịt " của dân miệt Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu ... để chỉ các cô gái người Hoa lai ... Miên. Các cô em nầy có nước da ngâm ngâm... bánh it, với đôi mắt to đen lay láy, đặc biệt là hai hàng lông nheo dài cong vút thường hay chớp chớp như để hớp hồn người đối diện. Nhất là các cô người Tiều Châu. Trong truyện ngắn " Đầu Gà Đít Vịt " của nhà văn Bình Nguyên Lộc, ông đã viết như thế nầy :....

    ... Người đàn bà cha Tàu mẹ Miên vừa có sắc đẹp, lại vừa ngây thơ, chân thật, dễ yêu lắm !

                  dcd_namga_12.jpg 

           Trứng gà, thịt gà với đủ các món như Ốp la, Ốp lết, Xé phay, Luộc, Nướng,  Quay, Chiên, nấu Cà-Ri ... luôn hiện diện hằng ngày trong các bửa ăn gia đình. Định cư ở Mỹ rồi thì lại càng " gần gũi " với thịt gà hơn, vì đây là món thịt rẻ nhất nước Mỹ, với 10 pounds ( khoảng 4 ký Rưởi ) Leg quarters ( Phần tư gà có luôn đùi ) lắm khi hạ gía chỉ còn có một đồng 99 xu mà thôi. Bửa ăn tiện lợi và nhanh nhất cho những ngày bận rộn là Fry chicken ( Gà lăn bột chiên ). Bảo đãm rất ngon miệng, rất no nê và sẽ ... rất mau lên cân, rất mau lên máu ! Và cũng sẽ rất mau ... " quáng gà ", " Trông gà hóa cuốc ", đưa đến cảnh " Ông nói gà bà nói vịt " : Đi chưa tới chợ mà mua tương cái nổi gì !

        Bà con miền Bắc nói : " Con gà cục tác lá chanh ", tôi không biết là họ đang làm món gì, chắc họ đang ăn gà luộc ?! Tôi là dân Nam Kỳ lục Tỉnh chỉ biết " Rau răm nó hại con gà chết tươi !" Thịt gà " xé phay " thì không thể nào thiếu rau răm cho được. Thịt gà ngoài việc xào gừng, xào xã ớt, còn một món xào thật đặc sắc mà không dân nhậu nào không thích cả, đó chính là " Gà xào bún nấm củ hành !", nhậu cũng " bắt " mà ăn cơm cũng " hết xẩy " luôn ! Rất thực tế chân thật, không mĩa mai như miền ngoài :

                          Gà tơ xào với mướp già,

                   Vợ hai mươi mốt chồng đà sáu mươi.

        Nói đến đây, lại nhớ đến một câu chuyện dân gian về " ăn chia " thịt gà trong gia đình; để thay đổi không khí, xin được kể theo kiểu phóng tác của ông Ly Cu Tê ở CANADA, vừa có phong thái cổ điển lại vừa có hơi hám thời sự của hiện tình đất nước .... Trích :

 

        Xưa bên nước Vệ có ông nọ làm quan đến chức Tể Tướng. Hơn thập niên nắm quyền sinh sát trong triều đình, của cải ngân lượng ở bá tánh thuộc về ông không biết cơ man nào mà kể. Ngày kia, biết mình đã sắp đến lúc bị cho về vườn giăng câu đặt trúm, chích thuốc dạo, Tể Tướng bèn sai gia nhân làm thịt một con gà mái dầu luộc chín bày lên dĩa, sau đó ông gọi các con lại mà rằng:

      - Các con nghe đây, tuổi cha nay đã cao, sức nhai sắp hết mà sức bú cũng chẳng còn, thời khắc giã từ mũ mão áo gấm không còn xa nữa. Hôm nay ta có con gà luộc, các con hãy tới chọn một bộ phận trên mình gà, rồi làm câu thơ ứng với thứ mình chọn. Để ta biết chí hướng của từng đứa mà lo đường công danh sự nghiệp mai sau cho !

       Bốn người con đồng thanh dạ ran. Chàng trưởng nam giơ tay xin ứng khẩu trước, anh bước tới đĩa ngắt lấy cái đầu gà bỏ vào chén mình, rồi dõng dạc ngâm:

     - Trai thời trung hiếu làm ĐẦU !

Ông quan nghe vậy khoái chí phán:

     - Chọn đầu gà chứng tỏ con là người thao lược, lắm mưu nhiều kế. Để ta cho con làm quan ở bộ Xây, mỗi năm xây chừng mười cái tượng đài và tháp tàng hình thì mặc sức mà đếm ngân lượng !

       Đến phiên người chị cả bước lại bàn bẻ cặp đùi, hai cánh và chiếc phao câu, rồi thong thả ứng khẩu:

     - Gái thời tiết hạnh PHAO CÂU, CÁNH, ĐÙI !

Tể tướng nghe xong vuốt tóc con gái tấm tắc khen:

     - Giỏi lắm con gái rượu của ta, chọn đùi cánh là số phải đi xa, chọn phao câu là người đảm đang có hậu. Được, ta cho con qua xứ Cờ Hoa du học, rồi kiếm thằng Vệ kiều liu vong nào bên ấy mà kết tình phu phụ đặng yên bề gia thất nghe chưa !

       Người thứ ba là cô con dâu, nàng rón rén bước lại đĩa gà bê nguyên bộ lòng e thẹn ngâm nga:

     - Phần con một DẠ một LÒNG !

       Thấy con dâu xinh đẹp mặt hoa da phấn chọn bộ lòng gà, Tể tướng gật gù:

     - Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, con đã chứng minh lòng hiếu thảo với gia đình ta, sau này con sẽ là đệ nhất phu nhân xứ Vệ !

       Người cuối cùng là chàng út có dung mạo giống cha mình hồi trẻ như đúc, anh nhanh nhảu bước lại đĩa rinh hết cái mình gà, rồi hí hửng đọc:

    - Công cha nghĩa mẹ hết MÌNH vì con !

Ông quan vỗ đùi đánh đét một phát, rồi đưa tay vuốt vuốt chiếc cằm nhẵn thín, mặt ngửa lên trời cười ha hả ý chừng vô cùng khoái lạc:

    - Kha khá khá. Đúng là hổ phụ sanh hổ tử, chọn mình gà chứng tỏ biết bao quát nhìn xa trông rộng giống ta, nay ta cho con về cai quản vùng đất Trung phần, ở đấy rất thuận lợi cho việc thăng quan tiến chức của con sau này !

       Bốn người con cúi đầu vâng mệnh ai về chỗ nấy. Bắt đầu từ hôm đó cô chị cả được ông cho qua xứ Cờ Hoa du học, rồi yên bề gia thất với một chàng Vệ kiều lưu vong. Người con trai thứ được ông cho về bộ Xây, nghe đâu mới được thăng lên quan đầu tỉnh thuộc miền Tây giang thuỷ. Chàng út cùng cô dâu xinh đẹp giờ đang cai quản miền Trung nắng gió đầy sản vật, chuyện đến đây không có gì đáng nói.

       Nhiều năm sau, câu chuyện chia gà của ông quan Tể Tướng bị lũ dân đen bần nông vàng vẩu đất Vệ đồn đãi khắp hang cùng ngõ hẻm nên người trong thiên hạ mới có thơ rằng:

                     Con vua thì cứ làm vua,
                 Con sãi ở chùa vẫn quét lá đa,
                     Còn lâu dân mới dám... nổi can qua,
               Nên con vua cứ thế mà... làm cha dài dài !

         

         dcd_namga_13.jpg
                   

 

         Sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm quyết định xóa số 2 sòng bạc lớn nhất Sài Gòn Chợ Lớn là Kim Chung và Đại Thế Giới, thì đề 36 không còn nữa . Nhưng nhóm quân đội người Nùng giúp Tổng Thống dẹp loạn Bình Xuyên vẫn còn xổ đề ở vùng Cây Da Xà Phú Lâm Chợ Lớn, và họ đã thêm vào 4 con nữa cho đủ 40. Bốn con thêm vào là 37 Thiên Công ( Ông Trời ), 38 Địa Chủ  ( Đất Đai ), 39 Thần Tài và 40 là Táo Quân ( Ông Táo ). Theo đề 36, thì CON GÀ tên chữ là NHỰT SƠN, đứng đầu trong nhóm TỨ HÒA THƯỢNG mang số 28, nếu đánh theo Xổ số Kiến Thiết từ 00 đến 99, thì phải thêm một con 68 nữa là Con Gà Lớn, theo như ...

                     Đêm qua mơ thấy con gà,

                     Sáng ra 28 cứ đà ghi ngay.

                     Số lớn 68 chẳng sai,

                     Ai dè nó xổ ...con Nai ... hết tiền !

          Nạn đánh đề càng trầm trọng khi xã hội càng phân biệt giàu nghèo. Dân càng nghèo càng phải chạy theo cuộc sống và càng mê số đề hơn, và... càng thua nhiều hơn nữa, rồi càng phát sinh nhiều tệ nạn xã hội hơn và cuối cùng là xã hội càng băng hoại hơn ! Đến nỗi phát sinh thêm một loại gà mới : " Gà Móng Đỏ " ! Nghe mà đau lòng, vì đây không phải là Gà thật, mà là tiếng lóng dùng để gọi các cô gái ăn sương, bán trôn nuôi miệng, sống lang thang vất vưởng  mà người đời miệt thị là hạng " Mèo mả Gà đồng ", như Hoạn Bà, mẹ của Hoạn Thư đã hạ nhục Thúy Kiều :

                       Con này chẳng phải thiện nhân,

                Chẳng phường trốn chúa thì quân lộn chồng

                       Ra tuồng MÈO MẢ GÀ ĐỒNG,

                 Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào !

        Buồn thay số đề ! Con Gà là NHỰT SƠN 日山, là Trời đã về chiều, Mặt trời sắp lặn xuống núi. Theo số đề hoài thì đời sẽ sớm ... về chiều và sẽ ... lặn xuống núi luôn ! Thua đề hết tiền thì đi vay nguội, vay nóng, vay " xã hội đen " ký giấy nợ với mức lời cắt cổ " Xanh xít đít đui ( cinq six dix douze : Mượn 500 thì cuối tháng trả 600; mượn 1000 thì cuối tháng phải trả 1200 )." Bút đã lỡ sa, thì Gà cũng chết ngắt !". Ông bà ta dạy :

                   Nhất tự nhập công môn,   一字入公門,

                   Cửu ngưu đà bất xuất.      九牛拖不出。

Có nghĩa :

     Một chữ đã " lỡ " vào đến công đường rồi, thì ...

     Sức mạnh của chín con trâu cũng kéo ra không nỗi !

    " Bút đã lở sa, thì Gà phải chết " mà thôi ! Như nhắc đến câu " Cỏng rắn cắn gà nhà, Rước voi giày mả Tổ " là bàng dân thiên hạ sẽ nghĩ ngay đến ông vua cuối cùng của triều Hậu Lê :

                                   Lê Chiêu Thống  !

 

                dcd_namga_15.jpg

                               Bút  sa  gà  chết


       Gà chết vì là món ăn khoái khẩu của người đời, nên hễ có dịp là mỗ gà, là giết gà, là làm thịt gà để đãi nhau khi gặp bạn, để ăn nhậu lúc hội hè. Thề thốt nghiêm trang thì vặn cổ gà, Tế thần tế thánh cũng cắt cổ gà, cúng quải ông bà cũng luộc con gà ... Hễ có dịp là sẽ mượn cớ để giết gà, giết gà để dọa khỉ, mất đồ mất đạc thì vái cúng con gà ... Con gà được dùng để trả lễ cho thần thánh, dùng để trả ơn, như ở Mỹ hiện nay, mỗi năm trong ngày Lễ TẠ ƠN ( Thanksgiving ) hơn 50 triệu con Gà Tây được đưa lên bàn ăn để  làm lễ " Tạ Ơn "...

         Lễ Tạ Ơn ở xứ Mỹ nầy được cho là bắt nguồn từ lễ kỷ niệm tại Plymouth, Massachusetts, nơi những người hành hương tị nạn tôn giáo Anh đã mời người da đỏ bản địa đến dự một bữa tiệc thu hoạch sau một vụ mùa bội thu để tỏ lòng biết ơn.

         Vụ thu hoạch của năm trước bị thất bát là vào mùa đông năm 1620, một nửa số người hành hương bị chết đói. Những người sống sót may mắn được các thành viên của bộ lạc Wampanoag địa phương dạy cách trồng ngô, đậu, bí đỏ và đánh bắt cá hải sản, săn gà rừng....

        Bữa tiệc được tổ chức kéo dài trong 3 ngày, gồm các món như gà Tây, ngỗng, tôm hùm, cá tuyết và nai.

        Đặc biệt là mỗi năm, ít nhất có một con gà tây sẽ được Tổng thống Hoa Kỳ " ân xá ". Ân xá cho gà tây chính thức trở thành nghi lễ của Nhà Trắng dưới thời Tổng thống George H.W. Bush ( Bush cha ) vào năm 1989 khi ông " miễn tội " cho một con gà tây tại Vườn hoa hồng trong Nhà Trắng.

        Năm rồi, Tổng thống Obama đã ân xá cho một trong hai con gà tây tại Nhà Trắng vào ngày 23/11.

        Năm nay, Tổng thống tân cử Donald Trump sẽ quyết định có tiếp tục nghi lễ này không, hoặc ông sẽ chọn một hình thức khác ? Chúng ta hãy chống mắt chờ xem !

 

            Sang qua Pháp thì con Gà Trống trở thành thần vật, là biểu tượng của nước Pháp với danh xưng " Con Gà Trống Gô-loa ". Thực ra đây chỉ là một cách chơi chữ, rồi lộng giả thành chơn. Vì Tổ Tiên của Pháp là người Gô-loa ( Gaulois ),tiếng La-tinh viết là Gallus, mà Gallus còn có nghĩa là " gà trống ".  

       Nhận thấy con Gà Trống có nhiều ưu điểm hơn người, từ hình dáng cho đến đi đứng tính cách đều có điểm ưu việt, như " Nó " sở hữu một ngoại hình đẹp đẽ : oai vệ với mào đỏ rực, đuôi dài màu xám xanh cong lên như những đoản kiếm. Mỗi buổi sáng đều gáy vang báo thức đúng giờ, rồi hiên ngang đi vòng quanh trang trại để bảo vệ bầy đàn. Sự cảnh giác và lòng dũng cảm của những chú gà trống đã trở thành lý do khiến nó trở thành biểu tượng của người Pháp.
        Thời trung cổ, gà trống Gô-loa được người Pháp sử dụng như một biểu tượng tôn giáo, thể hiện niềm hy vọng và đức tin. Hình ảnh những con gà trống thường xuất hiện trên các tháp chuông nhà thờ, tháp canh.
        Vào thời kỳ Văn Hóa Phục Hưng, hình ảnh những con gà trống được gắn liền với sự hình thành của nước Pháp. Dưới các vương triều ở thời kỳ này, các bản chạm khắc và đồng tiền đều mang hình ảnh gà trống. Nó cũng xuất hiện trên lá cờ trong cuộc Cách mạng Pháp 1789 và tượng trưng cho sự kiên cường, lòng dũng cảm của người dân nước này trong Thế Chiến Thứ Hai. Ngoài ra, phần lớn người Pháp đến bây giờ vẫn coi gà trống Gô-loa là biểu tượng của sự chân thành và tươi sáng. 

       Khi các đội tuyển Thể Thao của quốc gia Pháp đi giao đấu, mọi người trên thế giới đều gọi họ với biệt danh " Những chú gà trống Gô-loa " là vì thế !

      dcd_namga_16.jpg
           Biểu tượng của nước Pháp : Con Gà Trống Gô-Loa.

 

       Trở lại với phong trào THƠ MỚI của ta thời Tiền Chiến, ngoài những thơ tình ướt át làm rung động lòng người, như những bài thơ tình của Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Đông Hồ, Tương Phố, TTKH.... Ta còn nghe được tiếng Gà Gáy của miền quê thôn dã vang vang cả sáng trưa chiều tối vọng mãi trong tâm hồn người dân Việt, nhất là những người dân Việt sống lưu vong nơi xứ lạ quê người như chúng ta hiện nay. Nào hãy nghe ...

 

                     Tiếng gà gáy ơi! gà gáy ơi! 
                     Nghe sao ấm áp tựa nghe đời. 
                     Tuổi thơ gà gáy ran đầu bếp, 
                     Trâu dậy trong ràn, em cựa nôi.

                      ..........................................

                     Gà gáy đầu thôn, gáy giữa thôn, 
                     Mưa tinh sương mát tận tâm hồn.

 
        Đó là tiếng gà gáy trong buổi ban mai vang lên từ đầu bếp  đến đầu thôn, giữa thôn của Huy Cận, Ông còn cho gà gáy hòa âm trên biển sóng :

                      Tiếng gà trên biển hạ cung trầm, 
                      Tiếng sóng hòa theo chẳng tạp âm. 
                      Tiếng sóng làm nền cho tiếng gáy, 
                      Trầm bao nhiêu, lại bấy xa xăm !...

Và tiếng

            Gà gáy trong mưa khi được mùa :

 

                      Gà gáy trong mưa tiếng vẫn trong, 
                      Giọng kim giọng thổ rộn vang đồng. 
                      Được mùa giống mới, gà no bữa, 
                      Tiếng gáy tròn như lúa nặng bông.

 

   .... Và không riêng gì Huy Cận, ta còn nghe thấy tiếng gà gáy trong ký ức tuổi thơ của Chế Lan Viên :

 

                     Nhớ biển miền Trung tiếng sóng đùa
                     Nhớ nhà cha mẹ, cảnh trường xưa...
                     Nhớ chao ôi nhớ ! Trời xanh thế !
                     Gà lại dồn thêm tiếng gáy trưa !

 

         Nhắc đến gà gáy trưa thì không thể nào thiếu được tiếng gà gáy trong Nắng Mới của Lưu Trọng Lư :

 

                      Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
                      Xao xác gà trưa gáy não nùng,
                      Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
                      Chập chờn sống lại những ngày không.

 

          

         Bỏ văn sang võ : Võ Gà, đương nhiên phải là Võ Gà Trống, là HÙNG KÊ QUYỀN 雄雞拳 !...

         Vào thời Tây Sơn, tương truyền Nguyễn Lữ là người đã sáng tạo ra môn võ Hùng Kê Quyền (quyền gà chọi) hay Hồng Kê Quyền, là bài quyền mô phỏng các kỹ thuật của gà chọi, một trong 10 bài danh võ được Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam lựa chọn qua các kỳ hội nghị chuyên môn toàn quốc ( sau 1975 ). Đặc trưng của bài quyền là những động tác dũng mãnh của con gà chọi nhỏ bé mà nhanh nhạy trước đối thủ, bài Hùng Kê Quyền sử dụng ngón tay trỏ để đâm mô phỏng hình mỏ gà, và các ngón còn lại co vào như chiếc cựa gà. Thủ pháp độc đáo như vậy lại nhằm vào những mục tiêu hiểm của đối thủ, như các huyệt đạo, ngực, hầu v.v. Bộ pháp của bài quyền hết sức linh hoạt, thần tốc, xoay chuyển một cách biến ảo đã hỗ trợ cho việc thi triển thủ pháp một cách kiến hiệu, khiến đối thủ luôn phải hứng chịu những đòn thế có tính sát thương.

 

        Còn ai mê đọc tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung thì không thể nào không biết đến chiêu thức KIM KÊ ĐỘC LẬP 金雞獨立, một chiêu thức võ công độc đáo, đứng thẳng một chân với nhiều tư thế, hai tay cung ra hai bên với nhiều điệu bộ khác nhau. Đây cũng là một chiêu thức của môn Thái Cực Quyền, đồng thời cũng là một phương pháp dưỡng sinh độc đáo có một không hai để phòng ngừa các bệnh như Tiểu đường, Cao huyết áp, Mất trí nhớ ...


      
dcd_namga_17.jpg

               Các tư thế của chiêu thức Kim Kê Độc Lập

         Ta thấy, CON GÀ gần gũi thân thiết với con người là thế, NÓ hiện diện trong sinh hoạt, thực phẩm, giải trí và cả phương pháp dưỡng sinh nữa, lại mang những đức tính tốt đẹp như duy trì kỷ luật, đúng giờ, có tinh thần trách nhiệm, "ga-lăng" với phái yếu và bảo vệ bầy đàn ... Nên các Thầy Đồ Nho xưa thường hay khuyên học trò là :

                " NINH VI KÊ THỦ, BẤT VI NGƯU HẬU "

                     寧   為  雞   首,  不   為   牛   後。 

Có nghĩa :

       Thà làm đầu gà, ( chớ ) hổng thèm làm đít trâu !

       Đầu gà tuy NHỎ nhưng mồng mỏ đẹp đẽ hiên ngang, còn đít trâu tuy LỚN mà là nơi thải ra những thứ ... thối không chịu được ! 

 

       Trở lại với sấm Trạng Trình của 500 năm trước : " Mã đề Dương cước anh hùng tận, Thân Dậu niên lai kiến thái bình !" . Thêm một " anh hùng hay anh khùng " Fidel Castro vừa mới " tận " cuối năm 2016 đây, chú khỉ THÂN thì đã đi qua rồi, liệu con gà DẬU có mang đến Thái Bình được hay không ? Dân Chợ Lớn nói " DẬU 有 là CÓ " . Trong khi tổng thống đắc cử của nước Mỹ là tỉ phú ĐỖ NAM TRUNG ( Donald Trump : Báo chí trong nước dịch âm là Đỗ Nam Trung !) chỉ muốn rút vào cái vỏ sò MỸ xinh đẹp của mình mà không màng đến thế giới nữa. Điệu nầy chắc phải cầu cứu với CHỊ DẬU người mẫu mặc rất ít đồ là Melania Trump thúc vào hông của ông ta xem sao !?

 

       Mong rằng trong năm ĐINH DẬU 2017 nầy, thế giới sẽ KIẾN THÁI BÌNH trong phép lạ !!!

 

                                                                 Đỗ Chiêu Đức

 

Thơ Vịnh Năm Gà 2017 :

 

                      CHUYỆN GÀ NĂM DẬU

 

                Thứ mười chi Dậu thuộc con Kê,

                Gặp phải thiên Đinh trở lộn về.

                Đinh Dậu gà nòi đang tạo dáng,

                Bính Thân khỉ đột đã về quê.

               "Văn kê khởi vũ" tua cần mẫn,

               "Độc lập kim kê" thỏa mọi bề.

               "Cỏng rắn cắn gà" gương lịch sử,

               "Bút sa gà chết" tội vua Lê !

 

                                                  Đỗ Chiêu Đức

 

Câu đối cho năm Đinh Dậu 2017 :

 

     Bính Thân khỉ đã về non,

                               Thân hữu bốn phương cùng đón Tết.

     Đinh Dậu gà đang tạo dáng,

                               Đồng hương khắp chốn thảy mừng xuân !

 

                                                                  Đỗ Chiêu Đức

______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ 

THẨN THƠ 12 THÁNG

 

Tháng Chạp cứ hằng năm,

Trong gió rét căm căm.

Xuyến xao đời lữ thứ,

Nhớ " Giây Phút Chạnh Lòng " !

                         Hôm nay tạm nghĩ bước gian nan,

                            Trong lúc gần xa pháo nổ ran.

                            Rũ áo phong sương trên gác trọ,

                            Lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang !

                                                       ( Thế Lữ )

Mười một quạnh thu đông,

Sau " Giấy Phút Chạnh Lòng ".

Nhớ hoài anh Thứ Lễ,

Mai khóc, hạt sương đong !

                          Em đứng nghiêng mình dưới gốc mai,

                             Vin cành sương đọng lệ hoa rơi,

                             Cười nâng tà áo đưa lên gió,

                             Em bảo : " Hoa kia khóc hộ người ! ".

                                                      ( Thế Lữ )

Tháng Mười gió thu sang,

Hờ hững cuốn lá vàng.

Vàng bay đầy muôn lối,

Ai xui thiếp phụ chàng ?!

                       Trận gió thu phong rụng lá vàng,

                          Lá bay hàng xóm lá bay sang.

                          Vàng bay mấy lá năm già nữa,

                          Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng ?!

                                                ( Tản Đà )

Tháng chín lễ Đăng Cao,

Rừng thu lá xạc xào.

Nhạn từng bầy nam độ,

Ngơ ngác chú hươu sao.

                       Em không nghe rừng thu,

                          Lá thu kêu xào xạc,

                          Con nai vàng ngơ ngác,

                          Đạp lên lá vàng khô !

                                         ( Lưu Trọng Lư )

Tháng tám ước đoàn viên,

Trăng sao cùng Thơ Thẩn.

Nội ngoại khắp mọi miền,

Thoả tình lòng hoài vọng !

                        Hẽm rộng thênh thang bỗng nở hoa,

                           Hân hoan đón bạn nắng chan hòa.

                           Hôm nay họp mặt Vườn Thơ Thẩn,

                           Trả lại hồn thơ tuổi ngọc ngà !

                                           ( Vương thủy Tùng )

Tháng bảy ướt mưa Ngâu,

Đôi lứa ngẩn ngơ sầu.

Hai phương trời cách biệt,

Chờ Ô thước bắt cầu !

                        Từ đó thu rồi thu lại thu,

                           Lòng tôi còn giá đến bao giờ.

                           Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ...

                           Người ấy, cho nên vẫn hững hờ !!!

                                            ( T  T  KH )

Tháng sáu hè đỏ lửa,

Phượng hồng phủ lối đi.

Tiếng ve sầu ra rả,

Não nề thay, chia ly !

                        Rồi chiều nay hè trở về đây...

                           Phượng thắm ơi phượng thắm rơi đầy ...

                           Lại cách xa nhau chín mươi ngày,

                           Hay là một thế kỷ dài,

                           Mà lòng ai đang khóc ai !....

                                     ( Mùa Chia Tay - Duy Khánh )

Tháng năm ngày mùng năm,

Cùng chào Đoan Ngọ lại.

Văn học cổ nhớ hoài,

Tích xưa Nhị Độ Mai.

                         Nụ hồng rãi lối liễu tơ phai,

                            Vườn cũ rêu lan cỏ mọc dài.

                            Bên gốc mai già xuân vắng vẻ,

                            Âu sầu thiếu nữ khóc hoa mai.

                                              ( Jean Leiba )

Tháng tư ngày dài thế,

" Phù Dung " nở trong ao.

Ngó sen non mới nhú,

Gió đưa hương ngạt ngào !

                         Trong đầm gì đẹp bằng sen,

                            Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng.

                            Nhụy vàng bông trắng lá xanh,

                            Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn !

                                                      ( Ca dao )

Tháng ba đào mai úa,

Hoa nở cuối Trà Mi.

Âu sầu nàng thôn nữ,

Lặng lẽ mối tình si.

                        Danh lợi như mây nổi giữa trời,

                           Hồng nhan phải giống mãi trên đời.

                           Đợi anh áo gấm xuân sau lại,

                           Chỉ sợ nghiêng giành hốt qủa mai !

                                                    ( Jean Leiba )

Tháng hai xuân thắm tươi,

Gieo sức sống bao người.

Kỷ niệm hồng êm ái,

Chan hòa khắp nơi nơi !

                        Xuân đã đem mong nhớ trở về,

                           Lòng cô lái ở bến sông kia.

                           Cô hồi tưởng lại ba xuân trước,

                           Trên bến cùng ai đã hẹn thề.

                                             ( Nguyễn Bính )

Tháng giêng Tết thong dong,

Vạn vật như bừng sống.

Pháo đỏ với liễn hồng,

Niềm vui cao lồng lộng !

                            Đã thấy xuân về với gió đông,

                            Với trên màu má gái chưa chồng.

                            Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm,

                            Ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong !

                                               ( nguyễn Bính )

           .......................................

 

Xuân đến xuân đi xuân lại qua,

Thời gian vùn vụt khéo ru mà.

Vui xuân vui cả Ngày Năm Tháng,

Chớ để xuân qua phí tuổi già !

 

                                      Đỗ Chiêu Đức

 

ÔNG GIÀ TỨ CANG

            dcd_chonoiCR.jpg     

            

dcd_CRgirl.jpg

 Hò hơ....

                       Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,

                       Anh có thương em thì cho bạc cho tiền,

                       Đừng cho lúa gạo ...ờ ... hò hơ ...

                       Đừng cho lúa gạo...ờ... Xóm giềng họ cười chê !


           Tôi sinh ra ở xã Thường Thạnh, Ba Láng, tức là ấp Yên Thượng của Thị Trấn Cái Răng, huyện Châu Thành, tỉnh Phong Dinh, nên nghe thuộc lòng câu hò trên từ lúc còn chưa vào lớp Đồng Ấu. BA LÁNG quê tôi, nơi đây lúc tôi còn nhỏ, trong làng xóm còn có những vị tiền bối chức sắc của tổ chức xã hội trước kia, như : Hương Quản, Hương Sư... Đặc biệt nhất là ông Ba  Hương Sư, tác phong nghiêm chỉnh, đạo mạo. Theo nghĩa của chữ Sư, thì chắc hồi xưa ông Ba là Thầy dạy chữ Nho trong làng.

 

          Khi tôi khoảng 11, 12 tuổi gì đó, thì ông Ba làm nghề thầy thuốc, bắt mạch cho toa rất nổi tiếng, có thể là lúc bấy giờ đã không còn có người học chữ Nho nữa, nên ông xoay sang nghề làm thầy thuốc chăng ?! Bây giờ thì không nói về những vị Hương Thân đạo mạo khả kính nữa,  tôi xin kể về một ông Hương Thân rất vui tính ở trong làng để các bạn nghe chơi tiêu khiển trong những ngày cuối năm chờ Tết đến !...

    dcd_hoite.jpg

             Hương Chức Hội Tề                Hương Sư

             Không biết xưa kia giữ chức vụ gì trong Hương Chức Hội Tề, ÔNG SÁU rất được mọi người trong xóm kính trọng, giỏi chữ Nho, am tường về phong tục tập quán cổ truyền, tính tình vui vẻ thích nói chơi, nên rất được thanh thiếu niên trong xóm yêu mến...

        Cũng không biết ưu thời mẫn thế như thế nào, Ông Sáu hay nói ngược lại những câu chữ Nho của người xưa. Ví dụ như câu :


                      Tiền tài như phân thổ,              錢 財 如 糞 土,
                      Nhơn nghĩa trị thiên kim.          仁 義 值 千 金。

Nghĩa là :

           Tiền của tài sản thì như là đất là phân, không đáng quí trọng.

           Nhân nghĩa ở đời mới đáng giá ngàn vàng !


thì ông Sáu cũng nhại lại cái âm của câu nói mà nói ngược lại là :
                     Tiền tài như ...ông Tiên Tổ,
                     Nhân nghĩa tợ... cục cức khô !
để mĩa mai thói đời xem trọng kim tiền mà coi nhẹ nghĩa nhân. Hoặc như câu :
                         Nhất ngôn ký xuất,                一 言 既 出,
                         Tứ mã nan truy.                    四 馬 難 追。

Nghĩa là :

           Một lời đã nói ra thì Xe bốn ngựa ( phương tiện giao thông nhanh

                 nhất ngày xưa ) cũng không thể rượt theo mà lấy lại lời nói đó

                 cho được !
thì ông nói thành :
                        Nhất ngôn ký xuất,                一 言 既 出,
                        TỬ ... mã nan truy .              死 ...馬 難 追。
hàm Ý con ngựa Chết thì làm sao rượt theo mà lấy lại lời nói cho được, cho nên cứ nói càn !...

              Nhiều khi Ông chỉ sửa những câu chữ Nho để nói chơi cho vui mà thôi. Ví dụ như câu :

                     Bần cư náo thị vô nhân vấn,        貧 居 鬧 市 無 人 問,

                     Phú tại thâm sơn hữu viễn thân.  富 在 深 山 有 遠 親。

Có nghĩa :   

       Nghèo mà ở nơi chợ búa náo nhiệt cũng không có ai thèm hỏi tới, còn...

       Giàu mà ở nơi núi sâu rừng thẳm, cũng có bà con xa tìm đến thăm !

thì Ông nói thành :
                       Bần cưa ván ngựa đen như sắn,

                       Cú tại màng tang đứng chết trân ! 
hoặc như câu :
                         Đạo cao long hổ phục,         道 高 龍 虎 伏,
                         Đức trọng quỉ thần kinh.       德 重 鬼 神 驚。
Nghĩa là :

            Đạo pháp mà cao cường thì rồng cọp cũng phải phủ phục mà chịu phép. Cái đức của con người mà cao trọng thì quỉ thần cũng phải kinh sợ ( mà không dám làm hại ).

                  dcd_daoao.jpg
                  Đạo cao long hổ phục,                   Đào ao lên đất cục,


thì Ông nói lại cho vui là :
                           Đào ao lên đất cục,
                           Đứt họng cổ lòi gân !

           Nghe Ông nói, lúc đó tôi bèn quay sang nói nhỏ với thằng bạn là : " Đạo cao long hổ phục, mà ổng nói thành Đào ao lên đất cục kìa !". Nhè đâu ông Sáu nghe thấy, mới quay lại nói với tôi là : " Cái thằng nầy, Đào ao không lên đất cục thì lên cái gì mậy ? Mà nầy, mầy học chữ Nho mà mầy có biết " TAM CANG " là gì không ? ". Tôi được dịp, bèn đáp một cách hãnh diện :
       - Thưa Ông Sáu, TAM CANG là Quân thần cang, Phụ tử cang và Phu thê cang. Bà con ta hay nói tắt TAM CANG là : Quân thần, Phụ Tử, Phu Phụ.   

        Ông Sáu cười cười gằn giọng :
      - Mầy giỏi quá há ! Vậy tao hỏi mầy, mầy có biết TỨ CANG không ?

        Tôi há hốc, ngạc nhiên quá hỏi lại :
       - Sao có Tứ Cang nữa ông Sáu ?. Ông Sáu cười lớn nói :
       - Cái thằng nầy không biết gì hết, TỨ CANG là cái lớn nhất không thể CAN được !. Tôi càng ngạc nhiên hơn , hỏi :
       - Cái gì mà hổng CAN được ông Sáu ? Ông Sáu nghiêm mặt lại nói :
       - TAM CANG là Quân thần Cang, Vua đánh tôi, có người CAN được. Phụ Tử Cang, Cha đánh con, cũng CAN được. Phu Thê Cang, Chồng đánh Vợ, cũng còn CAN được. Nhưng , Ông đánh thì vô phương CAN !... Tôi làm tài khôn nhanh nhẩu chen vào :
       - Ông đánh thì cũng CAN được chớ sao không ?. Ông Sáu phá lên cười lớn :
       - Thằng nầy, Ong Vò Vẻ đánh làm sao ai dám CAN. Ong đánh là TỨ CAN đó biết không ?!... 

 

           Vừa lúc đó anh Ba từ ngoài vườn chạy vào, hai tay che đầu miệng la oai oái, có mấy con ONG bay theo phía sau... Ông Sáu cười ngất nói :
      - Đó, đó ! Thằng Ba nó bị TỨ CANG đó, mầy giỏi mầy vô CAN đi !

  Thì ra ...
        Gần Tết, anh Ba ra vườn sửa sang lại vườn tược cho gọn ghẽ sáng sủa để Ăn Tết, kéo nhằm ổ ONG BẦN, nên bị  NÓ rượt chạy vào...

 

        Thì ra, ONG ĐÁNH là TỨ CANG. Ong đánh thì không ai dám CAN cả !!!


       Từ đó, Tôi và các bạn trong xóm gọi ông Sáu là ÔNG GIÀ TỨ CANG !

                   DCD_TuCang.jpg

                                        Ảnh Minh Họa : Ông Già Tứ Cang

          Đây là chuyện có thật, tên cúng cơm của Ông Sáu là ĐỰC. Mọi người trong xóm đều gọi là Ông Sáu Đực. Bà con bên ngoại của Má tôi, nên Má tôi gọi ông là Cậu Sáu.

         Vì là dân Nam Kỳ Luc Tỉnh, nên nói chuyện phát âm không có phân biệt giữa CAN và CANG hay ONG và ÔNG gì cả !

 

        Bây giờ, đã hơn 60 năm qua, ông Sáu đã không còn nữa. Gần Tết, tha hương đất khách, ngồi đây nhớ lại chuyện xưa, lòng bồi hồi xúc động. Đâu rồi thời gian thơ ấu, đâu rồi những phong hóa cũ, đâu rồi những tập tục của ngàn xưa, đâu rồi ÔNG SÁU của dạo nào ?!... đành ngậm ngùi đọc lại 2 câu thơ cuối của Vũ Đình Liên trong bài thơ Ông Đồ là :

 

                    Những người muôn năm cũ,
                    Hồn ở đâu bây giờ  ?!!! ..........

 


                                                                            Đỗ Chiêu Đức

                                                               Viết lại cuối năm Bính Thân 2016.  

___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ 

 

CHỮ NHO DỄ HỌC MÀ...HỌC KHÔNG DỄ:  
bài 21 đến bài 25  

PHIẾM LUẬN :

 

                   GIÓ là PHONG

 

                      DCD_Phong_1.jpg

 

        GIÓ từ Hán Việt là PHONG 風, thuộc dạng chữ Hình Thanh, gồm chữ PHÀM 凡 ở phía trên và bên ngoài chỉ ÂM, bộ TRÙNG 虫 là Sâu Bọ ở dưới bên trong chỉ Ý, theo diễn tiến hình thành của chữ viết như sau đây :

 

目前所在的位置:风的甲骨文、金文、小篆在线转换

甲骨文 Giáp Cốt Văn

金文

金文大篆Kim văn Đại Triện

小篆

繁体隶书Chữ Lệ phồn thể

 

 

             

 

目前所在的位置:風的甲骨文、金文、小篆在线转换

甲骨文

金文

金文大篆

小篆 Tiểu   Triện

繁体隶书

     

 
             

           Chữ viết giản thể của chữ PHONG như sau :

基本解释  Giải thích cơ bản, nét bút  và phiên âm.

拼音:

fèng,fěng,fēng,

笔划:

4

部首:

五笔输入法:

mqi

       

 

       Với hàm Ý : Phong động Trùng sinh 风动虫生 ( Gió chuyển động thì côn trùng sinh sôi nẩy nở ). Nên PHONG là GIÓ, mà...
      GIÓ là Hiện tượng tự nhiên của không khí lưu thông từ chỗ nầy sang chỗ khác, từ cao xuống thấp, từ lạnh sang nóng, từ đông sang tây... là sự vận động tự nhiên của bề mặt Trái Đất.

       PHONG chỉ sự di chuyển, thay đổi, lan truyền nhanh chóng, như : Phong ba ( sóng gió ), Phong trào ( sóng nước ), Phong vũ ( gió mưa ) ...
       PHONG chỉ những thói quen được hình thành trong đời sống xã hội, như : Phong Tục, Phong dao, Phong hóa ...
       PHONG chỉ sự lan truyền tin tức, như : Phong thanh ( Ta hay nói trại thành " Phong Phanh "), Phong Truyền...
       PHONG chỉ Cảnh trí,Thái độ, cử chỉ, như : Phong Cảnh, Phong độ, Phong cách, Tác Phong...

       PHONG LƯU là chỉ sự lưu chuyển như dòng chảy của gió, nên rất thoải mái dễ chịu. Cuộc sống Phong Lưu là cuộc sống dư dã giàu có. Con người Phong Lưu là con người Phóng khoáng Rộng rãi... chịu chơi !

       Nhưng... Chịu chơi quá thì rất dễ bị bệnh Phong Thấp  ( thấp khớp, nhức xương ), thậm chí bị bệnh Phong Tình, và bây giờ thì chữ PHONG 瘋 phải đội thêm một cái mão nữa là Bộ TẬT 疒, có nghĩa là ngồi dựa vào khi Bệnh Hoạn. Trong tiếng Việt ta có 2 từ Phong Tình cần phân biệt :
     * Từ Hán Việt : Phong Tình 風情 là Tình cảm dồi dào ướt át, nên Chuyện Phong Tình là chuyện Tình yêu lãng mạn, ủy mị, thậm chí khiêu dâm tục tiểu..... Mở đầu Truyện Kiều, Cụ Nguyễn Du viết :
                     Cảo thơm lần giở trước đèn,
              PHONG TÌNH cổ lục còn truyền sử xanh.
     Chuyện PHONG TÌNH ở đây là Chuyện tình trai gái của cuộc đời cô Kiều với các chàng trai Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải... thì làm sao mà truyền SỬ XANH cho được ?! Nên có Ý kiến cho là chữ " CỔ LỤC "( Ghi chép từ xưa để lại, chỉ Sách Xưa ) của bản Nôm có thể đọc thành " CÓ LÚC ", và câu thơ sẽ là :
              PHONG TÌNH CÓ LÚC còn truyền sử xanh.
chỉ CÓ LÚC mà thôi, phải đặc biệt như cô Kiều mới được truyền sử xanh, chớ không phải chuyện Phong Tình nào cũng được truyền sử xanh cả !  

     * Từ thuần Nôm : PHONG TÌNH là Bệnh Phong do quan hệ tình dục, chơi bời phóng đảng gây ra. Nói theo bình dân : Bệnh Phong Tình tức là Bệnh Cùi, bệnh Mắc Tiêm La đó vậy ! Người Hoa thì không gọi thế, họ gọi bệnh Cùi bằng từ MA PHONG 痲瘋, còn người miền Bắc thì gọi là Bệnh Hủi !

 

      PHONG là gió, GIÓ là phong, Gió thổi suốt ngày , từ sáng tới tối, từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng nọ, từ năm nọ tới năm kia, nên... 

      Mùa Xuân thì ta có gió từ hướng Đông thổi đến. Đông phương Giáp Ất thuộc Mộc, nên cây cỏ đâm chồi nẩy lộc, trăm hoa đua nở, muôn hồng ngàn tía, ta nhớ lại 2 câu thơ cuối trong bài Đề Tích Sở Kiến Xứ 題昔所見處 của Thôi Hộ 崔護 đời Đường là :

dcd_Phong_4.jpg 

 

                     


         Nhân diện bất tri hà xứ khứ,          人面不知何處去,
         Đào hoa y cựu tiếu ĐÔNG PHONG. 桃花依舊笑東風。


mà cụ Nguyễn Du đã mượn ý thoát dịch trong Truyện Kiều rất hay là :
                 Trước sau nào thấy mặt người,
           Hoa đào năm ngoái còn cười GIÓ ĐÔNG.

dcd_phong_5.jpg 

 

      Gió Đông là Đông Phong, là gió của mùa Xuân từ hướng Đông thổi tới, nên cũng còn được gọi là Xuân Phong.
      Rất nhiều người cứ lầm tưởng Đông Phong là gió của mùa Đông, kể cả người Hoa ở Chợ Lớn hồi xưa, nên đã sửa câu thơ của Thôi Hộ thành :
                Đào hoa y cựu tiếu XUÂN PHONG.

                   桃  花  依  舊   笑    春     風。
mà không biết rằng mình đã làm tài khôn sửa bậy thơ của cổ nhân !

      Trở lại phong trào Thơ Mới thời Tiền chiến với bài MAI RỤNG của Jean Leiba có các câu :

 

                 Yêu chàng em cố chuốc hình dong,

                 Tô cặp môi son điểm má hồng.

                 Em thấy xuân nay hoa nở đẹp,

                 Cảm tình Thanh Đế tạ ĐÔNG PHONG !

 

                      

 

      Thanh Đế là ông vua của mùa xuân, là Chúa Xuân, còn Đông Phong là Gió Xuân ấm áp thổi đến cho muôn hoa nở rộ !


      ĐÔNG PHONG là gió của Mùa XUÂN, còn gió của mùa Đông thì gọi là BẮC PHONG, Bắc Phương Nhâm Quí thuộc Thủy, Thủy ở đây là băng giá của vùng Bắc Cực, là gió từ phương Bắc khô khan lạnh lẽo thổi đến. Gió Bắc được bà con ta gọi trại thành Gió Bấc, nên có những câu Ca Dao trong dân gian Nam Bộ như sau :
                 Gió Bấc non thổi lòn hang chuột,
            Thấy chị hai mầy tao đứt ruột đứt gan !

hoặc ...
                 Gió bấc non thổi lòn hang dế,
            Thấy chị hai mầy tao bế hế băng hăng !

 

      Hướng Bắc còn gọi là hướng Sóc, nên Bắc Phong còn gọi là Sóc Phong, như trong bài Tòng Quân Hành 從軍行 của Lệnh Hồ Sở 令狐楚 :

dcd_phong_6.jpg 

                     Sóc phong thiên lý kinh,          朔風千里驚,

           Hán nguyệt ngũ canh thanh.    漢月五更清。
           Túng hữu hoàn gia mộng,        縱有還家夢,
           Do văn xuất tái thanh !            猶聞出塞聲。
 Tạm dịch :
                Ngàn dặm gió bấc thổi,
                Năm canh trăng quê nhà.
                Dẫu có mộng hoàn gia,
                Còn nghe lời xuất tái !

 Song thất Lục bát :
                Gió bấc thổi làm kinh lính thú,
                Trăng Hán gia vằng vặc canh tà.
                Dẫu cho mộng được về nhà,
                Bên tai còn vẳng tiếng ra ải ngoài !

                                                 

         Ngược với gió Bắc là gió Nam, luôn luôn dịu dàng mát mẻ. Nam Phương Bính Đinh thuộc hỏa, gió của mùa hè oi bức, xoa dịu cái nóng cho vạn vật chúng sinh.
         Trong Khổng Tử Gia Ngữ, có dẫn bài ca của Đế Thuấn là : " Nam phong chi huân hề, khả dĩ giải ngô dân chi uẩn hề. 南風之薰兮,可以解吾民之愠兮。 "... Có nghĩa : Cái mát mẻ ấm áp của gió Nam, có thể giải tỏa được nỗi lòng u uẩn ẩn ức của dân Nam ta ! Và... với thâm Ý nầy, ông Phạm Qùynh đã lập ra Nam Phong Tạp Chí với Ý đồ mở mang dân trí và xoa dịu lòng dân để ẩn nhẫn đợi thời !
          Gió Nam thường hây hẩy vào các buổi trưa hè oi bức làm dịu đi cái nắng hạ chói chan gay gắt, nên theo các thầy Phong Thủy thì nhà nên cất xây mặt về hướng Đông Nam, để buổi sáng hứng lấy ánh mặt trời và buổi trưa thì đón gió Nam cho mát mẻ ! Điều nầy cũng hợp với sự tự nhiên của cuộc sống mà không cần đến thầy Địa Lý chỉ vẻ ta vẫn có thể thấy được !

          Gió Nam dễ chịu là thế, cho nên dân Nam Bộ hay mượn gió Nam để chỉ những việc vui vẻ hoặc để nói chơi : " Thằng đó nó đi hứng gió Nam rồi !. Con đó không chồng mà có chửa, bộ hứng gió Nam sao vậy ?!...."

          Nói đến cái mát mẻ của gió, ta nhớ đến câu " Khoái tai phong dã ! 快哉風也 !  trong bài Hát Nói  của Tản Đà :

 

                       HỎI GIÓ
             Cát đâu ai bốc tung trời ? 
             Sóng sông ai vỗ ? Cây đồi ai rung ? 
             Phải rằng Dì Gió hay không ? 
             Phong tình đem thói lạ lùng trêu ai ?

dcd_phong_7.jpg 

 

              À, Thì ra Thần Gió là phái nữ, là DÌ GIÓ, là PHONG DI 風姨. Thảo nào, khi thì mát mẻ, dịu dàng, mơn trớn êm ái hết chỗ chê, khi thì nổi tam bành cuồng nộ, xô xập nhà cửa, làm gãy đổ cây cối, nhấn chìm thuyền bè cũng... hết chỗ nói ! Đúng ra thì ....

         Theo truyền thuyết cổ đại Trung Hoa xưa, sách " Bắc  Đường Thư Sao ", quyển 144 ghi : " 风伯 名 姨 .此"风姨"之所本. Phong Bá danh Di. Thử Phong Di chi sở bổn ". Có nghĩa : Ông thần gió tên là DI, đó là cái lý do tại sao gọi là PHONG DI. Nhưng vì chữ DI 姨 có nghĩa là DÌ ( chị em gái của mẹ ) nên mọi người cứ lầm tưởng PHONG DI là DÌ GIÓ, hay cố ý tưởng là DÌ GIÓ cho nó... thi vị hơn ! Không phải chỉ riêng Tản Đà mà trong Liêu Trai Chí Dị Bồ Tùng Linh cũng có hẵn một bài viết về câu truyện giữa Dì Gió và các loại hoa hẵn hoi !

      Bây giờ thì đến 4 chữ " Khoái tai phong dã 快哉風也 !"

      KHOÁI 快 : Chữ có bộ Tâm đứng 忄bên trái, nên nghĩa gốc là Vui Vẻ ( trong lòng ), như Khoái Lạc, Khoái cảm.

      Nghĩa phát sinh là Nhanh nhẹn, mau mắn, như Khoái Mã.

      Chỉ Mát Mẻ như Lương Khoái.

      Chỉ tánh tình thoải mái, dễ chịu, như Sảng Khoái, Thống Khoái ... Nên ...

      Khoái tai Phong Dã ! có nghĩa :

             * Nhanh thay là gió !

             * Mát mẻ thay là gió !

             * Vui vẻ thay là gió !

             * Sảng khoái thay là gió ! ....

      Bây giờ thì ta đọc phần còn lại của bài " Hỏi Gió " nhé !

 

              Khoái tai phong dã !

                              !

      Giống vô tình cây đá cũng mê tơi 
      Gặp gió đây hỏi một đôi lời 
      Ta hỏi gió quen ai mà phảng phất?

      Thử thị Đà Giang, phi Xích Bích,

                           壁,
      Dã vô Gia Cát dữ Chu Lang.

                      郎。 

      Ai cầu phong mà gió tự đâu sang! 
      Hay mải khách văn chương tìm kết bạn? 
      Gió hỡi gió, phong trần ta đã chán 
      Cánh chim bằng chín vạn những chờ mong 
      Nên chăng gió cũng chiều lòng ! 


Nghĩa của 2 câu thơ chữ Hán :

    * Nơi đây là sông Đà Giang chớ không phải sông Xích Bích,

    * Chẳng có Gia Các Lượng mà cũng chẳng có Chu Du !

    Ý muốn nói : Ở đây không có ai đánh nhau và cũng không có ai cầu phong cầu gió gì cả !

 

      Còn ...
         Gió Tây là gió thổi đến từ hướng Tây. Tây phương Canh Tân thuộc Kim, nên gió Tây còn gọi là Gió Vàng là Kim Phong, là ngọn gió thổi se sắt lạnh lùng như Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều đã mở đầu Cung Oán Ngâm Khúc bằng câu :


                Trải vách quế GIÓ VÀNG hiu hắt,
                Mảnh vũ Y lạnh ngắt như đồng !

 

        Gió Tây, gió Vàng hay Kim phong là gió của mùa Thu, ta thường gọi là Thu Phong như bài thơ nổi tiếng của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu :

dcd_phong_8.jpg 

 

                   Trận gió THU PHONG cuốn lá vàng,
                  Lá bay hàng xóm lá bay sang,
                  Vàng bay mấy lá năm già nữa,
                  Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng !
                                    ***
                  Trận gió THU PHONG rụng lá hồng,
                  Lá bay tường bắc lá sang đông.
                  Hồng bay mấy lá năm hồ hết,
                  Thơ thẩn kìa ai vẫn đứng trông !

 

      Gió Thu hiu hắt, se sắt, lạnh lùng cộng với bầu trời thu bao la xanh biếc với :

                  Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

         và ...

                  Lá vàng trước gió sẻ đưa vèo !

làm cho ta lại nhớ đến Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu với bài thơ Cảm Thu, Tiễn Thu làm hồi tháng chín năm Canh Thân - 1920 :

                 Từ vào thu đến nay,
                 Gió thu hiu hắt,
                 Sương thu lạnh,
                 Trăng thu bạch,
                 Khói thu xây thành.

                 Lá thu rơi rụng đầu nghềnh
                 Sông thu đưa lá bao ngành biệt ly.

                                               ..............................

          Gió thu hiu hắt luôn là nguyên nhân khơi dậy " bao ngành biệt ly ", khơi dậy mối sầu cô đơn của người lữ khách xa nhà như bài Thu Phong Dẫn 秋風引 của Lưu Vũ Tích 劉禹錫 đời Đường :

dcd_phong_9.jpg 

             
      

            何處秋風至?   Hà xứ thu phong chí ?
            蕭蕭送雁群。   Tiêu tiêu tống nhạn quần.
            朝來入庭樹,   Triêu lai nhập đình thọ,
            孤客最先聞。   Cô khách tối tiên văn.

Có nghĩa :

                    Gió thu từ đâu thổi đến ?

                    Hắt hiu đưa tiễn nhạn bầy,

                    Sáng nay luồn vào cây lá,

                    Lữ khách hay trước hơn ai !

 Lục bát :

                    Từ đâu thổi đến gió thu ?

              Hắt hiu đưa nhạn mịt mù bay cao.

                    Sáng nay cây lá lao xao,

              Cô đơn lòng khách nao nao trước người !

                                                     

 

       Ở gần đường Xích Đạo, vùng Nhiệt Đới như Miền Nam của đất Nam Kỳ Lục Tỉnh, khi gió Tây thổi cũng vẫn cảm nhận được cái hiu hắt lạnh lùng, nên trong Ca dao Dân gian vẫn có câu hát :

                      Anh về để áo lại đây,
              Để khuya em đắp Gió Tây lạnh lùng !

                 - Có lạnh lùng lấy mùng mà đắp,
                Trả áo anh về đi học kẻo trưa !

dcd__phong_10.jpg 

 Nhớ hồi còn nhỏ, trong giờ học môn Khoa Học Thường Thức trên lớp, thầy giáo giảng rằng : " Gió là sự chuyển động của không khí trên bề mặt trái đất, không màu sắc, không mùi vị .... " Một anh bạn giơ tay phát biểu : " Thưa thầy, gió có màu chứ thầy." Thầy hỏi : " Màu gì ? "- " Thưa thầy, màu đỏ bầm. Hôm qua anh của em trúng gió, má em cạo trên lưng 2 đường đỏ bầm và nói là : Gió nhiều quá ! " . Cả lớp cười ồ, có tiếng ai đó nói : " Đồ trúng gió !".

        Đó là cách ăn nói lịch sự, còn bình thường mắng nhau thì là " Đồ Khỉ Gió !", " Đồ... Cái thằng mắc gió !"... Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến " Thằng Phải Gió " của Miền Bắc, xin được nhắc lại để đoc chơi tiêu khiển !   
        Về cô gái hái chè gặp " Thằng Phải Gió " dưới đây, diễn tả một câu chuyện xảy ra trên một đồi chè ngoài ý muốn của cô gái, thế nhưng cô ta lại tỏ ra rất... hài lòng. Đây là cái hay của đoạn ca dao đã lột trần được cái tương phản của tâm lý con người !

 

dcd_phong_11_cohaiche.jpg

                   

                  CÔ GÁI HÁI CHÈ - Chính Bản

 

                Hôm qua em đi hái chè 
                Gặp thằng phải gió nó đè em ra 
                Em lạy mà nó chẳng tha 
                Nó đem đút cái mả cha nó vào 
                Bấy giờ em biết làm sao ? 
                Nếu em càng giẩy nó vào thêm sâu 
                Cái gì như thể củ nâu 
                Cái gì như cái cần câu vật vờ 


         Đọc bài thơ, ta thấy được sự phản kháng yếu ớt, chiếu lệ của cô gái, và cuối cùng thì ... nằm im chịu trận, vì ...

                 Nếu em càng giẩy nó vào thêm sâu !

         Chính vì cái tâm lý tương phản của cô gái mà ta còn tìm thấy thêm được ở trên mạng nhiều Hậu Bản của bài thơ nữa. Mời đọc một Hậu Bản sau đây :

 

Cô Gái Hái Chè - Hậu Bản

Mấy hôm sau đến vườn chè, 
Kiếm thằng phải gió em đè nó ra.
Nó lạy em, nó xin tha, 
Nhưng em cứ đút mả cha nó vào. 
Bây giờ mới sướng làm sao, 
Nên em càng giẩy cho vào thêm sâu. 
Giẩy sao cho dập củ nâu, 
Giẩy sao cho gẩy cần câu vật vờ !

                                     Vô danh

 

          Lại một Hậu Bản nữa !

       Cô Gái Hái Chè - Mười Năm Tái Ngộ    

          Mười năm thắm thoát trôi qua 
          Gặp lại phải gió nó già hơn xưa 
          Mừng như nắng hạn gặp mưa 
          Em đè nó xuống em lùa chim ra 
          Nó nằm nó khóc xin tha

          Em ngồi em bóp mả cha ngày nào 
          Khi xưa củ cứng cần cao 
          Ngày nay củ xẹp cần dâu cần xìu

                                                  Vô danh

          Để viết tiếp đoạn kết cho có hậu, Ông ccNN trên mạng đã cho "Thằng Phải Gío" vượt biên,vinh quy bái tổ về làng, tay lủng lẳng bị đô la, túi đầy thuốc Viagra...

 

                    Thằng Phải Gió là Việt Kiều

 

                  "Phải Gió" mang mã Việt kiều,
                   Viagra đầy túi làm liều kiếm em.
                   Tủm tỉm nó nốc hai viên,
                   Mả cha nó đứng chỉ thiên lên liền.
                   Cả giờ nó lắc như điên,
                   Ối giời ! sao sướng như tiên thế này
                   Mười năm nắn bóp rã tay
                   Nó lắc cho bõ những ngày xuội lơ !

                                                                  ccNN

       

       Chuyện Thằng Phải Gió khép lại để kết thúc cho bài phiếm luận " Phải Gió " nầy !

                                                              Đỗ Chiêu Đức

    CHỮ NHO DỄ HỌC

    MÀ...HỌC KHÔNG DỄ

 

BÀI 16 ĐN BÀI 20

https://drive.google.com/file/d/0B6-GwvjUy0dHcEFYWXpHbWJlXzA/view?usp=sharing 

 

BÀI 11 đến bài 15

https://mail.google.com/mail/u/0/?ui=2&ik=e1081c2087&view=lg&msg=155facf4b345ac06  

https://mail.google.com/mail/u/0/?ui=2&ik=e1081c2087&view=lg&msg=155facf4b345ac06 

BÀI 1 ĐẾN BÀI 5:

Click link dưới đây để đọc 

(Download hơi lâu vì cả 5 bài dài 78 trang. Sẽ đăng các bài kế tiếp) 

đ https://drive.google.com/file/d/0B6-GwvjUy0dHc0hvU0I3UzY2a1E/view?usp=sharing

BÀI 6 ĐẾN BÀI 10: 

 https://drive.google.com/file/d/0B6-GwvjUy0dHTjdFXzBoVWNwUlE/view?usp=sharing 

 

(Còn tiếp)_____________________________________________________________________

-

PHIẾM LUẬN :

                       LẠM BÀN VỀ THIỆN ÁC và DỤC

 

       Câu đầu tiên của Huấn Mông TAM TỰ KINH 訓蒙 三字經 là : " Nhân chi sơ, Tánh bản thiện 人之初、性本善 ". Ý muốn nói : " Con người lúc ban sơ khi mới được sanh ra, thì bản tính vốn hiền lành lương thiện ". Điều nầy gần như là hiển nhiên mà mọi người đều thấy rõ, đứa bé mới sinh vô tư hiền lành như tờ giấy trắng. Mọi khả năng, mọi tình huống, mọi biến chuyển về sau của đứa bé đều do một chữ THIỆN của lúc ban đầu nầy mà ra !

       Vậy, THIỆN là gì ? Lần theo từ nguyên ta sẽ thấy ...

甲骨文

金文 Kim Văn

金文大篆 Đại Triện

小篆 Tiểu Triện

繁体隶书 Lệ Thư

 

Ta thấy ...

      Theo Kim Văn ( Chung đĩnh Văn) và Đại Triện, chữ THIỆN gồm có chữ DƯƠNG 羊 là Con Dê là Điềm Lành ở giữa, hai bên là hai chữ NGÔN 言 là Lời Nói, đến Tiểu Triện thì hai chữ NGÔN 言 được nhập làm một, cho đến chữ LỆ, thì chữ NGÔN lại được rút ngắn lên như chữ viết hiện nay 善. Nên ...

       THIỆN 善 là Hiền, Lành, là trái với ÁC, như từ kép Thiện Lương 善良 là Hiền Lành, Thiện Tâm Thiện Ý 善心善意 là Lòng Dạ hiền Lành. Ta hay nghe câu :

                     Vinh danh Thiên Chúa trên trời,

                  Bình an dưới thế cho người THIỆN TÂM.

       Ngoài nghĩa HIỀN ra, THIỆN còn có nghĩa là Thân Mật, như Thân Thiện 親善, Hòa Thiện 和善.

       THIỆN là Giỏi Giắn, Chuyên về việc gì đó là Thiện nghệ 善藝.

       THIỆN KỴ 善騎 : Giỏi về Cởi Ngựa.

       THIỆN XẠ 善射 : Giỏi về Bắn Cung, bắn Súng.

       THIỆN CHIẾN : Giỏi về Đánh Trận, Đánh Giặc.....

 THIỆN còn có nghĩa là TÔT, như :

       THIỆN HẬU 善後 : là Hậu Vận Tốt, Già có nơi nương tựa.

       THIỆN CHUNG 善終 : là Chết Tốt, là Chết An Lành.

       THIỆN ĐỨC 善德 : thì không tốt tí nào, nói lái lại sẽ biết !

THIỆN còn có nghĩa là DỄ, như :

       THIỆN BIẾN 善變 : Dễ Thay đổi.

       THIỆN VONG 善忘 : Dễ Quên.

       ĐA SẦU THIỆN CẢM 多愁善感 : là Đa sầu và Dễ Cảm xúc !

Cuối cùng THIỆN là một trong Bách Gia Tính : Họ THIỆN.

       Kết Luận :....

       THIỆN là Dễ, Hiền, Lành, Tốt, Giỏi . Nên nói theo học thuyết của Manh Tử 孟子 ( 372-289 trước công nguyên ):"Nhân chi sơ, Tính bổn Thiện " là " Cái tính ban sơ của con người vốn Hiền Lành, nên Dễ Giỏi, Dễ trở nên Tốt Lành.  Và  " Cẩu bất giáo, Tính nãi thiên 苟不教,性乃遷 " Nếu không được dạy dỗ thì cái tánh đó sẽ bị thay đổi ( Xấu đi chẳng hạn !).

DCD_thienac.jpg 

 Nói theo đạo Phật, con người sanh ra là đã có sẵn cái THIỆN DUYÊN 善緣 rồi, phải biết vun bồi và phát huy cái Thiện Duyên đó. Đó chính là cái THIỆN NGUYỆN 善願 để kết nên cái Thiện Duyên đã có sẵn trong mỗi con người. Tăng Quảng Hiền Văn của Nho Gia cũng nói rằng :

                 Nhân hữu THIỆN NGUYỆN,      人有善願,

                 Thiên Tất hựu chi.                  天必祐之。                

Có nghĩa :

         Người mà có cái Thiện Nguyện, thì Trời sẽ giúp đỡ phù hộ cho ( được toại nguyện !).

 

         Nhưng theo TUÂN TỬ 荀子 ( 313 TCN - 238 TCN), cũng là một nhà tư tưởng của thời Chiến Quốc, thì " Nhân chi sơ, Tính bản ÁC 惡 " Con người mới sinh ra đã cất tiếng khóc cùng quằn với cuộc sống, đòi ăn đòi bú, quơ được tờ giấy thì muốn nhào nát hoặc xé rách nó đi ... Cái tính bản ÁC 惡 đó cần phải được uốn nắn dạy dỗ, giáo duc thì mới trở nên tốt lành được.

          Bây giờ thì ta truy nguyên tận nguồn gốc của chữ ÁC 惡 nầy nhé !   

甲骨文

金文

金文大篆

小篆

繁体隶书

   

Ta thấy...

       ÁC 惡 là chữ thuộc dạng Hài Thanh, gồm chữ Á 亞 ở trên chỉ ÂM, và chữ TÂM 心 ở dưới chỉ Ý. Nên, ÁC là một sự biểu hiện tình cảm ở trong lòng. Nếu cố giảng theo Hội Ý thì ...Á 亞 chỉ sự thua sút, kém cỏi ( như Á quân, Á Hậu, Á Thánh...), còn TÂM 心 là Tâm lý, là Tình cảm trong lòng. Tình Cảm thì Một là TỐT, Hai là XẤU mà thôi. Nên Á ghép với TÂM là Tình Cảm hạng 2, là Tình Cảm Xấu. Vì vậy nghiã trước tiên của chữ ÁC là XẤU ! Như ...

       ÁC CẢM 惡感 : là Có Cảm giác Xấu về ai đó.

       ÁC DANH 惡名 : là Tiếng Xấu, Tiếng Không Tốt.

       ÁC TẬP 惡習 : là Tập quán Xấu, tức là chỉ Thói Xấu ... 

       ÁC ĐỨC 惡德 : là Cái Đức Xấu. Hành Vi Xấu Xa.

ÁC là HUNG DỮ, như :

       ÁC ĐỘC 惡毒 : Ta nói là Độc Ác !

       ÁC BÁ 惡霸 : là Người Hung Ác, Dữ Dằng.

       ÁC PHỤ 惡婦 : là Người Đàn bà Hung dữ. Tương tự, ta cũng

            có từ ÁC PHU 惡夫. Bạn bè thường hay nói chơi là :

            Hiền Phụ đánh Ác Phu : là Vợ Hiền đánh Chồng dữ !

       HUNG ÁC 兇惡 : là Hung Dữ và Tàn Ác.

       HIỄM ÁC 險惡 : la Hung Hiễm và Ác Độc.

ÁC là Động Từ thì đọc là Ố, có nghĩa là GHÉT, như :

       KHẢ Ố 可惡 : là Đáng Ghét !

       HỈ NỘ ÁI Ố 喜怒愛惡 : là Mừng Giận Yêu Ghét !

       Trong Tiểu thuyết võ hiệp Thiên Long Bát Bộ, Kim Dung đã đặt tên rất hay cho Tứ Ác Nhân của mình, bằng cách xem chữ ÁC nằm ở vị trí nào trong Ngoại Hiệu để biết được vai vế của người  đó trong Tứ Ác như sau :

     * Lão đại, Ác nhất, nên chữ ÁC đứng đầu, hiệu là ÁC QUÁN MÃN DOANH 惡貫滿盈 : là Tội ÁC đã đầy ăm ắp, hết chỗ chứa luôn ! Chính là Thái Tử Đoàn Diên Khánh.

     * Lão Nhị, Ác nhì, nên chữ ÁC đứng ở vị trí thứ 2 là : VÔ ÁC BẤT TÁC 無惡不作 : Có nghĩa là Không Có Cái ÁC Nào Mà Không làm, là Diệp Nhị Nương, mẹ của nhà sư Hư Trúc.

     * Lão Tam, Ác thứ 3, nên chữ ÁC cũng ở vị trí thứ 3 là : HUNG THẦN ÁC SÁT 兇神惡煞 : là Dữ dằng sát khí như một Hung Thần, chính là Nam Hải Ngạc Thần.

     * Lão Tứ, Ác thứ Tư, nên chữ ÁC ở vị trí cuối cùng là : CÙNG HUNG CỰC ÁC  窮兇極惡 : là Hung dữ vô cùng và Ác hết chỗ nói, đó chính là Vân Trung Hạc.

        Kết luận ...

        ÁC là Xấu Xa, Dữ Dằng, Đáng Ghét ! Nên theo Tuân Tử thì vì con người " Tính bản Ác " nên cũng cần phải được chú trọng giáo dục đào tạo thì mởi trở nên người tốt được.

dcd_thienac2.jpg 

       Ta thấy ...

       Dù cho con người tính bản THIỆN hay tính bản ÁC, dù là học thuyết của Mạnh Tử hay Tuân Tử gì ... đều phải chú trọng đến giáo dục. " Ngọc bất trác, bất thành khí. Nhân bất học, bất tri lý " mà ! Tăng Quảng Hiền Văn có câu :

              Sự tuy tiểu bất tác bất thành,     事雖小不作不成,

              Tử tuy hiền bất giáo bất minh.    子雖賢不教不明。

Có nghĩa :

     - Việc tuy nhỏ, nhưng không làm thì sẽ không xong,

     - Con tuy hiền, nhưng nếu không dạy thì sẽ không sáng suốt.
        Tuân Tử thì bảo rằng :" :君子曰:学不可以已。 青,取之于蓝而青于蓝;冰,水为之而寒于水。" Quân tử viết : Học bất khả dĩ dĩ. Thanh, thủ chi vu lam nhi thanh vu lam. Băng, thuỷ vi chi nhi hàn vu thuỷ ". Có nghĩa :

         " Người quân tử nói rằng : Sự HỌC không thể ngừng nghỉ được. Màu xanh được lấy từ cây chàm, nhưng lại xanh hơn chàm. Băng được đong lại bởi nước, nhưng lại lạnh hơn nước ". Nếu chiụ học thì sóng sau sẽ dồn sóng trước, người càng về sau sẽ giỏi hơn người đi trước !

         Mạnh Tử thì cho là :" 學而不思則罔,思而不學則殆。Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi.". Có nghĩa :

        " Học mà không biết suy luận thì cũng uổng cho sư học. Biết suy luận mà không chiụ học thì cũng như không ! ".

         Nói chung, là con người thì luôn luôn phải cầu học mới tiến bộ, mới hoàn thiện bản thân và mới giúp ích cho xã hội nhân quần được !

         Về phần chữ DỤC, xin mời đọc lại bài viết về GIÁO DỤC dưới đây :

 

                              GIÁO DỤC

 

      Giáo Dục luôn luôn là đề tài muôn thuở gắn liền với đời sống con người. Bất cứ nơi đâu trên trái đất, bất cứ màu da nào, dân tộc nào đều cũng có một nền giáo dục riêng biệt, đặc trưng của mình. Ngay cả trong mỗi gia đình đều có một nề nếp riêng của gia đình đó, mà người chủ gia đình là đầu tàu dẫn dắt theo cái hướng đi của gia đình mình và của cái xã hội mà gia đình mình đang hiện hữu. Nên từ ngàn xưa ông bà ta cũng đã cảnh báo là :" Dưỡng bất giáo, phụ chi quá. Giáo bất nghiêm, sư chi đọa " 養不教,父之過。教不嚴,師之惰。Có nghĩa : " Nuôi mà không dạy là lỗi của người cha. Dạy mà không nghiêm, là do sự biếng nhác của người Thầy." Vậy nên ...

           Muốn Giáo Dục có hiệu qủa tốt, thì cần phải kết hợp chặc chẽ giữa người dạy, người học và người theo dõi đôn đốc nữa ! Tức là phải kết hợp giữa Học Đường và Gia Đình, phải điều phối hợp lý chặc chẽ giữa Học Sinh, Thầy Cô Giáo và Phụ Huynh ! GIÁO DỤC luôn là vấn đề bức xúc, tế nhị và lâu dài, không phải trong một ngày một buổi mà đem lại hiệu qủa trông thấy được.

           Bây giờ thì ta hãy thử Chiết Tự để tìm hiểu một cách thấu đáo hơn về 2 chữ GIÁO DỤC nhé !

     * GIÁO 教 là chữ Hội Ý, theo diễn tiến của chữ viết như sau :

甲骨文

金文

金文大篆

小篆

繁体隶书

Giáp Cốt Văn          Kim Văn      Đại Triện             Tiểu Triện     Lệ Thư   

Ta thấy các chữ trên ...

        Bên Trái phía trên là 2 dấu chéo chỉ SỰ KIỆN, phía dưới là hình chữ Tử 子 là NGƯỜI, là Thằng Nhỏ. Bên Phải là hình của một Người hai tay dang ra, tay phía trên có cầm một cây Roi giơ cao như đang chỉ huy. HỘI Ý những hình trên lại : Trong xã hội nô lệ, thường thì chủ nô lệ phải cầm roi để chỉ huy, ra lệnh, dạy bảo đám người nô lệ. Nên ...

        GIÁO 教 đầu tiên có nghĩa là Chỉ Bảo, Ra Lệnh. Như :

    - GIÁO HUẤN 教訓 : là Dạy Dỗ, chỉ bảo, bắt buộc phải làm theo. Huấn còn có nghĩa là Huấn Tập, Huấn luyện cho thành thạo. Nghĩa phát sinh hiện nay thì Giáo Huấn có nghĩa là : Dạy cho một bài học cho nên thân !.

    - GIÁO ĐẠO 教導 : Chữ ĐẠO 導 nầy có bộ THỐN 寸 là Tấc ở dưới, Ý chỉ dò dẵm từng tấc đất một. Nên ĐẠO là Chỉ Dẫn để đi cho đúng Đường là Hướng Đạo đó. Nên GIÁO ĐẠO là Dạy dỗ và Hướng dẫn để đi cho đúng với con đường phải đi.

    - GIÁO DƯỠNG 教養 : Chữ DƯỠNG có bộ THỰC 食 bên dưới, nên Dưỡng là Cho Ăn, là NUÔI. Nên GIÁO DƯỠNG là Nuôi Dạy. 

Nuôi dạy là phạm vi của Gia đình, của Cha mẹ đối với Con cái. nhưng nghĩa rộng của Giáo Dưỡng là Giáo dục và Bồi Dưỡng. Có nghĩa dạy xong rồi, còn phải củng cố bồi dưỡng cho kiến thức được vững chắc lâu dài !

    - GIÁO HỌC 教學 : là DẠY và HỌC, nên Giáo Học là Dạy Học. Công Việc Giáo Học là Công việc truyền thụ kiến thức cho người khác, nhưng GIÁO HỌC cũng có nghĩa Dạy tức là Học đó. Càng DẠY thì lại càng HỌC được nhiều kiến thức hơn, càng Giỏi hơn ra.

      Đó là chung quanh các chữ GIÁO mà có liên quan đến DỤC. Vậy DỤC là gì ? Ta hãy xem nguồn gốc của chữ DỤC dưới đây :

甲骨文

金文

金文大篆

小篆

繁体隶书

   

                                                       Đại Triện           Tiểu Triện         Lệ Thư

Ta thấy :

    * Chữ Đại Triện : Có bộ MẪU 母 là Mẹ bên trái, bên phải là chữ Tử 子 là Con lật ngược đầu xuống, dưới cùng là chữ Tiểu 小 là Nhỏ. Ý chữ là : Bà mẹ đang sanh ra đứa con nhỏ, nên chữ Tử 子 mới để ngược đầu trở xuống. Và chữ DỤC 育 ở đây có nghĩa là SANH RA. Như :

        - Sinh Dục 生育 nghĩa như Sinh Sản.

        - Tiết Dục 節育 là Hạn chế Sinh đẻ.

        - Đoạn Dục 斷育 là Nghỉ đẻ luôn !

    * Chữ Tiểu Triện : Phần trên  là chữ TỬ 子 trở ngược đầu, phần dưới là bộ NHỤC 肉 là THỊT,( được viết cách điệu như chữ Nguyệt 月 là Trăng ). Ý chữ là : Đang đút cho đứa bé ăn thịt, nên DỤC 育 có nghĩa là NUÔI NẤNG. Như :

        - Dưỡng Dục 養育 : là từ kép của Nuôi, là Nuôi Nấng.

        - Đức Dục 德育 : Nuôi Nấng về mặt Đạo Đức.

        - Trí Dục 智育 : Nuôi Nấng về mặt Trí Thức.

        - Thể Dục 體育 : Nuôi Nấng cho cơ thể Khỏe Mạnh.

        - Mỹ Dục 美育 : Nuôi Nấng về khiếu Thẩm Mỹ.

           .... và cuối cùng là ...

        - GIÁO DỤC 教育 : Là Nuôi Nấng về mặt Dạy Dỗ.

          Nhưng, Nuôi như thế nào ? Nuôi bằng cách rèn luyện cho người được nuôi có được Phẩm Chất Đạo Đức Tốt ( Đức Dục ). Nuôi bằng cách truyền thụ cho người được nuôi mở mang trí hóa với các kiến thức căn bản ( Trí Dục ). Nuôi cho người được nuôi có được một cơ thể cường tráng ( Thể Dục )  và có được cái năng khiếu về thẩm mỹ mỹ thuật, biết thưởng thức được những cái đẹp của cuộc sống chung quanh ta ( Mỹ Dục ). Còn ...

          DẠY thì phải ra sao ? Dạy  cho nắm bắt được kiến thức cơ bản của xã hội mà ta đang sống, có được một kỹ năng kiếm sống và biết sống cho đáng sống ( Giáo Huấn ). Dạy cho biết bồi dưỡng cập nhật và thích ứng với xã hội luôn luôn phát triển không ngừng ( Giáo Dưỡng ). Dạy cho biết phải đi đúng đường đúng hướng của đạo làm người trong tập thể mà ta đang sống ( Giáo Đạo ) và cuối cùng là Dạy cho ta biết phải luôn luôn học hỏi và không ngừng cầu tiến để thăng hoa hơn con người của bản thân ta ( Giáo Học ). Cho nên ...

          Giáo mà không Huấn sẽ không tinh, không giỏi được. Giáo mà không Dưỡng sẽ không lâu dài bền vững được. Giáo mà thiếu chỉ Đạo sẽ dễ bị chệch hướng, " Tẩu hỏa nhập ma ", lầm đường lạc lối,  còn Giáo mà không chịu trao dồi Học hỏi thêm sẽ bị lạc hậu ngay, như câu nói :

            

            Học như nghịch thuỷ hành chu,    學如逆水行舟,

            Bất tiến tắc thoái dã !                  不進則退也!

dcd_thienac3.jpg 

Có nghĩa :

       - Chuyện học hành như là đang đi thuyền nước ngược vậy,

       - Nếu không cố gắng tiến lên, thì sẽ bị nước đẩy cho lùi trở xuống ! ( chớ không thể đứng một chỗ được !).

 

       Hai chữ GIÁO DỤC  thấy như đơn giản, nhưng lại bao hàm đầy đủ các mặt NUÔI DẠY cần thiết để đào tạo con người. Cho nên, Công Tác Giáo Dục cũng là Công Tác vô cùng phức tạp và hết sức thiêng liêng và Hiệu Qủa Giáo Dục thì không phải là chuyện một ngày một buổi mà có được. Ngạn ngữ Trung hoa xưa có câu :

                 Nhất niên thọ đạo,       一年樹木,

                 Thập niên thọ mộc,      十年樹稻,

                 Bách niên thọ nhơn.     百年樹人!

Có nghĩa :

        - Vì lợi ích trong một năm thì trồng lúa,

        - Vì lợi ích của mười năm thì trồng cây,

        - Vì lợi ích của trăm năm thì phải đào tạo con người !

dcd_thienac4.jpg 

          

      Mong rằng những người làm Công Tác Giáo Dục phải biết cân nhắc, châm chước và trân trọng !

 

                                                             Đỗ Chiêu Đức

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________  

THI THIÊN TỬ


          Những người nghiên cứu và say mê thơ Đường, thường hay kháo nhau về những giai thoại xoay quanh các thi nhân của thời đại nầy. Trong số các giai thoại đó, chuyện thường được nhắc đến nhiều nhất là danh xưng của các thi nhân, như  Thi Tiên là Lý Bạch, Thi Thánh là Đỗ Phủ và Vương Duy là Thi Phật, còn một danh hiệu cao quý thường gây tranh cải là Thi Thiên Tử. Vậy, ai là Thi Thiên Tử của thời đại hoàng kim của thi ca nầy ?. Chính là Vương Xương Linh đó, có giai thoại cho rằng Thi Thiên Tử là Vương Chi Hoán, vì trong một lần cá cược, Vương Xương Linh bị thua, cho nên mới nhường chức Thi Thiên Tử lại cho Vương Chi Hoán, nhưng đây chỉ là chuyện các thi sĩ vui đùa với nhau mà thôi, xin mời nghe giai thoại mà dân gian thường truyền khẩu sau đây.....

 

          Trong thời Khai Nguyên đời Đường, các thi nhân Vương Xương Linh, Cao Thích, Vương Chi Hoán đồng nổi danh ngang nhau. Lúc bấy giờ tuy đời sống, hoàn cảnh của mỗi người mỗi khác, nhưng họ vẫn thường hay đi chơi chung với nhau.

          Một ngày kia, trời lạnh, tuyết rơi nhẹ, ba vị thi nhân cùng đến uống rượu tại Kỳ đình. Bỗng nhiên có các linh quan (con hát) ở Lê viên, độ hơn mười người, cũng lên lầu dự tiệc. Nhân đó, ba vị thi nhân đồng hẹn nhau tránh khỏi bàn ngồi, đến bên lò sưởi trong góc để nghe ngóng.

         Trong chốc lát, có bốn cô ca kỹ lần lượt kéo đến. Các cô đều rất xa hoa diễm lệ, yêu kiều khả ái. Tất cả mọi người cùng tấu nhạc và bắt đầu hát, các bài hát đều là những tác phẩm nổi danh đương thời.

          Vương Xương Linh cùng các bạn ước hẹn với nhau rằng: "Bọn chúng ta hiện nay đều là những người có tiếng trên thi đàn, nhưng việc hơn kém chưa định được. Nay cứ lặng nghe các linh quan ngâm thơ và hát những bài thơ  thuộc Nhạc Phủ, xem thơ của ai được ngâm và hát nhiều nhất thì người ấy sẽ là Thi Thiên Tử nhé ! ".

          Một lúc sau, các linh quan cử nhạc, một cô đào gỏ nhịp hát lên rằng:

 

         Hàn vũ liên giang dạ nhập Ngô        寒雨連江夜入吴,

         Bình minh tống khách Sở sơn cô      平明送客楚山孤.

         Lạc Dương thân hữu như tương vấn, 洛楊親友如相問,

         Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ.     一片冰心在玉壶!

DCD_thinhan_1.jpg 

Ban đêm đi thuyền vào đất Ngô trong khi mưa lạnh giăng giăng ngang sông. Sáng sớm mai tiễn khách chỉ có mỗi ngọn núi Sở cô quạnh. Nếu bạn bè thân thích ở Lạc Dương có hỏi thăm, (thì xin anh đáp rằng ) Lòng tôi như một mảnh băng trong trắng ở trong bình ngọc vậy.

        Đó chính là bài " Phù Dung Lâu Tống Tân Tiệm " của Vương Xương Linh, nên khi ...

        Nghe xong, Vương Xương Linh mỉm cười, đưa tay lên vẽ trên tường một dấu hiệu, nói: "Nhất tuyệt cú!". Lại một cô khác ngâm rằng:

 

             Khai khiếp lệ triêm ức             開箧淚沾臆

             Kiến quân tiền nhật thư           見君前日書

             Dạ đài hà tịch mịch                 夜台何寂寞

             Do thị Tử Vân cư.                    猶似子雲居

DCD_thinhan_2.jpg 

                            
   
Mở hộp ra mà nước mắt ướt đầm trên ngực, vì nhìn thấy bức thư của chàng ngày trước. Chốn dạ đài hiu quạnh biết bao nhiêu, nhưng nơi đó vẫn là chỗ ở của chàng Tử Vân (tức Dương Hùng ) đã mất .

          Đó chính là bài " Khốc Đơn Phụ Lương Cửu Thiếu Phủ " của Cao Thích. Nên khi nghe xong...

          Cao Thích đưa tay lên vách vẽ một vòng, nói: "Nhất tuyệt cú!"

          Tiếp đến một cô khác cũng gõ nhịp ngâm rằng:

 

        Phụng trửu bình minh kim điện khai   奉帚平明金殿開

        Tạm tương đoàn phiến cộng bồi hồi    暫将團扇共徘徊

        Ngọc nhan bất cập hàn nha sắc          玉颜不及寒鸦色

        Do đới Chiêu Dương nhật ảnh lai.       犹带昭陽日影來!

DCD_thinhan_3.jpg 

Buổi sáng cầm chổi quét khi cửa điện vàng vừa mở ra, tay mân mê cây quạt mà trong dạ lại bồi hồi. Mặt ngọc còn không bằng cả nhan sắc của con quạ lạnh, (vì quạ) còn được hưởng ánh nắng mặt trời ở điện Chiêu Dương mà bay đến đây ! Đó là bài " Trường Tín Thu Từ " cũng của Vương Xương Linh ...

          Nghe xong, Vương Xương Linh lại đưa tay lên vẽ lên tường, nói: "Nhị tuyệt cú!". Lại một cô khác đứng lên gỏ nhịp cất tiếng ngâm :

        千里黃雲白日曛, Thiên lý hoàng vân bạch nhật huân,

        北風吹雁雪紛紛.   Bắc phong xuy nhạn tuyết phân phân.

        莫愁前路無知己, Mạc sầu tiền lộ vô tri kỷ,

        天下誰人不識君。 Thiên hạ hà nhân bất thức quân ?!

DCD_thinhan_4.jpg 

              Ngàn dặm mây ngã màu vàng che mờ cả mặt nhựt. Gió bấc thổi cho chim nhạn bay về nam và tuyết rơi phơi phới. Thôi bạn hãy lên đường đi đi, đừng buồn là phía trước mặt không có người tri kỷ. Vì trong thiên hạ nầy ai là người không biết đến bạn đâu !?  Đó là bài " Biệt Đổng Đại " của Cao Thích, nên anh ta lại giơ tay lên ra dấu và điểm : " nhị Tuyệt cú !".

          Bốn cô đã ngâm bốn bài, toàn là tác phẩm của Vương Xương Linh và Cao Thích.

          Vương Chi Hoán thẹn quá, nhưng tự nghĩ rằng thơ của mình nổi danh đã lâu, bèn nói với hai người kia rằng: "Bọn này đều là những nhạc quan không theo kịp thời điểm, những bài họ hát đều là ngôn từ quê mùa của vùng Ba Thục. Còn những khúc hát như Dương xuân Bạch tuyết thì bọn phàm phu tục tử này có dám nói đến đâu ?" Bèn chỉ vào một trong những ca kỹ đẹp nhất bọn, nói: "Đến lượt cô này hát, nếu như không phải là thơ của ta, ta nhất định không tranh đua với các anh nữa. Còn nếu như đúng là thơ của ta, thì các anh phải tôn ta làm Thi THIÊN TỬ nhé !". Nói xong cả bọn vui vẻ cười đợi. Phút chốc, đến lượt cô đào đẹp nhất bọn, búi tóc song hoàn, cất tiếng ca réo rắt :

 

       Hoàng Hà viễn thướng bạch vân gian   黄河逺上白雲間

       Nhất phiến cô thành vạn nhận san       一片孤城萬仞山

       Khương địch hà tu oán dương liễu        姜笛何須怨楊柳

       Xuân phong bất độ Ngọc Môn Quan.    春風不度玉門関

DCD_thinhan_5.jpg 

             Sông Hoàng Hà chảy từ nơi xa tít trong khoảng mây trắng. Một mảnh thành trơ trọi giữa núi cao muôn nhận (đơn vị đo lường thời xưa, ba thước là một nhận). Sáo Khương đừng thổi bài "Oán dương liễu" nữa, vì gió xuân kia cũng không đưa (tiếng sáo) qua được Ngọc Môn Quan đâu. Đúng là bài " Lương Châu Từ " nổi tiếng của Vương Chi Hoán, nên khi cô đào vừa dứt tiếng hát thì ...

           Vương Chi Hoán bèn vỗ tay cả cười nói với hai bạn rằng : " Các anh thấy đấy, ta nói có sai đâu, ta quả là chơn mạng Thi THIÊN TỬ đó nhé !". Cả bọn cùng cả cười chuốc rượu uống mừng.

DCD_thinhan_6.jpg 

             Các linh quan không rõ đầu đuôi câu chuyện, đều hỏi: "Chẳng hay chư vị vui cười chuyện gì thế?" Vương Xương Linh và các bạn liền thuật rõ mọi việc. Các linh quan đồng thưa rằng: "Bọn tục nhân chúng tôi không nhận ra được những bậc cao nhã, xin được muôn vàn ngưỡng mộ!" Xong tất cả đều ngồi vào bàn tiệc cùng vui vẻ uống say  đến sáng.

           Nhân chuyện nầy, mới có giai thoại cho rằng Vương Chi Hoán cũng là Thi Thiên Tử là vì vậy !.....

 

          Kính mời Quý Vị xem  thêm tài liệu bổ sung sau đây :


          詩天子指诗坛的领袖。 唐 诗人 王昌龄 、 王维 和 李白 都有此誉称。 清 陆凤藻 《小知录·文学》:" 王昌龄 集, 王维 诗天子, 杜甫 诗宰相。" 清 宋荦 《漫堂说诗》:"大抵各体有‘初'、‘盛'、‘中'、‘晚'之别,而三 唐 七絶,并堪不朽。 太白 、 龙标 ( 王昌龄 )更有‘诗天子'之号。" 郑振铎 《插图本中国文学史》第二五章八:" 王昌龄 字 少伯 , 京兆 人,与 高适 、 王之涣 齐名,而 昌龄 独有‘诗天子'的称号。"
          Thi Thiên Tử ( Vua trong thơ )  chỉ lãnh tụ trên Thi Đàn. Các thi nhân Vương Xương Linh, Vương Duy và Lý Bạch đều có cái danh xưng danh dự nầy. Theo Lục Phụng Tảo đời Thanh " Văn học- Tiểu tri lục " thì : " Theo Vương Xương Linh tập, Vương Duy là Thi Thiên Tử, Đỗ Phủ là Thi Tể Tướng. "Trong " Mãn đường thuyết thi " đời Thanh thì : " Đại đễ các thể đều phân biệt SƠ, THỊNH, TRUNG, VÃN, mà tam Đường thất Tuyệt, đều có thể  nói là bất hủ hết được. Thái Bạch, Long Tiêu ( Vương Xương Linh ) lại có danh hiệu là "Thi Thiên Tử ".  Theo điều thứ 25 chương 8 trong " Tháp đồ bổn TRUNG QUỐC VĂN HỌC SỬ " của Trịnh Chấn Đạc viết : " Vương Xương Linh tự Thiếu Bá, người đất Kinh Triệu , nổi danh ngang hàng với Cao Thích, Vương Chi Hoán, nhưng Vương lại có danh xưng độc hữu là " THI THIÊN TỬ ".

DCD_thinhan_7.jpg 

 1.  詩仙/詩俠:李白   Thi Tiên, còn gọi là Thi Hiệp : Lý Bạch.

2.  詩聖/詩史:杜甫   Thi Thánh hay Thi Sử : Đỗ Phủ. 
3.  詩豪:劉禹錫       Thi Hào : Lưu Vũ Tích.
4.  詩魔:白居易       Thi Ma : Bạch Cư Dị. 
5.  詩鬼/鬼才:李賀   Thi Quỷ hay Quỷ Tài : Lý Hạ. 
6.  詩佛:王維          Thi Phật : Vương Duy.
7.  詩囚:孟郊          Thi Tù : Mạnh Giao.
8.  詩奴:賈島          Thi Nô : Giả Đảo.
9.  詩骨:陳子昂         Thi Cốt : Trần Tử Ngang.
10.詩狂:賀知章        Thi Cuồng : HạTri Chương.
11.詩傑:王勃           Thi Kiệt : Vương Bột.
12.詩天子:王昌齡       Thi Thiên Tử : Vương Xương Linh.
13.詩腸:張籍           Thi Trường : Trương Tịch. 
15.詩囊 : 齊己           Thi Nang : Tề Kỷ.

DCD_thinhan_8.jpg 

                  

1、詩骨

THI CỐT

陳子昂Trần Tử Ngang

其詩詞意激昂,風格高峻,大有"漢魏風骨",被譽為"詩骨" Có Cốt cách của thời Hán Ngụy. Nên gọi là Thi Cốt.

2、詩傑 THI KIỆT

王勃 Vương Bột

其詩流利婉暢,宏放渾厚,獨具一格,人稱"詩傑"Là Hào Kiệt trong làng thơ.

3、詩狂THI CUỒNG

賀知章Hạ Tri Chương

秉性放達,自號"四明狂客"。因其詩豪放曠放,人稱"詩狂"Phóng túng cuồng ngạo,là Tứ Minh Cuồng Khách.

4、詩家天子七絕聖手

王昌齡Vương Xương Linh

其七絕寫的"深情幽怨,音旨微茫",因而舉為"詩家天子"Thi THIÊN TỬ, Thất Ngôn Thánh Thủ.

5、詩仙 THI TIÊN

李白 Lý Bạch

詩想像豐富奇特,風格雄渾奔放,色彩絢麗,語言清新自然,被譽為"詩仙"Ông Tiên trong thơ.

6、詩聖 THI THÁNH

杜甫 Đỗ Phủ

其詩緊密結合時事,思想深厚。境界廣闊,人稱為"詩聖"Ông Thánh trong thơ

7、詩囚 THI TÙ

孟郊 Mạnh Giao

作詩苦心孤詣,慘澹經營,無好問,曾稱之為為詩所困,苦吟詩人"詩囚"Người bị  Cầm Tù trong thơ.

8、詩奴 THI NÔ

賈島 Giả Đảo

一生以作詩為命,好刻意苦吟,人稱其為為寫詩而寫詩的"詩奴"Nô lệ của thơ.

9、詩豪 THI HÀO

劉禹錫 Lưu Vũ Tích

其詩沉穩凝重,格調自然格律粗切,白居易贈他"詩豪"的美譽Hào kiệt trong thơ

10、詩佛 THI PHẬT

-王維 Vương Duy

這種稱謂除了有王維詩歌中的佛教意味和王維的宗教傾向之外,也表達了後人對王維在唐代詩壇崇高地位的肯定Thơ có ý niệm về Phật Giáo.

11. 詩魔 THI MA

白居易 Bạch Cư Dị

白居易寫詩非常刻苦,正如他自己所說:"酒狂又引詩魔發,日午悲吟到日西。" 過份的誦讀和書寫,竟到了口舌生瘡、手指成胝的地步。所以人稱詩風怪癖的詩人"詩魔"Mê thơ như bị Ma nhập.

12、五言長城Ngũngôn Trường Thành

劉長卿 Lưu Trường Khanh

擅長五言詩,他的五言詩作是全部詩作的十分之七八,人稱其為"五言長城Chuyên vềthơ Ngũ Ngôn. 7-80%thơ của ông đều là thơ Ngũ Ngôn.

13、詩鬼 THI QUỶ

李賀 Lý Hạ

其詩善於熔鑄詞采,馳騁想像,運用神話傳說創造出璀璨多彩的鮮明形象,故稱其為"詩鬼"Thơ có hơi hám của

Ma Quỷ. Tài cũng thế !

 14、杜紫薇 Đỗ Tử Vi

杜牧 Đỗ Mục

曾寫過《紫薇花》詠物抒情,借花自譽,人稱其為"杜紫薇"。

15、溫八叉 Ôn Bát Thoa

溫庭筠 Ôn Đình Quân

才思敏捷,每次入試,八叉手即成八韻,人稱他為"溫八叉"Xoa tay 8 lần thành 8 vận, chỉ làm thơ rất nhanh.

16.詩神 THI THẦN

蘇軾 Tô Thức ( Đông Pha )

蘇軾詩,揮灑自如,清新剛健,一幟獨樹,人稱詩神。Ý thơ mẫn tiệp, tứ thơ thanh tân, Làm thơ trôi chảy như là ông Thần của Thơ vậy !

 

Đỗ Chiêu Đức ____________________

 

    NHẤT TỰ  SƯ

 

           Như tất cả mọi người đều biết, trong trời đông giá rét, thậm chí tuyết phủ ngập trời, hoa mai vẫn cứ ngạo nghễ vương lên, kết nụ trổ hoa bất chấp sương rơi tuyết phủ. Cùng với Tùng Trúc hợp thành : TÙNG TRÚC MAI TUẾ HÀN TAM HỮU 松竹梅歲寒三友, là ba người bạn trong mùa đông hàn lạnh lẽo ! Không mạnh mẽ cao lớn chửng chạc như Tùng, không xanh tốt dẽo dai vươn dài như Trúc, Mai ẻo lả khẳng khiu với những cành nhánh mảnh mai, nhưng những đọt xanh vẫn manh nha, nụ non vẫn đâm chồi nẩy lộc ... Xin mời nghe một câu chuyện mai nở sớm trong trời đông tuyết gía sau đây ...

DCD_Nhatusu_1.jpg 

         Theo sách " Đường Tài Tử Truyện"《唐才子传》ghi chép:

        Nhà sư thi sĩ TỀ KỶ 齊己 (863-937) , người ở cuối đời  Đường, đầu đời Ngũ Đại. Lúc nhỏ gia đình nghèo khó, phải đi chăn trâu độ nhật. Nhưng lại có chí cầu học, mỗi ngày đều đọc sách và làm thơ trên lưng trâu. Sư Cụ trong chùa thương tình cho vào chùa tu để có thời gian học hành và nghiên cứu Kinh Phật.

         Một hôm gần cuối năm, như thường lệ, Tề Kỷ thức sớm cúng Phật và làm công phu buổi sáng trong khi đêm qua tuyết rơi rất lớn. Mở cửa ra sân nhìn về thôn xóm xa xa, chợt thấy trong nền tuyết trắng bao la lấm tấm có mấy cành mai đà hé nở ! Cảm cho cái tinh thần bất khuất trước tuyết đông giá lạnh, cái sức sống mạnh mẽ ngạo nghễ vươn lên giữa biển tuyết mênh mông của hoa mai, Tề Kỷ về phòng làm ngay bài thơ " TẢO MAI 早 梅 " để tán thán cho việc hoa mai nở sớm. Trong bài thơ có 2 câu rất hay là :

                  Tiền thôn thâm tuyết lý,    前村深雪裏

                  Tạc dạ SỔ chi khai.            昨夜數枝開。

Có nghĩa :

           - Trong rừng tuyết của xóm phía trước xa xa...

           - Tối đêm qua đã có VÀI cành mai đà hé nở !

        Tề Kỷ rất đắc ý với 2 câu thơ nầy, nên mới đem khoe với

Trịnh Cốc 鄭谷 (849-911), một thi sĩ đương thời. Trịnh Cốc đọc xong phê rằng : " SỔ Chi Khai 數枝開 " là VÀI cành mai đà nở, chưa thấy được cái " TẢO 早 " là SỚM của Mai, nên đổi lại là " NHẤT CHI KHAI 一枝開 " để nêu bật được cái SỚM của Hoa Mai nở trong tuyết lạnh ! Tề Kỷ nghe xong, phục sát đất, bèn sửa lại thành :

                 Tiền thôn thâm tuyết lý,    前村深雪裏

                 Tạc dạ NHẤT chi khai.       昨夜一枝開。

... và từ đó về sau gọi Trịnh Cốc là " NHẤT TỰ SƯ  一字师 ", vừa có nghĩa là " Ông Thầy dạy cho MỘT chữ ", lại vừa có nghĩa là " Ông Thầy dạy cho chữ NHẤT " !

         Toàn bài thơ TẢO MAI của sư Tề Kỷ như sau :   

DCD_nhatusu_2.jpg   

 

         早 梅                      TẢO MAI

        萬木凍欲折,       Vạn mộc đống dục chiết,

        孤根暖獨回。       Cô căn noãn độc hồi. 

        前村深雪裏,       Tiền thôn thâm tuyết lý,

        昨夜一枝開。       Tạc dạ nhất chi khai. 

        風遞幽香出,       Phong đệ u hương xuất,

        禽窺素豔來。       Cầm khuy tố diễm lai. 

        明年如應律,       Minh niên như ứng luật,

        先發望春臺。       Tiên phát Vọng Xuân Đài !

                   齊己                                     Tề  Kỷ

CHÚ THÍCH :

      TẢO MAI : là Mai nở sớm, cũng có nghĩa là : Mai nở sớm hơn tất cả các loài hoa trong trời đông giá lạnh.

      ĐỐNG DỤC CHIẾT : Đống là Đong đá, Dục là Muốn, Chiết là Gãy. Có nghĩa là : Đong đá dòn đến muốn gãy luôn.

      NOÃN là Ấm. HỒI là Hồi Sinh. Nên Noãn Độc Hồi là : Nhờ Hơi ấm mà đơn độc hồi sinh .

      ĐỆ 遞 là Đệ Trình. Ở đây có nghĩa là Truyền đạt. Nên Phong Đệ là : Gió Đưa, gió đẩy.

      CẦM là Chim muông. KHUY là Nhìn ngắm.

      TỐ DIỄM là Trong Trắng đẹp đẽ. Ở đây chỉ Bạch Mai.

      ỨNG LUẬT : là Theo Quy Luật Tự Nhiên.

      VỌNG XUÂN ĐÀI : là Cái Đài Ngóng Xuân, lên đó để đợi mùa xuân tới. Đứng trên đài cao, có thể nhìn thấy mặt trời mọc trước, có thể đón tia đầu tiên của ánh nắng mùa xuân trứơc hơn là những người ở dưới thấp.

 NGHĨA BÀI THƠ :

          Muôn ngàn thảo mộc đều lạnh cóng đến muốn gãy ra. Chỉ riêng có rể của hoa mai là biết hút hơi ấm trong đất mà đơn độc hồi sinh. Cho nên, trong nền tuyết trắng xóa mênh mông của xóm trước xa xa, đêm qua một cành mai đã vươn lên nở hoa trong trời đông giá rét. Gió đã đưa cái hương thơm nhè nhẹ thoảng đi và chim cũng đã ngạc nhiên nhìn ngắm cành bạch mai thanh khiết trắng trong đẹp đẽ mà bay đến. Nếu sang năm lại theo cái quy luật Nở Sớm tự nhiên nầy, thì hoa mai ơi, hãy nở trước ở Vọng Xuân Đài để cho nhiều người nhìn ngắm, chớ ở nơi hoang sơ lạnh lẽo vắng vẻ nầy, có ai biết đến mà thưởng thức nhìn ngắm đâu !

          Như trên đã nói, Sư Tề Kỷ đi tu chỉ vì nghèo, bất đắc dĩ và bất đắc chí không thi thố được tài năng, nên còn nặng nợ với công danh, ông ví mình như cành mai nở sớm kia, vượt lên trên trăm hoa để khoe sắc, nhưng lại khoe sắc trong vùng tuyết lạnh không người.... cũng như tài năng của ông bị mai một ở trong chùa không người biết đến vậy ! Cho nên, ông đã khuyên mai nên nở ở Vọng Xuân Đài cho mọi người nhìn ngắm để biểu lộ cái ao ước thầm kín trong lòng... Nếu đi thi ta cũng sẽ toả sáng như mai sớm tỏa hương cho mọi người ngưỡng mộ vậy !

DCD_Nhattusu_3.jpg 

                  DIỄN NÔM :

                          TẢO MAI

                  Muôn cỏ hoa đong cứng,

                  Rể truyền hơi ấm xanh.

                  Xóm ngoài trong tuyết lạnh,

                  Đêm qua nở một cành.

                  Gió đưa hương thoang thoảng,

                  Chim ngắm vẻ đẹp xinh.

                  Nếu sang năm lại sớm,

                  Vọng Xuân Đài nở quanh.

                  Lục bát :

                  Cỏ hoa lạnh cứng trời đông,

                  Riêng mai hơi ấm vẫn không phai tàn.

                  Xóm ngoài trong tuyết mênh mang,

                  Đêm qua nở trắng một cành bạch mai.

                  Gió đưa hương thoảng ra ngoài,

                  Chim nhìn ngắm vẻ thanh bai trong lành.

                  Sang năm lại sớm nở xanh,

                  Vọng Xuân Đài đó chung quanh lắm người.

                                                          Đỗ Chiêu Đức

 

         Đọc bài thơ nầy, lại làm ta nhớ đến 2 câu cuối của bài " Cáo Tật Thị Chúng 告疾示眾 " của Mãn Giác Thiền Sư (1052-1096) là một Thiền sư  của Việt Nam ta là :

              莫謂春殘花落尽,      Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
                    庭前昨夜一枝梅 !     Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

DCD_nhatusu_4.jpg 

                   Có nghĩa :

                   Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
                   Ngoài sân, đêm trước, nở cành mai!

 

            Khi viết 2 câu trên, hẵn Mãn Giác Thiền Sư cũng đã đọc qua bài thơ của nhà sư Tề Kỷ rồi.

 

        Hẹn bài viết sau sẽ giới thiệu về TRỊNH CỐC, một thi sĩ của cuối đời Đường, đầu đời Ngũ Đại.

 

                                                                Đỗ Chiêu Đức

________________________________________________________________________ 

https://ssl.gstatic.com/ui/v1/icons/mail/images/cleardot.gif

 

Trịnh Cốc. HOÀI THƯỢNG DỮ HỮU NHÂN BIỆT

 

        Đây là bài viết riêng tặng cho Anh Suôi HUỲNH THANH SƠN, người đã có chung cảm xúc hoài cổ bồi hồi, man mác, bâng khuâng... khi đọc câu :
               ... Sổ thanh phong địch ly đình vãn,...
                  và... Quân hướng Tiêu Tương ngã hướng Tần !.

 

                         .............................................................................................

 

 

        Thơ Tuyệt cú từ sau Đỗ Mục và LÝ Thương Ẩn của thời Vãn Đường thì dần dần chuyển sang phong cách nghị luận mà giảm dần đi tính cách du dương trữ tình. Trịnh Cốc là người còn giữ được vẻ mượt mà tình tứ với âm điệu thiết tha đầy hình tượng của thuở Thịnh Đường....
        Bây giờ là " Mùa Chia Tay ". Sau Tết, Việt kiều về nước định cư, còn Việt Nam thì ở lại ... Xin mời tất cả cùng đọc một bài thơ tả cảnh chia tay giữa 2 người bạn thân với nhau nhé !

DCD_TrinhCoc_1.jpg DCD_TrinhCoc_self.jpg 

 

                           Chân dung TRỊNH CỐC và Bút pháp bài HOÀI THỦY BIỆT HỮU.

 

                       淮上與友人別              HOÀI THƯỢNG DỮ HỮU NHÂN BIỆT

   揚子江頭楊柳春,        Dương Tử Giang đầu dương liễu xuân,

  楊花愁殺渡江人。        Dương hoa sầu sát độ giang nhân.
  數聲風笛離亭晚,        Sổ thanh phong địch ly đình vãn,
  君向瀟湘我向秦。        Quân hướng Tiêu Tương ngã hướng Tần.

  鄭 谷                                                      Trịnh Cốc.

 CHÚ THÍCH :

    1. HOÀI : là đất Dương Châu. HOÀI THỦY là tên con sông chảy qua thành Dương Châu. Bài thơ nầy còn có một tên khác gọn hơn là : HOÀI THỦY BIỆT HỮU ( Giã từ bạn trên dòng sông Hoài ).
    2. DƯƠNG TỬ GIANG : Một nhánh của sông Trường Giang từ Trấn Giang đến Dương Châu của tỉnh Giang Tô, xưa gọi là Dương Tử Giang.
    3. SẦU SÁT : Cái Sầu làm chết người ! Chỉ nỗi sầu ray rức, ta nói là " Buồn Thúi Ruột !"
    4. LY ĐÌNH : ĐÌNH là cái mái che không có vách, cất theo dọc đường ngày xưa để cho người đi đường ngồi nghỉ chân. Cứ 5 dặm thì có một Tiểu Đình và 10 dặm thì có một Trường Đình. Đọc trong Kiều ta cũng thấy :


                       Bề ngoài mười dặm TRƯỜNG ĐÌNH,
                       Vương ông đặc tiệc tiễn hành đưa theo.
vì thường dùng làm nơi đưa tiễn, cho nên còn gọi là LY ĐÌNH, là nơi chia tay ly biệt.

 

   5. TIÊU TƯƠNG : chỉ vùng đất ở tỉnh Hồ Nam hiện nay.
   6. DƯƠNG HOA : Hoa của Dương liễu, còn gọi là Liễu Nhự thường tung bay theo gió, phất phơ trắng xóa một vùng. Thơ Á Nam Trần Tuấn Khải có câu :


                      " Liễu rơi trước gió ngỡ là bướm bay ! "...


   7. TẦN : Chỉ Đô Thành Trường An thuở xưa, thuộc tỉnh Thiểm Tây hiện nay.
   8. PHONG ĐỊCH : Tiếng sáo chập chờn đưa theo gió.

DỊCH NGHĨA :

                         GIÃ BIỆT BẠN TRÊN DÒNG SÔNG HOÀI


      Vẻ xanh tươi của dương liễu trên dòng sông Dương Tử với hoa dương liễu cuốn bay theo gió phất phơ khiến lòng người qua sông buồn muốn thúi ruột ! Văng vẳng đâu đây mấy tiếng sáo thiết tha réo rắc quyện đưa theo gió trong buổi chiều bên ly đình vắng vẻ , thôi thì đất Tiêu Tương bạn cứ đến còn tôi, tôi sẽ đi về đất Tần của xứ Trường An ngàn năm văn vật !


      Bài thơ gợi cảm với cảnh chia tay mỗi người mỗi ngả, những từ Dương Tử Giang, Dương Liễu, Ly Đình, Phong địch... nhất là từ Tiêu Tương khiến người đọc dễ cảm xúc ngẩn ngơ vì những câu thơ trong tiểm thức đã biết được trong Chinh Phụ Ngâm Khúc :


           Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại,
           Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.
           Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương,
           Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.!!!...

 

       Lúc còn trẻ, tôi cứ ngẩn ngơ mãi khi đọc 2 câu cuối của bài thơ :


           Sổ thanh phong địch ly đình vãn,
           Quân hướng Tiêu Tương ngã hướng Tần !


nhất là câu cuối cùng âm điệu cứ như còn quyện mãi ở trong lòng người đọc : " Quân hướng Tiêu Tương ngã hướng Tần ! ". Ôi, sao mà buồn và nên thơ quá thế ?!!!

DCD_TrinhCoc_3.jpg 

                    DIỄN NÔM :


              Dương liễu xanh xanh Dương Tử Giang,
              Liễu bay sầu chết khách sang ngang.
              Sáo ai réo rắc chiều ly biệt,
              Bạn đến Tiêu Tương tớ đến Tần.


   Lục Bát :


              Vẻ xuân dương liễu giang đầu,
              Qua sông lòng khách nghe sầu chứa chan.
              Sáo ai réo rắc ly tan,
              Tiêu Tương bạn đến, tôi sang đất Tần !


                                                                     Đỗ Chiêu Đức.

 TIỂU SỬ TÁC GIẢ :

                           

         TRỊNH CỐC ( 851-910 ), tự Thủ Ngu, người đất Viên Châu Nghi Xuân ( nay là Huyện Nghi Xuân tỉnh Giang Tây ). Thi nhân của cuối đời Đường ( đầu đời Ngũ Đại ), tự nhỏ nổi tiếng  thông minh, ở tuổi cởi ngựa trúc đã biết Phú Thi. Đậu Tiến Sĩ năm Khải Quang, từng giữ các chức Tham Quân xứ Kinh Triệu, Hữu Thập Di, sau chuyển sang chức Đô Quản Lang Trung, nên người đời thường xưng là Trịnh Đô Quản. Trịnh Cốc thường hay xướng họa với Tiết Năng, LÝ Tần, Trương Kiều, Hứa Đường... mười người, được người đời xưng tụng là " Hàm Thông Thập Triết ". Sau cùng xướng họa với nhà sư TỀ KỶ, được TỀ KỶ tôn là " Nhất Tự Sư " ( ông thầy một chữ, đúng ra là ÔNG THẦY CHỮ NHẤT ) theo tích sau đây   :

 

DCD_TrinhCoc_mount.jpg

       五代著名诗僧齐己一次在下了一夜大雪的早上,发现有几枝梅花已经开了,觉得开得很早,为了突出一个「早」字,便写了一首《早梅》诗,其中有两句是:「前村深雪里,昨夜数枝开。」他对这两句诗很满意,便高兴地拿着这首诗去请教诗友郑谷。郑谷看了几遍后评点说:「数枝梅花开已经相当繁盛了,不足以说明『早』,不如把『数枝』改为『一枝』更贴切。」齐己听了,认为改得很好,欣然接受,并向郑谷拜谢,后人便称郑谷为齐己的「一字师」。

 

      TỀ KỶ là nhà sư nổi tiếng về thơ cuối đời Đường, đầu đời Ngũ Đại. Một lần vào cuối Đông, sau một đêm tuyết lớn, sáng ra phát hiện có mấy đóa mai đà hé nở ở đầu thôn, bèn làm một bài thơ " TẢO MAI " để ca ngợi hoa mai nở sớm, trong đó có 2 câu :


                      Tiền thôn thâm tuyết lí,                   前村深雪里,
                      Tạc dạ sổ chi khai.                          昨夜数枝开.

 

Có nghĩa : Trong bãi tuyết trắng mịt mùng ở đầu thôn, Đêm hôm qua có mấy đóa mai đà nở rộ.


      Nhà sư rất đắc Ý với 2 câu thơ trên, mới đem bài thơ của mình ra khoe với Trịnh Cốc. Không ngờ sau khi đọc tới đọc lui một hồi, Trinh Cốc bèn góp Ý rằng : " Mấy đóa mai nở đã nhiều và phồn thịnh lắm rồi, không nêu bật được cái Ý " SỚM " nữa, sao không đổi lại là " Nhất Chi Khai " ( chỉ có một đóa nở thôi ! ) có phải SỚM hơn không ?!. Nhà Sư TỀ KỶ chợt tỉnh ra và khen hay luôn miệng, bèn đổi chữ " SỔ " trong câu thơ thành chữ " NHẤT " và bái tạ Trịnh Cốc đã điểm hóa cho mình. Người đời sau bèn gọi Trịnh Cốc là " Nhất Tự Sư " của nhà sư TỀ KỶ là vì thế.

 

           Nhân chuyện này làm ta nhớ đến bài CÁO TẬT THỊ CHÚNG của Mãn Giác Thiền Sư Việt Nam ta, trong đó có 2 câu :
                  Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,            莫謂春殘花落尽,
                  Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.          庭前昨夜一枝梅.


Có nghĩa : 

                           Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
                           Đêm qua sân trước một cành mai !


       Một nhà sư tả cảnh Mai Sớm, một nhà sư tả cảnh Mai Muộn, một nhà sư ở miền Bắc, một nhà sư ở miền Nam, một nhà sư ở đời Ngũ Đại ( 907-979 ) bên Trung Hoa, một nhà sư ở đời LÝ ( 1009-1225 ) của Việt Nam,một bên chuyên chú về văn chương, một bên chuyên chú về thiền : Mãn Giác (滿覺), 1052-1096, là một Thiền sư Việt Nam thuộc đời thứ 8 của dòng Thiền Vô Ngôn Thông.  Nhưng cả 2 cùng có một cái CHUNG là cùng gặp nhau trong Ý NIỆM về văn chương, cùng một cảm xúc trước một cành mai, một loại hoa tượng trưng cho sự thanh cao liêm khiết trong cảnh thiên nhiên bao la vô cùng tận.... 

Đỗ Chiêu Đức

____________________________________ 

NĂM KHỈ NÓI CHUYỆN ... TỀ THIÊN.

DCD_namkhi2016_1.jpg         

           Chuyện Tề Thiên... là chuyện hoang đường trong Tây Du Ký cuả Ngô Thừa Ân, nói về một con khỉ đá lanh lợi thông minh, học được phép tiên, làm loạn cả long cung, âm tào địa phủ và làm náo loạn cả thiên đình. Cuối cùng Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng phải chịu thua mà phong cho chức " Ông Thánh lớn ngang bằng trời " là : TỀ THIÊN ĐẠI THÁNH !

           Năm con khỉ nói chuyện Tề Thiên là nói chuyện phiếm, chuyện tạp nhạp bao đồng về loài khỉ để nghe chơi khi trà dư tửu hậu ...

Image result for 猴年2016  

    

                  Xếp thứ 9 trong bảng thứ tự 12 con giáp, thuộc chi THÂN trong Thập nhị Địa Chi. Khỉ là động vật cực kỳ thông minh, nhanh nhẹn, đồng hành phát triển cùng với đời sống con người từ thời bàn cổ đến nay . Còn có thuyết cho KHỈ là thuỷ tổ cuả loài người nữa !. Loài Khỉ có đặc tính giống như loài người, thuộc loài có vú, sanh con, thường ở trong rừng, ưa nhảy nhót, đu chuyền từ cây này sang cây khác, sống tập thể thành từng đoàn, thông minh hơn các thú vật khác, cho nên thường bắt chước loài người qua các động tác sinh hoạt thường ngày. Khỉ đi vào đời sống văn hóa người Trung Hoa và Việt Nam qua 12 con giáp :  Năm Thân, như năm nay 2016 là năm Bính Thân,  tháng Thân là tháng 7 Âm lịch, ngày Thân là ngày được xếp sau ngày Mùi và trước ngày Dậu, giờ Thân là từ 3 đến 5 giờ chiều.

            Giòng họ của khỉ thì rất nhiều, nói theo tập quán dân gian, ta có : Khỉ, Vượn, Đười Ươi, Lọ Nồi, Dã Nhân ... Gọi theo chữ Nho thì là Hầu Tử 猴子, Hồ Tôn 猢猻, Sơn Viên 山猿, Tinh Tinh 猩猩 ...

            HẦU 猴 là chữ Hài Thanh 諧聲 ( còn gọi là Hình Thanh 形聲 ), được ghép bởi bộ Khuyển 犭(犬) là loài Chó bên trái chỉ Ý ( chỉ loài vật có 4 chân ) và chữ Hầu 侯 là Hầu Tước bên phải chỉ Âm, theo diễn tiến như sau :

     

 

目前所在的位置:猴的甲骨文、金文、小篆在线转换

甲骨文

金文

金文大篆

小篆

繁体隶书

   

             

 Giáp Cốt Văn  Kim văn               Đại Triện         Tiểu Triện          Chữ Lệ         

          Chữ HẦU trong phần Đại Triện, bên trái là hình con thú có 4 chân có đuôi, bên phải là hình người đứng đang giương cung, mũi tên nhắm về phía trước có một vạch ngang là cái bia để tên bắn vào.

          Trong thời Xuân Thu ( 770 - 476 TCN ), người ta không gọi khỉ, mà có tên chính thức trang nghiêm dành cho loài vật có chức vị Hầu Tước 侯爵 này : ( Hóu ) HẦU 侯 là Tước  Hầu,  đứng sau tước Công và đứng trên tước Bá, đồng âm với Hầu là Khỉ. Từ đó về sau, khỉ chính là tượng trưng cho sự tốt lành, hanh thông, may mắn. Hình ảnh của khỉ thường được điêu khắc hoặc dán trên các bức tường và cửa ra vào với mục đích kêu gọi phước lành, quan lộc và niềm vui.

                    DCD_namkhi_2.jpg

 

          Trong văn học cổ, nhắc đến khỉ là người ta nghĩ ngay đến câu : " Sát kê cảnh hầu 殺雞儆猴 " hoặc " Sát kê giáo hầu 殺雞教猴 " cũng thế . Có nghĩa : Giết gà để cảnh cáo khỉ hay giết gà để dạy khỉ, theo truyện kể sau đây :

          Trong một gánh xiệc Sơn Đông bán thuốc, người bầu gánh có nuôi 3 con khỉ và đều dạy cho chúng biết làm trò xiếc như : Đi bằng 2 chân, mặc quần áo, đi dây, nhào lộn ... Nhưng một hôm, 3 chú khỉ đều đồng lòng " đình công " không thèm làm trò xiếc nữa, mặc cho người bầu xiếc gỏ kẻng, thúc phèng la như thế nào, 3 con khỉ vẫn trơ trơ. Hết cách, chẳng lẻ bó tay, người bầu xiếc bèn nghĩ ra một cách, ông ta đem một con gà trống đến giữa sân, rồi gỏ kẻng, gỏ phèng la lên, dĩ nhiên là con gà trống vẫn trơ trơ. Ông ta bèn hươu đao chém bay đầu con gà máu tuôn xối xả . Đoạn, ông cho dắt 3 con khỉ ra sân, tay vẫn còn lăm lăm cây đao, ông ra lệnh cho gỏ kẻng, gỏ phèng la lên, 3 con khỉ sợ bị chém như gà, bèn ngoan ngoản diễn đủ trò theo yêu cầu cuả ông bầu xiếc.

           Vì tích trên mà ta có câu Thành ngữ " Sát Kê Cảnh Hầu " tương đương trong tiếng Nôm ta là : " Giết gà dọa khỉ, Giết gà dạy khỉ hay Giết gà răn khỉ " gì cũng thế. Ý nghĩa của câu thành ngữ nầy cũng tương đương như câu : " Giết một răn mười ", phạt một người để làm gương răn đe cho trăm ngàn người khác !

DCD_namkhi_3.jpg 

Cũng như con ngựa, con khỉ cũng đồng hành với con người từ ngàn xưa đến nay, nên ta cũng có một thành ngữ liên quan đến 2 con vật nầy, đó là câu " Tâm Viên Ý Mã 心猿意馬 ", để chỉ TÂM và Ý không đồng bộ, không ăn khớp với nhau, vừa muốn làm việc nầy, vừa muốn làm việc nọ, tâm ý hoang mang không quyết định được. Thành ngữ nầy có xuất xứ từ đời Hán, Ngụy Bá Dương trong Tham Đồng Khế có phần chú như sau : " Tâm viên bất định, Ý mã tứ trì ". Có nghĩa : Lòng thì không ổn định như lòng con vượn, còn ý thì như con ngựa muốn chạy bốn phương ".  漢·魏伯陽《參同契》注:"心猿不定,意馬四馳。" Thơ của Hứa Hồn đời Đường, trong bài Đề Đỗ Cư Sĩ Thi có câu : " Cơ tận Tâm Viên phục, Thần nhàn Ý Mã hành " 唐·許渾《題杜居士》詩:"機盡心猿伏,神閑意馬行。" Có nghĩa : " Thời cơ đã hết nên lòng cũng lắng xuống như tâm con vượn, Tinh thần nhàn nhã thì ý cũng phóng túng như ngựa chạy vậy ".

           Nhưng, theo kinh văn Duy Ma Cật, thì Phật Giáo cho là lòng của chúng sinh không có ổn định, như lòng của con vượn và ý của con ngựa vậy, luôn luôn động đậy và hướng ngoại, khó mà an trụ cho được ! Nên, phải khắc chế được cỏi lòng cho đừng có " Tâm Viên Ý Mã " thì tâm mới định mà tu hành mới có kết qủa và mới đắc đạo được.

DCD_namkhi_4.jpg 


                         Để thay đổỉ không khí, và để cho Đông Tây được đề huề, Xin được giới thiệu thành ngữ " Lấy Dẽ Trong Lò ". Thành ngữ này dùng để chỉ bị người lợi dụng, làm những việc mạo hiễm để cho người khác được hưởng lợi, ngồi mát ăn bát vàng.

          Thành ngữ nầy lấy từ thơ Ngụ Ngôn cuả đại thi hào Pháp cuả thế kỷ 17 là Jean de La Fontaine (1621-1695). La Fontaine được các nhà văn thời Tiền Chiến của ta nhại âm dịch tên là Lã Phụng Tiên, giống như tên của Lã Bố thời Tam Quốc vậy. Bài thơ Ngụ Ngôn có tựa là KHỈ và MÈO. Nội dung tả lại việc Khỉ dụ Mèo khều lấy hạt dẽ đang được nướng ở trong lò. Khỉ ăn hạt dẽ còn Mèo thì bị cháy cả lông chân. Bài thơ Ngụ Ngôn nầy được diễn nôm như sau :

            KHỈ và MÈO

Khỉ và Mèo cùng chung một chủ 
Chung một nhà, thức ngủ có đôi 
Phá hại thì nhất hạng rồi 
Lại không kiêng nể một ai bao giờ 
Đã biết vậy, đừng ngờ xóm ngõ 
Nếu trong nhà đổ vỡ vật chi 
Khỉ thì trộm cắp quá đi 
Mèo thì chuột bọ để gì ý đâu 
Nhưng phó mát cất đâu cũng biết 
Ăn vụng thì hạng nhất trần gian 
Một hôm hai đứa lưu manh 
Trông thấy hạt dẻ nướng quanh bếp lò 
Cùng rỏ dãi, nhỏ to bàn mãi 
Một việc thôi, mà lợi hai đường 
Trước là thích khẩu no lòng 
Sau thì để khổ cho ông hỏa đầu 
Khỉ cất tiếng yêu cầu chú Mão: 
"Việc làm này ông bạn mới xong 
Nếu tôi mà được như ông 
Bẩm sinh bạo lửa thì không phải nhờ 
Hạt dẻ nướng đương chờ ta đó 
Bạn lấy ra chẳng khó khăn gì!" 
Mèo nghe hành động tức thì 
Gạt tro cẩn thận ra rìa bếp than 
Hai chân nó mấy phen thò thụt 
Rốt cuộc rồi lấy được hạt đầu 
Rồi hai ba hạt tiếp sau 
Khỉ trong lúc đó cúi đầu bóc ăn 
Bỗng con sen ngoài sân đi tới 
Khỉ và Mèo cùng vội lẩn chuồn 
Riêng Mèo vừa tức vừa buồn 

Có nhiều hầu bá giống trường hợp trên 
Nghe phỉnh nịnh, lửa tên liều mạng 
Chiếm đất đai dâng hiến cho vua 
Sánh Mèo cái dại chẳng thua !
                   Bản dịch của Đô Khắc Siêm, Hà Khắc Nguy 

Trở lại Ấn Độ  với thần khỉ  Hanuman là một nhân vật trong thần thoại Hindu được kể lại trong sử thi Ramayana.    Trong sử thi, Hanuman đã giúp đỡ cho người anh hùng Rama trong cuộc chiến chống lại vua quỷ Ravana. Thần khỉ Hanuman là nhân vật trung tâm trong hai bộ sử thi vĩ đại và lừng danh của Ấn Độ là Ramayana và Mahabharata. Các đền thờ khắp nước Ấn Độ đều có hình ảnh Hanuman, vị thần khỉ nổi tiếng với vũ khí là quả chùy ( gada ), biểu tượng của lòng dũng cảm. Thần rất sùng bái người bạn của mình là Rama ( vị Vua anh hùng được kể trong sử thi Ramayana ), và cũng được Rama thương yêu nhất, nên có khi người ta vẽ Hanuman với hình Rama xăm trên ngực. Rama được coi là hóa thân của Vishnu, là Đấng bảo tồn trong quan niệm Trimurti của Ấn giáo. Trong cuộc chiến đấu giữa vua Rama anh hùng và quỷ Ravana, thì Hanuman là người giúp đỡ vua đắc lực nhất, trung thành với vua nhất.    

DCD_namkhi_5.jpg       

                Sang qua châu Mỹ với chú King Kong khổng lồ nhưng lại si tình vào bậc nhất cổ kim với câu nói bất hủ của phương Đông là : " Anh hùng nan qúa mỹ nhân quan !", đằng nầy quái thú cũng không thể thoát khỏỉ lưới tình !

        King Kong là tên một con ác thú khổng lồ (giống loài khỉ đột) được hư cấu trong nhiều loại tác phẩm, đặc biệt là điện ảnh. King Kong nổi tiếng khắp thế giới từ bộ phim cùng tên năm 1933, và tiếp tục được làm lại vào 1976 và 2005.

        King Kong sinh sống trên Đảo Đầu Lâu (Skull Island), ở đâu đó trên Ấn Độ Dương và được cư dân nơi đây thờ cúng như một quái vật ăn thịt linh thiêng. Một đoàn làm phim từ New York lặn lội đường xa đến đây vì nghe nói có nhiều sinh vật huyền bí trên đảo này, do đó sẽ có cơ hội tạo những cảnh quay ngoạn mục.

        Cô diễn viên Ann Darrow xinh đẹp bị bắt cóc và đem ra tế Kong. Con khỉ đột chẳng những không ăn thịt Ann mà còn thích thú và yêu mến nàng. Mọi người trên tàu đi giải cứu Ann, trong đó hăng hái nhất là nhà viết kịch bản Jack Discroll, người yêu của cô. Đoàn người mắc kẹt trong rừng sâu và phải đối mặt với bao sinh vật nguy hiểm, như côn trùng khổng lồ, rắn rết, khủng long... Rồi lại bị Kong tấn công, bao nhiêu người bỏ mạng. Những kẻ sống sót vội vàng bỏ cuộc, trở về New York. Jack vẫn quyết tâm tìm Ann. Khi cứu được thì con khỉ đuổi theo. Đạo diễn Carl Denham nhân cơ hội đó bẫy nó đem về New York. Ông ta gọi nó "Kong- vị vua (King) của thế giới".

         King Kong được đem ra trình diễn cho khán giả có máu mặt ở Manhattan ( Mã Nhật Tân, một khu phố lớn nổi tiếng ở New York ) như là một "Kỳ quan thứ tám của thế giới". Ann lại không đến dự vì phản đối hành động tàn ác đó. Kong phá tan nhà hát trình diễn, thoát ra tìm Ann. Nó đại náo toàn bộ khu đô thị lộng lẫy xa hoa, khiến xe cộ, nhà cửa đổ bể tan hoang. Ann xuất hiện kịp thời, Kong lại bị mê hoặc bởi sắc đẹp của nàng, giống như trong truyện Giai nhân và Quái thú (Beauty and the Beast). Nhưng quân đội ập đến, Kong bế Ann bỏ chạy lên tòa nhà Empire State cao nhất thời đó (trong phim năm 1976 là tòa WTC). Các phi cơ chiến đấu liên tục bắn nó, mặc cho Ann gào khóc ngăn cản. Cuối cùng Kong gục ngã và rớt xuống đất, chết một cách đau đớn. Carl Denham lặng lẽ thốt lên "Con Quái thú không chết vì bị bắn, mà chết vì Giai nhân".

DCD_namkhi_6.jpg 

 
                   Trở về với con khỉ đá đòi lớn ngang bằng trời là " Tề Thiên Đại Thánh ". Được nứt ra từ một tảng đá thụ khí âm dương cuả trời đất ở Đông Thắng Thần Châu. Con thạch hầu nầy được đồng loại tôn xưng là Mỹ Hầu Vương 美猴王. Vì không muốn luân hồi sinh tử như muôn loài, nên Mỹ Hầu Vương ra đi tìm học phép trường sinh. Bái Bồ Đề Tổ Sư làm sư phụ, được đặt tên là Tôn Ngộ Không 孫悟空. Tôn là Hồ Tôn 猢猻, cách gọi riêng về loài khỉ. Ở đây Tôn Ngộ Không học được 72 phép biến hóa gọi là Thất thập nhị Huyền công và có thể bay lộn trên mây ( Cân đẩu vân ), lộn một vòng bay được 10 vạn 8 ngàn ( 108.000 ) dặm ( khoảng 54000 kilometers ) và có một cây gậy "Như ý Kim Cô bổng" ( là Định Hải Thần Châm dưới Đông Hải ) có thể thay đổi kích thước, được đặt sau tai, dùng làm vũ khí để đánh yêu quái. Ở Hoa Qủa Sơn Tôn Ngộ Không tập hợp các động yêu ma làm mưa là gió. Náo Long cung, phá Âm Tào, đại náo Thiên Cung, Ngọc Hoàng phong cho chức Bật Mã Ôn 弼馬溫 là quan giữ ngựa. ( Từ chức vụ nầy ta thấy trong thực tế Ngựa rất sợ Khỉ ). Biết được chức vụ giữ ngựa là chức quan nhỏ nhoi, lại đại náo thiên đình đòi phong làm : Tề Thiên Đại Thánh 齊天大聖, nhưng vẫn chưa chịu yên thân, rảnh rang lại đại náo  Đại hội Bàn Đào, và bị Phật Tổ đè xuống Ngũ Hành Sơn 500 năm. Được Đường Tam Tạng cứu ra để cùng đi Tây Phương thỉnh kinh với tên gọi Tôn Hành Gỉa 孫行者, bị khống chế bởỉ vòng Kim Cô 金箍 của Phật Tổ Như Lai do Quan Thế Âm Bồ Tác trao, kịp đến khi thành chánh qủa là Đấu Chiến Thắng Phật 鬪戰勝佛 thì vòng Kim Cô mới tự nhiên biến mất. 

DCD_namkhi_7.jpg 

               Hình Lục Tiểu Linh Đồng, người vào vai Tề Thiên Đại Thánh ấn tượng nhất, đẹp nhất trong bộ phim Tây Du Ký của đạo diễn Dương Khiết, do Trung Quốc sản xuất năm 1982.

         Một số học giả cho rằng nhân vật Tôn Ngộ Không được phỏng theo Hanuman, " thần khỉ " trong Ấn Độ giáo được thuật lại trong một quyển kinh sách do Trần Huyền Trang từ Tây Phương thỉnh về.

        Các nhà khảo cổ Trung Quốc gần đây lại phát hiện ra một nguồn gốc khác của Tôn Ngộ Không từ những bức bích họa có niên đại hơn 1.000 năm. Những bức vẽ này được tìm thấy trong Động Thiên Phật, cách huyện Tây An, tỉnh Cam Túc khoảng 90 km. Các bức hình có cảnh một vị hòa thượng và " Hầu hình nhân 猴形人 " ( khỉ hình người ) đang trang nghiêm chắp tay hành lễ, hướng mặt về phía Phật Bà Quan Âm trên đài Kim Cương bảo thạch. Bốn bức hình khác khắc họa chi tiết thầy trò Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh, tương tự như câu chuyện trong " Tây Du Ký " của Ngô Thừa Ân sau này vậy. 

DCD_2016cards.jpg 

Nhớ hồi xưa, khi tạo mẫu thêu cho má tôi thêu mặt gối hình 12 con giáp. Tới năm THÂN, tôi đã phải mượn hình tượng cuả Tề Thiên Đại Thánh được vẽ theo kiểu hoạt họa ở trên và thêm vào 4 chữ  THÔNG MINH DĨNH NHỘ 聰明穎悟 cho các em bé tuổi THÂN nằm, để cho các em không cảm thấy " Tủi Thân " như dân gian đã hát :

                     Người ta tuổi Ngọ tuổi Mùi,

               Còn tôi riêng chịu một đời " tủi thân " !

 Viết đến đây, lại nhớ đế lần họp mặt của Vườn Thơ Thẩn trong năm qua, anh Huỳnh Hữu Đức đã làm một đôi câu đối để tặng cho chị Phương Hà là người tuổi Thân như sau :

                   Năm Mão là năm mèo. Mèo đội mão

                  Tuổi Thân là tuổi khỉ. Khỉ " tủi thân ".

                  Tội nghiệp, làm chị Phương Hà buồn 5 phút !

 Trở lại với cây nhà lá vườn, khỉ có mặt ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam, chả thế mà nông thôn Việt Nam nơi nào cũng có " Cầu Khỉ ", và cây cầu khỉ đã trở thành " top ten " trong 10 cây cầu đáng sợ nhất thế giới ...

DCD_namkhi_caukhi_1.jpg 

 

                  Tên gọi cầu khỉ không phải vì cầu dành riêng cho khỉ, mà là tư thế lom khom của người khi qua cầu trông giống như con khỉ. Những cây cầu nổi tiếng ở các miền quê Việt Nam này làm bằng tre và dây dừa, bắt qua những con sông, rạch, dòng kênh nhỏ. Cầu rất hẹp và lắc lư mỗi khi có người đi qua.

DCD_namkhi_caukhi_2.jpg 

 Các vùng quê hẽo lánh it người qua lại hoặc các vùng rừng đước rừng tràm ... được gọi là các vùng " Khỉ ho Cò gáy ". Hù dọa ai một cách vô ích thì gọi là " Rung cây nhát Khỉ ", làm những chuyện vô bổ không cần thiết thì nói là " Dạy Khỉ leo cây ", gặp chuyện gì cũng nhăn nhó thì mắng nhau " Cái tù mặt mầy như là Khỉ ăn ớt vậy ", hoặc nói nặng hơn " Thứ cái đồ mặt nhăn như Khỉ ". Gặp đứa phản trắc, ăn cơm tui mà hại tao, thì bảo là " Nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà ". Ghét ai thì mắng " Thứ đồ Khỉ gió !". Muốn phủ định việc gì thì nói là : " Khỉ khô, khỉ mốc, khỉ dọc "!... Con khỉ xấu vậy sao ? Nhưng lúc thấy vui thì cũng sẵn sàng " làm trò Khỉ ", con nít rắng mắt thì gọi là " Liếng Khỉ ", tuổi con khỉ thì dân gian có câu hát rằng :

 

                      Tuổi Thân con khỉ ở lùm,

                Trèo qua trèo lại té ùm xuống sông !

 

         Thương cảm và thân thiết hơn với hình tượng :

 

                    Con khỉ bồng con lên non hái trái,

                Anh cảm thương nàng phận gái mồ côi !

 

        Viết đến đây, làm ta nhớ lại một chuyện tình giữa khỉ vượn và người rất nôỉ tiếng trong văn học dân gian Việt Nam,  đó là truyện LÂM TUYỀN KỲ NGỘ mà giới bình dân gọi là " BẠCH VIÊN TÔN CÁC " với câu hát :

                        Bạch Viên Tôn Các xa trông,

                 Bồng con ôm gói thẳng xông lên đàng. 

        " Lâm tuyền kỳ ngộ " 林泉奇遇 là " Cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa suối rừng ", là một truyện dài bằng thơ, gồm 146 bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật, một bài thơ tứ tuyệt và một bài " Thạch tuyền ca khúc " theo thể Hát Nói ( hai bài này đều ở cuối tác phẩm ). Hoàng Xuân Hãn trong " Thi văn Việt Nam " cho rằng tác phẩm này gồm 150 bài thơ Đường luật.

        Tác phẩm này hiện vẫn chưa ai tìm ra được tên tác giả, có một số giả định là tác phẩm được viết vào khoảng đầu thế kỷ XVII. Còn có nơi cho rằng tác giả là hoàng giáp Nguyễn Ðăng, một nho sĩ tài hoa ở Ðại Toán, Bắc Ninh khoảng thời Trịnh Tạc (1657-1682), từng được cử đi sứ nhà Minh năm 1673.

        Nội dung tác phẩm dựa vào " Viên thị truyện " 猿氏傳 của Cố Quýnh đời Đường, Trung Quốc, gắn liền với chùa Phi Lai. Truyện miêu tả cuộc tình duyên giữa một nho sinh và một con vượn trắng đã hoá thành người ( con vượn vốn là tiên giáng trần ). Tính chất lãng mạn, tinh thần nhân đạo chủ nghĩa, chống những hạn chế của tôn giáo, mạnh dạn biểu lộ những yêu cầu hạnh phúc của con người, của tình yêu nam nữ, đã làm nên giá trị chủ yếu của tác phẩm.

DCD_bannom_BVTonca.jpg 

                   Bản Nôm của QH Huế      Vở Cải Lương BVTC

 Ngoài việc viết lại bằng thơ Lục Bát để dân gian nói thơ theo kiểu thơ Vân Tiên, Bạch Viên Tôn Các còn được sọạn thành tuồng Cải Lương với các vai diễn nổi tiếng như nghệ sĩ Thanh Sang vai Tôn Các và kiều nữ Thanh Nga vai Bạch Viên rất ăn khách trong thập niên 70 của Thế kỷ trước.

 

         Nhân nhắc đến vượn, ta lại nhớ đến một thành ngữ có liên quan là VIÊN TRƯỜNG THỐN ĐOẠN 猿腸寸斷 ( Ruột của con vượn đứt ra từng tấc một ), Ta nói là " Ruột thắt từng cơn " hay " Đứt từng khúc ruột " theo tích sau đây :

         Sách Sưu Thần Ký đời Tấn, Quyển 22 ghi : Xứ Đông Hưng đất Lỗ, thuộc Quận Lâm Xuyên, có ngưới vào núi bắt được một vượn con mang về. Vượn mẹ chạy theo đến nhà. Người nầy trói vượn con trên cây trong sân. Vượn mẹ trông thấy, quỳ xuống van xin, giơ tay tự tát vào má mình. Người đó chẳng những không tha còn giết chết vượn con. Vượn mẹ trông thấy, kêu khóc thảm thương, rồi lộn đầu xuống đất mà chết. Người đó bèn mỗ bụng vượn mẹ ra, thì thấy ruột đã bị đứt từng khúc một. Nên, thành ngữ nầy dùng để chỉ sự nhớ thương bi thiết, hoặc qúa mức đau lòng mà " Đứt từng đoạn ruột "! Thơ Lý Bạch trong bài " Tặng Võ Thập Thất Ngạc " có câu :

 

                Ái tử cách Đông Lỗ,               爱子隔东鲁,

                Không bi đoạn trường viên.    空悲断肠猿 .

Có nghĩa :

              Thương con như bị chia cắt ở đất Đông Lỗ,

              Buồn thương đứt ruột như con vượn kia cũng hoài công thôi !

         Quả là một thành ngữ đánh động lòng người, và là một câu chuyện luân lý đề cao tình mẹ thương con muôn vàn bi thiết. Vượn còn thế, huống hồ là người ? Ai là con mà lại nở bỏ mẹ, nở quên mất tình thương bao la cuả mẹ bao giờ ?! Cô gái quê cuả vùng sông nước Nam Bộ ngày xưa cũng đã mượn hình tượng cuả con vượn để nhắn nhủ với mẹ rằng :

                   Má ơi, đừng gả con xa,

                Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu ?!

 Trong số Đề 36 con, thì Khỉ đứng đầu trong nhóm Ngũ Khất Thực  ( 5 người ăn mày ), mang số 23 và có tên chữ là Tam Hòe với lời vè như sau :

                       Tam Hòe con khỉ hăm ba, 

                Thua hoài đến nổi bán nhà không hay !


         Sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm quyết định xóa số 2 sòng bạc lớn nhất Sài Gòn Chợ Lớn là Kim Chung và Đại Thế Giới, thì đề 36 không còn nữa . Nhưng nhóm quân đội người Nùng giúp Tổng Thống dẹp loạn Bình Xuyên vẫn còn xổ đề ở vùng Cây Da Xà Phú Lâm Chợ Lớn, và họ đã thêm vào 4 con nữa cho đủ 40. Bốn con thêm vào là 37 Thiên Công ( Ông Trời ), 38 Địa Chủ  ( Đất Đai ), 39 Thần Tài và 40 là Táo Quân ( Ông Táo ). Nên khi áp dụng vào Xổ Số Kiến Thiết thì ta có tới 2 con khỉ lận : Con khỉ nhỏ là 23, còn con khỉ lớn là 63 ( cộng thêm 40 nữa )! Thế là các tay ghiền đánh số đề từ 00 đến 99 mỗi ngày ít nhất phải thua thêm một con số đề nữa !

          Nạn đánh đề càng trầm trọng khi xã hội càng phân biệt giàu nghèo. Dân càng nghèo càng phải chạy theo cuộc sống và càng mê số đề hơn, và càng thua nhiều hơn nữa, rồi càng phát sinh nhiều tệ nạn xã hội hơn và cuối cùng là xã hội càng băng hoại hơn !... Rồi đến một ngày nào đó thì ...

                 Thọ đão hồ tôn tán !    樹倒猢猻散 !

Có nghĩa :

                Cây đã ngã rồi thì lũ khỉ cũng sẽ tan hàng !

DCD_namkhi_caynga.jpg 

 Theo tích sau đây :

           Trong sách Thuyết Phù được biên soạn bởi Đào Tông Nghi, trong đó có một câu truyện như sau :

            Vào thời Nam Tống , có người tên là Tào Vịnh, vì có quan hệ mật thiết với Thừa Tướng lúc bấy giờ là Tần Cối nên  được phong làm quan lớn. Mọi người đều a dua theo ông ta để được phong quan, duy chỉ có em vợ cuả ông ta là Lệ Đức Tân, người rất chính nghĩa, không thích a dua, thà chịu giữ chức thư lại nhỏ nhoi ở địa phương chứ không về hùa với ông anh rễ. Tào Vịnh rất giận, ra lệnh cho quan huyện địa phương gây áp lực và làm khó ông em vợ cứng đầu nầy, nhưng Lệ Đức Tân vẫn không khuất phục.

            Sau khi Tần Cối chết, những người theo hùa với ông ta đều bị rơi đài. Tào Vịnh cũng bị biếm đến đất Tân Châu của vùng Quảng Đông. Lúc nầy, Lệ Đức Tân mới làm một bài phú có tựa là " Thọ Đão Hồ Tôn Tán Phú 樹倒猢猻散賦 ". Nội dung châm biếm những người a dua với Tần Cối như là lũ khỉ, dựa hơi Thừa Tướng để tác oai tác phúc. Nay cây đã ngã rồi thì lũ khỉ nhóc cũng phải tan hàng mà thôi. Tào Vịnh đọc bài phú tức đến ói máu, nhưng cũng không làm gì được cái ông em vợ chính trực kia !!! 

             Trông người lại ngẫm đến ta ...                    

             Không biết chừng nào cái cây lớn Trung Quốc mới ngã, để cho lũ hồ tôn tan hàng thất tán, hết tác oai tác phúc làm giàu trên xương máu của dân nghèo. Mong rằng câu cuối của bài sấm Trạng Trình được linh nghiệm để cho ...

 

                 ... Thân Dậu niên lai kiến thái bình !

                                                   Mong lắm thay !!!

 

                                                            Đỗ Chiêu Đức

DCD_namkhi_caynga_2.jpg 

                   

                        Vịnh Bính Thân 2016

                   Đứng hàng thứ chín thuộc chi Thân,

                   Đại Thánh Tề Thiên giáng xuống trần.

                   Ấn Độ khỉ thần phò thánh đế,

                   Hoa Kỳ vượn chúa lụy giai nhân.

                   Tâm viên ý mã khôn an trụ,

                   Ruột đứt lòng sầu khó giải phân.

                   Cây ngã hồ tôn đi tứ tán,

                   Thái bình vui hưởng lấy chi cân !

 

                                                      Đỗ Chiêu Đức    


TỐNG TÁO THI - LỖ TẤN

 

DCD_LoTan.jpg

魯迅(1881.9.25~1936.10.19),浙江紹興人,原名周樹人,字豫山、豫亭,後改名為豫才。他時常穿一件樸素的中式長衫,頭發像刷子一樣直豎著,濃密的胡須形成了一個隸書的"一"字。他是偉大的文學家、思想家,是中國文化的主將。

 

          LỖ TẤN ( 25-9-1881--19-10-1936 ), người huyện Thiệu Hưng, Tỉnh Chiết Giang. Vốn tên là Châu Thọ Nhân, tự là Dự Sơn, Dự Đình, Sau đổi thành Dự Tài. Ông thường mặc một chiếc áo dài giản dị theo truyền thống Trung Hoa. Đầu để trần tóc dựng đứng như bàn chải, râu mép đậm như hình chữ NHẤT viết theo theo kiểu Lệ Thư. Ông là nhà Văn học, nhà Tư Tưởng vĩ đại và là chủ tướng của nền văn hóa Trung Hoa cận đại.

 

          Sau đây là bài Tống Táo Thi ông làm năm Canh Tí 1901 lúc gia cảnh đang sa sút phải cầm cố đồ đạc để sống qua ngày.

  

      庚子送灶即事        CANH TÝ TỐNG TÁO TỨC SỰ

           1901年                         năm 1901

        只雞膠牙糖,          Chỉ kê giao nha đường,

        典衣供瓣香。          Điển y cung biện hương.

        家中無長物,          Gia trung vô trưởng vật,

        豈獨少黃羊。          Khởi độc thiểu hoàng dương.

                     魯迅                                        Lỗ Tấn

CHÚ THÍCH :

    * GIAO 膠 là chất Keo, chất Nhựa. nên...

       Giao Nha Đường là Kẹo Mạch Nha.

    * ĐIỂN 典 là Cầm Cố. Điển Y là Cầm cái Áo.

    * TRƯỞNG VẬT 長物 : Đồ vật có giá trị, Đồ Quý giá !

    * HOÀNG DƯƠNG 黃羊 : là con Dê màu Vàng. Theo sách " Hậu Hán Thư " quyển 62 có " Âm Thức Truyện《後漢書》卷62《陰識傳》kể rằng : Đời Tuyên Đế, có người tên Âm Tử Phương, rất có hiếu lại có lòng nhân từ. Tháng Chạp hăm ba, nhà chỉ có một con dê màu vàng cũng làm thịt để cúng Táo. Từ đó về sau bỗng phát tích thành cự phú. Vì thế sau này đến ngày tế Táo, mọi người đều làm dê vàng để cúng theo, lâu dần thành lệ.

 

NGHĨA BÀI THƠ :

                 BÀI THƠ LÀM LÚC CÚNG ÔNG TÁO NĂM

                               CANH TÝ 1901

        Chỉ vỏn vẹn có một con gà và chút đỉnh kẹo mạch nha, đó là do vừa đi cầm cái áo mà mua nhang về để cúng đó. Nhà đã không còn vật gì đáng giá nữa, chẳng phải chỉ thiếu có con dê vàng thôi không đâu ! ( Ý muốn nói là còn thiếu nhiều món để cúng nữa ! )

         Chắc vì không có được dê vàng để cúng, nên Lỗ Tấn chịu nghèo suốt cuộc đời mình !

DCD_LoTan2.jpg

 DIỄN NÔM :

                  TIỄN TÁO NĂM CANH TÝ 1901

 

                       Mạch nha kẹo với gà,

                       Cầm áo cúng hoa loa.

                       Nhà không còn gì quý,

                       Lấy đâu chú dê già !?

     Lục bát :

                       Con gà với kẹo mạch nha,

                 Nén nhang cầm áo hoa loa cúng Ngài,

                       Hết đồ quý giá trong ngoài,

                 Dê vàng đừng nhắc thêm hoài công thôi !

 

                                                            Đỗ Chiêu Đức              

TỐNG TÁO THI

DCD_LOtan3.jpg 

                         

                               Hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, thì dân Việt Nam ta có tục lệ cúng tiễn đưa Ông Táo về trời, người Hoa thì cúng vào đêm 24. Theo câu nói của dân gian là " Quan tam, dân tứ, thuyền gia ngũ ", có nghĩa là : Làm quan thì đưa ông Táo ngày 23, dân thì đưa ngày 24, còn những người đi ghe theo cuộc sống thương hồ thì đưa ông Táo ngày 25.


         Bỏ qua về xuất xứ của tục lệ nầy, chỉ xét về phần cúng tế. Người Việt và người Hoa ở Việt Nam thường cúng tiễn Táo Quân bằng " thèo lèo ", bánh mức, chè Ỷ... hương hoa trà nước... và giấy tiền vàng bạc kèm theo các hình cò bay ngựa chạy. Ý là để cho ông Táo cởi ngựa cởi cò về trời ( trong văn học thì cho là cởi cá Chép ), còn " thèo lèo " bánh mức... là để ăn cho ngọt miệng đặng báo cáo cho ngọt cho tốt với Ngọc Hoàng Thượng Đế về tình trạng gia đình nơi mà ông Táo đang cư ngụ....    

DCD_Totan4.jpg
       
Nhớ lúc nhỏ, khi gần Tết , tôi đã đọc được một bài thơ " Tống Táo Thi " 送 竈 詩  trên báo để tiễn đưa ông Táo như sau :

 

     送 竈 詩                      TỐNG TÁO THI      
  麥芽糖餅餞行蹤, Mạch nha đường bỉnh tiễn hành tung,
  拜祝佯癡且作聾。 Bái chúc dương si thả tác lung.
  只有一般應開口, Chỉ hữu nhất ban ưng khai khẩu,
  煩君報我一年窮。 Phiền quân báo ngã nhất niên cùng !

 

 CHÚ THÍCH :
    1. Đường Bỉnh : là Kẹo bánh. Đường là Đường, mà cũng có

        nghĩa là Kẹo nữa.
    2. Dương : là Giả đò.Tác : là Làm, ở đây có nghĩa là Làm bộ.
    3. Si : là Ngây, là Dại.  Lung : là Điếc.
    4. Nhất ban : là Mạo từ ( Article )chỉ : Một Điều, Một Cái.
    5. Nhất niên : là Cả năm, suốt năm, chớ không phải MỘT

        NĂM.

 

 DỊCH NGHĨA :
       Mạch nha, Kẹo, bánh... đưa tiễn bước chân ông đi. Khi bái kiến và chúc tụng Thượng Đế xin ông giả ngây giả điếc dùm cho ( đừng nói lung tung những chuyện không tốt của tôi ). Chỉ có một điều ông nên mở miệng nói là.... Cảm phiền ông báo với Ngọc Hoàng là sao tôi lại nghèo suốt cả năm vậy  ?!


 DIỄN NÔM :

                 THƠ TIỄN ÔNG TÁO
          Mạch nha kẹo bánh tiễn chân ông,
          Lên đó giả ngây giả điếc dùm.
          Chỉ có một điều nên mở miệng,
          Rằng ta nghèo suốt một năm ròng !
                                                    Đỗ Chiêu Đức.


 TÁI BÚT :

dcd_Lotan5.jpg 

                   
     Xin được nói thêm về 2 chữ THÈO LÈO.
     THÈO LÈO là phát theo âm Triều Châu của 2 chữ TRÀ LIỆU 茶料 : là Những Vật Liệu dùng để Uống Trà. VẬT LIỆU ở đây là chỉ những món đồ ngọt như : Kẹo Đậu Phọng, Kẹo mè đen, mè trắng, cốm, và những viên đậu phọng được áo một lớp đường màu trắng mà ta quen gọi là " Cứt Chuột ".
    " Thèo Lèo Cứt Chuột  " là món ngon dùng để uống trà và là món không thể thiếu khi cúng ông Táo ở quê tôi : Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xán, Phong Điền...


        Nhân nói đến thơ đưa Ông Táo, ta không thể không nhắc đến bài " Tống Táo Thi " của Lữ Mông Chính, người mà trong " Hàn Nho Phong Vị Phú " Nguyễn Công Trứ đã viết như thế nầy :   

       .... Khó ai bằng Mãi Thần, Mông Chính, cũng có khi ngựa

             cởi dù che. ...

 

           Sau đây, ta thử tìm hiểu cuộc đời nghèo khó và bài thơ đưa ông Táo nổi tiếng của ông nhé !...


  呂蒙正(944或946-1011),字聖功,河南洛陽人,977年宋太宗丁丑科狀元。呂蒙正中狀元後,曾任將作監丞、通判、著作郎、左補闕、參知政事等官銜。988年,呂蒙正出任宰相,病逝於大中祥符四年(1011年),享年67歲 .
          LỮ MÔNG CHÍNH ( 944 & 946- 1011 ), Tự là Thánh Công, người đất Lạc Dương tỉnh Hà Nam, đậu Trạng Nguyên năm Đinh Sửu đời Tống Thế Tôn năm 977. Sau khi đỗ Trạng, Lữ Mông Chính đã từng giữ các chức vụ Giám Thừa, Thông Phán, Trứ Tác Lang, Tả Bổ Khuyết, Tham Tri Chính Sự. Năm 988, Lữ nhậm chức Tể Tướng. Bệnh mất năm Đại Trung Tường Phù thứ 4 ( 1011 ), hưởng thọ 67 tuổi.

          

     Sau khi cha mất, gia cảnh ngày một suy vi . Lữ Mông Chính cùng mẹ phải tạm trú ngụ trong một lò gạch cũ, làm nghề ăn xin độ nhật.
          Một hôm, thấy trước cửa quan Tể Tướng đông nghịt những người, chen chút nhau rất náo nhiệt. Lữ cũng chen vào để xem, tình cờ một vật gì đó từ trên trời bay xuống rớt đúng vào lòng. Thì ra, thiên kim tiểu thơ của quan Tể Tướng là Lưu Nguyệt Nga đang gieo tú cầu để tìm người hôn phối. Vật bay vào lòng Lữ là trái tú cầu được Lưu tiểu thơ ném từ trên lầu xuống....

         Dĩ nhiên là ông bà Tể Tướng không chịu chấp nhận hôn sự nầy, nhưng tiểu thơ Nguyệt Nga thì lại kiên trì chấp nhận từ bỏ tất cả để đi theo Lữ về sống ở lò gạch bể, vì nàng cho đây là duyên trời định và hơn nữa không thể bội tín được.
         Cuối năm đó, đến ngày đưa ông Táo, không hiểu là Lữ Mông Chính đã năn nỉ như thế nào mà ông hàng thịt bán chịu cho một miếng thịt đem về luộc để cúng ông Táo. Nhưng khi bà hàng thịt biết được việc nầy bèn mắng cho ông chồng một trận nên thân : " Nó nghèo kiết xác, làm sao có tiền trả mà bán chịu ?!". Bà ta tức tốc chạy đến lò gạch, thấy miếng thịt đang luộc dở dang trên bếp, bèn hứ một tiếng rồi vớt lấy miếng thịt đem về !. Đến nước nầy, Lữ chỉ còn biết đổ nước luộc thịt vào tô mà đưa tiễn ông Táo về trời thôi.

         Trong khi thắp hương để cúng ông Táo, vì cảm khái trước cái nghèo khó của mình và cũng cảm khái trước cái nhân tình thế thái, Lữ Mông Chính đã làm bài thơ tiễn Ông Táo sau đây :

 

      一柱清香一縷煙,    Nhất trụ thanh hương nhất lũ yên,
      灶君今日上朝天;    Táo Quân kim nhật thướng triều thiên.
      玉皇若問人間事,    Ngọc Hoàng nhược vấn nhân gian sự,
      為道文章不值錢。    Vị đạo văn chương bất trị tiền ! 


 DỊCH NGHĨA :
        Một nén nhang thanh thanh tỏa ra một làn khói nhẹ, hôm nay ta đưa tiễn Táo Quân về để chầu Trời. Nếu như Ngọc Hoàng có hỏi đến chuyện của dân gian, thì xin ông hãy vì ta mà đáp rằng, văn chương không đáng giá đồng xu cắc bạc nào cả !

DIỄN NÔM :
                  Một nén nhang thanh làn khói nhẹ,
                  Chầu Trời tiễn Táo đến cửa thiên.
                  Ngọc Hoàng nếu hỏi nhơn gian sự,
                  Hãy đáp văn chương chẳng đáng tiền !
                                                         Đỗ Chiêu Đức. 


       Câu chót của bài thơ làm ta nhớ đến câu thơ lên Hầu Trời của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu :
              " Văn chương hạ giới rẻ như bèo ! "....


       Trở lại chuyện của Lữ Mông Chính, theo truyền thuyết dân gian thì....
    ....Năm đó, sau khi Táo của các nhà đã báo cáo xong, mà đợi mãi vẫn không thấy Táo của lò gạch nơi Lữ cư ngụ. Mọi người đang nóng ruột, thì thấy Táo của Lữ Mông Chính mặt mà xanh lè, đi cà lếch cà lếch vào chầu. Ngọc Hoàng phán hỏi tại sao, thì được trả lời rằng : " Thần chỉ uống có một tô nước thịt luộc dở dang chưa chín, đã đói lại còn bị... chột bụng nên đi không nổi. ", đoạn trình bài thơ của Lữ lên cho Ngọc Hoàng xem. Ngọc Hoàng phán rằng, số của Lữ sẽ đậu Trạng Nguyên vào khoa sau, đừng lo lắng quá ! Thần Táo mới năn nỉ rằng : " Anh ta đói quá, sợ sống không nổi đến khoa sau đâu, thôi thì trước sau gì cũng đậu, xin Ngọc Hoàng thương tình.  Ngọc Hoàng bèn sai Nam Tào đem sổ sửa lại cho Lữ đậu ngay khoa nầy, vì thế mà Lữ Mông Chính mới đậu được Trạng Nguyên của khoa Đinh Sửu 977 là vậy !


  ... Trên đây là theo truyền Thuyết dân gian, chớ thực sự thì... Đằng sau sự thành công của người đàn ông, thường có bóng dáng của một người đàn bà, còn ở đây, đằng sau sự đậu đạt của Lữ Mông Chính, có tới  bóng dáng của 2 người đàn bà lận : một là Lưu tiểu thơ, 2 là bà Tể Tướng phu nhân, vì thương con gái mà lén chu cấp đầy đủ vật chất cho con và rể sinh sống, vì vậy Lữ mới yên tâm mà dùi mài kinh sử... chứ đói meo thì làm sao đủ sức mà học hành để đậu Trạng Nguyên cho được !


         Đây là ông Tể Tướng xuất thân từ khất cái ( Ăn mày )  duy nhất của lịch sử Trung Hoa : Lữ Mông Chính.


       Nói đến thơ đưa tiễn Ông Táo thì cũng không thể không nhắc tới...

        LA ẨN 羅隱(833-909 ),Tự là Chiêu Gián, người đất Tân Thành ( thuộc trấn Tân Đăng, thành phố Phú Dương, tỉnh Chiết Giang ngày nay ). Ông vốn tên là HOÀNH 橫, vì từ năm 20 tuổi bắt đầu đi thi Tiến Sĩ, nhưng 10 lần vẫn không đậu, nên mới đổi tên là LA ẨN và đi tu theo đạo Lão, là một học giả thuộc Đạo Gia ở cuối đời Đường đầu đời Ngũ Đại. Thơ ông thường mang tính hiện thực, bất cần đời, nổi tiếng với các câu như :

dcd_Lotan6.jpg 

             

          今朝有酒今朝醉,   Kim triêu hữu tửu kim triêu túy,
          明日愁來明日憂。   Minh nhựt sầu lai minh nhựt ưu.


 Có nghĩa :
                Hôm nay có rượu thì hôm nay say,
                Ngày mai sầu đến thì ngày mai hãy ưu sầu !


       Ông cũng có một bài Tống Táo Thi giống như là của LÃ MÔNG CHÍNH đã nêu ở trên, như sau :

dcd_lotan7.jpg 

          

     一盞清茶一縷煙,    Nhất trản thanh trà nhất lũ yên,
     灶君皇帝上青天。  Táo quân hoàng đế thượng thanh thiên.
     玉皇若問人間事,  Ngọc Hoàng nhược vấn nhân gian sự,
     為道文章不值錢。  Vị đạo văn chương bất trị tiền ! 


CHÚ THÍCH :
       NHẤT TRẢN : là Một Chung. TRẢN là Ly, Chén nhỏ.
       TÁO QUÂN HOÀNG ĐẾ : Là Ông Hoàng Đế ở trong Bếp mà ta quen gọi là VUA BẾP.( Xuất xứ của từ VUA BẾP là do câu thơ nầy mà ra ).


DIỄN NÔM :
                 Một chén trà thơm làn khói nhẹ,
                 Chầu Trời Vua Bếp đến cửa thiên.
                 Ngọc Hoàng nếu hỏi nhơn gian sự,
                 Hãy đáp văn chương chẳng đáng tiền !


       Ta thấy, chỉ có 2 câu đầu là hơi khác, còn 2 câu sau của bài thơ thì giống y chang như là bài Tống Táo Thi của Lữ Mông Chính, và không cần phải nói ta cũng biết là Lữ đã mượn thơ của La Ẩn để cảm khái cho hoàn cảnh của mình, vì LA lớn hơn LỮ đến 111 tuổi lận, LA ở cuối đời Đường còn LỮ ở đầu đời Tống.


       Để kết thúc bài viết nầy, xin mời cùng đọc câu đối hay và nổi tiếng thường thấy dán cho bàn thờ TÁO QUÂN như sau :

 

                  有德能司火,   Hữu đức năng ty hỏa,
                  無私可達天。   Vô tư khả đạt thiên.


Có nghĩa :
           Có ĐỨC thì mới có thể trông coi việc củi lửa bếp nút được.
           Phải CHÍ CÔNG VÔ TƯ thì mới được lên chầu trời ( để trình tấu mọi việc ).

dcd_lotan8.jpg 

                 

       Như vậy là cái TIÊU CHUẨN để được làm ông Táo đâu phải dễ !. Năm mới vui xuân, mong rằng mọi người rán tích đức để tương lai đều được lên CHẦU TRỜI như ông TÁO vậy !


                                                             Đỗ Chiêu Đức

GIÁO DỤC

             Giáo Dục luôn luôn là đề tài muôn thuở gắn liền với đời sống con người. Bất cứ nơi đâu trên trái đất, bất cứ màu da nào, dân tộc nào đều cũng có một nền giáo dục riêng biệt, đặc trưng của mình. Ngay cả trong mỗi gia đình đều có một nề nếp riêng của gia đình đó, mà người chủ gia đình là đầu tàu dẫn dắt theo cái hướng đi của gia đình mình và của cái xã hội mà gia đình mình đang hiện hữu. Nên từ ngàn xưa ông bà ta cũng đã cảnh báo là :" Dưỡng bất giáo, phụ chi quá. Giáo bất nghiêm, sư chi đọa " 養不教,父之過。教不嚴,師之惰。Có nghĩa : " Nuôi mà không dạy là lỗi của người cha. Dạy mà không nghiêm, là do sự biếng nhác của người Thầy." Vậy nên ...

           Muốn Giáo Dục có hiệu qủa tốt, thì cần phải kết hợp chặc chẽ giữa người dạy, người học và người theo dõi đôn đốc nữa ! Tức là phải kết hợp giữa Học Đường và Gia Đình, phải điều phối hợp lý chặc chẽ giữa Học Sinh, Thầy Cô Giáo và Phụ Huynh ! GIÁO DỤC luôn là vấn đề bức xúc, tế nhị và lâu dài, không phải trong một ngày một buổi mà đem lại hiệu qủa trông thấy được.

           Bây giờ thì ta hãy thử Chiết Tự để tìm hiểu một cách thấu đáo hơn về 2 chữ GIÁO DỤC nhé !

     * GIÁO 教 là chữ Hội Ý, theo diễn tiến của chữ viết như sau :


 DCD_GiaoDuc1.jpg

Giáp Cốt Văn   Kim Văn   Đại Triện  Tiểu Triện  Lệ Thư   

Ta thấy các chữ trên ...

        Bên Trái phía trên là 2 dấu chéo chỉ SỰ KIỆN, phía dưới là hình chữ Tử 子 là NGƯỜI, là Thằng Nhỏ. Bên Phải là hình của một Người hai tay dang ra, tay phía trên có cầm một cây Roi giơ cao như đang chỉ huy. HỘI Ý những hình trên lại : Trong xã hội nô lệ, thường thì chủ nô lệ phải cầm roi để chỉ huy, ra lệnh, dạy bảo đám người nô lệ. Nên ...

        GIÁO 教 đầu tiên có nghĩa là Chỉ Bảo, Ra Lệnh. Như :

    - GIÁO HUẤN 教訓 : là Dạy Dỗ, chỉ bảo, bắt buộc phải làm theo. Huấn còn có nghĩa là Huấn Tập, Huấn luyện cho thành thạo. Nghĩa phát sinh hiện nay thì Giáo Huấn có nghĩa là : Dạy cho một bài học cho nên thân !.

    - GIÁO ĐẠO 教導 : Chữ ĐẠO 導 nầy có bộ THỐN 寸 là Tấc ở dưới, Ý chỉ dò dẵm từng tấc đất một. Nên ĐẠO là Chỉ Dẫn để đi cho đúng Đường là Hướng Đạo đó. Nên GIÁO ĐẠO là Dạy dỗ và Hướng dẫn để đi cho đúng với con đường phải đi.

    - GIÁO DƯỠNG 教養 : Chữ DƯỠNG có bộ THỰC 食 bên dưới, nên Dưỡng là Cho Ăn, là NUÔI. Nên GIÁO DƯỠNG là Nuôi Dạy. 

Nuôi dạy là phạm vi của Gia đình, của Cha mẹ đối với Con cái. nhưng nghĩa rộng của Giáo Dưỡng là Giáo dục và Bồi Dưỡng. Có nghĩa dạy xong rồi, còn phải củng cố bồi dưỡng cho kiến thức được vững chắc lâu dài !

    - GIÁO HỌC 教學 : là DẠY và HỌC, nên Giáo Học là Dạy Học. Công Việc Giáo Học là Công việc truyền thụ kiến thức cho người khác, nhưng GIÁO HỌC cũng có nghĩa Dạy tức là Học đó. Càng DẠY thì lại càng HỌC được nhiều kiến thức hơn, càng Giỏi hơn ra.

      Đó là chung quanh các chữ GIÁO mà có liên quan đến DỤC. Vậy DỤC là gì ? Ta hãy xem nguồn gốc của chữ DỤC dưới đây :


 DCD_GD2.jpg                                      

           Đại Triện          Tiểu Triện                Lệ Thư

Ta thấy :

    * Chữ Đại Triện : Có bộ MẪU 母 là Mẹ bên trái, bên phải là chữ Tử 子 là Con lật ngược đầu xuống, dưới cùng là chữ Tiểu 小 là Nhỏ. Ý chữ là : Bà mẹ đang sanh ra đứa con nhỏ, nên chữ Tử 子 mới để ngược đầu trở xuống. Và chữ DỤC 育 ở đây có nghĩa là SANH RA. Như :

        - Sinh Dục 生育 nghĩa như Sinh Sản.

        - Tiết Dục 節育 là Hạn chế Sinh đẻ.

        - Đoạn Dục 斷育 là Nghỉ đẻ luôn !

    * Chữ Tiểu Triện : Phần trên  là chữ TỬ 子 trở ngược đầu, phần dưới là bộ NHỤC 肉 là THỊT,( được viết cách điệu như chữ Nguyệt 月 là Trăng ). Ý chữ là : Đang đút cho đứa bé ăn thịt, nên DỤC 育 có nghĩa là NUÔI NẤNG. Như :

        - Dưỡng Dục 養育 : là từ kép của Nuôi, là Nuôi Nấng.

        - Đức Dục 德育 : Nuôi Nấng về mặt Đạo Đức.

        - Trí Dục 智育 : Nuôi Nấng về mặt Trí Thức.

        - Thể Dục 體育 : Nuôi Nấng cho cơ thể Khỏe Mạnh.

        - Mỹ Dục 美育 : Nuôi Nấng về khiếu Thẩm Mỹ.

           .... và cuối cùng là ...

        - GIÁO DỤC 教育 : Là Nuôi Nấng về mặt Dạy Dỗ.

          Nhưng, Nuôi như thế nào ? Nuôi bằng cách rèn luyện cho người được nuôi có được Phẩm Chất Đạo Đức Tốt ( Đức Dục ). Nuôi bằng cách truyền thụ cho người được nuôi mở mang trí hóa với các kiến thức căn bản ( Trí Dục ). Nuôi cho người được nuôi có được một cơ thể cường tráng ( Thể Dục )  và có được cái năng khiếu về thẩm mỹ mỹ thuật, biết thưởng thức được những cái đẹp của cuộc sống chung quanh ta ( Mỹ Dục ). Còn ...

          DẠY thì phải ra sao ? Dạy  cho nắm bắt được kiến thức cơ bản của xã hội mà ta đang sống, có được một kỹ năng kiếm sống và biết sống cho đáng sống ( Giáo Huấn ). Dạy cho biết bồi dưỡng cập nhật và thích ứng với xã hội luôn luôn phát triển không ngừng ( Giáo Dưỡng ). Dạy cho biết phải đi đúng đường đúng hướng của đạo làm người trong tập thể mà ta đang sống ( Giáo Đạo ) và cuối cùng là Dạy cho ta biết phải luôn luôn học hỏi và không ngừng cầu tiến để thăng hoa hơn con người của bản thân ta ( Giáo Học ). Cho nên ...

          Giáo mà không Huấn sẽ không tinh, không giỏi được. Giáo mà không Dưỡng sẽ không lâu dài bền vững được. Giáo

mà thiếu chỉ Đạo sẽ dễ bị chệch hướng, " Tẩu hỏa nhập ma ", lầm đường lạc lối,  còn Giáo mà không chịu trao dồi Học hỏi thêm sẽ bị lạc hậu ngay, như câu nói :

DCD_GiaoDuc3.jpg 

            

            Học như nghịch thuỷ hành chu,    學如逆水行舟,

            Bất tiến tắc thoái dã !                  不進則退也!

Có nghĩa :

       - Chuyện học hành như là đang đi thuyền nước ngược vậy,

       - Nếu không cố gắng tiến lên, thì sẽ bị nước đẩy cho lùi trở xuống ! ( chớ không thể đứng một chỗ được !).

 

       Hai chữ GIÁO DỤC  thấy như đơn giản, nhưng lại bao hàm đầy đủ các mặt NUÔI DẠY cần thiết để đào tạo con người. Cho nên, Công Tác Giáo Dục cũng là Công Tác vô cùng phức tạp và hết sức thiêng liêng và Hiệu Qủa Giáo Dục thì không phải là chuyện một ngày một buổi mà có được. Ngạn ngữ Trung hoa xưa có câu :

                 Nhất niên thọ đạo,       一年樹稻,

                 Thập niên thọ mộc,      十年樹木,

                 Bách niên thọ nhơn.     百年樹人!

 

                 Có nghĩa :

        - Vì lợi ích trong một năm thì trồng lúa,

        - Vì lợi ích của mười năm thì trồng cây,

        - Vì lợi ích của trăm năm thì phải đào tạo con người !

