Phóng viên Trang Nhà
NHỰT KÝ ĐẠI HỘI XV
Ngày cuối: Chủ Nhật
31-7-2011:
NO MẮT, NO LÒNG
Vườn nhãn. Vườn thanh long. Những tiếng nầy phóng
viên tui đã nghe từ mấy tháng nay. Không thể hình dung được
nó như thế nào. Hôm nay thì xem thật đã mắt và ăn
thật đã bụng. Mát dạ, no mắt, no lòng.
Sau đêm ĐH
náo nhiệt và thật vui, sáng nay mọi người dùng điểm tâm
sớm để lên xe trước 8 giờ.
Lộ trình đi về phía nam, hướng Miami. Trên đường, vườn
toàn palm, đủ loại; đẹp nhất là loại palm trông giống như
cây cau kiểng ở quê nhà, ở đây gọi là royal palm. Rải rác
còn những chùm hoa phượng trên ngọn cây xanh. Có những hàng
dừa, xoài, mía…không khác gì ở VN. Những cánh đồng khoai lang, khoai mì làm nhớ nhà hết biết! Hầu hết
người trên xe bus mắt thì nhìn cây cảnh 2 bên đường,
tai thì nghe giọng ca vọng cổ của anh trưởng
xa Võ Văn Hanh, ảnh bên trái ( vào
đệ thất C niên khóa 59-60, cựu sĩ quan cảnh sát, hiện cư
ngu tại Clearwater, Florida) càng làm người ta cảm thấy mình đi trên
quốc lộ 4 về hướng Bạc Liêu, Cà Mau. Anh Hanh có giọng ca rất
giống nghệ sĩ Thanh Sang. Đặc biệt anh Hanh thuộc rất nhiều 6 câu
và nhiều trích đoạn cải lương, nghe thật đã cái lỗ
tai. Tân nhạc thì có chị Thu của Miami và chị
Xuân (ảnh phải) của Sacramento ca y như ca sĩ nhà nghề. Dĩ
nhiên vẫn không thiếu những chuyện tiếu lâm đậm, nhạt. Thầy
Nguyễn Trường Hải cũng góp vui bằng những gì thầy đọc
qua mấy khám phá mới về sử in trong 1 quyển sử của giáo sư
đại học vùng DC Nguyễn Mạnh Hùng. Thầy Hải coi như đây
là những ngoại sử gợi ý cho vui để chúng ta có thể tìm
hiểu thêm xem nó hư, thực thế nào. Càng không thể tin những
ngoại sử do người Tàu viết về vài sự kiện lịch sử
của mình, như Bà Trưng, Lê Lợi, Hồng Bàng...
Mất hơn 2 tiếng
thì xe tới địa điểm: vườn nhãn của 1 thân hữu và
vườn thanh long của 1 CHS Phan Thanh Giản, anh Lê Văn Nam.
Tại 2 nơi nầy
mọi người mới thấy thật sự no mắt và no bụng.
Những chùm nhãn sà xuống đất. Có người đọc mấy
bài “Theo chân ĐH…” trước cho rằng phóng viên tui xạo
khi nói mấy nàng kiến không biết leo cây, cứ nằm ngửa là có cái ăn. Bây giờ thì rõ trắng đen
rồi, không xạo tí nào. Đặc biệt nhãn ở đây không
cần bọc lồng như ở Bạc Liêu, Châu Đốc, Vĩnh Long. Hỏi
tại sao? Trả lời: Cứ để chim tha hồ ăn cũng chẳng thấm tháp
gì, nhãn ở đây nhiều quá.
Hình
trái: Hoàng Thúy & mẹ Huệ làm 2 con kiến
Năm nay lại trúng
mùa. Khách tha hồ hái ăn, không ai dòm ngó, chỉ sợ cái
lườm liếc sắc như dao cau của má
Hình phải: Anh Minh trước tư gia của chủ vườn
nhãn. Hàng royal palm trước nhà
sắp
nhỏ. Cứ ăn cho đã, muốn mua về thì cứ hái đem cân,
giá sỉ. Dưới những gốc nhãn có những bụi rau cần cua xanh non, mơn mỡn, bỗng thèm
một chén nước cá kho dầm ớt nặn chanh ăn với cơm nguội.
Rời vườn
nhãn, đoàn xe trực chỉ vườn thanh long của đồng môn Lê
Văn Nam, cách nhau độ 20 phút. Ba xe bus trên 150 người cộng với
hàng chục xe van chạy theo dừng lại bên đường trước khu vườn.
Vừa bước xuống xe, mọi người thích thú nhìn những cây
cóc oằn trái ngay lối vào. Ăn thử: cóc non giòn, không chua,
cóc già có hột, hơi chua một chút, mùi vị y như cóc
VN. Những liếp thanh long thẳng hàng, đầy trái. Những dây
lá lốt xanh um như thảm nằm giữa những luống thanh long, vừa làm
mát gốc thanh long, vừa đẻ ra tiền cho chủ. Khu vườn nhãn và
các cây trái khác thì ở phía sau khu trại. Ngôi nhà của
gia chủ như tòa lâu đài nằm sâu phía sau nữa. Tại nhà
trại, gia đình anh Nam đã chuẩn bị sẵn nước chai lạnh, mấy
trăm ly thanh long cắt từng miếng nhỏ ướp lạnh, mỗi người có
thể dùng 2, 3 ly vẫn không thiếu. Có thêm mấy mâm cóc và
ổi xá lị tách thành từng miếng để cạnh mấy dĩa muối
ớt. Các bà tập hợp đông ở đây, ăn để nhớ
xe cóc ổi trước cổng trường năm xưa. Ra sau vườn thì
nhãn, mít, ổi, mãng cầu ta. Anh Nam đã để dành 2 cây
nhãn sai, trái to, hạt nhỏ để đãi khách hôm nay. Các
thứ trái, cứ ăn hay bẻ đem về, không tính tiền.
