TẠP GHI

BẠN GIÀ

                         và cà phê hè phố

                      Bài và ảnh : Vương thủy Tùng.

   Cần Thơ thường được gọi là Tây Đô, có cuộc sống hối hả không kém gì Sài Gòn. Nhưng rời trung tâm CT chưa đầy 10 cây số về Quận Bình Thủy hay Quận Cái Răng thì cuộc sống của người dân có vẻ ít ồn ào và chẫm rãi hơn. Nó mang dáng vấp của một chợ vùng quê : nhiều quán cà phê vĩa hè nhếch nhác và lộn xộn.

Nhưng dù là Cần Thơ hay chợ Quận, vẫn có những vĩa hè, góc phố yên ả, dễ chịu để các cụ già, những bạn trung niên họp mặt uống cà phê buổi sáng.

   Cà phê là thức uống rất phổ biến ở VN. Đó là một chất kích thích được xử dụng hợp pháp trên toàn thế giới. Không gì thú vị bằng khi ngồi cùng vài người bạn già thân thương bên ly cà phê bốc khói vào buổi sáng sớm. Hương thơm ngạt ngào, vị ngọt đắng quen thuộc và sự ấm áp của cà phê nóng  kích thích những dây thần kinh đầu lưỡi đến dạ dày, nhanh chóng lan tỏa cãm giác sãng khoái khắp cơ thể. Nhấp nháp từng ngụm cà phê, lần giở từng trang báo mới vào buổi sáng trong khi trò chuyện cùng bạn già là thú vui đã thành thói quen.

   Các bạn già vào quán hàng ngày như đang điểm danh với nhau. Bất chợt một ông nào đó không đến là có vấn đề rồi. Y như rằng hôm sau được thông báo : lên máu, chóng mặt không dám đi … Hoặc chừng một tháng mà không đến là có chuyện thật sự đã xảy ra. Có thể, được hiểu là không còn nữa.

   Quy luật của tuổi già thật ngặt nghèo và tàn nhẫn. Các cụ có niềm vui riêng nhưng góc quán cà phê là điểm chung hội tụ. Chung những chuyện dở dang hàng ngày, chung sở thích, chung niềm vui nỗi buồn trong khi chia từng điếu thuốc của một người bạn hải ngoại gởi về.

   Không gặp thì thôi, nhưng đã gặp mỗi sáng là luôn chuyện trò rôm rã. Nhiều khi trên cùng một vĩa hè, người đông chật chội, có khi nhếch nhác, gạch lót đường có nơi bong tróc… thế mà nơi đây mang lại rất nhiều cãm xúc của rất nhiều chủ đề cho nhiều nhóm bạn khác nhau.

   Thời sự hàng ngày, ký ức tuổi học trò, truân chuyên đời lính  trước tháng 4/75. Chuyện giá cả tăng vọt từng ngày, chuyện con cháu vào đại học, chuyện bôn ba gởi gấm cho các cháu vào lớp 6 và lớp 10 hay các chuyện buồn cười là các cháu nội mới học lớp một mà phải đi học thêm …vtt_bangia1.jpg

  

   Thông thường gặp nhau để nhìn ngắm những buổi sáng mờ sương dân nghèo bươn chải tảo tần, quang gánh bán buôn để kiếm từng lít gạo hàng ngày. Những em bé bán vé số, các bà lão đi ăn xin… vừa tán chuyện, vừa nhìn thãm cảnh của dân mình, vừa uống  ½ ly cà phê đen 5 nghìn – rẻ nhứt thế gian trong các loại thức uống hiện giờ (ngoại trừ ly trà đá).

   Hoạt cảnh lập đi lập lại hàng ngày cũng như các cụ đến quán đều đặn, chính nó đã thu hút các cụ không bỏ qua một buổi sáng nào.

Nghiện cà phê chỉ một phần nhỏ mà nghiện nhiều nhất là chỗ ngồi quen thuộc, nghiện nói chuyện với các bạn già thân thương của mình.

   Các cụ đến quán mỗi sáng như anh công nhân, chị thư ký đến sở làm. Cứ mờ sáng là đúng hẹn gặp nhau nơi góc phố. Nhiều chuyện vừa xảy ra trong ngày trước mong mau đến sáng để bày tỏ. Niềm vui luôn bị cuốn hút mỗi ngày thêm keo sơn, gắn bó.