DCD_GiaoDuc4.jpg 

          

      Mong rằng những người làm Công Tác Giáo Dục phải biết cân nhắc, châm chước và trân trọng !

 

                                                             Đỗ Chiêu Đức

LIỄN DÁN TỪ CỔNG ĐẾN ... CẦU TIÊU !

 

         Để mở đầu cho đề tài " không giống ai " nầy, xin kể hầu Quý Vị một câu chuyện vui về " Liễn dán trước cổng ".

 

         GIẢI TẤN 解缙, người ở Trấn Văn Phong, huyện Cát Thủy, tỉnh Giang Tây, là một văn tài đời nhà Minh. Tương truyền, trước khi đậu Tiến sĩ, ông còn là một bạch diện thư sinh, nhà ở  đối diện với một khu vườn trúc ( Trúc 竹 là từ Hán Việt, có nghĩa là cây Tre ). Vì là một thư sinh áo vải nhà nghèo, nên chiều ba mươi Tết, ông chỉ viết một đôi liễn dán lên trước cổng để đón giao thừa mà thôi, đôi liễn như thế nầy :

 

                   DCD_liendancautieu_1.jpg

                  Môn đối thiên can trúc,       門對千竿竹,

                  Gia tàng vạn quyển thư.     家藏萬卷書。

Có nghĩa :

         - Đối diện trước cửa là ngàn cây trúc, và ...

         - Trong nhà cất giữ hàng vạn quyển sách.

        Ý của ông là muốn tỏ rõ cho mọi người biết mình là một thư sinh quân tử thanh cao như là vườn Trúc trước nhà, và là một thư sinh hiếu học với cả vạn quyển sách chứa trong nhà.

         

DCD_liendancautieu_2.jpg

Ngày xưa, Trúc được xem như là biểu tượng của người quân tử, được phong tặng là " Tiết trực tâm hư 節直心虛 ". TIẾT là các mắt, các lóng tre, TRỰC là thẳng, TÂM là cái Ruột tre, HƯ là trống không. Nên TIẾT TRỰC TÂM HƯ có nghĩa là : Các mắt tre thì thẳng tuột mà ruột tre thì bọng không, như biểu tượng của người quân tử : Thẳng thắn mà không vụ lợi. Nhất là khi đã xuất sĩ để làm quan. Ta nhớ lại, lúc về Việt Nam chấp chánh, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã dùng cả một bụi tre để làm biểu tượng cho chính quyền của mình, tất cả những con dấu từ Trung Ương đến địa phương đều có hình bụi tre ở giữa với ý nghĩa Chính trực thanh liêm không vụ lợi !

 

      Trở lại với...

       Câu đối của Giải Tấn. Sáng mùng một Tết, tên địa chủ của vườn trúc thấy đôi câu đối của ông, bèn nổi giận nghĩ rằng : Vườn trúc của ta để cho nó  tự ví mình là người cao cả học rộng, thật đáng ghét ! Bèn cho gia nhân đốn hết vườn trúc xuống, xem mi còn viết được liễn hay không ?! Đến chiều khi Giải Tấn ra cửa, thấy trúc đã bị đốn sạch, nhưng còn khúc gốc ngăn ngắn, ông chỉ mĩm cười chẳng nói chẳng rằng. Đêm đó, ông viết thêm 2 chữ nối vào đôi liễn trên như sau :

               

             Môn đối thiên can trúc ĐOẢN,       門對千竿竹短,

             Gia tàng vạn quyển thư TRƯỜNG.  家藏萬卷書長。

Có nghĩa :

            - Cửa đối ngàn cây trúc NGẮN,

            - Nhà còn muôn quyển sách DÀI.

         Ý càng mĩa mai hơn, Trúc của ông đã ngắn rồi, nhưng sách của nhà ta thì lại dài thêm ra.

        Sáng mùng 2 Tết, tên địa chủ nhìn thấy 2 chữ mới thêm vào của Giải Tấn càng nổi máu hơn, ông ta ra lệnh cho đám gia nhân đào hết cả các gốc tre lên, thử xem " mầy " có gở đôi liễn xuống không cho biết ! Giải Tấn trông thấy việc làm của ông ta, chỉ cười thầm. Tối đêm đó, ông lại thêm vào mỗi bên một chữ nữa như sau :

          Môn đối thiên can trúc đoản VÔ,       門對千竿竹短無,

          Gia tàng vạn quyển thư trường HỮU. 家藏萬卷書長有。

Có nghĩa :

         - Cửa đối ngàn cây trúc tạm không ( đoản vô : chỉ một thời gian ngắn không có, có nghĩa Tạm thời không có, trúc sẽ mọc lại mà thôi ! )

         - Nhà giữ muôn quyển sách dài dài ( trường hữu : Có một cách lâu dài trường cữu, là Có dài dài ! ).

         Ý muốn nói, Tre của ông có thể không có, chớ sách của ta thì luôn có dài dài trong nhà !

         Sáng sớm mùng 3 Tết, tên địa chủ đọc được 2 chữ mới thêm vào của Giải Tấn, tức muốn ói máu, nhưng lại không làm gì được anh ta, mà vườn trúc nhà mình đã bị mình ra lệnh cho đốn sạch cả rồi !.....

        Chữ nghĩa lắm lúc cũng mạnh mẽ, hay ho, lý thú là thế ! Nên ngày xưa, người ta có lệ dán liễn từ ngoài cổng cho đến... sau hè ! Ta sẽ bắt đầu từ cổng nhé !...

         Cổng là cửa chính của nhà lớn, hoặc là cửa rào của trang trại nhìn ra đường cái hoặc sông hồ ao biển... Nên câu đối phải bao quát cả thiên nhiên, vũ trụ, đất trời hoặc dòng thời sự chính của xã hội, nên thường ngắn, gọn và bao quát.  Ví dụ như câu đã được đề cập trong bài Chữ Nho ...Dễ học là :

DCD_Liendanchuongheo_3.jpg 

 

                    Nhất nguyên phục thuỷ,     一元復始,

                   Vạn tượng canh tân.          萬象更新。

Có nghĩa :

          -  Một dòng nguyên khí của trời đất trở lại lúc ban đầu.

          -  Muôn vàn hiện tượng ( bao gồm người, vật, sự vật )

              đều đổỉ mới.

 Câu đối 5 chữ như :

                   Xuân huy doanh thiên địa,    春輝盈天地,

                   Thọai khí mãn càn khôn.       瑞氣滿乾坤。

Có nghĩa :

          - Ánh sáng của mùa xuân phủ trùm cả trời đất,

          - Luồn khí tốt lành đầy rẫy cả càn khôn.

 

      Mang tính chính trị như : 

                   Chính thông thiên gia phước,   政通千家福,

                   Dân  an  vạn  hộ  xuân.           民安萬戶春。

Có nghĩa :

          - Chính trị được đả thông là cái phước của ngàn nhà,

          - Dân được an lành thì muôn nhà đều đón xuân vui vẻ.

      Thường những câu như thế nầy là dùng để dán ở các cơ quan nhà nước để nhắc nhở các quan chú ý đến đời sống của dân đen.

       Nhưng câu hay nhất để dán cổng hoặc cửa cái vẫn là câu :

                      DCD_liendanchuongheo_4.jpg

                 

                    Hữu thiên giai lệ nhật,      有天皆麗日,

                    Vô địa bất xuân phong.     無地不春風。

Có nghĩa :

         - Hễ nơi nào có trời là nơi đó có nắng đẹp chiếu tới.

         - Không nơi nào trên mặt đất là không có gió xuân.

 

          Bây giờ thì ta bước vào cửa chính để vào nhà, ngoài câu đối truyền thống là :

 

     Thiên tăng tuế nguyệt nhân tăng thọ     天增歲月人增壽,

     Xuân mãn càn khôn phước mãn đường   春满乾坤福满堂.

 Có nghĩa :

   1. Trời thì thêm năm thêm tháng, người thì thêm tuổi thọ.

   2. Xuân về đầy cả đất trời, phước lộc đầy cả nhà.

       DCD_liendancautieu_5.jpg

 Hai câu nầy bao gồm cả trời đất, cả bầu trời đều chìm ngập trong không khí của mùa Xuân, người thì thêm phước thêm thọ... nên được cả người Việt lẫn người Hoa ưa chuộng. Có một điều hơi khác là chữ cuối cùng của Câu đối, chữ ĐƯỜNG, là cái phòng rộng ở trong nhà, tiếng Anh là HALL, tiếng Việt không có từ tương đương để gọi.  Cái phòng rộng nầy là nơi thờ phượng Ông Bà Tổ Tiên (Từ Đường), cũng là nơi Cha Mẹ hay ngồi để cho con cháu hằng ngày đến vấn an, ra mắt, nhất là vào các dịp lễ hội, Tết nhứt (Cho nên gọi cha là Xuân Đường, gọi mẹ là Huyên Đường là vì thế). Dĩ nhiên, nhà giàu mới có được cái "ĐƯỜNG" nầy, cho nên nhà nghèo thì đổi chữ ĐƯỜNG thành chữ MÔN 門, là cái Cửa, cũng có nghĩa là cái NHÀ, (Từ kép của ta gọi là NHÀ CỬA mà)... 

          Xuân mãn càn khôn phước mãn MÔN là: Xuân về đầy cả đất trời và phước cũng tràn ngập cả nhà. Sự thật thì ĐƯỜNG hay MÔN gì thì cũng là một bộ phân tiêu biểu cho CÁI NHÀ mà thôi. Tôi nói để mọi người khỏi thắc mắc là tại sao có người viết là ĐƯỜNG, mà có người lại viết là MÔN.   

          Bây giờ thì tất cả chúng ta đều trên 6 bó cả rồi, có người đã gần 9 bó nữa là khác, câu đối không còn xoay quanh phát tài phát lộc nữa, ( còn tài lộc đâu mà phát !). Sau đây, xin giới thiệu một câu đối Tết cho tuổi già để dán ngay cửa ra vào :

             DCD_Liendancautieu_6.jpg

         Đản cầu tuế tuế bình an nhật,         但求歲歲平安日,

         Nguyện đắc niên niên như ý xuân.   願得年年如意春。

Có nghĩa :

         - Chỉ cầu cho mỗi một tuổi đều có được những ngày tháng bình an.

         - Chỉ nguyện rằng mỗi năm đều có được những mùa xuân như ý.

Phòng khách ngày xưa gọi là Khách Đường hay Khách Thính là nơi cha mẹ hay ngồi nơi đó để con cháu quây quần ra mắt vấn an. Nên câu đối truyền thống của Việt Nam ta ở phòng khách nầy là :

           Thiên hữu tứ thời xuân tại thủ,        天有四時春在首,

           Nhân sanh bách hạnh hiếu vi tiên.   人生百行孝為先。

Có nghĩa :

         - Trời thì có 4 mùa, mùa xuân là mùa đứng đầu.

         - Người thì có cả trăm đức hạnh, hiếu là  đức hạnh

            trước tiên.

                
   
Còn người Hoa thì họ nói " Bách THIỆN hiếu vi tiên " như 2 tấm bảng minh họa nêu trên. Nghĩa cũng như nhau mà thôi !

       DCD_Liendancautieu_7.jpg  

       Nếu có hoành phi thì thường thấy có 4 chữ HÒA KHÍ SANH TÀI 和氣生財, có nghĩa : Không khí hòa thuận của gia đình sẽ phát sinh tài lộc, hoặc 5 chữ như : GIA HÒA VẠN SỰ HANH 家和萬事亨。Có nghĩa : Gia đình có hòa thuân thì muôn việc mới hanh thông. Câu nầy thường bị viết sai thành : GIA HÒA VẠN SỰ HƯNG 家和萬事興。Cả người Hoa cũng viết sai như thế, nhưng lâu dần, NÓ trở thành thói quen, rồi... được thông dụng luôn, vì nghĩa của nó cũng " same same ": Gia đình hòa thuận thì muôn việc đều Hưng Vượng. Cũng tốt thôi !

                DCD_Liendancautieu_8.jpg

 Vào đến phòng đọc sách, tức là phòng học, phòng để computer hiện nay, còn gọi là study room, thì câu đối mà ta thường gặp nhất là :

                Tàng cổ kim học thuật,      藏古今學術,

                Tụ thiên hạ tinh hoa .        聚天下精華。

Có nghĩa :

          - Tàng trữ học thuật từ xưa tới nay.

          - Tích tụ những tinh hoa của thiên hạ.

         Với những phát minh của khoa học kỹ thuật hiện nay, thông qua google, youtube, Skype ... Chỉ cần ngồi ở nhà " chịu khó mở máy " là ta sẽ biết hết chuyện thiên hạ thế giới... Nên sau đây là câu đối của thầy đồ dỏm ĐCĐ :

 

          Tọa thất tự thông thiên hạ sự,    坐室自通天下事,

          Bế môn biến thức cổ kim tình.    閉門遍識古今情。

Có nghĩa :

        - Ngồi ở trong nhà, trong phòng tự mình cũng thông suốt được chuyện xảy ra trong thiên hạ.

        - Đóng cửa lại ở trong nhà, cũng biết hết các sự tình của xưa nay.

       Bây giờ thì ta bước vào...phòng ngủ của vợ chồng nhé, đây là câu đối thích hợp nhứt :

               Đồng sàng kiêm đồng mộng,     同床兼同夢,

               Hợp  ý  diệc hợp  tâm.               合意亦合心。

Có nghĩa :

        - Chung giường cùng chung mộng.

        - Hợp  ý  cũng hợp  lòng .

            DCD_Liendancautieu_9.jpg 

Một câu đối nữa để chỉ sự hòa hợp giữa vợ chồng với nhau :

          Gia đình hạnh phúc chơn viên mãn,  家庭幸福真圓滿,

          Cầm sắc hòa hài lạc tự do.               琴瑟和諧樂自由.

Có nghĩa :

        - Gia đình hạnh phúc thật là viên mãn, đầy đủ.

        - Hòa hợp với nhau như cầm với sắc, vui hưởng tự do.

               DCD_liendancautieu_10.jpg

 Cuối cùng là nhà bếp, nơi cung cấp thức ăn và nuôi sống gia đình. Theo sách " Hán Thư. Lệ thực kỳ truyện : 漢書 ·郦食其传:"王者以民为天,而民以食为天。" Vương giả dĩ dân vi thiên, nhi dân dĩ thực vi thiên ". Có nghĩa : Bậc vương giả thì lấy dân làm trời, còn dân thì lấy cái ăn làm trời "( TRỜI : ở đây chỉ Cái Quan Trọng nhất, Cao Nhất !). Câu nầy cũng thường hay bị nói sai thành : " Dĩ thực vi TIÊN 以食為先 " ( Cái ăn là trước hết cả !), nhưng, nghĩa thì vẫn đúng như thường, nên cũng không kể là nói sai được, trong cuộc sống thực tế có rất nhiều câu như thế. Trở lại với câu đối của nhà bếp, ta có :

                   Phanh điều ưng cần kiệm,    烹調應勤儉,

                  Ẩm thực mạc qúa lường .     飲食莫過量。

 Có nghĩa :

           - Nấu nướng phải biết cần kiệm ( đừng phung phí ).

           - Ăn uống đừng qúa độ. ( phải biết chừng mực, vừa no thì thôi !).

    Và ...

                 Tầm thường vô dị vị,        尋常無異味,

                 Tiên khiết tức giai trân.     鮮潔即佳珍。

Có nghĩa :

          - Bình thường không mùi lạ,  ( tanh hôi thiêu thúi ).

          - Tươi sạch ấy món ngon. ( Còn tươi và sạch sẽ vệ sinh thì là món ngon rồi !).

          Ăn uống no say rồi, bây giờ đến ... cái tứ khoái cuối cùng cuả con người nhé !

         Ngày xưa không có Toilet hay restroom như bây giờ, Nhà Xí được cất ở phía sau khá xa nhà để tránh mùi hôi thúi. Đối với những gia đình giàu sang khá giả thì cũng được lợp mái và có cửa nẻo hẵn hoi và ... dĩ nhiên cũng được dán đôi liễn như những nơi khác. Sau đây là một đôi liễn độc đáo nhất được dán ở ... Cầu Tiêu Công Cộng :

 

                  Lai thời thập phân cấp,       來時十分急,

                  Khứ hậu nhất thân khinh.   去後一身輕。

Có nghĩa :

         - Khi đến vội vả mười phần, ( lính qua lính quính ).

         - Lúc đi nhẹ nhỏm một thân. ( đã trút được bầu tâm sự ).

       Tin rằng trong đời chắc ai cũng có một lần lính qua lính quính qưính quáng tìm chỗ giải quyết vấn đề... sinh lý nầy !

 

        Nhớ trước 1975, khi nhà còn ở trên Ba Láng ( Ba Láng của Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền đó !), phiá sau nhà tôi có một cái Cầu tiêu Cá Vồ với 2 dãy đâu lưng nhau ( để khỏi nhìn mặt nhau lúc làm... công việc thiêng liêng đó !). Lối xóm, có một nàng nữ sinh Trung học Đoàn Thị Điểm thường sử dụng cây cầu có cá nầy. Một hôm, có anh bạn cùng lớp  ở  Cần Thơ đạp xe đạp vào thăm nàng, nhằm lúc nàng đang... kẹt cầu, nên đứng ở bên hông nhà tôi đợi, chớ không dám đi đến cầu. Là bạn học cùng trường Phan Thanh Giản với nhau, tôi thấy vậy, bèn mời anh bạn vào nhà, không biết tức cảnh sinh tình như thế nào mà anh bạn chỉ đưa cho tôi tờ giấy có ghi... bài thơ, nhờ trao lại cho nàng, rồi đạp xe về Cần Thơ. Tôi còn nhớ bài thơ như thế nầy :

 

                  Anh đến thăm em một buổi chiều,

                  Em ngồi em  ỉ ...  ở cầu tiêu.

                  Xót xa anh đợi lâu... lâu lắm,

                  Mới biết rằng em  ỉ ... thật nhiều !

 

                            Image result for Cầu tiêu cá vồ

          Xin được kết thúc bài viết " không giống ai " nầy !

 

                                                                  Đỗ Chiêu Đức

________________________________________________________________________________________________ 

DCD_TaChiet.jpg

THƠ CUNG OÁN ĐỜI MINH

                               Tạ Triệu Chiết 

 

       TẠ TRIỆU CHIẾT  謝肇淛(1567-1624)tự là Tại Hàng, người Trường Lạc tỉnh Phước Kiến. Đậu Tiến Sĩ khoa Nhâm Thìn, tức năm Vạn Lịch thứ 20  ( 1592 ). Làm Thôi quan ở Hồ Châu, Đông Xương, Chủ sự Hình bộ ở Nam Kinh, Binh Bộ Lang Trung, Công Bộ Đồn Điền. Thiên Khải nguyên niên nhậm chức Án Sát Sứ Quãng Tây, sau thăng Bố Chánh Sứ. Ông là nhà văn nhà thơ nổi tiếng của triều Minh. Hiện mộ phần của ông còn ở tỉnh Phước Kiến, thuôc đơn vị Bảo tồn di tích Văn hoá Lịch sử Tỉnh.  

        Sau đây là 2 bài Cung Oán Ngũ ngôn Tứ tuyệt của ông.

       1.     春怨                        XUÂN OÁN

     長信多春草,           Trường Tín đa xuân thảo,
     愁中次第生.           Sầu trung thứ đệ sinh.
     君王行不到,           Quân vương hành bất đáo,
     漸與玉階平.           Tiệm dữ ngọc giai bình.                 

             謝肇淛                               Tạ Triệu Chiết

 

CHÚ THÍCH :

      Chiết 淛 : là một dị bản của chữ 浙 Chiết. Chữ Chiết 淛 nầy hay bị đọc nhầm thành chữ CHẾ 制, nên tên TẠ TRIỆU CHIẾT hay bị đọc nhầm thành TẠ TRIỆN CHẾ lắm !

      Thứ Đệ : là Lần Lượt, hết lớp nầy tới lớp khác.

      Tiệm : là Dần Dà, là Dần dần, Lần lần.

      Ngọc Giai : là Thềm ngọc, chỉ cái thềm phòng của các bà các cô ở. Mặt thì Mặt Ngọc, gót thì Gót Ngọc, Tay thì Tay Ngọc ( Tay Ngọc bên bếp hồng ), Thân Mình thì là Mình Ngọc, còn ăn nói thì Hoa Cười Ngọc Thốt, cho nên cả con người thì gọi là NGƯỜI NGỌC !

        Có đàn ông Tây phương nào " ga-lăng " bằng các thư sinh châu Á cuả ta ngày xưa đâu ?!

 NGHĨA BÀI THƠ :

                     NỖI HỜN OÁN TRONG MÙA XUÂN

         Quanh cung Trường Tín mọc đầy cả cỏ xuân, trong nỗi sầu của nàng cung nữ cỏ xuân cứ lần lượt mọc thêm mãi, và vì quân vương đi không đến nơi nầy, cho nên cỏ đã dần dà mọc cao lên bằng cả thềm ngọc rồi !

         Cỏ là sức sống của mùa xuân, của tuổi thanh xuân, lẽ ra phải sống vui và phải vươn lên thật mạnh mẽ, nhưng trong nỗi buồn của người cung nữ trong lãnh cung thì cỏ lại mọc tràn lan, hết lớp nầy đến lớp khác một cách hoang vu. Vì ...quân vương đi không đến nơi nầy, cho nên cỏ đã lên cao đến thềm ngọc rồi, Cỏ càng cao thì nỗi sầu của nàng cũng cao như cỏ dại, và chỉ có cỏ mới hiểu được mối sầu của nàng như thế nào mà thối ! Cũng là cỏ, Cụ Nguyễn Du đã mượn để tả cảnh phòng không của cô Kiều lúc Từ Hải đi tìm công danh :

                    Sân rêu chẳng vẽ dấu giày,

               CỎ CAO HƠN THƯỚC liễu gầy vài phân.

 DIỄN NÔM :

                           XUÂN OÁN

                    Cỏ xuân đầy Trường Tín,

                    Trong sầu lại mọc thêm.

                    Quân vương đi chẳng đến,

                    Đã vượt cao ngang thềm !

    Lục bát :

                 Phủ đầy Trường Tín cỏ xuân,

                 Sầu nên lại mọc quanh cung hàng hàng.

                 Quân vương chẳng đoái chẳng màng,

                 Quanh thềm cỏ đã vượt tràn lối đi !

                                                          Đỗ Chiêu Đức

2. THU OÁN :

            秋怨                      THU OÁN

 
 

明月憐團扇,      Minh nguyệt lân đoàn phiến,

西風怯綺羅。      Tây phong khiếp ỷ la.

低垂雲母帳,      Đê thuỳ vân mẫu trướng,

不忍見銀河。      Bất nhẫn kiến ngân hà.

                    

       CHÚ THÍCH :

      Tây Phong : là Gió thổi từ hướng Tây tới, là gió của mùa Thu, lạnh se sắt,còn gọi là Kim phong : Gió Vàng, như Ôn Như Hầu đã viết trong Cung Oán Ngâm Khúc :

                  Trãi vách quế GIÓ VÀNG hiu hắt,

                  Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng !

       Trong dân gian thì có câu Ca Dao của vùng Nam Bộ như sau :

                         Anh về để áo lại đây,

                Để khuya em đắp GIÓ TÂY lạnh lùng !

      Lân : là Thương xót.       Khiếp : là Sợ hãi.

      Ỷ La : là Miếng Vải The đẹp. Cũng như chữ Đoàn Phiến, Ở đây, đều chỉ Cây Quạt bọc bằng vải the vải lụa mà các bà các cô ngày xưa hay cầm trên tay để quạt cho mát.

      Đê Thùy : Đê là Thấp, Thùy là Rũ xuống. Nên ...

      Đê Thùy : là Buông rũ xuống.

      Vân Mẫu : là một loại đá quý có vân như cẩm thạch.

      Vân Mẫu Trướng : là Bức Trướng, bức rèm có cẩn đá Vân Mẫu cho đẹp.

      Bất Nhẫn : là Không Nhẫn tâm, ở đây có nghĩa là : Không Đành Lòng, Không Muốn.

 

NGHĨA BÀI THƠ :

                      NỖI OÁN HẬN TRONG MÙA THU

       Trăng thu mát mẻ như cũng thương xót cho cây quạt tròn có hình dáng giống mình, ( nhưng đã trở nên vô dụng vào mùa thu.) Cũng như gió Tây se sắt thổi làm cho những cây quạt bọc bằng lụa là đẹp đẽ cảm thấy sợ hãi vì sẽ không còn tác dụng nữa. Nên chi đành buông thấp rèm Vân Mẫu xuống mà không muốn nhìn thấy Ngân Hà ( hoặc biểu tượng nào của mùa thu ) nữa cả !

        Trăng thu, gió thu, sông Ngân Hà tất cả những cái biểu tượng của mùa thu làm vô hiệu hóa cây quạt cầm trên tay của nàng cung nữ, vũ khí duy nhất để quạt mát lấy lòng vua bị mùa thu làm cho héo hắt, tắt lịm luôn hy vọng theo gió thu !

        Đọc bài này làm ta nhớ lại 2 câu trong bài Trường Tín Cung của Lưu Phương Bình đời Đường là :

                  Thu phong năng tái nhiệt,

                  Đoàn phiến bất từ lao !

      ( Gió thu ví có thể nóng lại được, thì cây đoàn phiến nầy sẽ chẳng từ lao nhọc mà quạt mát cho vua ngay ! ).

DIỄN NÔM :

                               THU OÁN

                    Trăng sáng thương quạt lụa,  

                    Gió Tây sợ quạt là.

                    Rũ bức rèm Vân Mẫu,

                    Chẳng muốn thấy Ngân Hà !

   Lục bát :

                Trăng thu thương cánh quạt tròn,

                Gió thu hiu hắt quạt còn sợ hơn.

                Buông rèm Vân Mẫu tủi hờn,

                Lòng không muốn ngắm sầu hơn Ngân Hà !

 

                                                 Đỗ Chiêu Đức     

_______________________________                                         



BỐN BÀI CUNG OÁN Ngũ ngôn tứ Tuyệt

1.                       TRƯỜNG TÍN CUNG 

                              Lưu Phương Bình

 

           Hầu hết thơ Cung Oán đời Đường đều xoay quanh đề tài của nàng Ban Tiệp Dư, Cung Trường Tín, Điện Chiêu Dương... đời Hán. Ít có bài thơ  nào dám nói thẳng vào hậu cung nhà Đường lắm. Âu cũng là thường tình. Ta đã đọc các bài Thất Ngôn Tứ Tuyệt rồi, bây giờ thì ta đọc Ngũ ngôn Tứ Tuyệt nhé !

 

             

        長信宮                  TRƯỜNG TÍN CUNG

     夢裏君王近,            Mộng lý quân vương cận,

     宮中河漢高。          Cung trung hà hán cao.
     秋風能再熱,            Thu phong năng tái nhiệt,

     團扇不辭勞。          Đoàn phiến bất từ lao !

               劉方平                              Lưu Phương Bình

 

CHÚ THÍCH :

      Hà Hán : Còn gọi là Ngân Hà, Thiên Hà.

      Từ Lao : là Chối từ lao nhoc, Không chịu được sự lao nhọc.

      Bất Từ Lao : là Không chối từ sự lao nhọc. Có nghĩa : Sẵn sàng chịu lao nhọc.

 

NGHĨA BÀI THƠ :

           

DCD_CungOan_1.jpg

Trong mơ thấy mình được thân cận với quân vương. Trong cung  bây giờ đã vào thu nên dãi Ngân Hà nhìn thấy trên cao. Nếu như gió thu có thể làm cho nóng nực trở lại, thì cây quạt lụa tròn nầy rất sẵn sàng không từ sự lao nhọc mà quạt mát cho vua ngay !

            Qủa thật đáng thương và tội nghiệp vô cùng ! Vua thì ở trên cao như giải Ngân Hà, có thể ngắm được mà không thể với tới được. Và ... Ao ước một điều mà không hề có được, gió thu hiu hắt làm sao có thể nóng lại cho được ?! Cho nên ao ước như không, đành chịu cảnh lẻ loi ở lãnh cung mà không có cơ hội nào thân cận quân vương như trong mộng cho được !

                

             

DIỄN NÔM :

                    Trong mơ vua thân cận,

                    Vào thu Ngân Hà cao.

                    Gió thu như nóng lại,

                    Quạt lụa chẳng từ lao !

 Lục bát :

                Trong mơ gần gũi quân vương, 

                Lãnh cung cao ngắm xót thương Ngân Hà.

                Gió thu ví nóng lại mà,

                Không từ lao nhọc quạt là sẵn đây !

 

                                                      Đỗ Chiêu Đức

dcd_cungoan_2.jpg 

 Bản viết tay bài TRƯỜNG TÍN OÁN của Lưu Phương Bình năm 1972

                                                                    ĐCĐ.

 

2.                      TIỆP DƯ OÁN

                               Hoàng Phủ Nhiễm

DCD_cungoan_3.jpg

 

        

           
      

         婕妤怨                     TIỆP DƯ OÁN    

      花枝出建章,          Hoa chi xuất Kiến Chương,

      鳳管發昭陽。          Phụng quản phát Chiêu Dương.

      借問承恩者,          Tá vấn thừa ân giả,

      雙蛾幾許長?          Song nga kỷ hứa trường  ?
                皇甫冉                           Hoàng Phủ Nhiễm

 

CHÚ THÍCH :

       Hoa Chi : là Cành Hoa, Ở đây chỉ các người đẹp.

       Kiến Chương : Tên một cung điện đời Hán.

       Phụng Quản : Chỉ Ống Tiêu có hình con chim phụng. 

       Chiêu Dương : Tên của cung vua ở đời Hán.

       Tá Vấn : là Ướm Hỏi, là Dám Hỏi.

       Thừa Ân Giả : là Người đang nhận ơn vua.

       Song Nga : chỉ Cặp Chơn mày. Ở đây chỉ Sắc đẹp.

       Kỷ Hứa : là Bao nhiêu ?. 
 

NGHĨA BÀI THƠ :

                   NỖI OÁN HẬN CỦA NÀNG BAN TIỆP DƯ

        Những người đẹp như những cành hoa đẹp phát xuất từ cung Kiến Chương. Tiếng tiêu tiếng sáo phụng dìu dặt trổi lên từ điện Chiêu Dương  ( Nơi mà nhà vua đang yến ẩm vui chơi ). Dám hỏi những kẻ đang được vua ân sủng, đôi mày nga kia dài được bao nhiêu ?

        Đôi Nga My ( Mày Nga hoặc Mày Ngài ) tượng trưng cho sắc đẹp của người phụ nữ. Trong Cung Oán Ngâm Khúc Ôn Như Hầu cũng đã viết :

                    Đóa lê ngon mắt cửu trùng,

            Tuy mày điểm nhạt nhưng lòng cũng xiêu !

       Nàng cung nữ ở lãnh cung đã mĩa mai những cung nhân đang được vua yêu là : Để xem mày ngài của các nàng dài được bao nhiêu, ý muốn nói, để xem các nàng còn đẹp được bao lâu, còn được vua yêu thêm bao lâu nữa ? Trước kia, ta cũng đã từng được vua yêu như các nàng đó các nàng ơi !

 

   DCD_cungoan_4.jpg    


 DIỄN NÔM :

                          TIỆP DƯ OÁN

 

                    Kiến Chương hoa nở đẹp,

                    Chiêu Dương nhạc rộn ràng.

                    Dám hỏi người vua mến,

                    Mày dài mấy  hai hàng  ?!

    Lục bát :

                    Hoa xinh đẹp xuất Kiến Chương,

                    Phụng tiêu nhạc trổi Chiêu Dương rộn ràng.

                    Hỏi người yêu dấu điện vàng,

                    Đã dài được mấy hai hàng mày nga ?!

              

                                                              Đỗ Chiêu Đức

 

 DCD_Cungoan_5.jpg

Bản viết tay bài TIỆP DƯ OÁN của Hoàng Phủ Nhiễm năm 1972

                                                                              ĐCĐ

 

3.                       BAN TIỆP DƯ

                                     Vương Duy

 

        班婕妤                 BAN TIỆP DƯ

    怪來妝閣閉,      Quái lai trang các bế,

      朝下不相迎。      Triều hạ bất tương nghinh.
  總向春園裡,      Tổng hướng xuân viên lý,

      花間笑語聲。      Hoa gian tiếu ngữ thanh.               

                 王維                               Vương Duy
             

CHÚ THÍCH :

      Quái Lai : Quái lạ ! Sao lạ Vậy !

      Trang Các : Cái Gác trang Điểm, Chỉ cái lầu cái gác cuả các bà các cô ở, chữ nầy cũng như chữ Trang Đài vậy.

      Triều Hạ : là Tan Triều,là Bãi Triều.

      Bất Tương Nghinh : là Không Nginh đón nhau.

      Tổng Hướng : là Đều Hướng Về. Tất cả đều hướng về.

 

NGHĨA BÀI THƠ :

          Lạ nhỉ, sao gác ngọc của nàng lại đóng im ỉm thế kia, tan chầu rồi cũng không ra nghêng đón đức vua. Ôi, Tất cả cũng chỉ để hướng về bên trong vườn xuân ấy, há chẳng nghe thấy tiếng cười nói trong hoa đó hay sao ?! ( Nếu ta cũng lẫn vào trong đó, thì cũng chỉ thêm một tiếng cười nói tầm thường vô nghĩa mà thôi ! ).

          Nỗi oán hận âm ỉ trở nên bất bạo động, thay vì phải mở cửa để giả lả chào đón vua khi tan chầu, để mong có may mắn được nhà vua dòm dõ tới hay chăng. Đằng nầy nàng đóng kín cửa không thèm chào đón vua, vì nàng biết rằng chào đón cũng chẳng hề được vua đoái hoài, và như tất cả những cung nữ mơ mộng được vua thương đổ về nói nói cười cười trong vườn Thượng Uyển cũng vô ích mà thôi ! Nàng cao ngạo hờn lẫy âm thầm đóng kín cửa chịu đựng với số phận hẩm hiu của mình, chớ không " Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra " như nàng cung nữ của Ôn Như Hầu.

 

             

DIỄN NÔM :

                           BAN TIỆP DƯ

 

                     Quái lạ, sao đóng cửa,

                     Tan chầu chẳng tiếp nghinh.

                     Trong đám xuân viên đó,

                     Thêm chi một chút tình !

   Lục bát :

                  Lạ lùng sao cửa đóng im,

                  Tan chầu nàng cũng chẳng thèm tiếp nghinh.

                  Hướng về vườn Ngự hoa xinh,

                  Trong hoa cười nói chút tình như không ! 

 

                                                        Đỗ Chiêu Đức

 DCD_Cungoan_6.jpg

Bản viết tay bài BAN TIỆP DƯ của Vương Duy năm 1972.

                                                                           ĐCĐ.

 

4.                        TƯ QUÂN ÂN

                                      Lệnh Hồ Sở                           
 

                

 

            思君恩                          TƯ QUÂN ÂN

         小苑鶯歌歇,           Tiểu uyển oanh ca yết,

         長門蝶舞多。           Trường Môn Điệp vũ đa.

         眼看春又去,           Nhỡn khan xuân hựu khứ,

         翠輦不曾過。           Thúy liễn bất tằng qua.
                   令狐楚                               Lệnh Hồ Sở

 

CHÚ THÍCH :

      Tiểu Uyển : là Vườn Hoa nhỏ. Thượng Uyển là Vườn Hoa lớn của vua chúa dạo chơi ngắm hoa.

      Yết : là Nghỉ ngơi, là Hết, là Chấm dứt.

      Trường Môn : là Cung Trường Môn, nơi Trần Hoàng Hậu đời Tây Hán ở khi bị thất sủng.

      Thúy Liễn : là Xe màu xanh biếc của Vua đi do dê kéo.

 

NGHĨA BÀI THƠ :

                      NHỚ LÚC ĐƯỢC HƯỞNG ƠN VUA

         Trong vườn hoa nhỏ nhoi nầy chim oanh đã ngừng hót, nhưng ở cung Trường Môn thì bướm lại bay lượn rất nhiều. Mắt trông mùa xuân lại đi qua rồi mà xe vua thì vẫn bằn bặc chẳng thấy tăm dạng đâu cả !

         Cô đơn chiếc bóng mòn mõi đợi chờ, uổng phí cả thanh xuân !.... Bướn chỉ lượn ở cung Trường Môn, còn oanh thì đã ngừng hót, một mùa xuân nữa lại đi qua, một lần nữa lại đánh mất tuổi xuân một cách oan uổng trong lãnh cung buồn thảm ! Càng trông đợi vua thì càng chẳng thấy dấu xe vua. Tình ý thiết tha mà kín đáo, không trắng trợn lộ liễu như nàng cung nữ của Ôn Như Hầu :

                  Tình rầu rĩ khôn khuây nhĩ mục,

                  Chốn phòng không như giục mây mưa !

 

         


 DIỄN NÔM :

                                NHỚ ƠN VUA

                       Vườn nhỏ oanh đà ngừng hót,

                       Trường Môn bướm lại lượn đua.

                       Xuân tàn đi qua trước mắt,

                       Vẫn nào thấy bóng xe vua !

     Lục bát :

                    Oanh đà ngưng hót trong vườn,

                    Bướm còn bay lượn Trường Môn dập dìu.

                    Mắt trông xuân đã tiêu điều,

                    Xe vua nào thấy nghe nhiều đợi mong !

                                                             

                                                            Đỗ Chiêu Đức   

                  DCD_cungoan_7.jpg 

         Bản viết tay bài TƯ QUÂN ÂN của Lệnh Hồ Sở năm 1972 .

                                                                    Đỗ Chiêu Đức

_______________________________________________________________________________________________________ 

 

  TRƯỜNG TÍN CUNG

                                 Mạnh Trì

         MẠNH TRÌ 孟遲, Tự là Trì Chi. Trong Toàn Đường Thi Tập gọi là Thăng Chi. Theo Văn Hiến Thông Khảo thì tên là MẠNH ĐẠT 孟達, tự là Thúc Chi. Không rõ năm sanh và mất, chỉ biết ông là người sống dưới thời vua Đường Tuyên Tôn  ( khoảng trước sau những năm 859 ), ở xứ Bình Xương. Ông nổi tiếng về thơ Tuyệt Cú, là bạn thơ mà cũng là bạn cùng khoa Tiến Sĩ với Cố Phi Hùng năm Hội Xương thứ 5 ( 845 ), rất thân với Đỗ Mục. Khi ông đến Trì Châu, Đỗ Mục có làm thơ đưa tiễn.

          Sau đây là một bài thơ Cung Oán tuyệt cú của ông.

DCD_TruongTinCung_1.jpg 

      長信宫                      TRƯỜNG TÍN CUNG

   君恩已盡欲何歸 ?       Quân ân dĩ tận dục hà qui ?

   猶有殘香在舞衣。       Do hữu tàn hương tại vũ y.

   卻恨身輕不如燕,       Khước hận thân khinh bất như yến,

   春来還繞御簾飛。       Xuân lai hoàn nhiễu ngự liêm phi.

                  孟遲                                            Mạnh Trì

 

CHÚ THÍCH :

      Tàn Hương : là Hương Tàn, là Hương Thừa còn sót lại.

      Khước Hận : là Lại hận rằng, là Chỉ hận.

      Thân Khinh Bất Như Yến : Cái thân mình nhẹ không bằng chim én, Ý muốn nói là Mình không giống được như chim én.

      Nhiễu : là Vòng quanh, là Lượn quanh.

      Ngự Liêm : là Rèm Vua, là Tấm rèm nơi vua ở.

 

NGHĨA BÀI THƠ :

           Ơn vua đã cạn hết rồi, bây giờ biết phải về đâu đây ? Chỉ còn lại chút hương thừa trong vũ y mà thôi. Chỉ tự hận rằng thân mình không được nhẹ như chim én để sang xuân lại bay vòng vào rèm của vua đang ngự.

            Trong Trường Tín Oán của Vương Xương Linh thì nàng cung nữ than là " Ngọc nhan bất cập hàn nha sắc " ( Vẻ ngọc không bằng con qụa lạnh !). Còn trong bài nầy thì nàng cung nữ của Mạnh Trì than là " Khước hận thân khinh bất như yến " ( Hận thân mình chẳng nhẹ như chim én !). Chỉ có một chút nắng ở điện Chiêu Dương thôi mà cũng ước ao có được. Một con én không làm nên mùa xuân, mà cũng ước ao được như én, để khi xuân đến bay vào rèm vua để... thấy mặt vua mà thôi, chứ vua có yêu ..." chim én " bao giờ đâu ?! Vua chỉ biết yêu người đẹp mà thôi !

          Rõ ngớ ngẩn và tội nghiệp cho các nàng cung nữ trong cung bị thất sủng vô cùng !!!

                     Một mình đứng tủi ngồi sầu, 
                           Đã than với nguyệt lại rầu với hoa.

        và...

                     Khi trướng ngọc, lúc rèm ngà, 
                           Mảnh xuân y hãy sờ sờ dấu phong.

                                                            Cung Oán Ngâm Khúc

DCD_TruongTin_2.jpg 

DIỄN NÔM :

                      CUNG TRƯỜNG TÍN

 

                  Ơn vua thôi hết biết về đâu ?

                  Còn chút hương thừa áo vũ sầu.

                  Chỉ hận thân mình không giống én,

                  Đến xuân rèm ngự lại bay chầu !

    Lục bát :

                  Ơn vua đã hết về đâu ?

                  Tàn hương còn lại thêm sầu áo xiêm.

                  Hận thân chẳng nhẹ như chim,

                  Xuân về bay trở lại rèm chầu vua !

                  

                                                     Đỗ Chiêu Đức

 

 

TIẾT TRÙNG CỮU

                   Lễ Ông Bà ngày xưa của ta

 

         Sau Tết Trung Thu là Tết Trùng Cữu, chữ Tết do chữ Tiết đọc trại ra mà thành. TIẾT 節 là Thời Tiết 時節 chỉ Khí hậu có liên quan đến mùa màng. TIẾT cũng có nghiã là ngày Lễ Tết trong năm. Một năm có mấy cái Tết lớn. Nguyên Đán là cái

 Tết lớn nhất mở đầu cho một năm nằm trong tháng Giêng, Thanh Minh là Tết nằm trong tháng 3, Đoan Ngọ là Tết của tháng 5, Tháng 8 thì có Tết Trung Thu và Tháng 9 thì ta có Tết Trùng Cữu.

         Trùng Cữu, Trùng là Trùng lắp, là lặp lại. Cữu là số 9. Nên Trùng Cữu 重九 là 2 số 9 được lặp lại, tức là ngày mùng 9 tháng 9 Âm lịch. Theo Kinh Dịch thì số 9 thuộc Dương, nên Trùng Cữu còn được gọi là Trùng Dương 重陽. Đây là cái Lễ tiết cuối cùng sau mùa thu hoạch, rồi trời sẽ trở lạnh để vào đông cho đến Tiết Đông Chí về, sẽ lại chuẩn bị để đón mừng năm mới !

web_dcd_trungcuu_1_2.jpg 

 

                
       

          Ngoài việc được gọi là Tiết Trùng Dương 重陽節 ra, Trùng Cữu còn được gọi là Tiết Đạp Thu 踏秋節, có nghĩa là Đạp lên lá vàng khô của mùa Thu, tức là Đi dạo chơi trong mùa Thu trước khi trời trở lạnh. Trong dân gian xưa còn gọi ngày này là Ngày Của Người Già : LÃO NHÂN TIẾT 老人節 hoặc KÍNH LÃO TIẾT 敬老節. Có thể là do sau khi mùa màng được thu hoạch vào mùa Thu, con cháu có nhiều món ngon vật quý để dâng hiến cho Ông Bà, hoặc đã có tiền để chăm lo săn sóc đến đời sống của Ông Bà hơn. Khi ông bà cha mẹ già đã quá cố, thì con cháu cũng nhân dịp Đạp Thu mà kéo nhau lên núi để Tảo Mộ  ( Ở những nơi có đồi núi thì người chết được chôn cất ở trên cao, vùng đồng bằng để trồng trọt canh tác. Cho nên ta thấy Cụ Nguyễn Du tả cảnh Tảo mộ của Tiết Thanh Minh là : " Ngổn ngang gò đống kéo lên, Thoi vàng hồ rắc tro tiền giấy bay, là thế ! ). Vì vậy, mà Tiết Trùng Cữu còn được gọi là Tiết ĐĂNG CAO 登高節. Ngoài ra, Tiết Trùng Cữu cón được gọi là Tiết THÙ DU 茱萸節, Tiết CÚC HOA 菊花節....

 web_DCD_cherry.jpg

                          Cây lá và trái Thù Du  ( trái cherry ở Mỹ )

 

        THÙ DU là loại cây ăn trái được thu hoạch vào khoảng cuối tháng 6. Cây lá có tính sát trùng tiêu độc, ngừa phong đón gió, nên trong ngày Lễ Trùng Cữu dân gian hay bẻ một nhánh lá nhỏ giắt bên mình để " trừ tà ", để được bình an khoẻ mạnh nên ngày lễ nầy còn được gọi là Tiết Thù Du là vì thế.   

    web_DCD_hoacuc.jpg               

       Hoa Cúc và tục lệ uống rượu Cúc trong ngày Trùng Cữu

 

        Trong bài thơ " Bốn mùa ăn chơi " của người xưa thì câu thứ 3 là " Thu ẩm Hoàng Hoa tữu ". Hoàng Hoa tức là Hoa Cúc đó, loại hoa có màu vàng và nở vào mùa thu, nên được dùng để ủ rượu uống cho ấm vào những ngày cuối thu lạnh lẽo nầy, để ngừa cảm cúm, như ta chích " flu shot " vào mùa nầy ở Mỹ vậy ! Nên Tiết Trùng Cữu còn được gọi là Tiết Cúc Hoa là vì  thế !

         Theo truyền thuyết thì ...

         Vào thời Nam Bắc Triều, người của Nam Triều là Ngô Quân Chi thuộc nước Lương, ghi trong " Tục Tề Hài Ký " rằng :

 Đời Đông Hán, ở huyện Nhữ Nam có một người tên là Hoàn Cảnh, cha mẹ đều chết vì bệnh ôn dịch ở cuối thu, nên anh ta quyết định lên núi tầm sư học đạo để trừ ôn dịch ôn thần. Đạo nhân Phí Trường Phòng dạy cho phép tiên dưỡng sinh và y học. Một năm, sau Trung Thu, đạo nhân gọi Hoàn Cảnh đến mà bảo rằng : mùng 9 tháng 9 năm nay, ôn thần lại đến gieo rắc bệnh dịch, con hãy về quê mà cứu nhân độ thế. Nói đoạn bèn trao cho anh ta một cây Thanh Long Kiếm, một bao lá Thù Du và một bình Rượu Cúc, căn dặn mọi người phải lên cao mà tránh nạn.

         Đến hôm mùng 9 tháng 9, Hoàn Cảnh gọi hết bà con lối xóm cùng đăng cao lên núi, giắt cho mỗi người một lá Thù Du và uống một ly rượu Cúc, rồi đơn thân độc mã đứng chặn ở sườn núi, chiến đấu và tiêu diệt ôn thần. Từ đó về sau không ai còn bị chết về bịnh dịch nữa, và cũng từ đó về sau mới có tục Đăng Cao, cài lá Thù Du lên áo và uống rượu Cúc trong ngày Tiết Trùng Cữu cho đến hiện nay.

 web_DCD_TrungCuuXuaNay.jpg

                     Trùng Cữu xưa          Trùng Cữu nay

 

     Trong văn học, nhất là trong Đường Thi, ngày Trùng Cữu luôn luôn được nhắc đến một cách thân thiết gần gũi qua các thi nhân nổi tiếng như Lưu Trường Khanh với ...   

 

      九日登李明府北樓 CỮU NHẬT ĐĂNG LÝ MINH PHỦ BẮC LÂU

          九月登高望,          Cữu nguyệt đăng cao vọng,

          蒼蒼遠樹低。          Thương thương viễn thọ đê.

          人煙湖草裡,          Nhân yên hồ thảo lý,

          山翠現樓西。          Sơn thuý hiện lầu tê. ( tây )

                       劉長卿                        Lưu Trường Khanh

Diễn nôm :

                  NGÀY CHÍN LÊN BẮC LÂU CỦA LÝ MINH PHỦ

                          Tháng chín lên cao ngắm,

                          Xanh xanh cây cỏ xa.

                          Hồ mờ sương người vắng,

                          Lầu tây núi biếc nhòa !

                                                 Đỗ Chiêu Đức diễn nôm 

 

                  Còn Thi tiên Lý Bạch với ...

 

         九月十日即事      CỮU NGUYỆT THẬP NHẬT TỨC SỰ

          昨日登高罷,           Tạc nhật đăng cao bãi

          今朝再舉觴。           Kim triêu tái cử trường.

          菊花何太苦,           Cúc hoa hà thái khổ,

          遭此兩重陽。           Tao thử lưỡng Trùng Dương .                      李白                                       Lý Bạch

Chú Thích :

          Mùng 9 tháng 9 gọi là Tiết Trùng Dương, hái hoa cúc, uống rượu cúc, nhưng...

          Mùng 10 tháng 9 gọi là Tiểu Trùng Dương, lại hái hoa cúc, lại uống rượu cúc.

          Chỉ trong hai ngày, hoa cúc BỊ HÁI, BỊ VÙI DẬP đến 2 lần. Lý Bạch ví thân phận đi đày của mình giống như là hoa cúc liên tiếp bị vùi dập vậy, nên mới hạ 2 câu cuối là : " Cúc hoa hà thái khổ, Tao thử lưỡng Trùng Dương ". Có nghĩa : Hoa Cúc sao mà lại khổ thế, phải gặp cái nạn của 2 lễ Trùng Dương nầy !

          KHỔ 苦 là Khổ sở, Cực khổ. KHỔ cũng có nghĩa là ĐẮNG nữa ! Tân là Cay, nên Tân Khổ là Cay Đắng, Đắng Cay!

       Diễn nôm :

                      Chuyện của ngày mười tháng chín

                            Hôm qua sau leo núi,

                            Sáng nay lại nâng ly.

                            Hoa Cúc sao mà khổ,

                            Trùng Dương đến nhị kỳ !

                                                Đỗ Chiêu Đức diễn nôm

 

        Nhưng nổi tiếng và tiêu biểu nhất cho lễ Trùng Cữu là bài thơ của Thi Phật Vương Duy....

     CỮU NGUYỆT CỮU NHẬT ỨC SƠN ĐÔNG HUYNH ĐỆ    

            

web_DCD_vuongDuy.jpg

           Đôc tại dị hương vi dị khách,

           Mỗi phùng giai tiết bội tư thân.

           Diêu tri Huynh đệ đăng cao xứ,

           Thiên tháp thù du thiểu nhất nhân !

                                                      Vương Duy

Chú Thích :

        Khi làm bài thơ nầy Vương Duy chỉ mới 17 tuổi, đang xa nhà đến Trường An để mưu cầu công danh. Nhà ông ở Bồ Châu, phía đông của núi Hoa Sơn, nên mới đề tựa là " Ức Sơn Đông Huynh Đệ ". Bài thơ nổi tiếng với 2 câu đầu mà không có người du tử nào không trầm trồ với 2 từ " dị hương, dị khách ".

 

Nghĩa bài thơ :

               Mùng chín tháng chín nhớ anh em ở phía đông núi.

         Ta một mình ở nơi đất lạ làm người khách lạ, nên mỗĩ lần gặp Lễ Tết là lại nhớ người thân thêm bội phần. Ta biết rằng ở nơi xa xôi kia, anh em ta đang đăng cao trong ngày lễ nầy, và mỗi người đều có giắt một lá Thù Du lên áo, chỉ thiếu có một người không được giắt là ta mà thôi !

 

 Diễn nôm :

                   Xứ lạ quê người làm khách lạ,

                   Mỗi lần lễ tết nhớ khôn nguôi.

                   Anh em mùng chín đăng cao đó,

                   Đều giắt thù du thiếu một người !

   Lục bát  :

                   Đơn thân xứ lạ quê người,

                   Mỗi khi lễ tiết ngậm ngùi nhớ nhau.

                   Quê xa huynh đệ đăng cao,

                   Thù du giắt áo nghẹn ngào riêng ta !

web_DCD_last2.jpg 

 

 Đỗ Chiêu Đức biên khảo.

______________________________________________________________________________________________________ 

 

KHÁCH TRUNG HÀNH

 

           Chưa về đến Việt Nam nhưng mùi rượu Đinh Lăng của bạn Huỳnh Hữu Đức đã nồng nặc khắp các website, khi về đến VN rồi và khi đặt chân đến Vĩnh Long trong ngày họp mặt cuả Vườn Thơ Thẩn thì mùi rượu Đinh Lăng càng ngạt ngào đậm đà hơn, thêm vào đó lại có mùi rượu mít của Cao Linh Tử bay thơm như ... múi mít !

            Cảm vì mùi rượu mít và nồng nặc vì mùi rượu Đinh Lăng làm cho Đỗ Chiêu Đức tôi chợt nhớ tới Lệnh Hồ Xung trong Tiếu Ngạo Giang Hồ khi gặp Tổ Thiên Thu bàn về phép uống rượu sao cho sành điệu. Tổ Thiên Thu đã thao thao bất tuyệt nào là rượu Bồ Đào thì phải uống bằng chén Dạ Quang như câu thơ cuả Vương Hàn là : " Bồ Đào mỹ tửu Dạ Quang bôi ", và rượu Lan Lăng thì phải uống bằng chén Ngọc như câu thơ của Lý Bạch : " Lan Lăng mỹ tửu uất kim hương, Ngọc uyển thịnh lai hổ phách quang " ....

            Bây giờ ngồi đây, bỗng chợt thấy lòng bồi hồi xao xuyến nhớ lại buổi hội ngộ hãn hữu ngẫu nhiên của tháng qua với những người ... rất thân, nhưng ... chưa từng quen biết ! Cám ơn " Chủ Nhân " Huỳnh Hữu Đức đã rất biết ... " Năng túy khách "  như bài thơ KHÁCH TRUNG HÀNH cuả Lý Bạch dưới đây :

 

李白《客中行》Lý Bch "Khách Trung Hành"

 

  蘭陵美酒鬱金香,Lan lăng mỹ tửu uất kim hương, 

    玉碗盛來琥珀光。Ngọc uyển thịnh lai hổ phách quang

    但使主人能醉客,Đản sử chủ nhân năng tuý khách,

    不知何處是他鄉。Bất tri hà xứ thị tha hương !

 

 

 

 

 

 

 web_DCD_KhachHanh.jpg

                

XUẤT XỨ :

               Bài thơ nầy còn có tựa là KHÁCH TRUNG TÁC 客中作 . KHÁCH TRUNG là chỉ thân ở nơi đất khách . Bài thơ được làm ra khi đang ở nơi đất khách . HÀNH 行 là một thể loại thi ca có thể phổ nhạc để hát được .

          Bài thơ nầy được Lý Bạch làm ra khoảng giữa năm Thiên Bảo đời Đường Huyền Tông ( 742-756 ), khi ông di cư sang ở đất Lan Lăng cuả xứ Đông Lỗ  ( Tỉnh Sơn Đông hiện nay ). Khi ấy xã hội rất phồn vinh thịnh vượng, dân cư an hưởng thái bình . Lý lại là người thích giao du rộng rãi, thích rượu, thích giang hồ lang bạc, nên cảnh trí núi sông gấm vóc cuả quê hương ở trong lòng ông nơi nào cũng đẹp đẽ cả !

 

CHÚ THÍCH :

       LAN LĂNG : là Trấn Lan Lăng, huyện Thương Sơn, Thành  phố Lâm Kỳ thuộc tỉnh Sơn Đông hiện nay.

       UẤT KIM HƯƠNG : Tên của một loại cỏ thơm dùng để ngâm rượu cho thơm mà lại cho rượu có màu vàng lóng lánh.

       NGỌC UYỂN : là Chén làm bằng ngọc, ý chỉ chén quý.

       HỔ PHÁCH : Một loại nhựa cây hóa đá, có màu vàng hoặc màu nâu óng ánh với những vân vằn vịt rất đẹp.

       ĐẢN SỬ : là Chỉ cần .

 

DỊCH NGHĨA :

            Rượu ngon của xứ Lan Lăng mang màu vàng 

và mùi thơm của Uất Kim Hương, được rót vào chén làm bằng ngọc  ửng màu hổ phách lóng lánh  ( Rượu ngon tuyệt, mùi thơm tuyệt, chén đựng đẹp tuyệt, màu sắc cũng đẹp tuyệt ! ). Nên ... Chỉ cần chủ nhân nhiệt tình biết làm say lòng khách nữa, thì khách sẽ không còn cảm thấy nơi nào là tha hương nữa cả ! ( sẽ thân thiết như là đang ở nơi quê hương của mình vậy ! ).

 

DIỄN NÔM :

                           KHÁCH TRUNG HÀNH  

              

                  Lan Lăng hổ phách uất kim hương,  

                  Chén ngọc rót đầy lóng lánh gương.

                  Chủ nhân nếu biết say lòng khách, 

                  Non nước đâu mà chẳng cố hương !  

  Lục bát :

                  Lan lăng ủ uất kim hương,

                  Ly màu hổ phách như gương sáng ngời. 

                  Chủ nhân ví biết rót mời,

                  Khách xa quên mất là người tha hương !

 

                                                          Đỗ Chiêu Đức  

________________________________________________________________________________________________________ 

                     

ĐỨC KHỔNG TỬ NÓI VỀ MÌNH 

 

        Mùng 5 tháng 8 Âm lịch là ngày sanh của Đức Khổng Phu Tử. Năm nay nhằm ngày Thứ Năm  17 tháng 9 Dương lịch. Cuộc đời của ông Thánh nầy cũng lắm gian truân chìm nổi cũng như  cuộc đời của bao người khác, Ông mất lúc 73 tuổi, là tuổi thượng thọ lúc bấy giờ, và để lại một câu nói bất hủ thu tóm toàn bộ cuộc đời của ông như sau...


      《論語 · 為政第二》講要.

       ◎子曰:吾,十有五,而志于學,三十而立,四十而不惑,五十而知天命,六十而耳順,七十而從心所欲,不踰矩。


      [ LUẬN NGỮ. VI CHÍNH đệ nhị ] Giảng Yếu.

      @ TỬ viết : Ngô, thập hữu ngũ, nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục, bất du củ.

     web_DCD_KhTu.jpg   

CHÚ THÍCH :
       TỬ VIẾT : là Khổng Tử Nói rằng.
       NGÔ : là Đại Danh từ Ngôi thứ Nhất : Tôi, Ta, Tao...
       NHI : là Thì, Là ( Verbe Auxilière ).
       VU : là Về.. cái gì đó. Ở... việc gì đó.
       LẬP : là Lập Thân, là Đứng vững được trong cuộc sống, là Thành Tài rồi. Có sự nghiệp, có công ăn việc làm rồi. 
       BẤT HOẶC : là Không còn Nghi Hoặc, Ngờ Vực gì nữa. Chỉ Kiến thức đã chín chắn, ổn định.
       TRI THIÊN MỆNH : là biết được cái Mệnh Trời, An phận theo cái mình đã có, theo khả năng của mình , mà không đòi hỏi, so bì, bon chen nữa !.
       NHĨ THUẬN : là Lổ Tai Xuôi, có nghĩa là đã biết phân biệt một cách rõ ràng, nghe điều gì đó là biết ngay điều đó tốt hay xấu, thiện hay ác, đúng hay sai....
       TÒNG TÂM SỞ DỤC : TÒNG TÂM là Theo Lòng Mình. SỞ DỤC là Cái mà Mình Muốn. TÒNG TÂM SỞ DỤC là Làm những cái mà lòng mình muốn làm, có nghĩa Muốn gì thì cứ làm nấy !
       BẤT DU CỦ : DU 踰 có bộ TÚC là Cái Chân ở bên Trái, nên Du có nghĩa là TRÈO QUA. Trong TRUYỆN KIỀU giảng tích " TƯỜNG ĐÔNG ong bướm đi về mặc ai " bằng câu " DU đông lân nhi lâu kì xứ nữ ", tức là " TRÈO QUA bức tường phía đông để ôm lấy cô gái bên đó.". Nhưng...
        ... trong câu nói trên DU có nghĩa là VƯỢT QUA. Còn...
       CỦ 矩 : là Cái Khuôn dùng để kẻ Hình Vuông, là Cái Ê-Ke. Nghĩa bóng là Cái Khuôn Phép. Nên ...

       BẤT DU CỦ là : Không vượt qua cái khuôn phép đúng đắn bình thường trong cuộc sống. Sẵn nhắc lại chữ ...
       QUY 規 : là Dụng cụ dùng để kẻ đường tròn, là Cái COM-PA đó. Nên...
       Không có QUY thì Kẻ không Tròn, không có CỦ thì Vẽ không Vuông. Nên QUY CỦ là cái khuôn phép mà ta phải tuân theo. NỘI QUY là những điều khoản QUY ĐỊNH của một Tổ chức, Cơ quan... nào đó mà tất cả thành viên trong đó phải tuân hành. Nên câu nói của Đức Khổng Tử...

 

      Có thể hiểu nghĩa một cách đơn giản như thế nầy :


      Khổng Tử nói rằng : Ta, lúc 15 tuổi, thì chí ở học hành, 30 tuổi thì đã lập thân được, 40 tuổi thì không còn nghi hoặc điều gì nữa, 50 tuổi thì biết đến mạng trời, 60 tuổi thì nghe đã biết điều phải trái, 70 thì có thể làm theo những gì mà trong lòng mình muốn, vì nó không có đi quá lố ngoài khuôn phép nữa .

 

      Đây là câu nói của Đức Khổng Tử nói về bản thân Ngài, nhưng thường được người đời đem ví với bản thân mình, thậm chí đem... áp dụng chung cho tất cả mọi người, cho nên ta thường nghe nói...


 ... Ba chục tuổi là tuổi Lập Thân, Năm chục tuổi là tuổi Tri Thiên Mệnh... thậm chí nói Tam Thập Nhi Lập là... Đàn Ông con trai tới tuổi ba mươi là phải lấy vợ, phải lập gia đình, thì mới lập thân được, nhưng vì điều nầy cũng hợp lí và thực tế , cho nên mọi người đều noi theo. Tôi còn nhớ một câu Nho mà Ba tôi thường nói khi... ép tôi cưới vợ là :
                      Nam đại bất hôn như liệt mã vô cương.
    Có nghĩa :
       Con trai lớn mà không kết hôn thì giống như con ngựa chứng ( LIỆT MÃ là con ngựa xấu, ngựa chứng ! ) mà không có giây cương vậy ( sẽ phóng càn, phóng ẩu, phóng... túng, vì không có ai kềm chế, cưới cho con vợ để có người " cằn nhằn " và xì-tóp bớt lại, thì mới TRỤ và mới làm nên sự nghiệp được ! ). Nên ông bà ta cứ nghĩ...
       TAM THẬP NHI LẬP là 30 tuổi thì phải Lập Gia Đình, không lập gia đình thì... Nó sẽ nổi máu " giang hồ " rồi không làm nên cơm cháo gì cả ! .  Còn

     Ngũ Thập Tri Thiên Mệnh, là đến tuổi 50 nên an phận mà không còn muốn bon chen nữa, vì số trời đã định như thế rồi  ! Sự thật thì ở MỸ hiện nay, tuổi 50 là tuổi đã chín chắn về mọi mặt, kiến thức đã phong phú, kinh nghiệm sống dồi dào, nghề nghiệp đã vững chắc ổn định, tiềm năng về kinh tế cũng đã có cơ sở, credit đầy đủ ... chính là cái tuổi phát triển sự nghiệp tốt nhất của con người.... chớ không phải Tri Thiên Mệnh mà buông xuôi tất cả !!! . Khổng Tử chỉ muốn nói về mình, khi đến 50 tuổi thì biết được mệnh trời, tức là biết được cái hoàn cảnh xã hội chung quanh mình đang sống, biết được cái khả năng và cái tài năng của mình như thế nào, để không đòi hỏi đua đòi những điều quá đáng mà phải biết an phận với cái mà mình đang có trước mắt hợp với sở năng của mình, chớ không phải mê tín buông xuôi cho số phận ! . Về ...

          TỨ THẬP NHI BẤT HOẶC : 40 tuổi thì không còn NGHI HOẶC gì nữa, Ý nói, tuổi 40 thì sự hiểu biết đã CHÍNH CHẮN, gặp chuyện gì đó đã biết và dám đưa ra quyết định theo nhận thức của mình, chớ không còn NGHI HOẶC chần chừ không biết phải quyết định như thế nào của tuổi 30 nữa ! BẤT HOẶC là thế !

 

           LỤC THẬP NHI NHĨ THUẬN là : 60 tuổi thì tai đã xuôi, đã thông. Có nghĩa : Khi nghe điều gì đó thì đã biết ngay là điều đó đúng hay sai, phải hay không phải, nên hay không nên nghe theo, cũng có nghĩa là sự nhận xét phán đoán đã nhuần nhuyễn. Trái với NHĨ THUẬN là NHĨ NGHỊCH là Trái Tai Gai Mắt !

 

           THẤT THẬP NHI TÒNG TÂM SỞ DỤC, BẤT DU CỦ là : 70 tuổi thì có thể làm theo những điều gì mà mình đã nghĩ đã muốn làm, vì những điều đó không có vượt quá qua khuôn phép đâu !  Ý muốn nói, trong phép tu thân thì đến tuổi 70 đã hoàn hảo lắm rồi, có thể làm theo những gì mình muốn mà không sợ quá đáng ! Đây là câu nói hướng thiện, luôn luôn theo hướng phấn đấu tốt mà vươn lên, chớ không phải câu nói TỰ HÀO là mình đã HOÀN THIỆN không còn sai sót nữa !  Và cũng không có nghĩa là hễ đến 70 tuổi là làm việc gì cũng đúng cả như người đời thường lầm tưởng !

 

        Vì là câu nói của ông Thánh, cho nên người đời hay lấy đó làm chuẩn mực để phân định tuổi tác của mọi người, mặc dù cái chuẩn mực đó đã bị lệch nghĩa so với Ý chính của câu nói ở lúc ban đầu, như...


       Tuổi 30 thì gọi là Tuổi NHI LẬP, và hiểu là đã đến tuổi phải Lập Gia Đình, phải Thành Gia Lập Thất, phải Cưới Vợ, phải Ổn Định Sự Nghiệp...


       Tuổi 40 thì gọi là tuổi BẤT HOẶC, và gọi thì gọi thế, nhưng rất nhiều người không hiểu Bất Hoặc là gì, chỉ nghe người ta gọi thì gọi theo mà thôi ! Hoặc chỉ hiểu nghĩa lờ mờ, Bất Hoặc là không còn nghi hoặc gì nữa, mà không biết tại sao lại không còn nghi hoặc, và tại sao lại gọi thế ?!.

 

       Thông dụng nhất là tuổi 50, được gọi là Tuổi TRI THIÊN MỆNH, và thường hay có tâm lí an phận và buông xuôi mà không muốn phấn đấu để vươn lên nữa ! Và cũng thường dùng để tự an ủi khi thất bại hoặc trắc trở về mặt sự nghiệp trong độ tuổi nầy !.


       Sáu mươi tuổi thì gọi là Tuổi Nhĩ Thuận, NHĨ THUẬN là xuôi tai, nhưng lại nghe rất lạ tai, mà không hiểu tại sao gọi thế, cũng như...


       Tuổi 70, thì gọi là Tuổi TÒNG TÂM SỞ DỤC, BẤT DU CỦ ! Rất nhiều người không hiểu câu nói nầy có nghĩa gì cả ! Khác với dân gian hay gọi 70 tuổi là tuổi CỔ LAI HY, theo Ý của 2 câu thơ trong bài KHÚC GIANG của Thi Thánh ĐỖ PHỦ đời Đường là :


                      Tửu trái tầm thường hành xứ hữu,
                      Nhân sanh thất thập CỔ LAI HY.
                                                 ....nghe thi vị và hay hơn nhiều !


       Nhưng...

                        Vì là câu nói của ông Thánh Khổng nên mọi người đều muốn nhái theo xem có được như... Thánh hay không ? Âu cũng là việc tốt mà thôi !
        Theo tài liệu thống kê dân số đời Đường, thì tuổi thọ của con người ta lúc bấy giờ chỉ trên dưới 45 tuổi mà thôi, nên mới bảo là " Thất thập Cổ Lai HY ", chớ bây giờ, nhất là ở nước MỸ nầy thì 70 tuổi hễ ra đường là thấy liền ngay mấy cụ...


        Càng ngày tuổi thọ con người càng cao, nên ngày Lễ ÔNG BÀ càng cần thiết và càng có Ý nghĩa hơn lên !

 

                                                                           Đỗ Chiêu Đức

 

 

THU TỊCH: ĐÊM THU 

...... Thu năm nay, tôi lại đi trên con đường vắng nầy nghe từng chiếc lá rơi trên bờ cỏ, những cây liễu xanh đứng buồn như những nàng cung nữ thời xưa, và thấp thoáng trong vườn nhà ai hoa phù dung buổi sáng nở trắng như một tâm hồn con trẻ. Nắng ở đây vẫn là nắng ngày xưa và tâm hồn tôi vẫn là tâm hồn tôi năm trước...

            Đó là đoản văn của Thanh Tịnh nhớ về một buổi sáng mùa Thu, viết theo văn phong của văn học Âu Tây  đầu thế kỷ 20. Bây giờ thì ta hãy đọc bài Đêm Thu của Đỗ Mục làm ở thế kỷ thứ 10 , mang đầy đủ tính chất dân gian và truyèn thống của văn hóa Á Đông....

杜牧《秋夕》

                            THU TỊCH    Đỗ Mục

    銀燭秋光冷畫屏,         Ngân chúc thu quang lãnh họa bình

       輕羅小扇撲流螢。         Khinh la tiểu phiến phốc lưu huỳnh

       天街夜色涼如水,         Thiên giai dạ sắc lương như thủy

       臥看牽牛織女星。         Ngọa khán Khiên ngưu Chức nữ tinh .

 

 CHÚ THÍCH:

           1. Ngân Chúc : Ngân là Bạc, ở đây là màu Bạc, màu trắng bạc. Chúc là đuốc. Hoa Chúc là Đuốc hoa, ở đây Chúc là cây Đèn Cầy, Cây Nến. Ngân chúc : là Cây Đèn sáp màu trắng bạc.

            2. Họa Bình : là Bức bình phong có vẽ tranh của các nhà quyền quý thời xưa.
            3. Khinh La : Khinh là nhẹ, La là Là, Lụa là, là Vải The. Khinh La : là loại vải the nhẹ để làm quạt. Trong bài " Khinh La Tiểu Phiến " : Là chiếc quạt con làm bằng lụa là của các tiểu thơ xưa thường cầm trên tay.
            4. Phốc : Là chụp bắt.
            5. Lưu Huỳnh : Lưu là Lưu động, là xẹt. Lưu Tinh : là Sao xẹt. Huỳnh : là con Đom đóm.
            6. Thiên Giai : Giai là con đường. Thiên Giai : không phải là đường ở trên trời, mà là đường trong kinh thành, trong cung vua.

            7. Lương Như Thủy : là Mát như nước.

 

DỊCH NGHĨA :

                   Ánh sáng lung linh từ ngọn bạch lạp tỏa ra hòa với hơi thu làm cho tấm bình phong đẹp rực rỡ cũng nhuốm hơi lạnh lẽo, nàng phe phẩy chiếc quạt the để chụp bắt những con đom đóm đang lặp lòe bay lượn trong đêm. Đêm đang xuống trong những con đường của Kinh thành, hơi thu mát lạnh như nước trong đêm thanh vắng lặng, nàng ngữa nhìn sao trời để tìm ngắm hai sao Chức Nữ và Ngưu Lang.

 

DIỄN NÔM : 
                       Lung linh nến trắng bình phong lạnh,
                       Quạt lụa vờn theo đóm lượn thu.
                       Lấp lánh sao trời trong như nước,
                       Nằm xem sao Chức gặp sao Ngưu .
       Lục bát :
                       Bình phong thu lạnh se se,
                       Quạt là nến trắng lặp lòe đóm bay
                       Trời thu như nước mát thay,
                       Ngưu Lang Chức Nữ đêm nay tương phùng !
                                                                      Đỗ Chiêu Đức.
              Đêm thu với khí trời trong mát, với đom đóm bay lượn lặp lòe, rồi nằm mà ngắm sao Ngưu Lang Chức Nữ.... Rất bình dị và rất nên thơ  ! . Có ai ngờ được đây lại là một bài thơ Cung Oán !... Này nhé

          ... Ngọn bạch lạp đặt trên giá bằng bạc, bình phong có tranh họa rực rỡ, rõ ràng là cuộc sống của nhà quyền quý vương hầu, ta càng xác định hơn với từ Thiên Giai : là đường trong Kinh thành , trong Cung Vua, và ai mới rảnh rổi mà nằm ngắm sao trời ?. Chỉ có những nàng cung nữ nhàn nhã, tội nghiệp trong lãnh cung mới rảnh rổi như thế mà thôi, và... một điểm tâm lý rất quan trọng nữa là, chỉ có những nàng cung nữ với tình xuân phơi phới, với nhựa sống tràn trề, mà phải giam mình trong chốn lãnh cung cô thân chiếc bóng, mới hâm mộ và ước ao được như Ngưu Lang Chức Nữ, mặc dù mỗi năm chỉ hội ngộ có một lần. Một lần, có còn hơn không !. Một số cung nhân may mắn... suốt đời mới gặp được vua một lần ! Lắm cô suôt cả cuộc đời, hết cả thanh xuân, cũng chưa được nhà vua một lần triều kiến... So với Ngưu Lang Chức Nữ thì còn đắng cay chua xót hơn nhiều ! Nên chi, mới ngưỡng mộ và ước ao được như Ả Chức và Chàng Ngưu, chớ còn đối với cuộc sống bình thường, thì có ai lại hâm mộ chuyện tình của Ngưu Lang Chức Nữ bao giờ ? ! ... Duy chỉ có nàng cung nữ trong Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều mới ...

                                  Mượn điều Thất Tịch mà thề bách niên  ....   mà thôi !

 " Bách niên " mà chỉ gặp nhau vào đêm " Thất Tịch " hằng năm, thì có ai ao ước mà làm gì  !!!

              Phải tinh ý lắm, ta mới cảm nhận được cái " Oán " trong bài thơ nầy, vì nó quá nhẹ nhàng và bình dị. Phải chăng cái oán đeo đẳng dai dẵng miên man lâu dần nên đã hòa vào cuộc sống và được chấp nhận như một sự tự nhiên tội nghiệp ! Nhưng ... nàng cung nữ của Ôn Như Hầu đã :
                             ..... Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra !...

               Khi ..... Cái oán đã lên đến cực điểm và trở thành bạo động !        

 

                                                                                                                   Đỗ Chiêu Đức.

 

Xin góp vần cùng Anh Chiêu Đức 

   ĐÊM  THU

(1)

Đêm thu nến chiếu lung linh mành ,

Quạt lụa xua bầy đóm liệng quanh .

Đêm mát sắc trời dường nước lạnh ,

Nằm nhìn Ngưu-Chức khóc thương mang .

              Mailoc
(2)

Nến thu soi bình phong lạnh ngắt ,

Quạt lụa mềm xua bắt đóm bay .

Trời trong như nước đêm dài ,

Nằm nhìn Ngưu-Chức thương thay cuộc tình .

                                                 Mailoc 

THƠ MỪNG VU LAN :

 

                  CÔNG CHA NGHĨA MẸ
 
                  Dạt dào tựa sóng Thái Bình,
                  Bao la lòng mẹ như tình đại dương.
                  Ngọt ngào luôn tựa suối nguồn,
                  Vi vu an ủi gió luồn bên tai.
                  Vỗ về âu yếm đêm ngày,
                  Dịu dàng tựa ánh trăng ngoài trời cao.
 
                  Cha thì nghiêm cẩn biết bao,
                  Những lời nghiêm huấn con nào dám sai. *
                  Làm người Hiếu Nghĩa hòa hai,
                  Kính trên Nhường dưới Thảo Ngay mới đành.
                  Lập thân chữ Tín chữ Thành,
                  Chữ Liêm chữ Sĩ chữ Danh sau cùng !
 
                  Lời cha ghi tạc hung trung, **
                  Tình mẹ luôn vẫn thắm trong lòng này.
 
                  Công cha nghĩa mẹ cao dày,
                  Sanh thành dưỡng dục mấy ai sánh bằng ?
                  Kinh Thi sách có dạy rằng :
                  Hạo thiên võng cực, ví bằng trời cao.
                  Ai ai phụ mẫu cù lao ! ***
 

                                                          Đỗ Chiêu Đức

CHÚ THÍCH :
        * NGHIÊM HUẤN : Lời dạy của cha. Trong Truyện Kiều tả lúc Thúc Ông bắt Thúc Sinh phải bỏ cô Kiều, cụ Nguyễn Du đã viết :
                       Thấy lời NGHIÊM HUẤN rành rành,
                       Đánh liều sinh mới lấy tình nài kêu ...
       ** HUNG TRUNG : là Trong lồng ngực, là trong cỏi lòng.
     *** 《詩‧小雅‧蓼莪》 : Bài LẠO NGA, chương TIỂU NHÃ trong KINH THI
蓼蓼者莪,匪莪伊蒿。哀哀父母,生我劬勞。...
Lạo lạo giả nga, Phi nga y cao . Ai ai phụ mẫu, sanh ngã cù lao. Có nghĩa : Cha mẹ mong ta xanh tốt như rau nga  ( giống như rau ngỗ của ta ), nhưng ta lại giống như rau cao  ( giống như rau đắng của ta. Ý  muốn nói là không giống được như cha mẹ mong mõi ). Thương thay cha mẹ ta, sanh ra ta thật là vất vả khó nhọc.
父兮生我,母兮鞠我。拊我畜我,長我育我。顧我復我,出入腹我。欲報之德,昊天罔極。
Phụ hề sanh ngã, mẫu hề cúc ngã. Phũ ngã xúc ngã, Trưởng ngã dục ngã. Cố ngã phục ngã, xuất nhập phúc ngã. Dục báo chi đức, hạo thiên võng cực . Có nghĩa :
Cha sanh ra ta, mẹ thì mang nặng ta, vuốt ve ta nâng niu ta, nuôi ta khôn lớn. Chăm sóc chiếu cố ta, ra vào bồng ẵm ta . Muốn báo cái ơn đức đó của cha mẹ. thì như trời cao lồng lộng vô cùng tận. ( Ý chỉ không báo nổi ơn của cha mẹ đâu ).
_________________________________________________________________________________________________________________________________________
 

 THƯƠNG HOÀI NGÀN NĂM

Nhân Trung Tâm VIỆT MỸ tổ chức ngày " HẤP HÔN " WEDDING ANNIVERSARY cho những cặp đôi đã kết hôn từ 30 năm trở lên, Đỗ Chiêu Đức có làm một bài thơ tặng cho " Bà Xã " để kỉ niệm 41 năm ngày cưới. Nghĩ rằng đây cũng là tâm tình chung của những cặp đôi tha phương cầu thực, lưu lạc xứ lạ quê người, nên xin được chia xẻ cùng tất cả để cùng cảm thông nhau trong tuổi già bóng xế !...

 

                        THƯƠNG HOÀI NGÀN NĂM

 

                                                         web_DCD_AnniWed.jpg

                        Thương hoài mãi ngàn năm,
                        Trót nên duyên sắt cầm.
                        Vấn vít tình sinh nghĩa,
                        Vợ chồng : Nghĩa trăm năm !


       Một nửa đâu rồi một nửa ơi !
       Bốn mươi năm cũ mấy xa vời ?
       Đồng cam cộng khổ bao năm tháng,
       Thoáng chốc tuổi già đã đến nơi !!!


                     Nhớ hồi son giá mắt em cười,
                     Xao xuyến lòng anh biết mấy mươi.
                     Đôi lứa chung lưng tìm hạnh phúc,
                     Con thơ từng đứa điểm tô đời !


       Rồi những tháng ngày khói lửa,
       Lên đường nhập ngũ phận trai,
       Nuôi dạy con thơ, cha mẹ,
       Thân cò lặn lội đêm ngày !


                     Thương em vất vả lòng luôn nhớ,
                     Tiếng mẹ hát ru vẳng đáy lòng...
                     Ầu ơ...Con cò lặn lội bờ sông,
                     Tuổi xuân mòn mõi má hồng phôi pha !...

          

          Em là hiền phụ,
          Quán xuyến trong ngoài.
          Thờ cha kính mẹ,
          Chẳng chút đơn sai !


                Tào khang là tấm mẵn,
                Cùng chịu cảnh cơ hàn.
                Mong một ngày lại sáng,
                Hết cơ cực lầm than !

                 ................................


         Qua rồi những tháng ngày cay nghiệt,
         Sống chết cận kề thật mỏng manh.
         Hết cơn vận bỉ thời lại thái,
         Đoàn viên dệt lại mộng ngày xanh !

 

                 Quê người xây dựng lại,
                 Cuộc sống lứa đôi mình.
                 Bốn mươi năm kỉ niệm,
                 Hạnh phúc lại hồi sinh !

Nay thì...
         Trưởng thành con cái nên danh,
         Yên bề gia thất cho đành lòng nhau.
         " Trải qua một cuộc bể dâu ",
         Giờ là hạnh phúc còn cầu gì hơn ?!


               An bày hiện hữu vuông tròn,
               An cư lạc nghiệp không còn bôn ba.
               Đoàn viên sum họp một nhà,
               Hấp Hôn VIỆT MỸ ông bà đều vui.


         Tào khang nghĩa nặng ai ơi !
         Răng long đầu bạc chẳng rời xa nhau.
         Nội ngoại con cháu lao xao,
         Vui nầy còn có vui nào vui hơn ?!

 

                 Bền lòng một dạ sắt son,
                 Thong dong đi hết đường trần chông gai.
                 Phu thê đã biết bao ngày,
                 Ngàn năm gắn bó, THƯƠNG HOÀI NGÀN NĂM !!!


                                                                  Đỗ Chiêu Đức 

TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO

TL_TonSuTrongDao_1.jpg 

         

          TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO là truyền thống văn hóa Trung Hoa, mà cũng là truyền thống văn hóa tốt đẹp chung cho rất nhiều nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng giáo lí Khổng Mạnh, trong đó có Việt Nam ta, luôn luôn nêu cao cứu cánh hàng đầu của giáo dục là " TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN ". " LỄ " là phải biết Kính trên Nhường dưới, ngoài việc phải Hiếu Kính với Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ ra, còn phải biết " TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO ". Vậy " Tôn Sư Trong Đạo " là gì ? Sau đây ta hãy thử...

          Chiết tự để tìm hiểu Ý NGHĨA gốc của 4 chữ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO 尊師重道 :


    1. TÔN 尊 : Là chữ thuộc dạng Hội Ý. Hình dạng Tượng Hình Hội Ý lúc ban đầu như thế nầy :

web_DCD_tonsu_1.jpg 

  Ta thấy chữ đầu tiên là chữ KIM VĂN ĐẠI TRIỆN (  KIM VĂN 金文 là Văn tự được khắc trên Kim Loại, Kim Loại là chỉ những Chung và Đĩnh ngày xưa, nên KIM VĂN 金文 còn được gọi là CHUNG ĐĨNH VĂN 鍾鼎文 ), thì chữ TÔN gồm có 2 cái tay bên dưới nâng cái LY hình cái ĐĨNH nho nhỏ ở phía trên, đó là Ly Rượu, nâng lên để tế thần thánh hoặc để kính rượu cho những bậc bề trên, trưởng thượng. Nên...

       TÔN 尊 : Nghĩa gốc là Cái Ly đựng rượu, sau dùng chung để chỉ Các Dụng Cụ đựng rượu. Bây giờ cái CHAI đựng rượu cũng được gọi là Tữu Tôn 酒樽  ( 罇 ).( Chữ TÔN là Cái Chai,  được ghép thêm bộ MỘC là Cây hoặc bộ PHẪU 缶 là Đồ Gốm vào bên trái như trên 罇 ).
       Nghĩa phát sinh của chữ TÔN gồm :
       TÔN 尊 : Danh Từ : Chỉ người có địa vị hoặc vai vế cao, như TÔN TRƯỞNG, THẾ TÔN...
       Hình Dung Từ : TÔN QUÝ, TÔN TI ...
       Động Từ : SUY TÔN, TÔN TRỌNG, TÔN KÍNH, TÔN THỜ...
       Kính Từ : Gọi nhà của người ta là TÔN PHỦ ( Nhà mình thì là TỆ XÁ hoặc " HÀN GIA ở mái tây thiên, Dưới dòng nước chảy bên trên có cầu " là lời của Đạm Tiên nói với Kiều trong mộng ).
       Gọi cha của người ta là LỆNH TÔN ( Cha của mình là GIA PHỤ ).
       Gọi Vợ của người ta là TÔN PHU NHÂN ( Vợ của mình là CHUYẾT KINH hoặc CHUYẾT THÊ hay " Má bầy trẻ ở nhà " )....
       Mạo Từ ( Article ) : NHẤT TÔN là Một Pho. Vd : NHẤT TÔN Phật Tượng 一尊佛像 là MỘT PHO tượng Phật.

        Chữ TÔN trong TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO là Động từ TÔN KÍNH.

 

  2. SƯ 師 : Chữ Hội Ý, gồm chữ Đoái 垖 bên trái, có nghĩa rất nhiều gò đất cao. Bên phải là chữ Táp 帀 có nghĩa là Bao Bọc. Hội Ý là Có rất nhiều gò đất bao bọc xung quanh, Ý chỉ Rất Nhiều, cũng có Ý chỉ Quân Lính đông. Theo diễn tiến Văn Tự như sau : 

web_dcd_tonsu_2.jpg

          SƯ             TRỌNG               ĐẠO 

 


 
         Nghĩa của chữ SƯ hiện nay là :
     * Người dạy dỗ chỉ bảo cho người khác : GIÁO SƯ, LÃO SƯ, SƯ PHỤ ( Thầy dạy ). SƯ ĐỒ là Thầy Trò.
     * Người giỏi về một kỸ thuật, nghệ nghiệp nào đó, như : LUẬT SƯ, KỸ SƯ, Y SƯ, KIẾN TRÚC SƯ...
     * Những từ gọi có liên quan đến Thầy Trò, như : SƯ MẪU, SƯ HUYNH, SƯ ĐỆ, SƯ MUỘI...
     * Từ dùng gọi Thầy Chùa và Thầy Pháp, như : THIỀN SƯ, PHÁP SƯ, ĐẠO SƯ...
    * Từ dùng cho quân đội, như : HỘI SƯ, XUẤT SƯ ( Xuất Quân ), SƯ ĐOÀN...
    * Từ dùng gọi Thủ đô của một nước, như KINH SƯ ( Kinh Đô ).
    * Một họ trong Bách Gia Tính : Họ SƯ.

      Chữ SƯ trong TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO có nghĩa là THẦY DẠY ( Bất cứ DẠY về cái gì ).

    3. Chữ TRỌNG 重 : Gồm chữ THIÊN 千 là Ngàn, chồng lên trên bộ LÝ 里 là Dặm. NGÀN DẶM là cái Dặm được lặp đi lặp lại nhiều lần, nên chữ 重 vốn đọc là TRÙNG, có nghĩa là TRÙNG LẮP. Ở đây ta chỉ xét cách phát âm là TRỌNG có nghĩa là NẶNG mà thôi. Về mặt diễn biến của chữ TRỌNG từ xưa đến nay như sau :

 

web_dcd_tonsu_3.jpg

           Các nghĩa của chữ TRỌNG 重 gồm :


   * Hình Dung Từ : TRỌNG là Nặng, trái với KHINH là Nhẹ, như : TRỌNG LƯỢNG, TRỌNG LỰC...
     Chỉ Mức độ : như TRỌNG BỆNH, TRỌNG ÁN...
     Chỉ Số Lượng : như TRỌNG BINH, TRỌNG GIÁ...
     Chỉ Chủ Yếu : như TRỌNG ĐIỂM, TRỌNG TÂM...

     Cẩn thận, không khinh suất, như : THẬN TRỌNG, TỰ TRỌNG ...
   * Động Từ : Xem Nặng cái gì đó, như TRỌNG SẮC là chỉ xem trọng Sắc Đẹp. TRỌNG LỢI là chỉ xem trọng Lợi Lộc. TRỌNG ĐẠO là chỉ xem trọng Đạo Lý, Đạo Nghĩa.... Đây chính là Ý nghĩa của chữ TRỌNG trong 4 chữ " TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO ".

 

    4. chữ ĐẠO 道 : Chữ Hội Ý, gồm bộ Xước 辶 bên trái dưới, có nghĩa là Bước Đi, bên phải trên là chữ THỦ 首, có nghĩa là Đầu. Gom 2 Ý lại có nghĩa : Mở đầu cho những bước đi, đưa đến nghĩa ĐẠO là Con Đường. Chữ Đạo theo diễn tiến của văn tự như sau :

 Nghĩa của chữ ĐẠO :

   

web_dcd_tonsu_4.jpg

* ĐẠO là Con Đường, là Đường đi cụ thể, như ĐẠO LỘ, QUAN ĐẠO là Đường Cái Quan.
   * ĐẠO cũng là con đường đi của Tâm linh, như ĐẠO GIÁO, ĐẠO HẠNH, TU ĐẠO, HÀNH ĐẠO.....
   * ĐẠO là chuẩn mưc, phép tắc qui củ ở đời : ĐẠO ĐỨC, ĐẠO LÝ, ĐẠO NGHĨA... Đây chính là cái ĐẠO phải được xem trọng trong Thành ngữ : TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO.
   * ĐẠO GIÁO là một ĐẠO tu tiên có nguồn gốc từ ĐẠO LÃO của Trung Hoa, với các từ : ĐẠO SĨ, ĐẠO CÔ, ĐẠO QUAN là Chùa của Đao sĩ và Đạo cô tu.....
   * ĐẠO là Nói Rằng. VĂN ĐẠO là Nghe nói rằng .

      Đạo Đức Kinh của Lão Tử mở đầu bằng câu : " ĐẠO khả ĐẠO phi thường ĐẠO 道可道非常道。Có nghĩa là : Cái ĐẠO mà có thể thuyết giảng được thì không phải là cái ĐẠO thường. Chữ ĐẠO vừa có nghĩa là Đạo Giáo vừa có nghĩa là Thuyết Giảng  (nói).

 web_dcd_tonsu_5_1.jpg      web_dcd_tonsu_5_2.jpg

         

    Trở lại với thành ngữ TÔN SƯ TRONG ĐẠO 尊師重道, thành ngữ nầy có xuất xứ từ 後漢書·孔僖傳 :"臣聞明王聖主,莫不尊師重道。" Hậu Hán Thư. Khổng Hi Truyện : " Thần văn minh vương thánh chúa, mạc bất tôn sư trọng đạo "( Thần nghe nói rằng những bậc minh vương thánh chúa, không ai là không Tôn Sư Trọng Đạo cả ! ). Vậy TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO là gì ?

 

       Trước tiên ta thấy thành ngữ nầy được thành lập bởi 2 Động từ là TÔN và TRỌNG, hợp cùng với 2 Danh từ làm Túc từ là SƯ và ĐẠO. Cho nên nghĩa đã khá rõ ràng rồi :
      TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO là " Tôn kính người thầy đã dạy ta học, và Trân trọng cái đạo lí mà thầy đã dạy cho ta ". ĐẠO LÝ ở đây bao gồm cả Kiến Thức, Đạo Đức và cả Đạo Nghĩa làm người nữa !


      Một điều cần đề cập nữa là : Muốn cho người học trò biết Tôn Sư Trọng Đạo, thì Ông thầy phải cho ra thầy, phải sống mẫu mực và phải biết Tôn Sư Trọng Đạo trước đã, nghĩa là phải Dĩ Thân Tác Tắc 以身作則, tức là phải lấy bản thân mình làm gương cho học trò noi theo. Cái nếp sống mẫu mực của người thầy gọi là nếp sống Sư Phạm đó vậy !


                                                              Đỗ Chiêu Đức

________________________________________________________________________________________________ 

 

 LỄ CHA : YẾN THI

                      

    web_DCD_Fathersday.jpg                

 

           Chúa Nhật thứ ba của Tháng Sáu hằng năm, là ngày LỄ CHA ( Father's Day  ) của nước MỸ. Ngày LỄ CHA năm nay nhằm ngày Chúa Nhật 21 tháng 6 năm 2015.

            
           Ta thường gọi ngày LỄ MẸ là NGÀY HIỀN MẪU, nên khi đến ngày LỄ CHA thì rất nhiều người theo thói quen, thay chữ MẪU bằng chữ PHỤ, và gọi ngày Lễ Cha bằng NGÀY HIỀN PHỤ ??!!...


           Ngày Lễ Cha, Father's Day, không thể gọi là ngày HIỀN PHỤ được, vì Hiền Phụ 賢婦 là VỢ HIỀN, chớ không phải CHA HIỀN. Muốn nói Cha Hiền thì phải gọi là TỪ PHỤ 慈父, lấy trong thành ngữ  " Phụ Từ Tử Hiếu 父慈子孝 ", tương đương trong tiếng Nôm ta là " Cha Hiền Con Thảo."  Trong gia đình Phong Kiến ngày xưa, người Cha luôn luôn nghiêm khắc và nghiêm cẩn trong mọi hành vi cũng như sinh hoạt của gia đình, nên còn được gọi là NGHIÊM ĐƯỜNG, NGHIÊM PHỤ.  Lời dạy của Cha thì gọi là NGHIÊM HUẤN, như trong Truyện Kiều, khi Thúc Ông bắt Thúc Sinh phải bỏ cô Kiều, cụ NGUYỄN DU đã viết :


                      Thấy lời NGHIÊM HUẤN rành rành,
                     Đánh liều sinh mới lấy tình nài kêu.


           Nhưng bây giờ mà ta gọi như thế thì nghe nghiêm khắc và xa rời con cháu quá!   Còn một từ dùng để gọi cha ngày xưa nữa là XUÂN ĐƯỜNG (còn đọc là THUNG ĐƯỜNG) 椿堂. Theo sách Trang Tử, chương Tiêu Dao Du, thì XUÂN 椿 là loại cây cao bóng cả, tàng lá sum xuê, có tám trăm năm là mùa xuân, tám trăm năm là mùa thu, nên được dùng để ví với người cha là cột trụ chống đỡ và che chở cho gia đình.  Khi cô Kiều khuyên Thúc Sinh về thăm Hoạn Thư, thì chàng mới...


                        Rạng ra trình lại XUÂN ĐƯỜNG,
                 Thúc Ông cũng vội khuyên chàng quy gia.


          Sẵn trình bày luôn về từ dùng để chỉ Mẹ, đó là từ HUYÊN ĐƯỜNG 萱堂.  HUYÊN 萱 là một loài thảo mộc được trồng trong nhà như cây Trường sinh, lá thon dài, nở hoa màu vàng và cho hương thơm dìu dịu, ăn được, ta thường gọi là Hoa KIM CHÂM, dùng để chỉ sự dịu dàng của người mẹ nên ta có từ gọi chung CHA MẸ là XUÂN HUYÊN.  Khi hay tin Kiều đã bán mình chuộc cha, Kim Trọng đã vật vã khóc than đến nỗi " Máu theo nước mắt, hồn lìa chiêm bao ", khiến cho :


                       XUÂN HUYÊN lo sợ xiết bao,
                     Hóa ra khi đến thế nào mà hay !


           Xin được trở lại và nói thêm  về từ HIỀN PHỤ 賢婦 là VỢ HIỀN;   HIỀN 賢:  Ngoài nghĩa trái với Dữ là Hiền Thục ra, Hiền còn có nghĩa là GIỎI GIANG.  Ví dụ: Hiền Thần là Bề tôi giỏi để phò Vua giúp nước.  Hiền Tài là người có Tài Giỏi và đây cũng là một chức sắc Giỏi Giang trong Cao Đài Giáo. Còn...
          PHỤ 婦:  Đây là kiểu chữ HỘI Ý, được ghép bởi bộ NỮ 女 bên trái là Cô Gái, và chữ TRỮU 帚 bên phải là Cây Chổi  hàm ý là cô gái mà cầm cây chổi (để quét dọn nhà cửa) là đã trở thành người chủ của gia đình rồi, đã kết hôn rồi, nên PHỤ là Đàn Bà, là Người Vợ.  Vì thế mà HIỀN PHỤ là VỢ HIỀN.  PHỤ NỮ là chỉ chung tất cả CÁC BÀ CÁC CÔ có chồng hoặc " chổng chừa !". PHU PHỤ là Vợ Chồng.  Hồi nhỏ thường hay nghe Má tôi hát ru em như thế nầy:
                       Sông dài cá lội biệt tăm,
             Phải duyên PHU PHỤ ngàn năm em cũng chờ!
   Nên...
           HIỀN PHỤ 賢婦 : Chẳng những chỉ người đàn bà hiền thục, mà còn chỉ người đàn bà giỏi giang " Tướng phu giáo tử "  ( Giúp đỡ chồng và nuôi dạy con cái ).

          Ca dao của Việt Nam ta có câu :
                        Công cha như núi Thái sơn,
                Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra !
   Nhưng...


          Trong văn chương không thiếu những áng văn, những bài thơ ca tụng mẹ hiền, mà lại rất hiếm, rất khó kiếm được một bài thơ, một áng văn hay ca ngợi công cha, có thể sự dịu dàng hòa ái của bà mẹ gần gũi với con cái hơn là bộ mặt lúc nào cũng "Lập nghiêm" của ông cha.  Cha thì lo việc lớn hơn, ngoài việc duy trì và nuôi sống gia đình, lắm ông còn phải chăm lo việc nước, việc ngoài xã hội...  Nhưng cũng có những người cha có máu "giang hồ" thích lang bạt rày đây mai đó... Ta hãy cùng đọc một bài Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt của Đỗ Mục đời Đường để thắm thía hơn với cái máu "giang hồ" của các ông cha ngày trước...


      歸家                           QUY GIA
   稚子牽衣問,            Trỉ tử khiên y vấn
   歸來何太遲。            Quy lai hà thái trì ?

   共誰爭歲月,            Cộng thùy tranh tuế nguyệt
   贏得鬢如絲。            Doanh đắc mấn như ti
               杜牧                                       Đỗ Mục

 

Thích nghĩa :
QUY là về, GIA là nhà, QUY GIA là Về Lại Nhà.
   1. Câu 1: Trỉ là non, Tử là Con. TRỈ TỬ: không phải là con non mà là Con Thơ.  Khiên: là nắm, là níu, là dắt.  Y là Áo, Vấn là Hỏi.  Nghĩa toàn câu là :
                     "Con thơ níu áo hỏi"
   2. Câu 2: Quy là Về, LAI là Xu hướng Động từ, chỉ sự di chuyển gần đến người viết hoặc nói.  QUY LAI là Về lại, là Về "đây."  QUY KHỨ là Về "đi " (KHỨ chỉ di chuyển Xa người nói hoặc viết).  Hà là Sao? Thái là Quá.  Trì là Trễ, muộn. Nghĩa cả câu:

       "Sao muộn quá mới về lại nhà?"


   3. Câu 3: Cộng là cùng, chung.  Thùy là Ai?  Tranh là dành, giựt.  Tuế là Tuổi, là Năm.  Nguyệt là Tháng.  
Nghĩa cả câu : 
        Cùng với ai dành giựt năm tháng, ý nói: "Cùng với ai sống đua chen trong những năm tháng đó?"


   4. Câu 4: Doanh là Lời, thắng, Ăn, thu hoạch.  Đắc là được. Mấn là Tóc mai.  Như là giống, giống như.  Ti là Tơ. 
Nghĩa cả câu :

            (chỉ) lời được hai bên tóc mai trắng như tơ.


Diễn nôm :

                  Về Lại Nhà

            Con thơ trì áo hỏi
            Sao đi mãi đến giờ ?
            Cùng ai ngày tháng ấy
            Mà tóc đã bạc phơ!

Lục bát :
                  Con thơ níu áo hỏi cha
            Đi sao lâu quá, bỏ nhà bỏ con!
                  Cùng ai ngày tháng mõi mòn?
           Sương pha tóc trắng chẳng còn như xưa!

 

       Hai câu đầu là lời chất vấn, thắc mắc, thơ ngây nhưng lắc léo của con thơ.  Nhưng hai câu sau... hình như là lời than van, oán trách, khúc mắc, thở than của bà... nội tướng đã biết bao ngày khoắc khoải, mòn mỏi đợi chàng về!

 

       Trong ngày LỄ CHA, mong rằng các ông cha luôn luôn trân quý sự sum họp và tình cảm gia đình để gắn bó hơn với con cái và các thành viên trong đó, nhất là với người đầu gối tay ấp, sao cho...

                   Một nhà sum họp trúc mai,
            Càng sâu nghĩa bể càng dài tình sông!

                                                   (  Truyện Kiều )


        Năm nay là năm Mùi, năm con DÊ, trong bài viết hồi đầu năm về " Năm Mùi nói chuyện dê " tôi có nhắc một câu trong " Tăng Quảng Hiền Văn " là :

                  羊 有 跪 乳 之 恩 , 鴉 有 反 哺 之 義 ,

         Dương hữu qụy nhũ chi ân, Nha hữu phản bộ chi nghĩa,

                  你 及 他 未 及 ?

                 Nễ cập tha vị cập?

Chú Thích:
        Quỵ Nhũ: Quỵ là Quỳ, Nhũ là Vú. Động từ có nghĩa là Bú. Quỵ Nhũ là Quỳ xuống để bú.
        Bộ: là Mớm mồi cho ăn. Bộ nhũ: cũng có nghĩa là cho bú.
        Phản Bộ: là Mớm ngược lại cho ăn.
        Cập: là Bằng. Vị Cập là Chưa Bằng. Bất Cập là Không Bằng.

 

      Nghĩa Câu:

         

web_DCD_yenthi_goats.jpg

Con dê vì biết ơn của mẹ nên quỳ xuống mà bú. Con quạ có cái nghĩa là khi mẹ già thì nó đi kiếm mồi mớm ngược lại cho mẹ ăn. Bạn có bằng được chúng chưa hay là không bằng?


        Quả là một bài học luân lý và là một câu hỏi hóc búa khó trả lời ! Mong rằng những ai còn Cha còn Mẹ hãy ráng mà trân trọng !

 

        Câu nói trên cho ta biết Quạ và Dê là một CẦM một THÚ rất có hiếu với Cha Mẹ, nhưng trong đám Phi Cầm Tẩu Thú đó cũng có những con rất " bất hiếu ". Ví dụ như con Chim Én chẳng hạn .... Thường thì một đôi chim én sanh được 2 hoặc 4 trứng, nở ra 1 hoặc 2 cặp chim trống mái. Đôi chim cha mẹ rất tích cực, vất vả tìm mồi nuôi con cho khôn lớn, líu lo dạy hót dạy kêu, rỉa lông rỉa cánh. Khoảng 30 đến 40 ngày sau, khi chim con đã đủ lông đủ cánh, chim cha mẹ mới đưa lên cành tập bay. Sau vài vòng bay thử, thấy đã cứng cáp, đôi chim con bèn bay thẳng mất hút luôn để tự tìm tự do cho mình. Bỏ lại đôi chim cha mẹ chít chiu buồn bã gọi mãi mà con nào có về lại tổ cũ nữa đâu !  Đôi chim én nầy đã quên rằng, ngày xưa mình cũng đã bỏ cha mẹ mà bay đi như thế ! Thế mới hay...
          

          Sinh dưỡng đạo đồng, ơn Cha nghĩa Mẹ to lớn ngang bằng nhau, làm con phải hiếu thảo với cả Cha lẫn Mẹ. Có lắm người chỉ muốn con cái có hiếu với mình mà quên là mình cũng phải có hiếu với Cha Mẹ mình nữa, như đôi chim én nêu trên chẳng hạn !... Mời tất cả cùng đọc bài Ngũ ngôn trường thiên  YẾN THI của Bạch Cư Dị đời Đường sau đây ...

       

 


 

web_DCD_yenthi.jpg

   燕詩                    YẾN THI
         白居易                        Bạch Cư Dị

 梁上有雙燕。     Lương thượng hữu song yến, 
 翩翩雄與雌。     Phiên phiên hùng dữ thư. 
 啣坭兩椽間。     Hàm nê lưỡng triện gian,
 一巢生四兒。     Nhất sào sinh tứ nhi.
 四兒日夜長。     Tứ nhi nhựt dạ trưởng,
 索食聲孜孜。     Sách thực thanh tư tư. 
 青蟲不易捕。     Thanh trùng bất dị bổ,
 黃口無飽期。     Hoàng khẩu vô bảo kì.
 嘴爪雖欲弊。     Chủy  trảo tuy dục tệ,
 心力不知疲。     Tâm lực bất tri bì. 
 須臾十來往。     Tu du thập lai vãng, 
 猶恐巢中饑。     Do khủng sào trung ki ( cơ ).
 辛勤三十日。     Tân cần tam thập nhật, 
 母瘦雛漸肥。     Mẫu sú sồ tiệm phì.
 喃喃教言語。     Nam nam giáo ngôn ngữ, 
 一一刷毛衣。     Nhất nhất loát mao Y.
 一旦羽翼成。     Nhất đán vũ dực thành, 
 引上庭樹枝。     Dẫn thượng đình thọ chi.  
 舉翅不回顧。     Cử xí bất hồi cố,
 隨風四散飛。     Tùy phong tứ tán phi.
 雌雄空中鳴。     Thư hùng không trung minh, 
 聲盡呼不歸。     Thanh tận hô bất qui. 
 却入空巢裹。     Khước nhập không sào lí,
 啁啾終夜悲。     Chu thu chung dạ bi.
 燕燕爾勿悲。     Yến, Yến nhĩ vật bi,
 爾當反自思。     Nhĩ đương phản tự tư. 
 思爾為雛日。     Tư nhĩ vi sồ nhật,
 高飛背母時。     Cao phi bội mẫu thì. 
 當時父母念。     Đương thì phụ mẫu niệm, 
 今日爾應知。     Kim nhật nhĩ ưng tri !

                                              

DIỄN NÔM :


                 BÀI THƠ CHIM ÉN


          Trên rường nhà nỉ non đôi én,
          Bay song song sớm tối có nhau.
          Ngậm bùn kết cỏ trên cao,
          Bốn con mới nở lao xao đêm ngày.


          Bốn con nhỏ chít chiu trong tổ,
          Miệng đòi ăn chim chíp không thôi,
          Sâu xanh mẹ bắt mớm mồi,
          Bốn con luôn đói cha thời mõi mê.


          Miệng mỏ đã tái tê hết cả,
          Cố tìm mồi nên chả thấy chi.
          Thoắt đi, thoắt lại, lại đi.
          Sợ e con đói quản gì tấm thân.

 

          Ba mươi ngày ân cần nuôi nấng,
          Mẹ ốm dần con lớn thêm ra,
          Líu lo dạy nói dạy ca,
          Rỉa lông rỉa cánh bay qua bay vòng.


          Đến một hôm cánh lông đầy đủ,
          Đưa bốn con bay thử trên cây,
          Cất cao bay vút lên mây,
          Bốn phương theo gió lần này... bay luôn !


          Trống mái buồn kêu luôn luôn miệng,
          Kêu hết hơi con vẫn bặt tăm,
          Đành thôi về tổ âm thầm,
          Chiu chiu chít chit buồn lòng suốt đêm.

           .....................................

 

          Én ơi én, chớ nên buồn nữa,
          Hãy nhớ ngày xưa xửa chưa nhòa,
          Cái ngày én tập bay xa,
          Cao bay bỏ mẹ bỏ cha chẳng về.


          Lúc đó mẹ cha se sắt ruột,
          Dạ nhớ con não nuột ủ ê, 
          Bây giờ én cũng một bề,
          Nhân nào quả nấy tái tê lòng nào ?!
                                              Đỗ Chiêu Đức diễn nôm.

_____________________________________________________________________________________ 

 

HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ

                                                            Hạ Tri Chương 

        Trường An " ẨM TRUNG BÁT TIÊN ", tám ông tiên trong rượu luôn say xỉn và cho ra những vần thơ bất hủ lưu lại đời sau. Trong số đó, ngoài LÝ Trích Tiên LÝ BẠCH ra, còn có HẠ TRI CHƯƠNG người bạn tri kỉ của LÝ, người đã đưa LÝ vào cung diện kiến Thiên Tử để thảo Hách Man Thư, để lại cho đời sau một giai thoại tuyệt vời về Thi Tiên LÝ BẠCH... Riêng HẠ TRI CHƯƠNG, nhắc đến ông tức là nhắc đến 2 bài thơ bất hủ mà người yêu thơ Đường không ai là không biết đến : HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ, tâm trạng và cảm xúc của một kẻ đi xa lâu ngày tìm về quê cũ ! Mời tất cả cùng đọc để thắm thía hơn với nỗi niềm của những kẻ tha hương dị quốc, sẽ rất ngỡ ngàng khi về thăm lại quê hương cố thổ !...

web_DCD_HaTriChuong_1.jpg 

              回鄉偶書             Hồi Hương Ngẫu Thư 
         其一                   Kì Nhất

少小離家老大回,   Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi,
鄉音無改鬢毛衰。   Hương âm vô cải mấn mao suy.
兒童相見不相識,   Nhi đồng tương kiến bất tương thức
笑問客從何處來?    Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai ?

 

  回鄉偶書             Hồi Hương Ngẫu Thư
         其二                    Kì Nhị

離別家鄉歲月多,   Ly biệt gia hương tuế nguyệt đa,
近來人事半消磨。   Cận lai nhân sự bán tiêu ma.
唯有門前鏡湖水,   Duy hữu môn tiền kính hồ thủy ,
春風不改就時波。   Xuân phong bất cải cựu thời ba !
           賀知章                                      Hạ Tri Chương

           web_DCD_HaTriChuong.jpg

  HẠ TRI CHƯƠNG ( 659-744 )
       Ông tự là Quí Chân, về già tự xưng hiệu là " Tứ Minh Cuồng Khách ", là thi nhân lại vừa là nhà Thư Pháp nổi tiếng đời Thịnh Đường. Ông người đất Vĩnh Hưng thuộc Việt Châu ( Huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang hiện nay ), đậu Trạng Nguyên khoa Ất Mùi ( 695 ), được phong là Quốc Tử Tứ Môn Bác Sĩ, Thiên Thái Thường Bác Sĩ. Ông tuần tự giữ các chức vụ Lễ Bộ Thị Lang, Bí Thư Giám, Thái Tử Tân Khách... Ông tính tình khoáng đạt, phóng túng, không thích gò bó, cùng với Lí Bạch, Trương Húc, Lí Thích Chi, Tiêu Toại... xưng là " ẨM TRUNG BÁT TIÊN " ( Tám ông tiên trong rượu ).  86 tuổi cáo lão về quê, chính lúc nầy, ông làm bài " Hồi Hương Ngẫu Thư " nêu trên rồi mất ở quê cùng năm. Tác phẩm phần nhiều thất tán, chỉ còn lưu lại khoảng 20 bài thơ mà thôi.

 

CHÚ THÍCH :
    HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ : Có nghĩa Ngẫu nhiên viết ra ( cảm xúc của mình ) khi về lại quê hương.
    HƯƠNG ÂM : Giọng nói của quê hương, như giọng Bắc, giọng  Trung, giọng Nam...
    MẤN MAO là Tóc mai. SUY là Suy tàn, Suy thoái, ở đây chỉ Tóc đã bạc màu. Câu nầy còn có dị bản là : " Hương âm vô cải mấn mao THÔI ! 鄉音無改鬢毛催 " THÔI là Thôi thúc, là Giục giã, là Đưa đẫy... Về Ý nghĩa trong câu thơ thì cũng như nhau mà thôi !
    TƯƠNG KIẾN là Gặp Gỡ nhau. TƯƠNG THỨC là Quen Biết nhau.
    NHÂN SỰ là Chuyện người đời, Chuyện giữa con người với nhau.
    TIÊU MA 消磨 : TIÊU có 3 chấm Thủy, là TIÊU TRẦM là Chìm Đắm. MA có bộ Thạch bên dưới, là cái Cối xay bằng đá, là MA LUYỆN là Mài Dũa. Nên TIÊU MA là bị Dũa mài Chìm đắm, Ý chỉ Sự thay hình đổi dạng, không còn như xưa nữa.
    KÍNH HỒ THỦY : là Mặt hồ nước trong như gương.
    CỰU THỜI BA : là Những gợn sóng ngày xưa.

 

DỊCH NGHĨA :
                                  BÀI I
      Lúc còn nhỏ, còn trẻ, ta đã rời xa quê hương, nay đã lớn đã già rồi mới về thăm lại. Giọng nói và âm điệu của quê hương tuy vẫn không thay đổi, nhưng tóc mai thì đã bị thời gian thôi thúc mà bạc cả rồi. Vì thế nên, các em bé con kia gặp ta nhưng lại không biết ta là ai, nên mới cười hỏi là Khách từ nơi đâu đến đây vậy ?

                                  BÀI II
      Ly biệt quê nhà đã nhiều năm tháng qua. Gần đây, nhân sự cũng đã thay đổi hơn phân nửa rồi. chỉ có mặt hồ nước trong như gương ở trước ngõ, khi gió xuân thổi đến thì vẫn lăn tăn gơn lại những làn sóng như của năm xưa, không thay đổi gì cả mà thôi !

 

       Nhân sự thì thay đổi, cảnh trí cũng không tránh khỏi tang thương, chỉ có thiên nhiên là vẫn bình chân như vại. Mây trắng vẫn là mây trắng của năm nào, những gợn sóng lăn tăn vẫn là những gợn sóng lăn tăn của năm trước !...

 

DIỄN NÔM :


               CẢM TÁC LÚC VỀ QUÊ


                         BÀI 1
            Trẻ nhỏ xa nhà, già trở lại,
            Giọng quê còn đó, tóc như mây.
            Nhi đồng gặp gỡ không quen biết,
            Cười hỏi nơi nào khách đến đây ?
 Lục bát :
              Xa nhà lúc trẻ nay về,
          Tóc mai bạc trắng giọng quê vẫn còn.
              Tình cờ gặp lũ trẻ con,
          Cười chào hỏi khách nước non quê nào ?

 

                         BÀI 2
              Cách biệt quê nhà mấy nắng mưa,
              Đổi thay thế thái nói sao vừa  !
              Duy chỉ như gương hồ trước ngõ,
              Gió xuân vẫn gợn sóng ngày xưa  !
   Lục bát :
                Xa nhà biết mấy tháng năm,
            Nhân tình thế thái thăng trầm đổi thay.
                Như gương hồ nước ngõ ngoài,
            Gió xuân thổi vẫn gợn hoài sóng xưa  !


                                                     Đỗ Chiêu Đức
                                                        diễn nôm

 

 

 CƯ TRẦN LẠC ĐẠO của TRẦN NHÂN TÔN

Nhân ngày Lễ Mẹ đọc lại bài Cư Trần Lạc Đạo của ông Vua Trần Nhân Tông (1258 - 1308) để thấy rằng Thiền hay không thiền, tu hay không tu gì... cũng không thể không nhận chân cuộc sống thực tế trước mắt : Cha Mẹ, Anh em, Bè bạn... Nhất là đối với Cha Mẹ, phải sống cho tròn ĐẠO CON rồi mới nói đến những tu tập khác được !

     

Cư Trần Lạc Đạo 
Trần Nhân Tông (1258 - 1308)


Cư trần lạc đạo thả tùy duyên                     居塵樂道且隨緣
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên                      
饑則餐兮困則眠
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch                
家中有寶休尋覓
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền                   
對景無心莫問禅

 

Chú Thích :
       CƯ TRẦN : là Sống ở trên cỏi trần nầy, trên đời nầy.
       LẠC ĐẠO : là Vui với Đạo. Đạo gì cũng được. Đạo làm người, đạo Phật, đạo Khổng, đạo Thiên Chúa... cũng được !
       THẢ TÙY DUYÊN : Nên tùy theo duyên phận. Tức là phải biết sống theo hoàn cảnh của mình, không cầu kì đòi hỏi quá đáng.
       CƠ là Đói, SAN là bửa Ăn, KHỖN là Mệt mõi, buồn ngủ. MIÊN là ngủ.
       GIA TRUNG HỮU BẢO : là Trong nhà có sẵn báu vật. Ý chỉ : Những cái có sẵn trong nhà, hoặc trong lòng ta  đều là báu vật cả.
       HƯU TẦM MỊCH : TẦM MỊCH là Tìm Kiếm. HƯU là Đừng, là Khỏi phải. 
       ĐỐI CẢNH VÔ TÂM : Đối diện với cảnh trí, hoặc Hoàn cảnh mà lòng không bị lay động ảnh hưởng.
       MẠC VẤN THIỀN : Đừng hỏi tới thiền nữa, Khỏi phải hỏi tới thiền nữa.

Dịch nghĩa : 
              Sống Đời Vui Đạo

     Sống trong cõi trần thế này, hãy tùy duyên mà vui với đạo,
     Đói thì hãy ăn cơm, còn mệt, buồn ngủ thì hãy đi ngủ.
     Báu vật có ở trong nhà rồi, đừng tìm ở đâu khác nữa, 
     Đối diện với ngoại cảnh đổi thay mà vẫn giữ được cái tâm không động thì còn cần chi hỏi đến thiền nữa !

 

 Diễn nôm :

                       Cỏi trần vui đạo hãy tùy duyên,

                       Buồn ngủ, đói ăn, cứ thế liền.

                       Bảo vật trong nhà , tìm đâu nữa ?!

                       An nhiên tự tại, hỏi chi thiền  !?

                                                              Đỗ Chiêu Đức  

 

            Hai câu thơ cuối trong bài " Cư Trần Lạc Đạo " là :

 

                           Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch,
                           Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền !

 

        ........làm cho tôi nhớ đến hai câu thơ trong " Khuyến hiếu ca " của dân gian là :

 

                     家中自有堂前佛       Gia trung tự hữu đường tiền Phật
                     何必靈山見世尊?      Hà tất Linh sơn kiến Thế Tôn ?

Có nghĩa :
           Trong phòng khách  trong nhà, đã có sẵn Phật ở đó rồi ! ( chỉ Cha Mẹ hằng ngày ngồi ở đó ! ).
           Sao lại còn phải đến Linh sơn để gặp đức Thế Tôn mà chi ? ( Đức Thế Tôn : chỉ Phật Thích Ca.).

           Nếu ở nhà không có hiếu với cha mẹ, không chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ cho đàng hoàng, thì dù cho có vượt đường xa muôn dặm đến tận Linh Sơn để cầu lạy đức Thế Tôn, thì chắc Ngài cũng không chứng cho đâu !

 

Diễn nôm :
                           Trên kham có sẵn Phật nhà ,
                       Sao còn diệu vợi đường xa đi tìm ?

      

       ...........và hai câu trên lại nhắc nhớ đến câu cuối trong bài ca 6 câu vọng cổ " Tu là cỗi phúc " của soạn giả Viễn Châu, mà nghệ sĩ Minh Cảnh đã hát sau khi đã xuống Xề là :

 

                ...... " Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ... còn hơn là... đi tu ! ".

 

           ...... và lại gợi nhớ đến bài kệ, là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt như sau :

 

                   佛在靈山莫遠求,   Phật tại Linh sơn mạc viễn cầu,
                   靈山只在汝心頭。   Linh sơn chỉ tại nhữ tâm đầu.
                   人人有個靈山塔,   Nhơn nhơn hữu cá Linh sơn tháp,
                   好向靈山塔下修。   Hảo hướng Linh sơn tháp hạ tu.

 

 Dịch nghĩa :
                 Phật ở tại Linh Sơn, khỏi phải cầu cạnh đâu cho xa xôi. Nhưng Linh Sơn ở đâu ?
                 Linh Sơn ở ngay trong trái tim của ta đây. Tâm tức Phật, Phật tức tâm.
                 Mỗi người đều có một cái tháp Linh Sơn cả !
                 Hãy cố gắng mà tu dưới cái tháp Linh Sơn của mình ( là đủ rồi ! ).
Diễn nôm :
                           Phật ở Linh Sơn chẳng đâu xa,
                           Linh Sơn ở tại trái tim ta !
                           Mỗi người đều có Linh Sơn Tháp,
                           Cứ gắng mà tu dưới tháp nhà !
                                                                         Đỗ Chiêu Đức

LƯƠNG CHÂU TỪ

 

       CHIẾN TRANH là thảm họa muôn thuở từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á... Có biết bao nhiêu người đã nằm xuống ở sa trường, sinh ly tử biệt, có mấy ai được lành lặn trở về từ chiến địa đâu ?!... Mời đọc LƯƠNG CHÂU TỪ của Vương Hàn đời Đường để thấm thía hơn với nỗi niềm " Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi ?!"...

web_DCD_LuongChauTu_1.jpg  web_DCD_LCT_2.jpg 

 涼 州 詞                  LƯƠNG CHÂU TỪ

              王 翰                                Vương Hàn

葡萄美酒夜光杯,    Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi, 
欲飲琵琶馬上催。    Dục ẩm tì bà mã thượng thôi.
醉臥沙場君莫笑,    Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu, 
古來征戰幾人回。    Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi ?

 王 翰 

VƯƠNG HÀN : Không rõ năm sanh năm mất. Tự là Tử Vũ. Người đất Tinh Châu Tấn Dương  ( thuộc Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây hiện nay ). Lúc trẻ nhà giàu nên sống rất hào sảng phóng túng, thích uống rượu và ngao du sơn thủy. Đậu Tiến Sĩ đời Đường Tuấn Tôn Cảnh Vân Nguyên niên ( 719 ).Khi Trương Thuyết làm Tể Tướng có triệu ông về kinh làm quan, đến khi Trương Thuyết bị bãi chức, ông cũng bị biếm ra khỏi kinh thành. Cuối cùng ông nhậm chức Tư Mã Thông Châu và mất ở nơi đây. Ông sở trường về thơ Thất ngôn tứ tuyệt, thiên về biên tái, lời thơ rất hùng tráng, hoa lệ và cảm khái, bi phẫn với cảnh chiến tranh dai dẵng.

web_DCD_LCT_horseman.jpg web_DCD_LuongChauTu.jpg 

            CHÚ THÍCH :

    1. LƯƠNG CHÂU : là đất Lũng Tây đời Đường, nay thuộc TP Võ Uy tỉnh Cam Túc. Đây là vùng đất giáp ranh, do người Hán và người Hồ luân phiên cát cứ, ai mạnh thì chiếm giữ.
       LƯƠNG CHÂU TỪ : không phải là tựa chính thức của bài thơ, mà là tên của một Khúc Hát ở vùng đất Lương Châu, vì ngoài bài nầy ra, ta còn có Lương Châu Từ của thi sĩ Vương Chi Hoán cũng thuộc đời Đường. Nên bài nầy còn có tựa là XUẤT TÁI 出塞 : có nghĩa là XUẤT CHINH RA NGOÀI BIÊN TÁI.
    2. BỒ ĐÀO : là Trái Nho, nên BỒ ĐÀO MỸ TỬU là Rượu ngon được ủ bằng nho. NHO là trái của người Hồ, nên rượu Nho cũng là rượu của người Hồ cống nhập vào Trung Hoa. Bây giờ ta gọi là rượu VANG( Le Vin ).
    3. DẠ QUANG BÔI : là Ly uống rượu mà ban đêm phát ra ánh sáng. Ly làm bằng ngọc Dạ quang . " Có thể " là ly bằng Pha-Lê cũng do người Hồ cống vào Trung Hoa.
      Trung Hoa xưa gọi những dân tộc ở phương bắc là Bắc Mông, phương Tây là Rợ Hồ, phương Nam là Nam Man. Gọi chung các nước của các dân tộc đó là PHIÊN BANG.
    4. TỲ BÀ : là loại đàn có 4 dây, cũng từ đất Hồ cống nhập, nên còn gọi là Hồ Cầm, loại đàn mà cô Kiều đàn rất giỏi : 
                Nghề riêng ăn đứt HỒ CẦM một chương !

    5. QUÂN 君 : là Nhân Vật Đại Từ, ngôi thứ 2 số ít, nên có nghĩa : Ông, Anh, Bà, Chị, Em, Mầy... Trong câu thơ nầy, xưa nay thường được mọi người hiểu và dịch là ANH hay BẠN. Sao không thể là NÀNG được chứ ?! Tại sao ?. Xin thưa :
     Hai câu đầu nêu lên : Rượu Bồ Đào ( rượu Nho ), ly dạ quang ( ly pha-lê ), đàn Tì Bà, tất cả đều của Xứ Hồ : Hồ tửu, Hồ bôi, Hồ Cầm, thì sao không thể là HỒ CƠ chớ ?!( HỒ CƠ 胡姬 : là Người đẹp xứ Hồ ). Những người đẹp nầy giỏi đàn hát, giúp vui trong quân ngũ để khích lệ tinh thần ba quân tướng sĩ hăng hái giết giặc. Ta thấy thúc quân không phải là tiếng chiêng tiếng trống, mà là tiếng đàn TÌ BÀ, Có lạ không ? Và chắc chắn là tiếng đàn thúc quân phải do những Hồ Cơ nầy ngồi trên mình ngựa  đãm nhiệm. Cho nên, trước khi phi ngựa ra chiến trường, người chiến sĩ đã nói vói lại với người đẹp Hồ Cơ rằng : " Túy ngọa sa trường QUÂN mạc tiếu !.( ta lỡ có say mà nằm gục giữa chiến trường thì NÀNG cũng đừng có cười nhạo ta nhé ! . Vì : " Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi ?! Có mấy ai được trở về từ chiến trường đâu nàng ơi !!! 

web_DCD_LCT_5.jpg  web_DCD_Tyba.jpg 

                   

DỊCH NGHĨA :

       Rượu Bồ Đào rót vào chén dạ quang ( Rượu vang ngon rót vào chén ngọc đẹp ). Toan uống, thì đã nghe tiếng Tì Bà thúc quân vội vả lên ngựa.( Nhưng khoan, hãy đợi ta uống cạn vài ly đã ) Vì có say nằm gục giữa chiến trường thì NÀNG cũng đừng có cười nhạo ta nhé ! Vì hãy nghĩ xem, từ xưa đến nay đem thân đi chinh chiến đã có mấy ai được trở về đâu ?!

        Đây là cái khí phách ngang tàng của...

                  Những người chinh chiến bấy lâu,

                  Nhẹ xem tính mệnh như màu cỏ cây.

                                                  ( Chinh Phụ Ngâm Khúc )

web_DCD_7.jpg web_DCD_LCT_8.jpg web_DCD_soldiers.jpg 

 

       DIỄN NÔM :


              BÀI HÁT LƯƠNG CHÂU
          Rượu vang rót vội chén pha-lê,
          Giục giã tì bà giọng tỉ tê.
          Say khước sa trường nàng chớ nhạo,
          Xưa nay chinh chiến mấy ai về ?!


  Lục bát :
          Bồ đào rót chén dạ quang,
          Tì bà giục giã sa tràng tiến ngay.
          Chớ cười chiến địa ta say,
          Xưa nay chinh chiến mấy ai trở về ?!


                                                 Đỗ Chiêu Đức.

 

PHỤ CHÚ :
      Người Hoa gọi tất cả các loại đá quí là BẢO THẠCH 寶石, mà cũng gọi là NGỌC 玉 nữa. Ví dụ : CẨM THẠCH 錦石 mà ta làm đồ trang sức để đeo, thì người Hoa không có gọi là đeo CẨM THẠCH 戴錦石, mà gọi là ĐỚI NGỌC 戴玉 là Đeo NGỌC. Nên PHA LÊ trong thiên nhiên ngày xưa rất hiếm, có được một khối Pha Lê để làm ly uống rượu không phải là dễ. Pha Lê lại lóng lánh trong ánh đèn đêm, nên ta có thể " nghĩ " DẠ QUANG BÔI ở đây là LY PHA LÊ được nói nhấn cho có vẻ cao quí và trịnh trọng !. Mặc dù theo truyền thuyết cho rằng NGỌC DẠ QUANG là Ngọc tự nó có thể phát sáng trong đêm, chớ không phải như Pha Lê phải nhờ ánh sáng mới lấp lánh được. Nhưng trong Văn Chương ai biết được....!!!

CÁC THI HỮU & CÁC BẢN DỊCH: 

QUÊN ĐI:

Lương Châu Từ , bài thơ Tứ Tuyệt được xem là hay nhất trong loại thơ Biên Tái. Tại sao?

Trước đây tôi định viết một bài về về cảm nhận của mình về bài thơ này và bài Giang Tuyết, thế nhưng chưa thực hiện.



Đường thi Tứ tuyệt thường hàm xúc những quan niệm về nhân sinh quan và vũ trụ quan của các thi nhân bấy giờ. Lương Châu Từ của Vương Hàn cũng thế.

Từ xưa, người Tàu luôn có chiến tranh, lấn chiếm qua lại với các nước phía Tây, Tây Bắc là Thổ Phồn và Hồ.

Nhân Anh Chiêu Đức giới thiệu Lương Châu Từ ra đây, tôi cũng tóm tắt góp ý những cảm nhận của mình.

 

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi

Giục ẩm tỳ bà mã thượng thôi

Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu

Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi

 

Từ hai câu đầu chúng ta thấy rỏ ràng sự tương phản ngầm nói lên sự đối chọi của các Vường Triều người Hán và Tây Vực, qua sự thể hiện một câu tĩnh và một câu động. Nhưng cũng nói lên sự mong muốn sống chung hoà bình giữa hai dân tộc, ví như rượu Bồ Đào, rượu của Hồ phải uống bằng chén dạ quang của Hán mới tăng thêm cảm giác, cũng như trong truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ , Kim Dung  trình bày cách uống rượu bồ đào phải dùng chén dạ quang, qua việc Tổ thiên Thu cố lừa  Lệnh Hồ Xung  uống thuốc chữa bệnh, để lấy lòng thánh nữ Doanh Doanh cũng dựa vào bài thơ này...

Hai câu cuối, nói lên sự tàn bạo của chiến tranh, tại sao không thể dùng rượu thay cho binh khí, để không còn chết chóc đau thương.

 

Bản diễn dịch chữ  Nôm đầu tiên ở nước ta :

 

Chữ Quốc ngữ:

          Rượu đào vơi chén pha lê,

Ngập ngừng hầu uống đàn kề bên tai

        Sa trường say ngã chớ cười,

  Xưa nay chiến địa mấy ai đặng về.

 

Quên Đi Tiếp nối Hai Thầy và Anh Chiêu Đức với bài dịch:

 

Câu Hát Lương Châu  

 

                  1

Dạ quang chén ngọc rượu bồ đào

Muốn uống tỳ bà giục ngựa mau

Say nằm trận địa đừng cười bạn

Chinh chiến xưa nay sống được bao



                          2

         Bồ Đào đầy chén Dạ Quang

Uống nhanh ngựa sẵn giục vang đàn Tỳ

        Sa trường rượu ngấm nằm lì

    Bao đời chinh chiến có đi khó về.

 

                              Quên Đi



Ghi Chú:  Từ (词)  : là một thể văn, có từ đời Đường, hưng thịnh thời nhà Tống, biến thể từ nhạc phủ xưa, câu dài ngắn không nhất định. Còn gọi là trường đoản cú 長短句, thi dư 詩餘 . Như: Đường thi Tống từ

MAILOC:

 LƯƠNG  CHÂU  TỪ 

(1) 

Chén ngọc bồ đào sắc đỏ gay ,

Tỳ bà giục giả thắng yên ngay .

Say lăn chiến địa người đừng mỉa ,

Kim cổ sa trường sống sót ai  ?

(2).             Mailoc 

Chén ngọc rượu bồ tràn óng ánh ,

Tiếng tì đã giục thắng yên ngay .

Sa trường chớ nhạo khướt say ,

Xưa nay chiến trận mấy ai quay về ? 

PHẠM KHẮC TRÍ: 

Lương Châu Từ

PKT 04/25/2015

 

Chén ngọc, rượu đào, chửa thấm môi ,

Tỳ Bà đã giục lên đường rồi .

Say nằm chiến địa ai cười trách ,

Đã mấy người về trọn cuộc chơi .

 

Phụ Chú : Tỳ Bà, chỉ khúc nhạc xuất quân khẩy bằng đàn Tỳ Bà, một loại đàn xưa .

 

MAI XUÂN THANH: 

 

Uống cạn rượu đào ngon chén ngọc,

Tỳ bà báo hiệu thúc quân ra.

Lỡ say trận mạc em đừng nhạo,

Đánh giặc xưa nay chẳng viếng nhà !

 

Mai Xuân Thanh

 

BÀI 2 : UỐNG RƯỢU TRƯỚC KHI XÔNG TRẬN ( THỜI XƯA )

-Trong Tam Quốc Chí, khi 2 danh tướng giặc khiêu chiến, chư hầu run sợ. Quan Công bảo : Ta sẽ lấy đầu 2 danh tướng là Nhan Lương và Văn Xủ ( khét tiếng thời đó ) trở về bản doanh , rượu vẫn còn nóng uống cạn ly. Quả đúng như vậy.

- Cụ Phan Châu Trinh cũng có ý chê trách qua câu thơ ( thời Pháp bảo hộ ) :

Tam bôi hoàng tửu quần lê huyết,

Sổ trản thanh trà bách tính cao...

 

Trở lại 4 câu thơ  Lương Châu Từ, MXThanh cũng xin phép  được góp thêm lời thơ như sau :

 

Rượu ngon chén ngọc uống, vua ban,

Hiệu lệnh tỳ bà thắng ngựa ngang.

Chiến địa say men ai chỉ trích,

Xưa nay đánh giặc chết sa tràng...

Mai Xuân Thanh 

 

NGUYỄN ĐẮC THẮNG: 

KHÚC HÁT LƯƠNG CHÂU

Chén rượu bồ đào uống cạn đi!

Tiếng đàn xung trận đã tung hê

Nằm giữa sa trường say chớ nhạo

Xưa nay chinh chiến mấy ai về!

Nguyễn Đắc Thắng

20150426

PHƯƠNG HÀ:

KHÚC HÁT Ở LƯƠNG CHÂU

 

Toan rót rượu thêm vào chén ngọc

Đã nghe tiếng nhạc thúc ra quân

Chiến trường say ngã, xin đừng nhạo

Lạc giữa binh đao, ai vẹn thân ?

 

                 Phương Hà phỏng dịch

QUY Y PHẬT - QUY Y PHÁP - QUY Y TĂNG

                                                            Đỗ Chiêu Đức

Kính Anh, 

    ... Như đông đảo mọi người tôi hiểu Quy Y Phật, Qui Y Pháp, Quy Y Tăng là theo Phật, theo Pháp, theo Tăng.  Hoặc theo con đường mà Phật Pháp Tăng chỉ dạy.  Hôm nay, tôi muốn hiểu rõ hơn.  Mong Anh giúp cho về các vấn đế ghi sau đây: 

 1. Theo Lạc Thiện, Hoa Việt Từ Điển Thông Dụng, thì có 3 chữ QUY.. 

a/ 1. Về. 2. Trả về. 3. Quy tội.  4. Chịu về theo. Thiết nghĩ: trong quy y tam bảo, chữ quy có nghĩa /4.  Trong trường hợp nầy có thể nào xác định nghĩa đen bằng một cách thiết tự hay không? b/ 1. Cái khuôn. 2. Khuôn pháp. Thí dụ: Quy tắc. 3. Mưai toan. Thí dụ: quy hoạch. c/  Con rùa.

2. Theo Thiều Chữu, Hán Việt Từ Điển, thì có khác: Quy: Quy phục, rốc lòng tin theo gói là quy y. Trong quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, quy y có nghĩa là bỏ nơi tối tăm mà đem cả thân tâm quay về nơi sáng tỏ.  Chữ quy nầy gồm chữ BẠCH (trắng) bên trái và chữ gì bên mặt thì tôi không biết. Có thể nào bằng cách chiết tự để nói cái ý: ‘bỏ nơi tối tăm mà đem cả thân tâm quay về nơi sáng tỏ'?
3. Y. Theo Lạc Thiện.  Nhơn (đứng) bên trái, y (là áo) bên mặt.  Nghĩa là: 1. Nương. 2 Y theo. 3. Nghe theo  4. Y nhiên (vẫn cứ như cũ).

Tôi muốn hiểu quy y, theo nghĩa đen, bằng cách chiết tự nếu có thể được.  Mong được Anh giúp dùm.

...............................................

Thân,

Truong

                                         ***********

......................
       Thưa Thầy,
              Chữ QUY mà thầy nêu ra từ các Tự điển cũng đã đầy đủ lắm rồi. 

Ở đây, em chỉ lạm bàn thêm về chữ QUY mà thầy thích nghĩa là CÁI KHUÔN. QUY nầy là 規 Cái khuôn để kẻ đường TRÒN, là cái Compa. Còn một chữ nữa là CỦ 矩 là cái khuôn dùng để kẻ hình VUÔNG, là cái Ê-ke. Không có QUY thì kẻ không TRÒN, không có CỦ thì kẻ không VUÔNG. nên QUY CỦ là cái khuôn phép giúp ta làm nên sự việc một cách hoàn hảo, hoàn chỉnh. Không theo QUY CỦ thì mọi việc sẽ bị méo mó, chệch hướng, không ra gì cả!  (QUY và CỦ nầy đã được vua Hạ Vũ ( 2081- 1978 trước Công Nguyên ) chế ra lúc đang đi khai kinh trị thủy cho cả nước.)
        Bây giờ, thì xin trở lại với chữ QUY là VỀ, là THEO VỀ. 

        Chữ QUY 歸 gồm : Bên trái phía trên là bộ Phụ 阜 : là làng xóm chợ búa dựa theo ven sông. Phía dưới là chữ Chỉ 止 : là dừng lại. Bên phải là chữ Trửu 帚 : là cây chổi. Hàm ý là... Người du tử ngày xưa khi dừng chân trên một làng mạc ven sông nào đó, chợt thấy người đàn bà cầm cây chổi quét nhà , mà chạnh lòng muốn quay trở lại quê nhà, như nhà thơ Thế Lữ đã viết....
                     Rồi có khi nào ngắm bóng mây,
                     Chiều thu se lạnh gió heo may.
                     Dừng chân trên bến sông xa vắng,
                     Chạnh nhớ tình tôi trong phút giây !
        nên...
             Chữ QUY có nghĩa VỀ là vậy.

             VU QUY : là về nhà chồng.

             QUY NINH : là Gái có chồng về nhà thăm cha mẹ ruột.
             QUY PHỤC, QUY THUẬN : đều có nghĩa là Ngoan ngoãn mà về theo ai đó.... Còn....
             Chữ QUY mà Thầy nói là có Bộ Bạch 白, còn bên kia là Chữ Phản 反: là Ngược lại, QUY 皈 nầy là một dị bản, một cách viết khác của chữ QUY nêu trên, nếu chiết tự thì có nghĩa : Đang trong chỗ tối, đi ngược lại để trở về với chỗ sáng ,  đặc biệt là chữ QUY 皈 nầy CHỈ DÙNG TRONG KINH PHẬT chứ không được dùng rộng rãi như chữ QUY trên.
            Còn chữ Y, thì Thầy cũng đã rõ nghĩa rồi . 
             Y  依 : là Dựa, là Tựa, là Nương Theo, là Quyến Luyến. Nên...
          QUY Y : là Về để nương tựa theo, là Dốc lòng về với .... Hiểu rộng ra là Bỏ chỗ tối về với chỗ sáng, Bỏ nơi mê muội mà về nơi bến giác, Vượt qua bể khổ để đến với nát bàn......
             Nhưng, kính thưa Thầy,
                Vì Thầy yêu cầu Chiết tự, nên em mới chìu theo ý Thầy mà chiết tự cho vui vậy thôi, chớ.... " Quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng ", gọi chung là " Quy y Tam bảo ". Đây là những từ chuyên dùng của đạo Phật, mà đã là là từ chuyên dùng của Phật giáo thì phải tìm hiểu nguồn gốc của các từ nầy trong kinh Phật bằng tiếng PHẠN Thầy ạ, chữ Hán cổ chẳng qua cũng là văn tự dùng để dịch kinh Phật mà thôi. Ví dụ : Nước ITALI, người Hoa nhại bằng âm Quan Thoại là 意大利, ta dịch lại âm nhại của người Hoa là Ý Đại Lợi, rồi gọi tắt là nước Ý, nên ITALI và Ý Đại Lợi về mặt ý nghĩa không có ăn nhằm gì với nhau cả, chỉ là nhại âm cho có tên để gọi mà thôi. Tương tự, ta có CANADA là Gia Nã Đại, AMERICA là Mỹ Lợi Kiên, là nước Mỹ...v.v....
            
             Sự thật, TAM QUY Y là " Tisarana ", " Ti " là Tam, và " sarana " là Nơi Phù hộ che chở, ý muốn nói là do Phật Pháp Tăng ba ngôi hình thành nơi che chở phù hộ cho những ai theo về. Trong chương thứ 14 của kinh " A tỳ Đạt ma câu xá luận " thì giải thích...
             QUY Y là " Saranam gacchami."  Gacchami là động từ chỉ sự thẳng tiến, đến nơi, và Saranam là Danh từ chỉ sự che chở phù hộ. Như vậy, thì QUY Y là " Thẳng tiến đến nơi mà ta sẽ được sự che chở phù hộ ", nói cách khác là " Về với Phật Pháp Tăng để hưởng được sự phù hộ và che chở ". Cũng theo Kinh trên,  Saranam gacchami  còn có nghĩa Cứu tế và Nương tựa, nên mới được các nhà dịch thuât, Trung Hoa dịch là QUY Y.

         .......................................
                                                                                                                   Nay kính,
                                                                                                                Đỗ Chiêu Đức

 

HÀM DƯƠNG THÀNH ĐÔNG LÂU

web_dcd_thanhDL_1.jpg

                       

 

               Cuối tuần, lật quyển Đường Thi Tam Bá Thủ, tình cờ đọc được bài thơ luật " Hàm Dương Thành Đông Lâu " của Hứa Hồn, thấy âm điệu và phong cách cũng mang chút gì hơi hám của Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu, kể cả vần được gieo cũng làm cho người đọc cảm thấy như đang đọc lại câu " Yên ba giang thượng sử nhân sầu ! ". Xin trích dịch sau đây để mọi người cùng thưởng lãm !

 

     《咸陽城東樓》 許渾                HÀM DƯƠNG THÀNH ĐÔNG LÂU
                                                                                                          Hứa Hồn.


    一上高城萬里愁,                      Nhất thượng cao thành vạn lý sầu,
    蒹葭楊柳似汀洲,                      Kiêm hà dương liễu tự Thinh Châu, 
    溪雲初起日沉閣,                      Khê vân sơ khởi nhật trầm các,
    山雨欲來風滿樓。                      Sơn vũ dục lai phong mãn lâu. 
    鳥下綠蕪秦苑夕,                      Điểu hạ lục vu Tần uyển tịch,
    蟬鳴黃葉漢宮秋,                      Thiền minh hoàng diệp Hán cung thu,
    行人莫問當年事,                      Hành nhân mạc vấn đương niên sự,
    故國東來渭水流。                      Cố quốc đông lai Vị Thủy lưu.

   

         許渾,字用晦(一曰仲晦),唐丹陽人也(一曰睦州)。太和六年進士,為太平縣令,大中三年任監察御史,以疾乞東歸,終郢、睦二州刺史,所至有善政。渾長於詩,有《丁卯集》行於世。
      《宣和書譜》曰:「許渾正書雖非專門,而灑落可愛,想見其風度,渾作詩似杜牧,俊逸不及而美麗過之。古今學詩者,無不喜誦,故渾之名益著,而字畫因之而並行也。」

 

         HỨA HỒN, tự là Dụng Hối( Có sách cho là Trọng Hối ), người đất Đơn Dương( Mục Châu ) đời Đường. Đậu Tiến Sĩ năm Thái Hòa thứ sáu, làm Huyện Lệnh Huyện Thái Bình, năm Đại Trung thứ ba làm Giám Sát Ngự Sử, vì bệnh nên xin chuyển về miền đông, sau cùng làm  Thứ Sử ở 2 Châu Sính và Mục, ở mọi nơi đều có tiếng là vị quan tốt. Ông giỏi về thơ, còn lưu lại đời sau 2 tập thơ " Đinh Mão Tập ".
          Theo " Tuyên Hòa Thư phổ " ghi : Hứa Hồn tuy không chuyên về thư pháp, nhưng chữ viết bay bướm dễ nhìn, có phong cách riêng. Hồn làm thơ giống như Đỗ Mục,tuy không phóng đạt bằng Đỗ, nhưng hoa lệ thì có thừa, người học thơ xưa nay đều rất thích đọc, nên Hồn càng nổi tiếng song song cả thơ lẫn thư pháp. ".

 

 CHÚ THÍCH :
          1. Kiêm Hà : Là Lau sậy, theo tiếng gọi của ngày xưa. Trong Kinh Thi có câu : Kiêm Hà thương thương, có nghĩa là Lau sậy xanh xanh.
          2. TỰ 似 : là TƯƠNG TỰ, có nghĩa Giống như là. Thinh Châu : Thuộc tỉnh Phước Kiến, nay là Huyện Trường Thinh.  Thinh châu còn có nghĩa là những cồn đất nổi lên ở giữa sông lớn, lau sậy mọc um tùm. Ở đây, vì muốn ăn khớp với cái " VẠN LÝ SẦU " của câu trên, nên ta hiểu THINH CHÂU là một địa danh của tỉnh Phước Kiến ở tận miền Nam, trong khi Tác Giả lên tận lầu HÀM DƯƠNG của miền Bắc để trông ngóng về quê hương xa xôi vạn dặm ở miền Nam.
          3. Khê Vân : Hơi nước từ trong khe suối bốc lên thành mây.
          4. Lục Vu : Vu là Rậm rạp, hoang vắng. Lục Vu là Bãi xanh hoang vu của cây cỏ bỏ hoang xanh um rậm rạp !
          5. Vị Thủy : Tên con sông phát nguyên từ tỉnh Cam Túc, chảy qua tỉnh Thiểm Tây đổ vào sông Hoàng Hà rồi chảy ra biển Đông...

 

DỊCH NGHĨA :

                              

web_dcd_DL2.jpg

 TRÊN LẦU ĐÔNG CỦA THÀNH HÀM DƯƠNG.
           Lên đến tận trên lầu cao của đông thành thì nỗi sầu lại dài thêm vạn dặm. Trước mắt, lau sậy hòa vào màu xanh của dương liễu mường tượng như màu xanh của đất Thinh Châu. Những làn hơi nước trong khe suối vừa bốc lên thành những làn mây mỏng thì mặt trời cũng đã chìm xuống phía sau lầu rồi ! Và cơn mưa núi chưa kịp đổ xuống thì gió đã ào ạt đầy cả lầu ! . Lũ chim bay xà xuống bãi xanh hoang vu của vườn thượng uyển đời Tần ngày xưa trong buổi chiều tà. Và lũ ve cuối mùa cố cất tiếng ngâm trong đám lá vàng của cung viên nhà Hán vào buổi chiều thu se lạnh. Ôi thôi ! Người qua đường xin đừng hỏi đến chuyện của năm xưa nữa, Cố quốc từ hướng đông mà đến cũng như dòng Vị Thủy theo hướng của tất cả những dòng sông đổ vào Hoàng Hà rồi cũng đều chảy về với biển Đông thuận theo lý tự nhiên...

        Hai câu :
                          溪雲初起日沉閣,    Khê vân sơ khởi nhật trầm các,
                          山雨欲來風滿樓。    Sơn vũ dục lai phong mãn lâu. 
 đã trở thành thành ngữ trong văn chương khi dùng để diễn tả hiện tượng hoặc cái điềm báo trước của một sự kiện trọng đại, hay một tình thế thay đổi lớn của thời cuộc ! " Sơn vũ dục lai " thì " phong đã mãn lâu " rồi ! Trước khi " mưa núi ập tới ", thì " gió đã thỏi đầy cả lầu " rồi ! Trước khi Miền Nam thất thủ thì dư luận thế giới, Quốc Hội MỸ, đài BBC và nhất là " Chiến thuật di tản " đã làm xáo trộn hoang mang cả Sài Gòn và Đồng bằng sông Cửu Long rồi !

 

 DIỄN NÔM :
                          Vòi vọi thành cao vạn dặm sầu,
                          Lau xanh liễu rũ ngỡ Thinh Châu.
                          Mây vờn khe suối vầng ô khuất,
                          Mưa chửa thành cơn gió ngập lầu.
                          Chim lượn xập xòe Tần thượng uyển,
                          Ve sầu rả rít Hán cung thâu.
                          Nào người chớ hỏi đời xưa cũ,
                          Sông Vị về đông vẫn chảy mau !

      Lục bát :
                         Thành cao cho vạn lý sầu,
                         Vi lô tơ liễu tựa màu Thinh Châu.
                         Mây lên mặt nhựt khuất lầu,
                         Mưa chưa thành hạt gió sầu đầy song.
                         Chim xà Tần uyển vườn không,
                         Ve ngâm rả rít Hán cung thu sầu.
                         Nào ai chớ hỏi vì đâu ?!
                         Về đông sông Vị chảy mau, lệ thường !!!...
                                                                              Đỗ Chiêu Đức.


               Mặc dù không làm rung động lòng người và còn để lại dư âm như Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu, không cảm khái và ưu thời mẫn thế như Đăng Kim Lăng Phụng Hoàng Đài của Lý Bạch, không nhẹ nhàng thương cảm như Vạn Tuế Lâu của Vương Xương Linh , Hàm Dương Thành Đông Lâu của Hứa Hồn cũng nói lên một niềm hoài cổ não lòng, xót xa đến... dửng dưng, vì biết đó là cái lẽ của cuộc sống, cái lý của sự vật ở trên đời " Vật cực tất phản ", Âm cực dương hồi, hết thịnh rồi lại suy... cứ thế luân lưu mãi, như tất cả những dòng sông đều chảy về đông......
                                 Hành nhân mạc vấn đương niên sự,
                                 Cố quốc đông lai Vị Thủy lưu !!!.....

           Đây là một trong những bài thơ cảm khái khi lên cao nổi tiếng của buổi Tàn Đường !...

 

                                                                                                                ĐỖ CHIÊU ĐỨC

 

THANH MINH

web_DCD_DapThanh.jpg 


          Một năm có 4 mùa, mỗi tháng có 2 tiết, Thanh Minh 清明 là tiết đầu của tháng 3, thường nằm ở cuối tháng 2 và giữa tháng 3 trở lại. Tiết Thanh Minh năm nay nhằm vào ngày 17 tháng 2 ( Chúa Nhật , 5 tháng Tư dương lịch  2015 ). như ta đã biết qua Truyện Kiều :
                                            Thanh Minh trong tiết tháng ba,
                                            Lễ là Tảo Mộ, hội là Đạp Thanh.

          Thanh 清 là trong, Minh 明 là sáng. Tiết Thanh Minh 清明節 là ngày tiết trời trong sáng của cuối xuân sau những ngày mưa xuân phơi phới làm lạnh lẽo lòng người !. Sau những ngày rét mướt của mùa đông, thì đây là dịp để ra thăm lại mồ mả ông bà, nên mới có lễ Tảo Mộ, Tảo 掃 là quét dọn, Mộ 墓 là mồ mả. Tảo Mộ 掃墓 là quét dọn lại mồ mả ông bà cho sạch sẽ khang trang, đồng thời cũng làm Lễ cúng bái như trình cho ông bà Tổ Tiên biết để cùng bắt tay vào vụ mùa sắp đến. Sẵn dịp trời quang mây tạnh, sau những ngày mưa phùn rét mướt, giờ đây thì :
                                        Cỏ non xanh rợn chân trời,

                                 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.


              nên  .... nam thanh nữ tú lại có dịp du xuân, đạp lên cỏ non mà dạo khắp núi đồi gò đống. Đạp Thanh 踏青 là đạp lên trên những cỏ non xanh biếc, " Xuân du phương thảo địa " mà...


            Nói thì nói thế, chứ thời tiết cũng còn lạnh lắm, không phải cái lạnh hiu hắt của gió thu, cũng không phải cái lạnh buốt da của mùa đông , mà là cái lạnh dễ chịu của mưa xuân phơi phới, ta hãy nghe nhà thơ ĐỖ MỤC tả cảnh Thanh Minh như sau :

 

                               清 明                       唐 · 杜 牧

                        清明時節雨紛紛,路上行人欲斷魂。 
                        借問酒家何處有?牧童遙指杏花村。

 
                  THANH MINH                          ĐƯỜNG. Đỗ Mục


      Thanh minh thời tiết vũ phân phân              清明時節雨纷纷
      Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn             路上行人欲断魂
      Tá vấn tửu gia hà xứ hữu?                            借問酒家何處有?
      Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa Thôn !            牧童遥指杏花村!

 

Ghi Chú :
       1. Phân Phân : Là Liên tục không dứt, là Phơi Phới, là Phơn phớt.
       2. Dục Đoạn Hồn : là Muốn đứt cái hồn ra , là buồn thúi ruột.
       3. Tá Vấn : là Ướm hỏi, là Hỏi thăm ( việc gì hoặc cái gì đó... ).
       4. Mục Đồng : là những đứa bé chăn dê, chăn cừu hoặc chăn trâu....
       5. Hạnh Hoa Thôn : Có 2 nghĩa :
             * Là cái Thôn tên là Hạnh Hoa, Xóm Hạnh Hoa.
             * Là Cái xóm ở phía sau rừng hoa Hạnh.


        Như trên đã nói, Thanh Minh là dịp để quét tước lại mồ mả ông bà, là hội Đạp Thanh  để nam thanh nữ tú du xuân... Nhưng, Đỗ Mục lại bảo là " dục đoạn hồn ". À , thì ra , tác giả đang xa nhà, ta hãy đọc lại cả câu xem sao...


                           Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn...


        Người lữ khách xa nhà đi trên đường một thân một bóng, thay vì cùng người nhà đi tảo mộ hoặc đạp thanh, nên càng cảm thấy thấm thía hơn với nỗi buồn xa xứ trong cảnh mưa phùng lất phất....Cho nên mới muốn tìm ly rượu để sưởi ấm cỏi lòng tha hương chiếc bóng.....

 

Diễn nôm :

                              THANH MINH
                             Thời tiết Thanh minh lất phất mưa
                             Trên đường lữ khách muốn say sưa
                             Rượu ngon ướm hỏi nơi đâu bán ?
                             Xóm Hạnh, Mục đồng chỉ trỏ thưa !

 

         Theo Giai Thoại Văn Chương VN của Thái Bạch thì : Các cụ ta ngày xưa muốn tỏ rỏ cái tinh thần độc lập, cái đầu óc cầu tiến , không quá lệ thuộc vào cổ nhân, nên đã " chê " bài thơ Thất ngôn Tứ tuyệt nầy của Đỗ Mục là : Mỗi câu dư 2 chữ. Các Cụ lý luận như thế nầy : " Thời tiết vũ phân phân " thì biết là thời tiết của Thanh Minh rồi, nên không cần phãi có 2 chữ Thanh Minh nữa. " Hành nhân dục đoạn hồn " là đủ nghĩa rồi, không cần phải có 2 chữ Lộ Thượng, đi trên đường chớ không lẽ đi " dưới nước " ?!. " Tửu gia hà xứ hữu? " đã là câu hỏi rồi, cần chi phãi có từ " Tá Vấn "?. " Dao chỉ Hạnh Hoa Thôn " đủ nghĩa rồi, ai chỉ mà chả được, cần gì phải " Mục đồng " chỉ mới được ! Nên bài thơ Thất Ngôn trên nên viết lại thành Ngũ Ngôn cho nó gọn, như sau :

 

                       Thời tiết vũ phân phân
                       Hành nhân dục đoạn hồn
                       Tửu gia hà xứ hữu ?
                       Dao chỉ Hạnh Hoa thôn !

 

         Nói thì nói thế, chứ thơ Ngũ ngôn và Thất ngôn âm điệu và tiết tấu vẫn khác nhau xa, nhưng đây cũng là một gợi mở của Cha Ông để cho con cháu đừng quá bị lệ thuộc vào cổ nhân mà thôi ! Âu cũng là một sáng kiến hay đó !....

                         .......................................................................

 

       Học theo gương của người xưa, nhớ hồi còn trẻ ( khoảng 15- 16 tuổi gì đó ), khi vừa đọc được bài viết trên của Thái Bạch, cũng vừa là lúc thầy đang cho đọc bài " Phùng Nhập Kinh Sứ " của Sầm Tham như sau :


     逢入京使                PHÙNG NHẬP KINH SỨ


  故園東望路漫漫,   Cố viên đông vọng lộ man man,
  雙袖龍鐘淚不幹。   Song tụ long chung lệ bất can.  
  馬上相逢無紙筆,   Mã thượng tương phùng vô chỉ bút,
  憑君傳語報平安.     Bằng quân truyền ngữ báo bình an !
                      岑参                                           Sầm Tham.

Tranh Minh họa cho bài thơ trên.

 

NGHĨA BÀI THƠ :


                        GẶP NGƯỜI SỨ GIẢ ĐI VỀ KINH THÀNH.
          Cố viên là cố hương, là quê nhà ở mãi tận phương trời đông với đường xá xa xôi diệu dợi ( lộ man man !). Hai tay áo già nua lụm cụm ( Song tụ long chung ) không lau sạch hết dòng lệ nhớ quê hương không lúc nào khô cạn ( lệ bất can ). Gặp nhau giữa đường trên ngựa đây, lại không có bút mực giấy viết gì cả !. Chỉ nhờ anh nhắn miệng lại dùm là : Tôi rất khỏe mạnh bình an mà thôi !


DIỄN NÔM :


                                     GẶP SỨ LAI KINH
                         Vườn xưa diệu dợi mõi mòn trông,
                         Lụm cụm khôn ngăn lệ nhỏ ròng.
                         Trên ngựa gặp nhau không giấy viết,
                         " Bình an " nhờ báo kẽo nhà mong !

 

          Bắt chước tiền nhân, lúc đó tôi cũng lí luận với thầy rằng : Trông ngóng về hướng đông, vì quê nhà ở nơi đó, cho nên chỉ nói : " Đông vọng lộ man man " là đủ rồi, đâu cần phải có từ " Cố Viên "?! Già nua lụm cụm nên lau không khô dòng lệ nhớ quê hương, lau bằng gì mà chả được, đâu cần phải lau bằng 2 tay áo, nên câu 2 cũng không cần phải có từ " Song Tụ ", chỉ " Long chung lệ bất can " là đủ. Tương tự câu 3 cũng vậy, gặp nhau ở đâu cũng được, không nhất thiết là gặp nhau trên ngựa mới không có giấy bút, nên chỉ " Tương phùng vô chỉ bút " là đủ rồi ! Câu chót thì lại lịch sự đến khách sáo, gặp anh, không nhờ anh thì nhờ ai đây ?, nên đơn giản là " Truyền ngữ báo bình an " cũng gọn gàng và lịch sự lắm rồi !. Nên, bài thơ Thất ngôn trên sẽ trở thành bài thơ Ngũ ngôn như sau :

 

                                 Đông vọng lộ man man,
                                 Long chung lệ bất can.
                                 Tương phùng vô chỉ bút,
                                 Bằng ngữ báo bình an !


        Thầy giáo lúc bấy giờ khen lấy khen để, cho là học sinh có Ý kiến và suy nghĩ hay ho, không đọc thơ một cách cứng ngắt bài bản.... Thầy đâu có biết rằng, cái thằng học trò ranh mảnh nầy chỉ bắt chước và làm theo " Giai Thoại Văn Chương Việt Nam " của Thái Bạch mà thôi, chớ cũng chẳng hay ho gì hơn ai hết !
        Chuyện qua đã hơn 50 năm, bây giờ nhắc lại, lại cảm thấy bồi hồi xúc động, thời gian không chờ đợi ai cả, thoáng cái mà tuổi đã gần 70 rồi ! Muốn nói cho Thầy biết là mình chỉ nhại lại cái việc làm của người đi trước mà thôi, thì Thầy đã không còn nữa !... Thầy ơi !...


                                                                                       Đỗ Chiêu Đức.

 

*THẦY :

              Ở đây là Bác Sáu 六伯 ( Lặc-Bệ , theo âm Phúc Kiến  ), có bằng Cao Đẳng Tiểu Học thời Pháp Thuộc, nên đứng tên làm Hiệu Trưởng về Mặt Hành Chánh cho trường Tiểu học TÂN TRIỀU Cái Răng, trước nhiệm kì của cô NGUYỄN KIM QUANG. Ông là anh ruột của bà Hiệu Trưởng họ THI 施 ( Bà Sứ ) sau này. Ông không có trực tiếp đứng lớp, chạy loạn từ Trung Hoa đại lục sang, nhưng nói tiếng Việt rất sỏi như người bản xứ, giỏi Văn Chương Văn Học Hán Việt. Ông ở trọ hẵn trong trường học, rất thân thiện và hòa đồng với học sinh, chúng tôi thường đến phòng ông chơi, học thơ Đường, Tản văn, làm câu đối.... và thường gọi ông là Bác Sáu ( Lặc Bệ ) cho thân mật, chớ không có gọi bằng Thầy, hoặc Hiệu Trưởng gì cả !

 

 

                           NGÀY XUÂN MỜI ĐỌC 2 BÀI THƠ ĐƯỜNG

 

 1  .  VỊ HỮU của Lý Thương Ẩn

                Có một bạn gởi lời yêu cầu : " Tết đừng chọn thơ nhớ quê nữa, buồn quá ! Chọn thơ nào vui vui, nổi tiếng mà ít người biết á ! ". Cái nầy là làm khó ông Đồ rồi đây, chọn thơ vui vui thì dễ rồi, còn thơ nổi tiếng mà ít người biết là làm khó nhau rồi. Đã nói là nổi tiếng thì phải nhiều người biết, chớ làm sao ít người biết được !?. Nhưng thôi, Đồ tui cũng rán đây, và xin nói trước là sẽ chọn một bài thơ HAY ( nổi tiếng không thì chưa biết ) mà ít người biết nhé ! 


             Xin mời cùng đọc bài " VỊ HỮU " 爲有 của Lý Thương Ẩn 李商隱  đời Đường sau đây :

 

                                               
                       

web_DCD_ViHuu.jpg           VỊ HỮU                                               爲 有

           Vị hữu vân bình vô hạn kiều ,                      爲有雲屏無限嬌,
           Phụng thành hàn tận phạ xuân tiêu  .           鳳城寒盡怕春宵.
           Vô đoan giá đắc kim qui tế ,                        無端嫁得金亀婿,
           Cô phụ hương khâm sự tảo triều  .               辜負香衾事早朝 . 

   
                DỊCH NGHĨA :
                                     Vì  Có ...
                Vì có bức bình phong vẽ mây ngũ sắc đẹp vô vàn, nên ở đất Kinh thành nầy lúc cuối đông hết lạnh, lại thấy lo sợ cho những đêm xuân, vì  khi khổng khi không lại lấy phải ông chồng làm quan lớn thế nầy, nên chi sáng xuân ( là thời khắc mặn nồng của đôi lứa ) ông ta lại phụ rãi bỏ mặc nệm ấm chăn êm thơm phức để đi chầu Vua mỗi buổi sáng sớm.!.


CHÚ THÍCH :
              *  Lý Thương Ẩn, tự là Nghĩa Sơn, hợp cùng Đỗ Mục, thành một cặp Lý Đỗ ở buổi Tàn Đường. Tài hoa và tiếng tăm cũng không thua gì cặp Lý Đỗ già, là Lý Bạch và Đỗ Phủ  của buổi Sơ Đường.....

             * chữ VỊ :
           Có 3 hình thức viết như sau : Giản thể : 为
                              Phồn thể : 為 và 爲.
           Có 2 âm đọc như sau : VI  ( không có dấu nặng ) là Làm, Ví dụ : Vi nhân nan ; Làm người khó. " Ấu bất học, lão hà VI " : Nhỏ mà không học, lớn làm " Đại Úy "( Hà vi là làm gì, ý nói là làm được gì ! " Thanh tịnh vô VI " là chữ VI nầy đây.
            Đọc là VỊ ( có dấu nặng ) : Có 2 nghĩa, khi là Giới từ ( preposition ) thì có nghĩa là Vì, như tựa của bài thơ trên : Vị Hữu  là Vì Có.
            Khi là Nghi vấn tự thì có nghĩa Vì sao?. Ví dụ : Vi hà 爲何? là Tại làm sao, là Vì lẽ gì ? 
              *  Phụng thành : là một tên khác để gọi Kinh thành, nơi nhà Vua đóng đô.
              * Xuân tiêu : là đêm xuân, trời chỉ se se lạnh, là thời khắc tuyệt vời nhất cho đôi lứa yêu nhau, nhất là những cặp vợ chồng son, nên chi người xưa cũng đã nói : Xuân tiêu nhất khắc trị thiên kim ( đêm xuân một khắc giá đáng ngàn vàng !).
               * Vô đoan : là khi khổng khi không, là những khiến xui không có tính toán trước, là tự dưng đưa đẩy. Ở đây là lời nói nũng nịu của nàng mệnh phụ...
              *  Kim Quy Tế : Kim quy là rùa vàng. Tế là chàng rể, là chồng, xưa gọi chồng là Phu Tế. Đời Đường, hễ làm quan mà có phẩm trật, thì mặc áo có thêu hình con rùa viền chỉ vàng, con rùa càng vàng thì quan càng cao, lâu dần thành Thành ngữ, bây giờ người Hoa vẫn còn sử dụng từ KIM QUY TẾ để chỉ những chàng rể giàu sang quyền quý. Các cô gái người Hoa kén chồng giàu, gọi là đang Điếu Kim Quy, nghĩa là đang Câu Rùa Vàng.
              *  Hương khâm : hương là thơm, khâm là cái mền, cái chăn. Hương khâm là gối chăn thơm phức.
              *  Sự : là phụng sự là thờ phượng nhà Vua.
              *  Tảo Triều : Buổi chầu sớm, thường thì vào khoảng canh năm, cho nên canh tư phải thức dậy rồi, giờ đó mà phải rời bỏ gối chăn thơm phức thì oan uổng thiệt !....

 DIỄN NÔM :

                                            VÌ  CÓ ...
                                Vì có bình phong đẹp lắm mầu
                                Kinh thành hết  lạnh, sợ canh thâu
                                Khéo xui lấy được ngài quan lớn
                                Phụ bạc gối chăn, sớm phải chầu  !


                                               Lục Bát
                                   Bình phong đẹp đẽ yêu kiều
                             Phụng thành đông hết, xuân tiêu đêm dài
                                   Vô duyên lấy phải quan ngài
                             Gối chăn bỏ hết mặc ai,... đi chầu !

 Quý vị thấy thế nào ?. Theo Đồ tui, thì đây là một bài thơ HAY mà ít người biết, xin giới thiệu để quý vị đọc cho vui, và.....

        ... Quý vị có nhớ gì không ?  Bài thơ nầy làm ta nhớ lại tâm lý của người thiếu phụ luôn luôn bị chồng lỗi hẹn vì mắc chạy theo lợi nhuận trong bài GIANG NAM KHÚC của LÝ ÍCH  dưới đây:

  2. GIANG NAM KHÚC của LÝ ÍCH

.. Tôi xin nhắc lại bài thơ " Giang Nam Khúc " 江南曲 của Lý Ích 李益 .                    

            

                        

web_dcd_giangNam.jpg

                        嫁得瞿塘賈,          Giá đắc Cù Đường cổ

                        朝朝誤妾期。          Triêu triêu ngộ thiếp kỳ
                        早知潮有信,          Tảo tri triều hữu tín
                        嫁與弄潮兒。          Giá dữ lộng triều nhi !

 

 

 

 

DỊCH NGHĨA :
                                       Khúc hát xứ Giang Nam
                Lấy được chú lái buôn ở xứ Cù Đường,(  là một điều may mắn đó, thường thì các lái buôn nầy rất giàu ). Nhưng... ngày nào cũng lỗi hẹn với thiếp cả ! ( chỉ lo đi tìm lợi nhuận ). Nếu sớm biết trước, nước thủy triều lên xuống đúng hẹn, không sai bao giờ. Thì thà trước kia lấy gã chèo đò cho xong !

CHÚ THÍCH :
          * Giang Nam khúc : là Khúc hát của xứ Giang Nam, bài thơ nầy được trích trong phần Nhạc Phủ  (  những bài thơ dùng để phổ nhạc theo các điệu hát dân gian, như ca dao của ta vậy ! ).
          * Giá : là gã , là lấy chồng. Ta thấy trong bài có 2 từ kép, Giá Đắc :
là gã được cho ai đó, lấy được ai đó, thường chỉ chuyện đã rồi. Giá Dữ : Gã với, gã cho, tức là lấy ai đó, có thể đã hoặc chưa xảy ra.
         * CỔ 賈 : Chữ nầy được đọc bằng 2 âm và cũng có 2 nghĩa khác nhau :
                 1. Đọc là Cổ : Có nghĩa là lái buôn, con buôn, người làm ăn buôn bán.
                  2. Đọc là Giả : Là họ Giả ( Ví dụ : Giả Bảo Ngọc trong Hồng Lâu Mộng ).
         * Triêu 朝 : Chữ nầy cũng có 2 cách đọc và 2 nghĩa như sau :
                  1. Đọc là Triêu : có nghĩa là Buổi sáng, hoặc chỉ có nghĩa Buổi thôi, như trong câu : Dưỡng quân thiên nhật, dụng tại nhất TRIÊU. Có nghĩa : Nuôi quân ngàn ngày,( chỉ ) dùng trong một BUỔI.
                  2. Đọc là Triều : Nếu là danh từ thì có nghĩa là Trào, ví dụ : Triều đại...
                                              Nếu là động từ thì có nghĩa là Chầu, ví dụ : Câu thơ cuối của bài thơ VỊ HỮU nêu trên : " Cô phụ hương khâm sự tảo TRIỀU " đó.
         * Ngộ : Là làm lở vở, ở đây " Ngộ...Kỳ " là lở kỳ hẹn, là trễ hẹn.
         * Triều 潮 : Triều nầy có 3 chấm thủy đằng trước nên có nghĩa là nước thủy triều. Một nghĩa nữa Triều là Sóng. Ví dụ Tân Triều : là đợt sóng mới.
         * Lộng Triều Nhi : Người chuyên biểu diễn về các màn bơi, chèo, nhào lộn trên sông nước.  Ở xứ Giang Nam, sông ngòi chằng chịch cũng giống như là vùng đồng bằng Sông Cửu Long miền Lục Tỉnh của ta vậy, nhưng của ta địa phận nhỏ nhoi, còn xứ Giang Nam bao gồm các tỉnh lớn như Giang Tô, Chiết Giang... chẳng hạn , nên họ có rất nhiều trò kỷ xảo trên sông nước, còn của xứ ta thì chỉ giỏi bơi chèo,lội nước. Cho nên từ " Lộng triều Nhi " chỉ tạm dịch là Chú lái đò hoặc Anh chèo đò chuyên nghiệp mà thôi.

 DIỄN NÔM :

                                            Thơ 6 chữ

                                Lấy phải Cù Đường thương lái
                                Thường ngày bỏ thiếp nằm co
                                Lớn ròng nước kia đúng hẹn
                                Biết trước, lấy gả chèo đò !


                                             Lục Bát
                                Ai xui lấy lái Cù Đường
                        Ngày ngày bỏ thiếp sầu thương muộn phiền
                                Đầy vơi dòng nước thường xuyên
                        Phải dè lấy gả chèo thuyền cho xong  !


            Cũng như bài " Vị Hữu " , đây cũng là một bài thơ thuộc loại " Khuê oán " ( nỗi buồn thương oán trách ở chốn khuê phòng ) ngày xưa. Trong bài thơ nầy, Cái " oán " lên cao ở chữ " ngộ " và chữ " triêu triêu "  ( Triêu triêu NGỘ thiếp kì ), rồi bộc phá ở 2 câu chót  ( Tảo tri triều hữu tín, Giá dữ lộng triều nhi ). Ta thấy, tình yêu nam nữ ở bất cứ thời đại nào cũng mãnh liệt vô cùng, bị rào cản đạo đức của Nho giáo, nàng mệnh phụ chỉ oán trách thôi, rồi cam chịu lạnh lẽo trong... nệm ấm chăn êm, còn nàng  " thương lái " nầy thì thực tế hơn, nhân bản hơn, mãnh liệt hơn...nói lên tiếng nói của con tim yêu đương cuồng nhiệt, xé rào Nho gia ở chữ " Tảo tri " (sớm biết ) mà tôi đã rán dịch cho xác ý là " Phải dè ".... Nhưng tựu trung, vẫn là để diễn tả cái " oán " đã lên đến cực điễm, chớ vẫn chưa dám  "xé rào" thật ! .  Vì, nước thủy triều thì lên xuống đúng hẹn, nhưng " gả chèo đò " chưa chắc đã về nhà đúng hẹn đâu  ( mắc " đi nhậu " chẳng hạn...)!!! .  " Oán " thì nói " lẫy " thế thôi, chứ lấy chồng thương buôn giàu có vẫn hơn là lấy anh chèo đò để uống nước sông....cầm hơi à ?!