Nhãn
Thanh Long
Mãng cầu
Mít
Cóc
Phóng viên làm 1 cú phỏng vấn ngắn:
-Anh cho biết chút tiểu
sử thân thế, ái tình và sự nghiệp ạ!
Ảnh
bên: chủ vườn & phóng viên
-Úi dà! Đâu có gì mà
dữ vậy bạn! Hồi nhỏ nhà có vườn ở Vàm Xáng, vào
đệ thất 58. Đi Thủ Đức rồi vào ngành cảnh sát từ
1965. Sau 75 bị tù CS. Qua Mỹ 1995 , diện HO. Lúc mới qua làm mướn
( làm cây bonsai). Tiện tặn, vay mượn vốn đầu $80,000 mua 5 mẫu
đất. Tốn thêm khoảng $70,000 nữa để hình thành vườn
cây trái. Vợ chồng con cái làm mệt nghỉ!
Có chị nào
xí xọn chen vào:
-Làm ngày không đủ, tối vợ chồng
bỏ ngủ làm thêm, phải hông cái mà anh Nãm, anh Nam? Hì!Hì!
-Có
nghe nói anh là một trong những chủ vườn VN thành công nhất
ở đây với vài miếng như vầy nữa. Nhiều anh trong đoàn
muốn bắt chước anh về đây lập nghiệp, anh có thể định
giá miếng vườn nầy theo thời giá bây giờ?
-Một hai năm trước
thì trên triệu, hiện nay thì sụt rồi. Mấy công ty Mỹ đang
nhảy vào kinh doanh vườn thanh long với tối thiểu 25 mẫu mỗi miếng.
Trước kia 1 đơn vị vườn thường là 5 mẫu.
-Có
ảnh hưởng gì đối với anh không?
-Không nhiều. Mình
có chút kinh nghiệm và có cả nhà cùng lao động cho chính
mình thì không lo.
Nghe mà phát ham phải không chư liệt vị?
Chưa tới 20 năm nơi xứ lạ, người dân miệt vườn họ
Lê của Vàm Xáng đã thành người họ Triệu ngoài đời!
Trong lúc
chuyện trò, thầy Quân hỏi:
-Phái đoàn mấy trăm người
chắc đã làm thiệt hại cây trái nhiều lắm? Làm phiền
gia đình em quá.
-Dạ, gia đình em đã tiên liệu những
việc nầy rồi, vợ chồng em rất hân hạnh và sẵn sàng đón
tiếp thầy cô và các bạn. Em nhớ hoài câu: “Ăn trái
nhớ kẻ trồng cây” mà thầy cô đã dạy. Không phải
chỉ lần nầy, những lần sau cũng vậy.
-Nhưng hôm nay thì mấy
trăm người ăn trái phải cám ơn ông chủ vườn trồng
cây Lê Văn Nam rồi đó đa!
Mọi người cười vui.
Phóng
viên càng nhìn anh Nam càng thấy buồn cho mình. Hơn 30 năm làm
mướn chỉ để có tí tiền hưu, thân thể thì
thiếu lao động, nội tạng lộn tùng phèo, bây giờ tập chút
thể thao để vớt vát ở gym cũng phải tốn tiền. Xem anh Nam đó:
bỏ sức lao động ra để đem về 1 cơ thể rắn chắc
và …1 gia tài. Mỗi ngày anh thể duc được trả tiền –
paid exercises. Nhìn anh cứ tưởng anh chỉ ở tuổi sáu mươi là
cùng. Mỗi sáng đi quanh vườn nhìn cây trái rồi chơi 1 quả
thanh long cũng đủ mát tì vị, đâu cần thuốc men. Cầm thêm
cái leng, cái cuốc thì mấy anh cao máu, cao mỡ thấy cơ thể
khỏe mạnh của anh cũng phải ô rờ lui. Sống khỏe hằng ngày,
thuốn men bỏ chạy, đốc tờ bái bai. Vậy mà hiếm người
“try”!
Nghe nói vườn muỗi nhiều, vậy mà không thấy
1 con. Suốt tuần ĐH, và thêm mấy ngày vui chơi Florida không mưa, về đến
nhà thì hay tin St Petersburg, Clearwater, St James City, Ft Myers và Miami bắt đầu
mưa nhiều ngày không dứt. Cảm ơn ông Trời
Thiệt
là 1 chuyến đi nhớ đời. Khó có lần thứ hai.
Cảm
ơn, ta cảm ơn đời, cho ta giây phút tuyệt vời khó quên.
Mỹ Dung, Bạch Tuyết trên bus
Anh Văn Thanh trong vườn nhãn
Như Bằng, Hoàng Thúy ăn thanh long Phép,
Chín (Canada)
Chụp hình với anh Nam
Nam, Minh Hoàng, Ngọc
Mai, Thu
Thầy Cô Nguyễn Văn Bằng
Drs. Hiếu Nghĩa, Hoa Công (CA)
GS Đặng Thanh Liêm (GA)
GS Chung Phước Khánh (MA)
Há miệng chờ sung dưới gốc cau? Ngọc
Mai & thanh long Nguyệt
Bạch, Nguyệt Trần
Thêm hình ảnh đi chơi Miami sau Đại Hôi:
Phượng
Dừa
Gốc đa
Các chị
Chiếc dù tím từ Maryland
Tắm biển
Tàu chở khách quanh Biscyne Bay
Khách sạn trên đảo Biscaye
Bay
Xe treo trên tường
Cây phượng
người vừa trở vào bờ
Phóng viên Trang Nhà
NHỰT KÝ ĐẠI
HỘI XV
Thứ Bảy 30-7-2011: ĐÊM ĐẠI HỘI
*Sáng Thứ Bảy: Giữa biển xanh, cát trắng, trời trong
Lần ĐH
nầy có 2 chuyến du ngoạn: Đi biển và đi vườn nhãn. Đi
vườn nhãn thì xuống tận Miami, mất cả ngày. Còn đi biển
thì gần, chỉ mất độ 5 tiếng, cho nên sáng Thứ Bảy có
chuyến du ngoạn biển để kịp trở về tham dự Đêm ĐH bắt
đầu lúc 5PM cùng ngày. Vậy cũng tốt. Đến Miami mà không
được chân trần bước trên bãi cát trắng thì coi như
là chưa đến Miami. Người ta nói như vậy.