   Gặp nhau để trở thành thói quen nhưng tự nó đã cuốn hút ghê gớm, không con cháu nào can được dù sáng hôm nào đó  mưa bay, gió thổi lạnh lùng.

 Ôi ! những góc hẹp cà phê vĩa hè Cần Thơ đưa tâm hồn người già trở về cuộc sống dịu dàng, thư thái, tràn ngập niềm vui…

  

   Người già không mấy quan tâm đến vật chất nhưng rất cần tình cãm của gia đình, của bạn bè. Mọi việc cần được quan tâm, chia sẻ. Các con dù có đoái hoài đến mấy cũng khó lấp được khoảng trống cô đơn nếu không gặp được những người bạn già cà phê hàng ngày trên hè phố.

  

   Những người bạn khác quen biết gặp nhau trong công sở, ngoài lối xóm là chỉ thoáng qua. Bạn già cà phê thân với nhau tâm đầu ý hợp, kết nối chung tâm tư tình cãm, nguồn giao cãm như nhau. Hiểu nhau, tin tưởng nhau, thích nhau. Đó là sự gắn bó thủy chung, thương yêu, vị tha lâu dài của tuổi già. Họ là người cùng thời, luôn có sự tin cậy lẫn nhau.

   Khác với tình anh em, vợ chồng, bạn già cà phê có sắc thái riêng biệt. Đó là sự giao thiệp có tính tự nguyện, ràng buộc vô hình, nương tựa trên tinh thần bình đẳng, đầy thiện tâm, thiện ý.

  vtt_bangia2.jpg Bạn già cà phê thường dành cho nhau những tình cãm tốt, chăm sóc, quan tâm trong nhiệt tình của sự thật thà, luôn rộng lượng và có thể chia sẻ sẵn sàng cho nhau.

   Tìm một bạn già rất hiếm và khi đã có thường vui vẻ đón nhận trong niềm hân hoan đích thực vô hạn.

   Những năm cuối của cuộc đời không gì an ủi bằng có bạn già được gọi là cố tri. Vì tuổi già thường phụ thuộc vào người khác. Khi không còn làm việc, giảm lợi tức, con cái ở riêng, mất dần người thân yêu bên cạnh khiến hụt hẩng, lại thêm kém sức khỏe, bệnh hoạn… nên rất cần có những người bạn già cố tri để hàn huyên tâm sự, nương tựa vui vẻ với nhau bên ly cà phê sáng là một điều quý giá, rất cần thiết.

       Người già lại thêm tai thường nghễnh ngãng, mắt kèm nhèm dễ bị cô lập,  buồn tủi, cô đơn. Thêm nữa nếu sống trong nghèo túng thì  thãm hại  vô cùng :

                   Đã hẳn ai là mặt cố tri

                   Giàu sang tìm đến, khó tìm đi…

                                                  (Nguyễn hữu Chỉnh)

  Bạn già lại là bạn cố tri càng khó tìm. Nếu ta mất một người bạn cố tri như bị một tai biến tinh thần vì chúng ta sẽ không còn đủ thời gian để lấp cái khoảng trống đó trong tâm hồn.

   Bạn hãy gọi cho ít nhất một bạn già đến quán cà phê vào sáng mai nơi góc phố. Hãy gọi đi và chắc chắn bạn sẽ được người bạn mừng rở chấp nhận. Bạn sẽ có một niềm vui nho nhỏ bên vĩa hè của một góc phố nào đó với người bạn già, khiến bạn sẽ mãi không quên…

        VTT

  (tháng 10/2011)   

         

 TẠP GHI

vtt_cauca_1.jpgTÔI ĐI

CÂU CÁ

   * Vương thủy Tùng

.

        Câu cá là một trong những môn vừa mang tính thể thao vừa là để giải trí, được nhiều người ưa chuộng. Ngày xưa, đi câu cá là thú tao nhả của người lớn tuổi có cuộc sống đầy dủ, an nhàn do có quá nhiều thời gian nhàn rổi. Ngày nay, nó trở thành một thú vui của tất cả mọi người.