             Qua 2 bài thơ xưa, chúng cũng thấy, đề tài " tình yêu " là đề tài muôn thuở. Trời sanh ra nam nữ bình đẳng, xã hội phát sinh ra đạo Nho, thành ra trọng nam khinh nữ, ức chế tình yêu của nữ giới, nhưng có được đâu, nhu cầu đòi hỏi, khao khát tình yêu vẫn thể hiện qua từng thời đại. Giàu sang như anh lái buôn Cù Đường, quyền quý như ông " Kim quy tế " mà lơ là trong tình yêu, thì vẫn tạo nên tiếng " oán" như thường.....Mới biết tình yêu mãnh liệt và vĩ đại biết bao nhiêu !!!......

           Thơ Khuê oán, Cung oán... trong Đường thi nhiều vô số kể, đây chỉ là 2 bài tiêu biểu, một quý tộc, một bình dân. Hai bài thơ này HAY mà ít người biết đến ....

           Hẹn lần sau ở đề tài khác....

                                                Đỗ Chiêu Đức

_____________________________________________
                       

                                                                                     

Ý NGHĨA CÁC LOẠI TRANH TREO NGÀY TẾT

web_feb24_15_fish.jpg 

1. Về tranh CỬU NGƯ ĐỒ 九魚圖 : CỬU 九 là số Chín, lại đồng âm với từ TRƯỜNG CỬU 長久 là lâu dài. NGƯ 魚 là Cá lại đồng âm 

web_feb24_15_fish2.jpg

với DƯ 餘 ( âm Quan Thoại ) là DƯ DẢ, Có Thừa, lại vẽ chung với hoa sen là LIÊN HOA 蓮花, đồng âm với LIÊN 連 là Liên Tục 連續, không gián đoạn. Nên

      Tranh Cửu Ngư vẽ chung với hoa Sen, có nghĩa là : Luôn luôn sung túc dư dả có thừa liên tục mãi mãi !

 

 

 

2. Tranh CÁ CHÉP : Tất cả các tranh cá đều có nghĩa là " HỮU DƯ 有餘 "( do âm Quan Thoại DƯ 餘 và NGƯ 魚 đồng âm ). Có Cá tức là Có Dư, Dư ăn dư để. Tranh Cá còn mang 2 Ý chính sau :

web_feb24_15_fish3.jpg 


      * NHƯ NGƯ ĐẮC THỦY 如魚得水 : Ta nói là " Như Cá gặp nước !". Chỉ NHƯ Ý , THUẬN LỢI.
      * NHƯ HÓA LONG NGƯ 如化龍魚 : là Như Cá Hóa Rồng, chỉ sự đổi đời, thay đổi hoặc thành công vượt bực.

 

Ngoài ra còn rất nhiều loại tranh cá khác như :


     

web_feb24_15_fishman.jpg * Ông Câu ôm con cá lớn với hàng chữ : NGƯ ÔNG ĐẮC LỢI chỉ trong năm sẽ được cái lợi như của Ngư Ông, cái lợi nhẹ nhàng ít tốn nhiều công sức như trong thành ngữ " CÁP BẠNG TƯƠNG TRANH, NGƯ ÔNG ĐẮC LỢI. 蛤蚌相爭,漁翁得利。" Ta nói là " Ngao Sò tranh nhau, ngư ông được lợi ".

 * Tranh các đứa bé ôm con cá, lấy Ý " TỬ TÔN HỮU DƯ " , vừa có nghĩa " Con Cháu có Thừa " vừa có nghĩa  " Có thừa Con Cháu ! ". Tranh nầy thường có hàng chữ " Niên Niên Hữu Dư 年年有餘 ". Có nghĩa : Mỗi năm đều dư ăn thừa mặc.

 

   3. TRANH HOA MẪU ĐƠN :
          Nhớ bài Học Thuộc Lòng hồi nhỏ, Á Nam Trần Tuấn Khải đã viết :
     ... MẪU ĐƠN hương kín thơm xa,
         Liễu rơi trước gió ngỡ là bướm bay...
       Hương kín thơm xa, nên Mẫu Đơn được phong tặng là PHÚ QUÝ CHI HOA ( Hoa tượng trưng cho sự Phú Quí ). Ngoài ra, Hoa Mẫu Đơn còn được xem như là một loài hoa Vương Giả Không Sợ Quyền Uy, theo tích sau đây :

web_feb24_15_hoamaudon.jpg web_feb24_15_maudon2.jpg 

 Khi đã lên ngôi và xưng là Châu Thiên Tử xong. Có một năm vào cuối đông khi Tết gần kề, Võ Tắc Thiên thấy mai vàng trong cung đều nở hoa rực rỡ, đang cơn tửu hứng, bèn cất bút viết lên một đạo Thánh Chỉ của nhà Vua thành một bài thơ như thế nầy để ra lệnh cho Chúa Xuân :


            明朝遊上苑,火急報春知;
            花須連夜發,莫待曉風吹。


          Minh triêu du Thượng UYển,
          Hỏa tốc báo xuân tri.
          Hoa tu liên dạ phát,     
          Mạc đãi hiểu phong xuy !
Có nghĩa :
             Sáng mai ta du Thượng Uyển,
             Hỏa tốc báo Chúa Xuân hay,
             Hoa phải nở liền đêm lạnh,
             Trước khi gió sớm hây hây !

  Nói cũng lạ, sáng sớm hôm sau, Võ Tắc Thiên dẫn hết quần thần ra Ngự Hoa Viên để ngắm hoa, thì tất cả các hoa đều nở rộ trong đêm cả rồi, muôn hồng ngàn tía, sắc màu rực rỡ khắp nơi. Võ Tắc Thiên rất đẹp Ý, duy chỉ có một loài hoa không chịu nở, chính là Mẫu Đơn đó vậy ! Võ giận cho loài hoa dám không tuân chỉ, mới hạ lệnh nhổ hết cả ngàn gốc Mẫu Đơn và ra lệnh đày xuống vùng Mang Sơn của đất Giang Nam. Và..." Nói cũng lạ ", năm sau Mẫu Đơn bén rễ và nở đầy cả đồi núi Giang Nam một dãy...

       Trở lại với tranh hoa Mẫu Đơn, thường thì trên bức tranh luôn luôn có kèm theo 4 chữ " HOA KHAI PHÚ QUÝ " nên không cần phải giải thích nữa !

     4. Tranh HOA SEN :

          

web_feb24_15_sen.jpg

 SEN là LIÊN 蓮 đồng âm với LIÊN 連 là  Liên Tục. SEN cũng còn được gọi là HÀ HOA chữ HÀ 荷 đồng âm với chữ HÒA 和, là Hòa Thuận, Hòa Hợp.
      Ngoài ra, SEN còn là biểu tượng của người Quân Tử trong sạch thanh cao, do câu nói " Liên xuất tự trọc nê, hữu Quân tử chi thanh đức 蓮出自濁泥,有君子之清德。Có nghĩa : Sen mọc ra từ bùn sình dơ dáy, nhưng lại có cái đức thanh cao của người quân tử. Nên...

           Tranh SEN chỉ để tặng cho những người làm các nghề thanh cao chính trực, như Nhà Văn, nhà Giáo, nhà Báo, Luật Sư...

    5. Tranh TÙNG BÁCH :
            

web_feb24_15_tungBach.jpg

TÙNG TRÚC MAI là " Tuế hàn tam hữu " 歲寒三友. Cuối năm mùa đông lạnh lẽo, các loại cây cỏ khác đều chết rụi cả, chỉ có 3 người bạn TÙNG, TRÚC và MAI là còn xanh tốt và phát triển mà thôi ! nên TÙNG BÁCH tượng trung cho sự bền bỉ, dẽo dai, chịu đựng bất chấp thời tiết khắc nghiệt, vẫn vươn lên xanh tốt như thường ! Ngoài ra, Tùng Bách còn có thân cây to lớn, tán lá rộng rãi là nơi núp bóng và che 

web_feb24_15_truc.jpgweb_feb24_15_mai.jpg

chở lí tưởng cho các thảo mộc thấp hèn yếu đuối khác dễ " núp bóng tùng quân !".
        Tranh TÙNG BÁCH thường có 4 chữ " TÙNG BÁCH TRƯỜNG THANH " 松柏長青. Có nghĩa Tùng Bách luôn luôn trường kì xanh tốt. Thích hợp để tặng cho Khai trương , Tân gia, Chúc Thọ. Nếu Chúc THỌ thì chỉ thích hợp tặng cho đàn ông, không thích hợp tặng cho các bà.

                6. Tranh HOA LAN :

      

web_feb24_15_lan.jpg

LAN có nét đẹp thanh thoát, mểm mại, đầy tính nghệ thuật. Hoa Lan lại có mùi hương thoang thoảng nhẹ nhàng dễ làm say đắm ngất ngây lòng người. Chả trách từ xưa cổ nhân đã ca ngợi : " Lan sanh ư u cốc, vi vương giả chi hương 蘭生於幽谷為王者之香!Có nghĩa : Hoa Lan sanh ra trong những sơn cốc thâm u, nhưng lại có mùi hương của bậc vương giả ! Trong Cung Oán Ngâm Khúc Ôn Như Hầu NGUYỄN GIA THIỀU cũng đã từng thương tiếc :
                 Lan mấy đóa lạc loài sơn dã,
                 Uổng mùi hương vương giả lắm thay !

Tranh Hoa Lan chỉ thích hợp dùng để trang trí phòng khách, thư phòng... và chỉ thích hợp dùng để tặng cho các Bà các Cô mà thôi !

   7. Tranh RỒNG NGỰA HỔ :
         

web_feb24_15_rongngua.jpg

 RỒNG NGỰA là Long Mã, linh hoạt và uyển Chuyển như Rồng, nhanh nhẹn và xông xáo như Ngựa. Hai con vật : Một Huyền thoại, một thực tế tượng trưng cho sự hoạt động mạnh mẽ liên tục không ngừng nghỉ, không chồn chân, không lười biếng. Đó là cái tinh thần của Long và Mã. Các công ty, công xưởng, khi khai trương hoặc khi nghỉ Tết vào thường hay dán câu " LONG MÃ TINH THẦN " ở nơi làm việc và sản xuất để nhắc nhở nhân viên, công nhân phải làm việc lại với cái tinh thần xông xáo như rồng như ngựa vậy !

      

web_feb24_15_cop.jpg

Về TRANH thì... trừ phi những người tuổi Thìn, hoặc tuổi Dần thì mới tìm mua tranh Rồng và Cọp, còn bình thường thì không ai dại gì rước CỌP về nhà, càng không có ai dám tặng CỌP cho người khác, nhất là lại vào dịp Tết nhất. CỌP là dã thú hung ác không thích hợp để treo và tặng. Nhưng nếu lỡ... có một bức tranh cọp trong nhà, thì nhớ treo làm sao cho cái đầu cọp hướng ra ngoài, để 

web_feb24_15_rong.jpg

cọp... giữ nhà, chớ treo cọp quay đầu vào, nó sẽ... cắn hết những người trong nhà đó ! Tranh vẽ cọp thường có 4 chữ : KHIẾU CHẤN SƠN HÀ 嘯震山河. Có nghĩa : Tiếng gầm thét vang động cả núi sông ! để chỉ cái Uy Vũ của Chúa Sơn Lâm. 

 Tranh RỒNG, nếu có treo và tặng cho ai, thì cũng thường thấy 4 chữ " VỌNG TỬ THÀNH LONG 望子成龍。" Có nghĩa : Ước mong cho con cháu mình, hoặc chúc cho con cháu người có được thành tựu vượt bực, trở mình hóa thân thành rồng !

          Ngựa là tranh thường thấy nhất, 2 con, 4 con, 6 con, hoặc 8 con gọi là Bát Tuấn Đồ. Dễ tặng dễ treo vì luôn có 4 chữ MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG 馬到成功, không cần phải giải thích mà ai nấy đều thích, đều mua, đều tặng, đều treo...nhan nhản khắp nơi ! .

 8. TRANH DÊ.

        

web_feb24_15_de.jpg

MÙI : Đứng hàng thứ 8 trong Thập nhị Địa Chi, cầm tinh con DÊ, từ Hán Việt là DƯƠNG 羊, đồng âm với DƯƠNG 陽 là Thái Dương, là Dương Khí sanh ra từ trời đất.
       Theo sách Chu Dịch. Sau tiết Đông Chí thì khí âm hàn bắt đầu tiêu thoái, và khí dương thì bắt đầu sanh trưởng, ta thường nghe các Thầy Bói gọi là ÂM TIÊU DƯƠNG TRƯỞNG, đêm sẽ ngắn dần, ngày sẽ dài thêm ra, cho nên Tháng Mười Một là tháng TÝ, thuộc quẻ Phục 復 là NHẤT DƯƠNG SANH, Tháng Mười Hai là Tháng Sửu, thuộc quẻ Lâm 臨 là NHỊ DƯƠNG SANH, và Tháng Giêng là Tháng Dần, thuộc quẻ THÁI 泰 là TAM DƯƠNG SANH. Vì thế nên Tết Nguyên Đán của tháng Giêng mới dùng câu TAM DƯƠNG KHAI THÁI 三陽開泰 mà chúc mừng cho năm mới mở ra vận hội mới, lấy Ý chữ THÁI là LỚN, là THÔNG, như trong tiếng Việt ta thường nói " Hết vận Bỉ rồi thời lại Thái ", hoặc " Bỉ cực thì THÁI lai " và " Hết cơn BỈ CỰC, đến hồi THÁI LAI ". Có nghĩa : Hết lúc Bế tắt, nghèo khó thì đến lúc Hanh Thông, khá giả.....

         Vì 2 chữ DƯƠNG đồng âm, nên ta thường gặp những bức tranh vẽ hình 3 con dê thay thế cho khí dương của trời đất mà chúc nhau bằng câu TAM DƯƠNG KHAI THÁI như ta thường thấy !

          Tranh DÊ rất thích hợp tặng nhau trong dịp Tết, để chúc cho đầu năm mở ra vận hội mới lớn hơn, phát đạt hơn năm rồi !.

 9. LIỄN TREO, CÂU ĐỐI :

 

web_feb24_15_lien.jpg

  Liễn treo và Câu đối ngắn để chúc Tết thì nhiều vô số kể ! Tiêu biểu như :

       NGHINH XUÂN TIẾP PHÚC 迎春接福 : Đón Xuân đón luôn Phước vào nhà.
       HOA KHAI PHÚ QUÝ 花開富貴 : Hoa nở tượng trưng cho sự phú quí của gia đình.
       TRÚC BÁO BÌNH AN 竹報平安 : Tre Trúc luôn xanh tốt trong mùa đông như đem lại bình an cho mọi người.

       MAI KHAI NGŨ PHÚC 梅開五福 : Hoa mai nở 5 cánh như mang đến 5 cái phước cho gia đình ( 5 cái phước đó là : Thọ, Phú, Khang ninh, Du hảo đức và Khảo chung mệnh. 五福 是 : 寿,富,康寜,攸好德,考终命。Sống lâu, giàu có, mạnh khỏe, được tiếng tốt và chết an lành. Đó là 5 cái phước mà mọi người đều mong mõi. )

 TRÚC BÁO TAM ĐA 竹報三多 : Một chi nhỏ của nhánh trúc thường có 3 lá, như điềm báo mang đến 3 cái nhiều ( Tam Đa ) mà người ta thường mong mõi. Đó là : Đa Phúc, Đa Thọ, Đa Nam Tử 三多 是:多福,多寿,多男子。Nhiều phước, nhiều thọ, nhiều con trai.

 VẠN SỰ NHƯ Ý 萬事如意, AN KHANG THỊNH VƯỢNG 安康盛旺, CUNG CHÚC TÂN XUÂN 恭賀新禧 ....

       Đặc biệt năm Dê, thịnh hành thêm câu : TAM DƯƠNG KHAI THÁI 三陽開泰 !

                       

GHI CHÚ :
     Xin được nói thêm về 3 chữ " Nói cũng lạ "....
        Sau khi lở " ra Lệnh " cho Chúa Xuân bắt hoa phải nở suốt đêm để ngày mai mình đi ngắm hoa xong , thì Võ Tắc Thiên cũng ngầm ... ra lệnh luôn cho những người trồng hoa trong vườn Thượng Uyển với sự phối hợp của Quân đội dùng vải căng lều để căng lều cho tất cả những nơi trồng hoa trong vườn. Đoạn cho nổi lửa nấu nhiều nồi nước khổng lồ trong vườn Thượng Uyển để tạo một luồn noãn lưu ấm áp khắp nơi, nhờ thế các hoa như ở trong các greenhouse ấm áp của mùa đông ở MỸ hiện nay... Nhờ thế các loài hoa mới nở kịp cho bà ta ngắm, và bà ta mới có dịp diệu võ dương oai với quần thần để chứng tỏ cái Chơn Mạng Thiên Tử của mình !
        Đây cũng là cái cơ trí hơn người của Võ Tắc Thiên, chả trách bà ta là Nữ Hoàng Đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa cổ đại.

                                                                     

                                                                   Đỗ Chiêu Đức

 

Đầu năm Khai Bút :
                           CÂU ĐỐI CHO NĂM ẤT MÙI

 

                                                        dcd_feb20_15_khaibut.jpg
 

                           ẤT MÙI : ẤT thuộc hướng Đông, hành Mộc, màu xanh. MÙI : Đứng hàng thứ 8 trong Thập nhị Địa Chi, cầm tinh con DÊ, từ Hán Việt là DƯƠNG 羊, đồng âm với DƯƠNG 陽 là Thái Dương, là Dương Khí sanh ra từ trời đất.

       Theo sách Chu Dịch. Sau tiết Đông Chí thì khí âm hàn bắt đầu tiêu thoái, và khí dương thì bắt đầu sanh trưởng, đêm sẽ ngắn dần, ngày sẽ dài thêm ra, cho nên Tháng Mười Một là tháng TÝ, thuộc quẻ Phục 復 là NHẤT DƯƠNG SANH, Tháng Mười Hai là Tháng Sửu, thuộc quẻ Lâm 臨 là NHỊ DƯƠNG SANH, và Tháng Giêng là Tháng Dần, thuộc quẻ THÁI 泰 là TAM DƯƠNG SANH. Vì thế nên Tết Nguyên Đán của tháng Giêng mới dùng câu TAM DƯƠNG KHAI THÁI 三陽開泰 mà chúc mừng cho năm mới mở ra vận hội mới, lấy Ý chữ THÁI là LỚN, là THÔNG, như trong tiếng Việt ta thường nói " Hết vận Bỉ rồi thời lại Thái ", hoặc " Bỉ cực thì THÁI lai " và " Hết cơn BỈ CỰC, đến hồi THÁI LAI ". Có nghĩa : Hết lúc Bế tắt, nghèo khó thì đến lúc Hanh Thông, khá giả.....

dcd_feb201-15_khaibut2.jpg 

        Vì 2 chữ DƯƠNG đồng âm, nên ta thường gặp những bức tranh vẽ hình 3 con dê thay thế cho khí dương của trời đất mà chúc nhau bằng câu TAM DƯƠNG KHAI THÁI như ta thường thấy !


       Nương theo Ý trên, Đỗ Chiêu Đức có 2 câu đối để Khai Bút cho năm con DƯƠNG...DÊ 2015 như sau :


      1. TAM DƯƠNG KHAI THÁI KIM NIÊN THÁI,
            三      陽        開     泰    今     年     泰,
         NGŨ PHƯỚC LÂM MÔN THỬ TUẾ LÂM.
           五       福     臨     門     此    歲    臨。


Có nghĩa :
         Ba cái khí dương mở ra cái vận lớn, năm nay sẽ thắng lớn.
         Năm cái phước đến cửa, năm nay cũng sẽ vào nhà luôn !

 

      2. NGŨ PHƯỚC TỰ THIÊN HÂN TUẾ KHỨ,
            五      福     自     天      欣    歲    去,
          TAM DƯƠNG TÒNG ĐỊA KHÁNH XUÂN LAI.
           三       陽      從       地      慶       春     來。
Có nghĩa :
        Ngũ phước là do trời ban cho, mừng là  một tuổi nữa đã đi qua !
        Tam dương là từ đất sanh ra, vui là lại được đón thêm một mùa xuân đến nữa !


      NGŨ PHƯỚC : là 5 cái phước mà mọi người ao ước, đó là : Phú, Thọ, Khang ninh, Du hảo Đức, Khảo chung mệnh  (  Giàu, Sống lâu, Mạnh khỏe, Nổi tiếng là có Đức và Chết một cách an lành ! )
     

DN_Feb18_15_BanTetAtMui.jpgHai câu đối nầy đã được viết ra và được trang trí bằng màu hường thật bắt mắt, và... đã được tặng cho NGƯỜI GIỮ VƯỜN của trang WEB. PTG&ĐTĐ là Nhà Văn, Nhà Thơ, Nhà Giáo TRẦN BANG THẠCH hôm chiều 29 TẾT để trang trí phòng khách đặng... ĂN TẾT với con cháu !( Xem hình 2 câu đối ở đầu bài viết nầy )

Bàn ăn tết tại phòng khách NGV với 2 câu đối của Ông Đổ ĐCĐ 

       Kính chúc NGƯỜI GIỮ VƯỜN của trang WEB. trường nhà có được một cái TẾT tuyệt vời bên cạnh con cháu và bên cạnh người BẠN ĐỜI cũng tuyệt vời nhất... xứ MỸ !

 


                                                               Đỗ Chiêu Đức

___________________________________________________________________________________________________________________________________________ 

 

Đầu năm đọc thơ Đường:               

                  LINH LĂNG TẢO XUÂN
                        零 陵 早 春

 

     Sáng nay, Mồng một Tết, nhưng lại là ngày Thứ Năm, mọi người đều đi làm cả. Đường phố trong khu nhà ở bên MỸ nầy vốn dĩ đã vắng lặng, hôm nay lại càng cảm thấy vắng lặng hơn !


     Ngồi trước máy computer, nhìn qua cửa sổ, tự dưng nghe lòng dâng lên một niềm cảm xúc, nỗi cảm xúc của một tâm trạng xa quê, cảm thấy như mất đi cái gì đó mà biết chắc là sẽ không bao giờ tìm lại được..... Giở quyển " Đường thi tam bá thủ " 唐詩三百首, tình cờ làm sao lại đọc được bài thơ 

        " Linh lăng tảo xuân " của Liễu Tông Nguyên, (  柳宗元  )  càng xúc động thêm với nỗi niềm quê hương cố thổ.... Xin chép và dịch lại để cùng chia xẻ với tất cả đồng hương đang tha hương đất khách .....


           LINH LĂNG TẢO XUÂN                    零 陵 早 春


           Vấn xuân tòng thử khứ ,               問 春 從 此 去,
           Kỷ nhật đáo Tần Nguyên ?            幾 日 到 秦 原 ?
           Bằng ký hoàn hương mộng,          凭 寄 還 鄕 夢,
           Ân cần nhập cố viên  !                  殷 勤 入 故 園 !


Dịch nghĩa :
                Hỏi Xuân rằng, từ đây đi, thì mấy ngày Xuân mới đến được xứ Tần Nguyên. Cho ta gởi theo cái "  mộng hoàn hương ", ân cần về tận quê nhà.( Chứ đang ở nơi xa xôi nầy, ta sẽ không sao về nhà trong mùa xuân nầy được ! ).


 Chú thích :
               Linh Lăng là một địa danh ở miền Nam, còn Tần Nguyên thì ở miền Bắc. Ở miền Nam ấm áp thì mùa xuân đến sớm hơn, còn miền Bắc lạnh lẽo nên nàng xuân sẽ đến muộn hơn.


             Vì tâm trạng quá xúc động , nên tôi diễn nôm 2 bài, 1 bằng thơ 6 chữ, và 1 bằng thơ Lục Bát, như sau...


                            Thơ sáu chữ


                    Hỏi Xuân từ đây giả biệt
                    Bao giờ mới đến Tần Nguyên
                    Ta gởi mộng hồn tha thiết
                    Ân cần về tận cố viên


                            Thơ Lục Bát


                    Từ đây giả biệt, hỏi Xuân
               Bao giờ mới đến xứ Tần Nguyên ta
                    Gởi lòng theo mộng thiết tha
               Ân cần về tận quê nhà xa xăm  !


         Thấy xuân đến, chạnh lòng nhớ quê mà gởi cái " mộng hoàn hương ", ân cần nhờ mùa xuân mang về tận quê nhà, đây quả là một lối gởi đặc biệt hàm xúc và tuyệt vời biết bao !


         Mặc dù, chúng ta đang ở đất Bắc ...Mỹ, và mặc dù Mỹ đi sau hơn Việt Nam đến mười hai tiếng đồng hồ, nhưng sao ta vẫn thấy nao nao mỗi độ xuân về, cứ lo cho quê hương chưa có mùa xuân!  Nhưng có biết đâu rằng chính chúng ta đây mới là những kẻ khao khát mùa xuân, và chỉ hoài niệm, rồi nuối tiếc đi tìm những mùa xuân trong quá khứ.....


         Đầu Xuân, gởi chút mộng lòng tha thiết về với quê hương......


                                                        Đỗ Chiêu Đức
                                                     Mùng 1 TếT Ất Mùi 

                                                              2015

Đính kèm :
    Bản viết tay bằng bút lông bài LINH LĂNG TẢO XUÂN hồi 42 năm trước (1973), khi tôi còn là anh Binh Nhất của Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chính Trị Sư Đoàn 3 Không Quân Biên Hòa.

dcd_feb20_15_thoDuong.jpg 

 

 

LIỄN DÁN CÁC BÀN THỜ

 

 

          Hằng năm cứ đến ngày đưa ÔNG TÁO về trời là sau khi cúng tiễn TÁO QUÂn xong, thì tất cả chưn nhang đều được nhổ ra, chỉ chừa lại 3 cây trong lư hương mà thôi, còn lại thì thiêu hóa chung với giấy tiền vàng bạc và giấy cò bay ngựa chạy để theo ông Táo về trời, kể cả đôi liễn dán hai bên bàn thờ ông Táo cũng thế. Và không riêng gì bàn thờ ông Táo mà tất cả bàn thờ trong nhà cũng vậy ! Dẹp hết để chưn nhang khỏi đùn quá cao, vừa mất mỸ quan vừa dễ gây hỏa hoạn. Sẵn làm vệ sinh lau chùi khảm thờ cho sạch sẽ, rồi... dứt luôn nhang khói...
         Mãi cho đến tận chiều ba mươi Tết, khi cúng rước Ông Bà về ăn Tết với con cháu, thì mới dán liễn mới lên để đón Giao Thừa và tiếp tục nhang khói như thường lệ.

         Công việc của tôi hàng năm là tân trang và viết lại các đôi liễn mới nầy. Nào, ta bắt đầu từ trước sân nhà nhé. Một cây cột lửng được đóng giữa sân, trên gát một miếng ván vuông hoặc chữ nhật, có lư hương nhỏ hoặc một cái lon sửa bò đổ đầy cát để cắm nhang. Những nhà khá hơn thì cột được xây bằng gạch tiểu, trên gác một miếng gạch Tàu đo đỏ, còn nhà cửa khang trang hoặc phố chợ thì bàn thờ ÔNG THIÊN được đặt sát bên trái hoặc bên phải của cửa ra vào... Nhưng dù như thế nào thì trên bài vị hoặc trên thân cây cột để bàn thờ đều phải có 4 chữ : THIÊN QUAN TỨ PHƯỚC 天官賜福, có nghĩa các vị quan trên trời sẽ ban phát phước lành xuống cho gia chủ.

dcd_feb11_15_1.jpg 

                  Thường thì chỉ đổi mới 4 chữ THIÊN QUAN TỨ PHƯỚC mà thôi, vì bàn thờ Ông Thiên bình dân thông thường không có câu đối, chỉ có nhà giàu hoặc ở các Đạo Quan, bàn thờ Ông Thiên lớn hơn, nên mới có câu đối 4 chữ như sau :


                   吉庆有余,      Kiết khánh hữu dư,
                   受天百祿.      Thụ thiên bách lộc.  
  Có nghĩa :
            Điều lành điều tốt có thừa,
            Hưởng nhận trăm lộc của trời ban.

 

        Bên dưới ngay cửa đi vào là bàn thờ Thổ Địa. Bước vào phòng khách thì ở bên trong ngay lối vào là bàn thờ của Thần Tài xây mặt ra cửa cái. Thường thì Thổ Địa và Thần Tài được thờ chung ở nơi đây, nên bài vị thường viết là :


      Ngũ phương ngũ thổ long thần,        五方五土龍神,
      Tiền hậu địa chủ tài thần.                前後地主財神.


       Bên trên khảm thờ là 3 chữ TỤ BẢO ĐƯỜNG 聚寶堂, câu đối 2 bên thường là như thế nầ :
          Kim chi sơ phát diệp,          金枝初發葉,
          Ngân thọ chánh khai hoa.   銀樹正開花。
  Có nghĩa :
                     Cành vàng vừa trổ lá,
                     Cây bạc lúc ra hoa.
    

dcd_feb11_15_2.jpg 

 Hoặc là câu đối thật hay lấy từ bài Đằng Vương Các Tự của VƯƠNG BỘT đời Đường như sau :


           Vật hoa thiên bảo nhật,    物華天寶日,
           Nhân kiệt địa linh thời.     人傑地靈時。


  Có nghĩa :
           Đây là những ngày vật đẹp như là tinh hoa báo vật của trời.
           Cũng là lúc đất đai linh hiển nên sinh ra người giỏi ( hào kiệt ). 


      Đó là bàn thờ Thần tài Thổ Địa ở trong nhà, còn nếu là Miếu thờ Thổ Địa hoặc Thổ Thần cho cả làng xóm thì câu đối liễn sẽ hay hơn. Sau đây là liễn dán miếu Thổ Thần :


         THỔ Vượng nhân tòng vượng,    土旺人從旺,
         THẦN an trạch tự an.                神安宅自安。
  Có nghĩa :
           Đất có vượng thì người sẽ vượng theo,
           Thần có yên thì người tự nhiên cũng sẽ yên.


 Và... Sau đây là liễn thờ miếu Thổ Địa :


           THỔ năng sanh bạch ngọc,   土能生白玉,
           ĐỊA khả xuất hoàng kim.      地可出黃金。
  Có nghĩa :
           Đất có thể sanh ra ngọc trắng,
           Đất cũng có thể cho ra vàng ròng.

            

      Bạch Ngọc là Ngọc Trắng, một loại đá quí. Bạch Ngọc còn có thể hiểu đó là hạt gạo trắng tinh như Ngọc dùng để nuôi sống con người ! Và...
     Hoàng Kim là Vàng ròng, kim loại quí, Nếu biết siêng năng trồng trọt canh tác thì : " Tất đất sẽ cho Tất Vàng " như chơi !  

 

      Tùy theo gia đình, thường thì phía trên cùng của phòng khách là nơi thờ Thần Thánh, nếu nhà có lầu thì thờ ở trên lầu trong căn phòng phía trước. Các Vị Thần Thánh được thờ thường là Bà Quan Thế Âm Bồ Tát, Phật Tổ Như Lai, nhưng thông thường nhất là Bàn Thờ ÔNG, ÔNG ở đây là Ông QUAN CÔNG, tức QUAN VÂN TRƯỜNG thời Tam Quốc. 
      Năm nào tôi cũng phải lau chùi quét dọn và viết lại bộ liễn của Bàn Thờ Ông. Bộ liễn khá bài bản và nghiêm trang như sau : Phía trên cùng của khảm thờ là 2 vòng tròn giấy đỏ trên viết 2 chữ CHÍNH KHÍ 正氣 để chỉ cái khí tiết chính trực của Quan Công, phía dưới 2 chữ Chính Khí là 4 chữ TRUNG TÂM QUÁN NHẬT 忠心貫日, có nghĩa : Lòng trung thành vằng vặc như mặt trời. Liễn 2 bên thì như vầy :

dcd_feb11_15_3.jpg 

                  

           Chí tại Xuân Thu công tại Hán,                  志在春秋功在漢,
           Trung đồng nhật nguyệt nghĩa đồng thiên. 忠同日月義同天。

Có nghĩa : 
         Chí thì như ở đời Xuân Thu( muốn làm nên nghiệp lớn ), nhưng công thì ở đời Hán.
         Lòng trung thành như mặt trăng mặt trời, còn nghĩa thì cao tợ trời.


      Một đôi liễn thường thấy ở Bàn Thờ Ông nữa là :


            Thiên thu nghĩa dõng vô song sĩ,         千秋義勇無雙士,
            Vạn cổ tinh trung đệ nhất nhơn.          萬古精忠第一人。
 Có nghĩa :
          Cái nghĩa khí và vũ dũng ngàn năm không có được 2 người,
          Lòng trung thành tuyệt đối muôn đời là người số 1 duy nhất.

          Hai người đứng 2 bên Quan Công, người râu rìa mặt đen là Châu Thương cầm Thanh Long Yễm Nguyệt Đao, người mặt trắng đẹp trai là Quan Bình, ta bưng cái ấn Hớn Thọ ĐÌnh Hầu. Theo dị đoan thì lưỡi của Thanh Long Yễm nguyệt Đao phải xây về hướng nước ròng, tức là phải chém ngược dòng nước.

 

          Dưới các khảm thờ của Thần Thánh mới là bàn thờ Tổ Tiên. Bàn thờ Gia Tiên thường đặt một hoặc nhiều bài vị của Tổ Tiên các đời, phía trên thường thấy 3 chữ ĐỨC LƯU PHƯƠNG 德流芳. Chữ LƯU 流 là Chảy, là Dòng Chảy, chứ không phải LƯU 留 là GIỮ, là ĐỂ Lại. Nên có nghĩa là : Cái ĐỨC phải sống động như dòng chảy tỏa mùi hương từ đời nầy sang đời khác, tức là muốn con cháu các đời đều phải TÍCH ĐỨC, chứ không phải chỉ trông chờ để hưởng cái ĐỨC của ông bà để lại. Vì hễ cái gì LƯU để lại thì cũng phải có ngày khánh kiệt, như gia tài chẳng hạn, ĐỨC cũng vậy, để ĐỨC lại cho con cháu mà con cháu không biết TÍCH ĐỨC thì ĐỨC đó cũng sẽ bị hao mòn khánh kiệt mà thôi !. Bên dưới 3 chữ ĐỨC LƯU PHƯƠNG là 4 chữ CỮU HUYỀN THẤT TỔ. Hai bên của 4 chữ CỬU HUYỀN THẤT TỔ là 2 câu đối.

dcd_feb11_15_4.jpg
       Có lần tôi đọc được đôi câu đối thật hay trong gia đình của một người bạn ở Nhơn Ái, thuộc huyện Phong Điền như sau :

 

           Kính thất tổ thiên niên bất tận,               敬七祖千年不盡,
           Trọng cửu huyền nội ngoại tương đồng.   重九玄內外相同。
Có nghĩa :
       Lòng kính trọng Thất Tổ ngàn năm không dứt,
       Tôn trọng Cửu Huyền của 2 bên nội ngoại như nhau.

  Có người hỏi : CỬU HUYỀN THẤT TỖ chỉ những AI, gồm những AI ?!. Xin thưa :


     CỬU HUYỀN THẤT TỔ gồm 9 đời Con Cháu và 7 đời Cha Ông, như sau :


  CỬU HUYỀN là :

                 Tử, Tôn, Tằng, Huyền, Lai, Côn, Nhưng, Vân, Nhĩ.  
     九玄 :   子、 孫、  曾、    玄、   來、 昆、   仍、    雲、  耳 .


  THẤT TỔ là :

                     Phụ, Tổ, Tằng, Cao, Thái, Huyền, Hiễn.

     七祖 :        父、祖、  曾、  高、   太、   玄、   顯 .

 

       Cuối cùng, ở phía sau nhà, nơi bếp nút củi lửa là bàn thờ ông Táo. Ta còn gọi là Thần Bếp, Vua Bếp, Táo Quân... Bên trên bàn thờ là 4 chữ : NGŨ KỴ CHI THỦ 五祀之首, hai bên là đôi liễn mà tôi đã có dịp trình bày trong bài TỐNG TÁO THI là :

                    有德能司火,   Hữu đức năng ty hỏa,
                    無私可達天。   Vô tư khả đạt thiên.

Có nghĩa :
          Có ĐỨC thì mới có thể trông coi việc củi lửa bếp nút được.
          Phải CHÍ CÔNG VÔ TƯ thì mới được lên chầu trời ( để trình tấu mọi việc ).

      dcd_feb11_15_5.jpg            

          NGŨ KỴ : là 5 chỗ cần phải cúng tế ở trong nhà, đó là : MÔN,HỘ là Cổng, cửa ( nơi ra vào ), TỈNH, TÁO là Giếng, Bếp ( nơi ăn uống ), TRUNG LƯU là phần giữa nhà ( nơi ngủ nghỉ ). Xưa thì cho rằng CỔNG là nơi đứng đầu cần phải cúng tế, nhưng sau với khuynh hướng' Dĩ thực vi thiên ", thì Bếp đứng đầu, nên bàn thờ Táo Quân mới có được 4 chữ " NGŨ KỴ CHI THỦ " là vì thế !


                                                                Đỗ Chiêu Đức

_________________________________________________________________________________________________________________________________________ 

 

TỐNG TÁO THI

   DCD_Feb7_15_TongTaoThi.jpg                         

 

          Hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, thì dân Việt Nam ta có tục lệ cúng tiễn đưa Ông Táo về trời, người Hoa thì cúng vào đêm 24. Theo câu nói của dân gian là " Quan tam, dân tứ, thuyền gia ngũ ", có nghĩa là : Làm quan thì đưa ông Táo ngày 23, dân thì đưa ngày 24, còn những người đi ghe theo cuộc sống thương hồ thì đưa ông Táo ngày 25.

         Bỏ qua về xuất xứ của tục lệ nầy, chỉ xét về phần cúng tế. Người Việt và người Hoa ở Việt Nam thường cúng tiễn Táo Quân bằng " thèo lèo ", bánh mức, chè Ỷ... hương hoa trà nước... và giấy tiền vàng bạc kèm theo các hình cò bay ngựa chạy. Ý là để cho ông Táo cởi ngựa cởi cò về trời ( trong văn học thì cho là cởi cá Chép ), còn " thèo lèo " bánh mức... là để ăn cho ngọt miệng đặng báo cáo cho ngọt cho tốt với Ngọc Hoàng Thượng Đế về tình trạng gia đình nơi mà ông Táo đang cư ngụ....

 

          Nhớ lúc nhỏ, khi gần Tết , tôi đã đọc được một bài thơ " Tống Táo Thi " 送 竈 詩  trên báo để tiễn đưa ông Táo như sau :


    送 竈 詩                      TỐNG TÁO THI      
 麥芽糖餅餞行蹤, Mạch nha đường bỉnh tiễn hành tung,
 拜祝佯癡且作聾。 Bái chúc dương si thả tác lung.
 只有一般應開口, Chỉ hữu nhất ban ưng khai khẩu,
 煩君報我一年窮。 Phiền quân báo ngã nhất niên cùng !


CHÚ THÍCH :
   1. Đường Bỉnh : là Kẹo bánh. Đường là Đường, mà cũng là Kẹo nữa.
   2. Dương : là Giả đò.   Tác : là Làm, ở đây có nghĩa là Làm bộ.
   3. Si : là Ngây, là Dại.  Lung : là Điếc.
   4. Nhất ban : là Mạo từ ( Article )chỉ : Một Điều, Một Cái.
   5. Nhất niên : là Cả năm, suốt năm, chớ không phải MỘT NĂM.


DỊCH NGHĨA :
      Mạch nha, Kẹo, bánh... đưa tiễn bước chân ông đi. Khi bái kiến và chúc tụng Thượng Đế xin ông giả ngây giả điếc dùm cho ( đừng nói lung tung những chuyện không tốt của tôi ). Chỉ có một điều ông nên mở miệng nói là.... Cảm phiền ông báo với Ngọc Hoàng là sao tôi lại nghèo suốt cả năm vậy  ?!

 

DIỄN NÔM :


                THƠ TIỄN ÔNG TÁO
         Mạch nha kẹo bánh tiễn chân ông,
         Lên đó giả ngây giả điếc dùm.
         Chỉ có một điều nên mở miệng,
         Rằng ta nghèo suốt một năm ròng !
                                                      Đỗ Chiêu Đức.

 

TÁI BÚT :
    Xin được nói thêm về 2 chữ THÈO LÈO.
    THÈO LÈO là phát theo âm Triều Châu của 2 chữ TRÀ LIỆU 茶料 : là Những Vật Liệu dùng để Uống Trà. VẬT LIỆU ở đây là chỉ những món đồ ngọt như : Kẹo Đậu Phọng, Kẹo mè đen, mè trắng, cốm, và những viên đậu phọng được áo một lớp đường màu trắng mà ta quen gọi là " Cứt Chuột ".
   " Thèo Lèo Cứt Chuột  " là món ngon dùng để uống trà và là món không thể thiếu khi cúng ông Táo ở quê tôi : Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xán, Phong Điền...

 

 

          Nhân nói đến thơ đưa Ông Táo, ta không thể không nhắc đến bài " Tống Táo Thi " của Lữ Mông Chính, người mà trong " Hàn Nho Phong Vị Phú " Nguyễn Công Trứ đã viết như thế nầy :


        .... Khó ai bằng Mãi Thần, Mông Chính, cũng có khi ngựa cởi dù che. ...


          Sau đây, ta thử tìm hiểu cuộc đời nghèo khó và bài thơ đưa ông Táo nổi tiếng của ông nhé !...

 

         呂蒙正(944或946-1011),字聖功,河南洛陽人,977年宋太宗丁丑科狀元。呂蒙正中狀元後,曾任將作監丞、通判、著作郎、左補闕、參知政事等官銜。988年,呂蒙正出任宰相,病逝於大中祥符四年(1011年),享年67歲 .
         LỮ MÔNG CHÍNH ( 944 & 946- 1011 ), Tự là Thánh Công, người đất Lạc Dương tỉnh Hà Nam, đậu Trạng Nguyên năm Đinh Sửu đời Tống Thế Tôn năm 977. Sau khi đỗ Trạng, Lữ Mông Chính đã từng giữ các chức vụ Giám Thừa, Thông Phán, Trứ Tác Lang, Tả Bổ Khuyết, Tham Tri Chính Sự. Năm 988, Lữ nhậm chức Tể Tướng. Bệnh mất năm Đại Trung Tường Phù thứ 4 ( 1011 ), hưởng thọ 67 tuổi.

 

         Sau khi cha mất, gia cảnh ngày một suy vi . Lữ Mông Chính cùng mẹ phải tạm trú ngụ trong một lò gạch cũ, làm nghề ăn xin độ nhật.
         Một hôm, thấy trước cửa quan Tể Tướng đông nghịt những người, chen chút nhau rất náo nhiệt. Lữ cũng chen vào để xem, tình cờ một vật gì đó từ trên trời bay xuống rớt đúng vào lòng. Thì ra, thiên kim tiểu thơ của quan Tể Tướng là Lưu Nguyệt Nga đang gieo tú cầu để tìm người hôn phối. Vật bay vào lòng Lữ là trái tú cầu được Lưu tiểu thơ ném từ trên lầu xuống....

         Dĩ nhiên là ông bà Tể Tướng không chịu chấp nhận hôn sự nầy, nhưng tiểu thơ Nguyệt Nga thì lại kiên trì chấp nhận từ bỏ tất cả để đi theo Lữ về sống ở lò gạch bể, vì nàng cho đây là duyên trời định và hơn nữa không thể bội tín được.
        Cuối năm đó, đến ngày đưa ông Táo, không hiểu là Lữ Mông Chính đã năn nỉ như thế nào mà ông hàng thịt bán chịu cho một miếng thịt đem về luộc để cúng ông Táo. Nhưng khi bà hàng thịt biết được việc nầy bèn mắng cho ông chồng một trận nên thân : " Nó nghèo kiết xác, làm sao có tiền trả mà bán chịu ?!". Bà ta tức tốc chạy đến lò gạch, thấy miếng thịt đang luộc dở dang trên bếp, bèn hứ một tiếng rồi vớt lấy miếng thịt đem về !. Đến nước nầy, Lữ chỉ còn biết đổ nước luộc thịt vào tô mà đưa tiễn ông Táo về trời thôi. 

         Trong khi thắp hương để cúng ông Táo, vì cảm khái trước cái nghèo khó của mình và cũng cảm khái trước cái nhân tình thế thái, Lữ Mông Chính đã làm bài thơ tiễn Ông Táo sau đây :


     一柱清香一縷煙,       Nhất trụ thanh hương nhất lũ yên,
     灶君今日上朝天;       Táo Quân kim nhật thướng triều thiên.
     玉皇若問人間事,       Ngọc Hoàng nhược vấn nhân gian sự,
     為道文章不值錢。       Vị đạo văn chương bất trị tiền !  

 

DỊCH NGHĨA :
       Một nén nhang thanh thanh tỏa ra một làn khói nhẹ, hôm nay ta đưa tiễn Táo Quân về để chầu Trời. Nếu như Ngọc Hoàng có hỏi đến chuyện của dân gian, thì xin ông hãy vì ta mà đáp rằng, văn chương không đáng giá đồng xu cắc bạc nào cả !


DIỄN NÔM :
                        Một nén nhang thanh làn khói nhẹ,
                        Chầu Trời tiễn Táo đến cửa thiên.
                        Ngọc Hoàng nếu hỏi nhơn gian sự,
                        Hãy đáp văn chương chẳng đáng tiền !
                                                                         Đỗ Chiêu Đức.  

 

         Câu chót của bài thơ làm ta nhớ đến câu thơ lên Hầu Trời của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu :
                        " Văn chương hạ giới rẻ như bèo ! "....


         Trở lại chuyện của Lữ Mông Chính, theo truyền thuyết dân gian thì....
   ....Năm đó, sau khi Táo của các nhà đã báo cáo xong, mà đợi mãi vẫn không thấy Táo của lò gạch nơi Lữ cư ngụ. Mọi người đang nóng ruột, thì thấy Táo của Lữ Mông Chính mặt mà xanh lè, đi cà lếch cà lếch vào chầu. Ngọc Hoàng phán hỏi tại sao, thì được trả lời rằng : " Thần chỉ uống có một tô nước thịt luộc dở dang chưa chín, đã đói lại còn bị... chột bụng nên đi không nổi. ", đoạn trình bài thơ của Lữ lên cho Ngọc Hoàng xem. Ngọc Hoàng phán rằng, số của Lữ sẽ đậu Trạng Nguyên vào khoa sau, đừng lo lắng quá ! Thần Táo mới năn nỉ rằng : " Anh ta đói quá, sợ sống không nổi đến khoa sau đâu, thôi thì trước sau gì cũng đậu, xin Ngọc Hoàng thương tình.  Ngọc Hoàng bèn sai Nam Tào đem sổ sửa lại cho Lữ đậu ngay khoa nầy, vì thế mà Lữ Mông Chính mới đậu được Trạng Nguyên của khoa Đinh Sửu 977 là vậy !


      ... Trên đây là theo truyền Thuyết dân gian, chớ thực sự thì... Đằng sau sự thành công của người đàn ông, thường có bóng dáng của một người đàn bà, còn ở đây, đằng sau sự đậu đạt của Lữ Mông Chính, có tới  bóng dáng của 2 người đàn bà lận : một là Lưu tiểu thơ, 2 là bà Tể Tướng phu nhân, vì thương con gái mà lén chu cấp đầy đủ vật chất cho con và rể sinh sống, vì vậy Lữ mới yên tâm mà dùi mài kinh sử... chứ đói meo thì làm sao đủ sức mà học hành để đậu Trạng Nguyên cho được !

         Đây là ông Tể Tướng xuất thân từ khất cái duy nhất của lịch sử Trung Hoa : Lữ Mông Chính.

 

        Nói đến thơ đưa tiễn Ông Táo thì cũng không thể không nhắc tới...

        LA ẨN 羅隱(833-909,Tự là Chiêu Gián, người đất Tân Thành ( thuộc trấn Tân Đăng, thành phố Phú Dương, tỉnh Chiết Giang ngày nay ). Ông vốn tên là HOÀNH 橫, vì từ năm 20 tuổi bắt đầu đi thi Tiến Sĩ, nhưng 10 lần vẫn không đậu, nên mới đổi tên là LA ẨN và đi tu theo đạo Lão, là một học giả thuộc Đạo Gia ở cuối đời Đường đầu đời Ngũ Đại. Thơ ông thường mang tính hiện thực, bất cần đời, nổi tiếng với các câu như :


             今朝有酒今朝醉,   Kim triêu hữu tửu kim triêu túy,
             明日愁來明日憂。   Minh nhựt sầu lai minh nhựt ưu.

 Có nghĩa :
                     Hôm nay có rượu thì hôm nay say,
                     Ngày mai sầu đến thì ngày mai hãy ưu sầu !


       Ông cũng có một bài Tống Táo Thi giống như là của LÃ MÔNG CHÍNH đã nêu ở trên, như sau :


       一盞清茶一縷煙,        Nhất trản thanh trà nhất lũ yên,
       灶君皇帝上青天。      Táo quân hoàng đế thượng thanh thiên.
       玉皇若問人間事,      Ngọc Hoàng nhược vấn nhân gian sự,
       為道文章不值錢。      Vị đạo văn chương bất trị tiền ! 

 

CHÚ THÍCH :
      NHẤT TRẢN : là Một Chung. TRẢN là Ly, Chén nhỏ.
      TÁO QUÂN HOÀNG ĐẾ : Là Ông Hoàng Đế ở trong Bếp mà ta quen gọi là VUA BẾP.( Xuất xứ của từ VUA BẾP là do câu thơ nầy mà ra ).


DIỄN NÔM :
                        Một chén trà thơm làn khói nhẹ,
                        Chầu Trời Vua Bếp đến cửa thiên.
                        Ngọc Hoàng nếu hỏi nhơn gian sự,
                        Hãy đáp văn chương chẳng đáng tiền !

 

          Ta thấy, chỉ có 2 câu đầu là hơi khác, còn 2 câu sau của bài thơ thì giống y chang như là bài Tống Táo Thi của Lữ Mông Chính, và không cần phải nói ta cũng biết là Lữ đã mượn thơ của La Ẩn để cảm khái cho hoàn cảnh của mình, vì LA lớn hơn LỮ đến 111 tuổi lận, LA ở cuối đời Đường còn LỮ ở đầu đời Tống.


       Để kết thúc bài viết nầy, xin mời cùng đọc câu đối hay và nổi tiếng thường thấy dán cho bàn thờ TÁO QUÂN như sau :


                    有德能司火,   Hữu đức năng ty hỏa,
                    無私可達天。   Vô tư khả đạt thiên.

Có nghĩa :
          Có ĐỨC thì mới có thể trông coi việc củi lửa bếp nút được.
          Phải CHÍ CÔNG VÔ TƯ thì mới được lên chầu trời ( để trình tấu mọi việc ).


       Như vậy là cái TIÊU CHUẨN để được làm ông Táo đâu phải dễ. Năm mới vui xuân, mong rằng mọi người rán tích đức để tương lai đều được lên CHẦU TRỜI như ông TÁO vậy !


                                                                   Đỗ Chiêu Đức 

__._,_.___

 

 

 LIN...KHNG

 

          Hôm nay, tôi xin k hu Quí Thy Cô và Các Bn hu thân mến câu chuyn v mt loi Lin Tết đc bit : LIN KHNG, mt loi Lin... không có ch nào c !

 

          Trước tiên, Tôi xin phép được nhc li các t sau đây : 
          *  Ch AN là Yên, Bình an là bình yên, đó là Hình dung t. Còn khi là Nghi vn t, thì ch AN có nghĩa là : Làm sao, như thế nào ? Ví d :

               An năng 安能 : nghĩa là Làm sao được, làm sao có th.
          *  Ch HO là Tt ( tính t ). Nhưng khi là Nghi vn t, thì có nghĩa ging như ch AN. Ví d :
                Ho bt 好不 có nghĩa là : Sao mà khi, làm sao cho khi.

 

           Bây gi thì ta vào truyn nhé ! Như tôi đã tng nói v Giang Nam T Tài T trên mng ny mt ln ri, không biết có  bn nào còn nh không ? . Ni tiếng nht là Đường Bá H, kế đến là Chúc Chi Sơn, Văn Trưng Minh và Châu Văn Tân (  có sách nói là  T Trinh Khanh  ). Tt c 4 người đu là GII NGUYÊN ca x Giang Nam và đu rt gii v cm kì thi ha, nên mi được xưng tng là GIANG NAM T TÀI T. Kỳ ny, tôi ch nói v Chúc Chi Sơn 祝枝山 mà thôi !

 

                          

        Chúc Chi Sơn và Tạo hình Chúc Chi Sơn trong phim "  TỨ ĐẠI THIÊN TÀI  "

       
             Chúc Chi Sơn  ( 1460 - 1526 ), tên là DOÃN MINH, t HY TRIT, vì bàn ta phi dư ra mt ngón nên mi có bit hiu là CHI CH SANH 枝指生 ( nghĩa là : Ngón tay mc thêm ), gi mãi thành CHI SANH, ri gi tri thành CHI SƠN và chết tên luôn là CHÚC CHI SƠN 祝枝山. Ông người x Trường Châu tnh Giang Tô ( TÔ CHÂU ). Xut thân t mt gia đình danh nho vng tc, rt gii v thư pháp, ông viết được nhiu kiu ch và viết rt đp,  nht là ch Tho . Người đương thi thường xưng tng : Ha thì có Đường Bá H, Thư pháp thì có Chúc Chi Sơn....
             Có mt ln, ông đến thăm Đường Bá H Hàng Châu, nhưng li tr nhà ca Châu Văn Tân, nn ná ln la mà đã đến giao tha lúc nào không hay. Dân chúng Hàng Châu có tc l là ch dán lin KHNG không có ch, ly ý là : sut năm bình an vô s. Trong cơn tu hng cui năm, Chúc Chi Sơn cười bo rng : H mun bình an vô s, năm nay ta phi cho h " hu s " mi được !. Bèn bo gia đng ca mình chun b   mc viết và mượn thêm mt thư đng ca Châu Văn Tân đ xách lng đèn dn đường....
             Sau khi cúng Giao tha, mi nhà đu đóng ca đi ng, nhà nào cũng dán sn mt đôi lin đ không có ch gì c. Khi đến mt nhà ln xây mt v hướng đông, thư đng bo rng đây là nhà ca mt đi thin nhân ( nhà ho tâm hay làm vic thin ) đa phương, Chúc bèn dng li, viết đôi câu đi sau :

 

                   Hướng dương môn đệ xuân thường tại       向陽門第春常在
                   Tích thiện nhân gia lạc hữu dư                     積善人家樂有餘
Có nghĩa :

           Nhà xây v hướng mt tri, nên mùa Xuân thường ng nơi đó.
           Người trong nhà hay làm vic thin, nên nim vui luôn có tha.

 

             Khi đến mt căn nhà nh, nhưng cũng khá khang trang, thư đng bo rng :
           Lúc ban chiu, khi người chng đi làm xa v, v lc li trong tay ni, thy không có đem tin gì v ăn Tết c, nên không cho ăn cơm đoàn viên chiu 30 Tết, đến khi phát hin trong túi qun ca chng có đến my chiếc nhn vàng, mi cho ăn cơm và thân cn, bây gi thì h đã ng yên ri !. Chúc Chi Sơn bèn c  cười và ct bút đ rng :

 

                        Nang nội vô tiền, hưu tưởng ẩm thực nam nữ ,
                          囊 内 無 錢,休 想 飲 食 男 女 
                          Đại trung hữu vật, tiện thành sài mễ phu thê.
                        袋 中 有 物,便 成 柴 米 夫 妻
Tm din nôm :
                        Túi xách không tin, đng hòng gái trai ăn ung,
                        Trong lưng có bc, mi mong chng v cháo cơm .
 
                C thế, h đi hết dãy ny đến dãy khác.....

               Khi đi đến mt tòa nhà cao ca rng, sơn son thếp vàng, thư đng bo Chúc Chi Sơn đng viết lin ca ny, vì đây là nhà ca mt ác bá ni tiếng ca x ny, Chúc bo là thế thì càng cn phi viết, thy có 2 lp ca, ca ln ngoài dán đôi lin trng thếp vàng, Chúc bèn viết đôi câu đi như vy :

               Minh nhật phùng xuân, hảo bất hối khí,     明日逢春,好不晦氣
                Chung niên đão vận, thiểu hữu dư tài.       终年倒運,少有馀财
Có nghĩa :
              Ngày mai đón xuân, chng xui xo lm sao,
              Sut năm ln đn, không tin tài dư dã.

 

          Ca trong , nh hơn, dán đôi lin trng màu đ, Chúc bèn viết :

                 Thử địa   an năng   cư trú               此 地 安 能 居 住
                 Kỳ nhân   hảo bất   bi thương.        其 人 好 不 悲 傷.
Có nghĩa :
                 Nơi ny  làm sao mà được !
                 Người đây sao mà khi được bun thương !

 

            Viết xong, ông li ký tên đàng hoàng là : Tô Châu Gii Nguyên Chúc Chi Sơn thư. làm cho 2 đa thư đng đu hong s, lo lng......

 

            Sáng sm hôm sau, Mùng Mt Tết, C thành Hàng Châu xôn xao hn lên, vì tt c lin khng đu đã được ai đó viết ch lên....Dĩ nhiên, có người rt hoan h, vui v vì nhng li chúc Tết tt đp trên đó, như Nhà Ho tâm làm vic thin kia vy, có người cũng l khóc l cười như 2 v chng nhà nghèo kia, nhưng...cũng có người gin d và thưa lên Quan Ph, như nhà Ác bá n... Chúc Chi Sơn đã chun b tư thế sn sàng đi hu quan t sáng sm, nên khi được mi là ông lp tc đến ngay. Quan Ph kính trng ông vì ông là mt Gii Nguyên, li là Tài T ni tiếng ca x Giang Nam, nên ch hi ông, vì sao viết nhng li xui xo, xu xa cho nhà ác bá kia?. Ông cười và tr li rng : Đó toàn là nhng li chúc tt đp c mà !. Tên Ác bá ci li rng : Ông có chc là nhng li tt đp không ?. Chúc bo : Thư pháp ca ta, mt ch giá đáng ngàn vàng (  Nht t tr thiên kim  一字值千金 ), ông không tr công cho ta còn thưa gi lôi thôi !. Tên Ác bá ci : Nếu qu thc là nhng li tt đp, ta s sn sàng tr cho ông mt ngàn lượng bc, bng ngược li thì ông tính sao đây?. Chúc đáp là mình s chu mi hình pht do quan x. Được li ca hai bên, Quan Ph bèn cho sai nha đến nhà ca tên Ác bá g hai đôi lin xung, mang đến công đường. Tên Ác bá dương dương t đc, phen ny cho nhà ngươi hết chy ti, còn Quan Ph thì lo ra mt, vì thy đôi câu đi xu quá, không biết phi x sao cho phi. Ch có Chúc Chi Sơn là tươi cười gii thích rng : Vì sut đêm bn viết lin, nên khi viết đến nhà ca tên Ác bá ông đã quên chưa kp chm câu, và ông bèn mượn cây bút trên bàn ca Quan Ph, chm li đôi câu đi như sau :

Câu 1:
                  Minh nhựt phùng xuân hảo,  bất hối khí,
                  Chung niên đão vận thiểu,  hữu dư tài.
Có nghĩa :
                 Ngày mai đón xuân tt đp, không có gì xui xo,
                 Sut năm vn xui rt ít, có tin bc dư dã.

Câu 2 :
                  Thử địa an,  năng cư trú,
                  Kỳ nhân hảo,  bất bi thương.
 Có nghĩa :
                  Nơi đây yên lành, có th được,
                  Người đây tt, không có chuyn bun thương.

 

            Kết qu như thế nào thì  chc Quí Thy Cô và Các Bn cũng đoán được ri... Ch biết là sau đó, Chúc Chi Sơn v li nhà ca Châu Văn Tân, mi c Đường Bá H cùng đến, anh em cùng Ăn Tết và cùng nhu...mút mùa cũng không hết mt ngàn lượng bc.....

 

                                                                                                           Đỗ Chiêu Đức  k

 

 

NĂM MÙI NÓI CHUYỆN DÊ

dcd_Jan8_15_happyNY2015.jpg 

Hết Ngọ tới Mùi, hết Ngựa tới Dê, cũng như chữ MÃ 馬, chữ DƯƠNG 羊 là Con DÊ cũng thuộc dạng chữ Tượng Hình với diễn biến như sau :

dcd_jan8_15_words.jpg
       Hình con dê được nhìn bởi mặt trước, với 2 chiếc sừng dài cong về 2 phía, qua diễn biến đã trở thành chữ DƯƠNG 羊 như hiện nay. Sau đây là Thư Pháp bằng bút lông của chữ DƯƠNG qua các thời đại : 

dcd_jan8_15_groupOfWords.jpg 

        

              DÊ cũng là một trong Lục Súc nuôi trong nhà, gồm : Mã, Ngưu, DƯƠNG, Cẩu, Trư, Kê ( Ngựa, Trâu Bò, DÊ CỪU, Chó, Lợn, Gà ).Dê được thuần hóa rất sớm và sống chung với con người suốt mấy ngàn năm qua.

         

dcd_jan8_15_2goats.jpg

Theo thứ tự Tử Vi, năm Mùi, con Dê, thuộc Âm, đứng hàng thứ 8 trong 12 Địa Chi. Tháng Mùi là tháng 6 Âm lịch trong năm. Giờ Mùi là khoảng thời gian từ 1 đến 3 giờ trưa. Tuổi hợp với Mùi là Mão và Hợi ( Hợi Mão Mùi : Tam Hạp ). Tuổi xung khắc là tuổi Sửu, Tứ Hành Xung là : THÌN, TUẤT, SỬU, MÙI. Tuổi có hại cho nhau là tuổi Tý ( nằm trong Lục Hại : Tí-Mùi, Sửu-Ngọ, Dần-Hợi, Mão-Tuất, Thìn-Dậu, Tị-Thân ).

 Tuổi Dương Cưu trong Tử Vi Tây Phương là người sanh từ 21/03 - 19/04, theo truyền Thuyết...

          Athamas, vua xứ Croneus có con trai Phrixus và con gái Helle với người vợ đầu Nephele. Như các vì vua khác 

dcd_jan8_15_women.jpg

ham mê nhan sắc, khi chán vợ, Athamas đuổi Nephele đi để cưới Ino, con gái của Cadmus, vua xứ Thebes. Có hai con với nhà vua, Ino ghen ghét với con của Nephele và tìm cách để con mình kế vị ngôi báu. Lúc đó bắp là mùa màng chính của xứ Croneus. Ino làm cho bắp không nảy mầm bằng cách kín đáo thuyết phục phụ nữ của vương quốc rang nó lên trước khi gieo trồng, đồng thời hối lộ cho nhà tiên tri được nhà vua sai đi hỏi các vị thần về hiện tượng này để ông ta nói dối rằng hai con của Nephele chính là nguồn gốc hiểm họa. Nhà vua phải mang họ tế thần thì mùa màng mới trở lại. Thương con, nhưng để cứu vương quốc, nhà vua nghe theo lời khuyên này. May mắn, lo cho sự an toàn của con, Nephele đã phái một người bảo vệ đội lốt con cừu có lông bằng vàng tên là Aries (Bạch Dương) do thần Zeus tặng cho bà. Ngày tế lễ đến, con cừu thúc Phrixus và Helle ngồi lên lưng và bỏ chạy băng qua đại dương nhưng chẳng may Helle bị rơi chết ở biển (nơi nàng chết được gọi là Hellesponte). Phrixus sống sót và cưới con gái của vương triều Colchis. Để cám ơn Zeus, chàng tế lễ con cừu và treo bộ lông cừu ở vị trí đặc biệt tại Colchis. Còn Zeus thì treo Aries trên bầu trời để tôn vinh lòng can đảm của con vật.

        Từ Đông sang Tây, biểu tượng dê thật phong phú và phức tạp, đặc biệt nhất là chòm râu dưới càm : " Râu Dê " ! mà cả dê đực và dê cái đều có cả, lúc nhỏ nghe các bạn thường đố nhau là : " Đàn bà mà có râu " chính là chỉ con dê cái đó vậy. Cả dê cái và dê đực đều được " cắm sừng " cả. Sừng dê cái biểu tượng cho sức sản sinh phồn thịnh. Dê đực thì tượng trưng cho mãnh lực và nhu cầu tính dục vì loài dê vốn tràn đầy sinh lực tình dục, Trong thực tế một con dê đực có thể giao phối với cả đàn dê cái và cũng từ đây con dê lại bị nhìn dưới khía cạnh của thói dâm đãng với hình tượng con dê già hay máu dê của đàn ông mà dân gian gọi là đồ " dê xồm " !. Ngoài ra, dê còn là biểu tượng cho sự hiến tế ở cả hai nền văn hóa Đông-Tây : Dê là VẬT TẾ THẦN !.

          

dcd_jan8_15_goat.jpg

Trong các kinh Cựu Ước và Tân Ước có đề cập đến hình tượng hai con dê dùng để hiến tế. Con thứ nhất là con dê tạ tội tức là con dê bị giết để tạ tội với Chúa, còn con dê thứ hai là con dê gánh tội là con dê bị yểm trù mọi tội lỗi của người Do Thái trút lên nó rồi đuổi nó vào sa mạc. Cả hai con dê đều liên quan đến nghi thức hiến tế và được đề cập rất cụ thể, từng chi tiết và sống động trong các tài liệu của Kitô giáo.

 Con dê gánh tội hay còn gọi là oan dương.

 Ở Trung Quốc, theo sách LUẬN NGỮ, người nước Lỗ thời Chiến Quốc trước đây hay mổ thịt Dê đực làm lễ Cốc Sóc, về sau lễ ấy được bỏ đi nhưng người ta vẫn theo lệ mà nộp dê. Tử Cống muốn bỏ hẳn lệ ấy đi, nhưng Khổng Tử lại bảo : Ngươi tiếc con dê còn ta thì tiếc cái lễ ngầm nói rằng triều vua bây giờ đã suy, bỏ mất lễ Cốc Sóc nhưng vẫn giữ tục nộp dê thì người ta vẫn nhớ đến lễ ấy và Lễ Cốc Sóc không mất hẳn.

          SÓC 朔 : là ngày Mùng 1 hàng tháng. CỐC SÓC 告朔 ( chữ CÁO đọc theo âm xưa là CỐC ) : Là một nghi thức tế lễ thời Chiến Quốc. Hằng năm cứ vào khoảng cuối năm thì Thiên Tử ban bố sách lịch năm mới cho các Chư Hầu. Chư Hầu nhận lịch mới về đặt trong nhà Tổ Miếu, hằng tháng vào ngày mùng một, dùng dê sống cáo tế, đoạn giở lịch của tháng đó ra xem để thi hành chính pháp và bố cáo với lân bang. Theo sách " CHU LỄ, XUÂN QUAN, ĐẠI SỬ "《周禮.春官.大史》.                                     

              

dcd_jan8_15_oldman.jpg

 Nói đến DÊ trong văn học Trung Hoa là người ta nghĩ ngay đến TÔ VÕ CHĂN DÊ đời Hán Vũ Đế. Thiên Hán Nguyên niên  ( Năm 100 trước Công Nguyên ) Tô Võ phụng mệnh đi sứ Hung Nô, vua Hung Nô là Thiền Vu mến tài muốn chiêu hàng. Tô chẳng khứng, nên bị đày ra Bắc Hải chăn dê. Thiền Vu phát cho một đàn dê đực và phán rằng : Khi nào dê đực đẻ con thì sẽ cho về ! lại không phát thực phẩm, bắt Tô phải tự mưu sinh trong vùng băng tuyết giá lạnh không một bóng người. Tô phải ăn tuyết nằm sương, chịu đói chịu lạnh suốt 19 năm trường, vẫn giữ vững khí tiết . Sau nhờ nhà Hán và Hung Nô thay đổi chính sách ngoại giao hòa hoãn hơn. Tô được tha cho về nước. Bấy giờ đã là năm thứ 6 đời Hán Chiêu Đế ( năm 81 trước Công Nguyên ). TÔ VÕ được xưng tụng như là một biểu tượng của sự Trung Quân Ái Quốc, và thành ngữ TÔ VÕ MỤC DƯƠNG 蘇武牧羊

dùng để chỉ những ai dù trong hoàn cảnh khó khăn như thế nào cũng vẫn giữ vững lập trường không thay đổi.

          TÔ VÕ MỤC DƯƠNG còn là tên của bài hát nổi tiếng, dùng để ca ngợi sự tích của TÔ VÕ, phổ biến rộng rãi khắp dân gian. Bài hát nầy hiện nay được lồng vào những lời trong kinh Phật của nhóm Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm  明月居士林  ở Đài Loan, Chợ Lớn VN, ở MỸ và ở... khắp thế giới, nên, nếu ai có dịp dự tang lễ của người Hoa trong nhà quàng sẽ có dịp nghe được nhóm nầy đọc kinh siêu độ bằng cái  "E" ( air ) nhạc của bài Tô Võ Mục Dương nghe rất êm tai. Một số người MỸ cho rằng người Hoa tụng kinh Phật nghe hay hơn người Việt tụng kinh Phật là vì thế !

 

         Cũng trong đời nhà Hán, có anh chàng Đinh Lan là một trong Nhị Thập Tứ Hiếu 二十四孝, tương truyền trước khi trở thành Hiếu Tử, anh chàng nầy là đứa con rất ... bất hiếu, nhưng nhờ hình ảnh của con dê quì 2 chân trước xuống khi bú vú mẹ mà cảm hóa anh chàng trở nên có hiếu. Truyện kể như sau :

            Lúc nhỏ nhà nghèo, mồ côi cha, Đinh Lan phải đi chăn DÊ để nuôi mẹ. Mỗi ngày, mẹ phải xách cơm ra đồng cho Đinh Lan ăn. Tánh háu đói lại nóng nảy. Hôm nào mẹ mang cơm ra trễ Đinh Lan đói quá hóa giận, cầm roi chăn dê đánh mẹ, nên bà mẹ rất sợ... Một hôm, Đinh Lan quan sát thấy tất cả dê con khi bú mẹ đều quì 2 chân trước xuống, chợt động lòng nghĩ rằng : Dê còn có hiếu, biết được công ơn của mẹ thế kia, sao ta lại nở đánh mẹ ta thế  ?! Trong lòng rất hối hận, định đợi mẹ xách cơm ra để xin lỗi mẹ. Nào ngờ hôm ấy bà mẹ mang cơm ra trễ, xa xa trông thấy mẹ, Đinh Lan bèn chạy mau đến định xách hộ giỏ cơm trên tay của mẹ, nhưng lại quên vứt bỏ cây roi chăn dê. Bà mẹ thấy con cầm roi hùm hổ chạy a đến, sợ quá, quăng giỏ cơm mà chạy....

         Đinh Lan càng chạy nhanh hơn, miệng lại kêu to : Mẹ ! Mẹ ! Bà mẹ càng sợ hơn, nên khi đến bờ sông, bí quá, bà bèn nhảy luôn xuống sông khi nước đang chảy xiết. Đinh Lan bèn nhảy theo định vớt mẹ lên, nhưng không còn kịp nữa, nước đã cuốn mẹ đi mất rồi. Mò mãi chỉ vớt lên được có khúc gỗ của một gốc cây già. Đinh Lan bèn đem về nhà nhờ người khắc thành tượng CHA MẸ mà thờ phượng như truyện ta đã được học sau đây :

           TRUYỆN THỨ XII: Đinh Lan

                 Người đất Hà Nội ( tỉnh Hà Nam hiện nay ), đời Đông Hán, mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ, khi trưởng thành, nhớ công ơn cha mẹ, thuê thợ tạc tượng cha mẹ bằng gỗ để thờ phượng. Ngày dâng hai bữa cơm, tối đến lại lo quạt màn, sửa soạn gối chăn, hầu hạ chăm nom in như hồi cha mẹ còn sống. Phụng thờ như vậy trong mấy mươi năm. Về sau, vợ Đinh Lan sinh chán nản, lại dùng kim châm vào kẻ tay trượng gỗ xem có gì lạ không. Không ngờ nơi ấy cứ nhỏ từng giọt máu tươi xuống mãi. 
          Đến bữa, Đinh Lan bưng cơm vào cúng, nhìn thấy tượng gỗ rươm rướm  nước mắt, kẻ tay lại chảy máu. Ông biết là vợ đã châm kim vào tay cha mẹ, liền đuổi bỏ người vợ ngay.

           Trong Chương Trình Cổ Văn của lớp Đệ Thất ngày trước ( lớp 6 sau này ), có phần học về tác phẩm Nhị Thập Tứ Hiếu 二十四孝 của LÝ VĂN PHỨC 李文馥. Bài nầy đã được ông diễn ra Quốc Âm bằng thể thơ Song Thất Lục Bát như sau :
 

Hán Đinh Lan thuở còn thơ ấu, 
Bóng xuân huyên khuất dấu non xanh. 
Đến nay tuổi đã trưởng thành, 
Cám công sơn hải, thiệt tình trân cam. 
Tưởng dung mạo khắc làm mộc tượng, 
Cứ bữa thường phụng dưỡng như sinh, 
Khi chăn gối, buổi cơm canh, 
Mấy mươi năm, vẫn lòng thành trước sau, 
Phải người vợ kính lâu nên trễ, 
Thử lấy kim châm kẻ ngón tay 
Bỗng đâu giọt máu chảy ngay, 
Ai hay tượng gỗ lâu ngày thiêng sao ? 
Khi đến bữa chồng vào đặt lễ 
Mắt tượng rơi hàng lệ chứa chan 
Xét xem mới biết nguồn cơn, 
Nỗi bừng lá giận, dứt tan dây tình. 
Há phải nhẫn, mà đành phụ nghĩa, 
Hiếu với tình nặng nhẹ phải cân, 
Cho hai thành hẳn lên thần, 
Há rằng u hiển, mà phân vân, tồn.

            Thật ra trong Nhị Thập Tứ Hiếu có mấy truyện không nên cho học sinh học chút nào cả, Đinh Lan là một trong những Truyện đó. Cái anh chàng nầy vừa dị đoan mê tín, vừa vô tình vô nghĩa vô lí vô vị. Ai đời hằng ngày bỏ công đi chăm sóc hầu hạ 2 cái tượng bằng gỗ, rồi lại vì chuyện dị đoan vô lí của 2 tượng gỗ mà đuổi đi người vợ là con người thực tế bằng xương bằng thịt đã cùng nhau đầu gối tay ấp, đồng cam cộng khổ...

           Trong TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN, một tác phẩm huấn mông ( giáo dục trẻ em ) có từ đời nhà Minh, tập hợp lại tất cả những câu nói hay được đúc kết bởi kinh nghiệm trong cuộc sống thực tế, có câu :

                     羊 有 跪 乳 之 恩 , 鴉 有 反 哺 之 義 ,

           Dương hữu qụy nhũ chi ân, Nha hữu phản bộ chi nghĩa,  

                    你 及 他 未 及 ?    

                 Nễ cập tha vị cập ? 

   dcd_jan8_15_kneeling.jpgInline image

  Chú Thích :    

           Quỵ Nhũ : Quỵ là Quỳ, Nhũ là Vú. Động từ có nghĩa là BÚ. Quỵ Nhũ là Quỳ xuống để bú.   

           Bộ : là Mớm mồi cho ăn. Bộ nhũ : cũng có nghĩa là cho bú.   

           Phản Bộ : là Mớm ngược lại cho ăn.   

          Cập : là Bằng. Vị Cập là Chưa Bằng. Bất Cập là Không Bằng. 

  Nghĩa Câu : 

         Con dê vì biết ơn của mẹ nên Quỳ xuống mà bú. Con quạ có cái nghĩa là khi mẹ già thì nó đi kiếm mồi Mớm ngược lại cho mẹ ăn.   

        Bạn có bằng được chúng chưa hay là không bằng ?!

       Quả là một bài học luân lý và là một câu hỏi hóc búa khó trả lời ! Mong rằng những ai còn Cha còn Mẹ hãy ráng mà trân trọng !

 

             Trở lại thời Chiến Quốc với điển tích NĂM BỘ DA DÊ, kể về Bách ( Bá ) Lý Hề 百里奚  ( 700-621 trước Công Nguyên ) là người nước Ngu, gia cảnh cơ hàn, ba mươi tuổi mới lấy vợ, sanh con đầu lòng xong, Bá Lí Hề mới từ giã vợ con lên đường lập nghiệp, nhà chỉ vỏn vẹn còn có con gà mái, nhưng làm gà xong lại không có củi để nấu, vợ phải chẻ cả cánh cửa tre để làm củi nấu gà làm tiệc tiễn chồng ra đi tìm sự nghiệp. Tội nghiệp, bà phải đợi đến 40 năm sau chồng mới thành đạt làm quan..... Bà Lí Hề ra đi lưu lạc khắp nơi, chăn dê rồi chăn trâu với người bạn nối khố tên là Kiển Thúc ở nước Tấn...

           

dcd_jan8_15_BaLyHe.jpg

Năm 655 TCN, Tần Mục công sang nước Tấn, hỏi cưới Mục Doanh làm phu nhân. Bá Lý Hề cũng theo Mục Doanh về nước Tần. Giữa đường, Bá Lý Hề bỏ trốn sang đất Uyển, bị dân biên giới nước Sở bắt được và giam giữ. Tần Mục công nghe Bá Lý Hề là người hiền tài, bèn sai người sang chuộc về nước, nhưng sợ người nước Sở biết ông là người giỏi mà không cho chuộc, nên chỉ dùng Năm Tấm Da Dê theo giá chuộc một nô lệ để chuộc. Bá Lý Hề được về nước Tần. Năm đó ông đã hơn 70 tuổi.

Bá Lý Hề         

Tần Mục công đích thân ra đón Bá Lý Hề, và cùng bàn quốc sự suốt ba ngày. Sau đó, vua Tần phong ông làm Thượng khanh, cai quản quốc chính, gọi là Ngũ Cổ Đại Phu 五羖大夫 . (Ngũ Cổ tức là năm tấm da dê). Sau, Bá Lý Hề giúp Mục Công dựng nên nghiệp lớn. 

  Bỏ qua ông Ngũ Cổ Đại Phu nầy , ta chỉ nói về 5 tấm DA DÊ...

        Năm tấm da dê là dịch ở nhóm từ NGŨ TRƯƠNG HẮC CÔNG DƯƠNG BÌ 五张黑公羊皮. Có nghĩa là : Năm tấm da dê đực màu đen. Dê ở đây là Miên Dương 綿羊, ta gọi là con CỪU. Da Cừu đực màu đen dày và bóng rất đẹp, nhất là loại cừu của đất Hồ: HỒ CỪU, dùng may áo ngự hàn thì không chê vào đâu được : ÁO HỒ CỪU quí giá !. Nhưng dù quí giá đến đâu, 5 bộ da Hồ cừu đổi lấy một Tướng Quốc cũng còn rẻ chán !

 

         Thời Chiến Quốc còn nổi tiếng với 2 câu truyện TRI ÂM và TRI KỶ. TRI ÂM thì ai cũng biết đến câu truyện của BÁ NHA và TỬ KỲ rồi, nhưng TRI KỶ thì ít người biết đến Câu Truyện giữa DƯƠNG GIỐC ( GIÁC ) AI và TẢ BÁ ĐÀO lắm !
       Trong Bách Gia Tính ( Trăm Họ ) ngoài họ DƯƠNG 楊 là Dương Liễu ra, còn có họ DƯƠNG 羊 là con DÊ nữa, đó chính là họ của DƯƠNG GIỐC AI đó vậy. Truyện kể...

       Vua nước Sở là Sở Nguyên Vương rất sùng Nho trọng Đạo, chiêu hiền đãi sĩ. Người trong thiên hạ nghe tiếng tìm đến rất đông.
    Thuở ấy, tại núi Tích Thạch xứ Tây Khương có một hiền sĩ họ Tả tên Bá Đào, cha mẹ đều mất sớm, nhưng có chí học hành, sớm trở thành người có tài an bang tế thế. Nghe tiếng Sở Vương cầu hiền bèn lên đường tìm đến, giữa đường trọ nhờ nhà của Dương Giốc Ai cũng là một hiền sĩ. Vì mến tài nhau nên cùng nhau kết nghĩa kim bằng. Tả lớn hơn Dương 5 tuổi nên làm anh, Dương kính Tả như là một huynh trưởng, Đoạn 2 anh em rủ nhau cùng lên kinh đô nước Sở để tìm chữ công danh.
       Dọc đường, gặp lúc thời tiết khắc nghiệt, mưa tuyết bảo bùng mà phải băng rừng vượt núi. Tả Bá Đào càng ngày càng kiệt sức, tự biết sức mình khó lòng vượt qua được đoạn đường dài gian nan hiễm trở nầy, hơn nữa cũng tự biết rằng tài học vấn của mình không sao bằng được Dương Giốc Ai và điều quan trọng nhất là lương thực mang theo chỉ còn đủ dùng cho một người khỏe mạnh cố gắng vượt qua đoạn đường hiễm trở lạnh lẽo nầy, nếu nấn ná cho cả 2 người thì có nguy cơ cả 2 đều phải chết lạnh chết đói trong vùng rừng núi mịt mùng gió tuyết nầy. Nên, Tả quyết định hi sinh bản thân mình mà thành toàn cho người em kết nghĩa hoàn thành tâm nguyện thi thố tài năng để cầu chút công danh.

        Thừa lúc Dương đi tìm củi sưởi ấm trong cơn bão tuyết, bèn cởi hết quần áo ra, nhường áo để Dương mặc thêm cho đủ ấm. Khi Dương về đến thì Tả mới thều thào nói cho người em kết nghĩa biết Ý định của mình và khuyên Dương hãy tranh thủ lên đường, khi nào cầu được công danh hãy trở lại an táng cho mình, nói xong thì tắt thở. Dương đành phải gạt lệ lên đường.
      Khi đến nước Sở yết kiến Sở Vương và dâng lên 10 sách lược rất thiết thực để làm cho nước Sở phú cường. Nhà vua vui mừng, bày ngự yến thết đãi rồi phong Dương  Giốc Ai làm chức Trung Đại Phu. Dương khóc và kể lại chuyện Tả Bá Đào đã hy sinh cho mình đi lập công danh. Sở Vương thương tình cũng truy phong cho Tả Bá Đào làm Trung Đại Phu và cho Dương Giốc Ai dắt đoàn tùy tùng đi cải táng cho Tả Bá Đào.

       Truyện được kết thúc bằng cách cho Dương Giốc Ai tự sát sau khi nằm chiêm bao thấy Tả Bá Đào về cho biết là mình bị Kinh Kha của ngôi mộ kế bên đến ức hiếp. Chết để cùng với Tả Bá Đào chống lại Kinh Kha và Cao Tiệm Ly. Truyện có vẻ hoang đường, nhưng kết thúc như thế cho trọn nghĩa kim bằng của tình anh em TRI KỶ. 
      Đây cũng là nhân vật có họ DƯƠNG là DÊ hiếm hoi trong trong văn học Trung Hoa và Việt Nam ta.

        Sau khi diệt Ngô và Thục, Tư Mã Ý lên ngôi, lập nên nhà Tấn. Truyền đến đời cháu nội là Tư Mã Viêm ( 236-290 ), con trưởng của Tư Mã Chiêu, ở ngôi 35 năm, sử xưng là Tấn Võ Đế.

       Tấn Võ Đế là ông vua hoang dâm của nhà Tấn. Vừa lên ngôi, ông bèn ra lệnh cho dân gian ngưng ngay việc cưới hỏi, rồi cho hoạn quan đến từng địa phương để tuyển gái đẹp đem về hậu cung. không phải như Bạch Cư Dị tả hậu cung của Đường Minh Hoàng là :
                  Hậu cung giai lệ tam thiên nhân,  後宮佳麗三千人.
                         ( ba ngàn người đẹp sau hậu cung ).

        Hậu cung của Tấn Võ Đế có đến 5 ngàn người đẹp từ khắp nơi tuyển về, đủ mọi từng lớp sang hèn quí tộc bình dân... Tất cả người đẹp phải qua sơ tuyển ở địa phương và chung tuyển trước khi được đưa vào cung. Ôi,  5.000 giai nhân cung nữ, làm cho nhà Vua đâm ra vui mừng đến bối rối, không biết phải hưởng dụng như thế nào ?! May thay có một cận thần đưa Ý kiến : Vua nên ngồi trên xe do 2 con dê kéo đi vòng quanh hậu cung, xe dê ngừng ở cửa của cung nhân nào thì tối hôm đó Vua sẽ ngự ăn tối và ở đêm lại với cung nhân đó. Nhà vua đã rất hoan hỉ mà nghe theo, báo hại các cung nhân phải nhờ người tìm hái lá dâu của dê ăn mà rắc trước lối vào cửa cung của mình để mong rằng xe dê sẽ ngừng lại vì dê muốn ăn lá dâu.    

         Trong tác phẩm Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu NGUYỄN GIA THIỀU cũng có câu :

                       Phải duyên hương lửa cùng nhau,
                       Xe dê lọ rắc lá dâu mới vào.
          Và...
                      Ngấn phượng liễn chòm rêu lỗ chỗ,
                      Dấu dương xa đám cỏ quanh co.

     Tội nghiệp thay, 5000 cung nữ chỉ chờ đợi có một ông Vua mà thôi !

              Trong Tam Thập Lục Kế của Tôn Tử Binh Pháp, kế thứ 12 là : THUẬN THỦ KHIÊN DƯƠNG 順手牽羊, có nghĩa : Thuận tay dắt luôn con dê của người khác, Ý muốn nói phải biết lợi dụng thời cơ, sơ hở của người khác để thủ lợi cho mình. Kế nầy giống như là  " Thừa nước đục thả câu " của ta vậy.

                             Trong binh pháp TÔN TỬ ghi Kế thứ 12 như sau : Vi khích tại sở tất thừa, Vi lợi tại sở tất đắc. thiếu âm, thiếu dương.微隙在所必乘;微利在所必得。少阴,少阳。

           Có nghĩa : Phải biết lợi dụng cái sơ hở nhỏ nhặt nhất của kẻ địch, Phải biết tranh thủ lấy cái lợi nhỏ nhặt nhất cho mình. Ý là : Phải biết thừa cơ nắm lấy cái khuyết điểm nhỏ nhất của địch để biến nó thành cái lợi nhỏ nhất cho mình, nhưng lại đưa đến cái kết quả lớn nhất ! Điều nầy nghe như không có gì, nhưng lại rất quan trọng trong phép dụng binh, hành quân. Mời đọc...

           Công Nguyên năm 383, Tiền Tần Vương Phù Kiên sau khi thống nhất một dãy ven sông Hoàng Hà, định tập trung đủ 90 vạn quân sẽ đem quân đánh ụp tiêu diệt nước Đông Tấn, bèn phái em là Phù Dung làm tiên phong chiếm lấy thành Thọ Dương. Phù Dung đánh lấy thành một cách dễ dàng, biết Đông Tấn binh yếu lại thiếu lương thực, mới đề nghị với Phù Kiên nhanh chóng  đánh chiếm  Đông Tấn. Phù kiên không đợi binh lực tập trung đầy đủ, lập tức đem quân tấn công Đông Tấn ngay.
       Tướng Đông Tấn là Tạ Thạch biết được binh lực của Tần chưa tập trung đầy đủ, bèn dùng kế khích tướng  thách Phù Kiên nếu muốn phân cao thấp thì hãy lui binh một dặm, mình sẽ đem binh qua sông Phì Thủy quyết một trận hơn thua, bằng nếu sợ thua thì hãy đầu hàng ngay đi. Phù Kiên cả giận, định giả vờ lui binh, đợi cho binh Tấn qua sông nửa chừng sẽ quay lại đón đánh một trận cho tan tác binh nhung. Nào ngờ, lòng binh Tần đã chán nản vì chinh chiến lâu ngày, nay thấy sứ giả quân địch vừa rời trại thì chủ tướng bèn ra lịnh lui binh, nên lòng càng hoảng sợ mạnh ai nấy chạy người ngựa ngổn ngang dẫm đạp lên nhau hổn loạn thành một khối. Phù Kiên ra lệnh dừng lại thì đã không còn kịp nữa. Bên kia sông Tạ Thạch thấy thế bèn thừa cơ hạ lịnh quân sĩ cấp tốc sang sông truy sát. Quân Tần thấy quân Tấn qua sông ráo riết càng hoảng sợ hơn dẫm đạp lên nhau mà chạy trốn, đến nỗi nghe cơn gió thổi qua cây cỏ lào xào cũng tưởng là quân Tấn đã đuổi đến nơi rồi.  Sự kiện nầy đưa đến câu thành ngữ THẢO MỘC GIAI BINH 草木皆兵, có nghĩa : Cỏ cây cũng đều là binh lính cả ! Điều nầy làm ta nhớ lại đầu tháng 4 năm 1975 với DI TẢN CHIẾN THUẬT của Miền Nam, dân quân của Vùng 1 và Vùng 2 Chiến Thuật chỉ biết cắm đầu cắm cổ chạy trối chết, làm hỗn loạn cả Miền Trung, Cộng Sản Bắc Việt bất chiến tự nhiên thành, chiếm trọn Miền Trung một cách dễ dàng và uy hiếp Sài Gòn trong chớp mắt...

        Còn trận đánh trên quân Tần cũng đại bại. Phù Dung chết trong đám loạn quân, còn Phù Kiên trúng tên bị thương may mà chạy thoát được. Sử gọi trận đánh nầy là PHÌ THỦY CHI CHIẾN 淝水之戰.

         Tạ Thạch cũng như Cộng Sản Bắc Việt đã biết lợi dụng cái nhược điểm của kẻ địch để làm cái thuận lợi cho sự chiến thắng của mình, tức là biết THUẬN THỦ KHIÊN DƯƠNG tiện tay dắt luôn " con dê " của đối phương một cách dễ dàng ! 

         Còn rất nhiều chuyện THUẬN THỦ KHIÊN DƯƠNG từ xưa đến nay, như đến đời Tam Quốc, Lưu Bị vào ở trọ đất Kinh Châu rồi thi ân bố đức cho dân chúng, tạo uy tín để làm chủ và chiếm luôn đất Kinh Châu trong khi Lưu Biểu nhu nhược bệnh hoạn yếu đuối, và Lưu Bị đã thành công trong việc dắt luôn " con dê " là đất Kinh Châu về tay mình theo kế sách của Khổng Minh Gia Các Lượng....
      Không nói đến chuyện xưa nữa, ta nói chuyện bây giờ, chuyện trước mắt ở tại nước MỸ đây.... Hệ thống bán lẻ lớn nhất nước MỸ và lớn nhất thế giới là Siêu thị WALMART có một qui định khôn ngoan là : Ta có thể lấy bất cứ giá sale trên báo của bất cứ siêu thị nào khác cho tất cả các mặt hàng trong siêu thị đến WALMART để mua, WALMART sẽ tính theo giá của siêu thị đó cho ta. Nghĩa là WALMART sẽ bán hàng cho ta theo giá sale của tất cả các siêu thị, trong business gọi đó là Kick the prices. WALMART làm thế là áp dụng kế sách THUẬN THỦ KHIÊN DƯƠNG vào thương trường để dắt hết tất cả những "con dê " của siêu thị khác về cho mình !

         Trở về với Việt Nam....
        Trong Lĩnh Nam Chích Quái  chương đầu tiên, viết về họ Hồng Bàng, đã kể lại rằng từ thời xa xưa, người Việt trong hôn nhân, đã biết giết trâu, dê làm đồ sính lễ, con dê đã được nuôi làm gia súc và sử dụng vào việc tế lễ. Vào giữa thế kỷ 16, trong bài Đào Nguyên Hành thì Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan đã tả cảnh nông thôn Việt Nam là :
                           Trâu bò, gà lợn, Dê ngan,
                   Đầy lũ đầy đàn, rong thả khắp nơi. 

        Đây chắc cũng là nguồn gốc của câu tục ngữ " Gà Kê Dê Ngỗng " mà ta nói trại riết rồi thành " Cà Kê Dê Ngỗng ", để chỉ những người hay ngồi lê đôi mách, nói hết chuyện nầy đến chuyện kia, lải nhải mãi không thôi.

        Theo Ðại Nam thực lục Chính Biên, dưới triều đại vua Minh Mạng, mùa Ðông năm Minh Mạng thứ 17 ( Công Nguyên 1836 ), nhà vua sai mua 220 dê đực và 100 dê cái, chọn 20 con dê đực giao Tể Sinh làm lễ vật tế lễ Nam Giao, đặt tại đàn Thượng có thịt dê ướp dương hải.
        Dê cũng có những hình tượng tiêu biểu đi vào thơ văn Việt Nam. Trong tác phẩm Hịch Tướng sĩ, Trần Hưng Đạo cũng có nhắc đến hình ảnh con dê và coi đó là biểu hiện của bọn sứ giả Mông Cổ  hống hách, ngạo mạn:

                       Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình,
                       Đem thân dê chó mà ngạo mạn tể tướng.

        Trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu cũng có câu gởi phần tâm sự và lời chê trách những người làm tay sai tiếp tay với thực dân hà hiếp dân lành đau khổ như :

                       Hai vầng nhật nguyệt chói loà,
                       Đâu dung lũ treo dê bán chó.

        Câu tục ngữ nổi tiếng: " Treo đầu dê, bán thịt chó " dùng để chỉ về sự không thống nhất giữa nội dung và hình thức, Chỉ người nói một nơi, làm một nẻo, nói và làm không ăn khớp nhau với hàm Ý gian lận hoặc lừa dối người khác.

            Trong ca dao và văn học dân gian, dê cũng hiện lên một cách sinh động với : 
                         Người ta tuổi Ngọ, tuổi Mùi,
                 Còn tôi cam chịu ngậm ngùi tuổi Thân !
  hoặc như :
                        Ru em buồn ngủ buồn nghê,
                   Con tằm chín đỏ, con dê chín mùi,
                       Con tằm chín đỏ để nuôi,
                   Con dê chín mùi làm thịt em ăn.

 Hình ảnh con dê còn trở nên thân thiết, gần gũi với đông đảo quần chúng nhân dân hơn qua những trò chơi và lễ hội truyền thống. Như trò  Bịt Mắt Bắt Dê rất vui vẻ, sinh động. Trò chơi này thường được tổ chức trong các ngày Hội đầu Xuân, Trung Thu.... hoặc các cuộc chơi thể thao văn hoá dân dã, với các cách khác nhau tùy theo đối tượng tham dự. Đối với trẻ con, trò chơi này là thú vui lành mạnh hồn nhiên sinh động, nhưng đối với các cô cậu thanh niên, thiếu nữ thì đây là một dịp để họ tiếp cận, đụng chạm về thể xác vui đùa với nhau, vượt qua ranh giới lễ giáo một cách hợp pháp :

                                  Giả vờ bịt mắt bắt dê,
                         Để cho cô cậu dễ bề... với nhau  !

       
        Về bản tính tự nhiên, dê là con vật giao phối và sinh sản rất mạnh nên dê được gán cho hình tượng của sự dâm đãng và thô tục, điều này là điểm tương đồng trong nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Chính vì khả năng sinh lý rất mạnh của mình, con dê bị gắn liền với nhiều thành kiến. Người ta hay dùng từ Máu Dê để chỉ những người có ham muốn, không kiểm soát và muốn thể hiện khả năng sinh dục mạnh mẽ, Thói Dê khái quát bản tính ham chinh phục người khác giới hay sự dâm tiện, Dê Cụ hay Dê Già chỉ kẻ rất dâm đãng, Dê Xồm cũng có nghĩa tương tự. Hãy xem trong văn thơ cổ điển của ta... .

                    

          Trong Lục Vân Tiên, bộ mặt của Bùi Kiệm đã từng giở trò với Kiều Nguyệt Nga, trở thành trơ trẽn qua câu thơ: 

                          Con người Bùi Kiệm máu dê,
                          Ngồi chai bộ mặt như giề thịt trâu.
     Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng từng miêu tả về những nhu cầu tính dục khá thầm kín thông qua từ ngứa, buồn, châm, húc, như : 
                         Ong non ngứa nọc châm hoa rữa,
                         Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa.

       Trước năm 1954, ở Sài Gòn - Chợ Lớn, có hai chỗ đánh bạc rất nổi tiếng, đó là các sòng Kim Chung và sòng Đại Thế Giới. Hai casino này đã bị xóa tên từ năm 1956, bời quyết định của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Khu Dân Sinh ở đường Nguyễn Công Trứ bây giờ là Kim Chung ngày trước, còn Đại Thế Giới đã trở thành Nhà Văn Hóa Quận 5 (đường Trần Hưng Đạo B) bây giờ. Trong các trò chơi cờ bạc như Hốt me, Tài Xiểu, Xì Dách... Còn có trò chơi XỔ ĐỂ 36 rất thu hút cả giới trí thức lẫn bình dân. Các con số đề từ số 1 là con Cá Trắng, có tên chữ là Chiếm Khôi, là một trong Tứ Trạng Nguyên.... cho đến số 36 là Bà Vãi cầm tinh con Chồn, tên chữ là An Sĩ, thuộc Nhất Đạo Cô. Trong đó có một con số đề rất nổi tiếng, đi sâu vào đời sống sinh hoạt của quần chúng và còn sống mãi cho tới hiện nay, đó là con số 35, tên chữ là Kiết Phẩm, cầm tinh con DÊ, thuộc một trong Tứ Hảo Mệnh.
      Vì bản chất sinh lí mạnh mẽ của con dê, nên hễ đàn ông con trai nào thích ve vản đàn bà con gái thì gọi là DÊ. Chữ DÊ là Danh từ , được sử dụng như Hình Dung Từ khi dùng để chỉ bản chất : Cái thằng cha đó DÊ lắm và trở thành Động Từ trong cách nói : Đi DÊ gái, thích DÊ gái... Và có thể thay thế bằng con số 35 trong các cách nói sau :
          - Thằng cha đó 35 lắm !
          - Thứ cái đồ 35 !
          - Ông già 35 ! Tức là ông Già DÊ.
      Trong Ca Dao bình dân của bà con Lục Tỉnh lúc bấy giờ có câu :
                            Phượng hoàng đậu nhánh sa-kê,
                    Ông thần sao không vật mấy thằng DÊ cho rồi !
    Hoặc :
                            Dê xồm ăn lá khổ qua,
                    Ăn nhiều sâu rọm, chết cha dê xồm.
      Nạn số đề không những chỉ ở Sài Gòn - Chợ Lớn mà còn được phổ biến ra khắp đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể như ở miệt Cần Thơ do lực lượng Hòa Hảo tổ chức cùng khắp như Chợ Cái Răng, Cái Chanh... đều có sòng Tài Xiểu, Hốt me, Xổ đề 36 .... Trong bài " Vè Thua Đề 36 " của Thầy giáo Kiến ở ấp Yên Thượng Ba Láng ngày xưa có đoạn như sau :
                        Gái xuân đi chợ mới về,
                 Gặp trai bóp vú, đánh DÊ hết tiền.
                        Đề nghe " bẻ cổ " liền liền, *
                 Hai mươi chín, mười tám, chữ Thiên đứng đầu. **
                        Lái buôn thua thiếu câu mâu,
                 Bạn bè đuổi hết ngồi sầu lái ghe !....
                 

                           * BẺ CỔ :

              Đề xổ mỗi ngày 2 cử : Sáng và Chiều. Con số nào sáng xổ rồi thì    chiều không được quyền xổ lại. Nhưng Sáng hôm sau thì xổ lại con Số của Sáng hôm trước được. Sáng nay xổ lại con của Sáng hôm qua, hoặc Chiều nay xổ lại con của Chiều hôm qua, thì gọi là BẺ CỔ.

** Số 29 là con Lươn, tên chữ là THIÊN LƯƠNG, nằm trong nhóm Tứ Hòa Thượng.
   Số 18 là con Mèo nhà, tên chữ là THIÊN THÂN, nằm trong nhóm Tứ Phu Nhân.

 

dcd_jan8_15_Duong.jpg

Trở lại với nguồn gốc của chữ DƯƠNG 羊 là con DÊ, vì đồng âm với chữ DƯƠNG 陽 là Mặt trời, là Ánh nắng, là khí dương sáng sủa sau những ngày tháng âm hàn của mùa đông. Nên trong đầu mùa xuân cũng là lúc mở đầu của một năm với khí dương của Trời Đất và Con Người mở ra cái Vận Khí mới, gọi là TAM DƯƠNG KHAI THÁI  三陽開泰 .  Vì 2 chữ DƯƠNG đồng âm nên TAM DƯƠNG KHAI THÁI được vẽ thành hình của 3 con DÊ trong những bức tranh treo ở trong nhà trong những ngày đầu xuân Tết đến để lấy hên.

  Chữ DƯƠNG 羊 còn có tự dạng giống như chữ TƯỜNG 祥, nên còn được dùng thay thế cho chữ Tường trong lời chúc CÁT TƯỜNG NHƯ Ý 吉祥如意. Có thể viết là CÁT DƯƠNG 吉羊 nhưng ta phải biết đó là CÁT TƯỜNG 吉祥 như những hình ảnh minh họa dưới đây.            Inline image   Inline image

        CÁT là Tốt, TƯỜNG là Lành, nên CÁT TƯỜNG là Tốt lành ! Vạn Sự Cát Tường là : Muôn điều đều tốt lành. CÁT TƯỜNG NHƯ Ý thì nghĩa đã quá rõ ràng rồi !

                Thịt dê còn là món ăn khoái khẩu của giới ăn uống, nhất là những tay bợm nhậu. Nào là Dê thui, Dê Nấu Chao, Lẫu Dê, Cà-Ri Dê, nhất là món Ngọc Dương hầm thuốc Bắc thì được ưa chuộng vô cùng. Đây là món mà Ông ăn nhưng bà lại khen... tuyệt diệu !

 

          Hai câu chót của bài Sấm Trạng Trình là :


                            Mã đề dương cước anh hùng tận,
                            Thân dậu niên lai kiến thái bình !


      Ta hãy thử chờ xem ANH HÙNG nào sẽ TẬN ở DƯƠNG CƯỚC là cuối năm DÊ 2015 nầy, để cho năm Thân năm Dậu tới đây Thế Giới được an hưởng THÁI BÌNH THỊNH VƯỢNG, mong lắm thay !
      

        Cuối cùng xin mời cùng đọc các bài XƯỚNG HỌA về năm ẤT MÙI con Dê của năm 2015 nầy :

 BÀI XƯỚNG :

                 ẤT MÙI VỊNH DÊ

         Đứng hàng thứ tám thuộc chi Mùi,

         Nổi tiếng Ông Thầy, tính thích vui.

         Qụy nhũ xưa nay danh hiếu tử,

         Tế thần Âu Á vật thay người.

         Treo dê bán chó bao tên bợm,

         Bịt mắt bắt dê lắm đứa chơi.

         Thui, lẩu, cà-ri, đều khoái khẩu,

         Ngọc dương truyền giống tốt cho đời !

                                                             Đỗ Chiêu Đức

CÁC BÀI HỌA :

 

   TUỔI MÙI

Bác ấy tổ sư chính tuổi Mùi ,

Tánh nào tật nấy cứ ham vui .

Nói năng đon đả trơ trơ mặt ,

Cười cợt ga-lăn * lao láo người .

Mỹ nữ cừu non luôn mộng ão ,

"Ông Thầy" dê cụ vẫn trò chơi .

Năm nay ráng kiếm thằng Cu tí ,

Giống tốt làm ăn khỏe một đời .

                             Mailoc

(*) gallant

 

Rằng Dê Cũng Lắm Công Phu

 

Lúc mới sinh ra chẳng tuổi Mùi

Nhưng vì cái tánh thích vui vui

Tập tành lẽo đẽo theo sau gái

Giở thói be he học ở người

Cứ tưởng chuyện nầy coi đáng ghét

Thiệt ra đây há phải trò chơi

Thép kia tôi luyện càng thêm tốt

Không chịu dê sao kiếm bạn đời?

                                    Quên Đi


  MÓN LẪU DÊ PHỔ THÔNG

Ba lăm nổi cộm lọai dê Mùi,

Món nhậu dê thui ắt phải vui.

Bữa tiệc sơn dương ăn khóai khẩu,

Cổ bàn lễ vật của thay người.

Đầu dê phỉnh gạt người mê lẫu,

Chó bán lừa ai bịt mắt chơi.

Tìm kiếm ngọc dương ăn bổ thận,

Cà ri dê  với bún quên đời.

                                      Mai Xuân Thanh

 

XEM TUỔI

Tam hạp bày chi Hợi Mẹo Mùi

Lời ra khắc khẩu lấy gì vui

Ly hôn cũng bởi thầy coi tuổi

Gãy gánh vì bao sách dọa người

Quả nọ nhân kia chiêu có cảm

Nồi nào vung nấy thích thì chơi

Mã đề dương cước anh hùng tận

Cụ Trạng còn linh đến mấy đời ?

                                             Cao Linh Tử

 

VỊNH DÊ ẤT MÙI

Ở bậc can chi hợp Ất Mùi

Tôn thầy vì bởi tính ham vui

Hào hoa mạnh khỏe sung tràn sức

Giỏi mánh bền dai thuyết phục người

Rượu huyết thơm nồng phê hết lóc

Lẩu dê rừng rực dễ tìm chơi

Ngọc dương đệ nhất kim danh tửu

Cống hiến nhiều hơn với cõi đời

                                      Nguyễn Đắc Thắng

 

 MÁT TAY

Họa vui

.

Tuổi ấy năm nay duyên chín mùi

Nỗi lo đã hết chỉ toàn vui

Cau vàng chưa kịp len màu vỏ

Trầu thắm đưa ngay đến cửa người

Áo đỏ em may vừa dịp phất

Bài thơ anh viết đúng hồi chơi

Vía "thầy" Dê núi ngon lành ạ

Cảm tạ ông mai mát tiếng đời

                                               Tú Xuân

 

        Cám ơn tất cả THẦY, BẠN đã nhiệt tình hưởng ứng HỌA THƠ : ẤT MÙI VỊNH DÊ cho bài viết càng thêm phong phú đa dạng hơn.


                                                                    Chân thành cám ơn tất cả !


                                                                                  Đỗ Chiêu Đức

__________________________________________________________________________________________________________ 

 

LIỄN TẾT...CHO ÉP-PHÊ NGƯỢC.

 

 

              Trước khi kể chuyện của tôi, xin mời tất cả cùng ôn lại hai tác giả lớn trong văn học cổ Việt Nam ta nhé, đó là....

 

             Nguyễn Khuyến 阮勸 (1835-1909), Tam nguyên Yên Đỗ, vì ông ở làng Yên Đỗ và đậu đầu 3 cuộc thi nên gọi là TAM NGUYÊN : Đậu đầu thi hương gọi là HƯƠNG NGUYÊN  ( còn gọi là GIẢI NGUYÊN ), đậu đầu thi hội gọi là HỘI NGUYÊN  ( còn gọi là CỬ NHÂN ) và đậu đầu thi đình gọi là ĐÌNH NGUYÊN ( còn gọi là TRẠNG NGUYÊN ). Ông chẳng những giỏi thơ mà còn rất giỏi về làm câu đối.

            Ngày xưa, khi nhà có điều hiếu hỉ như đám cưới, đám ma... thường được chúc mừng hoặc chia buồn bằng đôi câu đối. Nhưng muốn có câu đối hay thì phải nhờ đến những bậc Đại khoa có tài như Nguyễn Khuyến làm thì mới có giá trị. Muốn nhờ những vị nầy làm câu đối thì phải có lễ vật hậu hỉ, tốn kém vô cùng. 
            Một hôm, có một anh kia mang lễ vật rất hậu đến nói với cụ Tam Nguyên rằng : Nhờ cụ làm cho một đôi câu đối mà hiếu hay hỉ gì cũng dùng được cả , để đám cưới, đám ma, chúc thọ... nhiều quá, mỗi lần đều rất tốn kém, thà tốn một lần cho xứng đáng để khỏi phải mỗi lần mỗi tốn. Cụ cười cho cái hảo ý của anh ta, và viết cho đôi câu đối như sau :

 

         Nhất đức tại thiên tùy phó phận,       一 德 在 天 随 付 份,
         Thất tình ư ngã khởi vô tâm .            七 情 於 我 豈 無 心.

Và được...

         Giải thích như sau :
         Nếu là đám cưới sẽ có nghĩa như thế nầy : Cái đức là do Trời ban, duyên Trời rung ruổi phó cho phải gặp số phận nhân duyên như thế. Về mặt tình cảm của con người ( Thất tình là Hỉ, Nộ, Ái , Ố, Ai, Cụ, ( lạc ), Dục ) thì... Tôi đâu thể vô tâm trước cái vui của quý vị.....( Khởi vô tâm : có nghĩa : Sao mà có thể vô tâm cho được ! ) . Ý là  : Tôi cũng mừng cho qúy vị đó !

       Nếu là đám ma thì sẽ giải thích như sau : Cái đức do Trời ban cho số phận có bao nhiêu đó mà thôi ( đừng buồn nữa ). Về mặt tình người thì tôi đâu thể vô tâm làm ngơ ( trước sự tang tóc của các vị cho được ! .....).  Ý là : Tôi cũng xin chia buồn đó !

       Nếu là chúc thọ thì lại có nghĩa : Cái đức của Trời cho được hưởng phước phần trường thọ là vậy,  nên về nhân tình thì tôi cũng đâu thể làm ngơ, tức là tôi cũng chúc mừng THỌ cho quý vị đó.!.....

          Quả là một câu đối vạn năng vạn dụng dùng cho vui buồn gì cũng được !

          Bây giờ, thì ta nói về Trần Tế Xương  ( 1870 - 1907 ) nhé !  Ông  có một bài thơ theo thể HÁT NÓI nói về Tết, trong đó có 2 câu đối rất hay. Mời Quý vị cùng đọc bài Hát Nói sau :

 

"Nhập thế cục bất khả vô văn tự

Chẳng hay ho cũng húng hắng một vài bài

Huống chi mình cũng đã đỗ tú tài

Ngày tết đến cũng phải một vài câu đối

Đối rằng:

"Cực nhân gian chi phẩm giá phong nguyệt tình hoài 
極 人 間 之 品 價, 風 月 情 懷

Tối thế thượng chi phong lưu, giang hồ khí cốt" 
最 世 上 之 風 流, 江 湖 氣 骨

Viết vào giấy dán ngay lên cột

Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay

Rằng hay thì thật là hay

Chẳng hay sao lại đỗ ngay tú tài

Xưa nay em vẫn chịu ngài".

 

           Hai câu đối trên là loại Câu đối 10 chữ, ( thuộc loại văn Biền Ngẫu kiểu Tứ Lục & Lục Tứ ) có nghĩa như sau :


         Câu 1 : Cái phẩm giá cao nhất trong đời nầy là : Tình hoài vọng về gió trăng phong nguyệt.( chỉ sự thanh cao phong nhã, không nhuốm mùi tiền bạc tầm thường của thế tục ).
        Câu 2 : Cái phong lưu nhất trên đời nầy là : Khí cốt của kẻ giang hồ.( rày đây mai đó cho thỏa chí nam nhi tang bồng hồ thỉ , không màng đến lợi danh tầm thường của nhân thế ! ).


          Bây giờ thì tôi sẽ kể một câu chuyên về bản thân tôi nhé !

 
          Năm tôi 20 tuổi, nghĩa là đã đi dạy học được 2 năm rồi, và cũng có nghĩa là đến tuổi động viên phải đi lính rồi. Tôi là Chuyên viên Điện ảnh của Sư đoàn 3 Không Quân Biên Hòa. Cuối tuần, thường hay đi phép về Chợ Lớn, Ở trọ nhà thông gia của một người bạn học cũ. Một hôm, khi vừa về đến Chợ Lớn thì ông bạn của tôi cho biết tin là  bà thông gia chủ nhà trọ qua đời tối hôm qua. Trong lúc bất ngờ, không kịp chuẩn bị, sẵn miếng vải lị ông bạn tôi làm để điếu tang, tôi viết luôn đôi Câu đối của Cụ Nguyễn Khuyến lên đó :
                           Nhất đức tại thiên tùy phó phận,
                           Thất tình ư ngã khởi vô tâm.

         Lúc đó, tôi còn trẻ, nét chữ còn mạnh mẽ như rồng bay phượng múa, làm cho một người bà con bên phía thông gia đến điếu tang trầm trồ và tìm đến gặp tôi để hỏi thăm....đủ thứ. Sau đó, hỏi lại người bà con, mới biết Ông ta là vua mức bí của Chợ Lớn, thấy tôi tuổi trẻ mà viết được Câu đối cao siêu làm vậy, lại thêm nét chữ thanh nhã bay bướm, nên mới hỏi thăm gia thế và định bắt tôi....làm rễ. Sau đó, ông mời tôi và ông bạn của tôi đến nhà chơi, ăn cơm, để cho con gái ông ta xem mắt, và rất thường xuyên lui tới với gia đình thông gia của ông bạn của tôi.
         Chuyện tưởng như xong xuôi đâu vào đó cả rồi, chuyến nầy chuột sa hủ nếp ,  tha hồ mà béo nhé !
         Tết năm đó, tôi ăn mức bí ngọt tới tim luôn, sẵn hứng chí, thừa thắng xông lên , tôi viết luôn một đôi liễn Tết dán lên nhà của người bà con để khoe tài. Đó là đôi liễn " quỹ quái " của Ngài Trần Tế Xương đó :

 

                 Cực nhân gian chi phẩm giá, phong nguyệt tình hoài,
                 Tối thế thượng chi phong lưu, giang hồ khí cốt.

 

         Ông Vua mức bí đến xem thấy, hỏi của ai viết, rồi bảo gở xuống, và từ đó ông ta không thèm hỏi thăm đến tôi nữa. Đợi hoài không thấy động tịnh gì cả, tôi đâm nghi ngờ, rồi hỏi thăm người bà con, thì được họ nói cho biết như sau :
        Trước đây, ông ta thấy tôi tuổi trẻ mà có học thức, văn hay chữ tốt, nên định chiêu tôi làm rễ để tiếp giúp ông ta quản lý sổ sách, phát triển làm ăn, chừng thấy câu đối Tết của tôi , Ông ta nản chí quá. Suốt ngày nó cứ " Phong nguyệt tình hoài " hú hí với con gái mình hoài, không biết lo làm ăn, lại còn " giang hồ khí cốt " nữa chứ, không khéo nó rủ rê con gái mình bỏ nhà theo nó đi giang hồ thì bỏ bu luôn !. Không được, phải kiếm thằng nào chí thú làm ăn, giúp ông ta làm giàu thêm nữa thì mới được......Thế là vãn tuồng, vãn hát cải lương  luôn ! ...


        Quý Vị thấy đó, đồng thời cũng là một Câu đối, nhưng Câu đối của Cụ Nguyễn Khuyến thì người ta khen hay muốn gả con gái cho, còn Câu đối của Trần Tế Xương thì làm hư việc hết.......Suy cho kỹ thì cũng tại mấy chữ " Giang hồ Khí cốt " mà ra cả !
       Đây là chuyện thật một trăm phần trăm của đời tôi hồi còn trẻ, tuổi trẻ thường sống với lý tưởng cao nhã, tình cảm cao thượng mà phóng túng, không chịu gò bó vào vòng danh lợi, không nuốn hơn thua với đời, mà chỉ chuộng cái khí cốt giang hồ thanh cao, đẹp đẽ... Hơn nữa, Trần Tế Xương là một tác giả lớn trong chương trình học, mà học sinh nào thích văn chương đều rất ngưỡng mộ, đâu có ngờ câu đối của ông ta lại cho " ép phê ngược " như thế !. Thì ra cuộc đời thực tế khác hẵn với cuộc đời trong văn chương là vậy ! .Lúc đó, tôi cũng rất ngạc nhiên là, tại sao câu đối của Trần Tế Xương hay là thế, mà lại bị chê dữ vậy ?!?! ....

 

        Bây giờ thì đầu đã bạc rồi, con người đâm ra thực tế hơn. Nói thật, nếu bây giờ có " thằng nào đó " mà có cái " Khí cốt giang hồ " đến để hỏi cưới con gái tôi, thì chắc tôi cũng lắc đầu từ chối, trừ phi con gái tôi nó chịu !.....( Nói chơi, chứ con gái tôi đã có chồng con hết rồi ! )

 

                                                                                       Đỗ Chiêu Đức

 

CÂU ĐỐI CHIẾT TỰ

 

         Vào thời nhà Trần, ở xứ Nam-định có NGUYỄN HIỀN đỗ Trạng lúc 12 tuổi. Vua chê còn nhỏ chưa thông lễ nghĩa, không phong quan tước mà cho về quê. Đến khi triều đình có việc mới cho sứ đi tìm.

        Tương truyền, khi sứ giả của Vua đến làng, thì thấy một đám thiếu niên đang chơi ở bên đường, trong đó có một đứa mặt mày sáng sủa, sứ nghi là Trạng, bèn đọc câu đối để thử rằng :

 

             Tự (字) là chữ, cất giàng đầu, chữ tử (子) là con, con ai con ấy ?


          Chữ TỰ 字 bỏ đi phần đầu, còn lại phần dưới là chữ TỬ 子, có nghĩa là CON. Ý muốn hỏi : Mày là con của ai vậy ?. Trạng nghe câu hỏi vô lễ, bèn đáp rằng :

 

           Vu (于) là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh (丁) là đứa, đứa nào đứa này?
          Chữ VU 于 nghĩa là CHƯNG ( Vì Chưng, Bởi Chưng ), bỏ đi nét ngang ở chính giữa còn lại là chữ ĐINH 丁, có nghĩa là ĐỨA ( Gia Đinh là Đứa ở trong nhà ). Ý rằng : Mày là đứa nào mà dám hỏi ta là con ai ?.

 

        Nữ sĩ HỒ XUÂN HƯƠNG cũng có đôi câu đối Chiết Tự bất hũ là :


                      Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc,
                      Phận liễu sao đà nẩy nét ngang  !?


      Duyên thiên là duyên trời định, chữ THIÊN 天 khi nhô đầu theo chiều dọc lên trên thì thành chữ PHU 夫 là CHỒNG. Ý muốn nói là Duyên trời chưa run rủi, chưa lấy chồng.
      Phận liễu là phận LIỄU BỒ, chỉ phái nữ yếu đuối. Chữ LIỄU 柳 là cây Liễu đồng âm với chữ LIỄU 了 là Hết, và chữ Liễu 了 mà thêm nét ngang vào là thành chữ TỬ 子 là CON. Ý nói Phận gái sao mà đã có con rồi !( trong khi chưa có chồng ).

 

            Bà Đoàn Thị Điểm diễn nôm tập thơ Chinh Phụ Ngâm Khúc hay như thế nào, ai cũng biết cả rồi. Bà còn có một ông anh tên là Đoàn Viết Luân cũng rất giỏi thơ văn mà ít người biết đến.
             Có lần, ông Đoàn Viết Luân từ ngoài đi vào nhà, thấy em gái đang ngồi bên rổ kim chỉ, liền đọc:

 

             •Huynh lai đường thượng tầm song nguyệt.    兄来堂上尋双月

Có nghĩa là :

                      Anh lên nhà trên tìm 2 vầng trăng .
           Song nguyệt là 2 mặt trăng, mà theo chữ Hán, 2 chữ Nguyệt 月 ghép lại là chữ Bằng 朋 là Bè bạn, bằng hữu, nên câu trên còn có nghĩa là: Anh lên nhà trên tìm BẠN BÈ, chứ không phải tìm 2 mặt trăng.
           Bà Điểm liền đối lại rằng :

              •Muội đáo song tiền tróc bán phong.           妹到窗前捉半風

Có nghĩa là :

                   Em đến trước cửa sổ bắt nửa làn gió .
          Bán phong là nửa làn gió, mà cũng có nghĩa là phân nửa ở bên phải của chữ Phong 風 tức là chữ Sắt 虱 nghĩa là con rận. Nên câu đối trên có nghĩa là : Em đến trước cửa sổ để bắt rận.

 

          Khi hay tin chị dâu sanh được con gái đầu lòng trong đêm rộn rịp vui mừng, Bà Điểm đã đùa với anh rằng:

                   •Bán dạ sinh hài, Hợi Tý nhị thời vị định.

                         半 夜 生 孩,亥 子 二 時 未 定 .

Có nghĩa là :

               Nửa đêm sanh con, Hợi Tý 2 giờ chưa định, ý muốn nói không biết là giờ Tý hay giờ Hợi.
               Đoàn Viết Luân liền đối lại:

                    •Lưỡng tình tương phối, Kỷ Dậu song hợp nãi thành.

                             两 情 相 配,己 酉 双 合 乃 成 .

Có nghĩa là :

              Hai tình phối hợp nhau, Kỷ Dậu 2 bên hợp lại mà thành .


        Với lối chơi chữ, 2 chữ Hợi và Tý 亥 子 ghép lại thành chữ Hài 孩 ;  chữ Kỷ và chữ Dậu 己 酉 ghép lại thành chữ Phối 配 . Ta cũng gọi đây là một lối đối chiết tự.

 

        Như ta thấy ở trên, Câu đối chiết tự 折字 (chiết: bẻ gãy, phân tách; tự: chữ): là những câu do sự tách chữ Hán hoặc chữ Nôm ra từng nét hoặc từng phần mà đặt thành câu. Đó là Câu Đối chiết tự của Việt Nam ta.

 

        Bây giờ, ta nói về câu đối chiết tự của văn học TQ nhé ! Mời các bạn cùng xem đôi câu đối sau đây :

 

            Thử mộc vi sài, sơn sơn xuất,               此木為柴,山山出,
            Bạch thủy thành tuyền, tịch tịch đa.       白水成泉,夕夕多.


Nghĩa là :
        Câu 1 : Thử là nầy, Mộc là cây, Vi là làm, Sài là Củi. " Thử mộc vi sài " là Cây nầy dùng làm củi. Sơn sơn là núi núi, có nghĩa bất cứ núi nào. Xuất là ra, là sản xuất ra. Nghĩa cả câu là : " Cây nầy dùng để làm củi, núi nào cũng có cả ! ". Cái hay của câu nầy là : Chữ THỬ 此 chồng lên trên chữ MỘC 木 thì thành chữ SÀI 柴. 2 chữ SƠN 山 chồng lên nhau thành chữ XUẤT 出.
        Câu 2 : " Bạch thủy thành tuyền " là nước trắng xóa chảy thành dòng suối. " Tịch tịch đa "là mỗi đêm mỗi nhiều thêm ra. Cũng như câu 1, chữ BẠCH 白 chồng lên trên chữ THỦY 水 thành chữ TUYỀN 泉. 2 chữ TỊCH 夕chồng lên nhau thành chữ ĐA 多.

 

         Cái hay của Chiết tự là ở chỗ đó ! Trong Truyện Kiều, khi thất thân với Mã Giám Sinh, cô Kiều đã hối tiếc mà than rằng :


                            Biết thân đến bước lạc loài
                   Nhụy đào thà bẻ cho người TÌNH CHUNG.


         Tại sao Nguyễn Du không viết là " người tình XƯA ", hoặc " người tình LANG "... mà phải là " người tình CHUNG ". Thì ra, cụ Tiên Điền nhà ta đang chơi trò Chiết tự. Các em hãy xem đây, chữ CHUNG 鍾 gồm có 2 chữ KIM 金 và TRỌNG 重 ghép lại với nhau mà thành. Không phải thầy đoán mò, cũng không phải tại hên mà Nguyễ Du ngáp phải ruồi. Nói có sách, mách có chứng đàng hoàng. Trong câu đối Chiết tự xưa có câu như sau :

 

                      Bát đao phân mễ phấn                八刀分米粉
                     Thiên lý trọng kim chung              千里重金鍾
Có nghĩa :
         Câu 1 : Phân hạt gạo bằng 8 dao, hạt gạo sẽ nhuyễn ra như bột ( phấn ). Chữ BÁT 八 chồng lên chữ ĐAO 刀 thành chữ PHÂN 分, chữ PHÂN 分 ghép với chữ MỄ 米 thành chữ PHẤN 粉.
         Câu 2 : Cái chuông vàng mang đi ngàn dặm sẽ rất nặng nề. Cũng vậy, chữ THIÊN 千 chồng lên chữ LÝ 里 thành chữ TRỌNG 重, và chữ TRỌNG 重 ghép với chữ KIM 金 thành chữ CHUNG 鍾.


           " Nhụy đào thà bẻ cho người tình  CHUNG " là bẻ cho người tình tên KIM TRỌNG đó vậy ! NGUYỄN DU đã rất thâm thúy và tài hoa trong phép dùng chữ, chả trách TRUYỆN KIỀU là tác phẩm lưu danh thiên cổ !

 

                                                                                                Đỗ Chiêu Đức

 

 LIỄN DÁN... CHUỒNG HEO.

 

            Ngày xưa, không có những quảng cáo bắt mắt và hấp dẫn như hiện nay của các nhà làm thương mại. Quảng cáo ngày xưa là cái BẢNG HIỆU, cái thương hiệu của hiệu tiệm của mình. Đôi câu đối dán 2 bên cửa tiệm cũng có tác dụng quảng cáo rất mạnh mẽ để " câu " khách. Xin kể hầu đọc giả các chuyện vui dưới đây có tác dụng rất lớn đối với các business....
           Như chúng ta đã biết, Lục Thư để hình thành tiếng Hán cổ xưa là Tượng Hình, Chỉ Sự, Hội Ý, Hài Thanh, Chuyển Chú và Giả Tá. Bỏ qua 5 cái đầu ta chỉ nói đến GIẢ TÁ 假借 mà thôi.

           GIẢ là trái với THẬT,là Làm bộ. TÁ là Mượn, là Nương nhờ. GIẢ TÁ là Làm bộ mượn, có nghĩa MƯỢN TẠM để mà XÀI...luôn ! Ví dụ :


      ĐẠO 道 là Con Đường, như Đạo lộ là đường lộ. Mượn Ý nầy để chỉ...
       ĐẠO là ĐẠO GIÁO Con đường tín ngưỡng mà mọi người đi theo.
       ĐẠO là NÓI RẰNG, như Văn Đạo là Nghe nói rằng. Mở đầu Đạo Đức Kinh của Lão Tử là câu " ĐẠO khả ĐẠO phi thường ĐẠO ". Có nghĩa : Cái ĐẠO mà có thể THUYẾT GIẢNG được thì không phải là cái ĐẠO thường.


      Chữ 少 Khi đọc là THIỂU thì có nghĩa là ÍT. Thiểu Số là Số ít . Đa Thiểu là It Nhiều, là Bao nhiêu?
            Khi đọc là THIẾU thì có nghĩa là TRẺ. Như Thiếu niên, Thiếu phụ.
            ...V.V... V.V...
      Bây giờ ta nói đến một chữ Giả Tá đặc biệt khác có bộ XÍCH 彳(nghĩa là Bước chân trái ) ở bên trái, và chữ XÁCH 亍 ( Bước chân phải ) ở bên phải, đó chính là chữ HÀNH 行 ( Bước chân trái 1 cái, bước chân phải 1 cái ) nên HÀNH có nghĩa là ĐI.

           HÀNH 行 : Ngoài nghĩa ĐI ĐỨNG ra, Hành còn có nghĩa là LÀM : HÀNH ĐỘNG, mà việc làm thì biểu hiện tánh tình và bản chất của con người, nên HÀNH còn được đọc là...       

           HẠNH : là Phẩm Hạnh, chỉ phẩm chất đạo đức của một con người : " Nhân sanh bách HẠNH hiếu vi tiên " chính là chữ HẠNH nầy. Kết hợp Hành động và Phẩm hạnh chữ HÀNH còn được đọc là...
           HÀNG : là Ngành Nghề. Cải HÀNG 改行 là Đổi Nghề. Ta có thành ngữ : HÀNG HÀNG XUẤT TRẠNG NGUYÊN : Có nghĩa là Bất cứ ngành nghề nào cũng đều có Trạng Nguyên của ngành nghề đó cả. Ý muốn nói : Bất cứ nghề nào cũng có thể phát triển và làm giàu lớn được cả !  Nghĩa phát sinh của âm đọc nầy là...
          NGÂN HÀNG 銀行 : là Cái Tiệm, Cái Hảng chuyên kinh doanh Tiền bạc. HÀNG QUÁN cũng là chữ HÀNG nầy.  Vì là chỗ Kinh Doanh nên còn được đọc là ...
       HẢNG : như TỬU HẢNG 酒行 : là cái Hảng Rượu. Hảng Xưởng là chữ HẢNG nầy. Cuối cùng...
       HÀNH : còn là một thể loại Văn Học chỉ các bài thơ Trường Thiên như : TÌ BÀ HÀNH của Bạch Cư Dị, TÒNG QUÂN HÀNH của LÝ Cần, LỆ NHÂN HÀNH của Đỗ Phủ....
       HÀNH là chữ tiêu biểu cho câu nói của ông bà ta xưa kia thường nhắn nhủ là : Nhất tự lục nghì ( Một chữ mà có tới 6 nghĩa !).

 

        Trở lại với tác dụng QUẢNG CÁO của Bảng Hiệu. Một công ty ở Hồng Kông đã để tên Bảng Hiệu như thế nầ : 行 行 行 thu hút không ít khách hàng ghé lại xem Công Ty của ông ta kinh doanh cái gì và tên của bảng hiệu phải đọc như thế nào, làm cho business của ông ta trở nên vô cùng bận rộn và phát triển  .... Thì ra ông ta đang chơi trò Giả Tá, 3 chữ 行 行 行 đọc là : HẠNH HÀNH HẢNG, tức là cái Hảng có tên là Hạnh Hành , thế thôi !

 

         Lại một bảng hiệu khác do Từ Văn Trường viết cũng thu hút rất nhiều khách cho cửa tiệm.
                                     

          

dcd_jan16_15_TuVTruong.jpg

TỪ VĂN TRƯỜNG ( 1521-1593 ) tên là VỊ, tự là Văn Trường, sanh năm Chánh Đức thứ 16 đời nhà Minh. Người đất Sơn Âm ( Thiệu Hưng ngày nay ), lớn lên trong một gia đình quí tộc đang hồi xuống dốc. 6 tuổi đã đi học, nổi tiếng là THẦN ĐỒNG, 20 tuổi đậu Tú Tài, là một nhà văn, nhà thơ, nhà thư pháp và là một họa sư nổi tiếng ở cuối đời Minh đầu đời Thanh. 
         Ông là người phóng khoáng, không chịu gò bó vào khuông phép, nên thi hoài 8 khoa mà vẫn không đậu Cử Nhân giống như Trần Tế Xương của ta : " Tám khoa chưa khỏi phạm trường qui ! ". Tài hoa thì có thừa, nên hay dùng văn thơ châm biếm người đời, bởn cợt kẻ quyền thế, rất được giới bình dân hâm mộ giống như là Trạng QUỲNH của ta vậy !  

         Từ Văn Trường văn hay chữ tốt nổi tiếng trong vùng, nên một hôm, có người đến nhờ ông viết dùm bảng hiệu " Tỉm Xấm " bán đồ điểm tâm. 3 chữ " ĐIỂM TÂM ĐIẾM 點心店 vừa treo lên thì người ra vào ăn điểm tâm nườm nượp suốt cả tháng trời, ông chủ tiệm cười híp cả mắt, mặc sức hốt bạc... Nhưng có một điều hết sức ngạc nhiên là thực khách nào ăn xong khi đến tính tiền đều nói với chủ tiệm là : " Ông ơi, 3 chữ ĐIỂM TÂM ĐIẾM 點心店 của ông, chữ TÂM sao viết thiếu mất một chấm ở giữa ?!". Như ta đã biết, hình dạng chữ TÂM được Cụ NGUYỄN DU diễn tả lúc cô Kiều nhớ Thúc Kì Tâm ( Thúc Sinh ) là : 
                                   Đêm thu gió lọt song đào,
                     Nửa vành TRĂNG KHUYẾT BA SAO giữa trời.


        Chữ 心 có hình dạng như Nửa Vành Trăng Khuyết và 3 vì sao, 2 cái 2 bên, 1 cái ở giữa, nhè Từ Văn Trường không có chấm cái chấm ở giữa. Ông chủ tiệm là dân thị tứ đâu có biết gì là chữ nghĩa, nghe mọi người đều nói vậy nên tìm Từ Văn Trường để nhờ anh ta chấm thêm cho một chấm. Nhưng sau khi chấm xong chấm đó, thì suốt cả tháng trời buôn bán ế ẩm. Ông chủ quán lại gặp Từ Văn Trường than thở rằng, từ khi chấm cái chấm đó xong thì buôn bán không còn như trước nữa. Từ Văn Trường cười bảo ông ta rằng : " Chữ TÂM là cái lòng, cái bụng, bụng có trống thì người ta mới ghé lại mà ĐIỂM Tâm, nay đã chấm thêm một chấm là bụng đã no rồi, không cần phải ĐIỂM TÂM nữa, ế là phải ! ". Ông chủ mới té ngữa ra, bây giờ muốn xóa chấm đó đi thì đã không còn được nữa rồi !

          Sự thật thì Từ Văn Trường chỉ lợi dụng cái tâm lí hiếu kì và hiếu sự của quần chúng để " câu  khách " cho tiệm. Ai trông thấy chữ Tâm thiếu mất một chấm đều " ngứa ngáy " muốn nói cho chủ quán biết, sẵn đã vào tiệm nên ăn điểm tâm luôn mà thôi ! 

           Trở lại với Giả Tá. Chữ TRƯỜNG có nghĩa là DÀI, như Trường Thành, Trường Giang, Trường Sơn... Nhưng khi mượn đọc là TRƯỞNG thì có nghĩa là LỚN. Như Gia Trưởng, Huynh Trưởng, Trưởng thành....

            Tên của Từ Văn Trường cũng vậy, người Quảng Đông thì đọc là Từ Văn Trường, nhưng người Tiều Châu thì lại đọc thành Từ Văn Trưởng ! Lại chuyện của Từ Văn Trưởng đây....
           Một hôm gần Tết, Từ Văn Trường thả bộ ra chợ xem bà con nhóm chợ Tết, gặp một Thầy Đồ là một lão Tú Tài già đang bày hàng viết Liễn. Tính rắn mắt nổi lên muốn ghẹo chơi cho vui , Từ Văn Trường xề tới cất tiếng hỏi : 
      - Thưa Thầy, Thầy viết liễn có nghĩa là Liễn gì Thầy cũng viết được hết phải không ?. Nghe hỏi lạ, ông đồ già nhướng mắt lên thấy Từ Văn Trường, biết là chàng trai nầy định phá mình đây, bèn trả lời rất tự tin : 
      - Dĩ nhiên, cậu muốn viết liễn gì ?
      - Liễn dán chuồng heo ! . Sau giây phút sựng lại vì ngạc nhiên, ông đồ bèn  ra giá :
      - Một lạng bạc ! Từ Văn Trường vui vẻ :
      - Không thành vấn đề, nhưng liễn phải hay và có Ý nghĩa mới được cụ nhé !
        Thường các Lão Tú Tài nầy tiếng Việt ta gọi là TÚ MỀN rất giỏi chữ nghĩa và già giặn kinh nghiệm . Ông đồ bình tĩnh lặng lẽ đưa những nét bút thiệt đẹp như rồng bay phượng múa lên 2 tờ giấy hồng đơn đã rọc sẵn. Bây giờ tới phiên Từ Văn Trường ngạc nhiên, vì trên 2 tờ giấy hồng đơn mỗi bên  7 chữ, tổng cộng là 14 chữ TRƯỜNG thật đẹp. Biết ông thầy đồ già muốn " chơi " mình, anh ta cũng rất bình tĩnh và lễ phép :
     - Thưa thầy, nhờ thầy đọc và cắt nghĩa dùm ạ ! Ông thầy đồ dõng dạc cất giọng :
     - Trường trường trưởng trưởng trường trường trưởng. Trưởng trưởng trường trường trưởng trưởng trường !  Nuôi heo, anh mong được gì nào ? Heo mau dài mau lớn phải không ? Thì đây đôi liễn nầy có nghĩa :


                         DÀI DÀI LỚN LỚN DÀI DÀI LỚN,
                         LỚN LỚN DÀI DÀI LỚN LỚN DÀI !


      Chuyên chọc phá thiên hạ, lần nầy bị Tổ trác, liễn dán chuồng heo là câu đối 14 chữ đều là tên của mình cả, lại phải nhăn mặt móc hầu bao trả cho ông thầy đồ một lạng bạc, thế mới đau !


      Cho hay, chuyện đời có lúc " Kiến ăn cá ", nhưng cũng lắm khi kiến té xuống nước thì " Cá cũng ăn kiến " như thường !


                                                                                 Đỗ Chiêu Đức

LIỄN TẾT 2015

dcd_jan11_15_lienTet.jpg 

 

                                                                                    Mỗi năm gom giấy bút,
                                                       Tạo dáng ông đồ già.
                                                       Nhưng lòng người không cũ,
                                                       Dửng dưng lại đi qua !


            

DCD_Jan12_15_CaudoiAtMui.jpgMỗi năm cứ gần Tết đến là tôi đều chuẩn bị sẵn giấy hồng đơn, giấy màu đỏ, mực Tàu, nhũ vàng, bút lông lớn nhỏ, cọ viết chữ Việt chữ Hoa... để viết Liễn Tết gây qũy cho Hội Cựu học sinh Trung Học PHAN THANH GIẢN & ĐOÀN THỊ ĐIỂM, Hội Ái Hữu CẦN THƠ, Hội Cao Niên của Trung Tâm VIỆT MỸ tại TP HOUSTON TX. Đặc biệt năm rồi lại viết thêm 2 ngày để gây qũy cho chùa TỊNH LUẬT. 

           Rất nhiều thân hữu, đồng hương, đồng môn đều muốn biết những CHỮ và CÂU ĐỐI mà tôi viết để trình bày và tạo dáng chung quanh mình. Xin được trình bày lần lượt như sau : 

             

             Đó chính là những câu đối Tết, bình dân thì gọi là Liễn Tết, truyền thống của người Việt và người Hoa. Đầu tiên là câu đối mà cả Hoa Việt đều rất ưa chuộng, đó chính là câu :

 

                 Thiên tăng tuế nguyệt nhân tăng thọ            天增歲月人增壽 

                 Xuân mãn càn khôn phước mãn đường      春满乾坤福满堂

. Có nghĩa :

            1:. Trời thì thêm năm thêm tháng, người thì thêm tuổi thọ. 

            2:. Xuân về đầy cả đất trời, phước lộc đầy cả nhà.

 

           Hai câu nầy bao gồm cả trời đất, cả bầu trời đều chìm ngập trong không khí của mùa xuân, người thì thêm phước thêm thọ...Nên được cả người Việt lẫn người Hoa ưa chuộng. Có một điều hơi khác là chữ cuối cùng của Câu đối, chữ ĐƯỜNG, là cái phòng rộng ở trong nhà, tiếng Anh là HALL, tiếng Việt không có từ để gọi. Cái phòng rộng nầy là nơi thờ phượng Ông Bà Tổ Tiên ( Từ Đường ), cũng là nơi Cha Mẹ hay ngồi để cho con cháu hằng ngày đến vấn an, ra mắt, nhất là vào các dịp lễ hội, Tết nhứt ( Cho nên gọi cha là Xuân Đường, gọi mẹ là Huyên Đường là vì thế ). Dĩ nhiên, nhà giàu mới có được cái " ĐƯỜNG " nầy, cho nên nhà nghèo thì đổi chữ ĐƯỜNG thành chữ MÔN 門, là cái Cửa, cũng có nghĩa là cái NHÀ,( Từ kép của ta gọi là NHÀ CỬA mà )...  

          Xuân mãn càn khôn phước mãn MÔN....là ...Xuân về đầy cả đất trời và phước cũng tràn ngập cả nhà. Sự thật thì ĐƯỜNG hay MÔN gì thì cũng là một bộ phân tiêu biểu cho CÁI NHÀ mà thôi. Tôi nói để  khỏi thắc mắc là tại sao có người viết là ĐƯỜNG, mà có người lại viết là MÔN, thế thôi.!... 

 

             Còn câu đối sau đây là câu đối thuần túy của người Việt. Lúc nhỏ, gần Tết, tôi hay ra Chợ Cái Răng xem các Ông Đồ VN viết liễn, thường thì các bàn viết liễn hay đặt ở bên hông Nhà Lồng Chợ, phía trước tiệm thuốc bắc Mã Chi Trung, Quảng Tài Lợi... hay bên kia đường là Dân Hòa Hưng, Vạn Trường An... Các ông Đồ cũng mặc áo dài bằng the đen, khăn đóng đàng hoàng, năm nào tôi cũng đọc được câu đối sau đây :

 

             Phước lộc thọ tam tinh củng chiếu             福禄壽三星拱照 

             Thiên địa nhân tứ hải đồng xuân                天地人四海同春

Có nghĩa :

             1:. Ba sao Phước Lộc Thọ cùng chiếu về( Củng chiếu là  ở 3 góc cạnh khác nhau cùng chiếu về một nơi ).

             2 :. Trời, đất và người, bốn bể cùng đón xuân về.

 

              Sẵn đây tôi nhắc luôn , ai có học Tam Tự Kinh thì sẽ biết : Tam Tài giả : Thiên Địa Nhân. Tam Quang giả : Nhật Nguyệt Tinh ( Trời, đất và người, gọi là Tam Tài. Mặt trời, mặt trăng và ngôi sao thì gọi là Tam Quang : ba cái nguồn sáng ở trên đời theo quan niệm của người xưa ) Còn Phước, Lộc, Thọ thì gọi là Tam vị Các Tinh 三位吉星, gọi tắt là Tam Tinh.
            Câu đối nầy cũng rất hay, bao gồm cả trời đất con người và Phúc Lộc Thọ cùng hội tụ đầy đủ bốn biển để mừng xuân..... Nhưng câu đối được ưa chuộng nhất, phổ biến nhất vẫn là câu đối sau đây :

 

                    Nhất thất thái hòa chơn phú quý            一室泰和真富貴  

                    Mãn môn xuân sắc thị vinh hoa              满門春色是榮華

Có nghĩa : 

           1 :. Một nhà thật là hòa thuận, đó mới là cái phú quý thật sự ,

            2 :. Đầy cửa đầy nhà đều tràn ngập vẻ xuân( vui tươi, rộn rã ), đó mới chính là cái vinh hoa thực sự.

 

                 Vinh Hoa Phú Quý có nghĩa là gia đình trên thuận dưới hòa và luôn luôn vui vẻ như mùa xuân, chớ không phải có nhiều tiền, làm quan lớn, mới là Vinh Hoa Phú Quý. Câu đối ý nghĩa và mang tính xây dựng thực tế biết bao !

                 Đó là những câu đối xung quanh bàn của tôi đó. Ngoài ra, còn có các câu chúc như : " Nghinh Xuân tiếp phúc ", " Ngũ phước lâm môn ", " An Khang thịnh vượng ", " Vạn sự như ý ",....v.v....

 

            Sẵn đây  tôi muốn nói luôn cho mọi người biết về những câu đối kỳ cựu, cố hữu của người Hoa cũng như người Việt ta từ xưa đến nay.


            Câu đối mà hầu như người Hoa nào cũng biết khi nhắc đến Tết , đó chính là câu :

                    Bộc trúc nhứt thanh trừ cựu tuế  

                          爆 竹 一 聲 除 舊 歲

                     Đào phù vạn hộ cánh tân xuân 

                         桃 符 萬 户 更 新 春

 Có nghĩa : 

              1:- Pháo nổ đùng một tiếng, năm cũ đã đi qua ,

              2 :- Lá bùa nêu dán lên, mùa xuân mới lại đến.

        Ghi Chú :

                     Bộc trúc : Bộc là nổ, trúc là tre. Bộc trúc là tiếng tre nổ, nói đúng hơn là " tiếng mắt tre nổ ". Ngày xưa, chưa có pháo, người ta đốt các mắt tre già ở dưới gốc cho nó nổ thành tiếng để xua tan những xui xẻo, buồn lo... của năm cũ cho nó qua đi. Sau nầy, khi chế tạo được pháo rồi, nhưng vì tập quán ngôn ngữ đã quen, người ta vẫn dùng từ Bộc Trúc để chỉ pháo luôn. Cho nên khi dịch từ Bộc trúc,  phải biết đó là PHÁO, chứ không phải tiếng tre nổ nữa ! OK.

                      Đào Phù : Phù là lá bùa. Đào phù là Lá bùa dán lên cành cây đào. Tương truyền, cây đào là loại cây có thể trừ được tà ma, nên vẽ lá bùa dán lên cành đào trước cửa có thể làm cho tà ma sợ mà tránh xa... Lâu dần thành tục lệ ngày Tết, Dùng cành đào để vẽ bùa, hoặc dán lá bùa lên một cành đào , rồi treo trước cửa để trừ tà ma trong những ngày Tết. Ỡ VN gọi là bùa Nêu, và được treo lên trên một ngọn tre còn chừa đọt trồng ở trước cửa nhà, gọi là Dựng Nêu. Chắc mọi người cũng đã nghe qua câu hát Ca dao sau đây :

 

                                    Cu kêu, ba tiếng cu kêu,

                            Trông mau đến Tết dựng nêu ăn chè  ....rồi chứ ?

 cũng vì vậy mà chữ Đào Phù phải được dịch là " Lá bùa Nêu ", chớ không phải là Lá Bùa đào.

 

            Đó là câu đối phổ cập rộng rãi trong dân gian, cao hơn một chút, có tính chất văn học và các nét chấm phá của hội họa, câu đối mang tính nghệ thuật mà phổ biến rất rộng rãi không kém gì câu vừa nêu ở trên. Đó chính là câu đối sau đây :

 

                             Bộc trúc tam lưỡng thanh, nhân gian thị tuế, 

                              爆 竹 三 两 聲, 人 間 是 歲

                             Mai  hoa   tứ  ngũ   điểm, thiên hạ   giai  xuân.

                              梅 花 四 五 点, 天 下 皆 春

 

           Tạm diễn nôm như sau :

                        Hai ba tiếng pháo đì đùng, nhơn gian đón mừng năm mới,

                        Bốn năm đóa mai lấm tấm, thiên hạ đều biết xuân sang

 

              Còn nói về câu đối truyền thống của VN trong ngày Tết , thì chắc mọi người cũng đã biết rồi. Đó chính là :

 

                               Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ,

                          Cây nêu tràng pháo, bánh chưng xanh.

 

               Ý nghĩa đã rõ ràng, đầy đủ thú tiêu khiển vui chơi và " Ăn " Tết. Để cho Hoa Việt được đề huề, tôi đã dịch câu đối nầy sang tiếng Hán cổ như sau :

 

               Phì nhục, toan thông, hồng đối liễn         肥肉,酸葱,红對联
               Đào phù, bộc trúc, lục phương tung.       桃符,爆竹,绿方粽

 

         Những cái mà tôi vừa nói ở bên trên được áp dụng liền đây. Tôi đã dùng từ " Đào phù " để dịch từ " Cây nêu ", và từ " Bộc trúc " để dịch từ " Tràng pháo " và từ mà tôi đắc ý nhất là từ " Lục phương tung " là " Bánh ú vuông màu xanh lá cây " để dịch từ Bánh Chưng xanh. Bánh ú của người Hoa và bánh chưng của người Việt đều có nguyên liệu gần giống nhau : Nếp bao lấy nhưn thịt, đậu, nấm ... và đều được gói bằng lá chuối rồi đem hấp chin, chỉ khác nhau về hình dạng mà thôi,một cái là khối vuông còn một cái là hình lăng trụ. Nên Bánh Chưng dịch là Lục Phương Tung ( Bánh Ú vuông màu xanh lá ) là người Hoa biết ngay là cái bánh đó như thế nào.

        

             Để kết thúc bài viết nầy, mời mọi người cùng đọc một câu đối Ngũ Ngôn ( 5 chữ ), nhưng rất hay, rất xúc tích và nêu bật được nắng Xuân, mùa Xuân đã về ngập tràn khắp đất trời vũ trụ :


                           Hữu thiên giai lệ nhật,             有天皆麗日,
                           Vô địa bất xuân phong !          無地不春風! 
Có nghĩa :
       - Hễ nơi nào có trời là nơi đó có nắng đẹp của mùa xuân chiếu đến.
       - Không nơi nào trên mặt đất là không có gió xuân thổi tới cả !


         Cầu mong cho tất cả mọi người ở mọi nơi của trái đất nầy đều hưởng được một mùa xuân vui tươi, như Ý và bình an hạnh phúc ! 

 

                                                                                                                    

                                                                                          Đỗ  Chiêu Đức

_________________________________________________________________________________________________________________________ 

       TẾT 2015

                   Bốn chục xuân rồi qua biết bao
             Nổi chìm cay đắng khổ dường nào !
             Ai người vất vả còn trôi nổi ?
             Lắm kẻ yên lành quên xóa mau !
             Đất nước đổi màu sau cuộc chiến,
             Thời gian chưa xóa hận ban đầu.
             Những buồn đất khách sầu cô lẻ,
             Xuân đến chạnh lòng biết nói sao ?
                                                           Đỗ Chiêu Đức.

 

LƯU NGUYỄN NHẬP THIÊN THAI

dcd_dec8_14_title.jpg 

 

                                        Theo U MINH LỤC của Lưu Nghĩa Khánh đời Tống(宋.劉義慶《幽明錄》)chép rằng :


       Năm Vĩnh Bình thứ 5 đời Hán Minh Đế ( Công nguyên năm 62 ), người đất Diễm ( thuộc tỉnh Chiết Giang hiện nay ) là LƯU THẦN và NGUYỄN TRIỆU vào Thiên Mụ sơn để hái thuốc. Thiên Mụ Sơn gồm có Lưu Môn sơn, Tế Tiêm, Đại Tiêm, Phất Vân Tiêm, Ba Tiêu sơn và Liên Hoa Phong quần tụ mà thành, thế núi hiễm trở, phong đỉnh chập chùng, cao nguyên rộng lớn, hoa cỏ rậm rạp xanh tươi, rừng núi bạt ngàn, muôn màu muôn vẻ. Lưu Nguyễn mãi mê hái thuốc, lạc sâu mãi trong rừng hoa thơm cỏ lạ, tới chừng nhìn lại thì trời đã về chiều, bụng lại đói meo. May sao bên triền núi có mấy cây đào mọc theo khe suối, nhằm lúc đào đang chín rộ, bèn hái lấy mấy trái mà ăn đỡ đói, nào ngờ đó là đào tiên, ăn vào ngon ngọt và thơm tho cả mồm miệng, khí lực lại sung mãn, bèn lần theo khe suối mà đi lên, đến một nơi khe nước rộng, trời đất như mở ra một thế giới mới, với hoa thơm cỏ lạ ven bờ, với oanh yến líu lo kêu hót, hai chàng  lấy ly ra để múc nước suối uống, thì thấy bên bờ khe đã đứng sẵn 2 nàng con gái tuyệt đẹp, cười mà rằng : " Hai chàng Lưu Nguyễn sao lại đến muộn thế ? " Bèn thân mật như người quen đã lâu năm, rước 2 chàng cùng về động phủ. Trong động như có trời đất riêng, phòng ốc khang trang tráng lệ, đã thiết bị sẵn 2 phòng hoa chúc, ngọc chuốc vàng treo, mười phần hoa lệ. Tiệc hoa cũng đã bày sẵn , tiên nữ tới lui tấp nập, cùng mời 2 chàng nhập tiệc với đầy đủ sơn hào  hải vị. Xóm đông có các tiên nương cùng mang đến một mâm đào tiên, cười chúc cho hai nàng đã đón được hai chàng rể quí Lưu Nguyễn vừa du nhập Thiên Thai. Tiệc hoa vui vầy, rượu tiên thơm lừng, chưa nhấp đã say, hòa trong tiếng sanh ca hoan lạc, đưa hai chàng cùng vào động phòng với hai tiên tử trong tiếng tiên nhạc du dương ngây ngất !...
      Nhưng chỉ quá mươi ngày sau, Lưu Nguyễn cùng nhớ quê xin về, hai nàng cố cầm giữ lại, được hơn nửa năm, mặc dù bên mình luôn có người đẹp...như tiên, nhưng khi nghe tiếng Tử Qui gọi Xuân thắm thiết, hai chàng càng nghe lòng nhớ quê mãnh liệt hơn lên và nhất định xin về. Hai nàng đành phải buộc lòng đặt tiệc tiễn hành và chỉ lối để hai chàng về quê với biết bao là tình thương quyến luyến, bịn rịn chẳng nở rời xa !... 
       Về đến làng quê, thấy mọi cảnh vật đều đổi khác, tìm không thấy nhà cửa của mình ở đâu nữa. Hỏi thăm trong họ tộc, thì có một cụ già cho biết rằng : Ông Tổ bảy đời của họ đi vào núi hái thuốc rồi lạc mất đường không thấy trở về. Lưu Nguyễn ở trên Thiên Thai nửa năm, nhưng ở dưới núi đã qua đến 7 đời con cháu. Hỏi ra, thì bấy giờ đã vào năm Thái Nguyên Thứ 8 của đời nhà TẤN rồi ( Công Nguyên năm 388 ) hơn 300 năm sau rồi !. Hai người đành qua trở lại Thiên Thai, nhưng đã không còn tìm được đường lên Tiên động nữa !

       Trong những bài thơ vịnh về LƯU NGUYỄN LẠC THIÊN THAI, phải kể đến 5 bài trong ĐẠI DU TIÊN THI của TÀO ĐƯỜNG đời Đường là tiêu biểu và nổi tiếng nhất.
       Xin được giới thiệu 3 trong số 5 bài thơ đó cùng tác giả TÀO ĐƯỜNG sau đây ....    

1.SƠ LƯỢC VỀ TÀO ĐƯỜNG.


          

dcd_Dec8_14_taoDuong.jpg

 TÀO ĐƯỜNG tự là Nghiêu Tân, người đất Quế Châu ( thuộc Quế Lâm Quảng Châu hiện nay ). Không rõ năm sanh và mất. Lúc đầu xuất gia làm Đạo Sĩ, sau ứng thi Tiến Sĩ giữa năm Đại Trung, nhưng không đỗ. Khoảng năm Hàm Phong ( 860-874 ) tùng sự ở Chư Phủ. Tào sống cùng thời với La Ẩn 罗隐, tài thơ ngang nhau, Tào thường truy cứu hâm mộ tình tự cao nhã của các bậc thần tiên, nên sáng tác các thiên " Đại du tiên thi 大游仙诗 ", " Tiểu du tiên thi 小游仙诗 " gồm 50 thiên, tả lại những nỗi bi hoan ly hợp của chư tiên nhân để phổ biến và truyền lại đời sau. Tào Đường lại rất thường gặp La Ẩn để trao đổi Ý kiến về những bài thơ mà mình mới sáng tác.

  2. BÀI 1 : LƯU NGUYỄN NHẬP THIÊN THAI

 
劉晨阮肇遊天台

 樹入天台石路新, 

雲和草靜迥無塵。 
煙霞不省生前事, 
水木空疑夢後身。 
往往雞鳴岩下月, 
時時犬吠洞中春。 
不知此地歸何處, 
須就桃源問主人。

                        曹唐

 

LƯU THẦN NGUYỄN TRIỆU DU THIÊN THAI 

 

Thụ nhập thiên thai thạch lộ tân, 
Vân hoà thảo tĩnh quýnh vô trần. 
Yên hà bất tỉnh sinh tiền sự, 
Thuỷ mộc không nghì mộng hậu thân. 
Vãng vãng kê minh nham hạ nguyệt, 
Thời thời khuyển phệ động trung xuân. 
Bất tri thử địa quy hà xứ, 
Tu tựu Đào Nguyên vấn chủ nhân.

                                                       TÀO ĐƯỜNG

 

DỊCH NGHĨA :

                     LƯU THẦN NGUYỄN TRIỆU DU NGOẠN THIÊN THAI  
       Hàng cây dẫn nhập thiên thai với con đường đá mới, mây hòa quyện lấy cỏ trong thanh tĩnh không vướng chút bụi trần. Khói ráng mông lung như không rõ được truyện của kiếp trước, Suối nước và rừng cây cũng mờ ảo như còn ngờ ngợ thân ta như sau cơn mộng mị. Luôn luôn như nghe được tiếng gà gáy ở mõm đá dưới ánh trăng, và như lúc nào cũng có tiếng chó sủa trong động xuân. Không biết là nơi đây sẽ đưa đến nơi đâu, chỉ còn có nước là tìm chủ nhân của xứ Đào Nguyên nầy mà hỏi !?...

 

DIỄN NÔM :


            LƯU NGUYỄN NHẬP THIÊN THAI


           Cây dẫn nhập Thiên Thai cao vút ,
           Cỏ mây vương chẳng chút bụi trần,
           Yên hà không nhớ tiền thân,
           Nước mây luống những bâng khuâng mộng hồn.
           Tiếng gà gáy dập dồn trăng tỏa ,
           Văng vẳng xa chó sủa động xuân,
           Đào nguyên dám hỏi chủ nhân,
           Rằng đây dẫn lối xa gần Thiên Thai ?


                                                                       Đỗ Chiêu Đức

3. BÀI 2 : THIÊN THAI TỐNG BIỆT


      僊子送劉阮出洞

 

   殷勤相送出天台,
        僊境那能卻再來。
   雲液既歸須強飲,
        玉書無事莫頻開。
   花留洞口應長在,
        水到人間定不回。
   惆悵溪頭從此別,
        碧山明月照蒼苔。

                             曹唐


TIÊN TỬ TỐNG LƯU NGUYỄN XUẤT ĐỘNG


    Ân cần tương tống xuất Thiên Thai,
    Tiên cảnh na năng khước tái lai.
    Vân dịch kí qui tu cưởng ẩm,
    Ngọc thơ vô sự mạc tần khai.
    Hoa lưu động khẩu ưng trường tại,
    Thủy đáo nhân gian định bất hồi.
    Trù trướng khê đầu tòng thử biệt,
    Bích sơn minh nguyệt chiếu thương đài !

                                                              TÀO ĐƯỜNG

 

DỊCH NGHĨA :
                       TIÊN TỬ ĐƯA LƯU NGUYỄN RỜI THIÊN THAI


       Ân cần đưa tiễn nhau ra khỏi chốn Thiên Thai, Tiên cảnh biết làm sao còn có thể trở lại đây. Đã quyết định đi về nên phải miễn cưởng mà uống cạn chén rượu tiên đưa tiễn ( Vân dịch : tên một loại rượu tiên ). Nếu không có chuyện gì thì không nên thường xuyên mở Ngọc thơ ra xem  ( Ngọc Thơ : Sách của Đạo gia tu Tiên ). Hoa lưu lại trước cửa động sẽ còn mãi mãi nơi đây, nhưng nước đã chảy về với dân gian thì chắc chắn sẽ không còn quay trở lại được nữa. Bịn rịn mãi ở đầu khe suối nơi mà từ đây đành cách biệt, chỉ còn trơ lại vầng trăng bạc trên đỉnh núi biếc chiếu lên đám rêu xanh !

   

DIỄN NÔM :


             THIÊN THAI ĐƯA TIỄN
         Ân cần tiễn biệt rời tiên động,
         Cảnh tiên thôi hi vọng trở về,
         Chén đưa luống những não nề,
         Ngọc thơ vô sự chẳng hề mở đâu !
         Hoa trước động luôn sầu mong nhớ,
         Nước xuôi dòng biết thuở nào về,
         Chia tay lòng những tái tê,
         Rêu xanh núi biếc trăng thề luyến lưu !
                                                                        Đỗ Chiêu Đức 

 

4. BÀI 3 :   TÁI ĐÁO THIÊN THAI     

 

劉阮再到天台不複見仙子    Inline image    Tạo dáng trong phim và tượng của NGỌC CHÂN CÔNG CHÚA dcd_dec8_14_NgocChan.jpg

 

再到天台訪玉真, 
青苔白石已成塵。 
笙歌寂寞閑深洞, 
雲鶴蕭條絕舊鄰。 
草樹總非前度色

煙霞不似往年春。

桃花流水依然在,                   

不見當時勸酒人。

                          曹唐     


 LƯU NGUYỄN TÁI ĐÁO THIÊN THAI BẤT PHỤC KIẾN TIÊN TỬ

V

Tái đáo Thiên Thai phỏng Ngọc Chân, 
Thanh đài bạch thạch dĩ thành trần. 
Sanh ca tịch mịch nhàn thâm động, 
Vân hạc tiêu điều tuyệt cựu lân. 
Thảo thụ tổng phi tiền độ sắc, 
Yên hà bất tự vãng niên xuân. 
Đào hoa lưu thuỷ y nhiên tại, 
Bất kiến đương thời khuyến tửu nhân.

                                                             TÀO ĐƯỜNG  

 

DỊCH NGHĨA :
                  TRỞ LẠI THIÊN THAI KHÔNG GẶP ĐƯỢC TIÊN NỮ
       Trở lại Thiên Thai để tìm gặp Tiên nương ( Ngọc Chân : chỉ chung phái nữ tu thành tiên ). Chỉ thấy rêu xanh và đá trắng đều hóa thành tro bụi cả rồi. Trong động sâu đã vắng vẻ không còn tiếng sanh ca như ngày nào, hàng xóm cũng vắng tanh tiêu điều như mây hạc bay xa. Cỏ cây hoa lá không còn vẻ hương sắc của ngày xưa, yên hà mây khói cũng không còn nhuốm sắc tươi như mùa xuân cũ. Hoa đào nước cuốn cũng vẫn còn đó như trước kia, chỉ có người chuốc rượu đưa tiễn năm xưa thì không còn tìm đâu thấy nữa !

 

*. NGỌC CHÂN : là Công Chúa Ngọc Chân 玉真公主, tên là LÝ TRÌ DOANH 李持盈 ( 692-762 ),cháu nội của Võ Tắc Thiên đời Đường. Theo Đạo Giáo xuất gia làm đạo cô, lấy hiệu là HUYỀN HUYỀN, đắc đạo thành tiên, nên thường dùng để chỉ chung cho các nàng tiên nữ.

DIỄN NÔM :


              TRỞ LẠI THIÊN THAI


         Quay trở lại Thiên Thai chốn cũ,
         Đá rêu xanh đã phủ bụi trần,
         Sanh ca vắng vẻ động xuân,
         Tiêu điều mây hạc xóm gần làng xa.
         Cỏ cây cũng nhạt nhòa hương sắc,
         Yên hà như cũng nhắc xuân thừa,
         Hoa đào nước cuốn như xưa,
         Đâu người chuốc rượu tiễn đưa dạo nào !?


                                                                         Đỗ Chiêu Đức

________________________________________________________________________________________________________________________ 

 

GÓP Ý VỀ BÀI VIẾT

" Những từ dùng sai trong ngôn ngữ tiếng Việt "

______________________________________________________________________________________________________________ 

 

        Dưới đây là những góp Ý rất chân thành và khách quan của tôi, nhằm mục đích làm trong sáng và phong phú hơn tiếng Việt một cách thực tế, phù hợp với " Tập quán Ngôn ngữ " hằng ngày của cộng đồng nười VIỆT nói tiếng VIỆT, chớ không lập dị hoặc bới lông tìm vết gì cả !


        Trước tiên, xin đề cập đến từ " CHUNG CƯ hay CHÚNG CƯ ".
Trích bài viết :

CHUNG CƯ. Từ kép nầy được thành lập theo văn phạm Hán Việt ví tính từ đứng trước danh từ cho nên cả 2 từ phải đều là Hán Việt. Thế mà từ chung Hán việt không có nghĩa là chung chạ mà có nghĩa là cuối cùng. Vậy chung cư 終居 không phải là nơi nhiều người ở chung mà là nơi ở cuối cùng, tức là mồ chôn hay nghĩa địa. Vậy phải đổi từ chung cư thành chúng cư 衆居 thì mới ổn.

          Theo tôi nghĩ :
       Từ CHUNG CƯ là từ được viết gọn lại của nhóm từ CÙNG CHUNG CƯ NGỤ, đã được quần chúng sử dụng từ trước đến nay, nghe đã quen tai, không cần thiết phải đổi lại thành CHÚNG CƯ, nghe vừa xa lạ vừa chói tai, vừa lập dị vừa không hợp với tập quán ngôn ngữ. Xin được giải thích...

        Trước tiên, xin được nói về TẬP QUÁN NGÔN NGỮ, TẬP QUÁN là Thói Quen, NGÔN NGỮ là Tiếng Nói. TẬP QUÁN NGÔN NGỮ là Thói quen của một Tiếng nói nào đó mà mọi người đã quen sử dụng và chấp nhận Ý nghĩa của nó theo Thói Quen. Ví dụ :
      Từ CHẮC là CHẮC CHẮN, được sử dụng theo nghĩa KHÔNG CHẮC CHẮN gì cả ! Xem các câu sau đây :
      - Trời oi bức quá, chiều nay CHẮC mưa.
      - Trời mưa, CHẮC nó không đến đâu !
      - Tối nay có đi xem phim không ?- CHẮC đi !
     Trả lời là " CHẮC đi "để tỏ cái Ý " KHÔNG CHẮC đi " gì cả ! Đó là TẬP QUÁN NGÔN NGỮ ! Thế thì...
          Khi nói " CHUNG CƯ " là mọi người đều hiểu ngay rằng đó là nơi có nhiều người CÙNG CHUNG CƯ TRÚ, chớ không phải là NƠI Ở CUỐI CÙNG, MỒ CHÔN hay NGHĨA ĐỊA gì cả , vì " CHUNG CƯ  là TẬP QUÁN NGÔN NGỮ được mọi người cùng chấp nhận, thì TẠI SAO ta phải đi bới lông tìm vết, bảo nó không chính xác mà phải nói là CHÚNG CƯ cho đúng với cách nói của từ Hán Việt ?!  CHÚNG CƯ vừa chói tai khó nghe, vừa không hợp với TẬP QUÁN NGÔN NGỮ !

      Ta có bảo người Pháp chào nhau bằng câu : " comment allez vous ? " là sử dụng SAI động từ ALLER ( đi ) không ? Và người MỸ chào nhau bằng câu : " How are you doing ? là dùng không chính xác động từ TO DO ( làm ) không ? Cũng như người Việt ta chào nhau bằng câu : " Có khỏe không ? ", không phải ta dùng sai từ KHỎE đâu, người Hoa chào nhau bằng câu : " Sực fàl mì ? 吃飯沒?" ( Ăn cơm chưa ? ) không phải là họ nói SAI đâu, mà tất cả đều là do TẬP QUÁN NGÔN NGỮ được mọi người cùng chấp nhận mà thôi !!!

           Sở dĩ tôi phải nói dài dòng như thế là chỉ để làm cơ sở cho những nhận xét kế tiếp của phần bên dưới.



           Về từ KHẢ NĂNG 可能. Trích...

 

KHẢ NĂNG. "Khả năng" là năng lực của con người, có thể làm được việc gì đó. Thế mà người ta đã viết và nói những câu đại loại thế nầy: Hôm nay, khả năng trời không mưa. Khả năng con bò nầy sẽ chết vì bị bệnh... Nghe thực là kỳ cục và đáng xấu hổ. Tôi cho rằng, người ta đã nhầm lẫn giữa hai từ khả năng (capacité, capable) với khả dĩ (possibilité, possible). Nhưng thôi, chúng ta nên dùng từ thuần Việt là có thể, đúng và dễ hiểu, còn từ khả năng chỉ nên dùng để nói về năng lực mà con người mà thôi.

           Theo tôi nghĩ thì : KHẢ NĂNG là Phó Từ, có nghĩa là Có Thể ( perhaps, maybe, possibly ), còn NĂNG LỰC mới là Tài Năng và Sức Lực  ( capability, ability )  của con người làm được việc gì đó. Nên câu:

          Hôm nay, khả năng trời không mưa.

chỉ là câu nói thiếu chữ, sai văn phạm, chớ không sai từ, nếu nói lại như thế nầy, thì câu sẽ hoàn chỉnh :

          Hôm nay,  khả năng trời sẽ không mưa .

Và câu...

          Khả năng con bò nầy sẽ chết vì bị bệnh...

Nói lại thành...

          Con bò nầy có khả năng sẽ chết vì bị bệnh...  

Nhưng...

              Nếu KHẢ NĂNG là Danh Từ, thì có nghĩa giống như là NĂNG LỰC . VD :
        NĂNG LỰC của một người là chỉ KHẢ NĂNG của người đó có thể làm được việc gì đó.

 

        Về từ " HUYỀN THOẠI ". Trích...

        HUYỀN THOẠI. Người viết, kể cả những người có bằng cấp cao, không chịu học tiếng Hán, mà lại thích dùng tiếng Hán để tỏ ra "ta đây" nên nhiều tiếng được dùng sai nghĩa một cách thực buồn cười. Thí dụ, tôi rất thường nghe đài truyền hình, truyền thanh và báo chí nói "huyền thoại Pelé" "huyền thoại Maradona".. Người có học nghe thực chướng tai, nhưng người nói chẳng ngượng miệng chút nào. Tại sao nghe chướng tai? Huyền là màu đen, nghĩa bóng là sâu xa, mờ ảo, không có thực. Thoại là câu chuyện. Vậy huyền thoại là câu chuyện mờ mờ ảo ảo, không có thực, do truyền miệng mà ra. Thí dụ chuyện bà Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, chuyện ông Thánh Gióng cỡi ngựa sắt đi đánh giặc Ân là những huyền thoại. Đằng nầy, ông Maradona, ông Pélé có thiệt 100% sao gọi là huyền. Và 2 càu thủ đó là con người sao gọi là thoại được. Nếu muốn dùng chũ huyền thoại để đề cao 2 cầu thủ đó thì phải nói thế nầy: "Cái tài của 2 ông nầy tưởng như chỉ có trong huyền thoại". Ông bà mình thường nói: "Dốt thì hay nói chữ, có đúng trong trường hợp nầy hay không?"

 

          Chưa chắc mình đã giỏi hơn ai, sao lại cười người quá thế ?!


         Chỉ đồng Ý với cách giải nghĩa đen của từ HUYỀN THOẠI, sao không tìm hiểu NGHĨA BÓNG và NGHĨA PHÁT SINH của một từ mà lại vội tỏ lời khinh bạc sâu cay đối với người khác thế ?!
          HUYỀN THOẠI ngoài nghĩa là " Câu chuyện Huyền diệu, Huyền hoặc, Huyền vi không có thực " ra, còn được sử dụng như là một HÌNH DUNG TỪ để chỉ những khả năng vượt trội siêu thực, khó có thể có được trong đời sống hằng ngày. 

           Điều cần nhớ, bây giờ NÓ là TÍNH TỪ chớ không phải là DANH TỪ nữa, phải hiểu theo nghĩa HÌNH DUNG của NÓ, thì mới thấy được cái dụng Ý của nhóm từ HUYỀN THOẠI PÉLÉ hay HUYỀN THOẠI MARADONA. Vì đây là những nhân tài Bóng Đá hiếm thấy trong làng TÚC CẦU THẾ GIỚI mà trước mắt hay tương lai cũng khó mà có được !

           Hơn nữa đây đã là TẬP QUÁN NGÔN NGỮ, vì mọi người đều chấp nhận gọi thế, Ý nghĩa cũng đã rõ ràng, sao lại còn làm ra vẻ ta đây là " bác học " để chê trách mọi người " Dốt hay nói chữ "!.

 

           Bây giờ thì ta sẽ nói về các từ " HÔN PHU, HÔN THÊ " đây.... Trích :

           HÔN PHU, HÔN THÊ. Hôn là cưới, phu là chồng, thê là vợ. Trong chữ phu và chữ thê đã có nghĩa của chữ hôn rồi cho nên gọi hôn phu và hôn thê là để chỉ người chồng người vợ là phi lý. Gọi hôn lễ (lễ cưới) hôn phối (lấy nhau) thì được. Còn nói hôn phu, hôn thê thì có thể hiểu 昬夫,昬妻 là nguời chồng u mê, người vợ u mê cũng như nói hôn quân 昬君 là nhà vua u mê vậy.