Có chút thay
đổi so với chương trình du ngoạn đã thông báo từ trước.
Trước dự định ghé shell factory xem việc sản xuất các sản
phẩm từ các vỏ sò, ốc, hến nhưng đoàn xe bus đến địa
điểm cả tiếng trước giờ mở cửa, đành phải tiếp
tục đi về hướng biển.
Chỗ đoàn xe ghé lại là biển
Ft Myers. Nhiệt độ khoảng 90 nhưng không oi, gió mát. Ở đây
vừa có nhiều bàn ăn trưa tại công viên sát bãi biển,
vừa có bãi cát trắng và nước trong xanh, có thể đi ra
tới hơn 50 feet mà nước chỉ tới vai. Nhiều người không chuẩn
bị đồ tắm, chỉ biết tiếc hùi hụi. Hẹn lần sau vậy.
Đây
cũng là nơi cát trắng, biển xanh, trời trong, gió mát nhiều
người thích chụp hình. Những con hải âu không sợ người,
chúng cứ xáp dưới chân chờ miếng mồi. Một chị cầm
chút bánh mì, một con sà tới, đớp mồi rồi bay. Nhiều
con khác đảo quanh bàn tay không. Tội nghiệp cho đàn hải âu
thì ít mà thương cho bàn tay xòe giữa trời thì nhiều!
Anh Minh kể chuyện tiếu lâm trên bus Thầy Cô Bằng, Cô Thư, Cô
Hồng, Thầy Thư trên cát trắng Mỹ Dung giơ tay xin
kể chuyện tiếu lâm
Ngọc Mai đi
ra xa mà nước chỉ tới nửa người Những người đẹp Houston giỡn sóng Gia
đình Phạm Đức Thạc
Thầy Quân, trò Nguyệt
Sau khi ăn trưa
Đi trên cát trắng
*Trưa Thứ Bảy: Chuẩn bị
hội trường
Hơn 1PM thì mọi người đã về đến
khách sạn. Chuẩn bị mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao
đi phó hội. Theo Lịch ĐH thì mọi người phải lên xe bus trước
4PM để đến địa điểm ĐH là Cape Coral Yacht Club, cách khoảng
20 phút lái xe.
Riêng bộ phận trang trí, khánh tiết, tiếp tân
và chương trình thì đến địa điểm từ 1 PM. Tội
nghiệp mấy ông bà Mỹ, người thì là láng giềng tốt,
người thì là nhơn viên của ngài Trưởng Ban
điều từ Kentucky xuống, đã đến sớm nhất với 2 cổng trường
to kềnh và 2 cột cờ lục giác cao cả chục feet, đường kính
dưới gốc cỡ 6 inches, 2 người khiêng không nổi. Hai cây bonsai điệp
và mai đang trổ bông đã được để trước sân
khấu.
Bàn ghế cũng phải sắp xếp thế nào cho có chỗ
cho các đoàn diễn hành và khoảng cách các bàn sao cho dễ
di chuyển.
Trên sân khấu thì nhiêu khê hơn vì tấm pano ĐH
to chỉ được dán trên bức tường gỗ sân khấu, không
được dùng đinh, dù là đinh ghim thật nhỏ. Dàn đèn
dây nhợ lung tung phải tắt, mở kịp lúc cho nghi thức Nhớ Ơn Thầy
Cô và nghi thức Tưởng Nhớ Đồng Môn. Máy phun khói cũng
phải sẵn sàng. Màn shadow show Nhớ Ơn Thầy dựa theo chuyện ông
Carnot cũng cần xử dụng đèn chiếu cực mạnh.Vân vân và
vân vân…Chỉ có 2, 3 tiếng đồng hồ phải xong xuôi các
thứ. Cần đến địa điểm sớm hơn cũng được, nhưng
sớm 1 giờ là chi thêm $75.
Cuối cùng rồi mọi chuyện cũng
xong trước 4:30PM. Thở phào 1 cái để lấy hơi cho 5 tiếng đồng
hồ đứng trên sân khấu.
*ĐÊM THỨ BẢY 30-7-2011: ĐÊM
ĐẠI HỘI
Chưa đến 5PM mà 32 bàn tròn đã gần
đầy người. Ai đó đã nói: người mình hay đi trễ.
Không đúng đâu, đặc biệt là đêm nay, tại Cape Coral
Yacht Club với hơn 300 người PTGĐTĐ. Ấy vậy mà khai mạc trễ
hết 15 phút! Lý do: Ban chương trình: máy móc, đàn trống,
laptop… chưa nối kết kịp lúc để khai mạc.
Đúng 5:15PM sau
khi đọc Chương Trình, người MC đọc danh sách các Hiệu
Trưởng từ năm lập trường PTG (trước là College Cantho) 1917 đến
tháng 4/75 và trường ĐTĐ từ 1964 đến 1975. Kế đến là
giới thiệu Quý Thầy Cô và các phái đoàn. Có tất
cả 16 giáo sư tham dự cùng với người phối ngẫu.
Kỳ ĐH
này có tiết mục mới: Các phái đoàn diển hành
ngang sân khấu với bảng tên của tiểu bang hay nơi mình cư
ngụ. Có tất cả 20 phái đoàn. Mọi người miệng cười,
tay vẫy. Có 3 phái đoàn là Houston, Arizona và Florida các chị
mặc áo dài đồng phục thật đẹp. Các phái đoàn
có số người đông nhất là Florida 67 người, Houston 57, Georgia
52.