       Sự việc xuất phát từ một người cháu ở nước ngoài về tặng cho tôi một cây cần câu máy. Có cả cái va li để đựng mồi, dây nhợ, lưởi câu và cụt chì để sơ cua. Nhưng cần câu ráp lại vẫn nhỏ và ngắn quá nên khi tôi xách cần câu ra bờ sông cầu Cái răng là lúc làm trò cười cho thiên hạ. Cần câu nhỏ, ráp lại vẫn nhỏ và ngắn ẽo lã như một cô gái nhà giàu. Có thể để ngắm thì đẹp nhưng đem xử dụng thì rõ ràng tôi là tay câu tập sự.

Tôi lân la làm quen với anh bạn câu tên Soul – gốc Cam pu Chia – và nhờ anh hướng dẫn : cách quăng câu, móc mồi và ra đường Hai bà Trưng (bến Ninh Kiều ) – mua 1 cần câu mới của Đài Loan giá 600.000$VN. Hết sẩy !  Anh Soul ban ngày chạy xe Honda ôm, tối đi câu. Đêm nào anh câu cũng có vài con cá lăng, cá trắm cỏ, cá bóng tượng…Anh câu để bán.

   Tôi đi câu được vài tuần nay. Nói ra các bạn đừng cười : tôi chỉ câu được một con cá bóng tượng lớn chỉ bằng cườm tay em bé đầy tháng. Thế mà mừng hết lớn. Đem khoe vào buổi sáng cà phê hôm sau. Một bạn già bảo :” bạn về xem con cá có mắt không?”. Tôi cải phải có chứ. Hóa ra bạn tôi có ý nói con cá không tròng đi bậy bạ bị máng lưởi câu ! Đang ba hoa, bạn làm tôi xì hơi, mất hứng. Bí xị. Thông thường, họa hoằng lắm mới có con cá đi lạc đến rỉa mồi như giởn rồi đi chỗ khác chơi. Ngày xưa, các bạn tôi nói tôi không có tay sát cá. Trong đời đừng đi câu vô ích. Có lẽ đúng vậy.

·        Lúc tôi 10 tuổi, tản cư vào vùng bưng thuộc xã Phú An  (H.CT A bây giờ). Lúc đó, dân làm ruộng chỉ một mùa và người ta đắp đập giữ nước nên cá lóc nhiều lắm. Tôi theo các bạn cùng xóm đi cắm câu. Gồm 1 cần tre vuốt mõng đầu cần, tóm lưởi vào 1 sợi dây gân ngắn. Mồi là nhái con hoặc cá lòng tong sống. Cấm câu trên mặt nước lúc hoàng hôn. Ai ra về cũng có cả giỏ cá. Còn tôi may ra được chừng 2 con là cùng…

·        Khi lớn lên, lúc đã thi đậu TH đệ I cấp, tôi theo các bạn câu nhấp cá lóc. Đây là một thú vui cực kỳ và muốn có tay nghề cũng lắm công phu.

Dùng vịt con từ 3 đến 7 ngày tuổi (vịt con lớn cá lóc sợ), dùng 1 cần dài có 2 sợi nhợ. Một để treo con vịt con và  một để móc lưỡi và mồi câu, cả 2 dây cho vào một ống tròn.

  Cá lóc làm ổ vào nước kém, nước không chảy, khi đẻ trứng còn nguyên vẹn vì mực nước yên tỉnh. Sau khi đẻ trứng và nở thành ròng ròng đen có người gọi là khói đèn, chúng sống vài ngày đợi nước rong cá bố dẫn đi chơi. Lúc nầy, cá ròng ròng màu đỏ rất đẹp. Chúng di chuyển nhưng ngoi lên mặt nước và gom vào một tụ điểm rất sinh động. Chúng ta quan sát thấy có những bọt nước li ti…

  vtt_cauca_2.jpg Muốn câu cá mẹ chắc ăn phải đợi cá ròng ròng vừa ra khỏi tổ còn đen ngòm. Lúc nầy cá bố mẹ theo sát giữ con và rất hung dữ, sẵn sàng tấn công bất cứ sinh vật nào đến gần để bảo vệ đàn con. Do đó, khi thả vịt con xuống là cá mẹ táp liền, có khi còn bay lên theo con vịt con. Nhiều khi phải hy sinh một vài con vịt mới câu được cá bố mẹ loại lớn.