            HÔN 婚  ( marry, marier )  mà giải nghĩa là CƯỚI    là SAI  ...BÉT ! Theo tôi học thì HÔN là GIÁ 嫁 và THÚ 娶, GIÁ là Gã, là Lấy chồng, còn THÚ là Cưới vợ. Vậy, HÔN 婚 là Sự CƯỚI GÃ. Cho nên...
       HÔN PHU, HÔN THÊ là Vợ hoặc Chồng có cưới hỏi đàng hoàng, có làm Giấy Giá Thú, Hôn Thú đàng hoàng, chớ không phải Vợ Chồng Tự Kết Hợp, tự mình ăn ở với nhau ! Và khi nói...
       HÔN PHU, HÔN THÊ không ai nghĩ đó là nguời chồng u mê, người vợ u mê  cả !, mà hiểu ngay đó là VỢ CHỒNG HỢP PHÁP, CÓ CƯỚI HỎI ĐÀNG HOÀNG. Những từ nầy RẤT QUAN TRỌNG đối với các Luật Sư và Tòa Án. 
       Đâu có ai lập dị một cách... đa sự, mà đi đánh đồng từ ĐỒNG ÂM giữa HÔN PHU 婚夫, HÔN THÊ 婚妻 và HÔN QUÂN 昏君 bao giờ ! Hai chữ HÔN khác nhau xa mà !

 

                       Tiếp tục Trích...

 

2.- Sai vì cố ý sửa nghĩa gốc Hán Việt
ĐỘC LẬP Độc là riêng một mình, Lập là đứng. Vậy theo nghĩa gốc Hán Việt, độc lập là đứng riêng rẻ một mình, không đứng chung với ai cả. Rõ ràng từ nầy là sai nếu dùng để diễn tả tình trạng của một quốc gia không lệ thuộc nước khác. Ngày nay, các quốc gia như thế đâu có đứng riêng một mình mà đều có liên hệ với nhau trong các tổ chức quốc tế. Vậy từ độc lập là sai. Tôi thấy Cụ Trần Trọng Kim, Cụ Dương Quảng Hàm dùng từ tự chủ để thay thế từ độc lập. Như thế là rất hay. Có người bảo với tôi rằng từ độc lập là do ông Tôn Dật Tiên đặt ra nên không thể bỏ được. Tại sao vậy? Ông Tôn Dật Tiên thì liên quan đến ngôn của Tàu chứ có liên quan gì đến ngôn ngữ Việt Nam. Tàu dùng sai thì chúng ta đâu có buộc phải theo cái sai của họ.

 

         Nghĩa đen thui của ĐỘC LẬP là Đứng đơn độc một mình, Đúng rồi ! Nhưng sao không xét nghĩa phát sinh và ngữ cảnh lúc từ ĐỘC LẬP ra đời ?! Từ ĐỘC LẬP ra đời trong bối cảnh các nước nhược tiểu đấu tranh giành quyền TỰ CHỦ trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của Chủ Nghĩa THỰC DÂN THUỘC ĐỊA sau Thế Chiến Thứ Nhất. Nên...
        ĐỘC LẬP là Tự mình đứng dậy riêng mình, Tự mình tổ chức chính quyền của riêng mình, Tự mình TỰ CHỦ lấy mình, mà không nhờ vào hoặc bị khống chế bởi một Ngoại Bang nào khác. Nói thế, không phải là sửa nghĩa gốc của từ Hán Việt, mà là triển khai nghĩa bóng, nghĩa phát sinh của một từ khi nó đi vào cuộc sống.

         Có ĐỘC LẬP thì mới TỰ CHỦ chủ được !   Hơn nữa từ ĐỘC LẬP đã trở thành TẬP QUÁN NGÔN NGỮ lâu rồi, mọi người đều nói : Lễ ĐỘC LẬP của một nước, chớ không ai nói Lễ TỰ CHỦ của một nước bao giờ !  Còn nói : Ngày nay, các quốc gia như thế đâu có đứng riêng một mình mà đều có liên hệ với nhau trong các tổ chức quốc tế.

 Đúng rồi !  Cái đó kêu bằng BANG GIAO, ĐỘC LẬP không có nghĩa là " CHƠI MỘT MÌNH ", không chơi với ai. Sao lại hiểu nghĩa HẸP HÒI thế ?!  Và...

         Sao lại chỉ nghe " Có người bảo với tôi  rằng " mà đổ lỗi cho Tôn Dật Tiên, rồi xúc phạm đến bậc trưởng thượng nầy ?! Có đáng trách lắm không ???

           

                     Từ PHONG KIẾN .  Trích ...

             Ở Việt Nam không bao giờ có chế độ phong kiến (féodalité) mà chỉ có chế độ quân chủ chuyên chế (royalisme absolu) mà thôi. Gọi chế độ quân chủ ở Việt Nam bằng từ phong kiến là sai. Có tài liệu còn bảo rằng sự cúng tế đình chùa là tàn tích của phong kiến thì càng sai hơn nữa.

          Chỉ đồng Ý với nghĩa đen của từ PHONG KIẾN và trên bình diện nghiên cứu Lịch Sử. Còn về nghĩa thông dụng khi đi vào cuộc sống thì nhận xét như trên là quá hẹp hòi, vì từ...
          PHONG KIẾN khi dùng rộng ra là để chỉ những Chế Độ Quân Chủ Chuyên Chế lạc hậu so với phong trào đấu tranh Dân Chủ đang lên. Gọi Chế Độ Quân Chủ CHUYÊN CHẾ là PHONG KIẾN để Nhấn Mạnh đến tính chất lạc hậu, cổ hủ, không có nhân quyền... so với Chế độ DÂN CHỦ mới mẻ tôn trọng quyền sống của con người hơn. Trong lúc muốn đả phá cái cũ lạc hậu có nói quá lố một chút cũng là chuyện bình thường mà thôi. Chính vì thế mà khi chấp chánh Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM đã chủ trương BÀI PHONG ĐẢ THỰC ( Bài trừ phong kiến và Đánh đuổi thực dân )  để xây dựng cuộc sống mới . Đâu phải tại dốt và dùng sai từ PHONG KIẾN đâu !    

   

              Trích...

3.- Sai vì không phân biệt được tiếng Hán Việt với tiếng thuần Việt (tiếng Nôm).
QUỐC GIỖ. Tôi có đọc được câu nầy: "Ngày giỗ tổ Hùng vương là ngày quốc giỗ". Nói như vậy là sai. Giỗ là tiếng Nôm chứ không phải là tiếng Hán Việt nên không thể đặt sau tiếng quốc được. Hãy bỏ tiếng ngày quốc giố mà dùng tiếng thuần Việt là ngày giỗ cả nước, vừa đúng, lại vừa dễ hiểu, Nơi tiếng Hán, ngày giỗ là kỵ nhật 忌日.Ở một vài tỉnh của Trung Việt, người ta gọi ngày giỗ là ngày kỵ. Ta nên dứt khoát chỉ dùng từ Nôm là ngày giỗ để cho thống nhất toàn quốc.
GÓA PHỤ. Tôi đã gặp vài lần chữ góa phụ trong sách vở báo chí để chỉ người đàn bà có chồng đã chết. Gọi như thế là sai vì tính từ góa là tiếng Nôm, không thể đặt trước danh từ phụ được. Phải gọi người đàn bà góa (toàn Nôm) hay người quả phụ (toàn Hán Việt) thì mới đúng.

             Theo tôi nghĩ, gọi ...
        QUỐC GIỖ, GÓA PHỤ là một Sáng tạo làm giàu thêm cho ngôn ngữ tiếng Việt đó chứ ! Sao lại cứ phải khăn khăn ghép từ theo kiểu Hán Việt thế ?! Chả lẻ lại gọi là NGÀY QUỐC KỴ hay toàn Nôm là NGÀY GIỖ NƯỚC ? Còn...
        GÓA PHỤ hay QUẢ PHỤ gì thì đều là những từ thông dụng đã đi vào TẬP QUÁN NGÔN NGỮ của tiếng Việt, sao lại còn phải thắc mắc ?!!!
        Còn luôn miệng bảo là phải ghép hai chữ Hán lại thành một từ mới hợp với Văn Phạm Hán Việt (???)  thì hãy quên đi !!!
         Mời xem các Ví dụ sau đây :

 

Từ HÁN VIỆT : HƯƠNG là THƠM ( NÔM ), ta có từ Ghép :

                                                           Hương Thơm.
HOA là BÔNG, ta có từ Ghép :          Bông Hoa.
KÝ là GỞI , ta có từ Ghép :                Ký Gởi.
PHÂN là CHIA, ta có từ Ghép :          Phân Chia.
LÝ là LẼ, ta có từ Ghép :                    Lý Lẽ.
SANH là ĐẺ, ta có từ Ghép :             Sanh Đẻ.
TIẾP là NỐI , ta có từ Ghép :             Tiếp Nối.......
                                              nhiều vô số kể !....
       AI ? Ai dám bảo là KHÔNG THỂ GHÉP MỘT TIẾNG HÁN và MỘT TIẾNG NÔM lại để thành lập một từ mới ?!

 

                   Trích...

4.- Sai vì không phân biệt được văn phạm Hán Việt với văn phạm Nôm.
X QUANG. Mỗi lần có chuyện phải vào bệnh viện là tôi rất khó chịu khi nhìn thấy cái bảng "Phòng X quang" Tôi khó chịu vì cái chữ X quang nầy phạm đến 2 lỗi. Một là lỗi về ngữ pháp và một lỗi vể kiến thức khoa học. Về ngữ pháp, quang là tiếng chính, X là tiếng bổ nghĩa. Đặt tiếng bổ nghĩa trước tiếng chính thì đích thị sử dụng văn phạm Hán Việt rồi. Mà muốn dùng lối văn phạm nầy thì cả 2 chữ đều phải là tiếng Hán Việt. Ở đây X là một mẫu tự latin thì sai quá đi rồi. Về khoa học, quang có nghĩa là sáng, ở đây chỉ tia sáng. Tia sáng là tia kích thích được tế bào thị giác để tạo ra ấn tượng sáng. Trong chuỗi sóng điện từ, các tia nầy chỉ chiếm một khoảng rất nhỏ bé với độ dài sóng từ 400 nano mét đến gần 800 nano mét mà thôi. Trong khi đó, tia X (với độ dài sóng từ 0,1 đến 10 nano mét) cách tia sáng khá xa, không kích thích được tế bào thị giác thì chắc chăn không phải là tia sáng rồi. Cho nên dùng chữ QUANG cho tia X là sai be bét về vật lý sơ đẳng của lớp 12 trung học. Tôi chẳng hiểu ông "đại giáo sư tiến sĩ" nào đã bày ra cái tên X QUANG đó. Tại sao không dùng chữ "TIA X" như trước đây ở miền Nam, vừa hay, vừa đúng, vừa đại chúng, vừa thuần túy Việt Nam. Không lẽ người ta muốn dùng chữ "X QUANG" để chứng tỏ ta đây biết "nói chữ" hay sao?

        Luôn miệng mạt sát và mỉa mai  người khác  (  "đại giáo sư tiến sĩ" nào ), mà không biết đến sự cổ hũ, cố chấp của mình !
        TIA X là Tia gì ? Tia Sáng, Tia Chớp, Tia Nước hay Tia... Nhìn ?! Trong khi...
        X- QUANG có nghĩa là : TIA SÁNG X .

        Nói chơi thế thôi, chớ TIA -X hay X- QUANG  ( tia Röntgen ) gì mà chả được ! Có cần phải khó chịu đến nỗi phải lí luận tràng giang đại hải khoe mình uyên bác như trên kia không ?!
        TIA-X hay X-QUANG  đều dễ hiểu, dễ đi vào quần chúng, thì thôi, thắc mắc làm gì cho nó ốm ?! 

          Sự thật X-QUANG là lấy từ " X-光 " của người Hoa phiên âm sẵn, rồi ta lấy xài luôn cho tiện, khỏi mất công !  Chuyện nầy cũng không phải mới mẻ gì mà đã từng xảy ra trong quá khứ và còn ảnh hưởng mãi cho đến hiện nay. Ví Dụ :
       Người Hoa phiên âm chữ CANADA là 加拿大  ( Jia-na-da ), ta dịch ra Hán Việt là nước GIA NÃ ĐẠI. Tương tự ITALI, họ phiên âm là 意大利  ( Yi-da-li ), ta dịch và gọi là nước Ý ĐẠI LỢI. v.v. và .v.v .... đâu có chết " thằng Tây " Phú Lang Sa nào đâu, thắc mắc làm gì cho nó mệt ?!

 

         Tương tự như thế, suốt bài viết, tác giả bài viết tưởng rằng mình giỏi Hán Việt lắm, cứ chê trách tập thể cộng đồng người Việt nói tiếng Việt dốt nát, kể cả những người có bằng cấp cao, không chịu học tiếng Hán, mà lại thích dùng tiếng Hán để tỏ ra "ta đây" nên nhiều tiếng được dùng sai nghĩa một cách thực buồn cười.Thực ra, sửa sai mà sửa một cách lập dị, cố chấp, thiếu đầu óc thông thoáng và hiểu biết, thì chưa biết là ai " buồn cười " hơn ai đây ?!

          Suốt từ đầu đến cuối gồm 16 mục Hà Thủy Nguyên (?) luôn miệng bảo : Sai vì không phân biệt được văn phạm Hán Việt với văn phạm Nôm. ( ? )  Không biết là cái Văn Phạm nầy HTN học từ đâu ra mà cứng ngắt không linh động chút nào cả ! Vả lại, chữ Hán Việt cổ có Văn Phạm đâu mà học ?!   Ngay cả dấu chấm câu còn không có mà làm sao có Văn Phạm được ?! . Nhưng thôi, ta hãy nói chuyện chính trước...

           Xuất phát từ động cơ tốt, muốn làm rõ nghĩa để sử dụng từ ngữ một cách chính xác hơn, nhưng cách nhận xét và phê bình của Bài Viết có vẻ thô lổ, cộc cằn, luôn miệng mỉa mai, xài xể bóng gió những từ ngữ được đề cập... do ai đó tạo ra, đưa ra ! Thật tội nghiệp ! Nói và Viết nghiêm chỉnh đàng hoàng còn chưa có tác dụng, huống hồ với giọng điệu trịch thượng, ta đây như Bài Viết thì làm sao mà đạt mục đích yêu cầu cho được. Xin được dẫn chứng...

                 Khoảng giữa năm 1994, dân Sài Gòn đọc được một bài đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng của Giáo Sư Lương Duy Thứ, Trưởng Khoa Trung của Đại Học Tổng Hợp vừa chuyển sang thành Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn, nội dung bài báo đề cập đến việc nên dùng từ " CHÚNG CƯ " thay thế cho từ " CHUNG CƯ " giống như bài viết nầy đã đề cập. Sau đó, các báo, đài đều hưởng ứng dùng từ CHÚNG CƯ thay thế cho CHUNG CƯ, nhưng , chỉ một thời gian sau và mãi cho đến hiện nay, đã 20 năm qua , thì... đâu vẫn hoàn đấy ! Tập thể Quần Chúng nói tiếng Việt vẫn thích dùng từ CHUNG CƯ hơn là CHÚNG CƯ !!!   Tất cả báo đài trước mắt đều quảng cáo cho các CHUNG CƯ CAO CẤP, chớ không phải CHÚNG CƯ nữa !

             Từ đó, ta có thể xác định lại một lần nữa là : Cái TẬP QUÁN NGÔN NGỮ của quần chúng, NÓ mạnh biết chừng nào !. Nên, theo tôi thì...

              Những từ nào đã được tập thể quần chúng nhân dân sử dụng rộng rãi rồi thì... thôi, ta nên chấp nhận ( không chấp nhận cũng không được ! ) Nó như là một thành viên mới trong gia đình, nếu tự bản thân Nó không ổn, chắc chắn Nó sẽ bị đào thải mà thôi ! Ví dụ như từ " CHÚNG CƯ " đã nêu ở trên.

             Trở ngược về xa hơn, ta thấy trong TRUYỆN KIỀU của cụ NGUYỄN DU cũng có những từ đã bị đào thải theo thời gian, như :


           Vài tuần chưa cạn chén khuyên,
           Mái ngoài NGHỈ đã giục liền ruổi xe,
           Xót con lòng nặng CHỀ CHỀ,
           Trước yên ông đã NẰN NÌ thấp cao.


    NGHỈ : là Nhân Vật Đại từ, Ngôi thứ ba số it.
    Nặng CHỀ CHỀ : Bây giờ ta nói là Nặng CHÌNH CHỊCH.
    NẰN NÌ : là Năn Nỉ.

           Trong khoảng đầu thập niên 60 của thế kỉ trước rất thịnh hành các từ " Lấy Le ", " Bỏ qua đi Tám ! ", " Hứa Lèo "... Nhưng sau 1975 thì các từ nầy biệt dạng luôn ! Cũng như sau 1975 Miền Bắc đã cho du nhập vào Miền Nam các từ : " Lính Thủy đánh bộ ", " Trung Tâm Nghe Nhìn ", " Máy bay lên thẳng "... như bài viết đã đề cập, nhưng bây giờ khi nhắc đến quân đội MỸ, họ vẫn sử dụng từ " Thủy Quân Lục Chiến, Trực Thăng Chiến Đấu ... như thường ! 
       Vì thế mà ...

              Ta thấy, Ngôn Ngữ tự nó có sức sống và giá trị riêng của nó, nên cũng đừng quá lo lắng ưu tư đối với các từ như : " Bê-tông hóa ", " tin tặc ", " Lưu Ban ", " Kích Cầu ". ... Nếu không đủ sức thuyết phục người nghe người nói thì tự nó sẽ bị đào thải mà thôi !

          Một điều đáng nói nữa là vì là đồng minh tiếp xúc lâu ngày với ngôn ngữ Trung Quốc, nên bị ảnh hưởng bởi một số từ của Tiếng Hán Hiện Đại, như : 
       Sự Cố 事故 : là Nguyên nhân xảy ra một sự việc nào đó, hàm Ý chỉ : Có sự việc rắc rối xảy ra. Còn Cố Sự 故事: là Chuyện Đời Xưa hoặc là Một câu chuyện nào đó .
       Kiêu Ngạo 驕傲: Ngoài nghĩa Kiêu Căng Ngang Ngược, Kiêu Ngạo còn có nghĩa là Làm Phách. Vì không hiểu nghĩa nầy trong Tiếng Hán Hiện Đại, nên người viết bài nầy mới không giải thích được câu hỏi của người bạn.  Có người nhờ tôi giải thích một câu nói trong sách báo nào đó :"Thằng A hay kiêu ngạo với người khác." Tôi không giải thích được vì không rõ câu nầy có nghĩa: "thằng A thường tỏ ra kiêu căng với người khác", hay là "thằng A thường chế nhạo người khác". Chắc chắn cả 2 cách giải thích đều không ổn vì dùng từ kiêu ngạo như thế là sai rồi thì không thể có cách nào giải thích câu nói cho đúng được.

         Tham Quan 參觀 : Tham là Tham gia, Quan là xem xét, nhìn ngắm. Đi THAM QUAN là đi tham gia để xem xét và ngắm nhìn cái gì đó, nơi nào đó,chớ không phải như người viết đã mỉa mai.THAM QUAN. 參觀  : Đi chơi để ngắm cảnh thì gọi là tham quan, có nghĩa là tham dự vào một công cuộc xem xét, nghiên cứu. Gọi thế mới hách chứ.

          ĐĂNG KÝ 登記 : là Ghi chép, là Viết lại cái gì đó. Vì không hiểu nghĩa nầy, nên người viết bài đã lên tiếng mỉa mai một cách rất buồn cười như sau :  Đăng ký 登記 là chép vào sổ một vật được đưa đến. Thế mà ngày nay, người ta nói: "Tôi đã đăng ký đi nước ngoài" Nghe như người ta sẽ gói tôi lại rồi đem gởi ra nước ngoài. Với con người, không thể nói đăng ký mà phải nói: ghi danh hay ghi tên mới đúng.

            Người viết còn không phân biệt được Tiếng Hán Cổ và Tiếng Hán Hiện Đại, nên đã viết...

            Việc đem tiếng Tàu hiện nay, phiên âm Hán Việt rồi nhập vào ngôn ngữ Việt Nam là đều điều không hợp lý vì nó sẽ làm rối rắm ngôn ngữ của mình. Nên nhớ tiếng Hán Việt có nguồn gốc tiếng Hán ở đời Đường chứ không phải là tiếng Tàu ngày nay, đã khác khá nhiều với tiếng Tàu đời Đường, về phát âm cũng như về ý nghĩa.

             Sự thật thì Tiếng Tàu Xưa và Tiếng Tàu Nay cũng Y chang như nhau, dĩ nhiên là có sự biến đổi theo thời gian như tất cả các ngôn ngữ khác trên thế giới. Có điều là người Hoa họ NÓI và VIẾT khác nhau, văn nói là văn BẠCH THOẠI 白話文, văn viết là văn VĂN NGÔN 文言文. Văn nói BẠCH THOẠI thì thông thoáng trơn tru bình dân dễ hiểu, còn văn viết VĂN NGÔN thì cầu kỲ hàm xúc sâu xa bác học khó hiểu hơn. Xưa nay vẫn thế , Văn Ngôn và Bạch Thoại luôn luôn phát triển song song với nhau. Nhưng sau Cách Mạng Tân Hợi ( 1911 ), thì theo trào lưu phát triển thế giới ngày càng phải nhanh gọn dễ hiểu nên chỉ chú trọng vào Bạch Thoại, còn Văn Ngôn thì cho lui vào làm CỔ VĂN. Nói thế, chớ các văn bản ngoại giao, công hàm...  muốn cho lịch sự và trịnh trọng, người ta vẫn phải chen một số Văn Ngôn vào. Người Việt học tiếng Hán, tiếng Hoa, muốn cho dễ phân biệt nên chia làm 2 phần là : Tiếng Hán CỔ và Tiếng Hán HIỆN ĐẠI để phân biệt Văn Ngôn và Bạch Thoại. Thế thôi !. Nên...
          Không phải Tiếng Hán Đời Đường khác Tiếng Hán bây giờ như người viết đã nói đâu.

          Theo tôi nghĩ, người viết bài nầy luôn miệng chê trách người khác không chịu học tiếng Hán Việt, nhưng bản thân người chê cũng không thực sự giỏi Hán Việt hơn ai ! Xin dẫn chứng...

            Trích...

TẶC. Từ Hán Việt nầy đang được dùng một cách rất bậy bạ và rất thường xuyên như bọn tôm tặc, vàng tặc, cà phê tặc, để chỉ những tên ăn trộm. Dùng như thế là phạm vào 2 điều sai. Thứ nhất là sai về ngữ pháp: một từ đơn thuần Việt không thể ghép với một từ đơn Hán Việt để thành một từ kép. Thứ hai là sai về nghĩa. Tặc có nghĩa là ăn cướp, đạo mới có nghĩa là ăn trộm, thí dụ đạo văn 盜文 là ăn trộm văn của người khác.

            Giải nghĩa đen theo Từ Điển như thế thì ai lại chả giải nghĩa được ! Nhưng, nghĩa thông dụng thì phải linh động hơn...
     TẶC hay ĐẠO gì đều có nghĩa là TRỘM CƯỚP cả ! Ta có từ kép là ĐẠO TẶC để chỉ TRỘM CƯỚP mà !
     TẶC 賊 : Ngoài nghĩa Trộm hoặc Cướp, còn có nghĩa là GIẶC, để mắng mấy đứa nhỏ rắn mắt hay phá khuấy, người lớn hay nói : " Đồ TIỂU TẶC ! " Có nghĩa là " Thằng Giặc con ! ". Khi rời Linh Xà Đảo trên con thuyền trước sóng to gió lớn sắp chìm, Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn đã mắng trời bằng câu : " Lão TẶC Thiên ! " ( Cái Lão GIẶC Trời ! ). Trong Tiếng Hán Hiện Đại TIỂU TẶC 小賊 hay TIỂU THÂU 小偷 đều có nghĩa là : Những tên TRỘM VẶC. Còn...
      ĐẠO 盜 là Lấy ngang lấy ngược của người khác, nên ngoài nghĩa TRỘM, ĐẠO còn có nghĩa là CƯỚP như : CƯỜNG ĐẠO chẳng hạn. Đồ Cường Đạo là Quân Ăn Cướp ! Còn ĐẠO VĂN là Lấy ngang văn của người khác làm văn của mình, thì là ĂN CƯỚP VĂN của người ta chứ Trộm Văn gì ?!!!

        Không giỏi từ Hán Việt mà đi chê trách người khác không chịu học từ Hán Việt. Rõ buồn cười ! Cứ luôn miệng bảo :  một từ đơn thuần Việt không thể ghép với một từ đơn Hán Việt để thành một từ kép.

           Hãy xem các ví dụ sau đây :


      Từ Thuần Việt là QUÊ, từ Hán Việt là HƯƠNG, ta có từ Kép : QUÊ HƯƠNG.
      Từ Hán Việt là SINH, từ Thuần Việt là SỐNG, ta có từ kép : SINH SỐNG.
      Từ Thuần Việt là CỬA, từ Hán Việt là TỬ, ta có từ kép : CỬA TỬ.
      Từ Hán Việt là ĐẠO, từ thuần Việt là CHÍCH, ta có từ kép : ĐẠO CHÍCH.
       .V.V....V.V....
      Những từ trên là những từ rất thông dụng trong cuộc sống, sao lại bảo :  một từ đơn thuần Việt không thể ghép với một từ đơn Hán Việt để thành một từ kép. ?!

 

           Còn về các từ của Khoa Học Kỉ Thuật hiện nay như : Computer, Internet, Web.... thì theo tôi nghĩ...

            Từ nào đã được dịch rồi thì thôi, cứ dùng theo những gì đã được dịch cho khỏi lộn xộn ! Như từ Computer là Máy VI TÍNH, thì cứ gọi là VI TÍNH đi. Chứ người Hoa họ gọi là ĐIỆN NÃO 電腦, nếu bây giờ đổi cách gọi, bất cứ gọi bằng gì đi nữa , thì lại càng lộn xộn thêm thôi ! Còn như các từ...
       Internet thì cứ gọi là " Nét " như hiện nay, Ví dụ : " Bửa nay bạn có lên NÉT để xem tin tức không ? ". Còn...
       Web thì là " Quép ", là " Mạng ". Như : Đây là trang Quép của tôi...  Nghĩa là....
       Trong thời buổi TOÀN CẦU HÓA nầy, thì từ của nước nào cứ đọc thẳng bằng âm của nước đó, dịch tới dịch lui làm gì cho nó phiền, rồi lại sợ dịch không chính xác nữa !

      

          Người Việt ta nói : Thùng rổng thì kêu to ! Còn người Hoa thì gọi những người Trí Thức Nửa Mùa bằng từ " Ban-tong-shui 半桶水 Bán thống thủy ", có nghĩa là " Nửa Thùng Nước ", nên óc ách ọc ạch dữ lắm ! Không biết là người viết bài nầy thuộc dạng nào, chớ tôi thì tôi thuộc loại NỬA THÙNG NƯỚC đó, cho nên đọc bài nầy tôi thấy tôi " Óc Ách " dữ lắm, nhất là đọc những câu mát mẻ, mạt sát, mỉa mai người khác của người viết. Chịu không nổi, nên mới " Ọc " ra bài viết nầy ! 
          Kính mong các đọc gỉa đọc và lượng thứ cho ! Chân thành cám ơn tất cả !  

                                                                                     Đỗ Chiêu Đức.

Thi Thánh ĐỖ PHỦ và Thi Hào NGUYỄN DU

         

          Những ai thích và nghiên cứu thơ Đường đều không thể không biết qua 8 bài THU HỨNG của Đỗ Phủ, nhất là bài thứ nhất đã ảnh hưởng rất nhiều đến các thi nhân Việt Nam, kể cả Thi Hào NGUYỄN DU của ta nữa...
      Bây giờ đang là mùa thu, xin kính mời tất cả cùng đọc lại bài thơ nầy và các bài thơ " bị ảnh hưởng " khác....

 

   秋興     其一                       THU HỨNG        Kì nhất


玉露凋傷楓樹林,    Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, 
巫山巫峽氣蕭森。    Vu sơn Vu giáp khí tiêu sâm. 
江間波浪兼天湧,    Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng, 
塞上風雲接地陰。    Tái thượng phong vân tiếp địa âm. 
叢菊兩開他日淚,    Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ, 
孤舟一繫故園心。    Cô chu nhất hệ cố viên tâm. 
寒衣處處催刀尺,    Hàn Y xứ xứ thôi đao xích, 
白帝城高急暮砧。    Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.
                     杜甫                                                  Đỗ Phủ.

 

DỊCH NGHĨA :

 

                         NGÀY THU CẢM KHÁI           Bài 1.

1. Sương móc phủ trắng làm cho rừng phong thêm tiêu điều .
2. Núi Vu, khe Vu hơi thu hiu hắt thâm u .
3. Sóng trên mặt sông từng đợt như nhảy tận lưng trời 
4. Trên cửa ải mây mù cùng sương khói như giăng sát mặt đất 
5. Bụi cúc đã hai lần nở hoa làm rơi nước mắt của ngày xưa cũ.
6. Sợi dây của chiếc thuyền đơn lẻ còn buộc chặc tình cố hương. 
7. Ở đây nơi nơi ai nấy đều đang lo cắt may áo rét .
8. Trên thành Bạch Đế cao cao nầy, tiếng chày giặt áo về chiều

    nghe như càng hối hả hơn thêm.

 

                     Năm Đại Lịch Nguyên niên (766), Đỗ Phủ lưu lạc ở đất Quì Châu, do loạn An Lộc Sơn nên vẫn còn cảnh chiến tranh loạn lạc. Lúc bấy giờ ông đã 55 tuổi rồi mà hùng tâm tráng chí chưa thi thố được gì cả, lại nhiều bệnh tật, bạn bè lại cách trở sơn khê, nên trong cảnh núi non ảm đạm, gió thu hiu hắt của mùa thu, xúc cảnh sanh tình, khơi niềm cảm hứng mà sáng tác 8 bài THU HỨNG nầy. 8 bài đi liền một thể, nhưng cũng có thể tách riêng mà thưởng thức từng bài một. Bài THU HỨNG thứ nhất là bài được mọi người biết đến nhiều nhất và được các danh nhân Việt Nam ta diễn nôm nhiều nhất. Mời tất cả cùng đọc các bài diễn nôm sau đây :

 

Nguyễn Công Trứ: 
                  Lác đác rừng phong hạt móc sa, 
                  Ngàn non hiu hắt, khí thu lòa. 
                  Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm, 
                  Mặt đất mây đùn cửa ải xa. 
                  Khóm cúc tuôn đôi dòng lệ cũ, 
                  Con thuyền buộc chặt mối tình nhà. 
                  Lạnh lùng giục kẻ tay đao thước, 
                  Thành Bạch, chầy vang bóng ác tà.


Ngô Tất Tố: 
Vàng úa rừng phong, hạt móc bay, 
Non Vu hiu hắt phủ hơi may. 
Dòng sông cuồn cuộn, trời tung sóng, 
Ngọn ải mờ mờ, đất rợp mây. 
Lệ tủi: sợ coi chòm cúc nở, 
Lòng quê: mong buộc chiếc thuyền đầy. 
Giục ai kéo thước lo đồ lạnh, 
Đập vải trời hôm rộn tiếng chày.


Khương Hữu Dụng: 
                 Móc trắng rừng phong vẻ úa gầy, 
                 Vu Sơn, Vu Giáp khí thu dày. 
                 Lòng sông sóng tận lưng trời nhảy, 
                 Đầu ải mây sà mặt đất bay. 
                 Lệ cũ nở hai mùa cúc đó, 
                 Lòng quê buộc một chiếc thuyền đây. 
                 Nơi nơi áo lạnh địi dao thước, 
                 Bạch Đế thành hôm rộn tiếng chày.


Bùi Khánh Đản: 
Sương đọng rừng phong héo hắt cây 
Vu Sơn, Vu Giáp, khí mù bay 
Trên sông sóng cuộn, trời liền nước 
Ngoài ải hơi đùn, đất giáp mây 
Một chiếc thuyền đơn tình cũ buộc 
Hai phen cúc nở lệ xưa đầy 
Nơi nơi áo lạnh tìm dao thước 
Bạch Đế chiều hôm rộn tiếng chày.


Dịch ra thơ lục bát 
      Trần Trọng Kim: 
               Rừng phong xơ xác sương bay, 
               Vu sơn Vu giáp hơi may lạnh lùng. 
               Ngất trời sóng dội lòng sông, 
               Mịt mù mặt đất, mây lồng ải xa. 
               Con thuyền buộc mối tình nhà, 
               Hai lần cúc nở, lệ sa hai hàng. 
               Áo đông may cắt rộn ràng, 
               Tiếng chày đập vải, hôm vang Bạch thành.

 

Bài Diễn Nôm của
         Đỗ Chiêu Đức :
  Rừng phong hiu hắt phủ mờ sương,
  Núi Giáp non Vu lạnh buốt xương.
  Sóng vỗ ngất trời sông nước cuốn,
  Hơi mù rợp đất gió mây vương.
  Hai lần cúc nở thương ngày cũ,
  Một mối thuyền con luyến cố hương.
  Thành Bạch nhà nhà may áo ấm,
  Tiếng chày đập vải rộn muôn phương.

 

              Bài thơ này vừa là bức tranh phong cảnh mùa thu ảm đạm, hắt hiu, vừa là bức tranh tâm trạng trĩu nặng u sầu của Đỗ Phủ trong cảnh loạn ly. Ông lo cho vận nước đang cơn bĩ cực và ngậm ngùi xót xa cho thân phận bất hạnh của mình nơi đất khách quê người.
 

              Cùng một tâm trạng như Đỗ Phủ...

 

             

DCD_NgDu.jpg

Ta thấy  hai bài Thu Dạ của Nguyễn Du, cũng làm lòng người cảm thấy nao nao cho tâm trạng  của ông trong hoàn cảnh khốn đốn tản cư lánh nạn giữa thời ly loạn . Hai bài thơ nầy được trích trong Thanh Hiên Thi Tâp ( 78 bài ) nằm trong phần " Mười năm gió bụi" ( 1786-1795 )thời gian ông lẫn trốn ở Quỳnh Côi quê vợ thuộc Thái Bình. Hai bài thơ  tả cảnh ĐÊM THU thật buồn, nhất là Bài 2 nói lên cái hoài bão trong lòng của ông và nhất là lại sử dụng lại các VẦN của bài THU HỨNG 1 của Đỗ Phủ làm cho ta lại càng cảm thấ lí thú và xúc động hơn.  Mời tất cả cùng đọc lại bài thơ nầy...

 

      秋夜 其二                   THU DẠ   Bài 2


 白露為霜秋氣深,     Bạch lộ vi sương thu khí thâm,
 江城草木共蕭森。  Giang thành thảo mộc cộng tiêu sâm. 
 剪燈獨照初長夜,    Tiễn đăng độc chiếu sơ trường dạ, 
 握髮經懷末日心。  Ốc phát kinh hoài mạt nhật tâm. 
 千里江山頻悵望,    Thiên lí giang sơn tần trướng vọng, 
 四時煙景獨沉吟。  Tứ thời yên cảnh độc trầm ngâm. 
 早寒已覺無衣苦,    Tảo hàn dĩ giác vô y khổ, 
 何處空閨催暮砧。  Hà xứ không khuê thôi mộ châm.
                     阮攸                                                NGUYỄN DU

 


CHÚ THÍCH :


- Tiễn đăng 剪燈 : Cắt hoa đèn để cho ngọn lửa cháy sáng. Có lẽ tác giả liên tưởng đến hai câu thơ của Lý Thương Ẩn:
    "Hà đương cộng tiễn tây song chúc,    何當共剪西窗竹,
     Khước thuyết Ba Sơn dạ vũ thì"         卻說巴山夜雨時?
(Bao giờ mới được cùng nhau cắt hoa đèn nơi song cửa phía tây, (để) Kể cho nhau nghe nỗi lòng nơi Ba Sơn lúc đêm mưa lạnh đây ? ).

 

- Ốc Phát 握髮 : Ốc 握 Có bộ THỦ là Tay bên trái, nên chỉ động tác của tay, có nghĩa là NẮM, như ỐC THỦ là Bắt Tay ( ta gọi là " Bonjuor " ). Chữ nầy còn được đọc là ÁC, nên Ốc Phát còn đọc là Ác phát:
   Theo điển ỐC PHÁT THỔ BỘ 握髮吐哺 là viết gọn lại của câu : 一沐三握髮,一飯三吐哺  Nhất mộc tam ỐC PHÁT, Nhất phạn tam THỔ BỘ, có nghĩa : Một lần gội đầu phải vắt tóc lên 3 lần, Một lần ăn cơm phải nhả cơm ra 3 lần, nên " Ác phát thổ bộ" là vắt tóc nhả cơm: Do tích Chu Công là một đại thần của nhà Chu rất chăm lo việc nước. Đang ăn cơm, có khách đến nhả cơm ra tiếp; đang gội đầu có sĩ phu tới, liền vắt tóc ra đón, hết người này đến người khác, ba lần mới gội đầu xong, ba lần mới ăn cơm xong. Câu thơ của Nguyễn Du ý nói: Chí nguyện được đem tài mình  ra giúp nước như Chu Công, cuối cùng không biết có toại nguyện hay chăng  ? Nghĩ đến mà lòng vô cùng lo ngại.

 

DỊCH NGHĨA :

 

1. Móc trắng thành sương , hơi thu đã già,
2. Cây cỏ quanh thành bên sông đều có vẻ tiêu điều .

3. Một mình khêu ngọn đèn lẻ loi ,đêm bắt đầu dài .

4. Vắt tóc vẫn lo cho cái chí nguyện trong những ngày cuối đời .

5. Non sông nghìn dặm nhìn mà buồn ngơ ngẩn.

6. Phong cảnh bốn mùa riêng mình luống ngậm ngùi

7. Mới rét mà đã thấy khổ vì không áo ấm ,

8. Văng vẳng nơi đâu tiếng đập vải của người khuê phụ rộn rã trong bóng chiều tà .

 

      DIỄN NÔM


                          ĐÊM THU    
                                              Bài 2.                     
              Móc trắng thành sương thu đã sâu,
              Bên thành hoa cỏ cũng rầu rầu.
              Chong đèn một bóng đêm vằng vặc,
              Vắt tóc toàn tâm Ý những sầu.
              Ngàn dặm núi sông hằng trông ngóng,
              Bốn mùa cảnh trí gợi lo âu.
              Khổ thay lạnh sớm chưa may áo,
              Tiếng chày giặt tối vẳng đâu đâu !


                                                                   Đỗ Chiêu Đức

 

      Sát sao hơn NGUYỄN DU, NGUYỄN LỘ TRẠCH sử dụng lại một cách đầy đủ hơn để họa  các VẬN trong bài THU HỨNG của Đỗ Phủ, nhưng... không phải để than van oán trách buồn thảm cho số phận hẫm hiu của mình, mà là... một tấm chân tình của một Nhà Nho Ưu thời mẫm thế lo cho thời cuộc, cho đất nước trong buổi tàn thu. Ta hãy cùng đọc bài thơ THU HOÀI sau đây của ông...

 

1. BẢN CHỮ HÁN CỔ CỦA BÀI THƠ :
        
            THU HOÀI                                                 秋懷
Cực mục tiêu sơ hồng diệp lâm                     極目蕭條紅葉林,
Thiên Sơn tĩnh lập ảnh sâm sâm                   千山靜立影森森。
Tiểu lâu đoạn giác minh sương lãnh              小樓斷角鳴霜冷,
Chiến lũy trầm luân khốc nhật âm                  戰壘沉淪哭日陰。
Thảo muội kinh dinh tiên thế nghiệp              草昧經營先世業,
Giang hồ ưu ái hủ nho tâm                            江湖優愛腐儒心。
Vạn gia chinh phạt hàn y tận                         萬家征伐寒衣盡,
Sầu sát thu khuê xứ xứ châm                       愁殺秋閨處處砧。
                    Nguyễn Lộ Trạch                                          阮露澤

 

           Nguyễn Lộ Trạch sinh ngày 15 tháng 2 năm 1853 tại Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên, quê gốc của ông là làng Kế Môn, huyện Phong Ðiền, tỉnh Thừa Thiên (nay thuộc xã Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế).

          Tổ tiên ông trước ở vùng châu Hoan-châu Ái (tức vùng Thanh Hóa-Nghệ An-Hà Tĩnh ngày nay), đến thế kỷ 16, theo tướng Nguyễn Hoàng vào vùng Thuận Hóa. Cha ông là Nguyễn Thanh Oai, đỗ Tiến sĩ năm 1843 dưới triều vua Thiệu Trị (cùng khoa với danh thần Phạm Phú Thứ), từng giữ chức quyền Thượng thư bộ Hình, Tổng đốc Ninh Thái (gồm Bắc Ninh và Thái Nguyên)...
          Nguyễn Lộ Trạch là người đọc nhiều sách, biết nghề thuốc, có kiến thức sâu rộng, nhưng không đi thi, chỉ chú tâm vào con đường thực dụng. Ông thường ngao du khắp các tỉnh miền Trung, tìm người cùng chí hướng kết giao, được người đương thời goi là "cậu ấm tàng tàng" .



   2. CHÚ THÍCH :


       CỰC MỤC : là nhìn mút con mắt.
       TIÊU SƠ : là Thưa thớt, Lèo tèo.
       ẢNH SÂM SÂM : là Cái bóng Âm U, Mờ Mịt.
       TIỂU LÂU : là Lầu Nhỏ, Ở đây là Vọng Gác.
       ĐOẠN GIÁC : là Dứt tiếng Tù Và( thổi khi gác ).
       MINH 鳴 : là Thổi, là Kêu, là Hót, là Gỏ.
       TRẦM LUÂN : là Chìm Đắm. Ở đây Nghĩa là Bị Che Phủ, Mờ Mịt.
       THẢO MUỘI : là Buổi Ban Sơ,
       HỦ NHO : là Nhà Nho Hủ Lậu, đây chỉ là lời nói khiêm nhường.
       CHÂM : là Tấm Thớt. Ngày xưa dùng lót ở dưới để đập chỉ, tơ hoặc quần áo... cho sạch. Đây là cách giặt giũ ngày xưa, vì vải vóc ngày xưa rất thô kệt, đọc thơ Đường ta hay thấy từ nầy, tiếng ĐẬP( GIẶT ) quần áo hay làm cho người ta buồn hoặc nhớ nhà....



   3. NGHĨA BÀI THƠ :
                                     THU HOÀI CẢM
            Nhìn mút con mắt cũng chỉ thấy rừng lá đỏ tiêu điều lèo tèo thưa thớt. Ngàn núi đứng yên trong cảnh thâm u mờ mịt của mùa thu. Trên vọng gác đã dứt tiếng tù và thổi lên trong sương lạnh, và chiến lũy thì mờ mịt như đang khóc trong trời thu ảm đạm. Sự nghiệp kinh doanh của đời trước mờ mịt như thuở ban sơ. Sông hồ thì như còn ưu ái với lòng của kẻ hủ nho nầy. Muôn nhà vì chinh chiến mà  hàn Y đã cạn kiệt, nên kẻ trong phòng khuê buồn muốn thúi ruột khi nghe tiếng chày giặt áo quần vải vóc vang lên khắp nơi ( để gấp rút may thêm áo lạnh gởi ra chiến trường ).

 

   4. DIỄN NÔM :


                 Mút mắt tiêu điều rừng lá đỏ,
                 Đứng yên ngàn núi bóng thâm u.
                 Gác canh vắng ngắt trong sương sớm,
                 Chiến lũy mịt mờ lúc sáng thu.
                 Sự nghiệp cha ông con cháu giữ,
                 Tấc lòng nho hủ nước sông lưu.
                 Muôn nhà chinh chiến hàn Y hết,
                 Tiếng giặt chày vang buồn chiến khu !


                                                                    Đỗ Chiêu Đức



THU NHẬT KÝ HỨNG                                  

 

 Trăn trở mãi cho đến tận hôm nay, định không nói, nhưng nếu cứ nín thinh hoài thì trọng bụng lại không yên, thôi thì cứ bày tỏ những suy nghĩ của mình để mọi người cùng góp Ý xem sao !!!...


           Theo tôi nghĩ thì bài THU NHẬT KÝ HỨNG 秋日寄興 của cụ NGUYỄN DU chỉ thuần túy là THU NHẬT KÝ HỨNG, nghĩa là chỉ GỞI GẮM CÁI THI HỨNG CỦA MÌNH TRONG NGÀY MÙA THU mà thôi !... và tôi sẽ trình bày lại một số từ khúc mắc trong bài thơ sau đây...

 

 

Đỗ Chiêu Đức xin được tham gia với các phần sau :


   1. Bản chữ Hán của bài thơ :
        

    秋日寄興                    THU NHẬT KÝ HỨNG

 

西風纔到不歸人       Tây phong tài đáo, bất quy nhân;

頓覺寒威已十分       Đốn giác hàn uy dĩ thập phần.

故國山河看落日       Cố quốc sơn hà, khan lạc nhật;

他鄉身世托浮雲       Tha hương thân thế thác phù vân.

忽驚老境今朝是       Hốt kinh lão cảnh, kim triêu thị;

何處秋聲昨夜聞       Hà xứ thu thanh, tạc dạ văn.

自哂白頭欠收拾       Tự thẩn bạc đầu, khiếm thu thập;

滿庭黃葉落紛紛       Mãn đình hoàng diệp lạc phân phân.

 

                     阮攸                                                   Nguyễn Du

 

 2. THÍCH NGHĨA TỪNG CÂU :


     CÂU 1 : TÂY PHONG là Gió Tây, gió của mùa Thu thổi đến từ hướng Tây, mà hướng Tây theo ngũ hành thì thuộc KIM, nên còn gọi là Kim Phong, ta gọi là GIÓ VÀNG như trong Cung Oán Ngâm Khúc NGUYỄN GIA THIỀU đã mở đầu tác phẩm bằng câu :
         Trãi vách quế GIÓ VÀNG hiu hắt,
         Mảnh vũ Y lạnh ngắt như đồng !
    Chữ TÀI 才(纔)là Trạng Từ chỉ : MỚI, VỪA MỚI, nên TÀI ĐÁO có nghĩa : VỪA MỚI ĐẾN. Câu 1 có nghĩa :
        Gió Tây vừa mới thổi đến, thì Cái Người Không Về nầy...( nghĩa được tiếp nối ở câu sau...)


      CÂU 2 : Từ ĐỐN GIÁC 頓覺 có nghĩa là : Chợt Cảm Thấy. HÀN UY 寒威 là : Uy Lực của Cái Lạnh, chỉ Mức độ của Cái Lạnh.

Câu 2 có nghĩa :
     ...Chợt cảm thấy cái sức lạnh đã đủ mười phần rồi, có nghĩa là Đã lạnh buốt lắm rồi !
      Theo tôi nghĩ thì 2 câu đầu nầy cụ NGUYỄN DU làm theo lối thơ LIỀN CHÂN ( enjambment ) như trong thơ của TTKH :


           Rồi một ngày kia, tôi phải yêu
           cả chồng tôi nữa, lúc đi theo
           những cô áo đỏ sang nhà khác.
           Gió hỡi làm sao lạnh rất nhiều !


    Nên...
                   2 câu đầu có nghĩa :
      Gió Tây vừa mới thổi đến, thì Cái Người Không Về nầy ... Chợt cảm thấy cái sức lạnh đã đủ mười phần rồi  !

 

     CÂU 3 : 2 chữ SƠN HÀ, có bản chép là HÀ SƠN, xét về Luật Thi và Bằng Trắc thì cả 2 chữ đều là thanh BẰNG nên không ảnh hưởng gì cả, nhưng SƠN HÀ nghe vẫn xuôi tai và hợp với tập quán ngôn ngữ hơn.
      Chữ KHÁN 看 là NHÌN, XEM, Ở đây đọc là KHAN : có nghĩa là NGẮM. Câu 3 có nghĩa :
      Ta ngắm núi sông non nước cũ qua ánh nắng chiều tà.


      CÂU 4 : Chữ THÁC 托 là KÝ Thác, gởi gắm. Nghĩa câu 4 là :
      Ta gởi gắm cái thân thế của kẻ tha hương nầy cho mây trời trôi nổi vô định.

 

      Câu 5 : Từ HỐT KINH 忽驚 : HỐT là Bỗng, là Chợt. KINH là Sợ, ở trong câu nầy có nghĩa là GIẬT MÌNH, là Kinh Ngạc. LÃO CẢNH là Cái Tình Cảnh, Cái Cảnh Huống Già Nua. Câu 5 có nghĩa :
      Sáng nay bỗng chợt giật mình vì nghĩ đến cái cảnh huống già nua của mình.( có thể là do soi gương buổi sáng để búi tóc mà thấy được ).


      Câu 6 có nghĩa : Đêm qua nghe tiếng thu ( xào xạc suốt đêm ) từ nơi nào đó đưa đến. 
     

      CÂU 7 : THẪN 哂 : là cười mĩm, cười nhết mép, cười lấy có, cười khẩy ( không dùng chữ TIẾU mà dùng chữ THẪN, để chỉ cái cười không bình thường, cười chua chát ! ). Và đây là câu gây tranh cải nhiều với 3 chữ cuối câu là KHIẾM THU NHẬP và KHIẾM THUTHẬP.
      Hầu hết các bản trên mạng đều chép là KHIẾM THU NHẬP 欠收入. Riêng tôi, tôi đồng Ý với Tiền Bối DANH HỮU là KHIẾM THU THẬP 欠收拾, vì...
      Đang làm thơ CẢM HỨNG VỚI NGÀY THU sao lại có chuyện THU NHẬP là chuyện thực tế trắng trợn của cuộc sống chen vào đây được ?!  Hơn nữa, NGUYỄN DU cũng không tầm thường đến nỗi phải than vãn cho cuộc sống thiếu thu nhập lúc về già ! Kẻ Sĩ có thể ăn rau rừng uống nước suối để sống thanh bần, chớ sao lại đi than vãn về việc không có tiền lương để sống khi về hưu ?! Vả lại, cũng đâu đến đỗi khi về hưu rồi mà không có tiền để sống qua ngày đâu !!! Ông tự xưng là HỒNG SƠN LIỆP HỘ 鴻山獵戶 mà, nhà săn bắn của núi Hồng Lĩnh chả lẽ lại không có thú rừng để nuôi sống qua ngày sao ?!

            Trở lại với từ THU THẬP 收拾...
      THU THẬP : Nghĩa đen là DỌN DẸP lại cho GỌN GÀN. Nghĩa phát sinh là : SẮP XẾP CHO ỔN THỎA việc gì đó. KHIẾM THU THẬP 欠收拾 : là Thiếu sự sắp xếp cho ổn thỏa ( lúc về già : BẠCH ĐẦU ).


     CÂU 8 : LẠC PHÂN PHÂN là Rụng tơi bời, bay lả tả. Nên...Nghĩa của 2 câu 7 và 8 là :


     Tự mỉa mai mình là không biết sắp xếp ổn thỏa cho tuổi về già, nên giờ thì như lá thu vàng rụng bay lả tả đầy sân ( không biết sẽ ra sao ! ).

 

3. DIỄN NÔM :


               GỞI HỨNG NGÀY THU


          Gió tây vừa thổi kẻ tha phương
          Chợt thấy hơi thu lạnh buốt xương.
          Chiều xuống thẩn thờ trông cố quốc,
          Mây trời trôi nổi gởi tha hương.
          Sáng soi gương lạnh chừng ngơ ngác,
          Đêm lắng tiếng thu luống đoạn trường.
          Không khéo lo toan già lẩn thẩn,
          Đầy sân lá úa rụng muôn phương !


                                                       Đỗ Chiêu Đức

 

 

 LỄ ÔNG BÀ                              

Nhân Lễ ÔNG BÀ, kính mời QUÝ ÔNG BÀ cùng đọc bài viết sau đây...

 

        Mùng 5 tháng 8 Âm lịch là ngày sanh của Đức Khổng Phu Tử. Năm nay nhằm ngày Thứ Sáu 29 tháng 8 Dương lịch. Cuộc đời của ông Thánh nầy cũng lắm gian truân chìm nổi cũng như  cuộc đời của bao người khác, Ông mất lúc 73 tuổi, là tuổi thượng thọ lúc bấy giờ, và để lại một câu nói bất hủ thu tóm toàn bộ cuộc đời của ông như sau...


     Câu nói của Đức Khổng Phu Tử nói về chính mình, được ghi trong sách LUẬN NGỮ chương VI CHÍNH, nguyên văn như sau :


      《論語 · 為政第二》講要.

       ◎子曰:吾,十有五,而志于學,三十而立,四十而不惑,五十而知天命,六十而耳順,七十而從心所欲,不踰矩。


      [ LUẬN NGỮ. VI CHÍNH đệ nhị ] Giảng Yếu.

      @ TỬ viết : Ngô, thập hữu ngũ, nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục, bất du củ.

 

CHÚ THÍCH :
       TỬ VIẾT : là Khổng Tử Nói rằng.
       NGÔ : là Đại Danh từ Ngôi thứ Nhất : Tôi, Ta, Tao...
       NHI : là Thì, Là ( Verbe Auxilière ).
       VU : là Về.. cái gì đó. Ở... việc gì đó.
       LẬP : là Lập Thân, là Đứng vững được trong cuộc sống, là Thành Tài rồi. Có sự nghiệp, có công ăn việc làm rồi. 
       BẤT HOẶC : là Không còn Nghi Hoặc, Ngờ Vực gì nữa. Chỉ Kiến thức đã chín chắn, ổn định.
       TRI THIÊN MỆNH : là biết được cái Mệnh Trời, An phận theo cái mình đã có, theo khả năng của mình , mà không đòi hỏi, so bì, bon chen nữa !.
       NHĨ THUẬN : là Lổ Tai Xuôi, có nghĩa là đã biết phân biệt một cách rõ ràng, nghe điều gì đó là biết ngay điều đó tốt hay xấu, thiện hay ác, đúng hay sai....
       TÒNG TÂM SỞ DỤC : TÒNG TÂM là Theo Lòng Mình. SỞ DỤC là Cái mà Mình Muốn. TÒNG TÂM SỞ DỤC là Làm những cái mà lòng mình muốn làm, có nghĩa Muốn gì thì cứ làm nấy !
       BẤT DU CỦ : DU 踰 có bộ TÚC là Cái Chân ở bên Trái, nên Du có nghĩa là TRÈO QUA. Trong TRUYỆN KIỀU giảng tích " TƯỜNG ĐÔNG ong bướm đi về mặc ai " bằng câu " DU đông lân nhi lâu kì xứ nữ ", tức là " TRÈO QUA bức tường phía đông để ôm lấy cô gái bên đó.". Nhưng...
        ... trong câu nói trên DU có nghĩa là VƯỢT QUA. Còn...
       CỦ 矩 : là Cái Khuôn dùng để kẻ Hình Vuông, là Cái Ê-Ke. Nghĩa bóng là Cái Khuôn Phép. Nên ...

       BẤT DU CỦ là : Không vượt qua cái khuôn phép đúng đắn bình thường trong cuộc sống. Sẵn nhắc lại chữ ...
       QUY 規 : là Dụng cụ dùng để kẻ đường tròn, là Cái COM-PA đó. Nên...
       Không có QUY thì Kẻ không Tròn, không có CỦ thì Vẽ không Vuông. Nên QUY CỦ là cái khuôn phép mà ta phải tuân theo. NỘI QUY là những điều khoản QUY ĐỊNH của một Tổ chức, Cơ quan... nào đó mà tất cả thành viên trong đó phải tuân hành. Nên câu nói của Đức Khổng Tử...

 

      Có thể hiểu nghĩa một cách đơn giản như thế nầy :


      Khổng Tử nói rằng : Ta, lúc 15 tuổi, thì chí ở học hành, 30 tuổi thì đã lập thân được, 40 tuổi thì không còn nghi hoặc điều gì nữa, 50 tuổi thì biết đến mạng trời, 60 tuổi thì nghe đã biết điều phải trái, 70 thì có thể làm theo những gì mà trong lòng mình muốn, vì nó không có đi quá lố ngoài khuôn phép nữa .

 

      Đây là câu nói của Đức Khổng Tử nói về bản thân Ngài, nhưng thường được người đời đem ví với bản thân mình, thậm chí đem... áp dụng chung cho tất cả mọi người, cho nên ta thường nghe nói...


 ... Ba chục tuổi là tuổi Lập Thân, Năm chục tuổi là tuổi Tri Thiên Mệnh... thậm chí nói Tam Thập Nhi Lập là... Đàn Ông con trai tới tuổi ba mươi là phải lấy vợ, phải lập gia đình, thì mới lập thân được, nhưng vì điều nầy cũng hợp lí và thực tế , cho nên mọi người đều noi theo. Tôi còn nhớ một câu Nho thuần túy của VN mà Ba tôi thường nói khi... ép tôi cưới vợ là :
        Nam đại bất hôn như liệt mã vô cương.
    Có nghĩa :
       Con trai lớn mà không kết hôn thì giống như con ngựa mạnh ( LIỆT MÃ là Con ngựa đang mãnh liệt, đang sung sức ! ) mà không có giây cương vậy ( sẽ phóng càn, phóng ẩu, phóng... túng, vì không có ai kềm chế, cưới cho con vợ để có người " cằn nhằn " và xì-tóp bớt lại, thì mới TRỤ và mới làm nên sự nghiệp được ! ). Nên ông bà ta cứ nghĩ...
       TAM THẬP NHI LẬP là 30 tuổi thì phải Lập Gia Đình, không lập gia đình thì... Nó sẽ nổi máu " giang hồ " rồi không làm nên cơm cháo gì cả ! .  Còn

     Ngũ Thập Tri Thiên Mệnh, là nên an phận mà không còn muốn bon chen nữa ! Sự thật tuổi 50 là tuổi đã chín chắn về mọi mặt, kiến thức đã phong phú, kinh nghiệm sống dồi dào, nghề nghiệp đã vững chắc ổn định, tiềm năng về kinh tế cũng đã có cơ sở, credit đầy đủ ... chính là cái tuổi phát triển sự nghiệp tốt nhất của con người.... chớ không phải Tri Thiên Mệnh mà buông xuôi tất cả !!! . Khổng Tử chỉ muốn nói về mình, khi đến 50 tuổi thì biết được mệnh trời, tức là biết được cái hoàn cảnh xã hội chung quanh mình đang sống, biết được cái khả năng và cái tài năng của mình như thế nào, để không đòi hỏi đua đòi những điều quá đáng mà phải biết an phận với cái mà mình đang có trước mắt hợp với sở năng của mình, chớ không phải mê tín buông xuôi cho số phận ! . Về ...

          TỨ THẬP NHI BẤT HOẶC : 40 tuổi thì không còn NGHI HOẶC gì nữa, Ý nói, tuổi 40 thì sự hiểu biết đã CHÍNH CHẮN, gặp chuyện gì đó đã biết và dám đưa ra quyết định theo nhận thức của mình, chớ không còn NGHI HOẶC chần chừ không biết phải quyết định như thế nào của tuổi 30 nữa ! BẤT HOẶC là thế !

 

           LỤC THẬP NHI NHĨ THUẬN là : 60 tuổi thì tai đã xuôi, đã thông. Có nghĩa : Khi nghe điều gì đó thì đã biết ngay là điều đó đúng hay sai, phải hay không phải, nên hay không nên nghe theo, cũng có nghĩa là sự nhận xét phán đoán đã nhuần nhuyễn. Trái với NHĨ THUẬN là NHĨ NGHỊCH là Trái Tai Gai Mắt !

 

           THẤT THẬP NHI TÒNG TÂM SỞ DỤC, BẤT DU CỦ là : 70 tuổi thì có thể làm theo những điều gì mà mình đã nghĩ đã muốn làm, vì những điều đó không có vượt quá qua khuôn phép đâu !  Ý muốn nói, trong phép tu thân thì đến tuổi 70 đã hoàn hảo lắm rồi, có thể làm theo những gì mình muốn mà không sợ quá đáng ! Đây là câu nói hướng thiện, luôn luôn theo hướng phấn đấu tốt mà vươn lên, chớ không phải câu nói TỰ HÀO là mình đã HOÀN THIỆN không còn sai xót nữa !

 

        Vì là câu nói của ông Thánh, cho nên người đời hay lấy đó làm chuẩn mực để phân định tuổi tác của mọi người, mặc dù cái chuẩn mực đó đã bị lệch nghĩa so với Ý chính của câu nói ở lúc ban đầu, như...


       Tuổi 30 thì gọi là Tuổi NHI LẬP, và hiểu là đã đến tuổi phải Lập Gia Đình, phải Thành Gia Lập Thất, phải Cưới Vợ, phải Ổn Định Sự Nghiệp...


       Tuổi 40 thì gọi là tuổi BẤT HOẶC, và gọi thì gọi thế, nhưng rất nhiều người không hiểu Bất Hoặc là gì, chỉ nghe người ta gọi thì gọi theo mà thôi ! Hoặc chỉ hiểu nghĩa lờ mờ, Bất Hoặc là không còn nghi hoặc gì nữa, mà không biết tại sao lại không còn nghi hoặc, và tại sao lại gọi thế ?!.

 

       Thông dụng nhất là tuổi 50, được gọi là Tuổi TRI THIÊN MỆNH, và thường hay có tâm lí an phận và buông xuôi mà không muốn phấn đấu để vươn lên nữa !


       Sáu mươi tuổi thì gọi là Tuổi Nhĩ Thuận, NHĨ THUẬN là xuôi tai, nhưng lại nghe rất lạ tai, mà không hiểu tại sao gọi thế, cũng như...


       Tuổi 70, thì gọi là Tuổi TÒNG TÂM SỞ DỤC, BẤT DU CỦ ! Không hiểu gì cả ! Khác với dân gian hay gọi 70 tuổi là tuổi CỔ LAI HY, theo Ý của 2 câu thơ trong bài KHÚC GIANG của Thi Thánh ĐỖ PHỦ là :


          Tửu trái tầm thường hành xứ hữu,
          Nhân sanh thất thập CỔ LAI HY.
                                     ....nghe thi vị và hay hơn nhiều !


       Nhưng...

                        Vì là câu nói của ông Thánh Khổng nên mọi người đều muốn nhái theo xem có được như... Thánh hay không ? Âu cũng là việc tốt mà thôi !
        Theo tài liệu thống kê dân số đời Đường, thì tuổi thọ của con người ta lúc bấy giờ chỉ trên dưới 45 tuổi mà thôi, nên mới bảo là " Thất thập Cổ Lai HY ", chớ bây giờ, nhất là ở MỸ nầy thì 70 tuổi hễ ra đường là thấy liền ngay mấy cụ...


        Càng ngày tuổi thọ con người càng cao, nên ngày Lễ ÔNG BÀ càng cần thiết và càng có Ý nghĩa hơn lên !

 

                                                                                               Đỗ Chiêu Đức

 

TL_autumLeave.jpg

 THƠ, NHẠC, TRANH giao duyên:

Chiếc lá cuối cùng _______________

Mời bà con lắng lòng thưởng thức 3 tài năng văn nghệ cây nhà lá vườn cùng hợp tác trên sân nhà THCR qua Slideshow " Chiếc lá cuối cùng !" và điều đặc biệt là đối tượng chánh đã tạo nên nguồn cảm hứng cho bài thơ nầy cũng là dân THCR mình .

Thơ : Thầy Đỗ Chiêu Đức 

Nhạc phổ thơ : La Tuấn Dũng 

Hình : Lê Lam Phương ( ông xã của Tô Hồng Nhung )

 

https://www.youtube.com/watch?v=In_xwgMB9FM

______________________________________________________________ 

 

VỌNG PHU SƠN 

Lưu Vũ Tích       

dcd_jun7_vongphuson.jpg

                          

      

 

           

           LƯU VŨ TÍCH ( 772-842 ), tự là Mộng Đắc, là một Văn học Gia và là một Nhà Thơ lớn của đời Đường. Thơ của ông rất bình dân giản dị, nhưng lại rất thanh tân, sắc xảo à hàm súc, giỏi dùng phép tỉ hứng như trong ca dao, nên dễ đi sâu vào lòng người đọc. Ông giỏi về các thể thơ dân gian như " Trúc Chi Từ "  ( Vè Cây Tre ), " Dương Liễu Chi Từ " ( Vè Nhánh Liễu ), " Lãng Đào Sa " ( Vè Sóng Vỗ Cát Trôi ) đều mang nặng đặc tính Dân Ca, là một trường phái đặc biệt và mang lại sinh khí mới cho thơ Đường, có ảnh hưởng rất lớn đến các thi nhân đời sau, như các bài " Ô Y Hạng ", " Thạch Đầu Thành ", " Liễu Chi Từ "...

            
           Sau đây, xin mời tất cả cùng đọc bài Vọng Phu Sơn cũng rất nổi tiếng của Ông nhé !


      望夫山                     VỌNG PHU SƠN
               劉禹錫                                 Lưu Vũ Tích
終日望夫夫不歸,  Chung nhật vọng phu phu bất quy,
化為孤石苦相思。  Hóa vi cô thạch khổ tương ti (tư).
望來已是幾千載,  Vọng lai dĩ thị kỉ thiên tải,
只似當時初望時。  Chỉ tự đương thời sơ vọng thì.

 

 

NGHĨA BÀI THƠ :
                                   NÚI TRÔNG CHỒNG
           Suốt ngày cứ mong ngóng chồng, nhưng chàng đâu có trở về đâu. Nên, hóa thành tượng đá cô đơn vẫn chưa hết sầu tương tư. Mong ngóng từ ấy đến nay cũng đã mấy ngàn năm rồi, mà lòng ngóng trông thì vẫn còn mong mõi như lúc ban đầu !

 

DIỄN NÔM :
                        NÚI VỌNG PHU
          Mõi mắt trông chồng chẳng thấy đâu,
          Hóa thành tượng đá chửa thôi sầu.
          Mõi mòn trông ngóng ngàn năm đợi,
          Nỗi nhớ còn nguyên tựa lúc đầu !
                                                                 Đỗ Chiêu Đức.

                             Lâu lắm rồi mới Diễn Nôm được một bài thơ vừa Ý !

 

SỰ TÍCH VỀ ĐÁ VỌNG PHU :

 

         Hòn Vọng Phu là chỉ những Hòn Đá có hình thù giống như là người thiếu phụ đứng chờ chồng, có chỗ còn có thêm hình dáng của đứa bé được ẵm trên ta. Dường như khắp nơi trên thế giới đều có, nhưng đi sâu ào lòng người, ào dân gian, thì chỉ ở Việt Nam à Trung Hoa mà thôi, có lẽ do lễ giáo phong kiến của Nho Gia muốn đề cao Tiết Hạnh của người phụ nữ mà ra chăng ?!
       Ở Việt Nam ta trước đâ nổi tiếng nhất là ở Đồng Đăng đã đi ào dân gian ới câu ca dao bất hủ :
              Đồng Đăng có phố Kì Lừa,
           Có nàng TÔ THỊ, có chùa Tam Thanh.
      Rất tiếc là hình tượng TÔ THỊ VỌNG PHU đã bị ỡ nát năm 1991 à một tượng bằng... Xi-Măng được tha ào... Ngoài ra, ta còn có :


* Hòn vọng phu trên đỉnh núi Bà, Bình Định, Việt Nam
* Hòn vọng phu trên đỉnh núi M'drak, Đắk Lắk
* Hòn vọng phu trên đỉnh núi Nhồi, Thanh Hoá
* Hòn vọng phu bên bờ khe Giai, bản Cơ Lêc, Nghệ An. Ca dao Việt Nam có câu:


                     Ngước mắt nhìn sang

                     Đá vọng phu ôm con trán ướt

                     Mắt đăm đăm nhìn nước sông Giai...

 


        Còn ở Trung Hoa thì có :
     
▪Vọng Phu Sơn ở huyện Điện Bạch tỉnh Quảng Đông.
▪Vọng Phu Sơn ở TP Xích Bích tỉnh Hồ Bắc.
▪Vọng Phu Sơn ở Thái Sơn thuộc TP Thái An tỉnh Sơn Đông.


        Vì vậy, mà Trung Hoa cũng có rất nhiều truyền thuyết về Hòn Vọng Phu, xin được giới thiệu 2 truyền thuyết sau :

 

TRUYỀN THUYẾT THỨ NHẤT :
               Đời Tề Tuyên Vương của thời Chiến Quốc ( 320-302 trước Công Nguyên ), có một đôi vợ chồng trẻ, vừa mới kết hôn 3 ngày thì công sai của vua Tề bắt chú rể sung vào quân ngũ đưa ra sa trường đánh giặc. Nàng dâu mới đang ân ái mặn nồng chợt phải xa chồng khóc đến chết đi sống lại... những mong bạch đầu giai lão, nào ngờ phút chốc lại phải phân ly. Quá nhớ thương chồng nên mỗi ngày đều lên núi đứng ngóng trông, mong đợi chồng trở lại....Dần dần ngày lại qua ngày, năm lại qua năm, mặc cho mưa rơi nắng chiếu, mặc cho gió cuốn tuyết rơi... lâu ngày hóa đá, đứng sừng sững giữa trời mà mong đợi chồng về.

              Truyền thuyết trên đây chỉ tượng đá trên Vọng Phu Sơn của tỉnh Sơn Đông, nhưng có thuyết lại cho rằng đây chính là màng Mạnh Khương Nữ đứng ngóng trông chồng trước khi khóc sập Trường Thành của Tần Thủy Hoàng.

 

TRUYỀN THUYẾT THỨ HAI :

  

              Đây là truyền thuyết mà dân gian thích kể cho nhau nghe nhất là : Tôn Phu Nhân khóc trông Lưu Bị đời Tam Quốc.
       Sau khi hay tin Lưu Bị thất trận và chết ở thành Bạch Đế, Tôn Thượng Hương ( nhũ danh của Tôn Phu Nhân ) đã khóc hết nước mắt và hạ quyết tâm tìm chồng ở dưới cửu tuyền. Xuất phát từ kinh đô nước Ngô với đầy đủ nhang đèn dầu hương, hễ đến núi nào cũng leo lên trông ngóng cúng tế kêu tên Lưu Bị mà khóc, vượt qua trên ngàn dặm đường, đến Hoa Dung Đạo thuộc Hoa Dung Huyện hiện nay, ráng leo lên tới đỉnh núi thì đã mệt lã, nhưng vẫn bày đồ cúng tế và khóc lóc thảm thương, tay bám và bấm đứt hết những lá trúc chung quanh, cho nên đến ngày hôm nay, tất cả những lá trúc trên núi nầy đều còn có phân nửa mà thôi ! khi xuống núi đến Đão Mã Nhai nơi mà Quan Vân Trường đã tha cho Tào Tháo, thấy phía trước mặt là Trường Giang cuồn cuộn, bèn ...

                          Đem mình gieo xuống giữa dòng Trường Giang...
        Dân chúng thương cho sự tiết liệt chung thủy của Phu Nhân, nên lập miếu ở ven sông mà thờ. Vì Lưu Bị là Vua nên mới gọi là Nương Nương Miếu. Đỉnh núi mà Phu Nhân khóc Lưu Bị gọi là Đỉnh Vọng Phu.

 Các bản dịch khác:

 NÚI VỌNG PHU

Trông ngày ngày bóng chàng đâu tá ?

Tưong  tư người , hoá đá trơ vơ .

Ngàn năm đứng mãi trông chờ ,

Tưởng chừng nỗi nhớ , mơ hồ mới đây !

 

                      Mailoc phỏng dịch 

                        Cali 6-6-14 ( le jour très long ! )

 

 

HÒN VỌNG PHU

Mòn mỏi đợi chờ bao tháng năm

Biến thành tượng đá, vẫn hoài trông

Trơ vơ mãi đứng trong sương tuyết

Chờ đến khi nao gặp được chồng !

               Phương Hà phỏng dịch

 

____________________________________________________________________________________________ 

 

LỄ CHA

Đỗ Mục - Đỗ Chiêu Đức - Phạm Khắc Trí - Kim Oanh - Mailoc -THÁI THUẬN

Ta thường gọi ngày LỄ MẸ là NGÀY HIỀN MẪU, nên khi đến ngày LỄ CHA thì rất nhiều người theo thói quen, thay chữ MẪU bằng chữ PHỤ, và gọi ngày Lễ Cha bằng NGÀY HIỀN PHỤ !!!...


            Ngày Lễ Cha, Father's Day, không thể gọi là ngày HIỀN PHỤ được, vì Hiền Phụ 賢婦 là VỢ HIỀN, chớ không phải CHA HIỀN. Muốn nói Cha Hiền thì phải gọi là TỪ PHỤ 慈父, lấy trong thành ngữ " Phụ Từ Tử Hiếu 父慈子孝 ", tương đương trong tiếng Nôm ta là " Cha Hiền Con Thảo ". Trong gia đình Phong Kiến ngày xưa, người Cha luôn luôn nghiêm khắc và nghiêm cẩn trong mọi hành vi cũng như sinh hoạt của gia đình, nên còn được gọi là NGHIÊM ĐƯỜNG, NGHIÊM PHỤ. Lời dạy của Cha thì gọi là NGHIÊM HUẤN, như trong Truyện Kiều, khi Thúc Ông bắt Thúc Sinh phải bỏ cô Kiều, cụ NGUYỄN DU đã viết :


                           Thấy lời NGHIÊM HUẤN rành rành,
                           Đánh liều sinh mới lấy tình nài kêu.


Nhưng bây giờ mà ta gọi như thế thì nghe Nghiêm khắc và xa rời con cháu quá ! . Còn một từ dùng để gọi cha ngày xưa nữa là XUÂN ĐƯỜNG ( còn đọc là THUNG ĐƯỜNG ) 椿堂. Theo sách Trang Tử, chương Tiêu Dao Du, thì XUÂN 椿 là loại cây cao bóng cả, tàng lá sum xuê, có tám trăm năm là mùa xuân, tám trăm năm là mùa thu, nên được dùng để ví với người cha là cột trụ chống đỡ và che chở cho gia đình. Khi cô Kiều khuyên Thúc Sinh về thăm Hoạn Thư, thì chàng mới...


                           Rạng ra trình lại XUÂN ĐƯỜNG,
                          Thúc Ông cũng vội khuyên chàng qui gia.


          Sẵn trình bày luôn về từ dùng để chỉ Mẹ là HUYÊN ĐƯỜNG 萱堂. HUYÊN 萱 là một loài thảo mộc được trồng trong nhà như cây Trường sinh, lá thon dài, nở hoa màu vàng và cho hương thơm dìu dịu, ăn được, ta thường gọi là Hoa KIM CHÂM, dùng để chỉ sự dịu dàng của người mẹ. Nên ta có từ gọi chung CHA MẸ là XUÂN HUYÊN. Khi hay tin Kiều đã bán mình chuộc cha, Kim Trọng đã vật vã khóc than đến nỗi " Máu theo nước mắt, hồn lìa chiêm bao ", khiến cho :


                            XUÂN HUYÊN lo sợ xiết bao,
                            Hóa ra khi đến thế nào mà hay !


            Xin được trở lại và nói thêm  về từ HIỀN PHỤ là VỢ HIỀN ;
            HIỀN 賢 : Ngoài nghĩa trái với Dữ, là HIền Thục ra.  Hiền còn có nghĩa là GIỎI GIANG.  Ví dụ : Hiền Thần là Bề tôi giỏi để phò Vua giúp nước . Hiền Tài là người có Tài Giỏi và đây cũng là một chức sắc Giỏi Giang trong Cao Đài Giáo.
            PHỤ 婦 : Đây là kiểu chữ HỘI Ý, được ghép bởi bộ NỮ 女 bên trái là Cô Gái, và chữ TRỮU 帚 bên phải là Cây Chổi. Hàm Ý là Cô gái mà cầm cây chổi ( để quét dọn nhà cửa )  là đã trở thành người chủ của gia đình rồi, đã kết hôn rồi, nên PHỤ là Đàn Bà, là Người Vợ. Vì thế mà HIỀN PHỤ là VỢ HIỀN.  PHỤ NỮ là chỉ chung tất cả CÁC BÀ CÁC CÔ có chồng hoặc " chổng chừa " !. PHU PHỤ là Vợ Chồng. Hồi nhỏ thường hay nghe Má tôi hát ru em như thế nầy :
                                 Sông dài cá lội biệt tăm,
                  Phải duyên PHU PHỤ ngàn năm em cũng chờ !
   Nên...
           HIỀN PHỤ : Chẳng những chỉ người đàn bà hiền thục, mà còn chỉ người đàn bà giỏi giang " Tướng phu giáo tử " : Giúp đỡ chồng và nuôi dạy con cái.
          Trong văn chương không thiếu những áng văn những bài thơ ca tụng mẹ hiền, có thể sự dịu dàng hòa ái của bà mẹ gần gũi với con cái hơn là bộ mặt lúc nào cũng " Lập nghiêm " của ông cha. Cha thì lo việc lớn hơn, ngoài việc duy trì và nuôi sống gia đình, lắm ông còn phải chăm lo việc nước, việc ngoài xã hội... Nhưng cũng có những người cha có máu " giang hồ ", thích lang bạt rày đây mai đó... Ta hãy cùng đọc một bài Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt của Đỗ Mục đời Đường để thắm thía hơn với cái máu " giang hồ " của các ông cha ngày trước...

 

                                歸家                           QUY GIA
                          稚子牽衣問,            Trỉ tử khiên y vấn
                          歸來何太遲。            Quy lai hà thái trì ?

                          共誰爭歲月,            Cộng thùy tranh tuế nguyệt
                          贏得鬢如絲。            Doanh đắc mấn như ti
                                          杜牧                                               Đỗ Mục

 

Thích nghĩa :
                      QUY là về, GIA là nhà, QUY GIA là Về Lại Nhà.
   1. Câu 1 : Trỉ là non, Tử là Con. TRỈ TỬ : không phải là con non mà là Con Thơ. Khiên : là nắm , là níu, là dắt. Y là Áo, Vấn là Hỏi. Nghĩa toàn câu là :
                     " Con thơ níu áo hỏi "
   2. Câu 2 : Quy là Về, LAI là Xu hướng Động từ, chỉ sự di chuyển gần đến người viết hoặc nói. QUY LAI là Về lại, là Về " đây ". QUY KHỨ là Về " đi "(
          KHỨ chỉ di chuyển Xa người nói hoặc viết ). Hà là Sao?. Thái là Quá
 .        Trì là Trễ, muộn. Nghĩa cả câu :

                      " Sao muộn quá mới về nhà ? ".


   3. Câu 3 : Cộng là cùng, chung. Thùy là Ai? Tranh là dành, giựt. Tuế là Tuổi, là Năm. Nguyệt là Tháng. Nghĩa cả câu : Cùng với ai dành giựt năm
                       tháng, ý nói :

                    " Cùng với ai sống đua chen trong những năm tháng đó ?."


   4. Câu 4 : Doanh là Lời, thắng, Ăn, thu hoạch. Đắc là được. Mấn là Tóc mai .Như là giống, giống như. Ti là Tơ. Nghĩa cả câu :

                               ( chỉ ) lời được hai
                                bên tóc mai trắng như tơ.


Diễn nôm : 

                                       VỀ LẠI NHÀ


                                   Con thơ trì áo hỏi
                                   Sao đi mãi đến giờ ?
                                   Cùng ai ngày tháng ấy
                                   Mà tóc đã bạc phơ !


Lục bát :
                                Con thơ níu áo hỏi ba
                                Đi sao lâu quá, bỏ nhà bỏ con !
                                Cùng ai ngày tháng mõi mòn ?
                               Sương pha tóc trắng chẳng còn như xưa !

 

             Hai câu đầu là lời chất vấn, thắc mắc, thơ ngây nhưng lắc léo của con thơ. Nhưng hai câu sau... Hình như là lời than van, oán trách, khúc mắc, thở than của bà... nội tướng đã biết bao ngày khoắc khoải, mòn mõi đợi chàng về !.

 

             Trong ngày LỄ CHA, mong rằng các ông cha luôn luôn trân quí sự sum họp và tình cảm gia đình để gắn bó hơn với con cái và các thành viên trong đó , nhất là với người đầu gối tay ấp, sao cho...


                              Một nhà sum họp trúc mai,
                      Càng sâu nghĩa bể càng dài tình sông !

                                                                   (  Truyện Kiều )

 

                                                                                     Đỗ Chiêu Đức.

PHẠM KHẮC TRÍ: 

 Qui Gia

Đỗ Mục (803 - 852)

Trĩ tử khiên y vấn

Qui gia hà thái trì

Cộng thùy tranh tuế nguyệt

Doanh đắc mấn như ti

Dịch Xuôi : Trở Về 

Mây Tần - PKT- 06/02/2014

Cháu con níu áo mừng thăm hỏi 

Sao ông trở về nhà quá muộn vậy ông

Ừ nhỉ , ta đã cùng ai đua tranh quên năm tháng

Để lời được gì ngoài hai bên tóc mai, giờ đã trắng như tơ?

Qui Gia

Mây Tần - PKT- 06/02/2014

Con cháu níu áo hỏi ,

Sao về muộn vậy ông .

Tháng, năm qua được, mất ?

Cười tóc mai như bông.

 

KIM OANH:

Quay Về 

 

Níu áo con thơ thỏ thẻ

Ba đi lâu quá bỏ trẻ xa quê

Kẻ mòn mỏi đợi người về?

Còn đâu xuân thắm tóc thề trắng pha

 

Kim Oanh

3/6/2014 

MAILOC: 

Núi Vng Phu

Đu non hóa đá sm chiu đi ,

No nào gp li hi chàng ơi !

Năm năm nguyt di chân tri ,

Sóng dn hn ln mây trôi chiu tà .

Sương rơi rơi lòng hoa l nh ,

Ly bit tình khói c vn vương  .

Tương tư ví biết nàng Tương ,

Đàn su chng tiếc my đường cùng nghe .

                           Mailoc phng dch . 

THƠ THÁI THUẬN:Vọng Phu Sơn

Nối tiếp Góc VIỆT THI, sau VỌNG PHU THẠCH của NGUYỄN DU và CAO BÁ QUÁT, xin kính mời tất cả cùng đọc tiếp VỌNG PHU SƠN của THÁI THUẬN...


       望夫山                      VỌNG PHU SƠN


化石山頭幾夕曛,  Hóa thạch sơn đầu kỉ tịch huân, 
傷心無路更逢君。  Thương tâm vô lộ cánh phùng quân. 
天崖目斷年年月,  Thiên nhai mục đoạn niên niên nguyệt 
江上魂消暮暮雲。  Giang thượng hồn tiêu mộ mộ vân. 
青淚一般花露滴,  Thanh lệ nhất ban hoa lộ trích, 
離情萬種草煙雰。  Ly tình vạn chủng thảo yên phân. 
湘妃若識相思苦,  Tương Phi nhược thức tương tư khổ, 
不惜哀絃寄予聞。  Bất tích ai huyền kí dữ văn.
                     蔡 順                                                           Thái Thuận.

 

DỊCH NGHĨA :
                                   NÚI VỌNG PHU
             Đã biết bao buổi chiều tà nung nấu đến nỗi phải hóa đá trên đầu núi, Quả đáng thương tâm vì không còn đường nào để gặp lại chàng được nữa ! Năm năm cứ mãi nhìn mút con mắt cái vầng trăng ở phía chân trời, và mỗi chiều chiều hồn mộng cứ vẩn vơ theo những đám mây ở ven sông. Những giọt lệ màu xanh nhễu xuống như những giọt sương rêu, còn tình ly biệt thì tản mạn như hơi khói bốc lên từ cỏ dại. Nàng Tương Phi nếu biết được là tương tư sẽ phải khổ sở như thế nầy, thì chắc cũng không tiếc chi những tiếng tơ ai oán mà không gởi cho nhau nghe !

 

CHÚ THÍCH :
        TƯƠNG PHI OÁN 湘妃怨 là tên bài thơ của Trịnh Tiều đời Tống, thông qua việc tả Tương Phi để gởi gấm tâm sự ai oán của mình. Một tài liệu khác...
        TƯƠNG HOÀN trong lúc được Vua sủng ái, lại khuyên Vua chia đều ơn vũ lộ với những cung tần khác, nhưng lại muốn Vua luôn đến để nghe mình đàn bài từ được phổ nhạc của TÀO HUÂN đời Tống là : Vũ tiêu tiêu hề Động Đình, Yên phi phi hề Hoàng Lăng. ( Mưa rả rít kìa Động Đình, khói mơ màng nọ Hoàng Lăng ! ).
        TƯƠNG PHI OÁN còn là tên của một ca khúc đời NGUYÊN ( NGUYÊN KHÚC ) tả việc oán hận tương tư của một cung nhân thương nhớ Vua như CUNG OÁN NGÂM KHÚC của ta vậy.

 

DIỄN NÔM :


                      NÚI VỌNG PHU


            Bao chiều hóa đá đứng đầu non,
            Gặp lại người xưa mộng hết còn.
            Mút mắt chân trời trăng đã bạc,
            Tiêu hồn mặt nước dạ chưa tròn.
            Lệ nhòa sắc biếc trông sương khói,
            Tình quyện màu mây ngóng mõi mòn.
            Nếu biết tương tư càng chuốc khổ,
            Tương Phi chẳng tiếc gởi lòng son.


                                                         Đỗ Chiêu Đức. 

 

 

_____________________________________________________________________________________________________________ 

 

 Thơ TRƯƠNG HỖ: Đề Kim Lăng Độ

Thơ LÊ MINH PHÁN: Vọng cố hương 

_______________________________________________________________________________ 

Cuối tuần...

 

              Xin được giới thiệu đến với QUÝ THẦY CÔ, QUÝ ĐỒNG MÔN và CÁC EM HỌC SINH thân mến 2 bài thơ : Một của Thi nhân đời ĐƯỜNG : TRƯƠNG HỖ 張祜 ( hay bị đọc sai thành TRƯƠNG HỰU 張祐 ), một của Thi nhân đời NAY : LÊ MINH PHÁN, Giáo Sư, Cựu học sinh Trung Học Phan Thanh Giản & Đoàn Thị Điểm Thành Phố Cần Thơ Việt Nam. Xin mời đọc...

 

A. BÀI THỨ NHẤT :


     題金陵渡                            ĐỀ KIM LĂNG ĐỘ

金陵津渡小山樓,               Kim Lăng tân độ tiểu sơn lâu,
一宿行人自可愁.               Nhất túc hành nhân tự khả sầu.
潮落夜江斜月裡,               Triều lạc dạ giang tà nguyệt lí,
兩三星火是瓜州.               Lưỡng tam tinh hỏa thị Qua Châu.
                      張祜                                                      Trương Hỗ


CHÚ THÍCH :
   1. KIM LĂNG TÂN ĐỘ : là Bến Đò KIM LĂNG nằm cạnh TP.Trấn Giang thuộc tỉnh Giang Tô ngày nay. KIM LĂNG ở đây không phải chỉ TP. Nam Kinh.
    TÂN là Bờ Sông, Bến Sông.  ĐỘ là Bến Đò.
    TÂN ĐỘ là Từ kép dùng để chỉ Bến Đò, Bến Phà.

    2. TÚC 宿: là Ở. là Ngủ qua đêm : như TÁ TÚC chẳng hạn. NHẤT TÚC : là Hễ ngủ qua đêm ở cái... Tiểu sơn Lâu như trong câu một.
    3. HÀNH NHÂN : là Người đi xa nhà, là Khách trọ.
    4. TỰ KHẢ SẦU : là Tự mình có thể sầu được, Ý nói : Cứ tự do mà sầu cho thoải mái !
    5. TRIỀU LẠC : Nước Thủy triều rớt xuống, là Nước Ròng.
    6. TINH HỎA 星火 : TINH là Sao trời, HỎA là Lửa, là Đèn đóm. TINH HỎA : TINH được sử dụng như Hình dung từ bổ nghĩa cho chữ HỎA ở phía sau, nên TINH HỎA là Những ĐÈN ĐÓM lập lòe như những vì sao trời, chớ không phải SAO TRỜI như là những đóm lửa.  

 


 

NGHĨA BÀI THƠ :

                                 CẢM ĐỀ BẾN ĐÒ KIM LĂNG
        Trên cái lầu nhỏ cao cao trên triền núi của bến đò Kim Lăng, khách trọ qua đêm ở đây tự nhiên sẽ cảm thấy có một nỗi buồn len nhè nhẹ vào lòng. Trong cảnh đêm khi nước thủy triều đang xuống dưới ánh trăng mờ nghiêng nghiêng mờ chiếu, thấp thoáng hai ba đóm lửa đèn nhà ai như những vì sao lạc kia, chính là bến đò Qua Châu đối diện đó vậy !

 

DIỄN NÔM :
                             Kim Lăng bến nước cạnh đồi cao,
                             Lữ khách qua đêm tự cảm sầu.
                             Triều xuống trăng mờ chênh chếch chiếu,
                             Lặp lòe đóm lửa ấy Qua Châu !
                                                                           Đỗ Chiêu Đức.

 

A . BÀI THỨ NHÌ :

 

                 望故鄉                                 VỌNG CỐ HƯƠNG


          寧橋日暮上高樓,                Ninh Kiều nhật mộ thướng cao lâu,

          一觸離人自感愁.                Nhất xúc ly nhân tự cảm sầu.

          潮落望江思故里,                Triều lạc vọng giang tư cố lí,
          過江歸客滿江頭。             Quá giang quy khách mãn giang đầu !


                                黎明判                                                     Lê Minh Phán.

 

CHÚ THÍCH :
    1. NINH KIỀU : là Bến Ninh Kiều, một bến nước và là một thắng cảnh của TP Cần Thơ VN.
    2. NHẤT XÚC : Hễ chạm đến, ở đây có nghĩa là : Hễ tiếp xúc với, hễ nhìn đến ngắm đến.
    3. VỌNG GIANG : Ngắm cảnh trên sông nước.
    4. CỐ LÝ : CỐ là Cũ, LÝ là Làng Quê. CỐ LÝ là Quê Xưa, Quê Cũ, Quê Nhà.

 

DỊCH NGHĨA :


           Trời chiều lên lầu cao để ngắm bến Ninh Kiều, vừa tiếp xúc với cảnh trí thì đã khiến người xa quê tự cảm thấy buồn vời vợi , nhìn nước thủy triều xuống mà nhớ đến quê nhà, nhất là nhìn thấy khách qua phà để về quê lũ lượt chen chút đầy cả hai bên đầu sông.


 DIỄN NÔM :

 

                                   NHỚ QUÊ
                    Chiều xuống Ninh Kiều lên gác cao,
                    Khách xa ngắm cảnh dạ nao nao.
                    Nhớ quê vời vợi nhìn con nước,
                    Lũ lượt sang phà khách vội sao !


                                                         Đỗ Chiêu Đức. 

 


        Dưới đây là bài ĐỀ KIM LĂNG ĐỘ được tìm thấy trên mạng Google, chép lại để mọi người cùng tham khảo...

 


題金陵渡
張祜

金陵津渡小山樓
一宿行人自可愁
潮落夜江斜月裡
兩三星火是瓜州

 

Ðề Kim Lăng độ

Kim Lăng tân độ tiểu sơn lâu
Nhất túc hành nhân tự khả sầu
Triều lạc dạ giang tà nguyệt lý
Lưỡng tam tinh hỏa thị Qua Châu

                                     Trương Hỗ

 

Dịch nghĩa

Ðề thơ bên bến Kim Lăng

 

Ngồi trong gác nhỏ bên bến đò giữa cảnh núi sông

Khách trọ cảm thấy âu sầu
Dưới cảnh trăng tà đêm khuya nghe tiếng sóng thuỷ triều dào dạt
Ngẩn nhìn lên xa xa, nơi lốm đốm sao mờ kia là Qua Châu .

 

Dịch thơ:

Ðề thơ bên bến Kim Lăng

 

   Kim Lăng quán nhỏ bến giang đầu

Ðêm trọ khách xa chớm mối sầu
              Ngóng nước triều dâng trăng chếch bóng

Sao mờ lấm tấm ấy Qua Châu .

 

Chú Thích

Kim Lăng: Tên đất
Qua châu: Tên đất

Trên bước đường lưu lạc, đêm ngủ trọ bên bến đò Kim Lăng, ngồi giữa cảnh đất trời buồn tẻ này, một nỗi buồn xa quê từ từ, nhẹ nhẹ dấy lên trong lòng. Trong tiếng rì rào của nước thủy triều và trong bóng mờ của bóng trăng tàn giữa đêm khuya khoắt, bên lưng trời xa kia, A...nơi lấm tấm đốm sao trời ... đó là Qua châu, quê ta!

 

                                                          Nguyễn Hữu Vinh dịch và bình

_________________________________________________________________________________________________________________ 

 

ẨM TỬU KHÁN MẪU ĐƠN

 

                     Phong lưu tài tử đa xuân tứ,
                     Trường đoản Tiêu nương nhất chỉ thư...


          Đó là ngày xưa kìa ! Còn bây giờ thì hết rồi ! Tóc đã bạc, mắt đã mờ, lưng đã còng, chân đã mõi.... " Phong lưu tài tử " đã thành " Đa bệnh lão nhân " rồi ! Cả cỏ cây hoa lá cũng chê già rồi ! Ta hãy cùng đọc bài thơ của Lưu Vũ Tích sau đây để càng thấm thía hơn với " cái già sồng sộc " đã đến trên đầu....

 

唐郎中宅与诸公同饮酒看牡丹
Đường Lang Trung trạch dữ Chư Công đồng Ẩm Tửu Khán Mẫu Đơn.


今日花前飲,   Kim nhựt hoa tiền ẩm,
甘心醉數杯。
   Cam tâm túy sổ bôi.
但愁花有語,
   Đản sầu hoa hữu ngữ,
不為老人開。
   Bất vị lão nhân khai !.
                                                  Lưu Vũ Tích.

 

 Chú Thích :
        1. Ẩm : là Uống, khi đứng có một mình không có túc từ theo sau thì là UỐNG RƯỢU, là NHẬU.
        2. SỔ
: Chữ nầy có 2 cách đọc và 3 nghĩa chính, như sau :
             Đọc là Số : là Danh từ  có nghĩa là Con Số. Vd : Số Lượng.
             Đọc là Sổ : Nếu là Động từ, có nghĩa là Đếm.
                               Nếu là Tính từ chỉ số lượng ( Adjactif Numero 
                               Cardino ) thì có nghĩa là Vài, Một Vài. Đây là 
                               nghĩa trong bài : Cam tâm túy Sổ Bôi. là " Cam
                               lòng uống thêm VÀI LY cho say ".
        3. Đản
: là Liên từ, có nghĩa là Nhưng. Ở đây là 
                             Giới từ , có nghĩa là Chỉ, Chỉ...Vì...
                             " Đản sầu hoa hữu ngữ ", có nghĩa :
                             Chỉ buồn Vì nếu hoa biết nói !
        4. VI 
Có 2 âm đọc :
                       Đọc là VI , là Động từ, có nghĩa là Làm, Vd: Thanh 
                                       tịnh vô VI.
                       Đọc là VỊ , là Phó từ, có nghĩa là VÌ. Đây là nghĩa 
                        trong bài " Bất Vị lão nhân khai ", có nghĩa : Không Vì
                        người già mà nở !


  Dịch nghĩa :
                   Cùng các bạn già uống rượu ngắm Mẫu đơn ở nhà ông 
                    Lang Trung họ Đường.
           Hôm nay, chúng ta cùng nhau uống rượu trước hoa, cũng rất cam lòng mà ( vì hoa ) uống thêm vài chén nữa để say cùng hoa. Chỉ cảm thấy buồn vì nếu hoa mà biết nói, sẽ bảo rằng : " Hoa tôi chẳng phải vì các lão già như ông mà nở đâu ! ". Vậy thì hoa nở vì ai đây ?!....

 

Diễn nôm :
                       Hôm nay nhậu trước hoa,
                       Say khướt chẳng sao mà !
                       Chỉ phiền hoa biết nói :
                      " Chẳng nở vì ông già ! "

 

 Lục bát :
                       Trước hoa uống rượu hôm nay,
                       Cam tâm quá chén có say cũng là
                       Chỉ buồn hoa biết kêu ca :
                     " Hoa tôi chẳng phải nở vì già đâu ! "
                                                              Đỗ Chiêu Đức.

 

 

Bài dịch rất hay. Thân gửi bài dịch tiếp.

 

Trước hoa nâng chén rượu đầy

Hương thơm nồng thắm men say chan hòa

Buồn :  hoa biết nói sẽ la

Hoa tôi đâu nở cho già mấy ông

                                                     Trầm Vân

 

Uống Rượu Ngắm Hoa

 

Ngắm hoa rượu chén ngà say

Hương thơm nồng thắm vị cay chẳng màng

Thoáng buồn hoa chỉ phàn nàn:

“Hoa đây chẳng nở vì chàng già nua”

 

                                                     Kim Oanh

 

UỐNG RƯỢU DƯỚI HOA MẪU ĐƠN

 

Say chén rượu nồng, vui dưới hoa

Hoa khoe sắc thắm, rượu chan hòa

Đừng quan tâm đến lời hoa nói:

" Ta chẳng nở vì các lão gia ! "

 

                                           Phương Hà

 

   Uống Rượu Xem Hoa

 

Nay bên hoa bồ đào ta nhấp ,

Cạn vài ly đã thấy ngà ngà .

Ngại ngần hoa nói trắng ra ,

Hoa nầy đâu nở cho già thưởng đâu .

                                                Mailoc

 

Kính Anh ĐCĐ và các th "vườn thơ than"

Cuối tuần nhận được bài dịch thơ người xưa của các bạn,đó là một niềm vui chữ nghĩa.

Trong long cảm kích lắm,nên cũng nặn óc suy nghĩ để vui chơi cùng các bạn.Song Quang

 

                                   Y  ĐỀ

 

                     Trước hoa,cạn chén vài chung rượu

                     Dù có say men cũng được mà !!

                     Phiền chi hoa lại kêu la ??

                     "Tôi đâu có nở vì già ông đâu !"

 

  Giận long lắm,nên SQ có trả lời lại như sau.Mong các th tha lỗi cho lão già nhé

 

                      Đang cũng ngà say vì chén rượu

                     Chơt nghe :"Hoa nở chẳng tại già"

                     Giận lòng ra bẻ nụ hoa

                     "Cớ sao trêu trước mắt ta làm gì ??

 

                                       SONG QUANG

 

 

MẠN ĐÀM CUỐI TUẦN

 

        Nhân bản dịch Bài thơ VÔ ĐỀ nổi tiếng nhất của LÝ Thương Ẩn  như sau :   

 

                                      VÔ ĐỀ.
                    Khó gặp được nhau khó cách xa,
                    Gió xuân bất lực héo ngàn hoa.
                    Tầm kia đến thác tơ còn vướng,
                    Nến nọ tàn canh lệ chửa nhòa.
                    Trước kính sầu sao làn tóc trắng,
                    Thâu đêm ngâm mãi ánh trăng lòa.
                    
Bồng Lai chẳng phải đường La Mã,
                    Nhờ cánh chim xanh dọ lối qua.


                                                           Đỗ Chiêu Đức.

 

          Có anh bạn thắc mắc, góp Ý với ĐCĐ là : " Trong thơ Đường sao lại có "" Đường LA MÃ " vậy ?! . Làm cho người đọc thấy bở ngở, vì cứ nghĩ LA MÃ là của Thiên Chúa Giáo ở Châu Âu, rất xa lạ với Bồng Lai và Chim Xanh của văn học đời Đường !!! ".


          Sự thật là khi hạ câu : " Bồng Lai chẳng phải đường La Mã," tôi chỉ muốn diễn cái Ý  " Bồng Lai thử khứ vô đa lộ " ( Từ đây đi đến Bồng Lai chẳng có nhiều đường đâu ! ), không phải như câu " Đường nào cũng về LA MÃ cả ! " để diễn cái Ý hiếm hoi của " Đường đến Bồng Lai " cho MỚI LẠ một chút mà thôi !  Chớ không có Ý kéo Thiên Chúa Giáo vào Bồng Lai gì cả ! Sự thật thì Đông Tây cũng khó mà Gặp gỡ và Hòa hợp với nhau cho được, nhất lại là trong Quá Khứ ! Tôi chỉ muốn đưa cái Ý Mới Lạ để " Thay đổi không khí " mà thôi, chớ không có Ý đề cập đến tôn giáo gì cả !.

 

          Thôi thì, của Đông sẽ trở về với Đông, tôi sẽ mượn Ý của 2 câu thơ trong Tăng Quảng Hiền Văn để dịch 2 câu thơ cuối nầy vậy....

 

                       但有綠楊堪繫馬,處處有路透長安


                      " Đản hữu lục dương kham hệ mã,
                          Xứ xứ hữu lộ thấu Tràng An ! "
   ( Chỉ cần có dương liễu xanh để buộc ngựa khi nghỉ ngơi và nhánh liễu mền để làm roi ngựa, thì nơi nào cũng có đường đưa đến Trường An cả ! ).


       2 câu thơ chót của bài thơ VÔ ĐỀ sẽ được dịch như sau  :

 

                         Bồng Lai nào phải Trường An lộ,
                         Nhờ cánh chim xanh dọ lối qua !   

 

          Cũng trong bài thơ VÔ ĐỀ nổi tiếng nầy, còn có một câu Bất Hủ với thời gian và với Văn học Việt Hoa, đó là câu :

 

                          

                Xuân tàm đáo tử ti phương tận,
       là : " Con tằm đến chết mới hết nhả tơ " mà ...

 

            Thúc Sinh đã mượn NÓ để than vản với Thúy Kiều khi Hoạn Thư... " phải buổi vấn an lại nhà " là :


         " Dù cho sông cạn đá mòn,
           Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ ! ".


       Trong văn học Việt Nam, ngoài TƠ TẰM, ta còn có TƠ NHỆN như :
           Buồn trông con nhện giăng tơ,
           Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai ?!
       Nhưng.....
           Tằm vương tơ nhện cũng vương tơ,
           Mấy đời tơ nhện được như tơ tằm ?!

 

           Còn một thứ tơ nổi tiếng trong tình Yêu nữa, đó là TƠ LÒNG... Trong Lòng NÀO có TƠ ? Thưa, tròng lòng của củ Sen, Cọng Sen và Ngó Sen. Khi ta bẻ, mặc dù cọng sen đã gãy đôi, nhưng trong LÒNG của 2 đầu cọng sen vẫn còn vướng mấy sợi TƠ chưa có dứt hẵn. Trong Văn học Cổ có thành ngữ : NGẪU ĐOẠN TY LIÊN  藕斷絲連. NGẪU là Củ Sen, ĐOẠN là đứt, TY là Tơ, LIÊN là dính liền. Chỉ Củ sen mặc dú đã đứt, nhưng những sợi tơ trong đó ẫn còn dính liền . Thường dùng để chỉ cặp đôi yêu nhau khi đã chia tay, hoặc vợ chồng mặc dù đã li dị, nhung vẫn còn vương vấn, dan díu nhau, như Cô Kiều khi đã về với Từ Hải rồi, nhưng trong thâm tâm vẫn còn nhớ tới Kim Trọng, Cụ Nguyễn Du đã hạ 2 câu thật hay là :

 

                        Tiếc thay chút nghĩa cũ càng,
                        Dẫu lìa NGÓ Ý  còn vương TƠ LÒNG ! 

 

             Còn trong Văn học Mới thì TƠ LÒNG là Tiếng Tơ Lòng, là Tiếng đàn phát xuất từ sự rung động của con tim như Nhạc Sĩ NGUYỄN VĂN TÝ đã viết lời ca rất hay cho bản nhạc DƯ ÂM rất nổi tiếng của ông là :
         " Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ.... " .

 

           Trong Văn học VN là thế, còn đối với Văn học Trung Hoa thì Bài thơ VÔ ĐỀ nầy còn một câu nổi tiếng không thua câu " Xuân tàm đáo tử ti phương tận " chút nào cả, đó chính là câu :


                         

              Tương kiến thời nan biệt diệc nan,
  ( gặp nhau đã khó rồi, chia tay nhau lại càng khó hơn ).


     ... để tả cảnh nam nữ ngày xưa cũng như nay, có duyên gặp được nhau đã khó rồi, đến lúc phải chia tay lại càng lưu luyến khó nỗi rời xa  !...
         Trong phim' TÂY DU KÝ " nổi tiếng của Trung Quốc, khi diễn tả cảnh nàng nữ vương của Nữ Vương Quốc lưu luyến bịn rịn khi phải tiễn Đường Tam Tạng lên đường tiếp tục đi thỉnh kinh, đạo diễn đã cho phát bản nhạc nền có câu hát đầu tiên là :


       ...
相見時難別亦難... Tương kiến thời nan biệt diệc nan...  tình tứ và xúc động biết bao nhiêu !!!
       ...........................
                                                                        Đỗ Chiêu Đức.                   

 

 

Thanh minh trong tiết tháng ba
 Lễ là tảo mộ , hội là đạp thanh


          Một năm có 4 mùa, mỗi tháng có 2 tiết, Thanh Minh 清明 là tiết đầu của tháng 3, thường nằm ở cuối tháng 2 và giữa tháng 3 trở lại. Tiết Thanh Minh năm nay nhằm vào ngày 6 tháng 3 ( Thứ Bảy , 5 tháng Tư dương lịch  2014 ). 
          Thanh
là trong, Minh  là sáng. Tiết Thanh Minh 清明節 là ngày tiết trời trong sáng của cuối xuân sau những ngày mưa xuân phơi phới làm lạnh lẽo lòng người !. Sau những ngày rét mướt của mùa đông, thì đây là dịp để ra thăm lại mồ mả ông bà, nên mới có lễ Tảo Mộ, Tảo là quét dọn, Mộ  là mồ mả. Tảo Mộ 掃墓 là quét dọn lại mồ mả ông bà cho sạch sẽ khang trang, đồng thời cũng làm Lễ cúng bái như trình cho ông bà Tổ Tiên biết để cùng bắt tay vào vụ mùa sắp đến. Sẵn dịp trời quang mây tạnh, sau những ngày mưa phùn rét mướt, giờ đây thì :
                                     Cỏ non xanh rợn chân trời,

                              Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.


              nên  .... nam thanh nữ tú lại có dịp du xuân, đạp lên cỏ non mà dạo khắp núi đồi gò đống. Đạp Thanh
踏青 là đạp lên trên những cỏ non xanh biếc, " Xuân du phương thảo địa " mà...


            Nói thì nói thế, chứ thời tiết cũng còn lạnh lắm, không phải cái lạnh hiu hắt của gió thu, cũng không phải cái lạnh buốt da của mùa đông , mà là cái lạnh dễ chịu của mưa xuân phơi phới, ta hãy nghe nhà thơ ĐỖ MỤC tả cảnh Thanh Minh như sau :

 

                                                      ·

                        清明時節雨紛紛,路上行人欲斷魂。 
                        
借問酒家何處有?牧童遙指杏花村。

 
                  THANH MINH                          ĐƯỜNG. Đỗ Mục


      Thanh minh thời tiết vũ phân phân              
清明時節雨纷纷
      Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn           
路上行人欲断魂
      Tá vấn tửu gia hà xứ hữu?                          
借問酒家何處有?
      Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa Thôn !            
牧童遥指杏花村!

 

Ghi Chú :
       1. Phân Phân : Là Liên tục không dứt, là Phơi Phới, là Phơn phớt.
       2. Dục Đoạn Hồn : là Muốn đứt cái hồn ra , là buồn thúi ruột.
       3. Tá Vấn : là Ướm hỏi, là Hỏi thăm ( việc gì hoặc cái gì đó... ).
       4. Mục Đồng : là những đứa bé chăn dê, chăn cừu hoặc chăn trâu....
       5. Hạnh Hoa Thôn : Có 2 nghĩa :
             * Là cái Thôn tên là Hạnh Hoa, Xóm Hạnh Hoa.
             * Là Cái xóm ở phía sau rừng hoa Hạnh.


        Như trên đã nói, Thanh Minh là dịp để quét tước lại mồ mả ông bà, là hội Đạp Thanh  để nam thanh nữ tú du xuân... Nhưng, Đỗ Mục lại bảo là " dục đoạn hồn ". À , thì ra , tác giả đang xa nhà, ta hãy đọc lại cả câu xem sao...


                      Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn...


        Người lữ khách xa nhà đi trên đường một thân một bóng, thay vì cùng người nhà đi tảo mộ hoặc đạp thanh, nên càng cảm thấy thấm thía hơn với nỗi buồn xa xứ trong cảnh mưa phùng lất phất....Cho nên mới muốn tìm ly rượu để sưởi ấm cỏi lòng tha hương chiếc bóng.....

 

Diễn nôm :


                    Thời tiết Thanh minh lất phất mưa
                    Trên đường lữ khách muốn say sưa
                    Rượu ngon ướm hỏi nơi đâu bán ?
                    Xóm Hạnh, Mục đồng chỉ trỏ thưa !

 

         Theo Giai Thoại Văn Chương VN của Thái Bạch thì : Các cụ ta ngày xưa muốn tỏ rỏ cái tinh thần độc lập, cái đầu óc cầu tiến , không quá lệ thuộc vào cổ nhân, nên đã " chê " bài thơ Thất ngôn Tứ tuyệt nầy của Đỗ Mục là : Mỗi câu dư 2 chữ. Các Cụ lý luận như thế nầy : " Thời tiết vũ phân phân " thì biết là thời tiết của Thanh Minh rồi, nên không cần phãi có 2 chữ Thanh Minh nữa. " Hành nhân dục đoạn hồn " là đủ nghĩa rồi, không cần phải có 2 chữ Lộ Thượng, đi trên đường chớ không lẽ đi " dưới nước " ?!. " Tửu gia hà xứ hữu? " đã là câu hỏi rồi, cần chi phãi có từ " Tá Vấn "?. " Dao chỉ Hạnh Hoa Thôn " đủ nghĩa rồi, ai chỉ mà chả được, cần gì phải " Mục đồng " chỉ mới được ! Nên bài thơ Thất Ngôn trên nên viết lại thành Ngũ Ngôn cho nó gọn, như sau :

 

                       Thời tiết vũ phân phân
                       Hành nhân dục đoạn hồn
                       Tửu gia hà xứ hữu ?
                       Dao chỉ Hạnh Hoa thôn !

 

         Nói thì nói thế, chứ thơ Ngũ ngôn và Thất ngôn âm điệu và tiết tấu vẫn khác nhau xa, nhưng đây cũng là một gợi mở của Cha Ông để cho con cháu đừng quá bị lệ thuộc vào cổ nhân mà thôi ! Âu cũng là một sáng kiến hay đó !....

                         .......................................................................

 

       Học theo gương của người xưa, nhớ hồi còn trẻ ( khoảng 15- 16 tuổi gì đó ), khi vừa đọc được bài viết trên của Thái Bạch, cũng vừa là lúc thầy đang cho đọc bài " Phùng Nhập Kinh Sứ " của Sầm Tham như sau :


     
逢入京使                PHÙNG NHẬP KINH SỨ


 
故園東望路漫漫,   Cố viên đông vọng lộ man man,
 
雙袖龍鐘淚不幹。   Song tụ long chung lệ bất can.  
 
馬上相逢無紙筆,   Mã thượng tương phùng vô chỉ bút,
 
憑君傳語報平安.     Bằng quân truyền ngữ báo bình an !
                      
岑参                                           Sầm Tham.

DCD_mar6_thanhminh.jpgTranh Minh họa cho bài thơ trên.

 

NGHĨA BÀI THƠ :


                        GẶP NGƯỜI SỨ GIẢ ĐI VỀ KINH THÀNH.
          Cố viên là cố hương, là quê nhà ở mãi tận phương trời đông với đường xá xa xôi diệu dợi ( lộ man man !). Hai tay áo già nua lụm cụm ( Song tụ long chung ) không lau sạch hết dòng lệ nhớ quê hương không lúc nào khô cạn ( lệ bất can ). Gặp nhau giữa đường trên ngựa đây, lại không có bút mực giấy viết gì cả !. Chỉ nhờ anh nhắn miệng lại dùm là : Tôi rất khỏe mạnh bình an mà thôi !


DIỄN NÔM :


                                     GẶP SỨ LAI KINH
                         Vườn xưa diệu dợi mõi mòn trông,
                         Lụm cụm khôn ngăn lệ nhỏ ròng.
                         Trên ngựa gặp nhau không giấy viết,
                         " Bình an " nhờ báo kẽo nhà mong !

 

          Bắt chước tiền nhân, lúc đó tôi cũng lí luận với thầy rằng : Trông ngóng về hướng đông, vì quê nhà ở nơi đó, cho nên chỉ nói : " Đông vọng lộ man man " là đủ rồi, đâu cần phải có từ " Cố Viên "?! Già nua lụm cụm nên lau không khô dòng lệ nhớ quê hương, lau bằng gì mà chả được, đâu cần phải lau bằng 2 tay áo, nên câu 2 cũng không cần phải có từ " Song Tụ ", chỉ " Long chung lệ bất can " là đủ. Tương tự câu 3 cũng vậy, gặp nhau ở đâu cũng được, không nhất thiết là gặp nhau trên ngựa mới không có giấy bút, nên chỉ " Tương phùng vô chỉ bút " là đủ rồi ! Câu chót thì lại lịch sự đến khách sáo, gặp anh, không nhờ anh thì nhờ ai đây ?, nên đơn giản là " Truyền ngữ báo bình an " cũng gọn gàng và lịch sự lắm rồi !. Nên, bài thơ Thất ngôn trên sẽ trở thành bài thơ Ngũ ngôn như sau :

 

                                 Đông vọng lộ man man,
                                 Long chung lệ bất can.
                                 Tương phùng vô chỉ bút,
                                 Bằng ngữ báo bình an !


        Thầy giáo lúc bấy giờ khen lấy khen để, cho là học sinh có Ý kiến và suy nghĩ hay ho, không đọc thơ một cách cứng ngắt bài bản.... Thầy đâu có biết rằng, cái thằng học trò ranh mảnh nầy chỉ bắt chước và làm theo " Giai Thoại Văn Chương Việt Nam " của Thái Bạch mà thôi, chớ cũng chẳng hay ho gì hơn ai hết !
        Chuyện qua đã hơn 50 năm, bây giờ nhắc lại, lại cảm thấy bồi hồi xúc động, thời gian không chờ đợi ai cả, thoáng cái mà tuổi đã gần 70 rồi ! Muốn nói cho Thầy biết là mình chỉ nhại lại cái việc làm của người đi trước mà thôi, thì Thầy đã không còn nữa !... Thầy ơi !...


                                                                                       Đỗ Chiêu Đức.

 

*THẦY :

              Ở đây là Bác Sáu 六伯 ( Lặc-Bệ , theo âm Phúc Kiến  ), có bằng Cao Đẳng Tiểu Học thời Pháp Thuộc, nên đứng tên làm Hiệu Trưởng về Mặt Hành Chánh cho trường Tiểu học TÂN TRIỀU Cái Răng, trước nhiệm kì của cô NGUYỄN KIM QUANG. Ông là anh ruột của bà Hiệu Trưởng họ THI ( Bà Sứ ) sau này. Ông không có trực tiếp đứng lớp, chạy loạn từ Trung Hoa đại lục sang, nhưng nói tiếng Việt rất sỏi như người bản xứ, giỏi Văn Chương Văn Học Hán Việt. Ông ở trọ hẵn trong trường học, rất thân thiện và hòa đồng với học sinh, chúng tôi thường đến phòng ông chơi, học thơ Đường, Tản văn, làm câu đối.... và thường gọi ông là Bác Sáu ( Lặc Bệ ) cho thân mật, chớ không có gọi bằng Thầy, hoặc Hiệu Trưởng gì cả !

 

TỨ KHOÁI

 

Nhân nhắc đến thơ " TỨ QUÍ ", lại chợt nhớ đến bài thơ " TỨ KHOÁI " của người xưa. Xin được nhắc lại bài thơ nầy cũa HỒNG MÃI đời Tống nằm trong " Đắc Ý Thất Ý Thi " · "得意失意 ".

Bài thơ như sau...

 

          Nhân nói đến  thơ " TỨ QUÍ " , xin kính trình với Quý Vị một bài thơ xưa nữa, bài thơ TỨ KHOÁI, nói về bốn cái " Khoái " nhất của Các Cụ ngày xưa như sau :
 
Cửu hạn phùng cam vũ,                       
久 旱 逢 甘 雨
Tha hương ngộ cố tri ,                         
他 鄉 遇 故 知
Động phòng hoa chúc dạ,                   
洞 房 花 燭 夜
Kim bảng quải danh thì .                    
金 板 掛 名 時

                                                  

Chú thích :
        1. Vũ
: Là Mưa. Vd : Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách. Còn được đọc là VÕ. Vd : Đão Võ : là cầu mưa. Có người thích đọc là " Cửu hạn phùng cam VÕ ".
        2. Cố
: Là Xưa. Vd : Cố nhân : Người xưa, Cố sự : Chuyên đời xưa....
Là Cũ. Vd : Cố tri : Bạn cũ. Người quen biết cũ. Cố hương : Quê cũ....
                          Khi đi với chữ QUÁ là Quá Cố : thì có nghĩa là chết đi.
        3. Quải
: Là Treo. Vd : Quải danh : là treo tên. " Quải danh thì " là Khi tên được treo ( lên bảng vàng ). Quải Quan 掛冠
: Là treo nón (từ quan).
           Chữ nầy khi đọc là QUÁI thì có nghĩa là QUẺ. Vd : Bát Quái.

 

Nghĩa từng câu :


Câu 1 : Trời hạn hán lâu ngày, gặp được trận mưa rào( ngọt ) đổ xuống.
Cầu 2 : Ở nơi xa quê hương mà gặp được người quen cũ.
Câu 3 : Đêm động phòng hoa chúc khi ta kết hôn.
Câu 4 : Khi được treo tên trên bảng vàng, tức là khi thi đậu làm quan.


           Câu chót có người đọc là : " Kim bảng tánh danh đề ".
金板姓名. Có nghĩa Tên tuổi được ghi lên trên bảng vàng , nghĩa thì cũng tương tự, nhưng  "... quải danh THÌ " ăn vận với "...Ngộ cố TRI " ở trên hơn là "... tánh danh ĐỀ ".
 
Đây là 4 cái KHOÁI nhất của các ông bà ngày xưa,  xin diễn nôm như sau :
 
                         Hạn lâu, gặp được mưa rào,
                         Xa quê lại được chào người quen xưa,
                         Động phòng hoa chúc đêm mưa,
                         Bảng vàng bia đá cho vừa lòng em. !
 
           Nhưng có Cụ còn cho như thế vẫn chưa được " Thật Khoái ! "
           Muốn diễn tả cho thật khoái, các cụ còn thêm vào mỗi đầu câu 2 chữ như sau :
 
                           THẬP NIÊN cữu hạn phùng cam vũ,
                           THIÊN LÝ tha hương ngộ cố tri,
                           LÃO GIẢ động phòng hoa chúc dạ,
                           THIẾU NIÊN kim bảng quải danh thì
 
          Xin tạm diễn nôm như sau :
                           Mười năm hạn hán bỗng tuôn mưa,
                           Ngàn dặm quê người gặp bạn xưa,
                           Lão ông còn động phòng hoa chúc,
                           Tuổi trẻ bảng vàng quả sướng chưa !
 
         Bốn câu thơ trên gọi là " Tứ cực khoái ". Còn như muốn diễn tả 4 điều làm cho người ta bực mình nhất, ( Tứ bất khoái ) thì sẽ thêm vào mỗi đầu câu 2 chữ  như sau :
 
                           VIÊM ĐIỀN cữu hạn phùng cam vũ,
                           ĐÀO TRÁI tha hương ngộ cố tri,
                           THÁI GIÁM động phòng hoa chúc dạ,
                           CỪU NHÂN kim bảng quải danh thì.
 
         Cũng xin diễn nôm như sau :
 
                           Ruộng muối nắng lâu chợt đổ mưa,
                           Trốn nợ quê người gặp bạn xưa,
                           Thái giám bắt động phòng hoa chúc,
                           Kẻ thù đậu đạt, khổ hay chưa?!

 

           Người xưa luận về Tứ Khoái thì như thế, còn hiện nay chúng ta có được những thứ nào khả dĩ gọi là KHOÁI không ?

Đỗ Chiêu Đức.

                     

 

ĂN CHƠI BỐN MÙA

Kính thưa Quý Thầy Cô và Các Bạn,


             Nhân hãy còn là mùa Xuân, xin kính gởi đến quý Thầy Cô và Các Bạn bài thơ " Ăn chơi bốn mùa, Bốn mùa ăn chơi " của các Cụ ta ngày xưa, mà hồi còn bé, tôi đã chép được " nó " ở nhà của Ông Ba Hương Sư ở Ấp Yên Thượng ( Ba Láng ) như sau :


                         Xuân du phương thảo địa                春 逰 芳 草 地
                         Hạ thưởng lục hà trì                         夏 賞 绿 荷 池
                         Thu ẩm hoàng hoa tửu                     秋 飲 黄 花 酒
                         Đông ngâm bạch tuyết thi                冬 吟 白 雪 詩

Thích nghĩa :
           Mùa xuân thì đi dạo chơi trên các thảm cỏ non. Mùa hè nóng nực thì ngồi ngắm hoa sen nở trong ao. Mùa thu mát mẻ thì nhâm nhi rượu cúc đào. Mùa đông lạnh lẽo tuyết rơi thì ngâm thơ vịnh tuyết trắng.( Đây chắc phải là các Cụ ở miến Bắc, chớ Miền Nam làm sao có tuyết trắng để.... ngâm. ).
Chú thích :
         1.- PHƯƠNG 
:  Thơm, thuộc bộ Thảo , nên chỉ mùi thơm nhè nhẹ, dịu dàng của cỏ cây hoa lá. Thường được dùng đặt tên cho phái nữ. Xin  lạm bàn một chút về chữ Phương nầy để thấy được rằng đàn ông Châu Á khi xưa cũng " Ga Lăng " đáo để ". Này nhé , tất cả những thứ gì thuộc về phái nữ đều có chữ PHƯƠNG liền theo bên cạnh :
              * Phương danh : Tên thơm, để chỉ tên của phái nữ. Ta thường hỏi : Xin
                       cho biết " quý tánh phương danh ".
              * Phương tâm :  Trái tim thơm, chỉ trái tim và lòng dạ của phái nữ.
              * Phương ý  : Chỉ ý kiến hoặc tình ý của phái nữ
              * Phương lân : Cô hàng xóm thơm phức, chỉ người hàng xóm là phái nữ.
                .... và một từ nữa mà cả đàn ông Tây phương " ga lăng " nhất cũng phải chào thua là : Hương hạn
香汗 :  Mồ HÔI thơm. Ở đây không xài chữ Phương nữa mà sử dụng thẳng từ HƯƠNG để chỉ mồ HÔI của các bà các cô cũng... thơm phức làm... " mê mệt người qua lại " ( thơ Nguyễn Bính ).
         2.- Hoàng Hoa
黄花 :  Hoa vàng, một cách riêng để gọi hoa CÚC.


Diễn nôm :
                                Xuân chơi trên thảm cỏ non
                        Hè thì thưởng ngoạn sen còn trên ao
                                Thu nhâm nhi rượu cúc đào
                        Đông ngâm thơ tuyết, thú nào hơn ta ?


          Kính thưa Quý thầy Cô và Các Bạn,
                  Chúng ta có thể mỗi người cùng làm một bài thơ theo bất cứ hình thức ( Năm chữ, bảy chữ, Nôm hay Hán.... ) thể nào cũng được để diễn tả lại cái " ăn chơi " hoặc " tiêu khiển " của bốn mùa nơi mà ta đang cư ngụ, có được chăng ?. Dĩ nhiên, tôi là người bày đặt cho nên phải đi đầu, xin trình làng bài thơ của tôi như sau :


                   Xuân cuồng du viên hội                  春 逛 游 園 會
                   Hạ nhập thủy công viên                   夏 入 水 公 園
                   Thu khánh hàm ân tiết                     秋 慶 含 恩 節
                   Thánh Đản tại nhởn tiền.                 聖 誕 在 眼 前
 Nghĩa :
              Mùa xuân thì đi vòng quanh các Hội Chợ ( Houston có rất nhiều Hội Chợ các Chùa ). Mùa hè thì vào Công viên Nước. Mùa thu thì đón lễ Tạ ơn ( học trò nghỉ suốt tuần chót của tháng 11 ). Mùa đông thì mừng Chúa Giáng sinh đến liền trước mắt sau Lễ Tạ Ơn.
  Chú :
             Chữ CUỒNG
: Động từ có nghĩa là nhàn du, là đi vòng vòng. Ta hay lầm chữ Cuồng nầy với chữ Cuồng không có bộ Xước : Cuồng nầy là Tính từ có nghĩa là mạnh bạo, là điên .Ví dụ : Cuồng Phong là Gió Xoáy mạnh, và thường thì ta hay hiểu lầm nghĩa của Câu " Tửu nhập tâm như cẩu CUỒNG tại thị ". Rượu vào bụng rồi thì như con chó chạy vòng vòng ngoài chợ.( Chớ không phải CHÓ ĐIÊN, vì nếu là chó điên thì sẽ nói là CUỒNG CẨU ).


   Bài thơ nôm :
                                 Ngày xuân ăn Tết ở Chùa
                            Hè Công viên Nước vui đùa cháu con
                                  Thu sang đón Lễ Tạ Ơn
                            Giáng Sinh năm hết, chỉ còn khao đao ( count-down )


           Xin kính gởi đến
                      Quý Thầy Cô và Các Bạn
                                                                    để cùng chia xẻ,

                                                                                                       Nay kính,
                                                                                                    Đỗ Chiêu Đức

Hai ảnh dưới đây là chữ viết bằng bút lông của ông Đồ Đỗ Chiêu Đức:

 dcd_feb6_1.jpg dcd_feb6_2.jpgdcd_feb6_3.jpg

Ảnh đầu là kiểu chữ nửa HÀNH nửa KHẢI được viết ngang như chữ Quốc ngữ . Còn ảnh kế là 2 kiểu chữ viết Đứng, đọc từ phải qua. Kiểu đầu là lối chữ LỆ, gọi là LỆ THƯ, có từ đời Tần, chữ dẹp và có đuôi như chim én, gọi là Tàm Đầu Yến Vĩ ( đầu tầm đuôi én ). Còn kế bên là lối chữ THẢO, cũng viết từ trên xuống.

 

___________________________________________________________________________________

 

  " Tống Táo Thi " của Lữ Mông Chính

Nhân nói đến thơ đưa Ông Táo, ta không thể không nhắc đến bài " Tống Táo Thi " của Lữ Mông Chính, người mà trong " Hàn Nho Phong Vị Phú " Nguyễn Công Trứ đã viết như thế nầy :

   .... Khó ai bằng Mãi Thần, Mông Chính, cũng có khi ngựa cởi dù che. ...

  Sau đây, ta thử tìm hiểu cuộc đời nghèo khó và bài thơ đưa ông Táo nổi tiếng của ông nhé !...

   呂蒙正(944946-1011),字聖功,河南洛陽人,977年宋太宗丁丑科狀元。呂蒙正中狀元後,曾任將作監丞、通判、著作郎、左補闕、參知政事等官銜。988年,呂蒙正出任宰相,病逝於大中祥符四年(1011年),享年67 .
         

LỮ MÔNG CHÍNH ( 944 & 946- 1011 ), Tự là Thánh Công, người đất Lạc Dương tỉnh Hà Nam, đậu Trạng Nguyên năm Đinh Sửu đời Tống Thế Tôn năm 977. Sau khi đỗ Trạng, Lữ Mông Chính đã từng giữ các chức vụ Giám Thừa, Thông Phán, Trứ Tác Lang, Tả Bổ Khuyết, Tham Tri Chính Sự. Năm 988, Lữ nhậm chức Tể Tướng. Bệnh mất năm Đại Trung Tường Phù thứ 4 ( 1011 ), hưởng thọ 67 tuổi.

 Sau khi cha mất, gia cảnh ngày một suy vi . Lữ Mông Chính cùng mẹ phải tạm trú ngụ trong một lò gạch cũ, làm nghề ăn xin độ nhật.
         Một hôm, thấy trước cửa quan Tể Tướng đông nghịt những người, chen chút nhau rất náo nhiệt. Lữ cũng chen vào để xem, tình cờ một vật gì đó từ trên trời bay xuống rớt đúng vào lòng. Thì ra, thiên kim tiểu thơ của quan Tể Tướng là Lưu Nguyệt Nga đang gieo tú cầu để tìm người hôn phối. Vật bay vào lòng Lữ là trái tú cầu được Lưu tiểu thơ ném từ trên lầu xuống....

         Dĩ nhiên là ông bà Tể Tướng không chịu chấp nhận hôn sự nầy, nhưng tiểu thơ Nguyệt Nga thì lại kiên trì chấp nhận từ bỏ tất cả để đi theo Lữ về sống ở lò gạch bể, vì nàng cho đây là duyên trời định và hơn nữa không thể bội tín được.
        Cuối năm đó, đến ngày đưa ông Táo, không hiểu là Lữ Mông Chính đã năn nỉ như thế nào mà ông hàng thịt bán chịu cho một miếng thịt đem về luộc để cúng ông Táo. Nhưng khi bà hàng thịt biết được việc nầy bèn mắng cho ông chồng một trận nên thân : " Nó nghèo kiết xác, làm sao có tiền trả mà bán chịu ?!". Bà ta tức tốc chạy đến lò gạch, thấy miếng thịt đang luộc dở dang trên bếp, bèn hứ một tiếng rồi vớt lấy miếng thịt đem về !. Đến nước nầy, Lữ chỉ còn biết đổ nước luộc thịt vào tô mà đưa tiễn ông Táo về trời thôi. 

         Trong khi thắp hương để cúng ông Táo, vì cảm khái trước cái nghèo khó của mình và cũng cảm khái trước cái nhân tình thế thái, Lữ Mông Chính đã làm bài thơ tiễn Ông Táo sau đây :

      一柱清香一縷煙,       Nhất trụ thanh hương nhất lũ Yên,
    
灶君今日上朝天;       Táo Quân kim nhật thướng triều thiên.
     
玉皇若問人間事,       Ngọc Hoàng nhược vấn nhân gian sự,
     
為道文章不值錢。       Vị đạo văn chương bất trị tiền !  

  DỊCH NGHĨA :
       Một nén nhang thanh thanh tỏa ra một làn khói nhẹ, hôm nay ta đưa tiễn Táo Quân về để chầu Trời. Nếu như Ngọc Hoàng có hỏi đến chuện cũa dân gian, thì xin ông hãy vì ta mà đáp rằng, văn chương không đáng giá đồng xu cắc bạc nào cả !

  DIỄN NÔM :
                        Một nén nhang thanh làn khói nhẹ,
                        Chầu Trời tiễn Táo đến cửa thiên.
                        Ngọc Hoàng nếu hỏi nhơn gian sự,
                        Hãy đáp văn chương chẳng đáng tiền !
                                                                         Đỗ Chiêu Đức.  

 Câu chót của bài thơ làm ta nhớ đến câu thơ lên Hầu Trời của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu :
                        " Văn chương hạ giới rẻ như bèo ! "....

  Trở lại chuyện của Lữ Mông Chính, theo truyền thuyết dân gian thì....
   ....Năm đó, sau khi Táo của các nhà đã báo cáo xong, mà đợi mãi vẫn không thấy Táo của lò gạch nơi Lữ cư ngụ. Mọi người đang nóng ruột, thì thấy Táo của Lữ Mông Chính mặt mà xanh lè, đi cà lếch cà lếch vào chầu. Ngọc Hoàng phán hỏi tại sao, thì được trả lời rằng : " Thần chỉ uống có một tô nước thịt luộc dở dang chưa chín, đã đói lại còn bị... chột bụng nên đi không nổi. ", đoạn trình bài thơ của Lữ lên cho Ngọc Hoàng xem. Ngọc Hoàng phán rằng, số của Lữ sẽ đậu Trạng Nguyên vào khoa sau, đừng lo lắng quá ! Thần Táo mới năn nỉ rằng : " Anh ta đói quá, sợ sống không nổi đến khoa sau đâu, thôi thì trước sau gì cũng đậu, xin Ngọc Hoàng cho anh ta đậu ngay khoa nầy đi, để thần cũng được đỡ đói ! ". Ngọc Hoàng thương tình, bèn sai Nam Tào đem sổ sửa lại cho Lữ đậu ngay khoa nầy, vì thế mà Lữ Mông Chính mới đậu được Trạng Nguyên của khoa Đinh Sửu 977 đó vậy !

   ... Trên đây là theo truyền Thuyết dân gian, chớ thực sự thì... Đằng sau sự thành công của người đàn ông, có bóng dáng của một người đàn bà, còn ở đây, đằng sau sự đậu đạt của Lữ Mông Chính, có tới bóng dáng của 2 người đàn bà lận : một là Lưu tiểu thơ, 2 là bà Tể Tướng phu nhân, vì thương con gái mà lén chu cấp đầy đủ vật chất cho con và rể sinh sống, vì vậy Lữ mới yên tâm mà dùi mài kinh sử...

     Đây là ông Tể Tướng xuất thân từ khất cái duy nhất của lịch sử Trung Hoa : Lữ Mông Chính.

       

 

 

TỐNG TÁO THI     

tl_jan21_kitchenGod.jpgHằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, thì dân Việt ta có tục lệ cúng tiễn đưa Ông Táo về trời, người Hoa thì cúng vào đêm 24. Bỏ qua về xuất xứ của tục lệ nầy, chỉ xét về phần cúng tế. Người Việt và người Hoa ở Việt Nam thường cúng tiễn Táo Quân bằng " thèo lèo ", bánh mức, chè Ỷ... hương hoa trà nước... và giấy tiền vàng bạc kèm theo các hình cò bay ngựa chạy. Ý là để cho ông Táo cởi ngựa cởi cò về trời ( trong văn học thì cho là cởi cá Chép ), còn " thèo lèo " bánh mức... là để ăn cho ngọt miệng đặng báo cáo cho tốt với Ngọc Hoàng Thượng Đế về tình trạng gia đình nơi mà ông Táo đang cư ngụ....

          Nhớ lúc nhỏ, khi gần Tết , tôi đã đọc được một bài thơ " Tống Táo Thi "   trên báo để tiễn đưa ông Táo như sau :


   
                      TỐNG TÁO THI     
 
麥芽糖餅餞行蹤, Mạch nha đường bỉnh tiễn hành tung,
 
拜祝佯癡且作聾。 Bái chúc dương si thả tác lung.
 
只有一般應開口, Chỉ hữu nhất ban ưng khai khẩu,
 
煩君報我一年窮。 Phiền quân báo ngã nhất niên cùng !


CHÚ THÍCH :
   1. Đường Bỉnh : là Kẹo bánh. Đường là Đường, mà cũng là Kẹo nữa.
   2. Dương : là Giả đò.    Tác : là Làm bộ.
   3. Si : là Ngây, là Dại.
   4. Nhất ban : là Mạo từ ( Article )chỉ : Một Điều, Một Cái.
   5. Nhất niên : là Cả năm, suốt năm, chớ không phải MỘT NĂM.


DỊCH NGHĨA :
      Mạch nha, Kẹo, bánh... đưa tiễn bước chân ông đi.Khi bái kiến và chúc tụng Thượng Đế xin ông giả ngây giả điếc dùm cho ( đừng nói lung tung những chuyện không tốt của tôi ). Chỉ có một điều ông nên mở miệng nói là.... Cảm phiền ông báo với Ngọc Hoàng là sao tôi lại nghèo suốt cả năm vậy !

 

DIỄN NÔM :


                THƠ TIỄN ÔNG TÁO
         Mạch nha kẹo bánh tiễn chân ông,
         Lên đó giả ngây giả điếc dùm.
         Chỉ có một điều nên mở miệng,
         Rằng ta nghèo suốt một năm ròng !
                                                      Đỗ Chiêu Đức.

 

TÁI BÚT :
    Xin được nói thêm về 2 chữ THÈO LÈO.
    THÈO LÈO là phát theo âm Tiều Châu của 2 chữ TRÀ LIỆU
茶料 : là Những Vật Liệu dùng để Uống Trà. VẬT LIỆU ở đây là chỉ những món đồ ngọt như : Kẹo Đậu Phọng, Kẹo mè đen, mè trắng, cốm, và những viên đậu phọng được áo một lớp đường màu trắng mà ta quen gọi là " Cứt Chuột ".
   " Thèo Lèo Cứt Chuột  " là món ngon dùng để uống trà và là món không thể thiếu khi cúng ông Táo ở quê tôi : Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xán, Phong Điền...

 

BẢN DỊCH QUÊN ĐI:

Thơ Tiễn Táo

Bánh mứt kẹo đường tiễn Táo ta
Thiên đính đến lượt cứ lơ là
Một điều duy nhất mong Ông nói
Sao chuyện thiếu ăn mãi vậy cà.

                                         Quên Đi

 

 

 

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 35

(  chung   )

                           
                  Vi quan tu tác tướng, Cập đệ tất tranh tiên.

 CHÚ THÍCH :
    TƯỚNG
: Tướng nầy là Thừa Tướng, Tể Tướng. Chức Tướng lớn nhất trong quan trường ngày xưa, tương đương với chức Thủ Tướng của ngày nay.
    CẬP ĐỆ : là Được xếp hạng, có nghĩa là Thi Đậu. Đậu Tiến sĩ gọi là Tiến Sĩ Cập Đệ , Đậu Trạng Nguyên gọi là Trạng Nguyên Cập Đệ.
  NGHĨA CÂU :
       Làm quan, thì phải rán làm đến chức Thừa Tướng, Thủ Tướng. Thi đậu thì phải rán đậu hạng cho cao, phải giành cho tên mình được đứng trước.
       Đây là cái tiêu chuẩn lí tưởng để mọi người phấn đấu vươn tới, đòi hỏi có hơi cao, nhưng đó chinh là cái mơ ước ấp ủ trong lòng của mọi người mà ít ai dám nói ra mà thôi !

                            
                  Miêu tòng địa phát, Thọ hướng chi phân.

CHÚ THÍCH :
    MIÊU : là Mạ, là Cây Con mới mọc, là Mầm non.
    THỌ : là Cây . CHI : là Cành.
  NGHĨA CÂU :
       Tất cả những cây con, mầm non đều từ dưới lòng đất mọc lên, tức là đều giống nhau về xuất xứ. Khi lớn lên thành cây thì cành nhánh lại phân chia khác nhau, thành những loại cây khác nhau.
       Câu nầy làm ta nhớ đến câu đầu tiên của Tam Tự Kinh là : " Nhân Chi Sơ, Tánh Bổn Thiện, Tánh Tương Cận, Tập Tương Viễn ". Con người khi mới sanh ra thì bản tánh lương thiện giống như nhau, gần gũi như nhau, nhưng do tập quán của từng cuộc sống khác nhau, nên tánh tình mới thay đổi khác nhau mà thôi.

                             退
              Phụ tử hòa nhi gia bất thối, Huynh đệ hòa nhi gia bất phân.

  NGHĨA CÂU :
       Cha con mà hòa thuận thì gia đạo không thụt lùi, anh em mà hòa thuận thì gia đạo không bị phân ly.
      " Gia hòa thì vạn sự hanh " Gia đình hòa thuận thì muôn việc đều suông sẻ hanh thông. Gia đạo mới đi lên được. Ông bà ta cũng thường dạy là :
                  " Nhất thất thái hòa chơn phú quí "
    Một nhà vui vẻ hòa thuận thì đó mới chính là cái Phú Quí thực sự.

  

                               
                        Quan hữu chính điều, Dân hữu tư ước.

NGHĨA CÂU :
       Quan thì có những điều khoản quy định chính quy , còn dân thì cũng có những ước hẹn giao kèo riêng tư với nhau.
       Quan thì có luật của Vua, còn dân thì cũng có lệ của làng . Lắm chỗ lắm nơi " Luật vua còn thua lệ làng " mà !

                            
               Nhàn thời bất thiêu hương, Cấp thời bão phật cước.

CHÚ THÍCH :
    NHÀN : Ở đây có nghĩa là Rảnh Rổi.
    THIÊU HƯƠNG : là Thắp hương, là Đốt nhang.
    CẤP THỜI : là Lúc Cấp bách, khi gấp rút.
    BÃO : là Ôm, là Ấp. HOÀI BÃO : là những điều mà ta ôm ấp trong lòng.
  NGHĨA CÂU :
        Lúc rảnh rổi thì không chịu đốt nhang, đến khi gấp rút thì mới ôm chân ông Phật.( Ông Phật ơi, Ông cứu tôi với ! ).
        Ngày thường thì tỏ ra lơ là bất cần, không chịu vun bồi tình cảm, đến khi gấp rút cần đến thì mới xuống nước cầu cạnh van xin !

                    
        Hạnh sanh thái bình vô sự nhật, Khủng phùng niên lão bất đa thì.

NGHĨA CÂU :
        May mắn được sanh ra trong thời buổi thái bình vô sự, chỉnh e tuổi tác đã già rồi, thời gian không còn bao nhiêu nữa.( để hưởng phước mà thôi ! ).
        Cảm khái cho tuổi già đến nhanh, ngày tháng sống yên lành vui vẻ không còn bao nhiêu nữa ! Thời gian không chờ đợi và không " tha thứ " cho ai cả !!!

                               
                   Quốc loạn tư lương tướng, Gia bần tư hiền thê.

   CHÚ THÍCH :
   LƯƠNG TƯỚNG :
TƯỚNG nầy là Tướng Quân. Lương Tướng là Tướng đánh giặc giỏi. Ta có Thành ngữ chỉ các bề tôi giỏi để giúp vua là : Hiền Thần Lương Tướng.
   HIỀN THÊ : Như ta đã biết Hiền Thê không những chỉ VỢ HIỀN, mà còn dùng để chỉ VỢ GIỎI nữa. Ta cũng có Thành ngữ chỉ Mẹ Hiền Vợ Giỏi là : Hiền Thê Lương Mẫu.
 NGHĨA CÂU :
       Đất nước loạn lạc chiến tranh thì mới nhớ đến những người tướng đánh giặc giỏi đã mất đi. Gia đình sa sút nghèo khó thì mới nhớ đến bà vợ nhà đãm đang.( Có thể đã không còn nữa ! ).
       Cái gì mất đi rồi mới trở nên quí giá, và " Cái Gì " khi cần đến thì mới thấy trân quí. Lòng con người ta hay bạc bẽo là thế !

                      
          Trì đường tích thủy tu phòng hạn, Điền địa cần canh túc dưỡng gia.

CHÚ THÍCH :
    TRÌ ĐƯỜNG : Chỉ Ao Đầm ở phía sau nhà.
    TÍCH : Chứa, Đựng, Để Dành.
    CẦN CANH : Siêng năng cày sới.
  NGHĨA CÂU :
        Đầm ao ở phía sau nhà nên luôn chứa nước để phòng khi hạn hán. Ruộng đất có siêng năng cày sới thì cũng đủ nuôi sống gia đình.
        Sống siêng năng cần mẫn, có kế hoạch,có dự phòng... thì sẽ có cuộc sống yên ổn bình thường !

                         
       Căn thâm bất phạ phong dao động, Thọ chánh vô sầu nguyệt ảnh tà.

NGHĨA CÂU :
       Rể ăn sâu nên không sợ gió lay động, Cây ngay thẳng nên không buồn vì ánh trăng chiếu nghiêng nghiêng.
       Cây càng cao thì rể càng sâu, hiên ngang đứng thẳng, sừng sửng giữa trời, bất chấp nắng mưa sương tuyết, gió cuốn trăng soi . Như con người có lập trường vững chai, sống hiên ngang theo chí hướng của mình, bất chấp tất cả thị phi phải trái chung quanh....

                              
                        Phụng khuyến quân tử, Các nghi thủ kỉ.
                                 
 
                          Chỉ thử trình thức, Vạn vô nhất thất.

         NGHĨA CÂU :
        Dâng lên những lời khuyên nầy cho người quân tử, mọi người nên tự giữ lấy thân phận của mình.
        Đây chỉ là những lời nói theo khuôn phép mà thôi, nếu biết sử dụng một cách linh động thì sẽ Vạn Vô Nhất Thất : Muôn điều không sai một !

       HẾT   TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN .

      Dịch xong ngày 05 tháng 01 năm 2014 nhằm mùng 05 tháng Chạp năm QUÝ TỴ.
 
LỜI CUỐI :
       Dịch xong Tăng Quảng Hiền Văn như là hoàn thành tâm nguyện của một người con đối với ông cha vừa quá cố.
       Nhớ khi xưa, lúc mới bắt đầu đi học tiếng Hoa, mới bắt đầu bặp bẹ đọc chữ Nho, thì đã nghe văng vẳng bên tai lời khuyên của cha là : " Đọc thơ tu dụng Ý, nhất tự trực thiên kim ". Mỗi lần rủ bạn mới về nhà chơi, sau khi nhận xét, thì lại nghe lời răn : " Kết giao tu thắng kỉ, tự ngã bất như vô "......Từ đó, Tăng Quảng Hiền Văn được dùng như lời giáo huấn, răn đe...được lặp đi lặp lại hằng ngày....
       Hôm nào tỏ ra biếng nhác, nhờ cậy em út làm việc nầy việc nọ, khi lên bàn ăn, sẽ bị cảnh cáo ngay : " Sử khẩu bất như tự tẩu, cầu nhơn bất như cầu kỉ !". Thanh niên mới ra đời, hay nhẹ dạ dễ tin người, mỗi lần vấp ngã, thì lại được nhắc nhở : " Mạc tín trực trung trực, tu phòng nhân bất nhân ". Trong xử thế thì thường nghe :" Lai thuyết thị phi giả, tiện thị thị phi nhân ", " Cầu nhân tu cầu anh hùng hán, tế nhân tu tế cấp thời vô "... Ở đời thì : " Nhất hào chi ác khuyến nhân mạc tác, nhất hào chi thiện dữ nhân phương tiện ", và luôn luôn phải nhớ là : " Trách nhân chi tâm trách kỉ, thứ kỉ chi tâm thứ nhân "..... Những lời giáo huấn trong Tăng Quảng Hiền Văn cứ vang vọng mãi bên tai cho đến hiện nay !
       Mặc dù cha đã không còn nữa, nhưng con vẫn luôn ghi nhớ những lời dạy bảo, khuyên răn trên, và bản dịch Tăng Quảng Hiền Văn nầy như là một nén hương lòng của con dâng lên để tưởng nhớ đến những lời giáo huấn đã và sẽ theo con suốt cả cuộc đời nầy !.....
                                                                              Đỗ Chiêu Đức.

 

ĐÍNH KÈM :
       01 Attachment Bìa và trang đầu của một bản TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN được bày bán ở lề đường NGUYỄN TRÃI CHỢ LỚN năm xưa.

dcd_jan8_TQHVan.jpg

 ___________________________________________________

  SỐ CHỮ TRONG CÂU ĐỐI:TRỊNH BẢN KIỀU

 

 Để mở đầu cho đề tài hấp dẫn nầy, tôi xin kể ngay một giai thoại về một Họa sư nổi tiếng vẽ tranh Tre Trúc, đồng thời cũng là một nhà Thư Pháp lớn của Trung Quốc thời cận đại : Đời THANH, đó chính là  TRỊNH BẢN KIỀU 鄭板橋 ( 1693- 1765 ) . Truyện kể rằng......

 

            Một hôm, Trịnh Bản Kiều mặc thường phục đến thăm một ngôi chùa nổi tiếng ở địa phương đó. Tri khách tăng ( nhà sư chuyên lo tiếp khách thập phương ) thấy chỉ là một thư sinh bình thường, nên chỉ ghế và nói : TỌA ! !, đoạn xoay vào bên trong nói với chú Tiểu phục vụ : TRÀ ! !. chỉ tiếp khách chiếu lệ. Một thời gian sau, Trịnh Bản Kiều lại đến viếng ngôi chùa đó, nhưng lần nầy ăn mặc như một Công tử nhà giàu có. Tri khách tăng niềm nở mời : THỈNH TỌA ! 請坐. và xoay vào trong bảo chú Tiểu : BÀO TRÀ !( có nghĩa là Pha trà ) 泡茶!và tiếp khách ân cần hơn. Ít lâu sau, ông lại lên thăm chùa với trang phục của quan Tri Huyện. Tri khách tăng trông thấy vội vàng tiến ngay đến trước mời : THỈNH THƯỢNG TỌA !( Mời ngồi lên ghế của thượng khách ) 請上坐 !. Đoạn xoay vào trong giục chú Tiểu : BÀO HẢO TRÀ ! 泡好茶 ! ( pha trà ngon ) . Tiếp đãi vô cùng ân cần, niềm nở, và khi biết được ông là nhà thư pháp đại tài, bèn lấy bút mực ra xin ông viết cho chùa đôi câu đối. Ông rất sẵn lòng, mĩm cười cất bút viết đôi câu đối như sau :

 

          TỌA, THỈNH TỌA, THỈNH THƯỢNG TỌA                坐,請坐,請上坐,
          TRÀ, BÀO TRÀ, BÀO HẢO TRÀ  !                            
茶,泡茶,泡好茶 !

 

         Vì là truyện kể dân gian, nên có người viết 2 thứ hai thành :
                                 Trà, kính trà, kính hương trà !    
茶,敬茶, 敬香茶

 

          Tôi kể chuyện nầy để trả lời cho câu hỏi của  một Đồng môn là : Có phải câu đối luôn là số lẻ 5, 7, 9, 11....hay không ? Xin trả lời : Thường thì như thế, nhưng không nhất thiết phải là số lẻ. Như câu đối trên đây bằng 1, 2, rồi 3 ráp lại là 6 chữ thành câu Trên, và câu Dưới cũng thế. Như thế, câu đối có thể từ 1 chữ cho đến 100 chữ cũng được, nếu mình đủ sức làm, và người đọc có đủ kiên nhẫn để đọc, và ... số chữ chẳng lẻ gì cũng được.  Ví dụ :

 

            Ta có câu đối Tết truyền thống 4 chữ như sau :

 

                    MAI KHAI NGŨ PHÚC                      梅 開 五 福
                    TRÚC BÁO TAM ĐA                       
竹 報 三 多

 

Câu 1 : Hoa mai nở 5 cánh như mang đến 5 cái phước cho gia đình ( 5 cái phước đó là : Thọ, Phú, Khang ninh, Du hảo đức và Khảo chung mệnh. 五福 是 : 寿,富,康寜,攸好德,考终命。Sống lâu, giàu có, mạnh khỏe, được tiếng tốt và chết an lành. Đó là 5 cái phước mà mọi người đều mong mõi. )
Câu 2 : Một chi nhỏ của nhánh trúc thường có 3 lá, như điềm báo mang đến 3 cái nhiều( Tam Đa ) mà người ta thường mong mõi. Đó là : Đa Phúc, Đa Thọ, Đa Nam Tử
三多 是 : 多福,多寿,多男子。Nhiều phước, nhiều thọ, nhiều con trai.

 

           Bây giờ ta khai triển nó thành câu đối 5 chữ :

 

                     Mai khai trình ngũ phúc                梅 開 呈 五 福
                    Trúc báo hiến tam đa                     
竹 報 献 三 多

 

Cho nó thành 6 chữ :

 

                   Mai khai khai trình ngũ phú            梅 開 開 呈 五 福
                   Trúc báo báo hiến tam đa              
竹 報 報 献 三 多

 

Cho nó thành 7 chữ :

 

                    Mai khai ngũ phúc niên niên phúc        梅 開 五 福 年 年 福
                    Trúc báo tam đa tuế tuế đa                 
竹 報 三 多 嵗 嵗 

 

Hoặc đão ngược lại cho nó hay hơn như :

 

                   Trúc báo tam đa đa hién thoại                竹 報 三 多 多 献 瑞
                   Mai khai ngũ phúc phúc lâm môn         
梅 開 五 福 福 臨 門

 

        Hoặc ta nhập 2 câu đối 4 chữ lại thành câu đối 8 chữ như :

 

                  Ngũ phúc lâm môn, tam dương khai thái                  五福臨門,三陽開泰
                  Nhất nguyên phục thủy, vạn tượng canh tân            
一元復始,萬象更新

 

        Nhớ hồi Đám cưới của tôi và của thằng con trai của tôi 28 năm sau nữa, tôi cũng viết đôi câu đối 8 chữ như sau :

 

                  Nhật lệ phong hòa, môn đình hữu hỷ             日麗風和,門庭有喜
                  Nguyệt viên hoa hảo, gia thất hàm nghi        
圆花好,家室咸

 

Có nghĩa :

                  Trời đẹp gió lành, cửa nhà vui vẻ ,                 

                  Trăng tròn hoa đẹp, gia thất nên duyên.

 

         Câu đối 9 chữ với những nét chấm phá như vẽ lại bức tranh Tết như sau :

 

                    Bộc trúc tam lưỡng thanh, nhân gian thị tuế,
                     
                 聲,        
,
                     Mai hoa tứ ngũ điểm, thiên hạ giai xuân.
                     
           點,          

Có nghĩa :
                Hai ba tiếng pháo đì đùng, nhơn gian đón mừng năm mới,
                Bốn năm đóa mai lấm tấm, thiên hạ đều biết xuân sang.

 

          Câu đối 10 chữ của Ông Tú Vị Xuyên " Nhập thế cục bất khả vô văn tự " như sau :

 

                    Cực nhân gian chi phẩm giá, phong nguyệt tình hoài,
                     
                   價,                 

                    Tối thế thượng chi phong lưu, giang hồ khí cốt.
                     
                    流,江       
Có nghĩa :
                Cái phẩm giá cao nhất trên đời là tình hoài phong nguyệt,( ở đây chỉ tình hoài vọng về gió mát trăng thanh một cách thanh cao, chứ không phải chuyện " gió trăng " tầm thường của nhân thế ! ).
                Cái phong lưu nhất ở trên đời nầy là cái khí cốt giang hồ !( chỉ làm trai chí tại 4 phương, phải vùng vẫy giang hồ chứ không phải tối ngày ngồi bó gối ở nhà với... vợ ! )

           Đây là loại câu đối theo thể văn Biền Ngẫu, Tứ Lục hoặc Lục Tứ như trong bài tự Đằng Vương Các của Vương Bột đời Đường :            

                              ... Quan sơn nan việt, thùy bi thất lộ chi nhân,               

                                  Bình thủy tương phùng, tận thị tha hương chi khách...

 

           Câu đối 11 chữ : Nhớ năm 2000, là năm đầu của Thiên Niên Kỷ mới, người Hoa gọi là năm THIÊN HỈ ( Thiên Hỉ Niên ). Ba Má tôi đều sanh vào tháng Giêng năm 1930, nên năm 2000 vừa đúng tuổi Thất Tuần. Tết năm đó tôi làm đôi câu đối sau, vừa để chúc Tết vừa để mừng thọ :

 

                    Thiên hỉ tụng cổ hi, hợp quyến nhi tôn cộng lạc,                      

                             ,                                       

                   Thất tuần ca song thọ, toàn gia lão thiếu đồng hoan.                     

                                壽,                 

Có nghĩa :               

                 Năm Thiên hỉ, chúc tụng người sống đến tuổi cổ lai hi, nên con cháu cả nhà đều vui vẻ.                

                Thất tuần mừng còn được song thọ, nên già trẻ cả nhà đều cùng hoan hỉ. 

       Ta còn có thể mượn một câu đối 7 chữ, ghép thêm một lời chúc 4 chữ để làm thành câu đối 11 chữ như sau :

 

               Thiên tăng tuế nguyệt nhân tăng thọ, xuân huyên tăng thọ.                

                                 壽,椿                     

               Xuân mãn càn khôn phước mãn đường, kim ngọc mãn đường.                

                     滿           滿    堂,     滿 .

Có nghĩa

                Trời thêm ngày tháng người thêm thọ, cha mẹ cũng thêm thọ.                

                Xuân về đầy cả đất trời phước đến đầy cả nhà, vàng ngọc cũng đầy cả nhà.

 

             Câu đối 12 chữ : Thường thì vế đầu 5 chữ ( ngũ ngôn ), vế sau 7 chữ (  thất ngôn ). như :

 

               Mai khai trình ngũ phúc, xuân đáo mai khai trình ngũ phúc,
               Trúc báo hiến tam đa, tuế trừ trúc báo hiến tam đa.
Có nghĩa :
                Mai nở 5 cánh như dâng lên 5 cái phước, khi xuân đến thì mai sẽ nở và dâng lên 5 cái phước .
                Trúc xanh 3 lá như hiến tặng tam đa ( 3 cái nhiều ), khi năm hết thì trúc vẫn với 3 lá xanh tươi để hiến tặng tam đa.

 

           Hoặc có thể đão ngược lại 7 trước 5 sau để nhấn mạnh phần chủ yếu của câu đối như : Câu đối mừng Toãn Hôn ( Kỷ niệm Kim Cương với 60 năm chung sống ) như sau :

 

                  Lục thập niên cộng khổ đồng cam, kim niên hân khánh toãn,
                   
            甘,       

                  Tam vạn nhật phù trầm dữ thế, thử nhật hỷ song toàn.
                    
        世,此     
Có nghĩa :
                 Sáu mươi năm chia ngọt xẻ bùi, năm nay mừng mà kỷ niệm đám cưới kim cương,
                 Ba chục ngàn ngày chìm nổi với cuộc đời, ngày hôm nay vui vì còn đủ cả hai người.

 

           Câu đối 14 chữ, thường thì được chia làm 2 vế, mỗi vế 7 chữ, như câu đối Tết rất nổi tiếng của cụ Nguyễn Công Trứ như sau :

 

           Chiều ba mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa,
           Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông phúc vào nhà.

           Câu đối 16 chữ, như câu đối Tết nổi tiếng độc đáo của nữ sĩ Hồ Xuân Hương :

               Tối ba mươi khép cánh càn khôn, nít chặc lại
                                                                                        kẽo ma vương đưa quỷ tới,
               Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra
                                                                                          cho thiếu nữ đón xuân vào !

 

           Câu đối 20 chữ, như câu đối của cụ Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến làm cho bà hàng xóm khóc chồng là thợ nhuộm như sau :

               Thiếp từ khi lá thắm xe duyên, khi vận tía, lúc cơn đen, điều dại điều khôn nhờ bố đỏ,
                Chàng ở dưới suối vàng có biết, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan tím ruột với trời xanh !
           Và...
                   Câu đối 44 chữ cũng của cụ Tam Nguyên làm khi về làng dạy học như sau :

              Quan chẳng quan thì dân, chiếu trung đình ngất ngưởng ngồi trên, nào lính nào tráng, nào bàn ba, tiền làm sao, gạo làm sao, đóng góp làm sao, một năm mười hai tháng thảnh thơi, cái thủ lợn nhìn thấy đà nhẵn mặt ;
               Già chẳng già thì trẻ, đàn tiểu tử lô nhô đứng trước, nào phú nào thơ, nào đoạn một, bằng là thế, trắc là thế, điểm khuyên là thế, ba vạn sáu nghìn ngày thắm thoát, con mắt gà đeo mãi đã mòn tai.

                Ta thấy...
                Câu đối 20 chữ còn có thể nhớ và thưởng thức được, chớ đến câu đối 44 chữ thì... chịu thua ! Vừa khó đọc, vừa khó nhớ, nói chi đến thưởng thức và nghiền ngẫm cái hay ho của nó !...

           Để kết thúc bài viết nầy, xin mời cùng đọc một câu đối 14 chữ ngồ ngộ như sau : (  Đặc biệt là câu đối nầy toàn bằng từ Hán Việt mà... khỏi cần phải diễn nôm, vì nghĩa nôm cũng... y chang như thế ! ).

              Đại đại biểu, tiểu đại biểu, đại đại biểu đại biểu tiểu đại biểu.
              Nam chiêu đãi, nữ chiêu đãi, nam chiêu đãi chiêu đãi nữ chiêu đãi !

                                                                                                                                   Đỗ Chiêu Đức

 


 Để mở đầu cho đề tài hấp dẫn nầy, tôi xin kể ngay một giai thoại về một Họa sư nổi tiếng vẽ tranh Tre Trúc, đồng thời cũng là một nhà Thư Pháp lớn của Trung Quốc thời cận đại : Đời THANH, đó chính là  TRỊNH BẢN KIỀU 鄭板橋 ( 1693- 1765 ) . Truyện kể rằng......

 

            Một hôm, Trịnh Bản Kiều mặc thường phục đến thăm một ngôi chùa nổi tiếng ở địa phương đó. Tri khách tăng ( nhà sư chuyên lo tiếp khách thập phương ) thấy chỉ là một thư sinh bình thường, nên chỉ ghế và nói : TỌA ! !, đoạn xoay vào bên trong nói với chú Tiểu phục vụ : TRÀ ! !. chỉ tiếp khách chiếu lệ. Một thời gian sau, Trịnh Bản Kiều lại đến viếng ngôi chùa đó, nhưng lần nầy ăn mặc như một Công tử nhà giàu có. Tri khách tăng niềm nở mời : THỈNH TỌA ! 請坐. và xoay vào trong bảo chú Tiểu : BÀO TRÀ !( có nghĩa là Pha trà ) 泡茶!và tiếp khách ân cần hơn. Ít lâu sau, ông lại lên thăm chùa với trang phục của quan Tri Huyện. Tri khách tăng trông thấy vội vàng tiến ngay đến trước mời : THỈNH THƯỢNG TỌA !( Mời ngồi lên ghế của thượng khách ) 請上坐 !. Đoạn xoay vào trong giục chú Tiểu : BÀO HẢO TRÀ ! 泡好茶 ! ( pha trà ngon ) . Tiếp đãi vô cùng ân cần, niềm nở, và khi biết được ông là nhà thư pháp đại tài, bèn lấy bút mực ra xin ông viết cho chùa đôi câu đối. Ông rất sẵn lòng, mĩm cười cất bút viết đôi câu đối như sau :

 

          TỌA, THỈNH TỌA, THỈNH THƯỢNG TỌA                坐,請坐,請上坐,
          TRÀ, BÀO TRÀ, BÀO HẢO TRÀ  !                            
茶,泡茶,泡好茶 !

 

         Vì là truyện kể dân gian, nên có người viết 2 thứ hai thành :
                                 Trà, kính trà, kính hương trà !    
茶,敬茶, 敬香茶

 

          Tôi kể chuyện nầy để trả lời cho câu hỏi của  một Đồng môn là : Có phải câu đối luôn là số lẻ 5, 7, 9, 11....hay không ? Xin trả lời : Thường thì như thế, nhưng không nhất thiết phải là số lẻ. Như câu đối trên đây bằng 1, 2, rồi 3 ráp lại là 6 chữ thành câu Trên, và câu Dưới cũng thế. Như thế, câu đối có thể từ 1 chữ cho đến 100 chữ cũng được, nếu mình đủ sức làm, và người đọc có đủ kiên nhẫn để đọc, và ... số chữ chẳng lẻ gì cũng được.  Ví dụ :

 

            Ta có câu đối Tết truyền thống 4 chữ như sau :

 

                    MAI KHAI NGŨ PHÚC                      梅 開 五 福
                    TRÚC BÁO TAM ĐA                       
竹 報 三 多

 

Câu 1 : Hoa mai nở 5 cánh như mang đến 5 cái phước cho gia đình ( 5 cái phước đó là : Thọ, Phú, Khang ninh, Du hảo đức và Khảo chung mệnh. 五福 是 : 寿,富,康寜,攸好德,考终命。Sống lâu, giàu có, mạnh khỏe, được tiếng tốt và chết an lành. Đó là 5 cái phước mà mọi người đều mong mõi. )
Câu 2 : Một chi nhỏ của nhánh trúc thường có 3 lá, như điềm báo mang đến 3 cái nhiều( Tam Đa ) mà người ta thường mong mõi. Đó là : Đa Phúc, Đa Thọ, Đa Nam Tử
三多 是 : 多福,多寿,多男子。Nhiều phước, nhiều thọ, nhiều con trai.

 

           Bây giờ ta khai triển nó thành câu đối 5 chữ :

 

                     Mai khai trình ngũ phúc                梅 開 呈 五 福
                    Trúc báo hiến tam đa                     
竹 報 献 三 多

 

Cho nó thành 6 chữ :

 

                   Mai khai khai trình ngũ phú            梅 開 開 呈 五 福
                   Trúc báo báo hiến tam đa              
竹 報 報 献 三 多

 

Cho nó thành 7 chữ :

 

                    Mai khai ngũ phúc niên niên phúc        梅 開 五 福 年 年 福
                    Trúc báo tam đa tuế tuế đa                 
竹 報 三 多 嵗 嵗 

 

Hoặc đão ngược lại cho nó hay hơn như :

 

                   Trúc báo tam đa đa hién thoại                竹 報 三 多 多 献 瑞
                   Mai khai ngũ phúc phúc lâm môn         
梅 開 五 福 福 臨 門

 

        Hoặc ta nhập 2 câu đối 4 chữ lại thành câu đối 8 chữ như :

 

                  Ngũ phúc lâm môn, tam dương khai thái                  五福臨門,三陽開泰
                  Nhất nguyên phục thủy, vạn tượng canh tân            
一元復始,萬象更新

 

        Nhớ hồi Đám cưới của tôi và của thằng con trai của tôi 28 năm sau nữa, tôi cũng viết đôi câu đối 8 chữ như sau :

 

                  Nhật lệ phong hòa, môn đình hữu hỷ             日麗風和,門庭有喜
                  Nguyệt viên hoa hảo, gia thất hàm nghi        
圆花好,家室咸

 

Có nghĩa :

                  Trời đẹp gió lành, cửa nhà vui vẻ ,                 

                  Trăng tròn hoa đẹp, gia thất nên duyên.

 

         Câu đối 9 chữ với những nét chấm phá như vẽ lại bức tranh Tết như sau :

 

                    Bộc trúc tam lưỡng thanh, nhân gian thị tuế,
                     
                 聲,        
,
                     Mai hoa tứ ngũ điểm, thiên hạ giai xuân.
                     
           點,          

Có nghĩa :
                Hai ba tiếng pháo đì đùng, nhơn gian đón mừng năm mới,
                Bốn năm đóa mai lấm tấm, thiên hạ đều biết xuân sang.

 

          Câu đối 10 chữ của Ông Tú Vị Xuyên " Nhập thế cục bất khả vô văn tự " như sau :

 

                    Cực nhân gian chi phẩm giá, phong nguyệt tình hoài,
                     
                   價,                 

                    Tối thế thượng chi phong lưu, giang hồ khí cốt.
                     
                    流,江       
Có nghĩa :
                Cái phẩm giá cao nhất trên đời là tình hoài phong nguyệt,( ở đây chỉ tình hoài vọng về gió mát trăng thanh một cách thanh cao, chứ không phải chuyện " gió trăng " tầm thường của nhân thế ! ).
                Cái phong lưu nhất ở trên đời nầy là cái khí cốt giang hồ !( chỉ làm trai chí tại 4 phương, phải vùng vẫy giang hồ chứ không phải tối ngày ngồi bó gối ở nhà với... vợ ! )

           Đây là loại câu đối theo thể văn Biền Ngẫu, Tứ Lục hoặc Lục Tứ như trong bài tự Đằng Vương Các của Vương Bột đời Đường :            

                              ... Quan sơn nan việt, thùy bi thất lộ chi nhân,               

                                  Bình thủy tương phùng, tận thị tha hương chi khách...

 

           Câu đối 11 chữ : Nhớ năm 2000, là năm đầu của Thiên Niên Kỷ mới, người Hoa gọi là năm THIÊN HỈ ( Thiên Hỉ Niên ). Ba Má tôi đều sanh vào tháng Giêng năm 1930, nên năm 2000 vừa đúng tuổi Thất Tuần. Tết năm đó tôi làm đôi câu đối sau, vừa để chúc Tết vừa để mừng thọ :

 

                    Thiên hỉ tụng cổ hi, hợp quyến nhi tôn cộng lạc,                      

                             ,                                       

                   Thất tuần ca song thọ, toàn gia lão thiếu đồng hoan.                     

                                壽,                 

Có nghĩa :               

                 Năm Thiên hỉ, chúc tụng người sống đến tuổi cổ lai hi, nên con cháu cả nhà đều vui vẻ.                

                Thất tuần mừng còn được song thọ, nên già trẻ cả nhà đều cùng hoan hỉ. 

       Ta còn có thể mượn một câu đối 7 chữ, ghép thêm một lời chúc 4 chữ để làm thành câu đối 11 chữ như sau :

 

               Thiên tăng tuế nguyệt nhân tăng thọ, xuân huyên tăng thọ.                

                                 壽,椿                     

               Xuân mãn càn khôn phước mãn đường, kim ngọc mãn đường.                

                     滿           滿    堂,     滿 .

Có nghĩa

                Trời thêm ngày tháng người thêm thọ, cha mẹ cũng thêm thọ.                

                Xuân về đầy cả đất trời phước đến đầy cả nhà, vàng ngọc cũng đầy cả nhà.

 

             Câu đối 12 chữ : Thường thì vế đầu 5 chữ ( ngũ ngôn ), vế sau 7 chữ (  thất ngôn ). như :

 

               Mai khai trình ngũ phúc, xuân đáo mai khai trình ngũ phúc,
               Trúc báo hiến tam đa, tuế trừ trúc báo hiến tam đa.
Có nghĩa :
                Mai nở 5 cánh như dâng lên 5 cái phước, khi xuân đến thì mai sẽ nở và dâng lên 5 cái phước .
                Trúc xanh 3 lá như hiến tặng tam đa ( 3 cái nhiều ), khi năm hết thì trúc vẫn với 3 lá xanh tươi để hiến tặng tam đa.

 

           Hoặc có thể đão ngược lại 7 trước 5 sau để nhấn mạnh phần chủ yếu của câu đối như : Câu đối mừng Toãn Hôn ( Kỷ niệm Kim Cương với 60 năm chung sống ) như sau :

 

                  Lục thập niên cộng khổ đồng cam, kim niên hân khánh toãn,
                   
            甘,       

                  Tam vạn nhật phù trầm dữ thế, thử nhật hỷ song toàn.
                    
        世,此     
Có nghĩa :
                 Sáu mươi năm chia ngọt xẻ bùi, năm nay mừng mà kỷ niệm đám cưới kim cương,
                 Ba chục ngàn ngày chìm nổi với cuộc đời, ngày hôm nay vui vì còn đủ cả hai người.

 

           Câu đối 14 chữ, thường thì được chia làm 2 vế, mỗi vế 7 chữ, như câu đối Tết rất nổi tiếng của cụ Nguyễn Công Trứ như sau :

 

           Chiều ba mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa,
           Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông phúc vào nhà.

           Câu đối 16 chữ, như câu đối Tết nổi tiếng độc đáo của nữ sĩ Hồ Xuân Hương :

               Tối ba mươi khép cánh càn khôn, nít chặc lại
                                                                                        kẽo ma vương đưa quỷ tới,
               Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra
                                                                                          cho thiếu nữ đón xuân vào !

 

           Câu đối 20 chữ, như câu đối của cụ Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến làm cho bà hàng xóm khóc chồng là thợ nhuộm như sau :

               Thiếp từ khi lá thắm xe duyên, khi vận tía, lúc cơn đen, điều dại điều khôn nhờ bố đỏ,
                Chàng ở dưới suối vàng có biết, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan tím ruột với trời xanh !
           Và...
                   Câu đối 44 chữ cũng của cụ Tam Nguyên làm khi về làng dạy học như sau :

              Quan chẳng quan thì dân, chiếu trung đình ngất ngưởng ngồi trên, nào lính nào tráng, nào bàn ba, tiền làm sao, gạo làm sao, đóng góp làm sao, một năm mười hai tháng thảnh thơi, cái thủ lợn nhìn thấy đà nhẵn mặt ;
               Già chẳng già thì trẻ, đàn tiểu tử lô nhô đứng trước, nào phú nào thơ, nào đoạn một, bằng là thế, trắc là thế, điểm khuyên là thế, ba vạn sáu nghìn ngày thắm thoát, con mắt gà đeo mãi đã mòn tai.

                Ta thấy...
                Câu đối 20 chữ còn có thể nhớ và thưởng thức được, chớ đến câu đối 44 chữ thì... chịu thua ! Vừa khó đọc, vừa khó nhớ, nói chi đến thưởng thức và nghiền ngẫm cái hay ho của nó !...

           Để kết thúc bài viết nầy, xin mời cùng đọc một câu đối 14 chữ ngồ ngộ như sau : (  Đặc biệt là câu đối nầy toàn bằng từ Hán Việt mà... khỏi cần phải diễn nôm, vì nghĩa nôm cũng... y chang như thế ! ).

              Đại đại biểu, tiểu đại biểu, đại đại biểu đại biểu tiểu đại biểu.
              Nam chiêu đãi, nữ chiêu đãi, nam chiêu đãi chiêu đãi nữ chiêu đãi !