Sau các nghi lễ khai mạc như chào cờ Mỹ Việt và niệm
hương trước bàn thờ Cụ Phan, bà Đoàn là nghi thức
trao Plaque Luân Lưu Đại Hội với anh Châu Minh Hoàng (thay mặt anh Bùi
Hữu Trạng, Trưởng BTC ĐH XIV) và anh Lê Văn Hai.
Sau đó Trưởng
BTC Lê Văn Hai đọc lời chào mừng và tuyên bố khai mạc ĐH
giữa tiếng vổ tay của cả hội trường.
Liên khúc Đại
Hội Ca “Lưu Danh Trường Phan” và “Nữ
Sinh Trường Đoàn” của CHS Trần Văn Trọng tức nhạc sĩ
Anh Việt được các anh chị Houston cất cao tiếng hát để phụ
họa cho nghi thức khai mạc.
Đi vào chương trình, lần này có 2 tiết mục mới: Nhớ
Ơn Thầy Cô và Tưởng Nhớ Đồng Môn.
Bức ảnh chụp
bảng SƯ ĐẠO TÔN gởi từ Cần Thơ với tên (không đầy
đủ) các thầy cô quá vãng để trên bàn thờ Nhớ
Ơn Thầy Cô Quá Vãng phía trái của bàn Thờ Cụ Phan, Bà
Đoàn. BTC có bổ túc thêm hơn 40 vị nữa.
Còn trên bàn
thờ Tưởng Nhớ Đồng Môn Quá Vãng có hình trái núi
trên có dán hơn 200 tên đồng môn đã ra đi do các người
tham dự Đêm Tiền Hội hôm qua ghi trên các phiếu để
cùng nhau làm lễ tưởng nhớ hôm nay. Khi bắt đầu, đèn
điện trên sân khấu tắt hết, chỉ còn 2 hàng đèn cầy. Hai
bài văn tế được đọc trong không khí trang nghiêm,
tĩnh lặng hướng về những thầy cô và những cựu học sinh
PTG và ĐTĐ quá cố. Xong phần niệm hương, đèn điện
bật sáng cùng với những đợt khói tỏa quanh các bàn thờ.
Ngay sau đó
tiết mục Nhớ Ơn Thầy để nhắc lại chuyện ông Carnot về
thăm trường cũ trong QVGKT do Houston diễn bằng âm thanh đối thoại
từ hậu trường; còn diễn viên là bóng người từ
đèn chiếu sau bức màn trắng.
Như những ĐH khác, ngoài các phát biểu của giáo
sư đại diện (năm nay là GS Phan Thanh Thư) và của các
phái đoàn và các tiết mục văn nghệ chọn lọc, là
tiết mục tặng quà giáo sư, Phát hành Đặc san 16, Thủ quỹ
tường trình tình trạng tài chánh ĐH. Theo chị thủ quỹ
cho đến giờ phút nầy thì “không thiếu hụt”, còn
tiền để tiếp tục gởi ĐS đến những người đã
giúp quỹ ĐH và những nơi quảng cáo. Thật đáng mừng.
Riêng
ĐS 16 đã được BTC giữ kín mặt mũi cho đến giờ chót,
cho nên giây phút 3 vị GS từ từ mở lớp giấy bọc càng làm
cho hội trường nóng lòng muốn xem đứa con của ĐH. Hơn 300
cuốn báo cùng với các phiếu ngăn sách ( bookmark) đã được
phân phối đến từng người trong hội trường.
Đêm ĐH chấm
dứt đúng 10PM. Mọi người trở lại khách sạn. Sáng mai sẽ
có chương trình hấp dẩn: đi vườn nhãn và vườn
thanh long tại Miami.
Cổng
vào hội trường An, Danh, Nguyệt, Gấm, cô Cẩm
Hồng, Gs Đàm, Thơ, Tường Vi GS
Lê Hồng Thu ( Pháp) & các học trò cũ ( Thất 59-60)
Bàn ghi danh: Thơ, Liên, Hương, Thu Nguyệt, Lành, Huệ Sân
khấu: Bàn thờ Sư Đạo Tôn, Bàn Thờ Cụ Phan, Bà Đoàn,
Bàn Huơng Linh Đồng Môn
Phái đoàn Iowa (Vân), Minnesota (CHS Nhẫn & Mỹ Hiền) Florida
Oklahoma (OK)
Dallas
(Lai, GS Kiều, Thu) Hát
Quốc ca VN: Arizona. Hát Quốc ca Hoa Kỷ: Hoàng Thúy Kéo
cờ VN: Thu Nguyệt, Chí Thuận. Kéo cờ Mỹ: Florida
Niệm hương trước bàn thờ Cu Phan & Bà Đoàn
Ban Họp ca Arizona với Hè Về
CHS Ngọc Diệu tặng quà GS Nguyễn Huệ
MC NgDanh GS Phan Thanh Thư: Đại diện GS phát biểu Chị
Gấm & Hương tuyên bố nhận tổ chức ĐHXVI Boston 2012
Lớp 7X, 7Y, 7Z (59-60): Nhơn Tuyết, Dung, Ngọc
Anh chị Trịnh Cầm Văn ( trưởng nhóm Atlanta)
Minh Tâm, Mỹ Dung (GA), Hạt (CA), Hương (TX)
Bàn Giáo Sư Canada chụp ảnh chung với trưởng BTC Lê Văn Hai Nguyệt
( Houston), Chín, Bạch, Nga, Trinh ( Arizona)
Houston: Họp ca Lưu Danh Trường Phan - Nữ Sinh Trường Đoàn
Các Cựu ĐTĐ: Hoàng Thúy, Thu Nguyệt, Thiên Hương, Liên
Phan Bạch Ngọc đại diện vùng Đông Bắc phát biểu Nhạc
cảnh Mùa Phượng Vĩ do Thu Nguyệt hát Phát
hành ĐS: GS Quân, Đàm, Kim Chi
Bìa
ĐS 16
Ngăn sách (bookmark) mặt trước & mặt sau
Thơ điếu đọc trong Đêm Đại Hội:
NHỚ ƠN THẦY CÔ
Dẫu ly xứ, xa trường vẫn nhớ
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
Nơi xứ người thầy trò hội ngộ hôm
nay
Xin thắp nén hương rước ân
sư về dự
Không thể nào quên những năm tháng cũ
Vẫn nhớ hoài từng kỷ niệm
xưa
Sách vở, thầy trò, bằng hữu
sớm trưa
Rèn đức hạnh, sôi
kinh nấu sử
Thầy truyền dạy
từng câu, từng chữ
Trò trao dồi
từng chữ, từng câu
Ngày tháng
dài, tình nghĩa thêm sâu
Công
dưỡng dục cao ngất như trời, bao la như biển
.