Có lần, nhìn thấy bầy ròng ròng, tôi chạy mua 1 con vịt con nhưng xui rủi cá táp đứt 1 chân vịt con. Tôi đem về săn sóc thật kỹ nhưng chú vịt con cũng chết. Mẹ tôi la rầy dữ quá vì câu được cá lóc thì bầy cá con mồ côi cũng chết, bằng không vịt con chết. Đằng nào cũng… tội cả. Từ đó, tôi bỏ nghề câu cá lóc bằng vịt con.

·        Năm 1969, lúc đi lính ở Phan Rang, đơn vị tôi được lệnh bắt một nhịp cầu sắt bị gãy vì xe nhà binh tông. Cầu nầy đi qua cù lao thôn Tri Thủy, huyện Thanh Hải, Tp. Phan Rang là quê hương của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu. Nơi đây còn người chị thứ Bảy đang ở (TT Thiệu thứ Tám). Nhịp cầu phải xong trước khi trời sáng vì chiều mai TT Thiệu về quê câu cá… mú. Tôi kể để các bạn hiểu rằng câu cá mú biển là một nỗi đam mê khó bỏ.

TT Thiệu ra đi trước 30/4/75 định cư ở Anh Quốc đến cuối đời mới qua Mỹ. Ông mất tại Tp. Boston ngày 29/9/2001 và thỉnh thoảng hàng năm tại nhà thờ At. Patric ở San Jose đều có lễ cầu siêu cho ông.

·        Từ 1972  tôi từ Đà Lạt chuyển về Nha Trang. Thỉnh thoảng tôi và vài

     người bạn dùng xuồng công binh đi câu cá mú ở phía sau Hòn Tre là

    Mũi Điện,  vì nơi đây có một môi trường lý tưởng để câu cá mú, cá

    hồng… Mồi là mua cá nục, cá phèn còn tươi loại vừa nhỏ cho vừa lưởi

    câu số 10 đến số 15, nhợ câu số 70. ( lưởi câu có từ số 1 đến số 50 – số

    càng nhỏ lưởi càng lớn). Mồi mua đem về ngâm với nước ngọt vì mồi

    cá sau khi ngâm nước ngọt khi câu ban đêm mồi phát ra lân tinh, mời

    gọi cá biển đến. Câu cá biển dùng ống thay cần câu. Khi cá mới ăn câu,

    bị dính  lưởi câu cá chạy loạn xạ, ta phải chống đỡ và thả nhợ câu ra vừa  

    phải.

   vtt_cauca_3.jpg Thả nhợ dài cá lặn vào các hang san hô là đứt nhợ câu. Thời điểm hồi

    hộp là cá lên gần mặt nước, chúng biết nguy hiễm nên vùng vẫy quyết

    liệt. Lúc nầy ta phải chiến đấu với nó hết sức gian nan. Khi cá lên gần mặt

    nước ta dùng một cây móc, móc cá lên thuyền.

    Có vài lần tôi và các bạn câu đến khuya không có con nào. Chúng tôi

    bèn đốt đèn bằng pin PRC 25 để nhữ mực. Dùng vợt vớt chúng, ra về  

    cũng có  mồi để lai rai.

    Câu cá mú biển

      Ở nước ngoài, có nhiều hảng sản xuất lưởi câu rất nổi tiếng như Mustad, Daiichi, VMC … Kỹ thuật làm lưỡi câu mỗi hảng đều có bí quyết riêng. Nhưng tựu chung đều làm bằng một hổn hợp kim loại thép với carbon. Quan trọng là lớp xi mạ  và phải đạt độ cứng và bén…

·        Năm 2006, một người cháu từ Mỹ về kể chuyện đi câu cá mú ở vịnh Mexico mà bắt ham. Mỗi chuyến đi chỉ 2 hoặc 3 đêm bằng tàu du lịch 5 sao. Rất đắc tiền, nhưng phục vụ thì hết ý. Cháu kể các chuyến đi nhiều tay chuyên nghiệp câu cá mú 20 đến 30 kí lô là chuyện thường. Câu cá sông hồ như đi dạo chơi. Còn câu cá biển thì mình phải chiến đấu với nó, phải có kỹ thuật, biết linh hoạt lúc nhu lúc cương như đang ghìm cương một con ngựa hoang lần đầu bị thuần phục.