                                                                                                                                   Đỗ Chiêu Đức

 

 

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 34

       

tl_jul13_butlong.jpg   
 

                          

                            
                    Khi nhân thị họa, Nhiêu nhân thị phúc.
                            

                   Thiên nhỡn khôi khôi, Báo ứng thậm tốc. 


  CHÚ THÍCH :
    KHI : Ngoài nghĩa Khinh Khi, Khi Dễ ra,KHI còn có nghĩa là HIẾP ĐÁP, Ăn Hiếp người khác.
    NHIÊU : là Nhiêu Dung, Nhiêu Thứ, là Bao Dung Tha Thứ, Xí Xóa, Buông Tha.
  NGHĨA CÂU :
       Hiếp đáp người khác là gây họa về sau, biết bao dung tha thứ cho người khác là tạo phúc cho tương lai đó.
       Con mắt của Trời mặc dù nhìn rất rộng rãi, nhưng sự báo ứng sẽ xảy ra rất nhanh đó nhé !
       Đọc câu nầy làm ta nhớ câu :
              Thiên võng khôi khôi,         
,
              Sơ nhi bất lậu.                     

    ( Lưới Trời lồng lộng, tuy thưa mà không để lọt việc gì cả ! ).

 

                      
            Thánh hiền ngôn ngữ, Thần khâm qủy phục.


  NGHĨA CÂU :
       Lời nói của các bậc Thánh hiền, QuỶ Thần cũng phải khâm phục.

       Không nhất thiết phải là lời nói của Thánh hiền, những lời nói đúng đắn, hợp với đạo nghĩa ở đời, hợp với luân thường đạo lí.... thì không những thần khâm qủy phục, mà tất cả mọi người đều phải tuân phục mà thôi !

 

                      
                  Nhân các hữu tâm, Tâm các hữu kiến.


  NGHĨA CÂU :
       Mỗi người đều có một tấm lòng, mỗi lòng đều có sở kiến riêng của mình.
       Không ai bắt ai phải theo ai được cả ! Mỗi người đều có Ý kiến riêng của mình, mỗi người đều có cái nhìn riêng của mình, nên tôn trọng cách nhìn của người khác, không thể áp đặt cái nhìn của mình mà buộc người khác phải ... nhìn theo.

 

                      
         Khẩu thuyết bất như thân phùng, Nhĩ văn bất như mục kiến.


  NGHĨA CÂU :
       Chỉ nghe cái miệng của người ta nói thôi thì không bằng đích thân mình găp phải. Tai nghe thì không bằng mắt thấy.
       Tam sao thì Thất bản. Chép lại 3 lần thì đã bị sai với bản gốc rồi, huống hồ nghe qua tới 3 cái miệng đồn đoán, thêm thắt đủ điều thì... còn đâu là sự thật của lúc ban đầu !

 

                              
                      Dưỡng quân thiên nhật, dụng tại nhất triêu.

 

  CHÚ THÍCH :
    TRIÊU
: Chữ nầy vừa là Danh từ, vừa là Động từ.
   *  Danh từ : 1. Đọc là TRIÊU thì có nghĩa là BUỔI, là BUỔI SÁNG : như Triêu Mộ là : Sáng Tối.
                      2. Đọc là TRIỀU thì có nghĩa là Triều Đại, như Đường Triều là : Triều đại nhà Đường.
   *  Động từ : Triều có nghĩa là Chầu( Vua Chúa, Thần Thánh...) như : Triều Kiến, Bãi Triều...
  NGHĨA CÂU :
       Nuôi quân ngàn ngày, dùng trong một buổi.
       Nhưng nếu không nuôi quân một ngàn ngày, thì khi có việc, lấy đâu ra người để dùng trong một buổi đây ?!

 

                         
                     Quốc thanh tài tử quí, Gia phú tiểu nhi kiêu.


  NGHĨA CÂU :
       Nước thanh bình thì tài tử mới được quí trọng. Nhà giàu có thì trẻ nhỏ đâm ra kiêu căng.
       Thực tế vô cùng ! Khi đất nước loạn lạc chiến tranh thì người ta chỉ trọng võ tướng, và bận bịu với việc đánh nhau, đối phó với đối phương, chứ đâu có ai chú trọng đến văn học nghệ thuật, cho nên giới tài tử bị lãng quên. Đất nước có thanh bình rồi thì tài tử mới được lên ngôi.
       Nhà giàu có, dù có khéo giáo dục cách mấy thì con nít ở trong nhà vẫn tỏ ra kiêu ngạo hơn là con nít bình thường. Tại sao ? Vì vật chất đầy đủ, người hầu kẻ hạ xung quanh cung phụng chăm sóc từng chút môt, không tỏ ra kiêu căng mới là lạ !

 

                   
         Lợi đao cát thể ngân dị hợp, Ác ngữ thương nhân hận bất tiêu.


  CHÚ THÍCH :
     LỢI : Ngoài nghĩa Lợi Lộc, còn có nghĩa là BÉN. LỢI ĐAO là : Con Dao bén.
     NGÂN : là Dấu, Vết, là Cái Thẹo.
  NGHĨA CÂU :
       Dùng dao bén cắt vào thân thể người ta, tuy chảy máu đau đớn, nhưng vết thương cũng dễ lành lại. Chớ dùng những lời độc ác làm tổn thương người khác trước mặt đông người, thì cái hận thù sẽ không thể tiêu trừ được.
       Ông Bà ta dạy : " Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau " mà ! Những lời nói hiễm độc, hạ nhục người khác trước đám đông thì còn ác đức hơn là chém cho họ một dao nữa !


                 
 
   Công đạo thế gian duy bạch phát, Quí nhân đầu thượng bất tằng nhiêu.


  NGHĨA CÂU :
       Cái công đạo, lẽ công bầng trên đời nầy duy chỉ có đầu bạc mà thôi, ngay cả trên đầu những quí nhân hiển đạt nó cũng chưa từng tha thứ cho ai cả !
       Đầu bạc : Giai đoạn ai cũng phải kinh qua, chỉ sớm hoặc muộn mà thôi. Đầu bạc còn chỉ thời gian sắp tới, tất yếu và rất công bằng với mọi người bất luận sang hèn quí tiện, nó không từng tha thứ cho người nào cả ! . Ai rồi cũng phải có lúc đầu bạc mà thôi !.

 

                        
                     Hữu tiền kham xuất chúng, Vô y lãn xuất môn.


  CHÚ THÍCH :
     KHAM : là Có thể, là Nên, là Được.
     LÃN : là Lười Biếng, là Biếng Nhác. Hải Thượng Lãn Ông là chữ LÃN nầy. Ông Tổ thuốc Nam của Việt Nam tự xưng một cách khiêm tốn là : Ông già Lười Biếng ở trên biển.
  NGHĨA CÂU :
       Có tiền, giàu có thì mới nên đến chỗ đông người, tham gia cộng đồng, hoạt động xã hội.... mới không bị người ta coi rẻ. Không có cái áo coi cho được, tức nghèo khó không có dư tiền rủng rỉnh trong túi, thì cũng lười biếng ra khỏi cửa !

 

 

 

 

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 33
 tl_jul13_butlong.jpg

                                            
                 Nhất tự nhập công môn, Cửu ngưu đà bất xuất.

   NGHĨA CÂU :
      Khi một chữ đã vào đến công đường rồi, thì đến 9 con trâu cũng không thể nào kéo ra cho được.
      Ngày xưa là Công môn, ngày nay là tòa án. Một lời nói lở, nói sai ở những nơi pháp lí nầy thì tai hại vô cùng, muốn lấy lại cũng không thể nào lấy lại cho được. Trong Tiếng Việt ta có câu : " Bút sa  gà chết " là vậy đó !

                               
                Nha môn bát tự khai, Hữu lí vô tiền mạc tấn lai.

   NGHĨA CÂU :
      Cửa nha môn mở rộng như hình chữ bát, ai có lí mà không có tiền thì đừng có đi vào.
      Đây là câu nói lẫy, than phiền cho thế giới kim tiền làm tổn thương đạo lí. Đọc câu nầy làm ta nhớ đến 2 câu thơ kết của cụ nguyễn Khuyến khi vịnh Kiều :
             Có tiền việc ấy mà xong nhỉ,
             Ngày trước làm quan cũng thế a ?!

                                  .
                Phú tòng thăng hợp khởi, Bần nhân bất toán lai  .

       NGHĨA CÂU :
      Giàu là do chắt mót từ lon từ chút mà nên, Nghèo là tại không biết tính toán( tiện tặn ) mà ra.

        Ông bà ta cũng từng dạy :" Đại phú do thiên, còn Tiểu phú là do cần " mà ! Biết siêng năng cần kiệm thì không làm giàu to, chứ cũng thuộc hạng giàu nhỏ , không đến nỗi đói khổ thiếu thốn.

                                    ? 
                      Gia trung vô tài tử, Quan tòng hà xứ lai  ?

    NGHĨA CÂU :
      Trong nhà không có tài tử giỏi giang, thì quan quyền từ đâu mà có được ?!
      Quan cũng từ dân mà ra, nếu trong dân chúng không có người tài giỏi, thì lấy đâu ra nhân tài để làm quan ?

                       
         Vạn sự bất do nhân kế giảo, Nhất sinh đô thị mệnh an bài.

  NGHĨA CÂU :
       Muôn việc đều không phải do người tính toán mà được, Số mạng của cuộc đời nầy đã được an bày sắp xếp cả rồi !

       Nguyễn Du cũng đã luận rằng :
                  ... Trời kia đã bắt làm người có thân.
                      Bắt phong trần phải phong trần,
                      Cho thanh cao mới được phần thanh cao...

                             !
               Cấp hành mạn hành, Tiền trình chỉ hữu đa thiểu lộ !

 CHÚ THÍCH :
    CẤP HÀNH : là Đi một cách gấp rút.
    MẠN HÀNH : là Đi tà tà, Đi từ từ.
    ĐA THIỂU : là Nhiều it. Có nghĩa là : Bao Nhiêu ?( Với dấu chấm hỏi "?" ). Còn với dấu Chấm Than "!" thì có nghĩa : Bấy nhiêu đó thôi !
  NGHĨA CÂU :
       Đi nhanh hay đi chậm gì, thì con đường trước mắt cũng chỉ có bấy nhiêu đó thôi !
       Bôn ba, bương chải cho lắm, đến ngày rồi cũng nhắm mắt xuôi tay. Tà tà hưởng lạc, tiêu dao ngày tháng chẳng thú vị hơn hay sao ?!

       Ông bà ta nói : " Bôn ba không qua thời vận " mà !

                                 
                        Nhân gian tư ngữ, Thiên văn nhược lôi.
                                  

                         Ám thất khuy tâm, Thần mục như điện.

   CHÚ THÍCH :
    TƯ NGỮ : Những lời nói riêng tư, bao gồm cả những lời nói lén ai đó.
    VĂN :
Chữ nầy gồm có bộ NHĨ là TAI, viết bên trong chữ MÔN là CỬA, là chữ ghép theo Hội Ý có nghĩa : Chỏ cái lổ tai ra cửa để nghe ngóng. Nên VĂN là NGHE, nghĩa rộng VĂN là TIN TỨC. Ta còn nhớ Tờ báo đầu tiên của NAM KỲ là tờ LỤC TỈNH TÂN VĂN không ? Có nghĩa là : Những tin tức mới nhất về Lục Tỉnh.
    KHUY TÂM : Khuy là Khuyết, là Mẻ. Tâm là Lòng dạ. Khuy Tâm là : Trái với lương tâm, làm chuyện mờ ám.
  NGHĨA CÂU :
        Những lời nói riêng tư của nhân gian thì Trời nghe rõ như là tiếng sấm sét vậy. Những việc làm mờ ám trái lương tâm trong phòng kín tối tăm thì con mắt của thần thánh đều nhìn rõ như khi có điện chớp vậy !
       Đừng tưởng nói lén, nói xấu để chạy tội hoặc để hại người mà không ai hay biết : Trời nghe biết cả ! Rừng có mạch vách có tai mà !. Đừng tưởng làm chuyện bậy bạ trong phòng kín, làm chuyện đồi bại trong phòng tối chẳng ai hay : Con mắt của Thần linh đều thấy cả !

       Trời và Thần Thánh ở đây, chính là LƯƠNG TÂM của ta đó, nếu ta làm chuyện mờ ám, sái quấy để hại người thì chính lương tâm của ta sẽ dằn vật ta suốt đời không sao sống yên ổn được !

                                      
                            Nhất hào chi ác, Khuyến nhân mạc tác.
                                      
便
                            Nhất hào chi thiện, Dữ nhân phương tiện.

  CHÚ THÍCH :
    PHƯƠNG TIỆN : là Tiện lợi, Thuận lợi ( Hình dung từ ). Là Công Cụ ( nếu là Danh từ ). Ví dụ :
    * "Giao thông phương tiện "có nghĩa : Giao thông rất tiện lợi.
    * " Phương tiện giao thông " có nghĩa : Công cụ dùng để giao thông , như Xe Cộ , Tàu Bè...
    Ở đây, DỮ NHÂN PHƯƠNG TIỆN có nghĩa : Tạo sự thuận lợi cho người khác để làm việc gì đó... Cũng có thể hiểu là : Dễ dãi để cho người ta làm việc.
  NGHĨA CÂU :
        Một chút xíu việc ác ( việc ác thật nhỏ ), cũng nên khuyên người ta đừng làm.
        Việc thiện mặc dù rất nhỏ, cũng nên tạo điều kiện thuận lợi để cho người ta làm việc thiện đó .

 

 

 

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN  32

 tl_jul13_butlong.jpg

              

 

                     
  Vô hạn chu môn sanh ngã biểu, KỶ đa bạch ốc xuất công khanh.


  GHI CHÚ :
    VÔ HẠN : là Không có giới hạn, là RẤT NHIỀU.
    CHU MÔN : Cửa nhà sơn màu đỏ chu sa, chỉ Nhà Giàu Có.
    NGÃ BIỂU : Xác người bị chết vì đói. Chết đói.
    KỶ ĐA : là Bao nhiêu. Ở đây là : Biết bao nhiêu ! .Có nghĩa là RẤT NHIỀU !
    BẠCH ỐC : là Nhà trắng, chỉ nhà trống trơn nghèo khó, chớ không phải là tòa NHÀ TRẮNG Quốc Hội của MỸ đâu !
    CÔNG KHANH : là Công Hầu Khanh Tướng, chỉ những người Giàu Sang Phú QuÝ.
  NGHĨA CÂU :
      Biết bao nhiêu nhà giàu sang phú quÝ, vẫn có người bị chết đói. Rất nhiều nhà khó khăn nghèo khổ vẫn có người làm đến bậc Công khanh.
      Không phải lúc nào " Con Vua vẫn được làm Vua", và không phải lúc nào cũng " Con Sãi ở chùa lại quét lá đa " đâu !!! Nếu cố gắng phấn đấu thì " con sãi ở chùa " như Chu Nguyên Chương vẫn được làm Vua như thường.( Đại Minh Hồng Võ, ông Vua lập nên triều đại nhà Minh ). Còn chỉ lo ăn chơi cờ bạc thì dù cho nhà có giầu như Lưu Bình, thì cũng có ngày làm ăn mày đến xin ăn ở nhà Dương Lễ mà thôi !

                              
             Túy hậu càn khôn đại, Hồ trung nhật nguyệt trường.

  NGHĨA CÂU :
     Sau khi say mới thấy trời đất là to lớn, và ( suốt ngày ) chìm trong hủ rượu mới thấy ngày tháng dài hơn ra.
     Lí luận của những người say, những người thất chí, suốt ngày chìm đắm trong hủ rượu để quên đi ngày tháng, quên đi những cái bất đắc chí của mình !

 

                             
                  Vạn sự giai dĩ định, Phù sanh không tự mang.

    CHÚ THÍCH :
    PHÙ SINH : Phù là Nổi ( trên mặt nước ), Sinh là cuộc sống. PHÙ SINH : là từ của Phật giáo, chỉ cuộc sống của con người như nổi trôi trên bể khổ, và ngắn ngủi như bọt bèo trôi trên mặt nước.
    KHÔNG TỰ MANG : là tự mình bận rộn một cách vô ích.
  NGHĨA CÂU :
     Muôn việc đều đã được( Trời ) định sẵn cả rồi, trong cuộc sống phù sinh nầy, con người ta chỉ khéo bận rộn, bương chải một cách vô ích mà thôi !

      Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều đã viết trong Cung Oán Ngâm Khúc như sau :
                      Cái quay búng sẵn trên trời,
                 Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm.

     Câu nầy khuyên ta nên an phận thủ thường, bôn ba cũng không qua được thời vận. Bon chen cho lắm, rồi khi nhắm mắt xuôi tay cũng bỏ lại tất cả !

 

                              
                Thiên lí tống hào mao, Lễ khinh tình nghĩa trọng.

    CHÚ THÍCH :
     HÀO MAO : là sợi lông mao, rất mảnh, rất nhỏ, rất nhẹ ! Không có giá trị quí báu.
     LỄ KHINH : Lễ vật nhẹ, không quí giá.
  NGHĨA CÂU :
        Ngàn dặm chỉ đưa tặng cho sợi lông hồng, lễ vật tuy nhẹ, không có giá trị, nhưng tình nghĩa thì nặng nề nồng thắm biết bao nhiêu !
        Tiếng Việt ta có câu " Của cho không bằng cách cho ". Chỉ một việc vượt qua ngàn dặm để mang quà đến tặng thì đã quí giá lắm rồi, nên dù của tặng có nhẹ tợ lông hồng, thì tình nghĩa cũng đã nặng biết bao nhiêu rồi !

                           
                 Nhất nhân truyền hư, Bách nhân truyền thực.

 NGHĨA CÂU :
        Một người đồn thì còn nghi ngờ là không có chi, chớ hằng trăm người đồn thì đã là chuyện thực rồi.
        Đây là một điểm tâm lí rất hệ trọng mà chiến thuật tâm lí chiến xưa nay hay sử dụng. Cứ cho người đồn toán lên một việc gì đó, lúc đầu mọi người còn nghi ngờ, nhưng hằng trăm hằng ngàn người đồn thét rồi thì mọi người lại tin là chuyện có thật. Ta còn nhớ chuyện " Mẹ của thầy Tăng Sâm " ngày xưa không ?. Ta hãy đọc lại nhé !...

 Chuyện  kể rằng một hôm mẹ Tăng Sâm đang ngồi quay tơ, thì bỗng nhiên một kẻ hớt hải chạy vào bảo:

           - Tăng Sâm giết người!

 Mẹ Tăng Sâm chỉ liếc qua kẻ báo tin rồi tiếp tục làm việc, vì bà biết rằng Tăng Sâm là đứa con hiền hòa, chưa bao giờ biết cãi lộn, đánh nhau, làm gì có chuyện giết người.

Một lúc sau, một kẻ khác lại chạy đến, báo:

  - Tăng Sâm giết người!

 Bà mẹ hơi giật mình. Tự nhiên bà hơi lo lo, nhưng vẫn tiếp tục làm việc.

 Khoảng một tuần trà sau đó, lại có kẻ hớt hải chạy vào, bảo:

  - Tăng Sâm giết người!

 Bà mẹ bỗng bật dậy và hốt hoảng chạy ra khỏi nhà.

 ...... Chỉ có 3 người thôi, không cần đến 100 người đâu nhé !...

                              
                    Thế sự minh như kính, Tiền trình ám tự tất.

    CHÚ THÍCH :
    KÍNH : là Gương soi, người Nam gọi là Kiếng.
    TẤT : là Sơn. Ta có từ TẤT GIAO là Keo Sơn, 2 chất dính khắng vào nhau. Khi Kim Kiều thề ước, Nguyễn Du đã viết : " Một lời gắn bó tất giao ". Nhưng ở đây, TẤT chỉ nghĩa : Chất cản quang, Cản ánh sáng. Tối hù tối mịt.

Ám Tự Tất : là Tối như sơn. Ta nói là Tối như mực.
  NGHĨA CÂU :
      Chuyện đời trước mắt thì rõ ràng như đứng trước gương soi, còn tiền trình là tương lai thì mờ mịt như là bị phủ lên một lớp sơn vậy, không biết đâu mà mò mà đoán !

   Chuyện trước mắt thì rõ ràng rồi, còn chuyện ngày sau thì : Biết ra sao ngày sau ? ( Que sera sera ?! ) .

                      
       Quang âm hoàng kim nan mãi, Nhất thế như câu quá kích.

  CHÚ THÍCH :
     QUANG ÂM : Quang là Sáng, Âm là Tối. Quang Âm là Sáng Tối. Sáng rồi lại tối, tối rồi lại sáng. Chỉ Thời gian.
     CÂU : là Ngựa giỏi, Ngưa chạy nhanh.
     KÍCH : là Khe cửa.
  NGHĨA CÂU :
      Vàng ròng khó mua được thời gian, một đời người thoáng nhanh như bóng câu qua khe cửa. Ta nói là : Bóng Câu qua cửa sổ.

                             
               Lương điền vạn khoảnh, Nhật thực nhất thăng.
                              

                        Đại hạ thiên gian, Dạ miên bát xích.

  NGHĨA CÂU :
     Có cả muôn thửa ruộng tốt, nhưng mỗi ngày cũng chỉ ăn có một thăng thôi. ( Tương đương như ta nói : Một lon gạo ).
     Có cả ngàn gian nhà lớn, nhưng mỗi đêm cũng chỉ nằm ngủ có 8 thước mà thôi ( một thước Tàu khoảng hơn 2 tấc Tây ).

 

                              
                       Thiên kinh vạn điển, Hiếu nghĩa vi tiên.
  NGHĨA CÂU :
     Muôn kinh ngàn điển, Ý chỉ rất nhiều sách ở, nhưng sách hiếu nghĩa vẫn là sách hàng đầu.
     Đây là truyền thống cố hữu của Trung Hoa và Việt Nam do ảnh hưởng của Nho giáo mà ra. Tiêu chuẩn đạo đức căn bản nhất là chữ HIẾU và chữ NGHĨA :
            " Nhân sanh bách hạnh hiếu vi tiên."
   và...
            " Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã. " mà......

________________________________________________________________

 

 

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN  31

tl_jul13_butlong.jpg

 

 

                         
              Kiến thiện như bất cập, kiến ác như thám thang.
Chú Thích :
       Thiện : là Hiền ( Lương thiện.). Giỏi ( Thiện nghệ ).
       Bất cập : Không kịp, Không bằng, Không đạt.
       Thám Thang : Thọt tay vào trong canh. Nhúng tay vào trong nước sôi.
  Nghĩa câu :
          Thấy người hiền người giỏi, thì có cảm tưởng như mình không bằng. Thấy người ác người dữ, thì có cảm giác như thọt tay vào trong nước sôi.

          Đây là câu nói của Khổng Tử trong Luận Ngữ, nguyên văn như sau :
    孔子曰:見善如不及,見不善如探湯。吾見其人矣,吾聞其語矣。隱居以求其志,行義以達其道。吾聞其語矣,未見其人也。(《論語‧季氏》)

        Khổng Tử viết : " Kiến thiện như bất cập, kiến bất thiện như thám thang. Ngô kiến kỳ nhân hĩ, ngô văn kỳ ngữ hĩ. Ẩn cư dĩ cầu kỳ chí, hành nghĩa dĩ đạt kỳ đạo. Ngô văn kỳ ngữ hĩ, vị kiến ký nhân dã. " ( Luận Ngữ. Quý Thị ).
Dịch nghĩa :
        Khổng Tử nói : " Thấy người thiện như không bằng ( cố gắng học theo ), thấy người không thiện thì như cho tay vào nước nóng ( nên tránh xa ). Ta đã thấy người như thế, ta đã nghe những lời như thế. Ẩn cư để cầu cái chí của họ, làm việc nghĩa để đạt cái đạo của họ. Ta nghe những lời nói đó nhưng chưa thấy những người như thế đó bao giờ. ".

    Bài đầu tiên của sách Minh Tâm Bửu Giám, trong chương Khuyến Thiện, mà tôi được học hồi trẻ, thì như sau :
     
見善如不及,見不善如探湯 。見賢思齊焉,見不賢而內自省也 。(《論語‧裏仁》)

    Kiến thiện như bất cập, kiến bất thiện như thám thang. Kiến hiền tư tề yên, kiến bất hiền nhi nội tự tỉnh dã.( Luận ngữ. Lý nhân ).
       Thấy người thiện như không bằng, thấy người không thiện như đưa tay vào nước sôi. Thấy người hiền, thì nghĩ cách sao cho bằng được người ta, thấy người không hiền thì trong lòng ta phải tự biết tỉnh ngộ lấy.

                    
                 Nhân bần chí đoản, Mã xú mao trường.
 Nghĩa Câu :
            Người nghèo thì chí ngắn, Ngựa ốm thì lông dài.
        Chỉ là ví dụ thế thôi, người nghèo thì hay chán nản, vì thiếu khả năng tài chánh để tính toán làm ăn nầy nọ, mà đâm ra nhục chí, nên bảo là CHÍ ĐOẢN , chí khí ngắn. Còn ngựa mà thiếu ăn, ốm đói, thì lại thấy lông như có vẻ mọc dài ra, lông dài chỉ là hiện tượng trái ngược nhìn thấy ở bên ngoài mà thôi.

                           
                      Tự gia tâm lý cấp, tha nhân vị tri mang.
 Chú Thích :
        Tự Gia : là Từ Nhà... Nhưng ở đây có nghĩa là : Tự Mình.
         Mang : là Bận rộn, Gấp rút.
 Nghĩa Câu :
         Tự ở trong lòng mình thấy gấp( về chuyện gì đó ), chớ người khác đâu có biết là mình đang gấp rút .
         Chuyện của mình thì mình thấy nóng lòng, chớ người khác có biết gì đâu mà bảo họ phải nóng lòng theo, nên không thể trách được sự lơ là của họ trước cái nóng ruột của mình !

               
     Bần vô đạt sĩ tương kim tang, Bệnh hữu cao nhân thuyết dược phương.
 Chú Thích :
        Đạt Sĩ : Kẻ sĩ thành đạt, người thành đạt.
        Tương
 : là Đem. Nếu là Danh từ thì đọc à Tướng (Tướng Quân ).
        Dược Phương : là Toa Thuốc.
 Nghĩa Câu :
            Nghèo thì không có người thành đạt giàu có nào đem vàng để cho cả ! Nhưng bệnh thì sẽ có những thầy thuốc giỏi cho những phương thuốc hay.

            Thầy Thuốc thường hay cứu con bệnh hơn là người giàu giúp người nghèo. Tại sao ? Vì người giàu không có Bổn Phận phải giúp người nghèo, nhưng Thầy Thuốc thì luôn luôn muốn giúp người bệnh, Lương y như Từ mẫu mà ! Vừa do thói quen nghề nghiệp, vừa do lòng nhân đạo của nghề nghiệp, và biết đâu sau khi cứu người bệnh ngặt, thoát khỏi tay Tử Thần, Thầy lại được nổi tiếng và sẽ kiếm được rất nhiều tiền thì sao !?.

                            
                Xúc lai mạc dữ thuyết, Sự quá tâm thanh lương.
 Nghĩa Câu :
          Khi có cảm xúc thì đừng nói với ai điều gì hết, chuyện qua rồi thì trong lòng sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
          Khi có CẢM XÚC, tức là khi đang Buồn, Đau, Hờn, Giận... thì đừng nói với ai điều gì cả, vì khi đó, cử chỉ và thái độ của ta sẽ bất bình thường, dễ làm mất lòng người đối diện, nên tốt nhất là cứ lặng thinh... để cho chuyện lắng đọng qua rồi, thì sẽ thấy lòng thanh thản thoải mái hơn, chừng ấy muốn nói gì hy nói !.

                   滿
       Thu chí mãn sơn đa tú sắc, Xuân lai vô xứ bất hoa hương.

 Nghĩa Câu :
            Mùa thu đến thì núi rừng đầy cả màu sắc đẹp đẽ, rực rỡ. Mùa xuân đến thì chẳng nơi nào là chẳng có mùi thơm của các loại hoa.
            Thời vụ cảnh sắc thiên nhiên đẹp đẽ của đất trời không ưu đãi riêng ai, mà cho tất cả mọi người. Sao ta lại có thể làm ngơ trước cảnh trí tự nhiên rực rỡ nầy chứ ?! Hãy hòa mình vào cái đẹp của thiên nhiên mà sống vui sống khỏe trong mọi mùa !

                   
      Phàm nhơn bất khả mạo tướng, Hải thủy bất khả đẩu lượng.
 Chú Thích :
         Phàm : là Phàm tục, là Bình thường. Ở đây dùng để mở đầu câu nói ( Hô Khởi Ngữ ) nên có nghĩa : Thông Thường Thì....
         Đẩu : là cái Đấu, người miền Nam gọi là cái Táo.
 Nghĩa Câu :
         Thường thì... Con người ta không thể nhìn diện mạo bên ngoài mà biết là người tốt, xấu, giỏi, dỡ.... được ! Cũng như... Nước biển thì không thể lường bằng táo được !  
          Ta thường nói " Xem mặt mà bắt hình dong ", là chỉ nói những người có tướng mạo bình thường, còn đối với những người có Dị Tướng  ( Tướng lạ ) khác với mọi người, như OBAMA chẳng hạn, thì chịu thua. Trước khi đắc cử Tổng Thống Mỹ một năm thôi, có ai ngờ rằng Tổng Thống Mỹ tương lai sẽ là một ông da đen trẻ măng như OBAMA không ?!.

                         
                Thanh thanh chi thủy, Vị thổ sở phòng.
                         

                  Tế   tế  chi  sĩ,  Vị  tửu  sở  thương.

 Nghĩa Câu :
          Nước trong leo lẻo thế kia, nhưng vẫn phải lấy đất đắp bờ để đề phòng khi nó tác oai tác quái, làm tràn ngập chết người.
          Kẻ sĩ an bang tế thế thế kia, nhưng vẫn bị rượu làm cho tổn thương, nát rượu không làm nên trò trống gì cả !
          Khi giảng tới câu nầy, Ba tôi có kể cho tôi biết là... Ngày trước, thời thực dân Pháp còn cai trị Miền Nam, có cho mở một tiệm Hút Á Phiện và Nhà chứa Điếm ở Thị Trấn Cái Răng, chỗ Tiệm nước Trương Ký hiện nay. Lúc bấy giờ, có một nhân sĩ người Việt gốc Hoa thường được gọi là Xín Xáng Pó ( Âm Quảng Đông là Tiên Sinh... Ba hay gì đó ! ) làm một đôi câu đối rất hay như sau :
                         
分,蓋

              Nha phiến tam phân, cái thế anh hùng qui tuyệt lộ.
                          
項,
              Phiếu đổ nhị hạng, phong lưu tử đệ nhập cùng đồ.
 Có nghĩa :
          Chỉ 3 phân Á phiện thôi, cũng đủ làm cho anh hùng cái thế phải đi vào tuyệt lộ.( hết phương cứu chữa ! ).
          Hai thứ phiếu  ( chơi bời ), đổ ( cờ bạc ), thì làm cho những con em thích phong lưu đi vào con đường bần cùng nghèo khổ !.
          Rượu cũng thế, uống xỉn rồi thì việc gì cũng dám nói , điều gì cũng dám làm, không còn phân biệt thị phi phải trái gì nữa cả ! Nên mới nói là : " Tế tế chi sĩ, vị tửu sở thương "!.

                             
             Cảo thảo chi hạ, Hoặc hữu lan hương.
               

             Mao thứ chi ốc,  Hoặc hữu hầu vương.
 Nghĩa Câu :
         Ở dưới cỏ dưới rơm, lắm khi cũng có mùi thơm của hoa lan. Ở dưới căn nhà rơm nhà lá, nhiều khi cũng có những bậc vương hầu xuất thân từ nơi đó.
         Đọc câu đầu làm ta nhớ tới 2 câu thơ trong Cung Oán của Ôn như Hầu:
                       Lan mấy đóa lạc loài sơn dã,
                       Uổng mùi hương vương giả lắm thay !
          Mùi hương vương giả vẫn... lạc loài sơn dã như thường ! Nên " Bạch ốc " vẫn xuất " Công Khanh ".... như thường !
          Câu sau còn có một dị bản là :
                          

           Mao thứ chi ốc, hoặc hữu lương tướng.
          Dưới căn nhà lá, cũng có thể có được tướng giỏi !

 

 

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN  30

tl_jul13_butlong.jpg

 

                     
       Phu thê tương hợp hảo, Cầm sắt dữ sanh hoàng.
Chú Thích :
      Cầm Sắt Sanh Hoàng : Cầm là Đàn, Sắt là Đàn bằng Sắt ngày xưa, Đàn Cổ, Sanh còn đọc là SÊNH, một loại tiêu cổ gồm 13 ống trúc dài ngắn kết hợp mà thành , Hoàng là Cái Lưỡi Gà trong ống tiêu, trong một loại Kèn ngày xưa, Hoàng còn có nghĩa là cái " Lò-Xo ". Nói chung, CẦM SẮT SANH HOÀNG là bốn loại nhạc cụ dùng hòa tấu với nhau để cho ra âm thanh bổng trầm réo rắc.
 Nghĩa Câu :
         Vợ chồng mà hòa hợp tốt với nhau, thì cũng ví như là Cầm sắt sanh hoàng mà cùng hòa tấu với nhau vậy ! ( nghe rất hay, rất du dương réo rắc, còn nếu vợ chồng mà nghịch 12 với nhau, thì buồn chán như là dưới địa ngục vậy ! ).

 

               
      Hữu nhi bần bất cửu, Vô tử phú bất trường.
Nghĩa Câu :
        Có con thì nghèo không lâu, còn không có con thì giàu cũng không bền.
        Nói theo xã hội nông nghiệp ngày xưa, có nhiều con ( ở đây chỉ con TRAI, vì con GÁI " Ăn cơm nguội ở nhà ngoài " nên không kể ) sẽ khai phá thêm nhiều đất đai để trồng trọt, làm ruộng... nên sớm muộn gì cũng trở nên giàu có, dư ăn dư để mà thôi. Còn không có con thì không có ai làm thêm của cải, và nhất là không có người giữ của, thì lâu dần sẽ trở nên nghèo nàn thiếu thốn mà thôi !
        Nói theo xã hội ngày nay, thì con trai con gái như nhau, con gái lắm khi còn được nhờ cậy hơn là những thằng con trai chỉ biết nai lưng ra làm để nuôi... vợ con mà thôi !
        Nói theo xã hội Mỹ, thì có con, không con cũng... chả phải lo, vì... có Nhà Nước lo, food stamps, welfare đầy đủ hơn Thiên đường Cộng Sản nhiều !

 

               
         Thiện tất thọ lão, Ác tất tảo vong.
Nghĩa Câu :
        Ăn hiền ở lành thì sẽ sống thọ, còn Ác nhơn sát đức thì sẽ chết sớm !
        Thọ là một trong Ngũ Phúc của con người, nhưng Thọ ở xã hội Mỹ nầy thì tốt, còn Thọ mà ở các nước nghèo khó, lại mang bệnh tật, thì càng Thọ càng kéo dài thêm cái khổ của thân xác mà thôi !

 

           病,
    Sảng khẩu thực đa thiên tác bệnh, Khoái tâm sự quá khủng sanh ương.
Chú Thích :
     Sảng Khẩu : Sảng là Sảng khoái, nên Sảng Khẩu là Ngon miệng.
     Thiên : là Lệch, Ở đây là Giới từ, có nghĩa là Lại .
     Khoái Tâm : Vui vẻ trong lòng, khoái chí.
     Khủng : là Sợ,là E rằng.
Nghĩa Câu :
         Ngon miệng ăn nhiều lại dễ sanh bệnh ( đầy bụng, trúng thực ). Khoái chí trong lòng làm quá lố, e rằng dễ sanh tai ương. Khoái chí quá hay làm sảng, sanh họa là chuyện thường !

 

             
   Phú quý định yếu an bổn phận, Bần cùng bất tất uổng tư lương.
Nghĩa Câu :
        Đã giàu có rồi, thì thôi, hãy yên với cái phận của mình đi. Còn nghèo nàn thì cũng yên với cái nghèo của mình, mà đừng phí công suy nghĩ lo lắng chi cho mệt xác.
        Nếu ai cũng yên với cái giàu và chịu khổ với cái nghèo thì người giàu sẽ giàu hoài sao, còn nghèo thì sẽ khổ suốt đời à ?. Chẳng qua khuyên thì nói thế thôi, chứ cũng còn tùy theo hoàn cảnh mà an phận hay là tiếp tục phấn đấu chớ !

 

       .
   Họa thủy vô phong không tác lãng, Tú hoa tuy hảo bất văn hương.
Nghĩa Câu:
        Nước được vẽ, không có gió, nhưng vẫn nổi sóng khơi khơi. Hoa được thêu, tuy đẹp, nhưng lại không nghe được mùi thơm.
       Cái đẹp giả tạo, cái đẹp do nhân lực, không bằng được cái đẹp tự nhiên. Cái đẹp tự nhiên hoàn hảo và sống động hơn !

 

            
       Tham tha nhất đẩu mễ, Thất khước bán niên lương.
            

       Tranh tha nhất cước đồn, phản thất nhất trửu dương.
Nghĩa Câu :
        Tham của người ta một đấu gạo, mà mình mất hết cả nửa năm lương thực.
        Tranh với người ta một cái giò heo, ngược lại mình mất đi một cái đùi dê.
        Tham cái lợi nhỏ, để mất cái lợi to. Lòng tham thường khiến cho con người làm những việc ngược ngạo như thế.

 

            
   Long quy vãn động vân do thấp, Xạ quá xuân sơn thảo mộc hương.
Chú Thích :
       Xạ : là con Cầy Hương, một loại hươu con có mùi thơm.
Nghĩa Câu ;
        Rồng về động lúc chiều về nên mây còn đọng nước, con cầy hương đi qua núi xuân làm cho hoa cỏ cũng nhuốm mùi thơm.
        Giống nào thì cho mùi nấy . Vô nhà người Việt thì thơm mùi nước mắm, vô nhà người Hoa thì thơm xì dầu, vô nhà anh Bảy thì thơm Cà Ri.... thế thôi !

 

               ?
     Bình sanh chỉ hội lượng nhơn đoản, Hà bất hồi đầu bả tự lương.
Chú Thích :
        Lượng : là Đo lường, là Sức chứa, là Độ lượng. Ở đây có nghĩa là Đoán, là Đánh giá.
Nghĩa Câu :
         Trong cuộc sống thường ngày ( bình sanh ), chỉ biết đánh giá cái dở ( sở đoản ) của người khác. Sao không quay đầu lại mà tự đánh giá mình ?!
         Thói thường, người ta chỉ biết chê người nầy dở người kia dở, mà... không bao giờ nhìn thấy cái dở của mình !

 

 

 

 

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN  29

tl_jul13_butlong.jpg

 

   
   Sạ phú bất tri tân thụ dung, Sạ bần nan cải cựu gia phong.

Chú Thích :
       Sạ : là Thoạt, Chợt, Bỗng nhiên.
       Thụ Dụng : là Hưởng thụ Tiêu dùng.
       Gia Phong : Cái phong cách của gia đình.
Nghĩa Câu :
          Chợt giàu nên không biết hưởng thụ tiêu dùng. Chợt nghèo nên khó mà sửa đổi phong cách gia đình trước đây.
          Bỗng nhiên trúng số, trở nên giàu có, nên không biết phải ăn tiêu hưởng thụ như thế nào cho sung sướng. Bị phá sản thình lình, trở nên nghèo khó, nhưng cũng khó mà sửa đổi được cuộc sống phong lưu trước đây của gia đình, " Quen ăn không quen nhịn " mà !

 

             滿
      Tọa thượng khách thường mãn, Tôn trung tửu bất không.
  Nghĩa Câu :
            Chỗ ngồi luôn luôn đầy khách ngồi, Trong chai không bao giờ không có rượu.
            Chỉ gia đạo phú túc, giàu sang, lại hiếu khách, khách khứa luôn luôn lui tới đầy nhà, và trong chai luôn luôn đầy rượu, và... dĩ nhiên thịt cá ê hề, cao lương mỹ vị đầy bàn để đãi khách.

 

   
Ốc lậu cánh tao lien dạ vũ, hành thuyền hựu bị đả đầu phong.
Chú Thích :
      Lậu : là Rỉ ra, là Lọt ra, là Dột.
      Ốc Lậu : là Nhà dột ( mưa ).
      Liên Dạ : là Suốt đêm.
      Đả Đầu Phong : Gió Đánh Ngay Đầu, là Gió Ngược.
Nghĩa Câu :
         Nhà dột lại gặp phải cơn mưa suốt đêm, còn đi thuyền thì lại gặp phải gió ngược chiều.
         Nghèo lại mắc cái eo, nhà dột lại mưa suốt đêm, muốn ngủ cũng không ngủ được, gió ngược mà đi thuyền, không khéo không tiến được mà còn bị thụt lùi là đằng khác.

 

  
 Ký đắc thiếu niên kỵ trúc mã, Khán lai hựu thị bạch đầu ông.
 Nghĩa Câu :
         Nhớ năm xưa khi còn bé, dùng cây trúc làm ngựa để cởi, nhìn đi nhìn lại thế mà đã là ông già đầu bạc rồi.
         Thời gian vô tình, xem như chậm chạp, nhưng lại rất tích cực, không ngừng nghỉ, không chờ đợi... Thoáng cái, mà đầu xanh đã thành đầu bạc lúc nào không hay !!! 

 

          
   Lễ nghĩa sinh ư phú túc, Đạo tặc xuất ư bần cùng.
Nghĩa Câu :
        Con người lễ nghĩa thì thường sinh ra ở gia đình giàu có sung túc. Còn những người trộm cướp thì thường sinh ra ở những gia đình bần hàn nghèo khó.
        Trong tiếng Việt ta cũng có câu : " Phú quý sinh lễ nghĩa " mà !
        Thường thì là thế, nhưng cũng chưa hẵn ! Giàu có mà ăn chơi đàn điếm thì cũng dễ sinh đạo tặc lắm, còn nghèo khổ mà biết an phận thủ thường, thì cũng sinh lễ nghĩa như thường !
     

   
  Thiên thượng chúng tinh giai củng bắc, Thế gian vô thủy bất triều đông.

Nghĩa Câu :
        Trên trời, tất cả những vì sao đều chầu về phương bắc ( chỉ sao Bắc Đẩu ). Còn trên đời nầy thì không có dòng nước nào mà không chảy về hướng đông ( chỉ Biển Đông ).

 

                 
          Quân tử an bần, Đạt nhân tri mệnh.
Xuất Xứ :
         Đây là một trong những câu nổi tiếng để đời của người đứng đầu Sơ Đường Tứ Kiệt là Vương Bột, trong bài Đằng Vương Các Tự mà ông đã làm lúc chỉ mới có 16 tuổi.
Nghĩa Câu :
         Người quân tử yên phận với cái nghèo của mình, còn người khoáng đạt thì hiểu được mệnh trời mà yên với số mạng của mình.
         Sau câu nầy cũng là những câu nổi tiếng như :

Lão đương ích tráng, ninh tri bạch thủ chi tâm.
Cùng thả ích kiên, bất trụy thanh vân chi chí !

 

     
Trung ngôn nghịch nhĩ lợi ư hành, Lương dược khổ khẩu lợi ư bệnh.
Nghĩa Câu :
        Lời nói trung thực nghe chói tai, nhưng có lợi khi thực hành. Thuốc hay đắng miệng, nhưng lại có lợi cho bệnh tật.
        Tục ngữ ta cũng có câu : " Thuốc đắng dã tật, Lời thật mất lòng ". Lời nói ngon ngọt dễ làm người ta xiu lòng nghe theo, và cũng dễ làm cho người ta mắc bẫy. Vì Ngọt mật thì rất dễ chết ruồi mà !

 

                
       Thuận thiên giả tồn, Nghịch thiên giả vong.
 Nghĩa Câu :
       Người nào Thuận theo đạo trời thì sống, còn Người nào đi ngược lại với đạo trời thì chết.
       Đây là câu nói của Mạnh Tử trong chương Lâu Ly Thượng. Nguyên văn như sau :
     
天下有道,小德役大德,小贤役大贤;天下无道,小役大,弱役强。斯二者,天也。顺天者存,逆天者亡。

    Thiên hạ hữu đạo, tiểu đức dịch đại đức, tiểu hiền dịch đại hiền. Thiên hạ vô đạo, Tiểu dịch đại, nhược dịch cường. Tư nhị dã, Thiên dã. Thuân thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong.

 

               
          Nhân vị tài tử, Điểu vị thực vong.
Nghĩa Câu :
         Người vì tiền tài mà chết, Chim vì miếng ăn mà chết.
        " Nhân vị tài tử " có 2 mặt ý nghĩa : Một là vì Tham tiền nên bị người khác gài bẫy, trúng kế, hoặc đi trộm cướp bị tội hình mà chết. Hai là vì muốn có tiền nhiều nên làm đêm làm ngày, bất kể chết sống, lao tâm lao lực quá độ mà chết !.
        " Điểu vị thực vong " là do bản năng sinh tồn, chim tham mồi mà chết cũng là chuyện thường tình mà thôi ! 

 

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN  28

tl_jul13_butlong.jpg

 

                 

           Khi lão mạc khi tiểu, Khi nhân tâm bất minh.

  Chú Thích :
        Khi
: là Khinh Khi, là Coi rẻ, là Xem Thường, là Ăn Hiếp nữa !

  Nghĩa Câu :  

          Xem thường người già chớ đừng xem thường người trẻ.  

          Xem thường người khác là lòng không trong sáng.  

          Tại sao ?  

          Người già thì sự nghiệp đã định, danh phận đã định, giàu nghèo cũng đã định, nên có đánh giá khi dễ họ... thì cũng tương đối chính xác rồi, vì họ cũng khó có cơ hội để phát triển thêm. Còn người trẻ, tương lai còn dài, phấn đấu còn dài, sự nghiệp cũng còn dài ở trước mắt , chưa biết ra sao... đánh giá họ " lơ mơ ", nhỡ mai nầy họ thành Thủ Tướng, hoặc Tổng Thống... thì sao ?!.

           Nhưng dù sao thì cũng không nên đánh giá phê bình người khác khi " nắp quan tài " chưa đóng lại ! Hơn nữa..." khi nhân thì tâm bất minh " mà !!!

 

      
      Tùy phận canh sừ thu địa lợi, Tha thời bảo noãn tạ thương thiên.
   Chú Thích :
          Canh Sừ : Canh là Cày, Sừ là Cuốc. Canh Sừ là Cày xới.
          Bảo Noãn : Bảo là No, Noãn là Ấm. Bảo Noãn là No ấm.
   Nghĩa Câu :
             Hãy tùy phần số của mình ( hãy an phận ), cày sâu cuốc bẫm để thu hoa lợi từ mảnh đất mảnh vườn. Khi nào đó, được no ấm rồi thì nhớ tạ ơn trời xanh ( đã khiến cho mưa thuận gió hòa, mùa màng thu hoạch tốt ).
             Hãy yên phận mà " cày " cái " job " của mình để lãnh lương hàng tháng, đến cuối năm nhớ mừng " Lễ Tạ Ơn " vì suốt năm không có trục trặc gì khiến cho " mất job " !

 

                  
             Đắc nhẫn thả nhẫn, Đắc nại thả nại. 
                   

             Bất nhẫn bất nại, Tiểu sự thành đại.
   Nghĩa Câu ;
             Nhịn được thì nên nhịn, nhường được thì nên nhường.
             Không nhường không nhịn, chuyện bé sẽ xé ra to.

 
     Nhẫn là Nhịn. Nại là Chịu đựng, là dằn xuống. Nên vế 2 của câu 1 là : Chuyện gì đó chịu đựng được, dằn được, thì nên dằn. Không nhịn được, lại không dằn được, thì tức nước sẽ vỡ bờ mà thôi !

 

                退
        Tương luận sính anh hung, Gia kế tiệm tiệm thoái.
  Chú Thích :
         Sính : là Khoe, Trổ, Tỏ ra. Sính Cường : Khoe mạnh, Sính Tài : Trổ Tài. Sính Anh Hùng : Tỏ ra Anh Hùng

        Gia Kế : là Kế sách ( nghề nghiệp hoặc làm ăn buôn bán gì đó... ) để duy trì cuộc sống của gia đình.
  Nghĩa Câu :
            Khi bàn luận với nhau, thì ai cũng tỏ ra anh hùng tài giỏi cả, nhưng cuộc sống của gia đình thì lại ngày một xuống dốc.
            Có rất nhiều người chỉ giỏi nói mà không giỏi làm, nói thì rất hùng hồn đâu ra đó, nghe hay lắm, nhưng khi làm thì... chẳng ra chi cả !. Chỉ giỏi nói mà không giỏi làm !.

 

                  
           Hiền phụ lệnh phu quý, Ác phụ lệnh phu bại.
  Chú Thích :
         Lệnh : Lệnh ở đây không có nghĩa là Ra Lệnh, mà có nghĩa là LÀM CHO, KHIẾN CHO.
  Nghĩa Câu :
            Người đàn bà hiền thục giỏi giang, có thể làm cho chồng trở nên quý hiển vẻ vang. Người đàn bà ác nhơn đanh đá, có thể làm cho chồng thân bại danh liệt.
           Quý ở đây vừa chỉ giàu sang phú quý, vừa chỉ vinh hiển vẻ vang, làm quan quyền hoặc làm nên sự nghiệp lớn....
           Bại là Thất bại, là bại hoại gia phong, cửa nhà tan nát, là thân bại danh liệt.
           Ngạn ngữ Tây Phương cũng có câu : " Đàng sau người đàn ông thành công, có bóng dáng của người đàn bà giỏi " là thế !

 

                   
            Nhất nhân hữu khánh, Triệu dân hàm lại.
  Chú Thích :
          Hàm Lại : Hàm là Tất Cả, Lại là Dựa Dẵm, Dựa Hơi.
          Hàm Lại : là Tất cả đều được dựa hơi, nhờ cậy.
  Nghĩa Câu :
            Đây là câu nói chỉ các bậc Vua Chúa ngày xưa khi có tin mừng gì đó như : Vua sinh nhật, Hoàng Hậu có thai, Công Chúa lấy chồng, Hoàng Tử cưới vợ... Người của Hoàng tộc có tin mừng thì ra lệnh giảm thuế cho thiên hạ, cho dân chúng nghỉ làm việc vui chơi ăn mừng.... Nên câu trên có nghĩa :
             Một người có việc mừng, thì cả triệu dân chúng được hưởng vui lây. Câu nầy lấy trong " Thượng Thư- Lữ Hình ", nguyên văn như sau : “
一人有慶,兆民賴之,其寧惟永。
” " Nhất nhân hữu khánh, triệu dân lại chi, kỳ ninh duy vĩnh.". Có nghĩa :
           Thiên tử có chuyện lành, toàn thể dân chúng đều được hưởng chung cái lợi đó, như thế, có thể gặt hái được sự vững chắc lâu dài.
          

 

                 
          Nhân lão tâm vị lão, Nhân cùng chí mạc cùng.
   Nghĩa Câu :
             Người già nhưng lòng chưa già. Người nghèo nhưng chí đừng nghèo. Ý muốn nói...
             Thể xác thì già, nhưng lòng quyết tâm thì chưa già. Gia cảnh có thể nghèo túng, nhưng ý chí thì đừng nên để cho... nghèo !
             Luôn luôn phải phấn đấu để vươn lên, đừng vì già mà buông xuôi, đừng vì nghèo mà nhục chí.

 

              
      Nhân vô thiên nhật hảo, Hoa vô bách nhật hồng.

 Nghĩa Câu :
          Người không thể trong một ngàn ngày đều mạnh khỏe. Hoa không thể trong một trăm ngày đều tươi đỏ.
          Ai mà có thể trong 3 năm không bệnh hoạn gì cả. Bông nào có thể nở suốt 3 tháng mà không tàn ?!
          Không có việc gì trên đời nầy là vĩnh cữu cả. Vật cực tất phản, âm cực dương hồi. Hết âm tới dương, hết dương tới âm, thỏ lặn rồi tới ác tà....

 

                
           Sát nhân khả thứ, Tình lý nan dung.

  Nghĩa Câu :
          Giết người dù cho có thể tha thứ đi, thì  về tình về lý cũng khó mà khoan dung cho được.
          Giết người đền mạng, dù cho với bất cứ lý do gì, xét về tình về lý, cũng không thể tha thứ được. Sát nhân dã tử mà !

 

 

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN  27

tl_jul13_butlong.jpg

 

                       
           Vô tiền phương đoạn tửu, Lâm lão thủy khan kinh.
   Nghĩa Câu :
            Khi hết tiền mới cai rượu, đến lúc già mới chịu xem kinh Phật. ( mới chịu tu hành ).
            Ý muốn nói...
            Chuyện gì đó, đến lúc cấp bách, hết nước, chẳng đặng đừng , mới chịu...làm. Còn tiền còn nhậu, hết tiền, cực chẳng đã mới chịu cai !  Còn trẻ, còn hăng máu, làm việc gì cũng theo ý mình, bất chấp phải quấy, đạo đức,.... đến lúc già, từng trải nhiều cam go, thất bại, mới chịu tu tâm dưỡng tánh !
           Âu cũng là thường tình của con người !

 

                       
              Điểm tháp thất tằng, Bất như ám xứ nhất đăng.

   Nghĩa Câu :
             Đèn đốt trong 7 tầng tháp ( sáng rực ), cũng không bằng được nơi tối tăm mà có được một ngọn đèn.
             Ngày thường có làm được nhiều việc thiện, việc tốt, cũng không bằng trong lúc cấp bách mà tiếp giúp được người nào đó đang trong lúc nguy nàn.
             Câu này làm ta nhớ lại câu đã gặp ở những bài trước đó :
                     Khát thời nhất trích như cam lộ,
                     Túy hậu thiêm bôi bất như vô.

 

               
     Vạn sự khuyến nhân hưu mạn muội, Cử đầu tam xích hữu thần minh.
  Chú Thích :
         Mạn Muội : MẠN là lừa, dối. MUỘI : là Che lắp, dấu diếm.
         Mạn Muội là Mờ ám, dối trá.
   Nghĩa Câu :
             Muôn việc đều khuyên người ta không nên làm những điều mờ ám dối trá, vì cất đầu lên 3 thước thì đã có thần minh soi xét ở trên rồi !
     Thần linh thì không biết có thiệt hay không, chớ " lương tâm " thì luôn luôn hiện hữu ở mọi người. Khi làm việc gì mờ ám, dối trá, ta chỉ lừa được người khác chớ không lừa được lương tâm của chính mình, " nó " sẽ theo ám ảnh ta suốt đời !

 

                         
                Đản tồn phương thốn thổ, Lưu dữ tử tôn canh.
   Nghĩa Câu :
            Hãy chừa một tất vuông đất lại, để cho con cháu cày bừa.
            Câu nầy khuyên ta...
            Làm việc gì đó phải biết chừa hậu, đừng quá tuyệt tình hoặc cạn tàu ráo máng, phải chừa lại chút... gì đó cho con cháu, mà ông bà ta nói là : Để Đức lại cho con !
            Nói theo chữ Nho ngày xưa là : Để chút PHÚC ĐIỀN ( ruộng phước đức ) lại cho con cháu canh tác để hưởng phước đức của ông bà cha mẹ để lại.
            Nói theo ngày nay là đừng quá phí phạm thiên nhiên, phá hoại môi trường, phung phí màu xanh, mà phải biết tiết chế vừa phải, để chừa lại chút không khí trong lành và màu xanh thiên nhiên lại cho con cháu đời sau.

 

                            
           Diệt khước tâm đầu hỏa, Thích khởi Phật tiền đăng.
  Chú Thích :
        Thích
: Còn đọc là TÍCH : Có nghĩa Róc, Gọt, Cắt, Xén.
        Trong câu trên có nghĩa là KHÊU cho ngọn nến sáng lên.
  Nghĩa Câu :
           Hãy làm cho tắt đi ngọn lửa ở trong lòng, và hãy khêu dậy ngọn đèn trước bàn thờ Phật.
           Đây là câu ngạn ngữ của Phật môn, phát xuất từ bài " Điểm Đăng Kệ " như sau :


               
滅除心頭火,  Diệt khước tâm đầu hỏa,
               
提起佛前燈,
  Đề khởi Phật tiền đăng,
               
願以大智慧,
  Nguyện dĩ đại trí tuệ,
               
照破眾無明。  Chiếu phá chúng vô minh.

 
         Diệt đi ngọn lửa lòng, tức là diệt đi cái Tham Sân Si đang âm ỉ cháy trong lòng, để khơi dậy ngọn đèn Trí Tuệ Từ Bi của Phật pháp.
          Câu nầy làm ta nhớ đến 4 câu thơ của Jean Leiba :

                      Phù thế còn nhiều duyên nghiệp quá,
                      Lệ lòng mong cạn chốn am không,
                      Cửa thiền một đóng duyên trần dứt,
                      Quên hết người quen chon bụi hồng !

 

          Trong Kiều Nguyễn Du cũng đã viết :
                       Sự đời đã tắt Lửa Lòng,
                       Còn chen vào chốn bụi hồng mà chi ?!

 

                         
            Tinh tinh thường bất túc, Mông mông tác công khanh.
  Chú Thích :
          Tinh Tinh : Tỉnh táo, Thông minh.
          Mông Mông : Ù ù Cạc cạc, Ù lì.
  Nghĩa Câu :
            Có những người thông minh tỉnh táo, nhưng thường khi cuộc sống lại thiếu thốn không đầy đủ. Còn có những người lơ lơ mơ mơ, ù ù cạc cạc, mà lại làm nên danh phận vẻ vang ( công khanh ).
            Sự đời thường có những việc tréo ngoe như thế !

 

                         
             Chúng tinh lãng lãng, bất như cô nguyệt độc minh.
   Nghĩa Câu :
            Ngàn sao lắp lánh cũng không bằng được ánh sáng của một vầng trăng cô độc.
            Một đàn thằng thi hỏng, không bằng được một thằng thi đậu.
            Một bầy thằng hai mắt, không bằng được một thằng chột ...làm quan.

 

                            

                     Huynh đệ tương hại, Bất như tự sanh.

  Nghĩa Câu :  

           Anh em mà làm hại lẫn nhau, thôi chi bằng mạnh ai nấy sống đi.( Cho yên chuyện ).  

           Ở đời rất nhiều người như thế. Rất lịch sự, nhã nhặn và rộng rãi với mọi người, nhưng với anh chị em ruột trong nhà thì... ke re cắt rắc từng chút một.

 

                            
                       Hợp lý khả tác, Tiểu lợi mạc tranh.
  Nghĩa Câu :
            Chuyện nào hợp tình hợp lý, hợp với đạo nghĩa ở đời, thì có thể làm. Đừng vì cái lợi nhỏ mà đâm ra tranh dành nhau ( để mất cái nghĩa lớn ! ).
             Hợp lý thì nên làm, Tiểu lợi thì đừng tranh !

 

                     
       Mẫu đơn hoa hảo không nhập mục, Táo hoa tuy tiểu kết thực thành.
   Nghĩa Câu :
             Hoa Mẫu Đơn dù cho có đẹp cách mấy đi nữa, thì cũng chỉ để ngắm chơi khơi khơi mà thôi ( không nhập mục ). Hoa Táo mặc dù nhỏ, trông không đẹp, nhưng lại kết thành trái Táo rất ngon, rất thực tế.
             Nếu kể về giá trị tinh thần, nghệ thuật, thì hoa Mẫu Đơn là hoa đẹp dùng để thưởng ngoạn nhìn ngắm trong một lúc mà thôi. Nếu nói về giá trị thực tiễn lâu dài, thì tuy hoa Táo không đẹp, nhưng lại cho kết quả thực dụng là trái Táo, vừa kinh tế, vừa thực tế.
            Nhưng , cuộc đời khi vầy khi khác, tùy theo hoàn cảnh thích ứng với thứ nào. Chưa chắc mèo nào cắn mĩu nào, chưa chắc ai đã hơn ai !!!

 

 

 

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN  26

tl_jul13_butlong.jpg

 

                        

                   Điểm thạch hóa vi kim, Nhân tâm do vị túc.  

 Nghĩa Câu :   

          Chỉ đá hóa thành vàng, lòng người còn chưa thấy đủ.

           Túi tham của con người luôn luôn không đáy. Câu nầy nói theo tích " Điểm Thạch Vi Kim " hoặc " Điểm Thiết Vi Kim " ( chỉ sắt thành vàng ), như sau :  

           Xưa có một người rất nghèo khổ, nhưng lại rất thành tâm thờ phụng Lữ Tổ. Lữ Tổ là Lữ Động Tân, Tổ Sư của Đạo Giáo. ( là một trong Bát Tiên ). Cảm động vì lòng thành của anh ta, nên một hôm, Lữ Động Tân hiện đến nhà , thấy gia đình anh ta nghèo khổ, nên dùng ngón tay chỉ vào tảng đá ở trong sân, trong phút chốc, tảng đá sáng lên rực rỡ và biến thành vàng. Lữ Động Tân bèn hỏi anh ta : " Anh có muốn tảng đá nầy không ?. Anh ta chắp tay xá 2 xá và đáp : " Không muốn ! ". Lữ Đông Tân rất vui mà bảo anh ta rằng : " Anh rất tốt, không có lòng tham lam ham muốn, như thế, ta có thể truyền thụ tiên pháp cho anh tu luyện để thành Tiên ". Người kia đáp : " Không phải thế, tôi muốn xin ông cho tôi cái ngón tay " chỉ đá hóa vàng " kia kìa, ông thấy thế nào ?!. Lữ Động Tân nghe xong, rùng mình biến mất !  

           Quả là Nghèo mà tham lam quá cở !      

 

                                    肚,賣 .  

                                 Tín liễu đổ, Mại liễu ốc.

  Chú Thích :  

        Đổ : Cái Bụng, nghĩa bóng là Bụng Dạ.  

        Mại : là Bán. Mại Dâm là Bán dâm. Khác với...  

        Mãi : là Mua. Mãi Lực là Sức mua. Mãi dâm là Mua dâm.   Nghĩa Câu :  

            Tin vào bụng dạ của mình, thì sẽ bán nhà như chơi.  

        Ý muốn nói, nếu sống phóng túng theo những gì mà bản năng con người đòi hỏi,( sống cho đúng theo bụng dạ mình muốn ), thì như câu trên đã nói, lòng tham của con người là không đáy mà, cho nên sống buông thả theo bản năng đòi hỏi, thì bán nhà cũng không thể thỏa mãn hết được !

               Nhưng....   

        Có người lại hiểu câu trên như sau : Tín liễu ĐỔ ( Đổ nầy là Cờ Bạc,là Đổ Bác ), có nghĩa : Tin vào Cờ Bạc thì bán nhà như chơi !.   

 

                             

                  Tha nhân quan hoa, Bất thiệp nhĩ mục.  

                          

                      Tha nhân lục lục, Bất thiệp nhĩ túc.  

  Nghĩa Câu :  

             Người ta ngắm hoa, không can dự gì đến mắt của bạn.  

             Người ta đi đứng vội vả, không can dự gì đến chân của bạn cả !. Ý muốn nói...  

          Thế giới muôn màu, muôn hình vạn trạng, chuyện xảy ra nhan nhản trước mắt thật nhiều, ta không làm sao để tâm hết cho được, mà để tâm để làm gì ? Cứ sống cho mình, cứ tự quan tâm mình trước đã, mặc kệ thế giới chung quanh !   

         Thích lo bao đồng là tự chuốc lấy phiền muộn vào mình mà thôi !

  

                   .  

         Thùy nhân bất ái tử tôn hiền, Thùy nhân bất ái thiên chung túc.  

 Nghĩa Câu :  

           Ai mà chả muốn con cháu hiền lành, giỏi giắn, hiếu thảo.  

           Ai mà chả muốn có ngàn chuông lương thực, ngàn thùng thóc. Xin nhắc lại...  

           Chữ HIỀN, ngoài nghĩa là Hiền Lành ra, còn có nghĩa là Có Tài Giỏi. CHUNG là Cái Chuông, một đơn vị đo lường ngày xưa, tương đương với cái Thùng của ta hiện nay.

 

 

                

     Mạc bả chân tâm không kế giảo, Ngũ hành bất thị giá đề mục.

Nghĩa Câu :  

         Đừng tính toán những việc nhỏ nhặt một cách quá thực lòng, làm như thế không phải là đề mục của ngũ hành.  

         Ý muốn nói, những việc nhỏ nào cho qua được thì cứ cho qua, đừng phí công sức đi tính toán làm gì, vì làm như thế sẽ không thuận với sự sinh hóa của ngũ hành !? Không thuận với lẽ tự nhiên.

                        

                       

             Dữ nhân bất hòa, Khuyến nhân dưỡng nga.  

                       

              Dữ nhân bất mục, Khuyến nhân giá ốc.

  Chú Thích :  

         Hòa Mục : là Hòa hảo, Thuận thảo với nhau.  

         Nga :là Con Ngổng, con Ngan.  

         Giá Ốc : là Cất nhà.  

Nghĩa Câu :

            Không hòa hảo với người ta, thì khuyên người ta nuôi ngổng. Không thuận thảo với người nào đó, thì khuyên người đó cất nhà.  

           Ngổng là con vật nuôi trong nhà, có màu sắc trắng tinh thật đẹp, lại biết giữ nhà, hễ gặp người lạ là nó kêu ầm lên. Người xưa lại cho rằng Ngổng là con vật kiết tường, mang điềm tốt đến cho gia đình. Còn...   

          Cất Nhà là việc lớn, việc tốt, nhà là nơi nương náo đoàn tụ của gia đình. Người xưa coi việ cất nhà là việc trọng đại, nên làm lễ động thổ, lễ gác đòn dông, đều phải cúng kiến trịnh trọng để khoản đãi thầy thợ.... Vậy thì, ý nghĩa của câu trên là gì ?!  À, thì ra....   

          Khuyên ta không hòa thuận với ai, tức là GHÉT người nào đó, thì nên khuyên những điều TỐT LÀNH cho người đó, để.... " lấy tình thương xóa bỏ hận thù " !!!

 

                           
                     Đản hành hảo sự, Mạc vấn tiền trình.

  Chú Thích :  

         Đản Hành : Chữ ĐẢN có nghĩa là NHƯNG, nhưng khi đứng trước Động từ thì có nghĩa là HÃY... ĐI. Cho nên...  

         Đản Hành : có nghĩa là Hãy cứ Làm đi...   

         Ta đã đọc qua 2 câu cuối trong bài Tống Biệt của Vương Duy là :   

                    ĐẢN KHỨ mạc phục vấn,   

                    Bạch vân vô tận kỳ !  

 ( HÃY cứ ĐI đi không hỏi nữa, Mây trắng vẫn bay hoài không dứt !).  

         Tiền Trình : TIỀN là Phía Trước, TRÌNH là Lộ Trình là Con Đường.nên TIỀN TRÌNH là Con đường trước mặt, là TƯƠNG LAI.  

 Nghĩa Câu :  

           Hãy cứ làm việc tốt đi, đừng có hỏi con đường phía trước sẽ ra sao ?!  

           Câu nầy tiếp ý của câu trên,( ghét người nào đó, thì nên khuyên việc tốt cho người đó ), cứ làm việc tốt việc phải đi, chứ đừng thắc mắc không biết tương lai sẽ ra sao. " Thiện hữu thiện báo " mà, làm tốt , chắc chắn bạn sẽ gặp tốt mà thôi !

 

                              

                         Hà hiệp thủy cấp, Nhân cấp kế sanh.  

 Chú Thích :  

         Hiệp : là Dòng sông hay suối bị kẹp giữa 2 núi.  

         Cấp : là gấp rút. Như : Cấp Bách, Cấp Cứu....    

        Thủy Cấp : là Nước chảy xiết.   

        Nhân Cấp : là Con người trong cơn cấp bách.

  Nghĩa Câu :   

           Eo sông giữa 2 núi thì nước chảy xiết. Con người trong lúc cấp bách thì sẽ sinh ra mưu kế để ứng phó.   

           Đây là những hiện tượng và những phản ứng tự nhiên của con người và thiên nhiên, để thích ứng hoàn cảnh hiện hữu.

 

                           

                     Minh tri sơn hữu hổ, Mạc hướng hổ sơn hành.  

  Nghĩa Câu :   

           Đã biết rõ là trong núi có cọp, thì đừng đi về hướng núi mà có cọp trong đó.  

            Có lắm người biết rõ là trong núi có cọp, nhưng vẫn cứ muốn sấn vào, vì muốn tỏ ra ta đây là anh hùng, vì hữu dõng vô mưu, vì muốn cấp thời nổi tiếng ?! Nhưng đâu phải ai cũng là Võ Tòng !!! Nói chung câu trên khuyên ta...  

            Việc gì đó biết rõ là nguy hiễm, biết Chắc là Thất Bại, thì... tốt nhất...làm ơn đừng làm !

 

                        

                    Lộ bất hành bất đáo, Sự bất vi bất thành.

                          

           Nhân bất khuyến bất thiện, Chung bất đả bất minh.

    Chú Thích :   

         Minh : MINH nầy gồm có bộ KHẨU và bộ ĐIỂU ghép thành. Cái miệng của con chim " nên có nghĩa là : HÓT, KÊU, GÕ.   

         Ví dụ :  

                    Lưỡng cá hoàng li MINH thúy liễu.  

          ( Hai con chim Hoàng li HÓT trong đám liễu xanh )

 

                  Điểu MINH giản : là Chim KÊU ở trong khe núi.

 

          Đọc trong 52 bộTruyện Tàu, ta thường thấy câu :  MINH kim thâu binh : là ...    

                                  GÕ phèng la để rút quân.  

  Nghĩa Câu :  

            Đường không đi không đến, Việc không làm không xong.   

           Người không khuyên không thiện, Chuông không gõ thì... không kêu ! Miễn bàn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN  25

tl_jul13_butlong.jpg

 

 

               

      Nhân sinh tri túc hà thời túc, Nhân lão thâu nhàn thả thị nhàn.

 Nghĩa Câu :   

        Người đời mà muốn cho đủ, thì biết đến bao giờ mới đủ được . Còn người già mà muốn nhàn hạ thì mới thật là thanh nhàn đó.         

        Lòng tham của con người thì không có đáy,nên không bao giờ biết đủ, luôn luôn được voi thì đòi tiên, bất tri túc là thế.

        Đến lúc tuổi già muốn an nhàn để hưởng tuổi già thì mới thật sự hưởng nhàn, chớ tuổi trẻ mà muốn hưởng nhàn sớm thì chưa chắc đã được an nhàn để hưởng, vì còn phải chạy theo ham muốn của bản thân, hoặc phải lo toan cho cuộc sống.

 

              
   Đản hữu lục dương kham hệ mã, Xứ xứ hữu lộ thấu Trường An.

   Nghĩa Câu :
             Chỉ cần có những cây dương liễu xanh xanh trên đường đi để khi nghỉ ngơi có chỗ để mà buộc ngựa, thì nơi nào cũng có đường để có thể đi đến Trường An được cả.

           Ý nghĩa của câu là....
              Chỉ cần ta có quyết tâm muốn làm việc gì đó thì không có gì có thể cản trở ta được, nhất định ta sẽ đến được... Tràng An   mà thôi !.

         Tây phương cũng có câu tương tự như thế : Chỉ cần có quyết tâm muốn về La Mã, thì... " Con đường nào cũng đưa ta về La Mã " cả !

 

                              

                            Kiến giả dị , Học giả nan.   

 Chú Thích :

           Giả : là Người, nhưng ở đây là Phiếm chỉ Đại từ, nên có nghĩa là : Cái Mà...., hoặc Người Mà....  

  Nghĩa Câu :            

           Cái mà ta thấy thì dễ, Cái mà ta muốn học mới khó.             

            Rất thực tế, luôn luôn cái mà ta thấy người khác làm, người khác học.... thì có vẻ dễ dàng lắm, nhưng đến khi chính mình bắt tay vào làm hoặc học, thì mới thấy được sự khó khăn khi học khi làm !           

            Đừng tưởng bở, thấy thì dễ nhưng học lại rất khó !

 

                          便

               Mạc tương dung dị đắc, Tiện tác đẵng nhàn khan.  

  Chú Thích :  

         Mạc Tương : là Đừng có lấy ( việc gì đó...)... hoặc    

                            Đừng có đem ( xem ) việc gì đó

         Đắc : là Được, là Đắc Thủ, là Thành Công.  

         Tiện Tác : Bèn lấy làm..., Bèn Cho Rằng....  

         Đẳng Nhàn : là Rổi Rảnh, là Không Nhằm Gì, là Coi rẻ.

         Đẳng Nhàn Khan : là Xem Thường, xem khinh.

    Nghĩa Câu :

             Đừng có thấy dễ dàng đắc thủ, dễ dàng thành công, mà xem thường xem khinh những sự việc khác.

             Có lắm người vừa ra đời đã thành công, làm việc gì cũng đắc thủ một cách dễ dàng, bèn dễ ngươi, cứ tưởng là mình giỏi lắm, nên đâm ra ngạo mạn, xem thường xem khinh tất cả những sự việc khác... Đến khi vấp phải trở ngại, thất bại, thì lại rất chua cay, cay cú hơn người khác và muốn buông xuôi tất cả !

            Câu nầy khuyên ta luôn luôn phải khiêm nhường, đừng thấy dễ dàng thành công mà sinh ra ngạo mạn.

 

                 退

      Dụng tâm kế giảo ban ban thác, Thoái bộ tư lường sự sự nan

Chú Thích :   

        Kế Giảo : là Tính Toán Từng Chút Một, Ke Re Cắc Rắc.        

        Ban Ban : chỉ Mọi Ngành Nghề, Mọi Sự Việc.

        Tư Lường : là Suy Nghĩ Thiệt Hơn, Chần Chừ Do Dự.   Nghĩa Câu :

            Nếu để tâm tính toán ke re cắc rắc từng chút một, thì chuyện gì cũng lệch lạc, sai lầm. Còn cứ chùng bước suy nghĩ thiệt hơn mãi thì chuyện gì cũng thấy khó khăn cả !

            Quả là lời khuyên quý báu ! Ke re cắc rắc từng chút một thì " chơi " với ai ?! Còn làm việc gì đó mà không cả quyết thì làm sao mà làm cho được !

 

                             

                         Đạo lộ các biệt , Dưỡng gia nhất ban.  

  Nghĩa Câu :   

           Đường lối tuy mỗi người mỗi khác, nhưng đều cùng chung một mục đích là để nuôi sống gia đình.  

            Mỗi người một ngành nghề, mỗi người một cách thức, mỗi người một kiểu kiếm tiền khác nhau ( chính đáng hay không chính đáng, đàng hoàng hay mánh mung... ) nhưng tựu trung đều cùng chung một mục đích là để nuôi sống gia đình mà thôi.

 

                          

                Tòng kiệm nhập xa dị, Tòng xa nhập kiệm nan.  

Nghĩa Câu :   

          Từ cuộc sống tiết kiệm mà đi vào cuộc sống xa hoa thì dễ. Từ đời sống xa hoa mà trở về với đời sống tiết kiệm thì khó.

            Quen ăn không quen nhịn, chí lý lắm thay ! Con người ai cũng mang cái bản chất hưởng thụ sẵn trong người, nên rất dễ dàng đi vào cuộc sống xa hoa, đã sống xa hoa rồi mà muốn trở lại cuộc sống tiết kiệm thì khó còn hơn " lên trời " !

 

               
      Tri âm thuyết dữ tri âm thính, Bất thị tri âm mạc dữ đàn.
  Nghĩa Câu :
            Tri âm với nhau thì cùng nói cho nhau nghe, không là tri âm thì sẽ không đàn cho nghe bao giờ !
            Tri Kỷ là người bạn hiểu được mình, còn Tri Âm là người bạn hiểu được tiếng đàn của mình. Nói chung Tri kỷ Tri Âm đều chỉ người bạn thân thiết, thông cảm được mình, hiểu được mình.
            Từ " Tri Âm " là do tích của " Du Bá Nha và Chung Tử Kỳ " mà ra, ta thường gọi tắt là " Bá Nha Tử Kỳ ", truyện tóm tắt như sau :
           Bá Nha và Tử Kỳ là hai người bạn tri âm thời Xuân Thu Chiến Quốc. Bá Nha, họ Du tên Thụy, là người nước Sở, nhưng làm quan Thượng Ðại Phu nước Tấn. Bá Nha nổi tiếng là một khách phong lưu văn nhã, lại có ngón đàn tuyệt diệu nhất đời và không bao giờ rời cây Dao cầm yêu quý của mình.
          Tử Kỳ, họ Chung tên Huy, là một danh sĩ ẩn dật làm nghề đốn củi để báo hiếu cha mẹ tuổi già nua, nhà tại Tập Hiền Thôn, gần núi Mã Yên, ở cửa sông Hán Dương.
           Năm đó, Bá Nha phụng chỉ vua Tấn đi sứ qua nước Sở. Trên đường về, khi thuyền đến cửa sông Hán Dương, nhằm đêm Trung Thu sáng trăng, phong cảnh hữu tình, Bá Nha cho lịnh cắm thuyền dưới chân núi Mã Yên để thưởng ngoạn. Cảm thấy hứng thú, muốn dạo chơi một vài khúc đàn, nhưng chưa dứt bài, đàn bỗng đứt dây.
 Bá Nha giựt mình tự nghĩ, dây đàn bỗng đứt thế nầy ắt có người nghe lén , vì thế mà gặp được Tử Kỳ đang khi đi đốn củi về, nhưng Bá Nha không tin là một anh tiều phu trong núi lại có thể nghe hiểu tiếng đàn của mình, mới mời lên thuyền đàm đạo và mời nghe mình đàn.
            Tử Kỳ tinh thông nhạc lý, tinh tường Dao cầm, thấu rõ lòng Bá Nha qua tiếng đàn, lúc cao vòi vọi chí tự non cao, lúc thì trời nước bao la, ý tại lưu thủy. Sau nầy ta thường nói " Tiếng đàn réo rắc như cao sơn lưu thủy " là cũng do tích nầy mà ra. Bá Nha vô cùng bái phục và xin kết nghĩa anh em. Trước khi chia tay, hai người hẹn gặp lại năm sau cũng tại chốn nầy.
          Mùa thu năm sau, khi Bá Nha trở lại Mã Yên thì Tử Kỳ đã bệnh chết, mộ còn chưa xanh cỏ. Chung lão, thân phụ của Tử Kỳ đưa Bá Nha đến mộ. Sau khi lạy bạn xong, Bá Nha gọi đem Dao cầm tới, đặt lên phiến đá trước mộ, ngồi xếp bằng trên mặt đất một cách nghiêm trang, so dây tấu khúc “Thiên thu trường hận”, tiễn người tri âm tài hoa yểu mạng. Khi vừa dứt khúc đàn,Bá Nha vái cây Dao cầm một vái, tay nâng lên cao, đập mạnh xuống tảng đá. Dao cầm vỡ tan  từng mãnh, trụ ngọc, phím vàng rơi lả tả....
          Người đời sau có thơ cảm khái rằng :


      DCD_Sept21_TQHV25.jpg 
摔碎瑤琴鳳尾寒, Suất toái dao cầm phượng vĩ hàn,
     
子期不在對誰彈! Tử Kỳ bất tại đối thùy đàn.
      
春風滿面皆朋友, Xuân phong mãn diện giai bằng hữu,
     
欲覓知音難上難.     Dục mịch tri âm nan thượng nan.
            Tạm dịch :
                            Đập nát dao cầm phượng lạnh lòng,
                            Tử Kỳ đà mất đàn như không.
                            Gió xuân khắp chốn bao bè bạn,
                            Kiếm được tri âm khó dám mong.

 

VỌNG NGUYỆT HOÀI VIỄN    

dcd_sept17_vongnguyet.jpg

                           

 

 

VỌNG NGUYỆT HOÀI VIỄN  là  Ngắm Trăng Nhớ Kẻ Xa Xăm, bài thơ trữ tình nổi tiếng của một Tể Tướng giỏi đời Đường : TRƯƠNG CỬU LINH mà ta sẽ đề cập sau đây....

 

         張九齡(678-740), 一名博物,字子壽,韶州曲江(今廣東省韶關市及曲江、樂昌、仁化、南雄、翁源、英德等縣地)人,唐中宗景龍初年進士,唐玄宗開元時歷官中書侍郎、同中書門下平章事、中書令,唐代有名的賢相。他的五言古詩,以素練質樸的語言,寄托深遠的人生慨望,對掃除唐初所沿習的六朝綺靡詩風,貢獻尤大。譽為"嶺南第一人"
       Trương Cửu Linh ( 678- 740 ), còn có tên là Bác Vật, tự là Tử Thọ, người Thiều Châu Khúc Giang ( Gồm Thành phố Thiều Quan và Khúc Giang, các huyện Lạc Xương, Nhân Hóa, Nam Hùng, Ông Nguyên, Anh Đức, thuộc tỉnh Quảng Đông ngày nay ). Ông đậu Tiến Sĩ năm đầu Cảnh Long thuộc vua Đường Trung Tông, làm Trung Thư Thị Lang, Đồng Trung Thư Môn hạ Bình Chương Sự, Trung Thư Lệnh thuộc thời Khai Nguyên vua Đường Huyền Tông, là một trong những Thừa Tướng giỏi của đời Đường. Thơ Ngũ Ngôn của ông lời lẽ chất phác giản dị trong sáng, gởi gấm những ước vọng sâu xa của cuộc sống con người. Ông còn có công rất lớn trong việc quét sạch phong trào thơ ca lãng mạn ủy mị do ảnh hưởng của thời Lục Triều trong buổi Sơ Đường, được xưng tụng danh dự là " Lĩnh Nam Đệ Nhất Nhân ".


  
望月懷遠        VỌNG NGUYỆT HOÀI VIỄN
                
張九齡
                   Trương Cửu Linh
     
海上生明月,
    Hải thượng sanh minh nguyệt,
     
天涯共此時。
    Thiên nhai cộng thử thời.
     
情人怨遙夜,
    Tình nhân oán diêu dạ,
     
竟夕起相思。
    Cánh tịch khởi tương tư.
     
滅燭憐光滿,
    Diệt chúc lân quang mãn,
     
披衣覺露滋。
    Phi y giác lộ tư.
     
不堪盈手贈,
    Bất kham doanh thủ tặng,
     
還寢夢佳期。    Hoàn tẩm mộng giai kỳ.

 

  Dịch Nghĩa :
         Vầng trăng sáng mọc lên trên biển cả mênh mông, nơi chân trời góc biển kia cũng cùng lúc với nơi nầy. Người hữu tình luôn oán trách đêm dài dằng dặc, nên suốt đêm động lòng tưởng nhớ đến nhau. Tắt nến đi để càng thấy thương hơn ánh trăng sáng tràn đầy, và áo khoác cũng ướt ẫm vì sương trăng thấm nhập. Ta không thể dốc đầy ánh trăng trong tay để gởi tặng bạn, thôi thì đành trở về tìm trong giấc mộng may ra có gặp được nhau chăng !

 

  Diễn Nôm :


                   Ngắm Trăng Nhớ kẻ Phương Trời Xa Xăm.


                       Trăng lên biển lớn sáng đầy,
                       Góc trời thăm thẳm lúc nầy cùng nhau.
                       Hữu tình người oán đêm thâu,
                       Năm canh thao thức cùng sầu hai nơi.
                       Nến tàn trăng sáng đầy trời,
                       Sương rơi thấm ướt áo tơi vai chàng.
                       Làm sao dốc ánh trăng vàng,
                       Tặng người chẳng được, mơ màng gặp nhau.

 

  TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN  24   

          tl_jul13_butlong.jpg

  天 時 不 如 地 利 , 地 利 不 如 人 和 。

  Thiên thời bất như địa lợi, Địa lợi bất như nhân hòa.  

  Nghĩa Câu :   

  Thiên thời không bằng địa lợi, Địa lợi không bằng nhân hòa.   

  Mọi việc làm ở trên đời muốn cho thuận lợi thành công thì phải theo : Thiên Thời, Địa lợi và Nhân Hòa. Nhưng như câu trên đã nói Thiên thời không bằng địa lợi, cái thuận lợi về Thiên cơ thời tiết... không bằng được cái thuận lợi về đất đai địa lý nơi ta cư ngụ, và Cái thuận lợi về đia lý không bằng được cái thuận lợi về nhân hòa, về tình người, về lòng người... Con người luôn luôn đóng vai trò chủ đạo trong cuộc sống của con người !

Mần chánh trị cũng thế. Được lòng người, được lòng dân là có tất cả, ngay từ xưa Mạnh Tử cũng đã nói : DÂN VI QUÝ mà !

 黃 金 未 為 貴 , 安 樂 值 錢 多 。

 Hoàng kim vị vi quý,   An lạc trị tiền đa.

  Chú Thích :    

  Vị Vi : Chưa chắc đã là.    

  Trị :  Đáng giá.

  Nghĩa Câu :     

  Vàng ròng chưa chắc đã là quý giá, sự an lạc yên ổn vui vẻ mới đáng giá đồng tiền bát gạo ( đáng giá thật nhiều tiền ).  

  Tiền Vàng không thể mang đến niềm vui, hạnh phúc cho con người, nhưng nếu không có tiền, không có... cái để mà sống, thì cũng khó mà có được niềm vui và hạnh phúc.

 Thế thượng vạn ban giai hạ phẩm, Tư lường duy hữu độc thư cao.   

  Chú Thích :  

  Vạn Ban : là Mọi Điều, Mọi Thứ, Mọi ngành nghề.   

  Độc Thư : là Đọc sách, ở đây chỉ sự Học Hành.    

  Nghĩa Câu :  

  Ở trên đời nầy, mọi thứ mọi ngành đều là hạ phẩm, là hang thấp, là ở cấp thấp cả. Suy nghĩ cho cặn kẽ ( tư lường ), thì chỉ có sự học hành để mở mang kiến thức là ở cấp cao, là cao cả nhất mà thôi.  

  Từ xưa đến nay đều thế cả, người có học thức, có kiến thức vẫn hơn những người không chịu học hành. Xã hội càng phát triển, khoa học kỹ thuật càng tiến bộ, thì lại càng cần phải Học Hành để theo kịp đà tiến hóa của nhân loại.

        

 Thế gian hảo ngữ thư thuyết tận, Thiên hạ danh sơn tăng chiếm đa.  

  Nghĩa Câu :    

  Trên đời nầy, những điều tốt, những lời nói tốt, thì sách vở đã nói và ghi chép cả rồi. Và... trên thế gian nầy, phần lớn những núi non nổi tiếng đều đã bị các nhà sư chiếm cả rồi.  

  Ta thấy, hễ nơi nào có thắng cảnh núi non đẹp đẽ, là nơi đó có chùa chiền miếu mạo mọc lên ngay. Đây gần như là điều hiễn nhiên đến nỗi hình thành một Thành ngữ mà ta thường nói tới : Danh Lam Thắng Cảnh !  

  Chú Thích :   

  LAM : là Già Lam, Tiếng Phạn được Hán hóa, để chỉ Ngôi Chùa. Đọc trong Kiều, ta cũng thấy có câu :  

  Gió quang mây tạnh thảnh thơi,   

  Có người đàn việt lên chơi cửa GIÀ.    

  .... Cửa Già, là cửa Già Lam, là Cửa Chùa đó.

    

  Vi thiện tối lạc , Vi ác nan đào.   

  Nghĩa Câu :     

  Làm việc thiện là điều vui nhất, cảm thấy trong lòng vui nhất. Làm việc ác thì khó trốn, khó trốn khỏi phải gánh lấy hậu quả bị báo ứng.

 

  Dương hữu qụy nhũ chi ân, Nha hữu phản bộ chi nghĩa,   

  ?     

  Nễ cập tha vị cập ?  

  Chú Thích :     

  Quỵ Nhũ : Quỵ là Quỳ, Nhũ là Vú. Quỵ Nhũ là Quỳ xuống để bú.    

  Bộ : là Mớm mồi cho ăn. Bộ nhũ : cũng có nghĩa là cho bú.    

  Phản Bộ : là Mớm ngược lại cho ăn.   

  Cập : là Bằng. Vị Cập là Chưa Bằng. Bất Cập là Không Bằng.  

  Nghĩa Câu :  

  Con dê vì biết ơn của mẹ nên Quỳ xuống mà bú. Con quạ có cái nghĩa là khi mẹ già thì nó đi kiếm mồi Mớm ngược lại cho mẹ ăn.    

  Bạn có bằng được chúng chưa hay là không bằng ?!

  Quả là một bài học luân lý và là một câu hỏi hóc búa khó trả lời ! Mong rằng những ai còn Cha còn Mẹ hãy ráng mà trân trọng !

 

 Nễ cấp tha vị cấp, Nhân nhàn tâm bất nhàn.

  Chú Thích :   

   Nễ : Ngôi thứ 2 số it. Ngoài chữ NỄ nầy ra,ta còn 3 chữ thường gặp nữa là : Nhĩ , Nhữ và Quân , cũng cùng nghĩa trên.   

  Nhàn : Ta từng biết câu " Nguyệt lai môn hạ nhàn " , ánh trăng xiên xiên trước cửa, gợi cho ta cảm giác nhàn hạ lúc đêm về. Ở đây ta có chữ " Mộc tại môn tiền Nhàn " , có một cái cây trước cửa cho bóng mát và đón gió muôn phương, cũng gợi cho ta một cảm giác nhàn hạ lúc ban ngày. Vậy là ta có được 2 chữ NHÀN cho cả Ngày và Đêm, đều được ghép theo cách Hội Ý và đều có Nghĩa như nhau.

  Nghĩa Câu :   

 Bạn gấp chứ họ đâu có gấp (  Mầy gấp chứ nó đâu có gấp ). Người nhàn tâm không nhàn.    

 Có nhiều việc chỉ gấp đối với mình nên mình nóng ruột, còn người khác thì họ tỉnh bơ, vì có phải là chuyện của họ đâu !. Cũng như có nhiều người trông bề ngoài thì rất nhàn nhã, nhưng trong bụng thì lại rối beng. Nếu nhìn bề ngoài không  thì có ai mà biết được.

       

 Ẩn ác dương thiện, Chấp kỳ lưỡng đoan.   

  Đây là câu nói của  

  Đức Khổng Phu Tử trong " Trung Dung Chi Đạo " nguyên văn như sau :    

  子曰:「舜其大知也與!舜好問而好察邇言,隱惡而揚善,執其兩端,用其中於民,其斯以為舜乎!」  

  Tử viết : [ Thuấn kỳ đại tri dã dữ ! Thuấn hiếu vấn nhi hiếu sát nhĩ ngôn, ẩn ác nhi dương thiện, chap kỳ lưỡng đoan, dung kỳ trung ư dân, kỳ tư dĩ vi Thuấn hồ ! ].

  Khổng Tử nói : " Thuấn quả là người có trí tuệ lớn, thích đặt câu hỏi khi gặp vấn đề, lại giỏi phân tích hàm ý gần xa trong câu nói của người khác. Bỏ qua (che dấu ) những cái xấu của người khác và biết tuyên dương cái tốt của người ta. Nắm được cái chưa tới và cái quá đáng của hai phía, dung hòa lại để áp dụng cho dân chúng. Đó chính là cái vua Thuấn hơn người đó vậy !
      Trong đời sống thường ngày cũng vậy, ta phải biết xí xóa và đừng nhắc đến những nhược điểm của người khác, cũng như biết  khuyến khích và tuyên dương những cái ưu điểm , cái tốt của người đối diện, nhưng phải biết nắm vững cái NÊN và KHÔNG NÊN nói hoặc làm, thì chắc chắn mọi người chung quanh, nếu không có cảm tình thì cũng có thiện cảm với ta hơn !.

 

 

 Thê hiền phu họa thiểu, Tử hiếu phụ tâm khoan.  

  Nghĩa Câu :   

  Vợ mà hiền thục thì chồng sẽ it tai họa. Con mà có hiếu thì lòng cha mới thấy thoải mái nhẹ nhàng.(  KHOAN : có nghĩa là Rộng trái với Hẹp. Nghĩa bóng là Rộng Rãi, Độ Lượng, như Khoan Hồng, Khoan Dung... TÂM KHOAN : là Lòng rộng rãi dễ chịu. ).

 

 Ký trụy phủ tang, Phản cố vô ích.  

 Chú Thích :   

  Ký : là Đã, Đã... rồi.   

  Trụy : là Rơi, Rớt. Như TRỤY LẠC chẳng hạn.    

  Phủ Tằng : Phủ là cái Nồi, Tằng là cái Nồi Hấp .    

  Phủ Tằng nói chung là chỉ dung cụ dùng để nấu.    

  Phản Cố : Cố là Chiếu Cố, là Nhìn đến. PHẢN CỐ : là Quay nhìn trở lại. Ta từng biết câu " Nhất cố khuynh thành, Tái cố khuynh quốc " ( Nhìn một cái nghiêng thành, nhìn thêm một cái nữa là đổ nước ) chính là chữ CỐ nầy đây. 

  Nghĩa Câu :  

 Đã rớt vào nồi rồi, có nhìn lại cũng vô ích mà thôi !.  

 Tương đương với tiếng Việt mà ta thường nói là :  

   " Cá đã nằm trên thớt rồi, có hối ( phải biết đừng cắn câu ) cũng vô ích mà thôi ! ". Câu nầy dùng để chỉ :    

  Việc gì đó đã tới nước không còn cứu vãn được nữa, thì có hối tiếc cũng vô dụng mà thôi !.

 
 Phiên phúc chi thủy, Thu chi thực nan.

   Chú Thích :
          Phiên Phúc : Phiên là Lật, Phúc là Úp. Phiên Phúc là Lật úp.
   Nghĩa Câu :
            Nước đã lật úp rồi,(  đổ sạch sẽ rồi ! ), muốn lấy lại thật là khó khăn thay !
            Tiếng Việt ta cũng có câu : Nước đã đổ rồi, làm sao hốt lại cho được !
           Câu trên tương ứng với thành ngữ " Phúc thủy nan thu "
覆水難收.(  Nước đổ khó hốt ) với tích của Chu Mãi Thần như sau :
           Tương truyền, Chu Mãi Thần ( ?- 115 trước Công Nguyên ), tự là Ông Chi, nhân vật chính trị đời Tây Hán. Người đất Cối Kê, thuộc Ngô Huyện của Tô Châu hiện nay. Lúc còn hàn vi, chuyên nghề đốn củi để mưu sinh, vợ chê nghèo khổ mà bỏ đi. Sau được Hán Vũ Đế trọng dụng phong làm Trung Đại Phu, giàu sang phú quý, mới đem vàng bạc tặng cho vợ cũ. Bà vợ vừa hổ thẹn vừa hối hận nên tự vẫn mà chết. Người đời sau mới thêm thắc nhiều truyền thuyết chung quanh câu chuyện của ông, trong đó có truyện kể rằng ...
           Khi phú quý vinh quy về làng, bà vợ cũ ra đón trước đầu ngựa xin lỗi và xin tái hợp. Chu Mãi Thần mới cầm chén nước đổ xuống đất mà bảo rằng, nếu hốt lại được nước đã đổ thì sẽ cho tái hợp. Bà vợ xấu hổ mà tự sát. Tích nầy còn cho thêm một thành ngữ nữa là " Mã Tiền Phất Thủy "
馬前潑水,( Nước đổ trước đầu ngựa ), để chỉ làm việc gì đó một cách quá đáng, tuyệt tình !

             Ta còn nhớ trong bài " Hàn Nho Phong Vị Phú " của Nguyễn Công Trứ có câu :
              ..." Khó ai bằng Mãi Thần, Mông Chính, cũng có khi ngưa cởi dù che."
             Mãi Thần chính là CHU MÃI THẦN đó vậy !

 

 

TRƯỜNG CAN HÀNH 1, 2

Nhân trao đổi với Tiền Bối Danh Hữu về lời trong Thơ và lời nói thường, tôi có nhắc đến bài thơ Ngũ Ngôn Trường Can Hành của Thôi Hiệu, nay nhân lúc cuối tuần, chép lại để Chư Vị Tiền Bối Bằng Hữu cùng thưởng ngoạn cho vui !
 

  長干行              TRƯỜNG CAN HÀNH  

                        崔顥                              Thôi Hiệu
          
其一
                            Bài   1.
 
君家何處住,     Quân gia xà xứ trú ?    

妾住在橫塘。     Thiếp trú tại Hoành Đường.    

 停船暫借問,     Đình thuyền tạm tá vấn,  

 或恐是同鄉。     Hoặc khủng thị đồng hương

                             Bài   2.
     
家臨九江水,     Gia lâm Cửu Giang thủy,

     
來去九江側。     Lai khứ Cửu Giang trắc.
    
同是長干人,
     Đồng thị Trường Can nhân,
    
生小不相識         Sanh tiểu bất tương thức.

Ghi Chú :
       Trường Can Hành : Tên một khúc hát trong Nhạc Phủ dựa theo điệu hát dân gian của xứ Trường Can, thuộc huyện Giang Ninh tỉnh Giang Tô hiện nay.
       Hoành Đường : thuộc huyện Giang Ninh kể trên, vào đời Tam Quốc nước Ngô cho đắp đê dọc theo giang khẩu ngang qua song Hoài, nên có tên là Hoành Đường.
       Cửu Giang : tức Huyện Cửu Giang, nay thuộc tỉnh Giang Tây.

  Nghĩa Bài Thơ :   

            Bài 1 : Nhà chàng ở nơi nào ? Nhà thiếp thì ở tại Hoành Đường đây. Dừng thuyền cho thiếp hỏi thăm xem, hoặc giả chúng ta là đồng hương của nhau chăng  !?.
              Bài 2 : Nhà anh ở trên dòng Cửu Giang đây, và anh cũng hay thường lui tới bên cạnh dòng Cửu Giang nầy. Chúng ta đều là người xứ Trường Can cả, vì sanh sau đẻ muộn nên không biết nhau đó mà thôi !

 Diễn nôm :
                      KHÚC HÁT TRƯỜNG CAN
                                 Bài 1.
                      Nhà chàng ở tận nơi đâu ?
                      Thiếp thì ở mãi trong sâu Hoành Đường.
                      Dừng thuyền thiếp hỏi tỏ tường,
                      Hoặc là có phải đồng hương chăng là !?

                                 Bài 2.
                      Nhà anh ở phía Cửu Giang.
                      Ra vào sông Cửu khi nàng còn thơ.
                      Sanh sau đẻ muộn  ơ  hờ,
                      Trường Can chung xóm, ai ngờ... chẳng quen !.
         .                                                    

                     Đỗ Chiêu Đức.

 

 

 

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN  23

              tl_jul13_butlong.jpg

   

  Học giả như hòa như đạo, Bất học giả như cảo như thảo.  

Chú Thích :  

 Hòa : là Cây lúa.  Đạo : là Hạt lúa.  

 Cảo : là Rơm.  Thảo : là Cỏ.  

  Nghĩa Câu :   

  Người có học thì như cây lúa, như hạt lúa. Còn người không có học thì như rơm, như cỏ.

  Rất thực dụng, cây lúa và hạt lúa đem lại lợi ích thực tế và to lớn hơn là rơm và cỏ thường hay bị xem nhẹ xem khinh.

  Bài học Thuộc Lòng của lớp Đồng Ấu ngày xưa cũng đã nhắc nhở :  

   ..... Học thời như gấm thêu hoa,
                  Có văn có chất mới ra con người !

                 

 Ngộ ẩm tửu thời tu ẩm tửu, Đắc cao ca xứ thả cao ca.  

  Nghĩa Câu :  

  Gặp lúc uống rượu thì cứ uống rượu, khi nào cất cao giọng hát được thì cứ cất cao giọng hát.

Ý muốn nói, khi nào vui chơi hưởng thụ được thì cứ vui chơi hưởng thụ đi, đã vui chơi hưởng thụ thì đừng lo nghĩ đến chuyện khác nữa ! 

 

 Nhân phong xuy hỏa, Dụng lực bất đa.  

   Nghĩa Câu :  

   Nhân có gió mà thổi thêm lửa, thì dùng sức không nhiều.  

   Câu nầy tương đương với...  

  " Thừa gió bẻ măng ", dùng sức không nhiều và không ai hay.  

 " Thừa nước đục thả câu " , chắc chắn được cá mà không phải đợi lâu.

 Bỏ ra công sức it, mà gặt hái được thành quả nhiều. 

 

  Bất nhân ngư phủ dẫn, Chẩm đắc kiến ba đào ?

  Nghĩa Câu :  

  Không được sự hướng dẫn của ngư phủ, thì làm sao thấy được sóng gió ( ba đào )  ?  

 Người am tường về biển, biết nương sóng gió mà đi như những người đánh cá, thì mới có thể đưa bạn đi để ngắm cảnh ba đào biển động được. 

Vô cầu đáo xứ nhân tình hảo, Bất ẩm tòng tha tửu giá cao.  

  Chú Thích :  

  Đáo Xứ : là Khắp mọi nơi.  

  Tòng Tha : là Theo Nó ( Nó : ở đây là Phiếm chỉ Đại từ ), nên có nghĩa là : Chìu theo họ. Một nghĩa phát sinh nữa là : Mặc họ.   

 Nghĩa Câu :  

   Không cầu mong là khắp mọi nơi nhân tình đều được tốt cả, cũng như không uống những rượu mà họ muốn lên giá cao bao nhiêu cũng được.( Ghiền quá rồi, họ lên giá cao bao nhiêu cũng ráng mà uống ).

 Ta cũng có thể hiểu theo nghĩa sau đây :

  Vô cầu,  đáo xứ nhân tình hảo,  

  Bất ẩm,  tòng tha tửu giá cao.
           Không có đòi hỏi gì cả, nên khắp nơi , đến đâu nhân tình cũng tốt cả ! Không nhậu, nên mặc cho họ muốn đẩy giá rượu lên cao bao nhiêu cũng được ! (  Mình có nhậu đâu mà sợ ! ).

      

Tri sự thiểu thời phiền não thiểu, Thức nhân đa xứ thị phi đa.  

  Chú Thích :   

   Nhắc lại chữ là chữ Giả Tá, nên có 2 âm đọc và 2 nghĩa khác nhau :   

  a ). Đọc là THIẾU : Có nghĩa là TRẺ, từ phản nghĩa là LÃO.   

  b ). Đọc là THIỂU : Có nghĩa là ÍT, từ phản nghĩa là ĐA.   

  THỊ PHI : là Chuyện đúng sai, phải trái, tốt xấu ở đời.  

  Nghĩa Câu :   

  Hiểu chuyện đời ít thì sự phiền não cũng ít đi. Quen biết nhiều người ở nhiều nơi, thì chuyện thị phi cũng nhiều thêm ra.

Nhập sơn bất phạ thương nhân hổ, Chỉ phạ nhân tình lưỡng diện đao.    

  Nghĩa Câu :   

  Vào núi không sợ cọp có thể làm cho người bị thương (  thậm chí tử thương ), mà chỉ sợ tình người ở đời như con dao hai lưỡi (  bề nào, phía nào cũng có thể làm cho ta thọ thương được ! ).   

  Chỉ ví von mà thôi. Cho thấy là tình người ở đời nham hiểm và nguy hiểm vô cùng, có thể hại ta trong mọi tình huống, còn dữ dằn và đáng sợ hơn là cọp nữa !  

  Lòng người hiểm ác khó lường !

      

  Cường trung cánh hữu cường trung thủ, Ác nhân tu dụng ác nhân ma.  

  Chú Thích :   

  MA : Có bộ Thạch là Đá bên dưới. Danh từ là Cái Cối xay bôt. Động từ là Xay, là Cọ xát, là Mài dũa. nghĩa bóng là Bị va chạm, dằn vật, ta có thành ngữ Thiên Ma Bách Chiết : là Ngàn lần mài trăm lần gãy, chỉ sự va chạm te tua của cuộc đời, mà trong Cung Oán Ngâm Khúc Ôn Như Hầu đã viết :  

  Đòi những kẻ Thiên Ma Bách Chiết,  

  Hình thì còn bụng chết đòi nao.   

  Nghĩa Câu :    

  Người mạnh còn có kẻ mạnh bạo hơn, người ác thì phải dùng người ác để trị nhau.   

  Đừng có ỷ mạnh mà lấn lướt người khác, sẽ có những kẻ mạnh bạo hơn ăn hiếp lại cho coi. Còn những kẻ ác ôn côn đồ thì không thể lấy lý mà nói hoặc tử tế với họ được, mà phải dùng những kẻ ác ôn côn đồ hơn để trị lại họ.

使

Hội sử bất tại gia hào phú, Phong lưu bất dụng chước y đa.  

Chú Thích :   

Sử 使 : là Sử dụng, là Tiêu, Xài.   

Hội Sử : là Biết Xài tiền, Biết cách Tiêu tiền.   

Bất Dụng : Ngoài nghĩa Không Dùng ra, còn có nghĩa là Không Cần Phải.  

Chước Y : là Mặc áo.  

Nghĩa Câu :    

Biết cách xài tiền không phải ở chỗ nhà giàu sang, Phong lưu không cần phải mặc áo nhiều.

Ý muốn nói...   

Không cần phải là nhà giàu, nếu biết cách xài tiền cho đúng nơi đúng lúc, thì đồng tiền được xài ra sẽ mang đến kết quả thật tốt, có ích lợi thấy rõ. Cũng như người biết cách ăn mặc cho đúng điệu, hợp thời hợp cảnh, thì không cần phải mặc nhiều quần áo đẹp mới ra vẻ phong lưu.

  

  Quang âm tự tiễn, Nhật nguyệt như thoa.  

  Chú Thích :    

  Quang Âm : Quang là Sáng, Âm là Tối. Sáng rồi tối, tối rồi lại sang, Sáng là Ban ngày, Tối là Ban đêm, nên QUANG ÂM chỉ Ngày này qua ngày kia, tức chỉ THỜI GIAN qua đi.  

 Nhật Nguyệt : Cũng giống như Quang Âm. Nhật là Mặt trời chỉ Ban ngày, Nguyệt là mặt trăng chỉ Ban đêm. mà trăng thì mỗi tháng chỉ TRÒN có một lần, nên NHẬT NGUYỆT cũng chỉ Ngày Tháng.  

 Nghĩa Câu :      

  Thời gian qua nhanh như tên bắn, Ngày tháng qua nhanh như thoi đưa.     

  Hai vế trên đều hàm ý chỉ Thời gian xem như chậm mà lại qua rất nhanh, nên ta phải biết trân trọng và sử dung thời gian cho thỏa đáng, đừng để thời gian mất đi một cách oan uổng.   

 Còn một câu chỉ thời gian qua nhanh mà ta thường gặp nữa, đó là câu : " Thời gian qua nhanh như Bóng Câu qua Cửa Sổ ". Khung cửa sổ đã hẹp rồi, bóng câu ( một loại ngựa chạy nhanh ) thoáng qua một cái là mất liền. Nhưng, câu nói trên lấy ý từ câu nói của Trang Tử còn nhanh hơn nữa....

  < 莊子·知北游>“人生天地之間,若白駒之過隙,忽然而已。

    < Trang Tử. Tri Bắc Du > " Nhân sinh thiên địa chi gian, nhược bạch câu chi quá khích, hốt nhiên nhi dĩ ".   

   < Trang Tử. Thiên Tri Bắc Du > " Người đời sống trong trời đất, giống như là con ngựa trắng lướt ngang khe cửa, chỉ thoáng chốc mà thôi ".   

  Ta nói " Thoáng qua cửa sổ " đã hẹp rồi, Trang Tử nói còn hẹp hơn nữa, chỉ " Thoáng qua khe cửa mà thôi " !.

 

 

TIỄN BẠN
 dcd_sept5_tienban.jpg
 
Sau bài Tống Biệt của Thi Phật Vương Duy, mời các bạn cùng đọc và thưởng thức bài Tống Hữu Nhân ( Tiễn Bạn ) của Thi Tiên Lý Bạch nhé ! 

 送友人         TỐNG HỮU NHÂN
                     
李白                           Lý Bạch.
   
青山橫北郭,    Thanh sơn hoành bắc quách,
   
白水繞東城。    Bạch thủy nhiễu đông thành.
   
此地一為別,    Thử địa nhất vi biệt,
   
孤蓬萬里征。    Cô bồng vạn lý chinh.
   
浮雲游子意,    Phù vân du tử ý,
   
落日故人情。    Lạc nhật cố nhân tình.
   
揮手自茲去,    Huy thủ tự tư khứ,
   
蕭蕭班馬鳴。    Tiêu tiêu ban mã minh.

  Chú Thích :
          Hoành : là Ngang. Ở đây được sử dụng như Động Từ, có nghĩa là : Nằm Vắt Ngang.
          Nhiễu : là Vòng quanh, uốn quanh.   
          Cô Bồng : Cỏ Bồng, là loại cỏ nhẹ, khi khô thì bay theo gió, nên Cô Bồng là Cọng cỏ Bồng lẻ loi, cô độc.
          Tiêu Tiêu : Diễn tả tiếng ngưa hí một cách bi ai. Từ nầy lấy tích ở Kinh Thi, chương Xa Công, có câu " Tiêu Tiêu Mã Minh "
蕭蕭馬鳴.
          Ban Mã : Ở đây không phải là Ngựa Rằn, vì Ngựa Rằn là
斑馬( có bộ VĂN ở giữa chữ Ban để chỉ Cái Vằn trên mình ngựa ). Còn đây là BAN MÃ 班馬, chữ Ban có bộ ĐAO 刂(刀) ở giữa để chỉ ý Tách rời ra, nên Ban Mã ở đây có nghĩa là : Ngựa Lìa Đàn.

  Nghĩa Bài Thơ :
              Dãy núi xanh nằm vắt ngang qua phía bắc của thành quách, và dòng nước trắng xóa thì uốn quanh phía đông thành. Chính nơi nầy, ta cùng bạn tiễn biệt nhau, bạn nhẹ nhàng bay bổng như cánh cỏ bồng cô đơn ra ngoài ngàn dặm. Đám mây trôi nổi dật dờ kia như ý của người du tử không biết sẽ đi về đâu, còn tình của ta đối với bạn thì như vầng kim ô sắp tắt mà ánh nắng còn lưu luyến mãi trên đồi. Vẫy tay nhau từ đây giã biệt, hai con ngựa như cũng cãm thông với nỗi buồn ly biệt của con người mà cất lên tiếng hí vang vang buồn bã.

Bài thơ nầy nổi tiếng bất hũ với 2 câu :
                      Phù vân du tử ý,
                      Lạc nhật cố nhân tình.
.... để chỉ sự lang bạc không định hướng của người du tử và tình cảm quyến luyến của cố nhân như ánh nắng chiều còn lưu luyến mãi với buổi hoàng hôn !   

  Diễn Nôm :
                             TIỄN BẠN
                    Núi xanh vòng phía bắc,
                    Nước chảy uốn thành đông.
                    Nơi đây ta giã biệt,
                    Ngàn dặm cánh cỏ bồng.
                    Phù vân ý du tử,
                    Nắng luyến tình cố nhân.
                    Vẫy tay nhau giã biệt,
                    Thê lương ngựa hí rân.
   Lục bát :
                    Núi xanh vòng phía bắc thành,
                    Bên đông dòng nước uốn quanh lượn lờ.
                    Nơi nầy giả biệt bạn thơ,
                    Cỏ bồng vạn dặm,dật dờ biết đâu.
                    Ý người mây trắng ngàn thâu,
                    Tình tôi quyến luyến nghe sầu hoàng hôn.
                    Vẫy tay giả biệt chiều hôm,
                    Thê lương tiếng ngựa buồn buồn hí vang !

                     Đỗ Chiêu Đức.

  CHIA TAY

Phía bắc chen ngang núi chập chùng

Thành đông nước chảy uốn vòng cong

Tiễn đưa, ta nặng sầu ly biệt

Từ giã,  bạn như cánh cỏ bồng

Kẻ ở luyến lưu chiều ráng muộn

Người đi thanh thản áng mây lồng 

Vẫy tay phút cuối, lòng tê tái

Tiếng ngựa bên đường đã hí rân...  

Lộc Mai

 

Nhận được bài Tống Hữu Nhân của Lý Bạch và bản chuyển dịch của anh Đỗ Chiêu Đức , sáng nay ngồi đọc mà xúc cảm ngậm ngùi. Nhớ lại mới năm nào , nửa khuya , tiếng điện thoại viễn liên , xa vắng , ngập ngừng , nhưng nghe rất rõ. "Anh đây , chú ạ , gọi chào chú , ngày mai anh về , để lúc phải ra đi, anh còn được nằm bên cạnh chị ". Tôi ngồi chuyển dịch lại bài này , trước hết để tỏ chút tình "đồng thanh tương ứng" với anh Đỗ Chiêu Đức, thày đồ trường nhà , và với tất cả quí thi hữu . Và sau , cũng còn là để tưởng niệm một người anh quí mến trong gia đình PTG-ĐTĐ . Anh Chiếu ,chúng em mừng anh đã an nghỉ được nằm bên cạnh chị như ý nguyện. Riêng em , mỗi lời ngô nghê trong bản chuyển dịch  này là mỗi giọt nước mắt của em , khóc nhớ anh đây. Cầu chúc an lành cho tất cả chúng ta.

Thân kính. PKT 09/04/2013

Tiễn Bạn
Mây Tần - PKT

Núi xanh ngang quách bắc ,
Sóng bạc quanh thành đông.
Một lần bên cầu tiễn ,
Là ngàn dặm cỏ bồng.
Người đi , đời mây nổi ,
Bạn cũ ,  nắng chiều vương.
Vẫy tay chào giã biệt ,
Ngựa hí ran xé lòng . 

 

 

 

 

 

                      

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN  22

                                           tl_jul13_butlong.jpg

 

 

               

                Mạc tiếu tha nhân lão, Chung tu hoàn đáo lão. 

                        

                Đản năng y bổn phận, Chung tu vô phiền não.

  Nghĩa Câu :   

   Đừng cười người khác già, Rốt cuộc mình cũng già thôi.  

   Chỉ cần giữ đúng bổn phận của mình, chung cuộc sẽ không có gì phiền não.   

  Rất bình thường, chỉ cần an phận thủ thường, thì sẽ không có gì có thể làm cho mình phiền não được. Ta đã từng biết câu :

   " Phiền não giai nhân cưởng xuất đầu " !.

                             

                       Quân tử ái tài, Thủ chi hữu đạo.  

                            

                        Trinh phụ ái sắc, Nạp chi dĩ lễ.   

  Nghĩa Câu :   

  Người quân tử cũng yêu thích tiền tài ( cũng tham tiền như ai ), nhưng, chỉ lấy những tiền tài nào có Đạo nghĩa  ( tiền có lai lịch tốt hoặc do sức lao động của mình làm nên ).  

  Người Trinh phụ ( phụ nữ đoan trinh tiết liệt ) vẫn thích làm đẹp,( Ái sắc : là Yêu sắc, là thích mình có nhan sắc ), nhưng, chỉ làm đẹp trong vòng Lễ giáo cho phép. Không làm đẹp một cách diêm dúa hoặc hở hang.

                              

                   Thiện hữu thiện báo, Ác hữu ác báo.

                        

                       Bất thị bất báo, Nhựt tử vị đáo.

   Nghĩa Câu :   

  Làm lành thì có báo lành, làm ác thì sẽ bị ác báo. Không phải là không báo ứng, vì ngày tháng chưa tới mà thôi.( Vị Đáo : là Chưa đến. còn Bất Đáo : là Không đến ).

                          人 而 無 信 , 不 知 其 可 也 。

                      Nhân nhi vô tín, Bất tri kỳ khả dã.  

  Nghĩa Câu :  

   Làm người mà không có chữ tín, thì không biết là được ở chỗ nào ! ( Bất tri kỳ khả dã ), ý muốn nói : Làm sao mà được !  

   Đây là câu nói của Đức Khổng Phu Tử trong chương Vi Chính 為政, sách Luận Ngữ 論語. Nguyên văn như sau :  

  子曰:「人而無信,不知其可也。大車無輗(1),小車無軏(2),其何以行之哉?」

  Tử viết : " Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã. Đại xa vô nghê(1), tiểu xa vô nguyệt(2), kỳ hà dĩ hành chi tai ? ".  

  Có nghĩa :   

  Khổng Tử nói : " Người mà không có chữ tín, thì làm sao mà đứng vững được. Giống như xe lớn không có mộng gài ngang càng xe, xe nhỏ không có chốt để chốt ngang càng xe, thì xe làm sao mà đi cho được ?".  

  Chữ " TÍN " là cái chuẩn mực truyền thống của Nho Gia. Khổng Tử dạy, làm người muốn lập thân xử thế tốt, thì phải giữ chữ TÍN. Hàm ý chính của chữ TÍN trong Luận Ngữ là : TÍN NHIỆM và TÍN DỤNG.

                        

                    Nhất nhân đạo hảo, Thiên nhân truyền thực.  

 Nghĩa Câu :   

Chỉ cần một người nói tốt thôi, rồi một ngàn người sau đó đồn đãi lan truyền ra thì mọi người sẽ tin là tốt thật. Nhưng có tốt thật sự hay không thì còn phải kiểm tra lại mới biết !.

                         

                         Phàm sự yếu hảo, Tu vấn tam lão.

  Nghĩa Câu :  

  Hễ việc gì muốn tốt, thì phải hỏi qua ý kiến của ba ông già.

 Nếu ba ông già nói tốt thì là tốt, nếu ba ông đều nói không tốt là không tốt. Ở đây muốn đề cao về kinh nghiệm sống của những người già từng trải. Khi ta do dự, bối rối trước một vấn đề nan giải nào đó, thì tốt nhất là hãy tìm một người già để tham khảo ý kiến .

                     便

                    Nhược tranh tiểu khả, Tiện thất đại đạo.

Nghĩa Câu :   

Con người nếu cứ quyết lòng tranh chấp những lợi ích nhỏ nhoi, cá nhân,  thì sẽ mất đi cái lợi ích to lớn của tập thể, của cộng đồng và không hợp với đạo lý ở đời.

Tham cái lợi nhỏ để mất cái đạo to, nhưng, ở đời có mấy ai tránh khỏi cái lợi bày ra sờ sờ trước mắt ?!

                               

                     Niên niên phòng cơ, Dạ dạ phòng đạo.

Nghĩa Câu :  

Năm nào cũng phải lo đói cơm khát nước,  

Đêm nào cũng phải phòng hờ trộm đạo cướp bóc.   

Cẩn tắc vô ưu : Cẩn thận lo toan mọi mặt, thì không phải buồn rầu lo lắng.

 

 

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN  21

 tl_jul13_butlong.jpg

 

                          
                   Sát nhân nhất vạn, Tự tổn tam thiên.

   Nghĩa Câu :
             Giết của người ta một vạn ( mười ngàn ) người, thì mình cũng phải tổn thất 3 ngàn ( chớ đâu có ít hơn nữa ! ).
             Nhớ hồi xưa, khi nghe tin chiến sự, các bạn bè thường nhại lại để cười với nhau như sau : "....Bên địch chết 3, bên ta, hoàn hoàn vô sự ! ". Có anh bạn lại tếu như sau : "... Bên địch, chết 3, Bên ta , chết hết ! ".
             Cái giá phải trả... thường bị ém nhẹm đi , vì một lý do nào đó.... Một ông  Tướng thắng trận lên lon, có biết đâu rằng đã phải hy sinh biết bao xương máu của những Chiến sĩ Huynh Đệ Chi Binh ! Từ xưa đã có câu : 
           Nhất tướng công thành vạn cốt khô. 
一將功成萬骨枯 .
    Có nghĩa :
               Một ông tướng công thành danh toại ( nổi tiếng ) đã phải đánh đổi cái quá trình đó bằng hàng vạn bộ xương khô của binh sĩ cả ta lẫn địch. Không có những trận đánh lớn, không giết được nhiều người, không thắng trận.... thì làm sao nổi tiếng được !

 

 

                            
                    Thương nhân nhất ngữ, Lợi như đao cắt.
   Nghĩa Câu :
             Một lời nói làm thương tổn đến người khác thôi, lắm lúc lại làm cho người ta cảm thấy còn đau đớn hơn là bị dao bén cắt vào thịt nữa !
             Ông bà ta nói :
                           Lời nói không mất tiền mua,
                      Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau !

 

 

                
   Khô mộc phùng xuân do tái phát, Nhân vô lưỡng độ tái thiếu niên
.
  Nghĩa Câu :
            Cây khô gặp mùa xuân còn có thể phát trở lại, chớ người thì không có hai lần trở lại tuổi thiếu niên.
             Thời gian đã qua rồi thì không thể trở lại được nữa ! Tục ngữ Trung Hoa có câu :
             Nhất thốn quang âm nhất thốn kim,  
一寸光陰一寸金,

             Thốn kim nan mãi thốn quang âm.    
寸金難買寸光陰.
    Có nghĩa :
             Một tất thời gian quý như một tất vàng, nhưng tất vàng không thể mua được tất thời gian ! 

 

 

                         宿
                 Vị vãn tiên đầu túc, Kê minh tảo khán thiên.

   Chú Thích :
          Đầu Túc : Tìm chỗ ở trọ nhà ai đó, chỗ nào đó... để qua đêm.
   Nghĩa Câu :
             Trời chưa sụp tối, phải tìm chỗ ở trọ qua đêm trước. Gà vừa gáy sáng là phải thức dậy để xem trời ( như thế nào, để còn lên đường ! ).
             Đây là cách sống cẩn thận, có kế hoạch chu đáo của thời trước. Không phải ở đâu cũng có nhà trọ khách sạn, và phương tiện giao thông khó khăn, nên có việc đi ra ngoài, gặp khi trời sắp tối thì phải biết tính toán mà tìm chỗ trọ qua đêm trước khi trời sụp tối, và sáng sớm phải biết dậy sớm xem thời tiết để còn lên đường cho đừng trễ nãi.... Còn bây giờ thì khoa học kỹ thuật tiến bộ, xã hội phát triển, giao thông thuận tiện... nên con người sống cũng tùy tiện hơn, không phải mỗi chút mỗi lo như hồi trước nữa !

 

 

                    

Tướng tướng hung tiền kham tẩu mã, Công hầu đổ lý hảo sanh thuyền.  

  Chú Thích :

         Tướng Tướng : Ta có 2 chữ Tướng rất hay như sau :  

         Tướng : Tướng nầy là Tướng Quân cầm binh, con nhà võ.    Cao nhất là Đại Tướng, là Nguyên Soái.  

         Tướng : Tướng nầy là Tướng Văn, là Thừa Tướng, là Tể Tướng. Quan văn mà làm tới Tướng thì lớn hơn quan Tướng của quan Võ nhiều.

          Trong câu Tướng Tướng là chỉ : Những người Thành đạt, những kẻ cả, những người có chức vụ lớn.

          Hung : là Cái Ngực. Hung Tiền : chỉ trước Ngực, là cái lồng ngực, ở đây là chỉ Bụng Dạ của kẻ cả.

          Kham : là Có thể, là Được.  

         Đổ : là Cái Bụng. Đổ Lý : là Trong Bụng, ở đây chỉ Lòng dạ.  

         Sanh : là Chèo Chống.

 

   Nghĩa Câu :  

            Trong lồng ngực cuả những Tướng quân, Thừa tướng có thể cởi ngựa được, Trong bụng của các Công Hầu có thể chống thuyền được.

             Ý của câu nói là muốn nhắn nhủ với những người thành đạt, những ông quan lớn, những kẻ hiển đạt.... phải có lòng dạ khoan dung rộng rãi của... kẻ cả, chớ không nhỏ nhoi, chấp nê hẹp hòi như kẻ tiểu nhân.

             Thường thì những người hiển đạt có cuộc sống sung túc giàu sang, nên lòng dạ cũng khoan dung rộng rãi hơn những người thường, nhưng rộng đến nỗi " cưởi ngựa và chống thuyền " trong bụng được thì quả là quý hóa quá đi thôi !

 

                 

                Phú nhân tư lai niên, Bần nhân tư nhỡn tiền.   

 Nghĩa Câu :  

            Người giàu thì lo cho năm tới, Người nghèo thì lo ngay trước mắt.

             Nghèo, chạy gạo từng bửa, không lo ngay trước mắt sao được !?.

 

               

     Thế gian nhược yếu nhân tình hảo, Xa khứ vật kiện mạc thủ tiền.  

 Chú Thích :   

        Nhược : là Nếu. Nhược Yếu : là Nếu Muốn.  

         Xa : là Nợ, là Thiếu chịu.  

  Nghĩa Câu :  

           Trên đời nầy, nếu muốn cho nhân tình được tốt, thì cho người khác nợ đi những đồ đạc gì đó mà không cần lấy lại tiền.  Không lấy tiền, tức là Cho Không rồi còn gì !?. Như thế mà nhân tình không tốt mới là lạ !

 

 

                            

                       Tử sanh do mệnh, Phú quý tại thiên.

   Nghĩa Câu :  

            Chết sống đều có mạng, Phú quý là do Trời.  

        Chết hay sống đều có số mạng cả, không phải mình muốn mà được. Cũng như việc giàu nghèo là do Trời đã sắp đặt sẵn, không phải tự dưng muốn giàu mà được đâu. Đó là cái triết lý sống của người xưa, tất cả đều tin vào Thiên mệnh, ta đã từng biết câu : " Mệnh lý vô thời mạc cưởng cầu " mà !

 

 

                          

                Kích thạch nguyên hữu hỏa, Bất kích nãi vô yên.  

  Chú Thích :  

         Kích : là Đánh. Truy Kích : là Đuổi đánh.   

         Kích Thạch : là Đánh 2 viên đá vào nhau.  

  Nghĩa Câu :    

         Đánh đá vốn có lửa, không đánh đá thì không có khói.  

           Phép lấy lửa ngày xưa là cà mạnh 2 viên đá vào nhau cho nẹt lửa, rồi dùng bổi làm mồi cho lửa cháy, cho nên đánh đá để có lửa là chuyện thường tình, mà có lửa thì sẽ có khói. Không đánh đá, không có lửa , làm sao có khói được !? " Bất kích nãi vô yên " mà !.

 

                        

                    Nhân học thủy tri đạo, Bất học diệc đồ nhiên.

   Nghĩa Câu ;   

           Người mà có học mới biết đạo lý ( ở đời,làm người ), không học thì sẽ không biết gì cả !(  uổng phí,vô dụng ).  

            Vế đầu còn có một dị bản là " VI học thủy tri đạo ". VI là Làm, là tích cực trong việc học hỏi, thì sẽ biết đạo lý ở đời.

 

 

 

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN  20

tl_jul13_butlong.jpg

 

Mạc ẩm mão thời tửu, Hôn hôn túy đáo dậu.

Mạc mạ dậu thời thê, Nhất dạ thụ cô thê.

 

 

 

 

Chú thích:

THÊ : ta có 4 chữ Thê thường gặp sau đây :   

1. Thê nầy có bộ Nữ bên dưới, nên có nghĩa là VỢ.   

2. Thê nầy có bộ Mộc bên trái, nên có nghĩa là ĐẬU : Trong Tăng Quảng Hiền Văn 10, ta có câu : " Đình tài thê phụng trúc " ( Trong sân trồng tre để cho chim phụng đậu ). Nghĩa bóng là Nương Tựa, như Thê Thân, Thê Cư : là Ở trọ đở, nương thân. 

 3. Thê nầy có bộ Thảo trên đầu, nên có nghĩa là Um Tùm, Xanh Om. Ta đã biết câu " Phương thảo THÊ THÊ Anh Vũ châu. " trong bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu rồi

 

4. Thê nầy có bộ Băng bên trái, nên có nghĩa Rét Buốt, Lạnh Lẽo. Nghĩa trong câu : CÔ THÊ : là Cô đơn lạnh lẽo.  

  chữ Thê nầy còn được viết bằng bộ Thủy ( 3 chấm là Thủy ) cũng có cùng nghĩa như bộ Băng.  

  Nghĩa Câu :  

  Đừng uống rượu vào giờ Mão ( Sáng từ 5 - 7 giờ ), vì sẽ say gật gà gật gưỡng ( hôn hôn ) cho đến giờ Dậu ( Chiều từ 5- 7 giờ ). Vậy là suốt ngày khỏi làm ăn gì hết !  

  Đừng mắng vợ vào giờ Dậu, vì nếu vợ chồng cải lộn vào giờ nầy, thì suốt đêm sẽ phải nằm chèo queo lạnh lẽo, cũng khỏi " làm ăn " gì hết ! Ca dao miệt Cần Thơ Cái Răng có câu :     

  Mù u đêm tối mù u,    

  Vợ chồng cải lộn,... ..

   ....ai muốn biết Vế cuối ra sao, xin hỏi Người Giữ Vườn, Nhà Giáo, Nhà Văn, Nhà Thơ Trần Bang Thạch sẽ rõ ! 

 

Chủng ma đắc ma, Chủng đậu đắc đậu.

Thiên võng khôi khôi, Sơ nhi bất lậu.

  Chú Thích :   

  Ma : là Cây Đay, cây Gai. Miền Nam gọi là Cây Bố.  

Võng : là Lưới , Chài. Ngư Võng là Lưới cá, là Cái Chài để Chài cá. Thiên Võng là Lưới Trời.  

 Khôi Khôi : là Mênh mông, Bao la.  

 Sơ : là Thưa thớt. là Lợt lạt.   

  Lậu : là nhểu, Chảy, Lọt, Dột.  Ốc lậu : Nhà dột. Lậu Võng : Lọt Lưới. Lậu Bình : là cái Bình chảy. Khắc Lậu Canh Tàn : Giờ khắc nhễu theo những giọt nước trong cái hồ bằng đồng ( đồng hồ ) ngày xưa. Bệnh Lậu : là bệnh không đi tiểu mà vẫn nhễu nước ra.  

  Nghĩa Câu :   

  Trồng đay thì được đay, trồng đậu thì được đậu.  

  Lưới trời lồng lộng , thưa mà không lọt.  

  Gieo nhân nào thì gặt quả nấy ! Làm ác sẽ gặp ác, ông bà ta nói : " Ác lai thì Ác báo " và :   

  Thiện ác đáo đầu chung hữu báo,   善惡到頭終有報    

  Cao phi viễn tẩu dã nan đào !          高飛遠走也難逃  

  Có nghĩa :   Thiện hay ác gì thì rốt cuộc vẫn có báo ứng. Dẫu cho bay có cao chạy có xa thì cũng khó mà thoát khỏi ! 

  Có bản viết là :   

  Cao phi viễn tẩu dã nan TÀNG.       高飛遠走也難藏.    

  Có nghĩa : Cao chạy xa bay cũng khó TRỐN  ( thoát ).

 

Kiến quan mạc hướng tiền, Tố khách mạc tại hậu.

  Nghĩa Câu :   

  Thấy quan thì đừng tiến lên phía trước, còn làm khách thì đừng tụt lại phía sau.  

   Ngày xưa, thấy quan mà còn xớn xớn đến phía trước, thì coi chừng... ăn đòn ! Còn bây giờ, tuy không đến nổi ăn đòn, cũng bị bảo vệ, hoặc Security  xô đẩy nạt nộ .  Còn làm khách ở nhà người ta, thì luôn luôn phải đi ngang hàng với chủ nhà hoặc đi trước một bước, chớ không nên đi thụt lùi ở phía sau để nhà chủ phải ngoái lại để nói chuyện hoặc trông chừng xem... nó có " chôm " món đồ nào bỏ túi không !?.

   

Ninh thiêm nhất đấu, Mạc thiêm nhất khẩu.

  Nghĩa Câu :    

  Thà là thêm một đấu ( một Táo : khoảng 20 lít ) , chớ không chịu thêm một nhân khẩu.   

  Một táo chỉ ăn vài ngày là hết, nhưng.... chắc ăn, bảo đãm không có chuyện gì xảy ra !. Còn thêm một nhân khẩu, có thể làm ra thật nhiều TÁO, nhưng cũng sẽ phát sinh thật nhiều chuyện rắc rối chung quanh cái Nhân Khẩu nầy !

Câu nầy còn được nói lại như sau :

                       一斗
              Ninh thiêm nhất khẩu, Mạc tranh nhất đấu.

   Có nghĩa :
          Thà là thêm một miệng ăn ( để làm ra thêm thực phẩm nhiều hơn ), chớ đừng tranh giành chi có một táo.

Câu nói có 2 mặt Phải, Trái, ai muốn dùng theo nghĩa nào thì cứ tự do chọn lựa mà xài !

 

Đường lang bổ thiền, Khởi tri hoàng tước tại hậu.

   Chú Thích :  

  Đường Lang : là con Bọ Trời, Miền Nam gọi là Con Bù Cào Trời.   Thiền : là con Ve Sầu.  Hoàng Tước : là con Chim se sẻ màu vàng.  

  Nghĩa Câu :     

Con bọ Ngựa muốn chụp con ve sầu để ăn thịt, nó đâu có biết rằng phía sau lưng nó đang có con chim se sẻ cũng đang định mổ nó để ăn.   

  Đây là một Ngụ ngônThành ngữ Điển tích, theo tích sau đây :  

  Thời Chiến Quốc, Vua nước Ngô muốn đánh nước Sở, các đại thần đều đến can ngăn. Vua giận nói : " Ai còn phản đối ta sẽ xử trảm !". Mọi người đều rất lo lắng. Có một Thị Vệ, sáng sớm cứ giương ná ngắm nghía trên cây trước cung vụa. Vua Ngô trông thấy bèn hỏi : " Nhà người đang làm gì thế ? ". Thị Vệ thưa rằng : " Trên cây có một con Ve sầu đang vừa ngâm vừa uống sương rất vui vẻ, nó đâu có biết rằng có con Bọ Ngựa ở phía sau đang định chụp nó để ăn thịt, và con Bọ ngưa kia cũng đâu có biết rằng, phía sau nó lại có một con chim se sẻ màu vàng cũng đang định mổ nó để ăn, và con chim se sẻ kia cũng đâu có ngờ rằng, ở phía sau nó còn có hạ thần đang giương ná ra để bắn nó đây ! Thưa Đại Vương, các con vật kia chỉ thấy có cái lợi trước mắt mà không biết đến cái hại đang rình rập ở sau lưng ! ". Ngô Vương nghe xong chợt tỉnh ngộ, ta dốc toàn lực đánh nước Sở, nhỡ có nước nào khác thừa cơ đánh úp ta thì sao  ?! Bèn thôi, không đánh Sở nữa.  

  Người đời cũng thế, thường người ta chỉ thấy và hám cái lợi trước mắt, mà quên khuấy đi cái hại nhiều khi rất lớn, đang rình rập ở sau lưng mình !             

Bất cầu kim ngọc trọng trọng quý, Đản nguyện nhi tôn cá cá hiền.

  Chú Thích :

  Trọng : là Nặng. Chữ nầy còn được đọc là Trùng : có nghĩa là Lặp lại. Vd : " Phước bất TRÙNG lai " ( Phước không có đến 2 lần ). Trong câu dùng luôn 2 chữ liên tiếp Trọng Trọng : là nặng nặng, có nghĩa là Nhiều Nhiều.   

  Nghĩa Câu :  

  Không cầu có được thật nhiều vàng ngọc quý báu. Chỉ mong rằng ( đản nguyện ) con cháu đứa nào đứa nấy đều hiền lành ngoan ngoản.

 

Nhất nhật phu thê, Bách thế nhân duyên.

 

Bách thế tu lai đồng thuyền độ, Thiên thế tu lai cộng chẩm miên.

  Chú Thích :   

 Thế : là Đời, Kiếp. Bách Thế là Trăm đời, Trăm kiếp. Vạn Thế là Muôn đời. Khổng Tử được xưng tụng là " Vạn Thế Sư Biểu " : là Người Thầy tiêu biểu của Muôn đời.

      Độ : có 3 chấm thủy, nên có nghĩa là : Đi ngang qua Sông Hồ Ao Biển. Đồng Thuyền Độ : là  Cùng đi chung một thuyền.  

      Chẩm : là Cái Gối để nằm. Cộng Chẩm Miên : là Cùng nằm chung Gối để ngủ.

      Nghĩa Câu :    

     Chỉ một ngày làm vợ chồng với nhau thôi, cũng là do cái nhân duyên của cả trăm đời trước mới thành được.  

    Cùng tu với nhau một trăm kiếp, mới có cái duyên được đi chung thuyền với nhau. ( đồng hội đồng thuyền ). Cùng tu với nhau một ngàn kiếp mới ngủ chung gối với nhau được !    

    Dù nói cách nào, cũng cho thấy là phải khó khăn vất vả lắm mới thành vợ thành chồng với nhau được, và quan hệ vợ chồng là cái gì đó thiêng liêng cao cả lắm, được gởi gắm vào 2 chữ Nhân Duyên do nơi tiền định, thiên định, chớ không phải sức người mà làm nên được. Nên ta phải biết trân trọng tình nghĩa vợ chồng , không thể động chút là ly thân, ly dị.... mà phải biết gắn bó nhau để xây dựng hạnh phúc gia đình. Quan hệ vợ chồng là một trong ba cái giềng mối của xã hội phong kiến ngày xưa : Quân Thần, Phụ Tử, Phu Phụ. Nên không thể xem thường được, cho dù trong xã hội ngày nay, đơn vị Gia Đình vẫn là nền tảng chủ yếu của bất cứ xã hội hay quốc gia nào, mà  trong Gia Đình thì không thể vắng bóng cặp đôi nồng cốt là Vợ Chồng cho được.             

 

 

 

 

 

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN  19

  tl_jul13_butlong.jpg

 

Quan thanh thư lại xú, Thần linh miếu chúc phì.

   Chú Thích :  

Thư Lại : là Người thư ký của các quan ngày xưa. 

Miếu Chúc : là Người giữ chùa, là Ông Từ.  

Nghĩa Câu :   Ông quan thanh liêm thì người thư lại ốm ( Vì phải làm việc nhiều mà không có tiền hối lộ ). Còn... Ông thần linh thiêng thì ông Từ giữ chùa mập ( Vì có rất nhiều người đến cúng thần và... ông Từ được hưởng hết ! ).

 

 

Tức khước lôi đình chi nộ, Bãi khước hổ lang chi uy.  

 Chú Thích :  

Tức : là Nghỉ ngơi, dập tắt, dẹp bỏ. Tức Khước : là Dẹp đi.

Bãi : là Miễn, là Bỏ, là Thôi. Bãi Khước : là Bỏ đi.  

Nghĩa Câu : Hãy dẹp bỏ cái cơn giận lôi đình đi, và hãy  thôi đi cái uy vũ như cọp như sói kia đi.  

Đừng có giận hờn nổi cơn thịnh nộ như sấm như sét nữa ,và cũng đừng có làm hùm làm hổ như sói như lang nữa ! Hãy bình tỉnh lại để giải quyết tình huống trước mắt cho hợp tình hợp lý !

機。

Nhiêu nhân toán nhân chi bổn, Thâu nhân toán nhân chi cơ.  

  Chú Thích :   

  Nhiêu : là Nhiêu dung, Tha thứ.  

  Toán : là Tính toán, là Kể như.   

  Thâu : là Chuên chở ( có bộ Xa 1 bên ). Ở đây nghĩa là : Thua.   

  Cơ : là Cái Máy như Thiên Cơ là Máy trời. Cơ Khí là Máy móc. Ở đây có nghĩa là Cơ trí, cơ biến.  

 Nghĩa Câu : Tha thứ cho người ta là cái gốc để ta hơn người, Chịu thua người khác là cái cơ trí để thắng người về sau.  

 Tha thứ sẽ làm cho người ta cảm kích, để dễ dàng chinh phục người ta hơn. Chịu thua người khác trước mắt, để đối phương dễ ngươi mất cảnh giác, là cái cơ trí để thắng người ta dễ dàng hơn ở sau nầy.

  竹,魚 .  

Duẫn nhân lạc thác phương thành trúc, Ngư vị bôn ba thỉ hóa long.

  Chú Thích :   

  Duẫn : là Măng tre.   

  Thác : là Bẹ măng.    

  Bôn Ba : Vượt qua sóng.  

  Thỉ ( Thủy ) : là Mới ( có thể ).

  Nghĩa Câu :  Măng non phải rụng hết những bẹ măng mới thành cây tre được. Còn Cá phải vượt qua sóng thì mới hóa thành rồng được.  

  Theo truyền thuyết, cá Lý ngư  vượt qua được 3 đợt sóng ở Long Môn thì sẽ hóa thành con rồng.  Cá hóa rồng, một sự trở mình vượt bực, một sự thành công vượt trội hơn bình thường mà cha mẹ nào cũng mong ước cho con cái mình được như thế. Vì vậy, mà lại hình thành thêm một thành ngữ " Vọng tử thành long " 望子成龍 ( Mong con hóa rồng ), có nghĩa : Mong cho con mình làm nên những thành tích vẻ vang, thành công một cách rực rở, vượt trội khác thường ! 

  Ý Câu là : Muốn trưởng thành, muốn thành nhân, thành công, phải có quá trình phấn đấu vật vả lắm mới đạt được mục đích, chớ không phải " Vậy đó, bỗng dưng mà họ lớn " được !  như Thi sĩ Huy Cận đã diễn tả đâu !

  

Hảo ngôn nan đắc, Ác ngữ dị thi.

  Nghĩa CâuLời nói tốt khó được, Lời ác độc dễ thực hiện.  

  Những lời chúc tụng tốt lành là chỉ chúc cho có, chúc theo thói quen, chúc theo tập quán... chớ người được chúc chưa chắc đã tốt được như những lời chúc. Còn những lời nguyền rủa ác độc, xui xẻo... nhiều khi lại rất dễ xảy đến với đối tượng!

   

Nhất ngôn ký xuất, Tứ mã nan truy.  

  Chú Thích :   

  Ký : là Đã. Ký Xuất : là Đã nói ra.    

  Tứ : Chữ TỨ nầy gồm có Bộ MÃ và chữ TỨ , nên có nghĩa là : Xe do 4 con ngựa kéo.

  Nghĩa Câu : Một lời đã nói ra, thì xe bốn ngựa ( xe có tốc độ cao lúc xưa ) cũng khó mà đuổi theo ( để lấy lại lời nói đó ) cho được !

   Tiếng Việt ta cũng có câu : " Bút sa là gà chết " để chỉ hễ hạ bút ký rồi thì mọi việc đều được quyết định, không còn hối được nữa !. Lời đã nói ra rồi thì không sao lấy lại cho được, nên trước khi nói phải rất thận trọng và phải rất cân nhắc lời nói của mình trước khi cho nó ra khỏi miệng ! Ông bà ta dạy : " Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói " là vì thế !.

   .  

 Đạo ngô hảo giả thị ngô tặc, Đạo ngô ác giả thị ngô sư.   

  Chú Thích : Ngô : là Tôi , là Ta, là Tao.  

  Nghĩa Câu : Bảo ta tốt là giặc của ta, Bảo ta ác là thầy của ta.  

  Ngưòi nào đó luôn luôn khen ta hay, ta tốt ( để cho ta dễ ngươi, mất cảnh giác, kiêu ngạo, tưởng rằng mình giỏi lắm, hay lắm! ). Người đó chính là kẻ thù của ta đó !. Còn người nào luôn luôn vạch ra cái khuyết điểm, cái xấu, cái dở của ta, thì người đó chính là thầy của ta đó !. Vì có thấy được những nhược điểm của mình ta mới biết đường mà sửa sai, điều chỉnh lại cho hay cho đúng !

避,

Lộ phùng hiểm xứ tu đương tị, Bất thị tài nhân mạc hiến thi.   

Nghĩa Câu : Trên đường đi mà gặp chỗ nguy hiểm thì nên tránh ra ( tìm hướng khác mà đi ). Không phải là người tài hoa thì không hiến dâng những bài thơ cho người đó.

  Bất chấp dư luận, ai nói gì thì nói, ta nên làm theo những gì mà ta thấy là hợp lý. Bảo là mình nhác cũng được, chả lẽ thấy chỗ nguy hiểm lại đút đầu vào ?. Bảo là xu nịnh người giỏi cũng được, chả lẽ lại dâng thơ cho người dốt, người không biết thưởng thức cái hay của thơ ?.

 

Tam nhân đồng hành, Tất hữu ngã sư yên,     

    

  Trạch kỳ thiện giả nhi tòng chi, Kỳ bất thiện giả nhi cải chi.

  Chú Thích :   

  Yên : Ở đây là Trợ Từ, có nghĩa là Đó, Vậy.  

  Trạch : là Chọn, Lựa.   

  Thiện : là Hiền, là Giỏi, là Tốt.  

   Đây là câu nói của Đức Khổng Phu Tử, trong chương 7 Thuật Nhi của sách Luận Ngữ.  

  Nghĩa Câu :  Ba người cùng đi, thế nào cũng có một người là thầy của ta đó. Chọn người giỏi mà học theo, còn người không giỏi, không đúng, thì ta sửa đổi lại.

 

Thiếu tráng bất nổ lực, Lão đại đồ bi thương.  

  Chú Thích : Đồ : Ở đây có nghĩa là Uổng phí, Vô Ích .  

  Nghĩa Câu : Còn trẻ, còn khỏe mà không nổ lực, không cố gắng, thì khi lớn, khi già có buồn rầu hối tiếc cũng vô ích mà thôi.

   

Nhân hữu thiện nguyện, Thiên tất hựu chi.  

  Chú Thích :  Hựu : là Phù hộ.

 Nghĩa Câu : Người mà có ý nguyện, mong ước hiền lành, thì Trời thế nào cũng phù hộ họ.

 

 

 

 

 

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN  18

tl_jul13_butlong.jpg

 

  Tửu trái tầm thường hành xứ hữu, Nhân sanh thất thập cổ lai hi.  

  Nghĩa Câu :   

  Đây là 2 câu thơ trích trong bài KHÚC GIANG 2. của Thi Thánh Đỗ Phủ đời Đường, có xuất xứ như sau :   

  Khúc Giang còn gọi là Khúc Giang Trì, nằm ở phía đông cầu Chu Tước phía nam của thành Trường An, là khu danh thắng nổi tiếng của thành Trường An đời Đường, được xây dựng từ thời Hán Vũ Đế và được trùng tu lại vào năm Khai nguyên của vua Đường Huyền Tông, Nước hồ trong vắt, hoa cỏ uốn quanh, phía nam có Tử Vân Lâu, Phù Dung uyển, phía tây có Hạnh Viên và Từ Ân Tự, là nơi du ngọan nổi tiếng đương thời.Thắng cảnh Khúc giang cùng thạnh suy với giang san nhà Đường. Bài thơ Khúc Giang của Đỗ Phủ được làm vào cuối xuân năm Càn Nguyên nguyên niên ( 758 ) . Ông đã đem toàn bộ tâm tư của mình ký thác vào cảnh vật nầy để viết lên những ưu tư về đổi thay của thời cuộc.  

  Theo tài liệu thống kê, thì vào đời Đường, tuổi thọ trung bình của con người ta lúc bấy giờ chỉ vào khoảng 40- 45, cho nên Đỗ Phủ mới hạ câu " Nhân sanh thất thập cổ lai hy " bất hủ, để đời cho đến hiện nay, hễ nhắc đến tuổi " Cổ lai hy ", " Cổ lai ", hay " Cổ hy " là người ta biết ngay là thọ được 70 tuổi rồi !

  Nguyên tác bài thơ như sau :

    朝回日日典春衣    Triều hồi nhật nhật điển xuân y,  

   每日江頭盡醉歸    Mỗi nhật giang đầu tận túy quy.

    酒債尋常行處有,Tửu trái tầm thường hành xứ hữu,   

  人生七十古來稀    NHÂN SANH THẤT THẬP CỔ LAI HY.

   穿花蛺蝶深深見    Xuyên hoa giáp điệp thâm thâm kiến,  

    點水蜻蜓款款飛    Điểm thủy thanh đình khoản khoản phi.

  傳語風光共流轉   Truyền ngữ phong quang cộng lưu chuyển,  

    暫時相賞莫相違   Tạm thời tương thưởng mạc tương vi.   

   杜甫                                                        Đỗ Phủ.       

  Tạm diễn nôm.  

  Tan chầu cầm quách áo xuân hồng,  

  Say khướt trở về với bến sông.  

  Nợ rượu khắp nơi đều có được,  

  Người đời bảy chục hiếm xưa không.  

  Kìa đàn bướm nhỏ vờn hoa dại,  

  Nọ lũ chuồn chuồn bởn nước trong.  

  Cảnh đẹp khuyên ai cùng tận hưởng,  

   Hoa tàn cảnh tạ khỏi hoài công !

 

 Dưỡng nhi đãi lão, Tích cốc phòng cơ.  

   Nghĩa Câu :   

   Nuôi con đợi già (  để nhờ cậy ). Vựa lúa để phòng khi đói.

  

   Kê đồn cẩu trệ chi súc, Vô thất kỳ thời.                           

 

  Sổ khẩu chi gia, khả dĩ vô cơ hỉ !.  

  Ý Nghĩa :  

  Đây là câu Mạnh Tử nói với Lương Huệ Vương được viết cô đọng lại. nguyên văn như sau :  

  五畝之宅,樹之以桑,五十者可以衣帛矣;雞豚狗彘之畜,無失其時,七十者可以食肉矣;百畝之田,勿奪其時,數口之家可以無饑矣.  

 Ngũ mẫu chi trạch, thọ chi dĩ tang, ngũ thập giả khả dĩ y bạch hỉ, Kê đồn cẩu trệ chi xúc, vô thất kỳ thời, thất thập giả khả dĩ thực nhục hỉ, bách mẫu chi điền, vật đoạt kỳ thời, sổ khẩu chi gia khả dĩ vô cơ hỉ !.

  Nhà có đất trước sau 5 mẫu, trồng dâu tằm ăn, thì người già 50 tuổi có thể mặc áo vải. Gà heo chó lợn, nuôi cho đúng lứa để chúng sinh sản, thì người già 70 có thịt mà ăn. Ruộng được trăm mẫu, không bị chiếm đoạt lúc thời vụ, thì mấy miệng ăn ở nhà sẽ không bị đói !.  

   Đây là lời của Mạnh Tử giải thích cho Lương Huệ Vương biết là phải làm thế nào cho dân chúng được sống an cư lạc nghiệp, để dân kéo về sống ở nước mình. Còn ý trong Tăng Quảng Hiền Văn là muốn khuyên ta sống cho có kế hoạch, biết tính toán thì sẽ không bị đói rách lang thang.

  

 

  Thường tương hữu nhật tư vô nhật, Mạc bả vô thời đương hữu thời.   

  Nghĩa Câu :   

   Những ngày giầu có nên thường nghĩ đến những ngày  không có ( nghèo khổ ). Chớ đừng nên sống những ngày nghèo khổ như những ngày giàu có.  

   Khi giàu có nên luôn nghĩ đến những lúc nghèo khổ, để đừng sống xa hoa, tiêu xài lãng phí quá độ. Còn những lúc nghèo khó thì đừng tiêu xài quá độ quen thói giàu có ngày trước mà mang nợ đầy đầu. Rất nhiều người " quen ăn không quen nhịn " ! phải nhớ câu nầy.

 

   Thời lai phong tống Đằng Vương Các, Vận khứ lôi oanh Tấn Phúc bi.  

   Nghĩa Câu :  

   Thời đến thì gió đưa đến gác Đằng Vương. Vận hết rồi thì sấm sét đánh bể bia Tấn Phúc.

   1. Vế đầu với tích Vương Bột và Đằng Vương Các như sau :

   Đường Thái Tôn Lý Thế Dân phong cho em mình là Đằng Vương Lý Nguyên Anh trấn nhậm đất Hồng Châu. Đằng Vương cho xây một ngôi lầu thật đẹp bên dòng sông Cán ( thuộc tỉnh Giang Tây ngày nay ) gọi là Đằng Vương Các. Hôm khánh thành, Đằng Vương cho thiết tiệc lớn, mời hết Quan viên và Văn nhân Thi sĩ trong miền đến dự, đồng thời đánh tiếng mời mọi người cùng làm bài Tự cho Đằng Vương Các để ghi lại sự kiện trọng đại này.

  Con trai của Huyện lệnh Huyện Nam Xương là Vương Bột, vừa đến thăm cha, có ý muốn đến dự tiệc ở gác Đằng Vương, mặc dù Nam Xương cũng thuộc đất Hồng Châu, nhưng cách xa đến khoảng 800 dặm, mà thời gian chỉ còn có một ngày, không cách chi đến kịp. Lúc bấy giờ, có một ông lão chuyên đưa đò lại biết xem thiên tượng, bảo Bột cứ chuẩn bị đồ đạc rồi lên thuyền để ông ta đưa đi. Thời may đêm ấy trời nổi cơn gió to, thuyền lướt như tên trên sóng gió, Khi trời vừa rựng sáng thì thuyền cũng vừa kịp cặp bến Đằng Vương.  

   Đằng Vương vốn xem trọng và có yêu cầu rất cao về văn học. Trước đó đã cho chàng rễ soạn sẵn một bài tự rất hay rồi, định hôm nay công bố để khoe tài của chàng rễ, nên đã chuẩn bị đầy đủ giấy mực để phát cho văn nhân đến dự. Khi thấy Bột chỉ là một cậu bé 16 tuổi, Đằng Vương có ý xem thường, nhưng vì phép lịch sự, nên cũng miễn cưởng phát giấy mực, nhưng lại cắt người đứng bên theo dõi, xem thằng nhỏ nầy viết như thế nào. Hễ Bột viết được câu nào thì phải chép ngay lại trình cho ông ta.

   Nhưng... lại nhưng, càng đọc các câu về sau lại càng hay hơn các câu trước đó, kịp đến lúc đọc được 2 câu :

    Lạc hà dữ cô vụ tề phi,                     落霞與孤鶩齊飛,

  Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc ! 秋水共長天一色.

   .... thì ông ta đành phải vổ đùi đánh đét một cái và khen là tuyệt bút, tuyệt diệu ! và....dấu nhẹm luôn bài của chàng rễ đã làm sẵn, không dám đem ra , vì ông ta biết rằng không sao hay hơn được bài Tự của Vương Bột.

   Bài TỰ Đằng Vương Các của Vương Bột được truyền tụng khắp nơi ngay sau buổi tiệc, và tiếng tăm của Bột nổi như cồn từ đó. Thành tựu văn thơ của Bột được xếp hàng đầu trong Sơ Đường Tứ Kiệt. Chỉ nhờ có một trận gió mà làm nên tên tuổi vang dội của Vương Bột, nên người đời sau mới nói là :
                   Thời lai phong tống Đằng Vương Các !.

    Bài Đằng Vương Các Tự có ảnh hưởng rất lớn tới văn học Hoa Việt, rất nhiều câu đã trở thành Thành Ngữ như : Quan sơn nan việt 關山難越 ( Núi non cách trở ), Bình Thủy tương phùng 萍水相逢 ( Bèo nước gặp nhau ), Lão đương ích tráng 老當益壯 ( già mà còn khỏe mạnh )..... cả 2 câu đối để dán trước bàn thờ Thổ Địa Thần Tài trong nhà cũng phát xuất từ bài Tự nầy :  

   Vật hoa thiên bảo nhật,        物華天寶日  

   Nhân kiệt địa linh thời.         人傑地靈時.    

   Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã mượn ý của câu nầy để tả tình duyên của Hoan Thư như sau :  

    Duyên Đằng thuận nẽo gió đưa,   

    Cùng chàng kết tóc se tơ những ngày.

   2. Vế thứ 2 theo tích sau đây :  

    Đại văn Hào đời Tống Phạm Trọng Yêm khi làm Quận Thú ở Quận Bá Dương. Một hôm có một thư sinh lạc phách giang hồ đến xin giúp đỡ. Phạm thương vì người tài hoa mà chửa gặp thời, định giúp đỡ, nhưng Phạm là một ông quan thanh liêm, không lấy đâu ra tiền để giúp. Cuối cùng ông bèn đến nhờ trụ trì chùa Tấn Phúc, xin cho thư sinh kia được in một số bản văn ở thạch bia phía sau chùa để bán mà độ nhật về quê. Đây là bản văn khắc trên đá với bút pháp của Thư Thánh  ( ông Thánh về thư pháp ) Vương Hy Chi rất được mọi người ưa chuộng.   

    Nhà sư Trụ trì vì nể mặt Phạm Trong Yêm mà chấp thuận, còn hướng dẫn cho cách để in ấn. Phạm lại phải giúp thư sinh mua sắm giấy mực, bàn chải... định sáng ngày sẽ khởi công. Nào ngờ đêm hôm đó trời mưa to gió lớn, sấm sét đánh bể tan bia đá kia luôn. Thế là khỏi in ấn gì hết cả !   

   Số của chàng thư sinh nầy đã xui rồi, lại càng thúi củ hủ hơn nữa, cho nên mới nói là :

   " Vận khứ lôi oanh Tấn Phúc bi " là thế !

  便

   Nhập môn hưu vấn vinh khô sự, Quan khán dung nhan tiện đắc tri.  

  Chú Thích :   

   Hưu Vấn : là Đừng hỏi, chớ hỏi, khỏi cần phải hỏi.  

   Vinh Khô : Vinh là Tươi, Khô là héo. Vinh là tươi sáng, rực rỡ. Khô là Héo úa, tàn tạ. Vinh là Vinh hoa phú quý, Khô là Khô héo úa tàn nghèo nàn.  

 Nghĩa Câu :   

  Bước vào cửa không cần phải hỏi tốt xấu giàu nghèo gì cả, chỉ cần quan sát xem xét nét mặt của nhà chủ là sẽ biết ngay.  

   Không cần phải là thầy bói, nhìn nét mặt của nhà chủ xanh xao vàng vọt thiếu ăn, thì biết ngay là nhà nghèo, còn nếu mặt mày tươi rói, vui cười hỉ hả, thì dù không giàu cũng thuộc hạng khá giả, dễ thở, chớ không đến nỗi nào.

 


 

 

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 17

tl_jul13_butlong.jpg 


Tống quân thiên lý, Chung tu nhất biệt.
Nghĩa Câu :
Dầu có đưa tiễn nhau đến một ngàn dặm, rốt cuộc rồi cũng phải chia tay nhau mà thôi !
Biết thế, nhưng mỗi lần đưa tiễn, người ta đều luôn luôn bịn rịn không nở rời nhau, nhất là các bà các cô ( xin lỗi ! ), cứ " Mặt trông tay chẳng nở rời " nói hoài nói mãi, không chia tay nhau được !


Đản tương lãnh nhãn khán bàng giải , Khán nhĩ hoành hành đáo kỷ thời ?.
Chú Thích :
Lãnh nhãn : Con mắt lạnh, có nghĩa : Lặng lẽ nhìn.
Bàng Giải : là Con Cua.
Hoành Hành : là Đi ngang, nghĩa rộng là Làm Ngang.
Nghĩa Câu :
Hãy cứ lặng lẽ mà nhìn con cua kìa, xem xem nhà ngươi đi ngang đến bao giờ mới thôi !?
Đây là câu nói lẫy, có thể áp dụng cho bất cứ trường hợp lớn nhỏ nào, như những người ỷ quyền ỷ thế làm ngang, như chính quyền của những nhà độc tài, như chính quyền ngoan cố của Bắc Triều Tiên ... Ta hãy thử lặng lẽ mà nhìn xem họ " hoành hành " đến khi nào đây ?!.


Kiến sự mạc thuyết, Vấn sự bất tri.

Nhàn sự hưu quản, Vô sự tảo qui !
Nghĩa Câu :
Thấy việc gì đó : Đừng nói. Hỏi đến việc gì đó : Không biết ! Chuyện không liên quan đến mình : Không nhún tay vào. Không có việc gì để làm : Về nhà nghỉ cho sớm đi !
Để tránh việc rắc rối cho bản thân mình, trong giao tế, trong việc làm, trong quan hệ đồng nghiệp... thì... Không Nói : Không nhiều chuyện ! Không Nghe, Không Hỏi : Khỏi phiền lòng ! không can thiệp vào những chuyện của người khác : Không đa sự ! Cho yên thân !
4 câu trên đây làm ta nhớ đến 3 cái hình con khỉ thường thấy trong các cơ quan Mỹ : Một con bịt mắt : Không thấy. Một con bịt tai : Không nghe. Một con bịt miệng : Không nói !


Giả nhiêu nhiễm tựu chơn hồng sắc, Dã bị bàng nhân thuyết thị phi.
Chú Thích :
Giả Nhiêu : là Cho Dù, là Nếu Như.
Nhiễm : là Nhuộm. Nhiễm Tựu : là Nhuộm phải.
Bàng : là Bên cạnh. Bàng Nhân : là Người Chung Quanh ta.
Nghĩa Câu :
Cho dù có nhuốm được cái màu đỏ thật sự, thì cũng bị những người chung quanh nói nầy nói nọ.
Dù cho bạn có giỏi thật sự, có thành đạt thật sự, chớ không phải nhờ vào quan hệ, hay dựa vào thế lực nào đó để thành công, bạn vẫn bị người đời dèm xiểm, nói nầy nói nọ, nói tốt nói xấu đủ điều !. Cho nên...
Hãy giữ lấy cái " chơn hồng sắc " của bạn, mặc cho ai đó nhiều chuyện nhiều lời.....!!!.

Thiện sự khả tác, Ác sự mạc vi.

Nghĩa Câu :

Việc thiện thì có thể làm, Việc ác thì không nên làm.

Đây là việc đương nhiên, nhưng vẫn phải nhắc nhở, con người ta hay quên làm việc thiện lắm !

Hứa nhân nhất vật, Thiên kim bất di.

Nghĩa Câu :

Hứa với người ta một vật gì, thì dù ngàn vàng vẫn không thay đổi.

Long sanh long tử, Hổ sanh báo nhi.

Nghĩa Câu :

Rồng sanh ra rồng con, còn Cọp thì sanh ra beo con.( Cọp Beo cũng dữ dằn như nhau, đây chỉ là cách nói mà thôi ! ).

Dòng nào thì sanh ra giống nấy !

Dân Nam Kỳ Lục Tỉnh còn có câu :
Ngọn rau nào thì con sâu nấy !

Long du thiển thủy tao hà hí, Hổ lạc bình dương bị khuyển khi.

Chú Thích :

Du : Có 3 chấm thủy bên trái : nghĩa là LỘI, BƠI.

: Có bộ Xước bên trái : nghĩa là Đi Dạo, Đi Chơi.

Tao : là Gặp Gỡ, Gặp Phải, là Bị.

Hà : có bộ Trùng bên trái : là con Tôm, con Tép.

Bình Dương : là Đất bằng, là Đồng bằng.

Nghĩa Câu :

Con rồng ( thân xác to lớn ) bơi ở chỗ nước cạn ( khó xoay sở ), nên bị tôm tép giởn mặt. Con cọp đi lạc xuống đồng bằng ( không còn cái thế hiểm trở của núi rừng ) nên bị bầy chó khinh khi.

Anh hùng cũng phải có cái thế của anh hùng, khi thất cơ lỡ vận, thì anh hùng vẫn bị kẻ tiểu nhân giởn mặt và khi dễ như thường ! Như Nguyễn Du đã tả Từ Hải lúc bị Hồ Tôn Hiến phục kích là : " Hùm Thiêng khi đã sa cơ cũng hèn " mà !

Hai vế nói trên còn hình thành được 2 câu thành ngữ :

Long Du Thiển Thủy,

và Hổ Lạc Bình Dương.

cũng có cùng một nghĩa như trên.

Nhất cử thủ đăng long hổ bảng, Thập niên thân đáo phụng hoàng trì.

Thập niên song hạ vô nhân vấn, Nhất cử thành danh thiên hạ tri.

Chú Thích :

Long Hổ Bảng : là Bảng có vẽ hình Rồng và Cọp 2 bên, để dán danh sách những người thi đậu Tiến Sĩ ngày xưa. Người đậu đầu là Trạng Nguyên, người đậu nhì là Bảng Nhãn, và người đậu hạng ba là Thám Hoa.

Phụng Hoàng Trì : là Ao Phụng Hoàng.

Đời Ngụy, Tấn, Nam Bắc Triều, chức Trung Thư Tỉnh được ở trong cấm cung Ngự Uyển, gần gũi Hoàng Đế, chưởng quản những điều cơ mật, nên chức Trung Thư Tỉnh được gọi là " Phụng Hoàng Trì ".

Nghĩa Câu :

Hễ thi đậu một cái là tên được đăng trên Bảng Long Hổ, và làm quan mười năm ( cho tốt ) thì mới được vào làm việc trong Ao Phượng Hoàng.

Mười năm đèn sách dưới song cửa sổ không ai thèm hỏi tới, nhưng hễ thi đậu một cái thì nổi tiếng đến cả thiên hạ đều biết đến.

NHẤT CỬ THÀNH DANH cũng là một thành ngữ thông dụng ! Trong tiếng Việt ta thì có câu : " Mười Năm Đèn Sách " để chỉ công phu khó nhọc của kẻ sĩ ngày xưa.

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 16.

.

Phụ mẫu ân thâm chung hữu biệt, Phu thê nghĩa trọng dã phân ly.

宿

Nhân sanh tự điểu đồng lâm túc, Đại hạn thời lai các tự phi.

Nghĩa của 4 câu thơ trên :

Cha mẹ ơn sâu, nhưng cuối cùng cũng có lúc phải cách biệt. Vợ chồng nghĩa nặng, nhưng có lúc cũng phải phân ly. Người đời giống như là bầy chim ở chung trong một cánh rừng, khi đại hạn tới ( cháy rừng chẳng hạn ) thì mỗi con tự tìm đường mà bay lấy ( để sinh tồn ! ).

Bốn câu trên kết hợp ý nghĩa lại như một bài thơ nói về sự hợp tan tan hợp của người đời, như triết lý sinh ly tử biệt của Phật Giáo mà không mấy ai có thể tránh khỏi, kể cả những người thân yêu nhất trong đời ta là Cha Mẹ Vợ Chồng !

Nhân thiện bị nhân khi, Mã thiện bị nhân kỵ.

Nghĩa Câu :

Người lương thiện thì dễ bị người khác khi dễ, ăn hiếp. Còn Ngựa mà hiền quá thì dễ bị người ta cưởi. Đúng thế thôi ! Ma bắt cũng coi mặt người ta. Người nào dữ dằn quá " Ma " cũng phải sợ mà không dám đụng tới ! Cũng như những con ngựa dữ, ngựa chứng thì khó bị người ta cưởi hơn.

Nhân vô hoành tài bất phú, Mã vô dạ thảo bất phì.

Nghĩa Câu :

Người không có của hoạnh tài thì không giàu. Ngựa không có cỏ để ăn đêm thì không mập.

Đúng vậy ! Không có của hoạnh tài làm sao giàu được?. Nhất là ở VN, hay ở Mỹ cũng vậy, lương ba cọc ba đồng, sống qua ngày thì được, muốn làm giàu thì khó lắm thay, trừ phi trúng số hoặc trúng " mánh " ! Cũng như ngựa ở trong tàu, không có cỏ để " nhâm nhi " thêm ban đêm thì sẽ không bao giờ mập lên được !

?

Nhân ác nhân phạ thiên bất phạ, Nhân thiện nhân khi thiên bất khi?

Thiện ác đáo đầu chung hữu báo, Chỉ tranh lai tảo dữ lai trì .

Chú Thích :

Đáo Đầu : là Rốt cuộc.

Chỉ Tranh : ở đây có nghĩa là Chỉ Có Điều...

Nghĩa Câu :

Người ác, người có sợ trời hay không sợ ? Người thiện, người có khi trời hay không khi ? ( Ý muốn nói là Ỷ vào cái thiện của mình mà xem Trời không ra gì ! " Tôi ăn hiền ở lành mà, Trời làm gì được tôi !? " Thế là "Không Thiện " rồi đấy nhé ! ). Thiện hay ác, rốt cuộc rồi cũng có báo ứng hẵn hoi, chỉ có điều là đến sớm ( lai tảo ) hoặc đến muộn ( lai trì ) mà thôi !

?

Hoàng Hà thượng hữu trừng thanh nhật, Khởi khả nhân vô đắc vận thì ?.

Chú Thích :

Hoàng Hà : Tên con sông dài và lớn nhất ở Trung Quốc. Nước chảy xiết và cuốn theo nhiều phù sa màu vàng , nên mới có tên là Hoàng Hà.

Trừng Thanh : là Lắng trong.

Khởi Khả : là Làm sao có thể. Ở đây có nghĩa là : Làm Sao Khỏi ?... Há chẳng ?...

Nghĩa Câu :

Nước sông Hoàng Hà còn có lúc lắng trong, con người há chẳng có lúc được thời hay sao ?. Chẳng lẻ suốt đời xui xẻo mãi !

Đắc sủng tư nhục, An cư lự nguy.

Chú Thích :

Sủng : là Sủng Ái, là Cưng chìu.

Lự : là Suy tư, lo lắng.

Nghĩa Câu :

Được sủng ái cưng chìu phải nhớ đến lúc bị ruồng rẫy nhục nhã. Khi sống bình an yên ổn phải suy tư lo lắng đến lúc gặp nguy nàn.

4 chữ " An Cư Lự Nguy " nghĩa cũng giống như là " Cư An Tư Nguy ", khi ở yên, phải nhớ đến nguy hiễm đang rình rập, để cảnh giác khi hành quân của trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức ngày xưa.

Niệm niệm hữu như lâm địch nhật, Tâm Tâm thường tự quá kiều thời.

Chú Thích :

Niệm : là Đọc, như Niệm kinh, Niệm Phật.

là Nhớ, là Nhắc nhở. như Hoài Niệm, Kỷ Niệm.

là Nhủ, là Nhắn nhủ. như Tâm niệm là Nhủ Lòng.

Niệm Niệm : là để ý từng chút một.

Tâm : là Tim, là Lòng. Tâm can là Tim Gan, là Lòng dạ.

Tâm Tâm : là Lòng Nhủ Lòng. là Để ý.

Nghĩa Câu :

Luôn luôn phải cảnh giác từng chút một như đang đối diện với kẻ địch. Lòng luôn nhủ lòng phải cẩn thận như lúc nào cũng đang đi qua cầu ( Cầu ngày xưa lắt lẻo lắm, đi không khéo sẽ té ùm xuống sông ).

Bình thường thì 2 câu trên có vẻ cẩn trọng quá đáng, nhưng khi hữu sự thì đây lại là những cảnh giác thật an toàn !.

Anh Hùng hành hiểm đạo, Phú quý tự hoa chi.

Nghĩa Câu :

Anh hùng luôn vấn thân vào con đường nguy hiểm,( Vì thích can thiệp vào những chuyện hiểm nguy, nên mới được tiếng là anh hùng ). Sự Phú quý giống như là cành hoa, đẹp rực rỡ đó, nhưng cũng chóng tàn lắm !

Đọc vế đầu, khiến ta nhớ tới lời của Từ Hải nói với cô Kiều :

Anh hùng tiếng đã gọi rằng,

Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha !?.

Nhân tình mạc đạo xuân quang hảo, Chỉ phạ thu lai hữu lãnh thời.

Nghĩa Câu :

Tình người đừng tưởng là luôn luôn đẹp đẻ như quang cảnh của mùa xuân, chỉ sợ e đôi khi nó sẽ lạnh lẽo và hiu hắt như gió mùa thu vậy.

Nhân tình ấm lạnh thất thường, đừng thấy đối phương vui vẻ mà có những hành động lạc quan quá trớn, coi chừng sẽ bị trơ trẻn và ngỡ ngàng khi đối phương trở cờ lạnh nhạt !




TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 15

Tích hoa tu kiểm điểm, Ái nguyệt bất sơ đầu.

Chú Thích :

Kiểm Điểm : là Xem xét lại.

Sơ : có bộ Mộc bên trái là Cái Lược để chải đầu làm bằng cây ngày xưa, nên SƠ ( động từ ) có nghĩa là Chảy.

Sơ Đầu : là Chải Đầu.

Nghĩa Câu :

Thương xót hoa thì nên xem xét lại cách trồng và chăm sóc cho hoa. Cũng như yêu trăng thì ( tắm xong ) chưa kịp chải đầu đã vội vả lên lầu để ngắm trăng mọc rồi !

Thích thứ nào thì phải chăm chút vào thứ đó !

Đại để tuyển tha cơ cốt hảo, Bất phô hồng phấn dã phong lưu.

Chú Thích :

Đại Để : là Đại Khái, là Nói chung.

Cơ Cốt : Cơ là Bắp thịt, Cốt là Xương cốt. Cơ Cốt :chỉ

Hình hài Dáng dẻ bên ngoài.

Phô : là Bôi, Trét, Thoa.