Nhưng thương ôi!
Cõi ta bà người đi, kẻ đến
Trò làm sao níu được chân thầy
Khóc tiễn đưa thầy về chốn am mây
Vui giữa cảnh thần tiên tự tại
Ơn nghĩa người thầy theo trò mãi mãi
Nguyện một đời khắc cốt ghi tâm
Đốt nén
hương nầy, cung thỉnh thầy quan lâm
Về
với môn sinh vui ngày đoàn tụ
3 lạy nầy xin cúc cung kính bái
.
TƯỞNG NHỚ ĐỒNG MÔN
Người xưa đã
dạy:
Nhân sinh tự cổ thùy vô tử
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh
Người đời đi, cứ đi
Dòng đời trôi, cứ trôi
Nhưng than ôi!
Mới thấy đó, bỗng liền mất đó
Cõi nhân sinh sinh diệt mỗi ngày
Người đi rồi mà kỷ niệm vẫn còn đây
Giữa vùng trời núi biếc xanh mây
Người có thấy bạn bè đang về đây
hội ngộ
Nhớ Cần Thơ, nhớ bạn bè một thuở
Nhớ một thời áo trắng quần xanh
Tiếng nói cười rộn rã chung quanh
Yêu, khổ, giận hờn, buồn vui…có đủ
Nhớ một hôm…
Có anh giả biệt mái trường đi vào binh lửa
Người yêu càng xa, nỗi chết càng gần
Có anh ngục tù chết giữa rừng xanh
Có chị gởi thân giữa trùng trùng sóng
dữ
Ôi nhiều quá những oan khiên lịch
sử
Để người thêm xa
người, thêm nỗi nhớ khôn nguôi
Hôm
nay:
Chúng tôi ngồi đây trong giây
phút ngậm ngùi
Đốt nén
hương trầm gởi người khuất núi xa xôi
Cầu tất cả ngàn đời bình an nơi vườn
vĩnh cữu
Người có linh thiên
xin về đây đoàn tụ
Để
cùng vui như thuở học trò
3 lạy nầy xin đồng tâm kính bái
Phóng viên Trang Nhà
NHỰT KÝ ĐẠI HỘI XV
Thứ Sáu 29-7:
ĐÊM TIỀN HỘI
MỘT DỊP ĐỂ CƯỜI VUI
Hôm nay mới thật sự bắt đầu
vào chương trình 3 ngày Đại Hội.
Lần đại hội
nào cũng vậy, từ 15 năm nay, bao giờ cũng bắt đầu bằng Buổi
Tiền Hội. Tùy nơi, Buổi Tiền Hội có thể tổ chức buổi
trưa, buổi chiều hay buổi tối. Địa điểm tổ chức có năm
thì ở nhà hàng hay ở 1 trung tâm sinh hoạt cộng đồng, có
năm ở sân sau nhà một đồng môn nào đó…Thời
gian, địa điểm có khác nhưng nội dung và ý nghĩa hầu
như không đổi. Đó là dịp để thầy trò, bạn bè
gặp nhau, nói cười thoải mái, đi đứng ăn mặc tự do,
chụp hình, quay phim tha hồ, mày tao loạn xạ…Một đặc tính
chung nữa là có người dám kể những chuyện bây giờ mới
kể, đặc biệt là chuyện tình dấu kín từ lâu. Ngày
xưa tui “ tsương” chị hết biết mà đâu có dám
nói. Trời đất ơi, sao uổng dzậy bạn! Phải tui biết thì mình
đâu có phí mấy chục năm! Hì hì! Đại khái là
như vậy. Thiệt hay giả không cần biết, chỉ biết bây giờ là
…cười.
Cười. Đúng vậy. Cười cho đã hôm nay
để bước vào Đêm Đại Hội ngày mai có nhiều nghi
thức cần phải im lặng.
ĐÊM TIỀN HỘI kỳ nầy dự định bắt
đầu từ 5 giờ chiều ngay tại nhà hàng của Holiday Inn.
Bộ phận hậu cần vẫn tiếp tục để hoàn tất công việc
trước khi Đêm Tiền Hội bắt đầu. Hôm nay có 24 người
đến phi trường, từ 10 giờ sáng đến người chót là
1 giờ 05 trưa. Thật sự thì còn có một phái đoàn đến
sau hết, đó là nguyên 1 chiếc bus hơn 40 người khởi hành
từ sáng sớm tại Atlanta, dự trù đến khoảng 8 giờ tối.
Anh
Lưu Tài vẫn là người tình nguyện đón cho đến
người cuối cùng tại phi trường.