     Ở Mỹ, ở Canada, dùng nhợ câu to bắt cá to là chuyện bình thường. Nếu

     bạn dùng nhợ nhỏ mà bắt cá to thì các câu thủ mới nể phục và đôi khi

     các hảng sản xuất dụng cụ câu có khi có thưởng lớn cho bạn để quảng

     cáo.

·        Ở VN ngày nay, tỉnh nào cũng có hồ cá, cho thuê cần để câu cá. Câu

     được bao nhiêu phải mua hết đem về. Do đó, nhiều dân câu không

     khoái vì bỏ nhợ câu xuống ao là cá đớp liền. Cá bỏ đói mà bạn !

         Sông hồ miền Nam bây giờ đã hết cá. Câu được một con là mừng hết

        lớn. Trong khi đó ở nước ngoài đi câu dễ có cá ngon vì chính phủ các

        nước đó bảo vệ nguồn cá rất tốt.

        Hồ cá Trí Nguyên ngoài khơi đi từ hải học viện Nha Trang, cho bạn câu

        cá và tôm. Câu bao nhiêu làm ăn tại chỗ bấy nhiêu. Vui thật, nhưng coi

        chừng túi tiền…

·        Mồi câu cá cũng phải tùy theo loại cá mình câu : mồi giun câu cá trê, mồi cám câu cá chép, mồi cơm mẻ câu cá tra. Dân chuyên nghiệp còn tự mình  chế biến mồi. Riêng tôi câu sông tài tử vẫn dùng mồi tép lóng.     Và đi câu vào các ngày từ 12 đến 20 âl, và từ 27 đến mùng 5 âl hàng tháng, là lúc nước rong.

     Ngoài ra, bạn cần phải biết kỹ thuật để câu từng loại cá, cần xịn, mồi

     ngon và biết chọn thời điểm, vị trí và mồi từng loại cá muốn câu. Quan

     trọng vẫn là canh con nước.

Đi câu cá vừa xả stress vừa kết thêm bạn mới, vừa có thời gian suy ngẫm một vấn đề nào đó. Bạn có thể tận hưởng cái không khí trong lành giữa trời và nước mênh mông. Bạn sẽ thấy trong lòng nhẹ nhàng thanh thản vô cùng.

Đi câu ngoài thú vui còn luyện cho bạn tính khéo léo, lòng kiên nhẩn, sức chịu đựng dẽo dai. Bạn có lần nào đi câu chưa ? Hãy sắm một cần câu đi bạn.

Khi bạn vác một cần câu đi câu cá, khi mỗi lần có cá đớp mồi là tự nhiên có cái cãm xúc ngây ngất dâng trào … Dây câu căng thẳng, ngọn cần câu uốn mình theo vòng bơi của cá và bạn sẽ tiếc rẻ hùi hụi khi làm sẩy một con cá dù nó nhỏ bé tí teo. Rồi tuần sau đó, nếu bạn bỏ buổi đi câu, bạn sẽ thấy buồn và nhớ nó vô cùng.

Bạn hãy chuẩn bị cho lần đi câu đầu tiên của buổi chiều cuối tuần nầy đi. Vui lắm. Chừng đó rồi bạn sẽ biết…

V.T.T (tháng 10/2011)

CÒN MỘT CHÚT GÌ

                                ĐỂ NHỚ, ĐỂ QUÊN

                                                        Vương thủy Tùng

     Về phương diện y học, chứng quên hay mất trí nhớ là biểu hiện các rối loạn thần kinh : như Elzheimer, tai biến, tâm thần, trầm cãm, suy nhược thần kinh.

       Thông thường, chứng quên là thấy khó khăn khi sử dụng tiền, sử dụng điện thoại và mất tính khôi hài thường có. Buồn cười là quên những sự việc mới xảy ra nhưng nhớ rất lâu những sự việc xảy ra trong quá khứ.

Chứng quên thường kết hợp các rối loạn thần kinh thực vật, mất ngủ, thiếu năng lực giải quyết công việc, ăn không ngon, thường lo âu.

Quên là triệu chứng mới của suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ, đây là căn bệnh tiến triển trong nhiều năm.