Nghĩa Câu :

Nói chung là chọn những người có hình hài cốt cách đẹp là được, vì những người này không cần đánh phấn trang điểm vẫn thấy đựợc cái dáng dẻ phong lưu.

Câu nầy giống như câu " Xem mặt mà bắt hình dong " của ta vậy ! Hễ bề ngoài đẹp là được rồi !

退 便

Thọ ân thâm xứ nghi tiên thoái, Đắc ý nồng thời tiện khả hưu.

Chú Thích :

Thọ : Chữ nầy còn được đọc làTHỤ,có nghĩa là Nhận.

: Chữ nầy đọc như chữ trên : THỌ, THỤ. có bộ Thủ là Tay, nên có nghĩa là Đưa Cho. Đạo Nho có câu :

" Nam nữ thọ thọ bất thân " là : " Trai gái cho và nhận không được chạm tay nhau một cách thân thiết ".

Thâm là Sâu. Nồng là Đậm. Hưu là Nghỉ, là Thôi.

Nghĩa Câu :

Chỗ nào mà ta đã nhận ơn sâu nơi đó rồi , thì nên lui bước.( Đừng vác mặt tới đó thường xuyên, làm người ta hiểu lầm là đồ mặt dầy, muốn đến để nhờ cậy nữa ! ). Khi nào mà ta cảm thấy mình đắc ý lắm rồi, thì nên thôi. ( cứ thừa thắng xông lên mãi, người ta sẽ nói là mình làm phách, không biết điều, không khiêm tốn ! ).

Mạc đãi thị phi lai nhập nhĩ, Tòng tiền ân ái phản vi cừu.

Nghĩa Câu :

Đừng có để cho chuyện thị phi lọt vào tai, làm cho người ân ái yêu thương trước đây lại trở nên thù địch.

Đây là cái mấu chốt mà các nhà Đạo Diễn phim xã hội khai thác tối đa, để làm cho truyện phim hấp dẫn và gây cấn hơn lên.

Lưu đắc ngũ hồ minh nguyệt tại, Bất sầu vô xứ hạ kim câu.

Nghĩa Câu :

Nếu còn chừa lại được vầng trăng sáng của Ngũ Hồ, thì không lo là không có nơi để buông lưỡi câu vàng.

Đây là câu cách ngôn xưa của Trung Hoa, thường dùng để khuyên những người làm ăn thất bại, thi rớt, thất tình....Chỉ cần giữ được sức khỏe tốt, tinh thần minh mẫn, vững vàng ( Lưu đắc Ngũ Hồ minh nguyệt tại ),thì không lo là ta không " bày lại keo khác " được !. Ta lại có câu " Nát giỏ còn bờ tre ", chỉ cần còn được bờ tre, thì lo gì mà không có giỏ mới !( Bất sầu vô xứ hạ kim câu ).

Hưu biệt hữu ngư xứ, Mạc luyến thiển than đầu.

Chú Thích :

Hưu : là Nghỉ, ở đây là Phó từ, có nghĩa là Đừng.

Hưu Biệt : là Đừng rời.

Mạc : là Đừng. Mạc Luyến : Đừng Mê luyến.

Thiển : là Cạn. Vd : Thiển Cận : là Nông cạn.

Than Đầu : là Bến nước.

Nghĩa Câu :

Đừng nên rời nơi có cá, chớ lưu luyến chỗ bến nước cạn.

Đây là lời khuyên các ngư phủ : Chỗ nào có cá thì dù thế nào cũng phãi rán ở lại để bắt, còn ở những nơi bến nước cạn không có cá, thì chớ nên lưu luyến làm chi cho mất thời gian. Các phương diện khác cũng vậy, nơi nào có lợi lộc thì nên ở lại, còn nơi nào vô tích sự thì ở lại làm gì cho mất công!

Khứ thời chung tu khứ, Tái tam lưu bất trú.

Nghĩa Câu :

Khi đi thì cuối cùng cũng phải đi, nên dù có ai đó cầm cọng hai ba lần vẫn không ở lại.

Đây là tình huống rất thường gặp trong xã giao hằng ngày, khi ta đã từ biệt ai đó để đi, thì dù cầm cọng như thế nào cũng không nên ở lại. Nếu ta yếu lòng ở lại không đi nữa, thì cái thời gian ở lại đó sẽ rất lỏn chỏn, ngỡ ngàng, vô duyên và... hết vui luôn ! Đừng tưởng bở... ở lại là thất sách đó !

退

Nhẫn nhất cú, Tức nhất nộ, Nhiêu nhất chước, thoái nhất bộ.

Nghĩa Câu :

Nhịn được một câu, thì dằn được một cơn giận, Xí xóa được một lần, thì lùi được một bước để yên thân.

Đọc câu nầy làm ta nhớ đến câu :

靜,

Nhẫn nhất thời phong bình lãng tịnh,

退

Thoái nhất bộ hải khoát thiên không.

Có Nghĩa :

Nhịn một lúc cho gió yên sóng lặng,

Lùi một bước cho biển rộng trời cao.

Nói chung là đều khuyên ta nên biết " Nhẫn Nhịn " để hòa giải tranh chấp thành nhún nhường, hận thù thành thương yêu và chiến tranh thành...Hòa Bình ! Cho thù thành bạn, cho ghét thành thương và cho hận hóa ...Yêu !

三十不豪,四十不富,五十將來尋死路。

Tam thập bất hào, Tứ thập bất phú, Ngũ thập tương lai tầm tử lộ.

Nghĩa Câu :

Tam thập bất hào, ba mươi tuổi mà không có được cái " hào tình tráng chí " nào, nghĩa là : Học hành không đậu đạt, làm ăn chưa có cơ sở, vợ chưa cưới... Tam thập nhi lập " mà chưa có gì cả ! thì...

Tứ thập bất phú, bốn mươi tuổi sẽ không giàu sang phú quý. Bốn mươi mà còn chưa " phất " lên được, thì...

Ngũ thập tương lai tầm tử lộ, Năm mươi tuổi sắp đến và trở về sau, chỉ còn có một con đường chết mà thôi ! Già rồi, còn làm ăn gì được nữa, không chờ chết mới lạ !

Đây là nói theo thời xưa, thời tuổi thọ con người còn ở tuổi " Sáu mươi năm cuộc đời " kìa, chớ bây giờ, 50 là tuỗi đang sung sức và đang lên về mọi mặt : Kiến thức ổn định, kinh nghiệm có thừa, tiền tài rung rỉnh, tín dụng đầy mình... rất dễ phát triển làm ăn và phất lên như chơi, chớ không có "...tầm tử lộ " chút nào cả !

Sanh bất luận hồn, Tử bất nhận thi.

Nghĩa Câu :

Đa số người ta khi còn sống không thể nhận chân được cái bản ngã cố hữu, đó là phần linh hồn, phần tinh thần của mình. Khi chết đi cũng không nhận ra được cái nhục thể phàm tục của mình nữa !

Câu nói nhuốm mùi tôn giáo, tùy theo cái huệ năng và bản ngã của mọi người giác ngộ đến đâu thì hiểu đến đó !.

Thực tế trong cuộc sống là chỉ những kẻ lang bạc kỳ hồ, thất sở thân sơ, lưu vong tẩu quốc, sống không biết mình là ai, chết cũng không biết ai là mình !. Giống như người Việt vượt biên ở khắp nơi trên thế giới, mang Quốc Tịch của nước mình trú ngụ, nhưng lòng thì luôn luôn vẫn nhớ mình là người VN. Sống không biết mình là người VN hay người ngoại quốc, chết cũng không biết mình là ma ngoại quốc hay ma VN !

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 14

Nhi tôn tự hữu nhi tôn phước, Mạc vị nhi tôn tác mã ngưu.

Nghĩa Câu :

Con cháu tự có cái phước phần của con cháu, đừng vì con cháu mà phải làm thân trâu ngựa. Ý muốn nói...

Con cháu tự nó biết phải làm ăn sinh sống như thế nào, cha mẹ ông bà không nên chen vào đời sống riêng tư của con cháu, mặc dù với danh nghĩa là trông nom giúp đỡ, làm mọi không công cho con cháu... cũng không nên. Có mặt những " Người lớn " khác thế hệ, khác tư duy, khác cả về cách thức làm ăn sinh sống... lắm khi lại rách việc hơn, đôi lúc lại là...kỳ đà cản mũi.. phát triển của con cháu. Tốt nhất là hãy mặc cho con cháu tự phát triển lấy... Luôn luôn nên tâm niệm là " Nhi tôn tự hữu nhi tôn PHƯỚC " !. Cứ lo dưỡng già cho... chắc ăn !

滿

Nhân sanh bất mãn bách, Thường hoài thiên tuế ưu.

Kim triêu hữu tữu kim triêu túy, Minh nhựt sầu lai minh nhựt ưu.

Chú Thích :

Hoài : Thuộc bộ Tâm, nên cũng có nghĩa là Lòng, Trong Lòng, Mang trong Lòng. Như : Hoài Bão là Ôm ấp, Ấp Ủ trong lòng.

Nghĩa Câu :
Đời sống của con người không đầy 100 tuổi, nhưng lại thường hay lo toan những việc của cả ngàn năm sau. Thôi thì, hôm nay có rượu uống, hãy uống cho say đi, ngày mai sầu muộn có đến thì ngày mai hãy lo rầu. Hơi sức đâu mà lo xa cho mệt !

Hai câu sau nầy lấy trong bài " Tự Khiển " Của La Ẩn như sau :

自遣 TỰ KHIỂN
羅隱 La Ẩn.

得即高歌失即休, Đắc tức cao ca thất tức hưu ,

多愁多恨亦悠悠。 Đa sầu đa hận diệc du du .

今朝有酒今朝醉, Kim triêu hữu tửu kim triêu túy,

明日愁來明日憂。 Minh nhật sầu lai minh nhật ưu.

Tạm diễn nôm như sau :

Được vui, thất bại lại buồn so,

Sầu nhiều hận lắm ốm thân cò.

Hôm nay có rượu, hôm nay " xỉn ",

Sầu đến ngày mai, đến hãy lo !

Lộ phùng hiểm xứ nan hồi tỵ, Sự đáo đầu lai bất tự do.

Chú Thích :

Hồi Tỵ : là Né Tránh. là Trốn lánh.

Nghĩa Câu :

Trên đường đi và cả trên đường đời nữa, lắm lúc ta phải gặp hoặc phải đương đầu với những chốn hiểm nguy, những điều hung hiễm mà ta không thể nào né tránh được. Sự việc khi đã gặp phải rồi, thì phải đương đầu mà giải quyết, chứ không còn được tự do lựa chọn nữa !

Câu nầy nêu lên trường hợp chẳng đặng đừng mà ta phải đương đầu giãi quyết, đòi hỏi ta phải có tâm lý chuẩn bị trước, cũng như phải có bản lãnh để đương đầu với khó khăn nguy hiễm.

Dược năng y giả bệnh, Tửu bất giải chơn sầu.

Nghĩa Câu :

Thuốc có thể trị được bệnh giả, nhưng rượu thì không giải được nỗi sầu thật sự.

Giả bệnh, làm bộ bệnh, nhưng thầy thuốc cho thuốc uống thì phải hết thôi, không lẽ làm bộ mãi được ! Nhưng , nếu có việc buồn thật sự thì không thể uống rượu để tiêu sầu được. " Uống rượu giải sầu " chỉ là cái cớ để uống rượu cho có lý do mà thôi ! Vì tục ngữ cũng có câu : " Tửu nhập sầu trường sầu cánh sầu ! ", có nghĩa : Rượu vào trong cái ruột buồn, thì nỗi buồn lại càng thấm thía và càng cảm thấy buồn hơn nữa ! ". Đã nói : Tửu bất giải chơn sầu mà !

Nhân bần bất ngữ, Thủy bình bất lưu.

Nghĩa Câu :

Người nghèo không nói, Nước bằng không chảy.

Lý đương nhiên thôi ! Nước khi đã giữ được mặt bằng thì đứng yên không chảy nữa, còn... Nghèo, nói chẳng ai thèm nghe, nghèo, lo buồn trong bụng, không muốn nói nhiều, nên chi... nghèo, lại đâm ra trầm tư it nói !


Nhất gia hữu nữ bách gia cầu, Nhất mã bất hành bách mã ưu.

Nghĩa Câu :

Một nhà có con gái thì trăm nhà đến cầu cạnh xin cưới. Một con ngựa không đi nỗi thì cả trăm con ngựa đều buồn rầu.

Vế đầu còn có một dị bản là " Nhất gia DƯỠNG nữ bách gia cầu " nghĩa cũng giống như nhau.

Vế thứ hai thì giống như câu nói của tiếng Việt ta là : " Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ ! ". Loài cầm thú còn xót xa thương cảm nhau thế kia, huống chi là con người !...

Hữu hoa phương chước tửu, Vô nguyệt bất đăng lâu.

Chú Thích :

Chước : vừa có nghĩa là Rót, lại vừa có nghĩa là Uống.

Châm Chước : Là Rót rồi bưng uống, vì Châm cũng có nghĩa là Rót, nên có Thành Ngữ : " Tự Châm Tự Chước " là Một mình rót rượu rồi uống rượu cũng một mình. Vì là tự mình rót tự mình uống nên phải biết rót cở nào cho vừa thích. Vì vậy mà từ Châm Chước còn có nghĩa là CÂN NHẮC. Ví dụ : Đối với công việc mới, nên Châm Chước rồi mới làm. Có nghĩa là Cân Nhắc trước khi làm.

Đăng : là Lên, là Leo lên. Đăng Lâu là Lên lầu. Đăng Sơn là Lên Núi.

Nghĩa Câu :

Có hoa ( để ngắm nghía ) thì mới ( có hứng ) để uống rượu. Không có trăng để ngắm thì không thèm lên lầu.

Bất cứ việc gì, nếu không có lợi lộc thì cũng phải hợp với sở thích nào đó, thì người ta mới làm.

Tam bôi thông đại đạo, Nhất túy giải thiên sầu.

Nghĩa Câu :

Ba ly vào bụng thì thông được đạo lớn, Say một cái là giải được ngàn mối sầu.

" Ba ly " ở đây là " nhiều ly ", chớ không phải chỉ có Ba Ly, như ta thường nói " Ăn Ba Hột Cơm rồi mới đi làm ", Ba Hột Cơm... làm sao no được ?!. Còn " Đạo Lớn " ở đây là " Đạo lý ở đời ", là Đạo Làm Người !. Đây là giọng điệu của những tay bợm nhậu, cũng như câu " Nhất túy giải thiên sầu " vậy. Nếu sầu thiệt thì làm sao mà giải cho nỗi ! Hôm trước ta đã gặp câu " Tửu bất giải chơn sầu " mà ! .

Câu trên đây có một hổn hợp xuất xứ rất lớn, này nhé...

Vế đầu : " Tam bôi thông đại đạo " là câu thơ trích trong bài " Nguyệt Hạ Độc Chước " của Lý Bạch với 3 câu cuối như sau :

.... Tam bôi thông đại đạo,

Nhất đấu hợp tự nhiên.

Đản đắc tửu trung thú,

Vật vi tỉnh giả truyền

Có Nghĩa :

Ba ly thông đạo lớn,

Một đấu hợp tự nhiên

Chỉ muốn vui trong rượu

Mặc kẻ tỉnh huyên thuyên .

Vế thứ hai " Nhất Túy Giải Thiên Sầu " xuất xứ từ bài Từ Mộc Lan Hoa Mạn của Ngô Trừng đời nhà Tống, với các câu cuối như sau :

一醉解千愁。 Nhất túy giải thiên sầu.

自有壶中胜赏, Tự hữu hồ trung thắng thưởng,

酿来玉液新篘。 Nhưỡng lai ngọc dịch tân sưu.

Có nghĩa :

Hễ say thì ngàn sầu đều dứt,

Trong bình rượu tự có nguồn vui riêng,

Với những dung dịch trong như ngọc ( ngọc dịch ) vừa được lọc ( sưu ) và cất, ủ ( nhưỡng ) mà thành.

Thâm sơn tất cánh tàng mãnh hổ, Đại hải chung tu nạp tế lưu.

Chú Thích :

Tất Cánh : là Chắc có, Thế nào cũng...

Tàng : là Cất, Giấu, Ẩn mình. Chứa.

Chung Tu : là Rốt cuộc rồi..., Đều phải...

Nạp : là Nhận, là Đóng, là Tiếp nhận.

Tế Lưu : là Những dòng chảy nhỏ.

Nghĩa Câu :

Trong núi sâu thế nào cũng có cọp dữ ẩn mình, và biển lớn là do tiếp nhận những dòng chảy nhỏ kết hợp lại mà thành.

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 13

?

Tri ngã giả vị ngã tâm ưu, Bất tri ngã giả vị ngã hà cầu ?

Chú Thích :

Vị : là Nói Rằng. Kêu là. Từ kép là Vị Chi.

Nghĩa Câu :

Hiểu được ta thì bảo là lòng ta đang lo buồn, còn không hiểu được ta thì bảo rằng ta còn đòi hỏi chi đây ?.

Câu nầy lấy trong Kinh Thi , thiên " Vương Phong ", bài " Thử Ly " 黍離, nguyên văn như sau :

彼黍離離,彼稷之苗。

Bỉ thử ly ly , Bỉ tắc chi miêu.

行邁靡靡,中心搖搖。

Hành mại phi phi, Trung tâm diêu diêu.

知我者謂我心憂,不知我者謂我何求。

Tri ngã giả vị ngã tâm ưu, Bất tri ngã giả vị ngã hà cầu?

悠悠蒼天!此何人哉?

Du du thương thiên ! Thử hà nhân tai ?

Có nghĩa :

Hàng hàng kê xanh tốt, cao lương đang xanh mạ non.

Ta bước đi chầm chậm, trong lòng hoảng hốt không yên.

Người hiểu ta thì bảo lòng ta đang buồn, người không hiểu ta thì bảo rằng ta còn có đòi hỏi gì đây?

Trời cao xanh thẳm trên kia ! Người nào đã tạo nên cảnh nầy đây ?( chỉ hờn mất nước ).

Đây là bài ca dao cuối đời Tây Châu, cách đây hơn 3000 năm, sắp chuyển sang đời Đông Châu Liệt Quốc, nhiều nước Chư Hầu nhỏ bị mất bởi các nước lớn thôn tính.

Vì là Ca Dao xưa của đời Châu, nên xin được tạm diễn nôm bằng Lục Bát như sau :

Lúa non xanh tốt hàng hàng,

Mạ non mơn mởn dạ càng ngẩn ngơ.

Bâng khuâng cất bước thẩn thờ,

Trong lòng ngơ ngẩn bơ phờ vì đâu ?

Hiểu ta người bảo ta sầu,

Không hiểu lại tưởng ta cầu chi đây ?

Trời xanh thăm thẳm cao dày,

Ai bày chi cảnh đọa đày nước non ?

Tình can bất khẳng khứ, Trực đãi vũ lâm đầu.

Chú Thích :

Tình Can : là Nắng ráo, là Trời nắng.

Bất khẳng : là Không chịu. Không thèm .

Trực Đãi : là Đợi đến lúc.

Vũ Lâm Đầu : là Mưa xối xả, Mưa như trút nước.

Nghĩa Câu ;

Lúc nắng ráo thì không chịu đi, đợi đến lúc mưa trút xuống đầu ( rồi mới đi ! ). Cứ cà kê dê ngỗng mãi không đi, đến lúc phải đi thì mưa đã đổ ào xuống rồi ! Đây là chuyện rất thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.

Thành sự mạc thuyết, Phúc thủy nan thâu.

Nghĩa Câu :

Thành sự, được việc rồi, nhưng hãy khoan nói đả, vì nước đã đổ thì khó hốt lại lắm !. Câu nầy khuyên ta, bất cứ chuyện gì hãy bình tỉnh,chớ quá vội vàng tuyên bố, mặc dù thấy chuyện đã thành ( nhưng còn " muôn một " thì sao ? ). Lời đã nói ra rồi, khó lấy lại được lắm ! " Phúc thủy nan thâu " mà !.

Hai câu trên thường được nối bởi 2 câu sau đây :

Thị phi chỉ vị đa khai khẩu, Phiền não giai nhân cưởng xuất đầu.

Có nghĩa :

Chuyên thị phi mà có được chỉ vì ta hay nói nhiều ( đa khai khẩu ). Tất cả những phiền não đều do nơi háo thắng ( cưởng xuất đầu ) mà ra !.

Nhẫn đắc nhất thời chi khí, Miễn đắc bách nhật chi ưu.

Chú Thích :

Khí : là Hơi. Cái Hơi trong người bốc lên là Cơn Giận. nên

Khí : còn có nghĩa là Tức Giận.

Nghĩa Câu :

Dằn xuống được cái tức giận trong một lúc, có thể miễn trừ được cái ưu phiền lo lắng của cả trăm ngày sau. Ai cũng biết thế cả ! Nhưng, có mấy ai dằn được cái tức giận đang cuồn cuộn bóc lên trong một lúc đây ?!.

.

Cận lai học đắc ô qui pháp, Đắc thúc đầu thời thả thúc đầu.

Chú Thích :

Cận Lai : là Gần đây, là Dạo này.

Ô Qui : là Rùa đen. Ô Qui Pháp : là Cái Cách của con Rùa đen.

Thúc Đầu : là Rụt đầu.

Nghĩa Câu :

Gần đây học được cái cách của con rùa đen, Khi nào cần rụt đầu lại thì cứ rụt đầu. Ý nói....

... Khi nào cần nhẫn nhục thì hãy nhẫn nhục cho qua chuyện. Trong tiếng Việt ta cũng có câu : " Tránh voi chẳng xấu mặt nào ! " ý cũng tương tự như thế !. Lùi một bước cho trời yên biển lặng, thì có gì mà nhục nhã đâu !

Cụ pháp triêu triêu lạc, Khi công nhật nhật ưu.

Chú Thích :

Cụ : là Sợ. Một trong Thất Tình : Hỉ, Nộ, Ái , Ố, Ai, Cụ, Dục.

Triêu Triêu : Triêu là Buổi. Nghĩa rộng là Ngày. Triêu Triêu : là ngày ngày, có nghĩa là Bất cứ lúc nào !

Khi : là Coi rẻ, Ăn Hiếp, Gạt Gẫm.

Nghĩa Câu :

Biết sợ luật pháp thì lúc nào cũng yên vui. Còn xem thường phép công thì ngày nào cũng phải lo lắng.

Tuân thủ luật pháp thì sống yên vui, không chấp hành luật pháp thì phải lo lắng hàng ngày. Những người trốn thuế, buôn lậu, buôn bán ma túy.... làm ăn bất hợp pháp, thì luôn luôn phải sống trong phập phồng lo lắng sợ hãi không yên.

Nhân sanh nhất thế, Thảo sanh nhất xuân.

Nghĩa Câu :

Người thì sống một đời, còn cỏ thì chỉ sống một mùa xuân ( chỉ một năm thôi ). Ai có phần nấy, nên mạnh ai nấy giữ phận của mình !.

.

Hắc phát bất tri cần học tảo, Khán lai hựu thị bạch đầu ông.

Nghĩa Câu :

Tóc còn đen không biết sớm mà siêng học, Nhìn qua nhìn lại thì đã là ông lão đầu bạc rồi ! Thời gian luôn luôn vô tình lặng lẽ trôi, âm thầm nhưng rất tích cực, không chờ đợi ai cả ! Tóc còn xanh tuổi còn trẻ, không biết tranh thủ để học hành , thì cái già sẽ sồng sộc đến nơi ngay !

Nguyệt đáo thập ngũ quang minh thiểu, Nhân đáo trung niên vạn sự hưu.

Chú Thích :

Hưu : là Thôi, là Nghỉ ngơi, là chấm dứt. Như : Về Hưu. Hưu Thơ 休書 là Giấy thôi vợ ( Giấy ly hôn ). Hưu Chiến : là ngừng đánh nhau. Hưu Tưởng : là Đừng hòng, Đừng tưởng bở.

Nghĩa Câu :

Trăng đến ngày 15 ( rằm ) thì ánh sáng bắt đầu giảm dần. Con người thì đến tuổi trung niên, muôn việc đều ngưng nghỉ chấm dứt hết rồi !. Câu nói nầy chỉ còn đúng ở vế đầu, vế thứ hai chỉ còn đúng ở quá khứ mà thôi. Theo tài liệu thống kê thì cuối đời Minh, đầu đời Thanh, tuổi Thọ trung bình của con người chỉ trên dưới 50 tuổi, nên " Nhân đáo trung niên... thì... vạn sự hưu ". Còn bây giờ, nhất là ở Mỹ nầy, 50 tuổi mới là tuổi bắt đầu phát triển mạnh về mọi mặt cho sự nghiệp của mình !

___________________________________

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 12                     

Nhân kiến bạch đầu sân, Ngã kiến bạch đầu hỉ.

Đa thiểu thiếu niên vong, Bất đáo bạch đầu tử.

Chú Thích :

Sân : là Thở ra. là Giận. Sân Si : Buồn giận Càonhàu.

Thiểu : là It. Đa Thiểu là It Nhiều, có nghĩa làBao Nhiêu?,

là Biết bao nhiêu !.

Thiếu : là Trẻ. Thiếu Niên : là Tuổi trẻ.

Cùng một chữ đọc 2 âm và có 2 nghĩa khác nhau. Đây là cách Giả Tá 假借 ( mượn tạm ) trong Lục Thư 六書 ( 6 cách thành lập chữ ) của tiếng Hán cổ.

Nghĩa Câu :

Người ta thấy đầu bạc thì thở ra ( Buồn vì biết mình đã già ), Ta thấy đầu bạc thì lại mừng ( mừng vì biết mình sống dai ). Hãy xem, Biết bao nhiêu người tuổi trẻ chết yểu, chưa thấy đầu bạc đã chết rồi !. Vậy thì, đầu bạc đâu có đáng buồn đâu !


Tường hữu phùng, Bích hữu nhĩ.

Hảo sự bất xuất môn, Ác sự truyền thiên lý.

Chú Thích :

Phùng : là Khe hở, là Mối nối giữa 2 đường chỉ. Động từ : là May, May Vá.

Bích : là Vách ( có bộ Thổ bên dưới ), Nếu là Ngọc Bích thì có bộ Ngọc bên dưới .

Nghĩa Câu :

Tường có khe hở, Vách có lổ tai. Chuyện tốt thì không ra khỏi cửa, còn chuyện xấu thì truyền xa đến ngàn dặm.

Tiếng Việt ta cũng có câu : " Rừng có mạch, Vách có tai " để chỉ, chuyện gì không nói ra thì thôi, hễ nói ra rồi thì trước sau gì mọi người đều biết cả !. Đừng tưởng nói lén ở trong Rừng rồi không ai biết, trong phòng kín, nhưng Vách vẫn có tai mà !. Ở đời, thường thì chuyện tốt it ai biết tới. Tại sao ?. Tại vì người ta it khi chịu nói đến cái tốt của người khác ! Còn chuyện xấu thì , Ôi thôi , chịt một cái là cả xóm cả làng đều hay biết cả !

Tặc thị tiểu nhân, Trí quá quân tử.

矣。

Quân tử cố cùng, Tiểu nhân cùng tư lạm hỉ.

Chú Thích :

Tặc : là Giặc, là Trộm, là Cướp.

Cố Cùng : Cố là Chắc, là Cứng. Động từ là Giữ Chặc.

Cố Cùng : là Giữ chặc lấy cái nghèo của mình, là cam phận với cái nghéo của mình, không làm bậy.

Lạm : là Nước tràn bờ. là Quá mức, là Vượt mực.

Nghĩa Câu :

Kẻ trộm cướp là đứa Tiểu nhân, nhưng đôi lúc lại cơ trí hơn người Quân tử . Người Quân tử cam phận với cái nghèo của mình, còn kẻ Tiểu nhân khi nghèo thì làm những việc vượt mức cho phép ( làm bậy làm bạ ).

Đây là câu nói của Đức Khổng Phu Tử trong Luận Ngữ, được minh họa bởi 2 câu truyện kể sau đây cho câu nói : " Tặc thị tiểu nhân, Trí quá quân tử."...

Có tên trộm lẻn vào nhà kia, trộm lấy cái khánh ( một loại nhạc cụ xưa, như cái chuông ). Vừa ra khỏi cửa, thì cũng vừa lúc chủ nhân về đến, tên trộm bèn bước tới cúi chào thưa : " Lão gia, ông mua khánh không ?". Chủ nhà bèn đáp : " Nhà tôi có cái khánh rồi, không mua nữa đâu ! ". Tên trộm bèn vác cái khánh đi thẳng. Đến chiều, khi cần dùng đến cái khánh, nhưng tìm không thấy. Chủ nhà mới chợt tỉnh ngộ : Người bán khánh chính là tên trộm khánh !.

Lại kể...

Có một người đi chợ về, mua một cái nồi, dọc đường mắc tiểu, ông ta để cái nồi xuống bên vệ đường, rồi đứng chịch vào bên đường để tiểu. Có tên trộm đi ngang thấy vậy, bèn lấy cái nồi đội lên trên đầu, rồi cũng đứng tiểu ở vệ đường bên kia. Người ấy tiểu xong, thấy mất nồi, còn đang dáo dác, thì tên trộm bên kia cũng tiểu xong , cười nói với ông ta rằng : " Đây là đường cái quan , nhiều người qua lại, ông phải đội cái nồi trên đầu như tôi thế nầy, thì mới không bị mất, sao lại để nó xuống dưới đường !?.

Truyện kể cho ta thấy rằng : Quân Tử và Tiểu Nhân như nhau cũng là con người, chưa chắc ai đã khôn lanh và cơ trí hơn ai, chẳng qua phẩm chất đạo đức khác nhau mà thôi. Quân Tử thì " cố cùng ", còn Tiểu Nhân thì " cùng tư lạm hỉ " !.

Bần cùng tự tại, Phú quí đa ưu.

Nghĩa Câu :

Nghèo nàn nhưng thoải mái, Giàu sang lại có nhiều lo lắng. Nghèo, nên không có gì để mất, và vì thế cũng không có gì để giữ, tự do tự tại, sống thoải mái qua ngày. Giàu sang trái lại, phải lo toan đủ thứ, lo giữ của, lo mất tiền, lo người khác đến mượn, lo trộm cướp, lo làm cách nào để có nhiều tiền hơn nữa. v. v... và .v. v...

Bất dĩ ngã vi đức, phản dĩ ngã vi cừu.

Nghĩa câu :

Không xem ta là người ân đức, mà ngược lại còn xem ta là kẻ thù. Ở đời, nhiều khi làm ơn mắc oán, hoặc làm ơn không khéo, không tế nhị, chẳng những không được cám ơn mà còn bị xem như kẻ thù ! Đây là câu nói lẫy của người làm ơn : " Chẳng cám ơn ta thì thôi, mà ngược lại còn xem ta là kẻ thù nữa ! ".

Ninh hướng trực trung thủ, Bất khả khúc trung cầu.

Chú Thích :

Ninh hướng : Thà hướng về, Nên hướng về....

Trực : là Ngay, là Thẳng, là Đàng hoàng.

Khúc : là Cong, là Gãy, là Lương lẹo.

Nghĩa Câu :

Thà hướng về chỗ đàng hoàng mà lấy, chớ không nên xin xỏ cho có được bằng cách lương lẹo. Nói cách khác...

Nên có được bằng cách đàng hoàng, chớ không nên có được bằng cách mờ ám.

Nhân vô viễn lự, Tất hữu cận ưu.

Chú Thích :

Lự : là Suy nghĩ vì lo lắng.

Ưu : là Lo lắng vì suy nghĩ.

Nghĩa Câu :

Con người ta không có cái lo xa ( những lo lắng cho về lâu về dài ), thì tất cũng có cái nghĩ gần ( những ưu tư cho cuộc sống trước mắt.).

Câu nói nầy đúng cho tất cả mọi người trong cuộc sống của tất cả thời đại, thời gian, đông tây kim cổ. Câu nói nầy còn làm ta nhớ lại 4 chữ " CƯ AN TƯ NGUY " 居安思危 trên phù hiệu của Trường Bộ Binh Thủ Đức ngày xưa.

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 11

.

Ma đao hận bất lợi, Đao lợi thương nhân chỉ.

Cầu tài hận bất đa , Tài đa hại tự kỷ.

Chú Thích :

Ma : là Mài, là Cọ. Ma Đao : là Mài Dao. Ma Sát là Cọ xát.

Nghĩa Câu :

Mài dao thì tiếc là dao không bén, nhưng dao bén thì dễ đứt tay. Cầu tài thì tiếc là không được nhiều, nhưng tiền của nhiều thì có hại đến bản thân mình. Có tiền nhiều, đâm ra ăn chơi cờ bạc có hại cho sức khỏe .Có tiền nhiều, sanh tật vợ bé vợ mọn có hại cho hạnh phúc gia đình .Có tiền nhiều, trộm cướp dòm ngó nguy hiểm đến tính mạng của mình nữa....Có tiền nhiều, có hại .... là thế !

Tri túc thường túc, Chung thân bất nhục.

Tri chỉ thường chỉ, Chung thân bất sĩ.

Nghĩa Câu :

Thường ta biết đủ thì đủ,( không đòi hỏi quá đáng ), thì suốt đời sẽ không bị ai làm nhục ( cho mình là tham lam quá đáng ).

Biết lúc nào nên dừng thì dừng lại,( không yêu cầu quá lố, được voi đòi tiên ), thì suốt đời sẽ không ai sĩ nhục mình được.

Hữu phước thương tài, Vô phước thương kỷ.

Nghĩa Câu :

Có phước thì tổn thương tài sản, tiền bạc. Không có phước thì tổn thương đến bản thân mình. Ông bà ta nói " tán tài thì tiêu tai ", của cải đở cho con người. Câu nầy dùng để an ủi người nào đó khi người đó bị mất của... cho đỡ buồn !

Sai chi hào li, Thất chi thiên lý.

Chú Thích :

Sai : là Kém cỏi, là Không đúng, là Chênh lệch. Sai số : là Kết quả của toán trừ. là Xê Xít.

Hào Li : là Đơn vị đo lường thật nhỏ. Hào là Cắc trong đơn vị tiền tệ, trong đo lường Hào chỉ khoảng cách bằng 1 sợi lông mà thôi.( Bên dưới chữ Hào có bộ Mao là Lông ). Li là 1 phần ngàn của mét.

Thất : là Mất đi, là Thất thoát, là Sai lệch.

Nghĩa Câu :

Chênh lệch chỉ một hào một li thôi, nhưng sai lệch có thể lên đến cả ngàn dặm. Trong tiếng Việt, ta có câu " Sai một li, Đi một dặm " chính là ý nầy vậy !.

Nhược đăng cao tất tự ti, Nhược thiệp viễn tất tự nhĩ.

Chú Thích :

Nhược : là Nếu. Nhược bằng : là Nếu như.

Tự Ti : là Tự thấy mình nhỏ nhoi.

Thiệp Viễn : là Đi xa. Vượt ra xa.

Nhĩ : là Gần, là Thiển cận.

Nghĩa Câu :

Nếu lên cao tất thấy mình nhỏ nhoi, nếu đi xa tất sẽ thấy mình thiển cận. Từ nhỏ đến lớn cứ ru rú ở mãi quê mình, thì sẽ không biết gì là trời cao đất rộng cả !. Có đi đây đi đó mới mở mang được kiến thức. Bài học thuộc lòng của lớp Đồng Ấu ngày xưa có câu :

Đi cho biết đó biết đây,

Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn ?!

Tam tư nhi hành, Tái tư khả hỉ.

Chú Thích :

Tam Tư : Là Suy nghĩ 3 lần. là Suy nghĩ Cẩn Thận.

Tái Tư : Suy nghĩ lại một lần nữa.

Nghĩa Câu :

Chuyện gì đó, Suy nghĩ kỷ ( tam tư ) rồi hãy làm, và... trước khi làm nên suy nghĩ lại một lần nữa ( cho chắc ăn ! ). Phàm chuyện gì cũng không nên hấp tấp, vội vàng, mà phải cân nhắc cẩn thận rồi hãy quyết định, để tránh những ân hận, nếu có, về sau.

使

Sử khẩu bất như tự tẩu, Cầu nhân bất như cầu kỷ.

Chú Thích :

Sử Khẩu : là Sử dụng cái miệng, ý nói Nhờ Cậy hoặc Sai Biểu ai làm việc gì đó.

Tự Tẩu : là Tự mình đi ( Tẩu là Đi, chớ không phải Chạy ).

Nghĩa Câu :

Nhờ Cậy hoặc Sai Biểu ai làm việc gì đó, không bằng tự mình đi làm việc đó. Cầu cạnh người khác không bằng cầu cạnh chính bản thân mình.

Việc gì tự mình làm được thì nên tự mình làm lấy, nhờ cậy hoặc sai bảo người khác đôi lúc lại lôi thôi, rách việc... Người ta làm không vừa ý mình, làm lấy có, làm trễ nãi, thậm chí làm hư việc của mình !... Thế thì sao ta không tự đi làm lấy cho chắc ăn ?!. Cầu nhân bất như cầu kỷ mà !

Các bậc trưởng thượng nên chiêm nghiệm câu nầy, vì Quý Vị hay ngồi một chỗ sai bảo người khác lắm, con cháu làm không vừa ý lại quát mắng om sòm ! Xin lỗi đã xúc phạm !

Tiểu thời thị Huynh đệ, Trưởng đại các hương lý.

Chú Thích :

Hương Lý : là Làng xóm, Làng Quê, Người cùng Quê. Nghĩa Câu :
Lúc nhỏ là anh em, lớn lên mỗi người có làng quê riêng của mình. Ý nói mỗi người đều lập nghiệp riêng, đều có thành tựu riêng ở thôn làng nào đó. Thường thì ngày xưa lập nghiệp là đi khẩn hoang, khai phá và mở thêm làng xóm, vế hai của câu trên lẽ ra phải nói như thế nầy : " Trưởng đại các hữu chí " : Lớn lên mỗi người đều có chí riêng của mình !

Đố tài mạc đố thực, Oán sanh mạc oán tử.

Chú Thích :

Đố : là Đố Kỵ, là Ganh ghét.

Nghĩa Câu :

Ganh nhau về tiền của, chứ đừng ganh nhau về miếng ăn ( Có giỏi thì làm giàu như người ta đi ! ). Oán trách cuộc sống chứ đừng oán trách cái chết ( Sanh ký tử quy : Sống gởi thác về mà ! ). Cuộc sống mang đến cho con người ta nhiều phiền toái, " người ta nói " Rắc rối cuộc đời ". Có oán thì oán cuộc đời, chứ chết có gì mà đáng oán sợ đâu ?! , Thì ra, con người... khổ mà sống còn hơn ! Nói thế, lại nhớ đến bài " Thần chết và lão Tiều phu " của Lã Phụng Tiên ( La Fontaine ).

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 10 .

.

Thị phi chung nhật hữu, Bất thính tự nhiên vô.

Chú Thích :

CHUNG : là Hết, Kết Thúc, Cuối Cùng, là Đuôi. Ví dụ : Cáo Chung là Chấm hết. Chung Thủy là Đuôi Đầu, " Hữu Thủy Vô Chung " là Có Đầu không Đuôi, Có mở đầu mà không có kết thúc.

CHUNG NHẬT : là Suốt ngày. CHUNG THÂN là Suốt đời.

Nghĩa Câu :

Chuyện thị phi có suốt ngày, nếu không nghe, thì tự nhiên sẽ không có gì hết !. Nói thì dễ, chớ làm sao không nghe cho đươc !

Ninh khả chánh nhi bất túc, Bất khả tà nhi nữu dư.

Chú Thích :

NINH KHẢ : Thà là, Thà đành, Thà cam.

BẤT KHẢ : Không thể, Không được, Không nên.

Nghĩa Câu :

Thà cam chánh trực mà không đủ, chớ không nên tà ác để có dư. Thà là ngay thẳng mà thiếu thốn, còn hơn gian ác để làm giàu. Câu nói nầy hiện đang đi ngược lại với xã hội VN trước mắt. Thà là mánh mung để làm giàu, chớ không chịu ngay thẳng đàng hoàng để chết đói.

Câu nói phải được sửa lại một cách mỉa mai như sau :
" Bất khả chánh nhi bất túc, Ninh khả tà nhi hữu dư " !

Ninh khả tín kỳ hữu, Bất khả tín kỳ vô.

Chú Thích :

KỲ : là Phiếm Chỉ Đại từ , có nghĩa : Cái, Cái Mà.

Nghĩa Câu :

Thà là tin cái có , chớ không nên tin cái không có. Cái có, ý chỉ nghe thấy và có chứng cứ đàng hoàng. Cái Không có, là Cái mà chỉ nghe nói hoặc chỉ là tin đồn. Chuyện gì cũng phải tỉnh táo, không nên nghe theo những lời đồn thất thiệt.

Trúc ly mao xá phong quang hảo, Đạo viện tăng phòng tổng bất như.

Chú Thích :

TRÚC LY : là Hàng rào bằng tre.

MAO XÁ : là Nhà lá.

ĐẠO VIỆN : là Nơi Đạo sĩ tu hành.( tu Tiên ).

TĂNG PHÒNG : là Nơi Hòa Thượng tu hành.(tu Phật ).

TỔNG : là Tất cả. Ở đây có nghĩa là Đều.

Nghĩa Câu :

Thà ở nhà lá rào tre mà phong cảnh đẹp đẻ nhàn nhã, Chùa chiền Đạo viện tất cả đều không bằng hết !.Giữ cuộc sống cho thanh bần giản dị, yên thân với sự nhàn nhã thảnh thơi, còn hơn là đi tu phật tu tiên gì đều không bằng được cả !

Mệnh lý hữu thời chung tu hữu, Mệnh lý vô thời mạc cưởng cầu.

Chú Thích :

CHUNG TU : là Rốt cuộc phải..., Cuối cùng cũng....

CƯỞNG : Danh từ đọc là CƯỜNG : Mạnh, chỉ SứcMạnh.

Cưởng là Động Từ : Dùng sức mạnh để chiếm hữu cái gì đó. Vd : Cưởng Đoạt là Giựt ngang.

CƯỞNG CẦU : là Ráng cầu cho có... cái gì đó.

Nghĩa Câu :

Trong số mệnh của mình sẽ có được cái gì đó, thì rốt cuộc cũng có mà thôi. Còn số mệnh đã không có rồi thì đừng có ráng mà cầu cho có. Hãy yên phận với cái gì mà mình có trước mắt, đừng đòi hỏi, đèo bồng những thứ mà mình khó thể có được. Ví dụ, thấy người ta trúng số, rồi cũng bắt chước mua số, ráng mua nhiều cho trúng, cuối cùng tiền mất tật mang, ghiền mua vé số đến táng gia bại sản cũng không trúng được Độc Đắc. Cho nên, ta phải luôn luôn nhớ là... " Mệnh lý vô thời mạc cưởng cầu " ! là thế. " Chấp nhận hiện tại là Hạnh Phúc " !.

.

Đạo viện nghinh tiên khách, Thơ đường ẩn tướng nho.

Chú Thích :

ĐẠO VIỆN : Còn gọi là Đạo Quan, nơi các đạo sĩ, đạo cô tu tiên.

THƠ ĐƯỜNG : Còn gọi là Thơ Phòng ( Thư Phòng ) nơi các Nho sinh học tập để thi đỗ làm quan.

TƯỚNG : là Tướng bên Văn. Học văn mà làm đến Tướng thì lớn hơn Tướng bên Võ. Ví dụ như : Thừa Tướng, Tể Tướng...

Cũng chữ nầy, khi đọc là TƯƠNG, thì có nghĩa : Với nhau. Như : Tương thân tương ái, Tương phùng, Tương Tư....

Nghĩa Câu :

Đạo viện thì đón khách tiên, ( vì toàn là những người tu để thành tiên cả, có vẻ rầm rộ bên ngoài ! ). Thơ phòng còn ẩn các danh Nho Thừa tướng.( Có vẻ yên tịnh vắng vẻ, nhưng thành đạt thì cũng hiển hách vô cùng ).

Đình tài thê phụng trúc, Trì dưỡng hóa long ngư.

Chú Thích :

THÊ : là Đậu , là Nương Náo. Thê Phụng : Chim phụng đậu. Nghĩa Câu :

Trong sân trồng tre để cho chim phụng đậu. Trong ao thì nuôi cá để hóa rồng ( chỉ cá Chép` ).

Cũng như câu trên, chỉ những chỗ tầm thường nhưng có thể ẩn chứa những nhân vật sự vật không tầm thường chút nào ! Trồng tre cho vua các loài chim đậu, ao thì nuôi cá hóa rồng, thư phòng thì có Thừa tướng tương lai, đạo viện thì có khách tiên tới !

Kết giao tu thắng kỷ, Tự ngã bất như vô.

Chú Thích :

Kết Giao : Kết bạn và Giao tình, tức là chọn bạn để chơi.

Tu : là Phải, Cần phải.

Tự : Ở đây nghĩa là Tương Tự : là Giống như.

Nghĩa Câu :

Chọn bạn mà chơi, phải tìm người nào hơn mình kìa, còn nếu cũng giống như mình thì cũng bằng không . Chọn người hơn mình để học cái hay, cái tốt, cái giỏi của người ta, còn bạn mà dở hơn mình hoặc bằng mình thì không có gì cho mình học được cả! Khuyên thì nói thế, chớ ai cũng tìm người giỏi hơn mình mới kết bạn, thì còn ai chơi với mình nữa !?

Đản khan tam ngũ nhật, Tương kiến bất như sơ.

Chú Thích :

Đản Khan : là Chỉ thấy, là Hãy nhìn xem, là Cứ nhìn xem. Nghĩa Câu :

Chỉ thấy trong vòng năm ba bửa, gặp lại nhau thì đã khác lúc ban đầu rồi ! Chỉ sự thay đổi và tiến bộ một cách nhanh chóng, làm người ta phải nể phục. Ta có câu thành ngữ " Sĩ biệt tam nhật, quát mục tương khan ", là : Kẻ sĩ chỉ cách nhau 3 ngày thôi, thì phải nhìn nhau bằng cặp mắt khác rồi ! Lấy tích ở Tam Quốc...

Lữ Mông là tướng giỏi của Đông Ngô, nhưng vì xuất thân bần hàn thất học, chỉ giỏi võ mà không giỏi văn, được sự khuyến khích của chủ tướng Tôn Quyền, nên cố gắng chăm học, chỉ một thời gian rất ngắn đã giỏi cả binh thư đồ trận, kinh luân thao lược, đến nỗi Lỗ Túc khi làm Đô Đốc bàn chuyện binh với Lữ Mông cũng phải vỗ vai khen ngợi, và Lữ Mông đã rất tự hào mà nói lên câu nói bất hủ nêu trên. Và... cũng nhờ vậy mà sau nầy Lữ Mông mới trở thành Đô Đốc của Đông Ngô.

Ý câu nói khuyên ta không nên xem thường ai cả, có lắm người chỉ trong một thời gian ngắn, với sự phấn đấu vượt bực, đã trở nên rất xuất sắc và giỏi cả mọi mặt.

.

Nhân tình tự thủy phân cao hạ, Thế sự như vân nhậm quyện thư.

Chú Thích :

Quyện : là Cuốn lại. là Quấn lấy.

Thư : là Thư giản, là buông thả, là thả lỏng.

Nghĩa Câu :

Tình người cũng phân chia cao thấp như nước vậy, còn Chuyện đời thì như mây trên trời khi quyện lại một nơi, khi thì tản mạn khắp nơi. Đây cũng là lẽ tự nhiên ở đời, Nước trên cao là khe là suối là thác, nước dưới thấp là sông hồ ao biển,còn tình người thì phân biệt đối xử đối với những kẻ giàu nghèo, sang hèn, quý tiện...

Hội thuyết thuyết đô thị, Bất hội thuyết vô lễ.

Nghĩa Câu :

Biết nói thì nói đủ thứ chuyện, nói gì nghe cũng phải cũng đúng cả. Còn không biết nói thì dễ nói những điều mích lòng, thất lễ với người khác. Không biết nói, nín thinh, lắm lúc cũng là một thái độ vô lễ đối với người đối diện.

 TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 9

.

Cứu nhân nhất mệnh, thắng tạo thất cấp phù đồ.

Chú Thích :

CẤP : là Cái Bực thềm, nghĩa rộng là Thứ Bậc : Cấp Bực.

PHÙ ĐÔ : là Phiên âm của chữ Phật Đà, chỉ Đạo Phật và Phật giáo đồ, nghĩa phát sinh : là Cái Tháp để thờ Phật.

Nghĩa Câu :

Cứu một mạng người, còn hơn xây bảy tầng tháp để thờ Phật. Ta thường nói trại đi là : " Cứu một mạng người, còn hơn lập bảy kiểng chùa ". Dù nói như thế nào đi nữa thì ý của câu nầy cũng nhấn mạnh Mạng Người là hệ trọng nhất.Trong phần Thiên Lý của Nho Giáo cũng dạy là " Nhân Mệnh Quan Thiên " 人命關天.( Mạng người có quan hệ với Trời, Trời đã đặt để sẵn cả rồi ), để khuyên các vì Vương Hầu không nên sát hại người một cách bừa bãi.

Thành môn thất hỏa, Ương cập trì ngư.

Chú Thích :

THẤT HỎA : là Bị Hỏa Hoạn, Bị Cháy.

ƯƠNG : là Tai Ương, Tai Họa.

ƯƠNG CẬP : là Tai họa lây lan TỚI...Cái gì đó, Ai đó. Nghĩa Câu : Cửa thành bị cháy, làm " văng miểng " đến mấy con cá dưới ao cũng bị họa lây. Tại sao ? Vì lửa mà cháy được cồng thành là lửa lớn, phải vét hết nước dưới ao để tưới cho tắt lửa. Ao hết nước thì cá làm sao mà sống ?. Ở đời có rất nhiều chuyện dây chuyền như thế, ông hàng xóm cháy nhà, không phải chỉ mình ổng xui thôi, mà những nhà chung quanh cũng bị xui lây...

無。

Đình tiền sanh thoại thảo, Hảo sự bất như vô.

Chú Thích :

THOẠI : là Điềm lành.

THOẠI THẢO : Loại cỏ quý hiếm báo hiệu có điềm lành.

Nghĩa Câu :

Trước sân mọc cỏ lành, chuyện tốt cũng bằng không. Trước sân bỗng mọc được loại cỏ quý hiếm, ai thấy cũng bảo đó là điềm lành điềm tốt, nhưng chỉ được tiếng thôi, chuyện tốt đó có cũng như không. Có điềm tốt, bà con kéo đến đầy nhà để chúc mừng, tốt đâu chưa thấy, trước mắt phải tốn hao trà nước và phải mất thời gian để tiếp khách... cho nên bảo " Hảo sự bất như vô " , chẳng bằng không có chuyện tốt đó còn hơn.

Dục cầu sanh phú quý, Tu hạ tử công phu.

Chú Thích :

DỤC CẦU : Là Muốn cầu xin, Muốn có được.

TU HẠ : là Phải bỏ ra, Phải trả giá.

CÔNG PHU : là Công sức ( bỏ ra để làm việc gì đó ).

Nghĩa Câu :

Muốn có được cuộc sống giàu sang, thì phải bỏ công sức ra làm chết bỏ mới có được. Ông bà ta dạy " Đại phú do Thiên, Tiểu phú do Cần ". Muốn có đời sống giàu sang phú quý, phải siêng năng và làm việc cậc lực thì mới có được. Của cải không ở trên trời rớt xuống, cũng không phải tự dưng đi đường đá phải cục vàng mà làm giàu được. Trúng số chỉ là một phần triệu triệu mà thôi !

.

Bách niên thành chi bất túc, Nhất đán bại chi hữu dư.

Chú Thích :

CHI : Ở đây là Phiếm chỉ Đại từ, cónghĩa :CáiMà...

THÀNH BẠI : Còn được hiểu là : Được Mất, Hơn Thua .

Nghĩa Câu :

Cái thành, cái được của một trăm năm còn chưa đủ, nhưng cái bại, cái mất của một ngày đã có thừa. Ý chỉ, Cái thành quả tích lũy được rất khó khăn, ta phải biết trân trọng nó. Nếu phá tán thì chỉ trong một ngày, thành tích của một trăm năm sẽ tiêu tan tất cả ! Những người đam mê cờ bạc cần phải biết câu nói nầy ! . Đệ nhất Cộng Hòa 9 năm xây dựng , Đệ nhị Cộng Hòa 12 năm duy trì phát triển, chỉ thua một trận Ban Mê Thuộc là mất sạch tất cả thành tích của 21 năm trước đây cố gắng gian khổ hy sinh...

Nhân tâm tự thiết, Quốc pháp như lô.

Chú Thích :

THIẾT : là Sắt.

LÔ : là Lò.

Nghĩa Câu :

Lòng người như sắt, còn Phép nước như lò. Ý muốn nói, lòng người có cứng rắn tới đâu, có ngoan cố tới đâu, thì cũng phải chịu phép, vì Phép nước sẽ nung chảy tất cả giống như là cái lò luyện kim vậy .

Thiện hóa bất túc, Ác hóa hữu dư.

Chú Thích :

HÓA : Làm cho trở nên. Như : Biến Hóa, Hóa Học.

Nghĩa Câu :

( Ở trên đời nầy ) , Cái làm cho trở nên thiện thì chưa đủ, nhưng Cái mà làm cho trở nên ác thì có thừa. Xã hội đầy rẫy những cám dỗ để tha hóa con người, những cái làm cho con người biết hướng thiện thì rất it.

智。

Thủy thái thanh tắc vô ngư, Nhân thái khẩn tắc vô trí.

Nghĩa Câu :

( Nơi nào đó ), Nước trong quá thì không có cá, còn Con người lúc gấp rút quá, khẩn trương quá, thì thiếu trí sang suốt, không biết phải xử lý , tính toán làm sao !

Tri giả giảm bán, Tỉnh giả toàn vô.

Nghĩa Câu :

Người hiểu biết thì giảm một nửa, Người tỉnh ngộ thì hoàn toàn không có ai.

Tại gia do phụ, Xuất giá tòng phu.

Nghĩa Câu :

Ở nhà thì mọi việc do cha quyết định, Còn lấy chồng thì phải theo ý của chồng. Đây là câu nói trong Luận Ngữ được sửa lại theo lối nói bình dân. Nguyên Văn là : " Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử ". Hồi nhỏ, ở trong chợ Cái Chanh, tôi nghe những người lớn nói chơi như thế nầy : " Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, đẩy ghe vô ụ, sứt bánh lái chổng khu ! ".

Si nhân úy phụ , Hiền nữ kính phu.

Chú Thích :

ÚY : là Sợ, Nễ. Như : Hậu sinh khả úy.

HIỀN : là Hiền Thục. Ngoài nghĩa KHÔNG DỮ ra, HIỀN còn có nghĩa là GIỎI GIANG. Ví dụ : Hiền Thần : là Bề tôi giỏi . Hiền Tài : là Người Tài giỏi, đây còn là một Chức Sắc trong Cao Đài Giáo.

Nghĩa Câu :

Người đàn ông chẳng ra gì thì sợ vợ, còn người đàn bà hiền thục thì kính trọng chồng.( Chớ không có ăn hiếp chồng, và phải biết suy nghĩ như Hoạn Thư trong Truyện Kiều : " Xấu chàng mà có ai khen chi mình ! " ).

Thị phi chung nhật hữu, Bất thính tự nhiên vô.

Chú Thích :

CHUNG : là Hết, Kết Thúc, Cuối Cùng, là Đuôi. Ví dụ : Cáo Chung là Chấm hết. Chung Thủy là Đuôi Đầu, " Hữu Thủy Vô Chung " là Có Đầu không Đuôi, Có mở đầu mà không có kết thúc.

CHUNG NHẬT : là Suốt ngày. CHUNG THÂN là Suốt đời. Nghĩa Câu :

Chuyện thị phi có suốt ngày, nếu không nghe, thì tự nhiên sẽ không có gì hết !. Nói thì dễ, chớ làm sao không nghe cho đươc !

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 8                      

.


Xuất gia như sơ, Thành phật hữu dư.

XUẤT GIA : là Ra khỏi nhà, là Đi Tu.
SƠ : là Lúc ban đầu. là Ban Sơ. Sơ Sinh là Mới đẻ. Mồng,
Mùng : Sơ tam Sơ Tứ là Mùng 3 mùng bốn.
DƯ : là Thừa. Hữu Dư là Có thừa.
NGHĨA CÂU :
Đi tu mà được như lúc ban đầu mới sơ sinh,( Nhân chi sơ, tánh bổn thiện ), thì thành Phật có thừa, là dư sức để thành Phật. Con người ta lớn lên trong gia đình và xã hội bị xâm nhiễm đủ thứ tham sân si... Nếu giữ cho lòng được thánh thiện như lúc mới sinh ra, thì thành Phật là cái chắc ! Nhưng tờ giấy trắng đã nhuốm đủ thứ màu sắc rồi, muốn trắng lại thật khó lắm thay !!!

金 千 兩 , 不 如 明 解 經 書 。
Tích kim thiên lượng, bất như minh giải kinh thư.

TÍCH : là Để dành. Tích Kim là để dành Vàng.
MINH GIẢI : là Minh bạch lý Giải, là Hiểu một cách rõ

ràng, tường tận.
KINH THƯ : là Sách Vở. Ở đây chỉ sách vở của các học
trò ngày xưa là Tứ Thư Ngũ Kinh.
NGHĨA CÂU :
Để dành được một ngàn lượng vàng, không bằng hiểu thấu nghĩa lý của sách vở, của Tứ Thư Ngũ Kinh. Ý câu nầy là khi hiểu thấu ý nghĩa của Kinh Thư, đi thi đậu làm quan,thì số tiền kiếm được còn hơn một ngàn lượng vàng nữa, và một lý giải cao hơn nữa là, khi thấu hiểu nghĩa lý của kinh thư, biết phải làm sao làm người cho tốt, có ích cho nhân quần xã hội... thì cái Giá Trị con người đó còn quý hơn là có được một ngàn lượng vàng mà... chỉ để trong kho cho...dán ngắm nữa !

養 子 不 教 如 養 驢 , 養 女 不 教 如 養 豬 。
Dưỡng tử bất giáo như dưỡng la, Dưỡng nữ bất giáo như dưỡng trư.
DƯỠNG : là Nuôi, ta có từ kép vừa Hán vừa Việt là
Nuôi Dưỡng.
LA : là Con Lừa.

NGHĨA CÂU :
Nuôi con trai mà không biết dạy thì như nuôi con Lừa. Còn nuôi con gái mà không biết dạy thì như nuôi con Heo.

Lừa là con vật chỉ biết kéo xe hoặc để cởi lòng vòng ở địa phương. chứ không có chí lớn để vượt ngàn trùng như Kỳ Ký, hay Thiên lý Mã. Còn Heo thì chỉ có nước vổ béo để tìm nơi gả bán mà thôi ! Nghĩa đã rõ, ai muốn hiểu thêm thế nào cũng đựợc !


Hữu điền bất canh thương lẫm hư, Hữu thư bất độc tử tôn ngu.

Thương lẫm hư hề tuế nguyệt phạp, Tử tôn ngu hề lễ nghĩa sơ.

Chú thích :
THƯƠNG LẪM : Thương là KHO, Lẫm là VỰA , Thương lẫm là Nhà Kho. Ở đây chỉ Cái Bồ Lúa trong nhà ngày xưa.
HƯ : là Trống không, là Vơi đi. Doanh Hư : là Đầy Vơi.
ĐỘC : Xin nhắc lại, ngoài nghĩa Đọc, ĐỘC còn có nghĩa là HỌC. Độc Thư : là Học tập, Học hành.
PHẠP : là Thiếu, là Mẻ. Khuyết Phạp : là Thiếu thốn.
SƠ : là Thưa thớt, là Hời hợt.
Nghĩa câu :
Có ruộng mà không chịu cày, thì bồ lúa sẽ trống không, Có sách vở mà không biết học, thì con cháu sẽ ngu dốt. Bồ lúa trống không thì ngày tháng tới sẽ thiếu ăn, Con cháu ngu dốt thì sẽ không biết gì là lễ nghĩa .

同 君 一 夜 話 , 胜 讀 十 年 書 。
Đồng quân nhất dạ thoại, Thắng độc thập niên thư.

Chú Thích :
THOẠI : là Lời nói. Động từ là Nói Chuyện : Đàm Thoại.
THẮNG : là Được ( trái với Thua ). Ở đây có nghĩa là HƠN.
Nghĩa Câu :
Nói chuyện với anh một đêm còn hơn là đọc sách mười năm. Đây là cách Nói Nhấn dùng để chỉ người có kiến thức uyên bác, học nhiều hiểu rộng, nói chuyện với những người nầy một đêm, cái thu hoạch còn hơn cả mười năm đèn sách .

人 不 通 今 古 , 馬 牛 而 襟 裾 。
Nhân bất thông kim cổ, Mã ngưu nhi khâm cừ.
Chú Thích :
KHÂM CỪ : Khâm là 2 vạt áo đối xứng 2 bên, nên KHÂM HUYNH ĐỆ là Anh em Cột Chèo. Cừ là 2 vạt áo lớn trước và sau của loại áo dài xưa, nên KHÂM CỪ : là Phiếm chỉ Quần áo của con người mặc.
Nghĩa Câu :
Người mà không thông chuyện kim cổ,( Chuyện xưa không biết, chuyện nay cũng không thông, ý chỉ không chịu học hành, không hiểu biết gì cả ! ), thì như ngựa trâu mà mặc quần áo vậy.( ý chỉ không biết gì là lễ nghĩa ở đời.
Đây là 2 câu thơ trong bài thơ " Phù Độc Thư Thành Nam " của Hàn Dũ ( Một trong Đường Tống Bát Đại Gia ) đời Đường. Ông chỉ muốn nói là nếu không chịu học thì không hiểu gì về cách xử thế ở đời mà thôi, nhưng về sau khi hình thành Thành Ngữ " KHÂM CỪ MÃ NGƯU "( Ngựa trâu mặc quần áo ) thì nghe nặng nề như đang " xài xể " ai vậy !. Trong khi đó thì TAM TỰ KINH lại nói một cách rất nhẹ nhàng là : " Ngọc bất trác, bất thành khí. Nhân bất học, bất tri lý " mà thôi !



Mang mang tứ hải nhân vô số, Nả cá nam nhi thị trượng phu.
Chú Thích :
MANG MANG : là Mênh mông , bao la.
NẢ CÁ : là Cái Nào, Người Nào.
TRƯỢNG PHU : là Đàn Ông, là Đại Trượng Phu, là CHỒNG.Xin được chiết tự chữ Trượng Phu như sau : Trượng là 10 thước, Phu là Người Đàn ông mạnh khỏe. Trượng Phu : Người đàn ông cao lớn và mạnh mẽ, nghĩa bóng là Người đàn ông có chí lớn, đáng mặt đàn ông, và... Bất cứ người phụ nữ nào cũng muốn có được một người phối ngẫu như thế, nên... nghĩa phát sinh và lại rất thông dụng của từ Trượng Phu là : CHỒNG.

Nghĩa Câu :
Mênh mông bốn biển đầy rẫy cả người là người , không biết ai mới là bậc đại trượng phu đây (... người đàn ông nào mới đáng mặt đàn ông đây ? ). và cũng có nghĩa : Người đàn ông nào mới ( đáng mặt ) là chồng của mình đây ?!.
Xin được giải thích thêm về từ BỐN BIỂN, là 4 biển nào ?. Ta thường nghe câu " Tứ Hải giai Huynh đệ "( 4 biển đều là anh em ), hoặc " Đại trượng phu Tứ Hải vi gia "( Người Đại trượng phu thì 4 biển đều là nhà ). Theo quan niệm xưa của Trung Hoa, thì " Thiện Hạ " tức " Thế giới " chỉ có nước TH mà thôi,và vì Môn học Địa lý chưa phát triển, nên họ nghĩ xung quanh nước TH đều là biển, Bốn Biển tức là chỉ Cả Nước đó. Một giải thích khác thì căn cứ vào Bản đồ Địa lý hiện nay, có 4 biển dọc theo bờ biển của nước TH tính từ Bắc đến Nam như sau : Bột Hải, Hoàng Hải, Đông Hải và Nam Hải. Bốn Bể bây giờ còn dùng để chỉ khắp Thế Giới trong từ : " Bốn bể Năm châu ". Tại ta xài quen chữ " Bốn Bể " chớ Địa Lý Thế giới tới " Ngũ Đại Dương " lận !.

白 酒 釀 成 延 好 客 , 黃 金 散 盡 為 收 書 。
Bạch tửu nhưỡng thành diên hảo khách, Hoàng kim tán tận vị thâu thơ.

Chú Thích :
NHƯỠNG : là Ủ , là Cất. Nhưỡng Tữu là Ủ rượu, Cất rượu.
DIÊN : là Đãi. Diên Yến là Đãi tiệc.
Nghĩa Câu :
Rượu trắng nguyên chất cất thành là để đãi khách quý , Còn Vàng ròng tiêu xài hết là để thu gom sách vở mà thôi. Ý chỉ : Làm những việc xứng đáng phải làm. Bỏ công cất rượu ngon chỉ vì muốn đãi khách quý, tiêu hết gia tài là chỉ để thu mua hết sách quý trong thiên hạ mà thôi. Giá trị sách vở ngày xưa quý là thế, nhưng bây giờ bị Internet giết chết queo ! Muốn tìm tài liệu gì thì cứ " Google " một cái là xong ngay, khỏi lật sách làm chi cho lâu lắt, mất công, nhiều khi lại toàn là kiến thức cũ chưa được cập nhật hóa nữa !

____________________________________________

SƠN PHÒNG XUÂN SỰ

Mùa Xuân hoa cỏ xanh tươi rực rở với muôn hồng ngàn tía, nhưng... phải ở hoàn cảnh nào thì cỏ non hoa đẹp mới làm vui long người... Đôi khi cỏ non hoa đẹp chỉ tạo thêm nỗi tang thương của cuộc sống mà thôi !!!...
Mời tất cả hãy cùng đọc bài " Sơn Phòng Xuân Sự " của Sầm Tham thì sẽ rõ...

山房春事 SƠN PHÒNG XUÂN SỰ
梁園日暮亂飛鴉,
Lương Viên nhật mộ loan phi nha,
極目蕭條三兩家。
Cực mục tiêu điều tam lưỡng gia.
庭樹不知人去盡,
Đình thọ bất tri nhân khứ tận,
春來還發舊時花。
Xuân lai hoàn phát cựu thời hoa.
岑參
Sầm Tham.
Chú Thích :
1. Sơn Phòng : là Nhà cất trên triền núi như là một biệt thự ngày nay, để ngắm cảnh và hưởng nhàn. PHÒNG là Cái Phòng, nghĩa rộng là Nhà .

2. XUÂN SỰ : chỉ Xuân Sắc, Xuân Quang, là Quang cảnh của mùa Xuân.

3. LƯƠNG VIÊN : là khu vườn nghỉ mát, hưởng nhàn, hưởng lạc, của Lương Hiếu Vương Lưu Võ đời Tây Hán dựng nên, còn có tên là Thố Viên 兔园, và tục danh là Trúc Viên 竹园. Vườn rất lớn, chu vi hơn 300 dặm, tọa lạc tại phía đông của Thương Khâu huyện, thuộc tỉnh Hà Nam hiện nay. Trong vườn có Bách Linh Sơn, Lạc Viên Nham, Thê Long Tụ, Nhạn Trì, Hạc Châu... Tòa ngang dãy dọc, kỳ hoa dị thảo, trân cầm dị thú khắp nơi. Lương Hiếu Vương từng thiết tiệc lớn nơi nầy, tất cả danh tài đương thời như Tư Mã Tương Như... đều được mời đến, nhằm lúc mùa xuân, hoa thơm cỏ biếc, tài tử giai nhân hội tụ, ngựa xe như nước, áo quần như nen... Phồn hoa nhất thời không đâu sánh kịp.
4. LOẠN PHI NHA : là Quạ đen bay loan xạ cả.
5. CỰC MỤC : là Mút tầm mắt.
6. ĐÌNH THỌ : là Cây cỏ trong sân vườn.


DỊCH NGHĨA :
Quang Cảnh Mùa Xuân Ở SƠN PHÒNG.
Bài thơ nầy tả cảnh Sơn Phòng, biệt thự nghỉ mát ngày xưa của Lương Hiếu Vương sau hơn 500 năm, vào đời Đường, sau 8 năm chiến tranh loạn lạc của loạn An Lộc Sơn, dân cư sơ tán, cảnh trí tiêu điều,.... Ta hay nghe Sầm Tham kể lể đây...
Chiều xuống trên Lương Viên lũ quạ bay xao xác, hổn loan. Nhìn mút tầm mắt chỉ thấy xác xơ tiêu điều vài ba căn nhà còn xót lại. Trong sân lá hoa cây cỏ không biết người đà di tản hết rồi, nên khi xuân đến lại vẫn rực rỡ trổ hoa như những năm nào !
Thiên nhiên cây cỏ vẫn vô tình, không cảm nhận được cái tang thương biến đổi của cuộc đời, tàn phá của chiến tranh, ly tan của nhân thế....


DIỄN NÔM :
Vườn Lương chiều xuống quạ nhởn nha ,
Hoang vắng tiêu điều mấy nóc gia.
Cây cỏ biết đâu người ly tán,
Xuân về vẫn trổ bấy nhiêu hoa.!

.
Lục bát :
Lương viên chiều xuống quạ bay,
Tiêu điều mấy nóc nhà ai hoang tàn,
Cỏ cây đâu biết ly tan,
Xuân về vẫn nở ngập tràn hoa xưa !

.
Đỗ Chiêu Đức.



TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7....

                                                                                                LỜI PHI LỘ
Đây là loạt bài viết theo yêu cầu của một số em học sinh cũ của Trường Trung Tiểu Học TÂN HƯNG ở Thị Trấn Cái Răng, nhằm mục đích ôn tập để nhớ lại các chữ Hoa đã học bao nhiêu năm trước đây, và đồng thời cũng học thêm được những chữ, những từ chưa được học.
Song song với việc học tập mặt chữ cũng nhân dịp để tìm hiểu, nghiền ngẫm lại những triết lý, luân lý, kinh nghiệm tực tiễn... trong cuộc sống hằng ngày chung quanh ta, hầu có được cái nhìn tổng quát về quan điểm sống theo luân lý Đông Á vốn chịu nhiều ảnh hưởng của học thuyết Khổng Mạnh.
Kết hợp với những thực tế của cuộc sống hiện tại, của xã hội mà ta đang sống, để châm chước, so sánh và chọn lọc những cái tốt, những cái nhân bản cần phải gìn giữ và tránh né, loại bỏ, cảnh giác với những gì thuộc về quá khứ, lạc hậu ... Hầu chọn cho mình một thái độ sống thích hợp hơn với xã hội mà mình đang sống .
Đối tượng chính của bài viết là các em cựu học sinh TÂN HƯNG, sẵn gởi luôn đến cho Quý Thầy Cô, Quý Huynh Trưởng, Đồng học Đồng Môn, Bạn Hữu... để đọc chơi tiêu khiển và để cùng xem xét, trao đổi và góp ý, chỉ giáo cho những gì còn SAI, XÓT hoặc cần phải bổ sung.
Chân thành cám ơn !
Đỗ Chiêu Đức.

......................................................................

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 1                    


Tăng Quảng Hiền Văn là một áng văn tập họp lại tất cả những những thành ngữ tục ngữ, những câu nói nôm na trong dân gian xen lẫn với các lời dạy của Thánh Hiền, tất cả được sắp xếp theo vần điệu dễ nhớ để cảnh giác và răn dạy người đời, để tu tập cho bản thân mà cũng để làm những lời răn dạy cho con cháu.


Áng văn nầy thường thấy trong các cuốn lịch Thông Thắng dùng để xem ngày tốt xấu của người Hoa và của các ông thầy Tướng Số. Trước đây, ở Chợ Lớn cũng có in riêng thành từng quyển nhỏ cho tiện việc học hành, nghiên cứu và mang theo bên mình để có thể giở ra xem bất cứ lúc nào.


Xin được dịch và giới thiệu với mọi người Áng Văn bất hủ nầy.

TĂNG QUẢNG là làm cho Gia tăng và Mở rộng.
HIỀN VĂN là Áng văn hay, áng văn dạy những điều tốt lành.


TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN
là Áng văn hay, dạy cho ta những điều tốt điều lành và làm cho ta gia tăng vă mở rộng thêm kiến thức về mọi mặt của cuộc sống.

Xin hãy cùng nhau đọc và tìm hiểu àng văn nầy.

廣,
Tích thời hiền văn, hối nhữ truân truân, tập vận tăng quảng, đa kiến đa văn .

TÍCH : Ghép bởi Trấp( Niệm ) 廿 Nhất Nhật , tức 21 ngày. Chuyện gì đó qua ba bảy 21 ngày là CŨ rồi. Nên TÍCH có nghĩa là XƯA, CŨ. Đi với chữ Thời chỉ thời gian thành TÍCH THỜI : Có nghĩa là Thửa Xưa, Hồi xưa. Sở Khanh đã dùng chữ Tích nầy ghép với chữ Việt, thành TÍCH VIỆT 昔越, để hẹn cô Kiều bỏ trốn vào giờ Tuất của ngày 21, cô Kiều đã rất thông minh nên bị mắc bẩy :
Lấy trong ý tứ mà suy,
Ngày hai mươi mốt , tuất thì , phải chăng ?
HỐI
: là Dạy dỗ. Giáo Hối là Dạy bảo.
NHỮ
: là Ngôi Thứ Hai trong đàm thoại , là Ông Bà Anh Chị mày...
TRUÂN
: là Chăm chỉ, Tích cực.
TẬP VẬN
: là Tập hợp lại theo vần theo điệu.
KIẾN VĂN :
Chữ KIẾN gồm có 2 chữ MỤC là Mắt và NHÂN là Người, nên KIẾN là Mắt của con người, có nghĩa là NHÌN, THẤY. VĂN gồm 2 chữ Môn và Nhĩ , Hội ý là đưa lổ tai ra cửa để nghe ngóng, nên có nghĩa là NGHE . Nên KIẾN VĂN là Nghe Thấy, chỉ sự Hiểu biết, Kiến thức.

NGHĨA CẢ CÂU :
Những câu văn hay ngày xưa, lúc nào cũng như đang dạy ta một cách rất tích cực, gom góp lại những câu nói cho thành vần điệu với sự hiểu biết về mọi mặt ( Đa kiến đa văn ). Bình thường ta có thể dùng thành ngữ ĐA KIẾN ĐA VĂN để chỉ những người có sự hiểu biết và kiến thức rộng rãi, quảng bác. Ví dụ : "Ông ấy là người chuyện gì cũng biết, việc gì cũng thông cũng thạo, quả là người Đa KIến Đa Văn ! ".


Quan kim nghi giám cổ, vô cổ bất thành kim.
QUAN : là xem xét, quan sát.
GIÁM : là Cái gương, Động từ có nghĩa là Soi, Rọi. Ta có quyển " MINH TÂM BỬU GIÁM " là Tấm gương quí để soi rọi cho lòng được sáng ra ! ".
NGHĨA CÂU TRÊN :
Xem xét chuyện ngày nay để tiện việc soi rọi lại những sự việc ngày xưa, ( vì ) Không có xưa thì không thành ngày nay. Ý nói : Không có xưa làm sao có được ngày nay . Ví dụ : Trong một buổi họp mặt, có người bảo với bạn là : " Chị mặc chiếc áo nầy đẹp nhưng kiểu dáng xưa quá đi ! ". Bạn sẽ bảo với họ rằng : " Vô Cổ Bất Thành Kim mà, không có xưa làm sao có nay đươc ! "


Tri kỷ tri bỉ , tương tâm tỉ tâm.
KỶ là TỰ KỶ
自己 : là Bản thân mình. là TA. là Mình.
BỈ là KIA , là Cái Kia, Người Kia, là Khác. là Người ta.
TƯƠNG : là Đem, lấy ( động từ ).Cũng chữ nầy, nếu đọc là TƯỚNG ( danh từ ), thì có nghĩa là Tướng Sĩ Tượng.
TỈ là TỈ GIẢO
比較
: Có nghĩa là So sánh.
NGHĨA CẢ CÂU :
( Nên ) Biết mình biết người, ( biết ) lấy lòng mà so sánh với lòng. Trong Binh Pháp Tôn Tử có câu : Biết người biết ta thì trăm trận trăm thắng. ( Tri kỷ tri bỉ, bách chiến bách thắng ). Ví dụ : So sánh hành động của 2 người cùng một sự việc khó phân biệt thì ta có thể dùng câu : Tương tâm tỉ tâm, lấy lòng mà so sánh lòng thì chưa chắc gì ai đã tốt hơn ai !.


Tửu phùng tri kỷ ẩm, thi hướng hội nhân ngâm.
PHÙNG là Gặp gỡ.
TRI KỶ : là Hiểu mình. Chỉ bạn thân, thông hiểu ý nhau.
HỘI : Ở đây có nghĩa là HIỂU, BIẾT, chớ không phải là Hội họp. HỘI NHÂN : là Người Hiểu biết, thông thạo về việc gì đó.
NGHĨA CẢ CÂU :
Rượu gặp người tri kỷ mới uống, ( chỉ nhậu với bạn thân mà thôi ).( cũng như ) Thơ chỉ ngâm cho những người hiểu biết về thơ nghe ( mà thôi ). Ngâm không đúng đối tượng thì như nước đổ lá khoai, không khéo họ còn cười mình vớ vẩn nữa là khác.

滿
Tương thức mãn thiên hạ, tri kỷ năng kỷ nhân.
TƯƠNG THỨC : là Quen biết nhau.
MÃN : là Đầy, ở đây có nghĩa là Khắp.
THIÊN HẠ : là Dưới vòm trời, có nghĩa là Trên đời nầy.
NĂNG : là Được, ở đây có nghĩa là Có Thể ( có được ).
Kỷ
: là Mấy, là Bao nhiêu.
NGHĨA CẢ CÂU :
( Dù cho ) có quen biết hết người ở trên đời nầy, thì...Bạn tri kỷ, thân thiết có được mấy người đâu. Có người suốt đời không có lấy một người tri kỷ. Chỉ bạn thân thiết thực sự ở trên đời rất hiếm.


Tương phùng hảo tự sơ tương thức, đáo lão chung vô oán hận tâm.
TƯƠNG PHÙNG : là Gặp gỡ nhau.
HẢO : là Tốt , chữ nầy được ghép bởi 2 chữ NỮ
là Con Gái và TỬ là Con Trai. Nhà có con Trai con Gái là điều tốt, hay nói cho đúng là : Sự kết hợp giữa NAM và NỮ là điều tốt lành, nên chữ HẢO có nghĩa là TỐT là vì vậy.
SƠ : là Ban đầu, là Bắt đầu. Sơ Học : là lớp mới bắt đầu học. Nhân Chi Sơ tay rờ cơm nguội là chữ SƠ nầy. Đầu tháng Sơ tam Sơ Tứ : Mùng 3 mùng 4, cũng là SƠ nầy.
CHUNG : là Hết, là Kết cuộc, là Chết.
NGHĨA CẢ CÂU :
Gặp lại nhau mà còn tốt được với nhau như lúc ban đầu mới quen biết, thì tới già tới chết cũng không có oán hận gì nữa cả !. Thường thì con người ta hay tốt với nhau trong buổi ban đầu gặp gỡ, rồi... quen lâu đâm ra nhàm chán, hời hợt... thậm chí còn " thấy mà ghét " nhau nữa là đằng khác.

Hẹn gặp lại tuần sau....

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 2                                              


Cận thủy tri ngư tánh, cận sơn thức điểu âm.
TÁNH : còn đọc là TÍNH. Tính tình hay tánh tình là Cái THÓI.
NGHĨA CẢ CÂU :
Ở gần nước thì sẽ biết thói quen của Cá,( cũng như ) Ở gần núi thì sẽ biết ( phân biệt ) được tiếng hót của các loài Chim. Câu nầy chỉ, tùy theo môi trường mà ta đang sống có thể tạo nên cho ta những kỹ năng, khả năng đặc biệt.

退
Dị trướng dị thối sơn khê thủy, Dị phản dị phúc tiểu nhân tâm.
DỊ : Hình dung từ, có nghĩa là Dễ, dễ dàng.
Động từ, đọc là DỊCH, có nghĩa là Thay đổi. Vd: Dịch lý.
TRƯỚNG : là Tràn trề. Gồm 3 chấm Thủy chỉ Ý và chữ Trương chỉ Âm.
THỐI : Còn đọc là THOÁI, có nghĩa Trở lui, Thụt lùi, Rút.
KHÊ : Ta đọc trại thành KHE, là Dòng nước từ trong núi chảy ra, nên thường được gọi là Sơn Khê. Tương đương với SUỐI.
PHẢN : là Ngược lại, Chỏi lại, Trở mặt.
PHÚC : là Che phủ, Bao phủ. Vd: Thiên Phúc Địa Tải
天覆地載, là Trời che Đất chở. là Lật nhào,Lật úp. Vd: Phúc chu 覆舟 là Thuyền bị lật úp, là Chìm ghe. là LẬT NGƯỢC LẠI. Vd: Phản Phúc.
NGHĨA CẢ CÂU :
Dễ tràn dễ rút là nước trong khe núi chảy ra, ( hễ mưa xuống là nước tràn lan, còn trời nắng thì nước cạn queo.). Dễ trở mặt và lật ngược lật ngang là lòng dạ của kẻ tiểu nhân. ( Phải nên cẩn thận đề phòng ).

.
Vận khứ kim thành thiết, thời lai thiết tự kim.
Khi thời vận xoay chuyển đi rồi, tức là khi Hết Thời rồi, thì vàng trở thành sắt ,Ví dụ như trong nạn đói vì khan hiếm lương thực, có vàng cũng không mua được thức ăn. Và... Khi thời vận đến rồi, thì sắt cũng quí tợ như vàng. Ví dụ như sau Thế Chiến Thứ 2, sau chiến tranh đổ nát, cần xây dựng lại, nên những nhà đầu cơ buôn bán sắt lại trở nên giàu sụ, vì sắt quí...như vàng !


Độc thư tu dụng ý, Nhất tự trị thiên kim.
ĐỘC THƯ : là Đọc sách, nhưng ở đây có nghĩa là Học Hành, chớ không phải đọc sách khơi khơi. Vì ngày xưa Đọc Sách tức là HỌC đó.
TU
: là Cần Phải, khác với TU là Sửa Đổi, Tu Tập.
TRỊ : là Đáng Giá. Khi đọc là TRỰC thì có nghĩa là Canh Giữ, Ví dụ : Trực Nhật, Trực Ban.
NGHĨA CẢ CÂU :
Học hành cần phải để ý ( học cho đàng hoàng ), Vì... Một chữ ( nhiều khi ) đáng giá cả ngàn vàng lận !. Ngày xưa học chữ NHO nên Một Chữ đáng giá Ngàn Vàng, ngày nay học Luật, Một Chữ nhiều khi còn đáng giá hơn cả Ngàn Vàng nữa là khác !


Phùng nhân thả thuyết tam phân thoại, Vị khả toàn phao nhất phiến tâm.
THẢ : Chữ Thả ở đây có nghĩa như chữ CHỈ, Chỉ nên.
VỊ KHẢ : là Không Thể, ở đây có nghĩa là Không Nên.
PHAO : là Ném, là Quăng, là Liệng. Ở đây có nghĩa là TRÚT.
NHẤT PHIẾN : là Mạo từ ( article ), có nghĩa Một Tấm, Một Miếng, Một Mảnh.
NGHĨA CẢ CÂU :
Gặp người nào đó chỉ nên nói ba phần chuyện của mình thôi, chớ không nên trút hết cả bầu tâm sự của mình với người khác. Có nhiều người mới gặp mặt chưa thân thiết là bao mà đã mang cả chuyện gia đình ra mà... tâm sự, gởi gắm tâm sự không đúng đối tượng, không hợp thời điểm, chẳng những làm cho người... được tâm sự đâm ra nhàm chán, mà lắm khi còn đâm ra bực mình nữa !. Vạch lưng cho người xem thẹo, hại nhiều lợi ít !


Hữu ý tài hoa hoa bất phát, Vô tâm tháp liễu liễu thành âm.
TÀI : là Trồng. Tài Hoa là Trồng bông.
PHÁT : là Mọc lên, Vượt lên. Phát Triển.
THÁP : là Cắm, là Ghép, là Chen Vào. như Tháp Tùng chẳng hạn.
ÂM
: là trái với DƯƠNG, Ở đây có nghĩa thông dụng với chữ ÂM có Thảo đầu
, là Bóng Râm, Bóng Mát. Trong câu có nghĩa là Xanh om, Rậm rạp.
NGHĨA CẢ CÂU :
Có ý trồng hoa thì hoa không mọc, Vô tình cắm nhánh liễu ( xuống đất ) thì liễu lại xanh om. Ở đời, có nhiều việc ta cố tâm để làm, mà không có thành tựu gì cả. Còn có những việc ta chỉ làm chơi chơi thôi, không chờ đợi thành tựu, mà lại có kết quả tốt bất ngờ.
Cố ý đeo đuổi, tốn nhiều công sức thời gian để tỏ tình với người nào đó, nhưng họ lại làm ngơ như không hay biết. Có khi, chỉ buông lời trêu ghẹo khơi khơi thôi mà có người lại thương yêu thật tình.


Họa hổ họa bì nan họa cốt, Tri nhân tri diện bất tri tâm.
HỌA : là Vẽ. Chữ nầy được ghép bởi bộ DUẬT
là Cây Viết,
bên dưới là chữ Điền
là Miếng Ruộng và Chữ Nhất
. Nghĩa Hội Ý là thuở ban sơ người ta dùng cây viết ghi lại miếng đất trồng trọt của mình trong phạm vi giới hạn ( chữ Nhất ). Nên có nghĩa là VẼ là vậy.
NAN : là Khó, Khó khăn. Khi đọc là NẠN thì có nghĩa là Tai Nạn.
CỐT : là Xương. Nghĩa bóng là Cái Dáng Vẻ, Vd : CỐT CÁCH.
NGHĨA CẢ CÂU :
Vẽ cọp vẽ da của nó, khó vẽ, nhưng còn vẽ được, chứ xương ở bên trong của nó thì vô phương vẽ được, Cũng như con người, ta chỉ biết bề ngoài , mặt mũi, chớ không thể nào biết được trong lòng của người ta như thế nào ! ( tốt hay xấu, thiện hay ác??!! ).
Đây là kiểu nói theo ngày xưa, chớ hiện nay, vẽ xương cọp đâu có khó khăn gì ! Khoa học kỹ thuật tiến bộ, người ta vẽ cả hình dáng những con vi khuẩn nhỏ hơn mắt thường nhìn thấy cả triệu lần ! Đây là câu nói theo kiểu Lung Khởi để đưa vào ý chính ở câu sau là : Lòng người khó lường, ai tốt ai xấu rất khó phân biệt, không thể xem mặt mà bắt hình dong được ! Luôn luôn phải đề phòng cảnh giác với tất cả mọi người chung quanh. Nói thế tuy có hơi bi quan, nhưng Cẩn tắt vô ưu vẫn hơn !.


Tiền tài như phân thổ, Nhân nghĩa trị thiên kim.
NGHĨA CÂU NÓI :
Tiền bạc tài sản như phân ( cứt ) như đất, ( ta nói là như cỏ như rác, không có giá trị ). Nhân từ nghĩa hiệp mới đáng giá ngàn vàng. Ý câu nói nầy là đề cao NHÂN NGHĨA, coi nhẹ TIỀN TÀI. Vì người đời luôn luôn coi trọng TIỀN TÀI hơn NHÂN NGHĨA, câu nói trên thường được nói lại với giọng điệu mỉa mai như sau :
Tiền tài như ông Tiên Tổ, Nhân nghĩa tợ cục cứt khô.
Người đời, ngoài miệng luôn luôn nói nhân nói nghĩa, nhưng trong bụng lại vẫn cứ xem trọng tiền tài hơn.



Lưu thủy hạ than phi hữu ý, Bạch vân xuất tụ bổn vô tâm.
Đương thời nhược bất đăng cao vọng, Thùy tín đông lưu hải dạng thâm.
THAN : là Cái Bãi. Ví dụ : Bãi sông , Bãi biển.
TỤ : là Hang Núi.
NHƯỢC : là Nếu, Nếu như.
NGHĨA CẢ CÂU :
Nước chảy tuôn xuống dưới bãi là không phải có ý muốn chảy xuống bãi, cũng như mây trắng bay ra khỏi hang núi là do gió đưa tự nhiên, chớ không phải bản tâm mây muốn bay đi. Lúc đó, nếu không có lên trên cao mà nhìn xuống, thì có ai tin được rằng, nước chảy về biển đông là thăm thẳm như thế kia đâu !.
Câu nầy để dùng các trường hợp chỉ sự đưa đẩy tự nhiên, chẳng đặng đừng, những diễn biến tự nhiên mà bản thân mình không thể khống chế được, chớ bản tâm không hề muốn thế.

.

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 3                              .

.


Lộ diêu tri mã lực , Sự cữu kiến nhân tâm.
LỘ DIÊU : Lộ là Đường, Diêu là Xa. LỘ DIÊU là Đường Xa. Vế nầy còn một dị bản nữa mà người Việt ta hay nói là : TRƯỜNG ĐỒ tri mã lực. Trường là Dài, Đồ là Đường . TRƯỜNG ĐỒ là Đường Dài. ĐƯỜNG DÀI và ĐƯỜNG XA nghĩa cũng tương cận như nhau mà thôi.
MÃ LỰC : là Sức Ngựa. Ngựa là con vật được thuần hóa và sống gần gũi gắn bó với con người sớm nhất, trong tất cả các mặt vận chuyển, sản xuất, nhất là trong việc đi lại, giao thông, Từ xưa đã không thể thiếu bóng con ngựa, nên chi, ông cha ta mới lấy cái SỨC NGỰA làm tiêu chuẩn cho tốc độ giao thông, vì thế mà ta có xe SONG MÃ, TỨ MÃ... Ngựa càng nhiều thì MÃ LỰC càng mạnh càng nhanh càng dai .
NGHĨA CẢ CÂU :
Đường có xa có dài thì mới biết được sức ngựa có nhanh có bền hay không, Cũng như việc gì cũng phải cần có thời gian lâu dài mới thấy được lòng người như thế nào.( Tốt hay xấu, thiện hay ác ). Câu nầy rất thường được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày, để khuyên người khác chớ quá vội tin hoặc đánh giá ai tốt ai xấu trong buổi đầu gặp gỡ. Thời gian sẽ là Ông Thầy soi sáng tất cả !


Lưỡng nhân nhất ban tâm, hữu tiền kham mãi câm ( kim ),

Nhất nhân nhất ban tâm, vô tiền kham mãi châm.
NHẤT BAN : Khi là Mạo từ thì có nghĩa : Một số, Một nhóm. Vd : Nhất Ban Nhân
般人 là Một Số người, Một nhóm người. Khi là Hình Dung Từ thì có nghĩa là Bình Thường.Vd : Ngận Nhất Ban : có nghĩa là Rất Bình Thường. Trong Câu nói trên, NHẤT BAN có nghĩa là : Giống Nhau, Như Nhau, Cùng Một Thứ.
KHAM : là Chịu đựng được, Chấp nhận được, Có thể được.

CÂM : là Âm đọc trại của chữ KIM là Vàng, hoặc KIM là hiện nay, Vd: như CỔ KIM 古今 đọc thành Cổ Câm, cho Nó Ăn Vận.
NGHĨA CẢ CÂU :
Hai người cùng một lòng, thì có tiền có thể mua vàng được. Còn mỗi người một lòng dạ riêng biệt, thì sẽ không có được tiền để mà mua cây kim nữa ! Ý Câu nầy nói : Khi Hai Vợ chồng, hai Anh em, hai Người bạn... cùng chung lòng chung sức nhau để làm ăn , thì sẽ kiếm được nhiều tiền có thể mua vàng được. Còn như mỗi người một lòng dạ khác nhau, nghịch mười hai, không chịu hợp tác làm ăn, thì sẽ không có được tiền để mà mua cây kim nữa ! Trong tiếng Việt ta cũng có câu nói tương đương là : Đồng vợ đồng chồng tác bể Đông cũng cạn !


Tương kiến dị đắc hảo, Cữu trú nan vi nhân.
ĐẮC : là Được, DỊ ĐẮC là Dễ Được, Dễ dàng mà có được.
TRÚ : là Ở. CỮU TRÚ là Ở Lâu, Nán lại lâu ngày.
VI : là Làm. VI NHÂN là Làm Người. NAN VI NHÂN có 2 nghĩa tùy cách ngắt câu :
1. NAN - VI NHÂN : là Khó mà làm người, khó cư xử.
2. NAN VI - NHÂN : là Làm khó người ta, làm khó dễ người khác.
NGHĨA CẢ CÂU :
Gặp lại nhau ( tay bắt mặt mừng ) dễ tốt với nhau lắm, nhiệt tình lắm !. Nhưng , nếu cùng ở chung với nhau lâu ngày thì sẽ rất khó làm người, mà cũng làm khó cho người nữa.
Hai người bạn thân lâu ngày gặp lại, nhất là ở trên đất Mỹ nầy, tha hương ngộ cố tri, vui biết bao nhiêu, rồi... người nầy mời người kia về ở chung nhà, rồi... ở chung lâu ngày đâm ra nhàm chán nhau, người nầy chỉ trích khuyết điểm của người kia, người kia phê bình thói xấu của người nầy, rồi... người nầy mát mẻ người kia, người kia xóc hông người nọ, thậm chí cải vả gấu ó nhau, rồi... chia tay nhau và không thèm nhìn mặt nhau nữa !. Rồi.... và rồi... chưa nói đến chuyện là còn có một người đàn bà thứ 3 trong nhà nữa nhé !!!.
Cho nên, bạn bè thân thiết gặp nhau, tay bắt mặt mừng, cà phê cà pháo, hay chén chú chén anh xong là... ai về nhà nấy cho chắc ăn. Ngày xưa, khi còn là thanh niên, Ba tôi cũng thường nhắc nhở tôi câu nầy : " Bạn bè, đồng học ngày xưa tuy thân thiết đó, nhưng " Tương kiến ( thì ) dị đắc hảo,( còn ) Cữu trú ( sẽ ) nan vi nhân " đó, nhớ nhen con !!!


Mã hành vô lực giai nhân xú, Nhân bất phong lưu chỉ vị bần.
GIAI : là Đều. NHÂN : là Vì, Do. GIAI NHÂN : là Đều do, Đều vì. Khác với GIAI NHÂN
佳人 là Người đẹp.
XÚ : là Ốm. là Gầy.
PHONG LƯU : là Sự lưu động của gió làm cho mát mẻ dễ chịu. nên PHONG LƯU là Cái phong thái dễ mến, cái thái độ phóng khoáng, dễ chịu. Con người phong lưu : là con người có tác phong cởi mở, không gò bó, " chịu chơi ", nên người ta cứ lầm tưởng là Con người ăn chơi. Cuộc sống phong lưu : là Cuộc sống dễ chịu, thoải mái, nên người ta cứ cho là cuộc sống giàu sang.
BẦN : là nghèo. Bần Cùng là Nghèo khó.
NGHĨA CẢ CÂU :
Ngựa chạy không có sức, chạy không nổi đều do ngựa ốm yếu, còn con người không tỏ ra phong lưu được cũng chỉ vì nghèo mà thôi. Con ngựa thiếu ăn, ốm nhom ốm nhách làm sao chạy mau cho được ?! Con người cũng thế, nghèo túng chạy lo ba bửa ăn còn khó, thì làm sao tỏ ra phong lưu thoải mái cho đựợc. Van tội bất ư " nghèo " mà !. Nghèo là cái " Tội " nặng nhất mà con người phải gánh chịu !


Nhiêu nhân bất thị si hán, Si hán bất hội nhiêu nhân.
NHIÊU : là Tha Thứ, không chấp nê. Vd : Nhiêu dung.
SI : là U mê, là Ngớ ngẩn, là Không ra gì, là Ngốc nghếch. Trong câu SI HÁN là Người đàn ông Khùng điên, ngốc nghếch. SI còn có nghĩa là MÊ MẨN. Vd : SI TÌNH là Mê mẩn vì tình.
BẤT HỘI : là Không biết, Không có khả năng.
NGHĨA CẢ CÂU :
Không chấp nê, biết tha thứ cho người khác, thì đâu phải là người khùng điên gì, Vì nếu là người khùng điên chả ra gi thì sẽ không biết nhiêu dung tha thứ. Ở đời, nhiều khi tốt quá, nhân từ quá, rộng rãi quá... cũng bị người khác cho là " đồ điên " !


Thị thân bất thị thân, Phi thân khước thị thân.
THÂN : Tính từ là Thân thiết, Thân mật.
Danh từ là Người Thân thích ruột rà.
KHƯỚC : là Liên từ có nghĩa là LẠI, MÀ LẠI.
NGHĨA CỦA CÂU :
Là người thân mà không phải là người thân. Không phải là người thân mà lại là người thân. Trong cuộc đời thường có nhiều cảnh tréo ngoe như thế. Bà con thân thích đó, nhưng vì một lý do nào đó, nên không có qua lại, rồi trở nên lạnh nhạt nhau như người dưng. Còn có nhiều người dưng nước lả, nhưng lại gần gũi qua lại, chăm lo săn sóc nhau như là người thân với nhau vậy. Đây là chuyện rất thường thấy trong cuộc sống hằng ngày !


Mỹ bất mỹ, hương trung thủy, thân bất thân, cố hương nhân.
HƯƠNG TRUNG THỦY :
là Dòng nước trong quê hương, tức là Dòng Sông của Quê Hương đó.
NGHĨA CỦA CÂU :
Đẹp hay không đẹp, thì cũng là dòng sông của quê hương, Thân hay không thân thì cũng là người của cố hương mà ! Câu nói nầy rất thực tế và phù hợp với những người đang kiều cư ở nước ngoài. Dòng sông quê hương có thể không đẹp bằng sông Danube, sông Seine... nhưng nó luôn luôn rất đẹp trong lòng người xa quê, vì ... nó là Dòng Sông Quê Hương !. Con người cũng vậy, đang đi trên đường phố ở Mỹ, ở Úc, ở Pháp, ở Ý, ở Đức...mà gặp được một người VN, tự dưng ta cũng thấy thân thiện hơn, mặc dù trước đó chưa hề quen biết, vì đó là " Cố Hương Nhân " mà !


Oanh hoa do phạ xuân quang lão, Khởi khả giáo nhân uổng độ xuân.

Tương phùng bất ẩm không qui khứ, Động khẩu đào hoa dã tiếu nhân.

OANH HOA : là Chim Hoàng oanh và Hoa cỏ.
DO PHẠ : là Còn sợ , còn e.
XUÂN QUANG : là Quang cảnh của mùa xuân.
KHỞI KHẢ : là Làm sao mà có thể...
GIÁO NHÂN : là Bảo người ta, Làm cho người ta.
UỔNG ĐỘ : là Sống một cách oan uổng, lãng phí.
KHÔNG QUY KHỨ : là Đi về không không có làm gì cả.
NGHĨA BÀI THƠ TRÊN :
Chim Hoàng oanh và Hoa cỏ còn lo sợ rằng mùa xuân sẽ già đi ( nên tranh thủ hót và nở rộ trước khi xuân tàn ). Thì con người làm sao có thể dửng dưng mà để cho mùa xuân đi qua một cách oan uổng đáng tiếc thế kia. Cho nên, gặp nhau đây mà lại đi về không , không uống với nhau một ly nào, thì Hoa đào trước cửa động cũng cười nhạo rằng sao con người lại vô tâm với mùa xuân đến như thế !?
Trong quang cảnh của mùa xuân, bạn bè gặp gỡ nhau mà mời rượu nhau như thế nầy, thì dù không biết uống cũng phải ráng mà nhắm mắt ực đại một ly, để cho " Động khẩu đào hoa " khỏi phải " tiếu nhân " chứ nhỉ !!!

便 .
Hồng phần giai nhân hưu tiện lão, Phong lưu lãng tử mạc giáo bần.
HỒNG PHẤN GIAI NHÂN : là Người đẹp mặt hoa da phấn.
HƯU : là Nghỉ ngơi. Ở đây là Phó từ có nghĩa là : Đừng.
MẠC GIÁO : là Đừng để cho, đừng làm cho.
NGHĨA 2 CÂU TRÊN :
Người đẹp mặt hoa da phấn thì đừng để cho phải già cỗi bình thường ( già sẽ hết đẹp đi ). Cũng như kẻ lãng tử phong lưu thì đừng để cho phải nghèo ( nghèo thì làm sao còn phong lưu cho được ! ). Đây là một ước vọng rất chân thành và thực tế, muốn cho người đẹp sẽ đẹp mãi và kẻ phong lưu lãng tử luôn luôn được " phong lưu " chớ không phải vướng cảnh túng nghèo ! Ta cũng thường nghe câu : " Mỹ nhân tự cổ như danh tướng, Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu " là thế ! ( Bất Hứa là : KHÔNG CHO. nên câu trên có nghĩa là : Từ xưa đến nay, người đẹp cũng như là nhữngTướng giỏi, thường không để cho người đời thấy mình đầu bạc. Vì... Đầu Bạc thì người đẹp sẽ hết đẹp, và Tướng giỏi sẽ hết... gân, hết giỏi nữa ! ) .

Xin hẹn tuần sau...

.

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 4                             .


Tại gia bất hội nghinh tân khách, Xuất ngoại phương tri thiểu chủ nhân.
TẠI GIA : là Ở nhà.
BẤT HỘI : là Không biết, Không hiểu.
NGHINH TÂN KHÁCH : là Đón khách khứa.
XUẤT NGOẠI : là Đi ra ngoài, Đi xa nhà.
PHƯƠNG TRI : là Mới biết rằng, Mới thấy là.
THIỂU : là Thiếu , là ít. Khi đọc là THIẾU thì có nghĩa là Trẻ.
NGHĨA CỦA CÂU :
Khi ở nhà không biết cách tiếp đãi khách khứa, đến khi đi ra ngoài làm khách của người ta mới thấy là xưa nay mình đã thiếu bổn phận làm chủ của mình !

Câu nói nầy rất thực tế trong đời sống bình thường, đi làm khách, ai cũng bở ngở ngại ngùng, nhưng nếu người chủ biết cách tiếp đãi cho đàng hoàng chu đáo, thì khách sẽ cảm thấy dễ chịu và tự nhiên hơn. Thường có đi ra ngoài làm khách của người ta rồi, thì về nhà mới biết cách tiếp khách cho chu đáo.


Hoàng kim vô giả, A ngụy vô chơn.
A NGỤY : là Một vị thuốc Bắc, dạng khối, giống như A Dao, Đường phèn, mùi vị hắc như tỏi và màu sắc vô định, có thể là màu vàng dợt, vàng đậm, cánh kiến, màu đỏ, huyết vụ, chocolat,màu nâu...
NGHĨA CỦA CÂU :
Màu của vàng ròng ( 24 ) thì không thể giả được, chớ A ngụy thì không có màu thật của nó. Vàng 4 số 9 thứ thiệt thì làm sao mà giả cho được, ông bà mình đã nói là : " Vàng thật không sợ lửa " mà ! Lửa đốt như thế nào cũng không làm cho màu vàng phai đi được !. Còn chất A NGỤY thì lại không có màu thật của mình, màu nào cũng nói là A Ngụy được. Ở đời có nhiều thứ không bao giờ giả được, như màu vàng ( golden ) của vàng.( Vì ngày xưa chưa có kỹ thuật MẠ vàng, chớ bây giờ thì Mạ một cái là ra màu của vàng như chơi ! ). Lại có những thứ không làm sao phân biệt được thật giả như A Ngụy, thật như giả, giả mà thật !.


Khách lai chủ bất cố, Ưng khủng thị si nhân.
CỐ : là Dòm ngó đến, là Chiếu cố, là Săn sóc đến.
ƯNG KHỦNG : là Chỉnh e rằng, Sợ là.
SI NHÂN : là Người Ngu, Ngốc, Chẳng ra gì. Người không biết điều, Người Cà chớn. Giống như từ SI HÁN ở những bài trước.
NGHĨA CẢ CÂU :
Khách tới nhà mà chủ không ngó ngàng đến, thì e rằng ( người ta ) sẽ cho mình là người ngốc nghếch không biết điều. Tiếp khách đến nhà là điều cơ bản nhất trong giao tế thường nhật, điều nầy còn không biết, còn làm không xong, thì quả là người chẳng ra chi, dễ bị người đời khinh miệt.


Bần cư náo thị vô nhân vấn, Phú tại thâm sơn hữu viễn thân.
NÁO THỊ : là Chợ búa ồn ào, nơi có đông người qua lại.
THÂM SƠN : là Núi sâu, chỉ ở vùng sâu vùng xa.
VIỄN THÂN : là Bà con ở xa.
NGHĨA CỦA CÂU :
Nghèo mà ở nơi chợ búa ồn ào đông đảo, cũng không có ai thèm hỏi tới. Còn giàu mà ở trong núi sâu ( hiểm trở khó đi ) cũng có bà con ở xa đến thăm. Đây là một mặt của nhân tình thế thái rất bình thường trong cuộc sống. Nghe như bi quan, nhưng thực tế vô cùng. Câu nói nầy rất thông dụng trong dân gian VN ta, và còn một dị bản như sau :
Bần cư tại thị vô nhân thức,
貧居在市無人識
,
Phú tại thâm sơn hữu khách tầm.
富在深山有客尋
.
Nghèo mà ở chợ cũng không có người biết đến mình, còn giàu mà ở trong núi sâu cũng có khách tìm đến để thăm.


Thùy nhân bối hậu vô nhân thuyết, Nả cá nhân tiền bất thuyết nhân.
THÙY : là Ai, là Người Nào.
BỐI HẬU : là Sau lưng.
NẢ CÁ : là Người nào ? Nả là Nghi vấn tự : Nào ?
NGHĨA CỦA CÂU :
Ai là người mà sau lưng không bị người khác nói nầy nói nọ, Người nào mà trước mặt người nầy lại không nói chuyện người nọ. Câu nói nầy đúng với đàn ông 60%, nhưng lại đúng với đàn bà 99% lận ( xin lỗi các bà ! ). Thường thì người ta trước mặt người nầy hay nói chuyện người khác lắm !.


Hữu tiền đạo chơn ngữ, Vô tiền ngữ bất chơn.

Bất tín đản khan diên trung tửu, Bôi bôi tiên khuyến hữu tiền nhân.
ĐẠO : Danh từ : có nghĩa là Con Đường. là Đạo mà người ta tu theo. Như Đạo Phật, Đạo Hồi, Đạo Thiên Chúa....
Động từ : có nghĩa là NÓI, Nói Rằng.
NGỮ : là Lời nói. Chơn Ngữ : là Lời nói thật.
TÍN : là Tin. Bất Tín là Không tin.
DIÊN : là Tiệc. Diên Yến là Tiệc Tùng.
KHUYẾN : là Khuyên, là Mời. Khuyến Tửu : là Mời rượu.
NGHĨA 4 CÂU TRÊN :
Có tiền thì nói gì người ta cũng cho là thật, tin là thiệt. Còn không có tiền thì lời nói sẽ không thật, chẳng ai tin, không ai thèm nghe. Không tin, thì bạn hãy cứ nhìn vào trong tiệc rượu mà xem, ly nào ly nấy người ta cũng mời những người có tiền uống trước mà thôi !. Bi quan và mĩa mai quá !. Nhưng cuộc đời quả đúng như thế, người ta chỉ tôn trọng và lắng nghe những người có tiền nói chuyện mà thôi, không có tiền thì đứng qua một bên !. Xã hội nào cũng thế, ca dao tục ngữ của VN ta cũng có câu :
Tay ôm túi bạc kè kè,
Nói quấy nói quá chúng nghe rần ràn !


Náo lý hữu tiền, Tịnh xứ an thân.
NÁO LÝ : là Ở trong chốn náo nhiệt ồn ào, chỉ nơi Chợ búa. Thị thành.
TỊNH XỨ : Tịnh là Thanh Tịnh, vắng vẻ yên lặng.
Xứ là Chỗ, Nơi, Nơi Chốn.
NGHĨA CẢ CÂU :
Ở trong chốn náo nhiệt ồn ào như chợ búa thị thành thì dễ kiếm được tiền, còn ở nơi vắng vẻ thanh tịnh thì được yên thân, không có ngựa xe phiền toái. Được cái nầy thì mất cái kia, muốn kiếm tiền thì phải chịu ồn ào phiền toái, còn muốn thanh tịnh nhàn nhã yên thân thì sẽ không kiếm được tiền !


Lai như phong vũ, Khứ tự vi trần.
PHONG VŨ : là Mưa Gió. Mưa gió thì ầm ầm ào ào.
TỰ : là Tợ, Tợ như. NHƯ là thanh BẰNG. TỰ là thanh TRẮC, hai chữ nầy nghĩa như nhau, nên thường được dùng để Đối Nhau trong câu đối.
VI TRẦN : Vi là Nhỏ, Nhẹ. Trần là Bụi bặm. VI TRẦN là làn bụi nhẹ, làn bụi mỏng.
NGHĨA CẢ CÂU :
Đến thì rần rần rồ rộ như mưa như gió, còn đi thì yên lặng nhẹ nhàng như làn bụi mỏng. Quả là đầu voi đuôi chuột, hổ đầu xà vĩ. Có nhiều người khi đắc thế thì phô trương rầm rộ ồn ào, đến khi hết thời rồi thì cụp đuôi cuốn gói chuồn êm !


Trường giang hậu lãng thôi tiền lãng, Thế thượng tân nhân toán cựu nhân.
TRƯỜNG GIANG : là Con sông dài. Từ nầy lại trùng với tên một con sông dài quan trọng của miền Nam Trung Hoa là Sông Trường Giang, nên ta hiểu theo ý nào cũng được.
LÃNG : là Sóng. Hậu lãng là Sóng sau, Tiền Lãng là Sóng trước.
THÔI : là Xô, đẩy.
TOÁN : là Chạy mau cho kịp. Ý trong câu là Chạy qua mặt luôn.
NGHĨA CẢ CÂU :
Trên con sông dài thì các đợt sóng sau xô các đợt sóng trước, còn ở trên đời thì thì người mới sẽ lấn lướt và qua mặt người cũ. Điều nầy cũng hợp với lẽ tự nhiên thôi, ở đời hễ tre tàn thì măng mọc, tóp sau thay thế cho tóp trước, người mới thay cho người cũ là chuyện thường tình trên đời !

.

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 5                            

.


Cận thủy lâu đài tiên đắc nguyệt, Hướng dương hoa mộc tảo phùng xuân.

.
NGHĨA CÂU :
Những lâu đài được xây gần bờ nước ( sông hồ biển cả ), sẽ ngắm được cảnh trăng mọc sớm hơn những nơi khác. Còn những hoa cỏ mà hướng về ánh thái dương, sẽ đón nhận được ánh nắng mùa xuân trước hơn là những hoa cỏ khác. Đây là cái thế về địa hình, hoàn cảnh, xu hướng... Ai đắc thế thì sẽ hơn. Hai chàng cùng quyết tâm theo đuổi một nàng, thì chàng nào ở gần hoặc có dịp gần gũi nhiều hơn, chàng đó sẽ dễ dàng chiếm được trái tim của người đẹp hơn. Câu nói nầy phổ biến rộng rãi đến nỗi hình thành một thành ngữ 4 chữ " CẬN THỦY LÂU ĐÀI "
近水樓臺
.Vd : Nó là thơ ký riêng của xếp, ở cái thế CẬN THỦY LÂU ĐÀI nên lên lương sớm hơn người khác là phải rồi ! , và còn có một dị bản sau :
Cận thủy lâu đài tiên đắc nguyệt,
Hướng dương hoa mộc DỊ VI XUÂN.
易爲春.

古人不見今時月,今月曾經照古人.
Cổ nhân bất kiến kim thời nguyệt, Kim nguyệt tằng kinh chiếu cổ nhân.

KIM THỜI : là Thời buổi nầy, có nghĩa là Hiện nay.
TẰNG KINH : là Từng trãi, ở đây có nghĩa là Đã Từng.

.
NGHĨA CỦA CÂU :

.
Người xưa không thấy được vầng trăng của ngày nay, chớ Vầng trăng của ngày nay đã từng chiếu rọi người xưa rồi ! Đọc câu nầy, lại nhớ đến bài Hát nói Hưởng Nhàn của Nguyễn Công Trứ :
" Ngã kim nhật tại tọa chi địa, cổ chi nhân tằng tiên ngã tọa chi " ( Cái chỗ mà ta đang ngồi ngày hôm nay, thì người xưa đã từng ngồi đây trước ta rồi ! )


Mạc đạo quân hành tảo, Cánh hữu tảo hành nhân.

.
MẠC ĐẠO : là Đừng nói rằng, Ở đây có nghĩa : Đừng tưởng rằng.
QUÂN : Quân ở đây không phải là VUA, mà là Ngôi thứ 2 trong danh xưng Đại từ, nên có thể là Nam, có thể là Nữ.
CÁNH HỮU : là Càng có..., Ở đây có nghìa : Còn có.

.
NGHĨA CẢ CÂU :

.
Đừng tưởng rằng bạn là người đi sớm, đến sớm đâu, còn có người đi sớm, đến sớm hơn nữa. Câu trước nói về lợi thế của Địa lý, hoàn cảnh... " Cận thủy lâu đài ". Câu nầy nêu lên lợi thế về cố gắng, tích cực, người nào tích cực hơn ( đi sớm ), thì người đó sẽ dễ dàng đạt mục đích hơn.
Đây là bản TQHV bằng điện tử trên mạng, theo bản xưa mà hồi nhỏ Ba tôi thường lấy ra đọc để răng dạy chúng tôi, thì trước 2 câu trên còn có 2 câu như thế nầy :

Tiên đáo vi quân , Hậu đáo vi thần.

Mạc đạo quân hành tảo, Cánh hữu tảo hành nhân.
Nghĩa là :
Ai đến trước thì làm vua, Ai đến sau thì làm tôi. Đừng tưởng bạn là người đến trước, còn có người đến sớm hơn bạn nữa !


Mạc tín trực trung trực, Tu phòng nhơn bất nhơn.
MẠC TÍN : là Chớ tin.
TU PHÒNG : là Nên đề phòng.
NGHĨA CÂU :
Chớ vội tin ( người nào đó ) là rất thẳng thắng ( thẳng thắng trong thẳng thắng ), mà phải nên đề phòng những người bất nhơn làm bộ nhơn nghĩa ( không nhơn nghĩa mà làm như nhơn nghĩa )
. Câu nầy dùng để khuyên những người trẻ mới ra đời, chưa có kinh nghiệm sống, dễ tin người nên dễ bị người lừa bịp.


Sơn trung hữu trực thọ, Thế thượng vô trực nhân.
TRỰC : là Thẳng, là Ngay. Vừa nghĩa đen vừa nghĩa bóng.
NGHĨA CÂU :
Trong núi rừng còn có cây ngay thẳng, chớ ở trên đời nầy không có người ngay thẳng đâu !. Câu nói bi quan quá ! Nặng tính cảnh giác để giáo dục những người trẻ mới ra đời chưa có kinh nghiệm nhận xét đánh giá người khác. Nó hô ứng với câu trước nó là : " Mạc tín trực trung trực, Tu phòng nhân bất nhân ". Nhưng dù sao thì cẩn thận vẫn hơn, " Cẩn tắc vô ưu " mà !.


Tự hận chi vô diệp, Mạc oán thái dương thiên.
TỰ HẬN : là Tự mình oán trách mình.
CHI VÔ DIỆP : Chi là Cành, là Nhánh. Vô là không, không có. Diệp là LÁ. CHI VÔ DIỆP là Cành không lá. Ta có thành ngữ : " Kim CHI ngọc DIỆP " là " CÀNH vàng LÁ ngọc " để chỉ những người quý phái.
MẠC OÁN : là Đừng oán hận.
THIÊN
: là Chệch một bên, Nghiêng về một phía. Chớ không phải THIÊN là Trời.
NGHĨA CẢ CÂU :
Nên tự mình oán trách là tại cành nhánh của mình không có lá, chớ đừng oán trách là tại ánh nắng thiên lệch chiếu về chỗ của mình ít hơn chỗ khác. Phải biết chấp nhận thực tế và phải tự biết là tại khả năng của mình không có, hoặc chưa tới, chớ đừng oán trách là tại sao " xếp " không trọng dụng mình mà trọng dụng người khác. Thường thì con người ta chỉ biết " phân bì " mà không biết " tự lượng ".


Đại gia đô thị mệnh, Bán điểm bất do nhân.
ĐẠI GIA : là Tất cả , là Mọi người. Khác với Đại Gia
大爺
là Ông Lớn.
ĐÔ : là Đều. Đô Thị : Đều Là. Khác với Đô Thị
都市
là Chợ Búa.
MỆNH : là Mạng số, Số mạng.
BÁN ĐIỂM : là Nửa chấm. Có nghĩa như : Một chút, " Nửa chút " của ta vậy.
NGHĨA CÂU :
Tất cả mọi người đều là do số mệnh an bài cả rồi, không có " nửa chút " nào là do người quyết định được cả !. Câu nầy quá Duy Tâm, nhưng chủ ý là khuyên ta nên an phận thủ thường, chấp nhận hiện tại, đừng quá bon chen, chớ không phải bảo ta buông xuôi tất cả cho số mạng một cách dị đoan. Câu nầy còn dùng để an ủi người khác khi thất bại để đừng chán nản quá mà hãy chấp nhận thực tại hầu cố gắng " bày lại keo khác " !


Nhất niên chi kế tại ư xuân, Nhất nhật chi kế tại ư dần,

Nhất gia chi kế tại ư hòa, Nhất sinh chi kế tại ư cần.

KẾ : là Tính toán : KẾ TOÁN.
là Mưu Lược : TAM THẬP LỤC KẾ .
là Hoạch Định, Chương Trình : KẾ HOẠCH : Đây chính là nghĩa

trong câu nói trên.
CHI : ở đây là Hình Dung từ chỉ Sỡ Hữu : CỦA.
NGHĨA CỦA NHỮNG CÂU TRÊN :
Những chương trình hoạch định cho một năm phải bắt đầu từ mùa XUÂN, Những tính toán dự định trong một ngày phải bắt đầu từ giờ DẦN ( từ 3 đến 5 giờ sáng ). Những kế hoạch để xây dựng gia đình cho êm ấm là chỉ ở một chữ HÒA ( trên thuận dưới hòa ). Còn những hoạch định tính toán dự trù cho cả một đời người là chỉ một chữ CẦN mà thôi ! ( Nếu chịu khó siêng năng cần cù, thì trong cuộc đời dù không thành công lớn, cũng thành công nhỏ và có tệ nhất thì cũng... đù ăn đủ mặc, không đến nỗi đói rách lang thang.).

" Thiên hữu tứ thời XUÂN tại thủ " 天有四時春在首. Trời có 4 mùa thì mùa XUÂN là mùa đầu tiên, tiết trời đã ấm áp trở lại sau mùa đông giá rét , cây cỏ đâm chồi nẩy lộc, vạn vật đều tái sinh, khí thế đang lên, nên các kế sách dự định trong năm cũng nên bắt đầu ở thời điểm nầy... hơn nữa, nếu có gì trục trặc, thì cũng có đủ thời gian để... điều chỉnh lại ! Kế hoạch trong năm bắt đầu ngay được từ mùa Xuân, thì xem như đã thành công một nửa rồi !
" Thiên quang DẦN, nhật xuất MÃO "
天光寅,日出卯
. Trời sáng ở giờ Dần, mặt trời mọc ở giờ Mão, nên công việc dự định trong ngày nên bắt đầu ngay từ giờ DẦN, Nông dân làm ruộng cũng thế, muốn gieo mạ, cấy lúa, gặt lúa...đều phải thức giấc lúc giờ Dần để bắt đầu cho công việc đồng áng. Ngày xưa, phương tiện giao thông khó khăn, nên định đi đâu để làm gì thì cũng phải thức giấc lúc giờ DẦN.
" HÒA khí sanh tài "
和氣生財 . Có Hòa Thuận để làm ăn thì mới phát sinh tài lộc được, gia đình xào xáo, mỗi người một ý , thì làm ăn làm sao lên cho được ! Ông bà cũng đã dạy " Gia HÒA thì Vạn sự Hanh ". Có nghĩa : Gia đình Hòa Thuận thì muôn việc đều suông sẻ.( Hanh thông 亨通 là Suông sẻ ). Cầu nầy thường bị đọc lệch đi là " Gia Hòa vạn sự HƯNG ( Hưng là Hưng Vượng 興旺
) , ý nghĩa cũng tương tự mà thôi.
Cuối quyển Tam Tự Kinh có câu : " CẦN hữu công, Hí vô ích "
勤有功,戲無益. Nghĩa đã rõ : Chơi bời lêu lỏng không đem lại lợi ích gì cả, còn Siêng Năng cần cù thì sẽ gặt hái được thành công trong mọi mặt, nên trong cuộc đời của một người, yếu tố " CẦN " không thể thiếu trong việc tạo dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho gia đình được !.

Hẹn lại kỳ sau...

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 6                                             


Trách nhân chi tâm trách kỷ, Thứ kỷ chi tâm thứ nhân.
TRÁCH : là Trách móc, Rầy rà.
THỨ : là Tha thứ, Xí xóa.
CHI : Thể theo lời yêu cầu của Thầy Vương Công Hi, xin được nói sơ về chữ CHI như sau :
CHI
: là Liên Quan Đại Từ ( Relative Pronoun ), có nghĩa là CÁI...MÀ, như câu nói trên " Trách nhân CHI tâm " là " Cái lòng MÀ ta trách người ( khác ).
CHI
: là Phiếm Chỉ Đại Từ ( Indefinite Pronoun ), có nghĩa NÀO, ĐÓ. Vd :..." Cổ chi
nhân tằng tiên ngã tọa CHI " là Người của thuở xưa đã ngồi ĐÓ ( nơi ĐÓ ĐÓ ) trước ta rồi. ( chữ CHI màu đỏ là Sở hữu Tính Từ )
CHI
: là Sở Hữu Tính Từ ( Adjective Posessive ),có nghĩa là CỦA, Vd : Câu ... " Cổ CHI nhân " ở trên là " Người CỦA thời xưa ". Tương tự : " Ngã CHI huynh đệ " là " Anh em CỦA tôi ".
CHI
: là Động Từ ( Verb ), có nghĩa là ĐI, ĐẾN, VỀ , Vd :..." đào hoa lưu thủy tử hà CHI ? " là...Hoa trôi nước cuốn bác VỀ đâu ?.
NGHĨA CÂU TRÊN :
Lấy cái lòng mà mình trách người ta để trách mình, và hãy lấy cái lòng mà mình tha thứ mình để tha thứ cho người khác.
Thường thì người ta làm điều sai quấy, hoặc có lỗi với mình, thì mình hay trách móc, giận hờn, thậm chí còn muốn trả thù, trả đủa lại..., nhưng đến khi mình lầm lỗi hay sai quấy, thì mình chỉ tự nhủ lần sau nhớ để ý để khỏi làm sai, rồi mình tha thứ... mình ! Chớ không có giận hờn trừng phạt gì cả !
Sao ta không lấy cái lòng tha thứ mình để tha thứ cho người khác, cho...thế giới đại đồng, cho... cỏi lòng mở rộng, cho... xóa bỏ hận thù, và cho... tình người được nồng thắm hơn lên !?.


Thủ khẩu như bình, phòng ý như thành.
THỦ : là Giữ, là Canh chừng.
BÌNH : là Cái Bình ( bằng gốm sứ, pha lê ... ).
PHÒNG : là Hờ, là Phòng thủ, là Đề phòng.
THÀNH
: Thành nầy có bộ Thổ một bên, là Thành được xây đắp bằng đất, là Thành Trì. Ta phân biệt với 2 chữ Thành sau đây :
THÀNH
: có bộ Ngôn, là lời nói Thật, là Thành Thật.
THÀNH
: là Đạt được, là Thành Công.
NGHĨA CỦA CÂU :
Giữ cái miệng của mình như giữ cái bình quý, coi chừng bể ( cần thiết lắm mới nói ), và phải luôn luôn có ý đề phòng bất trắc, thì sẽ vững chải như là thành trì. Vế sau nầy còn có nghĩa là phải luôn luôn có ý đề phòng như đang thủ thành vậy ( lúc nào cũng phải đề phòng kẻ địch tấn công ).
Câu nói trên hình thành một thành ngữ rất thông dụng " THỦ KHẨU NHƯ BÌNH " với nghĩa rộng rãi ngoài nghĩa giữ mồm miệng cho cẩn thận, còn để chỉ những ai ít nói. Vd : Họp mặt suốt buổi không thấy chị nói gì hết, sao hôm nay lại " Thủ khẩu như bình " vậy ?. Tới đây làm cho ta lại nhớ đến một câu trong Truyện Kiều, tả lúc Thúc Sinh về gặp Hoạn Thư theo lời khuyên của cô Kiều là :
... Nghĩ đà BƯNG KÍN MIỆNG BÌNH,
Nào ai có khảo mà mình lại cung !?.
Theo quyển Minh Tâm Bửu Giám mà tôi học hồi nhỏ, thì sau 2 câu trên còn có 2 câu nữa, như thế nầy :
Thủ khẩu như bình, Phòng ý như thành,


Thị phi chỉ vị đa khai khẩu,

口,
Phiền não giai nhân cưởng xuất đầu.

頭。
Có nghĩa :
Giữ miệng như giữ bình quý, Giữ ý đề phòng như đang thủ thành. Chuyện thị phi mà có được là do nói quá nhiều ( đa khai khẩu ), và phiền não mà có được đều do ( giai nhân
皆因 ) đòi hỏi quá đáng, bướng bỉnh quá lố ( cưởng xuất đầu ).


Ninh khả nhân phụ ngã, Thiết mạc ngã phụ nhân.
NINH KHẢ : là Thà rằng, Thà là.
PHỤ : là Cỏng trên lưng, là Quay lưng lại với ai đó.( để cỏng ), nhưng lâu dần đựợc sử dụng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. nên nghĩa phát sinh là : Phụ rãy ai đó, vì vậy ta có thành ngữ :
" Phụ Tâm Nhân
心人
" là Kẻ phụ tình, Kẻ bạc tình.
THIẾT MẠC : là Đừng bao giờ, là Chớ nên.
NGHĨA CẢ CÂU :
Thà là để người ta phụ mình, chớ mình đừng bao giờ phụ người. Nói thì nghe dễ, nhưng thực tế lại rất khó. Đức tính nhẫn nhục, cam chịu thật cao quý vô cùng, nhưng cũng thiệt thòi vô cùng và cũng dễ làm xúc động ,cảm hóa đối phương... vô cùng ! . Câu nói nầy ngược hẵn lại với câu nói của Tào Tháo khi giết Lã Bá Xa là người ơn nghĩa của mình, bị Trần Cung trách vấn tại sao, thì Tào Tháo bảo rằng :" Thà là mình phụ người ta, chớ không để cho người ta phụ mình, Thà rằng mình phụ thiên hạ, chớ không để thiên hạ phụ mình. ". Quả là tay gian hùng và là tay thủ đoạn chính trị tấm cỡ, và cũng chính vì vậy mà Tào Tháo mới soán ngôi nhà Hán để lập nên nhà Ngụy của riêng mình !
Câu nói nầy còn được nói gọn lại như sau :
NINH KHẢ PHỤ NGÃ, THIẾT MẠC PHỤ NHÂN.

事,
Tái tam tu trọng sự, Đệ nhất mạc khi tâm.
TÁI TAM : Tái là Lần nữa, Lần thứ 2.Tam là Lần thứ 3. Tái Tam : là cân nhắc 2, 3 lần, lấy ý của một câu trong Luận Ngữ : " Tam tư nhi hành, Tái tư khả hỉ !
三思而行,再思可矣
" ( Suy nghĩ ba lần trước khi muốn làm một việc gì đó, đến khi muốn bắt đầu làm còn có thể suy nghĩ lại một lần nữa cho chắc ăn ! ). Chỉ sự cẩn thận, Cân nhắc.
TU : là Phải, Nên. Khác với Tu
: là Sửa.
TRỌNG SỰ : là Xem trọng sự việc.
MẠC : là Đừng, là Chớ.
KHI TÂM : là Lòng khinh rẻ, Xem nhẹ hoặc hời hợt với chuyện gì, điều gì đó.
NGHĨA CẢ CÂU :
Muốn làm hoặc quyết định một việc gì đó, phải xem trọng việc đó và phải suy nghĩ cân nhắc tới lui 2, 3 lần rồi mới làm hoặc quyết định, Hạng nhất là không được có lòng khinh rẻ hoặc xem thường việc đó. Câu nầy khuyên ta không nên quyết định vội vàng hấp tấp bất cứ một sự việc nào đó, để khỏi phải hối tiếc hoặc ân hận về sau.


Hổ sanh do khả cận, nhân thục bất kham thân.
DO KHẢ : là Còn có thể. Vẫn có thể.
THỤC : là Quen biết. Thục còn có nghĩa Chín ( trái với Sống ).
BẤT KHAM : là không nên, Không ổn, Không Kham.
NGHĨA CÂU :
Con cọp đẻ ( hay bất cứ con thú nào đẻ đều rất dữ dằn, do bản năng làm mẹ để bảo vệ các con của chúng ), vẫn còn có thể gần gũi được, chớ những người mà ta quen biết thì không nên gần gũi thân thiết bao giờ !. Tại sao ? Sao lại phải bi quan thế kia ? Đây chỉ là lời khuyên nên cẩn thận đề phòng lòng người nham hiểm vô chừng mà thôi ! Những người mà ta quen biết thân thiết với họ, kể hết cho họ nghe những ưu khuyết điểm, những thói hư tật xấu, những bí ẩn đời tư với họ, đến khi có chuyện không hay xảy ra, thì chính họ sẽ là những người tố cáo ta mạnh mẽ nhất, chính xác nhất mà ta vô phương chạy chối, chừng đó ta sẽ thấy họ còn dữ hơn là con cọp đang đẻ nữa !. Câu nói tuy bi quan nhưng rất thực tế : " Nhân thục bất kham thân " là thế !

便
Lai thuyết thị phi giả, Tiện thị thị phi nhân.
THỊ PHI : Thị là Đúng, Phi là Sai.Thị là Phải, Phi là Trái. Nên THỊ PHI là những Đúng sai, phải trái, tốt xấu... ở đời.
GIẢ : là Người, dùng để đối với chữ NHÂN ở phía sau.
TIÊN THỊ : là Chính là, Tức là.
NGHĨA CÂU :
Cái người đến nói chuyện Thị Phi, chính là con người Thị Phi đó. Câu nầy muốn thức tĩnh ta về nhân cách của những người hay nói về người nầy, người khác, chuyện nầy chuyện nọ...Đó không phải là những người tốt, đó chính là những con Người Thị Phi đó. Rất nhiều chuyện mích lòng nhau, nghi ngờ nhau, ghét bỏ nhau... đều là do NHỮNG CON NGƯỜI THỊ PHI nầy mà ra cả ! Trong cuộc sống ta gặp rất nhiều người như thế nầy, nên chuyện THỊ PHI chỉ nghe chơi rồi bỏ, là chắc ăn nhất !


Viễn thuỷ nan cứu cận hỏa, Viễn thân bất như cận lân.
NGHĨA CỦA CÂU :
Nước xa khó cứu được lửa gần, Bà con xa không bằng xóm giềng gần. Câu nói nêu lên tầm quan trọng của bà con chòm xóm khi tắt lửa tối đèn, người láng giềng gần sẽ là người thân cùng chia sẻ với ta tất cả những không may khi xảy đến. Nhưng câu nói nầy chỉ đúng với chòm xóm ở VN ta mà thôi, còn ở Mỹ thì... nhà hàng xóm người Việt ngang mặt nhà tôi đã 10 năm nay, ông ta đâu có biết tôi là ai, và tôi cũng không biết ông ta ... tên là gì nữa ! Một chiếc xe trước cửa nhà ông ta " ve " như thế nào đó mà đụng xập thùng thơ xây bằng gạch trước cửa nhà tôi. Ông Mỹ ở kế nhà tôi kêu và mách cho tôi biết, tôi sang tìm hỏi ông ta, thầm tính sẵn dịp để làm quen, chớ cũng chả cần phải thường bồi gì. Nhưng khi gặp mặt hỏi thăm, thì ông ta chối bây bẩy, bảo là thằng Mỹ nói bậy... thế là... hòa cả làng, và tôi với ông ta lại tiếp tục... không biết nhau luôn ! Thật chán thay " láng giềng gần "... ở Mỹ !!! .


Hữu trà hữu tửu đa huynh đệ, Cấp nạn hà tằng kiến nhất nhân.
CẤP : là Gấp rút. Mau lẹ, Vội vàng.
NẠN : là Danh Từ chỉ Tai nạn, Hoạn nạn. Khi đọc là NAN ( không có dấu nặng ) thì là Hình Dung Từ chỉ Khó, khó khăn.
HÀ TẰNG : là Chẳng từng, Chẳng hề.
NGHĨA CÂU :
Khi có trà có rượu thì nhiều anh nhiều em lắm ( anh em ở đây chỉ Bạn bè của " Trà Tam Tửu Tứ " ), nhưng đến khi gặp nạn gấp rút cần người giúp đở, thì chẳng hề thấy người nào vác mặt đến để giúp đở cả ! Lúc hoạn nạn, người nào " mò " đến, người đó mới chính là " Bạn bè " thực sự !


Nhân tình tự chỉ trương trương bạc, Thế sự như kỳ cuộc cuộc tân.
TRƯƠNG : Ta đọc trại thành Trang, là Mạo từ : TRANG giấy. Họ Trương cũng chữ Trương nầy. Gốc của chữ nầy do bộ Cung
lấy Ý, và chữ Trường
lấy Âm, ghép lại mà thành, nên nghĩa chính là GIƯƠNG. Trương Cung là Giương Cung đó. KHAI TRƯƠNG : là Mở rộng cửa ra để đón khách vào.
CUỘC : Còn đọc là CỤC , cũng là Mạo từ, Một Cuộc Cờ là Một ván cờ. Danh từ chỉ : Một đơn vị hành chánh, như Cảnh Sát Cuộc, Cục An Ninh...
NGHĨA CÂU :
Tình người như giấy, tờ nào tờ nấy mỏng te. Còn chuyện đời thì như cờ vậy, mỗi ván một mới thay đổi luôn luôn. Ta cũng có câu : " Nghĩa nhân mỏng vánh tợ cánh con chuồn chuồn, khi vui nó đậu khi buồn nó bay ! ". Thế thôi !.

Sơn trung dã hữu thiên niên thọ, Thế thượng nan phùng bá tuế nhân.
DÃ HỮU : là Cũng có, Còn có.
NAN PHÙNG : là Khó gặp.
NGHĨA CÂU :
Trong núi còn có cây sống cả ngàn năm, chớ trên đời rất khó mà gặp được người sống đến một trăm tuổi. Câu nói nầy bị " phá sản " hoàn toàn trong xã hội ngày nay ! Nạn phá rừng tràn lan, muốn kiếm cây sống trăm năm còn khó, nói gì đến ngàn năm. Còn con người , thì ôi thôi, Y học, khoa học tiến bộ, nhan nhản khắp mọi nơi trên trái đất đều có người sống hơn một trăm tuổi cả !

TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN 7                                        


Lực vi hưu phụ trọng, Ngôn khinh mạc khuyến nhân.
VI : là Nhỏ, là Mỏng, là Yếu.
HƯU : là Nghỉ, ( Hưu trí ). là Đừng.
PHỤ : là Vác, là Cỏng, nghĩa bóng là Gánh vác : Phụ trách.
KHINH : là Nhẹ, là Mau, là Không có trọng lượng.
KHUYẾN :là Khuyên, là Khích lệ.
NGHĨA CÂU :
Sức yếu thì đừng vác nặng, Lời nói nhẹ thì đừng khuyên người. Cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Không đủ năng lực thì đừng gánh lấy trách nhiệm lớn lao, dễ làm hư việc lớn. Lời nói không có " Kí Lô ", không có trọng lượng, thì đừng nên khuyên người, chẳng những người ta không nghe, mà lắm khi còn bị lăng nhục, ngỡ ngàng. Nói chung là phải biết tự lượng sức mình, biết người biết ta thì sự việc mới có hiệu quả tốt.


Vô tiền hưu nhập chúng, Tao nạn mạc tầm thân.
HƯU : là Nghỉ ngơi. Ở đây là Phó từ có nghĩa là Đừng.
NHẬP CHÚNG : là Vào chỗ đông người, Tham gia vào các Cộng đồng.
TAO : là Gặp gỡ, Gặp phải. TAO NẠN. : là Gặp nạn.
TẦM THÂN : là Tìm người thân, Tìm Thân nhân.
NGHĨA CÂU :
Không có tiền, Nghèo thì đừng tham gia vào các cộng đồng ( chỗ đông người ). Còn khi gặp tai nạn, cần đi lánh nạn, thì đừng tìm Bà con. Tại sao ?. Tại vì Bà con thân nhân cũng sợ trách nhiệm, sợ bị vạ lây, mà không dám chứa ta đâu, hay có chứa thì cũng tỏ ra lạnh nhạt bực bội, khó chịu ra mặt... ta cũng khó sống lắm ! Chưa nói đến chuyện còn đi đầu thú, báo cáo để hại ta nữa !.
Còn nghèo hả ? Cứ nằm nhà đi cho yên thân, tham gia cộng đồng chỉ tổ cho người khinh rẻ mà thôi !. Ở đây cần nói rõ, các Tổ chức Cộng đồng người Hoa, hễ ai nhiệt tâm chịu ra tiền nhiều cho Cộng đồng, thì người đó được trọng vọng và có Chức sắc trong tổ chức cộng đồng, nếu không thì chỉ đến đó làm lon ton mà thôi. Xưa cũng vậy mà nay cũng vậy, ở VN cũng vậy mà ở Mỹ cũng vậy, nên những Tổ Chức Cộng Đồng người Hoa rất giàu. Còn Tổ chức Cộng đồng người Việt của mình thì trái ngược lại, vì có tài trợ của Chính quyền Mỹ ở địa phương, nên ai tham gia và tích cực với Cộng đồng thì có thể có quyền lợi gì đó, có thể... kiếm chút cháo được !. Xin lỗi đã nói thẳng nói thật những gì thấy được. Xin góp ý để sửa sai. Cám ơn trước.


Bình sinh mạc tác trứu mi sự, Thế thượng ưng vô thiết xỉ nhân.
BÌNH SINH : là Cuộc sống Bình thường, tức là Cuộc

đời đó.
MẠC TÁC : là Đừng làm, là Chớ nên làm.
TRỨU MI : Trứu là Nhăn, Mi là Mày. Trứu Mi : là
Nhăn mày, là Cau mày.
ƯNG VÔ : Đáng lý là Không, là Sẽ Không có.
THIẾT XỈ : Thiết là Xắt, là Thẻo,là Cọ xác.Xỉ là Răng.
Thiết Xỉ là Nghiến Răng trong thành ngữ " Giảo
Nha Thiết Xỉ
咬牙切齒
" là Nghiến Răng Nghiến
Lợi, chỉ sự căm hờn đến cực điểm.
NGHĨA CÂU :
Trong cuộc đời, đừng làm những việc gì khiến người ta phải nhăn mày, thì trên đời nầy sẽ không có ai nghiến răng nghiến lợi cả ! Trong đời ta không làm những việc ác nhân sát đức để hại người, khiến người ta phải nhăn mặt nhíu mày đau thương hờn oán, thì làm gì còn có người phải căm hờn oán giận đến nỗi phải nghiến lợi nghiến răng !?.


Sĩ giả quốc chi bảo, Nho vi tịch thượng trân.
SĨ : là Kẻ sĩ, là Học trò, là người ra làm quan ( xuất sĩ ).
Sĩ là giai cấp đứng đầu trong xã hội nông nghiệp
ngày xưa : Sĩ Nông Công Thương Binh.
GIẢ : là Người. Nhưng ở đây Nó là Đại từ Liên Quan
dùng để nhấn mạnh từ đứng trước nó, có nghĩa là
Đó, Cái Đó Đó. SĨ GIẢ : là Kẻ Sĩ Đó ( đó ).
BẢO : là Của Báu, là Báu Vật, là Đồ Quý Giá.
NHO : là Nho Giáo, Ở đây chỉ Người theo đạo Nho.
TỊCH : là Chiếu, Vd : Chủ Tịch là người ngồi đầu chiếu.
Ta lại đọc trại thành Tiệc : Yến Tịch là Yến Tiệc.
TRÂN : là Của Quý như Trân Châu.
là Món Ngon như Sơn Trân Hải Vị.
Ở đây dùng để đối với chữ BẢO ở trên.
NGHĨA CÂU :
Người có học, người ra làm quan là bảo vật của quốc gia. Người học theo đạo Nho, Nho sinh, Nho sĩ là những người được trân quý trên bàn tiệc ( trên chiếu ). Câu nầy đề cao người có học, người theo Nho học để an bang tế thế ( của xã hội Phong Kiến ngày xưa ) luôn luôn được coi trọng ở mọi nơi mọi chốn, từ bàn tiệc nhỏ nhoi cho đến quốc gia đại sự. Mặc dù ngày nay đạo Nho không còn được trọng vọng như ngày xưa nữa, nhưng câu nầy vẫn còn tác dụng dùng để khuyên răn con cháu cố gắng học hành cho thành đạt, vẫn hơn là dốt nát phải lao động chân tay. Ở bất cứ xã hội nào, chế độ nào, thời buổi nào, người có trí thức vẫn được trọng vọng hơn.


Nhược yếu đoạn tửu pháp, Tỉnh nhởn khán túy nhơn.
NHƯỢC : là Nếu, ta có từ Nhược bằng là Nếu Như.
Trong kinh Phật đọc là NHÃ khi đi với chữ BAN ở
phía trước BAN NHƯỢC
般若 : đọc là BÁT NHÃ.
YẾU : Tính Từ có nghĩa là Quan Trọng, như YẾU NHÂN.
Động Từ có nghĩa là Muốn,là Cần.
ĐOẠN : Tính từ, có nghĩa là Đứt, là Dứt. Vd : Đoạn Tình.
Động Từ, có nghĩa là Cắt Đứt, Đoan Tuyệt là Cắt
đứt hẵn.
PHÁP : là Phép, là Cái Cách.
TỈNH : là Tỉnh Táo, Tỉnh rượu, là Ngủ dậy : Tỉnh Giấc.
NGHĨA CÂU :
Nếu như muốn cai rượu, cách tốt nhất là hãy nhìn cái thằng say lúc mình đang tỉnh rượu. Dùng con mắt tỉnh táo để nhìn cái thằng say, coi nó " quậy " như thế nào, thì sẽ biết rằng lúc mình say mình cũng quậy như thế đó, thấy được những chuyện xấu làm lúc say để xấu hổ mà " Cai Rượu " !. Nhưng có Cai được không lại là một chuyện khác, thấy thì thấy vậy, chớ tới chừng uống thì vẫn cứ " Vô " như thường !. Ông bà mình nói : " Tửu nhập tâm như cẩu cuồng tại thị
酒入心如狗逛在市
" Rượu đã vào bụng rồi thì như con chó chạy vòng vòng ngoài chợ không còn úy kỵ gì nữa hết !
GHI CHÚ THÊM :
*( Cẩu ) cuồng tại thị : là ( Chó ) chạy lòng vòng ngoài chợ.
* Cuồng Cẩu
狂狗 : là Chó điên.


Cầu nhân tu cầu anh hùng hán, Tế nhân tu tế cấp thời vô.

Khát thời nhất trích như Cam lộ, Túy hậu thiêm bôi bất như vô.

TU : là Phải, là Cần phải.
ANH HÙNG HÁN, ĐẠI TRƯỢNG PHU là mẫu người lý tưởng, hay cứu khổn phò nguy của xã hội ngày xưa.
TẾ : là Cứu Giúp, như Cứu Tế, Tế bần.
CẤP THỜI : là Lúc gấp rút, lúc Cần thiết nhất.
NHẤT TRÍCH : là Một giọt, Một Nhễu.
CAM LỘ : Nước ngọt lịm có thể xoa dịu đau khổ và cải tử hồi sinh trong Tịnh bình có cắm nhánh liễu của Quan Thế Âm Bồ Tác.
THIÊM : Ta đọc trại thành THÊM.
NGHĨA 4 CÂU THƠ TRÊN :
Cầu người thì phải cầu người Anh hùng Hảo hán ( những người đó mới giúp đở mình được, mới xứng đáng để mình cầu xin giúp đở.). Còn tiếp giúp người ta thì phải giúp lúc người ta không có mà cần được giúp đỡ nhất, tức là cứu giúp người ta trong lúc túng ngặt nhất, cần thiết nhất thì mới đáng quý, việc cứu giúp mới có giá trị. Cũng như khi người ta khát mình chỉ cho một giọt nước thôi, thì cũng quý giá như là giọt nước Cam lộ trong Tịnh bình của Quan Thế Âm Bồ Tác vậy, còn khi người ta đã say sưa rồi ( tức là đã uống tràn họng rồi ! ) mà còn mời uống thêm một ly nữa, thì ly đó uống cũng như không, không có giá trị gì cả !


Cửu trú lệnh nhân tiện, Bần lai thân dã sơ.
LỆNH : Danh từ là Mệnh lệnh.
Động từ là Ra lệnh.
Phó từ là Làm cho, Khiến cho.
TIỆN : là Hèn hạ. Bần Tiện là Nghèo hèn.
SƠ : là Thưa thớt, là hời hợt, là lợt lạt.
NGHĨA CÂU :
Ở lâu khiến cho người trở nên hèn mọn, Nghèo mà đến thăm thì thân thích cũng trở nên lợt lạt. Câu nói nầy rất thực tế trong tình đời mà ta phải biết để tránh cho đừng xảy ra. Đi nhờ cậy để ăn nhờ ở đậu nhà của ai đó , dù là bạn bè thân thiết cách mấy đi nữa, mà nhờ cậy trường kỳ, lâu dài , đừng nói là người ta sẽ nhìn mình bằng con mắt bần tiện, mà chính bản thân mình cũng thấy mình trở nên hèn mọn. Bà con thân thích ruột rà cũng vậy, nếu mình nghèo mà có thật lòng đến thăm, thì cũng ít khi được sự tiếp đãi nhiệt tình, không khéo bà con còn sợ mình đến để nhờ cậy gì đây mà mĩa mai hắt hủi nữa là đằng khác !.


Tửu trung bất ngữ chơn quân tử, Tài thượng phân minh đại trượng phu.
TỬU TRUNG : là Trong lúc uống rưọu.
BẤT NGỮ : là Chẳng nói chẳng rằng.
CHƠN QUÂN TỬ : là Người Quân tử thật sự, để đối lại với người làm bộ ra vẻ quân tử là NGỤY QUÂN TỬ.
TÀI THƯỢNG : là Trên mặt tiền bạc, là Về mặt tiền tài.
PHÂN MINH : là Phân biệt một cách minh bạch, là Rõ ràng.
ĐẠI TRƯỢNG PHU : Nghĩa đen là Người đàn ông cao lớn, hiên ngang. Nghĩa phát sinh là Người đàn ông đứng đắn, đàng hoàng, đáng mặt đàn ông.
NGHĨA CÂU :
Trong lúc nhậu nhẹt mà không mượn hơi rượu để làm nư, để nói hưu nói vượn, là người chánh nhân quân tử thật sự. Về mặt tiền tài luôn luôn minh bạch rõ ràng từng xu từng cắc một, là người đàng ông đứng đắn đàng hoàng, đáng mặt đại trượng phu.


MINH THI : Xuân Cung Từ                                  

 .

Trải vách quế gió vàng hiu hắt,
Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng !
Oán chi những khách tiêu phòng,
Mà xui phận bạc nằm trong mà đào !....

Tháng này là tháng Sinh Nhật của tác giả CUNG OÁN NGÂM KHÚC, Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều ...


Nguyễn Gia Thiều (
阮嘉韶, 1741-1798), tức Ôn Như Hầu là một nhà thơ thời Lê Hiển Tông. Ông là tác giả Cung oán ngâm khúc, tác phẩm nổi tiếng của văn học Việt Nam.

Nguyễn Gia Thiều sinh ngày 5 tháng 2 năm Tân Dậu[1], tức ngày 22 tháng 3 năm 1741, cuối thời vua Lê chúa Trịnh, ở làng Liễu Ngạn, tổng Liễu Lâm, huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, xứ Kinh Bắc, nay là làng Liễu Ngạn, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, có nhiều người làm tướng, làm quan cho triều đình.

Nguyễn Gia Thiều tuy thuộc tầng lớp quý tộc, nhưng sống trong một thời kỳ nhiều biến động, loạn lạc. Tác phẩm Cung oán ngâm khúc của ông nói lên tâm trạng ai oán của một cung phi sống trong hoàng cung. Nhiều nhà phê bình đánh giá Cung oán ngâm khúc chịu ảnh hưởng bởi Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn qua bản dịch của Đoàn Thị Điểm[2], từ thể loại ngâm khúc viết bằng song thất lục bát đến cách phát triển chủ đề cũng như bút pháp nghệ thuật.....

Nhân tháng Sinh nhật ông Vua thơ Cung Oán của VN ta, xin được điểm lại một số bài thơ Cung Oán nổi tiếng đời Minh...

Trước tiên là...


XUÂN OÁN
春怨
Trường Tín đa xuân thảo,
長信多春草,
Sầu trung thứ đệ sinh.
愁中次第生
.
Quân vương hành bất đáo,
君王行不到
,
Tiệm dữ ngọc giai bình.
漸與玉階平
.
Tạ Triện Chế.
謝肇制.

CHÚ THÍCH :
1. Trường Tín : Tên của một Cung trong Cung Vua, và... hình như đây là cái Lãnh Cung nổi tiếng trong thơ Cung Oán từ đời Đường đến đời Minh.
2. Thứ đệ : Là Xếp Hạng, Ở đây có nghĩa là lần lượt, là dần dà.
3. Ngọc Giai : là Thềm ngọc. Các bậc tam cấp, ngũ cấp.. được dát bằng đá quý, cẩm thạch.

DICH NGHĨA :
Quanh cung Trường Tín có rất nhiều cỏ xuân, những cỏ xuân hết lớp nầy đến lớp khác mọc lên trong nỗi sầu của nàng Cung nữ. Vì Vua chưa bao giờ đi đến nơi nầy, nên cỏ cũng đã dần dà mọc lên ngang bằng với thềm ngọc !.

DIỄN NÔM :
Cỏ non quanh Trường Tín,
Theo sầu lớp lớp xanh.
Quân vương chưa từng đến,
Thềm ngọc cỏ xây thành !
Lục bát :
Xanh om Trường Tín cỏ non,
Theo sầu lớp lớp cỏ còn xanh lơ.
Quân vương chưa đến bao giờ,
Ngang bằng thềm ngọc cỏ mờ mờ xanh !

Đỗ Chiêu Đức.

Vì thơ Cung Oán đời Đường quá nhiều, nên ... lại điểm thêm một bài thơ Cung Oán của đời Minh nữa...


《春宮詞》 XUÂN CUNG TỪ
長信宮中芳草生,
Trường Tín cung trung phương thảo sanh,
晚風獨立正含情。
Vãn phong độc lập chánh hàm tình.
時顰柳葉聽龍駕,
Thời tần liễu diệp thính long giá,
誰隔桃花吸鳳笙。
Thùy cách đào hoa hấp phụng sinh.
金屋半開春寂寞,
Kim ốc bán khai xuân tịch mịch,
珠簾不動月分明。
Châu liêm bất động nguyệt phân minh.
燒殘蠟炬虛長夜,
Thiêu tàn lạp cự hư trường dạ,
遮莫同心結未成。
Già mạc đồng tâm kết vị thành.
謝榛 Tạ Trăn.


DỊCH NGHĨA :
BÀI TỪ TRONG CUNG
Cỏ non đã mọc trong cung Trường Tín, đang xúc động vì đứng một mình một bóng trong gió đêm. Thỉnh thoảng lại phải nhăn mày liễu vì nghe tiếng xe giá của nhà vua đến đâu đó, Ai là kẻ bên kia vườn hoa đào đã thu hút được tiếng sanh ca kia ?! Cánh cửa mở nửa vời của cung vàng điện ngọc càng làm cho sắc xuân thêm vắng vẻ, và bức rèm châu nằm im ắng bất động nên ánh trăng càng rành rạnh phân minh. Đêm dài lặng lẻ trôi dần theo ánh nến sắp tàn, mà giải đồng tâm kết mãi vẫn chưa xong !

DIỄN NÔM :
Cỏ non xanh biếc cung Trường Tín,
Thơ thẩn chiều xuân gió gợi tình.
Mày liễu chợt nhăn long giá đến ,
Má đào ai ửng phụng ca đình.
Nhà vàng lặng lẻ xuân im ắng,
Rèm ngọc im lìm nguyệt vắng tanh.
Lệ nến đã tàn đêm cô tịch,
Giải đồng tâm kết mãi không thành !
Lục bát :
Xanh om Trường Tín cỏ non,
Gió chiều một bóng mõi mòn tình ai.
Xe vua đến, khẻ nhăn mày !
Má đào chon chót ai hoài cách ngăn.
Nhà vàng lặng lẻ đêm xuân,
Rèm châu im ắng trăng trong lạnh lùng.
Nến tàn đêm hết não nùng,
Giải đồng tâm kết đến cùng... chưa xong !
Đỗ Chiêu Đức.

Để kết thúc bài viết nầy, xin mời tất cả cùng đọc lại một bài thơ Cung Oán rất đặc biệt, độc đáo, có một không hai trong văn học VN cận đại, có thể xem đây là bài thơ Cung Oán duy nhất,... độc nhất của phong trào Thơ Mới với một thi sĩ... hồng nhan bạc mệnh chỉ ở tuổi 28 mà thôi ! Vâng, đó chính là HÀN MẶC TỬ ( 1912-1940 ) với bài thơ Cung Oán cuối cùng của Ông và của thơ Tiền Chiến....

NHỚ THƯƠNG

Trầm ngán nghê bay trong lãnh cung
Xuân thơm bối rối ngọt vô cùng
Chao ôi, Thánh chúa vô tâm quá
Lòng thiếp buồn như một tấm nhung.

Ngoài kia xuân đã chớm duyên chưa?
Trời ở trong đây chẳng có mùa
Không có niềm trăng và ý nhạc
Có người cung nữ nhớ thương vua !

Hàn Mặc Tử .

___________________________________________________________________________________________________________

   Câu đối chiết tự

Tôi xin trở lại bằng Câu Đối Chiết Tự nhé !.

Tương truyền, khi sứ giả của Vua đến tìm Trạng Bùng ( Phùng Khắc Khoan ), thì khi đến làng, thấy một đám thiếu niên đang chơi ở bên đường, trong đó có một đứa mặt mày sáng sủa, sứ nghi là Trạng, bèn đọc câu đối để thử rằng :

Tự () là chữ, cất giằng đầu, chữ tử () là con, con ai con ấy ?
Ý muốn hỏi : Mày là con của ai vậy ?.

Trạng nghe câu hỏi vô lễ, bèn đáp rằng :

Vu () là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh () là đứa, đứa nào đứa này?
Ý rằng : Mày là đứa nào mà dám hỏi ta là con ai ?.

Như các bạn thấy ở trên, Câu đối chiết tự (chiết: bẻ gãy, phân tách; tự: chữ): là những câu do sự tách chữ Hán hoặc chữ Nôm ra từng nét hoặc từng phần mà đặt thành câu. Một câu đối chiết tự nổi tiếng nữa trong văn học Việt Nam, đó là đôi câu của nữ sĩ Hồ Xuân Hương như sau :
Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc,
Phận liễu sao đà nẩy nét ngang ?
Phân tích :
Duyên THIÊN
là Duyên do Trời định, chữ THIÊN nếu nhô đầu lên theo chiều dọc, thì sẽ thành chữ PHU là Chồng. Đằng nầy là " chưa thấy nhô đầu dọc ", có nghĩa duyên trời chưa rung rủi, chưa có CHỒNG.

Phận LIỄU , là Phận gái ( Liễu là chỉ Liễu Bồ , 2 loại Cây và Cỏ có dáng mềm mại thướt tha, thường được dùng để ví với phụ nữ bằng từ Liễu Yếu đào tơ ). Ở đây chỉ mượn âm của chữ Liễu để dùng cho chữ Liễu có nghĩa là HẾT, để khi " nẩy nét ngang " thì Nó mới thành chữ TỬ là CON. Trong câu đối trên Nữ sĩ đã dùng lối phản vấn để nhấn mạnh bằng từ " sao đà ? ". Phận gái sao đà đã có con ?.

Đó là Câu Đối chiết tự của VN. Bây giờ, ta nói về câu đối chiết tự của văn học TQ nhé ! Ta hãy xem đôi câu đối sau đây :

Thử mộc vi sài, sơn sơn xuất , 此木為柴,山山出
Bạch thủy thành tuyền, tịch tịch đa .
白水成泉,夕夕多
Nghĩa là :
Câu 1 : Thử là nầy, Mộc là cây, Vi là làm, Sài là Củi. " Thử mộc vi sài " là cây nầy dùng làm củi. Sơn sơn là núi núi, có nghĩa bất cứ núi nào. Xuất là ra, là sản xuất ra. Nghĩa cả câu là : " Cây nầy dùng để làm củi, núi nào cũng có cả ! ". Cái hay của câu nầy là : Chữ THỬ
chồng lên trên chữ MỘC thì thành chữ SÀI . 2 chữ SƠN chồng lên nhau thành chữ XUẤT .
Câu 2 : " Bạch thủy thành tuyền " là nước trắng xóa chảy thành dòng suối. " Tịch tịch đa "là mỗi đêm đều nhiều thêm ra. Cũng như câu 1, chữ BẠCH
chồng lên trên chữ THỦY thành chữ TUYỀN . 2 chữ TỊCH chồng lên nhau thành chữ ĐA
.
Cái hay của Chiết tự là ở chỗ đó ! Trong Truyện Kiều, khi thất thân với Mã Giám Sinh, cô Kiều đã hối tiếc mà than rằng :
Biết thân đến bước lạc loài
Nhụy đào thà bẻ cho người TÌNH CHUNG.
Tại sao Nguyễn Du không viết là " người tình XƯA ", hoặc " người tình LANG "... mà phải là " người tình CHUNG ". Thì ra, cụ Tiên Điền nhà ta đang chơi trò Chiết tự. Ta hãy xem đây, chữ CHUNG
gồm có 2 chữ KIM và TRỌNG ghép lại với nhau mà thành. Người tình CHUNG là người Tình tên KIM TRỌNG. Không phải tôi đoán mò, cũng không phải tại hên mà Nguyễn Du ngáp phải ruồi. Nói có sách, mách có chứng đàng hoàng. Trong câu đối Chiết tự xưa có câu như sau :

Bát đao phân mễ phấn 八刀分米粉
Thiên lý trọng kim chung
千里重金鍾
Có nghĩa :
Câu 1 : Phân hạt gạo bằng 8 dao, hạt gạo sẽ nhuyễn ra như phấn. Chữ BÁT
chồng lên chữ ĐAO thành chữ PHÂN , chữ PHÂN ghép với chữ MỄ thành chữ PHẤN .
Câu 2 : Cái chuông vàng mang đi ngàn dặm sẽ rất nặng nề. Cũng vậy, chữ THIÊN
chồng lên chữ LÝ thành chữ TRỌNG , và chữ TRỌNG ghép với chữ KIM thành chữ CHUNG
. Nên...
" Nhụy đào thà bẻ cho người tình CHUNG " là Nhụy đào thà bẻ cho người tình tên KIM TRỌNG đó vậy !

Khi khuyên Thúc Sinh về thăm Hoạn Thư rồi, cô Kiều cũng còn rất lo lắng cho số phận " Sắn bìm chút phận con con " của mình, mà không biết " Khuôn duyên biết có vuông tròn cho chăng ? ", và để tả nỗi lòng tưởng nhớ đến Thúc sinh của Kiều, Nguyễn Du đã viết :
Đêm thu gió lọt song đào,
Nửa vành trăng khuyết ba sao giữa trời !
Trăng khuyết là trăng đầu tháng, mọc lúc hoàng hôn cũng ăn khớp với ba sao giữa trời là Sao Cài đã di chuyển vào giữa bầu trời lúc nửa đêm về sáng. Hình tượng " Nửa vành trăng khuyết " và " ba sao giữa trời " là biểu tượng của chữ TÂM
, là tên của Thúc Sinh như lúc đầu Nguyễn Du đã giới thiệu :
Khách du bỗng có một người,
Kỳ Tâm họ Thúc cũng nòi thư hương.
Thì ra Cụ Nguyễn Du nhà ta đã chơi chữ một cách tuyệt vời, khi dùng hình tượng Nửa vành trăng khuyết và ba sao giữa trời như chữ TÂM
để diễn tả lòng mong nhớ của Kiều đối với Thúc Sinh !

Đỗ Chiêu Đức .

Câu đối của Kim Dung

DCD_Feb22_KimDung.jpgHôm nay, tôi s k mt giai thoi v câu đi trong tiu thuyết võ hip ca KIM DUNG đ mi người cùng đc chơi tiêu khin cui tun nhé ! Tôi tin rng tt c chúng ta đu biết qua truyn " Anh Hùng X Điêu " , tc " X điêu anh hùng truyn " 射鵰英雄傳 ca nhà văn Kim Dung, xem phim thì không có,nhưng nếu xem truyn, chúng ta s đc thy.....

.... Khi b Thiết Chưởng Thy Thượng Phiêu Cu Thiên Nhn đánh cho mt thiết chưởng tha sng thiếu chết, Hoàng Dung phi nh Quách Tĩnh cng đi tìm người tr thương. Được s ch đim ca Thn Toán T Anh Cô, đi tìm Đoàn Nam Đế nh ngài dùng Nht Dương Ch đ tr thương cho Hoàng Dung. Vì mi ln dùng Nht Dương Ch đ tr thương cho ai, thì Đoàn Nam Đế phi mt hết công lc, sau 3 năm mi phc hi li được, cho nên các hc trò ca ngài là Ngư, Tiu, Canh và Đc có ý ngăn cn không cho Quách Tĩnh và Hoàng Dung lên núi. T chân núi đến đnh núi, Ngư Tiu Canh Đc 魚,樵,耕,讀 chia làm 4 trm đ cn tr, khó khăn lm mi vượt qua được 3 trm Ngư, Tiu và Canh.... Bây gi ti trm cui cùng ca ông ĐC nhé !...


Th
y Hoàng Dung gii văn thơ và đã lên tiếng chê trách là ông ch đc sách như vt, ch không hiu hết ý nghĩa ca Thánh hin, qua câu chuyn nghe ông Đc đc mt câu trong sách Lun ng là : " Mc xuân dã, xuân phc ký thành, quan gi ngũ lc nhân, đng t lc tht nhân, dc h Nghi, phong h Vũ Vu, vnh nhi qui...末春也,春服既成,冠者五六人,童子六七人,浴乎宜,風乎宇于,咏而歸... Có nghĩa ; Vào cui xuân, qun áo mùa xuân đã may xong, năm sáu người ln, sáu by tr nh, tm dòng sông Nghi, hng gió đn Vũ Vu, ri hát mà v....( t cnh sng thanh bình vui v, t do t ti ca dân chúng trong bui đu xuân )....mà hi ông rng : " Ông đc sách Thánh hin, mà có biết By Mươi Hai người thành đt 七十二賢 ( tht thp nh hin ) trong s 3 ngàn hc trò ca Không T, là : Có bao nhiêu người già, bao nhiêu người tr không ? Ông Đc suy nghĩ mãi không ra , sách ch nói Tht thp nh Hin, ch đâu có nói gì đến già tr đâu. Hoàng Dung mi cười ông , và đem câu Lun ng mà ông va đc trên đ gii thích như thế ny : Quan gi là người đi mũ, là người ln, ngũ lc nhân, năm sáu người, 5 ln 6 là 30 người. Đng t là con nít là người tr, luc tht nhân, sáu by người, 6 ln 7 là 42 người. 30 cng vi 42, chng phi 72 là gì ? Cho nên tôi nói ông ch đc sách như vt, ch không hiu hết ý nghĩa sâu xa bên trong là vy đó ! " .Thy Hoàng Dung mc dù ngy bin, ly câu sách mình va đc đ mng mình, nhưng cũng phi phc tài thông minh, cơ trí ca cô ta, nên đnh th xem con bé ny gii ti đâu...


Đ
u tiên, ông ta đc mt bài thơ, cho Hoàng Dung đoán lý lch ca mình, bài thơ như sau :

Lc kinh un tch hung trung cu, 六經蕴籍胸中久
Nh
t kiếm thp niên ma ti th, 一剣十年磨在手
H
nh hoa đu thượng nht chi hoành 杏花頭上一枝横
Kh
ng tiết thiên cơ mc l khu 恐泄天機莫露口
Nh
t đim luy luy đi như đu 一点畾畾大如斗
Gi
m khước bán sàng chung s hu 减却半牀终所有
Hoàn danh tr
c đãi qui quan quy 完名直待挂冠歸
B
n lai din mc quân tri ph ? 本来面目君知否

Bài thơ có nghĩa :
L
c kinh là : Sáu b kinh sách đã nung nu trong lòng t lâu và trong tay mười năm nay đã luôn mài mt lưỡi gươm. Trên đu hnh hoa có mt cành ngang, s đ l thiên cơ nên đng m ming. Mt chm to ln như là cái đu, s có được khi đã gim na sàng. Công thành danh toi nên mun cáo lão v quê, gc gác mt mũi ca ta, bn đã biết ri chưa ?


Hoàng Dung nghe xong, bèn l
p li hai câu đu : Lc kinh đã thuc nm lòng, li mười năm mài mt lưỡi gươm, Qu là văn võ song toàn. Ch lc thêm ch nht trong ch nhât kiếm và ch thp trong ch thp niên, gp li thành ch Tân .Trên đu ch Hnh thêm mt gch ngang , và phía dưới b đi ch khu ( mc l khu ) còn li là ch Mùi . Nht đim là mt chm trên ch đi là ch Khuyn , gim phân na ch sàng , tc là b ch mc đi, thêm ch khuyn vào, s thành ch Trng . Cui cùng, ch hoàn danh, hoàn mà qui quan là treo nón, b cái nón ra, ch Hoàn ch còn ch Nguyên . Nhp kết qu ca tám câu li thành ra 4 ch : Tân Mùi Trng Nguyên, thì ra ông xut thân là Trng Nguyên đu năm Tân Mùi, Xin kính chào Ngài Trng Nguyên !


Ông Đ
c rt phc cái thông minh, tài trí ca Hoàng Dung, nhưng ông vn phi làm khó, vì nếu đ Đoàn Nam Đế tr thương cho Hoàng Dung thì ông ta phi chu mt hết công lc trong 3 năm, mà trước mt ông ta đang gp phi cường đch. Vì vy, Ông bt Hoàng Dung phi đi thêm 2 câu đi na, nếu đi được mi cho vào. Câu th nht, vế ra ca Ông như sau :

Phong bãi tông lư, thiên th Pht dao trip đip phiến ,
風 摆 棕 梠 ,千 手 佛 摇 槢 叠 扇

Có nghĩa : Gió đ
ưa các nhánh c ( như cây tht nt xòe các nhánh như lá da ), ging như là ông Pht ngàn tay đang phe phy qut.


V
ế ra hay quá, li rt tượng hình, mun đi li không khó, nhưng mun đi cho hay thì....Cht Hòang Dung nhìn thy mt cng sen vương cao lên trong h, bèn xúc cnh sinh tình mà đi ngay rng :

Sương điêu hà dip, đc cước qu đái tiêu dao cân.
霜 凋 荷 叶, 独 脚 鬼 戴 逍 遥 巾

Có nghĩa :Sương thu làm héo úa lá sen, trông ging như con qu mt giò đi khăn tiêu dao.

By gi đã vào bui tàn thu, sen trong đm đà tàn t, mt cng sen vương cao lên, lá sen bên trên b sương thu nên héo úa đen đúa rũ xung , trông ta như người đang đi khăn, ông Đc dang đi khăn Tiêu Dao, khăn ca thư sinh ngày xưa, bây gi b Hòang Dung diu là Con qu mt giò đi khăn tiêu dao, đ đi li vi Ông Pht ngàn tay đang phe phy qut. Đi khéo và hay quá, li còn mng mình là con qu mt giò na ch !. Nhưng vn không chu thua, ông tiếp tc moi ra câu đi hóc búa mà ngày xưa thy ông đã ra cho ông khi còn đi hc, và mãi cho đến nay mc dù đã đu Trng Nguyên my chc năm ri ông vn chưa đi li được. Câu đi như sau :

Cm St Tì Bà bát đi vương, nht ban đu din ,
琴 瑟 琵 琶 八 大 王, 一 般 頭 面 

Có nghĩa : Cm st tì bà ( là 4 loi nhc c ) , mi ch trên đu đu có 2 ch VƯƠNG  王, nên gi là bát đi vương, Nht ban đu din là mt mũi đu ging nhau, vì 2 ch vương ca mi ch đu nm trên đu.


V
ế ra qu là hóc búa, trong mt lúc mun đi cho chnh không phi là d. Nhưng Hoàng Dung li rt thông minh dĩnh ng, li đúng ngay tình cnh mình đang gp trước mt , nên nàng bèn ct tiếng đi ngay :


Si M
Võng Lượng t tiu qu, các t đ tràng .
魑 魅 魍 魉 四 小 鬼, 各 自 肚 肠

Có nghĩa : Si m võng lượng là 4 loài tiu qu trong núi, chuyên phá phách người đi đường, các t đ tràng( trường ) là mi con bng d đu khác nhau. Câu đi tht khéo, tht chnh, Cm st tì bà đi vi Si m võng lượng, bát đi vương đi vi T tiu qu, Nht ban đu din đi vi Các t đ tràng vì phn trong ca 4 ch QU là 4 b khác nhau. Câu đi còn hay ch, va đi chnh li va mượn ý câu đi mà mng 4 ông Ngư Tiu Canh Đc là " t tiu qu " , mi người mt bng d khác nhau, như 4 con qu núi đu tìm cách ngăn chn không cho Quách Tĩnh và Hoàng Dung lên núi......
Đ
ến nước ny, Ông Đc cũng phi chu Hoàng Dung là gii và đ cho 2 người lên núi........

Riêng tôi, thì tôi không biết là Hoàng Dung gii c nào, nhưng KIM DUNG thì qu nhiên gii thit, ch trách mi người đu mê đc truyn ca ông ta, già mê theo già, tr mê theo tr, trí thc mê theo trí thc, bình dân mê theo bình dân.....Qu tht là Ông Thn ca tiu thuyết Võ Hip TRung Hoa. Ch trách Trung Quc có thành lp mt t chc gi là : Kim Dung Hc, đ chuyên nghiên cu v 15 b tiu thuyết võ hip ca Kim Dung v tt c các mt tâm lý, tình cm, triết hc, lch s, đia lý....


Xin h
n bài viết sau...


Đ
Chiêu Đc.

SỐ CHỮ TRONG CÂU ĐỐI

Để mở đầu cho đề tài hấp dẫn nầy, tôi xin kể ngay một giai thoại về một Họa sư nổi tiếng vẽ tranh Tre Trúc, đồng thời cũng là một nhà Thư Pháp lớn của Trung Quốc thời cận đại : Đời THANH, đó chính là TRỊNH BẢN KIỀU 鄭板橋 ( 1693- 1765 ) . Truyện kể rằng......

Một hôm, Trịnh Bản Kiều mặc thường phục đến thăm một ngôi chùa nổi tiếng ở địa phương đó. Tri khách tăng ( nhà sư chuyên lo tiếp khách thập phương ) thấy chỉ là một thư sinh bình thường, nên chỉ ghế và nói : TỌA ! !, đoạn xoay vào bên trong nói với chú Tiểu phục vụ : TRÀ ! !. chỉ tiếp khách chiếu lệ. Một thời gian sau, Trịnh Bản Kiều lại đến viếng ngôi chùa đó, nhưng lần nầy ăn mặc như một Công tử nhà giàu có. Tri khách tăng niềm nở mời : THỈNH TỌA ! 請坐. và xoay vào trong bảo chú Tiểu : BÀO TRÀ !( có nghĩa là Pha trà ) 泡茶!và tiếp khách ân cần hơn. Ít lâu sau, ông lại lên thăm chùa với trang phục của quan Tri Huyện. Tri khách tăng trông thấy vội vàng tiến ngay đến trước mời : THỈNH THƯỢNG TỌA !( Mời ngồi lên ghế của thượng khách ) 請上坐 !. Đoạn xoay vào trong giục chú Tiểu : BÀO HẢO TRÀ ! 泡好茶 ! ( pha trà ngon ) . Tiếp đãi vô cùng ân cần, niềm nở, và khi biết được ông là nhà thư pháp đại tài, bèn lấy bút mực ra xin ông viết cho chùa đôi câu đối. Ông rất sẵn lòng, mĩm cười cất bút viết đôi câu đối như sau :

TỌA, THỈNH TỌA, THỈNH THƯỢNG TỌA 坐,請坐,請上坐,
TRÀ, BÀO TRÀ, BÀO HẢO TRÀ !
茶,泡茶,泡好茶 !