Bảng tên, phiếu, nón…tiếp
tục phát. Người MC rà lại chương trình. Ban khánh tiết.
tiếp tân xem lại trang hoàng hội trường. Nơi nào để bàn
ghi danh, bàn trưng bày hình ảnh, tài liệu các ĐH trước,
bàn giới thiệu sách của DTDB, YK, bàn bán đồng hồ ĐH,
v.v…
THẢO LUẬN VỀ CỤ PHAN và TÊN TRƯỜNG
Đặc biệt năm nay có buổi thảo luận ngoài chương trình
ĐH về Nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản và việc đòi lại
tên trường. Buổi thảo luận ngay tại Phòng Họp của Holiday Inn
bắt đầu từ 2 giờ đến 4 giờ trưa. Có hơn 70 người
tham dự cùng với quý vị giáo sư. Hai thuyết trình viên GS Nguyễn
Trung Quân và CHS Nguyễn Công Danh trong vai trò đại diện do ĐH XI 2007
giao phó đã ngắn gọn trình bày diển tiến những hoạt động
của Nhóm Đại Diện từ sau khi công bố Bản Tuyên Cáo. Vài
sự kiện đã xảy ra tại VN trong thời gian nầy cũng được
tường trình, như việc Viện Sử Học ra quyết định công
nhận Cụ Phan là người yêu nước, hay việc dựng tượng
Cụ tại Bến Tre và Vĩnh Long…Sau phần thuyết trình là phần
thảo luận rất sôi nổi trong tinh thần xây dựng.
Đúng 4 giờ,
buổi họp chấm dứt để mọi người chuẩn bị tham dự Đêm
Tiền Hội.
ĐÊM TIỀN HỘI
1.Những món
quà tình nghĩa
Trước giờ bắt đầu, thật là cảm
động khi hai CHS PTG đã mang đến những món quà cho thầy cô
và các bạn.
Người thứ nhất là đồng môn Lê
Văn Nam, gốc Vàm Xáng, gần cầu Cái Răng, vào Đệ Thất
niên khóa 58-59, nguyên sĩ quan cảnh sát, đến Mỹ theo diện HO
đầu thập niên 90. Với 2 bàn tay trắng, chỉ trong vòng 15 năm anh
đã tạo 1 sự nghiệp vững vàng bằng các vườn cây trái,
mỗi ngày một thăng tiến. Anh Nam đã cùng vợ và
con trai đem đến Đêm Tiền Hội 20 thùng quà trong có nhãn
và thanh long dành riêng tặng quý thầy cô; còn các bạn thì
gia đình anh đã mời tất cả đến vườn nhà anh nhân
chuyến du ngoạn Miami ngày mốt để anh đãi trái cây vườn
nhà.
Người thứ hai là đồng môn BS Nguyễn Viết Tân,
con trai thầy Nguyễn Gia Lịnh. Anh chị đã đem nhãn mà anh chị
đã hái từ vườn sau nhà để đãi tất cả người
tham dự. Những trái nhãn to, chín vừa ngọt ngào hương vị
vừa mặn mà tình nghĩa.
Ngoài ra nhạc sĩ Hoàng Văn của
phái đoàn Houston cũng đã tặng nhiều CD nhạc do anh sáng tác.
Được biết nhạc phẩm đầu tay “VN Anh Hùng” của nhạc
sĩ Hoàng Văn đoạt giải sáng tác của Nha Vô Tuyến Truyền
Thông 1959, lúc anh mới 17 tuổi và nhạc phẩm “Mùa Phượng
Vĩ” đã được 3 nữ ca sĩ hát trong Paris by Night 42.
2.Người
của các Cựu Đoàn Thị Điểm
Người đây không phải là một cựu nam sinh PTG đẹp trai,
cũng không phải 1 ông thầy trẻ nào hết mà là…người
Hiệu Trưởng ĐTĐ Phạm Thị Kim Chi. Kỳ ĐH nầy có khá nhiều
người chưa từng dự ĐH lần nào; mà đa số là cựu
ĐTĐ thời Cô Kim Chi làm Hiệu Trưởng. Cho nên Cô được
hỏi han, chăm sóc tận tình. “Ngày xưa Cô khó dzàn
trời bây giờ sao Cô dễ thương và gần gũi làm sao!”
có người nói như vậy. Cứ nhìn cái cảnh Cô Kim Chi
ngồi giữa các nàng, hết nàng nầy đến nàng khác chụp
hình với Cô thì đủ hiểu Cô … “bận” thế nào.
3.Đêm hạnh ngộ vui chơi thoải mái
Mở đầu chương
trình Đêm Tiền Hội, người MC đã xin phép trước Quý
Thầy Cô: Xin cho chúng em chơi thoải mái, cất giùm cái còng
xin đêm nay nghen thầy. Nói nhỏ mà nghe: Không cho cũng không được.
Một năm chỉ có 1 lần gặp nhau thì phải nói cười thả
cửa. Truyền thống 15 năm nay là vậy. Thức ăn thuộc loại buffet,
chỗ ngồi rộng rãi nên ra vào, đi đứng tự nhiên. Ai ca hát
trên sân khấu cứ tự nhiên hát, mình cười, mình chụp
(ảnh)…thì cứ chụp, cứ cười. Phần văn nghệ cũng tự
nhiên, thoải mái; không chọn lọc như Đêm ĐH. Có những
bài tự biên tự diễn rất hay. Từ người ít tuổi nhứt
trên bốn chục đến người cao tuổi nhứt ngoài tám bó
đều có chung tâm trạng vui mừng gặp gỡ nên ai cũng cười
nói tự nhiên; có người còn chất vấn thầy Đàm đã
dùng bí kíp nào trong việc rước cô Cẩm Hồng
dìa dinh. Thầy cũng đã thật tình khai báo cho bàng dân thiên
hạ nghe chơi. Vài cặp khác cũng bị chất vấn về thiên tình
sử của mình khiến có người đỏ mặt thẹn thùng như
thời nữ sinh vô…(số) tội!