     Người già chúng ta dễ quên, khó nhớ là điều không thể tránh. Càng lớn tuổi tỷ lệ quên tăng dần. Ở độ tuổi 80 tỷ lệ là khoảng 20%, trong đó phụ nữ bệnh cao gấp 3 lần.

    Lẫn là một bệnh lý suy thoái não. Trong não có 4 tỷ tế bào thần kinh. Khi bị suy thoái não nhỏ lại, trọng lượng giảm và dễ bị mất trí nhớ. Y học chưa tìm ra nguyên nhân nhưng biết nó có yếu tố di truyền. Người bị chấn thương đầu và trong cuộc sống liên quan đến yếu tố tâm lý thường dễ sinh ra bệnh.

   Quên giai đoạn vừa phải có thể chữa trị và ít ra cũng làm quá trình bệnh chậm lại. Hiện có nhiều loại thuốc đặc trị như chứng quên do sa sút trí tuệ, quên sau tai biến mạch máu não …

Quên có 3 giai đoạn :

-         đầu tiên quên đồ dùng cá nhân, khó nhớ tên người vừa gặp…

-         kế là quên từ ngữ thông thường nên gặp khó khăn trong giao tiếp…

-         trầm trọng là mất khả năng sinh hoạt hằng ngày, sống lệ thuộc vào người khác…

Có thể phòng ngừa giảm trí nhớ như sau :

-         vận động trí não bằng cách đọc sách báo…

-         không uống rượu

-         năng tập thể dục

-         ăn nhiều trái cây, hạn chế chất béo, chất ngọt…

-         ăn thêm óc lợn hấp cách thủy (thêm kỹ tử, hoài sơn).

-         Trứng chim bồ câu hấp cách thủy  (long nhản, kỹ tử, đường phèn).

-         Ăn thêm hạt sen, nấm linh chi, nhân sâm…

Tối ngày 30/09/2011, tôi đến thăm huynh trưởng Nguyễn văn Nô, sinh năm 1938. Anh học ĐHSP Sg, ra trường về dạy trường Trung học Thủ khoa Nghĩa Châu Đốc môn Việt và Hán văn.

 Anh nhập ngủ SQTB/TĐ ngày 25/05/1964. Số quân : 58/154954. Ra trường phục vụ Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 14 BB.

Năm 1965, anh cưới PTG Lương thị Lệ Cơ (em ruột PTG  Lệ Quỳnh).

Anh chị có 4 con : 2 trai, 2 gái. Chị Lệ Cơ mất năm 1994 vì bệnh.

Năm 1969, anh được biệt phái về dạy Trung học Cái Răng và trường Thọ Nhơn Cần Thơ. Dù đã trở về biệt phái, anh vẫn bị tù cải tạo 2 năm tại Chi Lăng Châu Đốc. vtt_NTngVNo.jpgRa tù, anh về kinh doanh buôn bán.

   Năm 2008, anh bị chứng hay quên và mất trí nhớ hẳn từ một năm nay. Khi tôi đến thăm, các cháu dìu anh ra phòng khách      ( anh không bị liệt) và ngồi đó. Anh im lặng và ngơ ngác. Tôi hỏi nhớ tôi không? anh lắc đầu. Tôi nhắc tên, anh cũng không có phản ứng.

     Huynh trưởng Nguyễn văn Nô

Tuy nhiên, có một cử chỉ của anh làm tôi mừng và chú ý. Các cháu mời tôi một ly trà. Bận nói chuyện tôi chưa uống. Gần 30 phút sau, anh dùng tay chỉ ly trà. Để thử nghiệm trí nhớ của anh tôi bưng ly trà lên và kê vào miệng anh. Anh lắc đầu, xua tay và chỉ ly trà rồi chỉ vào miệng tôi. Điều nầy chứng tỏ anh còn ý thức được mời khách uống trà.

   Hiện anh được con gái lớn nuôi dưỡng, chăm sóc. Hoàn cảnh của anh thật là bi đát, tội nghiệp.

Địa chỉ : Con gái Nguyễn thị Quỳnh Thọ

               89/5A Lý thường Kiệt – P. Lê Bình – Q. Cái Răng – Tp.CT

Điện thoại : 0983.846959.

Vương thủy Tùng

     

Enter supporting content here