Vì là truyện kể dân gian, nên có người viết 2 thứ hai thành :
Trà, kính trà, kính hương trà !
茶,敬茶, 敬香茶

Tôi kể chuyện nầy để trả lời cho câu hỏi của một Đồng môn là : Có phải câu đối luôn là số lẻ 5, 7, 9, 11....hay không ? Xin trả lời : Thường thì như thế, nhưng không nhất thiết phải là số lẻ. Như câu đối trên đây bằng 1, 2, rồi 3 ráp lại là 6 chữ thành câu Trên, và câu Dưới cũng thế. Như thế, câu đối có thể từ 1 chữ cho đến 100 chữ cũng được, nếu mình đủ sức làm, và người đọc có đủ kiên nhẫn để đọc, và ... số chữ chẳng lẻ gì cũng được. Ví dụ :

Ta có câu đối Tết truyền thống 4 chữ như sau :

MAI KHAI NGŨ PHÚC 梅 開 五 福
TRÚC BÁO TAM ĐA
竹 報 三 多

Câu 1 : Hoa mai nở 5 cánh như mang đến 5 cái phước cho gia đình ( 5 cái phước đó là : Thọ, Phú, Khang ninh, Du hảo đức và Khảo chung mệnh. 五福 是 : 寿,富,康寜,攸好德,考终命。Sống lâu, giàu có, mạnh khỏe, được tiếng tốt và chết an lành. Đó là 5 cái phước mà mọi người đều mong mõi. )
Câu 2 : Một chi nhỏ của nhánh trúc thường có 3 lá, như điềm báo mang đến 3 cái nhiều( Tam Đa ) mà người ta thường mong mõi. Đó là : Đa Phúc, Đa Thọ, Đa Nam Tử
三多 是 : 多福,多寿,多男子。Nhiều phước, nhiều thọ, nhiều con trai.

Bây giờ ta khai triển nó thành câu đối 5 chữ :

Mai khai trình ngũ phúc 梅 開 呈 五 福
Trúc báo hiến tam đa
竹 報 献 三 多

Cho nó thành 6 chữ :

Mai khai khai trình ngũ phú 梅 開 開 呈 五 福
Trúc báo báo hiến tam đa
竹 報 報 献 三 多

Cho nó thành 7 chữ :

Mai khai ngũ phúc niên niên phúc 梅 開 五 福 年 年 福
Trúc báo tam đa tuế tuế đa
竹 報 三 多 嵗 嵗 

Hoặc đão ngược lại cho nó hay hơn như :

Trúc báo tam đa đa hién thoại 竹 報 三 多 多 献 瑞
Mai khai ngũ phúc phúc lâm môn
梅 開 五 福 福 臨 門

Hoặc ta nhập 2 câu đối 4 chữ lại thành câu đối 8 chữ như :

Ngũ phúc lâm môn, tam dương khai thái 五福臨門,三陽開泰
Nhất nguyên phục thủy, vạn tượng canh tân
一元復始,萬象更新

Nhớ hồi Đám cưới của tôi và của thằng con trai của tôi 28 năm sau nữa, tôi cũng viết đôi câu đối 8 chữ như sau :

Nhật lệ phong hòa, môn đình hữu hỷ 日麗風和,門庭有喜
Nguyệt viên hoa hảo, gia thất hàm nghi
圆花好,家室咸

Có nghĩa :

Trời đẹp gió lành, cửa nhà vui vẻ ,

Trăng tròn hoa đẹp, gia thất nên duyên.

Câu đối 9 chữ với những nét chấm phá như vẽ lại bức tranh Tết như sau :

Bộc trúc tam lưỡng thanh, nhân gian thị tuế,
聲,
,
Mai hoa tứ ngũ điểm, thiên hạ giai xuân.
點,

Có nghĩa :
Hai ba tiếng pháo đì đùng, nhơn gian đón mừng năm mới,
Bốn năm đóa mai lấm tấm, thiên hạ đều biết xuân sang.

Câu đối 10 chữ của Ông Tú Vị Xuyên " Nhập thế cục bất khả vô văn tự " như sau :

Cực nhân gian chi phẩm giá, phong nguyệt tình hoài,
價,

Tối thế thượng chi phong lưu, giang hồ khí cốt.
流,江
Có nghĩa :
Cái phẩm giá cao nhất trên đời là tình hoài phong nguyệt,( ở đây chỉ tình hoài vọng về gió mát trăng thanh một cách thanh cao, chứ không phải chuyện " gió trăng " tầm thường của nhân thế ! ).
Cái phong lưu nhất ở trên đời nầy là cái khí cốt giang hồ !( chỉ làm trai chí tại 4 phương, phải vùng vẫy giang hồ chứ không phải tối ngày ngồi bó gối ở nhà với... vợ ! )

Đây là loại câu đối theo thể văn Biền Ngẫu, Tứ Lục hoặc Lục Tứ như trong bài tự Đằng Vương Các của Vương Bột đời Đường :

... Quan sơn nan việt, thùy bi thất lộ chi nhân,

Bình thủy tương phùng, tận thị tha hương chi khách...

Câu đối 11 chữ : Nhớ năm 2000, là năm đầu của Thiên Niên Kỷ mới, người Hoa gọi là năm THIÊN HỈ ( Thiên Hỉ Niên ). Ba Má tôi đều sanh vào tháng Giêng năm 1930, nên năm 2000 vừa đúng tuổi Thất Tuần. Tết năm đó tôi làm đôi câu đối sau, vừa để chúc Tết vừa để mừng thọ :

Thiên hỉ tụng cổ hi, hợp quyến nhi tôn cộng lạc,

,

Thất tuần ca song thọ, toàn gia lão thiếu đồng hoan.

壽,

Có nghĩa :

Năm Thiên hỉ, chúc tụng người sống đến tuổi cổ lai hi, nên con cháu cả nhà đều vui vẻ.

Thất tuần mừng còn được song thọ, nên già trẻ cả nhà đều cùng hoan hỉ.

Ta còn có thể mượn một câu đối 7 chữ, ghép thêm một lời chúc 4 chữ để làm thành câu đối 11 chữ như sau :

Thiên tăng tuế nguyệt nhân tăng thọ, xuân huyên tăng thọ.

壽,椿

Xuân mãn càn khôn phước mãn đường, kim ngọc mãn đường.

滿 滿 堂, 滿 .

Có nghĩa

Trời thêm ngày tháng người thêm thọ, cha mẹ cũng thêm thọ.

Xuân về đầy cả đất trời phước đến đầy cả nhà, vàng ngọc cũng đầy cả nhà.

Câu đối 12 chữ : Thường thì vế đầu 5 chữ ( ngũ ngôn ), vế sau 7 chữ ( thất ngôn ). như :

Mai khai trình ngũ phúc, xuân đáo mai khai trình ngũ phúc,
Trúc báo hiến tam đa, tuế trừ trúc báo hiến tam đa.
Có nghĩa :
Mai nở 5 cánh như dâng lên 5 cái phước, khi xuân đến thì mai sẽ nở và dâng lên 5 cái phước .
Trúc xanh 3 lá như hiến tặng tam đa ( 3 cái nhiều ), khi năm hết thì trúc vẫn với 3 lá xanh tươi để hiến tặng tam đa.

Hoặc có thể đão ngược lại 7 trước 5 sau để nhấn mạnh phần chủ yếu của câu đối như : Câu đối mừng Toãn Hôn ( Kỷ niệm Kim Cương với 60 năm chung sống ) như sau :

Lục thập niên cộng khổ đồng cam, kim niên hân khánh toãn,
甘,

Tam vạn nhật phù trầm dữ thế, thử nhật hỷ song toàn.
世,此
Có nghĩa :
Sáu mươi năm chia ngọt xẻ bùi, năm nay mừng mà kỷ niệm đám cưới kim cương,
Ba chục ngàn ngày chìm nổi với cuộc đời, ngày hôm nay vui vì còn đủ cả hai người.

Câu đối 14 chữ, thường thì được chia làm 2 vế, mỗi vế 7 chữ, như câu đối Tết rất nổi tiếng của cụ Nguyễn Công Trứ như sau :

Chiều ba mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa,
Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông phúc vào nhà.


Câu đối 16 chữ, như câu đối Tết nổi tiếng độc đáo của nữ sĩ Hồ Xuân Hương :

Tối ba mươi khép cánh càn khôn, nít chặc lại
kẽo ma vương đưa quỷ tới,
Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra
cho thiếu nữ đón xuân vào !

Câu đối 20 chữ, như câu đối của cụ Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến làm cho bà hàng xóm khóc chồng là thợ nhuộm như sau :


Thiếp từ khi lá thắm xe duyên, khi vận tía, lúc cơn đen, điều dại điều khôn nhờ bố đỏ,
Chàng ở dưới suối vàng có biết, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan tím ruột với trời xanh !
Và...
Câu đối 44 chữ cũng của cụ Tam Nguyên làm khi về làng dạy học như sau :


Quan chẳng quan thì dân, chiếu trung đình ngất ngưởng ngồi trên, nào lính nào tráng, nào bàn ba, tiền làm sao, gạo làm sao, đóng góp làm sao, một năm mười hai tháng thảnh thơi, cái thủ lợn nhìn thấy đà nhẵn mặt ;
Già chẳng già thì trẻ, đàn tiểu tử lô nhô đứng trước, nào phú nào thơ, nào đoạn một, bằng là thế, trắc là thế, điểm khuyên là thế, ba vạn sáu nghìn ngày thắm thoát, con mắt gà đeo mãi đã mòn tai.


Ta thấy...
Câu đối 20 chữ còn có thể nhớ và thưởng thức được, chớ đến câu đối 44 chữ thì... chịu thua ! Vừa khó đọc, vừa khó nhớ, nói chi đến thưởng thức và nghiền ngẫm cái hay ho của nó !...


Để kết thúc bài viết nầy, xin mời cùng đọc một câu đối 14 chữ ngồ ngộ như sau : ( Đặc biệt là câu đối nầy toàn bằng từ Hán Việt mà... khỏi cần phải diễn nôm, vì nghĩa nôm cũng... y chang như thế ! ).


Đại đại biểu, tiểu đại biểu, đại đại biểu đại biểu tiểu đại biểu.
Nam chiêu đãi, nữ chiêu đãi, nam chiêu đãi chiêu đãi nữ chiêu đãi !

Đỗ Chiêu Đức

Năm Tỵ nói chuyện Rắn.

DCD_feb9_2013.jpg

Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ... Hết Thìn tới Tỵ, Nhâm Thìn đi qua thì Quý Tỵ lại về. Hết Rồng tới Rắn, Rồng rồng Rắn rắn, mặc sức mà vẽ Rắn vẽ Rồng, nhưng Rồng thì muốn vẽ sao cũng được, vì chưa ai hân hạnh thấy qua dung nhan thật sự của nó bao giờ, chứ Rắn thì phải cẩn thận, không khéo lại " Vẽ rắn thêm chân ", chẳng những vô bổ mà còn làm trò cười cho người khác nữa !


Đứng hàng thứ 6 trong 12 con giáp, nên có thể tự hào là " Thiên địa ngã trung ương " được. Vì cũng như con người, con rắn có mặt từ thuở tạo thiên lập địa cả Đông lẫn Tây.

dcd_feb9_2.jpgTheo Sáng thế ký của người Do Thái thì khi Thiên Chúa mới tạo dựng nên trời đất muôn vật , tất cả mọi vật đều tốt lành,thánh thiện. Thiên Chúa lại còn ban cho ông A-dong và bà E-và, thủy tổ của loài người, một cuộc sống thật là thong dong và hạnh phúc nơi vườn Địa đàng, và cho phép họ được ăn mọi thứ trái cây trong vườn, ngoại trừ trái của một cây có tên “Hiểu biết”. Bấy giờ qủy Satan ,vốn cũng là thiên thần được Chúa tạo dựng nên từ trước để thờ phượng Thiên Chúa nhưng lại phản bội Thiên Chúa nên bị Chúa đày vào Hỏa ngục, thấy thế bèn sinh lòng ganh ghét nên mượn hình Con Rắn hiện lên dùng lời lẽ ngon ngọt dụ dỗ bà E-và. Nghe rắn bảo nếu ăn trái cấm này thì sẽ trở thành ngang hàng với Thiên Chúa làm E-và nghe bùi tai, bèn bẻ xuống ăn ngay, hại cái là lại còn năn nỉ ỉ ối để cho A-dong cùng ăn luôn thể. Thiên Chúa biết được hai người lén ăn trái cấm, vô cùng tức giận, bèn đày cả hai xuống trần gian làm người thường, và cũng phạt luôn con Rắn Satan xuống trần và phải bò sát đất không được cất đầu lên, tạo nên mối thù truyền kiếp giữa người và rắn !


Hình ảnh con Rắn cũng còn xuất hiện trong các công trình kiến trúc hay nghệ thuật điêu khắc phương Đông, như trong các chùa chiền miếu mạo ở nước bạn Campuchia, cũng như ở miền tây Nam bộ, nơi có nhiều người dân gốc Khmer theo Phật giáo nguyên thủy sinh sống. Điều này bắt nguồn từ sự tích kể về Bảy ngày tu đầu tiên của Đức Phật. Cứ theo sự tích này thì khi ngài đang tọa thiền dưới cội Bồ đề thì một cơn mưa bất thường đổ xuống như trút nước lên thân thể ngài. Ngay lúc đó có một con rắn

Naga Muchalinda bò ra, cuộn mình thành bảy vòng tròn, nâng Đức Phật lên khỏi dòng nước đang chảy xiết và dùng bảy chiếc đầu của mình làm thành chiếc tán che cho Đức Phật. Từ đó, người ta mới hay tạc hình rắn Naga ngự trên các mái chùa, để xua đuổi tà ma và bảo vệ đạo Phật, hoặc dùng xà cừ chạm trổ hình rắn Naga uốn quanh những cánh cửa chùa, trên tủ đựng kinh sách, hay trên những chiếc xe tang như một vị thần linh đưa người chết về cõi vĩnh hằng.

Dân Cam Bốt tin rằng vương quốc Khmer do vua rắn sáng lập. Con đường dẫn đến ngôi đền chính tại Ankhor Wat của Cam Bốt được khảm bằng nhiều "naga" bảy đầu và cũng có nhiều hình rắn được tạc trên tường. Ngay cả xứ Tây Tạng không có rắn cũng thờ thần Naga có tên là Lu. Tên Nagajurna tiếng Tây Tạng gọi là Lu-truh

Môn học nghiên cứu về rắn, được giới khoa học goi là "Herpetology" bắt nguồn từ chữ Hy Lạp "Herpeton" co nghĩa là "loài bò sát". Sau nhiều cuộc khảo sát kỹ lưỡng, người ta vẫn chỉ dự đoán được rằng rắn xuất hiện trên trái đất cùng lúc với loài khủng long, vào thời đại Triassic khoàng 200 triệu năm trước đây.
Ở Trung Hoa, hình ảnh con rắn được nâng cấp lên thành con Rồng, và được tôn vinh là con trời ( Thiên Tử ) với các từ Long nhan, Long thể, Long sàng.... ngoại trừ Long Nhãn của xứ Long An !
Ở Việt Nam ta thì ai tuổi con Rắn kể như là được thong dong tự tại khỏi phải lo lắng bận tâm nhiều với cuộc sống, với câu thiệu sau đây :
Tuổi Tỵ rắn ở trên cây,
Nằm khoanh trong bọng chẳng hay sự gì !
Tuy nhiên, có nhiều con rắn cũng phải vất vả bương chải mặc dù không có chân :
Con Rắn không chân nó đi năm rừng bảy rú,
Con gà không vú nuôi đặng chín mười con...
Không chân mà đi được là nhờ trườn. Theo khoa học, rắn thuộc loài bò sát tương tự như giống thằn lằn không chân. Ðiều khác biệt là rắn có một hàng vẩy cứng dưới bụng có thể di động được như những chân nhỏ khi trườn lết. Ðặc điểm nữa là xương hàm trên của rắn có thể di chuyển, đổi chỗ để miệng có thể mở rộng khi nuốt những mồi lớn. Nên rắn lại có thể chỉ ăn một lần mà no cả tháng. Nếu con người có khả năng nầy thì đỡ phải lo khi kinh tế xuống dốc hoặc khi thất nghiệp.
Theo số Tử Vi thì Rắn hợp với Gà và Trâu. Tị Dậu Sửu Tam hạp mà lị ! Nhưng lại kỵ với Cọp Khỉ và Heo, vì nằm trong Tứ Hành Xung : Dần Thân Tị Hợi, nhất là kỵ với Heo, vì Tị Hợi thuộc dạng Chính Xung. Cho nên , ngày xưa ( và cả ngày nay cũng vậy ) , con trai đi cưới vợ, hoặc gia đình nào muốn cưới dâu, đều phải xem tuổi của cô Dâu và chú Rể, tuổi của hai người nầy không được chênh lệch nhau 3, 6, hoặc 9 tuổi, vì như thế, chắc chắn sẽ ăn vào một trong Tứ Hành Xung của Tý Ngọ Mẹo Dậu, Dần Thân Tị Hợi, hoặc Thìn Tuất Sửu Mùi. Nhưng đậc biệt ở Việt Nam ta tuổi Tị con Rắn còn bị kỵ thêm một con ngoài Tứ Hành Xung nữa, đó chính là con Gà. Có con trai tuổi Dậu mà lại cưới nhằm cô dâu tuổi Tị, thì lại đúng với câu :
Cõng rắn cắn gà nhà !

Bạch xà đương đạo, Quý bạt kiếm nhi trảm chi 白蛇當道,貴拔劍而斬之, có nghĩa : Rắn trắng chặn đường, ông Quý rút kiếm mà chém nó. chỉ việc Lưu Bang Hán Cao Tổ khi còn hàn vi, đã chém rắn trắng chặn đường để khởi nghĩa và lập nên nhà Hán hùng mạnh hơn 400 năm sau nầy ( 202 trước Công nguyên đến 220 sau Công Nguyên ). Đó là Con Rắn trong Lịch Sử, còn con Rắn trong Văn học thì ta có thành ngữ : Họa Xà Thiêm Túc 畫蛇添足, tức Vẽ Rắn Thêm Chân như đã đề cập ở đầu bài viết. Truyện kể :

DCD_Feb9_snakeInGlass.jpgXưa nước Sở có một vị quan lớn, sau khi cúng tế tổ tiên xong bèn ban cho đám gia nhân một hồ rượu. Rượu ít mà người thì dcd_Feb9_thoran.jpgđông, nên có người đề nghị là cùng nhau thi vẽ rắn, xem ai vẽ xong trước thì được uống nguyên bầu rượu đó. Tất cả đồng ý và bắt đầu vẽ, một anh vẽ rất giỏi chỉ trong một loáng đã vẽ xong, thấy mọi người còn đang hí hoái vẽ. Anh ta rất đắc ý, bèn vơ lấy bầu rượu, tay kia tiếp tục vẽ thêm 4 cái chân cho rắn nữa . Trong khi đó , có một anh khác cũng đã vẽ xong , bèn giựt lấy bầu rượu tu một hơi cạn sạch, cười bảo : " Rắn vốn không chân, ai bảo anh vẽ thêm chân chi cho thêm chậm ! ". Anh ta tức quá, nhưng lại không nói được gì .. Mọi người đều bật cười chế nhạo và bảo: đã gọi là rắn thì làm gì có chân. Từ đó người ta mới dùng thành ngữ này để chế diễu những kẻ hay bày vẽ lôi thôi, làm những việc thừa thãi không hợp tình hợp lý.

Ảnh bên:杯弓蛇影 Bôi cung xà ảnh : Bóng rắn trong ly.


Sau Họa Xà Thiêm Túc là thành ngữ : Bôi Cung Xà Ảnh 杯弓蛇影. Truyện kể : Ngày xưa có một anh chàng tên là Nhạc Quảng, mời bạn đến nhà uống rượu chơi. Khi ông bạn bưng ly rượu lên uống, thấy có hình bóng của một con rắn đang dao động trong ly, nhưng vì nể bạn và vì phép lịch sự, anh ta cũng uống cạn ly rượu. Nhưng khi về đến nhà, anh ta cứ lo ngay ngáy, thấy trong bụng khó chịu, và vì lo sợ quá nên sinh bệnh. Nhạc Quảng nghe tin đến thăm, nghe bạn kể lại hôm uống rượu đã uống nhầm con rắn vào bụng. Nhạc Quảng lấy làm lạ, về nhà quan sát, hiểu ra nguyên nhân . Hôm sau bèn lại mời người bạn trở lại nhà để uống rượu lần nữa, khi rót rượu cho bạn xong, thấy bạn tái mặt, vì hình bóng con rắn lại hiện ra dưới đáy ly. Nhạc Quảng bèn chỉ vào cây cung treo trên tường ở phía sau lưng người bạn mà nói rằng : Cái bóng con rắn mà bạn trông thấy, chính là cái bóng của cây cung treo trên tường kia. Nười bạn quay mình lại nhìn lên thấy cây cung treo phía sau lưng mình mới yên tâm, và cảm thấy trong bụng dễ chịu lại ngay, không còn bịnh hoạn gì nữa cả !. Câu thành ngữ nầy dùng để chỉ những người hay sợ bóng sợ gió, sợ những chuyện vu vơ đến sinh bệnh hoạn.


Trong Trung Quốc Tứ Đại Dân Gian Truyền Thuyết ( Bốn truyền thuyết lớn trong dân gian Trung Hoa ), còn lưu truyền một câu chuyện diễm tình về rắn, ta gọi là Truyện Thanh Xà Bạch Xà, nhưng người Hoa thì chỉ gọi tắt là BẠCH XÀ TRUYỆN 白蛇傳. Một chuyện tình dân gian ướt át, nhưng lại lồng trong thuyết nhân quả của nhà Phât. Truyện kể :
Bạch Tố Trinh là Rắn trắng ( Bạch Xà ) tu luyện ngàn năm, sau khi uống tiên đan của Pháp Hải Hòa thượng, trở nên thần thông quảng đại. Vì muốn báo ân cho Hứa Tiên, chàng thư sinh đã cứu mạng mình hồi những kiếp trước, bèn cùng một cô bạn rắn đàn em nữa là Thanh Xà biến thành hình người, rồi thi triển pháp lực để làm quen và kết hôn với Hứa Tiên. Sau tuần trăng mật mặn nồng giữa người và rắn, thì Pháp Hải hòa thượng tìm đến để báo phục chuyện Bạch Tố Trinh đã lấy trộm tiên đan của mình, đồng thời thuyết phục Hứa Tiên ép cho Tố Trinh phải uống ly rượu có chất Hùng Hoàng ( một vị thuốc Bắc chuyên trị về rắn ! ), làm Bạch Tố Trinh phải hiện nguyên hình là con rắn trắng, làm chàng thư sinh Hứa Tiên kinh hãi quá... đứt hơi luôn !.Sau khi tỉnh dậy, Bạch Tố Trinh lại phải lén lên Thiên Đình để trộm thuốc Linh Chi của bà Tây Vương Mẫu về cứu sống Hứa Tiên. Pháp Hải hòa thượng lại dùng mưu gạt Hứa Tiên lên chùa Kim Sơn, rồi nhốt chàng ta lại. Bạch Tố Trinh nổi giận, bèn cùng Tiểu Thanh dâng nước biển tràn ngập để tấn công Kim Sơn Tự, làm chết rất nhiều sinh linh vô tội, điều nầy phạm đến luật Trời, nên sau khi sinh con giao cho Hứa Tiên nuôi nậng Bạch Tố Trinh bị Pháp Hải hòa thượng nhôt vào trong Lôi Phong bảo tháp. Sau đứa con khôn lớn, thi đậu Trạng Nguyên, tìm đến để tế lễ và cứu mẹ ra khỏi tháp Lôi Phong, và... cả nhà được đoàn tụ. Một kết thúc có hậu và viên mãn theo kiểu phương đông và theo thuyết nhân quả của nhà Phật.

Cũng là Rắn Trắng, nhưng không phải là rắn trắng chặn đường của Lưu Bang , mà là Rắn Trắng đầy tình nghĩa, nên Bạch Tố Trinh được nhân gian lập miếu thờ phụng và xưng tụng là Bạch Nương Nương. Đây là con rắn mang ơn trả ơn, chớ không phải là con rắn hờn oan trả oán như con rắn của Tây Hồ mà khai quốc công thần của nhà Hậu Lê Nguyễn Trải đã gặp phải.
Sử chép rằng, vào năm Nhâm Tuất (1442), vua Lê Thái Tông (con vua Lê Lợi) đi tuần du phương đông, duyệt võ ở Chí Linh, nên Nguyễn Trãi (lúc ấy đã về trí sĩ) bèn ra nghênh tiếp xa giá. Khi Lê Thái Tông đến viếng chùa Côn Sơn là nơi có ẩn am của Nguyễn Trãi, nhìn thấy tì thiếp của Nguyễn Trãi là Thị Lộ nhan sắc lộng lẫy, lại có biệt tài về văn chương, bèn phong cho chức Lễ nghi Học sĩ, bắt phải theo hầu bên cạnh nhà vua. Lúc xa giá tới Lệ Chi Viên, thuộc xã Đại Lại, huyện Gia Định, thì thình lình nhà vua nhuốm bệnh. Thị Lộ phải hầu hạ, thang thuốc ngày đêm, nhưng vua vẫn không qua khỏi. Các quan phải vội vã phụng giá về Kinh rồi mới làm lễ phát tang. Tất cả triều thần đều buộc tội Thị Lộ đã đầu độc vua, liền đem nàng ra giết. Việc này xảy ra nhằm lúc trong triều đang có sự tranh chấp. Nhóm võ quan theo phe Lê Sát thấy ngày trước Nguyễn Trãi được vua Lê Thái Tổ trọng dụng nên vẫn mang lòng ganh ghét, chỉ muốn trừ khử, bèn nhân dịp này vu cho tội chủ mưu sát đế để giết luôn cả ba họ.
Cái án oan này, mãi đến hơn hai mươi năm sau mới được vua Lê Thánh Tông, một vị minh quân của triều Lê, thấy có nhiều điều hàm hồ, oan ức cho một đại công thần khai quốc, bèn đem ra xét lại và truyền lệnh hủy bỏ bản án trước kia, truy phục chức cho Nguyễn Trãi, cho tìm kiếm con cháu để đưa ra làm quan, lại còn cấp tư điền để con cháu lo việc tế tự hàng năm. Từ sự kiện lịch sử này mà sau đó trong dân gian mới lưu truyền câu truyện rắn báo oán sau:

Truyện kể rằng: Nguyễn Trãi thời chưa ra làm quan, một hôm có ý định cho sửa sang lại khu vườn nhà thì nằm mơ thấy có một người đàn bà bụng mang dạ chửa đến van xin ông hãy hoãn việc này lại để cho bà ta có thể yên tâm tá túc cho qua kỳ sinh nở. Khi tỉnh dậy nhìn ra vườn, ông thấy không có dấu hiệu gì tỏ ra có người cư ngụ ở đó nên cũng không lấy gì làm quan tâm cho nên hôm sau cứ sai đám học trò ra dọn vườn như đã dự định. Trong khi dọn dẹp, đám học trò bắt gặp một ổ rắn bèn giết chết luôn cả ổ gồm mấy mẹ con. Sau đó rắn mẹ tái sinh, bò lên trần nhà, nhìn thấy Nguyễn Trãi đang đọc sách bèn nhỏ một giọt máu đào rơi xuống thấm xuyên qua ba tờ giấy, như một dấu hiệu ám chỉ ba họ. Thời gian sau, khi Nguyễn Trãi đang làm quan thì cũng con rắn đó hóa thân thành Thị Lộ, giả lảm ả bán chiếu gon ở Tây Hồ để gặp Nguyễn Trãi, cùng xướng họa thi ca rồi trở thành tì thiếp để lọt vào gia đình ông ta chờ cơ hội báo thù. Do đó, việc Nguyễn Trãi bị giết cùng ba họ bị tru di chính là hậu quả của món nợ máu ngày xưa mà ra. Truyện của Thị Lộ và Nguyễn Trãi lại cho ta một giai thoại văn chương lý thú với bài thơ hỏi để ghẹo cô bán chiếu Thị Lộ như sau :


Ả ở đâu mà bán chiếu gon,?
Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn ?
Xuân xanh nay độ bao nhiêu tuổi ?
Đã có chồng chưa được mấy con ?


và để đáp lại bài thơ toàn là câu hỏi nầy, Thị Lộ đã trả lời rất khéo là :
Thiếp ở Tây Hồ bán chiếu gon,
Can chi ông hỏi hết hay còn.?
Xuân xanh tuổi độ trăng tròn lẻ,
Chồng còn chưa có, hỏi chi con !(? ).


Bài thơ khéo ở chỗ, nếu câu chót đổi dấu chấm than thành dấu hỏi, thì có cái khẩu khí lớn lối như muốn gọi Nguyễn Trãi bằng con vậy !
Mặc dù là truyền thuyết, nhưng con rắn Thị Lộ báo oán quá thâm độc, hại nguyễn Trãi đến nhà tan cửa nát, tam tộc phải tru di, cháu con phải đổi họ tên, lưu vong thất sở, vở tuồng cải lương " Nắm Cơm Chan Máu " kể lại chuyện của Đỗ Lệ và Trần Ai ( cháu 2 đời của Nguyễn Trãi phải đổi họ đổi tên ) là một thảm kịch đáng thương.

" Lòng dạ rắn rết " là thành ngữ thường dùng để chỉ những người đàn bà độc ác, còn " Lòng lang dạ sói " thì thường được dùng để chỉ cánh đàn ông, nên chi, mới có chuyện Thị Lộ là con rắn đến để báo oán. Xưa nay các cụ đồ nho vẫn thường truyền miệng bài thơ sau đây :


THANH TRÚC XÀ NHI khẩu, 青竹蛇兒口
Huỳnh phong vĩ thượng trâm.
黃蜂尾上針
Lưỡng ban do vị độc,
兩般猶未毒
Tối độc phụ nhân tâm.
最毒婦人心.


Có nghĩa : Cái miệng của con rắn thanh trúc ( ta gọi là rắn Lục ). Cây kim ở phía sau đuôi của con ong Nghệ màu vàng( hay ong Vò Vẻ gì đó ). Nhưng, Hai thứ đó còn chưa độc. Độc nhất là lòng dạ của đàn bà. Bình thường thì các bà các cô rất dễ thương, nhưng khi cần " Độc " thì lại " Độc " hơn cánh đàn ông nhiều ! ( Xin lỗi các bà các cô, đây là nhận xét của các cụ ngày xưa truyền lại, kẻ hậu sinh như chúng tôi chỉ lặp lại mà thôi ! ).


Độc nhất là đàn bà, mà dễ thương nhất cũng là đàn bà, nhất là các bà các cô có cái " Thủy xà yêu " 水蛇腰, tức là cái eo của con rắn nước, để chỉ cái thân hình yểu điệu, ẻo lả , một cách hấp dẫn của phái nữ. Trong truyện " Hồng Lâu Mộng " có cô thị nữ tên Uyên Ương có cái " Thủy xà yêu " nầy, làm cho Giả Mẫu rất lo lắng sợ thằng cháu quý hóa là Giả Bảo Ngọc mê đắm cái eo rắn uốn lượn dễ hấp dẫn kia.Vì hình thù và điệu bộ trông rất dễ sợ, phùng mang trợn má giơ bàn nạo để hù dọa con người, nên rắn thường bị xem là những gì xấu xa, ác độc, như câu nói " Khẩu Phật tâm Xà " để chỉ những người bề ngoài trông hiền lành như ông Phật, nhưng lòng dạ thì lại ác độc như rắn rết.

Rắn có con to lớn như Mãng Xà, có con chỉ nhỏ như con giun, gọi là rắn giun, rắn liu điu. Nhưng dù lớn dù bé, hình thù và bộ dạng của rắn cũng dễ làm cho con người khiếp sợ, ngay cả cái tên Mãng Xà 蟒蛇, nghe thôi, cũng thấy phát ớn, sự thật thì Mãng Xà là tên chữ của con Trăn trông rất hiền lành và dễ thương mà thôi !
Trong văn chương Việt Nam còn có con rắn rất thông minh, dễ thương, thi đậu Bảng Nhãn và rất nổi tiếng về văn chương là Lê Quí Đôn . Bảng Nhãn Lê Qúi Ðôn còn có tục danh là Lê Danh Phương, tự là Doãn Hậu, hiệu là Quế Ðường, sinh năm Bảo Thái thứ 7 (1726) đời vua Lê Dụ Tôn thời chúa Trịnh Cương. Ông người xã Diên Hà, tỉng Sơn Nam (Thái Bình ngày nay), con quan Hình Bộ Thượng Thư Lê Phú Thứ.
Ông Ðôn khi còn trẻ là một đứa bé tuy thông minh nhưng rất tinh nghịch, khó dậy, rắn mắt và cứng đầu cứng cổ. Một hôm, ông chú tới nhà chơi, thấy cậu Ðôn đang trần truồng tắm mưa. Ông chú la rầy cháu vì lười biếng không chịu học mà chỉ phá làng phá xóm nên dốt nát. cậu Ðôn cãi lại, cho rằng ông chú cũng chẳng giỏi giang gì hơn. Ðể chứng tỏ, cậu nằm ngửa ra giữa sân, giang hai tay hay chân rồi đố ông chú xem đó là chữ gì. Ông trả lời đó là chữ Ðại
. Cậu Ðôn cười lớn, chỉ vào "cái giống" của mình rồi nói "chữ Ðại còn có "cái chấm" này nữa phải là chữ Thái mới đúng"! Ông chú vừa bị thua còn mắc cở bèn mách cha mẹ cậu Ðôn nên cậu bị cha mẹ la rầy và dọa đem ra đánh đòn. Ông chú bèn nói nếu cậu Ðôn làm được một bài thơ để tạ tội "rắn" (cứng) đầu, với điều kiện mỗi câu đều có tên một loại rắn trong đó, ông sẽ xin cha mẹ cậu tha cho. Cậu Ðôn liền ứng khẩu, đọc :

Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà
Rắn đầu biếng học lẽ không tha

Thẹn đèn hổ lửađau lòng mẹ
Nay thét
mai gầmrát cổ cha

Ráo mép chỉ quen lời dối trá
Lằn
lưng chẳng quản vệt dăm ba
Từ nay Châu Lỗ xin chăm
học

Kẻo
hổ mangdanh tiếng thế gia.

Bài thơ này không những ngụ ý xin lỗi cha mẹ về tội "Rắn Ðầu" của mình mà mỗi câu thơ đều mang tên một loại rắn như liu điu (rắn nhỏ), hổ lửa, mai gầm, rắn ráo, thằm lằn, hổ mang v.v... Trâu là nước Trâu, quê hương của thày Mạnh Tử. Lỗ là nước Lỗ, quê của "Vạn Thế Sư Biểu" Khổng Tử. Sau khi làm bài thơ này, quả nhiên ông Lê Qúi Ðôn giữ đúng lời hứa, chăm chỉ học hành, thi đỗ Bảng Nhãn, làm quan nhất phẩm triều đình. Ông còn để lại nhiều áng văn chương và bộ sử rất giá trị.

" Miệng hùm nọc rắn ", Nọc rắn mặc dù độc, rất độc, như nọc rắn trên đầu gậy của Âu Dương Phong có thể làm chết hết một đàn cá mập trong truyện Anh Hùng Xạ Điêu của Kim Dung, nhưng với liệu pháp " Dĩ độc trừ độc ", nọc rắn cũng là một vị thuốc trị độc rất tốt, và truyền thuyết về con rắn trong ngành y của cổ Hi Lạp đã giúp cứu người như thế nào, ta hãy thử tìm hiểu sau đây...

Theo truyền thuyết thì Esculape là con của Thần Apolon, nhờ học được nghề thuốc từ một kỳ nhân nên không những đã cứu được nhiều người khỏi bệnh tật, lại còn có khả năng làm cho người chết sống lại. Điều này khiến cho Thần Zeus nổi giận, sai Thiên Lôi búa chết Esculape. Người đời sau nhớ công ơn của Esculape bèn dựng tượng để tôn vinh và con rắn nhờ cũng có công trong việc cứu nhân độ thế của Esculape nên được để cho quấn quanh cây gậy của ông ta. Sau đó vào đầu thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, ở La Mã bỗng xảy ra một trận đại dịch giết hại rất nhiều người làm cho mọi người đổ xô nhau dâng rượu cúng Thần Esculape để cầu cho tai qua nạn khỏi. Thế là người ta bèn đặt thêm cái ly bên cạnh chiếc gậy nên ngày nay chúng ta mới thấy có hình con rắn quấn quanh chiếc gậy hoặc quấn quanh cái ly trong các biểu tượng của ngành y tế. Để phân biệt, dân y khoa xứ ta có câu: “Rắn quấn gậy ngành y, rắn quấn ly ngành dược”!



Hình ảnh con rắn cuốn quanh cây gậy - gọi là caduceus, tiếng Hy Lạp là Kerykeion - trở thành biểu tượng của ngành y khoa hiện đại.


Theo các ông bà thuở xưa, rắn có thể tu luyện thành tinh và lột da sống đời. Những "mãng xà tinh" này đều có viên ngọc trong đầu gọi là ngọc rắn, nếu người nào có viên ngọc này sẽ có thể nghe được tiếng nói của loài vật. Ngày xưa, có một anh học trò nghèo tên Công Dã Tràng vì cứu được một gia đình rắn nên được rắn chúa trả ơn bằng cách nhả cho môt viên ngọc. Một hôm, Dã Tràng ngậi viên ngọc rắn trong miệng đi vào rừng, chợt nghe bầy kiến xôn xao bảo nhau phải dời tổ lên cành cây cao vì trong vòng ba ngày sẽ có mưa lụt lớn. Nghe được tin này, Dã Tràng bèn tức tốc báo cho quan huyện sở tại để ra thông tri cho dân chúng chuẩn bị tránh nạn hồng thủy. Quả nhiên ba ngày sau trời đổ mưa tầm tã là vỡ đê gây lụt lớn. Nhưng dân cư trong vùng không bị thiệt hại vì đã đề phòng trước. Quan huyện tâu với triều đình vì Dã Tràng có ngọc rắn nghe được tiếng loài vật nên đã biết truớc có nạn lụt. Nhà vua rất thích, cho với Dã Tràng vào cung, ban cho một chức quan nhỏ để có thể cùng Dã Tràng du ngoạn đó đây, cùng nghe tiếng loài vật. Môt hôm, vua ngự thuyền rồng cùng Dã Tràng ra biển nghe tiếng cá. Chợt nhà vua nghe thấy một cặp cá vừa thong dong bơi lội, vừa thân mật trò chuyện với nhau. Thích quá, vua há miệng ra cười khiến viên ngọc rắn rơi xuống biển. Dã Tràng tiếc ngọc, nhảy xuống biển mò nên bị chết đuối. Tuy đã chết nhưng Dã Tràng vẫn muốn tìm viên ngọc nên biến thành con dã tràng là một loài cua nhỏ, hàng ngày bò lên bãi biển lấy cát mong lấp biển nhưng vẫn không bao giờ tìm lại được viên ngọc. Vì vậy, người đời thường ví những ai làm những việc không thể thực hiện được la "uổng công đã tràng". Trong dân gian cũng có câu:

"Dã Tràng xe cát biển Ðông,

Nhọc mình mà chẳng nên công cán gì"

Rắn có thể cắn chết người tại chỗ, như câu " Rắn mai tại lổ, rắn hổ về nhà ", nhưng rắn cũng là món ăn khoái khẩu cho con người, nhất là đối với những tay bợm nhậu, nào là nướng trui, xào lăng, xào bún nấm củ hành... cắt lấy máu rắn hòa vào rượu mà uống, mổ lấy mật rắn bỏ vào miệng nuốt trọng với một ngụm rượu Tây hay ba xị đế đều rất ... bổ khỏe... gì không biết. Rượu rắn thì thôi khỏi phải nói, rất đa dạng, nào là Tam Xà Tửu, Ngũ Xà Tửu, Thất Xà Tửu.... tới Mấy chục Xà Tưu.. nguyên một hủ rượu toàn rắn và rắn ! Ngoài ra , da rắn da trăn còn được làm thành những đồ trang sức để phục vụ cho Quý Bà, như bóp xách tay, dây nịch...
Nếu còn nói mãi sẽ dễ làm cho người đọc nhàm chán với những tài liệu " hằng hà sa số " về rắn. Xin được kết thúc bài viết bằng bài sấm bất hủ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm như sau :
Long vĩ Xà đầu khởi chiến chinh,
龍尾蛇頭起戰

Can qua xứ xứ khổ đao binh. 干戈處處苦刀兵.
Mã đề Dương cước anh hùng tận,
馬蹄羊腳英雄盡
,
Thân Dậu niên lai kiến thái bình !
申酉年來見太平
!
Dịch nghĩa :
Cuối năm rồng ( long vĩ ), đầu năm rắn ( xà đầu ) thì có chiến tranh nổi lên, Chiến tranh làm cho mọi nơi ( xứ xứ ) đều phải khổ sở về nạn binh lửa. Đến cuối năm Ngọ ( mã đề ) hoặc cuối năm Mùi ( dương cước ), thì " anh hùng " chết hết ( tận ) ANH HÙNG ở đây là chỉ những người gây nên chiến tranh đánh nhau. Đến năm con Khỉ con Gà ( thân dậu niên lai ) mới có được cảnh Thái Bình yên ổn.
Cứ mỗi một chu kỳ của Địa Chi 12 con giáp, hễ vòng đến năm Thìn năm Tỵ thì mọi người lại nhớ đến bài Sấm nầy. Ta hãy chống mắt chờ xem : Ai sẽ khởi chiến tranh và chiến tranh được khởi ở đâu, Việt Nam, Trung Quốc, Trung Đông hay Nam Mỹ... và " Anh Hùng " nào sẽ " Tận "... để cho Thế Giới được An Hưởng Thái Bình !
Mong rằng mọi người đều có được một mùa XUÂN Như Ý và một cái TẾT An Khang Thịnh Vượng !
Đỗ Chiêu Đức.

CÂU ĐỐI TẾT

DCD_Feb4_DCDLien2013.jpg

Kỳ ny li xin trình bày v Câu Đi TT cho vui nhà vui ca nhé !

Xin được m màn vi câu đi 5 ch của người xưa tht hay như sau :

Hu thiên giai l nht 有天皆麗日
Vô đ
a bt xuân phong 無地不春風
Có nghĩa :

Câu 1 : H nơi nào có tri là nơi đó có nng đp ( ca mùa xuân ). Không phân bit hèn sang, chiến tranh hay hòa bình ... gì c !
Câu 2 : Không n
ơi nào trên mt đt là không có gió xuân thi. Mùa Xuân cũng không thiên v riêng ai mà đến vi tt c mi nơi mi người !

Câu đi tht hay, nhưng b chê vì mê tín, ti sao ?. Các ông bà xưa cho rng câu đu bt đu bng ch Hu là Có ( tt ). Nhưng câu nhì li bt đu bng ch Vô là Không thì li xu.. Có trước ri Không sau, là không có gì hết !

Năm đu tiên vào sinh hot vi Hi Cao niên TT Vit M, tôi đã làm câu đi Tết sau đây :

c cu xuân, T quc giang san hoán nhiên hoan cu tc
憶 舊 春, 祖 國 江 山  焕 然  歡 舊 俗
Nghinh tân tu
ế, tha hương khách đa min cưỡng quá tân niên.
迎 新 嵗, 他 鄉  客 地  勉 强 過 新 年.

Din nôm :
Nh
xuân xưa, T quc giang san tưng bng vui Tết đến,
Đón năm m
i, quê người đt khách min cưỡng đón xuân sang.

Câu đi ny b cng đng Vit M chê vì viết bng tiếng Hoa, trong khi mi người đang phn đi TQ chiếm Hoàng Sa, Trường Sa . H không nh rng xưa kia ông cha VN đu hc ch Nho, tc Tiếng Hán C, và bn thân ch nghĩa không có ti tình gì c !

Vì lý do trên, nên năm Canh D
n, tôi ly ch Nho làm ch Vit ( ch Nôm ) đ làm câu đi sau đây :

CANH cánh khôn nguôi, mi đ Xuân v thêm nh nước,
D
N dà hi nhp, bao ln Tết đến vn mong quê.

Câu đi được hoan nghinh ngay và được in lên Nguyt san ca Trung Tâm trong tháng giêng năm 2010. Theo đà đó Tết năm Tân Mão 2011, tôi li làm câu đi sau đây :

Tân Mão Tân niên, Vit M li mng Xuân mi.
C
u phong cu tc, Trung Tâm vn nh Tết xưa.

Còn đây là câu đ
i ca năm Nhâm Thìn 2012 :

Nhâm Thy Xuân v, Bn b đng môn vui đón Tết,
Thìn Long T
ết đến, Năm châu thân hu chúc mng Xuân.

DCD_Feb5_caudoi2010.jpg DCD_Feb5_caudoi_2012.jpg

Câu đi này làm cho Hi Ái hu PTG&ĐTĐ. Chúng tôi gi nhng người hc chung là Đng môn và các bn bè là Thân hu.

Khi viết cho Trung Tâm Hi cao niên Vit M thì sa li như sau :


Nhâm th
y li v, Vit M xôn xao vui Tết ,
Thìn r
ng tái hin, Trung Tâm háo hc đón Xuân.

Bây gi là câu đi cho năm Quý T 2013 đây :

Quý T xuân v, Vit M tr già vui đón Tết,
Nhâm Thìn năm h
ết, Trung Tâm ln nh chúc mng xuân.

Nh...

Năm 1996 là năm đu tiên Nhà Nước Vit Nam cm đt pháo Ăn Tết. Tôi bèn làm và dán đôi câu đi thế ny trước ca :

Bc trúc vô thanh xuân nhưng chí ,
,
Huỳnh mai h
u sc phước hoàn lai.
.

Có nghĩa : ( mc dù ) Pháo đã không còn n vang, nhưng mùa xuân thì vn c đến.( cm pháo, ch đâu cm được mùa xuân ! ) và ( nếu ) Mai vàng vn còn khoe sc, thì phước vn hãy còn đến nhà mà thôi !

Câu đi ny hay ch đáp ng được thi cuc, phù hp vi hoàn cnh thc tế đang sng...Không cho đt pháo, nhưng Xuân vn c đến, Mai vn c n, Tết vn c ...ăn như thường.... !


Đ
Chiêu Đc.

 

Liễn Tết

Thể theo lời yêu cầu của một số thân hữu, tôi xin gởi những câu đối mà hôm Tất Niên của Hội Đồng Hương Cần Thơ tôi đã viết để ở trên bàn và dán phía sau chỗ ngồi...


DCD_Jan29_lienTet1.jpgĐó chính là những câu đối Tết, bình dân thì gọi là Liễn Tết, truyền thống của người Việt và người Hoa. Đầu tiên là câu đối mà cả Hoa Việt đều rất ưa chuộng, đó chính là câu :

Thiên tăng tuế nguyệt nhân tăng thọ 天增歲月人增壽 ,

Xuân mãn càn khôn phước mãn đường 满乾坤福满堂 .

. Có nghĩa :

1:. Trời thì thêm năm thêm tháng, người thì thêm tuổi thọ.

2:. Xuân về đầy cả đất trời, phước lộc đầy cả nhà.

Hai câu nầy bao gồm cả trời đất, cả bầu trời đều chìm ngập trong không khí của mùa xuân, người thì thêm phước thêm thọ...Nên được cả người Việt lẫn người Hoa ưa chuộng. Có một điều hơi khác là chữ cuối cùng của Câu đối, chữ ĐƯỜNG, là cái phòng rộng ở trong nhà, tiếng Anh là HALL, tiếng Việt không có từ tương đương để gọi. Cái phòng rộng nầy là nơi thờ phượng Ông Bà Tổ Tiên, cũng là nơi Cha Mẹ hay ngồi để cho con cháu hằng ngày đến vấn an, ra mắt, nhất là vào các dịp lễ hội, Tết nhứt. Dĩ nhiên, nhà giàu mới có được cái " ĐƯỜNG " nầy, cho nên nhà nghèo thì đổi chữ ĐƯỜNG thành chữ MÔN , là cái Cửa, cũng có nghĩa là cái NHÀ,( Từ láy của ta gọi là NHÀ CỬA mà )...

Xuân mãn càn khôn phước mãn MÔN....là ...Xuân về đầy cả đất trời và phước cũng tràn ngập cả nhà. Sự thật thì ĐƯỜNG hay MÔN gì thì cũng là một bộ phân tiêu biểu cho CÁI NHÀ mà thôi. Tôi nói để Quý vị khỏi thắc mắc là tại sao có người viết là ĐƯỜNG, mà có người lại viết là MÔN, thế thôi.!...

Còn câu đối sau đây là câu đối thuần túy của người Việt. Lúc nhỏ, gần Tết, tôi hay ra Chợ Cái Răng xem các Ông Đồ VN viết liễn, thường thì các bàn viết liễn hay đặt ở bên hông Nhà Lồng Chợ, phía trước tiệm thuốc bắc Mã Chi Trung, Quảng Tài Lợi... hay bên kia đường là Dân Hòa Hưng, Vạn Trường An... Các ông Đồ cũng mặc áo dài đen, khăn đóng đàng hoàng, năm nào tôi cũng đọc được câu đối sau đây :

Phước lộc thọ tam tinh củng chiếu 福禄壽三星拱照

Thiên địa nhân tứ hải đồng xuân 天地人四海同春

Có nghĩa :

1:. Ba sao Phước Lộc Thọ cùng chiếu về( Củng chiếu là ở 3 góc cạnh khác nhau cùng chiếu về một nơi ).

2 :. Trời, đất và người, bốn bể cùng đón xuân về.

Sẵn đây tôi nhắc luôn , ai có học qua Tam Tự Kinh thì sẽ biết : Tam Tài giả : Thiên Địa Nhân. Tam Quang giả : Nhật Nguyệt Tinh ( Trời, đất và người, gọi là Tam Tài. Mặt trời, mặt trăng và ngôi sao thì gọi là Tam Quang : ba cái nguồn sáng ở trên đời theo quan niệm của người xưa ) Còn Phước, Lộc, Thọ thì gọi là Tam vị Các Tinh 三位吉星, gọi tắt là Tam Tinh.


Câu đối nầy cũng rất hay, bao gồm cả trời đất con người và Phúc lộc thọ cùng hội tụ đầy đủ bốn biển để mừng xuân..... Nhưng câu đối được ưa chuộng nhất, phổ biến nhất vẫn là câu đối sau đây :

Nhất thất thái hòa chơn phú quý 一室泰和真富貴

Mãn môn xuân sắc thị vinh hoa 满門春色是榮

Có nghĩa :

1 :. Một nhà thật là hòa thuận, đó mới là cái phú quý thật sự ,

2 :. Đầy cửa đầy nhà đều cùng một vẻ xuân( vui tươi, rộn rã ), đó mới chính là cái vinh hoa.

Vinh Hoa Phú Quý có nghĩa là gia đình trên thuận dưới hòa và luôn luôn vui vẻ như mùa xuân, chớ không phải có nhiều tiền, làm quan lớn, mới là Vinh Hoa Phú Quý. Câu đối ý nghĩa và mang tính xây dựng thực tế biết bao !

Đó là những câu đối xung quanh bàn tôi ngồi viết liển đó. Ngoài ra, còn có các câu chúc như : " Nghinh Xuân tiếp phúc ", " Ngũ phước lâm môn ", " An Khang thịnh vượng ", " Vạn sự như ý ",....v.v....

Sẵn đây tôi muốn nói luôn cho biết về những câu đối kỳ cựu, cố hữu của người Hoa cũng như người Việt ta từ xưa đến nay.
Câu đối mà hầu như người Hoa nào cũng biết khi nhắc đến Tết , đó chính là câu :

Bộc trúc nhứt thanh trừ cựu tuế 爆竹一聲除舊

Đào phù vạn hộ cánh tân xuân 桃符萬户更新

Có nghĩa :

1:- Pháo nổ đùng một tiếng, năm cũ đã đi qua ,

2 :- Lá bùa nêu dán lên, mùa xuân mới lại đến.

Ghi Chú :

Bộc trúc : Bộc là nổ, trúc là tre. Bộc trúc là tiếng tre nổ, nói đúng hơn là " tiếng mắt tre nổ ". Ngày xưa, chưa có pháo, người ta đốt các mắt tre già ở dưới gốc cho nó nổ thành tiếng để xua tan những xui xẻo, buồn lo... của năm củ cho nó qua đi. Sau nầy, khi chế tạo được pháo rồi, nhưng vì tập quán ngôn ngữ đã quen, người ta vẫn dùng từ Bộc Trúc để chỉ pháo luôn. Cho nên khi dịch từ Bộc trúc, phải biết đó là PHÁO, chứ không phải tiếng tre nổ nữa !

Đào Phù : Phù là lá bùa. Đào phù là Lá bùa dán lên cành cây đào. Tương truyền, cây đào là loại cây có thể trừ được tà ma, nên vẽ lá bùa dán lên cành đào trước cửa có thể làm cho tà ma sợ mà tránh xa... Lâu dần thành tục lệ ngày Tết, Dùng cành đào để vẽ bùa, hoặc dán lá bùa lên một cành đào , rồi treo trước cửa để trừ tà ma trong những ngày Tết. Ỡ VN gọi là bùa Nêu, và được treo lên trên một ngọn tre còn chừa đọt trồng ở trước cửa nhà, gọi là Dựng Nêu. Chắc Quý vị cũng đã nghe qua câu hát Ca dao sau đây :

DCD_Jan29_LienTet2.jpgCu kêu, ba tiếng cu kêu,

Trông mau đến Tết dựng nêu ăn chè ....rồi chứ ?

cũng vì vậy mà chữ Đào Phù phải được dịch là " Lá bùa Nêu ", chớ không phải là Bùa đào.

Đó là câu đối phổ cập rộng rãi trong dân gian, cao hơn một chút, có tính chất văn học và các nét chấm phá của hội họa, câu đối mang tính nghệ thuật mà phổ biến rất rộng rãi không kém gì câu vừa nêu ở trên. Đó chính là câu đối sau đây :

Bộc trúc tam lưỡng thanh, nhân gian thị tuế,

爆 竹 三 两 聲, 人 間 是 

Mai hoa tứ ngũ điểm, thiên hạ giai xuân

梅 花 四 五 点, 天 下 皆 春

Tạm diễn nôm như sau :

Hai ba tiếng pháo đì đùng, nhơn gian đón mừng năm mới,

Bốn năm đóa mai lấm tấm, thiên hạ đều biết xuân sang

Còn nói về câu đối truyền thống của VN trong ngày Tết , thì chắc Quý vị cũng đã biết rồi. Đó chính là :

Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ,

Cây nêu tràng pháo, bánh chưng xanh

Ý nghĩa đã rõ ràng, đầy đủ thú tiêu khiển vui chơi và " Ăn " Tết. Để cho Hoa Việt được đề huề, tôi đã dịch câu đối nầy sang tiếng Hán cổ như sau :

Phì nhục, toan thông, hồng đối liễn 肥肉酸葱,红對联
Đào phù, bộc trúc, lục phương tung.
桃符爆竹,绿方

Những cái mà tôi vừa nói ở bên trên được áp dụng liền đây. tôi đã dùng từ " Đào phù " để dịch từ " Cây nêu ", và từ " Bộc trúc " để dịch từ " Tràng pháo " và từ mà tôi đắc ý nhất là từ " Lục phương tung ", là " Bánh ú vuông màu xanh lá cây " để dịch từ Bánh Chưng xanh.

Xin hẹn bài viết sau.
Đỗ Chiêu Đức

______________________________________________________________

HÀN DẠ

An bần lạc đạo, vui với cái nghèo của mình, nên Cụ Tam Nguyên rất trào lộng khi Bạn Đến Chơi Nhà : " Chả bấy lâu nay bác tới nhà, trẻ thời đi vắng chợ thời xa..." . và cuối cùng là : " Bác đến chơi đây ta với ta ! ". Bây giờ thì ta hãy xem cái thanh bần và cái trân trọng tình bằng hữu của Đỗ Lỗi đời Tống qua bài thơ " HÀN DẠ " ( Còn có tên là HÀN DẠ KHÁCH LAI ) đầy tính nghệ thuật và chấm phá như một bức tranh thủy mặc của Vương Duy đời Đường.....

寒夜客來
HÀN DẠ KHÁCH LAI
寒夜客來茶當酒,
Hàn dạ khách lai trà đương tửu,
竹爐湯沸火初紅。
Trúc lô thang phất hỏa sơ hồng.
尋常一般窗前月,
Tầm thường nhất ban song tiền nguyệt,
才有梅花便不同。
Tài hữu mai hoa tiện bất đồng !.
宋‧杜耒‧ Tống. Đỗ Lỗi.

Chú Thích :
1. Hàn dạ khách lai : Khách đến trong đêm lạnh.
2. Đương : Còn đọc là Đang. Phó Từ Có nghĩa : Trong lúc, trong khi. Khi là Động từ thì có nghĩa là : Cầm Cố ( đồ đạc, của cải...), Lấy... làm. Nghĩa trong bài thơ là : LẤY trà LÀM rượu.
3. Lô : còn đọc là Lư. Có bộ HỎA một bên, nghĩa là Cái Lò.
4. Phất : còn đọc là PHÍ. Có nghĩa là Sôi. Thang Phất là Nước Sôi.
5. Nhất Ban : là Một Thứ. TẦM THƯỜNG NHẤT BAN có nghĩa là Rất rất bình thường giống như hằng ngày.
6. Tài
: Danh từ có nghĩa là Talent , tài cán, tài giỏi, khả năng.
Phó từ : là Mới, Vừa Mới. Đây là nghĩa trong bài thơ . TÀI HỮU : là Mới vừa có.

寒夜客來

Dịch Nghĩa :
Khách đến trong đêm lạnh.
Trong đêm lạnh, bạn đến chơi nhà lại không có rượu, nên đành mượn chén trà thay rượu mà đãi bạn. Trong cái lò bằng tre nước mới sôi và lửa cũng vừa đỏ rực lên ấm áp. Cái cảnh trăng mọc bên cữa sổ rất tầm thường của mọi ngày, hôm nay lại điểm thêm mấy đóa hoa mai vừa mới nở làm cho thi vị và rực rở khác hơn thường nhật.
Quý hóa thay mà cũng ấm áp thay cái tình bạn nghèo khó trong đêm thamh lạnh lẽo ! Ví bạn như những đóa hoa mai mới nở làm tăng thêm cái đẹp đẽ, chấm phá thêm cho bức tranh trăng treo bên cửa sổ tẻ nhạt của thường ngày ! Với tình bạn thắm thiết nầy, uống trà cũng thấy ấm lắm rồi, chớ không cần chi phải uống rượu nữa !!!...

TL_teapot1.jpgDiễn nôm :
Đêm đông bạn đến rượu thay trà,
Lò trúc lửa hồng nước sủi hoa,
Trăng mọc tầm thường bên song cửa,
Thêm mai mấy đóa đẹp ru mà !

Song thất Lục bát :

Trà thay rượu đêm đông bạn đến,
Lửa mới hồng nước cũng vừa sôi.
Tầm thường song cửa trăng soi,
Thêm mai mấy đóa tuyệt vời vô song !
Đỗ Chiêu Đức.

____________________________________________________

 Đỗ Chiêu Đức:

XUẤT XỨ CỦA CÂU:

“NHÂN SANH THẤT THẬP CỔ LAI HY”

và bản dịch  Quên Đi, Mailoc, Song Quang

________________________________________

Nhân mừng thọ 70 tuổi của 9 đồng môn tại Houston, Đỗ Chiêu Đức xin trích dịch bài thơ Khúc Giang của Thi Thánh Đỗ Phủ, để nói rõ xuất xứ của câu " Nhân sanh thất thập cổ lai hy ". Mời quý vị cùng thưởng thức...

Đôi hàng giới thiệu về 2 bài thơ KHÚC GIANG của Đỗ Phủ như sau :
Khúc Giang còn gọi là Khúc Giang Trì, nằm ở phía đông cầu Chu Tước phía nam của thành Trường An, là khu danh thắng nổi tiếng của thành Trường An đời Đường, được xây dựng từ thời Hán Vũ Đế và được trùng tu lại vào năm Khai nguyên của vua Đường Huyền Tông, Nước hồ trong vắt, hoan cỏ uốn quanh, phía nam có Tử Vân Lây, Phù Dung uyển, phía tây có Hạnh Viên và Từ Ân Tự, là nơi dungoan. nổi tiếng đương thời.Thắng cảnh Khúc giang cùng thạnh suy với giang san nhà Đường. Hai bài thơ Khúc Giang của Đỗ Phủ được làm vào cuối xuân năm Càn Nguyên nguyên niên ( 758 ) . Ông đã đem toàn bộ tâm tư của mình ký thác vào cảnh vật nầy để viết lên những ưu tư về đổi thay của thời cuộc.


Theo tài liệu thống kê, thì vào đời Đường, tuổi thọ trung bình của con người ta lúc bấy giờ chỉ vào khoảng 40- 45, cho nên Đỗ Phủ mới hạ câu " Nhân sanh thất thập cổ lai hy " bất hủ, để đời cho đến hiện nay, hễ nhắc đến tuổi " Cổ lai hy ", " Cổ lai ", hay " Cổ hy " là người ta biết ngay là thọ được 70 tuổi rồi !

KHÚC GIANG
【其一】
Bài 1.
  一片花飛減卻春,
Nhất phiến phi hoa giảm khước xuân,
風飄萬點正愁人。
Phong phiêu vạn điểm chánh sầu nhân.
  且看欲盡花經眼,
Thả khan dục tận hoa kinh nhãn,
莫厭傷多酒入唇。
Mạc yếm thương đa tửu nhập thần .
  江上小堂巢翡翠,
Giang thượng tiểu đường xào phỉ thúy,
苑邊高塚臥麒麟。
Uyển biên cao trủng ngọa kỳ lân.
  細推物理須行樂,
Tế suy vật lý tu hành lạc,
何用浮名絆此身。
? Hà dụng phù danh bạn thử thân ?.
   【其二】
Bài 2.
  朝回日日典春衣,
Triều hồi nhật nhật điển xuân y,
每日江頭盡醉歸。
Mỗi nhật giang đầu tận túy quy.
  酒債尋常行處有,
Tửu trái tầm thường hành xứ hữu,
人生七十古來稀。
NHÂN SANH THẤT THẬP CỔ LAI HY.
  穿花蛺蝶深深見,
Xuyên hoa giáp điệp thâm thâm kiến,
點水蜻蜓款款飛。
Điểm thủy thanh đình khoản khoản phi.
  傳語風光共流轉,
Truyền ngữ phong quang cộng lưu chuyển,
暫時相賞莫相違。
? Tạm thời tương thưởng mạc tương vi ?
杜甫 Đỗ Phủ.

GHI CHÚ :
  (1) 减却春:
Giảm khước xuân :Xuân sắc bị giảm đi.
  (2) 万点:
Vạn điểm : Chỉ muôn ngàn hoa rụng, rụng rất nhiều.
  (3) : Thả : là Liên từ, có nghĩa là Hãy.经眼:
Kinh nhãn : ngang qua trước mắt.
  (4) Thương : là thương cảm, xúc động. 巢翡翠:Xào Phỉ Thúy : Là Chim Phỉ Thúy làm ổ. Chữ XÀO là Cái Ổ, ở đây là Động từ :

nghĩa là Làm ổ.
  (5) 苑:Uyển : Là Vườn hoa( Vườn trồng toàn hoa Phù Dung cạnh bên Khúc giang )
: Chủng : Gò đất cao, ở đây chỉ các phần mộ xưa.
  (6) 细推
Tế suy : Là Suy luận cho cặn kẽ, tới nơi tới chốn.
  (7) 物理:
Vật lý : Cái Lý lẻ của sự vật, sự việc.
  (8) 浮名
: Phù danh : Là Hư danh.
  (9) 朝回: Triều hồi : Là Đi chầu Vua về.典:
Điển : Cầm cố.
  (10) : Trái : là Nợ. Tửu trái : là Nợ Rượu chè ( Chớ không phải Nợ Cơm áo ).处:
Hành xứ : là Khắp nơi.
  (11) 蛱蝶
: Giáp Điệp : Các loài bướm nhỏ thường bay lượn, tìm hút nhụy trong các khóm hoa .
  (12) 蜻蜓
: Thanh Đình : Con Chuồn Chuồn.
  (13) 风光: Phong Quang : Quang cảnh của mùa xuân.共流 Cộng Lưu Chuyển : Cùng qua lại, chuyển động, Có nghĩa là cùng

thưởng ngoạn cảnh trí đẹp đẽ.
  (14) : Tương Thưởng : Cùng Thưởng ngoạn. Mạc : là Đừng. : Tương Vi : Cùng để lở mất.( Cái gì đó... ).

DỊCH NGHĨA :
Bài 1.
Chỉ vỏn vẹn một cánh hoa bay mà thôi, mùa xuân cũng đã bị giảm mất đi rồi, huống hồ, gió thổi làm cho muôn ngàn cánh hoa cùng bay phất phơ một lúc, làm cho lòng người tiếc xuân buồn muốn thúi ruột, khi mắt trông xuân sắp tàn, ngàn hoa rơi rụng trước mắt. Thôi cũng đừng sầu thương quá mà hãy cùng mềm môi với chén rượu nầy. Hãy nhìn cảnh trí trước mắt, họa đường lộng lẫy ngày xưa, thì nay chim phỉ thúy đã làm tổ trên rường, và những gò nổng phần mộ ngày nào uy nghi, nghiêm cẩn thì nay tượng kỳ lân đã ngã đỗ nằm cạnh bên. Nên suy cho cùng về lý lẽ thịnh suy tiêu trưởng của sự vật, sự việc trên đời, thì ta nên hành lạc, vui chơi thoải mái, chớ... sao lại vì những cái hư danh không đâu mà trói buộc tấm thân nầy ?!
Bài 2.

Từ giả buổi chầu vua đi ra là đi cầm ngay chiếc áo mùa xuân ( để mua rượu uống ). Mỗi ngày đều say khước từ đầu sông Khúc giang đi về. Nợ rượu chè thì nơi nào cũng có được. Nhưng , người đời sống đến 70 mươi tuổi thì xưa nay rất hiếm. Hãy nhìn xem kìa, đàn bướm nhỏ đang bay lượn trong khóm hoa, và lủ chuồn chuồn đang lượn bay đùa giởn trên mặt nước. Cảnh trí đẹp là thế, sao không bảo nhau mà cùng thưởng ngoạn, đừng bỏ lở mất những giờ khắc quý giá, mà phí cả cuộc đời !

DIỄN NÔM :
Bài 1.
Một cánh hoa rơi xuân hết sang,
Muôn ngàn hoa tạ báo xuân tàn.
Mắt trông hoa rụng lòng tê tái,
Môi nhắp rượu nồng dạ xốn xang.
Phỉ Thúy chọn rường xây tổ ấm ,
Kỳ lân gò nổng ngã nghiêng tàn.
Suy cho cặn kẽ nên hành lạc,
Sao để hư danh trói buộc ràng ?.
Lục bát :
Hoa rơi một cánh xuân tàn,
Đau lòng hoa rụng muôn ngàn xót xa.
Hoa bay trước mắt la đà,
Rượu mềm môi đắng lòng già tiếc thương.
Tổ êm phỉ thúy chọn rường,
Gò cao nghiêng ngã bên vườn kỳ lân.
Ăn chơi, suy kỹ, cân phân,
Hư danh trói buộc tấm thân ích gì ?.

Bài 2.

Tan chầu cầm quách áo xuân hồng,
Say khướt trở về với bến sông.
Nợ rượu khắp nơi đều có được,
Người đời bảy chục hiếm xưa không.
Kìa đàn bướm nhỏ vờn hoa dại,
Nọ lũ chuồn chuồn bởn nước trong.
Cảnh đẹp khuyên ai cùng tận hưởng,
Hoa tàn cảnh tạ khỏi hoài công !
Lục bát :
Tan chầu cầm quách áo xuân,
Mỗi ngày túy lúy đầu sông đi về.
Khắp nơi nợ rượu bề bề ,
Người đời bảy chục hiếm hề xưa nay.
Hãy xem đàn bướm lượn bay,
Chuồn chuồn giởn nước khoan thai bay về.
Thiên nhiên cảnh trí bốn bề,
Sao không thưởng ngoạn còn chê chỗ nào !

.Đỗ Chiêu Đức.

 Bản dịch Quên Đi:

Quên Đi xin hưởng ứng

Có phải vì sung sướng, nhàn hạ của bản thân mà gác ngoài tai vòng danh lợi. Chắc chắn là không, thuở trẻ Thi Thánh Đỗ Phủ cũng từng bôn chen đường danh lợi. Nhưng thời thế thường thay đổi, đến khi về già ông vẫn còn lận đận, từ đó sinh ra yếm thế, mượn rượu thơ để an ủi tuổi già.


Dịch Thơ : Khúc Giang 1

Một đoá hoa bay giảm sắc xuân
Buồn vương theo gió cánh rơi dần
Lặng nhìn hoa cuối tàn trong mắt
Chán nản men say ngấm cả thần
Nhà nhỏ bên sông chim Thuý ở
Vườn bên gò đất chỗ Kỳ Lân
Suy theo thế sự nên vui thú
Danh lợi xá gì phải thử thân


Dịch Thơ : Khúc Giang 2

Tan chầu áo đẹp vội cầm ngay
Thường nhật bên sông uống đến say
Nợ rượu lạ gì đâu chẳng có
Bảy mươi tuổi hiếm tự xưa nay
Bướm vờn hoa đẹp trông nhàn nhã
Mặt nước chuồn đùa nhấp nhứ bay
Hãy nhớ cảnh đời hay biến đổi
Thôi cùng nhau hưởng kẻo qua ngày

Quên Đi

Bản dịch Mailoc:

KHÚC GIANG (I)

Hoa bay một cánh khiến xuân phai ,

Gió cuốn muôn hoa thảm thiết thay .

Cứ ngắm hoa tàn rơi trước mắt ,

Rượu vào vơi hết nỗi sầu ai .

Ven sông nhà nhỏ én xây tổ ,

Vườn ngự mả cao lân phục đài .

Ngẫm nghĩ sự đời nên hưởng lạc ,

Hư danh chớ để trói thân hoài .

Mailoc

Cánh hoa rơi làm Xuân kém vẽ ,

Gió cuốn hoa , cho kẻ sầu thương .

Hoa tàn trước mắt vấn vương ,

Mềm môi rượu rót , chán-chường xua tan .

Thúy bên sông nhà đang xây tổ ,

Mồ cao vườn ngự ,chổ kỳ lân .

Suy cùng vui hưởng cũng cần ,

Hư danh chớ để cột thân một đời .

Mailoc phỏng dịch

KHÚC GIANG (I I )

Chầu xong, cầm áo cứ ngày-ngày ,

Chếnh-choáng đầu sông , tối chẳng hay .

Nợ rượu ,chuyện thường đâu chả có ,

Tuổi già bảy chục hiếm xưa nay .

Vờn hoa, bươm-bướm chập chờn đến ,

Phớt nước , chuồn-chuồn chớp-chớp bay .

Đã biết sự đời luôn biến đổi ,

Cùng vui thưởng ngoạn kẽo xuân phai .

Mailoc

.

Bản dịch Song Quang:

Kính các thi huynh.

Căn cứ vào bản dịch nghĩa bài thơ của huynh ĐCĐ và các ý giải của các thi huynh.Song Quang tôi cũng xin góp vài vần để mua vui trong ngày cuối tuần,có điều chi sơ sót xin miển thứ.Kính chúc quý liệt vị an lành.Thân kính.SQ

KHÚC GIANG

Bài 1 . Một cánh hoa rơi giảm nét xuân

Ngàn hoa rụng dãi sắc xuân tàn

Huống hồ,trông thấy lòng thương tiếc

Mượn rượu giải sầu dạ ngổn ngang

Làm tổ trên rường chim Phỉ Thuý

Nổng gò nghiêng ngã tượng Kỳ Lân

Thịnh suy lý lẻ do Thiên định

Danh lợi xá chi phải buộc ràng ?

X X X

Bài 2 . Tan chầu cầm vội áo mùa Xuân

Lúy túy trở về bến Khúc Giang

Món nợ rượu chè đâu chả có

Đời người bảy chục hiếm lần sang

Giàn hoa bướm lượn xem thanh thản

Mặt nước chuồng bay sóng gợn tăn

Cảnh đẹp sao không mau thưởng ngọan ??

Xin đừng bỏ phí mất thời gian !

SONG QUANG

___________________________________________________________

TL_TrungThuMoon.jpgNHÂN  MÙA TRUNG THU,

đọc

THƯỜNG NGA

của LÝ THƯƠNG ẨN

.

Đọc 2 câu cuối trong bài thơ họa vận " Bỏ mặc cô Hằng " của Thầy CDM là :
Cung mây mặc kẻ mình ên lạnh,
Ta cứ ngâm tràn , chớ hỏi chăng.
làm ĐCĐ chợt nhớ đến bài Thất ngôn Tứ tuyệt " Thường Nga " ( Hằng Nga ) của Lý Thương Ẩn. Mời Quý Vị cùng đọc trong Tết Trung Thu năm nay, cho thắm thía thêm cái " Cung mây mặc kẻ mình ên lạnh " mà Thầy CDM đã dùng để diễn tả " Cô Hằng ".

.

嫦娥 ·李商隱 THƯỜNG NGA Lý Thương Ẩn

雲母屏風燭影深, Vân mẫu bình phong chúc ảnh thâm,
長河漸落曉星沉。
Trường hà tiệm lạc hiểu tinh trầm.
嫦娥應悔偷靈藥,
Thường Nga ưng hối thâu linh dược,
碧海青天夜夜心。 Bích hải thanh thiên dạ dạ tâm.

LÝ THƯƠNG ẨN
(831-858)

.
Tự là Nghĩa Sơn, hiệu là Ngọc Khê sinh. Người huyện Hà Nội (tỉnh Hà Nam). Năm 837 (đời Ðường Văn Tông), nhờ thế lực của Lệnh Hồ Ðào, con của Lệnh Hồ Sở mà được chấm đậu tiến sĩ. Rồi được Vương Mậu Nguyên, trấn thủ Hà Dương, dùng vào việc thư ký và gả con gái cho.Vì Mậu Nguyên là địch thủ chính trị của Lệnh Hồ Sở, nên ông bị coi là người vong ân. Khi Mậu Nguyên chết, ông có đến kinh thành nhưng không được quan chức gì. Sau nhờ Trịnh Á, ông được bổ làm chức Quan-sát phán-quan. Ba năm sau, về triều, được làm một chức quan nhỏ tại Kinh Triệu. Khi Lệnh Hồ Ðào làm tể tướng, ông có nhiều lần dâng thư trần tình, nhưng không được xét đến. Sau nhờ Liễu Trọng Hĩnh, trấn thủ miền Ðông-Thục, ông được dùng làm Tiết-độ phán-quan, kiểm hiệu Công bộ viên-ngoại-lang. Khi họ Liễu bị bãi quan, ông cũng mất chức. Về đất Oanh Dương, rồi mắc bệnh, tạ thế.
Lý Thương Ẩn nổi tiếng ngang với Ôn Ðình Quân và Ðỗ Mục, nên người người đương thời gọi là Ôn Lý và Lý Ðỗ. Tương truyền ông có tình luyến ái với nữ đạo sĩ Tống Hoa Dương và các cung nữ Lư Phi Loan và Khinh Phượng. Những bài thơ Vô đề của ông đều được làm ra cốt để tả những mối tình bí ẩn này.
Lý Thương Ẩn có ảnh hưởng rất lớn đối với thi đàn đời Tống. Vương An Thạch khen thơ ông có cái vẻ tài tình giống thơ Ðỗ Phủ. Các nhà thơ thuộc phái Tây Côn chủ trương mô phỏng thơ ông khi sáng tác.

CHÚ THÍCH :
1. Thường Nga : Tức là Hằng Nga đó. Ta quen gọi là Hằng Nga, nhưng người Hoa lại quen gọi là Thường Nga.
2. Vân Mẫu : Một loại đá quý, một loại cẩm thạch, có thể dát mỏng để làm thành bình phong cho nhà quyền quý.
3. Trường Hà : Tức là Thiên Hà, hay Ngân Hà cũng một thứ.
4. Thâu Linh Dược : Thâu là Trộm, ăn cắp. Linh Dược : là Thuốc Linh, thuốc Tiên, ở đây là thuốc Trường Sinh. Theo Truyền thuyết, chồng của Hằng Nga là Hậu Nghệ, cầu được thuốc trường sinh của bà Tây Vương Mẫu, định là vợ chồng cùng uống để cùng lên tiên. Không ngờ Hằng Nga lén chồng uống trước, một mình thành tiên, bay lên trời ở trong cung Quảng Hàn, có một mình một bóng.


DỊCH NGHĨA :
Ánh nến chập chùng, le lói hắt vào tấm bình phong làm bằng đá Vân Mẫu. Ngoài kia, dãy Ngân Hà đã dần dần khuất dạng trong ánh sao mai mờ nhạt.( Trời đã sắp sáng rồi ! ). Thương cho thân phận của Hằng Nga, chắc nàng cũng hối hận cho việc trộm thuốc tiên của mình, để bây giờ đêm đêm giữa cảnh trời biển mênh mông bao la xanh biếc cũa những đêm thu, lại vò võ có một mình trong cung Quảng Hàn cô đơn lạnh lẽo !


DIỄN NÔM :
HẰNG NGA
Bình phong nến hắt vẻ sầu miên,
Dần khuất Ngân Hà le lói nghiêng ,
Trộm thuốc Hằng Nga chừng cũng hối,
Biển trời xanh ngắt, chạnh niềm riêng.

.
Lục bát :
Bình phong ánh nến sắp tàn,
Ngân Hà sắp khuất, thưa dần sao mai,
Hằng Nga trong dạ tiếc hoài,
Phải đừng trộm thuốc, đêm dài... mình ên !
Đỗ Chiêu Đức.

.

Trang Sinh hiểu mộng mê hồ điệp
Thục đế xuân tâm thác Đỗ Quyên

Xuân tàm đáo tử ty phương tận
Lạp chúc thành hôi lệ thuỷ can

.N
Nhắc đến Lý Thương Ẩn thì ... chỉ thấy buồn thôi !
Chân Diện Mục: Xin tiếp với bạn cho vui :

HẰNG NGA

Sau bức bình phong mờ ánh nến
Rụng dần sao sớm cuối sông ngân
Hằng Nga lạnh lẽo bên trời biếc
Trộm thuốc làm chi chết dở dang

C.D.M.

_______________________________________________________

TẠP THI của Thi Phật Vương Duy

Bản dịch: Đỗ Chiêu Đức, Danh Hữu, Mailoc, Quên Đi

____________________________________________________

Bây giờ thì ta đọc bài " TẠP THI " 雜詩 của Thi Phật Vương Duy nhé !


《雜詩》 TẠP THI

   君自故鄉來, Quân tự cố hương lai,
應知故鄉事。
Ưng tri cố hương sự.
來日綺窗前,
Lai nhựt ỷ song tiền,
寒梅著花未?
Hàn mai chước hoa vị ?
王維 Vương Duy.

Diễn Nghĩa :
Bạn từ cố hương, từ quê nhà đến đây, chắc chắn là rất rành về chuyện ở quê nhà. Vậy, xin được hỏi bạn rằng, cái ngày mà bạn rời quê hương đến đây, thì chậu hàn mai bên song cửa sổ đẹp ( ỷ song ) đã nở hoa chưa ?
Rõ lẩn thẩn mà thi vị làm sao ấy !. Hỏi gì không hỏi, mà chỉ hỏi cái chậu hàn mai đã kết hoa chưa?. Mới nghe như lẩn thẩn, nhưng ngẫm kỹ lại thì thâm thúy biết bao ! Chậu mai nhỏ nhoi còn hỏi tới, huống chi là các chuyện lớn khác ở quê nhà !.....


Diễn nôm :
Bạn từ quê nhà đến,
Chắc rõ chuyện nắng mưa.
Ngày đi bên song đẹp,
Mai vàng nở hay chưa ?
Đỗ Chiêu Đức.

Bản dịch Danh Hữu:

Bạn Đức,
Xưa nay người ta vẫn nghĩ là Vương Duy lẩn thẩn, bạn từ quê nhà đến,
cái đáng hỏi thăm là bà con, bạn bè bây giờ cuộc sống thế nào, mà lại
không hỏi, đi hỏi chậu hoa. Nó ra hoa hay chưa ra hoa thì mắc mớ gì
đến mình, có biết cũng bằng thừa.
Tuy vậy, theo tôi nghĩ : cụm từ Ỷ song tiền
綺窗前
(cái màn hoa treo trước
cửa sổ) ở đây là ám chỉ cô gái quen nào đó của 2 người, và 2 câu cuối
chỉ hàm nghĩa :
Gần đây, cái cô bé thích bận áo hoa, hay đứng tựa cửa sổ nhìn ra
ngoài, cô ta đã « cài hoa » lên đầu chưa (nghĩa là đã đến tuần cập kê,
lấy chồng chưa) ?
Đây là thơ, mà thơ thì có bao giờ nói thẳng tuột đâu.
Thân

Thơ lẩm cẩm
Bạn từ quê mới tới,
Chuyện quê, hẳn biết thừa,
Cái con bé tựa cửa
Hoa mai cài đầu chưa ?
Danh Hữu

Bản dịch Mailoc:

Hello bạn già Paris.

Lâu qúa không thấy hương sắc Paris , định hỏi thăm , bỗng vừa thức dậy lại thấy cô bé Paris cài hoa trên đầu chúm chím cười ở song lụa thật thú vị . Cám ơn anh Danh . Chúc các bạn khỏe mạnh an vui .Xin góp vần cùng các bạn .

Thân mến

Mailoc

Thơ Vặt

Anh từ quê mới đến chơi ,

Chắc anh hiểu rõ mọi nơi quê nhà .

Ngày nao trước cửa rèm là ,

Hàn mai chúm chím mượt mà chưa anh ?

Mailoc phỏng dịch

Anh đến từ quê mình ,

Chắc anh hiểu sự tình .

Ngày ấy bên song lụa ,

Hàn mai đã đẹp xinh ?

ML

Bản dịch Quên Đi:

Kính chào Quý vị,

Mai bên Tàu thường trổ hoa vào mùa xuân khi tiết trời còn lạnh lẽo có màu trắng. Bài thơ này không xác định thời gian. Thật hay qua nhận xét của Anh Chiêu Đức " Rõ lẩn thẩn mà thi vị làm sao ấy !. Hỏi gì không hỏi, mà chỉ hỏi cái chậu hàn mai đã kết hoa chưa?" và không ngoài cái nhìn thật tinh tế đầy lãng mạn của Danh Hữu, Hàn Mai một cánh hoa trong trắng có còn chăn đơn gối chiếc? khiến Quên Đi được mở rộng tầm nhìn.

Dịch Thơ :

Quê nhà Bạn đến đây

Ắt hẳn lắm điều hay

Thường tựa bên song cửa

Sao rồi đoá bạch mai.

Quên Đi

_________________________________________

XUÂN TỨ

Lý Bạch

 

Bản dịch: Đỗ Chiêu Đức, Mailoc, Quang Tuấn, Quên Đi

______________________________________________________________

.

Xin mời đọc một bài thơ Ngũ Ngôn Cổ Phong của Lý Bạch nhé !

春思 李白 XUÂN TỨ Lý Bạch.

燕草如碧絲, Yên thảo như bích ty,
秦桑低綠枝
Tần tang đê lục chi.
當君懷歸日,
Đương quân hoài quy nhật,
是妾斷腸時
Thị thiếp đoạn trường thì
春風不相識,
Xuân phong bất tương thức,
何事入羅幃? Hà sự nhập la vi !?

DỊCH NGHĨA :
Cỏ đất Yên đã xanh mơn mởn như tơ, dâu tầm ăn đất Tần cũng xanh om cả cành lá.( Mùa xuân đã đến rồi đó ! ). Cái ngày mà chàng nhớ đến để quay trở về quê cũ, cũng chính là lúc thiếp đã nhớ nhung chàng mà đứt từng đoạn ruột ra rồi !. Gió xuân kia chẳng hề quen biết, sao lại phe phẩy thổi vào màn thiếp mà chi vậy !?( Bộ muốn trêu ngươi người cô phụ phòng không hay sao ? Thiếp chặc lòng chặc dạ lắm chớ bộ ! ).


DIỄN NÔM :
Cỏ Yên như tơ xanh biếc
Dâu tằm mơn mởn cành xanh
Khi chàng nhớ ngày trở lại
Thiếp đà ruột đứt từng canh
Gió xuân chẳng hề quen biết
Cớ sao hây hẩy trong mành !?
Lục bát :
Cỏ Yên xanh biếc như tơ,
Dâu tằm mơn mởn lửng lờ cành xa
Ngày chàng mong trở lại nhà
Là khi lòng thiếp xót xa nhớ chàng
Gió xuân chẳng biết ngỡ ngàng
Sao còn mơn trớn vào màn thiếp chi ?!
Đỗ Chiêu Đức.

Bản dịch MAILOC:

Anh Đức ơi,

Tôi thích những bài thơ như thế nầy , ít điển tích ít địa danh ,một chút sầu , một chút romantic dễ cho anh em tham gia góp vần , mấy bài đặc biệt xin chào thua .

Cám ơn anh . Cầu chúc tất cả được Vạn sự Lành

Thân kính

Mailoc

Ý Xuân

Cỏ Yên óng ánh tơ xanh ,

Dâu Tần đã trổ trên cành lê-thê .

Ngày nao chàng muốn về quê ,

Là ngày lòng thiếp tái tê đoạn trường .

Gió Xuân thiếp chẳng vấn vương ,

Cớ sao lại nhập chăn giường thâm khuê .

Mailoc phỏng dịch

Cali 8-9-12

Xanh biếc cỏ Yên óng ánh tơ ,

Dâu Tần mơn mởn rủ lơ-thơ .

Ngày nao chàng muốn về thăm thiếp ,

Là lúc chàng ơi , thiếp xác xơ .

Gió Xuân thiếp có quen đâu ,

Cớ sao len-lén vén màn phòng khuê ?

Mailoc

8-9-12

Cỏ Yên xanh như như tơ

Dâu Tần rủ lơ-thơ

Ngày chàng về thăm thiếp ,

Thiếp đoạn trường chàng ơi !

Gió Xuân nào vương vấn ,

Lén vào phòng thiếp chơi .

ML

Cali 8-9-12

Bản dịch QUANG TUẤN:

春思 李白 XUÂN TỨ Lý Bạch.

燕草如碧絲, Yên thảo như bích ty,
秦桑低綠枝
Tần tang đê lục chi.
當君懷歸日,
Đương quân hoài quy nhật,
是妾斷腸時
Thị thiếp đoạn trường thì
春風不相識,
Xuân phong bất tương thức,
何事入羅帷. Hà sự nhập la vi !?


Ý XUÂN

Cỏ Yên như tơ xanh
Dâu tằm tươi thắm cành
Ngày chàng nhớ trở lại
Ruột thiếp đứt từng manh
Gió Xuân không quen biết
Cớ sao lọt qua mành?

Quang Tuấn


Bản dịch QUÊN ĐI:

Yên cỏ xanh tơ mành

Cành dâu Tần mởn xanh

Khi chàng nhớ ngày về

Thiếp nặng sầu lê thê

Gió xuân nỡ vô tình

Trêu cợt kẻ trung trinh.

Quên Đi

__________________________________________________

BÙI ĐỊCH với bài thơ Tống Thôi Cữu

.

" Chước tửu dữ Bùi Địch " của Thi Phật Vương Duy, ta vừa tìm hiểu và dịch xong... Vậy, " BÙI ĐỊCH " là ai ?. Kính mời Quý Thầy Cô, Đồng môn và Các em Học Sinh thân mến cùng tìm hiểu về thi nhân BÙI ĐỊCH nầy qua phần tiểu sử của Ông sau đây :


裴迪 BÙI ĐỊCH
裴迪(716-?),唐代詩人,關中(今屬陜西)人。官蜀州刺史及尚書省郎。其一生以詩文見稱,是盛唐著名的山水田園詩人之一。與大詩人王維、杜甫關係密切。早年與詩佛王維過從甚密,晚年居輞川、終南山,兩人來往更為頻繁,故其詩多是與王維的唱和應酬之作。受王維的影響,裴迪的詩大多為五絕,描寫的也常是幽寂的景色,大抵和王維山水詩相近


Bùi Địch ( 716-? ), Thi nhân đời Đường, người đất Quan Trung ( thuộc tỉnh Thiểm Tây ngày nay ). Làm quan đến chức Thục Châu Ngự Sử và Thượng Thư Tỉnh Lang. Nổi tiếng văn thơ một thời, là một trong những thi nhân nổi tiếng về thơ sơn thủy điền viên thời Thịnh Đường. Kết giao mật thiết với các đại thi nhân Vương Duy, Đỗ Phủ.
Lúc trẻ, qua lại thân thiết với Thi Phật Vương Duy, về già, khi ở Võng Xuyên, Chung Nam Sơn, qua lại càng mật thiết hơn. Vì thế, mà thơ của ông phần lớn là những bài ứng thù xướng họa với thơ của Vương Duy.
Thơ của ông chịu ảnh hưởng của Vương Duy, phần lớn là Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt, miêu tả cảnh sắc u tịch ,nhàn nhã, rất gần với thơ của họ Vương .

Nào ! Bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu và thưởng thức một bài thơ Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt của Bùi Địch nhé !........

送崔九 裴迪 TỐNG THÔI CỮU Bùi Địch

歸山深淺去, Quy sơn thâm thiển khứ,

須盡丘壑美。 Tu tận khưu hác mỹ.

莫學武陵人, Mạc học Võ Lăng nhân,

暫游桃源裡。 Tạm du Đào Nguyên lý.

Đây là một bài thơ Ngũ Ngôn tứ tuyệt rất đặc biệt. Đặc biệt ở 2 điểm : Sử dụng Điển tích và gieo vần TRẮC...

DIỄN NGHĨA :
Đưa Tiễn THÔI CỮU.
Về ở ẩn ở núi sâu hay cạn ( thâm thiển ) ý muốn nói, ẩn cư ở vùng sâu, vùng xa hay vùng gần xóm thôn, thị tứ gì, thì cũng phải đi cho hết, thưởng thức cho hết các vẻ đẹp, các nét đặc biệt của các ngọn núi non ( khưu ) hay hang động, vực sâu ( hác ) ở nơi đó. Đừng học theo thói của người đất Võ Lăng, đã may mắn lạc vào đất Đào Nguyên mà chỉ ở tạm chơi có vài ngày rồi từ biệt . Sau này muốn trở lại thăm lần nữa thì đã không tìm được lối vào Đào Nguyên nữa rồi ! ( Theo tích trong " Đào Hoa Nguyên Ký " của Đào Tiềm đời nhà Tấn ).


DIỄN NÔM :
Tiễn đưa THÔI CỮU.
Về núi gần xa đó ,
Đi cho khắp các xó.
Đừng học người Võ Lăng,
Đào Nguyên nửa chừng bỏ !
Lục bát :
Ẩn cư về núi xa gần,
Đi cho khắp cả tận cùng thiên nhai.
Võ Lăng chớ học theo ai,
Nửa chừng bỏ lỡ tiếc hoài Đào Nguyên !
Đỗ Chiêu Đức.


Trân trọng kính mời Quý Thầy Cô, Đồng Môn cùng Các em Học Sinh thân mến, ai có nhã hứng thì cùng diễn nôm cho vui !

Cảm tác Chân Diện Mục:

RƯỢU CÙNG BÙI ĐỊCH

Ly rượu cay nồng hãy nhắp đi
Tình đời ấm lạnh đáng lo chi
Quen nhau từ trẻ còn trông ngóng
Lơ láo , nhà cao chửa gặp thì
Cỏ đẫm nước đêm mưa phất phất
Hoa buồn xuân muộn lạnh tê tê
Bạn hỏi làm mây trôi đâu thế
Ta nằm thưởng thức thú no say

C.D.M.

____________________________________________________________

TẶNG MẠNH HẠO NHIÊN

Để tiếp theo bài " Quy Chung Nam Sơn " của Mạnh Hạo Nhiên, xin kính mời Quý Thầy Cô, Đồng Môn, cùng các em Học Sinh thân mến, tiếp tục thưởng thức bài " Tặng Mạnh Hạo Nhiên " của Thi Tiên Lý Bạch, để biết thêm về nhà văn, nhà thơ Mạnh Hạo Nhiên của buổi Thịnh Đường....

贈孟浩然 TẶNG MẠNH HẠO NHIÊN

吾愛孟夫子 風流天下聞 Ngô ái Mạnh phu tử, Phong lưu thiên hạ văn.

紅顏棄軒冕 白首臥松雲 Hồng nhan khí hiên miện, Bạch thủ ngọa tòng vân .

醉月頻中聖 迷花不事君 Túy nguyệt tần trung thánh, Mê hoa bất sự quân.

高山安可仰 徒此挹清芬 Cao sơn an khả ngưỡng, Đồ thử ấp thanh phân.

李白 Lý Bạch

1. Chú thích :

* Phu Tử : Từ để gọi người đàn ông một cách trịnh trọng. Từ dùng để gọi ông thầy dạy học. và cũng là từ của các bà vợ dùng để gọi đức ông chồng khả kính của mình.
* Phong lưu : Ở đây chỉ Phong thái siêu thoát, tài hoa xuất chúng. Phong lưu không phải là giỏi ăn chơi, giàu có như ta vẫn nghĩ.
* Hồng nhan : là dung nhan còn đỏ, còn tươi, chỉ tuổi còn trẻ, chớ không phải chỉ phái nữ đẹp đẽ mà thôi.
* Hiên miện : Hiên là Xe, Miện là Mão. Hiên Miện là Xe ngựa Áo mão. Chỉ Làm quan, có Quan chức.
* Ngọa Tòng Vân : Nằm ngắm mây bay thông reo, chỉ ở ẩn trong rừng núi.
* Trung thánh : là Trung tửu, là uống say. Tần trung thánh : là thường uống say.
* Sự quần : là Thờ vua, là làm việc cho nhà vua.
* An Khả : Chữ An ỏ đây là Nghi Vấn từ. An Khả có nghĩa : Sao mà có thể.
* Đồ thử : là Chỉ ở nơi đây. Ở đây có nghỉa là : Chỉ còn có nước.
* Ấp : là chấp tay xá. Ở đây chỉ sự ngưỡng mộ.
* Thanh Phân : Thanh là trong, Phân là Thơm. Thanh Phân là chỉ cái đức trong sáng thanh cao.

2. Dịch xuôi :
Tôi rất yêu mến cái ông Mạnh phu tử nầy, cái phong thái và tài hoa của ông cả thiên hạ nầy ai cũng đều biết đến cả ! Khi tuổi đời còn trẻ mà ông đã chối bỏ ngựa xe áo mão, đến nay đầu đã bạc vẫn còn ở ẩn trong rừng núi. Thường uống rượu và say khướt dưới trăng, mê đắm cảnh trí hoa cỏ đẹp đẻ mà không màng đến việc phục sự cho nhà vua ( làm quan ). Khí tiết của ông cao cao như núi xanh làm sao mà ai có thể với tới, cho nên, ở nơi nầy, ta chỉ có thể chấp tay xá dài mà ngưỡng phục cái đức trong sáng thanh cao của ông mà thôi !

3. Diễn nôm :

Ta yêu ông họ Mạnh,
Tài hoa ở trên đời.
Đầu xanh từ áo mão,
Tóc trắng ngắm mây trôi.
Dưới trăng say lướt khướt,
Bên hoa quên chúa tôi.
Núi cao ai dám sánh,
Đức sáng một ông thôi !
Lục bát :
Hạo Nhiên ông Mạnh ta yêu,
Tài hoa xuất chúng người đều biết tên.
Tuổi xanh xe ngựa bỏ quên,
Bạc đầu vẫn cứ lênh đênh núi rừng.
Dưới trăng say khướt chẳng ngừng,
Bên hoa quên hết quân thần chúa tôi.
Núi cao ai dám sánh đôi,
Thanh cao, chỉ một ông thôi, trên đời !


Đỗ Chiêu Đức.

 ________________________________________

Bản dịch C.D.M

TẶNG MẠNH HẠO NHIÊN

Ta yêu quý thầy Mạnh
Người người đều nghe danh
Thanh tú ngời cốt cách
Nằm chơi rừng phong xanh
Uống rượu thành ông Thánh (1)
Ngắm hoa quên triều đình
Ôi núi cao sao với
Chỉ biết thẹn cúi mình

C.D.M.

______________________________________________________________________________

 CHIẾN TRANH CHÁNH TRỊ

Sẵn đang trên đà hồi tưởng, xin cho Đỗ Chiêu Đức tôi kể luôn một câu chuyện văn chương thời trai trẻ cùa mình nữa cho nó đủ bộ....


Như trong bài " Giang hồ Khí cốt " vừa rồi có nói, tôi là Chuyên viên Điện ảnh của Sư Đoàn 3 Không quân Biên Hòa, Phòng Điện Ảnh của Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chính Trị, thuộc loại lính Thành phố. Trong Không Quân có lệ, gọi thượng cấp là Ông Thầy, nhất là các loại lính nghề, lính kỹ thuật.... Các Trung sĩ, Thượng sĩ, nhất là Chuẩn úy già... đều là " Ông Thầy " cả ! Đặc biệt, chỉ có anh Binh Nhất Đỗ Chiêu Đức , mặc dù là lính, nhưng vẫn được mọi người gọi bằng Ông Thầy !. Tại sao ?!. Xin thưa : Có 3 lý do như sau : Thứ nhất, là vì mọi người đều biết anh ta là thầy giáo xuất thân, là thanh niên nhưng trông đạo mạo như một ông cụ non, tác phong nghiêm chỉnh, chửng chạc. Thứ hai, là mọi người đều biết anh ta rất giỏi chữ Nho và văn chương, có gì thắc mắc về mặt văn học, cứ tìm anh ta là xong ngay. Thứ ba, là lý do quan trọng nhất, vì anh ta là... Chuyên viên Phòng Tối... Chuyên rửa, rọi và tráng phim ảnh. Hễ anh em nào, kể cả cấp chỉ huy, sĩ quan.... nhà có đám ma, đám cưới.... thì sau đó đều phải kiếm anh ta để... rửa dùm vài cuồn phim, nên câu mà anh ta thường nghe nói nhất là : " Ông Thầy.... giúp rửa dùm vài cuồn phim nhen ! ". Lúc bấy giờ, lính Mỹ đã rút hết, giao toàn bộ cơ sở vật chất đã xây dựng lại cho quân đội VN tiếp nhận, trong đó có Phòng Điện ảnh với đầy đủ thiết bị máy móc tráng, rọi và rửa phim ảnh, kể cả máy xấy hình và một lô giấy KODAK khổng lồ gần hết DATE, nên ông Trung Tá Tham Mưu Phó CTCT cho sử dụng thoải mái, và vì anh ta là lính trẻ, độc thân, nên ở luôn tại phần sở TMP của mình, vì thế mà ban đêm, thức tráng phim, rửa hình thoải mái , Cứ phim đưa ngày hôm nay thì sáng hôm sau đã có hình rồi ! Mau hơn ngoài tiệm nhiều mà lại ... khỏi tốn tiền nữa, nên kêu một tiếng " Ông Thầy " không ai tiếc cả !

Sau Hiệp Định Ba Lê năm 1973, mọi người đều đinh ninh là... Hòa Bình sắp đến, ai cũng mong chờ và hy vọng, nhưng sau những đợt trao trả tù binh... súng vẫn còn nổ lai rai hoài, thấy mà phát rầu, riêng Tham Mưu Phó CTCT của Sư Đoàn thì lại rộn rịp hẵn lên, cấp trên chỉ thị xuống là thời gian sắp tới đấu tranh Chính Trị là chính trong Hòa Hợp Hòa Giải dân tộc, rồi Tổng Tuyển Cử .v.v... và v. v.... Nhưng, đợi mãi , vẫn không thấy gì, 1973 đi qua, rồi 1974 cũng đi... tuốt, nên Tết đầu năm 1975, anh lính trẻ có làm 2 bài thơ Thất ngôn Tứ tuyệt để gởi đăng báo như sau :

長望和平 TRƯỜNG VỌNG HÒA BÌNH

機場野草炎黃色 Cơ trường dã thảo viêm hoàng sắc
難使春風吹又生
Nan sử xuân phong xuy hựu sanh
不見梅花和燕子
Bất kiến mai hoa hòa yến tử
年來未覺有何更 ! Niên lai vị giác hữu hà canh !

年來未覺又何新 ? Niên lai vị giác hựu hà tân,?
烽火猶愁軍與民
Phong hỏa do sầu quân dữ dân
長望和平長不到
Trường vọng hòa bình trường bất đáo
不求春至又逢春 ! Bất cầu xuân chí hựu phùng xuân !

Chú thích :
" Xuân phong xuy hựu sanh " là lấy ý ở 2 câu thơ của nhà thơ Bạch Cư Dị là " Dã hỏa xuy bất tận, xuân phong xuy hựu thanh ". Có nghĩa : Sức sống của cỏ ngay cả " Lửa dại đốt cũng không thể chết được, vì khi gió xuân thổi là tất cả cỏ dại sẽ xanh tốt trở lại ngay " ! .

" Cơ trường " : là Phi trường. Ta gọi Phi trường nghĩa là Sân bay, Sân để cho máy bay cất cánh bay đi. Còn người Hoa gọi là Cơ Trường, là Sân để cho máy bay đậu. Đây gọi là tập quán ngôn ngữ và là cái khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng Hoa. Một ví dụ nữa như : Ta gọi Người Xem là Khán Giả, còn người Hoa gọi là Quan Chúng.....


Dịch nghĩa :
Cỏ trong phi trường vàng úa như bị cháy xém, khó có thể nào gió xuân thổi mà có thể xanh tốt trở lại được.Cũng chẳng thấy có hoa mai nở và chim én bay lượn , mùa xuân đã đến rồi mà lại chẳng thấy có gì thay đổi cho có vẻ xuân cả !
Chẳng có gì đổi mới cho có vẻ xuân thì xuân đến mà chi ?. Chiến tranh vẫn còn làm cho quân và dân lo rầu buồn bã. Dài cả cổ trông ngóng Hòa Bình, mà hòa bình nào có tới cho đâu, chẳng cầu mùa xuân đến thì lại vẫn phải đón xuân như thường !


Diễn nôm :
Phi trường cỏ dại vàng như cháy,
Gió xuân khó khiến lại xanh um.
Cũng chẳng hoa mai, chim én lượn,
Xuân sang chẳng thấy có gì xuân !

Chẳng có gì xuân sao gọi xuân ?
Chiến tranh sầu muộn cả quân dân
Trông ngóng hòa bình trông chẳng thấy
Chẳng cầu xuân đến lại mừng xuân !

Hai câu cuối của bài Tứ Tuyệt sau là nhại ý của hai câu thơ của nhà thơ Xuân Diệu :
Tôi có chờ đâu có đợi đâu
Mang chi xuân đến gợi thêm sầu !

Được phép của Ngài Trung Tá Tham Mưu Phó CTCT Phạm Kim Lân, anh ta viết luôn một đôi liễn Tết dán ở phía trước Văn Phòng chánh của TMP CTCT như sau :

戰征 難阻春風至 CHIẾN TRANH nan trở xuân phong chí,
政治 猶期勝利來 CHÍNH TRỊ do kỳ thắng lợi lai.

Dịch nghĩa :
Chiến tranh cũng khó mà cản trở được gió xuân thổi đến ,
Chính trị thì còn đang kỳ vọng vào thắng lợi sắp đến !

Câu đối trên còn hay ở chỗ dùng được 4 chữ CHIẾN TRANH CHÍNH TRỊ để mở đầu 2 câu đối và nêu được cái nhiệm vụ chính yếu của CTCT trong thời gian sắp tới !

Rất tình cờ, thằng bạn Nguyễn Hoàng Hưng cũng là Chuyên Viên Điện Ảnh ở Sư Đoàn 4 Không Quân, phi trường Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ, gọi điện xin đôi câu đối để dự thi cho Đặc San hay Giai Phẩm xuân gì đó của TMP CTCT Sư Đoàn 4 KQ, tôi bèn gởi ngay 2 câu đối trên cho anh ta với đầy đủ giải thích, rồi quên luôn.... Hai ba tuần sau, Hưng vui mừng gọi điện cho tôi báo tin là đã trúng Giải Nhất và được đăng trên Giai Phẩm Xuân của đơn vị. Rất tiếc là tình hình thời sự... lu bu của lúc ấy, nên tôi cũng không có nhận được báo do Hưng gởi tặng.....

ĐỖ CHIÊU ĐỨC

_.___

 

GIANG HỒ KHÍ CỐT

Nhân đọc bài Tạp Ghi " Tiếu Ngạo Giang Hồ " của Thầy Đoàn Xuân Thu, làm cho tôi xúc động tâm tình nhớ đến một tình huống ... Tiếu Ngạo của mình ( nhưng chưa có Giang Hồ ! ). Bây giờ thì xin Quý vị hãy đọc lại bài thơ " Giang Hồ " của Phạm Hữu Quang, để thấy được thế nào là Giang Hồ và Cái " Khí Cốt Giang Hồ " là ra làm sao ?!... thì mới thấm thía được câu chuyện tôi sẽ kể dưới bài thơ nầy ...

"..... người viết lại nhớ đến Phạm Hữu Quang (1952-2000), quê Thốt Nốt, Cần Thơ, có bài thơ “Giang Hồ” đọc nghe rất đã và rất tiếu ngạo giang hồ...

Tàu đi qua phố, tàu qua phố
Phố lạ mà quen, ta giang hồ
Chẳng lẽ suốt ngày bên bếp vợ
Chẻ củi, trèo thang với… giặt đồ?

Giang hồ đâu bận lo tiền túi
Ngày đi ta chỉ có tay không,
Vợ con chẳng kịp chào xin lỗi
Mây trắng trời xa, trắng cả lòng…

Giang hồ ta ghé nhờ cơm bạn
Đũa lệch mâm suông cũng gọi tình
Gối trang sách cũ nằm nghĩ bụng
Cười xưa Dương Lễ với Lưu Bình.

Giang hồ có bữa ta ngồi quán
Quán vắng mà ta chẳng chịu về
Cô chủ giả đò nghiêng ghế trống
Đếm thấy thừa ra một gốc si.

Giang hồ mấy bận say như chết
Rượu sáng chưa lưa đã rượu chiều
Chí cốt cầm ra chai rượu cốt
Ừ. Thôi. Trời đất cứ liêu xiêu…

Giang hồ ta chẳng thay áo rách
Sá gì chải lược với soi gương
Sáng nay mới hiểu mình tóc bạc
Chợt tiếng trẻ thưa ở bên đường.

Giang hồ ba bữa buồn một bữa,
Thấy núi thành sông biển hoá rừng
Chân sẵn dép giầy, trời sẵn gió
Ngựa về. Ta đứng. Bụi mù tung…

Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta mới khóc hôm qua
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà

Phạm Hữu Quang.""

Trước khi kể chuyện của tôi, xin mời tất cả chúng ta cùng ôn lại hai tác giả lớn trong văn học cổ Việt Nam ta nhé, đó là....

Nguyễn Khuyến , Tam nguyên Yên Đỗ, vì ông ở làng Yên Đỗ và đậu đầu 3 cuộc thi nên gọi là TAM NGUYÊN : Đậu đầu thi hương gọi là HƯƠNG NGUYÊN, đậu đầu thi hội gọi là HỘI NGUYÊN và đậu đầu thi đình gọi là ĐÌNH NGUYÊN.Ông rất giỏi vể làm câu đối. Ngày xưa, khi nhà có điều hiếu hỉ như đám cưới, đám ma... thường được mừng chúc hoặc chia buồn bằng đôi câu đối.Muốn có câu đối hay thì phải nhờ đến những bậc Đại khoa có tài như Nguyễn Khuyến làm thì mới có giá trị. Muốn nhờ những người nầy làm câu đối thì phải có lễ vật, tốn kém vô cùng.
Một hôm, có một anh kia mang lễ vật rất hậu đến nói với cụ Tam Nguyên rằng : Nhờ cụ làm cho một đôi câu đối mà hiếu hay hỉ gì cũng dùng được cả , để đám cưới, đám ma, chúc thọ... nhiều quá, mỗi lần đều rất tốn kém, thà tốn một lần cho xứng đáng để khỏi phải mỗi lần mỗi tốn, Cụ cười cho cái hảo ý của anh ta, và viết cho đôi câu đối như sau :

Nhất đức tại thiên tùy phó phận 一 德 在 天 随 付 份
Thất tình ư ngã khởi vô tâm
七 情 於 我 豈 無 心

Giải thích như sau :
Nếu là đám cưới sẽ có nghĩa như thế nầy : Cái đức là do Trời ban, duyên Trời rung ruổi phải gặp số phận nhân duyên như thế. Về mặt tình cảm của con người ( Thất tình là Hỉ, Nộ, Ái , Ố, Ai, Cụ, ( lạc ), Dục ) Tôi đâu thể vô tâm trước cái vui của quý vị.....( Khởi vô tâm : có nghĩa : Sao mà có thể vô tâm cho được ! )

Nếu là đám ma thì sẽ giải thích như sau : Cái đức do Trời ban cho số phận có bao nhiêu đó mà thôi ( đừng buồn nữa ). Về mặt tình người thì tôi đâu thể vô tâm làm ngơ ( trước sự tang tóc của các vị cho được ! .....).

Nếu là chúc thọ thì lại có nghĩa : Cái đức của Trời cho được hưởng phước phần trường thọ là vậy, còn về nhân tình thì tôi cũng đâu thể làm ngơ, tức là tôi cũng chúc mừng cho quý vị đó.!.....

Bây giờ, thì ta nói về Trần Tế Xương nhé ! TTX cũng có một bài thơ theo thể HÁT NÓI về Tết, trong đó có 2 câu đối rất hay. Mời Quý vị cùng đọc bài Hát nói sau :



"Nhập thế cục bất khả vô văn tự

Chẳng hay ho cũng húng hắng một vài bài

Huống chi mình cũng đã đỗ tú tài

Ngày tết đến cũng phải một vài câu đối

Đối rằng:

"Cực nhân gian chi phẩm giá phong nguyệt tình hoài
極 人 間 之 品 價, 風 月 情 懷

Tối thế thượng chi phong lưu, giang hồ khí cốt”
最 世 上 之 風 流, 江 湖 氣 骨

Viết vào giấy dán ngay lên cột

Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay

Rằng hay thì thật là hay

Chẳng hay sao lại đỗ ngay tú tài

Xưa nay em vẫn chịu ngài".

Hai câu đối trên thuộc loại Câu đối 10 chữ,( thuộc loại văn Biền Ngẫu kiểu Tứ Lục & Lục Tứ ) có nghĩa như sau :
Câu 1 : Cái phẩm giá cao nhất trong đời nầy là : Tình hoài vọng về gió trăng phong nguyệt.( chỉ sự cao thượng, không nhuốm mùi tiền bạc tầm thường của thế tục ).
Câu 2 : Cái phong lưu nhất trên đời nầy là : Khí cốt của kẻ giang hồ.( rày đây mai đó, không màng đến lợi danh tầm thường của nhân thế ! ).


Bây giờ thì tôi sẽ kể một câu chuyên về bản thân tôi nhé !
Năm tôi 20 tuổi, nghĩa là đã đi dạy học được 2 năm rồi, và cũng có nghĩa là đến tuổi động viên phải đi lính rồi. Tôi là Chuyên viên Điện ảnh của Sư đoàn 3 Không Quân Biên Hòa. Cuối tuần, thường hay đi phép về Chợ Lớn, Ở trọ nhà một người bạn học cũ. Một hôm, khi vừa về đến Chợ Lớn thì ông bạn của tôi cho biết tin là mẹ của người chủ nhà trọ qua đời tối hôm trước. Trong lúc bất ngờ, không kịp chuẩn bị, sẵn miếng vải lị ông bạn tôi làm để điếu tang, tôi viết luôn đôi Câu đối của Cụ Nguyễn Khuyến lên đó :
Nhất đức tại thiên tùy phó phận,
Thất tình ư ngã khởi vô tâm.

Lúc đó, tôi còn trẻ, nét chữ còn mạnh mẽ như rồng bay phượng múa, làm cho một người bà con đến điếu tang trầm trồ và tìm đến gặp tôi để hỏi thăm....đủ thứ. Sau đó, hỏi lại người bà con, mới biết Ông ta là vua mức bí của Chợ Lớn, thấy tôi tuổi trẻ mà viết được Câu đối cao siêu làm vậy, lại thêm nét chữ thanh nhã bay bướm, nên mới hỏi thăm gia thế và định bắt tôi....làm rễ. Mời tôi đến nhà chơi, ăn cơm, để cho con gái ông ta xem mắt, và rất thường xuyên lui tới với gia đình ông bạn của tôi.
Chuyên tưởng như xong xuôi đâu cả rồi, chuyến nầy chuột sa hủ nếp nhé !
Tết năm đó, tôi ăn mức đến ngọt tới tim luôn, sẵn hứng chí,thừa thắng xông lên , tôi viết luôn một đôi liễn Tết dán lên nhà của người bà con để khoe tài. Đó là đôi liễn " quỹ quái " của Ngài Trần Tế Xương đó :

Cực nhân gian chi phẩm giá, phong nguyệt tình hoài,
Tối thế thượng chi phong lưu, giang hồ khí cốt.

Ông Vua mức bí đến xem thấy, hỏi của ai viết, rồi bảo gở xuống, và từ đó ông ta không thèm hỏi thăm đến tôi nữa. Đợi hoài không thấy động tịnh gì cả, tôi đâm nghi ngờ, rồi hỏi thăm người bà con, thì được họ nói cho biết như sau :
Trước đây, ông ta thấy tôi tuổi trẻ mà có học thức, văn hay chữ tốt, nên định chiêu tôi làm rễ để tiếp giúp ông ta quản lý sổ sách, phát triển làm ăn, chừng thấy câu đối Tết của tôi , Ông ta nản chí quá. Suốt ngày nó cứ " Phong nguyệt tình hoài " hú hí với con gái mình hoài, không biết lo làm ăn, lại còn " giang hồ khí cốt " nữa chứ, không khéo nó rủ rê con gái mình bỏ nhà theo nó đi giang hồ thì bỏ bu luôn. Không được, phải kiếm thằng nào chí thú làm ăn, giúp ông ta làm giàu thêm nữa thì mới được......Thế là vãn tuồng.
Quý Vị thấy đó, đồng thời cũng là một Câu đối, nhưng Câu đối của Nguyễn Khuyến thì người ta khen hay muốn gả con gái cho, còn Câu đối của Trần Tế Xương thì làm hư việc hết.......Suy cho kỹ thì cũng tại mấy chữ " Giang hồ Khí cốt " mà ra cả !
Đây là chuyện thật một trăm phần trăm của đời tôi hồi còn trẻ, tuổi trẻ thường sống với lý tưởng cao nhã, tình cảm cao thượng mà phóng túng, không chịu gò bó vào vòng danh lợi, không nuốn hơn thua với đời, mà chỉ chuộng cái khí cốt giang hồ thanh cao, đẹp đẽ... Hơn nữa, Trần Tế Xương là một tác giả lớn trong chương trình học, mà học sinh nào thích văn chương đều rất ngưỡng mộ, đâu có ngờ câu đối của ông ta lại cho " áp phê ngược " như thế !. Thì ra cuộc đời thực tế khác hẵn với cuộc đời trong văn chương là vậy ! .Lúc đó, tôi cũng rất ngạc nhiên là, tại sao câu đối của Trần Tế Xương hay là thế, mà lại bị chê dữ vậy....

Bây giờ thì đầu đã bạc rồi, con người đâm ra thực tế hơn. Nói thật, nếu bây giờ có "thằng nào đó " mà có cái " Khí cốt giang hồ " đến để hỏi cưới con gái tôi, thì chắc tôi cũng lắc đầu từ chối, trừ phi con gái tôi nó chịu !.....( Nói chơi, chứ con gái tôi đã có chồng con hết rồi ! )

Đỗ Chiêu Đức

NHA BAN ĐỒ TRUNG TÁC

... Sau vụ sửa bài thơ " Trường Tín Oán " của Vương Xương Linh, mặc dù bị Văn Phòng TGT giũa cho một trận, nhưng tiếng tăm của anh lao công Đỗ Chiêu Đức giỏi văn thơ cổ lại nổi như cồn. Các bậc chức sắc và một số thầy cô tìm đến phòng trọ của lao công ở trong trường để đọc những bài thơ, văn bằng tiếng Hán Cổ mà anh đã viết và dán nhan nhản khắp phòng...

Giữ đúng lời hứa, Ngài Tổng Vụ Chủ Nhiệm Hà Đức Phương tốt bụng đã giới thiệu anh ta đi Ban Mê Thuộc để dạy ở trường Tiểu học DỤC ANH, mặc dù năm đó anh ta tthi rớt Tú Tài 1. Từ lao công trường học, phủi chân cái rụp, nhảy lên làm thầy giáo, anh ta cảm thấy lâng lâng như bước trên mây, niềm vui phơi phới, cảm thấy cuộc đời sao lại đẹp đẽ thế nầy ?!.... Thì ra giữa những kẻ xấu còn có người tốt, giữa những đứa ác còn có những ông thiện...

Từ một đứa bé quê mùa ở xã Thường Thạnh Đông, mười tuổi ra Thị Trấn Cái Răng học mới thấy được chiếc xe hơi, mười lăm tuổi tha phương cầu thực lên Sài Gòn mới thấy được cảnh phồn hoa đô hội, với ngựa xe như nước, áo quần như nen. Bây giờ lại được ngồi máy bay đi Nha Trang, rồi từ Nha Trang mới đáp xe đò lên Ban Mê Thuộc. ( Trong thời buổi chiến tranh, tuyến đường Sài Gòn- Ban Mê Thuộc thường xuyên bị cắt, nên vé máy bay SG- BMT đã được các thương gia chiếu cố hết rồi. Nha Trang nhiều chuyến bay hơn, nên phải đi vòng như thế ! ) .
Chàng thanh niên nhà quê Lục Tỉnh lần đầu tiên thấy được cảnh núi rừng hùng vĩ hiễm ác, với vách đá cheo leo, với cỏ cây rừng bí hiểm, với những khe suối róc rách bên đường.... không khỏi xúc động tâm tình, nhất là khi xe lên đèo Rù Rì, ở trên cao, xa xa lại nhìn thấy biển cả mênh mông ngút ngàn, trời nước như liền nhau với một màu xanh bát ngát.... Trước kia, có nằm mơ anh ta cũng không bao giờ thấy được những cảnh trí như thế nầy, nên quá xúc động tâm tình, bèn rút cây viết bấm mà thằng bạn lao công mới mua tặng anh ta trước khi lên đường, mò mẫm viết bài thơ Ngũ Ngôn sau đây :

芽邦途中作 NHA BAN ĐỒ TRUNG TÁC

綠綠青青峯 Lục lục thanh thanh phong,
銀銀海色重 Ngân ngân hải sắc trùng.
奔流溪裡水 Bôn lưu khê lý thủy,
颯吹野外風 Táp xúy dã ngoại phong.
山道嶂嵐襲 Sơn đạo chướng lam tập
前途煙雨中 Tiền đồ yên vũ trung.
鄉尋食者 Tha hương tầm thực giả,
忽覺感懐濃 Hốt giác cảm hoài nùng.

Chú Thích :
1. Phong
: Chữ Phong nầy có bộ Sơn phía trên , chỉ phần trên của núi, ta thường gọi là Ngọn núi.
2. Trùng
: là Chồng lên, là lặp lại, Chữ nầy còn đọc là TRỌNG : Có nghĩa là nặng.
3. Bôn lưu : là chảy xiết, chảy cuồn cuộn.
4. Táp xúy : là Thổi phần phật, thổi ào ào.
5. Chướng Lam : là Sơn Lam Chướng Khí, những hơi độc và mây mù trong núi .
6. Tiền đồ : Tiền là phía trước, Đồ là con đường. Tiền Đồ : có nghĩa là Con đường trước mắt, nghĩa bóng là chỉ con đường trong tương lai.
* TẬP : là đánh ụp là tấn công : nhưTập công. Ở đây chỉ lấn chiếm.
7. Tha Hương Tầm Thực : Xa quê để kiếm cái ăn, chỉ những người đi làm ăn xa quê hương xứ sở.
8. Nùng : là nồng, là đậm.

Dịch nghĩa :
Cảm tác trên đường từ Nha Trang đi Ban Mê Thuộc.
Những ngọn núi xanh xanh chập chùng nối tiếp nhau, và biển trời mênh mông trắng xóa như nối tiếp chồng lên nhau ở phía chân trời. Bên đường, dòng suối trong khe chảy ra cuồn cuộn và gió ngoài rừng trống phần phật rit từng cơn. Sơn lam chướng khí mịt mù lấn chiếm cả con đường đèo trên núi và con đường trước mắt chìm trong mưa khói mông lung. ( Không biết tương lai sẽ ra sao ? ). Khiến cho người cầu thực tha phương, bỗng nhiên càng thấy niềm cảm xúc dào dạt dâng trào !

Diễn nôm :
Xanh xanh rừng núi thẳm,
Trắng xóa biển mênh mông.
Nước khe tuôn róc rách,
Gió núi rít não nùng.
Sơn lam đường mờ mịt,
Mây khói nẽo mông lung.
Kẻ tha phương cầu thực,
Nghe cảm khái ngập lòng !
Luc. bát :
Chập chùng rừng núi xanh rì,
Mênh mông biển cả thấy gì chân mây.
Suối tuôn róc rách bên tai,
Gió rừng rít mạnh khiến ai chạnh lòng.
Đường đèo mờ mịt vời trông,
Tương lai sương khói mịt mùng biết đâu !
Tha phương cầu thực nghe sầu,
Lòng càng cảm khái, lần đầu xa quê !
Đỗ Chiêu Đức.

Thấy anh ta hí hoáy viết, ông Hiệu Trưởng ngồi bên liếc nhìn rồi ngạc nhiên hỏi : Anh biết làm thơ ?!. Sau khi đọc xong bài thơ trên, ông tỏ vẻ rất hài lòng và khi vừa về đến Ban Mê Thuộc, ông bèn gởi bài thơ ngược trở về Sài Gòn để đăng trên báo Á Châu tiếng Hoa bấy giờ. Chính lòng tốt nầy của ông đã cứu ông khỏi một phen rắc rối, vì một tuần sau, Ban Quản Trị của Hội Phụ Huynh Học Sinh chất vấn ông là : Bộ hết người rồi sao mà phải mướn một thằng nhỏ miệng còn hôi sửa về làm thầy giáo thế nầy ?!.

Ông ta bèn chìa bài thơ được đăng báo ra và giải thích : " Anh ấy còn trẻ nhưng có khả năng, lại viết chữ rất đẹp ! ". Sẵn ông ta cũng cho xem luôn bản viết tay của bài thơ mà anh thầy giáo trẻ đã nắn nót viết tặng cho ông khi vừa về tới trường.
Sẵn đây, cũng xin trình bày luôn để mọi người được biết là : Trước đây, tất cả các trường Hoa ở khắp Miền Nam, trừ một vài trường của tư nhân lập ra ở Chợ Lớn, còn tất cả đều là TRƯỜNG CÔNG LẬP , do Ngũ Ban( Quảng Đông, Triều Châu, Phước Kiến, Hải Nam và Ban Hẹ ). với Hội Phụ Huynh học sinh đứng ra tổ chức, xây dựng và điều hành mọi sinh hoạt và hỗ trợ toàn bộ kinh phí hoạt động của nhà trường.
Đối với Nhà Nước, thì là trường Tư Thục, còn đối với đồng bào người Hoa, là trường Công Lập. Ban Quản Trị của Hội phụ huynh học sinh chịu trách nhiệm tìm người giỏi, có học thức, có kinh nghiệm tổ chức điều hành giáo dục làm Hiệu Trưởng. Hiệu Trưởng chịu trách nhiệm đi tìm giáo viên về hợp tác với mình..Nên cứ Hè đến là tất cả Hiệu Trưởng của các trường Hoa ở Tỉnh đều đổ xô về Sài Gòn Chợ Lớn để tìm thêm giáo viên về dạy cho trường mình. Thường thì, Hợp đồng của BQT Hội PHHS ký với Hiệu Trưởng là 2 năm. Nếu điều hành không có thành tích, thì sau 2 năm, Hiệu Trưởng sẽ tự động rút lui, còn nếu là HT giỏi thì Hội PHHS sẽ giữ lại tiếp tục 2 năm nữa !. Vì thế, nên HT tìm được giáo viên, thì chỉ ký hợp đồng 1 năm mà thôi, sau 1 năm, nếu là GV giỏi, thì Hiệu Trưởng sẽ ký tiếp 1 năm nữa, còn nếu HT nín thinh, thì GV tự động cuốn gói đi tìm trường khác !
Đối với Bộ và Ty giáo dục, thì mỗi địa phương đều phải tìm một người địa phương có bằng cấp thích hợp ( Tú Tài 1, 2, hoặc Đại học ) để đứng tên làm Hiệu Trưởng và phụ trách tất cả giấy tờ và thủ tục hành chánh của nhà trường. Trước đây vì chiến tranh, nam phải đi lính, nên thường là nữ đứng tên làm Hiệu Trưởng ( Như trường hợp Cô Nguyễn Kim Quang của trường Tân Hưng Cái Răng vậy ). Vì thế mà mỗi trường HOA đều có 2 vị Hiệu Trưởng, một điều hành bên chuyên môn tiếng Hoa, và một điều hành về thủ tục hành chánh bên tiếng Việt.
Đôi hàng giải thích, để mọi người hiểu được là tại sao anh lao công Đỗ Chiêu Đức phủi chân cái rụp là nhảy lên thành thầy giáo trong nháy mắt liền một khi !....

TRƯỜNG TÍN THU TỪ…(HIỆU CÔNG OÁN)

Trường Tín Thu Từ của Vương Xương Linh gồm ba bài, nhưng bài giữa là bài hay nhất và có nhiều người biết nhất, bài nầy có tên là Trường Tín Oán, được trích trong số 300 bài của tập Đường Thi Tam Bá Thủ. Bây giờ thì ta cùng đọc bài thơ nầy nhé !

長信怨 (王昌齡)    TRƯỜNG TÍN OÁN ( Vương Xương Linh ).

奉帚平明金殿開, Phụng trữu bình minh kim điện khai,
暫將團扇共徘徊。
Tạm tương đoàn phiến cộng bồi hồi.
玉顏不及寒鴉色,
Ngọc nhan bất cập hàn nha sắc,
猶帶昭陽日影來。 Do đái chiêu dương nhật ảnh lai

Chú thích :
1. Trường Tín, Chiêu Dương : Tên của 2 cung trong hoàng cung của nhà vua.
Trường Tín Oán : là nỗi oán hờn trong cung Trường Tín.
2. Phụng Trữu : Phụng : là bưng, là cầm. Trữu : là cây chổi.
3. Tạm Tương : Tạm : là đở, là tạm thời. Tương : là đem, là lấy. Tạm Tương ở đây có nghĩa là Cầm
đở, không có cái gì để cầm thì cầm tạm cái gì đó.
4. Đoàn Phiến : Đoàn : là tròn trịa, Phiến là cây quạt. Đoàn Phiến là Cây quạt hình tròn.
5. Ngọc Nhan : là chỉ Dung nhan đẹp như ngọc, thường dùng để ví với nhan sắc của người đẹp.
6. Hàn Nha : Hàn là Lạnh, Nha là Con Quạ. Hàn Nha là Con quạ lạnh lẽo trong đêm thu.
7. Do là Liên từ, có nghĩa là Còn. Đái : là mang, là xách, là dẫn dắt.
8. Nhựt Ảnh : là Bóng mặt trời, ở đây có nghĩa là Ánh Nắng, ánh sáng mặt trời.

Dịch nghĩa :
Cầm cây chổi để quét lá thu vàng rung trong buổi bình minh khi điện vàng vừa mở cửa,( sau đó ) nàng mân mê cánh quạt lụa tròn theo thói quen cầm tay, nhưng đã hết công dụng trong mùa thu mát mẻ nầy. Oán hận vì thương cho nhan sắc đẹp như ngọc của mình lại không bằng được con quạ lạnh lẽo trong đêm vừa bay đến, vì con quạ tuy lạnh lẽo, nhưng còn mang được ánh nắng ấm áp của điện Chiêu Dương, nơi mà nhà vua đang ngự, còn mình thì....

Diễn nôm :

Điện vàng, tay chổi, sáng mờ sương,
Quạt lụa bâng khuâng nỗi đoạn trường,
Vẻ ngọc không bằng con quạ lạnh,
Còn mang ánh nắng điện Chiêu Dương !
Lục bát :
Điện vàng mở, chổi cầm tay,
Bâng khuâng quạt lụa ai hoài xót thương.
Không bằng quạ lạnh kêu sương,
Còn mang ánh nắng Chiêu Dương đến gần
Đỗ Chiêu Đức.

Bây giờ xin kể một chuyện của cá nhân tôi, nhưng có liên quan đến bài thơ trên. Truyện như thế nầy...
Năm 1964, sau khi thi đậu BằngTrung học Đệ Nhất cấp, vì nhà nghèo, nên tôi phải khăn gói lên Sài Gòn kiếm sở để vừa làm vừa học. Được sự giới thiệu của người thầy cũ, xưa làm Hiệu Trưởng ở trường Tiểu học Tân Hưng Cái Răng giới thiệu vào làm lao công cho trường Trung Tiểu Học PHƯỚC ĐỨC ở đường Khổng Tử trong Chợ Lớn. Đó là thầy Trần. nay là Tổng Giám Thị của Trường Phước Đức, còn Bà Trần, vợ thầy, cũng là cô giáo cũ của tôi, làm Giám Thị của khu Nữ Trung học. Hai ông bà còn kinh doanh riêng một trường Tiểu Học tư thục Phước Dân, tọa lạc ở đường Học Lạc.
Tôi và một anh bạn học cũ nữa, cũng là dân Cái Răng. Ban ngày thì làm lao công quét dọn trường học, ban đêm thì đi học luyện thi Tú Tài 1 ở Trường Trung Học Chu Văn An. Chúa nhật, thì hai đứa cùng chui vào rạp chiếu bóng bình dân thường trực xem 2 phim Hồng Kông nhập một để học nghe và nói tiếng Quan Thoại.
Có một Chúa Nhật, Ông bà Trần nhờ 2 đứa đến giúp dọn dẹp và làm vệ sinh trường riêng của ông bà . Thỉnh thoảng ông bà vẫn thường nhờ như thế. Hôm ấy, vì mới đọc được bài " Trường Tín Oán " của Vương Xương Linh nêu trên, nên sau khi quét dọn xong, tôi bèn nổi hứng, cầm phấn viết ngay lên bảng bài thơ trên, nhưng đã được cải biên như sau :

校工怨 (王猖伶) HIỆU CÔNG OÁN ( Vương Xương Linh ).

奉帚平明課室開,
Phụng trữu bình minh khóa thất khai,
暫將垃圾共徘徊。
Tạm tương lạp cấp cộng bồi hồi.
校工不及痰盂福,
Hiệu công bất cập đàm vu phúc,
猶帶先生吐出來。 Do đái tiên sinh thổ xuất lai !

Ghi Chú :
1. Hiệu Công : Hiệu là trường học. Công là lao công. Hiệu Công : là Lao công trường học.
2. Khóa Thất : là Lớp học, là phòng học.
3. Lạp Cấp : là rác rến. trong bài thơ bị ẩn hết 1 chữ chỉ : Thùng xúc rác.
4. Đàm Vu : là cái ống nhổ để khạc đàm.
5. Tiên Sinh : là Thầy giáo, là ông ,là Ngài.
6. Thổ Xuất : là nhổ ra.


Dịch nghĩa :
Cái oán của Lao công trường học.
Buổi sáng đã phải xách cây chổi khi lớp học vừa mới mở ra , xách cái thùng rác để quét rác vào mà lòng cảm thấy bồi hồi.( Tự cảm thấy rằng ) Lao công trường học không có phước bằng cái ống nhổ, ( Vì cái ống nhổ ) còn mang được những cái gì mà thầy giáo nhổ ra.

Diễn nôm :
Xách chổi ban mai lớp mở ra,
Bùi ngùi quét rác tủi ru mà !
Lao công thua cả cái ống nhổ,
Còn chứa những gì thầy nhổ ra !

Viết xong những câu trên, tôi vô cùng đắc ý. Thứ nhất là các từ dùng để thay thế vào bài thơ đều đúng luật bằng trắc và rất tự nhiên như chính mình làm ra. Thứ hai là các từ đó cũng diễn đạt được ý mình muốn nói lại còn gởi gấm được tâm sự tủi hổ của cái nghề nghiệp thấp hèn của mình. Thứ ba là cái tự hào, cái ngông của tuổi mới lớn, muốn chứng tỏ cho Thầy Bà biết rằng Lao Công cũng có thể đọc hiểu và thưởng thức văn chương như ai, chứ đâu phải... đồ bỏ ! Thế nhưng...
Thế nhưng, sáng Thứ hai, khi học sinh vừa vào giờ học xong, thì có lịnh của văn phòng Tổng Giám Thị mời... anh lao công Đỗ Chiêu Đức lên văn phòng làm việc. Tuổi trẻ chóng quên, lúc đó tôi rất ngạc nhiên không biết là chuyện gì, chừng bước vào Văn Phòng, thấy đầy đủ cả chức sắc của Ban Giám Thị đều có mặt, tôi cúi đầu chào tất cả rồi đứng nép một bên. Ông thầy tôi, Ngài Tổng Giám Thị, vẻ mặt giận dữ, chìa một tấm giấy trước mặt tôi và hỏi :
- Bài thơ nầy phải của em viết không ?. Tôi khép nép :
- Thưa thầy, phải à.
- Ai dạy và xúi giục em viết bài thơ nầy ?
- Thưa thầy, tự em viết chớ không ai xúi cả à.
- Em đọc được Đường Thi ?. Em thử đọc lại nguyên bản khi chưa sửa xem !

Tôi đọc lại bài thơ xong, ông càng giận dữ hơn :
- Em sửa bài thơ lại với ý gì ? Em oán trách chúng tôi bốc lột và đối xử tệ bạc với em chứ gì ?.
- Dạ thưa thầy, em không dám, em chỉ sửa cho hợp với hoàn cảnh của mình, và...
-...Và muốn khoe tài giỏi chứ gì ?. Tôi ức lắm, nhưng cũng trình bày :
-... Và em muốn gởi gắm tâm sự của mình trong đó !. Tôi nói theo những gì đã học trong trường. Thường thì các tác giả mình học hay gởi gắm tâm sự, hoài bão qua thơ văn. Không ngờ quý thầy trong phòng đều bật cười, một thầy hỏi :
- Gởi gắm tâm sự gì qua cái ống nhổ vậy ?. Một thầy khác nói :
- Tâm sự dơ dáy, mất vệ sinh ! Bộ hết cách gởi gắm tâm sự rồi hay sao ?.
Tôi ức đến muốn trào nước mắt, định tìm lời nói lại, thì ông thầy tôi đã quát :
- Thôi ! Đi ra ngoài làm việc đi ! Kỳ sau đừng sửa thơ bậy bạ nữa, cả tên tác giả cũng viết sai, may mà không có ý đồ xấu, nếu không thầy Hiệu Trưởng sẽ cho Cảnh Sát điều tra làm việc với em đó !


Bước ra khỏi phòng Tổng Giám Thị, nước mắt tôi mới trào ra. Tôi tức tối và khinh bỉ họ quá. Một lũ thầy giáo dốt ! Họ đã vô tình chà đạp lên nhân cách của một người nghèo, cười cợt trên sự tủi hổ của tôi. Họ đâu có biết, hoặc không thèm biết rằng, ở lứa tuổi 16 của tôi, nếu gia đình khá giả , thì giờ nầy tôi cũng cấp sách đến trường, chớ đâu phải cầm cây chổi quét rác dọc theo hành lang trong giờ vào học, để nhìn các người cùng trang lứa với mình đang vui vẻ cười đùa trong lớp.....
Tâm sự dơ dáy ư ? Họ là thầy giáo dạy tiếng Hoa mà quên hết chữ nghĩa của Thánh Hiền. Cái ống nhổ chỉ là giả tá, mượn để so sánh với thân phận thấp hèn của mình, còn cái mà Thầy Cô nhổ ra , phun ra ở đây, đâu phải là đờm rải dơ dáy, chữ THỔ còn có nghĩa là nói ra mà, ví dụ như Thổ Lộ là bày tỏ vậy . Tôi chỉ buồn tủi cho thân phận của mình không bằng được cái ống nhổ, vì cái ống nhổ còn chứa đựng được những gì mà Thầy Cô nói ra, là những khuôn vàng thước ngọc, là kim ngôn ngọc ngữ, là kim ngọc lương ngôn, là những đạo lý làm người ,là lẽ phải ở đời.... Sao họ không hiểu gì hết vậy ?. Họ chỉ biết có đờm rải dơ dáy mất vệ sinh mà thôi ! Hỡi ôi !!!!....

Còn bảo là tôi viết sai tên tác giả ư ?. Thì đúng rồi ! Vì tôi đã sửa lại bài thơ theo ý mình, nên cũng sửa luôn tên tác giả cho... trọn bộ. Chỉ giữ họ Vương , còn chữ Xương là Thịnh Vượng. thì đổi thành chữ Xương là Hung hãn , và Linh là Tuổi Tác, thì đổi thành chữ Linh là Cô độc, linh đinh. Đọc lên thì cũng là âm Vương Xương Linh, nhưng nghĩa thì lại hoàn toàn khác hẵn ! Chớ làm sao tôi lại có thể viết sai tên nhà thơ nổi tiếng là Thi Thiên Tử cho được ?!

Còn Cảnh Sát điều tra ư ?. Tôi có xúc phạm gì đến Ngài Hiệu Trưởng Tăng Kim Đông sắp lên làm Bộ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục của Thủ Tướng Lộc của họ đâu mà lại hù dọa !. Tôi muốn dọn đồ xin nghỉ làm ngay ngày hôm sau. Thời may tối hôm đó, Thầy Tổng Sự Vụ Trưởng của trường đến gặp tôi, thầy an ủi và khuyên tôi hãy ráng ẩn nhẩn vừa làm vừa học, rồi thầy sẽ giới thiệu cho tôi đi dạy học trong tương lai.... Và nhờ vậy mà tôi trở thành thầy giáo khi mới tròn 18 tuổi.
Đỗ Chiêu Đức.

__________________________________________________________________

ĐÊM THU

...... Thu năm nay, tôi lại đi trên con đường vắng nầy nghe từng chiếc lá rơi trên bờ cỏ, những cây liễu xanh đứng buồn như những nàng cung nữ thời xưa, và thấp thoáng trong vườn nhà ai hoa phù dung buổi sáng nở trắng như một tâm hồn con trẻ. Nắng ở đây vẫn là nắng ngày xưa và tâm hồn tôi vẫn là tâm hồn tôi năm trước...

Đó là đoản văn của Thanh Tịnh nhớ về một buổi sáng mùa Thu, viết theo văn phong của văn học Âu Tây đầu thế kỷ 20. Bây giờ thì ta hãy đọc bài Đêm Thu của Đỗ Mục làm ở thế kỷ thứ 10 , mang đầy đủ tính chất dân gian và truyèn thống của văn hóa Á Đông....

杜牧《秋夕》

THU TỊCH Đỗ Mục

DCD_Jul17_DOMuc.jpg燭秋光冷畫屏,           Ngân chúc thu quang lãnh họa bình

輕羅小扇撲流           Khinh la tiểu phiến phốc lưu huỳnh

天街夜色涼如水,           Thiên giai dạ sắc lương như thủy

臥看牽牛織女星。           Ngọa khán Khiên ngưu Chức nữ tinh .

Chú thích :
1. Ngân Chúc : Ngân là Bạc, ở đây là màu Bạc, màu trắng bạc. Chúc là đuốc. Hoa Chúc là Đuốc hoa, ở đây Chúc là cây Đèn Cầy, Cây Nến. Ngân chúc : là Cây Đèn sáp màu trắng bạc.
2. Họa Bình : là Bức bình phong có vẽ tranh của các nhà quyền quý thời xưa.
3. Khinh La : Khinh là nhẹ, La là Là, Lụa là, là Vải The. Khinh La : là loại vải the nhẹ để làm quạt. Trong bài " Khinh La Tiểu Phiến " : Là chiếc quạt con làm bằng lụa là của các tiểu thơ xưa thường cầm trên tay.
4. Phốc : Là chụp bắt.
5. Lưu Huỳnh : Lưu là Lưu động, là xẹt. Lưu Tinh : là Sao xẹt. Huỳnh : là con Đom đóm.
6. Thiên Giai : Giai là con đường. Thiên Giai : không phải là đương ở trên trời, mà là đường trong kinh thành, trong cung vua.
7. Lương Như Thủy : là Mát như nước.
Dịch nghĩa :
Ánh sáng lung linh từ ngọn bạch lạp tỏa ra hòa với hơi thu làm cho tấm bình phong đẹp rực rỡ cũng nhuốm hơi lạnh lẽo, nàng phe phẩy chiếc quạt the để chụp bắt những con đom đóm đang lặp lòe bay lượn trong đêm. Đêm đang xuống trong những con đường của Kinh thành, hơi thu mát lạnh như nước trong đêm thanh vắng lặng, nàng ngữa nhìn sao trời để tìm ngắm hai sao Chức Nữ và Ngưu Lang.

Diễn nôm :
Lung linh nến trắng bình phong lạnh,
Quạt lụa vờn theo đóm lượn thu.
Lấp lánh sao trời trong như nước,
Nằm xem sao Chức gặp sao Ngưu .
Lục bát :
Bình phong thu lạnh se se,
Quạt là nến trắng lặp lòe đóm bay
Trời thu như nước mát thay,
Ngưu Lang Chức Nữ đêm nay tương phùng !
Đỗ Chiêu Đức.
Đêm thu với khí trời trong mát, với đom đóm bay lượn lặp lòe, rồi nằm mà ngắm sao Ngưu Lang Chức Nữ.... Rất bình dị và rất nên thơ ! . Có ai ngờ được đây lại là một bài thơ Cung Oán !... Này nhé
... Ngọn bạch lạp đặt trên giá bằng bạc, bình phong có tranh họa rực rỡ, rõ ràng là cuộc sống của nhà quyền quý vương hầu, ta càng xác định hơn với từ Thiên Giai : là đường trong Kinh thành , trong Cung Vua, và ai mới rảnh rổi mà nằm ngắm sao trời ?. Chỉ có những nàng cung nữ nhàn nhã, tội nghiệp trong lãnh cung mới rảnh rổi như thế mà thôi, và... một điểm tâm lý rất quan trọng nữa là, chỉ có những nàng cung nữ với tình xuân phơi phới, với nhựa sống tràn trề, mà phải giam mình trong chốn lãnh cung cô thân chiếc bóng, mới hâm mộ và ước ao được như Ngưu Lang Chức Nữ, mặc dù mỗi năm chỉ hội ngộ có một lần. Một lần, có còn hơn không !. Một số cung nhân may mắn... suốt đời mới gặp được vua một lần ! Lắm cô suôt cả cuộc đời, hết cả thanh xuân, cũng chưa được nhà vua một lần triều kiến... So với Ngưu Lang Chức Nữ thì còn đắng cay chua xót hơn nhiều ! Nên chi, mới ngưỡng mộ và ước ao được như Ả Chức và Chàng Ngưu, chớ còn đối với cuộc sống bình thường, thì có ai lại hâm mộ chuyện tình của Ngưu Lang Chức Nữ bao giờ ? !
Phải tinh ý lắm, ta mới cảm nhận được cái " Oán " trong bài thơ nầy, vì nó quá nhẹ nhàng và bình dị. Phải chăng cái oán đeo đẳng miên man lâu dần nên đã hòa vào cuộc sống và được chấp nhận như một sự tự nhiên tội nghiệp ! Không như nàng cung nữ của Ôn Như Hầu :
..... Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra !...
Cái oán đã lên đến cực điểm và trở thành bạo động !

___________________________________________________

MINH THI:

ĐƯỜNG DẦN ĐƯỜNG BÁ HỔ: 1 trong Giang Nam Tứ Tài Tử

Nói đến Minh Thi, người ta cũng không thể không nhắc đến " Giang Nam Tứ Tài Tử " ( Bốn tài tử ở xứ Giang Nam ) là : Đường Bá Hổ, Chúc Chi Sơn, Văn Trưng Minh và Châu Văn Tân. Nhưng nổi tiếng phong lưu tài hoa nhất, giỏi cả Cầm , Kỳ , Thi , Họa lại là Đường Bá Hổ. Đường nổi tiếng với câu truyện " Tam Tiếu " ( Ba lần cười ), hay còn gọi là " Đường Bá Hổ điểm Thu Hương " ( Đường Bá Hổ chấm cô Thu Hương ). Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về nhân vật đứng đầu " Giang Nam tứ Tài Tử " này nhé !

唐寅 (唐伯虎).

(西元14701523)明代畫家、文學家,吳縣人,字伯虎,一字子畏,號六如居士、桃花庵主等。詩詞書畫無一不精,文以六朝為宗。詩初多穠麗,中年學劉禹錫、白居易,晚年縱放,不拘成格。擅畫山水,多取法南宋李唐、劉松年,兼採元人法,並工畫人物、花鳥,筆墨秀潤峭利,景物清雋生動,工筆、寫意俱佳。
與文徵明、沈周、仇英合稱明朝四大家,又與祝允明、張靈、徐禎卿四人稱為吳中四才子。有畫譜、詩文集行世,並著有六如居士全集。亦稱為唐伯虎。


DCD_Jun14_DBHo.jpgĐƯỜNG DẦN ( Đường Bá Hổ ) .
( 1470-- 1523 ) là Văn sĩ, thi sĩ, họa sĩ của đời Minh, người đất Ngô Huyện, tự Bá Hổ, hiệu Lục Như Cư Sĩ, Đào Hoa Am Chủ... Thi, Từ, Thư, Họa, môn nào cũng giỏi. Văn thì theo tôn chỉ của thời Lục Triều. Thơ lúc đầu diễm lệ, trung niên học theo Lưu Vũ Tích, Bạch Cư Dị, Về già phóng túng, không câu nệ khuôn phép. Giỏi về tranh thủy mặc, sơn thủy, phần nhiều theo bút pháp Nam Tống Lý Đường, Lưu Tòng Niên, và theo họa pháp của người Nguyên, nhưng ông lại giỏi về vẽ người, hoa điểu, bút pháp thanh tú sắc sảo, cảnh vật sinh động, đẹp đẻ, lột tả được hết vẻ đẹp của cảnh sắc....
Đường Bá Hổ cùng với Văn Trưng Minh, Thẩm Châu, Cừu Anh hợp xưng " Minh Triều Tứ Đại Họa Gia "( 4 họa sĩ lớn đời nhà Minh ), lại cùng với Chúc Doãn Minh ( Chi Sơn ), Trương Linh, Từ Trinh Khanh 4 người, hợp xưng là " Ngô Trung Tứ Tài Tử ". Lưu truyền đời sau có " Họa Phổ " , " Thi Văn Tập " , " Lục Như Cư Sĩ ( Đường Bá Hổ ) toàn tập.

Ngoài câu truyện phong lưu với cô hầu của Tướng Phủ là Thu Hương ra, Đường Bá Hổ còn nổi tiếng với 11 bài thơ Đường Luật " HOA NGUYỆT NGÂM " 花月吟 mà mỗi câu đều có 2 chữ HOA và NGUYỆT vô cùng độc đáo. Bây giờ thì chúng ta hãy làm quen với bài thơ đầu tiên của liên khúc Hoa Nguyệt Ngâm này nhé !

 

花月吟內容欣賞:Thưởng ngoạn nội dung HOA NGUYỆT NGÂM.

 

 

之一 (平起七律) Bài 1 : Lut Bng vn Bng.
 

有花無月恨茫茫,有月無花恨轉長;花美似人臨月鏡,月明如水照花香。

扶笻月下尋花步,攜酒花前帶月嘗;如此好花如此月,莫將花月作尋常。

Hữu hoa vô nguyệt hận mang mang, Hữu nguyệt vô hoa hận chuyển trường.
Hoa mỹ tự nhân lâm nguyệt kính, Nguyệt minh như thủy chiếu hoa hương.
Phù cùng nguyệt hạ tầm hoa bộ, Huề tửu hoa tiền đái nguyệt thường.
Như thử hảo hoa, như thử nguyệt, Mạc tương hoa nguyệt tác tầm thường.!

Chú thích :
1. Nguyệt kính : Kính là kiếng, là gương soi. Nguyệt Kính là gương soi hình tròn như mặt trăng. Ta có
Thành ngữ : Phá Kính Trùng Viên
镜重圆
: là Gương Vỡ Lại Lành.
2. Phù cùng : Cùng là một loại tre trúc ngày xưa dùng để làm GẬY. Phù Cùng là Chống gậy.
3. Huề Tửu : Huề là xách, là dắt. Đề huề
提擕
là mang xách, dắt díu. Trong Truyện Kiều Nguyễn Du
Viết về Kim Trọng như sau : Đề Huề lưng túi gió trăng, Sau lưng theo một vài thằng con
con. Trong bài thơ nầy Huề Tửu : là mang theo rượu, xách theo bầu rượu.
4. Thường
: Thường nầy là Nếm thử, là nhấm nhap. Phẩm Thường 品嘗
: là nhấm nháp, nếm thử
xem hay dở cở nào, ngon hay không ngon.
5. Tầm Thường
尋常
: Thường nầy có nghĩa là Không có gì khác lạ. Tầm thường là Bình thường,
không có gì đặc biệt.

Dịch nghĩa :
Chỉ có hoa mà không có trăng, thì mối hận thật mênh mông. Chỉ có trăng mà lại không có hoa, thì mối hận lại càng dằng dặc hơn. Hoa đẹp tựa như người đẹp đang săm soi trước đài gương, trăng sáng trong như nước chiếu vào hoa làm cho hoa càng ngát hương hơn. Lần từng bước khập khểnh với chiếc gậy tre đi tìm hoa dưới ánh trăng, Mang theo bầu rượu để ngồi trước hoa mà nhấm nháp để thưởng trăng. Ôi ! Hoa đẹp như thế nầy, và trăng đẹp như thế kia, xin chớ xem chuyện trăng hoa là chuyện tầm thường đấy nhé ! ( Không xem tầm thường thì phải nhìn bằng cái nhìn đặc biệt, trân trọng, và thi vị cho thấm đậm tình người nhé !


DCD_Jun14_DBHPainting1500.jpgDiễn nôm :
Không trăng chỉ có hoa nên hận,
Trăng có hoa không hận bội gia.
Hoa đẹp tựa người soi gương nguyệt,
Trăng trong như nước chiếu hương hoa.
Thẩn thơ dưới nguyệt tìm hoa bước,
Túy lúy bên hoa bóng nguyệt tà.
Hoa đẹp thế nầy, trăng thế ấy,
Xem thường hoa nguyệt tội ru mà !


Lục bát :
Có hoa lại hận không trăng,
Có trăng thì lại bảo rằng thiếu hoa.
Hoa như trăng đẹp thướt tha,
Trăng trong như nước chiếu hoa não nùng.
Dưới trăng hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa cất chén say cùng ánh trăng.
Hoa như rứa, nguyệt như răng,
Ai rằng hoa nguyệt lăng nhăng tầm thường !?.
Đỗ Chiêu Đức diễn nôm.

.

Ảnh: Tranh của Đường Bá Hổ vẽ vào khoảng năm 1500

.

Kính mời tất cả Quý Thầy Cô, Các Bạn học, Thân hữu cùng các em Học Sinh thân mến , ai có nhã hứng xin cứ tự nhiên tham gia diễn nôm cho vui ! Đây chỉ mới là bài đầu, còn 10 bài nữa lận , xin đính kèm theo bên dưới đây với phần nguyên bản và phiên âm Hán Việt đầy đủ để Quý vị tùy nghi sử dụng, Ai thích Hoa Nguyệt nào thì cứ tự nhiên mà Trăng Hoa với bài đó nhé ! Một điều cần nhớ là ráng làm sao khi diễn nôm vẫn giữ được mỗi câu đều có chữ TRĂNG và HOA, hay HOA và NGUYỆT hoặc BÔNG và TRĂNG gì cũng được cho nó có cái khẩu khí của nguyên tác ! 

Bản dịch MAILOC:

HOA NGUYỆT NGÂM

Không trăng hoa tủi nỗi sầu mong ,

Hoa vắng , mình trăng hận chất chồng .

Hoa đẹp như người soi kính nguyệt ,

Trăng trong tựa nước tắm hương bông .

Gậy tre dưới nguyệt tìm hoa mộng ,

Bầu rượu bên hoa ngắm nguyệt lòng .

Hoa đẹp thế nào , trăng cũng thế ,

Chớ coi Hoa-Nguyệt rẻ như không !

.

Mailoc phỏng dịch

Cali 6-14-12

 

之二 (平起七律)
 

花香月色兩相宜,惜月憐花臥轉遲;月落慢憑花送酒,花殘還有月催詩。

隔花窺月無多影,帶月看花別樣姿;多少花前月下客,年年和月醉花枝。

Hoa hương nguyệt sắc lưỡng tương nghi, Tích nguyệt lân hoa ngọa chuyển trì.
Nguyệt lạc mạn bằng hoa tống tửu, Hoa tàn hoàn hữu nguyệt thôi thi.
Cách hoa khuy nguyệt vô đa ảnh, Đái nguyệt khán hoa biệt dạng ti ( tư ).
Đa thiểu hoa tiền nguyệt hạ khách, Niên niên hòa nguyệt tiếu hoa chi.
 

 

之三(平起七律)

 

月臨花徑影交加,花自芳菲月自華;愛月眠遲花尚吐,看花起早月方斜。

長空影動花迎月,深院人歸月伴花;羨卻人間花月意,撚花玩月醉流霞。

 

Nguyệt lâm hoa kính ảnh giao gia, Hoa tự phương phi nguyệt tự hoa.
Ái nguyệt miên trì hoa thượng thổ, Khán hoa khởi tảo nguyệt phương tà.
Trường không ảnh động hoa nghinh nguyệt, Thâm viện nhân quy nguyệt bạn hoa.
Hâm khước nhân gian hoa nguyệt ý , Niệp hoa ngoạn nguyệt túy lưu hà.

之四 (平起七律)
 

春宵花月值千金,愛此花香與月陰;月下花開春寂寂,花捎月轉夜沈沈

杯邀月影臨花醉,手弄花枝對月吟;明月易虧花亦老,月中莫負賞花心。

Xuân tiêu hoa nguyệt trị thiên kim, Ái thử hoa hương dữ nguyệt âm.
Nguyệt hạ hoa khai xuân tịch tịch, Hoa sao nguyệt chuyển dạ trầm trầm.
Bôi yêu nguyệt ảnh lâm hoa túy, Thủ lộng hoa chi đối nguyệt ngâm.
Minh nguyệt dị khuy hoa diệc lão, Nguyệt trung mạc phụ thưởng hoa tâm.

 

之五 (平起七律)
 

花開爛漫月光華,月思花情共一家;月為照花來院落,花因隨月上窗紗。

十分皓色花輸月,一徑幽香月讓花;花月世間成二美,傍花賞月酒須

 

Hoa khai lạn mạn nguyệt quang hoa, Nguyệt tứ hoa tình cộng nhất gia.
Nguyệt vị chiếu hoa lai viện lạc, Hoa nhân tùy nguyệt thượng song sa.
Thập phân hạo sắc hoa du nguyệt, Nhất kính u hương nguyệt nhượng hoa.
Hoa nguyệt thế gian thành nhị mỹ, Bàng hoa thưởng nguyệt tửu tu xa.

 

之六 (平起七律)
 

一庭花月正春宵,花氣芬芳月正饒;風動花枝探月影,天開月鏡照花妖。

月中漫擊催花鼓,花下輕傳弄月簫;只恐月沈花落後,月台花榭兩蕭條。

Nhất đình hoa nguyệt chánh xuân tiêu, Hoa khí phân phương nguyệt chánh nhiêu.
Phong động hoa chi thám nguyệt ảnh, Thiên khai nguyệt kính chiếu hoa yêu.
Nguyệt trung mạn kích thôi hoa cổ, Hoa hạ khinh truyền lộng nguyệt tiêu.
Chỉ khủng nguyệt trầm hoa lạc hậu, Nguyệt đài hoa tạ lưỡng tiêu điều.!

之七 (平起七律)
 

高台明月照花枝,對月看花有所思;今夜月圓花好處,去年花病月虧時。

飲杯酬月澆花酒,做首評花問月詩;沈醉欲眠花月下,只愁花月笑人痴。

 

Cao đài minh nguyệt chiếu hoa chi, Đối nguyệt khán hoa hữu sở ti ( tư ).
Kim dạ nguyệt viên hoa hảo xứ, Khứ niên hoa bệnh nguyệt khuy thì.
Ẩm bôi thù nguyệt kiêu hoa tửu, Tố thủ bình hoa vấn nguyệt thi.
Trầm túy dục miên hoa nguyệt hạ, Chỉ sầu hoa nguyệt tiếu nhân si.!

 

之八 (仄起七律)
 

花發千枝月一輪,天將花月付閒身;或為月主為花主,才做花賓又月賓。

月下花曾留我酌,花前月不厭人貧;好花好月知多少,弄月吟花有幾人。

 

Hoa phát thiên chi nguyệt nhất luân, Thiên tương hoa nguyệt phó nhàn thân.
Hoặc vi nguyệt chủ vi hoa chủ, Tài tố hoa tân hựu nguyệt tân.
Nguyệt hạ hoa tằng lưu ngã chước, Hoa tiền nguyệt bất yếm nhân bần.
Hảo hoa hảo nguyệt tri đa thiểu, Lộng nguyệt ngâm hoa hữu kỷ nhân !?

之九 (仄起七律)
 

月轉東牆花影重,花迎月魄若為容;多情月照花間露,解語花搖月下風。

雲破月窺花好處,夜深花睡月明中;人生幾度花和月,月色花香處處同。

 

Nguyệt chuyển đông tường hoa ảnh trùng, Hoa nghinh nguyệt phách nhược vi dung.
Đa tình nguyệt chiếu hoa gian lộ, Giải ngữ hoa diêu nguyệt hạ phong.
Vân phá nguyệt khuy hoa hảo xứ, Dạ thâm hoa thụy nguyệt minh trung.
Nhân sanh kỷ độ hoa hòa nguyệt, Nguyệt sắc hoa hương xứ xứ đồng.

之十 (仄起七律)
 

花正開時月正明,花如羅綺月如銀;溶溶月裡花千朵,燦燦花前月一輪

月下幾般花意思,花間多少月精神;待看月落花殘夜,殺尋花問月人

 

Hoa chánh khai thời nguyệt chánh minh, Hoa như la ỷ nguyệt như ngân.
Dung dung nguyệt lý hoa thiên đóa, Xán xán hoa tiền nguyệt nhất luân.
Nguyệt hạ kỷ ban hoa ý tứ , Hoa gian đa thiểu nguyệt tinh thần.
Đãi khan nguyệt lạc hoa tàn dạ, Sầu sát tầm hoa vấn nguyệt nhân. !

 

之十一 (平起七律)
 

春花秋月兩相宜,月競光華花競姿;花發月中香滿樹,月籠花外影交枝。

梅花月落江南夢,桂月花傳郢北詞;花卻何情月何意,我隨花月汛金

Xuân hoa thu nguyệt lưỡng tương nghi, Nguyệt cạnh quang hoa, hoa cạnh ti ( Tư ).
Hoa phát nguyệt trung hương mãn thọ, Nguyệt lung hoa ngoại ảnh giao chi.
Mai hoa nguyệt lạc giang nam mộng, Quế nguyệt hoa truyền sính bắc từ.
Hoa khước hà tình nguyệt hà ý ? Ngã tùy hoa nguyệt phiếm kim chi.

_________________________________________________________________________

MINH THI : Thơ đời Minh.

Đỗ Chiêu Đức

(với Góp ý của Danh Hữu và bản dịch của Chân Diện Mục, Mailoc, Phạm Khắc Trí, Trầm Vân, Nguyên Nhung, Song Quang, Kim Quang)

Hễ nhắc đến THƠ TỪ trong Văn học Cổ, là người ta nghĩ ngay đến ĐƯỜNG THI, TỐNG TỪ. Hổm rày chúng ta cũng cứ xoay quanh thơ đời Đường, Đời Tống ( đặc biệt chỉ nhắc đến Thi và Từ của Tô Đông Pha đời Tống mà thôi ). Đâu biết rằng sau Đường Tống, Nguyên Minh và Thanh thơ cũng rất hay, không thua gì thơ đời Đường.

Hôm nay xin giới thiệu cùng Quý Thầy Cô, Các Bạn hữu, Các Em học sinh một Tác giả tiêu biểu cho làn thơ hay của đời Nhà Minh, đó là thi nhân :

  高啟(1336—1374),字季迪,號青丘子,長洲縣(今蘇州市)人,元末明初詩人。高啟出身富家,童年時父母雙亡,生性警敏,讀書過目成誦,久而不忘,尤精曆史,嗜好詩歌,與張羽、徐賁、宋克、王行等十人經常在一起切磋詩文,人稱北郭十才子。同時,他還與楊基、張羽、徐賁被譽為吳中四傑,也稱作明初四傑。雖然同為十才子,雖然並列四傑,但高啟的文學成就要遠遠超過其他人。

dcd_Jun4_CaoKhai.jpgCAO KHẢI (1336-1374 ), tự là Quý Địch, hiệu là Thanh Khâu Tử, người huyện Trường Châu ( Nay là TP Tô Châu ), là thi nhân cuối đời nhà Nguyên đầu nhà Minh . Cao Khải xuất thân trong gia đình phú quý, từ nhỏ đã mồ côi cả cha lẫn mẹ, nên tánh tình nhạy bén cảnh giác. Thông minh nên hễ đọc qua là nhớ rất dai, giỏi về Lịch sử, thích Thi ca, cùng với Trương Vũ, Từ Bôn, Tống Khắc, Vương Hành... 10 người cùng nghiên cứu thơ văn, người đời xưng tụng là " Bắc Quách Thập Tài Tử ". Đồng thời, ông cùng với Dương Cơ, Trương Vũ, Từ Bôn được xưng tụng là " Ngô Trung Tứ Kiệt ", và cũng là " Minh Sơ Tứ Kiệt ". Mặc dù cùng được xưng tụng là Thập Tài Tử, Tứ Kiệt, nhưng tài hoa và thành tựu văn học của Cao Khải vượt xa hơn những người kia.

Sau vì ông không hợp tác, không nể mặt, và nhiều lần dùng văn chương để chỉ trích , châm biếm Minh Thái Tổ là Chu Nguyên Chương, ông vua nổi tiếng là " Đồ Tể " chuyên giết hại công thần, nên bị xử yêu trảm ( chém ngang hông ) làm 8 khúc, chết thê thảm ở tuổi 39.

* Bổ sung lý do bị YÊU TRẢM :
Cao Khải (1336-1374), người Tô Châu, được xem là một nhà thơ lớn nhất đời Minh. Cuối đời Nguyên, ông ở ẩn bên dòng sông Ngô Tùng. Đầu đời Minh, năm Hồng Vũ thứ hai, được tiến cử biên soạn bộ Minh sử, ông đành miễn cưỡng vào kinh. Năm sau Chu Nguyên Chương ban cho ông chức quan cao là Hữu thị lang bộ Hộ, song ông nhất quyết từ chối, chỉ một mực xin được về quê, nên nhà vua giận lắm.


Sau, Tri phủ Tô Châu là Ngụy Quan xây dựng phủ đường trên nền cung điện của Trương Sĩ Thành, bị Nguyên Chương xử chém ngang lưng vì cho thế là phạm tội đại nghịch. Khi tra xét án, biết được lúc dựng phủ đường này, Cao Khải có làm một bài văn trong đó có bốn chữ “hổ cứ long bàn” (hổ ngồi rồng nằm), Chu Nguyên Chương tức giận vì cho thế là Cao Khải đã xui Ngụy Quan chống lại mình. Cái giận cũ chưa nguôi nay lại thêm cái giận mới, cho nên Nguyên Chương ra lệnh chém Cao Khải ngang lưng giữa thành phố Nam Kinh, rồi còn sai xẻ thây làm 8 mảnh. Ngoài Cao Khải, các văn nhân rất nổi tiếng khác như Đới Lương, Trương Mạnh Kiêm cũng vì thơ văn phạm húy mà bị giết.........

Cao Khải được người đời biết đến nhiều qua 9 bài vịnh Mai Hoa của ông ( Mai hoa cửu thủ 梅花九首 ), nổi tiếng nhất là những câu như :

满山中高士卧, Tuyết mãn sơn trung cao sĩ ngọa,

月明林下美人来。 Nguyệt minh lâm hạ mỹ nhân lai.

Tạm dịch : Tuyết phủ núi xanh cao sĩ ngắm, Trăng soi rừng vắng mỹ nhân về.

...................

翠袖佳人依竹下, Thúy tụ giai nhân y trúc hạ,

白衣宰相在山中。 Bạch y Tể tướng tại sơn trung.

Tạm dịch : Giai nhân áo biếc nương cành trúc,
Tể Tướng bạch y ẩn núi xanh.

....................

春愁寂寞天应老, Xuân sầu tịch mịch thiên ưng lão,
夜色朦胧月亦香。 Dạ sắc mông lung nguyệt diệc hương.

Tạm dịch : Tịch mịch xuân sầu trời cũng lão,
Mơ màng đêm vắng nguyệt càng hương.

..........................

Hôm nay, chỉ xin trình làng một bài Thất ngôn tứ tuyệt rất cao nhã, siêu thoát, mang chút " hơi hám " Thiền của ông để chúng ta cùng nghiên cứu, thưởng lãm. Đó là bài....

                                DCD_Jun3_mount.jpg山中别友 SƠN TRUNG BIỆT HỮ

     ( 山中别寜公歸西塢 ) ( Sơn trung biệt Ninh Công qui Tây Ô )

 一 上 香 台 看 落 暉, Nhất thướng hương đài khán lạc huy,

  沙 村 孤 树 晚 依 依. Sa thôn cô thọ vãn y y .

    老 僧 不 出 青 山 寺, Lão tăng bất xuất thanh sơn tự,

    祗 有 锺 聲 送 客 歸. Chỉ hữu chung thinh tống khách quy.

Lên đến tận hương đài ( cái đài xây dùng để thắp hương ) để nhìn ánh nắng chiều đang rơi rụng, xa xa trên xóm cát in hình bóng ngã dài của một tàn cây cô độc trong cảnh hoàng hôn như còn lưu luyến với ánh nắng chiều. Nhà sư già ( chắc đang nhập định trầm tư ) không ra khỏi cửa chùa trên núi xanh nửa bước, chỉ có tiếng chuông chùa văng vẳng ngân nga trong khoảng không vắng lặng để đưa tiễn khách đi về mà thôi !

Chú thích :

1. Chữ NHẤT là Một, chỉ số đếm và số thứ tự. Ở trong bài nó là Phó từ ở đầu câu, dùng để nhấn mạnh Động từ đi theo sau nó, có nghĩa là HỄ, CỨ, là MỘT CÁI .... Vd :

Nhất khứ bất phục phản 一去不复返 : HỄ đi rồi là không trở lại nữa. Đi MỘT CÁI là không về nữa.

Nhất kiến chung tình 见钟情 : HỄ gặp là thương liền. Gặp MỘT CÁI là thương liền. Câu nầy có nghĩa như là " Tiếng sét á tình " của ta vậy.

2. Chữ HUY là Ánh nắng, có bộ NHẬT là Mặt trời một bên. Vd : Tà Huy là nắng xế chiều. là Sáng sủa, có bộ Quang là sáng ở một bên. Vd; Huy hoàng là Sáng rực rỡ. là Quơ tay, khoát tay, có bộ Thủ là Tay một bên, Vd : Chỉ huy là giơ tay ra lệnh.

3 Chữ Y là Dựa dẵm vào ai đó, có bộ Nhơn là Người ở một bên, Vd : Y kháo 依靠 là Nương tựa. Ở trong bài thơ Y Y 依依 là Hình dung từ chỉ Quyến luyến không nở rời xa, trong bài thơ là : Vãn Y Y : Có nghĩa bóng chiều còn lưu luyến chưa tắt hẵn.

Chữ Y không có bộ Nhơn, Y là Y phục ; là Quần áo. Vd; Y cẩm hồi hương là Áo gấm về làng.

4. Chữ THINH là Tiếng, ta thường đọc trại thành THANH. Vd; Thay vì ÂM THINH ta lại đọc thành ÂM THANH. Trong bài Chung thinh là Tiếng chuông.

Diễn nôm :

Lên tận hương đài ngắm tịch dương,

Cây trơ xóm vắng nắng vương vương.

Sư ông nhập định không rời núi,

Vẳng tiếng chuông đưa khách dặm trường !

Lục bát :

Nắng chiều lên tận hương đài,

Xóm xa bóng ngã cho dài hoàng hôn.

Sư ông nhập định thả hồn,

Ngân nga chuông tiễn khách dồn bước chân.

Đỗ Chiêu Đức diễn nôm.

Kính mời Quý vị Thầy Cô, Thân hữu và các em học sinh, ai có nhã hứng thì cùng diễn nôm cho vui nhà, vui cửa, vui ... trường, như những ngày tháng năm xưa khi còn đi học....

DANH HỮU góp ý:

Bạn Chiêu Đức và các bạn quí mến,

Đọc câu hỏi của bạn Chiêu Đức là tại sao người ta chỉ nói đến thơ đời nhà Đường mà ít nói đến thơ của các thời khác ở bên Tầu như Tống Nguyên Minh Thanh dù ở những thời này cũng có những bài thơ hay (như thơ Tô Đông Pha). Tôi nghĩ cái gì nó cũng có cái lý của nó, các thời kỳ nhà Đường (Sơ Đường, Thịnh Đường, Vãn Đường) thì ngoài vụ An Lộc Sơn ra, tương đối là những thời kì ổn định, các vua Tầu ở những thời kì dó lại thích và chuộng các nhà thơ, do đó thơ dễ nảy mầm và nở rộ, chỉ cần có một tập thơ sáng giá là có thể được mời ra làm quan rồi. Tuy vậy, số thơ người ta thu thập lại được đến bây giờ của đời nhà Đường cũng chỉ còn có trên nghìn bài, bằng số lượng thơ của chỉ riêng Nguyễn Bỉnh Khiêm bên ta. Trước đây, các nhà nghiên cứu cổ thi của Tầu tìm mãi không ra một ngôn ngữ nào ở bên ấy ngày nay tương đương với ngôn ngữ đời Đường để mà có thể đọc đúng được những âm vận của những bài thơ còn lưu lại đó, bây giờ thì lại càng không thể vì tiếng Quan thoại quá ít ỏi về âm vận (chưa bằng ¼ số âm vận tiếng ta), có thấy như vậy mới hiểu được tại sao cho tới tận ngày nay, chúng ta vẫn còn thích thơ Đường, vì thơ Đường đọc theo tiếng ta (Hán Việt) thì họa hoằn lắm mới có một tiếng đọc không trơn, kì dư đều đọc trót lọt, êm như đọc tiếng mẹ đẻ. Bên Tầu các thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh (ngoài thời Nguyên Thanh vì vua Nguyên là người Mông Cổ, vua Thanh là người Mãn châu ngoại nhập) người Tầu làm thơ rất khó khăn, vì họ muốn giữ lại khối thơ đời Đường như là của riêng họ, nên họ bắt buộc các thi gia khi làm thơ phải dùng đúng những âm vận như các bài thơ đời Đường còn lưu lại, họ đã soạn ra những cuốn Thi vận học như là cuốn “Thi Vận Tập Thành” sắp xếp lại toàn bộ những vần phải đi với nhau, tổng cộng là mười lăm vận bộ, ai làm thơ cũng phải thuộc lòng các bộ ấy để gieo vận (mà những vận bộ ấy đọc lên theo tiếng nói địa phương của họ nhiều khi lại không vần hoặc có khi còn đối lập với nhau), nếu không thì thơ hay mấy cũng bị đánh hỏng mà những vận đó không phải lúc nào cũng đọc thuận với nhau như tiếng địa phương của họ (vì Tầu có tới hàng trăm ngôn ngữ địa phương). Có xét tới những điểm này ta mới thấy sở dĩ sau đời Đường, thơ của Tầu không còn hay nữa, vì khi làm thơ họ phải cố gò câu thơ mà không thể xuất khẩu thành thơ thoải mái như người bên ta. Bây giờ người Tầu đọc thơ Đường bằng tiếng Quan thoại, tuy đọc ra tiếng nhưng cũng khó thưởng thức được về mặt thi nhạc, còn về nghĩa chữ, tức nội dung của bài thơ, thì ta cứ đọc những bài họ đã dịch ra tiếng ngoại quốc sẽ thấy là không phải bài nào họ cũng hiểu đúng (so với cách hiểu ở tiếng ta). Nguyễn Du khi đi sứ sang Tầu, dọc đường ông đi đến đâu làm thơ vịnh nhân vật đến đấy, định bụng sẽ đem đến trình diễn tại thủ đô Bắc Kinh, nào ngờ khi đến nơi đưa ra, ai đọc cũng lắc đầu chẳng hiểu ông định nói gì trong đó làm ông phải than là người Tầu thời nay không còn ai biết đến cái học Khổng Mạnh nữa, ông đâu có biết người Tầu thời ông là người đến từ đất Mãn châu, họ dùng tiếng Quan thoại chứ không phải tiếng Trung Nguyên.