Again, pictures talk. Xin mời ngó tạm mấy
tấm hình
Bán
đồng hồ
Bàn ghi danh
All you can eat
MC
NCDanh: Đọc chương trình
Phoenix Lắng
nghe chuyện tình
GS
Kim Chi & các Cựu ĐTĐ
Nghĩa, Công & Hồng Hoa
Cửu cô nương
vợ chồng CHS/BS Tân (bên phải) 4 người
cùng lớp: Nhẫn, Tống, Quân, Huệ
Bàn giáo
sư
Nguyễn
Văn Đây Thầy
Đàm kể chuyện tình Cựu ĐTĐ
trẻ: Giang Hương Anh
CHS/chủ
vườn Lê Văn Nam
CHS Trần Hữu Đức Cô
Cẩm Hồng & CHS Võ Lê Thơ
CHS/DS Lê Văn Hai ( Toronto, Canada) ca vọng cổ GS Lê
Hồng Thu &Trưởng BTC Lê Văn Hai &các chị GS Lê Hồng Thu từ Pháp
Phóng viên Trang Nhà
NHỰT KÝ ĐẠI HỘI
Ngày Thứ nhì tại Ft Myers: Thứ Năm 28-7-2011
Ngày thứ nhì vẫn chưa
vào chương trình 3 ngày ĐH nhưng bộ phận “Hậu Cần”
có vẻ bận dữ!
Trước hết là việc đón rước tại
phi trường. Hôm nay có gần 40 khách đến, thời gian trải dài
từ 10 giờ sáng cho đến 10:30 PM. Thật ra thì việc đón đưa
là do khách sạn lo liệu nhưng có lẽ đón rước thầy
cô và đồng môn cũng là hơi thở của ĐH nên bất
kể giờ giấc nào cũng có một số người muốn tháp tùng
xe van của khách sạn đi ra phi trường. Chỉ tiếc là van chỉ có
11 chỗ, nếu rước 10 khách thì chỉ có 1 đi theo! Buồn 5 phút!
Một lần có đến 25 người tới cùng lúc, hotel chơi ngon: họ
mướn luôn 1 xe 35 chỗ để đón cùng 1 lúc; lại còn
nhiều chỗ cho người muốn theo xe.
Trong việc đón nầy phải nhắc
đến “người tình nguyện muôn năm” là anh Lưu Tài
(Wisconsin). Dù có nhiều người cùng đi ra phi trường thì anh
Tài vẫn luôn có mặt với tấm bảng PTGĐTĐ có ngay tại
lối ra từ phi cơ. Tuy anh không cầm dù để người đến dễ
nhận ra phe mình, nhưng có người vẫn gọi anh là anh “Cai Dù”.
Có người nghĩ vẩn vơ, rồi tự ỏn ẻn cười.
Cái
bận kế tiếp là phát bảng tên, các phiếu đi bus và phiếu
nhận nón. Các bảng này đã làm trước tại Houston căn
cứ vào Phiếu Hồi báo. Bộ phận phụ trách nhất quyết làm
xong nhiệm vụ hôm nay để ngày mai là vào chương trình ĐH.
Bảng tên được để gọn vào bọc plastic có kim ghim hay dây
đeo vào cổ; màu cũng khác tùy theo đương sự là GS,
là CHS hay thân nhân, thân hữu…Phiếu xe bus thì cũng khác màu
tùy theo chuyến du ngoạn ở nơi nào. Phụ trách phát nón là
nhóm Arizona. Nón cho nam thì chỉ 1 màu, nhưng nón nữ thì hoa lá
cành khác màu nên có màn chọn lựa. Cũng không sao, miễn
vui là được.
Bộ phận ẩm thực thì bận cho đến hơn
nửa đêm. Trước hết là lo thức ăn cho hơn 20 người đến
vào lúc 10:40PM. Giờ nầy không còn nơi nào bán thức ăn
nên ban ẩm thực phải lo sẵn. Sau đó là lo food to go cho buổi du ngoạn
biển sáng hôm sau. Cứ nhìn các chị thì thấy ngay tay chân
đều bận mà cái miệng chị nào cũng bận…nói cười
huyên thuyên. Riêng một góc trời của tay làm…hàm
nói.
Còn ở ngoài tiền sảnh của hotel thì từng nhóm,
từng nhóm, trên ghế, trên sofa…cũng chuyện trò nổ rang. Đố
ai làm thinh, không cười, không nói trong 30 giây.
Riêng có 1 nhóm nhân dịp đi thanh sát địa điểm làm
Đêm Đại Hội đã ghé thăm vườn anh Trưởng BTC Hai
và đi làm công việc dán chữ trên 2 bảng PTG và bảng ĐTĐ
trên 2 cổng trường tại nhà ông Mỹ thợ mộc. Tại đây
các anh chị được dịp hái xoài thả cửa. Xoài sống
mà ăn ngon, giòn như xoài tượng. Vừa ăn vừa đem về ăn
tiếp. Các chị còn xuống bến sông làm mấy pô hình. 2
cái cổng làm như cổng thiệt. 2 cột cờ còn sang hơn cột
cờ thiệt, toàn bằng gỗ oak, chở
Trái
xoài to, giòn, không chua
về từ trại mộc của anh Hai trên
Kentucky. Thiệt là chịu chơi. May là quỹ ĐH không phải chi cho các
khoản nầy. Riêng cái Cape Coral Yacht Club làm Đêm ĐH thì sang thiệt.
Có thể chứa tới 500 người. Rộng, thoáng, đẹp, nhưng mấy
ông chủ trong hội du thuyền nầy chém cũng ngọt. $1100 cho 1 đêm/
8 tiếng. Cứ thêm 1 tiếng phải trả thêm 75 tì. ĐH bắt đầu
5PM nhưng BTC phải đến lúc 2PM để trang trí sẵn và thêm
1 tiếng sau ĐH để dọn dẹp.
Kể hoài cũng vậy thôi chi bằng
mời chư liệt vị xem mấy tấm ảnh. Pictures talk mà lị!