Vài hàng bàn phiếm vào ngày cuối tuần.

Danh Hữu

Paris, sáng 03/5/2012

.

Bản dịch CHÂN DIỆN MỤC:

Thơ đời Minh.

Leo mỏi đài cao dưới nắng tà

Cuối thôn cây lẻ bóng chiều sa

Sư già chẳng khứng rời non biếc

Chỉ tiếng chuông buồn tiễn bạn ta

C.D.M.

.

Bản dịch MAILỌC:

.

SƠN TRUNG BIỆT HỮ

Hương đài nhẹ bước ngắm tà dương ,

Thôn vắng, tàn cây nắng luyến thương .

Nhập thất sư ông, chùa núi biếc ,

Chuông ngân tiễn khách lặng lên đường .

Mailoc phỏng dịch

Cali 6-01-12

Hương đài nhẹ bước hoàng hôn ngắm ,

Thôn xa cây lặng, nắng vươn dài .

Sư ông nhập định nào hay ,

Chuông ngân tiễn khách trần ai mơ-màng .

Mailoc

.

Bản dịch PHẠM KHẮC TRÍ

Sơn Trung Biệt Hữu
PKT 06/05/2012

Một đến đài hương ngắm nắng tà ,
Xóm cây hiu quạnh, bóng chiều sa.
Sư già, chùa vắng, tiễn không được ,
Đành mượn chuông đưa khách lại nhà.

Tri Khac Pham
Phamid1934@gmail.com

.

Bản dịch TRẦM VÂN

Lên hương đài ngắm tịch dương
Xóm cây hiu quanh hoàng hôn lặng buồn

Sư già chẳng muốn rời non

Mượn câu kinh, mượn tiếng chuông tiễn người

Trầm Vân

.

Bản phỏng dịch NGUYÊN NHUNG

Đài nghiêng bóng xế chân đã mỏi
Nắng chiều thoi thóp ngọn cây xa
Thiền môn sư tuổi đời đã cỗi
Mượn tiếng chuông chùa tiễn bạn thôi!

Nguyên Nhung

.

Bản phỏng dịch SONG QUANG

Hương đài lặng ngắm ánh chiều rơi !

Bóng ngã thôn xa nắng khuất đồi

Sư cụ ngồi thiền không xuống núi

Chuông chùa vẳng vọng tiển chân người .

SONG QUANG

.

Bản dịch KIM QUANG

Hương đài nhẹ rớt nắng chiều
Bóng cây nghiêng ngã dặt dìu hoàng hôn
Thiền sư tĩnh lặng phiêu hồn
Hồi chuông tiễn khách dập dồn vang xa
Kim Quang

_________________________________________________________________

蘇 小 妹 三 難 新 郎

TÔ TIỂU MUỘI TAM NAN TÂN LANG
( Tô Tiểu Muội ba lần làm khó chàng rể )

Tô Tiểu Muội tuy mang tiếng là xấu gái, nhưng văn tài thì vang vội khắp nơi. Rất nhiều vương tôn công tử ngắm nghé cầu hôn. Tô Tiểu Muội có định lệ là hễ ai muốn cầu hôn thì phải nạp văn bài của mình cho nàng xem trước.
Lúc bấy giờ, có một thư sinh họ Tần tên Thiếu Du, cũng thuộc gia đình thế phiệt trâm anh, cũng nổi tiếng văn hay chữ tốt. Thiếu Du cũng định nộp bài của mình cho Tiểu Muội, nhưng nghe đồn nàng ta trán vồ, mặt dài, nên còn do dự.
Một hôm, dọ biết tin là Tô Tiểu Muội sẽ đi lễ chùa vào ngày rằm sắp tới. Thiếu Du bèn quyết định cải trang thành một đạo sĩ, để tận mắt xem nàng ta xấu đẹp ra sao.

Hôm đó, đứng xa xa nhìn thấy Tiểu Muội từ trên kiệu bước xuống, dáng người yểu điệu thướt tha, tuy trán có hơi vồ, mặt có hơi dài, nhưng rất thanh tú, tuy không gọi được là giai nhân, nhưng cũng diễm lệ, tươi trẻ,thanh thoát khác thường. Nhan sắc thì cho qua rồi, còn văn tài thì sao ?. Phải đích thân thử một chuyến mới được.

Quyết định xong, chàng bèn đợi khi Tiểu Muội vừa lễ Phật xong bước ra, thì chàng cũng bất thần bước tới, những người tùy tùng chưa kịp cản ngăn, thì chàng đã chấp tay xá dài, miệng thì đọc :


" Tiểu thư hữu phúc hữu thọ, nguyện phát từ bi "
小 姐 有 福 有 壽 , 愿 发 慈 悲 


Tô Tiểu Muội nhìn thấy một ông đạo sĩ non choẹt, da mặt hồng hào, không có vẻ khắc khổ của một nhà tu hành gì cả, thì biết ngay là có ý trêu mình, bèn đáp :

" Đạo nhân hà đức hà năng, cảm cầu bố thí "
道 人 何 德 何 能,敢 求 布 施。

Câu của Thiếu Du là : Tiểu thơ ơi, cô có phước có thọ, mong cô mở lòng từ bi.
Câu của Tiểu Muội là : Ông đạo có tài gì, đức gì, mà dám xin tôi bố thí.

Đáp xong, Tiểu Muội bước xuống bậc tam cấp. Thiếu Du bước theo đọc tiếp :

      " Nguyện tiểu thư thân như dược thọ, bách bệnh bất sinh, "
愿 小 姐 身 如 药 树, 百 病 不 生 。

Nghĩa là : Mong rằng tiẻu thơ mình như cây thuốc, không bệnh hoạn gì cả.( một trăm bệnh cũng không ). nói nịnh tiẻu thơ một câu...

Tô Tiểu Muội bèn đáp :

" Tùy đạo nhân khẩu xuất liên hoa, bán văn bất xả."
随 道 人 口 出 莲 花, 半 文 不 捨 。

Nghĩa là : Cho dù đạo nhân có nói ra được bông sen, thì nửa đồng điếu cũng không cho nữa. Khỏi măc công phải nói nhiều.

Đáp xong bèn đi ra kiệu, Thiêu Du vội vàng bước theo vớt cú chót :

" Tiểu nương tử nhất thiên hoan hỉ, như hà triệt thủ bảo sơn ?"
小 娘 子 一 天 欢 喜, 如 何 撤 手 宝 山 。

Nghĩa là : Này cái nàng nho nhỏ kia ơi, hôm nay được một ngày vui vẻ, sao lại nở giữ chặc hầu bao thế kia ?. Triệt thủ là giữ chặc tay. Bảo sơn là núi châu báo, ở đây chỉ túi tiền.

Tô Tiểu Muội vừa bước lên kiệu vừa mắng vọng xuống :

" Phong đạo nhân nhậm địa tham si, na đắc tùy thân kim huyệt."
疯 道 人 恁 地 贪 痴, 哪 得 随 身 金 穴。

Nghĩa là ; Ông đạo nhân khùng kia, ông còn tham sân si như thế, thi làm sao mà thành chánh quả cho được.( kim huyệt là huyệt vàng nơi để chôn những người đắc đạo ).

Tần Thiếu Du đứng nhìn theo sau kiệu, cởi áo mão đạo sĩ đưa cho tiểu đồng đứng bên cạnh, cười rằng : " Phong đạo nhân " mà đối được với " Tiểu nương tử " thì cũng vinh hạnh lắm thay.!

          Sau khi đã biết được tài sắc của Tô Tiểu Muội, Tần Thiếu Du quyết định nộp quyển văn bài của mình cho nhà họ Tô để cầu hôn. Khoa thi năm đó, chàng lại đậu Tiến sĩ, và Tô Tiểu Muội cũng chọn đúng quyển văn bài của chàng, mặc dù khi đưa các quyển văn bài cho con gái, Tô Lão đều gỡ đi trang bìa có tên họ của người cầu hôn. Đại đăng khoa rồi tiểu đăng khoa, chàng Thiếu Du nhà ta phen nầy sướng nhé.

Không nói chuyện đám cưới rình rang của hai danh gia thế tộc, chỉ kể sau khi khách khứa đã ra về cả rồi. Tân lang Thiếu Du hơi men chếnh choáng, hí hửng đi về phía tân phòng.

Trước phòng đã có 2 cô thị nữ xinh xắn chặn lại, một cô rót 1 ly nước, còn cô kia xòe ra 3 bao thơ đỏ thưa rằng : " Tiểu thư có 3 đề mục cho tân quan nhân, nếu đều đáp được, tiểu thư sẽ đích thân rót rượu mời vào phòng hoa chúc, còn như không đáp được thì hãy uống ly nước nầy và ở bên ngoài đọc sách thêm 3 tháng. ".

Sau giây phút sửng sờ, Thiếu Du bỗng cả cười mà rằng : " Đề thi của Thiên Tử ta còn làm được, huống chi là 3 đề mục nhỏ nầy ! ". Nói xong, bèn mở đề mục thứ nhất, thấy có 4 câu thơ sau :

Cường gia thắng tổ hữu thi vi, 强 爷 胜 祖 有 施 为
Tạc bích thâu quang dạ độc thư
凿 壁 偸 光 夜 读 书
Phùng tuyến lộ trung thường ức mẫu
缝 线 路 中 常 忆 母
Lão ông chung nhật ỷ môn lư.
老 翁 终 日 倚 门 

Bên dưới có ghi là : đoán tên của 4 nhân vật nổi tiếng trong lịch sử. Thiêu Du mĩm cười , ghi lên giấy hoa tiên 4 nhân vật sau đây :
1. Cường gia thắng tổ, giỏi hơn ông nội, ông cố mà làm nên sự nghiệp, đó là : Tôn Quyền.( Tôn là họ Tôn, nhưng cũng có nghĩa là cháu, đố mẹo ).
2. Tạc bích thâu quang là đục vách để lấy ánh sáng để học ban đêm, ta tưởng đâu là Khuông Hoành (
匡 衡
), nhưng không phải, Thiếu Du đã đoán đúng, đó là Khổng Minh ( Khổng là cái lổ, Minh là sáng.Đục vách nên có cái lổ sáng, lại mẹo ).
3. Phùng tuyến... trông đường chỉ may vá thường nhớ đến mẹ, đó là ông Tử Tư, chớ không phải Tử Lộ( Tử Lộ mới có hiếu với mẹ, nhưng vì là đố mẹo, nên lấy nghĩa chữ của cái tên,. Tử là con, Tư là nhớ, là con nhớ mẹ )
4. Lão ông... Ông già tối ngày đứng dựa cửa là Khương tử Nha, vì Khương Từ Nha có hiệu là Lã Ông Vọng, thường gọi tắt là Lã Vọng.

         Đáp án được đưa vào buồng cho tiểu thơ xem, bỗng cửa phòng xịt mở, một nữ tỳ bưng ra một chung cúc tửu thưởng công, Thiếu Du đắc ý, bưng ly rượu uống ngay và mở đề thi thứ hai, cũng lại là 4 câu thơ, nhưng lần nầy là thơ ngũ ngôn :

Đồng thiết đầu công dã 铜 铁 投 汞 冶
Lâu nghị thượng phấn tường
蝼 蚁 上 粉 墙
Âm dương vô nhị lý
阴 阳 无 二 理
Thiên địa ngã trung ương
天 地 我 中 央

Câu 1 : Đồng sắt bỏ vô lò nung chảy là chữ HÓA ( ).
Câu 2 : Kiến mối bò lên tường vôi, nghĩa là chữ DUYÊN (
).
Câu 3 : Âm dương không có 2lẽ, chỉ tập trung về một mối là ĐẠO (
).
Câu 4 : Ở giữa trời đất là người, là chữ NHÂN.(
).

Như vậy, 4 câu là 4 chữ HÓA DUYÊN ĐẠO NHÂN, là ông đạo sỉ đi hóa duyên. Thì ra, khi làm lễ thành thân bái đường, Tô Tiểu Muội lén liếc trộm lang quân của mình xem tướng mạo ra sao. Nàng mới giật mình nhận ra rằng, đây chính là cái anh chàng giả làm đạo sĩ để ghẹo mình hôm nọ, vì thế mới có cái đề thi nầy. Thiếu Du cười thầm trong bụng, ai thì chẳng biết chớ ta há lại không biết đây là 4 chữ " Hóa duyên đạo nhân " hay sao ?.Bèn cất bút viết 4 câu thơ sau :

HÓA công hà ý bả xuân thôi, 工 何 意 把 春 催
DUYÊN đáo danh môn hoa tự khai
缘 到 名 门 花 自 开
ĐẠO thị xuân phong chơn hữu chủ
道 是 春 风 真 有 主
NHÂN nhân bất cảm thượng hoa đài.
人 人 不 敢 上 花 台

Diễn nôm tạm :
HÓA công giục giả xuân sang,
DUYÊN lành đưa đến, hoa càng xinh tưoi,
ĐẠO rằng hoa đã có nơi,
NHÂN còn ai dám lôi thôi lên đài.

   Bài thơ được thị nữ trịnh trọng đưa vào phòng, và một lần nữa một chung cúc tửu lại được trịnh trọng đưa ra cho chàng tân lang tài hoa. Thiếu Du vô cùng đắc ý, vội mở ngay phong bì thứ 3, Ồ, dễ quá, chỉ vỏn vẹn có một vế đối như sau :

Bế môn thôi xuất song tiền nguyệt

闭 门 推 出 窗 前 


Có nghĩa : Đóng cửa lại để đẩy ánh trăng ra ngoài cửa sổ.

Mới đọc, thì thấy rất dễ, nhưng muốn tìm ý, tìm chữ đối cho chỉnh cho hay, thì thật không dễ tí nào. Nếu đối câu tầm thường quá, thì không chứng tỏ được tài năng của mình, nhưng trong một lúc làm sao tìm đươc vế đối cho hay đây. Chàng bèn đi tới đi lui trong hoa viên để tìm ý....

Lai nói đến Tô Đông Pha, sau tiệc cưới về phòng cũng không ngũ được, bèn ra vườn hoa đi dạo, đồng thời cũng muốn xem xem cặp tân nhân đêm nay ra sao, ông cũng biết tánh của em mình, chắc không để yên cho chàng rễ mới đâu. Quả như dự kiến, khi đến hoa viên, ông thấy Thiếu Du đi tới đi lui, giơ tay lên làm điệu bộ như đang đẩy cửa, miệng thì đọc câu : " Bế môn thôi xuất song tiền nguyệt " Ông đoán là câu đối của em mình đang làm khó Thiếu Du, bèn nghĩ cách để giúp chàng. Bỗng thấy Thiếu Du dừng lại bên miệng giếng trầm tư, ông chợt nảy ra một ý hay, nhưng không tiện nói cho Thiêu Du biết, bèn nhặt một hòn đá ném xuống mặt giếng ngay trước mặt Thiêu Du. Mặt nước vỡ toang làm Thiếu Du giật nẩy mình và cũng chợt tĩnh ngộ.

Chàng bước ngay về phòng và viết ngay câu đối lại :

Đầu thạch xung khai tĩnh để thiên.

投 石 冲 开 井 底 天

Có nghĩa :
Ném cục đá xuống làm vỡ ra mảnh trời dưới đáy giếng.

Câu đối hay quá, vừa đưa vào phòng, cửa phòng bèn mở toang, Tô Tiểu Muội e lệ bưng ra ba chung cúc tửu để mời chàng tân lang tài hoa vao phòng hợp cẩn giao bôi.

Truyện 2 ANH EM đến đây là hết .....
Đỗ Chiêu Đức

_____________________________________________________

THƠ ĐƯỜNG 6 CHỮ.

* Đỗ Chiêu Đức: Giới thiệu Quy Sơn Tác của Cố Huống

*NỐI ĐIÊU: PKT, C.D.M, Danh Hữu, Mailộc

___________________________________________

Thường thì nhắc tới Đường Thi, người ta chỉ nghĩ đến thơ 5 chữ và 7 chữ : Ngũ ngôn Cổ Phong, Ngũ ngôn Tứ tuyệt, Ngũ ngôn Bát cú, Thất ngôn Cổ phong, Thất ngôn Tứ tuyệt, Thất ngôn bát cú, mà ít ai biết đến Lục ngôn thi, tức là Thơ 6 chữ. Kỳ nầy, xin trình làng một bài thơ Đường 6 chữ của thi sĩ Cố Huống, người đã có bài thơ nổi tiếng khi vịnh Giai thoại Điển tích LÁ THẮM của chàng thư sinh Vu Hựu và Cung nhân Hàn Thị như sau :

Hoa lạc thâm cung oanh diệc bi, 花落深宫鶯亦悲
Thượng Dương cung nữ đoạn trường thì.
上陽宫女斷腸時 
Quân ân bất bế đông lưu thủy,
君恩不閉東流水
Diệp thượng đề thi ký dữ thùy ?
枼上題詩寄與誰?

Tạm diễn nôm như sau :


Hoa rụng cung sâu oanh cũng sầu,
Thượng Dương cung nữ quặn lòng đau.
Ơn Vua chẳng bế dòng lưu thủy,
Trên lá đề thơ gởi đến đâu ?


Bây giờ thì xin cùng thưởng thức và cùng kính mời tất cả Quý thầy cô, các bạn đồng môn, các em học sinh, chúng ta cùng tìm hiểu và dịch bài thơ đặc biệt này nhé !

歸山作                               QUY SƠN TÁC

心事數莖白髮,               Tâm sự sổ kinh bạch phát

生涯一片青山。               Sanh nhai nhất phiến thanh sơn

空林有雪相待,               Không lâm hữu tuyết tương đãi

古道無人獨還。               Cổ đạo vô nhân độc hoàn

桃紅復含宿雨,                  Đào hồng phục hàm túc vũ
柳綠更帶朝煙
.                  Liễu lục cánh đái triêu yên
花落家童未掃
,                  Hoa lạc gia đồng vị tảo
鳥啼山客猶眠 .                 Điểu đề sơn khách do miên.

顧 况                               Cố Huống.

SÁNG TÁC KHI VỀ NÚI Ở ẨN,
Tâm sự tịch liêu của tuổi già, chỉ còn biết tỉ tê cùng vài sợi tóc bạc lưa thưa mà thôi. Sinh nhai ư ?. Ừ, thì cứ sống nhờ vào cỏ hoa cây trái của một dãy núi xanh xanh kia. Trong cảnh núi rừng vắng lặng nầy, ta chỉ còn bầu bạn với tuyết trắng mà thôi. Mỗi ngày trên con đường xưa lối cũ nầy, ta chỉ đi về với một thân một bóng. Mỗi chiều chiều ngắm hoa hồng còn long lanh với những hạt mưa xuân, và mỗi buổi sáng hàng liễu xanh chập chờn ẩn hiện trong làn hơi sương sớm. Hoa rụng đầy thềm đầy đất, gia đồng còn chưa kịp quét đi. Tiếng chim líu lo của buổi ban mai cũng không đánh thức được người khách núi nhàn nhã còn đang mơ màng giấc điệp.


Diễn nôm :
Tâm sự : Lơ thơ tóc bạc,
Núi xanh một dãi : Sinh nhai !
Rừng vắng bạn bầu cùng tuyết
Đường xưa vắng vẻ không ai ,
Hoa đào hồng vì mưa tối
Sương sớm đưa cành liễu bay
Hoa rụng gia đồng chưa quét,
Chim ca khách núi còn say !

Ldcd_May25_CoHuong.jpgục bát :
Lơ thơ tóc trắng não nùng,
Sinh nhai một dãy chập chùng núi xanh.
Bạn cùng tuyết trắng phủ quanh,
Đường xưa vắng vẻ độc hành một thân,
Đào hồng lóng lánh mưa xuân,
Liễu xanh thấp thoáng bâng khuâng sáng trời.
Gia đồng chưa quét hoa rơi,
Giấc nồng khách núi mặc lời chim ca !

Đỗ Chiêu Đức diễn nôm.

Cố Huống 顧況 (725-814) tự Bô Ông 逋翁, người Hải Diêm 蘇州 Tô Châu 海鹽 (nay thuộc tỉnh Chiết Giang 浙江, Trung Quốc).
về già, tự lấy hiệu là Bi Ông. Ông là Thi sĩ, họa sĩ của đời Đường. Quan không cao, từng giữ chức Trứ Tác Lang. Vì làm thơ châm chích giới quyền quí đương thời, nên bị biếm đến Nhiêu Châu làm Tư Hộ Tham Quân. Về già ẩn cư ở núi Mao Sơn.

NỐI ĐIÊU:

Qui Sơn Hành
PKT 05/25/2012


Tuổi già vui cùng tóc bạc ,
Núi xanh ngày tháng tung hê .
Rừng vắng tuyết trắng mời gọi ,
Lối xưa sáng tối đi về.
Đào hồng mưa đêm đọng giọt ,
Liễu biếc sương sớm vương hương .
Hoa rụng trẻ nhà chưa quét ,
Oanh ru ta giấc xuân nồng.


Tri Khac Pham
Phamid1934@gmail.com

.

NGỦ TRONG NÚI VẮNG , CHIM KÊU

.

Tóc trắng cợt người cô đơn

Núi xanh một giải sống buồn năm dư

Rừng thưa tuyết lạnh đợi chờ

Chẳng ma nào bạn , bơ vơ đi về

Đào hồng còn ngậm mưa khuya

Liễu xanh khoác áo ủ ê khói mờ

Gia đồng lười quét sân hoa

Chim kêu ru giấc lão già ngủ thêm

C.D.M.

歸山作             QUY SƠN TÁC

心事數莖白髮, Tâm sự sổ kinh bạch phát

生涯一片青山。 Sanh nhai nhất phiến thanh sơn

空林有雪相待, Không lâm hữu tuyết tương đãi

古道無人獨還。 Cổ đạo vô nhân độc hoàn

桃紅復含宿雨,     Đào hồng phục hàm túc vũ

柳綠更帶朝煙.     Liễu lục cánh đái triêu yên

花落家童未掃   Hoa lạc gia đồng vị tảo

鳥啼山客猶眠   Điểu đề sơn khách do miên.

顧 况         Cố Huống.

.

Làm khi về sống dưới chân núi

Tâm sự, vài sợi tóc bạc,

Sinh nhai, một dải non xanh.

Rừng vắng, có tuyết làm bạn,

Đường về, không ai cùng anh.

Đào hồng, tránh mưa cụp cánh,

Liễu xanh, vờn khói vươn dây.

Hoa rơi, trẻ nhà chưa quét,

Chim hót, non khách còn say.

Danh Hữu dich

Ghi chú,

Đây là bài thơ gồm 2 đoạn và vì câu đầu tác giả xử dụng vần trắc cho nên những câu kế tiếp phải là là những cặp đối.

.

Sáng tác khi về sống dưới chân núi

Tâm sự cùng ta mái tóc phai ,

Sinh nhai núi thẫm sống qua ngày .

Rừng hoang tuyết phủ , bạn thân thích ,

Đường cũ đi về một bóng ai .

Mưa tối đào hồng giọt lóng-lánh ,

Liễu xanh sương sớm gió lay-lay .

Hoa rơi ,con trẻ còn chưa quét ,

Khách núi , chim ca , giấc mộng say .

Mailoc phỏng dịch

.

Tâm sự cùng làn tóc bạc ,

Núi xanh nuôi sống tháng ngày .

Rừng hoang tuyết trắng, bạn hữu ,

Lối cũ hiu quạnh mình ai !

Đào hồng ngấn lệ mưa tối ,

Liễu xanh sương sớm gió lay .

Hoa rụng trẻ nhà chưa quét ,

Chim hót khách giấc nồng say

ML

__________________________________________________

HAI ANH EM

Văn học sử TQ có hai anh em là Tô Đông Pha và Tô Tiêu Muội.
Văn học sử VN cũng có hai anh em Đoàn Viết Luân (*) và Đoàn Thị Điểm.


Xin kính nời Quý Vị nghe hai câu chuyện thú vị của Hai Anh Em như sau....

Văn học sử Trung Quốc có Đường Tống Bát Đại Gia,( tức là 8 người giỏi văn nhất đời Đường và Tống ), thì cha con nhà họ TÔ đã chiếm hết 3 ghế rồi, đó là : Tô Lão Tuyền,(cha), Tô Triệt(em), và Tô Thức (anh), tự là Đông Pha, nên người ta thường gọi là Tô Đông Pha. Tô Đông Pha còn một người em gái nữa tên là Tô Tiểu Muội. Tương truyền Tô Tiểu Muội trán vồ, mặt dài, xấu gái lắm. Nhưng văn tài lại rất giỏi, vì thế anh em thường xướng họa nhau. Tô Đông Pha làm thơ diễu em gái như sau :

Vị xuất đình trung tam ngũ bộ, 未 出 亭 中 三 五 步
Ngạch đầu tiên đáo họa đường tiền.
额 头 先 到 画 堂 

Có nghĩa : Chưa ra khỏi phòng năm ba bước, thì cái trán vồ đã nhô đến phòng khách rồi. và để diễu ông anh mặt dài, Tiẻu Muội lại làm 2 câu như sau :

Khứ niên nhất trích tương tư lệ, 去 年 一 滴 相 思 泪
Chí kim lưu bất đáo tai biên.
至 今 流 不 到 腮 

Có nghĩa : Một giọt nước mắt khóc tương tư hồi năm ngoái, đến nay còn chưa chảy tới dưới càm. Ông anh cũng đâu có chịu thua, Tiểu Muội hai hố mắt hơi sâu, nên Tô Đông Pha lại diễu em gái bằng hai câu sau :


Kỷ hồi thức lệ thâm nan đáo

Lưu đắc uông uông lưỡng đạo tuyền

Có nghĩa :
Mấy lần lau nước mắt mà sâu quá lau không tới, để còn xót lại hai đường nước đầm đìa như hai dòng suối. Ông anh nầy quả độc thiệt. Nhưng, Tô Tiểu Muội cũng đâu có vừa ....

Vì Tô Đông Pha râu rậm bó hàm, nên Tô Tiểu Muội nhạo lại rằng :

Khẩu giốc kỷ hồi vô mịch xứ, 口 角 几 回 无 觅 处
Hốt văn mao lý hữu thanh truyền
忽 闻 毛 里 有 声 传

Có nghĩa : Tìm mãi mà vẫn chẳng thấy miệng mồm ở đâu cả, bỗng dưng nghe trong đám lông có tiếng nói vọng ra.

Anh em giởn chơi với nhau như thế đấy !

Còn Văn học sử Việt Nam thì....

Bà Đoàn Thị Điểm diễn nôm tập thơ Chinh Phụ Ngâm Khúc, hay như thế nào, ai cũng biết cả rồi. Bà có một ông anh tên là Đoàn Viết Luân cũng rất giỏi thơ văn.

Khi lên 6 tuổi, một hôm, bà Đoàn Thị Điểm đang học Sử Ký Trung Hoa, thì ông anh đến lấy một câu trong Sử Ký ra câu đối như thế nầy :

•Bạch xà đương đạo, Quý bạt kiếm nhi trảm chi.

道,


Bà Điểm liền lấy một câu cũng trong Sử Ký đối lại rằng :

•Hoàng long phụ chu, Vũ ngưỡng Thiên nhi thán viết.

舟,禹

Có nghĩa là:

•Rắn trắng giữa đường, Ông Quý (Lưu Bang Hán Cao Tổ) tuốt gươm mà chém Đó .
•Rồng vàng đội thuyền, Ông Vũ (Hạ Vũ Vua Nhà HẠ) ngửa mặt lên Trời mà than Rằng .

Cái hay của đôi câu đối nầy là đều lấy trong Sử Ký và đều kết thúc bằng một Hư Tự : Chữ CHI ở đây là Phiếm chỉ Đại từ , còn chữ VIẾT là một Trợ Từ.

Có lần, ông Đoàn Viết Luân từ ngoài đi vào nhà, thấy em gái đang ngồi bên rổ kim chỉ, liền đọc:

•Huynh lai đường thượng tầm song nguyệt. 兄来堂上尋双月

Có nghĩa là :

Anh lên nhà trên tìm 2 mặt trăng .
Song nguyệt là 2 mặt trăng, mà theo chữ Hán, 2 chữ Nguyệt
ghép lại là chữ Bằng
là Bè bạn, bằng hữu, nên câu trên còn có nghĩa là: Anh lên nhà trên tìm BẠN, chứ không phải 2 mặt trăng.
Bà Điểm liền đối lại rằng :

•Muội đáo song tiền tróc bán phong. 妹到窗前捉半風

Có nghĩa là :

Em đến trước cửa sổ bắt nửa làn gió .
Bán phong là nửa làn gió, mà cũng có nghĩa là phân nửa ở bên phải của chữ Phong
tức là chữ Sắt nghĩa là con rận. Nên câu đối trên có nghĩa là : Em đến trước cửa sổ để bắt rận.

Khi hay tin chị dâu sanh được con gái đầu lòng trong đêm rộn rịp vui mừng, Bà Điểm đã đùa với anh rằng:

•Bán dạ sinh hài, Hợi Tý nhị thời vị định.

孩,亥 .

Có nghĩa là :

Nửa đêm sanh con, Hợi Tý 2 giờ chưa định, ý muốn nói không biết là giờ Tý hay giờ Hợi.
Đoàn Viết Luân liền đối lại:

•Lưỡng tình tương phối, Kỷ Dậu song hợp nãi thành.

配,己 .

Có nghĩa là :

Hai tình phối hợp nhau, Kỷ Dậu 2 bên hợp lại mà thành .


Với lối chơi chữ, 2 chữ Hợi và Tý ghép lại thành chữ Hài; chữ Kỷ và chữ Dậu ghép lại thành chữ Phối. Ta còn gọi đây là lối đối chiết tự.

Một hôm, cơm chiều và tắm rửa xong xuôi, bà đang xăm xoi trước gương thì ông anh đến, thấy cô em gái ngồi trước gương, ông anh bèn tức cảnh buộc miệng đọc ra 1 vế đối như sau :

Đối kính họa mi, nhất điểm khuyên thành lưỡng điểm
画 眉,一 点 圈 成  两  点 。

Có nghĩa : Ngồi trước gương mà kẽ chơn mày, thì chấm 1 chấm sẽ thành 2 chấm.

Xin nói thêm về câu đối nầy, có người viết chữ KHUYÊN thành chữ PHIÊN là Lật, lật( thuyền ), lật( trang nầy qua trang khác ). Phiên dịch : là chuyển từ ngôn ngữ nầy qua ngôn ngữ khác.... Ý nghĩa không được chính xác bằng từ KHUYÊN là Vẽ vòng. Thành ngữ về trang điểm của các bà các cô có câu : KHUYÊN KHUYÊN ĐIỂM ĐIỂM 圈圈點點. Nghĩa đen là : khoanh khoanh chấm chấm, nghĩa bóng là động tác chấm phá trên khuôn mặt khi trang điểm. Nên thiết nghĩ : Chữ KHUYÊN đúng hơn chữ PHIÊN là vậy !

Vì bà tên là Điểm( chấm ), nên cũng có nghĩa là ngồi trước gương thì 1 cô Điểm thành ra 2 cô Điểm. Câu đối khá hóc búa, nên bà không đối được ngay lúc đó, buồn lòng bà thả bộ ra bờ ao sen, thì thấy ông anh cũng đang đứng đó ngắm trăng. Xúc cảnh sinh tình, bà ứng khẩu đối ngay câu đối của ông anh như sau :


Lâm trì ngoạn nguyệt, độc luân chuyển tác song luân.
臨 池 玩 月,独 轮 转 作 双  轮 


Có nghĩa : Đứng bên bờ ao ngắm trăng, thì 1 vầng trăng đơn độc sẽ thành ra 2 vầng trăng.

Chữ LUÂN là Mạo từ( Article ), nhất luân 一 , là một vầng, Độc luân : là một vầng trăng đơn độc. mà cũng là tên của ông anh quý hóa của bà. Đứng ở bờ ao ngắm trăng thì một anh Luân sẽ thành 2 anh Luân, một anh trên bờ, 1 anh là cái bóng dưới ao. Thật xuất sắc !

Về vế đối nầy, cũng có bản ghi là :
Lâm trì ngoạn nguyệt, CHÍCH luân chuyển tác song luân.
Nhưng xét chữ CHÍCH
: nghĩa là Chiếc : Nhất chích thuyền 一隻船 : là Một Chiếc thuyền. CHÍCH nghĩa là CON , vd : Nhất chích điểu 一隻鳥 : là Một Con chim, Nên CHÍCH cũng là Mạo từ ( Article ). Nếu là Hình Dung Từ thì CHÍCH có nghĩa là đơn lẻ, nhưng lại thường được dùng trong câu hơn là dùng để bổ nghĩa cho một từ đơn . Vd : Cô thân CHÍCH ảnh 孤身隻影
: là Cô thân CHIẾC bóng. .
Lại xét chữ LUÂN
cũng mang hai Từ loại khác nhau : Danh từ, Luân có nghĩa là cái Bánh xe. Nếu là Mạo từ thì Nhất Luân Nguyệt là Một Vầng Trăng. Vì vậy, mà lấy chữ CHÍCH để bổ nghĩa cho chữ LUÂN , cùng là Mạo từ với nhau cả, nên xét thấy không được ổn, vì LUÂN ở đây là Mạo từ chớ không phải là Danh Từ ( Bánh xe ). Danh từ ở trong câu đối nầy là NGUYỆT ( Mặt trăng ). Hơn nữa ĐỘC mà chuyển thành SONG nghe vẫn xuôi tai hơn là CHÍCH với SONG. Đây chỉ là ý kiến cá nhân của tôi, tôi chọn bản nào thấy hợp lý thì theo mà thôi !.

Hai anh em Tô Đông Pha thì người anh giỏi và nổi tiếng hơn người em gái.
Hai anh em bà Đoàn Thị Điểm thì bà là người có thành tích văn học và nổi tiếng hơn ông anh.

* Có bản ghi là Đoàn Doãn Luân, có thể do tự dạng của 2 chữ DOÃN và VIẾT hơi giống nhau, nếu là chữ viết tay, các nét của chữ DOÃN ngắn lại sẽ thành chữ VIẾT, và ngược lại , các nét của chữ VIẾT viết dôi ra sẽ dễ đọc nhằm thành chữ DOÃN. Nên có bản chỉ để tên ông là ĐOÀN LUÂN, chớ không có VIẾT, DOÃN gì cả !

Đỗ Chiêu Đức

______________________________________________________

LỄ MẸ

TL_May10_MothersDayGift.jpg TL_May10_Mday_motherSon.jpg

Chúa Nhật thứ hai của tháng 5 hằng năm là ngày LỄ MẸ ( Mothers'day ) ở Mỹ. LỄ MẸ năm nay nhằm ngày Chúa Nhật 13 tháng 5 tới đây. VN ta không có ngày Lễ Mẹ chính thức, mọi người lấy ngày Lễ Vu Lan Bồn là ngày rằm tháng 7 Âm lịch làm ngày tưởng nhớ đến Mẹ Hiền. Trong thời Đệ Nhị Cộng Hòa ở Miền Nam, nhà sư Nhất Hạnh lấy ngày Rằm tháng 7 này làm ngày Bông Hồng Cài Áo. Ai còn Mẹ thì được cài một bông hồng màu ĐỎ, người nào chẳng may đã mất Mẹ rồi thì cài một bông hồng màu TRẮNG lên áo để tưởng nhớ đến Mẹ Hiền....
Nay, nhân ngày Lễ Mẹ ở xứ người, lại nhớ đến ngày Lễ Vu Lan ở xứ ta, xin chân thành gởi đến tất cả mọi người một Bông Hồng...Thơ, để tưởng nhớ đến Mẹ Hiền qua tâm tình của một Du Tử phiêu bạt phương trời : Bài thơ " DU TỬ NGÂM " của Mạnh Giao đời Đường...

DU TỬ NGÂM 遊 子 吟
Từ mẫu thủ trung tuyến
慈 母 手 中 线
Du tử thân thượng y
遊 子 身 上 衣
Lâm hành mật mật phùng
临 行 密 密 缝
Ý khủng trì trì quy
意 恐 遲 遲 歸
Thùy ngôn thốn thảo tâm
誰 言 寸 草 心
Báo đắc tam xuân huy
報 得 三 春 暉
MẠNH GIAO
孟 郊

Bài thơ có tựa là KHÚC NGÂM của NGƯỜI DU TỬ, người lãng du phiêu bạt giang hồ nhớ về Mẹ như sau :

Sợi chỉ trong tay bà mẹ hiền, khâu nên chiếc áo ở trên mình người du tử. Lúc ra đi, mẹ đã từng mũi từng mũi một khâu thật chắc, ý sợ rằng con mình mê mãi thú giang hồ mà nấn ná dần dà trễ tràng trở về quê cũ. Ai bảo rằng tất lòng của cọng cỏ non kia, có thể báo đáp được ánh nắng ấm áp của ba tháng mùa xuân.( Trong mùa đông, cỏ chết rụi cả, chỉ sống lại nhờ ánh sáng của mùa xuân mà thôi ! ).

Ôi, nỗi lòng thương con của bà mẹ thật tỉ mỉ, chi li, nhưng lại bao la sâu rộng vô cùng. Bà không trách con đi lâu, cũng không buộc con phải về sớm, vì bà biết tánh lãng tử của con mình. Bà chỉ âm thâm chắc chiu từng mũi kim cho thật chặc, chỉnh e khi ở xứ lạ quê người, áo của con bị sứt chỉ đường tà sẽ không có ai khâu hộ. Việc tuy nhỏ nhặt, nhưng lại hàm chứa biết bao nỗi thương yêu lo lắng của Mẹ Hiền. Tác giả đã kết bằng cách mượn nỗi lòng của một tấc cỏ nhỏ nhoi, thì làm thế nào có thể báo đáp cho được ánh nắng ấm áp của 3 tháng mùa xuân đã mang sức sống và xanh tươi đến cho vạn vật muôn loài cho được !

Khi diễn tả cô Kiều cân nhắc giữa tình và hiếu, rồi quyết định bán mình chuộc tội cho cha. Hành động bán mình là việc làm cao cả, vĩ đại, nhưng đối với công lao trời biển, sanh thành dưỡng dục của cha mẹ thì Nguyễn Du vẫn cho là chưa đủ, cho nên ông đã dùng chữ " Liều " một cách rất tài tình :
Hạt mưa xá nghĩ phận hèn
LIỀU đem TẤC CỎ quyết đền BA XUÂN !
Sự thật, bán mình chuộc cha thì cô Kiều có thể nói đã hoàn toàn trả được chữ hiếu rồi !( hết đời rồi , còn gì nữa ! ) : " Bán mình là hiếu, cứu người là nhân " mà, và như Sư Tam Hợp đã nói : " Bán mình đã động hiếu tâm đến trời ". Nỗi lòng " tấc cỏ " của cô Kiều khả dĩ nói là đã đáp đền được " ánh nắng của ba xuân " rồi hay chưa ?!

DIỄN NÔM :
Kim chỉ trên tay từ mẫu,
Khâu nên áo lãng du nhân.
Khi đi chắc chiu từng mũi,
Sợ ngày về lắm lần khần.
Ai bảo nỗi lòng tấc cỏ,
Báo đền được nắng ba xuân ?!
LỤC BÁT :
Đường kim mũi chỉ mẹ hiền,
Khâu nên chiếc áo trên mình lãng du,
Chắc chiu từng mũi từng khâu,
Sợ e con trẻ đi lâu chửa về
Ai rằng tấc cỏ bên lề,
Báo đền được ánh nắng về ba xuân ?!
Đỗ Chiêu Đức diễn nôm.

DCD_May10_ManhGiao.jpgGIỚI THIỆU TÁC GIẢ :
MẠNH GIAO
孟郊
( 751- 814 )
Mạnh Giao tự là Đông Dã, người đất Võ Khang. Lúc nhỏ ở ẩn trong núi Tung Sơn, tánh tình thầm lặng, làm thơ hay thiên về lý trí, lại chắt lọc từng chữ một. Hàn Dũ rất mến tài ông mà kết thành bạn vong niên. Mãi đến năm 50 tuổi ông mới đậu Tiến Sĩ ở niên hiệu Trinh Nguyên đời nhà Đường.
Ngoài bài Du Tử Ngâm được nhiều người biết đến, Mạnh Giao còn nổi tiếng với bài Liệt Nữ Tháo. Cả hai bài đều làm theo thể Ngũ ngôn Cổ phong.( Mỗi câu năm chữ, có thể gieo cả vần Bằng lẫn vần Trắc và không hạn định số câu của một bài.).

Xin cầu chúc tất cả mọi người đều có một ngày Lễ Mẹ tuyệt vời !
Đỗ Chiêu Đức.

__________________________________________________________________________________________________

 Cuối tuần kể chuyện vui

VƯƠNG AN THẠCH

và chữ SONG HỈ

Sau đây, xin kính mời Quý Thầy Cô, Quý Bạn Cựu Học Sinh Trung học PTG & ĐTĐ và Các Em học sinh trường TÂN HƯNG cũ, cùng nghe lai lịch của chữ SONG HỈ rực rỡ đỏ tươi trong các Hôn Lễ TH xưa và mãi cho đến ngày nay, bất cứ nơi nào trên thế giới có Lễ cưới của người Hoa, người Việt thì ta sẽ thấy chữ SONG HỈ Vui tươi rực rỡ nầy xuất hiện. Nó được viết bằng 2 chữ HỈ liền nhau, nên gọi là SONG HỈ, ý chỉ đây là ngày vui của 2 HỌ. Nhưng, lúc đầu nó là 2 niềm vui đến cùng một lúc với Văn, Thi Hào và là Tể Tướng VƯƠNG AN THẠCH đời Tống. Xin kính mời Quý vị cùng tiêu khiển với câu chuyện Văn chương lý thú sau đây....( Xem bài dịch bên dưới )....

DCD_VuongAnThach.jpg王安石 VƯƠNG AN THẠCH
王安石(10211218日-1086521日),字介甫,号半山,谥文,封荆国公。世人又称王荆公。北宋抚州临川人(今江西省东乡县上池村人),中国历史上杰出的政治家、思想家、文学家、改革家,唐宋八大家之一。北宋丞相、新党领袖。欧阳修称赞王安石:翰林风月三千首,吏部文章二百年。老去自怜心尚在,后来谁与子争先。有《王临川集》、《临川集拾遗》等存世。其亦擅长诗词,流传最著名的莫过于〈泊船瓜洲〉里:风又绿江南岸,明月何时照我还。

Vương An Thạch ( 18-02-1021-- 21-05-1086 ), Tự là GiỚi Phủ, hiệu là Bán Sơn, được phong là Kinh Quốc Công, nên người đời còn gọi là Kinh Công. Người đất Lâm Xuyên thuộc Vũ Châu đời Bắc Tống. Ông là Thừa Tướng của triều Bắc Tống, lãnh tụ của Tân Đảng ( Đảng Cải Cách ). Âu Dương Tu đã ca ngợi ông như sau :" Hàn lâm phong nguyệt tam thiên thủ, Lại bộ văn chương nhị bách niên. Lão khứ tự lân tâm thượng tại, Hậu lai thùy dữ tử tranh tiên ". Có nghĩa :
Ba ngàn bài gió trăng phong nguyệt,
Hai trăm năm Lại bộ văn chương.
Già đi tự cảm thương thân phận
Hậu thế ai người dám sánh ông ?!
Tác phẩm gồm có " Vương Lâm Xuyên tập, Lâm Xuyên tập Thập di,... ". Ông còn giỏi vè thi, từ. Lưu truyền nỗi tiếng nhất trong dân gian là 2 câu thơ trong bài " Bạc thuyền Qua Châu ( Thuyền ghé bến Qua Châu ) là :
Xuân phong hựu lục Giang nam ngạn
Minh nguyệt hà thời chiếu ngã hoàn ?
Có nghĩa :
Gió xuân lại thổi làm cho bờ Giang nam XANH biếc,
Trăng bao giờ mới soi sáng trên đường ta về quê ?!

LAI LỊCH CỦA CHỮ SONG HỈ

的来

红喜字,挂在洞房的门窗上,不但渲染气氛,还象征着双喜临门。据史料记载,的由来与宋代王安石有关。

  相传王安石二十岁时,从抚州临川到京都洛阳赶考,途经马家镇住店候试,一天饭后上街,偶见镇上马员外家门上高挂着一对走马灯笼。旁边贴一上联:马灯,灯走马,灯息马停步。王安石看罢沉吟半天,拍手叫绝:对!好对只可惜没有下联。话被马家老家院听到,便立即进家禀告马员外,待马员外闻讯出来时,王安石已赴了考场

  无独有偶,事又凑巧,王安石在考试中因交头卷而受到主考官的赏识,主考官便传他面试,考官指着厅关的飞虎旗说:飞虎旗,旗飞虎,旗卷虎藏身。王安石随口以马灯,灯走马,灯息马停步对。考官见他对的既快又工整,实在赞叹不已

  离了考场,王安石春风得意,信步又走到马员外家门外,谁知他竟被老家院认出,被邀请进院谒见马员外,还未等王安石开口说明来由,马员外就将马灯联吟了一遍,并叫仆人取来笔墨纸砚,请王安石对对子。王安石信手写道:飞虎旗,旗飞虎,旗卷虎藏身马员外见他对的又快又工整,即以女儿相许,并择佳日在马府完婚。原来走马灯的上联,是马员外为马小姐选婿而出的

  新婚之上,正当新郎新娘拜天地时,报子来报:王大人金榜题名,得中进士,明日赴琼林宴!马员外听后更加高兴,便又重开酒宴,王安石喜上加喜,不免多喝了几杯。高兴之余,取来笔砚,在红纸上挥笔写下了一个贴在门外,并吟道:对样成双喜歌,马灯旗虎结丝罗。从此,字便做为新婚之禧的象征,相沿至今

DCD_songhi1.jpgChữ SONG HỈ lớn màu đỏ, treo ở trước của phòng Hoa chúc, chẳng những tạo thêm không khí vui tươi mà còn tượng trưng cho SONH HỈ LÂM MÔN ( Hai niềm vui đến nhà cùng một lúc ). Căn cứ theo ghi nhận của Sử liệu, thì lai lịch của chữ SONH HỈ nầy xuất phát từ Tể Tướng Vương An Thạch đời Bắc Tống, Câu chuyên như sau.....
Tương truyền năm 20 tuổi, khi từ Lam Xuyên Vũ Châu đến kinh đô Lạc Dương để ứng thí, khi nghỉ ở khách sạn Mã gia trấn để chờ dự thi. Một hôm, sau buổi cơm tối, ông thả bộ ra phố, khi đi ngang qua nhà Mã viên ngoại, thấy phía trước cửa nhà treo 2 cái lồng đền kéo quân, bên cạnh có đôi câu đối như sau :
Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức mã đình bộ.
DCD_SongHi2.jpgCó nghĩa :
Tẩu Mã Đăng là Đèn Chạy Ngựa, ta gọi là Đèn Kéo Quân.
Nên câu trên có nghĩa :
Đèn chạy ngựa, ngựa chạy đèn, đèn tắt ngựa ngừng chạy.
Theo nghĩa của ta thì là :
Đèn kéo quân, quân kéo đèn, đèn tắt quân ngừng kéo.
Vương An Thạch xem xong trầm ngâm giây lát, bỗng vỗ tay đánh đét một tiếng khen : " Câu đối hay tuyệt, nhưng rất tiếc là không có vế đối lại ! ". Người quản gia nghe thấy vội vàng chạy vào bẩm báo với Mã viên ngoại, nhưng khi Mã viên ngoại ra tới cửa thì Vương An Thạch đã đi xa rồi.
Sự đời cũng lắm việc trùng hợp ngẫu nhiên, hôm sau khi đi thi, vì văn tài mẫn tiệp,làm bài nhanh nộp quyển sớm, nên được quan chủ khảo chú ý ngợi khen và gọi lên hạch miệng. Ông chỉ ra cột cờ trước sân, nơi có treo lá cờ thêu hình một com hổ bay với đôi cánh vươn ra và đọc :
Phi hổ kỳ, kỳ phi hổ, kỳ quyển hổ tàng thân
Có nghĩa :
DCD_S0ongHi3.jpgCờ cọp bay, cọp bay trên cờ, cờ cuốn cọp ẩn mình.
Vương An Thạch buộc miệng đọc ngay câu đối của Mã viên ngoại :" Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức mã đình bộ ", để đối lại. Quan chủ khảo vô cùng tán thưởng và kinh ngạc trước tài ứng đối mau lẹ và chính xác của Vương An Thạch, không ngớt lời ngợi khen.
Rời khỏi trường thi, Vương vô cùng đắc ý, trong lúc hớn hở đi về nhà trọ, thì người Quản gia nhà họ Mã nhận ra Vương và mời về phủ ra mắt viên ngoại. Khi vào đến phòng khách thì đã thấy trên bàn bày sẵn văn phòng tứ bảo, giấy mực hẳn hoi. Mã Viên ngoại đọc ngay câu đối " Tẩu mã đăng..." cho chàng đối . Vương An Thạch chẳng ngần ngừ chút nào cả, hưu bút viết ngay câu đối mà Quan chủ khảo đã ra cho chàng là " Phi hổ kỳ..." để đối lại. Viên Ngoại vô cùng đẹp dạ, kinh ngạc trước tài ứng đối mau lẹ của Vương và rất vui vẻ mà cho Vương biết rằng, ông ra câu đối nầy là để kén rể, nay mến tài mẫn tiệp của Vương nên quyết định gả con cho chàng. Chọn ngày lành tháng tốt và làm lễ thành hôn ngay tại Mã phủ.
Trong lúc cô dâu chú rễ sắp làm lễ bái đường, thì có sứ đến tuyên đọc kết quả kỳ thi vừa qua, và cho biết Vương An Thạch vừa đậu Tiến sĩ cập đệ, ngày mai được mời vào cung Quỳnh Lâm dự yến. Mã Viên ngoại vô cùng mừng rỡ, truyền bày thêm tiệc rượu để khoản đãi quan khách. Riêng Vương An Thạch cũng vui mừng vô hạn, đang cơn hứng chí bèn sẵn giấy bút viết ngay HAI chữ Hỉ sát vào nhau dán lên cửa để mừng cho Hai niềm Vui lớn đến cùng một lúc, Hỉ thượng gia Hỉ, Đại tiểu Đăng Khoa cùng một lúc.
Từ đó dân gian mới có lệ, chú rể được mặc áo Trạng Nguyên Tiến Sĩ trong ngày cưới và dán chữ SONG HỈ ở khắp nơi trong nhà khi làm lễ Thành hôn cho đến hiện nay.

Đỗ Chiêu Đức

CHUYỆN TÌNH CỦA TÔ ĐÔNG PHA

Đỗ Chiêu Đức sưu tầm và bổ sung.

TL_todongpha.jpgTô Đông Pha tên thật là Tô Thức ( 蘇轼 ), tự là Tử Chiêm ( 子瞻 ), sinh năm 1036 , người huyện My Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, đỗ tiến sĩ năm 1057 dưới đời vua Tống Nhân Tông, là một trong bát đại gia Đường Tống . Thơ văn ông nổi tiếng một thời, không ai sánh kịp. Ông lại có tài hội họa và viết chữ rất đẹp. Hoạn lộ long đong, nhiều lần bị biếm.

Ông Tô có một cô em họ xinh đẹp, hiền hậu và thông minh, ông yêu quí lắm và nàng cũng rất yêu ông nhưng không cưới được vì bà con cùng họ nên mẹ ông ngăn cản. Ông ân hận suốt đời vì điều đó bởi đây là mối tình đầu của ông.

Khi Tô Đông Pha đã lớn, học giỏi, đủ sức đi thi thì cha mẹ lo cưới vợ cho ông (và cho cả em ông là Tô Triệt nữa) để có một nàng dâu ở trong miền vì e rằng nếu ông lên kinh thi đỗ thì sẽ bị các danh gia vọng tộc đem cái mồi vinh hoa phú quí ra nhử để gả con gái cho. Vợ ông họ Vương tên Phất, năm ấy ông mười tám tuổi và Vương Phất mười lăm.

Người Bạn Tình Chung

Nàng Vương là người vợ hiền, rất quí yêu chồng, thường đứng nép sau màn nghe chồng nói chuyện với khách và khuyên chồng nên xa lánh người này người khác :
- Người ấy luôn đón trước ý nhà để nói cho nhà vui lòng, giao du với họ chỉ mất thì giờ.
Hoặc nhắc nhở chồng :
- Nhà nên coi chừng hạng người vồn vã quá, người tốt giao du với nhau tình thường lạt như nước lã ; nước lã không có mùi vị đậm đà nhưng không bao giờ làm cho ta chán.
Đông Pha thường khen vợ về sự khôn ngoan này .

Năm 1065 Vương Phất từ trần lúc nàng mới 26 tuổi, an táng tại Tứ Xuyên. Tô Thức thương tiếc lắm. Nàng để lại cho chồng một người con trai mới biết đi, tên là Tô Mại.
Trước khi từ giã cõi đời, nàng Vương Phất trối trăng với chồng là nên tục huyền với Vương Nhuận Chi, em họ của nàng và rất giống nàng để chăm sóc ông và nuôi dạy Tô Mại. Ông khóc mà nhận lời.
Mười năm sau (tức năm Ất Mão 1075), ông Tô đang làm tri châu ở Mật Châu (Sơn Đông), cách Tứ Xuyên hàng ngàn dặm, đêm nằm mơ thấy người vợ đã khuất, lúc thức dậy làm bài từ điệu “Giang thành tử” trong đó có những câu :

十年生死兩茫茫,不思量,自難忘。
千里孤墳,無處話淒涼。
縱使相逢應不識,塵滿面,鬢如霜。

…Thập niên sinh tử lưỡng mang mang
Bất tư lường
Tự nan vong
Thiên lý cô phần
Vô xứ thoại thê lương
Túng sử tương phùng ưng bất thức
Trần mãn diện
Mấn như sương…

Nguyễn thị Bích Hải dịch :

Mười năm sống thác đôi nơi,
Nghĩ mà chi, vẫn khôn nguôi nhớ nàng.
Cô đơn phần mộ dặm ngàn,
Nói làm sao xiết muôn vàn thê lương.
Gặp nhau còn nhận ra chăng?
Mặt bụi nhuốm, tóc pha sương ngỡ ngàng…

Tô Thức là người đầu tiên làm từ điệu vong.

Bảy năm sau (1082), khi ông Tô xuôi dòng Trường giang, cùng bạn thưởng trăng trên sông dưới chân núi Xích Bích, từ của ông còn phảng phất nỗi thương xót ngậm ngùi :

Cố quốc thần du
故 國 神 遊

Đa tình ưng tiếu ngã
多 情 应 笑 我
Tảo sinh hoa phát…
早 生 花 髪

(Niệm Nô Kiều)

(Hồn thả về chơi cố quận
Bạn tình chung có lẽ cười ta
Chưa chi đầu đã bạc…)

Bạn tình chung nơi cố quận hẳn là vong hồn nàng Vương Phất. Năm ấy ông mới 46 tuổi.


Đấu Rượu Cho Chàng

Vợ mất ba năm, đoạn tang, năm 1068 Tô Thức theo lời vợ, tục huyền với cô em họ của Vương Phất là Vương Nhuận Chi, hai mươi tuổi. Không giỏi dắn đảm đang bằng chị nhưng nàng cũng rất quí yêu chồng, chăm sóc con của mình và con riêng của chồng (Tô Mại) rất chu đáo và suốt đời chia sẻ những khó khăn gian khổ với chồng.
Nàng là người hiền thục lại rất chiều chồng. Biết chồng thích rượu, lúc nào nàng cũng sắm sẵn một đấu rượu để khi chồng cần thì có ngay. Chuyện này Tô Thức kể lại trong bài “Hậu Xích Bích phú” như sau :

“Khách nói : Sẩm tối, tôi cất lưới được một con cá, miệng to vảy nhỏ, hình dáng tựa con lư ở Tùng Giang . Tìm đâu ra được rượu đây?
Tôi về bàn với nhà tôi. Nhà tôi đáp :“Thiếp có một đấu rượu, cất đã lâu, phòng lúc nhà bất thần dùng đến”. (Nguyên văn : Ngã hữu đấu tửu, tàng chi cữu hĩ. Dĩ đãi tử, bất thời chi nhu). Thế là xách rượu và cá, lại đi chơi dưới chân Xích Bích một lần nữa”.

Nhà phê bình văn học lỗi lạc của Trung Quốc là Kim Thánh Thán đời Thanh cũng có nhắc lại chuyện này trong lời phê bình cuốn “Mái Tây” (Tây sương ký) của Vương Thực Phủ. Ông viết :

“Mười năm chia tay bạn, chiều tối chợt bạn xuất hiện. Mở cửa, tay nắm chặt tay, chẳng kịp hỏi tới nhà mình bằng thuyền hay bằng ngựa. Cũng chẳng kịp mời ngồi ghế hay ngồi giường. Hàn huyên qua loa, vội chạy vào nhà trong, thấp giọng hỏi vợ rằng :

-“Mình liệu có đấu rượu của Tô Đông Pha không?

Vợ tươi cười rút cành trâm vàng đang cài trên đầu trao cho. Thế là đủ ba ngày cơm rượu…”

Bảy Cái Lò Lửa

Theo “Dục hải từ hàng” thì Tô Thức có đến bảy người thiếp. Phật Ấn, bạn thân của Tô Thức, là một vị cao tăng có tài hùng biện đời Tống, một hôm đùa bảo Tô Thức rằng :

- Bác có nhiều thiếp thế, tặng cho tôi cô thứ bảy được không?

Ông Tô cười đáp :

- Sao lại không?

Tưởng chỉ là lời nói đùa, không ngờ chiều tối ông Tô cho xe đưa người thiếp đến.
Phật Ấn đón người thiếp vào nằm trong buồng rồi buông màn. Trước buồng đã đặt sẵn bảy cái hỏa lò, cái nào cũng đầy than đỏ rực. Ông bước qua từng cái một, cứ bước qua bước lại như thế suốt đêm. Đến sáng, ông cho xe đưa người thiếp về trả. Nghe kể lại đầu đuôi câu chuyện, Tô Thức chợt “ngộ” ra :

- Bảy cái hỏa lò rực lửa kia là chỉ bảy người thiếp của ta cũng như bảy cái hang lửa. Ông làm thế là tỏ ra mình đã vượt ra khỏi vòng sắc dục, còn ta thì sa ngã đắm đuối vào đấy. Chắc là ông muốn thức tỉnh ta đây.


Người Vợ Tri Kỷ

Trong số các tì thiếp của mình, Tô Đông Pha yêu nhất nàng Triêu Vân. Nàng trẻ trung, xinh đẹp lại thông minh, giúp ông được nhiều việc. Lúc về với ông, nàng chưa biết chữ nhưng nhờ ông chuyên tâm dạy dỗ và nàng chăm chỉ học hành nên chẳng bao lâu nàng đã đọc thông viết thạo.

Cuộc gặp gỡ Triêu Vân là một sự may mắn lạ lùng. Khi bị biếm đến Hàng Châu, Tô Đông Pha thường hay ra chơi Tây hồ, một thắng cảnh nổi tiếng tại tỉnh này. Ven bờ Tây hồ, trong các vườn hoa ngào ngạt hương thơm có những trà thất nên thơ bên cạnh các hàng liễu rũ, đêm đêm vang lên tiếng đàn tiếng ca thánh thót, du dương của các nàng ca nhi xinh như mộng. Triêu Vân là một trong số các nàng ấy, bấy giờ mới hơn mười tuổi nhưng tài sắc của nàng nổi bật hẳn lên giữa đám ca nhi làm say lòng biết bao vương tôn công tử. Nàng có giọng ca rất lạ, khi trầm lắng như nghẹn ngào nức nở, khi mượt mà, bay bổng như ngọn gió mát lành trên mặt nước Tây hồ. Những bài từ của Tô Đông Pha chỉ có nàng ca là hay hơn cả khiến cho bao trái tim như ngừng đập và ông Tô rung động bồi hồi. Tình yêu bắt nguồn từ đó.
Nàng Vương Nhuận Chi biết chuyện nhưng không hề ghen tức. Một lần nàng đến tìm gặp Triêu Vân rồi về nói với chồng :

- Cô gái xinh đẹp này rồi sẽ rất cần cho nhà sau này đấy. Thiếp sẽ mua Triêu Vân.

Và nàng Vương đã giữ lời. Ít lâu sau, Triêu Vân về với ông và nhanh chóng trở thành một đôi uyên ương tương đắc mặc dù tuổi tác khá chênh lệch : nàng kém ông những 27 tuổi ! Vương Nhuận Chi coi nàng như cô em gái bé bỏng, và khi đến Hoàng Châu, nàng đã chính thức cưới Triêu Vân để làm thiếp cho chồng. Ông Tô rất mến phục nàng về việc ấy.

Đông Pha yêu Triêu Vân không chỉ vì nàng xinh đẹp, thông minh mà còn vì nàng là tri kỷ của ông, rất hiểu lòng ông, tâm đầu ý hợp. Vương Thế Trinh, người đời Minh, kể trong “Điệu hước biên” rằng : “Một hôm Đông Pha đi chầu vua về, ăn no, lấy tay xoa bụng đi lại trong dinh, hỏi những người theo hầu :

- Các ngươi hãy đoán xem cái gì trong này?

Kẻ thì bảo toàn là văn chương cả, người thì thưa : nơi chứa ruột gan, kẻ thì cho là toàn cao lương mỹ vị. Đông Pha vẫn không hài lòng. Đến lượt mình, Triêu Vân cười đáp :

- Kẻ sĩ của triều đình nhưng ôm trong bụng toàn những thứ không hợp thời cả (nguyên văn : Triều sĩ nhất đỗ bì bất hợp thời nghi). Đông Pha thích chí cười ha hả”.
Ấy là nàng rất hiểu lòng ông. Bấy giờ phe tân đảng của Vương An Thạch, Chương Đôn, Lữ Huệ Khanh, Lý Định đang muốn dùng “biến pháp” để cải cách nền chính trị lạc hậu của nhà Tống, còn Đông Pha thì theo cựu đảng của Tư mã Quang chống lại biến pháp của Vương An Thạch nên nhiều phen bị phe tân đảng tâu vua giáng chức và đày ông tới những nơi cùng tịch, khổ sở thiếu thốn trăm bề.

Khi ông bị Chương Đôn lưu đày xuống Huệ Châu (Quảng Đông) chỉ có mình Triêu Vân theo hầu, các tì thiếp khác chịu cực không nổi nên bỏ đi cả rồi, nàng Vương Nhuận Chi đã mất. Có lần trò chuyện, Đông Pha nói với Triêu Vân :

- Mọi người ai cũng bảo ta có phúc hơn Bạch Cư Dị.
- Nhà nói thế là có ý gì?
- Khi Bạch Cư Dị bị giáng chức và bị biếm ra làm Tư mã Giang Châu, người thiếp yêu của ông đã bỏ đi lấy chồng, còn nàng thì luôn luôn theo sát bên ta đến tận chân trời góc bể vào những lúc hoạn nạn khó khăn nhất. Thế chẳng phải là ta có phúc hơn Bạch Cư Dị sao?

Triêu Vân khe khẽ cúi đầu, nước mắt rưng rưng.

Triêu Vân yêu quí chồng hơn hẳn hai bà trước, vui lòng chia sẻ với chồng những nỗi khổ cực gian nan nên ông rất quí nàng, thường làm thơ ca tụng. Ông bảo Triêu Vân là nàng tiên trên trời bị đọa xuống trần để trả nợ thay ông. Năm 1083 Triêu Vân sinh một đứa con trai nhưng không nuôi được. Đông Pha cho rằng vì mình thông minh và tài hoa quá nên thường hay gặp nạn, con cái thì hữu sinh vô dưỡng, bèn làm thơ tự mỉa mình :

Đãn nguyện tử tôn ngu thả độn, 但愿子孫愚且
Vô tai vô hại đáo công khanh.
無災無難到公卿

(Chỉ mong con cháu ngu và xuẩn,
Bình an vô sự mà tới chức công khanh)

Một buổi chiều có gió heo may và sương thu lạnh, Đông Pha ngồi chơi với Triêu Vân. Ông bảo nàng cầm cốc rượu làm phách đánh nhịp, hát bài từ của ông theo điệu “Điệp luyến hoa”.

Triêu Vân vừa ca vừa khóc. Ông hỏi tại sao. Nàng chỉ vào hai câu :


枝上柳棉吹又少,

天涯何處無芳草。

Chi thượng liễu miên xuy hựu thiểu,
Thiên nhai hà xứ vô phương thảo.


(Tơ liễu trên cành phơ phất gió,
Nơi chân trời, chẳng nơi nào là không có cỏ thơm)

Ông cười lớn :

- Ta ngậm ngùi với mùa thu mà nàng thì khóc với mùa xuân ! .

Ở Huệ Châu chưa được bao lâu thì tể tướng Chương Đôn lại có lệnh đày ông Tô ra đảo Hải Nam, một hòn đảo bấy giờ chỉ có thổ dân man rợ và muốn ông chết ở đấy. Ông Tô muốn để gia đình ở lại Huệ Châu, chỉ một mình ra đảo nhưng Triêu Vân không chịu :
- Không ai chăm sóc chồng bằng vợ. Lúc chị Vương Nhuận Chi sắp mất, thiếp có hứa với chị là suốt đời cùng sống chết với nhà. Hãy để cho thiếp giữ trọn lời hứa, cho thiếp đi theo, thiếp sẵn sàng chịu mọi nỗi gian truân của kẻ đi đày.
Ông Tô rất xúc động, khôn ngăn đôi dòng lệ.
Nhưng chưa kịp ra đảo thì nàng đã ốm nặng rồi từ trần (1096). Một cơn sốt rét ác tính đã cướp đi mạng sống của nàng lúc mới 34 tuổi. Ông Tô gục xuống bên nàng để mặc cho dòng lệ tuôn trào như suối. Ông không chỉ khóc cho một người vợ mà còn khóc cho một người tri âm, tri kỷ không dễ gì gặp được trên đời.
Ông an táng nàng trước một rừng thông, cạnh một ngôi chùa và viết bài minh trên mộ chí :

“Thị thiếp của Đông Pha tiên sinh là Triêu Vân, tự Tử Hà, họ Vương thị, người Tiền Đường. Thông minh và thích việc nghĩa, thờ tiên sinh 23 năm, một mực trung và kỉnh. Năm Thiệu Thánh thứ ba (1096), tháng bảy, ngày Nhâm Thìn, mất ở Huệ Châu, 34 tuổi. Tháng tám, ngày Canh Thân, táng trên Phong Hồ, phía đông nam chùa Thê Hiền. Sinh con tên Độn, chưa đầy năm đã yểu. Nàng thường theo tì khưu ni Nghĩa Xung học Phật pháp, cũng biết sơ qua đại ý. Lúc sắp chết, tụng bốn câu kệ trong kinh Kim Cương rồi tuyệt” .

Ông làm thơ khóc nàng, lời lẽ rất xót xa cảm động, ví nàng như đám mạ đã xanh nhưng chưa kịp trổ đòng đòng, người có tư chất tốt mà chết sớm, chưa làm được việc gì có ích. Đó là mệnh trời ư? (Miêu nhi bất tú khởi kỳ thiên !).

Từ đó cảnh già của ông ở đảo Hải Nam thật cô đơn buồn tẻ. Tháng giêng năm 1100, vua Triết Tông băng lúc mới 24 tuổi. Vị hoàng tử duy nhất, con trai ông, chết lúc ba tháng tuổi. Vì thế ngôi vua lại về tay Huy Tông, chú của Triết Tông. Lên ngôi xong, công việc đầu tiên của Huy Tông là cách chức tể tướng Chương Đôn và đày đi Lôi Châu rồi cho phục chức tất cả các đại thần bị Chương Đôn đày ải, truy phong cho những người đã bị Chương Đôn sát hại.

Thế là Tô Đông Pha được ân xá, rời đảo Hải Nam để lên đường về bắc.. Nhưng bấy giờ ông đã già yếu lắm rồi, nhất là sau nhiều năm bị đày ải. Chỉ một năm sau ông đã từ trần tại Thường Châu (1101) thọ 65 tuổi, kết thúc một cuộc đời tài hoa lận đận.
*

Đỗ Chiêu Đức sưu tầm và bổ sung.

_______________________________________________________________

THI THIÊN TỬ VƯƠNG XƯƠNG LINH

Kính Thầy,


Trong phần tiểu sử của Vương Duy, Thầy có nhắc đến Thi Tiên là Lý Bạch, Thi Thánh là Đỗ Phủ và Vương Duy là Thi Phật, thế Thầy có biết Thi Thiên Tử là ai không ?. Chính là Vương Xương Linh đó, có giai thoại cho rằng Thi Thiên Tử là Vương Chi Hoán, vì trong một lần cá cược, Vương Xương Linh bị thua, cho nên mới nhường chức Thi Thiên Tử lại cho Vương Chi Hoán, nhưng đây chỉ là chuyện các thi sĩ vui đùa với nhau mà thôi, xin mời xem giai thoại sau đây.....

Trong thời Khai Nguyên, thi nhân Vương Xương Linh, Cao Thích, Vương Chi Hoán đồng nổi danh. Lúc bấy giờ tuy đời sống, hoàn cảnh của mỗi người không giống nhau, nhưng họ vẫn thường đi chơi chung.

Một ngày kia, trời lạnh, tuyết rơi nhẹ, ba vị thi nhân cùng đến uống rượu tại Kỳ đình. Bỗng nhiên có các linh quan (con hát) ở Lê viên, độ hơn mười người, cũng lên lầu dự tiệc. Nhân đó, ba vị thi nhân đồng hẹn nhau tránh khỏi bàn ngồi, đến bên lò sưởi để nghe ngóng.

Trong chốc lát, có bốn cô ca kỹ lần lượt kéo đến. Các cô đều xa hoa diễm lệ, yêu mỵ quyến rũ. Tất cả tấu nhạc và bắt đầu hát, các bài hát đều là những tác phẩm nổi danh đương thời.

Vương Xương Linh cùng các bạn ước hẹn với nhau rằng: "Bọn chúng ta hiện nay đều là những người có tiếng trên thi đàn, nhưng việc hơn kém chưa định được. Nay cứ lặng nghe các linh quan ngâm thơ ai nhiều thì người ấy chiếm ưu hạng vậy".

Trong chốc lát, các linh quan cử nhạc, một cô đào nhịp hát lên rằng:

Hàn vũ liên giang dạ nhập Ngô 寒雨連江夜入吴

Bình minh tống khách Sở sơn cô 平明送客楚山孤

Lạc Dương thân hữu như tương vấn 洛楊親友如相問

Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ. 一片冰心在玉

Ban đêm đi vào đất Ngô khi mưa lạnh giăng ngang sông. Sáng mai tiễn khách chỉ có ngọn núi Sở cô quạnh. Nếu bạn bè thân thích ở Lạc Dương có hỏi thăm, (thì xin anh đáp rằng lòng tôi đã như) một mảnh lòng băng ở trong bầu ngọc.

Nghe xong, Vương Xương Linh mỉm cười, đưa tay lên vẽ trên tường một dấu hiệu, nói: "Nhất tuyệt cú!" Lại có một cô khác ngâm rằng:

Khai khiếp lệ triêm ức 箧淚沾

Kiến quân tiền nhật thư 見君前日書

Dạ đài hà tịch mịch 夜台何寂寞

Do thị Tử Vân cư. 猶似子雲居

Mở hộp ra mà nước mắt ướt đầm trên ngực, tìm thấy bức thư của chàng ngày trước. Chốn dạ đài hiu quạnh biết bao nhiêu, nơi đó vẫn là chỗ ở của chàng Tử Vân (tức Dương Hùng). Nghe xong,

Cao Thích đưa tay lên vách vẽ một vòng, nói: "Nhất tuyệt cú!"

Tiếp đến một cô khác ngâm rằng:

Phụng trửu bình minh kim điện khai 奉帚平明金殿開

Tạm tương đoàn phiến cộng bồi hồi 暫将團扇共徘徊

Ngọc nhan bất cập hàn nha sắc 颜不及寒鸦

Do đới Chiêu Dương nhật ảnh lai. 带昭陽日影

Cầm chổi quét vào buổi sáng khi cửa điện vàng mở ra, tạm cầm quạt phe phẩy mà trong lòng bồi hồi. Mặt ngọc còn không bằng cả nhan sắc của con quạ rét, (vì quạ) còn được hưởng ánh nắng mặt trời ở điện Chiêu Dương.

Nghe xong, Vương Xương Linh lại đưa tay lên vẽ lên tường, nói: "Nhị tuyệt cú!" Ba cô đã ngâm ba bài, toàn là tác phẩm của Vương Xương Linh và Cao Thích.

Vương Chi Hoán tự nghĩ rằng thơ của mình nổi danh đã lâu, bèn nói với hai người kia rằng: "Bọn này đều là những nhạc quan không theo kịp thời trang, những bài họ hát đều là ngôn từ quê mùa của Ba Thục. Còn như những khúc hát như Dương xuân bạch tuyết thì bọn phàm tục này dám bàn đến ư?" Nhân đó bèn chỉ vào một trong những ca kỹ đẹp nhất bọn, nói: "Đến lượt cô này hát, nếu như không phải là thơ của ta, ta nhất định không tranh đua với các anh nữa. Còn nếu như đúng là thơ của ta, các anh nên quỳ lại dưới gối ta, tôn ta làm Thi THIÊN TỬ". Nói xong cả bọn vui vẻ cười đợi. Phút chốc, đến lượt cô đào đẹp nhất bọn, búi tóc song hoàn, cất tiếng hát:

Hoàng Hà viễn thướng bạch vân gian 黄河逺上白雲

Nhất phiến cô thành vạn nhận san 一片孤城萬仞山

Khương địch hà tu oán dương liễu 姜笛何須怨楊柳

Xuân phong bất độ Ngọc Môn Quan. 春風不度玉門関

Sông Hoàng Hà chảy vào nơi xa tít trong khoảng mây trắng. Một mảnh thành trơ trọi giữa núi cao muôn nhận (đơn vị đo lường thời xưa, ba thước là một nhận). Sáo Khương đừng thổi bài "Oán dương liễu" nữa, vì gió xuân kia cũng không đưa (tiếng sáo) qua được Ngọc Môn Quan đâu.

Tức thì Vương Chi Hoán biểu lộ sự vui mừng, nói với hai người: "Các anh, ta nói có sai đâu, Thế ta quả là Thi THIÊN TỬ đó nhé !" Nhân đó cả bọn bèn cả cười.

Các linh quan không rõ đầu đuôi, đều hỏi: "Chẳng hay chư vị vui cười chuyện gì thế?" Vương Xương Linh và các bạn liền thuật rõ mọi việc. Các linh quan đồng thưa rằng: "Bọn tục nhân chúng tôi không nhận ra được những bậc cao nhã, cúi xin được muôn vàn ngưỡng mộ!" Xong tất cả đều ngồi vào bàn tiệc cùng vui vẻ uống say đến sáng.

Nhân chuyện nầy, mới có giai thoại cho rằng Vương Chi Hoán là Thi Thiên Tử là vậy !.....

Kính mời Quý Vị xem thêm tài liệu bổ sung sau đây :


詩天子指诗坛的领袖。 诗人 王昌 李白 都有此誉称。 陆凤藻 《小知·文学》:王昌 集, 诗天子, 杜甫 诗宰相。 《漫堂说诗》:大抵各体有别,而三 七絶,并堪不朽。 太白 龙标 王昌 )更有诗天子之号。郑振铎 《插图本中国文学史》第二五章八:王昌 少伯 京兆 人,与 高适 王之 齐名,而 独有诗天子的称号。

Thi Thiên Tử ( Vua trong thơ ) chỉ lãnh tụ trên Thi Đàn. Các thi nhân Vương Xương Linh, Vương Duy và Lý Bạch đều có cái danh xưng danh dự nầy. Theo Lục Phụng Tảo đời Thanh " Văn học- Tiểu tri lục " thì : " Theo Vương Xương Linh tập, Vương Duy là Thi Thiên Tử, Đỗ Phủ là Thi Tể Tướng. "Trong " Mãn đường thuyết thi " đời Thanh thì : " Đại đễ các thể đều phân biệt SƠ, THỊNH, TRUNG, VÃN, mà tam Đường thất Tuyệt, đều có thể nói là bất hủ hết được. Thái Bạch, Long Tiêu ( Vương Xương Linh ) lại có danh hiệu là "Thi Thiên Tử ". Theo điều thứ 25 chương 8 trong " Tháp đồ bổn TRUNG QUỐC VĂN HỌC SỬ " của Trịnh Chấn Đạc viết : " Vương Xương Linh tự Thiếu Bá, người đất Kinh Triệu , nổi danh ngang hàng với Cao Thích, Vương Chi Hoán, nhưng Vương lại có danh xưng độc hữu là " THI THIÊN TỬ ".

ĐỖ CHIÊU ĐỨC

 TỨ KHOÁI

Kính gởi Quý Thầy Cô và Các Bạn ,


            Nhân nói đến thêm bớt chữ trong một bài thơ, xin kính trình với Quý Vị một bài thơ xưa nữa, bài thơ TỨ KHOÁI, nói về bốn cái " Khoái " nhất của Các Cụ ngày xưa nhu sau :

                             Cửu hạn phùng cam vũ,                        久 旱 逢 甘 雨
                             Tha hương ngộ cố tri ,                         
他 鄉 遇 故 知
                              Động phòng hoa chúc dạ,                   
洞 房 花 燭 夜
                              Kim bảng quải danh thì .                     
金 板 掛 名 時

Chú thích :
        1. Vũ
: Là Mưa. Vd : Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách. Còn được đọc là VÕ. Vd : Đão Võ : là cầu mưa.
        2. Cố
: Là Xưa. Vd : Cố nhân : Người xưa, Cố sự : Chuyên đời xưa....
                          Là Cũ. Vd : Cố hữu : Bạn cũ. Cố hương : Quê cũ....
                          Khi đi với chữ QUÁ là Quá Cố : thì có nghĩa là chết đi.
        3. Quải
: Là Treo. Vd : Quải danh : là treo tên. " Quải danh thì " là Khi tên được treo. Quải Quan 掛冠
: Là treo nón (từ quan).
           Chữ nầy khi đọc là QUÁI thì có nghĩa là QUẺ. Vd : Bát Quái.


Nghĩa từng câu :
Câu 1 : Trời hạn hán lâu ngày, gặp được trận mưa rào( ngọt ) đổ xuống.
Cầu 2 : Ở nơi xa quê hương mà gặp được người quen cũ.
Câu 3 : Đêm động phòng hoa chúc khi ta kết hôn.
Câu 4 : Khi được treo tên trên bảng vàng, tức là khi thi đậu làm quan.

           Câu chót có người đọc là : " Kim bảng tánh danh đề ".金板姓名. Có nghĩa Tên tuổi được ghi lên trên bảng vàng , nghĩa thì cũng tương tự, nhưng  "... quải danh THÌ " ăn vận với "...Ngộ cố TRI " ở trên hơn là "... tánh danh ĐỀ ".

Đây là 4 cái KHOÁI nhất của các ông bà ngày xưa,  xin diễn nôm như sau :

Hạn lâu, gặp được mưa rào,
                         Xa quê lại được chào người quen xưa,
                         Động phòng hoa chúc đêm mưa,
                         Bảng vàng bia đá cho vừa lòng em. !

           Nhưng có Cụ còn cho như thế vẫn chưa được " Thật Khoái ! "
           Muốn diễn tả cho thật khoái, các cụ còn thêm vào mỗi đầu câu 2 chữ như sau :

                           THẬP NIÊN cữu hạn phùng cam vũ,
                           VẠN LÝ tha hương ngộ cố tri,
                           LÃO GIẢ động phòng hoa chúc dạ,
                           THIẾU NIÊN kim bảng quải danh thì

          Xin tạm diễn nôm như sau :

                           Mười năm hạn hán bỗng tuôn mưa,
                           Ngàn dặm quê người gặp bạn xưa,
                           Lão ông còn động phòng hoa chúc,
                           Tuổi trẻ bảng vàng quả sướng chưa !

         Bốn câu thơ trên gọi là " Tứ cực khoái ". Còn như muốn diễn tả 4 điều làm cho người ta bực mình nhất, ( Tứ bất khoái ) thì sẽ thêm vào mỗi đầu câu 2 chữ  như sau :

                           VIÊM ĐIỀN cữu hạn phùng cam vũ,
                           ĐÀO TRÁI tha hương ngộ cố tri,
                           THÁI GIÁM động phòng hoa chúc dạ,
                           CỪU NHÂN kim bảng quải danh thì.

Cũng xin diễn nôm như sau :

                           Ruộng muối nắng lâu chợt đổ mưa,
                           Trốn nợ quê người gặp bạn xưa,
                           Thái giám bắt động phòng hoa chúc,
                           Kẻ thù đậu đạt, khổ hay chưa?!


           Người xưa luận về Tứ Khoái thì như thế, còn hiện nay chúng ta có được những thứ nào khả dĩ gọi là KHOÁI không ?


           Xin kính chuyển đến Quý Thầy Cô và Các Bạn cùng đọc chơi tiêu khiển cuối tuần.


                                                                                                     Nay kính,
                                                                                                   Đỗ Chiêu Đức.

HOA ẢNH

Kính thưa Quý Thầy Cô và Các Bạn,


Để tiếp theo làn thơ của đời Tống mà Thầy Trí Phạm đã giới thiệu qua bài Xuân Dạ của Vương An Thạch kỳ rồi. Kỳ nầy xin gởi đến Quý Thầy Cô và Các Bạn bài HOA ẢNH của Tô Đông Pha cũng thuộc thi ca của đời Tống. Xin mời Quý Vị cùng thưởng thức và cùng diễn nôm cho vui nhé !. Nào, xin mời !....

TL_todongpha.jpg花影 HOA ẢNH

 重重疊疊上瑤臺, Trùng trùng điệp điệp thượng dao đài

   幾度呼童掃不開。 Kỷ độ hô đồng tảo bất khai

   剛被太陽收拾去, Cương bị thái dương thu thập khứ

   卻教明月送將來。 Khước giáo minh nguyệt tống tương lai


Dịch nghĩa :
HOA ẢNH là Bóng hoa.
Bóng hoa tầng tầng lớp lớp phủ đầy cả trên sân gác đẹp ( dao đài ). Đã mấy lần bảo thơ đồng quét , nhưng quét vẫn không đi ( bóng của hoa, làm sao quét đi cho được ! ). Mới vừa được ( cương bị ) mặt trời dọn dẹp nó đi ( ý nói, mặt trời lặn thì bóng hoa mất, cũng như là được mặt trời dọn dẹp đi vậy ! ), thì quái ác làm sao, lại được ánh trăng đưa những bóng hoa đó trở lại trên dao đài như cũ !


Chú thích :
1. Dao Đài : Sân đẹp, Đài là chỉ cái sân cao hơn mặt đất, ít nhất là lên thang bậc tam cấp. Đài còn dùng để chỉ Sân thượng, khi đó thì gọi là Thiên Đài. Cũng chữ Thiên Đài nầy
天 台 nếu đọc là THIÊN THAI thì chỉ các mặt bằng ở trên núi cao, nơi Tiên ở.
2. Kỷ độ : là Mấy lần, mấy độ. Vd : Kỷ độ tịch dương hồng.
3. Khước giáo : là Lại được, lại bị.

4. Tống tương : là Đưa đến, Đưa lại, Đưa đi đâu đó. Tống tương LAI ; Chữ " Lai " ở đây là Xu Hướng động từ chỉ hướng di chuyển đến gần hoặc dang xa ra. Tống tương LAI là Đưa đến đây. Tống tương KHỨ là Đưa đến đó.


Diễn nôm :
Chập chùng hoa ảnh rợp dao trì
Mấy lượt gia đồng quét chẳng đi
Vừa lúc nắng chiều thu dọn mất
Lại theo trăng sáng rợp dao trì !


Ẩn dụ của bài thơ ( ý tại ngôn ngoại ) :
Bóng của hoa cũng đẹp chứ, tại sao Tô Đông Pha lại ghét dữ vậy ?. Mấy lần bảo gia đồng quét bỏ đi !. À, thì ra ông ví bóng hoa như những người bất đồng chính kiến, như những người xu nịnh, vừa hết nhóm nầy lại đến nhóm khác quấy nhiễu triều đình làm ông đâm ra bực mình và ví von như thế ! ( theo Thiên Gia Thi ).

Nào ! Bây giờ thì mời Quý Thầy Cô và Các Bạn cùng diễn nôm cho vui nhà vui cửa nhé !


Nay kính,
Đỗ Chiêu Đức

Mời đọc thêm 4 bài dịch HOA ẢNH:

Phạm Thảo Nguyên:

Lô nhô bóng bóng phủ sân thơ

Sai quét bao phen chẳng sạch cho

Vừa được ánh trời thu nhặt hết

Quái sao trăng sáng lại đưa vào.

Phạm Thảo Nguyên

.

Phạm Khắc Trí:

Hoa ảnh ,chập chùng đầy gác thượng ,
Mấy lần sai trẻ quét, không đi.
Đùa ai, nắng tắt , biến đâu mất ,
Trăng sáng vừa lên, lại hiện về !

Tri Khac Pham
Phamid@msn.com

.

Kim Quang:

Bóng hoa đầy ấp khắp trong sân
Quét sạch làm sao cũng ấy ngần
Nắng úa chiều thu gom hết sạch
Lại nương trăng sáng hiện nguyên thân
 

Kim Quang

.

Trầm Vân

 

Hoa Ảnh

Bóng hoa sân gác phủ đầy

Thơ đồng quét mãi vẫn dầy khổ ghê

Mặt trời lặn quét hết đi
Thì trăng lại chiếu bóng về nhố nhăng
Trầm Vân

 

___________________________________________________________

Bài viết về quyển

" Điển Tích Chọn Lọc " của Mộng Bình Sơn


Đọc quyển ĐIỂN TÍCH CHỌN LỌC ( ĐTCL ) của nhà văn Mộng Bình Sơn ( MBS ) do nhà Xuất bản TP. HCM ấn hành năm 1989, tôi thấy có rất nhiều, rất nhiều điểm để góp ý cùng tác giả và Nhà xuất Bản. Xin được trình bày sau đây :
A. VỀ CÁC TRUYỆN CỦA ĐIỂN TÍCH.
I. XA LẠ :
Nhiều câu truyện của các điển tích được nêu lên trong sách ĐTCL của nhà văn MBS , rất xa lạ và khác thường đối với độc giả, sách mang nhiều tính hư cấu tùy tiện và không phù hợp với tài liệu văn học. Xin được dẫn chứng như sau :


1. TRÚC MAI : Từ trang 9-12 sách ĐTCL đưa ra một truyện tình không biết ở thời nào của huyên Long Môn tỉnh Quảng Đông TQ để minh họa cho điển tích này. Một truyện tình rất ướt át và ủy mị giữa chàng trai có tên Lâm Bá Trúc và thiếu nữ tên Hoàng Kỳ Mai hoàn toàn xa lạ với văn học. Thay vì theo những điều có trong sách vở và theo chúng tôi được học từ nhỏ thì điển tích nầy như sau :
Trúc Mai là do thành ngữ " Thanh mai Trúc mã " xuất xứ từ 2 câu thơ trong bài " Trường Can Hành " của Lý Thái Bạch đời Đường như sau :
Lang kỵ TRÚC MÃ lai
骑竹馬來
Nhiễu sàng lộng THANH MAI
繞床弄青梅
Bài thơ kể lại mối tình cảm khắng khít của một đôi trai gái đã chơi đùa và quen nhau từ tấm bé, rồi lớn lên thành chồng vợ với nhau, cho nên thành ngữ Thanh Mai Trúc Mã dùng để chỉ những cặp vợ chồng đã quen biết nhau từ thuở nhỏ. Sau này dùng rộng ra để chỉ những người yêu nhau từ trước lâu rồi , sau đó mới lấy nhau. Từ đó, từ TRÚC MAI còn để chỉ tình vợ chồng mà Nguyễn Du đã dùng để tả lúc Thúc Sinh chuộc Thúy Kiều ra khỏi lầu xanh là :
Một nhà sum họp TRÚC MAI
Càng sâu nghĩa bể, càng dài tình sông
hoặc khi Thúc Sinh trở lại tìm Kiều :
Tưởng rằng MAI TRÚC lại vầy
Ai hay vĩnh quyết là ngày đưa nhau.....
Còn như muốn giúp độc giả rộng đường tham khảo thì có thể trích dịch toàn bài Trường Can Hành của Lý Bạch....

2. CHỈ HỒNG : Từ trang 179-188 , trong sách MBS đem chuyện của một chàng tên Chung Hạo nào đó lạ hoắc ở đời Đường, rồi được chấp vá, hư cấu... và cuối cùng kết thúc bằng một bài thơ tứ tuyệt không liên quan gì đến Chỉ Hồng và Nguyệt Lão cả !. Điển tích Chỉ Hồng ( hoặc Tơ Hồng, Chỉ Thắm, Xích Thằng... ) có liên quan đến điển tích Nguyệt Lão hay Nguyệt Hạ Lão Nhân ( Ông già dưới trăng ) để chỉ sự xe duyên , mai mối trong việc hôn nhân mà trong Tục U Quái Lục có ghi rõ. là chuyện của chàng thư sinh tên Vi Cố, chứ không phải Chung Hạo... Truyên của Vi Cố được kết thúc bằng một di tích lịch sử nổi tiếng là Miếu Nguyệt Lão tại Hàng Châu hiện nay với đối câu đối bất hủ :
Nguyện thiên hạ hữu tình nhân, đô thành liễu quyến thuộc,
願  天 下 有 情 人,都 成  了  眷 屬

Thị tam sanh chú định sự, mạc thác quá nhân duyên.
是 三 生 註 定 事,莫 错 過 姻  .
Nghĩa :
Mong cho người hữu tình trong thiên hạ đều thành nên gia thất,
Chuyện ba sinh đà định sẵn, đừng để lỡ mất nhân duyên.
Điển tích Chỉ Hồng từ lâu trong các sách văn học phổ thông đều viết khá rõ ràng, chứ đâu có kiểu chấp vá hờ hững như trong sách ĐTCL của MBS.

3. LÁ THẮM : Từ trang 189-191 sách ĐTCL của MBS viết : " Điển tích Lá thắm lấy ở trong truyện Tình Sử Trung Quốc, diễn tả mói tình ngăn cách giữa nho sinh Kim Ngọc và tiểu thư Kiều Nga ". Hai người một ở trong thành, một ở ngoài thành. Vì giặc cướp ngăn cách cho nên thường xuyên gởi thơ cho nhau bằng cách viết lên lá rồi thả theo dòng sông từ ngoài thành chảy vô trong thành !. Thật hết sức lạ lùng !. Những điều MBS kể hoàn toàn khác hẵn với các tài liệu văn học và thư tịch xưa nay. Theo như chúng tôi được học từ nhỏ ở trường, thì điển tích nầy có 3 tài liệu khác nhau như sau :
- Theo Thị Nhi Tiểu Danh Lục.
- Theo sách Văn Khê Hữu Nghị.
- Theo Thanh tỏa Cao Nghi và Thái Bình Quảng Ký.
thì không có điển tích nào giống như câu truyện mà MBS đã kể trong sách ĐTCL của ông cả !

Từ trước đến nay, trong nhà trường giảng về điển tích Lá Thắm là theo truyện của thư sinh Vu Hựu và cung nhân Hàn Thị ở trong cung vua, rất thi vị với những bài thơ đề trên lá đỏ như :


Lưu thủy hà thái cấp
流 水 何 太 急
Cung trung tận nhật nhàn
宫 中 盡 日 閒
Ân cần tạ hồng diệp
殷 勤 謝 红 葉
Hảo khứ đáo nhân gian
好 去 到 人 間
Nghĩa :
Nước chảy sao vội thế !
Trong cung suốt buổi nhàn
Ân cần nhờ lá đỏ
Chảy đến với nhân gian.


và đôi câu đối của Vu Hựu gởi theo dòng nước vào cung là :
Tằng văn diệp thượng đề hồng oán
曾聞葉上题红怨
Diệp thượng đề thi ký a thùy
葉上题詩寄阿誰 
?
Nghĩa :
Từng nghe trên lá đề thơ oán
Trên lá đề thơ gởi đến ai ?


Cuối cùng lại được minh họa bằng một bài thơ Thất ngôn Tứ tuyệt thật độc đáo của thi sĩ Cố Huống đời Đường như sau :
Hoa lạc thâm cung oanh diệc bi
花落深宫鶯亦悲
Thượng Dương cung nữ đoạn trường thì
上陽宫女斷腸時
Quân ân bất bế đông lưu thủy
君恩不閉東流水
Diệp thượng đề thi ký dữ thùy ?
葉上题詩寄與誰?
Nghĩa :
Hoa rụng thâm cung oanh cũng sầu
Thương Dương cung nữ quặn lòng đau
Ân Vua không bế dòng sông chảy
Trên lá đề thơ gởi đến đâu ?

Nhưng dù kể theo tài liệu nào đi nữa, thì vẫn là truyện của một thư sinh thi sĩ và một cung nhân trong cung vua, chớ không phải là một truyện tình vu vơ của chàng Kim Ngọc và tiểu thư Kiều Nga nào đó như ông MBS đã kể.


II. THÊM TÌNH TIẾT và VIẾT THEO Ý RIÊNG :
Một điều đáng nói nữa là MBS đã tự ý thêm thắt quá nhiều chi tiết cho các câu truyện của các điển tích. Việc thêm mắm dặm muối cho câu truyện kể đậm đà hơn, hấp dẫn hơn là truyện thường tình, nhưng thêm thắt làm cho câu truyện xa rời nguyên tác là điều nên tránh, nhất là thêm thắt để cho câu truyện ướt át hơn, ủy mị hơn là chuyện không bao giờ cho phép nhà nghiên cứu, biên khảo làm. Quyển ĐTCL của MBS đã phạm phải hết những điều hệ trọng này. Cụ thể như sau :


1. Điển ĐỒNG TƯỚC : từ trang 13-16, đó là đoạn đối đáp giữa Khổng Minh và Chu Du, hoàn toàn do hư cấu của MBS, nên khi đọc xong, người đọc thấy rằng Khổng Minh đã quá hời hợt và thiếu cơ trí chứ không phải như La Quán Trung đã viết về Khổng Minh.( không thể trích lại của ĐTCL vì quá dài ). Từ đó thấy được tài hư cấu tầm thường của MBS trong một tác phẩm gọi là " chọn lọc ". Khuyết điểm này còn được thấy ở các điển tích Bá Nha Tử Kỳ ( trang 60-76 ), Đằng Vương Các ( trang 160-164 ), Lam Kiều ( trang 28-35 )......

2. Hầu hết các điển tích có chuyện trai gái yeu nhau như Trúc Mai, Má Đào, Khối Tình, Lam Kiếu, Bể Dâu, Ba Đào, Gieo Cầu.... là MBS vận dụng hết các từ ướt át, ủy mị để tả cảnh gợi tình, nói lên cái tâm lý yêu đương đắm đuối vì tình. Rất tiếc là đầy rẫy cả trong sách nên không thể trích ra hết được. Chúng tôi có cảm tưởng khi đọc những điển tích gọi là " chọn lọc ", thì thực tế là những chuyên chọn lọc về tình yêu sướt mướt, hoặc những chuyện tình lãng mạn, chứ không phải là Điển tích Văn học Chọn lọc trên tinh thần văn học khoa học nghiêm chỉnh.

III. LỆ THUỘC, GƯỢNG ÉP :


1. Lệ Thuộc : Đành rằng Văn học Việt Nam gắn bó mật thiết với Văn Học Trung Quốc, nên phần lớn các Điển tích, thành ngữ cố sự trong văn học cổ của ta đếu bắt nguồn từ văn chương Trung Hoa, nhưng không phải vì vậy mà chúng ta không có Cái Riêng của ta, như :

a.). Khối Tình : Từ trang 36-45 sách ĐTCL, MBS viết " Điển tích Khối Tình lấy ở truyện Trương Chi Mị Nương. Tình sử Trung Hoa chép : Vào đời Đường có một vị đại thần sanh được một người con gái rất đẹp tên Mị Nương....". Trời đất ! Theo chúng tôi và có lẽ rất nhiều người khác cũng biết, thì " chuyện tình Trương Chi Mị Nương " cũng như " Chuyện tình Lan và Điệp " là những chuyện tình thuần túy Việt Nam. Chỉ đồng ý với MBS điển tích Khối Tình là do chuyện tình giữa Trương Chi và Mị Nương mà ra, nhưng nói Trương Chi Mị Nương là người Tàu đời Đường, thì điều nầy chúng tôi mong ông MBS hãy " Sưu tra lại Sơ yếu Lý lịch " của hai người nầy xem hư thực ra sao ? Điển tích Khối Tình mà mang cái " mát " ( made ) nhà Đường, thì e rằng sẽ như Cụ Nguyễn Du đã viết là :
" Khối tình ( sẽ ) mamg xuống tuyền đài ( mà còn ) chưa tan " đó nhé !
b.). Ba Đào : Từ trang 197-203 sách ĐTCL của MBS...
Theo chúng tôi biết thì hai câu đối nổi tiếng : " Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách, Sắc bất ba đào dị nịch nhân " là câu đối của người Việt Nam làm ra. Đó là câu đối của Cụ Đàm Thuận Huy ( 1463-1528 ) ra cho học trò lúc tan học gặp trời đổ mưa khiến họ không ra về được. Nguyên vế ra là :


Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách
雨無钳锁能留


Cậu học trò Nguyễn Giản Thanh ( 1481-... ) đối ngay rằng :
Sắc bất ba đào dị nịch nhân
色不波涛易溺人


Cụ khen hay, nhưng lại thở dài, vì Cụ biết rằng với tài học nầy tương lai sẽ đỗ cao, nhưng lại sẽ bị lụy vì nữ sắc ! Sẵn nói thêm là trong đám học trò còn có một người đối là :


Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
月有彎弓不射人

Cụ lại khen là người nhân hậu, tất được hưởng phước về sau.....


Sỡ dĩ phải nói dài dòng văn tự như thế là để chứng minh chắc chắn rằng : Câu đối trên là của người Việt Nam làm ra, chớ không phải của người Tàu. Trước đây nhiều vị dạy học người Hoa và cả giáo sư Lý Văn Hùng, một học giả người Hoa viết nhiều về văn học Việt Nam, cũng xác định câu đối trên là của người Việt. Không biết ông MBS đã dựa vào tài liệu nào mà dám khẳng định câu đối trên xảy ra ở đời vua Huệ Đế nhà Minh bên Tàu. Như thế có gượng ép lắm không ?

2. GƯỢNG ÉP :
Như trên đã nêu, MBS đã gượng ép một cách tùy tiện, ông cứ gán đại cho một câu truyện nào đó cho một tác giả người Tàu xa xôi nào đó để bịp độc giả . Việc làm quá trắng trợn và thô bạo trong nhiều truyện, chẳng hạn như trong điển tích Tường Đông ( trang 165-178 ) , MBS đã trích truyện " Vương Kiều Loan bách niên trường hận " trong sách Kim Cổ Kỳ Quan, ròi thay đổi tên của nhân vật nam chính trong truyện là Chu Đình Chương thành Tống Ngọc. Đây quả là việc làm táo tợn không coi ai vào đâu hết. Truyện Vương Kiều Loan xảy ra vào đời nhà Minh ( thế kỷ XV ) lại được ghép cho Tống Ngọc, người nước Sở thời Chiến Quốc ( thế kỷ thứ IV trước Công nguyên ). Hai nhân vật chính trong truyện cách nhau gần 2 nghìn tuổi. Cô Vương Kiều Loan đã ôm mối trường hận rồi, nếu bây giờ biết mình bị ông MBS ép gả cho Tống Ngọc lớn hơn mình gần 2000 tuổi, thì không biết cô sẽ còn hận đến cở nào nữa đây !


Thực ra Tường Đông là do từ Đông Lân mà có. Đó là một Thành Ngữ hơn là một Điển Tích, phát xuất từ một câu trong sách Mạnh Tử là : " Du đông lân nhi lâu kỳ xứ nữ ", có nghĩa là " Trèo qua tường phía đông để chọc ghẹo con gái bên đó ", và một câu trong thơ cổ là " Đông lân Tống Ngọc tường " , nghĩa là Tường Tống Ngọc phía xóm đông, cũng hàm một nghĩa như câu trên.


Ngoài ra, còn một số " điển tích " khác trong sách ĐTCL, nhưng sự thật chúng chỉ là những từ ngữ hoặc thành ngữ mà thôi. Các từ ngữ thành ngữ này được MBS coi là điển tích, rồi mượn đại một câu truyện nào đó trong Thần Tiên Truyện, Kim Cổ Kỳ Quan, Tam Ngôn Truyện....ghép một cách gượng ép vào mà thôi.

B. SAI SÓT VỀ KIẾN THỨC, KỸ THUẬT :
I. KIÊN THỨC :

DCD_MBSon.jpgTheo thiển ý, ĐTCL cần phải khoa học, cẩn thận và nghiêm chỉnh trong việc biên soạn, để quyển sách có tác dụng tốt. Ông MBS đã tùy tiện, cẩu thả trong việc làm nầy, thí dụ như :
1.) Trúc Mai : Đã được đề cập ở trên trong trang 11, MBS đã giải thích về Lâm Bà TRúc như sau : " Tác phong mềm mại như cây trúc... ". Người xưa ví Nho sinh với cây trúc vì trúc được khen tặng là Tiết Trực Tâm Hư
節直心虚
( Mắt tre mỗi lóng đều thẳng, và trong ruột thì bọng thang ) để biểu tượng khí tiết của bậc Nho sĩ chân chính, của người Quân Tử. Chứ không phải như MBS đã nghĩ.
2.) Đồng Tước : trang 16, MBS viết : " Về sau Đỗ Phủ tức Mục Chi... ". Đỗ Phủ tự là Tử Mỹ, chứ không phải Mục Chi. Còn bài Xích Bích Hoài Cổ được MBS trích trong sách nầy để nói về điển tích Đồng Tước là của Đỗ Mục ( tự là Mục Chi ) chứ không phải của Đỗ Phủ. Sự lẫn lộn nầy đưa tới việc " Râu ông nọ cắm càm bà kia ". Thơ của Đỗ Mục thành thơ của Đỗ Phủ, tên tự của Đỗ Mục cũng thành tên tự của Đỗ Phủ luôn !

3.) Chỉ Hồng : Trang 181, MBS đã lẫn lộn giữa giống đực và giống cái. Thay vì Vi Cố gặp Nguyệt Lão xe tơ dưới trăng, thì MBS lại cho cái anh chàng bá vơ Chung Hạo nào đó gặp một bà lão xe tơ dưới trăng, và bà nầy lại xưng rằng :...ta là Nguyệt Lão...( ? ). Thay vì Bà thì phải xưng là Nguyệt Bà chớ !
4.) Lầu Xanh, Lầu Hồng : Trang 312-314, MBS viết " Lầu xanh, Lầu Hồng, cả hai đều chỉ chỗ chứa gái giang hồ, đĩ điếm ". Đúng Lầu Xanh là nơi gái giang hồ ở, ai mà không biết ?. Còn ai bảo MBS Lầu Hồng là nơi chứa đĩ điếm ?! Lầu Hồng là chỉ nơi con gái con nhà quyền quý ở, như trong Truyện Kiều Nguyễn Du viết :
... Sinh đà về đến Lầu Hồng xuống yên...
Lầu Hồng là chỗ Hoạn Thư, con quan Lại Bộ , vợ của Thúc Sinh ở, chớ đĩ điếm nào mà ở đây. Ngay trong Bích Câu Kỳ Ngộ câu :
... Hồng Lâu Tử Các đâu mà đến đây ?...
Không lẽ một trang thanh niên thư sinh tuấn tú mới gặp mặt một tuyệt thế giai nhân là Giáng Kiều mà Tú Uyên lại hỏi : " Không biết nàng là gái giang hồ, đĩ điếm ở đâu tới đây vậy ? ". Chỉ có ông MBS mới hiểu và hỏi theo kiểu đó thôi !
Trang 313, MBS còn viết :" Một cuốn tiểu thuyết Trung Quốc có tựa đề Hồng Lâu Mộng, bên trong diễn tả sinh hoạt của con gái nhà vua ". Sai hoàn toàn ! Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần đâu có diễn tả sinh hoạt của con gái nhà vua ? Ông MBS nên đọc kĩ sách lại đi rồi hãy viết .
5.) Đồng Tước : trang 16 , Hai câu thơ trong bài Xích Bích Hoài Cổ, cặp chữ Xuân Thâm viết thành Thâm Xuân, làm khác nghĩa của câu thơ đi. Xuân Thâm là những mùa xuân thăm thẳm không biết đến bao giờ, còn Thâm Xuân là chỉ khoảng thời gian cuối mùa xuân. Cũng trong điển tích nầy, quân của Lưu Bị và Đông Ngô đốt của Tào Tháo 80 vạn quân, thì MBS chỉ ghi có 10 vạn. Trong điển tích Gương Vỡ Lại Lành, Tiết Nguyên Tiêu thì ghi là Tết Nguyên Đán. Trong điển tích Đông Sàng, trang 143-145, Tạ Đạo Uẩn thì ghi là Tạ Đào Uẩn, Vương Hi Chi thì viết là Vương Ngưng Chi.....
Những sai sót về kiến thức như đã nêu trên, nhiều vô kể không thể nêu hết ra đây được....


II. KỸ THUẬT :
Những sai sót về kỹ thuật cũng nhiều vô kể. Không thể đổ lỗi cho " thầy cò " sắp chữ, hoặc người sửa bản in được. Đó chính là sự cầu thả, tùy tiện cũng như xem thường độc giả của MBS.
1.) Trang 30 câu : " Nhất ẩm quỳnh tương bách CẢM sanh ", thì in là ...bách CẢNH sanh. Câu " Lam kiều bổn thị thần tiên QUẬT " thì in là.... thần tiên CHỐT.
2.) Trang 75, Câu " Thốt TOÁI dao cầm..." thì in là " Thốt ĐOÁI ..."
3.) Trang 86 , 2 câu " KÍNH dữ nhân câu khứ , KÍNH quy nhân bất quy " Cả 2 chữ KÍNH đều in thành ẢNH.

4.) Trang 158, Câu " Tòng Tư Liễu Khước oan gia trái " thì in là...LÒNG TỰ HIỂU KHUỐC... Câu thứ 3, in thiếu chữ " dữ ". Câu số 4 là " Phạ Nhĩ... thì in là PHỤ NHI "
5.) Trang 195 cũng thế, bài thơ tứ tuyệt mà in sai hết ba câu. Câu 1 chữ " Trục " in thành TRỰC. Câu 2 : " Lục Châu thùy lệ thấp la cân " thì in là " Lục Châu THÚY lệ THẤY la CÂU. Câu 3 : " Hầu môn nhất nhập thâm như hải " thì in là " Hầu môn Nhất THẬP NHÂM như hải ".

Những lỗi về in ấn như trên thật nhiều, cần phải có một bản Đính Chính dài mới nêu hết được. Đây không phải là lỗi của " Thầy cò " mà chính là lỗi của người biên soạn. Xin dẫn chứng câu thơ Nôm trong Truyện Kiều mà tác giả đã trích :
Sinh rằng gió mát trăng THANH
Bấy lâu nay một chút LÒNG chưa cam
Lẽ ra phải là :...gió mát trăng TRONG ( đúng nguyên tác ) và cũng mới ăn với vần LÒNG ở câu 8 bên dưới. Điều này cho thấy tác giả đã quá cẩu thả và tùy tiện, nên khi dẫn chứng các câu thơ Hán Việt, ông MBS mới tùy tiện như trên ta đã thấy, có lẽ ông nghĩ là không có ai biết được những từ Hán Việt đó. Cái cẩu thả, thiếu khoa học nầy cũng chứng tỏ thêm một điều nữa là thái độ xem thường, xem khinh độc giả của MBS chăng ?

C. SUY NGHĨ CỦA NGƯỜI VIẾT :
Như những nhận xét và phát hiện ở trên, chúng tôi không có ý bới lông tìm vết, nhưng đã đọc và thấy những sai sót nên đã nêu ra, nhiên hậu mới đề xuất ý kiến. Sỡ dĩ chúng tôi phải nói dài, nói dai về quyển ĐTCL nầy, vì thiển nghĩ : Một quyển sách mang tính giáo dục để người đọc TÌM HIỂU, HỌC TẬP và GIẢI TRÍ ( Ba tiểu tựa ghi ngoài bìa sách ) thì nó phải có một nội dung và kỹ thuật hoàn chỉnh để truyền thụ kiến thức một cách chính xác. Vì thế, sách đòi hỏi người biên soạn phải nhận rõ tầm quan trọng của việc mình làm, đồng thời cũng nhận rõ tác dụng của nó đối với xã hội. Nếu là một quyển tiểu thuyết thông thường thì tự nó sẽ có giá trị riêng của nó, nhưng đây là một sách công cụ giúp cho người đọc, người học. Tất nhiên dưới mắt công chúng nó phải có một tác dụng nhất định. Trái lại, tác hại của nó cũng sẽ to lớn và nguy hiễm vô cùng .
Thật vậy, nếu người biên soạn chịu khó cân nhắc và nghiêm chỉnh trong việc biên soạn, thì sách sẽ là một món quà quí giá. Chính vì vậy, khi viết bài nầy chúng tôi mong rằng ông Mộng Bình Sơn thông cảm cho nỗi khổ tâm của một người đọc sách khi phải làm cái việc " chẳng đặng đừng " nầy ! Trong quá trình nhận xét, đánh giá và phê bình, không tránh khỏi có những lời lẽ quá khích vì những sai lầm trắng trợn trong sách, xin thông cảm !
Lời thật dễ mất lòng, ngữa mong lượng thứ !

Bài viết trên đây đã được đăng trên tạp chí Bách Khoa Văn Học, số tháng 9 năm 1991. Sau khi bài được đăng, tôi luôn luôn ở tư thế sẵn sàng để đối thoại với ông Mộng Bình Sơn, và hồi họp chờ đợi những phản hồi của dư luận quần chúng. Nhưng, chờ, rồi chờ, chờ mãi mà chẳng có gì xảy ra hết. Nói theo kiểu của Công tử Hà Đông là ... Rồi những ngày như lá tháng như mây....vẫn trôi qua mà chẳng có mải mai động tịnh gì cả, kể cả Mộng Bình Sơn cũng êm hơi lặng tiếng luôn, tôi vô cùng thất vọng.....
Một năm sau, khoảng giữa năm 1992, một hôm ghé vào cửa hàng FAHASA ( cửa hàng Phát Hành Sách ). Tôi phát hiện quyển Điển Tích Chọn Lọc của Mộng Bình Sơn được tái bản. Tôi cầm quyển sách lên xem với tâm trạng bồi hồi xúc động, lòng thầm nghĩ : Để xem thử xem quyển sách đã được chỉnh sửa như thế nào, và những " công sức " đóng góp của mình đã có tác dụng tích cực ra sao !?. Nhưng, tôi hoàn toàn thất vọng !!!.... Mèo vẫn hoàn mèo, sách tái bản vẫn y khuôn như sách in lần đầu. Vậy là, chó sủa mặc chó.... Tái bản để hốt tiền thì vẫn cứ tiến bước....

Tôi vô cùng chán nản và thất vọng, vì những phát biểu của mình không ai thèm để ý tới thì ít, mà thất vọng chán nản rất nhiều vì thấy phong hóa xã hội ngày càng xuống cấp, những lời nói đúng đắn nghiêm chỉnh đã không có người chịu nghe.... Tôi ngao ngán rồi buông xuôi luôn....
Lại ,,, những ngày như lá tháng như mây..., Năm 1998, tôi theo diện ODP định cư ở Mỹ. Khoảng đầu thập niên của Thiên niên kỷ thứ Hai ngàn ( khoảng 2003-2004 gì đó ! ). Một hôm đang lái xe đến sở làm, mở đài phát thanh Little Saigon để nghe tin tức, lại nhằm tiết mục : " Cảo thơm lần giở trước đèn " đang đọc và giải thích về Truyện Kiều của Nguyễn Du cho tuổi trẻ hải ngoại biết đến những tác phẩm nổi tiếng của nước nhà. Tôi bàng hoàng xuýt trật tay lái khi nghe Xướng ngôn viên Vũ Kiệm và Mai Hân giải thích về điển tích " Trúc Mai " như sau : "...Ngày xưa ở huyện Long Môn, tỉnh Quảng Đông Trung Quốc, có Nho sinh Lâm Bá Trúc và thiếu nữ Hoàng Kỳ Mai yêu nhau.... " do Học giả, Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa biên soạn giống hệt giọng điệu của Mộng Bình Sơn... Ôi ! Thế thì Lý Bạch và Bài thơ Trường Can Hành của Thi Tiên đã đi đâu mất rồi ?!!!... Tôi càng bàng hoàng hơn, bàng hoàng đến tức giận, khi xem Paris by Night Thúy Nga 69 với chủ đề Nợ Tình. Nhà giáo, Nhà văn và là MC nổi tiếng thế giới là ông Nguyễn Ngọc Ngạn lại giải thích điển tích " Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan " , chuyện tình Trương Chi Mỵ Nương, bằng giọng điệu nghi ngờ là : " Có tài liệu cho rằng theo Tình Sử đời Đường có một vị đại thần sanh được một người con gái rất đẹp tên Mỵ Nương.... ". Thiệt là hết ý ! Sau giây phút ngỡ ngàng và tức giận, tôi cũng đành bùi ngùi chấp nhận sự thật phủ phàng ! Ông Mộng Bình Sơn ơi ! Bây giờ sự tác hại của ĐTCL mà ông biên soạn đã lan truyền khắp thế giới rồi, chuyện tình Trương Chi Mỵ Nương đẹp đẽ, thơ mộng của Văn học Việt Nam không khéo sẽ thành của Trung Quốc mất rồi ! Nghe nói ông là người xứ Bình Định, thế thì cái tinh thần Quang Trung Nguyễn Huệ của ông đã bỏ đi đâu mất rồi ? Ông Mộng Bình Sơn ơi !

Kính thưa Quý Thầy Cô và Các Bạn ,
Tôi rất chân thành gởi đến Quý Thầy Cô và Các Bạn bài viết nầy, có kèm theo Attachments của quyển ĐTCL của nhà văn MBS và bìa của số báo Bách Khoa Văn Học tháng 9 năm 1991, số có đăng bài viết nầy của tôi, để chứng minh là tôi nói thật. Rất Kính mong nghe được những ý kiến của Quý Thầy Cô và Các Bạn về sự việc nầy và đồng thời cũng xin Quý Vị cho biết ý kiến là : Bây giờ ta nên sử sự như thế nào, hay cứ mặc kệ buông xuôi ?!!!....
Đỗ Chiêu Đức xin ý kiến với tất cả thành tâm của mình, chớ không có lẫy hờn gì cả ! Lòng chỉ hằng mong : " Cái gì của CESA.... " , Thế thôi


Nay Kính,
Đỗ Chiêu Đức

DCD_BachKhoa.jpg

  Bìa báo Bách Khoa có đăng bài trên đây của ĐCĐ (trang 25)

______________________________________________________________________________

       HOÀNG HẠC LÂU và NHỮNG BÀI VỊNH

dcd_HHL_1.jpg

      

 Nhân dịch bài thơ " Đăng Hoàng Hạc Lâu " của Cụ Phan Thanh Giản, Tôi muốn giới thiệu sơ lược về ngôi lầu nổi tiếng cổ kim nầy, và những bài thơ, giai thoại liên quan....


              Hoàng Hạc Lâu ( HHL ) nằm ở trên Hoàng Hạc Cơ của Xà Sơn thuộc đất Vũ Xương tỉnh Hồ Bắc. Được xây dựng từ năm Hoàng Võ thứ 2 của nước Đông Ngô thời Tam Quốc ( 223 sau CN ). Theo sách " Nguyên Hòa Quận Huyện Đồ Chí " ghi lại : " Tôn Quyền khi xây Cố thành ở Hạ Khẩu, vì thành tây giáp Trường Giang, góc Giang Nam lại có bờ đá lớn, nên xây lên một lầu cao để quan sát, gọi tên là HHL . Lầu được xây dựng cho mục đích quân sự. ". Nhưng theo sách " Cực Ân Lục " ghi lại, thì HHL là do dòng họ Tân Thị xây lên để làm tửu lâu.


              Qua các triều đại Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, trước sau được tu sửa đến 10 lần, nhưng cuối cùng vẫn bị hũy ở đời vua Quang Tự thứ 10 ( 1884 ). Từ đời Bắc Tống cho đến khi bị hũy, HHL từng là Đạo Tràng lớn của Đạo giáo ( Lão giáo ). Là nơi truyền đạo của tiên ông Lữ ( Lã ) Động Tân ( một trong Bát Tiên ), tương truyền, Tổ Sư Lã Động Tân đã cởi hạc thăng thiên trong ngày 20 tháng 5 ở HHL, nên nơi đây trở thành thánh tích của Đạo Giáo từ đó.


              dcd_HHL_Yellowcrane.jpg HOÀNG HẠC LÂU hiện nay :
               Năm 1957, khi xây cầu bắt ngang sông Trường Giang ở Vũ Xương, chân cầu dẫn  đã chiếm dụng mất địa chỉ cũ của HHL. Mãi đến năm 1981, chính quyền TP Vũ Hán mới căn cứ các tư liệu lịch sử cho xây dựng lại HHL, cũng trên Xà Sơn nhưng cách địa chỉ cũ khoảng 1 ngàn mét. Đến tháng 6 năm 1985 mới khánh thành và cũng trở thành biểu tượng của TP Vũ Hán.
               HHL mới gồm 5 tầng, cộng thêm 5 mét đỉnh tháp là hình một Hồ Lô khổng lồ. Tổng chiều cao là 51,4 mét, cao hơn lầu cũ khoảng 20 mét, chiều rộng là 30 mét , gấp đôi chiều rộng của lầu cũ. Toàn bộ được xây dựng bằng bê tông cốt sắt kiên cố. Trong ngoài, cỏ cây hoa kiểng, tranh họa, điêu khắc... đều theo một chủ thể là " Bạch vân Hoàng Hạc ". Cột lớn 2 bên là một đôi câu đối dài 7 mét như sau :

               Sảng khí tây lai, vân vụ tảo khai thiên địa hám
                   
爽 氣 西 ,   雲 霧掃 開 天 地 撼 
,
                    Đại giang đông khứ,  ba đào tẩy tịnh cổ kim sầu.
                   
大  江 東  去,波 涛 洗  今 愁。

Dịch nghĩa :
                 Hơi mát từ hướng tây đến, mây mù quét sạch mở ra làm lay động đất trời.
                 Sông lớn chảy về đông, sóng gió theo dòng rủa sạch cả nỗi sầu kim cổ.


  Hoàng Hạc Lâu Hiện nay . Với chủ đề " Bạch Vân Hoàng Hạc "

                       Hoàng Hạc Lâu là một " Đệ nhất lâu danh thắng " bao đời nay của Trung Hoa, thu hút biết bao văn nhân, thi sĩ đến đây để ngâm vịnh. Trong số đó , phải kể đến bài thơ Thất ngôn Bát cú của Thôi Hiệu là tuyệt tác nhất, thơ và lầu cùng bổ túc cho nhau để cùng lưu danh thiên cổ. Chúng ta hãy cùng đọc lại bài thơ tuyệt tác này nhé :


                 
鹤樓                            HOÀNG HẠC LÂU
       
昔人已乘黃鶴去,
        Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
       
此地空餘黃鶴樓。
        Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu
       
黃鶴一去不復返,
        Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
       
白雲千載空悠悠。
        Bạch vân thiên tải không du du
       
晴川歷歷漢陽樹,
        Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thọ
       
芳草萋萋鸚鵡洲。
        Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
       
日暮鄉關何處是,
        Nhật mộ hương quan hà xứ thị
       
煙波江上使人愁。
        Yên ba giang thượng sử nhân sầu
                             
崔 
                                               Thôi Hiệu
Dịch nghĩa :
              Người ngày xưa đã cởi hạc bay đi mất rồi, nên nơi nầy chỉ còn lại một Hoàng Hạc Lâu trống không mà thôi. Hoàng hạc đã một đi không trở lại, chỉ có mây trắng là vẫn dằng dặc bay mãi ngàn năm. Trời quang mây tạnh trên sông nên nhìn rõ cả những hàng cây bên bờ Hán Dương đối diện, và màu cỏ non xanh biếc trên bãi Anh Vũ ở giữa ngả ba sông. Khi chiều xuống, lúc mặt trời chen lặn, ta không phân biệt phương nào là hướng của quê hương, nên dạ chợt âu sầu vì khói sóng trên sông mờ mịt... Cảnh dẫn đến tình và tình hòa vào cảnh thành một bức tranh sống động gợi cảm tuyệt vời !


Chú thích :
         *. Tích
:  Cũ, xưa. Chiết tự chữ nầy gồm có 3 chữ : Niệm 廿, Nhất và Nhật . Niệm ( còn đọc là TRẤP ) nghĩa là 20. Nhất là một. Nhật là ngày. Chuyện nào đó mà qua 21 ngày là CŨ rồi. Sở Khanh đã dùng chữ Tích nầy rồi thêm vào chữ Việt là Tẩu và Tuất vào nữa để dụ dỗ cô Kiều bỏ trốn. Cô Kiều cũng thông minh đáo để, cô đã....

    Lấy trong ý tứ mà suy,
                             Ngày hai nươi mốt, tuất thì   phải chăng ?
        *. Thừa
: Cởi, Đi. Ví dụ : Thừa mã là cởi ngựa. Thừa xa là đi xe. Trong bài thơ là Thừa Hoàng hạc là Cởi hạc vàng.
            Thừa còn có nghĩa là Nhân cơ hội. Nhân dịp Vd : Thừa Hứng là nhân lúc còn đang hứng thú. Thừa còn một nghĩa nữa là Toán Nhân. Vd : Thừa số.
        *. Phản
: Đi ngược trở lại. Vd : Phản hồi : đi trở về. Có bộ Xước là bước đi.
                     
: Ngược lại. Vd : Phản bội, phản nghịch. Phản Trụ đầu Châu....
        *  Du
: Xa, Dài. Lâu. Du du : có nghĩa là diệu vợi, dằng dặc..
                 
: Tên của cụ Nguyễn Du. DU nầy có nghĩa là nơi đây, chốn nầy.
       *. Lịch
: Từng trải, kinh qua. Có bộ Chỉ là dấu chân ở bên dưới. Vd: Lịch lãm, Lịch duyệt. Trong bài Lịch Lịch có nghĩa là rành rành, rõ ràng từng chút một.
                 
: Lịch nầy có bộ Nhật bên dưới là Cuốn Lịch mà ta xé hằng ngày.
       *. Thê
: Vẻ xanh của cỏ. Thê Thê là xanh non, mơn mởn. Có bộ Thảo trên đầu. Còn 
không có bộ Thảo. THÊ là Bà xã, là Hiền Thê Lương Mẫu.
       * Mộ
: Chiều, hoàng hôn. Bộ Nhật nằm bên dưới, chỉ mặt trời lặn.
               
: Mộ Mả. Bộ Thổ ở bên dưới, chỉ đã dùi sâu dưới 3 tất đất đất.
               
: Ái mộ. Ngưởng mộ. Có bộ Tâm ở bên dưới ( chữ Tiểu thêm 1chấm ).
               
: Quyên góp, Bắt. Vidu.: Mộ quyên là ddi lạc quyên. Mộ Binh là bắt lính. Chữ Mộ nầy có bộ Lực ở dưới. có nghĩa là phải bỏ công sức ra mà làm.
        * Sử
使
: Phó từ : Có nghĩa Làm cho, Khiến cho.Sử Nhân Sầu : Khiến cho
                        người ta buồn.
                       Động từ : Dùng, Xài. Vd : Sử dụng.
                       Danh từ : Đọc là SỨ. Sứ giả, Sứ thần, Đại Sứ.
Diễn nôm :

Người xưa đã cởi hạc bay cao
                             Bỏ lại ven sông Hoàng Hạc Lâu
                             Hoàng hạc một đi không trở lại
                             Bạch vân muôn thuở vẫn bay mau
                             Hán Dương sông tạnh rừng cây tỏ
                             Anh Vũ bãi xa cỏ biếc màu
                             Chiều xuống quê nhà xa chẳng thấy
                             Đầy sông khói sóng ngẩn ngơ sầu !


Bài diễn nôm Lục Bát của Thi sĩ Tản Đà :


                               Hạc vàng ai cởi đi đâu
                               Mà đây Hoàng Hạc riêng Lầu còn trơ
                              Hạc vàng đi mất từ xưa
                              Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
                               Hán Dương sông tạnh cây bày
                               Bãi xa Anh Vũ xanh đầy cỏ non
                               Quê hương khuất bóng hoàng hôn
                               Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai !...


               Quả là cảnh tình hợp nhất, tình cảnh tương liên, hòa hợp thành một bức tranh tuyệt tác... Thảo nào mà khi đến đây, nhìn lên vách thấy bài thơ nầy, Thi Tiên Lý Bạch đã phải quẳng bút mà than rằng :

                        Nhởn tiền hữu cảnh đạo bất đắc          眼前有景道不得
                       Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu           
颢题詩在上頭
Nghĩa :

Trước mắt có cảnh mà nói chẳng nên lời, vì Thôi Hiệu đã đề thơ ở phía trên đầu ta rồi ! Vì Lý biết chắc rằng, nếu mình có miễn cưỡng làm thơ, thì chắc chắn chẳng bao giớ bằng được bài thơ mà Thôi Hiệu đã làm, nên thôi. Nhưng nỗi lòng ấm ức vẫn cứ mãi âm ĩ trong tâm, cho nên khi đến đất Kim Lăng, lên ngắm cảnh trên Phụng Hoàng Đài, ông mới xúc cảnh sinh tình, mà làm nên bài thơ " Đăng Kim Lăng Phụng Hoàng Đài " rất xuất sắc, gieo vần và âm hưởng đều tương tự như bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu. Phải chăng để giải tỏa đi cái ấm ức bấy lâu nay ở trong lòng ?. Ta hãy cùng đọc bài thơ này nhé :


            
登金陵鳳凰台         Đăng KIM LĂNG PHỤNG HOÀNG ĐÀI
        
鳳凰台上鳳凰游,
      Phụng Hoàng Đài thượng Phụng hoàng du
        
鳳去台空江自流。
      Phụng khứ đài không, giang tự lưu
       
吳宮花草埋幽徑,
      Ngô cung hoa thảo mai u kính
       
晉代衣冠成古邱。
      Tấn đại y quan thành cổ khâu
        
三山半落青天外,
      Tam sơn bán lạc thanh thiên ngoại
       
二水中分白鷺洲。
      Nhị thủy trung phân Bạch lộ châu
       
總為浮雲能蔽日,
      Tổng vị phù vân năng tế nhật
        
長安不見使人愁。      Trường An bất kiến sử nhân sầu !

dcd_HHL_3.jpgPhụng Hoàng Đài ở Kim Lăng.


             Ngày xưa, phụng hoàng đã từng dạo chơi trên đài Phụng Hoàng nầy, nay phụng đã đi rồi, chỉ còn dòng sông lặng lẽ trôi. Hoa cỏ trong cung Ngô ngày xưa, nay đã tiêu điều trong hẽm vắng, những bậc vương hầu khanh tướng nhà Tấn, nay cũng chỉ còn lại những nấm mộ xưa. Nhìn ra xa, trong cảnh mây mù, ba ngọn núi liền nhau như bị rớt một nửa trên vòm trời xanh, bên dưới dòng sông Tần Hoài tách làm đôi chảy thành 2 nhánh bởi cù lao Bạch lộ ( cù lao có rất nhiều cò trắng trên đó mà thành tên ). Trong cảnh trí nầy, mây mù lại che khuất cả vầng thái dương, nên không thấy được đất Trường An, khiến cho người ta càng thấm thía thêm nỗi sầu nhân thế...( Ông ví mây mù như là bè lũ nịnh thần, che lấp mặt trời là lấn áp Thiên tử, khiến cho người ưu thời mẫn thế cảm thấy lo buồn...) Theo Đường Thi Tam Bá Thủ.


Chú thích :
          .*. Phụng Hoàng Đài :Nằm ở Phụng Đài Sơn thuộc TP Nam Kinh ( là Kinh đô Kim Lăng ngày xưa ) , phía nam Quận Giang Ninh thuộc tỉnh Giang Tô ngày nay.Tương truyền vào năm Tống Nguyên Gia của thời Nam Triều có rất nhiều chim Phụng hoàng tụ tập ở nơi nầy, vì thế mà xây đài tưởng niệm, Đài và Núi đều lấy tên Phụng Hoàng từ đó.
          * Mai
: chôn, vùi. Ví dụ : Mai một ; vùi lấp, chôn vùi.
          * Y  Quan
衣冠
: Áo mão : chỉ những người quyền quý, quan chức.
         *  Cổ Khâu
古邱 : Gò đất xưa, ở đây ý chỉ các gò đất hoang.

Diễn nôm :
                         Phụng Hoàng Đài trước phụng hoàng chơi
                         Phụng đã biệt tăm, sông vẫn trôi
                         Hoa cỏ cung Ngô đà vắng vẻ
                         Y  trang nhà Tấn cũng xa rồi
                         Ba núi lưng trời như ẩn hiện
                         Hai dòng sông nước rẻ đôi nơi
                         Cũng bởi mây mù che mặt nhật
                         Trường An chẳng thấy dạ bồi hồi !

So với " Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu " thi bài nầy ngụ ý xâu xa hơn, thâm trầm và có chiều sâu hơn, kỹ thuật cũng nghiêm cẩn hơn, nhưng thơ của Thôi Hiệu lại khoáng đạt hơn, trực tả cảnh trí trước mắt, hơi thơ liền lạc đi một mạch từ đầu đến cuối, và " đi " thẳng vào lòng người đọc !.... Hai bài đều có cái hay riêng, nhưng sao ta vẫn thấy Hoàng Hạc Lâu như vẫn thanh thoát và gợi cảm hơn... Có phải chăng... tại Hoàng Hoạc Lâu gần gũi, thân thiết với người đọc hơn là với Phụng Hoàng Đài ?!!!....


              Không riêng gì Lý Bạch, còn có rất nhiều thi sĩ đương thời ngấm ngầm ganh tỵ với bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu. Họ không ganh ghét, mà chỉ muốn chứng tỏ tài năng của bản thân mình, vì địa vị và tài hoa của họ cũng không thua Thôi Hiệu chút nào cả.!. Trong số những thi sĩ " ngấm ngầm " nầy, ta thấy có Vương Xương Linh, tác giả của bài " Khuê Oán " nổi tiếng với " Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu !....". Ông đã làm bài " Vạn Tuế Lâu " với đủ cả âm hưởng và vần điệu của " Hoàng Hạc Lâu ". Nào, ta hãy cùng đọc và tìm hiểu bài thơ nầy nhé !....

                   
        

萬歳楼                         VẠN TUẾ LÂU
                    
江上巍巍萬歳楼。    Giang thượng nguy nguy Vạn Tuế Lâu  

                   
不知経歴幾千秋。    Bất tri kinh lịch kỷ thiên thu  
                  
年年喜見山長在。   Niên niên hỉ kiến sơn trường tại 
                  
日日悲看水独流。   Nhật nhật bi khan thủy độc lưu 
                  
猿狖何曾離暮嶺。   Viên dứu hà tằng ly mộ lĩnh 
                  
鹭鷀空自泛寒洲。      Lô tư không tự phiếm hàn châu  
                  
誰堪登望雲煙裏。   Thùy kham đăng vọng vân yên lý 
                   
向晩茫茫發旅愁。   Hướng vãn man man phát lữ sầu
                                        
王昌齡                                Vương Xương Linh. 

dcd_HHL_4.jpg Thích nghĩa :
                Vạn Tuế Lâu cao cao ngất nghểu trên bờ sông Trường Giang, không biết là trải qua mấy ngàn thu rồi. Nhưng, vẫn còn mừng vì mỗi năm đều trông thấy núi xanh vẫn còn đó, chỉ buồn là mỗi ngày đều thấy dòng nước âm thầm lặng lẽ trôi. Bầy khỉ vượn vẫn luyến lưu chưa từng rời khỏi đĩnh núi mỗi khi chiều xuống, cũng như đàn cò kia vẫn luôn luôn bay lượn vô tư lự trên bãi sông lạnh lẽo. Ai là người có thể leo lên đứng trên lầu cao nầy, nhìn vào trong khói mây mờ mịt mỗi buổi chiều, mà không thấy lòng trổi dậy một nỗi buồn lữ thứ tha hương ?!


Chú thích :
         *. Nguy nguy : Cao ngất nghểu, cao vòi vọi.
         *. Kinh lịch : Từng trải, trải qua.
         *. Viên dứu : Từ kép chỉ Khỉ Vượn nói chung.
         *. Lô tư : Cò trắng, một loại chim đồng.
         *. Phiếm
: Động từ, có nghĩa là trôi nổi, chợt hiện. bơi chèo. Vd : Phiếm chu
                                               là chèo thuyền đi vòng vòng chơi.
                                Tính từ , có nghĩa Rộng rãi, Nói chung. Vd : Phiếm luận. Một nghĩa
                                   nữa là Hời hợt. Vd : Phiếm phiếm chi giao
泛泛之交
: là bạn bè
                                   bình thường, không thân thiết.
Diễn nôm :

Ngất nghểu trên sông Vạn Tuế Lầu
                              Mấy ngàn năm cũ vẫn cao cao
                              Mừng trông núi biếc còn trơ mãi
                              Buồn ngắm sông côi vẫn chảy mau
                              Lũ vượn luyến lưu chiều núi thẳm
                              Đàn cò bay lượn bãi sông sâu
                              Nào ai lên gác trông mây khói
                              Chiều xuống mênh mông lữ khách sầu !


             Mặc dù không so được với Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu, và Đăng Kim Lăng Phụng Hoàng Đài cũa Lý Bạch, nhưng đây cũng là một bài thơ hay tả lại cảnh trí của  một Danh Lâu thuở xưa ở trên Tây Nam thành của Phủ Trấn Giang thuộc Tỉnh Giang Tô.


             Còn rất nhiều thơ tả lại " Tứ Đại Danh Lâu " 
四大名楼 (  Đằng Vương Các , Hoàng Hạc Lâu, Nhạc Dương Lâu và Phù Dung lâu ) . Nhưng vì bài viết đã quá dài và ý của bài nầy là chỉ muốn đề cập đến những bài thơ có liên quan đến Hoàng Hạc Lâu mà thôi....


              Xin hẹn lại bài kế tiếp. Trân trọng.


                                                                            Đỗ Chiêu Đức.             

_________________________________________________________________

 ĂN CHƠI BỐN MÙA

Kính thưa Quý Thầy Cô và Các Bạn,


             Nhân hãy còn là mùa Xuân, xin kính gởi đến quý Thầy Cô và Các Bạn bài thơ " Ăn chơi bốn mùa, Bốn mùa ăn chơi " của các Cụ ta ngày xưa, mà hồi còn bé, tôi đã chép được " nó " ở nhà của Ông Ba Hương Sư ở Ấp Yên Thượng ( Ba Láng ) như sau :


                         Xuân du phương thảo địa               
春 逰 芳 草 地
                         Hạ thưởng lục hà trì                        
夏 賞 绿 荷 池
                         Thu ẩm hoàng hoa tửu                    
秋 飲 黄 花 酒
                         Đông ngâm bạch tuyết thi               
冬 吟 白 雪 詩

Thích nghĩa :
           Mùa xuân thì đi dạo chơi trên các thảm cỏ non. Mùa hè nóng nực thì ngồi ngắm hoa sen nở trong ao. Mùa thu mát mẻ thì nhâm nhi rượu cúc đào. Mùa đông lạnh lẽo tuyết rơi thì ngâm thơ vịnh tuyết trắng.( Đây chắc phải là các Cụ ở miến Bắc, chớ Miền Nam làm sao có tuyết trắng để.... ngâm. ).
Chú thích :
         1.- PHƯƠNG 
:  Thơm, thuộc bộ Thảo
, nên chỉ mùi thơm nhè nhẹ, dịu dàng của cỏ cây hoa lá. Thường được dùng đặt tên cho phái nữ. Xin  lạm bàn một chút về chữ Phương nầy để thấy được rằng đàn ông Châu Á khi xưa cũng " Ga Lăng " đáo để ". Này nhé , tất cả những thứ gì thuộc về phái nữ đều có chữ PHƯƠNG liền theo bên cạnh :
              * Phương danh : Tên thơm, để chỉ tên của phái nữ. Ta thường hỏi : Xin
                       cho biết " quý tánh phương danh ".
              * Phương tâm :  Trái tim thơm, chỉ trái tim và lòng dạ của phái nữ.
              * Phương ý  : Chỉ ý kiến hoặc tình ý của phái nữ
              * Phương lân : Cô hàng xóm thơm phức, chỉ người hàng xóm là phái nữ.
                .... và một từ nữa mà cả đàn ông Tây phương " ga lăng " nhất cũng phải chào thua là : Hương hạn
香汗
:  Mồ HÔI thơm. Ở đây không xài chữ Phương nữa mà sử dụng thẳng từ HƯƠNG để chỉ mồ HÔI của các bà các cô cũng... thơm phức làm... " mê mệt người qua lại " ( thơ Nguyễn Bính ).
         2.- Hoàng Hoa
黄花 :  Hoa vàng, một cách riêng để gọi hoa CÚC.


Diễn nôm :
                                Xuân chơi trên thảm cỏ non
                        Hè thì thưởng ngoạn sen còn trên ao
                                Thu nhâm nhi rượu cúc đào
                        Đông ngâm thơ tuyết, thú nào hơn ta ?


          Kính thưa Quý thầy Cô và Các Bạn,
                  Chúng ta có thể mỗi người cùng làm một bài thơ theo bất cứ hình thức ( Năm chữ, bảy chữ, Nôm hay Hán.... ) thể nào cũng được để diễn tả lại cái " ăn chơi " hoặc " tiêu khiển " của bốn mùa nơi mà ta đang cư ngụ, có được chăng ?. Dĩ nhiên, tôi là người bày đặt cho nên phải đi đầu, xin trình làng bài thơ của tôi như sau :


                   Xuân cuồng du viên hội                 
春 逛 游 園 會
                   Hạ nhập thủy công viên                  
夏 入 水 公 園
                   Thu khánh hàm ân tiết                    
秋 慶 含 恩 節
                   Thánh Đản tại nhởn tiền.                
聖 誕 在 眼 前
 Nghĩa :
              Mùa xuân thì đi vòng quanh các Hội Chợ ( Houston có rất nhiều Hội Chợ các Chùa ). Mùa hè thì vào Công viên Nước. Mùa thu thì đón lễ Tạ ơn ( học trò nghỉ suốt tuần chót của tháng 11 ). Mùa đông thì mừng Chúa Giáng sinh đến liền trước mắt sau Lễ Tạ Ơn.
  Chú :
             Chữ CUỒNG
: Động từ có nghĩa là nhàn du, là đi vòng vòng. Ta hay lầm chữ Cuồng nầy với chữ Cuồng không có bộ Xước : Cuồng nầy là Tính từ có nghĩa là mạnh bạo, là điên .Ví dụ : Cuồng Phong là Gió Xoáy mạnh, và thường thì ta hay hiểu lầm nghĩa của Câu " Tửu nhập tâm như cẩu CUỒNG tại thị ". Rượu vào bụng rồi thì như con chó chạy vòng vòng ngoài chợ.( Chớ không phải CHÓ ĐIÊN, vì nếu là chó điên thì sẽ nói là CUỒNG CẨU ).


   Bài thơ nôm :
                                 Ngày xuân ăn Tết ở Chùa
                            Hè Công viên Nước vui đùa cháu con
                                  Thu sang đón Lễ Tạ Ơn
                            Giáng Sinh năm hết, chỉ còn khao đao ( count-down )


           Xin kính gởi đến
                      Quý Thầy Cô và Các Bạn
                                                                    để cùng chia xẻ,

                                                                                                       Nay kính,
                                                                                                    Đỗ Chiêu Đức

Hai ảnh dưới đây là chữ viết bằng bút lông của ông Đồ Đỗ Chiêu Đức:

DCD_Feb10_HanhKhai2.jpg DCD_Feb10_LeThao.jpg

Ảnh đầu là kiểu chữ nửa HÀNH nửa KHẢI được viết ngang như chữ Quốc ngữ . Còn ảnh kế là 2 kiểu chữ viết Đứng, đọc từ phải qua. Kiểu đầu là lối chữ LỆ, gọi là LỆ THƯ, có từ đời Tần, chữ dẹp và có đuôi như chim én, gọi là Tàm Đầu Yến Vĩ ( đầu tầm đuôi én ). Còn kế bên là lối chữ THẢO, cũng viết từ trên xuống.

____________________________________________________________________________________

NGÀY XUÂN ĐỌC THƠ ĐƯỜNG
Ngày Xuân mời đọc 2 bài thơ Đường:

1. VỊ HỮU của Lý Thương Ẩn

Có đọc giả gởi lời yêu cầu : " Tết đừng chọn thơ nhớ quê nữa, buồn quá ! Chọn thơ nào vui vui, nổi tiếng mà ít người biết á ! ". Cái nầy là làm khó ông đồ rồi đây, chọn thơ vui vui thì dễ rồi, còn thơ nổi tiếng mà ít người biết là làm khó nhau rồi. Đã nói là nổi tiếng thì phải nhiều người biết, chớ làm sao ít người biết được !?. Nhưng thôi, đồ tui cũng rán đây, và xin nói trước là sẽ chọn một bài thơ HAY( nổi tiếng không thì chưa biết ) mà ít người biết nhé ! 


             Xin mời cùng đọc bài " VỊ HỮU "
爲有 của Lý Thương Ẩn 李商隱 sau đây :


                            VỊ HỮU                                                  
爲 有
                 Vị hữu vân bình vô hạn kiều                      
爲有雲屏無限嬌
                  Phụng thành hàn tận phạ xuân tiêu           
鳳城寒盡怕春宵
                 Vô đoan giá đắc kim qui tế                        
無端嫁得金亀婿
                  Cô phụ hương khâm sự tảo triều              
辜負香衾事早朝  

  
Dịch nghĩa :
                             Vì  Có ...
                Vì có bức bình phong vẽ mây ngũ sắc đẹp vô vàn, nên ở đất Kinh thành nầy lúc cuối đông hết lạnh, lại thấy lo sợ cho những đêm xuân, vì  khi khổng khi không lại lấy phải ông chồng làm quan lớn thế nầy, nên chi sáng xuân ( là thời khắc mặn nồng của đôi lứa ) ông ta lại phụ rãi bỏ mặc nệm ấm chăn êm thơm phức để đi chầu Vua buổi sáng sớm.!.


Chú thích :
              *  Lý Thương Ẩn, tự là Nghĩa Sơn, hợp cùng Đỗ Mục, thành một cặp Lý Đỗ ở buổi Tàn Đường. Tài hoa và tiếng tăm cũng không thua gì cặp Lý Đỗ già, là Lý Bạch và Đỗ Phủ  của buổi Sơ Đường.....
              *  Phụng thành : là một tên khác để gọi Kinh thành, nơi nhà Vua đóng đô.
               * Xuân tiêu : là đêm xuân, trời chỉ se se lạnh, là thời khắc tuyệt vời nhất cho đôi lứa yêu nhau, nhất là những cặp vợ chồng son, nên chi người xưa cũng đã nói : Xuân tiêu nhất khắc trực thiên kim ( đêm xuân một khắc giá đáng ngàn vàng !).
               * Vô đoan : là khi khổng khi không, là những khiến xui không có tính toán trước, là tự dưng đưa đẩy. Ở đây là lời nói nũng nịu của nàng mệnh phụ...
              *  Kim Quy Tế : Kim quy là rùa vàng. Tế là chàng rể, là chồng, xưa gọi chồng là Phu Tế. Đời Đường, hễ làm quan mà có phẩm trật, thì mặc áo có thêu hình con rùa viền chỉ vàng, con rùa càng vàng thì quan càng cao, lâu dần thành Thành ngữ, bây giờ người Hoa vẫn còn sử dụng từ KIM QUY TẾ để chỉ những chàng rể giàu sang quyền quý. Các cô gái người Hoa kén chồng giàu, gọi là đang Điếu Kim Quy, nghĩa là đang Câu Rùa Vàng.
              *  Hương khâm : hương là thơm, khâm là cái mền, cái chăn. Hương khâm là gối chăn thơm phức.
              *  Sự : là phụng sự là thờ phượng nhà Vua.
              *  Tảo Triều : Buổi chầu sớm, thường thì vào khoảng canh năm, cho nên canh tư phải thức dậy rồi, giờ đó mà phải rời bỏ gối chăn thơm phức thì oan uổng thiệt !....


Diễn nôm :


                                               VÌ  CÓ
                                Vì có bình phong đẹp nhiệm mầu
                                Kinh thành se lạnh, sợ canh thâu
                                Khéo xui lấy phải ngài quan lớn
                                Phụ bạc gối chăn, sớm phải chầu 


                                               Lục Bát
                                   Bình phong đẹp đẽ yêu kiều
                             Phụng thành đông hết, xuân tiêu đêm dài
                                   Vô duyên lấy phải quan ngài
                             Gối chăn bỏ hết mặc ai,... đi chầu !

      Quý vị thấy thế nào ?. Theo đồ tui, thì đây là một bài thơ HAY mà ít người biết, xin giới thiệu để quý vị đọc cho vui, và.....
                Quý vị có nhớ gì không ?  Bài thơ nầy làm ta nhớ lại tâm lý của người thiếu phụ luôn luôn bị chồng lỗi hẹn vì mắc chạy theo lợi nhuận trong bài GIANG NAM KHÚC của LÝ ÍCH  dưới đây:

             

 2.GIANG NAM KHÚC của LÝ ÍCH

.. 

Hôm nay tôi xin nhắc lại bài thơ " Giang Nam Khúc " 江南曲 của Lý Ích 李益

                        嫁得瞿塘賈,          Giá đắc Cù Đường cổ
                        
朝朝誤妾期。
          Triêu triêu ngộ thiếp kỳ
                       
早知潮有信,
          Tảo tri triều hữu tín
                        
嫁與弄潮兒。          Giá dữ lộng triều nhi !


Giải nghĩa :
                               Khúc hát xứ Giang Nam
                Lấy được chú lái buôn ở xứ Cù Đường,(  là một điều may mắn đó, thường thì các lái buôn nầy rất giàu ). Nhưng... ngày nào cũng lỗi hẹn với thiếp cả !( chỉ lo đi tìm lợi nhuận ). Nếu sớm biết trước, nước thủy triều lên xuống đúng hẹn, không sai bao giờ. Thì thà trước kia lấy gã chèo đò cho xong !


Chú thích :
          * Giang Nam khúc : là Khúc hát của xứ Giang Nam, bài thơ nầy được trích trong phần Nhạc Phủ (  những bài thơ dùng để phổ nhạc ).
          * Giá : là gã chồng, là lấy chồng. Ta thấy trong bài có 2 từ kép, Giá Đắc :
là gã được cho ai đó, lấy được ai đó, thường chỉ chuyện đã rồi. Giá Dữ : Gã với, gã cho, tức là lấy ai đó, có thể đã hoặc chưa xảy ra.
         * CỔ
: Chữ nầy được đọc bằng 2 âm và cũng có 2 nghĩa khác nhau :
                 1. Đọc là Cổ : Có nghĩa là lái buôn, con buôn, người làm ăn buôn bán.
                  2. Đọc là Giả : Là họ Giả ( Ví dụ : Giả Bảo Ngọc trong Hồng Lâu Mộng ).
         * Triêu
: Chữ nầy cũng có 2 cách đọc và 2 nghĩa như sau :
                  1. Đọc là Triêu : có nghĩa là Buổi sáng, hoặc chỉ có nghĩa Buổi thôi, như trong câu : Dưỡng quân thiên nhật, dụng tại nhất TRIÊU. Có nghĩa : Nuôi quân ngàn ngày,( chỉ ) dùng trong một BUỔI.
                  2. Đọc là Triều : Nếu là danh từ thì có nghĩa là Trào, ví dụ : Triều đại...
                                              Nếu là động từ thì có nghĩa là Chầu, ví dụ : Câu thơ ta mới học ở kỳ rồi : " Cô phụ hương khâm sự tảo TRIỀU " đó.
         * Ngộ : Là làm lở vở, ở đây " Ngộ...Kỳ " là lở kỳ hẹn, là trễ hẹn.
         * Triều
: Triều nầy có 3 chấm thủy đằng trước nên có nghĩa là nước thủy triều. Một nghĩa nữa Triều là Sóng. Ví dụ Tân Triều : là đợt sóng mới.
         * Lộng Triều Nhi : Người chuyên biểu diễn về các màn bơi, chèo, nhào lộn trên sông nước. Ỡ xứ Giang Nam, sông ngòi chằng chịch cũng giống như là vùng đồng bằng Lục Tỉnh của ta vậy, nhưng của ta địa phận nhỏ nhoi, còn xứ Giang Nam bao gồm các tỉnh lớn như Giang Tô, Chiết Giang... chẳng hạn , nên họ có rất nhiều trò kỷ xảo trên mặt nước, còn của xứ ta thì chỉ giỏi bơi chèo,lội nước. Cho nên từ " Lộng triều Nhi " chỉ tạm dịch là Chú lái đò hoặc Anh chèo đò chuyên nghiệp mà thôi.


Diễn nôm :


                                           Thơ 6 chữ
                                Lấy phải Cù Đường thương lái
                                Thường ngày bỏ thiếp nằm co
                                Lớn ròng nước kia đúng hẹn
                                Biết trước, lấy gả chèo đò !


                                             Lục Bát
                                Ai xui lấy lái Cù Đường
                        Ngày ngày bỏ thiếp sầu thương muộn phiền
                                Đầy vơi dòng nước thường xuyên
                        Phải dè lấy gả chèo thuyền cho xong  !


            Cũng như bài " Vị Hữu " , đây cũng là một bài thơ thuộc loại " Khuê oán "( nỗi buồn thương oán trách ở chốn khuê phòng ) ngày xưa. Trong bài thơ nầy, Cái " oán " lên cao ở chữ " ngộ " và chữ " triêu triêu " , rồi bộc phá ở 2 câu chót. Ta thấy, tình yêu nam nữ ở bất cứ thời nào cũng mãnh liệt vô cùng, bị rào cản đạo đức của Nho giáo, nàng mệnh phụ chỉ oán trách thôi, rồi cam chịu lạnh lẽo trong... nệm ấm chăn êm, còn nàng  " thương lái " nầy thì thực tế hơn, nhân bản hơn, mãnh liệt hơn...nói lên tiếng nói của con tim yêu đương cuồng nhiệt, xé rào Nho gia ở chữ " Tảo tri "(sớm biết ) mà thầy đã rán dịch cho xác ý là " Phải dè ".... Nhưng tựu trung, vẫn là để diễn tả cái " oán " đã lên đến cực điễm, chớ vẫn chưa dám  "xé rào" thật, Vì, nước thủy triều thì lên xuống đúng hẹn, nhưng " gả chèo đò " chưa chắc đã về nhà đúng hẹn đâu !!! " oán " thì nói lẫy thế thôi, chứ lấy chồng thương buôn giàu có vẫn hơn là lấy anh chèo đò để uống nước sông....cầm hơi à ?!


         
          Qua 2 bài thơ xưa, chúng cũng thấy, đề tài " tình yêu " là đề tài muôn thuở. Trời sanh ra nam nữ bình đẳng, xã hội phát sinh ra đạo Nho, thành ra trọng nam khinh nữ, ức chế tình yêu của nữ giới, nhưng có được đâu, nhu cầu đòi hỏi, khao khát tình yêu vẫn thể hiện qua từng thời đại. Giàu sang như anh lái buôn Cù Đường, quyền quý như ông " Kim quy tế " mà lơ là trong tình yêu, thì vẫn tạo nên tiếng " oán" như thường.....Mới biết tình yêu mãnh liệt và vĩ đại cở nào !!!......

           Thơ Khuê oán, Cung oán... trong Đường thi nhiều vô số kể, đây chỉ là 2 bài tiêu biểu, một quý tộc, một bình dân. Hai bài thơ này HAY mà ít người biết....

           Hẹn lần sau ở đề tài khác....


                                                                                                                   

TB :
          Xin giảng bổ túc về chữ VỊ :
           Có 3 hình thức viết như sau : Giản thể :

                              Phồn thể :
.
           Có 2 âm đọc như sau : VI  ( không có dấu nặng ) là Làm, Ví dụ : Vi nhân nan ; Làm người khó. " Ấu bất học, lão hà VI " : Nhỏ mà không học, lớn làm " Đại Úy "( Hà vi là làm gì, ý nói là làm được gì ! " Thanh tịnh vô VI " là chữ VI nầy đây.
            Đọc là VỊ ( có dấu nặng ) : Có 2 nghĩa, khi là Giới từ ( preposition ) thì có nghĩa là Vì, như tựa của bài thơ đã học Vị Hữu : Vì Có.
            Khi là Nghi vấn tự thì có nghĩa Vì sao?. Ví dụ : Vi hà
爲何? là Tại làm sao, là Vì lẽ gì ? Bạch thoại 白話 thì hỏi là  為甚麼 ?.

_____________________________________________________________________

Kính gởi Quý vị,


               Đây là bài viết cho các em học sinh cũ trên mạng tanhunggroup, sẵn gởi đến quý vị đọc chơi, tiêu khiển.

Xin cáo lỗi, vì đã làm biếng viết lại !.

               Đỗ Chiêu Đức

 LINH LĂNG TẢO XUÂN

   

_______________________________________

Các em thân mến,
              Sáng nay, Mồng một Tết, nhưng lại là ngày Thứ Hai, mọi người đều đi làm cả. Đường phố trong khu nhà ở vốn dĩ đã vắng lặng,

hôm nay càng cảm thấy vắng lặng hơn ! Tự dưng nghe lòng dâng lên một niềm cảm xúc, nỗi cảm xúc của một tâm trạng xa quê, cảm thấy như mất đi cái gì đó mà biết chắc là sẽ không bao giờ tìm lại được..... Giở quyển " Đường thi tam bá thủ " 唐詩三百首, tình cờ làm sao lại đọc được bài thơ 

" Linh lăng tảo xuân " của Liễu Tông Nguyên, (  柳宗元  )  càng xúc động thêm với nỗi niềm quê hương cố thổ.... Xin chép và dịch lại để cùng chia xẻ với các em.....


                      LINH LĂNG TẢO XUÂN                   
零 陵 早 春
                     Vấn xuân tòng thử khứ                      
問 春 從 此 去
                      Kỷ nhật đáo Tần Nguyên                  
幾 日 到 秦 原
                      Bằng ký hoàn hương mộng               
凭 寄 還 鄕 夢

                      Ân cần nhập cố viên                          
殷 勤 入 故 園


Dịch nghĩa :
                    Hỏi Xuân rằng, từ đây đi, thì mấy ngày Xuân mới đến được xứ Tần Nguyên. Cho ta gởi theo cái "  mộng hoàn hương ", ân cần về

tận quê nhà.( Chứ đang ở nơi xa xôi nầy, ta sẽ không sao về nhà trong mùa xuân nầy được ! ).


 Chú thích :
               Linh Lăng là một địa danh ở miền Nam, còn Tần Nguyên thì ở Bắc. Ở miền Nam ấm áp thì mùa xuân đến sớm hơn, còn miền Bắc

lạnh lẽo thì nàng xuân sẽ đến muộn hơn.


              Bây giờ thì hãy xem thầy diễn nôm đây, vì tâm trạng quá xúc động , nên thầy diễn nôm 2 bài, 1 bằng thơ 6 chữ, và 1 bằng thơ Luc Bát, như sau...


                                                   Thơ sáu chữ
                                          Hỏi Xuân từ đây giả biệt
                                          Bao giờ mới đến Tần Nguyên
                                          Ta gởi mộng hồn tha thiết
                                          Ân cần về tận cố viên


                                                     Thơ Lục Bát
                                          Từ đây giả biệt, hỏi Xuân
                                      Bao giờ mới đến xứ Tần Nguyên ta
                                           Gởi lòng theo mộng thiết tha
                                       Ân cần về tận quê nhà xa xăm  !


                Thấy xuân đến, chạnh lòng nhớ quê mà gởi cái " mộng hoàn hương ", ân cần nhờ mùa xuân mang về tận quê nhà, đây quả là một lối gởi đặc biệt và tuyệt vời biết bao !


                Mặc dù, chúng ta đang ở đất Bắc, và mặc dù Mỹ đi sau hơn Việt Nam đến mười hai tiếng đồng hồ, nhưng sao ta vẫn thấy nao nao mỗi độ xuân về, cứ lo cho quê hương chưa có mùa xuân, nhưng có biết đâu rằng chính chúng ta đây mới là những kẻ khao khát mùa xuân, và chỉ hoài niệm, rồi nuối tiếc đi tìm những mùa xuân trong quá khứ.....


                Đầu Xuân, gởi chút mộng lòng tha thiết về với quê hương......


                                                                                                                Thầy Đức.

Tái bút :
               Nếu em nào có nhã hứng, mời các em cùng dịch với thầy cho... càng nhớ quê hơn !...

.PHỤ BẢN:

                 Kính gởi Ngài Trần Bang Thạch  Đây là bản viết tay bằng bút lông của bài " Linh Lăng Tảo Xuân  " mà tôi đã viết hồi 25 tuổi ( cách nay

40 năm ), kính gởi ngài để tham khảo !
                                                                                                            Đỗ Chiêu Đức

dochieuduc_LinhLangtaoxuan.jpg

________________________________________________________________________________________

 VÀI CÂU ĐỐI TẾT

Bây giờ thì ta hãy quay về với Câu Đối TẾT cho vui nhà vui cửa nhé !


            Thầy xin mở màn với câu đối 5 chữ thật hay như sau :


                      Hữu thiên giai lệ nhật           
有天皆麗日
                      Vô địa bất xuân phong          
無地不春風
Có nghĩa :
           Câu 1 :  Hễ nơi nào có trời là nơi đó có nắng đẹp ( của mùa xuân ).
           Câu 2 :  Không nơi nào trên mặt đất là không có gió xuân thổi.


           Câu đối thật hay, nhưng bị chê vì mê tín, tại sao ?. Các ông bà xưa cho rằng câu đầu bắt đầu bằng chữ Hữu là Có ( tốt ). Nhưng câu nhì lại bắt đầu

bằng chữ Vô là Không thì lại xấu.. Có trước rồi Không sau, là không có gì hết !


           Năm đầu tiên vào sinh hoạt với Hội Cao niên ở TT Việt Mỹ, thầy đã làm câu đối Tết sau đây :

                  Ức cựu xuân, Tổ quốc giang san hoán nhiên hoan cựu tục
                
憶 舊 春, 祖 國 江 山   焕 然  歡 舊 俗

                  Nghinh tân tuế, tha hương khách địa miễn cưỡng quá tân niên.
                
迎 新 嵗, 他 鄉  客 地  勉 强 過 新 年.


Diễn nôm :
                Nhớ xuân xưa, Tổ quốc giang san tưng bừng vui Tết đến,
                Đón năm mới, quê người đất khách miễn cưỡng đón xuân sang.

Câu đối nầy bị cộng đồng Việt Mỹ chê vì viết bằng tiếng Hoa, trong khi mọi người đang phản đối TQ chiếm Hoàng Sa, Trường Sa . Họ không nhớ rằng

xưa kia ông cha VN đều học chữ Nho, tức Tiếng Hán Cổ, và bản thân chữ nghĩa không có tội tình gì cả !

         Vì lý do trên, nên năm Canh Dần, thầy lấy chữ Nho làm chữ Việt ( chữ Nôm ) để làm câu đối sau đây :


                  Canh cánh khôn nguôi, mỗi độ Xuân về thêm nhớ nước,
                  Dần dà hội nhập, bao lần Tết đến vẫn mong quê.


          Câu đối được hoan nghinh ngay và được in lên Nguyệt san của Trung Tâm trong tháng giêng năm 2010. Theo đà đó Tết năm Tân Mão 2011, thầy lại

làm câu đối sau đây :


                   Tân Mão Tân niên, Việt Mỹ lại mừng Xuân mới.
                   Cựu phong cựu tục, Trung Tâm vẫn nhớ Tết xưa.

           Còn đây là câu đối của năm nay :


                 Nhâm Thủy Xuân về, Bốn bể đồng môn vui đón Tết,
                 Thìn Long Tết đến, Năm châu thân hữu chúc mừng Xuân.


           Câu đối này làm cho Hội Ái hữu PTG&ĐTĐ, họ gọi những người học chung là Đồng môn và các bạn bè là Thân hữu. Khi viết cho Trung Tâm Hội

cao niên Việt Mỹ thì sửa lại như sau :

                 Nhâm thủy lại về, Việt Mỹ chung lòng vui Tết,
                 Thìn rồng tái hiện, Trung Tâm hồ hỡi đón Xuân.


           Bây giờ thì thầy làm câo đối Tết cho Tân Hưng nhé !


                 Nhâm là thủy, có thủy có tiền, Tân Hưng đồng học... vui như Tết,
                 Thìn là rồng, vẽ rồng vẽ rắn, Thầy cô thân hữu...đẹp tựa Xuân !


            Còn 2 tiếng đồng hồ nữa thì TP HOUSTON TX đón giao thừa 2012. Xin kính chúc quý Thầy Cô, quý đồng học, quý...học trò, quý em...

được hưởng một năm mới An Khang và Thịnh Vượng !  Trân trọng. 
                                                                                     Đỗ Chiêu Đức.

__________________________________________________________________________________________________________________

Kính gởi Quý vị,


               Đây là bài viết cho các em học sinh cũ trên mạng tanhunggroup, sẵn gởi đến quý vị đọc chơi, tiêu khiển. Xin cáo lỗi, vì đã làm biếng viết lại !.

               Đỗ Chiêu Đức.

.

      NÓI VỀ CÂU ĐỐI TẾT  

. 

Các em thân mến !


            Lại nói về Câu đối Tết nhé ! Trước tiên, thầy xin giảng rõ các từ sau đây :
          *  Chữ AN
là Yên, Bình an là bình yên, đó là Hình dung từ. Còn khi là Nghi vấn từ, thì chữ AN có nghĩa là : Làm sao, như thế nào ? Ví dụ : 


               An năng
安能 : nghĩa là Làm sao được, làm sao có thể.
          *  Chữ HẢO
là Tốt ( tính từ ). Nhưng khi là Nghi vấn từ, thì có nghĩa giống như chữ AN. Ví dụ :
                Hảo bất
好不 có nghĩa là : Sao mà khỏi, làm sao cho khỏi.


           Bây giờ thì ta vào truyện nhé ! Như thầy đã từng nói về Giang Nam Tứ Tài Tử ở trên mạng nầy một lần rồi, không biết có em nào còn nhớ không ? . Nổi tiếng nhất là Đường Bá Hổ, kế đến là Chúc Chi Sơn, Văn Trưng Minh và Châu Văn Tân (  có sách nói là  Từ Trinh Khanh  ). Kỳ nầy, thầy chỉ nói về Chúc Chi Sơn
祝枝山 mà thôi !

             Chúc Chi Sơn, người xứ Tô Châu, rất giỏi về thư pháp, ông viết được nhiều kiểu chữ và viết rất đẹp. Người đương thời thường xưng tụng : Họa thì có Đường Bá Hổ, Thư pháp thì có Chúc Chi Sơn....
             Có một lần, ông đến thăm Đường Bá Hổ ở Hàng Châu, nhưng lại ở trọ nhà của Châu Văn Tân, nấn ná lần lừa mà đã đến giao thừa. Dân chúng ở Hàng Châu có tục lệ là chỉ dán liễn không có chữ, lấy ý là : suốt năm bình an vô sự. Trong cơn tửu hứng cuối năm, Chúc Chi Sơn cười bảo rằng : Họ muốn bình an vô sự, năm nay ta phải cho họ " hữu sự " mới được !. Bèn bảo gia đồng của mình chuẩn bị   mực viết và mượn thêm một thư đồng của Châu Văn Tân để xách lồng đèn dẫn đường....
             Sau khi cúng Giao thừa, mọi nhà đều đóng cửa đi ngủ, nhà nào cũng dán sẵn một đôi liễn đỏ không có chữ gì cả. Khi đến một nhà lớn xây mặt về hướng đông, thư đồng bảo rằng đây là nhà của một đại thiện nhân ( nhà hảo tâm hay làm việc thiện ) ở địa phương, Chúc bèn dừng lại, viết đôi câu đối sau :

Hướng dương môn đệ xuân thường tại       向陽門第春常在
                  Tích thiện nhân gia lạc hữu dư                    
積善人家樂有餘
Có nghĩa : Nhà xây về hướng mặt trời, nên mùa Xuân thường ngự nơi đó.
                 Người trong nhà hay làm việc thiện, nên niềm vui luôn có thừa.


             Khi đến một căn nhà nhỏ, nhưng cũng khá khang trang, thư đồng bảo rằng :
 Lúc ban chiều, khi người chồng đi làm xa về, vợ lục lọi trong tay nải, thấy không có đem tiền gì về ăn Tết cả, nên không cho ăn cơm đoàn viên chiều 30 Tết, đến khi phát hiện trong túi quần của chồng có đến mấy chiếc nhẫn vàng, mới cho ăn cơm và thân cận, bây giờ thì họ đã ngủ yên rồi !. Chúc Chi Sơn bèn cả  cười và cất bút đề rằng :


                        Nang nội vô tiền, hưu tưởng ẩm thực nam nữ ,
                         
囊 内 無 錢,休 想 飲 食 男 女 
                          Đại trung hữu vật, tiện thành sài mễ phu thê.
                       
袋 中 有 物,便 成 柴 米 夫 妻
Tạm diễn nôm :
                        Túi xách không tiền, đừng hòng gái trai ăn uống,
                        Trong lưng có bạc, mới mong chồng vợ cháo cơm .

                Cứ thế, họ đi hết dãy nầy đến dãy khác.....


               Khi đi đến một tòa nhà cao cửa rộng, sơn son thếp vàng, thư đồng bảo Chúc Chi Sơn đừng viết liễn ở cửa nầy, vì đây là nhà của một ác bá nổi tiếng của xứ nầy, Chúc bảo là thế thì càng cần phải viết, thấy có 2 lớp cửa, cửa lớn ở ngoài dán đôi liễn trống thếp vàng, Chúc bèn viết đôi câu đối như vầy :


               Minh nhật phùng xuân, hảo bất hối khí,    
明日逢春,好不晦氣
                Chung niên đão vận, thiểu hữu dư tài.      
终年倒運,少有馀财
Có nghĩa :

Ngày mai đón xuân, chẳng xui xẻo lắm sao,
              Suốt năm lận đận, không tiền tài dư dã.


          Cửa trong , nhỏ hơn, dán đôi liễn trống màu đỏ, Chúc bèn viết :


                 Thử địa   an năng   cư trú              
此 地 安 能 居 住
                 Kỳ nhân   hảo bất   bi thương.       
其 人 好 不 悲 傷.

Có nghĩa :
                 Nơi nầy  làm sao mà ở được !
                 Người ở đây sao mà khỏi được buồn lo !


            Viết xong, ông lại ký tên đàng hoàng là : Tô Châu Giải Nguyên Chúc Chi Sơn thư. làm cho 2 đứa thư đồng đều hoảng sợ, lo lắng......


            Sáng sớm hôm sau, Mùng Một Tết, Cả thành Hàng Châu xôn xao lên, vì tất cả liễn trống đều đã được ai đó viết chữ lên....Dĩ nhiên, có người rất hoan hỉ, vui vẻ vì những lời chúc Tết tốt đẹp ở trên đó, như Nhà Hảo tâm làm việc thiện kia vậy, có người cũng lỡ khóc lỡ cười như 2 vợ chồng nhà nghèo kia, nhưng...cũng có người giận dữ và thưa lên Quan Phủ, như nhà Ác bá nọ... Chúc Chi Sơn đã chuẩn bị tư thế sẵn sàng đi hầu quan từ sáng sớm, nên khi được mời là ông lập tức đến ngay. Quan Phủ kính trọng ông vì ông là một Giải Nguyên, lại là Tài Tử nổi tiếng của xứ Giang Nam, nên chỉ hỏi ông, vì sao viết những lời xui xẻo, xấu xa cho nhà ác bá kia?. Ông cười và trả lời rằng : Đó toàn là những lời chúc tốt đẹp cả mà !. Tên Ác bá cải lại rằng : Ông có chắc là những lời tốt đẹp không ?. Chúc bảo : Thư pháp của ta, một chữ giá đáng ngàn vàng (  Nhất tự trực thiên kim 
一字值千金 ), ông không trả công cho ta còn thưa gởi lôi thôi !. Tên Ác bá cải : Nếu quả thực là những lời tốt đẹp, ta sẽ sẵn sàng trả cho ông một ngàn lượng bạc, bằng ngược lại thì ông tính sao đây?. Chúc đáp là mình sẽ chịu mọi hình phạt do quan xử. Được lời của hai bên, Quan Phủ bèn cho sai nha đến nhà của tên Ác bá gở hai đôi liễn xuống, mang đến công đường. Tên Ác bá dương dương tự đắc, phen nầy cho nhà ngươi hết chạy tội, còn Quan Phủ thì lo ra mặt, vì thấy đôi câu đối xấu quá,không biết phải xử sao cho được. Chỉ có Chúc Chi Sơn là tươi cười giải thích rằng : Vì suốt đêm bận viết liễn, nên khi viết đến nhà của tên Ác bá ông đã quên chưa kịp chấm câu, và ông bèn mượn cây bút trên bàn của Quan Phủ, chấm lại đôi câu đối như sau :

Câu 1:
                  Minh nhựt phùng xuân hảo, bất hối khí,
                  Chung niên đão vận thiểu, hữu dư tài.
Có nghĩa :
                 Ngày mai đón xuân tốt đẹp, không có gì xui xẻo,
                 Suốt năm vận xui xẻo rất ít, có tiền bạc dư dã.


Câu 2 :
                  Thử địa an, năng cư trú,
                  Kỳ nhân hảo, bất bi thương.
 Có nghĩa :
                  Nơi đây yên lành, có thể ở được,
                  Người ở đây tốt, không có chuyện buồn lo.


            Kết quả như thế nào thì các em chắc cũng đoán được rồi... Chỉ biết là sau đó, Chúc Chi Sơn về lại nhà của Châu Văn Tân, mời cả Đường Bá Hổ cùng đến, anh em cùng nhậu...mút mùa cũng không hết một ngàn lượng bạc.....


             Hẹn gặp lại các em ở tuần sau.


             Thầy Đức.

Enter supporting content here