Chị Hạt, chị Công, anh Nghĩa, anh Tống, anh Tài, Bữa
ăn khuya: Công, Nghĩa, thầy Đàm,
Thêm Thúy, Viện ( đứng), anh Văn Thanh
thầy Quân, chị
Hoa thầy
Quân, cô Thu, Hoàng (đứng)
Thêm Lê Văn Hai (đứng) và chị Muội (áo đen)
Cô Thu, Muội, Hoa, Hạt, Nguyệt, Nữ
Bàn ghi danh: Viện, Nguyệt, ông Cai Lưu Tài
Phát bảng tên: Huệ, Cúc, Bích, Nguyệt,
Nữ, Anh Phát nón :Nghĩa, Nga, Thầy Đàm,
Thanh, Bạch Hồng Huệ, Ngọc
Tuyền, Hồng Hoa
Thinh, Tống
(con thầy Trương Văn Hòa)
Nghĩa, Viện, Nhựt, GS Khánh, GS Chu, GS Đàm,
GS Bằng,Cô Bằng, Thinh, Hồng Hoa, Nguyệt
Chị Hương & chị Thơ bẻ trộm khóm
tại vườn 4 chị trên bến sông:
Hương, Thu Nguyệt, Lành Thêm Nhơn, Đức ( so với
hình 1)
anh Lê Văn Hai
Chi ( đứng)
Phóng
viên Trang Nhà
NHỰT KÝ ĐẠI HỘI
Ngày đầu:
Thứ Tư 27-7-2011
Florida nhìn từ trên không trông giống như
những tấm vải xanh lục đủ hình thù nổi trên mặt nước.
Phi cơ nghiêng qua bên này, hay bên kia, nhìn từ cửa sổ vẫn những
tấm vải xanh lục trôi trên những hồ nước có cái nhỏ,
có cái lớn. Những dãy mây trắng như những cụm khói bay
dưới cánh phi cơ. Cảm giác thật dễ chịu giữa trời xanh,
mây trắng. Chúng tôi đang bay trên vùng trời của đất Đại
Hội 2011 lúc hơn 1 giờ trưa ngày 27-7. Có lẽ ý nghĩ đó
làm mình vui.
Càng vui hơn khi vừa ra khỏi canopy đã thấy những người đến
đón cùng với tấm bảng PTG-ĐTĐ. Các anh chị Hai-Muội, Sương-Tuyết
đã chờ sẵn. Phái đoàn chúng tôi có 8 người.
Chụp liền 1 pô làm kỷ niệm tại phi trường. Holiday Inn làm rất
tốt việc đưa rước. Hai xe van có sẵn. Đến trước chúng
tôi đã có anh chị Tài-Lừng từ Wisconsin, Phép-Chín, Năng-Hoài
từ Toronto.
Khách sạn nằm trong khu đất rộng cùng với những hotel
khác. Những cây có hình dáng như cây cau nhưng to và cao hơn
cau quê mình, thật đẹp. Tại tiền đình khách sạn đã
có sẵn logo đại hội với lời chào mừng. Gặp chị Ani, người
sale manager mà chúng tôi liên lạc bằng email nhiều lần. Trước
thì kỳ thanh nay thì kỳ hình. Bèn cảm ơn chị đã dành
nhiều thuận lợi cho đại hội, như việc không tăng giá, việc
dành hẳn phòng conference chứa cả 5, 6 chục người kể từ hôm
nay để thầy trò, bạn bè lâu ngày không gặp tha hồ ăn
to nói lớn, cười cợt thả cửa. Phòng nầy cũng là nơi
triển lãm hình ảnh các ĐH và là nơi họp thảo luận
về Danh Nhân Phan Thanh Giản vào ngày Thứ Sáu 29-7. Nhìn chung Holiday
Inn mới, sạch và rất đẹp.
Đi dạo 1 vòng. Có tiệm bán
gà chiên, tiệm 7- Eleven cách Holiday Inn chừng nửa mile. Vậy là dù
không có xe hơi thì có xế hộp lô ca chưn vừa ếch xe xai
vừa có cái bỏ vào bụng. Khỏi sợ đói.
Holiday
Inn
Cô ký điệu tiếp thục làm việc tại Holiday Inn
Chưa gặp nhiều
người nên có thì giờ gắn các bảng tên của các phái
đoàn tham dự. Viết đến đây thì gặp rồi: cặp Phép-Chín,
Tài-Lừng. Chuyện bắt đầu nổ. Trở về phòng vừa gõ
mấy dòng thì bị triệu hồi xuống lobby chuẩn bị đi rước
phái đoàn “bự” do thầy Đàm và Cô Kim Chi hướng
dẩn.
Tạm dừng ở đây. Tối nay về tiếp tục (?).
11:50 July 27. Vẫn
còn là ngày đầu đến đất ĐH.
Phái đoàn vừa
về đến khách sạn khá đông: 28 người, cộng với 6 người
đi rước thì vừa đủ 1 xe van 35 chỗ ngồi. Về tới khách
sạn mọi người nhập vào đoàn người Houston vừa mới tới
bằng 2 xe van lớn để dùng bữa cơm tối do giă đình anh trưởng
BTC lo liệu từ A đến Z. Phòng conference thật hữu dụng trong dịp này.
Cười nói thả cửa. Phóng viên trốn trở lên phòng để
viết tiếp trang nhựt ký ngày đầu.
Có lẽ những hình ảnh
sẽ nói nhiều hơn lời nên xin phép tiếp tục bằng những tấm
ảnh.
Người
đón: từ trái: Ánh Nguyệt, Muội, Tuyết, Nâu, Tài. Thiếu
1 người vì phải làm phó nhòm
Người đến:Dẩn đầu : Phái đoàn Arizona ( thầy Đàm, Cô Hồng)
và Houston ( chị Huệ & Hoàng Thúy).
Phái đoàn 10
người từ Saccramento đi phía sau
Tại conference hall: Từ trái: GS Kim Chi, Huệ, Sương, GS Đàm, GS Kỳ,
Văn Thanh, Tân
Đứng: Liêm, Bé
Từ trái: Cúc, Ánh Nguyệt, Cô Cẩm Hồng, Tuyết, Nâu,
Thu Nguyệt ( đứng) Chín
Từ
trái: Chín, Viện, Bạch, Nữ, Muội, Hai, Lân, An, Ẩn, Liên